You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
Khoa Kinh Tế

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

MÃ MÔN HỌC: SCMA430706_23_1_06

GVGD: Ths. Chu Thị Huệ

NHÓM SVTH: Nhóm 13

HỌ VÀ TÊN MSSV

Nguyễn Hồng Đào 22126087

Nguyễn Thị Phước Sang 22126123

Võ Thị Tường Thư 22126132

Lê Phong Thịnh 22126128

Phạm Huỳnh Đức 22126089

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
PHỤ LỤC - BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM .............................. 1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................. 1
1.1. Giới thiệu công ty ....................................................................................................... 1
1.2. Lịch sử hình thành ...................................................................................................... 1
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lí kinh doanh .................................................................. 2
1.4. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................................. 3
1.6. Giới thiệu về sản phẩm của Acecook ......................................................................... 3
1.7. Tình hình thị trường: Khách hàng hiện tại và tương lai............................................. 4
1.8. Tình hình xuất nhập khẩu ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CHO MẶT HÀNG ......................... 6
2.1. Hoạch định/ lập kế hoạch ........................................................................................... 7
2.2. Thu mua ..................................................................................................................... 8
2.3. Sản xuất ...................................................................................................................... 9
2.4. Phân phối .................................................................................................................. 11
2.5. Thu hồi ..................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG CỦA ACECOOK .................................................................................... 14
3.1. Quá trình quản lý đơn hàng ...................................................................................... 14
3.2 Quản trị kênh phân phối: ........................................................................................... 15
3.3. Thành viên kênh ....................................................................................................... 17
3.3.1. Lựa chọn thành viên: ......................................................................................... 17
3.3.2. Khuyến khích thành viên: ................................................................................. 18
3.4. Khách hàng chính ..................................................................................................... 18
3.5. Thị trường tiêu thụ: .................................................................................................. 20
CHƯƠNG 4: ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐƯA RA GIẢI
PHÁP............................................................................................................................... 24
4.1. Sử dụng KPI ............................................................................................................. 24
4.2. Sử dụng các yếu tố phân tích nội bộ ........................................................................ 25
4.3. Phân tích chuỗi giá trị của Acecook ......................................................................... 26
4.3.1. Hoạt động chính................................................................................................ 26
4.3.2. Các hoạt động hỗ trợ ......................................................................................... 28
4.4. Mô hình SCOR ......................................................................................................... 29
4.4.1. Lập kế hoạch:..................................................................................................... 29
4.4.2. Nguồn nguyên liệu Sản xuất .............................................................................. 29
4.4.3. Sản xuất.............................................................................................................. 29
4.4.4. Giao hàng: ......................................................................................................... 30
4.4.5. Thu hồi: .............................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC - BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM

Nhóm tự đánh giá


Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện mức độ hoàn thành
(Tốt / Khá / Kém)
PHẦN NỘI DUNG

Nội dung 1: Giới thiệu chung


Lê Phong Thịnh Tốt
về doanh nghiệp

Nội dung 2: Tìm hiểu chuỗi


Võ Thị Tường Thư Tốt
cung ứng cho mặt hàng
Nội dung 3: Tìm hiểu về hoạt
động phân phối trong chuỗi Nguyễn Hồng Đào Tốt
cung ứng
Nội dung 4: Đánh giá hiệu Phạm Huỳnh Đức Tốt
quả chuỗi cung ứng, đưa ra
giải pháp Nguyễn Thị Phước Sang Tốt

PHẦN KẾT LUẬN


Viết kết luận Nguyễn Thị Phước Sang Tốt
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (Acecook Vietnam JSC)
- Tên nước ngoài tên tiếng Nhật: エースコック
- Địa chỉ trụ sở chính:
+ Tại Nhật Tòa nhà Osaka Kamiya Shinmido (1-12-40, phường Itacacho, quận
Suita, thành phố Osaka).
+ Tại VN: Lô II-3, Đường số 11, KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân
Phú - TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028-38154064 / 38150969
- Website: www.acecookvietnam.com
1.2. Lịch sử hình thành
Theo Acecook Việt Nam, để có những bước thay đổi từ khi được thành lập và dần
vươn ra thế giới như hôm nay, công ty đã trải qua những mốc thời gian quan trọng:
 Năm 1993: thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook 15/12
 Năm 1995: bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
 Năm 1996: Bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu ở Mỹ và thành lập chi nhánh tại
Cần Thơ, chịu trách nhiệm cho tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
 Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
 Năm 2000: Ra đời sản phẩm mì ‘Quốc dân’ Hảo Hảo. Bước đột phá của công ty trên
thị trường mì ăn liền. Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 2
 Năm 2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam. Mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các nước như: Úc, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc,…
 Năm 2004: Liên doanh Vifon-Acecook tách ra là Vifon và Vina Acecook hoạt động
độc lập. Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về
KCN Tân Bình.
 Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy
tại Vĩnh Long và sản phẩm Phở Xưa & Nay được ra đời.
1
 Năm 2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam vào 18/01. Trở thành
viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới
 Năm 2010: nhận Huân chương lao động hạng Nhất vào 07/07
 Năm 2012: nhà máy Hồ Chí Minh 2 được khánh thành, đây là nhà máy hiện đại hàng
đầu tại Đông Nam Á
 Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu
mới
 Năm 2018: Xác nhận kỉ lục Guinness Việt Nam về mì Hảo Hảo: “Sản phẩm mì ăn
liền có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm”
 Năm 2020: 25 năm ngày Acecook Việt Nam bán sản phẩm đầu tiên
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lí kinh doanh
Tầm nhìn và sứ mệnh
Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn
vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ không ngừng nghiên cứu
và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng tốt hơn, ngon hơn, sáng tạo
hơn nền văn hóa ẩm thực phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của
khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
Sứ Mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE –
AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt chất lượng sản phâm lên hàng
đầu, đồng thời hỗ trợ truyền đạt/tải những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì
ăn liền để đảm bảo an toàn và tạo niềm tin với khách hàng. Trong những năm gần đây,
Acecook Việt Nam hướng đến những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới
của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam cũng được hình thành dựa trên cơ sở
triết lý của cả một tập đoàn Acecook: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã

2
hội Việt Nam” và “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”.
Là một thành viên của Tập đoàn Acecook, triết lý kinh doanh của Acecook Việt
Nam cũng được thiết lập dựa trên triết lý của tập đoàn:

“Thông qua con đường ẩm thực


để cống hiến cho xã hội Việt Nam”

“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến


SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”

“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam
có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
1.4. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là thương hiệu kinh doanh thực phẩm và đồ ăn
nhanh. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như mì gói, bún, phở, các loại
hủ tiếu, bánh phở, gia vị và nước sốt. Với quy mô và sự phát triển vững chắc, Tập đoàn
Acecook Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam và trở thành
một trong những tên tuổi quen thuộc trong ngành công nghiệp thực phẩm tại nước ta.
1.6. Giới thiệu về sản phẩm của Acecook

3
Hiện nay, ngành nghề chính của Acecook Việt Nam là sản xuất chến biến thực phẩm
ăn liền, kinh doanh nhà hàng và nước giải khát. Các sản phẩm tiêu biểu như mì ăn liền
‘quốc dân’ Hảo Hảo, Đệ Nhất, Handy Hảo Hảo, mì ly Modern, Miến Phú Hương, phở Đệ
Nhất,…
1.7. Tình hình thị trường: Khách hàng hiện tại và tương lai

Hình 1.1: Top 10 nước sử dụng mì nhiều nhất trên thế giới
Nhu cầu hiện tại về mì không chỉ ở thế giới mà cả Việt Nam ngày càng tăng cao.
Theo số liệu của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) đã thống kê, trong năm 2022, thị
trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền, tiếp tục đứng thứ 3 sau Trung
Quốc/Hong Kong (45,07 tỷ gói) và Indonesia (14,26 tỷ gói). Bình quân đầu người, mỗi
năm, người Việt sử dụng mì ăn liền trung bình 85 lần và đứng đầu thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 50 công ty sản xuất mì gói, tuy nhiên, đa số thị
phần lại nằm trong tay số ít doanh nghiệp, gồm Công ty cổ phần Acecook Việt Nam; Tập
đoàn Masan; Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods). Trong đó Acecook đang
chiếm lĩnh thị trường với khoảng 35,4% thị phần. Nhưng hiện nay Acecook đang mất dần
thị phần khi các đối thủ cạnh tranh nổi lên ngày càng mạnh mẽ.

4
Hình 1.2: Doanh thu của các doanh nghiệp mỳ gói
Nguồn: CafeF
Nếu trước kia khách hàng của Acecook chỉ nhắm vào đối tượng thu nhập trung bình-
thấp và đơn lẻ thì hiện nay Acecook đang tiến hành mở rộng dãy sản phẩm để phân bố đến
nhiều nhóm khách hàng nhất. Hiện nay, Acecook đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các sản
phẩm có tốt cho sức khỏe, tiến hành thay đổi định kiến “mì gói độc hại”. Acecook đáp ứng
nhu cầu ngon-bổ-rẻ cho khách hàng. Ngoài ra, Acecook đã tiến hành mở rộng mạng lưới
phân phối đánh vào các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức trong tương lai và đẩy mạnh
công tác nghiên cứu các sản phẩm lợi cho sức khỏe khác. Cho thấy sự thay đổi trong danh
mục khách hàng của Acecook
1.8. Tình hình xuất nhập khẩu
Acecook Việt Nam được đánh giá là doanh nghiệp Nhật Bản thành công hàng đầu
ở thị trường Việt Nam. Với hơn 25 năm gia nhập thị trường, chỉ có những năm đầu còn
nhiều khó khăn, cản trở, tuy nhiên trong 20 năm trở lại đây, Acecook đều có kết quả tăng

5
trường ổn định, liên tục mở rộng được quy mô sản xuất, phát triển hệ thống phân phối bền
vững nhờ việc áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp,…
Hiện nay, bình quân Acecook Việt Nam sản xuất 3 tỉ gói mì/năm, trong đó 10% sản
phẩm dành cho thị trường xuất khẩu. Sản phẩm Acecook Việt Nam được xuất khẩu đi 47
quốc gia, vùng lãnh thổ, từ châu Mỹ (Mỹ; Canada); châu Âu (Anh; Pháp; Đức; Hà Lan; Ba
Lan) châu Á (Hàn Quốc; Đài Loan; Malaysia) đến châu Phi (Nam Phi…). Tuy nhiên, khách
hàng chủ yếu vẫn là người châu Á tại các thị trường này, định hướng sắp tới của Acecook
là mở rộng đối tượng khách hàng bản địa sử dụng sản phẩm Acecook có nguồn gốc từ Việt
Nam.
Nhìn chung, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu mì có tiếng trên thế giới đặc biệt là
khu vực châu Á. Nhưng sau vụ việc Acecook bị cơ quan quản lý châu Âu thu hồi thì
Acecook đã bắt đầu gắt gao hơn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và dự báo sản
lượng xuất khẩu sẽ được tăng mạnh khi nhu cầu về ngành hàng này đang rất cao

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG CHO MẶT HÀNG


Acecook Việt nam là một doanh nghiệp có CCU hoàn chỉnh trải dài từ nhà cung cấp đến
các khâu chế biến bên trong và đưa đến nhà phân phối, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng
cuối cùng. Acecook cũng có các mỗi liên hệ với các bên thứ ba như dịch vụ Logistics, tài
chính và các mối quan hệ pháp lý tại Việt Nam

6
Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng Việt Nam
2.1. Hoạch định/ lập kế hoạch
Hoạch định cho chuỗi cung ứng là một thành phần quan trọng của quản lý chuỗi
cung ứng hiện đại. Việc hoạch định rõ ràng giúp tối ưu hóa hoạt động trong sản xuất, giảm
bớt chi phí, cải thiện mức độ dịch vụ khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Để công tác hoạch định được hiệu quá, một doanh nghiệp cần tích hợp thông tin từ
khách hàng (cả bên trong và bên ngoài) vào hệ thống kế hoạch và kiểm soát sản
xuất/logistics. Quản lý nhu cầu đóng vai trò quan trọng và nòng cốt trong việc hoạch định,
giúp nhà quản lý định hướng được những bước đi cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời
điểm. Để không bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, quản
lý nhu cầu cần được kết hợp với quản lý marketing, quan hệ khách hàng…Các hoạt động
bao gồm: (i) xác định nhu cầu khách hàng, (ii) chuyển đổi đơn đặt hàng của khách hàng
thành lịch trình giao hàng, và (iii) cân đối cung – cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Quá trình quản lý nhu cầu của Acecook
Xác định nhu cầu thị trường

7
Acecook thường xuyên làm các cuộc nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của người
tiêu dùng. Để xác định nhu cầu cho gói sản phẩm mì một cách chính xác, Acecook dựa vào
những thông tin từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, doanh thu bán hàng trong quá
khứ cho mỗi loại sản phẩm mà dự báo nhu cầu cho từng dòng sản phẩm, từ đó xây dựng
báo cáo cho các kỳ tiếp theo. Trong đó, dòng sản phẩm Hảo Hảo vẫn là dòng sản phẩm bán
chạy nhất hay gọi là sản phẩm “mì dân quốc”.
Vì đặc thù sản phẩm thực phẩm ăn liền thuộc phân loại Make-to-stock, nên nguồn
gốc nhu cầu sản phẩm của Acecook thuộc phân loại nhu cầu độc lập - nhu cầu của khách
hàng mà không phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp.
Chuyển đổi đơn vị hàng hóa của khách hàng thành lập chương trình giao hàng :
Sau khi xác định nhu cầu về sản phẩm, các bộ phận của Acecook sẽ lên kế hoạch
phát triển sản phẩm và sản xuất. Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) cam
kết chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm mới phù hợp với từng tệp khách hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng nhiều của họ. Tiếp theo, Acecook sẽ xác định nhà cung cấp nguyên
vật liệu uy tín nhằm sản xuất ra sản phẩm được đảm bảo chất lượng.
2.2. Thu mua
Hiện nay, các nhà máy Acecook đều được trang trị thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện
đại. Acecook nay đã trở thành một trong những công ty sản xuất mì ăn liền số một Việt
Nam. Vậy nên để đáp ứng nhu cầu thị trường cao, Acecook đã hợp tác với nhiều nhà cung
cấp uy tín, chất lượng đi kèm với nguyên liệu
 Nguyên liệu làm vắt mì:
Bột lúa mì là nguyên liệu chính sử dụng làm vắt mì ăn liền tại Acecook. Trên thị
trường hiện nay, Acecook đang nhập khẩu trực tiếp từ hai thị trường lớn là Australia và
Canada. Bên cạnh đó, dầu thực vật cũng là nguyên liệu không thể thiếu cho công đoạn làm
vắt mì, dầu này là dầu cọ thường được nhập khẩu ở Malaysia. Không chỉ thị trường nước
ngoài, Acecook Việt Nam cũng nhập bột mì tại Việt Nam, chẳng hạn như Công ty Cổ phần
Tiến Hưng đang cung cấp nguyên liệu để sản xuất vắt mỹ cho hãng.
Với nguồn nguyên liệu cung bột mì, Acecook luôn đảm bảo sự ổn định để đáp ứng
nhu cầu sản xuất.

8
 Nguyên liệu tươi làm gói gia vị:
Gói gia vị của Acecook được làm từ các nguyên liệu tươi như: tỏi, ớt, hành tím, ngò
om,.., hay các loại có hạn sử dụng lâu như: muối, đường, là các loại thảo mộc và các loại
nguyên liệu thật như: tôm, trứng, thịt, hải sản,... Các nguyên liệu này sau khi được thu mua
sẽ đưa vào chiết xuất, sấy khô để tạo nên súp, dầu, và rau trong các gói mì,.. được làm
những từ những nguyên liệu tươi với nguồn gốc nhập được kiểm soát kỹ càng, uy tín, đảm
bảo theo các tiêu chuẩn cụ thể từ công ty.
 Bao bì đóng gói
Acecook đang dùng bao bì loại chuyên dụng dành riêng cho thực phẩm, được kiểm
soát nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng. Hiện tại, Acecook không chỉ sử dụng cho thị
trường nội địa mà còn nhập khẩu bao bì từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới
Bao bì được kiểm soát chất lượng tuân thủ theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp thực phẩm QCVN
12-1: 2011/BYT” và Quy định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No 10/2011).
2.3. Sản xuất
Nhà máy sản xuất: Acecook hiện đang sở hữu 11 nhà máy trải dài trên khắp đất nước
với tổng hơn 10.000 nhân viên. Đội ngũ nhân viên sản xuất luôn được đào tạo định kỳ, thực
hiện chặt chẽ quy trình sản xuất và quản lý, đồng bộ cho mọi nhà máy.
Bắt đầu từ năm 2008, công ty đã áp dụng nhà máy theo hệ thống kiểm soát vệ sinh
an toàn thực phẩm HACCP, hệ thống quản lý theo ISO 9001-2008 và hệ thống quản lý môi
trường ISO 14001. Với tiêu chuẩn khắt khe, những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ bị
lọc ra khỏi dây chuyền sản xuất ngay lập tức. Hiện nay, quy trình sản xuất mì ăn liền của
Acecook gồm 12 bước:
 Nguyên liệu: bột mì, gói dầu gia vị, gói rau sấy, bao bì,…
 Trộn bột: các nguyên liệu được trộn đều bằng cối trộn, các thiết bị đều tự
động và khép kín.
 Cán tấm: Sau khi trộn, bột được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng băng tải,
tại đây các lô cán bột sẽ cán mỏng lá bột cho đến khi đạt yêu cầu theo quy
định của từng loại sản phẩm.
9
 Cắt tạo sợi: Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác
nhau và hình thành gợn sóng đặc trưng.
 Hấp chín: Sợi mì được làm chính bằng hơi nước ở nhiệt độ khoảng 100°C
bên trong tủ hấp.
 Cắt định lượng và bỏ khuôn: Sợi mì được cắt ngắn sau khi hấp chín bằng
hệ thống dao tự động và rơi xuống phễu nằm gọn trong khuôn chiên.
 Làm khô: Vắt mì được đi qua hệ thống chiên từ 160°C – 165°C trong 2,5
phút, dầu được dùng là dầu thực vật (có nguồn gốc từ cọ).
 Làm nguội: Không khí tự nhiên được lọc sạch và dẫn vào đường ống để thổi
xuyên qua vắt mì về nhiệt độ môi trường trước khi chuyển qua công đoạn
đóng gói.
 Cấp gói gia vị: đối với mì gói: các gói gia vị được bổ sung bằng thiết bị tự
động; đối với mì ly: thiết bị cung cấp ly sẽ tự động bỏ vắt mì vào bên trong,
sau đó tiêp tục bổ sung các nguyên liệu sấy và các gói gia vị.
 Đóng gói: sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách của từng
sản phẩm. In hạn sử dụng ngay trên bao bì trong quá trình đóng gói.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm: cân trọng lương, dò dị vật và kim loại;
những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền.
 Đóng thùng: Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản
phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC
trước khi phân phối ra thị trường.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, Acecook Việt Nam đạt tổng sản lượng khoảng
3,3 tỷ gói/năm tổng sản lượng nhà máy Acecook sản xuất đạt khoảng 4,5 tỷ gói mì/năm

10
2.4. Phân phối

Hình 2.2: Mô phỏng sơ đồ luân chuyển sản phẩm từ Acecook đến người tiêu dùng
Nguồn: ACV
Hệ thống phân phối của acecook được phân chia như sau: phân phối nội địa thông
qua các kênh truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhà hàng, quán ăn; hệ thống phân
phối tại nước ngoài và kênh thương mại điện tử.
Kênh truyền thống: Acecook Việt Nam xây dựng hệ thống nhà phân phối đa dạng
trải dài khắp mọi miền đất nước, có trụ sở công ty và văn phòng chính tại quận Tân Phú,
Hồ Chí Minh. Trong đó có 7 chi nhánh kinh doanh, trên 700 đại lý cấp 1 được phân bố từ
đồng bằng đến vùng cao để tiếp cận được hết với khách hàng mục tiêu của công ty. Họ là
những nhà buôn bán sỉ, những đại lý có trách nhiệm phân phối đến các nhà buôn bán cấp
dưới (cấp 2) rồi chuyển đến các nhà bán buôn bán cấp 3. Nối tiếp chuỗi này sẽ là những
cửa hàng bán lẻ. Khi khách hàng có nhu cầu, các nhà bán lẻ sẽ đưa thông tin cho nhà buôn,
và công ty sẽ đưa sản phẩm xuống để đưa đến tay khách hàng.
Acecook Việt Nam trung bình mỗi năm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói
mì/năm, nắm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền của nước ta, con số này vẫn đang tiếp tục
gia tăng. Hơn 500 xe/ ngày được sử dụng để phân phối hàng trong chuỗi, công ty đảm bảo
tính ổn định, tính chất lượng sản phẩm.
Hệ thống này đảm bảo sản phẩm của Acecook luôn có sẵn tại các cửa hàng bán lẻ,
đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí hơn so
với hệ thống phân phối hiện đại, Acecook Việt Nam vừa tiết kiệm chi phí, góp phần tăng
lợi nhuận. Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống này, Acecook gặp một vấn đề là tốc độ phân
phối chậm, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm tại một vài cửa hàng bán lẻ. Hơn nữa,
11
chất lượng sản phẩm cũng khó được kiểm soát, lượng sản phẩm bị hết hạn, hoặc kém chất
lượng tại các cửa hàng sẽ do người bán kiểm kê nên doanh nghiệp không thể quản lý toàn
bộ được.
Kênh hiện đại: là kênh phân phối đang ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong tổng thị phần Acecook. Kênh này bao gồm các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
Hệ thống phân phối ở nước ngoài: Acecook Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 quốc
gia với 26 sản phẩm. Hiện nay, bình quân Acecook Việt Nam sản xuất 2,5 tỷ gói mì/năm,
trong đó gần 10% sản phẩm dành cho thị trường xuất khẩu. Từ châu Mỹ (Mỹ; Canada);
châu Âu (Anh; Pháp; Đức; Hà Lan; Ba Lan) châu Á (Hàn Quốc; Đài Loan; Malaysia) đến
châu Phi (Nam Phi…)
Kênh thương mại điện tử: Hệ thống này đã được Acecook phát triển vào những
năm trở lại đây khi thương mại điện tử phát triển, khi người tiêu dùng ngày càng sử dụng
mạng xã hội nhiều. Ngày 16/10/2023, Acecook Việt Nam đã cho ra mắt trang web bán hàng
điện tử mang tên ESHOP ACECOOK VIỆT NAM. Đây là trang web bán hàng thương mại
điện tử chính thức và duy nhất của Acecook Việt Nam. Theo đó, Eshop Acecook Việt Nam
hướng đến giao diện thông minh, thao tác đơn giản, dễ đặt hàng. Hệ thống này có sự cải
thiện về tốc độ phân phối hơn so với hệ thống phân phối truyền thống, nhu cầu của người
tiêu dùng đồng thời cũng được đáp ứng nhanh chóng và kịp thời. Acecook Việt Nam có thể
đảm bảo được chất lượng sản phẩm, ngày hết hạn, sản phẩm bị lỗi, hỏng. Nhưng hệ thống
này làm tốn chi phí đầu tư. Để khắc phục Acecook Việt Nam thậm chí phải tăng giá thành
sản phẩm, làm giảm mức độ cạnh tranh. Bên cạnh đó, những người ở vùng sâu vùng xa, họ
ít tiếp xúc với mạng xã hội là một điều cản trở cho loại hình này tiếp cận.
2.5. Thu hồi
Acecook Việt Nam luôn luôn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, vậy nên hoạt
động thu hồi sản phẩm là hoạt động không thể thiếu trong chuỗi cung ứng này. Doanh
nghiệp tạo ra một quy trình thu hồi để nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo việc thu hồi
sản phẩm được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Quy trình thu hồi sản
phẩm bao gồm các bước:
 Tiếp nhận và xác nhận thông tin

12
Acecook có hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ở quá trình sản xuất và phân
phối. Khi có sản phẩm có vấn đề về chất lượng, Acecook sẽ tiến hành thực hiện thu hồi sản
phẩm
Mọi thông tin về sản phẩm thu hồi được Acecook thu thập, kiểm soát thông qua báo
cáo từ khách hàng, từ các đại lý phân phối, hoặc là từ các cơ quan chức năng.
 Thông báo và tiến hành thu hồi
Sau khi đã xác nhận về thông tin sản phẩm cần thu hồi, Acecook tiến hành xác định
phạm vi thu hồi và tiến hành thu hồi ngay lập tức các sản phẩm nhận thấy là có vấn đề.
Cung cấp hồ sơ liên quan đến thành phần có trong mì.
 Rà soát lại chuỗi cung ứng nguyên liệu
Sau thu hồi, Acecook tiến hành rà soát lại chuỗi cung ứng nguyên liệu, kiểm tra xem
vấn đề là nằm ở nguyên liệu, hay vấn đề nằm ở một khâu khác. Không chỉ vậy, Acecook
còn kiểm tra lại các sản phẩm trong chuỗi của mình để tránh tình trạng hàng loạt sản phẩm
bị lỗi nhưng vẫn đang được tiêu thụ ngoài thị trường
 Xác minh và thử nghiệm mẫu thực tế
Để đảm bảo được tính xác thực của thông tin, đảm bảo sự an toàn của người tiêu
dùng, Acecook Việt Nam sẽ đem những sản phẩm có vấn đề đi xét nghiệm, kiểm tra kĩ
càng, nhanh chóng.
 Thông báo về kết quả đến người tiêu dùng
Cuối cùng ở quy trình thu hồi, Acecook sẽ xác nhận lại thông tin với người dùng,
tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đến thương hiệu. Đồng thời, Acecook còn liên kết với
một vài công ty truyền thông để ngăn chặn việc phóng đại thông tin, đưa thông tin sai sự
thật đến với người tiêu dùng.
Năm 2021 sản phẩm của Acecook ở Pháp, sản phẩm Hảo Hảo có chứa chất 2-CE
vượt ngưỡng. Điều này đã ảnh hưởng khá lớn đến thương hiệu. Qua đó cũng là một bài học
cảnh tỉnh cho doanh nghiệp: cần phải cẩn thận trong quá trình, đồng thời xem xét kĩ về yêu
cầu của nơi xuất khẩu sản phẩm.

13
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG CỦA ACECOOK
3.1. Quá trình quản lý đơn hàng
Tháng 4/2014, Acecook đã ứng dụng Gói phần mềm SCM (L-Series) của Công ty
NTT Data “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh” (bao gồm hệ thống quản lý kho, quản lý đơn đặt
hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà phân phối và nhân viên kinh doanh), cho phép xử lý đơn
hàng theo thời gian thực tại tối đa 300 đại lý, siêu thị và HORECA tại Việt Nam.
L-Series Distribution có thể được áp dụng cho tất cả vị trí của nhà sản xuất, nhà phân
phối và nhà bán lẻ. Các chức năng chính được chia thành 5 phần: quản lý mua hàng, quản
lý bán hàng, quản lý hàng tồn kho hợp lý, quản lý dữ liệu tổng thể và báo cáo. Nhiều chức
năng khác sẽ được hỗ trợ và đề xuất trong mỗi chức năng chính giúp phần mềm dễ sử dụng
và đạt hiệu quả tối ưu.
Trong đó, phần mềm này cũng được áp dụng để quản lý đối tác và trực quan hóa dữ
liệu của các kênh phân phối được tính trong thời gian thực.
Ví dụ: các đơn đặt hàng đề xuất bổ sung sẽ được đặt tự động nhờ vào phần mềm tự
cập nhập có bao nhiêu hàng tồn kho và kênh tồn kho ở mỗi nhà phân phối.

14
Hình 3.1: Trực quan hóa dữ liệu của các kênh phân phối theo tính toán thời gian
thực (Nguồn: NTT Data)
3.2 Quản trị kênh phân phối:
*Mục tiêu
 Mở rộng thị trường: đưa mì Hảo Hảo đến tay tất cả người tiêu dùng Việt Nam, từ thành
phố đến nông thôn.
 Mở rộng đại lý: tạo điều kiện thuận lợi cho các đại lý trong việc phân phối sản phẩm.
 Tăng dần về số lượng và chất lượng các kênh phân phối: đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng.
*Kênh phân phối trong nước
 Kênh bán lẻ truyền thống: là kênh phân phối chủ yếu của mì Hảo Hảo, chiếm khoảng
80% thị phần. Kênh này bao gồm các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ, chợ truyền
thống,…

15
 Kênh bán lẻ hiện đại: là kênh phân phối đang ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng trong tổng thị phần của mì Hảo Hảo. Kênh này bao gồm các siêu thị,
cửa hàng tiện lợi,…
 Kênh bán hàng trực tuyến: Acecook cũng đã phát triển kênh bán hàng trực tuyến để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Ngày 16/10/2023, Acecook Việt Nam
ra mắt trang web bán hàng thương mại điện tử mang tên Eshop Acecook Việt Nam,
chính thức bán hàng trên khu vực TP.HCM và thành phố Thủ Đức.
*Các hoạt động triển khai
Acecook đã đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương với công suất 1,5 tỷ gói
mì/năm. Nhà máy mới này giúp Acecook tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Đồng thời, công ty đã liên tục mở rộng mạng lưới đại lý trên cả nước. Tính đến
năm 2023, Acecook đã có hơn 100.000 đại lý phân phối mì Hảo Hảo trên toàn quốc. Mỗi
khu vực đều có một văn phòng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM. Sự
phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng
và thu lợi nhuận lớn.
Acecook đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để mang sản phẩm
tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý (bán sỉ). Doanh
nghiệp chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1) và nhiệm vụ của các nhà bán sỉ này là phân
phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ. Khi khách hàng có nhu
cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm
theo hình thức bán đứt.
Ưu điểm của kiểu phân phối này là vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương
hiệu mạnh, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản
phẩm (chẳng hạn chất lượng sản phẩm có vấn đề), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các
cấp phân phối của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên
sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm.
Ngoài ra kênh phân phối từ nhà sản xuất => nhà bán lẻ => người tiêu dùng. Cũng
được công ty Acecook chú trọng để tiêu thụ mì Hảo Hảo.

16
Hình: 3.2: Mô hình phân phối mì tôm Hảo Hảo
3.3. Thành viên kênh
3.3.1. Lựa chọn thành viên:
Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận gần
hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Chính vì vậy, Hảo Hảo
đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này.
Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ.
Cụ thể, Hảo Hảo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị do mart,
hệ thống Maximax…Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, bằng cách cho người tiêu dùng tự lựa chọn mặt hàng, dòng sản phẩm mình ưa
thích và phù hợp.
Kênh phân phối này tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số
lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Như vậy, chiến lược phân phối của mì Hảo Hảo là mở
rộng thị trường, mở rộng các đại lí, tăng dần về số lượng và chất lượng các kênh phân phối.
Tuyển chọn thành viên kênh : Cũng giống như tuyển chọn lao động trong doanh
nghiệp , trong quá trinh tổ chức hoạt động của kênh , Acecook lựa chọn và thu hút những
17
trung gian cụ thể tham gia vào kênh phân phối của doanh nghiệp. Acecook tuyển chọn
thành viên kênh như tiêu chuẩn chọn thành viên kênh như thành viên trong nghề , những
mặt hàng họ bán , mức lợi nhuận và khả năng phát triển , khả năng chi trả tính hợp tác và
uy tín cũng như điều kiện kinh doanh . Nếu trung gian là đại lý bán hàng nhà sản xuất phải
đánh giá số lượng và đặc điểm những mặt hàng họ bán , quy mô và chất lượng của lực
lượng bán hàng.
3.3.2. Khuyến khích thành viên:
Các nhà trung gian phải thường xuyên được khuyến khích để làm việc tốt nhất .
Acecook cũng vậy, họ tạo điều kiện tốt nhất cho các kênh phân phối cấp dưới qua cách tìm
hiều nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh . Bởi Acecook biết rằng các
trung gian là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập họ là một thị trường độc lập , họ có
sức mạnh riêng , có chiến lược kinh doanh riêng . Các trung gian hoạt động như một người
mua cho khách hàng của họ , họ nỗ lực bán cả nhóm hàng chứ không phải là một mặt hàng
riêng lẻ.
Đối với các đại lý, Acecook luôn có những ưu đãi tuyệt đối với các đại lý trung thành
của mình như hỗ trợ vận chuyển, tư vấn cách bán sản phẩm, chiết khấu thương mại, thưởng
theo doanh số bán được. Trường hợp vi phạm hợp đồng, công ty kiên quyết cắt bỏ, để làm
gương cho các đại lý khác. Để được làm đại lý cho các sản phẩm này, Acecook đặt ra điều
kiện thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm kém chất lượng hoặc đã quá
hạn sử dụng theo yêu cầu của công ty. Với nhóm sản phẩm thực phẩm đa dạng của thị
trường này. Công ty không ép các đại lý bán mỗi một sản phẩm của họ mà họ còn chủ
trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi vì đây là
các mặt hàng bán thiết yếu của người tiêu dùng, tính cạnh tranh khá cao, nên công ty cần
mở rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến, nhưng Acecook luôn có
những ưu đãi nhất định cho các đại lý nếu họ trưng bày sản phẩm của công ty đẹp mắt và
thu hút khách hàng.
3.4. Khách hàng chính
Chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu của Acecook có thể mô tả như sau:
- Nhân khẩu học:

18
+ Giới tính: bao gồm cả Nam và Nữ. Khách hàng nam thường có nhu cầu về sản
phẩm Acecook cao hơn so với khách hàng nữ (60% và 40%)
+ Vị trí địa lý: tại cả 3 miền Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam; Sống ở thành thị
(với những thương hiệu cao cấp), Sống ở nông thôn (Với những thương hiệu bình dân)
+ Tuổi: mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là Thanh niên (18 – 24 tuổi) và người Trưởng
thành (25 – 35 tuổi)
+ Thu nhập: tập trung ở Nhóm B Class (7.5 – 15 triệu VND) với những thương hiệu
cao cấp; Nhóm C Class (4.5 – 7.5 triệu VND), Nhóm D Class (3 – 5 triệu VND), Nhóm E
Class (1.5 – 3 triệu VND), Nhóm F Class (0 – 1.5 triệu VND) đối với những thương hiệu
bình dân
+ Vòng đời gia đình : chủ yếu là nhóm người Trẻ độc thân
+ Học vấn: chủ yếu là Trung học; Phổ thông; Cao đẳng và Đại học
+ Nghề nghiệp: chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, trẻ
em, công nhân lao động
- Thái độ: những người luôn cố gắng tận dụng tối đa thời gian trong ngày để học tập
và làm việc, với họ, sự tiện lợi luôn được đặt lên hàng đầu.
- Hành vi sống: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường bận rộn với công việc
hoặc học tập, họ luôn tận dụng mọi thời gian trong ngày để có thể tối đa hóa năng suất hoạt
động.
- Hành vi mua sắm:
+ Nơi mua sắm: Khách hàng mục tiêu của Acecook bao gồm nhóm người tại Các
kênh tiêu dùng tại nhà (Siêu thị, Siêu thị Mini, Cửa hàng tiện lợi, Chợ, Hàng rong, v.v.) và
Các kênh tiêu thụ tại chỗ (Nhà hàng, khách sạn, quán xá)
+ Dịp mua sắm: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường mua cho bữa ăn (Sáng,
trưa, tối).
+ Mục đích mua sắm: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường mua nhằm mục
đích Problem Solving (Mua hàng để giải quyết vấn đề)
- Hành vi sử dụng:

19
Tần suất sử dụng: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường sử dụng mì gói
và các sản phẩm mì, miến, phở ăn liền 1-2 lần/ ngày; 1-2 ngày/ tuần
+ Lượng sử dụng: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường sử dụng lượng mì ăn
liền 1.2kg/ tháng
+ Tâm Lý: Khách hàng mục tiêu của Acecook thường thuộc 2 nhóm tính cách là
Tập trung, có năng lực, kiểm soát và Dũng cảm, năng động, độc lập.
3.5. Thị trường tiêu thụ:
Acecook xây dựng thị trường tiêu thụ ở cả nội địa và xuất khẩu, trong đó, tỷ trọng
thị trường nội địa chiếm 90% doanh số dựa vào hai kênh phân phối chính: kênh truyền
thống (nhà phân phối, chợ truyền thống, nhà bán sỉ), kênh hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa
hàng tiện lợi, cửa hàng ăn uống) và kênh thương mại điện tử. Tại kênh truyền thống là
thông qua nhà phân phối, bán sỉ, chợ truyền thống. Trong khi đó, kênh hiện đại thì thông
qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng hay cửa hàng ăn uống.
*Thị trường thế giới:
Theo ước tính của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, đại dịch COVID-19 hạn chế đi ăn
ngoài đã đẩy nhu cầu mì ăn liền toàn cầu lên mức kỷ lục 121,2 tỷ khẩu phần vào năm 2022,
tăng 2,6% so với năm 2021. Thị trường Trung Quốc-Hongkong vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong
ước tính năm 2022 của hiệp hội, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nhập khẩu mì ăn liền của nước này từ các
khu vực khác ở châu Á đạt khoảng 8,6 tỷ yên (khoảng 57,6 triệu USD) vào năm 2022, gấp
3,1 lần con số năm 2017.
Acecook Việt Nam không chỉ chinh phục thị trường Việt Nam mà còn phát triển thị
trường quốc tế. Việt Nam được đánh giá là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của
Acecook với sự có mặt trên 40 quốc gia, trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh
gồm: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Cộng
Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông,
Đài loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE,… Trong khi đó tại chính quốc, Acecook Nhật
Bản xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.

20
Hình 3.3: Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu giai đoạn 2016-2020
(Nguồn:Vietnamplus)
Acecook Việt Nam đã giành giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín của Bộ
Công Thương vì doanh thu xuất khẩu liên tục tăng, trung bình đạt gần 20 triệu USD/năm,
con số rất ấn tượng cho sản phẩm xuất khẩu có giá trị nhỏ như mì gói.
*Thị trường Việt Nam:
Năm 2022, theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA), thị trường Việt
Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền, tiếp tục đứng thứ 3 sau Trung Quốc/Hong
Kong (45,07 tỷ gói) và Indonesia (14,26 tỷ gói).

21
Hình 3.4: Top 5 quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới giai đoạn 2018 -
2022. (Nguồn: WINA - Doanh Chính tổng hợp).
Acecook chính thức gia nhập thị trường vào năm 1995, hiện đang là đơn vị đứng
đầu trong lĩnh vực mì ăn liền, khi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên cả
nước. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Acecook Việt Nam duy trì
khá ổn định. Năm 2022, doanh thu thuần của Acecook tăng 16,3%, đạt hơn 14.000 tỷ đồng.
Đến nay, bình quân Aecook cung ứng ra thị trường khoảng 3 tỷ gói mì/năm. Theo Forbes
Việt Nam, mì Hảo Hảo ra mắt từ năm 2000, đã từng giúp Acecook chi phối khoảng 65%
thị trường mì gói vào những năm 2003-2004. Theo Kantar khảo sát, thương hiệu Hảo Hảo
của Acecook được tin dùng với tỉ lệ 3/4 hộ gia đình. Năm 2020, nhờ kết quả của chuỗi hoạt
động quảng bá sản phẩm, Hảo Hảo tiếp tục thu hút thêm gần 95.000 hộ gia đình mới ở khu
vực thành thị, đặc biệt là tập trung vào các công tác từ thiện để duy trì hình ảnh với người
tiêu dùng.

Hình 3.5: Doanh thu các công ty mỳ ăn liền ở Việt Nam từ năm 2017-2022
(Nguồn: Báo cáo của Euromonitor)
22
Tại siêu thị, mì gói chiếm tới 2/3 thị phần bán lẻ, theo khảo sát của Q&ME. Trong
đó, Hảo Hảo chiếm thị phần lớn nhất trong danh mục mì gói, sản phẩm được mệnh danh là
“vua mì gói” ở phân khúc trung cấp với lượng cung ứng bình quân gần 3 tỷ gói mỗi năm.
Trong dạng mục mì dạng ly, thương hiệu Modern có tỉ lệ thị phần cao nhất.
So với Masan, sự đa dạng của Acecook vẫn xoay quanh phân khúc trung cấp, ngoài
giữ vững ngôi vị cho Hảo Hảo thì các sản phẩm khác chưa thực sự ấn tượng và truyền thông
rộng rãi. Phân phối các sản phẩm này đến người tiêu dùng cũng chưa rộng rãi như Hảo
Hảo, một số sản phẩm rất khó để tìm mua hoặc khách hàng không biết đến để thưởng thức.
Vì vậy, Acecook đang nỗ lực trải rộng hệ thống bán lẻ khắp nơi từ các siêu thị ở thành phố
đến các tạp hóa nhỏ tại nông thôn. Ngoài ra, các sản phẩm Acecook còn được phân phối ở
các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,Tiki,.. kích thích nhu cầu tiêu dùng, khuyến
khích mua sắm điện tử với mọi tình thế phức tạp của thị trường.

23
CHƯƠNG 4: ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐƯA RA GIẢI
PHÁP
4.1. Sử dụng KPI
 Tỷ lệ hàng còn tồn kho: Tỷ lệ hàng tồn kho là một trong những tiêu chí cực
kì quan trọng để có thể đánh giá một cách hiệu quả việc quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp. Khi tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp đó càng thấp thì thể hiện được hiệu quả
quản lý hàng tồn kho này càng cao.
Theo báo cáo tài chính của Acecook Việt Nam năm 2022, tỷ lệ hàng tồn kho của
công ty là 18%. Đây là một tỷ lệ không cao so với các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền
còn lại trong khu vực. Điều này cho thấy Acecook Việt Nam có sự quản lý hiệu quả hàng
tồn kho tốt, giúp giảm chi phí và tối ưu hóa dòng tiền.
 Thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp. Thời gian giao hàng càng ngắn thì hiệu
quả hoạt động logistics càng cao.
Theo thông tin từ Acecook Việt Nam, thời gian giao hàng trung bình của công ty là
3 ngày. Đây là một thời gian giao hàng khá nhanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đặc biệt là với sự xuất hiện của trang thương mại điện tử mang tên ESHOP Acecook Việt
Nam hướng đến thao tác đơn giản, giao diện thông minh, dễ dàng đặt hàng.
 Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là một trong các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.Khi
chất lượng sản phẩm càng cao thì hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng càng cao.
Acecook Việt Nam là một doanh nghiệp có uy tín lâu năm trên thị trường mì ăn liền
Việt Nam. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất
lượng cao. Acecook Việt Nam cam kết sản phẩm khi đưa đến tay người tiêu dùng đều là
những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe. Công bố chất
lượng sản phẩm đã được Cục ATTP-BYT xác nhận.Điều này đã góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động chuỗi cung ứng của Acecook Việt Nam.

24
4.2. Sử dụng các yếu tố phân tích nội bộ
 Sự phối hợp giữa các bộ phận: Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi
cung ứng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
Sự phối hợp tốt sẽ giúp các bộ phận trong chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn, giảm
thiểu các chi phí và rủi ro.
Acecook Việt Nam có hệ thống tổ chức chặt chẽ, với các bộ phận trong chuỗi cung
ứng được phân công nhiệm vụ rõ ràng.Tính chuyên môn hoá công việc trong cơ cấu tổ chức
công ty khá cao. Công việc của các phòng ban hoạt động độc lập với nhau và mang tính
chuyên sâu, ít chồng chéo. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty được thực hiện tốt,
giúp Acecook Việt Nam hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
 Khả năng ứng phó với các thay đổi: Khả năng ứng phó với các thay đổi là
một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường và
môi trường kinh doanh. Khả năng ứng phó tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro
và duy trì hiệu quả hoạt động.
Acecook Việt Nam là một doanh nghiệp có khả năng ứng phó tốt với các thay đổi.
Công ty đã có những bước đi thích hợp để ứng phó với các thay đổi của thị trường, như:
+ Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng: Tháng Bảy năm, Công ty Acecook Việt Nam tiếp tục mang đến
những sản phẩm mì, phở ăn liền với các hương vị thân quen, gần gũi nhằm hướng đến sự
da dạng trên kệ bếp và vali du lịch của các gia đình Việt như Mì ly Modern - Hương vị riêu
cua,Phở trộn Siukay - Hương vị hải sản, Mì tô trộn Handy Hảo Hảo - Hương vị tôm chua
cay và rất nhiều loại sản phẩm mới đặc sắc khác
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu để đa dạng hóa nguồn thu nhập: Acecook Việt Nam
đã có mặt ở hơn 40 quốc gia với 26 sản phẩm. Hiện nay, bình quân Acecook Việt Nam sản
xuất 2,5 tỷ gói mì/năm, trong đó gần 10% sản phẩm dành cho thị trường xuất khẩu. Từ châu
Mỹ (Mỹ; Canada); châu Âu (Anh; Pháp; Đức; Hà Lan; Ba Lan), châu Á (Hàn Quốc; Đài
Loan; Malaysia) đến châu Phi (Nam Phi…)
Nhìn chung, Acecook Việt Nam có hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng khá tốt. Công
ty đã có những nỗ lực để cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, bao gồm:

25
+ Đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và logistics.
+ Xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ, đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận trong
chuỗi cung ứng.
+ Tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
4.3. Phân tích chuỗi giá trị của Acecook

Hình động
4.3.1. Hoạt 4.1: Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter
chính
Có năm hoạt động chính và chúng bao gồm tất cả các hành động đi vào việc tạo ra một sản
phẩm của Acecook.
 Vận chuyển đầu vào: Các nguyên, vật liệu được Acecook nhập từ những nguồn
cung uy tín, và được thông qua các vòng chọn lọc của công ty. Hiện nay, theo thông
tin đăng tải thì đa số các nguyên, vật liệu Acecook nhập đều từ nước ngoài, bên
cạnh đó, Acecook còn nhập bột mì từ công ty Cổ Phần Tiến Hưng.
 Chế tạo: Nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản, khép kín, đảm bảo không
có côn trùng xâm nhập; hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, được
làm bằng thép không gỉ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao. Dây chuyền
26
sản xuất gồm 12 công đoạn sản xuất một gói mì ăn liền, từ khâu chuẩn bị nguyên
liệu đến khâu thành phẩm là công đoạn đóng thùng. Tất cả đều được kiểm định kỹ
càng, đảm bảo không biến đổi gien, không có dư lượng thuốc trừ sâu hoặc các chất
hóa học gây nguy hiểm cho con người, ... trước khi đưa vào sản xuất.
 Vận chuyển đầu ra: Hệ thống phân phối của acecook được phân chia như sau: phân
phối nội địa thông qua các kênh truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhà hàng,
quán ăn; hệ thống phân phối tại nước ngoài và kênh thương mại điện tử. Doanh
nghiệp sử dụng hơn 500 xe/ ngày để phân phối hàng trong chuỗi cung ứng.
 Tiếp thị và Bán hàng: công ty đã liên tục mở rộng mạng lưới đại lý trên cả nước.
Tính đến năm 2023, Acecook đã có hơn 100.000 đại lý phân phối mì Hảo Hảo trên
toàn quốc. Mỗi khu vực đều có một văn phòng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng,
Cần Thơ, TP HCM. Sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối, tạo điều kiện
cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận lớn. Một trong các chiến dịch
quảng cáo vô cùng thành công phải kể đến của Acecook đó là chiến dịch “Từ Việt
Nam ra thế giới” kết hợp với đội tuyển U23 Việt Nam vào năm 2018 – năm của
lịch sử bóng đá Việt Nam. Đây là chiến dịch khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lòng
tự tôn của mỗi người dân Việt Nam, từ đó hình ảnh thương hiệu của Acecook được
lan tỏa rộng rãi. Bên cạnh đó, Acecook cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội như
chương trình “Tết sum vầy” vào mỗi dịp Tết đến, công ty đã phối hợp cùng Trung
tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và Báo Thanh Niên cùng tổ chức chương
trình Chuyến xe Tết sum vầy, nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí để đưa các em sinh
viên và những người có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê ăn tết.
 Dịch vụ: Do có nhiều tin đồn thất thiệt không rõ nguồn gốc về mì ăn liền đã gây ra
nhiều hiểu lầm và khiến bản thân sản phẩm quen thuộc này mang một hình tiêu cực
trong mắt nhiều người. Là một ‘ông lớn đầu ngành’, Acecook đã cho phép tham
quan nhà máy để có thể cung cấp thông tin đúng đắn, giúp người tiêu dùng an tâm
hơn khi sử dụng mì ăn liền. Trong năm 2022, sản phẩm của Acecook bị thị trường
châu Âu thu hồi do chưa nồng độ chất ethylene oxide vượt quá nồng độ quy định,

27
khi đó Acecook đã nhanh chóng thu hồi các sản phẩm có trên thị trường và đền bù
cũng như giải thích cho người tiêu dùng hiểu rõ.
4.3.2. Các hoạt động hỗ trợ
 Cơ sở hạ tầng vững chắc: Hiện nay Acecook đã xây dựng được các hệ thống quản
lý, tài chính và doanh nghiệp vững chắc hơn trước đây. Vì vậy việc đưa ra các quyết
định trong kinh doanh và quản lý các nguồn lực ngày càng hiệu quả hơn trước.
Giúp doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định trong các năm gần
đây.
 Quản lý nguồn nhân lực: Bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam do
Anphabe công bố ngày 23/11/2023, Acecook Việt Nam xếp ở vị trí thứ 9 toàn thị
trường. Điều này cũng khẳng định môi trường doanh nghiệp là một nơi phát triển
tốt cho nhân viên, nhân viên có thể phát triển hết khả năng để có thể công hiến cho
doanh nghiệp.
 Phát triển công nghệ: Các nhà máy của công ty được đầu tư đồng bộ máy móc,
thiết bị tiên tiến bậc nhất hiện nay như: hệ thống sản xuất bột canh; dây chuyền sấy
chân không các loại rau củ; dây chuyền sấy phun…Phòng thí nghiệm cũng được
đầu tư các phương tiện hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, an toàn
và vệ sinh thực phẩm đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó dây chuyền sản
xuất của Acecook là dây chuyền khép kín, có công suất cao, đồng thời Acecook
luôn kiểm trả định kì để đảm bảo lượng chất thải và sử dụng chất thải đúng yêu cầu
kỹ thuật cho phép. Công ty đã trang bị hiệu thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn khu
vực và thế giới, áp dụng các quy trình quản lý ISO 9001:2000, ISO 14001:2004,
HACCP và sản xuất.
 Mua hàng: Sau khi xác định nhu cầu nguyên, vật liệu thì công việc tiếp theo là mua
hàng một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Quá trình này gồm 4 giai đoạn do bộ
phân thu mua hoặc bộ phận cung ứng của doanh nghiệp thực hiện: Tìm kiếm và
chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu; thương lượng và đặt hàng; giao nhận và
thanh toán; đánh giá sau khi mua hàng.

28
4.4. Mô hình SCOR
4.4.1. Lập kế hoạch:
Việc lập kế hoạch trước đây được doanh nghiệp thực hiện riêng lẻ, không có nhiều
sự liên kết giữa các bộ phân với nhau. Điều này khiến cho kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh không được dự báo chính xác. Các quyết định khi được đưa ra thường mơ hồ và
chậm trễ, làm xảy ra hiện tượng bị mất cân đối nguồn lực: dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên,
vật liệu, sản phẩm.
Việc lập kế hoạch trong những năm gần đây được chú trọng nhiều hơn, có sự phối
hợp nhịp nhàng hơn giữa các bộ phận trong công ty với cả nhà cung cấp nguyên liệu, nhà
sản xuất và hệ thống phân phối. Việc lập kế hoạch bán hàng, sản xuất và phân phối được
lập hàng tuần nên hiện tượng lãng phí nguồn lực được cải thiện rất nhiều so với trước kia.
4.4.2. Nguồn nguyên liệu Sản xuất
Hiện tại, Acecook Việt Nam có hệ thống các nhà cung cấp đầu vào tương đối tốt,
với những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín về chất lượng và thời gian giao nhân hàng. Có
tổ chức đánh giá nhà cung cấp hàng năm ở các hạng mục như ATVSTP, an toàn nguồn
cung, an toàn lưu trữ bảo quản, vận chuyển,...
Tuy nhiên, để có thể rmang lại hiệu quả tốt nhất cho CCU thì Acecook cần có những
chiến lược khoa học hơn trong việc xây dựng và phát triển nguồn cung như việc phân nhóm
nhà cung cấp, đánh giá toàn diện nhà cung cấp, đánh giá thế mạnh và rủi ro mà nhà cung
cấp có thể mang lại, các chiến lược ứng phó với những tình huống xấu nhất xảy ra với yếu
tố nguồn cung nguyên liệu cần được dự trù sẵn. Giảm chi phí đầu vào và quản lý mối quan
hệ với các nhà cung cấp.
4.4.3. Sản xuất
Trong quá khứ, khi chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phối hợp sản xuất và kinh doanh
của các nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc tối ưu hóa nguyên liệu, năng lực của
các nhà máy và phạm vi tiêu thụ không cao, bằng chứng là chi phí vận chuyển nguyê liệu,
bán thành phẩm giữa các trung tâm đến các nhà máy; trung chuyển thành phẩm từ các nhà
máy đến các chi phí nhanh kinh doanh rất cao, song song đó là việc kéo dài thời gian làm
ảnh hưởng đến thời gian chính xác bị trì hoãn; điều kiện bảo quản hàng hóa không được

29
đảm bảo, duy trì lâu làm tăng cao chi phí bảo quản. Ngoài ra, tập trung sản xuất chỉ ở một
vài nhà máy sẽ làm cản trở doanh nghiệp tiếp cận lực lượng lao động ở địa phương.
Trong những năm trở lại đây, Acecook đã hoạch định lại vùng nguyên liệu, năng lực
sản xuất của các nhà máy được bổ sung và năng cao chất lượng nên đã đồng đều hơn trong
việc phát sinh chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng đến tay người tiêu dùng nhanh hơn
và thời gian tồn kho rút ngắn đáng kể,…
4.4.4. Giao hàng:
Hiện tại, Acecook Việt Nam áp dụng 2 mô hình giao hàng bao gồm: từ nhà máy,
kho hàng Acecook đến điểm bán (point to point) và mô hình kết hợp đơn hàng (Mix
loading), tại hai mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Hình 4.2: Mô hình phân phối hàng hóa Acecook Việt Nam
Mô hình thứ nhất
Ưu điểm: Hàng hóa đến điểm bán nhanh nhất, luôn tiếp ứng hàng hóa kịp lúc, không
xảy ra việc thiếu hụt hàng
Nhược điểm: Gây lãng phí khi không tận dụng tối đa được tải trọng của xe tải; thông
thường việc sử dụng nhiều xe tải cở nhỏ gây tốn chi phí nhiều hơn xe tải có tải trọng lớn
Mô hình thứ hai
Ưu điểm: Chi phí vận chuyển thấp hơn khi sử dụng xe tải có tải trọng lớn
Nhược điểm: Thời gian giao hàng bị chậm trễ, có thể bị vi phạm khung giờ và các
tuyến đường cấm xe tải ở một số khung trong các khu đô thị

30
4.4.5. Thu hồi:
Acecook đồng hành cùng người tiêu dùng với phương châm luôn đưa đến tay người
tiêu dùng những sản phẩm tươi mới nhất. Vậy nên doanh nghiệp này luôn chú trọng công
tác thu hồi sản phẩm hết hạn. Đội ngũ giám sát cùng với hệ thống phân phối sẽ phán ảnh
sản phẩm sắp hết hạn để công ty tiến hành thu hồi, tiêu hủy và bổ sung những sản phẩm
mới sản xuất. Tuy nhiên, nếu thu hồi quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của
công ty, thế nên Acecook cũng quan tâm không kém đến lượng hàng tồn kho tại các điểm
phân phối. Bên cạnh đó, Acecook Việt Nam cũng nỗ lực trong công tác điều độ sản xuất,
dự báo thị trường và xây dựng kế hoạch tồn kho nguyên liệu.
4.5. Giải pháp
Tuy nhiên, Acecook Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi
cung ứng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sau:
+ Quản lý hàng tồn kho: Acecook Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hiệu quả quản
lý hàng tồn kho để giảm chi phí và tối ưu hóa dòng tiền bằng cách phối hợp với các
công ty hổ trợ về công nghệ quản lí thông tin, nâng cao chất lượng quản lí điều phối
hàng hóa tại Việt Nam.
+ Thời gian giao hàng: Acecook Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thời gian giao
hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, nâng cấp sàn thương mại điện tử
của công ty với những tính năng mới hiện đại và nhanh chóng.
+ Khả năng ứng phó với các thay đổi: Acecook Việt Nam cần tiếp tục nâng cao
khả năng ứng phó với các thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh để duy
trì hiệu quả hoạt động. Bằng cách cập nhật liên tục xu hướng thị trường trong kinh
doanh nhằm nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
+ Thay đổi một số bao bì để bắt mắt hơn: Khi thị trường mì gói ngày càng có
nhiều đối thủ gia nhập và sản phẩm họ đem tới cho khách hàng ngày càng đa dạng,
phong phú,… thì Acecook vẫn trung thành với các mẫu mã cũ.
+ Giảm bớt việc phụ thuộc nguồn nguyên liệu vào nhập khẩu: Nguyên liệu đầu
vào cũng tạo nên tầm ảnh hưởng lên giá cả và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, đa số
các nguồn cung của Acecook đều ở nước ngoài vậy nên các rủi ro có thể xảy ra là

31
rất nhiều. Có nhiều nhà cung ứng đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu
để chèn ép lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Vậy nên, Acecook cần tìm kiếm thêm các
nhà cung ứng trên thị trường trong nước nhằm giảm thiểu tối đa nhất chi phí sản
xuất.

32
Kết luận
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên như:
nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối,
điểm bán đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần quản lý một cách liên tục cả 3 dòng vật
chất, thông tin và tài chính sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp
nhất. Một doanh nghiệp phát triển sẽ có một chuỗi cung ứng liền mạch, các mắt xích liên
kết chặt chẽ với nhau. Chuỗi cung ứng đã góp phần rất lớn trong thành công của Acecook
Việt Nam nói riêng và ngành mì ăn liền nói chung.
Trước thị trường đầy biến động, lạm phát gia tăng và nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng cần được chú trọng, đầu tư, đánh giá
thường xuyên để có những giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả chuỗi, điều này không chỉ
thuộc về doanh nghiệp trung tâm mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong chuỗi
cung ứng. Acecook

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website chính thức của Acecook Việt Nam: https://acecookvietnam.vn/


2. H.Duy, 28/08/2021, Vietnamnet, Người Việt ăn mì tôm thứ ba thế giới, Acecook
Việt Nam vào top toàn cầu. Truy cập ngày 25/11/2023
3. Ghi Du, 04/07/2023, Báo Dân trí, Người Việt ăn mì tôm nhiều cỡ nào?. Truy cập
ngày 4/12/2023. Truy cập tại: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nguoi-viet-an-mi-tom-
nhieu-co-nao-20230704095252236.htm
4. ACECOOK VIỆT NAM CẢI CÁCH NÂNG CAO HỆ THỐNG, 30/03/2016, truy cập
ngày: 4/12/2023. Truy cập tại: https://acecookvietnam.vn/acecook-viet-nam/
5. Thanh Nhân, 12/09/2022, CafeF, Sau sự cố sản phẩm bị thu hồi, Acecook Việt
Nam tạm ngừng xuất khẩu sang EU. Truy cập ngày 4/12/2023. Truy cập tại:
https://cafef.vn/sau-su-co-san-pham-bi-thu-hoi-acecook-viet-nam-tam-ngung-xuat-khau-
sang-eu-20210912210550148.chn
6. Minh Thiên, 2021, FORBES, Hảo Hảo của Acecook ở đâu trên thị trường mì gói?
Truy cập ngày: 4/12/2023. Truy cập tại: https://forbes.vn/hao-hao-cua-aceccok-o-dau-
tren-thi-truong-mi-goi
7. P.N., 17/11/2023, Tuổi trẻ, Tham quan nhà máy của Acecook Việt Nam qua màn
ảnh nhỏ. Truy cập ngày 3/12/2023. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/tham-quan-nha-may-
cua-acecook-viet-nam-qua-man-anh-nho-20231117172353443.htm
8. Nguyễn Thái Khoa (2021). Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi
cung ứng – Nghiên cứu mô hình tại Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
9. NTT DATA Contracted with ACECOOK Vietnam to Deploy
Distribution/Business Analytics Solutions (2014). NTT Data. Truy cập ngày 30/11/2023.
Truy cập từ: https://www.nttdata.com/vn/en/news/2014/april/acecook-vietnam
10. Kiều Ly (2022). Thị trường mì ăn liền Việt Nam tăng 20%/năm, quy mô 8,5 tỷ gói
và cao thứ 3 thế giới. ThitruongBiz. Truy cập 30/11/2023. Đường dẫn:
https://thitruongbiz.vn/thi-truong-mi-an-lien-viet-nam-tang-20nam-quy-mo-85-ty-goi-va-
cao-thu-3-the-gioi-7597.html
11. Trần Trung (2021). 5 nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới. VIETNAM
REPORT. Truy cập 30/11/2023. Đường dẫn: https://vnreport.vn/5-nuoc-tieu-thu-mi-an-
lien-nhieu-nhat-the-gioi/

You might also like