You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA: THƯ VIỆN – VĂN PHÒNG


TIỂU LUẬN NHÓM: 06

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD: Lê Minh Hà
1. Nguyễn Thị Bảo Ngọc_3119360063
2. Lý Gia Mẫn_3119360049

Lớp: Văn hóa công sở, doanh nghiệp (Thứ tư, tiết 4&5)
1

MỤC LỤC
Mở đầu........................................................................................................................... 2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.............................................................................................3
1.1. Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp.......................................................................3
1.2. Thuyết 03 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein.....................3
Chương 2: Nghiên cứu ba tầng văn hóa của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.......5
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam............................................5
2.2. Chiến lược kinh doanh tổ chức............................................................................6
2.3. Hai tầng văn hóa của Công ty Acecook Việt Nam..............................................8
Chương 3: Nhận xét rút ra............................................................................................14
3.1. Nhận xét văn hóa tầng 1........................................................................................14
3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược và văn hóa của tổ chức........................................... 17
Kết luận........................................................................................................................ 17
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................18
2

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập,
giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ
khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO (từ ngày 01/01/2007). Điều này khiến
các doanh nghiệp trong nước đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
từ khắp nơi trên thế giới, các doanh nghiệp đều vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình
độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài,…Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp
trong nước tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình? Làm thế nào để tạo uy thế, để tồn
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi
thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để làm được điều đó, các
doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như phải đặt chiến lược kinh
doanh đúng đắn, phù hợp với các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật,
khoa học kỹ thuật,… Bên canh đó, việc tạo lập một doanh nghiệp cũng rất quan trọng
vì: Nếu một công ty thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung (tri
thức doanh nghiệp) thì sẽ khó có thể đứng vững và tồn tại. Vì nguồn lực chủ yếu vẫn là
con người nên ta cần có văn hóa doanh nghiệp để giúp liên kết các giá trị của từng
nguồn lực riêng lẻ. Văn hóa này gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh
nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần vững chắc,… Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp còn
phát huy được sự sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiệp trôi
chảy, thuận lợi hơn. Với 27 năm trong ngành sản xuất thực phẩm, Acecook đã phát
3

triển và giữ vững vị thế của mình không chỉ qua hương vị của sản phẩm mà còn nhờ
vào văn hóa doanh nghiệp của chính công ty. Thấy được sự phát triển bền vững của
công ty, vì vậy chúng tôi quyết định chọn Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam để
nghiên cứu. Dựa vào lý thuyết 3 tầng bậc (cấp độ) của cựu giáo sư Edgar H. Schein,
chúng tôi đã nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Acecook Việt
Nam bằng phương pháp: Phân tích – Tổng hợp. Trong bài luận này, chúng ta sẽ cùng
bàn luận qua 3 chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết của Văn hóa Doanh nghiệp của Edgar H. Schein.
- Chương 2: Nghiên cứu 3 tầng văn hóa của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
- Chương 3: Những nhận xét và rút ra từ Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp:
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu chung, văn hóa doanh
nghiệp có thể được định nghĩa là “Tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin,
hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng
công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.”
Văn hóa doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người,
ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự
thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
1.2. Thuyết ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein:
Về thuyết văn hóa tổ chức của Edgar Henry Schein, mô hình văn hóa tổ chức của
ông bắt nguồn từ những năm 1980. Vào năm 2004, Schein xác định được 3 cấp độ
khác biệt trong văn hóa tổ chức:
1.2.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp:
- Những hiện tượng văn hóa dễ nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được khi tiếp
xúc.
4

- Là những biểu hiện bên ngoài của hệ thống VHDN.


- Không nhất thiết phải học tập, làm việc hay dành thời gian tìm hiểu về doanh
nghiệp đó.
1.2.1.1. Các vật thể hữu hình:
- Kiến trúc tòa nhà, bài trí văn phòng, trưng bày sản phẩm, máy móc công nghệ,

- Tổ chức trong và ngoài văn phòng.
- Biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu giới thiệu về tổ chức.
- Các văn bản quy định nguyên tắc nề nếp làm việc.
- Những câu chuyện huyền thoại về tổ chức.
1.2.1.2. Phong cách làm việc:
- Phong cách giao tiếp.
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc.
- Thái độ, hành vi, cung cách ứng xử.
1.2.2. Những giá trị được chia sẻ:
1.2.2.1. Triết lý của tổ chức:

-Tầm nhìn, Sứ mạng, triết lý kinh doanh, trách nhiệm xã hội, nguồn nhân lực, phương
pháp làm việc.

1.2.2.2. Trí thức của tổ chức:

-Trình độ, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, học hỏi,…

-Quy trình, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu,…

-Phong cách lãnh đạo, phân chia quyền lực…

1.2.3. Những quan niệm chung:


5

- Những niềm tin, nhận thức, tình cảm, có tính vô thức, được mặc nhiên công
nhận trong doanh nghiệp (tập quán).
- Phần nhiều bắt nguồn từ văn hóa dân tộc, khó thay đổi.
- Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi nhân viên.

1.2.3.1. Lý tưởng: Động lực, giá trị, ý nghĩa cao cả, sâu sắc,… dẫn dắt con người trong
nhận thức, cảm nhận.

1.2.3.2. Niềm tin: Thế nào là đúng & sai.

1.2.3.3. Chuẩn mực đạo đức: Các giá trị đạo đức.

1.2.3.4. Thái độ: Phản ánh… mong muốn hay không theo tư duy,…

Trong điều kiện kinh tế phát triển toàn cầu như hiện nay, văn hóa doanh nghiệp rất
được chú trọng xây dựng và phát triển. Chính vì văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất
quan trọng và cũng là một công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Để xây dựng một văn hóa
doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải hệ thống định chế, các hạt nhân văn hóa
doanh nghiệp và phát triển văn hóa giao lưu giữa các doanh nghiệp với nhau để học hỏi
điều mới, điều sáng tạo của nhau. Đồng thời phải đặt ra tiêu chuẩn về văn hóa của
doanh nghiệp có bản sắc mạnh mẽ.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU BA TẦNG VĂN HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


Acecook VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam:

Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động vào năm
1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng
phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với
6

vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và
dinh dưỡng cao. Với 06 nhà máy trải dài từ Bắc xuống Nam cùng với các sản phẩm ăn
liền đa dạng chủng loại cả trong lẫn ngoài nước gồm: mì ăn liền, bún ăn liền, miến ăn
liền,… với những cái tên quen thuộc như: Hảo Hảo, Lẩu Thái, Phú Hương,… Tiếp tục
hành trình, Acecook tiếp tục vươn mình ra thế giới với mục tiêu trở thành tập đoàn
thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt
Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản
phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong
phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển
ngành thực phẩm tại Việt Nam.

2.2. Chiến lược kinh doanh tổ chức:

Để Acecook phát triển được như hiện nay, doanh nghiệp này đã có kế hoạch chiến lược
phù hợp trong từng giai đoạn để chiếm lĩnh được phần lớn thị trường, giữ vai trò là
người dẫn đầu thị trường sản phẩm ăn liền ở Việt Nam. Theo chúng tôi nghiên cứu,
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã áp dụng các chiến lược để đạt được thành công
của hiện tại:

2.2.1. Chiến lược Marketing Mix:

Thời gian đầu, Acecook khá khó khăn vì chưa thể cân bằng giá phù hợp với mặt
bằng chung của thị trường mì gói ở Việt Nam lúc bấy giờ. Sau đó với sự trợ giúp của
các nhà cung cấp Nhật Bản, các nhà cung cấp Việt Nam đã được tư vấn và hỗ trợ kỹ
thuật và Acecook hỗ trợ nâng cấp kỹ thuật máy móc, thiết bị theo chuẩn của Công ty.
Sau 05 năm chuyển đổi, đến năm 2000, Công ty đưa đến thị trường mì Hảo Hảo tôm
chua cay phù hợp với thị hiếu và khẩu vị người Việt với mức giá phải chăng. Từ đây
Công ty bán chạy sản phẩm và phải mở thêm nhà máy để phục vụ nhu cầu của hàng
7

triệu người dân Việt Nam. Có thể nói đây là chiến lược giúp Acecook có bước đột phá
trong thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.

2.2.2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:

Không dừng lại ở sản phẩm làm nên tên tuổi của Công ty là Hảo Hảo,
AcecookViệt Nam tiếp tục đưa ra thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác để
phù hợp với khẩu hiệu “Mì ăn liền đáp ứng mọi khẩu vị”. Các sản phẩm đa dạng từ các
loại mì gói khác nhau (mì Lẩu Thái, mì Udon, mì Siukay,…); hay phở - hủ tiếu – bún
gói (phở Đệ Nhất, hủ tiếu Nhịp Sống,…) và tiếp nối đó là cho ra đời sản phẩm tô – ly –
khay để phục vụ mọi đối tượng dễ dàng hơn. Mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường đều
mang tính khác biệt khá lớn để thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống với hiện
đại. Chính vì vậy Acecook Việt Nam đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường, giữ vai
trò là người dẫn đầu thị trường sản phẩm ăn liền ở Việt Nam và vinh dự là đại diện tiêu
biểu của Việt Nam tại Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Trở thành một trong năm công ty
đứng đầu trong ngành chế biến thực phẩm.

2.2.3. Chiến lược tăng trưởng tập trung:

Acecook Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, xây dựng phòng nghiên cứu và kiểm tra sản
phẩm được trang bị toàn bộ bằng máy móc, công nghệ tiên tiếng của Nhật Bản, hệ
thống thiết bị kiểm tra, xét nghiệm hiện đại của thế giới,…Điều này nhấn mạnh đến
yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản. Không chỉ vậy, Công ty
còn đi sâu tìm hiểu thị hiếu khách hàng cùng với kinh nghiệm trong chế biến sản phẩm,
Acecook Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời thêm nhiều loại sản phẩm, xây
dựng chỉ tiêu chất lượng theo hệ thống quản lý IOS 9001 và vượt xa đối thủ cùng
ngành.

2.2.4. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập:
8

Với chiến lược hội nhập, Công ty liên kết với các nhà bán lẻ trên thị trường, kênh phân
phối mở rộng không ngừng, Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc kênh bán hàng
qua hệ thống siêu thị trên toàn quốc và có hơn 300 đại lý phân bổ với mật độ bao phủ
trên 95% điểm bán lẻ trên toàn quốc. Và hơn thế Acecook Việt Nam thành công xuất
khẩu các chủng loại sản phẩm của mình sang hơn 40 quốc gia như: Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Hà Lan, Thụy Điển,…

2.3. Hai tầng văn hóa của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam:
2.3.1. Tầng 1 – Những quá trình cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp:
2.3.1.1. Các vật thể hữu hình:
 Kiến trúc tòa nhà: Trụ sở mới của Acecook Việt Nam được thiết kế dựa trên ý
tưởng “smart office” với các đặc điểm “Hiện đại – Tối ưu hóa các tiện ích – Chất lượng
và Bền vững”, bên cạnh đó là các tính năng cần phải có của một doanh nghiệp sản xuất
thực phẩm như “An toàn – Vệ sinh – Sạch sẽ” và “Đơn giản – Tiết kiệm năng lượng”.
Tòa nhà gồm 01 tầng hầm và 06 tầng lầu với tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD và là nơi
cho 400 công nhân làm việc tại đó. Bên cạnh trụ sở chính, nhà máy của Acecook Việt
Nam cũng đạt các tính năng cần phải có của một doanh nghiệp sản xuất thức ăn như
“An toàn – Vệ sinh – Sạch sẽ” và “Đơn giản – Tiết kiệm năng lượng”.
9

 Bài trí văn phòng, trưng bày sản phẩm: Trụ sở Công ty Acecook Việt Nam
bao gồm 01 tầng hầm và 06 tầng lầu với diện tích lên đến 11.433 m2. Trong đó:
- Tầng trệt: Instant Noodles Studio với các thông tin đầy đủ về mì ăn liền từ
nguyên vật liệu đến quy trình sản xuất và sản phẩm hoàn chỉnh, được dành cho
khách tham quan.
- Tầng 1 (tầng lửng): Nhà ăn được bài trí bắt mắt theo phong cách trẻ trung, hiện
đại như không gian một quán cà phê.
- Tầng 2: Phòng Đảm bảo chất lượng, với các trang thiết bị phòng thí nghiệm và
hệ thống máy móc nghiên cứu hiện đại bậc nhất nhằm mục đích đảm bảo ngày
càng tốt hơn nữa việc thực thi triết lý: An toàn – An tâm cho tất cả sản phẩm của
công ty.
- Tầng 3 – tầng 5: Khu vực văn phòng làm việc của nhân viên.

Không chỉ vậy, tại khu vực cầu thang bộ nối giữa các tầng còn có thêm
“Conversation Area” với không gian mở, nhiều màu xanh, tạo cảm giác thư thái để
10

nhân viên có thể giao lưu, thảo luận, kích thích sự sáng tạo và gia tăng hiệu quả làm
việc.

 Sơ đồ cơ cấu doanh nghiệp:

 Biểu tượng và logo:

Khẩu hiệu “Cook happiness” có trong logo của công ty với ý nghĩa là mong muốn
mang đến cho khách hàng nhiều hơn giá trị sản phẩm không những chất lượng mà còn
11

cảm nhận được sự bất ngờ, ngon miệng, an tâm và cảm giác của hạnh phúc thông qua
định hướng phát triển luôn không ngừng sáng tạo và phát huy tính độc đáo sản phẩm.

 Tài liệu giới thiệu về tổ chức:


- Bước đi đầu tiên: Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào
hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại
Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có
chất lượng và dinh dưỡng cao.
- Cook happiness: Mang lại sự hài lòng, niềm vui và sự an tâm cho người tiêu
dùng thông qua những sản phẩm tiện lợi, chất lượng thơm ngon, an toàn thực phẩm
trên nền tảng “Công nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”. Chú trọng xây dựng nguồn
nhân lực bền vững bằng cách tạo môi trường làm việc thuận lợi, phúc lợi tốt để người
lao động an tâm làm việc và cống hiến lâu dài. Cam kết tuân thủ luật pháp, đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường. Và tích cực hoạt động nâng
cao chất lượng cuộc sống, đem đến nhiều niềm vui, nụ cười cho mọi người và góp
phần phát triển xã hội…. Với công ty đó là HẠNH PHÚC
- Vươn mình ra thế giới: Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu
không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong
tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất
lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu
ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại
Việt Nam.
2.3.1.2. Phong cách làm việc:
 Về cách ăn mặt: Theo thứ tự từ trái sang phải: đồng phục trong nhà máy; đồng
phục tặng cho khách hàng và nhân viên tại các địa điểm bán lẻ, siêu thị; đồng phục
12

trong công ty. Vì là một công ty sản xuất thực phẩm, Acecook luôn chú trọng sự đơn
giản, thoải mái và sạch sẽ của đồng phục.

 Về thái độ, cung cách ứng xử: Khi đi đến các địa điểm bán lẻ, nhân viên bán
hàng có thái độ niềm nở, vui vẻ đối với khách hàng. Không chỉ vậy, việc khách tham
quan nhà máy cũng được chào đón rất nhiệt tình và chu đáo (Từ đón tiếp đến giới thiệu,
tham quan và cho khách tham quan thưởng thức các sản phẩm; đến cuối cùng còn giao
lưu, giải đáp thắc mắc và tặng quà cho người tham quan).
2.3.2. Tầng 2 – Những giá trị được chia sẻ:
2.3.2.1. Triết lý của tổ chức:
-Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có
đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
-Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE –
AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”. Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam
luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những
thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho
khách hàng. Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức
13

khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản
phẩm mì ăn liền.
-Triết lý kinh doanh: “Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội
Việt Nam”
-Trách nhiệm xã hội: luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc.
Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, công
ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường nhằm
cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.

-Phương pháp làm việc: GOVERNANCE – COMPLIANCE – DISCLOSURE

(1) Corporate Governance (Kiểm soát quản trị): 


– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi sai trái và hành động
tùy tiện vô tổ chức của người điều hành công ty hay các cán bộ quản lý.
– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của
tổ chức hay một bộ phận nhân viên nào đó.
– Là định hướng hoạt động đúng đắn cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên để thực
hiện triết lý kinh doanh của công ty.
(2) Compliance (Tính tuân thủ):
– Công ty hoạt động trên cơ sở tuân thủ toàn bộ các quy tắc cơ bản như quy định
pháp luật, quy định nội bộ công ty.
– Công ty không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải có ý thức và thực
hiện việc tuân thủ nghiêm ngặt các đạo đức kinh doanh.
(3) Disclosure (Tính minh bạch):
– Chia sẻ thông tin: ngoài các thông tin bí mật, công ty sẽ tích cực thực hiện chia
sẻ thông tin với cán bộ công nhân viên.
14

– Công nhận đóng góp của nhân viên và chia sẻ một cách thích hợp những đánh
giá của cấp trên cho nhân viên.
– Ban điều hành, các cán bộ công nhân viên kê khai (không che giấu) tất cả
những mối liên hệ có liên quan đến lợi ích giữa bản thân và công ty.
2.3.2.2. Tri thức tổ chức:
Tổng giám đốc công ty – ông Kajawara Junichi đã mang triết lý Kaizen ở Nhật
Bản đem đến Việt Nam để áp dụng tại chính công ty của mình với mong muốn phát
triển doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam. Triết lý của Kaizen tập trung cải
tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, song mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng,
gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng và người hưởng lợi
cuối cùng chính là khách hàng. Do đó, bất cứ hoạt động nào không nâng cao giá trị của
sản phẩm và sự thỏa mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ. Chính nhờ áp dụng triết lý
này mà ông đã phát triển công ty vững bền trong hơn 25 năm qua với sự đổi mới không
ngừng, làm việc nhóm tốt hơn,… và luôn luôn tập trung vào lợi ích khách hàng.
2.3.3. Giá trị MBV của Công ty Acecook Việt Nam:
Hơn 25 năm qua, Công ty đã cố gắng và nỗ lực phát triển. Kết quả của sự nỗ lực
đó đã đưa Acecook Việt Nam được nhiều người tin dùng. Không chỉ vậy, Acecook
Việt Nam còn đạt được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu tiêu biểu như:
-Bảng vàng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (2015);
-Sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích (2011 – 2012);
-Thương hiệu nổi tiếng ASEAN (2012);
-Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (2015);…..

CHƯƠNG 3: RÚT RA NHẬN XÉT

3.1. Phân tích và nhận xét về hai tầng văn hóa của tổ chức:

3.1.1. Nhận xét văn hóa tầng 1:


15

Nhận xét về cấu trúc hữu hình của Acecook

-Nhận xét tổng quan về cơ sở vật chất:

+ Nhà máy có trang thiết bị hiện đại: như đã trình bày ở trên, nhà máy có máy
móc hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm với năng suất cao.

+ Môi trường thúc đẩy tính hợp tác và sáng tạo: như đã trình bày ở trên, trụ sở
làm việc được chia làm 06 tầng lầu với kiến trúc “xanh”, thoáng đãng giúp nhân viên
làm việc trong môi trường thoải mái, tự do sáng tạo.

-Về cơ cấu doanh nghiệp: rõ ràng, chặt chẽ, tối giản và hiệu quả.

+ Rõ ràng: bộ máy có cơ cấu phân tầng với bộ phận đứng đầu là Hội đồng quản
trị, tiếp đến là Ban Giám đốc và 11 phòng ban.

+ Chặt chẽ: Từng phòng ban đều chịu giám sát của Ban Giám Đốc, đồng thời Ban
Giám đốc giúp phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban với nhau.

+ Tối giản: Công ty bao gồm 11 phòng ban, từng phòng ban đều chịu trách nhiệm
các vấn đề thiết yếu về kinh doanh và sản xuất.

+ Hiệu quả: Vì từng phòng ban đều phối hợp ăn ý và chặt chẽ, thêm nữa là bộ
máy tỏ chức công ty được tối giản. Tất cả đều mang lại hiệu quả làm việc với năng suất
cao cho công ty.

-Về logo: là bộ mặt của công ty, mang đậm tính thân thiện và bắt mắt. Giúp cho
người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ về thương hiệu của công ty. Đồng thời logo cũng
mang câu slogan của công ty, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bản chất của công ty.

-Về nhân sự:


16

+ Đồng phục: đồng phục mang màu sắc thân thiện, đồng thời giúp nhân viên dễ
dàng phân biệt từng khâu hoạt động, tránh nhầm lẫn trong sản xuất cũng như kinh
doanh, nhưng đem lại sự thoải mái trong lúc làm việc.

+ Thái độ làm việc: nhân viên được đào tạo phải luôn vui tươi, thân thiện với
khách hàng. Đồng thời đối với đồng nghiệp, tăng cường khả năng trao đổi sáng tạo và
cùng nhau hợp tác giúp đưa công ty đạt đến sự thành công mỹ mãn.

3.1.2. Mục tiêu MBV cần phấn đấu của tổ chức:

(a) Những giá trị nào được coi là quan trọng hay có ý nghĩa nhất đối với tổ chức?

Chúng tôi nghĩ giá trị được coi là quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với tổ chức là
giá trị cốt lõi cũng như câu slogan “COOK HAPPINESS”. Bởi trong câu slogan đã thể
hiện qua chữ HAPPY. Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm khách hàng – những
người sử dụng sản phẩm của Acecook luôn thấy hạnh phúc. Không chỉ đối với khách
hàng, Acecook Việt Nam còn nỗ lực để cán bộ công nhân viên Acecook và gia đình họ
cảm thấy hạnh phúc. Và cuối cùng, Acecook Việt Nam còn nỗ lực để làm toàn xã hội
cảm thấy hạnh phúc.

(b) Hình ảnh mà tổ chức muốn tạo ra trong”mắt”những người hữu quan và xã hội về
bản thân mình là như thế nào? Tổ chức phấn đấu vì cái gì? Để trở thành cái gì? Vì
sao?

Hình ảnh mà tổ chức muốn tạo ra trong “mắt” những người hữu quan và xã hội về
bản thân mình là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến
sức khỏe – an tâm – an toàn cho khách hàng. Bởi vì Acecook là công ty sản xuất thực
phẩm, do đó doanh nghiệp này chú trọng chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
ngày càng nâng cao của khách hàng và nâng cao giá trị cho sản phẩm cũng như thương
17

hiệu của công ty. Acecook Việt Nam đang phấn đấu để trờ thành doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình
toàn cầu hóa. Điều này giúp công ty phát triển vững mạnh và được khách hàng mọi nơi
trên thế giới biết đến. Đồng thời thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội
Việt Nam.

3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược và văn hóa của tổ chức (Văn hóa của DN có giúp
tổ chức thực hiện chiến lược hay không)?
Như đã nói, văn hóa của doanh nghiệp giúp một công ty hoạt động một cách thật trơn
tru, chặt chẽ và đạt được hiệu quả cao. Cho dùng công ty ấy có hoài bão hay mục tiêu
lớn lao đến đâu, nhưng thiếu đi văn hóa doanh nghiệp hợp lí thì công ty cũng không thể
chạm đến ngưỡng cửa thành công. Do đó, văn hóa của tổ chức có mối quan hệ mật
thiết đối với chiến lực của công ty, văn hóa của doanh nghiệp chính là yếu tố cần thiết
giúp mọi công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra. Như đã trình bày ở trên, 04 chiến
lược của công ty phù hợp với các giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn mà tổ chức đã đưa ra. Nhờ
có sự kết hợp chặt chẽ, sáng tạo của nhân viên,… mà Acecook Việt Nam đã phát triển
được như bây giờ. Vì vậy, nhóm chúng tôi khẳng định lại một lần nữa là văn hóa doanh
nghiệp và chiến lược doanh nghiệp có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Tóm lại, dựa trên thuyết ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein, chúng
tôi thấy được tầm quan trọng rất lớn của văn hóa doanh nghiệp trong một tổ chức,
doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam ngày
càng được đông đảo khách hàng biết đến và công ty khẳng định được quá trình xây
dựng và phát triển bền vững thương hiệu của công ty trong hơn 25 năm. Cùng với sự
đóng góp của các cán bộ, công nhân viên chức trong công ty, Acecook Việt Nam đang
từng bước phát triển và vươn rộng hơn trên bản đồ thế giới. Văn hóa doanh nghiệp của
Acecook Việt Nam mang những giá trị cốt lõi có tính riêng biệt được đúc kết từ nhiều
yếu tố, từng giai đoạn mà công ty đã đi qua. Văn hóa doanh nghiệp của Acecook không
18

chỉ giúp công ty ngày một lớn mạnh mà còn mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm thú vị - an tâm – an toàn – sức khỏe, trở thành người bạn đồng hành đáng tin
cậy trong lĩnh vực thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang chính của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam –
www.Acecookvietnam.com
2. “Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam” – http://doanhnhan.vneconomy.vn
3. “Đề tài nghiên cứu sự thành công của thượng hiệu mì ăn liền Hảo Hảo của công
ty Vina Acecook” - https://123doc.net//document/4045869-de-tai-nghien-cuu-
su-thanh-cong-cua-thuong-hieu-mi-an-lien-hao-hao-cua-cong-ty-vina-
Acecook.htm
4. “Tòa nhà văn phòng Acecook” - https://doanhnhanplus.vn/toa-nha-van-phong-
Acecook-viet-nam-413099.html.

You might also like