You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ



BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ LOGISTICS CĂN BẢN

Đề tài: Phân tích thực trạng quản trị dự trữ của công ty

TNHH Samsung Electronics Việt Nam

LỚP HỌC PHẦN : TMKT1125(222)_02


SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH THỊ KHÁNH LINH
NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
TỪ THU AN
ĐỖ NGỌC ÁNH
HOÀNG QUỲNH HƯƠNG

 Hà Nội, tháng 6 năm 2023 


BẢNG PHÂN CHIA NHIỆM VỤ

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Đánh giá về


đóng góp

1 Trịnh Thị Khánh Linh 11223823 Phần 1+3, tổng 10


(nhóm trưởng) hợp file Word

2 Nguyễn Thị Thúy 11222744 Phần 1, tổng 10


Hường hợp file Word

3 Từ Thu An 11220069 Mục 2.5 10

4 Đỗ Ngọc Ánh 11220716 Mục 2.1 + 2.2 10

5 Hoàng Quỳnh Hương 11222667 Mục 2.3 + 2.4 10

1
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị logistics là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, có liên quan
từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu cầu
của khách hàng. Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các
hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi
yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân
lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động này
cũng được phối kết trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ
tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho,
bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói…
Chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một
cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ
cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị gia tăng lớn nhất.
Với mục tiêu hiểu sâu rộng kiến thức môn Quản trị logistics căn bản và mong
muốn nghiên cứu rõ hơn về thực trạng tổ chức, quản trị logistics của một doanh
nghiệp, nhóm chúng em xin phép chọn Công ty TNHH Samsung Electronics Việt
Nam (SEV) để làm đối tượng khai thác, nghiên cứu.
Chúng em rất mong nhận được nhận xét và sự chỉ dẫn của cô để đề tài này
được hoàn thiện hơn.

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS
VIỆT NAM............................................................................................................ 5
1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................. 5
1.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................. 5
1.1.2 Sứ mệnh, mục tiêu của Samsung Electronics ....................................... 5
1.2 Hoạt động kinh doanh .................................................................................... 5
1.2.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 5
1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................. 5
1.2.3 Tình hình hoạt động .............................................................................. 6
Phần 2: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ CỦA SEV ............................................................ 6
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm: ............................................................................................ 6
2.1.2. Chức năng, phân loại dự trữ ................................................................ 6
2.1.3. Một số mô hình dự trữ ......................................................................... 7
2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của SEV...................................................................... 9
2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ở Việt Nam ................................... 9
2.2.2 Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại Samsung ...................................... 9
2.3. Thực trạng quản trị dự trữ...........................................................................11
2.3.1. Nguyên vật liệu ....................................................................................11
2.3.2. Thành phẩm.........................................................................................11
2.4. Chính sách quản lý hàng tồn kho .................................................................11
2.4.1. Quan điểm chi phối công tác quản lý..................................................11
2.4.2. Quản lý về mặt hiện vật.......................................................................11
2.4.3. Quản lý về mặt kế toán ........................................................................12
2.4.4. Quản lý về mặt kinh tế ........................................................................12
2.5. Đánh giá về hoạt động quản trị dự trữ của SEV .........................................13
2.5.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng của SEV ..............................................13

3
2.5.2 Hoạt động quản trị dự trữ của SEV ....................................................13
Phần 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
CỦA SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM ................................................14
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................16

4
Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS
VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Lịch sử hình thành
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung-Samsung Electronics là công
ty điện tử đa quốc gia Hàn Quốc có trụ sở đặt tại Suwon, Hàn Quốc, được thành lập
vào năm 1969 bởi ông Lee Byung- Chul. Đây cũng là công ty con hàng đầu trong cơ
cấu tổ chức của tập đoàn Samsung bên cạnh Samsung Heavy Industries, Samsung
Engineering, Samsung C&T, ... và là công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo
doanh thu từ năm 2009. Vào cuối năm 2018, Samsung Electronics đã có 216 trung
tâm điều hành trên toàn thế giới, bao gồm trụ sở tại Suwon, các công ty con sản xuất,
công ty con bán hành, trung tâm thiết kế và Trung tâm R&D, trong khi điều hành 15
văn phòng khu vực tại Hàn Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, châu Phi và các
khu vực trên thế giới.
- Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Samsung Electronics
Vietnam được cấp giấy phép đầu tư ngày 25/3/2008, chính thức đi vào hoạt động
tháng 4 năm 2009. Hai nhà máy của Samsung Electronics ở Việt Nam là SEV (Bắc
Ninh) và SEVT (Thái Nguyên, thành lập năm 2013, vốn đầu tư là 5 tỷ USD). [1]
1.1.2 Sứ mệnh, mục tiêu của Samsung Electronics
a. Sứ mệnh, mục tiêu:
“Trở thành công ty kỹ thuật số Digital Company tốt nhất”
- Samsung cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng nâng cao
sự tiện lợi.
- Tạo điều kiện mang tới lối sống thông minh hơn cho khách hàng của mình trên
toàn thế giới.
- Cải thiện cộng đồng toàn cầu thông qua sự không ngừng theo đuổi những cách
tân đột phá và tạo giá trị.
b. Mục tiêu:
- Samsung đã hướng đến mục tiêu thu hút phân khúc khách hàng trẻ tuổi và cao
cấp bằng cách cải tiến kỹ thuật và thiết kế, điều này đã phản ánh chiến lược cấp kinh
doanh của thương hiệu.
- Năm 2023, Samsung chuyển trọng tâm sang mục tiêu dẫn đầu và phát triển
các điện thoại thông minh cho phép cạnh tranh tốt hơn để giành vị trí đầu bảng trước
đối thủ quan trọng duy nhất của mình là Apple. Dự tính trong năm 2023, sẽ bán ra thị
trường khoảng 270 triệu thiết bị. [2]
1.2 Hoạt động kinh doanh
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Samsung có sự phân chia tổng thể thành các bộ phận nhỏ theo những tiêu thức
chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng
có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Về cơ bản, tổ chức bộ máy của SEV được bố trí theo chiều dọc với các thành
phần từ SEV -> Team -> Group -> Part. Cơ cấu tổ chức của SEV khá phức tạp với
hơn 300 phòng ban và thường xuyên thay đổi theo các quy trình sản xuất mới.
1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh

5
Samsung Electronics sản xuất đa dạng các sản phẩm thuộc ngành Điện tử tiêu
dùng. Các sản phẩm và dịch vụ của công ty gồm có các thiết bị gia dụng chẳng hạn
như TV, màn hình, máy in, tủ lạnh, và máy giặt cũng như các sản phẩm viễn thông
di động quan trọng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Samsung Electronics
cũng tiếp tục là một nhà cung cấp được tin dùng, sản xuất các bộ phận điện tử quan
trọng như DRAM và các sản phẩm bán dẫn.
Sản phẩm của Samsung chứa một thị phần rất lớn trên thị trường toàn cầu nói
chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, với sự phát triển thiết bị gia dụng số lấy
yếu tố con người làm nền tảng, thông qua áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào các sản
phẩm điện gia dụng, Samsung đang hướng đến một cuộc sống hiện đại dễ dàng quản
lý mọi thiết bị.
1.2.3 Tình hình hoạt động
- Hoạt động từ 2008 (SEV) và 2013 (SEVT) đã tạo việc làm cho khoảng hơn
110.000 công nhân. [3]
- Samsung hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lớn hơn cả
PetroVietnam. Tổng cộng, tập đoàn này đang sử dụng hơn 110.000 người lao động
Việt, biến Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế
giới, chỉ sau Trung Quốc.
- Đóng góp quan trọng cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu từ
Samsung Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm tổ hợp các công ty thành viên, công ty
con của tập đoàn này đã xuất khẩu 28 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng
cục Hải Quan cho thấy kim ngạch xuất khẩu Việt nam 6 tháng đầu năm là 113,93 tỷ
USD, tăng 7,08% so với cùng kì năm trước. Theo số liệu thống kê, Samsung đang
chiếm tỷ trọng trong khoảng 24,6% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, chiếm hơn
¼ xuất khẩu của cả nước. [4]
Như vậy, nếu Samsung Electronics Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ phát triển
như trong thời gian vừa qua thì tổng doanh thu sẽ tiếp tục có những đột phá mới.

Phần 2: QUẢN TRỊ DỰ TRỮ CỦA SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm
a. Dự trữ
Dự trữ là hoạt động có chủ đích của nhà quản trị liên quan đến các hình thái
kinh tế của sản phẩm hữu hình trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
b. Quản trị dự trữ
Quản trị dự trữ là việc kiểm soát các thông số dự trữ trong doanh nghiệp để
chủ động duy trì lực lượng hàng hóa dự trữ cần thiết đáp ứng yêu cầu và mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Chức năng, phân loại dự trữ
a. Chức năng
- Cho phép đạt mức sản lượng kinh tế trong sản xuất và phân phối

6
- Cân bằng cung cầu
- Cho phép chuyên môn hóa
- Giảm những thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh
b. Phân loại dự trữ
- Theo vị trí trên chuỗi cung ứng: 4 loại chính
+ Nguyên vật liệu/Vật tư (Raw materials) - các đầu vào của sản xuất chưa được
chế biến
+ Bán thành phẩm (Work-in-process) (WIP) - các nguyên vật liệu đang trong
quá trình chế biến, chưa sẵn sàng để tiêu thụ
+ Thành phẩm/Sản phẩm (Finished goods) –sản phẩm đã kết thúc quá trình sản
xuất, sẵn sàng để đưa lên phương tiện vận tải
+ Maintenance, repair & operating (MRO) –các nguyên vật liệu/vật tư được sử
dụng trong quá trình vận hành sản xuất
- Theo mục đích dự trữ
+ Dự trữ thường xuyên
+ Dự trữ bảo hiểm
+ Dự trữ trên đường vận chuyển
+ Dự trữ chuẩn bị
- Theo giới hạn dự trữ:
+ Dự trữ tối đa
+ Dự trữ tối thiểu
+ Dự trữ bình quân [5]

2.1.3. Một số mô hình dự trữ


a. JIT (Just–in–time)
- Đặc điểm:
+ Dự trữ bằng 0
+ Lượng hàng mỗi lần đặt nhỏ (so với tổng quy mô nhu cầu)
+ Thời gian (lead time) ngắn

7
+ Không có lỗi trong giao nhận (zero defects)
b. EOQ (Economic Order Quantity)
- Đặc điểm:
+ Đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi trong mọi phân xưởng
+ Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí đặt hàng và lưu kho
để nâng cao hiệu quả quản lý
+ Tuy nhiên, nhược điểm là khó tính toán tồn kho trong môi trường kinh doanh
biến động do 2 chi phí trên giả định là cố định. Ngoài ra giả định đầu vào là
nhu cầu của người tiêu dùng không đổi trong ít nhất 1 năm là rất khó
c. MRP (Material Requirement Planning)
Hệ thống giúp tính toán nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành đơn đặt hàng
của khách hàng
- Ưu điểm:
+ Giảm mức tồn kho. Xác định mức dự trữ hợp lý giảm thời gian chờ đợi nguyên
vật liệu để sản xuất. Qua đó tránh các chi phí lãng phí cho việc lưu kho, vận
chuyển,…
+ Theo dõi sát sao tình trạng các nguyên vật liệu cho từng đơn đặt hàng của
khách hàng
+ Phân bổ thời gian sản xuất hợp lý để tối ưu thời gian, chi phí, nhân lực
+ Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho các đơn hàng trong tương lai.
d. FIFO (First in first out)
Thường được các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có thời hạn sử
dụng như: thực phẩm, các sản phẩm có vòng đời ngắn như thời trang, đồ công nghệ,

- Ưu điểm:
+ Tránh được chi phí tiêu hủy và thanh lý hàng hóa
+ Hạn chế sự ảnh hưởng của lạm phát lên sản phẩm
+ Dễ áp dụng vào dây chuyền sản xuất
- Nhược điểm:
+ Dễ bị ảnh hưởng xấu bởi giá thị trường
+ Dễ chịu ảnh hưởng từ thuế do các chính sách kích cầu hay giảm cầu

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tồn kho/dự trữ của doanh nghiệp
- Yếu tố tài chính: Yếu tố như chi phí vay tiền để dự trữ đủ hàng, lãi suất thay
đổi, các loại thuế liên quan ảnh hưởng lớn đến quản trị dự trữ của doanh
nghiệp.
- Nhà cung cấp: Doanh nghiệp cần có nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy để có
kế hoạch chi tiêu, sản xuất hợp lí. Ngoài ra, việc có một nhà cung cấp dự phòng
uy tín sẽ giúp giảm thiểu sự thiếu hụt sản phẩm hay trì hoãn trong quá trình
sản xuất.
- Thời gian đặt hàng: Có thể thay đổi theo mỗi loại sản phẩm và các quá trình
sản xuất liên quan. Việc thuê dịch vụ nước ngoài sẽ giúp giảm thiểu chi phí
nhưng lại tăng thời gian chờ, trong khi sản xuất mặt hàng cùng loại ở địa
phương lại giúp giảm thời gian dù tăng chi phí và cần sự thay đổi mức dự trữ
tương ứng.

8
- Loại sản phẩm: Các loại sản phẩm dễ hỏng sẽ có thời gian ở trạng thái dự trữ
ngắn hơn và cần được đảm bảo theo ngày hết hạn.
- Người quản lý: Quản trị dự trữ của doanh nghiệp là trách nhiệm của chính
những người chủ doanh nghiệp.
- Các yếu tố khác: Một số các nhân tố doanh nghiệp khó kiểm soát như suy thoái
kinh tế, thị trường bất động sản hay cạnh tranh thị trường cũng ảnh hưởng đến
quản trị dự trữ của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nên sử dụng
các phương pháp định giá, dự đoán, … để có sự chuân bị tốt nhất, tránh xảy ra
tình trạng hàng dư thừa bị tồn quá nhiều.

2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của SEV

2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ở Việt Nam

2.2.2 Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại Samsung

a. Nhà cung cấp


Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở
ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Theo
thông tin từ SEV, trong 67 nhà cung cấp hiện nay cho Samsung ở Bắc Ninh chỉ có
bảy doanh nghiệp thuần túy Việt Nam. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước này
cũng chỉ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đơn giản như bao bì, in ấn với giá trị
không cao. Phần lớn các nhà cung ứng còn lại đến từ Hàn Quốc và những nước xung

9
quanh như Nhật Bản, Singapore, Malaysia... số còn lại là các công ty liên doanh. Vì
vậy Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản xuất của mình và cung
cấp cho những nhà máy sản xuất điện thoại khác như: Nokia, Motorola.
Bên cạnh đó Samsung vẫn hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài tiêu biểu như
Cabot Microelectronics, GSI Lumonics iNC, Chipset Qualcomm.
b. Doanh nghiệp trung tâm
Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) có các
nhà máy sản xuất đặt tại Việt Nam: Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc
Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên), công ty
Samsung Vina, Samsung Điện tử HCMC (SEHC); Samsung Electronics có một trung
tâm nghiên cứu và phát triển (Research and Development - R&D) tại Thành phố Hồ
Chí Minh,trung tâm này tập trung vào nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các công
nghệ mới cho các sản phẩm của Samsung.
c. Nhà phân phối
Hiện nay Samsung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực
tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có các nhà phân
phối chính thức đó là PSD (công ty con của Petrosetco), TIE, Digiworld Corporation
(DGW). Trước đây Samsung đã từng hợp tác với nhà phân phối FPT, nhưng từ ngày
25/12/2009 thì FPT Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại của di động của
Samsung. Samsung cũng đã từng hợp tác với các nhà phân phối như: Viettel và Phú
Thái, sau đó đã "chia tay” để tập trung phát triển các kênh phân phối ở tỉnh nhỏ và
các đại lý lớn trực tiếp như Mai Nguyên, Thế giới Di Động.
d. Nhà bán lẻ
Sau khi có mặt tại các nhà phân phối thì Samsung nhanh chóng được phân
phối đến toàn quốc qua các nhà bán lẻ. Các sản phẩm được bán hầu như ở các siêu
thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thoại, thiết bị điện tử,...
Hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM nổi lên như. Thế Giới Di Động,
Viễn Thông A, Phước Lập Mobile. Nguyễn Kim....Tính riêng tại Hà Nội đã có đến
98 đại lý bán lẻ lớn phân phối sản phẩm điện thoại Samsung. Bên cạnh đó còn có hệ
thống các cửa hàng kinh doanh vừa cho đến kinh doanh nhỏ lẻ dày đặc cũng phân
phối sản phẩm của Samsung. Các sản phẩm của Samsung được bày bán tại siêu thị ở
các địa phương như BigC. Các tỉnh thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thoại cũng
dày đặc. Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản phẩm điện thoại nào của Samsung.
Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thoại, siêu thị
điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thoại cũng như các linh kiện đi kèm
cho khách hàng. Nhờ những nhà bán lẻ mà các thiết bị có thể dễ tiếp cận tay người
dùng, khách hàng dễ mua cũng như dễ tìm hiểu đến các sản phẩm hơn.
e. Người tiêu dùng cuối cùng
Những người tiêu dùng cuối cùng là các khách hàng với như cầu sử dụng các
thiết bị di động của Samsung, là những cá nhân hoặc các tổ chức doanh nghiệp.
Trong chuỗi cung ứng khách hàng là mắt xích cuối cùng nhưng mang vai trò vô
cùng quan trọng. Ngày nay việc sử dụng các thiết bị Samsung ngày càng nhiều trở
nên nhiểu và phổ biến điều này được thể hiện trực tiếp qua doanh thu của Samsung
tại VN, năm vừa qua Samsung đã thu được 70 tỷ USD từ 4 nhà máy sản xuất tại
Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2022, Samsung đạt doanh thu hơn 234 tỷ USD, tăng
hơn 8% so với 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 39%, đạt trên 43 tỷ USD. Trong đó, 4

10
nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng 30% vào tổng doanh thu của doanh nghiệp
này.
2.3. Thực trạng quản trị dự trữ
Mục tiêu của SEV: 2022 là năm có nhiều vấn đề liên quan đến hàng tồn kho
của SEV khi Samsung gặp khó khăn trong việc bán các sản phẩm Galaxy. Thị trường
smartphone chứng kiến đợt suy thoái do nhu cầu giảm trên toàn cầu trong bối cảnh
nền kinh tế đi xuống. Trước đó, các công ty nghiên cứu đã hạ ước tính lô hàng xuất
xưởng của Samsung trong năm 2022 thấp hơn 2021 và Samsung đã giảm mục tiêu
doanh số từ 300 triệu xuống 270 triệu. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn để
đạt được mục tiêu trên.
2.3.1 Nguyên vật liệu
Chiếm phần lớn nhất trong tổng giá trị tồn kho, được chia theo một số loại
chính và có các phòng chuyên trách để mua và quản lý.
Nguyên vật liệu tồn kho được chia làm 2 loại chính: nhập khẩu (mua từ các
nhà cung ở Hàn Quốc và Trung Quốc) và nội địa.
Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được xác định dựa trên giá hợp đồng và chi
phí logistics.
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được xác định bằng phương pháp tính MAP
(Moving Average Price).
Khoảng giữa năm 2022, hãng đã cắt giảm gần 50% tốc độ sản xuất khi chờ xử
lý hàng tồn kho. Các nhà cung cấp của hãng cũng đang thấy nhu cầu về bộ phận và
linh kiện giảm tới 70%.
2.3.2 Thành phẩm
Vào tháng 6/2022, Samsung đối mặt với nguy cơ tồn kho tới 50 triệu thiết bị
di động. Việt Nam chiếm tới 60% sản lượng sản xuất thiết bị Samsung và việc
Samsung cắt giảm giờ làm phần nào cho thấy khó khăn của hãng. Theo The Alec,
phần lớn thiết bị trong kho chưa được bán ra là sản phẩm dòng Galaxy A – vốn đóng
một phần lớn vào doanh thu của công ty hàng năm.
2.4. Chính sách quản lý hàng tồn kho
2.4.1 Quan điểm chi phối công tác quản lý
Khác với công ty đối thủ Apple chọn thuê ngoài hoàn toàn, Samsung kết hợp
giữa tự thực hiện và thuê ngoài dịch vụ logistics để tối đa hóa nguồn lực.
Tại SEV, công ty cố gắng xác lập quan điểm dự trữ bằng 0, dựa trên mô hình
JIT. Tuy nhiên, do còn cần nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên SEV vẫn chưa
thể áp dụng triệt để mô hình JIT mà vẫn cần dự trữ hàng hóa trong kho.
Các loại dự trữ bao gồm dự trữ thường xuyên, dự trữ thời vụ và dự trữ bảo
hiểm.
Nguyên tắc vận tải, giao nhận và thanh toán: thường sử dụng incoterm CIF với
hàng nhập khẩu và FOB với hàng xuất khẩu.
2.4.2. Quản lý về mặt hiện vật
2.4.2.1 Kho hàng
Được tách biệt theo quá trình sản xuất: kho nguyên vật liệu thô, kho bán thành
phẩm và kho thành phẩm.
Công ty lập và cập nhật thường xuyên bảng chỉ dẫn vị trí của nguyên vật liệu
trước cửa kho để giảm thiểu thời gian tìm kiếm.

11
Các sản phẩm của công ty hầu hết là những linh kiện điện tử dễ hỏng hóc, yêu
cầu nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nên công ty đã bố trí xây dựng những nhà kho với
những điều kiện nghiêm ngặt. Nhân viên cũng phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu về trang
phục, các chỉ dẫn an toàn và kiểm tra khô thường xuyên.
Để tránh bị trộm cắp, các kho cũng được lắp đặt cửa an ninh, camera và bảo
vệ.
2.4.2.2 Sắp xếp hàng hóa
Trong công tác sắp xếp hàng tồn kho, SEV nhập kho theo phương pháp FIFO
(nhập trước xuất trước). Tên các nguyên vật liệu được mã hóa thành code có 9-14 ký
tự.
Các nguyên vật liệu được sắp xếp vị trí trong kho tùy theo khối lượng và kích
cỡ: hàng hóa to cồng kềnh được xếp ở gần cửa kho để thuận tiện trong công tác vận
chuyển, các hàng hóa nhỏ lẻ được xếp chung vào các thùng để bên trong.
Ngoài ra, các nguyên vật liệu tốt và kém được phân loại kĩ càng và các vật liệu
dễ cháy nổ đặt ở vị trí xa các công trình kiến trúc để đảm bảo an toàn.

2.4.3 Quản lý về mặt kế toán


Quản lý việc xuất nhập tồn của hàng tồn kho: hệ thống WMS. Quản lý tất cả
hàng thông qua mã vạch để giảm thiểu thời gian và nhân công.
Hệ thống quản lý kho WMS đồng bộ với hệ thống khác như GMES, phần mềm
SAP.
2.4.4 Quản lý về mặt kinh tế
- Mô hình dự trữ và phương pháp xác định dự trữ
Mô hình quản lý dự trữ công ty lựa chọn là mô hình JIT do có những đặc điểm
phù hợp như hệ thống các công ty vệ tinh sẵn sàng đáp ứng, chu trình sản xuất mang
tính lặp lại, …
SEV có điểm đặc biệt là chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng từ công ty mẹ ở Hàn
nên lượng sản xuất ra hầu như đều được bán đi ngay, số lượng tồn kho là không đáng
kể.
Đối với nguyên vật liệu thô, công ty sử dụng hệ thống MRP để xác định nhu
cầu và điểm đặt hàng.
Công ty sử dụng mô hình JIT đối với nguyên vật liệu nội địa và hệ thống MRP
đối với nguyên vật liệu từ nhà cung cấp nước ngoài. Hệ thống cho phép SEV tương
tác với khách hàng và nhà cung cấp ở cả 2 giai đoạn mua và bán, tăng độ chính xác
trong dự báo đầu ra, đầu vào của thị trường.
- Quy trình mua hàng nội địa
Phòng kế hoạch sản xuất chạy FP (Factory plan) => lệnh sản xuất cho ngày
tiếp theo => phòng mua hàng tạo lệnh chuyển hàng tới các vendor => vendor chuẩn
bị và cung cấp nguyên liệu trước 2-3h vào ngày sản xuất
Do mỗi lần cung ứng là khác nhau và số lượng nguyên vật liệu được dự trữ là
rất lớn, việc tính chi phí dự trữ và đặt hàng rất phức tạp nên công ty không áp dụng
mô hình EOQ để quản lý lượng đặt hàng mà dựa vào hệ thống MRP. [6]

12
2.5. Đánh giá về hoạt động quản trị dự trữ của SEV
2.5.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng của SEV
Phương châm hoạt động trong chuỗi cung ứng của Samsung là sản xuất vừa
linh hoạt vừa tinh gọn. Tính linh hoạt thể hiện ở việc đáp ứng nhanh chóng và chính
xác yêu cầu của khách hàng. Tính tinh gọn được phát huy ở việc hạn chế sự lãng phí,
giảm thiểu tồn kho và tối ưu hoá thời gian di chuyển.
Nhờ ưu thế cạnh tranh vượt trội, Samsung đã đem đến cho thị trường các sản
phẩm mới nhất trong thời gian ngắn nhất. Công ty cũng tăng doanh số và lợi nhuận
để củng cố hình ảnh của thương hiệu đi đầu.
Tuy nhiên, Samsung cũng còn một vài điểm hạn chế như có quá nhiều dòng
sản phẩm nên nguồn lực bị chia nhỏ. Thương hiệu sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối
thủ nên khó tập trung vào thị trường mục tiêu.
Ví dụ như với sản phẩm điện thoại thông minh, Samsung vừa có dòng điện
thoại cao cấp phân chia thị phần chính với iPhone của Apple, lại có thêm dòng bình
dân cạnh tranh cùng các nhà sản xuất Trung Quốc như Asus, Huawei… [7]
2.5.2 Hoạt động quản trị dự trữ của SEV
Về cơ bản, công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty Samsung Electronics
Việt Nam trong thời gian qua đã dần hoàn thiện, công ty đã thể hiện sự khéo léo trong
việc quản lý và điều hành dự trữ hàng hóa, đảm bảo sự ổn định và linh hoạt trong
chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của nhà
máy. Cụ thể như sau:
+ Hệ thống kho, bến bãi của doanh nghiệp được thiết kế hiện đại, đáp ứng được
các yêu cầu về tính thích dụng, vững chắc, mỹ quan và tiết kiệm. Bên cạnh đó,
Samsung có một mạng lưới rộng lớn các cơ sở và kho bãi để quản lý việc sản
xuất, lắp ráp và phân phối các sản phẩm của họ. Các kho bãi của Samsung có
thể được tìm thấy ở các khu vực công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Thái Nguyên
và Hồ Chí Minh.
+ Đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý dự trữ tiên tiến; sử dụng các công
cụ và phần mềm quản lý dự trữ hàng hóa hiện đại để theo dõi và kiểm soát số
lượng hàng tồn kho, đồng thời tối ưu hóa việc phân phối và lưu trữ hàng hóa.
Điều này giúp tăng cường khả năng dự đoán, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa
lợi nhuận.

13
+ Công tác kế toán hàng tồn kho đảm bảo các yêu cầu của kế toán như tính thận
trọng và tính nhất quán. SEV cũng thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đầy đủ, đảm bảo giá trị hàng tồn kho được phản ánh một cách hợp lý.
+ Việc quản lý dự trữ tốt đóng góp vào sự phát triển theo từng năm của doanh
nghiệp. Cụ thể: Năm 2022, 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam mang lại cho
tập đoàn công nghệ này gần 71 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu toàn tập
đoàn. Trong đó, Samsung Thái Nguyên (SEVT) tiếp tục giữ vị trí nhà máy có
doanh thu cao nhất tại Việt Nam của Samsung, với khoảng 28 tỷ USD. Con số
này tăng xấp xỉ 13% so với năm 2021. [8]
+ Đưa ra các chiến lược dự trữ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ
việc duy trì mức dự trữ đủ để đảm bảo cung cấp liên tục cho khách hàng cho
đến việc tối ưu hóa dự trữ để giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động. Do đó,
vòng quay hàng tồn kho cao (đạt 4.1 năm 2022) so với ngành (trung bình là
2.9); hạn chế dần tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, lãng phí nguồn lực. [9]
Bên cạnh những kết quả đạt được, do các nguyên nhân chủ quan cũng như
khách quan, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty Samsung Electronics Việt
Nam còn gặp những điểm chưa hoàn thiện như
+ Tình trạng trộm cắp các linh kiện điện tử ở SEV vẫn đang diễn biến hết sức
phức tạp. Đơn cử mới đây, tại công ty Công ty TNHH Samsung Electronics
tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra một vụ trộm cắp linh kiện bao gồm: 950 camera, 3
điện thoại di động Galaxy S3, nhiều vỏ máy, pin, sạc,... [10]
+ Độ chính xác của sổ sách hàng tồn kho còn thấp, làm giảm độ tin cậy của báo
cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị. Theo tài liệu Global Policies and
Procedures Manual for Stocktaking, Tập đoàn yêu cầu các công ty phải kiểm
soát để đảm bảo tỷ lệ chính xác của hệ thống đạt trên 95%.Tuy nhiên, nhiều
bộ phận vẫn chưa đạt được mục tiêu này.
+ Tuổi tồn kho của nhiều nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, làm tăng chi phí quản
lý hàng tồn kho và gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. [11]

Phần 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
CỦA SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM
Dưới đây là các bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng quản trị dự trữ của
công ty Samsung Electronics Việt Nam
1. Xác định mục tiêu dự trữ và mô hình quản lí dự trữ
SEV cần thường xuyên đánh giá và điều chỉnh mục tiêu dự trữ để bảo đảm
rằng chúng phù hợp với nhu cầu khách hàng và tình hình thị trường. Bởi lẽ một trong
những yếu tố quan trọng trong việc quản trị dự trữ là đánh giá đúng mục tiêu dự trữ.
Điều này đòi hỏi sự nắm bắt chính xác về tình hình thị trường và nhu cầu của khách
hàng.
Mặc dù SEV đang áp dụng mô hình Just-in-Time (JIT) để giảm thiểu lượng dự
trữ, tuy nhiên, vì cần phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, việc áp dụng mô
hình này vẫn còn một số hạn chế. Doanh nghiệp nên xem xét sử dụng riêng lẻ hoặc
kết hợp các phương pháp và mô hình khác nhau như MRP (Material Requirements
Planning), VMI (Vendor-Managed Inventory) hay Efficient Consumer Response
(ECR) để tối ưu hóa quá trình quản lý dự trữ. Mô hình quản lý dự trữ mới có thể cung
cấp sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.

14
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý kho
SEV có thể đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kho
hàng để cải thiện quản trị dự trữ. Bên cạnh các hệ thống mà doanh nghiệp đã sử dụng
như hệ thống quản lý dự trữ (WMS), hệ thống quản lý sản xuất toàn cầu (GMES) và
phần mềm SAP, SEV có thể sử dụng thêm hệ thống quản lý vận chuyển (TMS), trí
tuệ nhân tạo (AI), phần mềm dự báo (forecasting software) để tự động hóa các quy
trình, theo dõi hàng hóa, tối ưu hóa việc lưu trữ và quản lý thông tin liên quan đến dự
trữ. Điều này tăng tính chính xác và độ tin cậy trong quản trị dự trữ.
3. Củng cố, duy trì mối quan hệ với đối tác chiến lược
Samsung Electronics Việt Nam cần thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược
với các nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Bằng cách duy trì hợp tác với những đối
tác có uy tín, đáng tin cậy, đảm bảo tính liên tục nguồn cung (yêu cầu nhà cung cấp
giao hàng đúng hạn, thậm chí yêu cầu mức dịch vụ cao), SEV có thể chia sẻ thông tin
về nhu cầu dự trữ và tiến hành kế hoạch đồng bộ; giúp tăng cường khả năng dự báo
và quản lý dự trữ, đồng thời giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung
ứng. Cùng với đó, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược còn mang lại lợi ích
lâu dài, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và tăng cường sức cạnh tranh của
SEV.
4. Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên
SEV cần đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên được đào tạo và trang bị các kỹ năng,
kiến thức cần thiết để thực hiện công việc quản trị dự trữ một cách hiệu quả. Bên cạnh
việc tuyển dụng nhân sự trình độ cao, SEV có thể tổ chức các chương trình đào tạo
và chia sẻ thông tin nội bộ về quản trị dự trữ, quản lý chuỗi cung ứng…; có các chính
sách hỗ trợ tài chính khuyến khích nhân viên “đi học” để nâng cao trình độ.
Tóm lại, quản trị dự trữ là một mắt xích quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung
ứng của Samsung Electronics Việt Nam. SEV có thể cải thiện khả năng quản trị dự
trữ qua việc xác định mục tiêu dự trữ và mô hình quản lí dự trữ, ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc quản lý kho, duy trì mối quan hệ với đối tác chiến lược và nâng
cao năng lực chuyên môn của nhân viên, từ đó giảm thiểu rủi ro, tăng sự linh hoạt
trọng quản trị dự trữ và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

15
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Wikipedia, "Samsung," Viet Nam, 2023.


[2] S. V. Nam, "Thông tin công ty," Việt Nam, 2020.
[3] V. Đ. Minh, "Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam," Vietnam Report,
Hà Nội, 2019.
[4] Tilda, "10 năm đóng góp của Samsung ở Việt Nam," Landscape, Việt Nam,
2023.
[5] H. Consultant, "Logistics," quanlidoanhnghiep.edu.vn, Hà Nội, 2020.
[6] Melanie, "The Factors Affecting Inventory Management & Inventory Policy,"
Unleashed Software, New Zealand, 2017.
[7] A. Bland, "Inventory Management Strategies of 7 Successful Firms," Unleashed
Sofware, New Zealand, 2021.
[8] A. Tú, "4 nhà máy tại Việt Nam đem về cho Samsung hơn 70 tỷ USD,"
VnExpress, Việt Nam, 2023.
[9] Samsung, "Samsung Electronics Co Ltd Business Report," 2022.
[10] T. CAND, "Làm rõ vụ trộm cắp linh kiện tại Công ty Samsung," Báo Hà Nội
mới, 2012.
[11] P. Nguyen, "Exclusive: Samsung workers in Vietnam bear brunt of slowdown
in global demand for electronics," Reuters, 2022.
[12] Wikipedia, “"Samsung",” Internet, Korea, 2023.

16

You might also like