ĐỀ CƯƠNG

You might also like

You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TỔNG QUÁT


(Ban hành kèm theo quyết định số …..QĐ/ĐHKTQD, ngày ….. tháng 09 năm 2021)

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT


- Tên học phần (tiếng Việt) Địa lý Kinh tế
- Tên học phần (tiếng Anh) Economic Geography
- Mã số học phần: MTKT1102
- Thuộc khối kiến thức: Bắt buộc của ngành; Tự chọn của ngành khác
- Số tín chỉ: 3 tín chỉ (45 giờ tín chỉ; 50 phút/giờ)
Số tiết lý thuyết: 33,0
Số tiết bài tập/thảo luận: 12.0
Số tiết tự học: 90
- Các học phần tiên quyết: không
2. THÔNG TIN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Bộ môn quản lý: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ: P.14.01 nhà A1, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Giảng viên tham gia giảng dạy:
1. TS Nguyễn Công Thành Email: thanhnc@neu.edu.vn
2. PGS. TS. Lê Thu Hoa Email: hoalt@neu.edu.vn
3. TS. Ngô Thanh Mai Email: thanhmai@neu.edu.vn
4. TS. Nguyễn Diệu Hằng Email: hangnd@neu.edu.vn
5. ThS. Lê Huy Huấn Email: huanlh@neu.edu.vn
3. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Đời sống kinh tế đương đại của chúng ta ngày càng được cấu thành ở quy mô
toàn cầu. Một hiểu lầm phổ biến là trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, địa lý không
còn quan trọng nữa vì các nguồn lực đã trở nên 'siêu di động', và các công ty có thể đặt

1
trụ sở ở mọi nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế ngày càng được
quốc tế hóa, sự kết nối giữa các nơi gia tăng, sự cạnh tranh giữa các nơi này ngày càng
gay gắt và sự bất bình đẳng theo đó cũng ngày càng gia tăng, do đó địa lý trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Tại sao một số hoạt động kinh tế vẫn chỉ tập trung trong một số
không gian nhất định, trong khi những hoạt động kinh tế khác lại phân tán? Tại sao các
thành phố hoặc một số khu vực nhất định phát triển nhanh chóng và lớn mạnh trong khi
những nơi khác lại tụt hậu? Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, sự phát triển không
đồng đều về mặt không gian có phải là đặc điểm tất yếu của chủ nghĩa tư bản? Đây là
những dạng câu hỏi mà các nhà địa lý kinh tế tìm cách hiểu.
“Địa lý kinh tế” là một môn học sử dụng phương pháp tiếp cận địa lý để cung
cấp thông tin chi tiết và hiểu biết về nền kinh tế. Những gì sinh viên thu được từ khóa
học này là sự hiểu biết về vị trí, sự phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động
kinh tế trên toàn cầu; cụ thể là cách mà các lĩnh vực kinh tế gắn liền với các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội quốc tế. Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên các cách tiếp cận,
khái niệm và lý thuyết cơ bản mà các nhà địa lý kinh tế sử dụng; nó sẽ giúp sinh viên
hiểu được những khái niệm và lý thuyết này có thể được áp dụng như thế nào trong bối
cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
Coe, N., Kelly, P., Yeung, H.W.C. (2013). Economic Geography: A
Contemporary Introduction. Wiley.
Tài liệu khác
[1]. Dickens P. (2011), Global Shift: Mapping the Changing Contours of the World
Economy. The Guilford Press. New York.
[2]. Knox P., Agnew J. & McCarthy L. (2014). The Geography of the World Economy.
Routledge. New York.
[3]. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo Phát triển Thế giới - Tái định dạng Địa kinh
tế, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.
[4]. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2007), Địa lí Kinh tế - xã hội Việt
Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế Vùng ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Lao
động Xã hội, Hà Nội.
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Dự kiến khi hoàn thành khóa học này, mỗi sinh viên sẽ/có thể nắm được những
kiến thức và kỹ năng cơ bản đển hiểu được tầm quan của địa lý kinh tế trong việc phân

2
tích các xã hội và nền kinh tế đương đại và vận dụng vào giải thích và đề xuất các giải
pháp khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội theo không gian
ở các cấp độ lãnh thổ khác nhau. Các mục tiêu cụ thể của học phần bao gồm:
 Trang bị cho sinh viên kiến thức và sự hiểu biết toàn diện về các khái niệm cơ
bản, các tác nhân/động lực chính, các cách tiếp cận lý thuyết quan trọng trong địa
lý kinh tế và thực tiễn trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở cấp độ lãnh thổ
khác nhau. Qua đó, sinh viên có thể nhận thức được tầm quan trọng của các đặc
trưng địa lý kinh tế trong việc phân tích các quá trình xã hội và giải thích sự vận
hành nền kinh tế đương đại. Đồng thời, sinh viên có những hiểu biết sâu về cách
mà các hoạt động kinh tế đang được vận hành, phân bố theo các quy luật không
gian nào; hiểu được mối liên hệ giữa các động lực địa lý đối với sự phân bố và tổ
chức các hoạt động kinh tế.
 Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức, vận dụng cách tiếp cận địa lý để đánh
giá cách mà xã hội và các tác nhân kinh tế tự tổ chức trong không gian, vai trò
của các yếu tố động lực dẫn đến sự hình thành và phân bố các mô hình kinh tế
không gian; và tác động của các mô hình không gian đối với phúc lợi kinh tế - xã
hội của các nhóm và xã hội bị ảnh hưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Đồng thời, sinh viên có thể vân dụng kiến thức khóa học để liên kết, phân tích,
đánh giá các sự kiện kinh tế, xã hội và chính trị hiện tại, xác định một số xu hướng
địa lý trong các quá trình kinh tế cũng như các kết quả có thể xảy ra đối với xã
hội.
 Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng được nhấn mạnh thông qua việc đánh
giá các kết quả làm việc theo nhóm; đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích các
vấn đề kinh tế - quản lý dựa trên bằng chứng.
Bảng 5.1. Mục tiêu học phần
CĐR của
Mức độ
Mục tiêu Mô tả mục tiêu CTĐT
(MIT)
(PLOs)
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức và
sự hiểu biết toàn diện về các khái niệm cơ bản,
các tác nhân/động lực chính, các cách tiếp cận lý
thuyết quan trọng trong địa lý kinh tế và thực tiễn
trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở cấp 1.2.1 II
G1
độ lãnh thổ khác nhau. Đồng thời, sinh viên có 1.3.1 III
những hiểu biết sâu về cách mà các hoạt động
kinh tế đang được vận hành, phân bố theo các quy
luật không gian nào; hiểu được mối liên hệ giữa
các động lực địa lý đối với sự phân bố và tổ chức

3
các hoạt động kinh tế.
Kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng kiến
thức, vận dụng cách tiếp cận địa lý để đánh giá
cách mà xã hội và các tác nhân kinh tế tự tổ chức
trong không gian, vai trò của các yếu tố động lực
dẫn đến sự hình thành và phân bố các mô hình
kinh tế không gian; và tác động của các mô hình 2.1.2 III
không gian đối với phúc lợi kinh tế - xã hội của
G2 2.1.3 III
các nhóm và xã hội bị ảnh hưởng trong bối cảnh
toàn cầu hóa kinh tế. Đồng thời, sinh viên có thể 2.1.4 III
vân dụng kiến thức khóa học để liên kết, phân 2.2.1 III
tích, đánh giá các sự kiện kinh tế, xã hội và chính
trị hiện tại, xác định một số xu hướng địa lý trong
các quá trình kinh tế cũng như các kết quả có thể
xảy ra đối với xã hội.
Mức độ tự chủ tự chịu trách nhiệm: Chuẩn bị
bài được giao khi đến lớp, tham gia tích cực các
hoạt động thuyết trình và phản biện. Thông qua
đó sẽ có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tích
lũy kinh nghiệm để tiếp tục học cao hơn nhằm 3.1.1 III
G3 nâng cao trình độ chuyên môn. Có khả năng áp
dụng các kiến thức, công cụ đã học để giải quyết 3.2.1 III
các vấn đề thực tiễn. Người học phải có tinh thần,
ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, khả năng
làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng phân tích
các vấn đề kinh tế - quản lý dựa trên bằng chứng.

6. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN


Bảng 6.1. Chuẩn đầu ra học phần (CLO)
Mức
Mục
CLOs Mô tả CLOs độ đạt
tiêu
được
Trang bị cho sinh viên kiến thức và sự hiểu biết toàn diện
về các khái niệm cơ bản, các tác nhân/động lực chính, các
CLO1.1 cách tiếp cận lý thuyết quan trọng trong địa lý kinh tế và II
thực tiễn trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở cấp
G1
độ lãnh thổ khác nhau)
Sinh viên có những hiểu biết sâu về cách mà các hoạt động
CLO1.2 kinh tế đang được vận hành, phân bố theo các quy luật III
không gian nào; hiểu được mối liên hệ giữa các động lực

4
Mức
Mục
CLOs Mô tả CLOs độ đạt
tiêu
được
địa lý đối với sự phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế.

Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức, vận dụng cách
tiếp cận địa lý để đánh giá cách mà xã hội và các tác nhân
kinh tế tự tổ chức trong không gian, vai trò của các yếu tố
động lực dẫn đến sự hình thành và phân bố các mô hình
kinh tế không gian; và tác động của các mô hình không
gian đối với phúc lợi kinh tế - xã hội của các nhóm và xã
G2 CLO2.1 III
hội bị ảnh hưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Đồng
thời, sinh viên có thể vân dụng kiến thức khóa học để liên
kết, phân tích, đánh giá các sự kiện kinh tế, xã hội và chính
trị hiện tại, xác định một số xu hướng địa lý trong các quá
trình kinh tế cũng như các kết quả có thể xảy ra đối với xã
hội.
Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo
CLO2.2 nhóm để viết báo cáo hoặc thuyết trình giải quyết các nội III
dung được phân công.
Có khả năng tự học tập, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao
trình độ chuyên môn. Đồng thời, có khả năng đưa ra các
G3 CLO3.1 kết luận về các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh tế- III
quản lý; có năng lực lập kế hoạch, điều phối và phát huy
trí tuệ tập thể thông qua các bài tập nhóm.

7. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


Bảng 7.1. Đánh giá học phần
Hình thức đánh giá CLOs Tỷ lệ (%)
Chuyên cần CLO1.1 10%
CLO1.1; CLO1.2;
CLO2.1; CLO2.2; 20%
Đánh giá quá trình CLO3.1
CLO1.1; CLO1.2;
CLO2.1; CLO2.2; 20%
CLO3.1
CLO1.1; CLO1.2;
Đánh giá cuối kỳ CLO2.1; CLO2.2; 50%
CLO3.1

5
8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Bảng 8.1. Kế hoạch giảng dạy
Tuần Nội dung giảng dạy CLOs Công cụ đánh giá
[1] [2] [4] [6]
Mở đầu: Giới thiệu môn học
Mức độ tham gia
Phần 1: Tổng quan về Địa lý kinh tế
1 CLO1.1 Mức độ tương tác
Chủ đề 1: Các khái niệm và lý thuyết cơ
Chất lượng câu trả lời
bản trong Địa lý kinh tế
Mức độ tham gia
CLO1.1
2 Chủ đề 1: Các khái niệm và lý thuyết cơ Mức độ tương tác
CLO1.2
bản trong Địa lý kinh tế (tiếp) Chất lượng câu trả lời
CLO2.1
trên lớp và bài thi
Chủ đề 2: Nền kinh tế thế giới: Bối cảnh và
xu hướng phân vùng
Mức độ tham gia
 Nông nghiệp và thương mại nông CLO1.1
Mức độ tương tác
3 nghiệp CLO1.2
Chất lượng câu trả lời
 Công nghiệp chế tạo CLO2.1
trên lớp và bài thi
 Dịch vụ tài chính
 Logistic và phân phối
Phần 2: Các động lực thúc đẩy phân bố
không gian kinh tế CLO1.1
Mức độ tham gia
Chủ đề 3: Nguồn lực tài nguyên và môi CLO1.2
Mức độ tương tác
4 trường CLO2.1
Chất lượng câu trả lời
3.1. Tài nguyên và môi trường CLO2.2
trên lớp và bài thi
3.2. Tài nguyên và môi trường với tư cách CLO3.1
là hàng hóa
Chủ đề 4: Lao động: Vốn con người và di
CLO1.1
cư Mức độ tham gia
CLO1.2
4.1. Nguồn lao động Mức độ tương tác
5 CLO2.1
4.2. Bùng nổ dân số, già hóa dân số và Chất lượng câu trả lời
CLO2.2
những tác động của nó trên lớp và bài thi
CLO3.1
4.3. Di cư
Chủ đề 5: Tiền tệ: Tài chính và dịch
chuyển vốn CLO1.1
Mức độ tham gia
5.1. Hệ thống tài chính CLO1.2
Mức độ tương tác
6 5.1.1. Các khái niệm cơ bản CLO2.1
Chất lượng câu trả lời
5.1.2. Vai trò của tài chính trong CLO2.2
trên lớp và bài thi
sản xuất CLO3.1
5.2. Sự trỗi dậy của nền tài chính toàn cầu

6
5.3. Dòng di chuyển vốn: quá trình vốn
hóa
Chủ đề 6: Tiến bộ công nghệ: Hạ tầng Mức độ tham gia; tương
logistics và công nghệ thông tin tác; Chất lượng câu trả
CLO1.1
6.1. Sự phát triển của công nghệ lời trên lớp và bài thi
CLO1.2
6.2. Những thay đổi về công nghệ và tác Hình thức đánh giá với
7 CLO2.1
động địa lý của chúng các tiêu chí : (i) Nội
CLO2.2
6.2.1. Cơ sở hạ tầng ngành logistics dung; (ii) Hình thức ;
CLO3.1
6.2.2. Công nghệ thông tin (iii) Thời gian nộp; (iv)
Làm bài kiểm tra giữa kỳ Mức độ hợp tác
Chủ đề 7: Thương mại và tiêu dùng: mô
CLO1.1
thức trên toàn cầu Mức độ tham gia
CLO1.2
7.1. Thương mại trong nước và quốc tế Mức độ tương tác
8 CLO2.1
7.2. Tiêu dùng Chất lượng câu trả lời
CLO2.2
7.3. Hướng tới thương mại và tiêu dùng trên lớp và bài thi
CLO3.1
bền vững
CLO1.1
Phần 3: Tổ chức không gian kinh tế Mức độ tham gia
CLO1.2
Chủ đề 8: Cụm công nghiệp Mức độ tương tác
9 CLO2.1
8.1. Cụm và khoảng cách địa lý Chất lượng câu trả lời
CLO2.2
8.2. Sự phát triển của các cụm công nghiệp trên lớp và bài thi
CLO3.1
CLO1.1
Chủ đề 9: Chuỗi giá trị toàn cầu Mức độ tham gia
CLO1.2
9.1. Chuỗi giá trị toàn cầu là gì? Mức độ tương tác
10 CLO2.1
9.2. Các khía cạnh của phân tích chuỗi giá Chất lượng câu trả lời
CLO2.2
trị toàn cầu trên lớp và bài thi
CLO3.1
CLO1.1
Chủ đề 10: Tập đoàn đa quốc gia Mức độ tham gia
CLO1.2
10.1. Giới thiệu về tập đoàn xuyên quốc gia Mức độ tương tác
11 CLO2.1
10.2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên Chất lượng câu trả lời
CLO2.2
quốc gia trên lớp và bài thi
CLO3.1
Chủ đề 11: Liên kết vùng, khu vực và quốc
tế CLO1.1
Mức độ tham gia
11.1. Lịch sử hội nhập kinh tế khu vực và CLO1.2
Mức độ tương tác
12 toàn cầu CLO2.1
Chất lượng câu trả lời
11.2. Hội nhập kinh tế trong một thế giới CLO2.2
trên lớp và bài thi
đang thay đổi CLO3.1
11.3. Liên kết vùng
CLO1.1 Phiếu đánh giá với các
13 Thuyết trình, thảo luận theo chủ đề
CLO1.2 tiêu chí : (i) Nội dung;

7
CLO2.1 (ii) Hình thức đẹp; (iii)
CLO2.2 Trình bày hấp dẫn,
CLO3.1 thuyết phục; (iv) Mức
độ hợp tác trong trả lời
câu hỏi; (v) Đánh giá
lẫn nhau
Phiếu đánh giá với các
tiêu chí : (i) Nội dung;
CLO1.1
(ii) Hình thức đẹp; (iii)
CLO1.2
Trình bày hấp dẫn,
14 Thuyết trình, thảo luận theo chủ đề CLO2.1
thuyết phục; (iv) Mức
CLO2.2
độ hợp tác trong trả lời
CLO3.1
câu hỏi; (v) Đánh giá
lẫn nhau
Phiếu đánh giá với các
tiêu chí : (i) Nội dung;
CLO1.1
(ii) Hình thức đẹp; (iii)
Thuyết trình, thảo luận theo chủ đề CLO1.2
Trình bày hấp dẫn,
15 Giải đáp; đánh giá kết quả học tập CLO2.1
thuyết phục; (iv) Mức
Tổng kết CLO2.2
độ hợp tác trong trả lời
CLO3.1
câu hỏi; (v) Đánh giá
lẫn nhau
Theo yêu cầu bài
- Bài thi cuối kỳ
thi/kiểu đề thi

9. QUY ĐỊNH HỌC PHẦN


9.1. Quy định về điều kiện thi kết thúc học phần
Sinh viên được tham dự thi cuối kỳ/thi kết thúc học phần (50%) nếu có điểm
chuyên cần (10%) đạt mức 5 điểm trở lên (thang 10). Đây là quy định của Trường cho
tất cả các học phần
Điểm cuối cùng của học phần được đánh giá như sau:
 Điểm chuyên cần 10%: Được đánh giá dựa trên mức độ chuyên cần và thái độ
học tập của sinh viên trong lớp học tại các buổi lên lớp và thảo luận.
 Điểm kiểm tra/thảo luận/bài tập nhóm bao gồm 2 bài, mỗi bài 20%: Được đánh
giá dựa trên kết quả các bài kiểm tra, bài tập nhóm..
 Thi cuối kỳ 50%: Được đánh giá dựa trên cơ sở bài thi cuối kỳ.
9.2. Quy định về tham dự lớp học

8
- Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường
hợp nghỉ học do lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và
hợp lý.
- Sinh viên vắng quá 3 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều bị coi như
không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại.
- Sinh viên sẽ được cộng điểm cho mỗi lần phát biểu xây dựng bài, có thể bù đắp
cho điểm quá trình, điểm kiểm tra và điểm bài tập nhóm.
- Sinh viên không nộp bài tập nhóm sẽ nhận điểm 0 (không) cho bài tập sau cùng.
Nhóm sinh viên nộp bài trễ sẽ bị trừ 1 điểm cho mỗi ngày nộp muộn.
9.3. Quy định về hành vi lớp học
- Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi
hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.
- Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên đi trễ quá 10 phút sau khi giờ
học bắt đầu sẽ không được tham dự buổi học.
- Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học.
- Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện
thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.
- Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài
giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021


TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA/VIỆN HIỆU TRƯỞNG

TS. NGUYỄN CÔNG THÀNH PGS.TS. ĐINH ĐỨC TRƯỜNG PGS.TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG

You might also like