You are on page 1of 8

CÁC THÀNH PHỐ TOÀN CẦU

I. Thành phố Toàn cầu:


 Khái niệm:
o Thành phố toàn cầu là một khái niệm của tổ chức Globalization and
World Cities Study Group and Network (GaWC), ban đầu có cơ sở tại
Đại học Loughborough, đưa ra. Khái niệm này bao hàm sự thừa nhận
rằng thành phố đó có ảnh hưởng hữu hình và trực tiếp trên nền kinh tế
toàn cầu thông qua các phương tiện kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị
mà các thành phố bình thường khác không có.
o Thành phố toàn cầu-global city (còn được biết đến là power city,
world city, alpha city, hay world center) là một thành phố đóng vai trò
là nút thắt chính trong mạng lưới kinh tế toàn cầu.
o Khái niệm này bắt nguồn từ các nghiên cứu về địa lý và đô thị, dựa
trên luận điểm rằng toàn cầu hóa đã tạo ra một hệ thống phân cấp các
vị trí địa lý chiến lược với mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với tài
chính, thương mại và văn hóa trên toàn thế giới.
o Thành phố toàn cầu đại diện cho trung tâm phức tạp và quan trọng
nhất trong hệ thống quốc tế, đặc trưng của nó là sự liên kết ràng buộc
với các thành phố khác có tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế xã
hội toàn cầu.
 Nguyên nhân hình thành: Tác động mạnh mẽ của quá trình quốc tế hóa hoạt
động kinh tế đã tạo nên sự phát triển của các thành phố toàn cầu. Đặc biệt là
London, New York và Tokyo.
 Phân cấp đô thị toàn cầu
o London, New York và Tokyo lần lượt là các thành phố lớn nhất của
Châu Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản,có sàn giao dịch chứng khoán lớn và quan
trọng nhất, trụ sở chính của nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên
thế giới cũng như tập hợp các hoạt động kinh doanh, văn hóa và truyền
thông lớn nhất.
o Các thành phố toàn cầu hạng 2 thế giới bao gồm
o Theo nghiên cứu GaWC Bulletin 5 (Globalization and World Cities
Research Network) , danh sách các thành phố trên thế giới được xếp
hạng theo khả năng kết nối thông qua bốn "dịch vụ sản xuất tiên tiến":
kế toán, quảng cáo, ngân hàng / tài chính và pháp luật: Alpha (α), Beta
(β) và Gamma (γ)
 Loại Alpha: thành phố kết nối với kinh tế thế giới hơn bất kỳ
thành phố khác
 Alpha ++ (α++): London, New York, Tokyo
 Alpha + (α+): Paris, Singapore, Dubai, Thượng Hải,...
 Alpha (α): Sydney, Amsterdam, Toronto, Frankfurt,...
 Alpha- (α-): Dublin, Bueno Aires, Bangkok,
Washington,...

Loại Beta (β) thành phố có sự kết nối trung bình với kinh tế thế
giới (Praha, Atlanta, Budapest, Hamburg, Rome, Athens,...)
 Loại Gamma thành phố có sự kết nối nhỏ với nền kinh tế thế
giới (Birmingham, St. Petersburg, Marseille, Strasbourg,
Detroit,...)
o Xếp hạng các thành phố toàn cầu:

 Vai trò, chức năng của các thành phố toàn cầu:
o Các thành phố toàn cầu được liên kết với toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa
là sự phát triển của các mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia và
sự phá vỡ các rào cản hiện có do truyền thông công nghệ và bãi bỏ quy
định quốc tế. Các thành phố toàn cầu có hệ thống giao thông vô cùng
thuận lợi liên kết chúng với thế giới. Chúng thường là trung tâm của
các mối liên kết này.
 Ví dụ: các sân bay của London bao gồm London Heathrow,
London Luton, London Stansted, London Gatwick và London
City. Các ga đường sắt quốc tế của Luân Đôn bao gồm Ga
Waterloo, Nhà ga vận chuyển của Dover và dịch vụ xe lửa
Eurotunnel nối London với châu Âu và phần còn lại của thế
giới. Nó có mạng lưới thông tin rộng lớn bao gồm báo hàng
ngày, đài truyền hình và các hình thức truyền thông khác. Ví
dụ, London sản xuất các tờ báo và tạp chí thế giới như The
Financial Times, Thames Times, The Independent, The
Guardian, The Economist, có truyền hình BBC và Sky TV
được phát sóng trên toàn thế giới
o Các thành phố toàn cầu đóng vai trò là trung tâm “ chỉ huy và kiểm
soát” của hệ thống thế giới, là nơi tọa lạc của tổ hợp các công ty tài
chính, dịch vụ sản xuất và là nơi đặt trụ sở của các công ty đa quốc
gia.Các thành phố toàn cầu cũng đứng đầu hệ thống phân cấp đô thị
quốc tế, đồng thời cũng là:
 Trung tâm của các ngành công nghiệp mới, tin tức, thời trang,
sáng tạo và văn hóa. Sức mua có được nhờ thu nhập của các
công ty lớn ở các thành phố toàn cầu dẫn đến hàng loạt hàng
hóa và dịch vụ được cung cấp, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa
xỉ. New York 5th Avenue (Đại lộ số 5 của New York) và
Champs Élysée-Paris là những ví dụ về khu Mua sắm tập trung
cao cấp
 Các đô thị để thu hút , huy động vốn đầu tư trong nước và quốc
tế.
 Các trung tâm chuyên môn về quảng cáo và tiếp thị , dịch vụ
pháp lí, kế toán, dịch vụ máy tính,...
 Các thành phố trên thế giới cũng có thể lấy được sức mạnh từ
việc đặt trụ sở của các cơ quan IGO (UN, WTO, IMF) và các
tổ chức phi chính phủ khác nhau cũng như các nhóm vận động
hành lang và nhóm chuyên gia tư vấn.
o Chức năng tài chính:
 Các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu- các thành phố toàn
cầu theo đúng nghĩa: các thành phố toàn cầu là địa điểm chiến
lược cho tài chính toàn cầu.
 Các thành phố toàn cầu là các trung tâm đầu não của nền tài
chính toàn cầu, cạnh tranh gay gắt giữa các địa điểm về tài
chính và đầu tư.
 Dịch vụ tài chính – tập trung nhiều nhất về mặt không gian
trong tất cả các hoạt động kinh tế, việc đặt các tổ chức dịch vụ
tài chính khác gần nhau trở nên quan trọng hơn về mặt chiến
lược do các mô hình phụ thuộc lẫn nhau trong lĩnh vực tài
chính.
 Các trung tâm, thành phố này có sự kết hợp giữa các tác nhân
( chủ ngân hàng, nhà tài chính), các tổ chức ( thị trường vốn)
và các dịch vụ sản xuất tiên tiến ( kế toán, pháp lí, tư vấn và
công ty nghiên cứu) tạo điều kiện cho vài trò trung tâm của họ
trong nền tài chính toàn cầu.
 Thành phố toàn cầu hàng đầu: London, New York, Hồng
Kông, Tokyo, Singapo, Thượng Hải, Chiacago, Zurick và San
Fransisco – Kiểm soát tỷ trọng lớn các dao dịch tài chính quốc
tế trong nền kinh tế thế giới.

 Năm 1995 đến 2016, London và New York là hai thành phố
hàng đầu về giao dịch ngoại hối và giao dịch phái sinh lãi suất
toàn cầu -> trở thành địa điểm chi phối cho các giao dịch này.
 Vai trò của Tokyo trong các giao dịch ngoại hối giảm dần theo
thời gian. Hồng Kông và Singapore đã đạt được vai trò lớn hơn
trong giao dịch ngoại hối toàn cầu. Do đó, bằng một số biện
pháp, sự tập trung kiểm soát tại các thành phố toàn cầu này đã
thực sự tăng lên đồng thời với việc sử dụng CNTT-TT đang
mở rộng nhanh chóng
 Case Study:
o Thành Phố New York ( USA)

 New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao
dịch quốc tế, cũng là một trong ba "trung tâm tập quyền" kinh
tế thế giới cùng với Luân Đôn và Tokyo. Thành phố là một
trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc, văn hóa và nghệ
thuật tại Hoa Kỳ.
 Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới
tính đến cuối năm 2008, khiến nó trở thành trung tâm tài chính
lớn nhì thế giới (sau London).
 Tại thành phố New York, Phố Wall đóng vai trò chủ đạo trong
thị trường tài chính toàn cầu. Phố Wall nằm ở trung tâm của
Manhattan, khu tài chính hàng đầu của Mỹ và cùng với Phố
Broad
 Xác định ranh giới của một khu vực tập trung các tổ chức
tài chính quyền lực nhất thế giới. Các tổ chức này bao gồm:
Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và
NASDAQ (sàn giao dịch điện tử lớn thứ hai tại Hoa Kỳ sau
NYSE); trụ sở của nhiều các tập đoàn tài chính lớn nhất của
Mỹ, chẳng hạn như bốn trong số năm ngân hàng hàng đầu
của Mỹ (JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và
Goldman Sachs) và ba trong số bốn công ty cổ phần tư
nhân hàng đầu của Mỹ (Apollo Global, Blackstone và
KKR).
 NYSE đã trở nên lớn mạnh sau khi sáp nhập vào năm 2007
với Euronext N.V. – một nền tảng tích hợp của các sàn giao
dịch Brussels, Paris và Amsterdam – dẫn đến nhóm sàn
giao dịch chứng khoán hàng đầu thế giới. Cả hai hiện đang
hoạt động như các bộ phận của Intercontinental Exchange,
nhà điều hành hàng đầu về trao đổi toàn cầu và trung tâm
thanh toán bù trừ có trụ sở tại Hoa Kỳ
 NASDAQ là điểm đến của bốn trong số năm thương hiệu
hàng đầu trong danh sách 'Thương hiệu được ngưỡng mộ
nhất thế giới' của tạp chí Fortune năm 2017 (Apple,
Amazon, Berkshire Hathaway, Starbucks).
 Kết luận: New York, đặc biệt là Phố Wall, đã đóng vai trò là
một nút quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu và đã
thống trị nền kinh tế tài chính toàn cầu kể từ những thập kỷ
cuối của thế kỷ XX. Sự thống trị toàn cầu của nó nhờ vào:
 Sự phát triển lịch sử và vai trò của Thành phố New York
trong hệ thống phân cấp ngày càng mở rộng của các trung
tâm đô thị ở Hoa Kỳ
 Sự trỗi dậy của quyền lực Hoa Kỳ và tài chính toàn cầu
trong thời kỳ “toàn cầu hóa tài chính” sau Chiến tranh Lạnh
 Dòng người, vốn và tri thức hiện đại vào và ra khỏi Thành
phố New York đã tiếp tục đảm bảo vai trò quan trọng của
nó trong hệ thống tài chính toàn cầu
Liên hệ: Sự thống trị và phát triển của các thành phố toàn cầu
đã dẫn đến một phong trào xã hội, được biết đến với tên phổ
biến là 'Chiếm Phố Wall' (Occupy Wall Street), bắt đầu tại
Quảng trường Tự do ở Manhattan vào ngày 17 tháng 9 năm
2011 nhằm phản ứng để chống lại quyền lực và lòng tham quá
mức của các ngân hàng và công ty ở Phố Wall. Một số người
thậm chí còn gọi New York và London là “két sắt an toàn”
(safe deposit box) cho giới thượng lưu giàu có xuyên quốc gia.
Kể từ đó, phong trào đã lan rộng ra hơn 100 thành phố ở Hoa
Kỳ và hơn 1.500 thành phố trên toàn thế giới
o Thành phố Tokyo: ('thủ đô phía đông')
( Nguồn: https://fincity.tokyo/en/strength/economic/)

 Tokyo là đầu tàu của nền kinh tế Nhật Bản. Là một thành phố
kinh tế, Tokyo đứng đầu toàn cầu về GDP với 1.600 tỷ USD.
(New York đứng vị trí thứ hai với 1.400 tỷ USD). Tokyo đã
chiếm vị trí hàng đầu trong nửa thế kỷ
 Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo
còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Là một trong 3 trung tâm
kinh tế toàn cầu cùng với New York và London.
 Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của
một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế
giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp
xuất bản và phát thanh truyền hình.
 Tokyo trong thị trương tài chính:
 Tokyo nổi lên như một trung tâm tài chính quốc tế hàng
đầu (IFC) vào những năm 1960 và được mô tả là một trong
ba "trung tâm chỉ huy" cho nền kinh tế toàn cầu, cùng với 2

thành phố New York và London. Trong Chỉ số Trung tâm


Tài chính Toàn cầu 2017, Tokyo được xếp hạng là trung
tâm tài chính cạnh tranh thứ năm trên thế giới (bên cạnh
các thành phố như London, Thành phố New York, San
Francisco, Chicago, Sydney, Boston và Toronto trong top
10), và cạnh tranh thứ ba ở châu Á (sau Singapore và Hồng
Kông)
 Ở Tokyo có 1.500 tổ chức tài chính và một số lượng lớn
người chơi tài chính cung cấp các dịch vụ phức tạp. Các tổ
chức tài chính trong nước với tài sản dồi dào và các tổ chức
tài chính nước ngoài cũng tập trung, tạo thành hệ sinh thái
tài chính hiệu quả và có kỷ luật của thành phố.
 Tokyo được xếp ở vị trí thứ ba thế giới và thứ nhất châu Á
trong “Chỉ số Thành phố Quyền lực Toàn cầu 2018 (Viện
Chiến lược Đô thị của Quỹ Tưởng niệm Mori)” cho thấy, xét
về mặt cạnh tranh thành phố quốc tế, thành phố nào có sức hấp
dẫn lôi kéo người dân và các công ty.
 Tokyo có cơ cấu công nghiệp ổn định và vững chắc; đây là nơi
tọa lạc của một số lượng lớn các tập đoàn lớn đại diện cho thế
giới trong các lĩnh vực ô tô, máy móc, y học, chăm sóc sức
khỏe, v.v. và một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự
hào về công nghệ sản xuất và môi trường tiên tiến.

You might also like