You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


-------o0o-------

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên Mã số sinh viên


Phạm Thị Anh 20192269
Đặng Thị Phương Ngọc 20192293
Hàn Thy Giang 20182004
Nguyễn Thị Huyền Trang 20203060

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Chương

HÀ NỘI, 2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................3
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ..........................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................5
4. Bố cục đề tài...................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................7
1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh............................7
1.2 Nội dung chiến lược kinh doanh.....................................................9
1.3. Cách xây dựng chiến lược kinh doanh........................................18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP
ĐOÀN ĐIỆN LỰC EVN.........................................................................21
2.1 Tổng quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam..................................21
2.2 Các chiến lược phát triển..............................................................32
2.2.1. Chiến lược tại khâu sản xuất.............................................32
2.2.2. Chiến lược tại khâu truyền tải...........................................38
2.2.3 Chiến lược trong phân phối, bán buôn, bán lẻ....................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................50
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Các bước xác lập bản tuyên bố sứ mệnh................................10

Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam......26
Hình 2. 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 1.............27
Hình 2. 3: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 2.............28
Hình 2. 4: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 3.............28
Hình 2. 5: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai
đoạn 2012-2020........................................................................................29
Hình 2. 6: Sản lượng điện và công suất lắp đặt của nguồn điện Việt Nam
năm 2019..................................................................................................35
Hình 2. 7: Cơ cấu nguồn điện đến 2050 theo Quy hoạch điện VIII.........35
Hình 2. 8: Giá bán buôn điện theo từng đối tượng khách hàng năm 2022
..................................................................................................................44
Hình 2. 9: Giải thưởng chuyển đổi số năm 2022.....................................49
Hình 2. 10: Hệ sinh thái EVNCONNECT................................................51
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2. 1: Biểu giá điện bán lẻ năm 2022.........................................41


Bảng 2. 2: So sánh biểu giá điện bán lẻ.............................................42
Bảng 2. 3: Biểu giá điện bán buôn năm 2022....................................43
Bảng 2. 4: Số lượng điểm cấp điện theo khu vực...............................44
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai
trò của ngành Điện lực. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy
sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính là doanh nghiệp kiểm soát và
chịu trách nhiệm chủ lực trong việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, điều hành hệ thống điện và đảm bảo
an ninh năng lượng của quốc gia. Để giữ đúng vai trò, trách nhiệm vô
cùng quan trọng của mình, EVN đã có những chiến lược để phát triển ra
sao trước thời đại ngày càng phát triển, nhu cầu điện năng ngày càng
tăng, cũng như bắt kịp xu hướng công nghiệp hóa, hiện đai hóa. Không
những thế, đứng trước làn sóng bảo vệ môi trường để chống lại biến đổi
khí hậu, Việt Nam chúng ta đã cam kết đến 2050 sẽ net zero khí nhà kính
thì bài toán đặt ra cho EVN lại càng phức tạp do ngành sản xuất năng
lượng chính là 1 trong những ngành đóng góp lượng khí thải nhiều nhất.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tổng quan về tình hình phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVN
Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hoạt động, cơ cấu, tình hình phát triển kinh tế các năm gần đây của
EVN.
Tìm hiểu và phân tích chiến lược phát triển của EVN ở 3 khâu là sản
xuất, truyền tải và phân phối. Các chiến lược giúp EVN phát triển trong
thời đại của năng lượng tái tạo và sự chuyển đổi số. Giữ vững an ninh
năng lượng quốc gia, thúc đẩy kính tế-xã hội ngày càng phát triển.
4. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích chiến lược phát triển của Tập đoàn điện lực
Việt Nam EVN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm:
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để
chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối
phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được. Từ đó
thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời. Theo quan điểm truyền thống
chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức
để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng
các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Theo Alfred Chandler “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản
dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình
hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo William J. Gluech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính
thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.
Theo Fred R. David: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục
tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý,
đa dạng hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị
trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.
Theo Michael E. Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
Như vậy, có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết
định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn
lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát
huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ
chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên
ngoài một cách tốt nhất.
1.1.2 Vai trò:
- Chiến lược là công cụ thể hiện tổng hợp các mục tiêu dài hạn của
tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là các tiêu đích cụ
thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình. Việc cụ thể hoá, văn bản hoá các mục tiêu của doanh
nghiệp thông qua chiến lược sẽ giúp cho các thành viên trong doanh
nghiệp, tổ chức nhận thức rõ họ muốn đi tới đâu, vì vậy họ biết họ cần
làm gì. Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục
tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
- Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn ở bối
cảnh dài hạn. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp
luôn phải vận động một cách linh hoạt để thích nghi với môi trường. Tuy
nhiên sự vận động có thể làm lệch pha và làm triệt tiêu sự phát triển lâu
dài. Chính chiến lược với các mục tiêu chiến lược sẽ đem lại cho các nhà
quản trị một định hướng dài hạn. Và như vậy, việc giải quyết các vấn đề
ngắn hạn trong khuôn khổ của định hướng dài hạn sẽ đem lại sự phát
triển vững chắc cho doanh nghiệp. Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở
quan trọng cho các mục tiêu ngắn hạn.
- Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng
các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình tồn tại và phát triển, với
xu hướng phân công lao động ngày càng mạnh mẽ theo cả chiều sâu và
bề rộng, chính vì vậy các công việc của tổ chức được thực hiện ở nhiều
bộ phận khác nhau. Sự chuyên môn hoá đó cho phép nâng cao hiệu quả
của công việc, tuy nhiên các bộ phận chỉ quan tâm tới việc nâng cao hiệu
quả của bộ phận mình làm và lại thiếu sự liên kết tổng thể và thường
không đi theo mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì thế có khi các hoạt
động lại cản trở nhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên
nhân của tình trạng thiếu một chiến lược của tổ chức. Do đó chiến lược
góp phần cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh nhằm tạo nên một sức
mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhân trong doanh
nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh
nghiệp.
- Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được
các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường.Thống nhất
quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược
của doanh nghiệp, và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các
nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất. Do đó các doanh nghiệp cần phải
nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thương trường, tận dụng tối đa
khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới. Những vai trò cơ
bản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược
trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong
một nền kinh tế hiện đại. Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là
một vấn đề rất cần thiết hiện nay.
1.2 Nội dung chiến lược kinh doanh
1.2.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
Các nhà thiết lập chiến lược phải đối mặt với rất nhiều đòi hỏi khác
nhau mà những người đưa ra những đòi hỏi này tin rằng sự ra đời của
doanh nghiệp là nhằm phục vụ lợi ích của họ. Các đòi hỏi này xuất phát
từ phía cổ đông, người lao động, nhà cung ứng, khách hàng, chính phủ,
và các cộng đồng. Chính vì thế, các đòi hỏi này phải được đánh giá, sắp
xếp theo trình tự ưu tiên, vì vậy nó có vai trò định hướng hoạt động quá
trình ra quyết định của tổ chức. Xác định mục tiêu của tổ chức không
phải là vấn đề mang tính lý thuyết đơn thuần, đó là vấn đề mà các nhà lập
chiến lược phải đối đầu thường xuyên. Do đó, việc tìm hiểu về vấn đề
này là rất cần thiết cho các nhà thiết lập chiến lược và cả những người
nghiên cứu.
1.2.1.1 Xác định sứ mệnh của tổ chức
Sứ mệnh của tổ chức bao gồm tất cả các quan điểm cơ bản của giai
đoạn xuất phát và nó sẽ định hướng tổ chức theo một hướng nhất định
(Latin Mittere to send; Cumming and Davies, 1994).
Hình 1. 1: Các bước xác lập bản tuyên bố sứ mệnh
Thông thường việc xác lập một bản tuyên bố sứ mệnh là một tiến
trình liên tục trải qua sáu bước cơ bản:
Bước 1: Hình thành ý tưởng ban đầu về sứ mệnh kinh doanh.
Bước 2: Khảo sát môi trường bên ngoaì và nhận định các điều kiện
nội bộ.
Bước 3: Xác định lại ý tưởng về sứ mệnh kinh doanh.
Bước 4: Tiến hành xây dựng lại bản sứ mệnh của công ty.
Bước 5: Tổ chức thực hiện bản sứ mệnh của công ty.
Bước 6: Xem xét và điều chỉnh bản sứ mệnh.
Khi xây dựng bản sứ mệnh không những cần xem xét mong muốn
của người chủ sở hữu, nhà lãnh đạo mà còn phải chú ý tới các nhân tố
bên trong và bên ngoài công ty.
1.2.1.2 Xác định mục tiêu chiến lược
Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu có thể là mục tiêu dài hạn, trung
hạn hoặc ngắn hạn. Các nhà kinh tế giả thiết rằng doanh nghiệp ấn định
mục tiêu của mình trong 8 yếu tố chủ yếu.
 Vị thế thị trường.
 Đổi mới.
 Năng suất.
 Nguồn tài chính và hậu cần.
 Lợi nhuận.
 Phát triển và hiệu năng của cán bộ.
 Thái độ và hiệu năng của công nhân.
 Trách nhiệm đối với xã hội.
Nếu thiếu 1 trong 8 yếu tố trên sẽ làm nảy sinh những hậu quả
nghiêm trọng cho toàn doanh nghiệp. Để việc ấn định các mục tiêu trong
ngắn hạn không làm phương hại tới các mục tiêu dài hạn, đòi hỏi phải có
một sự cân bằng giữa các mục tiêu này.
Việc ấn định mục tiêu không phải là vấn đề hoàn toàn giản đơn hay
mang tính chủ quan để có một mục tiêu phù hợp đối với doanh nghiệp
mục tiêu phải thoả mãn một trong các nhân tố sau:
- Tính cụ thể: Mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì?
Tiến độ thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục
tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó.
Tính cụ thể bao gồm cả việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần
được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể.
- Tính khả thi: một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được,
nếu không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu quá
cao thì người thực hiện sẽ chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác
dụng.
- Tính thống nhất: các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá
trình thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các
mục tiêu khác. Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn
nội bộ doanh nghiệp, do vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các
mục tiêu. Tuy nhiên các mục tiêu không phải hoàn toàn nhất quán với
nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hòa trong việc thực hiện các
mục tiêu đề ra.
- Tính linh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được
cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những
nguy cơ và tận dụng những cơ hội. Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu
cũng cần phải thận trọng vì sự thay đổi này phải đi đôi với những thay
đổi tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kế hoạch hành
động. Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn vừa phải căn cứ vào bản
tuyên bố sứ mệnh vừa phải tính đến sự tác động của các yếu tố khách
quan khác. Đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty.
1.2.2 Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô
và Môi trường vi mô (Môi trường tổng quát hay Môi trường đặc thù).
Môi trường vĩ mô:
- Yếu tố kinh tế: Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, khi nền kinh tế phát
triển và thu nhập cá nhân của người dân tăng lên dẫn đến hoạt động giao
thương giữa Việt Nam và các nước tăng do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ
chuyển phát nhanh quốc tế cũng tăng theo. Các chỉ tiêu liên quan cụ thể
như:
 Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm
 Thu nhập bình quân đầu người/năm
 Tốc độ lạm phát….v.v.
- Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là nước có tình hình chính trị
ổn định trong khu vực và trên thế giới, đây là điều kiện tốt để các nhà đầu
tư nước ngoài an tâm khi đầu tư vào làm ăn buôn bán tại Việt Nam. Kế
đến, chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống luật để ngày càng
phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, dù đã có những tiến bộ nhưng nhìn
chung vẫn phức tạp, rườm rà và thay đổi cần phải tiếp tục điều chỉnh
trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và
nắm rõ luật để hạn chế nguy cơ do yếu tố này mang lại.
- Yếu tố văn hóa - xã hội: Bao gồm các tập tục, truyền thống, phong
cách sống của người dân, quan điểm tiêu dùng, thói quen mua sắm đều có
tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố
trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng là
nguy cơ cho doanh nghiệp khác, vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm
nghiên cứu kỹ khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh …
- Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Sự phát triển như vũ bão của công
nghệ và kỹ thuật trong những thập niên gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội
cũng như không ít nguy cơ cho tất cả các doanh nghiệp, sự phát triển
công nghệ mới làm cho các công nghệ cũ trở nên lạc hậu. Sự phát triển
của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến làm rút ngắn vòng đời sản phẩm nên
đòi hỏi phải thích ứng nhanh chóng. Doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới
công nghệ và ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng cường
khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
- Yếu tố tự nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt dần
và trở nên khan hiếm, vấn đề ô nhiễm môi trường, cắt giảm khí thải đang
ngày càng được xã hội quan tâm. Do vậy doanh nghiệp cần phải cân
nhắc, xem xét khi hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù
hợp.
Môi trường vi mô:

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ trong
ngành diễn ra gay gắt, do các đối thủ cảm thấy bị chèn ép hoặc tìm kiếm
cơ hội để giành lấy vị trí trên thương trường. Dù có ít hay nhiều đối thủ
các công ty này luôn có khuynh hướng đối chọi nhau và luôn chuẩn bị
các nguồn lực đối phó lẫn nhau, bất kỳ hành động của công ty nào đều có
hiệu ứng kích thích các công ty khác phản ứng lại. Do đó thị trường luôn
trong trạng thái không ổn định.
Các đối thủ thường dùng các chiến thuật thôn tính lẫn nhau như:
Cạnh tranh về giá, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hoặc chương trình hậu
mãi sau bán hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ. Để được tồn tại trên
thương trường, doanh nghiệp phải nhận định được tất cả đối thủ cạnh
tranh và xác định cho được khả năng, ưu thế, khuyết điểm, mối đe dọa và
mục tiêu chiến lược của họ.
- Đối thủ mới tiềm ẩn: Không mạnh hơn, nhưng sự xuất hiện của các
đối thủ này đã làm tăng thêm khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp vào
thị trường, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối
thủ mới tìm được đúng đối tượng khách hàng có khả năng thanh toán và
có quan điểm tiêu dùng đã thay đổi. Đối thủ mới mạnh hơn mang đến
năng lực sản xuất mới, và không che dấu mong muốn chiếm lĩnh một
phần nào đó của thị trường. Nếu nhập cuộc họ sẽ tạo ra một số biến động
trong toàn ngành với chiến thuật bán giảm giá để lôi kéo và thu hút khách
hàng.
- Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế
tiềm năng và lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu
không chú ý tới các sản phẩm thay thế doanh nghiệp sẽ bị rơi lại ở thị
trường nhỏ bé. Do đó, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và
kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
- Những khách hàng (Người mua): Khách hàng là một phần của
công ty, do đó khách hàng trung thành là một lợi thế rất lớn của công ty.
Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu
cầu mà công ty mang đến cho họ được thỏa mãn tốt hơn. Người mua
tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, hoặc đòi hỏi chất
lượng cao hơn và làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Tất cả đều làm tổn
hao mức lợi nhuận của ngành. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng phụ
thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường và tầm quan
trọng của các hàng hóa mua của ngành xét trong mối tương quan với toàn
bộ hoạt động kinh doanh chung của ngành.
- Những nhà cung cấp: Những nhà cung cấp có thể khẳng định
quyền lực của mình đối với các thành viên trong cuộc thương lượng bằng
cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa (dịch vụ) mà họ
cung cấp. Những người cung cấp có thế lực bằng cách đó chèn ép lợi
nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp lại chi phí
tăng lên trong mức giá của ngành. Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết
các nhà cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua
trong quá trình nghiên cứu môi trường. Các đối tượng sau đây cần quan
tâm: Người bán vật tư thiết bị, cộng đồng tài chính. V.v.
1.2.3 Phân tích đánh giá tình hình nội bộ doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các
cấp và người thừa hành trong doanh nghiệp. Phân tích nguồn nhân lực
nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm
yếu của các thành viên trong tổ chức, trong từng bộ phận chức năng so
với yêu cầu công việc để từ đó có kế hoạch đãi ngộ, sắp xếp, đào tạo và
sử dụng hợp lý các nguồn lực, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự thành công
của các chiến lược đề ra.
- Sản xuất: Sản xuất là hoạt động chính của doanh nghiệp, gắn liền
với việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ với các yếu tố chủ yếu như: khả năng
sản xuất, chất lượng dịch vụ, chi phí thấp làm hài lòng khách hàng. Phân
tích hoạt động sản xuất giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so
với đối thủ.
- Tài chính kế toán: Liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vật
chất trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ, phân tích đánh giá hoạt động tài
chính giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động tài chính tại doanh
nghiệp. Các yếu tố tài chính như: Khả năng huy động vốn, nguồn vốn, tỷ
lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu, từ đó phục vụ cho các quyết định sản xuất
kinh doanh. Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm rõ được các chi phí nhằm
tạo ra điểm mạnh cho doanh nghiệp.
- Marketing: Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp bao gồm:
nghiên cứu thị trường để nhận dạng các cơ hội kinh doanh, hoạch định
các chiến lược về phân phối sản phẩm, về giá cho phù hợp với thị trường
mà doanh nghiệp đang hướng đến, đồng thời là yếu tố chính tạo điều kiện
cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau, là yếu tố không thể thiếu trong
hoạt động đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và phát triển: Giúp doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả
các công nghệ tiên tiến, tạo ra lợi thế cạnh tranh về phát triển sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quá trình sản xuất, giảm bớt chi
phí.
- Hệ thống thông tin: Phân tích hệ thống thông tin giúp đánh giá
thông tin của doanh nghiệp hiện có đầy đủ không, thông tin thu thập được
có chính xác và kịp thời giữa các bộ phận hay không, giúp doanh nghiệp
có được những thông tin với độ chính xác cao, đầy đủ làm cơ sở xây
dựng chiến lược đúng đắn.
1.2.4 Xây dựng các phương ánh chiến lược
1.2.4.1 Giai đoạn nhập vào
Bao gồm việc phân tích: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài; Ma
trận hình ảnh cạnh tranh; Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong. Mục
đích của giai đoạn này là tóm tắt các thông tin cơ bản cần thiết cho việc
hình thành chiến lược.
1.2.4.2 Giai đoạn kết hợp
Trong giai đoạn này công cụ được sử dụng quan trọng nhất là ma
trận SWOT. Bên cạnh đó có thể sử dụng các công cụ: Ma trận nhóm tham
khảo ý kiến Boston (Boston Consultant Group, BCG); Ma trận vị trí
chiến lược và đánh giá hành động (SPACE); Ma trận bên trong, bên
ngoài (Internal-External, IE); Ma trận chiến lược chính để bổ trợ cho việc
đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp
các yếu tố bên trong và bên ngoài quan trọng.
Ma trận SWOT sẽ giúp cho nhà quản trị lựa chọn các chiến lược tốt
nhất phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp mà nhà quản trị sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận SWOT
để tiến hành phân tích và lựa chọn giải pháp.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản:
S_O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để
khai thác các cơ hội bên ngoài.
S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để
ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.
W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận
dụng các cơ hội từ bên ngoài.
W_T: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn
chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài.
1.2.4.3 Giai đoạn quyết định
Sử dụng thông tin được rút ra từ giai đoạn nhập vào để đánh giá
khách quan các chiến lược khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn kết
hợp. Công cụ được sử dụng là ma trận hoạch định chiến lược có khả năng
định lượng (Quantitative strategic Planning Matrix, QSPM).
1.3. Cách xây dựng chiến lược kinh doanh
Để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải
trải qua quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh theo từng bước, bao
gồm:
Thiết lập mục tiêu của công ty
Điều đầu tiên của việc tiến hành kinh doanh là phải xác định đúng
mục tiêu kinh doanh. Đây là toàn bộ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp
muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra có thể là mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài
hạnh. Phải xác định rõ số liệu về mục tiêu doanh thu, thương hiệu hay thị
phần trên thị trường.

Đánh giá vị trí hiện tại


Có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Doanh nghiệp phải
xác định được vị trí của mình trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh
tranh. Chúng ta cần phải xác định được quy mô hiện tại của doanh nghiệp
bao gồm cả nguồn lực về nhân sự, tài chính, kỹ thuật… Đánh giá văn hóa
doanh nghiệp như tầm nhìn, giá trị cốt lõi, con người, lịch sử công ty hay
môi trường làm việc.

Một điều nữa vô cùng quan trong là việc đánh giá được hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bước then chốt để có thể đánh giá
vị trí hiện tại của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh


Doanh nghiệp kinh doanh dựa vào nhu cầu của của thị trường.
Doanh nghiệp bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh
nghiệp có, vì vậy phải xác định rõ thị trường đang cần gì để có thể đáp
ứng nhu cầu đó của thị trường.

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nghiên cứu đối thủ để
biết được hiện nay trên thị trường đang cung cấp sản phẩm dịch vụ nào
giống mình. Từ đó có thể đưa ra những nhận xét đánh giá đối thủ dựa trên
vị trí của khách hàng và rút được ra cho mình những định hướng tốt hơn
cho khách hàng. Việc nghiên cứu đối thủ cũng giúp cho doanh nghiệp tìm
ra phát huy được ưu điểm của mình, đồng thời khắc phục được hạn chế,
vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh


Chiến lược về sản phẩm là bạn phải tạo ra được những sản phẩm đáp
ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đầu tư phát triển sản phẩm là bạn
đang đầu tư cho công cụ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường mà bạn
kinh doanh.

Phân bố ngân sách theo mục tiêu


Ngân sách kinh doanh không phải là vô hạn. Bạn phải biết phân bổ
nguồn lực tài chính sao cho phù hợp. Không thể tập trung toàn bộ ngân
sách vào một bộ phận nào riêng lẻ. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp
trong thời gian đó mà sẽ có thể đưa ra chiến lược phân bổ nguồn lực khác
nhau. Chúng ta có thể cân bằng các nguồn lực cho quảng cáo, sản phẩm,
cho nhân sự, cho truyền thông, máy móc...Tuy nhiên mọi thứ cân phải
được tính toán để có hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp “mất cả chì lẫn
trài”.

Luôn cập nhật những thông tin mới


Sự biến động của thị trường là không ngừng. Nếu không thường
xuyên cập nhật thị trường cũng như xu hướng mới thì doanh nghiệp của
bạn rất dễ tụt hậu và đi sau thị trường. Việc chúng ta đứng yên một chỗ
trong khi các doanh nghiệp và đối thủ không ngừng phát triển thì tại một
thời điểm nào đó chúng ta có thể bị hất ra khỏi thị trường mà thôi. Việc
linh hoạt trong các thức kinh doanh, luôn tìm tòi và khám phá những thay
đổi của thị trường từ đó mà học tập và thích nghi là điều mà doanh
nghiệp nào cũng cần phải làm.

Đánh giá và kiểm soát kế hoạch


Việc đánh giá và kiểm soát kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh
nghiệp phát hiện ra những vấn đề trong chiến lược từ đó có thể điều chỉnh
và thay đổi sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Đây được xem là quá trình nhăm đo lường đánh giá kết quả của chiến
lược một cách chính xác, từ đó đưa ra những điều chỉnh sao cho tối ưu
nhất.

Việc đánh và kiểm soát tốt kế hoạch kinh doanh còn giúp cho doanh
nghiệp tránh khỏi những đe dọa không cần thiết từ thị trường và đối thủ,
duy trì kết quả theo mong muốn của các nhà quản trị, kịp thời đưa ra
những giải pháp tốt hơn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC EVN
2.1 Tổng quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2.1. Tổng quan về Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu:
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp
xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều
lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.
Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ -
Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà
nước.
Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế
cho Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013), với một số nội dung
chính như sau:
* Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
- Tên gọi tắt: EVN.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
* Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng;
chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ
điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp
thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất,
truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu
tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công
trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2,
3) và 9 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5
tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công
ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung
(EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty
Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
(EVNNPT).
Địa chỉ liên hệ:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Trụ sở chính: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024.66946789
- Fax: 024.66946666
- Website: http://www.evn.com.vn
Sứ mệnh của EVN là: Cung cấp điện với chất lượng và dịch vụ ngày
càng tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Với Tầm nhìn: EVN là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng
lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á.
Các giá trị cốt lõi của EVN bao gồm 5 giá trị: Niềm tin, Chất
lượng, Tiên phong, Sáng tạo, Trách nhiệm.

2.1.2. Cơ cấu:
1.Khối các Công ty / Tổng Công ty nguồn điện
oTổng Công ty Phát điện 1
oTổng Công ty Phát điện 2 - Công ty Cổ phần
oTổng Công ty Phát điện 3 - Công ty Cổ phần
oCông ty Thủy điện Hòa Bình
oCông ty Thủy điện Sơn La
oCông ty Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát
oCông ty Thủy điện Tuyên Quang
oCông ty Thủy điện Ialy
oCông ty Phát triển Thủy điện Sê San
oCông ty Thủy điện Trị An
oCông ty Nhiệt điện Thái Bình
oNhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
oCông ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức
oCông ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (tỷ lệ CP nắm giữ dưới
50%)
2.Khối Các Tổng công ty lưới điện
oTổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia
oTổng Công ty Điện lực miền Bắc
oTổng Công ty Điện lực miền Trung
oTổng Công ty Điện lực miền Nam
oTổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
oTổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
3.Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia:
oTrung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia là đơn vị điều hành Hệ
thống điện (SO) và Thị trường điện (MO) Việt Nam. Bộ Công Thương và
EVN đang triển khai lộ trình thành lập công ty trực thuộc và tách hoạt
động độc lập đơn vị điều hành SO hoặc/và MO ra khỏi EVN.
oTrung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia có 3 Trung tâm Điều
độ Hệ thống Điện miền Bắc, miền Trung và miền Nam, điều hành lưới
điện truyền tải, phân phối khu vực và các nhà máy điện nhỏ hơn 30 MW.
4.Công ty mua bán điện: là Đơn vị mua bán buôn điện năng trong thị
trường điện
5.Khối các Công ty Tư vấn
oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2
oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3: tỷ lệ CP nắm giữ dưới
50%
oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4
6.Khối các Ban Quản lý Dự án
oBan Quản lý Dự án Điện 1
oBan Quản lý Dự án Điện 2
oBan Quản lý Dự án Điện 3
oBan Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng và Công nghệ EVN
7.Khối Dịch vụ - Viễn thông - Thông tin
oCông ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin
oTrung tâm Thông tin Điện lực
oTrung tâm Dịch vụ Sửa chữa EVN
oTổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh (công ty cổ phần): tỷ lệ CP
nắm giữ dưới 50%
8.Các doanh nghiệp khác nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (có lộ trình
và thông báo thoái vốn)
oCông ty Cổ phần Tài chính Điện lực (EVN-FC): đã thoái vốn cuối
năm 2020
oCông ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình: đã thoái vốn cuối năm
2019

Cụ thể hơn, chúng ta có Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành


Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hình 2. 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 1
Hình 2. 3: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 2

Hình 2. 4: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 3

2.1.3. Tình hình kinh doanh:


Hình 2. 5: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai
đoạn 2012-2020

Nhận xét tổng quan về doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
giai đoạn 2012 - 2020:
 Năm 2012: EVN ghi nhận doanh thu tăng trưởng đáng kể.
Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, cùng với sự phát triển của ngành
công nghiệp và gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện, đã đóng góp vào sự gia
tăng doanh thu của tập đoàn.
 Năm 2013-2015: Doanh thu của EVN tiếp tục tăng, nhưng
tốc độ tăng trưởng chậm lại do nhiều yếu tố bất lợi như khó khăn trong
việc thu hồi công nợ, biến động giá nhiên liệu và việc điều chỉnh giá bán
điện.
 Năm 2016-2017: EVN ghi nhận sự phục hồi đáng kể trong
doanh thu. Điều này có thể được giải thích bởi việc tập trung vào việc
tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện,
cùng với việc áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện công tác thu hồi công
nợ.
 Năm 2018-2020: EVN tiếp tục duy trì sự ổn định trong
doanh thu. Tuy nhiên, tập đoàn đã phải đối mặt với những thách thức như
tăng trưởng chậm hơn trong ngành điện, tình trạng mất cân đối trong vận
hành một số dự án điện, cũng như áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp
năng lượng tái tạo.

Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ năm 2015 - 2022

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính
hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022, với kết quả lỗ sau thuế hợp nhất gần
16.600 tỷ đồng. Đây là mức lỗ lớn nhất từ trước đến nay của EVN, đặc
biệt EVN lỗ lớn trong bối cảnh từ năm 2016, lợi nhuận của Tập đoàn liên
tục tăng trưởng và đạt kỷ lục vào năm 2021 khi lãi sau thuế hơn 14.700 tỷ
đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ của
EVN là do giá vốn hàng bán quá cao. Cụ thể, tổng doanh thu 6 tháng năm
2022 là hơn 221.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng giá vốn của Tập đoàn lại tăng mạnh 17% lên hơn 225.400 tỷ
đồng, khiến EVN lỗ gộp hơn 4.200 tỷ đồng.

Sau đó trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý, khiến EVN ghi nhận lỗ gần 12.800 đồng từ hoạt động kinh
doanh.

Chi phí, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh điện năm 2022
Tổng chi phí khâu phát điện là 412.243,53 tỷ đồng, tương ứng với
giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.698,45 đồng/kWh.
So với năm 2021, chi phí khâu phát điện năm 2022 tăng 72.855,58 tỷ
đồng. Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 16.854,57 tỷ đồng, tương ứng
với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 69,44
đồng/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 62.543,78 tỷ
đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện
thương phẩm là 257,68 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý
ngành là 1.623,41 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản
lý ngành theo điện thương phẩm là 6,69 đồng/kWh. Tổng khoản bù giá
cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới
điện quốc gia là 387,55 tỷ đồng.
Sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2022 là 242,72 tỷ kWh,
tăng 7,73% so với năm 2021. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022
là 456.971,15 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021. Giá bán điện thương
phẩm bình quân thực hiện năm 2022 là 1.882,73 đ/kWh, tăng 1,46% so
với năm 2021.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ
36.294,15 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất
kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058,36 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt
động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến
sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ
tiền bán công suất phản kháng) năm 2022 của EVN lỗ 26.235,78 tỷ đồng
(không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).
Theo kết quả kiểm tra, các khoản chưa hạch toán vào giá thành sản
xuất kinh doanh điện năm 2022 bao gồm: phần còn lại khoản CLTG thực
hiện theo hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2019 với
số tiền khoảng 3.015,80 tỷ đồng; khoản CLTG theo hợp đồng mua bán
điện năm 2020 với số tiền khoảng 4.566,94 tỷ đồng; khoản CLTG theo
hợp đồng mua bán điện năm 2021 khoảng 3.702,257 tỷ đồng; khoản
CLTG theo hợp đồng mua bán điện phát sinh năm 2022 khoảng 3.440,83
tỷ đồng.
Trao đổi tại buổi họp báo về khoản lỗ của EVN, ông Nguyễn Xuân
Nam - Phó tổng giám đốc EVN, năm 2022 EVN lỗ chủ yếu do chi phí
điện đầu vào cao, nhiều phát sinh tăng lên. Ngoài ra, giá điện cũng chưa
được điều chỉnh trong 4 năm qua.
“Bản thân EVN đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tuy nhiên trên thế
giới, nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí, đặc biệt là giá than tăng hơn 3
lần, có thời điểm tăng 4-5 lần. Điều này là nguyên nhân lớn khiến chi phí
đầu vào tăng cao. EVN đã thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, cắt giảm
đến 30% tổng chi phí sản xuất, tiết kiệm 10 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó,
EVN cũng tối ưu hệ thống vận hành"- ông Nguyễn Xuân Nam chỉ ra.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi nào điều chỉnh giá điện,
ông Trần Việt Hoà cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện được thực
hiện theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Việc tăng giá điện phải báo
cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền
của các đơn vị khác nhau. Nếu các yếu tố đầu vào làm giá bán lẻ điện
bình quân tăng từ 3% trở lên, giá điện sẽ được phép điều chỉnh tăng, nếu
giảm sẽ được điều chỉnh giảm.
“Theo quy định, nếu giá điện được tính toán tăng dưới 5%, thẩm
quyền sẽ thuộc EVN, 5-10% thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương,
10% trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ”- ông Trần Việt
Hòa thông tin và cho biết thêm thời gian qua, EVN đã xây dựng những
phương án để điều chỉnh giá điện và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã rà soát, kiểm tra các phương án của
EVN và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 tăng hơn 9% so với
giá bán lẻ điện
Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm 2021 là
419.031 tỉ đồng; năm 2022 là 493.265 tỉ đồng (bao gồm tất cả các khâu).
Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90
đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020; giá thành sản xuất kinh doanh
điện năm 2022 là 2.032,26 đồng /kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.
Trong khi đó, giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm
2022 là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021. Như vậy, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294,15
tỉ đồng.
Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh
doanh điện trong năm 2022 là 10.058,36 tỉ đồng. Nhờ vậy đã giúp giảm
lỗ cho EVN còn 26.235,78 tỉ đồng.
Theo kết quả kiểm tra, vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá
thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022.
Trong đó bao gồm khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện theo hợp đồng
mua bán điện từ các năm 2019 - 2022 lên tới 14.725,8 tỉ đồng.
Thông tin thêm, ông Trần Việt Hòa - cục trưởng Cục Điều tiết điện
lực - cho hay cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân căn cứ vào
thông số đầu vào.
Nếu giá tăng/giảm mức 3% trở lên thì sẽ được điều chỉnh tương ứng.
Tuy nhiên, do giá điện tác động lớn đến đời sống kinh tế vĩ mô, nên sẽ
được tính toán kỹ lưỡng.

Lỗ tỉ giá hơn 14.700 tỉ đồng chưa phân bổ vào giá thành


"EVN đã xây dựng phương án điều chỉnh giá điện với các cơ quan
có thẩm quyền, các đơn vị đã rà soát kiểm tra phương án và báo cáo Thủ
tướng theo quy định để có phương án phù hợp. Đảm bảo hài hòa lợi ích
giữa tình hình tài chính của EVN và điều hành vĩ mô của Chính phủ" -
ông Hòa trả lời nhưng không nêu rõ phương án cụ thể.
Trả lời Tuổi Trẻ Online về khả năng chịu đựng của EVN nếu mất
cân đối tài chính khi chưa điều chỉnh giá bán lẻ điện, ông Nguyễn Xuân
Nam, phó tổng giám đốc EVN, thừa nhận khoản lỗ gây khó khăn về tài
chính cho EVN.
Vì vậy tập đoàn đã có đề xuất trình Bộ Công Thương và các cấp có
thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện.
"Năm 2022 lỗ chủ yếu là do chi phí sản xuất điện đầu vào tăng cao.
Đặc biệt là giá than tăng gấp hơn 3 lần, có thời điểm tăng gấp 4-5 lần. Giá
khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi là nguyên nhân khiến chi phí mua điện
tăng cao. Nhưng bốn năm nay đã không điều chỉnh giá bán lẻ điện bình
quân nên EVN rất khó khăn" - ông Nam cho biết.
Ông Nam cũng thông tin thêm trong bối cảnh khó khăn đó đã thực
hiện tiết giảm chi phí, mà còn cắt giảm các khoản sửa chữa lớn có thời
điểm tới 30%. Cộng thêm các khoản thu khác, EVN tiết giảm tới 10.000
tỉ đồng, giúp khoản lỗ còn lại là 26.200 tỉ đồng.
Về khoản chênh lệch tỉ giá, ông Nam cho biết chưa phân bổ vào giá
bán lẻ điện bình quân vì phải đảm bảo hài hòa lợi ích an sinh xã hội.

Nhiều công ty con đồng loạt lãi “khủng”


Theo công bố từ Bộ Công Thương, trong khoản lỗ hơn 26.000 tỉ
đồng của năm vừa qua vẫn còn các khoản chưa hạch toán vào giá thành
sản xuất kinh doanh điện. Đó là các khoản chênh lệch tỷ giá theo hợp
đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện từ năm 2019 - 2022 khoảng
hơn 14.700 tỉ đồng. Như vậy nếu cộng khoản này thì số lỗ của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ còn cao hơn.
Tuy nhiên, trái ngược với tình trạng thua lỗ nặng nề của EVN, hầu
hết các công ty thủy điện, nhiệt điện đều có một năm "bội thu", tăng
trưởng cao so với năm 2021.
Có thể kể đến như Công ty CP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã
kết thúc năm 2022 với doanh thu thuần 3.084 tỉ đồng, tăng trưởng 91% so
với năm 2021 và vượt hơn 52% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cả
năm của công ty đạt 1.264,8 tỉ đồng, vượt 40,8% so với kế hoạch năm và
tăng gấp 3 lần mức lãi của năm trước đó. Vĩnh Sơn - Sông Hinh cũng ghi
nhận tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 53,54%. Hiện Tổng công ty Phát điện
3 (EVNGENCO3) là công ty con của Tập đoàn EVN nắm giữ gần 31%
vốn tại Vĩnh Sơn - Sông Hinh.
Hay Công ty CP thủy điện Thác Bà cũng có 30% vốn của
EVNGENCO3 báo đạt doanh thu hơn 742 tỉ đồng, tăng 44,2% và lợi
nhuận sau thuế lên đến hơn 378,7 tỉ đồng, tăng 80,8% so với năm 2021…
Đáng chú ý biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thủy điện đều tăng
cao, hầu hết đạt từ 40% trở lên.
Không thuận lợi như thủy điện với lượng nước lớn đổ về trong năm
qua nhưng các công ty nhiệt điện cũng báo lãi khủng. Ví dụ Công ty CP
Nhiệt điện Quảng Ninh đạt doanh thu thuần 10.417 tỉ đồng, tăng 21% và
lợi nhuận sau thuế đạt hơn 760 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2021 đồng
thời vượt 76% kế hoạch cả năm. Hiện Tổng công ty Phát điện 2 thuộc
EVN sở hữu 40% vốn tại công ty này…
Thậm chí, những công ty phát điện là công ty con được hạch toán
vào báo cáo của Tập đoàn EVN cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khá
cao. Điển hình, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) công bố cả
năm 2022 đạt doanh thu thuần hợp nhất 47.287 tỉ đồng, tăng 25% so với
năm 2021; lãi sau thuế đạt gần 2.550 tỉ đồng, tăng gần 30% so với kế
hoạch năm.
Tương tự, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) công bố năm
vừa qua đối mặt nhiều thách thức như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao;
diễn biến thời tiết, thiên tai không theo quy luật tự nhiên, khó dự đoán...
nhưng công ty đã đạt và vượt mọi chỉ tiêu kinh doanh.
Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2022, EVNGENCO 2 đặt kế
hoạch đạt sản lượng gần 1,6 tỉ kWh; tổng doanh thu hơn 4.228 tỉ đồng và
lợi nhuận sau thuế hơn 1.094 tỉ đồng. Kết quả hoạt động cả năm 2022
công ty chưa công bố nhưng báo cáo tài chính quý 3/2022 cho thấy tính
đến hết tháng 9/2022, EVNGENCO2 đã đạt doanh thu thuần tổng cộng
hơn 18.142 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.668 tỉ đồng, gần gấp đôi
kế hoạch đặt ra…
Đáng chú ý, mới đây, công bố trong buổi Họp báo kết quả kiểm tra
chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021-2022 của EVN do Bộ Công
Thương tổ chức hồi cuối tháng 3/2023 cho thấy, năm 2022 và quý I/2023,
EVN đã lỗ hơn 26.235 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám
đốc EVN cho rằng, với khoản lỗ lớn như vậy, việc cân đối tài chính của
EVN rất khó khăn.

Giá điện trung bình qua các năm của EVN


Trao đổi với báo chí về nguyên nhân thua lỗ của EVN, chuyên gia
thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, một trong số những vấn đề bất hợp lý
xoay quanh câu chuyện giá điện là hiện giá bán điện sinh hoạt bình quân
cho các hộ gia đình cao hơn giá bán cho doanh nghiệp. Đây có thể là lý
do gây lỗ lớn thời gian qua của EVN.

"Giá điện bình quân cho tất cả các đối tượng trên cả nước từ tháng
3/2019 là 1.864,44 đồng/kWh, nhưng EVN đang bán lỗ cho sản xuất với
giá hơn 1.500 đồng/kWh không phải giờ cao điểm. Giờ thấp điểm bán
cho sản xuất chỉ có 970 đồng/kWh, cao điểm là 2.759 đồng/kWh.

Trong khi đó, hai ngành có mức điện tiêu thụ lớn nhất hiện nay là
công nghiệp và xây dựng, chiếm khoảng 54% trong cơ cấu tiêu thụ điện,
nhưng lại đang được mua với giá thấp. Đây có thể là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc thua lỗ của EVN. Nhiều chuyên gia cũng đã
cho rằng, bán giá "mềm" cho sản xuất quá lâu, đặc biệt là thấp hơn giá
điện sinh hoạt là một sự bất cập lớn của EVN", ông Phú phân tích.

Quan trọng hơn theo ông Phú, có phải chính sách giá bán điện cho
khối công nghiệp sản xuất mà chủ yếu các doanh nghiệp FDI thấp hơn là
để khuyến khích thu hút đầu tư hay không? Liệu chính sách này có theo
văn bản nào không? Bên cạnh đó, cần xem xét lại chính sách giá lũy tiến
trong giá điện áp dụng cho các hộ gia đình. Chính sách giá này quá cao,
lạc hậu trong bối cảnh hiện nay.

2.2 Các chiến lược phát triển


2.2.1. Chiến lược tại khâu sản xuất
a) Cổ phần hóa

EVNGENCO3 là DN có quy mô vốn, tài sản lớn đầu tiên của EVN
thực hiện CPH và được phê duyệt kết quả xác định giá trị DN theo quy
định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP. EVNGENCO3 bán được
7.149.644 cổ phần thông qua bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra
công chúng (IPO) và bán cho người lao động, hiện nay EVN còn giữ
1.114.422.994 cổ phần tại EVNGENCO3 (tương ứng 99,17% vốn điều
lệ).
Thực hiện chiến lược cổ phần hóa theo Nghị quyết 55, thời gian qua
EVNGENCO 2 đã từng bước tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động
phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế trong nước và thế giới. Và bước
chuyển mình mới của EVNGENCO 2 chính là việc chính thức chuyển
Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) sang công ty cổ
phần (CTCP) từ ngày 01/07/2021.
Từ nhu cầu cấp thiết trên, Tổng công ty đã làm việc với một số đối
tác để tìm kiếm sự hợp tác phù hợp, trong đó có Sembcorp từ Singapore.
Đây là tập đoàn có nét tương đồng với mô hình hoạt động của
EVNGENCO 2 sau cổ phần hóa như: đều là các công ty đại chúng, có
ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh điện năng và đều có
tỷ lệ cổ phần lớn từ vốn góp của Chính phủ. Trong đó EVNGENCO 2 có
99,9% cổ phần của EVN, Sembcorp do Temasek Holding (Quỹ đầu tư
của Chính phủ Singapore) nắm giữ 49,5% cổ phần.
b) Phát triển năng lượng tái tạo

Trong những năm gần đây, với các cơ chế khuyến khích (Quyết định
số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg
ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ), điện mặt trời đã có sự phát
triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp
đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương
16.500 MW), chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của
hệ thống điện Quốc gia.
Đặc biệt, năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của điện mặt trời mái
nhà (ĐMTMN) của Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn
100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống
điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp. Trong đó, chỉ
riêng 3 ngày (từ 29/12-31/12/2020) đã có thêm hơn 3.000MW với hơn
10.000 dự án được vận hành. Có thể nói, Quyết định 13 của Thủ tướng
Chính phủ thực sự đã tạo nên “cú hích” cho ĐMTMN phát triển. Với
nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp
đặt ĐMTMN đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm.

Hình 2. 6: Sản lượng điện và công suất lắp đặt của nguồn điện Việt Nam
năm 2019
Và mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho phát điện được thể
hiện trong Quyết định Quy hoạch điện VIII vừa được ban hành vào tháng
5 vừa qua như sau:

Hình 2. 7: Cơ cấu nguồn điện đến 2050 theo Quy hoạch điện VIII

Để tạo ra được sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo như
vậy chính là nhờ một phần không nhỏ của các cơ chế, chính sách từ chính
phủ. Trong đó phải kể đến chính là cơ chế giá FIT.
Cơ chế giá FIT
Đây là một cơ chế đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn
NLTT, tăng khả năng cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các
nguồn năng lượng truyền thống trong phát điện. Wilson Rickerson (2012)
cho rằng cơ chế giá điện FIT thường được áp dụng trong các hợp đồng có
thời hạn từ 10 - 25 năm, có thể phân biệt theo loại công nghệ, quy mô dự
án, chất lượng tài nguyên cũng như vị trí dự án,… và giá điện FIT cũng
có thể được hiệu chỉnh định kỳ.
 Đối với các dự án điện gió nối lưới
Theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg (Quyết định 37), các dự án
điện gió được áp dụng cơ chế giá FIT cố định bằng VNĐ, tương đương
7,8 UScents/kWh (giá chưa bao gồm thuế VAT).

Ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số


39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) về điều chỉnh giá FIT so với Quyết
định 37 cho các dự án điện gió có ngày vận hành thương mại trước ngày
01 tháng 11 năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành
thương mại. Cụ thể:
 Đối với các dự án điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm
giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 8,5 UScents/kWh.
 Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao
nhận điện bằng VNĐ, tương đương 9,8 UScent/kWh.
 Đối với các dự án điện mặt trời nối lưới
Giá điện FIT cố định cho các dự án điện mặt trời nối lưới được áp
dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg (Quyết định 11). Cụ thể:
Đối với dự án nối lưới: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng
VNĐ, tương đương 9,35 UScents/kWh. Giá điện này chỉ áp dụng cho các
dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16%
hoặc module lớn hơn 15% và được áp dụng trong khoảng thời gian từ
ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019.
 Đối với dự án trên mái nhà: được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng
(net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều.
Ngày 08/01/2019, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số
02/2019/QĐ-TTg (Quyết định 02) sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, một số chính sách
liên quan đến dự án điện mặt trời được, cơ bản là điều chỉnh cơ chế mua
bán điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà, thay đổi từ cơ chế bù
trừ điện năng (net-metering) thành cơ chế mua bán điện theo chiều giao
và chiều nhận riêng biệt:
Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
13/2020/QÐ-TTg (Quyết định 13) về cơ chế khuyến khích phát triển điện
mặt trời tại Việt Nam, tháo gỡ nút thắt về giá mua điện do Quyết định số
11/2017/QÐ-TTg đã hết hiệu lực vào tháng 6/2019. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 quy định mức giá mua điện mới áp
dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành
thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020
(trừ các dự án đã vào quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có ngày
vận hành thương mại trước ngày 01/01/2021, với tổng công suất tích lũy
không quá 2.000 MW được áp dụng mức giá mua điện cũ là 9,35
cent/kWh).
 Đối với các dự án điện sinh khối nối lưới
Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về giá điện cho các dự án điện sinh khối nối lưới. Giá bán điện
của các dự án điện sinh khối nối lưới được quy định như sau:
 Đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá mua điện tại điểm
giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 5,8 UScents/kWh.
 Đối với các dự án điện sinh khối khác: Giá bán điện được áp dụng
theo biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh
khối. Hàng năm, Bộ Công Thương xây dựng và ban hành Biểu giá
chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối.
Ngày 05/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
08/2020/QĐ-TTg, điều chỉnh giá bán điện đối với các dự án điện sinh
khối như sau:
 Đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá mua điện tại điểm
giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 7,03 UScents/kWh.
 Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá
mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 8,47
UScents/kWh.
Với cơ chế giá FIT, điện từ năng lượng tái tạo được mua với giá
rất hấp dẫn, cao hơn so với giá mua của điện than hay thủy điện. Thậm
chí, nhà nước sẵn sàng chịu lỗ, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp
hay các hộ dân có thể tham gia vào sản xuất điện sạch.
Tuy nhiên hiện nay giá FIT cũng gây ra nhiều bất lợi đến cho các
doanh nghiệp tham gia vào sản xuất điện tái tạo. Cơ chế giá FIT 2 sẽ hết
hiệu lực từ 31/12/2021, hiện chưa có hướng dẫn rõ ràng về công tác quản
lý xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà khiến một số địa
phương đã ban hành các quy định riêng theo hướng hạn chế, ảnh hưởng
đến nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà của người dân.
c) Xuất-Nhập khẩu điện
Từ năm 2005, Việt Nam đã mua điện của Trung Quốc qua đường
dây truyền tải Lào Cai, Hà Giang. Điện nhập khẩu từ Lào chủ yếu là thủy
điện, thông qua thỏa thuận hợp tác liên Chính phủ năm 2016. Năm 2019,
Sản lượng điện hàng năm của Việt Nam phát ra trong nước khoảng 280 tỷ
kw/h, nhưng nhập chỉ khoảng 10-15 tỷ kw/h.
Tại vùng sâu vùng xa, sát biên giới Trung Quốc, nếu không nhập
điện sẽ phải xây dựng đường điện lên tận nơi. Để điện từ đồng bằng, từ
miền Nam, miền Trung đưa ra đó sẽ tổn thất rất nhiều. Việc nhập khẩu
điện tại các vùng biên giới giáp ranh là điều phổ biến ở các nước với tính
toán hiệu quả nhất cho hai nước. Hơn nữa, việc nhập từ thủy điện giá
thường sẽ rẻ hơn. Điện nhập từ Trung Quốc hay như Lào chỉ phục vụ
điện cho vùng biên giới giáp ranh với Việt Nam, chứ không kéo điện
xuống Hà Nội hay vào TP.HCM. Việc mua này là theo các thỏa thuận
hợp tác với các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
2.2.2. Chiến lược tại khâu truyền tải
-Hình thức kinh doanh (độc quyền, giải thích tình trạng), nêu
thêm xem tương lai hình thức là xã hội hóa
-chiến lược để giảm tổn thất truyền tải
-Chính phủ nên tạo ra một thị trường năng lượng năng động bằng
cách cho phép cạnh tranh tư nhân, và khuyến khích các nhà đầu tư, đặc
biệt là các nhà đầu tư nước ngoài lớn, đầu tư vào thị trường năng lượng
Việt Nam, và không bị sa lầy vào các quy hoạch là điển hình của các nền
kinh tế kế hoạch tập trung
Trong thời gian luật đang xây dựng, chưa được ban hành và có
hiệu lực, để có thể thực hiện đầu tư các dự án truyền tải điện theo phương
thức xã hội hóa, Bộ Công thương cho rằng Thủ tướng cần xem xét, kiến
nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giải thích nội
dung về độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải điện tại luật Điện
lực theo hướng nhà nước chỉ độc quyền trong quản lý và vận hành lưới
diện truyền tải.
Đồng thời, bộ này cũng lưu ý để bảo đảm an ninh năng lượng, an
ninh quốc gia, cần cân nhắc việc cho phép doanh nghiệp (DN) tư nhân
đầu tư hệ thống truyền tải có tính chất xương sống, huyết mạch. Còn với
các trường hợp đầu tư lưới truyền tải nhằm phục vụ đấu nối nhà máy,
cụm nhà máy điện của một hay nhiều chủ đầu tư, có thể áp dụng quy định
về thỏa thuận đấu nối. TS Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng
lượng, ủng hộ việc để tư nhân tham gia đầu tư các công trình tải điện, chủ
động đưa chính nguồn điện họ sản xuất lên hệ thống điện quốc gia. Theo
ông, thực tế tại một số dự án, lãnh đạo địa phương cũng tạo điều kiện cho
các nhà đầu tư năng lượng tham gia đầu tư đường truyền tải điện nhưng
chỉ mang ý nghĩa giải quyết tình thế, chưa có quy định thành luật nên còn
nhiều bất cập về thủ tục, cơ chế. Bên cạnh đó, nếu ví đường tải điện như
bộ xương cá thì đường tải điện chính được coi như xương sống, phần này
vẫn do nhà nước đầu tư, quản lý nên không đáng lo ngại về vấn đề an
ninh năng lượng quốc gia.
“Các dự án truyền tải cho tư nhân tham gia là các xương cá hai
bên để tạo nên bộ khung. Nếu cho tư nhân tham gia đầu tư đường truyền
tải điện, sẽ giải quyết được việc thiếu điện vì do thiếu đường tải điện mà
có nơi sản xuất điện rồi nhưng không tải lên được, bổ sung cho những nơi
thiếu nguồn do hạn hán đối với thủy điện giảm. Đồng thời, xóa thế độc
quyền ngành điện bao năm qua”, ông Dũng nhận định
Thực tế mấy năm trở lại đây, cuộc bùng nổ năng lượng sạch tại
Việt Nam ghi nhận đóng góp rất lớn của các DN tư nhân nhưng chủ yếu
chỉ đầu tư sản xuất điện, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn nắm
khâu tiếp nhận và truyền tải. Sự phát triển không đồng bộ, không thống
nhất gây khó khăn cho cả hai bên. Năng lượng tái tạo phát triển mạnh,
thậm chí nhiều thời điểm phát triển nóng. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp trong
tổng công suất của điện gió, điện mặt trời... vẫn rất nhỏ. Chưa kể việc
phát triển không đồng bộ giữa sản lượng và hệ thống truyền tải dẫn đến
tình trạng nhiều dự án phải giảm công suất vì thiếu đường truyền.
Đại diện Tập đoàn Trung Nam, một trong những DN quan tâm
đến dự án nhà máy điện mặt trời quy mô công suất 450 MW tại xã Phước
Minh (H.Thuận Nam, Ninh Thuận), cho biết ngoài dự án này, tập đoàn
cũng đề xuất tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư đường dây truyền tải 500 kV
mạch kép dài 15,5 km và dự kiến chi khoảng 600 - 700 tỉ đồng để giải
quyết tình trạng quá tải lưới cho điện tái tạo.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam,
thông tin đường dây truyền tải do EVN đầu tư đang hoạt động đúng công
suất, không thể truyền tải thêm nếu nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt
động. Trong khi đó, để có thể xây dựng thêm 1 đường dây truyền tải
khoảng 20 km, ước tính EVN sẽ phải mất khoảng 5 - 6 năm nếu mọi thủ
tục đều thuận lợi. “Đường truyền tải điện xưa nay vẫn được coi là vùng
cấm, độc quyền nhà nước, DN có điều kiện cũng không thể làm được.
Khi ban hành Nghị quyết 55, Bộ Chính trị đã nói rất rõ là bỏ độc quyền,
bỏ các rào cản bất hợp lý để xã hội hóa cho tư nhân đầu tư vào truyền tải,
các DN rất hào hứng. Những cơ chế cụ thể, đi vào thực tế sớm ban hành
sẽ giải tỏa nút thắt cho điện năng lượng tái tạo”, ông Tiến nói.
Chuyên gia năng lượng Trần Văn Bình, thành viên Hội đồng
năng lượng tái tạo thế giới, đánh giá chính việc chậm trễ xã hội hóa, cho
tư nhân tham gia hạ tầng truyền tải điện đã dẫn đến tình trạng lưới điện
quá tải, nhất là quá tải cục bộ tại một số vùng phát triển “nóng” điện mặt
trời, điện gió suốt thời gian qua. “Xây dựng đường tải điện nằm trong câu
chuyện an ninh năng lượng quốc gia nhưng không thể nói chung chung
như vậy vì tư nhân không ai đủ sức làm đường tải quốc gia lớn. Cái
chúng ta cần là đường truyền tải nhỏ 50 - 100 MW, thậm chí 200 MW.
Những dự án như thế cần huy động vốn trong dân. Điều này sẽ gỡ được
nút thắt lớn nhất trong câu chuyện phát triển năng lượng “sạch”, tạo điều
kiện cho Việt Nam phát triển điện gió, điện mặt trời tương xứng với tiềm
năng”, vị này nêu ý kiến.
Ví dụ về tư nhân tham gia vào truyền tải điện năng :TTO - Dự
án truyền tải điện 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng đã đi vào
hoạt động. Đây là lĩnh vực hạ tầng truyền tải điện từ trước đến nay Nhà
nước độc quyền.Ngày 12-10, Công ty CP đầu tư và xây dựng Trung Nam
(Trung Nam Group) đã tổ chức khánh thành dự án trạm biến áp 500kV và
đường dây 220kV, 500kV kết hợp nhà máy điện mặt trời 450MW tại
Ninh Thuận - dự án điện mặt trời lớn nhất VN và Đông Nam Á. Dự án có
hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV, trong đó đường dây
truyền tải 500kV dài 15,5km với địa hình thi công hiểm trở, vượt núi để
đấu nối vào trạm 500kV tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Ông Nguyễn
Tâm Tiến - tổng giám đốc Trung Nam Group - cho biết 8.000 công nhân
đã thi công xuyên suốt ngày đêm. Riêng với dự án truyền tải, dù gặp các
vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng song vẫn được giải
quyết kịp thời. Theo ông Tiến, trạm biến áp, đường dây truyền tải này
giúp tránh tình trạng có nhà máy mà không phát được điện gây thiệt hại
hàng ngàn tỉ đồng cho các nhà máy năng lượng tái tạo/năm. Ông Lưu
Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết trạm biến áp do
Trung Nam đầu tư có công suất lên đến 6.000MW nên không những giải
tỏa công suất, phát lên lưới 100% các nhà máy điện tại Ninh Thuận mà
còn có dư địa cho giai đoạn sau.
2.2.3 Chiến lược trong phân phối, bán buôn, bán lẻ
a) Giá điện:
Phân tích bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN được áp dụng theo Quyết
định 1062/QĐ-BCT với mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732
đồng/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, so với Quyết định 648/QĐ-
BCT là đã tăng lên 55,9332 đồng/kWh.
Bảng 2. 1: Biểu giá điện bán lẻ năm 2022
Mức độ tiêu
Bậc Giá bán cũ Giá bán mới
thụ
Bậc 1 0-50kWh 1.678 1.728
Bậc 2 51-100kWh 1.734 1.786
Bậc 3 101-200kWh 2.014 2.074
Bậc 4 201-300kWh 2.536 2.612
Bậc 5 301-400kWh 2.834 2.919
Bậc 6 401kWh trở lên 2.927 3.015
Biểu đồ so sánh mức giá bán điện cũ và mới:
Bảng 2. 2: So sánh biểu giá điện bán lẻ
Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán
lẻ bình quân hiện hành. Mức tăng giá này phần nào giảm bớt khó khăn tài
chính của EVN.
Về tác động CPI, nếu tăng giá điện 5% sẽ làm CPI tăng 0,17%, nên
việc tăng giá 3% sẽ có tác động lên CPI rất nhỏ.
Phân tích bậc giá bán buôn điện theo từng đối tượng khách hàng:
Giá bán buôn điện là giá bán điện do Tổng công ty Điện lực, Công ty
Điện lực hoặc đơn vị được ủy quyền thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
bán cho đơn vị bán lẻ điện.
Khi điều chỉnh giá bán lẻ điện thì giá bán buôn điện cho các đơn vị
bán lẻ điện được điều chỉnh trên cơ sở mức trừ lùi giá bán buôn điện hiện
hành nhân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) kế hoạch do Quốc hội
ban hành tại năm điều chính giá bán lẻ điện. Đối với các đối tượng mua
điện mới chưa xác định được mức lùi giá bán buôn điện hiện hành, Bộ
Công Thườn hướng dẫn xác định mức từ lùi giá bán buôn điện cụ thể cho
từng loại đối tượng khách hàng.

Bảng 2. 3: Biểu giá điện bán buôn năm 2022


Nhóm đối tượng khách hành
Tổ hợp
Khu tập
Bậc Mức độ tiêu thụ Nông thương mại -
thể, cụm
thôn dịch vụ - sinh
dân cư
hoạt
Bậc 1 0-50kWh 1.441 1.613 1.695
Bậc 2 51-100kWh 1.499 1.671 1.752
Bậc 3 101-200kWh 1.631 1.891 2.034
Bậc 4 201-300kWh 2.022 2.394 2.561
Bậc 5 301-400kWh 2.289 2.701 2.863
Bậc 6 401kWh trở lên 2.384 2.791 2.956
So sánh điện bán buôn và bán lẻ, gây ảnh hưởng như thế nào

Hình 2. 8: Giá bán buôn điện theo từng đối tượng khách hàng năm 2022

b) Mở rộng phân phối điện:


Sau hơn 10 năm triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, tới nay có
90,1% số xã đạt tiêu chí số 4 về điện, tăng tới 46,44% so với năm 2010.
Với nỗ lực không mệt mỏi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),
nguồn điện ổn định đã thực sự tạo động lực cho những đổi thay mạnh mẽ
ở nông thôn Việt Nam.

Bảng 2. 4: Số lượng điểm cấp điện theo khu vực


STT Tiêu chí Đơn vị Giá trị QĐ
1740
1 Số xã được cấp điện Xã 17
2 Cấp điện từ điện lưới QG Hộ 1,055,000
3 Cấp điện từ nguồn điện NLTT Hộ 21,000
4 Số thôn, bản được cấp điện Thôn, bản 9,890
5 Số trạm bơm tưới được cấp điện Trạm 2,727
(13 tỉnh ĐBSCL)
6 Tăng cường cấp điện cho 02 Huyện đảo và 03 xã đảo

Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình sẽ triển khai cấp điện cho
khoảng 871.263 hộ dân (trong đó, khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ
0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân có điện nhưng cấp điện không ổn
định, liên tục) của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã; cấp điện 2.638
trạm bơm quy mô vừa và nhỏ tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu
Long kết hợp cấp điện cho nhân dân; đề xuất bổ sung cấp điện lưới quốc
gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn
Cỏ tỉnh Quảng Trị; Thổ Chu, An Sơn và Nam Du tỉnh Kiên Giang
Các thôn đảo: Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp Sơn, Bích Đầm tỉnh Khánh
Hòa; cấp điện lưới cho Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.(trong đó,
khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân
có điện nhưng cấp điện không ổn định, liên tục) của 6.811 thôn bản trên
địa bàn 2.197 xã; cấp điện 2.638 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ tại 13 tỉnh
khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hợp cấp điện cho nhân dân; đề
xuất bổ sung cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái
tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Thổ Chu, An Sơn
và Nam Du tỉnh Kiên Giang; Các thôn đảo: Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp
Sơn, Bích Đầm tỉnh Khánh Hòa; cấp điện lưới cho Côn Đảo tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
c) Hiện đại hóa chiến lược trong phân phối và chuyển đổi số:
Định hướng chiến lược về công nghệ thiết bị
 Phương hướng chuyển đổi cấp điện áp
Lưới điện phân phối của nước ta có nhiều cấp điện áp bao gồm: 110,
35, 22, 15, 10, 6 kV.
Khối lượng điện phân phối trên toàn quốc có tổng số chiều dài:
139,897 km và tổng dung lượng máy biến áp là 25,934 MVA; bình quân
đạt mức 2,4 km/ triệu kWh và 0,44 MVA/ triệu kWh. Mức độ phù hợp
với điều kiện mật độ phụ tài thấp, bán kính cung cấp điện lớn, tỷ lệ dung
lượng máy biến áp(MBA), chiều dài đường dây, triệu kWh của lưới điện
trung áp Việt Nam là khá cao.
Triển khai cải tạo lưới phân phối ở Việt Nam theo hướng đảm bảo
tiến tới chỉ có một cấp điện trung thế 35kV hoặc 22kV.
Đến nay đã có 13 tỉnh hoàn thành việc chuyển đổi lưới 6, 10, 15
thành lưới 22Kv bao gồm: Bình Phước, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Kon Tum, Phú Yên.
Những nới mạng 22Kv phát triển, chất lượng điện áp được cải thiện
rõ rệt, khả năng cung cấp tăng lên, tổn thất điện áp và điện năng giảm.
 Hiện đại hóa lưới điện nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
- Triển khai xây dựng thêm cấu hình song song có cáp dự phòng
hoặc câu hinh song song có cáp dự phòng thay thế được.
- Trang bị, bổ sung hệ thống bảo vệ các tuyến dây trung thế gồm
máy cắt đầu tuyến, máy cắt tự đóng lại, các thiết bị phân đoạn kiểu
mới (sectionlizer) được phối hợp với các bảo vệ nhánh rẽ như cầu
chì, cầu dao phụ tải…
- Lắp đặt các máy cắt phân đoạn thích hợp để phân đoạn sự cố,
chuyển đổi nguồn cấp và phục hồi sự cố lưới điện.
- Trang bị các trạm biến áp di động hợp bộ. Chuẩn hóa cá gam
chuẩn, tiết diện chuẩn để thuận tiện việc quản lý, dự phòng.
 Bảo dưỡng và vận hành hệ thống phân phối điện
- Nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối
điện
- Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán trạng thái thiết bị điều kiện vận
hành (condition-based)và chuẩn đoán on-line.
- Vận hành hợp lý các trạm biến áp, hoán đổi các máy biến áp đầy
tải và non tải, sa thải các MBA không tải trong quá trình vận hành,
quan tâm lựa chọn MBA có tổn thất trong mua sắm thiết bị.
- Lắp đặt mới và khai thác hệ thống tụ bù lưới phân phối để giảm
nhỏ công suất vô công truyền tải trên lưới.
Hình 2.2.3.1: Mô hình lưới điện thông minh
Công nghệ trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng
Triển khai ứng dụng công nghệ đo đếm, truyền dữ liệu và xử lý dữ
liệu và dịch vụ khách hàng đáp ứng các yêu cầu của thị trường bán lẻ
cạnh tranh.
Ứng dụng công nghệ đo đếm thông minh (smart metering)
- Công nghệ công tơ có khả năng cho phép đọc dữ liệu, thu nhận dữ
liệu từ xa.
- Công nghệ cho phép trao đổi thông tin dữ liệu theo phương thức
hai chiều giữa nhà cung cấp với khách hàng. Các thông tin theo
thời gian thực (real-time) như: giá tiền điện, lượng điện sử dụng và
tiền phải trả…
Công nghệ trong xử lý dữ liệu khách hàng
- Hoàn thiện nâng cấp hệ thống dịch vụ khách hàng nhằm mục tiêu
đạt 80% vùng miền trong toàn quốc có công nghệ thiết bị ở mức
độ 1.
- Thành lập các trung tâm dịch vụ khách hàng tại các Điện lực.
- Nghiên cứu phát triển một số thiết bị công nghệ phục vụ khách
hàng chẳng hạn như thiết bị đầu nối tích hợp cho phép đấu các thiết
bị khách hàng đang sử dụng trên lưới điện như máy thu hình, điện
thoại, máy tính, ADSL…
- Triển khai toàn diện chương trình DSM (Demand-side-
management), chương trình quản lý nhu cầu điện. Thành lập các
công ty dịch vụ điện, tư vấn và đào tạo các chương trình sản xuất,
áp dụng các công nghệ tiết kiệm điện: thiết bị chiếu sáng, động cơ
tiết kiệm điện…
Chuyển đổi số
Giai đoạn 2021-2022, EVN và các đơn vị thực hiện chuyển đổi số
trong 5 lĩnh vực: Quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh
dịch vụ khách hàng, viễn thông và công nghệ thông tin.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022 của
EVN đã đạt khối lượng bình quân 85,5%.

Hình 2. 9: Giải thưởng chuyển đổi số năm 2022


Lĩnh vực quản trị
Hiện 100% đơn vị thành viên của tập đoàn đã áp dụng hệ thống
Digital – Office, 100% báo cáo được luân chuyển dưới dạng điện tử,
100% các cán bộ quản lý được cấp chữ ký số.
EVN đã hoàn thành kết nối giữa hệ thống văn phòng số (Digital
Office) với trục liên thông văn bản quốc gia và chính thức sử dụng từ
01/01/2020, không sử dụng văn bản giấy, kết nối tới gần 200 cơ quan
gồm Chính phủ, Bộ, ngành, các cơ quan hành chính trung ương, địa
phương.
Tập đoàn ban hành 27.000 mã định danh điện tử để các đơn vị
gửi/nhận văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản Quốc gia.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng
EVN và các đơn vị thành viên đã ứng dụng sổ nhật ký công trình
điện tử, biên bản nghiệm thu điện tử và quản lý hồ sơ dự án điện tử,…
Triển khai áp dụng hồ sơ điện tử cho 2.950 dự án, 1.207 dự án áp
dụng chữ ký số, 160 dự án áp dụng sổ nhật ký công trình điện tử; hoàn
thành thử nghiệm và triển khai AI trong phân tích hình ảnh giám sát thi
công và ứng dụng công nghệ mới như 3D, UAV, BIM từ khâu khảo sát
thiết kế đến khâu triển khai dự án.
Lĩnh vực sản xuất
EVN đã hoàn thành cập nhật 97,3% dữ liệu thiết bị điện đang vận
hành tại các nhà máy, đường dây truyền tải từ 110kV đến 500kV.
Triển khai áp dụng sửa chữa theo phương pháp tiến tiến như RCM
(bảo dưỡng theo độ tin cậy) đối với các nhà máy và CBM (bảo dưỡng
theo điều kiện) đối với lưới điện.
Thử nghiệm thành công áp dụng AI trong phân tích hình ảnh, nhận
diện 20 đối tượng thiết bị trên đường dây phục vụ công tác giám sát vận
hành, phát hiện tình trạng bất thường của các đường dây truyền tải.
Lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng
EVN cũng đã cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến; kết nối đa
kênh, đa nền tảng trên môi trường số, giúp khách hàng sử dụng điện có
thể đăng ký dịch vụ, kết nối với ngành Điện mọi lúc, mọi nơi, 24/7.
Tập đoàn đã xây dựng hệ sinh thái EVNCONNECT, kết nối với các
nền tảng: Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hệ thống hóa đơn điện tử của
Tổng cục Thuế, Cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia, nền tảng số của các tỉnh
Thái Nguyên ID, Hue-S; kết nối với ngân hàng, ví điện tử, Mobile
Money, trung tâm hành chính công và cổng dịch vụ công các tỉnh, thành
phố.
Hình 2. 10: Hệ sinh thái EVNCONNECT

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Phạm Cảnh Huy (Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội), ThS. Nguyễn Thanh Trang (Trung tâm Điều
độ Hệ thống điện Quốc gia), ThS. Nguyễn Tuấn Cường (Cục Điện
lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương), 2022, “Cơ chế giá
mua bán điện FIT tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-che-gia-mua-ban-dien-fit-
tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-97509.htm , truy cập
16/6/2023.
2. Vĩnh Chi, Vietnam Finace, 2023, “Việt Nam đang mua điện từ
Lào, Trung Quốc và bán điện cho Campuchia như thế nào?”,
https://vietnamfinance.vn/viet-nam-dang-mua-dien-tu-lao-trung-
quoc-va-ban-dien-cho-campuchia-nhu-the-nao-
20180504224226373.htm , truy cập 10/6/2023.
3. EVN, “Tổng quan về Tập đoàn Điện lực Việt Nam”
4. Nghị quyết 55-NQ/TW, 2020, “Về định hướng Chiến lược phát
triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045”.
5. Quyết định 500/QĐ-TTg, 2023, “Phê duyệt Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”
6. Tạp chí tài chính,2022, “Kinh nghiệm của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam trong cổ phần hóa và thoái vốn tại các đơn vị thành
viên”.https://tapchitaichinh.vn/kinh-nghiem-cua-tap-doan-dien-luc-
viet-nam-trong-co-phan-hoa-va-thoai-von-tai-cac-don-vi-thanh-
vien.html , truy cập 15/6/2023.

You might also like