You are on page 1of 46

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

––

TIỂU LUẬN
Môn học: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT
SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

GVHD : LƯU XUÂN DANH

LỚP HP : DHQT16ETT_ 422000161412

NHÓM :7

NĂM HỌC : 2022 – 2023

TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

TIẾN ĐỘ
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
HOÀN THÁNH

1 Võ Trần Chí 20070381 1.2.2 – 1.2.6 100%

1.1 – 1.2.1, Lời cảm


2 Nguyễn Ngọc Hương 20072111 100%
ơn, Lời cam kết

3 Võ Minh Huy 20068901 Word, Powerpoint 100%

4 La Thành Lộc 20071321 2.1, 3.1 100%

5 Phạm Phương Thư 20070091 2.2 100%

6 Trương Công Trí 20071391 3.2 – 3.3 100%


NHẬN XÉT CỦA GVHD

_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
_______________________________________________________
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám
hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở
vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc
tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Lưu Xuân Danh đã giảng dạy tận tình, chi
tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

i
LỜI CAM KẾT
Nhóm xin cam đoan bài tiểu luận " Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH nước
giải khát SUNTORY PEPSICO Việt Nam đến năm 2030" là trung thực và không có bất
kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc
xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ
ràng và được phép công bố.

ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ................................1

1.1 CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................1

1.1.1 Khái niệm về chiến lược .................................................................................1

1.1.2 Vai trò và chức năng của chiến lược ...............................................................1

1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................................3

1.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh ....................................................................3

1.2.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược........................................10

1.2.3 Chiến lược cấp công ty..................................................................................11

1.2.4 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ................................................................12

1.2.5 Chiến lược cấp chức năng .............................................................................12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY


PEPSICO ......................................................................................................................13

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY PEPSICO ..............................................................13

2.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................13

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh ....................................................................................15

2.1.3 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý ...................................................................16

2.1.4 Các sản phẩm chính ......................................................................................17

2.1.5 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................18

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ...................................................18

2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô ..........................................................................18

2.2.2 Phân tích môi trường vi mô ..........................................................................21

2.2.3 Phân tích môi trường nội bộ..........................................................................23

2.2.4 Phân tích chuỗi giá trị ...................................................................................24

iii
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY PEPSICO
ĐẾN NĂM 2030 ............................................................................................................26

3.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT .........................................................................26

3.1.1 Mục tiêu của công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam ....26

đến năm 2030 .........................................................................................................26

3.1.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty pepsico .......................26

3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SBU ......................................................................28

3.2.1 Cơ cấu sản phẩm Suntory Pepsico ................................................................28

3.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG .............................................33

3.3.1 Chiến lược marketing Suntory Pepsico: .......................................................33

3.3.2 Chiến lược Nghiên cứu và phát triển ............................................................34

3.3.3 Chiến lược vận hành/sản xuất .......................................................................35

3.3.4 Chiến lược tài chính ......................................................................................35

3.3.5 Chiến lược nguồn nhân lực ...........................................................................35

iv
DANH MỤC BẢNG HÌNH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty của PepsiCo Việt Nam ............................................ 16

v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1 CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác nhận phù hợp với tầm
nhìn sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để được những mục tiêu đó
một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những
điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại
do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

1.1.2 Vai trò và chức năng của chiến lược

Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các
khía cạnh sau:

- Chiến lược kinh doanhgiúp doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của
mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doan nghiệp.

- Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của
doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững
chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy
sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy
được vai trò của cục bộ trong toàn hoạt động của doanh nghiệp.

- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội
kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những mối nguy cơ, đe dọa
trên thị trường kinh doanh.

- Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng
cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền
vững.

- Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các
quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các
hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt
động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế phần lớn các sai lầm

1
trong đầu tư, công nghệ, thị trường...đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có
sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.

1.1.3 Cấp độ và mô hình quản trị chiến lược

Người ta thường phân hệ thống chiến lược trong một doanh nghiệp thành 3 cấp:
chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp chức
năng.

Chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp về
vấnđề tăng trưởng, quản lý các thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn
lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn của sản
phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh; Xác
định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải
tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào (Ví dụ: liên kết với các chi nhánh
khác của công ty hoặc kinh doanh độc lập...); Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc
trưng, đề ra chính sách phát triển và những trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh
nghiệp.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là các bộ phận trực thuộc một
doanh nghiệp có thị trường, có đối thủ cạnh tranh, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
riêng so với các bộ phận khác.

Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ
khác nhau và hoạt động trên các thị trường khu vực khác nhau. Mỗi bộ phận này phải
xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với thị trường cạnh tranh của bộ
phận đó.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh
của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là một kết
hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Chiến lược cấp đơn vị
kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, cách

2
thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị
khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.

Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược cấp chức năng hay còn gọi là chiến lược bộ phận hoặc chiến lược hoạt
động là chiến lược của các bộ phận chức năng (marketing, dịch vụ, khách hàng, sản
xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nhân lực...). Chiến lược này tập trung vào việc
quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp và của
mỗi đơn vị thành viên. Các chiến lược chức năng được phát triển nhằm thực hiện thành
công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và từ đó thực hiện thành công chiến lược cấp
doanh nghiệp.

1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP

1.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

1.2.1.1 Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế: các chỉ số kinh tế quan trọng cần quan tâm:

• Xu hướng tổng sản phẩm quốc nội


• Xu hướng thu nhập bình đầu người
• Xu hướng chi tiêu của người dân
• Lãi suất và xu hướng lãi suất
• Xu hướng tỷ giá hối đoái
• Tỷ lệ lạm phát
• Xu hướng thất nghiệp
• Hệ thống thuế và mức thuế
• Xu hướng của thị trường chứng khoán
• Sự dịch chuyển nhu cầu giữa các loại hàng hóa/ dịch vụ khác nhau
• Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm tiêu dùng và các khu vực địa lý
• Biến động giá cả
• Tình hình kinh tế nước khác

3
Yếu tố văn hóa – xã hội:

• Phong tục, tập quán, truyền thống


• Thói quen mua sắm
• Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp
• Những quan tâm và ưu tiên của xã hội
• Vai trò của giới tính
• Quan điểm về hưu trí, thời gian giải trí, chất lượng sản phẩm, chăm sóc
khách hàng

Yếu tố nhân khẩu học/dân số:

• Tổng dân số; Tỷ lệ sinh


• Số kết hôn, số ly hôn, số sinh, số tử
• Tuổi thọ
• Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng
• Xu hướng thay đổi về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp và phôi phối
thu nhập

Yếu tố tự nhiên:

• Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng (không khí, nước …)
• Sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên
• Trách nhiệm xã hội
• Tiết kiệm năng lượng
• Tái chế
• Quản lý chất thải

Yếu tố chính trị và pháp luật:

• Quy định và bãi bỏ quy định của chính phủ


• Thuế đặc biệt
• Các uy ban hành động chính trị
• Luật bảo vệ môi trường

4
• Ngân sách quốc phòng
• Mức trợ cấp chính phủ
• Luật chống độc quyền
• Các quy định xuất nhập khẩu
• Tình trạng chính trị ở nước ngoài
• Quy mô ngân sách chính phủ

Yếu tố công nghệ:

• Xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
• Làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực doanh nghiệp thay
đổi công nghệ
• Tạo điều kiện thuận lợi cho người xâm nhập mới và tăng áp lực đe dọa
các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành
• Làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng ngắn lại
• Tạo điều kiện sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn
• Cơ hội phát triền sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm
• Tạo ra những thị trường mới cho SẢN PHẨM/DỊCH VỤ cho DN
• Tiến bộ công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của tổ chức:
• Khách hàng
• Sản phẩm và dịch vụ
• Thị trường/ Nhà cung cấp/ Nhà phân phối/ Đối thủ cạnh tranh
• Quá trình sản xuất, marketing và vị thế cạnh tranh

1.2.1.2 Môi trường vi mô

Khách hàng

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mức độ hiệu quả mà
doanh nghiệp đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng cung cấp giá trị cho khách hàng. Doanh nghiệp cần
phải phân tích những gì khách hàng mong đợi từ sản phẩm và dịch vụ của họ để từ đó
đưa ra những định hướng, chiến lược đáp ứng tốt nhất các mong đợi đó. Doanh nghiệp
cần phải hiểu rằng không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu

5
dài. Vì vậy, mục tiêu chính của doanh nghiệp là tạo ra và giữ chân khách hàng, để duy
trì hoạt động của mình.

Khách hàng ở đây sẽ là những tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng và những
người tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể khách
hàng của doanh nghiệp sẽ chia ra thành các nhóm cố định như sau:

• Người tiêu dùng


• Nhà trung gian phân phối
• Các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hay
thực hiện những mục tiêu cụ thể

Trong mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm rất riêng biệt
và từ đó hình thành lên những nhu cầu khác nhau về các sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp để đứng vững được cần phải có các phương
pháp, cách thức quản trị hiệu quả để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm.

Đối thủ cạnh tranh

Trong một nền kinh tế, bản thân doanh nghiệp sẽ không phải là một đơn vị/tổ
chức duy nhất có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì cũng có rất nhiều khác cũng
cung cấp một loại sản phẩm/dịch vụ. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp
sẽ bao gồm toàn bộ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động ở trong cùng ngành và cùng
khu vực thị trường với doanh nghiệp. Bản chất và cường độ cạnh tranh ảnh hưởng lớn
đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Sự khác biệt hóa sản phẩm là điều giúp
công ty vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Đối với một doanh nghiệp để tồn tại trong thị trường cạnh tranh, cần phải
theo dõi chặt chẽ các động thái và hành động trong tương lai của đối thủ cạnh tranh (cả
hiện tại và tiềm năng) để chuẩn bị trước, cũng như dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh
tranh đối với các động thái của công ty. Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp
duy trì hoặc cải thiện thị phần và vị thế.

Ngoài đối thủ cạnh tranh hiện tại thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng tác động
rất nhiều đến các doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện

6
tại chưa tham gia vào việc cạnh tranh nhưng trong tương lai có khả năng cao sẽ gia nhập
vào ngành.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là người cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linh
kiện, lao động và lượng hàng hóa dự trữ khác cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của mình. Khi nhà cung cấp có sự không chắc chắn về các
hạn chế về nguồn cung, điều đó thường tạo áp lực lên các doanh nghiệp và họ buộc phải
duy trì hàng tồn kho cao, dẫn đến tăng chi phí.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp là một phương trình
quyền lực. Cả hai đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có
quan hệ lành mạnh và hòa thuận với các nhà cung cấp của mình. Đây là điều cần thiết
để tổ chức hoạt động trơn tru. Ví dụ, nếu công ty có bất đồng với một nhà cung cấp
nguyên liệu thô, nó có thể trì hoãn toàn bộ quá trình sản xuất của họ nhiều ngày.

Trung gian Marketing

Trong môi trường bên ngoài của một công ty, các trung gian tiếp thị đóng
một vai trò thiết yếu là bán và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng
cuối cùng. Các trung gian tiếp thị bao gồm các đại lý, hãng phân phối, nhà bán buôn,
nhà bán lẻ…

Các trung gian tiếp thị chịu trách nhiệm dự trữ và vận chuyển hàng hóa từ
nơi sản xuất của họ đến đích của họ (tức là khách hàng cuối cùng). Các tổ chức dịch vụ
tiếp thị như công ty nghiên cứu tiếp thị, công ty tư vấn, đại lý quảng cáo hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc nhắm mục tiêu, quảng bá và bán sản phẩm của họ đến đúng thị
trường.

Nội bộ doanh nghiệp

Cổ đông - là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp, những người đầu tư tiền
của họ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng cách mua cổ phiếu mà họ

7
được trả cổ tức hàng năm. Cổ đông có quyền biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng
công ty.

Nhân viên - việc bố trí đúng người vào đúng công việc và giữ chân nhân viên
lâu dài bằng cách duy trì động lực cho họ là rất quan trọng đối với quá trình hoạch định
chiến lược. Đào tạo và phát triển đóng vai trò như một hướng dẫn cho nhân viên của
công ty, nhằm đảm bảo lực lượng lao động luôn được cập nhật về kỹ năng, kiến thức.
Một lực lượng lao động có trình độ và năng lực có thể giúp công ty đạt được thành công
mà không cần cố gắng nhiều.

Công chúng

Theo nghĩa đen, “công chúng” dùng để chỉ tất cả mọi người nói chung. Còn
theo định nghĩa của Philip Kotler, công chúng bao gồm bất kỳ nhóm nào có mối quan
tâm thực sự hoặc tiềm năng tác động đến khả năng đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Các nhà bảo vệ môi trường, các nhóm bảo vệ người tiêu dùng, báo chí & truyền
thông, người dân địa phương là một số ví dụ điển hình của công chúng. Thái độ hoặc
hành vi của những thành phần này có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các
đơn vị kinh doanh. Chẳng hạn như nếu các phương tiện truyền thông đưa ra một số báo
cáo có lợi về một công ty cụ thể, giá cổ phiếu của công ty đó có thể sẽ tăng theo.

1.2.1.3 Môi trường nội bộ

Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố,
điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được.

Môi trường nội bộ bao gồm những yếu tố nằm trong nội bộ doanh nghiệp.
Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.

Các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực trong tổ chức liên quan đến:

• Xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn vị mình
• Tuyển chọn, tuyển dụng đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực
• Phân công lao động khoa học hợp lí để sử dụng, khai thác tối đa nguồn
lực lao động của đơn vị

8
• Cần có các chính sách đãi ngộ hợp lí và có các biện pháp động viên,
khuyến khích người lao động tích cực làm việc.

Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và
là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố sau:

• Nguồn vốn và khả năng huy động vốn


• Tình hình phân bố sử dụng các nguồn vốn
• Việc kiểm soát các chi phí
• Các quan hệ tài chính với các bên hữu quan
• Cán cân thanh toán

Khả năng nghiên cứu và phát triển

Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở: khả năng cải
tiến kĩ thuật, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm và phát triển sản phẩm mới. Nghiên cứu và phát triển là yếu tố đảm bảo nâng cao
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.

Khả năng sản xuất kinh doanh

Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề:

• Quy mô sản xuất của tổ chức


• Việc bố trí dây chuyền sản xuất kinh doanh
• Hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh
• Kĩ thuật, công nghệ
• Chi phí sản xuất kinh doanh
• Chất lượng, giá thành sản phẩm, dịch vụ

9
Hoạt động quản trị

Đánh giá về trình độ, kĩ năng quản trị tổ chức trên cở sở rà soát các hoạt động
quản trị theo 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.

Hoạt động Marketing

Các chương trình Marketing được thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay
không và khả năng hoạt động Marketing của tổ chức so với đối thủ cạnh tranh. Đưa ra
phương hướng hoạt động Marketing.

Văn hóa của tổ chức

Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu, những giá trị
truyền thống mà mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo một cách tự nguyện.

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của các thành viên.
Do đó, nhà quản trị cần xem xét, cân nhắc đến các yếu tố văn hóa trong khi thực hiện
vai trò quản trị của mình.

1.2.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược

Tầm nhìn:

• Tổ chức nên thống nhất về tầm nhìn cơ bản mà doanh nghiệp phấn đấu để đạt
được trong dài hạn (5, 10 năm …)
• Tuyên bố tầm nhìn – trả lời cho câu hỏi: Chúng ta muốn trở thành gì?
• Tầm nhìn rõ ràng sẽ tạo nền tảng cho việc phát triển 1 tuyên bố sứ mạng
• Tuyên bố tầm nhìn nên ngắn gọn và huy động nhiều nhà quản lý tham gia
• Collins và Porras (1996) cho rằng 1 bản tuyên bố tầm nhìn chiến lược gồm:
• Tư tưởng cốt lõi
• Giá trị cốt lõi: các nguyên tắc nền tảng và bền vững của tổ chức
• Mục đích cốt lõi: lý do để tổ chức tồn tại
• Hình dung về tương lai
• Nhận diện các mục tiêu và mô tả sinh động về ý nghĩa của việc đạt được các mục
tiêu

10
Sứ mệnh:

• Sứ mệnh của doanh nghiệp là khái niệm để chỉ mục đích của doanh nghiệp, lý do
và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp đó
• Tuyên bố sứ mệnh là tuyên bố dài hạn với mục đích phân biệt 1 doanh nghiệp
với doanh nghiệp tương tự khác. Nó công bố về lý do tồn tại của một doanh nghiệp
• Sứ mệnh của DN tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa chọn chiến
lược doanh nghiệp
• Tuyên bố sứ mệnh làm sáng tỏ vấn đề hết sức quan trọng “công việc kinh doanh
của doanh nghiệp là gì?”

Chín yếu tố cấu thành của bản sứ mạng của DN:

1. Khách hàng

2. Sản phẩm

3. Thị trường

4. Công nghệ

5. Sự quan tâm đối với vấn đề tồn tại, tăng trưởng, khả năng sinh lời

6. Triết lý

7. Tự đánh giá về mình

8. Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng

9. Mối quan tâm đối với nhân viên

1.2.3 Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty là những chiếnl ược hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn
mang tầm ảnh hưởng đến cả công ty. Ở cấp độ này, mục tiêu của chiến lược là khả năng
phát triển về lâu dài và tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Lấy đà cho công ty tồn tại và phát triển
về lâu dài.

Nhiều chiến lược khác nhau được phát triển theo lịch sử kinh tế thế giới. Các tác
giả khác nhau viết về chiến lược lại cho ra những phân loại khác nhau và đặt tên theo
cách riêng của bản thân tác giả. Vài chiến lược cấp công ty cơ bản như: kết hợp về phía
trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm nhập thị trường, phát triển
thị trường, phát triển sản phẩm…
11
Chiến lược cấp công ty:

• 75% dựa trên mục tiêu dài hạn


• 25% dựa trên mục tiêu hàng năm

1.2.4 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là những chiến lược hoạch định mục tiêu kinh
doanh cụ thể. Liên quan đến cách thức họat động, cạnh tranh trên các thị trường cụ thể.
Chiến lược kinh doanh bao gồm các chiến lược khác nhau được sử dụng cụ thể cho từng
ngành riêng biệt

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:

• 50% dựa trên mục tiêu dài hạn


• 50% dựa trên mục tiêu hàng năm

1.2.5 Chiến lược cấp chức năng

Là những chiến lược cụ thể cho từng đơn vị, bộ phận với những mục tiêu khác
nhau. Khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu quả và đi đến những mục tiêu cụ thể thống
nhất với chiếc lược cấp đơn vị kinh doanh. Mỗi phòng ban, bộ phận khác nhau có những
chiến lược khác nhau tùy vào công việc của từng bộ phận.

Chiến lược cấp chức năng:

• 25% dựa trên mục tiêu dài hạn


• 75% dựa trên mục tiêu hàng năm

12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY PEPSICO
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY PEPSICO

2.1.1 Giới thiệu chung

2.1.1.1 PesiCo toàn cầu

PesiCo là một công ty giải khác và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới hoạt động trên 100 năm có mặt trên 200 quốc gia với 185.000 nhân
viên. Công ty có doanh số hàng năm đạt 39 tỷ USD, và con số này không dừng lại ở đó
mà còn tiếp tục tăng nhanh. PesiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở
thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn, năng động
cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.

Trụ sở chính của PesiCo được đặt tại Furchase, New York , Mỹ với Lịch sử
hình thành:

• 1898: Caleb Bradham mua bản quyền sang chế cho thương hiệu Pepcola
và đặt lại là Pepsicola.
• 1902: Thương hiệu PepsiCola được đăng ký 1936: Doanh số của Pepsi
tăng vọt tại Mỹ.
• 1941: PepsiCola thâm nhập vào thị trường Châu Âu 1947: Mở rộng sang
Philipines và Trung Đông.
• 1964: Cho ra sản phẩm nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên
thế giới- Diet Pepsi.
• 1988: PesiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với giá trị 3.3 tỷ Đô La.

Ngày nay Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát cứ 4
sản phẩm nước uống có ga được bán trên thế giới thì có 1 sản phẩm của Pepsi, tổng cộng
là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này tiếp tục tăng.

Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỷ USD cho các mặt
hàng nước giải khác PesiCo.

13
2.1.1.2 PesiCo Việt Nam

• 24/12/1991: Công ty nước giải khát quốc tế ( IBC) được thành lập do liên
doanh giữa SP.Co và Marcondray – Singapore với tỉ lệ vốn góp 50% - 50%.
• 1994: Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam.
• 1998: PI mua 97% cổ phần, SP CO 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu
USD.
• 2003: PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đồi tên thành Công
ty nước giải khát quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm nhãn hiệu: Aquafina, Sting,
Twister, Lipton-Ice Tea.
• 2006: Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên ( Snack Poca).
• 2007: Phát triển ngành sữa đậu nành.
• 2008: Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương.
Tung sản phẩm Snack Poca khoai tây cao cấp.
• 2010: PesiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư cho PepsiCo Việt Nam 250 triệu
USD cho ba năm tiếp theo, cùng tháng 2 năm này nhà máy mới tại Cần Thơ chính thức
đi vào hoạt động.
• 2013 : Liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã
được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. trong đó Suntory chiếm
51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong Tea+ Plus
và Moutain Dew.

Trụ sở chính của công ty được đặt tại: Tầng 5, Cao ốc Sheraton, Sài Gòn, 88
Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Các chi nhánh:

• TPHCM: A77 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM.


• Hà Nội : 233B Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
• Cần Thơ: Lô 8 Đường Trục Chính , KCN Trà Nóc, Cần Thơ.

14
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.1.2.1 Tầm nhìn của Suntory PesiCo Việt Nam:


Có được tầm nhìn chiến lược rõ ràng và cụ thể thì sẽ giúp Pepsi cân bằng
được lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động và cộng đồng,không chỉ thế tầm
nhìn còn có thể giúp thúc đẩy, truyền cảm hứng và tạo động lực để nhân viên làm việc
có năng suất hiệu quả hơn. Vì thế Tầm nhìn chính là mong muốn của doanh nghiệp
trong tương lai cũng như là động lực chính của doanh nghiệp.
Suntory PepsiCo đẵ không ngừng tìm kiếm vào sáng tạo các hiệu quả tài
chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh
tế cho nhân viên cũng như là các đối tác kinh doanh, tất cả là vì mục đích chung biến
PepsiCo trở thành công ty hàng đầu về về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu
vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khác.
Nói tóm lại, tầm nhìn của PepsiCo là:
• Tiếp tục cải thiện vị thế của PepsiCo Việt Nam
• Tạo điều kiện tốt cho Suntory thâm nhập thị trường ưu tiên
• Đa dạng hoá sản phẩm
• Phát triển thêm mối quan hệ đối tác toàn cầu thành công giữa Suntory và
PepsiCo
• Tạo sự thân thiện với khách hàng bằng các hoạt động giúp đỡ xã hội, bảo
vệ môi trường, tôn trọng khách hàng.
2.1.2.2 Sứ mệnh của Suntory PesiCo Việt Nam:
Sứ mệnh của Suntory Pepsico là trở thành công ty hàng đầu về sản phẩm tiêu
dùng trên thế giới tập trung vào thực phẩm và đồ uống tiện lợi. Suntory Pepsico mong
muốn tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư cũng như cung cấp cơ hội cho sự phát triển và
nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và các cộng đồng nơi
Pepsico hoạt động. Và trong tất cả mọi thứ, Pepsico phấn đấu cho sự trung thực, công
bằng và liêm chính.

15
2.1.3 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty PepsiCo Việt Nam

( Nguồn: Suntorypepsico.vn)

2.1.3.2 Cơ cấu quản lý


Trước tiên công ty sẽ tuyển chọn và chọn lựa với tiêu chí là những người có
năng lực thực sự để phân bố, sắp xếp cho các vị trí giám đốc trong công ty, tiếp đến
công ty sẽ chia ra để những giám đốc nắm giữ công việc kinh doanh của các dòng sản
phẩm riêng biệt,các nhãn hàng khác nhau.
Mỗi lãnh đạo đều có một vai trò riêng biệt nhưng họ lại có mối quan hệ rất
mật thiết với nhau, có thể mỗi người nắm giữ một lĩnh vực kinh doanh riêng, một nhãn
hiệu riêng, một khu vực riêng nhưng những lúc đưa ra những quyết định kinh doanh của
mình hoặc quyết định kinh doanh của công ty thì họ phải cùng nhau chia sẽ, trao đổi
kinh nghiệm, trao đổi các quyết định với nhau,Có thể thấy được vai trò của các leader
là vô cùng quan trọng trong công ty.Đây cũng được xem là nhân tố làm nên thành công
rực rỡ của công ty PepsiCo Việt Nam.

16
2.1.4 Các sản phẩm chính

Nước uống có gas Pepsi Cola


Thức uống có gas Pepsi có hương vị lôi cuốn, vị ngọt nhẹ, không gắt, mang đến
cảm giác sảng khoái trong những ngày hè nóng bức và sau những giờ hoạt động mạnh.
Mặc dù đi sau Coca Cola tới 13 năm, sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” này vẫn chiếm
được sự chào đón từ 6 châu lục. Đây chính là sản phẩm làm nên thương hiệu, mang lại
nguồn thu khổng lồ với hơn 20 tỷ USD hàng năm cho công ty mẹ (khoảng 1/5 tổng
doanh thu của tập đoàn mẹ).
Trên thế giới, Pepsi Cola chỉ đứng sau Coca Cola về thị phần, còn ở Việt Nam thì
Pepsi Cola có phần nhỉnh hơn Coca Cola, điều này cho thấy Pepsi có những chiến lược
đặc biệt hơn Coca Cola nhằm vào các thị trường riêng biệt để giành lấy thị phần.

Nước uống tăng lực Sting


Xuất hiện đầu tiên vào năm 2003, sản phẩm Sting của Pepsico Vietnam đã chiếm
cảm tình của phần lớn giới trẻ Việt Nam.
Sting có màu đỏ, vị dâu, ngọt vừa phải, phù hợp cho mọi đối tượng, độ tuổi. Với
taurine, inositol, vitamin B, và chiết xuất nhân sâm, Sting cung cấp năng lượng cho bạn
tỉnh táo suốt cả ngày dài.

Nước uống đóng chai Aquafina


Nước khoáng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì sự sống hàng ngày
cũng như cung cấp khoáng chất cần thiết có lợi để duy trì năng lượng. Aquafina cung
cấp nguồn nước tinh khiết được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược và Ozon, thanh
trùng bằng tia cực tím và loại bỏ các tạp chất. Sản phẩm còn đáp ứng tiêu chuẩn Nước
uống của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới.

Nước ép trái cây Twister


Twister là nước cam ép với hương vị cam tự nhiên.
Với hương vị thơm ngon tự nhiên, nước cam ép Twister có bổ sung vitamin A và
C , là các dưỡng chất tốt lành. Mỗi ngày của bạn tươi không cần tưới.
• Trà uống liền Ô long TEA+ PLUS

17
Trà Ô Long TEA+ Plus Ô Long là sự kết hợp thú vị giữa trà ô long và vị chanh
tươi mát với hợp chất OTPP giúp hạn chế hấp thu chất béo trong bữa ăn.

Boss cà phê
Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng nhanh chóng, người dùng luôn tìm đến những
sản phẩm nhanh, gọn, tiện ích. Nắm bắt tâm lý này, năm 2019, Pepsico Vietnam đã cho
ra mắt sản phẩm BOSS Cà Phê với hai hương vị quen thuộc: cà phê đen và cà phê sữa.
Những hạt cà phê chất lượng nhất được tuyển chọn kĩ lưỡng theo tỉ lệ tuyệt vời
20% Arabica và 80% Robusta. Hương thơm ngọt ngào, đậm đà của cà phê được giữ
nguyên trong lon có van đóng giúp cho người dùng tràn đầy sức sống, tỉnh táo cả ngày
dài.

2.1.5 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Không có gì ngạc nhiên với dân số trẻ thì thị trường nước giải khát ở Việt Nam
đang cho chiều hướng tăng mạnh. Chính vì thế hầu hết các sản phẩm của PepsiCo đều
hướng đến khách hàng mục tiêu là thanh thiếu niên mang độ tuổi từ 13 đến 29. Nhưng
với xu thế hiện nay trên Thế Giới là chú trọng những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và
đồng thời tẩy chay những sản phẩm có hại đến sức khỏe, trước tình hình trên PepsiCo
đẵ nắm bắt tình hình và cho ra những sản phẩm đa dạng như là nước trái cây, sữa đậu
nành, đặc biệt là trà. Mặc dù trên thị trường Việt Nam hiện nay, PepsiCo vẫn luôn có
chỗ đứng trong top những công ty dẫn đầu trong ngành nước giải khát có gas,tuy nhiên
về mặc thị phần thì đang bị mất dần vào tay các công ty đối thủ . PesiCo đang cố gắng
để vươn lên và chiếm lại thị phần từ các công ty đối thủ.

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị - pháp luật


Trong quá trình toàn cầu hóa , hệ thống luật pháp của các quốc gia tác động đến
doanh nghiệp ngày càng không ngừng hoàn thiện và cải tiến. Các luật như luật chống
độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, … điều này sẽ tạo cơ hội cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, công ty trong ngành. Hiện nay các nhóm bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng phát triển, đây có thể coi là mối đe dọa đối với các doanh
nghiệp về đồ uống, thực phẩm nói chung và doanh nghiệp nói riêng, vậy nên các doanh

18
nghiệp ngày càng phải có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, quảng cáo trung
thực,…

Môi trường kinh tế


Theo khảo sát tại Việt Nam, mỗi người tiêu thụ bình quân 23 lit/người/năm nước
giải khát. Các dòng giải khát có lượng sản suất và tiêu thụ lên đến 85% sản lượng cả
nước, và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Thị trường Việt Nam lại ngày càng phát triển chuỗi của hàng thức ăn nhanh, các
của hàng tiện lợi để tiêu thụ các đồ ăn tươi sống lẫn đồ ăn nhanh, nước giải khát. Năm
1994, PepsiCo đã mang 2 sản phẩm là Pepsi và 7up tiến vào thị trường Việt Nam. Để
phù hợp và phát triển theo thị trường của Việt Nam, các doanh nghiệp đã ddaayfrr mạnh
thêm các đồ uống lành mạnh không có gas, cồn. Năm 2016 PepsiCo đã có 11 nhẵn hiệu
tại đây như Aquafina, Sting, Lipton, Ô long,… và hiện nay PeepsiCo đã có tổng cộng
22 nhãn hiệu đồ uống.

Môi trường công nghệ


Đối với ngành nước giải khát, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp
nên sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, sử dụng các nguuyeen liệu nước nhà, an
toàn, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Hiện nay, dây chuyền sản xuất nước giải khát tại Việt Nam cũng đang phát triển
mạnh, có đủ công nghệ để phục vụ cho việc sản xuất. Từ khâu sơ chế, pha trộn, chiết,
đóng chai, tới in nhãn mác hay đóng gói,xử lý chất thải,… tất cả đều có quy trình và có
tính tự động. Các công nghệ cao cấp, thông minh đã góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm đi tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất, lao động,…
PepsiCo đã thành công trong việc năng cấp dây chuyền sản xuất, tạo ra được các
loại chai thân thiện với môi trường, hay chai sử dụng nhựa tái chế,… vì một môi trường
Việt Nma xanh - sạch - đẹp. Vỏ chai được sử dụng từ các vỏ cây, thực vật. Mới đây
PepsiCo đã cho ra mắt bao bì sản phẩm được làm từ nhựa tái sinh, bao bì Pepsi từ nhựa
tái sinh thân thiện với môi trường, đã qua quá trình xử lý và kiểm tra nghiêm ngặt, đáp
ứng được các tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam trong ngành thực phẩm, Cục quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu

19
(EFSA), cũng như đạt các tiêu chuẩn toàn cầu về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm và
cảm quan của tập đoàn PepsiCo (Mỹ).
Tuy vậy, sản phẩm Pepsi trong bao bì mới được nâng cấp không làm mất đi tính
tiện lợi, vẫn giữ trọn hương vị đặc trưng và tinh thần của sản phẩm cũng như đem lại
giá trị xanh đích thực cho cuộc sống.
Đây là một sự sáng tạo thành công về mặt công nghệ sản xuất sản phẩm thân
thiện với môi trường.

Môi trường văn hóa xã hội:


• Dân số
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi từ 15 – 40 chiếm hơn 1 nửa,
đây là độ tuổi mà có nhu cầu sử dụng nước giải khát nhiều nhất vì nó có sự tiện lợi, tiết
kiệm thời gian mà lại rất rẻ, hơn nữa là độ tuổi có xu hướng hoạt động vui chơi giải trí,
lao động nhiều, hay là ưa chuộng sử dụng thức ăn nhanh, … đây cũng là những lý do
tiêu thụ nhiều nước giải khát.
• Văn hóa
Mỗi một nước là một văn hóa khác nhau, có nước thì người dân muốn nhanh gọn,
có nước thì thích tụ tập, điển hình nhất là Việt Nam, nơi mà mọi người sau những ngày
mệt mỏi, sau những buổi làm việc áp lực, hay là những giờ miệt mài với môn thể thao
ưa thích, thì họ có xu hướng ngồi lại với nhau mà chuyện trò, tâm sự, vui cười, và từ
đây họ sẽ chọn những loại nước giải khát, nước có gas hay cả những loại nước tự nhiên
để thưởng thức, để đã cơn khát.
Học sinh, sinh viên ở Việt Nam còn hay có xu hướng sử dụng các loại nước giải
khát khi ăn trưa, khi đi tụ tập bạn bè, và hay thấy các loại nước ngọt có ga nhiều nhất là
ở các bữa tiệc. Vậy nên, thị trường Việt Nam tiêu thụ nước giải khát rất nhiều.

Môi trường tự nhiên:


• Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nhiệt độ trung bình là tầm 30OC
vào màu hè và 200C vào mùa đông, đặc biệt hơn là các tỉnh thành ở phía Nam, nhiệt độ
sẽ tầm 250C trở lên, thường có cái nắng oi bức. Với khi hậu nóng nực dễ sinh ra nhiệt
cho cơ thể thì nước giải khát là sự lựa chọn tốt nhất cho điều hòa nhiệt độ cơ thể.

20
• Vị trí địa lí
Việt Nam có vị trí khá thuận lợi, rất dễ cho việc vận chuyển hàng hóa, có thể vận
chuyển bằng đường bộ, đường thủy hay là đường hàng không. Tuy nhiên vận chuyển
hàng hóa lớn từ Nam ra Bắc hay ngược lại cũng gặp nhiều khó khăn về chi phí hay là
việc quảng bá sản phẩm, nên công ty phải đưa ra các chiến lược hợp lí nhất.

2.2.2 Phân tích môi trường vi mô

Nhà cung cấp


PepsiCo Việt Nam mà công ty thành viên dưới trướng của tập đoàn PepsiCo toàn
cầu nên sẽ có các nhà cung cáp nhất định. Các nhà cung cấp được kí kết qua các bản
hợp đồng, liên kết với nhau theo xu hướng có lợi trong suốt quá trình hoạt động.
Đây được coi là cơ hội để PepsiCo thực hiện hệ thống bán hàng và phân phối vững
mạnh trên toàn quốc.

Trung gian Marketing


• Phân phối
Nước giải khát là mặt hàng tiêu dùng, nên bắt buộc PepsiCo phải sử dụng chính
sách phân phối rộng rãi. Nên phân phối nhiều ở các vùng nông thôn, ít lại ở các thành
phố lớn.
Tiêu chuẩn trung gian:
+ Với thành phố: nên phân phối ở các nơi có mật đọ cư dân cao, đông dan cư, có
khả năng bảo quản hàng hóa tốt.
+ Với nông thôn; phân phối ở các nơi bán lẻ, tiêu thụ được hàng hóa, nhập hàng
hóa liên tục với số lượng ít.
Phân phối ở các của hàng tạp hóa, siêu thị, các cửa hàng tiện, các quán cà phê nhỏ
để thúc đẩy quá trình mua bán mà không bị thay đổi giá quá nhiều khi đến tay người
tiêu dùng. Làm như vậy có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở mọi nơi.
• Quảng cáo, truyền thông
+ Thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu của công ty
qua các chương trình game show, vốn đầu tư,tài trợ, …
+ Quảng cáo hình ảnh trên các kênh truyền thông, ti vi,..
+ Sử dụng hình ảnh các KOL nổi tiếng, diễn viên, ca sĩ, idol,… quảng bá cho sản
phẩm.

21
Đưa ra các chương trình khuyến mãi, quà tặng kèm, bốc thăm trúng thưởng,…
+ Mua sản phẩm Pepsi và mì ly với giá 12.000đ (bình thường giá 1 chai nước có
gas Pepsi 500ml là 7.500đ)
+ Chương trình khuyến mại tham gia quay số trúng thưởng chuyến du lịch khi
mua sản phẩm của Pepsi
+ Mua bất kỳ sản phẩm Pepsi sẽ được tặng kèm 1 bịch snack Poca 200gr
Việc thực hiện các chương trinhg quảng cáo, truyền thông vừa có thể đẩy tiêu
thụ số lượng hàng hóa, thu về lợi nhuận cao, vừa có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu
tốt đep.

Khách hàng
Khách hàng là yếu tố chủ chốt của doanh nghiệp, là người mà doanh nghiệp phải
chọn lọc để phục vụ và đáp ứng nhu cầu để kiếm lợi nhuận.
Cuộc sống thì ngày càng nâng cao, xã hội ngày càng tiên tiến, nên nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng ngày càng cao, muốn ăn ngon, mặc đẹp mà vẫn phải đảm bảo được
sức khỏe.
Ngày nay, thị trường đồ ăn, thức uống tiện lợi ngày càng nhiều, các đối thủ cạnh
tranh cung ứng sản phẩm ngày đa dạng và khách hàng rất dễ dàng để có thể so sánh các
sản phẩm với nhau để chọn ra được sản phẩm phù hợp nhất với bản thân.

Đối thủ cạnh tranh


Xác định đối thủ cạnh tranh là việc mà PepsiCo luôn phải làm và đề phòng, phải
quan sát, nắm bắt được đối thủ. Và đối thủ mạnh nhất mà Pepsi đang phải đối mặt đó
chính là Cocacola.
Ở thị trường nước ngoài, Pepsi vẫn còn đang theo đuổi Cocacola, tuy nhiên Peepsi
đang dẫn đầu ở thị trường Việt Nam nhưng không vì thế mà Pepsi được phép lơ là. Pepsi
phải tập trung sức mạnh hơn, đi đúng hướng để có những chiến lược, những sản phẩm
tốt nhất dành cho khàng hàng và không để Cocacola vượt mặt.
Pepsi còn phải đối đầu với các nhãn hàng nhỏ lẻ khác đang xâm nhập thị trường
bằng các sản phẩm mới lạ như: trà bí đao, cà phê lon, …Tuy các nhãn hàng này chưa
được nổi tiếng, phát triển mạnh như Pepsi nhưng Pepsi cũng phải đề phòng vì có một
số loại sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa thích.

22
2.2.3 Phân tích môi trường nội bộ

Nhân viên
• Nguồn nhân lực
Hiện nay công ty đã có hơn 2500 nhân viện tại Việt Nam với các kỹ năng chuyên
môn được huấn luyện để làm việc năng suất nhất để phục vụ cho công ty. Với PepsiCo,
họ cho rằng không chỉ sản phẩm mới làm nên sự thành công của công ty, mà còn phải
nhờ vào những công sức đóng góp của mọi người trong công ty. Họ đưa ra mục tiêu cho
công ty là “Một nơi làm việc tuyệt vời”, PepsiCo luôn đào tạo các kỹ năng cần thiết cho
nhân, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chỉ dẫn, giúp đỡ nhân viên cân bằng giữa công
việc và cuộc sống, bên cạnh đó cũng tạo ra những hoạt động, môi trường làm việc đa
dạng, kèm theo chế độ lương thưởng hậu hĩnh và phúc lợi hấp dẫn. Công ty luôn không
ngừng phát triển đội ngũ công ty và cải thiện môi trường kinh doanh. Song song, công
ty đào tạo nghệ nghiệp trong kinh doanh nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa nghề nghiệp
và truyền thống xã hội Việt Nam.
• Quản trị nhân viên
Công ty có những chính sách ngày nghỉ, hay giờ làm rất thoải mái dành cho nhân
viên, họ cho nghỉ hậu sản tới 16 tuần, cũng ko có giờ làm xác định, còn cho về sớm vào
thứ 6 và những ngày trong tháng hè oi ả. CEO công ty luôn lắng nghe những ý kiến, nhu
cầu, ý nguyện của nhân viên,… cách quản lý linh hoạt trên đã thành công vang dội.

Hoạt động Marketing


Với phân khúc khách hàng mục tiêu là những khách hàng trẻ trung, năng động,
PepsiCo còn định vị đúng đắn để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, sản phẩm ngày càng
được ưa chuộng hơn, còn hợp tác với các chuỗi của hàng thức ăn nhanh, của hàng tiện
lợi, các quán cà phê nhỏ,… Phương pháp mà PepsiCo nâng cao tinh thần cũng như là
khuyến kích các bên trung gian làm tốt hơn là về phần chiết khấu, lợi thưởng theo doanh
số bán được, … để hợp tác lâu dài hơn với các bên phân phối trung gian.

Sản xuất
• Cơ sở vật chất
PepsiCo đã xâm nhập thì trường Việt Nam vào năm 1994 với 1 nhà máy với chỉ
hơn 100 công nhân. Với sự nỗ lực, không ngừng cố gắng PepsiCo nay cũng đã có được

23
hơn 2500 công nhân và sở hữu 5 nhà máy sản xuất cùng với các chi nhánh trên cả nước.
Các nhà máy hiện có ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ, và
Quảng Nam. Trong đó nhà máy Bắc Ninh được coi là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á.
• Công nghệ
Được coi là thị phần lớn nhất cả nước ở linh vực nước gải khát, PepsiCo luôn đầu
tư các hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại nhất, luôn đưa ra những sáng kiến mới lạ,
đa dạng cho sản phẩm.

2.2.4 Phân tích chuỗi giá trị

PepsiCo hợp tác với các bên sản xuất nguyên liệu => nhập nguyên liệu => đưa qua
khâu kiểm tra hàng hóa => tiến hành chế biến sản phẩm => phân phối ra thị trường.
Tiếp thị, bán hàng: đây là hoạt động mà giúp PepsiCo xây dựng thương hiệu từ
đây, đem sản phẩm đến tay khách hàng.
Củng cố lại mối quan hệ với khách hàng, lấy lòng tin của khách hàng để tìm được
khách hàng trung thành.
Năng lực cạnh tranh
PepsiCo hoàn toàn có đủ thực lực để cạnh tranh với đầy rẫy các doanh nghiệp khác
trong lĩnh vực nước giải khát. Đánh giá năng lực cạnh tranh của PepsiCo:
• Về danh tiếng và thương hiệu: Danh tiếng và thương hiệu cảu PepsiCo nổi tiếng
toàn cầu. Là thương hiệu mà lấy được rất nhiều sự tin dùng của khách hàng.
• Về hiệu quả sản xuất trong kinh doanh: với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện
đại PepsiCo luôn trong trạng thái cung cấp đủ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu cho người
tiêu dùng, một nhà máy ở Đồng Nai có công suất làm việc tới khoảng 180 triệt lít/1 năm,
tuy sản xuất với số lượng rất nhiều nhưng vẫn có thể đảm bảo được chất lượng cho sản
phẩm.
• Thị phần của PepsiCo: trên thị trường Việt Nam, Pepsi đang chiếm ưu thế lớn
nhất. Không chỉ phát triển ở các kên đại lý phân phối lớn, PepsiCo còn chiếm luôn các
phân phối nhỏ như quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh. Để nâng cao thị phần, PepsiCo
còn phải tiến hành những chiến lược Marketing nâng cao sản phẩm, nâng cao dịch vụ,
và cung cấp các nguồn hàng chất lượng, uy tín nhất…
• Trách nhiệm xã hội: Để thân thiện với môi trường, PepsiCo đã có những chiến
lược về xử lý rác thải, vỏ chai nhựa, đưa ra các sản phẩm có cái bao bì tối ưu nhất như
là bao bì làm từ vỏ cây, hay là từ nhựa tái chế,…Bên cạnh đó, luôn kêu gọi, tạo các

24
chương trình bảo vệ môi trường. PepsiCo luôn hướng về Việt Nam xanh - sạch - đẹp và
điều này được rất nhiều giới trẻ hưởng ứng.

Phân tích ma trận SWOT


1. Điểm mạnh (Strengths)
• Đa dạng hóa sản phẩm
• PepsiCo đưa ra các sản phẩm đa dạng về các mẫu mã bao bì, hình dáng, các loại
nước giải khát, thức ăn,…
• Môi trường kinh doanh trên tầm quốc tế
• Có các kênh phân phối lớn, phân phối rộng rãi.
• Sức mạnh thương hiệu lớn, có thị phần ở mức 39% ở Mỹ trong lĩnh vực nước
giải khát.
2. Điểm yếu (Weknesses)
• Mỗi sản phẩm lại có một cái tên riêng chứ không phải sản phẩm nào cũng có tên
pepsi dẫn đến khó nhận diện.
• Chi phí dàng cho các sự kiện, các quảng cáo rất cao, dẫn đến lợi nhuận khá thấp.
• Luôn có những đối thủ cạnh tranh mạnh
3. Cơ hội (Opportunities)
• Việt Nam có số lượng giới trẻ đông đảo, lại ưu thích các hoạt động nhiệt huyết,
năng động, chưa kể dân lao động khá đông, nên PepsiCo có khả năng phát triển thêm
trên thị trường Việt Nam.
• Liên minh toàn cầu để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cho doanh
nghiệp Việt Nam.
4. Thách thức (Threats)
• Sức ép của các đối thủ cạnh tranh, hai đối thủ nguy hiểm nhất hiện đang là Coca
Cola và Tân Hiệp Phát.
• Giá cả thị trường đang có xu hướng tăng giá, ảnh hưởng tới các chi phí nguyên
liệu hay năng lượng.
• Nhận thức người tiêu dùng, họ ngày càng tìm hiểu kỹ hơn các sản phẩm mà họ
dùng có nguồn gốc hay là có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không. Dự kiến lượng tiêu
dùng sản phẩm có ga sẽ giảm trong những năm sắp tới.

25
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY PEPSICO ĐẾN NĂM 2030
3.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI
KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT

3.1.1 Mục tiêu của công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam

đến năm 2030

Mục tiêu đặt ra cho 8 năm tới chính là Suntory Pepsico Việt Nam có thể tiếp tục
đứng vững trong top đầu ngành đồ uống không cồn và trở thành doanh nghiệp hàng đầu
trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các thực phẩm tiện dụng.

Tiếp theo là thúc đẩy việc tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chỉnh cho các nhà
đầu tư, tạo dựng cơ hội hợp tác phát triển cho các đối tác. Xây dựng môi trường làm
việc chuyên nghiệp, lành mạnh, tạo cơ hộ phát triển nhân viên, đối tác kinh doanh và
cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Trung thành với tầm nhìn “Growing for good” (Phát
triển vì những điều tốt đẹp) chúng tôi luôn nổ lực không ngừng nghĩ hướng đến việc tạo
ra những giá trị tích cực trên cơ sở chính trực, công bằng, bình đẳng cho cộng đồng.

Mở rộng mạng lưới phân phối nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư, các nhà cung
cấp,…

Đồng thời nổ lực đưa ra mắt thị trường những sản phẩm mới, với chất lượng cao
cấp phục vụ nhu cầu tốt nhất cho người tiêu dùng. Những dòng sản phẩm mới hứa hẹn
phù hợp với mọi nhóm đối tưởng khách hàng khác nhau.

3.1.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty pepsico

Phân khúc “Nước giải khát” Pepsi-Cola

Pepsico chọn sử dụng chiến lược tập trung đánh vào sản phẩm Pepsi dành cho
người ăn kiêng với Diet Pepsi, mở rộng thị trường nước giải khát cho người ăn kiêng,
đánh vào tâm lý những người đang ăn kiêng, kiêng đường, sản phẩm cũng là một trong
những sản phẩm bán chạy nhất của Pepsico tại thời điểm vừa ra mắt.

Mở rộng thị trường cho sản phẩm Mountain Dew, sản phẩm nổi bật của Pepsico
với hương vị lạ, Pepsico tập trung phát triển hình ảnh và mùi vị để đa dạng sản phẩm
của Pepsico

26
Pepsico còn lựa chọn phát triển các sản phẩm dịch vụ cho các nhóm khách hàng
khác nhau, đa dàng đối tượng sử dụng, khiến cho Pepsico ngày càng nổi bật hơn và hiện
là công ty nước giải khát lớn thứ hai trên thế giới, đánh dấu được thương hiệu Pepsico

Nhóm kinh doanh nhà hàng

Sở hữu nhiều hệ thống nhà hàng lớn như KFC, Pizza Hut, Taco Bell

Pepsico đã lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm đánh vào sức mạnh thương
hiệu KFC và cho ra mắt sản phẩm mới: cánh gà rán nóng KFC và đem cho Pepsico lợi
nhuận cao cho sản phẩm mới này.

Mở rộng thị trường, phân phối cho nhiều nơi tìm kiếm thêm nhiều đối tượng sử
dụng ở nhiều khu vực để tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Quảng cáo là hần không thể thiếu trong chiến lược, Pepsico chi một số tiền không
nhỏ cho việc quảng cáo cho các sản phẩm của mình.

Phân khúc thực phẩm nhẹ

Pepsico thử sức qua thực phẩm nhẹ và nó cũng đem về một doanh thu ổn cho
Pepsico

Pepsico dùng chiến lược phát triển sản phẩm, thay đổi nhiều mùi vị, nhiều loại
bánh khác nhau thả mãn được nhu cầu của khách hàng ở nhiều khu vực, đem đến nhiều
trải nghiệm mới cho khách hàng

Mở rộng thị trường, phân phối cho các cửa hàng nhiều nơi, nhiều khu vực để có
độ nhận diện cho khách hnagf về sản phẩm thực phẩm nhẹ của Pepsico

Trong tương lai

Phát triển rộng rãi hơn các mặt hàng cho nhiều khu vực thế giới, lấy những kinh
nghiệm lâu năm trong phân khúc nước giải khát để phát triển hơn ở thị trường quốc tế,
tạo ra thêm nhiều sản phẩm mới lạ độc đáo cho người tiêu dùng.

27
Đầu tư mở thêm nhiều xưởng sản xuất để đảm bảo chất lượng và không bị thiếu
hàng, hiện Pepsico có công ty riêng, công ty chuyển nhượng quyền ở nhiều nước trên
thế giới. Do đó, cần phải lựa chọn nơi phù hợp ở các khu vực trên thế giới để hạn chế
vấn đề thiếu hàng ở các khu vực.

3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SBU

3.2.1 Cơ cấu sản phẩm Suntory Pepsico

Các sản phẩm của được chia thành 7 dòng sản phẩm:

1. Nước uống tăng lực

Sting - Bật năng lượng, sống bứt phá

Nước tăng lực Sting, với vị ngon sảng khoái, cùng công thức có chứa taurine,
inositol, vitamin B, kết hợp cùng nhân sâm, mang đến cho bạn nguồn năng lượng mạnh
mẽ, để biến mỗi ngày của bạn thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú

Sting mang đến cho bạn 3 hương vị để lựa chọn:

• Nước tăng lực Sting (được đóng gói ở dạng chai nhựa 330ml, lon cao 320ml,
chai thủy tinh 240ml): với vị gaz sảng khoái cùng công thức chứa nhân sâm, giúp bạn
nạp nhanh năng lượng, sung sức tức thì.
• Nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ (được đóng gói ở dạng chai nhựa 330ml,
lon cao 320ml, chai thủy tinh 240ml): với vị dâu ngon sảng khoái cùng công thức chứa
Hồng sâm 4 năm tuổi, cho bạn nguồn năng lượng mạnh mẽ để biến mỗi ngày thành một
cuộc phiêu lưu.
• Nước tăng lực Sting vị Café (được đóng gói ở dạng chai nhựa 330ml): vị café
ngon sảng khoái cùng vitamin B và caffeine, giúp bạn tỉnh táo và tập trung, sẵn sàng
cho những cuộc phiêu lưu

2. Nước uống có gas

Pepsi - Là nhãn hiệu nước giải khát hương Cola có gas nổi tiếng toàn cầu, được
kế thừa nhiều giá trị lịch sử lâu đời. Tại Việt Nam, tự hào là một nhãn hàng đại
diện cho tiếng nói của giới trẻ cùng với thông điệp “CỨ TRẺ, CỨ CHẤT, CỨ
PEPSI”, chúng tôi luôn tìm cách mang đến lại những trải nghiệm sảng khoái tột

28
đỉnh, khuyến khích người trẻ nắm bắt và tận hưởng từng khoảnh khắc thú vị của
cuộc sống.

Pepsi được đóng gói trong bao bì tiện dụng: Chai nhựa 330ml, Chai nhựa 390 ml,
Chai nhựa 1,5 L, Lon cao 320 ml, Chai thủy tinh 300 ml.

Ngoài dòng sản phẩm Pepsi Cola trứ danh, chúng tôi vừa cho ra mắt dòng sản
phẩm mới phù hợp thị hiếu giới trẻ gồm Pepsi Không Calo và Pepsi Không Calo Vị
Chanh.

7UP - Là nước giải khát có gas với hương chanh tự nhiên cùng bọt ga thanh mát,
mang đến cho bạn cảm giác sảng khoái tươi mát bất tận.

7UP được đóng gói với bao bì tiện dụng:

• Áp dụng toàn quốc: chai thủy tinh 285ml, lon cao 320ml, chai nhựa 390ml, chai
nhựa 1,5l
• Áp dụng khu vực phía bắc: lon cao 245ml, chai nhựa 330ml

Mirinda - Là một trong những nhãn hiệu nước giải khát có gaz hàng đầu với bốn
hương vị thơm ngon: Cam, Xá Xị, Soda Kem và Đá Me.

Mirinda vị Cam thơm ngọt cùng Xá Xị thơm nồng từ lâu đã được nhiều bạn trẻ
yêu thích bởi vị ngon sảng khoái, đánh thức mọi giác quan và mang đến những khoảnh
khắc vui bùng nổ cùng bạn bè.

Mirinda giới thiệu thành viên mới:

• MIRINDA vị Soda Kem - nước ngọt vị kem, thơm béo ngất ngây, là một lựa
chọn khác cho những giây phút cười thả ga, vui quá đã!
• MIRINDA vị đá me chua chua ngọt ngọt, uống 1 ngụm đã thấy đê mê cùng hương
vị tuổi thơ. Rất phù hợp với những giờ giải lao sau thời gian học tập và làm việc căng
thẳng.

Mirinda được đóng gói trong bao bì tiện dụng: Chai nhựa 390 ml, chai nhựa 330ml
(miền Bắc) Chai nhựa 1,5 L, Lon cao 320 ml, Chai sành 250 ml.

Mountain Dew - Là nước giải khát có gaz với hương citrus mạnh mẽ mang tới
cảm giác sảng khoái cho những bạn trẻ yêu thích phiêu lưu, luôn tìm kiếm niềm vui và
sự phấn khích. Mountain Dew truyền cho bạn cảm hứng bứt phá, thỏa khí phách.iúp bạn

29
bù nước, bù khoáng & bù sức vượt trội, đã khát và sảng khoái, sẵn sàng trở lại cuộc vui
đầy năng động.

3. Trà

Lipton - Chuyên gia trà số 1 Thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm nghiên cứu
phát triển những giống trà tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu, từ trồng hái đến sản
xuất, nhằm chắt lọc tinh túy của trà trong từng chai trà Lipton

Hiện tại Lipton có 2 dòng sản phẩm: trà xanh và trà đen

Lipton Trà xanh vị chanh mật ong - sự kết hợp hài hòa từ 100% lá trà non được
tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt cùng hương vị nhẹ nhàng của mật ong thiên
nhiên và chanh. Lipton trà xanh được đóng chai tiện dụng: chai nhựa 350 ml.

Thưởng thức Lipton Trà Đen Vị Chanh để tận hưởng vị chát của trà, vị ngọt của
nước và đánh thức các giác quan của bạn với vị chua sảng khoái của chanh. Công thức
ít đường hơn , chứa 152 mg/l chất chống oxy hóa tự nhiên từ trà tốt cho sức khỏe. Lipton
trà đen được đóng chai tiện dụng: chai nhựa 455ml

Trà Ô Long TEA+ Plus -Là sản phẩm mang thương hiệu Suntory đầu tiên được
ra mắt tại thị trường Việt Nam từ tháng 8 từ tháng 8 năm 2013. OTPP trong Trà Ô Long
TEA+ (Plus) hạn chế hấp thu chất béo, sẽ giúp bạn luôn cảm thấy người nhẹ nhàng,
dáng thanh tao.

Trà Ô Long TEA+ (Plus) có 3 điểm cộng:

• Chất lượng Nhật Bản


• Chứa OTTP (Oolong Tea Polymerized Polyphenols) giúp hạn chế hấp thu chất
béo
• Vị trà Ô Long thanh mát đem lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng.

Trà Ô Long TEA+ (Plus) có 4 loại hương vị khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu
sử dụng:

• Trà Ô Long TEA+ (Plus)


• Trà Ô Long TEA+ (Plus) vị chanh
• Trà Ô Long TEA+ (Plus) không đường

30
• Trà xanh Matcha TEA+ (Plus)

4. Nước uống đóng chai

Aquafina - Là nước uống tinh khiết được xử lý qua quy trình lọc Hydro – 7 , quy
trình này bao gồm công nghệ thẩm thấu ngược cùng một số bước lọc khác nhằm loạt bỏ
triệt để khoáng, vi khuẩn và các tạp chất trong nước. Nhờ đó, tạo nên sản phẩm nước
tinh khiết hoàn hảo với hương vị tươi mới hoàn toàn khác biệt.

Aquafina là sản phẩm của Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt
Nam và được sản xuất theo bản quyền của PepsiCo Inc 700 Anderson Hill Road,
Purchase, New York 10577, Hoa Kỳ, phù hợp với tiêu chuẩn Nước uống của Tổ Chức
Sức Khỏe Thế Giới.

Aquafina được đóng gói trong bao bì tiện dụng: chai nhựa 500ml, chai nhựa 355ml,
chai nhựa 1500ml, chai nhựa 5000ml

Revive - Nước uống điện giải REVIVE – với công thức i-Hydr8 độc đáo, ưu việt,
bổ sung muối khoáng (Na+, K+) và các vitamin nhóm B (B3, B6. B12),OK giúp bạn
bù nước, bù khoáng & bù sức vượt trội, đã khát và sảng khoái, sẵn sàng trở lại cuộc vui
đầy năng động.

Với Revive nguyên bản và Revive Chanh Muối – cho bạn thêm lựa chọn bù nước
bù sức.

Revive được đóng gói với bao bì tiện dụng: chai nhựa 500ml, chai nhựa 390 ml,
lon 330ml

GoodMood - Được ra mắt ở Việt Nam vào tháng 4 năm 2019, tiên phong tạo ra
một ngành hàng nước mới – Nước Uống Có Vị.

Phát triển bởi Suntory - Công ty nước uống đóng chai bán chạy số 1 Nhật Bản,
Good Mood được sản xuất với công nghệ tối ưu kết hợp nước uống và các thành phần
tốt lành tự nhiên, điều chỉnh phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.

Good Mood giúp bổ sung nước cho cơ thể cùng hương vị dịu nhẹ tự nhiên, thêm
vitamin B3 và khoáng chất Kẽm cho tinh thần tươi mới mỗi ngày. Good Mood hiện có
2 hương vị:

31
• Good Mood Nước Uống vị Sữa Chua

• Good Mood Nước Uống chứa chiết xuất Cam thật

Good Mood được đóng gói trong bao bì tiện dụng: Chai nhựa 455ml

5. Nước trái cây

Tropicana Twister - Đến từ chuyên gia nước trái cây số 1 thế giới – Tropicana.
là nhãn hàng số 1 tại Việt Nam trong ngành Nước Trái cây năm 2020 về giá trị và sản
lượng (*).

Với hương vị thơm ngon tự nhiên, nước cam ép Twister có bổ sung vitamin A và
C , là các dưỡng chất tốt lành. Mỗi ngày của bạn tươi không cần tưới.

Twister được đóng gói trong bao bì tiện dụng: chai nhựa 1L, chai nhựa 455ml, chai
nhựa 350ml, lon 320ml, chai thủy tinh 240ml

6. Nước giải khát vị lúa mạch

ALL-FREE - Nước giải khát vị Lúa Mạch, mới lạ, độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện
tại Việt Nam.

Với hương vị LÚA MẠCH đặc trưng, không đường, không calo, Nước Giải Khát
Vị LÚA MẠCH ALL-FREE sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm êm đằm hoàn hảo, sảng
khoái bất ngờ.

ALL-FREE nổi bật với 3 đặc điểm:

Hương vị lúa mạch đặc trưng: Êm đằm hoàn hảo, sảng khoái bất ngờ 3 KHÔNG:
0.0% Cồn, KHÔNG đường, KHÔNG calo

Thích hợp cho các dịp hội họp

7. Cà phê

Boss Cà Phê - Tự hào là Nhãn hiệu Cà phê đóng lon Số 1 Nhật Bản, Boss Cà Phê
giúp mang đến những phút giây thoã mãn và dễ chịu từ hương vị cà phê sữa thơm ngon
béo ngọt đặc trưng. Đây sẽ là một người bạn đồng hành hoàn hảo cùng người tiêu dùng

32
Việt Nam hướng đến một tinh thần tỉnh táo, phấn chấn và tiếp bước hiệu quả trong mọi
công việc.

BOSS Cà Phê với duy nhất hương vị cà phê sữa được đóng gói với bao bì tiện
dụng dạng lon 180ml.

3.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG

3.3.1 Chiến lược marketing Suntory Pepsico:

Chiến lược sản phẩm của Suntory Pepsico Việt Nam:

Để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, Suntory Pepsico cần phải cải thiện, làm
mới thêm nhiều loại nước uống theo xu hướng mới. Chú trọng hơn về chất lượng sản
phẩm, các thiết kế bên ngoài và đa dạng hóa các sự lựa chọn.

Chiến lược về sản phẩm cho đến năm 2030 của Suntory Pepsico là nghiên cứu,
phát triển thêm các sản phẩm bắt kịp xu hướng như là:

• Các sản phẩm ít đường, ít calo, không tăng cân đảm bảo sức khỏe
• Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: nước ép trái cây, các loại trà, thảo
dược…
• Các sản phẩm có bổ sung năng lượng, vitamin, muối khoáng và các dưỡng chất
cho cơ thể

Ngoài chú trọng về vấn đề chất lượng sản phẩm, Suntory Pepsico còn đặt ra mục
tiêu cải thiện các thiết kế bên ngoài cho các sản phẩm:

• Thay thế sử dụng các bao bì nilon, chai nhựa bằng các chất liệu thân thiện với
môi trường
• Sử dụng hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn và đặc biệt là hợp tác sử dụng hình ảnh của
nghệ sĩ nổi tiếng, influencer …

Chiến lược về giá của Suntory Pepsico

Chiến lược định giá được thúc đẩy bởi giá của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của
khách hàng. Công ty khuyến khích bán số lượng lớn, giá thành của Pepsi với khối lượng
lớn hơn sẽ rẻ hơn với khối lượng nhỏ.

33
Tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và các quy trình để tiết kiệm
chi phí nhất.

Định giá chiết khấu: Suntory Pepsico sẽ điều chỉnh các mức giá của sản phẩm để
có thể để cung cấp chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc mua số
lượng lớn:

 Tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi về giá để cạnh tranh cùng các đối
thủ
 Khuyến khích mua với số lượng lớn, mua hàng trong thời gian lâu dài

Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Các kiểu sản phẩm của Suntory Pepsico
được định giá khác nhau để phù hợp với từng loại:

 Nhiều loại, size ( hộp giấy, chai nhựa, lớn, nhỏ…) dễ dàng cho khách hàng lựa
chọn, ứng với từng số tiền mà khách hàng bỏ ra.

Chiến lược phân phối sản phẩm

Mở rộng các kênh phân phối: hợp tác thêm với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các
trung gian sỉ và lẻ sản phẩm.

Mở rộng phân phối trên các nền tảng kỉ thuật số.

Chiến lược chiêu thị:

Tổ chức các hoạt động, chương trình thu hút thêm nhiều khách hàng: Chương trình
từ thiện, giữ gìn vệ sinh môi trường …

Giới thiệu các dòng sản phẩm trên nhiều nền tảng:

• Các quảng báo, hình ảnh ngoài trời


• Sử dụng các mạng xã hội ( Facebook, Tiktok …)

Kết hợp với các nhân vật nổi tiếng, các Influencer …

3.3.2 Chiến lược Nghiên cứu và phát triển

• Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

34
Hiện nay phân khúc khách hàng tập trung của Pepsico có độ tuổi từ 15 đến 45. Để
thu hút thêm lượng khách hàng khác và mở rộng phân khúc thì Pepsico cần có thêm các
chiến lược để cho ra mắt sản phẩm mới

• Các sản phẩm nhằm vào phân khúc khách hàng có độ tuổi từ 45 trở lên
• Sản phẩm chứa ít đường, ít các nguyên liệu công nghiệp, thay vào đó là các sản
phẩm từ thiên nhiên
• Các sản phẩm thảo dược bổ sung dưỡng chất
• Các sản phẩm phù hợp với trẻ em dưới 15 tuổi
• Phát triển và đổi mới các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong
tương lai.
• Nghiên cứu và phát triển thị trường
• Tạo ra các dòng sản phẩm mới, “lấn sân” sang các thị trường khác trong nước
như: bia rượu, sữa, thực phẩm bổ sung …

3.3.3 Chiến lược vận hành/sản xuất

• Cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất để có thể tiết kiệm thêm chi phí
• Xem xét quá trình vận hành tốt nhất, không để xảy ra các sai xót, bất cập liên
quan đến quá trình vận hành
• Nghiên cứu, đổi mới các công nghệ sản xuất mới nhằm cho ra các sản phẩm tốt
nhất với chi phí sản xuất thấp nhất
• Sản xuất trong quy trình an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn, các vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm.

3.3.4 Chiến lược tài chính

• Quản lí tốt tình hình tài chính của công ty


• Theo dõi, bắt kịp tình hình kinh tế thế giới, luôn chủ động ứng phó với các khủng
hoảng
• Tuân thủ pháp luật

3.3.5 Chiến lược nguồn nhân lực

• Đào tạo nguồn nhân lực trong công ty, đảm bảo “đúng người, đúng việc”, nguồn
nhân lực có tay nghề cao

35
• Khảo sát, đánh giá hiệu quả của nguồn nhân lực, từ đó có những biện pháp cải
thiện tốt nhất.
• Tìm kiếm những chuyên gia nghiên cứu phát triển cho công ty

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập – Quản trị chiến lược

http://khoaqtkd.uneti.edu.vn/uploads/page/4.quan-tri-chien-luoc.pdf

2. Phân tích môi trường nội bộ cảu DN, Phân tích đánh giá các nguồn lực

http://quantri.vn/dict/details/7963-phan-tich-moi-truong-noi-bo-cua-doanh-nghiep---
phan-tich-danh-gia-cac-nguon-luc

You might also like