You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN
MÔN TÀI CHÍNH CÔNG

ĐỀ TÀI: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÍ


NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

SVTH: NHÓM 12
KHOA: TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BẬC: ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY

NĂM 2023
LỜI CAM KẾT
Chúng em xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu : “Kiểm soát chi tiêu công và quản lí ngân
sách của Nhà Nước ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian qua.
Toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu là do chúng em tự tìm hiểu, phân tích một cách
khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào. Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này .

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Sài Gòn đã đưa bộ môn tài
chính công vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô
Nguyễn Thị Ngọc Diễm vì trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn đã giảng dạy và
hướng dẫn rất nhiệt tình, tâm huyết. Cô đã mang đến nhiều kiến thức hay và bổ ích cho
chúng em có cơ hội được tích lũy, vận dụng thực tiễn trong học tập và là hành trang cho các
bước đệm vững chắc của chúng em sau này.
Tuy nhiên, vì vốn kiến thức và khả năng liên hệ thực tế còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu
luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong cô góp ý để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

2
MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT..................................................................................................................... 1


LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ 2
MỤC LỤC............................................................................................................................. 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................5
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu....................................................................................5
3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................5
3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÍ
NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM...............................................................6
1.1 Chi tiêu công là gì?..........................................................................................................6
1.1.2 Khái niệm:.................................................................................................................6
Nghĩa hẹp:....................................................................................................................... 6
Nghĩa rộng:..................................................................................................................... 6
1.1.3 Phân loại chi tiêu công:.............................................................................................6
Theo tính chất................................................................................................................. 6
Theo chức năng............................................................................................................... 6
Theo mục đích................................................................................................................. 6
1.1.4 Vai trò :...................................................................................................................... 7
1.2 ngân sách nhà nước?.......................................................................................................7
1.2.1 Khái niệm................................................................................................................... 7
1.2.2 Vai trò của Ngân sách nhà nước..............................................................................7
1.2.3 Thu chi NSNN............................................................................................................ 7
1.2.4 Nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước............................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÍ NGÂN
SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM............................................................................9
2.1 Chi tiêu công.................................................................................................................... 9
2.2 Quản lí ngân sách nhà nước.........................................................................................10

3
Năm 2020.......................................................................................................................... 10
Năm 2021.......................................................................................................................... 11
Năm 2022.......................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN
LÍ NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HỢP LÍ HƠN................................12
3.1 Kết luận.......................................................................................................................... 12
3.2 Giải pháp........................................................................................................................ 12
3.2.1 Giải pháp chi tiêu công...........................................................................................12
3.2.2 Giải pháp Quản lí ngân sách Nhà nước.................................................................13
GIẢI PHÁP Thu...........................................................................................................13
GIẢI PHÁP Chi............................................................................................................13
3.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................14
3.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................15

4
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta tăng trưởng ổn định và có khuynh hướng phát triển tốt như tỷ
lệ tăng trưởng khá, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp, nguồn thu tiếp tục tăng. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực nền kinh tế nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó
khăn đó là tăng trưởng có tăng nhưng chưa bền vững, nguồn thu có tăng nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu chi đang tăng nhanh, dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ công còn ở mức
cao. Do đó, việc sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm hiệu quả luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu của chính phủ.

Chi tiêu công bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong
đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế -xã hội đất nước. Chi ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu của Đảng, Nhà
nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế -xã
hội, đảm bảo an ninh, quốc tổ và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Thời
gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực chi tiêu công nói chung và lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nước
qua Kho bạc nói riêng. Kho bạc Nhà nước phải thực sự trở thành một trong những công cụ
quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước và
đặc biệt là cải cách hành chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp
với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng,
lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt
động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia.

Cho nên việc hoàn thiện quy trình quản lý NSNN nhằm tiết kiệm chống lãng phí là nội dung
hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý, điều hành NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng kiểm soát chi tiêu công và quản lí ngân sách Nhà Nước ở
Việt Nam.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: kiểm soát chi tiêu công và quản lí ngân sách của Nhà Nước ở
Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Nhà Nước Việt Nam
Thời gian: 2019-2022
4. Câu hỏi nghiên cứu.
- Kiểm soát chi tiêu công và Quản lí ngân sách của Nhà Nước ở Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp để kiểm soát chi tiêu công và Quản lí ngân sách của Nhà Nước ở Việt Nam trở
nên hợp lí hơn?
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

5
B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÍ
NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.1 Chi tiêu công là gì?
1.1.2 Khái niệm:

Nghĩa hẹp: Chi tiêu công cộng được hiểu là khoản chi của chính phủ thông qua ngân sách
của nhà nước.

Nghĩa rộng: Chi tiêu công cộng là tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ, người dân và các
thành phần kinh tế để thực hiện quy định của chính phủ hoặc để cung cấp hàng hóa, dịch
vụ do chính phủ quản lý. Định nghĩa này tuy khắc phục được 3 nhược điểm của định nghĩa
hẹp, nhưng lại tạo ra sự khó khăn trong xác định

1.1.3 Phân loại chi tiêu công:


Theo tính chất
Phân loại theo cách này giúp chúng ta có thể phân tích các vấn đề kinh tế. Gồm có hai loại
chi tiêu:

 Chi tiêu hoàn toàn mang tính chất công cộng: Là các khoản chi đòi hỏi nguồn lực của
nền kinh tế. Nếu khu vực công cộng sử dụng nguồn lực này, các khu vực khác sẽ không
thể sử dụng nó, từ đó phát sinh ra chi phí cơ hội do mất đi lợi từ các khu vực ngoài công
cộng đó. Khoản chi tiêu công cộng này được xem là nguyên nhân gây ra sự "thoát giảm"
đầu tư tư nhân. Vì vậy, cần cân nhắc đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất.
 Chi chuyển giao: Đây là loại chi mang tính chất phân phối lại. Các khoản chi thuộc loại
này gồm có: lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội,... Thay vì là người nắm lấy, chính phủ
trở thành thể trung gian chuyển giao chi tiêu này. Tuy nhiên, tổn thất cho xã hội vẫn
không thể tránh khỏi. Sở dĩ như vậy là vì việc phân bổ lại chi tiêu đã khiến cho nguồn
lực cũng được phân bổ theo, mà trong quá trình đó, ta không tránh khỏi sự méo mó.
Theo chức năng
Cách phân loại này mang ý nghĩa phân tích nhiều hơn quản lý. Chi tiêu công cộng gồm bốn
loại:

 Chi hành chính: Nó còn được gọi là chi cho các dịch vụ nói chung của chính phủ. Chính
phủ cần các khoản chi loại này để duy trì các hoạt động đảm bảo chức năng của mình.
Chúng gồm có chi cho các cơ quan hành chính của chính phủ, cảnh sát, tòa án,...
 Chi cho các dịch vụ kinh tế: Gồm các khoản chi của chính phủ vào sản xuất, cơ sở hạ
tầng,...
 Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội: Gồm có chi cho giáo dục, y tế, văn hóa,...;trợ
cấp, lương hưu,...
 Khác: Đây là khoản chi dùng để trả nợ của chính phủ hoặc phân bổ ngân sách giữa các
cấp chính quyền.
Theo mục đích

6
Chi thường xuyên: Đây là các khoản chi lặp đi lặp lại nhiều lần. Các hàng hóa, dịch vụ được
mua bởi loại chi tiêu công cộng này thường không lâu bền. Có thể kể đến: lương công chức
nhà nước, chi cho tu sửa cơ sở hạ tầng,...

Chi đầu tư : Khoản chi này được sử dụng để mua các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhất định
và thời gian sử dụng là hơn 1 năm trong quá trình sản xuất. Loại chi này gồm chi cho đất
đai, thiết bị, trái phiếu, tài sản phi chính phủ,....
1.1.4 Vai trò :
Chi tiêu công cộng có vai trò:

 Phân bổ nguồn lực.


 Phân phối lại nguồn thu nhập.
 Ổn định nền kinh tế.
1.2 ngân sách nhà nước?
1.2.1 Khái niệm.

Khái niệm Ngân sách Nhà nước :Có nhiều quan niệm về Ngân sách Nhà nước (NSNN) xuất
phát từ các cách tiếp cận khác nhau. Luật NSNN Việt Nam năm 2002 định nghĩa: Ngân sách
Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

1.2.2 Vai trò của Ngân sách nhà nước.


Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước
luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị
trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã
hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát
triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
1.2.3 Thu chi NSNN.
Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…) Hoạt động sự nghiệp có
thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên
cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá
dịch vụ. Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các
khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…) Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ
chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự
nguyện.
Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:

7
Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ
máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán
dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn
phòng… Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật
chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm. Nhóm chi trả nợ và viện
trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi
làm nghĩa vụ quốc tế. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất
ngờ như dịch bệnh, thiên tai…
Thuế: Là khoản thu bắt buộc các tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp vào NSNN. Chúng ta
đóng thuế một cách trực tiếp (thuế trực thu) hoặc gián tiếp (thuế gián thu). Các khoản thuế
trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các khoản thuế gián thu
được chúng ta chi trả khi mua sắm, chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ. Mỗi khoản chi của chúng
ta đều có một tỷ lệ thuế giá trị gia tăng nộp vào NSNN. Phí: Là khoản thu của nhà nước
nhằm bù đắp những chi phí nhằm duy trì một số dịch vụ công. Ví dụ: án phí, phí tham quan,
phí bảo trì đường bộ… Lệ phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm để thực hiện một số thủ tục
về hành chính. Ví dụ: lệ phí công chứng, hộ khẩu, địa chính, hải quan… Với các loại phí và
lệ phí, chúng ta chỉ đóng khi có sử dụng dịch vụ phải trả phí, lệ phí.
1.2.4 Nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước.

 Nguyên tắc ngân sách nhất niên. 
 Nguyên tắc ngân sách đơn nhất. 
 Nguyên tắc ngân sách toàn diện.
 Nguyên tắc ngân sách thăng bằng. 

8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÍ NGÂN
SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.

2.1 Chi tiêu công.

2019 2020 Ước tính


2021

Giá trị (Tỷ TỔNG CHI 1.747.987 1.787.950 1.709.200


đồng)

Chi đầu tư phát triển 438.371 550.028 489.900

Chi thường xuyên 1.004.621 1.072.068 1.059.197

Chi giáo dục – đào tạo 257.593 249.471


và dạy nghề

Chi khoa học và công 12.675 10.763


nghệ

Chi trả nợ lãi 107.984 107.297 105.865

Chi viện trợ 1.300 1.660 1.630

Chi cải cách tiền lương, 43.350 55.323 25.505


tinh giảm biên chế

Chi bổ sung quỹ dự trữ 100 100 100


tài chính

Bảng 1. Một số chỉ tiêu về thực hiện thu-chi ngân sách nhà nước

Khoảng mười năm gần đây, chi ngân sách luôn luôn cao hơn thu ngân sách nhà nước. Từ
mức 112,7% vào năm 2019 lên 125,2% vào năm 2021. Chi thường xuyên luôn chiếm tỷ lệ
cao (bằng khoảng 57% đến 61%) trong Tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc chi
đầu tư phát triển lại ít hơn do với việc chi thường xuyên (khoảng từ 25% đến 30%). Nếu nhà
nước tiếp tục việc chi ngân sách như trên trong thời gian tiếp theo sẽ không thể tạo ra các

9
nhân tố phát triển tiềm năng (vì chỉ có đầu tư phát triển mới tạo ra được các yếu tố phát triển
lâu dài cho đất nước).
Cùng với đó, tỷ lệ chi ngân sách cao hơn tỷ lệ thu ngân sách nên tỷ lệ thâm hụt ngân sách
kéo theo đó là cao. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các hoạt động sản xuất kinh
doanh bị trì trệ hoạt động, khiến nguồn thu ngân sách bị thâm hụt trầm trọng lần lượt vào
năm 2020 và năm 2021 là năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do quy định nghiêm ngặt về
giãn cách xã hội cũng như tình hình dịch bệnh lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, trong năm 2022 vừa qua, Nhà Nước đã tích cực hỗ trợ xây dựng lại nền kinh tế
của đất nước, góp phần hoàn thiện ngân sách nhà nước. Theo đó, Bộ Tài Chính đã chủ động
đề xuất kịp thời ban hành các chính sách về thuế nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và người
dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần vào quá trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội. Kết năm, Tổng thu Ngân sách Nhà Nước đạt 1.691 nghìn tỷ đồng, vượt
19,8% so với dự toán (kết quả tính đến ngày 15/12/2022).
Việc chi Ngân sách Nhà Nước cần thực hiện chi đúng cho các mục đích cần thiết để có thể
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước một cách hiệu quả. Vì thế, việc đổi mới cơ chế
thu – chi Ngân sách Nhà Nước là việc làm hoàn toàn cần thiết.
2.2 Quản lí ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2023
2020 2021 2022 2023

Dự toán Thực Dự Thực Dự toán Thực Dự Thực


hiện toán hiện hiện toán hiện
1.512.300 1.510.57 1.343,3  1.365,5 1.411,26 1.803,6 863,5
tỷ đồng 9 tỷ đồng nghìn nghìn 7 nghìn nghìn nghìn
tỷ tỷ đồng tỷ đồng tỷ tỷ
đồng đồng đồng
Năm 2020
Quyết toán thu NSNN đạt 1.510.579 tỷ đồng, giảm 28.474 tỷ đồng (-1,9%) so với dự toán,
chủ yếu do giảm các khoản thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong đó:
Thu nội địa: quyết toán đạt 1.293.728 tỷ đồng, tăng 2.951 tỷ đồng (+0,2%) so với dự toán,
chủ yếu là tăng từ các khoản thu về nhà đất (87.970 tỷ đồng), thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết (5.226 tỷ đồng) và thu khác ngân sách (22.229 tỷ đồng
Thu dầu thô: quyết toán 34.598 tỷ đồng, giảm 1,7% (602 tỷ đồng) so với dự toán
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: quyết toán 177.444 tỷ đồng, giảm 14,7% (30.556
tỷ đồng) so với dự toánSố hoàn thuế giá trị gia tăng theo thực tế phát sinh là 137.019 tỷ
đồng, tăng 7.019 tỷ đồng so với dự toán. Công tác hoàn thuế GTGT được kiểm soát chặt
chẽ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng đối tượng và thực tế phát sinh, không gây
khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý hoàn thuế, kết hợp với tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, phát hiện
và xử lý kịp thời các sai phạm. 
           d) Thu viện trợ không hoàn lại: quyết toán 4.808 tỷ đồng, giảm 268 tỷ đồng so với dự
toán.
Nguyên do năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong nước, dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến nhiều địa phương phải thực hiện các biện
10
pháp giãn cách trong quý II và III, giao thông, du lịch bị đình trệ; hoạt động xuất, nhập khẩu
bị tác động mạnh do đứt gãy chuỗi thương mại quốc tế, làm tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực
chậm lại. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng, đời sống của một bộ phận người lao động
gặp khó khăn. Cùng với đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng cây trồng và đời sống nhân dân.
Năm 2021
a) Thu nội địa: dự toán thu là 1.133,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.304,6 nghìn tỷ đồng,
vượt 171,1 nghìn tỷ đồng (+15,1%) so dự toán, tăng 1,1% so thực hiện năm 2020
b) Thu từ dầu thô: dự toán thu là 23,2 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt gần 44,6 nghìn tỷ đồng,
tăng 92,4% so dự toán. 
c) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là 178,5 nghìn tỷ đồng;
thực hiện đạt gần 215,9 nghìn tỷ đồng, vượt 37,4 nghìn tỷ đồng (+20,9%) so dự toán
d) Thu viện trợ: dự toán thu là 8,13 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 3,3 nghìn tỷ đồng,
giảm 4,8 nghìn tỷ đồng (-58,8%) so dự toán.
Tóm lại, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chính
sách góp phần thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, thực hiện thu NSNN năm 2021 vượt dự
toán Quốc hội giao 225,1 nghìn tỷ đồng (+16,8%), đã đảm bảo nguồn lực cho công tác
phòng chống dịch và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. 

Mặc dù nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh, tuy nhiên nhờ đẩy nhanh tiêm
chủng vắc-xin trên diện rộng, kết hợp với với thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải
pháp phòng, chống dịch, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, các hoạt
động kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, qua đó tác động tích cực đến số thu NSNN.
Bên cạnh đó, cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng
chức năng tập trung triển khai các giải pháp chính sách thu NSNN tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất - kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đồng thời, tăng
cường công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các
khoản phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; làm
tốt công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; quyết liệt xử lý, thu hồi nợ
đọng thuế; đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản phải thu vào NSNN theo kết luận của cơ
quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.  
Năm 2022
tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng
127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021, trong đó ngân sách Trung ương đạt 125,8% dự
toán; ngân sách địa phương đạt 129,9% dự toán.
Thu nội địa vượt 21,8% dự toán, tăng 9,9%; thu từ dầu thô vượt 176% dự toán, tăng 74,3%;
thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 43,9% dự toán, tăng 32,7% so với
cùng kỳ năm 2021.
thu từ dầu thô (đạt 275,92% so với dự toán); tiếp đó là thu từ xuất nhập khẩu (đạt 143,94%);
thu nội địa (đạt 121,85%). 174,31% so với năm 2021); tiếp đó là
thu từ xuất nhập khẩu (đạt132,71%);
thu nội địa (đạt 109,90%).

11
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN
LÍ NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HỢP LÍ HƠN.
3.1 Kết luận.
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến triển trong việc giải quyết các mục tiêu về chi tiêu công và
quản lí ngân sách nhà nước công bằng và chuyển đổi thể chế. Tuy nhiên, các xu hướng chi
tiêu NSNN cần được theo dõi chặt chẽ hơn trong thời gian tới để đảm bảo các xu hướng
không thuận lợi như hiện nay không gây trở ngại về hiệu suất chi, có sự gắn kết giữa mức
chi với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, đảm bảo công bằng và hiệu
suất.
3.2 Giải pháp.
3.2.1 Giải pháp chi tiêu công.
Một số gợi ý chính sách trong cải cách Chi tiêu công ở Việt Nam trong giai đoạn tới là:

(1) Cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp Trung ương, cải
thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chi duy tu, bảo
dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như đã lý luận ở
trên, kiểm soát và giảm mức chi đầu tư tràn lan không hiệu quả là đúng, nhưng nếu xu
hướng giảm hiện nay vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, khối lượng tài sản công sẽ không đủ
để hỗ trợ đầy đủ cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi đầu tư nhằm hình thành
tài sản và chi duy tu, bảo dưỡng tài sản nhằm kéo dài vòng đời kinh tế của tài sản phải song
hành với nhau. Do vậy, nếu cả hai nhu cầu chi được đảm bảo sẽ giúp tránh được những kết
quả tăng trưởng không tối ưu.

(2) Rà soát lại các mục tiêu chi tiêu công theo một khuôn khổ chính sách nhất quán, nhằm
tạo điều kiện để Việt Nam gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu và mục tiêu. Xét về chiến lược phát
triển kinh tế và những hạn chế về nguồn lực tài chính và ngân sách nói chung, việc tăng chi
đầu tư về của cải vật chất và vốn con người đúng theo dự kiến ở tất cả các ngành ưu tiên đã
được xác định rõ ràng khó khả thi. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh một số mục tiêu về phát
triển hạ tầng cho phù hợp hơn với khả năng huy động nguồn lực đầu tư hiện nay.

(3) Chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia cần gắn với mục tiêu ưu tiên. Hơn nữa,
cách thức phân bổ vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu giai đoạn vừa qua chưa đảm bảo khả
năng tiên liệu, tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho công tác lập kế hoạch, ngân sách
và chấp hành chi tiêu của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện. Chính phủ đã nỗ lực hợp nhất
các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tập trung cụ thể hơn cho những mục tiêu ưu tiên.
Nhiệm vụ hiện nay của Chính phủ là phải thiết kế lại các phương thức phân bổ để tập trung
trực tiếp hơn vào kết quả thực hiện thay vì các chỉ số phức tạp dựa trên đầu vào.

(4) Giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng việc giảm tốc độ tăng biên chế của Chính phủ và quỹ
lương cho cán bộ, công chức và viên chức, nhằm hỗ trợ phát triển một bộ máy hành chính
linh hoạt hơn và có khả năng đáp ứng cao hơn. Việc theo dõi chặt chẽ mức tăng và áp dụng
các biện pháp cải thiện cần thiết sẽ giúp đảm bảo quy mô và mức lương hợp lý cho bộ máy
hành chính.

12
Trong trung hạn cần có giải pháp gắn kết chi lương và phụ cấp của Chính phủ với hiệu quả
công việc của người lao động, nhằm hỗ trợ việc hiện thực hoá các mục tiêu về chuyển đổi
thể chế. Mục tiêu chính trong bối cảnh hiện tại.
3.2.2 Giải pháp Quản lí ngân sách Nhà nước.
GIẢI PHÁP Thu
 Nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu
được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
 Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống lãng
phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn
tài chính quốc gia.
 Đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu
NSNN.
 Tăng cường công tác quản lý thu; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chống thất thu,
chuyển giá, gian lận thương mại, các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số,
quản lý chặt chẽ hoàn thuế.
 Điều hành chi NSNN theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực
cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tập trung đẩy nhanh
tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2022; vốn Chương
trình mục tiêu quốc gia; vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội.
 Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển
bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các
nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm
đúng tiến độ, chất lượng.
 Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát
triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; tăng cường kỷ
luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
 Tập trung rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, chế độ kế
toán, kiểm toán đối với các chủ thể trong nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh việc phân
cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh
bạch. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế với các cấu phần
quan trọng (doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và đơn vị sự
nghiệp công lập )  nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu ngân sách phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của
đất nước và thông lệ quốc tế; rà soát lại các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế không
còn phù hợp, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khuyến khích cạnh tranh phát triển.
Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật về thuế.

GIẢI PHÁP Chi


13
 Thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính – NSNN gắn với hoàn thiện
cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, địa
phương.
 Tiếp tục quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho ĐTPT;
chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ của nền kinh
tế.
 Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, nợ công, quản lý tài sản công, tăng
cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đẩy mạnh việc phòng chống
tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công./.
 Phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài
chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các
cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng.
 Chú trọng cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh
tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.
 Tập trung triển khai kịp thời, trọng tâm, trọng điểm các giải pháp chính sách tài khóa,
tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn
thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tài chính – NSNN đã đề ra.
 Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án tài chính
– NSNN theo chương trình công tác của Chính phủ và yêu cầu thực tế.
GIẢI PHÁP chung
 Tiếp tục coi trọng công tác phân tích, dự báo, bám sát thực tiễn diễn biến của thị
trường, chủ động kịp thời tham mưu các cấp có thẩm quyền các kịch bản ứng phó
linh hoạt phù hợp.
 Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá
dịch vụ công.
3.3. Hạn chế của đề tài.
Trong giới hạn về thời gian, nguồn lực, vốn hiểu biết và chủ đề đề tài có phạm vi rộng nên
nghiên cứu vẫn còn một số những hạn chế không tránh khỏi.
3.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo.
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể thấy kiểm soát chi tiêu công và quản lí ngân sách của
Nhà nước ở việt Nam rất hợp lí tùy nhiên vẫn chưa tối ưu về một số mặt vì vậy có thể tiến xa
hơn ra nghiên cứu các đề tài liên quan đến nước ngoài để hiểu thêm và năng cao hiểu biết
đặt biệt là các nước phương tây vì vậy chủ đề nghiên cứu tiếp theo có thể là “ kiểm soát chi
tiêu công và quản lí ngân sách của Nhà nước ở Anh”.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cổng công khai ngân sách nhà nước (https://ckns.mof.gov.vn/SitePages/home.aspx)

- https://www.hvu.edu.vn/file/1548236183/1.%20Ng%C3%B4%20Do%C3%A3n
%20V%E1%BB%8Bnh.pdf

- https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-ve-dau-tu-cong-tu-nguon-von-ngan-sach-nha-
nuoc-tai-viet-nam-nhung-van-de-dat-ra-va-kien-nghi.html

- http://sotaichinh.hatinh.gov.vn/nam-2022nganh-tai-chinh-hoan-thanh-xuat-sactoan-
dien-cac-nhiem-vu-tai-chinh-ngan-sach-1672110472.html

15
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
QUÁCH TẤN DUY 3121320071

TRẦN TRUNG HẬU 3121320006

DƯƠNG CHÍ TÀI 3121320342

LÊ KHẮC TUẤN 3121320474

NGÔ TỐ UYÊN 3121320487

16

You might also like