You are on page 1of 19

HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG

VŨ ĐIỀU KIÊN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NÂNG


CAO TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CHO GIẢNG VIÊN TẠI HỌC
VIỆN QUỐC PHÒNG

HÀ NỘI - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƯƠNG VĂN THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH


TIỂU HỌC HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Quang Hải


HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học..................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
8. Dự kiến cấu trúc luận văn..............................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018.........................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...................................................................7
1.3. Yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và vai trò của
hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.....................................................7
1.4. Triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi
mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.........................................................7
1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi
mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.....................................................7
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu
học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018...................8
Kết luận chương 1.............................................................................................8
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018..................9
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La.......................................................................................................................9
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng...............................................9
2.3. Thực trạng triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.........................................................................................................9
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông...............................10
i
2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học
sinh tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông....................................10
2.6. Đánh giá chung về thực trạng.....................................................................10
Kết luận chương 2...........................................................................................10
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018.........................11
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp..................................................................11
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.......................................................................................................11
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp................................................................12
3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.12
Tiểu kết chương 3............................................................................................12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc tiểu học luôn nhận được sự
quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc phát triển quy
mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học
tốt”. Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) của Đảng đã chỉ rõ:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội”.
Nghiên cứu đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý học cho thấy học sinh tiểu
học đang có sự chuyển biến về nhận thức, nhận thức cảm tính đang chuẩn dần
sang nhận thức lý tính. Vậy nên cùng với hoạt động học thì “Hoạt động trải
nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học
các môn văn hóa trên lớp có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy
học. Thông qua các hoạt động thực hành, các việc làm cụ thể và các hành vi
của trẻ hoạt động trải nghiệm sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo
cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào
thực tế, từ đó đưa ra những ý tưởng của mình, phát huy nuôi dưỡng tính sáng
tạo của mỗi cá nhân”. Thông qua trải nghiệm học sinh từng bước phát triển
khả năng tư duy, hình thành các phẩm chất nhân cách, đạo đức lối sống, năng
lực chung và năng lực chuyên biệt, qua đó phát triển các tiềm năng, tố chất
bẩm sinh để thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống…
1.2. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải
nghiệm được xác định là môn học bắt buộc, nhưng khảo sát thực tế các trường
tiểu học trên địa bàn huyện Sông Mã cho thấy việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học chưa thành nền nếp,
2

chưa chú trọng đến phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên còn làm chiếu
lệ, học sinh chưa năng động linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ trải
nghiệm. Mặt khác, việc quản lý chưa thật sự thực hiện đúng quy trình, chưa
tin tưởng vào năng lực của giáo viên, chưa phát huy được sở trường, sự sáng
tạo của giáo viên trong tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải
nghiệm. Một số trường tiểu học của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vẫn còn
hiện tượng cán bộ quản lý chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho các khối lớp một cách cụ thể, mà còn áp đặt, mang tính chủ
quan, triển khai đồng loạt với cùng một nội dung, diễn ra cùng nhau ở một địa
điểm phương pháp, hình thức hoạt động nghèo nàn, quá trình tổ chức chưa
triển khai giám sát hoạt động để đánh giá kết quả hoặc sơ tổng kết dẫn đến
không có sự bức phá trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh.
1.3. Những năm gần đây, có nhiều đề tài, bài viết về trải nghiệm, quản
lý hoạt động trải nghiệm. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng, phong phú,
đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trong tổ chức hoạt động
trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo những cách tiếp cận, của
các chuyên ngành khoa học khác nhau. Song còn có rất ít những công trình
quan tâm nghiên cứu đến trải nghiệm, tổ chức quản lý hoạt động trải nghiệm
cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018, theo cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý giáo dục.
Từ những vấn đề được khái quát ở trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Quản
lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018” để
làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu làm rõ lý luận, phân tích đánh giá thực
trạng luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho
3

học sinh tiểu học huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học của huyện Sông Mã nói riêng, của
tỉnh Sơn La nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu
đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông 2018.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
có vấn đề gì đang đặt ra? Cần căn cứ vào cơ sở khoa học nào để đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 và đó là những biện pháp quản lý nào để đạt hiệu quả cao?
4.2. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn
tồn tại hạn chế, thiếu sót mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ công tác quản
lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học
sinh tiểu học huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc thì
4

chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh sẽ được cải thiện, góp
phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học,
của huyện Sông Mã đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải
nghiệm cho học sinh tiểu học.
5.2. Khảo sát thu thập số liệu để phân tích làm rõ thức trạng tổ chức
hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông 2018.
5.3. Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm mức độ cần thiết, khả thi
của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát
Dự kiến tiến hành khảo sát ở 07 trường tiểu học của huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La.
6.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Dự kiến khảo sát 50 cán bộ quản lý; 170 giáo viên của 07 trường tiểu
học của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
5

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm học 2019 - 2020 đến năm học
2021 - 2022, số liệu khảo sát trực tiếp được thực hiện trong năm học 2021 - 2022.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ
thống hoá, khái quát hóa các tài liệu, các chủ trương, các văn bản pháp quy về
hoạt động trải nghiệm. Nghiên cứu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo các bài
báo khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm thu thập thông tin
để xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát khoa học: Tiến hành theo dõi và quan sát một số
giờ học các môn tại lớp của học sinh có liên quan đến nội dung trải nghiệm và
giờ giải lao ở sân trường thuộc 07 trường tiểu học huyện Sông Mã;
Phương pháp điều tra: Tiến hành xây dựng các phiếu hỏi (bảng hỏi) và
trực tiếp điều tra cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La.
Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm: Tiến hành trao đổi với một số cán bộ
quản lý, giáo viên để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài.
Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu hỏi về
mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp toán thống kê để tính toán, xử lý số liệu điều tra
khảo sát
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo; phụ
lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương.
6

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu
học huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo
dục phổ thông 2018
Chương 3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho
học sinh tiểu học huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018
7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học
1.2.3. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu
cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3. Yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và vai trò
của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
1.3.1. Yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay
1.3.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh tiểu học
1.4. Triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng
yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh tiểu học
1.4.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học
1.4.3. Phương pháp tiến hành hoạt động trải nghiệm
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
1.4.5. Các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
1.4.6. Giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm
1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu
đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018
8

1.5.1. Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm
1.5.2. Quản lý việc thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm
1.5.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho học sinh
1.5.4. Quản lý hoạt động của giáo viên, học sinh
- Quản lý hoạt động của giáo viên
- Quản lý hoạt động của học sinh
1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm hoạt động trải nghiệm
cho học sinh
1.5.6. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả quản lý hoạt động trải
nghiệm cho học sinh tiểu học
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học
sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông
2018
1.6.1. Chủ trương đổi mới giáo dục tiểu học
1.6.2. Tác động từ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương
1.6.3. Tác động từ môi trường giáo dục gia đình và xã hội
1.6.4. Tác động từ nhận thức của các lực lượng giáo dục
1.6.5. Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho
hoạt động trải nghiệm
Kết luận chương 1
9

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội
2.1.2. Khái quát về giáo dục
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Đối tượng khảo sát
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả
2.3. Thực trạng triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo
dục phổ thông 2018
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm đối với
học sinh tiểu học
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm của học
sinh tiểu học
2.3.3. Thực trạng thực hiện phương pháp tiến hành hoạt động trải nghiệm
2.3.4. Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
2.3.5. Thực trạng thực hiện các điều kiện tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh
2.3.6. Thực trạng thực hiện việc giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả
hoạt động trải nghiệm
10

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan
trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm
2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho học sinh
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động của giáo viên, học sinh
- Quản lý hoạt động của giáo viên
- Quản lý hoạt động của học sinh
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm hoạt động
trải nghiệm cho học sinh
2.4.7. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả quản lý hoạt
động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động trải
nghiệm cho học sinh tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân
- Ưu điểm
- Nguyên nhân ưu điểm
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế
- Nguyên nhân của hạn chế
Kết luận chương 2
11

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu trong giáo dục
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và phát triển
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo
dục phổ thông 2018
3.2.1. Biện pháp 1
- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.2. Biện pháp 2
- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.3. Biện pháp 3
- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
12

3.2.4. Biện pháp 4


- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.5. Biện pháp 5
- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.6. Biện pháp 6
- Mục tiêu của biện pháp
- Nội dung biện pháp
- Cách thức thực hiện biện pháp
- Điều kiện thực hiện biện pháp
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề
xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
3.4.3. Phương pháp khảo sát và cách tính điểm
3.4.4. Đánh giá mức độ cấp thiết, mức độ khả thi của các biện pháp
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trương Thị Thùy Anh, Ngô Mạnh Dũng (2018), Một số biện pháp hỗ trợ
phát triển kỹ năng tiền đọc, viết học sinh mẫu giáo lớn, Tạp chí Giáo
dục, Số đặc biệt, Kì 1 tháng 5/2018, tr. 152 - 155.
2. Nguyễn Thanh Bình (2016), Chuyên đề giáo dục năng lực, Nhà xuất bản
Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học, Số
41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Tài liệu tập huấn.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường trung học, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Công văn số 1292/BGDĐT ngày
29/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về nhân rộng mô hình tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
7. Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông -
Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
8. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Bùi Ngọc Diệp, phó Đức Hòa (đồng chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị
Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang (2019), Hướng dẫn tổ chức hoạt
động trải nghiệm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng (2014), Một số phương pháp tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông, Viện
nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc (2006), Tâm lý học nghiên cứu con người trong thời đổi
mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
14

12. Nguyễn Thị Thu Hoài (2015), Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm
sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
13. Lê Huy Hoàng (2015), Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội.
14. Trần Kiểm (2012), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
15. Cao Thị Hồng Nhung (2017), “Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường
mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc
biệt tháng 12/2017.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật giáo dục
(sửa đổi 2009, 2014, 2019), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động quan trọng
trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Giáo dục.
18. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2013), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

You might also like