You are on page 1of 22

LỜI CÁM ƠN

Được sự phân công của thầy Hoàng Văn Đức, giảng viên khoa Hoá Học,
Trường Đại Học Sư phạm Huế, sau khoảng thời gian tìm hiểu và viết báo cáo em đã
hoàn thành xong bài tập lớn học phần Hoá lý 1 với đề tài: “Xây dựng hệ thống lý
thuyết và bài tập chương Năng lượng hoá học phục vụ cho chương trình giáo dục phổ
thông mới” .
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Văn Đức, anh chị, bạn bè trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Hoàng Văn Đức, người đã hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian hoàn thành bài tập lớn. Mặc dù thầy rất bận nhưng không ngần
ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm làm tiểu luận kết thúc học phần nên nội dung của bài báo cáo không
tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy Hoàng
Văn Đức để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy Hoàng Văn Đức, lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp
nhất. Chúc thầy dồi dào sức khoẻ và thành công trong cuộc sống !

1
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... 1


MỤC LỤC .......................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 5
1.1. Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2020 .......................... 5
1.1.1. Thực trạng dạy học ở trường THPT hiện nay ............................... 5
1.1.2. Vài nét về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể .................. 6
1.1.3. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông môn hoá
học ....................................................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý thuyết về Nhiệt động lực học7
1.2.1. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học ......................................... 7
1.2.2. Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học ........................................... 10
CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CHƯƠNG NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC ................................ 13
2.1. Lý thuyết trọng tâm về chương năng lượng hoá học .............................. 13
2.1.1. Năng lượng và định luật bào toàn, chuyển hoá năng lượng ......... 13
2.1.2. Entanpi và biến thiên entanpi ........................................................ 14
2.1.3. Phản ứng thu nhiệt, toả nhiệt ........................................................ 15
2.1.4. Định luật Hess ............................................................................... 15
2.2. Một số dạng bài tập liên quan đến chương năng lượng hoá học ........... 16
2.2.1. Bài tập xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng .................................... 16
2.2.2. Bài tập xác định năng lượng liên kết, năng lượng mạng lưới tinh thể
ion ............................................................................................................ 17
2.2.3. Một số bài tập tự luyện ................................................................. 18
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 21

2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các
lĩnh vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến
sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc
gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản,
toàn diện từ triết lý, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và
học… nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia
hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy phát triển chương trình
giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và
phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức”
hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả và
đòi hỏi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nhằm làm tăng hứng thú
cho người học, để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
Vì vậy, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại. Nghị quyết số
29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời đã tạo tiền đề phát triển
Chương trình giáo dục phổ thông mới đang được xây dựng trong những năm vừa qua.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển
năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp
tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những
phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.
Nhằm đón đầu sự đổi mới đó, em đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chương Năng lượng hoá học phục vụ cho
chương trình giáo dục phổ thông mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập chương Năng lượng hoá học phục vụ chương
trình giáo dục phổ thông mới, môn hoá học lớp 10.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý luận, tổng hợp các
vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
3.2. Phương pháp toán học: Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu thực nghiệm.
4. Giả thuyết khoa học:
3
Nếu có hệ thống bài tập đạt hiệu quả cao thì có thể phục vụ cho học sinh và giáo
viên trong quá trình dạy và học hoá học ở chương trình giáo dục phổ thông môn hoá
học mới sau năm 2020.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Chương Năng lượng hoá học, Hoá học 10 – chương trình giáo dục phổ thông mới
ban hành tháng 12 năm 2018.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN

1.1. Về việc đổi mới chương trình giáo dục sau 2020:
1.1.1. Thực trạng dạy học ở trường THPT hiện nay:
Trong suốt thời gian vừa qua, nền giáo dục Việt Nam liên tục được đổi nhằm
đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thời đại. Tuy nhiên, qua nhiều lần cải cách và đổi
mới thì giáo dụcvn vẫn còn một số vấn đề tồn động vẫn chưa được giải quyết một
cách triệt để như:
Chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, mang nặng tính nhồi nhét; Quá coi
trong bằng cấp và kết quả thi cử mà chưa chú trọng đến năng lực và phẩm chất của
người học. Cách tổ chức thi hiện nay phần lớn mới chỉ dừng lại việc đánh giá nhận
thức sách vở của người học.
Nền giáo dục bị khép kín trong nhà trường và chủ yếu dựa trên sự tương tác
giữa thầy và trò trong phạm vi của sách giáo khoa, thiếu sự tương tác với xã hội. Vai
trò của gia đình, đoàn thể và xã hội ngày một mờ nhạt trong giáo dục thế hệ trẻ.
Việc sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội thiếu hiệu quả. Nguồn
lực tài chính đầu tư của Nhà nước tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu
cầu nâng cao chất lượng đào tạo do quản lý manh mún và phân tán, chạy theo việc mở
trường và nâng cấp các trường đại học cao đẳng làm cho giữa quy mô đào tạo và chất
lượng đào tạo không tương xứng. Bản thân các trường chạy theo mục tiêu trước mắt,
thường tranh thủ mở rộng qui mô mà quên đi chất lượng dẫn đến bộ máy quản lý cồng
kềnh gây lãng phí, hiệu quả đầu tư kém.
Vì chương trình quá rộng và quá nặng cùng với chế độ thi cử nặng nề, cộng
thêm bệnh thành tích và cách quản lý theo kiểu chỉ cầm tay chỉ việc; đã gây áp lực rất
lớn cho thầy và trò. Chế độ làm việc của giáo viên qúa căng thẳng, dạy và học ở
trường không đủ phải tranh thủ dạy và học thêm một cách tràn lan. Học sinh hầu như
không còn thời gian để tự tư duy và tìm hiểu kiến thức, nhiều em do áp lực quá lớn
của khối lượng kiến thức nên chỉ còn một cách duy nhất là học thuộc lòng để đi thi.
Tình trạng này tạo thành thói quen không tốt cho người học không chỉ diễn ra ở bậc
phổ thông mà thói quen này đã len lỏi vào các trường đại học và đào tạo nghề.
Tình trạng học đối phó ngày càng phát triển biến thành con bệnh mãn tính rất
khó chữa, nó gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với thế hệ trẻ không những khi còn
ngồi trên ghế nhà trường mà còn thâm nhập vào cuộc sống của các em sau này, nó len
lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, sinh hoạt làm băng hoại đạo đức và hiệu quả
của công việc từ nhỏ đến lớn. Một khi đã trở thành thói quen thì thật nguy hiểm mà
mọi người không nhận biết ra được mức tác hại của nó.

5
Với tư duy và cách làm giáo dục như vậy, nền giáo dục của chúng ta thay vì tạo
ra những con người năng động biết phát hiện ra những vấn đề nảy sinh ra trong công
việc chuyên môn hoặc trong đời sống hàng ngày, biết phân tích và giải quyết vấn đề
để thúc đẩy công việc tốt lên thì giáo dục của chúng ta đang tạo ra không ít những con
người vừa vô cảm và nhạy cảm với “tư duy kiểu nhà nông” – rất nhạy cảm với lợi ích
trước mắt của bản thân và tập thể nhỏ nhưng thiếu quan tâm đến lợi ích lâu dài của đất
nước. Giáo dục chưa làm được chức năng là “đào tạo con người” một cách đích thực.
Một hệ quả mà chúng ta không lường được là với chương trình học nhồi nhét và
thi cử nặng nề đã lấy đi tuổi thơ của thế hệ trẻ và tác động không nhỏ đến sức khỏe,
thể chất của học sinh làm ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thái độ làm việc của các em
sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng xuất lao động của
người Việt gần như thấp nhất trong khu vực.
1.1.2. Vài nét về đổi mới chương trình giáo dục tổng thể:
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế” chương trình giáo dục phổ thông mới ra đờ với nhiều kỳ
vong làm thay đổi toàn diện nền giáo dục nước ta hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông mới vừa kế thừa và phát triển những ưu điểm
của chương trình hiện hành, vừa khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình
này.
Chương trình GDPT mới cũng chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của
các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong
từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực
hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Chương trình GDPT mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung
giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động
và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội
dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều
kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà
trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
Chương trình GDPT mới có những điểm khác biệt là chương trình được xây
dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực,
hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình
thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.
Căn cứ vào tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới thì lộ trình áp dụng chương

6
trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp
2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối
với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Nhìn chung Chương trình tổng thể này khắc phục được những hạn chế, bất cập,
thiếu cơ bản của những lần cải cách giáo dục trước đây. Có thể khẳng định, đây là
chương trình có tính hệ thống và khá toàn diện, thể hiện bước đột phá mạnh mẽ nhất,
triệt để nhất, quyết liệt nhất trong tất cả các lần cải cách giáo dục từ trước đến nay.
Nếu thực hiện thành công thì nền giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ bước sang một kỷ
nguyên mới, đúng theo chủ trương thay đổi cách thức giáo dục (từ nặng về truyền đạt
kiến thức và tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang rèn luyện phẩm chất và năng
lực, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của người học).
1.1.3. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông môn hoá:
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.
Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành
khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ
trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các
lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành
tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công
nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn
khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng
nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được
những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng
thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh
học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một
trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2. Cơ sở lý thuyết về nhiệt động lực học:
1.2.1. Nguyên lý I nhiệt động học
1.2.1.1. Nhiệt và công
Nhiệt và công là hai hình thức truyền năng lượng của hệ. Công ký hiệu là A và
nhiệt ký hiệu là Q.
Quy ước dấu Công A Nhiệt Q
Hệ sinh >0 <0
Hệ nhận <0 >0

7
1.2.1.2. Nguyên lý I nhiệt động học
Biểu thức của nguyên lý I nhiệt động học:
ΔU = Q - A
Khi áp dụng cho một quá trình vô cùng nhỏ:
dU = ΔQ - ΔA
Ở dạng tích phân nguyên lý I có thể được viết:
V2
ΔU  Q   PdV
V1

1.2.1.3. Áp dụng nguyên lý I cho một số quá trình.


a. Quá trình đẳng tích: V = const, dV = 0.
V2
A v   PdV  0
V1

Từ đó ta có: QV = ΔU
b. Quá trình đẳng áp: P = const, dP = 0.
Ap = P. (V2 - V1) = P. ΔV
Do đó: Qp = ΔU + PΔV = Δ (U + PV) = ΔH
c. Quá trình đẳng áp của khí lý tưởng
Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT
Ta có: Ap = PΔV = nRΔT
ΔUp = Qp – nRΔT
d. Quá trình dãn nở đẳng nhiệt của khí lý tưởng
Biến thiên nội năng khi dãn nở đẳng nhiệt (T = const) khí lý tưởng là bằng không
nên:
V2 P
Q T  A T  nRTln  nRTln 1
V1 P2
Trong đó:
P1: áp suất ở trạng thái đầu.
P2: áp suất ở trạng thái cuối.
e. Nhiệt chuyển pha
 cp
Q
T
Trong đó:
𝜆cp: nhiệt chuyển pha (cal hoặc J)
8
𝜆nc = -𝜆đđ, 𝜆hh = -𝜆ngtụ
Ghi chú: R là hằng số khí lý tưởng và có các giá trị sau:
R = 1,987 cal/mol.K = 8,314 J/mol.K
R = 0,082 lit.atm/mol.K
1cal = 4,18 J; 1 l.atm = 101,3 J = 24,2 cal
1.2.1.4. Định luật Hess
a. Nội dung định luật
Trong quá trình đẳng áp hoặc đẳng tích, nhiệt phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng
thái đầu và trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào các trạng thái trung gian.
Biểu thức của định luật Hess:
QV = ΔU và Qp = ΔH
Trong đó:
ΔU: nhiệt phản ứng đẳng tích.
ΔH: nhiệt phản ứng đẳng áp.
Khi quá trình xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn ta có nhiệt phản ứng tiêu chuẩn:
ΔH 298, ΔU0298.
0

Đối với các quá trình xảy ra khi có mặt các chất khí (được xem là khí lý tưởng),
ta có:
ΔH = ΔU + RTΔn
Với Δn là biến thiên số mol khí của quá trình.
b. Các hệ quả của định luật Hess
 Nhiệt phản ứng nghịch bằng nhưng trái dấu với nhiệt phản ứng thuận.
ΔHnghịch = - ΔHthuận
 Nhiệt phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các chất tạo thành trừ đi tổng nhiệt
sinh của các chất tham gia phản ứng.
ΔH phản ứng = ∑ΔHssp - ∑ ΔHstc
 Nhiệt phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các chất tham gia phản ứng trừ
đi tổng nhiệt cháy của các chất tạo thành.
ΔH phản ứng = ∑ΔHchtc - ∑ ΔHchsp
Ghi chú: Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn (ΔH0298, tt), nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn
(ΔH0298,đc) thường được cho sẵn.
1.2.1.5. Nhiệt dung
a. Định nghĩa
 H 
Nhiệt dung đẳng áp: C p  
δQ 
   
 dP  P  T  P

9
 U 
Nhiệt dung đẳng tích: C v  
δQ 
   
 dT  V  T  V
 Mối liên hệ: Cp - Cv = R
 Nhiệt lượng Q được tính:
T2 T2
Q  m  CdT hoặc Q  n  CdT
T1 T1

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt dung


Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của nhiệt dung được biểu diễn bằng các công
thức thực nghiệm dưới dạng các hàm số:
Cp = a0 + a1.T + a2.T2
Hoặc Cp = a0 + a1.T + a-2.T-2
Trong đó: a0, a1, a2, a-2 là các hệ số thực nghiệm có thể tra giá trị của chúng
trong sổ tay hóa lý.
1.2.1.6. Định luật Kirchhoff
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ được biểu diễn bởi
định luật Kirchhoff:
 ΔH 
   ΔC p
 T  P
 ΔU 
Hoặc    ΔC v
 T  V
Sau khi lấy tích phân ta được:
T
ΔH T  ΔH 0   ΔC p dT
0

Nếu lấy tích phân từ T1 đến T2 ta được:


T2
ΔH T2  ΔH T1   ΔC p dT
T1

1.2.2. Nguyên lý II nhiệt động học


1.2.2.1. Định nghĩa entropy
Trong quá trình thuận nghịch, biến thiên entropy khi chuyển hệ từ trạng
thái 1 sang trạng thái 2 được xác định bằng phương trình:
δQ
dS 
T
δQ
hay ΔS   TN
T

10
Entropy được đo bằng đơn vị cal.mol-1.K-1 hay J.mol-1.K-1
1.2.2.2. Biểu thức toán của nguyên lý II
δQ
dS 
T
 Dấu “=” khi quá trình là thuận nghịch.
 Dấu “>” khi quá trình là bất thuận nghịch.
1.2.2.3. Tiêu chuẩn xét chiều trong hệ cô lập
Trong hệ cô lập (đoạn nhiệt)
 Nếu dS > 0: Quá trình tự xảy ra
 Nếu dS = 0 hay d2S < 0: Quá trình đạt cân bằng
1.2.2.4. Biến thiên entropy của một số quá trình thuận nghịch
a. Quá trình đẳng áp hoặc đẳng tích
T2
dT
ΔS   C
T1
T
T2
dT
Nếu quá trình đẳng áp: ΔS   C p
T1
T
T2
dT
Nếu quá trình đẳng tích: ΔS   C v
T1
T

b. Quá trình đẳng nhiệt


Trong quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt, ta có thể áp dụng:
QT
ΔS 
T
Đối với quá trình chuyển pha như quá trình nóng chảy, quá trình hóa hơi…
ΔH T λ
ΔS  
T T
λ λ
ΔSnc  nc hay ΔShh  hh
Tnc Thh
V2
Đối với khí lý tưởng: Q T  nRTln
V1
QT V P
Ta được: ΔS   nRln 2  nRln 1
T V1 P2
Biến thiên entropy ở nhiệt độ bất kỳ có thể tính bằng phương trình:

11
Tchph
dT λ chph
Tnc
dT λ nc
ΔST   C     C Rp 2  
R1
p
0 T Tchph Tchph T Tnc
Thh
dT λ hh T k dT
 C   l
p   Cp 
Tnc T Thh Thh T
dT λ
hoặc ΔST    C p 
T T
Trong đó:
C Rp1 : nhiệt dung ở trạng thái rắn 1
C Rp 2 : nhiệt dung ở trạng thái rắn 2
Biến thiên entropy tiêu chuẩn của các phản ứng được xác định bằng phương trình:
ΔS0298   S0298(sp)   S0298(tc)

c. Thế nhiệt động

Các thế nhiệt động bao gồm: nội năng, entapy, năng lượng tự do và thế đẳng áp.
Năng lượng tự do F và thế đẳng áp G được định nghĩa bởi các phương trình sau:
F = U - TS
G = H - TS
Tại một nhiệt độ xác định, biến thiên thế đẳng áp và đẳng tích được biểu diễn
bằng phương trình sau:
ΔF = ΔU - TΔS
ΔG = ΔH - TΔS
Và ΔG = ΔGcuối - ΔGđầu
ΔF = ΔFcuối - ΔFđầu
Thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của các chất (ΔG0298) có thể tra trong sổ tay hóa
lý.
d. Xét chiều trong hệ đẳng nhiệt, đẳng áp
Trong hệ đẳng nhiệt, đẳng áp
 Nếu dG < 0 : Quá trình tự xảy ra
 Nếu dG = 0 hay d2G > 0 : Quá trình đạt cân bằng
e. Xét chiều trong hệ đẳng nhiệt, đẳng tích
Trong hệ đẳng nhiệt, đẳng tích
 Nếu dF < 0 : Quá trình tự xảy ra
 Nếu dF = 0 hay d F > 0
2
: Quá trình đạt cân bằng.

12
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI
TẬP CHƯƠNG NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC

2.1. Lý thuyết trọng tâm về chương Năng lượng hoá học


2.1.1. Năng lượng và định luật bảo toàn, chuyển hoá năng lượng:
2.1.1.1. Năng lượng:
a. Khái niệm: Là thước đo vận động của chất.
b. Phân loại: năng lượng toàn phần bao gồm nội năng và ngoại năng.
b.1. Ngoại năng:
 Động năng: là dạng năng lượng đặc trưng cho một vật đang chuyển động
mv 2
Eđ =
2
 Thế năng: là dạng năng lượng mà hệ có do vị trí của nó trong trường lực
Et = mgh
b.2. Nội năng:
 Điện năng: là dạng năng lượng chuyển động trong các tiểu phân tích điện (
electron, ion…)
 Hoá năng: là dạng năng lượng gắn liền với quá trình biến đổi chất.
2.1.1.2. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng:
Năng lượng vũ trụ là không đổi. Nếu một hệ nào đó giảm năng lượng thì năng
lượng môi trường quanh nó phải tăng tương ứng. Khi một dạng năng lượng nào đó
chuyển thành dạng khác thì phải có một quan hệ định lượng nghiêm ngặt
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh
ra mà cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng năng lượng này
sang dạng năng lượng khác”.
Cách chuyển năng lượng:
 Chuyển năng lượng thực hiện dưới dạng công.
 Chuyển năng lượng thực hiện dưới dạng nhiệt.
2.1.1.3. Năng lượng hoá học
Năng lượng hóa học là một dạng năng lượng tiềm năng được tìm thấy trong các
liên kết hóa học, nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử. Năng lượng hóa học chỉ có thể
được quan sát và đo lường khi xảy ra phản ứng hóa học. Bất kỳ vấn đề được coi là
nhiên liệu có chứa năng lượng hóa học.
Năng lượng hoá học có thể được giải phóng hoặc hấp thụ. Ví dụ, quá trình đốt
cháy giải phóng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết để bắt đầu phản ứng. Quang hợp
hấp thụ nhiều năng lượng hơn nó giải phóng. Về cơ bản, bất kỳ hợp chất nào chứa
13
năng lượng hóa học có thể được giải phóng khi liên kết hóa học của nó bị phá vỡ. Bất
kỳ chất nào có thể được sử dụng làm nhiên liệu đều chứa năng lượng hóa học. Ví dụ
về vật chất chứa năng lượng hóa học bao gồm:
 Than: phản ứng đốt cháy chuyển đổi năng lượng hóa học thành ánh sáng và
nhiệt
 Gỗ: phản ứng đốt cháy chuyển đổi năng lượng hóa học thành ánh sáng và nhiệt
 Dầu mỏ: có thể được đốt cháy để giải phóng ánh sáng và nhiệt hoặc thay đổi
thành một dạng năng lượng hóa học khác, như xăng
 Pin hóa học: lưu trữ năng lượng hóa học được chuyển thành điện
 Sinh khối: phản ứng đốt cháy chuyển đổi năng lượng hóa học thành ánh sáng và
nhiệt
 Khí tự nhiên: phản ứng đốt cháy chuyển đổi năng lượng hóa học thành ánh sáng
và nhiệt
 Thức ăn: được tiêu hóa để chuyển đổi năng lượng hóa học thành các dạng năng
lượng khác được sử dụng bởi các tế bào.
Vậy có bao nhiêu năng lượng trong liên kết giữa hai nguyên tử chưa năng lượng? Để
giải quyết câu hỏi này chúng ta sử dụng khái niệm Entanpy.
2.1.2. Entanpy và biến thiên Entanpy:
2.1.2.1. Khái niệm Entanpy và biến thiên Entanpy:
a. Entanpy:
Trong Nhiệt động học, Entanpi đối với một hệ nhiệt động có thể trao đổi nhiệt
và công với môi trường xung quanh, entanpi H được hiểu là tổng của nội năng U với
tích giữa áp suất p và thể tích V. Khi đó, ta có H = U + pV.
Nói khác đi, Entanpi là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp. Entanpi là
một hàm trạng thái nhiệt động của hệ nhiệt động, có thứ nguyên của năng lượng (J, kJ,
cal, kcal).
b. Biến thiên Entanpy:
Còn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học, ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc
vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung
gian.
Biểu thức của biến thiên Entanpy: ΔH = Hcuối – Hđầu
2.1.2.2. Hiệu ứng nhiệt của một số quá trình:
a. Nhiệt tạo thành:
Nhiệt tạo thành là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn
chất tương ứng bền.
Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn là giá trị tra bảng
Nhận xét:

14
 H của đa số các chất là âm. H càng âm, hợp chất càng bền.
tt tt
 Trong cùng một dãy đồng đẳng, phân tử khối càng tăng thì nhiệt tạo thành càng
tăng.
 Đối với các hợp chất vô cơ: H của các hợp chất cùng loại của nhóm nguyên tố
tt
trong bảng hệ thống tuần hoàn cũng thay đổi một cách có quy luật (BeF2 –
MgF2 – CaF2… H )
tt
b. Nhiệt đốt cháy:
Nhiệt đốt cháy là hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
1mol HCHC + O2 → CO2 + H2O + …
(k) (k) (l)
Nhiệt đốt cháy của các chất là đại lượng tra bảng
Nhận xét:
 Tất cả các chất đều có nhiệt đố cháy âm.
 Nhiệt đốt cháy của một chất thường lớn hơn nhiệt tạo thành của nó và có giá trị
trên 400 kJ
2.1.3. Phản ứng thu nhiệt, toả nhiệt
2.1.3.1. Phương trình nhiệt hoá học:
Phương trình nhhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học thông thường có
ghi kèm hiệu ứng nhiệt của phản ứng và trạng thái tập hợp của các chất
Quy ước: Phản ứng thu nhiệt có  H > 0
Phản ứng tỏa nhiệt có  H < 0
2.1.3.2. Khái niệm về phản ứng thu nhiệt, toả nhiệt
a. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Thí dụ: Phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy
móc ...
b. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Thí dụ: Khi sản xuất vôi, người ta phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt
để thực hiện phản ứng phân hủy đá vôi.
2.1.4. Đinh luật Hess:
2.1.4.1. Nội dung:
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các
chất đầu và sản phẩm cuối chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình, nghĩa là
không phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm của các chất giai đoạn trung gian.
2.1.4.2. Hệ quả:
Nếu một phản ứng hóa học là tổng của hai hay nhiều phản ứng khác, thì ∆H của phản
tất cả các phản ứng cộng lại.

15
 Nhiệt phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các chất tạo thành trừ đi tổng nhiệt sinh
của các chất tham gia phản ứng.
ΔH phản ứng = ∑ΔHssp - ∑ ΔHstc
 Nhiệt phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các chất tham gia phản ứng trừ đi tổng
nhiệt cháy của các chất tạo thành.
ΔH phản ứng = ∑ΔHchtc - ∑ ΔHchsp
2.2. Một số dạng bài tập về chương năng lượng hoá học:
2.2.1. Bài tập xác định Hiệu ứng nhiệt phản ứng
Ví dụ 1: Cho phản ứng xảy ra ở áp suất không đổi:
2H2 + CO = CH3OH(k)
nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 298K của CO và CH3OH(k) bằng -110,5 và -201,2 kJ/mol.
Tính ΔH0 của phản ứng ở 298?
Hướng dẫn giải
Nhiệt phản ứng ở 298K là:
ΔH0298 = - 201,2 - (-110,5) = - 90,7 (KJ)
C + O = CO2 (1), = -393.5kJ/mol
(gr) 2(k) (k)
CO + 1/2O2 = CO2 (2), = -283.0kJ/mol
(k) (k) (k)
C + 1/2O2 = CO (1) – (2). = -393.5 + 283.0 = -110.5 kJ/mol
(gr) (k) (k)
Ví dụ 2: Tính nhiệt tạo thành của etan biết:
Cgr + O2 = CO2 H0298 = -393,5 KJ
H2 + 1/2O2 = H2O(l) H0298 = -285 KJ
2C2H6 + 7O2 = 4 CO2 + H2O(l) H0298 = -3119,6 KJ
Hướng dẫn giải
Cgr + O2 = CO2 (1)
H2 + 1/2O2 = H2O(l) (2)
2C2H6 + 7O2 = 4CO2 + 6H2O(l) (3)
Nhiệt tạo thành C2H6 là:
2C + 3H2 = C2H6 (4)
ΔH 298(4) = 4ΔH 298(1) + 6ΔH 298(2) - ΔH 298(3)
0 0 0 0

ΔH0298(4) = 4(-393,5) + 6(-285) - (-3119,6) = 164,4 (KJ)


Ví dụ 3: Tính ΔH0 của phản ứng sau ở 298?
Al2O3 + 3SO3 = Al2(SO4)3 (*)
(r) (k) (r)
Biết rằng:
2Al + 3/2O2 = Al2O3 (1) = -1676.0kJ/mol
(r) (k)
S + 3/2 O2 = SO2 (2) = -396,1kJ/mol
(r) (k) (k)

16
2Al + 3S + 6O2 = Al2(SO4)3 (3) = -3442 kJ/mol
(r) (r) (k) (r)
Hướng dẫn giải
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng (*) là:
ΔH0298(*) = ΔH0298(3) - ΔH0298(1) - 3ΔH0298(2)
ΔH0298(*) = (-3442) – (-1676) - 3(-396,1) = -577,7 (KJ)
2.2.2. Bài tập xác định Năng lượng liên kết:
Ví dụ 1: Xác định năng lượng liên kết H-O trong phân tử H2O, biết:
2H(k) + O(k) = H2O, ΔH0 = -924,2kJ.
Hướng dẫn giải
Theo cấu trúc của phân tử thì trong nước có 2 liên kết H-O, nên năng lượng liên kết H-
924,2
O là: EH-O = = 462,1kJ.
2
Ví dụ 2: Tính năng lượng liên kết trung bình C-H và C-C từ các kết quả thực nghiệm
sau:
 Nhiệt đốt cháy CH4 = - 801,7 kJ/mol
 Nhiệt đốt cháy C2H6 = - 1412,7 kJ/mol
 Nhiệt đốt cháy Hidrro = -241,5 kJ/mol
 Nhiệt đốt cháy than chì = -393,4 kJ/mol
 Nhiệt hóa hơi than chì = 715 kJ/mol
 Năng lượng liên kết H-H = 431,5 kJ/mol.
Các kết quả đều đo được ở 298K và 1atm.
Hướng dẫn giải
Ta sắp xếp các phương trình (kèm theo ký hiệu nhiệt) sao cho các chất ở 2 vế triệt tiêu
bớt để còn lại phương trình CH4 → C (r)+ 4H
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O ΔH1
2H2O → O2 + 2H2 -ΔH2
CO2 → O2 + C (r). -ΔH3
C (r) → C (k) ΔH4
2H2 → 4H 2ΔH5
Tổ hợp các phương trình này ta được CH4 → C(r) + 4H
4ΔHC-H = ΔH1 - ΔH2 - ΔH3 + ΔH4 + 2ΔH5
= - 801,5 + 483 + 393,4 + 715 + 2(431,5) = 1652,7 kJ/mol
Và năng lượng liên kết C-H = 1652,7 : 4 = 413,715 kJ/mol
Bằng cách tương tự tính được Năng lượng liên kết C-C = 345,7 kJ/mol
Ví dụ 3: Hãy xác định năng lượng nguyên tử hóa của NaF (ENaF), biết:
 Năng lượng phân ly NaF (Ei) = 6,686 eV

17
 Thế ion hóa của Na (INa) = 5,139 eV
 Aí lực electron của F (EF) = -3,447 eV
- Hướng dẫn giải

Ta lập các quá trình kèm theo các ký hiệu năng lượng:
NaF → Na+ + F- Ei
+
Na + 1e → Na. INa
F- → F + 1e. EF
Tổ hợp 3 quá trình này ta được:
NaF Na + F
ENaF = Ei - INa - EF = 6,686 - 5,139 + 3,447 = 4,994 eV
2.2.3. Một số bài tập tự luyện
Bài 1: Cho Xiclopropan  Propen có H1 = - 32,9 kJ/mol
Nhiệt đốt cháy than chì = -394,1 kJ/mol (H2)
Nhiệt đốt cháy Hidrro = -286,3 kJ/mol (H3)
Nhiệt đốt cháy Xiclopropan = - 2094,4 kJ/mol. (H4)
Hãy tính: Nhiệt đốt cháy Propen, Nhiệt tạo thành Xiclopropan và nhiệt tạo thành
Propen?
Bài 2: Hãy so sánh ΔH0298 của phản ứng khử Fe2O3 bằng các chất khử khác nhau:
H2,C và CO. Qua đó cho biết để khử sắt oxit thì dùng chất nào tốt nhất. Biết:

Fe2O3 H2O(h) CO CO2


 H (kJ/mol) - 822,200 - 241,8 - 110,5 - 393,5

Bài 3: Xác định nhiệt hình thành 1 mol AlCl3 khi biết:
Al2O3 + 3COCl2(k) 3CO2 + 2 AlCl3 H1 = -232,24kJ
CO + Cl2  COCl2 H2 = -112,40 kJ
2Al + 1,5 O2  Al2O3 H3 = -1668,20 kJ
Nhiệt hình thành của CO = -110,40 kJ/mol
Nhiệt hình thành của CO2 = -393,13 kJ/mol.
Bài 4: Khi đốt cháy amoniac tạo ra nitơ và H2O (l). Biết ở 250C và 1 atm cứ tạo được
4,89 lít N2 thì thoát ra 153,06 kJ và ΔH0298 sinh (H2O lỏng) = - 285,84 kJ/mol. Tính
hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở 298K?
Bài 5: Khi đốt cháy 0,532 g hơi benzen ở 250C và thể tích không đổi với một lượng
oxi dư toả ra 22475,746 J sản phẩm là CO2(k) và H2O (l). Tính:
a) Nhiệt cháy của benzen?
b) ΔH0298 của phản ứng khi đốt cháy 1 mol benzen.
18
c) ΔH0298phá vỡ liên kết của H2(k) và N2(k) lần lượt bằng 436 kJ/mol và 945kJ/mol.
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở 298K
Bài 6: Xác định năng lượng liên kết trung bình một liên kết C – H trong metan. Biết
nhiệt hình thành chuẩn của metan = –74,8 kJ/mol; nhiệt thăng hoa của than chì =
716,7 kJ/mol; năng lượng phân ly phân tử H2 = 436 kJ/mol
Bài 7: Tính năng lượng mạng lưới ion của CaCl2, biết rằng:
 H0298,s của tinh thể CaCl2 = - 795 kJ/mol
 Nhiệt nguyên tử hóa ΔH a 298 của Ca(r)  Ca(k) = 192 kJ/mol
0

 Năng lượng ion hóa: Ca(k)  2e  Ca2+ I1 + I2 = 1745 kJ/mol


 Năng lượng liên kết (Elk) ClCl trong Cl2 = 243 kJ/mol
 Ái lực electron (E) của Cl(k) = -364 kJ/mol
Bài 8: Tính ái lực electron (E) của oxi từ các dữ kiện thực nghiệm sau:
 Thế ion hóa thứ nhất và thứ hai của Mg là I1= 7,7eV và I2= 15eV.
 Năng lượng liên kết của O2 là: H0 = 493 kJ/mol
 Nhiệt thăng hoa của Mg là: Hth = 150 kJ/mol
 Nhiệt hình thành MgO là: Hs = - 610 kJ/mol
 Năng lượng mạng lưới ion của MgO là: U0 = -4054,89 kJ/mol.

19
KẾT LUẬN
Bài báo cáo đã giới thiệu hệ thống lý thuyết và bài tập trọng tâm trong chương
trình giáo dục phổ thông môn hoá học sau năm 2020. Thông qua hệ thống lý thuyết và
bài tập này giúp cho giáo viên chủ động hơn khi chương trình mới được triển khai đại
trà trên toàn quốc. Tuy nhiên đề tài này vẫn chưa được thực nghiệm do vậy nội dung
bài báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong sự góp ý chân thành của thầy Hoàng
Văn Đức để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


(1) Hoá học đại cương, Nguyễn Đức Chung, NXB Giáo dục.
(2) Hoá học đại cương, Vũ Đăng Độ, NXB Giáo dục.
(3) Bài tập Hoá lý, Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải, Lâm Ngọc Thiền, Nguyễn Thị
Thu, NXB Giáo dục.
(4) Hoá lý 1, Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế, NXB Giáo dục.
(5) Giáo trình Hoá học đại cương, Trường Đại học Điện Lực.
(6) Giáo trình Hoá lý, Nguyễn Đình Huề, NXB Giáo dục.

TÀI LIỆU WEBSIDE


(7) Wikipedia Việt Nam và nước ngoài.
(8) http://fs.hcmuaf.edu.vn/data/file/Ng%E1%BB%8Dc/chuong3_nhiet%20hoa%2
0hoc.pdf
(9) https://www.academia.edu/4296808/HI%E1%BB%86U_%E1%BB%A8NG_N
HI%E1%BB%86T_C%E1%BB%A6A_CAC_QUA_TRINH_HOA_H%E1%B
B%8CC

21
22

You might also like