You are on page 1of 23

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

MỤC LỤC

I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................................2


1. Sự cần thiết phải có giải pháp:........................................................................................2
2. Mục đích của giải pháp:..................................................................................................3
3. Phương pháp thực hiện:..................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:.......................................................................................4
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP..................................4
1. Quá trình hình thành giải pháp.......................................................................................4
1.1. Các giả thiết nghiên cứu:........................................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn:......................................................................................5
1.3. Thực trạng và những mâu thuẫn trong việc dạy – tổ chức học sinh học theo
nhóm ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ:.............................8
2. Nội dung của giải pháp...................................................................................................9
2.1 . Dạy học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm...............................................9
2.1.1. Đặc trưng của tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của bộ môn
Toán................................................................................................................................. 9
2.1.2. Quy trình xây dựng tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của bộ môn
Toán................................................................................................................................. 9
2.1.3. Tiến hành dạy học tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của bộ môn
Toán............................................................................................................................... 10
2.1.4 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm của bộ môn Toán.........................................................................................11
2.2. Vai trò của việc trang bị kỹ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức
dạy học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm......................................................12
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG...........................................................................................13
1. Thời gian và hiệu quả khi áp dụng giải pháp mới:........................................................13
2. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp:.......................................................................14
3. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp:..............................................................15
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.............................................................20
1. Kết luận......................................................................................................................... 20
2. Đề xuất, kiến nghị:........................................................................................................21
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................22

Trang 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


1. Sự cần thiết phải có giải pháp:
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đang được áp dụng dạy học lớp 1, năm tới là
lớp 2, 6 và rồi lớp 3,7,10. Đó là thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục để chuyển từ dạy hoc tập
trung vào chuẩn kiến thức kỹ năng sang dạy học hình thành phẩm chất năng lực cho người
học. Làn sóng đổi mới ấy đang từng bước hình thành, lan tỏa trong từng lớp trường tác động
lên thầy và trò lên toàn trường. Trước không khí hồ hởi đón nhận những đổi mới tích cực
đó, từ lãnh đạo cho đến thầy cô giáo đã sôi nổi, hăng say học tập chuẩn bị với tâm thế tốt
nhất có thể.

Đổi với phương pháp dạy học cũng nằm trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018,
việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực tăng cường hoạt động của học sinh là xu hướng
chung của dạy học hiện nay. Có nhiều phương pháp dạy tích cực và các kỹ thuật dạy học
được đưa ra và khuyến khích thầy cô áp dụng vào giảng dạy cho học sinh của mình.

Trong dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực vấn để tổ chức cho học sinh học
theo nhóm là một việc làm quan trọng. Việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm đem lại
nhiều thú vị, sinh động trong tiết học, tuy vậy thực tế cho thấy người giáo viên chúng ta
cũng cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế các phát sinh mà nó mang lại. Làm việc nhóm, hay học
theo nhóm trên lớp đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự cố gắng bắt đầu từ khâu lựa chọn phương
pháp cho nội dung giảng dạy cho đến sắp xếp, tổ chức học sinh và điều khiển các nhóm hoạt
động nhịp nhàng, hiệu quả.

Nếu chỉ xét ở góc độ học sinh, chúng ta cũng sẽ thấy có nhiều vấn đề cần phải chuẩn
bị để việc học nhóm từ nay về sau đối với các em diễn ra hấp dẫn, thiết thực chứ không gò
bó, hình thức, nhàm chán. Hơn nữa, trong xu hướng hội nhập, làm việc theo nhóm là rất
quan trọng trong môi trường làm việc hiện nay. Những gì chuẩn bị cho học sinh học theo
nhóm hôm nay tôi kỳ vọng rằng đó sẽ là tiền đề tốt cho các em làm việc theo nhóm sau này.

Xuất phát từ lý do đó nên tôi chọn đề tài “Một số vấn đề cần chú ý học sinh để các
em hoạt động nhóm tốt hơn”, với hy vọng nêu một ý kiến cá nhân trong một góc nhìn đối
với vấn đề tổ chức học sinh học theo nhóm trong tiết học từ đó mà nhận được sự đóng góp
chỉ bảo của các thầy cô có kinh nhiệm hòng tạo ra những kiến thức hữu ích cho mọi người
trong vấn đề này.

Trang 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

2. Mục đích của giải pháp:


Việc tổ chức học sinh học theo nhóm là một việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế
chung của ngành giáo dục hiện nay. Tuy vậy để tổ chức tốt va điều hành cho nhóm học sinh
hoạt động hiệu quả thì vẫn có nhiều vấn đề phát sinh phải giải quyết. Xét riêng phía các em
học sinh cần được trang bị trước một số kỹ năng để hoạt động theo nhóm có hiệu quả, có thể
kể ra những vấn đề cần phải chú ý như sau:

Vấn đề 1. Xây dựng niềm tin.

Vấn đề 2. Mâu thuẫn trong nhóm.

Vấn đề 3. Cái tôi quá lớn trong tập thể.

Vấn đề 4. Hay nể nang, ngại va chạm.

Vấn đề 5. Tương tác kém.

Vấn đề 6. Sự tự giác kém, thích thụ động.

Vấn đề 7. Tiếp cận vấn đề theo triết lý Thua – Thắng.

3. Phương pháp thực hiện:


Đề tài này được thực hiện lồng ghép trong các tình huống sư phạm trong giờ dạy,
trong tiết sinh hoạt lớp và những cuộc trò chuyện, tiếp xúc trong các hoạt động ngoài trời
như lao động, hội thao do đoàn Thanh niên tổ chức, trong những cuộc nói chuyện tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh học sinh và những cơ hội có thể khác.

Nội hàm bảy vấn đề trên được chia nhỏ và tùy tình huống, hoàn cảnh mà có sự lựa
chọn hướng dẫn cho học sinh phù hợp không gượng ép. Các kỹ năng được hình thành dần
để làm sao học sinh ngày càng làm việc nhóm tốt hơn. Đồng thời tạo tâm lý vui vẻ, thỏa mái
cho học sinh trong tiết học, giúp các em hiểu nhau hơn, có trách nhiệm hơn trong tập thể và
trưởng thành hơn trong nhân cách.

Tổ chức các tiết dạy có tổ chức cho học sinh học nhóm để hình thành kỹ năng làm việc
nhóm từ đó đánh giá, điều chỉnh hợp lý trên cơ sở tham chiếu bảy vấn đề trên. Đây là điều
quan trọng để rèn luyện học sinh và ngay cả giáo viên trong việc học cho học sinh học theo
nhóm trong tiết học. Tổ chức thực tế là cánh tốt để đánh giá tính đúng đắn, phù hợp của đề

Trang 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

tài, từ đó mà có điều chỉnh, cải tiến, phát triển lên tạo sự sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy
học, đánh giá theo chủ trương chung của ngành Giáo dục.

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:


Áp dụng đối với lớp 12A2, 12N1 năm học 2019 – 2020 và học kỳ I lớp 10A2, 10A3
năm học 2020 – 2021 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ.

Khi chọn đề tài này, tôi hy vọng sẽ được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, nhất là
các đồng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ và đây cũng là
phạm vi áp dụng của đề tài. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng hy vọng có thể có nhiều hơn
nữa các thầy cô quan tâm, phát triển thêm để có thể áp dụng rộng dãi hơn, bởi lẽ dạy học
bằng cách tổ chức cho học sinh học theo nhóm là một yếu tố không thể thiếu trong các
phương pháp dạy học tích cực và kỹ năng làm việc nhóm quan trọng cho học sinh trong
hiện tại học tập và cả tương lai trong công việc của các em.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP


1. Quá trình hình thành giải pháp.
1.1. Các giả thiết nghiên cứu:
Tiết dạy có tổ chức cho học sinh học nhóm có thể chia làm 2 đối tượng hoạt động:
giáo viên và học sinh. Trong xu hướng giáo dục chung, chúng ta đưa hoạt động của học sinh
thành trung tâm của tiết dạy học, do vậy học sinh cần được quan tâm, trang bị kiến thức kỹ
năng, cũng như năng lực phẩm chất cần thiết trước tiết học.

Trong phạm vi đề tài, chúng ta hãy quan tâm đến bảy vấn đề mà làm nhóm hoạt động
không hiểu quả đã nêu trên. Tôi cho rằng, nếu chú ý đúng mức, rèn luyện hợp lý các em có
thể giải quyết được bảy vấn đề trên, hoặc cũng một phần của bảy vấn đề. Khi vấn đề được
khắc phục, các em sẽ có thể làm việc tốt hơn.

Trên cơ sở đối tượng học sinh nghiên cứu, những vấn đề này được giải quyết từ từ,
nhẹ nhàng, tự nhiên với yêu cầu là các em tiến bộ hơn là tốt, tiến bộ ít cũng được, miễn sao
tiến bộ. Các kết quả trong những lần tiếp xúc với học sinh với mục đích giáo dục các em
khắc phục vấn đề đều được ghi nhận, phân tích và điều chỉnh cho những lần kế tiếp.

Trang 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn:


Để có thể chuẩn bị nền tảng cho các em học sinh làm việc nhóm hiệu quả, nhịp
nhàng, tôi cho rằng cần thiết nên trang bị tốt cho các em bảy vấn đề nói trên. Muốn vậy cần
chia nhỏ các ý, yêu cầu và giúp học sinh lĩnh hội nhẹ nhàng, hợp tình huống hoàn cảnh
nhằm đem lại hiệu quả sư phạm như kỳ vọng. Bảy vấn đề đó cụ thể như sau:

Vấn đề 1. Xây dựng niềm tin.

Khi làm việc một mình, học sinh đã quen với việc đưa ra quyết định và hoàn thành
các nhiệm vụ mà không phụ thuộc vào bất cứ ai. Nhưng khi học sinh làm việc với một
nhóm, học sinh phải tin tưởng đồng đội của mình và cả những quyết định của tập thể.

Đôi khi, các thành viên trong nhóm mắc lỗi khiến học sinh khó có thể tin tưởng họ
với những những quyết định về sau. 

Sự thiếu tin tưởng có thể phá vỡ đoàn kết và “đe dọa năng suất” của nhóm. Không
những vậy, nếu giữa người với người không hiểu nhau thì sẽ tạo ra một nền văn hóa “độc
hại”, mạnh ai nấy làm, động lực của toàn nhóm suy giảm.

Môi trường đáng tin cậy giúp mọi người có trải nghiệm tốt hơn vì họ cảm thấy an
toàn và được kết nối với người khác. Khi tin tưởng đồng đội, các thành viên thoải mái hơn
trong công việc, họ không cần e dè, không cần che giấu.

Nhưng, niềm tin không phải là thứ có thể xây dựng được dựa trên quy trình hay
những công thức rạch ròi. Niềm tin là thứ bị ràng buộc bởi cảm xúc và được cải thiện dần
qua thời gian.

Vì vậy, để củng cố niềm tin trong một đội nhóm, điều quan trọng là chúng ta cần phải
quan sát góc nhìn dựa trên lập trường của các thành viên khác nhau. Không được mang cái
tôi to lớn đàn áp tập thể. Và hơn hết, trong công việc hãy cố gắng trao đổi cởi mở, trung
thực, đó là cách thức để tăng tương tác với mọi người và phá vỡ mọi rào cản.

Vấn đề 2. Mâu thuẫn trong nhóm.

Xung đột hoặc mâu thuẫn là những thứ khó tránh khỏi khi làm việc trong nhóm, dù
chỉ là 2 người hoặc rất nhiều người. Chúng ta có thể xung đột vì hàng tá lí do từ ý tưởng, bất
đồng quan điểm, sự ganh tị…Nhưng cuối cùng, gốc rễ của hầu hết các cuộc xung đột đều
sinh ra do giao tiếp kém hoặc không đủ khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. 
Trang 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

Nhưng bất kể mâu thuẫn đó ra sao thì điều quan trọng là phải tìm cách tháo gỡ. Có
như vậy, các thành viên trong nhóm sẽ tin tưởng vào nhau hơn, sức mạnh của tập thể được
củng cố rõ rệt.

Vấn đề 3. Cái tôi quá lớn trong tập thể.

Một học sinh “học giỏi” thì kiến thức, kỹ năng là những yếu tố quan trọng hàng đầu.
Tuy nhiên, trong một tập thể, kiến thức không phải là sức mạnh duy nhất – trừ khi nó được
chia sẻ. Mỗi thành viên trong nhóm đều có mức độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khác
nhau. Nếu như một ai đó cố gắng thể hiện để chứng minh năng lực cá nhân của mình, luôn
phê phán thậm chí là coi thường ý kiến của người khác thì mâu thuẫn tất yếu sẽ xảy ra. Vì
vậy, không thể coi tập thể là “sân khấu” để bất kì một cá nhân riêng lẻ nào tìm cách thể
hiện. Những nhóm hoạt động có hiệu quả là những nhóm mà các thành viên không ngại chia
sẻ, giúp đỡ nhau trong các vấn đề, cùng phối hợp với nhau để giải quyết nhiệm vụ chung.

Vấn đề 4. Hay nể nang, ngại va chạm.

Tâm lý “nể nang” thực sự tồn tại ở rất nhiều người, đặc biệt khi họ có mối quan hệ
thân thiết với những thành viên khác của nhóm. Nể nang đôi khi cũng được coi là dĩ hòa vi
quý – cố gắng tránh hết mức mọi phiền phức, luôn chấp nhận, luôn hòa giải, sợ xung đột.
Các thành viên nể nang nhau. Tuy nhiên, nếu quá nể nang thì tập thể sẽ không thể phát triển,
các thành viên luôn hài lòng với một ý tưởng bất kì được đưa ra, không ai dám tranh luận vì
sợ mất đi mối quan hệ vốn có. Chính vì thế mà công việc không được giải quyết hiệu quả và
đúng tiến độ. Học sinh do vậy cũng không chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng và phẩm
chất năng lực cần thiết.

Vấn đề 5. Tương tác kém.

Nếu một nhóm không có sự kết nối gần gũi về mặt không gian, địa lý thì chắc chắn
nhóm đó sẽ làm việc không hiệu quả. Vì thế, các nhóm nên tăng cường tương tác trực tiếp,
tiếp xúc gần gũi. Các em tập tương tác trao đổi ý kiến tập làm quen dần với việc làm theo
đội nhóm, tổ, lớp, khối, trường.

Vấn đề 6. Sự tự giác kém, thích thụ động.

Khi làm việc trong một nhóm không phải ai cũng chủ động và hết mình với công
việc, không ít những cá nhân lười nhác và đùn đẩy công việc hoặc trách nhiệm cho người

Trang 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

khác. Hoặc cũng có những người luôn bật chế độ “thụ động”, ai làm gì cũng tán thành,
không bao giờ chủ động đưa ý kiến xây dựng trước tập thể. Những người như vậy sẽ trở
thành gánh nặng của tập thể, kéo thành quả lao động của nhóm đi xuống.

Vì vậy, để cải thiện tình trạng này thì người nhóm trưởng cần biết phân chia công
việc rõ ràng cho từng người, xác định nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho phần
nhiệm vụ của mình. Không nên chỉ để cho một hoặc một vài thành viên “gánh nhóm”, còn
lại là những người ngồi không hưởng lợi.

Vấn đề 7. Tiếp cận vấn đề theo triết lý Thua – Thắng.

Các học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ thường tiếp cận
vấn đề theo triết lý thua – thắng khi đòi hỏi ý kiến cá nhân mình phải được chọn, điều đó là
cho bản thân cá nhân nhiều hơn trong khi không quan tâm tới ý kiến của nhóm và các thành
viên khác. Triết lý thắng – thắng không được áp dụng trong suy nghĩ và hành xử thường
ngày để nhằm làm to thêm chiếc bánh của toàn nhóm. Thông qua cơ hội đó mỗi cá nhân sẽ
có kết quả nhiều hơn.

Suy nghĩ thua – thắng là tác động tạo ra điểm yếu thứ tư khi các học sinh Trung tâm
Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ tập trung vào tiểu tiết thay vì đại cục. Ngoài ra,
một lý do khác cũng là yếu tố tác động quan trọng cho lý do này đó là thay vì tìm các tiếp
cận hệ thống giải quyết vấn đề, các nhóm học sinh sa đà vào các tác vụ giải quyết tiểu tiết
nhiệm vụ.

Phải làm việc nhóm trong học tập kỹ năng mềm:

- Sự phụ thuộc nhau một cách tích cực: Các thành viên trong nhóm phải cùng nhau
làm việc để hoàn thành mục tiêu chung. Mỗi người phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm
vụ được giao, kết quả học tập của cả nhóm là công sức đóng góp của mỗi thành viên.

- Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả: Các thành viên trong nhóm phải
gặp gỡ nhau thường xuyên để thảo luận nhiệm vụ chung của nhóm. Đây là cơ hội để các
thành viên tiếp xúc với nhau, để hiểu nhau, lắng nghe ý kiến của người khác và đóng góp ý
kiến của mình.

- Trách nhiệm với tư cách “ tôi” và tư cách “ chúng ta”: Mỗi thành viên phấn đấu
cho mình và cho nhóm. Mỗi cá nhân phải hiểu họ được tính điểm dựa trên đóng góp của
mình cho nhóm, điều này giúp các thành viên chia đều trách nhiệm cùng nhau mà không
Trang 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Khi thành tích cá nhân được nhóm công nhận, họ sẽ lỗ lực
hơn và phấn đấu nhiều hơn cho thành công chung của nhóm.

- Làm việc nhóm hiệu quả cần các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Để đạt được mục tiêu trong
hoạt động nhóm, người học buộc phải có những kỹ năng này, từ đó họ sẽ có tinh thần hợp
tác và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Đánh giá quá trình làm việc nhóm: Khi các thành viên tham gia đánh giá đóng góp
của cá nhân cho hoạt động chung của nhóm, nó sẽ thúc đẩy các thành viên phát huy năng
lực cao hơn; khi các thành viên được đánh giá thường xuyên họ sẽ phải chú ý đến giao tiếp
hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của nhóm.
          Có thể khẳng định, tổ chức làm việc nhóm trong học tập kỹ năng mềm là tạo cơ hội
cho học sinh chủ động tham gia, chia sẻ kiến thức và cùng nhau đưa ra quyết định, là người
điều chỉnh quá trình học tập, đây là động lực tích cực giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ
học tập của mình.

1.3. Thực trạng và những mâu thuẫn trong việc dạy – tổ chức học sinh học
theo nhóm ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ:
Nhìn chung trong một tiết học tại Trung tâm, giáo viên thường phải vất vả để học
sinh lấy lại kiến thức trước đó và kiến thức cần thiết cho bài học hôm nay, lại còn canh cánh
các tình huống sư phạm mà một số học sinh chưa ngoan có thể tạo ra. Từ đó, giáo viên
không có không gian đủ rộng trong một tiết học để sáng tạo, mở rộng cái mới trong bài dạy.
Hoạt động dạy học có tổ chức nhóm cho học sinh chỉ xuất hiện chủ yếu trong tiết thao
giảng, những tiết học mà giáo viên có chuẩn bi kỹ lưỡng và cho những bài học hạng chế.

Trước khí thế đổi mới theo chương trình Giáo dục 2018, thầy trò của Trung tâm sẽ
phải vượt qua không ít khó khăn để trưởng thành hơn, bắt kịp nhịp phát triển của của xu
hướng chung của ngành Giáo dục. Một trong những lo toan đó, là áp dụng phương pháp dạy
học tích cực, đổi mới phương pháp đánh giá trong hoạt động dạy và học của Trung tâm. Từ
đó yếu tố tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong học tập chiếm vai trò quan trọng. Tổ
chức cho học sinh hoạt động nhóm hiệu quả trong tiết học sẽ là tiền đề cho phép thầy cô
chúng ta áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, cũng qua đó có thể đánh giá
phẩm chất, năng lực của hoc sinh mình qua các hoạt động. Để tổ chức tốt cho học sinh hoạt

Trang 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

động nhóm, tôi cho rằng cần quan tâm đến vấn đề căn bản nhất để nhóm hoạt động hiệu
quả.

2. Nội dung của giải pháp.


2.1 . Dạy học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
2.1.1. Đặc trưng của tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm của bộ
môn Toán.
Nội dung của môn toán có tính trừu tượng, logic và khái quát. Do đó, để giúp các em
học tốt môn toán cần phải đảm bảo sự cân đối giữa việc học lý thuyết, và vận dụng lý thuyết
giải quyết các vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ của thiết bị như máy tính
cầm tay, máy tính điện tử để khám phá kiến thức và giải quyết các vấn đề của toán học.

Thực hiện việc dạy học cần phải phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học
sinh, dạy học theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, quan tâm đến nhu cầu, khả năng
nhận thức của từng đối tượng học sinh. Tổ chức việc dạy học đi theo hướng kiến tạo, có
nghĩa học sinh sẽ là người chủ động tìm kiếm, phát hiện, tự đưa ra suy luận để giải quyết
vấn đề.

2.1.2. Quy trình xây dựng tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
của bộ môn Toán.
- Lập kế hoạch dạy học

 Kế hoạch dạy học phải tự lập chứ không dùng chung giáo án mẫu giống như
trước.

 Giáo viên phải có thái độ cầu tiến, sự tâm huyết và đổi mới trong kế hoạch dạy
môn toán. Ở mỗi bài dạy nên có một mục về kinh nghiệm thành công, nội dung bài học cần
điều chỉnh và nhận xét học sinh để lấy đó làm cơ sở kiểm tra, đánh giá theo thông tư 22.

 Kế hoạch dạy môn toán chính là nội dung về cách tổ chức, hướng dẫn học sinh
được giáo viên ghi lại trong một tiết học. Nó hoàn toàn không phải là bài soạn về nội dung
học mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh.

 Kế hoạch là cách tổ chức, hướng dẫn học sinh trong mỗi tiết học
- Yêu cầu của kế hoạch dạy học

 Có kiến thức.

Trang 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

 Có kỹ năng.

 Giáo dục phát triển.

 Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cơ bản.

 Yêu cầu của nội dung, mục tiêu, chương trình dạy học phải đáp ứng được 2
nhiệm vụ cơ bản: phổ cập kiến thức cho tất cả học sinh trong lớp và phát triển với đối tượng
học sinh học tốt hơn.
- Quá trình tổ chức dạy – học

Quy trình cần phải thể hiện được phương pháp đặc trưng, trọng tâm và phương
pháp phối hợp:

 Hoạt động của thầy và trò trong lớp học bao gồm hình thức hoạt động như thế
nào? Giải quyết vấn đề gì? Yêu cầu nhiệm vụ là gì?,…

 Hình thức tổ chức các hoạt động (chia nhóm, độc lập, trò chơi học tập,…) cần
phải tập trung vào các phương pháp chủ yếu và đặc trưng.

 Thể hiện được sự đồng bộ trong hoạt động của giáo viên và học sinh, sự tương
tác giữa các hoạt động, sự hợp tác trong quá trình làm việc, hỗ trợ hoạt động của cá cá nhân,
các nhóm và tập thể lớp

2.1.3. Tiến hành dạy học tiết học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
của bộ môn Toán.
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán buộc giáo viên phải tuân theo
cấu trúc kế hoạch dạy, chỉ có như thế mới phát huy hiệu quả tốt nhất cho hoạt động dạy và
khám phá kiến thức của học sinh.

Cấu trúc kế hoạch dạy – học môn toán theo tiến trình bao gồm:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu

 Giáo viên tổ chức, xây dựng môi trường học tập. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất
vẫn là chuẩn bị tinh thần cho học sinh để bắt đầu học môn toán.

 Tổ chức hoạt động kiểm tra bằng cách lồng ghép kiến thức mới và cũ hoặc hỏi về
kiến thức cũ, đánh giá nhiệm vụ học tập của học sinh một cách toàn diện về kiến thức và cả
kỹ năng.
Trang 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

 Thực hiện việc kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh.

 Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ việc dạy học, giới thiệu về bài
học mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi
nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1

 Giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc khám phá kiến thức của bài học mới.

 Ở hoạt động khám phá, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Cần phải lên một bản
kế hoạch bao gồm tiến trình dạy học, phương pháp giảng dạy chủ yếu, hoạt động giáo viên
và học sinh trong lớp, phương tiện, công cụ sử dụng,…
Hoạt động 3: Luyện tập

 Mục đích của hoạt động này là tạo nên sự kết nối giữa các kiến thức vừa mới
khám phá được với luyện tập cơ bản.

 Ở hoạt động này, giáo viên giữ vai trò chỉ đạo:Đưa ra nhiệm vụ tổng quát và các
yêu cầu để học sinh thực hiện.

 Tìm hiểu kỹ về đề bài và đưa ra phương pháp giải.

 Trao đổi giữa thành viên trong nhóm về cách làm, đánh giá cách làm của nhau.

 Báo cáo lại kết quả làm việc của nhóm.


Hoạt động 4: Vận dụng

 Mục đích của hoạt động này là hỗ trợ các em học sinh có thể vận dụng những
kiến thức, những kỹ năng đã khám phá ở hoạt động 2 và hoạt động 3 vào những tình huống
khác nhau với mức độ cao hơn.

 Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ, các yêu cầu để học sinh thực hiện.
2.1.4 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học tiết học có tổ chức cho học
sinh hoạt động nhóm của bộ môn Toán.
Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán, chúng ta cũng cần phải đổi
mới về cách đánh giá kết quả. Cần kết hợp đánh giá của giáo viên bộ môn toán, tự đánh giá
của học sinh với đánh giá của giáo viên bộ môn khác. Thực hiện đúng mục tiêu của đánh giá
là vì sự tiến bộ của học sinh khi học môn toán.

Trang 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

Khuyến khích giáo viên nên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá hoặc kết hợp
nhiều phương pháp đánh giá. Có thể kể đến như quan sát quá trình học tập, làm bài trắc
nghiệm, câu hỏi vấn đáp, thực hiện dự án, bài tập thực hành… Đồng thời nên lựa chọn
phương pháp phù hợp với năng lực toán học của từng đối tượng học sinh khác nhau.

2.2. Vai trò của việc trang bị kỹ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể
tổ chức dạy học có tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
Với quan điểm lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học, trong các tiết giảng thầy cô đã phát huy vai trò của học sinh thông qua
hình thức làm việc nhóm. Hoạt động học tập được tiến hành theo nhóm sẽ làm cho từng
thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tính cách của mỗi cá
nhân được bộc lộ, được uốn nắn, phát triển tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng… nhờ đó
mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đạt kết quả cao
khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quả hơn so với làm việc cá nhân vì nhiều
học sinh chưa có những kỹ năng làm việc nhóm. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và tìm ra
các giải pháp để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập kỹ năng mềm cho học sinh
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất Đỏ đồng thời nâng cao hiệu quả học
tập của học sinh là hết sức cần thiết.

Đối với giáo viên:

- Tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy học phần kỹ năng mềm,
thường xuyên tổ chức dạy học theo nhóm như tổ chức các chuyên đề thảo luận, giao bài tập
dự án theo nhóm.v.v….

- Nhóm trong học kỹ năng mềm thường đông nên nhiều học sinh không có cơ hội để rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm, cho nên giáo viên cần chia lớp thành các nhóm nhỏ tạo điều
kiện cho học sinh có cơ hội được rèn luyện kỹ năng.

- Giáo viên cần quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
trong học tập các kỹ năng khác cho học sinh.

- Giáo viên cần định hướng, đánh giá thường xuyên và tham gia làm việc cùng nhóm,
hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Đối với học sinh:

Trang 12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

- Học sinh cần nhận thức đúng đắn về kỹ năng làm việc nhóm, hiểu rõ được vai trò và
tác dụng của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập kỹ năng mềm, có ý thức rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm thường xuyên.

- Học sinh cần tích cực tham gia hoạt động nhóm trong và ngoài giờ học, tham gia các
hoạt động ngoại khoá trong và ngoài trường… để phát triển kỹ năng làm việc nhóm của
mình.

Làm việc nhóm là phương pháp học tập chính, có vai trò to lớn trong việc rèn luyện các
kỹ năng trong học kỹ năng mềm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa thực sự phát huy
hết tính ưu việt cũng như hiệu quả của nó. Vì thế muốn làm việc nhóm hiệu quả, đòi hỏi
chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực cả về nhận thức và các kỹ năng tổ
chức.

III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


1. Thời gian và hiệu quả khi áp dụng giải pháp mới:
Trang bị kiến thức về học nhóm cho học sinh dễ hơn so với trang bị kỹ năng, năng lực
học theo nhóm cho học sinh. Kỹ năng, năng lực hình thành do tích lũy của cá nhân các em
qua hoạt động trải nghiệm dần dần mà có. Trong đề tài này, tôi không hy vọng sẽ đạt được
kết quả cao ngay mà chỉ cần các em có thay đổi theo đúng định hướng mà chúng ta hướng
tới.

Trong năm học 2019 – 2020, kết quả đạt được khi áp dụng cho 2 lớp 12A2 và 12N1
không đồng đểu.

Lớp 12A2, các em có ý thức, kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn năm trước đó (lúc chưa áp
dụng đề tài). Trong nửa đầu học kỳ II của năm học, các em dễ dàng hợp tác làm việc với
nhau hơn, phân công trong nhóm hợp lý và thành viên trong nhóm cũng làm nhiệm vụ. Bên
cạnh vẫn có nhiều nhược điểm cần đúc rút kinh nghiệm như cách một vài thành viên vẫn
chưa thoát khỏi hoàn toàn ý thức ỷ lại người khác, lười biếng trong làm việc chung.

Lớp 12N1, các em có thay đổi căn bản. Kết quả sau khi áp dụng đề tài đạt hiệu quả rõ
nét trên hai mặt kỹ năng làm việc nhóm và kết quả học tập. Trong đầu học kỳ I, kỹ năng làm
việc cùng nhau, học nhóm rất hạn chế. Kết quả học tập của lớp là nỗi lo lắng cho giáo viên
bộ môn, cho nhà trường và phụ huynh, các em học rất yếu trên hầu hết các môn. Áp dụng đề
tài trong một học kỳ, làm các em thay đổi. Các em làm việc nhóm tốt, đạt yêu cầu của giáo
Trang 13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

viên. Kết quả học tập từ đó mà có thay đổi. Từ một lớp làm thầy cô lo lắng thành một lớp
đạt kết quả tốt trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Năm đó, chỉ trừ 1 học sinh đã
không tham gia đầy đủ các môn thi, còn lại đều đạt. Đây là kết quả rất tốt, rất khích lệ và tạo
được niềm tin cho đề tài.

Trong học kỳ I, năm nay tôi chọn nghiên cứu, thực nghiệm đề tài trên đối tượng lớp 10
mà tôi được phân công dạy môn Toán. Lớp 10 năm nay tại Trung tâm, học sinh có nhiều
điểm nổi cộm cần chấn chỉnh hơn các năm trước, các em bốc đồng hơn. Tôi cho rằng nếu
các em hiểu và làm tốt việc học tập nhóm thì ngoài những kết quả thu được trong học tập
còn có tác dụng điều hòa mối quan hệ của các em.

Lớp 10A2, các em có ý thức về hợp tác, trao đổi, bàn bạc về nội dung công việc cần làm
trong nhóm. Khi hoạt động nhóm, các em dễ dàng cơ cấu nhóm trưởng và phân chia công
việc tốt. Bên cạnh đó vẫn có một số điểm mà trong học kỳ I chưa đạt được, đó là cái tôi còn
lớn trong tập thể, tuy nhiên đã được cải thiện và đang theo chiều hướng tốt.

Lớp 10A3, đại bộ phận các em hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ tốt, tự giác làm nhiệm vụ cá
nhân để nhiệm vụ nhóm được hoàn thành theo yêu cầu của thầy cô. Hiệu quả làm việc nhóm
rõ rệt đáng được ghi nhận. Tuy vậy, trong lớp vẫn còn khoảng 3 đến 4 học sinh ý thức học
tập kém, vắng học thường xuyên gây khó khăn trong việc giáo dục các em.

Nhìn chung, việc áp dụng đề tài làm cho tất cả các học sinh đều có tiến bộ trong việc ý
thức làm việc tập thể và kết quả học tập. Tuy nhiên hiệu quả của đề tài không đồng đều
những các học sinh, giữa các lớp, giữa các khối lớp. Điều này là thiếu sót của đề tài, rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô có kinh nghiệm.

2. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp:


Trong xu hướng thay đổi chung của ngành Giáo dục việc dạy học bằng phương pháp
dạy học tích cực là lựa chọn hợp lý, trong đó tổ chức cho học sinh học theo nhóm gần như
là điều hiển nhiên. Việc trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm đem lại
hiệu quả cho hoạt động nhóm từ đó thúc đẩy hiệu quả trong tiết dạy. Đề tài trong quá trình
nghiên cứu, thực nghiệm trên 2 khối tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Long Điền – Đất
Đỏ đã đem lại kết quả tốt hơn cho học sinh. Tôi cho rằng có thể áp dụng triển khai trong
giảng dạy tại Trung tâm.

Trang 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

3. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp:


Khi thực nghiệm đề tài, có mấy điểm cần lưu ý:

1. Chia nhóm học tập

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để
cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học
tập.

Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của
nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự
điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu
bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt
nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau.

Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao
đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em
bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận; lựa
chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn
như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh.

Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao
cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học
tập. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc ghép bàn tạo các nhóm 4 em…; Vị trí đặt bàn
ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian
trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học; Điều chỉnh những đồ đạc
không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm; Luân phiên chỉ
định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh
hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.

2. Hướng dẫn học sinh ghi vở

Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập. Việc
ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà. Vở
ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập của mình trong
quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức
Trang 15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở
ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để
đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt được
hiệu quả mong muốn.

Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu ý cho
học sinh ghi chép vở theo những bước sau đây:

- Ghi chép nhiệm vụ của hoạt động mà thầy, cô giáo chuyển giao vào vở. Nhóm trưởng
cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào vở cá nhân.

- Ghi chép ý kiến của cá nhân học sinh vào vở. Giáo viên cần cho học sinh đủ thời gian
để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá nhân cách giải quyết
vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh. Mỗi thành viên đều phải có ý kiến ghi
vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi thành viên phải có  tối
thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau đó nhóm trưởng mới được
quyền cho các bạn thảo luận nhóm.

- Ghi chép ý kiến thảo luận của nhóm vào vở. Mỗi em sẽ ghi vào vở các ý kiến đã thảo
luận của nhóm về nhiệm vụ được giao. Nên yêu cầu học sinh ghi ý kiến của 3 bạn trong
nhóm vào vở, từ đó phân tích so sánh các ý kiến để đưa ra ý kiến chung của nhóm trong
việc giải quyết nhiệm vụ được giao.

- Ghi chép ý kiến trình bày báo cáo kết quả của nhóm vào vở. Thảo luận và chọn
phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các slide hỗ trợ
hay chỉ báo cáo miệng...

Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh (một em nào
đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên
tránh:  Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động
của nhóm; Nói chung chung và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích...

Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện
kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo; Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh,
khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa
báo cáo nhóm...

Trang 16
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

3. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên

Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học. Dù sau
này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là dụng cụ gần
gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.

Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình phong để treo
bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh
được trên bảng...; chép tất cả nội dung bài học lên bảng...

Giáo viên cần: Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bài
học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu cần thiết) và hệ
thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và
học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…; Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức,
mệnh đề... để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức; tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở
bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết...

4. Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề

Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học nhằm phát
triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động
nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các
kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải
quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.

Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm vụ
chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình
cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.

Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò
chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà
ai cũng biết.

Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi,
múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc
này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ
dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?); Thời gian cho hoạt

Trang 17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý
kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này...

Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động
tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt
động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt
động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm
của hoạt động.

5. Hệ thống hóa kiến thức bài học

Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học.
Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến thức” hoặc
“Luyện tập”. Trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học
có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải
chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của
bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương
trình giáo dục phổ thông quy định.

Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên: Thảo luận chung toàn lớp về những
kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những vấn đề mà các
em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ sở đó giáo viên có
những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa
chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo
viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.

Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra
chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ
giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc
tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học...

Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập) các câu hỏi lý
thuyết, các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao cho đạt được chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho
các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.

6. Kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà


Trang 18
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà cho học
sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu không tiếp tục dạy ở
tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có thể lúc đó công việc
trên lớp vẫn còn dang dở.

Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng em ở
trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh để
giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướng dẫn:

a) Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm hiểu vấn
đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào thực tiễn. Yêu
cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

b) Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục vận
dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em báo cáo kết
quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất
học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên
quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá.

7. Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập

Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát, "mục sở thị" các
hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự
học ở ngoài lớp học (nếu quan sát được). Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập,
GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình
huống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần: Có sổ theo dõi quá trình học
tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của
từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập
thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy
sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành...; Nên
chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn

Trang 19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

nhau; Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò
chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,

Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS, động viên
khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em; Đa dạng hoá các hình
thức và phương pháp đánh giá...;

GV cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết quả học
tập; Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức học hợp tác
như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...; Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười học tập mà không
tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời; Bỏ quên những sản phẩm học tập tự
làm ở nhà của HS...

8. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học

Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học. Những
phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video... có tác dụng
thiết thực trong quá trình dạy học.

GV chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực tế khó thực hiện,
mang tính nguy hiểm... hoặc không thực hiện được: phản ứng hạt nhân, mô phỏng chuyển
động của các hành tinh...

Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần: Chuẩn bị chu đáo các thiết bị
CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,...; Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao nhiệm
vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học...; Chọn lọc âm
thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách tổ chức hoạt động.

GV nên tránh: Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài; Trình chiếu trong lúc
học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ


1. Kết luận.
Đề tài đã đạt được mục đích đề ra, đó là trang bị kiến thức, kỹ năng học theo nhóm của
học sinh từ đó hình thành năng lực học theo nhóm, giúp cho hoc sinh hoạt động nhóm hiệu
quả từ đó nâng cao chất lượng tiết học. Các em đã thay đổi theo hướng tích cực dù một số

Trang 20
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

em sự thay đổi này là rất khiêm tốn, nhưng như thế cũng đủ tạo niềm tin về tính hữu ích của
đề.

Bản thân giáo viên cũng rút ra nhiều bài học bổ ích trong việc dạy nhóm. Đề tài giúp
kiểm nghiệm được các giả thuyết đặt ra trước đó, là rõ hơn lý thuyết và khằng định lý
thuyết. Ở chiều hướng ngược lại, quá trình thực nghiệm đã bổ sung nhiều góc cạnh cho lý
thuyết. Người dạy được có cơ hội cọ xát, tăng cường kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức học sinh
hoạt động nhóm, gần gũi với các em hơn, hiểu các em hơn và rút ra nhiều bài học bổ ích.

Tuy với hiệu quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, nhưng tôi tin rằng nếu được thầy cô quan
tâm đóng góp, phát triển thì có thể sẽ hiệu quả chắc chắn sẽ nâng cao. Học sinh làm việc
nhóm tốt sẽ là tiền đề quan trọng cho dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực cũng như
sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong các kỹ thuật dạy học.

2. Đề xuất, kiến nghị:


Theo xu hướng giáo dục hiện nay, tăng cường hoạt động của học sinh trong tiết học
chiếm vai trò chủ đạo, định hướng. Do vậy mà tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong
tiết học luôn được đòi hỏi phải tăng cường.

Thầy cô, đồng nghiệp mình nên quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các phương
pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tương ứng tại Trung tâm. Từ đó tích lũy vào
trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ cùng nhau đưa chất lượng dạy học Trung tâm
ngày càng nâng cao.

Khi dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, cần hỗ trợ về cơ sở vật chất như công
nghệ thông tin, máy chiếu, … Trung tâm không có trang bị thiết bị sẵn trong phòng học nên
một tiết học theo phương pháp tích cực tốn nhiều thởi gian chuẩn bị, di dời, lắp ráp. Do đó
đề nghị Trung tâm hỗ trợ phòng nghe nhìn để thuận lợi cho việc giáo viên dạy học.

Sáng kiến này chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ trong nhằm trang bị cho học sinh kiến
thức, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn. Đây cũng nhằm nâng cao, mở rộng kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ góp phần thúc đẩy hiệu quả giáo dục của tiết học. Rất mong sự góp
ý, chỉ ra những khuyết điểm sai sót của thầy cô, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Trang 21
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

Long Điền, ngày 20 tháng 1 năm 2021

Người viết

Lê Thành Minh

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Văn Hảo, Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề lý luận và ứng dụng.

2. Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện
nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội.

3. Phan Thị Lệ Thúy, Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong giảng
dạy theo học chế tín chỉ.

Trang 22
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý HỌC SINH ĐỂ CÁC EM HOẠT ĐỘNG NHÓM TỐT HƠN

Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị

------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------

Trang 23

You might also like