You are on page 1of 14

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN

CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU

QUẢ CỦA MỘT SINH VIÊN NGÀNH

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN.

Điểm Bằng chữ GV chấm 1 GV chấm 2 CB coi thi 1 CB coi thi 1

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

MSSV:

Khóa học:

Giảng viên hướng dẫn:

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm….

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

2
MỤC LỤC

Trang

Nhận xét của giảng viên

Lời mở đầu............................................................................................................................... 4

Phần 1: Nhóm và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả..................................................................5

1.1. Làm việc nhóm là gì ? .............................................................................................


................................................................................................................................. 5
1.2. Tại sao cần phải làm việc nhóm ?............................................................................5
1.3. Những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm ?.........................................................6

Phần 2: Phân tích kỹ năng làm việc nhóm ở sinh viên..............................................................


.................................................................................................................................................. 9

2.1 . Những hạn chế và yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc của sinh viên.................10
2.2 . Sinh viên kế toán – kiểm toán cần cải thiện những gì khi làm việc nhóm ?............11

Phần 3: Giải pháp để làm việc nhóm hiệu quả........................................................................12

3.1 . Rèn luyện kỹ năng -Thay đổi tư duy ..................................................................... 12


3.2 . Liên hệ ngành kế toán – kiểm toán........................................................................ 12

Kết luận................................................................................................................................... 13

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................14

3
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với một thế giới mở và hội nhập toàn cầu thì câu chuyện về làm việc nhóm
càng được chú trọng hơn. Từ những hoạt động nhóm trong học tập đến nhóm nghiên cứu
khoa học, nhóm kinh doanh, nhóm lao động,..và vai trò của kỹ năng làm việc nhóm đang
được đánh ngày càng được đánh giá cao ở môi trường học tập và làm việc.
Để có thể đạt được những mục tiêu chung chúng ta cần có những đội nhóm nơi những
cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau, làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo
của một nhà quản lý. Một nhóm thành công sẽ sở hữu những thành viên nhóm có khả năng và
thái độ hợp tác khi làm việc nhóm. Những kĩ năng và sức mạnh riêng của mọi người giúp
nhóm đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất.
Bản thân mỗi chúng ta cần xác định trau dồi đầy đủ các kỹ năng để sẳn sàng tham gia
hoạt động nhóm hiệu quả. Để không bị tụt hậu so với xu hướng kết nối toàn cầu.
Đối với một sinh viên ngành kế toán - kiểm toán, một ngành thường được xem là có xu
thế làm việc độc lập nhiều hơn làm việc cùng nhau thì kĩ năng làm việc nhóm cũng không thể
thiếu nếu bạn muốn thăng tiến cao trong công việc. Việc làm nhóm sẽ giúp tăng độ chính xác
của các bản báo cáo, công thức tính toán, có nhiều phương thức giải quyết cho một vấn đề,..
Trong học tập, nhóm có thể được thành lập do sự phân công của giảng viên hay do một
số bạn có cùng mối quan tâm tìm hiểu về một chủ đề nào đó mà kết hợp lại thành nhóm để
trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn.
Chính vì vậy mà việc trao dồi cho mình những kĩ năng hoạt động nhóm là vô cùng cấp
thiết của sinh viên trong kỷ nguyên 4.0. Nó bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau nhưng cùng
phối hợp với nhau để hình thành một nhóm hoạt động hiệu quả. Thế nhưng nhiều sinh viên
vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc làm nhóm và thường có xu hướng làm việc qua
lao, một số khác thì ngại giao tiếp không muốn tiếp xúc với nhiều người,..
Nhằm cung cấp thêm tài liệu, học hỏi thêm về “ Các kỹ năng cần thiết để làm việc theo
nhóm hiệu quả của một sinh viên ngành kế toán kiểm toán” để trợ giúp cho các bạn đang loay
hoay về các loại hình, nguyên tắc, bước phát triển cùng với các phương thức rèn luyện cũng
như vấn đề hòa nhập, giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm, tôi xin lựa chọn đề tài nghiên
cứu này.
Rất mong nhận sự góp ý của giảng viên và bạn đọc để những bài tiểu luận sau của tôi
được hoàn thiện hơn.

4
PHẦN 1: NHÓM VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
1.1. Làm việc nhóm là gì ?
 “Làm việc nhóm là khả năng làm việc cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung. Là khả
năng dẫn dắt những thành tích cá nhân vì các mục tiêu của tổ chức. Đây là nguồn nhiên liệu
giúp những người bình thường có thể đạt được những kết quả phi thường.” - Andrew
Carnegie
 “Làm việc nhóm là quá trình làm việc hợp tác với một nhóm người để đạt được mục
tiêu. Làm việc theo nhóm có nghĩa là mọi người sẽ cố gắng hợp tác, sử dụng các kỹ năng cá
nhân của họ và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng, bất chấp bất kỳ xung đột cá nhân nào
giữa các cá nhân.” – Business Dictionary.
 Hiểu một cách đơn giản, làm việc nhóm là quá trình hợp tác và làm việc cùng nhau trong
một nhóm để đạt được một mục tiêu chung. Khi một nhóm người làm việc hợp tác, họ đang
kết hợp từng điểm mạnh cá nhân của mình để nâng cao hiệu suất chung của cả nhóm. Trong
quá trình này, họ đang tạo ra một bầu không khí tích cực để khuyến khích và động viên lẫn
nhau. Làm việc nhóm tốt mang lại nhiều quan điểm, kinh nghiệm và kỹ năng.
 Tại những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, một người được yêu cầu phải làm việc
cùng với những người khác. Đó có thể là giảng viên giao các bài tập nhóm hoặc quản lý đưa
một số nhân viên phụ trách một nhiệm vụ. Tinh thần đồng đội sẽ theo bạn đến bất cứ đâu. Do
đó, việc hiểu rõ ý nghĩa và cách làm việc nhóm hiệu quả là vô cùng quan trọng.
1.2. Tại sao cần phải làm việc nhóm ?
Không phải tự nhiên mà làm việc nhóm lại được đề cao đến vậy. Dưới đây là một số lý do
mà bạn nên áp dụng ngay hình thức làm việc này trong cuộc sống lẫn công việc: 
 Làm việc nhóm giúp tăng sự đoàn kết giữa những người trong cùng một tập thể. Từ đó,
nâng cao tính trách nhiệm, tinh thần đóng góp của mỗi cá nhân đối với công việc chung.  Cảm
giác được công nhận, đánh giá cao có thể cải thiện thái độ và tinh thần của con người.
 Mỗi thành viên đều có ưu và nhược điểm riêng. Khi làm việc cùng nhau, ưu điểm của
người này sẽ bù lại nhược điểm của người kia, khuyến khích một môi trường học hỏi lẫn
nhau. Các thành viên có thể hỗ trợ cho nhau khi ai đó có việc bận vì họ đã được đào tạo để
đảm nhận các công việc chung trong nhóm. Từ đó, cải thiện được các vấn đề tồn đọng, nâng
cao hiệu suất.
 Khi một nhóm có cùng mục tiêu, mọi người có nhiều khả năng hoạt động tốt hơn bằng
cách phát huy những điều tốt nhất của nhau. khối lượng công việc được chia sẻ và không gây

5
áp lực cho một cá nhân cụ thể. Nó cải thiện đáng kể hiệu quả của họ, những bộ não khác nhau
cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung thì khả năng cao sẽ gặt hát được nhiều quả ngọt.
 Các nhóm có khả năng đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo và thiết thực cho các vấn đề hơn là
từng cá nhân làm việc một mình. Sự đa dạng từ chuyên môn, kỹ năng và kiến thức nền của
các thành viên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Mỗi người sẽ đề xuất các
giải pháp khác nhau và cả nhóm sẽ tổng kết lại để chọn ra phương án phù hợp nhất. Những
buổi thảo luận như thế sẽ tạo ra những ý tưởng và giải pháp sáng tạo và nổi bật.
1.3. Những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm ?
Sau quá trình nghiên cứu và tham khảo thì tôi đã đúc kết được 7 kỹ năng vô cùng quan
trọng trong quá trình làm việc theo nhóm dành cho những ai đang tham gia hoạt động nhóm
nói chung và các bạn sinh viên nói riêng.

I. Giao tiếp:
- Giao tiếp là nền tảng của làm việc nhóm hiệu quả. Giao tiếp giúp bạn tương tác với các
thành viên trong nhóm để đi đến thống nhất cho một ý kiến, quan điểm, cách làm. Giao tiếp
là chìa khoá để các thành viên hiểu nhau, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của nhóm,
hạn chế xảy ra những mâu thuẫn khi kết hợp hoạt động trong một nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp trong làm việc nhóm thể hiện trên rất nhiều phương diện bao gồm:
giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt trong việc bạn truyền đạt thông tin, nêu ra
vấn đề, thảo luận, phản biện, chia sẻ đôi khi là chỉ đạo tuỳ vào cương vị của bạn trong
nhóm. Ngoài giao tiếp trực tiếp, kỹ năng trao đổi qua các kênh email, chat…cũng thuộc
nhóm kỹ năng giao tiếp cần luôn luôn cải thiện. bên cạnh đó giao tiếp còn bao gồm các nhân
tố phụ như:
 Lắng nghe: Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên. Lắng nghe
không chỉ là sự tiếp nhận thông tin mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích
cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng ý kiến của người nói dù ý kiến đó hoàn toàn trái
ngược với quan điểm của bản thân. Biết lắng nghe người khác cũng là một phương thức tốt
để có được sự tôn trọng của nhưng người trong nhóm.
 Chất vấn: Kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn
luyện. Thực tế thì đây là một kỹ năng khó, đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây
dựng cho nhóm. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng
hay phản biện chặt chẽ, sử dụng lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu
hay chê bai dẫn đến tranh luận vô ích. Điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để

6
khuyến khích mọi người tiếp nhận những ý kiến trái với quan điểm của mình mà không tự
ái.
 Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, đồng thời
biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục
phải dựa vào những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó hợp lý hơn chứ không chỉ dựa
vào lý lẽ cá nhân. Đặc biệt là không dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người
nghe phải chấp nhận.
 Tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi người đểu có những lối suy nghĩ riêng, tư duy
riêng nên hãy giữ một sự tôn trọng đối với ý kiến của họ. Để tìm ra phương án tốt nhất,
đừng khăng khăng với ý kiến của bản thân, mà hãy tôn trọng đề xuất của cả những người
xung quanh. Chỉ khi tôn trọng các ý kiến từ mọi người, bạn mới đủ lý trí, đủ tỉnh táo để
phân tích các phương án này phù hợp hay chưa hợp lý. Đích đến cuối cùng của một buổi
họp nhóm là chọn ra phương án tốt nhất, chứ không phải hơn thua xem ý kiến của mình
hay của đối phương là đúng.
II. Quản lý thời gian:
- Quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng đối với việc học và sự nghiệp của học sinh và
sinh viên. Ví dụ, người quản lý dự án phải có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ để đặt ra các mục
tiêu có thể quản lý được cho nhóm của họ và giúp những người khác đi đúng hướng để hoàn
thành thời hạn của họ.
- Việc quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn tiết kiệm thời gian cho công việc, tối ưu hóa
quỹ thời gian cá nhân. Học cách cân bằng giữa nhiều thời hạn và bài tập khi còn đi học sẽ
giúp bạn dễ dàng điều chỉnh với môi trường làm việc có nhịp độ nhanh và hợp tác trong
tương lai.
- Biết cách sắp xếp thời gian là yếu tố cốt lõi đối với thành công của đội nhóm. Ở vai trò
quản lý dự án, bạn cần phải có kỹ năng tổ chức tốt, đặt ra các mục tiêu có thể quản lý được
cho nhóm, cũng như hỗ trợ các thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.
III. Giải quyết vấn đề:
- Những người giải quyết vấn đề hiệu quả có thể suy nghĩ thấu đáo khi có thách thức hoặc
vấn đề nảy sinh. Thay vì tập trung vào các kết quả tiêu cực, họ bình tĩnh và giúp nhóm của
mình hướng tới giải pháp. Cách tiếp cận này giúp phát hiện ra những rào cản hoặc sự kém
hiệu quả đang cản trở sự thành công của nhóm, vì vậy bạn có thể làm việc để cải thiện những
quy trình đó trong tương lai.

7
- Khả năng xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong làm việc
nhóm đòi hỏi bạn phải suy nghĩ “vượt ra” khỏi lối mòn khi có thách thức hoặc vấn đề nảy
sinh. Thay vì bị phân tâm bởi kết quả tiêu cực, họ bình tĩnh giúp đội nhóm tìm ra giải pháp.
Cách tiếp cận này giúp phát hiện ra những rào cản/bất cập đang cản trở thành công của
nhóm, nhờ đó cải thiện quy trình làm việc chung.
IV. Tư duy phản biện:
- Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Có thể bạn sẽ bị
hấp dẫn khi làm theo bất cứ điều gì mà nhóm quyết định hoặc điều mà một thành viên trong
nhóm tin là hướng hành động tốt nhất, nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý
tưởng mới có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn. Bằng cách suy nghĩ chín chắn và xem xét tất
cả các mặt của vấn đề, suy ngẫm về những kinh nghiệm trong quá khứ, đồng thời lắng nghe
ý kiến của các thành viên khác trong nhóm – bạn sẽ có thể khám phá các bước đi “đột phá”,
đưa đội nhóm phát triển theo hướng mới mẻ và thú vị hơn.
V. Hợp tác – chia sẻ – Trợ giúp:
- Làm việc theo nhóm đôi khi có thể là thách thức, nhưng thường thì đó là cơ hội tuyệt vời
để khám phá những ý tưởng sáng tạo, chia sẻ những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau,
cũng như nâng cao kỹ năng của bản thân. Nếu bạn coi mỗi dự án nhóm như một kinh nghiệm
học tập, bạn có thể giúp thúc đẩy một môi trường nhóm hiệu quả hơn. Mong muốn học hỏi
và sự sẵn sàng khám phá các phương pháp tiếp cận mới sẽ khiến bạn trở thành người đóng
góp, người quản lý hoặc nhà lãnh đạo tốt hơn. Vì vậy, hãy hợp tác với mọi người trong nhóm
để có thể phát triển bản thân tốt hơn đồng thời trong quá trình đó bạn cũng đã đóng góp vào
mục tiêu chung của cả nhóm.
- Người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt
cho nhóm thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Khi mỗi
thành viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc nhóm sẽ
cởi mở và tích cực hơn.
- Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm sẽ có người mạnh lĩnh vực này,
người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Đôi khi, vấn đề mà nhóm đang giải quyết cần kiến thức ở
nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn
luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.  “Hãy tưởng tượng, chúng ta
đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.

8
VI. Ra quyết định:

- Kỹ năng ra quyết định được định nghĩa là quá trình tìm hiểu, tham khảo và phân tích về
nhiều sự lựa chọn khác nhau từ đó đưa ra một lựa chọn cuối cùng theo mong muốn của nhóm
hoặc mục tiêu mà bản thân mong đợi.

- Một quyết định đưa ra có thể ảnh hưởng một cách tích cực cũng như tiêu cực đến cuộc
sống và trong công việc vì vậy đòi hỏi các cá nhân hay nhà lãnh đạo phải thật sáng suốt trong
việc đưa ra bất kỳ một quyết định nào đó. Một quyết định đúng phải luôn mang lại kết quả
đúng như mong đợi, thậm chí là vượt mức mong đợi đưa ra. 

- Việc ra quyết định nghe có vẻ đơn giản – nhưng đó là khi tất cả mọi người đều đồng
thuận về quá trình hành động. Thực tế, trong mọi đội nhóm, sẽ luôn có sự khác biệt về ý
kiến, mục tiêu và phương pháp làm việc. Những cá nhân với kỹ năng làm việc nhóm tốt là
người nhìn ra bức tranh toàn cảnh, sẵn sàng gạt bỏ cái tôi sang một bên và hướng tới mục
tiêu chung. Quá trình ra quyết định theo nhóm thường đòi hỏi sự thỏa hiệp và đôi khi, thái độ
sẵn sàng từ bỏ quan điểm riêng của cá nhân để ủng hộ quyết định chung của cả nhóm.
VII. Lãnh đạo:
- Mọi cá nhân đều phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Đầu tiên là lãnh đạo được bản thân
rồi tiếp đến lãnh đạo tập thể, đội nhóm. Đây là một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn thành
công trong học tập và công việc. Lãnh đạo là việc dùng kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của
bản thân để định hướng, tạo ảnh hưởng nhằm thúc đẩy mọi người hành động và nhanh chóng
đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Người có kỹ năng lãnh đạo là người có tầm nhìn, kỹ năng
quản lý công việc, quản lý nhân sự hiệu quả để mang đến thành công chung.
- Một nhà lãnh đạo làm việc tốt với những người khác – cả trong bộ phận của mình và
giữa các bộ phận – có thể giúp truyền bá kiến thức và nguồn lực, phát triển các nhà lãnh đạo
mới và đóng góp vào thành công của tổ chức. Các nhà lãnh đạo có thể thể hiện kỹ năng làm
việc nhóm mạnh mẽ bằng cách thúc đẩy sự hợp tác, hoạt động như một người cố vấn hoặc
huấn luyện viên cho nhân viên của họ và bằng cách trao quyền cho những người khác học
hỏi, phát triển và thăng tiến.

PHẦN 2: : PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở SINH VIÊN.

2.1. Những hạn chế và yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên.
 Hạn chế của sinh viên khi làm việc nhóm:
9
- Sinh viên thường chưa hiểu hết được tầm quan trọng về làm việc theo nhóm. Nếu bạn
hỏi một sinh viên bất kì về làm việc nhóm, chắc chắn hơn phân nửa sẽ trả lời mơ hồ và
không hiêu được tầm quan trọn của phương thức làm việc này. Chính vì vậy mà hoạt động
nhóm sẽ thiếu hiệu quả.
- Thái độ thiếu tích cực khi tham gia vào nhóm. Thông thường khi được yêu cầu xây
dựng và làm việc theo nhóm thì có phần một bộ phận sinh viên thụ động trong tìm kiếm
nhóm. Và khi tham gia hoạt động thì chỉ làm khi có yêu cầu của nhóm trưởng ít khi đóng
góp để cải thiện vào bài làm chung. Đôi khi làm qua loa cho xong việc.
- Do môi trường bậc cơ sở và bậc phổ thông ở Việt Nam còn chưa có nhiều phát triển
trong việc làm việc và học tập theo nhóm nên việc học tập theo lối mòn khiến học sinh ít
có cơ hội cùng nhau bàn bạc và tìm hiểu về một vấn đề nào đó, khiến cho các bạn thiếu
nhiều kĩ năng về làm việc theo nhóm. Khi lên đại học dễ bị thụ động và cảm giác lạc lỏng
khó thích nghi mới môi trường học tập mới.
- “Ngại” – một từ mô tả rất đúng tình trạng mà nhiều sinh viên đang gặp phải. Các
nhóm thường hợp lại bằng sự thân quen và hiểu nhau. Vì quá thân quen nể nang mà trong
quá trình làm việc nhóm hầu như các thành viên không dám bác bỏ ý kiến của nhau, họ sợ
mất lòng ngại tranh luận. Hoặc khi làm việc với một nhóm toàn những người bạn mới thì
lại ngại nó ra ý kiến cá nhân vì sợ mọi người sẽ phản bác hay ngó lơ lời nói của mình.
 Yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm:
1. Xung đột, mâu thuẫn nhóm.
- Xung đột, mâu thuẫn là một trong số các khó khăn khi làm việc nhóm. Nhóm dù chỉ
có 2 người vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn. Vì lý do, mỗi cá nhân đều có những quan điểm
riêng. Cái ý kiến trái chiều có thể dẫn đến xung đột. Do đó, đây là một trong các vấn đề tất
yếu xảy ra khi làm việc theo nhóm.
2. Cái tôi quá cao.
- Thông thường, một nhóm sẽ tập hợp nhiều thành viên có trình độ, kỹ năng khác nhau.
Nếu một cá nhân luôn đặt cái tôi cao và coi thường quan điểm của người khác thì mâu
thuẫn rất dễ xuất hiện. Điều này là không tốt, là một trong những nguyên nhân làm việc
nhóm không hiệu quả.
3. Thiếu tự tin.
- Khi không có sự tự tin, có lẽ nhiều người sẽ chọn giữ im lặng thay vì nói lên ý kiến
của bản thân điều này vô tình gây nên sự thiếu kết nối giữa các thành viên. Khiến cho

10
nhóm mất đi một ý tưởng mới đồng thời giảm sự thấu hiểu lẫn nhau làm việc không được
ăn ý.
4. Làm việc thụ động.
- Trên thực tế, không phải ai cũng có tinh thần chủ động cống hiến và làm việc hết
mình. Nhiều cá nhân lại có xu hướng làm việc thụ động và ít tương tác, đưa ý kiến. Họ
thường có xu hướng đùn đẩy việc suy nghĩ ý tưởng, giải pháp cho người khác. Do đó, đây
sẽ là một dạng khó khăn khi làm việc nhóm mà bạn nên tìm cách khắc phục.

2.2. Sinh viên kế toán – kiểm toán cần cải thiện những gì khi làm việc nhóm ?
- Là một sinh viên ngành kế toán kiểm toán tôi hiểu được rằng đa phần các bạn có xu
hướng quay vào bên trong, thích làm việc với con số hơn là con người. Nhưng đó là một
điểm yếu mà các bạn theo ngành này cần khắc phục. Bởi lẽ, Không ai sinh ra trên đời là một
hành tinh đơn độc, chúng ta luôn có những vệ tinh, các vì sao quay quanh. Đó chính là gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp,…Chính vì vậy, việc mở lòng sẳn sàng đón nhận những sự kết
nối, làm việc cùng nhau là vô cùng cần thiết. Hãy luôn trao dồi cho mình thật nhiều kỹ năng
hoạt động theo nhóm sẽ giúp bạn mở ra một cuộc sống mới, một cuộc sống khác biệt và
nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.
- Cái thiếu sót nhất mà tôi nhận thấy rằng nhiều sinh viên ngành kế toán – kiểm toán cần
cải thiện đó là kĩ năng giao tiếp. Một đặc điểm dễ thấy của một lớp chuyên ngành này
thường là khá thụ động. Mọi người thường ít nói, ít phát biểu và không nêu lên được quan
điểm cá nhân. Điều này vô tình khiến cho một lớp học bị nhàm chán dẫn đến việc học tập
cũng không hiệu quả. Trong khi làm việc nhóm cũng xảy ra điều tương tự, một nhóm sẽ
không thành công nếu mọi người đều giao tiếp được với nhau. Việc trao đổi, đưa ra ý kiến
đóng góp, hỗ trợ, tương tác là rất quan trọng khi làm việc cùng nhau. Có khả năng giao tiếp
đồng nghĩa hiệu suất làm việc nhóm của bạn sẽ tăng rất nhiều lần.
- Ngoài 7 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mà các sinh viên nên rèn luyện thì những bạn
theo chuyên ngành kế toán – kiểm toán cần phải có thêm một kỹ năng đó là kỹ năng rèn
luyện tính cẩn thận. Kế toán là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết, cũng như là
niềm đam mê các con số và nhạy bén khi ứng dụng thực tế. Vì thế việc rèn luyện tính cẩn
thận là khởi đầu thành công nhất trong kế toán. Khi làm việc dù là cá nhân hay tập thể thì
phải luôn để ý những chi tiết nhỏ, tập trung, chỉn chu từng phần và đặt tính trách nhiệm
trong công việc của mình.

11
PHẦN 3: GIẢI PHÁP ĐỂ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
3.1. Thay đổi tư duy - Rèn luyện kỹ năng

- Ngày từ thời điểm này, có lẽ bạn đã hiểu ra được tầm quan trọng của làm việc nhóm. Nếu
muốn bắt đầu làm việc nhóm hiệu quả thì trước hết bạn phải thay đổi lối suy nghĩ cá nhân
khiến bạn không thể hòa hợp được với cộng đồng. Khởi đầu bằng cách nhìn vào mục tiêu
chung của nhóm và đặt nó lên trên hết. Từng bước mở lòng học cách lắng nghe và trao đổi
với các thành viên trong nhóm. Gạt bỏ sự e ngại và cái tôi, tự tin nêu quan điểm bản thân. Hãy
nghĩ mình là một nhân tố đóng góp vào thành công của nhóm, làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao.

- Sau khi nghiên cứu qua 7 kỹ năng đã nêu trên, bạn nên bắt tay vào áp dụng ngay. Từng
bước một, vừa làm việc nhóm vừa rèn luyện kỹ năng. Qua thời gian tôi chắc rằng bạn sẽ
thành thạo hết tất cả và có cho mình nền tảng vững chắc khi làm việc trong tập thể. Việc rèn
luyện này có thể sẽ mất khả nhiều thời gian tùy thuộc vào khả năng tiếp thu, sự mạnh dạn
thay đổi bản thân, sẳn sàng bước ra khỏi vùng an toàn. Càng có nhiều kĩ năng sẽ mang đến
cho bạn nhiều cơ hội mới thăng tiến trong công việc lẫn học tập.

3.2. LIÊN HỆ NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- Thay đổi tư duy – rèn luyện kĩ năng là 2 bước khởi đầu cho quá trình làm việc nhóm hiệu
quả. Sinh viên ngành kế toán – kiểm toán cũng không ngoại lệ, nhưng thứ mà các bạn theo
ngành kinh tế này cần phải nẳm rõ hơn là kỹ năng làm việc nhóm trong khối ngành này rất
cần thiết trong thời đại ngày nay. Kế toán – kiểm toán không còn là làm việc cá nhân với
những chiếc máy tính mà nó đang dần chuyển đổi theo xu hướng kết nối vạn vật. mỗi báo cáo
tài chính, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất - nhập kho,.. đều được công nghệ hóa và mọi người
đều có thể làm việc cùng nhau trên nhiều thiết bị khác nhau. Sự tương tác sẽ nhiều hơn nhằm
giúp tăng độ hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Sở hữu kỹ năng làm việc cùng nhau và
một tư duy mở không chỉ giúp bạn tiến bộ trong học tập và công việc, nó còn thúc đẩy bạn
xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt. Nếu nắm trong tay những yếu tố trên thì khi ra trường
bạn chắc hẳn là có nhiều lợi thế hơn so với nhiều sinh viên khác.

12
KẾT LUẬN
“Không phải tài chính, chiến lược, công nghệ mà kỹ năng làm việc nhóm mới là lợi thế
cạnh tranh hàng đầu.” – Tác giả Patrick Lencioni viết trong lời mở đầu cuốn sách “5 Điểm
Chết Trong Teamwork”.

Sức mạnh của làm việc theo nhóm đã được mô tả bằng câu nói trên. Chính vì vậy, nổ
lực trang bị cho mình thật nhiều kĩ năng làm việc tập thể là không bao giờ vô nghĩa. Những ai
không cố gắng sẽ bị bỏ lại phía sau trong thời đại thế giới đang xích gần lại nhau. Tích góp 7
kỹ năng hoặc nhiều hơn, cải thiện những hạn chế và tránh những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động nhóm. Khi làm được những điều này tôi chắc rằng bạn sẽ có thể tự tin vững
bước trên con đường thành công của chính mình.

Cuối cùng, để có thể làm việc nhóm hiệu quả là một quá trình dài trao dồi và rèn luyện.
rất mong rằng qua bài tiểu luận này sẽ mang đến cho các bạn đọc một góc nhìn mới cũng như
có thêm hiểu biết các kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Qua đó rút ra cho bản thân những
kinh nghiệm riêng khi làm việc nhóm sau này.

Đặc biệt mong các bạn sinh viên ngành kế toán – kiểm toán xem đây là một nguồn tài
liệu tham khảo giúp cho quá trình học tập trên giảng đường và công việc sau này thuận lợi
hơn.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý bạn đọc đã dành thời gian quý báu để đọc bài
tiểu luận về “ các kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả của một sinh viên ngành kế
toán - kiểm toán.”. Đặc biệt cảm ơn thầy Lương Xuân Minh đã tận tâm dạy dỗ chúng em qua
từng buổi học trên lớp. Cảm ơn thầy đã tạo cơ hội cho em được thực hiện bài tiểu luận đầu
tiên. Kính chúc thầy và các bạn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc để tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/8-ky-nang-lam-viec-
nhom-can-thiet-trong-cong-viec truy cập ngày 29/12/2022
2. https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/ky-nang-lam-viec-nhom/nhung-kho-
khan-khi-lam-viec-nhom.html truy cập ngày 2/1/2023
3. https://working.vn/ky-nang-ren-luyen-tinh-can-than-de-ke-toan-luon-thanh-
cong.html truy cập ngày 2/1/2023
4. https://thichmaytinh.com/uu-va-nhuoc-diem-cua-lam-viec-nhom/ truy cập ngày
3/1/2023

14

You might also like