You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ: KỸ NĂNG MỀM


Chủ đề: “Nhóm và Lập kế hoạch’’

Nhóm 15 - Tinh Thần Thép, 134909, 20213


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Tú

Điểm bảo Điểm thi Điểm cuối


STT Họ và tên MSSV Điểm BTN2
vệ BTL viết kì
1 Phạm Quốc Việt 20213190
2 Đặng Kiều Linh 20192550
3 Chu Minh Quân 20210703
4 Nguyễn Trần Hải Nam 20212381
5 Phạm Thị Hồng Hà 20213133
6 Nguyễn Văn Huân 20192879
7 Nguyễn Trường Cảnh 20203832
8 Nguyễn Đình Đức 20205594
9 Vũ Thành Thái 20206001
10 Phùng Đình Triêu 20205870

Hà Nội, tháng 09 năm 2022

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: Nhóm .......................................................................................... 3


1.1. Khái niệm nhóm ............................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm và vai trò của nhóm............................................................... ...........3
1.3. Hoạt động nhóm hiệu quả ................................................................................ 3
1.4. Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm .......................... 6
1.5. Kiểm soát công việc hiệu quả ........................................................................ 10
1.6. Mô hình GROW giúp nhóm trưởng quản lí nguồn nhân lực trong nhóm ........ 12
1.7. Các giai đoạn phát triển nhóm ....................................................................... 13
CHƯƠNG 2: Lập Kế Hoạch ............................................................................ 17
2.1. Khái niệm,ý nghĩa và vai trò của lập kế hoạch ............................................... 17
2.2. Phương pháp xác định nội dung công việc .................................................... 19
2.3. Các bước lập và theo dõi kế hoạch................................................................ 21
CHƯƠNG 3: Quá Trình Thực Hiện ................................................................. 25
3.1. Sự làm quen, bầu trưởng nhóm, thư ký, chọn chủ đề .................................... 25
3.2. Sự phân công các công việc cho bài bảo vệ .................................................. 25
3.3. Những hình ảnh trong quá trình làm bài bảo vệ của nhóm ............................ 27
3.4. Nội dung thông điệp mà nhóm muốn truyền tải qua bài bảo vệ ..................... 30
CHƯƠNG 4: Đánh Giá Hiệu Quả ................................................................... 31
4.1. Kết quả nhóm đạt được ................................................................................. 31
4.2. Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với sự hình thành và phát triển trong kỹ năng làm
việc của mỗi cá nhân ............................................................................................ 32
4.3. Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm ................................................... 32
4.4. Những điều trưởng nhóm muốn gửi gắm đến các thành viên ........................ 33
CHƯƠNG 5: Kết Luận .................................................................................... 35

2
CHƯƠNG 1: NHÓM

1.1. Khái niệm nhóm


Nhóm là 1 tập thể gồm nhiều cá nhân, tất cả cùng làm việc vì 1 mục đích
chung. Các cá nhân hoạt động trong cùng 1 nhóm nên có mục tiêu chung và lý
tưởng chung. Các cá nhân không hợp nhau không thể làm việc được trong cùng
1 nhóm. Họ nên có những sở thích, quá trình suy nghĩ, thái độ nhận thức và sở
thích phù hợp nhau để thuận lợi trong quá trình làm việc nhóm.

1.2. Đặc điểm và vai trò của nhóm


Thông thường, mỗi cá nhân trong một nhóm sẽ có thế mạnh riêng, họ hợp
thành một nhóm để hoàn thành công việc mà một cá nhân khó có thể làm được.
Đó là năng lực tập thể mang lại cho các cá nhân để họ có thể hoàn thành công
việc nhanh nhất và chính xác nhất. Trong một nhóm, leader đóng vai trò quan
trọng trong việc lãnh đạo và định hướng cho các thành viên trong nhóm để hoàn
thành công mục tiêu. Trong quá trình làm việc, các cá nhân sẽ được phân công
nhiệm vụ phù hợp với khả năng và thế mạnh của bản thân.

1.3. Hoạt động nhóm hiệu quả


Để làm việc nhóm được hiệu quả chúng ta cần đảm bảo được các tiêu chí
sau:
1.3.1. Cùng chung lý tưởng, mục tiêu
Trước khi bắt tay vào hoàn thành các công việc, cần phải xác định được mục
tiêu chung mà nhóm cần hướng đến. Bởi mỗi thành viên là một cá thể riêng biệt,
mỗi người sẽ có một ý kiến, một mục tiêu riêng. Nếu trong trường hợp chưa thể
thống nhất được mục tiêu chung rõ ràng, các thành viên sẽ dễ làm việc vì lợi ích
cá nhân
➔ Không thể hoàn thành công việc chung như mong đợi.
Để tăng hiệu quả làm việc nhóm, leader cần tổ chức một cuộc họp để thống
nhất mục tiêu chung, lập kế hoạch cụ thể cho từng mục tiêu. Khi đã thống nhất
được, leader sẽ yêu cầu mọi người cam kết làm việc vì mục tiêu chung và có trách
nhiệm với công việc.
1.3.2. Leader có khả năng quản lý

3
Leader của một nhóm là người gánh vác trọng trách cao cả, chịu trách nhiệm
từ công việc đến quản lý đội nhóm.
Về công việc, họ luôn luôn phải hoàn thành tốt các công việc của mình để làm
gương cho tất cả các thành viên. Bên cạnh đó, người leader cũng phải biết phân
công công việc phù hợp với sở trường của mỗi cá nhân, từ đó có những thay đổi
phù hợp để mọi người hoàn thành tốt nhất phần công việc của mình, góp phần
hoàn thành mục tiêu chung theo dự tỉnh ban đầu.
1.3.3. Các thành viên trong nhóm tôn trọng lẫn nhau
Để làm việc được với nhau, các thành viên trong nhóm nên tôn trọng lẫn nhau.
Trong một cuộc thảo luận, mỗi người sẽ có ý kiến đóng góp khác nhau, ý kiến có
thể hay, có thể chưa phù hợp. Tuy nhiên, mỗi ý kiến đóng góp đều là chất xám
của mỗi cá nhân, để xây dựng cho một mục đích chung của cả nhóm.
➔ Không nên chê bai ý kiến của người khác, đó là hành động thiếu tôn trọng
và dễ dẫn đến các xung đột trong nhóm. Tất cả ý kiến này sẽ được mọi người đón
nhận, chắt lọc và lựa chọn ý kiến phù hợp với mục đích của cả nhóm.
1.3.4. Tăng sự tương tác giữa các cá nhân
Để làm việc nhóm hiệu quả hơn, leader nên sắp xếp các buổi gặp mặt, giao
lưu ngoài công việc để mọi người giao lưu, trò chuyện và thấu hiểu nhau hơn. Để
tăng thêm sự tương tác qua lại giữa các cá nhân, bạn có thể tổ chức một sự kiện
team building kết hợp gala dinner để mọi người cùng nhau vui chơi, trò chuyện và
thưởng thức một đêm nhạc ý nghĩa. Với sự kết hợp này, các thành viên trong
nhóm vừa có cơ hội cùng nhau chơi các trò chơi, tương tác trực tiếp với nhau ở
team building, vừa có cơ hội trò chuyện để thấu hiểu nhau hơn tại đêm Gala
Dinner.

4
Các hoạt động gắn kết nhóm, tập thể

1.3.5. Có trách nhiệm cao với công việc và tập thể


Các cá nhân trong một tập thể nên có trách nhiệm với công việc được giao
và với tập thể. Khi nhận nhiệm vụ từ leader, mỗi thành viên trong nhóm nên hoàn
thành công việc theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó, trong những cuộc họp, mỗi người
cũng có trách nhiệm đóng góp ý kiến liên quan đến vấn đề xây dựng đội nhóm,
vấn đề công việc để giúp đội nhóm phát triển và đạt được mục đích như đã đề ra
trước đó.
1.3.6. Đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu
Như đã nói ngay từ đầu, khi làm việc nhóm, nếu để lợi ích cá nhân chi phối
thì rất khó để một nhóm hoạt động có hiệu quả. Trong một nhóm lợi ích của tập
thể chính là lợi ích hàng đầu của bản thân. Nhóm hoạt động trên tinh thần chung
và cùng hướng đến một mục đích chung. Chính vì thế mà khi thành lập một đội,
nhóm đều phải xác định rõ ràng được mục tiêu cụ thể.
1.3.7. Phân công công việc rõ ràng
Khi làm việc nhóm, leader nên phân công các công việc rõ ràng cho từng cá
nhân. Làm việc nhóm là làm những công việc nhỏ vì một mục tiêu lớn và mỗi nhóm
là tập hợp những cá thể khác nhau có chung một mục tiêu. Vì thế, mỗi người trong
nhóm sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Với từng ưu điểm riêng của bản thân, các
cá nhân trong nhóm sẽ được phân công các nhiệm vụ phù hợp và phải có trách

5
nhiệm đối với công việc đó. Việc phân chia rõ ràng công việc cho từng người giúp
cho việc quản lí công việc dễ dàng hơn, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm,
gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
1.3.8. Kiểm tra, cải thiện hoạt động
Trong quá trình làm việc cùng nhau, leader cần thường xuyên tổ chức các
cuộc họp nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng, tiến độ công việc của từng cá nhân
và cả tập thể. Thông qua đó, mọi người sẽ cùng nhau bàn luận, đưa ra các giải
pháp để thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người, để giải quyết các vấn đề tồn
đọng, đảm bảo hoàn thành công việc đúng theo kế hoạch ban đầu.
Bên cạnh đó, có thể hướng đi ban đầu của nhóm bạn chưa đúng, thì cuộc
họp này chính là cách để tất cả cùng nhìn lại, để phát hiện và nhanh chóng thay
đổi cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

1.4. Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm:
Nhóm 15 với 10 thành viên đến từ các viện khác nhau như viện Kinh tế và
quản lý, viện Điện tử, … Tuy nhiên, sau thời gian thành lâp nhóm cùng với các
chiến lược, phương châm và mục tiêu rõ ràng thì các thành viên đã gắn kết với
nhau và từng thành viên trong nhóm đã phát huy sức mạnh cá nhân trong sức
mạng tập thể. Do đó, nhóm đã làm việc rất hiệu quả và tâm huyết để hoàn thành
sản phẩm cuối kì môn học Kỹ năng mềm kì 2021.3 này.
Trước tiên, để có thể quản trị tốt một nhóm gồm nhiều thành viên cần có một
người đứng đầu. Vậy cách thức để chọn ra người đứng đầu là gì trong khi các
thành viên trong nhóm không biết nhiều về nhau trước đó? Nhóm 15 đã sử dụng
phương pháp trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC. Cụ thể, mỗi thành viên
trong nhóm sẽ được yêu cầu điền vào bảng trắc nghiệm tính cách theo thuyết
DISC từ đó thư kí nhóm sẽ tổng hợp lại và dựa vào đó để đánh giá phân tích và
tìm ra thành viên nhóm trưởng của nhóm, đồng thời hiểu được các thành viên để
dễ dàng phân công công việc.
Sau đây là bảng mẫu trắc nghiệm theo tính cách của bạn Phạm Quốc Việt
được nhóm chọn làm nhóm trưởng:

6
Bốn cột D, I, S, C thể hiện cho bốn nhóm tính cách khác nhau theo thuyết
DISC như sau:
+ Dominance – Phong cách chi phối, dẫn dắt
Chỉ đạo, sáng tạo, kiên gan, giỏi giải quyết vấn đề, hướng đến kết quả, tự
giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấy tượng đầu tiên mạnh mẽ,
biểu đạt nhanh chóng.
+ Influence – Phong cách ảnh hưởng
Duyên dáng, tự tin, thuyết phục, nhiệt tình, đầy cảm hứng, lạc quan có sức
thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc, thân thiện và hoạt bát.
+ Steadiness – Phong cách ổn định ôn hòa
Tận tâm, lịch sự, ngoại giao, tiêu chuẩn cao, trưởng thành, kiên nhẫn, chính
xác, nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, đi vào chi tiết, tìm kiếm sự thật, hành
động chủ ý, hay nghi ngờ.
+ Compliance – Phong cách tuân thủ, thực thi
Hòa nhã, vô tư, giỏi lắng nghe, kiên nhẫn, chân thành, ổn định, thận trọng,
thích đi đó đây, giọng điệu đều đều.

7
Kết luận:

- Từ bài kiểm tra trên ta có thể thấy bạn Phạm Quốc Việt là người thuộc
nhóm phong cách tạo ảnh hưởng và phong cách chi phối, dẫn dắt là chủ yếu.
Tính cách của bạn khá phù hợp để làm nhóm trưởng.

- Tương tự, với các thành viên của nhóm được phân bổ vào 4 nhóm tính cách
theo thuyết DISC.

Bạn Nguyễn Trường Cảnh:

8
Bạn Nguyễn Đình Đức:

Bạn Phùng Đình Triêu:

9
Nhận xét:

Nhóm 15 có 10 thành viên với màu sắc, tính cách đa dạng và có đầy đủ các
thành viên trong 4 nhóm tính cách, nhận thấy đây chính là thế mạnh của nhóm
cần phải được phát huy.

1.5. Kiểm soát công việc hiệu quả


Để kiểm soát công việc hiệu quả cần có 3 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát


1. Tiêu chuẩn kiểm soát là cơ sở để dựa vào đó các nhà quản trị tiến hành
đánh giá và kiểm định công việc. Đó là những định mức, những chuẩn mực,
những kế hoạch cụ thể.
2. Tiêu chuẩn định lượng là những tiêu chuẩn có thể lượng hóa được qua
các con số cụ thể. Ví dụ: số lượng sản phẩm, chi phí, giá cả, số giờ làm
việc… do đó những thông tin mang tính định lượng thường dễ kiểm soát.
3. Tiêu chuẩn định tính bằng các con số cụ thể. Ví dụ như ý thức trách
nhiệm, thái độ lao động trong công việc…nên rất khó kiểm soát và thường
đánh giá chúng qua các nhân tố trung gian (ví dụ dùng tiêu chuẩn phẩm
chất để đánh giá mặt đạo đức của con người).
Khi xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát công việc cần lưu ý:
- Tránh đưa ra tiêu chuẩn không đúng hoặc không quan trọng.
- Tránh đưa ra tiêu chuẩn quá cao, không thể đạt được.
- Tránh đưa ra tiêu chuẩn mâu thuẫn nhau.
- Phải giải thích được một cách hợp lý của các tiêu chuẩn đề ra.

Bước 2: Đo lường kết quả


Tiến hành đo lường một cách khách quan đối với những công việc đang xảy
ra hoặc đã xảy ra hoặc có thể sắp xảy ra, sau đó so sánh với những tiêu chuẩn ở
bước 1 để phát hiện ra sự sai lệch làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp sửa
chữa và điều chỉnh. Hiệu quả việc đo lường sẽ phụ thuộc vào phương pháp đo
lường và công cụ đo lường. Đối với những tiêu chuẩn kiểm soát biểu hiện dưới

10
dạng định lượng thì việc đo lường có thể đơn giản, nhưng đối với những tiêu
chuẩn là định tính thì việc đo lường phức tạp hơn.

Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch


Sau khi phát hiện các sai lệch ở bước 2, cần phân tích nguyên nhân cuả sự
sai lệch đó, đồng thời đưa ra các biện pháp sửa chữa và điều chỉnh khắc phục kịp
thời.
Tóm tắt lại quá trình kiểm soát công việc được thực hiện như sau:
→ Tiến hành đo lường kết quả thực tế đó
→ So sánh kết quả thực tế đó với tiêu chuẩn đã đặt ra
→ Xác định các sai lệch
→ Phân tích nguyên nhân sai lệch
→ Đưa ra phương án điều chỉnh
→ Tiến hành thực hiện theo các phương án điều chỉnh
→ Cho đến khi đạt được kết quả công việc như mong muốn.
Như vậy, muốn hoàn thành tốt công việc và đạt hiệu quả cao thì ngoài việc
nhà quản lý hoạch định đúng kế hoạch còn phải kiểm soát quá trình thực hiện
công việc sao cho đạt hiệu quả như ban đầu hoặc cao hơn cả mục tiêu đề ra.
Chúng ta phải biết mình muốn cái gì, phải lập kế hoạch như thế nào để đạt được
điều mình muốn và kế đó là phải giám sát công việc để kế hoạch được thực hiện
như mong đợi.
1.6. Mô hình GROW giúp nhóm trưởng quản lí nguồn nhân lực trong
nhóm
Khi đã có những hiểu biết cơ bản về các nhóm tính cách của các thành viên
trong nhóm thì người nhóm trưởng cần phải biết cách quản trị nhân lực của nhóm.
Làm việc nhóm luôn cần phương pháp quản trị tốt, nhóm đã quyết định chọn ra
phương pháp quản trị nguồn nhân lực của nhóm theo mô hình GROW.

11
Trước tiên, nhóm có tìm hiểu cơ bản về mô hình 5P như sau:

a. Mô hình GROW là gì?

Mô hình GROW là viết tắt của:


• Goal – Mục tiêu
• Current Reality – Thực tế hiện tại
• Options (or Obstacles) – Tùy chọn (hoặc chướng ngại vật)
• Will (or Way Forward) – Ý chí (hoặc con đường phía trước)

b. Goal – Thiết lập mục tiêu


Việc thiết lập mục tiêu trong giai đoạn đầu là rất quan trọng. Với vai trò là một
nhóm trưởng, bạn ấy sẽ cùng thảo luận với các thành viên mà mình hướng dẫn
để đưa ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để tối ưu nhất việc đạt được kết quả
cuối cùng.
Các mục tiêu này hơn nữa còn đóng vai trò truyền cảm hứng, tích cực và thử
thách để mọi người cùng cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu đó.

12
c. Current Reality – Thực tế hiện tại
Trong giai đoạn hai này, nhóm trưởng sẽ cố gắng để khai thác các vấn đề
trong hiện tại. Có thể dựa vào đánh giá của các thành viên của mình để hiểu tình
hình hiện tại và những trở ngại mà thành viên phải đối mặt. Từ đó người quản lý
sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về nhân sự.
d. Options (or Obstacles) – Tùy chọn (hoặc chướng ngại vật)
Sau khi xác định được thực trạng thì các vấn đề cần được thảo luận để loại
bỏ các “chướng ngại vật giả” không liên quan, để xem xét đưa ra các phương án.
Các phương án có thể được lấy khảo sát từ đề xuất của các nhân viên, từ đó
nhóm trưởng sẽ cân nhắc đến tổng thể vấn đề để đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
Trong cuối giai đoạn 3 này, nhóm trưởng cần đảm bảo được một số lựa chọn để
có thể vượt qua chướng ngại vật và khả quan để có thể thực hiện.
e. Will (or Way Forward) – Ý chí (hoặc con đường phía trước)
Ở giai đoạn này khi thành viên của bạn đã có các cam kết thực hiện hành
động để hướng tới mục tiêu. Là một nhóm trưởng , bạn cần lập kế hoạch về việc
hướng dẫn, thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu. Bất kì trở ngại nào có thể xảy
ra trong quá trình này đều được xác định và các giải pháp sẽ luôn được xem xét.
Tuy nhiên nhóm trưởng vẫn nên lường trước mọi trường hợp để linh hoạt ở bất kì
đâu.

1.7. Các giai đoạn phát triển nhóm


Khi một nhóm được thành lập với một nhiệm vụ hay mục đích nào đó, thông
thường thời gian đầu nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trải qua thời
gian có những thay đổi và mọi người hài hòa với nhau hơn. Teamwork cũng trải
qua những giai đoạn cụ thể, việc nắm rõ từng giai đoạn giúp trưởng nhóm phát
huy tối đa hiệu quả làm việc nhóm, tối thiểu chi phí khi thực hiện.

Các giai đoạn phát triển của nhóm:

13
Mô tả giai đoạn phát triển nhóm

1. Forming (Thành lập):


Đây là giai đoạn nhóm được thành lập, các thành viên vẫn còn đang lạ lẫm với
nhau và bắt đầu tìm hiểu nhau để cộng tác vì công việc trước mắt. Ở giai đoạn
này, các thành viên có thể chưa hiểu rõ mục đích chung của cả nhóm cũng như
nhiệm vụ cụ thể của từng người trong nhóm. Nhóm có thể đưa ra những quyết
định dựa trên sự đồng thuận, hiếm có các xung đột gay gắt do mọi người vẫn đang
còn dè dặt với nhau. Tâm lý chung ở giai đoạn này đó là: Hưng phấn với công việc
mới; Dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên khác; Quan sát và
thăm dò mọi người xung quanh; Tự định vị mình trong cấu trúc của nhóm.
Trong giai đoạn này, người trưởng nhóm phải thể hiện vai trò dẫn dắt của mình,
bởi vì các thành viên khác vẫn chưa định vị và xác định rõ nhiệm vụ của mình
trong nhóm.
2. Storming (Bão tố):
Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên bắt đầu bộc lộ mình và có thể phá vỡ
những quy tắc của nhóm đã được thiết lập từ đầu. Đây là giai đoạn rất khó khăn
đối với nhóm và dễ dẫn đến kết quả xấu.

14
Ở giai đoạn này, có thể xảy ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên
nhân khác nhau như: phong cách làm việc, cách cư xử, tranh cãi về các vấn đề
hay giải pháp, văn hóa,… Các thành viên cũng có thể không hài lòng về công việc
của nhau, dễ có các so sánh giữa mình với người khác,… Nhóm khó đi đến các
quyết định dựa trên sự đồng thuận.
Các thành viên cũng có thể bắt đầu chất vấn về các quy tắc đã được thiết lập,
muốn chỉnh sửa, thử nghiệm và có thể phá vỡ các quy tắc đó. Tệ hơn nữa, một
số thành viên có thể tỏ ra không hợp tác, không cam kết trong công việc, và không
hài lòng với cách làm việc hiện tại. Sự trao đổi, hỗ trợ trong nhóm không thực sự
tốt. Tinh thần của một số thành viên có thể đi xuống, có thể dẫn đến căng thẳng
hay stress.
3. Norming (Chuẩn hóa):
Giai đoạn này đến khi mọi người bắt đầu chấp nhận nhau, chấp nhận sự khác
biệt, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, nhận biết thế mạnh của các thành viên
khác và tôn trọng lẫn nhau.
Các thành viên bắt đầu trao đổi với nhau suôn sẻ hơn, tham khảo ý kiến lẫn
nhau và yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết. Có thể bắt đầu có các ý kiến mang tính
xây dựng. Mọi người bắt đầu nhìn vào mục tiêu chung và có cam kết mạnh mẽ
hơn trong công việc. Có thể có các quy tắc mới được hình thành và tuân thủ để
giảm thiểu mâu thuẫn, tạo không gian thuận lợi để các thành viên làm việc và cộng
tác.

4. Performing (Thực thi):


Đây là giai đoạn nhóm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Sự công
tác diễn ra dễ dàng mà không có bất cứ sự xung đột nào. Đây là một giai đoạn mà
không phải nhóm nào cũng đạt tới được.
Ở giai đoạn này, các quy tắc được tuân thủ mà không gặp bất cứ khó khăn
nào. Các cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm phát huy hiệu quả tốt. Sự nhiệt tình
và cam kết của các thành viên với mục tiêu chung là không còn nghi ngờ gì nữa.
Các thành viên cảm thấy rất thoải mái khi làm việc trong nhóm. Các thành
viên mới gia nhập cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả. Nếu có
thành viên rời nhóm thì hiệu quả làm việc của nhóm cũng không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tinh thần chủ đạo được thể hiện ở giai đoạn này là tinh thần đồng
đội.

15
Như vậy, dựa trên những tài liệu bài giảng trên lớp, nhóm đã dựa trên sự
mô tả nhóm như trên để thành lập nên nhóm. Qua đó đã đạt được nhiều
thành công trong các bài tập vận dụng mà cô giáo giao. Hơn nữa, mỗi thành
viên trong nhóm nhận thấy được những khả năng còn giới hạn của bản thân
đặc biệt là khả năng thuyết trình và làm việc nhóm.

16
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH

Các câu hỏi cần đặt ra khi lập kế hoạch

2.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của lập kế hoạch

2.1.1. Khái niệm

- Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và kết thúc
rõ ràng.
- Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với
những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức.
⇨ Là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định
các phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của
tổ chức
Vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức hành động để đạt được các mục tiêu.

2.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch

17
Việc lập kế hoạch đem lại rất nhiều lợi ích cho cả các tập thể hay bất kì cá
nhân nào. Kế hoạch là thước đo để bạn đánh giá được công việc đã làm trong
khoảng thời gian đề ra. Việc lập kế hoạch có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng:
- Đạt được hiệu quả mà mình mong muốn
- Kết quả đạt được tốt hơn sự mong muốn
- Tăng tính trách nhiệm trong khi làm việc
- Tăng thêm ý chí cho bản thân

2.1.3. Vai trò của việc lập kế hoạch

- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi: lập kế hoạch có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, nó phản ánh
khuynh hướng, triển vọng mà người ta dự định trong tương lai.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, nâng cao vị
thế cạnh tranh của tổ chức trong môi trường hoạt động
+ Tổ chức - sắp xếp và phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu nhiệm vụ
+ Lãnh đạo - chỉ đạo những nỗ lực về nguồn lực con người để đảm bảo
mức độ cao của nhiệm vụ được hoàn thành
+ Kiểm soát - giám giám thực hiện nhiệm vụ và tiến hành những can thiệp
cần thiết.
- Thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong tổ chức:
lập kế hoạch là chất keo gắn kết các thành viên trong tổ chức, làm cơ sở
cho hoạt động của các thành viên, tạo nên sự hành động và khuyến khích
tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên.
- Lập kế hoạch làm cho việc kiểm soát được dễ dàng:
+ Nếu không có lập kế hoạch, kiểm soát sẽ thiếu những tiêu chuẩn, mục
tiêu cho việc đo lường những thứ mà họ làm tốt và làm thế nào để nó trở
nên tốt hơn.
+ Nếu không có kiểm soát, lập kế hoạch thiếu những thứ theo sau, thông
qua nhu cầu để đảm bảo rằng những thứ sẽ được thực hiện theo kế
hoạch.
- Tầm quan trọng của lập kế hoạch:
+ Giúp bạn đưa ra được hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu.
+ Đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được
lên kế hoạch, giúp bạn xác định tính khả thi.
+ Đưa ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.
+ Giúp bạn có kế hoạch để tiếp tục vận hành công việc của mình nếu gặp
phải những trường hợp hợp bất trắc
18
+ Cho bạn cái nhìn tổng quát về tương lai, những thay đổi sẽ gặp phải và
những tác động ảnh hưởng đến bạn.
+ Giúp cho việc kiểm soát các khâu dễ dàng hơn, để đưa ra kế hoạch phối
hợp sao cho nhịp nhàng nhất.
+ Mục đích cuối cùng là giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể.

2.2. Phương pháp xác định nội dung công việc

Xác định nội dung công việc chính là một bước cụ thể hơn để trả lời
cho câu hỏi “Chúng ta cần làm gì?”. Đây là bước quan trọng khi bắt đầu công
việc để có thể triển khai công việc một cách hiệu quả. Khi được học phương
pháp này, nhóm chúng em đã áp dụng nó trong các cuộc thảo luận nhóm.
Qua đó mang lại sự hiệu quả rõ rệt trong công việc.
Phương pháp xác định nội dung công việc (5W H 2C 5M)
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định 3W: where, when, who
- Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát – 1C (control)
- Xác định phương pháp kiểm tra – 1C (check)
- Xác định nguồn lực thực hiện 5M

2.2.1. Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc

- Xác định yêu cầu, mục tiêu công việc giúp bạn luôn hướng tới trọng tâm
công việc.
- Từ đó, nhóm chúng em đã xác định được mục tiêu quan trọng nhất là tìm
hiểu, học tập và hoàn thành các bản báo cáo (báo cáo nhóm 1, lan tỏa và
báo cáo cuối kỳ) đúng thời hạn mà cô đã đề ra.

2.2.2. Xác định nội dung công việc (theo thứ tự)

a. Bài tập nhóm 1


- Thống nhất tên nhóm và Slogan.
- Tìm hiểu các thành viên, gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau.
- Cùng nhau thảo luận về ý tưởng cho bài tập số 2
b. Thực hiện lan tỏa: Tình trạng lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay
- Tiến hành lên kế hoạch cho nội dung.
- Phân chia công việc cho từng thành viên
19
- Giám sát góp ý cho công việc của từng thành viên
- Chuẩn bị và hoàn thiện nội dung của bài thuyết trình
- Cả nhóm thảo luận góp ý về sản phẩm
c. Làm báo cáo cuối kỳ
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của báo cáo
- Lên ý tưởng về bài báo cáo
- Phân chia công việc và hoàn thiện nội dung được phân chia
- Kiểm tra chỉnh sửa và hoàn thiện bản báo cáo

2.2.3. Xác định 3W( When, Who, Where)

- When
+ Hạn cuối là 15/09 cho các thành viên đã được phân chia rõ ràng công
việc, mọi người nộp các bản báo cáo dưới file word của từng mục
được giao
+ Trước 16/9 sẽ tổng hợp ghép lại các bản báo cáo để tạo thành một
bản báo cáo tổng kết hoàn chỉnh, sau đó mọi người nhận xét và góp
ý để bản báo cáo hoàn thiện nhất
- Who
+ Các thành viên trong nhóm 15 của lớp Kỹ năng mềm 134909 kỳ hè
20213
+ Các thành viên sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc
- Where
+ Cả nhóm sẽ làm việc trực tiếp với nhau trên lớp học. Ngoài ra thì còn
làm việc online qua Microsoft Teams

2.2.4. Xác định cách thức thực hiện công việc

Do thời gian học ngắn (5 tuần) nên chúng em không có cơ hội thảo luận,
gặp gỡ nhau nhiều, nên công việc của nhóm sẽ tích hợp cả việc làm online và
offline. Đây là một điều thuận lợi cho cả nhóm có cơ hội trao đổi trực tiếp với
nhau trên lớp đồng thời tiết kiệm được thời gian khi tham gia làm việc trực tuyến,
chúng em có nhiều thời gian tương tác với nhau hơn. Vì vậy, chúng em đã chia
sẻ giúp đỡ nhau và cố gắng vượt qua trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình. Chúng em đã tận dụng triệt để các công cụ hỗ trợ và trao đổi, thảo luận
online và offline, cụ thể:
- Lúc cần thảo luận, họp nhóm, nhóm chúng em sử dụng công cụ Microsoft
Teams, Microsoft Form nếu làm online

20
- Còn khi offline, chúng em ở lại sau giờ học để trao đổi với nhau
- Lúc cần trao đổi file, nộp báo cáo, chia sẻ tài liệu học tập, chúng em sử
dụng OneDrive để lưu trữ.
- Các thông tin chung, thời gian nộp bài, phân chia công việc… chúng em
sử dụng Messenger để trao đổi và liên lạc.
- Các thành viên tham khảo tài liệu TOPICA và các bài giảng trên lớp, slide
giáo trình của cô để hoàn thành báo cáo.

2.2.5. Xác định phương pháp kiểm soát, kiểm tra công việc

Nhóm trưởng trực tiếp phân chia công việc, đốc thúc các thành viên và
kiểm tra tiến độ công việc cũng như kiểm tra lại các nội dung, thành quả của
nhóm đã thực hiện để đảm bảo chất lượng.

2.2.6. Xác định nguồn lực thực hiện

Từng cá nhân có nhiệm vụ được phân chia riêng và tất cả nhóm cùng tham
gia làm báo cáo (10 thành viên), đóng góp ý kiến cho nội dung của các thành
viên khác.

2.3. Các bước lập và theo dõi kế hoạch

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo
trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn
liền với việc lựa chọn mục tiêu và phương trình hành động trong tương lai. Kế
hoạch, điều trách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp.
Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính
thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn; công khai minh bạch hoặc bí
mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều
khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh
tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi hoặc trong tiến hành kinh doanh khác.

Các bước lập kế hoạch :

21
Các bước lập kế hoạch

Sau khi thực hiện các bước lên kế hoạch, cả nhóm đã bàn bạc và đưa ra
bảng phân chia công việc và thời gian chi tiết cho từng thành viên của Nhóm 15
để chuẩn bị cho bài bảo vệ BTL và báo cáo môn Kỹ Năng Mềm:

22
Sản
phầm /
Công Kết quả
Mục Người Ngày bắt Ngày kết Người
STT việc cụ (Tiêu
tiêu thực hiện đầu thúc kiểm tra
thể chí
đánh
giá )

Nguyễn
Trường
Cảnh,
Chuẩn
bị nội Chu Minh Bản
dung Quân, 29/08/2022 05/09/2022 word nội
thuyết Đặng Kiều dung
trình Linh,

Phùng Đình
Triêu

Nguyễn
Văn Huân,
Quay Cả
Nguyễn
video, Video nhóm
Đình Đức,
chỉnh 29/08/2022 05/09/2022 thuyết
Vũ Thành
sửa trình
Bài Thái,
video
1 thuyết
trình Phạm Quốc
Việt

Slide
thuyết
trình
Làm Phạm Thị được
05/09/2022 07/09/2022
slide Hồng Hà trình bày
rõ ràng,
đầy đủ
nội dung

Nguyễn Thuyết
Trần Hải trình rõ
Thuyết Nam, Cô và
07/08/2022 07/08/2022 ràng, tự
trình cả lớp
Chu Minh tin trước
Quân lớp

23
Nguyễn
Đình Đức,
Nguyễn
Phần 1 Trường 12/09/2022 14/09/2022
Cảnh,
Phùng Đình
Triêu

Đặng Kiều Báo Báo


Linh, cáo bản
Phần 2 12/09/2022 14/09/2022 word
Nguyễn
Văn Huân đầy đủ
nội
dụng,
Làm báo Vũ Thành Cả
2 trình bày
cáo Thái, Phạm nhóm
Phần 3 12/09/2022 14/09/2022 rõ ràng,
Thị Hồng
đúng

yêu cầu
ràng,
Phạm Quốc
đúng
Việt,
yêu cầu
Phần 4 Nguyễn 12/09/2022 14/09/2022
Trần Hải
Nam

Tổng
hợp và Chu Minh
14/09/2022 15/09/2022
trình bày Quân
báo cáo

24
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

3.1. Sự làm quen, bầu trưởng nhóm, thư ký, lựa chọn chủ đề
Trong buổi học đầu tiên môn kỹ năng mềm sau khi biết cần lập nhóm để
cùng nhau làm bài bảo vệ, thì trong buổi học đầu tiên nhóm mới chỉ làm quen
mọi người với nhau và tạo một nhóm trên nền tảng zalo để tiện liên lạc chứ vẫn
chưa thể bầu ra trưởng nhóm và thư ký. Phải đến buổi học thứ 2 nhóm mới bàn
với nhau về việc bầu trưởng nhóm và thư ký thì ban đầu nhóm đề cử Đặng Kiều
Linh K64 làm trưởng nhóm vì chị Linh trong buổi học đầu chính là người năng nổ
nhất để kết nối cả nhóm và vì chị cũng là một trong hai người nhiều tuổi nhất
nhóm. Nhưng sau một thời gian đề cử mà chị vẫn từ chối vị trí trưởng nhóm thì
bạn Phạm Quốc Việt K66 đã mạnh dạn nhận vị trí trưởng nhóm để dẫn dắt mọi
người và trước sự mạnh dạn và tự tin đó cả nhóm đều đồng thuận để bạn Việt
làm trưởng nhóm. Môn kỹ năng mềm khi đi học các thành viên trong nhóm
thường không mang đầy đủ sách vở giấy bút, nên với việc mang đầy đủ giấy bút
khi đi học bạn Vũ Thành Thái K65 đã đảm nhiệm vị trí thư ký.
Và sau khi bầu xong trưởng nhóm và thư ký nhóm cũng tiến hành chọn chủ
đề cho bài bảo vệ luôn, thì trong khoảng thời gian đầu nhóm có rất nhiều ý
tưởng nhưng khi tính đến sự cần thiết thật sự của chủ đề thì chỉ còn 2 chủ đề
mà nhóm cân nhắc là “Hiện tượng lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay” và
“Cách để phòng tránh khi truy cập vào những trang web đen”. Sau khi không thể
tìm được tiếng nói chung trong việc chọn một trong hai chủ đề, nhóm đã hỏi ý
kiến của giáo viên và được cô tư vấn về cả hai chủ đề thì cuối cùng nhóm quyết
định chọn chủ đề “Hiện tượng lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay”.

3.2. Sự phân công các công việc cho bài bảo vệ


Khi đã chọn được đề tài nhóm thì ban đầu nhóm quyết định chỉ quay video
kết hợp với thuyết trình và có phân công sơ qua một số công việc như sau:
- Thuyết trình: Nguyễn Trần Hải Nam
- Nội dung: Nguyễn Trường Cảnh, Chu Minh Quân
- Edit video: Nguyễn Văn Huân
- Quay video chơi game: Phùng Đình Triêu

25
- Quay video sử dụng mạng xã hội: Nguyễn Đình Đức
- Quay video ngủ và xem bóng đá: Phạm Quốc Việt
- Quay video mua sắm online: Phạm Thị Hồng Hà

Phân chia kế hoạch ban đầu

Nhưng vào hôm bảo vệ đầu tiên khi thấy các nhóm khác đều có slide đi
kèm và thấy được tính thuyết phục và dễ theo dõi khi có slide cả nhóm đã quyết
định làm thêm slide. Cùng với đó nhóm cũng nhận thấy được các nội dung video
đều khá tương tự nhau là sử dụng quá đà các thiết bị điện thoại và máy tính nên
cũng đã giảm bớt chủ đề video xuống còn hai là sử dụng mạng xã hội và ngủ, từ
đó dẫn đến việc phân chia lại công việc như sau:
- Làm slide: Phạm Thị Hồng Hà
26
- Làm nội dung: Phùng Đình Triêu, Nguyễn Trường Cảnh
- Làm câu hỏi đố vui: Đặng Kiều Linh
- Thuyết trình: Chu Minh Quân
- Dẫn dắt phần đố vui: Nguyễn Trần Hải Nam
- Edit video: Nguyễn Văn Huân
- Quay video ngủ và xem bóng đá: Phạm Quốc Việt
- Quay video sử dụng mạng xã hội: Nguyễn Đình Đức
- Hỗ trợ quay video: Vũ Thành Thái

3.3. Những hình ảnh trong quá trình làm bài bảo vệ của nhóm
Buổi họp đầu tiên phân công cụ thể công việc 21h ngày 29/8/2022:

Buổi họp đầu tiên qua Teams

Các thành viên bàn luận trong quá trình làm bài bảo vệ:

27
Cả nhóm cùng nhau trao đổi

Những người đầu tiên hoàn thành công việc:

Kết quả được cả nhóm cùng đánh giá

28
Sản phẩm cuối cùng:

Một vài slide thuyết trình của nhóm

Họp chạy thử trước khi thuyết trình trên lớp 21h ngày 4/9/2022:

Nhóm bàn bạc qua Zalo và Team để chạy thử chương


trình

29
3.4. Nội dung thông điệp mà nhóm muốn truyền tải qua bài bảo vệ
Đừng lãng phí thời gian!
Làm gì cũng được, hãy tìm cho mình một mục tiêu, hãy lập cho mình một kế
hoạch, hãy đưa mình vào kế hoạch ấy và thực hiện nó, học thêm, làm thêm, chỉ
có xã hội mới là người thầy toàn năng nhất, còn mạng xã hội ư? Chúng ta sẽ
chẳng học được gì nhiều ngoài việc tự mê hoặc bản thân cả!

30
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

4.1. Kết quả nhóm đã đạt được


Chủ đề của nhóm mang đến nhằm mục đích nêu lên thực trạng việc lãng
phí thời gian của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó nhóm cũng
đã đưa ra được những giải pháp để hỗ trợ cho các sinh viên có thể quản lí thời
gian của mình một cách tối ưu và có hiệu quả.

Thông điệp của nhóm muốn gửi gắm đến lớp và giảng viên: “Làm chủ được
thời gian – Làm chủ được chính mình”

• Đánh giá nhóm trong cả quá trình:


- Khi mới thành lập nhóm, cấc thành viên còn nhiều sự bỡ ngỡ cũng như
ngại ngùng nên công việc tiến triểm khá chậm, sau một vài buổi
bonding trên lớp cũng như tham gia trò chơi do các nhóm khác tổ chức
thì nhóm đã bắt đầu giao tiếp nhiều với nhau hơn.
- Khi đã có sự giao tiếp ở mức chấp nhận được, nhóm tiến hành đẩy
nhanh tiến độ công việc, chủ động phân công công việc, hoàn thành
công việc cũng như trợ giúp cho các thành viên khác
- Nhóm đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao trước deadlines
và cho ra được sản phẩm cuối cùng hoàn thiện.
- Thông qua việc làm bài tập nhóm, các thành viên trong nhóm đã
phát huy được những phẩm chất của mình để đóng góp vào công việc
chung
- Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mọi thành viên đều có quyền
nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân để đóng góp vào công việc chung
của nhóm. Những ý kiến tích cực, mang tính xây dựng cao sẽ ngay lập
tức được đưa vào triển khai

• Link Slide: https://husteduvn-


my.sharepoint.com/:p:/g/personal/ha_pth213133_sis_hust_edu_vn/EZDpH
ZFv3khDuZSjlscdcnIBw_6Xevz5QbjJVTRhEnjdFg?e=DEYJAI
• Link Video: Final - Google Drive

31
4.2. Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với sự hình thành và phát triển
trong kỹ năng làm việc của mỗi cá nhân
Làm việc nhóm là môi trường rất phù hợp để mỗi cá nhân có thể phát triển
kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm học hỏi qua các thành viên trong nhóm. Đặc
biệt là đối với các bạn sinh viên mới ra trường, mới bắt đầu bước vào môi
trường làm việc chuyên nghiệp. Và khi bạn có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và kinh
nghiệm thì việc thăng tiến là tất yếu.
Làm việc nhóm có thể tạo ra một môi trường làm việc có sự hội tủ đủ của
các kiến thức, kĩ năng mà các thành viên nhóm học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, các
quyết định được đưa ra phù hợp và toàn diện hơn.
➔ Thông qua làm việc nhóm, mỗi cá nhân đã được tạo tối đa các điều kiện
để hình thành và phát triển bản thân như:
- Được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, được cọ xát thông qua các đề tài
hay hoạt động thực tế ngoài cuộc sống.
- Trau dồi kĩ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập và công việc.
- Được nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm tích cực nhìn nhận,đóng
góp ý kiến thẳng thắn để cải thiện những khuyết điểm và phát huy những
điểm mạnh của bản thân.
- Được làm quen thêm nhiều bạn bè, anh chị khoá trên, học hỏi được thêm
những điều mình còn thiếu sót, đồng thời tạo cơ hội để bản thân phát huy
điểm mạnh của mình, cũng như phát triển kĩ năng networking.

4.3. Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm

Quiz Điểm
MSSV Họ và tên Trách nhiệm đối với BTL
chưa làm BTL

Trưởng nhóm, phụ trách


phân công công việc, quay
20213190 Phạm Quốc Việt 0 10
video minh hoạ. Thái độ tích
cực, trách nhiệm cao

Phụ trách phần câu hỏi cuối


bài, đồng thời trợ giúp các
20192550 Đặng Kiều Linh thành viên khác. Thái độ rất 0 10
tích cực, hay có những ý
tưởng độc đáo

32
Phụ trách phần edit video
20192879 Nguyễn Văn Huân minh hoạ. Rất cẩn thận, 0 10
đúng deadline được giao

Phụ trách phần quay video


20205594 Nguyễn Đình Đức minh hoạ. Đúng deadline, 0 10
nghiêm túc

Phụ trách phần nội dung bài


Nguyễn Trường
20203832 thuyết trình. Tích cực đóng 0 10
Cảnh
góp ý tưởng cho nhóm

Phụ trách phần nội dung cho


20205870 Phùng Đình Triêu 0 10
video minh hoạ

Trợ giúp phần quay phim và


các nội dung khác trong
20206001 Vũ Thành Thái 0 10
nhóm. Rất cầu tiến, chịu
khó, tích cực

Phụ trách phần thuyết trình


trước lớp. Có sự chuẩn bị
20210703 Chu Minh Quân 0 10
rất tốt cho phần việc của
mình

Phụ trách lead phần câu hỏi


Nguyễn Trần Hải cuối bài. Có sự chuẩn bị kĩ
20212381 0 10
Nam lưỡng, rất chịu khó tương
tác cùng cả lớp

Phụ trách phần thiết kế


20213133 Phạm Thị Hồng Hà slides. Thái độ tích cực, cầu 0 10
tiến

4.4. Những điều Trưởng nhóm muốn gửi gắm đến các thành viên

33
Những điểm mạnh của thành Những điểm
MSSV Họ và tên
viên cần cải thiện

Cần sắp xếp


thời gian cho
công việc
chung hợp lí
Có khả năng lãnh đạo, gắn kết
20213190 Phạm Quốc Việt hơn, tránh
các thành viên
việc họp
muộn hay để
deadlines
không hợp lí

Có nhiều kinh nghiệm trong Đôi lúc quên


20192550 Đặng Kiều Linh việc tổ chức nhóm, có nhiều ý vào họp nhóm
tưởng sáng tạo online

Hơi ít nói,
Có khả năng sử dụng phần
mong anh có
20192879 Nguyễn Văn Huân mềm edit video thông thạo,
thể chia sẻ
không ngại việc
nhiều hơn

Còn ngại
ngùng, chưa
Đa năng, chịu khó, không ngại
20205594 Nguyễn Đình Đức dám đưa ra
nhận việc, có tài năng diễn xuất
những ý kiến
của mình

Nguyễn Trường Đa năng, nhiều ý tưởng sáng Hơi ít nói, còn


20203832
Cảnh tạo cho phần nội dung ngại ngùng

Thỉnh thoảng
Không ngại việc, có nhiều ý
còn nhầm lẫn
20205870 Phùng Đình Triêu tưởng sáng tạo cho công đoạn
công việc
làm video
được giao

Vì quá đa
năng nên
không giỏi
Chịu khó, cần cù, sẵn sàng hỗ hẳn việc gì,
20206001 Vũ Thành Thái
trợ mọi người trong nhóm nếu có một
chuyên môn
nào đấy sẽ rất
có ích

34
Đa năng, có khả năng thuyết Hơi ít nói, còn
20210703 Chu Minh Quân
trình tốt, tự tin trước đám đông ngại ngùng

Chưa quá
gắn kết với
Nguyễn Trần Hải Có khả năng lead trò chơi, nhóm, chưa
20212381
Nam quiz, không ngại nhận việc dám đưa ra
những ý kiến
của mình

Chưa quá
gắn kết với
Thiết kế slide bắt mắt, trực
20213133 Phạm Thị Hồng Hà nhóm, còn
quan, không ngại nhận việc
thiếu sự giao
tiếp

35
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

● Những điều nhóm đã đạt được:


- Hoàn thành bài tập lớn tốt nhất có thể, cả nhóm nhận một số điểm rất cao
- Các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau nhịp nhàng, ăn ý, đặc biệt
các thành viên còn tích cực động viên, trợ giúp nhau mỗi khi có vấn đề
phát sinh
- Các thành viên phần nào hiểu được tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của
nhau. Từ đó tạo nên sự đồng cảm, thấu hiểu (dù mới chỉ dừng ở mức độ
sơ qua) cho các thành viên khác, ảnh hưởng tích cực đến quá trình làm
việc nhóm.

● Những điều nhóm chưa thực hiện được:


- Chưa tổ chức được những buổi bonding để tìm hiểu tính cách nhau chi tiết
hơn
- Không triển khai được một số ý tưởng độc đáo, mới lạ (ví dụ như ý tưởng
về bài thuyết trình 100% video, chủ đề về web đen và cách phòng tránh…)
do những hạn chế về hiểu biết cũng như nhóm chưa đủ khả năng để đề
cập và triển khai những ý tưởng đó một cách trực quan và dễ hiểu cho lớp
và giảng viên

● Lời nhắn nhủ của nhóm trưởng:


“ Gửi nhóm 15,
Tuy làm việc với nhau chỉ được có 5 tuần học hè ngắn ngủi, tuy nhiên
chúng ta đã phần nào hiểu được con người nhau, hiểu được cách làm
việc của mỗi người. Đây thực sự là một khoảng thời gian – đối với mình -
không nhiều nhưng rất quý giá, vì khoảng thời gian này mình đã được mọi
người tin tưởng trao cho chức trưởng nhóm, dẫn dắt nhóm hướng đến
thành công trong môn học này.
Hy vọng sẽ còn được làm việc với mọi người trong tương lai!’’

Trưởng Nhóm 15

Việt

36
37

You might also like