You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


(Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế)

Môn Kỹ năng bổ trợ

BÀI TẬP LỚN

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đào Thị Hà Anh


Sinh viên thức hiện: Trần Lê Hân
Mã sinh viên: 20050824
Lớp: QH - 2020 - E KTQT CLC 6

Hà Nội – Tháng 7/2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................
PHẦN 1.....................................................................................................................
I. Tình huống......................................................................................................
II. Hướng giải quyết.........................................................................................
1. Nguyên nhân..................................................................................................
2. Giải pháp.......................................................................................................
PHẦN 2...................................................................................................................
PHẦN 3...................................................................................................................
I. Tại sao cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp?...............................
1. Nguyên tắc trong giao tiếp là gì?.................................................................
2. Các nguyên tắc trong giao tiếp....................................................................
3. Tại sao cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp?..................................
II. Những nguyên tắc trong giao tiếp là do con người đặt ra vậy nên
phải chăng mỗi doanh nghiệp nên tự đặt ra cho mình những nguyên tắc
giao tiếp riêng?....................................................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................

2
LỜI MỞ ĐẦU

“Muốn đi thật nhanh hãy đi một mình


Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau”
-Warren Buffett-

Làm việc nhóm từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là chiếc chìa khóa để mở
ra cánh cửa dẫn đến thành công ở mọi lĩnh vực trong đời sống. Không chỉ dừng
lại là một phương thức hữu hiệu nhằm giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn,
mà làm việc nhóm còn là cơ hội để mỗi cá nhân được được thể hiện, học hỏi,
giao lưu qua việc hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc. Nhưng làm thể nào
để có một đội nhóm chất lượng, làm thế nào để quá trình làm việc nhóm thật
hiệu quả lại là một hành trình đầy khó khăn!

Cũng chính từ đây, Kỹ năng làm việc nhóm dần hình thành, là tiền đề cho
sự phát triển của đội nhóm. Giúp kiểm soát công việc tốt hơn; nâng cao hiệu quả
trong công việc; tạo nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo, hòa hợp; phát
huy tiềm năng của mỗi cá nhân là một vài lợi ích to lớn mà Kỹ năng làm việc
nhóm đem lại.

Kỹ năng làm việc nhóm đã trở thành một trong những kỹ năng mềm vô
cùng quan trọng và được đánh giá rất cao. Ở các doanh nghiệp, để chọn ra
những ứng viên tài năng thì không thể nào bỏ qua vòng phỏng vấn nhóm nằm
thử thách sự nhạy bén và khéo léo trong công việc tập thể. Còn tại các trường
đại học, môn Kỹ năng làm việc nhóm cũng đã được đưa vào giảng dạy nhằm
chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các bạn sinh viên khi hoạt động rèn luyện trong
nhà trường cũng như mai sau ra ngoài cuộc sống.

3
PHẦN 1
Áp dụng các kỹ năng quản lý nhóm: kỹ năng xử lý mâu thuẫn/ xung đột, kỹ
năng điều hành cuộc họp, kỹ năng giao tiếp và truyền thông, kỹ năng lắng nghe,
… để xây dựng tình huống dự phòng tại nhóm làm việc của một công ty mà em
biết và giải quyết tình huống các công việc chưa hiệu quả của nhóm làm việc tại
công ty đó?
TRẢ LỜI
I. Tình huống
SOLU MEDIA là công ty Marketing thuê ngoài hoạt động trong mọi lĩnh
vực. Công ty chuyên cung cấp các gói giải pháp theo nhu cầu của khách hàng,
đem lại một hướng “tư duy mới” trong việc xử lý các bài toán Marketing như:
Nghiên cứu thị trường, doanh thu, xây dựng thương hiệu, chiến lược…
Tại Solu Media có 3 phòng ban chính là Content, Quản lí kỹ thuật và
Booking. Mỗi phòng ban sẽ có một Trưởng phòng để quản lý công việc của
mảng đó. Đặc biệt, trong mảng Content còn phân ra 3 nhóm làm việc khác nhau
bao gồm: Copywriter là những bạn đảm nhiệm về slogan, text, script,... trên các
kênh truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm;
Designer lại là những thành viên chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh và ấn phẩm,
đảm bảo truyền tải đúng hình ảnh nhận diện của thương hiệu; Video Editor lại là
nhóm chuyên về quay phim và dựng video quảng cáo. Và mỗi nhóm lại có một
Trưởng nhóm là người dẫn dắt thành viên và làm việc với Trường phòng để đưa
ra phương án cuối cùng.
Trong tháng 6 vừa rồi, nhóm Copywriter mới có một trưởng nhóm mới là
bạn A. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 2 dự án gần đây, bạn A cho rằng
những sản phẩm các thành viên khác trong nhóm chưa đủ chất lượng còn hướng
đi của bạn sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy bạn A luôn
chủ động làm toàn bộ công việc của cả team, làm lại những phần mà bạn A
không ưng ý. Các thành viên trong nhóm nhận thấy bản thân không được coi
trọng nên càng thờ ơ với nhiệm vụ được phân công và bạn A thì ngày càng phải
gánh nhiều deadline hơn. Hiệu quả làm việc của nhóm Copywriter ngày càng đi

4
xuống và tinh thần đoàn kết ngày một rạn nứt đặc biệt là giữa leader là bạn A
với các thành viên khác.
II. Hướng giải quyết
Sau khi nhận thấy tình trạng bất ổn của nhóm Copywriter, bạn Trưởng
phòng đã có sự can thiệp để giúp đỡ nhóm giải quyết tình trạng “gánh team”,
đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với bạn A
Trưởng nhóm. Trước hết, bạn Trưởng phòng đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho nhóm.

1. Nguyên nhân
Trong trường hợp này, việc làm của bạn A đã vô tình dẫn đến tình trạng
“gánh team” trong đội nhóm, khiến cho công việc được phân bổ một cách thiếu
hợp lý, có người thì phải gánh hết toàn bộ việc còn có một số người thì
lại không làm gì. Tuy nhiên nếu xét kĩ hơn thì nguyên nhân sinh ra tình huống
này lại đến từ cả hai phía: bạn A (Trưởng nhóm) và các thành viên còn lại trong
nhóm.
Nguyên nhân từ phía bạn A
Thứ nhất, vì là trưởng nhóm mới chịu nhiều áp lực từ cấp trên và làm việc
với các bạn thành viên nên bạn A trở nên cầu toàn, khắt khe hơn trong công việc
dẫn đến tình trạng không tin tưởng thành viên. Người cầu toàn như bạn A là
người mong muốn công việc được hoàn thành một cách hoàn hảo nhất, sợ thất
bại và có kỳ vọng vô cùng cao trong bất cứ tình huống nào. Chính vì vậy bạn A
sẽ thường có xu hướng cố gắng kiểm soát công việc bằng những quy trình
nghiêm ngặt.
Mặc dù trước khi thực hiện bất cứ một chiến dịch nào cả team đều phải
thống nhất ý kiến, nhưng nhiều lúc trong quá trình thực hiện tùy vào khả năng,
suy nghĩ của từng người mà sẽ có một số nhưng khác biệt giữa các sản phẩm với
nhau. Khi ấy có thể hướng viết của các thành viên sẽ không đúng với quy chuẩn
của bạn A, nên bạn sẽ có xu hướng tham gia vào việc sửa lỗi để đảm bảo chất
lượng bài. Khi trường hợp này lặp lại nhiều lần, bạn A sẽ dần mất tin tưởng vào

5
các thành viên khác, sợ việc xảy ra những sai sót sẽ ảnh hưởng đến kết quả nên
đã quyết định tự mình hoàn thiện phần lớn công việc.
Thứ hai, vì được bổ nhiệm là leader của nhóm nên bạn A có suy nghĩ là
mình hơn người khác, nghĩ rằng ý kiến của mình luôn đúng. Khi các thành viên
đưa ra ý kiến hay sản phẩm, bạn A luôn cho rằng các thành viên khác làm kém
hơn mình, không đi theo đúng hướng đi của bạn A tức là không phù hợp từ đó
dẫn đến sự ép buộc, không thoải mái trong nội bộ. Chính điều này đã khiến cho
các thành viên còn lại trong team cảm thấy không được tôn trọng dẫn đến việc
thờ ơ, không quan tâm đến công việc của cả team và ảnh hưởng đến công ty.
Cuối cùng, mặc dù là một người leader nhưng bạn A vẫn chưa thực sự có
kỹ năng lãnh đạo tốt, chưa sáng suốt trong việc dẫn dắt mọi người. Trong hầu
hết các trường hợp bạn A chỉ đơn thuần là sửa lỗi sai mà không hề đưa ra nhận
xét góp ý rồi gửi lại để thành viên hoàn thiện lại sản phẩm của mình, khiến cho
các thành viên không có cơ hội cải thiện chất lượng viết bài và lên ý tưởng của
mình. Hoặc là khi các thành viên khác làm chưa tốt, bạn A cũng chỉ chú ý vào
kết quả mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến cho thành viên không có
cơ hội phát triển kĩ năng của bản thân. Từ đây dẫn đến kết quả là chất lượng làm
việc ngày một đi xuống, nếu để lâu dài có thể các thành viên sẽ nghỉ việc vì môi
trường làm việc không phù hợp.
Nguyên nhân từ phía các thành viên còn lại trong nhóm
Mặc dù khi xem xét tình huống gây mâu thuẫn của nhóm Copywriter tại
Solu Media, ta có thể thấy rõ nguyên nhân cốt lõi nhất gây ra tình trạng “gánh
team”, mất đoàn kết nội bộ và khiến công việc ngày càng đi xuống là từ bạn
leader A. Nhưng nếu xem xét kĩ hơn, ta có thể thấy các thành viên còn lại trong
nhóm cũng có một phần trách nhiệm đối với mẫu thuẫn trong nhóm.
Khi bạn A làm leader và có những hành động cũng như thái độ sai trong
thời gian, các bạn thành viên vẫn không hề lên tiếng góp ý để giúp bạn A cải
thiện cách làm việc của mình để giúp cho công việc trở nên thuận tiện hơn và
giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa các cá nhân. Bên cạnh đó thay vì thông
cảm, góp ý để sửa chữa lỗi sai cùng nhau hoặc là cố gắng cải thiện chất lượng

6
sản phẩm thì các bạn thành viên lại chọn hướng giải quyết là bỏ mặc và thờ ơ
với công việc khiến cho tình trạng ngày càng tệ hơn.
2. Giải pháp
Sau khi tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “gánh team”
trong nhóm Copywriter, để cải thiện vấn đề nêu trên thì bạn Trưởng phòng cần:
Tổ chức họp nhóm để giải quyết vấn đề trong hiện tại
Khi tổ chức, bạn Trưởng phòng đã áp dụng Kỹ năng điều hành cuộc họp để
đảm bảo đạt được mục đích đề ra. Ngoài ra vì đây là một cuộc họp nhằm khắc
phục tình trạng “gánh team” cũng như giải quyết mẫu thuẫn trong nhóm nên
trong quá trình họp bạn Trưởng phòng cũng cần sự áp dụng hợp lí cả Kỹ năng
lắng nghe và Kỹ năng giao tiếp.
Trước khi tham gia buổi họp, Trưởng phòng cần thông báo cho các thành
viên về nội dung, những yêu cần cần có để các bạn có thời gian chuẩn bị tránh
trường hợp phải suy nghĩ ngay trong khi họp gây mất thời gian. Đặc biệt nhấn
mạnh mục đích của buổi họp nhóm là cơ hội để mọi người ngồi lại với nhau,
cùng đối mặt với khó khăn mà nhóm đang gặp phải nên cần tham gia cuộc họp
với tinh thần cởi mở, trách nhiệm chứ không nên vì lợi ích cá nhân.
Trong buổi họp, Trưởng phòng cần khuyến khích các thành viên cần thẳng
thắn nêu ra các lỗi sai của leader cũng như các cá nhân trong thời gian vừa qua.
Đây là cơ hội để mỗi người nói lên quan điểm của mình, nêu lên những sai sót
mà bản thân cũng như cả nhóm đang gặp phải và nêu lên mong muốn của mình
để từ đó đưa ra hướng giải quyết, chính vì vậy nhóm không nên im lặng hay nể
nang nhau mà cần cùng đóng góp để đi đến kết quả. Khi cùng nhau chia sẻ và
tìm ra vấn đề cốt lõi, mỗi người sẽ có ý thức hơn về hành động, suy nghĩ của
mình từ đó hiểu nhau hơn, giúp cho mẫu thuẫn giảm bớt phần nào. Tuy nhiên,
Trưởng phòng cũng phải có sự quan sát, định hướng, linh hoạt để tránh cãi vã
trong quá trình họp, đảm bảo không khí buổi họp vẫn có đủ sự thoải mái đối với
mọi người. Đặc biệt hơn cả, Kỹ năng lắng nghe trong buổi họp là vô cùng quan
trọng. Trưởng phòng là người đứng đầu cuộc họp, là người giải quyết mâu thuẫn
nên cần có cái nhìn khách quan vậy nên để có thể đưa ra hướng giải quyết tốt

7
nhất Trưởng phòng phải lắng nghe thấu hiểu mọi người trong nhóm và phải lắng
nghe từ cả hai phía. Bên cạnh đó cũng cần nghe gợi mở thông qua ánh mắt, câu
hỏi tiếp lời để giúp các bạn thành viên và bạn leader dễ mở lòng hơn. Khi đã
nghe mọi người đưa ra những lỗi sai của Trưởng nhóm cũng như các thành viên
khác, Trưởng phòng nên có sự tổng hợp, một lần nữa xác định lại vấn đề của cả
hai bên hay chính là nghe tái tạo. Lúc này nếu chỉ đưa ra lỗi sai không thì rất dễ
làm mất lòng mọi người, bạn Trưởng phòng có thể sử dụng phương pháp “Bánh
mì kẹp” (Khen – Chê – Khen) để giảm bớt sự nặng nề của các thiếu sót. Cuối
cùng, sau khi đã lắng nghe, tổng hợp lại thì Trưởng phòng sẽ phải là người đưa
ra ý kiến và giải pháp để giúp đỡ các thành viên trong nhóm:

Với Trưởng nhóm A: Mặc dù cầu toàn, kĩ tính là một điều cần thiết trong
công việc nhưng leader nên linh hoạt, áp dụng một cách hợp lí vào từng hoàn
cảnh để tránh làm mất lòng thành viên. Ngoài ra bạn A cũng nên có thái độ thoải
mái hơn trong công việc để môi trường làm việc thân thiện hơn. Khi các thành
viên làm sai, làm không đúng ý thì trước tiên Trưởng nhóm và thành viên nên
bàn luận lại để đưa ra phương án tốt nhất. Sau đó, thay vì tự mình làm hết thì
nên nêu ra lỗi sai cho thành viên, nhận xét chi tiết và hướng dẫn thành viên để
các bạn có thể chỉnh sửa lại. Điều này sẽ hạn chế việc “gánh team”, giúp cho các
thành viên trong nhóm cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển bản thân
từ đó có sự tôn trọng ngược lại với leader. Về lâu dài khi giao việc cho các thành
viên, Trưởng nhóm cũng nên cân nhắc phân công sao cho hiệu quả phù hợp với
thế mạnh từng người để chất lượng công việc đảm bảo tốt nhất, hạn chế sai sót.

Với các thành viên khác: Rút ra kinh nghiệm khi Trưởng nhóm làm việc
không hiệu quả, ảnh hưởng đến các cá nhân và công việc thì nên có ý kiến để
cùng nhau sửa chữa. Các thành viên cũng nên có sự thông cảm với bạn A, giúp
đỡ để bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chứ không nên có thái độ tiêu cực,
nói xấu sau lưng. Điều này sẽ giúp xóa đi khoảng cách giữa cấp trên và cấp
dưới, làm tăng tinh thần đoàn kết đội nhóm từ đó công việc cũng sẽ hiệu quả

8
hơn, các thành viên cũng thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, khi nhận deadline, các
bạn nên làm hết sức mình tránh sai sót để leader không phải can thiệp hoặc nếu
nhiệm vụ quá khó thì có thể chủ động xin ý kiến bạn A để đảm bảo công việc
được hoàn thành một cách tốt nhất. Việc xin ý kiến còn giúp cho leader cảm
thấy bản thân được tôn trọng, yên tâm hơn từ đó hòa đồng hơn với mọi người.
Đưa ra kế hoạch trong tương lai
Sau khi buổi họp kết thúc, Trưởng phòng cần nhấn mạnh lại với mọi người
rằng đây là công việc của tập thể vậy nên mỗi cá nhân nên có ý thức với công
việc, đội nhóm cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Bản thân từng
người nên có sự nhìn nhận lại để có sự đánh giá và điều chỉnh phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại. Đồng thời từ sự việc lần này, mọi người cũng cần rút ra kinh
nghiệm và cái thiện các kỹ năng của mình như: Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng
giải quyết mâu thuẫn xung đột, Kỹ năng giao tiếp,… để phục vụ cho công việc,
không phụ thuộc vào trưởng nhóm.
Về lâu dài mọi người nên xây dựng văn hóa làm việc cho riêng nhóm
Copywriter để tạo sự đồng nhất trong cách hoạt động làm việc, giảm thiểu
những tranh cãi, tạo nên sự thân thiết trong môi trường làm việc từ đó nâng cao
tinh thần đoàn kết giữa mọi người trong một nhóm. Trong quá trình xây dựng
nhóm và hoạt động sau này, Trưởng phòng cũng nên có sự để ý, giúp đỡ nhóm
trong quá trình làm việc để nâng cao khả năng của nhóm trong cả công việc
cũng như hoạt động tương tác giữa các thành viên.

9
PHẦN 2
Bình luận câu nói sau: “Hình mẫu trong kinh doanh của tôi là nhóm nhạc The
Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau. Và thành công của cả nhóm
luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành viên. Kinh doanh cũng như vậy:
Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất, mà nó
là nỗ lực của cả tập thể”. (Steve Jobs)
TRẢ LỜI
Steve Jobs đã từng nói rằng: “Hình mẫu trong kinh doanh của tôi là nhóm
nhạc The Beatles. Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau. Và thành công của
cả nhóm luôn rực rỡ hơn thành công của từng thành viên. Kinh doanh cũng như
vậy: Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một cá nhân duy nhất,
mà nó là nỗ lực của cả tập thể”. Khi nhìn lại lịch sử đã qua của The Beatles, sự
hùng mạnh của “đế chế công nghệ” Apple cũng như bài học kinh doanh mà
Steve Jobs đã đề cập, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của tập thể để tạo nên
thành công đồng thời tầm quan trọng của mỗi cá nhân tạo nên tập thể.
The Beatles là nhóm nhạc rock người Anh được thành lập năm 1960 với 4
thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison, Ringo Starr. Có thể
nói The Beatles là nhóm nhạc đã để lại ảnh hưởng sâu sắc trong lòng người dân
trên toàn thế giới và được coi là nhóm nhạc có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Dù
chỉ tồn tại trong một thập kỉ nhưng những giá trị mà The Beatles mang lại là
không thể phủ nhận, không chỉ trong âm nhạc của nhóm mà còn nằm ở sự gắn
kết giữa 4 thành viên để tạo nên thành công trong suốt những năm hoạt động và
trở thành bài học về cách làm việc hiệu quả cho bao thế hệ sau đúng như Steve
Jobs đã nói “Bốn người họ hỗ trợ và cân bằng lẫn nhau”. Bốn người, bốn phong
cách, bốn vai trò khác nhau, họ có thể sẽ có những thứ đối lập nhau tuy nhiên họ
lại tận dụng nó để tạo thành điểm mạnh và hòa hợp với nhau. Đặc biệt khi nói về
bộ đôi sáng tác Lennon và McCartney, Walter Everett đã từng viết trong cuốn
sách “The Beatles as Musicians” rằng "McCartney đã trưởng thành không
ngừng – theo ý nghĩa giải trí – trong hình ảnh người nhạc sĩ tài năng với đôi tai
đối âm hoàn hảo cùng nhiều khía cạnh khác của những ngón nghề từng được

10
tất cả mọi người thừa ... Trái lại, âm nhạc của Lennon được đánh giá cao trong
việc táo bạo sản xuất những tiềm thức lớn lao, tìm kiếm những xúc cảm nghệ
thuật rất hệ thống." Hai người họ có thể có phong cách sáng tác trái ngược nhau
nhưng khi nghe nhạc của The Beatles và nhìn lại lịch sử của nhóm ta vẫn luôn
thấy rằng chất nhạc của họ vẫn luôn hòa hợp tạo nên những kiệt tác cho đến tận
ngày nay. Bên cạnh đó lead guitar Harrison cũng vô cùng tài năng với "những
nốt đặc trưng cùng chất liệu đầy màu sắc" hay tay trống Starr luôn được coi là
"hình mẫu của mọi tay trống pop/rock hiện đại". Mỗi người một điểm mạnh,
bên cạnh việc thể hiện nó họ còn thành công ở việc sử dụng khả năng của mình
hỗ trợ những người con lại và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với ban nhạc. Sau
này vào năm 1970, mười năm sau khi thành lập nhóm nhạc đã tan ra và bốn
người đều có những sản phẩm solo của riêng mình. Mặc dù đều là những nghệ sĩ
tài năng nhưng khi chỉ có một mình, những tác phẩm của họ không quá nổi tiếng
và không thể làm được như những gì mà The Beatles đã mang lại cho nền âm
nhạc thế giới. Có lẽ qua đây ta cũng phần nào nhìn nhận được bài học quý giá về
làm việc đội nhóm từ cách hoạt động của The Beatles.
Và từ câu nói của Steve Jobs, ta cũng nên có sự nhìn lại quá trình phát triển
hùng mạnh của Apple. Chúng ta đều biết Steve Jobs là cha đẻ của Apple, nhưng
ông không xây dựng nó một mình mà ngay từ những ngày đầu Steve Jobs vẫn
có bên cạnh hai người cộng sự là  Steve Wozniak và Ronald Wayne. Và sau này
khi Apple đã thống lĩnh thị trường công nghệ thế giới, tất cả những thành công
mà tập đoàn có được cũng là nhờ bộ máy tài tình của toàn thể nhân viên và lãnh
đạo tại Apple chứ không riêng gì Steve Jobs. Khi các thành viên có cùng chí
hướng thì chắc chắn sẽ đạt được thành công mong muốn. Và bởi đại diện cho
thành công của cả một tập thể là người đứng đầu vậy nên chính bản thân những
người lãnh đạo cũng phải làm sau cho xứng đáng với điều đó. Steve Jobs cũng
đã nói rằng: “Những nhân viên xuất sắc sẽ chỉ muốn làm việc cho những ông
chủ xuất sắc. Hãy trở nên tốt nhất có thể, và bạn sẽ luôn có những người còn
giỏi hơn nữa xung quanh mình”.
Qua hình ảnh về The Beatles và Apple ta có thể thấy được trong bất cứ

11
hoàn cảnh hay lĩnh vực nào, hai từ “tập thể” vẫn vô cùng quan trọng, không chỉ
tạo nên thành công mà còn là sự phát triển lâu dài trong tương lai. Tuy nhiên
không phải bất cứ đội nhóm nào cũng sẽ tạo nên thành tựu mà phải là một nhóm
làm việc hiệu quả, nỗ lực và chất lượng thì mới đạt được kết quả mong muốn.
Như Steve Jobs đã nói “Thành tựu vĩ đại không bao giờ được mang lại bởi một
cá nhân duy nhất, mà nó là nỗ lực của cả tập thể”. Nỗ lực ở đây tức là cố gắng
mang lại cho nhóm những lợi ích tốt nhất từ đó tạo nên thành công.
Trước hết, nỗ lực của cả tập thể nằm ngay từ việc thành lập và phát triển
nhóm. Đội nhóm ở đây có nghĩa là tập hợp những con người cùng chung động
lực, tầm nhìn và mục tiêu. Có thể lúc đầu mới thành lập, nhiều người sẽ có
những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau dẫn đến hiểu sai phương hướng đề
ra từ trước hoặc của người lãnh đạo, nhưng quan trọng là chúng ta phải biết cách
thảo luận, làm việc với nhau để cùng thống nhất và đặt ra động lực và mục tiêu
chung. Nếu như những thành viên trong cùng một nhóm không có chung ý chí
với nhau hoặc hiểu sai hướng đi của cả nhóm thì chắc chắn trong quá tình sẽ gặp
phải những rào cản khiến nhóm làm việc không trơn tru. Còn khi các thành viên
trong nhóm có chung hướng đi thì sẽ góp phần đẩy khả năng và hiệu suất làm
việc của nhóm lên cao nhất giúp dễ dàng đạt được mục đích chung đã đề ra. Bên
cạnh đó, trong đội nhóm cũng nên xác định được thế mạnh của từng người để từ
đó có sự phân chia công việc hiệu quả, đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành một
cách tốt nhất góp phần làm thành tích của nhóm ngày một đi lên. Trong quá
trình làm việc cùng nhau phải đảm bảo rằng cả nhóm như một thể thống nhất
thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc chứ không chỉ dừng lại ở tập hợp nhiều cá
nhân. Mặc dù quá trình xây dựng nền tảng nhóm vững chắc sẽ mất nhiều thời
gian và công sức nhưng chỉ khi có một sự khởi đầu tốt thì nhóm mới có thể đạt
được hiệu quả. Và xét về lâu dài cũng như độ phức tạp của công việc, chắc chắn
thành tích của cả nhóm sẽ lớn hơn của tất cả các thành viên hợp lại.
Nhưng quan trọng hơn hết, trong một tập thể bao gồm rất nhiều thành viên
vậy nên nỗ lực của tập thể sẽ được gây dựng dựa trên nỗ lực của từng cá nhân cả
về năng lực, kỹ năng và cách làm việc. Trong mỗi đội nhóm, mỗi công việc sẽ

12
đòi hỏi những yêu cầu khác nhau về chuyên môn, vậy nên để có thể hoàn thành
tốt công việc của tập thể, cá nhân mỗi người cần xác định rõ điểm mạnh yếu và
sở trường của bản thân để nhận việc một cách hợp lí nhất tránh ảnh hưởng đến
tiến độ cả nhóm. Bên cạnh đó trong quá trình thực thiện cần phải cố gắng, nỗ lực
hết sức mình đảm bảo chất lượng công việc tránh mất thời gian của bản thân,
cấp trên và các thành viên khác. Nếu chỉ dựa vào năng lực vốn có để đóng góp
cho đội nhóm thì vẫn chưa đủ, bởi kiến thức luôn thay đổi và được làm mới từng
ngày nên bản thân mỗi người cũng cần nỗ lực học hỏi để ngày một nâng cao
trình độ của mình. Có thể học trên mạng, học từ bạn bè đồng nghiệp xung
quanh, học từ người lãnh đạo hoặc học từ chính những sai lầm của bản thân. Và
những kiến thức ở đây không chỉ dừng lại ở chuyên môn phục vụ cho công việc
mà cong là những kỹ năng, bài học được rút ra từ quá trình làm việc ví dụ như:
Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, Kỹ năng thuyết trình,… Khi
làm được điều này, cá nhân mỗi người sẽ có sự tiến bộ rõ rệt trong công việc,
giúp hiệu quả công việc ngày một cao góp phần vào thành tựu chung của cả
nhóm. Cuối cùng và cũng quan trọng nhất đó chính là cách phối hợp với các
thành viên còn lại trong nhóm. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh bản thân, mỗi
người cũng cần phải có sự điều chỉnh, thay đổi linh hoạt cách làm việc cũng như
thái độ của mình cho phù hợp với nhóm bởi có giỏi đến đâu mà không theo đúng
phương hướng hoạt động với mọi người thì cũng sẽ không thể sự đồng bộ và kết
quả tốt. Ví dụ như văn hóa làm việc của công ty mới là sáng tạo, nhiệt huyết, tự
tin trái ngược với công ty cũ thì mình nên có sự thay đổi trong cách làm việc,
hoạt động với mọi người để giúp nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Hoặc là khi làm
việc có xảy ra bất đồng thì cũng nên có thái độ tôn trọng biết nhìn nhận từ hai
phía để giải quyết vấn đề giúp cho tinh thần đồng đội luôn vững mạnh. Và trong
quá trình làm việc cũng cần phải đặt lợi ích của nhóm lên đầu để giúp đội nhóm
đi lên thay vì chỉ nhìn vào lợi ích của bản thân ở trước mắt. Tất cả những điều
này không chỉ giúp cho tập thể đạt được thành tựu mà còn giúp xây dựng môi
trường làm việc gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Từ câu nói nổi tiếng trên của Steve Jobs ta có thể thấy được rằng những

13
nhận định của ông quả thật vô cùng đúng đắn. Nỗ lực của tập thể đến từ sự cố
gắng của mỗi thành viên và sự gắn kết của cả một tập thể, chỉ khi làm cùng nhau
thì mới có thể gặt hái được thành công. Là một sinh viên năm nhất, qua câu nói
của Steve Jobs em cũng có thể rút ra rất nhiều những bài học quý giá cho bản
thân trong khi làm việc nhóm. Câu nói đã giúp em thấy được tầm quan trọng của
một tập thể trên con đường chinh phục thành công đồng thời thấy được giá trị
của mỗi cá nhân trong một tập thể là vô cùng to lớn. Qua đây em nhận thấy bản
thân cần phải có sự trau dồi, học hỏi và nỗ lực khi tham gia bất cứ hoạt động đội
nhóm nào. Không chỉ là góp sức lực của mình vào thành tựu chung của cả nhóm
mà còn là một cách để giúp phát triển, hoàn thiện bản thân. Đây sẽ là những
hàng trang vững chắc và chần thiết để phục vụ cho quá trình học tập trong suốt
những năm tháng đại học tiếp theo cũng như là nền tảng vững chắc giúp em đạt
được những mục tiêu về nghề nghiệp trong tương lai sắp tới.

14
PHẦN 3
Tại sao chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp? Những nguyên tắc
trong giao tiếp là do con người đặt ra vậy nên phải chăng mỗi doanh nghiệp nên
tự đặt ra cho mình những nguyên tắc giao tiếp riêng? 
TRẢ LỜI
I. Tại sao cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp?
1. Nguyên tắc trong giao tiếp là gì?
“Nguyên tắc trong giao tiếp là hệ thống những tư tưởng chủ đạo, những
tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể giao tiếp cần quán triệt và tuân thủ để đảm
bảo quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao”. Các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp
chính là công cụ định hướng thái độ, hành vi của chủ thể giao tiếp và giúp đỡ
chủ thể trong việc lựa chọn cách giao tiếp với mọi người xung quanh.
Giao tiếp luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công, nhưng giao tiếp thế nào cho hiệu quả thì lại phải phụ thuộc rất nhiều vào
các nguyên tắc khi giao tiếp.
2. Các nguyên tắc trong giao tiếp
Trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, để đạt được mục
đích giao tiếp và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp chúng ta cần phải để ý đến
những nguyên tắc giao tiếp. Mặc dù có rất nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng
điển hình nhất vẫn là những nguyên tắc nền tảng sau:
Nguyên tắc 1: Tôn trọng
Tôn trọng là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để có thể đạt được
hiệu quả trong giao tiếp cũng như trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi
người xung quanh. Bất cứ ai cũng xứng đáng được tôn trọng và nên có sự tôn
trọng đối với người khác không phân biệt hoàn cảnh, nghề nghiệp, tuổi tác, giới
tính,… Trong giao tiếp, sự tôn trọng được thể hiện qua một số biểu hiện: Lắng
nghe, ứng xử lịch sự, không nói chen ngang, khiêm tốn, không ép buộc,… Nếu
trong một cuộc nói chuyện, bạn không có sự tôn trọng, người đối diện sẽ cảm
thấy bị xúc phạm, coi thường dẫn đến việc giao tiếp bị cản trở và về lâu dài sẽ
khiến mối quan hệ ngày càng đi xuống.

15
Ví dụ như trong một buổi chia sẻ và trao đổi về một vấn đề trong tiết học
thay vì tỏ ra chán nản, coi thường các bạn khác thì hãy thể hiện sự tôn trọng với
người đối diện bằng cách lắng nghe và đưa ra ý kiến đúng lúc bởi điều này sẽ
giúp công việc trở nên thuận tiện và nhanh chóng đạt được mục đích.
Nguyên tắc 2: Hợp tác
Hợp tác trong giao tiếp là khi cả hai bên đều có lợi và lợi ích hai bên hòa
hợp khi tham gia giao tiếp. Lợi ích ở đây có thể là về vật chất (thường trong các
cuộc đàm phán, kinh doanh) hoặc lợi ích tinh thần (trong cuộc nói chuyện tâm
tình, chia sẻ). Trong một cuộc nói chuyện, khi mà cả hai người đều tìm thấy lợi
ích của mình và đồng thời thấu hiểu mong muốn của đối phương thì sẽ được coi
là đã đạt được thành công trong giao tiếp. Càng có sự hợp tác thì ta càng nhận về
nhiều lợi ích. Nhưng trái lại nếu một trong hai người hoặc cả hai người chỉ biết
có lợi ích cá nhân, đặt bản thân lên trên người khác thì mâu thuẫn sẽ xảy ra,
người còn lại sẽ dễ dàng cảm thấy nhàm chán và không muốn giao tiếp nữa. Để
có thể thực hiện tốt nguyên tắc Hợp tác thì chúng ta cần hiểu tâm lí đối phương
để từ đó đưa ra những lời nói, lời khuyên phù hợp nhất. Bên cạnh đó, khi đối
phương chưa đạt được lợi ích thì nên thông cảm, giúp đỡ chứ không nên thờ ơ,
coi thường.
Nguyên tắc 3: Kiên nhẫn
Kiên nhẫn là khi bạn dành thời gian lắng nghe toàn bộ những vấn đề của
người khác, cho họ thời gian để chia sẻ hoặc khi ai đó cho bạn lời khuyên hãy
tập trung lắng nghe hết trước khi phản hồi lại. Điều này sẽ giúp bạn trở thành
một người biết quan tâm, tôn trọng người đối diện, sẵn sàng giúp đỡ họ trong
những tình huống khó khăn. Người đối diện cũng từ đó thấy được sự đồng cảm
ở bạn và sẵn sàng chia sẻ với bạn nhiều điều hơn. Nguyên tắc này thường được
áp dụng trong những cuộc trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp vậy nên hãy cố
gắng có cho mình sự kiên nhẫn để có thể “ghi điểm” trong mắt người đối diện.
Một vài biểu hiện của việc thiếu kiên nhẫn có thể kể đến như: Ngắt lời
người khác, nói chen ngang, không lắng nghe toàn bộ sự việc mà đã đánh giá,…
Khi đó, người đối diện cũng sẽ mất đi cảm tình và kiên nhẫn đối với các bạn bởi

16
họ cảm thấy mình không được lắng nghe, từ đó không muốn tham gia vào cuộc
nói chuyện nữa. Và khi bản thân bạn tham gia giao tiếp với một người không có
sự kiên nhẫn thì chắc hẳn cũng sẽ thấy cuộc nói chuyện chỉ đến từ một phía bởi
người kia không có sự lắng nghe hay thông cảm với những gì mình đang chia sẻ.
Nguyên tắc 4: Rõ ràng
Trong bất cứ tình huống nào chúng ta đều cần phải có được sự rõ ràng,
mạch lạc trong giao tiếp. Tức là khi biểu đạt ý kiến, suy nghĩ ta cần phải trình
bày theo trình tự rõ ràng, dễ hiểu, tránh mập mờ để người đối diện hiểu đúng và
đưa ra lời phản hồi hợp lí. Nếu trong một cuộc nói chuyện, trao đổi mà không có
sự rõ ràng thì rất có thể các cá nhân tham gia sẽ hiểu lầm nhau, hiểu sai từ đó
ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc.
Đặc biệt, có thể lấy ví dụ trong buổi thảo luận của công ty, nếu bạn trình
bày các ý lộn xộn, thiếu đi sự mạch lạc thì chắc chắn ý kiến của bạn sẽ có thể bị
hiểu sai hoặc gây khó hiểu cho người đối diện. Thay vào đó hãy sắp xếp các ý
một cách khoa học hợp lý để đảm bảo tính rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng
giao tiếp và công việc.
Nguyên tắc 5: Ngắn gọn
Mặc dù điều quan trọng trong giao tiếp là làm người đối diện hiểu rõ những
gì mình đang nói, nhưng cũng đừng vì thế mà lại trình bày quá dài dòng, thiếu
trọng tâm, sự ngắn gọn cũng là một điều cần đặc biệt lưu ý khi giao tiếp. Khi
chúng ta nói với dung lượng vừa phải, người khác sẽ dễ dàng nắm bắt vấn đề
hơn từ đó đưa ra những lời khuyên, ý kiến phù hợp. Nếu như trình bày quá dài
dòng sẽ gây phản tác dụng, khiến lời nói mất trọng tâm, gây nhàm chán, sao
lãng ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp. Bên cạnh đó, những nội dung truyền
đạt cũng cần phải có giá trị, có sự chọn lọc để tránh hiểu sai, hiểu thiếu ý cần
truyền đạt.

3. Tại sao cần tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp?
Thứ nhất, các nguyên tắc giao tiếp chính là nền tảng quan trọng để xây
dựng nên một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Khi chúng ta biết vận dụng một cách

17
hợp lý các nguyên tắc nêu trên, thì những người đối diện trong cuộc giao tiếp sẽ
cảm thấy mình được tôn trọng, nhận được rất nhiều lợi ích để từ đó có lại sự tôn
trọng với chúng ta. Bên cạnh đó các nguyên tắc cơ bản giúp cho việc giao tiếp
đạt được những mục đích nhất định chứ không lan man, vô ích, gây mất thời
gian, đây cũng chính là yếu tố quan trọng gây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp.
Điển hình như trong các buổi đàm phán quốc tế, khi hai bên có sự tôn trọng,
lắng nghe lẫn nhau thì mâu thuẫn sẽ phần nào được giải quyết và hai quốc gia sẽ
có mối quan hệ bền chặt hơn, cùng hợp tác cùng phát triển. Hoặc là trong các
mối quan hệ bạn bè nếu chúng ta biết áp dụng hợp lí các nguyên tắc nêu trên thì
chắc chắn tình bạn giữa hai người sẽ ngày càng được củng cố qua những cuộc
nói chuyện thành công.
Thứ hai, khi bản thân mỗi người nắm rõ và tuân thủ theo các nguyên tắc
trong giao tiếp thì đây cũng chính là một cách nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân.
Trong giao tiếp, nếu chúng ta vận dụng các nguyên tắc một cách hợp lí thì sẽ
cho người đối diện thấy rằng mình quan tâm, hứng thú với vấn đề của họ từ đó
nâng cao sự tin tưởng của mọi người đối với bạn. Và qua đây họ cũng sẽ thấy
được bạn là một người tinh tế, lịch sự từ đó dành sự tôn trọng của họ cho bạn.
Còn ngược lại nếu như bạn không đảm bảo có được những nguyên tắc này trong
giao tiếp hoặc vận dụng không linh hoạt hợp lý thì rất có thể người đối diện sẽ
có ấn tượng xấu trong khi giao tiếp với bạn. Ví dụ như trong một cuộc nói
chuyện với bạn bè, nếu bạn có sự khiên nhẫn, lắng nghe bạn mình chia sẻ để từ
đó đưa ra lời khuyên hữu ích hay chỉ đơn giản là đồng cảm với họ thì bạn cũng
đã nhận được sự tín nhiệm từ bạn của mình.
Cuối cùng, các nguyên tắc trong giao tiếp chính là “Kim chỉ nam” giúp xác
định hướng đi đúng đắn và nâng cao hiệu quả trao đổi giữa các bên. Trong một
cuộc thảo luận mặc dù nội dung đưa ra là cần thiết tuy nhiên trình bày nội dung
như thế nào mới là mấu chốt dẫn đến kết quả thành công hay thất bại. Nếu mỗi
người trong nhóm đều nắm bắt được các nguyên tắc nêu trên và thực hiện một
cách phù hợp thì việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn mà không
bị chệch hướng hay xảy ra những tình huống khó xử không nên có. Chính nhờ

18
vậy mà mọi việc sẽ được giải quyết một cách thuận lợi hơn, chất lượng hơn từ
đó mang đến những lợi ích, thành tựu cho cả cá nhân và đội nhóm. Ví dụ như
giao tiếp trong kinh doanh, nếu như cả hai bên đều có sự tôn trọng, hòa hợp với
đối phương và không đặt bản thân lên trên người khác thì chắc chắn cả hai bên
đều sẽ đạt được thỏa thuận, thu về lợi ích tốt nhất. Hoặc khi trình bày phương án
trong các buổi họp, nếu như chúng ta nắm được nguyên tắc rõ ràng, ngắn gọn thì
phần trình bày của chúng ta sẽ được đánh giá cao, giúp mọi người hiểu rõ trọng
tâm, từ đó thực hiện công việc hiệu quả hơn.

II. Những nguyên tắc trong giao tiếp là do con người đặt ra vậy nên phải
chăng mỗi doanh nghiệp nên tự đặt ra cho mình những nguyên tắc
giao tiếp riêng?
Nguyên tắc trong giao tiếp là những tiêu chuẩn mà chủ thể giao tiếp cần
tuân thủ để đảm bảo quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do sự phát
triển của xã hội với ngày càng nhiều lĩnh vực, môi trường, văn hóa khác nhau
nên những nguyên tắc trong giao tiếp cũng có sự thay đổi, bổ sung. Bên cạnh
những nguyên tắc cơ bản, vẫn còn rất nhiều những nguyên tắc khác nhau được
xây dựng phát triển sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng tham gia
giao tiếp.
Ngày nay đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập, hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, kinh doanh, marketing, media,…
Mỗi lĩnh vực đều sẽ có những đặc điểm khác nhau, văn hóa làm việc, môi
trường tương tác khác nhau và mỗi doanh nghiệp khi hoạt động cũng sẽ có các
quy định khác biệt so với các doanh nghiệp còn lại. Đúng là những nguyên tắc
cơ bản trên là tiền đề, nền tảng nhưng nếu chỉ có những nguyên tắc chung áp
dụng cho tất cả các doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề khác nhau mà không
có sự biến đổi thì sẽ không hoàn toàn phù hợp. Khi ấy văn hóa riêng, đặc trưng
riêng của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế và có một số nguyên tắc phù hợp với lĩnh
vực này nhưng lại gây cản trở, hạn chế đối với lĩnh vực khác. Việc phụ thuộc
hoàn toàn vào những nguyên tắc cơ bản mà không có sự sáng tạo, biến đổi, bổ

19
sung sẽ gây ra nhiều bất lợi tùy vào từng nơi. Vậy nên việc doanh nghiệp tự đặt
ra thêm những nguyên tắc giao tiếp riêng sao cho phù hợp với môi trường, mục
tiêu, định hướng hoạt động là điều cần thiết.
Trong những doanh nghiệp làm về tài chính, kinh doanh,… khi cấp trên và
cấp dưới cùng tham gia thảo luận thì cần có sự nghiêm túc, không đùa cợt và
cần phải có sự thận trọng trong lời nói khi xưng hô cũng như đưa ra ý kiến. Trái
lại, ở các công ty làm về mảng sáng tạo như quảng cáo, design… khi tham gia
thảo luận lên ý tưởng sự ngay ngắn, trang nghiêm lại gây nên sự gò bó không
thoải mái. Thay vào đó trong khi cùng hoạt động, chính những câu đùa hay sự
phá cách trong giao tiếp lại có thể là nguồn ý tưởng để phát triển sản phẩm hiệu
quả hơn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi đưa ra những nguyên tắc riêng, không nên
bỏ qua hay đi ngược lại với những nguyên tắc cơ bản bao gồm: Tôn trọng, hợp
tác, kiên nhẫn, ngắn gọn, rõ ràng. Bởi đây là những nguyên tắc nền tảng mang
tính chuẩn mực mà mọi quan hệ giao tiếp nên có để đảm bảo đạt được mục đích,
hiệu quả. Nếu chỉ chú tâm vào những nguyên tắc riêng mà bỏ đi những phần cơ
bản thì chắc chắn việc giao tiếp sẽ gặp nhiều rào cản, thậm chí gây ra mâu thuẫn
không đáng có ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vậy nên khi đưa ra các
nguyên tắc giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp, người lãnh đạo phải dựa vào
những nguyên tắc cốt lõi làm nền tảng để phát triển thêm và có sự biến đổi linh
hoạt sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

20
KẾT LUẬN

Làm việc nhóm là một kỹ năng mềm không thể thiếu đối với mọi người
trong quá trình làm việc đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Thông qua ba
phần trình bày và giải quyết về những vần đề thường gặp khi làm việc trong đội
nhóm đã nêu trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận và bài học để áp dụng
vào thực tiễn công việc và cuộc sống.
Thứ nhất, có rất nhiều mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc
cùng nhau và đặc biệt là tình trạng “gánh team” trong đội nhóm. Để có thể giải
quyết tình huống này, người lãnh đạo cần phải áp dụng hợp lý các kỹ năng cần
thiết đồng thời các thành viên cũng nên có trách nhiệm và cải thiện thái độ làm
việc giúp công việc trở nên hiệu quả hơn.
Thứ hai, trong một tập thể thành tựu có được không thể chỉ nhờ một cá
nhân mà đó là công sức đóng góp của cả một tập thể. Điều này đòi hỏi các thành
viên phải ý thức được giá trị của mình để cố gắng góp sức tạo nên thành công
của nhóm, và nhóm cũng cần có sự đồng lòng, nhất chí với nhau để có thể tiến
xa hơn nữa.
Thứ ba, trong giao tiếp với mọi người việc tuân thủ những nguyên tắc cơ
bản này, không chỉ giúp cho cuộc nói chuyện đạt được mục đích mà còn giúp
gây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ với mọi người ngày một tốt hơn. Và vì
những nguyên tắc khác nhau cần phải được áp dụng trong những hoàn cảnh
khác nhau nên các doanh nghiệp có thể tự đề ra những nguyên tắc giao tiếp sao
cho phù hợp với môi trường, văn hóa làm việc giúp thúc đẩy quá trình tương tác
giữa mọi người. Tuy nhiên khi xây dựng những nguyên tắc riêng thì cần phải
tuân thủ và dựa vào những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tính hiệu quả, lịch sử,
phù hợp với tiêu chí của xã hội.
Từ đây ta có thể tự rút ra những bài học quý giá trong quá trình làm việc
nhóm để giúp cho tập thể cũng như chính bản thân mình ngày càng phát triển và
đạt được nhiều thành công.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wikipedia Tiếng Việt, The Beatles:


https://vi.wikipedia.org/wiki/The_Beatles
2. Wikipedia Tiếng Việt, Apple Inc: https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Inc
3. Nguyễn Đức Hùng, 2010, Chương 3: Nguyên tắc và phòng cách giao tiếp,
Bài giảng, Học viện Quản lý giáo dục.
4. Đoàn Thị Hồng Vân, Chương 2: Các nguyên tắc trong giao tiếp, Bài
giảng https://123docz.net/document/763364-bai-giang-cac-nguyen-tac-
trong-giao-tiep.htm

22

You might also like