You are on page 1of 5

1.

* Ưu điểm:

- Thông tin rộng rãi được nhiều người tiêu dùng biết đến.

- Tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm thông tin về sản phẩm và hạn chế thời
gian đi mua sắm.

Thông tin về sản phẩm được cung cấp miễn phí và rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng nên người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được và có cơ hội lựa
chọn hàng hóa theo ý thích của mình và sản phẩm Omo gần đây được quảng cáo và
PR rất nhiều với những chương trình mới mẽ kích thích được khả năng tiêu dùng
của công chúng sau khi đã có nhu cầu mua sản phẩm với kênh phân phối đa dạng
này người tiêu dùng có thể lựa chọn hình thức mua hàng phù hợp bán trực tiếp qua
tivi, đài, báo chí, intemet… họ có thể tìm thấy thông tin ở bất cứ nơi đâu. Nhờ vậy
việc tìm mua sản phẩm trở nên khá dễ dàng. Đặt biệt, họ có thể ngồi tại nhà hay
bất cứ đâu cũng có thể mua được hàng bằng cách đặt hàng trực tiếp trên internet,
điện thoại… Hàng đặt mua được mang đến tận nhà đảm bảo thời gian và chất
lượng.

Trong thời đại kinh tế thị trưởng hiện nay thời gian là “vàng" của tất cả mọi người,
do vậy đánh vào tiêu điểm này Omo đã tiết kiệm tối đa thời gian của người tiêu
dùng. Vị thế Omo đã đi vào lòng công chúng một cách tự nhiên nhưng đảm bảo sự
tin tưởng tối đa. Hơn nữa việc đi lại mua sắm cũng là điều bất tiện đối với một số
người tiêu dùng. Đường phố đông đúc bụi bặm là nguyên nhân khiến không ít
người tiêu dùng e ngại việc đi mua sắm. Đặc biệt đối với các bà nội trợ, đây là
khách hàng tiêu dùng Omo nhiều nhất lại rất ngại việc đi lại bất tiện cho thời gian,
công việc, sức khỏe của họ. Do đó, mong muốn có thể mua hàng tại nhà là điều
cấp thiết nhất. Thỏa mãn được nhu cầu này là Omo đã lấy lòng hơn một nửa số
lượng người tiêu dùng trên thị trường.

* Nhược điểm:

- Tốn nhiều chi phi cho nhân viên giao hàng.

- Thông tin qua internet có thể bị các đối trượng xấu xâm nhập

- Khách hàng có thể mua những sản phẩm không đúng như yêu cầu của mình

Kiểu phân phối này là người sản xuất giao hàng cho khách hàng nên luôn bị động
trong việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, họ phải tùy thuộc vào nhu cầu
của khách hàng, vì không chủ động được thời gian giao hàng nên họ mất đi một
phần chi phí cơ hội và việc giao hàng cho khách hàng, cũng mất rất nhiều thời gian
và tốn kém chi phí. Nhóm khách hàng này trong xã hội không nhiều nên việc đáp
ứng nhu cầu của họ là rất khó khăn. Mặt khác, khách hàng biết được thông tin về
sản phẩm qua nhiều hình thức khác như qua tivi, đài, báo, intemet... Trong đó hình
thức mua hàng qua internet là rất phức tạp khách hàng có thể nhận những thông tin
về sản phẩm không đúng sự thật do một số thành phần xấu xâm nhập vào, mua
hàng theo hình thức này không đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như nhà sản
xuất nên khách hàng cũng ít lựa chọn hình thức này hơn nhất là ở Việt Nam. Vì
thế, việc phân phối này cũng có thể làm mất niềm tin ở một số khách hàng tiềm
năng.

2.

* Ưu điểm:

- Cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu lựa chọn mặt hàng ưa thích nhất : người
tiêu dùng khi đến các cửa hàng bán lẻ có thể gặp đủ loại sản phẩm với mức giá phù
hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình nhất.
- Đáp ứng nhu cầu lựa chọn ngay lập tức : khẩn cần hàng hóa người tiêu dùng đến
cửa hàng bán lẻ là có thể mua được sản phẩm ngay.

- Khách hàng có thể chủ động thời gian mua sắm : khách hàng có thể đi mua hãng
tùy vào thời gian của mình khi có nhu cầu mua hàng hóa

- Tăng cường khả năng chuyên môn hóa phân phối sản phẩm: nhiều người bán lẻ
sẽ hiểu được tập quán thói quen sở thích, nhu cầu và tình hình kinh tế ở nơi mình
buôn bán để lựa chọn sản phẩm hợp lý nhất.

- Cung cấp sản phẩm thường xuyên hơn: hàng hóa luôn được các cửa hàng bán lẻ
có sẵn để cung cấp cho khách hàng cá nhân thường xuyên.

* Nhược điểm:

- Số lượng sản phẩm được tiêu thụ nhỏ: người tiêu dùng cá nhân chỉ mua theo nhu
cầu hàng ngày của bản thân nên số lượng hàng hóa bán ra sẽ ít.

- Khả năng đáp ứng hàng số lượng lớn có thể không thực hiện được: khi một số
khách hàng cần số lượng hàng hóa lớn thì cửa hàng bán lẻ có thể không có đủ hàng
hóa để cung cấp

3.

* Ưu điểm:

- Kênh phân phối được thực hiện một cách chặt chẽ:

Thể hiện qua việc sản phẩm sau khi được sản xuất ra để đến được tay người tiêu
dùng phải qua hai trung gian phân phối là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Việc phân
phối này được thực hiện liên tục, thường xuyên. Muốn vậy thì việc liên kết trực
tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua các nhà trung gian này để
được hoàn thiện hơn, nhanh chóng hơn nhằm thỏa mản đuợc nhu cầu cho cả hai
bên. Doanh nghiệp thì cần bán được hàng hóa, người tiêu dùng lại cần thỏa mản
nhu cầu của mình về tiêu dùng sản phẩm.

- Thị trường lớn thỏa mãn nhu cầu:

Việc chiếm được thị phần trên thị trường là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào
cũng phải quan tâm đến. Muốn sản phẩm của doanh nghiệp có mặt ở khắp mọi nơi
thì vấn đề là doanh nghiệp phải có được các đơn vị phân phối, bán lẻ ở từng địa
phương khác nhau. Nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm,… mà việc phân phối sản phẩm được diễn ra nhanh chóng sẽ đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.

- Nhà bán lẻ tiếp cận với người tiêu dùng biết được sự thay đổi trong nhu cầu của
họ từ đó nhà bán lẽ có thể thông tin phản hồi lại với nhà cung cấp.

Nhu cầu của con người là vô hạn sở thích của con người cũng không phải là nhất
định. Sự thay đổi về nhu cầu cũng như sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng về
một sản phẩm nào đó các nhà bán lẻ là người dễ năm bắt được nhất vì các nhà bản
lẻ là người trực tiếp và thường xuyên cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Một
khi người tiêu dùng muốn thay đổi nhu cầu thì họ không muốn chi tiêu cho loại sản
phẩm mà họ không mong muốn. Và yêu cầu phải có những sản phẩm mới để thỏa
mãn cho nhu cầu của họ.

- Số lượng bán ra lớn:

Điều này rất dễ dàng để nhận thấy qua việc một khi doanh nghiệp đã chiếm được
thị phần lớn hay có thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng thì
việc tiêu thụ cho sản phẩm là không bị hạn chế. Ở khắp mọi nơi, sản phẩm của
doanh nghiệp đều có mặt và đáp ứng được mọi nhu cầu được thể hiện qua việc
doanh nghiệp có nhiều kênh phân phối khác nhau, nhiều nhà trung gian khác nhau
mà cụ thể nhất là các nhà bản lẻ. Càng nhiều nhà bán lẻ thì khả năng bán được
nhiều hàng càng cao.

* Nhược điểm :

- Qua nhiều kênh trung gian nên vốn dễ bị ứ đọng.

Thay vì việc sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thì theo
kênh phân phối này sản phẩm phải qua hai nhà trung gian (nhà bán buôn và nhà
bán lẻ) nên thời gian chu chuyển của sản phẩm chậm hơn, tốc độ quay vòng của
vốn lâu hơn dẫn tới vốn bị ứ đọng.

- Phân phối qua nhiều giai đoạn nên chi phi lớn

Nếu doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng doanh
nghiệp không phải tốn các khoản phí hoa hồng cho các trung gian, đại lý. Một khi
sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn thì vấn đề thất thoát hư hỏng sản phẩm là
không thể tránh khỏi. Tổn thất này doanh nghiệp phải chịu và chi trả nếu doanh
nghiệp áp dụng các phương thức trao đổi, giao nhận hàng hóa đối với các bên
trung gian

You might also like