You are on page 1of 9

Câu 1

1. Tuyển chọn các thành viên của kênh


Mỗi nhà sản xuất sẽ có khả năng khác nhau trong việc thu hút các trung gian có chất lượng cho
kênh dự định. Một số nhà sản xuất không gặp khó khăn gì trong việc tuyển một trung gian.
Ngược lại, cũng có nhiều nhà sản xuất phải cực nhọc mới tìm được trung gian theo tiêu chuẩn
mong muốn. Các nhà sản xuất ít nhất phải xác định được các trung gian tốt cần phải hội đủ
những đặc điểm gì. Họ sẽ đánh giá các trung gian về thâm niên trong nghề, những mặt hàng họ
bán, mức lợi nhuận và phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín. Tùy theo đối tượng mà
các đặc điểm này có thể thay đổi.
Để lựa chọn được kênh tối ưu, người làm marketing cần phân tích một số yêu cầu mà nhà sản
xuất đặt ra để đạt mục tiêu phân phối. Các yêu cầu đó có thể là:
 Yêu cầu bao phủ thị trường;
 Mức độ điều khiển kênh mong muốn;
 Tổng chi phí phân phối thấp nhất;
 Đảm bảo tính linh hoạt của kênh.
2. Khuyến khích các thành viên hoạt động
Các trung gian phải được thường xuyên khuyến khích hoạt động. Nhà sản xuất phải tạo được
mối liên hệ chặt chẽ VỚI các thành viên, kịp thời khen thưởng động viên họ và tiến hành các
hoạt động xúc tiến đối với thành viên như là những người bạn hàng, khách hàng của nhà sản
xuất. Một số chương trình mà các nhà sản xuất có thể áp dụng để khuyến khích trực tiếp các
thành viên kênh của mình là:
1. Trợ cấp quảng cáo.
2. Chi phí cho sản phẩm mẫu trưng bày.
3. Thi tuyển chọn người bán.
4. Trợ cấp cho các bộ phận chức năng, kho bãi.
3. Đánh giá các thành viên
Định kỳ hoặc có thể đột xuất người làm marketing cần phải đánh giá hoạt động của các thành
viên kênh như mức doanh số, hàng tồn kho, thời gian giao hàng, các dịch vụ mà họ cung cấp và
quy trình xử lý hàng thất thoát, hư hỏng.
Câu 2. Phân tích các dạng bán lẻ hàng hóa.

 Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại hình bán lẻ
này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta
tổ chức trưng bày hàng hóa và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp tại
các địa điểm bán hàng này tùy theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng khác nhau mà
có các loại cửa hàng bán lẻ như sau:
 Chợ: chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các
loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định
kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
 Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được
hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở
vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người
dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh daonh, không linh
hoạt như giá cả ngoài chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị
thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm,
kho… Quy định này tùy thuộc vào cơ quan quản lý.
 Cửa hàng cao cấp: là một số ít cửa hàng bán các hàng hoá chất lượng cao phục vụ các
khách hàng nhiều tiền và yêu cầu cao. Cửa hàng cao cấp thường được đặt ở các khu phố
sang trọng, trung tâm.
 Cửa hàng bán lẻ độc lập: loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa hàng này
thường thuộc sở hữu của các cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa
hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hóa tại các cửa hàng này
thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày.
 Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm
người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Sự liên kết này dựa
trên sự tự nghuyên, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập, tách khỏi hợp tác xã
và tự cung ứng hàng hóa từ các nguồn ngoài hợp tác xã.
 Cửa hàng bách hóa: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hàng hóa.
Các cửa hàng bách hóa thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng
hóa tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại
các khu vực riêng của cửa hàng.
 Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian
cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này
thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định.
 Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuất
hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường
được ký hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định
từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn định và có địa
điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu một hang đã nổi tiếng
trên thị trường. Ngoài ra, cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về
marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh.
 Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ cung
cấp một hay một nhóm hàng hóa nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất
định. Ví dụ: cửa hàng chuyên doanh là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo,
giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh, cửa hàng chuyên
bán cho trẻ em, người già…
 Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hóa với giá thấp hơn với giá
bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm.
 Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng này thường
không trưng bày hàng hóa, không quảng cáo nhằm tận dụng diện tích và chi phí.
 Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất. Đây
là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng.
 Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có
một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện,
bán hàng qua mạng…
 Bán lẻ dịch vụ: Ở đay hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn thuần. Các loại
hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện…

Câu 3: Hãy mô tả các loại kênh phân phối trong Bưu điện và vai trò của các doanh nghiệp
Bưu điện trong các kênh đó.

 - Truyền thông, quảng cáo:


 Truyền thông quảng cáo qua các xuất bản phẩm, hệ thống truyền thông quảng cáo
ngoài trời, tại các bưu cục, trên các phương tiện vận tải, phong bì thư...
 Vai trò: Truyền thông quảng cáo trên nền hạ tầng Bưu điện thông qua các loại hình:
phát thanh, ấn phẩm không địa chỉ, phương tiện vận chuyển, ấn phẩm, bưu điện, tờ
rơi, áp phích, pano, băng-rôn, biển, trụ quảng cáo, TVC, quảng cáo truyền miệng:
thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền.
 - Phân phối xuất bản ấn phẩm:
 Kinh doanh các loại ấn phẩm Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước; Phát hành các
loại Lịch Tết.
 Vai trò:
 Chuyên phân phối các loại sách báo cho các nhà sách, đơn vị phát hành uy tín tại
Việt Nam.
 Sản phẩm đa dạng và phòng phú. Có sản phẩm thiết kế độc quyền dành riêng theo
yêu cầu của khách hàng.
 - Dịch vụ Viễn thông – công nghệ thông tin:
 Cung cấp các dịch vụ đại lý viễn thông như: kinh doanh thẻ viễn thông (thẻ di động,
game, truyền hình…), phát triển thuê bao và thu cước (viễn thông, truyền hình),
dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động…
 Vai trò:
 Dịch vụ thẻ viễn thông: cung cấp các loại thẻ điện thoại, game, truyền hình… dưới
dạng thẻ vật lý (thẻ cào) và thẻ điện tử (mã thẻ và nạp tiền điện tử - topup airtime).
 Phát triển thuê bao: cung cấp, hỗ trợ đăng ký, hòa mạng các bộ hòa mạng trả trước
và gói cước trả sau của các nhà mạng MobiFone và Vinaphone.
 Thu cước thuê bao viễn thông (di động, internet, cố định..) và thuê bao truyền hình
AVG, VTC.
 Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS): tư vấn và cung cấp cho khách hàng về các dịch vụ
cộng thêm trên nền tảng di động của các nhà mạng: nhạc chờ, thông báo cuộc gọi
nhỡ, internet trên di động…
 - Dịch vụ phân phối hàng hóa:
 Kinh doanh các ngành hàng về thiết bị đầu cuối (Truyền hình, Di động); hàng tiêu
dùng nhanh; ấn bản xuất bản phẩm.
 Vai trò:
 Cung cấp và lắp đặt thiết bị truyền hình kỹ thuật số vệ tinh và mặt đất (DTT, DTH,
smart- box…) của các đơn vị: AVG, VTC, VNPT - Tech.
 Cung cấp các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng (sản phẩm chăm sóc gia
đình:bột giặt, nước giặt, nước xả, nước rửa bát…; chăm sóc thân thể: dầu gội, sữa
tắm, lăn khử mùi…).
 Cung cấp các ấn phẩm xuất bản phẩm: sách, báo, tạp chí, lịch, sách giáo khoa, văn
phòng phẩm...
 - Phân phối thiết bị Viễn thông, Truyền hình:
 Các sản phẩm phân phối, bán lẻ gồm các loại điện thoại di động kèm gói cước ưu
đãi của các nhà mạng MobiFone và Vinaphone; các thiết bị đầu cuối truyền hình
số, truyền hình Internet của truyền hình AVG, VTV, VTC, VNPT.
 Vai trò:
 Các sản phẩm thiết bị Viễn thông, Truyền hình thuộc các thương hiệu Tập đoàn,
Tổng công ty nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam được đảm bảo bằng chất lượng sản
phẩm và dịch vụ.
 Sản phẩm, dịch vụ được phân phối, cung cấp theo yêu cầu hoặc phục vụ tại địa chỉ
khách hàng.
 - Phân phối hàng tiêu dùng nhanh:
 Sản phẩm phân phối là các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh như sản
phẩm chăm sóc gia đình: bột giặt, nước sả vải, nước rửa chén, nước lau nhà …; sản
phẩm chăm sóc thân thể: dầu gội, giầu xả, kem đánh răng…
 Vai trò:
 Các sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín trên thị trường, giá cả phù hợp với
nhu cầu và điều kiện của người dân khu vực nông thôn.
 Sản phẩm có mặt trên toàn quốc và được phân phối thông qua mạng lưới các Bưu
điện – Văn hoá xã tập trung tại các khu vực nông thôn.
 - Direct Marketing:
 Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm,
dịch vụ của mình đến trực tiếp người tiêu dùng, đặc biệt tại khu vực nông thôn
thông qua hạ tầng truyền thông của Bưu điện.
 Vai trò:
 Các hình thức truyền thông, quảng bá gồm:
 + Tại các điểm giao dịch của Bưu điện: hệ thống quảng cáo tại Bưu cục; đặt tờ rơi,
áp phích, pano, băng-rôn,
 + Tại địa chỉ khách hàng: Cataloge sale, ấn phẩm không địa chỉ, hệ thống truyền
thanh phường xã
 + Thông qua hình thức online Marketing (email Marketing, GEO Marketing)
 Tư vấn, đánh giá và phân tích đối tượng khách hàng nhận quảng cáo Direct Mail;
quản lý, phản hồi thông tin khách khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ
 - Quảng cáo thương mại:
 Giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn vị trí, hình thức đặt quảng cáo thương
hiệu, sản phẩm của mình tốt nhất thông qua hệ thống hạ tầng quảng cáo của Bưu
điện.
 Vai trò:
 Hình thức quảng cáo:
 + Biển quảng cáo ngoài trời
 + Biển Lightbox, Frame, màn hình LCD.
 Trên phương tiện vận chuyển Bưu chính

Câu 4. Trong 2 loại kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, kênh nào tốt hơn?

 - Kênh phân phối gián tiếp dựa vào các trung gian để thực hiện hầu hết hoặc tất cả
các chức năng phân phối. Phần thách thức nhất của kênh phân phối gián tiếp là một
bên khác phải được giao phó sản phẩm của nhà sản xuất và sự tương tác của khách
hàng. Tuy nhiên, các công ty hậu cần thành công nhất là những chuyên gia phân
phối các khoản phải thu theo cách mà hầu hết các nhà sản xuất không làm được.
Các kênh phân phối gián tiếp tạo nên các lớp chi phí, nhà cung cấp và bộ máy hành
chính. Điều này có thể làm tăng chí phí cho người tiêu dùng, làm chậm quá trình
giao hàng và mất quyền kiểm soát của nhà sản xuất.
 - Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối ngắn nhất, đơn giản nhất, với nhà sản
xuất trực tiếp quản lý tổ chức, logistics, giao hàng và bán hàng của chính mình.
Kệnh trực tiếp cũng giúp đưa sản phẩm mới ra thị trường dễ dàng hơn, nhanh hơn
và có thể ít tốn kém hơn so với kênh phân phối gián tiếp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư
hạ tầng ban đầu cao hơn đáng kể, hơn nữa việc bán hàng trực tiếp quy mô lớn có
thể rất khó để quản lý.
 => Không có “câu trả lời chính xác” về cách thức quản lý kênh phân phối nào là tốt
nhất. Một số doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ khả năng tiếp cận nhanh chóng
với việc giao hàng và bán hàng trên quy mô rộng lớn mà kênh phân phối gián tiếp
có thể cho phép trong khi tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Trong khi đó, kênh phân phối trực tiếp cho phép các công ty kiểm soát tốt hơn chuỗi
cung ứng của mình trong khi về lâu có thể giảm chi phí hoạt động.

Câu 5
Thương mại điện tử tác động đến 6 yếu tố
1. Tác động đến hoạt động marketing
Thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông để tiến hành các
hoạt động thương mại, mà ở đây chủ yếu chính là việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua
website. Chính vì vậy mà hoạt động marketing trong thương mại điện tử có nhiều thay đổi so với
hoạt động marketing truyền thống. Trong hoạt động thương mại truyền thống chủ yếu triển khai
chiến lược marketing “ đẩy” thì trong hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là triển khai hoạt động
marketing “ kéo”. Hàng hóa trong thương mại điện tử có tính cá biết hóa cao do thông qua website
doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lượng khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như
vậy doanh nghiệp sẽ biết được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như những thay đổi về thị hiếu
người tiêu dùng để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao nhất nhu cầu
người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút ngắn lại. Ngoài ra thương
mại điện tử còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng xuống tới mức
thấp nhất do loại bớt được các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động marketing. Đặc biệt
là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi và thanh toán diễn ra cùng một lúc cho dù
người mua và bán ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
2. Thay đổi mô hình kinh doanh
Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của Thương mại điện tử phải thay đổi,
mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành
3. Tác động đến hoạt động sản xuất
Thương mại điện tử đã làm thay đổi hoạt động sản xuất từ sản xuất hàng loạt thành sản xuất đúng
lúc và theo nhu cầu. Trong thương mại điện tử, hê thống sản xuất được tích hợp với hệ thống tài
chính, hoạt động marketing, và các hệ thống chức năng khác trong và ngoài tổ chức. Giờ đây nhờ
ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể hướng dẫn khách hàng đặt hàng theo nhu
cầu của từng cá nhân chỉ trong vài giây bằng cách sử dụng phần mềm ERP trên nền website. Vòng
đời của một số sản phẩm đã được rút ngắn khoảng 50% nhờ ứng dụng thương mại điện tử.
4. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán
Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại,
chính vì lẽ đó mà hoạt động tài chính và kế toán trong lĩnh vực này có những đặc trưng riêng. Khác
biệt lớn nhất giữa hoạt động tài chính, kế toán trong lĩnh vực thương mại điện tử so với truyền
thống chủ yếu là nằm ở hệ thống thanh toán điện tử. Giờ đây hệ thống thanh toán truyền thống là
không còn hiệu quả với hoạt động thương mại điện tử, thay vào đó là việc triển khai các giải pháp
thanh toán trực tuyến. Giải pháp thanh toán trực tuyến đã giúp cho khách hàng và doanh nghiệp
tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch trong hoạt động
tài chính, kế toán. Hiện này, trong lĩnh vực thương mại điện tử đã xuất hiện nhiều thuật ngữ mới
như ví điện tử, tiền điện tử….. Hay ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng đã hình thành và phát triển
nhiều hoạt động mới như: ngân hàng trực tuyến, thanh toán thẻ tính dụng trực tuyến, thành toán
bằng thẻ thông minh, ngân hàng di động…
5. Tác động đến hoạt động ngoại thương
Thương mại điện tử có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt động
ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt động ngoại thương trước
đấy. Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành các hoạt động ngoại thương ngày
càng trở lên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách
điện tử, bản nhạc, phim, ảnh….hay dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải….Ngoài ra
thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và thời gian bao gồm
chi phí đi lại, chi phí giao dịch, chi phí cho trung gian. Hiện nay thương mại điện tử được xem là
một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai thương mại điện tử, hay ở đây là
việc dùng internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh
chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua bất cứ trung gian
nào.
6. Tác động của Thương mại điện tử đến các ngành nghề

a) Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí
b) Tác động của Thương mại điện tử đến ngành giáo dục
c) Tác động của Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử
d) Tác động của Thương mại điện tử đến ngành Bảo hiểm

Câu 6. Hãy lấy một ví dụ về kênh phân phối của các công ty mà anh chị cho là có hiệu quả.
Phân phối kép
Doanh nghiệp có thể sử dụng cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để mở rộng nhiều điểm tiếp
xúc với người tiêu dùng
Ví dụ: Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH có các cửa hàng TH true mart để bán trực tiếp sản
phẩm cho khách hàng. Đồng thời, sản phẩm của họ cũng được phân phối qua các trung gian như
đại lý sữa, cửa hàng tạp hóa, siêu thị,…
Câu 7: Tư duy “Chỉ bán những thứ mà khách hàng cần” được thể hiện như thế nào trong
các quyết định về kênh phân phối

- Bán những thứ mà khách hàng cần là thể hiện căn bản của tư duy kinh doanh “hướng về
khách hàng”. Muốn thực hiện được tư duy này thì phải nghiên cứu thị trường để hiểu rõ
khách hàng cần gì.
- Những thứ mà họ cần ở đây không chỉ là về loại sản phẩm, dịch vụ gì, mà còn giá cả ra
sao thì họ mua? Lúc nào họ mua? Ở đâu? Họ cần xưng hô như thế nào? Họ cần ta chăm
sóc như thế nào? Lúc nào thì không nên đến đòi nợ họ? Lúc nào thì dễ đòi nợ?
- Khi thực hiện hương châm “chỉ bán những thứ mà khách hàng cần” thì khách hàng sẽ hài
lòng, họ không những mua nhiều mà còn giới thiệu cho ta thêm khách hàng mới. Lời giới
thiệu của khách hàng có hiệu quả hơn nhiều so với các loại quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng mà Doanh nghiệp phải mất rất nhiều tiền để thực hiện. Như vậy
sẽ tăng được khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Câu 8

Theo Nielsen Việt Nam, sau hình thức bán lẻ truyền thống, thì hình thức bán lẻ hiện đại ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong tiêu dùng Việt Nam. Có 34% người mua sắm ở các siêu thị
lớn, 29% tại các siêu thị một cách thường xuyên, có 22% người mua hàng tại các cửa hàng tiện
lợi và con số này ngày một tăng. Nielsen cũng dự báo đến năm 2020 các cửa hàng tiện lợi sẽ
thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.

Kể từ năm 1993, loại hình bán lẻ hiện đại xuất hiện và ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi Việt
Nam mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào sau thời
điểm đó đã tạo nên một làn sóng bùng nổ các siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại
và mua sắm. Đến nay, Metro đã có 19 siêu thị, Big C đã có 32 siêu thị, Aeon có 4 siêu thị và
trung tâm mua sắm, Takashimaga cũng đã đầu tư 47 triệu USD để sở hữu Trung tâm thương mại
Sài Gòn Centre… Các chuỗi cửa hàng tiện ích Family Mart, Ministop, Sevent – eleven cũng đã
xuất hiện ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp trong nước cũng đã nhập cuộc, bắt tay xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại của
riêng mình. Vinmart+ đã có trên 400 cơ sở, Satrafood có 60 cơ sở, Co.op Mart có 50 siêu thị và
trên 100 điểm Co.op food… Tính chung từ 2009 đến nay, số siêu thị ở Việt Nam đã tăng gấp 2
lần và hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 25% tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ.

Đổi mới:

Thế lực thứ ba chi phối thị trường bán lẻ Việt Nam mới xuất hiện trong thời gian gần đây là hoạt
động thương mại điện tử. Năm 2016, thương mại điện tử cán mốc 4 tỷ USD. Theo Hiệp hội
Thương mại điện tử, tốc độ của loại hình bán lẻ này có thể đạt 30-50%/năm và dự báo đến năm
2020 doanh thu của thương mại điện tử sẽ đạt mốc 10 tỷ USD.
Đã từng có nhận định thương mại điện tử sẽ khai tử loại hình bán lẻ truyền thống, thậm chí các
cửa hàng, cửa hiệu truyền thống sẽ hoàn toàn biến mất và nhường chỗ cho mua sắm online. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, nhận định trên khó có thể trở thành hiện thực, bởi cả 3 loại hình này cho
đến nay vẫn duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục cạnh tranh và tương hỗ, giao thoa lẫn nhau. Bán lẻ
truyền thống và hiện đại sẽ áp dụng công nghệ vào bán hàng, chăm sóc khách hàng.

You might also like