You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MARKETING CĂN BẢN

Họ và tên: Phạm Diệu Linh

Mã sinh viên: B20DCMR116

Đề số 2

Câu 1:

 Định nghĩa về sản phẩm và phân loại sản phẩm. Chọn một sản phẩm bất kì, chỉ rõ các yếu tố cấu
thành của mỗi cấp độ sản phẩm đó.

Định nghĩa: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường để trao đổi, buôn bán nhằm thu hút sự
chú ý, tiêu dùng, sử dụng và có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Sản phẩm có thể mang lại lợi
ích hữu hình lẫn vô hình, vật chất lẫn phi vật chất.

Phân loại sản phẩm: Có 3 cách phân loại sản phẩm thường gặp như sau:

- Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
Sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn: chỉ dùng 1 lần hoặc một vài lần
Sản phẩm tiêu dùng dài hạn: dùng nhiều lần
- Phân loại theo thói quen mua hàng:
Sản phẩm tiêu dùng hàng ngày: là những sản phẩm ngày nào cũng cần sử dụng, là nhu cầu thiết
yếu. VD: lương thực, thức phẩm, …
Sản phẩm mua ngẫu hứng: là những sản phẩm mua không có kế hoạch từ trước.
Sản phẩm mua có chọn lựa: là những sản phẩm mà quá trình mua sẽ diễn ra lâu hơn, người mua
thường cân nhắc so sánh với các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng, bảo hành, khuyến mãi, …
Sản phẩm mua cấp bách: là những sản phẩm được mua trong tình huống cấp bách, người mua
không suy nghĩ nhiều trước khi mua.
Sản phẩm cho những nhu cầu đặc thù: là những sản phẩm đặc biệt mà người mua sẵn sàng bỏ
thời gian, công sức để tìm hiểu.
Sản phẩm cho nhu cầu thụ động: không liên quan đến nhu cầu hàng ngày.
 Phân tích nội dung phát triển sản phẩm mới:

Phát triển sản phẩm mới là điều vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Cần phải
phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp để theo kịp tiến độ phát triển của công nghệ, để cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác. Sản phẩm mới không nhất phải là mới hoàn toàn, có thể mua
bằng sáng chế, giấy phép hoặc mua lại doanh nghiệp có sản phẩm mới. Về cơ bản thì sản phẩm mới
bao gồm những loại như sau:

- Sản phẩm hoàn toàn mới, chưa ai, chưa ở đâu có


- Sản phẩm phát triển từ 1 cái đã có
- Sản phẩm du nhập: nước ngoài đã có và được du nhập, triển khai ở nước ta

Để phát triển được sản phẩm mới, cần trải qua 7 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng sản phẩm mới


Ở giai đoạn này, càng đưa ra được nhiều ý tưởng càng tốt, nếu có nhiều ý tường thì ở giai đoạn
2 mình càng có nhiều sự lựa chọn và có thể kết hợp các ý tưởng lại với nhau để cho ra một ý
tưởng hoàn thiện hơn.
- Giai đoạn 2: Sàng lọc, đánh giá ý tưởng
Loại bỏ các ý tưởng không phù hợp
- Giai đoạn 3: Soạn thảo và thẩm định dự án mới
- Giai đoạn 4: Soạn thảo chiến lược marketing
- Giai đoạn 5: Thiết kế sản phẩm mới
- Giai đoạn 6: Bán thử sản phẩm mới (thử nghiệm)
Nên thử nghiệm thị trường trên quy mô nhỏ để rút ra kinh nghiệm và tránh sai xót khi thương
mai hóa sản phẩm
- Giai đoạn 7: Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường (thương mại hóa sản phẩm)
Giai đoạn này phải tuân theo kế hoạch marketing đã soạn thảo

 Mô tả đặc điểm các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm và sự thay đổi của chiến lược
Marketing qua các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm.
- Giai đoạn 1: Triển khai sản phẩm mới
Đặc điểm: doanh thu ít và tăng chậm, lợi nhuận ít thậm chí lỗ vốn
Hoạt động marketing: tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mại và tạo điều kiện
thuận lợi để khách hàng mua. Khuyến khích trung gian marketing và tập trung và khách hàng có
điều kiện mua, họ thường là những người ưa sự đổi mới, thích thú với những sản phẩm mới.
- Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Đặc điểm: sản phẩm bán chạy, doanh thu và lợi nhuận tăng, cạnh tranh xuất hiện
Hoạt động marketing: giảm mức độ quảng cáo, nên thâm nhập vào các thị trường mới, sử dụng
các kênh phân phối mới và điều chỉnh hạ giá để thu hút them khách hàng, mở rộng quy mô thi
trường nhằm kéo dài giai đoạn này
- Giai đoạn 3: Chín muồi
Đặc điểm: tăng trưởng chậm, lợi nhuận giảm
Hoạt động marketing: đổi mới hệ thống marketing hỗn hợp: cải tiến sản phẩm, khuyến mại,
giảm giá, tăng thêm dịch vụ khách hàng. Ngoài ra có thể đổi mới thị trường cho sản phẩm.
- Giai đoạn 4: Suy thoái
Đặc điểm: doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh
Hoạt động marketing: tập trung nghiên cứu đối thủ để biết được họ có rút khỏi việc kinh doanh
sản phẩm đó hay không, tập trung kiểm soát số sản phẩm suy thoái để tránh gây rủi roc ho
doanh nghiệp.

Câu 2:

 Khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của kênh phân phối và của các trung gian thương mại
trong kênh phân phối
- Khái niệm: Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau giúp cho sản
phẩm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nó tạo thành dòng chảy từ người sản xuất đến
người mua cuối cùng
- Vai trò:
+ Giảm chi phí phân phối cho nhà sản xuất: Nếu các nhà sản xuất tự tổ chức lấy mạng lƣới phân
phối thì họ phải chịu chi phí lớn do không chuyên môn hoá, do quy mô nhỏ bé. Nhờ sử dụng
trung gian phân phối, các nhà sản xuất tập trung nguồn lực vào các khâu chính trong dây chuyền
giá trị của sản phẩm.
+ Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất: khi mua bán đứt đoạn, các trung gian đã chia sẻ rủi ro do giá cả
biến động với nhà sản xuất thì nhà sản xuất có thể thu hồi vốn để tái đầu tư vào chu kỳ tiếp
theo.
+ Giúp cho cung cầu gặp nhau: họ giải quyết được vấn đề mua ở đâu cho người mua và bán ở
đâu cho người bán
+ Tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất nhờ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng tiếp cận
khách hàng

- Chức năng của trung gian thương mại trong kênh phân phối:
+ Nghiên cứu thị trường: họ có thể thu thập được những thông tin quan trọng, chính xác về nhu
cầu, thị hiếu khách hàng cho nhà sản xuất nhờ việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
+ Xúc tiến
+ Thương lượng: phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh phân phối
+ Xây dựng quan hệ với khách hàng
+ Hoàn thiện sản phẩm
+ Chia sẻ rủi ro

 Phân tích cấu trúc kênh phân phối, nêu đặc điểm của các kênh phân phối chọn lọc và phân phối
đặc quyền.
- Cấu trúc kênh phân phối:
+ Kênh cấp 0: Hay còn gọi là phân phối trực tiếp. Nhà sản xuất trực tiếp phân phối đến người sử
dụng cuối cùng. Hình thức này thường xuất hiện trong thị trường tổ chức (công nghiệp) khi số
lượng khách hàng nhỏ, giá trị các đơn hàng lớn, và các sản phẩm/dịch vụ thường có tính chất kỹ
thuật phức tạp. Trong thị trường tiêu dùng, bán hàng đến tận nhà, bán hàng qua thư, bán hàng
trực tuyến đều là các hình thức phân phối trực tiếp.
+ Kênh cấp 1: Bao gồm một cấp trung gian, ví dụ như người bán lẻ trong thị trường tiêu dùng
hay nhà phân phối công nghiệp trong thị trường công nghiệp.
+ Kênh cấp 2,3: Bao gồm nhiều hơn một cấp trung gian, có thể là hai hay ba cấp trung gian.
Trong thị trường tiêu dùng có thể tồn tại các đại lý, những nhà bán buôn, và những người bán lẻ.
Trong thị trường công nghiệp, bên cạnh những nhà phân phối công nghiệp còn có những đại
diện của nhà sản xuất.
- Đặc điểm các kênh phân phối chọn lọc: phương pháp này, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của
họ qua 1 số trung gian thương mại đã được chọn lựa theo những tiêu chuẩn nhất định.
-
- Được áp dụng phổ biến để tiêu thụ sản phẩm thuộc nhóm hàng sử dụng lâu bền, Người mua có
sự lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, hoặc khi nhà sản xuất đang muốn thu hút một
số trung gian cụ thể trong mỗi cấp độ kênh.
- Đặc điểm kênh phân phối đặc quyền: Trên mỗi khu vực doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ
qua 1 trung gian thương mại duy nhất và trung gian thương mại phải thực hiện phương thức
bán độc quyền.
 Điểm khác biệt giữa Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR) là gì. Hãy cho ví dụ minh họa.
- Quảng cáo: bản thân doanh nghiệp tự nói tốt về mình, thường nhắm đến khách hàng mục tiêu,
chi phí lớn nếu muốn xuất hiện trên truyền hình, có thể kiểm soát nội dung đăng tải
- PR: một bên thứ ba nói tốt về doanh nghiệp của mình, nhắm đến cộng đồng, chi phí ít hơn nhờ
xuất hiện qua chương trình, sự kiện, không kiểm soát được nội dung các chương trình sử dụng
- Ví dụ:
+ Quảng cáo: OMO quảng cáo sản phẩm bột giặt trên TV với slogan “ OMO, sạch nhanh vết bẩn
cứng đầu trong 1 lần giặt”
+ PR: Xúc xích ponnie tài trợ cho chương trình Chơi là chạy Việt Nam nên được các thành viên
trong chương trình lồng ghép rất nhiều trong câu thoại từ đó gây ấn tượng với khán giả

You might also like