You are on page 1of 3

N nTHỰC TRẠNG KINH DOANH ĐA CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Hà Trung Hiếu


Giáo viên hướng dẫn: Đào Thu Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Kinh doanh đa cấp” ngành kinh doanh mà ngay từ khi ra đời bởi một nhà
hóa học người Mỹ đã chịu rất nhiều phản ứng tích cực cũng như những ý kiến trái
chiều về tính ưu việt của nó trong hoạt động thương mại toàn cầu.Kinh doanh đa
cấp xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1999, qua hơn 14 năm có mặt tại nước ta,nó đã
cho thấy những ưu điểm vượt trội so với kinh doanh truyền thống qua việc phân
phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Do cắt giảm tối đa các khâu trung gian
nên hàng hóa không bị đội giá lên quá nhiều và người tiêu dùng tại Việt Nam đã
có cơ hội được sử dụng những sản phẩm chất lượng cao có nguồn gốc từ nước
ngoài với giá cả phải chăng.Là một sinh viên đang theo học ngành kinh tế,em
chọn đề tài này nhằm giúp cho người đọc có những cách nhìn khác và khách quan
hơn về ngành kinh doanh vốn có bản chất tốt đẹp, đầy tính nhân văn đang dần bị
biến tướng và bóp méo tại Việt Nam. Dựa vào những số liệu thực tế,em hi vọng
đề tài này sẽ giúp cho người đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về ngành kinh
doanh này tại Việt Nam sau một chặng đường dài phát triển.
1. LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP
1.1. Khái niệm kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp (tiếng Anh: Multi-level Marketing) hoặc Kinh doanh
theo mạng (Network Marketing) hay Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại
Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm.
Đây là hoạt động kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có
thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất)
mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này
tiết kiệm rất nhiều chi phí từ tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng
hóa, khuyến mại,quảng cáo và các chương trình tiếp thị khác. Số tiền này thay
vào đó, được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản
phẩm (do đó chất lượng sản phẩm của các công ty tiếp thị đa cấp thường cao và
liên tục được nâng cấp). Đây là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen

1
của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường chia sẻ cho
người thân, bạn bè và những người xung quanh.
Hình 2.1 Sơ đồ mạng lưới phân phối của kinh doanh đa cấp

1.2. Đặc điểm


của kinh doanh đa cấp:
Theo Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội Việt Nam ban
hành ngày 03/12/2004, bán hàng đa cấp được hiểu là một phương thức tiếp thị để
bán lẻ hàng hoá. Phương thức bán hàng này được thực hiện theo những cách thức:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới
người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho
người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác
không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người
tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng
hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người
tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được
doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
- Từ những điều trên, có thể thấy hành vi bán hàng đa cấp có những dấu
hiệu nhận biết sau:
Thứ nhất, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa.
Dấu hiệu này được xem xét ở hai nội dung. Một là, nó là phương thức bán lẻ
hàng hóa, nói cách khác, thông qua mạng lưới tiếp thị doanh nghiệp tổ chức bán
hàng đa cấp sẽ thiết lập được mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với người
tiêu dùng cuối cùng mà không tốn phí các khoản đầu tư thành lập, duy trì mạng
lưới phân phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc các đại lý phân
phối theo pháp luật thương mại. Đồng thời, người tiêu dùng có cơ hội mua được
sản phẩm từ gốc sản xuất, tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình
2
phân phối như nạn hàng giả, giá cả không trung thực... Do đó, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp có thể là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa được tiếp thị và
bán lẻ bằng phương thức đa cấp hoặc chỉ là các doanh nghiệp phân phối hàng
hóa do doanh nghiệp khác sản xuất. Hai là, bán hàng đa cấp chỉ xảy ra trong thị
trường hàng hóa. Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định 110/2005/NĐ-CP đều
xác định đối tượng áp dụng của hành vi này là thị trường hàng hóa mà không đặt
ra đối với thị trường dịch vụ.
Thứ hai, doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị hàng hoá thông qua
những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau. Khi phân tích về tổ
chức của mạng lưới đa cấp, cần phải làm rõ một số vấn đề sau:
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hiểu đơn giản là những cộng tác
viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp cho dù họ được gọi
với những tên gọi như đại lý, nhà phân phối độc lập, trực tiêu viên... Trong hoạt
động của mình, người tham gia thực hiện việc giới thiệu và bán hàng hóa trực
tiếp cho người tiêu dùng mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, khi giới
thiệu và bán lẻ sản phẩm, doanh nghiệp đã không phải là người trực tiếp thiết
lập quan hệ với người tiêu dùng mà thực hiện thông qua mạng lưới người tham
gia, cho nên họ độc lập trong quan hệ với khách hàng. Mặt khác, người tham gia
bán hàng đa cấp không là nhân viên của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp
không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người tham gia trước khách hàng
tiêu thụ sản phẩm. Trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi
chất lượng sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.
- Khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tham gia không phải là
các đại lý phân phối theo quy định của Luật Thương mại, không là các cửa hàng
tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh quy định người
tham gia tiếp thị hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng mà không
phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham
gia. Tức là, người tham gia trực tiếp gặp gỡ người tiêu dùng để giới thiệu và bán
lẻ sản phẩm, và họ không phải đăng ký kinh doanh khi tham gia bán hàng đa cấp.
- Người tham gia được tổ chức thành những cấp khác nhau theo phương
thức: mỗi người tham gia tổ chức một mạng lưới phân phối mới, khi được doanh
nghiệp chấp nhận. Mạng lưới mới tạo ra cấp phân phối tiếp sau cấp phân phối của
người đã tạo ra chúng. Vì thế số người tham gia ở cấp sau luôn nhiều hơn so với

You might also like