You are on page 1of 2

1.

Bài tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2023 - 2024
Kính thưa các vị đại biểu!
Kính thưa đoàn chủ tịch!
Thưa hội nghị.
Vừa qua, tôi đã được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023– 2024của trường THCS
An Lão đề ra, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch trên. Sau đây tôi có bổ sung thêm tham luận về
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS An Lão
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức
được nhiệm vụ quan trọng đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi
dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò .
Trong những năm gần đây, tôi đã tham gia công tác bồi dưỡng HSG Văn 6 ,Địa 8 ,Địa 9 trong
các đội tuyển tôi bồi dưỡng đã có học sinh đoạt cao giải cấp Tỉnh cấp Huyện, với số lượng học
sinh đoạt giải cũng khá nhiều.Thành tích trên đã góp phần nhỏ bé vào kết quả thi HSG chung
của toàn trường.
Trước hết tôi nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
1. Thuận lợi:
1) Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài
trong công việc bồi dưỡng HSG.
2) Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho
việc dạy và học đạt kết quả tốt.
3) Đội Ngũ Giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh
nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.
2. Khó khăn:
1) Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ
tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư
cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
2) Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn
khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em
đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
3) Số học sinh tham gia vào các đội tuyển chưa cao,chưa tự giác ,chưa tích cực một só em còn có
tư tưởng không thích vào đội tuyển dường như vào đội tuyển là do sự ép buộc của thầy cô . Nhất
là các môn Địa lí ,Lịch sử các em coi đây là môn phụ nên không thích vào đội tuyển Sủ ,Địa đó
là một điều quá khó khăn đối với tổ KHXH
Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một
số môn chưa cao
4) Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân,
theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi;
 Từ thực tế trên Tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau :
Giải pháp 1: Khâu tuyển chọn học sinh và kế hoạch bồi dưỡng:
Đối với lớp 6, 7, 8, 9 chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học hoặc thông qua
việc giảng dạy hàng ngày hoặc sau khi khảo sát đầu năm để lựa chọn những em có khả năng, tư
chất, trí tuệ, lòng đam mê, gia đình nhất trí vào đội tuyển.
Giải pháp 2: Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
1) Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ đầu năm các chủ đề, số tiết trong chủ đề trong chương trình
môn mình giảng dạy một cách cụ thể, qua đó tìm tòi chọn lọc các bài toán theo dạng của chủ đề
đó, tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chủ đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu
hiệu nhất mà tôi sử dụng.
2) Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là
trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các
chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu
3) Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến
một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới
nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ
dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự
làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này
trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc.
4) Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi
cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm
định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được
mới thôi.
5) Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi
chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh
hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
Giải pháp 3: Đối với phụ huynh:
1) Quan tâm tạo điều kiện về thời gian ở nhà, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
2) Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
3) Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
Giải pháp 4: Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng
- Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban
giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm cũng cần quan tâm
đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh
tham gia bồi dưỡng.
Ví dụ: Dạy đủ số tiết theo quy định 19 tiết trong tuần, nên phân công chuyên môn cùng một khối
để giảm bớt khâu soạn bài chéo giáo án để giành thời gian nghiên cứu và tái sức lao động, bớt
công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với
học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành
tích; quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng
học, điện, nước
Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi .Rất mong
được sự đóng góp của các đồng chí.
Cuối cùng, xin kính chúc các vị đại biểu khách quý, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc.
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

You might also like