You are on page 1of 3

Nội dung đào tạo nội bộ giáo viên Anh ngữ Glory tháng 12/2022

I) Thực trạng các lớp học tại Trung tâm Anh ngữ Glory

A) Tổ chức lớp học

- Lớp ngữ pháp Tiếng Anh 3-12

Số lượng lớp:

+) Tổ chức giảng dạy theo tài liệu Tiếng Anh chuẩn hoá của BGD&ĐT.

+) Sử dụng các phương pháp linh hoạt trong việc dạy và học.

+) Giáo viên có chuyên môn được hướng dẫn và đào tạo bài bản trong việc giảng dạy Ngữ Pháp

- Lớp Speaking 1-12

Số lượng lớp:

+) Tổ chức giảng dạy theo giáo trình biên soạn từ nước ngoài và các nguồn khác nhau. Các giáo trình
được sử dụng tại Glory gồm có:
a) Let’s Go (1-5)
b) Prepare1! (6-7)
c) Mindset for IELTS foundation (8-9)
d) 31 Formulars For IELTS Speaking (10-12)

+) Có sự tham gia giảng dạy của giáo viên nước ngoài.

+) Các giáo viên VN đóng vai trò là chủ nhiệm lớp kiêm trợ giảng/hỗ trợ thầy cô nước ngoài trong việc
điều hành dạy và học cho lớp.

+) Tập trung chính vào kĩ năng nghe nói, giúp học viên có sự tin và nói Tiếng Anh trôi chảy.

- Lớp IELTS (lớp cấp tốc & lớp tiêu chuẩn)

Số lượng lớp:

+) Đào tạo thi chứng chỉ IELTS theo các khung chương trình từ thấp lên cao.

+) Có 2 hình thức tổ chức lớp học chính gồm:


a) Lớp học tiêu chuẩn (Standard): Lộ trình từ đầu vào Pre-IELTS (2.0 overall). Thời gian dự kiến từ 16-18
tháng. Kéo dài 5 levels. Đảm bảo chuẩn đầu ra tối thiểu từ 6.0+
b) Lớp học cấp tốc (Express): Lộ trình từ các đầu vào khác nhau. Tuỳ theo năng lực học viên mà khung
thời gian sẽ được rút ngắn tối đa, học viên sẽ học kèm riêng hoặc nhóm nhỏ để tập trung tối đa đạt
được Target yêu cầu trong thời gian ngắn nhất.

+) Dạy và đào tạo chuẩn 4 kĩ năng IELTS LISTENING – IELTS READING – IELTS WRITING – IELTS
SPEAKING.

B) Những điều đã đạt được và chưa đạt được trong tháng vừa qua
+) Về những điều đã đạt được:

a) Các lớp học được duy trì và bảo đảm theo đúng tiến độ, chưa ghi nhận trường hợp lớp bị bỏ ngang,
delay chương trình.

b) Đảm bảo việc phân bổ giáo viên phù hợp với trình độ lớp cũng như kinh nghiệm giảng dạy và chuyên
môn.

c) Việc thực hiện các bài test tháng, mid-term/final term và video recording được tổ chức nghiêm túc,
đúng thời hạn.

-) Về những điều chưa đạt được:

a) Giáo viên còn chưa dạy bám sát với Course Outline, bài giảng còn bị thay đổi về nội dung cũng như
tiến độ. Các bài test chưa được thực hiện và tổ chức một cách quy củ.

b) Nhiều lớp học nhận được feedback về việc còn thiếu động lực học tập cho học sinh. Bên cạnh đó,
chưa quản lý sát sao dẫn đến việc học sinh các lớp gây ồn, ảnh hưởng lẫn nhau.

c) Sử dụng giáo viên nước ngoài chưa triệt để và hiệu quả.

d) Giáo viên cần được trang bị thêm các phương pháp giảng dạy bổ sung để cải thiện chất lượng lớp học
hơn.

e) Sử dụng nhóm giáo viên chưa thực sự hiệu quả. Việc trao đổi thông tin giữa nhân sự trung tâm còn
cực kì hạn chế

f) Phần nhận xét hàng ngày của một số lớp chưa đồng bộ, chưa nhận xét được chi tiết, rõ ràng và tỉ mỉ.
Dễ gây ra sự khó hiểu với phụ huynh – học sinh.

II) Các đề xuất và giải pháp khắc phục

1) Với các vấn đề liên quan tới Course Outline.

- Các file Course Outline (CO) được tạo ra nhằm mục đích đơn giản hoá giáo án dạy học, đồng thời là
công cụ để các giáo viên theo dõi tiến độ học tập và bàn giao bài giảng nếu xảy ra các trường hợp nghỉ
hoặc chuyển đổi công tác. Vì thế việc dạy và bám sát theo CO là điều cực kì quan trọng. Hiện tại trung
tâm đã hoàn thiện đầy đủ CO cho các lớp học tại trung tâm. CO của các lớp 10-11-12 và Mindset
Foundation (sử dụng Syllabus) sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới. Các giáo viên chú ý tải thư mục CO
trên nhóm Zalo về để thuận tiện trong việc sử dụng và nắm rõ tiến độ học tập của lớp mình in-charge.

2) Với các vấn đề liên quan tới ý thức học viên của lớp học & nhận xét sau mỗi buổi học.

- Giáo viên cần chú ý sát sao hơn trong việc dạy học cũng như quản lý lớp học của mình. Việc thực hiện
nhận xét sau mỗi buổi học là phương pháp giúp kết nối giáo viên tới phụ huynh học sinh để cùng đồng
hành thực hiện việc quản lý và nhắc nhở con em, vì vậy phía quản lý học vụ đã cung cấp thêm cho giáo
viên tài liệu bản mềm về cách thức nhận xét đúng quy chuẩn. Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý tới việc
cắt bớt thời gian chết trong lớp học, tạo thêm các hoạt động và cũng như có quy định riêng của lớp để
nhằm mục đích hạn chế tối đa việc học viên mất tập trung, nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ.
3) Với các vấn đề về giáo viên nước ngoài.

- Giáo viên cần có sự phối hợp và sát sao hơn khi làm việc cùng giáo viên nước ngoài, trước các buổi học,
giáo viên khi trao đổi bài giảng với cô/thầy giáo người nước ngoài thì cũng cần chú ý trao đổi thêm về
các hoạt động trong giờ, đề mục yêu cầu của buổi học và các yêu cầu từ phía cá nhân giáo viên để nhằm
mục đích sử dụng giáo viên nước ngoài một cách triệt để và hiệu quả hơn. Tránh tối đa việc để giáo viên
nước ngoài hoàn toàn in-charge lớp sẽ dễ xảy ra các sự cố không đáng có.

4) Với vấn đề về đào tạo chuyên môn và bổ sung phương pháp giảng dạy

- Giáo viên tích cực tham gia đầy đủ các buổi đào tạo chuyên môn để được nắm được các cách thức quy
chuẩn hoá trong việc dạy và học, cũng như giải đáp sâu các khúc mắc trong quá trình giảng dạy. Hàng
tháng đội ngũ giáo viên sẽ cùng nhau rút tỉa kinh nghiệm, phát huy những điểm mạnh ,nêu cao những
đóng góp và tinh thần sáng tạo trong giảng dạy và khắc phục nhũng khó khăn mà cá nhân cũng như tập
thể giáo viên vướng phải.

5) Với vấn đề sử dụng nhóm giáo viên chưa hiệu quả

- Nhóm zalo là một trong những kênh giao tiếp chính của đội ngũ giáo viên, thế nhưng vẫn chưa thực
hiện được đầy đủ chức năng ngoại trừ những thông báo cơ bản. Chính vì lẽ đó, ban quản lý ủng hộ việc
giáo viên sử dụng nhóm chat một cách linh hoạt và bài bản hơn. Giáo viên giờ đây có thể sử dụng nhóm
chat để yêu cầu giải quyết các vấn đề khẩn cấp, thông báo các sự cố cần khắc phục sớm cũng như đặt
các câu hỏi về việc dạy&học. Trong thời gian tới sẽ có bổ sung thêm các nhóm chat để tách bạch hơn vai
trò và phục vụ đội ngũ nhân viên tốt hơn.

You might also like