You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA SƯ PHẠM VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

LÊ QUỐC KHẢI

TIỂU LUẬN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học phần: CƠ SỞ HÌNH HỌC
Mã học phần: A27013

KIÊN GIANG – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA SƯ PHẠM VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

LÊ QUỐC KHẢI
MSSV: 21072008027

TIỂU SỬ, CÁC CÔNG TRÌNH NGUYÊN CỨU CỦA


NHÀ TOÁN HỌC EUCLIDE
VÀ CHỨNG MINH MỘT SỐ MỆNH ĐỀ

BÀI BÁO TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học phần: Cơ sở Hình học
Mã học phần: A27013

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


ThS. NGUYỄN KIM HOA

KIÊN GIANG – 2022


KHOA SƯ PHẠM VÀ XHNV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Họ và tên giảng viên: ................................................................................................
Họ và tên sinh viên:..................................................................... MSSV:........................................
Tên bài báo cáo: ............................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT

1. Hình thức trình bày bài báo cáo:


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2. Nội dung bài báo cáo:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
3. Điểm số (theo thang điểm 10; lẻ 0,5):…………………………………

……………., ngày tháng năm 20 …


GIẢNG VIÊN
LỜI CẢM ƠN

Bài tiểu luận này là cả một quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và hơn hết em đã
nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh.
Trước hết, em xin của ơn cô – ThS. Nguyễn Kim Hoa, giảng viên hướng dẫn của học
phần “Cơ sở hình học”. Cô luôn nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp các thắc mắc, các chủ điểm khó
trong bài. Qua từng buổi học, chúng em học được từ cô rất nhiều điều, từ kiến thức đặc
trưng của học phần đến các kĩ năng thiết yếu mà chúng em sẽ cần nó khi trở thành một
người giáo viên thật sự. Em thật sự rất biết ơn cô vì những điều mà cô đã làm cho em cùng
với các bạn trong lớp và điều đó đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn Trường Đại học Kiên Giang nói chung và Đoàn Khoa Sư
phạm và Xã hội Nhân văn nói riêng vì đã tạo cho chúng em một môi trường học tập thật sự
thoãi mái, hiệu quả và dạy em rất nhiều điều từ kiến thức nền tảng đến các kĩ năng thực tiễn.
Đễ rồi hôm nay, chính điều đó đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt đẹp.
Dù rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu và tham khảo tài liệu, nhưng có lẽ không thể
tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô cùng với các bạn. Chính
những sự đóng góp ấy sẽ giúp cho bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.

Châu thành, ngày 30 tháng 10 năm 2022


Sinh viên thực hiện
Lê Quốc Khải

4
5
MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU HÌNH......................................................................................................6

DANH MỤC BIỂU BẢNG.....................................................................................................8

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................11

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................11

2. Mục tiêu Nghiên cứu.....................................................................................................11

2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................11

2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................11

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................11

5. Cấu trúc tiểu luận...........................................................................................................11

PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................12

CHƯƠNG 1...........................................................................................................................12

1.1. Sơ lược về tiểu sử của nhà toán học Euclid.................................................................12

1.2. Công việc giảng dạy...................................................................................................12

1.3. Tác phẩm của Euclide.................................................................................................13

CHƯƠNG 2...........................................................................................................................15

2.1. Tác phẩm “Eléments” (“Cơ bản”)...............................................................................15

2.1.1. Quyển I.................................................................................................................15

2.1.1.1. Các định nghĩa...............................................................................................15

2.1.1.2. Các tiên đề......................................................................................................16

2.1.1.3. Các định đề.....................................................................................................16

2.1.1.5. Định đề V của Euclide...................................................................................18

6
2.1.2. Quyển II................................................................................................................22

2.1.3. Quyển III..............................................................................................................24

2.1.3.1. Các định ngĩa:................................................................................................24

2.1.3.1. Một số mệnh đề trong quyển III:....................................................................25

2.1.4. Quyển IV..............................................................................................................26

2.1.4.1. Các định nghĩa:..............................................................................................27

2.1.4.2. Một số các mệnh đề trong quyển IV...............................................................27

2.1.5. Quyển V...............................................................................................................29

2.1.5.1. Các định nghĩa:..............................................................................................29

2.1.5.2. Một số mệnh đề của quyển V.........................................................................30

2.1.6. Quyển VI..............................................................................................................31

2.1.6.1. Các định nghĩa:..............................................................................................32

2.1.6.2. Một số mệnh đề trong quyển VI.....................................................................32

2.1.7. Quyển VII, VIII, IX..............................................................................................33

2.1.8. Quyển X...............................................................................................................33

2.1.9. Quyển XI..............................................................................................................33

2.1.10. Quyển XII...........................................................................................................33

2.1.11. Quyển XIII.........................................................................................................33

2.2. Các tác phẩm khác của Euclide...................................................................................34

CHƯƠNG 3...........................................................................................................................35

3.1. Mệnh đề 1:.................................................................................................................. 35

3.2. Mệnh đề 2:..................................................................................................................36

3.3. Mệnh đề 3:..................................................................................................................39

7
3.4. Mệnh đề 4:..................................................................................................................40

3.5. Mệnh đề 5:..................................................................................................................41

3.6Mệnh đề 6:....................................................................................................................42

3.7. Mệnh đề 7:..................................................................................................................44

3.8. Mệnh đề 8:..................................................................................................................45

3.9. Mệnh đề 9:..................................................................................................................46

3.10. Mệnh đề 10:..............................................................................................................47

3.11. Mệnh đề 11:..............................................................................................................48

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................51

8
DANH MỤC BIỂU HÌNH

Hình 1. Nhà toán học Euclide.................................................................................................13

Hình 2. Định đề I của Euclide.................................................................................................17

Hình 3. Định đề II của Euclide...............................................................................................17

Hình 4. Định đề III của Euclide..............................................................................................18

Hình 5. Định đề IV của Euclide..............................................................................................18

Hình 6. Định đề V vủa Euclide...............................................................................................18

Hình 7. Chứng minh Tiên đề Euclide.....................................................................................21

Hình 8. Chứng minh Định đề V..............................................................................................21

Hình 9. Chứng minh mệnh đề tương đương Định đề V.........................................................23

Hình 10. Hình bình hành khuyết.............................................................................................24

Hình 11. Chứng minh mệnh đề 2.1.2.1...................................................................................24

Hình 12. Mệnh đề 2.1.2.2.......................................................................................................25

Hình 13. Hình viên phân.........................................................................................................26

Hình 14. Mệnh đề 2.1.3.1.1....................................................................................................26

Hình 15. Mệnh đề 2.1.3.1.2....................................................................................................27

Hình 16. Mệnh đề 2.1.4.2.1....................................................................................................28

Hình 17. Mệnh đề 2.1.4.2.2....................................................................................................29

Hình 18. Mệnh đề 2.1.5.2.1....................................................................................................31

Hình 19. Mệnh đề 2.1.5.2.2....................................................................................................32

Hình 20. Mệnh đề 2.1.6.1.1....................................................................................................33

Hình 21. Chứng minh mệnh đề 1............................................................................................36

Hình 22. Chứng minh mệnh đề 2............................................................................................37

9
Hình 23. Chứng minh mệnh đề 2............................................................................................38

Hình 24. Chứng minh mệnh đề 2............................................................................................38

Hình 25. Chứng minh mệnh đề 2............................................................................................39

Hình 26. Chứng minh mệnh đề 2............................................................................................40

Hình 27. Chứng minh mệnh đề 3............................................................................................40

Hình 28. Chứng minh mệnh đề 4............................................................................................42

Hình 29. Chứng minh mệnh đề 5............................................................................................43

Hình 30. Chứng minh mệnh đề 6............................................................................................44

Hình 31. Chứng minh mệnh đề 7............................................................................................45

Hình 32. Chứng minh mệnh đề 8............................................................................................46

Hình 33. Chứng minh mệnh đề 9............................................................................................47

Hình 34. Chứng minh mệnh đề 10..........................................................................................48

Hình 35. Chứng minh mệnh đề 11..........................................................................................49

10
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 4..............................................................................42

Bảng 2. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 5..............................................................................44

Bảng 3. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 6..............................................................................45

Bảng 4. Giả thuyết và kết luận của mệnh đề 7.......................................................................46

Bảng 5. Giả thuyết kết luận của mênh đề 8............................................................................47

11
DANH MỤC KÝ HIỆU

Tam giác ABC

Góc A
(c.c.c) Cạnh cạnh cạnh
(c.g.c) Cạnh góc cạnh

12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC

TCN Trước Công Nguyên

13
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hình học là một phân nhánh của Toán học liên quan đến các câu hỏi về hình dạng, kích
thước, vị trí tương đối của các hình khối, và cái tính chất của không gian. Hình học phát
triển một cách độc lập trong một số nền văn minh cổ đại như một phần kiến thức thực tiến
liên quan đến chiều dài, diện tích và thể tích với một phần các yếu tố của khoa học toán học
đến từ phương tây như các định lý của Thales (thế kỉ VI TCN).
Tuy nhiên đến thế kỉ III TCN, có thể nói Euclide đã đặt nền móng cho sự phát triển của
hình học. Những công trình nguyên cứu của ông về toán học nói chung cũng như hình học
nói riêng được xem là sách giáo khoa của nhân loại trong suốt 2000 năm qua. Nếu như hình
học được biết đến nhiều bởi Thales, Pythagore thì đến Euclid, ông là người có công sắp xếp
và hệ thống lại kiến thức hình học một cách khoa học và quy củ. Hình học Euclide đã trở
thành chuẩn mực cho nhiều thế kỉ sau đó. Đã có một thời gian khi nhắc về hình học, người ta
sẽ nghĩ ngay đến Euclide.
Ngày nay các nội dung toán như không gian vectơ, tích vô hướng của hai vectơ, nhóm
các phép biến hình, số đo của một đoạn thẳng hay của một góc, số đo diện tích của một hình
phẳng, số đo thể tích của một hình không gian,... đều được xây dựng dựa trên phương pháp
tiên đề. Phương pháp tiên đề được dùng để xây dựng các môn học hiện đại đã ra đời cách
đây hơn 2000 năm cùng với tác phẩm “Eléments” của Euclide và ngày nay được phát huy
tác dụng cùng với việc hoàn thiện phương pháp đó trong việc xây dựng các mô hình học
khác với hình học Euclide.
Chính vì vậy, ngay khi biết đến Euclide qua học phần “Cơ sở Hình học” thì tôi đã cảm
thấy thích thú, muốn được hiểu nhiều hơn về ông và những công trình tiêu biểu mà nhà toán
học này để lại. Những kiến thức ấy sẽ giúp tôi có thêm góc nhìn về hình học và cuộc sống,
biết thêm, hiểu thêm và từ đó nó sẽ là hành trang vô giá cho quá trình trở thành giáo viên
dạy toán của tôi sau này.
2. Mục tiêu Nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Nghiên cứu về tiểu sử, các công trình nghiên cứu của Euclide và chứng minh một số mệnh
đề.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu về tiểu sử của Euclide.
- Nghiên cứu về các công trình tiêu biểu của Euclide trong đó có tác phẩm nổi bật
“Eléments” (các định nghĩa, tiên đề, định đề và chứng minh một số mệnh đề trong các quyển
của tác phẩm “Eléments”).
- Chứng minh một số mệnh đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các công trình nghiên cứu của nhà toán học Euclide.
- Phạm vi: Hình học Euclide.
4. Phương pháp nghiên cứu
14
- Tìm hiểu và tổng hợp các kiến thức có sẵn, sau đó áp dụng để phân tích, trình
bày và chứng minh.
5. Cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Vài nét về tiểu sử nhà toán học Euclide.
Chương 2: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của nhà toán học Euclide.
Chương 3: Chứng minh các mệnh đề.

15
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ TOÁN HỌC EUCLIDE

1.1. Sơ lược về tiểu sử của nhà toán học Euclid


Euclide (phiên âm tiếng Việt là Ơ-clít) là một nhà toán học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ đại, ông
được mệnh danh “cha đẻ của hình học”.
Ông sống vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên, tại thành Alexandria ở Ai Cập.
Alexandria được mệnh nhân là trung tâm học thức lớn nhất thời bấy giờ thu hút nhiều nhân
tài đến từ nhiều nơi tụ về để học tập và nghiên cứu. Euclide đã dược miêu tả trong lịch sử là
một người điềm tĩnh, rất tốt bụng và khiêm tốn. Người ta nói rằng Euclid hoàn toàn hiểu
được giá trị to lớn của toán học và ông tin chắc rằng kiến thức tự nó hoặc là vô giá.

Hình 1. Nhà toán học Euclide

1.2. Công việc giảng dạy


Trong mọi trường hợp, người ta biết rằng Euclide đã dạy ở thành phố Alexandria khi ông
chỉ huy vua Ptolemy I Soter, người sáng lập triều đại Ptolemy. Người ta tin rằng Euclide cư
ngụ Alexandria khoảng từ 330 đến 275 năm TCN, và ở đó ông đã tạo ra một ngôi trường
dành riêng cho việc giảng dạy toán học.
Trong thời kỳ đó, Euclide đã đạt rất nhiều danh tiếng và sự công nhận, nhờ vào khả năng
và kỹ năng làm giáo viên của mình...

16
Một giai thoại thú vị về Euclide được người đời sau lưu giữ đó là câu chuyện về cuộc đối
thoại giữa ông và vua Ptolemaios. Tương truyền rằng, khi vua Ptolemaios hỏi Euclide về
việc liệu có con đường toán học nào ngắn hơn những lý thuyết trong bộ sách của ông không.
Euclide đã không ngần ngại đáp: “Thưa bệ hạ, trong hình học không có con đường dành
riêng cho vua chúa”. Vì điều này, Euclide chỉ ra rằng không có cách thực sự để có được
kiến thức này. Ý định của Euclide với ý nghĩa kép này cũng là để chỉ cho nhà vua rằng
không mạnh mẽ và đặc quyền có thể hiểu toán học và hình học.

1.3. Tác phẩm của Euclide


Euclide đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm khoa học như “Eléments” gồm 13 tập,
“Những dữ kiện”, “Phép chia các hình”, “Những hiện tượng”, “Quang học” là những tác
phẩm của ông còn được truyền tụng đến ngày nay. Tuy ông viết nhiều công trình khoa học
rất giá trị nhưng thế hệ loài người hết lời ca ngợi tác phẩm “Eléments” (tên tiếng Việt là “Cơ
bản”). Sách đã được tác bản hàn ngàn lần và số lần được tái bản chỉ thua kinh thánh.
Trong “Eléments”, Euclide đã sắp xếp một các chặt chẽ thêm tất cả là 465 mệnh đề
không chỉ là hình học mà còn cả về Lý thuyết Số, Đại số sơ cấp giải quyết theo tinh thần
hình học. Tác phẩm “Eléments” của Euclide gồm 13 quyển, trong đó ông đã để lại hệ thống
các kiến thức cơ bản về hình học ở Hy Lạp và thời bấy giờ. Các quyển V, VII, VIII, IX và X
đã trình bày các lý thuyết về số học dưới dạng hình học. Những quyển còn lại dành cho
những vấn đề thuần túy về hình học. Sau đây ta sẽ điểm qua một số nội dung cơ bản của tác
phẩm nổi tiếng đó:
- Trong quyển I, tác giả đã trình bày các vấn đề bằng nhau của tam giác, sự so sánh về
cạnh và góc trong một tam giác, sự vuông góc và song song của các đường thẳng. Ngoài ra
trong quyển này, Euclide đã đề cập đến các tính chất của hình bình hành, điều kiện để các
tam giác và các đa giác có diện tích bằng nhau và định lí Pythagoras.
- Trong quyển II, Euclide đã mô tả cách biến đổi một đa giác thành một hình vuông có
cùng diện tích. Cần lưu ý rằng, khái niệm về diện tích ở đây chưa được biểu thị bằng con số.
Ngoài ra tác giả còn trình bày một số đẳng thức đại số dưới dạng hình học. Thí dụ, đẳng thức

được phát biểu như sau “Hình vuông dựng trên tổng các đoạn thẳng
thì đẳng hợp có cùng diện tích với hai hình vuông dựng trên hai đoạn thẳng đó và hai hình
chữ nhật có hai cạnh là hai đoạn thẳng đã cho”.
- Ở quyển III, tác giả giới thiệu về đường tròn và các tính chất có liên quan đến đường
tròn thí dụ các tính chất của tiếp tuyến và các dây cung. Ngoài ra trong quyển này các định lí
nói về phương tích của một điểm đối với một đường tròn.
- Ở quyển thứ IV, Euclide đã nói về đa giác đều và các phép dựng các đa giác đều với
số cạnh bằng 3, 4, 5, 10, 15.
- Ở quyển V tác giả trình bày lý thuyết về tỷ lệ thức bằng nội dung hình học với những
lập luận khá chặt chẽ và chính xác.
- Quyển VI, nói về lí thuyết các hình đồng dạng phẳng.

17
- Các quyển VII, VIII, IX có nội dung số học nhưng được trình bày dưới dạng hình
học.
- Quyển X trình bày về phép dựng hình học để tìm căn bậc hai của một số nguyên.
- Ba quyển cuối cùng của tác phẩm có nội dung hình học không gian. Quyển XI nói về
vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, về góc đa diện, về sự tương đương, về thể
tích của các hình chóp có cùng diện tích đáy và chiều cao. Quyển XII trình bày các diện tích
hình tròn, cách tính thể tích các hình lăng trụ, hình nón và nói về các hình đồng dạng trong
không gian. Cuối cùng quyển XIII tác giả đã nói về hình cầu và các tính chất liên quan, cách
tính diện tích và thể tích của hình cầu. Ngoài ra trong quyển này tác giả có trình bày về 5
khối đa diện đều và khẳng định ngoài 5 loại đó ra không còn có loại đa diện đều nào khác.

18
CHƯƠNG 2

CÁC CÔNG TRÌNH NGUYÊN CỨU TIÊU BIỂU CỦA NHÀ TOÁN HỌC
EUCLIDE

2.1. Tác phẩm “Eléments” (“Cơ bản”).


2.1.1. Quyển I
Quyển I bao gồm mở đầu có 23 định nghĩa, 5 tiên đề và 5 định đề. 23 định nghĩa nói
trên đề cập đến điểm, đường, mút của một đường, đường thẳng, mặt phẳng, góc phẳng,
đường thẳng vuông góc, góc tù, góc nhọn, giới hạn, hình bình hành, hình tròn, đường thẳng
song song...
Sau phần mở đầu này là 48 mệnh đề được phân thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất gồm 26
mệnh đề có liên quan đến các tính chất của tam giác, gồm có ba trường hợp bằng nhau của
tam giác, các hệ thức giữa phần tử của tam giác, phép dựng hình như dựng đường phân giác
của một góc, trung điểm của một đoạn thẳng,...Nhóm thứ hai gồm từ mệnh đề thứ 27 đến
mệnh đề 32 liên quan đến lý thuyểt đường song song và chứng minh tổng các góc trong một
tam giác bằng hai góc vuông. Nhóm thứ ba gồm mệnh đề thứ 33 đến 48 liên quan đến hình
bình hành, hình tam giác, hình vuông, đến khái niệm diện tích. Mệnh đề thứ 47 là định lý
Pythagore và định lý đảo của nó được xem là mệnh đến thứ 48.
2.1.1.1. Các định nghĩa
1. Điểm là cái không [thể] chia nhỏ.
2. Đường là một lượng dài không có chiều rồng.
3. Tận cùng của một đường là điểm.
4. Một đường thẳng là một đường (bất kỳ) mà trên đó các điểm nằm ngang bằng.
5. Mặt là cái chỉ có chiều dài và chiều rộng.
6. Tận cùng của một mặt là (các) đường.
7. Mặt phẳng là một mặt (bất kỳ) mà trên đó các đường thẳng nằm ngang bằng.
8. Góc phẳng là độ nghiêng của các đường so với một đường khác, khi hai đường trên
một mặt phẳng gặp cắt nhau, và [hai đường này] không nằm trên một đường thẳng.
9. Và khi hai đường tạo góc đều là đường thẳng, thì góc được gọi là góc thẳng.
10. Khi đường thẳng đứng trên một đường thẳng khác tạo thành 2 góc kề bằng nhau, mỗi
góc đó là một góc vuông và đừng thẳng đang xét được gọi là vuông góc với đường
thẳng mà nó đứng trên.
11. Góc tù là góc lớn hơn góc vuông.
12. Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.
13. Biên là chỗ tận cùng của một cái gì đó.
14. Hình là cái được tạo thành bởi một vài hoặc nhiều biên.
15. Hình tròn là một mặt phẳng được tạo bởi một đường đơn [được gọi là chu vi] sao cho
mọi đường thẳng tỏa ra [đến chu vi] từ một điểm trong số các điểm nằm bên trong
hình tròn là bằng nhau.
16. Và điểm đó được gọi là tăm của đường tròn.

19
17. Còn đường kính của hình tròn là một đoạn thẳng bất kì được kẻ xuyên tâm và bị chu
vi của hình tròn ngắt đứt. Mỗi đoạn thẳng như thế dều cắt đôi hình tròn.
18. Một nửa hình tròn là hình được giới hạn bởi đường kính và một phần đường chu vi bị
cắt ra bởi đường kính này. Tâm của nửa hình tròn cũng chính là tâm của hình tròn.
19. Hình thẳng là những hình được giới hạn bởi các đoạn thẳng: hình ba cạnh (tam giác)
là những hình được giới hạn bởi ba đoạn thẳng, hình bốn cạnh (tứ giác) được giới hạn
bởi bốn đoạn thẳng, và hình nhiều cạnh (đa giác) thì được giới hạn bởi nhiều hợn bốn
đoạn thẳng.
20. Đối hình tam giác (hình ba cạnh): một tam giác là tam giác dều khi có ba cạnh bằng
nhau, là tam giác cân nếu chỉ hai cạnh bằng nhau, và là tam giác lệch nếu có ba cạnh
không bằng nhau.
21. Hình ba cạnh khác: là tam giác vuông nếu có một góc vuông, là tam giác tù nếu có
một góc tù và là nhọn nếu cả ba đều là góc nhọn.
22. Đối với hình bốn cạnh (tứ giác): hình vuông nếu có các cạnh vuông góc và bằng
nhau, là hình chữ nhật nếu các cạnh vuông góc và không bằng nhau, là hình thoi nếu
các cạnh bằng nhau nhưng không vuông góc và là hình chữ nhật lệch (hình bình
hành) nếu chỉ có các cạnh đối bằng nhau và góc đối bằng nhau nhưng không vuông
góc. Và gọi những hình hình tứ giác không cùng loại với những hình vừa kế trên là
hình thang.
23. Các đường thẳng song song là những đường nằm trong cùng một mặt phẳng và khi
kéo dài vô hạn ở cả hai hướng thì không gặp nhau (ở cả hai hướng).

2.1.1.2. Các tiên đề


(I) Hai cái cùng bằng một cái thứ ba thì bằng nhau.
(II) Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.
(III) Bớt những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.
(IV) Các hình chồng chít lên nhau thì bằng nhau.
(V) Toàn thể lớn hơn một phần.

2.1.1.3. Các định đề


(I) Từ một điểm bất kì này đến một điểm bất kì khác có thể được một đường thẳng.

Hình 2. Định đề I của Euclide

(II) Một đường thẳng có thể kéo dài ra vô hạn.

Hình 3. Định đề II của Euclide

20
(III) Từ một điểm bất kì làm tâm với một bán kính tùy ý, có thể vẽ một đường tròn.

Hình 4. Định đề III của Euclide

(IV) Tất cả các góc vuông đều bằng nhau.

Hình 5. Định đề IV của Euclide

(V) Nếu một đường thẳng cách hai đường thẳng khác tạo nên hai góc trong cùng phía có
tổng nhỏ hơn hai góc vuông thì hai đường thẳng đó phải cắt nhau về phía có hai góc nói trên
đối với đường thẳng cắt.

Hình 6. Định đề V vủa Euclide

21
Chú thích: Theo một số nhà nghiên cứu hình học thì dường như Euclide phân biệt định
đề và tiên đề ở chỗ, định đề có nội dung hình học còn tiên đề thì chỉ có nội dung chung về
mặt suy luận. Ngày nay người ta không phân biệt như vậy nữa và gọi các mệnh đề đó đều là
các tiên đề.
2.1.1.4. Một số thiếu sót trong tác phẩm của Euclide
- Trước hết Euclide chưa nhận ra được sự tất yếu cần phải có các khái niệm cơ bản là các
khái niệm xuất phát đầu tiên dùng để định nghĩa các khái niệm khác. Thí dụ như trong định
nghĩa về “điểm”, “đường thẳng”, “mặt phẳng” thì các khái niệm như “bộ phận”, “bề dài”,
“bề rộng”, “sắp đặt vị trí như nhau” đều chưa được định nghĩa. Mặt khác một số định nghĩa
của Euclide là thừa, người ta có thể bỏ đi mà không có ảnh hưởng gì đến việc xây dựng hình
học, thí dụ như “điểm”, đường thẳng”, “mặt phẳng”. Hơn nữa các định nghĩa nêu lên ở
phần này là một sự mô tả sơ sài các khái niệm đó mà thôi.
- Các định đề và tiên đề của Euclide vừa thừa nhưng lại vừa thiếu. Thí dụ như mệnh đề
“Tất cả các góc vuông đều bằng nhau” là thừa vì mệnh đề này có thể chứng minh được. Mặt
khác hệ tiên đề Euclide còn thiếu các tiên đề về thứ tự, về sự liên tục nên chưa cung cấp đủ
cơ sở cho suy luận chặt chẽ trong việc chứng minh các định lí có liên quan đến vấn đề này.
Trong nhiều chứng minh ông đã phải thừa nhận những điều mà ông chưa nêu lên thành tiên
đề.
- Chúng ta không hề gặp trong tập “Cơ bản” những ứng dụng thực tiễn của hình học, thậm
chí không thấy nói đến thước và compa là những công cụ dựng hình thông thường để dựng
đường thẳng và đường tròn. Hơn nữa trong tác phẩm của Euclide người ta không thấy nói tới
các đường cônic là những kiến thức của thời bây giờ.
Các nhà toán học thời cổ đã phát hiện một số thiếu sót trong tác phẩm của Euclide. Đặc
biệt Aristotle đã bổ sung thêm các tiên đề làm cơ sở cho việc đo độ dài, đo diện tích và thể
tích. Trong khi nghiên cứu về hệ tiên đề của Euclide có một số nhà toán học cho rằng cần
phải thêm vào đó một số tiên đề cần thiết thì một số đông khác lại cố gắng bớt đi những tiên
đề thừa. Theo hướng này định đề V của Euclide bị nghi ngờ thừa vì người ta quen nghĩ rằng
tiên đề phải đơn giản trong khi đó Định đề V của Euclide lại phát biểu khá phức tạp. Quá
trình thêm, bớt, lựa chọn, hoàn chỉnh hệ tiên đề của Euclide đã diễn ra trên hai ngàn năm
trong đó có các công trình quan trọng của nhiều nhà toán học nổi tiếng trên thế giới nghiên
cứu về định đề V của Euclide.

2.1.1.5. Định đề V của Euclide


Lịch sử phát triển của hình học đã có quan hệ rất mật thiết với việc nghiên cứu Định đề V
của Euclide. Nhiều hệ toán học trên thế giới đã tốn rất nhiều công sức để chứng minh Định
đề V của Euclide, nhưng mọi cố gắng đều không đi đến kết quả. Mãi đến giữa thế kỉ thứ
XIX lí thuyết về đường song song nêu trong Định đề V của Euclide đã được nhà toán học
Nga N.I. Lobatchevski (1793 – 1856) và nhà toán học Hungari là Bolyai János (1802 –
1866) nghiên cứu và giải quyết thành công. Hai nhà toán học đó đã xây dựng nên một thứ
hình học mới không có mâu thuẫn gọi là hình học Lobatchevski – Bolyai. Hai ông đã thay
22
định đề V của Euclide bằng tiên đề khác có tính chất phủ định Định đề V và sáng tạo ra môn
hình học mới là một thứ hình học phi – Euclide. Việc làm trên đây của Lobatchevski và
Bolyai chứng tỏ rằng Định đề V không thể suy ra được từ các tiên đề khác và điều đó khẳng
định rằng Định đề V của Euclide là một tiên đề chứ không phải là một định lí. Phát triển tư
tưởng sáng tạo này, người ta nghĩ tới việc xây dựng nhiều thứ hình học khác nhau và mỗi
thứ hình học đó gắn với một hệ tiên đề riêng của nó.

2.1.1.5.1. Định đề V trong chương trình học ở phổ thông

Định đề V (hay tiên đề Euclide) nhằm mục đích xây dựng lí thuyết về đường thẳng song
song. Cần lưu ý rằng để chứng minh sự tồn tại của đường thẳng song song, người ta không
cần dùng Định đề V mà dùng định lí sau đây: “Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường
thẳng thứ ba thì song song”.
Để chứng minh sự duy nhất của đường thẳng đi qua một điểm và song song với một
đường thẳng không chứa điểm đó ta phải dựa vào Định đề V hoặc một định đề tương đương
với Định đề V.
Định đề V tương đương với tiên đề mà ngày nay ta thường gọi là tiên đề Euclide sau đây:
“Trong mặt phẳng qua một điểm ở ngoài một đường thẳng cho trước có không quá một
đường thẳng song song với đường thẳng đã cho”.
Cần lưu ý rằng trong hình học phẳng mệnh đề: “Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng
cho trước có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho” không phải
hoàn toàn là tiên đề. Hơn nữa chúng ta cần thấy rằng sự kiện có không quá một đường thẳng
song song nói trên chỉ xảy ra đối với một điểm và một đường thẳng nào đó. Nếu công nhận
điều này ta sẽ chứng minh sự kiện đó đúng với mọi điểm nằm ngoài mọi đường thẳng.
2.1.1.5.2. Sự tương đương của Định đề V với tiên đề Euclide
* Nếu công nhận Định đề V ta chứng minh được tiên đề Euclide
Giả sử qua điểm nằm ngoài đường thẳng có hai đường thẳng và đều không cắt
đường thẳng nghĩa là và đều song song với . Ta sẽ chứng minh và phải trùng
nhau.
Đường thẳng cắt và b lần lượt tại và . Giả sử cát tuyến tạo với hai đường thẳng
hai góc trong cùng phía là và .
Theo Định đề V vì không cắt nhau nên ta có vuông.
Gọi là hai góc trong còn lại cùng ở phía khác với đối với cát tuyến . Cũng theo
Định đề V vì a, b không cắt nhau nên ta có: vuông. Mặt khác ta lại có:
vuông. Do đó, vuông.
Lý luận tương tự đối với đường thẳng , ta có và cũng tạo với cát tuyến hai góc
trong cùng phía có tổng bằng hai vuông. Vậy và phải trùng nhau. Điều đó có nghĩa là

23
qua điểm nằm ngoài đường thẳng không thể có quá một đường thẳng song song với
và như vậy tiên đề Euclide đã được chứng minh.

Hình 7. Chứng minh Tiên đề Euclide

* Nếu công nhận tiên đề Euclide thì ta chứng minh được Định đề V
Giả sử đường thẳng cắt tại và tạo với hai đường thẳng hai góc trong cùng
phía và có tổng nhỏ hơn hai vuông, nghĩa là vuông.
Ta chứng minh và cắt nhau về phía có hai góc nói trên đối với cát tuyến . Gọi
là hai góc trong tạo nên bởi với đồng thời nằm khác phía của đối với cát
tuyến . Khi đó ta có: . Bây giờ qua điểm ta vẽ đường thẳng tạo với cát
tuyến các góc thỏa mãn điều kiện: vuông, vuông. Mặt
khác vuông.
Như vậy, . Do đó ta chứng minh được song song với . Thật vậy, giả sử cắt
về một phía nào đó thí dụ tại điểm về phía thì khi đó đối với tam giác có
là góc ngoài của tam giác đó nên (điều này mâu thuẫn với kết luận ta tìm
được ở phần trên).
Vậy song song với . Vì ta công nhận tiên đề Euclide tức là công nhận sự duy nhất của
đường thẳng đi qua và không cắt . Vậy đường thẳng khác với sẽ không song
song , nghĩa là cắt . Bây giờ ta còn phải chứng minh hai đường thẳng a, b cắt nhau về
phía đối với cát tuyến nói trên. Ta chú ý rằng, vuông, theo giả thuyết
vuông. Ta suy ra .

24

Hình 8. Chứng minh Định đề V


Do đó và không thể cắt nhau về phía được, vì nếu chúng cách nhau về phía đó
tại điểm C’ thì trở thành góc ngoài của tam giác và ta sẽ có điều này trái
với kết quả mà ta đã chứng minh ở phần trên. Vậy ta đã chứng minh được Định đề V củ a
Euclide.
2.1.1.5.3. Các mệnh đề tương đương với Định đề V của Euclide
Từ thời Euclide cho đến cuối thế kỉ XIX đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Định đề V
của nhiều nhà toán học trên thế giới thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhưng tất cả đều không
chứng minh được Định đề V. Tuy không đạt được mục đích, nhưng những chứng minh đó
đã mang lại nhiều kết quả bổ ích vì dựa vào đó người ta đã tìm ra một loạt các mệnh đề
tương đương với Định đề V. Sau đây là một số mệnh đề tương đương với Định đề V của
Euclide.
1. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có nhiều nhất là một đường thẳng song song
với đường thẳng đã cho (là tiên đề Euclide ở trường phổ thông).
2. Hai đường thẳng song song cắt bởi một cát tuyến tạo nên hai góc đồng vị bằng nhau
(hoặc hai góc so le trong bằng nhau, hoặc hai góc trong cùng phía bù nhau).
3. Tổng các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông.
Chứng minh:

Ta xét một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng .
Ta hạ đường vuông góc với đường thẳng tại và vẽ đường thẳng vuông góc với
đường thẳng tại thì không cắt , vì nếu cắt thì sẽ mâu thuẫn với định lí nói về
góc ngoài của tam giác.
Bây giờ chúng ta cần chứng minh rằng là duy nhất, nghĩa là mọi đường thẳng nằm
trong mặt phẳng đi qua điểm trừ đều cách . Nói cách cần chứng minh chỉ có
đường thẳng là đường thẳng duy nhất đi qua điểm và không cắt .
. Gọi là một đường thẳng bất kì đi qua tạo với một góc nhọn và cần chứng minh
rằng đường thẳng cắt về phía góc nhọn đó đối với đường thẳng . Trên đường thẳng
về phía góc nhọn đối với ta lấy một điểm sao cho . Cũng về phía đó ta
lấy tiếp điểm sao cho . Tiếp tục như vậy sao cho . Ta xét

các tam giác


25
Hình 9. Chứng minh mệnh đề tương đương Định đề V

Theo giả thiết ta công nhận tổng các góc trong một tam giác bằng hai vuông nên tam

giác vuông cân có các góc ở đáy là đều bằng . Vì là góc

ngoài của tam giác cân nên góc của tam giác đó bằng . Tiếp tục

quá trình ấy đến tam giác cân ta có góc . Do đó góc

. Vì là góc nhọn nên ta có thể đặt với . Ta có lấy n đủ lớn để dễ cho

Khi đó và do vậy nên đường thẳng b thuộc miền trong của góc .
Ta suy ra b cắt đoạn nghĩa là b cắt a và như vậy ta đã chứng minh được Định đề V.

4. Tất cả các đường thẳng vuông góc với một cạnh của một góc nhọn đều cách cạnh còn
lại của góc đó.
5. Có những tam giác có diện tích lớn tùy ý.
6. Có những tam giác đồng dạng và không bằng nhau.
7. Qua một điểm nằm trong một góc lồi bao giờ cũng dựng được đường thẳng cắt cả hai
cạnh của góc đó.
8. Tập hợp tất cả các điểm nằm về một phía của một đường thẳng đã cho và cách đều
đường thẳng đó là một đường thẳng.
2.1.2. Quyển II
Gồm có hai định nghĩa và 14 mệnh đề. Hai định nghĩa nói về hình bình hành có một góc
vuông (hình chữ nhật).
Định nghĩa:

26
1. Một hình bình hành bất kỳ được gọi là hình chữ nhật khi được tạo thành bằng hai đoạn
thẳng vuông góc.
2. Từ một hình bình hành lớn bất kỳ, lấy đi một hình bình hành bất kỳ trên đường chéo của
nó, để lại hai phần bù của hình bình hành nhỏ này, thì được (một hình) gọi là hình bình hành
khuyết.

Hình 10. Hình bình hành khuyết

Và các mệnh đề chứng minh sự tương đương hình học của một số hằng đẳng thức đại số.
Trong hai tập đầu thì Euclide nhắc lại và sắp xếp cũng như bổ sung những công trình mà
trường phái Pythagore đã làm. Điểu đáng chú ý ở đây là Euclide đã sử dụng phương pháp
chứng minh mà trước mà trước ông chưa ai làm, đó là phương pháp chứng minh bằng phản
chứng. Lấy ví dụ sau để minh họa:
* Mệnh đề 2.1.2.1: Nếu trong một tam giác có hai góc bằng nhau thì đối diện với hai
góc bằng nhau ấy là hai cạnh bằng nhau.
Chứng minh:
Xét tam giác có góc có góc . Ta nói cạnh .
Thực vậy, nếu không bằng , giả sử > . Trên lấy một điểm sao cho
. Xét hai tam giác và . Hai tam giác này có một góc bằng nhau giữa hai
cạnh bằng nhau từng đôi một ( theo giả thiết , là cạnh chung); vậy
hai tam giác ấy bằng nhau, vô lý.
Nếu > ta cũng làm tương tự và thấy vô lí.
Vậy .

Hình 11. Chứng minh mệnh đề 2.1.2.1

27
* Mệnh đề 2.1.2.2: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song và tạo
thành những góc trong bằng nhau (ví dụ góc ). Nếu góc ngoài = góc
trong thì các góc trong cùng phía bằng nhau và bằng một góc vuông. (Để dễ theo dõi,
xin tạm thay đổi cách phát biểu và mời xem hình vẽ sau).

Hình 12. Mệnh đề 2.1.2.2

Trong mệnh đề lần này, lần đầu tiên Euclide đã dùng tiên đề về đường thẳng song song, là
một tiên đề đã tranh luận suốt hàng trăm năm và cuối cùng người ta thừa nhận rằng không
thể chứng minh tiên đề song song nhờ vào bốn định đề trên và vì vậy tiên đề về đường thẳng
song song được mang tên là “Tiên đề Euclide” hay “Định đề V”. Việc không thể chứng
minh Định đề V hay sự độc lập giữa 5 Tiên đề Euclide đã mở đường cho các nhà toán học
Gauss, Bolyai, Lobatchevski đến Hình học phi Euclide.

2.1.3. Quyển III


Chứa tất cả 11 định nghĩa về đường tròn và 37 mệnh đề về đường tròn, dây cung, tiếp
tuyến, cách dựng đường tròn, các góc chắn…

2.1.3.1. Các định ngĩa:


1. Các hình tròn bằng nhau là các hình tròn mà đường kính của chúng bằng nhau, hay
khoảng cách từ tâm đến đường chu vi là bằng nhau (tức các bán kính của chúng là bằng
nhau).
2. Một đường thẳng được gọi là tiếp xúc với một đường tròn là một đường thẳng bất kì
gặp hình tròn, được kéo dài mà không cắt hình tròn đó.
3. Các hình tròn được gọi là tiếp xúc với nhau là các hình tròn bất kì gặp nhau mà không
cắt nhau.
4. Trong một hình tròn, các đoạn thẳng được gọi là cách đều tâm khi mà các đoạn thẳng
vuông góc kẻ từ tâm đến các đoạn thẳng đó là bằng nhau.
5. Và đoạn thẳng đó được gọi là cách xa tâm hơn khi mà đoạn thẳng vẽ từ tâm là dài hơn.
6. Một hình viên phân là hình tạo bởi một đoạn thẳng và một đường chu vi của hình tròn
(hay cung tròn).

28
Hình 13. Hình viên phân

7. Và góc của một hình viên phân là góc kẹp giữa đoạn thẳng đó và đượng chu vi của hình
tròn.
8. Và góc nội tiếp một hình viên phân là góc kẹp giữa hai đoạn thẳng cắt nhau khi lấy một
điểm bất kì nằm trên đoạn chu vi hình tròn của hình viên phân rồi nối các đoạn thẳng từ
điểm đó đến các đầu mút của đoạn thẳng là cạnh đáy của hình viên phân.
9. Và khi các đoạn thẳng tạo góc cắt một phần chu vi (cung tròn) của hình tròn thì góc đó
được gọi là góc chắn (cung).
10. Một hình quạt tròn là hình tạo bởi các đoạn thẳng bao quanh một góc và phần chu vi
chắn bởi góc đó, Khi mà góc đó được dựng từ tâm.
11. Các viên phân đồng dạng là những hình viên phân nhận các góc viên phân bằng nhau,
hay có các góc viên phân bằng nhau.
2.1.3.1. Một số mệnh đề trong quyển III:

* Mệnh đề 2.1.3.1.1: Nếu hai hình tròn tiếp xúc thì chúng về không đồng tâm.

Hình 14. Mệnh đề 2.1.3.1.1

Cho hai hình tròn và tiếp xúc tại điểm . Có thể phát biểu rằng chúng
sẽ không đồng tâm. Bởi vì nếu ngược lại thì gọi là (tâm chung), nối , và cho cắt
ngẫu nhiên qua (hai hình tròn).
29
Bởi vì điểm là tâm của hình tròn , cho nên là bằng với . Hơn nữa,
điểm là tâm của hình tròn , nên là bằng với . Nhưng đã được chứng tỏ
là bằng với . Suy ra, cũng bằng với , cạnh ngắn hơn bằng cạnh dài hơn. Điều này
là không thể. Suy ra, điểm không phải là tâm chung của các hình tròn và .

Như vậy, nếu hai hình tròn tiếp xúc nhau thì chúng sẽ không đồng tâm. Đây chính là
yêu cầu cần phải chứng minh.

* Mệnh đề 2.1.3.1.2: Nếu hai hình tròn ngoại tiếp nhau thì đường (thẳng) nối tâm của
chúng sẽ đi qua giao điểm.

Hình 15. Mệnh đề 2.1.3.1.2

Cho hai hình tròn và ngoại tiếp nhau tại điểm , và cho là tâm của
được xác định, và là tâm của cũng vậy. Có thể phát biểu rằng đường thẳng nói
với sẽ đi qua giao điểm tại .

Bởi vì nếu không thì giả sử là nó đi như (xem hình), và nối với và với .

Bởi vì điểm là tâm của hình tròn nền bằng với . Hơn nữa, bởi vì điểm là
tâm của hình tròn , nên bằng với . Và cũng vừa được chỉ ra (là) bằng với .
Suy ra, hai đoạn (thẳng) và thì bằng với hai đoạn (thẳng) và . Nên toàn bộ
thì lớn hơn và . Nhưng, nó đồng thời lại nhỏ hơn. Điều này là không thể. Suy ra
đường thẳng nối với không thể không đi qua giao điểm tại . Do đó (nó sẽ đi) qua
điều [A] đó.

Như vậy, nếu hai đường tròn ngoại tiếp nhau thì đường [thẳng] nối tâm của chúng sẽ đi
qua giao điểm. Đây chính là điều cần phải chứng minh.

30
2.1.4. Quyển IV
Gồm có 7 định nghĩa về các hình đa giác nội tiếp trong hình tròn, ngoại tiếp với hình tròn.
Kiến thức trong các tập 3 và 4 nói chung Euclide rút ra từ các công trình của Hippocrate ở
Chio nhưng được sắp xếp và bổ sung, hoàn chỉnh thêm.

2.1.4.1. Các định nghĩa:


1. Một hình thẳng được gọi là nội tiếp trong một hình thẳng (khác) khi từng đỉnh của các
góc của hình được dựng nội tiếp đó lần lượt chạm (tiếp xúc) vào từng cạnh của hình mà
trong hình đó nó được nội tiếp.
2. Tương tự, một hình thẳng được gọi là ngoại tiếp một hình thẳng khác khi từng cạnh của
hình được dựng ngoại tiếp đó lần lượt chạm (tiếp xúc) vào từng đỉnh của các góc của hình
mà nó bao lấy.
3. Một hình thẳng được gọi là nội tiếp một hình tròn khi từng đỉnh của hình được dựng nội
tiếp đó chạm (tiếp xúc) vào đường chu vi của hình tròn.
4. Một hình thẳng được gọi là ngoại tiếp một hình tròn khi từng cạnh của hình được dựng
ngoại tiếp đó chạm (tiếp xúc) vào đường chu vi của hình tròn.
5. Tương tự, một hình tròn được gọi là nội tiếp một hình (thẳng) khi đường chu vi của hình
tròn chạm (tiếp xúc) vào từng cạnh của hình bao lấy nó.
6. Một hình tròn được gọi là ngoại tiếp một hình (thẳng) khi đường chu vi của hình tròn
chạm (tiếp xúc) vào từng đỉnh của hình mà bao lấy nó.
7. Một đoạn thẳng được gọi là chèn vào một hình tròn khi hai đầu mút của nó nằm trên
đường chu vi của hình tròn.
2.1.4.2. Một số các mệnh đề trong quyển IV

* Mệnh đề 2.1.4.2.1: Hãy chèn vào hình tròn một đoạn thẳng có độ dài không lớn
hơn đường kính của đường tròn.

Hình 16. Mệnh đề 2.1.4.2.1

31
Gọi là hình tròn cho trước, và là đoạn thẳng biết trước không lớn hơn đường kính
của hình tròn. Yêu cầu chèn một đoạn thẳng, bằng với đoạn , vào hình tròn .
Vẽ đường kính của hình tròn . Do nếu bằng với , thì yêu cầu vừa được
đặt ra đã được thực hiện. Bởi đoạn thẳng , bằng với đoạn thẳng , đã được chèn vào hình
tròn . Trường hợp lớn hơn , thì đặt đoạn bằng với , và vẽ hình tròn
với tâm bán kính . Rồi nối đoạn .
Do điểm là tâm của hình tròn , cho nên, bằng với . Nhưng, bằng với
. Suy ra, cũng bằng .
Vậy, bằng với đoạn thẳng có độ dài biết trước, đã được chèn vào hình tròn .
Đây là yêu cầu cần phải thực hiện.

* Mệnh đề 2.1.4.2.2: Hãy dựng một tam giác, đẳng giác” với một tam giác 02 cho
trước, nội tiếp trong một hình tròn cho trước.

Hình 17. Mệnh đề 2.1.4.2.2

Gọi là hình tròn cho trước và là tam giác cho trước. Yêu cầu dựng một tam
giác, đẳng giác với tam giácgiác, nội tiếp trong hình tròn .

Vẽ chạm vào hình tròn tại . Và dựng góc , bằng với góc , tại điểm
hướng về phía , và dựng góc , bằng với góc , tại điểm hướng về phía
. Rồi nối đoạn .

Vì đường thẳng bất kỳ chạm vào hình tròn , và đường thẳng được vẽ cắt
ngang hình tròn từ tiếp điểm , nên suy ra góc bằng với góc nằm trong hình
viên phân so le của hình tròn. Nhưng thì bằng với . Suy ra, góc cũng bằng
với . Vậy nên, với cùng lý do như vậy, cũng bằng với . Suy ra, góc
còn lại thì bằng với góc còn lại. [Suy ra, tam giác thì đẳng giác với tam giác
, và đã được dựng nội tiếp hình tròn ].
32
Vậy, đã dựng được một tam giác, đẳng giác với một tam giác cho trước, nội tiếp một hình
tròn cho trước. Đây là yêu cầu cần phải thực hiện.

2.1.5. Quyển V
Gồm 18 định nghĩa về lý thuyết tỷ lệ thức của Eudoxe nhưng được nâng cao.

2.1.5.1. Các định nghĩa:


1. Một đại lượng là một phần của một đại lượng (khác), là phần nhỏ hơn của cái lớn hơn,
khi nó đo cái lớn hơn.
2. Và đại lượng lớn hơn là bội số của đại lượng nhỏ hơn khi nó được đo theo cái nhỏ hơn.
3. Một tỷ số là một kiểu điều kiện thể hiện mối quan hệ về độ lớn của hai đại lượng cùng
loại.
4. Các đại lượng này được gọi là tỷ lệ với nhau nếu có thể vượt qua đại lượng kia khi
được nhân lên.
5. Các đại lượng được gọi là có cùng tỷ lệ, giữa đại lượng thứ nhất và thứ hai, và giữa đại
lượng thứ ba và thứ tư, khi bội số có cùng nhân tử của các đại lượng thứ nhất và thứ ba sẽ
đồng thời lớn hơn, hoặc đồng thời bằng, hoặc đồng thời nhỏ hơn các bội số có cùng nhân tử
của đại lượng thứ hai và thứ tư theo thứ tự tương ứng đó, bằng bất cứ kiểu tính nhân nào.
6. Và các đại lượng có cùng tỷ lệ được gọi là các đại lượng tỷ lệ.
7. Và khi thực hiện phép nhân với cùng một nhân tử (như trong Định nghĩa 5), nếu bội số
nhận được của đại lượng thứ nhất lớn hơn đại lượng thứ hai, trong khi bội số nhận được của
đại lượng thứ ba không lớn hơn đại lượng thứ tư, thì có thể nói rằng tỷ lệ giữa đại lượng thứ
nhất và đại lượng thứ hai lớn hơn tỷ lệ giữa đại lượng thứ ba và đại lượng thứ tư.
8. Và tỷ lệ giữa ba đại lượng là số lượng ít nhất các đại lượng làm thành tỷ lệ.
9. Và khi ba đại lượng tỷ lệ với nhau thì tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại lượng thứ ba
bằng bình phương của tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại lượng thứ hai.
10. Và khi bốn đại lượng tỷ lệ liên tục với nhau thì tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại
lượng thứ tư bằng lập phương của tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại lượng thứ hai. Và tiếp
tục như vậy, một cách tương tự, có thể kéo dài tùy ý dãy các đại lượng tỷ lệ.
11. Các đại lượng sau được gọi là (các đại lượng) đồng dạng khi: tử số tỷ lệ với tử số, và
mẫu số tỷ lệ với mẫu số.
12. Tỷ số so le là tỷ số của tử số và tử số của hai tỷ số bằng nhau và tỷ số này bằng với tỷ
số của hai mẫu số đó.
13. Tỷ số đảo là tỷ số của mẫu số này và tử số kia và cũng là tỷ số của tử số này và với
mẫu số kia.
14. Tỷ số phức là tỷ số của tổng tử số và mẫu số so với chính mẫu số đó.
15. Tỷ số riêng là tỷ số của hiệu giữa tử số và mẫu số so với chính mẫu số đó.
16. Tỷ số biến đổi là tỷ số của tử số và hiệu giữa tử số trừ đi chính mẫu số đó.
17. Cho một số đại lượng, và một số đại lượng khác có cùng số lượng, có cùng tỷ lệ theo
từng cặp, trường hợp tỷ lệ bắc cầu xảy ra khi tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại lượng cuối
33
cùng trong nhóm các đại lượng thứ nhất bằng với tỷ lệ của đại lượng thứ nhất và đại lượng
cuối cùng trong nhóm các đại lượng thứ hai. Hay nói cách khác, là lấy tỷ lệ của các đại
lượng nằm ở biên sau khi bỏ đi các đại lượng bên trong.
18. Cho ba đại lượng, và các đại lượng khác có cùng số lượng, trường hợp tỷ lệ chéo cặp
xảy ra khi tỷ lệ của đại lượng trước và đại lượng sau trong nhóm các đại lượng thứ nhất bằng
tỷ số của đại lượng trước và đại lượng sau trong nhóm các đại lượng thứ hai, và tỷ số của đại
lượng sau so với đại lượng còn lại trong nhóm các đại lượng thứ nhất bằng tỷ số của đại
lượng sau so với đại lượng còn lại trong nhóm các đại lượng thứ hai.
2.1.5.2. Một số mệnh đề của quyển V

* Mệnh đề 2.1.5.2.1: : Nếu có một số lượng bất kỳ các đại lượng cho trước là bội số
của các đại lượng tương ứng khác, có cùng số lượng, thì khi một trong số các đại lượng
trong nhóm thứ nhất có thể chia hết cho đại lượng tương ứng trong nhóm thứ hai được bao
nhiêu thì tất cả các đại lượng trong nhóm thứ nhất cũng có thể chia hết cho tất cả các lượng
tương ứng trong nhóm thứ hai được bấy nhiêu.

Hình 18. Mệnh đề 2.1.5.2.1

Giả sử có một số lượng bất kỳ các đại lượng cho trước và là bội số tương ứng
của các đại lượng và khác với cùng một nhân tử. Có thể phát biểu rằng nếu chia
cho được bao nhiêu thì cũng có thể chia hết cho được bấy nhiêu.

Do là bội số của với cùng một nhân tử cho nên trong có thể có bao
nhiêu đại lượng bằng thì trong cũng sẽ có chừng đó đại lượng bằng . Có thể chia
thành các đại lượng và bằng với , và chia thành các đại lượng
bằng với . Như vậy số lượng các phần chia bằng với số lượng các phần
chia . Và do bằng bằng , nên có bằng và bằng .
Tương tự, có bằng và bằng . Như vậy, nếu chia hết cho được
bao nhiêu thì và cũng chia hết cho được bấy nhiêu.

Như vậy, nếu có một số lượng bất kỳ các đại lượng cho trước là bội số của các đại lượng
tương ứng khác, có cùng số lượng, thì khi một trong số các đại lượng trong nhóm thứ nhất
34
có thể chia hết cho đại lượng tương ứng trong nhóm thứ hai được bao nhiêu thì tất cả các đại
lượng trong nhóm thứ nhất cũng có thể chia hết cho tất cả các đại lượng tương ứng trong
nhóm thứ hai được bấy nhiêu. Đây chính là điều cần phải chứng minh.

* Mệnh đề 2.1.5.2.2: Nếu đại lượng thứ nhất và thứ ba là bội số có cùng nhân tử với
các đại lượng thứ hai và thứ tư theo thứ tự đó, và các đại lượng thứ năm và thứ sáu cũng là
bội số có cùng nhân tử với các đại lượng tương ứng thứ hai và thứ tư này, thì tổng của các
đại lượng thứ nhất và thứ năm, và tổng các đại lượng thứ ba và thứ sáu cũng sẽ là bội số có
cùng nhân tử của các đại lượng tương ứng thứ hai và thứ tư.

Giả sử đại lượng thứ nhất và thứ ba là bội số có cùng nhân tử của các đại
lượng tương ứng thứ hai và thứ tư . Và giả sử các đại lượng thứ năm và thứ sáu
cũng là bội số có cùng số nhân của các đại lương tương ứng thứ hai và thứ tư . Có
thể phát biểu rằng khi cộng các đại lượng thứ nhất và thứ năm với nhau, có được , và
cộng các đại lượng thứ ba và thứ sáu với nhau, có được thì chúng cũng là bội số có
cùng số nhân của các đại lượng thứ hai và thứ tư tương ứng.

Hình 19. Mệnh đề 2.1.5.2.2

Do và là bội số có cùng nhân tử của và nên nếu nhiều hơn bao


nhiêu lần thì cũng nhiều hơn bấy nhiêu lần. Tương tự, nếu nhiều hơn bao
nhiêu lần thì cũng nhiều hơn bấy nhiêu lần. Như vậy, nếu đại lượng tổng nhiều
hơn bao nhiêu lần thì đại lượng tổng cũng sẽ nhiều hơn bấy nhiêu lần. Nghĩa là
khi chia hết cho bao nhiêu lần thì cũng chia hết được cho bấy nhiêu lần. Do
vậy, khi cộng các đại lượng thứ nhất và thứ năm với nhau, cộng các đại lượng thứ ba và thứ
sáu với nhau, có được các đại lượng và , sẽ có cùng một bội số lần so với các đại
lượng thứ hai và thứ tư .

Như vậy, nếu đại lượng thứ nhất và thứ ba là bội số có cùng nhân tử với các đại lượng
tương ứng thứ hai và thứ tư, và các đại lượng thứ năm và thứ sáu cũng là bội số có cùng
nhân tử với các đại lượng tương ứng thứ hai và thứ tư này, thì tổng của các đại lượng thứ
nhất và thứ năm, và tổng các đại lượng thứ ba và thứ sáu cũng sẽ là bội số có cùng nhân tử
của các đại lượng tương ứng thứ hai và thứ tư. Đây chính là điều cần phải chứng minh.
35
2.1.6. Quyển VI
Nêu lên phần áp dụng của tập 5 vào hình học phẳng, tam giác đồng dạng.

2.1.6.1. Các định nghĩa:


1. Các hình thẳng đồng dạng là những hình có các góc bằng nhau riêng rẽ và các cạnh tạo
nên các góc bằng nhau tương ứng đó là tỷ lệ.
2. Một đường thẳng gọi là được chia theo trung và ngoại tỷ khi tỷ lệ của toàn phần và
phân đoạn lớn bằng tỷ lệ của phân đoạn lớn và phân đoạn nhỏ.
3. Chiều cao của một hình bất kỳ là đoạn thẳng được kẻ từ đỉnh và vuông góc với đáy.

2.1.6.2. Một số mệnh đề trong quyển VI

* Mệnh đề 2.1.6.1.1: Nếu một đường thẳng bất kỳ được kẻ song song với một trong
các cạnh của một tam giác thì nó sẽ cắt các cạnh kia của tam giác theo tỷ lệ. Và nếu hai
cạnh của tam giác bị cắt theo tỷ lệ thì đường thẳng nối các giao điểm sẽ song song với cạnh
còn lại của tam giác.

Hình 20. Mệnh đề 2.1.6.1.1

Kẻ song song với một trong các cạnh của tam giác là . Có thể phát biểu
rằng tỷ lệ của và bằng tỷ lệ của và .

Nối các đoạn và .

Theo đó, tam giác bằng tam giác . Vì chúng có đáy chung , và cùng nằm
giữa hai đoạn thẳng song song và . Và là một tam giác bất kỳ khác. Hơn nữa,
các đại lượng bằng nhau có chung tỷ lệ với cùng một đại lượng khác. Do đó, tỷ lệ của tam
giác và bằng tỷ lệ của tam giác và . Nhưng tỷ lệ của tam giác
và tam giác lại bằng tỷ lệ của và . Bởi vì chúng đều có chung chiều cao - cụ
thể là đoạn thẳng được kẻ từ và vuông góc với – nên tỷ lệ của hình này và hình kia
36
cũng bằng tỷ lệ của các cạnh đáy của chúng. Vậy, cũng củng lý do đó, tỷ lệ của tam giác
và tam giác bằng tỷ lệ của và . Và theo đó, tỷ lệ của và bằng
tỷ lệ của và .

Bây giờ, hãy cho các cạnh và của tam giác bị cắt sao cho tỷ lệ của
và bằng tỷ lệ và . Và nối với . Có thể phát biểu rằng song song với
.

Với cùng cách dựng như trên, có tỷ lệ của và bằng tỷ lệ của và ,


nhưng tỷ lệ của và lại bằng tỷ lệ của tam giác và , và tỷ lệ của và
bằng tỷ lệ của tam giác và tam giác , cho nên tỉ lệ của tam giác và tam
giác cũng bằng tỷ lệ của tam giác và tam giác . Vậy, các tam giác tam
và có chung tỷ lệ với tam giác . Do đó, tam giác bằng tam giác . Hơn
nữa chúng có đáy chung . Và các tam giác bằng nhau mà cùng một cạnh đáy thì chúng
cũng cùng nằm giữa các đoạn thẳng song song. Do đó, song song với .

Như vậy, nếu một đường thẳng bất kỳ được kẻ song song với một trong các cạnh của
một tam giác thì nó sẽ cắt các cạnh kia của tam giác theo tỷ lệ. Và nếu hai cạnh của tam giác
bị cắt theo tỷ lệ thì đường thẳng nối các giao điểm sẽ song song với cạnh còn lại của tam
giác. Đây chính là điều cần phải chứng minh.

2.1.7. Quyển VII, VIII, IX


Trong quyển VII, ta thấy có định nghĩa và mệnh đề về đơn vị, số chẵn, số lẻ, số nguyên
tố, số bình phương, số hoàn chỉnh (hoàn hảo), bội số, ước số, bội số chung nhỏ nhất, ước số
chung lớn nhất, các số nguyên tố cùng nhau. Quyển VII có 22 định nghĩa và 39 mệnh đề.
Quyển VIII gồm 27 mệnh đề về cấp số, các tính chất đơn giản về các số bình phương, lập
phương, nhưng hầu như không thấy định nghĩa nào. Quyển IX gồm 36 mệnh đề về số chẵn,
số lẻ, số nguyên tố. Đây là phần kết thúc lý thuyết số mà Euclide trình bày trong tác phẩm
“Eléments”. Trong tập IX có một mệnh đề nổi tiếng là mệnh đề 36. Mệnh đề này phát biểu
như sau theo ngôn ngữ toán học ngày nay cho dễ theo dõi.
2.1.8. Quyển X
Là tác phẩm đồ sộ nhất trong tác phẩm “Eléments” của Euclide. Theo các sử gia thì đây
là tập đáng chú ý nhất trong tác phẩm “Eléments”. Nó gồm có bốn định nghĩa về đại lượng
khả ước, vô ước và 115 mệnh đời về số vô tỉ. Euclide phân loại một cách hệ thống những

đoạn vô ước dạng: , , , (trong đó đều là số khả ước).


2.1.9. Quyển XI
Có 39 mệnh đề, 28 định nghĩa mặt phẳng, mặt phẳng song song, về các khối đồng dạng,
các khối chóp, trụ, cầu, lập phương.

37
2.1.10. Quyển XII
Gồm 18 mệnh đề về cách tính diện tích các hình. Theo Archimède thì trong quyển này,
Euclide dùng nhiều kết quả của Eudoxe ở Cnide.
2.1.11. Quyển XIII
Nói về cách dựng hình đa diện đều và tính chất của chúng.

Đời sau hết lời ca ngợi tác phẩm “Eléments” chính là vì cách suy luận độc đáo của
Euclide của Euclide. Ông đi từ 5 tiên đề, các định nghĩa để xây dựng thành công 465 mệnh
đề toán học. Mặc dù “Eléments” chưa phải là tuyệt hảo, còn đôi chỗ thiếu sót, chưa chính
xác, nhưng nhân loại mãi mãi tự hào về tác phấm tuyệt vời ấy và muôn đời sau vẫn nhớ ơn
Euclide.

2.2. Các tác phẩm khác của Euclide


Đời sau còn nhắc đến những tác phẩm khoa học sau mà người ta cho rằng Euclide là tác
giả. Đó là “Những dữ kiện” gồm 15 định nghĩa và 95 mệnh đề về các quy tắc đại số, các
công thức đại số, về phương trình tuyến tính, về hình học đường tròn đại số số học. Trong
“Sự chia các hình” (tuy bản gốc đã mất nhưng người ta còn tìm được bản dịch bằng tiếng Ả
Rập) người ta đọc được 36 mệnh đề rất thú vị về chia bằng nhau hoặc theo một tỷ lệ nào
đó... Hai tác phẩm khác mà người ta còn lưu truyền “Hiện tượng” và “Quang học” trong đó
Euclide đề cập tới toán học áp dụng vào Thiên văn sơ cấp và triển vọng xa hơn của nó. Tuy
cuộc đời của Euclide còn nhiều điều mà người sau chưa biết đến nhưng mọi người đều tôn
vinh ông là nhà toán học, khoa học vĩ đại đã mở đường cho các nhà bác học của trường phái
Alexandria huy hoàng thời cổ đại Hy Lạp sau này.

38
CHƯƠNG 3

3.1. Mệnh đề 1:
Tổng các góc trong của một tam giác không thể nhỏ hơn 2 vuông

Chứng minh:
Cho tam giác và giả sử tam giác này có tổng các góc nhỏ hơn 2 vuông nghĩa là

vuông với .

Hình 21. Chứng minh mệnh đề 1

Gọi là trung điểm của cạnh . Kéo dài về phía một đoạn và qua

điểm ta dựng một đường thẳng lần lượt cắt hai cạnh của góc tại . Do
tam giác bằng tam giác nên tam giác có tổng các góc cũng bằng hai vuông

. Giả sử tam giác BB’A có tổng các góc bằng hai vuông với và tam giác

có tổng các góc bằng hai vuông .


Để tính tổng các góc của tam giác ta lấy tổng các góc của bốn tam giác
cộng lại rồi trừ đi các góc tại 3 đỉnh (tại mỗi đỉnh
này có 3 góc và tổng của ba góc đó là một góc bẹt.
Do đó tổng của 3 góc này bằng 3.2 vuông.
Như vậy tổng các góc của một tam giác là:

(2 vuông ) + (2 vuông ) + (2 vuông ) (3.2 vuông).

Do đó, vuông vuông .

39
Gọi là tam giác đầu tiên ta có vuông , ta đã tạo ra được tam giác

thứ hai là có vuông .


Tiếp tục áp dụng cách dựng như trên đối với tam giác ta được tam giác thứ ba có

tổng các góc nhỏ hơn 2 vuông . Tiếp tục quá trình ấy cho đến tam giác thứ n ta được

tổng các góc của tam giác này nhỏ hơn 2 vuông . Nếu lấy n đủ lớn ta có thể làm cho
tổng đó là một số âm (điều này vô lí).
Vậy tổng các góc trong một tam giác không thể nhỏ hơn hai vuông.
3.2. Mệnh đề 2:
Mỗi đường thẳng của mặt phẳng chia tất cả các điểm không thuộc của mặt

phẳng ra hai lớp không rỗng sao cho hai điểm bất kì thuộc hai lớp khác nhau

nếu đoạn chứa một điểm của đường thẳng a, còn hai điểm bất kì thuộc cùng một
lớp nếu đoạn không chứa điểm nào của cả.
Chứng minh.

Hình 22. Chứng minh mệnh đề 2

Ta lấy trong một điểm bất kì không thuộc và chia các điểm của mặt phẳng
(trù các điểm thuộc ) ra làm hai lớp theo tiêu chuẩn sau đây:

+ Lớp thứ nhất gồm mọi điểm của không thuộc sao cho không chứa điểm
nào của . Điểm thuộc lớp này.

40
+ Lớp thứ hai gồm mọi điểm của mặt phẳng không thuộc a sao cho đoạn "Cơ bản"
chứa một điểm của . Khi đó ta cần chứng minh:
(1) Mỗi lớp đều không rỗng. Thật vậy, lớp thứ nhất có điểm và nếu gọi là một điểm
nào đó của thì thoe tiên đề (2.2) trên đường thẳng có ít ra là điểm sao cho ở
giữa và . Vậy thuộc lớp thứ hai.

(2) Bất kì điểm nào của (trù các điểm trên ) đều thuộc một lớp và chỉ một mà thôi.
Thật vậy, một điểm bất kì, đoạn thẳng bất kì này hoặc chứa một điểm của hoặc
không chứa điểm nào của a cả.

Mỗi cặp điểm của lớp thứ nhất xác định đoạn thẳng và đoạn này không chứa

điểm nào của cả. Thật vậy, nếu không cùng thuộc một đường thẳng và nếu
đoạn chứa một điểm của thì theo tiên đề Pasch một trong hai đoạn hoặc

phải chứa một điểm của và điều này trái với giả thiết. Còn nếu cùng thuộc một
đường thẳng ta xét hai trường hợp sau:

+ Nếu không ở giữa và , ta giả sử ở giữa và , khi đó nếu là một điểm


của a ở giữa và , thì theo Định lí 2.2.4 (nếu điểm C ở giữa A và D, điểm B ở giữa A và
C thì điểm B ở giữa A và D, điểm C ở giữa B và D) thì điểm cùng ở giữa và là
điều trái với giả thiết.

Hình 23. Chứng minh mệnh đề 2

+ Nếu ở giữa và , thì một điểm thuộc đoạn theo Định lí 2.2.6 (Nếu B là một
điểm của đoạn AC thì mỗi điểm của đoạn AC khác với B thì phải thuộc hoặc là đoạn AB
hoặc đoạn BC) sẽ thuộc hoặc hoặc . Điều trái với giả thiết.

Hình 24. Chứng minh mệnh đề 2


41
(4) Một cặp điểm thuộc lớp thứ hai xác định một đoạn thẳng không chứa điểm
nào của .

Hình 25. Chứng minh mệnh đề 2

+ Nếu không thẳng hàng thì các đoạn lần lượt chứa các điểm và
của đường thẳng . Đường thẳng cắt đoạn tại thì điểm phải nằm ngoài đoạn
. Thật vậy, nếu ở giữa và thì theo tiên đề Pasch đối với tam giác
đường thẳng cắt tại , nghĩa là ở giữa và . Điều này trái với giả thiết
ở giữa và .
Chứng minh tương tự, ta có điểm nằm ngoài đoạn và điểm cũng nằm ngoài

đoạn . Như vậy là trong ba điểm không có điểm nào ở giữa hai điểm kia,
điều này mâu thuẫn với Định lí 2.2.2 (Trong bất cứ ba điểm A, B, C nào trên một đường
thẳng bao giờ cũng có một điểm ở giữa hai điểm kia).
(5) Mọi cặp gồm hai điểm và thuộc hai lớp khác nhau xác định một đoạn thẳng
chứa một điểm nào đó của .

Thật vậy, theo giả thiết đoạn "Cơ bản" chứa một điểm của . Nếu không
thuộc một đoạn thẳng thì theo tiên đề Pasch hoặc là hoặc là phải chứa một điểm
của . Theo giả thiết không chứa nên chứa một điểm của .
42
Hình 26. Chứng minh mệnh đề 2

Nếu thẳng hàng thì điểm của phải ở giữa và . Mặt khác theo
Định lí 2.2.9 (Một điểm O của đường thẳng a chia tất cả các điểm còn lại của đường thẳng
đó ra làm hai lớp không rỗng sao cho tất cả hai điểm nào thuộc cùng một lớp thì ở cùng
phía đối với O và bất cứ hai điểm nào khác lớp thì ở khác phía đối với O) điểm của
chia tất cả các điểm còn lại của đường thẳng thành hai lớp, mỗi lớp nằm về một phía đối
với . Do đó điểm phải nằm về phía điểm đối với , nghĩa là đoạn chứa điểm
của .
3.3. Mệnh đề 3:

Nếu là hai điểm nằm trên hai cạnh của một góc mọi tia xuất phát từ góc
và thuộc miền trong của góc đều cắt đoạn . Ngược lại, mọi tia nối đỉnh của góc với một
điểm bất kì của đoạn đều thuộc miền trong của góc.
Chứng minh.

43
Hình 27. Chứng minh mệnh đề 3

Gọi là các điểm nằm trên các cạnh của góc là là một tia xuất phát từ
điểm và nằm trong miền trong của góc.
Trên tia bù với tia , ta lấy một điểm tùy ý sao cho ở giữa và . Gọi là tia
bù với tia và đường thẳng là đường thẳng chứa và . Áp dụng tiên đề Pasch đối với
tam giác , ta có đường thẳng cắt hoặc cắt . Vì đường thẳng không có

điểm nào thuộc miền trong của góc nên cắt cạnh . Hơn nữa tia không có

điểm nào thuộc góc nên tia cắt cạnh tại một điểm nào đó.

Ngược lại với mọi điểm thuộc đoạn thì tia thuộc miền trong của góc
vì điểm thuộc miền trong đó và tia nằm cùng phía đối với đường thẳng và đối với

đường thẳng là . Vậy


3.4. Mệnh đề 4:

Nếu hai tam giác và có thì tam giác


bằng tam giác (ta kí hiệu cho trường hợp này là (c, c, c)).
Chứng minh.

44
Bảng 1. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 4
Giả thuyết Cho và có

Kết luận (c.c.c)

Hình 28. Chứng minh mệnh đề 4

Theo giả thiết nên để chứng minh tam giác bằng tam giác

ta chỉ cần chứng minh .

Giả sử khác theo tiên đề (3.4) ta có tia về phía đối với tia

sao cho và như vậy tia khác với tia . Trên tia theo tiên đề

(3.1) có một điểm sao cho . Theo định lí 2.3.3. ta có

. Do đó, ta có .
Bây giờ ta dựng tam giác nằm khác phía đối với đường thẳng có

và .

Khi đó và ta có . Theo định lí 2.3.5 tam giác

cân tại nên và tam giác cân tại nên

45
. Áp dụng định lí 2.3.6 (nói về các góc tương ứng bằng nhau) ta có

Mặt khác ta lại có nên mà theo cách

dựng ở trên ta có do đó theo tiên đề (3.4), tia

phải trùng với tia có nghĩa . Vậy .


3.5. Mệnh đề 5:
Nếu hai đường thẳng cắt nhau thì chúng tạo ra các góc đối đỉnh bằng nhau.
Chứng minh:

Bảng 2. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 5


Giả thuyết Hai đường thẳng cắt nhau.

Kết luận Tạo ra các góc đổi đỉnh bằng nhau.

Hình 29. Chứng minh mệnh đề 5

Cho hai đường thẳng và cắt nhau tại điểm E. Có thể phát biết rằng góc
bằng góc , góc bằng góc .
Vì cắt đoạn tạo thành hai và , tổng của chúng do đó bằng hai góc
vuông. Thêm nữa, vì DE cắt đoạn thẳng tạo thành hai góc và , tổng của
chúng do đó sẽ bằng hai góc vuông. Nhưng tổng của và đã (được chứng tỏ) là
bằng hai góc vuông. Do đó, nó bằng tổng và . Trừ đi từ cả hai lượng trên.
46
Phần còn lại do đó sẽ bằng với phần còn lại . Tương tự, có thể chứng minh rằng
cũng bằng .
Như vậy, nếu hai đường thẳng cắt nhau thì chúng tạo thành các góc đối đỉnh bằng nhau.
Đây chính là điều cần phải chứng minh

3.6. Mệnh đề 6:

Trong một tam giác, cạnh lớn hơn chắn góc lớn hơn.

Chứng minh:

Bảng 3. Giả thuyết và kết luận mệnh đề 6

Giả thuyết Cho một tam giác. Cạnh lớn hơn

Kết luận Chắn góc lớn hơn.

Hình 30. Chứng minh mệnh đề 6

Cho tam giác với cạnh lớn hơn cạnh . Có thể phát biểu rằng góc
cũng lớn hơn .
Vì lớn hơn , dựng bằng với , và nối với .
Và bởi vì là góc ngoài đối với tam giác nên nó lớn hơn góc trong (không
kề) . Mà cạnh bằng cạnh nên góc bằng góc . Do đó, góc
lớn hơn góc . Cuối cùng, góc lớn hơn góc .
47
Như vậy, trong tam giác bất kì, cạnh lớn hơn chắn góc lớn hơn. Đây chính là điều cần
phải chứng minh.

3.7. Mệnh đề 7:
Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì các cạnh chắn chúng cũng bằng nhau.
Chứng minh:

Bảng 4. Giả thuyết và kết luận của mệnh đề 7


Giả thuyết Một tam giác có hai góc bằng nhau

Kết luận Các cạnh chắn chúng cũng bằng nhau

Hình 31. Chứng minh mệnh đề 7

Gọi là tam giác với góc bằng góc . Có thể phát biểu rằng cạnh bằng
cạnh .
48
Vì nếu không bằng , thì một trong chúng là đoạn lớn hơn. Gọi là đoạn lớn.
Đặt bằng với là đoạn được cắt ra từ đoạn lớn . Nối với .
Theo đó, từ bằng và chung, hai cạnh , tương ứng bằng với , ,

góc cũng bằng góc . Như vậy đáy bằng đáy , và tam giác sẽ bằng
tam giác , cái nhỏ bằng cái lớn hơn. Điều này vô lý [TĐ. 5]. Như vậy không thể
không bằng , và do đó nó bằng .
Như vậy, nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì các cạnh đối diện với chúng bằng
nhau. Đây chính là điều cần phải chứng minh.

3.8. Mệnh đề 8:
Nếu một đoạn thẳng đứng trên một đoạn thẳng khác và tạo thành hai góc thì hoặc hai
góc cùng là góc vuông, hoặc tổng của hai góc bằng hai góc vuông.

Chứng minh:

Bảng 5. Giả thuyết kết luận của mênh đề 8


Giả thuyết Một đoạn thẳng đứng trên đoạn thẳng khác và tạo
thành hai góc
Kết luận Hai góc cùng là góc vuông hoặc tổng hai góc bằng
góc vuông

49
Hình 32. Chứng minh mệnh đề 8

+ Giả định một đoạn thăng tùy ý đứng tựa lên đường thẳng tạo thành các góc

và . Có thể phát biểu rằng các góc và là hai góc vuông, hoặc là tổng của
hai góc này bằng hai góc vuông.

-Thực tế là, nếu thì chúng là hai góc vuông. Còn nếu đều này không đúng,

gọi là đoạn vuông góc với được dựng từ điểm . Khi đó, và vuông.

Mặt khác, vì góc bằng (tổng) hai góc và , thêm góc vào cả hai

lượng này. Vậy tổng của và bằng tổng ba góc , và . Tương tự, từ

bằng và , thêm vào tổng cả hai góc đó. Như vậy, tổng và

bằng tổng ba góc , và .Nhưng đã biết tổng của và cũng bằng

tổng và .Mà tổng và bằng hai (góc) vuông. Do đó, tổng của và

cũng bằng hai góc vuông. Như vậy, nếu một đoạn thẳng đứng tựa trên một đoạn thẳng
khác thì sẽ tạo thành hai góc vuông hoặc tổng của hai góc này bảng hai góc vuông.

3.9. Mệnh đề 9:
Dựng một đoạn thẳng vuông góc với một đoạn thẳng cho trước từ một điểm cho trước
không nằm trên đường cho trước này.
Chứng minh:

50
Hình 33. Chứng minh mệnh đề 9

Gọi là đoạn thẳng cho trước, và là điểm cho trước không nằm trên . Yêu cầu
dựng một đường thẳng vuông góc với AB xuất phát từ C là một điểm không nằm trên .
Chọn điểm ngẫu nhiên ở phía bên kia của đường thẳng (so với ), dựng đường tròn
tâm bán kính , được chia đôi tại điểm , nối với , với , và với . Có
thể phát biểu rằng đoạn đã được dựng vuông góc với đoạn thăng từ điểm không
nằm trên đường .
Vì bằng và có là cạnh chung, hai đoạn thẳng GH, HC lần lượt bằng với
đáy cũng bằng đáy . Do đó, góc bằng góc, và chúng là góc kề. Nhưng khi
một đoạn thẳng đứng trên một đường thẳng khác tạo thành hai góc kề bằng nhau, thì mỗi
góc ấy là một góc vuông, và đoạn thẳng đang xét được gọi là vuông góc với đường thăng mà
nó đứng tựa lên.
Như vậy, đã được dựng vuông góc với đoạn thẳng cho trước từ một điểm cho
trước không nằm trên đoạn .
3.10. Mệnh đề 10:
Tìm tâm của một hình tròn cho trước.
Chứng minh:

51
Hình 34. Chứng minh mệnh đề 10

Gọi là hình tròn cho trước. Hãy tìm tâm của hình tròn .

Vẽ đoạn thẳng bất kì cắt qua hình tròn , và chia đôi tại điểm . Từ điểm ,
vẽ đoạn vuông góc với . Kéo dài đến . Và chia đôi tại . Có thể phát biểu
rằng (điểm) là tâm của (hình tròn) .
Giả sử nếu không phải là như thế, mà là tâm cử hình tròn, và nối với với và
với . Bởi vì bằng và là chung nên hai đoạn lần lượt bằng với hai

đoạn . Và cạnh bằng cạnh . Bởi chúng đều là bán kính. Như vậy, góc

bằng góc . Và khi một đường thẳng đứng tựa lên một đường thẳng khác tạo nên các

góc liền kề bằng nhau thì mỗi góc bằng nhau đó đều là một góc vuông . Do đó là một

góc vuông Và cũng là một góc vuông. Bởi vậy bằng , góc lớn hơn bằng góc
nhỏ hơn. Điều này là không thể. Vì vậy, (điểm) không phải là tâm của hình tròn .
Tương tự, có thể chứng minh rằng không có điểm nào khác là tâm của hình tròn, trừ điểm .
Như vậy, điểm là tâm của (hình tròn) .
3.11. Mệnh đề 11:

52
Nếu một đoạn thẳng được chia thành hai phần một cách ngẫu nhiên thì tổng diện tích
của các hình chữ nhật có các cạnh bằng cả đoạn thẳng đó và mỗi phần (của nó) bằng với
diện tích hình vuông có cạnh là cả đoạn thẳng đó.
Chứng minh:

Hình 35. Chứng minh mệnh đề 11

Gọi là đoạn thẳng được chia một cách ngẫu nhiên bởi điểm . Có thể phát biểu rằng
diện tích của hình chữ nhật có kích thước và bằng diện tích hình vuông có cạnh .
Dựng hình vuông trên đoạn , và từ điểm dựng đoạn song song với
hoặc . Khi đó, hình vuông có diện tích bằng tổng diện tích của các hình chữ nhật
và . Hình vuông chính là hình vuông có cạnh . Hình chữ nhật có diện tích bằng
hình chữ nhật có cạnh bằng và , vì nó có các cạnh và , mà . Hình chữ
nhật có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật có các và cộng với diện tích của
hình chữ nhật có cạnh và thì diện tích hình vuông có cạnh bằng .
Vậy nếu một đoạn thẳng được chia thành hai phần một cách ngẫu nhiên thì tổng diện tích
các hình chữ nhật có cạnh bằng cả đoạn đó và mỗi phần (của nó) bằng với diện tích hình
vuông có cạnh là cả đoạn thắng đó.

53
PHẦN KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận này, em muốn trình bày một cách khái quát về tiểu sử cũng như giới
thiệu các tác phẩm của nhà toán học Euclide. Trình bày tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là
“Eléments” và thông qua đó em muốn giới thiệu về các tiên đề, định đề, các định nghĩa của
Euclide một trong công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất và có sức ảnh hưởng lớn đối với sự
phát triển của nền văn minh nhân loại.
Cũng qua đó, em đã hiểu hơn nhiều điều về đề tài mà mình nghiên cứu, đồng thời đây sẽ
là hành trang giá trị để trờ thành một giáo viên toán trong chặn đường phía trước.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Văn Thuận, Lâm Quốc Anh (2004), Giáo trình Cơ sở hình học, Đại học Cần Thơ.
[2] Nguyễn Cang (1999), Lịch sử Toán học, Nhà xuất bản Trẻ.
[3] Euclide – Vũ Thái Hà và nhóm dịch (2016), Cơ sở của hình học, Tri thức.
[4] Trần Trung, Nguyễn Chiến Thắng, Lịch sử kiến thức toán học ở Trường phố thông, nhà
xuất bản giáo dục.

55

You might also like