You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA THỐNG KÊ
----------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG LÚA
TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM

Họ và tên: Bùi Quang Huy


Mã sinh viên: 11182190
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Mai Anh

Hà Nội. 2022

1
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan chuyên đề là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là do tác giả tự thu thập,
trích dẫn trung thực, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào có trước.

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Bùi Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô khoa
Thống kê Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình, tâm huyết, hỗ trợ cho em
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Với tất cả sự chân thành, em xin bày tỏ lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Mai Anh
đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, nghiên cứu còn nhiều thiếu sót.
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Bùi Quang Huy


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................. 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Kết cấu của chuyên đề. ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO ........................... 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO................................. 5
1.1.1. Sản xuất lúa gạo và vai trò của sản xuất lúa gạo ở VIệt Nam. .................. 5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo. ............................................... 7
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................... 14
1.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 14
1.2.2. Phân tích dãy số thời gian. .......................................................................... 14
1.2.3. Phân tích hồi quy với số liệu mảng. ........................................................... 15
1.2.3.1. Giới thiệu số liệu mảng. ............................................................................ 15
1.2.3.2. Phương pháp POLS (Pooled Ordinary Least Squares) ........................ 16
1.2.3.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ...................................................... 16
1.2.3.4. Mô hình tác động cố định (FEM) ............................................................ 17
1.2.3.5. Mô hình hồi quy tổng quát (GLS) ........................................................... 17
1.2.3. Lý thuyết về lựa chọn mô hình ................................................................... 17
1.2.4. Các kiểm đinh khác. .................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG
LÚA PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2020...... 19
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007 – 2020.................................................................................................... 19
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG LÚA
PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN 2020 ..... 26
2.2.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN PHÂN TÍCH ....................................... 26
* Kết quả thống kê mô tả ........................................................................................ 26
2.2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐẠN 2007
ĐẾN 2022 ................................................................................................................ 27
2.2.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình .............................. 27
2.2.2.2. Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tới sản lượng lúa
gạo tại các địa phương giai đoạn 2007 đến 2020. ................................................ 28
A. Xây dựng mô hình.............................................................................................. 28
Mô hình hồi quy POOLed ............................................................................... 28
Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định (FEM) .................................. 32
Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ................................. 34
B. Lựa chọn mô hình: ............................................................................................ 35
C. Kiểm định ........................................................................................................... 36
Nhận xét: ................................................................................................................ 38
2.3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 39
Kết luận......................................................................................................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 43
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 44
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 45
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 49
DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1. 1 BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU ................................................ 10


BẢNG 2. 1 SẢN LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA GẠO Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007 - 2020 ....................................................................................................... 22
BẢNG 2. 2 BẢNG CHỈ SỐ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020.......................................................................... 23
BẢNG 2. 3 BẢNG KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN PHÂN THÍCH ...... 26
BẢNG 2. 4 BẢNG MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN PHÂN
TÍCH .............................................................................................................................. 28
BẢNG 2. 5 KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH OLS .......................................... 29
BẢNG 2. 6 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH POOLED.............................................. 30
BẢNG 2. 7 BẢNG HỆ SỐ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI VIF..................................... 30
BẢNG 2. 8 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH WHITE............................................................... 31
BẢNG 2. 9 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH (FEM) ........... 32
BẢNG 2. 10 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH (FEM) MỚI. 33
BẢNG 2. 11 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN (REM) 34
BẢNG 2. 12 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HAUSMAN ..................................................... 35
BẢNG 2. 13 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI MÔ HÌNH
REM ............................................................................................................................... 36
BẢNG 2. 14 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN MÔ HÌNH REM ............ 37
BẢNG 2. 15 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS .................................................... 37
BẢNG 2. 16 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS MỚI ........................................... 38
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN LƯỢNG
LÚA CẢ NĂM TẠI MỖI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ........................................... 13
Hình 2. 1 TỶ TRỌNG DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA CỦA VIỆT NAM NĂM 2020
PHÂN THEO VÙNG .................................................................................................... 21
Hình 2. 2 BIỂU ĐỒ MIÊU TẢ SẢN LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA GẠO Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020.......................................................................... 22
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xuất phát điểm là quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào nông
nghiệp (80% dân số làm nông nghiệp), nằm trong số các nước nghèo trên thế giới, phải
nhập khẩu lương thực và nhận viện trợ từ nước ngoài, Việt Nam ngày nay không chỉ ổn
định an ninh lương thực trong nước mà còn vươn lên trở thành nước đứng thứ 2 thế
giới về xuất khẩu gạo, đóng góp hàng triệu đô la mỗi năm vào GDP của cả nước. Tất
cả những thành tựu mà đất nước ta đạt dược đó chính là do Đảng và Nhà nước đã có
phương hướng đúng đắn, phát huy được các thế mạnh vốn có để phát triển nông nghiệp
nói chung, và sản xuất lúa nói riêng.
Tuy nhiên nhìn vào thực tế hiện nay, Việt nam ta trong quá trình phát triển Công
nghiệp hoá – Hiện đại hoá, đang tồn tại một nghịch lý là: diện tích đất phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp nói chung hay sản xuất lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp, trong khi
đó nhu cầu của thị trường luôn đòi hỏi khối lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng
phải gia tăng, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo, đã trở thành sản phẩm thiết yếu phục vụ đời
sống hàng ngày của con người. Do đó, ngành nông nghiệp đang đối mặt với những vấn
đề là phải có những kế hoạch đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và không ngừng nâng cao
năng suất cây trồng. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta mở cửa và hội nhập
với nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài
đối với các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã và các hộ nông dân sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng là rất khốc liệt, những khó khăn đó đòi hỏi
chính phủ và các doanh nghiệp, nông hộ bên cạnh việc nâng cao năng suất và phẩn
chất sản phẩm, đảm bảo sản lượng lúa để có nguồn cung dồi dào, đồng thời phải nắm
bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.
Trước tình hình các khu công nghiệp, khu du lịch, những con đường được mở
rộng đã làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp (diện tích Lúa). Câu hỏi đặt ra là
phải làm sao để sản lượng lúa không đổi hay vẫn gia tăng trong khi các yếu tố như diện
tích đang ngày càng giảm dần, khí hậu thì ngày một khắc nghiệt hơn cho nền nông
nghiệp Việt nam. Chúng ta có thể thấy rằng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản
lượng lúa là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay, nhằm mục đích chỉ ra những
điểm mạnh cũng như những hạn chế trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm kiếm

1
phương hướng, giải pháp hiệu quả trong việc phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt
nam.
Qua những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọ đề tài: “PHÂN TÍCH MỘT
SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG LÚA TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
CỦA VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Hiện nay
không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên cứu quan trọng
đánh giá cá tác nhân ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo. Một số nghiên cứu tập trung vào
ước tính và giải thích về hiệu quả nông nghiệp ở hầu hết các nước đang phát triển châu
Á, ví dụ như ở Ấn Độ (Batese và Coelli, 1992, Battese và Coelli, 1995), Thái Lan
(Kraspathat, 2004; Kiatpathomchai, 2008), Indonesia (Souge và Tabor, 1991: Brazdik,
2006), Pakistan (Shafiq và Rehman, 2000; Javed et Al., 2008), Bangladesh (Rahman,
2003; Rahman, 2011), Philippines (Villano và Fleming, 2004) và Việt Nam (Trần
1993; Huy, 2009; Khai và Yabe, 2011). Tất cả các nghiên cứu này đã chỉ ra sự kém
hiệu quả đáng kể và tiềm năng có thể cải thiện năng suất nông nghiệp và gia tăng sản
lượng lúa gạo. Kế thừa kết quả và phương pháp luận của các nghiên cứu đi trước và bổ
sung thêm một số biến đặc thù của Việt Nam mà tác giả thu thập được. Tác giả tiến
hành phân tích sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sản lượng lúa gạo, dựa vào đó đưa
ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng các chính sách đường lối phù hợp, mang lại
hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu chính của chuyên đề là nghiên cứu tác động của các yếu tố đến sản
lượng sản xuất lúa gạo của các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2007 đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể là:
- Phân tích tổng quan các nghiên cứu liên quan đến phân tích sản lượng lúa gạo
và xác định các nhân tố tác động đến sản lượng lúa gạo.
- Đánh giá thực trạng chung về sản lượng lúa gạo của Việt Nam và các nhân tố
tác động đến sản lượng lúa gao trong giai đoạn 2007 đến 2020.
- Xây dựng mô hình hồi quy phân tích tác động của các yếu tố và đưa ra các đề
xuất, kiến nghị.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

2
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là sản lượng lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn
2007 đến 2020 và các nhân tố tác động đến sản lượng lúa.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Thời gian: Trong giai đoạn từ 2007 đến 2020.
- Không gian: 15 tỉnh thành sản xuất lúa gạo của Việt Nam
- Nguồn số liệu: Website Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn/
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích định tính: Tác giả thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng định tính để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, tham
khảo các thông tin từ các nghiên cứu và các bài báo trong nước và ngoài nước nhằm
phục vụ mục đích phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này được
thu thập và tổng hợp tại mục tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sản lượng lúa gạo
để làm cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích định lượng:
+ Thống kê mô tả: Tóm tắt dữ liệu sản xuất lúa gạo tại Việt Nam và mô
tả mẫu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này dưới dạng số hay biểu đồ trực quan.
+ Dãy số thời gian: Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm biến động của sản
lượng lúa trong thời kì nghiên cứu. Xây dựng hàm xu thế vạch rõ xu hướng và tính quy
luật của sự biến động, đồng thời dự đoán giá trị sản lượng lúa trong tương lai.
+ Hồi quy tương quan với dữ liệu mảng: Dùng để đánh giá phương trình
phù hợp nhất với tập hợp các quan sát của biến phụ thuộc và sản lượng lúa. Phương
pháp này cho phép nghiên cứu đạt được kết quả ước lượng tốt nhất về mối quan hệ
giữa các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Từ phương trình thu được này, tác giả có thể
dự báo về sản lượng lúa dựa vào giá trị cho trước của biến độc lập. Trong chuyên đề
này, dữ liệu mảng bao gồm thành phần dữ liệu chéo là dữ liệu của 15 địa phương
nghiên cứu và thành phần dữ liệu thời gian là 14 năm trong giai đoạn nghiên cứu. Kết
quả của việt kết hợp 2 thành phần dữ liệu này tác giả thu được mẫu nghiên cứu bao
gồm 210 quan sát. Việc kết hợp 2 loại dữ liệu có nhiều lợi thế trong phân tích, đặc biệt
khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhân tố nghiên cứu theo thời gian

3
hay phân tích sự khác biệt giữa các giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu theo không
gian.

5. Kết cấu của chuyên đề.


Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục, phụ lục tham khảo thì chuyên đề này
được chia làm hai chương:
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO
Trong chương này, tác giả đề cập tới các lý thuyết về sản xuất và vai trò lúa gạo,
tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tiếp
theo tác giả tổng hợp lý thuyết và một số nghiên cứu đã được phát hành, xác định và
lựa chọn các nhân tố sử dụng trong đề tài.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG LÚA
GẠO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020.
Trong chương này tác giả giới thiệu bộ dữ liệu, trình bày kết quả thống kê mô tả
của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Sau đó tác giả xây dựng mô hình, trình bày
kết quả nghiên cứu, lựa chọn mô hình, đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị.

4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO.
1.1.1. Sản xuất lúa gạo và vai trò của sản xuất lúa gạo ở VIệt Nam.
* Cây lúa (Oryza sativa) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu Thế
giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa là cây lương thực mà sản phẩm của nó
được con người sử dụng hàng ngày, trong đó có tới 40% dân số thế giới coi lúa là
lương thực chính. Hạt gạo đến từ cây lúa còn được Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là
“hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, lipid,
xenlulozo, … Ngoài mục đính sử dụng làm lương thực, gạo và các sản phẩm phụ khác
của nó còn được sử dụng trong ngành công nghiệp và dịch vụ với rất nhiều mục đích
khác nhau.
Cây lúa là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên các nơi có khí hậu nóng
ẩm sẽ có điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Theo trung tâm Khoa học Công nghệ
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: “Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và
thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung
ngày từ 3.000-3.500°C và giống dài ngày từ 3.500-4.500°C”. Căn cứ vào chỉ tiêu này
mà các nông hộ, hợp tác xã trồng lúa có thể lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho
phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt thấp, nên chọn giống có tổng tích
nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt cao, nên chọn giống có tổng tích
nhiệt cao). Cũng dựa vào tổng tích nhiệt của giống, các nông hộ và hợp tác xã có thể
điều tiết các trà cấy trong vụ
Bản thân cây lúa là loại cây cần nhiều nước để phát triển khoẻ mạnh và cần
nhiều sự chăm sóc, do đó việc trồng lúa phù hợp nhất là ở các khu vực có chi phí nhân
công thấp và lượng mưa lớn. Tuy nhiên, lúa vẫn có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí có
thể trồng thành ruộng bậc thang ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng
hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở
khu vực Đông Nam Á và một phần của châu Phi, nhưng chúng có lịch sử hàng thế kỷ
giao thương quốc tế, việc xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến ở nhiều
quốc gia ở các châu lục trên thế giới.
Lúa thông thường được gieo cấy trong các ruộng lúa, các mảnh ruộng được tưới
hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho

5
cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành loại
cây chính ở trong ruộng thì có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa vụ.
Các ruộng lúa sử dụng phương pháp tưới tiêu có năng suất cao hơn các ruộng lúa tự
nhiên, tuy ưa nước nhưng lúa cũng có thể trồng tại các vùng đất có độ ẩm thấp hơn
(chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với điều kiện ngăn ngừa cỏ dại bằng các
biện pháp hóa học.
Ở những khu vực có mực nước sâu, người nông dân cũng có thể trồng các giống
lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các loại lúa này có thân dài có thể phát triển
được ở mực nước sâu lên tới hơn 2 mét.
Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng
nước lớn hơn nhiều so với nhiều giống cây trồng khác. Việc trồng lúa tại một số khu
vực là một hoạt động sản xuất có nhiều các vấn đề mâu thuẫn, chẳng hạn tại Mỹ và Úc,
việc sản xuất lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ nó tạo
ra 0,02% GDP. Mặc dù vậy, tại các quốc gia có mùa mưa bão theo chu kỳ thì việc gieo
trồng lúa còn có tác dụng duy trì ổn định nguồn cung nước cũng như ngăn chặn lũ lụt
đột ngột. Đối với cây lúa, bệnh đạo ôn có thể coi là thiên địch vì chúng là loại bệnh gây
ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất lúa. Cây lúa còn bị một số loại bệnh như cháy cổ
lá, bạc lá và chịu sự phá hoại của một số loài như rầy nâu, châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng
trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít như bọ xít đen, bọ xít xanh…

• Vai trò sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.


Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng trong an ninh lương thực, vừa là
mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trung bình các năm qua, môi năm Việt
Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, trong đó khối lượng gạo xuất khẩu rơi vào
khoảng khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm, phần còn lại là dành cho tiêu thụ trong nước,
trong đó. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa lúa chính chiếm đến hơn 50%
sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Đối với phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam thì xuất khẩu gạo đóng vai trò rất quan trọng. Những năm gần đây,
ngành hàng lúa gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành quả.
Mỗi năm, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo
xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt Nam đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, trong đó,
Trung Quốc và Philippines là hai thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang

6
phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong bối cảnh hội nhập hoá, thêm đó là
ảnh hưởng từ đại dịch Covid -19 bùng phát. Làm thế nào để tận dụng được các cơ hội
để vượt qua thách thức khó khăn, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh xuất khẩu
ngành lúa gạo là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cần phải giải quyết.
Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, sản xuất lúa gạo
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Có tới 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham
gia sản xuất lúa gạo, nhưng chủ yếu vẫn phải dựa vào phương thức canh tác thủ công
truyền thống đơn sơ. Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền
với phát triển ngành hàng lúa gạo bởi sản xuất lúa gạo là nguồn thu.nhập và cung cấp
lương thực chính của các hộ nông dân, Trong gần ba thập kỷ qua, nhờ có đồi mới cơ
chế quản lý của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong
sản xuất lúa gạo, không những đáp được đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, mà hàng
năm còn có thể xuất khẩu được 6-6,5 triệu tấn gạo.
Tuy nhiên, dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế,
ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khàn và thách thức. Hiện nay năng
suất lúa bình quân chung của nước ta đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song năng suất lúa giữa
các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể. Ở các vùng đồng bằng, có
những hộ nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10- 12 tấn/ha nhưng trong
khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải
thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2 tấn/ha. Lượng gạo tham gia vào
lưu thông trên thị trường chủ yếu đến từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng Bằng sông
Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên thực tế, các địa phương
sản xuất nông nghiệp nằm ở các châu thổ nhỏ đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một
số địa phương ở vùng cao một vài năm gần đây, do thời tiết thuận lợi nên nông dân
được mùa, sản lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương. Tại các vùng
duyên hải và trung du miền núi, sản xuất lúa gạo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương
thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân óc từ
một đến hai tháng trong năm không đủ lương thực cho gia đình. Thiếu việc làm để đảm
bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Việt Nam.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo.

7
* Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa gạo.
- Các nghiên cứu trên thế giới:
Lúa gạo là ngành lương thực trọng yếu, khoảng một nửa dân số thế giới bao
gồm hầu như toàn bộ Đông và Đông Nam Á hoàn toàn phụ thuộc vào lúa gạo như một
loại lương thực chính. Gạo còn là chế phẩm để sản xuất nhiều mặt hàng lương thực và
đồ uống có cồn, chính vì vậy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới
liên quan đến mặt hàng này.
Nghiên cứu của Gerald E. Shively và Charles A. Zelek (2003) phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa gạo trong giai đoạn những năm 1995, 1997 và 1999
. Dựa trên số liệu từ 411 quan sát thu thập của 150 nông trại tại Palawan, Philipines,
bài nghiên cứu cho thấy được sự ảnh hưởng thuận chiều đáng kể của các nhân tố lao
động, phân bón và thuốc trừ sâu tới sản lượng lúa .
Cũng tại Philipines, CA. U. Lacap và L. G. Magat (2019) phân tích về những
tác động của biến đổi khí hậu đến sản lượng lúa vùng Pampanga trong giai đoạn 1998
đến 2017. Kết quả của nghiên cứu cho thấy xu hướng tăng lên của sản lượng lúa, kiểm
định mối quan hệ tương quan giữa sản lượng lúa, lượng mưa và nhiệt độ. Chỉ ra rằng
không có mối quan hệ đáng kể giữa năng suất lúa và nhiệt độ, trong khi đó mối quan
hệ tương quan về lượng mưa và năng suất lúa là nghịch đảo nhau. Xét đến lượng mưa
và nhiệt độ trung bình hàng tháng cũng như nhu cầu về khí hậu của các giai đoạn phát
triển khác nhau của cây lúa, nghiên cứu này đã đề xuất lịch canh tác vụ mùa mới. Lịch
canh tác mùa vụ hiện tại được đề xuất sẽ được dịch chuyển lên trước một tháng để giai
đoạn lúa chín có lượng mưa nhiều sẽ được chuyển sang tháng có lượng mưa ít.
Tại Thái Lan, đất nước có quy mô xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới, tác giả
Thunyawadee Sucharidtham và Satawat Wannapan (2020) cũng có nghiên cứu phân
tích về sản lượng lúa của đất nước này. Bài nghiên cứu chứng minh sự hiệu quả của
việc sử dụng các dữ liệu không gian, cho thấy tác động thuận chiều chủa diện tích đất
trồng, lượng phân bón được sử dụng, hộ nông dân, lượng mưa và các biến giả về vị trí
địa lý được theo dõi hằng năm để đánh giá sự tác động và ước tính các giá trị của sản
lượng lúa gạo trong tương lai.
Mới đây, nhóm tác giả Boon Teck Tan, Pei Shan Fam, R. B. Radin Firdaus,
Mou Leong Tan và Mahinda Senevi Gunaratne (2021) đã sử dụng phương pháp phân

8
tích dữ liệu mảng nghiên cứu về sự tác động của biến đổi khí hậu tới năng suất lúa tại
Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các tác nhân về khí
hậu như nhiệt độ hay lượng mưa tới năng suất lúa chính vụ và trái vụ. kết quả của
nghiên cứu cho thấy lượng mưa không có tác động đáng kể tới cả năng suất chính vụ
và trái vụ, trong khi đó nhiệt độ tối đa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất trái
vụ, còn nhiệt độ tối thiểu lại có tác động tích cực tới cả năng suất chính vụ và trái vụ.
Nghiên cứu còn ước tính sự gia tăng tích cực của năng suất lúa vào năm 2040 so với
thập kỉ trước, và sự gia tăng này cũng không đồng đều theo mặt địa lý, năng suất lúa có
thể tăng ở một số khu vực nhưng cũng có các khu vực khác sẽ trải qua những tác động
tiêu cực.
- Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ngoài các nghiên cứu ở ngước ngoài thì tại Việt Nam cũng có những nghiên
cứu về chủ đề cây lúa. Ví dụ như nghiên cứu của Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Trường
Huy (2007) phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần
Thơ và Sóc Trăng. Nghiên cứu của PGS đã “mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ
thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ”. Số liệu được sử
dụng trong nghiên cứu được phỏng vấn từ 261 nông hộ tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Các
phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và phân
tích hồi quy đa biến, kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc cũng được sử
dụng nhằm làm cơ sở để đánh giá tính khả thi của các giải pháp trong việc áp dụng kỹ
thuật hiệu quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm sản xuất là yếu tố không
phản ánh được sự tương quan với thu nhập của nông hộ, trình độ học vấn, lực lượng
lao động, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuỷ lợi, chi phí chuẩn bị đất có tác
động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ và chi phí thuốc bảo vệ thực vật có tác động
nghịch chiều đến thu nhập của nông hộ.
Trong nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp của của Lâm Văn Siêng (2021). Mục
tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông
dân trồng lúa ở khu vực nông thôn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào những
lý thuyết kinh tế học và thực tiễn thu nhập của hộ nông dân, tác giả đã xây dựng mô
hình hồi quy tuyến tính đa biến để định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nông dân trồng lúa. Nghiên cứu được tiến hành điều tra trực tiếp từ 200 hộ gia đình

9
ở khu vực nông thôn huyện Tân Hồng. Thống kê mô tả và hồi qui tuyến tính đa biến là
các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả mô hình hồi
quy cho thấy có bảy yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa bao
gồm: Chi phí sinh học và Chi phí cơ giới là các nhân tố tác động ngược chiều. Diện
tích đất nông nghiệp, Quy mô vốn vay từ các tổ chức tín dụng, Lao động tham gia sản
xuất, Trình độ học vấn của chủ hộ và Năng suất lúa là các nhân tố tác động thuận
chiều;
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu trên và rất nhiều các nghiên cứu khác về
chủ đề lúa gạo ở cả Việt Nam và thế giới, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản
lượng lúa gạo là quan trọng và có giá trị thực tiễn. Bởi nó sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định
chính sách nông nghiệp, các nông hộ, các lao động trình độ cao trong lĩnh vực nông
nghiệp trong việc gia tăng sản lượng, năng suất từ đó tăng thêm thu nhập cho lao động
nhà nông. Qua đó cũng là cơ sở để xây dựng lên một chính sách nông nghiệp hợp lý
hướng nền nông nghiệp của Việt Nam phát triển tốt và ngày càng lớn mạnh.
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo.

BẢNG 1. 1 BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU


Nhân tố Chiều hướng Nghiên cứu
tác động
Diện + - Phân tích sản lượng gạo Thái Lan - Thunyawadee
tích đất Sucharidtham1; Satawat Wannapan (2020).
trồng - Tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất lúa gạo ở
Malaysia - Tan, B.T.; Fam, P.S.; Firdaus, R.B.R.; Tan, M.L.;
Gunaratne, M.S (2021).
- Trong nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng
Tháp của - Lâm Văn Siêng (2021)
Lượng +/- - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa của
mưa Pampanga - CA. U. Lacap và L. G. Magat (2019)
- Phân tích sản lượng gạo Thái Lan - Thunyawadee
Sucharidtham1; Satawat Wannapan (2020)
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất lúa gạo ở

10
Malaysia - Tan, B.T.; Fam, P.S.; Firdaus, R.B.R.; Tan, M.L.;
Gunaratne, M.S (2021).
Nhiệt +/- - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa của
độ Pampanga - CA. U. Lacap và L. G. Magat (2019).
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất lúa gạo ở
Malaysia - Tan, B.T.; Fam, P.S.; Firdaus, R.B.R.; Tan, M.L.;
Gunaratne, M.S (2021).
Số lao + - Thay đổi kỹ thuật, sai lệch yếu tố và điều chỉnh đầu vào:
động bằng chứng dữ liệu bảng từ sản xuất lúa có tưới ở Nam
Palawan, Philippines - Gerald E. Shively; Charles A. Zelek
(2003).
- Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản
xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng - Huỳnh Trường Huy
(2007).
- Trong nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân trồng lúa tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng
Tháp của - Lâm Văn Siêng (2021)
Lượng + - Thay đổi kỹ thuật, sai lệch yếu tố và điều chỉnh đầu vào:
phân bằng chứng dữ liệu bảng từ sản xuất lúa có tưới ở Nam
bón Palawan, Philippines - Gerald E. Shively; Charles A. Zelek
(2003)
- Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản
xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng - Huỳnh Trường Huy
(2007).
- Phân tích sản lượng gạo Thái Lan - Thunyawadee
Sucharidtham1; Satawat Wannapan (2020).

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài và trong nước,
kết hợp với các nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa
gạo như đã trình bày ở các mục trên. Nghiên cứu này kế thừa các nhân tố đã được
chứng minh có tác động tới sản lượng lúa là: Nhiệt độ, Lượng mưa, Diện tích trồng và
Số lao động.

11
+ Tổng lượng mưa trong năm (Pre):
Quan sát các đề tài về cây lúa trên thế giới cho thấy đã có nhiều tác giả nghiên
cứu sự tác động của lượng mưa tới sản lượng lúa. Trong nông nghiệp nói chung, lượng
mưa là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, ảnh
hưởng của lượng mưa liên quan tới bố trí cơ cấu cây trồng.
+ Tổng số giờ nắng trong năm (Sun):
Cũng như lượng mưa, số giờ nắng cũng là yếu tố quan trọng được nhắc tới trong
nhiều nghiên cứu. Nắng là yếu tố quan trọng đối với tất cả các loại thực vật bao gồm cả
lúa. Nhờ có các diệp lục tố, cây xanh có thể quang hợp qua thân, lá. Để tạo nên các hợp
chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho cây phát triển, chúng sử dụng CO2 và nước.Để
phản ứng sinh hóa này xảy ra, ánh sáng chính là điều kiện cần thiết. Từ lúc cây bắt đầu
nảy mầm, phát triển, đơm hoa kết trái rồi chết đi, ánh sáng có tác động đến toàn bộ
vòng đời của cây trồng. Bên cạnh đó, ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng về mặt sinh
khối. Khả năng tiếp nhận cường độ ánh sáng là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm thực
vật của mỗi loại cây. Đối với cây lúa thì nguồn sáng này chính là ánh nắng mặt trời.
+ Nhiệt độ trung bình năm (Temp):
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây trồng. Nó quyết định tới
70% chất lượng và sản lượng canh tác. Đối với mõi loài khác nhau thì nhiệt độ tối hảo
cho sự sinh trưởng là khác nhau , để đánh giá khả năng hoàn thành chu kỳ sống tùy
theo thời gian tác động của nhiệt độ, tuổi cây, thời kỳ phát triển, và các ngưỡng sinh
trưởng riêng biệt được dùng, sự hấp thu nước và dinh dưỡng, hô hấp, khả năng thấm
của màng tế bào, và sự tổng hợp protein. Các ảnh hưởng này được phản ánh bằng sự
sinh trưởng của cây trồng. Tốc độ hình thành lá mới có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng
sinh trưởng của cây trồng, có nghĩa là diện tích quang hợp mới tăng làm ảnh hưởng rất
lớn đến tổng quang hợp và sản lượng của cây trồng. Vì vậy, tốc độ ra lá và sự phát
triển các lá mới và thời gian phát triển của các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây
đóng góp rất lớn đến sản lượng của cây trồng.
+ Diện tích lúa cả năm (Area)
Đối với tất cả các loại nông sản, diện tích trồng luôn là một yếu tố có tác động
rất lớn và thường là có tương quan dương với sản lượng. Vậy nên diện tích trồng là yếu
tố không thể không nhắc đến trong các đề tài nghiên cứu về sản lượng của cây trồng.

12
+ Số lao động tại địa phương trong năm (Labor):
Lực lượng lao động cũng là yếu tố được nhắc tới nhiều trong các nghiên cứu
trước. Các loại cây trồng và cụ thể là lúa gạo muốn sinh trường và phát triển tốt, đem
lại sản lượng tốt không thể thiếu bàn tay chăm sóc của những người lao động. Thường
yếu tố này cũng mang tương quan dương với sản lượng lúa gạo.
* Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng
lúa gạo.
Từ các nghiên cứu trước kết hợp với những lý thuyết về sản xuất nông sản, đánh
gia về tính khả thi của việc thu thập dữ liệu, trong nghiên cứu này các nhân tố được sử
dụng để phân tích thể hiện qua hình:

HÌNH 1. 1 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN


LƯỢNG LÚA CẢ NĂM TẠI MỖI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

- Các giả thuyết của mô hình:


+ Giả thuyết 1: Tổng lượng mưa cả năm có tác động tới sản lượng lúa gạo và
chiều hướng có thể là thuận chiều hoặc nghịch chiều.

13
+ Giả thuyết 2: Tổng số giờ nắng cả năm có tác động tới sản lượng lúa gạo và
chiều hướng có thể là thuận chiều hoặc nghịch chiều.
+ Giả thuyết 3: Nhiệt độ trung bình năm có tác động tới sản lượng lúa gạo và
chiều hướng có thể là thuận chiều hoặc nghịch chiều
+ Giả thuyết 4: Diện tích lúa cả năm có tác động tích cực tới sản lượng lúa gạo.
+ Giả thuyết 5: Số lao động trong năm có tác động tích cực đến sản lượng úa
gạo.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính tiêu biểu
đại diện cho dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác
nhau. Thống kê mô tả cung cấp những nét khái quát cơ bản về mẫu và các thước đo.
Cùng với phân tích các đồ thị, các công cụ này tạo ra nền tảng của mọi phân tích định
lượng về số liệu. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
- Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị hoặc các lược đồ mô tả dữ liệu hoặc giúp
so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu sử dụng các giá trị đại diện để khái
quát về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Trong khuôn khổ chuyên đề, phương pháp thống kê mô tả dựa trên các số liệu
đa thu thập được, trình bày lại dưới dạng bảng và biểu đồ để tiện cho việc phân tích
cũng như tính toán.
1.2.2. Phân tích dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số được sắp xếp theo thứ tự thời gian của chỉ tiêu
thống kê. Chuyên đề sử dụng các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động sản lượng lúa
gạo giai đoạn 2007 - 2020 thông qua các chỉ tiêu:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của
hiện tượng giữa hai mốc thời gian. Tùy theo định hướng nghiên cứu, ta có thể chọn
mốc so sánh khác nhau, khi đó thu được các chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối khác
nhau.

14
- Tốc độ phát triển: là chỉ tiêu phản ánh xu hướng thay đổi và tốc độ biến động
của đối tượng nghiên cứu qua các mốc thời gian, được tính bằng cách chia giá trị của
hiện tượng ở kỳ nghiên cứu cho tría trị của hiện tượng ở kỳ gốc.
- Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các
mức độ của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể chọn kỳ
gốc so sánh khác nhau. Chỉ tiêu này phán ánh qua một hoặc một số đơn vị thời gian,
hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm.
- Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh một
lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu mỗi khi 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì
tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi).
Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của sản
lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020.

1.2.3. Phân tích hồi quy với số liệu mảng.


1.2.3.1. Giới thiệu số liệu mảng.
Số liệu mảng (panel data) là số liệu thu thập trên cùng các cá thể tại mốc thời
gian khác nhau, thường là cách đều nhau. Khi làm việc với số liệu, ta thường chia
chúng làm ba dạng số liệu: số liệu chéo, số liệu chuỗi thời gian và số liệu mảng (Trong
đó số liệu mảng được thu cả theo không gian và thời gian).
Một số ví dụ về số liệu mảng: Số lao động bình quân hàng năm của doanh
nghiệp, thu nhập bình quân của người lao động, tỷ lệ thất nghiệp theo năm của cả nước,
tổng sản phẩm của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…theo thời gian.
Có 3 mô hình chính thường được đánh giá khi phân tích số liệu mảng: Mô hình
hồi quy gộp Pooles OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM).
Mô hình số liệu mảng dạng tổng quát:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑋2𝑖𝑡 + 𝛽3 𝑋3𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽k 𝑋k𝑖𝑡 + 𝑢𝑖 + 𝑒𝑖𝑡
Trong đó:
𝑖 là quan sát của phần tử thứ i.

15
𝑡 thể hiện đây là thời điểm t.
𝑢𝑖 là sai số riêng biệt của các quan sát theo không gian, không thay đổi theo thời
gian, là những sai số không quan sát được.
𝑒𝑖𝑡 là sai số ngẫu nhiên thông thường.
Sự xuất hiện của thành phần 𝑢𝑖 sẽ gây ảnh hưởng đến các ước lượng.

1.2.3.2. Phương pháp POLS (Pooled Ordinary Least Squares)


Mô hình POLS là mô hình trong đó số liệu về các phần tử khác nhau được gộp
chung lại mà không cần quan tâm đến sự khác nhau về thời gian hay giữa các phần tử
chéo”.
Mô hình Số liệu mảng với n cá thể và T thời kỳ.
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑋2𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝑋𝑘𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡
Trong đó: 𝑖 là chỉ số cá thể,
𝑡 là chỉ số thời gian.
Các giả định sai số 𝑒𝑖𝑡

- Trung bình bằng 0 và phương sai không đổi.


- Không có tương quan theo thời gian hay theo phần tử chéo.
- Không có tương quan với các biến độc lập x.

1.2.3.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)


Giả sử thành phần thay đổi giữa các quan sát theo không gian là ngẫu nhiên và
không tương quan với biến độc lập, ta sử dụng mô hình tác đông ngẫu nhiên
Nếu thành phần thay đổi giữa các phần tử chéo này vẫn có tác động đến biến
phụ thuộc thì nên sử dụng mô hình này. Một ưu điểm khác của mô hình này là có thể
đưa vào các biến không đổi theo thời gian.

16
Khi thực hiện mô hình, ta phải đưa vào các biến thể hiện các tính chất riêng của
các phần tử chéo có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, thiếu các biến này ước lượng
có thể bị chệch.
Mô hình:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑋2𝑢 + ⋯ + 𝛽𝑖 𝑋𝑖𝑢 + 𝑒𝑖𝑡 + 𝑢𝑖
Trong đó: sai số tổng 𝑣𝑖𝑡 = 𝑒𝑖𝑡 + 𝑢𝑖 có phương sai sai số không đổi nhưng lại có tương
quan chuỗi.
1.2.3.4. Mô hình tác động cố định (FEM)
Mô hình tác động cố định được sử dụng khi ta chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của
các biến thay đổi theo thời gian.
Mô hình này cho phép có sự khác biệt trong hệ số chặn đối với mỗi phần tử
chéo
Mô hình:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑥2𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝑥𝑘𝑖𝑡 + 𝑒𝑖𝑡
Mô hình FEM kiểm soát tất cả các thành phần không thay đổi theo thời gian,
nên các hệ số ước lượng sẽ không thể bị chệch bởi các tính chất không thay đổi theo
thời gian như giới tính, tôn giáo,... Ta cũng không thể đưa vào các biến không thay đổi
theo thời gian vì sẽ xảy ra đa cộng tuyến hoàn hảo.
1.2.3.5. Mô hình hồi quy tổng quát (GLS)
Bình phương tối thiểu tổng quát(GLS) là phương pháp ước lượng cho phép đo
đạc dữ liệu phân phối ngẫu nhiên.
Mô hình hồi quy tổng quát (GLS) sẽ khắc phục hiện tượng khuyết tật trong mô
hình như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh.
1.2.3. Lý thuyết về lựa chọn mô hình
Thông qua một số kiểm định, ta có thể lựa chọn được mô hịnh phù hợp như sau:
- Kiểm định White mô hình POLS: Kiểm tra phương sai thay đổi. Phương sai
của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững
nhưng không hiệu quả. Từ đó có thể xảy ra nhận định sai lầm là những biến độc lập

17
trong mô hình nghiên cứu là có ý nghĩa, khiến cho các kiểm định hệ số hồi quy và R
bình phương không dùng được.
Kiểm định này kiểm tra sự tồn tại của phương sai thay đổi.
Cặp giả thuyết:
𝐻0 : 𝜎𝑢2 = 0
{
𝐻1 : 𝜎𝑢2 > 0
Chấp nhận 𝐻0 , không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Ngược lại, bác bỏ 𝐻0 , có hiện tượng phương sai thay đổi làm mất tính hiệu quả
của ước lượng.
- Kiểm định Hausman: lựa chọn giữa mô hình FEM và REM
Kiểm định so sánh các hệ số ước lượng của mô hình tác động cố định và tác động ngẫu
nhiên, ta sử dụng để lựa chọn mô hình nào phù hợp.
Cặp giả thuyết:

𝐻 : Mô hình phù hợp là mô hình tác động ngẫu nhiên


{ 0
𝐻1 : Mô hình phù hợp là mô hình tác động cố định
Nếu chấp nhận 𝐻0 không có mối tương quan giữa 𝑢𝑖 và các biến độc lập thì mô
hình REM phù hợp. Ngược lại, bác bỏ 𝐻0 thì mô hình FEM phù hợp.

1.2.4. Các kiểm đinh khác.


- Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định này sử dụng cho mô hình tác động cố định.
𝐻0 của kiểm định này là không có hiện tương phương sai sai số thay đổi.
Nếu phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi ta có thể thêm vào tùy chọn
robust khi thực hiện hồi quy.
- Kiểm định tự tương quan
Kiểm định này thường được sử dụng với những dữ liệu có N nhỏ nhưng T lớn
như là dữ liệu kinh tế vĩ mô (dữ liệu kinh tế vi mô thì thường N lớn với T nhỏ).
𝐻0 của kiểm định này là không có hiện tự tương quan bậc 1
18
* Quy trình phân tích của nghiên cứu
- Xác định mô hình nghiên cứu.
- Lựa chọn mô hình nghiên cứu.
- Đánh giá sự phù hợp của mô hình đã chọn.
- Nhận xét về mô hình.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG
LÚA PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2020.
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007 – 2020
Trong an ninh lương thực của Việt Nam, lúa là một cây trồng đóng vài trò chiến
lược. Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực tăng sản lượng lúa gạo trước là cho
thị trường nội địa và sau đó là thị trường xuất khẩu. Việt Nam đã đạt được những thành
tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những góp phần đảm bảo An ninh lương thực
trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu với kim ngạch đáng kể và đóng góp
không nhỏ cho ngân sách quốc gia Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn trên thế giới.
Nước ta có chiều dài bờ biển lên tới 3000km, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác lúa
khác nhau. Căn cứ vào tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên, mùa vụ, … nghề trồng lúa
nước được hình thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Cửu Long (đồng
bằng Nam Bộ), đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
Đồng bằng Sông Cửu Long sở hữu đất đai màu mỡ, tạo thế mạnh trong việc
nuôi trồng phát triển nông nghiệp, sản xuất lúa gạo và cả các loại cây công nghiệp. Nếu
khu vực này được đầu tư hợp lý, đúng mức thì hiệu quả kinh tế sẽ không ngừng phát
huy. Vùng đồng bằng này chính là mấu chốt trong quá trình đảm bảo giữ vững “mặt
trận nông nghiệp” phát triển đi lên đồng bộ với các ngành công nghiệp, thương mại,
dịch vụ trong thời đại hội nhập quốc tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

19
Đồng bằng sông Cửu Long nằm tại Nam bộ có diện tích lên tới 36.000 km2,
trong đó 2/3 diện tích đất có thể trồng trọt là diện tích trồng lúa. Nằm trong vùng hạ
lưu sông Mê Kông, có 2 nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu chảy qua giúp
nguồn nước dồi dào, kéo dài hơn 120 km. Đồng bằng này có các chủng loại đất phong
phú, đa dạng với hàm lượng dinh dưỡng cao, tất cả là do lượng phù sa lớn của sông
Cửu Long đạt 1000 triệu tấn/năm tạo nên. Đồng bằng sông Cửu Long có đầy đủ các
yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói
chung, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo nói riêng. 2 phương thức trồng lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long là lúa sạ và lúa cấy.
- Đồng bằng sông Hồng:
Đồng bằng sông Hồng có hình dạng giống như hình tam giác cân với diện tích
khoảng 15.000 km2 được bồi đắp bởi hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Khí hậu
Sở hữu địa hình không bằng phẳng và thời tiết khí hậu chia làm bốn mùa, tuy nhiên
diện tích ruộng đất trồng lúa của nông dân còn nhỏ lẻ. Một năm có hai vụ lúa chính là
vụ chiêm và vụ mùa.
- Bắc trung bộ và đồng bằng Duyên hải miền trung:
Đồng bằng ven biển miền Trung gồm các tỉnh kéo dài từ Thanh Hóa tới cực
Nam Trung Bộ Bình Thuận, và được chia thành 2 vùng chính là vùng ven biển Trung
bộ - Nam Trung bộ và vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ: Vùng đồng bằng này khá
nhỏ cho nên các con sông thường ngắn và dốc, mùa mưa dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất,
mùa khô dễ bị hạn hán, khô cằn do địa hình nằm giữa dãy núi Trường Sơn và biển. Có
diện tích là 8250 km2 gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
Vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ: với địa hình tương đối bằng phẳng,
diện tích khoảng 6310 km2 bao gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, được bồi
đắp bởi 3 con sông lớn (sông Chu, sông Mã, sông Lam). Điều kiện về thời tiết, khí hậu
và phương thức canh tác tại khu vực này tương đối giống vùng đồng bằng sông Hồng.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ yếu tố chính để quyết định thời vụ,
phương thức gieo cấy là nước và đất do địa hình dốc và hẹp.

20
HÌNH 2. 1 TỶ TRỌNG DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA CỦA VIỆT NAM NĂM 2020
PHÂN THEO VÙNG

Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ địa hình và khí hậu thuận lợi, trở thành vựa lúa
lớn nhất cả nước, là nguồn cung chủ yếu tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích trồng lúa là 3963,7 nghìn ha vào năm 2020 đã
chiếm tỷ trọng 54,45%, nhiều bất trong các vùng trồng lúa của Việt Nam. Bắc Trung
bộ và duyên hải miền Trung có diện tích 1157,9 nghìn ha, chiếm tỷ trọng 15,91%. Tiếp
theo sau đó kể tới là đồng bằng sông Hồng (983,4 nghìn ha chiếm 13,51%), và vùng
trung du và miền núi phía Bắc (665,1 nghìn ha chiếm 9,14%). Phần còn lại là Tây
Nguyên (246,9 nghìn ha) và Đông Nam Bộ (262 nghìn ha)

21
BẢNG 2. 1 SẢN LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA GẠO Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
Năm Tổng diện tích (Nghìn ha) Tổng sản lượng (Nghìn tấn)
2007 7207.4 35942.7
2008 7400.2 38729.8
2009 7437.2 38950.2
2010 7489.4 40005.6
2011 7655.4 42398.5
2012 7761.2 43737.8
2013 7902.5 44039.1
2014 7816.2 44974.6
2015 7828 45091
2016 7737.1 43165.1
2017 7705.2 42738.9
2018 7570.9 44046
2019 7469.5 43495.4
2020 7279 42760.9

HÌNH 2. 2 BIỂU ĐỒ MIÊU TẢ SẢN LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA


GẠO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
50000 8000

45000
7800
40000

35000
7600
30000

25000 7400

20000
7200
15000

10000
7000
5000

0 6800
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng sản lượng (Nghìn tấn) Tổng diện tích (Nghìn ha)

22
Từ bảng 3 và biểu đồ 3 ta thấy, lượng gạo sản xuất tăng từ năm 2007 đến năm
2015. Sản lượng gạo đạt mức cao nhất tại năm 2015, nguyên nhân là do điều kiện khí
hậu thuận lợi kết hợp với diện tích trồng lúa được mở rộng. Năm 2018, hiệp định
thương mại tự do của Việt Nam và liên minh châu Âu được đưa vào thực thi nên mặc
dù diện tích trồng lúa nước giảm so với năm 2017 nhưng lượng gạo sản xuất vẫn tăng.
Đây là một tiền đề rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn những năm gần
đây, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh
giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu,.
Số liệu thu thập về sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2007-2020
là một dãy số thời gian với 14 giai đoạn. Dựa vào các chỉ tiêu của dãy số thời gian, ta
tổng hợp và khái quát được biến động sản lượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong
giai đoạn này tại bảng sau:

BẢNG 2. 2 BẢNG CHỈ SỐ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
Năm Sản Lượng tăng Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị
lượng (giảm) tuyệt đối (lần) (%) tuyệt đối
(nghìn (nghìn tấn) của 1%
tấn) Liên Định Liên Định gốc Liên hoàn Định gốc tốc độ
(yi) hoàn (δi) gốc hoàn (Ti) (ai) (Ai) tăng
(∆i) (ti) (gi)
2007 35942.7 - 0 - 1 - 0 -
2008 38729.8 2787.1 2787.1 1.077543 1.077543 7.754287 7.754287 359.427
2009 38950.2 220.4 3007.5 1.005691 1.083675 0.569071 8.367485 387.298
2010 40005.6 1055.4 4062.9 1.027096 1.113038 2.709614 11.303825 389.502
2011 42398.5 2392.9 6455.8 1.059814 1.179614 5.981413 17.961366 400.056
2012 43737.8 1339.3 7795.1 1.031588 1.216876 3.158838 21.687575 423.985
2013 44039.1 301.3 8096.4 1.006889 1.225259 0.688878 22.525854 437.378
2014 44974.6 935.5 9031.9 1.021242 1.251286 2.124249 25.128607 440.391
2015 45091 116.4 9148.3 1.002588 1.254525 0.258813 25.452456 449.746
2016 43165.1 -1925.9 7222.4 0.957289 1.200942 -4.271141 20.094205 450.91
2017 42738.9 -426.2 6796.2 0.990126 1.189084 -0.987372 18.908429 431.651
2018 44046 1307.1 8103.3 1.030583 1.225451 3.058338 22.545051 427.389
2019 43495.4 -550.6 7552.7 0.987499 1.210132 -1.250057 21.013168 440.46
2020 42760.9 -734.5 6818.2 0.983113 1.189696 -1.688684 18.969638 434.954

23
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ở mức thấp nhất vào
năm 2007 với 35.942,7 nghìn tấn. Đây là năm đầu của giai đoạn nghiên cứu, trong giai
đoạn này nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích nông nghiệp, cùng với sự
tăng trưởng của thị trường xuất khẩu nên các năm sau sản lượng được gia tăng đáng kể.
Trong giai đoạn 2007 - 2020, sản lượng lúa gạo đạt mức cao nhất vào năm 2015 đạt
45.091 nghìn tấn tương ứng tăng 0.2588% so với năm 2011.
Năm tăng trưởng sản lượng mạnh nhất của lúa gạo Việt Nam là năm 2008 với
tốc độ tăng trưởng 7,75%, tương ứng với lượng tăng sản đối đạt 2787,1 nghìn tấn.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này một phần đến từ việc thời điểm đó Châu Á giá
gạo liên tục bị đẩy lên cao bắt đầu từ việc hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn độ và một số
nước khác. Sự kiện này đã tạo lên sự khan hiếm giả về lương thực thiết yếu, tạo ra cuộc
khủng hoảng về gạo trên toàn cầu. Dựa vào thông tin giá gạo tăng, các nông hộ và
thương lái đẩy mạnh gia tăng sản xuất khiến sản lượng gạo tăng mạnh.
Năm suy giảm sản lượng mạnh nhất của Việt Nam là năm 2016 với tốc độ suy
giảm 4,27% tương ứng với lượng giảm tuyệt đối đạt 1925,9 nghìn tấn. Ngành lúa gạo
Việt Nam năm 2016 suy giảm bởi vì mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, khi trong năm đó
Thái Lan chấp nhận xuất khẩu gạo với giá thấp để giải quyết vấn đề tồn kho. Không
chỉ vậy, , biến động về chính trị, sự thay đổi về thể chế; các chính sách nhập khẩu của
nước nhập khẩu cổ điển theo hướng đẩy mạnh tăng cường sản xuất trong nước, tiến tới
tự túc lương thực hoặc đáp ứng nhu cầu phần lớn về lương thực. Tất cả những điều đó
dẫn tới việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Các hộ làm nông giảm
sản xuất để tránh tình trạng tồn kho, giảm chi phí lưu trữ.
Năm 2016, chính phủ Việt Nam định hướng chuyển trọng tâm của chính phủ từ
số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, từ một ngành
cung cấp theo định hướng thành cung cấp theo nhu cầu thị trường, đã thông qua chính
sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, tạo lên môi trường thuận lợi hơn cho lúa gạo
có chất lượng bền vững. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, diêm nghiệp) của Việt Nam hiện này vẫn ở quy mô hộ nhỏ, lẻ, manh mún và
thiếu liên kết nên khó cạnh tranh trên thị trường. Nhìn một cách tổng thể với yêu cầu
phát triển nhanh và bền vững trong tâm thế Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hiện
nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đang đứng trước nhiều thách thức
không nhỏ..

24
Nước ta đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra
trên cả các vùng kinh tế - xã hội. Khát vọng của hội viên, nông dân Việt Nam là phát
triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh là, nhưng phần
lớn hộ nông dân chưa thích nghi với thị trường cạnh tranh và còn thu nhập thấp, chưa
có kỹ năng nghề, trong 53 dân tộc thiểu số hiện nay mới có 6,2% số người lao động từ
15 tuổi trở lên và có 5,9% số người lao động nữ từ 21 tuổi trở lên được trải qua đào tạo
nghề. Sau hơn 10 năm qua, nông hộ, nền nông nghiệp quy mô nhỏ, lẻ và manh mún
đang đứng trước thách thức thiếu kết nối giữa sản xuất với thị trường và nông dân chưa
được đào tạo nghề, các chính sách kinh tế đã đưa đến nhiều thành công, nhưng đến nay
đang dần mất đi động lực. Xã hội nông thôn đang đứng trước xu hướng biến đổi cơ cấu
mạnh mẽ về giai cấp, nghề nghiệp, dân số, tộc người, tôn giá trên cả mặt tích cực là
làm thay đổi một cách sâu sắc tới mọi khía cạnh đời sống xã hội của nhân dân dân và
cả tiêu cực là gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự mất bình đẳng giữa lao động chân
tay và lao động trí óc, sự mất cân bằng giữa nam và nữ, sự tụt hậu của cộng đồng dân
tộc thiểu số so với dân tộc đa số ở Việt Nam về trình độ học vấn và các khía cạnh liên
quan đến thị trường, sự khác biệt giữa miền xuôi và miền núi, giữa thành thị và nông
thôn.
Hiện nay, nước ta khó có khả năng chi phối chuỗi giá trị ngành hàng và bất cập
trong kết nối cung cầu nông sản. Nguyên nhân là do mới chỉ có 8% số doanh nghiệp
trong nước đầu tư vào nông nghiệp, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới
khoảng 92%. Các chính sách ưu đãi về sử dụng đất, thuế dành cho doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trong thực tế vẫn chậm đi vào cuộc sống. Các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã và đang gặp không ít khó khăn trong xử lý
nhiều thủ tục liên quan đến đất đai, vay vốn, xây dựng, môi trường, vẫn còn là những
điểm nghẽn làm mất nhiều thời gian và khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.
Trong năm 2020, mặt hàng có giá xuất khẩu tăng mạnh nhất là gạo, tăng 13% so
với cùng kỳ năm 2019, giá bình quân lên đến 496 USD/tấn. Đầu tháng 12-2020, giá
chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam, cao hơn gạo Thái-lan khoảng 20 USD/tấn
dao động ở mức 493 đến 497 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ khoảng 120 USD/tấn. Phần
nào minh chứng cho chất lượng hạt gạo Việt Nam đã nâng cao rõ rệt và được đánh giá
là mức giá tốt nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam.

25
Hoạt động xuất khẩu gạo nhanh chóng khởi sắc ngay sau khi Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. EU sẽ
đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm. Tận dụng lợi thế đó, từ tháng 9-2020, Việt Nam
đã xuất những lô gạo đầu tiên vào EU với giá bán tăng khá cao so với trước. Theo
EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm được hưởng thuế suất
0% (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo
thơm); đối với sản phẩm từ gạo,. Cụ thể, trước EVFTA, giá gạo ST20 xuất khẩu sang
EU khoảng 800 USD/tấn, còn gạo Jasmine là 520 USD/tấn, thì giờ đây mức giá lần
lượt là hơn 1.000 USD/tấn và 600 USD/tấn. Với thị trường có những đòi hỏi khắt khe
bậc nhất thế giới về chất lượng như EU, mức giá này được coi là một thành tích đáng
tự hào của gạo Việt Nam.
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN
THEO ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN 2020
2.2.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN PHÂN TÍCH
* Kết quả thống kê mô tả

BẢNG 2. 3 BẢNG KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN PHÂN THÍCH


Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
chuẩn nhất nhất
Prod 210 398.2948 330.7236 30.4 1220.3
Prec 210 2008.669 649.0853 972.2 4812.8
Suns 210 1937.548 467.4352 909.7 2937.8
Temp 210 24.54724 2.658064 18 28.3
Area 210 77.01619 58.31014 4.8 206.9
Labor 210 944.6437 830.4731 212 4124.62
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 1)
Phân tích thống kê mô tả trong bảng 5 chỉ ra giá trị trung bình, giá trị lớn nhất,
giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn của các biến độc lập và phụ thuộc được sửdụng trong
mô hình, cụ thể như sau:

26
Prod: Giá trị trung bình của sản lượng lúa cả năm là 398,29 nghìn tấn, độ lệch
chuẩn là 330,72. Trong giai đoạn này sản lượng lớn nhất là 1220,3 nghìn tấn của Hà
Nội năm 2011, sản lượng nhỏ nhất là 30,4 nghìn tấn của Đà Nẵng năm 2020.
Prec: Tổng lượng mưa cả năm trung bình là 2008,67 mm, độ lệch chuẩn là
649,09. Lượng mưa cả năm lớn nhất là 4812,8 mm của Thừa Thiên Huế năm 2020,
lượng mưa cả năm nhỏ nhất là 972,2mm của Khánh Hoà năm 2014
Suns: Tổng số giờ nắng cả năm trung bình là 1937,55 giờ, độ lệch chuẩn là
467,44. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015 có tổng số giờ nắng lớn nhất là 2937,8 giờ,
Thủ đô Hà Nội năm 2012 là địa phương có tổng số giờ nắng ít nhất với 909,7 giờ.
Temp: Nhiệt độ trung bình cả năm tại mỗi địa phương có giá trị trung bình là
24,55 độ C với độ lệch chuẩn là 2,66. Trong giai đoạn này nhiệt độ trung bình năm cao
nhất là 28,3 độ C thuôc về tình Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016, nhiệt độ trung bình năm
thấp nhất là 18 độ C thuộc về tình Lâm Đồng năm 2008.
Area: Diện tích lúa cả năm trung bình là 77,02 nghìn ha với độ lệch chuẩn là
58,31. Trong giai đoạn này diện tích lúa cả năm lớn nhất là 206,9 nghìn ha thuộc về
Thủ đô Hà Nội năm 2008 và 2009, diện tích lúa nhỏ nhất là 4,8 nghìn ha thuộc về
thành phố Đà Nẵng năm 2020.
Labor: Số lao động trong năm trung bình tại mỗi địa phương là 944,64 nghìn
người với độ lệch chuẩn là 830,47. Địa phương có lực lượng lao động lớn nhất là Thủ
đô Hà Nội năm 2020 với 4124,62 nghìn người, địa phương có lực lượng lao động nhỏ
nhất là tỉnh Lai Châu với 212 nghìn người.
2.2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐẠN 2007 ĐẾN
2022
2.2.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình
Để kiểm tra có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình hay
không, ta tiến hành xem xét ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Kết quả có trong
bảng 2.4:

27
BẢNG 2. 4 BẢNG MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN PHÂN
TÍCH
Prec Suns Temp Area Labor
Prec 1.0000
Suns -0.1122 1.0000
Temp -0.0302 0.2691 1.0000
Area -0.0688 -0.4663 0.1642 1.0000
Labor -0.1432 -0.4539 0.0504 0.7596 1.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 1)
Theo Kenedy (2008), hiện tượng đa cộng tuyến trở nên nghiêm trọng khi hệ số
tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.8 trở lên. Trong ma trận hệ số
tương quan ở trên cho thấy tương quan giữa các biến không chặt chẽ (<0.8). Điều này
cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay hiện tượng đa cộng tuyến
không nghiêm trọng. Do vậy, tất cả các biến độc lập ở trên đều được sử dụng trong mô
hình hồi quy.
2.2.2.2. Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tới sản
lượng lúa gạo tại các địa phương giai đoạn 2007 đến 2020.
A. Xây dựng mô hình.
Mô hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:
𝑷𝒓𝒐𝒅𝒊𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 𝑷𝒓𝒆𝒊𝒕 + 𝜷𝟐 𝑺𝒖𝒏𝒊𝒕 + 𝜷𝟑 𝑻𝒆𝒎𝒑𝒊𝒕 + 𝜷𝟒 𝑨𝒓𝒆𝒂𝒊𝒕 + 𝜷𝟓 𝑳𝒂𝒃𝒐𝒓𝒊𝒕

• Mô hình hồi quy POOLed


Trước tiên tác giả sử dụng dạng mô hình hồi quy OLS thông thường với 210
quan sát, Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu mảng, số đơn vị chéo là 15
và số thời đoạn là 14.

28
BẢNG 2. 5 KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH OLS
Số quan sát 210
F(5, 204) 1115.86
Prob > F 0.0000
Hệ số xác định 0.9647
Hệ số xác định hiệu chỉnh 0.9639
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P-value
Prec -0.0086822 0.0069183 -1.25 0.211
Suns -0.0294495 0.0117906 -2.5 0.013
Temp 3.824968 1.810446 2.11 0.036
Area 5.056697 0.1223489 41.33 0.0000
Labor 0.0327731 0.0083096 3.94 0.0000
_cons -41.5044 45.41221 -0.91 0.362
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Dựa vào kết quả mô hình ta thấy hệ số p-value của các biến Suns, Temp, Area
và Labor <10%. Do vậy, các biến trên đều có mối tương quan thuận chiều/ngược
chiều với Prod nên có tác động đến sản lượng lúa cả năm tại các tỉnh của Việt Nam.
Còn biến Tổng lượng mưa (Prec) có p-value >10%, điều này cho thấy biến này
không có ý nghĩa thống kê, nên đây có thể là biến không có ảnh hưởng đến sản lượng
lúa cả năm trong giai đoạn nghiên cứu.

29
BẢNG 2. 6 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH POOLED
Số quan sát 210
F(5, 204) 1390.53
Prob > F 0.0000
Hệ số xác định 0.9645
Hệ số xác định hiệu chỉnh 0.9638
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P-value
Suns -0.0265838 0.0115836 -2.29 0.023
Temp 3.729853 1.811394 2.06 0.041
Area 5.055455 0.1225164 41.26 0.0000
Labor 0.0345584 0.0081984 4.22 0.0000
_cons -63.7527 41.86747 -1.52 0.129
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Từ bảng kết qủa trên, phương trình hồi quy theo mô hình POOLed có dạng:
𝑷𝒓𝒐𝒅𝒊𝒕 = −𝟔𝟑. 𝟕𝟓𝟐𝟕 − 𝟎. 𝟎𝟐𝟔𝟓𝟖𝟑𝟖. 𝑺𝒖𝒏𝒊𝒕 + 𝟑. 𝟕𝟐𝟗𝟖𝟓𝟑. 𝑻𝒆𝒎𝒑𝒊𝒕
+ 𝟓. 𝟎𝟓𝟓𝟒𝟓𝟓. 𝑨𝒓𝒆𝒂𝒊𝒕 + 𝟎. 𝟎𝟑𝟒𝟓𝟓𝟖𝟒. 𝑳𝒂𝒃𝒐𝒓𝒊𝒕

- Kiểm định mô hình POOLed


Để kết luận được mô hình POLS có phù hợp hay không, tác giả sử dụng một số
kiểm định sau đây:
+ Kiểm định đa cộng tuyến

BẢNG 2. 7 BẢNG HỆ SỐ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI VIF


Tên biến VIF 1/VIF
Area 2.69 0.371592
Labor 2.52 0.397139
Suns 1.61 0.622646
Temp 1.22 0.816682
Prec 1.07 0.937898
VIF trung bình 1.82

30
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 3)
Tiến hành kiểm tra VIF, cho thấy VIF <10, do đó, không có khả năng xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến
+ Kiểm định phương sai sai số thay đổi

BẢNG 2. 8 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH WHITE


Chi2(14) 126.46
Prob>Chi2 0.0000
Source Chi2 Df p
Heteroskedasticity 126.46 14 0.0000
Skewness 19.23 4 0.0007
Kurtosis 7.92 1 0.0049
Total 153.61 19 0.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 3)
Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định White chi kết quả Prob < 5% nên bác bỏ giả
thuyết 𝐻0
 Có hiện thượng phương sai thay đổi
Vậy mô hình POLS chưa tốt để nghiên cứu.

31
• Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định (FEM)

BẢNG 2. 9 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH (FEM)

số quan sát 210


số nhóm 15
số quan sát mỗi nhóm 14
F(4,191) 374.73
Prob > F 0.0000
Hệ số xác định 0.9561
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P-value
Suns 0.028358 0.01211 2.34 0.02
Temp -2.48699 2.927447 -0.85 0.397
Area 5.001201 0.234473 21.33 0.000
Labor 0.098559 0.015208 6.48 0.000
_cons -73.8784 66.64999 -1.11 0.269
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Kết quả ước lượng cho thấy:
Biến Nhiệt độ trung bình cả năm (Temp) có p-value >10%, điều này cho thấy
biến này không có ý nghĩa thống kê, nên đây có thể là biến không có ảnh hưởng đến
sản lượng lúa cả năm trong giai đoạn nghiên cứu.
Sau khi bỏ biến Temp ra khỏi mô hình, ta được kết quả ước lượng mới:

32
BẢNG 2. 10 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH (FEM)
MỚI
số quan sát 210
số nhóm 15
số quan sát mỗi nhóm 14
F(3,192) 500.13
Prob > F 0.0000
Hệ số xác định 0.9585
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P-value
Suns 0.023819 0.01086 2.19 0.029
Area 5.039639 0.229899 21.92 0.000
Labor 0.095396 0.014735 6.47 0.000
_cons -126.105 25.72801 -4.9 0.000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Kết quả lước lượng mới cho thấy:
- Kết quả hồi quy tuyến tính có hệ số xác định R^2 là 0,9585. Kết quả này hàm
ý rằng, các biến độc lập đã đưa vào mô hình giải thích được 95,85 sự thay đổi của biến
phụ thuộc Prod.
- Thống kê F(3,192) = 500,13 và Prob > F = 0,0000. Kết quả này hàm ý rằng
giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ. Nghĩa là mô hình
này phù hợp và có ý nghĩa thống kê.
- Coef là hệ số tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc Prod. P>|t| cho biết
ý nghĩa thống kê của biến độc lập trong mối quan hệ với biến phụ thuộc Prod. Trong
đó, biến Suns, Area, Labor có ý nghĩa thống kê.
Vậy hô mình FEM có dạng:
𝑷𝒓𝒐𝒅𝒊𝒕 = −𝟏𝟐𝟔. 𝟏𝟎𝟓 − 𝟎. 𝟎𝟐𝟑𝟖𝟏𝟗. 𝑺𝒖𝒏𝒊𝒕 + 𝟓. 𝟎𝟑𝟗𝟔𝟑𝟗. 𝑨𝒓𝒆𝒂𝒊𝒕
+ 𝟎. 𝟎𝟗𝟓𝟑𝟗𝟔. 𝑳𝒂𝒃𝒐𝒓𝒊𝒕

33
• Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

BẢNG 2. 11 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN
(REM)
số quan sát 210
số nhóm 15
số quan sát mỗi nhóm 14
Wald chi2(3) 1813.53
Prob > chi2 0.0000
Hệ số xác định 0.9604
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn z P-value
Suns 0.023696 0.010565 2.24 0.025
Area 5.048941 0.207732 24.31 0.0000
Labor 0.085692 0.013473 6.36 0.0000
_cons -117.416 30.24167 -3.88 0.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Kết quả ước lượng cho thấy:
- Kết quả hồi quy tuyến tính có hệ số xác định R^2 là 0,9604. Kết quả này hàm
ý rằng, các biến độc lập đã đưa vào mô hình giải thích được 96,04% sự thay đổi của
biến phụ thuộc Prov.
- Thống kê prob>chi2 = 0.0000. Kết quả này cho biết giả thiết về các hệ số hồi
quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa
thống kê.
- Coef là hệ số tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc Prod. P>|z| cho biết
ý nghĩa thống kê của biến độc lập trong mối quan hệ với biến phụ thuộc Prod. Trong
đó, biến Suns, Area, Labor có ý nghĩa thống kê.
Vậy mô hình REM có dạng
𝑷𝒓𝒐𝒅𝒊𝒕 = −𝟏𝟏𝟕. 𝟒𝟏𝟔 − 𝟎. 𝟎𝟐𝟑𝟔𝟗𝟔. 𝑺𝒖𝒏𝒊𝒕 + 𝟓. 𝟎𝟒𝟖𝟗𝟒𝟏. 𝑨𝒓𝒆𝒂𝒊𝒕
+ 𝟎. 𝟎𝟖𝟓𝟔𝟗𝟐. 𝑳𝒂𝒃𝒐𝒓𝒊𝒕

34
B. Lựa chọn mô hình:
Để lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu, tác giả dùng kiểm định
Hausman để đánh giá. Kết quả kiểm định:
BẢNG 2. 12 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HAUSMAN
Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
FEM REM Difference S.E.
Suns 0.023819 0.023696 0.000123 0.002515
Area 5.039639 5.048941 -0.0093 0.098495
Labor 0.095396 0.085692 0.009704 0.005966
b = Phù hợp với H0 và H1.
B = không phù hợp với H1, phù hợp với H0.
H0: sự khác biệt về hệ số không có hệ thống.
chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
6.66
Prob>chi2 0.0834
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 3)
Kết quả kiểm định Hausman ở bảng 2.10 cho thấy giả thuyết 𝐻0 bị bác bỏ, vì
prob>chi2 = 0.0834> 5%. Kết quả này cho thấy rằng, mô hình tác động ngẫu nhiên là
mô hình phù hợp hơn so với mô hình tác động cố định.(REM phù hợp).

35
C. Kiểm định

• Kiểm định mô hình REM


Chạy lại mô hình REM, ta có kết quả:

số quan sát 210


số nhóm 15
số quan sát mỗi nhóm 14
F(3,192) 500.13
Prob > F 0.0000
Hệ số xác định 0.9585
Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P-value
Suns 0.023819 0.01086 2.19 0.029
Area 5.039639 0.229899 21.92 0.000
Labor 0.095396 0.014735 6.47 0.000
_cons -126.105 25.72801 -4.9 0.000

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi:

BẢNG 2. 13 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI MÔ
HÌNH REM
Phương sai Độ lệch chuẩn

Prod 109378.1 330.7236


e 609.6492 24.69108
u 4365.282 66.07028
chibar2(01) 895.81
Prob > chibar2 0.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 3)
Ta thấy, Prod=0.000<0.05 nên bác bỏ 𝐻0
=> Có hiện tượng phương sai thay đổi

36
- Kiểm định tự tương quan.

BẢNG 2. 14 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN MÔ HÌNH REM


H0: Không có tự tương quan bậc nhất
F(1,14) 18,993
Prob>F 0,0007
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 3)
Prod=0.0007<0.05 nên bác bỏ 𝐻0 .
=> Có hiện tượng tự tương quan
=> Mô hình REM gặp 2 khuyết tật là tự tương quan và phương sai sai số
thay đổi, vì vậy mô hình REM chưa tốt để phục vụ nghiên cứu. Do vậy, tác giả
quyết định lựa chọn mô hình GLS.

• Kết quả hồi quy mô hình GLS

BẢNG 2. 15 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS


Ước lượng hiệp phương sai 15 Số quan sát 210
Ước lượng tự tương quan 1 Số nhóm 15
Ước lượng hệ số tương quan 4 Giai đoạn 14
Wald chi2(3) 1895.13
Prob > chi2 0.0000
Tên Biến Hệ số tương quan S.E Z P>|z|
Suns 0.003292 0.003402 0.97 0.333
Area 5.219716 0.166944 31.27 0.0000
Labor 0.053664 0.013057 4.11 0.0000
_cons -52.5124 9.589916 -5.48 0.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Từ kết quả thu được khi chạy mô hình ta thấy các biến Area và Labor là có ý
nghĩa thống kê. Biến Suns có p-value >10%, điều này cho thấy biến này không có ý
nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.

37
Loại biến Suns ra khỏi mô hình, ta thu được kết quả hồi quy mô hình, thu được
kết quả hồi quy mô hình GLS mới
BẢNG 2. 16 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS MỚI
Ước lượng hiệp phương sai 15 Số quan sát 210
Ước lượng tự tương quan 1 Số nhóm 15
Ước lượng hệ số tương quan 3 Giai đoạn 14
Wald chi2(3) 2031,69
Prob > chi2 0.0000
Tên Biến Hệ số tương quan S.E Z P>|z|
Area 5.180642 0.157744 32.84 0.0000
Labor 0.056235 0.012088 4.65 0.0000
_cons -46.4803 6.214035 -7.48 0.0000
(Tóm tắt từ kết quả thực hiện bằng phần mềm STATA tại phụ lục 2)
Từ kết quả thu được khi chạy mô hình ta thấy các biến Area, Labor đều có ý
nghĩa thống kê
Mô hình hồi quy GLS có dạng:
𝑷𝒓𝒐𝒅𝒊𝒕 = −𝟒𝟔. 𝟒𝟖𝟎𝟑 + 𝟓. 𝟏𝟖𝟎𝟔𝟒𝟐. 𝑨𝒓𝒆𝒂𝒊𝒕 + 𝟎. 𝟎𝟓𝟔𝟐𝟑𝟓. 𝑳𝒂𝒃𝒐𝒓𝒊𝒕

Nhận xét:
Từ kết quả của phần 2.2.3, ta thấy sản lượng lúa cả năm tại mỗi địa phương chịu
tác động của hai nhân tố có ý nghĩa thống kê. Cả hai nhân tố đó là Diện tích lúa cả năm
(Area) và Số lao động tại địa phương trong năm (Labor) đều có tác động thuận chiều
tới sản lượng lúa cả năm của mỗi địa phương tại Việt Nam.
- Diện tích lúa cả năm tại địa phương:
Diện tích lúa cả năm tại địa phương có mối quan hệ thuận chiều với sản lượng
lúa cả năm của địa phương với hệ số tác động là 5,18. Điều này có nghĩa là khi các
nhân tố khác không thay đổi thì Diện tích lúa cả năm tại địa phương tăng lên 1 héc-ta
sẽ làm Sản lượng lúa cả năm tại địa phương tăng lên 5,18 tấn và ngược lại.
- Số lao động trong năm tại địa phương:

38
Số lao động trong năm tại địa phương có mối quan hệ thuận chiều với sản lượng
lúa cả năm của địa phương với hệ số tác động là 0,05. Điều này có nghĩa là khi các
nhân tố khác không thay đổi thì Số lao động tại địa phương tăng lên 1 người sẽ làm
Sản lượng lúa cả năm tăng lên 0,05 tấn và ngược lại
Chuyên đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng lúa cả năm tại địa
phương của Việt Nam dựa trên các công cụ định lượng. Chỉ tiêu được nghiên cứu là
Sản lượng lúa cả năm, các yếu tố được đưa ra để đánh giá sự tác động là Tổng lượng
mưa cả năm tại địa phương, Tổng số giờ nắng cả năm tại địa phương, Nhiệt độ trung
bình cả năm tại địa phương, Diện tích lúa cả năm tại địa phương và Số lao động trong
năm tại địa phương. Sau khi thu thập dữ liệu dạng mảng từ 15 địa phương trong giai
đoạn 13 năm từ năm 2007 đến năm 2020 và sử dụng phần mềm stata để xử lí dữ liệu.
Kết quả thu được cho thấy lựa chọn mô hình ngẫu nhiên là phù hợp với mô hình
nghiên cứu, cụ thể trong các yếu tố đưa vào mô hình thì có hai yếu tố có tác động có ý
nghĩa thống kê.

2.3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ


Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự tác động của diện tích trồng lúa tới sản
lượng của Việt Nam hiện nay vẫn là rất lớn, điều này có thể giải thích rằng hiện nay
phương pháp sản xuất lúa gạo của Việt Nam là chưa tối ưu. Thực tế hiện nay cho thấy
Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, giảm dần
nguồn lực khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nguồn lực phân bổ cho khu
vực công nghiệp, khai khoáng, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng dần, đặc biệt trong
giai đoạn 2015-2020. Nhờ đó nền kinh tế nước ta thu hút ngày càng nhiều các nguồn
lực quan trọng và phát triển nhanh chóng nhưng cũng vì xu hướng chuyển dịch này mà
các nhà đầu tư và cả một số cơ quan nhà nước, trở nên ít quan tâm “đổ vốn” vào đầu tư
cơ giới hoá, công nghiệp hoá nông thôn. Điều này đã vô tình làm hạn chế, tụt lùi đà
phát triển nông nghiệp so với các ngành khác của nền kinh tế. Theo chính sách phát
triển kinh tế đã được định ra sẵn, Chính phủ ban hành các kế hoạch chuyển đổi đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong tương lai là đường lối nhưng cũng là một
thách thức lớn với nền nông nghiệp nước nhà.
Để bắt kịp xu hướng kinh tế và phát triển nông nghiệp, các cấp địa phương nên
đầu tư một cách đúng đắn vào phát triển những yếu tố đẩy mạnh năng suất mà không
39
phụ thuộc quá nhiều vào diện tích đất trồng. Có thể kể đế như việc đầu tư công nghệ
sinh học trong nông nghiệp, nghiên cứu và áp dụng các giống lúa có năng suất cao, có
khả năng chống lại các mầm bệnh và thời tiết khắc nhiệt, khả năng đẻ nhánh khỏe, chịu
thâm canh và các giống lúa ngắn ngày để kết hợp sản xuất xen canh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng ảnh hưởng của số lao động tới sản lượng
lúa là khá ít. Kết quả này có thể được giải thích là hiện nay lao động nông nghiệp chủ
yếu là lao động chưa qua đào tạo, mô hình sản xuất đơn sơ, thiếu sự cơ giới hoá và áp
dụng công nghệ trong các khâu sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng
dẫn theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Hiện nay lực lượng lao động cũng
đang có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các ngành kinh tế phát triển nhanh và mạnh
như công nghiệp và dịch vụ qua từng năm và lực lượng lao động đã qua đào tạo và lao
động trình độ cao đang tập trung ở các ngành này và cho thấy ngành nông nghiệp hiện
nay đang không có sức hút đối với các đối tượng lao động này.
Trong tình trạng lao động ngày càng ít mặn mà với ngành nông nghiệp, các cấp
chính quyền cần phải đưa ra những chính sách khuyến nông, áp dụng các chính sách
ưu đãi tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu để tăng lợi nhuận ngành nhằm thu hút
các nguồn lực đầu tư và lao động chất lượng, đào tạo lượng lao động có trình độ. Đồng
thời cần phải đưa ra các chính sách công nhiệp hoá nông nghiệp, khuyến khích các hộ
nhà nông và các trang trại trồng lúa đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại phục vụ
các giai đoạn sản xuất để tác động của con người tới sản lượng lúa gạo được gia tăng,
giúp hiệu quả sử dụng nhân lực lớn hơn.
Tóm lại, nền nông nghiệp nước nhà hiện đang còn đơn sơ nhưng lại phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn. Để có thể vượt qua những trở ngại này thì các chính sách
chỉ đạo của Đảng và Chính quyền có vai trò rất lớn. Nắm bắt được các công nghệ mới
là quan trọng, qua đó cải cách nông thôn theo xu hướng công nghiệp hoá nông nghiệp.
Khuyến khích nghiên cứu và đổi mới trong quá trình sản xuất để gia tăng năng suất
giống, kéo theo sự gia tăng của năm suất mùa vụ cũng như là sản lượng.

40
KẾT LUẬN
Chuyên đề này đã phản ánh được thực trạng sản xuất lúa gạo tại Việt Nam trong
giai đoạn 2007 đến 2020 ngoài ra và xác định được sự ảnh hưởng của hai nhân tố có
tác động mạnh tới sản lượng lúa gạo là Diện tích trồng cả năm và Số lao động trong
năm. Ngoài ra chuyên đề còn đánh giá được mức độ tác động của hai nhân tố đó tới sản
lượng lúa gạo tại các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu này và cũng
đã đưa ra được các đề xuất và kiến nghị mang tính xây dựng tới ngành nông nghiệp sản
xuất lúa gạo của Việt nam.
Do chuyên đề này chỉ giới trong phạm vi nghiên cứu là 15 địa phương trong số
63 địa phương có số liệu được công bố đầy đủ, tuy các tỉnh thành được lựa chọn phân
bố khắp cả ba miền đất nước nhưng có thể có thiếu sót về mặt vị trí địa lý, điều này có
thể có tác động tới ý nghĩa thống kê của các chỉ tiêu khí hậu. Các nghiên cứu về sản
lượng của cây lúa trên toàn thế giới đã có nhiều nhưng ở Việt Nam còn tương đối hạn
chế nên tài liệu tham khảo cũng như các phương pháp luận trong nghiên cứu là một
khó khăn không nhỏ, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Vì vậy những hạn chế trong
đề tài là điều khó tránh khỏi.
Trong mô hình nghiên cứu đã đưa ra mặc dù đã kiểm định và rút ra được một số
kết luận quan trọng để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện và phân nâng cao
sản lượng lúa gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả chạy mô hình cũng cho thấy chỉ
có hai trong các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê, vậy nên mô hình còn bỏ
qua một số các nhân tố tác động đến sản lượng lúa gạo tại Việt Nam. Nguyên nhân của
hạn chế này là do giới hạn về mặt thời gian, năng lực cũng như nguồn lực nguồn lực
nên các dữ liệu thu thập được đều là dữ liệu thứ cấp, do đó có những chỉ tiêu ảnh
hưởng mà các tác giả nghiên cứu về lúa gạo trên toàn thế giới đã sử dụng nhiều như
giống lúa, lượng phân bón tiêu thụ, lượng thuốc trừ sâu, chi phí sản xuất cây trồng,
lượng máy móc phục vụ sản xuất,… khó có thể thu thập được dữ liệu và tiến hành
phân tích.
Vì những vấn đề nêu trên, tác giả của chuyên đề mong muốn sẽ được nghiên
cứu sâu hơn để đưa ra một thước đo đánh giá tổng quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng
tới sản lượng lúa gạo của Việt Nam cũng như xây dựng được một mô hình với cách
kiểm định tốt hơn và xác định được nhiều hơn các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt
động của ngân hàng để làm một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của các

41
bạn sinh viên cũng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các ngân hàng trong việc
đưa ra các chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động.

42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trần Thị Kim Thu (2016), giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
2. GS.TS. Nguyễn Quang Dong – TS. Nguyễn Thị Minh, giáo trình Kinh tế lượng,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. PGS.TS Trần Thị Kim Thu - TS. Đỗ Văn Huân, giáo trình Tin học ứng dụng trong
Thống kê, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Tan, B.T.; Fam, P.S.; Firdaus, R.B.R.; Tan, M.L. (2021) ; Gunaratne, M.S, Impact of
Climate Change on Rice Yield in Malaysia: A Panel Data Analysis, MDPI Viện Xuất
bản Kỹ thuật số Đa ngành.
5. Thunyawadee Sucharidtham; Satawat Wannapan (2020) , Thailand rice production
analysis: alternative approaches without P-value, Journal of Physics: Conference
Series.
6. Gerald E. Shively; Charles A. Zelek (2003), Technical Change, Factor Bias and
Input Adjustments: Panel Data Evidence from Irrigated Rice Production in Southern
Palawan, Philippines, Philippine Journal of Development Số 55, tập XXX, số 1, Kì đầu
tiên.
7. CA. U. Lacap và L. G. Magat (2019), THE EFFECTS OF CLIMATE CHANGE ON
RICE YIELD OF PAMPANGA, Công ước Quốc gia về Thống kê (NCS) lần thứ 14
Crowne Plaza, Manila Galleria
8. PGS. TS. Huỳnh Trường Huy (2007), Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến
hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học 2007:8 47-56.
9. Lâm Văn Siêng, Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa
tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, Số
64 – Tháng 8 Năm 2021.
10.Các trang web:
10.1. Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn/
10.2. Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/
10.3. UN Comtrade: http://comtrade.un.org
10.4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : https://www.mard.gov.vn
10.5. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội: https://quochoi.vn/

43
PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ MÔ TẢ

BẢNG HỆ SỐ TƯƠNG QUAN

44
PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH OLS

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH POOLED

45
KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH

46
KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH MỚI

KẾT QUẢ HỒI QUY VỚI MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG NGẪU NHIÊN

47
KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS

K ẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GLS MỚI

48
PHỤ LỤC 3

KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN

\:
KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÙ HỢP

49
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH WHITE

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI REM

50
K ẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN

51

You might also like