You are on page 1of 49

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-----------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỚI DÒNG
THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA
TRONG KHU VỰC CHÂU Á

HÀ NỘI – 2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-----------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ KẾT NỐI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỚI DÒNG
THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA
TRONG KHU VỰC CHÂU Á

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vũ Quỳnh Thư – 23A4050353

Đặng Thị Minh Chúc - 23A4050073

Cao Hà Chi - 23A4050064

Trần Quang Duy - 23A4050090

Bùi Việt Hà - 23A4050429

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Hà Trang

HÀ NỘI – 2023
i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề: “Tác động của mức độ kết nối trên
mạng xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực Châu Á” nhóm tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình để
hoàn thành bài nghiên cứu này.

Nhóm tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Cô Lê Hà Trang – người đã
trực tiếp tham gia quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp
nhóm tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thểcòn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!


ii

MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT................................................................................................


DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................................................................
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................2
1.1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận....................................................................2
1.1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
1.5. Tình hình nghiên cứu trước đây.......................................................................4
1.6. Tính mới và những đóng góp của đề tài..........................................................6
1.7. Kết cấu của đề tài...............................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................
2.1 Cơ sở lý luận về kết nối trên mạng xã hội........................................................9
2.1.1. Khái niệm......................................................................................................9
2.1.2: Đặc điểm.......................................................................................................9
2.1.3: Tác động mức độ kết nối mạng xã hội tới dòng thương mại.....................9
2.2 Thực trạng mức độ kết nối trên mạng xã hội và dòng thương mại giữa Việt
Nam với các quốc gia châu Á và vùng lãnh thổ hiện nay....................................10
2.2.1: Thực trạng mức độ kết nối trên mạng xã hội...........................................10
2.2.2: Thực trạng dòng thương mại....................................................................12
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................
3.1. Mô hình nghiên cứu.........................................................................................15
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................16
3.2.1. Lựa chọn dữ liệu........................................................................................16
3.2.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu và cách đo lường............................17
3.2.3. Phương pháp ước lượng............................................................................20
3.2.4. Kiểm định khuyết tật mô hình: Kiểm định Đa cộng tuyến.......................21
iii

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................


4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................22
4.2. Kiểm định khuyết tật mô hình........................................................................22
4.2.1. Ma trận tương quan pearson.....................................................................22
4.2.2. Hiện tượng đa cộng tuyến..........................................................................23
4.3. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................24
4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng
thương mại song phương giữa việt nam với các quốc gia trong khu vực châu á
..................................................................................................................................25
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN.......................................................................................
5.1. Giải pháp..........................................................................................................29
5.1.1. Siết chặt an ninh mạng..............................................................................29
5.1.2. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.................................................30
5.1.3. Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ để tiến hành các quyết định
xuất khẩu và nhập khẩu.......................................................................................30
5.1.4. Hàng hóa Việt Nam cần nâng cao chất lượng để tăng cơ hội xuất khẩu
...............................................................................................................................32
5.2. Kết luận.............................................................................................................32
5.2.1. Kết quả chính của nghiên cứu...................................................................32
5.2.2. Đóng góp của nghiên cứu..........................................................................33
5.2.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH.........................................................................................
iv

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Các quốc gia nghiên cứu 17

Bảng 2.2 Tóm tắt các biến 20

Bảng 3.1 Hệ số tương quan giữa các biến 23

Bảng 3.2 So sánh mối quan hệ các biến với nghiên cứu trước 27
v

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1 Tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam chiếm khoảng 11
70% dân số người Việt

Hình 1.2 Top 10 quốc gia kết nối mạng xã hội mạnh nhất với Việt Nam 12

Hình 1.3 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam 2022 13

Hình 1.4 Top 10 đối tác thương mại với Việt Nam năm 2022 14

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 16

Hình 3.1 Thống kê mô tả 22

Hình 3.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình 23

Hình 3.3 Kết quả chạy hồi quy lần 1 PCSE 24

Hình 3.4 Kết quả chạy hồi quy lần 2 PCSE 25


vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích

D Khoảng cách trọng dân số

EF Chỉ số tự do kinh tế

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

I Lạm phát

IMF Quỹ tiền tệ thế giới - International Monetary Fund

P Dân số

SCI Chỉ số kết nối xã hội

T Thuế

TO Độ mở cửa thương mại

VIF Hệ số phóng đại phương sai

WB Ngân hàng Thế giới – World Bank

WITS World Integrated Trade Solution

WTO Tổ chức thương mại thế giới - The World Trade Organization
vii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

Tên đề tài: “Tác động của mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại

song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Châu Á”

Sinh viên thực hiện:

Sinh viên thực hiện Lớp Khoa Năm thứ Số năm đào tạo

Nguyễn Vũ Quỳnh Thư K23KDQTA Kinh doanh quốc tế 03 04

Đặng Thị Minh Chúc K23KDQTA Kinh doanh quốc tế 03 04

Cao Hà Chi K23KDQTA Kinh doanh quốc tế 03 04

Trần Quang Duy K23KDQTA Kinh doanh quốc tế 03 04

Bùi Việt Hà K23KDQTA Kinh doanh quốc tế 03 04

Người hướng dẫn: Th.S Lê Hà Trang


2. Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của mức độ kết nối trên mạng
xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các vùng lãnh thổ và
quốc gia trong khu vực Châu Á. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng các
tác động tích cực tới việc thúc đẩy dòng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia
trong khu vực châu Á.
Theo đó, để đạt được mục tiêu này, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa mức độ kết nối trên mạng xã hội
và dòng thương mại song phương giữa các quốc gia.

- Kiểm định và đánh giá mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại
song phương giữa Việt Nam với các vùng lãnh thổ và quốc gia trong khu vực Châu Á

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng các tác động tích cực tới việc thúc
đẩy dòng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á.

3. Tính mới và sáng tạo:


viii

Qua phần tổng hợp và phân tích tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài,
nhóm nghiên cứu nhận thấy việc tìm hiểu và đo lường mức độ tác động của những
yếu tố vô hình và hữu hình của một quốc gia đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài là một hướng đi hợp lý và có tính cập nhật cao. Với những lý do trên, tính mới
và đóng góp của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, lần đầu tiên kiểm tra thực nghiệm các tác động tiềm năng của mức
độ kết nối xã hội giữa các quốc gia đối với dòng thương mại song phương giữa Việt
nam và các quốc gia Châu Á.

Thứ hai, việc kiểm nghiệm không được thực hiện độc lập mà song song cùng
với các yếu tố truyền thống, hữu hình thường được xem xét trong nghiên cứu dòng
thương mại song phương. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, việc thăm dò thực
nghiệm đồng thời cả hai loại đã không được thực hiện trước đây. Đề tài có thể được
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, những nhà nghiên cứu…quan
tâm đến lĩnh vực này. Ngoài ra đây cũng là tài liệu góp phần cho hoạt động xúc tiến
thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các quốc gia khác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,
đề tài cũng góp phần khuyến khích dân chúng sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
để nhằm thúc đẩy thương mại song phương không chỉ giữa Việt Nam với các Quốc
gia Châu Á mà còn trên toàn cầu. Mỗi chính phủ có thể đề ra những hướng đi đúng
đắn, phù hợp với sự phát triển của quốc gia. Ngoài ra, việc đưa ra giải pháp nhằm
giúp các doanh nghiệp có thể góp phần thay đổi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã cho thấy mức độ kết nối trên mạng xã hội ảnh hưởng tích
cực đến dòng thương mại song phương giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có
nền văn hóa tương đồng như Châu Á. Nếu chúng ta kiểm soát được sự kết nối trên
mạng xã hội, sự ảnh hưởng của khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đối với thương
mại giảm đi đáng kể. Đồng thời, sự kết nối trên mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp
quảng cáo và tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn, xây dựng các trang web
bán hàng online, thực hiện các dịch vụ logistics xuyên biên giới dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm hiểu về doanh nghiệp qua mạng hội trước khi
mua hàng hóa của nước ngoài, và với các sự trợ giúp của các công cụ hay trợ lý ảo
trên Internet sẽ giúp khách hàng mua hàng thuận tiện hơn.
ix

5. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):

Ngày 17 tháng 05 năm 2023

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:

Ngày 17 tháng 05 năm 2023

Người hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ tên)


1

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là thời kỳ hội tụ
nhiều loại hình công nghệ vượt bậc: Vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây (Big
Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... Mạng lưới xã hội đang dần phủ kín toàn cầu, mọi người
đều kết nối qua Internet. Theo tìm hiểu, tùy thuộc vào mức độ kết nối trên mạng xã
hội đã có tác động ít nhiều đến dòng chảy thương mại song phương giữa các quốc gia.
Hơn nữa, thương mại quốc tế là một nhân tố cũng góp phần quan trọng để phát triển
một quốc gia.

Tìm ra mối liên kết giữa mạng xã hội và dòng thương mại chính là nhiệm vụ
chính mà nhóm tác giả đang thực hiện đối với Việt Nam và các quốc gia Châu Á. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng các tác động tích cực tới việc thúc đẩy
dòng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á.

Nhận thức được những vấn đề trên, nhóm tác giả báo cáo khoa học đã chọn đề
tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng
thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Châu
Á”.
2

1. Tính cấp thiết của đề tài


1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận
Mạng lưới xã hội đang dần phủ kín toàn cầu, mọi người đều kết nối qua
Internet. Theo tìm hiểu, tùy thuộc vào mức độ kết nối trên mạng xã hội đã có tác động
ít nhiều đến dòng chảy thương mại song phương giữa các quốc gia. Mới đây, các
chuyên gia đã tìm ra mối quan hệ giữa mức độ kết nối trên mạng xã hội tới thương
mại giữa các nước Châu Âu (International trade and social connectedness, 2020). Họ
đã chỉ ra rằng hai quốc gia thương mại nhiều hơn với nhau khi họ kết nối xã hội hơn
và khi họ chia sẻ xã hội kết nối với một tập hợp tương tự của các nước khác. Các kết
nối xã hội xác định thương mại trong mỗi sản phẩm là những sản phẩm giữa các khu
vực nơi sản phẩm được sản xuất trong nước xuất khẩu quốc gia và nơi nó được sử
dụng ở nước nhập khẩu.
Khi chúng ta kiểm soát xã hội kết nối, tác động ước tính của khoảng cách địa
lý đối với thương mại giảm đáng kể, và tác động của biên giới quốc gia biến mất. Với
góc độ của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc khám phá về ảnh hưởng
của kết nối mạng xã hội tới dòng thương mại song phương giữa các nước cũng vô
cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, cho dù các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng
thương mại song phương đã xuất hiện nhiều, nhưng mối liên hệ giữa kết nối mạng xã
hội và dòng thương mại song phương còn ít được đề cập đến. Hơn nữa, đo lường kết
nối mạng xã hội vẫn còn là một chủ đề mới, chưa được phát triển rộng rãi.
1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là thời kỳ hội tụ
nhiều loại hình công nghệ vượt bậc: Vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây (Big
Data), trí tuệ nhân tạo (AI),... Gần đây, nhiều tài liệu về hiệu ứng biên giới đã thúc
đẩy nghiên cứu về các rào cản không chính thức đối với thương mại và vai trò của sự
phụ thuộc của nó. Đặc biệt với mạng xã hội, đã chỉ ra rằng cường độ thương mại hàng
hóa có tương quan thuận với luồng di cư giữa các cặp quốc gia và khu vực.
Hơn nữa, thương mại quốc tế là một nhân tố cũng góp phần quan trọng để phát
triển một quốc gia. Hoạt động thương mại quốc tế cơ bản mang lại nguồn thu nhập
3

ngoại tệ lớn đối với quốc gia đó. Điều này là cần thiết cho một quốc gia khi thế giới
ngày càng nhiều biến động, rủi ro như hiện nay.
Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế đối với quốc gia:
Đối với nền kinh tế: Giúp mở rộng môi trường sản xuất và kinh doanh đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn với mỗi quốc gia cũng như góp phần tăng cường giao thương
nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và giữ đà tăng trưởng ổn định của nền
kinh tế.
Đối với nhà nước: Mang đến nguồn ngoại tệ phong phú góp phần cải thiện tình
hình kinh tế và xã hội cũng như tăng cường khả năng hội nhập quốc tế khi tham gia
vào những tổ chức hợp tác quốc tế qua việc thúc đẩy hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.
Đối với doanh nghiệp: Cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu,
tiêu thụ và thu về nguồn lợi nhuận đáng kể.

Vì vậy, từ những lý do trên nhóm tác giả lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu tác
động của mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại song phương giữa
Việt Nam với quốc gia trong khu vực Châu Á” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của mức độ kết nối trên mạng
xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu
vực Châu Á.Qua đó, kiến nghị một số giải pháp để khai thác những tác động tích cực
trong quá trình thúc đẩy dòng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu
vực châu Á.
Theo đó, để đạt được mục tiêu này, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng trong mối quan hệ kết nối trên mạng xã
hội và dòng thương mại song phương giữa Việt nam với các quốc gia.
- Kiểm định và đánh giá mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại
song phương giữa Việt Nam với quốc gia trong khu vực Châu Á.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng những tác động tích cực tới việc
thúc đẩy dòng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động của mức độ
kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại song phương.
4

Phạm vi nghiên cứu:


- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của mức độ kết nối trên mạng
xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu
vực Châu Á.
- Về mặt thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thương mại song phương trong giai
đoạn 2012-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận được vấn đề, đề tài của nhóm tác giả sẽ sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu khoa học, logic nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể:
- Phương pháp cơ bản: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và so
sánh, đồng thời kết hợp phân tích định tính căn cứ trên số liệu về mức độ kết nối trên
mạng xã hội và các nhân tố tác động tới dòng thương mại song phương giữa Việt
Nam với các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2012-2020, và kết hợp các bảng biểu
minh họa làm tăng tính trực quan, thuyết phục nhằm rút ra nhận định phù hợp.
- Phương pháp chuyên sâu:
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích định lượng trên mô hình stata nhằm
đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đối với dòng thương mại song phương giữa Việt
Nam với các quốc gia trong khu vực Châu Á. Phân tích định lượng bao gồm hai biến:
biến phụ thuộc và biến độc lập - ảnh hưởng trực tiếp tới dòng thương mại song
phương.
Dựa trên các nhân tố đã qua đánh giá và kiểm chứng từ phân tích định lượng
trên mô hình stata, để định lượng chính xác, đầy đủ hơn về mức độ ảnh hưởng của
chúng đến dòng thương mại song phương sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại
Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng để đánh giá.
5. Tình hình nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhiều nhân tố có tác động đối với dòng
chảy thương mại. Cụ thể:
Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh (2020) dựa trên bảng IO song phương
nghiên cứu thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chỉ ra các ảnh
hưởng đến sản xuất của một quốc gia gồm: ảnh hưởng số nhân, ảnh hưởng ngược
xuyên quốc gia, ảnh hưởng tràn và từ đó đã chỉ ra cấu trúc kinh tế của Việt Nam
5

không khuyến khích sản xuất trong nội địa vì không có sự trợ giúp cho đầu vào trong
quá trình sản xuất. Do đó, nếu chỉ nhìn vào những số liệu tăng trưởng GDP và không
nhìn thấy cấu trúc của nền kinh tế thị trường sẽ đưa đến việc phát triển không ổn định.
Bandara (1996) xem xét đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến thương mại của
Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á-
Thái Bình Dương khác. Việt Nam đã thay đổi từ “thiếu hiệu suất” về thương mại
trong khu vực vào năm 1989 thành ít nhất là “trung bình” vào năm 1994. Các yếu tố
quyết định thương mại Việt Nam/ Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay là những yếu
tố quan trọng trong việc xác định mức độ thương mại trong khu vực của các nước
châu Á-Thái Bình Dương khác, cụ thể là GDP, GDP bình quân đầu người và khoảng
cách địa lý. Nói cách khác, những rào cản nhân tạo đối với thương mại, vốn đã cản trở
nghiêm trọng thương mại của Việt Nam trước năm 1990, hiện nay dường như không
ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn so với các nước châu Á-Thái Bình Dương khác.
Tuy nhiên, vẫn còn chỗ cho sự tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và một số
nước châu Á-Thái Bình Dương.
Bems và cộng sự (2011, 2013) nghiên cứu sự phân tách giữa giá trị đầu ra và
giá trị gia tăng của một quốc gia: (i) nhu cầu cuối cùng trong nước; (ii) nhu cầu sản
xuất của một quốc gia khác, tác động lan tỏa này có thể tạm dịch là quốc gia A sử
dụng sản phẩm của quốc gia B để đáp ứng nhu cầu, và cuối cùng sẽ kích thích sản
xuất ở quốc gia B, trong đó quy trình sản xuất của quốc gia B sử dụng sản phẩm của
quốc gia A làm trung gian, từ đó kích thích sản lượng của quốc gia A; (iii) quốc gia B
sử dụng sản phẩm của quốc gia A cho mục đích sử dụng cuối cùng (iv) Khi quốc gia
B sử dụng sản phẩm của quốc gia A, việc quốc gia B sử dụng sản xuất trong nước sẽ
gây ra sự thay đổi trong sản xuất của chính quốc gia B vì chi phí đầu vào sẽ tràn vào
sản lượng của quốc gia B.
Deprez và Sophie (2018) đánh giá vị trí của Việt Nam trong tổng thương mại
quốc tế. Việt Nam đã xác định được thương mại, tăng trưởng theo định hướng xuất
khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế là ưu tiên chính sách quốc tế và đã sử dụng hội nhập
thương mại quốc tế như một công cụ chiến lược để tối đa hóa các ưu tiên quốc gia này
trong hệ thống thương mại khu vực và quốc tế. Việt Nam có rất nhiều quan điểm
chiến lược về hội nhập thương mại quốc tế và sử dụng nó như một công cụ nhằm bảo
vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của mình thông qua tăng cường sức mạnh kinh tế.
6

Thông qua việc xem xét kỹ lưỡng các thỏa thuận thương mại, Việt Nam nhằm mục
đích đặt mình vào một vị trí có lợi thế chiến lược so với các nền kinh tế thành viên
của AEC, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục thông qua quyền truy cập ưu đãi
vào các thị trường quan trọng và thúc đẩy thông qua một số các cải cách kinh tế nội
địa khó khăn và nhạy cảm hơn, sử dụng cam kết theo các thoả thuận thương mại bên
ngoài như một cơ chế khóa.
Trần Thị Bích Tuyền (2020) chỉ ra rằng khi tham gia hiệp định thương mại tự
do (FTA), Việt Nam có lợi thế về xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng bản thân Việt Nam
vẫn là một thị trường nhỏ trên thế giới nên gặp những khó khăn nhất định.
Trần Đình Hùng (2022) cho thấy việc thực thi các hiệp định thương mại đã ký
kết giữa Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản giúp nâng cao trình độ của người lao động
Việt Nam, giúp Việt Nam tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trình độ cao của
cả hai nước, đồng thời cũng thúc đẩy dòng vốn FDI của đất nước.
Nguyễn Thị Thơ (2022) khi nghiên cứu về hiệp định EVFFTA đã cho thấy các
hiệu ứng ròng của EVFFTA có ảnh hưởng tích cực đáng kể tới thương mại song
phương cả hai bên và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ phía EU, đặc biệt đối với
việc xuất khẩu hoa quả từ Việt Nam sang các nước châu âu và hơn hết là giá trị nhập
khẩu hàng hoá. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra những hướng đi cho mình khi
thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
Khoảng trống nghiên cứu: Thông qua các nghiên cứu được liệt kê ở trên có
thể thấy là các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến dòng thương mại song phương
đã xuất hiện rất nhiều nhưng lại có rất ít các nghiên cứu quan tâm đến khía cạnh
tương tác xã hội tới dòng thương mại, ví dụ như chỉ số “kết nối trên mạng xã hội”.
Một số nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ này mới chỉ được thực hiện trên dữ liệu
của các quốc gia đã phát triển. Chưa có đề tài nào kiểm định về tác động mức độ kết
nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại song phương của Việt Nam. Dựa trên
khoảng trống nghiên cứu đó, nhóm đã lựa chọn đề tài “Mức độ tác động của mức độ
kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các
quốc gia trong khu vực Châu Á” với mục tiêu kiểm định tác động của mức độ kết nối
trên mạng xã hội tới dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với quốc gia trong
7

khu vực Châu Á. Dựa trên phương pháp định lượng sử dụng dữ liệu trong giai đoạn
2012-2020.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Qua phần phân tích tình hình và đánh giá kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề
tài, nhóm nhận thấy việc tìm hiểu và đo lường mức độ tác động của những yếu tố vô
hình và hữu hình của một quốc gia đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
hướng tiếp cận mới hợp lý và có tính cập nhật cao. Với những lý do trên, tính mới và
đóng góp của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, lần đầu tiên nghiên cứu thực nghiệm về các tác động tiềm tàng của
mức độ kết nối xã hội giữa các quốc gia đối với dòng chảy thương mại song phương
giữa Việt nam và các quốc gia Châu Á.
Thứ hai, việc kiểm nghiệm không qua việc thực hiện độc lập mà thực hiện
song song cùng với các yếu tố truyền thống, hữu hình thường được xem xét trong
nghiên cứu dòng thương mại song phương. Theo hiểu biết tốt nhất của nhóm tác giả,
việc thăm dò thực nghiệm đồng thời cả hai loại đã không được thực hiện trước đây.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, những nhà
nghiên cứu…quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài ra đây cũng là tài liệu góp phần cho
hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các quốc gia khác hiệu quả
hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần khuyến khích dân chúng sử dụng mạng xã hội
một cách hiệu quả để nhằm thúc đẩy thương mại song phương không chỉ giữa Việt
Nam với các Quốc gia Châu Á mà còn trên toàn cầu. Mỗi chính phủ có thể đưa ra
những hướng đi đúng đắn, để phù hợp hơn với chiến lược phát triển của quốc gia.
Ngoài ra, việc đưa ra các giải pháp có thể góp phần thay đổi giúp các doanh nghiệp
thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng
thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Châu Á”
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Lời mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
8

Phần này trình bày chi tiết lý do nhóm chọn đề tài nghiên cứu và lấy đó là mục
tiêu; đối tượng; phạm vi; phương pháp nghiên cứu; đưa ra tình hình nghiên cứu trước
đây và chỉ ra tính mới, tính đóng góp của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong phần thứ hai, nhóm nghiên cứu trình bày nền tảng về sự kết nối trên
mạng xã hội và dòng thương mại song phương. Từ đó, đưa ra tác động của mức độ
kết nối trên mạng xã hội tới dòng thương mại. Cuối cùng nhóm nghiên cứu nêu ra
thực trạng giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á hiện nay.
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các vấn đề đã nêu ở chương 1, nhóm nghiên cứu đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu đối với tác động của từng nhân tố tới dòng thương mại song phương giữa
Việt nam và các quốc gia châu Á. Tiếp theo nhóm nghiên cứu trình bày nguồn, cách
thu thập và mô tả bộ dữ liệu, cuối cùng là nêu lên mô hình hồi quy phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trong chương này, nhóm sẽ trình bày kết quả hồi quy nghiên cứu về tác động
của các yếu tố đến dòng thương mại song phương.
Chương 4: Giải pháp và kết luận
Phần cuối cùng nhóm tác giả sẽ đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu từ kết
quả có được trong chương 3. Đồng thời chương này cũng chỉ ra những đóng góp và
đưa ra một số hạn chế của bài nghiên cứu nhằm đề xuất hướng đi cho những nghiên
cứu tiếp theo.
9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1 Cơ sở lý luận về kết nối trên mạng xã hội
1.1.1. Khái niệm
Kết nối mạng xã hội tập hợp các thành viên cùng sự quan tâm qua Internet cho
nhiều mục đích khác nhau, không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Những
người tham gia mạng xã hội được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội mang đến các dịch vụ như trò chuyện, email, giải trí, gọi điện
thoại, chia sẻ tài liệu, viết blog và xã luận. Mạng xã hội đang dần cách mạng hóa hoàn
toàn phương thức người dùng Internet kết nối với nhau và đang đóng vai trò không
thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Các dịch vụ này cung cấp cho
chúng ta những cách khác nhau để tìm thêm các mối quan hệ.
1.1.2: Đặc điểm
Mạng xã hội được xem là kênh tiếp thị trực tuyến phổ biến và hiệu quả. Theo
công bố khảo sát của Q&Me Vietnam Market Research, tiếp thị truyền thông xã hội là
phương pháp tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhất so với các phương pháp khác, đặc biệt
với 84% người được hỏi hiện đều đang sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội.
Dù có các mô hình mạng xã hội khác nhau nhưng nói chung hầu hết mạng xã
hội có những đặc điểm chung như:
- Các cá nhân trực tiếp sử dụng các dịch vụ trên mạng xã hội
- Người dùng sáng tạo và chia sẻ nội dung do mình làm ra trên mạng xã hội
- Hồ sơ do người dùng tạo phù hợp với các trang web hoặc ứng dụng được sử dụng
trên nền tảng mạng xã hội
Mạng xã hội có 2 đặc điểm cơ bản:
- Đầu tiên là sự tham gia trực tuyến của cá nhân và nhóm.
- Thứ hai là các mạng xã hội có các trang web mở, trong đó người chơi tạo nội dung
của riêng họ và các thành viên của nhóm này biết thông tin do người dùng viết.
1.1.3: Tác động mức độ kết nối mạng xã hội tới dòng thương mại
Bây giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu các cơ chế đằng sau mối quan hệ tích
cực giữa kết nối xã hội và dòng chảy thương mại. Một kênh đầu tiên mà qua đó các
kết nối xã hội có thể tạo thuận lợi cho thương mại là giảm xung đột thông tin. Ví dụ,
kết nối xã hội có thể giảm thiểu chi phí tìm kiếm bằng cách cho phép các nhà nhập
10

khẩu và xuất khẩu chia sẻ thông tin về giá cả và sản phẩm.10 Trong một bài báo có
ảnh hưởng, Rauch (1999) lập luận rằng những chi phí tìm kiếm này thấp hơn đối với
hàng hóa được giao dịch trên các cơ sở xuất khẩu có tổ chức. thay đổi, vì những hàng
hóa đó đồng nhất hơn và giá của chúng minh bạch hơn. Nếu sự kết nối xã hội giúp tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại một phần bằng cách giảm xung đột thông tin, thì
chúng ta sẽ kỳ vọng thương mại có độ co giãn lớn hơn đối với sự kết nối xã hội giữa
những hàng hóa không được giao dịch trên các sàn giao dịch.
Hơn nữa, thế giới ngày nay được gọi là thế giới “siêu kết nối”. Thương mại, chia
sẻ thông tin, tìm kiếm, giải trí, dịch vụ kết nối và truyền thông mạng đang từng bước
phát triển mạnh mẽ. Nhờ có các nền tảng kỹ thuật số, các mô hình kinh doanh xuyên
biên giới đã được chuyển đổi và phí giao dịch quốc tế đã được giảm. Nhờ vào
Internet, người dùng từ khắp nơi trên thế giới đã và đang chứng kiến một thị trường
toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ có thể tìm kiếm và kết nối với các khách hàng, nhà
cung cấp quốc tế thông qua các nền tảng kỹ thuật số như eBay, Amazon, Facebook và
Alibaba. Theo báo cáo của Viện McKinsey cho thấy ngay cả những công ty nhỏ nhất
cũng có khả năng tiến vào nền thương mại của toàn cầu.
Việc mỗi người sử dụng mạng Internet để học tập, làm việc, kết nối xã hội và xây
dựng mạng lưới quan hệ ngày càng phổ biến và hiển nhiên. Có khoảng 86% công ty
khởi nghiệp hoạt động xuyên biên giới. Theo thống kê, có khoảng 900 triệu người duy
trì các mối quan hệ toàn cầu trên các trang mạng xã hội và khoảng 360 triệu người
đang bước vào các hoạt động thương mại quốc tế.
Một xu thế toàn cầu mới đang diễn ra và bao trùm cả thế giới – số hóa. Điều này
phản ánh rõ ràng trong sự dịch chuyển của dữ liệu, tin tức, kiến thức, thương mại
hàng hóa và dịch vụ dưới dạng kỹ thuật số, kết nối các quốc gia, doanh nghiệp và cá
nhân trên toàn thế giới
1.2 Thực trạng mức độ kết nối trên mạng xã hội và dòng thương mại giữa Việt
Nam với các quốc gia châu Á và vùng lãnh thổ hiện nay
Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống con người ngày càng thể hiện rõ
ràng.
1.2.1: Thực trạng mức độ kết nối trên mạng xã hội
Những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ và phát triển vượt bậc của xã hội và
công nghệ thông tin, mạng xã hội đã có những tác động không nhỏ đến đời sống của
11

con người, nhất là thế hệ trẻ. Với đường truyền nhanh, chia sẻ rộng rãi, điện thoại,
máy tính cá nhân chỉ cần kết nối với Internet là bạn có thể trực tiếp sử dụng và tham
gia vào nhiều website, bao gồm: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Tiktok… Dù cho
nhu cầu sử dụng của mỗi người là khác nhau, thì suy cho cùng thì mạng xã hội vẫn
đóng vai trò là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
Mạng xã hội giúp người dùng kết nối và tương tác với bạn bè, gia đình và cộng
đồng dễ dàng hơn trong công việc và cuộc sống cá nhân . Với mạng xã hội, người
dùng có thể dễ dàng chia sẻ cảm xúc, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng và những
người thân yêu của mình. Ngày nay, nhiều người cũng đang kiếm sống bằng cách bán
các buổi phát trực tiếp và kiếm sống như các Youtuber, Streamer,...

Hình 1.1: Tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số
người Việt
Nguồn: Vnetwork.vn
Mạng xã hội đã góp thêm nhiều lợi ích nhằm nâng cao hiệu quả công việc và
chất lượng cuộc sống của con người, cũng như quá trình hội nhập quốc tế và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh, mạng xã hội cũng có mặt tiêu cực.
Việc sử dụng và khai thác hợp lý có thể mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân,
doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Tuy nó sẽ tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho các
cá nhân và tổ chức, ở quy mô lớn hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc
gia. Có thể dễ dàng thấy được, Nhật Bản đang trong thời kỳ phục hồi và phát triển,
12

tuy nhiên cũng phải đối phó với nhiều thách thức từ an sinh xã hội đến phát triển nền
kinh tế thị trường. Không những vậy, hạ tầng thông tin liên lạc còn nhiều lỗ hổng bảo
mật dễ bị xâm nhập, độ an ninh chung chưa cao, phát tán những thông tin dễ bị xuyên
tạc, bịa đặt “phá hoại”.

Chỉ số kết nối xã hội


20000
18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
pa
n os an re
a
di
a re us ia ar te
La w bo po pr ys nm es
Ja Ta
i Ko a y al
a -L
h m in
g C ya or
ut Ca S M M m
So Ti

Chỉ số kết nối xã hội

Hình 1.2: Top 10 quốc gia kết nối mạng xã hội mạnh nhất tới Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu Humanitarian data exchange
Dựa trên cơ sở dữ liệu Humanitarian data exchange, Hình 2.1 là top 10 quốc
gia có kết nối mạnh nhất với Việt Nam trên mạng xã hội. Đứng đầu là Nhật Bản, tiếp
sau là một số quốc gia như Lào, Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia. Điểm chung của
hầu hết các quốc gia có chỉ số kết nối cao với Việt Nam là các quốc gia Đông Á và
Đông Nam Á, với sự gần gũi về địa lý hoặc văn hóa với Việt Nam.
1.2.2: Thực trạng dòng thương mại
Vào năm 2022, giá trị thương mại của Việt Nam sẽ tăng 6,5%, chiếm 25,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 95,09 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể
cả dầu thô) tăng 12,1%, đạt 276,76 tỷ USD, chiếm 74,4% tỷ trọng. Có 36 mặt hàng
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (08
mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).
So với năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng
8,4%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tạo ra 125,79 tỷ USD, tăng 10%. Khu
vực đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%. Năm 2022, có 46 mặt hàng
13

nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (06 mặt
hàng trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).
Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022, với kim ngạch ước đạt
109,1 tỷ USD, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó,
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD
của nước ta. Thặng dư thương mại với EU năm 2022 ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng
36,8% so với năm trước. Thâm hụt thương mại của Trung Quốc tăng 11,5% lên 60,9
tỷ USD. Nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 11,5% lên 38,3 tỷ USD. Thâm hụt thương mại
của ASEAN tăng 10,6% lên 13,6 tỷ USD.
Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục
thâm hụt, năm sau xuất siêu vượt năm trước. Năm 2016, thặng dư thương mại hàng
hóa của Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD. Năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD. tăng lên 6,46 tỷ USD
vào năm 2018. Năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD và 19,94 tỷ USD năm 2020, nhưng thặng
dư thương mại năm 2021 vẫn ở mức 3,32 tỷ USD do tác động mạnh của đại dịch
COVID-19.
Năm 2022, thặng dư thương mại sẽ vẫn âm ỉ bất chấp nhiều thách thức do tác
động nặng nề của đại dịch COVID-19 và sự bất ổn của tình hình toàn cầu. Xuất siêu
quý I chỉ dưới 1,5 tỷ USD, nhập siêu tăng trong quý II, nhưng quý III (hơn 6 tỷ USD)
và quý IV (xuất siêu 4 tỷ USD, 50 (gần 100 triệu USD) ) thông qua những nỗ lực
không ngừng Đến cuối năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư thương
mại 11,2 tỷ USD.[1]

Hình 1.3: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam 2022
Nguồn: gso.gov.vn

1
[1] Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới
14

Ngoài ra, trong năm 2022 Việt Nam đã có những bước tiến dài trong hợp tác
giao thương với các nước. Trong đó, quốc gia Trung Quốc vẫn là đối tác làm ăn lớn
nhất, tiếp theo đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, …

Hình 1.4: Top 10 đối tác thương mại với Việt Nam năm 2022
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Tổng cục Hải quan
15

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mô hình nghiên cứu
Sự kết nối xã hội đóng một vai trò quan trọng trong nhiều câu chuyện về sự
tương tác kinh tế và chính trị giữa Quốc gia. Bắt đầu với Tinbergen (1962), các nhà
nghiên cứu đã sử dụng các mô hình trọng lực với các biện pháp khác nhau để khám
phá các yếu tố quyết định của thương mại quốc tế. Những mô hình này đã có những
thành công thực nghiệm đáng kể, nhưng các cơ chế đằng sau tác động tiêu cực ảnh
hưởng lớn của khoảng cách đối với thương mại vẫn còn khó nắm bắt. Một lời giải
thích nổi bật là sự gần gũi về mặt địa lý đại diện cho các kết nối xã hội giữa các cá
nhân, điều này có thể giúp tạo thuận lợi cho thương mại. Mặc dù một cơ chế như vậy
hấp dẫn về mặt trực giác, nhưng việc thiếu dữ liệu toàn diện về các kết nối xã hội giữa
các khu vực và quốc gia đã hạn chế khả năng của các nhà nghiên cứu trong việc cung
cấp bằng chứng ủng hộ cách giải thích này.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả giới thiệu một thước đo mới về mối
liên hệ xã hội theo cặp giữa Việt Nam và 39 vùng lãnh thổ và quốc gia trong khu vực
châu Á, đồng thời chỉ ra rằng phần lớn sự thay đổi trong dòng chảy thương mại toàn
cầu thực sự có thể là được giải thích bằng các mô hình kết nối xã hội trực tiếp và gián
tiếp. Một khi chúng ta kiểm soát sự kết nối xã hội, ảnh hưởng của khoảng cách địa lý
tác động đối với thương mại sẽ giảm đáng kể và ảnh hưởng của biên giới quốc gia về
cơ bản biến mất.
Giả thiết: Hai quốc gia thương mại nhiều hơn với nhau khi họ kết nối xã
hội nhiều hơn và khi họ chia sẻ mối quan hệ xã hội với một nhóm quốc gia tương tự
khác.
Từ giả thiết và lập luận trên, mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả tổng hợp
trong hình 2.1
16

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Lựa chọn dữ liệu
Số liệu của bài nghiên cứu được nhóm tác giả tổng hợp từ các nguồn sau:
Nguồn thứ nhất là từ bộ dữ liệu của WITS- Giải pháp Thương mại Tích hợp
Thế giới là một phần mềm thương mại do Ngân hàng Thế giới cung cấp cho người
dùng để truy vấn một số cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế (Tradeflow, AHS weight
average, inflation, GDP, openness index)
Nguồn thứ hai là cơ sở dữ liệu Humanitarian data exchange. Chỉ số đo lường mức độ
kết nối mạng xã hội được khai thác từ cơ sở dữ liệu này.
Ngoài ra, nghiên cứu khai thác các chỉ số từ nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy như
IMF, WB, CEPII...
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, đối tượng được nghiên cứu là các quốc
gia thuộc châu Á. Trong 55 quốc gia thuộc châu Á, có 39 quốc gia đảm bảo đầy đủ
các thông tin phục vụ cho mục tiêu của nghiên cứu này và quan sát được thực hiện từ
năm 2012 đến 2020 nên tổng số quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này là 351.
- Thời gian: Từ năm 2012 – 2020
17

- Đối tác thương mại song phương của Việt Nam trong nghiên cứu bao gồm 39
quốc gia và vùng lãnh thổ, được tóm tắt tại Bảng 3.1.
Bảng 2.1: Các quốc gia nghiên cứu

STT Tên quốc gia STT Tên quốc gia


1 Armenia 21 Maldives
2 Azerbaijan 22 Mongolia
3 Bahrain 23 Myanmar
4 Bangladesh 24 Nepal
5 Bhutan 25 Oman
6 Brunei 26 Pakistan
7 Cambodia 27 Philippines
8 Cyprus 28 Qatar
9 Georgia 29 Saudi Arabia
10 Hongkong 30 Singapore
11 India 31 South Korea
12 Indonesia 32 Sri Lanka
13 Japan 33 Taiwan
14 Jordan 34 Tajikistan
15 Kazakhstan 35 Thailand
16 Kuwait 36 Timor-Leste,
17 Kyrgyzstan 37 Turkey
18 Laos 38 United Arab Emirates
19 Lebanon 39 Uzbekistan.
20 Malaysia
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
2.2.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu và cách đo lường
Biến phụ thuộc: mức độ thương mại giữa các quốc gia (TF). Thương mại quốc
tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại,
18

chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa
các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Biến độc lập: mức độ kết nối mạng xã hội (Social connectedness index - SCI)
Để so sánh cường độ kết nối xã hội giữa các địa điểm có dân số khác nhau và
tỷ lệ sử dụng Facebook khác nhau, chúng tôi sử dụng Chỉ số kết nối trên mạng xã hội
SCIi,j được thu thập từ cơ sở dữ liệu Humanitarian data exchange. Chỉ số này, là tổng
số kết nối giữa các cá nhân ở vị trí i và các cá nhân ở vị trí j, chia cho tích của số
lượng người dùng Facebook ở những địa điểm đó.
FBConnectionsi , j
SCI i , j=
FBUsersi x FBUsers j

Chỉ số kết nối trên mạng xã hội dựa trên ảnh chụp ẩn danh tất cả các liên kết
bạn bè trên Facebook, một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến toàn cầu, để đo cường độ
kết nối giữa các địa điểm. Chỉ số kết nối giữa bất kỳ cặp khu vực nào tương ứng với
xác suất tương đối của mối liên kết tình bạn giữa người dùng Facebook ở khu vực thứ
nhất và người dùng Facebook ở khu vực thứ hai.
Chỉ số này càng lớn thể hiện cường độ kết nối xã hội giữa Việt Nam và các
nước trong khu vực châu Á càng lớn. Do đó, ta có giả thuyết: Mức độ kết nối xã hội
tác động tích cực đến dòng chảy thương mại giữa các quốc gia. Các biến kiểm
soát: Theo các nghiên cứu trước, bên cạnh các biến chính được xem xét ở trên,
thương mại giữa các quốc gia còn có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác:
Gross domestic product (GDP đối tác): Đo lường tổng giá trị thị trường của
toàn bộ hàng hoá và dịch vụ đã được tiêu thụ trong phạm vi một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định. Khi hàng hóa được tạo ra càng nhiều thì khả năng trao đổi
thương mại quốc tế càng lớn. Do đó, ta có giả thuyết: GDP tác động tích cực đến
dòng chảy thương mại giữa các quốc gia.
Distwces (Khoảng cách giữa hai quốc gia): dựa trên khoảng cách và vị trí của
những thành phố chính của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ, theo đó kết luận rằng
khoảng cách địa lý làm suy giảm giao thương giữa mỗi đôi quốc gia. Khoảng cách địa
lý càng lớn thì việc vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia càng phát sinh nhiều vấn
đề như rủi ro vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa làm tăng chi phí. Do đó, ta có giả
thuyết: Khoảng cách địa lý tác động tiêu cực đến dòng chảy thương mại giữa các
quốc gia.
19

Population (Dân số đối tác): Thương mại cấp quốc gia tăng lên tỷ lệ thuận với
dân số của quốc gia đó. Dân số nước nhập khẩu sẽ tỷ lệ thuận với lượng xuất khẩu vì
dân số càng lớn thì nhu cầu của quốc gia đó về hàng hóa càng nhiều. Theo đó, ta có
giả thuyết: Dân số tác động tích cực đến thu hút dòng chảy thương mại giữa các quốc
gia.
AHS Weighted Average (Thuế nhập khẩu Việt Nam đánh vào quốc gia đối
tác): Mức trung bình của thuế quan được tính theo giá trị thương mại tương ứng của
chúng. Giữa các quốc gia có có ưu đãi về thuế quan sẽ có sự trao đổi thương mại lớn.
Vì vậy, ta có giả thuyết: Thuế tác động tiêu cực đến thu hút dòng chảy thương mại
giữa các quốc gia.
Inflation (Lạm phát đối tác): tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ,
làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị và ảnh hưởng đến mọi hoạt động
kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, ta có giả thuyết: Lạm phát tác động tiêu cực đến
thu hút dòng chảy thương mại giữa các quốc gia.
Trade openness index (Mức độ mở cửa thương mại của đối tác): Theo Fischer
(2003), độ mở cửa thương mại là một quá trình liên tục phụ thuộc lẫn nhau về mặt
sinh thái giữa các quốc gia, bằng chứng là dòng hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới
ngày càng tăng. Được đo lường bằng tiêu chí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP.
Do đó, ta có giả thuyết: Độ mở của thương mại tác động tích cực đến thu hút dòng
chảy thương mại giữa các quốc gia.
Indices of Economic Freedom(Chỉ số tự do thương mại của đối tác): là một
thước đo tổng hợp đánh giá chất lượng của các thể chế kinh tế. Các nền kinh tế dựa
trên thị trường tự do hơn có xu hướng trải qua mức đầu tư lớn hơn, tăng trưởng nhanh
hơn và thu nhập trung bình cao hơn. Do đó, ta có giả thuyết: Chỉ số tự do kinh tế tác
động tích cực đến thu hút dòng chảy thương mại giữa các quốc gia.
Bảng 2.2 tóm tắt thông tin về các biến trong mô hình:
20

Bảng 2.2: Tóm tắt các biến

Tên biến Tên Tên tiếng việt Mối quan Dữ liệu


viết tắt hệ dự kiến

Trade flow TF Dòng thương IMF


mại

Social SCI Chỉ số kết nối + Humanitarian data


connectedness trên mạng xã hội exchange
index

Gross domestic GDP Tổng sản phẩm + Country economy


product quốc nội

Distwces D Khoảng cách - CEPII


trọng dân số

Population P Dân số + World bank

AHS weight T Thuế - WITS


average

Inflation I Lạm phát - World bank

Trade openness TO Độ mở cửa + The global


index thương mại economy

Indices of EF Chỉ số tự do + Heritage.org


Economic Freedom kinh tế

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


2.2.3. Phương pháp ước lượng
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp REM
để ước lượng tác động của các yếu tố đến thương mại quốc tế. Phương trình ước
lượng được biểu diễn như sau:
21

LTF = 𝛽0 + 𝛽1(LSCI) + 𝛽2(LGDP) + 𝛽3(LD) + 𝛽4(LP) + 𝛽5(LT)+ 𝛽6(LI)+


𝛽7(LTO)+ 𝛽8(LEF) + 𝜀
Trong đó:
- LTF: Biến phụ thuộc (thương mại giữa các quốc gia).
- β0: Hệ số chặn của mô hình (giá trị của TF khi tất cả giá trị X bằng 0)
- β1: Hệ số ước lượng của mức độ kết nối xã hội.
- β2->8: Lần lượt là hệ số ước lượng các biến kiểm soát.
- LSCI: Giá trị của biến độc lập.
- LGDP,LD,LP,LT,LI,LTO,LEF: Giá trị của các yếu tố kiểm soát.
- ε: Sai số của mô hình hồi quy.
2.2.4. Kiểm định khuyết tật mô hình: Kiểm định Đa cộng tuyến
Trong mô hình hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc
lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Ví dụ có
hai biến độc lập A và B, khi A giảm thì B giảm, A tăng thì B tăng …. thì đó chính là
một dấu hiệu của đa cộng tuyến. Nói theo một cách khác, 2 biến độc lập có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau, lẽ ra 2 biến này phải là 1 biến, nhưng thực tế trong mô hình,
nhà nghiên cứu lại tách chúng thành 2 biến. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả
định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các biến độc lập không có mối quan hệ
tuyến tính với nhau. Mô hình hồi quy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khiến nhiều
chỉ số bị sai lệch, dẫn đến kết quả của việc phân tích định lượng không còn mang lại
nhiều ý nghĩa. Chính vì lý do trên, kiểm định về đa cộng tuyến là một kiểm định cần
thiết.
Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến có 2 cách:
Cách 1: Căn cứ phát hiện từ mô hình ma trận hệ số tương quan
Cách 2: Căn cứ kiểm định đa cộng tuyển bằng chỉ só VIF (Variance Inflation
Factor).
Tuy nhiên cách dùng ma trận hệ số tương quan sử dụng ít hơn, cách nhận xét
chỉ số VIF được chủ yếu sử dụng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008) là sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF bằng hoặc vượt quá 10
thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến.
22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thống kê mô tả
Bộ dữ liệu bao gồm 39 quốc gia trong 9 năm từ giai đoạn 2012-2020, bao gồm
quan sát với 8 quan sát bị khuyết thiếu. Nhóm đã xử lý những quan sát bị khuyết bằng
giá trị của quốc gia có xếp hạng nhỏ nhất trong chuỗi dữ liệu năm đó.

Hình 3.1: Thống kê mô tả


Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán
3.2. Kiểm định khuyết tật mô hình
3.2.1. Ma trận tương quan Pearson
Hệ số tương quan giữa 2 biến cho biết mức độ quan hệ giữa 2 biến đó. Kết quả
cho thấy, các biến giải thích có mối tương quan đáng kể và mạnh đối với biến phụ
thuộc. Ngược lại, nhìn chung không có sự tương quan đáng kể giữa các biến giải thích
với nhau. Trong đó, sự tương quan lớn nhất được thể hiện ở 3 cặp biến là: LGDP và
LD; LTF và LGDP, LTO và LEF với hệ số tương quan lần lượt là 0,7256; 0,5823 và
0,5680.
23

Bảng 3.1: Hệ số tương quan giữa các biến

LTF LSCI LGDP LD LP LT LI LTO LEF

LTF 1,0000

LSCI 0,3692 1,0000

LGDP 0,5823 0,2311 1,0000

LD -0,3465 -0,4795 -0,0482 1,0000

LP 0,4157 0,0545 0,7256 -0,1408 1,0000

LT -0,1102 -0,2661 0,1309 0,3741 0,1730 1,0000

LI -0,1537 -0,3927 -0,1708 0,1068 0,2408 0,2073 1,0000

LTO 0,1527 0,0941 -0,1810 -0.1802 -0,5454 -0,2153 -0,3128 1,0000

LEF 0,3411 0,1048 0,4054 -0,0033 -0,1028 -0,1366 -0,3970 0,5680 1,0000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán


3.2.2. Hiện tượng đa cộng tuyến
24

Hình 3.2: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình
Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), một trong những cách
phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nữa hay không là sử dụng hệ số
phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF bằng hoặc vượt quá 10 thì xem như có hiện
tượng đa cộng tuyến. Theo kết quả bảng trên cho thấy mô hình nghiên cứu của chúng
tôi thì mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
3.3. Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình REM do biến chỉ số xã hội
không đổi theo thời gian. Do mô hình không xuất hiện hiện tượng tự tương quan và đa
cộng tuyến nhưng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục các hiện
tượng này, chúng tôi sử dụng mô hình cuối cùng là PCSE là đáng tin cậy.
Hình 4.3, mô tả kết quả ước lượng với 2 phương pháp ước lượng: REM trong
cột 1 và PCSE tại cột 2. Kết quả mô hình hồi quy PCSE lần 1 chỉ ra 5 nhân tố có tác
động đến dòng thương mại song phương giữa các quốc gia gồm LSCI, LGDP, LD,
LP, LTO do giá trị sig < 0,05. Kết quả của kiểm định cho thấy 5 yếu tố này đều được
chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%, với độ tin cậy 95%.
25

Hình 3.3: Kết quả chạy hồi quy lần 1 PCSE


Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán
Vào lần chạy hồi quy thứ hai, chúng tôi đã loại bỏ những nhân tố không có tác
động đến biến phụ thuộc ra khỏi mô hình bao gồm 3 biến: LT, LI và LEF. Kết quả mô
hình hồi quy lần 2 (Hình 4.4) chỉ ra còn lại 5 nhân tố có ý nghĩa là LSCI, LGDP, LD,
LP, LTO. Kết quả ước lượng PCSE tại cột 2 được dùng làm kết quả phân tích chính
trong nghiên cứu.

Hình 3.4: Kết quả chạy hồi quy lần 2 PCSE


Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán
3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ kết nối trên mạng xã hội tới dòng
thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á
Dòng thương mại song phương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ được thể
hiện qua phương trình:
LTF = 5,994 + 0, 264*LSCI + 0, 397*LGDP – 0,584*LD + 0,145*LP + 0,892*LTO
+ εi
Ta có: R – squared = 0,752, điều này có nghĩa là 0,752% mức độ biến động về
dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia Châu Á được giải
thích bởi các yếu tố là các biến độc lập đã được chọn đưa vào mô hình. Còn lại 24,8%
sẽ do các biến ngoài mô hình tác động đến dòng thương mại.
26

Dựa vào kết quả cho thấy:


- Biến LTO đại diện cho độ mở của thương mại đang có tác động mạnh nhất
đến dòng thương mại song phương và tác động cùng chiều nghĩa là khi LTO tăng 1%
thì LTF tăng 0,892%.
- Biến LD đại diện cho khoảng cách trọng dân số có tác động mạnh thứ hai đến
dòng thương mại song phương và tác động ngược chiều nghĩa là khi LD tăng 1% thì
LTF giảm 0,584%.
- Biến LGDP đại diện cho tổng sản phẩm quốc nội đang có tác động mạnh thứ
ba đến dòng thương mại song phương và tác động cùng chiều nghĩa là khi LGDP tăng
1% thì LTF tăng 0,397%.
- Biến LSCI đại diện cho chỉ số kết nối xã hội đang tác động mạnh thứ tư đến
dòng thương mại song phương và tác động cùng chiều với dòng thương mại nghĩa là
khi LSCI tăng 1% thì LTF tăng 0,264%.
- Cuối cùng là biến LP đại diện cho chỉ số dân số đang có tác động mạnh yếu
nhất đến dòng thương mại song phương và tác động cùng chiều nghĩa là khi LP tăng
1% thì LTF tăng 0,145%.
27

Bảng 3.2: So sánh mối quan hệ các biến với các nghiên cứu trước

Mối quan
Mối quan hệ
Biến Mô tả biến hệ dự Nghiên cứu trước
sau nghiên cứu
kiến

Độ mở của
LTO + + Hatab & cộng sự (2010)
thương mại

Khoảng cách
LD - - Chen (2004); Eita (2008); Orindi (2011)
trọng dân số

Tổng sản phẩm


LGDP + + Eita (2008); Hatab & cộng sự (2010)
quốc nội

Chỉ số kết nối m


LSCI + + Bailey và cộng sự (2020); Xu & Zhuang (2020)
xã hội

Zarzoso& Lehmann (2003); Do Thai Tri (2006); Từ Thúy Anh & Đào
LP Chỉ số dân số + +
Nguyên Thắng (2008)

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


28

Trong nghiên cứu của Michael Bailey và cộng sự (2020) cũng cho thấy chỉ số
kết nối xã hội có tác động tích cực đến dòng thương mại. Nhóm tác giả nhận thấy
rằng hai quốc gia giao dịch nhiều hơn khi họ có mối quan hệ xã hội chặt chẽ hơn, đặc
biệt đối với những hàng hóa mà xung đột thông tin có thể lớn. Các mối quan hệ xã hội
dự đoán thương mại trong các sản phẩm cụ thể là mối quan hệ giữa các khu vực sản
xuất sản phẩm ở nước xuất khẩu và các khu vực sử dụng sản phẩm đó ở nước nhập
khẩu. Một khi chúng ta kiểm soát được sự kết nối xã hội, những tác động ước tính của
khoảng cách địa lý và biên giới quốc gia đối với thương mại sẽ giảm đáng kể.[2]
Trong nghiên cứu của Xu and Zhuang (2020), kết quả của nghiên cứu cho thấy
sự kết nối xã hội có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, trong khi
sự cởi mở thương mại có tác dụng hỗn hợp. Cụ thể, các tác giả thấy rằng sự kết nối xã
hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tích lũy vốn nhân lực, sự lan
tỏa kiến thức và sự phổ biến của sự đổi mới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự cởi mở
thương mại đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ phát triển. Ở các nước
thu nhập thấp, sự cởi mở thương mại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
trong khi ở các nước thu nhập cao, nó có tác động tích cực. Nhìn chung, bài viết nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự kết nối xã hội như một động lực chính của tăng trưởng
kinh tế và cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên các chính sách thúc đẩy
tương tác và hợp tác xã hội, ngoài việc tự do hóa thương mại, để đạt được tăng trưởng
kinh tế bền vững.[3]
Việc tác động cùng chiều giống như các bài nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra ở
trên trong bài nghiên cứu này cho thấy chỉ số kết nối xã hội vẫn đang có ảnh hưởng
tích cực và mang ý nghĩa tương tự đến dòng thương mại song phương giữa Việt Nam
và các quốc gia Châu Á. Việc liên kết tạo thương mại giữa các quốc gia không qua
cách truyền thống mà được gắn kết qua mạng xã hội giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian,
tạo được khối lượng giao dịch nhiều hơn đặc biệt trong thời đại phát triển công nghệ
4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

2
[2] International trade and social connectedness, 2020
3
[3] Social Connectedness, Trade Openness, and Economic Growth
29

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN


4.1. Giải pháp
4.1.1. Siết chặt an ninh mạng
Trong thời đại ngày nay, thông tin cá nhân của người dùng trên mạng chính là
chìa khóa cho mọi hoạt động kinh tế của mỗi người, do vậy việc bảo mật thông tin cá
nhân luôn là điều cần thiết. Theo Liên Hợp Quốc, tính đến hiện nay trên thế giới đã có
138 quốc gia, trong đó có 95 quốc gia đang phát triển đã ban hành Luật An ninh
mạng. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo lỗ hổng an ninh mạng đang tồn tại ở hàng loạt
quốc gia trên thế giới khi mà 50% các nước vẫn chưa thông qua được một chiến lược
an ninh mạng quốc gia. Internet đã và đang làm thay đổi của chúng ta, thế nhưng
Internet là ảo còn những rủi ro từ những mặt trái của nó lại là thật. Do đó, các cơ quan
lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới coi việc ban hành các khuôn khổ pháp lý về an
ninh mạng là một trong những chính sách ưu tiên của quốc gia và là xu thế bắt buộc.
Tháng 12/2016, Trung Quốc công bố “Chiến lược an ninh không gian mạng
quốc gia”, trong đó khẳng định chủ trương, lập trường của Bắc Kinh trong các vấn đề
an ninh và phát triển không gian mạng. Quốc hội Thái Lan bỏ phiếu thông qua Luật
An ninh mạng vào tháng 12/2016. Là quốc gia đang có mục tiêu hướng tới xây
dựng quốc gia thông minh, Luật An ninh mạng của Singapore đã được thông qua năm
2017. Bộ luật này cho phép Cơ quan An ninh mạng của Singapore giám sát và quản
lý an ninh không gian mạng của quốc gia. Cơ quan An ninh mạng được quyền áp
dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm kịp
thời đối phó với những mối nguy hiểm và sự cố. Chính phủ nước Singapore đã liệt kê
11 lĩnh vực được coi là cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu, trong đó có: nước, y tế,
hàng hải, truyền thông, thông tin, năng lượng và hàng không. Bên cạnh đó, Singapore
cũng đã ký một tuyên bố chung với Cộng hòa Liên bang Đức nhằm thúc đẩy hợp tác
an ninh mạng giữa hai quốc gia.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ngày 12 tháng 6 năm 2018, nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và bắt đầu có hiệu
lực thi hành tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật An ninh mạng gồm 7 chương,
43 điều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngày càng có nhiều các hành động vi
phạm pháp luật trên không gian mạng. Có thể thấy rằng, lỗ hổng mất an toàn ngày
30

càng lớn sẽ khiến nguy cơ an toàn thông tin mạng càng gia tăng nhanh chóng… Trong
khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin
quốc gia của nước ta vẫn chưa được đồng bộ và hiệu lực thi hành chưa mang tính
quyết liệt. Công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn mạng còn những bất cập,
chưa theo kịp tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã
hội, báo điện tử, trò chơi trực tuyến, thuê bao di động trả trước hay hoạt động cung
cấp dịch vụ viễn thông. Một số cơ quan, tổ chức và cá nhân còn chủ quan, thiếu sót
trong việc quản lý thông tin nội bộ, bí mật nhà nước. Họ vẫn chưa trang bị nhận đầy
đủ nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của các công tác đảm bảo an toàn, an ninh
mạng cũng như tính chất nguy hiểm trong những âm mưu, hoạt động của các nhóm
tội phạm mạng và thế lực thù địch có ý định chống phá trên không gian mạng… Mặt
khác, hệ thống hạ tầng mạng của chúng ta chủ yếu phụ thuộc vào các thiết bị công
nghệ thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài…
4.1.2. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Trong những năm gần đây các tin tức giả mạo ngày càng gia tăng ở khu vực
Châu Á gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị xã hội của các nước trong
khu vực. Chẳng hạn như những tin tức thất thiệt về Cuộc bầu cử thị trường ở thủ đô
Jakarta Indonesia, cuộc khủng hoảng liên quan đến cộng đồng người Hồi giáo thiểu số
tại Myanmar hay cuộc chiến chống ma túy ở Philippines… và chưa kể tới những thiệt
hại không thể đo đếm được như việc mất an toàn của một thông tin cá nhân hay an
ninh quốc gia. Chỉ tính riêng trong cuộc chiến không tiếng súng này vào năm 2018,
tổng thiệt hại về mặt kinh tế của thế giới đã mất khoảng 600 tỷ đô do các tội phạm
mạng.
4.1.3. Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ để tiến hành các quyết định
xuất khẩu và nhập khẩu
Tâm lý người tiêu dùng tại thị trường hiện nay ngày càng thay đổi, cách thức
lựa chọn và sử dụng hang hóa cũng như các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng hóa ngày
càng cao. Vì thế để kích thích thị trường, đẩy mạnh doanh số bán hành các doanh
nghiệp cần có những nghiên cứu, đánh giá tâm lý người tiêu dùng để làm căn cứ từ
đó đưa ra những lựa chọn cho các mặt hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu đối với các
quốc gia có dòng thương mại song phương có kết nối mạnh với Việt Nam
31

Tâm lý hành vi của khách hàng luôn luôn thay đổi không ngừng. Đời sống
càng cao thì nhu cầu sử dụng hàng hóa càng tăng, yêu cầu về chất lượng tiêu chuẩn
hàng hóa ngày càng lớn. Các doanh nghiệp nếu biết cách nắm bắt tâm lý người tiêu
dùng và nghiên cứu thị trường xung quanh thì sẽ có những thành công nhất định,
ngược lại, nếu vẫn giữ nguyên quan điểm “lười thay đổi, ngại thay đổi” theo thị
hiếu của thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp đó sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bị
bài trừ.
Tại Hội thảo “Những thay đổi trong xu hướng người tiêu dùng thực phẩm và
đồ uống sau đại dịch thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam nên thích ứng thế nào?” ,
Tiến sĩ Nguyễn Đức Vượng – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện
Sinh học và Thực phẩm, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh: “Hiện nay người tiêu dùng quan tâm và hiểu biết hơn trong lựa chọn thực
phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về người tiêu
dùng, để hiểu và đáp ứng như cầu, thậm chí phát triển nhu cầu. Đặc biệt doanh
nghiệp cần tăng cường sự minh bạch, trách nhiệm để có thể phát triển bền
vững.”[4]
Người tiêu dùng hiện nay đang có xu thế là sử dụng những sản phẩm “xanh”
và “sạch” - những sản phẩm hướng tới bảo vệ hệ sinh thái và an toàn cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu chỉ ra sức khỏe là một trong những mối quan tâm quan trọng
nhất đối với người tiêu dùng. Trên thực tế, khi chất lượng đời sống của con người
ngày càng cao thì vấn đề sức khỏe sẽ được ưu tiêu hơn cả.
Với thời đại công nghệ 4.0 và độ phủ của Internet trên toàn cầu hiện nay,
người tiêu dùng có thể tiếp cận các mặt hàng bằng cách sử dụng mạng xã hội trên
các thiết bị điện tử. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh online
trên mạng xã hội để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nắm bắt tâm lý người
tiêu dùng trong thời đại mới, các doanh nghiệp Việt phải lấy thị hiếu người tiêu
dùng để làm căn cứ mục tiêu để có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

[4] M.Hiệp (2022), Người tiêu dùng quan tâm và hiểu biết hơn trong lựa chọn thực
4

phẩm, Trang Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh


32

4.1.4. Hàng hóa Việt Nam cần nâng cao chất lượng để tăng cơ hội xuất khẩu
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những vấn đề cốt lõi
của Việt Nam nhằm vượt qua các rào cản trong thương mại tại nhiều thị trường
xuất khẩu tại châu Á – tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở
rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 vừa qua, Bà Lê Hoàng Anh - Vụ trưởng Vụ
Thị trường châu Á - châu Phi - có nhấn mạnh rằng: “Muốn xuất khẩu phải đảm bảo
yêu cầu chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo “xuất khẩu xanh”, xuất khẩu
theo nhu cầu thị trường, không phải chỉ xuất khẩu những gì mình có.” [5]
Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức của các nhà sản
xuất để đảm bảo hàng xuất khẩu đạt chất lượng cao hơn và tính an toàn hơn. Để
thực hiện được điều này, các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu cần thiết lập các cơ
chế hợp tác giữa những nhà quản lý, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất nhằm
đảm bảo trong toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng, và từng bước đưa ra việc xây
dựng chiến lược xúc tiến và tiếp thị cho hàng hóa, sản phẩm tại thị trường trong
nước và thị trường quốc tế.
Để tập trung hơn vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, doanh
nghiệp cần cắt giảm những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, cần phải liên tục theo
sát nhu cầu của khách hàng, bám sát thị hiếu của người tiêu dùng, phản xạ linh hoạt
với thị trường và luôn đảm bảo việc làm cho người lao động, để có thể bảo vệ
nguồn tài nguyên nhân lực của công ty.
Ngoài ra, đi liền với yếu tố chất lượng là doanh nghiệp phải đảm bảo quá
trình xuất khẩu được thông suất và an toàn: thủ tục hải quan, thuận lợi trong quá
trình giao và nhận hàng,… để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa trước
khi đến tay người tiêu dùng nước ngoài.
4.2. Kết luận
4.2.1. Kết quả chính của nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã cho thấy mức độ kết nối trên mạng xã hội ảnh hưởng tích
cực đến dòng thương mại song phương giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có
nền văn hóa tương đồng như Châu Á. Nếu chúng ta kiểm soát được sự kết nối trên

[5] Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (2023), Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang khu
5

vực thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương Việt Nam
33

mạng xã hội, sự ảnh hưởng của khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đối với thương
mại giảm đi đáng kể. Đồng thời, sự kết nối trên mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp
quảng cáo và tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn, xây dựng các trang web
bán hàng online, thực hiện các dịch vụ logistics xuyên biên giới dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm hiểu về doanh nghiệp qua mạng hội trước khi
mua hàng hóa của nước ngoài, và với các sự trợ giúp của các công cụ hay trợ lý ảo
trên Internet sẽ giúp khách hàng mua hàng thuận tiện hơn.
4.2.2. Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu đã đề xuất một mô hình lý thuyết và thang đo để xác định các yếu tố
tác động đến dòng thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia Châu Á
khác cũng như cung cấp một số kết quả kiểm định khách quan làm sáng tỏ các giả
thuyết từ mô hình.
Kết quả của nghiên cứu cũng gợi mở các nhân tố chính ảnh hưởng tới dòng
thương mại song phương. Các nhân tố này là cơ sở giúp doanh nghiệp nội địa và
doanh nghiệp ngoài nước định hướng được cách họ sử dụng mạng xã hội vào trong
việc sản xuất và kinh doanh.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp làm thúc đẩy dòng chảy
thương mại song phương giữa VN với các quốc gia châu Á.
4.2.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu còn một số hạn sau:
Thứ nhất, đánh giá thang đo của biến số mức độ kết nối xã hội vẫn chưa toàn
diện, vì kết nối rộng không đồng nghĩa với kết nối có giá trị.
Trong tổng số người dùng truy cập vào các trang mạng xã hội, người dùng ở
Châu Á chiếm tới 32.5%, đứng trước Châu Âu với 30,1% và theo sau là Bắc Mỹ với
18.1%. Mỹ La-tin ở vị trí áp chót với 10,2% và khu vực Trung Đông - Châu Phi xếp
cuối với 9,1% tổng số người dùng. (Theo báo cáo: “Sự nổi lên của Mạng xã hội tại
Nam Mỹ”)
Tuy nhiên, số lượng “đông” không đồng nghĩa với chất lượng “sâu”. Khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương trên thực tế là một trong những khu vực mà mạng xã hội
được sử dụng một cách hời hợt, ít có sự gắn kết nhất: chỉ chiếm 16,5% trong tổng số
phút thực sự nán lại trong các trang mạng xã hội.
34

Do đó, mặc dù Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đứng đầu trong thị trường
sử dụng mạng xã hội trên thế giới với tổng số người tham gia nhiều nhất, nhưng thời
gian mà họ thực sự gắn bó và ở lại trong các trang mạng xã hội ấy lại khá là chóng
vánh.
Thứ hai, đề tài chỉ đưa ra các biến số dựa trên cơ sở tính kế thừa của các
nghiên cứu trước đây. Do đó, cần phải gia tăng số lượng biến độc lập, đề xuất và bổ
sung thêm một số biến độc lập mới có ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại song
phương giữa các quốc gia để đưa thêm vào mô hình nghiên cứu.
Dựa trên những hạn chế còn tồn tại, nhóm tác giả đề xuất một số hướng nghiên
cứu trong tương lai như sau:
Thứ nhất, những đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu
ở các khu vực khác, hoặc nghiên cứu chuyên sâu một khu vực như ASEAN, Tây Á,
Nam Á, … để có thể so sánh, đánh giá chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Thứ hai, những nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục tìm kiếm và khám phá thêm
những biến số, thang đo mới phù hợp hơn cho vấn đề nghiên cứu để có những chính
sách cụ thể và bao quát hơn.
35

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

[1] B.M (2018), Ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết phù hợp với xu thế của thế
giới, Học viện Lục quân
http://hvlq.vn/hoabinh/ban-hanh-luat-an-ninh-mang-la-can-thiet-phu-hop-voi-xu-the-
c.html
[2] Trọng Cầm (2011), Người châu Á "dùng" mạng xã hội hời hợt, Báo Điện tử
Vietnam.net
[3] Đỗ Hữu Hải, Tăng Thị Minh, Nguyệt Bùi Hồng Đăng, Bùi Tấn Hùng (2020), Các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh

https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/09.2020/system/archivedate/195bc993_B
%C3%A0i%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%A1c%20gi%E1%BA
%A3%20%C4%90%E1%BB%97%20H%E1%BB%AFu%20H%E1%BA%A3i,
%20B%C3%B9i%20H%E1%BB%93ng%20%C4%90%C4%83ng,%20T%C4%83ng
%20Th%E1%BB%8B%20Minh%20Nguy%E1%BB%87t,%20B%C3%B9i%20T
%E1%BA%A5n%20H%C3%B9ng.pdf

[4] M.Hiệp (2022), Người tiêu dùng quan tâm và hiểu biết hơn trong lựa chọn thực
phẩm Trang Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nguoi-tieu-dung-quan-tam-va-hieu-biet-hon-trong-lua-
chon-thuc-pham-1491899562
[5] Trần Đình Hưng (2022), Thực tiễn triển khai FTA của Việt Nam với Hàn Quốc và
Nhật Bản.

http://tbtagi.angiang.gov.vn/thuc-tien-trien-khai-fta-cua-viet-nam-voi-han-quoc-va-
nhat-ban-49395.html

[6] Nguyễn Quang Thái- Bùi Trinh (2018), Phân tích luồng thương mại song phương
Việt Nam và Trung Quốc

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM236502
36

[7] Nguyễn Thị Thơ (2022), Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu đối với thương mại song phương.

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/21742-danh-gia-tac-dong-cua-hiep-dinh-thuong-
mai-tu-do-giua-viet-nam-va-lien-minh-chau-au-doi-voi-thuong-mai-song-phuong

[8] Thanh Tùng (2023), Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp xuất khẩu
vượt rào cản thương mại, TBT An Giang
http://tbtagi.angiang.gov.vn/nang-cao-chat-luong-san-pham-giup-doanh-nghiep-xuat-
khau-vuot-rao-can-thuong-mai-85187.html
[9] Trần Thị Bích Tuyền (2021), Thu hút FDI vào Việt Nam từ các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thu-hut-fdi-vao-viet-nam-tu-cac-hiep-dinh-
thuong-mai-tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-84348.htm

[10] Thị hiếu tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp Việt nắm bắt thời cơ.
https://spyvietnam.vn/tin-tuc/42/thi-hieu-tieu-dung-thay-doi-doanh-nghiep-viet-nam-
bat-thoi-co
[11] Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (2023), Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang khu
vực thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương Việt Nam
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/giai-phap-thuc-day-xuat-khau-sang-
khu-vuc-thi-truong-chau-a-chau-phi.html
Tài liệu nước ngoài
[1] Michael Bailey, Abhinav Gupta, Sebastian Hillenbrand, Theresa Kuchler, Robert
J.Richmond, Johannes Stoebel (2020) ,International trade and social connectedness

https://www.researchgate.net/publication/
346133217_The_Determinants_of_Social_Connectedness_in_Europe

[2] J.S. Bandara (1996), Vietnam's Foreign Trade in the Context of ASEAN and the
Asia-Pacific Region: A Gravity Approach.

https://www.jstor.org/stable/25773426

[3] Bems et al. (2011, 2013), The great trade collapse


37

https://scholar.google.com.vn/scholar?q=Bems+et+al.
+(2011,+2013)&hl=vi&as_sdt=0&as_vis=1&oi=scholart

[4] Deprez, Sophie (2018), Journal of Current Southeast Asian Affairs.

https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/186810341803700201

[5] Xu and Zhuang (2020), “Social Connectedness, Trade Openness, and Economic
Growth”

Tài liệu website

[1] https://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2021/03/Bao-cao-TMDT-tren-MXH-
tai-VN_TV.pdf
[2] https://dangcongsan.vn/multimedia/infographic/trao-doi-thuong-mai-giua-viet-
nam-voi-cac-doi-tac-lon-nam-2022-629797.html
[3] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-
xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/
[4] https://thesaigontimes.vn/toan-cau-hoa-so-tuong-lai-nao-cho-chung-ta/
[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5_m%E1%BA
%A1ng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i
[6] https://www.nber.org/system/files/working_papers/w26960/w26960.pdf
[7] https://vietnamnet.vn/nguoi-chau-a-dung-mang-xa-hoi-hoi-hot-40527.html
38

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH

Kết quả chạy hồi quy lần 1 REM

Kết quả chạy hồi quy lần 2 REM

You might also like