You are on page 1of 221

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------------oOo--------------------

VÕ HOÀNG AN

PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM


TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ĐẾN NĂM 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


iii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------oOo--------------------

VÕ HOÀNG AN

PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM


TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị


Mã số: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng
2. TS. Nguyễn Văn Sáng

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


iv

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ liệu
đưa ra trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả trình bày
trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Nếu sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

VÕ HOÀNG AN
v

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT...............................xiii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.............................................................xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................xv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................xvi
TÓM TẮT....................................................................................................................XVII
ABSTRACT...............................................................................................................XVIII
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................1
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN........................2

2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:..................................................................................2

2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn....................2

2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn...5

2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.....7

2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn...........................................................................................................7

2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.......................................................................................16

2.3. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU......................................22

2.3.1. Những đóng góp về mặt lý luận..........................................................................22

2.3.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn.......................................................................24

2.3.3. Những khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận và thực tiễn...........................24

3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................25


vi

3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................25

3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.....................................................................................26

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................26

4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................................26

4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................26

5. ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................27

5.1. VỀ PHƯƠNG DIỆN HỌC THUẬT......................................................................27

5.2. VỀ PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN........................................................................27

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN...........................................................................................28


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU
TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
VIỆT NAM.............................................................................................29
1.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT............................29

1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế......................................................29

1.1.1.1. Khái niệm về phát triển....................................................................................29

1.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế........................................................................30

1.1.2. Lý luận về ngành và phát triển ngành kinh tế-kỹ thuật.......................................32

1.1.2.1. Khái niệm về ngành kinh tế-kỹ thuật...............................................................32

1.1.2.2. Cấu trúc của ngành kinh tế-kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng
...................................................................................................................................... 33

1.1.2.3. Các lý thuyết có liên quan đến các yếu tố của sự phát triển ngành kinh tế kỹ
thuật.............................................................................................................................. 36

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN......................................................................................39

1.2.1. Khái quát về cao su và cây cao su.......................................................................39

1.2.2. Cấu trúc ngành cao su và chuỗi giá trị cao su.....................................................41
vii

1.2.2.1. Sản phẩm từ cây cao su....................................................................................41

1.2.2.2. Các tác nhân và các chức năng trong ngành cao su..........................................42

1.2.2.3. Chuỗi giá trị ngành cao su...............................................................................43

1.2.3. Sự phát triển của ngành cao su và khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển
ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn...............................44

1.2.3.1. Sự phát triển của ngành cao su.........................................................................44

1.2.3.2. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.......................................................................................45

1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn...................................................................................................................... 47

1.2.4.1. Khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.........................................47

1.2.4.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn...................................................................................................................... 48

1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN......................................................................................52

1.3.1. Nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển ngành cao su.....................52

1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn....................................................................54

1.3.2.1. Các nhân tố sản xuất........................................................................................54

1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng cầu thị trường.............................................................58

1.3.2.3. Các ngành hỗ trợ..............................................................................................60

1.3.2.4. Chính sách Nhà nước.......................................................................................60

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM....................................................................................................61

1.4.1. Ngành cao su Mã Lai..........................................................................................61


viii

1.4.2. Ngành cao su In-đô-nê-xi-a................................................................................63

1.4.3. Ngành cao su Ấn Độ...........................................................................................64

1.4.4. Ngành cao su Thái Lan.......................................................................................65

1.4.5. Những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển ngành cao su Việt Nam..............67

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................74


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUNG...............74

2.1.1. Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử.................................74

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu chung..........................................................................75

2.1.2.1 Phép trừu tượng hóa khoa học..........................................................................75

2.1.2.2. Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic........................................75

2.1.2.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống........................................................................76

2.1.2.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành.....................................................................76

2.1.2.5. Phương pháp hệ thống cấu trúc........................................................................77

2.1.2.6. Phương pháp quy nạp và diễn dịch..................................................................77

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA LUẬN ÁN..................................78

2.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án.......................................................................78

2.2.1.1. Bước 1: Tổng quan lý thuyết và tài liệu về phát triển ngành cao su trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.....................................................................78

2.2.1.2. Bước 2: Xây dựng khung phân tích.................................................................78

2.2.1.3. Bước 3: Đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn............................................................................78

2.2.1.4. Bước 4: Định hướng, giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm
2030.............................................................................................................................. 79

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp.....................................79

2.2.3. Phương pháp chuyên gia.....................................................................................79


ix

2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định tính...............80

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................................82

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT


NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN.....................................................................................................83
3.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN
.......................................................................................................................................... 83
3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN...........................................86

3.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su......................................................86

3.2.2. Sự phân bố sản xuất cao su ở Việt Nam..............................................................87

3.2.3. Các loại hình trồng cao su ở Việt Nam...............................................................88

3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU THU MUA MỦ CAO SU...........................93
3.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU CHẾ BIẾN CAO SU...................................94

3.4.1. Thực trạng sơ chế mủ cao su...............................................................................94

3.4.2. Thực trạng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp.............................................96

3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM (2007-
2019)................................................................................................................................ 98

3.5.1. Xuất khẩu cao su thiên nhiên..............................................................................98

3.5.2. Xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp..........................................................102

3.6. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CAO SU
........................................................................................................................................ 106

3.6.1. Sản lượng gỗ cao su giai đoạn 2020-2035........................................................106

3.6.2. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ cao su từ 2016-2019............107

3.6.3. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2019
.................................................................................................................................... 107

3.6.4. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019.................108
x

3.7. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU GÓP PHẦN CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỊA PHƯƠNG......................................................................110

3.7.1. Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn.................................................................................................................... 110

3.7.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật...........................................................112

3.7.3. Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương.....................117

3.8. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU................................................117

3.8.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su Việt Nam................................................117

3.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su đại điền..................................................119

3.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM....121

3.9.1. Nhưng thành tựu đã đạt được............................................................................121

3.9.1.1. Ngành cao su Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc về qui mô vườn cây với diện
tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên trong quá trình đa dạng hóa loại hình
trồng cao su kết hợp phát triển cao su đại điền với tiểu điền......................................121

3.9.1.2. Ngành cao su Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế không chỉ có
doanh nghiệp nhà nước mà còn thu hút được thành phần doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp FDI.......................................................................................................122

3.9.1.3. Trong quá trình phát triển, đa dạng hóa thành phẩm, nâng cao thêm giá trị gia
tăng và năng lực cạnh tranh của ngành là xu hướng chuyển dịch của khâu chế biến cao
su................................................................................................................................ 122

3.9.1.4. Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới
thông qua việc không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu các loại sản phẩm cao su 123

3.9.2.2. Cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu....................124

3.9.2.3. Sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được khả năng cạnh
tranh cao trên thị trường quốc tế.................................................................................125

3.9.3. Nguyên nhân những hạn chế.............................................................................125


xi

3.9.3.1. Công tác quy hoạch và quản lý diện tích cao su chưa kiểm soát được sự phát
triển qui mô sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường................................................125

3.9.3.2. Hệ thống quản lý chất lượng cao su chưa chặt chẽ và đồng bộ......................126

3.9.3.3. Giá cao su giảm liên tục, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi.............126

3.9.3.4. Thị trường tiêu thụ cao su chưa đa dạng còn phụ thuộc vào thị trường một vài
nước; thị trường thu mua mủ cao su chưa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.................126

3.9.3.5. Nguồn nhân lực cho ngành cao su chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và liên kết sản xuất còn nhiều hạn chế..........................127

3.9.3.6. Chính sách của Nhà nước đối với ngành cao su còn nhiều bất cập và chưa đồng
bộ................................................................................................................................ 128

TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................................129


CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030..................................................131
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ
TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030........................131

4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao su Việt Nam
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030...........................131

4.1.1.1. Cơ hội của ngành cao su Việt Nam................................................................131

4.1.1.2. Thách thức của ngành cao su.........................................................................132

4.1.1.3. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam....................................133

4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đến 2030........................................................................................135

4.1.2.1. Quan điểm phát triển......................................................................................135

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................136

4.1.3. Định hướng phát triển.......................................................................................136

4.1.3.1. Đối với ngành hàng cao su.............................................................................137


xii

4.1.3.2. Đối với ngành hàng gỗ cao su........................................................................137

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030.....................................138

4.2.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý diện tích cao su gắn với CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.......................................................................................................138

4.2.2. Giải pháp về quản lý chất lượng và cơ cấu chủng loại cao su...........................140

4.2.3. Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và tiêu
thụ cao su.................................................................................................................... 142

4.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.................................................................143

4.2.5. Giải pháp chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng ngành cao su
hướng đến phát triển bền vững...................................................................................145

4.2.6. Giải pháp thành lập Chợ cao su hay Trung tâm mua bán cao su.......................145

4.2.7. Giải pháp về chính sách, đặc biệt là chính sách thuế để thúc đẩy phát triển nhanh
và tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm cao su và gỗ cao su....................146

4.2.8. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su........147

4.2.9. Giải pháp phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam.................................148

4.3. KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................151

4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn............................................151

4.3.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ.................................................................151

4.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư........................................................................151

4.3.4. Đối với Bộ Công Thương.................................................................................152

4.3.5. Đối với Bộ Tài chính........................................................................................152

4.3.6. Đối với Ngân hàng Nhà nước...........................................................................152

4.3.7. Đối với chính quyền địa phương các tỉnh.........................................................152

4.3.8. Đối với doanh nghiệp ngành cao su.................................................................153

TÓM TẮT CHƯƠNG 4.................................................................................................153


xiii

KẾT LUẬN..........................................................................................155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................i
PHỤ LỤC................................................................................................xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

STT CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

ANRPC (Association of natural rubber Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su
1
producing countries) thiên nhiên

2 CNH Công nghiệp hóa

3 CP Cổ phần

4 CSĐĐ Cao su đại điền

5 CSTĐ Cao su tiểu điền

6 CSTN Cao su thiên nhiên

7 DN Doanh nghiệp

8 HĐH Hiện đại hóa

9 KCN Khu công nghiệp

10 KT - XH Kinh tế - Xã hội

11 SX - KD Sản xuất - kinh doanh

12 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

13 TRA (Thai Rubber Association) Hiệp hội Cao su Thái Lan

14 VRA (Viet Nam Rubber Association) Hiệp hội Cao su Việt Nam

15 VRG (Viet Nam Rubbber Group) Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
xiv

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU


Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam năm 2005 – 2019...........86
Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo vùng năm
2017 – 2019.................................................................................................................. 88
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo loại hình
sản xuất, năm 2016 – 2019.........................................................................................89
Bảng 3.4: Thống kê các loại doanh nghiệp sản xuất cao su được khảo sát năm 2017...90
Bảng 3.5. Một số doanh nghiệp công bố giá thu mua mủ trên trang website................94
Bảng 3.6. Số nhà máy sơ chế cao su theo loại hình doanh nghiệp năm 2014.................94
Bảng 3.7. Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su theo vùng, năm 2018..............95
Bảng 3.8. Các doanh nghiệp tham gia chế biến sản phẩm cao su công nghiệp
tại Việt Nam được khảo sát năm 2016................................................................97
Bảng 3.10. Xuất khẩu cao su thiên nhiên theo thị trường từ 2012 - 2019....................100
Bảng 3.11. Sản lượng và Lượng xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam từ 2010 –
2019............................................................................................................................ 102
Bảng 3.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam, 2012 – 2019.......102
Bảng 3.13. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam năm 2019......103
Bảng 3.14. Tình hình xuất khẩu sản phẩm từ cao su năm 2018 theo thị trường.........105
Bảng 3.15. Giá trị xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su từ 2016 – 2019. .107
Bảng 3.16. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019.........108
Bảng 3.17. Thị trường xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu của Việt Nam năm 2019......109
Bảng 3.18. Tổng hợp đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của VRG từ 2011 - 2018..........114
xv

Bảng 3.19. Danh sách 11 Khu công nghiệp của VRG trong vùng trồng cao su ở Đông
Nam bộ...................................................................................................................... 115
Bảng 3.20. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su bình quân theo các giai đoạn từ 1996
– 2019......................................................................................................................... 118
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của VRG giai đoạn 2008 – 2011. .119
Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2016 – 2019.........120
Bảng 4.1 .Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam..................................133
xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng…………………...………..34
Hình 1.2. Mô hình kim cương của M. Porter...................................................................38
Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành cao su................................................................................44
Hình 1.4. Khung lý thuyết của sự phát triển ngành cao su...............................................46
Hình 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn..........................................................................................47
Hình 1.6. Nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH nông nghiệp,
nông thôn......................................................................................................................... 52
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................78
xvii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Phát triển cao su quốc doanh, tiểu điền và tư nhân, 2001 - 2017...............91
Biểu đồ 3.2. Số hộ trồng cao su ở Việt Nam năm 2017 theo diện tích.............................92

Biểu đồ 3.3. Diễn biến lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
từ 2007 - 2019.....................................................................................................................99

Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng bình quân của lượng và giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên
Việt Nam các giai đoạn từ 2007-2019................................................................................99
Biểu đồ 3.5. Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2019.................101
Biểu đồ 3.6. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm
2019 (triệu USD)...............................................................................................................108
Biểu đồ 3.7. Diễn biến giá thành, giá bán và lợi nhuận bình quân cao su thiên nhiên theo các
giai đoạn từ 1996 – 2019....................................................................................................118
xviii

PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030

TÓM TẮT
Cao su là nguồn nguyên liệu thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp. Sản phẩm từ cây cao su đa dạng và được ưa chuộng vì thân thiện môi trường, đặc
biệt là gỗ cao su. Sự phát triển cây cao su và ngành hàng cao su được Việt Nam và nhiều
nước Châu Á xem là giải pháp tích cực để phát triển kinh tế- xã hội và cải thiện điều kiện
môi trường. Ngành cao su Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của minh, hiện là
một trong ba nước đứng đầu thế giới về năng suất, sản lượng và số lượng cao su xuất khẩu.
Việc phát triển ngành cao su góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập người lao động, đặc biệt đối với vùng sâu,
vùng xa.
Sự phát triển ngành cao su Việt Nam trước đây chủ yếu dựa trên cơ sở phát huy tiềm
năng vốn có về lao động, khí hậu và đất đai. Hiện những thế mạnh này đang dần mất đi,
ngành cao su Việt Nam đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế việc xác định
những chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành cao su trong thời gian tới
là hết sức cần thiết trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Luận án đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn vai trò của ngành
cao su đối với đời sống kinh tế - xã hội, đúc kết những bài học kinh nghiệm của các nước
sản xuất cao su, làm phong phú thêm lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và có
những kiến nghị về những giải pháp khả thi để phát triển ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH, nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Từ khóa: Phát triển, chuỗi giá trị, ngành cao su, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
xix

DEVELOPMENT OF VIETNAM ‘S RUBBER INDUSTRY IN


INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION OF AGRICULTURE AND
RURAL AREAS TO 2030

ABSTRACT
Rubber is now an essential raw material widely used in many industries. Being
environmentally friendly, the diverse range of rubber tree products are very popular,
rubber wood in particular. The development of rubber plantations and rubber products is
considered by Vietnam and many other Asian countries as a positive solution for socio-
economic development and environmental improvement. Vietnam's rubber industry has
been increasingly asserting its position, the country being currently one of the top three
in the world in terms of productivity, output and quantity of rubber exports. The
development of this industry will positively contribute to restructuring the agricultural
and rural economy, creating jobs and stabilizing workers' incomes, especially in remote
and isolated areas.

The development of Vietnam's rubber industry in the past was mainly based on
exploiting the inherent advantages of a cheap labor force, an auspicious climate and
fertile land. With the gradual disappearance of these strengths, the industry is currently
facing many difficulties and challenges. Developing appropriate policies and finding
effective solutions to the issue, therefore, are key to the process of industrialization and
modernization of agriculture and rural areas.
The thesis has provided general theorical and practical insights into the role of
Vietnam’s rubber industry in socio-economic life, analyzed the lessons learned from the
experience of other major rubber producing countries, enriched the theory of
industrialization and modernization of agriculture and rural areas, and recommended
possible solutions to developing this industry in the process of industrialization and
modernization of rural agriculture in Vietnam.

Key words: Development, value chain, , rubber industry, industrialization and


modernization.
1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cao su là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp và sản
phẩm phục vụ đời sống từ giao thông vận tải, ô tô, y tế, thể thao, xây dựng và vật
dụng cá nhân, gia đình…
Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng thứ ba trên thế giới.
Với 941.300 ha (VRA, 2019), ngành cao su Việt Nam đã đem lại việc làm cho hơn
400.000 lao động vùng nông thôn và khoảng 100.000 lao động cho sản xuất, chế
biến cao su và gỗ cao su, chưa tính đến số việc làm trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ liên quan đến ngành cao su.
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cao su Việt Nam đạt 7,1 tỷ
USD, trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su ước đạt 2,4 tỷ USD, xuất
khẩu cao su khoảng 2,3 tỷ USD và , xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su đạt khoảng 2,4
tỷ USD, đóng góp gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (VRA, 2020).
Trong những năm qua ngành cao su đã đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận về an
sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, … góp phần tích cực
trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên ngành cao su Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong xu hướng phát triển và sự cạnh
tranh gay gắt hiện nay trên thế giới:
(i) Mức độ phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam
thấp, hiện có khoảng cách khá lớn so với các nước Thái Lan, Mã Lai và In-đô-nê-
xi-a.
(ii) Giá xuất khẩu cao su Việt Nam thấp hơn so với giá xuất khẩu của các nước
trong khu vực;
(iii) Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức
quản lý ngành hàng còn nhiều hạn chế;
(iv) Hiệu quả chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh của của ngành hàng so với
một số nước trong khu vực còn yếu kém;
2

(v) Sự tham gia của ngành cao su vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành cao
su.
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ngành cao su ở nhiều
giác độ như về sản xuất cao su, giống cao su, thị trường tiêu thụ, năng lực cạnh
tranh …, nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu cao su trên cơ sở:
(i) Lý luận về phát triển ngành;
(ii) Lý luận về chuỗi giá trị ngành cao su;
(iii) Nghiên cứu sự phát triển ngành cao su không chỉ trong khâu sản xuất kinh
doanh cao su (trồng, khai thác, tiêu thụ mủ cao su) mà còn trong các khâu khác
trong chuỗi cung ứng cao su như chế biến, xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp,
gỗ cao su;
(iv) Nghiên cứu về sự phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn.
Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn mối quan
hệ nhiều mặt của việc phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông thôn để
có những giải pháp tổng thể và toàn diện cho sự phát triển ngành cao su trong tình
hình hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Phát triển
ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến năm
2030” để làm luận án tiến sĩ.

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN


QUAN
2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:
2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
(1) Báo cáo nghiên cứu khoa học “Rural Development through Rural
Industrialization: Exploring the Chinese Experience” (Phát triển nông thôn thông
qua Công nghiệp hóa nông thôn: Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc), của
Sanjeev Kumar, 2007 [92] về công nghiệp hóa nông thôn ở Trung Quốc.
3

Kinh nghiệm của Trung Quốc đối phó với nghèo đói và nâng cao tiêu chuẩn
sống của người dân thông qua phát triển các các xí nghiệp tại các làng và thị trấn
nhỏ (TVEs) đã thành công rộng rãi và có thể cung cấp những bài học hữu ích cho
các nước đang phát triển. Phát hiện chính của tác giả là việc làm cho người dân ở
nông thôn, thông qua việc phát triển các DN nhỏ và vừa ngành chế biến thực phẩm
tại nông thôn (tác giả gọi là các hương trấn xí nghiệp (TVEs)) đã tạo công ăn việc
làm nâng cao thu nhập và phúc lợi cho người dân nông thôn, góp phần phát triển
nhanh kinh tế địa phương và thay đổi bộ mặt nông thôn (Sanjeev Kumar, 2007)
[92].
Việc tư nhân hóa các hương trấn xí nghiệp (TVEs) đã ảnh hưởng và tác động
rất lớn đến sự đóng góp cho phát triển nông thôn. Ngoài ra, kinh nghiệm của Trung
Quốc còn đưa ra các bài học quan trọng, nhất là về tạo việc làm, vị trí địa lý, sáng
kiến và về vai trò quan trọng của chính quyền địa phương ở các nước đang phát
triển, bao gồm cả vấn đề công nghiệp hóa nông thôn của Ấn Độ.
(2) Báo cáo nghiên cứu “Industrialization in Malaysia: Changing role of
Government and Foreign Firms” (Công nghiệp hóa ở Mã Lai: Vai trò thay đổi của
Chính phủ và các DN nước ngoài) của Bethuel Kinyanjui Kinuthia, 2009 [66],
nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Mã Lai, cho thấy để công nghiệp hóa thành công,
các nước đang phát triển cần sự linh hoạt, năng động của Chính phủ nhằm tạo thuận
lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các DN nước ngoài. Cách tiếp
cận này sẽ giúp tạo ra lợi ích lớn hơn nhiều so với việc các nước đang phát triển
chọn định hướng phát triển theo sự điều tiết hoàn toàn theo thị trường hoặc của
Chính phủ.
Báo cáo này xem xét vai trò của Chính phủ và các công ty nước ngoài trong
quá trình công nghiệp hóa Mã Lai. Các nhà kinh tế đã có những quan điểm khác
nhau về vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa. Một số người tin rằng thế
giới đang phát triển đầy rẫy những thất bại của thị trường và cách duy nhất để các
nước nghèo có thể thoát khỏi cạm bẫy nghèo đói là nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của
Chính phủ. Những người khác phản đối quan điểm này cho rằng thất bại của nền
kinh tế từ sự can thiệp quá nhiều của Chính phủ và cho rằng thị trường sẽ dẫn dắt
4

nền kinh tế. Thực tế đã khác với quan điểm từ hai phía. Từ một quốc gia phụ thuộc
vào nông nghiệp và hàng hóa nguyên liệu vào những năm sáu mươi, Mã Lai đã trở
thành một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp
dựa trên tri thức và thâm dụng vốn. Nền kinh tế thị trường kết hợp với các chính
sách điều chỉnh linh động của Chính phủ đã duy trì môi trường kinh doanh hiệu
quả, đã biến quốc gia này thành một quốc gia năng động trong sản xuất và xuất
khẩu với tính cạnh tranh cao.
Chính phủ linh hoạt tạo điều kiện cho sự phát triển của các khu vực kinh tế,
đặc biệt là khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Cách tiếp cận này đã tạo ra lợi ích
lớn hơn so với những cách tiếp cận nếu các nước đang phát triển chấp nhận quỹ đạo
phát triển hoàn toàn dựa vào thị trường hoặc Chính phủ.
(3) Bài báo khoa học “Rural Industrialisation: Challenges and Proposition”
(Công nghiệp hóa nông thôn: Những Thách thức và Đề nghị) của K. Sundar and T.
Srinivasan, 2009 [84] nghiên cứu về công nghiệp hóa nông thôn, cho thấy tại Ấn Độ
tăng trưởng của nền sản xuất lương thực đã giảm xuống 1,2% suốt từ 1990 – 2007,
thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số trung bình hằng năm là 1,9%. Lực lượng lao
động tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau ở vùng nông thôn đang di cư
một cách nhanh chóng sang các khu đô thị gây ra ô nhiễm cao, giá đất tăng, mật độ
dân số cao… và đã có những kiến nghị về chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa
nông thôn để khắc phục tình trạng đang trở nên tồi tệ ở các khu đô thị như sau: Cần
xây dựng một chính sách công nghiệp nông thôn toàn diện để giải quyết các vấn đề
và thách thức khác nhau mà các DN nông thôn phải đối mặt. Việc bảo lưu một số
hoạt động công nghiệp cần được thực hiện dành riêng cho các ngành công nghiệp
nông thôn. Các ngành công nghiệp có tính chất thâm dụng lao động cần được bảo
trợ ở khu vực nông thôn. Cần có mã lao động riêng cho những lao động tự do chưa
vào các tổ chức. Lực lượng lao động tự do không có tổ chức phải được chuyển đổi
thành lực lượng lao động có tổ chức thông qua cơ chế tự trợ giúp. Cần xác định lại
các ngành công nghiệp nông thôn để nhận được các hỗ trợ, ưu tiên của Chính phủ
và các định chế tài chính. Cần phân định vai trò của Chính phủ trung ương và các
bang trong việc xúc tiến các ngành công nghiệp nông thôn. Các tổ chức tài chính
5

thuộc các loại hình khác nhau có thể tiếp tục hỗ trợ các ngành công nghiệp, các DN
nhỏ như một phần nghĩa vụ xã hội của họ.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn
Nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam là một nội
dung được rất nhiều tập thể, các nhà khoa học nghiên cứu.
(1) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý
luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng, 2011 [37] đã đề
cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình
CNH, HĐH đất nước, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Thực trạng kinh tế - xã hội ở nông
thôn nước ta trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay cũng
như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc đã được tác giả phân tích
một cách cụ thể. Từ đó, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa
lớn, hiệu quả và bền vững, các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao đã được đưa ra
theo hướng chú trọng đến ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để
có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu; xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng
hiện đại trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp.
(2) Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của TS. Phạm Thuyên , 2019 [38]
Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã
được làm rõ trong quá trình CNH, HĐH đất nước từ khi đổi mới đến nay: hướng
tăng tỷ trọng và giá trị của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng và giá trị của nông
nghiệp thể hiện trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tỷ trọng lao động. Đô
thị hóa diễn ra khá nhanh. Có sự cải thiện đáng kể trong sự phát triển con người.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thành tựu đạt được về mặt kinh tế
- xã hội trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, như còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu
các ngành kinh tế trong quá trình đô thị hóa, về tốc độ phát triển và quy mô của nền
kinh tế. Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chính như:
6

chưa xuất phát từ thực trạng đất nước và bối cảnh quốc tế, tư duy nhận thức, thiếu
căn cứ khoa học và thực tiễn; còn chịu ảnh hưởng mô hình kế hoạch hóa tập trung
về CNH, HĐH nền kinh tế; có biểu hiện chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong vận hành thể chế kinh tế thị
trường; yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong quá trình CNH, HĐH còn thấp; việc đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh
CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn xuất phát từ hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện.
(3) Bài báo khoa học “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và những vấn
đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Văn Giàu, 2015 [34] cho thấy sau hơn
30 năm đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng (12/1986), nền kinh tế của đất nước đã
đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp làm
chậm tiến độ HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn như sau:
Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng được
nhu cầu. Chất lượng quy hoạch chưa thực sự hợp lý, thiếu sự liên kết, thống nhất
giữa các loại quy hoạch, chưa gắn kết chặt chẽ với nguồn lực thực hiện.
Việc nghiên cứu và kinh phí đầu tư cho ứng dụng khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế.
Chính sách phát triển ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trường chưa đồng bộ, chưa đầy đủ.
Việc triển khai thực hiện mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và
phân phối sản phẩm khép kín, mô hình liên kết trong nông nghiệp ……Tất cả
những vấn đề này cùng với thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông
nghiệp cần được rà soát và hoàn thiện để có thể đẩy nhanh quá trình HĐH, CNH
nông nghiệp, nông thôn, một số giải pháp được đề xuất
(4) Bài báo khoa học “Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay”. Nguyễn Thị Phương
Thảo, 2016 [35] cho rằng để quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn phát
7

huy được vai trò đối với kinh tế - xã hội đất nước, thời gian tới cần có một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo, cần có một số cơ
chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn.
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn,
tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nhằm phát huy thế mạnh tự nhiên của từng địa phương, thỏa mãn
yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, Nhà nước cần có những chính sách nâng cao hơn nữa chất lượng
nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát
triển.
Thứ tư, Nhà nước cần có các chính sách tăng cường bảo vệ và cải thiện môi
trường nông thôn, hướng tới phát triển bền vững.
2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH CAO SU TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN
2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn
1) Luận án Tiến sĩ của Goldthorpe, 2009 “Resource – Based
Industrializatioin Peninsular Malaysia: A case study of the Rubber Products
Manufacturing Industry” (Công nghiệp hóa dựa vào tài nguyên: Trường hợp
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su bán đảo Mã Lai) [73]
Tác giả đã thu thập các dữ liệu trên Internet từ các trang web, các thư mục
thương mại của Tổng cục cao su Mã Lai và Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm cao
su Mã Lai đã xuất bản và từ khảo sát 340 công ty sản xuất trong các lĩnh vực cao su.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành chế biến cao su của Mã Lai là một ví dụ điển
hình của một ngành công nghiệp dựa trên một nguồn tài nguyên nông nghiệp. Sự
đóng góp của ngành công nghiệp sản xuất cao su chiếm 13 phần trăm doanh thu
xuất khẩu trong năm 2008 theo các số liệu thống kê của Chính phủ. Điều đó cho
thấy rằng việc sản xuất hàng hóa từ cao su đã đóng vai trò quan trọng trong chương
8

trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của Mã Lai. Ngành chế biến sản phẩm
cao su Mã Lai rất khác biệt về quyền sở hữu, quy mô DN và doanh số xuất khẩu.
Phần lớn các công ty địa phương (chiếm khoảng 80%) có quy mô nhỏ và vừa thuộc
sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân gốc Trung Quốc, chỉ một số ít DN thuộc sở hữu
của tư nhân gốc Malay và Ấn Độ, hoặc được kiểm soát bởi các công ty niêm yết.
20% còn lại trong ngành cao su là các công ty có sự tham gia của vốn ở nước ngoài
với tư cách là công ty con thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài hoặc liên doanh
với Mã Lai. Goldthorpe lập luận rằng trong thế kỷ qua, một loạt những khám phá
công nghệ dẫn đến sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp chế biến cao su trên
toàn thế giới như sản xuất lốp xe, linh kiện kỹ thuật, găng tay và các sản phẩm y
tế... Việc sản xuất các sản phẩm cao su đã đóng một phần quan trọng trong việc
chuyển đổi của đất nước Mã Lai từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa nguyên liệu sang
nền kinh tế công nghiệp dựa trên những tác động từ các chính sách thúc đẩy công
nghiệp hóa linh hoạt của Chính phủ.
(2) Báo cáo nghiên cứu “Can Cooperatives Improve the Incomes of Rubber
Smallholders in Thailand? A Case Study in Chumphon Province” (Hợp tác xã có
thể cải thiện thu nhập tiểu điền cao su Thái Lan? Nghiên cứu điển hình tại tỉnh
Chumphon) của Angthong Suttipong và Fujita Koichi, 2017. [61]
Nghiên cứu này đánh giá tác động về chế biến và tiếp thị của các hợp tác xã
cao su đối với phúc lợi kinh tế của các hộ sản xuất cao su ở Thái Lan năm 2017 tại
huyện Pathio của tỉnh Chumphon. Kết quả nghiên cứu thấy rằng lợi nhuận trên mỗi
đơn vị diện tích rai (rai= 0,16 ha) thu được từ sản xuất cao su của các thành viên
cao hơn đáng kể so với những người không phải là thành viên hợp tác xã. Lý do
chính cho điều này là do hợp tác xã có thể cung cấp cao su với giá cao hơn so với
mặt bằng giá bán của các DN tư nhân vì hợp tác xã sản xuất cao su tờ xông khói có
chất lượng cao hơn khu vực tư nhân. Do đó hợp tác xã có thể mua cao su tờ chưa
xông khói của các thành viên hợp tác xã với giá cao hơn so với giá mua của các các
công ty tư nhân mua của các hộ sản xuất cao su không phải là thành viên. Phân tích
hồi quy cho thấy rằng lợi nhuận của các thành viên hợp tác xã trên mỗi rai (= 0,16
ha) cao hơn 1.407 baht so với các hộ sản xuất cao su không phải là thành viên.
9

Người ta cũng thấy rằng các hộ gia đình thành viên hợp tác xã có tổng thu nhập cao
hơn 50% so với hộ gia đình không phải là thành viên và một yếu tố quan trọng là có
thể thu nhập nhiều hơn từ các hoạt động nông nghiệp phi cao su như trồng xen và
chăn nuôi. Các thành viên sẽ thuê lao động khai thác cao su và sẽ phân bố lao động
trong gia đình của họ cho các cơ hội việc làm khác, đặc biệt là trong các hoạt động
nông nghiệp ngoài cao su.
Theo thực tế khảo sát, các nhà quản lý những nhà máy sản xuất lốp xe sẵn
sàng mua nhiều hơn cao su tờ có chất lượng cao từ các hợp tác xã theo đúng mức
giá của chủng loại đó. Với lợi thế đó, các nhà máy sơ chế của những hợp tác xã có
công suất thấp, khoảng 10-15 tấn mỗi ngày nên tăng công suất lớn hơn để Chính
phủ có cơ sở hỗ trợ hợp tác xã mở rộng công suất nhà máy và hợp tác xã có thể kết
nạp thêm những thành viên mới.
(3) Báo cáo nghiên cứu “Sustainability and Competitiveness in Thai Rubber
Industries” (Khả năng bền vững và tính cạnh tranh của ngành cao su Thái Lan)
của Adam Tanielian, 2018. [58]
Chawananon (2014) [58] đã nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa sản xuất
cao su và giá, lượng mưa, tỷ giá hối đoái trên đô la Mỹ, giá gạo, lượng mưa, doanh
số bán xe của Mỹ và GDP (Gross Domestic Product) bình quân đầu người ở Trung
Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nhu
cầu cao su và GDP bình quân đầu người của Mỹ, khi GDP bình quân đầu người
tăng, doanh số bán ô tô thường tăng, điều này tạo ra nhu cầu cao hơn về cao su.
Chawananon cũng nhận thấy rằng nhu cầu về cao su thường không bị ảnh hưởng
bởi những thay đổi về giá, nghĩa là giá cao su co giãn không làm thay đổi nhu cầu
cao su. Cao su nhân tạo (cao su tổng hợp) không tạo ra mối đe dọa hiện hữu đối với
sản xuất cao su vì cao su là tài nguyên tái tạo trong khi cao su nhân tạo có nguồn
gốc từ dầu hỏa, không thể tái tạo và có thể trở thành mặt hàng khan hiếm trong thế
kỷ 21. Do đó, cao su về bản chất là bền vững trong dài hạn, vấn đề là làm thế nào
quản lý ngành cao su hiệu quả về kinh tế và đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái.
Các chủ trang trại nhỏ có thể giảm thiểu biến động giá cao su bằng cách xen
canh, trồng thêm các loại cây trồng khác vào vườn cây, nhưng họ không thể luôn
10

luôn thực hiện được những thay đổi đó do thiếu kiến thức và kỹ năng. Trình độ học
lực của nông dân thường bị hạn chế, điều này làm cho họ không thể khám phá và
thực hiện các kế hoạch cải tiến như áp dụng công nghệ hoặc sử dụng các phương
pháp canh tác tối ưu mà không có sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc bên ngoài khác.
Nông dân cảm thấy vô cùng khó chịu khi các ngành công nghiệp hạ nguồn như sản
xuất săm lốp, cao su kỹ thuật, sản phẩm đồ nhúng v.v… vẫn luôn tiếp tục cải thiện
tỷ suất lợi nhuận. Một biện pháp khắc phục đáng tin cậy cho các vấn đề mà nông
dân cao su Thái Lan đối mặt trong vài thập kỷ qua là áp dụng các công nghệ tiên
tiến hoặc đơn giản là áp dụng phương pháp canh tác phù hợp và khoa học hơn.
(4) Bài báo khoa học “Factors Affecting Free Labor Movement Amongst
Rubber Industry Workers Within the ASEAN Economic Community – AEC”
(Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động tự do của công nhân ngành cao su
trong cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC) của Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan,
2014. [89]
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các biến số của các yếu tố ảnh
hưởng đến sự chuyển dịch lao động tự do giữa công nhân ngành cao su các nước
trong cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu cao su lớn
nhất thế giới, chiếm khoảng một phần ba nguồn cung của thế giới. Trong hai thập
kỷ qua, sản lượng cao su Thái Lan tăng hơn gấp đôi từ 1,6 lên 3,8 triệu tấn, trong đó
khoảng 90% là dùng cho việc xuất khẩu. Ngành cao su ở Thái Lan có tầm quan
trọng về kinh tế và xã hội do có giá trị sản xuất, doanh thu lớn từ việc xuất khẩu cao
su và tạo việc làm trong lĩnh vực này. Khoảng 6 triệu người làm việc tại các đồn
điền cao su (Thai Rubber Association, 2007), trong khi khoảng 0,6 triệu người làm
việc trong các ngành sản xuất công nghiệp cao su. Do sự gia tăng cả về diện tích
trồng trọt và sản xuất nên nhu cầu lao động trong nước ngày càng trở nên khó khăn
hơn, vì vậy ngành cao su Thái Lan phải tuyển dụng người lao động nhập cư để đáp
ứng những thiếu hụt. (Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014). [89].
Tác giả kết luận, đối với các bên liên quan, từ các nhà quản lý đến Chính phủ,
nếu không có kế hoạch và đào tạo phát triển kỹ năng tốt, sẽ có tình trạng thiếu lao
11

động nghiêm trọng trong tương lai. Chính phủ cần mở rộng phạm vi bảo vệ của luật
lao động để bảo vệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp để họ nhận được tiền
lương và các lợi ích được ưu đãi hơn hoặc ít nhất tương đương với tiêu chuẩn như
những người lao động các ngành nghề khác. Người quản lý, nhà tuyển dụng cần
phải có nhận thức và kiến thức đầy đủ về phúc lợi của người lao động để thực hiện
các chế độ và trả lương cho người lao động đúng quy định pháp luật.
(5) Bài báo khoa học về quá trình công nghiệp hóa ngành cao su tại Ấn
Độ “Rubber-Based Industrialisation in Kerela - An Assessment of Missed
Linkages” (Công nghiệp hóa dựa trên cao su ở Kerala - Đánh giá về những mối
liên kết còn thiếu) của Tharian George K. and Toms Josepp, 1992. [96]
Về công nghiệp hóa ngành cao su Ấn Độ, Tharian George và Toms Josepp đã
chọn nơi khảo sát là bang Kerala, vùng có diện tích trồng cao su lớn nhất Ấn độ,
cung cấp khoảng 90% sản lượng cao su của nước này. Tác giả nhận thấy nguyên
nhân vấn đề của ngành cao su Ấn Độ là do sự liên kết, hỗ trợ trong các khâu sản
xuất, chế biến trong chuỗi sản xuất sản phẩm cao su ở bang Kerala là rất thiếu và
không tập trung (Tharian George K. and Toms Josepp, 1992) [96].
Về sơ chế, với 92% sản lượng cao su sơ chế ở Kerala là cao su khối, cao su ly
tâm và cao su tờ nhưng ngành các công nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị sơ chế
cao su rất hạn chế. Kerala chỉ sản xuất được các trục cán cao su và thùng lò sấy, tất
cả các thiết bị còn lại của dây chuyển sản xuất hầu như đều phải nhập khẩu.
Tác giả đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp cao su Ấn độ sản xuất không tập
trung và thiếu sự liên kết, hỗ trợ giữa các khâu trong chuỗi sản xuất, thiếu sự hỗ trợ
của Chính phủ liên bang, đặc biệt là việc tổ chức tiếp thị, tiêu thụ cao su sơ chế và
vốn vay cho ngành công nghiệp chế biến cao su. Ngoài ra ngành cao su Ấn độ cũng
chưa tận dụng nguồn gỗ cao su nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp gỗ
cũng như những ngành sản xuất liên quan khác từ vườn cây cao su như sản xuất dầu
hạt cao su, nuôi ong lấy mật v.v… Tác giả cho rằng đó là những nguyên nhân
chính về sự yếu kém và phát triển chậm chạp của ngành công nghiệp cao su ở Ấn
độ những năm đầu thập niên 90, cần có những giải pháp để phát triển ngành cao su
12

vì cây cao su có nhiều chức năng và ngành cao su có vai trò to lớn trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.
(6) Báo cáo nghiên cứu “State of Indian Non-Tyre Manufacturing
Industry” (Hiện trạng của ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp) của Vinod
Simon, 2016 [107]
Báo cáo thống kê năm 2016, tổng doanh thu năm tài chính 2014-2015 của
ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp Ấn Độ là 4,8 tỷ USD, tăng trưởng bình
quân từ năm 2009-2015 của ngành này là 7,6%/năm. Ấn Độ có 5254 cơ sở chế biến
sản phẩm cao su ngoài săm lốp trải dài ở 9 bang, bang Kerala có 853 cơ sở chế biến,
là bang có số lượng cơ sở chế biến nhiều nhất so với các bang khác tại Ấn Độ
(Vinod Simon, 2016) [107].
Những khó khăn của ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp là các cơ sở sản
xuất phần lớn nhỏ, siêu nhỏ và trung bình; một số lượng hàng hóa cao su ngoài săm
lốp khá lớn được nhập khẩu từ nhiều nước; thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng cao;
thiếu công nghệ, kỹ thuật; hệ thống thuế chưa phù hợp, mức thuế nhập khẩu nguyên
liệu cao, nhưng thuế nhập khẩu sản phẩm thành phẩm thấp; giá nguyên vật liệu
không ổn định.
Những giải pháp đề xuất cho ngành công nghiệp cao su ngoài săm lốp: Thay
đổi tư duy sản xuất; Tập trung đổi mới, sáng tạo; Phát triển kỹ năng, tay nghề người
lao động; Ứng dụng công nghệ hiện đại để có thể cạnh tranh cả thị trường nội địa và
xuất khẩu; Trang bị lại máy móc, thiết bị hiện đại; Tiếp cận được nguồn vốn vay lãi
suất thấp; Điều chỉnh, hợp lý hóa chính sách thuế để khuyến khích đầu tư phát triển;
Hình thành và tạo điều kiện cho các Trung tâm Nghiên cứu&Phát triển.
(7) Báo cáo nghiên cứu “World Natural Rubber Production Scenario”
(Kịch bản sản suất cao su thiên niên thế giới) của Sheela Thomas, 2016 [94], cho
thấy trong giai đoạn hiện nay ngành cao su rất khó khăn khi giá cao su rất thấp, tất
cả các thành phần trong chưỗi cung ứng cao su đều khó khăn, đặc biệt là cao su tiểu
điền (CSTĐ) - thành phần dễ bị thương tổn nhất. Những nguyên nhân chính là cung
vượt cầu, tồn kho lớn và giá cao su thấp. Chính phủ các nước đã có nhiều biện pháp
để hỗ trợ ngành, tuy nhiên cần hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để quản lý nguồn cung
13

cao su phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm;
ứng dụng các công nghệ trong xây dựng và phát triển sản phẩm công nghiệp cao su
để tăng tiêu thụ cao su nội địa, gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm ngành cao su. Cần có
một sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia sản xuất cao su với nhau và sự liên kết
giữa tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để phát triển ngành cao su bền
vững (Sheela Thomas, 2016) [94].
(8) Báo cáo nghiên cứu “Potential of Rubberwood as Green Material in
Building Structure” (Tiềm năng của gỗ cao su như là nguyên liệu xanh trong kết
cấu xây dựng) của Jalaluddin Harun, 2015 [82].
Vấn đề khai thác và duy trì các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, vấn đề
môi trường và phát triển bền vững là mối quan tâm toàn cầu hiện nay. Gỗ là nguồn
nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng và nhiều lĩnh vực trong đời sống, có tác
động to lớn đến môi trường. Jalaluddin Harun khẳng định gỗ cao su là nguồn
nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường, có nhu cầu lớn, hiệu quả kinh tế cao,
có thể sử dụng đa dạng trong ngành xây dựng, đồ gỗ gia dụng và nhiều lĩnh vực
khác (Jalaluddin Harun, 2015) [82]. Vấn đề phải bảo đảm đó là nguồn gỗ hợp pháp,
có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để gỗ cao su thực sự là nguồn nguyên liệu xanh,
phục vụ ngành công nghiệp xây dựng và đồ gỗ gia dụng thân thiện môi trường và
phát triển bền vững.
(9) Báo cáo nghiên cứu “Estimation CO2 Fixation by rubber plantation”
(Ước tính sự cố định CO2 của vườn cây cao su), của Alchemi Putri Juliantika
Kusdiana, Aprizal Alamsyah, Sherly Hanifarianty và Thomas Wijaya, Viện nghiên
cứu cao su In-đô-nê-xia, 2015 [60].
Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trên toàn thế
giới. Điều này chủ yếu là do nồng độ khí nhà kính trong khí quyển không ngừng
tăng lên, đặc biệt là khí CO2. Cây cao su có tiềm năng hấp thụ CO2 từ không khí
thông qua quá trình quang hợp có thể giảm hàm lượng CO2 trong không khí.. Vòng
đời của cây cao su là 30 năm, với khoảng thời gian dài này sẽ giúp cây cao su tích
lũy lượng CO2 đáng kể.
14

Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Sembawa, Nam
Sumatra với hai giống cao su RRIM 600 và GT1 trồng từ năm 1979 và các vườn
cây 33 năm tuổi.
Việc ước tính sự cố định CO2 bằng dòng cao su GT1 và RRIM 600 được thực
hiện bằng đo sinh khối và hàm lượng C hữu cơ trong sinh khối. Các mẫu được lấy
là 10 cây cho mỗi dòng cao su. Mẫu cây được chọn ngẫu nhiên với các kích thước
chu vi khác nhau.
Sinh khối cây được đo bằng cách phân chia cây thành thân, cành, lá và rễ.
Thân là phần chính của cây không có cành. Thân được cắt thành khúc dài 2m để dễ
dàng hơn trong việc cân. Đồng thời đo chu vi hoặc chu vi thân và cành để tính trữ
lượng gỗ. Lá được tách ra và cân ở trạng thái tươi sau đó lấy mẫu để xác định hàm
lượng nước và xác định hàm lượng C hữu cơ. Gốc cũng được làm sạch đất bám trên
bề mặt và được cân.
Kết quả cho thấy cây có chu vi càng lớn thì hàm lượng C hữu cơ càng nhiều.
Hiệu quả kinh tế của gỗ dòng RRIM 600 cao hơn GT 1 do RRIM 600 có trữ lượng
gỗ lớn hơn. Dựa trên nồng độ hữu cơ C và trọng lượng sinh khối, RRIM 600 cố
định trung bình CO2 của dòng RRIM 600 và GT1 ở mức 39,056 và 31,167 tấn mỗi
ha mỗi năm (Alchemi Putri Juliantika Kusdiana và cộng sự, 2015) [60].
(10) Báo cáo nghiên cứu “Carbon sequestration potential of rubber-tree
plantation in Thailand”, 2019 (Tiềm năng hấp thụ carbon của vườn cây cao su ở
Thái Lan) của D Satakhun, C Chayawat, J Sathornkich, J Phattaralerphong, P
Chantuma, P Thaler, F Gay, Y Nouvellon, và P. Kasemsap, [71]. Hội nghị quốc tế
về nghiên cứu và đổi mới vật liệu. Chuỗi hội nghị IOP: Khoa học và Kỹ thuật Vật
liệu.
Nghiên cứu cho rằng cao su (Hevea brasiliensis Müll. Arg.) là một trong những
cây trồng kinh tế quan trọng nhất ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Các đồn
điền cao su cung cấp mủ cao su tự nhiên và gỗ cao su cho một số ngành công
nghiệp hạ nguồn. Có khoảng 3 triệu ha cao su đang trồng ở Thái Lan, mang lại thu
nhập chính cho khoảng 6 triệu người. Ngoài việc cung cấp mủ và gỗ, các đồn điền
cao su có tiềm năng lớn để cô lập các-bon trong khí quyển vào sinh khối và đất.
15

Tiềm năng của các đồn điền cao su trong việc cô lập các-bon trong đất và sinh khối
thực vật trong mối quan hệ với sản lượng mủ là chỉ số quan trọng để minh chứng
tính thân thiện với môi trường của cao su tự nhiên.
Nghiên cứu đã được thực hiện và quan sát trong 4 năm, bắt đầu từ năm 2013
để ước tính về tiềm năng hấp thụ CO2 của một đồn điền cao su 19 năm tuổi, giống
RRIM 600 tại Trung tâm Nghiên cứu Cao su Chachoengsao. Kết quả cho thấy
Lượng CO2 hấp thụ hàng năm từ 2013 đến 2016 nằm trong khoảng từ 28,0 đến 43,1
tấn CO2 /ha/ năm và trung bình là 36,7 tấn CO2 /ha/ năm. Năm 2016, Thái Lan có
2,95 triệu ha rừng trồng cao su, sản xuất 4,342 triệu tấn mủ cao su. Do đó, ước tính
tiềm năng hấp thụ CO2 của các đồn điền này là khoảng 108 triệu tấn CO2/năm.
Ngoài ra, người ta ước tính rằng các đồn điền cao su ở Thái Lan đã cô lập khoảng
24,9 kg CO2 để tạo ra mỗi ki-lo-gram mủ cao su tự nhiên. Tiềm năng hấp thụ
carbon lớn này kết hợp với các dữ liệu, thông tin về sản xuất mủ cao su cho thấy
cao su rất thân thiện với môi trường. Những khảo sát này có ý nghĩa quan trọng
không chỉ đối với việc quản lý tiềm năng hấp thụ các-bon ở Thái Lan mà còn cho
việc thiết lập chiến lược tiếp thị để nâng cao khả năng cạnh tranh của cao su, đặc
biệt là so với cao su nhân tạo ít thân thiện với môi trường (D Satakhun, 2019) [71].
(11) Cuốn sách “The World Rubber Industry" (Ngành cao su thế giới) của
Barlow C. và cộng sự, 1994, [65] đã đưa ra khung lý thuyết về phát triển ngành cao
su bao gồm 3 yếu tố chính là cung, cầu và tiếp thị sản phẩm cao su (tương tác với
nhau trên thị trường). Nguồn cung có động lực không chỉ bởi giá cao su mà còn từ
năng lực sản xuất (qui mô các nhà máy cao su và đất trồng trọt), giá các đầu vào
(giá đất, giá lao động, vốn và các yếu tố cần thiết khác), công nghệ (ứng dụng các
kỹ thuật tác động đến hiệu quả sản xuất). Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc sản
xuất các loại cao su.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bao gồm mức thu nhập (mức sống của dân
số nói chung), giá cao su; giá sản phẩm thay thế (như giá sản phẩm các loại nhựa có
thể thay thế cao su), giá hàng hóa cuối cùng; công nghệ (ứng dụng khoa học kỹ
thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất), sở thích của người tiêu dùng.
16

2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về ngành cao su trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
(1) Nghiên cứu về phát triển sản xuất cao su của Việt Nam
- Bài báo khoa học “Đánh giá hiện trạng sản xuất cao su nông hộ tại tỉnh
Quảng Bình” của Hoàng Bích Thủy và Trần Thị Thu Hà, 2017. [25]
Bài báo trình bày hiện trạng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng bình,
đánh giá hiệu quả và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su
của các nông hộ trồng cao su. Ngoài các thông tin thứ cấp được sử dụng trong
nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nông hộ (30
hộ/xã). Kết quả cho thấy: (i) Giống có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất (> 30 %) trên
địa bàn tỉnh trong cơ cấu 12 giống là RRIM 600; (ii) Quy mô và chất lượng vườn
cây giai đoạn 2011–2015 có chất lượng vườn cây cao su tốt hơn so với 3 giai đoạn
trước như giai đoạn 1993–1997 (Chương trình 327); giai đoạn 2000–2006 (Dự án
đa dạng hóa nông nghiệp); giai đoạn 2007–2010 (Chương trình phát triển cao su
tiểu điền); (iii) Ở giai đoạn vườn cây cao su kiến thiết cơ bản, việc trồng xen các
loại cây ngắn ngày (như dưa hấu, ngô, lạc…) là lựa chọn của đa số nông hộ; (iv)
Bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới ở hai huyện Bố Trạch và Lệ Thủy được
thực hiện với từ 96,67 % đến 100 % nông hộ và thực hiện bón phân NPK ở thời kỳ
kiến thiết cơ bản với trên 90 % số nông hộ; (v) Tình trạng bị nhiễm bệnh phấn trắng
và héo đen đầu lá là phổ biến ở cả 2 huyện (chiếm tỷ lệ 26,67–50,00 %). Về hiệu
quả kinh tế của cây cao su, tình trạng phổ biến là nông hộ trồng cao su chưa thu
được lãi trong 8 năm kiến thiết cơ bản và năm đầu khai thác. Tuy nhiên, nông hộ có
thể thu được 40–50 triệu đồng/ha/năm bình quân với trồng xen cây ngắn ngày. Như
vậy, nông hộ thu được từ 120–150 triệu đồng trong 3 năm đầu. Sau 9 năm trồng, có
thể thu lãi ước tính là 60–62 triệu/ha.
- Luận văn Thạc sỹ “Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum” của Phan Đình Mạnh, 2011.[41]
Tác giả cho rằng sự gia tăng các yếu tố đầu vào thông qua khai hoang, phục
hóa để gia tăng diện tích cây trồng, quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm, gia tăng
giá trị cao su sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ quyết định sự phát triển về
17

mặt lượng trong sản xuất cao su. Nâng cao hiệu quả của sản xuất cao su và gia tăng
sự đóng góp cho kinh tế xã hội của địa phương là biểu hiện của sự phát triển sản
xuất sản xuất cao su về mặt chất.
Hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc phát triển cây cao su cũng đã được
tác giả nêu ra bao gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của cây cao su. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết
quả, hiệu quả kinh tế bao gồm: Sản lượng và năng suất cây cây cao su; giá trị sản
xuất/đơn vị diện tích; giá trị gia tăng/đơn vị diện tích; tỷ suất lợi nhuận/chi
phí.....Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội địa phương như: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người trồng cao su, qua đó tỷ lệ hộ nghèo được giảm
xuống và góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng…..
- Luận văn Thạc sỹ “Phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh Kon tum”
của Lê Khả Tuấn, 2017, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế [27].
Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị cây cao su tỉnh Kon Tum cho thấy cây cao
su có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Kon Tum, đây được coi
như là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh. Chuỗi giá trị cây cao su có năng lực cạnh
tranh cao nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động và khả
năng cạnh tranh về giá thành sản xuất, chất lượng của các sản phẩm. Tuy nhiên,
chuỗi giá trị cây cao su còn nhiều tồn tại đó là: Sự liên kết lỏng lẻo trong sản xuất
giữa các hộ trồng cao su và trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong
chuỗi. Cải thiện chuỗi giá trị cây cao su trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum cần ban
hành các chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ đầu tư hợp lý nhằm khai thác có hiệu
quả tiềm năng các vùng sản xuất cao su; Từng bước tạo lập và duy trì các mối liên
kết bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích
giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.
- Bài báo khoa học “Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy
Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các hộ gia đình tại tỉnh Kon
Tum” của Thái Thanh Hà, 2009 [55].
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở khảo sát tại tỉnh Kon Tum, Tây
Nguyên dưới hình thức điều tra phỏng vấn 122 hộ gia đình sản xuất cao su. Ba bước
18

phân tích số liệu thu thập được thực hiện trong nghiên cứu. Trước tiên, dựa trên
phương pháp bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) tính toán các chỉ số về
hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật. Sau đó, các yếu tố có tương quan đến các chỉ
số hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật được phân tích hồi quy Tobit. Kết quả cho
thấy những hộ gia đình sản xuất cao su có quy mô nhỏ có hiệu quả sản xuất thấp
hơn các hộ có quy mô lớn. Điều này cho thấy chính sách tích tụ đất đai của nhà
nước là phù hợp và cần thiết đối với ngành cao su.
- Luận văn Thạc sĩ “Phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Quảng trị”
của Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế [35].
Tác giả đánh giá năng suất bình quân của tỉnh Quảng Trị thấp hơn nhiều so
với bình quân chung của cả nước. Một phần là do những thiệt hại do thiên tai, phần
khác là do kỹ thuật canh tác, cách chăm sóc cũng như các điều kiện về tự nhiên
khác biệt giữa tỉnh Quảng Trị so với cả nước trong việc trồng cây cao su. So với các
địa phương khác như Bình Dương, Bình Phước thì hiệu quả sản xuất cao su của
Tỉnh còn thấp.
Từ thực trạng phát triển sản xuất sản xuất cao su trên địa bàn, tác giả đã
nghiên cứu và nhận thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất
cao su: Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước; Công tác quy hoạch sản xuất, chế biến
và xuất khẩu cao su; Yếu tố thị trường; Yếu tố tự nhiên; Yếu tố nguồn lực.
Về giải pháp phát triển sản xuất cao su: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác
giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản suất cao su trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện chính sách phát triển cây cao
su; Tăng cường các nguồn lực phát triển sản xuất cao su; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng;
Mở rộng thị trường tiêu thụ.
- - Báo cáo “Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền
vững”. Hiệp hội Cao su Việt Nam (Trần Thị Thúy Hoa), Forest Trends (Tô
Xuân Phúc), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị
Cẩm), 2018 [53].
Báo cáo cho thấy với kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân đạt trên 6
tỷ USD, ổn định việc làm cho khoảng 500.000 lao động với 264.000 hộ, khẳng
19

định ngành cao su là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam.
Việt Nam xuất khẩu trên 80% sản lượng cao su, trong đó thị trường tiêu thụ
lớn nhất là Trung Quốc với trên 65% tổng lượng. Trong khâu chế biến sâu,
đóng vai trò chủ đạo là DN nước ngoài và các DN tư nhân. DN nhà nước tham
gia chế biến sâu chưa nhiều. Tái cấu trúc mô hình sản xuất theo hướng tăng
hiệu quả sử dụng vốn và lao động, tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng là yêu cầu được đặt ra với các
DN nhà nước và ngành cao su (Trân Thị Thúy Hoa và cộng sự 2018) [53].
(2) Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam
- Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020” Huỳnh Văn Sáu, 2008 [26].
Tác giả đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN cao su bao
gồm 12 nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành cao
su đó là: Độ mở của nền kinh tế; vai trò của chính phủ; tài chính,vốn, tài sản DN; cơ
sở hạ tầng; trình độ kỹ thuật-công nghệ; lao động giản đơn và lao động cao cấp;
điều kiện đất đai; chất lượng sản phẩm; nhu cầu sản phẩm trên thị trường; khả năng
đổi mới sản phẩm; khả năng cạnh tranh marketing. Đáng chú ý là tác giả đã dùng
phương pháp hồi qui đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa 12 nhân tố trên với
năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy 12 nội
dung của các nhân tố đều có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh trong đó
nhân tố chất lượng sản phẩm, khả năng đổi mới sản phẩm là 2 nhân tố có ảnh hưởng
lớn nhất, kế đó là trình độ lao động và vai trò của chính phủ.
- Bài báo khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su
Việt Nam” của Đoàn Hoài Đức, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2019 [15]
Tác giả bài báo đánh giá: ngành cao su Việt Nam có điểm mạnh là từ lâu trong
nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như: Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ do có điều kiện khí hậu, đất đai, phù hợp
cho phát triển ngành cao su tự nhiên. Đây là những vùng phát triển cao su tập trung
theo chủ trương của Chính phủ với nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển theo
20

quy hoạch. Tuy nhiên xuất khẩu cao su chủ yếu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp,
rủi ro cạnh tranh cao. Một thách thức lớn với ngành cao su Việt Nam là sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất
khẩu giữa các nước xuất khẩu cao su. Do đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp về
quy hoạch, xây dựng thương hiệu, đầu tư, phát triển chế biến sản phẩm, quản lý
chất lượng, phát triển thị trường và thuế là những giải pháp cần thiết để nâng tầm
thương hiệu cao su Việt Nam, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
(3) Nghiên cứu về phát triển thị trường sản phẩm cao su Việt Nam.
- Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tại
Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng” của Nguyễn Thanh Danh, 2015 [31].
Tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu bao gồm 2 nhóm yếu tố: Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và các yếu tố
thuộc môi trường bên trong. Các yếu tố như: môi trường tự nhiên; kinh tế; chính trị,
pháp luật; văn hóa – xã hội; công nghệ; kinh doanh quốc tế; đối thủ cạnh tranh, đối
thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế, nhà cung cấp; khách hàng là các yếu tố thuộc
môi trường bên ngoài.
Bộ máy quản lý, điều hành DN; công tác hoạch định, xây dựng chiến lược
kinh doanh và chiến lược marketing; công tác quản trị nguồn nhân lực; công tác
quản trị tài chính của DN; công tác tổ chức kinh doanh; công tác quản trị chất
lượng, kiểm soát chi phí là những yếu tố thuộc môi trường bên trong. Các yếu tố
môi trường bên ngoài và bên trong đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu của DN.
- Luận án Tiến sỹ: "Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu
Tổng Công ty Cao su Việt Nam" của Nguyễn Hồng Phú, 2001 [30].
Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu cao su
tại Tổng công ty cao su Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xuất nhập
khâu trong thời gian qua với những vấn đề tồn đọng được phát hiện. Tổng quan về
thị trường cao su thế giới cũng được trình bày trong luận án. Tuy nhiên phân tích
trong luận án chưa toàn diện và các giải pháp có tính chất hẹp, chỉ áp dụng trong
21

phạm vi Tổng công ty cao su Việt Nam và chủ yếu là xuất khẩu cao su. Những vấn
đề ở góc độ ngành cao su tác giả chưa đề cập đến.
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thị trường cao su Việt Nam: thực trạng và
giải pháp” của Phạm Xuân Lan, 2001 [40].
Tác giả đã đánh giá, mặc dù ngành cao su Việt Nam có những mặt mạnh như:
có Tổng công ty cao su Việt Nam (VRG hiện nay) là DN nhà nước đứng đầu trong
ngành cao su; có vị trí gần với thị trường Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng
trong hiện tại cũng như trong tương lai và là một ngành có ý nghĩa nhiều mặt về
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vì vậy được chính phủ quan tâm và tạo điều
kiện về nhiều mặt; nhưng ngành cao su Việt Nam có những mặt yếu cần khắc phục
đó là: Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế không phù hợp cơ cấu nhu cầu chung của thị
trường thế giới; công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu chưa được
quan tâm ở cấp vĩ mô; giá thành sản phẩm cao su xuất khẩu còn khá cao; các chính
sách về thị trường còn mang tính chất tình thế và chưa triển khai có hiệu quả; buôn
bán tiểu ngạch còn chiếm tỷ trọng lớn; Chính phủ chưa xác lập được một hệ thống
biện pháp quản lý vĩ mô có tính đồng bộ nhằm tạo ra một thị trường ổn định, vững
chắc và có tính lâu dài cho ngành cao su nước ta.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên tác giả đề xuất các giải pháp cần thực
hiện, bao gồm: Thúc đẩy ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển; tích cực
đàm phán với chính phủ các nước tạo điều kiện thuận lợi cho cao su Việt Nam xâm
nhập vào các thị trường mục tiêu đã chọn; tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổng
công ty cao su; thiết lập quỹ bình ổn giá cho ngành cao su; thiết lập chính sách thuế
xuất, nhập khẩu cao su phù hợp nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cao su theo chiến
lược đã lựa chọn; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cao su xuất
khẩu.
(4) Nghiên cứu về phát triển sản phẩm gỗ cao su Việt Nam
- Báo cáo nghiên cứu “Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam” của Đặng
Việt Quang và cộng sự, 2014 [14]. Thân thiện với môi trường được xem là đặc
điểm của đồ gỗ cao su do đó sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Với
chương trình tái canh vườn cao su có diện tích tăng dần và ổn định ở mức 30.000 ha
22

đến 40.000 ha hàng năm trên tổng diện tích trồng 1 triệu ha định hình từ những năm
2030 trở đi, Việt Nam có khả năng có khoảng 6 triệu m3 gỗ cao su/năm. Đây là
nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất và các sản phẩm
khác như ván ép MDF, viên gỗ nén…. để xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong thị
trường nội địa. Tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu gỗ cao su như hợp đồng mua
bán, hóa đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và truy xuất nguồn gốc là những
vấn đề cần xử lý, đặc biệt đối với trường hợp các hộ tiểu điền trồng cao su trên các
diện tích đất rừng.
- Báo cáo nghiên cứu “Một số rủi ro chính của ngành chế biến xuất khẩu
gỗ trong bối cảnh hội nhập – Thực trạng và giải pháp” của Tô Xuân Phúc,
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung, 2016 [51]. Nhận định các rủi ro
trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đối với các thành phần, các
DN trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là
vấn đề trọng tậm mà Báo cáo này tập trung thể hiện.
Các chính sách trong nước và quốc tế liên quan tới hoạt động sản xuất, chế
biến gỗ xuất khẩu cũng như các rủi ro tiềm ẩn có liên quan tới các khâu của chuỗi
cung ứng trong bối cảnh thực thi các chính sách cũng được trình bày trong Báo cáo.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị về chính sách để giảm
thiểu các rủi ro trong chế biến xuất khẩu gỗ.
2.3. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về
CNH, HĐH và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xung quanh khái niệm CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn các tác giả đã khẳng định vai trò, tính tất yếu khách
quan của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình CNH, HĐH rất đa dạng, bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng, phản
ánh và đóng góp nhiều mặt về thể chế, quy hoạch, sự liên kết, vấn đề thị trường,
khoa học công nghệ, nguồn nhân lực v.v… đại đa số đều thống nhất rằng phát triển
nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH, nông
23

nghiệp là đầu vào của công nghiệp và công nghiệp là đầu ra của nông nghiệp, có
quan hệ hỗ tương lẫn nhau để phát triển.
Để đẩy nhanh quá trình HĐH, CNH nông nghiệp, nông thôn, một số giải pháp
được đề xuất như: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực
nông nghiệp; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; Hỗ trợ kinh tế hộ phát triển
theo hướng có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn thông qua phát triển các mô
hình liên kết giữa hộ nông dân và DN, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành
hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
nông sản Việt Nam thông qua đẩy mạnh nghiên cứu việc ứng dụng khoa học - công
nghệ vào sản xuất; Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm giao thông
thông suốt là vấn đề cần được tập trung thực hiện trước; Thực hiện chính sách ưu
đãi bằng nhiều nguồn vốn cho DN tham gia mô hình liên kết DN - nông dân là cách
thức hỗ trợ tài chính cho sản xuất nông nghiệp; Có chế độ đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ
cao làm việc trong ngành nông nghiệp; Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông
thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các công trình nghiên cứu về ngành cao su cho thấy tính hiệu quả, khả năng
cạnh tranh của cây cao su. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước đề cập đến các
giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su và hỗ trợ nông hộ cao su
trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường để thúc đẩy phát
triển nông nghiệp, nông thôn hướng đến phát triển bền vững. Những nghiên cứu về
ngành cao su của các nước, dù ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng vẫn thấy một điểm
chung là việc phát triển cao su gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, ổn
định thu nhập người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế … làm tiền đề cho CNH,
HĐH và hướng đến phát triển bền vững. Điều này cũng khẳng định rằng, ngành cao
su có một vai trò quan trọng trọng quá trình xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Các nghiên cứu này dù có một vài nghiên cứu đã thực hiện
khá lâu nhưng vẫn còn tính thời sự và hữu ích cho việc nghiên cứu về ngành cao su
của Việt Nam.
24

2.3.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn


Trên cơ sở những đóng góp về mặt lý luận trong các nghiên cứu về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn, cho thấy các nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về mặt
thực tiễn như:
(i) Khẳng định và chứng minh tính đúng đắn về chủ trương phát triển sản xuất
cao su để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà
nước. Những nghiên cứu, số liệu cập nhập của các tác giả phản ánh thực tế những
vấn đề kinh tế đang diễn ra đối với ngành cao su trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn của các địa phương, vùng kinh tế của Việt Nam.
(ii) Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu, hạn chế của việc phát
triển sản xuất cao su; phát triển nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện
CNH, HĐH ở nước ta thời gian qua, các nghiên cứu đã có những đề xuất, kiến nghị
và các giải pháp đóng góp tích cực đối với lĩnh vực cao su, sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, hướng đến phát triển bền vững ngành cao su.
2.3.3. Những khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
Những công trình nêu trên thực sự là nguồn tài liệu ban đầu vô cùng quí giá,
giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án của mình. Tuy nhiên,
trong quá trình tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy có những khoảng trống lý luận
và thực tiễn mà các đề tài nghiên cứu trước đó chưa đề cập hoặc có đề cập nhưng
chưa rõ như sau:
- Về mặt lý luận, Trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về ngành
cao su ở nhiều giác độ như về sản xuất cao su, giống cao su, thị trường tiêu thụ,
năng lực cạnh tranh …, nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu ngành cao su trên cơ sở
nghiên cứu lý luận về phát triển ngành; lý luận về chuỗi sản xuất ngành cao su;
nghiên cứu sự phát triển ngành cao su không chỉ trong khẩu sản xuất cao su mà còn
trong các khâu khác trong chuỗi cung ứng cao su như: xuất khẩu cao su, chế biến
cao su công nghiệp, thu hoạch và chế biến gỗ cao su; nghiên cứu về sự phát triển
ngành cao su gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Về thực tiễn, cho đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành cao su, tuy
nhiên, hầu hết các đề tài chưa phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su
25

một cách đầy đủ các sản phẩm chính từ cây cao su, luận án ở đây không chỉ nghiên
cứu từ trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các nghiên cứu khác mà còn nghiên
cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các sản phẩm cao su công nghiệp tạo
thành một hệ thống đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chính từ cây
cao su.
Các nghiên cứu chưa phân tích thực trạng phát triển ngành cao su góp phần
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn địa phương trên những lĩnh vực: Tạo việc làm
góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; Góp phần phát triển giáo
dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương.
Các nghiên cứu trước cũng chưa đề ra các giải pháp thích ứng với tình hình mới
nẩy sinh như: Giải pháp qui hoạch, mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong
mối quan hệ với diễn biến nhu cầu thị trường; Giải pháp phát triển thương hiệu
ngành cao su Việt Nam theo yêu cầu cấp bách hiện nay; Giải pháp chuyển đổi số
cho ngành cao su trong cách mạng công nghiệp 4.0.; Giải pháp thành lập các Chợ
cao su hay Trung tâm mua bán cao su cho cao su nguyên liệu, cao su sơ chế.

3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và
nông thôn đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
1. Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn về sự phát triển ngành cao su trong đó
chú ý đến việc luận giải những nội dung mà các nghiên cứu trước chưa chú ý đến
như: lý luận về phát triển ngành để xây dựng cơ sở lý luận phát triển ngành cao su
và chuỗi giá trị ngành cao su; xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành cao su; mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn.
2. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành cao su và tác động của sự phát triển
đó đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên các mặt kinh tế - xã hội,
26

môi truờng tại các địa bàn sản xuất cao su, từ đó rút ra nguyên nhân những thành
tựu và hạn chế của ngành cao su, trong đó chú ý đến việc luận giải những nội dung
mà các nghiên cứu trước chưa chú ý đến như: Sự phát triển ngành cao su một cách
toàn diện không chỉ trong khâu trồng cao su mà còn trong chế biến, thu mua, tiêu
thụ sản phẩm cao su bao gồm cả cao su sơ chế, cao su công nghiệp và gỗ cao su.
3. Xây dựng các giải pháp phát triển ngành cao su ở Việt Nam phù hợp với sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta theo quan điểm của Đảng và
Nhà nước. Trong đó chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh như: Việc qui hoạch, mở
rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong mối quan hệ với diễn biến nhu cầu thị
trường; Vấn đề phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Vấn đề chuyển đổi
số cho ngành cao su; Vấn đề thành lập các chợ cao su nguyên liệu hay trung tâm
mua bán cao su.
3.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận về ngành kinh tế - kỹ thuật và ngành cao su ?
- Chuỗi giá trị và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành cao su?
- Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn?
- Thực trạng và tác động của sự phát triển ngành cao su đến quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua? Những vấn đề gì cần giải quyết?
- Những giải pháp nào để phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đến năm 2030?

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn.
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Cao su thiên nhiên
- Không gian nghiên cứu: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nhưng đối tượng
khảo sát thực địa (định tính) chủ yếu là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 2
27

vùng có diện tích và sản lượng cao su chiếm đến 80% diện tich và sản lượng cao su
của Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng ngành cao su từ 2006 đến 2019,
(chủ yếu trong giai đoạn 2010-2018), Phương hướng và giải pháp đến 2030.

5. ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN


5.1. VỀ PHƯƠNG DIỆN HỌC THUẬT
Luận án đã nghiên cứu về ngành cao su với những điểm mới về mặt học thuật
và lý luận như sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về ngành và ngành kinh tế kỹ thuật
để làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về phát triển ngành cao su.
Thứ hai, luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao
su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở chuỗi cung ứng
các sản phẩm chính từ cây cao su để làm rõ các nhân tố tác động và các tác nhân
trong chuỗi cung ứng ngành cao su gồm DN nhà nước, hộ trồng cao su, thương
nhân thu mua, các DN tư nhân, DN nước ngoài.
Thứ ba, với cách tiếp cận chuỗi giá trị ngành cao su, luận án nghiên cứu sự
phát triển của ngành cao su không chỉ về trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các
nghiên cứu khác mà còn nghiên cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các
sản phẩm cao su công nghiệp trong mối liên kết từ thượng nguồn đến trung nguồn
và hạ nguồn của chuỗi cung ứng ngành cao su.
Thứ tư, luận án nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su trong mối liên hệ hỗ
tương với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua đánh giá hiệu quả
SX-KD và sự đóng góp của ngành cao su cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương và ngược lại.
5.2. VỀ PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN
Luận án đã có những đóng góp mới về thực tiễn như sau:
Thứ nhất, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn một cách tổng thể không chỉ
nghiên cứu về trồng, chế biến, tiêu thụ cao su như ở các nghiên cứu khác mà còn
28

nghiên cứu cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ gỗ cao su, các sản phẩm cao su công
nghiệp trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chính từ cây cao su.
Thứ hai, Luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành cao su góp phần
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn địa phương trên những lĩnh vực: Tạo việc làm
góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; Góp phần phát triển giáo
dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương.
Thứ ba, luận án đã đề ra các giải pháp mới cho sự phát triển ngành cao su bao
gồm: Giải pháp qui hoạch, mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng cao su trong mối
quan hệ với diễn biến nhu cầu thị trường; Giải pháp xây dựng và phát triển thương
hiệu ngành cao su Việt Nam; Giải pháp chuyển đổi số trong ngành cao su; Giải
pháp thành lập các chợ cao su hay trung tâm mua bán cao su nguyên liệu tại địa
phương.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình,
bảng, biểu, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phát triển ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam
CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: Thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
CHƯƠNG 4: Định hướng và giải pháp phát triển ngành cao su trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2030
29

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH


CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT
1.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Theo nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin,
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện là biểu hiện của sự phát triển. Phát triển là thuộc tính vốn có
của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới. Quá trình phát sinh
và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng là bản chất của
sự phát triển, theo đó nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự
vật, hiện tượng mới là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế
thừa, nâng cao các nhân tố tích cực. Phát triển đó không phải là sự biến đổi tăng lên
hay giảm đi đơn thuần về lượng nên không đồng nhất với khái niệm "vận động"
(biến đổi) nói chung; hay cũng khác với sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại chất cũ
mà là sự biến đổi với trình độ ngày càng cao hơn về chất trên cơ sở ngày càng hoàn
thiện của sự vật. Tính chất kế thừa liên tục, thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải
trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc, có sự thụt lùi tạm thời cũng là đặc
điểm vốn có của sự phát triển .
Xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn
luôn vận động và phát triển là nguyên tắc lý luận theo nguyên lý về sự phát triển, là
cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Theo V.I. Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển,
trong "sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó". Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển là đòi hỏi của quan điểm phát triển. V.I.
Lênin cho rằng: "Phép biện chứng đòi hòi nguời ta phải chú ý đến tất cả các mặt của
những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó" (Giáo
trình Triết học Mác – Lê nin, 2004) [2].
30

Ở Phương Tây, khái niệm ‘phát triển’ có từ thế kỷ 19 và đã được sử dụng


trong một số lĩnh vực bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học vật
lý (Abercrombie, Hill & Turner, 1994 [57]. Ví dụ, trong khoa học tự nhiên, nó đã
được Aristotle sử dụng để giải thích bản chất của tất cả mọi thứ phát triển và
Charles Darwin trong lý thuyết của ông về sự tiến hóa của loài (Cliche, 2005) [68].
Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội, khái niệm phát triển đã xuất hiện trong
thời gian những năm 1950 và 1960 sau khi Thế chiến II kết thúc (Harris, 2000)
[74]; (Hettne, 2002) [75]). Theo đó, khái niệm này có được liên kết với nhiều ngành
như phát triển kinh tế (Todaro, 2000) [100], phát triển xã hội (Seers, 1969) [93]
phát triển con người (UNDP, 1990), hiện tượng phát triển bền vững đang được
tranh luận sôi nổi trên toàn cầu (Thomas, 2004) [99] (Todaro, 2000) [100]. Các lý
thuyết về phát triển như lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết phụ thuộc, lý thuyết công
bằng xã hội và con người, lý thuyết vốn (Blomstrom & Hettne, 1984 [67]);
(Preston, 1996; Rapley, 1996) [91] đã phát triển trong sáu thập kỷ qua để đưa ra giải
thích cho phúc lợi của người dân, quốc gia và khu vực. Ngoài ra, các cuộc thảo luận
về khái niệm phát triển đã được tranh luận trong bối cảnh phát triển bền vững tập
trung vào các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế (Adams, 2006) [59]; (Fergus &
Rowney, 2005) [72]; (Lele, 1991) [85]; (UNESCO, 2005) [106].
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế
Karl Marx cho rằng, vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa chi phối của sự phát triển, đó là
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời tạo ra khả
năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình
thái kinh tế - xã hội cũ, đồng thời xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ
sản xuất mới phù hợp. Ðó cũng là quá trình con người được giải phóng khỏi mọi áp
bức, bóc lột, bất công, phát triển toàn diện. Biểu hiện quan hệ giữa con người với tự
nhiên là nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất bao gồm lao động và công cụ lao
động, thành tố quan trọng nhất của tư liệu sản xuất. Quan hệ sở hữu, quan hệ quản
lý và quan hệ phân phối là ba yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, là quan hệ giữa
người với người trong sản xuất. Tái sản xuất mở rộng cũng là quá trình và yêu cầu
của phát triển kinh tế.
31

Lý luận về tái sản xuất của Karl Marx đã chỉ ra hai phương thức tái sản xuất:
tái sản xuất giản đơn với qui mô như cũ và tái sản xuất mở rộng bao gồm tái sản
xuất theo chiều rộng chỉ làm gia tăng qui mô, còn tái sản xuất theo chiều sâu không
chỉ mở rộng qui mô mà còn làm thay đổi công nghệ để có năng suất lao động cao
hơn (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin) [3].
Theo Sid Israel (2018) [81] Phát triển là một quá trình tạo ra sự tăng trưởng,
tiến bộ, thay đổi tích cực hoặc bổ sung các thành phần vật lý, kinh tế, môi trường,
xã hội và nhân khẩu học. Sự gia tăng về mức độ và chất lượng cuộc sống của người
dân và tạo ra hoặc mở rộng cơ hội việc làm và thu nhập khu vực địa phương, mà
không làm tổn hại đến tài nguyên của môi trường là mục đích của sự phát triển.
Phát triển có thể nhìn thấy và hữu ích, không nhất thiết phải ngay lập tức và bao
gồm một khía cạnh của thay đổi chất lượng và tạo ra các điều kiện để tiếp tục thay
đổi đó.
Theo Todaro (2000) [100] phát triển là một quá trình nhiều mặt liên quan đến
những thay đổi cơ bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ thông, thể chế
quốc gia cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công và giảm nghèo đói.
Phát triển phải thể hiện sự thay đổi đồng bộ trong đó xã hội đảm bảo những nhu cầu
cơ bản, những mong muốn của các cá nhân, các nhóm dân cư trong xã hội đó;
chuyển từ trạng thái mà người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn, không thỏa mãn
sang trạng thái được hưởng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần tốt hơn. Còn theo
Raman Weitz lại cho rằng: "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội" (Trần Văn Chử, 2000) [54].
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quá
trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, về căn bản,
là nội hàm của khái niệm tăng trưởng. Sự biến đổi theo chiều hướng nâng cao về
chất của sự vật không phản ánh trong quá trình tăng trưởng. Đây là điểm khác nhau
căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.
Tăng trưởng và phát triển có mối liên hệ tất yếu với nhau qua lại mặc dù có sự
khác nhau giữa giữa chúng: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, sự
32

tăng trưởng mới được tạo ra từ phát triển thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn.
Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
1.1.2. Lý luận về ngành và phát triển ngành kinh tế-kỹ thuật
1.1.2.1. Khái niệm về ngành kinh tế-kỹ thuật
Theo Karl Marx, ngành kinh tế - kỹ thuật là kết quả của phân công lao động xã
hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa về sản xuất, làm cho nền sản
xuất xã hội phân thành nhiều ngành khác nhau. Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa
trên cơ sở phân công lao động xã hội. Sự hình thành ngành kinh tế lớn như các
ngành sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng, các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ là kết quả của phân công lao động
xã hội chung. Ngành lớn lại chia thành ngành nhỏ như ngành nông nghiệp lại chia
ra ngành trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại phân thành các ngành hàng cây
con... Sự phân chia thành các ngành hàng nhỏ được gọi chung là phân công đặc thù.
Trong quá trình hoạt động, giá trị thị trường hình thành trên cơ sở sự cạnh tranh
trong nội bộ ngành, còn lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành trên cơ
sở sự cạnh tranh giữa các ngành. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau, trình độ áp
dụng khoa học công nghệ khác nhau giữa các ngành kinh tế khác nhau tạo nên cấu
tạo hữu cơ khác nhau. Cấu tạo giá trị giữa giá trị tư liệu sản xuất C và giá trị tiền
công V phản ánh cấu tạo kỹ thuật về lượng giữa tư liệu sản xuất và lao động thể
hiện cấu tạo hữu cơ của ngành.
Theo Fabre (1994): “Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế
tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng bao hàm
một chuỗi kế tiếp của các hành động từ điểm xuất phát tới điểm cuối cùng, trải qua
nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến từ một nguồn lực và đi qua những
sản phẩm trung gian, để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất có thể cung cấp cho
người tiêu dùng”. Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác
nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào quá trình gia công, chế biến và tiêu thụ một sản
phẩm trên thị trường” (Phạm Vân Đình, 1999) [39].
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ
tướng Chính phủ thì dựa trên cơ sở vị trí, chức năng hoạt động của các đơn vị kinh
33

tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thống phân công lao động xã hội để phân ngành kinh
tế vả theo đó phân chia nền kinh tế quốc dân thành các ngành kinh tế. Tổng thể các
đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế cùng hoàn thành chức năng kinh tế nhất định hoặc
cùng hoạt động giống nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội là ngành kinh
tế quốc dân. Ngành sản xuất là tổ hợp các DN cùng sản xuất một loại sản phẩm có
tính chất tương tự nhau mặc dù có những khác biệt nhưng tựu chung lại sản phẩm
có tính thay thế nhau trong quá trình sử dụng. Căn cứ vào học thuyết và trình độ
phân công lao động xã hội, căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ, căn cứ vào đặc trưng của các đơn vị, chức năng hoạt động
giống nhau hoặc gần giống nhau của các tổ chức, việc đáp ứng được yêu cầu của
công tác so sánh quốc tế, tất cả những yếu tố này là những nguyên tắc để phân
ngành kinh tế quốc dân. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp, trong đó:
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành, ngành cấp 2 gồm 88 ngành, ngành cấp 3 gồm 242
ngành, ngành cấp 4 gồm 486 ngành, ngành cấp 5 gồm 734 ngành (Quyết định Ban
hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ) [46].
1.1.2.2. Cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá
trị ngành hàng
a) Cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật
Một ngành kinh tế - kỹ thuật được cấu trúc bởi 3 yếu tố chính: các tác nhân,
các chức năng và sản phẩm tương ứng.
- Tác nhân: Tác nhân trong ngành hàng là đơn vị kinh tế hoạt động độc lập và
tự quyết định hành vi của mình, là những hộ, những DN tham gia trong các ngành
hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ (Phạm Vân Đình, 1999). Theo nghĩa rộng,
người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động như:
“người sản xuất”, “người chế biến”, “người bán buôn”, “người bán lẻ”. Trong
ngành hàng, sơ đồ mối quan hệ các “tác nhân” thường thể hiện như sau:
34

Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm


thô chế biến bán buôn bán lẻ
Người Người Người Người Người

sản xuất chế bán bán lẻ tiêu dùng

biến buôn
Thông tin phản Thông tin phản Thông tin phản Thông tin phản hồi
hồi hồi hồi

Nguồn: Phạm Vân Đình (1999)


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng
Tác nhân đầu tiên trong ngành hàng là Người sản xuất, họ tạo ra sản phẩm
thô tử việc sử dụng những nguyên liệu ban đầu. Sản phẩm thô có thể bán trực tiếp
cho người tiêu dùng hoặc sau công đoạn gia công sơ chế. Tác nhân tạo ra sản phẩm
mới bằng công nghệ, kỹ thuật, bí quyết đáp ứng những thị hiếu của người tiêu dùng
từ việc sử dụng các sản phẩm thô của hộ sản xuất … là Người chế biến. Tác nhân
mua hàng với số lượng lớn rồi tiếp tục bán lại cho người bán lẻ cũng với số lượng
lớn mà không tạo ra sản phẩm mới là Người bán buôn. Tác nhân mua hàng lại từ
người bán buôn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng là Người bán lẻ .
- Chức năng: Những hoạt động kinh tế do các tác nhân tương ứng thực hiện
là chức năng và tên tác nhân thường trùng tên chức năng. Ví dụ, chức năng sản xuất
là của hộ sản xuất. Chức năng chế biến là của hộ chế biến. Chức năng bán buôn là
của hộ bán buôn... Có một hay nhiều chức năng từ một tác nhân. Sự chuyển dịch về
mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng được tạo nên từ các chức năng
kế tiếp nhau. Sản phẩm của các tác nhân đứng trước thường được hoàn thiện bởi tác
nhân đứng sau kế nó cho đến tác nhân thực hiện chức năng cuối cùng. Khi kết thúc
luồng hàng thì sản phẩm cuối cùng của ngành hàng được tạo ra (Phạm Vân Đình,
1999).
- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của từng loại tác nhân và chức năng là sản
phẩm của từng tác nhân theo chức năng. Trong ngành hàng, mỗi sản phẩm riêng
của mình đều được tạo ra từ mỗi tác nhân. Sản phẩm của từng tác nhân ngành hàng
là kết quả của từng hoạt động kinh tế, là “đầu ra”của quá trình sản xuất của từng tác
35

nhân nhưng nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng. Chi phí trung gian của các tác
nhân đứng sau chính là sản phẩm của tác nhân trước liền kề. Sản phẩm cuối cùng
của ngành hàng từ tác nhân cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng (Phạm Vân
Đình, 1999). Ví dụ: Trong ngành cao su sản phẩm của người trồng cây cao su là mủ
cao su, sản phẩm của người sơ chế cao su là cao su sơ chế, sản phẩm của người chế
biến cao su là các sản phẩm cao su như săm lốp, nệm mút, găng tay…. đây mới là
sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
b) Sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng
Chuỗi giá trị ngành hàng được tạo nên từ sự kết nối các tác nhân, chức năng
và sản phẩm trong một thể thống nhất. Phân tích về lợi thế cạnh tranh, theo M.E
Porter “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong
một ngành cụ thể”. Chuỗi giá trị hay chuỗi giá trị phân tích là một khái niệm quản
lý kinh doanh. Người ta sẽ thu được một số giá trị nào đó tại mỗi hoạt động sản
xuất thông qua quá trình sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự của
chuỗi. Sản phẩm cuối cùng với nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị của các hoạt
động cộng lại là đặc tính của chuỗi các hoạt động.
Chuỗi giá trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa
hẹp, đó là một loạt các hoạt động được thực hiện trong một DN để tạo ra một sản
phẩm nhất định. Chuỗi giá trị thực hiện sự kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng thông qua tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản
xuất, phân phối, marketing bán hàng đến thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Giá trị cho
thành phẩm cuối cùng được hình thành từ tất cả các hoạt động trong chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng, đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ) theo các mối liên kết với các DN khác trong kinh
doanh, lắp ráp, chế biến… để biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng
cho người tiêu dùng.
Dịch vụ hậu cần (logistics) đầu vào, hoạt động (sản xuất), hậu cần đầu ra, tiếp
thị và bán hàng và dịch vụ (bảo trì) là các hoạt động chính của chuỗi giá trị. Quản lý
cơ sở hạ tầng hành chính, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ và mua sắm là các
36

hoạt động hỗ trợ. Chuỗi giá trị gia tăng bao gồm sáu chức năng kinh doanh: 1)
Nghiên cứu và Phát triển, 2) Thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quy trình, 3) Sản xuất, 4)
Nghiên cứu tiếp thị & bán hàng, 5) Phân phối, 6) Dịch vụ khách hàng. Khâu có giá
trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị là khâu sản xuất. Cho nên các nước đang
phát triển thường phải thực hiện khâu này do các nước phát triển đã giành lấy hầu
hết các khâu có giá trị gia tăng cao (M.E Porter, 1985).
1.1.2.3. Các lý thuyết có liên quan đến các yếu tố của sự phát triển ngành
kinh tế - kỹ thuật
a) Chủ nghĩa Mác - Lênin: nghiên cứu quá trình sản xuất trong sự kết hợp
giữa tư bản bất biến C với tư bản khả biến V. Trong đó C bao gồm C1 là tư bản
mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng…và C2 là tư bản mua sắm nguyên,nhiên, vật
liệu dùng cho sản xuất. Trong 2 loại tư bản trên chỉ có tư bản khả biến V là nguồn
gốc tạo ra giá trị thặng dư. Sự phát triển sản xuất còn biểu hiện thông qua sự biến
đổi cấu tạo hữu cơ C/V tùy thuộc vào trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất làm cho cấu tạo hữu cơ C/V có xu hướng ngày càng tăng.
Kết hợp giữa tư bản cố định và tư bản lưu động thực chất là quá trình của sản
xuất. Gía trị máy móc thiết bị, nhà xưởng là tư bản cố định, nó chuyển giá trị từng
phần vào giá trị sản phẩm thông qua chi phí khấu hao. Giá trị mua sắm nguyên,
nhiên, vật liệu và trả công cho lao động là tư bản lưu động, nó được chuyển toàn bộ
giá trị một lần vào giá trị sản phẩm. Tính hiệu quả của sản xuất phụ thuộc vào việc
bảo quản tốt tài sản cố định, khấu hao nhanh và tiết kiệm tài sản lưu động. Chu
chuyển nhanh tài sản cố định và lưu động là cách thức sử dụng có hiệu quả tư bản.
Quá trình đó giúp tiết kiệm chi phí khấu hao, chi phí quản lý và chi phí tài chính
thông qua tăng năng suất lao động. Rút ngắn thời gian sản xuất (thời gian lao động,
gián đoạn lao động và dự trữ) và thời gian lưu thông (mua các yếu tố sản xuất, bán
hàng hóa) là yêu cầu cần phải thực hiện
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh tế của việc đầu tư tư
bản vào sản xuất. Tuy nhiên do cấu tạo hữu cơ tăng lên nên tỉ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm dần. Tỉ suất lợi nhuận của một DN là hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư phụ thuộc vào cả 3 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: giá trị thăng dư
tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. Qua đó cho thấy
37

cái quyết định hiệu quả sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào quá trình ứng dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động.
Quá trình phát triển sản xuất cũng chính là quá trình tái sản xuất mở rộng vừa
làm tăng qui mô, vừa đổi mới kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Điều kiện để thực
hiện điều đó là phải thực hiện tích lũy tư bản tức là thực hiện tư bản hóa giá trị
thăng dư. Để gia tăng tích lũy tư bản phải nâng cao hiệu suất sử dụng lao động và
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Để sản xuất có hiệu quả phải tuân thủ qui luật giá trị, theo đó sự phù hợp với
hao phí lao động xã hội cần thiết của sản xuất ra hàng hóa là yêu cầu của quá trình
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sản xuất được cho phép mở rộng khi cung nhỏ hơn
cầu và giá cả lớn hơn giá trị và ngược lại sản xuất cần thu hẹp khi cung lớn hơn cầu
và giá cả nhỏ hơn giá trị. Vì vậy người sản xuất phải xem giá cả là tín hiệu của thị
trường để lập kế hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.
b) Quan điểm phát triển bền vững
Ý tưởng phát triển bền vững, theo Cobb (1992) [69] đã được thế giới biết đến
thộng qua Hội nghị năm 1975 tại Nairobi-Kenya liên quan đến công bằng trong việc
phân phối và sử dụng tài nguyên (Todorov, 2009) [101]. Khái niệm này lần đầu tiên
được xác định bởi Brundtland, cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển để đáp
ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED, 1987)
[108]. 
Mục tiêu của phát triển bền vững là để đảm bảo các nguồn lực đầy đủ cho
người dân; phân phối công bằng các nguồn lực, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ
môi trường vì lợi ích của cả thế hệ hiện tại và tương lai (Malcom, 1994) [86]. Hội
nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002 tiếp tục mở rộng định
nghĩa tiêu chuẩn phát triển bền vững với ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.
Kates, Parris & Leiserowitz, 2005 [83] chỉ ra rằng phát triển bền vững bao gồm tất
cả các loại phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ và nâng cao môi trường tự nhiên và
đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, phát triển bền vững tìm cách giải quyết xung đột
giữa các mục tiêu cạnh tranh khác nhau và liên quan đến việc theo đuổi sự thịnh
vượng kinh tế đồng thời với chất lượng môi trường và công bằng xã hội.
38

c) Lý thuyết về năng lực cạnh tranh


Mô hình kim cương của Michael E. Porter là phương pháp tạo dựng lợi thế
cạnh tranh bền vững cho một ngành/ lĩnh vực cụ thể của quốc gia đó trên thị trường.
Lý thuyết mô hình kim cương được nghiên cứu bởi Michael E. Porter – Người sáng
lập Viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard. Theo
M. E. Porter (1990), năng lực cạnh tranh “là khả năng tạo ra các hàng hóa dịch vụ
có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực của con người, vốn và nguồn lực tự
nhiên của quốc gia”. Mô hình cấu trúc kim cương với 4 yếu tố quyết định lợi thế
cạnh tranh được đề xuất bởi M.E. Porter (1990) là: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất
(factor conditions), (2) Điều kiện nhu cầu (demand conditions), (3) Các ngành công
nghiệp hỗ trợ và liên quan (related and supporting industries), (4) Chiến lược, cấu
trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành (firm strategy, structure, and rivalry).
Ngoài ra, (5) Cơ hội (chance) và (6) Chính phủ (government) là hai yếu tố quyết
định ảnh hưởng đến môi trường, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính [88].

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, M.E. Porter, 1990
Hình 1.2. Mô hình kim cương của M.E. Porter
- Điều kiện đầu vào các yếu tố sản xuất: Tính hiệu quả, chất lượng và sự
chuyên môn hóa các điều kiện sẵn có cho DN là yêu cầu đầu vào của hoạt động DN.
39

Để thực hiện được yêu cầu đó, một môi trường kinh doanh gồm các điều kiện sẵn
có cho hoạt động DN bao gồm vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng
vật chất và hành chính, công nghệ thông tin là những điều kiện cần thiết cho hoạt
động DN để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.
- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành: Mức độ cạnh tranh trong
ngành tạo ra sự thúc đẩy năng suất chính là các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến
khích và áp lực chi phối loại hình hoạt động DN.
- Các điều kiện về nhu cầu: Năng lực cạnh tranh và quy mô sản xuất của DN
phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và khách hàng. Quy mô tăng trưởng thị trường,
nhu cầu và tính chất đa dạng, phức tạp của khách hàng buộc các DN phải cung cấp
hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Các ngành hỗ trợ có liên quan: Môi trường kinh doanh vi mô cần số lượng
lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương về nguyên phụ liệu, phụ tùng thay vì
từng DN tự sản xuất. Sự hỗ trợ này là yếu tố cần thiết cho sự thành công của DN
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Ngoài ra, cơ hội và chính phủ có tác động gián tiếp nhưng có ý nghĩa quyết
định đến các yếu tố của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ


TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.2.1. Khái quát về cao su và cây cao su
Theo Viện Khoa học kỹ thuật Miền Nam thì: “Cao su có tên gốc là cây Hêvê
(Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của
vùng nhiệt đới xích đạo. Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su đầu tiên được người
Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1892, 2.000 hạt
cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện
cây cao su ở Việt Nam”. “Cây cao su là loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m.
Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì
người ta bắt đầu thu hoạch mủ và cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 25
sau đó sẽ giảm và dừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm”. (http://iasvn.org).
40

Vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C
đến 28°C) thích hợp cho cây cao su phát triển, nhất là vùng có mưa nhiều (tốt nhất
là 2.000mm). Trong điều kiện nắng hạn kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng cây cao su
vẫn chịu đựng được nhưng năng suất sẽ giảm. Do yêu cầu về chuyên canh, hiện nay
cây cao su thường được sử dụng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng
bằng hạt tự nhiên tức nhân bản vô tính để tạo giống cây. Lượng mủ mà cây có thể
cung cấp phụ thuộc vào thời gian cạo mủ, thường được thực hiện trước 7 giờ sáng
là thời gian thích hợp để có được năng suất cao. (Nguyễn Thị Huệ) [32].
Cao su thiên nhiên (cao su tự nhiên): là một loại vật liệu thu được từ mủ của
cây cao su. Đó là một hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n, những polymer này có
mạch carbon rất dài với những nhánh ngang như những cái móc. Các mạch carbon
xoắn với nhau, móc vào bằng những nhánh ngang, khi kéo dãn không bị đứt và có
xu hướng trở về dạng cũ do đó sinh ra tính đàn hồi và tính bền của cao su thiên
nhiên [9]
Cao su nhân tạo (cao su tổng hợp): “Từ những năm 1890, khi các phương
tiện giao thông đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời, nhu cầu cao su tăng lên rất
nhanh. Các vấn đề địa chính trị khiến cho giá cao su thiên nhiên dao động rất lớn.
Nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu cầu
phải tạo ra cao su nhân tạo từ dầu mỏ. Cao su nhân tạo được tạo ra từ phản ứng
trùng ngưng các cấu trúc đơn bào gồm isoprene (2-methyl 1,3butadien), 1,3-
butadien, cloropren (2-cloro-1, 3-butadien) và isobutylene (methylpropen) với một
lượng nhỏ phần trăm isoprene cho liên kết chuỗi” [9].
Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su
Khoảng thời gian từ 6-7 năm kể từ khi trồng để vanh thân cây cao su đạt 50 cm
(đo cách từ mặt đất 1m) được gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su. Tuy
nhiên thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su có thể sớm hay muộn hơn tùy điều
kiện sinh thái, chăm sóc và giống. Ví dụ ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng
duyên hải miền Trung và Tây Bắc, thời gian kiến thiết cơ bản khoảng từ 7 - 8 năm
trong khi ở Đông Nam bộ chỉ khoảng 5-6 năm. Tuy nhiên, có thể rút ngắn thời gian
41

kiến thiết cơ bản từ 06 tháng đến 01 năm với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây
đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp.

Thời kỳ kinh doanh của cây cao su


Khi có hơn 50% tổng số cây trên một diện tích có vanh thân đạt từ 50 cm trở
lên tính từ mặt đất thì cây cao su được bắt đầu đưa vào khai thác. Thời kỳ khai thác
hay còn gọi là thời kỳ kinh doanh có thể kéo dài từ 20 - 25 năm, đây là khoảng thời
gian khai thác mủ của cây cao su. Cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời kỳ
kinh doanh nhưng ở mức thấp hơn so với giai đoạn kiến thiết cơ bản. Những năm
đầu tiên cây cao su có sản lượng mủ thấp, sau đó năng suất đạt cao dần và ổn định ở
năm thứ 6 của thời kỳ kinh doanh. Từ năm thứ 18 trở đi, sau giai đoạn trung niên,
do ảnh hưởng của yếu tố sinh lý và mật độ vườn cây giảm làm cho năng suất vườn
cây giảm.
Công dụng của cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu
nén và lâu hỏng, cao su được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như
trong những ứng dụng thực tiễn cuộc sống hàng ngày như sản xuất săm, lốp xe, các
chi tiết trong xe hơi, cao su kỹ thuật, dụng cụ y tế, găng tay, bao cao su, các loại
đệm, gối, băng tải, dây đai, giày dép, đồ chơi và nhiều sản phẩm cao su khác …
Hiện có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm săm, lốp.
1.2.2. Cấu trúc ngành cao su và chuỗi giá trị cao su
1.2.2.1. Sản phẩm từ cây cao su
Sản phẩm chính từ cây cao su Việt Nam hiện nay gồm mủ cao su, sản phẩm
cao su sơ chế, sản phẩm cao su công nghiệp và gỗ cao su.
Mủ cao su là dạng nhũ tương trong nước của các hạt latex cao su với hàm
lượng phần khô từ 28%-40%, được lấy từ thân cây cao su tựa như nhựa cây được
gọi là mủ cao su. Mủ cao su bao gồm: mủ nước có tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 85%
sản lượng khai thác, phần còn lại trong chén hứng mủ và trên miệng cạo sau khi thu
hoạch mủ nước là mủ tạp hay mủ đông, chiếm từ 15%-20% sản lượng. Mủ đông và
mủ tạp thường lẫn nhiều tạp chất, có mùi hôi và biến màu do thu gom, lưu trữ nhiều
ngày bị oxy hóa.
42

Sản phẩm cao su sơ chế: mủ cao su được sơ chế thành cao su định chuẩn SVR
(Standard Viet Nam Rubber) dạng khối như những chủng loại cao su SVR L, SVR
3L, SVR 10, SVR 20, SVR CV 50, SVR CV 60; cao su tờ xông khói RSS (Ribbed
Smoked Sheet) như RSS1, RSS2, RSS3…; và mủ latex ly tâm (Latex Concentrate)
như Latex HA (High Amoniac), Latex LA (Low Amoniac) được cung ứng cho các
nhà máy chế biến như là một dạng nguyên liệu bán thành phẩm để sản xuất ra thành
phẩm là các sản phẩm cao su công nghiệp.
Sản phẩm cao su công nghiệp là các sản phẩm cao su đã được chế biến hoàn
chỉnh và cung ứng trên thị trường phục vụ cho tiêu dùng hoặc sản xuất của các
ngành hàng khác như các sản phẩm cao su cho ngành vận tải, ngành chế tạo máy,
ngành ô- tô, ngành xây dựng, ngành thủy lợi - thủy điện, ngành y tế v.v…
Sản phẩm từ gỗ cao su: Gỗ cao su được xem là loại gỗ "thân thiện môi
trường". Sau khi hết thời hạn khai thác mủ khoảng 20 năm, cây cao su được cưa cắt
để thu hoạch gỗ. Gỗ cao su có thớ gỗ dày, ít co, màu sáng, có thể tạo thành theo
nhiều kiểu, mẫu khác nhau. Từ gỗ cao su có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm như gỗ
thanh, gỗ ghép, viên nén, bàn, ghế, đồ gỗ nội, ngoại thất … để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
1.2.2.2. Các tác nhân và các chức năng trong ngành cao su.
- Người trồng cao su bao gồm người trồng cao su tiểu điền (CSTĐ) và cao su
đại điền (CSĐĐ). CSTĐ có diện tích vườn cây nhỏ, khoảng vài héc-ta, tối đa
khoảng một vài chục héc-ta, do người nông dân (hộ gia đình) trực tiếp sản xuất.
CSĐĐ do các DN sản xuất với diện tích vườn cây tập trung từ 40-50 héc-ta trở lên,
đến hàng ngàn héc-ta. Người trồng CSTĐ thực hiện chức năng trồng và chăm sóc
cây cao su, khai thác và bán mủ, gỗ cao su cho DN sơ chế, chế biến mủ, gỗ cao su.
Người trồng CSĐĐ thực hiện chức năng trồng và chăm sóc cây cao su, khai thác
mủ, gỗ cao su, một số thực hiện cả khâu sơ chế và xuất khẩu cao su.
- Người thu mua cao su hoặc gỗ cao su thanh lý: có thể là người mua bán nhỏ,
thương lái hoặc DN thương mại. Người thu mua thực hiện chức năng mua mủ cao
su và gỗ cao su của người trồng để cung cấp cho các cơ sở sơ chế mủ cao su và các
cơ sở sơ chế, chế biến gỗ cao su.
43

- Người sơ chế mủ cao su, gỗ cao su: có thể là DN vừa trồng cao su vừa sơ chế
mủ, gỗ cao su, hoặc thu mua mủ, gỗ cao su từ thương lái, DN thương mại sau đó
thực hiện khâu sơ chế mủ, gỗ cao su thành cao su và gỗ cao su bán thành phẩm.
- Người chế biến cao su và gỗ cao su: DN chế biến các sản phẩm cao su công
nghiệp và đồ gỗ cao su thành phẩm.
- Người xuất khẩu sản phẩm cao su và gỗ cao su: là những công ty sản xuất
hoặc các công ty thương mại xuất khẩu cao su, gỗ cao su sơ chế hoặc sản phẩm cao
su công nghiệp và đồ gỗ cao su.
1.2.2.3. Chuỗi giá trị ngành cao su.
Chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng ngành cao su bắt đầu từ việc trồng cao su để
thu hoạch mủ và gỗ cao su gọi là Thượng nguồn (Upstream), sơ chế cao su và gỗ
cao su là Trung nguồn (Midstream) và chế biến các sản phẩm công nghiệp cao su và
đồ gỗ cao su gọi là Hạ nguồn (Downstream).
Thượng nguồn của chuỗi cung ứng ngành cao su bao gồm trồng, khai thác
cao su (mủ cao su và cao su đông tụ) và gỗ cao su (gỗ tròn, cành nhánh). Có nhiều
cá nhân và tổ chức liên quan ở thượng nguồn, bao gồm các DN nhà nước, DN tư
nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ sản xuất nhỏ (tiểu điền) và hợp tác xã.
Trung nguồn là giai đoạn sơ chế mủ cao su và gỗ cao su. Cao su khối, cao su
ly tâm, cao su tấm hun khói, gỗ xẻ, ván ghép v.v… là những sản phẩm chủ yếu của
giai đoạn sơ chế. Những sản phẩm này vừa để xuất khẩu trực tiếp vừa để tiêu thụ
nội địa để chế biến các sản phẩm cuối cùng của chuỗi cung ứng.
Hạ nguồn là giai đoạn chế biến các sản phẩm cuối cùng gọi chung là sản
phẩm công nghiệp cao su và gỗ cao su như lốp xe, linh kiện ô tô, đế giày, găng tay,
chỉ, băng tải, gối, đệm, dụng cụ thể thao…, các sản phẩm đồ gỗ cao su, các mặt
hàng trang trí nội, ngoại thất, các thành phẩm sản phẩm gỗ cao su chế biến. Các
thành phần tham gia chủ yếu trong giai đoạn Hạ nguồn và Trung nguồn là các DN
gồm DN nhà nước, DN tư nhân và DN nước ngoài.
Chuỗi giá trị ngành cao su được khái quát gồm 4 khâu chính: Khâu sản xuất
(trồng và thu hoạch mủ, gỗ cao su), Khâu thu mua mủ và gỗ cao su, Khâu chế biến
cao su và gỗ cao su và Khâu tiêu thụ (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa).
44

Khâu sản xuất (trồng và thu hoạch mủ, gỗ cao su)


Cao su tiểu điền: các hộ tiểu
điền trồng cao su
Cao su đại điền: DN Nhà
nước, DN Tư nhân, DN FDI

Khâu thu mua mủ và gỗ cao su

DN thương mại: DN và tư
DN sản xuất: DN Tư nhân, DN thương, thương lái thu mua cao
FDI, DN Nhà nước (DN có và su và gỗ cao su
không có vườn cao su)

Khâu chế biến cao su và gỗ cao su

DN Nhà nước, DN Tư nhân, DN FDI: DN Nhà nước, DN Tư nhân, DN FDI:


Sơ chế cao su: Cao su khối, cao su ly tâm, cao su Sơ chế gỗ cao su: gỗ xẻ,ván ghép thanh,
tờ…. MDF, HDF…
Chế biến sâu cao su: săm lốp, linh kiện ô tô, đế Chế biến sâu gỗ cao su: bàn, ghế đồ gỗ
giày, băng tải, găng tay, chỉ thun, nệm gối… nội, ngoại thất…

Khâu tiêu thụ

Tiêu thụ nội địa: Xuất khẩu:


. Cao su, gỗ cao su sơ chế . Cao su và gỗ cao su sơ chế,
. Sản phẩm săm lốp, linh kiện cao su, găng
. Các sản phẩm cao su công nghiệp, đồ gỗ tay, chỉ thun, cao su đồ nhúng, đồ gỗ cao
cao su... su...

Nguồn: Khái quát của tác giả


Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành cao su
1.2.3. Sự phát triển của ngành cao su và khung lý thuyết nghiên cứu sự
phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.2.3.1. Sự phát triển của ngành cao su
Xuất phát từ quan niệm về phát triển, nghiên cứu sinh cho rằng: Phát triển
ngành cao su là quá trình tăng trưởng về lượng và chất của ngành cao su, bao gồm
45

tăng trưởng về số lượng, quy mô, tốc độ phát triển cao su đi đôi với việc nâng cao
chất lượng của sản phẩm cao su, chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người
lao động góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng trồng cao su.
Gia tăng khối lượng, sản lượng cao su hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ
thông qua khai hoang, phục hóa đất gia tăng diện tích cây trồng để tăng quy mô sản
xuất là phát triển về mặt lượng trong sản xuất cao su.
Phát triển về năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất chuỗi các sản phẩm
cao su, ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, khai thác vườn cây và chế
biến sản phẩm công nghiệp cao su là phát triển sản xuất cao su về mặt chất.
Đó là sự gia tăng năng suất vườn cây, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, sử
dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến làm giảm thời gian lao động và phát triển
các sản phẩm công nghiệp cao su trong chế biến để có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả
cao cho ngành cao su thông qua việc tăng sản lượng sản xuất cao su, tăng tổng giá
trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, đồng thời gia tăng sự đóng góp sản
xuất cao su cho kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động vùng trồng cây cao su và của cả nước.
1.2.3.2. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Khung lý thuyết phát triển ngành cao su của Barlow C. và cộng sự, 1994
Trong cuốn sách The World Rubber Industry (Ngành cao su thế giới), Barlow
C. và cộng sự đã đưa ra khung lý thuyết về phát triển ngành cao su bao gồm 3 yếu
tố chính là cung, cầu và tiếp thị sản phẩm cao su (tương tác trên thị trường). Nguồn
cung cao su bị tác động không chỉ bởi từ giá cao su mà còn bởi năng lực sản xuất
(qui mô các nhà máy cao su, đất trồng trọt), chi phí đầu vào (giá đất, giá lao động,
vốn và các yếu tố cần thiết khác), công nghệ (ứng dụng các kỹ thuật ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất). Những yếu tố chính này ảnh hưởng đến việc sản xuất cao su.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bao gồm mức thu nhập (mức sống của dân
số nói chung), giá cao su, giá sản phẩm thay thế (như giá các sản phẩm nhựa có thể
46

thay thế cao su), giá sản phẩm hàng hóa cuối cùng, công nghệ (ứng dụng kỹ thuật,
công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất), sở thích của người tiêu dùng.

CUNG TIẾP THỊ CẦU


(Mua, bán, hình
thành giá cả)

Gía Cao su Mức thu nhập


Năng lực sản xuất SỰ PHÁT TRIỂN Gía cao su
Chi phí đầu vào Gía sản phẩm thay thế
Qúa trình công nghệ CỦA NGÀNH CAO SU Gía sản phẩm cuối cùng
Công nghệ
Sở thích người tiêu dùng
Cổ phần
Tính hữu dụng sản phẩm

Nguồn: Barlow C. (1994)


Hình 1.4. Khung lý thuyết của sự phát triển ngành cao su
- Khái quát vê khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong
thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Căn cứ vào các lý thuyết về phát triển, lý thuyết về ngành cũng như lý thuyết
về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu sự
phát triển ngành cao su trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khái
quát như sau:
- Nội dung phát triển ngành cao su bao gồm: Phát triển khâu sản xuất cao su
(trồng, khai thác mủ, gỗ cao su), phát triển khâu thu mua mủ, gỗ cao su, phát triển
khâu chế biến mủ, gỗ cao su và phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm cao su, gỗ cao su.
- Những nhân tố tác động đến sự phát triển ngành cao su: Nhân tố các yếu tố
sản xuất, các điều kiện cầu thị trường, các ngành hỗ trợ, chính sách nhà nước.
- Tác động hỗ tương giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn.
47

Nhân tố các yếu tố Nhân tố các CNH, HĐH nông
sản xuất ngành hỗ trợ nghiệp, nông
- Điều kiện tự - Sản xuất giống, phân thôn
nhiên. bón, thuốc BVTV. - Cung ứng quỹ
- Điều kiện KT-XH - Sản xuất hóa chất, đất cho phát triển
địa phương. máy móc, thiết bị, cao su.
Phát triển khâu - Kỹ thuật công phương tiện vận - Cung ứng nguồn
sản xuất cao su, nghệ. chuyển. lao động cho phát
gỗ cao su - Nguồn nhân lực - Ngân hàng. triển.
- Nguồn vốn. -Cung ứng kết cấu
- Trình độ tổ chức, hạ tầng kinh tế-xã
quản lý sản xuất hội cho phát triển
- Thành phần kinh cao su.
Phát triển khâu tế.
 
thu mua cao su,
gỗ cao su  
   
  PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG
  QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN  
  ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Phát triển khâu
chế biến cao su, gỗ
cao su

Nhân tố các điều CNH, HĐH nông


Chính sách Nhà
kiện cầu thị trường nghiệp, nông thôn
nước
Phát triển khâu Môi trường thị
Pháp luật - Tăng trưởng kinh tế
tiêu thụ cao su, gỗ trường.
- Giải quyết việc làm,
cao su Nhu cầu thị trường Qui hoạch sản xuất
tăng thu nhập.
Giá cao su.
Tiêu thụ nội địa Chính sách đất đai, - Chuyển dịch cơ cấu
Quảng bá thương
thuế, lao động,tiền kinh tế nông thôn.
Xuất khẩu hiệu và tiếp thị.
lương, khoa học - Cải tạo môi trường
công nghệ, kinh tế và phát triển bền vững.
  đối ngoại, tín dụng.
 
 
Nguồn: Nghiên  cứu của tác giả
Hình 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành cao su trong thời kỳ
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển ngành cao su với quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn
1.2.4.1. Khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Theo Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 khóa VII (1994)
thì CNH, HĐH là quá trình tạo ra năng suất lao động xã hội cao thông qua sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp
48

tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công
nghệ để thay thế lao động thủ công , làm chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội (Báo cáo của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng,
1996) [12].
CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trên cơ sở thực hiện cơ khí
hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước
hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu
sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng
giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát
triển nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, tổ chức lại sản xuất và
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; bảo vệ môi trường sinh thái; không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn; xây dựng nông thôn
dân chủ, công bằng, văn minh (Nghị quyết số 15 – NQ/TW, Đảng Cộng sản Việt
Nam, 18 tháng 3 năm 2002) [13].
Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm bốn vấn đề cơ bản
nhất: i) Đẩy mạnh cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa và ứng dụng khoa học-
công nghệ trong nông nghiệp để phát triển lực lượng sản xuất; (ii) Xây dựng quan
hệ sản xuất mới; (iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; (iv) Xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở nông thôn.
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa sự phát triển ngành cao su với CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn
Đặc thù của ngành cao su là hầu hết các vườn cây cao su đều được trồng ở
nông thôn, những vùng sâu, vùng xa và cần nhiều lao động. Để phát triển vườn cây
và mạng lưới nhà máy chế biến cao su, việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng điện,
đường, trường, trạm để ổn định điều kiện sống của người lao động và phục vụ cho
49

sản xuất là điều các doanh nghiệp phải đảm bảo. Do đó sự phát triển của ngành cao
su sẽ góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở, các điều kiện về kinh tế - xã hội của một
vùng, khu vực, góp phần xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Ngược lại, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là môi trường, là cơ sở
cung cấp cho ngành cao su đất đai, lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để
ngành cao su phát triển. Do đó, trong chừng mực nhất định, sự phát triển của ngành
cao su có mối quan hệ hỗ tương với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
nước ta.
(1) Sự phát triển của ngành cao su là một bộ phận quan trọng góp phần
vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và có giá trị xuất khẩu cao
Cao su là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và là
ngành hàng quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu sử dụng cao su
hiện nay chiếm ổn định khoảng 40 - 50% tổng nhu cầu cao su trên thế giới, phần
còn lại là nhu cầu cao su tổng hợp, chiếm khoảng 50-60%. Phát triển sản xuất cao
su đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt ở nông
thôn thông qua việc hình thành những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, có giá
trị xuất khẩu cao (Sheela Thomas, 2016). Sản phẩm cao su và gỗ cao su có giá trị
kinh tế cao, hiện cao su và ngành hàng công nghiệp cao su là một trong những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, là nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia
với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 7 tỷ USD.
- Đóng góp vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập, cải tạo môi
trường sinh thái và phát triển bền vững
Sản xuất cao su là ngành thâm dụng lao động. Cây cao su đòi hỏi một lực
lượng lao động khá lớn và ổn định lâu dài để thực hiện việc trồng, chăm sóc và khai
thác suốt 25 - 30 năm. Nhu cầu lao động đối với cao su đại điền tối thiểu là 01 lao
động cho 03 ha vườn cây, đối với cao su tiểu điền lao động còn cần nhiều hơn nên
việc trồng cao su sẽ tạo việc làm với thu nhập ổn định cho một số lượng lớn người
lao động ở nông thôn trong dài hạn, do đó, cây cao su là cây được nhiều nước châu
Á chọn lựa để phát triển sản xuất ở nông thôn.
50

Vườn cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường thông qua phủ xanh đất
trống đồi trọc, đất bạc màu, chống xói mòn trên các loại đất đồi dốc. Vườn cao su là
nơi thu hút khí car-bon, giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng
lên. Việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững do cây cao su có chu kỳ sống
dài. Ngoài ra năng lượng tiêu thụ để sản xuất cao su cũng ít hơn nhiều so với sản
xuất cao su nhân tạo (D Satakhun và cộng sự, 2019) [71].
Kết quả theo dõi cho thấy, độ phì của đất hầu như được đảm bảo trên các loại
đất tái canh cây cao su nếu trong chu kỳ khai thác vườn cao su được chăm sóc thích
hợp. Đất trồng cao su không bị suy thoái và năng suất vườn cao su vẫn đảm bảo sau
3 - 4 chu kỳ tái canh trong vòng hơn 100 năm qua. Vườn trồng cao su kết hợp trồng
xen với nhiều loại cây khác và chăn nuôi làm gia tăng và đa dạng nguồn thu nhập
cho người trồng, đa dạng sinh học trong những mô hình sản xuất thích hợp (Sheela
Thomas, 2016). Ngoài ra cây cao su còn góp phần chuyển đổi tập quán “đốt rừng
làm rẫy”, “du canh, du cư” của đồng bào dân tộc thiểu số sang phương thức “định
canh định cư”.
- Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH, HĐH
Có thể nói, việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự cung
tự cấp sang sản xuất hàng hóa là đóng góp nổi bật của ngành cao su, góp phần
chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,
HĐH. Việc hình thành và phát triển các trang trại cao su là tiền đề quan trọng để
chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa nguyên liệu tập trung và
công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển. Từ đó thực hiện sự phân công lao
động tại chỗ và thu hút lao động các vùng khác tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ
tầng xã hội như điện, đường, nhà trẻ, trường học, bệnh viện ... ở các vùng nông thôn
cũng như hình thành các khu dân cư mới (Sheela Thomas, 2016).
(2) CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo môi trường thuận lợi cho
ngành cao su phát triển
Sản xuất cao su chủ yếu được thực hiện và phát triển ở nông thôn. Vì vậy
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ cung ứng quỹ đất để mở rộng qui mô sản
51

xuất cao su; cung ứng nguồn lao động và cơ sở hạ tầng cho sản xuất cao su phát
triển.
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cung ứng quỹ đất để mở rộng qui mô
sản xuất cao su
Sự mở rộng diện tích cao su phụ thuộc vào quỹ đất. Quỹ đất dành cho ngành
cao su phát triển phụ thuộc vào mối quan hệ cạnh tranh giữa cây cao su với các loại
cây trồng khác như: cà phê, tiêu, điều, ca cao, cây ăn trái... Khi hiệu quả kinh tế của
cây cao su ở mức cao, có sức cạnh tranh hơn các loại cây trồng khác sẽ có thêm quỹ
đất cho cây cao su phát triển. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong
quá trình CNH, HĐH theo hướng lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển dịch sang
các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn hoặc chuyển ra thành phố, khu công
nghiệp để có thu nhập cao hơn, sẽ kéo theo việc giảm diện tích canh tác cây trồng
do thiếu lao động tạo ra quỹ đất cho sự mở rộng diện tích cây cao su.
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch cơ cấu lao động, cung
ứng nguồn lao động dồi dào cho sản xuất cao su phát triển
Bên cạnh quỹ đất, khả năng mở rộng diện tích cao su phụ thuộc vào nguồn lao
động. Nguồn lao động đó có thể đến từ khu vực nông thôn chung quanh cơ sở sản
xuất cao su và từ các vùng khác khi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
tạo ra lượng lao động nông nghiệp truyền thống dôi ra để có thể chuyển thành công
nhân nông nghiệp của ngành cao su.
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
hỗ trợ sự phát triển của sản xuất cao su.
Để phát triển vườn cây và mạng lưới nhà máy chế biến cao su cần có hệ thống
kết cấu hạ tầng KT-XH phù hợp. Hệ thống này do các DN sản xuất cao su tự đầu tư
như đường giao thông trong vườn cây, mạng lưới điện nội bộ của doanh nghiệp, nhà
trẻ, trạm xá, bệnh viện ... phục vụ trong nội bộ DN và một phần dân cư tại địa bàn
như các DN cao su Nhà nước đã thực hiện trong nhiều năm qua. Nhưng DN cao su
nói chung không thể cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả nếu hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật (như mạng lưới giao thông, điện, thủy lợi...) của địa bàn khu vực
không được Nhà nước đầu tư hoàn thiện trong quá trình phát triển KT-XH địa
52

phương. Mặt khác các cơ sở hạ tầng KT-XH như chợ, trường học, bệnh viện, nhà
văn hóa... được nâng cấp cũng giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội
ngũ công nhân cao su, hỗ trợ ngành cao su phát triển.

1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU
TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1.3.1. Nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển ngành cao su
Từ nội hàm phát triển và chuỗi giá trị ngành cao su, nghiên cứu sinh xây dựng
nội dung phản ánh sự phát triển ngành cao su qua các khâu trong chuỗi cung ứng.

Khâu xuất khẩu: cao su, sản


phẩm cao su, đồ gỗ cao su

Khâu thu Khâu chế biến cao Công nghiệp hóa


Khâu sản su, gỗ cao su: cao su
mua cao nông nghiệp,
xuất cao sơ chế, sản phẩm
su, gỗ cao nông thôn
su cao su, đồ gỗ cao su
su

Khâu cung ứng cao su, sản


phẩm cao su, đồ gỗ cao su thị
trường nội địa

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả


Hình 1.6. Nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá
trình CNH nông nghiệp, nông thôn
(1) Phát triển khâu sản xuất cao su
Nội dung phát triển khâu sản xuất cao su (trồng và khai thác cây cao su) bao
gồm: trồng, chăm sóc cây cao su, thu hoạch mủ cao su nguyên liệu và gỗ cao su khi
cây cao su đã hết chu kỳ khai thác.
Thành phần DN tham gia sản xuất cao su gồm: DN nhà nước, DN quốc phòng,
DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất cao su đại điền (CSĐĐ) và các
nông hộ, nông dân trồng cao su tiểu điền (CSTĐ).
53

Các tiêu chí phản ánh phát triển sản xuất cao su bao gồm: diện tích, năng suất,
sản lượng cao su qua các năm; số hộ trồng cao su, cơ cấu tỉ lệ theo địa bàn sản xuất,
theo thành phần kinh tế, theo loại hình đại điền và tiểu điền.
(2) Phát triển khâu thu mua
Nội dung phát triển khâu thu mua bao gồm việc cung ứng mủ cao su, gỗ cao su
từ các hộ nông dân và các DN trồng cao su cho các nhà máy sơ chế và chế biến mủ,
gỗ cao su.
Thành phần DN tham gia phát triển khâu thu mua bao gồm: các DN nhà nước,
DN tư nhân và tư thương mua mủ, gỗ cao su
Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu thu mua bao gồm: số lượng mủ cao su,
gỗ cao su thu mua và cung ứng, cơ cấu khối lượng mủ và gỗ cao su theo thành phần
kinh tế; giá cả, phương thức mua bán mủ cao su của người trồng là trực tiếp hay
gián tiếp, một cấp hay nhiều cấp.
(3) Phát triển khâu chế biến
Nội dung phát triển khâu chế biến bao gồm: sơ chế mủ, gỗ cao su (chế biến
thô) và chế biến sản phẩm cao su công nghiệp, chế biến đồ gỗ cao su (chế biến sâu).
Thành phần DN tham gia khâu chế biến mủ cao su, gỗ cao su bao gồm: các
DN nhà nước, DN tư nhân, DN nước ngoài.
Sản phẩm chế biến bao gồm: cao su sơ chế, các sản phẩm cao su như lốp xe,
đế giày, băng chuyền, găng tay, chỉ thun và các loại hình sản phẩm khác và sản
phẩm chế biến từ gỗ cao su như: đồ gỗ gia dụng, ván sàn, ván ép...
Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu chế biến bao gồm: số lượng, công suất
các nhà máy chế biến, cơ cấu chủng loại sản phẩm theo vùng và thành phần kinh tế.
(4) Phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung phát triển khâu tiêu thụ sản phẩm bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu. Tiêu thụ nội địa bao gồm tiêu thụ cao su sơ chế và sản phẩm cao su (lốp xe,
đế giày, băng chuyền, găng tay, chỉ thun và các loại hình sản phẩm khác) và sản
phẩm gỗ chế biến (đồ gỗ nội ngoại thất, ván sàn, ván ép...). Xuất khẩu sản phẩm cao
su bao gồm xuất khẩu sản phẩm cao su sơ chế, sản phẩm cao su công nghiệp, sản
phẩm gỗ chế biến.
54

Thành phần DN tham gia khâu tiêu thụ bao gồm: các DN nhà nước, DN tư
nhân, DN nước ngoài.
Các tiêu chí phản ánh phát triển khâu tiêu thụ bao gồm: số lượng, chủng loại,
giá cả, giá trị tiêu thụ sản phẩm; phương thức tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu).
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su Việt Nam
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
1.3.2.1. Các nhân tố sản xuất
a) Điều kiện tự nhiên
Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới năng
suất và sản lượng cây cao su, bao gồm:
Thời tiết, khí hậu:
Nhiệt độ: Nhiệt độ trên 40 độ C và dưới 10 độ C cây không chịu đựng được,
khô héo.
Lượng mưa: Các vùng có lượng mưa thấp < 1500mm/năm sẽ hạn chế sự phát
triển của cây. Mưa ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ: nếu mưa liên tục từ 5h sáng đến
12h giờ trưa thì sẽ mất ngày cạo; mưa sớm làm chậm trễ việc cạo mủ vì vỏ cây bị
ướt, hoặc mưa trôi mất mủ.
Lượng gió: Gió ở tốc độ 8-13,8m/giây( gió cấp 5-cấp 6) làm lá non bị xoắn lại,
lá bị rách làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, nếu gió quá mạnh dễ làm cao su bị gãy.
Đất đai, thổ nhưỡng: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau
ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhưng đối với mỗi loại đất sẽ có những ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng, năng suất, tuổi thọ cũng như lượng sản phẩm mủ cao su khác
nhau. Điều kiện tốt nhất là đất thoát nước, có khoảng 20,00 – 25,00% đất sét, tầng
đất dày khoảng 1,00-1,50m trở lên, có 1,50 - 2,00% chất hữu cơ, độ PH 4,50 - 5,50.
Điều kiện về địa hình - độ dốc:
Địa hình: Cao su được trồng trên địa hình đất bằng phẳng hoặc có độ dốc
thoai thoải dưới 8 , từ 80 đến 16 phải làm bậc thang và phủ đất chống xói mòn. Đất
0 0

bằng phẳng sẽ ít chi phí vận chuyển, khai thác, chăm sóc, trồng mới... hơn những
vùng đất dốc.
55

Độ dốc: Đất dốc, xói mòn mạnh sẽ làm mất đi các dinh dưỡng trong đất, nhất
là trong lớp đất mặt vì vậy độ dốc ảnh hưởng rất lớn đến độ phì của đất. Do đó, cần
phải xây dựng hệ thống đê, mương, đường đồng mức để bảo vệ đất, chống xói mòn
khi trồng cao su trên các vùng đất dốc. Thêm vào đó, việc cạo mủ, thu mủ và vận
chuyển mủ sẽ gặp khó khăn khi trồng cao su trồng trên đất dốc. Vì vậy, nên chọn
trồng cao su ở đất bằng hoặc ít dốc.
b) Trình độ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ chế biến cao su.
- Trình độ kỹ thuật nông nghiệp
Giống cao su: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng mủ cao su. Nên cần được hết sức coi trọng khâu chọn giống để có năng suất,
chất lượng trong suốt thời kỳ dài 20- 25 năm của chu kỳ cao su. Giống có năng suất
cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt và sâu
bệnh là yêu cầu trong việc chọn giống cao su. Việc chọn tạo giống và cơ cấu giống
hơp lý là rất quan trọng, có tính quyết định đến hiệu quả, năng suất vườn cây. Ở
Việt Nam các giống cao su PB235, GT1, RRIV4, PB260, RRIM600, VM515,
RRIC110, PB255, PB86…. là những giống cao su tốt, có nhiều ưu điểm về năng
suất và chất lượng đã và đang được sử dụng phổ biến.
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su: Việc trồng cao su cần phải được chuẩn
bị chu đáo, triển khai đúng quy trình vì cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản kéo
dài từ 6-7 năm, vốn đầu tư ban đầu lớn. Cây cao su có thể bị nhiều sâu bệnh. Bệnh
rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh khô miệng cạo, phấn trắng, bệnh héo đen
đầu lá là các loại bệnh phổ biến nhất. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và
phương pháp chăm sóc...mà mức độ tác hại của từng bệnh ít nhiều khác nhau. Vì
vậy ở vùng này có thể gây trầm trọng nhưng mức độ ảnh hưởng lại nhẹ hơn ở vùng
khác.
Kỹ thuật khai thác mủ: Công việc khai thác mủ thường gọi là “ cạo mủ” đòi
hỏi sự khéo léo và có chế độ hợp lý để cân bằng hoạt động tái tạo mủ trong cây
nhằm bảo đảm năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thường người ta rạch
cạo một đường trên vỏ thân cây nhằm cắt đứt các mạch mủ để latex cao su chảy ra.
56

Tùy theo điều kiện và độ tuổi sẽ có những tần suất và chế độ cạo mủ khác nhau để
thu được nhiều mủ trong suốt chu kỳ khai thác cây cao su.
- Công nghệ chế biến cao su
Sơ chế mủ cao su: Mủ cao su hiện nay được sơ chế thành 3 nhóm chủng loại
chính là cao su định chuẩn kỹ thuật SVR (Standard Viet Nam Rubber) dạng khối,
cao su tờ xông khói (Ribbed Smoked Sheet) dạng tấm, cao su ly tâm (Latex
concentrate) dạng lỏng và một số ít loại khác. Mỗi nhóm chủng loại sản phẩm có
quy trình kỹ thuật chế biến riêng, nhưng vấn đề bảo đảm chất lượng cao su nguyên
liệu đầu vào cho các nhà máy sơ chế là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả các chủng
loại cao su. Hiện sơ chế cao su định chuẩn kỹ thuật dạng khối với các sản phẩm như
SVR L, SVR 3L, SVR CV 60, SVR 10, SVR 20 là chủ yếu, chiếm đến hơn 70% sản
lượng cao su. Qui trình kỹ thuật sơ chế cao su từ khâu thu hoạch mủ, vận chuyển về
nhà máy, thực hiện các khâu khuấy mủ, để lắng, đánh đông, cán, sấy, ép tạo bành…
được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.
Chế biến sản phẩm cao su công nghiệp:
Sản phẩm cao su là những thành phẩm cuối cùng như lốp xe, đế giầy, băng tải,
găng tay, chỉ thun và nhiều loại hình sản phẩm khác có giá trị gia tăng cao. Sản xuất
các sản phẩm này đòi hỏi trình độ công nghệ, máy móc và nguồn nhân lực có
chuyên môn, tay nghề cao… Hiện chế biến sản phẩm cao su ở Việt Nam còn khá
hạn chế so với tiềm năng, chiếm ưu thế chủ yếu là công nghệ của các DN nước
ngoài, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số lượng nhất định đối với một số sản phẩm
truyền thống. Phát triển chế biến, áp dụng công nghệ, đa dạng hóa và gia tăng giá trị
sản phẩm là một trong những vấn đề then chốt của ngành cao su hiện nay.
c) Nguồn nhân lực cho ngành cao su
Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất cứ một hoạt động
SX-KD nào. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất, là
tiền đề tạo ta mọi của cải trong xã hội. Trong sản xuất cao su cũng vậy, nhu cầu về
lao động là rất lớn và đồng thời phải am hiểu kề kỹ thuật, có kinh nghiệm, có trình
độ chuyên môn, tay nghề cao. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất
lượng lao động là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa trong suốt quá trình sản
57

xuất. Lao động trong sản xuất cao su bao gồm lao động trong biên chế và lao động
thuê ngoài, hầu hết là dân địa phương và một số vùng nông thôn các tỉnh khác
chuyển đến.
d) Nguồn vốn đầu tư cho ngành cao su
Vốn là điều kiện hàng đầu trong quá trình SX-KD cao su. Nguồn vốn tự có và
vốn vay ngân hàng của người trồng cao su có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả SX-
KD do thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su khá dài, đến 5-6 năm. Trong các
thành phần kinh tế tham gia trồng cao su, những DN nhỏ và hộ nông dân trồng cao
su là những đối tượng rất thiếu vốn, cần được quan tâm hỗ trợ, giảm thiểu thủ tục
vay vốn và nâng cao hạn mức cho vay ưu đãi là việc cần thực hiện để hỗ trợ CSTĐ
và ngành cao su phát triển.
e) Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất
Việc quy hoạch, bố trí sản xuất nhằm khai thác tốt tiềm năng và nguồn lực có
hạn là một việc rất cần thiết. Đặc biệt là trong sản xuất cao su, việc thiết kế, bố trí
trồng, chăm sóc và khai thác có ý nghĩa quan trọng bởi nó có ảnh hưởng đến năng
suất mủ đồng thời còn liên quan đến quá trình vận chuyển mủ sau khi đã khai thác
về nhà máy chế biến. Ngoài ra công tác quản lý cũng rất quan trọng, đối với sản
xuất cao su cần có trình độ chuyên môn hoá cao, trình độ canh tác và công nghệ chế
biến nghiêm ngặt, do đó để người lao động làm việc có hiệu quả cần phải hướng
dẫn, đào tạo và có cơ chế quản lý phù hợp và chuyên nghiệp.
g) Thành phần kinh tế (quan hệ sản xuất)
Quan hệ sản xuất phải được xác lập phù hợp với thực trạng tình hình phát triển
của lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của ngành cao su hiện nay,
bao gồm DN nhà nước, DN tư nhân, DN nước ngoài và hộ CSTĐ giúp phát huy
mọi tiềm năng đầu tư cho sản xuất. Quy mô sản xuất của các DN nhà nước hiện lớn
hơn nhiều so với DN tư nhân, nhất là về đất đai và lao động. Tuy nhiên, công suất
thiết kế và hoạt động của các nhà máy DN tư nhân thường có cơ cấu, tỷ trọng sử
dụng linh hoạt và chủng loại sản phẩm đa dạng hơn DN nhà nước.
58

Hộ CSTĐ tuy có qui mô nhỏ, lẻ nhưng phát triển nhanh, hiện nguồn cung cao
su có tỷ lệ lớn hơn nguồn cung từ các thành phần khác, chiếm hơn 51% diện tích và
60% sản lượng cao su nguyên liệu cả nước (VRA, 2020).
h) Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương
Về cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật địa phương, cây cao su thường được trồng
tập trung và ở những vùng sâu, vùng xa nên cần phải bố trí kết cấu hạ tầng đồng bộ
kèm theo như: điện, thuỷ lợi, giao thông, thông tin truyền thông để quá trình SX-
KD của các DN cao su đạt được hiệu quả cao.
Cơ sở hạ tầng xã hội địa phương bao gồm cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục là điều
kiện cần thiết để duy trì ổn định và phát triển nguồn nhân lực cho ngành cao su. Hầu
hết vườn cây cao su ở nông thôn, hoạt động của ngành cao su gắn bó với địa bàn địa
phương nên các cơ sở hạ tầng xã hội ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao năng
suất lao động và cuộc sống người công nhân cao su và dân cư tại địa phương.
1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng cầu thị trường
a) Môi trường thị trường
Môi trường thị trường thông qua thể chế kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế
quốc tế; quan hệ cung-cầu sản phẩm cao su; các tác nhân kinh tế tham gia thị trường
sẽ chi phối chiều hướng phát triển của ngành cao su. Thông qua các hiệp định
thương mại tự do, thị trường uất khẩu các sản phẩm của ngành tiếp tục được mở ra.
Tuy nhiên, sự gia tăng sức ép cạnh tranh hội nhập quốc tế bởi các rào cản thương
mại và các rủi ro cũng tạo ra các khó khăn tiếp cận thị trường. Việc tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tuân thủ
quy định của pháp luật nước sở tại và nước tiêu thụ, các quy định về môi trường, về
truy xuất nguồn gốc, sử dụng lao động, phí, thuế v.v…trong toàn bộ chuỗi cung sản
phẩm là yêu cầu đáp ứng về phát triển bền vững của khách hàng và thị trường.
b) Nhu cầu thị trường tiêu thụ
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của đơn vị,
cơ sở SX-KD cao su. Thị trường đóng vai trò rất quan trọng, là khâu trung gian nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho
phù hợp với thị trường, thu được lợi nhuận tối đa là những vấn đề cần thực hiện của
59

người sản xuất. Cao su có ưu thế là có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định trong các
ngành công nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Thêm vào đó, do mang tính thời
vụ ít gắt gao hơn các loại nông sản khác và không phải là sản phẩm tươi sống, cao
su có thể khai thác linh hoạt và bảo quản lâu dài sau khi chế biến. Nhu cầu thị
trường lớn cùng với những ưu điểm của cây cao su là những yếu tố để ngành cao su
phát triển nhanh và ổn định trong nhiều năm qua.
Thị trường xuất khẩu cao su hiện là kênh tiêu thụ chính của ngành cao su, tuy
nhiên nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa cao su để chế biến các sản phẩm cao su
công nghiệp trong những năm gần đây phát triển nhanh, là một kênh tiêu thụ đang
tăng trưởng tốt và rất tiềm năng với xu thế chuyển dịch đầu tư của thế giới và những
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết hiện nay.
c) Giá cao su
Giá sản phẩm là sự quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Với người trồng
cao su, đó là giá cao su mủ tươi và mủ sơ chế trên thị trường. Đời sống của người
trồng cao su phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá cao su trên thị trường. Giá
cao là động lực để người sản xuất thâm canh, tăng cường độ khai thác để tăng
nhanh sản lượng cao su. Ngược lại, khi giá cao su thấp lợi nhuận giảm, động lực
tăng năng suất mất đi, sản lượng và diện tích vườn cây giảm.
d) Công tác quảng bá thương hiệu và tiếp thị
Để thực hiện được việc chuyển đổi từ sơ chế, xuất khẩu nguyên liệu thô với giá
trị gia tăng thấp, sang chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
trên thị trường quốc tế, thương hiệu sản phẩm là một trong những yếu tố có giá trị
cốt lõi của ngành hàng để tạo điều kiện bứt phá trong tiêu thụ và mở rộng thị trường
xuất khẩu. Tình trạng giá bán cao su Việt Nam luôn thấp hơn so với giá bán các mặt
hàng cùng chủng loại từ các quốc gia khác, nguyên nhân là uy tín và thương hiệu
cao su Việt Nam chưa được hình thành, công tác tiếp thị còn yếu kém, chất lượng
sản phẩm không ổn định do nguồn nguyên liệu không đồng đều, còn có sự pha trộn
tạp chất vào trong mủ, hệ thống quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, đồng bộ. Do đó,
việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia là yêu cầu cần
thiết để nâng cao giá trị thương hiệu ngành hàng và thương hiệu quốc gia.
60

1.3.2.3. Các ngành hỗ trợ.


Cũng như nhiều ngành hàng khác, ngành cao su cần có sự hỗ trợ từ các ngành
hàng sản xuất, dịch vụ khác nhau để bảo đảm các yếu tố cho sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa. Trong đó, việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến việc trồng, chăm sóc và
khai thác cây cao su là ngành sản xuất cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật... Kế đến là các ngành sản xuất và cung ứng vật tư, máy
móc, thiết bị phục vụ chế biến cao su để bảo đảm chất lượng sản phẩm cao su, tăng
năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Các ngân hàng cung ứng vốn nhất là
vốn trung dài hạn cho việc trồng cây cao su và mua sắm máy móc thiết bị chế biến
sản phẩm cũng rất cần thiết cho hiệu quả SX-KD cao su.
1.3.2.4. Chính sách Nhà nước.
Những chính sách vĩ mô của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc
phát triển KT-XH nói chung và ngành cao su nói riêng. Chu kỳ sống của cây cao su
đến hơn 30 năm do đó chính sách phát triển ngành cao su phải có tính dài hạn và
phù hợp với quy hoạch, đặc điểm sản xuất từng địa phương là hết sức cần thiết.
Chính sách đất đai của Nhà nước là nhân tố quan trọng để phát triển qui mô
sản xuất cao su. Chính sách đất đai trước đây qui hoạch dành cho phát triển cao su
bao gồm: đất trống, đồi trọc, đất sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, rừng non phục
hồi, rừng tre nứa, rừng hiệu quả thấp được phép chuyển đổi sang trồng cao su.
Chính sách đất đai của Nhà nước còn bao gồm việc giao đất cho nông dân và cho
thuê đất đối với các DN cao su.

Các chính sách khác như: Chính sách thuế, chính sách lao động, tiền lương,
chính sách khoa học công nghệ, chính sách tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại
đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ngành cao su.

Qui hoạch sản xuất cao su là một công cụ hữu hiệu để Chính phủ kiểm soát và
hỗ trợ sự phát triển ngành. Diện tích đất sản xuất cao su tăng hay giảm phụ thuộc
vào quy hoạch và quản lý quy hoạch. Khuyến khích mở rộng sản xuất nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường xuất khẩu là xu hướng chung của
công tác qui hoạch sản xuất cao su của các quốc gia có thế mạnh về ngành cao su
61

trong thời gian qua. Việt Nam không là ngoại lệ, tuy nhiên với chính sách khuyến
khích mở rộng sản xuất cao su cho xuất khẩu nhưng quản lý quy hoạch không chặt
chẽ, bên cạnh cao su tập trung theo các vùng quy hoạch của các DN nhà nước,
CSTĐ phát triển một cách tự phát, dẫn đến diện tích cao su đã phát triển vượt xa so
với quy hoạch.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU Ở MỘT SỐ


NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Ngành cao su Mã Lai
Ngành trồng cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng và lâu đời ở
Mã Lai. Đặc trưng cơ bản của ngành cao su Mã Lai là chính sách phát triển cao su
tiểu điền (CSTĐ). Hiện nay CSTĐ chiếm tới 93% diện tích và 80% sản lượng, trong
đó 74,5% các CSTĐ ở Mã Lai có diện tích dưới 3,0 ha.
- Phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ) ở Mã Lai chủ yếu do 3 tổ chức thực
hiện: Tổ chức thứ nhất, Cơ quan phát triển đất liên bang - FELDA (Federal Land
Development Authority) được Chính phủ thành lập từ năm 1957 để thực hiện việc
khai hoang đất mới, định cư dân nghèo, cho vay vốn khai hoang, trồng mới, chăm
sóc và thu hồi vốn dần khi khai thác cao su. FELDA hỗ trợ các hộ trồng cao su, cọ
dầu và một số cây khác. Các hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở, khai hoang trồng mới
và cơ sở hạ tầng bởi các công ty chuyên trách sau đó cấp cho các hộ để chăm sóc
khai thác. Các hộ sẽ hoàn trả dần chi phí đầu tư hàng tháng khi thu hoạch trong
vòng 15 năm.
Tổ chức thứ hai, Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên bang - FELCRA (Federal
Land Consolidation and Rehabilitation Authority), được thành lập vào năm 1966
nhằm phục hồi và củng cố đất nông nghiệp, các diện tích cao su đã có để tăng thu nhập
và tăng diện tích cho các nhóm hộ tiểu điền.
Tổ chức thứ ba, Cơ quan phát triển cao su tiểu điền - RISDA (Rubber Industry
Smallholders Development Authority), được thành lập vào năm 1972, có nhiệm vụ
hỗ trợ các hộ tiểu điền tái canh cao su và xây dựng xưởng sơ chế cao su, nhà kho …
để phát triển CSTĐ trên lãnh thổ Mã Lai. Theo phương thức này, các tiểu điền kết
hợp với nhau trên từng vùng thành một mini đại điền. RISDA thành lập một công ty
62

hay đơn vị để quản lý và điều hành từ khâu trồng, khai thác, chế biến đến tiêu thụ
sản phẩm theo phương thức đại điền.
- Về xuất khẩu sản phẩm cao su Mã Lai, giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao
su Mã Lai năm 2018 đạt 5,73 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017, chiếm 59%
trong 9,73 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao su và cao su sơ chế
(Malaysian Rubber Products Manufacturers' Association, 2018).
Mã Lai dẫn đầu về sản xuất găng tay cao su toàn cầu với sản lượng khoảng
133,6 tỷ chiếc năm 2016, chiếm 63% sản lượng thế giới, giữ vững vị trí đứng đầu
thế giới. Các sản phẩm khác như lốp xe, giày dép, ống cao su và phụ tùng cao su kỹ
thuật cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Sự thống lĩnh của Mã Lai đối với
găng tay cao su không chỉ đơn thuần là do có nguồn cao su phong phú. Thực tế,
găng tay cao su Mã Lai tăng trưởng nhanh nhờ được Chính phủ định hướng để hỗ
trợ phát triển trong hai thập kỷ qua và hiện nay có doanh số xuất khẩu lớn nhất
trong sản phẩm cao su của Mã Lai, đạt 13,1 tỷ Ringgit (3,37 tỷ USD) - chiếm 72,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su từ năm 2015. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ
của Chính phủ nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và phát huy
những lợi thế cạnh tranh, Mã Lai đã đạt được vị trí tiên phong trong sản xuất găng
tay cao su toàn cầu.
- Về phát triển công nghiệp sản phẩm gỗ cao su của Mã Lai, theo Tổng cục
Cao su Mã Lai (Malaysian Rubber Board, 2005) - Cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành cao su của Mã Lai, do nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng, Mã
Lai cần phát triển rừng trồng để giảm áp lực cưa đốn rừng tự nhiên, đồng thời góp
phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, trong đó việc phát triển rừng cao su được khuyến
khích. Gần đây, cành nhánh nhỏ của cây cao su trước đây chủ yếu làm nhiên liệu
đốt nên có giá trị thấp, nhưng nay đã trở thành nguyên liệu cho công nghệ sản xuất
ván gỗ ghép MDF (Medium-Density Fibreboard), HDF (High-Density Fibreboard)
và viên gỗ nén làm nhiên liệu thân thiện môi trường để tăng giá trị sản phẩm. Gỗ
cao su là nguồn thu nhập lớn cho người trồng sau 20 năm thu hoạch mủ. Đối với
lĩnh vực gỗ, gỗ cao su đang là nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng để sản xuất các
sản phẩm đồ gỗ. Năm 2015, sản phẩm gỗ cao su chiếm 24% trong cơ cấu toàn ngành
63

cao su Mã Lai và đóng góp 2,09 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia (Dr.
Jalaluddin Harun, 2015).
1.4.2. Ngành cao su In-đô-nê-xi-a
Cây cao su là loại cây được phát triển mạnh ở In-đô-nê-xia từ rất sớm, từ
những năm 1940 In-đô-nê-xia đã trồng 1.350.000 ha cao su, đến năm 2018 là
3.639.000 hec-ta với tổng sản lượng khoảng 3.630.000 tấn. Cao su ở In-đô-nê-xia
chủ yếu là cao su tiểu điền (CSTĐ). Tuy nhiên ở đây cần phân biệt hai loại CSTĐ
là:
+ Tiểu điền truyền thống: là loại hình chưa được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
cao su dạng này thường được trồng xen với nhiều loại cây khác, năng suất vườn cây
rất thấp. CSTĐ loại này thường cho mủ vào năm thứ 7 hay thứ 8, sản lượng đạt cao
nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối đa khoảng 1,35 tấn/ha.
+ Tiểu điền tiến bộ: là loại hình được tác động, hỗ trợ của Chính phủ, có ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật nên chất lượng vườn cây tương đối tốt và năng suất cao hơn.
CSTĐ loại này có thể bắt đầu cho mủ từ năm thứ 6, sản lượng đạt cao nhất vào năm
tuổi thứ 12 và sản lượng đạt đến 1,65 tấn/ha.
Chính kphủ In-đô-nê-xia đã nhận thức tầm quan trọng của CSTĐ và với nguồn
tài trợ từ các định chế tài chính và chính phủ quốc tế các nước đã triển khai một số dự
án phát triển CSTĐ, trong đó có hai chương trình quan trọng:
- Phương thức đại điền hạt nhân NES (Nuclear Estate Scheme) và các tiểu
chủ cao su: Chương trình nhằm khai phá các vùng đất mới và tái định cư nông dân
theo cách phát triển một đại điền quốc doanh làm hạt nhân và bao quanh nó là vùng
CSTĐ với mục tiêu đại điền quốc doanh hỗ trợ cho CSTĐ.
- Phương thức Ban quản lý dự án - PMU (Project Management Unit): Theo
chương trình này, nông dân là chủ của vườn cây cao su ngay khi bắt đầu trồng. Họ
chịu trách nhiệm trồng và chăm sóc vườn cây của mình với vốn tín dụng từ nhà
nước.
Các chương trình phát triển cao su của In-đô-nê-xia nhằm mục đích: (i) Gia
tăng năng suất và tính cạnh tranh; (ii) Gia tăng chất lượng sản phẩm; (iii) Cải tiến
64

thu nhập của nông dân (hiện nay thu nhập của nông dân ít hơn 60% giá cao su); (iv)
Đẩy mạnh phát triển bền vững; (vi) Giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn;
- Các hoạt động nhằm tăng thu nhập của nông dân gồm: Thực hiện đấu giá,
minh bạch giá, tăng cường hợp tác giữa nông dân và công nghiệp nội địa, đẩy mạnh
tiêu thụ qua sản xuất sản phẩm công nghiệp.
Qua các chương trình phát triển cao su của Chính phủ, In-đô-nê-xia đã trở
thành nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, mặc dù các chương trình
trên chưa đem lại năng suất cao cho ngành cao su In-đô-nê-xia. Bên cạnh việc xuất
khẩu cao su, In-đô-nê-xia cũng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Số lượng cao su tiêu thụ
nội địa cũng gia tăng nhanh chóng, năm 2005 tiêu dùng nội địa khoảng 221.000 tấn
nhưng đến năm 2018 là 660.000 tấn và ngành tiêu dùng nhiều nhất là sản xuất vỏ
ruột xe, đặc biệt là ngành ô tô (ANRPC, 2019).
Về công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, nhờ nhu cầu tăng nhanh từ ngành
ô tô trong nước và với nguồn cao su nội địa dồi dào ngành sản xuất săm lốp có
nhiều lợi thế. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động trong ngành chế biến cao su vẫn còn bị
hạn về quy mô và phạm vi chủng loại (chủ yếu là lốp xe và găng tay). Nhằm thúc
đẩy sự phát triển của các vùng và ngành công nghiệp cao su đối với sự phát triển
kinh tế chung của đất nước, In-đô-nê-xia hỗ trợ về chính sách thuế cho các dự án
đầu tư nhất định. Nhà đầu tư có thể nộp đơn xin giảm thuế thu nhập DN lên tới 30%
giá trị đầu tư (kéo dài trong sáu năm) và giảm thuế thu nhập đối với cổ tức trả cho
người nộp thuế ở nước ngoài. Với việc áp dụng các thủ tục đơn giản, giấy phép
nhanh chóng và cơ sở hạ tầng đáng tin cậy sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng quy
mô, phạm vi và chất lượng các sản phẩm cao su công nghiệp nội địa.
1.4.3. Ngành cao su Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao su thiên thiên đứng thứ hai trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc do đó cây cao su rất được chú trọng phát triển. Về hình thức
tổ chức, Ấn Độ cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á, cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành cao su là Tổng cục Cao su Ấn Độ (Rubber Board of
India), diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 88,8% tổng diện tích cao su. Theo
Hiệp hội Công nghiệp Cao su toàn Ấn Độ (All India Rubber Industries Association
65

- AIRIA) ngành cao su Ấn Độ hiện có khoảng 3000 hội và nhóm người sản xuất
CSTĐ. Chính phủ khuyến khích CSTĐ nước này thành lập Hội Người sản xuất Cao
su (Rubber Producers Society) và các hợp tác xã. Thông qua các tổ chức này Chính
phủ hỗ trợ nông dân về vật tư, vốn vay, tổ chức sơ chế, tiếp thị tập trung và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiêu biểu của ngành cao su của Ấn Độ là năng
suất cao su cao, giá bán tốt và chế biến sản phẩm lốp xe.
Trong giai đoạn 2010 - 2016, sản lượng lốp xe của Ấn Độ liên tục tăng và đạt
152 triệu lốp trong năm tài chính 2015 - 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm (CARG) đạt 4,1%. Chủng loại lốp xe 2 - 3 bánh chiếm sản lượng lớn nhất và
đạt 79,94 triệu lốp, tiếp theo là lốp xe con 38,7 triệu lốp, lốp xe buýt và xe tải 16,76
triệu lốp, lốp xe thương mại hạng nhẹ 9,73 triệu lốp… Xét về cơ cấu tiêu thụ cao su
tại Ấn Độ, trong năm tài chính 2014 - 2015, phân khúc săm lốp ô tô chiếm 66%
lượng tiêu thụ cao su, săm lốp xe 2 bánh chiếm 8%, còn lại là các sản phẩm cao su
khác. Tổng doanh thu từ phân khúc lốp xe của Ấn Độ trong năm tài chính 2014 -
2015 ước đạt khoảng 8,5 tỷ USD. Tổng doanh thu từ phân khúc sản phẩm cao su
ngoài lốp xe của Ấn Độ đạt khoảng 4,8 tỷ USD (Vinod Simon, 2016) [107]
1.4.4. Ngành cao su Thái Lan
Cây cao su khi du nhập vào Thái Lan được trồng chủ yếu ở vùng miền Nam
Thái Lan, sau đó loại cây này được mở rộng đến vùng Đông Bắc (Phụ lục 8, Hình
1). Sản lượng cao su Thái Lan tăng nhanh trong các thập niên vừa qua: từ 185.000
tấn năm 1961 đã tăng lên 4.973.000 tấn năm 2018. Hiện Thái Lan là nước sản xuất
và xuất khẩu cao su sơ chế dẫn đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt 4,3 triệu
tấn và tiêu thụ cao su nội địa là 627.000 tấn năm 2018 (Natural Rubber Trends
Statistic, August - December 2019, ANRPC).
Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan - RAOT (Rubber Authority of Thailand)
là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp& Hợp
tác xã Thái Lan.
Ngoài chức năng quản lý ngành, Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT)
thông qua Quỹ hỗ trợ tái canh cây cao su - ORRAF (Office of the Rubber
Replanting Aid Fund) hỗ trợ các hộ CSTĐ thành lập các hợp tác xã và tài trợ, cung
66

cấp vật tư phân bón và giống cho nông dân tái canh cây cao su với năng suất cao. Mặt
khác thành lập các chợ cao su trung tâm để hỗ trợ giao dịch mua bán của tiểu điền
không bị ép giá, việc mua bán công bằng và minh bạch.
Về sản xuất và tiêu thụ cao su, tại Thái Lan, với sự hỗ trợ của Viện Nghiên
cứu cao su Thái Lan, nhằm cải thiện chất lượng CSTĐ, các Trung tâm chế biến
tập trung theo nhóm được thành lập trên khắp đất nước với trên 90% vườn cây là
CSTĐ. Đến nay, có khoảng 700 hợp tác xã CSTĐ được thành lập ở Thái Lan, các
hợp tác xã này đủ khả năng chế biến cao su đạt tiêu chuẩn quốc tế và trực tiếp bán
cao su cho các nhà xuất khẩu và DN nước ngoài. Liên đoàn Hội người trồng cao su
Thái Lan được tổ chức trên cơ sở liên kết các Hội người trồng cao su ở các tỉnh do
Cục Khuyến Nông quản lý và hoạt động trên khắp đất nước.
Ở Thái Lan, để thực hiện thu mua cao su trực tiếp từ các hợp tác xã và các hội
người trồng cao su Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) đã thành lập 6 Chợ
cao su trung tâm hoạt động theo cơ chế đấu giá là Songkhla, Surat Thani, Nakhon Si
Thammarat, Yala, Buriram và Nong Khai tại những vùng trồng cao su chính của cả
nước như Hatyai, Surat Thani… . Với cơ chế này, giá mua bán được hình thành hợp
lý, CSTĐ không bị chèn ép bởi các nhà buôn trung gian.
Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ủy ban chính sách cao su quốc gia do Phó
Thủ tướng làm chủ tịch để phát triển ngành cao su. Nhằm nâng cao năng suất và thu
nhập của nông dân, kế hoạch phát triển ngành cao su theo từng 5 năm và chiến lược
dài hạn đến 20 năm được Ủy ban này xây dựng. Trong Chiến lược 20 năm ngành
cao su giai đoạn 2016-2036 Chính phủ Thái đã vạch ra 5 mục tiêu cụ thể để đạt
được vào năm 2036. Thứ nhất, giảm diện tích cao su từ 3,73 triệu hectare năm 2016
xuống 2,94 triệu hécta, chiếm 21% diện tích các đồn điền cao su. Thứ hai, nâng sản
lượng trung bình lên 360 kg/1.600 m2 (0,16 hec-ta), tăng 60% so với mức 224
kg/1.600 m2 năm 2016. Thứ ba, tăng thu nhập từ 11.984 baht/1.600 m2 năm 2016
lên 19.800 baht/1.600 m2 qua đó tăng 265% thu nhập trung bình của nông dân. Thứ
tư, mỗi năm tăng giá trị từ 250 tỷ baht năm 2016 lên 800 tỷ baht cao su tự nhiên và
các sản phẩm làm từ cao su xuất khẩu. Thứ năm là nâng tổng sản lượng cao su cao
su tiêu thụ nội địa mỗi năm từ mức 13,6% lên mức 35% (Ngọc Quang, 2019) [29].
67

1.4.5. Những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển ngành cao su Việt
Nam
Bài học thứ nhất, thành lập các tổ chức, cơ quan quản lý chuyên ngành
cao su để quản lý và định hướng phát triển
Ngành cao su Mã Lai, Thái Lan, Ấn Độ phát triển khác nhau với thế mạnh
riêng của từng nước, tuy nhiên có điểm chung là đều có các cơ quan quản lý nhà
nước quản lý chuyên ngành và điều hành trực tiếp. Ở Mã Lai có Tổng cục Cao su và
các tổ chức quản lý và hỗ trợ tiểu điền như RISDA, FELCRA, FELDA. Ở Ấn Độ có
Tổng cục Cao su Ấn Độ, ở Thái Lan có Cơ quan Quản lý Cao su (RAOT) trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Các cơ quan, tổ chức này được
thành lập nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển ngành cao su và cao su tiểu điền. Từ sự
phát triển và thành tựu của ngành cao su các nước nêu trên, ta thấy được vai trò và
sự cần thiết thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên ngành nhà nước để quản lý, điều
hành và hỗ trợ kịp thời các vấn đề của ngành cao su theo tình hình, thực trạng của
các nước. Hiện nay, ngành cao su Việt Nam chưa có cơ quan quản lý chuyên ngành
và những tổ chức tương tự như của các nước được nghiên cứu nêu trên. Vì vậy, việc
nghiên cứu thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên ngành để định hướng, quản lý,
điều hành trực tiếp ngành cao su là hữu ích và cần xem xét.
Bài học thứ hai, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong
sản xuất và tiêu thụ cao su.
Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ
cao su để tăng năng suất vườn cây, tăng tiêu thụ nội địa, phát triển công nghiệp chế
biến cao su tối đa hóa hiệu quả ngành cao su:
- Ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật về giống để tăng năng suất, chất
lượng vườn cây
Các yếu tố giúp vườn cây ngành cao su Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ đạt năng
suất cao, trong khi In-đô-nê-xia chỉ đạt năng suất thấp đã minh chứng cho việc ứng
dụng các tiến bộ về giống cao su của các nước. Năng suất và chất lượng vườn cao
su ở Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ đã được cải thiện liên tục thông qua các chương trình
tái canh, trồng mới cao su với những giống cao su cao sản. Chính phủ các nước đã
68

đầu tư nghiên cứu tạo ra giống cao su có năng suất cao và chuyển giao cho người
nông dân với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan khuyến nông về mặt kỹ thuật để tái
canh và trồng mới cao su thông qua các chương trình của các tổ chức FELCRA,
RISDA tại Mã Lai hay ORRAF ở Thái Lan. Điều này đã góp phần giúp các nước
này cải thiện năng suất, chất lượng vườn cây và hiệu quả chưỗi cung ứng ngành cao
su một cách đáng kể.
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để phát triển chế biến
sản phẩm cao su công nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất cao su và tăng tiêu
thụ nội địa.
Tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật để phát triển các ngành
công nghiệp sử dụng cao su, ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su của
Mã Lai đã đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, dẫn đầu về sản xuất găng tay cao su
toàn cầu, chiếm 63% sản lượng thế giới. Tiêu thụ cao su nội địa của Mã Lai những
năm qua gần như đã sử dụng hết sản lượng cao su trong nước, đạt 541.700 tấn và
528.100 tấn trên 603.300 tấn và 639.800 tấn của tổng sản lượng cao su cả nước năm
2018 và 2019. (ANRPC, August 2020).
Ngành chế biến sâu cao su phát triển nhờ sự hỗ trợ thuận lợi từ phát triển trồng
cao su và ở chiều ngược lại hoạt động trồng cao su nhận được tác động tích cực từ
sự phát triển của ngành chế biến sâu, qua đó làm gia tăng giá trị cao su, thúc đẩy
phát triển sản xuất.
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong ngành xây dựng
và cầu đường để thúc đẩy tiêu thụ cao su
Để thúc đẩy tiêu thụ nội địa cao su, ngoài ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để
phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su Thái Lan đã ứng dụng công
nghệ nhựa đường cao su trong xây dựng và bảo dưỡng đường xá tại một số tuyến
đường dẫn vào vườn cao su các Hợp tác xã tại Hat Yai, tỉnh Songkhla. Sau thời gian
đưa vào sử dụng, các đánh giá cho thấy đường nhựa cao su hóa với tỷ lệ cao su
khoảng 5% - 8% khối lượng chất kết dính bitumen sử dụng trong hỗn hợp bê tông
nhựa nóng đã cải thiện một số đặc tính của đường nhựa làm tăng hiệu quả sử dụng
một cách đáng kể.
69

Hiện tại các quốc gia sản xuất cao su có sản lượng lớn như Thái Lan và In-đô-
nê-xia có nhiều tuyến đường được xây dựng với nhựa đường cao su hóa và đưa vào
khai thác. Việc đẩy mạnh ứng dụng cao su vào ngành xây dựng và cầu đường đã cải
thiện hạ tầng cơ sở, tăng tiêu thụ nội địa, giảm áp lực dư cung, cải thiện giá cao su
và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt và hàng hóa Malaysia,
Tiến sĩ Datuk Seri Wee Jeck Seng cho biết, năm 2019, Mã Lai đã sử dụng khoảng
0,08% sản lượng cao su (khoảng 400 đến 500 tấn cao su) để xây dựng đường giao
thông bằng cách sử dụng công nghệ bitum cao su hóa và đang có kế hoạch xây
dựng thêm các tuyến đường hoặc lát đường bằng công nghệ này nối các khu vực
nông thôn và đường giao thông nông thôn (VRA, 8/2020) [17]
Bài học thứ ba, cao su tiểu điền phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo,
tạo việc làm và thu nhập ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách phát triển cao su tiểu điền (CSTĐ) đã có ở các nước nghiên cứu
nêu trên và đã đạt được một số thành công nhất định. Thu nhập của người dân
ngày càng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên các nước Thái Lan, Mã Lai, In-đô-nê-xia cũng
có những vùng sản xuất cao su kém hiệu quả và cho năng suất thấp, đặc biệt ở In-
đô-nê-xia. Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ kỹ năng nghề nghiệp và trình
độ học vấn của nông dân . Vì vậy, chính sách phát triển CSTĐ ngoài việc nghiên cứu
áp dụng các giống cao sản còn phải tập trung vào đào tạo, thường xuyên tập huấn
kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực sản xuất cao su để giúp bà con nông
dân nâng cao năng lực sản xuất. Tại In-đô-nê-xia, Chính phủ cũng có chính sách
phát triển cao su đại điền hạt nhân để hỗ trợ CSTĐ xung quanh và các khu vực lân
cận như là mô hình tham khảo nhưng mô hình này chưa được phát triển rộng rãi,
quy mô còn nhỏ.
Bài học thứ tư, thực hiện liên kết và hợp tác quốc tế để phát triển ngành
Để thực thi kế hoạch hành động theo thoả thuận của Hiệp định hợp tác, ba
nước Mã Lai, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã thành lập Hội đồng Cao su quốc tế ba Bên
(International Tripartite Rubber Council), gọi tắt là ITRC gồm đại diện của Chính
70

phủ và DN thuộc ngành cao su của ba nước nhằm kiểm soát việc dự trữ và quyết
định thời gian, mức xuất khẩu cao su đảm bảo quyền lợi chung và phát triển bền
vững ngành cao su của các nước.
Với tầm quan trọng của sự hợp tác và liên kết quốc tế, Việt Nam trong giai
đoạn trước mắt cần tham gia chặt chẽ với các tổ chức cao su khu vực và quốc tế mà
3 nước trên cũng là thành viên như Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á -
ARBC (Asean Rubber Business Council), Hội đồng Cao su quốc tế ba Bên
(International Tripartite Rubber Council), Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên
nhiên - ANRPC (Association of Natural Rubber Producing Countries), Hiệp hội
Cao su quốc tế - IRA (Intnernational Rubber Association) nhằm trao đổi thông tin
cung cầu thị trường, số liệu thống kê, thảo luận, phối hợp giải quyết các vấn đề phát
sinh, đề xuất các giải pháp về chính sách, chiến lược vì sự phát triển bền vững
ngành cao su, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, bảo vệ
môi trường và nhất là không bị tụt hậu.
Bài học thứ năm, thành lập các khu công nghiệp tiến đến thành phố cao
su
Để đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su các nước Mã Lai,
Thái Lan đã thành lập các khu công nghiệp cao su, thành phố cao su để kêu gọi đầu
tư trong nước và nước ngoài tiến đến hợp tác, liên kết các thành phố cao su liền kề
trong khu vực như trường hợp Thành phố Cao su ở Kedah của Mã Lai và Thành
phố Cao su ở Songkla của Thái Lan, tập trung tạo ra sự liên hoàn và thuận lợi trong
sản xuất, chế biến, giám định tiêu chuẩn chất lượng, gắn kết việc tăng cường kỹ
thuật công nghệ chế biến cao su với môi trường, sinh thái (The Government Public
Relations Department, 2016) [98].
Bài học thứ sáu, ứng dụng công nghệ thông tin tiết giảm chi phí tiếp thị,
tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng
Tại Mã Lai, nhằm tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng, giảm chi phí ở khâu
tiếp thị hỗ trợ tiểu điền cao su nhận biết và đạt được giá bán cao su tại vườn (farm-
gate price) tốt hơn, Chính phủ Mã Lai đã khởi động chương trình My Rubber
Online (MyROL). Mủ đông (Cup lumps) của các hộ tiểu điền sẽ được tập trung tại
71

các điểm thu gom, sau đó được giao dịch trực tuyến qua hệ thống MyROL và hệ
thống tự động chọn lọc người mua trả mức giá cao nhất.
Tại Thái Lan Chính phủ đã thành lập 6 Chợ cao su trung tâm trực thuộc Cơ
quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) tại Songkhla, Surat Thani, Nakhon Si
Thammarat, Yala, Buriram và Nong Khai. Chợ cao su trung tâm hoạt động theo
hình thức đấu giá, các hoạt động giao dịch, mua bán cao su được ứng dụng công
nghệ thông tin một cách công khai, minh bạch theo những quy định cụ thể, đã góp
phần định hướng giá cao su tại địa phương, tạo sự công bằng giữa người mua và
người bán về vấn đề chất lượng, trọng lượng và giá cả.
Bài học thứ bảy, thúc đẩy sự liên kết tập thể, hình thành hợp tác xã
Thúc đẩy sự liên kết tập thể, Thái Lan đã thành lập các hợp tác xã để ứng
dụng, chia sẻ các biện pháp thực hành nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả trong sơ chế,
kinh doanh cao su và hỗ trợ nông dân đạt được vị thế tốt hơn trong thương lượng,
giao dịch mua bán
Tại Ấn Độ, để thúc đẩy sự liên kết tập thể, Tổng cục Cao su Ấn Độ đã khuyến
khích thành lập khoảng 3.000 hội/nhóm các nhà sản xuất cao su (Rubber Producers’
Societies) - hình thức tập hợp các hộ nông dân cấp thôn, xã hoạt động như một "hội
nông nghiệp". Một số trong những hội/nhóm này đã xây dựng được thương hiệu
riêng đối với chủng loại cao su tờ chất lượng cao.
Bài học thứ tám, sử dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ các nước rất linh hoạt và kịp thời
đặc biệt là Mã Lai và Thái Lan, có thể phân thành 3 nhóm lớn mang tính tổng thể
cho xuất khẩu các mặt hàng cao su:
- Nhóm thứ nhất là ưu đãi thuế, trong đó có hoàn trả thuế, giảm, miễn thuế đối
với các sản phẩm trung gian nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Nhóm thứ hai là hoàn thuế, giảm thuế đối với nhóm thiết bị, máy móc nhập
khẩu để sản xuất xuất khẩu;
- Nhóm thứ ba là ưu đãi tín dụng, hỗ trợ đầu tư xúc tiến xuất khẩu và hoạch
định chiến lược thị trường xuất khẩu trung và dài hạn.
72

Bài học thứ chín, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Xúc tiến xuất khẩu có nhiều nội dung hoạt động phong phú nhưng ngoài các
hoạt động xúc tiến thương mại chung của quốc gia, các DN cao su của 3 nước nêu
trên, đặc biệt là của Thái Lan, Mã Lai chú trọng việc tìm hiểu những thị trường mục
tiêu thông qua thành lập các văn phòng hoặc sử dụng chuyên gia tư vấn sở tại theo
từng thị trường. Do đó, họ có những quyết sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thị
hiếu của thị trường, của từng khách hàng. Kinh nghiệm của một số nước thành công
trong lĩnh vực phát triển thị trường xuất khẩu cao su cho thấy, cần thiết có những tổ
chức chuyên trách trong nghiên cứu thị trường ngoài nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu và các tài
liệu liên quan, luận án đã xây dựng cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lý luận và thực
tiễn phát triển ngành cao su ở Việt Nam và một số quốc gia có đặc điểm, điều kiện
khá tương đồng với Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển
ngành cao su ở nước ta, cụ thể:
Nghiên cứu sinh đã xây dựng các khái niệm công cụ và khái niệm trung tâm
của luận án, đó là: Các khái niệm về cao su, phát triển và phát triển ngành cao su,
khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mối quan hệ giữa sự phát triển
ngành cao su với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt việc xây dựng khái
niệm phát triển ngành cao su, phân tích nội hàm của khái niệm này là cơ sở để
nghiên cứu sinh xây dựng các nội dung (Có thể hiểu như là câu trả lời cho câu hỏi,
phát triển ngành cao su ở Việt Nam là phát triển nội dung gì?). Theo nghiên cứu
sinh nội dung phát triển ngành cao su được đề cập đến 5 vấn đề trong 4 khâu đó là:
Khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến và khâu tiêu thụ (xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa). Nội dung này là phạm vi, định hướng để nghiên cứu sinh tiến hành đánh
giá thực trạng phát triển ngành cao su của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên
cứu sinh đã xây dựng chuỗi giá trị của ngành cao su, những nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình phát triển ngành cao su, khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển ngành
cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là nội dung
làm cơ sở để đánh giá những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển ngành cao su
73

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt trong mối quan hệ và lợi thế, yếu thế so sánh
của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.
Mặt khác, bằng việc nghiên cứu thực tiễn sự phát triển ngành cao su ở một số
nước ở Châu Á, Đông Nam Á có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam như: Mã
Lai, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Ấn Độ, nghiên cứu sinh đã đúc rút 9 bài học kinh
nghiệm, nhất là hệ thống các chính sách vĩ mô để xây dựng các giải pháp thúc đẩy
phát triển ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới, nội dung này là một phần
trong Chương 4 của Luận án.
74

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUNG
2.1.1. Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử
Trong luận án, nghiên cứu sinh dựa vào những nguyên lý, quy luật, phạm trù
của phép biện chứng duy vật để phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mà
luận án cần giải quyết.
Vận dụng Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để xem xét sự phát triển ngành
cao su Việt Nam trong mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội và môi trường hướng
đến phát triển bền vững và cụ thể trong mối quan hệ giữa các khâu của quá trình
phát triển: Khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến, khâu xuất khẩu, khâu tiêu
thụ trong nước... giữa các khâu có mối quan hệ biện chứng với nhau, có vị trí vai trò
khác nhau nằm trong thể thống nhất, như là quá trình tái sản xuất mở rộng ngành
cao su và vị trí, vai trò của các khâu cũng khác nhau.
Vận dụng Nguyên lý về sự phát triển để thấy được quá trình phát triển ngành
cao su Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của
các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số về tài chính, tiền
tệ, việc làm, thu nhập bình quân, xuất nhập khẩu, từ đó thấy được vị trí vai trò của
ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn nói riêng.
Vận dụng các quy luật cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử như quy luật về
sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật từ sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định để thấy
được nguồn gốc, động lực, phương thức và con đường của sự phát triển ngành cao
su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, có
sự đánh giá khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể của ngành cao su làm luận cứ đề ra
những chính sách giải pháp phù hợp, thúc đẩy ngành cao su phát triển đến năm
2030 và những năm tiếp theo.
75

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu chung


2.1.2.1 Phép trừu tượng hóa khoa học
Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế
chính trị học yêu cầu phải gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những sự việc ngẫu
nhiên không thuộc bản chất của nó, chỉ giữ lại những quá trình, hiện tượng vững
chắc, ổn định, điển hình tiêu biểu cho đối tượng nghiên cứu ấy.
Thứ nhất, nghiên cứu sinh đã gạt bỏ những nội dung ngẫu nhiên, ít liên quan
đến vấn đề nghiên cứu chỉ giữ lại những nội dung ổn định, bền vững bản chất. Khi
xác định những nội dung phát triển ngành cao su Việt Nam, tác giả đã căn cứ vào lý
luận đã trình bày, trừu tượng hóa và xây dựng nội dung phát triển, thực chất là đi trả
lời câu hỏi phát triển ngành cao su là phát triển những nội dung gì? Tác giả đưa ra
các nội dung mà có số liệu để trình bày, đánh giá đồng thời không đánh mất bản
chất tất nhiên của nội hàm phát triển ngành cao su Việt Nam.
Thứ hai, tách riêng một nhân tố hay một quá trình nào đó để nghiên cứu, tạm
thời gác lại các nhân tố hay quá trình khác. Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển ngành
cao su nghiên cứu sinh đã chia ra các khâu của sự phát triển để thuận lợi trong việc
đánh giá, phân tích với những số liệu rõ ràng theo chuỗi thời gian, phạm vi và đối
tượng thống nhất. Mục đích là tránh được những đánh giá chung chung, thiếu trọng
tâm trọng điểm, tránh được các yếu tố “gây nhiễu”. Nghiên cứu sinh đã cố gắng tách
riêng từng yếu tố sản xuất, thu mua, chế biến, thị trường tiêu thụ để có những đánh
giá cụ thể, chính xác, khoa học, đáp ứng được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
mà luận án đã đặt ra.
2.1.2.2. Phương pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic
Về cơ bản phương pháp này được biểu hiện trên hai vấn đề sau:
Một là, phương pháp nghiên cứu lô gích về thực chất chỉ là phương pháp lịch sử
đã thoát khỏi hình thái lịch sử và những hiện tượng ngẫu nhiên. Khi đánh giá sự phát
triển ngành cao su thiên nhiên và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo
những số liệu mà Nghiên cứu sinh thu thập được đảm bảo yếu tố lịch sử, phản ánh
k

đúng tiến trình lịch sử. Lịch sử không chỉ là những số liệu về thời gian, lịch sử còn
gắn với những chính sách, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội… Những
76

bài học kinh nghiệm cả về thành công và thất bại cũng gắn liền với những sự kiện lịch
sử, phải dựa vào lịch sử, quán triệt nguyên tắc lịch sử để có những nhận định, đánh
giá khoa học, chính xác theo nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu.
Hai là, phải hiểu luận điểm: lịch sử của đối tượng nghiên cứu bắt đầu từ đâu thì
quá trình tư duy về đối tượng cũng phải bắt đầu từ đó. Đối tượng nghiên cứu của
luận án đó chính là phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn do đó lịch sử nghiên cứu phải gắn liền với lịch sử phát triển
ngành cao su. Trọng tâm là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt với những
số liệu thông kê đầy đủ, đảm bảo phán ánh chân thực, chính xác mà vẫn tuân thủ
quan điểm lịch sử, hệ thống, tập trung là giai đoạn 2010 – 2018.
2.1.2.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu sự phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn, tác giả tiếp cận trên quan điểm hệ thống, đó là, thấy được
vai trò của ngành cao su, những nhân tố cả khách quan, chủ quan tác động, ảnh
hưởng đến sự phát triển của ngành cao su. Sự phát triển của ngành cao su phải đặt
trong chỉnh thể, thống nhất của nội dung CNH, HĐH đất nước nói chung và nông
nghiệp, nông thôn nói riêng.
2.1.2.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Khoa học, xét đến cùng là tìm ra những tri thức mới nhằm phục vụ cho con
người và sự phát triển của con người. Vì thế, trong nghiên cứu đặc biệt là những
nghiên cứu về kinh tế - xã hội nhất thiết phải sử dụng tổng hợp các phương pháp,
với nghiên cứu sinh việc sử dụng phương pháp liên ngành không là ngoại lệ và cần
thiết. Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu tác động của sự phát triển
sản xuất cao su đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tiến trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với sự kết hợp của các chuyên ngành: Kinh tế
Chính trị học, Kinh tế học, Xã hội học, Khoa học nông nghiệp.
Việc kết hợp với xã hội học giúp luận án nghiên cứu sâu hơn sự tác động của
sự phát triển sản xuất cao su đến các vấn đề của xã hội và kiến nghị những giải
pháp khắc phục những tác động tiêu cực một cách rõ ràng hơn, khả thi hơn.
77

2.1.2.5. Phương pháp hệ thống cấu trúc


Phương pháp hệ thống cấu trúc yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách
toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển,
trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động
của đối tượng. Trên cơ sở đó, trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh cố gắng làm rõ
việc phát triển ngành cao su trên nhiều mặt với các góc độ kinh tế, xã hội, môi
trường trong chuỗi sản phẩm của cây cao su, đã góp phần thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam như thế nào và cần có những giải pháp gì
để phát triển ngành cao su trong thời gian tới, phù hợp với định hướng, chiến lược
phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta theo quan điểm của Đảng và Nhà
nước.
2.1.2.6. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc
độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của
một đối tượng nào đó.
Ví dụ, việc phát triển cao su tạo việc làm, giúp ổn định và nâng cao thu nhập
của người dân, xoá đói giảm nghèo trên cơ sở nâng cao giá trị khai thác quỹ đất,
hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn qua đó đáp ứng được
yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn, góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Phương pháp diễn dịch ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương
pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các
hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.
Thông qua khảo sát thực tế, quan sát những thay đổi trong ngành cao su qua nhiều
năm, đánh giá những cải tiến ở từng vùng, khu vực trước và sau khi ngành cao su
thiên nhiên được phát triển tại đó. Bên cạnh việc đánh giá tổng quát bên ngoài,
nghiên cứu sinh còn thu thập các thông tin, số liệu thống kê về kinh tế, xã hội …
để làm cơ sở bổ trợ cho đề tài nghiên cứu được rõ ràng, chính xác hơn, mang tính
thuyết phục cao.
78

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA LUẬN ÁN


2.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án

Tổng quan lý thuyết và tài liệu Xây dựng Đánh giá thực trạng phát triển
về phát triển ngành cao su khung phân ngành cao su Việt Nam trong
trong quá trình CNH, HĐH tích quá trình CNH, HĐH nông
nông nghiệp nông thôn nghiệp, nông thôn.

Định hướng, giải pháp phát triển


ngành cao su Việt Nam đến năm 2030

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả.


Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.2.1.1. Bước 1: Tổng quan lý thuyết và tài liệu về phát triển ngành cao
su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Trình bày khái quát kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
chủ đề về ngành, phát triển ngành kinh tế kỹ thuật và phát triển ngành cao su cũng
như chủ đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
2.2.1.2. Bước 2: Xây dựng khung phân tích
Trên cơ sở tổng quan, nghiên cứu xây dựng khung phân tích cho đề tài bao
gồm: nội dung phát triển của ngành cao su (sản xuất cao su, thu mua, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm cao su và gỗ cao su); những tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế và
hiệu quả kinh tế xã hội của việc phát triển ngành cao su; những nhân tó ảnh hưởng
đến sự phát triển của ngành cao su.
2.2.1.3. Bước 3: Đánh giá thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Trên cơ sở lý luận về nội dung phát triển ngành cao su và các tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội của ngành cao su, thực hiện việc phân tích
đánh giá hiện trạng phát triển cùa ngành cao su trong giai đoạn 2005-2019, chủ yếu
giai đoạn 2010-2018 trên các nội dung sản xuất cao su, thu mua, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm cao su và gỗ cao su. Đồng thời thực hiện đánh giá chung sự phát triển
của ngành cao su bao gồm những thành tựu đã đạt được, những thiếu sót, tồn tại.
Trên cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su để
79

phân tích nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại trong phát triển ngành cao su
thời gian qua.
2.2.1.4. Bước 4: Định hướng, giải pháp phát triển ngành cao su Việt
Nam đến năm 2030
Trên cơ sở lý luận về sự phát triển của ngành cao su và phân tích đánh giá
thực trạng phát triển ngành cao su trong thời gian qua để thực hiện: (i) Dự báo tình
hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030; (ii) Xác định các quan điểm về
phát triển ngành cao su; (iii) Xác định định hướng phát triển ngành cao su; (iiii) Xây
dựng hệ thống giải pháp phát triển ngành cao su đến 2030.
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu khoa học của các
tác giả trong và ngoài nước đã được nghiệm thu và công bố, các báo cáo của các tổ
chức, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan về phát triển sản xuất cao su
bao gồm Báo cáo tổng kết kết quả SX-KD hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp
Cao su và 15 Công ty thành viên. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các báo phổ
thông và trên mạng internet.
Thực hiện việc xử lý phân tích tổng hợp các thông tin thứ cấp đã thu thập (i)
phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp các dữ liệu định tính để làm rõ các nội dung
nghiên cứu (ii) thực hiện các thống kê mô tả: tính toán các giá trị trung bình, tần số,
tần suất, hình thành các biểu, bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị v.v....
Từ thống kê, nghiên cứu sinh tiến hành mô tả sự biến thiên của các đại lượng,
ý nghĩa, mối quan hệ, tác động giữa các tiêu chí từ đó thấy được những thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân của vấn đề phát triển ngành cao su trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo
bằng cách tập hợp và phỏng vấn thu thập ý kiến các chuyên gia đầu ngành, có kinh
nghiệm lâu năm và chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực luận án đang thực hiện nghiên
cứu. Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản
80

ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia trong ngành và xử lý thống kê
các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là thu thập những
đánh giá khách quan, đánh giá chuyên sâu về quá trình thay đổi, phát triển, nâng cao
đời sống, kinh tế xã hội tác động đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong
suốt nhiều thập kỷ qua thông qua lịch sử phát triển của ngành cao su.
Trong luận án, nghiên cứu sinh cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các nhà quản lý SX-KD về các nội dung và kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn
hoặc trao đổi trực tiếp trong các hội thảo, hội nghị ngành cao su. Từ đó, hệ thống
lại các đánh giá, dự báo của các chuyên gia.
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định
tính.
Phương pháp phỏng vấn định tính được thực hiện trên cơ sở làm rõ thực trạng
phát triển của ngành cao su, đánh giá những thành tựu đã đạt được, tìm ra những
thiếu sót tồn tại và phát hiện những nguyên nhân của những thiếu sót tồn tại của
ngành cao su trong thời gian qua nhằm mục tiêu là tìm ra định hướng và giải pháp
cho sự phát triển của ngành cao su trong giai đoạn tới.
Phương pháp chọn mẫu định tính được thực hiện với cở mẫu là 16 DN cao su
theo phương pháp lựa chọn có chủ đích là Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam
(VRG) và 15 công ty thành viên trực thuộc.
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) là DN nhà nước có qui mô sản xuất
CSĐĐ lớn nhất, với tổng diện tích cao su tại Việt Nam khoảng 293.300 héc-ta và
sản lượng 277.300 tấn năm.
- 15 công ty thành viên trực thuộc VRG bao gồm:
+ 8 Công ty Cao su khu vực Đông Nam Bộ có diện tích là 124.815 hec-ta
với sản lượng 149.659 tấn trên tại địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh, gồm có 5 công ty TNHH Một Thành Viên: Công ty TNHH
MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su
Phú Riềng, Công ty Cao su Lộc Ninh, Công ty Cao su Bình Long và 3 Công ty Cổ
phần: Công ty CP Cao su Phước Hòa, Công ty CP Cao su Đồng Phú, Công ty CP
Cao su Tân Biên.
81

+ 7 Công ty Cao su TNHH Một Thành Viên tại khu vực Tây Nguyên với
diện tích 52.469 héc-ta và sản lượng là 43.483 tấn trên tại địa bàn các tỉnh Gia Lai,
Kon Tum, Đăk Lăk gồm: Công ty Cao su Chư Sê, Công ty Cao su Chư Pah, Công
ty Cao su Ea H’leo, Công ty Cao su Krong Buk, Công ty Cao su Mang Yang, Công
ty Cao su Kon Tum, Công ty Cao su Chư Prông.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su và 15 công ty trực thuộc Tập đoàn có tính đại
diện cao cho toàn ngành cao su vì:
+ Quy mô sản xuất của Tập đoàn cao su chiếm đến 30% diện tích và sản lượng
cao su cả nước.
+ Địa bàn hoạt động của Tập đoàn cao su với 15 DN thành viên trãi rộng từ
Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên, là hai khu vực SX-KD cao su chủ yếu của cả nước.
+ Tập đoàn Công nghiệp Cao su và 15 DN thành viên không chỉ sản xuất cao
su và các sản phẩm cao su, gỗ cao su mà còn khép kín chuỗi sản xuất và tiêu thụ cao
su trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mẫu khảo sát thực địa ở đây không có đại diện của DN sản xuất cao su tư
nhân và nước ngoài do qui mô vườn cây sản xuất cao su của các DN khu vực này
chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngành cao su. Điều này được bổ sung làm rõ bằng dữ liệu
thống kê tổng hợp về tình hình hoạt động, SX-KD cao su của cả nước thông qua số
liệu của vườn cây cao su đại điền và tiểu điền trong phần phân tích thực trạng của
luận án.
Về hình thức khảo sát định tính, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu không
cấu trúc và bán cấu trúc bằng hướng dẫn phỏng vấn sâu, trực tiếp phỏng vấn hoặc
thông qua mail, điện thoại lấy ý kiến lãnh đạo các đối tượng khảo sát là DN.
Quá trình xử lý các dữ liệu định tính thu thập được từ phỏng vấn sâu, phỏng
vấn chuyên gia được (i) nhập dữ liệu phỏng vấn vào cây dữ liệu “note tree” theo các
nội dung và từ khóa; (ii) lập bảng phân tích ma trận dữ liệu theo 2 chiều: đối tượng
phỏng vấn và từ khóa; (iii) So sánh đối chiếu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu
học của đối tượng được phỏng vấn với nội dung trả lời phỏng vấn theo từ khóa cũng
như tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung trả lời phỏng vấn giữa các từ khóa với
nhau; đồng thời liên hệ với lý luận để rút ra các nhận định cần thiết về hiện trạng
82

phát triển ngành cao su và định hướng giải pháp cho giai đoạn tới. Các kết luận rút
ra từ kết quả khảo sát định tính được được đưa vào luận án trong phần phân tích
thực trạng và phương hướng giải pháp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Việc xác định các phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
quá trình thực hiện luận án. Nó giúp cho luận án được hoàn thiện theo một trình tự
logic, khoa học phù hợp với chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tổng quan lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề
tài, nghiên cứu sinh đã xác định phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
phù hợp với chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Phương pháp tiếp cận của vấn đề nghiên
cứu trên cơ sở phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử với các phương
pháp tiếp cận cụ thể như: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý về sự phát
triển, Phép trừu tượng hóa khoa học, Phương pháp phân tích mâu thuẫn, Phương pháp
phân tích lịch sử thống nhất với logic, Phương pháp tiếp cận liên ngành, tiếp cận hệ
thống.
Với phương pháp tiếp cận nêu trên, các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được
nghiên cứu sinh tiến hành phù hợp với các nguồn số liệu để đánh giá đầy đủ thực trạng
của vấn đề nghiên cứu theo sơ đồ nghiên cứu và khung phân tích. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp chuyên gia,
Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình phỏng vấn sâu định tính.
Nghiên cứu sinh đã thu thập, trình bày hệ thống thông tin và dữ liệu nghiên cứu
gồm cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, là cơ sở cho việc khảo sát đánh giá thực
trạng. Trong nội dung này phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình (case study
method) được sử dụng, thông qua các công cụ phân tích như đã trình bày ở trên
cùng với phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia để nghiên cứu việc phát triển ngành
cao su, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển để đề xuất các giải pháp phù hợp trong
điều kiện Việt Nam.
83

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU


VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN
3.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO
SU THIÊN NHIÊN
Theo nhiều tài liệu cho thấy, cây cao su xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp
thuộc cuối thế kỉ XIX (1897). Nhận thấy Việt Nam là nơi có những điều kiện thuận
lợi vượt trội để phát triển cao su, từ năm 1906 các công ty của thực dân Pháp tập
trung đầu tư mạnh vào việc trồng và khai thác cao su ở miền Nam và đã đạt đến
140.000 ha vào năm 1960. Tuy nhiên đến 1975 diện tích cao su chỉ còn khoảng
75.000 ha nhưng bị chiến tranh, bom mìn tàn phá nặng nề.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, để cung
cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, Chính phủ đã
quốc hữu hóa toàn bộ các đồn điền cao su của thực dân, địa chủ. Trên cơ sở đó các
vườn cây cao su và các nhà máy chế biến đã được Nhà nước khôi phục, sửa chữa,
vận hành và không ngừng được mở rộng với quy mô, sản lượng, giá trị ngày một
lớn, hình thành các trung tâm cao su trọng điểm ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền
Trung và Tây Nguyên.
Chính sách phát triển SX-KD ngành cao su từ năm 1975 đến nay (Phụ lục 1)
có thể khái quát qua các giai đoạn, như sau:
Giai đoạn khôi phục sản xuất (1976 - 1980): Đất nước vừa thoát khỏi chiến
tranh, nền kinh tế chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó ngành
cao su đã bước vào giai đoạn tái thiết, khôi phục và nhanh chóng ổn định đời sống
cho người lao động. Đến cuối năm 1980 diện tích cao su đạt khoảng 87.700 héc-ta
với sản lượng là 41.100 tấn/năm. Trong giai đoạn này trồng mới và tái canh khoảng
14.000 ha với tốc độ bình quân đạt khoảng 2.800 ha/năm. Tuy nhiên năng suất vườn
cây rất thấp, bình quân chỉ đạt 0,5 tấn/ha. Tỉ lệ vườn cây phải thanh lý lên đến 25%
trên tổng số diện tích trồng mới hàng năm do chất lượng vườn cây trồng mới kém, tỉ
lế cây sống thấp.
84

Giai đoạn phát triển vườn cây, quy mô sản xuất (1981 - 1995): Ngày 12
tháng 4 năm 1981, Tổng cục Cao su được thành lập theo Nghị Định số 159/CP của
Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành cao su Việt Nam. Trong giai
đoạn 1981-1985 nhờ sự hỗ trợ vốn từ Liên Xô nên diện tích cao su phát triển rất
nhanh đạt 105.000 ha cao su trồng mới (bình quân 20.000 ha/năm) và 33.000 ha
được trồng trong năm 1984, một mức kỷ lục mới trong lịch sử ngành cao su Việt
Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cao su phát triển phù hợp với tiềm năng lợi
thế các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung.
Chất lượng vườn cây từ năm 1981-1985 tuy có tăng nhưng chưa đạt, năng suất
vẫn còn rất thấp, chỉ ở mức 0,78 tấn/ha/năm do phát triển vườn cây với tốc độ quá
nhanh. Giai đoạn tiếp theo từ năm 1986-1995, chất lượng vườn cây cao su tốt hơn,
45.000 ha vườn cây cao su đã được Tổng Công ty Cao su Việt Nam ( hiện là VRG)
trồng trong thời gian này với tỷ lệ sống cao, bình quân khoảng 93%. Sau gần 10
năm đầu tư mở rộng sản xuất ngành cao su đã có bước phát triển vững chắc hơn,
các vườn cây đã được định hình và hệ thống nhà máy chế biến tại các công ty cao
su ở khu vực miền Đông Nam Bộ đã được nâng cấp, trang bị công nghệ và thiết bị
tiên tiến hơn. Nhiều đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn các tỉnh cũng tham
gia tổ chức trồng cây cao su. Song song đó, phong trào trồng CSTĐ trong nhân dân
cũng phát triển mạnh nhờ có sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước ở vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên. Phát triển cao su trên cơ sở hợp tác với các tổ chức, DN
nước ngoài cũng được triển khai, ở Đắc Lắc trên cơ sở liên doanh với Cộng hòa
Liên bang Đức và ở tỉnh Bà Rịa với Cộng hòa Bê-la-rut (Liên xô trước đây). Tổng
diện tích cao su Việt Nam lên đến 278.400 ha và sản lượng sản xuất đạt 124.700
tấn/năm vào cuối năm 1995.
Giai đoạn phát triển SX - KD và tái cấu trúc hướng đến phát triển bền
vững (từ 1995 đến nay):
Tổng Công ty Cao su Việt Nam được Chính phủ đánh giá cao và chọn thí
điểm xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh theo tinh thần Nghị định số 91/TTG
ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là kết quả của quá trình vượt qua
muôn vàn khó khăn và từng bước đứng vững và thích nghi được với cơ chế thị
85

trường sau 10 năm đổi mới (1986-1995). Tập đoàn cao su đã thực hiện sắp xếp lại
các đơn vị sản xuất, lưu thông phân phối và các đơn vị sự nghiệp trong phạm vi cả
nước. Đến năm 2006, diện tích cao su Việt Nam tăng gần gấp hai lần và sản lượng
tăng hơn bốn lần so với năm 1995 với tổng diện tích là 522.200 héc-ta và với sản
lượng là 554.000 tấn. Từ tháng 10/2006 theo Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG)
được thành lập. Với chủ trương phát triển và sự hỗ trợ của Chính phủ, từ 2006 trở đi
diện tích cao su phát triển rất nhanh, đặc biệt là cao su tiểu điền. Đến năm 2019
tổng diện tích cao su Việt Nam là 941.300 héc-ta và sản lượng 1.185.000 tấn tăng
gấp hai lần so với năm 2006 và gần gấp mười lần so với năm 1995 (VRA, 2020).
Năm 2013 Chính phủ phê duyệt đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững tại Quyết định (899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013). Theo
Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cao su được
xác định là 1 trong 4 nông sản được đưa vào thí điểm trong Chương trình quốc gia
giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, VRG là DN tiên phong trong tái
cấu trúc phát triển bền vững và đã thực hiện cổ phần hoá theo phương án sắp xếp,
đổi mới các công ty, đơn vị trực thuộc và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
từ ngày 01/6/2018. Hiện VRG đang quản lý gần 410.000 ha cao su (293.000 ha
trong nước và hơn 116.000 ha ở Lào và Campuchia), phát triển chuỗi sản xuất theo
mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp công nghệ cao.
Cây cao su vừa cho mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo
vệ môi trường, sinh thái. Diện tích trồng cao su chiếm trên 50% tổng diện tích đất
trồng cây công nghiệp dài ngày của Việt Nam, (941 ngàn ha/1.845 ngàn ha cây
công nghiệp lâu năm, Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, 2019) .
Ngành cao su từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đã giải quyết công ăn việc
làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Xuất khẩu cao su và sản phẩm cao su hiện là một trong những mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD/năm.
Trong khi sản xuất các ngành nông nghiệp của Việt Nam ở nông thôn còn nhỏ, lẻ,
công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa chưa phát triển thì ngành sản xuất, chế
86

biến cao su thực sự là sản xuất nông sản hàng hóa. Ngành cao su ngày càng khẳng
định vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta và đang hướng đến
phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN


3.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ 1897. Trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn, với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng thuận lợi Việt
Nam đã lựa chọn cây cao su là một trong những cây chủ lực.
Trong giai đoạn 1980 – 2015, cao su Việt Nam phát triển nhanh, về diện tích
tăng trưởng hàng năm khoảng 7,1% và về sản lượng khoảng 9,2 %. Năng suất cây
cao su đã tăng từ 703 kg/ha năm 1980 lên 1,441kg/ha năm 2005 (tăng hơn 2,4 lần).
Trong suốt hơn 10 năm qua từ 2007 đến nay năng suất cao su đạt quanh mức 1.600
- 1.700 kg/ha (VRA, 2020).
Từ năm 2015 trở lại đây, do giá cao su trên thị trường thế giới giảm sâu nên
diện tích vườn cây cao su chửng lại và bắt đầu có dấu hiệu giảm, năm 2014 là
978.900 héc-ta song đến năm 2019 còn 941.300 héc-ta. Ngoài ra, theo kết quả khảo
sát Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và 15 công ty cao su thành viên cho
thấy: nhiều công ty cao su ở Đông Nam bộ có diện tích đất bị thu hẹp do chính
quyền địa phương thu hồi đất phục vụ các công trình hành chính, phúc lợi xã hội tại
địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh… Tuy nhiên dù diện tích giảm
nhưng sản lượng vẫn tăng và năng suất vẫn ổn định do diện tích vườn cây thu hoạch
tăng (diện tích thu hoạch năm 2014 là 570.000 ha, năm 2019 tăng lên 710.700 ha).
Bảng 3.1. dưới đây cho thấy từ năm 2005 đến 2019, diện tích cây cao su tăng
từ 482.700 héc-ta lên đến 941.300 ha, diện tích thu hoạch và sản lượng cũng tăng
nhanh chóng, ước đạt 1.185.000 tấn, với năng suất đạt 1.668kg/ ha.
Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam năm 2005 – 2019
Năm Diện tích Tăng trưởng Diện tích Sản lượng Tăng trưởng Năng suất
(ha) (%, ha) thu hoạch (tấn) (%, tấn) (kg/ha)
(ha)
2005 482.700 --- 334.200 481.600 --- 1.441
87

Năm Diện tích Tăng trưởng Diện tích Sản lượng Tăng trưởng Năng suất
(ha) (%, ha) thu hoạch (tấn) (%, tấn) (kg/ha)
(ha)
2006 522.200 8,18% (39.500) 356.400 555.400 15,32% (73.800) 1.558
2007 556.300 6,53% (34.100) 377.800 605.800 9,07% (50.400) 1.603
2008 631.500 13,52% (75.200) 399.100 660.000 8,95% (54.200) 1.654
2009 677.700 7,32% (46.200) 418.900 711.300 7,77% (51.300) 1.698
2010 748.700 10,48% (71.000) 460.000 751.700 5,68% (40.400) 1.712
2011 801.600 7,07% (52.900) 510.000 789.400 5,02% (37.700) 1.716
2012 917.900 14,51% (116.300) 548.100 877.200 11,12% (87.800) 1.720
2013 958.800 4,46% (40.900) 563.600 947.100 7,97% (69.900) 1.728
2014 978.900 2,1% (20.100) 570.000 966.600 2,06% (19.500) 1.696
2015 985.600 0,68% (6.700) 604.300 1.012.700 4,77% (46.100) 1.676
2016 973.500 - 1,23% (-12.100) 621.400 1.035.300 2,23% (22.600) 1.666
2017 969.700 - 0,39% (-3.800) 653.200 1.094.500 5,72% (59.200) 1.676
2018 965.400 - 0,44% (-4.300) 686.400 1.142.000 4,34% (47.500) 1.664
2019 941.300 - 2,5% (-24.100) 710.700 1.185.200 3,78% (43.200) 1.668
Nguồn: VRA (2020)

Hộp 1: Ý kiến Chuyên gia - 01 về nguyên nhân diện tích cao su giảm.
Nguyên nhân diện tích cao su giảm là do:
- Giá cao su giảm sâu và thiếu ổn định.
- Quỹ đất sử dụng trồng cây cao su không tăng mà còn giảm bớt do Chính quyền thu hồi
đất cho các công trình phúc lợi, xã hội, các khu công nghiệp hay các dự án khác …
- Các vườn cây do hộ tiểu điền, các doanh nghiệp tư nhân trồng ở những vùng không
hiệu quả nên phải chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc trồng các loại cây khác có hiệu quả
hơn.
3.2.2. Sự phân bố sản xuất cao su ở Việt Nam
Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và
Miền Trung.
Đông Nam bộ là vùng có điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái thích hợp nhất để
phát triển cao su, được chon lựa để trồng cây cao su đầu tiên vào năm 1897. Hiện là
88

vùng cao su truyền thống ở Việt Nam, có diện tích vườn cây lớn nhất nước với
548.900 ha và năng suất bình quân từ 2-2,2 tấn/ha/năm
Với 248.100 ha cao su, Tây Nguyên là vùng cao su lớn thứ hai của Việt Nam.
Tại đây, cây cao su phát triển diện rộng từ 1957 sau khi được trồng thử từ những
năm 1920. So với vùng Đông Nam bộ, ở Tây Nguyên sản lượng và năng suất của
cây cao su có hạn chế hơn, chỉ đạt từ 1,5 - 2 tấn/ ha /năm do phần lớn diện tích cao
su có cao trình từ 400 – 700 m so với mặt nước biển.
Với 140.500 ha, Duyên hải miền Trung là vùng cao su lớn thứ ba của Việt
Nam. Cây cao su phát triển quy mô lớn trong những năm 1960 sau khi được trồng
thử từ năm 1958. Cây cao su được phát triển trở lại ở Bắc Trung bộ và mở rộng đến
Nam Trung bộ từ những năm 1990.
Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo
vùng năm 2017 – 2019
Vùng Diện tích (ngàn ha) Diện tích thu hoạch Sản lượng (ngàn tấn) Năng suất
trồng
Tỷ trọng (%) (ngàn ha) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) (kg/ha/năm)
2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019
Đông 548,9 497,13 542,4 417,2 432,1 435,6 777,2 809,9 812,4
Nam Bộ 1.863 1.874 1.865
56,6% 56,9% 57,6% 63,9% 63,0% 61,3% 71,0% 70,9% 68,5%
Tây 249 247 234,6 152,5 160,6 173,1 215,3 219,8 254,6
Nguyên 1.412 1.368 1.471
25,7% 25,6% 24,9% 23,3% 23,4% 24,4% 19,7% 19,2% 21,5%
Bắc
Trung Bộ 141,4 138,7 134,6 80,8 86,0 91,3 99,9 106,9 109,7
và Duyên 1.237 1.243 1.202
14,6% 14,4% 14,4% 12,4% 12,5% 12,8% 9,1% 9,4% 9,3%
hải miền
Trung
Miền Bắc 30,3 29,9 29,5 2,6 7,5 10,5 1,9 5,2 8,3
730 699 785
3,1% 3,1% 3,1% 0,4% 1,1% 1,5% 0,2% 0,5% 0,7%
Tổng 1.676 1.664 1.668
969,6 965,4 941,3 653,2 686,4 710,7 1.094,5 1.142,0 1.185,2
cộng

Nguồn: VRA (2020)


3.2.3. Các loại hình trồng cao su ở Việt Nam
Tổng diện tich cao su Việt Nam năm 2019 là 941.300 héc-ta, gồm cao su đại
điền (CSĐĐ) và cao su tiểu điền (CSTĐ). Bảng 3.3 dưới đây cho thấy diện tích, sản
89

lượng, năng suất vườn cây của các thành phần trồng cao su theo loại hình sản xuất.
Tham gia trồng CSĐĐ chủ yếu là các DN cao su nhà nước, DN cao su tư nhân và
CSTĐ là các hộ trồng cao su.
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng và năng suất vườn cao su tại Việt Nam theo loại
hình sản xuất, năm 2016 – 2019

Loại Diện tích Diện tích thu hoạch Sản lượng Năng suất
hình (ngàn héc-ta) (ngàn héc-ta) (ngàn tấn) (kg/ha/năm)
sản 201 201 201 201 201 201 201 201 201 201
xuất 2016 2019 2016 2017 2018 2019
6 7 8 9 6 7 8 9 7 8
Đại
498 474 475 452 264 256 278 284 440 416 436 453 1.671 1.621 1.570 1.594
điền
Quốc
418 405 405 361 244 230 250 240 407 375 393 386 1.672 1.626 1.569 1.609
doanh

80 69 69 90 20 26 27 44 33 41 43 67 1.654 1.579 1.575 1.510
nhân
Tiểu
474 495 491 488 357 396 411 425 594 678 701 731 1.663 1.711 1.705 1.717
điền
Tổng 1.09 1.13
973 969 966 941 621 653 689 710 1.035 1.185 1.666 1.676 1.650 1.668
cộng 4 7

Nguồn: VRA (2020)


(1) Doanh nghiệp trồng cao su đại điền (CSĐĐ):
Hiện nay, hầu hết cao su đại điền ở Việt Nam là của các DN nhà nước, DN tư
nhân và một vài công ty có vốn nước ngoài.
Sau 1980, cây cao su được phát triển với tốc độ nhanh, chủ yếu dưới hình thức
đại điền do các công ty nhà nước quản lý. Trong những năm giá cao su và thị
trường tiêu thụ thuận lợi mang đến lợi nhuận cao đã thu hút nhiều DN tư nhân tham
gia trồng cao su với quy mô từ vài trăm đến vài ngàn ha.
Theo kết quả khảo sát 391.500 hec-ta trên 474.652 hec-ta cao su đại
điền của Tổng cục Thống kê, đến năm 2017 có 159 DN cao su, bao gồm 60 DN
nhà nước, 95 DN tư nhân và 4 DN nước ngoài tham gia vào khâu trồng cao su với
khoảng 106.000 lao động.
90

Bảng 3.4: Thống kê các loại doanh nghiệp sản xuất cao su được khảo sát
năm 2017
Tỷ trọng
Loại Số Diện tích trồng Lao động Tỷ trọng lao
diện tích
doanh nghiệp lượng (ha) (người) động (%)
(%)
Nhà nước 60 344.536 100.204 88 94,6
Tư nhân 95 45.698 5.317 11,7 5,0
Nước ngoài 4 1.290 354 0,3 0,4
Tổng 159 391.525 105.875 100 100

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)


- Doanh nghiệp cao su nhà nước:
Trong 391.525 héc-ta cao su đại điền có 344.536 héc-ta cao su do 60 doanh
nghiệp nhà nước thực hiện với trên 100.000 lao động. Như vậy, sản xuất cao su của
doanh nghiệp nhà nước hầu hết là cao su đại điền, chiếm gần 95% tỷ trọng về lao
động và gần 88% diện tích vườn cây.
Doanh nghiệp nhà nước có qui mô sản xuất cao su đại điền lớn nhất trong
nước là Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) với khoảng 293.300 héc-ta và sản
lượng 277.300 tấn năm, thu mua mủ cao su từ các hộ tiểu điền từ 60-75 ngàn
tấn/năm và có kế hoạch thu mua hơn 100.000 tấn/ năm sau 2020, với các công ty
thành viên trực thuộc ở hầu hết các vùng cao su trọng điểm với tổng diện tích cao su
tại Việt Nam (Báo cáo của VRG, 2019)
Ngoài ra, chính quyền địa phương và một số đơn vị quốc phòng có một số
doanh nghiệp nhà nước có diện tích cao su khá lớn ở Tây Nguyên, Bình Phước, …
- Doanh nghiệp cao su tư nhân:
Năm 2001 diện tích cao su của các doanh nghiệp nhà nước là 275.900 ha, diện
tích cao su tiểu điền do nông dân trồng là 139.900 hécta (Theo số liệu tổng hợp của
Hiệp hội Cao su - Biểu đồ 3.1). Từ khoảng năm 2008, các doanh nghiệp tư nhân
mới tham gia trồng cao su với diện tích đạt khoảng 3.000 ha khi giá cao su trên thị
trường thế giới đạt mức cao. Đến năm 2017, doanh nghiệp tư nhân tham gia sản
xuất cao su chiếm 13,2% diện tích của các doanh nghiệp nhà nước và thấp hơn
nhiều so với diện tích cao su tiểu điền với 95 doanh nghiệp tư nhân có tổng diện
91

tích cao su là 69.063 ha. Một số DN tư nhân có diện tích cao su lớn như Công ty CP
Hoàng Anh Gia Lai, Công Ty CP Cao su Trung Nguyên, Công ty CP Cao su Hòa
Lâm … (VRA, 2018)
Biểu đồ 3.1. Phát triển cao su quốc doanh, tiểu điền và tư nhân, 2001 - 2017

Nguồn: VRA (2018)


. - Hộ trồng cao su tiểu điền (CSTĐ)
Trong giai đoạn 2006 – 2015 hộ trồng CSTĐ phát triển rất nhanh. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 có khoàng 258.000 hộ trồng cao su
và đến 2017 tổng số hộ tham gia trồng cao su là 263.876 hộ với tổng diện tích là
495.033 hec-ta, trong đó có 80% diện tích vườn cây trong giai đoạn đang
cho thu mủ. Có khoảng 81.330 hộ có diện tích vườn cây từ 1-2 hec-ta/hộ,
chiếm khoảng 30%, số hộ có diện tích từ 0,5 hec-ta – 01 hec-ta chiếm
khoảng 21,7% và số hộ có diện tích dưới 0,5 hec-ta/hộ chiếm khoảng
19,4%, bình quân diện tích cao su mỗi hộ khoảng 1,88 hec-ta. CSTĐ chủ
yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam bộ (chiếm đến 57% tổng số hộ năm
2017, tăng đến 118% so với 2006), thứ hai là Tây Nguyên (chiếm 22%, tăng
290% số hộ so với 2006), Duyên hải miền Trung đứng thứ ba với gần 20%
số hộ, tăng 103,6% so với năm 2006). Trong những năm gần đây CSTĐ đã
bắt đầu phát triển ở miền núi phía Bắc, đến năm 2017 có khoảng 5200 hộ,
92

chiếm khoảng 2% số hộ trồng cao su (Tổng cục Thống kê 2018) Theo số


liệu của các DN lớn của nhà nước khu vực CSĐĐ, mỗi 3 hec-ta cao su cần
01 lao động, do đó với 495.033 hec-ta, CSTĐ cần ít nhất khoảng 135.000 lao
động thường xuyên, chưa tính lao động gia thuộc và thời vụ .
Hiện nguồn cung cao su từ CSTĐ có tỷ lệ lớn nhất, chiếm 62% trong tổng
lượng cung của cả nước, nguồn cung từ các DN nhà nước chỉ chiếm khoảng 34,2%
DN tư nhân và DN nước ngoài chỉ chiếm 3,8%.
Biểu đồ 3.2. Số hộ trồng cao su ở Việt Nam năm 2017 theo diện tích

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Hộp 2: Ý kiến chuyên gia - 02 về cao su tiểu điền (CSTĐ)


- Trong những năm trước đây CSTĐ phát triển nhanh là do giá cao su tốt, lợi
nhuận cao và việc trồng cao su cũng không quá khó khăn phức tạp.
- Trong những năm gần đây diện tích cao su giảm do giá cao su giảm sâu, lợi
nhuận thấp một số tiểu điền đã chuyển sang trồng những cây trồng khác.
- Hạn chế lớn nhất của CSTĐ là đầu tư, chăm sóc chưa đúng mức, kỹ thuật
thấp, chất lượng sản phẩm cao su chưa đảm bảo.
93

3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU THU MUA MỦ CAO SU


Hiện nay, khâu thu mua mủ cao su nguyên liệu của tiểu điền có sự tham gia
của rất nhiều đối tượng gồm DN nhà nước, DN tư nhân và tư thương, nhưng chủ
yếu được thực hiện từ các DN tư nhân và tư thương.
Mủ cao su của các hộ gia đình chủ yếu được bán bán qua trung gian là tư
thương hoặc bán trực tiếp cho nhà máy sơ chế mủ cao su ở địa phương có khoảng
cách gần với các hộ. Tham gia vào khâu thu mua mủ từ các hộ tiểu điền cón có các
doanh nghiệp tư nhân và nhiều DN nhà nước dù đã có vườn cây cao su. Để mủ cao
su đến các nhà máy chế biến, nguồn mủ từ hộ tiểu điền phải trải qua nhiều khâu
trung gian với nhiều cấp và giá cả chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Thành phần
khâu trung gian đa dạng, bao gồm các đại lý thu mua của nhà máy, các đại lý thu
mua trong địa bàn huyện, thôn, ấp. Do hiện vẫn còn thiếu các cơ chế đảm bảo các
thông tin về giá mủ được minh bạch nên tình trạng thương lái ép giá hộ tiểu điền
xảy ra tương đối phổ biến ở một số nơi và gây thiệt hại cho họ.

Hộp 3: Ý kiến của chuyên gia – 03 về cao su tiểu điền.


Nguyên nhân giá cao su của các hộ tiểu điền thấp là vì:
- Vùng trồng cao su của các hộ tiểu điền thường xa địa bàn thu mua và/hoặc nhà
máy chế biến;
- Thu mua phải trải qua nhiều khâu trung gian nhiều cấp đại lý và thương lái;
- Chất lượng mủ cao su của các hộ tiểu điền thường thấp do thiếu các thông tin
hướng dẫn kỹ thuật và thiếu kiểm tra chất lượng;
- Khối lượng bán từ hộ tiểu điền nhỏ.

Sự tiếp cận và am hiểu về giá cả,, thông tin thị trườung của các hộ tiểu điền
còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau như chưa có sàn giao dịch cao su,
chưa có các chợ cao su trung tâm (như ở Thái Lan). Tuy nhiên, thông tin về thị
trường, giá cả cao su trong những năm gần đây được cải thiện do có sự tác động của
khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin. Tình trạng thiếu thông tin và thương lái ép
giá đối với các hộ sản xuất cao su phần nào đã được hạn chế do Hiệp hội Cao su và
các DN nhà nước thường xuyên cập nhật trên website, các trang mạng.
94

Bảng 3.5. Một số doanh nghiệp công bố giá thu mua mủ trên trang website

TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Website

1 Công ty Cao su Bình Long http://www.binhlongrubber.vn/

2 Tổng công ty Cao su Đồng Nai http://www.donaruco.vn/

3 Công ty Cao su Lộc Ninh https://locninhrubber.vn/

4 Công ty CP Cao su Phước Hòa http://www.phr.vn/

5 Công ty Cao su Phú Riềng http://www.phuriengrubber.vn/

6 Công ty CP Cao su Tây Ninh http://www.taniruco.com.vn/


Nguồn: VRA

3.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU CHẾ BIẾN CAO SU


Thực trạng phát triển khâu chế biến cao su gồm thực trạng sơ chế mủ cao su
(chế biến thô) và chế biến sản phẩm cao su (chế biến sâu)
3.4.1. Thực trạng sơ chế mủ cao su
Tham gia sơ chế mủ cao su chủ yếu gồm có doanh nghiệp nhà nước trung
ương và địa phương, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngoài và hợp tác xã. Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản
và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015, cả nước có 162 nhà
máy sơ chế mủ cao su với 1.213.600 tấn tổng công suất thiết kế; cao hơn 24,63% o
với sản lượng 973.700 tấn năm 2014 và cao hơn 19,33% so với sản lượng 1.017.000
tấn năm 2015. Theo đó, số DN tư nhân là 115, công suất thiết kế 701.600 tấn/ năm,
chiếm 57,8%; số DN nhà nước là 44, công suất thiết kế 488.000 tấn/ năm, chiếm
40,2%; số DN nước ngoài là 01, công suất thiết kế 18.000 tấn/ năm, chiếm 1,5%; Số
hợp tác xã là 02, công suất thiết kế 6.000 tấn/ năm, chiếm 0,5%.
Bảng 3.6. Số nhà máy sơ chế cao su theo loại hình doanh nghiệp năm 2014
Công suất thiết Công suất thiết kế
Loại hình Số lượng
kế (tấn/năm) (%)
DN tư nhân 115 701.600 57,8%
DN nhà nước 44 488.000 40,2%
95

Công suất thiết Công suất thiết kế


Loại hình Số lượng
kế (tấn/năm) (%)
DN nước ngoài 1 18.000 1,5%
Hợp tác xã 2 6.000 0,5%
Tổng 162 1.213.600 100%
Nguồn: Cục Chế biến Nông Lâm, Thủy sản và Nghề muối (2015)
Đến năm 2018, Việt Nam có tổng số 197 nhà máy sơ chế với công suất thiết
kế khoảng hơn 1,3 triệu tấn mủ khô/năm (theo só liệu tổng hợp của VRA- Bảng
3.7). So với năm 2014 có khoảng 35 nhà máy thành lập mới. Đông Nam Bộ là vùng
có số lượng nhà máy nhiều nhất (118), với công suất thiết kế 1,137 triệu tấn/năm,
vượt sản lượng Đông Nam bộ hơn 200 ngàn tấn/năm. Tây Nguyên có 20 nhà máy,
công suất 167.860, do vậy, cao su sản xuất ra ở vùng này một phần được chuyển về
Đông Nam Bộ để sơ chế. Miền Trung có diện tích cao su nhỏ hơn, có 58 nhà máy
với công suất thiết kế là 146.497 tấn/năm. Tây Bắc có 01 nhà máy sơ chế mủ với
tổng công suất 9.000 tấn/năm.
Bảng 3.7. Số lượng và công suất nhà máy sơ chế cao su theo vùng năm 2018
Công suất so
Số nhà Công suất thiết kế Sản lượng trong
Vùng với sản lượng
máy (tấn/năm) vùng (tấn/năm)
(%)
Tây Bắc 01 6000 2.275,4 263,7
Miền Trung: 58 146.497 103.530,7 141,5
- Bắc Trung Bộ 31 83.497 41.230 202,5
- Nam Trung Bộ 27 63.000 62.300,7 101,12
Tây Nguyên 20 167.860 224.126,9 74,89
Đông Nam Bộ 118 1.013.981 807.767 125,5
Tổng cộng 197 1.334.338 1.137.700,0 117,28

Nguồn: VRA (2019)

Hộp 4: Ý kiến chuyên gia – 04 về sơ chế và tiêu thụ cao su


- Việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sơ chế mủ
cao su là một trong những bất cập của ngành cao su do Việt Nam chưa có tiêu
96

chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào.

- Tình trạng nhiều cơ sở chế biến cao su do tư nhân xây dựng tự phát gây ra nhiều
hệ lụy không tốt do không có quy hoạch cơ sở chế biến cao su toàn quốc và việc
xây dựng nhà máy chưa gắn với quy mô vùng nguyên liệu.

- Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn Thái Lan, Malaysia do chất
lượng mủ đầu vào không đảm bảo dẫn đến chất lượng sản phẩm cao su sơ chế
kém, không đồng đều và ổn định.

3.4.2. Thực trạng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp
Tiêu thụ cao su nội địa Việt Nam để chế biến các sản phẩm công nghiệp cao
su đạt khoảng trên dưới 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 20% sản lượng cao su
trong những năm gần đây.
Bên cạnh những nhà máy sơ chế nguyên liệu cao su, đã có một số nhà máy chế
biến sâu, sản xuất sản phẩm như lốp xe, găng tay, chỉ thun, bong bóng… được đầu
tư, mở rộng trong thời gian gần đây để nâng cao giá trị gia tăng của ngành cao su,
tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho người lao động. Sản
phẩm cao su Việt Nam phục vụ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và gia dụng, từ
ngành ô tô (lốp xe, săm, linh kiện) đến ngành y tế (găng tay, sản phẩm y tế), giày
dép (đế giày), may mặc (chỉ thun), vận chuyển (băng tải), hàng gia dụng (nệm gối,
sàn lót, đồ chơi trẻ em), thể thao (bóng đá)...
Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2017, đến hết năm 2016
có 61.701 lao động trong 456 đơn vị chế biến sản phẩm cao su công nghiệp.
Trong số các đơn vị này, Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 2% về số đơn vị
và 16% về số lao động. Doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 70,4% về số đơn
vị và là số lượng đông đảo nhất, nhưng chỉ chiếm 23% về số lao động. Trong
khi khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 27% về số đơn vị nhưng chiếm
gần 61% về số lao động. Điều này cho thấy phần lớn các DN tư nhân là DN quy
mô nhỏ.
97

Bảng 3.8. Các doanh nghiệp tham gia chế biến sản phẩm cao su công
nghiệp tại Việt Nam được khảo sát năm 2016

Loại hình DN Số lượng DN Lao động Lao động nữ Lao động/DN

DN nhà nước 10 9.874 3.194 987

DN tư nhân 321 14.240 5.670 44

DN nước ngoài 125 37.587 17.531 301

Tổng 456 61.701 26.395 135

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)


Đến năm 2018 có 73 DN sản xuất vỏ xe, gồm 18 DN nước ngoài, 03 DN nhà
nước và 52 DN tư nhân; có 211 DN gồm 165 DN tư nhân, 10 DN nhà nước và 36
DN nước ngoài tham gia xuất khẩu lốp ô tô. Chỉ chiếm 17% trong tổng số DN tham
gia xuất khẩu nhưng số DN nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu đến 89% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu lốp ô tô.
Số DN sản xuất và xuất khẩu sản phẩm linh kiện cao su kỹ thuật gồm có 51
DN sản xuất và 1.126 DN tham gia xuất khẩu. Trong số DN tham gia xuất khẩu có
569 DN nước ngoài, 3 DN nhà nước và 554 DN tư nhân.
DN sản xuất găng tay có 30 DN gồm 2 DN nhà nước, 12 DN nước ngoài và 16
DN tư nhân; có 947 DN tham gia xuất khẩu găng tay gồm 1 DN nhà nước, 271 DN
nước ngoài (28,6%) và 675 DN tư nhân chiếm 71,3% (VRA, 2019).

Nhóm hàng Doanh Doanh Doanh Tổng


98

nghiệp nước nghiệp Nhà nghiệp Tư


ngoài nước nhân
928.804 102.272,8 11.476,6 1.043.600
1. Lốp xe (ngàn USD)

Tỷ trọng kim ngạch (%) 89,0 9,8 1,1 100,0%


Số DN xuất khẩu 36 10 165 211
Số DN sản xuất 18 3 52 73
2. Linh kiện cao su kỹ
361.508,4 24.150
thuật 97.626,6 483.300.
(ngàn USD)
Tỷ trọng kim ngạch (%) 74,8% 5,0% 20,2% 100,0%
Số DN xuất khẩu 569 3 554 1.126
Số DN sản xuất 27 1 23 51
3. Găng tay (ngànUSD) 75.785,4 44.652,9 57.461,7 177.900
Tỷ trọng kim ngạch (%) 42,6% 25,1% 32,3% 100,0%
Số DN xuất khẩu 271 1 675 947
Số DN sản xuất 12 2 16 30
Bảng 3.9. Tổng hợp tình hình sản xuất và xuất khẩu 3 nhóm sản phẩm cao su
chính của ngành cao su năm 2018
Nguồn: VRA (2019)

3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÂU XUẤT KHẨU CAO SU


VIỆT NAM (2007-2019)
3.5.1. Xuất khẩu cao su thiên nhiên
Về diễn biến và tăng trưởng của lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt
Nam giai đoạn 2007 – 2019, Biểu đồ 3.3 và 3.4 dưới đây cho thấy lượng cao su xuất
khẩu không ngừng tăng. Tuy nhiên, do giá cao su không ổn định nên lượng giá trị
thu về từ cao su xuất khẩu không ổn định, thậm chí là sụt giảm. Đỉnh cao là năm
2011, với giá cao su 3.961 USD/tấn, lượng giá trị thu về từ xuất khẩu cao su là 3,23
tỉ USD, nhưng từ năm 2011 giá cao su sụt giảm sâu, đến 2015 chỉ còn 1.347
USD/tấn và kim ngạch xuất khẩủ cao su chỉ đạt 1,53 tỷ USD, bằng 38,65% của năm
2011. Tăng trưởng bình quân sản lượng cao su xuất khẩu giai đoạn 2007 - 2011 chỉ
đạt 3,35% nhưng kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng đến 23,42%. Giai đoạn
2011-2015 tăng trưởng sản lượng cao su xuất khẩu bình quân là 8,64%/năm nhưng
99

kim ngạch xuất khẩu bình quân giảm đến 17,04%/năm. Trong giai đoạn giá thấp
2015-2019 ngành cao su đã nỗ lực tăng lượng xuất khẩu và tạm nhập tái xuất để
tăng doanh thu, cải thiện kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng lượng và kim ngạch
xuất khẩu cao su bình quân giai đoạn 2015- 2019 là 10,6% và 10,72%/năm.
Biểu đồ 3.3. Diễn biến lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam từ
2007 - 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA và Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng bình quân của lượng và giá trị xuất khẩu cao su Việt
Nam các giai đoạn từ 2007-2019
Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tính trên nguồn số liệu của VRA và Tổng cục Hải quan
Về thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn 2012 – 2019, thị trưởng Trung Quốc
là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm từ 60%-68% lượng cao
su xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây nên những biến động về giá cao su
và những chính sách thương mại của Trung Quốc đều ảnh hưởng đến SX-KD ngành
cao su. Thứ hai là thị trường Mã lai, thị trường này luôn đứng ở vị trí thứ hai trong
nhiều năm, chủ yếu là tạm nhập cao su Việt Nam để tái xuất nhưng những năm gần
100

đây tốc độ suy giảm tương đối nhanh. Bảng 3.10. dưới đây cho thấy lượng và tỷ
trọng cao su Việt Nam xuất khẩu theo các thị trường từ 2012-2019.
Bảng 3.10. Xuất khẩu cao su theo thị trường từ 2012 - 2019

2012 2014 2016 2018 2019


Thị
trường Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn
(%) (%) (%) (%) (%)
(,000) (,000) (,000) (,000) (,000)

Trung 68,3
372,33 36,4 470,3 44,1 743,3 59,3 1.042,2 66,6 1.162,2
Quốc

Mã Lai 200,40 19,6 202,1 19,0 101,2 8,1 59,6 3,8 33,1 1,9

Ấn Độ 71,7 7,0 90,9 8,5 86,9 6,9 102,9 6,6 126,4 7,4

Hàn Quốc 39,9 3,9 32,5 3,1 38,2 3,1 36,6 2,3 46,3 2,7

Đài Loan 38,9 3,8 27,9 2,6 28,1 2,2 32,2 2,1 30,3 1,8

Đức 33,7 3,3 32,3 3,0 36,06 2,9 37,3 2,4 32,4 1,9

Hoa Kỳ 23,45 2,3 32,3 3,0 36,1 2,9 37.03 2,4 35,8 2,1

Th.Nh.Kỳ 13,9 1,4 20,8 2,0 21,8 1,7 27,4 1,8 29,2 1,7

Khác 228,7 22,3 156,8 14,7 161,1 12,9 216,3 13,8 206,1 12,2

Tổng 1.023,1 100 1.066,1 100 1.252,9 100 1.564,1 100 1.7017 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA


Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu đến 68,3% tổng lượng cao su xuất khẩu
của Việt Nam. Thị trường Ấn Độ tuy đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm khoảng 7,4%
nguồn cung. Những thị trường nhập khẩu khác như Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Thổ
Nhĩ Kỳ, Lithuania v.v... chỉ chiếm khoảng từ 1-3% mỗi thị trường. (Biểu đồ 3.5)

Biểu đồ 3.5. Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2019
101

Nguồn: VRA (2020)

Hộp 6: Ý kiến chuyên gia – 06 về xuất khẩu cao su.


- Cao su xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 80%, chủ yếu là cao su khối (SVR),
phần còn lại là cao su tờ (RSS) và cao su ly tâm (Latex concentrate).
- Công suất thiết kế của các nhà máy phần lớn là cao su khối SVR 3L, nhu cầu thị
trường cho chủng loại này không nhiều, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. 
- Cao su Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, ổn định, đa số chưa có thương hiệu
nên giá bán thường thấp hơn so với giá Mã Lai, Thái Lan. Những bất cập đó đã lý
giải tình trạng xuất khẩu cao su nói chung và sự phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc nói riêng.

Việt Nam cũng nhập khẩu một số lượng lớn cao su trong xu hướng tăng dần
vào những năm gần đây, đặc biệt khi các vườn cao su do các DN Việt Nam đầu tư ở
Lào và Campuchia được đưa vào khai thác. Cao su nhập khẩu phần lớn là tạm nhập
tái xuất để tăng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn giá thấp và một phần là những
chủng loại chưa sản xuất hoặc ít sản xuất ở Việt Nam như cao su tờ (RSS), cao su
khối (TSR 20)… để chế biến săm lốp xe và những sản phẩm khác. Bảng 3.11 dưới
đây cho thấy sản lượng, lượng xuất khẩu, nhập khẩu, kim ngạch và đơn giá xuất
khẩu bình quân cao su giai đoạn 2010-2019.
Bảng 3.11. Sản lượng và Lượng xuất, nhập khẩu cao su Việt Nam từ 2010 –
2019
102

Năm Sản Xuất Tăng Nhập Tăng Kim Tăng Đơn giá
lượng khẩu trưởng khẩu trưởng ngạch trưởng xuất khẩu
(tấn) (%) (tấn) (%) xuất (%) bình quân
khẩu (USD/tấn)
(ngàn
USD)

2010 751.700 782.200 ---- 127.100 ---- 2.388.000 ---- 3.052

2011 789.400 816.400 4,37 155.200 22,1 3.234.000 35,4 3.961

2012 877.200 1.023.104 25,3 301.900 94,5 2.859.838 - 11,56 2.795

2013 947.100 1.073.956 4,97 270.000 -10,56 2.486.427 - 13,06 2.315

2014 966.600 1.066.134 -0,73 252.600 -6,4 1.780.080 - 28,4 1.670

2015 1.012.700 1.137.368 6,68 300.000 18,76 1.531.469 - 13,97 1.347

2016 1.035.300 1.252.990 10,17 418.300 39,43 1.669.601 9,02 1.332

2017 1.094.500 1.381.052 10,22 526.600 25,89 2.249.775 34,75 1.629

2018 1.142.000 1.564.124 13,26 583.100 10,73 2.092.020 - 7,01 1.316

2019 1.185.200 1.701.664 8,79 675.200 15,79 2.301.911 10,03 1.353


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA, 2010-2019
3.5.2. Xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su từ
2012-2019 đã tăng liên tục và vượt mốc 1 tỷ USD từ năm 2012 (đạt 2,17 tỷ USD
năm 2017, 2,32 tỷ USD năm 2018 và 2.4.tỷ USD năm 2019). Kết quả này cho thấy
giá trị gia tăng của sản phẩm cao su đã vượt kim ngạch xuất khẩu cao su trong khi
chỉ sử dụng khoảng 20% sản lượng cao su. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su
của Việt Nam đã bắt đầu xuất siêu và đạt tăng trưởng tăng bình quân khoảng
13,14% trong giai đoạn 2012- 2019 và năm 2019 đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70%
so với giá trị xuất khẩu 1,41 tỷ USD của năm 2015. Tăng trưởng bình quân kim
ngạch nhập khẩu sản phẩm cao su giai đoạn 2012- 2019 thấp hơn kim ngạch xuất
khẩu, đạt khoảng 10,61% so với 13,14%.

Bảng 3.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam, 2012 – 2019
Năm Xuất khẩu Tăng Nhập khẩu Tăng
103

trưởng
( Triệu USD) ( Triệu USD) trưởng (%)
(%)
2012 1.013 --- 939 ---
2013 1.113 9,87 1.061 13
2014 1.487 33,6 1.181 11,3
2015 1.415 5,09 1.897 60,6
2016 1.637 15,69 1.970 3,8
2017 2.175 32,86 1.889 - 4,2
2018 2.320 6,67 2.050 8,5
2019 2.404 3,62 1.902 -7,22
Tăng trưởng bình quân xuất Tăng trưởng bình quân nhập
13,14 10,61
khẩu sản phẩm cao su 2012-2019 khẩu sản phẩm cao su 2012-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo nguồn số liệu của VRA và Tổng cục Hải quan
Những sản phẩm cao su xuất khẩu chủ lực có giá trị cao là lốp xe (49,9 %),
cao su kỹ thuật (19%); đế giày (13,7%), găng tay và sản phẩm  may mặc (4,14%),
săm xe (3,8%).
Nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2019 là 1,9 tỷ USD, giảm 7,3% so
với 2018 (2,05 tỷ USD). Sản phẩm cao su chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất là cao
su kỹ thuật (32,7%); tiếp theo là lốp xe (23,7%), đế giày 16,2%, Găng tay và sản
phẩm may mặc (8,8%); ống cao su (5,1%)…
Bảng 3.13. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam năm
2019
Giá trị Giá trị
xuất Tỷ nhập Tỷ
Sản phẩm cao 2019/2018 2019/2018
TT khẩu trọng khẩu trọng
su (%) (%)
(triệu (%) (triệu (%)
USD) USD)
1 Lốp xe 1.199,2 49,9 14,9 451,4 23,7 12,3
Linh kiện,
2 457,7 19,0 -8,2 622,3 32,7 3,0
cao su kỹ thuật
3 Đế giày 328,5 13,7 27,6 307,5 16,2 52,4
Sản phẩm cao Giá trị Tỷ 2019/2018 Giá trị Tỷ 2019/2018
TT
su xuất trọng (%) nhập trọng (%)
104

khẩu khẩu
(triệu (%) (triệu (%)
USD) USD)
Găng tay và sản
4 phẩm may mặc 103,7 4,3 - 41,7 167,8 8,8 -32,2
bằng cao su
5 Săm xe 90,9 3,8 10,7 7,6 0,4 44,1
6 Tấm cao su 59,1 2,5 -3,8 82,9 4,4 -46,7
7 Lốp đắp lại 47,1 2,0 -5,4 8,7 0,5 14,1
8 Ống cao su 39,2 1,6 -10,9 97,6 5,1 -16,0
9 Băng tải 22,0 0,9 -26,8 63,4 3,3 -60,9
Dụng cụ thể
10 17,2 0,7 60,6 7,9 0,4 1.485,2
thao cao su
11 Nệm gối 17,1 0,7 51,6 8,7 0,5 276,9
12 Chỉ thun trơn 10,0 0,4 26,3 29,9 1,6 23,2
Sản phẩm cao su
13 7,3 0,3 2,3 22,1 1,2 -6,7
y tế
Chỉ thun bọc vật
14 3,8 0,2 -90,3 20,9 1,1 -78,4
liệu dệt
15 Cao su cứng 1,6 0,1 47,3 4,0 0,2 20,3
Tổng cộng 2.404,4 100,0 3,6 1.902,7 100,0 -7,3
Nguồn: VRA (2020).
Thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su những năm gần đây chủ yếu là Mỹ,
Nhật Bản, EU, Trung Quốc… Trong đó với kết quả xuất khẩu năm 2018 đạt 150,76
triệu USD, tăng 29,04% so với năm 2017, thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất là Mỹ. Tiếp theo là Nhật Bản, với kết quả xuất khẩu năm 2018 đạt 132,46 triệu
USD, tăng 19,05%. Đứng thứ ba với kết quả xuất khẩu 118 triệu USD năm 2018,
tăng 31,82% so với năm 2017 là thị trường EU.
Với giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su là 89,74 triệu USD năm 2018, tăng
17,87% so với năm 2017, Trung Quốc đại lục là thị trường nhập khẩu rất quan trọng
của Việt Nam do những thuận lợi về vị trí và khoảng cách địa lý. Ngoài ra, các thị
trường như Bangladest, Saudi Arabia, Campuchia….cũng nhập sản phẩm cao su
của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các thị trường nói chung đa số đều tăng
105

trưởng, một số thị trường đã tăng vượt trội như thị trường Tây Ban Nha năm 2018
đạt kim ngạch 3,12 triệu USD tăng 299,24%, thị trường Brazil đạt 12,8 triệu USD,
tăng 97,21% so với năm 2017. Tuy nhiên cũng có một vài thị trường sụt giảm như
thị trường Hongkong (TQ) và Thái Lan, lần lượt là 27,95% và 21,04% tương ứng
với 187,8 nghìn USD; 922,4 nghìn USD.
Bảng 3.14. Tình hình xuất khẩu sản phẩm từ cao su năm 2018 theo thị trường

Thị trường Năm 2018 (USD) +/- so với năm 2017 (%)
Mỹ 150.768.467 29,04
Nhật Bản 132.463.642 19,05
Trung Quốc 89.749.136 17,87
Hàn Quốc 56.981.366 13,7
Đức 35.783.855 19,06
Hà Lan 20.833.003 48,95
Anh 17.856.292 37,86
Italy 17.579.165 25,54
Pháp 14.343.499 56,2
Indonesia 13.798.695 21,83
Đài Loan 13.693.463 -3,96
Thái Lan 13.155.564 -21,04
Brazil 12.831.068 97,21
Australia 12.641.559 4,14
Mã Lai 11.408.352 -4,03
Ấn Độ 10.366.079 75,99
Campuchia 6.899.450 18,36
Thổ Nhĩ Kỳ 5.596.839 -20,68
Bỉ 5.325.732 -17,42
Ba Lan 3.183.223 49,44
Tây Ban Nha 3.128.887 299,24
Hồng Kông (TQ) 2.706.942 -27,95
Singapore 2.606.847 10,16
106

Nga 2.186.292 25,28


Bangladesh 2.140.789 -1,4
Saudi Arabia 1.642.497 11,61
Nguồn: VRA (2019)

3.6. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM
TỪ GỖ CAO SU
3.6.1. Sản lượng gỗ cao su giai đoạn 2020-2035
Diện tích cao su Việt Nam năm 2019 đạt 941.300 ha, trong đó có 488.903 ha
CSTĐ ( khoảng 51,9 %) và 452.397 ha CSĐĐ (khoảng 49,1%).
Thông thường cây cao su sau khi hết thời kỳ khai thác mủ (15- 20 năm) sẽ
được đốn hạ lấy gỗ. Người ta sử dụng gỗ cao su chủ yếu dùng để làm các loại gỗ
công nghiệp, ván ghép thanh hay đóng tủ, bàn ghế, đồ dùng gia dụng.
Trong những năm gần đây với nguồn nguyên liệu gỗ từ vườn cao su thanh lý
và tái canh trong nước, chế biến đồ gỗ cao su đã phát triển mạnh tại Việt Nam. Năm
2015 Việt Nam có khoảng 4000 DN chế biến và kinh doanh lâm sản. Trong đó, có
khoảng 1000 DN thương mại và khoảng 3000 DN chế biến (Tổng cục Lâm
nghiệp, 2016). Theo nguồn gốc vốn thì khoảng 4% số DN thuộc sở hữu nhà nước,
96% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 14% có vốn đầu tư nước ngoài
(Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2016).[51].
Ngoài nguồn gỗ từ các vườn cao su trong nước, Việt Nam còn nhập khẩu từ
các nước trong khu vực do nhu cầu gỗ cao su nguyên liệu rất lớn. Hiện diện tích cao
su thanh lý của Việt Nam khoảng 12.000 - 13.000 héc-ta hàng năm với khoảng 2,5
triệu m3 gỗ cao su/năm. Tuy nhiên, theo chu kỳ khai thác, diện tích vườn cao su tái
canh sẽ tăng dần và ổn định ở mức 30.000 héc-ta đến 40.000 héc-ta hàng năm trên
tổng diện tích khoảng 1 triệu héc-ta định hình. Việt Nam có khả năng có khoảng 6-8
triệu m3 gỗ cao su/năm trong giai đoạn từ 2030 đến 2035 (Đặng Việt Quang và
cộng sự, 2014). Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến đồ
gỗ và các sản phẩm khác như ván ép, viên gỗ nén…
107

3.6.2. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ cao su từ 2016-2019
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ cao su và
sản phẩm gỗ cao su tăng liên tục từ 1,539 tỷ USD năm 2016 lên đến 2,38 tỷ USD
năm 2019, trong đó tỷ trọng sản phẩm gỗ cao su đạt từ 74,9% -76,9% và tăng
trưởng bình quân giai đoạn này là 15,68%.
Bảng 3.15. Giá trị xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su 2016-2019
Tăng
trưởng
Sản phẩm 2019/ bình
2016 2017 2018 2019
gỗ cao su và 2018 quân
nguyên liệu 2016-
gỗ 2019
Triệu Triệu Triệu Triệu (%)
% % % % (%)
USD USD USD USD
Sản phẩm gỗ
1.152 74,9 1.433,92 72,5 1.655,51 76,8 1.830,88 76,9 10,6 16,70
cao su
Nguyên liệu
387 25,1 543,71 27,5 500,55 23,2 551,21 23,1 10,1 12,51
gỗ cao su

Tổng cộng 1.539 100 1.977,63 100 2.156,05 100 2.382,09 100 10,5 15,68

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA

3.6.3. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt
Nam năm 2019
Năm 2019 xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su đạt 2,38 tỷ
USD, tăng 10,5% so với mức 2,16 tỷ USD năm 2018. Ngành gỗ cao su đã đóng góp
22,4% gồm 23,5% trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và 19,2% trong xuất khẩu nguyên
liệu gỗ của cả nước. Với kết quả đạt 1,83 tỷ USD, sản phẩm gỗ cao su chiếm 76,9%
giá trị xuất khẩu ngành gỗ cao su, tăng 10,6% so với 2018. Nguyên liệu gỗ cao su
đạt 551,21 triệu USD chỉ chiếm 23,1%, tuy nhiên vẫn tăng 10,1% so với năm trước.
108

Biểu đồ 3.6. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt
Nam năm 2019 (triệu USD)

Nguồn: VRA (2020)


3.6.4. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019
Loại sản phẩm gỗ cao su có giá trị xuất khẩu cao nhất là sản phẩm ghế gỗ
(30,8%), kế tiếp là đồ nội thất các loại (26,4%), đồ nội thất phòng ngủ (13,8%) và
các bộ phận lắp ráp đồ nội thất (13,8%). Đồ gỗ cao su nhà bếp và đồ gỗ cao su văn
phòng chiếm lần lượt 8,8% và 6,0%.
Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su trong năm 2019 đến thị trường Hoa
Kỳ nhiều nhất, đạt 1,33 tỷ USD, chiếm 72,8%. Kế tiếp là thị trường Nhật Bản đạt
154,82 triệu USD (8,5%), thị trường Hàn Quốc đạt 126,33 triệu USD chiếm 6,9%.
Bảng 3.16. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019

TT Thị trường Triệu USD Thị phần (%)

1 Hoa Kỳ 1.333,76 72,8

2 Nhật Bản 154,82 8,5

3 Hàn Quốc 126,33 6,9

4 KCX Việt Nam 78,92 4,3

5 Canada 51,49 2,8


109

TT Thị trường Triệu USD Thị phần (%)

6 Trung Quốc 16,44 0,9

7 Đài Loan 8,69 0,5

8 Anh Quốc 7,78 0,4

9 Ả Rập Xê-út 6,15 0,3

10 Mexico 4,34 0,2

  Khác 42,17 2,3

  Tổng 1.830,88 100,0

Nguồn: VRA (2020).


Việt Nam xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu trong năm 2019 đến thị trường Hàn
Quốc nhiều nhất, đạt 384,33 triệu USD, chiếm 69,7%. Kế tiếp là thị trường Nhật
Bản đạt 42,35 triệu USD (7,7%) và Trung Quốc là 30,45 triệu USD (5,5%).
Những chủng loại gỗ cao su nguyên liệu được xuất khẩu nhiều nhất là các loại
bán thành phẩm, gồm viên gỗ cao su (54,9%), bột gỗ (6,9%), gỗ dán (2,5%).
Tuy nhiên Việt Nam vẫn nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu cho nhu cầu trong
nước, đạt khoảng 10,84 triệu USD năm 2019. Thị trường được Việt Nam nhập
khẩu gỗ cao su nhiều nhất là từ Indonesia (25,6%), Malaysia (22,8%), khu chế
xuất Việt Nam (14,8%), Thái Lan (9,4%) (VRA, 2020).
Bảng 3.17. Thị trường xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu của Việt Nam năm
2019

TT Thị trường Triệu USD Thị phần (%)

1 Hàn Quốc 384,33 69,7

2 Nhật Bản 42,35 7,7

3 Trung Quốc 30,45 5,5

4 Hoa Kỳ 18,30 3,3

5 Bỉ 10,24 1,9
110

6 Ấn Độ 7,59 1,4

7 Philippines 7,45 1,4

8 Pháp 6,62 1,2

9 Malaysia 5,79 1,0

10 Thái Lan 3,82 0,7

  Khác 34,27 6,2

  Tổng 551,21 100,0


Nguồn: VRA (2020).

Hộp 7: Ý kiến chuyên gia 07 về phát triển ngành cao su Việt Nam.
Ngành cao su Việt Nam đang có lợi thế rất lớn, Việt Nam hiện đang là nước dẫn
đầu về năng suất cao su trong khu vực, là nước đứng thứ ba về xuất khẩu và sản
xuất cao su, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, sau Thái Lan và
Indonesia. Cao su, sản phẩm cao su và đồ gỗ cao su được xác định là 3 nhóm
sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của ngành cao su Việt
Nam trong xu thế phát triển theo chuỗi sản phẩm hiện nay của thế giới. Ngoài
xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao su, chế biến các sản phẩm cao su và gỗ cao su
ngày càng đa dạng và phát triển mở rộng .

3.7. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU GÓP PHẦN


CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỊA PHƯƠNG
3.7.1. Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn
Nhu cầu lao động ngành cao su rất lớn, ở Thái Lan với khoảng gần 3 triệu
ha cao su tiểu điền đã mang lại việc làm và thu nhập chính cho khoảng 6 triệu
người làm việc tại các đồn điền cao su và khoảng 0,6 triệu người làm việc trong các
ngành sản xuất công nghiệp cao su (Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014)
[89]
Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2017), với 495.033 ha
tiểu điền đã mang lại việc làm và thu nhâp ổn định cho 263.876 hộ gia đình.
111

Với quy mô diện tích là 941.300 hec-ta, ngành cao su Việt Nam đã góp phần tạo
việc làm cho khoảng 489.000 lao động vườn cây (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019)
và hơn 100.000 lao động cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và
gỗ cao su. Ngoài ra còn tạo việc làm cho một số lượng lao động đáng kể tại các DN
kinh doanh xuất nhập khẩu, các khu công nghiệp và dịch vụ liên quan đến ngành
cao su.
Ngoài thu nhập từ mủ và gỗ, người trồng cao su còn có những thu nhập khác
như chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày và trồng xen canh trong vườn cây. Trồng xen
các loại cây lương thực trong các vườn cây khi cao su chưa khép tán có thể thu
được 500-1000 kg thóc/ha/năm hoặc 300-500 kg đậu/ha/năm (VRA, 2017).
Phát triển cao su tạo việc làm và cải thiện đáng kể thu nhập, đời sống người
dân xung quanh vùng trồng cao su ở nông thôn. Cụ thể, theo số liệu khảo sát Tập
đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) và 15 công ty thành viên với 293.000 hec-ta vườn
cây, tổng số lao động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2018 là
81.776 người,trong đó lao động nữ có 33.234 người (chiếm 40,64%), lao động là
người dân tộc thiểu số là 25.391 người (chiếm 31,09%).
Lương bình quân của người lao động 8 Công ty Đông Nam bộ năm 2018 là
7.258.000 đồng và thu nhập bình quân bình quân là 8.155.000 đồng/người/tháng.
Lương của người lao động của 7 Công ty Tây Nguyên bình quân là 5.228.000
đồng/người/tháng, thu nhập bình quân tháng khoảng 6 triệu đồng/người.
Thu nhập và đời sống của người lao động của 15 công ty thành viên Tập đoàn
ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ nói chung đều được chăm lo tốt và đảm bảo ổn
định. Cụ thể như thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty TNHH MTV
cao su Kon Tum và Công ty TNHH MTV cao su Chư Pah năm 2005 khoảng 1,7
triệu đồng đã tăng lên khoảng 6 triệu đồng/tháng năm 2018. Như trường hợp của
Công ty Cao su Dầu Tiếng, theo Báo cáo tổng kết 5 năm 2015-2019 dù giá cao su
trong giai đoạn này rất thấp, ngành cao su rất khó khăn nhưng Công ty vẫn đảm bảo
thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/người/tháng. Song song với chế độ tiền lương
đời sống người lao động luôn được ổn định và nâng cao, có 308 hộ công nhân được
trợ giúp 8 tỷ đồng để mua vật tư làm nhà ở. Kết quả điều tra mức sống của địa
112

phương đến năm 2019 toàn Công ty có 5.523 hộ công nhân, trong đó 3.086 hộ
thuộc diện hộ khá chiếm (55,88%), 2.437 hộ trung bình chiếm (44,12%) và không
còn hộ nghèo.

Về chế độ chính sách thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước các chế
độ chính sách cho người lao động. Trong 5 năm 2015-2019 đã trích nộp cho cơ
quan Bảo hiểm Xã hội với tổng số tiền 639,5 tỷ đồng, chi trả chế độ chính sách cho
6.268 lượt người với số tiền 96,32 tỷ đồng, trang cấp bảo hộ lao động và bồi dưỡng
độc hại bằng hiện vật 166,2 tỷ đồng, trợ cấp cho lao động nữ trên 3,05 tỷ đồng.
Ngoài ra còn tổ chức cho 10.735 lượt công nhân tham quan du lịch trong và ngoài
nước với kinh phí 26,23 tỷ đồng, thăm hỏi công nhân khó khăn 46.674 lượt với tổng
số tiền 9,42 tỷ đồng. (Báo cáo tổng kết 5 năm 2015-2019 của Công ty TNHH MTV
Cao su Dầu Tiếng).

Ngoài ra, điều đáng nói hơn là một lực lượng lao động khá lớn đồng bào dân
tộc thiểu số là công nhân tại các công ty cao su (25.391 người, chiếm 31,09% tổng
số lao động Tập đoàn) đã tác động và thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân
tộc thiểu số, từ việc chủ yếu đốt rừng làm rẫy để lo “cái ăn” nay đã tham gia vào lực
lượng lao động của các nông trường, nhà máy trở thành công nhân của các công ty
cao su. Cao su không chỉ tạo công ăn, việc làm, ổn định thu nhập cho đồng bào dân
tộc, góp phần hạn chế phá rừng, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thúc đẩy
quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững.
3.7.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật
Các vườn cây cao su chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, hệ thống hạ tầng cơ sở
rất hạn chế. Các DN lớn trồng cao su tại các địa phương thường phải tự đầu tư hoặc
phải đầu tư cải thiện các công trình hạ tầng để phục vụ sản xuất, đời sống của người
lao động. Các cơ sở hạ tầng như điện, đường, nhà trẻ, trạm xá hầu như được phát
triển cùng với việc phát triển các vườn cây cao su do đó phát triển cao su sẽ góp
phần nâng cấp, hoàn thiện dần hạ tầng cơ sở tại các địa bàn khu vực cao su.
- Hệ thống đường giao thông trong vườn cây cao su
113

Các vườn cây CSĐĐ phải có đường giao thông nội bộ phục vụ cho sản xuất,
theo Quy trình kỹ thuật đường giao thông nôi bộ vườn cây của VRG 2011 của Tập
đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), hệ thống đường giao thông trong vườn
cây cao su gồm có 3 loại đường: đường lô, đường liên lô và đường trục chính.
Đường lô là loại đường đất có bề mặt rộng 4 m chạy xung quanh lô cao su. Với
lô cao su chuẩn có diện tích là 25 ha (500 m x 500 m) thì có 2 km đường lô với
4.000 m2 mặt đường. Đường lô để dành cho máy kéo, máy cày đi lại chuyên chở
vật tư nông nghiệp và sản phẩm, bón phân, chăm sóc, phun thuốc trị bệnh, cạo mủ.
Đường liên lô có kết cấu mặt đường bằng đá dăm hay đất cứng có bề rộng mặt
đường 5 m và có bố trí mương thoát nước. Thông thường cứ mỗi 100 - 150 ha cao
su, nông trường sẽ xây dựng một trạm thu mủ, đường liên lô là đường kết nối giữa
các trạm thu mủ phục vụ vận chuyển sản phẩm mủ cao su.
Đường trục chính là đường có kết cấu mặt đường cấp phối đá dăm hoặc tráng
nhưa hoặc bằng bê tông có bề rộng mặt đường 6 - 8 m có mương thoát nước hai bên
đường, có hệ thống cống thoát nước. Đường trục chính nối liền các khu vực sản
xuất là đường trục vận chuyển vật tư, vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Đường
trục chính có thể là đường dân sinh hoặc nằm trong hệ thống đường giao thông
nông thôn kết nối chợ, văn phòng hành chính cấp xã.
Theo thiết kế của Tập đoàn VRG, với một diện tích 1.000 ha cao su, gồm có 40
lô, mỗi lô có diện tích 25 ha thì có tổng cộng 47 km đường lô, trong đó có khoảng
10 -12 km đường liên lô và 5 - 6 km đường trục chính. Diện tích đất dùng để làm
đường đi lại phục vụ cho sản xuất có thể chiếm khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích
vườn cây. Với 293.000 hec-ta vườn cây đại điền của Tập đoàn trong nước, giả định
liền vùng, liền khoảnh, theo thiết kế đường trục chính và đường liên lô phục vụ cho
sản xuất và dân sinh tối thiểu sẽ là 1.456 km và 2.930 km. Các vườn cây cao su chủ
yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trên thực tế có rất nhiều diện tích
vườn cây cao su có địa hình bị chia cắt, do đó chiều dài các đường trục chính và
đường liên lô trong các vườn cây cao su sẽ lớn hơn.
- Đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của Tập đoàn VRG từ 2011 đến 2018.
114

Số liệu khảo sát VRG cho thấy phát triển vườn cây cao su đã góp phần phát triển
đáng kể hệ thống đường giao thông và hạ tầng cơ sở xã hội ở địa phương.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2018 VRG đã đầu tư 1.358 tỷ đồng cho các
công trình kết cấu hạ tầng trong nước (công trình giao thông, điện, nước, nhà ở)
phục vụ sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho người lao động và cộng đồng
dân cư địa phương.
Bảng 3.18. Tổng hợp đầu tư hạ tầng sản xuất, xã hội của VRG từ 2011 - 2018
Đvt: Triệu đồng
TRONG NƯỚC (41 đơn vị)
Hạng mục ĐV Khối Thành tiền
TT
lượng
I Công trình kiến trúc 141.338
1 Nhà ở công nhân (gỗ) m2 1.824 2.162
2 Nhà ở công nhân (xây) m2 24.760 79.083
3 Trạm y tế m2 3.985 19.504
4 Bệnh viện gb 160 1.632
5 Nhà trẻ-Trường học m2 16.796 31.655
6 Trung tâm thể thao TT 1 7.302
II Hệ thống giao thông 1.130.455
1 Đường cấp phối km 8.952 405.024
2 Đường bê-tông, láng nhựa km 280 495.261
3 Đường bê-tông xi măng km 95 111.350
4 Tràn cái 186 31.149
5 Cống thoát nước md 8.017 85.356
6 Cầu bản, cầu sắt cái 14 2.315
III Công trình điện nước - 86.539
1 Đường dây điện km 5.229 66.924
2 Trạm điện trạm 7 2.104
3 Hồ chứa m3 47.659 8.664
4 Hệ thống nước HT 97 8.069
5 Hệ thống điện HT 6 778
TỔNG CỘNG 1.358.332
115

Nguồn: VRG 2019)


- Đầu tư các khu công nghiệp cao su ở Đông Nam bộ của VRG
Theo báo cáo của VRG, tử năm 2012 đến nay, VRG đã đầu tư 12 khu công
nghiệp ở các vùng trồng cao su trên cả nước, trong đó có 11 khu công nghiệp trong
vùng trồng cao su ở Đông Nam bộ với tổng diện tích quy hoạch khoảng 5.800 ha,
đã cho thuê được 4.060 ha, đạt 70% diện tích thương phẩm,.tạo thuận lợi cho các
DN có nguồn nguyên liệu cao su tại chỗ cho sản xuất và chế biến.
Các khu công nghiệp (KCN) của VRG gắn với vùng nguyên liệu cao su cùng
với mạng lưới khu công nghiệp trên địa bàn cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ
liên quan phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước, thu hút nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và CNH
nông thôn. Chính quyền các Tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây
Ninh v.v…đánh giá cao vai trò của Tập đoàn VRG, đã ký kết quy chế phối hợp
công tác và thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn để đẩy mạnh công tác phối
hợp, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH địa phương (Báo cáo của VRG, 2018).
Bảng 3.19. Danh sách 11 Khu công nghiệp của VRG trong vùng trồng cao su ở
Đông Nam bộ
Doanh nghiệp đầu tư Khu công nghiệp Tổng diện tích
(ha)
Tỉnh Bình Dương 1.251,59

Công ty CP KCN Nam Tân Uyên KCN Nam Tân Uyên 620,50

Công ty CP Công nghiệp An Điền KCN Rạch Bắp 278,60

Công ty CP KCN Tân Bình KCN Tân Bình 352,49


Tỉnh Đồng Nai 1.589,69

Công ty CP KCN Dầu Giây KCN Dầu Giây 330,80

Công ty CP ĐTPT VRG Long Thành KCN Lộc An-Bình Sơn 497,77

Công ty CP KCN Hố Nai KCN Hố Nai giai đoạn 1 225,71


116

KCN Hố Nai giai đoạn 2 270,94

Công ty CP KCN Long Khánh KCN Long Khánh 264,47

Doanh nghiệp đầu tư Khu công nghiệp Tổng diện tích


(ha)
Tỉnh Bình Phước 481,92

Công ty CP KCN Cao su Bình Long KCN Minh Hưng III 291,52

Công ty CP KCN Bắc Đồng Phú KCN Bắc Đồng Phú 190,40

Tây Ninh-Củ Chi 2.477,36


Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG 2.477,36

KCN Đông Nam (Củ Chi) 286,76

KCN Phước Đông (Tây Ninh) 2.190,60

Tổng cộng (ha) 5.800,56

Nguồn: VRG (2019)

Đánh giá cao vai trò của ngành cao su, tại Hội nghị và Lễ Kỷ niệm 91 năm
ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam ngày 28 tháng 10 năm 2020 tại Công ty
CP Cao su Đồng Phú, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu:
Tỉnh Bình Phước là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất nước với khoảng 220 nghìn
hec-ta cao su, chiếm hơn 22% diện tích cao su cả nước với nhiều hành phần kinh tế
tham gia sản xuất. Trong đó DN nhà nước có hơn 70,000 hec-ta, chiếm khoảng 1/3
diện tích cao su của cả tỉnh, các DN cao su nhà nước đã góp phần giải quyết việc
làm cho hơn 24 ngàn lao động thường xuyên với thu nhập đến hơn 9,5 triệu
đồng/người/tháng. Ngoài sản xuất kinh doanh cao su theo các lĩnh vực truyền thống,
các công ty cao su nhà nước còn mở rộng đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề, trên
nhiều lĩnh vực như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư các khu công
nghiệp, khu dân cư, kinh doanh ngành gỗ … Tỉnh Bình Phước trong nhiều năm qua
luôn tăng trưởng hơn 7,5%/năm, có thể khẳng định sự phát triển của tỉnh có sự đóng
117

góp to lớn của ngành cao su. (Báo Nhân dân số 23767, ngày 16 tháng 11 năm
2020).
3.7.3. Góp phần phát triển giáo dục, văn hóa xã hội và y tế địa phương
Về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các DN thành viên
VRG đã đầu tư nhà trẻ, trường học, nhà rông văn hóa, trung tâm thể thao trạm y tế
và bệnh viện tại các nông trường, công ty để phục vụ chăm sóc sức khỏe người lao
động của DN và cộng đồng trên địa bàn. Hiện nay 8 công ty cao su Đông Nam bộ
đang quản lý 6 Bệnh viện với 485 giường bệnh và 2 Trung tâm y tế với 35 giường
bệnh. 7 Công ty Cao su Tây Nguyên đang quản lý 4 Bệnh viện với 160 giường bệnh
và 2 Trung tâm y tế với 40 giường bệnh. Các Bệnh viện và Trung tâm y tế của các
công ty cao su đã góp phần tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho người lao
động của công ty cũng như gia thuộc của người lao động và cộng đồng dân cư trên
địa bàn. (Phụ lục 7).
Hiện nay thực hiện chính sách của Chính phủ về việc chuyển giao các trường
học, bệnh viện về địa phương quản lý nhưng cũng còn một số bệnh viện hiện địa
phương chưa nhận bàn giao nên vẫn do các DN thuộc Tập đoàn VRG quản lý.

3.8. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU


3.8.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su Việt Nam
Trong hơn 20 năm từ 1996 đến 2019, giá cao su luôn biến động, có những thời
điểm rất thấp nhưng giá bán cao su vẫn cao hơn giá thành, sản xuất kinh doanh cao
su luôn đảm bảo hiệu quả. Bảng 3.20 và Biểu đồ 3.7 dưới đây cho thấy diễn biến
giá thành, giá bán cao su bình quân theo từng giai đoạn từ 1996 đến 2019 tại Việt
Nam.
Giai đoạn những năm 1996 – 2000 giá cao su thấp nhưng lợi nhuận bình quân
vẫn đạt 18,6% trên doanh thu (giá bán và giá thành bình quân là 10,2 và 8,3 triệu
đồng/tấn) và sau đó tăng dần từ 2002 đến 2008. Đến 2009, giá sụt giảm do tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng sau đó lại tăng nhanh nhờ chính sách kích
cầu của những nền kinh tế lớn, làm cầu vượt cung, giá cao su tăng đột biến và đạt
đỉnh điểm đến 92 triệu đồng/tấn vào năm 2011.
118

Từ năm 2012 đến năm 2014, giá cao su bắt đầu sụt giảm liên tục do kinh tế thế
giới phục hồi chậm trong khi nguồn cung lại tăng nhanh vì nhiều nước mở rộng
diện tích cao su trong thời kỳ giá cao, cung vượt cầu đã tạo áp lực giảm giá.
Giai đoạn 2015 – 2019 dù là giai đoạn rất khó khăn của ngành cao su khi giá
cao su giảm rất sâu, tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu giai đoạn này vẫn
đạt khoảng 4,7%, với giá bán bình quân khoảng 32,38 triệu đồng/tấn, giá thành 30,8
triệu đồng và lợi nhuận dao động khoảng 1,52 triệu đồng/tấn. Với năng suất bình
quân 1,67 tấn/ha, doanh thu bình quân trên hec-ta là 54,07 triệu đồng (VRA, 2020).
Bảng 3.20. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su bình quân theo các giai đoạn
từ 1996 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn
Giai Giá bán Giá thành Lãi bình % Lãi bình Năng suất bìnhDoanh thu
đoạn bình bình quân/tấn quân/doanh quân/tấn/ha bình quân/ha
quân/tấn quân/tấn thu/ tấn
1996-2000 10,2 8,3 1,9 18,6 1,088 11,1
2001-2005 15,4 10,3 5,1 33,1 1,344 20,7

2006-2010 40,0 26,5 13,5 33,8 1,645 65,8

2011-2014 61,4 44,9 16,5 26,8 1,715 105,3

2015-2019 32,38 30,86 1,52 4,7 1,67 54,07

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu VRA,


Biểu đồ 3.7. Diễn biến giá thành, giá bán và lợi nhuận bình quân cao su theo
các giai đoạn từ 1996 – 2019
Đơn vị tính: triệu đồng/tấn
119

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu VRA


3.8.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su đại điền
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là DN sản xuất cao su đại
điền lớn nhất với 293.300 hec-ta trong nước, hiện nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao
su Việt Nam – Công ty cổ phần. Theo khảo sát, sản xuất kinh doanh của VRG giai
đoạn 2008-2019, từ năm 2008 trở về trước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cao su sơ
chế, từ 2011 và những năm gần đây mới đầu tư phát triển mạnh xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp cao su:
Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn giá cao su rất tốt. Theo các báo cáo tổng kết
năm của VRG, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của VRG những năm này rất
cao, ngay cả năm 2008 và 2009 trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới giá
bán cao su bình quân của VRG hai năm này vẫn đạt 39,1 và 32,6 triệu đồng/tấn.
Năm 2010 và 2011 giá bán cao su bình quân của VRG là 62,6 và 92 triệu đồng/tấn,
giá bán bình quân của 4 năm này 2008-2011 là 56,57 triệu đồng/tấn cao su, do đó
doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của Tập đoàn giai đoạn này rất lớn dù chủ
yếu chỉ xuất khẩu cao su sơ chế. Tăng trưởng bình quân tổng doanh thu và tổng lợi
nhuận giai đoạn này của VRG là 27,1% và 34%/năm (Bảng 3.21.).
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Bình Tăng
quân trưởng
2008 2009 2010 2011
2008- bình quân
Chỉ tiêu
2011 2008-2011
120

(%)
Tổng vốn chủ sở hữu 16.072 19.800 18.983 31.300 21.538,75 24,88

Tồng doanh thu 16.296 15.547 25.642 33.489 22.743,5 27,14

Doanh thu cao su 12.928 10.678 18.227 25.934 16.941,75 26,12

Doanh thu khối công nghiệp, 3.368 4.869 7.415 7.555 5.801,75 30,9
dịch vụ
Tồng Lợi nhuận 4.859 4.055 7.973 11.692 7.144,75 34

Lợi nhuận khối cao su 3.914 2.995 6.529 9.951 5.847,25 36,48

Lợi nhuận khối công nghiệp, 945 1.060 1.444 1.741 1.297,5 22,59
dịch vụ
Tỷ suất Lợi nhuận / Doanh 30,3 26 31 34,91 30,553 4,83
thu (%)
Tỷ suất Lợi nhuận /Vốn (%) 30,2 20,4 42 37,36 32,49 7,35

Nộp ngân sách 1.318 1.100 2.344 3.571 2.083,25 39,41

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của VRG
Giai đoạn 2016-2019 giá cao su rất thấp, giá bán cao su bình quân giai đoạn
này còn khoảng 33,47 triệu đồng/tấn chỉ bằng khoảng phân nửa giá bán bình quân
giai đoạn 2008-2011 (56,57 triệu đồng/tấn), lợi nhuận sản xuất kinh doanh cao su
của VRG giảm sâu so với giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên với sự đầu tư phát triển
chế biến gỗ cao su và các khu công nghiệp cao su đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh
nghiệp ngành cao su trong giai đoạn khó khăn khi giá cao su rất thấp. Lợi nhuận của
khối các công ty khu công nghiệp cao su của VRG phát triển nhanh, từ 166 tỷ đồng
năm 2016 lên 695 tỷ đồng năm 2019 (tăng trưởng bình quân lợi nhuận khu công
nghiệp cao su giai đoạn 2016-2019 là 61,17% /năm). Lợi nhuận chế biến gỗ cao su
từ 418 tỷ đồng năm 2016 đã tăng lên 673 tỷ đồng năm 2019 (tăng trưởng bình quân
chế biến gỗ cao su giai đoạn 2016-2019 là 17, 21%/năm). Tăng trưởng bình quân
tổng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn này của VRG là 24,64% và 29,44% (Bảng
3.23).
Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh VRG giai đoạn 2016 – 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018 2019 Bình Tăng
121

quân trưởng
Chỉ Tiêu 2016- bình quân
2019 2016-2019
(%)
Tổng vốn chủ sở hữu 44.306 40.000 40.000 40.000 41.076,5 - 3,35
Tổng doanh thu 15.401 21.380 22.686 29.823 22.322,5 24,64
Tổng lợi nhuận 2.366 4.124 4.367 5.131 3.997 29,44
Lợi nhuận khối cty cao su 1.697 3.488 3.437 3.719 3.085,25 29,89
Lợi nhuận khối cty gỗ 418 295 247 673 408,25 17,21
cao su
Lợi nhuận khối cty Khu 166 252 588 695 425,25 61,17
công nghiệp
Lợi nhuận các ngành 85 89 95 44 78,25 - 19,71
khác
Tỷ suất Lợi Nhuận/Vốn 5,34 11,3 10,92 10,63 9,5475 21,55
(%)
Tỷ suất Lợi Nhuận / 15,4 19,3 19,24 17,20 17,92 3,75
Doanh Thu (%)
Nộp ngân sách 1.150 1.707 2.650 3.000 2.126,75 37,66

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của VRG

3.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CAO
SU VIỆT NAM
3.9.1. Nhưng thành tựu đã đạt được
Ngành cao su có tốc độ phát triển nhanh, hiện đứng thứ nhất về năng suất, thứ
ba thế giới về sản lượng và số lượng, xuất khẩu cao su đã trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
3.9.1.1. Ngành cao su Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc về qui mô vườn
cây với diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên trong quá trình đa
dạng hóa loại hình trồng cao su kết hợp phát triển cao su đại điền với tiểu điền
Trong giai đoạn 2005 đến 2019, diện tích cao su tăng từ 482.700 ha lên đến
941.300 ha, diên tích thu hoạch và sản lượng cao su cũng tăng lên nhanh chóng, ước
đạt 1.137.700 tấn, ứng với năng suất đạt 1.668 kg/ ha. Tập đoàn Công nghiệp Cao
122

su Việt Nam là DN có qui mô sản xuất cao su đại điền (CSĐĐ) lớn nhất với
293.300 hec-ta trong nước và sản lượng là 277.300 tấn năm (chưa tính số lượng mủ
thu mua từ các hộ tiểu điền khoảng 60-75 ngàn tấn/năm). Từ sau 1992, với chính
sách khuyến khích phát triển cao su, cao su tiểu điền (CSTĐ) đã phát triển rất
nhanh. Ở Đông Nam bộ cao su tiểu điền phát triển phần lớn bằng nguồn vốn gia
đình, ở Tây Nguyên và miền Trung thông qua các dự án trồng rừng theo Quyết định
327 và Dự án đa dạng hóa nông nghiệp. Số lượng DN tư nhân trồng cao su với quy
mô lớn cũng tăng nhanh với quy mô vài trăm đến vài ngàn hec-ta ở mỗi đơn vị.
Hiện diện tích CSTĐ đã chiếm đến 51,1% và đại điền là 48,9% (VRA, 2020).
3.9.1.2. Ngành cao su Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế
không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà còn thu hút được thành phần doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI
Trong 391.500 héc-ta trên tổng diện tích 474.652 héc-ta CSĐĐ có 159 DN,
gồm 60 DN nhà nước, 95 DN tư nhân và 4 DN nước ngoài (Foreign Direct
Investment) tham gia trồng cao su với khoảng 106.000 lao động. Trong đó DN nhà
nước chiếm 88% diện tích, 94, 6% lao động. DN tư nhân chiếm 11,7% diện tích,
5% lao động. DN nước ngoài chiếm 0,3% diện tích, 0,4% lao động.
Về chế biến sâu (sản phẩm cao su công nghiệp), theo số liệu khảo sát của
Tổng cục Thống kê năm 2017 có 456 đơn vị tham gia, với số lượng lao động
lên tới trên 61.701 người. Trong đó, số đơn vị DN tư nhân chiếm khoảng 70,4%
nhưng số lượng lao động chỉ chiếm 23%, trong khi số đơn vị khối DN nước
ngoài chỉ chiếm 27% nhưng chiếm gần 61% về số lao động. Khối DN nhà nước
chiếm 2% về số đơn vị và 16% về số lao động. Sự đa dạng hóa các thành phần
kinh tế tuy chỉ có kết quả bước đầu nhưng có ý nghĩa KT-XH sâu sắc giúp thu hút
thêm nguồn vốn, kỹ thuật, quản lý và nâng cao khả năng cạnh tranh trong nội bộ
ngành trở thành động lực mới để phát triển.
123

3.9.1.3. Trong quá trình phát triển, đa dạng hóa thành phẩm, nâng cao
thêm giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành là xu hướng chuyển dịch
của khâu chế biến cao su
Hầu hết các DN trồng cao su của nhà nước đều có nhà máy để tự sơ chế mủ
cao su. Hiện nay, Việt Nam có tổng số có 197 nhà máy chế biến, với công suất thiết
kế khoảng hơn 1,3 triệu tấn mủ khô/năm.Trong đó, số DN tư nhân chiếm 57,8%; số
DN nhà nước chiếm 40,2%; số DN nước ngoài chiếm 1,5% và hợp tác xã chiếm
0,5%.
Bên cạnh những nhà máy sơ chế nguyên liệu cao su, đã có một số nhà máy chế
biến sâu sản xuất sản phẩm như lốp xe, găng tay, chỉ thun, bong bóng… được hình
thành trong thời gian gần đây, tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, kiến
thức cho người lao động, gia tăng giá trị sản phẩm ngành cao su và thúc đẩy CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
(VRG) đã thành lập hoặc liên kết thành lập được 12 khu công nghiệp ở miền Nam
và miền Bắc, tạo thuận lợi cho những DN có nguồn nguyên liệu cao su tại chỗ để
chế biến sản phẩm cao su. Theo báo cáo của VRG, tử năm 2011, VRG đã đầu tư
xây dựng các khu công nghiệp, trong đó, có 11 khu công nghiệp trong vùng trồng
cao su ở Đông Nam bộ với tổng diện tích quy hoạch khoảng 5.800 ha, đến cuối năm
2017, đã cho thuê được 4.060 ha, đạt 70%.
Lĩnh vực khai thác gỗ cao su đạt những kết quả rất tích cực. Gỗ cao su đã
đóng góp 24,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ cao
su sơ chế chiếm 19,2% và các sản phẩm đồ gỗ cao su là 26,2% trong xuất khẩu gỗ
sơ chế và sản phẩm gỗ của cả nước.
3.9.1.4. Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị
trường thế giới thông qua việc không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu các
loại sản phẩm cao su
Việt Nam là quốc gia sản xuất cao su lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Thái Lan
và In-đô-nê-xi-a. Lượng cung cao su từ Việt Nam chiếm khoảng 11,7 % trong tổng
nguồn cung cao su trên thế giới. Xuất khẩu cao su của Việt Nam ra thị trường nước
ngoài trong năm 2019 tăng 8,79% về lượng và 10% về kim ngạch so với năm 2018,
124

đạt 1,7 triệu tấn và 2,3 tỉ USD. Đỉnh cao là năm 2011, với giá cao su 3.961
USD/tấn, lượng giá trị thu về từ xuất khẩu cao su hơn 3,2 tỉ USD.
Cao su Việt Nam xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia, Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai,
Hàn Quốc, Đức là những thị trường tiêu thụ cao su lớn của Việt Nam. Năm 2019
khoảng 68,3% lượng cao su xuất khẩu của đi vào thị trường Trung Quốc, khoảng
7,4% vào thị trường Ấn Độ, các thị trường Mã Lai, Hàn Quốc, Đức… chiếm
khoảng từ 2 - 3% mỗi thị trường.
Xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp từng bước có sự phát triển đáng kể.
Từ là một nước tiêu thụ cao su khoảng 140.000 tấn năm 2010, hiện đã tiêu thụ hơn
200.000 tấn, tăng khoảng 1,5 lần. Giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cao su
đạt 380 triệu đô-la năm 2010 đã tăng 6,31 lần, đạt đến hơn 2,4 tỷ USD năm 2019
(tăng 7,8% so với 2,32 tỷ USD năm 2018). Hai nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất
khẩu cao nhất năm 2019 là lốp xe, đạt 1,199 tỷ USD (năm 2018: 1,043 tỷ USD) và
linh kiện cao su kỹ thuật là 457,7 triệu USD (năm 2018: 498,4 triệu USD) chiếm
49% và 19,9 % kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cao su năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su năm 2019 tiếp tục chiếm tỷ trọng
cao hơn gỗ cao su sơ chế, đạt 1,83 tỷ USD tăng 10,6% so với 2018, chiếm 76,9%
tổng kim ngạch. Gỗ cao su sơ chế đạt 551,21 triệu USD, chiếm 23,1% tổng kim
ngạch, tăng 10,1% so với năm 2018 (VRA, 2020).
3.9.2. Những hạn chế
3.9.2.1. Sự phát triển của cây cao su chưa phù hợp với nhu cầu có giới hạn
của thị trường, sản xuất không theo qui hoạch, hiệu quả thấp
Trong thời gian gần đây, Chính phủ các nước sản xuất cao su cao su đang có
những nỗ lực kiểm soát lượng cung, nhằm hạn chế sự tụt giảm về giá do dư cung.
Tuy nhiên theo kết quả khảo sát thực địa ở Việt Nam cho thấy, diện tích trồng cao
su giảm chỉ ở khu vực CSĐĐ; diện tích và sản lượng CSTĐ vẫn tiếp tục tăng và kéo
theo sự gia tăng về sản lượng ở quy mô quốc gia. Khuyến cáo của các cơ quan quản
lý nhà nước và Hiệp hội ngành hàng về thông tin thị trường, sản lượng, giá cả, cung
cầu thị trường cao su, về vấn đề hạn chế lượng cung v.v…có tác dụng đối với các
DN cao su đại điền, nhưng rất hạn chế đối với khu vực hộ tiểu điền. Sản lượng
125

CSTĐ vẫn tiếp tục gia tăng nhanh, thậm chí ở cả những vùng không phù hợp với
cây cao su đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu lợi nhuận của các hộ tiểu điền
cao su. Ngoài ra, một số diện tích vườn cây cao su già cỗi và vườn cây kém hiệu
quả nhưng vẫn chưa được thanh lý trồng lại.
3.9.2.2. Cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu
Sản phẩm cao su Việt Nam hiện chủ yếu là sản phẩm thô, chưa được chế biến
sâu, kéo dài tình trạng “thiếu và yếu” của sản xuất cao su trong nước.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su bán thành phẩm, nhưng cơ cấu chủng
loại và chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật
của các DN chế biến sản phẩm công nghiệp cao su cả trong nước và nước ngoài.
Trong khâu chế biến sản phẩm cao su, các DN tư nhân chiếm số lượng trên 70%
trong tổng số DN tham gia, nhưng phần lớn các DN này có quy mô nhỏ, công nghệ
còn lạc hậu so với các DN nước ngoài. Trong tương lai, nếu phải cạnh tranh về chất
lượng hàng hóa thì các DN cao su Việt Nam sẽ khó giành được thị phần.
3.9.2.3. Sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
Theo ý kiến các chuyên gia, việc quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm các loại của ngành cao su Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nổi bật lên dù là một
trong ba quốc gia có sản lượng và số lượng cao su xuất khẩu lớn nhất của thế giới
song thương hiệu và chất lượng cao su Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải đối
mặt. Hiện vẫn chưa có cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách kiểm tra chất lượng
cao su và nguyên liệu mủ cao su đầu vào, đầu ra. Theo kết quả khảo sát thực địa
cho thấy, tình trạng chất lượng cao su không đồng đều còn xuất phát từ một số hiện
tượng như pha trộn tạp chất vào trong mủ. Chất lượng cao su không đồng đều ảnh
hưởng đến uy tín, thương hiệu cao su Việt Nam làm cho giá bán cao su của Việt
Nam thấp hơn so với giá bán các mặt hàng cùng chủng loại từ các quốc gia khác.
Sản phẩm của ngành cao su hiện chủ yếu xuất khẩu vì vậy việc quản lý chất
lượng, là hết sức quan trọng. Nhưng các DN của Việt Nam chưa thực sự chú trọng,
tuân thủ về vấn đề này, đặc biệt là các hộ CSTĐ, các DN tư nhân nhỏ. Do đó trong
hoàn cảnh hiện nay, việc nâng cao chất lượng các sản phẩm của ngành cao su và
126

tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế một cách nghiêm ngặt để xây dựng
hình ảnh, thương hiệu cao su Việt Nam là việc cấp bách, cần phải được nghiêm túc
thực hiện.
3.9.3. Nguyên nhân những hạn chế
3.9.3.1. Công tác quy hoạch và quản lý diện tích cao su chưa kiểm soát
được sự phát triển qui mô sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường
Vấn đề quy hoạch còn nhiều bất cập, đây cũng là tình trạng phổ biến của nông
nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cao su nói riêng. Theo ý kiến các chuyên gia,
việc quy hoạch và quản lý diện tích cây cao su chưa chặt chẽ, thiếu căn cứ khoa
học, nặng về tự phát. Chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, chiến lược dự báo
trung hạn và dài hạn chưa tốt nên dẫn đến tình trạng giá cả cao su thiếu tính ổn
định, thu nhập của người trồng cây cao su chưa đảm bảo.
3.9.3.2. Hệ thống quản lý chất lượng cao su chưa chặt chẽ và đồng bộ
Việt Nam hiện chưa có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cao su, chưa
có tiêu chuẩn quốc gia đối với cao su nguyên liệu đầu vào, chỉ có tiêu chuẩn quốc
gia cao su đầu ra, nên chưa có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào
nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng chế biến cao su. Ngoài ra, vấn đề đảm
bảo chất lượng các chủng loại cao su theo tiêu chuẩn quốc tế chỉ mới được quan tâm
đầu tư ở một số DN quy mô lớn và các DN nhà nước.
3.9.3.3. Giá cao su giảm liên tục, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi
Giá xuất khẩu cao su bình quân của Việt Nam năm 2019 là 1.353 USD/tấn chỉ
còn bằng 48,4% giá của năm 2012 (2.795USD/tấn) và bằng 34,1% giá cao su 2011
(3961 USD/tấn). Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 11/2019 ngày
12/10/2019 giảm 0,1% xuống 154,5 yen/kg; tương đương khoảng hơn 34.000
đồng/kg. Theo xu hướng đó, trong tháng 9/2019, tại Đăk Lăk, giá thu mua mủ cao
su nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 245 đồng/độ TSC (total solid content) và
250 đồng/độ TSC, giảm tới 25 đồng/độ TSC so với cuối tháng 8/2019.
Tỷ trọng cao su già cỗi hiện đang ở mức cao dẫn đến năng suất vườn cây khai
thác sụt giảm ở vùng trồng truyền thống. Bên cạnh đó, sản lượng vườn cây cũng sụt
giảm đáng kể do biến đổi khí hậu như mưa lũ, hạn hán xảy ra liên tục hạn chế
127

nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh và tác động xấu đến vườn cây kiến thiết cơ
bản.
3.9.3.4. Thị trường tiêu thụ cao su chưa đa dạng còn phụ thuộc vào thị
trường một vài nước; thị trường thu mua mủ cao su chưa đảm bảo cạnh tranh
lành mạnh
Trong giai đoạn cung vượt cầu hiện nay, các DN xuất khẩu cao su Việt Nam
sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Mặt khác, cao su của Việt Nam hiện phụ
thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc (khoảng hơn 65% cao su Việt Nam là xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc). Việc chủ động tìm kiếm đối tác mới để đa dạng
hóa thị trường, tránh hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là vấn đề mà
các DN cần quan tậm đúng mức (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019).
Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ cao su, đặc biệt đối với CSTĐ thường chỉ là
những chính sách chung, ít cụ thể và kịp thời. Theo kết quả khảo sát thực địa cho
thấy, do hầu hết DN sản xuất cao su nhà nước đều có vườn cây nên số lượng cao su
nguyên liệu thu mua từ các hộ tiểu điền không lớn. Nguồn mủ từ các hộ tiểu điền
nhỏ lẻ, không thể cung cấp trực tiếp, phải qua nhiều khâu trung gian mới đến được
các nhà máy chế biến do đó khâu thu mua, tiêu thụ CSTĐ chủ yếu từ thương lái và
các DN tư nhân. Điều này dẫn đến tranh mua, tranh bán, gây nhiễu loạn thông tin,
ép giá thị trường… Việc hình thành một cơ chế hỗ trợ CSTĐ về thông tin thị trường
và mua bán đảm bảo cạnh tranh công bằng, minh bạch là rất cần thiết cho các hộ
CSTĐ.
3.9.3.5. Nguồn nhân lực cho ngành cao su chưa đáp ứng nhu cầu phát triển,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và liên kết sản xuất còn nhiều hạn chế
Cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, giá trị thấp do kĩ
thuật, công nghệ còn hạn chế. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này chưa đáp ứng
được yêu cầu, khả năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong ngành cao su
chưa theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Lao động từ khu
vực nông nghiệp đang chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng
nhiều làm thiếu hụt lao động tại vườn cây cao su, nhà máy chế biến mủ. Quá trình
sản xuất cao su chưa thu hút được người lao động có trình độ, chuyên môn tay nghề
128

cao nên tình trạng lao động thời vụ, dịch chuyển lao động trong ngắn hạn còn diễn
ra phổ biến; sự gắn kết lao động với DN chưa bền vững.
Theo ý kiến các chuyên gia, vấn đề liên kết trong sản xuất, chế biến, phân
phối, thu mua giữa các DN, địa phương và vùng rất lỏng lẻo, tự phát chứa đựng
nhiều bất cập, yếu kém. Việc hình thành chuỗi giá trị của ngành hàng phải theo quy
hoạch, có liên kết chặt chẽ, phải phát huy được thế mạnh của từng khâu và hiệu quả
liên kết giữa các khâu trong chuỗi. Liên kết cả đầu vào, đầu ra của chuỗi sản xuất từ
mủ, gỗ cao su, các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ liên quan. Hợp tác, trao đổi
chuyên môn, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ... Liên kết là yêu cầu cấp
thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong ngành cao su, một lĩnh vực có tính chiến
lược, dài hạn nhưng cũng nhiều rủi ro về mặt thị trường và giá cả.
3.9.3.6. Chính sách của Nhà nước đối với ngành cao su còn nhiều bất cập và
chưa đồng bộ
Theo Hiệp hội cao su, tình trạng vướng mắc trong thủ tục đầu tư thường xảy ra
làm ảnh hưởng tiến độ dự án, hoạt động kinh doanh của các DN cao su. Chính sách
đất đai, thuế nông nghiệp chưa thực sự tạo ra một động lực mạnh mẽ cho các DN
ngành cao su. Khả năng tiếp cận vốn, các chính sách bảo hiểm và thuế trong ngành
cao su là những vấn đề đang tỏ ra chậm hơn so với nhu cầu, tiềm năng, khả năng
phát triển của ngành. Theo kết quả khảo sát 15 doanh nghiệp cao su của VRG cho
thấy: Hầu hết các công ty phải sử dụng nguồn vốn tự có bao gồm nguồn vốn cấp
của Tập đoàn, nguồn vốn cho vay chỉ có đối với các dự án đầu tư phải thực hiện
theo quy định đầu tư của các DN nhà nước, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi hầu
như không có. Nguồn vốn tự có này thường chiếm 70 – 80% trong tổng nhu cầu
nguồn vốn của DN. Có đến 5 công ty hầu như sử dụng chủ yếu vốn tự có, 10/15
công ty còn lại có sử dụng nguồn vốn vay nhưng tỷ trọng vốn vay chỉ chiếm khoảng
dưới 30% nhu cầu của công ty, thủ tục cho vay còn nhiều vướng mắc.
Chính sách thuế cũng còn những bất cập, chẳng hạn thuế thu nhập từ giá trị gỗ
cao su của vườn cây được tính là thu nhập bất thường do không còn việc thu hoạch
mủ sau khi cưa cắt. Cây cao su được xác định là cây đa mục tiêu được công bố theo
quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ NN&PTNT, được sử
129

dụng cho những hoạt động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và những lĩnh vực khác..
Do đó, cũng như những cây trồng khác trong ngành nông lâm nghiệp, việc tính thuế
hoặc được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN đối với thu nhập từ gỗ cao su cần
được áp dụng như thu nhập chính, không phải là thu nhập bất thường. Bên cạnh đó,
theo chính sách ưu đãi thuế trong sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn giảm tiền
thuê đất trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su vẫn còn vướng mắc, chưa
thực hiện được.
Do các thủ tục hành chính và sự hạn chế trong tiếp cận thông tin, việc thực thi
các chính sách của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển ngành cao su vẫn còn nhiều
hạn chế đối với các DN nhỏ và vừa đặc biệt với các hộ tiểu điền. Mặt khác, việc
được hưởng cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa với mục
tiêu góp phần giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng vẫn gặp
nhiều vướng mắc do phải đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như thực hiện các nghĩa
vụ như các DN thông thường khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao
su Việt Nam những năm gần đây trên 7 tỷ đô-la hàng năm (năm 2018, 2019 dù giá
cao su rất thấp nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam vẫn đạt
6,57 tỷ USD và 7,1 tỷ USD). Xuất khẩu cao su sơ chế năm 2019 của Việt Nam đã
mang về cho đất nước 2,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, cây cao su còn cung cấp nguyên
liệu cho ngành sản xuất các sản phẩm cao su và ngành chế biến gỗ trong nước với
giá trị xuất khẩu 4,8 tỷ USD/năm. Trong đó xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cao su
đạt 2,4 tỷ USD nhưng chỉ sử dụng khoảng hơn 200.000 tấn cao su nội địa (chiếm
khoảng 19,6% tổng sản lượng cao su nội địa).
Gỗ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng, thân thiện môi trường góp phần
phát triển ngành chế biến gỗ trong những năm gần đây, mang lại giá trị gia tăng cao
cho ngành và là nguồn tài chính quan trọng để người trồng tự tái canh.
Các Khu công nghiệp cao su đã bắt đầu phát huy hiệu quả, thu hút và phát
huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Kim ngạch xuất
130

khẩu các thành phẩm cao su chế biến của các DN nước ngoài đã chiếm trên 80%
tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su công nghiệp.
Ngành cao su đã góp phần tích cực trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn trong thời gian qua, tuy nhiên quá trình phát triển cũng còn bộc lộ những
hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Thứ nhất, quy hoạch
phát triển ngành cao su chưa phù hợp, sản xuất cao su không theo quy hoạch, nhiều
vùng hiệu quả thấp; Thứ hai, cơ cấu sản phẩm cao su chưa đa dạng, chưa được chế
biến sâu. Thứ ba, sản phẩm cao su Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa tạo được
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế; Thứ tư, vấn đề quản lý chất lượng
chưa chặt chẽ, cơ cấu chủng loại cao su chưa phù hợp; Thứ năm, vấn đề liên kết
trong sản xuất, chế biến, phân phối, thu mua giữa các DN, địa phương và vùng còn
chứa đựng những bất cập, yếu kém; Thứ sáu, các chính sách tài chính hỗ trợ cho
phát triển ngành cao su còn hạn chế;
Nhìn chung, so với các nước cùng khu vực, ngành công nghiệp chế biến sản
phẩm cao su Việt Nam còn nhiều yếu kém, tiêu thụ nội địa cao su để chế biến sâu
chỉ khoảng hơn 200.000 tấn/năm (chưa đến 20% sản lượng). Chất lượng các chủng
loại mặt hàng cao su (cao su sơ chế) chưa ổn định, chưa đồng đều làm giảm giá trị
cao su Việt Nam so với Thái Lan, Mã Lai. Nguyên nhân là việc quy hoạch và quản
lý diện tích cây cao su chưa chặt chẽ, thiếu căn cứ khoa học, nặng về tự phát; hệ
thống quản lý chất lượng cao su chưa chặt chẽ và đồng bộ; Thị trường tiêu thụ cao
su chưa đa dạng còn phụ thuộc vào thị trường một vài nước; thị trường thu mua mủ
cao su chưa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; sự liên kết chuỗi ngành hàng trong
nước rất lỏng lẻo; việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho chế biến sản
phẩm công nghiệp cao su (chế biến sâu) còn hạn chế; chưa có sự hợp tác chặt chẽ
với các nước sản xuất cao su trong khu vực. Ngoài ra, cơ cấu chủng loại cao su là
nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến sâu chưa thật sự phù hợp với nhu cầu thị
trường, làm giảm tính cạnh tranh của cao su Việt Nam so với các nước khác, dẫn
đến tăng nhu cầu nhập khẩu cao su của các nhà máy sản xuất sản phẩm cao su trong
nước.
131

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước đến phát triển ngành cao
su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030
4.1.1.1. Cơ hội của ngành cao su Việt Nam
Cao su là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp, nhiều lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là các ngành công nghiệp – sản xuất - tiêu dùng
như: sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo,
y tế, hàng tiêu dùng… Vì vậy, nhu cầu cao su của thế giới vẫn tiếp tục tăng, cơ hội
để ngành cao su phát triển ngày càng mở rộng, chuyên sâu;
Sụ tác động của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong đó có
khoa học nông, lâm sản là điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành cao su phát triển
theo chiều sâu và bền vững, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao;
Sự dịch chuyển về cơ cấu cây trồng và dịch chuyển trong nội bộ ngành là cơ
sở để ngành cao su tiếp tục phát triển đúng hướng như: Các nhà máy chế biến sản
phẩm cao su dịch chuyển dần đến các vùng sản xuất nguyên liệu cao su, giúp giảm
chi phí vận chuyển và giảm giá thành; Một số diện tích cây cao su vùng phi truyền
thống được chuyển sang những hoạt động kinh tế khác hiệu quả hơn sẽ làm giảm
lượng cao su tồn kho, giúp giá bán cao su được cải thiện dần;
Việc phát triển trồng cao su ra nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanmar…)
cũng tạo ra cơ hội mở rộng quy mô sản xuất cao su đối với các DN Việt Nam;
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, một thị trường có nhu cầu rất
lớn với khoảng 1,4 tỉ dân và trên thực tế xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung
Quốc nhiều năm qua luôn chiếm hơn 60%. Vì vậy, cùng với quá trình hợp tác để
phát triển kinh tế nói chung, thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn mở ra cho ngành
công nghiệp cao su Việt Nam những cơ hội lớn cả ngắn hạn và dài hạn.
132

4.1.1.2. Thách thức của ngành cao su


Sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên dưới dạng thô nên
khả năng bị thay thế bởi cao su tổng hợp là một rủi ro. Thêm vào đó, vấn đề quản
lý, kiểm soát chất lượng nguyên liệu mủ cao su chưa đựơc chặt chẽ làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm cao su, uy tín của ngành cao su Việt Nam, đơn cử như
hiện tượng pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng nguyên liệu mủ cao su.
Năng suất, chất lượng cao su khai thác sụt giảm do ở các vùng truyền thống tỷ
trọng cao su già cỗi đang ở mức cao. Hiện tượng cạnh tranh đất tái canh cao su với
cây trồng khác ở các địa phương xảy ra trong tình hình giá cao su xuống thấp. Sự
cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự
đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành cao su Việt Nam vẫn
còn hạn chế.
Những rủi ro về mặt tự nhiên, điều kiện khí hậu thiên tai khắc nghiệt như mưa
bão, sương muối, rét đậm, rét hại... ở một số tiểu vùng trồng cây cao su tại Duyên
Hải Miền Trung, vùng núi Tây Bắc gây thiệt hại cho người sản xuất.
Trình độ sản xuất của lao động tiểu điền còn hạn chế nhất là vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số nên việc quy hoạch mở rộng cao su trên địa bàn miền núi gặp
nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên và vùng miền núi phía Bắc còn thiếu
và yếu kém nên suất đầu tư cho cao su thường rất cao. Tiềm lực vốn, công nghệ của
các DN đầu tư trong nông nghiệp còn hạn chế. Đa số các hộ CSTĐ thiếu vốn tái sản
xuất nên gặp nhiều khó khăn duy trì sản xuất khi giá cao su giảm sâu.
Thị trường tiêu thụ cao su Việt Nam hiện phụ thuộc quá nhiều vào Trung
Quốc và một số lượng khá lớn theo con đường tiểu ngạch nên các DN của Việt Nam
thường bị ép giá, gặp nhiều rủi ro khi Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại.
Chủng loại, chất lượng cao su của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu
cầu thị trường trên thế giới
Các rào cản thuế quan và phòng vệ thương mại của các nước cũng là các yếu
tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và giá xuất khẩu cao su.
133

4.1.1.3. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam


Tổng hợp các đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu từ phần thực trạng phát
triển ngành cao su, cũng như đánh giá những cơ hội, thách thức mà ngành cao su
phải đối mặt trong thời gian tới từ đó đề xuất mục tiêu, định hướng và giải pháp
phát triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn thông qua bảng ma trận SWOT dưới đây.
Bảng 4.1. Ma trận SWOT về phát triển ngành cao su Việt Nam

CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)


- Nhu cầu cao su của thế - Rủi ro của sản phẩm thay
giới vẫn tiếp tục tăng; thế là cao su tổng hợp;
- Hợp tác giữa các bên trong - Tỷ trọng cao su già cỗi
chuỗi giá trị của ngành cao tăng nhanh;
su; - Sự cạnh tranh giữa các
- Sự phát triển như vũ bão nước xuất khẩu cao su;
khoa học nông, lâm sản; - Những rủi ro về mặt tự
MA TRẬN SWOT
- Sự chuyển dịch về cơ cấu nhiên, điều kiện khí hậu...;
cây trồng và nội bộ ngành; - Việc quy hoạch mở rộng
- Hợp tác phát triển trồng cao su trên địa bàn miền
rừng cao su ra nước ngoài; núi gặp nhiều khó khăn;
- Thị trường Trung Quốc - Xuất khẩu cao su phụ
(láng giềng) rộng lớn thuộc vào Trung Quốc;
- Các rào cản thuế quan đối
với cao su.
ĐIỂM MẠNH (S) S/O S/T
- Diện tích, sản lượng, - Tiếp tục nâng cao số - Thành lập các tổ chức, cơ
năng suất ngành cao su ổn lượng, chất lượng diện tích, quan quản lý chuyên ngành
định; sản lượng, năng suất; điều hành, hỗ trợ, thúc đẩy
- Sự phân bố và loại hình - Định kỳ hoàn thiện và bổ phát triển
sản xuất cao su khá phù sung quy hoạch ngành cao - Ứng dụng những tiến bộ
hợp, phát huy được thế lợi su; khoa học công nghệ.
thế của các chủ thể; - Nghiên cứu, ứng dụng, - Thúc đẩy ngành chế biến
- Tỉ lệ vườn cây đại điền chuyển giao khoa học công sản phẩm cao su của công
lớn thuận lợi cho việc sản nghệ ngành cao su; nghiệp nội địa.
xuất lớn và quản lý tập - Tiếp tục xây dựng thương - Phát triển CSTĐ;
trung (CSĐĐ Việt Nam hiệu, quảng bá, mở rộng thị - Liên kết và hợp tác quốc
chiếm đến hơn 48%, các trường để phát triển ngành tế để phát triển ngành
nước khác chỉ khoảng trên cao su;
dưới 10%); - Thành lập các khu công
134

- Thành phần chế biến mủ nghiệp cao su


cao su đa dạng, tính cạnh - Ứng dụng công nghệ
tranh cao; thông tin tiết giảm chi phí
- Bước đầu phát triển chế - Liên kết tập thể, hình
biến các sản phẩm từ mủ thành hợp tác xã
cao su, có tính chuyên - Sử dụng các chính sách
sâu, giá trị cao; hỗ trợ xuất khẩu
- Lĩnh vực chế biến gỗ cao - Đẩy mạnh hoạt động xúc
su và các sản phẩm từ gỗ tiến xuất khẩu
cao su thu được giá trị
lớn, phù hợp với điều kiện
Việt Nam;
- Giá trị, thị trường xuất
khẩu tăng và được mở
rộng đa dạng, đa phương;
- Khâu tiêu thụ trong nước
không ngừng phát triển
ĐIỂM YẾU (W) W/O W/T
- Việc quy hoạch và quản - Xây dựng các căn cứ khoa - Tập trung phát triển
lý diện tích cao su; học và thực tiễn để quy ngành cao su gắn với bảo
- Vấn đề quản lý chất hoạch ngành cao su phù vệ môi trường;
lượng cao su; hợp, có chiều sâu; - Có chính sách hỗ trợ các
- Vấn đề ứng dụng khoa - Đẩy mạnh nghiên cứu phát chủ thể trồng cao su ở các
học-kỹ thuật trong chế triển (R&D) địa bàn điều kiện tự nhiên
biến sản phẩm - Đào tạo và có chính sách không thuận lợi cả về khoa
- Vấn đề nguồn nhân lực đãi ngộ để phát triển nguồn học-công nghệ lẫn tài
nhân lực chính, bảo hiểm;
- Các chính sách tài chính
hỗ trợ cho phát triển - Có chính sách ưu đãi về tài - Phát triển thị trường tránh
ngành cao su; chính để phát triển ngành quá phụ thuộc vào thị
cao su trước bối cảnh mới; trường Trung Quốc trong
- Việc quảng bá, giới thiệu dài hạn.
sản phẩm; - Xây dựng thương hiệu cao
- Vấn đề liên kết trong sản su;
xuất, chế biến, phân phối; - Liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả


135

4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn đến 2030
4.1.2.1. Quan điểm phát triển
Thứ nhất, Quy hoạch phát triển ngành cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị
trường
Hiệu quả sản xuất cao su phụ thuộc nhiều vào giá cao su, giá cả lại phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu của thị trường. Vì vậy qui hoạch sản xuất ngành cao su phải
căn cứ trên nhu cầu thị trường, có cơ sở khoa học, tính chính xác cao để qui hoạch
sản xuất ngành cao su đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và
chất lượng
Phát triển sản xuất cao su chỉ thực hiện trên các diện tích đất được quy hoạch,
có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ
thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và phát triển bên vững.
Thứ ba, Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp
chế biến
Phát triển ngành cao su theo hướng sản xuất lớn, gắn việc trồng cao su với chế
biến mủ cao su bao gồm sơ chế và chế biến sản phẩm cao su công nghiệp nhằm
nâng cao tối đa giá trị gia tăng và hiệu quả chuỗi sản xuất ngành cao su.
Thứ tư, Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát
triển ngành cao su
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế ngành cao su, thành phần kinh tế tư nhân
và doanh nghiệp nước ngoài cần được tạo điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa
nhằm thu hút thêm nguồn vốn để phát triển và hình thành sự liên kết, hợp tác chặt
chẽ giữa các thành phần kinh tế trong chuỗi sản xuất ngành cao su.
Thứ năm, Phát triển ngành cao su phải quan tâm đến đào tạo và lợi ích của
người lao động, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề và có chính sách thỏa đáng để
không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần người lao động đặc
biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số để duy trì và phát triển nguồn nhân lực.
136

Thứ sáu, Phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm dân cư đô thị, thúc đẩy
quá trình CNH, HĐH khu vực nông nghiệp, nông thôn
Chú trọng phát huy vai trò tác động hỗ tương giữa phát triển cao su và quá
trình CNH nông thôn nhất là CSĐĐ của DN nhà nước thông qua cải thiện hạ tầng
kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội, hình thành các cụm dân cư đô thị để thúc đẩy
nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện ngược lại cho
ngành cao su phát triển ổn định, bền vững,
Thứ bảy, Tập trung đầu tư có trọng tâm vào một số sản phẩm cao su có lợi
thế cạnh tranh
Đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm cao su có chất lượng
cao thay thế dần việc xuất khẩu sản phẩm thô. Đồng thời tận dụng các Hiệp định
thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP (Regional Comprehensive
Economic Partnership), Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương - CPTPP (Comprehensive and Progresive Agreement for Trans-Pacific
Partnership), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam - EVFTA
(European-Viet Nam Free Trade Agreement)... để gia tăng xuất khẩu, lợi thế cạnh
tranh của ngành cao su Việt Nam.
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu chung: Phát huy các nguồn lực để phát triển ngành cao su Việt
Nam bền vững nhằm đáp ứng xuất khẩu và nhu cầu nội địa.
- Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất và giá trị
tăng thêm của sản phẩm cao su giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12% và 15 %
trong giai đoạn 2026 - 2030;
4.1.3. Định hướng phát triển
- Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, các lợi thế cạnh tranh
đẩy mạnh sản xuất, chế biến các sản phẩm cao su có chất lượng cao phục vụ nhu
cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Phát triển chuỗi sản phẩm cao su trên cơ sở liên kết vùng với công nghệ tiên
tiến, hiện đại.
137

4.1.3.1. Đối với ngành hàng cao su


- Về chế biến: Giữ ổn định diện tích cao su ở mức 800.000 ha – 900.000 ha
hiện nay. Phát triển cao su mang tính bền vững, sử dụng giống cây cao su vừa lấy
mủ vừa lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ.
Khuyến khích đầu tư phát triển ngành cao su trong mối liên kết chuỗi (trồng,
khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su) để hình thành những tập đoàn, DN cao su tiên
tiến, hiện đại, cụ thể:
Liên kết đầu tư chế biến sâu, phát triển các sản phẩm cao su công nghiệp (săm
lốp, găng tay, đệm mút...) với các cơ sở chế biến cao su sơ chế;
Đầu tư xây dựng phòng phân tích, kiểm chứng chất lượng cao su tham chiếu
quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Về thị trường: Phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên Hiệp hội các quốc
gia sản xuất cao su (ANRPC), Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á (Asean
Rubber Business Council - ARBC), Hội đồng Cao su quốc tế Ba bên (International
Tripartite Rubber Council - ITRC) để điều tiết lượng cung cao su phù hợp với nhu
cầu tăng trưởng của thế giới, hạn chế thấp nhất rủi ro về sự sụt giá giao dịch trên thị
trường toàn cầu.
Tiếp tục duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, đặc biệt là thị trường
Trung Quốc. Đa dạng hóa thị trường, mở rộng, phát triển các thị trường tiềm năng
như Ấn độ, Châu Âu, Nhật bản, Hàn quốc, Đài Loan....
4.1.3.2. Đối với ngành hàng gỗ cao su
- Về chế biến: Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, đẩy mạnh việc sản xuất và
tái canh cao su có chứng chỉ quản lý rừng bền vững để đáp ứng nhu cầu gỗ cao su
hợp pháp, chất lượng cao, đảm bảo đủ cho công nghiệp chế biến gỗ cao su.
Thiết kế và chuyển giao các mẫu sản phẩm đồ gỗ cao su mới phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra thương hiệu riêng biệt cho sản
phẩm gỗ cao su Việt Nam.
Áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động và tận dụng nguồn
nguyên liệu đưa vào chế biến, đảm bảo độ đồng đều và ổn định của chất lượng sản
phẩm.
138

Đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến và công suất phù hợp
với từng vùng nguyên liệu rừng trồng. Khuyến khích đầu tư phát triển chế biến, tiêu
thụ sản phẩm gỗ cao su trong mối liên kết chuỗi để hình thành những tập đoàn, DN
chế biến gỗ tiên tiến, hiện đại.
- Về thị trường: Hợp tác, liên kết DN chế biến gỗ trong nước với các DN
nước ngoài đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xây dựng hệ thống thông tin điện tử, hỗ trợ DN chế biến gỗ cao su về thông
tin thị trường, các quy định pháp lý về gỗ hợp pháp của các quốc gia; tổ chức hoạt
động xúc tiến thương mại tại các thị trường tiềm năng như: Úc, Nga, Canada, Ấn
Độ, châu Phi và Nam Mỹ.
Đẩy nhanh việc ký kết, phê chuẩn và thực hiện các thỏa thuận song phương và
đa phương về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ với các nước nhập khẩu.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN NĂM
2030
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý diện tích cao su gắn với CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn
Từ thực trạng phát triển ngành cao su và báo cáo của ANRPC cho thấy thị
trường cao su thế giới có xu hướng dư cung và dần cân bằng lại trong giai đoạn
2017 - 2024, nhưng có khả năng thiếu hụt từ sau năm 2024 do các nước ngưng
trồng mới trong thời kỳ giá thấp 2012 - 2019, sẽ tạo cơ hội cho giá cao su tăng trở
lại. Mục tiêu của việc quy hoạch và quản lý diện tích cao su nhằm phát triển ngành
cao su hiệu quả, đúng hướng, theo cung-cầu thị trường, xu hướng phát triển cao su
của thế giới. Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của các yếu tố đầu vào cả về tự nhiên,
xã hội, tối đa hóa hiệu quả kinh tế, xã hội và vai trò tích cực của ngành cao su trong
tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó, diện tích cao su thanh
lý để tái canh hoặc chuyển đổi sang các hoạt động kinh tế khác cũng rất cần được
quy hoạch chặt chẽ để góp phần cân đối cung cầu cao su và ổn định nguồn nguyên
liệu cao su và gỗ cao su cho sản xuất.
139

Để thực hiện giải pháp, việc rà soát và cập nhật kịp thời thực trạng sản xuất
cao su là việc các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện nhằm phát huy tối đa
năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro cho người trồng và nâng cao vai trò cây
cao su trên cơ sở quy hoạch, quản lý diện tích, sản lượng cao su phù hợp với thị
trường và điều kiện sinh thái, nhất là trong chương trình phủ xanh đất trống, đồi
trọc, phục hồi rừng và bảo vệ rừng.
Các địa phương cần có kế hoạch rà soát một cách tổng thể diện tích trồng cao
su của địa phương mình từ đó có chủ trương và biện pháp điều chỉnh quy hoạch phù
hợp. Trên cơ sở đó thực hiện việc phê duyệt giao đất, cho thuê đất hoặc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị, DN, hộ gia đình, trồng cao su theo
quy hoạch và quy định của Luật đất đai. Quy hoạch phát triển cao su của địa
phương phải phù hợp với trung ương, quy hoạch của cấp dưới phải là cơ sở để tham
mưu cho việc hình thành quy hoạch của cấp trên. Trong quy hoạch cần tránh chồng
lấn giữa các ngành, các lĩnh vực.
Việc các địa phương tăng cường thông tin cho nông dân biết về giá cả, tình
hình sản xuất, tiêu thụ cao su trên thế giới và trong nước là cần thiết trong quá trình
hoàn thiện, bổ sung quy hoạch và quản lý diện tích trồng cây cao su được hiệu quả.
Có thể xem xét chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn đối với
các vườn cao su nằm ngoài vùng quy hoạch, sinh trưởng kém, phát triển không
đồng đều.
Các địa phương khuyến khích các hộ trồng cao su thuộc địa bàn quy hoạch
thành lập hợp tác xã, hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hay góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất với các DN trồng cao su. Như vậy những quỹ đất lớn phù hợp để
trồng cao su và phát triển công nghiệp chế biến cao su sẽ được hình thành, góp phần
đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia như
DN, hộ nông dân và địa phương.
Các địa phương, DN, hộ trồng cao su không nên tiếp tục mở rộng diện tích
trong giai đoạn cung vượt cầu, giá mủ cao su không có lợi cho người sản xuất là
việc các cơ quan quản lý nhà nước cần có khuyến cáo. Về giải pháp kỹ thuật, có thể
giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ cạo mủ để giảm chi phí nhân công đối với
140

những vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh. Có thể khuyến cáo nông dân tiết giảm chi
phí đầu tư và trồng xen, chăn nuôi để tăng thu nhập đối với cao su đang giai đoạn
kiến thiết cơ bản. Có thể duy trì chậm mở miệng cạo đối với những diện tích cao su
đã đến giai đoạn khai thác cũng như có thể thanh lý và chuẩn bị tái canh sớm những
vườn cao su lớn tuổi. Phương châm cần quán triệt trong quá trình quy hoạch cao su
là “không bằng mọi giá chạy theo số lượng diện tích”. Trong trước mắt và dài hạn,
phải đánh giá lại diễn biến thị trường để xác định việc mở rộng hay thu hẹp diện
tích trồng cao su. Những giải pháp quản lý kỹ thuật, thâm canh, tổ chức sản xuất
hiệu quả từ DN đến các hộ tiểu điền trồng cao su cần thực hiện trên cơ sở khoa học
để nhìn nhận, đánh giá lại quá trình sản xuất .
Quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt sẽ tăng năng suất vườn cây, tối đa hóa
hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, tính bền vững ngành cao su góp phần
thúc đẩy nhanh tiến trinh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Hộp 8. Ý kiến chuyên gia -- 08 về xu thế phát triển ngành cao su


So với các cây trồng dài ngày khác, cây cao su có vai trò, vị trí đặc biệt trong
quá trình xây dựng nông thôn mới và góp phần tích cực vào sự phát triển của
đất nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn
ở nhiều nước Đông Nam Á. Ngành cao su Việt Nam hiện nay đang phát triển
hướng đến hợp nhất giữa công nghiệp sơ chế và chế biến cao su theo hướng
phát triển bền vững trong chuỗi sản xuất gồm cao su, sản phẩm cao su, đồ gỗ
cao su và khu công nghiệp dich vụ cao su nhằm tăng hàm lượng khoa hoc
công nghệ, gia tăng giá trị sản phẩm bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn . Đây
là xu hướng phát triển của ngành cao su các nước trên thế giới. Điều này đòi
hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống và tất cả các thành phần tham gia chuỗi
sản xuất cao su nếu không sẽ bị tụt hậu.

4.2.2. Giải pháp về quản lý chất lượng và cơ cấu chủng loại cao su
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định,
đồng đều theo đúng tiêu chuẩn thế giới và phù hợp với nhu cầu thị trường. Kinh
141

nghiệm của ngành cao su ở một sô nước trên thế giới cho thấy: Với một diện tích
trồng cây cao su hợp lý, thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt
và cơ cấu chủng loại sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng khắt khe của các
DN trong và ngoài nước thì tổng giá trị thu được từ cao su cao hơn nhiều so với
việc phát triển diện tích trồng cao su đại trà nhưng năng suất thấp, việc kiểm soát
chất lượng lỏng lẻo với những tiêu chuẩn, quy chuẩn lạc hậu không theo kịp với sự
phát triển của công nghệ. Do đó quản lý chất lượng và cơ cấu chủng loại sản phẩm
cao su phù hợp là một trong những giải pháp cần có sự quan tâm đúng mức. Để
thực hiện giải pháp:
- Xem xét thành lập Hội đồng Cao su hoặc Ban Điều phối ngành Cao su. Ngoài
các cơ quan quản lý nhà nước trong Hội đồng hoặc Ban Điều phối cần có sự tham
gia, hỗ trợ của hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
vực sơ chế, chế biến cao su để quản lý, giám sát chứng nhận chất lượng sản phẩm
và phê duyệt việc cấp giấy phép cho các nhà máy.
- Cần vận dụng các văn bản pháp luật được ban hành về quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hoá để sớm hình thành những văn bản pháp lý về hệ thống quản lý chất
lượng cao su cấp quốc gia trên cơ sở của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
(2007) và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006).
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769:2016 (đối với cao su khối), TCVN
6314:2007 (đối với cao su ly tâm) cần được chuyển thành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia để có tính bắt buộc áp dụng tại Việt Nam đối với tất cả các tổ chức, DN và cá
nhân có liên quan.
- Cần có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chế biến cao su để yêu cầu các
nhà máy chế biến cao su phải tuân thủ những quy định về công nghệ, quy trình kỹ
thuật từ khâu tiếp nhận, kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến khâu sản phẩm đầu ra.
Sản phẩm phải kèm giấy kiểm phẩm chất lượng và giấy chứng nhận hợp quy của
những cơ quan, tổ chức được Nhà nước công nhận.
- Các nhà máy cao su cần thành lập phòng kiểm phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
trên cơ sở kiểm chứng của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hoặc tiêu chuẩn
VILAS. Nhãn cao su tiêu chuẩn SVR và nhãn “Viet Nam Rubber”của thương hiệu
142

Cao su Việt Nam chỉ được phép sử dụng với những nhà máy có sản phẩm cao su đạt
tiêu chuẩn quốc gia.
- Việc không sử dụng những hóa chất cấm, hóa chất có hại trong quy trình bảo
quản, sơ chế, chế biến cao su phải được tuân thủ.
- Ngoài việc không sử dụng hóa chất bị cấm trong canh tác và bảo quản cao
su, tiểu điền trồng cao su và người cạo mủ cũng cần học hỏi thêm kỹ năng trồng,
chăm sóc và cạo mủ cây cao su đúng quy trình kỹ thuật. Trong quá trình cạo mủ
không để lẫn tạp chất và phải lưu trữ mủ chén, mủ đông và mủ tạp trong điều kiện
sạch sẽ. Thu hoạch mủ và bán liền trong ngày là thói quen cần hạn chế, để tránh bị
ép giá mủ nước khi phải bán trong ngày, có thể chuyển một phần sang sơ chế tại
chỗ mủ tờ chưa xông khói.
Quản lý chất lượng sản phẩm tốt và cơ cấu chủng loại cao su phù hợp sẽ ổn
định được khâu tiêu thụ với giá bán cao, nâng cao hiệu quả, uy tín, thương hiệu của
DN.
4.2.3. Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản
xuất và tiêu thụ cao su
Ngành chế biến cao su phát triển thuận lợi nhờ sự hỗ trợ phát triển sản xuất
cao su với nguồn nguyên liệu dồi dào.Tuy nhiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát
triển chế biến sâu, tăng cao tỉ lệ hàm lượng chất xám trong sản phẩm mới là yếu tố
quyết định cho sự phát triển bền vững ngành cao su. Ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ
thuật nhằm mục tiêu tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cao su, phát triển nhanh
chế biến sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu và tăng tiêu thụ nội địa,
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
Để thực hiện giải pháp, ngành cao su cần:
- Có chính sách tập trung hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển. Thông
qua Quỹ Khoa học Công nghệ của quốc gia, của các tỉnh và các nguồn ngân sách,
có thể đặt hàng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, các viện nghiên cứu và các
trường đại học trong nước các đề tài nghiên cứu về giống và công nghệ sản xuất,
chế biến sản phẩm cao su...
143

- Thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học, kỹ thuật về sản xuất, ché biến
với các tổ chức cao su quốc tế như Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ANRPC),
Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (International Rubber Study Group) để nắm bắt
các thông tin, khoa học công nghệ tiến bộ ứng dụng cho ngành cao su Việt Nam.
- Tăng cường hợp tác với các nước để phát triển ứng dụng công nghệ và tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến cao su, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả đầu
tư.
- Đẩy nhanh cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác, chế biến các vùng cao
su tập trung nhằm tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả của ngành cao su.
- Trích lập Quỹ Nghiên cứu-Phát triển riêng của các DN và thành lập các đơn
vị hay bộ phận nghiên cứu-phát triển (R&D) để nghiên cứu phát triển công nghệ
chế biến cao su, tăng cường liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong
hoạt động ứng dụng công nghệ mới đối với ngành cao su.
Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất và chế biến
sẽ tăng năng suất vườn cây cả mủ và gỗ cao su, thúc đẩy phát triển nhanh công
nghiệp chế biến cao su, qua đó tăng lượng chế biến cao su nội địa, tăng giá trị cao
su, tối đa hóa hiệu quả ngành cao su.
4.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật,
khoa học - công nghệ là những yếu tố cơ bản để quyết định sự thành công và phát
triển của DN.
Ngành cao su là ngành thâm dụng lao động và có kỹ thuật nghiệp vụ. Với quy
mô diện tích 941.300 hec-ta, ngành cao su Việt Nam có khoảng 400.000 lao động
vườn cây và hơn 100.000 lao động cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
cao su và gỗ cao su với khoảng 263.876 hộ gia đình tham gia trồng và khai
thác cao su (VRA, 2019). Nếu không có kế hoạch chuẩn bị cho nguồn nhân lực, sẽ
có tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, cả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
và công nghiệp chế biến. Điều này đã là vấn đề của ngành cao su Thái Lan khi phải
tuyển dụng lao động nhập cư để đối phó với vấn đề thiếu hụt lao động (Preecha
Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014) [89].
144

Mục tiêu của giải pháp về nguồn nhân lực là nhằm đào tạo, nâng cao tay nghề
người lao động, trình độ quản lý và tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp
ứng nhu cầu đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến
các sản phẩm cao su.
Để thực hiện được mục tiêu trên cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Cần có chính sách ưu đãi đối với lao động nông nghiệp trong ngành cao su
để họ nhận được các lợi ích nhiều hơn hoặc ít nhất tương đương với tiêu chuẩn, chế
độ của người lao động các ngành nghề khác.
- Đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật trong nước thông qua Viện Nghiên cứu Cao
su Việt Nam, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su và cử đi nước ngoài đào tạo
chuyên sâu cho cán bộ khuyến nông các huyện và các DN trong vùng quy hoạch
cao su.
- Đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho các hộ tiểu điền, các
DN nhỏ, thay đổi tác phong làm việc, nâng cao trình độ cho lao động ngành cao su
ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Tuyển chọn lực lượng lao động trẻ và con em đồng bào dân tộc học các
trường kỹ thuật nghiệp vụ của ngành cao su để phục vụ sản xuất tại địa phương.
- Có chế độ, chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ trẻ có học vấn tại các vùng
sâu, vùng xa trong các vùng quy hoạch phát triển cao su.
- Bố trí, sắp xếp tạo điều kiện ổn định cuộc sống lâu dài cho người lao động,
đặc biệt là đồng bào người dân tộc tại chỗ.
- Hợp tác với các nước trong khu vực về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và
đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành cao su.
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng và tái tạo tất cả
các nguồn lực. Phát triển nguồn nhân lực sẽ đảm bảo được ổn định sản xuất trong
dài hạn, đáp ứng được các nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để hiện đại hóa SX-
KD, nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững ngành cao su.
145

4.2.5. Giải pháp chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng
ngành cao su hướng đến phát triển bền vững
Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết và là cơ hội của ngành cao su trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, tích
hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động SX-KD của DN trong chuỗi
cung ứng ngành cao su với mục tiêu là tiết giảm chi phí, gia tăng hiệu quả vận hành,
nâng cao giá trị sản phẩm, lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững ngành cao su.
Để thực hiện giải pháp, cần có sự nỗ lực của tất cả các thành phần tham gia
trong chuỗi cung ứng ngành cao su. Các DN cần số hóa tài liệu, các quy trình cần
thiết cho chuyển đổi số, cần xác định cho mình một chiến lược phát triển phù hợp,
có kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các công ty công nghệ, các viện nghiên
cứu, trường đại hoc… để có thể có được các ứng dụng phù hợp và hiệu quả trong
sản xuất và quản lý. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về
tài chính, cơ chế, chính sách và các nguồn vốn vay ưu đãi.
Chuyển đổi số là cơ hội để bứt phá và phát triển của DN và ngành cao su. Ví
dụ chuyển đổi số cho ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ đánh giá được một
cách chi tiết chuỗi sản xuất ngành cao su từ canh tác, sơ chế đến chế biến, phân phối
sản phẩm. Điều này sẽ đáp ứng được một cách hiệu quả các yêu cầu khắt khe của
khách hàng, thị trường hiện nay về chuỗi hành trình sản phẩm.
Với ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System -
GIS), hệ thống định vị toàn cầu (Global Poisitioning System - GPS) ngành cao su sẽ
quản lý được việc quy hoạch phát triển cao su một cách chặt chẽ góp phần cải thiện
hiệu quả môi trường sinh thái, tính bền vững ngành cao su. Việc ứng dụng sẽ hỗ trợ
ngành nhận biết và cập nhật được thực trạng diện tích vườn cây cụ thể theo từng
khu vực; nhận biết diện tích vườn cây, sản lượng cao su được khai thác và phân
phối tương ứng với diện tích thu hoạch; xác định được lượng cao su thu hoạch từ
diện tích vườn cây được trồng trên đất nông nghiệp hay đất rừng chuyển đổi.
4.2.6. Giải pháp thành lập Chợ cao su hay Trung tâm mua bán cao su
Khâu thu mua cao su của tiểu điền hiện nay là một trong những tồn tại
trong chuỗi cung ứng ngành cao su. Do các hộ CSTĐ không có những tổ
146

chức đại diện, phải bán cao su qua tư thương. Thường các hoạt động mua bán
mang tính chất nhỏ lẻ, thuận mua vừa bán. Đây là một trong những nguyên
nhân của tình trạng tư thương ép giá. Việc thành lập các chợ cao su hay các
trung tâm mua bán cao su sẽ hỗ trợ tiểu điền có thể tiêu thụ cao su trực tiếp giữa
người mua và người bán một cách rộng rãi, tiết giảm chi phí tiếp thị và tăng hiệu
quả chuỗi cung ứng. Điều này có thể thực hiện như sau:
- Thành lập các chợ cao su hay các trung tâm mua bán cao su tại các khu vực
cao su tập trung. Các hộ tiểu điền sẽ tập trung cao su nguyên liệu tại các chợ cao su
hay các trung tâm mua bán cao su, cán bộ kỹ thuật của các chợ hay trung tâm mua
bán sẽ hỗ trợ tư vấn về chất lượng và giá bán cao su theo tình hình thị trường. Các
hộ tiểu điền sẽ quyết định giá bán, sau đó việc mua bán được giao dịch trực tuyến
trên hệ thống và hệ thống tự động chọn lọc người mua trả mức giá cao nhất. Bằng
cơ chế này sẽ giúp giảm chi phí chuỗi tiếp thị và cải thiện được giá bán cao su của
các hộ tiểu điền. Các hoạt động giao dịch, mua bán cao su được ứng dụng công
nghệ thông tin thực hiện một cách công khai, minh bạch với những quy định và tiêu
chuẩn chất lượng cụ thể, góp phần định hướng giá cao su tại địa phương, tạo sự
công bằng giữa người mua và người bán về vấn đề chất lượng, trọng lượng và giá
cả. Thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến của chợ cao su, trung tâm giao dịch cao
su, tiểu điền cao su sẽ có được giá bán cao su tốt hơn, hạn chế sự thao túng giá của
thương lái, đảm bảo sự công bằng về giá cả, chất lượng, số lượng cao su giữa người
mua và người bán.
4.2.7. Giải pháp về chính sách, đặc biệt là chính sách thuế để thúc đẩy phát
triển nhanh và tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm cao su và gỗ
cao su
Chính sách linh hoạt, nhất là chính sách thuế để thúc đẩy phát triển và tạo
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh sản phẩm cao su và gỗ cao su là một trong những
giải pháp cơ bản của các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới như Thái Lan, Mã
Lai, Inđônêxia, Ấn độ … nhằm hướng đến mục tiêu hợp nhất ngành cao su là chế
biến toàn bộ nguồn nguyên liệu từ cây cao su trong nước để tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu. Để có thể thực hiện được mục tiêu này, cần xem xét có chính sách thuế và
147

tiền thuê đất hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và thúc đẩy xuất
khẩu, cụ thể như:
- Ưu đãi thuế, hoàn trả thuế, giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm trung gian
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hoàn thuế, giảm thuế đối với nhóm thiết bị, máy móc nhập khẩu để sản xuất
xuất khẩu;
- Xem xét cho áp dụng chính sách không kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT)
trong kinh doanh cao su sơ chế trong nước như đã áp dụng với cà phê, hồ tiêu, nhân
điều, chè, gạo… nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xuất khẩu;
- Xem xét cho thu nhập khai thác gỗ cao su từ vườn cây không là thu nhập bất
thường sau khi kết thúc thời kỳ thu hoạch mủ, được hưởng chính sách thuế thu nhập
như sản phẩm chính của DN hoặc như các sản phẩm trồng trọt khác;
Chính sách thuế phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện tăng tiêu thụ cao su trong
nước và xuất khẩu, tăng chế sâu biến sâu, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến,
nhất là trong giai đoạn giá cao su không thuận lợi hiện nay.
4.2.8. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao
su
Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su là hạ nguồn
trong chuỗi cung ứng (thượng nguồn – trung nguồn – hạ nguồn), là mục tiêu để
nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng ngành cao su, tăng chế biến sâu, giảm xuất
khẩu cao su nguyên liệu và lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Để thực hiện tốt
công tác chế biến cần tiến hành một số giải pháp cụ thể sau:
- Có chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp và cơ chế thủ tục linh hoạt, tinh gọn
cho phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su và gỗ cao su có lợi thế
cạnh tranh.
- Các DN, đặc biệt là các DN lớn đang tham gia khâu sản xuất và chế biến
cao su cần thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn cao su
nguyên liệu sẵn có, tập trung nghiên cứu - phát triển tăng hàm lượng khoa
học - công nghệ, nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản phẩm, tăng hiệu quả
vốn đầu tư và lao động trong sản xuất.
148

- Khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường, xác định các sản phẩm chủ lực trong chế
biến cao su và gỗ cao su có lợi thế cạnh tranh để đầu tư phát triển và có cơ sở
chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu phù hợp với nhu cầu chế biến sâu, cân đối công suất
các nhà máy và vùng nguyên liệu.
- Khuyến khích đầu tư công nghệ, thiết bị tái chế cao su và xử lý, tận dụng
triệt để các phế phụ phẩm của ngành cao su tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu chế biến cao
su và đồ gỗ cao su) để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, khuyến khích phát
triển sản phẩm cao su phụ trợ cho các ngành công nghiệp khác như phụ kiện ngành
ô tô, chỉ thun trong ngành dệt may, găng tay y tế và găng tay công nghiệp, nệm gối,
đế giày, dụng cụ thể thao, băng tải vận hành v.v...
- Ưu đãi tín dụng để phát triển sản xuất, xúc tiến xuất khẩu cho chiến lược thị
trường xuất khẩu trung và dài hạn.
Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến sẽ đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng
nhanh giá trị ngành, tăng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tiến đến hợp nhất ngành cao
su giữa sản xuất cao su nguyên liệu và chế biến sản phẩm cao su công nghiệp.
4.2.9. Giải pháp phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam
Tuy đạt được những bước tiến về sản xuất, nhưng giá bán xuất khẩu cao su
Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Khó khăn lớn của ngành
cao su hiện nay là chất lượng sản phẩm chưa đạt được đồng đều và ổn định, thương
hiệu cao su Việt Nam chưa được xác lập. Do đó giải pháp về phát triển thương hiệu
để xây dựng hình ảnh cao su Việt Nam, khẳng định chất lượng, uy tín của cao su
Việt Nam, quảng báo rộng rãi thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường thế giới
và trong nước là mục tiêu cấp thiết hiện nay của ngành cao su.
- Hiệp hội Cao su Việt Nam đại diện cho ngành cao su đã đăng ký và được bảo
hộ nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (“Viet Nam Rubber”) trong nước từ
cuối năm 2014, được bảo hộ tại một số thị trường trọng điểm nước ngoài như Trung
Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Lào, Campuchia từ năm 2017 đến nay. Những sản phẩm
được gắn Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” là sự chứng nhận về các tiêu
149

chí, chất lượng mà DN và sản phẩm phải đáp ứng được theo yêu cầu của thị trường
và tiêu chí phát triển bền vững hiện nay, như:
- Tính hợp pháp của DN, nhà máy, chứng nhận về nguồn gốc sản phẩm;
- Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế;
- Quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (ISO);
- Trách nhiệm xã hội và môi trường theo pháp luật quốc gia và công ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Đến nay đã có 14 DN hội viên đã được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu “Cao su
Việt Nam” cho 67 sản phẩm thuộc 25 nhà máy. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tạo
cơ sở pháp lý và hình ảnh nhận diện các sản phẩm và thương hiệu cao su Việt Nam.
Để phát triển thương hiệu, Hiệp hội cao su cần mở rộng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
tại nhiều nước hơn nữa trên thị trường cao su thế giới và cần có nhiều DN cao su nỗ
lực đạt được chứng nhận nhãn hiệu “Cao su Việt Nam” theo các tiêu chí nêu trên để
thương hiệu cao su Việt Nam được quảng bá rộng rãi và định vị được trên thị
trường cao su thế giới. Các DN cần nghiên cứu cải thiện quy trình sản xuất, công
nghệ chế biến cao su ở tất cả các khâu sản xuất từ vườn cây đến nhà máy, đảm bảo
chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, nhất là sự đồng đều, tính ổn định và
đồng nhất về chất lượng của sản phẩm. DN và Hiệp hội cần có cơ chế kiểm tra chất
lượng sản phẩm hiệu quả, chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và
được chứng nhận.
Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” ngoài những tiêu chí về chất lượng,
còn dựa trên những tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường do dó các DN đạt được
chứng nhận sẽ đáp ứng được các yêu cầu theo xu hướng phát triển của thị trường
hiện nay, xây dựng được thương hiệu, đảm bảo đầu ra sản phẩm được tiêu thụ ổn
định, hiệu quả và bền vững.
4.2.10. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành cao su và
giữa các vùng sản xuất cao su, hướng đến thành lập khu công nghiệp cao su
công nghệ cao
150

Chuỗi giá trị ngành cao su tại Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở khâu
sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi đó khâu chế biến sâu còn yếu nên giá
trị gia tăng của ngành cao su chưa cao.
Do đó mục tiêu của giải pháp đẩy mạnh liên kết các DN trong ngành và giữa
các vùng sản xuất cao su là nhằm để thúc đẩy phát triển chế biến công nghiệp cao
su, tăng tiêu thụ và chế biến cao su nội địa, tiến đến hợp nhất giữa công nông
nghiệp phát triển ngành cao su.
Hiện các khu công nghiệp cao su tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên đã tạo điều
kiện cho DN có hạ tầng cơ sở thích hợp để sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp
cao su và đồ gỗ cao su. Đây là yếu tố thuận lợi để liên kết chuỗi cung ứng ngành hàng
cao su tại các vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, hình thành sự phát triển chuỗi giá
trị liên vùng. Để thực hiện tốt công tác này cần tiến hành một số biện pháp cụ thể
sau:
- Đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác giữa các thành phần tham gia trong chuỗi
cung ứng ngành cao su trên cơ sở liên kết vùng, từ sơ chế nguyên liệu đến chế biến
sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su và kinh doanh phân phối để phát huy thế mạnh của
các bên liên quan để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm ngành cao su.
- Chọn lọc những mô hình liên kết, hợp tác hiệu quả để nhân rộng sự hợp tác,
liên kết giữa DN với hộ tiểu điền, giữa các DN với nhau.
- Liên kết chặt chẽ hơn giữa các DN lớn ngành cao su, đặc biệt là các DN nhà
nước trong chuỗi giá trị có tính liên vùng ở Đông Nam bộ cũng như ở Tây Nguyên
nhằm phát huy thế mạnh của các bên, hợp tác phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả
sản xuất và giá trị gia tăng ngành cao su.
- Có chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm
ngành hàng,
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN trong ngành cao su, cùng với cơ sở các khu
công nghiệp cao su hiện có và với chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp sẽ hấp dẫn
những nhà đầu tư, DN trong nước và nước ngoài tham gia vào chuỗi sản xuất ngành
hàng cao su với nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp 100% vốn, hợp tác đầu tư,
hoặc liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh v.v… sẽ phát triển các khu công nghiệp
151

cao su thành những khu công nghiệp cao su công nghệ cao và phát triển nhanh sản
xuất sản phẩm công nghiệp ngành cao su.

4.3. KHUYẾN NGHỊ


4.3.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy hoạch tổng thể ngành cao su
và có cơ chế quản lý quy hoạch chặt chẽ tổng diện tích và các quỹ đất phù hợp cho
cây cao su trên cơ sở nhu cầu thị trường và các căn cứ khoa học bảo đảm khai thác
hiệu quả tài nguyên đất và phát triển bền vững ngành cao su.
- Nghiên cứu thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (có thể sắp xếp
từ nhân sự các đơn vị, bộ phận liên quan hiện có của Bộ) để quản lý và điều hành
trực tiếp ngành cao su, hoặc nghiên cứu thành lập Ban Điều phối quản lý ngành cao
su gồm có đại diện của các Bộ, Hiệp hội cao su, các DN nhà nước, DN tư nhân và
hộ tiểu điền cao su…
- Phổ biến rộng rãi về chính sách phát triển bền vững ngành cao su và có hướng
dẫn cụ thể cho DN, hộ tiểu điền… các tiêu chí và biện pháp thực hiện, không gây
ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng và sinh kế đời sống của người dân tại địa
phương.
4.3.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu mủ cao su
đầu vào và quy chuẩn chất lượng sản phẩm đầu ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm
của nhà máy đạt tiêu chuẩn và đồng đều, ổn định.
- Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà máy, cơ sở chế
biến cao su.
- Chỉ định Phòng tham chiếu quốc gia về kiểm nghiệm chất lượng cao su tại
Việt Nam để đào tạo, hướng dẫn các phòng kiểm nghiệm tại các đơn vị và làm
trọng tài trong xử lý các vi phạm.
4.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì nghiên cứu thị trường, định vị những chủng loại sản phẩm công nghiệp
cao su chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của quốc gia, trình Chính phủ ban hành các
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư phù hợp để thúc đẩy phát triển và mở rộng sản xuất,
152

đẩy mạnh liên kết giữa các DN trong ngành cao su và giữa các vùng sản xuất cao
su, hướng đến phát triển một sô khu công nghiệp cao su hiện có thành các khu công
nghiệp cao su công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh ngành
cao su.
4.3.4. Đối với Bộ Công Thương
- Trên cơ sở tiêu chuẩn về nguyên liệu mủ cao su đầu vào và quy chuẩn chất
lượng cao su đầu ra, ban hành những văn bản pháp lý về hệ thống quản lý chất
lượng cao su cấp quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra nhãn hiệu và chất lượng
cao su Việt Nam trong xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa để đảm bảo chất lượng
cao su theo đúng tiêu chuẩn, ổn định và đồng đều.
- Trên cơ sở Nhãn hiệu chứng nhận “CAO SU VIỆT NAM – CHẤT LƯỢNG
& UY TÍN“ (“VIET NAM RUBBER – QUALITY & PRESTIGE”) đã được Hiệp
hội Cao su đăng ký bảo hộ tại Trung quốc, Ấn Độ, Đài Loan…, thành lập các Văn
phòng Xúc tiến Thương mại để nghiên cứu thị trường và quảng bá rộng rãi thương
hiệu, hình ảnh sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường thế giới và theo đặc thù
từng thị trường nhằm mở rộng và đa dạng hóa thi trrường.
4.3.5. Đối với Bộ Tài chính
Nghiên cứu ban hành các chính sách thuế phù hợp áp dụng cho các DN phát triển
cao su ở các vùng sâu, vùng xa nhằm giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người
lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần phát triển hạ tầng cơ sở, xây
dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
4.3.6. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Có chính sách tín dụng ưu đãi các DN cao su vùng sâu, vùng xa, khuyến
khích các DN chuyển đổi số và tái cấu trúc DN với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn so
với lãi suất  thông thường để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. 
4.3.7. Đối với chính quyền địa phương các tỉnh
- Chính quyền các tỉnh rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất trồng cao su trên cơ sở
quy hoạch tổng thể của ngành và cần có cơ chế phù hợp, khuyến khích các hộ tiểu
điền tham gia liên kết thành lập các hợp tác xã, hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng
đất với các DN lớn để sản xuất và chế biến cao su.
153

- Thành lập các chợ cao su hay các trung tâm mua bán cao su theo mô hình
đấu giá của Thái Lan để hỗ trợ hộ nông dân có thể tiêu thụ cao su trực tiếp giữa
người mua và người bán, tiết giảm chi phí tiếp thị và tăng hiệu quả chuỗi cung ứng
- Các tỉnh cần có cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp chế biến sản
phẩm cao su trên cơ sở liên kết vùng để tận dụng thế mạnh của từng địa phương
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
4.3.8. Đối với doanh nghiệp ngành cao su
- Các DN sản xuất cao su có quy mô lớn cần thành lập các bộ phận nghiên
cứu-phát triển (R&D) trực thuộc.
- Trích lập Quỹ khoa học – Công nghệ hay Quỹ Nghiên cứu-Phát triển của
DN, sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu phát triển của DN, đặt hàng Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành các đề tài
nghiên cứu về giống, các công nghệ sản xuất cao su, sản phẩm công nghiệp cao su
để nâng cao tối đa năng suất, hiệu quả vườn cây cao su.
- Tăng cường liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong hoạt động
ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp cao su.
- Hợp tác, liên kết giữa các DN trong nước hoặc với các DN nước ngoài chế
biến các sản phẩm cao su, đồ gỗ cao su có giá trị gia tăng cao cũng như tăng cường
dịch vụ phân phối, hậu mãi, đặc biệt là dịch vụ logistics (vận chuyển, kho tàng, bến
bãi...) để phát triển ngành.
- Tìm hiểu, nắm vững luật pháp quốc tế và tận dụng các cam kết, Hiệp định
thương mại tự do song phương, đa phương (CPTPP, EVFTA, RCEP…), phát triển sản
xuất sản xuất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chú trọng yếu tố môi trường
và trách nhiệm xã hội hướng đến phát triển bền vững.
- Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để tiết giảm chi phí, gia tăng
hiệu quả vận hành và lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Cây cao su đã và đang được nhiều nước xem là giải pháp tích cực để phát triển
kinh tế kết hợp với cải thiện điều kiện xã hội và môi trường. Tuy nhiên trong giai
đoạn từ 2007 - 2013 do giá cao su rất cao, diện tích các vườn cây cao su ở các nước
154

đã mở rộng và phát triển rất nhanh ở những vùng phi truyền thống, đặc biệt đối với
khu vực tiểu điền. Điều này đã làm sản lượng cao su tăng nhanh, tạo nhiều cơ hội
phát triển nhưng cũng không ít thách thức về tác động môi trường, cảnh quan và
sinh kế của người dân.
Định hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam là phát triển bền vững và
đây cũng là xu hướng chung của các nước sản xuất cao su trong khu vực để đảm
bảo sự phát triển ổn định, hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường.
Trong những năm qua, ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực mở rộng quy mô sản
xuất và phát triển chế biến các sản phẩm từ cây cao su để nâng cao giá trị gia tăng
cho ngành, tăng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô.
Một số DN lớn trong ngành đã đạt được các chứng chỉ phát triển bền vững của các
tổ chức trong và ngoài nước, bảo đảm hài hòa các lợi ích giữa phát triển kinh tế, xã
hội, môi trường và con người.
Nhận thức rõ vấn đề gia tăng giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị cao su là cơ
sở quan trọng để đề xuất giải pháp phát triển ngành cao su. Đánh giá các mặt mạnh,
yếu, các cơ hội và thách thức mà ngành cao su phải đối mặt, Nghiên cứu sinh đã đề
xuất 10 giải pháp và những kiến nghị cụ thể đối với các DN ngành cao su, các đối
tượng có liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển ngành cao su đến
năm 2030. Đó là quy hoạch lại và quản lý chặt chẽ diện tích cao su để đảm bảo tối
đa hóa hiệu quả kinh tế, xã hội mà ngành cao su mang lại. Quản lý chất lượng và
điều chỉnh cơ cấu chủng loại cao su phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo chất
lượng ổn định, đồng đều. Liên kết chuỗi ngành hàng, phát triển công nghiệp chế
biến sản phẩm cao su, gỗ cao su, xây dựng thương hiệu cao su Việt Nam …. để
ngành cao su có một kế hoạch tổng thể về chuỗi ngành hàng cao su, có chính sách
ưu đãi thu hút đầu tư hợp lý trong sự liên kết sản xuất chặt chẽ giữa các thành phần
trong chuỗi sản xuất, có tính liên vùng, khu vực để phát triển ngành công nghiệp
cao su Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn
155

KẾT LUẬN
Ngành hàng cao su được nhiều quốc gia xem là giải pháp tích cực để tạo việc
làm, phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện xã hội, môi trường thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để
phát triển ngành cao su, tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, hạn chế. Để có thể đánh giá được đầy đủ về sự phát triển, những hạn chế,
nguyên nhân và đề xuất những giải pháp phù hợp cho ngành cao su, luận án đã làm
rõ cơ sở lý luận về phát triển ngành và ngành cao su ii) mối quan hệ giữa phát triển
ngành cao su với quá trình CNH và HĐH nông nghiệp, nông thôn; (iii) thực trạng
của ngành cao su từ trồng, chế biến, tiêu thụ cao su, gỗ cao su và các sản phẩm cao
su công nghiệp tác động đến quá trình CNH, HĐH tại các địa bàn cao su và (iv) đề
xuất các giải pháp phát triển ngành cao su ở Việt Nam phù hợp với sự nghiệp
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở tổng hợp, tổng quan lý thuyết, phân tích các tài liệu liên quan đến
đề tài và thực trạng của ngành cao su, trong Chương 1 tác giả đã luận giải cơ sở lý
luận về cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá trị ngành
hàng cao su, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tiêu chí đánh giá kết
quả phát triển ngành cao su, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu sự phát triển
ngành cao su trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nghiên cứu sinh dựa vào những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện
chứng duy vật với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích và
tổng hợp, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp khảo sát thực địa với loại hình
khảo sát sâu định tính để làm sáng tỏ những vấn đề luận án cần giải quyết.
Từ thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong Chương 3 luận án đã
cho thấy vai trò, sự đóng góp tích cực cũng như những hạn chế của ngành cao su
trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, phát triển cây cao
su đã góp phần hình thành khu vực sản xuất hàng hóa lớn để tăng kim ngạch xuất
khẩu, phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn; Thứ hai, tạo việc làm, thay đổi tập quán canh tác “du canh, du cư” đốt
156

rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số; Thứ ba, xóa đói, giảm nghèo, ổn định
và nâng cao thu nhập cho người lao động; Thứ tư, thúc đẩy quá trình ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất là giải pháp quyết định trong phát
triển cao su; Thứ năm, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
nông thôn về giao thông, điện, nước, y tế…; Thứ sáu, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái, biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên quá trình phát triển của ngành cao su cũng bộc lộ những hạn chế,
yếu kém cần phải được khắc phục. Luận án chỉ ra những hạn chế của ngành cao su
Việt Nam như sự phát triển của cây cao su hầu như tự phát, chưa phù hợp với nhu
cầu của thị trường, sản xuất không theo quy hoạch, hiệu quả thấp. Cơ cấu sản phẩm
cao su chưa đa dạng, chưa được chế biến sâu. Sản phẩm cao su Việt Nam chưa có
thương hiệu, chưa tạo được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Vấn đề
liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối, thu mua giữa các DN, địa phương và
vùng còn chứa đựng những bất cập, yếu kém; Các chính sách tài chính hỗ trợ cho
phát triển ngành cao su rất hạn chế.
Từ những hạn chế của ngành cao su, trong Chương 4 tác giả đề xuất các giải
pháp và những kiến nghị cụ thể đối với các thành phần tham gia trong chuỗi cung
ứng ngành cao su, các đối tượng có liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước về
các vấn đề: quy hoạch và quản lý chặt chẽ diện tích cao su theo quy hoạch, quản lý
chất lượng theo cơ cấu chủng loại cao su; chính sách thuế; thành lập Chợ cao su hay
Trung tâm mua bán cao su; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật; chuyển đổi số để tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng; phát
triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su; phát triển thương hiệu
ngành cao su Việt Nam; đẩy mạnh liên kết giữa các DN trong ngành cao su và giữa
các vùng sản xuất cao su hướng đến thành lập khu công nghiệp cao su công nghệ
cao.
Luận án đã nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận và thực tiễn vai trò của
ngành cao su đối với đời sống kinh tế - xã hội và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, làm phong phú thêm lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên
nền tảng lấy cây cao su làm đối tượng khảo sát chính, hỗ trợ cho các nhà hoạch định
157

chính sách có thêm cơ sở để đề xuất chính sách phát triển ngành trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với ngành cao su là sản xuất bền
vững, phát triển bền vững. Phát triển bền vững ngành cao su phải đáp ứng được các
tiêu chí không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn về xã hội, môi trường, con người và
cộng đồng. Đó là các tiêu chí, quy định chi tiết về rất nhiều vấn đề như truy xuất
nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, chế độ, điều kiện làm việc của người lao động,
tính hợp pháp về đất đai, sự phù hợp về quy hoạch, tác động của vườn cây cao su
đối với môi trường sinh thái và cộng đồng v.v... Đây là những vấn đề mà trong
khuôn khổ của luận án nghiên cứu sinh chưa có điều kiện làm rõ do đó luận án cần
được nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề này trong tương lai để có thể có được cái
nhìn rõ hơn và toàn diện hơn về phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam./
i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Công Thương, 2015. Quyết định số 4665/QĐ-BCT, Quy hoạch phát triển sản
xuất sản phẩm cao su Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004 Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 2855/QĐ-BNN-
KHCN, Công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích. Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB,
Phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và
giảm tổn thất sau thu hoạch. Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT - Hướng dẫn
trồng cao su trên đất lâm nghiệp. Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019. Quyết định số 245/QĐ-BNN-
CBTTNS, Phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng
nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030. Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015. Báo cáo tổng hợp: Dự án Điều tra
chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị
gia tăng mặt hàng cao su. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối. Hà Nội.
9. Cao su thiên nhiên, Cao su nhân tạo là gì?. Nguồn http://caosu.net.vn/hoi-dap-
trong-nganh-cao-su/cao-su-nhan-tao-la-gi-b315.php
10. Danh Võ, Thanh Danh, 2016. Xuất nhập khẩu cao su Việt Nam năm 2015. Hiệp hội
Cao su Việt Nam, Thông tin chuyên đề cao su, số 01/2016, trang 8 - 12.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1994. Nghị quyết số 07-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ 7
BCHTW Đảng (khoá VII) về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo
ii

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân
trong giai đoạn mới, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII của Đảng,
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2002. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010.
14. Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014. Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam. Hội
thảo Tổng quan cung cầu gỗ cao su của Việt Nam: Thực trạng và xu hướng, trang
7. Vifores, Forest Trends, Hà Nội, 23/12/2014.
15. Đoàn Hoài Đức, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2019. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm cao su Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 7/2019
16. Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2011. Báo cáo số liệu tổng hợp của 2006 – 2010.
17. Hiệp hội Cao su, 2019 Báo cáo tình hình phát triển cao su từ năm 2011 đến nay và
kiến nghị giải pháp thực hiện từ nay đến 2030.
18. Hiệp hội Cao su Việt Nam, 2020. Malaysia: 0,08% sản lượng cao su nội địa được
sử dụng làm đường trong năm 2019. Thông tin chuyên đề cao su. Số: 8/2020, trang
22-23.
19. Hoa Trần và cộng sự, 2012. Sản xuất và xuất nhập khẩu cao su Việt Nam năm
2012. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2013, trang 8 -
19.
20. Hoa Trần, 2014. Tăng trưởng về xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm
2013. Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 12/2014, trang 20
- 25.
21. Hoa Trần, 2015. Tính hợp pháp của gỗ cao su Việt Nam. Thông tin chuyên đề cao
su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2015, trang 2 - 6.
22. Hoa Trần, 2015. Tình hình ngành cao su Việt Nam năm 2005 – 2015. Thông tin
chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 12/2015, trang 2 - 8.
23. Hoa Trần, Danh Võ, 2015. Xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2014.
Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 06/2015, trang 2 - 7.
iii

24. Hoa Trần, Danh Võ, 2016. Thị trường cao su thế giới năm 2015 và các dự báo.
Thông tin chuyên đề cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam, số 02/2116, trang 2 - 6.
25. Hoàng Bích Thủy và Trần Thị Thu Hà, 2017. Đánh giá hiện trạng SẢN XUẤT cao
su nông hộ tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191, Tập 126, Số 3D, 2017, Tr. 5–15;
26. Huỳnh Văn Sáu, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành cao
su Việt Nam đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM.
27. Lê Khả Tuấn, 2017. Phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh Kon tum. Luận văn
Thạc sỹ QTKD Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế.
28. Lưu Hoàng Ngọc, 2015. Phát triển sản xuất các sản phẩm cao su Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hội nghị: Đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ cao su, Bộ
Công Thương, ngày 11/12/2015. TP. HCM.
29. Ngọc Quang, 2019. Chiến lược 20 nãm phát triển ngành cao su của Thái Lan,
TTXVN Tại Bangkok 13/12/2019.
https://bnews.vn/chien-luoc-20-nam-phat-trien-nganh-caosucuathailan/142349.html
30. Nguyễn Hồng Phú, 2001. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu của Tổng
công ty Cao su Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế, TP.HCM.
31. Nguyễn Thanh Danh, 2015. Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tại
Công ty TNHH MTV Dầu Tiếng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế. TP.
HCM.
32. Nguyễn Thị Huệ, 2006. Cây cao su. Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
33. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016. Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản.
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Vietnamtrenduongdoimoi/2016/37350/Vai-
tro-cua-cong-nghiep-hoa-nong-nghiep-nong-thon-doi-voi.aspx.
34. Nguyễn Văn Giàu, 2015. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và
những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Cộng sản.
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/34036/Cong
nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-va-nhung.aspx
iv

35. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018. Phát triển sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh
Quảng trị. Luận văn thạc sĩ, Đại học Huế. Trường Đại học Kinh tế.
36. Nhóm phóng viên CQTT TP Hồ Chí Minh, 2020. Tạo sức bật cho ngành cao su:
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm. Bài 1, Báo Nhân Dân, số 2376, Thứ hai ngày 16
tháng 11 năm 2020.
37. Phạm Ngọc Dũng, 2011.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ
lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Phạm Thuyên, 2019. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia- Sự thật
39. Phạm Vân Đình, 1999. Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
40. Phạm Xuân Lan, 2001. Thị trường cao su Việt Nam hiện trạng và giải pháp. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: B98-22-28.TĐ. Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
http://download.tailieu.vn//9708a06c18f7c15387f06e57f0ceb1b8/5ee9f7b0/
source/213/20131230/ponds_12/145_5647.pdf
41. Phan Đình Mạnh, 2011. Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
42. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 12/2011. Quy trình kỹ thuật khai hoang –
xây dựng đường giao thông nôi bộ vườn cây.
43. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2011. Báo cáo tổng kết 2006 – 2010.
44. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2019. Báo cáo Tổng kết tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2020.
45. Tổng cục Thống kê, 2012. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2011. Nhà xuất bản Thống kê, 2012, trang 47.
46. Thủ tướng Chính phủ, 2018. Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TT, Ban hành Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam. Hà Nội.
v

47. Thủ tướng Chính phủ, 2009. Quyết định số 750/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch phát
triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.
48. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 38/QĐ-TTG, Phê duyệt Đề án tái cơ cấu
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. Hà Nội.
49. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 899/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững. Hà Nội.
50. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 879/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt
chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hà Nội.
51. Tô Xuân Phúc, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thùy Dung, 2016. Báo cáo
nghiên cứu: Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh
hội nhập – Thực trạng và giải pháp. Khuôn khổ Dự án “Tăng cường vai trò của
các Hiệp hội DN Việt Nam trong tham vấn xây dựng chính sách phát triển ngành”
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Hà Nội tháng 12 năm
2016.
52. Trần Thị Thúy Hoa, 2015. Triển vọng gỗ cao su Việt Nam. Hội thảo: Giới thiệu về
tính hợp pháp của gỗ cho ngành cao su Việt Nam. Hiệp hội Cao su Việt Nam. TP.
Hồ Chí Minh, ngày 14/10/2015.
53. Trần Thị Thúy Hoa, Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm, 2018.
Báo cáo Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.
Hiệp hội Cao su Việt Nam, Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
54. Trần Văn Chử, 2000. Kinh tế học phát triển. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
55. Thái Thanh Hà, 2009. Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy Tobit
để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum. Tạp chí
khoa học, Đại học Huế, Số 54.
vi

56. Võ Hoàng An, 2011. Phát triển cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH khu
vực Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI.


57. Abercrombie N., Hill S. and Turner B. S., 1994. The Penguin Dictionary of
Sociology (3rd Ed.). Penguin Books
58. Adam Tanielian, 2018. Sustainability and Competitiveness in Thai Rubber
Industries. The Copenhagen Journal of Asian Studies, July 2018, Vol. 36 (1) 2018
ISSN: 2246-2163, University of Copenhagen.
59. Adams, W. M., 2006. The Future of Sustainability: Re-Thinking Environment and
Development in the Twenty-First Century. The World Conservation Union.
www.iucn.org
60. Alchemi Putri Juliantika Kusdiana, Aprizal Alamsyah, Sherly Hanifarianty and
Thomas Wijaya, 2015. Estimation CO2 Fixation by rubber plantation. 2nd
International Conference on Agriculture, Environment and Biological Sciences
(ICAEBS’15) August 16-17, 2015
61. Angthong Suttipong and Fujita Koichi, 2019. Can Cooperatives Improve the
Incomes of Rubber Smallholders in Thailand? A Case Study in Chumphon
Province. Asian and African Area Studies, ISSN: 2188-9104, In ISSN: 1346-2466
18 (2): 135–156, 2019, Kyoto University.
62. ANRPC, 2020 Natural Rubber Trends & Statistics. Association of Natural Rubber
Producing Countries Vol. 12, No.8, August 2020,
63. ANRPC, 2019. Natural Rubber Trends & Statistics. Association of Natural Rubber
Producing Countries, Vol. 11, Nos. 8 to 12, August to December 2019.
64. ANRPC, 2016. Natural Rubber Trends & Statistics. Association of Natural Rubber
Producing Countries, Vol. 8, No.2, February 2016.
65. Barlow C., Sisira Jayasuriya and C. Suan Tan, 1994, The World Rubber Industry.
vii

https://www.amazon.com/World-Rubber-Industry-Colin-Barlow/dp/0415023696
66. Bethuel Kinyanjui Kinuthia, 2009. Industrialization in Malaysia: Changing role of
Government and Foreign Firms, DEGIT Conference Papers, June, 2009, Number
c014_049. DEGIT, Dynamics, Economic Growth, and International Trade
http://ideas.repec.org/p/deg/conpap/c014_049.html.
67. Blomstrom, M. and Hettne, B., 1984. Development Theory in Transition: The
Dependency Debate and Beyond-Third World Responses. London: Zed Books
68. Cliche, P., 2005. A Reflection on the Concepts of Poverty and Development.
Canada: Canadian Catholic Organisation for Development and Peace
69. Cobb J. B., 1992. Sustainability: Economics, Ecology, and Justice, Maryknoll, New
York: Orbis
70. Cobbinah Patrick Brandful, Rosemary Black and Rik Thwaites, 2011. Reflections
on six decades of the concept of development: Evaluation and future research
Journal of Sustainable Development in Africa (Volume 13, No.7, 2011) ISSN:
1520-5509. Clarion University of Pennsylvania, Clarion, Pennsylvania.
71. D Satakhun, C Chayawat, J Sathornkich, J Phattaralerphong, P Chantuma, P Thaler,
F Gay, Y Nouvellon, and P. Kasemsap, 2019. Carbon sequestration potential of
rubber-tree plantation in Thailand. The International Conference on Materials
Research and Innovation. IOP Publishing. IOP Conf. Series: Materials Science and
Engineering. 526 (2019) 012036. doi:10.1088/1757-899X/526/1/012036.
72. Fergus, A. H. T., and Rowney, J. I. A., 2005. Sustainable Development: Lost
Meaning and Opportunity? Journal of Business Ethics, 60(1), 17-27
73. Goldthorpe, 2009. Resource – Based Industrialization In Penisular Malaysia: A
Case Study Of The Rubber Products Manufacturing Industry submitted for the
degree of Doctor of Philosophy. Devolopment and Economic Studies, School of
Social and International Studies, University of Bradford.
74. Harris J. M., 2000. Basic Principles of Sustainable Development. Metford: Global
Development and Environment Institute, Working Paper No. 00-04, Tufts
University
viii

75. Hettne B., 2002. Current Trends and Future Options in Development. In V. Desai
& R.B. Potter (Eds.), The Companion to Development Studies. London: Arnold &
New York: Oxford University Press.
76. Hickey S. and Mohan G., 2003. Relocating Participation within a Radical Politics
of Development
http://faculty.washington.edu/jhannah/geog335aut07/readings/HickeyMohan%20-
%20RelocatingParticRadicalPolitics.pdf
77. Insdustrial Estate Authority of Thailand, 2016. Rubber City Industrial Estate.
http://www.ieat.go.th/en/rubbercity, 16/4/2016.
78. IRSG – International Rubber Study Group, 2015. Rubber Statiscal Bulletin. Vol. 70,
No. 4-6, Oct – Dec 2015.
79. IRSG, 2015. Global Market Analysis for NR and SR: Challenges and Prospects for
Growth. Global Rubber Conference 2015, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
80. IRSG, 2016. Rubber Statistical Bulletin. International Rubber Study Group, Vol.
70, No. 7-9, January - March 2016, p.17.
81. Israel S., 2018 What is Development?
https://www.sid-israel.org/en/Development-Issues/What-is-Development
82. Jalaluddin Harun, 2015. Potential of Rubberwood as Green Material in Building
Structure. Global Rubber Conference 2015, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
83. Kates R. W., Parris, T. M. and Leiserowitz A. A., 2005. What is Sustainable
Development? Goals, Indicators, Values, and Practice. Environment Science and
Policy for Sustainable Development, 47(3): 8–21 Published online 02Aug 2012
84. K. Sundar and T. Srinivasan, 2009. Rural Industrialisation: Challenges and
Proposition, Journal of Social Sciences, July, 2009, 20 (1): 23-29. Print ISSN:
0971-8923. Online ISSN: 2456-6756
http://www.krepublishers.com/02-Journals/JSS/JSS-20-0-000-09-Web/JSS-20-0-
000-09-Contents/JSS-20-0-000-09-Contents.html
85. Lele S. M. 1991. Sustainable Development: A Critical Review.
World Development, Volume 19, Issue 6, June 1991, Pages 607-621
86. Malcom, R., 1994. A Guidebook to Environmental Law. London: Sweet & Maxwell
ix

87. Porter M.E., 1985. Competitive Advantage. New York: The Free Press
88. Porter M.E, 1990. The competitive Advantage of Nations New York: The Free Press
89. Preecha Nobnorb and Wanno Fongsuwan, 2014. Factors Affecting Free Labor
Movement Amongst Rubber Industry Workers Within the ASEAN Economic
Community – AEC. Research Journal of Business Management 8 (4): 427- 439,
2014. ISSN 1819-1932 / DOI: 10.3923/rjbm.2014.427.439. (aj) 2014 Academic
Journals Inc.
90. Preston P. W., 1996. Development Theory: An Introduction. Oxford: Blackwell
91. Rapley J., 1996. Understanding Development: Theory and Practice in the Third
World. Boulder, CO: Lynne Rienner
92. Sanjeev Kumar, 2007. Rural Development through Rural Industrialization:
Exploring the Chinese Experience, the Asian Scholar, Issue No.4.
http://www.asianscholarship.org/asf/ejourn/
93. Seers D., 1969. The Meaning of Development. International Development Review
11(4), 2-6
94. Sheela Thomas, 2016. World Natural Rubber Production Scenario (ANRPC). India
Rubber Meet, Goa City, 10 -11 March 2016.
95. Teerayut Thaiturapaisan, 2016. Rubber City and the hope of Thai rubber industry
amid challenges. https://www.scbeic.com/en/detail/product/2101, 16/3/2016.
96. Tharian George K. and Toms Josepp, 1992. Rubber-Based Industrialisation in
Kerela - An Assessment of Missed Linkages. Economic and Political Weekly ISSN
(In)-0012-9976, Vol. 27, No. 1/2, January 4-11, 1992. pp. 47-49, 51-53, 55-56.
97. The Government Public Relations Department, 2016. Progress of Rubber City and
the Songkhla Special Economic Zone.
http://thailand.prd.go.th/ewt_news.php?nid=2537&filename=index,16/4/2016.
98. The Government Public Relations Department, 2016. Thai-Malaysian Cooperation
in Setting up a Rubber City.
http://thailand.prd.go.th/mobile_detail.php?cid=5&nid=649, 15/4/2016.
x

99. Thomas A., 2004. The Study of Development. Paper prepared for DSA Annual
Conference, 6 House, London
100. Todaro M.P., 2000. Economic Development (7th Ed.). Reading, MASS: Addison-
Wesley.
101. Todorov V. I. and Marinova D., 2009. Sustainometrics: Measuring Sustainability.
18th World IMACS / MODSIM
102. Tran Thi Thuy Hoa; To Xuan Phuc; Nguyen Ton Quyen and Cao Thi Cam, 2018,
Vietnam Rubber Industry current status and sustainable development solutions.
http://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/2019.9.20.%20FINAL_EN_Report_Viet
nam%20Rubber%20Industry%20GC%20nbt.pdf.
103. Tran Thi Thuy Hoa, 2009. Overview on rubber product market in Vietnam.
IRRDB International Rubber Technology Seminar 2009, Ho Chi Minh City,
15/12/2009.
104. Tran Thi Thuy Hoa, 2015. Impact of Low Price on the Conditions of Farmers,
Traders and Processing Factories - A case study in Viet Nam. 8th ANRPC Annual
Rubber Conference, 19th October 2015, Siem Reap, Cambodia.
105. Tran Thi Thuy Hoa, 2016. Sustainable Natural Rubber Development Needs a
Close Coopeartion (VRA). India Rubber Meet, Goa City, 10 - 11 March 2016.
106. UNESCO, 2005. Sustainable Development: An Evolving Concept Education for
Sustainable Information Brief. UN: UNESCO
107. Vinod Simon, 2016. State of Indian Non-Tyre Manufacturing Industry. India
Rubber Meet, Goa City, 10-11 March 2016.
108. World Commission on Environment & Development (WCED), 1987. Our
Common Future, Report of the Brundtland Commission. U.K, Oxford University
Press.
xi

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC


CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Võ Hoàng An, 2019: Phát triển chế biến các sản phẩm cao su khu vực Tây

Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế-Kỹ thuật. ISSN:
0866 – 7802. Số 25 / 03 – 2019, trang 25-31. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật Bình Dương
2. Võ Hoàng An, 2020: Cơ hội và thách thức từ Hiệp định đối tác toàn diện và

tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với ngành Cao su Việt Nam.
Tạp chí – Cơ quan Thông tin Lý luận của Bộ Công Thương ISSN: 0866-
7756. Số 1 – Tháng 1/2020, trang 79-83.
3. Võ Hoàng An, 2020: Phát triển ngành cao su của một số nước châu Á trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Trường Đại hoc Kinh tế TP. HCM: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trường - Chủ nhiệm.
xii

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CAO
SU VIỆT NAM TỪ 1980 ĐẾN NAY
TT Văn bản Nội dung chính sách cơ bản
1 Quyết định số 93-CP ngày Năm 1980, Tổng cục Cao su trực thuộc Bộ
24/3/1980 Nông nghiệp được thành lập với tổng diện tích
cao su là 87.700 ha, do các công ty quốc doanh
trung ương và địa phương quản lý là chủ yếy.
2 Nghị quyết số 281-HĐBT Quy hoạch diện tích cao su đến năm 2000 là
ngày 12/12/1985 của Hội 600.000 ha, chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây
đồng Bộ trưởng Nguyên với sản lượng 1 triệu tấn/năm.
Diện tích cao su thời điểm năm 1985 là 180.200
ha; xuất khẩu 50.000 tấn/năm.
3 Quyết định số 86/TTg ngày Phê duyệt tổng quan ngành cao su Việt Nam,
05/02/1996 của Thủ tướng đến năm 2000 đạt 350.000 - 450.000 ha; đến
2005 đạt 500.000 - 700.000 ha.
Diện tích năm 1995 là 278.400 ha.
4 Quyết định 349/QĐ- TTg Phê duyệt dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp với
ngày 25/4/1998 của Thủ mục tiêu đến năm 2006 trồng mới 60.000 ha
tướng CSTĐ tại 3 tỉnh Tây Nguyên và 7 tỉnh duyên
hải miền Trung.
5 Quyết định 168/2001/TTg Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội
ngày 30/10/2001 của Thủ Tây Nguyên với giải pháp phát triển cao su đa
tướng thành phần bao gồm cao su quốc doanh, tư
nhân, tiểu điền. Chỉ tiêu diện tích trồng mới từ
20.000 - 30.000 ha /năm. Nguồn kinh phí được
xiii

huy động từ nhiều nguồn, bao gồm cả nguồn


vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và Cơ
quan Phát triển Pháp (dành cho cao su quốc
doanh và tiểu điền).
Năm 2000, diện tích cao su cả nước là 412.000
ha., chưa đạt được mục tiêu đề ra theo Quyết
định 86 năm 1996.
6 Quyết định 150/2005/QĐ- Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất
TTg ngày 20/6/2005 của Thủ nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2010 và
tướng tầm nhìn 2020. Chấp nhận việc mở rộng diện
tích cao su ở nơi có đủ điều kiện
7 Nghị định 23/2006 NĐ-CP Cho phép việc chuyển đổi mục đích sử dụng
ngày 3/3/2006; Quyết định giữa 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất);
186/2006/QĐ-TTg ngày 14 cho phép phát triển rừng sản xuất bằng việc
tháng 8 năm 2006 của Thủ trồng các loại cây có chu kỳ kinh doanh từ 15
tướng Chính phủ năm trở lên. Chính sách này cho phép mở rộng
diện tích cao su trên diện tích đất rừng sản xuất.
8 Thông báo 125/TB-VPCP Yêu cầu các địa phương phát triển khoảng
ngày 14/8/2006 của Văn 90.000 - 100.000 ha cao su tại Tây Nguyên giai
phòng Chính phủ đoạn 2006-2010. Cho phép chuyển sang trồng
cao su trên các diện tích đất trồng cây kém hiệu
quả, đất cà phê, đất lâm nghiệp nghèo kiệt do
các lâm trường quản lý.
9 Chỉ thị 1339/CT-BNN-TT Chỉ đạo tiếp tục trồng mới cao su ở nơi có đủ
ngày 17/5/2007 về phát triển điều kiện về đất đai, khí hậu và cơ sở hạ tầng
cây cao su
10 Thông tư 76/2007/TT-BNN Hướng dẫn quy trình chuyển đổi rừng sang
ngày 21/8/2007 của Bộ Nông trồng cao su, trong đó quy định đất rừng sản
nghiệp xuất là rừng tự nhiên nghèo, rừng non phục hồi,
rừng tre nứa, rừng hiệu quả thấp được phép
xiv

chuyển đổi
11 Quyết định 2855/QĐ-BNN- Công bố cây cao su là cây đa mục đích, sử
KHCN ngày 17/9/2008 của dụng cho cả nông nghiệp và lâm nghiệp. Quyết
Bộ Nông nghiệp định cho phép trồng cây cao su trên cả đất lâm
nghiệp và nông nghiệp.
12 Quyết định 750/QĐ-TTg ngày Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm
3/6/2009 của Thủ tướng 2015 và tầm nhìn đến 2020. Theo quy hoạch,
Chính phủ diện tích cao su đến năm 2020 nâng là 800.000
ha với sản lượng 1,2 triệu tấn/năm. (Diện tích
thực tế năm 2009 là 677.700 ha). Quỹ đất mở
rộng bao gồm đất nông nghiệp kém hiệu quả,
đất chưa sử dụng, đất rừng tự nhiên nghèo kiệt.
13 Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày Tạm dừng các dự án mới đầu tư trên đất lâm
27/9/2011 của Thủ tướng nghiệp có rừng tự nhiên do các diện tích cao su
Chính phủ được mở rộng ồ ạt, không theo quy hoạch.
14 Công văn 1039/VPCP-TH Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp xử lý việc trồng thử
ngày 22/02/2012 của Văn nghiệm cao su đại trà trên những diện tích lớn
phòng Chính phủ không nằm trong quy hoạch phát triển cao su ở
các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Giang.
15 Thông báo 191/TB-VPCP Ngăn cấm việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo
ngày 22/7/2016 của Văn sang trồng cây công nghiệp, bao gồm cả cao su.
phòng Chính phủ - Diện tích cao su năm 2016 còn 973.500 ha,
giảm 12.100 ha so với năm 2015.
- Diện tích năm 2017 còn 969.700 ha, giảm
3.810 ha so với năm 2016.
- Diện tích năm 2018 còn 966.800 ha, giảm
2.900 ha so với năm 2017
xv

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TẬP


ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM VÀ 15 DOANH NGHIỆP
THÀNH VIÊN ĐƯỢC KHẢO SÁT
Nội dung Khái quát đặc điểm của đối tượng khảo sát
- Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là DN
nhà nước, có tổng diện tích vườn cây trong nước 293.300 ha
Tập đoàn VRG và 15 và sản lượng chế biến cao su khoảng 320.000 tấn/năm, chiếm
công ty thành viên khoảng gần 1/3 tổng diện tích và sản lượng cao su Việt Nam
- 15/15 Công ty là DN nhà nước;
- 15/15 Công ty vừa khai thác mủ vừa chế biến;
- Đất trồng cao su của các công ty chủ yếu là đất nông nghiệp,
sử dụng ổn định đã được cấp sổ đỏ, Một vài công ty có một
Đất trồng cao su phần diện tích đất cao su nằm trên đất lâm nghiệp;
- Một số công ty có diện tích đất bị thu hẹp do chính quyền địa
phương thu hồi đất phục vụ các dự án khác.
+ 8 công ty Đông Nam Bộ: 124.815,97 ha (2018), trong đó
diện tích khai thác 62.830,32 ha; diện tích BQ: 15.601 ha
Tổng Diện tích + 7 công ty Tây Nguyên: 52.469,44 ha (2018), trong đó diện
tích khai thác 27.632,33 ha; diện tích BQ: 7.495 ha
- Diện tích cho thu mủ khoảng 50%-60%;
Sản lượng 8 công ty Đông Nam bộ: 149.659,93 tấn (2018), sản
lượng BQ: 18.707,49 tấn
Tổng Sản lượng
Sản lượng 7 công ty Tây Nguyên: 43.483 tấn (2018), sản
lượng BQ: 6.211 tấn
Doanh thu + 8 Công ty Đông Nam bộ: 8.844.308,24 triệu đồng (2018),
doanh thu BQ: 1.105.538,53 triệu đồng/công ty, 65% là từ
nguồn thu mủ, 35% từ các nguồn khác như gỗ cao su sơ chế và
thanh lý từ vườn cao su tái canh, lãi suất tiền gửi, các đầu tư
xvi

khác…
+ 7 Công ty Tây Nguyên: 1.450.117,54 triệu đồng (2018),
doanh thu BQ: 207.159,65 triệu đồng/công ty, 75% từ nguồn
thu mủ, 25% từ các nguồn khác như gỗ từ vườn cao su thanh
lý, lãi suất tiền gửi...
- 15/15 công ty hiện có mua mủ từ tiểu điền. Các công ty Tây
Nguyên: lượng cung BQ từ tiểu điền thường từ 5%-10% trong
Tổng sản lượng nguồn tổng lượng mủ của mỗi công ty. Các công ty Đông Nam bộ:
mủ mua ngoài: 60-70 lượng cung BQ từ tiểu điền từ 30%- 40% trong tổng lượng mủ
ngàn tấn từ mỗi công ty.
- Các công ty này vừa mua trực tiếp từ các hộ tiểu điền ở gần
vừa mua qua khâu trung gian (tư thương).
Nguồn chi lớn nhất là nhân công ( 40%-50%), tiếp đến là
nguồn vật tư đầu vào (16% -20%) và phần chi khác (25%), bao
Chi phí doanh nghiệp
gồm khấu hao tài sản, dịch vụ mua ngoài, thuê đất…). Phần
chi cho vốn vay (4-5%)...
- Mỗi công ty sử dụng một lượng lao động rất lớn, binh quân
khoảng 3.300 người. Chi phí nhân công là loại chi phí lớn nhất
trong các loại chi phí của DN.
+ 8 Công ty Đông Nam bộ: 32.306 người (2018)
+ 7 Công ty Tây Nguyên: 16.565 người (2018)
Lao động + 8 Công ty Đông Nam bộ: Lương BQ (2018) là 7.258.000
đồng;/người/tháng. Thu nhập BQ 2018 là 8.155.000
đồng/người/tháng
+ 7 Công ty Tây Nguyên: Lương BQ (2018) là 6.228.000
đồng/người/tháng, Thu nhập bình quân tháng khoảng 7 triệu
đồng/người
Nguồn vốn sản xuất - Hầu hết các công ty có sử dụng nguồn vốn tự có, bao gồm cả
kinh doanh cao su nguồn cấp bởi Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN. Nguồn vốn
tự có này thường chiếm 60 – 70% trong tổng nguồn vốn của
xvii

DN. Có 5 công ty sử dụng chủ yếu vốn tự có.


- 10/15 công ty còn lại có sử dụng nguồn vốn vay. Tỷ trọng
vốn vay thông thường chiếm khoảng dưới 30% nhu cầu nguồn
vốn của công ty.
- Hầu hết các công ty đều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn.vay
ưu đãi.
Tổng sản lượng mủ 15 công ty đều có mủ cao su cung ra thị trường. Bình quân mỗi
cung ra thị trường công ty cung khoảng 15.000 tấn mủ ra thị trường mỗi năm.
Tổng số lượng Nhà máy - 8 Công ty Cao su ở Đông Nam bộ: 19 nhà máy
sơ chế cao su: 28 + Công ty Dầu Tiếng 03 Nhà máy: Nhà máy Long Hòa, Nhà
máy Bến Súc, Nhà máy Phú Bình
+ Công ty Phước Hòa 03 Nhà máy. Nhà máy Cua Paris, Nhà
máy Bố Lá, Nhà máy Ly tâm
+ Công ty Đồng Nai 03: Nhà máy Xuân Lập, Nhà máy An
Lộc, Nhà máy Cẩm Mỹ
+ Công ty Phú Riềng: 02. Nhà máy: Long Hà, Nhà máy Trung
Tâm
+ Công ty Tân Biên: 01 Nhà máy Xí nghiệp Cơ khí Chế biến
+ Công ty Tây Ninh: 02. Nhà máy chế biến cao su Hiệp
Thạnh, Nhà máy chế biến cao su Bến Củi
+ Công ty Lộc Ninh: 01 Nhà máy Lộc Hiệp
+ Công ty Bình Long 02 Nhà máy: Nhà máy 30/4, Nhà máy
Quản Lợi
+ Công ty Đồng Phú 02 Nhà máy: Nhà máy Tân Lập, Nhà máy
Thuận Phú
- 7 Công ty Cao su ở Tây Nguyên: 9 nhà máy
+ Công ty Chư Sê: 01 Nhà máy – Xí nghiệp cơ khí chế biến
(XNCKCB)
+ Công ty Chư Pah 02 Nhà máy: Nhà máy Ia Der, Nhà máy Ia
Phí
xviii

+ Công ty Mang Yang : 01 Nhà máy – Xí nhiệp chế biến cao


su K’Dang
+ Công ty Kon Tum: 02 Nhà máy Yachim, Nhà máy Ngọc Hồi
+ Công ty Ea H’leo: 01 Nhà máy chế biến
+ Công ty Chư Prong: 01 Nhà máy nhà máy chế biến
+ Công ty Krong Buk: 01 Nhà máy nhà máy chế biến
- 8 Công ty Đông Nam bộ: 02 nhà máy (Công ty CP Chỉ sợi cao su
Số lượng Nhà máy chế
VRG Sado; Công ty CP Cao su Kỹ thuật Đồng Phú)
biến sản phẩm công
- 7 Công ty Tây Nguyên: chưa có nhà máy chế biến sản phẩm
nghiệp cao su: 2
công nghiệp cao su

- 8 Công ty Đông Nam bộ: 06 nhà máy chế biến gỗ (Công ty


CP chế biến gỗ cao su Đồng Nai; Công ty CP gỗ Dầu Tiếng;
Công ty CP cao su Trường Phát; Công ty CP Đầu tư Xây dựng
Số lượng Nhà máy chế cao su Phú Thịnh; Nhà máy gỗ Công ty TNHH MTV Cao su
biến gỗ cao su: 10 Lộc Ninh, Nhà máy gỗ Công ty Công ty CP Cao su Tây Ninh)
- 7 Công ty Tây Nguyên: 04 nhà máy chế biến gỗ (Công ty
CP chế biến gỗ Chư Pah, Công ty Chư Prông , Công ty Mang
Yang, Công ty KonTum)

- 8 Công ty Đông Nam bộ: 07 Khu công nghiệp (Công ty CP


Công nghiệp An Điền; Công ty CP KCN Dầu Giây; Công ty
CP KCN Long Khánh; Công ty CP KCN Bình Long; Công ty
Số lượng Khu Công
CP KCN Tân Bình; Công ty CP KCN Nam Tân Uyên; Công ty
nghiệp cao su: 8
CP KCN Bắc Đồng Phú)
- 7 Công ty Tây Nguyên: 01 Khu công nghiệp (KCN Nam
Pleiku – Gia Lai, Công ty Cao su Chư sê )
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tập đoàn VRG và 15 công ty thành viên
xix

PHỤ LỤC 3: BẢNG TÓM TẮT SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH CAO
SU TỪ 2013-2019

Năm
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
2013

Diện tích (ha) 958.800 978.900 985.600 973.500 969.700 966.800 941.300

Sản lượng (tấn) 946.900 966.600 1.012.700 1.035.000 1.094.500 1.137.700 1.185.000
Năng suất
1.728 1.696 1.676 1.659 1.676 1.676 1668
(kg/ha)
Số lượng lao
động ước tính >500.000 >500.000 >500.000 >500.000 >500.000 >500.000 >500000
(người)
Thu nhập bình
quân/người (lao
động vườn cây) 9,5 9 8 8 9 8,5 8
triệu
đồng/tháng
Kim ngạch xuất
khẩu cao su sơ 2,486 1,780 1,532 1,670 2,250 2,1 2,3
chế (tỷ USD)
Kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm 1,114 1,487 1,415 1,638 2,176 2,4 2,4
cao su (tỷ USD)
Kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm 2,38
- - 1,219 1,583 1,978 2,1
đồ gỗ cao su (tỷ
USD)
Số nhà máy sơ
162 197
chế cao su
Số nhà máy chế - - - - 456 456 -
xx

biến sản phẩm


cao su
Số nhà máy của
VRG: 10 chế
biến đồ gỗ cao
su, 03 nhà máy
sản xuất ván 13 13 13 13 13 13 13
MDF gồm 2
thuộc VRG và
01 liên doanh
với Hàn Quốc)
Khoảng 3000
DN ngoài VRG -
- - - - - -
chế biến các
loại gỗ
13
12 (01 ở
(+ 01 Khu
Các Khu Công phía Bắc
CN Nam
nghiệp cao su và 11 ở 12 12 12 12 12
Pleiku của
của VRG Đông
Công ty
Nam bộ)
Chư Sê)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của VRA và VRG


xxi

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý
KIẾN CHO NGHIÊN CỨU

T
HỌ TÊN CHỨC VỤ VÀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
T

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


NGÀNH CAO SU VÀ VRG, NGUYÊN TRƯỞNG BAN TƯ
TS. TRẦN VẤN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU – HIỆP HỘI CAO SU
1 THỊ THÚY VIỆT NAM
HOA ĐT: 0903383564
177 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3 TP. HCM
Email: ttthoa@rubbergroup.vn
PHÓ VIỆN TRƯỞNG – VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU
VIỆT NAM
TS. NGUYỄN
2
ANH NGHĨA ĐT: 0918340161
236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
Email: anhnghia@gmail.com
NGUYÊN PHÓ VIỆN TRƯỞNG – VIỆN NGHIÊN CỨU
CAO SU VIỆT NAM
TS. ĐỖ KIM
2 ĐT: 0917566740
THÀNH
236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM
Email: dkthanh07@gmail.com
PHÓ HIỆU TRƯỞNG – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
Th.S LÂM NGIỆP CAO SU
3 QUỐC 1428 Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài , tỉnh Bình Phước
TRÌNH ĐT: 02713880689, 02713879787
Email: caodangcaosu@ric.edu.vn
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VRG, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU
TIẾNG
LÊ THANH
4 Khu phố 2, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu tiếng, tỉnh Bình
HƯNG
Dương
Điện thoại: 02743561479
Email: vanphong@caosudautieng.com.vn
5 TRẦN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VRG, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THANH THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ
PHỤNG RIỀNG
xxii

Đường ĐT. 741 Thôn Phú Thịnh, Xã Phú riềng, Huyện Phú
Riềng, tỉnh Bình Phước
Điện thoại: (84-271) 3 777 970 - 3 777 971
Email: phurieng@phuriengrubber.vn
TỔNG GIÁM ĐỐC – TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG
NAI
Th.S ĐỖ
Khu phố Trung Tâm, phường Xuân Lập, thành phố
6 MINH
Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
TUẤN
Điện thoại: 0251372444
Email: dn@donaruco.vn               
TỔNG GIÁM ĐỐC – CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
BÌNH LONG
LÊ VĂN Quốc lộ 13, Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long, Tỉnh
7 Bình Phước.
VUI
Điện thoại: 0271 3666324 - Fax: 0271 3666222
Email: blrc@binhlongrubber.vn

TỔNG GIÁM ĐỐC – CÔNG TY CP CAO SU PHƯỚC HÒA


NGUYỄN Địa chỉ trụ sở chính: Ấp 2 - Xã Phước Hòa - Huyện Phú Giáo -
8 Tỉnh Bình Dương.
VĂN TƯỢC
- Điện thoại: 0274 - 3657106 - Fax: 0274 - 3657110.
- Email: phuochoarubber@phr.vn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CP CAO SU


ĐẮK LẮK
NGUYỄN
9 VIẾT Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, Tân An, TP. Buôn Ma Thuột,
TƯỢNG Đắt Lắk
Điện thoại: 0262.3865 015; 0262.353 6245
Email: caosu@dakruco.com; caosu.xncb@dakruco.com
TỔNG GIÁM ĐỐC – CÔNG TY CP CAO SU TÂY NINH
LÊ VĂN Địa chỉ: Quốc lộ 22B, ấp Đá Hàng, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò
10 Dầu, Tỉnh Tây Ninh
CHÀNH
Điện thoại: 0276.3853 606
Email: taniruco@gmail.com.

TỔNG GIÁM ĐỐC – CÔNG TY CP CAO SU TÂN BIÊN


TRƯƠNG Trụ sở: Quốc lộ 13, Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình
11 Long, Tỉnh Bình Phước.
VĂN CƯ
Điện thoại: 0271 3666324 - Fax: 0271 3666222
Email: tbrc@tabiruco.vn
xxiii

NGUYÊN TRƯỞNG BAN CÔNG NGHIỆP VRG


TRẦN 177 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3 TP. HCM
12 Điện thoại: 0913813017
MINH
Email: tminh@rubbergroup.vn
xxiv

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ ĐƠN VỊ


CUNG CẤP DỮ LIỆU CHO NGHIÊN CỨU
STT

1 HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

2 VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VIỆT NAM

3 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

4 TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

5 CÔNG TY CP CAO SU PHƯỚC HÒA

6 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH LONG

7 CÔNG TY CP CAO SU TÂY NINH

8 CÔNG TY CP CAO SU BÀ RỊA

9 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG

10 CÔNG TY CP CAO SU ĐẮK LẮK

11 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM

12 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KRÔNG BUK

13 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PĂH

14 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ

15 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU PHÚ RIỀNG

16 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG

17 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU MANG YANG

18 CÔNG TY TNHH MTV CAO SU EAH’LEO


xxv

PHỤ LỤC 6: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO VÀ
CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
Kính gửi:
Tôi tên ………….hiện đang thực hiện luận án Tiến sĩ về đề tài “Phát
triển ngành cao su Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
đến năm 2030”. Kính mong quý Ông/Bà dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành
Phiếu Phỏng vấn theo các câu hỏi dưới đây.
Tôi cam đoan tất cả thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật, chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu nêu trên và sẽ không được sử dụng vào bất kỳ
mục đích nào khác.
Xin trân trọng cảm ơn.

NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU

1- Đánh giá tiềm năng phát triển của ngành cao su Việt Nam trên thị trường
thế giới?
2- Vai trò, vị trí của ngành cao su đối với phát triển kinh tế Việt Nam?
3- Vai trò của ngành cao su đối với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn?
4- Những thành tựu của sự phát triển của ngành cao su trong thời gian qua?
5- Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân trong phát triển ngành cao su thời
gian qua?
6- Dự báo khả năng phát triển của ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới?
7- Quan điểm phát triển ngành cao su Việt Nam?
8- Mục tiêu phát triển ngành cao su Việt Nam?
9- Giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam?
xxvi

PHỤ LỤC 7
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC BỆNH VIỆN VÀ TRUNG TÂM Y TẾ
THUỘC 15 DN THÀNH VIÊN VRG Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2019

Tổng
Tổng
Tổng số Tổng số Tổng số
Tổng số
công số lượt ngày
STT Tên đơn vị số Bệnh
nhân và lần người điều
giường nhân
gia khám điều trị nội
bệnh ngoại
thuộc bệnh trị nội trú
trú
trú
1 Bệnh viện Tổng Công ty Cao 25.092 120 75.300 6.240 1.872 43.680
su Đồng Nai
2 Bệnh viện Công ty Cao su 25.252 100 75.760 5.200 1.560 36.500
Dầu Tiếng
3 Bệnh viện Công ty cao su 25.000 100 40.850 5.200 1.560 36.500
Phú Riềng
4 Bệnh viện Công ty Cao su 8.000 60 24.000 3.120 936 21.840
Lộc Ninh
5 Bệnh viện Công ty Cao su 15.000 65 45.000 3.389 1.016 23.723
Bình Long
6 Bệnh viện Công ty cao su 5.450 40 16.350 2.080 624 14.560
Đồng Phú
7 Trung tâm y tế Công ty Cao 5.300 25 15.900 1.825 547 9.125
su Tây Ninh
8 Trung tâm Y tế Công ty Cao 2.000 10 6.000 730 219 3.650
su Tân Biên
9 Bệnh viện Công ty Cao su 6.000 40 18.000 2.080 624 14.560
Chư Sê

10 Bệnh viện Công ty Cao su 10.000 60 30.000 3.120 936 21.740


Chư Prông
11 Bệnh viện Cty Cao su Mang 7.500 30 22.500 1.560 468 10.920
Yang
12 Bệnh viện Cty Cao su 8.000 30 24.000 1.560 468 10.920
ChưPảh
xxvii

13 Trung tâm Y tế Cty Cao su 1.000 20 3.000 2.100


EaHLeo
14 Trung tâm Y tế Cty Cao su 1.000 20 3.000 2.100
Krông Búk
Tổng 144.594 720 399.660 36.104 15.030 247.718

Nguồn: Trung tâm Y tế Cao su VRG, 2019

PHỤ LỤC 8
HÌNH 1. DIỆN TÍCH CÁC VÙNG TRỒNG CAO SU TẠI THÁI LAN, 2014
xxviii

Tổng diện tích năm


Vùng phía Bắc 2014
124.509 ha (3,3%) 3.773.000 ha

Vùng Đông Bắc


1.003.608 ha (26,6%)

Vùng miền Trung và


Vùng phía Nam miền Đông
2.248.708 ha 396.165 ha (10,5%)
(59,6%)

Nguồn: Thai Rubber Association (Pisamai Chantuma, 2016)

HÌNH 2. “THÀNH PHỐ CAO SU” BANG KEDAH, MÃ LAI CẠNH


“THÀNH PHỐ CAO SU” TỈNH SONGKHLA, THÁI LAN
xxix

Nguồn: The Government Public Relations Department, RAOT, 2016.

HÌNH 3. SẢN PHẨM GỖ CAO SU CỦA MÃ LAI TRONG XÂY DỰNG


VÀ ĐỒ NỘI THẤT
xxx

Nguồn: Jalaluddin Harun, 2015

Nguồn: Jalaluddin Harun, 2015

HÌNH 4. CÁC SẢN PHẨM CAO SU VÀ ĐỒ GỖ CAO SU VIỆT NAM


xxxi

Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2020


xxxii

Nguồn: Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An, 2020

PHỤ LỤC 9: HÌNH MINH HỌA VỀ NGÀNH CAO SU VIỆT NAM


(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam)
xxxiii

1. HÌNH CÁC CÔNG TRÌNH CẦU, ĐƯỜNG NHÀ TRẺ, TRẠM XÁ DO


CÁC CÔNG TY CAO SU TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO
SU VIỆT NAM XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 1990 – 2005

Đường nhựa do các công ty cao su thành viên VRG xây dựng trong vườn cao su
Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xxxiv

Đường nhựa do các công ty cao su thành viên VRG xây dựng trong vườn cao su
Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xxxv

Đường giao thông đang làm trong vuồn cây cao su


Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

Đường cấp phối trong vườn cây cao su


Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xxxvi

Lễ khánh thành Cầu Đắk Pơ Tông do Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh
xây dựng. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

Cầu Đắk Pơ Tông do Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh


xây dựng. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xxxvii

Trạm xá của Công ty TNHH MTV Cao su Chupăh. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt
Nam

Nhà trẻ Công ty TNHH MTV Cao su Chupăh. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xxxviii

Nhà rông do Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh xây dựng. Nguồn: Tạp chí Cao
su Việt Nam
xxxix

Công nhân đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc vườn cây cao su giống Công ty
TNHH MTV cao su Chư Păh. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
2. CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ, SẢN PHẨM ĐỒ GỖ CAO SU VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP CAO SU CÁC CÔNG TY MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM, XÂY
DỰNG GIAI ĐOẠN 2010-2018

Công ty CP chế biến gỗ - Tổng công ty Cao su Đồng Nai. Nguồn: Tạp chí Cao su
Việt Nam
xl

Công ty CP chế biến gỗ - Tổng công ty cao su Đồng Nai. Nguồn: Tạp chí Cao su
Việt Nam

Nhà máy chế biến gỗ cao su Dầu Tiếng. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

Nhà máy chế biến gỗ cao su Dầu Tiếng. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xli

Nhà máy chế biến Gỗ Cao su Trường Phát, Công ty CP Cao su Phước Hòa. Nguồn:
Tạp chí Cao su Việt Nam
xlii

Khu Công nghiệp cao su An Điền - Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.
Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

Khu Công nghiệp cao su An Điền - Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng
Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xliii

Khu Công nghiệp Nam Đồng Phú – Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú. Nguồn:
Tạp chí Cao su Việt Nam

Nhà máy trong Khu Công nghiệp Nam Đồng Phú – Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.
Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xliv

Khu Công nghiệp Tân Bình – Công ty CP Cao su Phước Hòa. Nguồn: Tạp chí
Cao su Việt Nam
xlv

Hệ thống Xử lý nước thải Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên - Công ty CP Cao su
Phước Hòa. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

Hệ thống Xử lý nước thải Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên - Công ty CP Cao su
Phước Hòa. Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam
xlvi

Hệ thống Xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su Long Hòa, Công ty TNHH
MTV cao su Phú Riềng . Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam

You might also like