You are on page 1of 62

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐẶNG HƢƠNG GIANG

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÍ BIOGAS CỦA CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC

QUY MÔ TRUNG BÌNH (200-250m3) Ở TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI
BẮC NINH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐẶNG HƢƠNG GIANG

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÍ BIOGAS CỦA CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC

QUY MÔ TRUNG BÌNH (200-250m3) Ở TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI
BẮC NINH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Chính

HÀ NỘI – 2017

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan


Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Bùi Văn Chính. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2017
Tác giả:

Đặng Hƣơng Giang

iii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của Thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Văn Chính, ngƣời đã hƣớng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô đã dạy tôi trong suốt
thời gian học cao học, chuyên ngành Biến đổi khí hậu, cảm ơn Quý Thầy, Cô trong
khoa sau Đại Học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
khóa học này.
Tôi xin cảm ơn đến các anh chị, các bạn trong lớp Biến đổi khí hậu K3, những
ngƣời luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Quang, chị Trịnh Thị Mý, hai chủ
trang trại đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những đồng nghiệp tại Trung tâm
Năng lƣợng tái tạo, Viện Năng lƣợng đã động viên hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập, làm việc và hoàn thành nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2017
Tác giả:

Đặng Hƣơng Giang

iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i


LỜI CẢM ƠN
………………………………………………………………………………i
v
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... vii
GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Kết quả và những đóng góp của nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Bố cục của đề tài ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHÍ SINH HỌC, CƠ CHẾ
GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ LĨNH VỰC KHÍ SINH HỌC ................................ 4
1.1. Nghiên cứu tổng quan về khí sinh học .......................................................................... 4
1.1.1. Khí sinh học đƣợc sản sinh ra nhƣ thế nào? .............................................................. 4
1.1.2. Thành phần của khí sinh học .................................................................................... 6
1.1.3. Tính chất của KSH .................................................................................................... 9
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động của công trình KSH ................... 9
1.2. Cơ chế giảm phát thải KNK của công nghệ KSH ........................................................ 13
1.2.1. Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính.......................................................................... 13
1.2.2. Cơ chế giảm phát thải KNK của công nghệ KSH ................................................... 19
1.2.3. Triển vọng tham gia thị trƣờng cacbon và các Dự án CDM về khí sinh học ở Việt
Nam……………….. ................................................................................................................ 21
1.3. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn trên thế giới và Việt
Nam……………………………………………………………………………………22
1.3.1. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn trên thế giới ....... 22
1.3.2. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn ở Việt Nam ....... 23
1.4. Tiềm năng phát triển khí sinh học và sử dụng công trình KSH ở Bắc Ninh ................... 25
1.4.1. Tiềm năng sử dụng và phát triển khí sinh học của tỉnh Bắc Ninh ........................... 25
1.4.2. Công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở Bắc Ninh ...................................... 27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 29
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 29
2.1.1. Trang trại 1: Trang trại chăn nuôi lợn của bà Trịnh Thị Mý ................................... 29
2.1.2. Trang trại 2: Trang trại chăn nuôi lợn của Ông Nguyễn Văn Quang ...................... 30
2.1.3. Thiết bị khí sinh học ................................................................................................ 30

v
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 31
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu và tƣ liệu ................................................................... 31
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin.............................................. 32
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát đo đạc thực địa .................................................................... 32
2.2.4. Phƣơng pháp tính toán tính toán giảm phát thải khí CH4 trong hệ thống Biogas và
quá trình sử dụng ...................................................................................................................... 32
2.2.5. Phƣơng pháp tính toán tính toán phát thải nền của hệ thống Biogas ...................... 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KSH CỦA CÔNG TRÌNH, TÍNH LƢỢNG GIẢM PHÁT THẢI KNK CỦA CÔNG
TRÌNH KSH QUY MÔ TRUNG BÌNH TẠI BẮC NINH. ..................................................... 34
3.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng Biogas ở 2 trang trại nghiên cứu .................................. 34
3.2. Phƣơng pháp đo đạc sản lƣợng khí ............................................................................. 35
3.3. Kết quả đo đạc .......................................................................................................... 37
3.4. Tính toán lƣợng giảm phát thải khí nhà kính ............................................................... 42
3.4.1. Tính toán lƣợng giảm phát thải khí nhà kính trang trại 1 ........................................ 42
3.4.2. Tính toán lƣợng giảm phát thải khí nhà kính trang trại 2 khi sử dụng khí sinh học
làm nhiên liệu chạy máy phát điện: .......................................................................................... 44
3.4.3. Thảo luận về kết quả tính toán giảm phát thải của 2 trang trại ............................... 44
3.5. Những lợi ích xã hội và môi trƣờng từ mô hình đối với trang trại ................................. 45
3.5.1. Giảm phát thải các khí gây ô nhiễm tại khu vực xung quanh trang trại .................. 45
3.5.2. Khả năng tác động đến môi trƣờng đất và nƣớc...................................................... 45
3.5.3. Tỷ lệ chất thải đƣợc xử lý ........................................................................................ 46
3.5.4. Tác động xã hội ....................................................................................................... 47
3.5.5. Cung cấp năng lƣợng sạch ....................................................................................... 47
3.5.6. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng - cải thiện vệ sinh: ................................ 48
3.5.7. Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi .................................................... 48
3.5.8. Lợi ích khác ............................................................................................................. 49
3.6. Lợi ích kinh tế từ mô hình đối với 2 trang trại ............................................................. 49
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 50
4.1. Kết luận .................................................................................................................... 50
4.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 52

vi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ cái Giải nghĩa


ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BĐKH Biến đổi khí hậu
Biodiesel Diesel sinh học
Biogas Khí sinh học
CDM Cơ chế phát triển sạch
CH4 Khí Metan
Chƣơng trình Năng lƣợng và Môi trƣờng cho các nƣớc tiểu vùng
EEP
sông Mê Công
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (United States Environmental
EPA
Protection Agency)
Ethanol Cồn sinh học
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GECI Công ty TNHH Tƣ vấn và Đầu tƣ Năng lƣợng Toàn cầu
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
H2 S Hiđro sunfua
HDPE Vật liệu đƣợc dùng sản xuất vật dụng bằng nhựa, túi ni lon
IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu
KNK Khí nhà kính
KSH Khí sinh học
KT1, KT2 Mẫu hầm Biogas của Viện Năng lƣợng
LPG Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas)
NOAA Cục Hải dƣơng và Khí quyển Quốc gia Mỹ
ppm Đơn vị đo mật độ (một phần triệu - Part Per Million)
SEI Viện Môi trƣờng Stockhom, Thuỵ Điển
SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
USD Đồng tiền của Mỹ

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1- Khối lƣợng chất thải hàng ngày của động vật ................................................5

Bảng 1.2- Đặc tính và sản lƣợng khí của một số nguyên liệu thƣờng gặp......................6

Bảng 1.3- Thành phần của khí sinh học ..........................................................................6

Bảng 1.4- Nồng độ của H2S ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời ...................................8

Bảng 1.5- Thời gian lƣu đối với phân động vật .........................................................12

Bảng 1.6- Dự báo phát thải KNK theo ngành đến năm 2030 ở Việt Nam....................21

Bảng 3.1- Thông số trang trại và hệ thống Biogas ........................................................34

Bảng 3.2- Thông số trang trại và hệ thống Biogas ........................................................35

Bảng 3.3- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 1 đợt 1 ...............................................37

Bảng 3.4- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 2 đợt 1 ...............................................38

Bảng 3.5- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 1 đợt 2 ...............................................38

Bảng 3.6- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 2 đợt 2 ...............................................39

Bảng 3.7: Sản lƣợng khí của 2 trang trại ......................................................................41

Bảng 3.8- So sánh chất đốt khí sinh học với LPG.........................................................43

Bảng 3.9- Lƣợng giảm phát thải của 2 trang trại...........................................................44

viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1- Quá trình lên men tạo khí sinh học ................................................................4

Hình 1-2- Thành phần của khí sinh học .........................................................................7

Hình 1-3- Hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính [26]..............................................................13

Hình 1-4- Biến đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển .................................................15

Hình 1-5- Biến đổi của nhiệt độ trái đất giai đoạn 1884 – 2012 [17] ..........................16

Hình 1-6- Một số tác động của biến đổi khí hậu ..........................................................17

Hình 1-7- Dữ liệu cơ sở của việc quản lý phân chuồng - Dự án CDM [20] ................19

Hình 1-8- Các con đƣờng giảm phát thải KNK của công trình KSH...........................20

Hình 1-9 Công trình KSH phủ bạt HDPE ....................................................................24

Hình 1-10- Công trình Khí sinh học quy mô trung bình hình ống ...............................25

Hình 2-1- Cấ u ta ̣o của thiết bị khí sinh ho ̣c dạng ống ..................................................31

Hình 3-1 - Sơ đồ lắp đặt đồng hồ trong hệ thống Biogas .............................................35

Hình 3-2- Hệ thống Biogas khi lắp đồng hồ đo khí .....................................................36

Hình 3-3- Đầu đốt khí thừa của hệ thống Biogas .........................................................36

Hình 3-4- Biểu đồ đo đợt 1 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 1 ...............................40

Hình 3-5- Biểu đồ đo đợt 2 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 1 ..............................40

Hình 3-6- Biểu đồ đo đợt 1 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 2 ..............................41

Hình 3-7- Biểu đồ đo đợt 2 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 2 ..............................41

ix
GIỚI THIỆU CHUNG

1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Biến đổi khí hậu đang là mối đe doạ môi trƣờng lớn nhất đối với toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ
bão, lũ, lốc, tố, lụt, triều cƣờng, hạn hán… dƣờng nhƣ xảy ra với tính chất dị thƣờng
hơn, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống ở những vùng bị ảnh hƣởng và việc dự
báo, phòng tránh trở nên khó khăn hơn. Biến đổi khí hậu làm tăng tần xuất và cƣờng
độ các hiện tƣợng khí hậu, thời tiết cực đoan, nhƣ nắng nóng, gió mạnh trong bão và
tố, lốc, mƣa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, giông, sét, … và làm tăng điều kiện nóng ấm vốn
có của khí hậu nhiệt đới gió mùa, tác động đến độ bền của vật liệu xây dựng và các
công trình xây dựng.
Trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: Phát triển
khí sinh học đƣợc coi là có vai trò góp phần giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu thuộc lĩnh
vực nông nghiệp. Cụ thể là: “Phát triển chăn nuôi, gắn chặt với phát triển nông nghiệp,
công nghiệp chế biến thúc ăn gia súc, đồng thời xử lý phân thải của gia súc (dạng khí
sinh học)”. Nội dung này nằm trong mục “Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu” của “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu” đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành vào tháng 7/2008. [1]
Công trình KSH không những góp phần cải thiện tốt môi trƣờng nông thôn mà
còn góp phần giảm gánh nặng xử lý chất thải nông nghiệp và chất thải đô thị. Qua đó,
giảm phát thải khí nhà kính vì thành phần của khí sinh học sản phẩm của quá trình
phân huỷ các chất hữu cơ từ chất thải chủ yếu là metan (CH4), đây là một loại khí nhà
kính có hệ số phát thải gấp 21 lần so với khí CO2. Ngoài ra sử dụng KSH nhƣ một loại
nhiên liệu thay thế các nhiên liệu khác đã góp phần tiết kiệm năng lƣợng trong sử
dụng, đồng thời cũng tiết kiệm đƣợc sử dụng phân hóa ho ̣c do sử dụng phân hữu cơ từ
các công trình KSH, nhƣ vậy cũng góp phần giảm phát thải KNK.
Hơn 4 thập kỷ qua công nghệ KSH đã rất phát triển ở Việt Nam, đặc biệt khi
bƣớc vào thế kỷ 21 với một chƣơng trình KSH tầm cỡ quốc gia do ngành nông nghiệp
quản lý cùng với sự tài trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Hà Lan, đến nay hơn nửa
triệu công trình các loại đã đƣợc xây dựng trên toàn quốc [3]. Nhu cầu xây dựng các
bể khí sinh học ngày càng nhiều nhƣng nguồn hỗ trợ về tài chính của các tổ chức nhà

1
nƣớc và phi chính phủ lại có hạn nên đã hạn chế phần nào sự phát triển của ngành khí
sinh học ở Việt Nam. Các nghiên cứu lâu nay tập trung chủ yếu vào công trình khí
sinh học quy mô nhỏ và giải quyết tất cả vấn đề ứng dụng nguồn năng lƣợng khí sinh
học cũng ở quy mô này [9].
Định hƣớng phát triển chăn nuôi hiện nay tập trung vào phát triển chăn nuôi ở
quy mô trang trại với số lƣợng gia súc từ 100 đầu lợn trở lên đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn cho nông dân. Lƣợng chất thải thải chăn nuôi với khối lƣợng ngày càng lớn
và tập trung vì thế công nghệ khí sinh học ở quy mô này đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu
hoàn thiện đáp ứng nhu cầu về nguồn thải, khối lƣợng thải và đảm bảo các tiêu chuẩn
cho phát triển bền vững.
Với các lý do nêu trên, đề tài đƣợc chọn để nghiên cứu có tên: Hiệu quả sản xuất
khí Biogas của công trình KSH quy mô trung bình ở trang trại chăn nuôi lợn tại Bắc
Ninh góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất khí sinh
học, khả năng giảm phát thải khí nhà kính của kiểu công trình khí sinh học quy mô
trung bình hình ống, là một ứng dụng công nghệ khí sinh học mới đƣợc triển khai ở
Việt Nam từ năm 2012. Đề tài nghiên cứu trên 2 trang trại chăn nuôi lợn của bà Trịnh
Thị Mý – Xã Phù Lƣơng và ông Nguyễn Văn Quang – xã Châu Cầu, huyện Quế Võ
tỉnh Bắc Ninh sử dụng công nghệ KSH quy mô trung bình kiểu hình ống.

2. Mục tiêu của nghiên cứu

Theo các lý do chọn đề tài nghiên cứu đã nêu ở trên, mục tiêu của đề tài đó là:
- Đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng khí Biogas của công trình KSH quy mô
trung bình ở trang trại chăn nuôi lợn tại Bắc Ninh.
- Tính lượng giảm phát thải khí CH4 của công trình KSH qui mô trung bình khi
dùng để phát điện và đun nấu, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

3. Kết quả và những đóng góp của nghiên cứu

- Đề tài đã cung cấp những thông tin cần thiết, hữu dụng cho những nhà quản lý,
các chuyên gia về khí sinh học và ngƣời dân, các chủ trang trại thấy đƣợc hiệu quả sản
xuất khí của công trình khí sinh học quy mô trung bình.
- Lần đầu tiên xác định đƣợc hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính của công trình
KSH qui mô trung bình ở nƣớc ta.

2
4. Bố cục của đề tài

Bên cạnh những phần bắt buộc (mở đầu, bảng, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham
khảo), nội dung đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan về Khí sinh học, cơ chế giảm phát thải KNK của công
nghệ KSH
Tổng hợp kiến thức liên quan đến phát triển khí sinh học, các quy mô của công
trình KSH, ảnh hƣởng của công trình khí sinh học đến giảm phát thải khí nhà kính.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nêu thông tin về 2 trang trại nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu, tính toán
lƣợng giảm phát thải khí nhà kính.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu của luận văn - Đánh giá hiệu quả sản xuất
KSH của công trình góp phần giảm phát thải khí nhà kính của 2 trang trại nghiên
cứu
Giới thiệu về hệ thống Biogas của 2 trang trại nghiên cứu, phân tích đánh giá sự
giảm phát thải trong hoạt động của hệ thống Biogas của 2 trang trại. Từ đó tính toán
lƣợng giảm phát thải của 2 công trình KSH quy mô trung bình kiểu hình ống.

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHÍ SINH
HỌC, CƠ CHẾ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ LĨNH VỰC KHÍ
SINH HỌC
1.1. Nghiên cứu tổng quan về khí sinh học
1.1.1. Khí sinh học được sản sinh ra như thế nào?
Khí sinh học đƣợc sinh ra từ quá trình phân giải của các chất hữu cơ dƣới tác
dụng của các vi sinh vật trong môi trƣờng yếm khí. Vi khuẩn sinh metan tham gia vào
khâu cuối cùng trong chuỗi phân huỷ của hợp chất hữu cơ để tạo ra khí sinh học. Khí
sinh học đƣợc coi nhƣ một nguồn năng lƣợng tái tạo.

Hình 1-1- Quá trình lên men tạo khí sinh học
Quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong môi trƣờng kỵ khí gồm ba giai
đoạn chính là: giai đoạn thủy phân, giai đoạn sinh axit và giai đoạn sinh metan với sự
tham gia của rất nhiều vi khuẩn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là một
hỗn hợp khí gọi là khí sinh học trong đó thành phần chủ yếu là mê tan (CH4) chiếm
khoảng 60-70%, dioxit cacbon (CO2) 30-40%, hydro (H2) và các loại khí khác có tỷ lệ

4
không đáng kể. Các bƣớc của quá trình lên men đƣợc thể hiện chi tiết nhƣ sơ đồ Hình
1-1.

Tuy nhiên sản lƣợng khí sinh học của quá trình phân huỷ kỵ khí chịu tác động
của rất nhiều yếu tố nhƣ: môi trƣờng kỵ khí (thiết bị phải kín khí), nhiệt độ dịch phân
giải, độ pH… Vi khuẩn sinh metan sẽ ngừng hoạt động nếu nhiệt độ dịch phân giải ở
mức dƣới 100C. Độ pH của môi trƣờng lên men sẽ thuận tiện cho vi khuẩn hoạt động
từ 6,5 – 8,5. Hàm lƣợng chất khô trong cơ chất nạp nằm trong dải 5-12%, tỷ lệ C/N
của nguyên liệu nạp tốt nhất là 30/1 [21], thời gian lƣu của nguyên liệu trong bể phân
giải tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của môi trƣờng, đối với khu vực miền Bắc có
mùa đông lạnh từ 40-45 ngày, còn miền Nam thời tiết nóng quanh năm nên thời gian
lƣu vào khoảng 30-35 ngày [4]. Các độc tố nhƣ nƣớc xà phòng, nƣớc tẩy rửa, nƣớc sát
trùng, phân động vật có tiêm kháng sinh, các hoá chất khác và các loại khó phân hủy
và gây lắng cặn nhƣ cành cây, gỗ, sỏi đá…tuyệt đối không đƣợc cho vào bể phân giải
[21].

Nguyên liệu sử dụng để lên men tạo khí sinh học có thể là phân gia súc, gia
cầm, phân bắc hoặc các loại chất thải hữu cơ khác. Nhƣng thông dụng nhất ở nông
thôn Việt Nam hiện nay vẫn là các loại phân động vật.

Khối lƣợng chất thải của động vật phụ thuộc vào trọng lƣợng cơ thể và chế độ
dinh dƣỡng của động vật đó. Khối lƣợng này đƣợc tính toán nhƣ trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1- Khối lƣợng chất thải hàng ngày của động vật
Lƣợng chất thải
Trọng lƣợng cơ
theo % trọng Lƣợng phân tƣơi
thể (trung bình)
Loại vật nuôi lƣợng cơ thể
(kg) Phân và nƣớc tiểu (kg/ngày)
Bò thịt 400 6 24
Bò sữa 500 6 30
Trâu 300 6 18
Lợn 90 5 4,5
Gà 2,0 4,5 0,09

Nguồn: [21]

5
Thông thƣờng các loại phân có thời gian phân hủy không dài, sản lƣợng khí của
các loại phân khác nhau thì khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sản lƣợng thực
tế của các loại nguyên liệu này nhƣ Bảng 1.2 dƣới đây:

Bảng 1.2- Đặc tính và sản lƣợng khí của một số nguyên liệu thƣờng gặp

Loại Hàm Tỷ lệ Sản lƣợng khí


Lƣợng thải hàng ngày
nguyên lƣợng chất Cacbon/Nitơ hàng ngày (lít/kg
(kg/đầu động vật)
liệu khô (%) (C/N) nguyên liệu tƣơi)

Bò 15-20 10 24-25 15-32

Trâu 18-25 10 24-25 15-32

Lợn 1,2-4,0 10,5 12-13 40-60

Gia cầm 0,02-0,05 27 5-15 50-60


Nguồn: [21]
1.1.2. Thành phần của khí sinh học
Khí sinh học là một hỗn hợp của nhiều chất khí. Tỷ lệ phần trăm của các loại
khí trong khí sinh học tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu tham gia vào quá trình phân hủy
và các điều kiện trong quá trình đó nhƣ nhiệt độ, độ pH, hàm lƣợng nƣớc... Nó cũng
tùy thuộc cả vào các giai đoạn phân hủy. Bảng 1.3 và biểu đồ hình 1.2 cho ta thấy
thành phần của khí sinh học.

Bảng 1.3- Thành phần của khí sinh học

Loại khí Tỷ lệ (%)

Metan - CH4 50 – 70

Cacbonic - CO2 30 – 45

Nitơ - N2 0–3

Hiđro - H2 0–3

Oxi - O2 0–3

Hiđro Sunfua - H2S 0–3

6
3%

37%

60%

Mªtan Cacbonic KhÝ t¹p

Nguồn: [21]

Hình 1-2- Thành phần của khí sinh học


1.1.2.1. Metan
Metan (CH4) là thành phần chủ yếu của khí sinh học. Metan không mầu, không
mùi, chỉ nhẹ bằng nửa không khí, ít hoà tan trong nƣớc, hoá lỏng ở nhiệt độ – 161,50C
trong điều kiện áp suất khí quyển. Do vậy việc hoá lỏng metan phải tiêu tốn nhiều
năng lƣợng vì thế ngƣời ta không hoá lỏng metan cũng nhƣ không hoá lỏng KSH và
khí thiên nhiên.

Khi đốt cháy metan có ngọn lửa màu lơ nhạt và phản ứng sinh nhiệt:

CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O + 882 kJ

Nhiệt trị (nhiệt lƣợng toả ra khi cháy hoàn toàn một đơn vị khối lƣợng nhiên
liệu) của metan là 35.906 kJ/m3 = 8.576 kcal/m3.

1.1.2.2. Khí dioxit cacbon (CO2)


Thành phần chủ yếu thứ hai của KSH là khí dioxit cacbon hay cacbonic (CO2).
Cacbonic không màu, không mùi, không cháy đƣợc, không duy trì sự sống và nặng
gấp rƣỡi không khí. Tỷ lệ cacbonic cao sẽ làm giảm chất lƣợng của KSH. Thông
thƣờng trong những ngày mới vận hành thành phần cacbonic trong KSH cao hơn
metan do đó bếp không cháy đƣợc và ngƣời ta thƣờng phải xả hết khí này cho đến khi
thành phần metan trong KSH ổn định.

7
CO2 hoà tan trong nƣớc tạo ra axit cacbonic. Dƣới điều kiện áp suất thấp và
lạnh dƣới 00C khí CO2 hoà tan rất mạnh trong nƣớc, chính vì thế ngƣời ta dựa vào tính
chất này để tạo gas trong sản xuất nƣớc giải khát có gas.

1.1.2.3. Khí hiđro sunfua


Ngoài các thành phần khí chính nêu trên trong KSH còn có một hàm lƣợng nhỏ
các loại khí khác, trong đó có khí hiđro sunfua (H2S). Hydro sunfua là một loại khí
không mầu, có mùi hôi nhƣ mùi "trứng thối", khiến cho KSH cũng có mùi hôi và giúp
ta dễ nhận biết đƣợc KSH nhờ khứu giác. Nồng độ H2S trong KSH sản xuất từ phân
bắc và phân gia cầm thƣờng cao hơn từ các loại nguyên liệu khác nên ở các công trình
nạp nhiều phân bắc hoặc phân gia cầm khí thƣờng có mùi rất khó chịu. Tuy nhiên khí
H2S là chất khử và cũng là khí cháy đƣợc nên khi đốt thì KSH sẽ hết mùi hôi. Hiđro
sunfua rất độc. Nếu ngửi nhiều H2S sẽ đau đầu, buồn nôn, không phân biệt đƣợc các
mùi khác nhau. Mức độ ảnh hƣởng của H2S đến sức khỏe con ngƣời tùy thuộc vào
nồng độ của nó có trong không khí nhƣ bảng 1.4.

Bảng 1.4- Nồng độ của H2S ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời
Nồng độ của H2S trong
Mức độ ảnh hƣởng
không khí (ppm)
0,03 – 0,15 Có mùi trứng thối
15-75 Kích thích hô hấp, gây buồn nôn, đau đầu
100-330 Liệt khứu giác không phân biệt đƣợc mùi khác nhau
>375 Nhiễm độc và chết (Sau vài giờ)
>750 Chết sau 30-40 phút do ngạt và bất tỉnh
>1000 Chết nhanh chóng do suy hô hấp
Nguồn: [21]

Phản ứng cháy của H2S khi có mặt oxi và nhiệt độ nhƣ phƣơng trình sau:
t0
H2 S + O 2 SO2 + H2O

Quá trình cháy có phát nhiệt nhƣng không đáng kể. Đặc biệt khi cháy sinh ra khí
SO2 cũng là một khí độc.

H2S khi hoà tan trong nƣớc sẽ tạo thành axit ăn mòn các bộ phận kim loại nhƣ
bếp KSH, xoong nồi hay phá hủy máy phát điện chạy bằng KSH. Vì vậy ngƣời ta phải

8
lọc sạch các thành phần khí tạp này trƣớc khi sử dụng để đảm bảo tuổi thọ cho các loại
máy móc và thiết bị sử dụng khí.

1.1.3. Tính chất của KSH


KSH là luôn bão hòa hơi nƣớc do nƣớc bay hơi từ dịch phân hủy. Hơi nƣớc này
khi gặp nhiệt độ thấp sẽ ngƣng tụ trong đƣờng ống và làm tắc ống dẫn khí vì thế cần
đƣợc tháo bỏ đi.

Vì thành phần của KSH thay đổi nên các tính chất của nó cũng thay đổi theo. Tỷ
lệ phổ biến của metan là 60%.

 Khối lượng riêng


Khối lƣợng riêng của chất khí là khối lƣợng của một đơn vị thể tích khí trong
điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, 00C và 1 atm = 760 mm Hg.

Khí sinh học với tỷ lệ 60% CH4 và 40% CO2 có khối lƣợng riêng là 1,2196 kg/m3

 Tỷ trọng đối với không khí


Tỷ trọng đối với không khí của một chất khí là tỷ số giữa khối lƣợng riêng của
khí đó với khối lƣợng riêng của không khí ở cùng một nhiệt độ và áp suất.

Khí sinh học với tỷ lệ 60% CH4 và 40% CO2 có tỷ trọng là 0,94. Nhƣ vậy khí
sinh học nhẹ hơn không khí một chút.

 Nhiệt trị
Nhiệt trị của một chất khí là nhiệt lƣợng do một đơn vị thể tích của chất khí đó
khi cháy tỏa ra.

Khí sinh học với tỷ lệ 60% CH4 và 40% CO2 có nhiệt trị là:

8576 kcal/m3 x 0,6 = 5146 kcal/m3


Ta có thể làm tròn thông số nhiệt trị của KSH là 5200 kcal/m3.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công trình
KSH
Quá trình phân hủy trong bể biogas chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, những
yếu tố này có thể hình thành từ khi xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống.

a. Môi trường yếm khí

9
Quá trình lên men có sự tham gia của nhiều vi khuẩn, trong đó các vi khuẩn
sinh metan là quan trọng nhất, chúng là những vi khuẩn yếm khí bắt buộc. Sự có
mặt của oxy sẽ kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn này, vì vậy phải đảm bảo
điều kiện yếm khí tuyệt đối của môi trƣờng lên men.

b. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm thay đổi đến quá trình sinh gas vì nhóm vi khuẩn yếm khí rất
nhạy cảm bởi nhiệt độ. Dựa vào nhiệt độ môi trƣờng trong bể KSH ngƣời ta chia
thành 3 nhóm vi sinh vật “ƣa lạnh” (psychrophilic) 10-200C, “ƣa ấm”
(mesophilic) 20-400C và “ƣa nhiệt” (thermophilic) 40-600C. Trong điều kiện bể
KSH không có hệ thống cung cấp nhiệt, mà hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện
môi trƣờng, trong điều kiện nhiệt đới ở nƣớc ta ở nhiệt độ 31 0C-400C nhóm vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ và lên men tạo KSH sẽ hoạt động có hiệu quả cao;
ngƣợc lại khi nhiệt độ giảm xuống dƣới 100C nhóm vi khuẩn này sẽ hoạt động
yếu, thậm chí chúng bị ức chế hoàn toàn [21].

c. Ẩm độ
Ẩm độ thích hợp nhất cho hoạt động của vi sinh vật là 91,5 – 96% khi ẩm độ
cao hơn 96% thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ giảm, sản lƣợng tạo KSH ít.

d. Hàm lượng vật chất khô trong phân hữu cơ (TS%)


Hàm lƣợng này tùy thuộc vào loại phân khác nhau, ở lợn TS là 10,5%, phân
gà TS là 27% Hàm lƣợng vật chất khô trong dịch phân giải dƣới 9% (của bể KSH
có thiết bị khuấy đảo) thì hoạt động của hầm ủ sẽ tốt, hàm lƣợng chất khô thích
hợp (trong các loại bể KSH không có hệ thống gia nhiệt và khuấy đảo) là 4-7%
[21]. Với các loại phân gia súc cần hòa vào nƣớc tạo thành hỗn hợp loãng, với
phân gà (do có hàm lƣợng nitơ cao) cần trộn thêm phân trâu bò để tạo ra tỷ lệ C/N
thích hợp. Thông thƣờng ngƣời ta thƣờng trộn 2 loại phân này theo tỷ lệ 1:1 là
thích hợp.

e. Độ pH
Trong quá trình lên men yếm khí độ pH môi trƣờng thƣờng trung tính, đầu
vào thƣờng từ 6,8-7,2 và đầu ra từ 7,0 -7,5. Các hầm sinh học cần duy trì độ pH
trong khoảng từ 7-8, đây là pH tối ƣu cho các loại vi khuẩn hoạt động. Điều chỉnh
pH bằng cách giảm tốc độ bổ sung nguyên liệu. Tuyệt đối không đƣợc cho nƣớc

10
xà phòng hoặc hóa chất có tính kiềm vào hầm vì nó sẽ làm chết các vi khuẩn sinh
khí.

f. Thời gian ủ và số lượng vi khuẩn sinh khí metan


Bảy ngày đầu sau khi nạp nguyên liệu, lƣợng khí trong hầm đã có nhƣng ít,
sản lƣợng khí cao nhất là 40-45 ngày sau khi nạp nguyên liệu. Tuy nhiên còn phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng, nếu nhiệt độ môi trƣờng đạt ở 30-350C, sản lƣợng
khí sinh học lúc này có thể đạt 0,3m3/ngày. Nếu trong quá trình ủ vi sinh vật
không phát triển thì cần phải kiểm tra lại nguyên liệu, hoặc bổ sung vi sinh vật có
sẵn trong tự nhiên.

g. Tỉ lệ Cacbon/Nitơ (C/N)
C và N là nguồn dinh dƣỡng chủ yếu của vi khuẩn sinh metan. Bởi vậy thành
phần chính của nguyên liệu để sản xuất khí metan là C và N. Cacbon ở dạng
carbonhydrate (C tạo năng lƣợng), Nitơ ở dạng Nitrate, Protein, Amoniac (N tham gia
cấu trúc tế bào). Tốc độ tiêu thụ C nhanh hơn N khoảng 25-30 lần, do đó để quá
trình phân giải kỵ khí tốt nhất khi nguyên liệu có tỉ lệ C/N là 25:1 đến 30:1. Hàm
lƣợng C trong rơm rạ quá lớn, N lại ít do đó dẫn đến tình trạng thừa C làm giảm khả
năng phân giải kỵ khí. Có thể trộn lẫn rơm rạ băm nhỏ với phân ngƣời, hoặc phân gia
cầm để đảm bảo cân bằng tỉ lệ C/N.

h. Thời gian lưu


Quá trình phân hủy của nguyên liệu xảy ra trong một thời gian nhất định. Đối
với phân gia súc thời gian phân hủy hoàn toàn có thể kéo dài tới vài tháng. Đối với
nguyên liệu thực vật thời gian phân hủy hoàn toàn có thể kéo dài hàng năm. Tuy
nhiên tốc độ sinh khí cao ở thời gian đầu, càng về sau tốc độ sinh khí giảm. Thời
gian nguyên liệu nằm trong thiết bị là thời gian sản sinh khí sinh học. Đối với chế
độ nạp liên tục, nguyên liệu đƣợc bổ sung hàng ngày. Khi nguyên liệu mới vào nó
sẽ chiếm chỗ của nguyên liệu cũ và đẩy dần nguyên liệu cũ về phía lối ra. Thời
gian lƣu chính bằng thời gian nguyên liệu chảy qua hệ thống từ lối vào đến lối ra.
Thời gian này đƣợc tính bằng thể tích phân hủy và thể tích nguyên liệu nạp bổ
sung hàng ngày. Thí dụ để phân lợn phân hủy hết phải mất trên 60 ngày. Nếu mỗi
ngày nạp 10 kg phân (thể tích gần bằng 10 lít) pha với 10 lít nƣớc thì ta có bể chứa
dung tích:

11
(10 lít phân + 10 lít nƣớc) x 60 ngày = 1200 lít = 1,2m 3

Mặc dù thời gian lƣu càng lớn thì khí thu đƣợc từ một lƣợng nguyên liệu nhất
định càng nhiều. Song nhƣ vậy thiết bị phải có thể tích phân hủy rất lớn và vốn
đầu tƣ nhiều. Vì thế cần phải chọn thời gian lƣu sao cho khoảng thời gian này tốc
độ sinh khí là mạnh nhất và sản lƣợng khí thu đƣợc chiếm khoảng 75% tổng sản
lƣợng khí của nguyên liệu.

Trong điều kiện Việt Nam, tiêu chuẩn ngành 10 TCN 492-2002 đã quy định
thời gian lƣu với phân động vật nhƣ sau (xem Bảng 1.5):

Bảng 1.5- Thời gian lƣu đối với phân động vật

Nhiệt độ trung bình về mùa đông Thời gian lƣu


Vùng
(0C) (ngày)
I 10-15 60

II 15-20 50

III >20 40

Nguồn: Tiêu chuẩn ngành: 10TCN492-2002


Với các nguyên liệu thực vật, thời gian lƣu cần dài hơn và đƣợc quy định là
100 ngày.
i. Các độc tố gây trở ngại quá trình lên men
Hoạt động của vi khuẩn kỵ khí chịu ảnh hƣởng của một số độc tố. Khi hàm
lƣợng của loại này có trong dịch phân hủy vƣợt quá một giới hạn nhất định sẽ giết
chết các vi khuẩn, vì thế không cho phép các chất này có trong nguyên liệu cung
cấp. Trong thực tế các loại thuốc hóa học nhƣ thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc sát
trùng, các chất kháng sinh, nƣớc xà phòng, thuốc nhuộm, dầu nhờn không đƣợc đổ
vào hệ thống biogas.
j. Một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố đã trình bày ở trên, số lƣợng gas tạo ra nhiều hay ít còn phụ
thuộc một số yếu tố sau:
- Chiều dài và chiều rộng của hầm biogas. Yếu tố này có liên quan đến thời
gian lƣu lại của dịch phân ngắn hay dài và số lƣợng phân.
- Tổng thể tích phân, nƣớc cho vào trong ngày và tỉ lệ nƣớc.

12
- Các loại phân khác nhau cho số lƣợng KSH khác nhau.
- Tỉ lệ phân nƣớc: Dịch phân quá loãng thì lƣợng phân không đủ để phân hủy,
ngƣợc lại dịch phân quá đặc sẽ tạo lớp váng trên bề mặt của hầm gây cản trở
quá trình sinh khí.

1.2. Cơ chế giảm phát thải KNK của công nghệ KSH
1.2.1. Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính
1.2.1.1 Hiệu ứng nhà kính

Hình 1-3- Hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính [26]


Hiệu ứng nhà kính do nhà toán học, vật lý học ngƣời Pháp Jean Baptiste Joseph
Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển
làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đƣa ra nguyên lý giải
thích hiện tƣợng Hiệu ứng nhà kính gây đƣợc sự quan tâm lớn của giới khoa học. Theo
nguyên lý này thì hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính là do ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái
đất chủ yếu là các tia bƣớc sóng ngắn, các tia này chiếu vào các vật và các vật đã hấp
thụ ánh sáng mặt trời để nóng lên. Sau đó các vật này lại giải phóng năng lƣợng vào
không gian dƣới dạng phát ra các tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật càng cao thì năng
lƣợng tỏa ra càng nhiều. Khi năng lƣợng hấp thụ và năng lƣợng tỏa ra cân bằng nhau
thì nhiệt độ của vật đạt giá trị ổn định gọi là nhiệt độ cân bằng. Các tấm kính có tính
chất đặc biệt là chỉ cho ánh sáng bƣớc sóng ngắn đi qua nhƣng lại không cho ánh sáng

13
hồng ngoại đi qua. Con ngƣời đã tận dụng tính chất này để xây dựng các nhà kính để
trồng cây trong nhà kính, nhất là những vùng có mùa đông giá lạnh. Các tia sáng mặt
trời xuyên qua đƣợc các tấm kính và chiếu vào các vật trong nhà. Các vật này hấp thụ
ánh sáng mặt trời và nóng lên. Chúng lại phát ra các tia hồng ngoại. Song các tia hồng
ngoại không thoát ra ngoài nhà kính mà bị phản xạ trở lại các vật. Do vậy, các vật đạt
nhiệt độ cân bằng cao hơn so với khi chúng ở ngoài trời, nghĩa là các vật trong nhà
kính đƣợc sƣởi ấm nhờ đó cây cối phát triển trong nhà kính thuận tiện không bị ảnh
hƣởng bởi thời tiết giá lạnh bên ngoài. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là hiệu ứng nhà kính.

1.2.1.2 Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính đối với Trái đất
Bao quanh trái đất là tầng khí quyển, trong đó có nhiều chất khí có tính chất
tƣơng tự nhƣ các tấm kính nghĩa là chúng cho các tia bƣớc sóng ngắn đi qua nhƣng
không cho các tia hồng ngoại đi qua. Các khí này đƣợc gọi với một tên chung là “khí
nhà kính” (KNK). Các chất khí có nguồn gốc tự nhiên bao gồm hơi nƣớc (H2O),
cacbon đioxit (CO2), metan (CH4) và nitơ oxit (N2O). Một số khác có nguồn gốc nhân
tạo nhƣ hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), và sulfua hexafluorit
(SF6) đƣợc sinh ra từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau do hoạt động của con ngƣời.
Không phải chất khí nhà kính nào cũng giống nhau: ví dụ, metan có khả năng bắt nhiệt
gấp khoảng 21 lần so với carbon dioxide và CO2 thƣờng đƣợc trích dẫn là nguyên
nhân chính của sự ấm lên toàn cầu do hoạt động của con ngƣời (theo EPA)

Với tính chất nhƣ trên có thể coi khí quyển là một tấm kính và Trái đất là một
nhà kính. Chính nhờ tấm chắn khí quyển với các khí nhà kính mà nhiệt độ Trái đất
đƣợc giữ cân bằng và đủ ấm, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của các hệ sinh
thái, môi trƣờng trên Trái đất. Nếu không có các khí nhà kính, nhiệt sẽ thoát vào vũ trụ
và nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ giảm đi 330C (59°F). [16]

1.2.1.3 Sự ấm lên toàn cầu và những tác động của nó


Sự ấm lên toàn cầu hay sự nóng lên dần dần của bề mặt, các đại dƣơng và khí
quyển của Trái đất là một trong những vấn đề môi trƣờng nhức nhối nhất của thời đại
chúng ta hiện nay mà nguyên nhân chính của hiện tƣợng này không phải do tự nhiên
mà chủ yếu là kết quả hoạt động của con ngƣời. [22]

Theo Cục Hải dƣơng và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) vào thời kỳ tiền công
nghiệp (1870) nồng độ CO2 trong khí quyển khoảng 280 phần triệu (ppm) [18]. Tuy

14
nhiên từ thế kỷ 20 nhất là từ năm 1980 đến nay, cùng với sự phát triển công nghiệp
mạnh mẽ, các hoạt động của con ngƣời nhƣ đốt các nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu
mỏ, khí thiên nhiên, khí dầu mỏ...), khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng
đất, sản xuất lƣơng thực, chăn nuôi, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công
nghiệp... đã và đang làm tăng mạnh mẽ nồng độ các KNK trong khí quyển. Cũng theo
NOAA bắt đầu vào năm 2000 tốc độ tăng nồng độ CO2 là khoảng 1,9 ppm mỗi năm.
vào tháng 5 năm 2013 con số này đã đạt 400 ppm [18].

Hình 1-4- Biến đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển
Đồng thời cũng theo báo cáo của EPA tình trạng gia tăng nồng độ KNK nhƣ đã
nêu trên làm cho nhiệt độ Trái đất tăng nhanh với tốc độ chƣa từng có vì thế từ cuối
thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,80C. Nếu việc phát
thải KNK tiếp tục tăng với tốc độ nhƣ hiện nay thì nhiệt độ trung bình trên toàn cầu có
thể tăng thêm 1,4 - 5,80C vào cuối thế kỷ này [18]. Hiện tƣợng đó đƣợc gọi là hiện
tượng ấm lên toàn cầu. Biểu đồ ở Hình 1-5 dƣới đây cho thấy sự biến thiên trung
bình 5 năm của nhiệt độ bề mặt toàn cầu vào các năm 1884, 1927, 1969 và 2012.
Những vùng tô màu xanh đậm là những vùng có nhiệt độ lạnh hơn nhiệt độ trung bình
và những vùng tô màu đỏ sậm là những vùng có nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ trung bình.
Trong đó tốc độ ấm lên trên đất liền lớn hơn trên đại dƣơng. Tóm lại Trái đất nóng lên
là hậu quả của quá trình tích lũy lâu dài của KNK mà chủ yếu là CO2 và metan. Rõ

15
ràng rằng sự nóng lên của trái đất đã tác động tiêu cực và gây biến đổi khí hậu toàn
cầu, ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đến đời sống
hàng ngày của con ngƣời.

Hình 1-5- Biến đổi của nhiệt độ trái đất giai đoạn 1884 – 2012 [17]
Hậu quả của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Các hệ sinh thái bị phá hủy nhƣ: thiếu hụt nguồn nƣớc ngọt, ô nhiễm không khí
nặng nề, năng lƣợng và nhiên liệu thiếu hụt, các ảnh hƣởng y tế khác....tác động
xấu đến sức khỏe con ngƣời làm tăng nguy cơ về dịch bệnh.
- Mất đa dạng sinh học: Nhiệt độ trái đất tăng đang làm cho nhiều loài sinh vật biến
mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến
6,40C nữa thì khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng vào năm 2050. Đây là hậu quả của việc môi trƣờng sống và đất bị hoang
hóa do nạn phá rừng và nƣớc biển ấm lên. Tình trạng đất hoang hóa và mực nƣớc
biển dâng cũng đe dọa đến nơi cƣ trú của con ngƣời vì khi động thực vật bị mất đi
cũng đồng nghĩa với việc nguồn lƣơng thực, nhiên liệu và thu nhập của con ngƣời
cũng mất đi.

16
- Chiến tranh và xung đột: biến đổi khí hậu làm cho lƣơng thực và nƣớc ngọt ngày
càng khan hiếm, trong khi đó đất đai dần biến mất nhƣng dân số cứ tiếp tục tăng
lên; sự bất ổn về lƣơng thực và năng lƣợng sẽ gây nên bất ổn về an ninh, đây là
những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nƣớc và vùng lãnh thổ.
- Tác động đến kinh tế: Nhiệt độ tăng và biến đổi khí hậu gây ra các thảm họa về
môi trƣờng và y tế vì thế con ngƣời phải đầu tƣ nhiều kinh phí cho việc cải thiện
môi trƣờng và các dịch vụ y tế. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các
nền kinh tế.
- Băng tan và nƣớc biển dâng làm cho nhiều quốc gia đảo nhỏ, vùng ven biển thấp,
rừng ngập mặn sẽ bị ngập, thậm chí bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
- Hạn hán và lũ lụt gây biến động dòng chảy của các dòng sông và góp phần làm
tăng lƣợng bốc hơi tiềm năng, gây ra thiếu hụt các nguồn nƣớc sạch cho sinh hoạt
và sản xuất.
- Nắng nóng và nhiệt độ tăng cao tăng nguy cơ về dịch bệnh và sức khỏe.
- Đe dọa các công trình cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và các khu dân cƣ ven
biển.

Hình 1-6- Một số tác động của biến đổi khí hậu
1.2.1.4 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trọn vẹn trong dải nội chí tuyến. Mọi nơi trên lãnh
thổ đều có mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần trong một năm. Khí hậu Việt Nam là khí
17
hậu nhiệt đới gió mùa với miền Bắc có mùa đông lạnh. Về chế độ bức xạ trên toàn
lãnh thổ thời gian chiếu sáng trong ngày khá dài: trên 12 giờ từ xuân phân đến thu
phân và dƣới 12 giờ từ thu phân đến xuân phân. Tổng số giờ chiếu sáng hàng năm
phân bố khá đồng đều trên các vĩ độ với tổng số giờ trung bình là 4300-4500 giờ, bức
xạ trung bình đạt 300-330 W/m2 (khoảng 230-250 kcal/cm2/năm) tăng dần từ Bắc vào
Nam. Bên cạnh đó Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000km và ¾ lãnh thổ là đồi núi với
những dãy núi cao chạy dài từ hƣớng Tây Bắc – Đông Nam hoặc theo hƣớng Bắc –
Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc với các thủy vực chính là Sông Hồng và Thái Bình
ở Miền Bắc, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, Thu Bồn, Trà Khúc ở Trung Bộ và hệ
thống sông Mê Kông ở miền Nam.
Với đặc điểm về địa hình nêu trên, trong nhiều thập kỷ qua những nghiên cứu
đã chỉ ra rằng biểu hiện của BĐKH khá rõ ràng qua những biến đổi của một số yếu tố
khí hậu cơ bản nhƣ: trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nƣớc đã
tăng khoảng 0,50C/năm. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và
tăng mạnh trong các tháng cuối mùa. Biến đổi của lƣợng mƣa phức tạp hơn nhiều so
với biến đổi của nhiệt độ. Trên phần lớn lãnh thổ, lƣợng mƣa theo mùa giảm đi trong
các tháng 7, 8 và tăng mạnh trong các tháng 9, 10, 11. Mƣa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ. Mực nƣớc biển dâng lên trung bình 2,5 - 3cm mỗi thập kỷ và
quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam, thêm vào đó mùa bão lũ lùi dần
về các tháng cuối năm. Riêng năm 2015, do tác động của hiện tƣợng El-Nino, nền
nhiệt độ trên toàn quốc tăng khoảng 0,5 - 10C so với nhiệt độ trung bình nhiều năm và
số ngày nắng nóng kéo dài hơn. Lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm ở phía Bắc và tăng ở
phía Nam. Trên khu vực Biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hƣớng lùi dần về
phía Nam. Đặc biệt, tần suất hoạt động của bão mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với
mức độ ảnh hƣởng lớn và trên diện rộng; mùa mƣa bão đã kết thúc muộn hơn so với
các thập niên trƣớc đây. Hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng lên và không đồng đều
giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ. Các yếu tố khí hậu cực trị cũng biến
đổi mạnh, nhƣ: i) nhiệt độ cực đại có xu hƣớng tăng 0,40C/thập kỷ ở phía Bắc và
0,10C/thập kỷ ở khu vực phía Nam, ii) nhiệt độ cực tiểu tăng khá đồng đều ở các vùng
0,50C/thập kỷ ở phía Bắc và 0,30C/thập kỷ ở khu vực phía Nam, iii) lƣợng mƣa ngày
cực đại cũng có xu hƣớng tăng và diễn biến phức tạp.

18
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động
nặng nề nhất của BĐKH. Trong đó, lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng nhất là tài nguyên nƣớc,
khu vực ven biển và ngành nông nghiệp. Chỉ tính trong 10 năm (2001-2010), thiên tai
đã làm 9.500 ngƣời chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 1,5% GDP/năm. Theo kịch
bản mới nhất về biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam năm 2016, mực nƣớc
biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa với giá trị
tƣơng ứng là 58cm (36cm÷80cm) và 57cm (33cm÷83cm); các khu vực Móng Cái -
Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang có mực nƣớc biển dâng thấp nhất là 53cm (32cm
÷75cm)(kịch bản RCP4.5). Mực nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trƣờng Sa với giá trị tƣơng ứng là 78cm (52cm÷107cm) và 77cm
(50cm÷107cm); các khu vực Móng Cái - Hòn Dáu, Hòn Dáu - Đèo Ngang có mực
nƣớc biển dâng thấp nhất là 72cm (49cm÷101cm).(kịch bản RCP8.5). Nếu nƣớc biển
dâng 1m, khoảng 16,05% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh
ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí
Minh, 39,40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Đồng thời, sẽ
có 10 - 12% dân số của nƣớc ta chịu tác động trực tiếp của BĐKH, tổn thất về kinh tế
sẽ là 10% GDP/năm [24]. Đây là những con số rất đáng báo động, do đó, Việt Nam
coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn hiện nay.

1.2.2. Cơ chế giảm phát thải KNK của công nghệ KSH

Hình 1-7- Dữ liệu cơ sở của việc quản lý phân chuồng - Dự án CDM [20]

19
Theo lý thuyết của công nghệ khí sinh học các chất thải hữu cơ nhƣ phân động
vật, phế phụ phẩm nông nghiệp là nguyên liệu chính cho các công trình khí sinh học
và khí sinh học sinh ra là một nguồn năng lƣợng hữu ích cho mục đích gia dụng cũng
nhƣ sản xuất của con ngƣời. Chính vì những lý do này công nghệ KSH đƣợc coi là
một trong những công nghệ đóng góp tích cực cho việc giảm phát thải khí nhà kính.

Sự đóng góp của công nghệ KSH cho việc giảm phát thải KNK hay các dự án
KSH đã góp phần giảm phát thải KNK theo các con đƣờng dƣới đây:

 Quản lý chất thải: bình thƣờng nếu không áp dụng công nghệ khí sinh học chất
thải chăn nuôi và các chất thải nông nghiệp khác sẽ bị phân hủy trong điều kiện
tự nhiên, trong đó một phần các chất này sẽ bị phân huỷ trong môi trƣờng kỵ
khí và sinh ra khí metan phát tán vào khí quyển. Khí metan là khí nhà kính gây
hiệu ứng nhà kính lớn hơn khí cacbonic nhiều lần: 1 tấn metan tiềm năng ấm
lên toàn cầu tƣơng đƣơng 21 tấn khí cacbonic [23]. Nếu các chất thải hữu cơ
này phân hủy kỵ khí trong các thiết bị KSH thì metan sẽ đƣợc thu lại làm nhiên
liệu. Khi bị đốt cháy, metan sẽ chuyển hoá ra khí cacbonic theo phản ứng:
2CH4 + 4O2 → 2CO2 + 4H2O
Theo tính toán, 1 tấn metan khi đốt cháy sản sinh ra 2,75 tấn cacbonic. Nhƣ
vậy, tác dụng về hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi 21/2,75 = 7,64 lần.

Hình 1-8- Các con đƣờng giảm phát thải KNK của công trình KSH
 Thay thế nhiên liệu hoá thạch: Nhiên liệu truyền thống đƣợc sử dụng cho đun
nấu, đặc biệt ở nông thôn chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu, khí hóa

20
lỏng, củi gỗ... Vì thế nếu sản xuất KSH thì KSH sẽ đƣợc sử dụng để thay thế
nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt hoặc phát điện, nhƣ vậy rõ ràng KSH đã góp
phần giảm phát thải KNK so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhƣ các cách
thông dụng. Vì lợi ích này mà nhiều nƣớc công nghiệp đã đầu tƣ và hỗ trợ tài
chính cho việc phát triển các Dự án KSH ở những nƣớc đang phát triển để thực
hiện nghĩa vụ giảm phát thải KNK mà họ đã cam kết khi ký Nghị định thƣ
Kyoto. Theo kết quả điều tra năm 2013 của Chƣơng Trình KSH cho ngành chăn
nuôi, ở hộ nông dân có bể KSH qui mô nhỏ đã tiết kiệm đƣợc 1,2 triệu
đồng/năm (tƣơng đƣơng 55 USD) do không phải mua chất đốt cho đun nấu,
đồng thời giảm thời gian nấu ăn cho ngƣời phụ nữ 1,5 giờ/ngày. Mặt khác 1 bể
KSH qui mô nông hộ đã góp phần làm giảm phát thải 5 tấn CO2/năm [25].
 Thay thế sử dụng phân hoá học: phụ phẩm của công trình KSH đƣợc coi là một
loại phân hữu cơ giàu đạm rất tốt cho các loại cây trồng. Khi sử dụng dung dịch
sau phân hủy bón cho cây trồng thay thế phân hoá học giúp cải tạo đất rất tốt,
làm cho đất đƣợc tƣơi xốp, tăng độ mùn, tránh bạc màu, sói mòn và ô nhiễm,
nhƣ vậy sử dụng loại phân này đã góp phần giảm phát thải KNK.

1.2.3. Triển vọng tham gia thị trường cacbon và các Dự án CDM về khí sinh
học ở Việt Nam
Theo dự báo phát thải KNK ở Việt Nam đến năm 2030 thì các ngành nhƣ năng
lƣợng và nông nghiệp đều có tốc độ tăng phát thải nhanh chóng, thậm chí ngành năng
lƣợng sẽ gấp hơn 14 lần so với năm 1993 (tƣơng đƣơng khoảng 396,35 triệu tấn CO2
so với 27,55 triệu tấn) [13].

Bảng 1.6- Dự báo phát thải KNK theo ngành đến năm 2030 ở Việt Nam
Đơn vị: triệu tấn CO2

Ngành/Giai đoạn 1993 2000 2010 2020 2030

Năng lƣợng 27,5 48,48 103,4 187,82 396,35

Nông nghiệp 46,6 52,5 57,2 64,7 68,29

Lâm nghiệp 29,88 4,2 -21,7 -28,4 -32,1

Tổng cộng 111,69 101,18 138,9 224,12 432,54

Nguồn: [13]

21
Hiện nay các Dự án CDM về khí sinh học thuộc 3 lĩnh vực:
- Thu hồi metan từ xử lý chất thải chăn nuôi

- Thu hồi metan (khí bãi rác) từ các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh

- Thu hồi metan từ xử lý các chất thải hữu cơ, nƣớc thải ngành công nghiệp chế

biến lƣơng thực, thực phẩm nhƣ nhà máy bia rƣợu, nƣớc giải khát, nhà máy
cồn, chế biến tinh bột sắn, dầu cọ, giết mổ...

1.3. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn trên thế
giới và Việt Nam
1.3.1. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn trên
thế giới
Năng lƣợng KSH đƣợc sử dụng trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Trong những năm gần đây, phân hủy kỵ khí đã phát triển từ một kỹ thuật biến đổi sinh
khối tƣơng đối đơn giản, với mục đích chủ yếu là sản xuất năng lƣợng, thành một hệ
thống đa chức năng:
Xử lý các chất thải hữu cơ và nƣớc thải với phạm vi tải lƣợng hữu cơ và nồng độ
cơ chất rộng.

 Sản xuất và sử dụng năng lƣợng.


 Cải thiện vệ sinh, giảm mùi hôi thối.
 Sản xuất phân hữu cơ chất lƣợng cao.
Hoạt động nghiên cứu chuyển từ những nghiên cứu cơ bản về quá trình phân
hủy kỵ khí của các cơ chất tƣơng đối đồng nhất với hàm lƣợng chất rắn hữu cơ trong
giới hạn khoảng 5 - 10%, sang sự phân huỷ của những nguyên liệu phức tạp hơn đòi
hỏi những kiểu bể phân huỷ cải tiến hiệu quả hơn. Công nghệ phân huỷ kỵ khí đã đƣợc
phát triển rộng lớn ở cả các nƣớc công nghiệp (Đức, Đan Mạch, Pháp...) và các nƣớc
đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ...) với đa mục tiêu nhƣ trên.
Hiện nay, Trung Quốc là một nƣớc phát triển mạnh mẽ công nghệ khí sinh học
với khoảng hơn 15.000 công trình quy mô vừa và lớn đã đƣợc xây dựng. Ngoài Trung
Quốc, các nƣớc trong khu vực Châu Á cũng rất chú trọng đến việc phát triển khí sinh
học ở quy mô này. Các nƣớc phát triển nhƣ Đức, Anh, Đan Mạch… Cộng đồng Châu
Âu đặc biệt phát triển khí sinh học ở quy mô lớn với các mục đích sử dụng công
nghiệp đã kêu gọi các nƣớc trong khối thực hiện mục tiêu sử dụng 5,75% nhiên liệu
sinh học (bao gồm khí sinh học, ethanol, biodiesel) vào năm 2010. Thụy Điển là quốc
22
gia đầu tiên ở Châu Âu triển khai dự án thí điểm “thành phố khí sinh học”. Hiện nay
nƣớc này có khoảng hơn 6.000 phƣơng tiện công cộng chạy bằng khí sinh học. Tại
đây, cứ 10 trạm bơm nhiên liệu thông thƣờng sẽ có một trạm KSH. Chính phủ Thuỵ
Điển đã đề ra các chính sách thuế để đảm bảo giá KSH rẻ hơn 30% so với xăng. Tại
Châu Á, Philippines có hơn 1.000 hệ thống KSH và 9 công ty chuyên xây dựng, cung
cấp thiết bị KSH. Từ KSH, Chính phủ Thái Lan đã lắp đặt 5.000MW điện, đến năm
2015 sẽ sản xuất 8% năng lƣợng điện quốc gia bằng năng lƣợng tái tạo... Nepal, Ấn
Độ, Trung Quốc cũng là những quốc gia phát triển hệ thống KSH khá mạnh.
Công nghệ KSH ở quy mô vừa và lớn chủ yếu đƣợc áp dụng hiện nay là: Kiểu
công trình KSH dạng ống có dòng chảy đều (plug flow), hồ KSH phủ bạt HDPE
(covered lagoon), Công trình KSH kiểu KT1 (nửa hình cầu) với thể tích từ 50-500 m3.
Ngoài ra còn có 1 số kiểu bể KSH công nghiệp có tốc độ xử lý cao nhƣ UASB, ACR,
AF, DSFF, FB...đƣợc áp dụng với những loại nƣớc thải có hàm lƣợng hữu cơ cao,
đồng thời bể có thiết bị khuấy đảo, nhƣng đầu tƣ cao.

1.3.2. Tổng quan về nghiên cứu và phát triển KSH quy mô vừa và lớn ở Việt
Nam
Công nghệ KSH đang đƣợc phát triển mạnh ở Việt Nam. Các cơ quan nghiên
cứu hiện nay mới tập trung hoàn thiện các kiểu công trình KSH quy mô nhỏ cho các
hộ chăn nuôi, vì thế tính đến cuối năm 2015 tổng số công trình KSH quy mô hộ gia
đình đã xây dựng ở Việt Nam lên đến hơn 0,5 triệu công trình trong tổng tiềm năng
10,5 triệu hộ nông dân [3]. Các công trình KSH quy mô trung bình chƣa đƣợc tập
trung nghiên cứu thích đáng. Một số kiểu công trình đã và đang đƣợc áp dụng tại Việt
Nam:
Công nghệ phủ bạt hồ KSH phủ bạt HDPE: Công nghệ này đã đƣợc áp dụng
ở nƣớc ta hơn 10 năm và trở thành một trong những công nghệ chủ yếu để xử lý chất
thải chăn nuôi quy mô trang trại, công tác vận hành và bảo dƣỡng các công trình khí
sinh học dạng này còn chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, đúng cách. Điều này dẫn đến thực
trạng nhiều công trình khí sinh học hồ phủ bạt HDPE vẫn chƣa thực sự phát huy hiệu
quả vai trò giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi và tạo thu nhập bổ sung cho chủ
trang trại nhằm phát triển chăn nuôi một cách bền vững. Trên thực tế, nhiều trang trại
có công trình khí sinh học vẫn đang gây ô nhiễm nguồn nƣớc và không khí do xả nƣớc
thải chƣa xử lý triệt để và khí sinh học thừa ra ngoài môi trƣờng.

23
Ƣu điểm khi sử dụng hầm biogas phủ bạt HDPE:

 Chi phí đầu tƣ thấp so với công trình xây bằng gạch hoặc bê tông có cùng thể
tích

 Có thiết kế một cách linh hoạt cho các quy mô hầm KSH có thể tích khác nhau

 Thi công đơn giản, xây dựng nhanh

 Vận hành bảo dƣỡng đơn giản

 Độ bền của bạt HDPE trong điều kiện khí hậu nhiệt đới kéo dài 15-20 năm.
Nhƣợc điểm khi sử dụng hầm biogas phủ bạt HDPE:

 Dễ bị hƣ hỏng bởi các tác động bên ngoài nhƣ bị chuột cắn, hay bị gia súc phá,
một số vật nhọn cũng có thể làm bục và hỏng hầm biogas phủ bạt HDPE

 Cần mặt bằng rộng mới có thể thi công, tốn diện tích khá lớn

 Hiệu quả sinh khí thấp hơn các bể xây.


Hình 1-9 Công trình KSH phủ bạt HDPE
Bể KSH dạng ống có dòng chảy đều (plug flow): Trong khuôn khổ dự án “Phát
triển thị trƣờng công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở Việt Nam” do Chƣơng
trình Năng lƣợng và Môi trƣờng cho các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông (chƣơng trình
EEP) tài trợ, Viện Năng lƣợng đã hoàn thiện thiết kế và thử nghiệm một kiểu công
trình KSH quy mô trung bình, đó là kiểu công trình hình ống (Plug-flow). Đây là công
trình đƣợc thiết kế dựa trên nguyên lý hoạt động của công trình KSH nắp cố định có

24
dòng chảy đều. Chƣơng trình thiết kế đƣợc lập trên phần mềm excel, tính toán và thiết
kế cho quy mô chăn nuôi của trang trại có trên 250 đến 3.000 con lợn. Công trình đƣợc
xây bằng gạch, xi măng, cung cấp KSH cho các mục đích nhƣ phát điện, sƣởi ấm, đun
nấu và thắp sáng.
Dự án xây dựng đƣợc 9 công trình trên các tỉnh gồm [19]:
- Hà Nội: 3 công trình;
- Hà Nam: 1 công trình;
- Bắc Ninh: 2 công trình;
- Quảng Ninh: 1 công trình,
- Thanh Hóa: 1 công trình;
- Nghệ An: 1 công trình.

Hình 1-10- Công trình Khí sinh học quy mô trung bình hình ống
1.4. Tiềm năng phát triển khí sinh học và sử dụng công trình KSH ở Bắc Ninh
1.4.1. Tiềm năng sử dụng và phát triển khí sinh học của tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh, công nghệ khí sinh học đƣợc ứng dụng và phát triển nhanh từ năm
2003, đến nay đã hơn 10 năm tham gia các dự án khí sinh học, toàn tỉnh xây dựng đƣợc
21.681 công trình khí sinh học các loại góp phần quan trọng cải thiện môi trƣờng, sức
khỏe con ngƣời, thúc đẩy chăn ngành chăn nuôi phát triển bền vững [8].

25
Trong đó, các dự án triển khai đã xây dựng các công trình khí sinh học trên địa
bàn tỉnh nhƣ sau:
 Dự án khí sinh học trong chăn nuôi phối hợp với Trạm Khuyến nông các
huyện, thành phố tỉnh Bắc Ninh triển khai từ năm 2003 đến năm 2014 xây
dựng đƣợc 8.828 công trình khí sinh học.

 Dự án khí sinh học đƣợc hỗ trợ từ nguồn kinh phí của tỉnh đến nay đã xây
dựng đƣợc hơn 6.853 công trình

 Ngoài các công trình có sự hỗ trợ kinh phí xây dựng của các tổ chức, dự án đã
và đang đƣợc triển khai trên toàn tỉnh. Các hộ chăn nuôi cũng đã nhận thức
đƣợc hiệu quả của các mô hình của bể khí sinh học (bể KT1, KT2, Composite,
HDPE...) đã tự xây dựng bể khí sinh học lên đến hơn 6.000 công trình để xử lý
chất thải xung quanh khu vực chăn nuôi của gia đình.
 Dự án “Phát triển thị trƣờng công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở
Việt Nam” do Chƣơng trình Năng lƣợng và Môi trƣờng cho các nƣớc tiểu
vùng sông Mê Công (chƣơng trình EEP) tài trợ.

Ở quy mô hộ gia đình, khí sinh học đƣợc khai thác để đun nấu thay thế củi gỗ và
phế phẩm nông nghiệp hoặc thắp sáng bằng đèn mạng. Mặc dù vậy tỷ lệ sử dụng đèn
mạng không cao (khoảng 30% số hộ có công trình). Số hộ sử dụng khí sinh học phát
điện có nhƣng hầu nhƣ không đáng kể (khoảng 3 - 5%) do máy phát điện có giá thành
cao, vận hành không ổn định hoặc khi có trục trặc ngƣời dân không tự khắc phục đƣợc
nên việc sử dụng phát điện bị hạn chế. Các thiết bị sử dụng khí khác nhƣ bình đun nƣớc
nóng và nồi cơm điện khí sinh học cũng đã khá phổ biến ở một số huyện của tỉnh. Quy
mô công trình phổ biến nhất ở Bắc Ninh hiện nay là 6 - 20m3, cung cấp đủ khí sinh học
cho việc đun nấu và các mục đích năng lƣợng gia dụng khác của hộ gia đình. Tổng sản
lƣợng khí sinh học quy mô hộ gia đình trong tỉnh vào khoảng 27,7 triệu m3/năm, tƣơng
đƣơng 13,3 TOE khi quy đổi dầu tƣơng đƣơng.

Kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Ninh phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình. Tổ
chức sản xuất của các trang trại theo mô hình kinh tế VAC và AC kết hợp. Các trang trại
đã tận dụng đƣợc diện tích đất đai, diện tích mặt nƣớc để bố trí cây trồng vật nuôi và
nuôi trồng thủy sản hợp lý. Tốc độ phát triển trang trại ngày càng nhanh chóng, có sự
đầu tƣ vào sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Sản xuất theo phƣơng thức công nghiệp,

26
hiện đại, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ giữa các trang trại với Chính quyền địa
phƣơng, với các nhà Doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu, khoa học.

Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 145 trang trại, trong đó: trang trại trồng trọt là
11 chiếm 7,6%; trang trại chăn nuôi là 79, chiếm 54,5%; trang trại nuôi trồng thủy sản
là 18, chiếm 12,4%; trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là 37, chiếm 25,5% (số
trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là 36 trang trại) [7].

Do đặc thù chăn nuôi tại các huyện rất khác nhau nên ở Bắc Ninh số công trình
khí sinh học xây dựng tại các huyện cũng khác nhau. Tổng tiềm năng kinh tế kỹ thuật
phát triển khí sinh học quy mô hộ gia đình trên toàn tỉnh Bắc Ninh đƣợc đầu tƣ xây
dựng trong giai đoạn 2015- 2025 vào khoảng 35.562 công trình. Hiện tại, tỉnh có
khoảng hơn 36 trang trại chăn nuôi đã sử dụng hệ thống hệ thống khí sinh học xử lý
chất thải chăn nuôi theo công nghệ phủ bạt HDPE có thể tích 2.000 - 6.000m3, một số
theo công nghệ bể xây với thể tích 150 - 200 m3. Tiềm năng phát triển các trang trại
này là rất lớn do tỉnh đã có chủ chƣơng quy hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung
tại một số huyện nhƣ Quế Võ, Thuận Thành, … theo tính toán của Viện Năng lƣợng
tiềm năng trang trại của tỉnh trong giai đoan 2015-2025 có khoảng hơn 200 trang trại
chăn nuôi vừa và lớn nằm chủ yếu ở huyện Quế Võ, Thận Thành. Theo đó, các trang
trại này đều phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Công nghệ ứng dụng tại các
trang trại là xây dựng các hầm xây hình ống theo thiết kế của Viện Năng lƣợng, hồ
phủ bạt HDPE và sau đó nƣớc thải đƣợc xả ra hồ sinh học. Khí sinh học của các công
trình quy mô trung bình và lớn chủ yếu để sƣởi ấm và phát điện.

1.4.2. Công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở Bắc Ninh
Phát huy những thành công của Tổ chức Phát triển Hà Lan và Chƣơng trình khí
sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam dự án này sẽ tuyên truyền và giới thiệu mô
hình khí sinh học quy mô trung bình (từ 50 - 500m3) để xử lý chất thải chăn nuôi cho
các trang trại quy mô trung bình và cung cấp khí sinh học cho mục đích phát điện. Dự
án đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho việc giảm phát thải KNK ở các trang trại chăn nuôi
này.

Dự án đƣợc hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Na
Uy để xây dựng và thúc đẩy thị trƣờng bền vững cho công trình khí sinh học quy mô
trung bình, đồng thời cung cấp cho ngƣời sử dụng nguồn năng lƣợng bền vững và các

27
lợi ích khác nhƣ tiết kiệm thời gian trong đun nấu, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu
hoá thạch, đảm bảo môi trƣờng tốt hơn cho sức khoẻ vì cách quản lý phân và nƣớc thải
hiệu quả hơn.

Dự án đƣợc thực hiện bởi rất nhiều đối tác cả trong nƣớc và quốc tế, cả cơ quan
nhà nƣớc và công ty tƣ nhân nhƣ: Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Viện Môi trƣờng
Stockhom, Thuỵ Điển (SEI), Viện Năng Lƣợng (IE) và Công ty TNHH tƣ vấn và đầu
tƣ Năng lƣợng Toàn cầu (GECI) với mục tiêu là xây dựng và thúc đẩy thị trƣờng cho
các công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình ở Việt Nam. Để đạt đƣợc mục
tiêu này dự án gồm các hoạt động nhƣ giới thiệu, xây dựng mô hình trình diễn và thử
nghiệm 10 công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình ở 10 trang trại khác
nhau.

Nằm trong khuôn khổ dự án Phát triển thị trƣờng KSH hình ống quy mô trung
bình do EEP tài trợ, thiết kế của Viện Năng lƣợng, tỉnh Bắc Ninh đƣợc hỗ trợ về kỹ
thuật và tài chính đã xây dựng đƣợc 2 công trình KSH quy mô trung bình kiểu hình
ống cho xử lý chất thải chăn nuôi. Hai công trình này đƣợc xây tại 2 trang trại thuộc
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, là huyện phát triển kinh tế chăn nuôi trang trại rất
mạnh, huyện cũng là một trong những khu vực đƣợc quy hoạch phát triển kinh tế trang
trại của tỉnh. Kiểu công trình KSH quy mô trung bình hình ống là một lựa chọn cho
các trang trại để xử lý chất thải chăn nuôi trong bối cảnh mô hình kinh tế trang trại
ngày càng phát triển.

28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hiện tại tỉnh Bắc Ninh có 36 trang trại ứng dụng hệ thống KSH để xử lý chất thải
chăn nuôi, chủ yếu dùng công nghệ phủ bạt và một số sử dụng công nghệ xây. Công
nghệ xây hầm KSH hình ống đƣợc ứng dụng thí điểm tại 2 trang trại bà Trịnh Thị Mý
và ông Nguyễn Văn Quang, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một ứng dụng xây
dựng hầm KSH khá mới qua dự án phát triển thị trƣờng công trình KSH hình ống quy
mô trung bình ở Việt Nam. Trong phạm vi đề tài, sẽ tập trung đánh giá hiệu quả sản
xuất KSH của 2 hệ thống KSH hình ống của 2 trang trại nêu trên. Tính lƣợng khí LPG
thay thế KSH và điện sản xuất đƣợc từ KSH. Từ đó tính toán lƣợng giảm phát thải khí
nhà kính của 2 công trình KSH này.

2.1.1. Trang trại 1: Trang trại chăn nuôi lợn của bà Trịnh Thị Mý
Chủ Trang trại: Trịnh Thị Mý
- Địa chỉ: Thôn Phù Lang, xã Phù Lƣơng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Số ngƣời trong trang trại: 10 ngƣời.
- Diện tích: 6 ha, trong đó 4 ha nuôi thả cá, 2 ha xây dựng chuồng trại, khu
nhà và vƣờn cây.
- Tổng đàn lợn: 800 lợn thịt thƣơng phẩm.
- Số lứa lợn trong 1 năm: 3
- Thể tích công trình khí sinh học: 250 m3.
- Kiểu công trình: Xây hình ống theo thiết kế của Viện Năng lƣợng.
- Nguyên liệu nạp: chất thải chăn nuôi lợn
Trang trại đƣợc xây dựng trong khuôn viên rộng 6 ha, trong đó 4 ha mặt nƣớc
nuôi thả cá, 2 chuồng nuôi và trồng hơn 100 cây sƣa, hàng nghìn cây lấy gỗ, cây ăn
quả các loại... Đây là một khu trại chăn nuôi liên hoàn có quy hoạch với khu chuồng
nuôi, khu nhà làm còn lại là diện tích cây xanh, ao thả cá, khu xử lý chất thải và đƣờng
đi lại. Chuồng trại đƣợc thiết kế có sức chứa 800 con lợn thịt thƣơng phẩm, bố trí theo
kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát bằng giàn phun sƣơng và quạt thông gió. Trƣớc
khi tham gia dự án KSH hình ống quy mô trung bình, chất thải chăn nuôi đƣợc xử lý
bằng hầm KSH có thể tích 50 m3 nhƣng bị quá tải và dẫn đến tình trạng hầm không
hoạt động. Sau khi xây dựng hầm KSH quy mô trung bình, các điều kiện vệ sinh cho

29
khu vực chăn nuôi đƣợc đảm bảo không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh
theo đúng quy định về môi trƣờng của tỉnh.

2.1.2. Trang trại 2: Trang trại chăn nuôi lợn của Ông Nguyễn Văn Quang
Chủ Trang trại: Nguyễn Văn Quang
- Địa chỉ: Thôn Châu Cầu, xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Số ngƣời trong trang trại: 4 ngƣời.
- Diện tích: 5 ha, trong đó 1 ha là ao thả cá, 4 ha xây dựng chuồng trại, khu
nhà và vƣờn cây.
- Tổng đàn lợn: 600 lợn thịt thƣơng phẩm nuôi gia công cho tập đoàn thức ăn
gia súc Thái Lan CP.
- Số lứa lợn trong 1 năm: 3
- Thể tích công trình khí sinh học: 200 m3.
- Kiểu công trình: Xây hình ống theo thiết kế của Viện Năng lƣợng.
- Nguyên liệu nạp: chất thải chăn nuôi lợn
Trang trại đƣợc xây dựng trong khuôn viên rộng 5 ha, trong đó 1 ha mặt nƣớc
nuôi thả cá, 2 chuồng nuôi và trồng cây ăn quả các loại...Chuồng trại đƣợc thiết kế có
sức chứa 600 con lợn thịt thƣơng phẩm nuôi gia công cho tập đoàn thức ăn gia súc
Thái Lan CP bố trí theo kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát bằng giàn phun sƣơng
và quạt thông gió. Trƣớc khi có hệ thống KSH, chất thải chăn nuôi đƣợc thải ra ao
nuôi cá và chảy ra ruộng lúa gây ô nhiễm môi trƣờng, các hộ dân gần đó đã có ý kiến
phàn nàn với trang trại. Để đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho khu vực chăn nuôi cũng
nhƣ không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh, trang trại đã tham gia dự án
Phát triển thị trƣờng KSH hình ống quy mô trung bình, khu xử lý chất thải đƣợc quy
hoạch đảm bảo theo đúng quy định về môi trƣờng của tỉnh.

2.1.3. Thiết bị khí sinh học


Hai trang trại sử dụng thiết kế hầm khí sinh học hình ống của Viện năng lƣợng [11].

Thiết bị khí sinh học dạng ống gồm 6 bộ phận chính:

1) Bể nạp nguyên liệu 2) Ống nạp nguyên liệu

3) Bể phân huỷ 4) Ống lấy chất thải ra

5) Bể điều áp 6) Ống lấy khí

30
Hình 2-1- Cấ u ta ̣o của thiết bị khí sinh ho ̣c dạng ống

 Là hệ thống quy mô trung bình, với bể điều áp có thể tích lớn ( > 20m3) vì thế
việc an toàn trong vận hành đóng vai trò rất quan trọng. Khi áp suất KSH quá cao
trong bể phân hủy khả năng khí thoát qua bể điều áp là không thể vì thế trƣớc van
chính sẽ đƣợc lắp thêm một van xả khí tự động nối vào hệ thống đốt khí thừa để
khi quá áp van này tự động mở hƣớng dòng khí về đƣờng đốt khí thừa đảm bảo an
toàn cho bể phân hủy.

 Trƣờng hợp đƣờng ống dẫn khí đi ngầm dƣới đất sau van chính còn đƣợc lắp thêm
một van xả nƣớc đọng.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu và tư liệu
Mục đích của nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những
nội dung nghiên cứu trƣớc đó về sản xuất và sử dụng Biogas trong chăn nuôi, cơ chế
giảm phát thải khí nhà kính của công nghệ KSH. Tiếp đó nghiên cứu về phƣơng pháp
tính lƣợng phát thải CH4 thông qua hƣớng dẫn của các sách IPCC (1996), tính lƣợng
giảm phát thải khí nhà kính thông qua sử dụng KSH thay thế các nhiên liệu truyền
thống để tổng hợp nội dung, số liệu liên quan đến tính toán.

31
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin
Một số thông tin cần thu thập nhƣ sau:
- Thông tin chung về trang trại: chủ trang trại, địa chỉ trang trại, diện tích
trang trại, quy mô chăn nuôi, số lƣợng chuồng nuôi, phƣơng pháp quản lý
chất thải chăn nuôi khi chƣa có hầm KSH.
- Thông tin về hệ thống hầm KSH: năm xây dựng, thể tích hầm, công nghệ
xây dựng hầm, hoạt động của hầm, tình hình sử dụng năng lƣợng, chất
đốt, trƣớc và sau khi sử dụng hầm.
- Lƣợng gas LPG dùng cho đun nấu và lƣợng điện sử dụng của trang trại.

2.2.3. Phương pháp khảo sát đo đạc thực địa


Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành lắp đặt thiết bị đo khí tại Hệ thống Biogas
của trang trại để xác định lƣợng khí sinh học sản xuất ra từ công trình.
Từ đó tính lƣợng giảm phát thải khí nhà kính qua lƣợng khí đo đƣợc và tính toán.

2.2.4. Phương pháp tính toán tính toán giảm phát thải khí CH4 trong hệ
thống Biogas và quá trình sử dụng
Theo tài liệu thiết kế dự án CDM [12] lƣợng CO2 giảm phát thải của hệ thống
Biogas là lƣợng giảm CO2 do dùng KSH làm nhiên liệu đốt thay thế thay thế các nhiên
liệu truyền thống.
Giảm phát thải metan theo phƣơng pháp luận của Ủy ban liên quốc gia về biến
đổi khí hậu (IPCC) khi dùng khí biogas làm nhiên liệu đốt thay điện năng và nhiên liệu
hóa thạch, phƣơng pháp AMS.IC [20].
Khi sử dụng biogas thay nhiên liệu hóa thạch, tính theo công thức:
Ry = M x C (1)
- Ry: Giảm lƣợng CO2 do dùng KSH làm nhiên liệu đốt thay thế nhiên
liệu hóa thạch
- M là lƣợng nhiên liệu tiêu thụ (tJ/năm)
- C là hệ số đồng phát thải, tCO2e/tJ
Khi sử dụng Biogas thay thế điện năng, giảm thải khi thay thế điện năng tính
trong một năm bằng lƣợng điện đƣợc thay thế trong năm đó (kWh) nhân với hệ số
đồng phát thải của mạng lƣới (tCO2e/kWh).

32
2.2.5. Phương pháp tính toán tính toán phát thải nền của hệ thống Biogas

Theo phƣơng pháp luận đƣợc Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change) ban hành vào năm 2006 [15].
Phát thải nền (BEy) phân lợn thải trực tiếp ra môi trƣờng đƣợc tính nhƣ sau:
BEy= GWPCH4 × DCH4 × ΣMCFj × Bo,LT × NLT,y × VSLT,y × 365 (2)
Trong đó:
• GWPCH4: khả năng làm nóng toàn cầu của CH4 so với CO2 giá trị là 21
• DCH4: tỉ khối khí metan, 0,67kg/m3
• MCF: hệ số chuyển đổi metan giá trị là 0,7
• Bo,LT là khả năng sinh khí metan của hệ quản lí phân, giá trị mặc định theo IPCC
là 0,29 m3 CH4/kgVS
• VSLT,y là lƣợng chất rắn bay hơi lí thuyết, giá trị mặc định theo IPCC 0,3
kg/con/ngày
• NLT,y: số lợn trung bình 1 năm của trang trại

33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KSH CỦA CÔNG TRÌNH, TÍNH LƢỢNG GIẢM
PHÁT THẢI KNK CỦA CÔNG TRÌNH KSH QUY MÔ TRUNG BÌNH
TẠI BẮC NINH.
3.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng Biogas ở 2 trang trại nghiên cứu
 Trang trại bà Trịnh Thị Mý :
Hệ thống Biogas của trang trại là kiểu hình ống theo thiết kế của Viện Năng
lƣợng, xây dựng và vận hành năm 2012. Qua 4 năm sử dụng hệ thống vẫn hoạt động
tốt, chƣa có dấu hiệu rò rỉ. Lƣợng khí Biogas thu đƣợc sử dụng cho mục đích đun nấu
của gia đình, phần còn lại dùng để chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu điện năng của
trang trại.

Bảng 3.1- Thông số trang trại và hệ thống Biogas

TT Thông Số Đơn vị Giá trị

1 Số lợn nuôi con 800

2 Lƣợng phân kg/con 2,5

3 Khối lƣợng phân thải của trang trại kg/ngày 2.000

4 Tỉ lệ pha loãng nƣớc phân l/kg 1:1

5 Lƣợng nguyên liệu nạp hàng ngày kg/ngày 4.000

6 Hệ số trữ khí 0,8

7 Thể tích bể phân giải m3 140

8 Thể tích chứa khí m3 96

9 Thể tích thiết bị KSH lựa chọn m3 250

 Trang trại ông Nguyễn Văn Quang


Hệ thống hầm khí sinh học của trang trại đƣợc xây dựng và vận hành năm 2012
theo kiểu hình ống, thiết kế của Viện Năng lƣợng. Trang trại nuôi lợn gia công cho tập
đoàn CP của Thái Lan nên số lƣợng công nhân ít hơn trang trại bà Trịnh Thị Mý. Công
nhân làm theo ca và không ở lại trang trại. Lƣợng khí Biogas sinh ra hoàn toàn dùng

34
để chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu điện năng của trang trại nhƣ chạy quạt thông
gió, thắp sáng, máy bơm nƣớc, tủ lạnh.

Bảng 3.2- Thông số trang trại và hệ thống Biogas

TT Thông Số Đơn vị Giá trị


1 Số lợn nuôi con 600
2 Lƣợng phân kg/con 2.5
3 Khối lƣợng phân thải của trang trại kg/ngày 1.500
4 Lƣợng nguyên liệu nạp hàng ngày kg/ngày 3.000
5 Tỉ lệ pha loãng nƣớc phân 1:1
6 Thời gian lƣu ngày 35
7 Hệ số trữ khí 0.8
8 Thể tích phân giải m3 105
9 Thể tích chứa khí m3 72
10 Thể tích thiết bị KSH lựa chọn m3 200
3.2. Phƣơng pháp đo đạc sản lƣợng khí
Đồng hồ đo khí đƣợc lắp đặt trên đƣờng ống sau bộ lọc khí, trƣớc khi đi vào sử
dụng của cả 2 trang trại.

Hình 3-1 - Sơ đồ lắp đặt đồng hồ trong hệ thống Biogas


Từ thiết bị KSH hỗn hợp khí sinh học đƣợc dẫn qua đƣờng ống dẫn khí đến bộ
lọc khí, lọc bỏ các tạp chất có trong KSH để làm sạch và dẫn khí metan vào túi chứa
khí. Một đồng hồ đo lƣu lƣợng khí đƣợc lắp đặt sau túi chứa khí và hƣớng dòng chất
khí từ trái qua phải, ống dẫn khí đặt nằm ngang. Tại đây, KSH đƣợc dùng vào các mục
đích sử dụng nhiệt, đun nấu và phát điện.
35
Nhiệt kế đƣợc lắp đặt gần khu vực Biogas để đo nhiệt độ môi trƣờng xung quanh
thiết bị KSH.

Hình 3-2- Hệ thống Biogas khi lắp đồng hồ đo khí

Hình 3-3- Đầu đốt khí thừa của hệ thống Biogas

36
3.3. Kết quả đo đạc
Lựa chọn thời gian để tiến hành đo sản lƣợng khí vào 2 đợt trong năm, đợt tháng
3 là tháng nhiệt độ thấp đại diện trong năm, đợt tháng 6 là tháng đại diện của thời điểm
nhiệt độ cao trong năm, mỗi đợt đo 15 ngày. Kết quả đo khí ghi vào cùng một thời
điểm trong ngày để xác định sản lƣợng khí sản sinh trong 1 ngày. Khi ghi sản lƣợng
khí đồng thời ghi giá trị nhiệt độ môi trƣờng từ nhiệt kế đặt gần hệ thống đo khí. Từ
kết quả đo đƣợc tính trung bình sản lƣợng trong một ngày và theo dõi sản lƣợng khí
biến thiên theo nhiệt độ môi trƣờng đo đƣợc.
Đợt 1: tiến hành đo từ ngày 10/3/2016 đến ngày 24/3/2016, lúc nhiệt độ khá thấp
trong năm, thời gian đo khí là 15 ngày liên tục ở cả hai trang trại, thời gian đọc kết quả
trên đồng hồ đo khí và nhiệt kế vào 3 giờ chiều hàng ngày.

Bảng 3.3- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 1 đợt 1

TT Ngày đo Nhiệt độ (oC) Sản lƣợng khí (m3)

1 10/3/2016 22,1 42,7


2 11/3/2016 16,2 39,4
3 12/3/2016 14,7 36,9
4 13/3/2016 18,7 41,2
5 14/3/2016 19,1 41,4
6 15/3/2016 18,8 41,1
7 16/3/2016 21,3 44,7
8 17/3/2016 22,5 47,8
9 18/3/2016 25,0 48,2
10 19/3/2016 22,9 41,7
11 20/3/2016 27,1 47,8
12 21/3/2016 24,8 45,1
13 22/3/2016 24,0 46,7
14 23/3/2016 27,1 47,8
15 24/3/2016 19,2 43,6
Tổng cộng 656,1
Trung bình 43,74

37
Bảng 3.4- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 2 đợt 1

TT Ngày đo Nhiệt độ (oC) Sản lƣợng khí (m3)

1 10/3/2016 22,1 32,7


2 11/3/2016 16,2 29,4
3 12/3/2016 14,7 24,9
4 13/3/2016 18,7 26,2
5 14/3/2016 19,1 30,8
6 15/3/2016 18,8 26,4
7 16/3/2016 21,3 31,7
8 17/3/2016 22,5 32,8
9 18/3/2016 25,0 34,8
10 19/3/2016 22,9 31,2
11 20/3/2016 27,1 35,8
12 21/3/2016 24,8 34,1
13 22/3/2016 24,0 32,5
14 23/3/2016 27,1 36,8
15 24/3/2016 19,2 31,6
Tổng cộng 471,7
Trung bình 31,45

Đợt 2: Tiến hành đo từ ngày 5/6/2016 đến ngày 19/6/2016, lúc nhiệt độ thƣờng
cao nhất trong năm, thời gian đo khí là 15 ngày liên tục, vào khoảng 3 giờ chiều ở cả
hai trang trại.

Bảng 3.5- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 1 đợt 2

TT Ngày đo Nhiệt độ (oC) Sản lƣợng khí (m3)

1 5/6/2016 34,5 45,2


2 6/6/2016 34,0 46,1
3 7/6/2016 34,1 46,8
4 8/6/2016 33,4 48,2
5 9/6/2016 34,3 46,4
6 10/6/2016 33,1 42,4
7 11/6/2016 37,4 42,7
8 12/6/2016 37,4 54,8

38
o 3
TT Ngày đo Nhiệt độ ( C) Sản lƣợng khí (m )

9 13/06/2016 37,5 51,6


10 14/06/2016 37,9 53,6
11 15/06/2016 37,5 53,5
12 16/06/2016 31,1 51,7
13 17/06/2016 33,7 43,8
14 18/06/2016 36,8 44,1
15 19/06/2016 35,7 48,6
Tổng cộng 71,95
Trung bình 47,97
Bảng 3.6- Kết quả đo sản lƣợng KSH trang trại 2 đợt 2

TT Ngày đo Nhiệt độ (oC) Sản lƣợng khí (m3)

1 5/6/2016 34,5 35,7


2 6/6/2016 34,0 36,4
3 7/6/2016 34,1 34,2
4 8/6/2016 33,4 34,9
5 9/6/2016 34,3 30,4
6 10/6/2016 33,1 32,6
7 11/6/2016 37,4 31,1
8 12/6/2016 37,4 36,8
9 13/06/2016 37,5 37,3
10 14/06/2016 37,9 35,5
11 15/06/2016 37,5 41,3
12 16/06/2016 31,1 37,7
13 17/06/2016 33,7 33,2
14 18/06/2016 36,8 34,6
15 19/06/2016 35,7 32,7
Tổng cộng 524,4
Trung bình 34,96

39
Các kết quả đo đạc tại 2 trang trại đƣợc thể hiện qua các biểu đồ sau :

Hình 3-4- Biểu đồ đo đợt 1 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 1

Hình 3-5- Biểu đồ đo đợt 2 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 1

40
Hình 3-6- Biểu đồ đo đợt 1 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 2

Hình 3-7- Biểu đồ đo đợt 2 sản lƣợng khí hàng ngày Trang trại 2

Nhận xét :
Trang trại 1 : Sản lƣợng khí trung bình hàng ngày của trang trại khi nhiệt độ môi
trƣờng xuống thấp khoảng 200C đạt 43,74m3 khí, đạt 0,31m3 khí/m3 dịch phân giải.
Vào mùa hè khi nhiệt độ tăng trên 300C sản lƣợng khí đạt 47,97 m3/ngày, đạt
0,34m3 khí/m3 dịch phân giải. Sản lƣợng khí khá ổn định, trung bình cả năm đạt
45,85m3 khí/ngày. Sản lƣợng KSH trong 1 năm là : 16.736 m3.
Trang trại 2 : Sản lƣợng khí trung bình hàng ngày của trang trại khi nhiệt độ môi
trƣờng xuống thấp khoảng 200C đạt 31,45 m3 khí đạt 0,30m3 khí/m3 dịch phân giải
Vào mùa hè khi nhiệt độ tăng trên 300C sản lƣợng khí đạt 34,96 m3/ngày, đạt
0,33m3 khí/m3 dịch phân giải. Trung bình cả năm đạt 33,2 m3 khí/ngày. Sản lƣợng
KSH trong 1 năm là : 12.119 m3.

Bảng 3.7: Sản lƣợng khí của 2 trang trại


Hiệu suất sinh khí
Sản lƣợng khí
trung bình (m3
Thông tin đo đạc trung bình
khí/m3 dịch phân
(m3)
giải)
Trang trại 1 đo lần 1 43,74 0,31
Trang trại 1 đo lần 2 47,97 0,34
Trang trại 2 đo lần 1 31,45 0,30
Trang trại 2 đo lần 2 34,96 0,33
Trang trại 1 45,85 0,33

41
Hiệu suất sinh khí
Sản lƣợng khí
trung bình (m3
Thông tin đo đạc trung bình
khí/m3 dịch phân
(m3)
giải)
Trang trại 2 33,20 0,32
Một năm của trang trại 1 16.736 0,33

Một năm của trang trại 2 12.119 0,32

Sản lƣợng khí sinh học của cả 2 hệ thống khá ổn định, không phụ thuộc nhiều
vào nhiệt độ. Hiệu suất sinh khí của công trình đạt 0,3 - 0,34m3 khí trên 1m3 dịch phân
giải. Hiệu suất này là khá cao so với hiệu suất của hầm khí sinh học quy mô nhỏ sử
dụng công nghệ xây bằng gạch KT1, KT2 khoảng 0,15m3 khí/m3 dịch phân giải, hầm
composit cỡ nhỏ 0,15m3 khí/m3 dịch phân giải [2]. Có thể lý giải nguyên nhân do:
­ Công nghệ xây dựng hầm KSH theo kiểu dòng chảy hình ống, thời gian lƣu
của phân lợn đƣợc duy trì tối ƣu trong thiết bị nên hiệu suất sinh khí cao.
­ Hệ thống sử dụng công nghệ xây dựng bằng gạch đặc, nằm sâu dƣới mặt đất,
quán tính nhiệt lớn nên nhiệt độ trong hầm đƣợc duy trì ổn định.
­ Công nhân của trang trại đƣợc tập huấn và vận hành thiết bị KSH đúng quy
trình.
­ Chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại ổn định về lƣợng và tỉ lệ phân:nƣớc,
hàm lƣợng cơ chất…

3.4. Tính toán lƣợng giảm phát thải khí nhà kính
3.4.1. Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính trang trại 1
Khí sinh học của trang trại 1 dùng cho 2 mục đích: nấu ăn cho 10 công nhân của
trang trại, phần còn lại dùng để chạy máy phát điện.
 Lượng giảm phát thải khí nhà kính khi sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu
để đun nấu:
Theo điều tra trƣớc khi có hầm khí sinh học, mỗi tháng trang trại sử dụng hết 2
bình gas công nghiệp (LPG) 12 kg. Sau khi có hầm KSH, trang trại sử dụng hoàn toàn
KSH cho nhu cầu đun nấu thay thế LPG.
Lƣợng LPG đƣợc thay thế trong 1 năm là: 12kg/bình*2bình*12tháng = 288kg,
nhiệt trị của LPG là 50.000 kJ/kg, với hệ số phát thải của LPG (theo IPCC) là 64,3 kg
CO2/TJ.
42
Áp dụng công thức (1) Ry = M x C = (288 x 50.000 x 64,3)/109= 0,93 tCO2e

Vì thế khi sử dụng KSH thay thế LPG trong đun nấu sẽ giảm một lƣợng phát
thải tƣơng đƣơng 0,93 tCO2/năm.
 Lượng giảm phát thải khí nhà kính khi sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu
chạy máy phát điện
Theo tài liệu “Tủ sách khí sinh học tiết kiệm năng lƣợng công nghệ khí sinh học
chuyên khảo” của tác giả Nguyễn Quang Khải & Nguyễn Gia Lƣợng [5].

Bảng 3.8- So sánh chất đốt khí sinh học với LPG

Nhiệt trị Hiệu suất Lƣợng


Chất đốt Đơn vị Loại bếp
(kcal/đv) (%) thay thế
Khí sinh học m3 5.200 Bếp khí 60 1
Gas công nghiệp Kg 10.900 Bếp gas 60 0,48

 Lƣợng khí sinh học dùng làm chất đốt thay thế LPG trong 1 năm tại trang trại
tƣơng đƣơng với lƣợng LPG là: 288/0,48= 600 m3CH4/năm.
 Lƣợng khí sinh học còn lại sử dụng cho phát điện đƣợc tính bằng lƣợng KSH
đo đƣợc đồng hồ trừ đi lƣợng KSH đã sử dụng cho đun nấu: 16.736–600 =16.136m3
Theo tài liệu tính toán của Viện Năng lƣợng khi sử dụng khí sinh học để chạy
máy phát điện: cứ 0,7m3 khí sinh học chuyển hóa thành 1kWh.
Hiệu suất máy phát đặt 80%, năng lƣợng điện tƣơng ứng thu đƣợc là:
(31.600: 0,7) x 80% = 18.441kWh/năm.
Hệ số đồng phát thải khí nhà kính của lƣới điện Việt Nam là 0,6612 tCO2/MWh
[10], đây là căn cứ để tính toán giảm phát thải KNK khi thay thế 1kWh điện lƣới quốc
gia bằng 1kWh điện từ nguồn năng lƣợng tái tạo khí sinh học.
Nhƣ vậy, mô hình nghiên cứu sẽ góp phần giảm đƣợc 18.441 x 0,6612/1.000 =
12,19 tấn CO2/năm thông qua phát điện.
Nhƣ vậy tổng lƣợng giảm phát thải của mô hình gồm: lƣợng giảm phát thải
trong thay thế LPG làm chất đốt, phát điện là: 0,93 + 12,19 = 13,12 tCO2/năm.

43
3.4.2. Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính trang trại 2 khi sử dụng
khí sinh học làm nhiên liệu chạy máy phát điện:
Trang trại 2 do đặc thù chăn nuôi cho tập đoàn CP Thái Lan nên số lƣợng công
nhân rất ít (4 ngƣời) và làm theo ca, không nấu ăn tại trang trại nên khí sinh học không
dùng để đun nấu mà hoàn toàn dùng để chạy máy phát điện.
Theo tài liệu tính toán của Viện Năng lƣợng khi sử dụng khí sinh học để chạy
máy phát điện: cứ 0,7 m3 khí sinh học chuyển hóa thành 1kWh.
Hiệu suất máy phát đặt 80%, năng lƣợng điện tƣơng ứng thu đƣợc là:
(12.119 : 0,7) x 80% = 13.850 kWh/năm.
Nhƣ vậy mô hình nghiên cứu sẽ góp phần giảm đƣợc 13.850 x 0,6612/1000=
9,16 tấn CO2/năm thông qua phát điện. Lƣợng giảm phát thải của mô hình hầm khí
sinh học Trang trại 2 là 9,16 tCO2/năm.

Bảng 3.9- Lƣợng giảm phát thải của 2 trang trại


Thông số giảm phát Trang trại Trang trại
Đơn vị Tổng 2 trang trại
thải 1 2
1. Giảm phát thải thay
tCO2e/năm 0,93
nhiên liệu hoá thạch LPG 0,93

2. Giảm phát thải thay


tCO2e/năm 12,19 9,16 21,35
thế điện năng
Tổng lƣợng giảm phát
tCO2e/năm 13,12 9,16 22,28
thải
3.4.3. Thảo luận về kết quả tính toán giảm phát thải của 2 trang trại
Tính toán phát thải nền của trang trại 1:
Sử dụng công thức:
BEy= GWPCH4 × DCH4 × ΣMCFj × Bo,LT × NLT,y × VSLT,y × 365 (2)
Tính phát nền của trang trại 1 với số lƣợng lợn trung bình một năm của trang trại là
800 con/năm.
BEy= 21× 0,67 × 0,7 × 0,29 × 800 × 0,3 × 365 = 250,2 tCO2e/năm
Khi chƣa có hầm Biogas phát thải nền của trang trại 1 là 250,2 tCO2e/năm.
Tính toán phát thải nền của trang trại 2:
Sử dụng công thức:
BEy= GWPCH4 × DCH4 × ΣMCFj × Bo,LT × NLT,y × VSLT,y × 365 (2)

44
Tính phát nền của trang trại 2 với số lƣợng lợn trung bình một năm của trang trại là
600 con/năm.
BEy= 21× 0,67 × 0,7 × 0,29 × 600 × 0,3 × 365 = 187,65 tCO2e/năm
Khi chƣa có hầm Biogas phát thải nền của trang trại 2 tính đƣợc 187,65 tCO2e/năm.
Tổng phát thải nền của 2 trang trại là: 250,2+187,65=437,86 tCO2e/năm.
Theo số liệu đo đạc và tính toán ở trên, tổng lƣợng giảm phát thải của 2 trang
trại qua hợp phần phát điện và phát nhiệt sử dụng KSH là 22,28 tCO2e/năm, từ đó tính
đƣợc phát thải của dự án:
PEy = 437,86 - 22,28 = 415,58 tCO2e/năm.
Phát thải dự án gồm những phần sau:
 Do rò rỉ 10%-15% của khí thu đƣợc
 Do tồn dƣ COD ở dịch thải và bã thải sinh khí nhà kính ƣớc khoảng 15% của
tổng phát thải lý thuyết;
 Một số lý do khác (các thông số của IPCC có sai khác thực tế của Việt Nam:
nhƣ trọng lƣợng trung bình vật nuôi, loại thức ăn chăn nuôi,…)

3.5. Những lợi ích xã hội và môi trƣờng từ mô hình đối với trang trại
3.5.1. Giảm phát thải các khí gây ô nhiễm tại khu vực xung quanh trang trại
Trong quá trình phân hủy có một lƣợng nhỏ các khí khác nhƣ H2S (mùi trứng
thối), N2, H2 khí này có mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trƣờng. Nếu quá trình này xảy
ra trong tự nhiên thì hỗn hợp khí này sẽ phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi
trƣờng xung quanh trang trại. Hệ thống khí sinh học đã quản lý đƣợc nguồn phân một
cách hiệu quả, các loại phân phân huỷ trong thiết bị KSH đƣợc kiểm soát và quản lý
tốt hơn không gây ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh. Bên cạnh đó, khí sinh học sinh
ra đƣợc sử dụng cho mục đích năng lƣợng đã góp phần giảm sử dụng năng lƣợng hoá
thạch nhƣ vậy đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính cả ở khía cạnh quản lý phân và
sử dụng năng lƣợng.

3.5.2. Khả năng tác động đến môi trường đất và nước
Với phƣơng thức chăn nuôi hiện tại lƣợng nƣớc sử dụng để rửa chuồng và tắm
cho lợn là rất lớn trung bình 30 lít/đầu lợn/ngày, việc này đã tạo ra một khối lƣợng
nƣớc thải khá lớn. Đây là loại nƣớc thải có nồng độ chất hữu cơ cao (70-80%), gồm
cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong

45
phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chỉ chiếm
20 – 30% gồm cát, đất, muối, urê, ... Ngoài ra, nƣớc thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi
trùng, virus, trứng và các ấu trùng giun, sán gây bệnh. Và khi các các chất thải chăn
nuôi thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trƣờng
đất, nƣớc và không khí xung quanh. Các hợp chất hóa học trong phân thấm và ngấm
xuống đất làm cho đất có dấu hiệu phì nhƣỡng, có hàm lƣợng chất ô nhiễm cao và còn
ảnh hƣởng tới các mạch nƣớc ngầm trong đất. Ngoài ra cũng làm ô nhiễm đất và
nguồn nƣớc có trong tự nhiên. Mặt khác, các ấu trùng trứng giun, sán lan truyền đi xa
rất nhanh khi nhiễm vào nƣớc bề mặt tạo thành các dịch bệnh cho ngƣời và gia súc.
Mô hình đã áp dụng hệ thống công trình khí sinh học để xử lý phân và nƣớc thải
này làm cho phân đƣợc quản lý tốt hơn, các chất thải trong môi trƣờng yếm khí tuyệt
đối với thời gian lƣu dài 30~35 ngày nên các chất hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn và các
loại trứng giun, sán, mầm bệnh không có khả năng tồn tại và phát triển. Nhờ quá trình
này phụ phẩm KSH là hỗn hợp chất thải sau phân huỷ đƣợc coi là một loại phân
“sạch” cho cây trồng hoặc nuôi thủy sản, giúp cho cây trồng cũng nhƣ thủy sản hấp
thụ tốt hơn và tăng năng suất hơn so với sử dụng các loại phân hoá học.
Việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học thay thế phân hoá học cũng góp phần làm
tăng độ hòa tan và hấp thụ phân hóa học của đất, đồng thời hạn chế sự suy giảm chất
dinh dƣỡng, tăng hiệu suất sử dụng đất lên 10 – 30%. Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại do
phân khí sinh học có tác dụng hạn chế sâu bệnh. Phụ phẩm đƣợc sử dụng làm phân
sinh học sẽ thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật giữ phân cho đất, tránh tình trạng đất bị
chai do đƣợc bón quá nhiều phân hóa học, ...

3.5.3. Tỷ lệ chất thải được xử lý


Lƣợng chất thải trong trang trại là rất lớn trung bình trong một ngày một con
lợn thải ra lƣợng phân là 2,5 kg/con/ngày. Do đó, nếu không đƣợc xử lý trƣớc khi
thải ra môi trƣờng sẽ làm cho ô nhiễm đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí xung
quanh trang trại. Vì vậy, khi sử dụng công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn
nuôi của trang trại không những thu đƣợc lƣợng khí dùng làm nhiên liệu đốt và sử
dụng chạy máy phát điện mà còn phần nào góp phần làm sạch môi trƣờng do các
chất thải đƣợc phân hủy trong môi trƣờng kỵ khí trong một thời gian khá lâu (35
ngày).

46
3.5.4. Tác động xã hội
Theo báo cáo của chƣơng trình nghiên cứu phát triển các công trình khí sinh học
cho chăn nuôi Việt Nam của tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) năm 2015. Sử dụng
công trình khí sinh học không những đem lại lợi ích về kinh tế và môi trƣờng mà còn
cả lợi ích về mặt xã hội nhƣ giảm lao động cho phụ nữ và trẻ em trong việc thu nhặt
củi để đun nấu và tiết kiệm thời gian cho phụ nữ trong việc dọn dẹp gia đình. Ngoài ra,
các gia đình sử dụng công trình khí sinh học trong đun nấu giảm đƣợc lƣợng củi dùng
trong đun nấu và giảm khói bụi. Khi đó tiết kiệm đƣợc thời gian và thuận tiện trong
công việc bếp núc. Qua đó phần nào đã giúp cho các hộ gia đình tham gia vào các hoạt
đông khác của xã hội nhƣ 69,8% các hộ gia đình có thêm thời gian cho việc chăm sóc
gia đình, 59,2% tăng thu nhập do hiệu quả khi sử dụng công trình khí sinh học, 35,3%
có thêm thời gian để tham gia các hoạt động giải trí và 18% có thêm thời gian tham gia
các hoạt động xã hội khác.

Các công trình khí sinh học phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu về nhiên liệu đun
nấu, thắp sáng và phát điện. Qua đó, các công trình khí sinh học mang lại hiệu quả về
kinh tế giúp cho ngƣời dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, phát triển kinh tế gia đình, trang
trại. Sau một thời gian sử dụng hầm KSH, chị Mý cho biết sử dụng nhiên liệu chạy
bằng khí sinh học sạch sẽ hơn đồ dùng của họ không bị đen, úa và rất thuận lợi. Chỉ
cần nạp phân có khí sử dụng đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện, khi đó họ vừa
có thể đun nấu và xem ti vi, tiết kiệm đƣợc điện lƣới và kinh tế của gia đình tăng lên.

3.5.5. Cung cấp năng lượng sạch


Khí sinh học có thành phần chủ yếu là khí metan chiếm gần 60%, CO2 chiếm gần
40% và là một khí cháy đƣợc, khi cháy ngọn lửa có màu lơ nhạt và không có khói,
nhiệt trị từ 5.200kcal/m3. Về nhiệt lƣợng hữu ích: 1m3 khí sinh học tƣơng đƣơng: 0,76
lít dầu; 4,87 kg củi gỗ; 6,10 kg rơm rạ...

Vì thế khí sinh học là một loại nhiên sạch sử dụng cho đun nấu và thắp sáng
rất thuận tiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng dầu chạy
các động cơ đốt trong để phát điện, kéo các máy công tác …ở những vùng thiếu
nhiên liệu.

47
Khí sinh học còn đƣợc dùng để sấy chè, ấp trứng, sƣởi ấm gà con, chạy tủ lạnh
hấp thụ và rất hiệu quả khi phối hợp với hầm mát để bảo quản hoa quả tƣơi, ngâm hạt
giống.

3.5.6. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường - cải thiện vệ sinh:
- Đun nấu bằng khí sinh học không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm các bệnh về
phổi và mắt.

- Các thiết bị khí sinh học trong trang trại cũng thƣờng đƣợc nối với nhà xí. Chất
thải ngƣời và động vật đƣa vào đây để xử lý nên hạn chế mùi hôi thối. Ruồi
nhặng không có chỗ để phát triển.

- Trong môi trƣờng bể phân giải, do những điều kiện không thuận lợi nên các vi
trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần nhƣ hoàn toàn sau quá trình
phân hủy dài ngày.

- Phụ phẩm đƣợc dùng làm phân bón cây hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc
trừ sâu.

3.5.7. Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi


Nguyên liệu nạp vào hầm KSH một phần chuyển hóa thành khí sinh học, phần
còn lại ở dạng đặc (váng và bã cặn) và lỏng (nƣớc xả) gọi chung là phụ phẩm.

Phụ phẩm khí sinh học rất giàu dinh dƣỡng, đặc biệt đạm dạng a-môn NH4+, các
vitamin… có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm lƣợng mùn… vì thế tốt
cho các loại cây trồng, làm thức ăn bổ sung cho lợn, làm phân bón cho ao cá.

Trong môi trƣờng phân giải kỵ khí, hầu hết các loại mầm cỏ dại, trứng giun sán,
ký sinh trùng gây bệnh… đã bị tiêu diệt nhƣ:

- Ức chế một số vi khuẩn gây bệnh khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa mì,
bệnh thối mềm ở củ khoai lang.

- Với lúa nƣớc: bón phân khí sinh học hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy
xanh, bọ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm
than.

Nhƣ vậy dùng phụ phẩm khí sinh học sẽ giảm đƣợc thuốc trừ sâu và thuốc diệt
cỏ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, vì thế phụ phẩm khí sinh học là loại phân sạch, hạn
chế sâu bệnh ở cây trồng.
48
3.5.8. Lợi ích khác
- Hiện đại hóa nông thôn.

- Giải phóng bớt thời gian phụ nữ, trẻ em trong việc bếp núc.

- Phát triển rộng rãi công nghệ khí sinh học sẽ tạo ra một ngành nghề mới,
giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho nhiều ngƣời.

- Dùng khí sinh học thay thế xăng dầu, phân hóa học, thuốc trừ sâu, quốc gia
sẽ tiết kiệm đƣợc ngoại tệ cần chi để nhập dầu lửa và các sản phẩm hóa học.

- Sử dụng phụ phẩm khí sinh học có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì
nhiêu của đất, hạn chế hiện tƣợng đất bị thoái hóa, xói mòn. Do đó tài
nguyên đất đƣợc bảo tồn.

3.6. Lợi ích kinh tế từ mô hình đối với 2 trang trại


Theo điều tra trƣớc khi có hầm khí sinh học, mỗi tháng trang trại sử dụng hết 2
bình gas công nghiệp (LPG) 12 kg. Sau khi có hầm KSH, trang trại sử dụng hoàn toàn
KSH cho nhu cầu đun nấu.
Lƣợng LPG đƣợc thay thế trong 1 năm là: 12 x 2 x 12 = 288kg
Giả thiết với giá gas công nghiệp: 25.000 VNĐ/1kg

 Tiền gas công nghiệp hàng năm là: 25.000 x 288= 7.200.000 VNĐ

Năng lƣợng điện thu đƣợc 1 năm của cả 2 trang trại là: 32.292 kWh

Giả thiết với giá điện là: 1.500 VNĐ/1kWh.

Tiền điện một năm (12 tháng) là: 32.292 x 1.500 = 48.438.000 VNĐ

Nhƣ vậy, với tính toán ở trên 2 trang trại sẽ tiết kiệm đƣợc 7.200.000 +
48.438.000 = 55.638.000 VNĐ/năm. Qua đó đã làm giảm nhu cầu sử dụng điện, chi
phí mua gas công nghiệp làm chất đốt trong trang trại.

49
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
(i) Hiệu quả của công trình KSH qui mô trung bình cho trang trại chăn nuôi là rất
rõ rệt. Cả 2 trang trại hàng năm đã xử lý đƣợc 1280 tấn chất thải và 16.400 m3 nƣớc
thải thông qua bể KSH. Do đã góp phần bảo vệ môi trƣờng ở nông thôn.

(ii) Sản lƣợng khí sinh học hàng ngày của bể KSH hình ống có dòng chảy đều đạt
rất cao: 0,29 – 0,34 m3 KSH/m3 bể phân giải, trong khi các loại bể khác Bể KSH hình
tròn, bể compozit ở Việt Nam chỉ đạt 0,15-0,2 m3 KSH/ m3 bể phân giải.

(iii) Hai công trình KSH qui mô trung bình không những đã cung cấp KSH cho
nhu cầu đun nấu mà còn chạy máy phát điện, tiền tiết kiệm do đun nấu bằng KSH và
giảm chi phí từ điện lƣới cho 2 trang trại. Hàng năm 2 trang trại tiết kiệm đƣợc là
55.638.000 VNĐ.

(iv) Hai bể KSH hình ống hàng năm đã làm giảm phát thải khí nhả kính là 22,28
tấn CO2e thông qua dùng KSH phát điện và thay thế LPG cho đun nấu. Do đó góp phần
bảo vệ môi trƣờng và hạn chế sự nóng lên của trái đất.

4.2. Kiến nghị


- Các công nghệ đã chín muồi về thiết kế, kỹ thuật, thiết bị KSH cũng nhƣ máy
phát sẽ đƣợc tiêu chuẩn hoá và lồng ghép theo mô hình khuyến nông, phát triển
vùng an toàn sinh học, hay mô hình VAC để phát huy, nâng cao hiệu quả kinh
tế của mô hình. Sử dụng tổng hợp tất cả các sản phẩm mà công trình mang lại
nhƣ khí sinh học, điện và phụ phẩm. Đặc biệt phụ phẩm sử dụng để nuôi trồng
thuỷ sản tại các ao hồ hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng. Đề nghị các cơ
quan chức năng có những chính sách khuyến khích ngƣời dân sử dụng triệt để
KSH và phụ phẩm của bể KSH để vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho trang trại,
vừa góp phần giảm khí nhà kính và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở nông thôn.

- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật lọc khí sinh học để đảm bảo chất
lƣợng khí cho các sử dụng ở quy mô lớn và công nghiệp nhƣ phát điện và tiến
tới sử dụng cho lò hơi và tuabin khí ...

- Đầu tƣ cho công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng
về lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng của việc phát triển chăn nuôi

50
trang trại, công trình khí sinh học và sử dụng phụ phẩm. Xây dựng hệ thống tài
liệu tuyên truyền hƣớng dẫn để ngƣời dân có thể tiếp cận và sử dụng.

- Tăng cƣờng công tác tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ, đoàn thăm quan, trao
đổi kinh nghiệm giữa các địa phƣơng, kể cả tham quan nƣớc ngoài.

- Đúc kết, hoàn thiện các mô hình trình diễn nhằm nhân rộng kết quả nghiên cứu.
Tiến hành thiết kế, hoàn thiện các hệ thống công trình khí sinh học mẫu, các hệ
thống phát điện quy chuẩn cho các quy mô, phạm vi khác nhau.

- Biên soạn tài liệu chuyên môn, sổ tay tuyên truyền hƣớng dẫn về việc phát triển
công trình khí sinh học và bảo vệ môi trƣờng nhằm phục vụ công tác giáo dục,
tuyên truyền, hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích và triển khai
nhân rộng các kết quả mang tính khả thi và thực tiễn cao.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với Biến đổi khí hậu
2. Bùi Văn Chính, Hồ Thị Lan Hƣơng, Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Ngọc Thái, Dƣơng
Nguyên Khang, Nguyễn Ngọc Em (2014), Hướng dẫn quản lý chất lượng một số
loại bể khí sinh học quy mô nông hộ ở Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, tr 57,91
3. Cục Chăn Nuôi (2015), Báo cáo đánh giá đệm lót sinh học
4. Cục Chăn nuôi, Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV (2015), Công Nghệ KSH qui
mô hộ gia đình
5. Nguyễn Quang Khải & Nguyễn Gia Lƣợng (2010), Tủ sách khí sinh học tiết kiệm
năng lượng- công nghệ khí sinh học chuyên khảo, tr 209-222
6. Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh (2015). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
tháng 11 năm 2015.
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm khuyến nông
(2015), Báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh 2014
8. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm khuyến nông
(2015), Báo cáo tình hình sử dụng hầm Biogas 2014
9. Văn phòng dự án KSH (2010), Khảo sát đánh giá các mô hình KSH quy mô nông
hộ
10. Thông báo 605/KTTVBĐKH-GSPT ngày 19/5/2016 của Cục KTTV và Biến đổi
khí hậu
11. Viện Năng lƣợng (2011), Phát triển thị trường công trình KSH hình ống quy mô
trung bình

TÀI LIỆU TIẾNG ANH


12. CDM project design document form Version - 03 (2006), pp 28 -34
13. Hydrometeorological service of Vietnam (1999), economic of greenhouse gas
limitations UNEP Collaborating Center on Energy and Environment, Rio National
Laboratory, Denmark.
14. IAEA (2008), Guidelines for sustainable Manure Management in Asian Livestock
production system; Vienna, Austria

52
15. IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories (2006). Emission from
livestock and manure management, chap. 10, pp. 41-44.
16. Karl TR, Trenberth KE (2003). “Modern Global Climate Change”. Science 302
(5651): 1719–1723. doi:10.1126/science.1090228.
17. NASA/Goddard Scientific Visualization Studio
18. National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA (2010)
19. SNV (2013). Summary of project completion report, Market introduction of the
medium-scale plug-flow biogas digester in Vietnam.
20. United Nations Framework Convention Climate Change (2016), CDM
Methodology Booklet, pp 162-163,195
21. Yan Zhiying (2014), Anaerobic microbes and biochemistry; International Training
document of China, Chengdu, China
TÀI LIỆU MẠNG INTERNET
22. http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dia-vat-ly/3119-su-am-len-toan-cau-la-gi
23. https://congnghiepxanh.wordpress.com/2014/11/10/qa-150-cau-hoi-ve-bien-doi-
khi-hau/
24. Trang thông tin điện tử Viện khoa học khí tƣợng thủy văn và Biến đổi khí hậu
http://www.imh.ac.vn/tin-tuc/cat99/436/Thong-tin-moi-nhat-ve-bieu-hien-xu-the-
bien-doi-cua-khi-hau
25. Trang thông tin “Dự án Chƣơng trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam” - Phát hành lần thứ hai tín chỉ các bon – VERS
http://biogas.org.vn/vietnam/Tin-tuc-Su-kien/Tin-hoat-dong/Phat-hanh-lan-thu-
hai-tin-chi-cac-bon-%E2%80%93-VERS-cua-D.asp
26. http://www.tinmoitruong.vn/hoi-va-dap/hieu-ve-hien-tuong-hieu-ung-nha-
kinh_70_13244_1.html

53

You might also like