You are on page 1of 151

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-------------------------------------

LÊ NGHIÊM ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO NANO SILICA TỪ TRO VỎ TRẤU


VÀ VẬT LIỆU LAI NANO SILICA/CHITOSAN ỨNG DỤNG
LÀM CHẤT KHÁNG NẤM BỆNH THỰC VẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

TP.HCM – 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

LÊ NGHIÊM ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO NANO SILICA TỪ TRO VỎ TRẤU


VÀ VẬT LIỆU LAI NANO SILICA/CHITOSAN ỨNG DỤNG
LÀM CHẤT KHÁNG NẤM BỆNH THỰC VẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC


Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số : 9.44.01.13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Bùi Duy Du
2. GS.TS. Nguyễn Quốc Hiến

TP.HCM – 2021
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận án này do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
án là trung thực và chưa được công bố trong luận án khác.

Tác giả luận án

NCS. Lê Nghiêm Anh Tuấn

i
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài NAFOSTED
106-NN.03-2015.84. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Duy Du,
PGS.TS. Nguyễn Quốc Hiến đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lại Thị Kim Dung cùng tập thể Viện Khoa học
Vật liệu Ứng dụng; cảm ơn Phòng Nghiên cứu và Phát triển – Trung tâm Nghiên cứu
và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP.HCM (VINAGAMMA) đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi tổng hợp vật liệu và thử hoạt tính kiểm soát bệnh cây trồng trong thời gian
thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công
nghệ, Viện Công nghệ Hóa học và Khoa Hóa học đã giúp đỡ tôi tận tình và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu./.

Tác giả luận án

NCS. Lê Nghiêm Anh Tuấn

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Nội dung chính của luận án .................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. Cấu tạo, tính chất của nano silica, oligochitosan và vật liệu lai của chúng. .....4
1.1.1. Nano silica. .................................................................................................4
1.1.2. Oligochitosan .............................................................................................6
1.1.3. Vật liệu lai nano silica/oligochitosan.........................................................6
1.2. Nghiên cứu tổng hợp nano silica, oligochitosan và nano silica/oligochitosan. 7
1.2.1. Tổng hợp nano silica. .................................................................................7
1.2.2. Nghiên cứu điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan thành oligochitosan
............................................................................................................................12
1.2.3. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan ....................15
1.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật của nano silica, oligochitosan và vật liệu lai nano
silica/oligochitosan. ...............................................................................................17
1.3.1. Một số nghiên cứu về hoạt tính kháng vi sinh vật của nano silica. .........17
1.3.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật của oligochitosan. ........................................18
1.3.3. Hoạt tính kiểm soát bệnh thực vật của vật liệu lai nano silica/chitosan. 21
1.4. Triển vọng của việc sử dụng vật liệu nano silica/oligochitosan làm chất kiểm
soát bệnh thực vật. .................................................................................................22
1.5. Kết luận phần tổng quan tài liệu. ....................................................................26
Chương 2. THỰC NGHIỆM ...............................................................................28
2.1. Nguyên liệu và hóa chất .................................................................................28

iii
2.2. Thực nghiệm ...................................................................................................28
2.2.1. Điều chế nano silica từ tro vỏ trấu...........................................................28
2.2.2. Điều chế oligochitosan khối lượng phân tử từ 3.000 – 7.000 g.mol-1......30
2.2.3. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan. .......................................31
2.2.4. Xác định độc tính của vật liệu lai nano silica/oligohitosan. ....................33
2.2.5. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long
của vật liệu nano silica, oligochitosan và nano silica/oligochitosan. ...............34
2.2.6. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bạc lá lúa của vật
liệu lai nano silica/oligochitosan. ......................................................................38
2.2.7. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của vật liệu
lai nano silica/oligochitosan. .............................................................................41
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu. ..............................42
2.3.1. Phương pháp đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD). ......................................42
2.3.2. Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) ............................42
2.3.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại (FT-IR)................................................43
2.3.4. Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ..............43
2.3.5. Phương pháp đo phổ sắc ký lọc gel (GPC) ..............................................43
2.3.6. Phương pháp đo quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-vis) .........................44
2.3.7. Phương pháp đo thế điện kép zeta ...........................................................45
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................46
3.1. Thành phần hóa học của phế thải tro vỏ trấu trước và sau xử lý HCl. ...........46
3.2. Kết quả điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân. .........................47
3.2.1. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu. ............47
3.2.2. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân gel SiO2/CS. ..........50
3.2.3. Thành phần và tính chất hóa lý của nano silica. .....................................53
3.3. Kết quả điều chế oligochitosan bằng cách xử lý chitosan bởi H2O2 kết hợp với
chiếu xạ tia  Co-60. ..............................................................................................60
3.3.1. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến sự suy giảm khối lượng phân tử của
chitosan...............................................................................................................60
3.3.2. Nghiên cứu đặc trưng liên kết và cấu trúc mạng tinh thể của oligochitosan.
............................................................................................................................63
3.4. Kết quả điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan. .................................65

iv
3.4.1. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp phối
trộn. ....................................................................................................................65
3.4.2. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp kết tủa
nano silica trong dung dịch oligochitosan. ........................................................68
3.4.3. Tính chất hóa lý đặc trưng của vật liệu lai nano SiO2/OC3000. .............70
3.5. Nghiên cứu độ ổn định của vật liệu lai nano silica/oligochitosan ..................74
3.6. Xác định độc tính của vật liệu lai nano SiO2/OC3000. ..................................76
3.6.1. Độc tính qua đường miệng .......................................................................76
3.6.2. Độc tính qua đường tiếp xúc da ...............................................................77
3.7. Thử nghiệm in vivo khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu cây thanh long của nano
SiO2/OC. ................................................................................................................78
3.7.1. Ảnh hưởng của khối lượng phân tử oligochitosan đến hoạt độ của enzyme
chitinase và hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long. ...............................78
3.7.2. Hiệu ứng kích kháng của vật liệu nano SiO2/OC3000 đến hoạt độ enzyme
chitinase và khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long. ..............................82
3.8. Hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh đạo ôn và bạc lá trên lúa của nano SiO2/OC.
...............................................................................................................................88
3.8.1. Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của nano SiO2/OC...............88
3.8.2. Hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá trên lúa của nano SiO2/OC. ...................91
3.9. Hiệu lực kháng bệnh nấm hồng Corticium salmonicolor trên cây cao su. .....93
3.9.1. Hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor của nano
SiO2/OC. .............................................................................................................93
3.9.2. Hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của nano SiO2/OC ..95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................98
KẾT LUẬN............................................................................................................98
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................99
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................100
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...........................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102
PHỤ LỤC ................................................................................................................118

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS Chitosan
cs cộng sự
CSB Chỉ số bệnh
CTAB Cetyltrimethylammonium bromide
DNS Axit 3,5-dinitrosalicylic
EDX Tán xạ năng lượng tia X
FT-IR Phổ hồng ngoại
GPC Sắc ký lọc gel
IC50 Nồng độ ức chế tối thiểu 50% nấm bệnh
KLPT Khối lượng phân tử
LD50 Độc tính cấp - Liều gây chết 50% qua đường miệng
nano SiO2 Nano silica
nano SiO2/OC3000 Nano silica/oligochitosan khối lượng phân tử 3.000
g.mol-1
OC Oligochitosan
OC3000 Oligochitosan có khối lượng phân tử 3.000 g.mol-1
OC5000 Oligochitosan có khối lượng phân tử 5.000 g.mol-1
OC7000 Oligochitosan có khối lượng phân tử 7.000 g.mol-1
OD Optical density
TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua
TEOS Tetraethoxysilane
TLB Tỉ lệ bệnh
TMOS Tetramethoxysilane
XRD Nhiễu xạ tia X
 Co-60 Tia gamma Coban đồng vị 60

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Khối lượng phân tử và thời gian lưu của các mẫu chuẩn Pullulan ...........44
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của phế thải công nghiệp tro vỏ trấu. ......................46
Bảng 3.2. Thành phần tro vỏ trấu sau khi xử lý với axit HCl 2N, thời gian 2 giờ. ..46
Bảng 3.3. Hàm lượng SiO2 trong nano silica điều chế bằng nhiệt phân tro vỏ trấu. 54
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ FT-IR của nano silica được điều chế bằng nhiệt phân tro vỏ
trấu và nhiệt phân gel SiO2/CS..................................................................................58
Bảng 3.5. Khối lượng phân tử của các mẫu chitosan theo liều chiếu xạ và chu kỳ chiếu
xạ. ..............................................................................................................................61
Bảng 3.6. Dữ liệu phổ FT-IR của vật liệu lai nano SiO2/OC. ...................................73
Bảng 3.7. Thế điện kép (ζ) của dung dịch keo nano SiO2/OC3000. .........................76
Bảng 3.8. Kết quả thử độc tính cấp qua đường miệng trên chuột của vật liệu nano
SiO2/OC3000. ............................................................................................................77
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhạy cảm của chuột tiếp xúc với vật liệu lai nano SiO2/OC3000. ..77
Bảng 3.10. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long xử lý với OC3000, OC5000
và OC7000 trong phương pháp lây nhiễm nấm bệnh. ..............................................82
Bảng 3.11. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long xử lý vật liệu OC3000, nano
SiO2, và nano SiO2/OC3000 bằng phương pháp lây nhiễm nấm bệnh. ....................86
Bảng 3.12. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá lúa sau khi xử lý bằng vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 .............................................................................................................89
Bảng 3.13. Hiệu quả kiểm soát bệnh bạc lá lúa sau khi xử lý với vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 .............................................................................................................92
Bảng 3.14. Hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su khi xử lý vật liệu lai
nano SiO2/OC3000, nano SiO2 và OC3000. .............................................................95

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của silica [1]. ...................................................................4


Hình 1.2. Sự hấp thụ silicic trong cây lúa (a) và silica trong vỏ trấu (b). ...................5
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của chitosan. ..................................................................6
Hình 1.4. Mô phỏng hình thành liên kết giữa silica và chitosan [26]. ........................7
Hình 1.5. Ảnh TEM của nano silica tổng hợp từ vỏ trấu: a) [29]; b) [30]; c) [31]; d)
[45]. ...........................................................................................................................10
Hình 1.6. Sơ đồ cơ chế bắt hydro của gốc tự do hydroxyl cắt mạch chitosan [60]. .14
Hình 1.7. Mô phỏng liên kết phối trí giữa SiO2 và chitosan [45, 65]. ......................16
Hình 1.8. Cơ chế kháng vi sinh vật của chitosan và oligochitosan [69]. ..................19
Hình 1.9. Cơ chế kích kháng sinh học trên cây trồng khi có tác động của oligoglucan,
oligochitosan [104]....................................................................................................20
Hình 1.10. Vết bệnh đốm nâu trên dây, quả thanh long. ..........................................24
Hình 1.11. Vết bệnh đạo ôn lá lúa (a); Bệnh bạc lá trên lúa (b). ..............................25
Hình 1.12. Vết bệnh nấm hồng trên cây cao su (a); Vết bệnh nấm hồng gây hại nặng
(b). .............................................................................................................................25
Hình 2.1. Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
...................................................................................................................................29
Hình 2.2. Quy trình điều chế nano silica bằng cách nhiệt phân gel SiO2/CS. ..........29
Hình 2.3. Quy trình điều chế oligochitosan có khối lượng phân tử khác nhau. .......31
Hình 2.4. Quy trình điều chế vật liệu nano SiO2/OC bằng phương pháp phối trộn. 32
Hình 2.5. Quy trình điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp
kết tủa nano SiO2 trong dung dịch oligochitosan. .....................................................33
Hình 2.6. Phản ứng thủy phân chitin bằng enzyme chitinnase. ................................36
Hình 2.7. Phản ứng của đường khử với thuốc thử DNS. ..........................................36
Hình 2.8. Đường chuẩn tương quan giữa khối lượng phân tử và thời gian lưu của
Pullulans chuẩn. ........................................................................................................44
Hình 3.1. Phổ EDX của tro vỏ trấu ban đầu (a) và tro vỏ trấu sau xử lý axit (b). ....47
Hình 3.2. Tro vỏ trấu đã xử lý axit HCl (a) và nano silica (nhiệt phân tro vỏ trấu). 47
Hình 3.3. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt của nano silica khi nhiệt phân tại: (A,
a) 700 oC; (B, b) 750 oC và (C; c) 800 oC. ................................................................48

viii
Hình 3.4. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ:
(A; a) SiO2/CS ~ 1/1; (B; b) SiO2/CS ~ 2/1; (C; c) SiO2/CS ~ 4/1 và (D; d) SiO2/CS
~ 6/1...........................................................................................................................51
Hình 3.5. Sự phụ thuộc của kích thước hạt nano silica vào tỉ lệ khối lượng SiO2/CS.
...................................................................................................................................52
Hình 3.6. Phổ và dữ liệu EDX của nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC; b) 750
o
C; c) 800 oC và d) nhiệt phân gel SiO2/CS. .............................................................54
Hình 3.7. Giản đồ XRD của mẫu nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC; b) 750 oC
và c) 800 oC. ..............................................................................................................55
Hình 3.8. SiC - màu xám đen (a); nano silica - màu trắng (b). .................................56
Hình 3.9. Giản đồ XRD của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ: a) SiO2/CS ~ 1/1; b)
SiO2/CS ~ 2/1; c) SiO2/CS ~ 4/1và d) SiO2/CS ~ 6/1. ..............................................57
Hình 3.10. Phổ FT-IR của mẫu nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC; b) 750 oC và
c) 800 oC. ...................................................................................................................57
Hình 3.11. Phổ FT-IR của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ: a) SiO2/CS ~ 1/1; b)
SiO2/CS ~ 2/1; c) SiO2/CS ~ 4/1và d) SiO2/CS ~ 6/1 trong gel. ..............................59
Hình 3.12. Sự phụ thuộc của khối lượng phân tử của oligochitosan vào liều xạ. ....62
Hình 3.13. Phổ FT-IR: a) CS nguyên liệu; b) Mẫu CS03 (KLPT ~7.000 g.mol-1); c)
Mẫu CS04 (KLPT ~5.000 g.mol-1); d) Mẫu CS07 (KLPT ~3.000 g.mol-1). ............63
Hình 3.14. Giản đồ XRD của chitosan nguyên liệu (a) và OC3000. ........................64
Hình 3.15. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt nano silica trong vật liệu SiO2/OC
phụ thuộc vào: (A; a) OC3000; (B; b) OC5000; (C; c) OC7000. .............................66
Hình 3.16. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt silica của nano SiO2/OC (phối trộn)
phụ thuộc vào hàm lượng SiO2: a) SiO2 1%; b) SiO2 1,5%; c) SiO2 2%..................67
Hình 3.17. Mẫu vật liệu nano SiO2/OC (phối trộn): SiO2 1,0%/OC 2% (a); SiO2
1,5%/OC 2% (b) sau 12 tháng; c) SiO2 2%/OC 2% sau 2 tháng bảo quản. .............68
Hình 3.18. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt nano silica trong nano SiO2/OC (kết
tủa) phụ thuộc vào hàm lượng SiO2: a) SiO2 1%; b) SiO2 1,5%; c) SiO2 2%. .........69
Hình 3.19. Mẫu vật liệu nano SiO2/OC (kết tủa): SiO2 1,0%/OC 2% (a); SiO2
1,5%/OC 2% (b) sau 12 tháng; c) SiO2 2%/OC 2% sau 2 tháng bảo quản. .............70
Hình 3.20. Giản đồ XRD: a) nano silica điều chế bằng phương pháp nhiệt phân tro
vỏ trấu; b) vật liệu lai nano SiO2/OC3000. ...............................................................71

ix
Hình 3.21. Phổ UV-vis của chitosan (a); oligochitosan (b); vật liệu nano
SiO2/OC3000 (c) và nano silica (d). .........................................................................71
Hình 3.22. Phổ FT-IR của: a) nano SiO2/OC3000 g.mol-1; b) OC5000 g.mol-1; c) nano
SiO2/OC7000 g.mol-1. ...............................................................................................72
Hình 3.23. Minh họa sự tương tác của nano silica với oligochitosan trong vật liệu lai
nano SiO2/OC. ...........................................................................................................74
Hình 3.24. Sự thay đổi kích thước hạt nano SiO2 trong vật liệu lai nano SiO2/OC3000
(nano SiO2 1,5% và OC 2%) theo thời gian bảo quản. .............................................75
Hình 3.25. Hoạt độ enzyme chitinase trên cây thanh long được xử lý bởi các OC3000,
OC5000 và OC7000 sau khi lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum. ..............79
Hình 3.26. Hoạt độ enzyme chitinase của cây thanh long được xử lý bởi OC, nano
SiO2, và nano SiO2/OC sau khi lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum. ..........83
Hình 3.27. Vết bệnh đốm nâu trên dây thanh long tại thời điểm sau 168 giờ lây nhiễm
nấm: a) OC; b) Đối chứng dương; c) nano SiO2/OC; d) Đối chứng âm; e) nano SiO2.
...................................................................................................................................87
Hình 3.28. Vết bệnh đạo ôn lá trên lúa trong thí nghiệm in vivo xử lý bằng: a) nano
SiO2/OC75; b) nano SiO2/OC100; c) nano SiO2/OC125; d) Trizole 75WP; e) Đối
chứng. ........................................................................................................................90
Hình 3.29. Hình ảnh nghiên cứu hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh bạc lá trên lúa: a)
Bố trí thí nghiệm; b) Khung điều tra; c) Vết bệnh sau khi xử lý nano SiO2/OC; d) Vết
bệnh đối chứng. .........................................................................................................93
Hình 3.30. Ảnh hưởng của vật liệu nano SiO2/OC3000 đến sự phát triển của tản nấm
sau 8 ngày nhiễm nấm Corticium salmonicolor. ......................................................94
Hình 3.31. Hiệu quả ức chế nấm Corticium salmonicolor phụ thuộc vào nồng độ của
nano SiO2/OC. ...........................................................................................................95
Hình 3.32. Thí nghiệm kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su: a, c) Vườn cao su
thí nghiệm; b) Vết bệnh nấm hồng cấp 3; d) Vết bệnh sau xử lý vật liệu nano SiO2/OC.
...................................................................................................................................96

x
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc nghiên cứu sử dụng chất thải trong các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, … thành các vật liệu mới ứng dụng trong đời
sống nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên hữu hạn của nhân loại là cần thiết.
Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là những ngành kinh tế chủ lực của Việt
Nam, chất thải tro vỏ trấu dồi dào từ nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo là nguồn
nguyên liệu hữu ích có thể tổng hợp thành vật liệu silica và phế thải vỏ tôm trong chế
biến thủy hải sản điều chế thành vật liệu sinh học chitin, chitosan để ứng dụng trong
nhiều ngành công nghiệp. Theo thống kê trung bình hàng năm, Việt Nam có khối
lượng tro vỏ trấu thải ra khoảng 150.000 tấn và vỏ tôm khoảng 325.000 tấn.
Tro vỏ trấu có hàm lượng SiO2 > 60% là nguyên liệu thích hợp dùng để điều
chế silica, tùy vào phương pháp điều chế sẽ có kích thước vật liệu khối hoặc vât liệu
nanomét. Ở kích thước nanomét, silica có hoạt tính kháng nhiều loại vi khuẩn, vi
nấm. Chitosan được điều chế từ vỏ tôm có hoạt tính kháng vi sinh vật phổ rộng và
hiệu quả. Khi sử dụng trong canh tác cây trồng, chitosan được thực vật hấp thụ tùy
thuộc vào khối lượng phân tử và thể hiện khả năng kích thích thực vật tạo ra các
enzyme kháng lại vi sinh vật gây bệnh như chitinase, glucanase, … hoặc tác động
trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật.
Vì các lý do trên, luận án lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế tạo
nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica/chitosan ứng dụng làm chất kháng
nấm bệnh thực vật”. Mục tiêu của luận án là điều chế một loại vật liệu nano lai có
hoạt tính kháng vi sinh vật thể hiện cộng hợp tính chất của cả hai vật liệu vô cơ – hữu
cơ là nano silica và chitosan có khối lượng phân tử thấp (oligochitosan) ứng dụng
trong kiểm soát bệnh do vi nấm, vi khuẩn gây hại cho cây trồng. Các nghiên cứu hiệu
ứng sinh học về hoạt tính kháng vi khuẩn, vi nấm và tạo kích kháng của tế bào thực
vật của vật liệu nano silica/oligochitosan trong luận án này được thực hiện đối với
một số bệnh trên các cây trồng chủ lực như lúa, thanh long, cao su là những loại nông
sản có sản lượng, giá trị kinh tế cao tại Việt Nam.
Kết quả của luận án là cơ sở khoa học mở ra hướng tổng hợp vật liệu nano lai
kháng vi sinh vật từ phế thải tro vỏ trấu, vỏ tôm làm chất kiểm soát bệnh cây trồng

1
trong sản xuất nông nghiệp an toàn và mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực phòng trị
bệnh trong nuôi trồng thủy hải sản, bảo quản nông sản, thực phẩm, …
2. Nội dung chính của luận án
Luận án gồm các nội dung chính sau:
Nghiên cứu điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu, gel
SiO2/chitosan (SiO2 tách từ tro vỏ trấu) và xác định một số tính chất hóa lý đặc trưng
của chúng.
Nghiên cứu điều chế oligochitosan khối lượng phân tử từ 3.000 - 7.000 g.mol-
1
bằng phương pháp xử lý chitosan bởi H2O2 nồng độ thấp kết hợp với chiếu xạ tia 
Co-60.
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp
phối trộn nano silica với oligochitosan và phương pháp kết tủa nano silica từ dung
dịch Na2SiO3 với ion H+ trong dung dịch oligochitosan.
Thử nghiệm in vitro và in vivo hiệu lực kích kháng và ức chế vi nấm, vi khuẩn
gây bệnh thực vật của vật liệu nano silica/oligochitosan đối với bệnh đốm nâu trên
cây thanh long, bệnh đạo ôn lá và bạc lá trên cây lúa, bệnh nấm hồng trên cây cao su.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Luận án đóng góp số liệu và quy luật khoa học cho quá trình điều
chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu và phương pháp nhiệt phân
gel silica/chitosan. Phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu đã tách các hợp chất kim loại
ở 700 oC trong 2 giờ thu được nano silica có kích thước hạt trung bình từ 30 – 50
nm, kích thước này lớn hơn các hạt silica kết tinh trên mạng xenlulo vỏ trấu theo các
nghiên cứu đã được công bố. Phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel silica/chitosan
cho phép điều chỉnh được kích thước hạt nano silica theo ý muốn bằng cách thay đổi
tỷ lệ khối lượng của silica với chitosan, kích thước hạt nano silica tăng cùng chiều
với tỷ lệ khối lượng silica/chitosan. Phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel
silica/chitosan là cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu sử dụng các polyme có khả
năng tạo gel khác với silica nhằm tối ưu về công nghệ và chi phí sản xuất.
Luận án cũng công bố kết quả điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan từ 3.000
- 7.000 g.mol-1 bằng phương pháp xử lý H2O2 nồng độ 0,5% kết hợp với chiếu xạ tia
 Co-60 không làm thay đổi cấu trúc đơn phân tử của mạch chitosan mà chỉ làm giảm

2
khối lượng phân tử của chitosan và giảm đáng kể liều chiếu xạ nhằm giảm chi phí.
Kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan chứa nano silica
với oligochitosan bằng phương pháp phối trộn 02 đơn chất hoặc thực hiện phản ứng
kết tủa SiO2 giữa Na2SiO3 với ion H+ trong dung dịch oligochitosan.
Ý nghĩa khoa học quan trọng về hiệu lực kháng bệnh thực vật là nghiên cứu
ban đầu đã chứng minh vật liệu nano silica/oligochitosan có hiệu ứng kích thích sản
sinh kháng thể, hiệu quả kiểm soát bệnh thực vật đối với bệnh đốm nâu gây hại cây
thanh long, bệnh đạo ôn và bạc lá gây hại trên lúa, bệnh nấm hồng gây hại trên cây
cao su đạt từ 86 – 92% ở nồng độ hoạt chất từ 100 – 150 mg.L-1.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của Luận án làm cơ sở khoa học ban đầu để xây dựng quy trình tận
dụng phế thải tro vỏ trấu và vỏ tôm sản xuất các loại vật liệu có giá trị gia tăng cao
ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Có thể sản xuất vật liệu nano silica từ tro vỏ trấu với kích thước < 30 nm bằng
phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel SiO2/chitosan, kích thước hạt silica có thể
điều chỉnh bằng cách thay đổi tỉ lệ khối lượng SiO2/chitosan. Nếu sản xuất silica có
kích thước hạt từ 30 – 50 nm thì bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu là phương
pháp hiệu quả, sản phẩm sử dụng cho các nhu cầu của các ngành công nghiệp khác
nhau như cao su, sơn, phụ gia xi măng,…
Oligochitosan khối lượng phân tử thấp được điều chế bằng phương pháp xử lý
H2O2 nồng độ 0,5% kết hợp với chiếu xạ tia  Co-60 làm giảm liều chiếu xạ và giá
thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thủy sản, mỹ phẩm,
y tế, bảo quản nông sản thực phẩm. Phương pháp tổng hợp vật liệu nano
silica/oligochitosan đáp ứng công nghệ sản xuất xanh tạo ra sản phẩm có hoạt tính
kích kháng, kiểm soát nấm bệnh thực vật có tiềm năng thay thế thuốc bảo vệ thực
vật độc hại ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp an toàn.

3
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Cấu tạo, tính chất của nano silica, oligochitosan và vật liệu lai của chúng.
1.1.1. Nano silica.
Silica là một oxit của silic, công thức phân tử là SiO2, có độ cứng cao và được
biết đến từ thời cổ đại. Trong tự nhiên, SiO2 không tồn tại dưới dạng phân tử riêng lẻ
mà liên kết thành các phân tử lớn do phản ứng ngưng tụ giữa các nhóm silanol (Si-
OH). Silica sử dụng vào các mục đích khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào độ tinh
khiết, cấu trúc mạng tinh thể và vi cấu trúc của chúng. Silica bao gồm hai dạng cấu
trúc là dạng tinh thể và vô định hình (Hình 1.1) [1]. Khoáng vật chứa silica trong tự
nhiên chủ yếu có cấu trúc tinh thể (thạch anh, triđimit, cristtobalit, đá mã não,...),
chúng trơ về mặt hóa học, chủ yếu được ứng dụng làm vật liệu xây dựng, công nghiệp
lọc khí và công nghiệp hấp thụ,... Silica ở dạng vô định hình được tìm thấy trong tế
bào tảo cát (diatom) và chủ yếu tạo ra bằng phương pháp tổng hợp nhân tạo. Silica
vô định hình linh động, hoạt động hóa học hơn silica tinh thể nên chúng có nhiều ứng
dụng trong thực tiễn. Các loại silica có diện tích bề mặt lớn như silica cấu trúc xốp
(mesoporous) [2], đặc biệt là nano silica hiện nay đã được nghiên cứu ứng dụng trong
nhiều ngành công nghiệp như chế tạo bê tông cường độ cao, bê tông chống ion Cl- ăn
mòn, tạo liên kết trong vật liệu polyme vô cơ (geopolyme), chất chống lắng và tạo
màng cho sơn, làm phụ gia tăng cường cho vật liệu nhựa, vật liệu xây dựng và dân
dụng, phụ gia chống mài mòn trong chế biến cao su, sản xuất chất hấp phụ (zeolit,
than hoạt tính, ...) xử lý môi trường, hấp thụ trong thu hồi dầu, sản xuất chất hút ẩm
silica gel, chất bọc phủ chống đóng bánh trong sản xuất phân bón, chất phân tán thuốc
bảo vệ thực vật,... [3, 4].

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của silica [1].


4
Sản lượng lúa tại Việt Nam hiện nay đạt gần 45 triệu tấn/năm nên tạo ra nguồn
vỏ trấu dồi dào khoảng 8 triệu tấn/năm [5]. Tro vỏ trấu là sản phẩm còn lại sau khi sử
dụng trấu làm chất đốt cho các ngành công nghiệp [6]. Hàm lượng SiO2 trong vỏ trấu
chiếm khoảng 14 - 25% tùy thuộc vào giống lúa, khí hậu và thổ nhưỡng của nơi canh
tác [7]. Trong tro vỏ trấu, hàm lượng SiO2 tăng lên từ 60 - 90% khi hợp chất hữu cơ
được phân hủy trong quá trình làm nguyên liệu đốt, silica có cấu trúc chủ yếu là vô
định hình chiếm tỷ lệ từ 80 - 97% SiO2 [8, 9]. Ngoài thành phần chính SiO2, trong tro
vỏ trấu chứa hàm lượng cacbon từ 10 - 40% và một lượng nhỏ các hợp chất kim loại
dạng oxit như Na2O, K2O, Al2O3 Fe2O3, CaO, MgO,… tùy thuộc vào nhiệt độ đốt
trấu. Vì vậy, sử dụng tro vỏ trấu làm nguyên liệu để sản xuất nano silica có tính khả
thi và hiệu quả kinh tế [10, 11]. Theo tác giả Zakharov và cs (1993) và Nian và cs
(2013), hạt silica trong vỏ trấu có kích thước từ 10 - 40 nm và được phân bố giữa các
lớp tế bào thực vật [12, 13]. Cây lúa hấp thụ silica ở dạng hòa tan của axit silicic
(Si(OH)4), silic tích tụ giữa các hốc của tế bào xenlulo trong vỏ trấu được mô phỏng
theo hình 1.2 [13].

a) b)

Hình 1.2. Sự hấp thụ silicic trong cây lúa (a) và silica trong vỏ trấu (b).
(Nguồn Tabata và cs, 2010)
Trong nông nghiệp, silica được sử dụng là phân bón, nó là dinh dưỡng trung
lượng cần thiết cho cây trồng. Silica có tác dụng gia cường vách tế bào thực vật làm
hạn chế sự xâm nhập gây tổn thương của các lọai côn trùng, sâu hại, nấm bệnh. Khi
silica ở kích thước nanomet, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy chúng tỏ ra có
hiệu quả kháng vi sinh vật, tăng sức đề kháng cho cây trồng vượt trội so với silica vật
liệu khối [14, 15]. Khả năng kháng vi sinh vật của nano silica phụ thuộc vào kích
thước hạt tức là phụ thuộc vào diện tích bề mặt và khả năng tiếp xúc. Silica có kích
thước nanomet hòa tan hoặc thẩm thấu nhanh vào tế bào thực vật giúp cây trồng hấp

5
thụ silic, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp các hợp chất silic hữu cơ và tăng trưởng
cây trồng.
1.1.2. Oligochitosan
Oligochitosan được điều chế bằng phương pháp cắt đứt liên kết β-1,4 glucozit
giữa các đơn phân tử D-glucosamin trong cấu tạo phân tử của chitosan bằng các tác
nhân như sinh học enzym [16], hóa học [17] và bức xạ [18] tạo thành sản phẩm có
khối lượng phân tử thấp hơn. Đơn vị cấu tạo trong phân tử oligochitosan là D-
glucosamin có công thức cấu tạo được biểu diễn trong hình 1.3.

Hình 1.3. Công thức cấu tạo của chitosan.


Oligochitosan và chitosan đều có khả năng kháng vi sinh vật và tạo kháng thể
giúp cây trồng chống lại sự xâm nhập của vi nấm, vi khuẩn gây bệnh. Khả năng kiểm
soát vi sinh vật gây bệnh trực tiếp của chitosan giảm khi khối lượng phân tử giảm
nhưng khả năng tạo kháng thể thực vật tăng [19]. Theo Đặng Xuân Dự (2015), các
oligochitosan có khả năng tạo ra các phyatolexin (chitinase, glutanase,…) cao và khác
biệt với chitosan khi khối lượng phân tử nhỏ hơn 10.000 g.mol-1 [19]. Burkhanova và
cs (2007) đã công bố tác dụng kiểm soát bệnh của oligochitosan với khối lượng phân
tử 5.000 – 10.000 g.mol-1 đối với bệnh thối rễ của lúa mì [20], Ozeretskovskaya và
cs (2006) chứng minh hiệu quả của oligochitosan (2.000 – 6.000 g.mol-1) kiểm soát
bệnh mốc sương ở khoai tây so với chitosan có khối lượng phân tử lớn hơn [21].
1.1.3. Vật liệu lai nano silica/oligochitosan
Vật liệu lai là vật liệu tổng hợp gồm hai thành phần trong đó có ít nhất một
thành phần có cấu trúc nanomet. Trong vật liệu lai, thông thường có một chất là vô
cơ, chất còn lại là hữu cơ. Việc tổng hợp vật liệu lai có thể thực hiện bằng cách phối
trộn giữa hai pha để được hỗn hợp đồng nhất hoặc có thể hình thành pha vô cơ trong
pha hữu cơ bằng các phản ứng hóa học hoặc hình thành cả hai pha vô cơ, hữu cơ bằng
phản ứng hóa học [22].

6
Vật liệu lai nano silica/oligochitosan bao gồm các hạt nano silica phân tán
trong dung dịch polyme oligochitosan, nó tương tác với nhau bằng các liên kết hydro,
Van der Waals, tương tác tĩnh điện hoặc có thể có tương tác hóa học do hình thành
liên kết cộng hóa trị (Hình 1.4). Sự tương tác giữa thành phần vô cơ và hữu cơ quyết
định tính chất của vật liệu lai khác với tính chất của vật liệu đơn lẻ. Vật liệu lai thể
hiện được các đặc tính của hai pha trong vật liệu (cộng hợp) hoặc thể hiện được các
đặc tính vượt trội (đồng vận) hoặc xuất hiện các đặc tính mới. Các nghiên cứu ban
đầu của một số tác giả cho thấy vật liệu nano silica/oligochitosan có hiệu lực kháng
vi sinh vật gây bệnh thực vật, tăng trưởng cây trồng [23-25].

Hình 1.4. Mô phỏng hình thành liên kết giữa silica và chitosan [26].
1.2. Nghiên cứu tổng hợp nano silica, oligochitosan và nano silica/oligochitosan.
1.2.1. Tổng hợp nano silica.
Cho đến nay có 02 phương pháp điều chế vật liệu nano silica từ vỏ trấu, tro vỏ
trấu là phương pháp hóa học và phương pháp nhiệt phân.
a) Phương pháp hóa học
Nguyên lý của phương pháp hóa học điều chế nano silica là sử dụng phản ứng
kết tủa SiO2 giữa dung dịch muối kiềm silicate và axit hoặc thủy phân các hợp chất
hữu cơ chứa silic.
Phản ứng kết tủa điều chế nano silica: Silica có cấu trúc vô định hình từ vỏ
hoặc tro vỏ trấu được tách bằng cách hòa tan trong kiềm như NaOH, Na2CO3, … và
sử dụng axit (HCl, H2SO4,…) kết tủa thu SiO2 theo phương pháp sol-gel [27, 28]. Để
thu được kết tủa silica kích thước nanomet có thể thực hiện trong nước thì dung dịch
keo silica có hàm lượng silica thấp và nếu kết tủa trong hệ dung dịch ổn định có bổ

7
sung chất chống kết tụ như chất hoạt động bề mặt, polyme thì thu được dung dịch keo
có hàm lượng silica cao hơn. Phương trình phản ứng hình thành SiO2 như sau:
SiO2 (Vỏ trấu, tro vỏ trấu) + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O (1.1)
SiO2 (Vỏ trấu, tro vỏ trấu) + Na2CO3  Na2SiO3 + CO2 (1.2)
Na2SiO3 + H2SO4  SiO2 + Na2SO4 + H2O (1.3)
Si(OH)4 + Si(OH)4  2SiO2 + 4H2O (1.4)
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano silica
sử dụng nguyên liệu vỏ trấu. Tác giả Lê Văn Hải và cs (2013) đã tổng hợp silica có
kích thước nanomet theo phương pháp sol-gel từ vỏ trấu qua 3 công đoạn [29]. Công
đoạn 1: Vỏ trấu được đốt ở nhiệt độ 600°C trong 4 giờ để loại hợp chất hữu cơ, tăng
hàm lượng SiO2. Công đoạn 2: Tiến hành tách silica bằng dung dịch NaOH tạo thành
Na2SiO3. Công đoạn 3: Kết tủa silica bằng phản ứng giữa Na2SiO3 với H2SO4 đến pH
~4 trong hỗn hợp nước/butanol và chất ổn định Cetyltrimethylammonium bromide
(CTAB). Silica thu được có cấu trúc vô định hình, kích thước hạt trung bình 15 nm
và có diện tích bề mặt lớn khoảng 340 m2/g (Hình 1.5a). Cũng bằng phương pháp
này, tác giả Nguyễn Trí Tuấn và cs (2014) [30] và Nguyễn Văn Hưng và cs (2015)
[31] đã điều chế thành công nano silica có kích thước hạt trung bình khoảng 15 nm:
Vỏ trấu được nung trong thời gian 4 giờ ở nhiệt độ từ 500 – 700oC, hòa tan trong
NaOH; bột nano silica thu được bằng phản ứng kết tủa SiO2 giữa Na2SiO3 với HCl
trong dung dịch nước hoặc bổ sung ethanol tại pH ~ 6. Hạt nano silica các tác giả thu
được có cấu trúc vô định hình và có xu hướng kết tụ (Hình 1.5b, 1.5c).
Zulkifli và cs đã sử dụng kiềm chiết xuất các hạt silica trong tro vỏ trấu đã loại
bỏ các tạp chất kim loại [32]. Tro vỏ trấu ban đầu được xử lý bằng HCl trong thời
gian 4 giờ ở 75°C. Sau đó tro vỏ trấu được rửa bằng nước cất cho đến khi đạt pH
trung tính và sấy khô ở 110°C trong 12 giờ. NaOH sử dụng để chiết silica thu được
dung dịch Na2SiO3. Axit hóa dung dịch Na2SiO3 bằng H3PO4 3M cho đến khi tạo gel.
Gel được ly tâm và rửa bằng nước cất để loại bỏ muối hòa tan, sau đó được nung để
tạo ra hạt nano silica. Liou và Yang [33] đã nghiên cứu các biến số khác nhau ảnh
hưởng đến diện tích bề mặt và kích thước hạt silica của nano silica sử dụng nguyên
liệu tro vỏ trấu bằng phương pháp chiết kiềm. Nồng độ axit, kiềm, pH gel hóa, thời
gian tạo gel và nhiệt độ đã được tối ưu hóa để điều chế các hạt nano silica. Rehman

8
và cs [34] đã công bố tổng hợp nano silica sử dụng nguồn silica từ vỏ trấu sử dụng
phương pháp sol-gel.
Các nghiên cứu của Selvakumar [35] và Zhang và cs [36] đã điều chế silica từ
tro vỏ trấu bằng phương pháp kết tủa áp dụng quy trình tiền xử lý tro vỏ trấu với axit.
Tro vỏ trấu xử lý bởi các axit HCl, HNO3 và H2SO4 tại các pH khác nhau để nâng cao
độ tinh khiết của silica, tiếp theo sử dụng kỹ thuật chiết kiềm với dung dịch NaOH (2
– 3 N) và kết tủa SiO2 bởi axit thu nano silica có cấu trúc vô định hình.
Rungrodnimitchai và cs đã điều chế vật liệu nano silica sử dụng NaOH 2 M với sự
hỗ trợ của lò vi sóng (800 W) trong 10 phút [37].
Nano silica có thể điều chế bằng phương pháp thủy phân một số hợp chất chứa
silic: Trong phương pháp này, các hợp chất hữu cơ chứa silic thủy phân trong các
môi trường khác nhau tạo thành silica. Các tiền chất trong phản ứng thủy phân thường
được sử dụng là tetraethoxysilane (TEOS), tetramethoxysilane (TMOS) hay
triethoxy(propyl)silane [38, 39]. Ngoài phương pháp thủy phân hợp chất hữu cơ, Li
và cs (2011) [40] và Ma và cs (2012) [41] nghiên cứu hòa tan SiO2 trong tro vỏ trấu
với NH4F tạo thành muối (NH4)2SiF6 và thủy phân muối vô cơ trong môi trường nước
tạo thành SiO2 nhằm điều chỉnh kích thước hạt theo ý muốn (1.5) và (1.6). Nghiên
cứu của các tác giả này đạt hiệu suất thu hồi SiO2 đến 94,6% và có kích thước hạt
silica thu được khoảng 50 - 60 nm.
6NH4F + SiO2 (Tro vỏ trấu) → (NH4)2SiF6 + 4NH3 + 2H2O (1.5)
(NH4)2SiF6 + 4NH3 + (n+2) H2O → 6NH4F+ SiO2↓ + nH2O (1.6)
Hiện nay, việc nghiên cứu cải tiến quy trình điều chế để tăng độ tinh khiết và
hiệu suất thu hồi nano silica từ tro vỏ trấu và vỏ trấu đang được tập trung nghiên cứu.
Quy trình tổng quát điều chế nano silica từ vỏ trấu bằng phương pháp kết tủa đã được
nghiên cứu như sau: Vỏ trấu được nung ở nhiệt cao để loại bỏ hữu cơ. Tro vỏ trấu có
thể được tách hoặc không tách hợp chất kim loại bằng axit, SiO2 được tinh sạch bằng
cách phản ứng với dung dịch kiềm NaOH và kết tủa với axit HCl. Phương pháp này
thu được các hạt silica có kích thước khoảng 10 – 40 nm tùy vào hàm lượng SiO2
trong dung dịch và nồng độ chất hoạt động bề mặt, tuy nhiên các hạt silica có hiện
tượng kết tụ hình thành các phân tử SiO2 có kích thước lớn [27, 28, 42, 43]. Phương
pháp hóa học sử dụng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường và hiệu suất thu hồi
nano silica thấp nên hiệu quả không cao.

9
b) Phương pháp nhiệt phân.
Đến nay rất ít nghiên cứu nhiệt phân phế thải tro vỏ trấu để điều chế nano silica
nhưng có một số nghiên cứu nhiệt phân vỏ trấu để tạo ra nano silica dạng bột. Phương
pháp nhiệt phân điều chế nano silica từ vỏ trấu được tiến hành dựa trên nguyên lý: Sử
dụng nhiệt độ cao để đốt cháy các hợp chất hữu cơ trong vỏ trấu và phần còn lại là
nano silica. Tùy thuộc vào thời gian, nhiệt độ nhiệt phân và phương pháp xử lý nguyên
liệu ban đầu, các tác giả thu được nano silica có kích thước hạt, độ tinh khiết, cấu trúc
vô định hình hay tinh thể và độ xốp khác nhau. Để thu được silica có độ tinh khiết
cao thì phải tách loại các hợp chất kim loại tồn tại trong tro vỏ trấu bằng axit như
HCl, HNO3, ... Phản ứng loại bỏ các hợp chất kim loại trong tro vỏ trấu như sau (1.9):
Tro vỏ trấu (SiO2 + M + C) + HCl  Tro vỏ trấu (SiO2 + C) + MCl + H2 (1.7)
Trong đó M là các hợp chất của kim loại: Na; K; Ca; Fe; Al, Mg.
Tác giả Phạm Đình Dũng và cs (2016) và Nguyễn Thị Thủy và cs (2017) thực
hiện quá trình nhiệt phân vỏ trấu ở nhiệt độ 700 oC trong thời gian 2 giờ thu được
nano silica có kích thước hạt từ 10 - 30 nm với cấu trúc mạng tinh thể gần như vô
định hình, các hạt nano có hiện tượng kết tụ (Hình 1.5d), phân bố kích thước hạt trong
phạm vi rộng [44, 45].

a)

d)

b)

c)

Hình 1.5. Ảnh TEM của nano silica tổng hợp từ vỏ trấu: a) [29]; b) [30]; c) [31];
d) [45].

10
Tác giả Gu và cs (2013, 2015) đã xử lý nguyên liệu vỏ trấu bằng axit trước khi
nhiệt phân để thu được sản phẩm có kích thước hạt nhỏ, phân bố kích thước hạt đồng
đều hơn và tăng độ xốp của silica [46, 47]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xử lý tro
vỏ trấu với HCl 8% theo tỷ lệ 1:10 trong 4 giờ ở nhiệt độ 120 oC nhằm loại bỏ ion
kim loại trước khi tiến hành nhiệt phân trong các môi trường khí trơ N2, khí CO2 ở
800 oC và khí O2 ở nhiệt độ 610 oC. Phương pháp này tạo ra các sản phẩm SiO2 có
độ tinh khiết đạt 99,62% với diện tích bề mặt vật liệu khoảng 204,3 - 352,6 m2/g, kích
thước hạt trung bình nhỏ hơn 20 nm [46]. Wang và cs (2012), đã tổng hợp nano silica
từ vỏ trấu bằng phương pháp nhiệt phân 2 lần, lần thứ nhất ở 700 oC trong 2 giờ, lần
thứ 2 silica được siêu âm phá vỡ hạt trong dung dịch HNO3 và nung ở 800 oC trong
4 giờ thu được nano silica có kích thước 25 – 30 nm [47]. Phương pháp xử lý nhiệt
kết hợp với sol-gel để tổng hợp nano silica từ vỏ trấu được Rafiee và cs thu hồi SiO2
có kích thước hạt khoảng 6 – 7 nm [28]. Tác giả Alshatwi và cs (2015) sử dụng
phương pháp hấp thủy nhiệt, sau đó nhiệt phân trong 1 giờ để thu được nano silica
sinh học từ vỏ trấu có kích thước hạt khoảng 10 - 30 nm [48]. Phương pháp nhiệt
phân vỏ trấu thu hồi SiO2 là phương pháp đơn giản và hiệu quả, kích thước hạt và độ
tinh khiết của sản phẩm phụ thuộc vào phương pháp xử lý vật liệu ban đầu, nhiệt độ,
thời gian và môi trường nhiệt phân [49, 50]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp
nhiệt phân điều chế nano silica là phân bố kích thước hạt không trong phạm vi rộng,
một số hạt có hiện tượng kết dính, độ tinh khiết chưa cao.
Các nghiên cứu ứng dụng nano silica tại Việt Nam chủ yếu ở một số lĩnh vực
như hấp thụ thu hồi dầu, bê tông chống phân hủy, xử lý môi trường,… Nano silica
(dtb ~25 nm) nghiên cứu làm chất hấp phụ thu hồi dầu trong khai thác dầu thô ở nhiệt
độ 30 oC trong thời gian 1 giờ thì 1 g vật liệu nano silica hấp phụ được 9,27 g dầu thô
[51]. Nano silica ứng dụng trong sản xuất bê tông xi măng cải thiện khả năng chống
xâm nhập và phá hủy của ion Clo, khả năng chống xâm nhập ion Clo tăng theo hàm
lượng nano silica sử dụng [52]. Tác giả Nguyễn Văn Hưng và cs (2015) nghiên cứu
điều chế nano silica có cấu trúc tinh thể từ tro vỏ trấu sử dụng làm chất hấp thụ xanh
methylene trong nước, hiệu suất hấp thụ đạt 90% với dung dịch xanh methylene có
nồng độ ban đầu là 40 mg.L-1 [31].
Tuy nhiên cho tới nay, phương pháp nhiệt phân sử dụng tro vỏ trấu là phế thải
của các lò đốt trấu công nghiệp có hàm lượng SiO2 cao từ 80 - 90% để điều chế nano

11
silica không có nhiều công trình công bố. Tro vỏ trấu của các lò đốt tồn lưu trong môi
trường chịu các tác động của độ ẩm không khí nên có khả năng liên kết các hạt SiO2
bằng liên kết silanol (Si-OH), đồng thời hữu cơ trong tro vỏ trấu bị cháy bởi các nhiệt
độ khác nhau nên nguyên liệu tro vỏ trấu thu được không có sự đồng nhất trong
nguyên liệu. Quá trình đốt trấu chưa triệt để còn lại các lớp cacbon phân tán trong các
hạt silica. Trong luận án này nghiên cứu nhiệt phân tro vỏ trấu có hàm lượng SiO2
cao dựa trên nguyên lý nhiệt phân vỏ trấu để thu hồi được nano silica hiệu quả hơn
phương pháp nhiệt phân vỏ trấu.
Phương pháp nhiệt phân còn được áp dụng cho việc tổng hợp và nhiệt phân
các gel silica/polyme như trong nghiên cứu của tác giả Farjood và cs (2020). Ở
phương pháp này, tác giả dùng Na2SiO3 tạo gel với CTAB và nhiệt phân gel này thu
được nano silica. Chitosan là một polyme sinh học có khả năng tạo gel ở pH 5,5 – 6
tạo gel silica/chitosan tùy vào khối lượng phân tử của chitosan [38]. Dựa trên các quy
luật trong các nghiên cứu điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân vỏ trấu
và gel SiO2/CTAB, luận án này nghiên cứu thay thế CTAB là một hóa chất chứa Br
độc hại bằng chitosan để tạo gel, nhiệt phân gel silica/chitosan nhằm điều chỉnh kích
thước hạt silica theo ý muốn và đáp ứng công nghệ xanh bảo vệ môi trường.
1.2.2. Nghiên cứu điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan thành oligochitosan
Hiệu lực sinh học và khả năng ứng dụng của chitosan phụ thuộc vào khối
lượng phân tử. Cho đến nay các phương pháp biến tính cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit
nhằm giảm khối lượng phân tử của chitosan bao gồm: Phương pháp hóa học sử dụng
tác nhân hóa học như HCl, H3PO4, HNO2, H2O2...; phương pháp sinh học sử dụng tác
nhân là các enzym như: cellulase, chitinase, lysosyme, lipase; phương pháp vật lý sử
dụng tác nhân như sóng siêu âm, vi sóng, tia bức xạ (γ Co-60, chum tia điện tử).
Phương pháp điều chế oligochitosan từ chitosan bằng tác nhận hóa học được
cho là phương pháp đơn giản, chi phí rẻ và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp
này có nhược điểm là gây ơ nhiễm môi trường, quá trình cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit
thường kèm theo sự thay đổi cấu trúc đơn phân tử glucosamin của chitosan, cụ thể là
bị đề amin hóa hoặc là phá vỡ vòng glucopyranose [17]. Phương pháp sinh học sử
dụng các enzym cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit là phương pháp an toàn nhưng có giá
thành cao hơn so với phương pháp hóa học [16].
Phương pháp chiếu xạ cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit của chitosan để điều chế

12
oligochitosan được xem là kỹ thuật hiệu quả do dễ dàng điều chỉnh khối lượng phân
tử thông qua thay đổi liều chiếu xạ, công nghệ này thân thiện với môi trường vì không
sử dụng hóa chất, sản phẩm tinh khiết [18, 53] và hầu như không làm thay đổi cấu
trúc đơn phân tử của chitosan [54, 55]. Nhược điểm của phương pháp chiếu xạ điều
chế oligochitosan là phải sử dụng liều chiếu xạ cao, thời gian kéo dài và chi phí cao.
Hiện nay việc nghiên cứu kết hợp sử dụng tác nhân hóa học ít độc hại với chiếu xạ
để giảm liều chiếu xạ trong nghiên cứu điều chế oligosaccarit đã được quan tâm
nghiên cứu.
Trên cơ sở tổng quan ưu, nhược điểm của các phương pháp cắt đứt liên kết β-
1,4 glycozit của chitosan, trong luận án này sử dụng phương pháp xử lý chitosan bằng
H2O2 ở nồng độ thấp kết hợp với chiếu xạ tia  Co-60 có cơ chế được mô tả như sau:
Cơ chế tác động của H2O2 lên mạch phân tử chitosan: H2O2 có tính axit mạnh
hơn nước, với pKa là 11, các ion âm perhydroxyl (OH-) không ổn định. Sự giảm độ
ổn định của H2O2 là do sự không ổn định của HOO+. Yếu tố nhiệt độ và bazơ sẽ làm
tăng sự phân hủy H2O2. Các ion âm (OH-) phản ứng với H2O2 để tạo thành gốc
hydroxyl có phản ứng mạnh (HO•) [56]. Theo Quin và cs (2002), H2O2 phân li trong
nước theo phương trình:
H2O2 → H+ + HOO- (1.8)
Anion HOO- không bền và là nguyên nhân làm phân hủy H2O2. Nhiệt sẽ làm
gia tăng quá trình phân hủy H2O2. Anion HOO- phản ứng với H2O2 để tạo ra gốc tự
do OH• có hoạt tính oxi hóa mạnh.
HOO- → OH- + (O) (1.9)
H2O2 + HOO- → •OH + O2•- + H2O (1.10)
Gốc HO• là một chất oxy hóa mạnh hơn nhiều. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gốc
hydroxyl phản ứng với cacbohydrat cực kỳ nhanh chóng, làm hình thành một nguyên
tử mới cắt đứt liên kết H - C theo phương trình tổng quát:
RH + HO• → R• + H2O (1.11)
Theo von Sonntag và cs (1980) [57], các gốc tự do •OH nhanh chóng tấn công
cấu trúc cacborhydrat một các ngẫu nhiên không chọn lọc bằng cách bắt nguyên tử
hydro của các nhóm C-H trên vòng glucozo và tạo thành các gốc tự do đại phân tử,
sau đó quá trình mở vòng hoặc là đứt liên kết glucozit sẽ xảy ra do tác dụng của gốc
tự do này.

13
P• (polime) → P•1 + P2 (1.12)
Cùng với tác động của H2O2, tia  Co-60 cũng tác động lên mạch chitosan theo
cơ chế theo Weiss và cs (1944) và Tabata và cs (1991): Dưới tác dụng của bức xạ,
H2O được phân ly [58, 59] theo phương trình tổng quát như sau:

Tia 
H2O  H2, H2O2, H, OH, eaq, H3O+, HO2• (1.13)
- Hydro peroxit (H2O2) bị phân ly theo phương trình:
H2O2  HO2- + H+ (1.14)
 Cơ chế oxy hóa cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit của chitosan dưới tác động
của các gốc tự do hình thành do tia  Co-60 trình bày theo sơ đồ hình 1.6.

Hình 1.6. Sơ đồ cơ chế bắt hydro của gốc tự do hydroxyl cắt mạch chitosan [60].
Phản ứng phân ly của H2O và H2O2 dưới tác dụng của tia bức xạ tạo ra các gốc
tự do hoạt động H, OH, eaq, H3O+, HO2• tham gia vào phản ứng oxy hóa, khử trong
dung dịch
Theo nghiên cứu của Ulanski và cs (2000) [60], gốc hydroxyl tạo ra trong quá
trình phân ly bức xạ là tác nhân chính gây ra sự cắt mạch chitosan thông qua cơ chế
bắt hydro tạo thành gốc tự do R•. Các gốc R• sau quá trình chuyển vị và tái kết hợp
tạo thành chitosan có khối lượng phân tử thấp.
Sử dụng phương phương pháp chiếu xạ tia γ Co-60, Nguyễn Quốc Hiến và cs
(2000) [61] đã nghiên cứu chế tạo oligochitosan từ dung dịch chitosan có khối lượng
phân tử ban đầu là 60.000 g.mol-1 tạo ra oligochitosan có độ polyme hóa (DP) < 8

14
chiếm khoảng 50% với liều chiếu xạ 45 kGy. Tuy nhiên, khi chiếu xạ dung dịch
chitosan với liều chiếu xạ cao (~ 45 kGy) thì thời gian chiếu xạ kéo dài, chi phí cao
đồng thời có thể làm giảm độ đề axetin của sản phẩm.
Phương pháp chiếu xạ tia γ Co-60 kết hợp giữa chiếu xạ và bổ sung tác nhân
oxy hóa cắt mạch nhằm giảm liều chiếu xạ là phương pháp cần được quan tâm nghiên
cứu để giảm chi phí sản xuất được tác giả Nguyễn Quốc Hiến và cs (2011) và Nguyễn
Ngọc Duy và cs (2011) đã nghiên cứu và đã giảm liều chiếu xạ đáng kể [62, 63]. Bùi
Phước Phúc (2006) đã công bố điều chế được oligochitosan có khối lượng phân tử ~
40.000 g.mol-1 bằng phương pháp oxi hóa cắt mạch sơ bộ dung dịch chitosan bằng
H2O2 1,5% và sau đó tiếp tục chiếu xạ trên nguồn bức xạ γ Co-60 chỉ cần sử dụng
liều chiếu xạ thấp khoảng ~20 kGy [64]. Tuy nhiên, oligochitosan thu được có khối
lượng phân tử còn cao. Các nghiên cứu đều xác nhận phương pháp chiếu xạ γ Co-60
kết hợp với H2O2 có hiệu quả trong việc điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan và là
công nghệ tiềm năng để sản xuất oligochitosan với quy mô lớn.
Từ nghiên cứu tổng quan các tài liệu về phương pháp điều chỉnh khối lượng
phân tử chitosan, trong luận này chúng tôi lựa chọn điều chế oligochitosan khối lượng
phân tử từ 3.000 – 7.000 g.mol-1 bằng quy trình xử lý dung dịch chitosan với H2O2 ở
nồng độ thấp nhiều lần trong quá trình chiếu xạ tia γ Co-60 nhằm giảm liều xạ.
Oligochitosan thu được từ phương pháp này sử dụng để nghiên cứu tổng hợp vật liệu
lai nano silica/oligochitosan.
1.2.3. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan
Trong những năm vừa qua, vật liệu lai tổng hợp giữa chitosan với các vật liệu
khác được quan tâm nghiên cứu, vì chúng thể hiện được các đặc tính tổng hợp của
các pha đơn lẻ, làm tăng khả năng ứng dụng trong đời sống, trong số đó có vật liệu
nano silica/chitosan hoặc nano silica/oligochitosan.
Vật liệu lai vô cơ – hữu cơ nano silica/oligochitosan bao gồm các hạt nano
silica phân tán trong trong dung dịch oligochitosan. Các phân tử oligochitosan là tác
nhân ngăn cản sự kết tụ của các hạt silica. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt
silica bị solvat hóa trong dung dịch H2O và liên kết với oligochitosan bằng các liên
kết phối trí hoặc liên kết ion phụ thuộc vào pH của dung dịch [45, 65, 66] được mô
tả trong hình 1.7.

15
Hình 1.7. Mô phỏng liên kết phối trí giữa SiO2 và chitosan [45, 65].
Vật liệu lai giữa nano silica với dung dịch oligochitosan có thể tổng hợp bằng
phương pháp phối trộn giữa 02 đơn chất với nhau hoặc bằng phản ứng hình thành
nano silica giữa dung dịch Na2SiO3 với proton H+ trong dung dịch oligochitosan tại
pH chưa tới điểm tạo gel. Nano silica còn đươc tạo ra bằng phản ứng thủy phân các
hợp chất hữu cơ chứa silic trong oligochitosan.
Các loại vật liệu lai chứa nano silica kết hợp với chitosan đã được nghiên cứu
với mục đích sử dụng trong kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào: copolyme
chitosan/alginate/nano silica được nghiên cứu tổng hợp bởi Sowjanya và cs (2013)
[67]. Vật liệu này được tổng hợp ở điều kiện lạnh sâu (-80oC) trong thời gian 12 giờ,
sử dụng dung môi ethanol/nước tỷ lệ 1/5 có bổ sung CaCl2 2%. Tác giả Kavy và cs
cũng tổng hợp vật liệu chitosan/gelatin/nano silica ở điều kiện -200C trong thời gian
48 giờ với tác nhân khâu mạch glutaraldehyde 0,25% [68]. Vật liệu Silan-
chitosan/protein được tổng hợp theo phương pháp sol-gel ở điều kiện lạnh sâu sử
dụng nguồn silica là TEOS [69].
Chitosan là một polyme không độc hại, có khả năng tương hợp sinh học, nó
được sử dụng làm chất chống kết tụ có hiệu quả trong điều chế nhiều loại dung dịch
keo nano kim loại và nano oxit kim loại trong đó có nano silica. Thongthai và cs
(2011) tổng hợp dung dịch keo silica/chitosan bằng cách thủy phân các nguồn silic
hữu cơ như TEOS, TMOS trong trong dung dịch chitosan [70], kích thước hạt nano
silica tỷ lệ nghịch với nồng độ chitosan và tỷ lệ thuận với pH dung dịch keo. Nguồn
silica từ thủy tinh lỏng cũng được tác giả Thongthai nghiên cứu sử dụng trong nhiều
công trình của mình [38, 39, 70]. Sử dụng silica từ thủy tinh lỏng có giá rẻ hơn nguồn
silica hữu cơ, nó còn khắc phục được phản ứng sinh ra rượu trong quá trình thuỷ phân
và ngưng tụ của alkoxysilane. Bằng phương pháp này, Jen-Taut và cs (2007) điều chế

16
hỗn hợp vật liệu lai bằng cách sử dụng nguồn SiO2 từ tetraethoxysilane và
vinyltriethoxysilane để phối trộn với chitosan [71].
Phương pháp điều chế vật liệu nanolai bằng cách phối trộn trực tiếp được thực
hiện bởi Tetyana và cs (2015), Phạm Đình Dũng và cs (2016) và Nguyễn Ngọc Thủy
và cs (2017) sử dụng nano silica dạng tinh thể từ các nguồn khác nhau sẵn có như
fumed silica (d ~ 9,6 nm), hỗn hợp titanium dioxide/silica (TiO2/SiO2, d ~ 20,6 nm)
được trộn với chitosan tạo thành vật liệu chitosan/silica [66] và nano silica từ vỏ trấu
phối trộn với oligochitosan thành dung dịch keo oligochitosan/nano silica [44, 45].
Theo nghiên cứu của Michael và cs (2001), phương pháp phối trộn trực tiếp giữa
nano silica và chitosan đã làm tăng kích thước hạt nano silica do sự tương tác hình
thành các hạt lớn hơn so với ban đầu [72]. Hiện nay, vật liệu lai nano
silica/oligochitosan được tổng hợp từ oligochitosan khối lượng phân tử nhỏ hơn 5.000
g.mol-1 chưa được công bố.
1.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật của nano silica, oligochitosan và vật liệu lai nano
silica/oligochitosan.
Theo một số nghiên cứu đã được công bố, cả hai vật liệu nano silica và
oligochitosan đề có khả năng kháng lại một số loại vi sinh vật. Hiệu ứng kháng vi
sinh vật của hỗn hợp hai vật liệu trên cũng đã được thử nghiệm trên một số loài vi
khuẩn, vi nấm.
1.3.1. Một số nghiên cứu về hoạt tính kháng vi sinh vật của nano silica.
Theo Wasaki và cs (2002) [73], Ma và cs (2004) [74] và Liang và cs (2005)
[75] cho rằng silica là một hoạt chất có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cây trồng
như: hạn chế sâu, rầy chích hút, giải độc kim loại. Cơ chế kháng vi sinh vật gây bệnh
thực vật của silica được các tác giả giả thiết là do silica liên kết, gia cố làm chắc thành
tế bào thực vật chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh [76]. Cơ chế kích thích thực vật
tạo kháng thể chống lại vi sinh vật bệnh thực vật trong điều kiện khí hậu bất lợi xảy
ra khi silica liên kết với nhóm hydroxyl của protein dẫn truyền tín hiệu [77]. Một số
công trình nghiên cứu cho thấy silica ở kích thước nanomet có hiệu lực sinh học cao
gấp nhiều lần so với silica ở dạng vật liệu khối. Kết quả nghiên cứu của tác giả Song
và cs (2009) cho thấy nano silica ở các kích thước hạt nano từ 17 – 50 nm có hiệu
ứng kháng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus cao, còn silica dạng
vật liệu khối thì không có hiệu lực. Kích thước hạt silica càng nhỏ thì hiệu ứng kháng

17
vi khuẩn càng cao, cụ thể nồng độ ức chế tối thiểu (MIC - Minimum inhibition
concentration) của nano silica kháng Escherichia coli là 2 và 9 mg.mL-1;
Staphylococcus aureus là 1 và 7 mg.mL-1 tương ứng với kích thước hạt là 17 nm và
50 nm [78]. Theo nghiên cứu của tác giả Suriyaprabha (2013) khi sử dụng nano silica
có kích thước hạt 20 - 40 nm có hiệu quả kháng nấm Fusarium oxysporum và
Aspergillus niger trên cây ngô ở liều lượng sử dụng 10 – 15 kg.ha-1 đạt hiệu quả cao
hơn gấp nhiều lần so với silica dạng vật liệu khối [79]. Nano silica còn có khả năng
kháng bệnh trên một số cây trồng khác như bệnh phấn trắng trên cây dưa chuột [77],
bệnh đạo ôn và bạc lá trên lúa [80, 81]. Ngoài khả năng kháng vi sinh vật, El-bendary
và El-Helaly (2013) trong nghiên cứu đã chứng minnh nano silica còn có khả năng
kháng sâu khoang Spodoptera littoralis gây hại cà chua, LD50 được xác định là 212
mg.L-1 và hiệu quả đạt cao nhất ở nồng độ 300 - 350 mg.L-1 [82]. Phạm Đình Dũng
và cs (2016) [44], Nguyễn Ngọc Thủy và cs (2017) [45] trong các nghiên cứu của
mình đã chứng minh nano silica sử dụng ở nồng độ 60 mg.L-1 kích thích tăng trưởng
cây ớt, chúng làm gia tăng trọng lượng tươi, trọng lượng khô và năng suất trái. Nhìn
chung, các kết quả nghiên cứu về cơ chế, khả năng kháng vi sinh vật và các loại dịch
hại thực vật của nano silica mới bắt đầu được nghiên cứu.
1.3.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật của oligochitosan.
Chitosan và oligochitosan có tính chất hóa học và nhiều hoạt tính sinh học
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vật liệu kháng nấm [83], kháng vi khuẩn [84,
85], kháng các khối u, bướu [17, 86], chất tăng cường khả năng miễn dịch [87], bảo
vệ chống lại sự nhiễm trùng và oxi hóa [88-90], sử dụng làm vắc xin thực vật [23, 24,
91] và xử lý môi trường [92, 93]. Các đặc tính chất kháng vi sinh vật của oligochitosan
phụ thuộc vào khối lượng phân tử, mức độ polyme hóa (DP) [94], độ đề acetyl hóa
(DDA) [95, 96], cấu trúc (α, β, γ) và loại vi sinh vật tiếp xúc [97]. Độ lớn và sự phân
bố điện tích trên chitosan, oligochitosan, các dẫn xuất của chitosan có ảnh hưởng lớn
đến hoạt tính sinh học của chúng.
Chitosan và oligochitosan chứa các nhóm chức amino, số nhóm amino này có
vai trò quan trọng trong hoạt tính kháng vi sinh vật theo cơ chế được Hosseinnejad
và cs (2016) [98] và Chen và cs (2002) [99] mô tả theo hình 1.8. Cơ chế được cho là
phù hợp cho rằng chitosan hoặc oligochitosan có thể làm thay đổi các đặc tính thẩm
thấu của màng tế bào vi sinh vật, ngăn cản sự tiếp nhận khoáng chất hoặc phá hủy

18
các thành phần tế bào làm vi sinh vật chết [100]. Một cơ chế khác đưa ra để giải thích
về hoạt tính kháng vi sinh vật của oligochitosan là sự ngăn chặn việc sao chép RNA
khi oligochitosan thâm nhập vào DNA của vi sinh vật [101]. Để đáp ứng được cơ chế
này, khối lượng phân tử của chitosan phải nhỏ hơn một giá trị giới hạn nhất định, cho
phép các phân tử xâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn, tuy nhiên các kết quả nghiên
cứu đến nay chưa đủ để củng cố giả thuyết này. Một giả thuyết khác cho rằng,
oligochitosan có khả năng tạo chelat với ion kim loại có trong màng tế và gây rối loạn
biến dưỡng các chất dinh dưỡng thiết yếu tới sự sinh trưởng của vi khuẩn dẫn đến vi
sinh vật chết [102].

Hình 1.8. Cơ chế kháng vi sinh vật của chitosan và oligochitosan [69].
Có nhiều nghiên cứu sử dụng chitosan và oligochitosan trên thực vật chứng
minh rằng chúng có khả năng kích thích cây trồng tạo ra kháng thể chống lại vi sinh
vật gây bệnh, vì vậy nó được coi như một vacxin thực vật [23-25]. Theo Klarzynski
và Fritig, chất kích kháng “elicitor” được định nghĩa là những hợp chất có khả năng
kích thích cây trồng sinh ra những phản vệ đề kháng lại các tác động của các vi sinh
vật (nấm, virút, vi khuẩn) [103]. Cơ chế kích kháng của oligochitosan được mô phỏng
theo hình 1.9.
Khả năng tạo kháng thể phytoalexin thực vật của oligochitosan đã được chứng
minh trong một số nghiên cứu kháng lại bệnh gây hại trên một số loại cây trồng như
lúa, thuốc lá, nho, cà rốt. Nghiên cứu của Molloy và cs cho thấy oligochitosan có khả
năng kháng nấm Sclerotinias clerotiorum gây bệnh cho cà rốt [97]. Oligochitosan
còn ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm Fusarium và kích thích sản sinh phytoalexin
trên cây đậu tương [90]. Trong thí nghiệm in vitro của Das và cs [105], oligochitosan

19
ức chế hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử nấm Botrytis và kiểm soát nấm mốc xám do
nấm Botrytis cinerea gây ra trên cây dưa chuột. Cây dưa chuột được xử lý
oligochitosan trước khi lây nhiễm nấm Botrytis cinerea gây bệnh mốc xám đã làm
giảm gần 90% tỉ lệ bệnh so với đối chứng. Oligochitosan khối lượng phân tử thấp có
hiệu quả hơn trong việc sinh ra các phản ứng phòng vệ so với các oligochitosan có
khối lượng phân tử cao, thể hiện qua hiệu quả chống lại bệnh đạo ôn do nấm
Magnaporthe grisea gây ra trên cây lúa [106]. Oligochitosan còn được nghiên cứu sử
dụng phòng bệnh vi rút khảm thuốc lá ở nồng độ 50 µg.mL-1 [107]. Ait Barka và cs
công bố rằng oligochitosan có khả năng phòng ngừa bệnh mốc xám do nấm Botrytis
cinerea gây hại cây nho [93]. Một số nghiên cứu về hiệu ứng kiểm soát bệnh trên cây
lương thực cũng cho thấy oligochitosan có hiệu lực cao. Agrawal và cs (2002) công
bố rằng sau khi xử lý oligochitosan 0,1%, cây lúa có khả năng kích thích phản ứng
phòng vệ (ROS) kháng lại vi sinh vật gây hại [109]. Ngoài ra, các nghiên cứu trên lúa
mì chỉ ra rằng oligochitosan có khối lượng phân tử từ 5.000 – 10.000 g.mol-1 có DDA
65% có hiệu quả cao đối với việc kiểm soát nấm Bipolaris sorokiniana gây bệnh
(Burkhanova và cs, 2007) [20].

Hình 1.9. Cơ chế kích kháng sinh học trên cây trồng khi có tác động của
oligoglucan, oligochitosan [104].
Ở Việt Nam, đã có một số kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu quả kích thích tăng
trưởng và kiểm soát nấm bệnh của oligochitosan. Oligochitosan (KLPT 4.000 – 6.000
g.mol-1) ở nồng độ 60 – 80 mg.L-1 thể hiện khả năng kích thích tăng trưởng và kháng

20
bệnh thán thư trên cây ớt được công bố bởi Phạm Đình Dũng và cs (2016) [44, 110].
Tác giả Nguyễn Quốc Hiến và Bùi Phước Phúc (2015) trong nghiên cứu của mình đã
xác nhận oligochitosan có hiệu ứng kích thích tăng trưởng đối với cây mía và cây lúa
[111]. Đặng Xuân Dự (2015) báo cáo rằng oligochitosan có khối lượng phân tử
15.000 g.mol-1 có hiệu quả kháng khuẩn Escherichia coli cao (~99%) ở nồng độ 400
mg.L-1 [19]. Bùi Duy Du và cs (2015) nghiên cứu khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu
do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra trên cây thanh long do kích thích sản sinh
enzyme chitinase khi xử lý oligochitosan (khối lượng phân tử ~5.000 g.mol-1) ở nồng
độ 150 mg.L-1 đạt hiệu quả 81% so với đối chứng [112].
Khả năng đề kháng của chitosan và oligochitosan đối với một số loại vi khuẩn,
vi nấm được coi là đặc tính có vai trò quan trọng nhất liên quan đến khả năng ứng
dụng của chúng. Theo Jeon và cs, oligochitosan có khối lượng phân tử nhỏ từ 1.000
- 10.000 g.mol-1 cho thấy có hoạt tính kháng hầu hết các vi khuẩn và hoạt tính kháng
khuẩn tăng theo chiều tăng khối lượng phân tử [93]. Đặc tính quan trọng giúp
oligochitosan có tính ứng dụng cao là mặc dù nó kháng lại hầu hết các loại vi sinh vật
gây bệnh nhưng không gây hại cho các loại vi sinh vật có lợi chẳng hạn như vi khuẩn
lactic, vi nấm trichoderma.
1.3.3. Hoạt tính kiểm soát bệnh thực vật của vật liệu lai nano silica/chitosan.
Vật liệu được tạo ra giữa nano silica và oligochitosan được kỳ vọng sẽ thể hiện
hoạt tính kháng vi sinh vật của cả hai pha vô cơ và hữu cơ. Tiềm năng sử dụng vật
liệu lai nano silica/oligochitosan trong kháng vi khuẩn, vi nấm nêu trên là rất lớn vì
hiệu ứng cộng hợp kiểm soát và kích kháng bệnh thực vật. Vật liệu lai nano
silica/chitosan có khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Ralstonia Solanacearum gây
ra trên cây cà chua được nghiên cứu bởi Kiirika và cs (2013) [113], kháng bệnh thối
rễ do nấm Monilinia fructifolia gây ra trên cây táo bởi L. Yang và cs (2010) [114].
Theo nghiên cứu của Phạm Đình Dũng và cs (2016), Nguyễn Ngọc Thủy và cs (2017)
cho thấy vật liệu lai giữa oligochitosan và nano silica có hiệu ứng kích thích tăng
trưởng và kháng bệnh thán thư trên cây ớt [45, 110]. Sử dụng oligochitosan/nano
silica với nồng độ tương ứng 50 mg.L−1, 50 mg.L−1 đã gia tăng trọng lượng khô, trọng
lượng tươi, chiều cao cây và hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b so với đối chứng.
Thí nghiệm xử lý bằng cách phun dung dịch oligochitosan/nano silica trên cây ớt
trước lây nhiễm nhân tạo nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư đã làm nấm

21
bệnh không thể sinh trưởng, còn thí nghiệm đối chứng không phun
oligochitosan/nano silica thì nấm bệnh phát triển với tỉ lệ bệnh là 100% sau 35 ngày
lây nhiễm nấm.
Ngoài ứng dụng trong kiểm soát nấm bệnh thực vật, vật liệu nano
silica/chitosan còn được nghiên cứu sử dụng trong bảo quản nông sản, thực phẩm. Ví
dụ, nano silica/chitosan có khả năng chống sự xâm nhập của vi sinh vật trong nhiều
loại nông sản như quả nhót tây (Eriobotrya japonica Lindl.) trong nghiên cứu của
Song và cs (2016) [115]. Chitosan/silica còn được nghiên cứu chế tạo màng sinh học
chứa 1% chitosan và 0,04% silica, nó được sử dụng để bọc bảo quản quả táo ở nhiệt
độ thường, tác dụng của màng bọc đã làm tăng hàm lượng các enzyme chống oxy hóa
và làm chậm quá trình suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng như flavonoid và
vitamin C trong trái cây [116]. Màng bọc chitosan/SiO2 sử dụng để bảo quản quả nhãn
đã làm giảm chỉ số hóa nâu, hạn chế mất khối lượng, giảm hàm lượng các chất
malondialdehyde và polyphenoloxidase trong trái [117]. Trong các nghiên cứu này,
các tác giả cũng đã chứng minh màng bào quản trái cây nano silica/chitosan có hiệu
ứng kháng khuẩn cao hơn so với màng chitosan không chứa nano silica [110, 117].
Hiện nay các công bố về tổng hợp và nghiên cứu khả năng kháng các loại vi
sinh vật gây bệnh thực vật, khả năng sản sinh các protein liên quan đến mầm bệnh để
chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh thực vật của vật liệu nano
silica/oligochitosan còn hạn chế vì chúng mới được tập trung nghiên cứu trong vài
năm gần đây. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu tổng hợp và thử nghiệm hiệu ứng
kiểm sát bệnh thực vật của vật liệu nano silica/oligochitosan trên các đối tượng bệnh
và cây trồng được nghiên cứu là có tính mới về khoa học và thực tiễn.
1.4. Triển vọng của việc sử dụng vật liệu nano silica/oligochitosan làm chất kiểm
soát bệnh thực vật.
Ngành trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại, nó chiếm
75% giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê năm 2019 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp vào khoảng 11,5 triệu ha. Các loại nông sản chủ lực, có sản lượng
cao và giá trị xuất khẩu của Việt Nam là cao su, cà phê, hồ tiêu, lúa, thanh long, rau
củ và các loại cây lương thực khác, ... Để đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát các loại bệnh gây hại cây
trồng. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiện nay thường là thuốc tổng hợp hóa

22
học độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người, để lại tồn dư trong nông sản gây nguy
cơ ngộ độc thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để đáp ứng nền sản xuất
nông nghiệp an toàn, cần thiết phải phát triển các loại thuốc BVTV thế hệ mới, ít độc,
an toàn, hiệu quả cao thay thế thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
Các loại bệnh gây hại thực vật và xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng tới năng
suất, chất lượng nông sản trên các loại cây trồng chủ lực tại Việt Nam là: bệnh đốm
nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra, bệnh tuyến trùng
hại rễ trên cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, cây rau màu, bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia
oryzae, bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra trên cây lúa, bệnh nấm hồng
(Corticium salmonicolor) trên cây cao su, bệnh vàng lá thối rễ trên cây ăn trái, …
Bằng phương pháp tiếp cận hệ thống các tài liệu nghiên cứu về khả năng kích
kháng, và kiểm soát nấm bệnh thực vật của các loại vật liệu nano silica, oligochitosan,
vật liệu nano silica/oligochitosan cho thấy chúng có triển vọng làm thuốc bảo vệ thực
vật kiểm soát bệnh phổ rộng. Để nghiên cứu hiệu lực sinh học của vật liệu nano
silica/oligochitosan, luận án này chọn đối tượng nghiên cứu là bệnh đốm nâu trên cây
thanh long chưa có thuốc đặc trị và các bệnh thường xuyên xuất hiện, gây ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng và năng suất nông sản là bệnh đạo ôn và bạc lá trên cây lúa, bệnh
nấm hồng trên cây cao su.
Bệnh đốm nâu trên cây thanh long: Thanh long loại cây ăn trái có giá trị xuất
khẩu, được trồng tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận (khoảng 27.000 ha), Long An
(khoảng 7.000 ha), Tiền Giang (khoảng 4.000 ha) và rải rác ở một số tỉnh khác. Cây
thanh long thường bị nhiễm nhiều loại bệnh như bệnh thán thư, thối quả, thối cành và
đặc biệt là bệnh đốm nâu làm giảm năng suất, chất lượng quả. Bệnh đốm nâu trên cây
thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra và tồn tại quanh năm. Vào mùa
khô, bệnh đốm nâu gây hại chủ yếu ở các đoạn gốc cành, mùa mưa bệnh phát tán
mạnh lan sang các cành non mới ra, hoa và quả thanh long [118, 119]. Khi cây thanh
long mới chớm nhiễm bệnh, các đốm bệnh màu nâu xuất hiện trên cành với tỷ lệ bệnh
từ 1 - 5%. Trong mùa mưa, thông thường các vườn thanh long bị nhiễm bệnh nặng,
vết bệnh ăn sâu vào trong mạch gỗ và từ từ chuyển sang màu cam, nâu với tỷ lệ bệnh
từ 10 - 50% (Hình 1.10). Hiện nay, bệnh đốm nâu trên cây thanh long chưa có thuốc
đặc trị, biện pháp kiểm soát nấm bệnh được Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo là thường
xuyên cắt tỉa, tiêu hủy các nguồn bệnh, tạo điều kiện thoát nước tốt, bón phân cân

23
đối, sử dụng luân phiên các loại thuốc thuốc bảo vệ thực vật có khả năng kháng nấm.
Mặc dù bệnh đốm nâu trên cây thanh long mới xuất hiện trong vài năm gần
đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu khác nhau để
hạn chế sự phát triển của chúng. Tác giả Bùi Duy Du và cs công bố rằng oligochitosan
khối lượng phân tử 5.000 g.mol-1 ở nồng độ 150 mg.L-1 có khả năng kích thích sản
sinh enzyme chitinase trên cây thanh long kháng bệnh đốm nâu do nấm
Neoscytalidium dimidiatum với hiệu lực kiểm soát đạt 81% so với đối chứng [112].
Một nghiên cứu khác của Phan Thị Ngọc Uyên và cs, 2018 đã báo cáo hiệu lực kháng
nấm Neoscytalidium dimidiatum của vật liệu AgNPs/chitosan trên đĩa thạch đạt hiệu
quả ở nồng độ Ag 10 ppm và chitosan 2% [120].

Hình 1.10. Vết bệnh đốm nâu trên dây, quả thanh long.
Bệnh đạo ôn và bạc lá trên lúa: Diện tích trồng lúa của Việt Nam là 7,66 triệu
ha (2019), bệnh hại trên lúa chủ yếu là bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae và
bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây hại. Hai loại bệnh trên gây thiệt hại
cho tất cả các vụ lúa trong năm. Nấm gây bệnh đạo ôn có thể tấn công trên lá, thân,
cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa (Hình 1.11a). Bệnh bạc lá có vết bệnh ban đầu giống như
những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng, sau đó lan ra phủ toàn bộ
lá (Hình 1.11b). Hiện nay thuốc trị bệnh được sử dụng đối với đạo ôn trên lúa là Fuan
40EC (Nhật Bản), Kasai-S 92SC, Fujibem 77WP, đối với thuốc trị bệnh bạc lá trên
lúa là Agri-Life 100SL, Kaisin 50WP, Kasumin 2SL.
Vật liệu lai chứa AgNPs/CS/Tri có khả năng kháng nấm Pyricularia oryzae
được công bố bởi Phạm Đình Chương và cs (2018) tại nồng độ Ag 10 mg.L-1, CS:
4.000 mg.L-1; Trihexad 1.000 mg.L-1 có hiệu lực cao hơn so với vật liệu riêng lẻ [120].

24
Thuốc BVTV sử dụng hoạt chất nano Ag và chitosan tan trong nước để kiểm soát
nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn trên lúa cũng đã được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành được đăng ký bởi tác giả Bùi Duy Du – Viện
Khoa học Vật liệu ứng dụng (2009) với tên thương mại MIFUM 0.6SL (số Chứng
nhận đăng ký: 5744/CNĐK-BVTV năm 2017) [122].

a) b)

Hình 1.11. Vết bệnh đạo ôn lá lúa (a); Bệnh bạc lá trên lúa (b).
Bệnh nấm hồng trên cây cao su: Cây cao su là cây trồng chủ lực ở các tỉnh
miền Đông Nam bộ. Bệnh thường gặp ở cây cao su là bệnh héo đen đầu lá (bệnh thán
thư), phấn trắng, thối trái, vàng rụng lá, nấm hồng. Bệnh nấm hồng trên cây cao su
gây ra do nấm Corticium salmonicolor là bệnh nguy hại nhất. Nấm hồng xuất hiện
trên thân và cành của cây cao su (Hình 1.12) làm giảm lượng mủ 20-70% tùy mức độ
bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay, các thuốc BVTV tổng hợp hóa học được khuyến cáo
sử dụng gồm: AIPORA 350SC, SAIZOLE 5SC, VANICIDE 5SL.

a) b)

Hình 1.12. Vết bệnh nấm hồng trên cây cao su (a); Vết bệnh nấm hồng
gây hại nặng (b).
Một số nghiên cứu sử dụng hoạt chất nano sinh học an toàn, thân thiện với môi
trường cũng đã được nghiên cứu sử dụng kháng nấm Corticium salmonicolor: tác giả
Đặng Văn Phú và cs (2010) thử nghiệm nồng độ AgNPs 100 mg.L-1 có hiệu ứng
25
kháng nấm Corticium salmonicolor đạt hiệu quả 81,9% [123]. Tác giả Cao Văn Dư
và cs (2014) sử dụng CuNPs (dtb ~4 nm) ở nồng độ 7 mg.L-1 đã ức chế nấm hoàn toàn
nấm Corticium salmonicolor trên đĩa thạch trong nghiên cứu in vitro [124].
1.5. Kết luận phần tổng quan tài liệu.
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu về các phương pháp tổng hợp và hiệu ứng
sinh học kiểm soát nấm bệnh thực vật của nano silica, oligochitosan, vật liệu lai nano
silica/oligochitosan sử dụng nguyên liệu vỏ trấu, tro vỏ trấu và chitosan vỏ tôm, luận
án rút ra kết luận sau:
Có thể tổng hơp nano silica dạng bột bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu
để loại bỏ hoàn toàn các bon hữu cơ sau khi đã tách loại các hợp chất kim loại tương
tự như phương pháp nhiệt phân vỏ trấu. Cấu trúc mạng tinh thể, độ tinh khiết của
nano silica phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian nhiệt phân và tiền xử lý tro vỏ trấu bằng
HCl. Nano silica còn có thể thu được bằng quá trình sol-gel sử dụng phản ứng tạo kết
tủa SiO2 giữa dung dịch Na2SiO3 (chiết SiO2 trong tro vỏ trấu bằng NaOH) với axit
HCl trong dung dịch có hoặc không có chất ổn định. Phương pháp này thu được dung
dịch keo SiO2 với nồng độ thấp. Điều chế nano silica còn có thể sử dụng phương pháp
tổng hợp và nhiệt phân gel silica/polyme để thu sản phẩm có độ tinh khiết cao, điều
chỉnh kích thước hạt theo tỉ lệ khối lượng SiO2/polyme. Trong luận án này nghiên
cứu sử dụng chất tạo gel chitosan để tạo gel với SiO2 thay thế chất tạo gel độc hại
nhằm đáp ứng công nghệ xanh thu được nano silica có kích thước hạt nhỏ theo mong
muốn và có độ tinh khiết cao.
Oligochitosan được điều chế hiệu quả bằng phương pháp xử lý H2O2 ở nồng
độ thấp kết hợp với chiếu xạ dung dịch chitosan bởi tia  Co-60 hầu như không làm
thay đổi cấu trúc đơn phân tử glucosamin trong mạch chitosan và giảm được liều
chiếu xạ.
Vật liệu lai nano silica/oligochitosan có thể thực hiện bằng phương pháp phối
trộn giữa nano silica và oligochitosan hoặc thực hiện phản ứng sol-gel tạo ra nano
silica giữa Na2SiO3 với proton H+ trong dung dịch oligochitosan.
Vật liệu nano silica, oligochitosan và vật liệu lai nano silica/oligochitosan đều
có khả năng kiểm soát bệnh hại thực vật và kích thích tạo kháng thể kháng lại sự
xâm nhập vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt vật liệu nano silica/oligochitosan có hiệu
lực kháng một số loại vi sinh vật cao hơn so với vật liệu đơn. Những nghiên cứu về

26
khả năng kích kháng, khả năng kiểm soát nấm thực vật của các vật liệu nêu trên đối
với bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh đạo ôn và bạc lá trên cây lúa, bệnh nấm
hồng trên cây cao su trong luận án này là những nghiên cứu mới cần thiết thực hiện.

27
Chương 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Nguyên liệu và hóa chất


Tro vỏ trấu được lấy từ lò sấy lúa sử dụng chất đốt vỏ trấu tại xã Tân Bình,
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Mẫu thí nghiệm đại diện cho 5 lần lấy mẫu trong
tháng 03/2016, kết qủa phân tích thành phần hóa học của tro vỏ trấu được trình bày
trong bảng 3.1 (Ở mục 3.1).
Chitosan của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa -
Vũng Tàu, có độ đề acetyl (DDA%) ~ 91,4%; khối lượng phân tử trung bình ~ 44.500
g.mol-1 và số khối lượng phân tử trung bình khoảng 13.500 g.mol-1. Kết quả xác định
khối lượng phân tử được trình bày trong phần phụ lục 1.
Các hóa chất tinh khiết gồm: Axit clohyđrit (HCl 37%), natri hyđroxit (NaOH
98%), axit lactic (C3H6O3 85%), hyđrô peroxit (H2O2 30%), chitin chuẩn, N-acetyl-
glucosamine (GlcNAc) và 3,5 dinitrosalicylic axit (DNS) của Hãng sản xuất Sigma-
Aldrich, Đức. Cồn tuyệt đối (99,5%) của Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức
Giang, Việt Nam và nước cất 2 lần.
Môi trường nuôi cấy nấm thạch đường khoai tây (Potato Dextrose Agar - PDA)
và dịch đường khoai tây (Potato Dextrose Broth - PDB) của Hãng sản xuất Himedia,
Ấn Độ. Giống nấm Corticium salmonicolor và Neoscytalidium dimidiatum được cung
cấp bởi bộ môn Bảo vệ thực vật – trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và nấm
Pyricularia oryzae được cung cấp bởi bộ môn Bảo vệ thực vật của Viện Lúa Đồng
bằng song Cửu Long.
2.2. Thực nghiệm
2.2.1. Điều chế nano silica từ tro vỏ trấu.
2.2.1.1. Tách các nguyên tố kim loại có trong tro vỏ trấu
Mục tiêu tách và loại bỏ hợp chất của các kim loại như Na, K, Al, Mg, Ca, Fe
trong tro vỏ trấu để làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm và tránh tạo thành các muối
silicate kim loại [Mn(SiO3)m] nóng chảy kết dính với nhau khi nhiệt phân. Quy trình
loại tách các hợp chất kim loại có trong tro vỏ trấu bằng HCl như sau: Cân 50 g tro
vỏ trấu cho vào cốc 500 mL, thêm 300 mL dung dịch HCl 1N, gia nhiệt trên máy
khuấy tới nhiệt độ 80oC trong thời gian 2 giờ. Tiếp theo để yên hỗn hợp ở nhiệt độ
phòng trong thời gian 24 giờ. Rửa thu tro vỏ trấu trên giấy lọc băng xanh bằng nước

28
cất (khoảng 3 lần) đến pH ~7. Sấy khô tro vỏ trấu trong tủ sấy ở 110 oC đến khối
lượng không đổi.
2.2.1.2. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu dựa
trên nguyên lý nhiệt phân vỏ trấu ở nhiệt độ ≥ 700 oC để đốt cháy triệt để hữu cơ và
cacbon trình bày theo hình 2.1 như sau: Tro vỏ trấu sau khi đã tách kim loại trong
mục 2.2.1 được nhiệt phân trong lò nung ở các nhiệt độ nghiên cứu là: 700 oC; 750
C và 800 oC trong thời gian 2 giờ thu được nano silica. Mẫu nano silica được phân
o

tích phổ EDX, ảnh TEM, phổ FT-IR và giản đồ XRD.

Tro vỏ trấu đã xử lý HCl

Nhiệt phân

700 oC, 2 giờ 750 oC, 2 giờ 800 oC, 2 giờ

Nano SiO2 Nano SiO2 Nano SiO2

Hình 2.1. Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
2.2.1.3. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân gel SiO2/chitosan.
Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp tạo và nhiệt phân gel
SiO2/chitosan được trình bày theo hình 2.2 bao gồm các bước tiến hành:

Tro vỏ trấu đã tách kim loại Chitosan (KLPT ~44.500 g.mol-1)

Dung dịch NaOH Dung dịch axit lactic 2% HCl 37%

Dung dịch Na2SiO3 Dung dịch chitosan 2%

Nhỏ từ từ

Tạo gel SiO2/CS NaOH 1M

Nhiệt phân gel ở Điều chỉnh pH ~6


700 oC, 2 giờ

Nano silica

Hình 2.2. Quy trình điều chế nano silica bằng cách nhiệt phân gel SiO2/CS.

29
Tổng hợp gel SiO2/chitosan: Hòa tan 60 g tro vỏ trấu (hàm lượng SiO2 ~85%)
trong 400 mL dung dịch NaOH 1N, khuấy ở nhiệt độ 80 oC trong 2 giờ, để nguội, lọc
bỏ cặn trên giấy lọc băng xanh thu dung dịch Na2SiO3. Định lượng hàm lượng SiO2
trong dung dịch thu được bằng phương pháp kết tủa SiO2 với HCl. Kết quả hàm lượng
SiO2 trong dung dịch Na2SiO3 ~12% (w/v). Sử dụng dung dịch trên để pha 4 loại
dung dịch Na2SiO3 có hàm lượng SiO2 (w/v) lần lượt là 2%; 4%; 8% và 12%. Mỗi
loại dung dịch Na2SiO3 có thể tích 50 mL. Pha dung dịch chitosan 2% (w/v) + HCl
1 N: Cân 4,4 g chitosan (độ ẩm của chitosan là 10%) cho vào 170 mL dung dịch axit
lactic 2%, khuấy 15 phút và ngâm trong 2 giờ. Tiếp tục khuấy 2 giờ ở nhiệt độ 50oC,
lọc bỏ cặn thu dung dịch qua lưới thép không rỉ (kích thước lỗ 200 mesh). Thêm 19,72
g HCl 37% vào dung dịch chitosan để đạt nồng độ HCl 1N và thêm nước cất định
mức đủ 200 mL, chia thành 4 phần chứa trong cốc thủy tinh, mỗi cốc 50 mL dung
dịch. Tạo gel SiO2/chitosan: Vừa nhỏ từ từ vừa khuấy 04 loại dung dịch Na2SiO3,
mỗi loại 50 mL đã chuẩn bị ở trên lần lượt vào 4 cốc chứa 50 mL dung dịch chitosan
2%. Khuấy hỗn hợp trong 10 phút. Dùng NaOH 1N nhỏ giọt điều chỉnh pH hỗn hợp
về ~6, thu được gel SiO2/chitosan có tỉ lệ khối lượng SiO2/chitosan lần lượt là 1/1;
2/1; 4/1 và 6/1. Cắt nhỏ gel SiO2/chitosan có kích thước khoảng 5  5 mm và rửa
sạch, loại bỏ các ion Na+, Cl-, C3H5O3-,… bằng hỗn hợp cồn 98/nước (50/50). Sấy
khô gel SiO2/chitosan.
Nhiệt phân gel SiO2/chitosan: Nung gel SiO2/chitosan trong 2 giờ ở nhiệt độ
700 oC bằng lò nung Nabertherm (Đức) thu được nano silica ở dạng bột. Mẫu nano
silica được phân tích phổ EDX, ảnh TEM, phổ FT-IR và phổ XRD.
2.2.2. Điều chế oligochitosan khối lượng phân tử từ 3.000 – 7.000 g.mol-1.
Oligochitosan có khối lượng phân tử khác nhau (KLPT1 ~3.000 g.mol-1;
KLPT2 ~5.000 g.mol-1; KLPT3 ~7.000 g.mol-1) được điều chế bằng phương pháp sử
dụng tác nhân oxy hóa H2O2 kết hợp chiếu xạ tia  Co-60 theo 03 bậc (03 lần bổ sung
H2O2 đạt 0,5%) cắt đứt liên kết β-1,4 glucozit giữa các đơn phân tử D-glucosamin
trong mạch chitosan như sau:
Hòa tan 4,4 g chitosan (chitosan 10% độ ẩm) trong 80 mL dung dịch axit lactic
2%, thêm 3,33 mL dung dịch H2O2 30% để ngâm trong 24 giờ, thêm 1,67 mL dung
dịch H2O2 30% và nước cất để thu được 100 mL dung dịch chứa 4% chitosan. Dung
dịch trên được chiếu xạ với liều chiếu xạ từ 7 - 49 kGy ở áp suất và nhiệt độ thường

30
trên nguồn chiếu xạ công nghiệp gamma SVST Co-60/B irradiator với nguồn xạ tia
 Co-60 với suất liều là 1,12 kGy/giờ tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công
nghệ Bức xạ TP.HCM.
Sau mỗi lần chiếu xạ với liều chiếu xạ 7 kGy đều bổ sung 1,67 mL dung dịch
H2O2 30% vào dung dịch chitosan để chiếu xạ tiếp cho đến liều chiếu xạ 21 kGy (03
lần bổ sung H2O2 đạt nồng độ 0,5%). Sau liều chiếu xạ 21 kGy thì không bổ sung
H2O2. Sau mỗi liều chiếu xạ 7 kGy, mẫu bột oligochitosan thu được từ kết tủa dung
dịch oligochitosan bằng cách thêm cồn tuyệt đối 99,5% tỷ lệ thể tích cồn/dung dịch
oligochitosan ~ 4/1 và sấy khô ở 60 oC. Mẫu oligochitosan được xác định khối lượng
phân tử bằng phương pháp sắc lý lọc gel (GPC), đo phổ hồng ngoại biến đổi Fourier
(FT-IR) và giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD). Mẫu được bảo quản để làm thí nghiệm tiếp
theo.

Chitosan (KLPT ~44.500 g.mol-1)

H2 O2

Hỗn hợp CS 4%/ H2O2 1%

Axit lactic
Chiếu xạ theo 03 bậc
Dung dịch CS 4% (03 lần chiếu xạ 7 kGy
bổ sung H2O2)
Bổ sung H2O2 sau
mỗi đợt chiếu xạ

Chiếu xạ dung dịch CS 4%/ H2O2 0,5%

Kết tủa bằng Cồn

OC có khối lượng phân tử khác nhau

Hình 2.3. Quy trình điều chế oligochitosan có khối lượng phân tử khác nhau.
2.2.3. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan.
2.2.3.1. Điều chế vật liệu nano silica/oligochitosan bằng phương pháp phối trộn.
Quy trình điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp
phối trộn nano silica và oligochitosan theo quy trình ở hình 2.4 như sau:

31
OC KLPT khác nhau Nano SiO2 (dtb ~ 45 nm)
Tẩm ướt trong hỗn hợp
DD axit lactic 1% C2H5OH/H2O ~ 1/1

Dung dịch OC 2% Nano SiO2 đã tẩm ướt

Khuấy 30 phút, chỉnh


pH ~6

Vật liệu lai nano silica/oligochitosan

Hình 2.4. Quy trình điều chế vật liệu nano SiO2/OC bằng phương pháp phối trộn.
a) Nghiên cứu ảnh hưởng khối lượng phân tử OC đến kích thước hạt nano silica.
Pha dung dịch oligochitosan 2% (w/v): Cân 2 g OC có khối lượng phân tử
khác nhau (KLPT1 ~3.000 g.mol-1; KLPT2 ~5.000 g.mol-1; KLPT3 ~7.000 g.mol-1)
thu được ở mục 2.2.3 hòa tan 100 mL dung dịch axit lactic 1% (w/v) thu được dung
dịch OC có pH ~4. Điều chỉnh đến pH dung dịch đến 5,5 – 6,0 bằng dung dịch NaOH
1N. Tẩm ướt 1,5 g nano silica bằng 5 mL hỗn hợp C2H5OH/H2O (v/v) ~ 1/1, để trương
trong 15 phút. Cho nano silica đã tẩm ướt vào dung dịch OC đã chuẩn bị ở trên, thêm
nước đủ 100 mL, khuấy liên tục trong 10 giờ (tốc độ khuấy 400 v/p), thu được vật
liệu nano silica/oligochitosan. Vật liệu nano silica/oligochitosan được đo phổ FT-IR,
giản đồ XRD và chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
b) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nano silica đến kích thước hạt.
Tẩm ướt lần lượt 1,0 g; 1,5 g và 2,0 g nano silica bằng 5 mL hỗn hợp
C2H5OH/H2O (v/v) ~ 1/1, để trương trong 15 phút. Cho nano silica đã tẩm ướt vào
90 mL dung dịch oligochitosan (OC3000) đã chuẩn bị ở trên, thêm nước đủ 100 mL,
khuấy liên tục trong 10 giờ (tốc độ khuấy 400 v/p), thu được vật liệu nano
silica/oligochitosan với các hàm lượng SiO2 lần lượt là 1,0%; 1,5% và 2,0% (w/v).
Vật liệu nano silica/oligochitosan được đo phổ FT-IR, UV-vis, giản đồ XRD và chụp
ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để theo dõi sự tăng kích thước hạt theo
thời gian và xác định độ bền bằng cách đo thế điện kép zeta.
2.2.3.2. Điều chế vật liệu nano silica/oligochitosan bằng phương pháp kết tủa nano
SiO2 trong dung dịch oligochitosan.
Quy trình điều chế vật liệu nano silica/oligochitosan bằng phương pháp kết tủa

32
nano SiO2 trong dung dịch oligochitosan tương tự như quy trình tạo gel nano
SiO2/chitosan được trình bày theo hình 2.5 như sau:

SiO2 tro vỏ trấu OC (KLPT ~3.000 g.mol-1)

Dung dịch NaOH 1N Dung dịch axit lactic 2%

Dung dịch Na2SiO3: SiO2 2%; 3% và 4% Dung dịch OC 4%

Nhỏ từ từ

Hình thành gel nSiO2/OC

Điều chỉnh về pH~ 6,5

Vật liệu lai nano silica/oligochitosan

Hình 2.5. Quy trình điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương
pháp kết tủa nano SiO2 trong dung dịch oligochitosan.
Vật liệu nano silica/oligochitosan chứa nano SiO2 1,0%; 1,5% và 2% được
phân tán trong dung dịch 2% oligochitosan 3.000 g.mol-1 được điều chế như sau:
Pha 03 loại dung dịch Na2SiO3, mỗi loại 30 mL có hàm lượng SiO2 lần lượt là
2%; 3% và 4% từ dung dịch Na2SiO3 12% chiết từ tro vỏ trấu (mục 2.2.1). Đồng thời
pha 03 mẫu, mỗi mẫu 50 mL dung dịch 4% oligochitosan 3.000 g.mol-1 trong dung
môi axit lactic 2%. Thêm vào mỗi mẫu 4,93 g HCl 37% để đạt nồng độ HCl 1N dùng
phản ứng với Na2SiO3 hình thành nano silica trong dung dịch oligochitosan
Vừa nhỏ từ từ vừa khuấy lần lượt 03 loại dung dịch Na2SiO3 đã chuẩn bị ở trên
vào 03 cốc chứa 50 mL 4% oligochitosan 3.000 g.mol-1. Dùng NaOH 1N nhỏ giọt
điều chỉnh dung dịch đến pH ~6,5, thu được các dung dịch keo nano
silica/oligochitosan có nồng độ OC3000 2% và hàm lượng nano silica lần lượt là
1,0%, 1,5 và 2,0%. Vật liệu nano silica/oligochitosan được đo phổ FT-IR, UV-vis,
giản đồ XRD và chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để theo dõi sự tăng
kích thước hạt theo thời gian và xác định độ bền bằng cách đo thế điện kép zeta.
2.2.4. Xác định độc tính của vật liệu lai nano silica/oligohitosan.
2.2.4.1. Xác định độc tính cấp (LD50).
Độc tính cấp của vật liệu nano silica/oligohitosan xác định theo phương pháp
Litchfield-Wilcoxon của WHO và Behrens-Karber [125, 126] tiến hành như sau:

33
Độc tính cấp (LD) của vật liệu nano silica/oligohitosan thử nghiệm trên chuột
nhắt, cho uống qua đường miệng. Trước khi cho uống thuốc thử, chuột bị bỏ đói trong
18 giờ. Chuột thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 3 lô: mỗi lô 6 con gồm 3 con
đực và 3 con cái. Lô chuột đối chứng uống nước cất, các lô thử uống vật liệu nano
silica/oligochitosan (SiO2 1,5%/OC3000 2%) với các mức liều lượng gồm 300 mg.kg-
1
, 3.000 mg.kg-1 thể trọng. Mỗi con chuột uống thuốc thử 3 lần trong thời gian 24 giờ,
mỗi lần uống cách nhau ít nhất 3 giờ. Nước cất và thuốc thử được đưa thẳng vào dạ
dày chuột bằng kim cong đầu tù với cùng thể tích 0,2 mL dung dịch/10 g thể trọng
chuột/lần.
Theo dõi tình trạng sức khỏe chung và số lượng chuột chết ở mỗi lô thí nghiệm
trong sau thời gian 24 giờ. Tiếp tục theo dõi tình trạng chung của chuột đến hết ngày
thứ 15 sau khi uống thuốc thử lần đầu. Xác định liều cao nhất chuột không chết và
liều thấp nhất gây chết 100% số chuột.
2.2.4.2. Xác định độc tính kích ứng da (nhạy cảm da) trên chuột.
Độc tính kích ứng da (nhạy cảm da) trên chuột của vật liệu nano
silica/oligochitosan (SiO2 1,5%/OC3000 2%) bằng được xác định bằng thử nghiệm
Buehler. Quy trình tiến hành như sau:
Trước thời gian 24 giờ tiến hành thử nghiệm, cạo sạch lông ở vùng lưng của
chuột nhắt. Thuốc thử sử dụng vật liệu nano silica/oligochitosan nguyên trạng. Mẫu
thử được bôi lên vùng da đã cạo lông và theo dõi phản ứng của vật liệu với da chuột.
Thử nghiệm được thực hiện trên 3 nhóm chuột.
Nhóm thử vật liệu: Gồm 20 con chuột nhắt trắng (10 đực và 10 cái). Chất tiếp
xúc vùng da nhạy cảm là mẫu vật liệu nano silica/oligochitosan (dùng nguyên mẫu).
Nhóm đối chứng âm: Gồm 06 con (03 đực và 03 cái). Chất tiếp xúc vùng da
nhạy cảm là nước cất.
Nhóm đối chứng dương: Gồm 06 con (03 đực và 03 cái). Chất tiếp xúc vùng
da nhạy cảm là 2,4-dinitrochlorobenzene, với nồng độ là 8 mg.mL-1.
2.2.5. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long
của vật liệu nano silica, oligochitosan và nano silica/oligochitosan.
2.2.5.1. Chuẩn bị dịch bào tử nấm Neoscytalidium dimidiatum.
Môi trường thạch PDA (Potato dextrose agar) và môi trường lỏng PDB (Potato
dextrose both) được hấp tiệt trùng bằng thiết bị autoclave ở áp suất hơi nước 1,1

34
kg.cm-2 và nhiêt độ 121oC trong 30 phút trước khi sử dụng. Quy trình chuẩn bị dịch
bào tử nấm Neoscytalidium dimidiatum bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Giống nấm Neoscytalidium dimidiatum được nhân giống cấp 1 trên
môi trường PDA ở nhiệt độ phòng (28 ± 2oC) trong 5 ngày.
Bước 2: Cấy chuyền nấm Neoscytalidium dimidiatum vào 200 mL dung dịch
môi trường PDB chứa trong bình tam giác 500 mL. Bình chứa nấm được nuôi trên
máy lắc liên tục (tốc độ khuấy 120 vòng.phút-1) ở nhiệt độ phòng (28 ± 2oC) trong
thời gian 4 ngày thu được dịch huyền phù nấm Neoscytalidium dimidiatum có mật độ
1 x 104 Cfu.mL-1. Dịch huyền phù nấm sử dụng để nghiên cứu in vivo hiệu ứng kiểm
soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long của các vật liệu nano silica, oligochitosan và
nano silica/oligochitosan theo phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo.
2.2.5.2. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long.
Thí nghiệm nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long theo
phương pháp tác giả Zahid (2014) [127]; Ali (2014) [128], Thanh (2016) [118] và
theo TCCS 162:2014/BVTV [129]. Các điều kiện thí nghiệm như sau: Giống thanh
long ruột trắng 5 năm tuổi. Phân bón sử dụng trong thí nghiệm dựa trên nhu cầu dinh
dưỡng của cây thanh long là 250 gr N + 165 gr P2O5 + 250 gr K2O/trụ/vụ, bón làm 3
đợt là sau thu hoạch, trước khi ra hoa và sau khi đậu quả.
Kích thước của mỗi ô thử nghiệm là 9 trụ (81 m2), giữa các ô thí nghiệm được
ngăn cách bằng một hàng trụ thanh long xung quanh để khi xử lý vật liệu và lây nhiễm
nấm bệnh Neoscytalidium dimidiatum từ không bay từ ô này sang ô khác. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm bao gồm các vật liệu xử lý: oligochitosan có khối lượng phân tử
~3.000 g.mol-1 (OC3000); ~5.000 g.mol-1 (OC5000); ~7.000 g.mol-1 (OC7000); nano
silica và nano SiO2/OC3000 với nồng độ phun 150 mg.L-1; thí nghiệm đối chứng âm
phun nước lã và không lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum; thí nghiệm đối
chứng dương phun nước lã và không lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum.
Phương pháp xử lý vật liệu và lây nhiễm nhân tạo nấm Neoscytalidium
dimidiatum gồm các bước như sau:
Bước 1: Các trụ thanh long được xử lý các vật liệu ướt đều với thể tích phun từ
2 - 2,5 lít/trụ.
Bước 2: Sau 24 giờ phun vật liệu thí nghiệm, lây nhiễm bệnh bằng cách phun

35
dịch bào tử nấm Neoscytalidium dimidiatum có mật độ 1  102 Cfu.mL-1 ướt đều trụ
thanh long với thể tích 1,5 lít/trụ.
Thu mẫu thí nghiệm: Dây thanh được cắt tại 3 vị trí khác nhau trên cùng một
cây, mỗi đoạn 20 cm, mẫu được bảo quản lạnh từ 0 – 5oC. Mẫu dây thanh long được
xử lý bằng nitơ lỏng trước khi nghiền. Nghiền 50 g mẫu với 50 mL dung dịch đệm
phốtphat (pH 7,5), ly tâm và thu dịch để xác định hoạt tính enzyme chitinase.
Xác định hoạt độ enzyme chitinase, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu tại thời
điểm trước lây nhiễm và thời gian 24 giờ, 72 giờ, 120 giờ, 168 giờ sau lây nhiễm bào
tử nấm Neoscytalidium dimidiatum trên dây thanh long.
Phương pháp xác định hoạt độ enzyme chitinase trong cây thanh long.
Hoạt độ enzyme chitinase trên cây thanh long được xác định theo phương pháp
được mô tả bởi các tác giả Miller (1959) [130] và tác giả Tonon và cs (1998) [131].
Nguyên tắc: Phương pháp dựa trên cơ sở thủy phân chitin bởi chitinase thành
N-acetylglucosamin (GlcNAc) theo cơ chế trình bày trong Hình 2.6.

Hình 2.6. Phản ứng thủy phân chitin bằng enzyme chitinnase.
GlcNAc là một loại đường khử. Đường khử trong môi trường kiềm nóng sẽ
khử thuốc thử DNS (axit 3,5-dinitrosalicylic) màu vàng thành axit 3-amino-5-
nitrosalicylic màu đỏ da cam (Hình 2.7). Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỷ lệ
thuận với mật độ quang (OD - Optical density) tại bước sóng 540 nm và hàm lượng
đường khử trong mẫu.

Đường khử trong môi


trường kiềm nóng

Axit 3,5-dinitrosalicylic Axit 3-amino-5-nitrosalicylic


(màu vàng) (màu da cam)
Hình 2.7. Phản ứng của đường khử với thuốc thử DNS.
Dựa vào đồ thị chuẩn với nồng độ của N-acetylglucosamin tinh khiết và OD
ở 540 nm tính được hàm lượng đường khử của mẫu nghiên cứu, qua đó biết được

36
hoạt tính chitinase của enzyme.
Tiến hành: Hàm lượng chitinase xác định bằng cách đo lượng N-acetyl-
glucosamine được giải phóng từ phản ứng thủy phân chitin. Keo chitin (10 mg.mL-1
hòa trong dung dịch đệm phốtphat, pH 7,5) được sử dụng làm cơ chất phản ứng với
enzyme. Hỗn hợp phản ứng enzyme gồm 2 mg.mL-1 huyền phù chitin ở pH 7,5 và 2
mL dịch chiết enzyme được ủ thời gian 3 giờ trong bể ổn nhiệt 45oC. Dừng phản ứng
bằng cách đun sôi cách thủy hỗn hợp trong 5 phút, làm nguội đến nhiệt độ phòng và
bổ sung 2 mL dung dịch NaOH 2M. Hỗn hợp dung dịch phản ứng (6 mL) được chia
ra làm 02 ống nghiệm. Tiếp theo, mỗi ống được thêm 1 mL DNS, đun sôi cách thủy
trong 5 phút và làm nguội xuống nhiệt độ phòng (~30oC). Dung dịch trong ống
nghiệm đưa vào cuvet để đo cường độ hấp thụ tại bước sóng 540 nm trên máy UV-
vis. Cường độ hấp thụ trung bình của dung dịch trong 2 ống nghiệm nêu trên được
xác định trên thiết bị UV- Vis Model V630; hãng Jasco - Nhật Bản tại Trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP.HCM và so sánh với đường chuẩn
để xác định hàm lượng đường khử giải phóng ra.
Dung dịch Glc-NAc trong đệm phosphate với nồng độ từ 0,1 đến 1,0 μmol.mL-
1
được sử dụng để thiết lập đường chuẩn (y = 1,3587x - 0,1538; R2 = 0,9949) để biểu
diễn sự phụ thuộc cường độ hấp thụ vào lượng đường khử. Hoạt độ chitinase (CA)
của các mẫu cây thanh long được tính theo công thức:
CA = (X.k.V).(v.t)-1
Trong đó: CA là hoạt tính enzyme chitinase (U/g); X là lượng đường khử được
giải phóng trong quá trình thủy phân chitin (g.g-1); k là hệ số pha loãng; V là
tổng thể tích của dịch phản ứng (mL); v là thể tích của dịch chiết enzyme sử
dụng (mL); t là thời gian phản ứng (phút).
Phương pháp xác định tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long [118, 127, 129].
Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 trụ thanh long để điều tra cố định trong suốt
thời gian thực hiện. Trên mỗi trụ theo dõi 16 dây cố định, đại diện cho 4 hướng, mỗi
dây theo dõi một đoạn dài 50 cm (được tính từ đỉnh cành trở vào). Quan sát và phân
cấp mức độ bệnh ở cả 3 mặt của đoạn dây thanh long tại thời điểm 24 giờ, 72 giờ,
120 giờ và 168 giờ sau khi phun dịch lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum.
Đánh giá tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu trên trụ thanh long như sau:
Tỷ lệ bệnh (%) = (Số đoạn dây thanh long bị bệnh/Tổng số đoạn dây thanh

37
long điều tra) x 100
Chỉ số bệnh được tính theo công thức Townano Send- Heuberger:
9n 9  7 n 7  5n 5  3n 3  n 1
Chỉ số bệnh (%) = x 100
9N
Trong đó: N: Tổng số đoạn dây điều tra
Cấp bệnh Triệu chứng
n1 1% diện tích đoạn dây thanh long bị bệnh
n3 < 10% diện tích đoạn dây thanh long bị bệnh
n5 < 25% diện tích đoạn dây thanh long bị bệnh
n7 < 50% diện tích đoạn dây thanh long bị bệnh
n9 ≥ 50% diện tích đoạn dây thanh long bị bệnh
Hiệu lực sinh học của vật liệu (%): được tính theo công thức Henderson-
Tilton:
Hiệu lực (H), % = [1-(Ta x Cb)/(Tb x Ca)] x 100
Trong đó: Ta: Chỉ số bệnh ở công thức xử lý vật liệu sau lây nhiễm.
Tb: Chỉ số bệnh ở công thức xử lý thuốc trước lây nhiễm.
Ca: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau lây nhiễm.
Cb: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước lây nhiễm.
2.2.6. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bạc lá lúa của vật
liệu lai nano silica/oligochitosan.
2.2.6.1. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của vật liệu lai nano
silica/oligochitosan.
Thí nghiệm in vivo thực hiện trong nhà lưới đánh giá khả năng kiểm soát bệnh
đạo ôn lá lúa của nano SiO2/OC3000 thực hiện theo Quy phạm 10TCN 157-1992
[132] trong nhà lưới với các điều kiện thí nghiệm như sau: Giống lúa thí nghiệm là
OM5451, phân bón sử dụng trong thí nghiệm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
là: (100 - 120 kg) N/ha, (100 - 120 kg) P2O5/ha và (30 - 60 kg) K2O/ha, mật độ gieo
10 cây/chậu, mỗi công thức thí nghiệm bố trí 5 chậu, thí nghiệm được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, lặp lại 03 lần.
Tiến hành: Cây lúa được gieo trong chậu nhựa đường kính 30 cm với mật độ
10 cây/chậu. Cung cấp nước thường xuyên với mực nước trên chậu khoảng 3 cm. Khi
cây lúa được 20 ngày tuổi phun xử lý vật liệu nano silica/oligochitosan với nồng độ
hoạt chất nano silica/oligochitosan lần lượt là 75; 100 và 125 mg.L-1. Công thức đối
38
chứng âm, phun nước lã thay thế cho vật liệu thí nghiệm. Công thức đối chứng dương
xử lý bằng thuốc BVTV Trizole 75WP (0.75% Tricyclazole). Lượng dung dịch phun
ướt đều ô thí nghiệm khoảng 01 lít dung dịch thuốc thử. Thí nghiệm được phun 02
lần, cách nhau 03 ngày. Sau khi phun lần 02 một ngày, tiến hành lây nhiễm bệnh đạo
ôn bằng dịch huyền phù nấm Pyricularia oryzae với mật độ bào tử 105 Cfu.mL-1 khi
cây lúa được 24 ngày tuổi.
Phương pháp điều tra: Cố định 15 chồi trên mỗi chậu, quan sát 3 lá trên cùng
về mức độ nhiễm bệnh. Hiệu lực kiểm soát bệnh được xác định qua tỉ lệ bệnh và chỉ
số bệnh tại thời điểm sau khi lây nhiệm bệnh 7 ngày và 14 ngày so với thời điểm
trước khi lây nhiễm bệnh được tính toán theo công thức sau:
+ Tỷ lệ bệnh (%) = Số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra  100
+ Chỉ số bệnh (%) = (9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1)  100/9N
Trong đó:
N: Tổng số lá điều tra.
n1: Số lá bị bệnh ở cấp 1 có diện tích bệnh < 1%
n3: Số lá bị bệnh ở cấp 3 có diện tích bệnh 1 - 5%
n5: Số lá bị bệnh ở cấp 5 có diện tích bệnh > 5 - 25%
n7: Số lá bị bệnh ở cấp 7 có diện tích bệnh > 25 - 50%
n9: Số lá bị bệnh ở cấp 9 có diện tích bệnh > 50%
Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá của vật liệu lai nano SiO2/OC
so với đối chứng được tính theo công thức của Henderson & Tilton’s (1955) [133]
như sau:
𝑇𝑎
H (%) = (1 − ) 100
𝐶𝑎

Trong đó: Ta: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm tại thời
điểm theo dõi; Ca: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng tại thời điểm
theo dõi.
2.2.6.2. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu lai nano
silica/oligochitosan.
Thí nghiệm nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá lúa của nano
SiO2/OC3000 thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-14-2010/BNNPTN [134] ngoài
đồng ruộng với các điều kiện thí nghiệm gồm: Giống lúa thí nghiệm OM5451, phân

39
bón sử dụng trong thí nghiệm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là: (100 - 120 kg)
N/ha, (100 - 120 kg) P2O5/ha và (30 - 60 kg) K2O/ha.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 03 lần lặp lại. Kích thước
của mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, giữa các ô thí nghiệm có hàng lúa xung quanh 2 m để
cách ly. Các thí nghiệm được xử lý phun vật liệu nano silica/oligochitosan có nồng
độ hoạt chất lần lượt là 75; 100 và 125 mg.L-1. Lượng dung dịch phun ướt đều ô thí
nghiệm 2,5 lít. Công thức đối chứng âm, phun nước lã thay thế cho vật liệu thí
nghiệm. Công thức đối chứng dương xử lý thuốc BVTV Visen 20SC (0,002%
Saisentong) theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phun xử lý bệnh khi bệnh chớm xuất hiện (tỉ lệ bệnh khoảng 5%), phun hai
lần, cách nhau 5 ngày. Hiệu lực kiểm soát bệnh được xác định qua tỉ lệ bệnh và chỉ
số bệnh tại thời điểm sau khi phun lần hai 7 ngày và 14 ngày so với trước khi phun.
Phương pháp điều tra: Mỗi ô thí nghiệm chọn 50 khóm ngẫu nhiên trên 2 đu-
ờng chéo ô, cách mép  0,5 m, tại mỗi khóm quan sát chọn 1 dảnh cao nhất để xác
định diện tích bị bệnh của 3 lá trên cùng. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc lá được xác
định như sau:
+ Tỷ lệ bệnh (%) = Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra  100
+ Chỉ số bệnh (%) = (9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1)  100/9N
Trong đó:
N: Tổng số lá điều tra
n1: Số lá bị bệnh cấp 1: < 5% diện tích lá bị bệnh
n3: Số lá bị bệnh cấp 3: 5 - < 10% diện tích lá bị bệnh
n5: Số lá bị bệnh cấp 5: 10 - < 25% diện tích lá bị bệnh
n7: Số lá bị bệnh cấp 7: 25 - < 50% diện tích lá bị bệnh
n9: Số lá bị bệnh cấp 9:  50 % diện tích lá bị bệnh
Hiệu quả kiểm soát bệnh bệnh bạc lá của vật liệu lai nano SiO2/OC so với đối
chứng được tính theo công thức của Henderson & Tilton’s (1955) [133] như sau:
𝑇𝑎𝐶𝑏
H (%) = (1 − ) 100
𝑇𝑏𝐶𝑎

Trong đó: Ta: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm tại thời
điểm theo dõi; Tb: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm ban
đầu; Ca: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng tại thời điểm theo
dõi; Cb: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng ban đầu.
40
2.2.7. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của vật liệu
lai nano silica/oligochitosan.
2.2.7.1. Nghiên cứu hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor.
Khả năng kháng nấm Corticium salmonicolor gây bệnh nấm hồng trên cây cao
su của nano silica/oligochitosan được xác định bằng phương pháp khuếch tán vật liệu
nghiên cứu vào môi trường thạch nuôi cấy.
Tiến hành: Cân 39 g môi trường PDA hòa tan hoàn toàn vào 1 lít nước cất,
hấp tiệt trùng dung dịch trên bằng thiết bị autoclave ở áp suất hơi nước 1,1 kg.cm-2,
nhiêt độ 121oC trong thời gian 30 phút. Để nguội môi trường trong không khí (khoảng
45oC), khuếch tán nano SiO2/OC3000 vào môi trường có nồng độ khác nhau là 0
(mẫu đối chứng), 50, 75, 100, 125 và 150 mg.L-1.
Với mỗi nồng độ khảo sát, đổ dung dịch môi trường vào 03 đĩa petri ( = 90
mm), để nguội và cấy nấm Corticium salmonicolor từ giống gốc tại tâm của đĩa petri,
lặp lại thí nghiệm 03 lần.
Hiệu lực kháng nấm Corticium salmonicolor được đánh giá bằng cách xác
định đường kính phát triển của tản nấm và tính toán theo công thức sau:
H (%) = 100-(d/d0)100%
Trong đó: d0: Đường kính phát triển của tản nấm Corticium salmonicolor ở mẫu đối
chứng
d: Đường kính phát triển của tản nấm Corticium salmonicolor ở các mẫu
tương ứng với các nồng độ khảo sát.
2.2.7.2. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su.
Thí nghiệm nghiên cứu hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh nấm hồng trên cây cao
su của vật liệu OC3000; nano SiO2; nano SiO2/OC3000 được tiến hành theo Quy
phạm khảo nghiệm 10TCN 622-2005 ngoài đồng ruộng [135]. Các điều kiện thí
nghiệm như sau: Giống cao su thí nghiệm là RRIV 4 (LH 82/182), 7 năm tuổi. Mỗi
ô thí nghiệm có diện tích 20  40 m (60 cây). Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nghiên,
lặp lại ba lần. Ô thí nghiệm được lây nhiễm bệnh bằng dung dịch nấm Corticium
salmonicolor có mật độ 1  102 Cfu.mL-1. Khi ô thí nghiệm có tỉ lệ bệnh khoảng 5%
thì tiến hành phun các loại dung dịch vật liệu oligochitosan 3.000 g.mol-1; nano silica;
nano SiO2/OC3000 nồng độ 150 mg.L-1 trực tiếp lên vết bệnh 2 lần, cách nhau 3
ngày. Ô đối chứng được phun thay thế bằng nước lã với cùng thể tích phun. Đối

41
chứng dương sử dụng thuốc BVTV Saizole 5SC theo liều lượng hướng dẫn của nhà
sản xuất. Đếm tổng số cành bị bệnh (kể cả thân chính, nếu có bệnh được tính là một
cành chính) và tổng số cành quan sát (bao gồm số cành cấp một, số cành cấp hai và
một thân chính).
Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh được được xác định theo công thức sau:
+ Tỉ lệ bệnh (%) = (Số cành bị bệnh/Tổng số cành quan sát)  100
+ Chỉ số bệnh (%) = (4n4 + 3n3 + 2n2 + n1)  100/5N
Trong đó:
N: Tổng số cành quan sát
n1: Số cành bị bệnh cấp 1: Thân xuất hiện triệu chứng bệnh, nấm màu trắng, chảy
ít mủ, giọt ngắn; Cành nấm chuyển màu hồng, mủ chảy dài.
n2: Số cành bị bệnh cấp 2: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng vết bệnh dài 20
- 40 cm, mủ chảy dài.
n3: Số cành bị bệnh cấp 3: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng đậm vết bệnh
dài 40 - 60 cm, vỏ nứt, mủ chảy nhiều, lá héo.
n4: Số cây bị bệnh cấp 4: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng đậm vết bệnh dài
trên 60 cm, vỏ nứt nhiều, lá khô, dưới vết bệnh có chồi mọc.
Hiệu quả kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của nano SiO2/OC so với
đối chứng được tính theo công thức của Fairuzah, 2017 [136] như sau:
Hiệu quả % = (CSBa – CSBb)/(CSBa)  100%
Trong đó: CSBa là chỉ số bệnh trước xử lý và CSBb là chỉ số bệnh sau xử lý.
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp đo giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD).
Giản đồ XRD xác định được sự có mặt của các chất và cấu trúc mạng tinh thể
của chất đó. Nguyên lý của phương pháp là dựa vào số lượng, vị trí và cường độ của
vạch phổ nhiễu xạ thu được và so sánh với dữ liệu vạch phổ chuẩn.
Tiến hành: Mẫu dạng rắn được nghiền mịn, ép thành tấm có bán kính 1 inch
và đưa vào đo giản đồ XRD trên máy ADVANCE 8-Brooker, Đức, vận hành ở điện
thế 40kV, cường độ dòng 40 mA bằng phát xạ Cu-Kα ( = 0,154 nm); góc quét 2:
5 – 70o tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng.
2.3.2. Phương pháp đo phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)
Phương pháp phân tích phổ tán sắc năng lượng tia X dùng để phân tích thành

42
phần các nguyên tố trong vật liệu.
Tiến hành: Mẫu được đúc trong khuôn, mài và đánh bóng mẫu. Mẫu được
phân tích EDX trên máy kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE-SEM) kết nối
với hệ tán xạ năng lượng tia X: Model JSM-7610 - JEOL JED 2300; Hãng sản xuất
JEOL - Nhật Bản tại Viện Công nghệ Hóa học.
2.3.3. Phương pháp đo phổ hồng ngoại (FT-IR)
Phương pháp phổ hồng ngoại dùng để phân tích, đánh giá các liên kết hình
thành trong vật liệu. Vị trí số sóng tại các đỉnh trong phổ hồng ngoại đặc trưng cho
các nhóm chức và các liên kết trong vật liệu. Nhóm chức và liên kết của nano silica
được xác định bằng phổ hồng ngoại trên máy FT–IR: Model FT–IR 8400S; Hãng sản
xuất Shimadzu, Nhật Bản; số sóng từ 7.800 cm-1 – 350 cm-1 tại Trung tâm Nghiên
cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP.HCM.
Tiến hành: Cân 0,002 g mẫu trộn chung với 0,2 g KBr rồi ép thành viên có
đường kính 13 mm và chiều dày 0,5 mm. Đo phổ hấp thụ hoặc truyền qua trong
khoảng số sóng từ 3.500 đến 400 cm-1.
2.3.4. Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) với độ phân giải
cao dùng để nghiên cứu hình thái, cấu trúc vật liệu: hình dạng, kích thước hạt.
Tiến hành: Pha loãng mẫu đến nồng độ thích hợp và siêu âm trong 10 phút.
Sử dụng pipet nhỏ 1 – 2 giọt lên bề mặt đế mẫu. Mẫu được sấy khô và tiến hành soi,
chụp ảnh mẫu trên thiết bị kính hiển vi điện tử truyền qua: Model JEM 1400; Hãng
sản xuất JEOL - Nhật Bản; thế gia tốc electron cực đại: 120 KV; độ phóng đại cực
đại: 800.000 tại phòng Thí nghiệm Vật liệu Polymer và Composite – Đại học Bách
Khoa TP.HCM và Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương.
2.3.5. Phương pháp đo phổ sắc ký lọc gel (GPC)
Phổ GPC dùng để xác định KLPT của polyme, mẫu oligochitosan được đo
trên máy LC – 20AB Shimadzu, Nhật Bản sử dụng detector RID –10A và cột
Ultrahydrogel 250 của hãng Waters, kích thước cột 7,8 x 300 mm tại Trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ TP.HCM. Nhiệt độ làm việc của máy
40°C, pha động sử dụng dung môi CH3COOH 0,25M/CH3COONa 0,25M với tốc độ
chảy là 1 mL/phút.

43
Lập đường chuẩn thời gian lưu phụ thuộc vào khối lượng phân tử của mẫu
chuẩn Pullulan: Hòa tan 0,03 g các mẫu chuẩn Pullulan có khối lượng phân tử là
380.000, 100.000, 48.000, 23.700, 12.200 và 738 g.mol-1 vào trong 1 mL dung môi
CH3COOH 0,25M /CH3COONa 0,25M. Thể tích mẫu tiêm vào cột 50 μl. Xác định
thời gian lưu của các mẫu dung dịch pullulan từ phổ đồ GPC (Bảng 2.1). Thiết lập
đường chuẩn trên máy tính và mối tương quan giữa khối lượng phân tử và thời gian
lưu (Hình 2.8).

Bảng 2.1. Khối lượng phân tử và thời gian lưu của các mẫu chuẩn Pullulan

Số TT mẫu 1 2 3 4 5 6

Thời gian lưu (Phút) 6,060 6,601 7,117 7,690 8,177 9,946

KLPT  103 (g.mol-1) 380 100 48 23,7 12,2 0,738

Hình 2.8. Đường chuẩn tương quan giữa khối lượng phân tử và thời gian lưu của
Pullulans chuẩn.
Tiến hành đo mẫu: Cân 0,05 g chitosan hòa tan trong 10 mL dung dịch đệm
CH3COOH 0,25M/CH3COONa 0,25M. Dung dịch chitosan 0,5% được sử dụng bơm
lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh. Sau đó tiêm mẫu với thể tích 50 μl vào cột sắc ký. Các
điều kiện khác tương tự như đã mô tả đối với mẫu chuẩn pullulan. Xác định thời gian
lưu và đối chiếu với đường chuẩn để có khối lượng phân tử của mẫu chitosan cần đo.
2.3.6. Phương pháp đo quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-vis)
Nguyên tắc của phương pháp: Phương pháp này dựa vào việc đo cường độ
ánh sáng còn lại sau khi đi qua dung dịch bị chất phân tích hấp thụ một phần. Nếu
dung dịch phân tích trong suốt thì gọi là phương pháp đo màu. Phương pháp trắc
quang UV-vis có thể dùng để định tính, định lượng các chất có màu và dung dịch keo.

44
Để định tính, mẫu chất có phổ hấp thụ và bức sóng hấp thụ cực đại đặc trưng trong
vùng giới hạn.
Tiến hành thí nghiệm: Dung dịch keo để ổn định trong điều kiện bình thường,
pha loãng bằng nước đến 0,1 mM (tính theo nồng độ ban đầu), đưa mẫu vào cuvet
thạch anh có chiều dày 1 cm, tiến hành ghi phổ trong dải bước sóng từ 800 - 200nm,
trên máy UV-2401PC, Shimadzu, (Nhật) tại Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng.
Dựa trên kết quả cường độ hấp thụ (E) và bước sóng hấp thụ UV-vis cực đại
(max) của dung dịch keo để suy đoán sự thay đổi tính chất và liên kết của vật liệu.
2.3.7. Phương pháp đo thế điện kép zeta
Thế zeta (ξ) là đại lượng đặc trưng cho sự ổn định của hệ phân tán các hạt rắn
trong chất lỏng (còn gọi là hệ keo). Các hạt với điện tích bề mặt nhất định sẽ hấp thụ
những ion có điện tích trái dấu từ trong dung dịch để tạo thành một lớp điện tích bao
quanh hạt. Những ion trên lớp điện tích này lại hấp thụ các ion trái dấu với chúng
trong dung hình thành nên một lớp điện tích kép: lớp trong gồm các ion liên kết mạnh
với bề mặt hạt và lớp ngoài (lớp khuếch tán) liên kết yếu hơn với bề mặt hạt.
Thế zeta được đo bằng cách áp đặt một điện trường qua hệ phân tán, dưới tác
dụng của điện trường, các hạt trong hệ sẽ di chuyển theo chiều nhất định với vận tốc
tỷ lệ với độ lớn của thế zeta. Giá trị của thế zeta phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động
bao gồm: độ pH, độ dẫn điện của môi trường và các thành phần trong hệ. pH của môi
trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thế zeta, tồn tại pH của môi trường mà hệ
keo không ổn định, và có một điểm mà thế zeta bằng không, tại đó hệ keo kém ổn
định nhất (điểm đó gọi là điểm đẳng điện). Nói cách khác thì hệ keo càng ổn định khi
thế zeta của hệ xa điểm đẳng điện nhất (ξ có giá trị gần 30 mV). Thế zeta của các
dung dịch được đo trên máy Nano PARTICA (SZ-100Z; Horiba, Nhật Bản) tại Viện
Khoa học Vật liệu ứng dụng.

45
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần hóa học của phế thải tro vỏ trấu trước và sau xử lý HCl.
Tro vỏ trấu của lò đốt công nghiệp sử dụng cho sấy lúa được phân tích thành
phần hóa học trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của phế thải công nghiệp tro vỏ trấu.

Thành phần SiO2 K2O Na2O Fe2O3 Al2O3 MgO CaO Độ ẩm MKN

Hàm lượng
85,39 0,45 0,11 0,56 0,12 0,66 0,78 6,78 10,90
(% w/w)

Ghi chú: MKN – Mất khi nung. Kết quả phân tích tại Trung tâm Công nghệ môi
trường tại TP.HCM.
Như vậy, phế thải tro vỏ trấu có thành phần SiO2 > 85% nên phế liệu này hữu
ích, có giá trị và thích hợp trong điều chế silica và nano silica sử dụng trong các ngành
công nghiệp khác nhau.
Từ kết quả thành phần hàm lượng các nguyên tố hóa học trong phế thải tro
trấu ở bảng 3.1, theo các nghiên cứu của các công trình công bố trước đây [136, 138]
trước khi nhiệt phân vỏ trấu điều chế nano silica cần thiết phải loại bỏ các hợp chất
kim loại để thu được sản phẩm tinh khiết, kích thước hạt nhỏ. Nếu không tách loại
các kim loại Na, K trong phế liệu tro vỏ trấu thì sẽ hình thành các muối silicate
Na2SiO3, K2SiO3 nóng chảy ở nhiệt độ trên 300 oC làm kết tụ các hạt nano silica do
đó tăng độ lớn của hạt. Mẫu tro vỏ trấu được tiến hành tách các oxit kim loại theo
quy trình mô tả trong mục 2.2.1 và có kết quả phân tích thành phần trong bảng 3.2
như sau:
Bảng 3.2. Thành phần tro vỏ trấu sau khi xử lý với axit HCl 2N, thời gian 2 giờ.

Độ
Thành phần SiO2 K2 O Na2O Fe2O3 Al2O3 MgO CaO MKN
ẩm

Hàm lượng
88,95 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 4,98 11,01
(% w/w)

Ghi chú: KPH: - Không phát hiện; MKN: - Thành phần bị mất khi nung
Theo kết quả phân tích trong bảng 3.2, tro vỏ trấu xử lý axid HCl 2N trong
thời gian 2 giờ đã loại bỏ hoàn toàn các hợp chất kim loại gồm Ca, Al, Mg, Na, Fe,

46
K,… Theo kết quả đo phổ EDX xác định thành phần các nguyên tố chủ yếu trong tro
vỏ trấu trước và sau khi xử lý với axit HCl được trình bày trong hình 3.1 cho thấy
trong tro trấu ban đầu có chứa hợp chất của các kim loại như Ca, Al, Mg, K, và Si
(Hình 3.1a), và sau khi xử lý với axit HCl thì trong phổ EDX của tro vỏ trấu không
quan sát thấy xuất hiện các đỉnh hiện thị các nguyên tố kim loại. Phổ EDX chỉ có ba
đỉnh đặc trưng cho ba nguyên tố Si, O, C là thành phần cấu tạo nên SiO2 và cacbon
(Hình 3.1b). Tro vỏ trấu sau xử lý với axit HCl vẫn còn màu đen xám đặc trưng của
cacbon (Hình 3.2b). Như vậy có thể khẳng định rằng quy trình tách hợp chất kim loại
trong tro vỏ trấu bằng HCl 1N tỏ ra hiệu quả cao.

a) b)

Hình 3.1. Phổ EDX của tro vỏ trấu ban đầu (a) và tro vỏ trấu sau xử lý axit (b).

a) b)

Hình 3.2. Tro vỏ trấu đã xử lý axit HCl (a) và nano silica (nhiệt phân tro vỏ trấu).
3.2. Kết quả điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân.
3.2.1. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
Theo nghiên cứu của Gu và cs (2015) khi nhiệt phân vỏ trấu ở nhiệt độ trên
700 oC thì thời gian 2 giờ đã đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong vỏ trấu
nên trong nghiên cứu này chúng tôi chọn thời gian nhiệt phân tro vỏ trấu là 2 giờ và
nhiệt độ trên 700 oC. Nhiệt độ nhiệt phân càng cao thì quá trình đốt cháy hữu cơ và
cacbon càng triệt để nhưng nó ảnh hưởng tới kích thước hạt và cấu trúc mạng tinh thể
của nano silica thu được. Nhiệt độ nhiệt phân tro vỏ trấu trong môi trường khí quyển

47
được khảo sát là 700, 750 và 800 oC. Sau khi thực hiện phản ứng đốt cháy cacbon
trong lò nung, bột nano silica thu được có màu trắng (Hình 3.2b), kích thước hạt nano
silica khi nhiệt phân ở 03 nhiệt độ nêu trên được xác định qua ảnh TEM (Hình 3.3).

A) a)
40 dtb: 475 nm
30

Tần suất, %
20

10

Kích thước hạt, nm

B) 25 b)
dtb: 454 nm
20
Tần suất, %

15
10
5
0

Kích thước hạt, nm

C) 30 c)
dtb: 485 nm
25
20
Tần suất, %

15
10
5
0

Kích thước hạt, nm

Hình 3.3. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt của nano silica khi nhiệt phân tại:
(A, a) 700 oC; (B, b) 750 oC và (C; c) 800 oC.
Từ kết quả tính kích thước trung bình hạt và biểu đồ phân bố kích thước hạt
trong hình 3.3, nhận thấy rằng tại ba nhiệt độ nhiệt phân 700 oC, 750 oC và 800 oC,
silica thu được đều có kích thước nanomet với kích thước trung bình của hạt từ 45 -
48 nm. Như vậy, trong vùng nhiệt độ 700 - 800 oC nhiệt độ hầu như không ảnh hưởng

48
đến kích thước hạt nano silica. Ảnh TEM chụp các hạt nano silica cho thấy, các hạt
có xu hướng dính lại với nhau có thể do quá trình phân tán mẫu bột nano silica vào
nước để chụp ảnh TEM chưa được siêu âm kỹ để phân tách các hạt. Mặc dù, nhiệt độ
nhiệt phân không ảnh hưởng đến kích thước hạt nhưng có ảnh hưởng tới vùng phân
bố kích thước hạt, nhiệt độ càng thấp thì các hạt nano silica được phân bố ở vùng có
kích thước hạt nhỏ hơn, ví dụ: ở nhiệt độ nung 700 oC, hạt nano silica có kích thước
phân bố chủ yếu ở vùng 40 - 50 nm; nhiệt độ nung 750 oC, nano silica có kích thước
phân bố chủ yếu ở vùng 40 - 60 nm; ở nhiệt độ nung 800 oC, nano silica có kích thước
phân bố ở vùng 50 - 65 nm. Trong ảnh TEM của mẫu nano silica nhiệt phân ở nhiệt
độ 800 oC (Hình 3.3c) có thể quan sát được một số hạt có hình dạng tinh thể, kết quả
này cũng phù hợp với kết quả thể hiện trong giản đồ XRD của mẫu này (Hình 3.7c)
vì xuất hiện các đỉnh đặc trưng cho cấu trúc tinh thể.
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích thước và sự phân bố
kích thước hạt nano silica, nhiệt độ thích hợp của phương pháp nhiệt phân được chọn
từ 700 – 750 oC, ở nhiệt độ 700 oC thì quy trình tiêu tốn năng lượng lượng nhỏ nhất,
có khoảng 60% các hạt nano silica có kích thước chủ yếu nằm trong vùng từ 40 – 50
nm. Nhiệt phân tro vỏ trấu ở nhiệt độ trên 800 oC, một phần silica vô định hình đã
chuyển sang dạng tinh thể kém hoạt động hóa học [137-140].
Theo Nian và cs (2013), các hạt silica trong tro vỏ trấu có cấu trúc vô định
hình và kích thước nanomet nằm ổn định trong bộ khung hữu cơ xenlulo và lignin
[13]. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu quy trình đốt cháy hoàn toàn hữu cơ trong vỏ
trấu thì thu được bột nano silica. Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp
nhiệt phân tro vỏ trấu có thể tiến hành một hoặc hai giai đoạn. Phương pháp một giai
đoạn thực hiện bằng cách chỉ đốt cháy một lần ở nhiệt độ nhiệt phân. Trong phương
pháp nhiệt phân hai giai đoạn, giai đoạn một đốt vỏ trấu ở nhiệt độ nhỏ hơn 700 oC,
hữu cơ cháy không hoàn toàn, hàm lượng cacbon trong mẫu còn khoảng 7 - 15%; giai
đoạn hai sử dụng tro trấu để tách SiO2 bằng kiềm để điều chế nano silica. Trong
nghiên cứu của luận án này, sử dụng phế thải tro vỏ trấu chứa hàm lượng cacbon từ
5 – 6%, SiO2 trong tro vỏ trấu đã bị tác động của độ ẩm do quá trình phun nước làm
nguội tro sau khi đốt. Dưới tác động của độ ẩm, các hạt SiO2 trong tro vỏ trấu phần
lớn đã mất đi chất hữu cơ bảo vệ có thể liên kết với nhau thành cụm hạt lớn hơn qua
liên kết của nhóm silanol (-Si-OH). Vì vậy, hạt nano silica thu được khi sử dụng tro

49
vỏ trấu từ lò đốt công nghiệp luôn có kích thước lớn hơn khi sử dụng nguyên liệu ban
đầu là vỏ trấu, đây cũng là điều khác biệt của luận án này so với phương pháp nhiệt
phân vỏ trấu vì chúng không chịu tác động của độ ẩm. Tác giả Zakharov và cs (1993)
và Nian và cs (2013), kích thước silica trong vỏ trấu khoảng 10 – 40 nm, kết quả thí
nghiệm của luận án thu được là 45 – 48 nm cao hơn kích thước hạt trong vỏ trấu [12,
13]. Kết quả này chứng tỏ kích thước hạt trong tro vỏ trấu đã bị tăng lên do liên kết
giữa các hạt tác động bởi độ ẩm đã được biện luận ở trên tuy nhiên kích thước hạt
silica có sự thay đổi không đáng kể. Như vậy, quy trình điều chế nano silica bằng
phương pháp nhiệt phân không cần sử dụng nguyên liệu vỏ trấu mà chỉ cần sử dụng
phế thải công nghiệp tro vỏ trấu. Kích thước hạt nano silica thu được từ phương pháp
nhiệt phân phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng là tro vỏ trấu hoặc vỏ trấu, ngoài ra
còn phụ thuộc vào giống lúa, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và quy trình canh tác nên
có thể thu được nano silica trong các nghiên cứu có tính chất hóa lý khác nhau. Từ
kết quả nghiên cứu này chúng tôi giả thiết rằng: Mặc dù phần lớn các lớp hữu cơ bảo
vệ hạt silica trong tro vỏ trấu bị phân hủy do quá trình đốt nhưng lượng cacbon còn
lại khoảng 5 – 7% cũng có hiệu ứng bảo vệ, ngăn cản quá trình kết tụ của các hạt
nano silica.
Kết quả nghiên cứu điều chế nano silica có kích thước hạt trong luận án tương
đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Gu và cs (2015) khi nhiệt phân tro vỏ trấu
ở 800 oC trong môi trường khí N2, tuy nhiên kích thước hạt nano silica thu được trong
môi trường này lớn hơn so với nano silica thu được trong môi trường khí CO2, do
môi trường khí CO2 có khả năng phân tách các hạt tốt hơn [47]. Dựa vào kết quả
nghiên cứu và biện luận nêu trên, luận án rút ra nhận xét: Tro vỏ trấu là nguyên liệu
sử dụng để điều chế nano silica hiệu qủa hơn vỏ trấu trong phương pháp nhiệt phân
do có hàm lượng SiO2 cao (85 - 90%), hiệu suất thu hồi cao, sản phẩm nano silica có
kích thước hạt (~45 nm) tương đương với phương pháp nhiệt phân vỏ trấu, môi trường
nhiệt phân là khí quyển không cần sử dụng khí trơ N2, CO2,… vì những yếu tố điều
kiện nêu trên làm tăng chi phí nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. [47, 139].
3.2.2. Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân gel SiO2/CS.
Dựa trên nguyên lý điều chế nano silica bằng phương pháp tổng hợp và nhiệt
phân gel SiO2/CTAB của Li (2011), Ma (2012), luận án nghiên cứu sử dụng chitosan
thay thế CTAB là chất hóa học độc hại đáp ứng công nghệ sản xuất thân thiện với

50
môi trường. Gel SiO2/CS tổng hợp bằng phản ứng giữa dung dịch Na2SiO3 với axit
trong dung dịch chitosan tại pH từ 5,5 – 6,0 (trình bày tại mục 2.2.2.2). Gel SiO2/CS
được nhiệt phân ở nhiệt độ 700 oC trong thời gian 2 giờ để loại bỏ hoàn toàn các chất
hữu cơ.

A) a)
dtb: 91,9 nm

B) 30 b)
25 dtb: 423 nm
Tần suất, %

20
15
10
5
0
30-35
40-45
45-50
50-55
55-60
60-65
65-70
70-75
75-80
80-85
Kích thước hạt, nm

C) 25 c) dtb: 473 nm
20
Tần suất, %

15
10
5
0
30-35
40-45
45-50
50-55
55-60
60-65
65-70
70-75
75-80
80-85

Kích thước hạt, nm

D) 25 d) dtb: 554 nm
20
Tần suất, %

15
10
5
0
65-70
30-35
40-45
45-50
50-55
55-60
60-65

70-75
75-80
80-85

Kích thước hạt, nm

Hình 3.4. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ:
(A; a) SiO2/CS ~ 1/1; (B; b) SiO2/CS ~ 2/1; (C; c) SiO2/CS ~ 4/1 và (D; d) SiO2/CS ~ 6/1.

51
Nano silica thu được từ quá trình nhiệt phân gel SiO2/CS với tỉ lệ khối lượng
SiO2/CS thay đổi từ 1/1 – 6/1 có kích thước và phân bố kích thước hạt được tính toán
qua ảnh TEM biểu diễn trong hình 3.4. Kết quả cho thấy, hàm lượng SiO2 trong gel
SiO2/CS có ảnh hưởng đến kích thước hạt nano silica, cụ thể kích thước hạt nano
silica tăng theo chiều tăng của hàm lượng SiO2. Khi tỉ lệ khối lượng SiO2/CS tăng từ
1/1 – 6/1, kích thước hạt nano silica tăng từ 91,9 nm lên 554 nm. Đối với các mẫu
gel SiO2/CS có hàm lượng SiO2 lớn hơn (tỉ lệ khối lượng SiO2/CS từ 2/1 – 6/1), nano
silica thu được có kích thước hạt lớn hơn, dtb từ 42 – 55 nm và phân bố chủ yếu ở
vùng từ 40 – 70 nm tương đương với phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu. Ảnh TEM
cho thấy, hạt nano silica thu được của phương pháp này chủ yếu là hình cầu, các hạt
silica phân tách tốt hơn và phân bố kích thước hạt trong phạm vi hẹp so với phương
pháp nhiệt phân tro vỏ trấu. Đối với mẫu gel SiO2/CS có hàm lượng SiO2 nhỏ, cụ thể
mẫu gel có tỉ lệ khối lượng SiO2/CS ~ 1/1 thì kích thước hạt trung bình nhỏ (dtb: 9 
1,9 nm), các hạt phân tách rõ ràng, kích thước hạt phân bố chủ yếu ở vùng 2 - 9 nm.
Kích thước hạt nano silica, nm

55
55
45 42
47
35 y = -6,25x2 + 45,55x - 28,75
R² = 0,9608
25

15
9
5
1 2 4 6
Tỉ lệ khối lượng SiO2/CS

Hình 3.5. Sự phụ thuộc của kích thước hạt nano silica vào tỉ lệ khối lượng SiO2/CS.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kích thước hạt nano silica vào hàm lượng
SiO2 trong gel SiO2/CS ở hình 3.5. Kết quả phân tích hồi quy từ đồ thị 3.9 cho thấy,
kích thước hạt nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ khối lượng SiO2/CS theo phương trình
hàm bậc 2 là y = -6,25x2 + 45,55x - 28,75 (R² = 0,9608). Như vậy, kết quả xác định
kích thước hạt nano silica khi nhiệt phân các mẫu gel SiO2/CS cho thấy khi hàm lượng
SiO2 càng nhỏ (tức là hàm lượng polyme so với SiO2 càng cao) thì các hạt silica có
kích thước nhỏ vì chúng được phân cách do hiệu ứng không gian của polyme hạn chế

52
các hạt bị kết tụ ở trong gel. Hiệu ứng của nồng độ chitosan bảo vệ các hạt nano silica
trong gel cũng tương tự như sử dụng polyme bảo vệ các hạt nano trong dung dịch. Ví
dụ chitosan ổn định các hạt nano CuCl, Ag, Cu2O… [114, 130, 131]. Kết quả nghiên
cứu này cho thấy, nếu muốn thu được các hạt nano silica có kích thước < 10 nm thì
tỉ lệ khối lượng SiO2/CS < 1/1, tức là phải tiêu tốn một lượng lớn chitosan. Vai trò
của chitosan trong gel SiO2/CS cũng tương tự như các hợp chất hữu cơ như xenlulo,
hemixenlulo, lignin,… trong vỏ trấu như là một bộ khung đỡ để ổn định các hạt silica
có cấu trúc nanomét.
Từ kết quả điều chế nano silica sử dụng phương pháp nhiệt phân, nhận thấy
rằng: nhiệt phân tro vỏ trấu là phương pháp đơn giản, hiệu quả để thu được các hạt
nano silica có kích thước ≥ 45 nm và không thể điều chỉnh kích thước hạt. Nhiệt phân
gel SiO2/CS có thể điều chỉnh kích thước hạt nano silica theo mong muốn bằng cách
điều chỉnh tỉ lệ khối lượng SiO2/CS trong gel nên chỉ thích hợp cho những nhu cầu
cần sử dụng nano silica có kích thước nhỏ < 40 nm. Kích thước hạt nano silica điều
chế theo phương pháp nhiệt phân phụ thuộc vào hàm lượng SiO2, có hoặc không có
chất ổn định và loại chất ổn định sử dụng. Ví dụ Lu và cs (2012) tổng hợp nano silica
bằng cách chiết SiO2 trong tro vỏ trấu với NaOH và kết tủa SiO2 trong dung dịch
H2SO4 và nung để thu được nano SiO2 có kích thước hạt trung bình 172 nm [27],
phương pháp sử dụng NH4F hoà tan SiO2 sau đó nhiệt phân thu được nano silica có
kích thước hạt 50 - 60 nm [41]. Bằng phương pháp tạo gel với chất ổn định CTAB
2% kết hợp với nhiệt phân của tác giả Lê Văn Hải và cs (2013) hạt SiO2 phân tách tốt
hơn [29], nhưng hàm lượng chất ổn định sử dụng cao dẫn đến tăng giá thành sản xuất.
Tuy nhiên CTAB là một hóa chất có chứa nguyên tố N, Br gây mùi và quá trình nhiệt
phân thải ra khí độc hại, còn chitosan là một polyme sinh học thân thiện với môi
trường.
3.2.3. Thành phần và tính chất hóa lý của nano silica.
3.2.3.1. Nghiên cứu thành phần nguyên tố, xác định độ tinh khiết của nano silica.
Hàm lượng, thành phần các nguyên tố có trong nano silica thu được bằng
phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu được xác định tương đối bằng dữ liệu EDX trình
bày trong hình 3.6. Trong phổ EDX của ba mẫu nano silica thu được bởi nhiệt phân
ở 03 nhiệt độ 700 oC, 750 oC và 800 oC đều chứa 2 nguyên tố Si và O, chứng tỏ sản
phẩm không có tạp chất khác, độ tinh khiết cao. Mẫu nano silica thu được khi nung

53
ở nhiệt độ 700 oC có tỉ lệ khối lượng Si/O là 46,44/53,56; mẫu nano silica thu được
khi nung ở nhiệt độ 750 oC có tỉ lệ khối lượng Si/O là 46,55/53,45 và mẫu nano silica
thu được khi nung ở nhiệt độ 800 oC có tỉ lệ khối lượng Si/O là 46,31/53,69. Các tỷ
lệ này gần với tỉ lệ khối lượng Si/O của SiO2 tinh khiết theo lý thuyết là 46,74/53,26.
Theo ghi nhận tỷ lệ khối lượng Si/O của các mẫu cho thấy, khối lượng oxy dư so với
Si trong công thức SiO2, do nano silica thu được có hàm lượng ẩm nhất định nên độ
tinh khiết của sản phẩm chưa đạt đến 100%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp
với kết quả phân tích hàm lượng SiO2 trong nano silica bằng phương pháp hấp thụ
nguyên tử như trình bày trong bảng 3.3.

a) b)
Element Weight% Atomic% Element Weight% Atomic%
OK 53.56 66.49 OK 53.45 65.94
Si K 46.44 33.51 Si K 46.55 34.06
Totals 100.00 Totals 100.00

c) d)
Element Weight% Atomic%
Element Weight% Atomic% OK 53.55 66.34
OK 52.69 66.43 Si K 46.45 34.76
Si K 46.31 33.57 Totals 100.00
Totals 100.00

Hình 3.6. Phổ và dữ liệu EDX của nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC;
b) 750 oC; c) 800 oC và d) nhiệt phân gel SiO2/CS.
Bảng 3.3. Hàm lượng SiO2 trong nano silica điều chế bằng nhiệt phân tro vỏ trấu.

Nhiệt độ nhiệt phân 700 oC 750 oC 800 oC

Hàm lượng SiO2 % (w/w) 99,54 99,72 99,68

Kết quả phân tích hàm lượng SiO2 trong nano silica theo TCVN 9172:2012
đạt trên 99,5 % được trình bày trong bảng 3.3. Vì vậy phương pháp nhiệt phân phế
thải tro vỏ trấu điều chế nano silica sử dụng trong luận án thu được nano silica đạt độ

54
tinh khiết cao và tương đương với sản phẩm nghiên cứu nhiệt phân vỏ trấu của các
tác giả khác [27, 41, 49, 110].
Nano silica thu được theo phương pháp nhiệt phân gel SiO2/CS với tỉ lệ khối
lượng SiO2/CS ~ 4/1 cũng cho thấy có độ tinh khiết tương đối cao thể hiện qua phổ
EDX (Hình 3.6d). Dữ liệu ghi phổ EDX trong hình 3.6d của mẫu nano silica chỉ chứa
02 nguyên tố Si và O với tỉ lệ khối lượng Si/O là 46,45/53,55 gần với tỉ lệ Si/O của
SiO2 tinh khiết là 46,74/53,26. Độ tinh khiết của mẫu nano silica cũng được phân tích
hàm lượng SiO2 theo phương pháp TCVN 9172 : 2012 là 99,62%. Như vậy, nano
silica thu được từ phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel SiO2/CS có độ tinh khiết
tương đương với nano silica thu được theo phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
3.2.3.2. Cấu trúc mạng tinh thể của nano silica.
Cấu trúc mạng tinh thể của nano silica thu được khi nhiệt phân ở 03 nhiệt độ
700, 750, 800 oC thể hiện qua giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) trong hình 3.7.

c)

b)

a)

Hình 3.7. Giản đồ XRD của mẫu nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC; b) 750 oC
và c) 800 oC.
Hai mẫu nano silica thu được từ nhiệt phân ở nhiệt độ nung 700 oC và 750 oC
có giản đồ XRD trong hình 3.7a và 3.7b cho thấy chúng có cấu trúc hầu như là vô
định hình chỉ có một đỉnh với cường độ hấp thụ thấp tại vị trí góc 2θ ~22o. Mẫu nano
silica thu được khi nhiệt phân ở nhiệt độ 800 oC trong giản đồ XRD (Hình 3.7c) xuất
hiện thêm các đỉnh ở vị trí 220, 311, 400, 511, 440 đặc trưng cho silica cấu trúc tinh
thể lập phương tâm mặt (fcc). Vì vậy, để thu được các nano silica hoạt động cấu trúc
vô định hình, ứng dụng trong kháng vi khuẩn, kháng vi nấm cần chọn nhiệt độ nhiệt

55
phân nhỏ hơn 800oC, tốt nhất là nhiệt độ 700 – 750 oC vì chúng đã được khảo sát có
cấu trúc vô hình hình, phần lớn các hạt chủ yếu trong vùng có kích thước nhỏ hơn và
sử dụng năng lượng thấp hơn.
Trong canh tác nông nghiệp, silica là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng,
có tác dụng giúp tăng độ cứng của tế bào thực vật, chống lại sự xâm nhập của côn
trùng, nấm bệnh. Tuy nhiên, cây trồng chỉ có thể sử dụng silica có cấu trúc vô định
hình làm dinh dưỡng nên khi nhiệt phân tro vỏ trấu ở nhiệt độ cao trên 800 oC, silica
có cấu trúc tinh thể không thích hợp sử dụng trong nông nghiệp [138]. Tại Việt Nam,
vỏ trấu được sử dụng đốt để lấy nhiệt phục vụ cho các ngành sản xuất như nung gạch,
gốm, sấy nông sản. Tùy vào cấu tạo của các lò nên nhiệt độ trong lò đốt khác nhau.
Trong lò sấy đốt tráu, nhiệt độ thường 300 - 600 oC, hợp chất cacbon hữu cơ sẽ không
được đốt cháy hoàn toàn nên cho tro vỏ trấu có màu từ xám đến đen, đây là nguồn
nguyên liệu có làm lượng SiO2 cao, dồi dào, giá rẻ thích hợp cho sản xuất silica và
nano silica. Trong lò nung, nếu nhiệt độ lớn hơn 850 oC thì silica sẽ chuyển hóa từ
cấu trúc vô định hình sang cấu trúc tinh thể. Nếu nhiệt độ nhiệt phân cao hơn 1.300
C thì Si sẽ phản ứng với C hữu cơ thành thành SiC (Hình 3.8a) theo phương trình
o

phản ứng SiO2 + 3C  SiC + 2CO, một dạng vật liệu bền nhiệt [141, 142]. Nano
silica có cấu trúc tinh thể ít hoạt động hóa học nên bị hạn chế khả năng ứng dụng, vì
vậy tro vỏ trấu thu gom từ lò nung gạch, gốm thì có thể sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất nano silica nhưng hiệu quả không cao khi được ứng dụng trong canh tác nông
nghiệp là cụ thể là sử dụng làm phân bón hoặc hoạt chất kiểm soát bệnh thực vật.

a) b)

Hình 3.8. SiC - màu xám đen (a); nano silica - màu trắng (b).
Giản đồ XRD của nano silica thể hiện trong hình 3.9 cho thấy cả 3 mẫu nano
silica thu được từ nhiệt phân gel với tỷ lệ khối lượng SiO2/CS từ 1/1 – 6/1 chỉ có một
đỉnh hấp thụ với cường độ thấp ở vị trí 2 ~22o. Như vậy, nano silica thu được có cấu

56
trúc hầu như là vô định hình tương tự như kết quả nghiên cứu điều chế nano silica
bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu ở nhiệt độ 700 – 750oC.

a)

b)

c)

d)

Hình 3.9. Giản đồ XRD của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ: a) SiO2/CS ~ 1/1;
b) SiO2/CS ~ 2/1; c) SiO2/CS ~ 4/1và d) SiO2/CS ~ 6/1.
3.2.3.3. Kết quả xác định đặc trưng liên kết hóa học trong nano silica.
Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) sử dụng để nghiên cứu xác định các
dao động đặc trưng liên kết có trong nano silica. Phổ FT-IR của nano silica được điều
chế bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu thể hiện trong Hình 3.10.

a) b)

c)

Hình 3.10. Phổ FT-IR của mẫu nano silica khi nhiệt phân tại: a) 700 oC; b) 750 oC
và c) 800 oC.

57
Phổ FT-IR của 03 mẫu nano silica điều chế ở 03 nhiệt độ 700, 750, 800 oC đều
xuất hiện các đỉnh ở vị trí số sóng 468 và 802 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên
kết Si-O và liên kết Si-O (silanol). Đỉnh ở vị trí số sóng 1.101 cm-1 đặc trưng cho dao
động của liên kết Si-O-Si bất đối xứng trong tứ diện S1O4. Liên kết O-H của silanol
và O-H của nước cũng xuất hiện đặc trưng bởi dải hấp thụ ở vị trí số sóng lần lượt là
3.444 và 1.637 cm-1. Dao động của liên kết O-H của H2O ở vị trí số sóng 1.637 cm-1
cho thấy nano silica có hàm lượng [29, 27, 49, 139]. Tổng hợp dữ liệu thống kê vị trí
số sóng ứng với loại liên kết của nano silica điều chế từ tro vỏ trấu thể hiện trong
Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ FT-IR của nano silica được điều chế bằng nhiệt phân tro vỏ
trấu và nhiệt phân gel SiO2/CS.

Số sóng Khoảng giá trị xác


Liên kết Tài liệu tham khảo
(cm-1) định của số sóng

468 Liên kết Si–O 438 - 475 [29, 27, 49, 139].

802 Liên kết Si–O (silanol) 796 - 805 [27, 49, 139].

Liên kết Si–O–Si trong


1101 1.050 – 1.150 [42, 43, 49, 139].
tứ diện S1O4

1637 Liên kết O–H (silanol) 1.633 – 1.643 [29, 49, 139].

3444 Liên kết O–H của H2O 3.437 – 3.456 [29, 43, 49, 139].

Tương tự như phổ FT-IR của mẫu nano silica thu được bằng phương pháp
nhiệt phân tro vỏ trấu, phổ FT-IR thể hiện trong hình 3.11 của các mẫu nano silica
thu được bằng phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel SiO2/CS từ tro vỏ trấu cho
thấy dao động liên kết Si-O thể hiện ở đỉnh có vị trí số sóng 468 - 470 cm-1 và đỉnh
có vị trí số sóng 802 – 804 cm-1 đặc trưng dao động liên kết Si-O (silanol). Tại đỉnh
ở vị trí số sóng 1.101 – 1.103 cm-1 thể hiện dao động của liên kết Si-O-Si bất đối xứng
của cấu trúc silicon đioxit (SiO2) trong tứ diện S1O4. Dao động liên kết của nhóm O-
H (SiO-H) cũng xuất hiện tại dải hấp thụ ở vị trí số sóng khoảng 3.465 – 3.481 cm-1.
[42, 47, 49, 139].

58
a) b)

c) d)

Hình 3.11. Phổ FT-IR của nano silica phụ thuộc vào tỉ lệ: a) SiO2/CS ~ 1/1; b)
SiO2/CS ~ 2/1; c) SiO2/CS ~ 4/1và d) SiO2/CS ~ 6/1 trong gel.
Nhận xét điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân:
Sử dụng tro vỏ trấu của lò đốt công nghiệp trong phương pháp nhiệt phân để
điều chế nano silica là nghiên cứu mới của luận án so với phương pháp nhiệt phân vỏ
trấu vì lớp hữu cơ bảo vệ các hạt SiO2 trong phế liệu tro vỏ trấu đã bị đốt cháy phần
lớn dẫn đến mật độ SiO2 lớn hơn trong vỏ trấu. Nhiệt độ thích hợp nhiệt phân tro vỏ
trấu từ 700 oC – 750 oC để thu được nano silica cấu trúc vô định hình, có độ tinh khiết
cao (>99,5%), kích thước hạt từ 45 - 47 nm tương đương với kích thước hạt nano
silica thu được từ nhiệt phân vỏ trấu. Các dữ liệu nghiên cứu trong giản đồ XRD, phổ
FT-IR cho thấy nano silica có các tính chất hóa lý đặc trưng tương tự như SiO2 vô
định hình ở dạng vật liệu khối. Phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu điều chế nano
silica là phương pháp hiệu quả do tận dụng phế thải của ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống.
Phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel SiO2/CS cho phép điều chế được
nano silica vô định hình có độ tinh khiết cao (99,62) tương tự phương pháp nhiệt phân
tro vỏ trấu. Trong phương pháp nhiệt phân gel có thể điều chỉnh các hạt nano silica ở
các kích thước hạt khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ khối lượng SiO2/CS, khi tỉ lệ SiO2/CS
nhỏ thì thu được nano silica có kích thước nhỏ. Như vậy, phương pháp tổng hợp và
nhiệt phân gel SiO2/CS phù hợp cho việc điều chế nano silica có kích thước hạt nhỏ

59
hơn 40 nm, kết quả trên là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu sử dụng các
polyme tạo gel khác nhằm giảm chi phí sản xuất nano silica. Nếu điều chế nano silica
có kích thước lớn hơn 40 nm thì sử dụng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu có tính
hiệu quả hơn.
3.3. Kết quả điều chế oligochitosan bằng cách xử lý chitosan bởi H2O2 kết hợp với
chiếu xạ tia  Co-60.
3.3.1. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến sự suy giảm khối lượng phân tử của
chitosan.
Mục tiêu của nghiên cứu này là điều chế các oligochitosan có khối lượng phân
tử từ 3.000 - 7.000 g.mol-1 vì chúng có hiệu quả tạo kích kháng thực vật. Phương pháp
tiến hành là xử lý bột chitosan bằng H2O2 1% để giảm khối lượng phân tử trước khi
hoà tan trong axit lactic, thêm H2O2 đạt nồng độ 0,5% và chiếu xạ dung dịch chitosan
theo 03 bậc (03 lần bổ sung H2O2 đạt 0,5%) bằng tia  Co-60 ở các liều xạ khác để
đạt được khối lượng phân tử theo mong muốn. Việc xử lý H2O2 ở nồng độ thấp kết
hợp với chiếu xạ tia  Co-60 là phương pháp hầu như không làm biến đổi cấu trúc
đơn phân tử glucosamin mà chỉ làm cắt đứt liên kết β-1,4 glucozit trong mạch chitosan
đồng thời giảm được liều chiếu xạ để thu oligochitosan có khối lượng phân tử (KLPT)
thấp so với các nghiên cứu trước đây. H2O2 là tác nhân cắt mạch hiệu quả đối với
chitosan, tuy nhiên khi sử dụng dung dịch H2O2 2% thì xảy ra quá trình đề amin (khử
nhóm -NH2) làm giảm hoạt tính sinh học của oligochitosan. Nghiên cứu này sử dụng
H2O2 ở nồng độ 0,5% và 1,0% tác động cộng hợp cắt mạch trong phương pháp chiếu
xạ là nằm trong giới hạn an toàn không làm thay đổi cấu trúc của phân tử chitosan.
Khối lượng phân tử của oligochitosan sau mỗi chu kỳ xử lý H2O2 và chiếu xạ được
trình bày ở bảng 3.5.
Số liệu ở Bảng 3.5 cho thấy, khi xử lý chitosan bằng H2O2 1%, thời gian 24
giờ thì khối lượng phân tử của chitosan giảm khoảng 50% từ 45.500 g.mol-1 xuống
22.813 g.mol-1 (mẫu CS01). Dung dịch chitosan 4% được điều chế bằng cách hòa tan
chitosan trong axit lactic, bổ sung H2O2 để đạt được nồng độ H2O2 0,5% và chiếu xạ
lần 1 bằng tia γ Co-60 ở liều chiếu xạ 7 kGy thu được chitosan có khối lượng phân tử
là 12.166 g.mol-1 (mẫu CS02). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả N. N.
Duy (2011) trong thí nghiệm cắt mạch chitosan trong dung dịch bằng bức xạ kết hợp
với H2O2 [63]. Chiếu xạ lần thứ 2 với liều chiếu xạ 7 kGy (tổng liều xạ là 14 kGy)

60
làm suy giảm khối lượng phân tử của chitosan xuống 6.893 g.mol-1 (mẫu CS03) đã
đạt được mục tiêu là tạo ra chitosan có khối lượng phân tử khoảng 7.000 g.mol-1.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Hiến, oligochitosan có khối lượng phân
tử < 7.000 g.mol-1 thì thể hiện hiệu lực cao về khả năng kích thích tạo kháng thể chống
lại mầm bệnh trên cây lúa và cây mía [22, 63, 143].
Bảng 3.5. Khối lượng phân tử của các mẫu chitosan theo liều chiếu xạ và chu kỳ
chiếu xạ.

Nồng độ Lần PI
Kí hiệu Tổng KLPT Mn
dung dịch (bậc) H2O2 (KLPT/
mẫu liều xạ (g.mol-1) (g.mol-1)
chitosan chiếu xạ Mn)
CS01 4% 0 0 1% 22.813 7.756 2,94
CS02 4% 1 7 kGy 0,5% 12.166 4.296 2,83
CS03 4% 2 14 kGy 0,5% 6.893 3.080 2,23
CS04 4% 3 21 kGy 0,5% 5.011 2.396 2,09

CS05 4% 4 28 kGy - 4.630 2.319 1,99

CS06 4% 4 35 kGy - 3.614 2.265 1,59

CS07 4% 4 42 kGy - 3.013 2.081 1,44

CS08 4% 4 49 kGy - 2.835 2.021 1,40

Tiếp tục chiếu xạ lần thứ 3 với liều chiếu xạ 7 kGy (tổng liều chiếu xạ 21 kGy),
thì thu được oligochitosan có có khối lượng phân tử 5.000 g.mol-1 (mẫu CS04). Tiếp
tục chiếu xạ thêm với liều chiếu xạ 28 kGy (tổng liều chiếu xạ 42 kGy) thu được mẫu
oligochitosan có khối lượng phân tử 3.013 g.mol-1 (mẫu CS07), chiếu xạ thêm với
liều chiếu xạ 35 kGy (tổng liều chiếu xạ 49 kGy) thu được mẫu oligochitosan có khối
lượng phân tử 2.835 g.mol-1 (mẫu CS08). Sự phụ thuộc của khối lượng phân tử của
oligochitosan vào liều chiếu xạ khi bổ sung 3 lần H2O2 đạt nồng độ 0,5% biểu diễn
trong hình 3.12.

61
8.000

Khối lượng phân tử, g.mol-1


7.000 6.893
6.000
5.000 4.630

4.000 5.011
3.013
3.000
3.614
2.000 2.835

1.000
0 7 14 21 28 35
Liều xạ, KGy

Hình 3.12. Sự phụ thuộc của khối lượng phân tử của oligochitosan vào liều xạ.
Dựa trên đồ thị hình 3.12, nhận thấy tốc độ suy giảm khối lượng phân tử từ
7.000 xuống 3.000 g.mol-1 có xu hướng giảm chậm khi mẫu chitosan đã bổ sung 3
lần H2O2 tiếp tục tăng liều chiếu xạ từ 7 – 28 kGy. Oligochitosan có khối lượng phân
tử 5.000 g.mol-1 thu được khi chiếu xạ có bổ sung H2O2 đạt nồng độ 0,5% lần 3 vào
dung dịch chitosan 4% với liều chiếu xạ 7 kGy (tổng liều chiếu xạ là 21 kGy). Trong
nghiên cứu này, để chế tạo oligochitosan có khối lượng phân tử 5.000 g.mol-1 bằng
phương pháp bổ sung 03 lần H2O2 đạt nồng độ 0,5% thì liều chiếu xạ cần thiết là 21
kGy. Liều chiếu xạ này nhỏ hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Dự
(2015) và Nguyễn Ngọc Duy và cs (2011). Nghiên cứu của các giả cho thấy khi chiếu
xạ dung dịch chitosan 2 lần có bổ sung H2O2 (4% chitosan/0,5% H2O2) với liều chiếu
xạ tổng 28 kGy thu được oligochitosan có khối lượng phân tử ~ 5.000 g.mol-1 [19,
63]. Đặng Xuân Dự cũng báo cáo rằng khi điều chế oligochitosan có khối lượng phân
tử 5.000 g.mol-1 bằng phương pháp chiếu xạ không bổ sung H2O2 thì liều chiếu xạ
cần thiết là 35 kGy [19].
Mặc dù, phương pháp chiếu xạ  Co-60 có hiệu quả trong việc điều chế
chitosan khối lượng phân tử thấp tuy nhiên để thu được các oligochitosan có khối
lượng phân tử nhỏ hơn 7.000 g.mol-1 liều chiếu xạ có thể lên tới 50 – 55 kGy [19, 62,
63] nên chi phí giá thành cao. Để giảm liều xạ, việc phối hợp chiếu xạ với tác nhân
hóa học là phương pháp hiệu quả. Trong các tác nhân hóa học được nghiên cứu sử
dụng để điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan thì H2O2 là tác nhân ít độc hại, sau
phản ứng nó phân hủy thành O2 và H2O không ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng
62
H2O2 nồng độ cao thì sẽ xảy ra các phản ứng phá hủy vòng pyranose của cấu trúc
glucosamin hoặc đề amin làm giảm hoạt tính sinh học của oligochitosan [19, 62, 64],
nồng độ H2O2 thấp phản ứng xảy ra êm dịu, không làm thay đổi cấu trúc của chitosan
nhưng thời gian phản ứng kéo dài nên hạn chế khả năng ứng dụng [64]. Từ kết quả
nghiên cứu điều chế oligochitosan của luận án này, phương pháp xử lý chitosan với
H2O2 nồng độ thấp kết hợp với chiếu xạ tia  Co-60 chúng tỏ vai trò của H2O2 xúc
tiến phản ứn cắt đứt liên kết β-1,4 glycozit đã làm giảm được liều chiếu xạ nên giảm
chi phí sản xuất. Oligochitosan thu được sử dụng cho nghiên cứu điều chế vật liệu lai
nano silica/oligochitosan và sử dụng làm chất kháng vi sinh vật gây hại thực vật nhằm
kiểm soát bệnh trên cây trồng.
3.3.2. Nghiên cứu đặc trưng liên kết và cấu trúc mạng tinh thể của oligochitosan.
Sử dụng phổ FT-IR để xác định các dao động liên kết đặc trưng trong phân tử
oligochitosan thể hiện trong hình 3.13.

a) b)

c) d)

Hình 3.13. Phổ FT-IR: a) CS nguyên liệu; b) Mẫu CS03 (KLPT ~7.000 g.mol-1); c)
Mẫu CS04 (KLPT ~5.000 g.mol-1); d) Mẫu CS07 (KLPT ~3.000 g.mol-1).
Phổ FT-IR của mẫu chitosan ban đầu và các mẫu oligochitosan khối lượng
phân tử ~3.000; 5.000; 7.000 g.mol-1 đều xuất hiện đỉnh ở vị trí số sóng 3.500 cm-1
đặc trưng cho chuyển vị của liên kết N-H và O-H, hai đỉnh ở vị trí số sóng 1.666 và
1.589 cm-1 đặc trưng tương ứng cho liên kết của nhóm -C=O và liên kết cộng hóa trị
của nhóm amino (N-H). Đỉnh ở vị trí 1.162 cm-1 đặc trưng cho dao động C=O- của
63
cầu nối oxy do sự khử nhóm axetyl trong vòng glucosamin. Các đỉnh ở vị trí số sóng
từ 1.028 đến 1.079 cm-1 đặc trưng cho các liên kết C-O-H, C-O-C, CH2CO. Ngoài ra,
trong phổ FT-IR của chúng còn có đỉnh ở vị trí số sóng 892 cm-1 đặc trưng dao động
liên kết của C-H trong cấu trúc của các polysaccarit. Các đỉnh ở khoảng vị trí số sóng
từ 2.920 đến 2.881 cm-1 đặc trưng cho dao động liên kết C-H. Liên kết CH-OH (cộng
hóa trị) trong phổ FT-IR được thể hiện các đỉnh có vị trí số sóng 1.413 - 1.419 cm−1.
Kết quả phân tích phổ FT-IR cho thấy quá trình suy giảm khối lượng phân tử
chitosan tạo ra các oligochitosan có khối lượng phân tử nhỏ hơn nhưng không làm
thay đổi cấu trúc mạch phân tử do không xuất hiện các đỉnh mới trong oligochitosan
so với chitosan ban đầu. Đối với chitosan khi chiếu xạ ở liều chiếu xạ cao là 21 kGy
và 42 kGy để thu oligochitosan có khối lượng phân tử 5.000 và 3.000 g.mol-1 (Hình
3.13c và 3.13d) có sự dịch chuyển đỉnh hấp thụ ở vị trí 3.500 cm-1 về phía vị trí có số
sóng thấp hơn chứng tỏ liên kết hydro trong phân tử với proton của oligochitosan yếu
hơn phân tử chitosan [19], nghĩa là chitosan có độ kết tinh lớn hơn oligochitosan.
Như vậy, oligochitosan có khối lượng phân tử càng nhỏ thì càng có cấu vô định hình,
điều này cũng thể hiện trong giản đồ XRD ở hình 3.15. Kết quả nghiên cứu này phù
hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Ngọc Duy và cs (2011) [63], Đặng Xuân Dự
(2015) [19] và Nguyễn Quốc Hiến và cs (2016) [143].

b)

a)

Hình 3.14. Giản đồ XRD của chitosan nguyên liệu (a) và OC3000.
Giản đồ XRD của chitosan và oligochitosan có khối lượng phân tử ~3.000
g.mol-1 (OC3000) thể hiện trên hình 3.14. Kết quả cho thấy giản đồ XRD của chitosan
và OC3000 có hình dạng giống nhau và đều có 2 đỉnh cường độ thấp ở vị trí 2θ ~9,8°
và 2θ ~19,8° đặc trưng cho chitosan. Oligochitosan có cấu trúc vô định hình nhiều
hơn chitosan, tức là độ kết tinh yếu hơn chitosan chứng tỏ quá trình suy giảm khối

64
lượng phân tử gần như không làm thay đổi cấu trúc đơn phân tử trong mạch chitosan
ban đầu mà chỉ cắt đứt liên kết β-1,4 glucozit làm giảm khối lượng phân tử.
Các oligochitosan có khối lượng phân tử ~3.000 g.mol-1; ~5.000 g.mol-1 và
7.000 g.mol-1 được sử dụng để điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan và
nghiên cứu hiệu ứng kích kháng bệnh cây trồng phụ thuộc vào khối lượng phân tử
oligochitosan.
Nhận xét:
Phương pháp điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan bằng xử lý H2O2 0,5%
kết hợp với bức xạ tia γ Co-60 điều chế oligochitosan là phương pháp an toàn không
làm thay đổi cấu trúc oligochitosan so với chitosan ban đầu. Việc bổ sung 03 lần H2O2
đạt nồng độ 0,5% sau mỗi chu kỳ chiếu chiếu xạ với liều 7 kGy đã làm giảm được
liều chiếu xạ, chứng tỏ phương pháp này hiệu quả, thân thiện môi trường hơn.
3.4. Kết quả điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan.
Vật liệu lai nano silica/oligochitosan được tổng hợp bằng hai phương pháp:
Phương pháp thứ nhất là phối trộn giữa nano silica và oligochitosan; phương pháp
thứ hai là hình thành nano silica trong dung dịch oligochitosan bằng phản ứng kết tủa
nano silica giữa Na2SiO3 chiết SiO2 trong tro vỏ trấu và axit.
3.4.1. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp phối trộn.
Sử dụng nano silica thu được từ phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu ở nhiệt
độ 700 oC trong thời gian 02 giờ có kích thước hạt trung bình 47 nm phối trộn với
các dung dịch oligochitosan có khối lượng phân tử 3.000, 5.000 và 7.000 g.mol-1 thu
được vật liệu nghiên cứu (theo quy trình tại mục 2.2.4.1).
3.4.1.1. Kích thước hạt silica trong vật liệu lai nano silica/oligochitosan phụ thuộc
vào khối lượng phân tử của oligochitosan
Axit lactic được chọn làm tác nhân proton hóa hoàn tan oligochitosan vì không
gây mùi độc hại đồng thời là hoạt chất điều hòa sinh trưởng thực vật nên thích hợp
sử dụng trong các sản phẩm an toàn ứng dụng trong nông nghiệp nói chung và thuốc
bảo vệ thực vật nói riêng.
Kích thước hạt và phân bố kích thước hạt nano silica trong vật liệu lai nano
silica/oligochitosan được tính toán qua ảnh TEM trình bày trong hình 3.15.

65
A) 20 a) dtb: 573 nm
15

Tần suất, %
10

0
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62
Kích thước hạt, nm

B) 20 b) dtb: 544 nm
15

Tần suất, %
10

0
49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
Kích thước hạt, nm

C) 20 c)
dtb: 503 nm
15
Tần suất, %

10

0
46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57
Kích thước hạt, nm

Hình 3.15. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt nano silica trong vật liệu SiO2/OC
phụ thuộc vào: (A; a) OC3000; (B; b) OC5000; (C; c) OC7000.
Ảnh TEM cho thấy khối lượng phân tử oligochitosan có ảnh hưởng tới kích
thước hạt nano silica, khi khối lượng phân tử tăng nó thể hiện hiệu ứng làm giảm kích
thước hạt nano silica. Cụ thể, trong 03 mẫu nano silica/oligochitosan, khi khối lượng
phân tử oligochitosan tăng từ 3.000 đến 7.000 g.mol-1 thì kích thước hạt giảm từ 57±3
nm xuống 50±3 nm. Hiệu ứng này xảy ra là vì khi khối lượng phân tử của polime
càng lớn thì làm gia tăng hiệu ứng không gian ngăn cản quá trình va chạm các hạt
trong dung dịch theo giải thích của Bùi Duy Du, 2009 [122]; Đặng Văn Phú, 2010
[123]; Thongthai, 2011 [69] và Al-Mulla, 2013 [144]. Điều này chứng tỏ, phương
pháp phối trộn giữa nano silica và oligochitosan tạo ra vật liệu lai dạng dung dịch keo
có xảy ra quá trình kết tụ các hạt dẫn đến sự gia tăng kích thước hạt silica so với ban

66
đầu. Các nano silica ban đầu có kích thước hạt là 47±5 nm tăng lên 57±3 nm, 54±4
nm và 50±3 nm tương ứng với các oligochitosan có khối lượng phân tử 3.000, 5.000
và 7.000 g.mol-1.
3.4.1.2. Kích thước hạt nano silica trong vật liệu nano silica/oligochitosan phụ thuộc
vào hàm lượng SiO2.
Chọn oligochitosan khối lượng phân tử 3.000 g.mol-1 để điều chế vật liệu lai
nano silica/oligochitosan (nano SiO2/OC) bằng phương pháp phối trộn, khi cố định
nồng độ oligochitosan 2% hàm lượng nano silica thay đổi từ 1,0%; 1,5% và 2% thì
kích thước hạt nano silica trong vật liệu lai được xác định bằng ảnh TEM biểu diễn
trong hình 3.16.

A) 20 a) dtb: 503 nm

15
Tần suất, %

10

0
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62
Kích thước hạt, nm

B) 20 dtb: 544 nm
b)
15
Tần suất, %

10

0
55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66
Kích thước hạt, nm

C) 20 dtb: 663 nm
c)
15
Tần suất, %

10

0
59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
Kích thước hạt, nm

Hình 3.16. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt silica của nano SiO2/OC (phối
trộn) phụ thuộc vào hàm lượng SiO2: a) SiO2 1%; b) SiO2 1,5%; c) SiO2 2%.

67
Kết quả cho thấy kích thước hạt nano silica tăng theo chiều tăng của hàm lượng
SiO2. Cụ thể mẫu nano silica/oligochitosan có hàm lượng SiO2 1%, kích thước hạt
nano silica là 50±3 nm tăng lên 54±4 nm ở mẫu nano silica/oligochitosan có hàm
lượng SiO2 1,5%, và tiếp tục tăng lên 66±3 nm ở mẫu nano silica/oligochitosan có
hàm lượng SiO2 2%. Như vậy, khi hàm lượng SiO2 càng cao thì khả năng va chạm
giữa các hạt silica do chuyển động Brown càng có xác suất lớn dẫn đến tăng kích
thước hạt [145]. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Bùi Duy Du khi chế tạo
nano Ag ổn định trong chitosan khi mật độ các hạt lớn thì có sự gia tăng kích thước
[122].
Vật liệu lai nano silica/oligochitosan có hàm lượng SiO2 1% hoặc 1,5%,
OC3000 2% là một hỗn hợp đồng nhất, không phân lớp sau thời gian bảo quản 12
tháng (Hình 3.17a, 3.17b). Đối với mẫu nano silica/oligochitosan có hàm lượng nano
SiO2 2% và OC3000 2% thì xảy ra sự tách lớp sau thời gian 2 tháng bảo quản (Hình
3.17c), chứng tỏ với hàm lượng SiO2 cao tới 2% thì nồng độ OC3000 2% chưa đủ để
ngăn cản các hạt tiếp xúc dẫn đến kết tụ và tách lớp.

a) b) c)

Hình 3.17. Mẫu vật liệu nano SiO2/OC (phối trộn): SiO2 1,0%/OC 2% (a); SiO2
1,5%/OC 2% (b) sau 12 tháng; c) SiO2 2%/OC 2% sau 2 tháng bảo quản.
3.4.2. Điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan bằng phương pháp kết tủa
nano silica trong dung dịch oligochitosan.
Phương pháp này thực hiện quá trình sol-gel bằng phản ứng giữa dung dịch
Na2SiO3 chiết SiO2 từ tro vỏ trấu với HCl trong dung dịch oligochitosan, điều chỉnh
pH của dung dịch đến pH~6 theo mô tả ở mục 2.2.4.2. Oligochitosan khối lượng phân
tử 3.000 g.mol-1 nồng độ 2% sử dụng để điều chế vật liệu lai nano silica/oligochitosan
trong thí nghiệm này.
Hàm lượng SiO2 có ảnh hưởng của đến kích thước hạt nano silica trong vật
liệu nano silica/oligochitosan cũng theo quy luật nghiên cứu vật liệu nanomet của các

68
công trình công bố trước đây, kích thước hạt silica tăng cùng chiều của hàm lượng
SiO2. Kết quả khảo sát, tính toán kích thước và phân bố kích thước hạt silica thể hiện
qua ảnh TEM trong hình 3.18. Kích thước hạt silica tăng từ 41±2 nm ở mẫu có hàm
lượng SiO2 1% tăng lên tương ứng 50±2 nm đối với mẫu có hàm lượng SiO2 1,5% và
55±3 nm với mẫu có hàm lượng SiO2 2%. Khi hàm lượng SiO2 cao có nghĩa là mật
độ các hạt silica gia tăng thì chuyển động nhiệt gia tăng làm các hạt va chạm và kết
tụ tương tự như kết quả nghiên cứu phối trộn giữa nano silica và OC3000.

A) a) dtb: 412 nm

20
B) b) dtb: 50  2 nm
15
Tần suất,%

10

0
47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57
Kích thước hạt, nm

C) 20 c)
dtb: 553 nm
15
Tần suất, %

10

0
47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57
Kích thước hạt, nm

Hình 3.18. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt nano silica trong nano SiO2/OC
(kết tủa) phụ thuộc vào hàm lượng SiO2: a) SiO2 1%; b) SiO2 1,5%; c) SiO2 2%.
Tương tự như phương pháp phối trộn nano silica và OC3000, khi hàm lượng
SiO2 cao tới 2% thì xảy ra hiện tượng tách lớp sau thời gian lưu trữ là 2 tháng (Hình

69
3.19c). Hai mẫu vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có hàm lượng silica là 1% và 1,5% là
một hỗn hợp đồng nhất, không có sự phân lớp sau thời gian lưu trữ là 12 tháng (Hình
3.19a; 3.19b). Phản ứng kết tủa tạo vật liệu nano SiO2/OC3000 theo phương pháp
này ở các mẫu có hàm lượng SiO2 cao từ 1 – 2% tạo ra các hạt nano silica có kích
thước nhỏ hơn từ 5 - 10 nm so với phương pháp trộn nano silica với OC3000. Sự
khác biệt trên có thể là do các hạt nano silica vừa hình thành từ phản ứng kết tủa SiO2
trong dung dịch được bảo vệ ngay bằng các phân tử oligochitosan, trong phương pháp
phối trộn đơn thuần chỉ thu đươc các hạt nano silica với kích thước hạt tối thiểu là
kích thước hạt của chúng ban đầu. Tuy nhiên, với sự chênh lệch kích thước hạt chỉ từ
5 - 10 nm thì chọn phương pháp phối trộn nano silica và oligochitosan tỏ ra là phương
pháp hiệu quả hơn so với phương pháp kết tủa.

a) b) c)

Hình 3.19. Mẫu vật liệu nano SiO2/OC (kết tủa): SiO2 1,0%/OC 2% (a); SiO2
1,5%/OC 2% (b) sau 12 tháng; c) SiO2 2%/OC 2% sau 2 tháng bảo quản.
3.4.3. Tính chất hóa lý đặc trưng của vật liệu lai nano SiO2/OC3000.
Thí nghiệm nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh thực vật trong luận án này
chúng tôi tiến hành trên vật liệu lai nano SiO2/OC có hàm lượng SiO2 1,5% và nồng
độ 2% bằng phương pháp phối trộn nano silica nhiệt phân tro vỏ trấu và oligochitosan
khối lượng phân tử 3.000 g.mol-1. Phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu và phương
pháp phối trộn là phương pháp sản xuất xanh, công nghệ không phức tạp và có tiềm
năng triển khai với quy mô lớn. Vì vậy, các tính chất hóa lý đặc trưng của vật liệu
này được trình bày như sau:
3.4.3.1. Cấu trúc mạng tinh thể của vật liệu lai nano SiO2/OC3000.
Giản đồ XRD mẫu nano silica điều chế bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ
trấu và vật liệu lai nano SiO2/OC3000 được điều chế bằng phương pháp phối trộn
trình bày trong hình 3.21.

70
Hình 3.20. Giản đồ XRD: a) nano silica điều chế bằng phương pháp nhiệt phân tro
vỏ trấu; b) vật liệu lai nano SiO2/OC3000.
Giản đồ XRD của nano silica chỉ xuất hiện một đỉnh có cường độ thấp tại vị
trí góc 2θ ~ 21,9° (Hình 3.20a), vì vậy nó có cấu trúc hầu như là vô định hình [11, 69,
146]. Đối với mẫu vật liệu lai nano SiO2/OC3000, giản đồ XRD xuất hiện hai đỉnh
nhiễu xạ: một đỉnh tại vị trí góc 2θ ~ 9,9° là đỉnh đặc trưng của oligochitosan [63, 93]
và một đỉnh tại vị trí góc 2θ ~ 21,9° là đỉnh đặc trưng của nano silica (Hình 3.20b).
Như vậy, vật liệu lai nano SiO2/OC3000 thể hiện cấu trúc mạng của cả 02 pha vô cơ
SiO2 và hữu cơ oligochitosan, vì vậy chúng có cấu trúc hầu như vô định hình.
3.4.3.2. Tính chất quang học của vật liệu lai nano SiO2/OC3000.
Phổ UV-vis của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 và dung dịch nano silica,
chitosan, oligochitosan có khối lượng phân tử 3.000 g.mol-1 biễu diễn trong hình 3.21.

d)
c)
a) b)

Hình 3.21. Phổ UV-vis của chitosan (a); oligochitosan (b); vật liệu nano
SiO2/OC3000 (c) và nano silica (d).
Phổ UV-vis của mẫu oligochitosan khối lượng phân tử ~ 3.000 g.mol-1 thấy
xuất hiện một đỉnh tại vị trí bước sóng 262 nm (Hình 3.21b), trong khi chitosan không

71
quan sát được đỉnh hấp thụ (Hình 3.21a). Theo tác giả Tahtat và cs, đỉnh hấp thụ ở
bước sóng 262 nm được gán cho liên kết C=O trong nhóm cacbonyl, hình thành trong
quá trình cắt mạch chitosan [147]. Phổ UV-vis của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có
đỉnh hấp thụ tại vị trí bước sóng 271 nm và một đỉnh nhỏ tại vị trí bước sóng 320 nm
(Hình 3.21c). Trong vùng bước sóng từ 200 - 800 nm, nano silica không có đỉnh hấp
thụ (Hình 3.21d), tương tự cũng kết luận của Lu và cs, 2009 [148]. Như vậy, trong
phổ UV-vis của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 thể hiện sự dịch chuyển đỉnh đặc trưng
của oligochitosan từ 262 nm đến 271 nm và một đỉnh nhỏ tại vị trí 320 nm, đỉnh này
không có trong oligochitosan. Sự khác biệt này chứng tỏ nano silica có tương tác với
oligochitosan bằng liên kết hóa học hoặc tương tác phối trí làm vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 xuất hiện các đỉnh hấp thụ mới so với vật liệu đơn chất ban đầu.
Phương pháp nghiên cứu phổ FT-IR sử dụng để dự đoán về các dao động liên
kết hình thành trong vật liệu lai nano SiO2/OC được trình bày trong hình 3.22.

a) b)

c)

Hình 3.22. Phổ FT-IR của: a) nano SiO2/OC3000 g.mol-1; b) OC5000 g.mol-1; c)
nano SiO2/OC7000 g.mol-1.
So sánh phổ FT-IR của vật liệu lai nano SiO2/OC (Hình 3.22a; 3.22b; 3.22c)
với phổ FT-IR của oligochitosan (mục 3.6.2) và phổ FT-IR của nano silica (mục
3.5.3) cho thấy chúng thể hiện đặc trưng dao động liên kết của cả hai vật liệu nano
silica và oligochitosan. Dữ liệu về các vị trí số sóng đặc trưng cho dao động của các
liên kết trong 03 mẫu vật liệu lai nano SiO2/OC được thống kê trong bảng 3.6. Ngoài

72
ra, phổ FT-IR của vật liệu lai nano SiO2/OC có xuất hiện một số đỉnh mới xảy ra sự
chuyển dịch vị trí của các đỉnh thể hiện sự tương tác của nano silica với oligochitosan.
Cụ thể, phổ phổ FT-IR của vật liệu lai nano SiO2/OC có sự chuyển dịch vị trí số sóng
3.450 cm−1 về phía vị trí số sóng 3.400 cm−1 đặc trưng cho dao động liên kết hydro
của nhóm O-H, N-H của oligochitosan với nhóm silanol (OH) của nano silica với
cường độ hấp thụ của nó cao hơn so với oligochitosan ban đầu. Ở vị trí số sóng 1.083
cm−1 và 781 cm−1 xuất hiện đặc trưng cho dao động của liên kết Si-O-C mà không
xuất hiện trong phổ FT-IR của nano silica hoặc của oligochitosan, liên kết này có thể
hình thành do phản ứng giữa nhóm CH2-OH của oligochitosan với nhóm silanol (Si-
OH) của nano silica. Ở đỉnh mới ở 927 cm−1 đặc trưng cho liên kết Si-OH do sự hình
thành liên kết hydro giữa của các nhóm silanol trong mạng silica với oxy, nhóm amit
(-NH2) của oligochitosan. Đỉnh ở vị trí 1.101 cm-1 và 468 cm-1 thể hiện liên kết của
Si-O-Si của tứ diện S1O4 của SiO2.
Bảng 3.6. Dữ liệu phổ FT-IR của vật liệu lai nano SiO2/OC.

Khoảng giá trị xác Đặc trưng


Số sóng (cm-1) Liên kết
định của số sóng của vật liệu

468 Liên kết Si–O 438 - 475 Nano silica

802 Liên kết Si–O (silanol) 796 - 805 Nano silica

Liên kết Si–O–Si trong


1.101 1.050 – 1.150 Nano silica
tứ diện S1O4

1.637 Liên kết O–H (silanol) 1.633 – 1.643 Nano silica

3.450 Liên kết O–H 3.437 – 3.456 oligochitosan

2.910 Liên kết C–H 2.881 – 2.920 oligochitosan

1.589 Liên kết –C=O 1.580 – 1.590 oligochitosan

1.666 Liên kết –NH 1.660 – 1.669 oligochitosan

1.417 Liên kết –OH 1.413 – 1.419 oligochitosan

1.030 Liên kết C=O (CH2CO) 1.028 – 1.079 oligochitosan

1.083; 781 Liên kết Si-O-C nano SiO2/OC

927 Liên kết Si-OH 956 – 929 nano SiO2/OC

73
Tác giả Al-Sagheer và cs (2010) cho rằng trong nghiên cứu thủy phân SiO2
của tetraethyl orthosilicate trong dung dịch chitosan đã hình thành liên kết hydro giữa
các nhóm amit của chitosan và nhóm silanol của silica, liên kết ion giữa nhóm amin
chitosan và nhóm silanol của silica [145]. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, pH của
vật liệu lai nano SiO2/OC đã được điều chỉnh đến pH~ 6,0 gần với pKa của nhóm -
NH2 do đó các liên kết ion giữa chúng không bền do các nhóm –NH2 không có proton
và các nhóm silanol không mang điện ở pH > pI ~ 2 [69]. Từ kết quả phân tích này,
kết hợp với các nghiên cứu về dữ liệu phổ UV-vis nêu trên, chúng tôi đề nghị mô
hình tương tác của nano silica với oligochitosan trong vật liệu lai nano SiO2/OC là
hình thành liên kết phối trí giữa nhóm silanol (OH) của nano silica và nhóm NH2 của
oligochitosan và liên kết ion giữa nhóm silanol (OH) của nano silica và nhóm
HOH2C- của oligochitosan theo hình 3.23.

Hình 3.23. Minh họa sự tương tác của nano silica với oligochitosan trong vật liệu
lai nano SiO2/OC.
3.5. Nghiên cứu độ ổn định của vật liệu lai nano silica/oligochitosan
Phương pháp nghiên cứu sự kết tụ hạt nano silica trong dung dịch
oligochitosan ở luận án này sử dụng phương pháp chụp ảnh TEM để tính kích thước
hạt nano silica trung bình theo thời gian bảo quản và đánh giá độ bền của sản phẩm
bằng thế điện kép (thế ξ).
Thí nghiệm được thực hiện trên mẫu vật liệu lai nano silica/oligochitosan chứa
hàm lượng SiO2 1,5% và nồng độ OC3000 2%. Theo thời gian bảo quản, nguyên lý
của các hệ phân tán là xảy ra quá trình kết tụ do va chạm giữa các hạt, quá trình sa
lắng do trọng lực. Quá trình sa lắng đạt đến trạng thái cân bằng khi trọng lực cân bằng
với lực chuyển động khuếch tán Brown và kích thước hạt không thay đổi theo thời
gian bảo quản [146]. Sự tăng kích thước hạt trung bình nano silica theo thời gian của

74
hai mẫu vật liệu lai nano SiO2/OC3000 được điều chế theo hai phương pháp phối trộn
và kết tủa trình bày trong hình 3.24.
56
53 52,3 52,4

Kích thước hạt, nm


50,2 51,9 52,5
50
47 47,7
44,2 44,2
44 42,3
44,1 44,3
41 nSiO2/OC3000 - PT
40,7 nSiO2/OC3000 - KT
38
35
0 1 2 3 4 5
Thời gian lưu giữ, tháng
Hình 3.24. Sự thay đổi kích thước hạt nano SiO2 trong vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 (nano SiO2 1,5% và OC 2%) theo thời gian bảo quản.
■ PT: phương pháp phối trộn; ♦ KT: phương pháp kết tủa.
Theo đồ thị trong hình 3.24 cho thấy, trong khoảng thời gian bảo quản từ 1 - 2
tháng, hạt nano silica tăng kích thước lên so với ban đầu từ 9 – 10%. Cụ thể, mẫu
nano SiO2/OC3000 điều chế bằng phương pháp phối trộn kích thước hạt silica tăng
từ 47,7 nm lên 51,9 nm tại thời điểm 2 tháng bảo quản. Tương tự, tại thời điểm 2
tháng bảo quản mẫu nano SiO2/OC3000 điều chế bằng phương pháp kết tủa kích
thước hạt từ 40,7 nm tăng lên 44,1 nm. Sau thời gian bảo quản 2 tháng, kích thước
hạt nano silica trong vật liệu lai nano SiO2/OC3000 hầu như không thay đổi, chứng
tỏ chúng đã đạt trạng thái cân bằng sa lắng. Dung dịch keo nano SiO2/OC3000 khi
đạt cân bằng sa lắng tức là trạng thái bền tương tự như kết luận nghiên cứu của tác
giả Bùi Duy Du (2009) khi nghiên cứu sự ổn định của dung dịch keo nano
bạc/chitosan [122].
Một phương pháp khác để đánh giá độ bền của dung dịch keo và xác định điện
tích của của vật liệu lai nano silica/oligochitosan nhằm hướng tới mục đích ứng dụng
của chúng có thể sử dụng phương pháp đo thế điện kép tạo ra giữa các hạt của pha
phân tán với lớp bảo vệ. Kết quả xác định thế điện kép (ζ) của dung dịch keo nano
SiO2/OC3000 có hàm lượng SiO2 1% và 1,5% trong dung dịch OC3000 2% ở bảng
3.7.

75
Bảng 3.7. Thế điện kép (ζ) của dung dịch keo nano SiO2/OC3000.

Thế điện kép (ζ) của nano SiO2/OC3000


Thời gian bảo
quản (tháng) Điều chế bằng phương pháp Điều chế bằng phương pháp
phối trộn kết tủa

1 +35,6 mV +33,4 mV

2 +32,8 mV +29,7 mV

Như vậy, nano silica khi ổn định trong dung dịch OC có thế điện kép dương
và đạt trị số cao tương ứng với hàm lượng SiO2 1,0% và 1,5% là +32,8 mV và +29,7
mV. Với giá trị tuyệt đối của thế điện kép nằm trong khoảng30 -  60 mV, chứng
tỏ vật liệu lai nano silica/oligochitosan là dung dịch keo có độ bền cao [145]. Tùy vào
pH và môi trường phân tán, thế điện kép có thể dương hoặc âm tùy thuộc vào tương
tác giữa nano silica và môi trường. Ví dụ, nano silica phân tán trong nước, dung dịch
KCl, NaCl, CTAB, chất hoạt động bề mặt anion thì thế điện kép mang giá trị âm
[149], theo kết quả nghiên cứu của Matusiak và cs (2018) thì silica ổn định trong
dung dịch chitosan có thế điện kép dương [150]. Chính vì vật liệu nano SiO2/OC
mang thế điện kép dương tức hạt tích điện dương nên chúng có khả năng tương tác
nhanh với màng tế bào vi sinh vật mang điện tích âm thúc đẩy quá trình tiêu diệt tế
bào gây hại trên thực vật.

3.6. Xác định độc tính của vật liệu lai nano SiO2/OC3000.
Cả hai vật liệu nano silica và oligochitosan đều không độc. Theo nghiên cứu
của Ureporn và cs (2011), độc tính cấp LD50 của chitosan qua đường miệng trên chuột
là 16.000 mg.kg-1 thể trọng [151], LD50 qua đường tiêm tĩnh mạch của chuột của nano
silica được công bố bởi Liu và cs (2012) lớn hơn 1.000 mg.kg-1 thể trọng [152]. Vật
liệu lai nano SiO2/OC3000 được tổng hợp từ hai đơn chất có độc tính thấp tạo nên
loại vật liệu an toàn có khả năng ứng dụng cao. Dưới đây là các kết quả xác định độc
tính của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 tiến hành theo quy trình tại mục 2.2.5.
3.6.1. Độc tính qua đường miệng
Độc tính LD50 qua đường miệng trên chuột của vật liệu lai nano SiO2/OC3000
có hàm lượng nano SiO2 1,5% và OC 2% được đánh giá qua tỉ lệ số chuột chết/số
chuột thí nghiệm được thống kê trong bảng 3.8. Với liều lượng vật liệu nano
SiO2/OC3000 sử dụng qua đường uống từ 300 - 3.000 mg.kg-1 thể trọng chuột, sau

76
15 ngày ở lô đối chứng và lô thử nghiệm chuột vẫn hoạt động, ăn uống bình thường,
(chuột không khó thở, đi ngoài phân khô, không bỏ ăn). Trong suốt thời gian thí
nghiệm, không có cá thể chuột nào bị chết nên không xác định được LD50 của vật liệu
lai nano SiO2/OC3000.
Bảng 3.8. Kết quả thử độc tính cấp qua đường miệng trên chuột của vật liệu nano
SiO2/OC3000.

Số chuột thí Liều dùng Thể tích cho Số chuột sống/chết sau

nghiệm (mg.kg-1) uống 15 ngày

1 6 Nước cất 0,2 mL x 3 lần 6/0

2 6 300 0,2 mL x 3 lần 6/0

3 6 3.000 0,2 mL x 3 lần 6/0

Sở dĩ vật liệu lai nano SiO2/OC3000 gần như không độc vì chúng được điều
chế từ các loại vật liệu sinh học đơn chất có độc tính thấp. Theo phân loại độc tính
cấp thuốc bảo vệ thực vật của Tổ chức Y tế Thế giới và Việt Nam [153] thì LD50 >
3.000 mg.kg-1 có nghĩa là vật liệu nano SiO2/OC3000 có độc tính thấp với mức cảnh
báo là cẩn thận phù hợp với sản xuất nông nghiệp an toàn.
3.6.2. Độc tính qua đường tiếp xúc da
Bảng 3.9 biểu thị tỷ lệ nhạy cảm da trên chuột khi tiếp xúc với vật liệu nano
SiO2/OC3000 (nano SiO2 1,5%; OC 2%) so với mẫu đối chứng âm sử dụng nước cất,
đối chứng dương sử dụng 2,4-dinitrochlorobenzene (8 mg.mL-1). Kết quả cho thấy
khi sử dụng vật liệu nano SiO2/OC3000 ở dạng nguyên mẫu không quan sát thấy
chuột bị ban đỏ, phù nề hoặc các thay đổi khác trên da giống như khi chuột tiếp xúc
với nước cất tức là tỷ lệ nhạy cảm bằng 0%. Ở mẫu đối chứng dương sử dụng 2,4-
dinitrochlorobenzene, chuột bị nổi ban đỏ, tỷ lệ nhạy cảm là 100%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhạy cảm của chuột tiếp xúc với vật liệu lai nano SiO2/OC3000.

Mẫu Tên vật liệu Tỷ lệ nhạy cảm

Mẫu thử Nano SiO2/OC3000 0%

Đối chứng âm Nước cất 0%

Đối chứng dương 2,4-dinitrochlorobenzene (8 mg.mL-1) 100%

77
Qua kết quả xác định LD50 và khả năng kích ứng da trên chuột chứng tỏ vật
liệu lai nano SiO2/OC3000 là một loại vật liệu có thể sử dụng làm thuốc BVTV
không độc cho người, đáp ứng cho việc sản xuất nông sản an toàn.
Nhận xét:
Đã điều chế được vật liệu lai nano silica/oligochitosan có hàm lượng SiO2
1,5%, OC 2% bằng phương pháp phối trộn nano silica nhiệt phân tro vỏ trấu với
oligochitosan có khối lượng phân tử từ 3.000; 5.000; 7.000 g.mol-1 hoặc bằng phương
pháp kết tủa SiO2 bằng phản ứng giữa Na2SiO3 chiết suất từ tro vỏ trấu với H+ trong
dung dịch oligochitosan. Kích thước hạt của nano silica trong vật liệu lai nano
SiO2/OC tăng cùng chiều với chiều tăng của hàm lượng SiO2 và ngược chiều với với
chiều tăng của khối lượng phân tử oligochitosan. Khi nồng độ oligochitosan 2%, thì
vật liệu lai nano SiO2/OC có hàm lượng SiO2 1,5% đồng nhất và đạt cân bằng sa lắng
sau thời gian bảo quản là 2 tháng. Dung dịch keo có độ bền cao do có thế ζ ~ +30
mV, hạt keo nano tích điện dương nên có tiềm năng là hoạt chất kháng vi sinh vật vì
màng tế bào vi sinh vật tích điện âm.
Bằng kết quả nghiên cứu phổ FT-IR, UV-vis của vật liệu nano
silica/oligochitosan, chúng tôi đề xuất giữa nano silica và oligochitosan có liên kết
phối trí giữa nhóm -OH (Si-OH) của silica và nhóm OH (-CH2OH), -NH của
oligochitosan và liên kết ion giữa nhóm –OH (Si-OH) của nano silica với nhóm -NH2
của oligochitosan.
Vật liệu lai nano silica/oligochitosan với hàm lượng hoạt chất cao (SiO2 1,5%
và OC3000 2%) gần như không độc qua đường miệng và không gây kích ứng da nên
thích hợp và có tiềm năng sử dụng làm chất kiểm soát bệnh thực vật đảm bảo tỷ lệ
pha loãng phù hợp với thực tế.
3.7. Thử nghiệm in vivo khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu cây thanh long của
nano SiO2/OC.
Thí nghiệm nghiên cứu in vivo khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây
thanh long được thực hiện tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, thời
gian từ ngày 02/10/2016 đến ngày 31/12/2016. Phương pháp thí nghiệm thực hiện
theo TCCS 162 : 2014/BVTV trình bày ở mục 2.2.5.
3.7.1. Ảnh hưởng của khối lượng phân tử oligochitosan đến hoạt độ của enzyme
chitinase và hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long.

78
3.7.1.1. Hiệu ứng kích thích sản sinh enzyme chitinase của oligochitosan.
Hoạt độ sản sinh enzyme chitinase trên cây thanh long sau khi xử lý
oligochitosan với khối lượng phân tử khác nhau ở nồng độ 150 mg.L-1 sau khi lây
nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum được mô tả ở mục 2.2.5 và kết quả biễu diễn
ở hình 3.25.

Hình 3.25. Hoạt độ enzyme chitinase trên cây thanh long được xử lý bởi các
OC3000, OC5000 và OC7000 sau khi lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum.
Tại thời điểm 24 giờ sau lây nhiễm nấm, hoạt độ enzyme chitinase đều tăng so
với thời điểm ban đầu. Tại thời điểm 24 giờ sau khi cây thanh long bị nhiễm nấm
bệnh, hoạt độ enzyme chitinase ban đầu của 03 mẫu xử lý OC3000, OC5000, OC7000
lần lượt là 4,7110-3 U.g-1, 4,5410-3 U.g-1, 4,7110-3 U.g-1 tăng lên tương ứng
6,4210-3 U.g-1, 5,7410-3 U.g-1, 5,5510-3 U.g-1. Kết quả này cho thấy, khối lượng
phân tử của oligochitosan càng nhỏ thì khả năng sản sinh hàm lượng chitinase càng
cao. Từ thời điểm từ 24 giờ đến 120 giờ lây nhiễm nấm, hoạt độ enzyme chitinase
trong cây thanh long của 03 mẫu xử lý oligohitosan có khối lượng phân tử 3.000,
5.000, 7.000 g.mol-1 đều giảm xuống lần lượt là 5,7310-3 U.g-1, 4,67  10-3 U.g-1 và
5,1410-3 U.g-1. Thời điểm này là thời điểm nấm bệnh phát triển mạnh nên chúng tôi
cho rằng cây thanh long đã phải tiêu tốn một lượng enzyme để kháng lại nấm bệnh
dẫn đến hoạt độ enzyme giảm. Từ thời điểm 120 giờ đến 168 giờ sau lây nhiễm nấm,
hoạt độ enzyme chitinase của các mẫu xử lý OC tăng trở lại. Tại thời gian 168 giờ
sau khi cây thanh long bị nhiễm nấm bệnh, hoạt độ enzyme của các mẫu: OC3000 là
79
5,9910-3 U.g-1, OC5000 là 4,7810-3 U.g-1 và OC7000 là 5,6110-3 U.g-1. Hoạt độ
enzyme chitinase tăng trở lại trong thời kỳ này là do lượng enzyme tiếp tục sản sinh
cao hơn lượng enzyme sử dụng để kháng nấm bệnh vì áp lực nấm bệnh trong thời
gian này đã được kiểm soát. Như vậy, oligochitosan đã thể hiện vai trò là một chất
kích kháng thực vật, thanh long được xử lý oligochitosan khi bị mầm bệnh tấn công
cây trồng thì oligochitosan kích hoạt gen phòng thủ của cây trồng sản sinh enzyme
chitinase để chống lại vi nấm gây bệnh. [31, 44, 45].
Ở thí nghiệm đối chứng dương (không phun oligochitosan và lây nhiễm nấm
bệnh), sự xâm nhập của nấm bệnh cũng kích thích cây thanh long sản sinh enzyme
chitinase, hoạt độ enzyme ban đầu tăng nhẹ từ 4,4110-3 U/g lên 4,8810-3 U/g đến
thời điểm 72 giờ sau lây nhiễm nấm bệnh. Sau 72 giờ nhiễm nấm Neoscytalidium
dimidiatum, bệnh phát triển mạnh trên cây thanh long, lượng enzyme chitinase sản
sinh không đủ bù lại lượng enzyme tiêu tốn để kháng lại nấm bệnh nên hoạt độ
enzyme giảm từ 4,8810-3 U/g xuống 3,9110-3 U/g ở thời điểm 168 giờ sau lây
nhiễm. Kết quả này chứng minh oligochitosan thể hiện khả năng kích thích cây thanh
long sản sinh enzyme chitinase kháng lại bệnh đốm nâu bởi vì trong thí nghiệm không
xử lý oligochitosan trước khi lây nhiễm nấm thì hoạt độ enzyme do cây sản sinh ra
không đủ để kháng lại sự phát triển của nấm gây bệnh trong suốt thời gian nghiên
cứu.
Đối với thí nghiệm đối chứng âm (không xử lý oligochitosan và không lây
nhiễm nấm bệnh), hoạt độ enzyme chitinase trong cây thanh long hầu như không có
sự thay đổi vì enzyme chitinase không được sử dụng.
Khả năng kích thích thực vật tạo ra các phản ứng phòng vệ của oligochitosan
của một số tác giả cho rằng oligochitosan giúp thực vật tạo ra một số protein, enzyme
để kháng với nấm bệnh thực vật như glucanase, chitinase, phenylalanine ammonia
lyase, v.v. Ví dụ, tác giả Rodriguez (2007) đã chứng minh rằng oligochitosan tạo ra
hoạt độ enzyme phenylalanine ammonia-lyase, β-1,3-glucanase, chitinase và
chitosanase trong lá cao hơn so với đối chứng khi nghiên cứu kháng bệnh đạo ôn
(Pyricularia grisea) trên cây lúa sau thời gian 72 giờ sau lây nhiễm nấm [154]. Tác
giả Falcon (2008) cũng chứng minh oligochitosan có khả năng kháng bệnh thối đen
(Phytophthora parasitica nicotianae) [155] và Yafei (2009) công bố rằng
oligochitosan làm tăng của enzyme phenylalanin amoniac-lyase, peroxidase,

80
chitinase và β-1,3-glucanase nhằm kháng lại sự lây nhiễm của bệnh khảm do vi rút
gây ra trên cây thuốc lá theo cơ chế tạo kích kháng thực vật [156]. Hiệu ứng làm gia
tăng lượng enzyme phenylalanine ammonia-lyase và tyrosine ammonia-lyase trong
lá kháng bệnh do nấm gây trên cây đậu nành sau 36 giờ xử lý oligochitosan được tác
giả Khan [157]. Cơ chế tạo kháng thể enzyme chitinase của oligochitosan trên thực
vật chống lại nấm bệnh đã được một số tác giả công bố [25].
Nồng độ oligochitosan sử dụng trên thực vật tạo hiệu ứng kích kháng thực vật
chống lại vi sinh vật gây bệnh hiệu quả phụ thuộc vào đối tượng bệnh và đối tượng
cây trồng. Ví dụ trong nghiên cứu của Ben-Shalom (2003) kháng thể enzyme
chitinase do oligochitosan nồng độ 50 mg.L-1 đã kiểm soát được bệnh mốc xám do
nấm Botrytis cinerea gây hại trên cây dưa chuột [158]. Aziz và cs thử nghiệm
oligochitosan nồng độ 75 - 200 mg.L-1 đã làm giảm đáng kể sự lây nhiễm nấm
Plasmopara viticola và B. cinerea trên lá cây nho [159, 160]. Kết quả nghiên cứu
hiệu ứng kích thích sản sinh enzyme chitinase trên cây thanh long dưới tác động của
oligochitosan nồng độ 150 mg.L-1 trong luận án phù hợp với công bố của tác giả Bùi
Duy Du (2015), oligochitosan khối lượng phân tử ~ 5.000 g.mol-1 có hiệu quả kiểm
soát nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long [112].
3.8.1.2. Khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long của oligochitosan
Hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long khi xử lý oligochitosan
nồng độ 150 mg.L-1 được xác định qua tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh. Kết quả xác định tỉ
lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) phụ thuộc vào
khối lượng phân tử oligochitosan thể hiện qua Bảng 3.10. Oligochitosan khối lượng
phân tử 3.000 g.mol-1 thể hiện hiệu lực kiểm soát bệnh cao nhất do có tỉ lệ bệnh và
chỉ số bệnh nhỏ nhất trong các công thức thí nghiệm tương tứng 3,25% và 0,84% tại
thời điểm sau 168 giờ lây nhiễm.
Ở mẫu đối chứng dương lây nhiễm nấm bệnh nhưng không xử lý oligochitosan
thì tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng liên tục đến thời điểm theo dõi 168 giờ tương ứng
21,12% và 4,28%. Đối với mẫu xử lý OC5000 và OC7000 thì chỉ số bệnh lớn hơn và
có sự khác biệt thống kê so với mẫu OC3000, còn mẫu đối chứng âm không có sự
phát triển bệnh đốm nâu. Kết quả này chứng minh với khối lượng phân tử
oligochitosan 3.000 g.mol-1 đạt hiệu quả cao nhất trong việc kiểm soát nấm bệnh so
với oligochitosan 5.000 và 7.000 g.mol-1. Vì vậy luận án lựa chọn oligochosan khối

81
lượng phân tử 3.000 g.mol-1 để tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan nghiên
cứu hiệu ứng kiểm soát bệnh thực vật cho các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 3.10. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long xử lý với OC3000,
OC5000 và OC7000 trong phương pháp lây nhiễm nấm bệnh.

Tỉ lệ bệnh (%) đốm nâu sau lây nhiễm bệnh


Công thức
24 giờ 72 giờ 120 giờ 168 giờ

Đối chứng (-) Không bệnh Không bệnh Không bệnh Không bệnh

Đối chứng (+) 10,79±2,22a 13,49±2,95a 18,51±3,20a 21,12±2,61a

OC3000 6,54±1,99b 5,23±1,12b 3,48±1,02c 3,25±1,01d

OC5000 6,13±1,50b 5,49±1,17b 3,90±1,02c 3,85±1,05c

OC7000 6,01±1,00b 5,61±1,19b 4,92±0,87b 4,26±0,98b

LSD, 0,05 2,54 0,60 1,01 0,52

Chỉ số bệnh (%) đốm nâu sau lây nhiễm

Đối chứng (-) Không bệnh Không bệnh Không bệnh Không bệnh

Đối chứng (+) 1,93 ± 0,74a 2,33 ± 0,86a 3,54 ± 1,00a 4,28 ± 1,25a

OC3000 1,68 ± 0,57b 1,40 ± 0,52b 0,91 ± 0,31b 0,84 ± 0,24c

OC5000 1,77 ± 0,60a 1,43 ± 0,53bc 0,96 ± 0,33b 0,91 ± 0,25b

OC7000 1,75 ± 0,58a 1,35 ± 0,50c 1,01 ± 0,35b 0,83 ± 0,23c

LSD, 0,05 0,24 0,23 0,16 0,07

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa  = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s
Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê.
3.7.2. Hiệu ứng kích kháng của vật liệu nano SiO2/OC3000 đến hoạt độ enzyme
chitinase và khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long.
Trong thí nghiệm này, luận án sử dụng vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có hàm
lượng SiO2 1,5%, kích thước hạt nano silica là 50 nm và oligochitosan khối lượng
phân tử 3.000 g.mol-1 nồng độ 2% được điều chế theo mục 2.2.4. Các mẫu thí nghiệm
xử lý trên cây thanh long đều có nồng độ hoạt chất 150 mg.L-1 như sau: 150 mg.L-1
nano SiO2/OC3000 gồm 64,3 mg.L-1 nano SiO2 và 85,7 mg.L-1 OC3000; 150 mg.L-1
82
nano SiO2; 150 mg.L-1 OC3000. Mẫu đối chứng âm không xử lý hoạt chất và không
lây nhiễm nấm, mẫu đối chứng dương không xử lý hoạt chất và lây nhiễm nấm.
4.1.2.1. Hiệu ứng kích thích sản sinh enzyme chitinase của vật liệu nano
silica/oligochitosan.
Khả năng kích thích sản sinh enzyme chitinase trên cây thanh long do xử lý
vật liệu nano SiO2/OC3000 và các đơn chất OC3000, nano silica trước khi lây nhiễm
nấm Neoscytalidium dimidiatum được biểu diễn trong đồ thị (Hình 3.26). Theo kết
quả này, trong suốt thời gian từ 24 giờ đến 168 giờ tính từ thời điểm lây nhiễm nấm
ở thí nghiệm, hoạt độ enzyme chitinase ở mẫu đối chứng âm hầu như thay đổi không
đáng kể, hoạt độ enzyme ban đầu là 4,2510-3 U.g-1; thời điểm 72 giờ là 3,8310-3
U.g-1 và thời điểm 168 giờ là 3,5510-3 U.g-1. Lý do hoạt độ enzyme ít có sự thay đổi
trong mẫu đối chứng âm là cây thanh long không bị nhiễm nấm bệnh và không xử lý
hoạt chất kích kháng mầm bệnh. Đối với mẫu đối chứng dương, giai đoạn từ 0 giờ
đến 72 giờ sau lây nhiễm nấm, hoạt hoạt độ enzyme chitinase tăng nhẹ từ 4,4110-3
U.g-1 lên 4,8810-3 U.g-1 và sau đó liên tục giảm xuống 3,9110-3 U.g-1 cho tới thời
điểm 168 giờ sau lây nhiễm nấm. Lý do của sự thay đổi này, chúng tôi cho rằng từ
thời điểm ban đầu đến 72 giờ sau lây nhiễm do tác động của nấm bệnh kích thích cây
thanh long sản sinh enzyme nhiều hơn lượng enzyme sử dụng để kháng nấm, sau thời
điểm 72 giờ nấm bệnh phát triển mạnh nên lượng enzyme tiêu hao nhiều hơn lượng
enzyme sản sinh dẫn tới hoạt độ enzyme tổng giảm.

Hình 3.26. Hoạt độ enzyme chitinase của cây thanh long được xử lý bởi OC, nano
SiO2, và nano SiO2/OC sau khi lây nhiễm nấm Neoscytalidium dimidiatum.
83
Đối với mẫu xử lý nano silica, hiệu quả kích thích sản sinh enzyme chitinase
thể hiện không rõ rệt, từ thời điểm ban đầu đến 24 giờ sau lây nhiễm nấm, hoạt độ
enzyme giảm nhẹ từ 4,210-3 U.g-1 xuống 3,910-3 U.g-1 và tăng lên cực đại tại thời
điểm 120 giờ là 5,1210-3 U.g-1, sau đó hoạt độ enzyme giảm xuống 4,6810-3 U.g-1
tại thời điểm 168 giờ. Như vậy, hoạt độ enzyme chitinase khi xử lý cây thanh long
bằng nano silica đạt cao nhất tại thời điểm 120 giờ sau lây nhiễm nấm chỉ chênh lệch
khoảng 0,910-3 U.g-1 so với ban đầu chứng tỏ nano silica hầu như không thể hiện
khả năng kích thích sản sinh enzyme kháng nấm bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với
thí nghiệm xác định chỉ số bệnh và tỉ lệ bệnh của nano silica tác động lên bệnh đốm
nâu cây thanh long. Mẫu xử lý OC3000 thể hiện rõ rệt khả năng kích thích sản sinh
enzyme chitinase, hoạt độ enzyme tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 0 – 24 giờ
sau lây nhiễm nấm. Hoạt độ enzyme tại thời điểm ban đầu là 4,5410-3 U.g-1 tăng lên
cực đại 6,4210-3 U.g-1 sau 24 giờ lây nhiễm nấm. Sau thời điểm 24 giờ đến 120 giờ
sau lây nhiễm nấm, hoạt độ enzyme chitinase có xu hướng giảm xuống đến 5,7310-
3
U.g-1 do thời điểm này bệnh đốm nâu phát triển mạnh nhất. Từ thời điểm 120 giờ
sau lây nhiễm nấm, bệnh đốm nâu đã được khống chế bởi enzyme chitinase sản sinh
nên hoạt độ enzyme tiếp tục tăng trở lại. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ
oligochitosan có khối lượng phân tử nhỏ 3.000 g.mol-1 thể hiện khả năng kích thích
sản sinh enzyme chitinase tức thì khi bị nấm bệnh xâm nhập trong 24 giờ, và tỏ ra có
hiệu quả trong việc kiểm soát nấm bệnh thực vật.
Sự biến đổi của hoạt độ enzyme chitinase trong hình 3.26 cho thấy, khi xử lý
cây thanh long bằng vật liệu lai nano SiO2/OC3000 trước khi lây nhiễm nấm bệnh thì
hoạt độ enzyme chitinase tăng liên tục từ thời điểm ban đầu đến 168 giờ sau lây
nhiễm. Bệnh đốm nâu đã được kiểm soát hiệu quả tại thời điểm 120 giờ đến 168 giờ
sau lây nhiễm nấm nên hoạt độ enzyme chitinase gần như không thay đổi. Hoạt độ
enzyme chitinase tại thời điểm 168 giờ khi bệnh đốm nâu đã được khống chế có giá
trị 6,3210-3 U.g-1 và cao hơn hoạt độ enzyme chitinase của mẫu xử lý OC3000 cùng
thời điểm là 5,9910-3 U.g-1. Trong vật liệu lai nano SiO2/OC3000, mặc dù nano silica
hầu như không thể hiện khả năng kích thích sản sinh enzyme chitinase nhưng chúng
đã làm gia tăng khả năng kích kháng của oligochitosan vì với nồng độ OC3000 trong
vật liệu lai là 85,7 mg.L-1 đã thể hiện hiệu lực sản sinh enzyme kháng nấm bệnh tương
đương với mẫu xử lý OC3000 ở nồng độ 150 mg.L-1. Phát hiện này chứng minh đã

84
xảy ra sự cộng hợp làm tăng cường khả năng tạo kháng thể của hai loại vật liệu nano
silica và oligochitosan để chống lại bệnh gây hại trên cây thanh long.
3.8.2.2. Hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long của nano SiO2/OC.
Hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long được xác định qua tỉ lệ bệnh và
chỉ số bệnh sau khi xử lý vật liệu lai và lây nhiễm bệnh nhân tạo trình bày trong bảng
3.11. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long khi xử lý bằng vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 thấp hơn và có ý nghĩa thống kê so với mẫu xử lý vật liệu đơn là
OC3000 hoặc nano silica. Cụ thể, tỉ lệ bệnh của mẫu xử lý vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 là 3,65% trong khi tỉ lệ bệnh của mẫu xử lý vật liệu OC3000 là 4,29%,
nano SiO2 là 13,08% và mẫu đối chứng dương là 21,12% tại thời điểm 168 giờ sau
khi lây nhiễm nấm bệnh. Trong thời gian xử lý kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây
thanh long từ thời điểm ban đầu đến 168 giờ sau lây nhiễm nấm, kết quả cho thấy
mẫu xử lý vật liệu OC3000 có tỉ lệ bệnh giảm mạnh từ 6,13 xuống 4,29%, mẫu xử lý
vật liệu còn nano SiO2 tỉ lệ bệnh tăng từ 8,63 lên 13,08%, mẫu đối chứng dương tỉ lệ
bệnh tăng nhanh từ 10,79 lên 21,12%.
Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khi xử lý cây thanh long bằng vật liệu lai nano
silica/oligochitosan chứng tỏ khả năng kháng bệnh đốm nâu thanh long vượt trội so
với các vật liệu đơn là oligochitosan và nano silica có thể là do sự tương tác giữa
oligochitosan và nano silica làm tăng cường hiệu ứng kháng bệnh như đã chứn minh
trong phần chế tạo vật liệu. Mặc khác vật liệu lai này chứa các hạt keo nano SiO2/OC
mang điện tích dương giúp vật liệu tác động nhanh lên màng tế bào mang điện tích
âm làm tiêu diệt nấm bệnh và hoạt chất nano silica có tác dụng thẩm thấu nhanh, gia
cường màng tế bào thực vật chống lại sự tấn công của vi sinh vật, đồng thời
oligochitosan kích thích sản sinh enzyme chitinase để kháng bệnh và tác động trực
tiếp để bất hoạt tế bào nấm bệnh.
Đánh giá hiệu quả việc kiểm soát bệnh đốm nâu thanh long qua chỉ số bệnh
cho thấy công thức xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 và vật liệu OC3000 có giá
trị nhỏ. Chỉ số bệnh của mẫu xử lý vật liệu OC3000 cao hơn mẫu xử lý vật liệu lai
nano silica/oligochitosan khoảng 17,5%. Sau 24 giờ lây nhiễm nấm Neoscytalidium
dimidiatum, chỉ số bệnh đốm nâu thể hiện ở các công thức chưa có sự thay đổi rõ rệt
và chỉ sau 72 giờ lây nhiễm nấm chỉ số bệnh mới thể hiện sự khác biệt. Chỉ số bệnh
ở 02 mẫu xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 và vật liệu OC3000 giảm rõ rệt so với

85
mẫu đối chứng dương. Mẫu xử lý vật liệu nano SiO2 có chỉ số bệnh tăng liên tục theo
thời gian theo dõi với tốc độ chậm từ 1,87 lên 2,29%, còn mẫu đối chứng dương chỉ
số bệnh tăng từ 1,93 lên 4,28%. Sau 168 giờ lây nhiễm nấm bệnh, chỉ số bệnh của
công thức xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là 0,77% thấp hơn công thức xử lý vật
liệu OC3000 là 0,88%, công thức xử lý nano SiO2 là 2,29%, và mẫu đối chứng dương
là 4,28%. Tóm lại, vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có hiệu quả cộng hợp kiểm soát
bệnh đốm nâu trên cây thanh long do cơ chế tác động của các vật liệu đơn
oligochitosan và nano silica. Hình ảnh và triệu chứng bệnh đốm nâu được kiểm soát
bởi các vật liệu được thể hiện rõ qua hình 3.27.
Bảng 3.11. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu thanh long xử lý vật liệu OC3000,
nano SiO2, và nano SiO2/OC3000 bằng phương pháp lây nhiễm nấm bệnh.

Tỉ lệ bệnh (%) đốm nâu sau lây nhiễm


Công thức
24 giờ 72 giờ 120 giờ 168 giờ

Đối chứng (-) Không bệnh Không bệnh Không bệnh Không bệnh

Đối chứng (+) 10,79±2,22a 13,49±2,95a 18,51±3,20a 21,12±2,61a

OC3000 6,13±1,50c 5,49±1,17c 4,60±1,02d 4,29±1,05d

nano
6,44±1,07c 5,21±1,11c 3,76±0,83e 3,65±0,90e
SiO2/OC3000

nano SiO2 8,63±1,78b 10,27±2,46b 11,96±2,24b 13,08±1,74b

LSD, 0,05 2,10 2,22 0,81 0,60

Chỉ số bệnh (%) đốm nâu sau lây nhiễm

Đối chứng (-) Không bệnh Không bệnh Không bệnh Không bệnh

Đối chứng (+) 1,93 ± 0,74a 2,33 ± 0,86a 3,54 ± 1,00a 4,28 ± 1,25a

OC3000 1,68 ± 0,57a 1,40 ± 0,52c 0,91 ± 0,31c 0,88 ± 0,24c

nano
1,85 ± 0,61a 1,06 ± 0,40d 0,73 ± 0,25d 0,77 ± 0,19d
SiO2/OC3000

nano SiO2 1,87 ± 0,71a 2,00 ± 0,74b 2,18 ± 0,62b 2,29 ± 0,67b

LSD, 0,05 0,63 0,32 0,17 0,08

86
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa  = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s
Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê.

a) b)

c) d)

e)

Hình 3.27. Vết bệnh đốm nâu trên dây thanh long tại thời điểm sau 168 giờ lây
nhiễm nấm: a) OC; b) Đối chứng dương; c) nano SiO2/OC; d) Đối chứng âm; e)
nano SiO2.
Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có hiệu quả kiểm soát bệnh đốm nâu thanh
long ở nồng độ hoạt chất 150 mg.L-1 cao hơn nồng độ hoạt chất là 80 mg.L-1 theo
nghiên cứu của Phạm Đình Dũng và cs (2017) để ức chế bệnh thán thư trên cây ớt là
do vách tế bào thực vật của cây thanh long có cấu trúc vỏ gỗ dày và cứng, sự tác động
của hoạt chất lên các loại vi sinh vật khác nhau cũng thể hiện hiệu quả khác nhau.

87
Mặc khác nấm gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long là loài nấm khó kiểm soát và
chưa có thuốc đặc trị.
Nhận xét:
 Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 có khả năng kích thích sản sinh enzyme
chitinase kháng lại bệnh đốm nâu do Neoscytalidium dimidiatum gây ra trên
cây thanh long cao hơn vật liệu đơn OC3000 và nano silica. Hoạt độ enzyme
chitinase và khả năng kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long của mẫu xử
lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 chỉ với nồng độ OC3000 85,7 mg.L-1 đã có
hiệu quả vượt trội so với khi xử lý vật liệu OC3000 150 mg.L-1 chứng tỏ xảy
ra tác động cộng hợp của nano silica và oligochitosan.
 Kết quả nghiên cứu hiệu ứng sản sinh enzyme chitinase để kháng lại bệnh đốm
nâu trên cây thanh long của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là nghiên cứu chưa
từng được công bố trước đây.
3.8. Hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh đạo ôn và bạc lá trên lúa của nano SiO2/OC.
Thí nghiệm khảo sát hiệu lực của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 trong việc
kiểm soát bệnh đạo ôn lá được thực hiện trong điều kiện nhà lưới và thí nghiệm kiểm
soát bệnh bạc lá trên cây lúa thực hiện ngoài đồng ruộng thuộc xã Tân Bình, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ ngày 05/06/2016 đến ngày 31/9/2016
trình bày ở mục 2.2.6.
3.8.1. Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của nano SiO2/OC.
Kết quả khảo sát hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của vật liệu lai
nano SiO2/OC3000 thể hiện qua tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh được trình bày trong bảng
3.12. Trong tất cả các thí nghiệm xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 với nồng độ
khác nhau đều thể hiện hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa có khác biệt về mặt
thống kê so với thí nghiệm đối chứng. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá tăng theo
nồng độ nano SiO2/OC3000 sử dụng.
Tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh, tất cả các thí nghiệm sử dụng vật
liệu nano SiO2/OC3000 có tỉ lệ bệnh giảm so với thời điểm 7 ngày sau lây nhiễm
bệnh. Kết quả khi xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ nano SiO2/OC 75
mg.L-1, 100 mg.L-1 và 125 mg.L-1 có tỉ lệ bệnh giảm từ 9,53%; 5,27%; 5,31% xuống
tương ứng 4,58%; 2,37%; 2,36%. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá ở ba nồng độ
xử lý vật liệu nêu trên lần lượt là 75,78%; 87,46%; 87,51%. Tương tự kết quả tỉ lệ

88
bệnh, chỉ số bệnh của thí nghiệm xử lý vật liệu nano SiO2/OC3000 ở ba nồng độ nêu
trên tương ứng tăng từ 1,80%; 1,07%; 1,31% lên 3,48%; 1,58%; 1,49% sau 14 ngày
cho cây lúa nhiễm bệnh. Trong khi đó, ở mẫu đối chứng không phun thuốc có tỉ lệ
bệnh và chỉ số bệnh tăng mạnh: tỉ lệ bệnh tăng từ 0 lên 13,83% tại thời điểm 7 ngày
sau lây nhiễm bệnh và tăng cao đến 18,90% tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh;
chỉ số bệnh tăng từ 0 lên 3,36% tại thời điểm 7 ngày sau lây nhiễm bệnh và tăng cao
đến 9,08% tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh. Đối với mẫu xử lý vật liệu nano
SiO2/OC3000 ở nồng độ 100 mg.L-1 có hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá tương
tương với thí nghiệm xử lý thuốc BVTV thương mại Trizole 75WP sau 14 ngày sau
lây nhiễm bệnh có tỉ lệ bệnh là 2,51% và chỉ số bệnh 1,45% tương ứng với hiệu quả
kiểm soát là 84,03% và 86,72%.
Bảng 3.12. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá lúa sau khi xử lý bằng vật liệu lai
nano SiO2/OC3000

Sau lây nhiễm bệnh đạo ôn


Công thức 7 ngày 14 ngày
TLB (%) H (%) TLB (%) H (%)
nano SiO2/OC75 9,25±0,78b 33,12±1,34a 4,58±0,25b 75,78±1,67a
nano SiO2/OC100 5,27±0,39c 61,89±1,45b 2,37±0,24c 87,46±1,45b
nano SiO2/OC125 5,31±0,43c 61,61±1,31b 2,36±0,24c 87,51±1,24b
Trizole 75WP 5,21±0,41c 62,33±1,56b 2,51±0,29c 86,72±1,67b
Đối chứng (-) 13,83±1,24a - 18,90±1,34a -
LSD, 0,05 3,45 8,21 0,40 5,19
CSB (%) H (%) CSB (%) H (%)
nano SiO2/OC75 1,820,15b 45,833,1b 3,480,25b 61,673,4b
nano SiO2/OC100 1,070,11c 68,163,2c 1,580,11c 82,602,8c
nano SiO2/OC125 1,310,08b 61,012,9c 1,490,13c 83,592,6c
Trizole 75WP 1,130,10c 66,373,2c 1,450,13c 84,033,0c
Đối chứng (-) 3,360,38a 00,0a 9,080,59a 00,0a
LSD, 0,05 0,63 15,05 1,54 10,80

89
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa  = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s
Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê. Nano
SiO2/OC75 (nồng độ nano SiO2/OC 75 mg.L-1); nano SiO2/OC100 (nồng độ nano
SiO2/OC 100 mg.L-1); nano SiO2/OC125 (nồng độ nano SiO2/OC 125 mg.L-1); TLB:
tỉ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh; H: Hiệu quả kiểm soát bệnh.

a) b)

c) d)

e)

Hình 3.28. Vết bệnh đạo ôn lá trên lúa trong thí nghiệm in vivo xử lý bằng: a) nano
SiO2/OC75; b) nano SiO2/OC100; c) nano SiO2/OC125; d) Trizole 75WP; e) Đối
chứng.
Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 ở
nồng độ sử dụng 100 mg.L-1 đạt hiệu quả > 85% nên rất có tiềm năng ứng dụng làm
thuốc bảo vệ thực vật không độc hại cho con người và môi trường phù hợp với nền
sản xuất nông sản an toàn.
Vật liệu nano bạc (AgNPs/chitosan) kháng nấm Pyricularia oryzae gây bệnh
đạo ôn lá lúa đã được một số công trình công bố, tác giả Bùi Duy Du (2009) AgNPs

90
sử dụng ở nồng độ Ag 5 mg.L-1, chitosan 25 mg.L-1 đã ức chế > 90% bệnh đạo ôn lá;
sản phẩm chứa nano Ag và chitosan tan cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam cho phép lưu hành với tên thương mại MIFUM 0.6SL [122]; tác
giả Phạm Đình Chương và cs (2017) nghiên cứu trên đĩa thạch khi nồng độ bạc 10
mg.L-1, nồng độ chitosan 4.000 mg.L-1 thể hiện khả năng ức chế nấm Pyricularia
oryzae [121]. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về khả năng ức chế nấm
Pyricularia oryzae hại cây lúa của vật liệu lai nano SiO2/OC.
3.8.2. Hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá trên lúa của nano SiO2/OC.
Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas sp. xâm nhập, gây hại làm giảm
năng suất, chất lượng lúa gạo. Hiện nay, thuốc Visen 20SC là thuốc hóa học độc hại
đặc trị bệnh đạo ôn được khuyên dùng vì chưa có sản phẩm thuốc an toàn hơn để thay
thế. Kết quả nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá trên cây lúa của vật liệu lai
nano SiO2/OC3000 với các nồng độ xử lý khác nhau được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13 cho thấy tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc lá lúa ở mẫu xử lý vật liệu lai
nano SiO2/OC3000 ở các thí nghiệm xử lý nồng độ hoạt chất khác nhau có sự khác
biệt về mặt thống kê so với công thức đối chứng (P < 0,05). Sau 14 ngày xử lý vật
liệu lần hai, tỷ lệ bệnh của thí nghiệm sử dụng lai nano SiO2/OC3000 với nồng độ
hoạt chất 100 mg.L-1 và 125 mg.L-1 tương đương nhau lần lượt là 2,78%; 2,59% và
thấp hơn so với thí nghiệm xử lý thuốc BVTV Visen 20SC có tỉ lệ bệnh là 3,21%.
Thí nghiệm xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ hoạt chất 75 mg.L-1 có tỷ
lệ bệnh cao hơn là 5,45%, còn thí nghiệm đối chứng có tỉ lệ bệnh cao nhất đạt 19,01%,
bệnh hầu hết đã lây lan ra khắp ô thí nghiệm. Vậy hiệu quả kiểm soát bệnh bạc lá của
lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ sử dụng từ 100 – 125 mg.L-1 đạt từ 84,58 – 85,48%
so với đối chứng và tương đương với thuốc BVTV thương mại Visen 20SC có hiệu
quả kiểm soát 82,48%.
Công thức xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 sử dụng nồng độ từ 100 mg.L-
1
có chỉ số bệnh tăng chậm từ 0,94% lên 1,66% trong khi đó chỉ số bệnh ở công thức
đối chứng không xử lý vật liệu tăng mạnh từ 0,70% lên 9,29% sau 14 ngày xử lý lần
2. Như vậy khi bệnh bạc lá lúa xuất hiện cần thiết phải xử lý thuốc kịp thời để hạn
chế mức độ lây lan bệnh nghiêm trọng. Vết bệnh bạc lá xử lý nano SiO2/OC3000 ở
cấp độ nhẹ thể hiện trong hình 3.29c, vết bệnh bạc lá trong thí nghiệm đối chứng có
mức độ bệnh nặng thể hiện qua hình 3.29d. Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ vật liệu

91
lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ 100 mg.L-1 không những có khả năng kháng bệnh
đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây hại mà còn có khả năng kháng bệnh bạc lá do
vi khuẩn Xanthomonas sp. gây hại trên lúa.
Bảng 3.13. Hiệu quả kiểm soát bệnh bạc lá lúa sau khi xử lý với vật liệu lai nano
SiO2/OC3000

Trước xử Sau xử lý vật liệu lần 2



Công thức 7 ngày 14 ngày

TLB (%) TLB (%) H (%) TLB (%) H (%)

nano
5,71±0,38a 8,36±0,57b 44,59±1,74a 5,45±0,85b 74,84±2,21a
SiO2/OC75

nano
4,94±0,32a 5,83±0,58c 55,32±1,49b 2,78±0,29c 84,58±2,53b
SiO2/OC100

nano
4,89±0,43a 5,29±0,48c 59,12±1,81b 2,59±0,33c 85,48±2,42b
SiO2/OC125

Visen 20SC 5,02±0,41a 5,09±0,50c 61,61±2,58b 3,21±0,45c 82,48±2,66b

Đối chứng (-) 5,21±0,45a 13,76±3,28a - 19,01±1,34a -

LSD, 0,05 0,92 3,76 7,67 2,04 6,48

CSB (%) CSB (%) H (%) CSB (%) H (%)

nano
0,760,02a 1,820,15b 50,13,13a 3,330,74b 67,03,41a
SiO2/OC75

nano
0,680,02a 1,070,11c 67,23,25b 1,500,12c 83,42,83b
SiO2/OC100

nano
0,940,02b 1,310,08b 71,02,94b 1,660,13c 86,72,67b
SiO2/OC125

Visen 20SC 0,800,01a 1,130,10c 70,63,27b 1,450,11c 86,33,02b

Đối chứng (-) 0,700,01a 3,360,68a - 9,291,29a -

LSD, 0,05 0,17 0,53 9,10 1,51 7,90

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa  = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s
Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê. Nano
SiO2/OC75 (nồng độ nano SiO2/OC 75 mg.L-1); nano SiO2/OC100 (nồng độ nano

92
SiO2/OC 100 mg.L-1); nano SiO2/OC125 (nồng độ nano SiO2/OC 125 mg.L-1); TLB:
tỉ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh; H: Hiệu quả kiểm soát bệnh.

b)
a)

c) d)

Hình 3.29. Hình ảnh nghiên cứu hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh bạc lá trên lúa: a)
Bố trí thí nghiệm; b) Khung điều tra; c) Vết bệnh sau khi xử lý nano SiO2/OC; d)
Vết bệnh đối chứng.
Nhận xét: Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là một loại vật liệu có khả năng kiểm
soát bệnh gây hại trên lúa do vi nấm Pyricularia oryzae và vi khuẩn Xanthomonas sp
gây ra. Ở nồng độ hoạt chất sử dụng 100 mg.L-1 (57,2 mg.L-1 OC và 42,8 mg.L-1 nano
SiO2), vật liệu lai nano SiO2/OC3000 đã ức chế được > 85% bệnh đạo ôn và bạc lá
gây hại trên cây lúa tương đương với thuốc bảo vệ thực vật thương mại Trizole 75WP
và Visen 20SC. Vật liệu lai nano SiO2/OC3000 là vật liệu mới có khả năng ứng dụng
cho việc sản xuất nông sản an toàn thay thế thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
3.9. Hiệu lực kháng bệnh nấm hồng Corticium salmonicolor trên cây cao su.
3.9.1. Hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor của nano
SiO2/OC.
Trong hình 3.30 là ảnh chụp sự phát triển của nấm hồng trên đĩa thạch có chứa
vật liệu lai nano SiO2/OC3000 với nồng độ khác nhau ở thời điểm 8 ngày sau nuôi
cây nấm. Khả năng ức chế nấm hồng Corticium salmonicolor của vật liệu lai nano
SiO2/OC3000 tăng khi tăng nồng độ hoạt chất nano SiO2/OC khuếch tán trong môi
trường thạch. Sau thời gian 8 ngày nhiễm nấm tại tâm đĩa thạch, vật liệu lai nano

93
SiO2/OC3000 tương ứng với các nồng độ 50; 75; 100; 125 và 150 mg.L-1 thì khả năng
ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor lần lượt là 25,6%; 38,3%;
47,4%; 70,3% và 84,8% (tính theo đường kính tản nấm).

25.6% 38.3%

Đối chứng 50 mg.L-1 75 mg.L-1


47.4% 70.3% 84.8%

100 mg.L-1 125 mg.L-1 150 mg.L-1


Hình 3.30. Ảnh hưởng của vật liệu nano SiO2/OC3000 đến sự phát triển của tản
nấm sau 8 ngày nhiễm nấm Corticium salmonicolor.
Hiệu quả ức chế nấm hồng phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất nano
SiO2/OC3000 biểu diễn bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,5623x - 2,4571
(R2 = 0,9865) và biểu diễn bằng đồ thị ở hình 3.31. Từ đồ thị ở hình 3.31 xác định
được IC50 (Nồng độ ức chế 50%) của nano SiO2/OC3000 đối với nấm Corticium
salmonicolor là 93,3 mg.L-1. Một số loại vật liệu nano cũng có khả năng ức chế sự
phát triển của nấm hồng Corticium salmonicolor, ví dụ nano Ag ở nồng độ 100 mg.L-
1
hiệu quả ức chế đạt 81,9% (Đặng Văn Phú và cs, 2010) [123], nano Cu ở nồng độ 7
mg.L-1 đã có hiệu quả ức chế nấm hồng (Cao Văn Dư và cs, 2014) [124]. Đến nay
chưa có kết quả công bố nghiên cứu hiệu lực kháng nấm hồng cao su đối với vật liệu
nano SiO2/OC3000.
Dựa trên kết quả thí nghiệm ức chế nấm hồng Corticium salmonicolor bằng
phương pháp khuếch tán thạch đĩa, hiệu quả ức chế đạt trên 84% với nồng độ hoạt
chất nano SiO2/OC3000 150 mg.L-1, nồng độ này được lựa chọn để tiến hành thí
nghiệm khảo sát hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng ngoài đồng ruộng.

94
100

Hiệu lực ức chế, %


80

60

40
y = 0,5623x - 2,4571
R² = 0,9865
20

0
25 50 75 100 125 150
Nồng độ nSiO2/OC, mg.L-1

Hình 3.31. Hiệu quả ức chế nấm Corticium salmonicolor phụ thuộc vào nồng độ
của nano SiO2/OC.
3.9.2. Hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của nano SiO2/OC
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được tiến hành trên cây cao su 7 năm tuổi tại xã
Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018.
Bảng 3.14. Hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su khi xử lý vật liệu lai
nano SiO2/OC3000, nano SiO2 và OC3000.

Tỉ lệ bệnh (%) Hiệu Chỉ số bệnh (%) Hiệu


Công thức quả quả
Trước 14 ngày sau Trước 14 ngày sau (%)
phun phun lần 2 (%) phun phun lần 2
nano SiO2 150
5,242,18a 8,812,45b 35,36a 1,050,44a 2,780,65b 38,65a
mg.L-1
OC
5,242,18a 3,941,43b 71,01a 1,050,44a 0,670,44b 85,21a
150 mg.L-1
nano SiO2/OC
5,242,18a 1,431,43c 89,51b 1,050,44a 0,380,44c 91,61b
150 mg.L-1

Saizole 5SC 4,760,82a 1,900,82c 84,65b 0,950,16a 0,480,33c 88,29b

Đối chứng 4,761,65a 12,382,97a 0,00 0,950,33a 4,100,87a 0,00

LSD, 0,05 NS 0,91 5,67 NS 0,18 3,67

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt
thống kê ở mức ý nghĩa  = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s
Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê, NANO
S: không có ý nghĩa thống kê. Nano SiO2/OC 150 mg.L-1 (nồng độ nano SiO2/OC 150
mg.L-1).

95
Khả năng kháng nấm hồng gây hại trên cây cao su trong thí nghiệm in vivo
ngoài đồng ruộng trình bày trong bảng 3.14 cho thấy, vật liệu lai nano SiO2/OC3000
đạt hiệu quả cao hơn nano silica và OC3000 khi cùng xử lý ở nồng độ 150 mg.L-1.
Hiệu quả kiểm soát bệnh nấm hồng cao su của vật liệu lai nano SiO2/OC tính theo tỷ
lệ bệnh và chỉ số bệnh tương ứng là 89,51% và 91,61%. Hiệu quả này cao hơn so
mẫu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Saizole 5SC (hoạt chất hexaconazole), hiệu quả
kiểm soát bệnh tương ứng là 84,65%; 88,29%. Đối với công thức sử dụng vật liệu nano
silica, hiệu quả kiểm soát bệnh nấm hồng cao su chỉ đạt ở mức thấp 35,36% so với
mẫu đối chứng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khả năng kích thích sản sinh enzyme
kháng mầm bệnh, hiệu quả kiểm soát bệnh thực vật đã thực hiện trong luận án, chúng
tôi thấy rằng nano silica có hiệu lực không cao khi ở trạng thái đơn chất. Nano silica
sử dụng ở trạng thái đơn lẻ trên thực vật có hiệu ứng kháng vi sinh vật yếu là do khi
nó phân tán trong nước hoặc một số chất hoạt động bề mặt tạo các hạt keo tích điện
âm [150] nên bị đẩy bởi màng tế bào vi sinh vật tích điện âm. Tuy nhiên, nano silica
có tác dụng gia cố thành tế bào thực vật làm cho thành tế bào vững chắc hạn chế sự
xâm nhập của mầm bệnh.

a) b)

d)
c)

Hình 3.32. Thí nghiệm kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su: a, c) Vườn cao su
thí nghiệm; b) Vết bệnh nấm hồng cấp 3; d) Vết bệnh sau xử lý vật liệu nano
SiO2/OC.

96
Oligochitosan cũng thể hiện khả năng kháng bệnh nấm hồng cao su với hiệu
quả cao đạt 71,09% nhưng nhỏ hơn khoảng 20% so với công thức xử lý bệnh bằng
vật liệu nano SiO2/OC. Kết quả này một lần nữa khẳng định do tương tác tạo liên kết
phối trí, liên kết ion giữa nano silica và oligochitosan, sự tạo thành hạt keo mang điện
tích dương trong vật liệu lai nano SiO2/OC3000 đã làm tăng khả năng kháng nấm
bệnh thực vật vượt trội so với vật liệu đơn lẻ.
Hiệu quả kiểm soát bệnh nấm hồng của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 trong
thử nghiệm đồng ruộng đạt 91,06% cao hơn mức 84,7% trong phòng thí nghiệm là
do mật độ nấm Corticium salmonicolor trong tự nhiên luôn nhỏ hơn trong thí nghiệm
in vitro [136, 161].
Nhận xét về nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh cây trồng của vật liệu nano SiO2/OC:
 Sự tương tác giữa nano silica và oligochitosan tạo nên vật liệu lai nano
SiO2/OC thể hiện hiện ứng kích thích sản sinh enzyme chitinase tăng cường
kháng bệnh đốm nâu cây thanh long so với đơn chất nano silica và
oligochitosan với cùng nồng độ hoạt chất 150 mg.L-1.
 Vật liệu lai nano SiO2/OC kiểm soát bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae
gây ra, bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomomas gây hại trên lúa ở nồng độ xử
lý 100 mg.L-1 và bệnh nấm hồng cao su ở nồng độ xử lý 150 mg.L-1 cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nano silica và oligochitosan và tương đương với
thuốc bảo vệ thực vật đối chứng.
 Nano SiO2/OC3000 là loại vật liệu có khả năng đề kháng với vi sinh vật gây
bệnh thực vật, không độc nên có triển vọng sử dụng làm thuốc BVTV đáp ứng
các nhu cầu xã hội sử dụng các sản phẩm nông sản an toàn.

97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Luận án đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu điều chế nano silica, vật liệu lai
nano SiO2/OC từ phế thải tro vỏ trấu và chitosan vỏ tôm; đã khảo sát hiệu ứng kiểm
soát bệnh thực vật của chúng, các kết luận chính như sau:
1. Đã điều chế nano silica có kích thước hạt 45 – 48 nm với cấu trúc hầu như vô
định hình và độ tinh khiết > 99,5% bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu
sau khi xử lý loại bỏ các hợp chất kim loại tại nhiệt độ 700 oC; 750 oC trong
thời gian 2 giờ. Sự khác biệt của nghiên cứu này là sử dụng nguyên liệu phế
thải tro vỏ trấu công nghiệp.
2. Nano silica cũng được điều chế bằng phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel
SiO2/chitosan, có thể điều chỉnh kích thước hạt silica từ 9,0 – 55,0 nm qua tỉ
lệ SiO2/chitosan, kích thước hạt silica tăng theo hàm lượng SiO2 có trong gel.
Khi tỉ lệ gel SiO2/CS ≤ 1/1 thu được các hạt nano silica có kích thước < 10
nm, tỉ lệ SiO2/CS từ 2/1 – 6/1 thì kích thước hạt nano silica tương đương với
kích thước hạt nano silica thu được từ phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu.
Như vậy, điều chế nano silica có kích thước > 40 nm thì phương pháp nhiệt
phân tro vỏ trấu hiệu quả hơn. Kết luận này là cơ sở khoa học cho việc nghiên
cứu sử dụng các polyme khác để tạo gel với SiO2 điều chế nano silica để có
kích thước hạt và giá thành thích hợp.
3. Quy trình điều chỉnh khối lượng phân tử chitosan bằng cách xử lý với H2O2
1% trong 24 giờ, và 03 lần bổ sung H2O2 đạt nồng độ 0,5% sau 03 lần chiếu
xạ tia  Co-60 với liều xạ 7 kGy theo đã giảm được liều xạ. Oligochitosan có
khối lượng phân tử 3.000, 5.000 và 7.000 g.mol-1 được điều chế với tổng liều
chiếu xạ khác nhau từ 14 – 42 kGy.
4. Vật liệu lai nano SiO2/OC có hàm lượng nano SiO2 tới 1,5% trong dung dịch
OC3000 2% được điều chế bằng phương pháp phối trộn hai đơn chất hoặc sử
dụng quá trình sol-gel qua phản ứng kết tủa SiO2 giữa Na2SiO3 với proton H+
trong dung dịch oligochitosan. Vật liệu nano SiO2/OC là dung dịch keo đồng
thể, có độ bền cao và đạt cân bằng sa lắng sau thời gian bảo quản 2 tháng.

98
5. Vật liệu lai nano SiO2/OC thể hiện hiệu lực kiểm soát bệnh thực vật bằng cơ
chế kích thích sản sinh enzyme chitinase và trực tiếp ức chế vi sinh vật gây
bệnh. Đối với bệnh đốm nâu thanh long, nano SiO2/OC kích thích sản sinh
enzyme chitinase tăng liên tục từ thời điểm bị nhiễm nấm tới khi bệnh được
kiểm soát. Hiệu quả kiểm soát bệnh thực vật của nano SiO2/OC vượt trội so
với đơn chất nano silica, oligochitosan đối với bệnh đốm nâu thanh long và
bệnh nấm hồng trên cây cao su ở nồng độ hoạt chất 150 mg.L-1. Vật liệu lai
nano SiO2/OC còn thể hiện khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn, bạc lá do nấm và
vi khuẩn gây ra trên lúa đạt > 85% ở nồng độ 100 mg.L-1. Các kết quả nghiên
cứu về hiệu ứng kháng bệnh thực vật trong luận án này là mới, lần đầu tiên
được công bố.
6. Phương pháp nhiệt phân và phối trộn để điều chế vật liệu lai nano SiO2/OC sử
dụng phế thải tro vỏ trấu công nghiệp và chitosan vỏ tôm là phương pháp sản
xuất xanh, thân thiện môi trường. Vật liệu nano SiO2/OC có hiệu quả kháng vi
sinh vật phổ rộng, không độc nên rất có triển vọng ứng dụng làm chất kiểm
soát bệnh thực vật an toàn và hiệu quả.
KIẾN NGHỊ
Qua những kết quả được công bố trong của Luận án, chúng tôi kiến nghị cần tiến
hành một số nghiên cứu tiếp theo như sau:
1. Mở rộng nghiên cứu hiệu quả kháng vi sinh vật gây bệnh thực vật trên các đối
tượng bệnh và cây trồng khác của vật liệu nano SiO2/OC và nghiên cứu hiệu
quả kháng bệnh phụ thuộc vào kích thước hạt nano silica.
2. Dựa trên kết quả nghiên cứu hoạt tính kiểm soát bệnh thực vật liên kết với
doanh nghiệp khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng để đăng ký công nhận thuốc
bảo vệ thực vật chứa hoạt chất nano SiO2/OC và thương mại hóa sản phẩm.

99
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Quy trình điều chế nano silica, vật liệu lai nano SiO2/OC sử dụng phế thải tro vỏ
trấu công nghiệp và chitosan vỏ tôm bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu,
phối trộn 02 đơn chất là phương pháp tổng hợp xanh hạn chế sử dụng hóa chất,
tận dụng phế thải của ngành nông nghiệp, công nghiệp.
2. Quy trình điều chế nano silica bằng phương pháp tổng hợp và nhiệt phân gel có
thể điều chỉnh được kích thước hạt theo mong muốn thông qua tỉ lệ SiO2/CS trong
gel.
3. Lần đầu tiên công bố vật liệu lai nano SiO2/OC có hiệu ứng kích thích sản sinh
enzyme chitinase, hiệu lực kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh
nấm hồng trên cây cao su, bệnh đạo ôn lá và bạc lá trên cây lúa.

100
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Le Nghiem Anh Tuan, Bui Duy Du, Le Doan Thanh Ha, Lai Thi Kim Dzung, Dang
Van Phu, Nguyen Quoc Hien, Induction of chitinase and brown spot disease
resistance by oligochitosan and nano silica-oligochitosan in dragon fruit plants,
Agricultural Research (ISSN 2249-7218), 2019, 8(2), 184-190. DOI:
https://doi.org/10.1007/s40003-018-0384-9
2. Dang Van Phu, Bui Duy Du, Le Nghiem Anh Tuan, Hoang Van Tam, Nguyen
Quoc Hien, Preparation and foliar application of oligochitosan - nano silica on the
enhancement of soybean seed yield, International Journal of Environment,
Agriculture and Biotechnology (IJEAB), 2017, 2 (1), 421-428.
DOI: 10.22161/ijeab/2.1.53
3. Lê Nghiêm Anh Tuấn, Bùi Duy Du, Đặng Văn Phú, Nghiên cứu tổng hợp vật liệu
lai nano silica/oligochitosan từ nSiO2 của tro vỏ trấu, Tạp chí Hóa học (ISSN 0866-
7144), 2018, 56(3), 328-334. DOI: 10.15625/vjc.2018-0028
4. Le Nghiem Anh Tuan, Lai Thi Kim Dung, Le Doan Thanh Ha, Nguyen Quoc Hien,
Dang Van Phu, Bui Duy Du, Preparation and characterization of nano silica from
rice husk ash by chemical treatment combined with calcination, Vietnam Journal of
Chemistry, International Edition (ISSN: 2525-2321), 2017, 55 (4), 455-459. DOI:
10.15625/2525-2321.2017-00490
5. Le Nghiem Anh Tuan, Lai Thi Kim Dung, Bui Duy Du, Dang Van Phu, Nguyen
Quoc Hien, Effect of nano silica/chitosan hybrid on leaf blast disease and bacterial
blight disease of rice in Vietnam, Vietnam Journal of Chemistry, International Edition
(ISSN: 2525-2321), 2016, 54 (6), 719-723. DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00393.
6. Le Nghiem Anh Tuan, Bui Duy Du, Lai Thi Kim Dung, Dang Van Phu, Nguyen
Quoc Hien, Preparation of nano silica-oligochitosan mixture and investigation of in
vitro antfungal effect against Corticium salmonicolor fungus, Proceedings of the 6th
Asian Symposium on Advanced Materials: Chemistry, Physics & Biomedicine of
Functional and Novel Materials (ASAM-6), Hanoi, Vietnam, 2017, 630-636. (ISBN:
978-604-913-603-0).

101
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. S. A. Boussaa, A. Kheloufi, B. Zaourar, F. Kerkar, Valorization of Algerian


Sand for Photovoltaic Application. Acta Physica Polonica A, 2016, 129, 133-
137.
2. H.T. Jang, Y.K. Park, Y.S. Ko, J.Y. Lee, B. Margandan, Highly siliceous MCM-
48 from rice husk ash for CO2 adsorption, International Journal of Greenhouse
Gas Control, 2009, 3 (5), 545-549.
3. F. Adam, J. N. Appaturi, A. Iqbal, The utilization of rice husk silica as a catalyst:
Review and recent progress, Catalysis Today, 2012, 190 (1), 2-14.
4. R. Pode, Potential applications of rice husk ash waste from rice husk biomass
power plant, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2016, 53, 1468-1485.
5. https://baomoi.com-19/01/2018.
6. R. V. Krishnarao, J. Subrahmanyam, T. Jagadish Kumar, Studies on the
formation of black particles in rice husk silica ash, Journal of the European
Ceramic Society, 2001, 21 (1), 99-104.
7. S. Chandrasekhar, P. N. Pramada, L. Praveen, Effect of organic axit treatment
on the properties of rice husk silica, Journal of Materials Science, 2005, 40 (24),
6535–6544.
8. N. Yalcin, V.Sevinc, Studies on silica obtained from rice husk, Ceramics
International, 2001, 27 (2), 219-224.
9. J. D. Martínez, T. Pineda, J. P. López, M. Betancur, Assessment of the rice husk
lean-combustion in a bubbling fluidized bed for the production of amorphous
silica-rich ash, Energy, 2011, 36 (6), 3846-3854.
10. S. R. Kamath, A. Proctor, Silica gel from rice hull ash: Preparation and
characterization, Cereal Chemistry, 1998, 75, 484–487.
11. V. P. Della, I. Kühn, D. Hotza, Rice husk ash as an alternate source for active
silica production, Materials Letters, 2002, 57 (4), 818-821.
12. A. I. Zakharov, A. V. Belyakov, A. N. Tsvigunov. Forms of extraction of
silicon compounds in rice husks, Glass and Ceramics, 1993, 50 (9-10), 420–
425

102
13. L. Nian, H. Kaifu, M.T. McDowell, J. Zhao and Y. Cui. Rice husks as a
sustainable source of nanostructured silicon for high performance Lion battery
anodes. Scientific Reports, 2013, 1-7.
14. J. Song, H. Kong and J. Jang, Enhanced antibacterial performance of cationic
polymer modified silica nanoparticles, Chemical Communications, 2009, 36,
5418–5420.
15. R. Suriyaprabha, G. Karunakaran, K. Kavitha, R. Yuvakkumar, V. Rajendran,
N. Kannan, Application of silica nanoparticles in maize to enhance fungal
resistance, IET Nanobiotechnology, 2014, 8 (3), 133–137.
16. SK. Kim, N. Rajapakse, Enzymatic production and biological activities of
chitosan oligosaccharide (COS): A review, Review Carbohydrate Polymer,
2005, 62, 357-368.
17. C. Q. Qin, Y. M. Du, L. Xiao, Effect of hydrogen peroxide treatment on the
molecular weight and structure of chitosan, Polymer Degradation and Stability,
2002, 76, 211-218.
18. M. Haji-Saeid, A. Safrany, M. H. O. Sampa, N. Ramamoothy, Radiation
processing of natural polymers: the IAEA contribution, Radiation Physics and
Chemistry, 2010, 79, 255-260.
19. Đặng Xuân Dự, Nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng hiệu ứng đồng vận
H2O2/bức xạ gamma coban-60 để chế tạo oligochitosan, Luận án Tiến sĩ Hóa
học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2015, Huế.
20. G. F. Burkhanova, L. G. Yarullina, & I. V. Maksimov. The control of wheat
defense responses during infection with Bipolaris sorokiniana by
chitooligosaccharides, Russian Journal of Plant Physiology, 2007, 54 (1), 104-
110.
21. O.L. Ozeretskovskaya, N.I. Vasyukova, Y.S. Panina, G.I. Chalenko, Effect of
immunomodulators on potato resistance and susceptibility to Phytophthora
infestans, Russian Journal of Plant Physiology, 2006, 53, 488-494.
22. G. L. Drisko, C. Sanchez, Hybridization in materials science – Evolution,
current state, and future aspirations, Eur. J. Inorg. Chem., 2012, 5097-5105.
23. H. Yin, X. Zhao, Y. Du, Oligochitosan: A plant disease vaccine-A review.
Carbohydrate Polymers, 2010, 82 (1), 1-8.

103
24. N. Shibuya and E. Minami, Oligosaccharide signalling for defence responses in
plant, Physiological and Molecular Plant Pathology, 2001, 59, 223-233.
25. M. Thakur, B. S. Sohal, Role of elicitors in inducing resistance in plants against
pathogen infection: a review, ISRN Biochemistry, 2013, Article ID 762412, 1-
10.
26. V. Singh, P. Srivastava, A. Singh, D. Singh, T. Malviya, Polysaccharide-silica
hybrids: design and applications, Polymer Reviews, 2016, 56 (1), 113-136.
27. P. Lu and Y. L. Hsieh, Highly pure amorphous silica nano-disks from rice straw,
Powder Technology, 2012, 225, 149-155.
28. E. Rafiee, S. Shahebrahimi, M. Feyzi, M. Shaterzadeh, Optimization of
synthesis and characterization of nano silica produced from rice husk (a
common waste material), International Nano Letters, 2012, 2 (29).
29. L. V. Hai, H. T. C. Nhan, H. T. Huy, Synthesis of silica nanoparticles from
Vietnamese rice husk by sol–gel method, Nanoscale Research Letters, 2013,
8:1.
30. N. T. Tuấn, N. H. M. Phú, H. N. T. Tân, P. T. B. Thảo, N. T. K. Chi, L. V. Nhạn,
N. T. Tuân và T. X. Anh, Tổng hợp hạt nano SiO2 từ tro vỏ trấu bằng phương
pháp kết tủa, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ - Phần A: Khoa học
Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường, 2014, 32, 120-124.
31. Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Hữu Nghị, Trần Hữu Bằng,
Đặng Thị Thanh Lê, Điều chế vật liệu nano SiO2 cấu trúc xốp từ tro trấu để hấp
phụ xanh metylen trong nước, Tạp chí Hóa học, 2015, 53 (4), 491-496.
32. N. S. C Zulkifli, I. Ab Rahman, D. Mohamad, A. Husein, A green sol–gel route
for the synthesis of structurally controlled silica particles from rice husk for
dental composite filler, Ceramics International, 2013, 39 (4), 4559-4567.
33. T. H. Liou and C. C. Yang, Synthesis and surface characteristics of nano silica
produced from alkali-extracted rice husk ash, Materials Science and
Engineering B, 2011, 176, 521–529.
34. M. S. U. Rehman, M. A. Umer, N. Rashid, I. Kim, J-I. Han, Sono-assisted
sulfuric acid process for economical recovery of fermentable sugars and
mesoporous pure silica from rice straw, Industrial Crops and Products, 2013,
49, 705-711.

104
35. K. Selvakumar, A. Umesh, P. Ezhilkumar, S. Gayatri, P. Vinith, V. Vignesh,
Extraction of silica from burnt paddy husk, International Journal of ChemTech
Research, 2014, 6 (9), 4455-4459.
36. Z. Zhang, W. He, J. Zheng, G. Wang, J. Ji, Rice husk ash-derived silica
nanofluids: Synthesis and stability study, Nanoscale Research Letters, 2016,
11(1), 502.
37. S. Rungrodnimitchai, W. Phokhanusai, N. Sungkhaho, Preparation of silica gel
from rice husk ash using microwave heating, Journal of Metals, Materials and
Minerals, 2017, 19 (2), 45-50.
38. W. Thongthai, M. Chareonpanich, J. Limtrakul, Effect of axitity on the
formation of silica–chitosan hybrid materials and thermal conductive property,
J. Sol-Gel Sci. Technol., 2009, 51, 146-152.
39. W. Thongthai, M. Chareonpanich, J. Limtrakul, Size control of nanostructured
silica using chitosan template and fractal geometry: effect of chitosan/silica
ratio and aging temperature, J. Sol-Gel Sci. Technol., 2010, 56, 270–277.
40. Y. Li, X. Ding, Y. Guo, C. Rong, L. Wang, Y. Qu, X. Ma, Z. Wang, A new
method of comprehensive utilization of rice husk, Journal of Hazardous
Materials, 2011, 186 (2-3), 2151-2156.
41. X. Ma, B. Zhou, W. Gao, Y. Qu, L. Wang, Z. Wang, Y. Zhu, A recyclable
method for production of pure silica from rice hull ash, Powder Technology,
2012, 217, 497–501.
42. T. H. Liou and C. C. Yang, Synthesis and surface characteristics of nano silica
produced from alkali-extracted rice husk ash, Materials Science and
Engineering B, 2011, 176, 521–529.
43. A. Tadjarodi, M. Haghverdi, V. Mohammadi, Preparation and characterization
of nano-porous silica aerogel from rice husk ash by drying at atmospheric
pressure, Materials Research Bulletin, 2012, 47, 2584–2589.
44. Pham Dinh Dung, Le Si Ngoc, Nguyen Ngoc Thuy, Lu T. Minh Truc, Bui Van
Le, Dang Van Phu, Nguyen Ngoc Duy, Nguyen Quoc Hien, Effect of nano silica
from rice husk on the growth enhancement of chili plant (Capsicum frutescens
L.), Journal of Science and Technology, 2016, 54 (5), 607-613.

105
45. N. N. Thuy, N. D. Hai, P. D. Dzung, D. V. Phu, N. Q. Hien, H. D. Quy. New
oligochitosan-nano silica hybrid materials: preparation and application on chili
plants for resistance to anthracnose disease and growth enhancement, Polymer
Journal, 2017, 1-9.
46. S. Gu, J. Zhou, Z. Luo, Q. Wang, M. Ni, A detailed study of the effects of
pyrolysis temperature and feedstock particle size on the preparation of nano
silica from rice husk, Industrial Crops and Products, 2013, 50, 540–549.
47. S. Gu, J. Zhou, C. Yu, Z. Luo, Q. Wang, Z. Shi, A novel two-staged thermal
synthesis method of generating nano silica from rice husk via pre-pyrolysis
combined with calcination, Industrial Crops and Products, 2015, 65, 1-6.
48. A.A. Alshatwi, J. Athinarayanan, V. S. Periasamy, Biocompatibility assessment
of rice husk-derived biogenic silica nanoparticles for biomedical applications,
Materials Science and Engineering C, 2015, 47, 8-16.
49. R. A. Bakar, R. Yahya, S. N. Gan, Production of high purity amorphous silica
from rice husk, Procedia Chemistry, 2016, 19, 189-195.
50. G. M F. Gomes, C. Philipssen, E. K Bard, L. D. Zen, G. de Souza, Rice husk
bubbling fluidized bed combustion for amorphous silica synthesis, Journal of
Environmental Chemical Engineering, 2016, 4 (2), 2278-2290.
51. Hoàng Thị Phương, Đinh Thị Ngọ, Nguyễn Đăng Toàn, Trịnh Thanh Sơn,
Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ngô Hồng Anh, Nguyễn Lan Anh, Phạm Hồng Trang,
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nanosilica phục vụ quá trình thu hồi dầu trong
khai thác và vận chuyển thu gom dầu thô tại Việt Nam, Hóa - Chế Biến Dầu
Khí, 2016, 9, 24-33.
52. Đặng Thị Thanh Lê, Vương Đặng Lê Mai, Vũ Việt Cường, Hoàng Anh Tuấn,
Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu nano SiO2 điều chế từ tro trấu đến khả năng
chống thấm ion clo của bê tông xi măng nhiều tro bay, Tạp chí Hóa học, 2017,
55(3), 298-302.
53. K. Makuuchi, Critical review of radiation processing of hydrogel and
polysaccharide, Radiation Physics and Chemistry, 2010, 79, 267-271
54. A. G. Chmielewski, M. Haji-Saeid, Radiation technologies: past, present and
future, Radiation Physics and Chemistry, 2004, 71, 17-21.

106
55. N. M. El-Sawy, H. A. A. El-Rehim, A. M. Elbarbary, E. A. Hegazy 2010.
Radiation-induced degradation of chitosan for possible use as growth promoter
in agricultural purposes, Carbohydrate Polymers, 2010, 79 (3), 555-562.
56. C. Q. Quin, Y. M. Du, L. Xiao, Effect of hydrogen peroxide treatment on the
molecular weight and structure of chitosan, Polymer Degradation and Stability,
2002, 76, 211-218.
57. C. von Sonntag, Free-radical reaction of carbohydrates as studied by radiation
techniques, Advance in Carbohydrate Chemistry and Biochemistry, 1980, 37,
7-77.
58. J. Weiss, Radiochemistry of aqueous solution, Nature, 1944, 153, 748-750.
59. Y. Tabata, General introduction to radiation chemistry, UNDP/IAEA/RCA,
Training course on radiation chemistry, Takasaki, 1991, 55-65.
60. P. Ulanski, C. von Sonntag, OH-radical-induced chain scission of chitosan in
the absence and presence of dioxygen, Journal of the Chemical Society, Perkin
Transactions, 2000, 2 (10), 2022-2028.
61. Nguyễn Quốc Hiến, Lê Hải, Lê Quang Luân, Trương Thị Hạnh, Phạm Thị Lệ
Hà, Nghiên cứu chế tạo oligochitosan bằng kỹ thuật bức xạ, Tạp chí Hóa học,
2000, 38 (2), 22-24.
62. Nguyễn Quốc Hiến, Đặng Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Ngọc Duy,
Nguyễn Thụy Ái Trinh, Bùi Duy Du, Nghiên cứu hiệu ứng đồng vận cắt mạch
chitosan bằng bức xạ gamma Co–60 kết hợp với hydroperoxit, Tạp chí Hóa học,
2011, 49 (1), 122-124.
63. N. N. Duy, D. V. Phu, N. T. Anh, N. Q. Hien, Synergistic degradation to prepare
oligochitosan by -irradiation of chitosan solution in the presence of hydrogen
peroxide, Radiation Physics and Chemistry, 2011, 80 (7), 848-853.
64. Bùi Phước Phúc, Hà Thúc Huy, Nguyễn Ngọc Duy, Đặng Văn Phú, Nguyễn
Quốc Hiến, Nghiên cứu giảm cấp chitosan bằng hydroperoxit kết hợp với bức
xạ gamma Co-60, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 2006, 52 (4), 29-32.
65. T. V. Podust, T. V. Kulik, B. B. Palyanytsya, V. M. Gun’ko, A. Tóth, L.
Mikhalovska, A. Menyhárd, K. Lászlo, Chitosan-nano silica hybrid materials:
Preparation and properties, Applied Surface Science, 2014, 320, 563–569.

107
66. M. B. Tetyana, V. P. Ievgen, A. T. Valentin, S. Y. Elina, K. Dorota, Synthesis
and adsorption properties of chitosan-silica nanocomposite prepared by sol-gel
method, Nanoscale Research Letters, 2015, 10, 87.
67. J.A. Sowjanya, J. Singha, T. Mohita, S. Arvanan, A. Moorthi, N. Srinivasan, N.
Selvamurugan, Biocomposite scaffolds containing chitosan/alginate/nano-silica
for bone tissue engineering, Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 2013, 109,
294-300.
68. K.C. Kavy, R. Jayakumar, S. Nair, K. P. Chennazhi, Fabrication and
characterization of chitosan/gelatin/nSiO2 composite scaffold for bone tissue
engineering, International Journal of Biological Macromolecules, 2013, 59,
255-263.
69. G. S. Silva, P. C. Oliveira, D. S. Giordani and H. F. de Castro,
Chitosan/Siloxane Hybrid Polymer: Synthesis, Characterization and
Performance as a Support for Immobilizing Enzyme, J. Braz. Chem. Soc., 2011,
22 (8), 1407-1417.
70. W. Thongthai, S. Tepsarn, P. Kittipokin, B.Embley, M. Chareonpanich, Effect
of pH and chitosan concentration on precipitation and morphology of
hierarchical porous silica, Journal of Non-Crystalline Solids, 2011, 357, 3513-
3519.
71. Y. Jen-Taut, C. Chin-Lai, H. Kuo-Shien, Synthesis and properties of
chitosan/SiO2 hybrid materials, Materials Letters, 2007, 61, 1292-1295.
72. R. A. Michael, J. H. Arlon, Synthesis and properties of chitosan–silica hybrid
aerogels, Journal of Non-Crystalline Solids, 2001, 285, 123-127.
73. K. Wasaki, P. Maier, M. Fecht, W. Horst, Leaf apoplastic silicon enhances
manganese tolerance of cowpea (Vign unguiculata). Plant. Physiol., 2002, 159,
167-173.
74. J. Ma, Role of silicon in enhancing the resistance of plants to biotic and abiotic
stresses, Soil. Science Plant. Nutrition, 2004, 50, 11-18.
75. Y. Liang, JW. Wong, L. Wei, Silicon-mediated enhancement of cadmium
tolerance in maize (Zea mays L.) grown in cadmium contaminated soil,
Chemosphere, 2005, 58 (4), 475-483.

108
76. S.G. Kim, K.W. Kim, E.W. Park, D. Choi, Silicon-induced cell wall
fortification of rice leaves: a possible cellular mechanism of enhanced host
resistance to blast, Phytopathology, 2002, 92, 1095-1103.
77. F. Fauteux, W. Rémus-Borel, J. Menzies, R. Bélanger, Silicon and plant disease
resistance against pathogenic fungi, FEMS Microbiol. Lett. Mini Rev., 2005,
249, 1-6.
78. J. Song, H. Kong and J. Jang, Enhanced antibacterial performance of cationic
polymer modified silica nanoparticles, Chemical Communications, 2009, 36,
5418–5420.
79. R. Suriyaprabha, G. Karunakaran, K. Kavitha, R. Yuvakkumar, V. Rajendran,
N. Kannan, Application of silica nanoparticles in maize to enhance fungal
resistance, IET Nanobiotechnology, 2014, 8 (3), 133-137.
80. F. Rodrigues, L. Datnoff, G. Korndörfer, K. Seebold, M. Rush. Effects of silicon
and host resistance on sheath blight development in rice, Plant Disease, 2001,
85, 827-832.
81. K.W. Seebold, T.A. Kucharek, L.E. Datnoff, F.J. Correa-Victoria, M.A
Marchetti, The influence of silicon on components of resistance to blast in
susceptible, partially resistant and resistant cultivars of rice, Phytopathology
2001, 91 (1), 63-69.
82. H. M. El-bendary and A. A. El-Helaly, First record nanotechnology in
agricultural: Silica nanoparticles a potential new insecticide for pest control,
Applied Science Reports, 2013, 4 (3), 241-246.
83. J. Xu, X. Zhao, X. Han and Y. Du, Antifungal activity of oligochitosan against
Phytophthora capsici and other plant pathogenic fungi in vitro, Pesticide
Biochemistry and Physiology, 2007, 87, 220-228.
84. Y.J. Jone, and S.K. Kim, Effect of antimicrobial activity by chitosan
oligosaccharides N- conjugated with asparagines, Journal of Microbiology and
biotechnology, 2001, 11, 281-286.
85. J. C. Fernandes, F. K. Tavaria, J. C. Soares, Ó. S. Ramos, M. João Monteiro, M.
E. Pintado and F. Xavier Malcata, Antimicrobial effects of chitosans and
chitooligosaccharides, upon Staphylococcus aureus and Escherichia coli, in
food model systems, Food Microbiology, 2008, 25, 922-928.

109
86. R. Vivek, V. N. Babu, R. Thangam, K. S. Subramanian, S. Kannan, pH-
responsive drug delivery of chitosan nanoparticles as Tamoxifencarriers for
effective anti-tumor activity in breast cancer cells, Colloids and Surfaces B:
Biointerfaces, 2013, 111, 117-123.
87. J.-S. Moon, H.-K. Kim, H. Koo, Y.-S. Joo, H.-M. Nam, Y. Park and M.-I. Kang,
The antibacterial and immunostimulative effect of chitosan-oligosaccharides
against infection by Staphylococcus aureus isolated from bovine mastitis,
Applied Microbiology and Biotechnology, 2007, 75, 989-998.
88. D.-N. Ngo, M.-M Kim and S.-K. Kim, Chitin oligosaccharides inhibit oxidative
stress in live cells, Carbohydrate Polymers, 2008, 74, 228-234.
89. D.-N. Ngo, S.-H. Lee, M.-M Kim and S.-K. Kim, Production of chitin
oligosaccharides with different molecular weights and their antioxidant effect
in RAW 264.7 cells, Journal of Functional Foods, 2009, 1, 188-198.
90. Y. Qiao, X. F. Bai and Y. G. Du, Chitosan oligosaccharides protect mice from
LPS challenge by attenuation of inflammation and oxidative stress,
International Immunopharmacology, 2011, 11, 121-127.
91. X. Ke, Z. Xiao, P. Xue, Q. Sheng, Chitosan antimicrobial and eliciting
properties for pest control in agriculture: a review, Agron. Sustain. Dev., 2015,
35, 569–588.
92. J. Synowiecki, N.A. Al-Khateeb, Production, properties, and some new
applications of chitin and its derivatives, Critical Reviews in Food Science and
Nutrition, 2003, 43, 145-171.
93. M. Rinaudo, Chitin and chitosan: properties and applications, Progress in
Polymers Science, 2006, 31, 603–632.
94. Y.J. Jeon, P.J. Park, H. G. Byun, B.K. Song, and S.K. Kim, Production of
chitosan oligosaccharides using chitin-immobilized enzyme, Korean Journal
Biotechnology and Bioengineering, 1998, 13, 147-154.
95. P.J. Park, J.Y. Je, W.K. ung, C.B. Ahn and S.K. Kim, Anticoagulant activity of
heterochitosans and their oligosaccharide sulfates, European Food Research
and Technology, 2004, 219, 529-533.
96. A. B. Vishu Kumar, M. C. Varadaraj, L. R. Gowda and R. N. Tharanathan,
Characterization of chito-oligosaccharides prepared by chitosanolysis with the

110
aid of papain and Pronase, and their bactericidal action against Bacillus cereus
and Escherichia coli, Biochemical Journal, 2005, 391, 167-175.
97. C. Molloy, L.-H. Cheah and J. P. Koolaard, Induced resistance against
Sclerotinia sclerotiorum in carrots treated with enzymatically hydrolysed
chitosan, Postharvest Biology and Technology, 2004, 33, 61-65.
98. M. Hosseinnejad, S. M. Jafari. Review - Evaluation of different factors affecting
antimicrobial properties of chitosan, International Journal of Biological
Macromolecules, 2016, 85, 467-475.
99. Y.M. Chen, Y.C. Chung, L.W. Wang, K.T. Chen, S.Y. Li, Antibacterial
properties of chitosan in waterborne pathogen, Journal of Environmental
Science and Health A, 2002, 37, 1379-1390.
100. S.E. Ouakfaoui, A. Asselin, Multiple forms of chitosanase activities,
Phytochemistry, 1992, 31, 1513 – 1518
101. J.Y. Kim, J.K. Lee, T.S. Lee, W.H. Park, Synthesis of chitooligosaccharide
derivative with quaternary ammonium group and its antimicrobial activity
against Streptococcus mutans, International Journal of Biological
Macromolecules, 2003, 32, 23-27.
102. K. Yanagiguchi, T. Ikeda, F. Takai, K. Ogawa, Y. Hayashi, Wound heading
following direct pulp capping with chitosan-ascorbic axit complex in rat
incisors, in: Uragami T., Kurita K., Fukamizo T., eds. Chitin and Chitosan-
Chitin and Chitosan in Life Science, Tokyo: Kodansha Scientific, 2002, 240-
242.
103. O. Klarzynski, B. Fritig, Stimulation of plant natural defenses, C R Acad. Sci.
III, 2001, 324 (10), 953-63.
104. Yuki Ito, Hanae Kaku, Naoto Shibuya, Identification of a high‐affinity binding
protein for N‐acetylchitooligosaccharide elicitor in the plasma membrane of
suspension‐cultured rice cells by affinity labeling, The Plant Journal, 1997, 12
(2), 347-356.
105. N. Das, J. Madhuprakash, P. V. Sarma, P. Purushotham, K. Suma, K. Manjeet,
S. Rambabu, N. E. Gueddari, B. M. Moerschbacher, A. R. Podile,
Biotechnological approaches for field applications of chitooligosaccharides

111
(COS) to induce innate immunity in plants, Critical Reviews in Biotechnology,
2015, 35 (1), 29–43
106. LW. Lin, X. Hu, W. Zhang, WJ. Rogers, WM. Cai. Hydrogen peroxide mediates
defense responses induced by chitosan of different molecular weights in rice. J.
Plant. Physiol., 2005, 162, 937-944.
107. XM. Zhao, XP. She, YG. Du, XM. Liang, Induction of antiviral resistance and
stimulary effect by oligochitosan in tobacco, Pestic. Biochem. Physiol., 2007,
87, 74-78.
108. EA. Barka, P. Eullaffroy, C. Clément, G. Vernet, Chitosan improves
development and protects Vitis vinifera L. against Botrytis vinerea, Plant Cell
Rep, 2004, 22, 608-614.
109. G. K. Agrawal, R. Rakwal, S. Tamogami, M. Yonekura, A. Kubo & H. Saji.
Chitosan activates defense/stress response(s) in the leaves of Oryza sativa
seedlings, Plant Physiology and Biochemistry 2002, 40 (12), 1061-1069.
110. Phạm Đình Dũng, Đặng Hữu Nghĩa, Lê Thành Hưng, Hoàng Đắc Hiệt, Bùi Văn
Lệ và Nguyễn Tiến Thắng, Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum
gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế
phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2), Tạp chı́ Khoa hoc Trường Đai hoc Cần
Thơ, 2017, 48 (B), 66-70.
111. Bùi Phước Phúc, Nghiên cứu biến tính cắt mạch Chitosan bằng hydroperoxit và
kỹ thuật chiếu xạ để ứng dụng trong nông nghiệp, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Đại
học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, 2015.
112. Bui Duy Du, Lai Thi Kim Dung, Vo Nguyen Dang Khoa, Nguyen Duy Thang,
Le Nghiem Anh Tuan, Chitinase-induced resistance against neoscytalidium
dimidiatum on dragon trees: the effect of oligochitosan prepared by the
heterogeneous degradation of chitosan with H2O2 under hydrothermal
conditions, Vietnam Journal of Chemistry, 2015, 53 (2), 161-165.
113. L. M. Kiirika, F. Stahl and K. Wydra, Phenotypic and molecular
characterization of resistance induction by single and combined application of
chitosan and silicon in tomato against Ralstonia solanacearum, Physiological
and Molecular Plant Pathology, 2003, 81, 1-12.

112
114. L. Yang, P. Zhao, L. Wang, I. Filippus, X. Meng, Synergistic effect of
oligochitosan and silicon on inhibition of Monilinia fructicola infections. J.
Food. Agric., 2010; 90, 630-634.
115. H. Song, W. Yuan, P. Jin, W. Wang, X. Wang, L. Yang, Y. Zhang, Effects of
chitosan/nano-silica on postharvest quality and antioxidant capacity of loquat
fruit during cold storage, Postharvest Biology and Technology, 2016, 119, 41-
48.
116. Y. Yu, S. Zhang, Y. Ren, H. Li, X. Zhang, J. Di, Jujube preservation using
chitosan film with nano-silicon dioxide, Journal of Food Engineering, 2012,
113, 408-414.
117. S. Shengyou, W. Wei, L. Liqin, W. Shijia, W. Yongzan, L. Weicai, Effect of
Chitosan/nano-silica coating on the physicochemical characteristics of longan
fruit under ambient temperature, Journal of Food Engineering, 2013, 118 (1),
125–131
118. L. H. Thanh, N. K. B. Tam, V. T. Nga, H. T. Thuy, T. V. Hai, H. T. Son, N. N.
Quynh, N. T. H. Nga, Study on the possibility of using microorganisms as
biological agents to control fungal pathogens Neoscytalidium dimidiatum
causing disease of brown spots on the dragon fruit, J. Viet. Env. 2016, 8 (1), 41-
44.
119. H. Y. Run, L. L. Qiao, J. M. Jun, F. W. Feng, C. Jing. Fruit internal brown rot
caused by Neoscytalidium dimidiatum on pitahaya in Guangdong province,
China, Australasian Plant Dis. Notes, 2015, 10-13.
120. Uyen Thi Phan Ngoc, Dai Hai Nguyen. Synergistic antifungal effect of
fungicide and chitosan-silver nanoparticles on Neoscytalidium dimidiatum,
Green Processing and Synthesis, 2018, 7 (2), 132-138.
121. D. C. Pham, T. H. Nguyen T.H., P. U. T. Ngoc , N.T.T Le ., T.V. Tran, D. H.
Nguyen, Preparation, characterization and antifungal properties of chitosan-
silver nanoparticles synergize fungicide against Pyricularia oryzae. J.
Nanoscience Nanotechnology, 2018, 18 (8), 5299-5305.
122. Bùi Duy Du, Nghiên cứu chế tạo keo bạc nano bằng bức xạ gamma Co-60 và
một số ứng dụng của chúng trong y học và nông nghiệp, Luận án Tiến sĩ Hóa
học, Đại học KHTN Hà Nội, 2009.

113
123. D. V. Phu, V. T. K. Lang, N. T. K. Lan, Ng. N. Duy, N. D. Chau, B. D. Du, B.
D. Cam, N. Q. Hien, Synthesis and antimicrobial effects of colloidal silver
nanoparticles in chitosan by γ-irradiation, J. Experimental Nanoscience, 2010,
5 (2), 169-179.
124. Van Du Cao, Phuong phong Nguyen, Vo Quoc Khuong, Cuu Khoa Nguyen,
Xuan Chuong Nguyen, Cap Ha Dang, and Ngoc Quyen Tran, Ultrafine copper
nanoparticles exhibiting a powerful antifungal/killing activity against
Corticium Salmonicolor, Bull. Korean Chem. Soc., 2014, 5 (9), 2645 -2648.
125. Đỗ Trung Đàm, Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y học, Hà
Nội, 1996, 11-137.
126. C. S.Auletta, Acute, subchronic, and chronic toxicity, CRC Hanbook of toxicity,
(Eds. M. J. Derelanco and M. A. Hollinger), CRC press, New York, U.S.A.,
1995, 51-103.
127. TCCS 162:2014/BVTV, Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh
đốm nâu hại cây thanh long của các thuốc trừ bệnh.
128. Zahid, A. Ali, S. Manickam, Y. Siddiqui, PG. Alderson, M. Maqbool. Efficacy
of curative applications of submicron chitosan dispersions on anthracnose
intensity and vegetative growth of dragon fruit plants. Crop. Prot., 2014, 62,
129-134.
129. A. Ali, N. Zahid, S. Manickam, Y. Siddiqui, PG. Alderson, M. Maqbool.
Induction of lignin and pathogenesis related proteins in dragon fruit plants in
response to submicron chitosan dispersions, Crop. Prot., 2014, 63, 83-88.
130. GL. Miller, Use of dinitrosalicylic acid reagent for determination of reducing
sugar, Analysis Chemistry, 1959, 31, 426-428.
131. C. Tonon, A. Andreu, ME. Aued, M. van Damme, M. Huarte, GR, Daleo,
Defense reactions in potato cultivars following infection with two races of
Phytophthora infestans. Potato. Res., 1998, 41, 319-325.
132. Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn
(pyricularia oryzae) hại lúa của các thuốc trừ nấm (10TCN 157-1992).
133. Henderson Tilton, Test with acaricides against the brown wheat mite. J. Econ.
Entomol. 1955, 48, 161-175.

114
134. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các
thuốc trừ bệnh phòng trừ bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae swings et al) hại lúa
(QCVN 01-14-2010/BNNPTN).
135. Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh nấm hồng hại
cao su của các thuốc trừ bệnh (10TCN 622-2005).
136. Z. Fairuzah, C. I. Dalimunthe, and E. Bukit, Bio-C: a new bio-fungicide to
control pink disease (Corticium salmonicolor) on rubber plants, Proceedings of
International Rubber Conference, 2017, 822-830.
137. R. Krishnarao, M. Godkhindi, Distribution of silica in rice husks and its effect
on the formation of silicon carbide, Ceramics International, 1992, 18 (4), 243-
249.
138. M. Sarangi, S. Bhattacharyya, R. Behera, Effect of temperature on morphology
and phase transformations of nano-crystalline silica obtained from rice husk,
Phase Transitions, 2009, 82, 377–386
139. S. Sankar, S. K. Sharma, N. Kaur, B. Lee, D. Y. Kim, S. Lee, H. Jung,
Biogenerated silica nanoparticles synthesized from sticky, red, and brown rice
husk ashes by chemical method, Ceramics International, 2016, 42, 4875-4885.
140. R. Osman, N. H. Abdullah, K. A. Matori, M. N. Hamidon, I. Ismail, S. Mustaffa,
Effect of temperature towards rice husk silica characterization with different
preparation methods, International Journal of Basic & Applied Sciences, 2017,
17 (01), 15-20.
141. M. Zawrah, M. Zayed, M.R. Ali, Synthesis and characterization of SiC and SiC/
Si3N4 composite nano powders from waste material, J. Hazard. Mater., 2012,
227, 250–256
142. J. Li, T. Shirai, M. Fuji, Rapid carbothermal synthesis of nanostructured silicon
carbide particles and whiskers from rice husk by microwave heating method,
Adv. Powder Technol., 2013, 24, 838–843.
143. Nguyễn Quốc Hiến, Đặng Xuân Dự, Đặng Văn Phú, Lê Anh Quốc, Phạm Đình
Dũng, Nguyễn Ngọc Duy, Nghiên cứu chế tạo Oligochitosan bằng phương pháo
chiếu xạ Gamma Co-60 dung dịch Chitosan-H2O2 và khảo sát hiệu ứng chống
ôxi hóa, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, 2016, 54 (1), 46-53.

115
144. A. Al-Mulla, F. Al-Sagheer, Determination of kinetic parameters for the
degradation of chitosan/silica hybrid nano composites, Journal Polymers
Environmental, 2013, 21, 504–511.
145. Nguyễn Tuyên, Giáo trình Hóa keo, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2015.
146. I. J. Fernandes, D. Calheiro, F. A. L. Sánchez, A. L. D. Camachob, T. L. A. de
C. Rocha, C. A. M. Moraes, V. C. de Sousa. Characterization of silica produced
from rice husk ash: comparison of purification and processing methods,
Materials Research, 2017, 20 (2), 512-518.
147. D. Tahtat, M. Mahlous, S. Benamer, A. N. Khodja, S. L. Youcef, Effect of
molecular weight on radiation chemical degradation yield of chain scission of
-irradiated chitosan in solid state and in aqueous solution, Radiation Physics
and Chemistry, 2012, 81 (6), 659–665.
148. J. Lu, K. M. Kosuda, R. P. Van Duyne and P.C. Stair, Surface acidity and
properties of TiO2/SiO2 catalysts prepared by atomic layer deposition: UV-
visible diffuse reflectance, DRIFTS, and visible raman spectroscopy studies.
The Journal of Physical Chemistry C, 2009, 113 (28), 12412–12418.
149. R. Songolzadeh, J. Moghadasi, Stabilizing silica nanoparticles in high saline
water by using ionic surfactants for wettability alteration application, Colloid.
Polym. Sci., 2017, 295, 145-155.
150. J. Matusiak , E. Grządka, A. Bastrzyk, Stability, adsorption and electrokinetic
properties of the chitosan/silica system, Colloids and Surfaces A:
Physicochemical and Engineering Aspects, 2018, 554, 245-252.
151. K. L. Ureporn, A. L. Peter, Chapter Chitosan and Its Modifications: Are They
Possible Vehicles for Gene Therapy?, INTECH Open Access Publisher, 2011.
152. T. Liu, L. Li, X. Teng, X. Huang, H. Liu, D. Chen, J. Ren, J. He, F. Tang. Single
and repeated dose toxicity of mesoporous hollow silica nanoparticles in
intravenously exposed mice, Biomaterials, 2011, 32, 1657-1668
153. Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
154. A. T. Rodriguez, M. A. Ramirez, R. M. Cardenas, A. N. Hernandez, M. G.
Velazquez, & S. Bautista, Induction of defense response of Oryza sativa L.
against Pyricularia grisea (Cooke) Sacc. by treating seeds with chitosan and

116
hydrolyzed chitosan, Pesticide Biochemistry and Physiology, 2007, 89, 206-
215.
155. C. Yafei, Z. Yong, Z. Xiaoming, G. Peng, A. Hailong, D. Yuguang, et al.
Functions of oligochitosan induced protein kinase in tobacco mosaic virus
resistance and pathogenesis related proteins in tobacco, Plant Physiology and
Biochemistry, 2009, 47(8), 724-731.
156. A. B. Falcon, J. C. Cabrera, D. Costales, M. A. Ramirez, G. Cabrera, V. Toledo,
et al. The effect of size and acetylation degree of chitosan derivatives on tobacco
plant protection against Phytophthora parasitica nicotianae. World Journal of
Microbiology & Biotechnology, 2008, 24 (1), 103-112.
157. W. Khan, B. Prithiviraj, D. Smith, Chitosan and chitin oligomers increase
phenylalanine ammonia-lyase and tyrosine ammonia-lyase activities in soybean
leaves, Journal of Plant Physiology, 2003, 160 (8), 859-863.
158. N. Ben-Shalom, R. Ardi, R. Pinto, C. Aki & E. Fallik. Controlling gray mould
caused by Botrytis cinerea in cucumber plants by means of chitosan, Crop
Protection, 2003, 22 (2), 285–290.
159. A. Aziz, P.Trotel-Aziz, L. Dhuicq, P. Jeandet, M. Couderchet & G. Vernet.
Chitosan oligomers and copper sulfate induce grapevine defense reactions and
resistance to gray mold and downy mildew, Phytopathology, 2006, 96 (11),
1188-1194.
160. P. Trotel-Aziz, M. Couderchet, G. Verne, & A. Aziz. Chitosan stimulates
defense reactions in grapevine leaves and inhibits development of Botrytis
cinerea, European Journal of Plant Pathology, 2006, 114 (4), 405-413.
161. Le Thi An Nhien, Nguyen Duc Luong, Le Thi Thuy Tien, and Le Quang Luan,
Radiation synthesis of silver nanoparticles/chitosan for controlling leaf fall
disease on rubber trees causing by corynespora cassiicola, Journal of
Nanomaterials, 2018, Article ID 7121549.

117
PHỤ LỤC

118
Phụ lục 1: Phổ GPC xác định khối lượng phân tử của chitosan ban đầu
Phụ lục 2: Phổ GPC xác định khối lượng phân tử của oligochitosan trong quy trình
cắt mạch chitosan bằng H2O2 0,5 kết hợp với chiếu xạ.
Phụ lục 3: Tách, loại bỏ các oxit kim loại trong tro vỏ trấu

Phụ lục 4: Điều chế nano silica bằng phương pháp nhiệt phân tro vỏ trấu
Phụ lục 5: Điều chế nano silica bằng phương pháp tạo và nhiệt phân gel
SiO2/chitosan
Phụ lục 6: Điều chế oligochitosan bằng phương pháp chiếu xạ kết hợp với xử lý H2O2
Phụ lục 7: Tổng hợp vật liệu lai nano silica/oligochitosan
Phụ lục 8: Kết quả xác định độc tính cấp đường miệng của vật liệu nSiO2/OC
Tóm tắt
Sử dụng chuột cống trắng Wistar. Chuột nhịn ăn khoảng 01 đêm trước khi tiến
hành thử nghiệm. Dùng 6 chuột cho mỗi mức liều. Liều thử nghiệm là 300 mg.kg-
1
và 3000 mg.kg-1 khối lượng cơ thể chuột, Dựa trên kết quả của thử nghiệm, độc
tính cấp (LD50) của mẫu thử lớn hơn 3000 mg.kg-1 (chuột cống).
1. Thông tin của thử nghiệm
1.1. Động vật thí nghiệm
1.1.1. Loài, chủng: Chuột cống Wistar
1.1.2. Nguồn gốc: Viện Pasteur TP.HCM
1.1.3. Trọng lượng cơ thể: 180-220 g
1.1.4. Giống: Đực và cái
1.1.5. Số lượng: 06 chuột cho mỗi mức liều
1.1.6. Thức ăn, nước uống:
1.1.7. Điều kiện chăm sóc:
Nhiệt độ: 250C ± 30C
Độ ẩm tương đối: 40-70%
1.2. Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu thử được pha loãng nước cất để có nồng độ 100
mg.mL-1
1.3. Thời gian để đói động vật: 01 đêm
1.4. Mức liều: 300 mg.kg-1, 3000 mg.kg-1
1.5. Cách cho uống: Bằng kim cong chuyên dụng
1.6. Thời điểm uống: 9giờ
1.7. Thể tích uống:
300 mg.kg-1: 0,3 ml.100 g-1 thể trọng
3.000 mg.kg-1: 2,0 ml.100 g-1 thể trọng
1.8. Chỉ tiêu quan sát:
1.8.1. Thời gian quan sát: 15 ngày
1.8.2. Số chuột chết: Xem bảng 3
1.8.3. Tỷ lệ chết của động vật thí nghiệm: xem bảng 1
1.8.4. Các biểu hiện độc trên động vật: Xem bảng 2
1.8.5. Khối lượng cơ thể của động vật: Xem bảng 3
1.8.6. Quan sát đại thể: Xem bảng 4
1.8.7. Khối lượng tuyệt đối và tương đối của gan lách, thận và phổi: xem
bảng 5

Kết quả thử nghiệm


Các biểu hiện độc trên chuột cống sau khi cho uống mẫu thử và tỷ lệ chết trong
vòng 14 ngày được quan sát và ghi lại (xem bảng 1 và 2).
Khối lượng của động vật được xác định vào các ngày thứ 1, thứ 2, thứ 8 và thứ
15 (xem bảng 3).
Quan sát đại thể (xem bảng 4).
Khối lượng tuyệt đối và tương đối của gan, lách, thận và phổi (xem bảng 5)
Giá trị LD50 của Độc tính cấp đường miệng của mẫu thử lớn hơn 3.000 mg.kg-
1
.
Phân loại độc tính: Cấp độ 5.
Bảng PL8.1:Tỷ lệ chết của động vật thí nghiệm

Liều Ngày 1 (Giờ) Ngày Tỷ lệ


Số lượng
(mg.kg- Giống chết
1) động vật 0,5 1 2 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 %

300 ♂ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0%
mg.kg-1 ♀ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3.000 ♂ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0%
mg.kg-1 ♀ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Bảng PL8.2: Các biểu hiện độc lâm sàng

Số động vật có biểu hiện độc (T)


Liều Tỷ lệ
Số lượng
(mg.kg- Giống Ngày 1 (Giờ) Ngày chết
1 động vật
) %
0,5 1 2 4 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

300 ♂ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0%
mg.kg-1 ♀ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3.000 ♂ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0%
mg.kg-1 ♀ 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

0 = Không có biểu hiện bất thường; T = Biểu hiện mệt mỏi, giảm hoạt động, giảm ăn uống; D = Chết
Bảng PL8.3: Sự thay đổi khối lượng cơ thể và thời gian chết

Khối lượng cơ thể chuột (g)/Ngày


Số
Liều
Giống động
(mg.kg-1) Thời gian
vật D1 D2 D8 D15 D15-D1 Chết
chết

300 ♂ 1 196 194 219 231 35 0 -

♂ 2 186 190 203 225 39 0 -


♂ 3 184 188 212 233 49 0 -
♀ 4 192 198 219 234 42 0 -
♀ 5 202 201 221 233 31 0 -
♀ 6 198 200 214 224 26 0 -
♂ 7 208 206 212 222 14 0 -
♂ 8 214 222 240 270 56 0 -
3.000
♂ 9 216 222 230 252 36 0 -
♀ 10 187 190 217 238 51 0 -
♀ 11 203 207 212 232 29 0 -
♀ 12 198 201 216 237 39 0 -
♂ 13 186 188 196 226 40 0 -

♂ 14 192 194 216 238 46 0 -


Đối chứng
♂ 15 184 186 205 227 43 0 -

♀ 16 202 208 222 238 36 0 -

♀ 17 198 199 216 232 34 0 -

♀ 18 205 205 226 249 44 0 -


Bảng PL8.4: Quan sát đại thể

Liều
Giống Mã số động vật. Các phát hiện quan sát đại thể
(mg.kg-1)

♂ 1 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♂ 2 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

300 ♂ 3 Không có biểu hiện bất thường quan sát được


mg.kg-1 ♀ 4 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 5 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 6 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♂ 7 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♂ 8 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

3.000 ♂ 9 Không có biểu hiện bất thường quan sát được


mg.kg-1 ♀ 10 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 11 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 12 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♂ 13 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♂ 14 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

Đối chứng ♂ 15 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 16 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 17 Không có biểu hiện bất thường quan sát được

♀ 18 Không có biểu hiện bất thường quan sát được


Bảng PL8.5: Khối lượng của gan, lách, thận và phổi của chuột cống thử nghiệm

Mã số Khối Gan Lách Thận Phổi


động Giống lượng Tuyệt Tương Tuyệt Tương Tuyệt Tương Tuyệt Tương
vật cơ thể đối (g) đối (%) đối (g) đối (%) đối (g) đối (%) đối (g) đối (%)

Liều: 300 mg.kg-1

1 ♂ 231 10,25 4,44 1,13 0,49 1,09 0,47 2,41 1,04

2 ♂ 225 8,54 3,80 1,46 0,65 1,48 0,66 2,24 1,00

3 ♂ 233 8,05 3,45 1,05 0,45 1,22 0,52 1,89 0,81

4 ♀ 234 9,76 4,17 0,97 0,41 1,47 0,63 2,15 0,92

5 ♀ 233 10,17 4,36 0,82 0,35 1,41 0,61 1,76 0,76

6 ♀ 224 8,98 4,01 0,89 0,40 1,43 0,64 2,59 1,16

230,00 9,29 4,04 1,05 0,46 1,35 0,59 2,17 0,95


Xtb ± SD
± 4,38 ± 0,91 ± 0,37 ± 0,23 ± 0,10 ± 0,16 ± 0,07 ± 0,39 ± 0,15

Liều/Dose: 3.000 mg.kg-1

1 ♂ 222 7,95 3,58 0,80 0,36 1,06 0,48 2,95 1,33

2 ♂ 270 11,31 4,19 1,35 0,50 1,55 0,57 1,99 0,74

3 ♂ 252 13,52 5,37 1,13 0,45 1,87 0,74 2,46 0,98

4 ♀ 238 8,02 3,37 1,32 0,55 1,50 0,63 2,86 1,20

5 ♀ 232 9,17 3,95 1,01 0,44 1,57 0,68 2,37 1,02

6 ♀ 237 10,57 4,46 0,87 0,37 1,68 0,71 1,89 0,80

241,83 10,09 4,15 1,08 0,44 1,54 0,63 2,42 1,01


Xtb ± SD
± 16,88 ± 2,15 ± 0,71 ± 0,23 ± 0,08 ± 0,27 ± 0,10 ± 0,43 ± 0,23
Đối chứng

1 ♂ 226 8,18 3,62 1,14 0,50 1,35 0,60 2,87 1,27

2 ♂ 238 10,32 4,34 1,37 0,58 1,51 0,63 2,42 1,02

3 ♂ 227 9,98 4,40 1,08 0,48 1,81 0,80 1,98 0,87


4 ♀ 238 8,63 3,63 1,17 0,49 1,45 0,61 2,35 0.99

5 ♀ 232 9,67 4,17 1,16 0,50 1,53 0,66 2,85 1,23

6 ♀ 249 12,65 5,08 1,07 0,43 1,05 0,42 1,76 0,71

235,00 9,91 4,20 1,17 0,50 1,45 0,62 2,37 1,01


Xtb ± SD
± 8,58 ± 1,57 ± 0,55 ± 0,11 ± 0,05 ± 0,25 ± 0,12 ± 0,45 ± 0,21
Phụ lục 9: Kết quả xác định độc tính nhạy cảm da của vật liệu nSiO2/OC
1. Tóm tắt
Áp dụng thử nghiệm Buehler: Khoảng 24 giờ trước khi tiến hành thử nghiệm,
cạo sạch lông ở vùng lưng của chuột lang. Nồng độ mẫu thử được xác định trước
trong thử nghiệm sơ bộ trên 2 chuột lang, tính theo mẫu thử nguyên trạng. Thử
nghiệm được thực hiện trên 3 nhóm chuột.
Nhóm thử: gồm 20 con chuột lang trắng (10 đực và 10 cái). Chất tiếp xúc trong
giai đoạn gây nhạy cảm là mẫu thử gốc (dùng nguyên mẫu). Chất thử thách là mẫu
thử gốc (dùng nguyên mẫu).
Nhóm chứng âm: gồm 06 con (03 đực và 03 cái). Chất tiếp xúc trong giai đoạn
gây nhạy cảm là nước cất. Chất thử thách là mẫu thử gốc (dùng nguyên mẫu).
Nhóm chứng dương: gồm 06 con (03 đực và 03 cái). Chất tiếp xúc là 2,4-
dinitrochlorobenzene, với nồng độ gây nhạy cảm là 8 mg.mL và nồng độ thử thách
là 4 mg.mL-1.
Các thời điểm tiếp xúc gây nhạy cảm là ngày 0, ngày 7 và ngày 14, Thời điểm
thử thách là ngày 28. Quan sát phản ứng nhạy cảm da của chuột lang trong thời gian
24 giờ và 48 giờ sau thử thách.
Kết quả: Không quan sát thấy ban đỏ, phù nề hoặc các thay đổi khác trên da ở
nhóm chứng âm, và nhóm thử sau 3 lần phơi nhiễm và 1 lần thử thách. Tỷ lệ nhạy
cảm là 0%. Nhóm chứng dương có hiện tượng ban đỏ và tỷ lệ nhạy cảm là 100%.
2. Thông tin của thử nghiệm
2.1. Động vật thí nghiệm
2.1.1. Loài, chủng: Chuột lang trắng
2.1.2. Nguồn gốc: Viện Pasteur TP.HCM
2.1.3. Trọng lượng cơ thể: 280- 320 g
2.1.4. Giống: Đực và Cái
2.1.5. Số lượng: 16 chuột đực và 16 chuột cái
2.1.6. Thời gian cạo lông chuột: 24 giờ trước thử nghiệm
2.1.7. Thức ăn, nước uống:
Thức ăn công thức (cho chuột lang)
Nước uống
2.1.8. Điều kiện chăm sóc:
Nhiệt độ: 250C ± 30C
Độ ẩm tương đối: 40-70%
2.2. Chuẩn bị mẫu thử:
Xác định lượng mẫu thử theo trọng lượng của từng con.
Mẫu thử dùng nguyên mẫu.
2.3. Liều tiếp xúc (phơi nhiễm) của thử nghiệm: Xem bảng 1

Bảng PL9.1: Mức liều tiếp xúc

Nồng độ tiếp xúc gây


Nhóm Nồng độ thử thách
nhạy cảm

Nhóm thử Mẫu thử dùng nguyên mẫu Mẫu thử dùng nguyên mẫu

Nhóm chứng âm Nước cất/distilled water Mẫu thử dùng nguyên mẫu

Nhóm chứng 2,4-dinitrochlorobenzene 2,4-dinitrochlorobenzene


dương 8 mg.mL-1 4 mg.mL-1

2.4. Phương pháp: Thử nghiệm buehler


2.5. Số nhóm thử nghiệm: 3 nhóm
2.6. Liều thử nghiệm:
Gây nhạy cảm: 2.0 g mẫu thử/kg chuột
Thử thách: 2.0 g mẫu thử/kg chuột
2.7. Thời gian tiếp xúc: 6 giờ
2.8. Chỉ tiêu quan sát:
2.8.1. Thời gian quan sát: 24 và 48 giờ
2.8.2. Tỷ lệ nhạy cảm của nhóm chứng: Xem bảng 2
2.8.3. Số chuột chết: 0
2.8.4. Khối lượng cơ thể của động vật: Xem bảng 3 và 4
2.8.5. Phản ứng da: Xem bảng 3 và 4
3. Kết quả thử nghiệm
Phản ứng nhạy cảm da chuột lang trắng (xem bảng 3 và bảng 4) và tỷ lệ nhạy
cảm (xem bảng 2) được quan sát và ghi lại trong 24 giờ và 48 giờ sau khi thử thách.

Bảng PL9.2: Tỷ lệ nhạy cảm

Nhóm thử 0%

Nhóm chứng âm 0%

Nhóm chứng dương 100 %


Bảng PL9.3: Sự thay đổi khối lượng cơ thể và Phản ứng nhạy cảm da

Khối lượng cơ
Động vật Điểm phản ứng nhạy cảm da
thể (g)

Nhóm Số Giống Trước Sau 24 giờ 48 giờ Khác

1 ♂ 316 372 E0 O0 E0 O0 0

2 ♂ 284 330 E0 O0 E0 O0 0

3 ♂ 320 400 E0 O0 E0 O0 0

4 ♂ 312 392 E0 O0 E0 O0 0

5 ♂ 316 420 E0 O0 E0 O0 0

6 ♂ 302 384 E0 O0 E0 O0 0

7 ♂ 310 370 E0 O0 E0 O0 0

8 ♂ 298 388 E0 O0 E0 O0 0

9 ♂ 290 392 E0 O0 E0 O0 0

10 ♂ 288 384 E0 O0 E0 O0 0
Nhóm 11 ♀ 314 380 E0 O0 E0 O0 0
Thử
12 ♀ 320 396 E0 O0 E0 O0 0

13 ♀ 320 384 E0 O0 E0 O0 0

14 ♀ 316 400 E0 O0 E0 O0 0

15 ♀ 310 420 E0 O0 E0 O0 0

16 ♀ 304 398 E0 O0 E0 O0 0

17 ♀ 292 368 E0 O0 E0 O0 0

18 ♀ 286 350 E0 O0 E0 O0 0

19 ♀ 300 382 E0 O0 E0 O0 0

20 ♀ 298 402 E0 O0 E0 O0 0

304,8± 385,6± Không nhạy Không nhạy


Xtb ± SD 0
12,2 21,2 cảm da cảm da
Bảng PL9.4: Sự thay đổi khối lượng cơ thể và Phản ứng nhạy cảm da

Động vật Trọng lượng Điểm phản ứng nhạy cảm da

Nhóm Số Giống Trước Sau 24 giờ 48 giờ Khác

1 ♂ 296 404 E0 O0 E0 O0 0

2 ♂ 314 400 E0 O0 E0 O0 0

Nhóm 3 ♂ 294 380 E0 O0 E0 O0 0


chứng
âm 4 ♀ 302 380 E0 O0 E0 O0 0

5 ♀ 300 396 E0 O0 E0 O0 0

6 ♀ 286 368 E0 O0 E0 O0 0

298,7± 388,0± Không nhạy Không nhạy


Xtb ± SD 0
9,4 14,1 cảm da cảm da

1 ♂ 300 398 E2 O0 E1 O0 0

2 ♂ 310 400 E2 O0 E1 O0 0

Nhóm 3 ♂ 288 352 E1 O0 E0 O0 0


chứng
dương 4 ♀ 320 388 E2 O0 E1 O0 0

5 ♀ 316 402 E2 O0 E1 O0 0

6 ♀ 304 394 E2 O0 E1 O0 0

306,3± 389,0±
Xtb ± SD Nhạy cảm da Nhạy cảm da 0
11,6 18,8

Ban đỏ
0 = Không ban đỏ; 1 = Ban đỏ nhẹ; 2 = Ban đỏ phân biệt rõ; 3 = Ban đỏ từ mức trung
bình đến nặng; 4= Ban đỏ nặng (màu đỏ thẫm) đến tạo thành vẩy
Phù nề
0 = Không phù nề; 1 = Phù nề nhẹ; 2 = Phù nề trung bình (xác định được gờ của khu
vực bị phù nề); 3 = Phù nề nặng (cao khoảng 1 mm)
Phụ lục 10: Một số hình ảnh thử nghiệm bệnh đạo ôn lá trên lúa

You might also like