You are on page 1of 106

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHẠM THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẢO SPIRULINA PLATENSIS XỬ


LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU KHI QUA BỂ
BIOGAS Ở XÃ HÀ NINH – HUYỆN HÀ TRUNG - TỈNH
THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHẠM THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẢO SPIRULINA PLATENSIS XỬ


LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU KHI QUA BỂ
BIOGAS Ở XÃ HÀ NINH – HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH
THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ : 60.52.03.20

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là : Phạm Thanh Huyền


Mã số học viên 1581520320004
Lớp : 23KTMT11
Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trường
Mã số 60520320
Khóa học : K23 (2015 - 2017)
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu ứng dụng tảo
spirunlina platensis xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua bể biogas ở Xã Hà
Ninh - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được
thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định.

Tác giả luận văn


(Chữ ký)

Phạm Thanh Huyền

i
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường
Đại học Thủy Lợi nói chung và các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ thuật môi trường
nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Lan đã tận tình
giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em và tạo những điều kiện thuận lợi trong suốt
quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với Thầy em không ngừng
tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em
trong quá trình học tập và công tác sau này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT.............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài............................................................................................1
2. Mục đích của Đề tài:.................................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3
1.1. Tổng quan chất thải chăn nuôi lợn và thực trạng môi trƣờng......................3
1.1.1. Nguồn gốc nước thải chăn nuôi lợn............................................................3
1.1.2. Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi lợn......................................3
1.1.3 Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường và con người.....4
1.2.Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải có nồng độ chất hữu cơ và dinh dƣỡng cao
.........................................................................................................................................8
1.2.1. Phương pháp cơ học...................................................................................8
1.2.2. Phương pháp hóa lý....................................................................................9
1.2.3. Phương pháp hóa học.................................................................................9
1.2.4.......................................................................................Phương pháp sinh học 9
1.2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi..............................................9
1.3. Tảo Spirulina Platensis trong xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn..........................14
1.3.1............................................Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina Platensis 14
1.3.2.................................................Đặc điểm sinh học của tảo Spirulina Platensis 16
1.3.3..........................................................Các yếu tố môi trường trong bể nuôi tảo 18
1.3.4. Các phương pháp nuôi tảo..........................................................................22
1.3.5. Các cơ chế xử lý nước thải của tảo Spirulina Platensis.............................22
1.4.Một số ứng dụng của tảo Spirulina Platensis trong xử lý nƣớc thải................28
1.5.Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................................30
1.5.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................30

ii
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................31
1.5.3. Hiện trạng môi trường.................................................................................33
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................36
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................36
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................36
2.2.1. Tảo Spirulina Plantensis.............................................................................36
2.3. Qúa trình nghiên cứu...........................................................................................38
2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu..........................................................................38
2.3.2 Phương pháp xác định các thông số nghiên cứu.........................................41
2.4. Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm....................................................................50
2.4.1 Mô hình thí nghiệm.......................................................................................50
2.4.2 Quy trình thí nghiệm.....................................................................................51
2.4.3 Nội dung thí nghiệm.....................................................................................53
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.....................................61
3.1 Nuôi tảo và theo dõi các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của tảo.............61
3.1.1 Theo dõi biến thiên pH và nhiệt độ..............................................................61
3.1.2 Theo dõi sự phát triển của tảo.....................................................................62
3.1.3 Theo dõi sự thay đổi hàm lượng amoni, nitrat, nitrit, phốtpho....................63
3.2 Theo dõi sự phát triển của tảo trong các điều kiện cƣờng độ ánh sáng khác
nhau..............................................................................................................................64
3.2.1 Khảo sát pH và nhiệt độ...............................................................................64
3.2.2 Theo dõi khối lượng vi tảo Spirulina platensis qua từng đợt.......................65
3.3 Khảo sát hiệu quả xử lý theo các nồng độ dinh dƣỡng khác nhau..................66
......................................................................................
3.3.1 Về hàm lượng NH4+ 66
3.3.2 Về hàm lượng NO2........................................................................................ 67
3.3.3 Về hàm lượng NO3........................................................................................ 67
.......................................................................................
3.3.4 Về hàm lượng PO43 68
3.4 Khảo sát hiệu quả xử tải trọng chất ô nhiễm khác nhau...................................69
3.4.1 Về hàm lượng NH4+..........................................................................................
3.4.2 Về hàm lượng NO2........................................................................................ 70
3.4.3 Về hàm lượng NO3........................................................................................ 71
.......................................................................................
3.4.4 Về hàm lượng PO43 71
3.5 Khảo sát mật độ tảo trong mối liên quan hiệu suất xử lý chất dinh dƣỡng
khác nhau.....................................................................................................................72

iv
3.5.1 Về hàm lượng NO2........................................................................................ 72
3.5.2 Về hàm lượng NO3........................................................................................ 73
.......................................................................................
3.5.3 Về hàm lượng PO43 74
3.6 Đề xuất dây chuyền xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn sau bể biogas dựa vào các
kết quả đã nghiên cứu.................................................................................................75
3.7 Đánh giá sơ bộ lợi ích kinh tế và môi trƣờng.....................................................77
3.7.1 Lợi ích về môi trường...................................................................................77
3.7.2 Lợi ích kinh tế...............................................................................................77
KẾT LUẬN..................................................................................................................79
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................81

v
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường


CNLN Công nghiệp làng nghề
ĐT Đào tạo
GD Giáo dục
KTTT Kinh tế thị trường
MT Môi trường
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SXCN Sản xuất công nghiệp
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS Trung học cơ sở
TTCN Tiểu thủ Công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VK Vi khuẩn
VSV Vi sinh vật
WHO Tổ chức y tế thế giới

vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi lợn [2]......................................4
Bảng 1.2 Một số loại thuỷ sinh vật tiêu biểu.................................................................13
Bảng 2.1 Thành phần hóa chất sử dụng trong môi trường nuôi cấy tảo......................37
Bảng 2.2 Thông số nước thải chăn nuôi lợn..................................................................38
Bảng 2.3 Các mẫu nước thải được lấy tại 5 hộ gia đình tại xã Hà Ninh - huyện Hà
Trung- tỉnh Thanh Hóa..................................................................................................39
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải lấy mẫu ở hộ gia đình Xã Hà Ninh-
Huyện Hà Trung- Tỉnh Thanh Hóa...............................................................................40
Bảng 2.5 Dãy đường chuẩn hàm lượng P.....................................................................47
Bảng 2.6 Kết quả thí nghiệm xác định đường chuẩn...................................................50
Hình 2.9 Sơ đồ thí nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas bằng vi tảo...52
Bảng 2.7 Thống kê quy trình thực nghiệm....................................................................53
Bảng 2.8 Bảng thông số thí nghiệm về khảo sát sự phát triển của tảo trong các điều
kiện cường độ ánh sáng khác nhau................................................................................55
Bảng 2.9 Thống kê các thông số đầu vào theo các nồng độ dinh dưỡng khác nhau.....56
Bảng 2.10 Thống kế các thông số đầu vào theo các tải trọng chất ô nhiễm khác nhau
.......................................................................................................................................57
Bảng 2.11 Thống kê các thông số đầu vào với mật độ tảo khác nhau..........................59
Bảng 3.1 Thông số đầu vào điều kiện tối ưu thực hiện chạy mô hình theo mẻ............75
Bảng 3.2 Bảng QCVN MT-62: 2016/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về.......................77
nước thải chăn nuôi.......................................................................................................77

v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Trạng trại chăn nuôi heo...................................................................................3
Hình 1.2 Khu đất tại chuồng chăn nuôi lợn.....................................................................5
Hình 1.3 Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải chăn nuôi lợn........................................6
Hình 1.4 Gây mùi khó chịu do nước thải chăn nuôi lợn.................................................7
Hình 1.5 Bênh nhân bị viêm cầu khuẩn..........................................................................8
Hình 1.6 Bênh nhân bị tả................................................................................................8
Hình 1.7 Biểu đồ hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Hà Ninh, huyện Hà Trung,..............33
tỉnh Thanh Hóa 2014 [2]...............................................................................................33
Hình 1.8 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm xử lý phân chăn nuôi lợn theo các giải pháp.........34
khác nhau [2].................................................................................................................34
Hình 1.9 Tỷ lệ phần trăm xử lý nước thải chăn nuôi lợn..............................................34
tại xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 2014 [2]..........................................34
Hình 2.1 Qúa trình quang hợp và phát triển của tảo Spirulina Plantensis.....................37
Hình 2.2 Lấy mẫu nước thải..........................................................................................39
Hình 2.3 Lấy mẫu nước tại cống ra hầm biogas............................................................39
Hình 2.4 Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng P....................................................48
Hình 2.5 Đường chuẩn xác định hàm lượng sắt tổng....................................................50
Hình 2.6 Mô hình thí nghiệm 1.....................................................................................54
Hình 2.7 Mô hình thí nghiệm cường độ ánh sang 2000 - 3000 lumen..........................55
Hình 2.8 Mô hình thí nghiệm cường độ ánh sang 3000 - 4000 lumen..........................55
Hình 2.9 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 11..............56
Hình 2.10 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 10............58
Hình 2.11 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 8..............59
Hình 2.12 Mô hình thí nghiệm đợt 6 ngày thứ 8...........................................................60
Hình 3.1 Đồ thị theo dõi biến thiên giá trị nhiệt độ trong môi trường nuôi cấy tảo......61
Hình 3.2 Đồ thị theo dõi biến thiên giá trị pH trong môi trường nuôi cấy tảo..............61
Hình 3.3 Đồ thị theo dõi sự phát triển mật độ tảo trong môi trường nuôi cấy tảo.......62
Hình 3.4 Đồ thị mối quan giữa mật độ tảo và hàm lượng tảo trong môi trường...........63
nuôi cấy tảo...................................................................................................................63

viii
Hình 3.5 Đồ thị mối tương quan giữa mật độ tảo và hàm lượng chất dinh dưỡng trong
trong môi trường nuôi cấy tảo.......................................................................................63
Hình 3.6 Đồ thị khảo sát giá trị pH theo cường độ ánh sáng........................................64
Hình 3.7 Đồ thị khảo sát giá trị nhiệt độ theo cường độ ánh sáng................................65
Hình 3.8 Đồ thị theo dõi giá trị khối lượng tảo theo cường độ ánh sáng......................65
Hình 3.9 Đồ thị khảo sát giá trị mật độ tảo theo cường độ ánh sáng............................66
Hình 3.10 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NH4+ theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau.........................................................................................................66
Hình 3.11 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NO2- theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau.........................................................................................................67
Hình 3.12 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NO3- theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau.........................................................................................................68
Hình 3.13 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng PO43- theo nồng độ dưỡng nước thải đầu
vào khác nhau................................................................................................................69
Hình 3.14 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NH4+ theo tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào
khác nhau.......................................................................................................................69
Hình 3.15 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NO2- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào khác
nhau...............................................................................................................................70
Hình 3.16 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NO3- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào.....71
khác nhau.......................................................................................................................71
Hình 3.17 Đồ thị kết quả đo hàm lượng PO43- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào khác
nhau...............................................................................................................................72
Hình 3.18 Đồ thị kết quả NO2- của mật độ tảo khác nhau................................................73
Hình 3.19 Đồ thị kết quả NO3- của mật độ tảo khác nhau.............................................73
Hình 3.20 Đồ thị kết quả PO43- của mật độ tảo khác nhau............................................74
Hình 3.21 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn qua bể biogas
bằng tảo Spirulina..........................................................................................................75
Hình 3.22 Đồ thị kết mối tương quan giữa mật độ tảo và các thông số trong nước thải
chăn nuôi sau khi xử lý..................................................................................................76

i
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài:

Chăn nuôi là một nghề truyền thống có từ lâu đời, hiện nay đang được phát triển và
mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và cho xuất khẩu. Cùng với những mặt tích
cực về tăng trưởng, ngành chăn nuôi lợn cũng đang gây ra những áp lực lên môi
trường. Tuy thành phần chất thải chăn nuôi lợn không chứa các chất độc hại như chất
thải công nghiệp nhưng chứa một lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất
dinh dưỡng N, P, K và các sinh vật gây bệnh. Các chất này nếu không được loại bỏ
triệt để trước khi thải sẽ lan truyền trong môi trường, gây tác động rất lớn đến môi
trường nước, không khí , đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cộng đồng.

Hiện nay ở Việt Nam nước thảichăn nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy
yếm khí( hầm biogas) sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn
còn ở mức rất cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi thải ra môi
trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt
là chất hữu cơ, nitơ và phốt pho. Có rất nhiều giải pháp kỹ thuật được triển khai nghiên
cứu và ứng dụng, tùy theo quy mô.

Xuất phát từ vấn đề thực tế đó, em lựa chọn nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu ứng dụng
tảo Spirunlina Platensis xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua bể biogas ở Xã
Hà Ninh - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa” . Việc nghiên cứu tảo Spirulina
Platensis để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ là một giải pháp khá hợp lý do trong nước
thải hàm lượng nitơ và photpho là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển của tảo. Bên cạnh đó, vi tảo Spirulina platensis không những loại bỏ hiệu quả các
hợp chất của N, P mà còn có khả năng hấp thu tốt các kim loại nặng độc hại có trong
nước thải như sắt, đồng...hiệu quả loại bỏ chúng từ 70% trở lên. Việc xử lý nước bằng
vi tảo lam Spirulina platensis vừa có hiệu quả cao, vừa giảm chi phí thực hiện và
không ảnh hưởng đến môi trường.

2. Mục đích của Đề tài:

1
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu ứng dụng tảo Spirunlina Platensis xử lý nước thải giàu dinh dưỡng như
nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua bể biogas ở Xã Hà Ninh - Huyện Hà Trung - Tỉnh
Thanh Hóa
Mục tiêu cụ thể:
+ Nuôi tảo và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
+ Xác định cường độ ánh sáng tối ưu thích hợp cho sự phát triển của tảo thông qua 2
thí nghiệm.
+ Xác định nồng độ dinh dưỡng nước thải chăn nuôi lợn đầu vào tối ưu thông qua 4 thí
nghiệm.
+ Xác định tải trọng ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn đầu vào tối ưu thông qua 4 thí
nghiệm.
+ Xác định mật độ tảo Spirulina platensis tối ưu thông qua 4 thí nghiệm.
+ Đưa ra dây chuyền công nghệ ứng dụng và chạy mô hình thực tế dựa các điều kiện
tối ưu đã tìm được.
+ Đánh giá sơ bộ về lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường của việc sử dụng tảo trong xử lý
ước thải chăn nuôi lợn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nước thải chăn nuôi lợn xã Hà Ninh - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa và lấy mẫu nước thải tại khu vực
nghiên cứu
(2) Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập các thông tin và tài liệu liên quan đến
việc xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
(3) Phương pháp kế thừa, phân tích số liệu
(4) Phương pháp thực nghiệm: Trong phòng thí nghiệm thực hiện phân tích các thông
số đầu vào của nước thải chăn nuôi lợn và áp dụng phương pháp sinh học sử dụng tảo
spirulina platensis.
(5) Phương pháp mô hình vật lý
(6) Phương pháp so sánh: So sánh các thông số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chăn nuôi QCVN 62- MT : 2016/BTNMT

2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chất thải chăn nuôi lợn và thực trạng môi trƣờng

1.1.1. Nguồn gốc nước thải chăn nuôi lợn

Nước thải chăn nuôi lợn là nước thải do vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống…
loại nước thải này gây ô nhiễm nặng nhất vì nó có chứa các chất vô cơ, hữu cơ,
khoáng chất… Nước thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp của phân tươi và nước từ việc tắm
rửa lợn, vệ sinh chuồng trại.

Hình 1.1 Trạng trại chăn nuôi heo

Thành phần nước thải ngoài thành phần hữu cơ, vô cơ, dinh dưỡng thì vi khuẩn và vi
rút rất nhiều mang mầm mống bệnh long móng, dịch tai xanh, tiêu chảy,…Do đó, cần
phải có hệ thống xử lý nước thải nuôi lợn để tránh ảnh hưởng tới môi trường và đặc
biệt là cuộc sống của người dân xung quanh.

1.1.2. Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi lợn

Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô nhiễm
môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và VSV
gây bệnh. Nước thải chăn nuôi gồm nước phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước
uống cho lợn. nước phân chuồng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân

3
bón. Trong 1m3 nước phân có khoảng: 5-6kg N nguyên chất; 0,1kg P2O5; 12kg
K2O[16] .Nước phân chuồng thường nghèo lân, giàu đạm và rất giàu Kali.

Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại
các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam
Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn
nuôi:

+ Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protit, axit
amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ
chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,… [1]

+ N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn
thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong
nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng =
200 – 350 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80-90%; P_tổng = 60-100mg/l. [1]

+ Vi sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng
ấu trùng giun sán gây bệnh.
Bảng 1.1 Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi lợn [2]
QCVN 62-MT:2016/BTNMT
STT Thông Số Đơn vị tính Giá trị
(cột B)
1 pH - 7,23-8,07 5.5-9
2 BOD5 mg/l 1664-3268 100
3 COD mg/l 2561-5028 300
4 SS mg/l 1700-3218 150
5 N-NH4+ mg/l 10-50 -
6 N tổng mg/l 512-594 150
7 Tổng Photpho mg/l 13,8-62 -

Chất thải lỏng trong chăn nuôi (nước tiểu vật nuôi, nước tắm, nước rửa chuồng, vệ
sinh dụng cụ, ...) ước tính khoảng vài chục nghìn tỷ m3 /năm.(Nước thải nuôi lợn sau
xử lý yêu cầu đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 62MT : 2016 / BTNMT ).

1.1.3 Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường và con người

4
1.1.3.1. Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi lợn đến môi trường

Nước thải chăn nuôi lợn có nhiều thành phần và tải trọng ô nhiễm cao vượt so với
QCVN rất nhiều lần như : BOD, COD, N, P, … Nguồn nước thải có tới 80% hàm
lượng chất hữu cơ cellulose, axitamin,.. là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất
dinh dưỡng giàu nitơ, phốtpho, các chất khoáng, . . . Bên cạnh đó nhiều loại vi khuẩn,
vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Việc nguồn nước thải chăn nuôi
lợn chưa qua xử lý thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường đã, đang và sẽ gây nhiều tác
hại tới môi trường.

+ Ô nhiễm môi trường đất

Nước thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất dinh
dưỡng giàu nitơ, phốtpho. Đây là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, nhưng khi bón
trực tiếp vào đất quá mức cho phép, cây trồng không hấp thụ hết, chúng sẽ tích tụ lại
làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái
đất, thoái hóa đất, gây các tác động như làm chết cây, giảm sản lượng cây trồng, đồng
thời tạo điều kiện cho vi sinh vật ưa nitơ, phospho phát triển, hạn chế chủng loại vi
sinh vật khác gây mất cân bằng sinh thái đất.

Thêm vào đó, một số


trường hợp như ở các nước
chăn nuôi công nghiệp,
thức ăn gia súc thường bổ
sung chất kích thích tăng
trưởng (thành phần chủ yếu
là hợp chất đồng, kẽm).
Khi các chất này được thải
ra cùng phân và nước tiểu
gia súc, dần dần tích tụ Hình 1.2 Khu đất tại chuồng chăn nuôi lợn

thành lượng lớn trong đất, ảnh hưởng đến cây trồng và cuối cùng trở lại tác động vào
con người [3]. Ngoài ra, trong phân tươi gia súc chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh,

5
chúng có thể sinh sôi và phát triển, tồn tại rất lâu trong đất như Salmonella trong đất ở
độ sâu 50 cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm.

+ Ô nhiễm môi trường nước

Việc thải bỏ trực tiếp nước thải chăn nuôi lợn chưa qua hệ thống xử lý nước thải gây
ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và lâu dài nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Hàm lượng
chất hữu cơ, dinh dưỡng trong nước và thành phần khác khi thải bỏ ra môi trường
nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan. Cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật hiếu khí,
các vi sinh vật này sử dụng khí oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ phân và nước
thải chăn nuôi.

Bên cạnh đó,


trong nước thải
chăn nuôi lợn
luôn tồn tại rất
nhiều loại vi
khuẩn, vi trùng,
virus và trứng ấu
trùng giun sán
gây bệnh.,.. [3]
Với điều kiện Hình 1.3 Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải chăn nuôi lợn

thích hợp sự phát triển sinh sôi nhanh chóng là nỗi lo trực tiếp ô nhiễm nguồn nước,
gián tiếp tới sức khỏe con người. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, nếu nước thải thấm
xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng mạch
nông gần chuồng nuôi lợn hay gần hố chứa chất thải không có hệ hống thoát nước an
toàn.

+ Ô nhiễm môi trường không khí

Gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng tới môi trường xung quanh là do quá trình phân hủy
kỵ khí và hiếu khí chất thải chăn nuôi lợn ( chủ yếu là phân và nước tiểu). Các khí này

6
có nồng độ khác nhau tùy thuộc vào môi trường bên ngoài( nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ)
cùng phương thức thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải.

Các khí phát ra chủ yếu là NH3, CH4, H2S, CO2.......có mùi đặc trưng. Cùng với hướng
gió mùi khó chịu được đưa đi xa làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó,

thu hồi nguồn khí thải


giàu CH4 để làm khí đốt
thân thiện môi trường,đốt
thân thiện môi trường và
là nguồn nguyên liệu rẻ
tiền. Tận dụng việc xây
hầm biogas để thu khí làm
nhiên liệu đốt giảm sự ô
nhiễm môi trường không
Hình 1.4 Gây mùi khó chịu do nước thải chăn nuôi lợn
khí do phát tán mùi.

1.1.3.2. Tác động của nước thải chăn nuôi lợn đến sức khỏe con người

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía
cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các
sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp,
tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn
nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong vài năm qua, chỉ có khoảng 10 bệnh nhân vào Viện Các bệnh truyền nhiễm và
Nhiệt đới Quốc gia. Trong hai năm 2005 - 2006, có 72 trường hợp nhiễm S.suis nhập
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh [1]

Nhưng năm 2007 có tới hơn 48 ca (22 ca ở miền Bắc, 20 ca ở miền Nam, 6 ca ở miền
Trung) được chẩn đoán bị bệnh liên cầu lợn, có một số ca xét nghiệm xác định được
tác nhân gây bệnh là S.suis týp II. Có 3 ca trong số này đã tử vong.

7
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, 58 bệnh nhân (81%) là nam
giới [3]. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn
hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ. 69 bệnh
nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối
loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có
triệu chứng ù tai, điếc. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị sốc do nhiễm độc tố liên
cầu.

Hình 1.5 Bênh nhân bị viêm cầu khuẩn Hình 1.6 Bênh nhân bị tả

Việc kiểm soát chất thải chăn nuôi là một nội dung cấp bách cần được các cấp quản lý,
các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư bắt buộc quan tâm để: hạn chế ô nhiễm môi
trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư cũng như không kìm
hãm sự phát triển của ngành.

1.2. Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải có nồng độ chất hữu cơ và dinh dƣỡng cao

1.2.1. Phương pháp cơ học

Mục đích là tách cặn rắn và phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom, lắng
cặn. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng... để loại bỏ cặn dễ lắng tạo điều kiện xử lý và
giảm khối tích các công trình tiếp theo. Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn
nuôi khá lớn và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trước rồi đưa sang các công trình xử lý
nước thải phía sau.

8
Sau khi tách, nước thải được đưa sang các công trình phía sau, còn phần chất rắn được
đem đi ủ để làm phân bón.
1.2.2. Phương pháp hóa lý

Sau khi xử lý cơ học, nước thải còn chứa nhiều cặn hữu cơ và vô cơ có kích thước
nhỏ, có thể dùng phương pháp keo tụ để loại bỏ chúng. Theo nghiên cứu của Trương
Thanh Cảnh (2001) với nước thải chăn nuôi lợn: phương pháp cơ học và keo tụ có thể
tách được 80-90% hàm lượng cặn trong nước thải chăn nuôi lợn. [2] Tuy nhiên
phương pháp này đòi hỏi chi phí cao không phù hợp với các cơ sở chăn nuôi. Ngoài ra
tuyển nổi cũng là một phương pháp để loại bỏ cặn trong nước thải chăn nuôi lợn, tuy
nhiên chi phí đầu tư và vận hành cao nên không phù hợp với các cơ sở chăn nuôi.
1.2.3. Phương pháp hóa học

Dùng trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gồm có: trung hòa, ozon hoặc phản
ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hóa
học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Phương pháp Ozon hóa là Ozon
tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozon cho phép
đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau quá trình ozon hóa số lượng vi
khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, ozon còn oxy hóa các hợp chất Nito, Photpho.. [4] Do
đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các
hệ thống xử lý nước khép kín, tự động hóa.
1.2.4.Phương pháp sinh học

Sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật, tảo có ích để phân huỷ các
chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Việc sử dụng các vi sinh vật
và tảo vừa thân thiện môi trường. Hiệu quả xử lý tương đối cao lên tơi 80-90%. Các
quá trình xử lý sinh học chủ yếu gồm bốn nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình
trung gian thiếu khí, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic –
kị khí [5].

1.2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

1.2.5.1 Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học kỵ khí

9
Vào những năm 19 quá trình phân hủy kỵ khí được ứng dụng rộng rãi trong xử lý bùn
thải và phân, sau đó phương pháp này được áp dụng cho xử lý nước thải nhờ có những
ưu điểm sau [6]

- Khả năng chịu tải trọng cao so với quá trình xử lý hiếu khí.
- Thời gian lưu bùn không phụ thuộc vào thời gian lưu nước. Một lượng sinh
khối lớn được giữ lại trong bể.
- Chi phí xử lý thấp (không phải cung cấp oxy như quá trình xử lý hiếu khí).
- Tạo ra một nguồn năng lượng mới có thể sử dụng (khí sinh học – Biogas).
- Hệ thống công trình xử lý đa dạng: UASB, lọc kỵ khí, kỵ khí xáo trộn hoàn
toàn, kỵ khí tiếp xúc...

Bên cạnh các ưu điểm trên, quá trình xử lý kỵ khí có một số nhược điểm sau:

- Nhạy cảm với môi trường (nhiệt độ, pH, nồng độ kim loại nặng…).
- Phát sinh mùi.
- Tốc độ phát triển sinh khối chậm.

Trong công nghệ kỵ khí cần lưu ý 2 yếu tố quan trọng:

- Duy trì sinh khối càng nhiều càng tốt.


- Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải và sinh khối vi khuẩn.

Quá trình phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp, bao
gồm hàng trăm phản ứng và hợp chất trung gian, mỗi phản ứng được xúc tác bởi
những enzym đặc biệt. [7]

Giai đoạn thủy phân: Nước thải chăn nuôi lợn có chứa nhiều polyme hữu cơ phức
tạp và không tan trong nước (protein, chất béo, carbon hydrat, cellulose, ligin..). Trong
giai đoạn thủy phân những polyme hữu cơ bị bẻ gãy bởi các enzym ngoại bào do VSV
thủy phân sinh ra để tạo thành các hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Phản ứng thủy phân
sẽ chuyển hóa protein thành acid amin, carbon hydrat thành đường đơn và chất béo
thành acid hữu cơ mạch dài và glyxerin. Nhưng phản ứng thủy phân cellulose và các
chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản xảy ra chậm hơn rất nhiều trong

1
giai đoạn 1 và các giai đoạn sau, yếu tố này cũng sẽ hạn chế tốc độ quá trình phân hủy
kỵ khí. [8]

Tốc độ của quá trình thủy phân phụ thuộc vào nồng độ chất nền, lượng vi khuẩn và các
yếu tố môi trường khác (tốc độ thủy phân xảy ra rất chậm khi nhiệt độ < 200C)...

Giai đoạn acid hóa: các hợp chất hữu cơ đơn giản từ quá trình thủy phân được các vi
khuẩn acetogenic chuyển hóa thành acid acetic, H2 và CO2.

Giai đoạn acetate hóa: Sản phẩm của quá trình acid hóa được tiếp tục chuyển hóa
thành nguyên liệu trực tiếp cho quá trình methane hóa. Trong sơ đồ 3.1 cho thấy
70%COD của nguồn được chuyển thành acid acetic và 30%COD còn lại đóng vai trò
là chất cho điện tử và được chuyển hóa thành CO2 và H2 [8]

Giai đoạn methane hóa: là giai đoạn chậm nhất trong quá trình xử lý yếm khí. Khí
methane hình thành từ phản ứng của acid acetic hoặc khí CO 2 và H2. Quá trình này
được thực hiện bởi loại VK acetotrophic và hydrogenotrophic.

CH3COOH --> CH4 + CO2; 4H2 + CO2 --> CH4 + H2O

Vi sinh vật tạo methane từ hydro và carbonic (hydrogenotrophic) có tốc độ phát triển
nhanh hơn nên đóng vai trò quyết định trong quá trình này. Song song với quá trình
phân hủy các chất hữu cơ là quá trình tổng hợp tế bào của tất cả các nhóm vi sinh có
mặt trong quá trình xử lý. [7]

Biện pháp xử lý kỵ khí cho chất lượng nước đầu ra còn chứa nhiều hợp chất có mùi
hôi, vì vậy chúng chỉ được coi là một bước tiền xử lý trong hệ thống xử lý.

Các công trình kỵ khí có triển vọng áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi

- Bể Biogas

- Hồ kỵ khí

- Quá trình lọc sinh học kỵ khí:

- Quá trình kỵ khí trong UASB

1
- Bể EGSB (Expanded Granular Slugde Bed)
1.2.5.2 Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Các quá trình trong quá trình hiếu khí

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí bao gồm 3 giai đoạn:

- Oxy hóa các chất hữu cơ:

CxHyOz + O2  Enzyme CO2 + H2O + H

- Tổng hợp tế bào mới:

CxHyOz+ O2 + NH3 Enzyme tổ hợp vi khuẩn (C5H7O2N)+CO2 + H2O - H

- Phân hủy nội bào:

C5H7O2N + O2 Enzyme 5CO2 + 2H2O + NH3  H

Các công trình hiếu khí có triển vọng áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi

- Aerotank

- Lọc sinh học hiếu khí

- Hồ sinh học

+ Hồ hiếu khí

+ Hồ tùy tiện

- Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng thuỷ sinh thực vật

+Xử lý nước thải bằng tảo: Tảo có khả năng quang hợp, chúng có tốc độ sinh trưởng
nhanh, chịu được các thay đổi của môi trường, có khả năng phát triển trong nước thải,
có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó người ta đã lợi dụng các đặc điểm này của tảo để:
chuyển đổi năng lượng mặt trời và chất dinh dưỡng trong nước thải thành năng lượng
sinh khối tảo. Thông thường người ta kết hợp việc XLNT với sản xuất và thu hoạch
tảo để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải,

Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo:

1
Dưỡng chất: Ammoni là nguồn đạm chính cho quá trình tổng hợp nên protein của tế
bào thông qua quá trình quang hợp của tảo. Các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự
phát triển của tảo, trong tế bào tảo tỷ lệ P: Mg: K là 1,5:1:0,5. [8]

Độ sâu của tảo: độ sâu của tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu hóa khả năng sử dụng
ánh sáng trong quá trình quang hợp của tảo, độ sâu thường là 40 - 50cm.

Thời gian lưu chất thải trong ao: thường chọn lớn hơn 2-8 ngày. [9]

+ Xử lý bằng thực vật thủy sinh có kích thước lớn: Thực vật thủy sinh kích thước lớn
có thể sử dụng trong xử lý nước thải chia làm 3 nhóm :

Nhóm nổi: bèo tấm (Lemna minor), bèo Nhật bản (Eichhornia crassipes), loại này có
thân, lá nổi trên mặt nước, chỉ có phần rễ là chìm trong nước.

Nhóm nửa chìm, nửa nổi: sậy (Pharagmites communis), lau (Cirpus lacustris). Loại
này có bộ rễ cắm vào đất, bùn còn phần thân chìm trong nước, phần còn lại và lá ở
phía trên. Mực nước thích hợp của cây là >1,5m.

Nhóm chìm: rong xương cá (Potamogeton crispus), rong đuôi chó (Littorella
umiflora), thực vật loại này chìm hẳn trong nước, rễ của chúng bám chặt vào bùn đất,
còn thân và lá ngập trong nước. [10]
Bảng 1.2 Một số loại thuỷ sinh vật tiêu biểu
Loại Tên thông thường Tên khoa học
Thuỷ sinh vật sống chìm Hydrilla Hydrilla verticilata
Water milfoil Myriophyllum spicatum
Blyxa Blyxa aubertii
Thuỷ sinh vật sống trôi Lục bình Eichhornia crassipes
nổi Bèo tấm Wolfia arrhiga
Bèo tai tượng Pistia stratiotes
Salvinia Salvinia spp
Thuỷ sinh thực vật sống Cattails Typha spp
nổi Bulrush Scirpus spp
Sậy Phragmites communis

1
1.3. Tảo Spirulina Platensis trong xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn

1.3.1. Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina Platensis

1.3.1.1 Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina trên thế giới

Tập đoàn hóa chất lớn của Nhật Bản ( DIC) đã bắt đầu tập trung nghiên cứu và thành
công trong việc nuôi trồng tảo Spirulina vào năm 1974. Ngày nay, tại Mỹ, Trung Quốc
và Thái Lan có 3 trại nuôi trồng của tập đoàn DIC đã nuôi trồng và sản xuất tảo
Spirulina với sản lượng hàng năm lên đến 900 tấn. Sau đó, vào năm 1982, Earthrise đã
có trang trại nuôi trồng tảo Spirulina đầu tiên ở Mỹ. Đến bây giờ là trang trại nuôi tảo
Spirulina lớn nhất thế giới [11]

Năm 2000, tại Malaysia, Spirulina được sử dụng trong xử lý nước thải từ nhà máy sản
xuất dầu cọ. Tại Thái Lan năm 2003, khả năng làm sạch nước thải ao nuôi tôm của
Spirulina cũng đã được chứng minh [12] Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật ADN tái tổ
hợp và công nghệ gen để chuyển gen vào tảo Spirulina đang được tiến hành ở Nhật
Bản nhằm tạo ra những chủng giống tảo có đặc tính mong muốn là một hướng đầy
triển vọng trong việc sử dụng tảo này trong xử lý một số loại nước thải. Các nhà khoa
học tại Mexico đã nghiên cứu sử dụng Spirulina để loại bỏ NH4+ và PO43- trong nước
thải chăn nuôi lợn có hiệu quả. Năm 2010, Spirulina cũng được các nhà khoa học Tây
Ban Nha chứng minh có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm nitơ và phốtpho một cách
có hiệu quả [13].

Năm 2006, công trình nghiên cứu tại Trường Đại học Goana, Italia về khả năng của
tảo lam Spirulina trong việc loại bỏ đồng trong nước thải cũng đã được công bố. Năm
2007, Trường Đại học Iowa, Mỹ cũng đã công bố khả năng hấp thụ thủy ngân của
chủng Spirulina platensis. Spirulina cũng được chứng minh có hiệu suất hấp thụ
cadimi trong nước rất tốt [13]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sử dụng
tảo lam Spirulina loại bỏ một số kim loại nặng trong nước thải.
1.3.1.2.Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina tại Việt Nam

Từ cuối những năm 1970, tảo Spirulina được sản xuất đại trà ở một số nước như Mỹ,
Nhật Bản, Mehico Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Cuba và Việt Nam.

1
Ở Việt Nam, tảo Spirulina được nhập nội từ Pháp năm 1972. Nó đã trở thành một đối
tượng nghiên cứu sinh lý, sinh hóa, tại Viện Sinh vật học (nay là Viện Công nghệ Sinh
học) do cố Giáo sư Nguyễn Hữu Thước chủ trì. Những nghiên cứu về tác động của
ánh sáng, nhiệt độ, pH đã cho phép đẩy nhanh quá trình thích ứng của tảo này với điều
kiện khí hậu của Việt Nam.

Một quy trình công nghệ tách chiết sắc tố lam từ Spirulina để ứng dụng cho bệnh nhân
ung thư và tai, mũi, họng cũng đã được hoàn chỉnh. Chế phẩm “Phycobleu” đã được
trường Đại học Y Hà Nội thử độc tính và dùng thử nghiệm cho bệnh nhân tại Viện Tai
Mũi Họng Hà Nội.

Sinh khối của tảo lam Spirulina dùng để tách chiết các chất có hoạt tính sinh học, có
giá trị dinh dưỡng làm thực phẩm chức năng cho người và động vật, nguồn phân bón
sinh học và vai trò của nó trong xử lý môi trường cũng đã được đi sâu nghiên cứu. Khả
năng nuôi trồng tạp dưỡng, ảnh hưởng của một số nguồn cacbon hữu cơ (như glucose,
fructose, galactose, saccarose, L-arginine, axetat natri) [14]lên sự sinh trưởng của tảo
lam Spirulina platensis cũng như quang hợp và sinh trưởng của tảo này trong điều kiện
thiếu nito, photpho và kali đều đã được nghiên cứu.

Các kết quả thu được cho thấy các điều kiện nêu trên đã ảnh hưởng rất rõ rệt lên tốc độ
quang hợp, sinh trưởng cũng như hàm lượng sắc tố của Spirulina platensis. Các nguồn
phế thải hữu cơ như rỉ đường, nước thải ươm tơ, phế thải công nghiệp rượu bia cũng
được thử nghiệm để nuôi sinh khối tảo này [15]. Hướng nghiên cứu này có triển vọng
rất to lớn vì vừa đảm bảo làm sạch môi trường vừa hạ giá thành sản phẩm, đồng thời
rất có ý nghĩa về mặt sinh thái môi trường. Tất nhiên, vấn đề kỹ thuật và công nghệ,
hướng nghiên cứu này cần được tiếp tục nghiên cứu.

Sinh khối của tảo lam Spirulina không chỉ được nghiên cứu dùng để tách chiết các
chất có hoạt tính sinh học có giá trị dinh dưỡng làm thực phẩm chức năng cho con
người và động vật mà vai trò quan trọng trong xử lý môi trường của tảo lam Spirulina
cũng được đi sâu nghiên cứu. Tảo lam Spirulina đã được sử dụng trong xử lý nước thải
giàu amoni từ một số nguồn phân hóa học trong trồng trọt ở Việt Nam để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và giảm giá thành sản phẩm từ Spirulina. Ngoài ra, các thử nghiệm

1
nuôi trồng tảo này bằng nguồn nước thải ươm tơ tằm, nước thải của nhà máy phân
đạm, nước thải từ hầm biogas…đã được triển khai, ngay cả các nguồn phế thải hữu cơ
như rỉ đường , phế thải công nghiệp, rượu bia cũng đã được thử nghiệm để nuôi trồng
và thu sinh khối tảo này [16]. Nhiều cơ sở nuôi trồng, sản xuất và chế biến các sản
phẩm từ tảo Spirulina đã được thành lập với công nghệ nuôi tảo trên các bể nông xây
bằng xi măng sử dụng khí CO2 của công nghệ tạo nguồn cacbon, nguồn CO2 trực tiếp
lấy từ các nhà máy bia, cồn, rượu…nén hóa lỏng vào bình chứa. Đó là các cơ sở như
Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Châu Cát, Suối Nghệ (Đồng Nai), Đắc Min (Đắc Lắc).

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói chung và đặc biệt môi trường
nước thải sinh hoạt ở các đô thị lớn nói riêng đang bị ô nhiễm ở mức đáng báo động,
việc sử dụng vi tảo lam Spirulina để xử lý môi trường là hoàn toàn có thể áp dụng
được, có tính khả thi cao và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.

1.3.2. Đặc điểm sinh học của tảo Spirulina Platensis

1.3.2.1 Phân loại tảo

Loại Spirulina có nhiều loài (35 loài) đã được phát hiện, hai loài có nguồn gốc châu
Phi và Nam Mỹ là: S. geitleri (S. maxima) và S. platensis được nghiên cứu đầu tiên,
nhiều nhất. Ở nước ta đã thấy 10 loài Spirulina. [9] Các loài Spirulina trên sống tự
nhiên trong ao, hồ, ruộng lúa, sông ngòi, đơn độc hay kết thành đám trên mặt nước.

Trong cách phân loại, đặt tên khoa học thường các đặc tính quan trọng nhất về hình
thái, kiểu dinh dưỡng, tế bào học và cấu trúc gen di truyền được biểu đạt ngắn gọn
nhất. Tên Spirulina do gốc từ Latinh và Anh ngữ “Spiral” có nghĩa là “xoắn”, do tảo
này có dạng tiêu biểu nhất là sợi xoắn ốc, nên còn gọi là tảo xoắn, hay tạo dạng xoắn.

Trong cách phân loại mới hiện nay tảo Spirulina được xếp vào ngành vi khuẩn
(Bacteriophyta), trên các ngành tảo khác, thay cho xếp chung vào ngành tảo như cũ, lý
do của sự thay đổi hợp lý này là các nghiên cứu (những năm 1970 – 1980), thấy các
tảo lam có nhiều đặc điểm chung với vi khuẩn như: nhân chưa hoàn chỉnh (tiền nhân),
nhân chưa có màng, không có ty thể và lục lạp… Tên mới dần thông dụng của
Spirulina là vi khuẩn lục lam Spirulina.

1
Do đặc điểm có thể di động được trong môi trường nước, Spirulina còn được gọi là
phiêu sinh vật (Spirulina plankton – thực vật trôi nổi, phiêu sinh). Tên gọi mô tả này
nhằm phân biệt với động vật phiêu sinh, di động thực sự với cơ quan chuyên biệt: tiêm
mao của vi khuẩn, vây của cá.
1.3.2.2 Hình dạng và cấu tạo

Spirulina là một loại tảo lam đa bào dạng sợi xoắn kiểu lò xo với các vòng xoắn khá
đều nhau, nhưng ở cuối 2 đầu sợi lại thường hẹp và mút lại. Nhưng tùy thuộc vào chu
kỳ sinh dưỡng và phát triển mà hình dạng có thể xoắn kiểu chữ C, S... Các dạng này có
chiều dài khác nhau , ngay trong một dạng chiều dài mỗi sợ cũng khác nhau. Ví dụ sợi
uốn song có thể cong từ 5-7 nếp gấp, cũng có thể lên đến 27 nếp gấp. Đường kính của
tế bào từ 1 -12 micromet, chiều dài tế bào có thể dài 10 micromet và chiều dài chuỗi
có thể 110 micromet. [14] Các sợi tảo có tính di động trượt dọc trục của chúng.
1.3.2.3 Chu kỳ sinh sản

Hình thức sinh sản của tảo Spirulina : sinh sản vô tính ( từ 1 tế bào mẹ trưởng thành ).
Từ một sợi tảo mẹ, hình thành nên những đoạn Necridia ( gồm những tế bào chuyên
biệt cho sự sinh sản ). Trong các Necridia hình thành các đĩa lõm ở hai mặt và sự tách
rời tạo các hormogonia ( hình thức tảo đoạn).

Trong sự phát triển dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, 2 đầu hormogonia trở nên tròn
nhưng vách tế bào vẫn có chiều dày không thay đổi. Các hormogonia phát triển ,
trưởng thành và chu kỳ sinh sản được lặp đi lặp lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên vòng
đời của tảo. [16] Trong thời kỳ sinh sản tảo Spirulina nhạt màu ít sắc tố xanh hơn bình
thường. Vòng đời tảo đơn giản và tương đối ngắn. Trong điều kiện tối ưu (nuôi trong
phòng thí nghiệm ) vòng đời khoảng 1 ngày. Ở điều kiện tự nhiên là khoảng 3- 5 ngày.
[11]
1.3.2.4 Chu kỳ sinh trưởng của tảo

Sự sinh trưởng của tảo được diễn tả bằng sự phân chia tế bào. Với chế độ dinh dưỡng
thích hợp và điều kiện sinh lý học thuận lợi, quá trình sinh trưởng của tảo trải qua ít
nhất các pha sau [14]:

1
Pha chậm: Sự vô hiệu hóa các enzim, sự giảm tốc độ trao đổi chất của tảo giống, tế
bào gia tăng kích thước do tăng các thành phần mới nhưng không có sự phân chia,
một số yếu tố khuếch tán được tạo ra do chính các tế bào thì cần cho quá trình cố định
cacbon, hoạt động của các độc tố nào đó có mặt trong môi trường, hay do cấy tảo vào
môi trường có chứa một vài chất có nồng độ quá cao.

Pha tăng trưởng: là giai đoạn mà tế bào phân chia rất nhanh và liên tục.Tốc độ tăng
trưởng trong giai đoạn này tùy thuộc vào kích thước tế bào, cường độ ánh sáng, nhiệt
độ.

Pha tăng trưởng chậm: Khi có một vài nhân tố xuất hiện như: sự giảm sút của yếu tố
dinh dưỡng nào đó, tỷ lệ cung cấp oxi và cacbonic, sự thay đổi pH, sự hạn chế ánh
sáng, sự xuất hiện các yếu tố ngăn cản sự phân chia các tế bào do một chất độc nào
đó…thì quá trình sinh trưởng của tảo bị ức chế, đây là giai đoạn đầu của pha tăng
trưởng chậm. Tuy nhiên, pha này diễn ra rất nhanh với sự cân bằng được tạo ra giữa
tốc độ tăng trưởng và các nhân tố giới hạn, nó được xem là pha quân bình.

Pha suy tàn: khi các chất dinh dưỡng trở nên cạn kiệt không đủ cung cấp cho sự sinh
trưởng và trao đổi chất đến mức trở nên độc hại, tảo sẽ bị suy tàn gọi là pha chết.

1.3.3. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi tảo

1.3.3.1 Ánh sáng


Cũng như các loài thực vật khác, tảo tổng hợp cacbon vô cơ thành các vật chất hữu cơ
nhờ quá trình quang hợp do đó ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Cường độ ánh sáng cần thiết cho nuôi cấy tảo thay đổi tùy theo mật độ tảo, độ sâu
nước nuôi, dụng cụ nuôi cấy. Quá trình quang hợp của tảo sẽ gia tăng khi cường độ
bức xạ mặt trời gia tăng và sẽ giảm khi cường độ bức xạ mặt trời giảm [17]. Ở điều
kiện phòng thí nghiệm, ánh sáng được xác định cho sự phát triển của tảo Spirulina là
150-200 µmol/m2/s. Năng lượng nào mà tảo hấp thu được chuyển hóa từ dạng cacbon
vô cơ (khí CO2, độ kiềm HCO3- thành dạng cacbon hữu cơ ở dạng đơn giản nhất là
đường đơn qua quá trình quang hợp. Cường độ ánh sáng thích hợp khi nuôi trong bình
thủy tinh dung tích nhỏ khoảng 1000lux, với bể nuôi lớn cường độ ánh sáng là 5.000-
10.000 lux [18]

1
1.3.3.2 Nhiệt độ

Mỗi loài tảo cần nuôi ở một khoảng nhiệt độ thích hợp, ngoài ngưỡng nhiệt độ tảo sẽ
không phát triển và có thể bị chết. Tuy nhiên, tảo Spirulina platensis có thể nuôi trong
năm mức nhiệt độ khác nhau là 26-34 0C, ở mức nhiệt độ 260C với mật độ nuôi cấy ban
đầu 5.000 tế bào/ml, nuôi trong môi trường Zarouk (Godia el al,.2002) thì sau 25 ngày
nuôi cấy tảo có thể đạt mật độ tối đa 2.508.148 tế bào/ml [19] .Nuôi tảo trong phòng sẽ
dễ dàng khống chế được nhiệt độ trong khi nuôi ngoài trời thời tiết thay đổi bất thường
nên không khống chế được nhiệt độ.
1.3.3.3 pH
Mặc dù có một số loài tảo có khả năng chịu được phạm vi rất rộng (pH 6-11) [15]. Tuy
nhiên, phạm vi pH thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các loài tảo là 7-9, tối ưu là
8,2 - 8,7. Đối với Spirulina platensis có thể sống và phát triển nhanh trong môi trường
giàu Bicarbonic và độ kiềm cao (độ pH từ 8.5-11) (Zarrouk, 1966). Spirulina platensis
có thể sống trong 4 mức pH khác nhau từ 4 – 10, ở mức pH = 8 với mật độ nuôi cấy
ban đầu là 5.000 tế bào/ml trong môi trường Zarouk (Godia el al., 2002) thì sau 15
ngày nuôi cấy tảo có thể đạt mật độ tối đa là 458.642 tế bào/ml [19]. Spirulina
platensis có thể thích nghi với môi trường thay đổi pH, tuy nhiên sự thay đổi này xảy
ra đột ngột sẽ dẫn đến sự phá hủy tế bào, điều này xảy ra đối với môi trường có dung
dịch đệm không tốt. Sự hấp thu ion NO 3- sẽ dẫn đến sự tăng pH của môi trường và
ngược lại sự hấp thu NH 4+ sẽ làm giảm pH (Oh – Hama, 1986). pH có thể khống chế
trong phạm vi thích hợp bằng cách sục khí hay bổ sung Ca(HCO 3)2 [20]. Trong quá
trình nuôi cấy mật độ tảo càng cao sự thay đổi pH trong ngày càng lớn, thấp nhất vào
sáng sớm và cao nhất vào lúc xế chiều.
Ngoài các yếu tố trên sục khí cũng có vai trò quan trọng giúp tảo lơ lửng trong nước
tránh lắng xuống đáy, làm tảo có cơ hội tiếp xúc đều với ánh sáng và chất dinh dưỡng.
Đồng thời, sục khí hạn chế sự phân tầng nhiệt độ, sự kết tủa của kim loại cũng như sự
lắng xuống đáy của các kim loại nặng.
1.3.3.4 Dinh dưỡng
a. Đạm

1
Nitrogen được tảo sử dụng để tạo ra các amino acid, acid nucleic, chlorophyll và các
hợp chất hữu cơ chứa nito khác. Nito chiếm 1-10% trọng lượng khô của tế bào tảo [4].
Nitrat được sử dụng nhưng với nồng độ rất thấp …Các muối ammonium cũng được
tảo sử dụng trong thời gian dài như NH 4+ nhưng nồng độ phải thấp hơn 100 mg/l trong
khi NO3- được tảo sử dụng chính [21].. Việc bổ sung ammonium vào tế bào tảo khi
đang hấp thu nitrate thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoàn toàn quá trình này. Tế bào
Spirulina platensis tăng trưởng tốt nhất khi hàm lượng ure bổ sung vào môi trường
nuôi cấy là 500 mg/l với cường độ ánh sáng là 5600 lux. Sự thay đổi quá trình trao đổi
chất kết hợp với tốc độ phát triển của tế bào giảm dưới điều kiện thiếu nitrogen (Oh –
hama, 1986). [20] Nguồn nitrogen cung cấp không những ảnh hưởng đến quá trình
phát triển của tảo mà nó còn ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa của tế bào tảo.

b. Lân
Lân là một trong những nhân tố chính trong thành phần của tảo. Lân có vai trò chính
trong đa số các quá trình xảy ra trong tế bào đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng
lượng và tổng hợp acid nucleic. Giống như đạm, lân cũng là yếu tố giới hạn sinh
trưởng của tảo. Tảo sử dụng chủ yếu là phốt pho vô cơ. Phốt pho hữu cơ thường được
thủy phân bởi các enzim ngoại bào như phosphoesterase, phosphatase để chuyển sang
dạng phốt pho vô cơ dễ tiêu [22]. Việc hấp thu lân ở tảo được kích thích bởi ánh sáng.
Lân thường tồn tại ở hai dạng phosphat hữu cơ (DIP) hoặc phospho vô cơ hòa tan
(DOP). Hầu hết phospho hòa tan là DOP. Dip thường ở dạng Orthophosphat (PO43-) và
một ít Monophosphat (HPO42-) và Dihydrogen Orthophosphat (H2PO4-). Tảo chỉ có thể
sử dụng phosphat hữu cơ hòa tan. Khi môi trường thiếu phosphat hữu cơ hòa tan, tảo
có thể tiết ra enzym alkaline phosphatase, đây là một loại enzym ngoại bào có khả
năng giải phóng phosphat trong phạm vi chất hữu cơ. [23] Hơn nữa, khi hàm lượng
phosphat hữu cơ hòa tan biến động trong khoảng thời gian ngắn thì tảo có thể hấp thu
và dự trữ phosphat trong tế bào.

c. Kali
+ Kali thường có nồng độ cao trong nước thiên nhiên. Ý nghĩa Kali trong đời sống
thủy sinh vật rất lớn: Kali xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách thúc đẩy quá trình
vận chuyển glucid từ phiến lá vào các cơ quan khác. Khi thiếu kali sự hình thành các

2
liên kết cao năng bị chậm lại và hàm lượng phospho trong các acid nucleotic bị giảm.[
[24]
+ Natri: Ion Na+ phổ biến rộng rãi trong nước thiên nhiên và mức độ phổ biến trong
các cation chiếm vị trí hàng đầu. Trong nước ngọt chiếm khoảng 5-15%, trong thành
phần cơ thể của thủy sinh vật chiếm khoảng 0.5-1% trọng lượng cơ thể chúng.
+ Magie: Mg2+ rất quan trọng đối với thực vật vì nó có cấu tử trung tâm của diệp lục
tố. Thiếu Mg2+ thực vật không tạo được diệp lục tố nên không quang hợp được chất
hữu cơ. Mg2+ rất cần thiết cho việc hấp thu và di chuyển lân. [21]Mg2+ cũng cần thiết
trong thức ăn của enzyme
+Ca2+: Là sản phẩm của quá trình phân hóa đất đá, đặc biệt là quá trình rửa đá vôi,
dolomit và thạch cao. Ion Ca2+ thường kết hợp với ion CO 32-, HCO3-, SO42-; dạng
HCO3- dễ chuyển hóa thành CaCO3 và phóng thích CO2 cho quá trình quang hợp của
thực vật phù du trong nước. Ca 2+ làm cho nước bớt chua, làm tăng độ hòa tan, đồng
hóa các chất dinh dưỡng khác như đạm phospho, tạo sự quân bình giữa các mối dinh
dưỡng trong nước, giúp cho vi sinh vật hoạt động tốt hơn, cung cấp Ca2+ cho thực vật.
+Fe: Sắt là một trong những nhân tố rất cần thiết cho đời sống thủy sinh vật mặc dù
nhu cầu về nó không lớn lắm. Chất diệp lục cây xanh không thể tạo thành được nếu
không có sắt, mặc dù trong thành phần diệp lục không có sắt. Hàm lượng sắt trong
nước ngọt cao hơn trong nước biển đến hàng chục ppm. Hàm lượng các muối sắt hòa
tan tỉ lệ nghịch với pH (pH càng cao muối hòa tan của sắt càng thấp), do đó khi quá
trình quang hợp của thực vật phù du trong ao xảy ra mạng làm pH của nước tăng các
muối hòa tan sắt hầu như hết hẳn [14]
+Mangan: Ở hàm lượng thấp (0.001-0.002ppm) có tác dụng kích thích sự tăng trưởng
của thực vật, hàm lượng Mn+ thích hợp cho tảo là 0.005-0.2 ppm). [14]
+Cu2+: cũng là nguyên tố vi lượng cần cho thực vật phát triển. Tiếp xúc với lượng
đồng cao sẽ ức chế thực vật phát triển hoặc giết chết thực vật do phá hủy chức năng
của tế bào đảm nhận các quá trình quang hợp, hô hấp, tổng hợp chlorophyll và phân
chia tế bào của thực vật. [22]
+ Zn2+: là thành phần cấu tạo carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrase hóa), làm
tăng khả năng vận chuyển oxy.

2
1.3.4. Các phương pháp nuôi tảo

Có 3 phương pháp nuôi tảo : nuôi cấy liên tục, nuôi cấy theo mẻ, nuôi bán liên tục [18]

Nuôi theo mẻ: Nuôi tảo trong các bể nuôi có môi trường dinh dưỡng , sau một vài ngày
khi mật độ tảo lên đến cực đại hoặc gần cực đại thì thu hoạch. Đây là phương pháp khá
phổ biến được áp dụng nhiều nơi vì nó đơn giản, thuận tiện , có thể xử lý khi môi
trường nuôi gặp sự cố.

Nuôi bán liên tục: Phương pháp này nhằm mục đích kéo dài thời gian nuôi bằng cách
thu hoạch tảo từng phần. Sau khi thu hoạch thì cấp thêm nước và môi trường dinh
dưỡng để cho tảo tiêp tục phát triển. Thông thường thì nuôi bán liên tục không tính
được thời gian nuôi kéo dài bao lâu vì còn phụ thuộc vào chất lượng nước và các loài
động vật dữ sử dụng làm thức ăn hoặc cạnh tranh không gian sống.

Nuôi liên tục: Là phương pháp nuôi tương đối hiện đại, giá thành cao và đòi hỏi quy
trình nuôi chặt chẽ. Nguyên tắc nuôi là liên tục dẫn tảo đến bể nuôi ấu trùng đồng thời
cấp nước có môi trường dinh dưỡng cấp phải bằng nhau. Nuôi theo phương pháp này
có thể kéo dài thời gian nuôi 2 – 3 tháng.

1.3.5. Các cơ chế xử lý nước thải của tảo Spirulina Platensis

1.3.5.1 Hệ vi sinh vật trong nước thải


VSV là những sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ bé. Tế bào của chúng không thể
nhìn thấy được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi với độ phóng đại từ 400
đến 1000 lần. [25]

Trong nhiều trường hợp, mỗi loại nước thải có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng. Nước
thải sinh hoạt chứa phân, nước rửa, tắm giặt, thức ăn thừa ... chứa rất nhiều vi khuẩn ,
trung bình từ vài triệu đến vài chục triệu cá thể trong 1ml. Trong đó chủ yếu là:

- Vi khuẩn gây thối như Pseudomonas fluorescens, P. aeruginosa, Proteur vulgaris,


Bac.cereur, Bac.subtilis, Enterobacter cloacae ... [26]

- Đại diện của các nhóm khác như vi khuẩn phân giải đường, tinh bột, cellulose, urea...

2
Các vi khuẩn thuộc nhóm Corliform, là vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm phân
trong nước ở mức độ cao, có thể dao động từ vài nghìn đến vài trăm nghìn cá thể trong
1ml nước thải.

Trong nước thải giàu chất hữu cơ, các vi khuẩn có dạng hình ống giữ vai trò rất quan
trọng, trước hết phải kể đến một đại diện là vi khuẩn Sphaerotilus natans, thường hay
bị nhầm là "nấm nước thải". [26] Nó phủ lên mặt đáy của vùng nước cực bẩn một lớp
khối tế bào dày đặc, bằng mắt thường cũng có thể quan sát được. Trên sông nó tạo
thành các sợi và các búi. Khi bị đứt ra sẽ trôi nổi đầy trên mặt nước. Bọn này thường
phát triển mạnh ở vùng nước có đủ oxy. Ngoài việc xuất hiện ở nước thải sinh
hoạt,Sphaerotilus natans thường được thấy có trong nước thải của các nhà máy
cellulose và thực phẩm.

Do sự phát triển mạnh của Sphaerotilus, oxygen bị tiêu thụ nhiều. Khi một lượng
lớn Sphaerotilus natans tích tụ ở những vùng nước lặn sẽ xuất hiện tình trạng báo
động về oxy. Nó sẽ nhanh chóng làm cho oxy trong nước biến mất hoàn toàn. Cuối
cùng rồi cả khối Sphaerotilus natans cũng chết vì bị thối rữa, H 2S sẽ xuất hiện cùng
một lúc với một số chất khác. Trong môi trường lúc này khí H2S được tạo thành còn
do quá trình phản ứng sulfate hoá của vi khuẩn phản sulfate như Desufovibri
desufuricans.

Bên cạnh vi khuẩn, trong nước thải giàu chất hữu cơ cũng có chứa nhiều loại nấm
men. Có thể dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn tế bào nấm men trong 1ml. Phổ
biến nhất là đại diện của Saccharomyces, kế là Candida, Cryptococcus, Rhodotorula.
[27]

Trong nước thải sinh hoạt cũng chứa nhiều bào tử sợi nấm mốc. Nấm mốc tiêu biểu
là Leptomitus lacteus, Fusarium aquaeducteum. Giống như Sphaerotilus natans, ở
những nơi ô nhiễm mạnh (như nhiễm dịch kiềm fulite của công nghiệp chế biến gỗ),
cácc giống nấm này phát triển rộ lên và tạo thành những đám nấm đáng sợ.Một số
nước thải cũng phát hiện nhiều vi khuẩn phản nitrat hoá như Thiobacillus
denitrificans, Micrococcus denitrificans; vi khuẩn sinh methane (CH4)... Trong nước
thải chứa dầu, người ta cũng tìm thấy các vi khuẩn phân giải hydrocarbon

2
như Pseudomonas, Nocardia ...Trong nước thải có thể còn có một tập hợp khá đông
đúc các loài tảo (Alage), gồm khoảng 15.000 loài. Chúng thuộc Tảo
silic(Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta)... [27] [28]
Ngoài vi khuẩn, trong nước thải còn có nhiều loại nấm, nhất là nấm men như:
Saccharomyces, Candia, Cryptococcus, Rhodotorula, Leptomitus lacteus, Fusarium
aquaeducteum…Trong đó, nấm Leptomitus lacteus có khả năng phát triển thành khối
nhầy cùng vi khuẩn Sphaerptilus natans trong 90-120 phút và có thể bịt kín hoàn toàn
các song chắn rác làm cản trở dòng chảy, gây phiền hà trong việc thải nước [27]
Leptomitus lacteus có thể sống xung quanh năm ở sông hồ và phát triển mạnh vào mùa
đông.
1.3.5.2 Cơ chế làm sạch nước bằng vi sinh vật

Các quá trình vật lý, hóa học như sự sa lắng và sự oxy hóa giữ vai trò quan trọng trong
quá trình làm sạch nước thải. Tuy nhiên, đóng vai trò quyết định trong làm sạch nước
thải vẫn là các quá trình sinh học. Tại chỗ nước thải đổ ra, thường tụ tập các loại chim,
cá. Chúng sử dụng các phế thải từ đồ ăn và rác làm thức ăn. Tiếp sau đó là các động
vật bậc thấp như ấu trùng của côn trùng, giun và nguyên sinh động vật. Chúng sử dụng
các hạt thức ăn cực nhỏ làm nguồn dinh dưỡng. Song cần phải nhấn mạnh vai trò
quyết định của các VSV trong quá trình làm sạch nước thải. Cơ chế của quá trình làm
sạch nước thải do các VSV bao gồm ba giai đoạn sau:
+ Các hợp chất hữu cơ tiếp xúc với bề mặt tế bào VSV.
+ Quá trình khuếch tán và hấp thụ các chất ô nhiễm nước qua màng bán thấm vào
trong tế bào VSV.
+ Chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nội bào để sinh ra năng lượng và tổng hợp vật
liệu mới cho tế bào VSV.
Cả ba giai đoạn này có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau làm nồng độ các chất gây ô
nhiễm trong nước giảm dần.
Theo phương thức dinh dưỡng, các VSV được chia làm hai nhóm chính [29]:

+ Nhóm VSV tự dưỡng: Nhóm VSV này có khả năng oxi hóa chất vô cơ để thu năng
lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Trong nhóm
này có các vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh…

2
+ Nhóm VSV dị dưỡng: Nhóm VSV này sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn cacbon
dinh dưỡng và nguồn năng lượng để sinh trưởng, xây dựng tế bào và phát triển. Các
VSV dị dưỡng có thể chia thành ba nhóm nhỏ dựa theo hoạt động sống của chúng đối
với nhu cầu oxy:

+ Nhóm VSV hiếu khí: là nhóm VSV cần oxy để sống, giống như quá trình hô hấp ở
động vật bậc cao. Sự phân hủy các chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí thể hiện ở phản
ứng sau:
VSV hiếu khí
Chất hữu cơ + O2 CO2 +H2O + sinh khối VSV + năng lượng + NH4+ + H2S
+ NO3- + SO42-
Sản phẩm của quá trình phân hủy hiếu khí bao gồm khoảng 40% là sinh khối VSV và
gần 60% là CO2 + H2O.
+ Nhóm VSV kỵ khí: là nhóm VSV có thể sống và hoạt động ở điều kiện kỵ khí
(không cần có oxy của không khí). Các VSV này có khả năng sử dụng oxy trong
những hợp chất nitrat, sunfat để oxy hóa các chất hữu cơ. Sự phân hủy các chất hữu cơ
ở điều kiện kị khí được thể hiện ở các phản ứng sau[27]:
Chất hữu cơ + NO3- + SO42- VSV kị khí CO2 + H2O +CH4 + N2 + H2S + NH4+ +
axit hữu cơ + sinh khối VSV + năng lượng
+ VSV tùy nghi hay còn gọi là VSV kỵ khí tùy tiện: Nhóm VSV này có thể sinh
trưởng trong điều kiện có hoặc không có oxy. Chúng luôn có mặt trong nước thải.
Năng lượng được giải phóng ngoài một phần thoát ra ở dạng nhiệt, phần còn lại được
sử dụng cho việc sinh tổng hợp hình thành tế bào mới.
Trong số các nhóm VSV làm sạch nước thải, vi khuẩn có số lượng nhiều nhất và cũng
đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, cũng có các nhóm VSV khác như nấm men,
nấm mốc, xạ khuẩn nhưng số lượng ít hơn vi khuẩn. Những nhóm này là các VSV dị
dưỡng hiếu khí. Nhiều loại nấm, kể cả nấm độc có khả năng phân hủy xenlulozo,
hemixenlulozo và đặc biệt là lignin. Tuy nhiên, vai trò của nấm, kể cả nấm mốc, nấm
men, cũng như xạ khuẩn trong quá trình xử lý nước thải không quan trọng bằng vi
khuẩn.
1.3.5.3. Khả năng xử lý nước bằng vi tảo

2
Tảo là thực vật bậc thấp, sống theo kiểu quang tự dưỡng, dị dưỡng hoặc tạp dưỡng. Có
loại tảo có cấu trúc đơn bào, có loại mọc nhánh dài. Chúng là thực vật phù du, có thể
trôi nổi ở trong nước hay móc vào các giá đỡ (loài thực vật khác). Trong số khoảng
50.000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến 2/3. Nhiều loài tảo, như vi tảo còn
được xếp vào nhóm VSV, tảo lam được xếp vào nhóm vi khuẩn lam. Tảo phát triển
làm nước có màu sắc, thực chất là màu sắc của tảo (tảo lam Anabaena cylindrica làm
cho nước có màu xanh lam, Oscilatoria rubecens làm cho nước ngả màu hồng, các
loài khuê tải Melorisa, Navicula làm cho nước có màu vàng nâu…) [7]
Trong nước thải giàu nguồn N và P là điều kiện tốt nhất cho tảo phát triển. Nguồn CO 2
có thể do VSV hoạt động thải ra trong nước, phân hủy các chất hữu cơ tạo thành và
cung cấp cho tảo hoặc từ không khí.
Cơ sở sinh học của việc sử dụng một số loài tảo để xử lý nước thải là dựa vào đặc tính
sinh trưởng tự nhiên của chúng. Tảo sử dụng CO 2 hoặc bicacbonat làm nguồn cacbon
và nguồn nitơ, phốt pho vô cơ để cấu tạo tế bào dưới tác dụng của năng lượng ánh
sáng mặt trời, đồng thời thải ra khí oxy. Qúa trình quang hợp của tảo được biểu diễn
như sau:
CO2 + NH4+ + PO43-  Tế bào tảo mới (tăng sing khối) + O2
Các khí oxy phân tử sinh ra làm giàu thêm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, tạo điều
kiện thuận lợi giúp vi khuẩn hiếu khí phát triển và thúc đẩy các phản ứng oxy hóa –
khử trong quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ xảy ra nhanh hơn.
Vai trò chính của tảo và thực tập thủy sinh là khử nguồn amonium hoặc nitrat, cùng
nguồn photphat có trong nước . Việc làm giảm các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước
chủ yếu là nhờ một số loại vi khuẩn, tảo và thực vật khác chỉ sinh oxy và có rễ để vi
khuẩn bám vào, cùng tán lá che chắn làm giảm tác động của ánh sáng mặt trời giúp vi
khuẩn khỏi chết và tạo điều kiện cho chúng hoạt động tốt hơn.
Các loài vi tảo có thể làm thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản. Một số loài tảo
có khả năng phát triển trên một số loại nước thải đóng vai trò quan trọng trong quá
trình làm sạch nước thải. Cùng với các VSV khác, vi tảo giữ vai trò như máy lọc sinh
học tự nhiên, trực tiếp hấp thu tất cả những sản phẩm thừa, sản phẩm sau cùng của
phân hủy hữu cơ và chuyển hóa chúng sang dạng ít độc hại hơn hoặc phân giải chúng
thành những vật chất khác đơn giản và vô hại. Những loài tảo và vi khuẩn lam nước

2
ngọt được sử dụng phổ biến trong quá trình xử lý nước thải chủ yếu thuộc các chi
Chlorella, Spirulina, Scenedessmus… [7]Từ nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu
quan trọng trong và ngoài nước về việc ứng dụng các loài tảo trong xử lý nước ô
nhiễm.
Mặc dù phương pháp sinh học sử dụng thực vật thủy sinh hay vật liệu sinh học vẫn có
khả năng hấp thu kim loại thành công, nhưng hiệu quả khi sử dụng vi tảo là vượt trội
hơn so với những nguyên liệu khác. Một số ưu thế đặc biệt khi sử dụng vi tảo so với
tất cả các phương pháp khác:

Nhiều loại vi tảo có khả năng thu nhận kim loại nặng ở mức độ cao, nồng độ kim loại
nặng tích lũy bên trong các cấu trúc tế bào của chúng có thể cao gấp hàng nghìn lần
nồng độ trong tự nhiên. Diện tích bề mặt riêng của sinh khối vi tảo vô cùng lớn làm
cho chúng rất hiệu quả trong việc loại trừ và tái thu hồi kim loại nặng trong nước.

Sự hấp thu sinh học các ion kim loại nhờ tảo tốt hơn so với sự kết tủa hóa học ở dạng
thích nghi với sự thay đổi pH và nồng độ kim loại nặng; tốt hơn phương pháp trao đổi
ion và thẩm thấu ngược ở khả năng nhạy cảm với sự hiện diện của chất rắn lơ lửng,
các chất hữu cơ, và sự hiện diện của các kim loại khác [30]

Có khả năng xử lý với một thể tích lớn nước thải với tốc độ nhanh.

Có tính chọn lọc cao nên nồng độ kim loại nặng còn lại sau xử lý sinh học có thể chỉ
còn thấp hơn 1 ppm trong nhiều trường hợp.

Hệ thống xử lý sinh học không cần các thiết bị hóa chất đắt tiền, dễ vận hành, phù hợp
với các điều kiện hóa lý khác nhau nên giá thành thấp (chỉ bằng khoảng 1/10 giá thành
của phương pháp trao đổi ion).

Trong hoạt động quang hợp của mình vi tảo còn thu nhận một lượng lớn khí CO 2, các
muối dinh dưỡng, có tác dụng làm giảm hiệu ứng nhà kính, ngăn ngừa và khắc phục
tình trạng phì dưỡng (eutrophication) của môi trường nước.

Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo [7]:

2
Dưỡng chất:Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên protein của tế bào
thông qua quá trình quang hợp. Phospho, Magiesium và Potassium cũng là các dưỡng
chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tỷ lệ P: Mg : K trong các tế bào tảo tương
ứng là 1,5: 1 :0,5.

Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu hóa khả năng của
nguồn sang trong quá trình tổng hợp của tảo. Theo các cơ sở lý thuyết thì độ sâu tối đa
của ao tảo khoảng 12,5cm. Nhưng những thí nghiệm trên mô hình cho thấy độ sâu tối
ưu nằm trong khoảng 20 – 25cm. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu của ao tảo
nên lớn hơn 2cm ( và nằm trong khoảng 40 – 50cm) để tạo thời gian lưu tồn chất thải
trong ao tảo thích hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn lắng.

Thời gian lưu tồn của nước thải trong ao: thời gian tồn của nước thải tối ưu là thời
gian cần thiết để các chất dinh dưỡng trong nước thải chuyển đổi thành chất dinh
dưỡng trong tế bào tảo. Thường thì chọn thời gian lưu tồn của nước thải trong các ao
lớn hơn 1,8 ngày và nhỏ hơn 8 ngày.

Lượng BOD nạp cho ao tảo: lượng BOD nạp cho ao tảo ảnh hưởng đến năng suất tảo,
vì nếu lượng BOD nạp quá cao môi trường trong ao tảo sẽ trở nên yếm khí ảnh hưởng
đến quá trình cộng sinh của tảo vi khuẩn.

Khuấy trộn và hoàn lưu: quá trình khuấy trộn trong các ao tảo rất cần thiết nhằm ngăn
không cho các tế bào tảo lắng xuống đáy và tạo điều kiện cho các dinh dưỡng tiếp xúc
với tảo thúc đẩy quá trình quang hợp. Trong các ao tảo lớn khuấy trộn còn ngăn được
quá trình phân tầng nhiệt độ trong ao tảo. Nhưng việc khuấy trộn cũng tạo nên bất lợi
vì nó làm cho các cặn lắng nổi lên và ngăn cản quá trình khuếch tán ánh sáng và ao
tảo.

1.4.Một số ứng dụng của tảo Spirulina Platensis trong xử lý nƣớc thải

Đề tài do tác giả Hoàng Sỹ nam, Đặng Diễm Hồng ( Viện Công nghệ sinh học) thực
hiện đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng của các chủng tảo trong 3 môi
trường nước khoáng thuộc 3 địa điểm [31]. Đồng thời đánh giá các chỉ tiêu hóa lí của
môi trường nước và sau khi nuôi tảo làm cơ sở cho việc thiết lập quy trình nuôi đại trà

2
làm giẩm chi phí đầu tư, kéo dài thời gian và thu sinh khối tảo tối đa giữa các đợt nuôi.
Vật liệu để tiến hành thí nghiệm bao gồm : Nguồn nước khoáng được lấy từ các nguồn
nước khoáng thuộc 3 tỉnh Thạch Thành – Thanh Hóa, Thanh Tân – Thừa Thiên Huế,
Thanh Liêm – Hà Nam được ký hiệu tương ứng là TH ,HU ,HN. Các hóa chất có độ
tinh sạch cao được dung để pha môi trường Zarouk. Phân hóa học NPK của nhà máy
sản xuất phân bón Lâm Thao. Các hóa chất chuyên dung như axteton, clo-ro-phooc,
metanon… ngoài ra còn dung một số loài thuốc thử để phân tích hàm lượng các chất
có trong môi trường nuôi tảo. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong 3 loại nước khoáng
TH, HU, HN được sử dụng để nuôi trồng tảo Spirulina platensis, nước khoáng TH có
thành phần dinh dưỡng tốt nhất để nuôi trồng tảo. Hai loại nước khoáng này có thành
phần thông số lý hóa tương tự nhau. Cả ba loại nước khoáng TH, HU và HN đều có
thể sử dụng để nuôi tảo Spirulina platensis, trong đó nước khoáng TH cho tốc độ sinh
trưởng của tảo cao nhất. Như vậy, có thể sử dụng nước khoáng TH để nuôi trồng cả
hai chủng tảo S.platensis CNT và C1 với công thức môi trường MT2. Với môi trường
này chi phí cho nuôi tảo có thể giảm được ½ mà chất lượng tảo vẫn đảm bảo so với
nuôi bằng môi trường Zarouk chuẩn. Trong hai chủng CNT và C 1, chủng CNT có tốc
độ sinh trưởng cao gấp 5 lần so với chủng C 1. Thành phần hóa học của hai chủng tảo
CNT và C1 khi được nuôi trồng trong các môi trường khác nhau có khác nhau song
vẫn đảm bảo chất lượng để làm thực phẩm cho con người và động vật nuôi.

Theo Nguyễn Huỳnh Quang Thái, 2008, bổ sung tảo Spirulina platensis vào thức ăn
làm tăng tỷ lệ sống của cá chép Nhật[38] từ 46,8%(NTĐC) lên 62,2% (NT1), 83,3%
(NT2) và 80%(NT3). Tuy nhiên, tảo Spirulina platensis bổ sung vào thức ăn không
ảnh hưởng đến sự phát triển về trọng lượng cá Chép Nhật. [24]

Spirulina platensis còn được nghiên cứu và ứng dụng trong công nghệ dược phẩm. Ức
chế khả năng tái tạo của sự sinh sản HIV-1 bằng nước chiết xuất Spirulina: Nước chiết
xuất Spirulina ngăn ngừa sự sinh sản HIV-1 ở con người nhờ các bạch cầu lumpo T và
bạch cầu đơn nhân của hệ miễn dịch được gia tăng trong máu ngoại biên. Chiết xuất cô
đặc 5-10μg/ml cho thấy làm giảm sự sản sinh virus khoảng 50%, và chiết xuất cô đặc
100 μg/ml cho thấy ức chế 90-100% mà không độc tính đối với tế bào thường.
Calcium Spirulina từ tảo xanh Spirulina, ức chế sự tái tạo màng bao virus: Việc phân

2
cắt trực tiếp các hoạt tính sinh học của chiết xuất từ tảo Spirulina dẫn đến việc cô lập
các chất polysaccharide sulfate mới có tên gọi là Calcium Spirulina (Ca-SP) như một
chất chống virus chính yếu. Polysaccharide được tổng hợp bởi ribose, mannose,
fructose, galactose, xylose, glucose, acid galacturonic, sulfate và calcium. Ca-SP được
tổng hợp để ngăn chặn sự tái tạo nhiều loại virus phát triển bao gồm virus Herpes đơn
bào dạng 1, virus sởi, quai bị, cúm A và HIV-1. Người ta khám phá ra rằng Ca-SP
ngăn chặn được quá trình thâm nhập của virus vào trong các tế bào động thực vật.
Chiết xuất tảo Spirulina có khả năng ngăn ngừa ung thư miệng: Chiết xuất
của Spirulina đã cho thấy là ngăn ngừa được sự phát triển của khối u trong miệng
chuột túi khi tiêm dịch Spirulina vào chúng điển hình 3 lần mỗi tuần trong 28 tuần.
Những động vật không được điều trị, tất cả đều có những khối u nói chung bên phải
miệng túi. Những con được nuôi bằng canthanxanthin theo thống kê cho thấy giảm
xuống đáng kể về số lượng và kích cỡ khối u so với những con chỉ được kiểm soát.
Những động vật được nuôi dưỡng với β-carotene cũng được chứng minh là giảm đáng
kể một lượng nhỏ hơn về cả số lượng và kích cỡ khối u.
Ngoài ra, do tảo Spirulina platensis có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học cao
nên tảo được coi là một loại thực phẩm chức năng như nguồn thức ăn bổ dưỡng cho
con người, cho vật nuôi, vật liệu phân bón vi sinh…
1.5.Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên

1.5.1.1. Địa hình

Xã Hà Ninh có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc
được bao bọc bởi nhiều dãy đồi núi cao, đã làm cho địa hình huyện Hà Trung. Tuy là
huyện đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Do địa hình tạo thành nhiều tiểu
vùng dạng lòng chảo, nên mùa mưa thường hay ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho
sản xuất và đời sống nhân dân [32]

1.5.1.2. Khí hậu

Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, cao tuyệt đối 41oC, thấp tuyệt đối 6oC, tổng nhiệt
hàng năm 8.500 - 8.700oC, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 - 7 oC. [33]Độ ẩm không
khí: Bình quân năm từ 85 - 87%, cao nhất 92% vào các tháng 1; tháng 2, thấp nhất vào

3
tháng 6; 7.Lượng mưa trung bình năm: 1.700 mm, năm mưa lớn nhất 2800 mm, lượng
mưa thấp nhất 1100 mm [32]. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong
năm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, lượng mưa trung bình khoảng 250 - 270mm/tháng, mưa tập trung ở các
tháng 8, 9, 10, có những năm tháng 9 lượng mưa lớn đạt 700 - 800 mm.Mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ đạt 15% tổng lượng mưa
hàng năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10 mm. [33]

Sương mù: Số ngày có sương mù trong năm từ 22 - 26 ngày, thường xuất hiện tập
trung vào các tháng 10, 11, 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những năm rét nhiều,
sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời
sống. [33]

1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.5.2.1.Lĩnh vực kinh tế

a. Sản xuất nông lâm, thuỷ sản

Xã Hà Ninh có tổng diện tích gieo trồng 16.361 ha, đạt 100% kế hoạch và bằng 97%
so với tầm nhìn. Trong đó diện tích lúa 12.606 ha, đạt 99,2% kế hoạch, năng suất bình
quân đạt 45,77 tạ/ha, sản lượng 57.698 tấn, giảm 15% so với KH. Diện tích ngô cả
năm 1.492 ha, đạt 99% so với kế hoạch, năng suất bình quân đạt 37,6 tạ/ha, sản lượng
5.674 tấn, giảm 3,6% so với quy hoạch.Tổng sản lượng lương thực 63.573 tấn, đạt
91% kế hoạch, giảm 2,7% so với quy hoạch. [33] Cơ cấu giống, mùa vụ chuyển dịch
theo hướng tích cực, trà xuân muộn chiếm 56,4%, mùa sớm chiếm 55%, diện tích và
năng suất các cây công nghiệp đạt khá.

Tổng trọng lượng xuất chuồng đàn gia súc 4.665 tấn, bằng 91,5% so cùng kỳ, tổng
trọng lượng xuất chuồng đàn gia cầm: 1.762 tấn, tăng 33,6% so với CK. 18]Tổng diện
tích nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) 1.090 ha, đạt 109% kế hoạch và tăng 17% so với CK.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.100 tấn, đạt 114,8% so với kế hoạch và tăng
25,8% so với CK. [33]

b. Sản xuất Công nghiệp – Thủ công nghiệp và đầu tư Xây dựng

3
Tổng giá trị Công nghiệp – Thủ công nghiệp (SXCN – TTCN) thực hiện 297 tỷ đồng,
tăng 51% so với CK[18]. Các cụm công nghiệp làng nghề (CNLN) tiếp tục được duy
trì hoạt động như: Cụm công nghiệp làng nghề Hà Phong, Hà Lĩnh, Hà Tân…đã góp
phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tập trung công tác lập quy hoạch: Đã lập quy hoạch trung tâm 6 xóm, 17 khu dân cư
và quy hoạch Cụm làng nghề Hà Dương, quy hoạch giao thông, quy hoạch mở rộng thị
trấn, quy hoạch khu di tích lịch sử quốc gia Lăng Miếu Triệu Tường. Hoàn chỉnh hồ sơ
nhiều dự án xây dựng như công trình đường giao thông Hà Lâm - Hà Dương, dự án
đường vào khu lăng Trường Nguyên Thiên Tôn...

c. Các ngành dịch vụ

Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ thống chợ
được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại ngày càng phong phú, tổng mức bán lẻ
hàng hóa tăng28,8% so CK. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5 triệu USD, đạt chỉ tiêu kế
hoạch, tăng 25% so cùng kỳ. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, số ô tô vận tải 319
chiếc, tăng 52 chiếc so với năm 2007. Khối lượng vận chuyển hàng hoá 1.260 ngàn
tấn, tăng 32,8% so cùng kỳ. Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, trong
năm lắp đặt mới 7.500 máy điện thoại, đưa tổng số lên 33.000 máy, đạt 26,5 máy/100
dân, tăng 15,2% so cùng kỳ. [33]

d. Lĩnh vực tín dụng - ngân hàng

Tổng vốn huy động 266 tỷ đồng, đạt 108,6% so với kế hoạch, tăng 44,5% so với CK.
tổng dư nợ cho vay đạt 253 tỷ đồng tăng 5% so với kế hoạch và 39,8% so với CK [33].
Nhìn chung hoạt động ngân hàng năm 2008 đạt kết quả khá, chất lượng kinh doanh
đảm bảo, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

1.3.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở (THCS).
Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Số học sinh đậu đại học, cao đẳng
là 1259 em, tăng 452 em so với năm học trước. Có 322 học sinh đạt loại giỏi cấp tỉnh,
tăng 57 em so với năm học trước. Giáo viên đạt trình độ chuẩn ở các bậc cao hơn bình

3
quân chung của tỉnh: Mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 100%, THCS đạt 98,4% (tỷ lệ
bình quân cả tỉnh tương ứng là: 99 - 98,75 - 96,81) [33]. Công tác dạy nghề ngày càng
được quan tâm hơn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố, bán
kiên cố chiếm 83%, đạt 100% kế hoạch; có 5 trường được công nhận trường đạt chuẩn
Quốc gia, đưa tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 37 trường, chiếm 46% tổng số
trường trong huyện. Xây dựng và triển khai đề án “Qui hoạch phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo Hà Trung giai đoạn 2008 - 2015”. [33]

1.5.3. Hiện trạng môi trường

Xã Hà Ninh, Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa là địa bàn nằm ở phía bắc của Tỉnh
Thanh Hóa, nằm sát trung tâm huyện Hà Trung nơi mật độ dân cư đông đúc. Các trang
trại chăn nuôi heo nhỏ lẻ, tập trung cũng xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu
thị trường. Việc phát triển kinh tế vùng kéo theo hệ lụy về tác động môi trường. Do
kinh tế phát triển chưa bền vũng và toàn diện cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường
không cao của người dân mà chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

3%

Hộ gia đình

97% Trang trại nhỏ và vừa

Hình 1.7 Biểu đồ hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Hà Ninh, huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hóa 2014 [2]

Chăn nuôi lợn theo hộ gia đình chiếm chủ yếu, việc chăn nuôi nhỏ lẻ này dẫn tới việc
đầu tư các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi không được chú trọng dẫn tới ô nhiễm

3
môi trường. Với việc khảo sát thực trạng xử lý phân chăn nuôi lợn cũng như xử lý
nước thải chăn nuôi lợn theo các giải pháp khác nhau dưới đây cho thấy:

Xử lý chất thải bằng biogas


Ủ khô
30%
50 %
5%
15%
Sử dụng cho nông nghiệp
Không xử lý

Hình 1.8 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm xử lý phân chăn nuôi lợn theo các giải pháp
khác nhau [2]

Hình 1.9 Tỷ lệ phần trăm xử lý nước thải chăn nuôi lợn


tại xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 2014 [2]

20.0%
Xử lý bằng biogas
80 %

Không xử lý

Hiện trạng nước thải chăn nuôi lợn đầu ra chưa đạt QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT,
quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi. Trực quan cho thấy nước thải có màu xám
đen đậm đặc, gây mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh trầm

3
trọng mặc dù có một số hộ gia đình đã sử dụng hầm biogas. Với thống kê trên cho thấy
thực tế thì chăn nuôi lợn chưa được quan tâm về hệ thống xử lý nước thải. Khảo sát
cho thấy chưa có bất kỳ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi nào được đầu tư xấy dựng.

3
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các ứng dụng tảo Spirulina Plantensis xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau
khi qua bể biogas ở xã Hà Ninh- huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa. Thiết kế mô hình
thực nghiệm. Ứng dụng phù hợp tảo Spirulina Plantensis xử lý nước thải chăn nuôi lợn
sau khi qua bể biogas nhằm đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra giúp cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trường hướng tới một nền kinh tế phát triển xanh và bền vững.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

2.2.1. Tảo Spirulina Plantensis

Giống vi sinh vật sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là tảo Spirulina platensis, giống
đã được phân lập và nuôi giữ bởi phòng Công nghệ Tảo – viện Công nghệ sinh học.
2.2.2.1 Môi trường nuôi cấy tảo

Các hóa chất trong dung dịch A5 được cân với trọng lượng xác định như trên, sau đó
tiến hành định mức bằng nước cất đến 1 lít.

Thành phần các hóa chất có trong 1 lit dung dịch A5 như sau:

H3BO3: 2,86g CuSO4.5H2O: 0,079g

MnSO4.7H2O: 2,5g Na2MoO4.2H2O: 0,021g

ZnSO4.7H2O: 0,222g

Cách pha môi trường nuôi cấy tảo như sau: Cân các hóa chất theo thứ tự của dung
dịch A và B định mức đến 1 lit tương ứng. Khử trùng dung dịch A và B ở điều kiện
121oC trong 15 phút. Sau đó phối trộn 1V dung dịch A với 1V dung dịch B với nhau.
Môi trường SOT được bảo quản trong tủ lạnh ở 40C.

Sau đây là bảng tổng hợp các hóa chất và khối lượng mỗi chất trong 1 lit môi trường
SOT để nuôi và giữ giống vi tảo lam Spirulina platensis:

3
Bảng 2.1 Thành phần hóa chất sử dụng trong môi trường nuôi cấy tảo
Khối lượng tính cho 1 lit
Dung dịch Tên hóa chất
môi trường (g)
1. NaHCO3 33,6
Dung dịch A
2. K2HPO4 1
1.NaNO3 5
Môi trường 2. K2SO4 2
nuôi cấy tảo 3. NaCl 2
4. MgSO4. 7H2O 0,4
Dung dịch B
5. CaCl2.2H2O 0,08
6. FeSO4.7H2O 0,02
7. Na2EDTA 0,16
8. A5 solution 0,02
2.2.2.1 Qúa trình phát triển của tảo
Tảo Spirulina Plantensis là thực vật bậc thấp, sống theo kiểu quang tự dưỡng, dị dưỡng
hoặc tạp dưỡng. Vi tảo thu nhận lượng lớn khí CO2, muối dinh dưỡng, giảm hiệu ứng
nhà kính, ngăn ngừa tình trạng phú dưỡng. Hấp thụ hiệu quả các thành phần dinh
dưỡng cũng như kim loại. Nước thải giàu nguồn N, P là điều kiện tốt nhất cho tảo phát
triển.
Quá trình quang hợp của tảo:
CO2 + NH4+ + PO43-  Tế bào tảo mới (tăng sinh khối) + O2

Hình 2.1 Qúa trình quang hợp và phát triển của tảo Spirulina Plantensis

3
2.2.2. Nước thỉa chăn nuôi lợn sau bể biogas

Nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Hàm
lượngcác chất hữu cơ, chất dinh dưỡng như: COD, BOD 5, TN, TP, SS…Dễ phân hủy,
gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước.
Nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán . Gây bệnh dịch cho gia súc và
con người.
Bảng 2.2 Thông số nước thải chăn nuôi lợn

QCVN 62-
Đơn vị
STT Thông Số Giá trị MT:2016/BTNMT
tính
(cột B)

1 pH - 7,23-8,07 5.5-9
2 BOD5 mg/l 1664-3268 100
3 COD mg/l 2561-5028 300
4 SS mg/l 1700-3218 150
5 N-NH4+ mg/l 10-50 -
6 N tổng mg/l 512-594 150
7 Tổng Photpho mg/l 13,8-62 -
2.3. Qúa trình nghiên cứu

2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

2.3.1.1. Mẫu nước thí nghiệm

Các mẫu nước thải chăn nuôi lợn được lấy tại các hộ gia đình với các quy mô chăn
nuôi khác nhau. Nước thải chăn nuôi đã được đi qua hầm biogas. Thời gian lấy mẫu
nước thải lúc 14 giờ (cách 17giờ sau thời gian rửa chuồng và tắm cho lợn).
2.3.1.2. Lấy mẫu nước thải

Cách lấy mẫu: Thể tích mẫu cần lấy đủ để phân tích theo quy trình. Thể tích mẫu quá
nhỏ có thể làm mẫu mất tính đại diện.

Mẫu nước được lấy tại 5 hộ gia đình để thể hình tính đặc trưng cho mẫu nước thải
chăn nươi lợn sau khi qua bể biogas. Mỗi lần lấy mẫu nước thải tại các hộ là 20 lít vào
hai đợt của thí nghiệm. Đợt lấy mẫu đầu tiên vào ngày 15/09/2016, lần thứ hai lấy mẫu
là ngày 26/10/2016. Sau đó, tổ hợp 5 mẫu vào thùng chưa để làm mẫu đặc trung phân
tích.

3
Với mẫu tổ hợp của 05 hộ gia đình cho ra kết mẫu tổ hợp M0, sau khi lấy mẫu về đưa
phân tích. Với mẫu tổ hợp này phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Hình 2.2 Lấy mẫu nước thải Hình 2.3 Lấy mẫu nước tại cống ra hầm biogas
Bảng 2.3 Các mẫu nước thải được lấy tại 5 hộ gia đình tại xã Hà Ninh - huyện Hà
Trung- tỉnh Thanh Hóa
Số Diện
lượng tích Ngày lấy Ngày lấy
Mẫu Hộ gia đình Địa chỉ
lợn chuồng mẫu đợt 1 mẫu đợt 2
2
(con) (m )
Xóm 1,Xã Hà
Ninh, Huyện Hà
M1 Phạm Văn Oanh 10 10 15/09/2016 26/10/2016
Trung, Tỉnh
Thanh Hóa
Xóm 2, Xã Hà
Mai Thị Đính Ninh, Huyện Hà
M2 30 22 15/09/2016 26/10/2016
Trung, Tỉnh
Thanh Hóa
Xóm 3, Xã Hà
Mai Thị Hà Ninh, Huyện Hà
M3 15 12 15/09/2016 26/10/2016
Trung, Tỉnh
Thanh Hóa
Xóm 4, Xã Hà
Ninh, Huyện Hà
M4 Nguyễn Thị Hoa 10 20 15/09/2016 26/10/2016
Trung, Tỉnh
Thanh Hóa
Xóm 5, Xã Hà
Ninh, Huyện Hà
M5 Phạm Trọng Lý 12 15 15/09/2016 26/10/2016
Trung, Tỉnh
Thanh Hóa

Bảo quản mẫu: Mẫu được lấy về để nơi khô ráo, thoáng mát.

3
Trường hợp chưa sử dụng ngay nước thải được bảo quản trong tủ lạnh tại phòng thí
nghiệm Kỹ thuật môi trường.

Vận chuyển mẫu: Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng không bị
hỏng hóc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển.

Tiếp nhận và bảo quản mẫu tại phòng thí nghiệm: Khi mẫu được đưa đến phòng thí
nghiệm và không thể phân tích ngay thì mẫu cần được bảo quản trong những điều kiện
tránh được nhiễm bẩn từ bên ngoài cũng như bất kì thay đổi nào về hàm lượng của
những chất cần xác định. Nên dùng tủ lạnh chứa mẫu chuyên dụng (nhiệt độ luôn duy
trì ở mức nhỏ hơn 4oC) để bảo quản mẫu.

Tiến hành phân tích nước thải mẫu:

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải được lấy từ hộ gia đình Xã Hà Ninh-
Huyện Hà Trung- Tỉnh Thanh Hóa hầu hết các chỉ tiêu đều QCVN 62-
MT:2016/BTNMT (cột B) – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải chăn
nuôi lợn.
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải lấy mẫu ở hộ gia đình Xã Hà Ninh-
Huyện Hà Trung- Tỉnh Thanh Hóa
QCVN 62-
Tên chỉ Đơn
TT M1 M2 M3 M4 M5 M0 MT:2016/BTNMT
tiêu vị
(cột B)
1 pH - 8,0 8,2 8,5 8,7 8,2 8,2 5,5 - 9

2 COD mg/l 680 750 730 510 610 650 300

3 NO2- mg/l 178,1 268,0 232,4 68,4 131,1 198,0 -

4 NO3- mg/l 534,4 720,5 695,1 320,1 462,2 510,2 -

5 NH4 - N mg/l 615,5 785,5 692,5 365,3 491,0 585,5 -


Tổng
6 mg/l - - - - - - 150
Nitơ
6 PO43- - P mg/l 218,2 318,2 272,2 78,2 151,2 188,2 -

4
Chú thích: M1, M2, M3, M4, M5 là 5 mẫu nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas của
5 hộ gia đình liệt kể ở bang 3.9

M0 là mẫu nước thải chăn nuôi lợn tổng hợp của 5 mẫu nước thải trong 5 hộ gia đình
Xử lý mẫu: Để đảm bảo điều kiện vận hành thuận lợi nhất cho quá trình xử lý và sự
sinh trưởng phát triển của vi tảo lam Spirulina, mẫu nước thải phải đảm bảo các điều
kiện: Không chứa chất tẩy rửa, chất độc hại, dầu mỡ. Độ pH: 6 – 8. Hàm lượng cặn lơ
lửng không quá cao, nếu TSS > 10 mg/l thì phải có biện pháp lắng, lọc để loại bỏ.
2.3.2 Phương pháp xác định các thông số nghiên cứu

2.3.2.1 Xác định pH và nhiệt độ

Nhúng trực tiếp giấy quỳ vào mẫu nước phân tích sao cho ngập 1 phần giấy, so sánh
màu trên thang đo để xác định giá trị pH và tính chất của mẫu nước phân tích.

Cách kiểm soát pH, nhiệt độ của môi trường với thiết bị Troll 9500 như sau: Sau khi
lắp ráp chính xác và đầy đủ các bộ phận của thiết bị chúng ta bắt đầu kết nối thiết bị
với máy tính đã cài đặt phần mềm chạy chương trình tương ứng qua cổng usb trên dây
dẫn của thiết bị đồng thời tiến hành cắm các đầu đo kiểm tra các thông số bao gồm đo
DO, độ dẫn điện, độ đục, áp suất khí quyển, nhiệt độ, pH,…Kết quả sẽ hiển thị trên
màn hình máy tính, đọc và lưu kết quả để giám sát và điều chỉnh các thông số sao cho
phù hợp với yêu cầu đặt ra về khoảng tối ưu của các yếu tố môi trường.
2.3.2.2 Xác định COD (nhu cầu oxy hóa học)

Phương pháp xác định theo TCVN 6491-1999. Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng
oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước bằng các chất
oxy hóa mạnh. COD được xác định bằng phương pháp hồi lưu đóng. Mẫu được đun
hồi lưu với lượng dư kali dicromat K2Cr2O7 và H2SO4 đặc trong 2 giờ. Quá trình này
sẽ oxy hóa hầu hết chất hữu cơ trong mẫu. Bạc sunfat được cho vào mẫu để làm chất
xúc tác cho quá trình oxy hóa.

Sau khi phá mẫu, kali dicromat còn lại sẽ được chuẩn độ bằng dung dịch sắt (II)
amonisunfat (NH4)Fe(SO4)2.6H2O (FAS) 0,025N:

Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+ 2Cr3+ +6Fe3+ + 7H2O

4
Lượng dicromat tiêu tốn được tính toán và chất hữu cơ bị oxy hóa được báo cáo
dưới dạng oxy tương đương. COD được tính toán như sau:

(V1  V2 )  N  8 1000
COD  Vm K

Trong đó:
V1 - Thể tích dung dịch FAS tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, ml
V2 - Thể tích dung dịch FAS tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, ml
N - Nồng độ của FAS dùng để chuẩn độ
8 - Đương lượng phân tử gam của oxy
Vm- Thể tích mẫu đem phân tích, ml
K - Hệ số pha loãng

Khoảng xác định của phương pháp : COD từ 30 – 700 mg/L.


2.3.2.3 Xác định mật độ vi tảo Spirulina platensis trong thời gian nuôi cấy

Trong bất kỳ mỗi loại mẫu vật nào, muốn biết số lượng chung của các nhóm vi sinh
vật cũng như số lượng riêng của mỗi nhóm thành phần, đều cần phải đếm số lượng tế
bào của chúng.

Phương pháp xác định trực tiếp số lượng tế bào bằng phiến kính có khung đếm
Goriaep cho phép đếm số lượng vi sinh vật có kích thước lớn như tảo Spirulina
platensis, đếm số lượng tế bào trực tiếp trên kính hiển vi nhờ buồng đếm hồng cầu.

Nguyên tắc cấu tạo của phòng đếm: đó là một phiến kính dày hình chữ nhật, chia
thành 3 khoảng, khoảng giữa chia thành 2 khoảng nhỏ. Trên mỗi khoảng này có kẻ
một lưới đếm, gồm rất nhiều ô vuông. Mỗi ô vuông lại được chia ra thành 16 ô vuông
nhỏ. Phòng đếm có 1 lá kính dày để đậy.

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha loãng mẫu đảm bảo không lớn hơn 10 tế bào và không nhỏ hơn 2,5 tế bào.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm pha loãng mẫu

4
Bước 3: Nhỏ 1 giọt dung dịch mẫu vào giữa phòng đếm và đậy lại bằng lá kính, chú ý
không để tạo bọt khí.

Bước 4: Di chuyển nhẹ nhàng phòng đếm để dung dịch mẫu tràn đầu các khoang.

Bước 5: Đặt phòng đếm lên bàn kính hiển vi, để yên 3 - 5 phút, sau đó tiến hành đếm
số lượng tế bào trong 5 ô lớn chéo nhau (chọn 4 ô ở 4 góc và một ô ở chính giữa).

Sau đó cho lên kính hiển vi và đếm số lượng tảo quan sát được:

Cách đếm số lượng vi tảo Spirulina:

Đếm số tế bào tảo trong mỗi ô lớn: mỗi ô nhỏ có 4 cạnh giới hạn, đếm số lượng tế bào
nằm trọn trong ô và những tế bào nằm trên 2 cạnh liên tiếp cùng chiều.

Ví dụ: Đếm cạnh bên dưới và cạnh bên phải. Đếm các ô từ trái sang phải, từ hàng trên
xuống hàng dưới rồi đổi chiều. Cứ đếm như vậy cho đến ô cuối cùng của 16 ô con.

Cách tính toán số lượng tế bào vi tảo Spirulina như sau:

- Gọi A là số lượng tế bào tảo đếm được trong 80 ô nhỏ


- Số lượng tế bào tảo trong 1mm3 được tính theo công thức sau:
A4000 APL
Số tế bào trong 1mm3 =
516

Trong đó:- 4000 = 400 x 10 ( 1/400 mm 2 : diện tích một ô nhỏ; 1/10 mm: chiều cao từ
mặt buồng đếm tới lammelle).

-APL: độ pha loãng.

Ưu điểm: của phương pháp này là cho phép xác định nhanh chóng mật độ vi sinh vật
chứa trong mẫu.

Nhược điểm: không phân biệt được tế bào sống và chết, dễ nhầm lẫn tế bào vi sinh vật
với các vật thể khác trong mẫu, khó đạt được độ chính xác cao, không thích hợp với
huyền phù vi sinh vật có mật độ thấp.
2.3.2.4 Xác định khối lượng vi tảo Spirulina platensis qua từng đợt

4
Phương pháp xác định khối lượng tảo bằng thiết bị lọc sử dụng kết hợp bình hút chân
không, giấy lọc chứa tảo được sấy đến khối lượng không đổi và thu được kết quả sau
khi cân.

Bước 1: Chuẩn bị giấy lọc vi sinh vật, đường kính màng lọc 45mm. Giấy lọc được cho
vào từng đĩa petri đánh dấu tương ứng với từng bể và sấy ở 105 0C đến khối lượng
không đổi sau đó cân để xác định khối lượng ban đầu.

Bước 2: Dùng pipet hút 10ml nước thải mẫu trong từng bể nuôi cấy tảo vào cốc đong
10ml chuẩn bị cho quá trình lọc (đánh dấu trên mỗi bình để tránh nhầm kết quả).

Bước 3: Đặt các giấy lọc đã chuẩn bị vào thiết bị lọc sau đó cho từ từ 10ml nước thải
mẫu của mỗi bình đi qua giấy lọc. Nước lọc thu được giữ trong các cốc có đánh số
tương ứng để sử dụng tiếp cho quá trình đo đạc và kiểm tra biến động của các thông số
trong nước thải gồm NH4+, NO2-, NO3-, PO 3-4, sắt.

Bước 4: Giấy sau quá trình lọc được đặt trong đĩa petri ban đầu tiếp tục sấy ở 105 0C và
cân để xác định khối lượng sau lọc.

Chú ý: sau mỗi lần sấy cần phải để nguội giấy lọc rồi mới mang cân.
2.3.2.5 Xác định hàm lượng amoni

Phương pháp xác định

Hút chính xác 1 ml dung dịch tiêu chuẩn có hàm lượng NH 4+ là 5mg/l vào 1 cốc, thêm
vào 50 ml nước cất, sau đó thêm vào cốc này 1 ml dung dịch kiềm và 1 ml dung dịch
Nesle. Dùng đũa thủy tinh sạch khuấy đều rồi chuyển vào cuvet đo D hoặc T trên máy
đo màu quang điện. Như vậy chúng ta có số liệu Ctc = 5mg/l, đo được Dtc ( hoặc Ttc).

Có thể dung phương pháp xây dựng đồ thị Dtc = f(Ctc) cho phép đo chính xác hơn.

Lấy 100 ml nước mẫu vào 1 bình nhỏ. Cho thêm vào 2 ml dung dịch kiềm khử. Để
tĩnh trong 1 giờ. Sau đó hút chính xác 50 ml nước trong ở phía trên chp vào cốc, thêm
1 ml dung dịch kiềm khử và 1 ml thuốc thử Nesle. Khuấy đều rồi chuyển vào cuvet đo
D hoặc T trên máy đo quang điện.

Tính toán

4
Dung dịch tiêu chuẩn Ctc = tmg/l

Dtc: đo được
Dung dịch cần đó: Ccd và Dcd
Dtc  Ctc  Dcd  Ctc

C
cd
D C D
cd cd tc

2.3.2.6 Xác định hàm lượng Nitrat

Phương pháp xác định


Xác định hàm lượng nitrat theo phương pháp số 8171 của HACH, sử dụng máy đo
quang DR5000-HACH với bột thuốc thử Nitrat Ver 5. Dựa theo phương pháp này kim
loại cadimi có trong thuốc thử sẽ khử nitrat trong mẫu nước thành nitrit, sau đó ion
nitrit sẽ phản ứng với một axit tạo trung bình là axit sulfanic tạo muối diazonium. Hai
muối trong mẫu kết hợp với axit tạo ra dung dịch có mầu hổ phách. Mật độ quang của
dung dịch được đo ở bước sóng 400 nm. Phương pháp này dùng để xác định hàm
lượng nitrat trong nước máy, nước thải và nước biển với hàm lượng NO 3- - N từ 0,1 –
10,0 mg/l. Trong quá trình đo, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả phép đo
hàm lượng nitrat của mẫu đó là clorua, ion sắt, nitrit, các chất khử và oxi hóa.
Các bước tiến hành xác định hàm lượng nitrat
Bước 1: Chọn chương trình đo chỉ tiêu nitrat số 355 trên máy đo quang.
Bước 2: Chuyển 10 ml nước mẫu vào cuvet đo.
Bước 3: Đổ 1 gói bột thuốc thử Nitra Ver 5 vào cuvet chứa mẫu, đậy nắp và lắc đều.
Bước 4: Đặt thời gian phản ứng trên máy là 1 phút. Lắc mạnh cuvet chứa mẫu trong
thời gian là 1 phút. Chú ý: Lượng chất rắn trong thuốc thử thêm vào có thể không phản
ứng hết.
Bước 5: Đặt tiếp thời gian phản ứng là 5 phút. Để yên cuvet chứa mẫu, không lắc. Mầu
hổ phách sẽ xuất hiện nếu trong mẫu có mặt nitrat.
Bước 6: Chuẩn bị mẫu trắng: Hút 10 ml nước mẫu cho vào cuvet sạch thứ hai.
Bước 7: Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và chuyển
vào máy đo.
Bước 8: Chỉnh hàm lượng nitrat trong mẫu trắng về 0. Màn hình sẽ hiển thị 0,0 mg/l
NO3- - N.
4
Bước 9: Trong vòng 2 phút sau khi thời gian phản ứng kết thúc, lau sạch cuvet chứa
mẫu và chuyển vào máy đo.
Bước 10: Ấn phím đọc kết quả hàm lượng mg/l NO3- - N.
2.3.2.7 Xác định hàm lượng Nitrit

Phương pháp xác định

Dựa theo phương pháp số 8507 của HACH, sử dụng máy đo quang DR5000 – HACH
với bột thuốc thử Nitri Ver 3, cho phép các định hàm lượng của nitrit trong nước máy,
nước thải và nước biển trong khoảng từ 0,002 – 0,300 mg/l NO2- - N.

Các bước tiến hành xác định hàm lượng nitrit

Bước 1: Chọn chương trình số 371 đo chỉ tiêu nitrit trên máy đo quang.
Bước 2: Chuyển 10 ml nước mẫu vào cuvet đo.
Bước 3: Cho 1 gói bột thuốc thử Nitri Ver 3 vào cuvet chứa mẫu.
Bước 4: Lắc tròn cho tan hết hóa chất. Nếu có mặt nitrit mẫu sẽ chuyển sang màu
hồng.
Bước 5: Đặt thời gian phản ứng 20 phút trên máy đo.
Bước 6: Chuẩn bị mẫu trắng: hút 10 ml nước mẫu vào cuvet thứ hai.
Bước 7: Khi máy báo hết thời gian phản ứng, lau khô cuvet chứa mẫu trắng và đưa vào
máy.
Bước 8: Chỉnh zero cho máy. Máy sẽ hiển thị 0,000 mg/l NO2- - N.
Bước 9: Lau khô cuvet chứa mẫu và chuyển vào máy đo.
Bước 10: Đọc kết quả đo mẫu trên máy theo hàm lượng mg/l NO2- - N.
2.3.2.8 Xác định hàm lượng photphat

Phương pháp xác định - phương pháp Acid ascorbic: Trong môi trường acid,
orthophosphate sẽ phản ứng với Ammonium molybdate và kali antimonyl tartrate để
hình thành phức antimony phosphomolybdate, sau đó phức này bị khử bằng acid
ascorbic tạo thành phức molybden màu xanh. Độ hấp thụ quang được đo tại bước sóng
880 nm. Trong quá trình xác đinh cần chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đó là Arsenate
ảnh hưởng ở nồng độ 0,1 mg/l vì tạo phức màu xanh với molybdate, silicate không gây
ảnh hưởng ở nồng độ 1-10 mg/l.

4
Cách tiến hành

Các dụng cụ gồm có: máy đo quang DR5000 – HACH, pipet các loại, các dụng cụ
thủy tinh thông thường khác.

Các hóa chất: Chuẩn bị hỗn hợp thuốc thử gồm 100 ml dung dịch H 2SO4 5N, 10 ml
dung dịch Potassium antimonyl tartrate (hòa tan 1,3715 g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O
trong 500ml nước cất bảo quản tủ lạnh), 30 ml dung dịch Ammonium molybdate (hòa
tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 500ml nước cất bảo quản trong tủ lạnh), 60 ml
dung dịch Acid ascorbic. Lắc sau mỗi lần thêm các dung dịch hóa chất vào. Các hóa
chất cần để về nhiệt độ phòng trước khi chuẩn bị hỗn hợp thuốc thử. Hỗn hợp này ổn
định trong 4 giờ. Dung dịch có màu vàng nhạt, nếu sậm màu thì pha lại dung dịch mới.

Xác định phosphate: lấy 50 ml mẫu cho vào erlen 125ml, thêm 1 giọt chỉ thị
phenolphthalein, nếu màu đỏ xuất hiện, thêm từ từ từng giọt dung dịch acid mạnh đến
khi mất màu. Thêm 4ml hỗn hợp thuốc thử, lắc đều. Đo màu sau 10 phút nhưng trước
30 phút ở bước sóng 880 nm.

Dựng đường chuẩn: dãy chuẩn với hàm lượng P từ 0.1 – 1.0 mg/L. Hút 0.0; 0.5; 1.0;
2.0; 4.0; 5.0 mL dung dịch P 10µg/ml cho vào 7 bình định mức 50 ml. Thêm 4 ml hỗn
hợp thuốc thử. Định mức thành 50 ml bằng nước cất. Đo màu ở bước sóng 880 nm sau
khoảng 10 phút nhưng không quá 30 phút với mẫu trắng là hỗn hợp thuốc thử (bình số
1).

Tính toán kết quả: dựng đường chuẩn độ hấp thu A theo hàm lượng P (µg/50ml). Dựa
vào đồ thị đường chuẩn tính nồng độ photphat.

Số liệu dãy đường chuẩn sau quá trình đo đạc hàm lượng P thu được như sau:
Bảng 2.5 Dãy đường chuẩn hàm lượng P
mg P/l 0.1 0.2 0.4 0.6
Abs 0.292 0.361 0.508 0.692
Mối quan hệ giữa nồng độ chuẩn của P với giá trị mật độ quang được biểu thị theo
phương trình sau:

y = 0.7971x + 0.2042 (R² = 0.9959)

4
x: Biểu thị giá trị nồng độ P trên đồ thị

y: Biểu thị giá trị mật độ quang A (Abs) trên đồ thị.

Đồ thị đường chuẩn thu được có dạng:

Đường chuẩn P
Abs y = 0.7971x + 0.2042
0.8
0.7R² = 0.9959
0.6
0.5
Độ màu hấp

0.4
0.3
Abs
0.2
Linear (Abs)
0.1
0
00.10.20.30.40.50.60.7
Hàm lượng P (mg/l)

Hình 2.4 Đồ thị đường chuẩn xác định hàm lượng P


2.3.2.9 Xác định hàm lượng Sắt

Phương pháp xác đinh

Các bước tiến hành pha Fe3+ vào trong nước

Pha dung dịch có hàm lượng 100mgFe3+/l từ FeCl3.6H2O.

Bước 1: Cân chính xác 0,4830g FeCl3.6H2O vào một cốc nhỏ.

Bước 2: Đổ vào bình định mức 1 lít. Sau đó cho thêm nước cất vào tới vạch định mức.
Thu được dung dịch có hàm lượng Fe3+ 100mg/l

Cơ sở lý thuyết

Trong nước thiên nhiên, sắt tồn tại ở các dạng khác nhau. Đa số sắt tồn tại ở dạng sắt
(II) bicacbonat và dễ bị thủy phân:
Fe(HCO3 )2  CO2  FeCO3  H2O
FeCO3  H2O  Fe(OH )2  CO2
Fe(OH)2 khi tiếp xúc với không khí lại bị oxy hóa.

4
4Fe(OH)2  O2  2H2O  4Fe(OH)3

Độ hòa tan của Fe(OH)3 nhỏ hơn độ hòa tan của Fe(OH) 2 nên trong nước thiên nhiên
có nhiều Fe(OH)3, có ít Fe2+. Khi phân tích phải hòa tan kết tủa Fe(OH) 3 bằng dung
dịch HCl.

Fe(OH )3  3HCl  FeCl3  H2O

Cách tiến hành

Trong nước thiên nhiên chứa cả Fe2+ và Fe3+ nên:

- Dùng (NH4)S2O8 để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+

- Dùng dung dịch NH4CNS tạo với Fe3+ thành dung dịch Fe(CNS)3 màu đỏ máu.

Fe3  3CNS  Fe(CNS)


3

Dùng phương pháp đo màu để xác định hàm lượng sắt tổng.

- Xây dựng đường chuẩn

Dùng pipet hút chính xác 50ml dung dịch tiêu chuẩn có hàm lượng Fe 3+ lần lượt là
0,5mg/l; 1mg/l; 2mg/l; 2,5mg/l; 5mg/l; 10mg/l; 25mg/l cho vào cốc nhỏ. Cho thêm vào
3ml dung dịch (NH4)2S2O8 bão hòa và 3ml dung dịch NH4CNS 50%, khấy đều rồi
chuyển vào cuvet.
Xác định hàm lượng Fe3+

Hút 100ml nước mẫu cho vào một cốc nhỏ. Cho thêm vào 5ml dung dịch HCl 1:1 và
3ml dung dịch (NH4)CNS 50% bão hòa, khuấy đều. Hút 50ml nước đã được oxy hóa
này vào cốc nhỏ, cho thêm 3ml nước cất và 3ml dung dịch (NH 4)CNS 50% khuấy đều
rồi chuyển vào cuvet và tiến hành đo D trên máy đo màu. Sau đó so với đường chuẩn
sẽ xác định được hàm lượng sắt có trong nước.

- Hóa chất và dụng cụ cần thiết


Dung dịch (NH4)CNS 50%
(NH4)2S2O8 bão hòa: 100ml
Dung dịch HCl 1:1: 50 ml dung dịch HCl đặc (36%) pha loãng 50ml nước cất.

4
Dung dịch FeCl3 tiêu chuẩn: Cân chính xác 0, 2415 gam FeCl 3.6H2O đã sấy khô ở
1050C cho vào bình đựng mức 500ml. Cho nước cất vào tới vạch mức. Dung dịch mới
này có hàm lượng 0,005 gam Fe3+ trong 1 lít dung dịch.

Chuẩn bị mẫu trắng: Hút 50 ml nước cất vào một cốc nhỏ. Cho thêm vào 3ml dung
dịch (NH4)2S2O8 bão hòa và 3ml dung dịch NH 4CNS 50%, khấy đều rồi chuyển vào
cuvet. Tiến hành đo quang tại bước sóng 474nm. Thu được kết quả:
Bảng 2.6 Kết quả thí nghiệm xác định đường chuẩn
Độ Hàm lượng sắt tổng trong dung dịch chuẩn (mg/l)
hấp 0,5 1 2 2,5 5 10 25
phụ
0,033 0,072 0,146 0,191 0,512 1,111 2,905
(Abs)

Hình 2.5 Đường chuẩn xác định hàm lượng sắt tổng
2.4. Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm

2.4.1 Mô hình thí nghiệm

Các mô hình thí nghiệm được vận hành theo mỗi yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu.
Theo dõi quá trình xử lý diễn ra trong 48-56 giờ liên tục. Để nghiên cứu sự chuyển hóa
các chất ô nhiễm theo thời gian, nước trong các bể tảo được định kỳ lấy mẫu theo thời
gian), phân tích các thông số cần thiết (lọc bằng giấy lọc để thu mẫu nước trong trước
khi phân tích các thông số).

Mô tả thí nghiệm:

5
- Mô hình gồm chạy gồm các thí nghiệm nhỏ tìm ra các điều kiện tối ưu. Mỗi thí
nghiệm chạy với các mục đích khác nhau như: tìm giá trị tối ưu cường độ ánh sáng,
nồng độ dinh dưỡng , tải trọng chất ô nhiễm và mật độ tảo trong dung tích của bể là 6
lít, bể hình trụ tròn với đường kính 20 cm .
- Với mỗi thí nghiệm được bố trí gồm: 1 bể, bóng đèn cung cấp ánh sáng 24/24 phục
vụ thí nghiệm nghiên cứu.
- Thí nghiệm được lấy mẫu đều đặn vào lúc 9h00-10h00 theo ngày và theo đợt để
tránh cho sai số chênh lệch ngày. Nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm với
điều kiện ổn định về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
- Nghiên cứu chia làm 6 đợt thí nghiệm với các đợt và quá trình nghiên cứu các giá trị
tối ưu khác nhau như: ánh sáng, tải trong dinh dưỡng, tỷ lệ thể tích,…

2.4.2 Quy trình thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành trong 6 đợt thí nghiệm và các đợt thí nghiệm được tiến hành
trong 15 ngày. Tiến hành thí nghiệm các đợt kế nhau với mục đích chọn giá trị tốt nhất
của thí nghiệm trên là thông số đầu vào cho toàn thí nghiệm sau đó.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng tảo lam Spirulina platensis
qua các ngày nuôi cấy trong nước thải.

- Nghiên cứu xác định các thông số tối ưu cho quá trình nuôi cấy và phát triển sinh
khối tảo Spirulina trong nước thải chăn nuôi lợn ở điều kiện phòng thí nghiệm.

- Khảo sát ánh sáng tối ưu giúp tảo quang hợp tốt trong bể.

- Khảo sát tải trọng dinh dưỡng đầu vào của nước thải chăn nuôi lợn thông qua các
thành phần amoni, nitrit, nitrat, photphat, COD.

- Khảo sát tỷ lệ thể tích nước thải chăn nuôi lợn và thể tích tảo Spirulina platensis
thông qua các thành phần amoni, nitrit, nitrat, photphat, COD

5
Thí nghiệm đợt 1: Nuôi tảo và khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của tảo
Thí nghiệm 1.1: Nuôi cấy, nhân giống
vi tảo

Thí nghiệm 2.1: Áng sáng cường độ 2000- 3000lumen

Thí nghiệm đợt 2: Theo dõi sự phát triển của tảo trong các điều kiện cƣờng độ ánh sáng khác nhau

Thí nghiệm 2.2: Ánh sáng cường độ 3000- 4000lumen

Thí nghiệm đợt 3: Khảo sát Đợt thí nghiệm gồm có 4 thí nghiệm
hiệu quả xử lý theo các nồng về các nồng độ dinh dưỡng nitrat,
độ dinh dƣỡng khác nhau nitrit, amoni, phốtpho khác nhau.

Thí nghiệm đợt 4: Khảo sát


Đợt thí nghiệm gồm có 4 thí nghiệm
hiệu quả xử lý theo các tải
về các tải trọng chất ô nhiễm nước
trọng chất ô nhiễm khác nhau.
thải chăn
Đợt nuôi đầu
thí nghiệm gồmvàocókhác
4 thínhau.
nghiệm
-Thí nghiệm đợt 5: Khảo sát
về các mật độ tảo trong mối liên quan
mật độ tảo trong mối liên quan
Thí nghiệm đợt 6: Chạy mô hình với điều kiện
Theotốidõi
hiệu ƣumật
suất đãlý
xử tìm
độ đƣợc
chất
tảo,dinh
khốidưỡng
lương, pH.
hiệu
Phân tích các thông số COD, sắt,
+ - - 3-
NH4 , NO2 , NO3 , PO4

Hình 2.9 Sơ đồ thí nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas bằng vi tảo

5
Bảng 2.7 Thống kê quy trình thực nghiệm
Nồng độ Tải trọng
Thí Môi Nhiệt Cường độ Mật độ
pH dinh chất ô
nghiệm trường độ ánh sáng tảo
dưỡng nhiễm

(0C) (lumen) (mg/l) (ml/ngày) (tb/cm3)


Nuôi
1 8-10 29-30 2000-3000 - - 18
cấy
Nuôi 2000-3000
2 8-10 29-30 - - 18
cấy 3000-4000
Nước C1
thải C2
chăn Thí C3
3 8-10 29-30 Cố định 19-21
nuôi lợn nghiệm
sau bể C4
biogas
Nước L1
thải L2
chăn Thí Thí L3
4 8-10 29-30 15-30
nuôi lợn nghiệm nghiệm
sau bể L4
biogas
Nước M1
thải M2
chăn Thí Thí Thí M3
5 8-10 29-30
nuôi lợn nghiệm nghiệm nghiệm
sau bể M4
biogas
Nước
thải
chăn Thí Thí Thí Thí
6 8-10 29-30
nuôi lợn nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm
sau bể
biogas
2.4.3 Nội dung thí nghiệm

2.4.3.1 Nuôi tảo và theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo

Mục đích:

Nuôi tảo nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tác động phát triển tảo như : nhiệt độ, pH, ánh
sáng và khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy NH 4+, NO2-,
NO3-, PO43-. Kiểm tra khả năng giảm COD trong môi trường nuôi cấy.

5
Tiến hành:

- Tiến hành thực nghiệm tại phòng thí nghiệm, thí nghiệm 1 nuôi tảo trong các điều
kiện như: ánh sáng , sục khí oxy bằng quả sục và máy thổi khí cung cấp liên tục 24/24.

- Khoảng 24 giờ thì thí nghiêm 1 được cung cấp cùng một lượng dinh dưỡng như nhau
( 1 lít môi trường nuôi cấy đa lượng + 3 ml môi trường nuôi cấy vi lượng). Nghiên cứu
được tiến hành liên tục trong 15 ngày kiểm tra sự phát triển và hấp thụ

chất dinh dưỡng của tảo Spirulina


platensi. Thí nghiệm được tiến hành đo
liên tục trong 15 ngày và mỗi lần lấy
mẫu phân tích cách nhau 1 ngày.

- Thực hiện kiểm tra môi trường sống


như : pH, nhiệt độ và khảo sát sự phát
triển của tảo thông qua đo mật độ trên
kính hiển vi, cân khối lượng tảo.

- Đo các thông số ding dưỡng như :


- 3-
NH4+, NO2-, NO3 , PO4 để xem sự hấp Hình 2.6 Mô hình thí nghiệm 1
thụ dinh dưỡng.

2.4.3.2 Theo dõi sự phát triển của tảo trong các điều kiện cường độ ánh sáng khác
nhau

Mục đích:

Xác định được ánh sáng cường độ thích hợp cho sự quang hợp của tảo trong suốt quá
trình phát triển, từ đó áp dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Tiến hành:

Tiến hành khảo sát sự phát triển của tảo cúng như kiểm tra điều kiện về nhiệt độ và pH
của môi trường. Thí nghiệm được tiến hành đo liên tục trong 16 ngày và mỗi lần lấy
mẫu phân tích cách nhau 2 ngày.

5
Bảng 2.8 Bảng thông số thí nghiệm về khảo sát sự phát triển của tảo trong các điều
kiện cường độ ánh sáng khác nhau
Bóng đèn chiếu
STT Cường độ ánh sáng Ghi chú
sáng
Trong điều kiện nuôi cấy,
1 2000 - 3000 lumen 40W nhiệt độ ổn định, sục khí
24/24
Trong điều kiện nuôi cấy,
2 3000 - 4000 lumen 60W nhiệt độ ổn định, sục khí
24/24

Hình 2.7 Mô hình thí nghiệm cường độ Hình 2.8 Mô hình thí nghiệm cường độ ánh
ánh sang 2000 - 3000 lumen sang 3000 - 4000 lumen

Thí nghiệm đo các thông số NH 4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, Fe3+, hàm lượng tảo cũng
như đếm mật độ tảo đều được thực hiện 3 lần và lấy giá trị trung bình. Tương tự thí
nghiệm đợt 1: tiến hành kiểm tra điều kiện trong bể như pH, nhiệt độ, khảo sát sự phát
triển tảo về mật độ, khối lượng tảo trong hai thí nghiệm về cường độ ánh sang khác
nhau.
2.4.3.3 Khảo sát hiệu quả xử lý theo các nồng độ dinh dưỡng khác nhau

Mục đích:

Thí nghiệm thực hiện tìm ra giá trị dinh dưỡng như: NH4+, NO2-, NO3- , PO43- nước
thải chăn nuôi lợn tối ưu. Với tỷ lệ thể tích tảo và nước thải chăn nuôi lợn là 1:10 ( thí
nghiệm thực hiện 300ml tảo và 3000ml nước thải chăn nuôi lợn) dinh dưỡng đầu vào
khác nhau. Từ đó, xác định được nồng độ dinh dưỡng phù hợp sự phát triển của tảo

5
Tiến hành:

- Đối tượng nghiên cứu thí nghiệm này là mẫu nước thải được lấy tại các hộ với các
quy mô khác nhau ở bảng 2.9. Dựa vào nồng độ đo ban đầu về nước thải chăn nuôi
tiến hành thực nghiệm với các nồng độ tải trọng dinh dưỡng khác nhau như: NH 4+,
NO2-, NO3- , PO43-
Bảng 2.9 Thống kê các thông số đầu vào theo các nồng độ dinh dưỡng khác nhau
Tải lượng chất ô nhiễm nước
Mật độ Nồng độ dinh dưỡng
Cường độ thải chăn nuôi lợn sau bể
Ký hiệu tảo (mg/l)
ánh sáng biogas (mg/ngày)
(tb/cm3)
NO3- NO2- NH4+ PO43- NO3- NO2- NH4+ PO43-
Kết quả thí
A4 20 60.4 60.4 57.3 16.8 355.4 198.0 336.8 99.0
nghiệm
Kết quả thí
A3 20 89.6 89.6 89.8 21.3 447.9 168.9 449.0 106.7
nghiệm
Kết quả thí
A2 20 128 128 129 31.5 558.5 138.6 562.7 196.9
nghiệm
Kết quả thí
A1 20 174 174 185 50.8 645.5 108.8 685.5 188.2
nghiệm

A1 A2 A3 A4

Hình 2.9 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 11

- Thí nghiệm được tiến hành trong 4 thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành đo liên
tục trong 16 ngày và mỗi lần lấy mẫu phân tích cách nhau 2 ngày.

- Đồng thời, sử dụng thiết bị cảm biến áp suất và nhiệt độ khí quyển giám sát liên tục
thông số pH và nhiệt độ môi trường của 4 thí nghiệm nước thải. Các thông số nước
thải bao gồm NH4+, NO2-, NO3-, PO43- , COD được đo mỗi ngày vào lúc 9h00 – 10h00,
mẫu nước thải phải được lọc sạch tảo bằng thiết bị lọc có bình hút chân không rồi mới

5
tiến hành đo đạc. Qúa trình lọc sẽ thu được khối lượng tảo trên giấy lọc thông qua quá
trình sấy khô đến khối lượng không đổi.

- Kết hợp quan sát hình thái tảo bằng kính hiển vi và đếm số lượng bằng buồng đếm
hồng cầu nhằm mục đích theo dõi mật độ tảo qua từng đợt cùng với sự tăng lên về
khối lượng tảo. So sánh kết quả thí nghiệm giữa 4 thí nghiệm để tìm ra điều kiện tối ưu
về tải trọng dinh dưỡng đầu vào phù hợp để khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn
tốt với vi tảo Spirulina platensis. Thí nghiệm đo các thông số NH 4+, NO2-, NO3-, PO 43-,
COD, Fe3+, hàm lượng tảo cũng như đếm mật độ tảo đều được thực hiện 3 lần và lấy
giá trị trung bình.
2.4.3.4 Khảo sát hiệu quả xử lý theo các tải trọng chất ô nhiễm khác nhau

Mục đích:

Thí nghiệm tiến hành nhằm tìm ra tải trọng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tối ưu so với
300 ml thể tích tảo Spirulina platensis( tương ứng với 20tb/cm3). Dựa trên các điều
kiện tối ưu tìm được ở thí nghiệm trên

Tiến hành:
Bảng 2.10 Thống kế các thông số đầu vào theo các tải trọng chất ô nhiễm khác nhau
Tải lượng chất ô nhiễm nước
thải chăn nuôi lợn sau bể Nồng độ
Cường độ ánh Mật độ
Ký hiệu biogas (mg/ngày) dinh
sáng tảo(tb/cm3)
dưỡng(mg/l)
NO3- NO2- NH4+ PO 3-
4
Kết quả thí Kết quả thí
B1 20 - - - -
nghiệm nghiệm
Kết quả thí Kết quả thí
B2 20 - - - -
nghiệm nghiệm
Kết quả thí Kết quả thí
B3 20 - - - -
nghiệm nghiệm
Kết quả thí Kết quả thí
B4 20 - - - -
nghiệm nghiệm

Tải trong chất ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas thí nghiệm tính theo
công thức:

L  Q Ci

5
Trong đó:

L: Tải trong chất ô nhiễm nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas

Q: Lưu lượng nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas

Ci : Nồng độ chất dinh dưỡng nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas (nồng độ được
lấy ở giá trị tối ưu cho thí nghiệm 3)

- Thí nghiệm được tiến hành trong 4 thí nghiệm chứa tải trọng chất ô nhiễm nước thải
chăn nuôi lợn đầu vào khác nhau và thể tích tảo Spirulina platensis cho vào để xử lý
nước thải là 300 ml( tương ứng với 20tb/cm 3). Thí nghiệm này sẽ giúp tìm được tải
trọng chất ô nhiễm nước thải chăn nuôi để tảo có khả năng cho kết quả xử lý tốt hơn
và tốc độ xử lý nhanh hơn. Thí nghiệm được tiến hành đo liên tục trong 16 ngày và
mỗi lần lấy mẫu phân tích cách nhau 2 ngày.

-Thực hiện đo các thông số tương tự như thí nghiệm trên. Thí nghiệm đo các thông số
NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, Fe3+, hàm lượng tảo cũng như đếm mật độ tảo đều được
thực hiện 3 lần và lấy giá trị trung bình.

B1 B2 B3 B4

Hình 2.10 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 10
2.4.3.5 Khảo sát mật độ tảo trong mối liên quan hiệu suất xử lý chất dinh dưỡng

Mục đích:

Kế thừa kết quả của 4 đợt thí nghiệm trên, thực hiện khảo sát lượng tảo tối ưu giảm
thời gian thí nghiệm chi phí phù hợp đem lại hiệu quả xử lý tốt.

5
Tiến hành:

- Thí nghiệm được tiến hành trong 4 thí nghiệm (thí nghiệm 5.1, thí nghiệm 5.2, thí
nghiệm 5.3 và thí nghiệm 5.4) chứa mật độ tảo Spirulina platensis khác nhau.Thí
nghiệm này sẽ giúp chúng ta tìm được thể tảo có khả năng cho kết quả xử lý tốt hơn và
tốc độ xử lý nhanh hơn.

Thí nghiệm được tiến hành đo liên tục trong 16 ngày và mỗi lần lấy mẫu phân tích
cách nhau 2 ngày. Tiến hành đo và phân tích tương tự thí nghiệm đợt 3. Thí nghiệm đo
các thông số NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, Fe3+, hàm lượng tảo cũng như đếm mật
độ tảo đều được thực hiện 3 lần và lấy giá trị trung bình.
Bảng 2.11 Thống kê các thông số đầu vào với mật độ tảo khác nhau
Tải trọng chất ô
Mật độ Nồng độ
Cường độ ánh sáng nhiễm nước thải chăn
Ký hiệu tảo dinh dưỡng
( lumen) nuôi lợn sau bể biogas
(tb/cm3) (mg/l)
(mg/ngày)
Kết quả thí
C1 Kết quả thí nghiệm 15,8 Kết quả thí nghiệm
nghiệm
Kết quả thí
C2 Kết quả thí nghiệm 23,2 Kết quả thí nghiệm
nghiệm
Kết quả thí
C3 Kết quả thí nghiệm 25,2 Kết quả thí nghiệm
nghiệm
Kết quả thí
C4 Kết quả thí nghiệm 30,2 Kết quả thí nghiệm
nghiệm

C1 C2 C3 C4

Hình 2.11 Mô hình 4 thí nghiệm nước thải trong giai đoạn xử lý ngày thứ 8
2.4.3.6 Chạy mô hình với các điều kiện tối ưu đã tìm được

Mục tiêu:

5
Sử dụng tất các các thông số tìm được ở các thí nghiệm trước để tiến hành chạy xử lý
nước thải chăn nuôi lợn như : điều kiện ánh sáng ở thí nghiệm đợt 2, hàm lượng dinh
dưỡng nước thải chăn nuôi lợn thí nghiệm đợt 3, thể tích nước thải chăn nuôi lợn thí
nghiệm 4, thể tích tảo ở thí nghiệm 5. Kiểm tra hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi
trước và sau khi chạy mô hình.

Tiến hành:

- Thí nghiệm tiến hành theo mẻ và áp dụng các kết quả điều kiện tối ưu tìm ra sau các
thí nghiệm đợt trước. Sau đó, áp dụng chạy mô hình kết hợp hồ sinh học hiếu khí để
xử lý triệt để nước thải chăn nuôi. Thí nghiệm được tiến hành đo liên tục trong 16
ngày và mỗi lần lấy mẫu phân tích cách nhau 3 ngày.
- Kế thừa điều kiện ánh sáng ở thí nghiệm đợt 2, hàm lượng dinh dưỡng nước thải
chăn nuôi lợn thí nghiệm đợt 3, thể tích nước thải chăn nuôi lợn thí nghiệm 4, mật độ
tảo ở thí nghiệm 5.

Hình 2.12 Mô hình thí nghiệm đợt 6 ngày thứ 8

- Thí nghiệm thực hiện tương tự đối với các thí nghiệm đợt 2 và đợt 3. Tiến hành đếm
mật độ tảo, hàm lượng tảo và đo các thông số như: pH, nhiệt độ, NH 4+, NO2-, NO3-,
PO43- , COD, sắt. Thí nghiệm đo các thông số NH 4+, NO2-, NO3-, PO43-, COD, Fe3+, hàm
lượng tảo cũng như đếm mật độ tảo đều được thực hiện 3 lần và lấy giá trị trung bình.

6
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1 Nuôi tảo và theo dõi các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của tảo

3.1.1 Theo dõi biến thiên pH và nhiệt độ

Với khảo sát sự phát triển của tảo Spirulina platensis theo chu kỳ 15 ngày. Sự phát
triển khảo sát của các nhà khoa học là sự phát triển 15 ngày.

Nhiệt độ(0C)
30
29.8
29.6
29.4
29.2 Nhiệt độ

29
28.
8
28. Thời gian(Ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
6
15

Hình 3.1 Đồ thị theo dõi biến thiên giá trị nhiệt độ trong môi trường nuôi cấy tảo
pH
10.4
10.2
10
9.8
9.6
9.4
9.2
pH
9
8.8
8.6

Thời gián(ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Hình 3.2 Đồ thị theo dõi biến thiên giá trị pH trong môi trường nuôi cấy tảo

Với nhiệt độ tối ưu là 29- 29,80C là nhiệt độ tốt cùng với khoảng pH từ 8-10 là điều
kiện tối ưu giúp tảo phát triển. Sự chênh lệch về nhiệt độ cững như pH trong thí

6
nghiệm không quá lớn giúp ổn định môi trường phát triển của tảo cũng như thí nghiệm
tiến hành diễn ra dễ dàng hơn. Nguyên nhân của sự tăng đều pH này là do nhiệt độ
môi trường nước không giảm nhiều nên quá trình quang hợp của tảo vẫn diễn ra mạnh,
tảo hấp thu nhiều CO2 làm biến động hệ đệm carbonate-bicarbonate cũng làm tăng pH,
đồng thời sự hấp thu NO2-, NO3- của tảo cũng làm pH tăng. Theo Zarrouk (1966) tảo
Spirulina platensis phát triển tốt nhất ở pH 8,3 -11,0 do đó pH phân tích được nằm
trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tảo. [19]

3.1.2 Theo dõi sự phát triển của tảo

Mật độ vi tảo(tb/cm3)
400

300

Mật độ vi tảo
200

100

Thời gian (ngày)


0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112131415
Hình 3.3 Đồ thị theo dõi sự phát triển mật độ tảo trong môi trường nuôi cấy tảo

Mật độ tảo 338 tb/cm3 phát triển tốt nhất vào ngày thứ 12 . Với yếu tố ảnh hưởng là
pH trong thí nghiệm 1.1 cho thấy mỗi liên quan tới sự phát triển của tảo. Điều kiện
thích hợp tảo phát triển pH khoảng 8-11 trong thực nghiệm này thấy là vào ngày thứ
12 thì pH đạt giá trị cao nhất. Tại ngày thứ 13 mật độ tảo lúc này là 338 tb/cm3 với pH
bằng 10,2.

Nhìn vào đồ thị thấy tại ngày thứ 12 tảo phát triển tốt nhất, mật độ tảo cũng như khối
lượng tảo đạt giá trị cao nhất. Từ ngày thứ 13 trở đi tảo chết đi làm mật độ tảo cũng
như khối lượng giảm đi. Đây có thể do chất dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho tảo
phát triển nên để cân bằng thì tảo chết đi. Mật độ vi tảo đồng nghĩa với khối lượng tảo
theo thể tích tăng lên. Hình 4.5 thể hiện rõ mối quan hệ mật độ tảo và khối lượng tảo

6
Hàm lượng tảo(mg/l) Mật độ vi tảo(tb/cm3)
4,000 400

3,000 300
Hàm lượng tảo
2,000 200 Mật độ vi tảo

1,000 100

0 0 Thời gian (ngày)


13579 111315
Hình 3.4 Đồ thị mối quan giữa mật độ tảo và hàm lượng tảo trong môi trường
nuôi cấy tảo
3.1.3 Theo dõi sự thay đổi hàm lượng amoni, nitrat, nitrit, phốtpho

Biểu đồ mang tính khảo sát sự tiêu thụ dinh dưỡng của tảo trong môi trường nuôi cấy.
Trong 6 ngày đầu tiên giảm nhẹ về dinh dưỡng, sau 6 ngày tảo thích nghi và phát triển
tốt hơn nên dinh dưỡng giảm nhanh đến ngày 12 là phát triển tốt nhất.

Hàm lượng dinh dưỡng (mg/l) Mật độ tảo (tb/cm3) 400


600
350
500
300 Amoni
400
250
200 Nitrat
300 150
200 100 Nitrit
100 50
0 Phốtphat

Mật độ vi tảo Thời gian (ngày)


0
123456789 10 11 12 13 14 15
Hình 3.5 Đồ thị mối tương quan giữa mật độ tảo và hàm lượng chất dinh dưỡng trong
trong môi trường nuôi cấy tảo

Ngày thứ 13,14, 15 tảo chết đi do không đủ dinh dữơng cấp nên lượng chất dinh
dưỡng tăng lên nhẹ.Việc khảo sát nồng độ dinh dưỡng để có đánh giá về khả năng hấp
thụ dinh dưỡng của tảo Spirulina platensis. Nhận thấy rằng sự hấp thuh các chất như là

6
NO2-, NO3-, PO43- rất tốt. Sự phát triển của tảo thông qua hấp thụ các chất dinh dưỡng
làm cho hàm lượng này giảm dần theo từng ngày. Tại ngày thứ 12 mật độ tảo lớn đồng
nghĩa với tảo phát triển thì cũng là hàm lượng dinh dưỡng trong thí nghiệm 1.1 giảm đi
NO2-, NO3-, PO 3-4. Mối tương quan giữa sự phát triển của tảo và chất dinh dưỡng trong
thí nghiệm 1 thể hiện rõ ràng trên Hình 3.5.

3.2 Theo dõi sự phát triển của tảo trong các điều kiện cƣờng độ ánh sáng
khác nhau

3.2.1 Khảo sát pH và nhiệt độ

Với khảo sát sự phát triển của tảo Spirulina platensis theo chu kỳ 15 ngày. Với nhiệt
độ tối ưu là 29- 29,8oC là nhiệt độ tốt cùng với khoảng pH từ 8-10 là điều kiện tối ưu
giúp tảo phát triển.

Thang giá trị pH 10.00


9.80
9.60

2000 - 3000 lumen


9.40
3000 - 4000 lumen
9.20
9.00
8.80

Thời gian (ngày)


2 4 6 81012 14
Hình 3.6 Đồ thị khảo sát giá trị pH theo cường độ ánh sáng

Nhiệt độ này là nhiệt độ thích hợp để tả phát triển tốt. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Phúc Hầu [34]thì nhiệt độ thấp nhất giới hạn sự phát triển của tạo ở 29 0C trong điều
kiện pH = 9,5. Khảo sát về môi trường phát triển của tảo như: nhiệt độ, pH ổn định
giúp quá trình thí nghiệm diễn ra tốt hay chính là tảo có sự phát triển ổn định không bị
ảnh hưởng yếu tố môi trường tác động.

6
Nhiệt độ (0C)
30.0
29.8
29.6
29.4 2000 - 3000 lumen
29.2 3000 - 4000 lumen
29.0
28.8
28.6 Thời gian (ngày)
2 4 6 8 10 12 14
Hình 3.7 Đồ thị khảo sát giá trị nhiệt độ theo cường độ ánh sáng
3.2.2 Theo dõi khối lượng vi tảo Spirulina platensis qua từng đợt

Với hai thí nghiệm tại đợt nghiên cứu thứ 2 nhận thấy dù thay đổi cường độ ánh sáng
khả năng quang hợp để tăng sự phát triển thông qua việc đo mật độ và khối lượng tảo
không có nhiều thay đổi.

Hàm lượng tảo (mg/l)


4,000

3,000

2000 - 3000 lumen


2,000
3000 - 4000 lumen
1,000

0
Thời gian (ngày)
. 2 4 6 81012 14
Hình 3.8 Đồ thị theo dõi giá trị khối lượng tảo theo cường độ ánh sáng

Theo nghiên cứu trước đó thì cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho Spirulina phát
triển nằm trong khoảng 2000 - 3000lumen. Nên nghiên cứu này nhận thấy mật độ tảo
tại thí nghiệm 2.1 là 320 tb/cm3 tương đương với khối lượng 3050 mg/l; thí nghiệm
2.2 là 360 tb/cm3 tương đương với khối lượng 3250 mg/l. Điều kiện tối ưu ánh sáng là
cường độ ánh sáng 2000 - 3000lumen, khả năng phát triển của tảo tốt và lượng điện
năng tiêu thụ phù hợp kinh tế.

6
Mật độ vi
tảo(tb/cm3)
400

300 2000 - 3000 lumen

200 3000 - 4000 lumen

100

0
2 4 6 8 10 12 14 Thời gian (ngày)

Hình 3.9 Đồ thị khảo sát giá trị mật độ tảo theo cường độ ánh sáng
3.3 Khảo sát hiệu quả xử lý theo các nồng độ dinh dƣỡng khác nhau

3.3.1 Về hàm lượng NH4+

Tiến hành thí nghiệm trong 16 ngày nhận thấy hàm lượng NH 4+ có xu hướng giảm dần
từ lần đo ngày đầu tiên đến lần đo ngày thứ 12 và sau đó lại tăng ở lần đo ngày 13.

Hiệu suất xử lý NH4+ (%)


100

80
336.8
60 449
562.7
40
685.5
20

-
2 4 6 8 1012 14 Thời gian(ngày)
(20)
Hình 3.10 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NH 4+ theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau

Kết quả đồ thì 4.16 là hiệu quả xử lý trong 12 ngày đầu tiên của thí nghiệm. Hàm
lượng NH4+ ban đầu ở các thí nghiệm 3.1, thí nghiệm 3.2, thí nghiệm 3.3 và thí
nghiệm 3.4 lần lượt ngày thứ 12 là 336,8 mg/l; 449 mg/l; 562,7 mg/l; 685,5 mg/l. Với
hiệu suất xử lý cao nhất là 77 % tại nồng độ là 685,5 mg/l do pH trong nước thải lúc
này tăng nhanh và đồng thời lượng tảo nhanh chóng chết đi và thời gian đầu cho tảo
6
vào nước thải gây ức chế làm tảo chết, làm môi trường không ổn đinh. Với lựa chọn
nồng độ 562,7 mg/l với hiệu suất 76,3% giá trị tối ưu, vì thời gian nuôi cấy luôn ổn
định và tảo phát triển đều trong thời gian theo dõi.

3.3.2 Về hàm lượng NO2-

Quá trình thí nghiệm nhận thấy hàm lượng NO 2- có xu hướng giảm tương tự NO 3- vào
12 ngày đầu, giảm mạnh nhất là vào ngày thứ 12, chỉ còn là 7,2 mg/l. Nồng độ NO 2-
ban đầu giữa các thí nghiệm 3.1, thí nghiệm 3.2, thí nghiệm 3.3 và thí nghiệm 3.4 lần
lượt là 108,8 mg/l; 138,6 mg/l; 168,9 mg/l; 198 mg/l. Kết quả đồ thì 4.15 là hiệu quả
xử lý trong 12 ngày đầu tiên của thí nghiệm. Hàm lượng NO 2- ban đầu 168,9 mg/l là
giá trị hiệu suất xử lý cao nhất và đỉnh của Hình 3.15. Gía trị tối ưu của hàm lượng
NO2- ban đầu 168,9 mg/l.

Hiệu suất xử lý NO2- (%)


150 108.8
138.6
100 168.9
198
50

- Thời gian(ngày)
2 4 6 81012 14
(50)

(100)

(150)
Hình 3.11 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NO2- theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau
3.3.3 Về hàm lượng NO3-

Kết quả đồ thì 3.16 là hiệu quả xử lý trong 12 ngày đầu tiên của thí nghiệm. Nồng độ
NO3- ban đầu giữa các thí nghiệm 3.1, thí nghiệm 3.2, thí nghiệm 3.3 và thí nghiệm 3.4
lần lượt là 355,4 mg/l; 447,9 mg/l; 558,5 mg/l; 645,4 mg/l

6
Hiệu suất xử lý NO3- (%)
100

80
355.4
60 447.9
558.5
40
645.5
20

- Thời gian (ngày)


2468101214
(20)
Hình 3.12 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng NO3- theo nồng độ dinh dưỡng nước thải
đầu vào khác nhau

Nhận thấy rằng, nồng độ dinh dưỡng NO3- là 558,5 mg/l trong nước thải chăn nuôi lợn
sau khi qua bể biogas được xử lý hiệu quả cao nhất trong Hình 3.16. Thời gian theo
dõi thì tại hàm lượng này tảo phát triển ổn định và tốt trong thời gian 15 ngày. Vậy gái
trị tối ưu được chọn của hàm lượng NO3- ban đầu 558,5 mg/l. Nước thải sau 12 ngày
xử lý nhận thấy đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT về quy chuẩn chất lượng xả thải
nước thải chăn nuôi. Vậy thí nghiệm với các giá trị nồng độ dinh dưỡng NO 3- là 558,5
mg/l là giá trị tối ưu.

3.3.4 Về hàm lượng PO43-

Quá trình thí nghiệm nhận thấy hàm lượng PO 43- có xu hướng giảm mạnh vào ngày
thứu 12. Kết quả đồ thì 3.17 là hiệu quả xử lý trong 12 ngày đầu tiên của thí nghiệm.
Hàm lượng PO43- ban đầu ở các thí nghiệm 3.1, thí nghiệm 3.2, thí nghiệm 3,3 và thí
nghiệm 3.4 lần lượt là 99 mg/l; 146,7 mg/l; 196,9 mg/l; 248,2 mg/l.

Nhận thấy rằng, với hiệu suất xử lý cao nhất là 89 % tại nồng độ PO43- là 248,2 mg/l
do pH trong nước thải lúc này tăng nhanh và đồng thời lượng tảo nhanh chóng chết đi
và thời gian đầu cho tảo vào nước thải gây ức chế làm tảo chết, làm môi trường không
ổn đinh. Vậy giá trị nồng độ dinh dưỡng PO43- là 196,9 mg/l là giá trị tối ưu, vì tảo
phát triển tốt và ổn định trong 15 ngày dễ kiểm soát và theo dõi cũng như vậy hành mô
hình.

6
Hiệu suất xử lý PO4 3-(%)
100

80
99
60 146.7
196.9
40 248.2

20

-Thời gian (ngày)


2468101214
Hình 3.13 Đồ thị hiệu quả xử lý hàm lượng PO43- theo nồng độ dưỡng nước thải đầu
vào khác nhau
3.4 Khảo sát hiệu quả xử tải trọng chất ô nhiễm khác nhau

3.4.1 Về hàm lượng NH4+

Hình3.14 cho thấy hàm lượng NH4+ có xu hướng giảm dần từ lần đo ngày đầu tiên đến
lần đo ngày thứ 12 và sau đó lại tăng ở lần đo ngày 13 đến ngày 16.

Hiệu suất xử lý NH4+ (%)


80

60 583.5
562.7
40
549.5
538.8

20

- Thời gian (ngày)


2468101214

Hình 3.14 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NH4+ theo tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào
khác nhau

Hiệu quả xử lý hàm lượng NH4+ ngày thứ 12 ở các tải trọng ô nhiễm nước thải chăn
nuôi lợn sau bể biogas như: tải trọng NH4+ 99,20 mg/ngày, tải trọng NH4+ 112,54

6
mg/ngày, tải trọng NH4+ 126,39 mg/ngày và tải trọng NH4+ 145,48 mg/ngày. Hiệu suất
xử lý cao nhất 71,2% đối với hàm lượng NH 4+ là 145,48 mg/l do pH trong nước thải
lúc này tăng nhanh và đồng thời lượng tảo nhanh chóng chết đi và thời gian đầu cho
tảo vào nước thải gây ức chế làm tảo chết, làm môi trường không ổn đinh. Gía trị tối
ưu là 126,39 mg/l với hiệu suất 69,15% vì phát triển của tảo ổn định giúp quá trình vận
hành và kiểm soát dễ hơn.

3.4.2 Về hàm lượng NO2-

Dựa vào biểu đồ ta thấy hàm lượng NO 2- có xu hướng giảm tương tự NO3- vào 12
ngày đầu, giảm mạnh nhất là vào ngày thứ 12, có thí nghiệm hàm lượng NO 2- chỉ còn
là 10,2 mg/l. Từ ngày thứ 12 trở đi hàm lượng NO 2- lại tăng lên, đây chính là giai đoạn
suy thoái của tảo Spirulina. Nên thu hoạch sinh khối tảo trước thời điểm này để tránh
sự tăng lên của hàm lượng NO2-. Nồng độ dinh dưỡng ban đầu ở các tải trọng ô nhiễm
nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas lần lượt là 168,0 mg/l; 158,6 mg/l; 148,6 mg/l;
132,8 mg/l.

Hiệu suất xử lý NO2- (%) 100

80

60
168.0
40 158.6
148.6
132.8

20

-Thời gian (ngày)


2468101214

Hình 3.15 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NO2- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào khác
nhau

Tại ngày thứ 12 hiệu quả xử lý của các thể tích nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas
là tải trọng NO2- tải trọng NO2- 35,86 mg/ngày hiệu suất xử lý 92,3% hiệu quả xử lý
cao nhất. Nhưng sự phát triển của tảo không ổn định tăng giảm khiến cho việc kiểm
soát sự phát triển và dự đoán khó khan cho người chạy mô hình. Nhận thấy giá trị tốt

7
nhất tại tải trọng NO2- là 34,18 mg/ngày. ). Vậy tải trọng NO2- 34,18 mg/ngày hiệu
suất xử lý 86,8% giá trị tối ưu, vì phát triển của tảo ổn định giúp quá trình vận hành và
kiểm soát dễ hơn.

3.4.3 Về hàm lượng NO3-

Kết quả hiệu suất xử lý sau 12 ngày thì nồng độ NO 3- ban đầu giữa các tải trọng ô
nhiễm nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas lần lượt là 560,5mg/l; 557,9 mg/l; 551,5
mg/l; 555.4 mg/l. Qua 12 ngày thì hàm lượng NO 3- đã giảm đi tại các tải trọng ô nhiễm
nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas là: 146,1 mg/l; 113,9 mg/l; 49,2 mg/l; 39,3 mg/l.

Hiệu suất xử lý NO3- (%) 100


80

60
560.5
40
557.9
551.5
555.4

20

- Thời gian (ngày)


2468101214
Hình 3.16 Đồ thị kết quả đo hàm lượng NO3- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào
khác nhau

Với tải trọng NO3- 149,96 mg/ngày hiệu suất xử lý 92,9% cao nhất. Nhận thấy giá trị
tốt nhất tải trọng NO3- 126,85 mg/ngày hiệu suất xử lý 91,1% vì phát triển của tảo ổn
định giúp quá trình vận hành và kiểm soát dễ hơn.

3.4.4 Về hàm lượng PO43-

Đồ thị trên nhận thấy hàm lượng PO 43- nhìn chung ở các thí nghiệm đều không có biến
động lớn, có xu hướng giảm dần qua các đợt đo điều này phù hợp với sự phát triển của
tảo và giảm mạnh nhất vào ngày thứ 12, các ngày tiếp theo đó hàm lượng PO43- lại
tăng trở lại. Giá trị PO43- là nhân tố giới hạn sự phát triển của tảo vì PO 43- cần thiết
cho quá trình quang hợp của các loài tảo và cũng được tảo sử dụng chính trong quá
trình phát triển. Hàm lượng PO43- cũng đã đạt tiêu chuẩn cho phép sau 12 ngày xử lý ở

7
mức thấp chỉ còn 10,9 mg/l. Nồng độ dinh dưỡng ban đầu ở các tải trọng ô nhiễm
nước thải chăn nuôi lợn sau bể biogas lần lượt là 128,2 mg/l; 136,9 mg/l; 106,7 mg/l;
109,0 mg/l.

Hiệu suất xử lý PO43- (%) 100


80

60
128.2
40
136.9
106.7
109.0

20

- Thời gian (ngày)


2468101214
Hình 3.17 Đồ thị kết quả đo hàm lượng PO 43- tải trọng ô nhiễm nước thải đầu vào khác
nhau

Với tải trọng PO43- 22 mg/ngày hiệu suất xử lý 67,6%; tải trọng PO 43- là 27 mg/ngày
hiệu suất xử lý 85,6%; tải trọng PO43- là 25 mg/ngày hiệu suất xử lý 89,3% và tải trọng
PO43- là 29 mg/ngày hiệu suất xử lý 90%. Hiệu quả xử lý tương đối cao trung bình
khoảng 85 -90 %, nhận thấy giá trị tốt nhất tại tải trọng PO 43- là 25 mg/ngày, vì phát
triển của tảo ổn định giúp quá trình vận hành và kiểm soát dễ hơn.

3.5 Khảo sát mật độ tảo trong mối liên quan hiệu suất xử lý chất dinh dƣỡng
khác nhau

3.5.1 Về hàm lượng NO2-

Từ ngày thứ 13 trở đi hàm lượng NO2- lại tăng lên đối với giữa các thí nghiệm 15.8
tb/cm3, 23.2 tb/cm3, 25.2 tb/cm3, 30.2 tb/cm3 thì từ ngày 11 trở đi thì hàm lượng NO2-
lại tăng lên. Đây chính là giai đoạn suy thoái của tảo Spirulina.

Tại ngày thứ 12 hiệu quả xử lý của các thí nghiệm 15,8 tb/cm 3, thí nghiệm 23,2 tb/cm3,
lần lượt là 81,6 % (tương ứng nồng độ NO2- với 30,9 mg/l); 87,81% (tương ứng nồng
độ NO2- với 18,6 mg/l. Tại ngày thứ 10 hiệu quả xử lý của các thí nghiệm 25,2 tb/cm 3
và thí nghiệm 30,2 tb/cm3 lần lượt là 92,98% (tương ứng nồng độ NO2- với 26,6 mg/l);

7
94,1% (tương ứng nồng độ NO2- với 15,2 mg/l). Hiệu quả xử lý tương đối cao trung
bình khoảng 85%, nhận thấy giá trị tốt nhất tại thí nghiệm 25,2 tb/cm3

Hiệu suất xử lý NO2- (%)


120
100

80 168
152.6
60
158.6
40
132.8
20

-
Thời gian (ngày)
2 4 6 8 10 12 14
Hình 3.18 Đồ thị kết quả NO2- của mật độ tảo khác nhau
3.5.2 Về hàm lượng NO3-

Hình cho thấy hàm lượng NO3- có sự tương đồng về xu hướng giảm từ ngày thứ 10-12
ngày đầu (khoảng cách giữa các đợt đo là 2 ngày) và tăng ở ngày thứ 13, 14 và 15.

Hiệu suất xử lý NO3- (%) 100


80

60

40 560.5
555.5
558.5
555.4

20

- Thời gian (ngày)


2468101214
Hình 3.19 Đồ thị kết quả NO3- của mật độ tảo khác nhau

Nồng độ NO3- ban đầu giữa các thí nghiệm 15,8 tb/cm3; 23,2 tb/cm3; 25,2 tb/cm3; 30,2
tb/cm3 lần lượt là 560,5mg/l; 555,5 mg/l; 558,5 mg/l; 555,4 mg/l.

Nước thải chăn nuôi sau bể biogas được xử lý tại ngày thứ 12 lần lượt các 15,8 tb/cm3;
23,2 tb/cm3; 25,2 tb/cm3; 30,2 tb/cm3 là: 146,1 mg/l (tương ứng nồng độ NO3- với

7
73,93%); 110,2 mg/l (tương ứng nồng độ NO 3- với 80,16%); 39,2 mg/l (tương ứng
nồng độ NO3- với 92,98%); 28,3 mg/l (tương ứng nồng độ NO3- với 94,1%). Nhận
thấy rằng, tại thí nghiệm 25,2 tb/cm 3 và thí nghiệm 30,2 tb/cm3 hàm lượng NO3- giảm
tương đương nhau với mật độ tảo đầu vào khác nhau nên thí nghiệm 25,2 tb/cm 3 nước
thải chăn nuôi lợn được xử lý hiệu quả nhất. Lượng tảo không quá lớn nhưng khả năng
xử lý tốt giúp chi phí đầu tư và nuôi cấy ban đầu giảm đi nếu như chon giá trị 25,2
tb/cm3 là giá trị tối ưu.

3.5.3 Về hàm lượng PO43-

Hàm lượng PO43- cũng đã đạt tiêu chuẩn cho phép sau 10 ngày xử lý đối với thí
nghiệm 15,8 tb/cm3, 23,2 tb/cm3, 25,2 tb/cm3, 30,2 tb/cm3 với bể ở mức thấp chỉ còn
2.2 mg/l ở thí nghiệm 25,2 tb/cm3 và tại thí nghiệm 30,2 tb/cm3 là 3,7 mg/l.

Hiệu suất xử lý PO43- (%)


120
100
80
60 128.2
40 116.7
20 118.2
109

- Thời gian (ngày)


2468101214
Hình 3.20 Đồ thị kết quả PO43- của mật độ tảo khác nhau

Tại ngày thứ 12 hiệu quả xử lý của các thí nghiệm 15,8 tb/cm3; thí nghiệm 23,2
tb/cm3; lần lượt là 83,93 % (tương ứng nồng độ PO 43- với 20,6 mg/l); 89,37% (tương
ứng nồng độ PO43- với 12,4 mg/l. Tại ngày thứ 10 hiệu quả xử lý của các thí nghiệm
25,2 tb/cm3 và tại thí nghiệm 30,2 tb/cm3 lần lượt là 98,14% (tương ứng nồng độ PO43-
với 2,2 mg/l); 96,6% (tương ứng nồng độ PO43- với 3,7 mg/l). Lượng tảo không quá
lớn nhưng khả năng xử lý tốt giúp chi phí đầu tư và nuôi cấy ban đầu giảm đi nếu như
chon giá trị 25,2 tb/cm3 là giá trị tối ưu.

7
3.6 Đề xuất dây chuyền xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn sau bể biogas dựa vào
các kết quả đã nghiên cứu

Hình
Nước
3.21thải
Sơ đồ dây chuyền
Bể xửcông
lý chất
nghệ xử lý nướcHồthảisinh
chăn nuôi lợn qua
Nước
bể biogas
đã xử lý
chăn nuôi lợn dinh dưỡngbằng tảo Spirulina học hiếu đạt QCVN MT-
Môsau bểthực
hình hiện với cácbằng
biogas điều tảo khí sau:
kiện thông số đầu vào như 62:
Spirulina 2016/BTNMT
Bảng 3.1 Thông số đầu vào điều kiện tối ưu thực hiện chạy mô hình theo mẻ
STT Thông sốSụcđầu
khívào
/ Ánh sáng Đơn vị Gía trị
Lưu lượng nước thải chăn nuôi
1 ml/ngày 233,3
lợn sau bể biogas
2 Thể tích tảo Spirulina platensis ml 300
3
3 Mật độ tảo tb/cm 25
4 pH 9,24
5 Khối lượng tảo mg/l 294
6 Amoni mg/l 551,2
7 Nitrat mg/l 605,8
8 Nitrit mg/l 146
9 Phốtphat mg/l 102,7
10 Sắt mg/l 35
11 Thời gian ngày 15
12 Thời gian đo 2 ngày 5
13 Ánh sáng Bóng đèn 2000-3000 lumen

Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất trên giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại
vùng nông thông. Với chi phí đầu tư , vận hành, bảo dưỡng ít thích hợp cho vùng nông
thôn mới. Nâng cao chất lượng môi trường sống và đảm bảo tối đa chất lượng môi
trường nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua hệ thống đạt QCVN MT-62: 2016/BTNMT
Quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi

7
Ở 3 ngày đầu hàm lượng NH4+ ,NO3-,NO2- ,PO43-, sắt giảm nhẹ là do mật độ tảo ban
đầu thấp, lúc này tảo mới bắt đầu thích ứng với môi trường, sẽ có một khối lượng nhất
định tảo không thích ứng được với môi trường nước thải chăn nuôi lợn. Tuy nhiên
lượng đó không đáng kể vì các điều kiện môi trường được cung cấp đầy đủ và khá tối
ưu về ánh sáng, nhiệt độ, pH, các chất dinh dưỡng thiết yếu…

Gía trị(mg/l) Mật độ(tb/cm3)


700 500

600
400 Amoni Nitrat Nitrit Phốtphat Sắt
500 Mật độ
400
300

300 200
200
100
100

0 0 Thời gian( ngày)


246810 12
Hình 3.22 Đồ thị kết mối tương quan giữa mật độ tảo và các thông số trong nước thải
chăn nuôi sau khi xử lý

Ở cả 3 bể, mật độ tảo đều tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 chính vì thế hàm
lượng NH4+, NO3-, NO2-, PO 3-4, sắt giảm mạnh trong giai đoạn này. Hàm lượng NH 4+,
NO3-, NO2-, PO43-, sắt ở đầu ra giảm mạnh vào ngày thứ 10 lần lượt là 89,1 mg/l(
tương ứng với 63,88%); 21,5 mg/l (tương ứng với 81,97%); 16,5 mg/l (tương ứng với
73,84%); 6,4 mg/l (tương ứng với 66,5 %); 68 mg/l (tương ứn với 72,13%) và 0,05
mg/l ( tương ứng với 99,86%).

Ngược lại, ở các ngày sau, ngày thứ 12 mật độ tảo bắt đầu có xu hướng giảm, đây là
hiện tượng tảo bắt đầu suy vong trong chu kỳ sinh trưởng.

Nhận thấy kết quả sau khi chạy mô hình so với QCVN MT-62: 2016/BTNMT đạt tiêu
chuẩn cột B về thông số pH ,. Bên cạnh đó các giá trị về NH 4+, NO3-, NO2-, PO43- trong
nước thải đầu ra rất thấp, đảm bảo chất lượng.

7
Bảng 3.2 Bảng QCVN MT-62: 2016/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về
nước thải chăn nuôi
STT Thành phần Đơn vị Cột A Cột B
1 pH – 4-9 5,5 - 9
2 BOD5 mg/l 40 100
MPN hoặc
6 Tổng Coliform 3000 5000
CFU /100 ml
5 Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
3 COD mg/l 100 300
3.7 Đánh giá sơ bộ lợi ích kinh tế và môi trƣờng

3.7.1 Lợi ích về môi trường

Ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng phương pháp sử dụng vi tảo Spirulina trong xử lý
nước thải là vô cùng quan trọng trong đời sống. Nó vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa
mang lại lợi ích xã hội lẫn môi trường.

Cụ thể hơn:

+ Ứng dụng nuôi cấy vi tảo hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải là một vòng
tuần hoàn tự nhiên khép kín, xử lý chất thải hiệu quả mà không mang lại ảnh hưởng
xấu hoặc biến đổi bất lợi khác cho môi trường. Chất lượng nước đầu ra sạch hơn và có
tính chất như nước tự nhiên.

+ Ứng dụng vi tảo Spirulina là công cụ xử lý triệt để và chủ động trên thành phần và
tính chất nước thải, không cần thiết có sự can thiệp trực tiếp của con người vào quá
trình xử lý tự nhiên. Thuận tiện trong công tác vận hành và quản lý.

+ Xử lý được nguồn nước thải nồng độ dinh dưỡngcao, đặc biệt là, nito, photpho,….

3.7.2 Lợi ích kinh tế

Việc sử dụng tảo Spirulina trong xử lý nước thải với những lợi ích về mặt môi trường
và xã hội đã nêu ở trên thì bên cạnh đó còn có những lợi ích về mặt kinh tế. Trong

7
thực tế, vi tảo Spirulina được nuôi trồng và sản xuất rất nhiều tuy nhiên ứng dụng
trong lĩnh vực nước thải vẫn còn hạn chế do chưa được nghiên cứu nhiều.

Việc sử dụng hầm biogas tận dụng lại nguồn khí thải có thể tạo ra điện và cung cấp
cho quá trình xử lý nước thải chăn nuôi như: cung cấp điện cho đèn chiếu sáng, cung
cấp điện cho máy thổi khí,…với quy mô nhỏ tại các hộ gia đình.

Tận dụng lại nguồn bùn thải từ quá trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn từ tảo Spirulina
để làm phân bón cho cây trồng. Phân bón này có hàm lượng dinh dưỡng tương đối
cao, giúp giảm chi phí mua phân bón cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn.

7
KẾT LUẬN

Qua khảo sát và đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua hầm biogas ở
một số hộ gia đình các quy mô khác nhau cho thấy nước thải đang bị ô nhiễm các
thành phần nito, photpho khá cao. Nguyên nhân là do các nguồn thải trộn lẫn với nhau,
nước thải rửa chuồng , nước thải phân tươi, nước tiểu. Nước thải sau khi đi qua hầm
biogas thải bỏ trực tiếp ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường bằng các mùi khó chịu,
màu nước làm mất đi cảnh quan.

Tảo Spirulina platensis là nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, có khả năng
xử lý hiệu quả các thành phần dinh dưỡng trong nước thải như NO2-, NO3-, NH4+,
PO43- và hấp thụ tốt nguyên tố kim loại như sắt, đồng…có trong nước thải.

Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành các đợt thí nghiệm và tìm ra được điều kiện
ảnh hưởng,nồng độ chất dinh dưỡng nước thải chăn nuôi lợn sau khi qua bể biogas, tải
trọng ô nhiễm, mật độ tảo thích hợp.

- Cường độ ánh sáng khoảng 2000-3000lumen

- Nồng độ dinh dưỡng của nước thải chăn nuôi lợn hàm lượng NO 3- là 558.5 mg/l,
NO2- là 168,9 mg/l, PO43- là 196,9 mg/l , NH4+ là 562,7 mg/l giá trị tối ưu.

- Với giá trị tải trọng NH4+ 126,39 mg/ngày, tải trọng NO2- 34,18 mg/ngày, tải trọng
NO3- 149,96 mg/ngày, tải trọng PO43- 25 mg/ngày và tải trọng COD 101,43 mg/ngày
tối ưu.

- Mật độ tảo thích hợp là 252 tb/cm3 và thời gian nuôi là 10 ngày

Hiệu quả xử lý các thành phần NO 3-, NO2-, PO43-, COD rất khả quan, hiệu suất xử lý
thông số NO3-, NO2-, PO43- trên 80 - 92% và đối với COD là khoảng 70%. Tảo
Spirulina platensis hấp thụ không nhiều thành phần NH 4+. Ngoài ra, vi tảo này còn
hấp thụ tốt hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải với hiệu suất xử lý đạt tới
99,7% gần như triệt để.

7
KIẾN NGHỊ

Trong quá trình làm phát sinh rất nhiều ý tưởng mới giúp cho nghiên cứu sau về tảo
như:

+ Có thể kết hợp tảo Spirulina với bùn hoạt tính đồng thời giải quyết các hàm lượng
trong nước thải như : NH4+, NO3-, NO2-, PO 3-4 ,COD giảm tối thiểu các công trình phía
sau. Do tảo Spirulina chủ yếu khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt đối với nguồn nước
thải giàu dinh dưỡng nhưng khả năng giảm chất vô cơ chưa hiệu quả. Bên cạnh đó khả
năng sử dụng bùn hoạt tính xử lý nước thải có hàm lượng chất vô cơ cao tốt nhưng
muốn xử lý chất dinh dưỡng thêm công đoạn cũng như tăng chi phí. Cần có sự kết hợp
hai vi sinh vât có thể giải quyết vấn đề trong nước thải có hàm lượng chất dinh dưỡng
và chất vô cơ cao với chi phí thấp.

+ Quản lý hàm lượng tảo Spirulina phát triển trong quá trình xử lý nước thải tránh
hiện tượng phú dưỡng diễn ra bằng cách nạo vét bụn cặn do tảo chết đi làm phân bón
cho cây trồng, tuần hoàn lại bể biogas để thực hiện quá trình xử lý kỵ khí.

+ Tảo Spirulina có khả năng xử lý kim loại cần kiểm tra thêm tính xử lý kim loại nặng
trong nước thải. Nghiên cứu này mới chỉ phân tích được thông số sắt trong nước thải.

+ Thí nghiệm mới tiến hành làm theo mẻ chưa phải chạy liên tục, vì vậy để áp dựng
rộng rãi vào trong thực tế cần nghiên cứu thêm.

+ Tiến hành nghiên cứu thêm về cường độ ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình
quang hợp và phát triển của tảo.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Hoa Lý, "Một số vấn đề liên quan đến việc xử lý nước thải chăn nuôi
heo, lò mổ," Tạp chí khoa học nông nghiệp, 2005.
[2] Trương Thanh Cảnh, "Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh
học kết hợp lọc dòng bùn ngược," Tạp chí phát triển KH&CN, pp. Số M1-2010,
2010.
[3] Nguyễn Hoài Châu, An toàn sinh học – yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn
nuôi tập trung. Hà Nội, 2007.
[4] Nguyễn Phước Dân, Báo giảng tập huấn Bảo vệ môi trường – Các phương pháp
xử lý nước thải chăn nuôi lợn. Hà Nội, 2007.
[5] Trần Cẩm Vân and Bạch Phương Loan, Công nghệ vi sinh và bảo vệ môi trường,
Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo duc, 1995, tr 123-
129.
[6] Lương Đức Phẩm, Đình Thị Kim Nhung, and Trần Cẩm Vân, Cơ sở khoa học
trong công nghệ bảo vệ môi trường, tập 2 – Cơ sở vi sinh trong công nghệ bảo vệ
môi trường. Hà Nội, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009, tr 20-25.
[7] Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. Hà Nội,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, tr 58- 84.
[8] Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, and Nguyễn Văn Tó, Cải tạo môi trường bằng chế
phẩm vi sinh vật. Hà Nội, Nhà xuất bản Lao Động, 2006, tr 40-66.
[9] Ngô Hoài Thu, Hoàng Sỹ Nam, Hoàng Lan Anh, Y. Kawata Đặng Diễm Hồng,
"Bước đầu ứng dụng vi khuẩn và vi tảo Spirulina đột biến để làm sạch nước thải
và định hướng sản xuất nguồn nguyên liệu chất dẻo sinh học dùng cho công
nghiệp ở làng nghề bún Phú Đô," Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Công
nghệ môi trường - nghiên cứu và ứng dụng, Hà Nội, 2007, tr. 279 - 286.
[10] Trần Cẩm Vân, Giáo trình vi sinh vật môi trường. Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005, tr 81- 83.
[11] Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền, and Nguyễn Tiến Cư, "Một số vấn đề
về công nghệ sản xuất tảo Spirulina ở Việt Nam," Tạp chí sinh học, 1994.

8
[12] Chuntapa B, Powtongsook S, and Menasveta P, "Water quality control using
Spirulina platensis in shrimp culture tank," Journal of Aquaculture, pp. PP 355 -
366, 2003.
[13] Tajalli R, Ipsita. Roy Everest A, "Production of polyhydroxyalkanoates: The
future green materials of choice," Journal of Chemical Technology and
Biotechnology, 2010, pp. 732-743.
[14] Lê Văn Lăng, Spirulina nuôi trồng - sử dụng trong y dược và dinh dưỡng. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học, 1999.
[15] Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ vi sinh, tập 2 - Vi sinh vật học công nghiệp. Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.119-
133.
[16] Trần Văn Tựa and Vũ Văn Vụ, "Nghiên cứu về khả năng nuôi trồng tạp dưỡng
tảo Spirulina platensis," Tạp chí sinh học, 1994.
[17] Vũ Ngọc Út and Trương Quốc Phú, Giáo trình quản lý chất lượng nước trong
nuôi trồng thủy sản.. Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ, 2006, tr 13-39.
[18] Trương Sỹ Kỳ, Kỹ thuật nuôi một số loài sinh vật làm thức ăn cho ấu trùng thủy
sản. Hà Nội, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004, tr 44 -78.
[19] C Zarrouk, "Influence de divers facteurs physiques et chimique su la croissance et
la photosynthese de Spirulina maxima Geitler," Pari, 1996.
[20] Oh- Hama, T, and S. Miyachi, "Chlorell, Mircro-algal Biotechnology," 1986, pp
3-26.
[21] Nguyễn Hữu Thước, Tảo Spirulina - nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý,. Hà
Nội, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1988, tr 61-85.
[22] Dương Trọng Hiền, "Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh của tảo
Spirulina platensis dưới tác động của NaCl," Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội,
1999, tr 78-98.
[23] Vũ Văn Vụ and Nguyễn Văn Anh, "Quang hợp và sinh trưởng của tảo Spirulina
platensis trong điều kiện thiếu nitơ, phospho và kali," Tạp Chí Sinh Học, pp. tr55-
57, 1994.

8
[24] Nguyễn Huỳnh Quang Thái, "bổ sung taot Spirulina platensis vào thức ăn làm
tăng tỷ lệ sống của cá chép Nhật," Hà , Nội 2008, tr 16-48.
[25] Đặng Xuyến Như, "Sử dụng một số biện pháp sinh học để làm sạch môi trường
đất và nước," Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Hà Nội, 1998, tr 23-42.
[26] Akar A et al., Accumulation of polyhydroxyalkanoates by Microlunatus
phosphovorus undervarious growth conditions. pp. 215–220., Microbiol
Biotechnol, , 2006.
[27] Godos I. et al., A comparative evaluation of microalgae for the degradation of
piggery wastewater under photosynthetic oxygenation., 2010, pp 50-89.
[28] Byrom D, Poly-3-hydroxylkanoates. Mobley DP (ed) Plastic from microbes:
microbial synthesis of polymers and polymer precursor, 1994, pp 6-16.
[29] Đặng Hoàng Phước Hiền, "Dinh dưỡng nitơ và hoạt tính men glutaminsintetaza ở
vi khuẩn lam Spirulina platensis. Quá trình tách chiết và làm sạch và nghiên cứu
một số tính chất lý hoá và động năng của men này," Tạp Chí Sinh Học, pp. tr18-
24, 1994.
[30] Choonawala. B , "Spirulina Production in Brine Effluent from Cooling Towers,"
Master thesis, Durban University of Technology, Durbai, 2007, pp.6 – 16.
[31] Đặng Diễm Hồng Hoàng Sỹ nam, "thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng và
chất lượng của các chủng tảo trong 3 môi trường nước khoáng thuộc 3 địa điểm,"
Báo Cáo Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội, 2000, tr 30-42.
[32] Tổng cục thống kê, "Báo cáo thống kê số trang trại chăn nuôi theo địa phương,"
Thanh Hóa, 2007.
[33] Bộ Nông nghiệp avf phát triển Nông Thôn, "Báo cáo thống kê về tình hình phát
triển nông nghiệp của Xã Hà Ninh-Huyện Hà Trung- Tỉnh Thanh Hóa," Thanh
Hóa, 2014.
[34] Nguyễn Phúc Hậu, "Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và chế độ dinh dưỡng lên sự
phát triển của tảo Spirulina platensis," Hồ Chí Minh, 2000, tr 40-56.
[35] Nguyễn Văn Phước, Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản giáo dục, 2007, tr 56-89.

8
[36] Chen Guo-Qiang, Plastics from Bacteria: Natural Functions and Applications.
Springer, 2009, pp.126-130.
[37] Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, and Dương
Đức Hồng, Kỹ Thuật Môi Trường. Hà Nội, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1999, tr 20-56.
[38] Đặng Đình Kim, "Ứng dụng phương pháp sinh học xử lý chất thải hữu cơ sinh ra
từ một số ngành công nghiệp trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam,"
Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 2002, tr 40-52.
[39] Phùng Thị Vân, "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi," Báo nông nghiệp số
123, Hà Nội, 2010, tr 23-56.

8
PHỤ LỤC

BẢNG KẾT QUẢ ĐO THÍ NGHIỆM NUÔI TẢO VÀ THEO DÕI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO
Thông Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 12
số 10 11 13 14 15
9,24  9,26  9,29  9,3  9,33  9,4  9,45  9,6  9,8  9,97  10,2  10,25 10,12 10,02
pH 9,28 
0,03 0,02 0,02 0,05 0,03 0,01 0,03 0,03 0,02 0,04 0,02  0,03  0,03  0,01
Nhiệt
29,3  29,2  29,5  29,8  29,6  29,8  29,7  29,6  29,5  29,7  29,5  29,4  29,5  29,6 
độ 9  0,01
0,01 0,01 0,02 0,01 0,01 0,01 0,015 0,01 0,015 0,02 0,015 0,01 0,02 0,02
(0C)
Hàm
150  259  469  690  920  1500  1830  1950  2300  3050  3110  3220  2470  2169  1700 
lượng
0,5 0,3 0,7 0,5 0,5 0,3 0,6 0,08 0,3 0,12 0,5 0,5 0,3 0,5 0,4
(mg/l)
Mật
độ vi
18  28,9  50  81  98  180  195  201  250  320  330  338  258  207  93,8 
tảo
0,03 0,05 0,05 0,09 0,08 0,1 0,09 0,1 0,11 0,15 0,09 0,14 0,08 0,06 0,03
(tb/cm
3
)
NH4+ 554  529,3  504  489,3  464  429,3  404  399,3  374  339,3  288,4  217,2  220  229,3  230,6 
(mg/l) 0,10 1,1 0,6 0,8 5,4 0,2 0,5 0,6 0,1 0,2 0,6 0,2 0,6 0,3 0,1
NO3 -
554  529,3  504  479,3  454  379,3  354  309,3  274  239,3  198,4  147,2  154  159,3  160 
(mg/l) 0,9 0,1 0,2 0,4 0,2 0,1 0,3 0,5 0,5 0,1 0,1 0,4 0,7 0,2 0.2
NO2 156,4  139,6  126,4  115,6  106,4 
-
90,6  86,4  79,6  66,4  59,6  46,4  28,6  29,4  30,6  36,4 
(mg/l) 0,4 0,5 0,2 0,1 0,3 0,1 0,2 0,1 0,2 0,3 0,2 0,3 0,2 0,4 0,3

8
PO43- 219,6  201,4  199,6  180,4  179,6  168,4  149,6  129,4  109,6  81,4  69,6  36,4  39,6  40,4  41,6 
(mg/l) 0,1 0,2 0,3 0,3 0,3 0,1 0,2 0,1 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 0,3

8
BẢNG KẾT QUẢ ĐO THÍ NGHIỆM THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO TRONG
CÁC ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG KHÁC NHAU
Thông số 2 4 6 8 10 12 14
TN 2.1 9,24  0,03 9,29  0,05 9,4  0,01 9,6  0,05 9,7  0,03 9,8  0,03 9,5  0,04
pH
TN 2.2 9,24  0,02 9,5  0,03 9,48  0,04 9,5  0,03 9,6  0,05 9,92  0,01 9,4  0,04
Nhiệt độ TN 2.1 29,5  0,01 29,5  0,08 29,1  0,05 29,7  0,01 29,4  0,06 29,5  0,02 29,1  0,03
(0C) TN 2.2 29,1  0,03 29,2  0,05 29  0,07 29,7  0,03 29,1  0,06 29,8  0,01 29,6  0,04
Hàm lượng TN 2.1 150  0,5 690  0,6 1830  0,4 2169  0,3 2470  0,5 3050  0,7 1700  0,6
(mg/l) TN 2.2 150  0,3 810  0,4 2130  0,7 2369  0,6 2670  0,2 3250  0,2 1730  0,1
Mật độ vi tảo TN 2.1 18  0,09 81  0,03 195  0,07 207  0,08 258  0,06 320  0,04 93,8  0,08
(tb/cm3) TN 2.2 18  0,03 85  0,06 240  0,02 237  0,07 288  0,09 360  0,06 94,8  0,05

8
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ THEO CÁC NỒNG ĐỘ DINH DƢỠNG KHÁC NHAU

Ngày 2 4 6 8 10 12 14 16
TN 3,1 29,19  0,03 29,22  0,04 29,19  0,05 29,2  0,03 29,27  0,07 29,24  0,05 29,18  0,03 29,2  0,04
Nhiệt TN 3,2 29,2  0,02 29,25  0,03 29,26  0,05 29  0,06 29,17  0,05 29,23  0,04 29,14  0,07 29,22  0,05
độ
TN 3,3 29,35  0,04 29,46  0,03 29,38  0,05 29,42  0,06 29,34  0,03 29,34  0,04 29,44  0,06 29,36  0,02
(0C)
TN 3,4 29,36  0,03 29,32  0,05 29,37  0,06 29,32  0,05 29,35  0,04 29,34  0,02 29,34  0,05 29,32  0,03
TN 3,1 9,5  0,05 9,55  0,03 9,4  0,06 9,46  0,02 9,47  0,04 9,49  0,02 9,55  0,06 9,49  0,07
TN 3,2 9,44  0,04 9,5  0,03 9,44  0,06 9,47  0,05 9,49  0,04 9,57  0,04 9,58  0,03 9,56  0,05
pH TN 3,3 9,36  0,04 9,44  0,05 9,49  0,02 9,5  0,03 9,56  0,04 9,58  0,06 9,59  0,03 9,53  0,04
TN 3,4 9,37  0,03 9,39  0,05 9,41  0,04 9,5  0,04 9,56  0,05 9,6  0,03 9,63  0,06 9,61  0,04
Hàm TN 3,1 150  0,5 100  0,6 420  0,3 687  0,7 989  0,5 1890  0,3 1279  0,4 1037  0,6
lượng TN 3,2 152  0,3 124  0,4 468  0,6 784  0,3 1025  0,6 2578  0,4 2068  0,5 1381  0,2
tảo TN 3,3 165  0,6 420  0,7 890  0,5 1450  0,3 2400  0,4 3009  0,5 2483  0,6 1694  0,3
(mg/l) TN 3,4 155  0,2 455  0,4 923  0,6 1620  0,3 2519  0,4 3028  0,5 2567  0,3 1749  0,2
TN 3,1 19,8  0,05 5,6  0,06 31  0,03 42,6  0,06 63  0,07 97  0,03 80  0,05 70,8  0,04
Mật độ TN 3,2 19,6  0,03 6,2  0,05 29,7  0,04 44  0,03 70,9  0,06 120,9  0,07 98  0,05 83  0,06
(tb/cm3
TN 3,3 20,5  0,02 25  0,06 59  0,04 85  0,03 110  0,05 140  0,07 118  0,04 94  0,05
)
TN 3,4 20,2  0,06 29  0,04 62  0,05 91  0,03 121  0,06 145  0,05 122  0,03 95  0,03
TN 3,1 336,8  0,2 302,2  0,4 280,7  0,3 229,5  0,5 156,3  0,6 93,1  0,2 94,3  0,5 95,7  0,3
NH4+ TN 3,2 449  0,3 432,3  0,7 378,9  0,9 296,2  0,8 211  0,8 106,3  0,7 130,8  0,8 141,5  0,6
(mg/l) TN 3,3 562,7  0,3 565,2  0,5 460,1  0,9 355,9  0,8 240,2  0,6 129,6  0,5 202,5  0,4 253,1  0,5
TN 3,4 685,5  0,5 692,6 588,1 473,7 370,6 157,4 269,8 270,3
-
NO3 TN 3,1 355,4  0,2 303,8  0,8 278,8  0,9 192,7  0,7 112,1  0,5 79,4  0,8 113,7  0,6 114,1  0,4
(mg/l) TN 3,2 447,9  0,2 434,7  0,4 384,7  0,6 307,6  0,5 134,1  0,7 73,9  0,6 154,8  0,6 165,6  0,8

8
TN 3,3 558,5  0,4 597,6  0,8 466,2  0,7 346,6  0,8 115,7  0,9 72,5  0,6 96,1  0,8 117,2  0,6
TN 3,4 645,5  0,6 658,9  0,8 597,5  0,6 377,6  0,2 146,6  0,9 96,1  0,7 77,2  0,6 108,6  0,5
TN 3,1 108,8  0,5 212,2  0,2 176,4  0,8 123,8  0,6 80,7  0,7 26,9  0,4 59,2  0,7 60,1  0,5
NO2- TN 3,2 138,6  0,6 189,5  0,5 150,8  0,7 118,2  0,5 75,8  0,8 34,2  0,6 50,3  0,6 54,7  0,8
(mg/l)
TN 3,3 168,9  0,4 120,7  0,6 89,7  0,8 58,6  0,9 22,2  0,4 40,9  0,6 12,4  0,4 14,5  0,8
TN 3,4 198  0,6 68,2  0,2 38,7  0,6 22,6  0,7 14,9  0,4 48,2  0,3 10,5  0,6 12,1  0,3
TN 3,1 99  0,3 78,2  0,2 66,6  0,4 51,9  0,4 41,7  0,6 23,9  0,8 32,4  0,8 35,2  0,7
PO43- TN 3,2 146,7  0,6 79,7  0,5 67,5  0,4 57,6  0,3 46,2  0,4 32,8  0,5 33,9  0,6 40,7  0,7
(mg/l) TN 3,3 196,9  0,6 109,7  0,8 87,5  0,4 57,6  0,3 36,2  0,4 21,4  0,6 23,9  0,5 25,9  0,2
TN 3,4 248,2  0,3 202,8  0,5 159,5  0,4 106,1  0,6 67,4  0,7 25,6  0,3 48,5  0,7 52,4  0,5

8
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ THEO CÁC TẢI TRỌNG Ô NHIỄM KHÁC NHAU
STT 2 4 6 8 10 12 14 16
TN 4,1 29,36 29,38 29,37 29,36 29,35 29,34 29,34 29,32
Nhiệt
TN 4,2 29,2 29,22 29,23 29,22 29,19 29,21 29,18 29,22
độ
TN 4,3 29,39 29,4 29,38 29,42 29,38 29,39 29,4 29,37
(0C)
TN4,4 29,16 29,18 29,17 29,19 29,2 29,17 29,18 29,16
TN 4,1 8,9 8,39 9,42 9,51 9,59 10,13 10,22 10,46
TN 4,2 9,3 9,44 9,49 9,56 9,6 10,27 10,98 10,57
pH
TN 4,3 9,48 9,58 9,69 9,75 10,01 10,2 10,27 10,1
TN4,4 9,56 9,68 9,78 9,92 10,21 10,5 10,5 10,1
Khối TN 4,1 108 119 230 460 910 1730 1679 1337
lượng TN 4,2 158 380 890 1200 2100 2609 2283 1694
tảo TN 4,3 209 455 923 1620 2519 3028 2567 1749
(mg/l) TN4,4 266,6 655 1023 1920 2919 3128 2697 1849
TN 4,1 15,2 17,8 19,0 53,9 115,2 158,9 147,9 105,2
Mật độ
TN 4,2 20,3 27 69 99 210 280 218 94
(tb/cm3
TN 4,3 24,2 39 101 178 320 362 325 98
)
TN4,4 30,2 49 96 192 301 382 325 93
TN 4,1 456  0,2 439  0,4 416  0,6 385  0,4 313  0,5 290  0,7 283  0,6 290  0,4
NH4+
TN 4,2 430  0,3 420  0,6 370  0,6 285  0,5 220  0,7 180  0,3 192  0,2 197  0,3
(mg/l)
TN 4,3 441  0,6 362  0,5 298  0,7 258  0,9 18  0,4 118  0,2 126  0,5 148  0,2
TN4,4 452  0,4 389  0,3 314  0,6 264  0,5 178  0,7 110  0,2 122  0,5 130  0,6
NO3 -
TN 4,1 583,5  0,5 582,6  0,3 578,1  0,6 473,7  0,7 380,6  0,4 276,4  0,3 277,8  0,5 279,3

9
(mg/l) TN 4,2 562,7  0,3 560,2  0,5 555,1  0,4 451,9  0,3 343,2  0,2 239,1  0,6 242,5  0,5 243,1  0,2
TN 4,3 549,5  0,5 542,3  0,3 538,9  0,7 436,2  0,2 311  0,4 169,3  0,6 210,8  0,7 211,5  0,5
TN4,4 538,8  0,2 536,2  0,4 534,7  0,3 431,5  0,5 328,3  0,6 155,1  0,4 206,3  0,3 227,7  0,2
TN 4,1 560,5  0,7 468,9  0,6 437,5  0,4 377,6  0,8 246,6  0,5 146,1  0,7 167,2  0,5 168,6  0,3
NO2-
TN 4,2 557,9  0,2 504,7  0,5 414,7  0,7 397,6  0,3 204,1  0,6 113,9  0,4 144,8  0,7 155,6  0,4
(mg/l)
TN 4,3 551,5  0,6 524,4  0,5 389,7  0,3 304,2  0,6 142  0,2 49,2  0,3 50,7  0,7 105,6  0,2
TN4,4 555,4  0,3 503,8  0,4 368,8  0,7 282,7  0,2 128,3  0,4 39,3  0,3 55,2  0,4 104,1  0,3
TN 4,1 168  0,2 147,2  0,2 136,4  0,5 103,8  0,4 69,7  0,3 39,9  0,7 41,2  0,8 43  0,5
PO43- TN 4,2 158,6  0,3 120,7  0,6 99,7  0,3 78,6  0,5 51,2  0,2 28,9  0,5 30,4  0,6 31,5  0,2
(mg/l) TN 4,3 148,6  0,4 101,4  0,5 88,6  0,3 69,2  0,4 38,2  0,3 19,6  0,6 25,8  0,4 29,9  0,7
TN4,4 132,8  0,5 88,2  0,8 68,7  0,6 52,6  0,5 26,9  0,4 10,2  0,8 19,5  0,5 22,1  0,6

9
BẢNG KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT MẬT ĐỘ TẢO TRONG MỐI LIÊN QUAN HIỆU SUẤT XỬ LÝ CHẤT DINH
DƢỠNG KHÁC NHAU
STT 2 4 6 8 10 12 14 16
15,8 tb/cm3 29,36 29,48 29,57 29,46 29,55 29,54 29,54 29,52
Nhiệt 23,2 tb/cm3 29,2 29,22 29,23 29,22 29,19 29,21 29,18 29,22
độ
25,2 tb/cm3 29,51 29,48 29,51 29,52 29,49 29,49 29,48 29,47
(0C)
30,2 tb/cm3 29,17 29,19 29,2 29,19 29,2 29,17 29,18 29,16
15,8 tb/cm3 9,2 9,1 9,42 9,45 9,5 9,56 9,66 9,49
23,2 tb/cm3 9,3 9,44 9,49 9,56 9,6 9,7 9,8 9,6
pH
25,2 tb/cm3 9,4 9,36 9,49 9,51 9,75 9,62 9,55 9,5
30,2 tb/cm3 9,56 9,68 9,72 9,82 9,86 9,8 9,72 9,6
Hàm 15,8 tb/cm3 108 119 230 460 910 1730 1679 1337
lượng 23,2 tb/cm3 219 465 933 1720 2419 3128 2667 1649
tảo 25,2 tb/cm3 319 865 1563 2550 2839 2668 2397 1929
(mg/l) 30,2 tb/cm3 466,6 1055 1823 2920 3119 2828 2497 1849
15,8 tb/cm3 15,8  0,02 16,8  0,04 19  0,04 55  0,02 105  0,06 165  0,05 148  0,03 95  0,05
Mật độ 23,2 tb/cm3 23,2  0,03 38  0,02 111  0,04 168  0,05 330  0,06 398  0,02 335  0,06 161  0,05
(tb/cm3) 25,2 tb/cm3 25,2  0,02 65,8  0,06 165  0,03 252  0,06 358  0,04 342  0,06 275  0,05 208  0,03
30,2 tb/cm3 30,2  0,03 89  0,05 196  0,03 292  0,03 391  0,04 382  0,03 315  0,04 199  0,05
15,8 tb/cm3 560,5  0,7 468,9  0,3 437,5  0,5 377,6  0,4 246,6  0,6 146,1  0,5 167,2  0,3 168,6  0,2
NO3- 23,2 tb/cm3 555,5  0,2 528,4  0,4 385,7  0,6 314,2  0,5 162  0,4 110,2  0,3 52,7  0,6 105,6  0,6
(mg/l)
25,2 tb/cm3 558,5  0,4 504,4  0,5 289,7  0,6 184,2  0,7 39,2  0,6 79,2  0,2 100,7  0,6 155,6  0,4
30,2 tb/cm3 555,4  0,4 463,8  0,7 228,8  0,5 152,7  0,2 28,3  0,3 92,3  0,1 125,2  0,4 174,1  0,5
NO2 -
15,8 tb/cm3 168  0,7 137,2  0,2 116,4  0,3 89,8  0,4 59,7  0,5 30,9  0,6 44,2  0,2 47  0,5
(mg/l) 23,2 tb/cm3 152,6  0,3 121,4  0,4 98,6  0,6 68,2  0,5 35,2  0,3 18,6  0,6 25,8  0,7 28,9  0,5

9
25,2 tb/cm3 158,6  0,7 111,4  0,6 68,6  0,4 39,2  0,6 8,2  0,5 26,6  0,4 35,8  0,7 39,9  0,4
30,2 tb/cm3 132,8  0,3 88,2  0,6 48,7  0,5 12,6  0,5 3,9  0,7 15,2  0,7 39,5  0,4 52,1  0,6
15,8 tb/cm3 128,2  0,4 112,8  0,7 99,5  0,6 76,1  0,5 52,4  0,7 20,6  0,7 31,5  0,3 42,4  0,4
PO43- 23,2 tb/cm3 116,7  0,7 76,7  0,7 51,5  0,5 32,6  0,5 21,2  0,4 12,4  0,3 13,9  0,3 23,7  0,2
(mg/l) 25,2 tb/cm3 118,2  0,4 66,7  0,3 47,5  0,7 17,6  0,7 2,2  0,5 11,4  0,4 33,9  0,3 50,7  0,6
30,2 tb/cm3 109  0,7 78,2  0,6 56,6  0,5 21,9  0,3 3,7  0,7 16,9  0,5 25,4  0,4 65,2  0,6

9
BẢNG KẾT QUẢ ĐO THÍ NGHIỆM CHẠY MÔ HÌNH
Thông số 2 4 6 8 10 12
pH 9,24  0,01 9,41  0,02 9,54  0,03 9,72  0,02 9,89  0,01 9,5  0,02
Hàm lượng tảo
284  0,2 1308  0,5 2818  0,4 3400  0,3 3778  0,7 578  0,6
(mg/l)
Mật độ (tb/cm3) 24,6  0,02 19,5  0,03 25,8  0,07 30,2  0,02 39,7  0,04 34,5  0,05
NH4+ (mg/l) 551,2  0,4 378,3  0,6 277  0,2 136,8  0,3 89,1  0,7 199,1  0,5
NO3- (mg/l) 605,8  0,5 408,2  0,3 149,3  0,1 99,3  0,4 21,5  0,6 109,2  0,2
NO2- (mg/l) 146  0,4 89,2  0,2 48,7  0,6 31,7  0,3 16,5  0,5 38,2  0,7
PO43- (mg/l) 102,7  0,7 78,9  0,5 38,2  0,3 16,1  0,2 6,4  0,4 34,4  0,6
Sắt (mg/l) 35  0,02 26  0,02 10,6  0,02 5,8  0,01 0,3  0,01 0,05  0,01

You might also like