You are on page 1of 75

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

Trần Thị Thu Hƣơng

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NANO


BẠC, ĐỒNG, SẮT ĐỂ XỬ LÝ VI KHUẨN LAM ĐỘC
TRONG THỦY VỰC NƢỚC NGỌT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

Trần Thị Thu Hƣơng

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NANO


BẠC, ĐỒNG, SẮT ĐỂ XỬ LÝ VI KHUẨN LAM ĐỘC
TRONG THỦY VỰC NƢỚC NGỌT

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng


Mã số: 9 52 03 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS. Dƣơng Thị Thủy
2. TS. Hà Phƣơng Thƣ

Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam Ďoan Ďây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng
lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận án là trung thực, Ďƣợc các Ďồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa Ďƣợc
sử dụng Ďể bảo vệ một học vị nào, chƣa từng Ďƣợc công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.

Hà Nội, tháng năm 2018


Tác giả luận án

Trần Thị Thu Hƣơng


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................5
1.1. Tổng quan về vật liệu nano ...........................................................................5
1.1.1. Khái niệm chung về vật liệu nano ..............................................................5
1.1.2. Một số tính chất chung của vật liệu nano ..................................................5
1.1.3. Tổng quan về vật liệu nano kim loại bạc và đồng ......................................7
1.1.4. Tổng quan về vật liệu nano sắt từ ............................................................17
1.2. Tổng quan về vi khuẩn lam và hiện tƣợng phú dƣỡng ................................20
1.2.1. Vi khuẩn lam .............................................................................................20
1.2.2. Hiện tượng phú dưỡng .............................................................................22
1.3. Các biện pháp xử lý tảo gây nở hoa và tảo Ďộc trên thế giới và Việt Nam .28
1.3.1. Các biện pháp xử lý cơ học, vật lý ...........................................................29
1.3.2. Các biện pháp xử lý hóa học ....................................................................30
1.3.3. Các phương pháp sinh học, sinh thái .......................................................34
1.3.4. Xử lý tảo bằng vật liệu nano ....................................................................37
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................47
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................47
2.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng ........................................................................48
2.2.1. Hóa chất ...................................................................................................48
2.2.2. Thiết bị ......................................................................................................49
2.3. Các phƣơng pháp tổng hợp vật liệu .............................................................49
2.3.1. Tổng hợp vật liệu nano bạc bằng phương pháp khử hóa học ..................49
2.3.2. Tổng hợp vật liệu nano đồng bằng hương pháp khử hóa học .................50
2.3.3. Tổng hợp vật liệu nano sắt từ bằng phương pháp đồng kết tủa ..............51
2.4. Các phƣơng pháp xác Ďịnh Ďặc trƣng cấu trúc vật liệu ...............................53
2.4.1. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ......................................53
2.4.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) .................................................53
ii

2.4.3. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại IR ................................................53


2.4.4. Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X ..............................................................54
2.4.5. Phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (UV-VIS) ......................54
2.4.6. Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) .................................55
2.5. Các phƣơng pháp bố trí thí nghiệm .............................................................55
2.5.1. Thí nghiệm lựa chọn vật liệu nano ...........................................................55
2.5.2. Thí nghiệm nghiên cứu độc tính của vật liệu nano ..................................56
2.5.3. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng kích thước của vật liệu nano ................56
2.5.4. Thí nghiệm nghiên cứu đánh giá tính an toàn của vật liệu ........................57
2.5.5. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano đối với mẫu nước thực
tế (mẫu nước hồ Tiền).........................................................................................58
2.6. Các phƣơng pháp xác Ďịnh sinh trƣởng của tảo ..........................................59
2.6.1. Phương pháp xác định mật độ quang OD ................................................59
2.6.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào.......................................................59
2.6.3. Phương pháp xác định hàm lượng Chla [154] ........................................59
2.7. Các phƣơng pháp phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ...........................60
2.7.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa .............................60
2.7.2. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng NH4+(mg/L).......................60
2.7.3. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng PO43- (mg/L) ......................60
2.8. Các phƣơng pháp quan sát hình thái tế bào .................................................61
2.8.1. Phương pháp quan sát bề mặt tế bào .......................................................61
2.8.2. Phương pháp quan sát cắt lát mỏng mẫu tế bào ......................................61
2.9. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu .......................................................61
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................62
3.1. Tổng hợp vật liệu nano ................................................................................62
3.1.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới đặc trưng của vật liệu nano bạc
tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học ..........................................................62
3.1.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới đặc trưng của vật liệu nano đồng
bằng phương pháp khử hóa học .........................................................................70
3.1.3. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng của vật liệu nano sắt từ
tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa..........................................................77
iii

3.2. Đánh giá khả năng ức chế sinh trƣởng và diệt tảo của các loại vật liệu nano
Ďã tổng hợp ............................................................................................................81
3.2.1. Nghiên cứu thăm dò khả năng diệt VKL của ba loại vật liệu nano .........81
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano bạc đến sinh trưởng và phát triển
của VKL Microcystis aeruginosa KG và tảo lục Chlorella vulgaris .................83
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến sinh trưởng và phát
triển của VKL Microcystis aeruginosa KG và tảo lục Chlorella vulgaris .........94
3.3. Kết quả Ďánh giá tính an toàn của vật liệu nano (ảnh hƣởng của vật liệu
nano Ďồng Ďến một số sinh vật khác)...................................................................108
3.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến giáp xác Daphnia magna ........109
3.3.2. Ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến bèo tấm Lemna sp. ..................112
3.4. Kết quả thực nghiệm với mẫu nƣớc hồ Tiền (mẫu nƣớc hồ thực tế bùng
phát VKL) ............................................................................................................115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................125
iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh


VKL Vi khuẩn lam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
CHHBM Chất hoạt hóa bề mặt
VSV Vi sinh vật
HLKH&CN Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
KH-CN Khoa học Công nghệ
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TVN Thực vật nổi
TVTS Thực vật thủy sinh
Chla Diệp lục Chlorophyll a
KG Kẻ Gỗ
cs. cộng sự
Scanning Electron
SEM Kính hiển vi Ďiện tử quét
Microscope
Transmission electron
TEM Kính hiển vi Ďiện tử truyền qua
microscopy
Energy-dispersive X-ray
EDX Phổ tán sắc năng lƣợng tia X
spectroscopy
UV-VIS Quang phổ tử ngoại khả kiến Ultraviolet-Visible
XRD Nhiễu xạ tia X X-Ray Diffraction
IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy
ROS Các oxy hoạt Ďộng Reactive Oxygen Species
Fcc Cấu trúc lập phƣơng tâm mặt Face centered cubic
PEG Polyetylen glycol
PVP Polyvinyl pyrolidon
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số nguyên tử và năng lƣợng bề mặt của hạt nano hình cầu [1]..................6
Bảng 1.2. Những Ďiều kiện của phản ứng Ďể Ďiều chế hạt nano Ďồng [24] ..............14
Bảng 1.3. Một số tiền chất Ďể tổng hợp hạt nano Ďồng bằng phƣơng pháp khử hóa
học [24] .....................................................................................................................15
Bảng 1.4. Giá trị biên Ďể phân loại dinh dƣỡng thủy vực theo OECD [53] .............23
Bảng 3.1. Kết quả lựa chọn nồng Ďộ vật liệu nano Ďã tổng hợp có khả năng diệt
VKL M. aeruginosa KG ...........................................................................................82
Bảng 3.2. Độc tính của vật liệu nano bạc và Ďồng Ďến sinh trƣởng của VKL M.
aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris (EC50) ........................................................104
Bảng 3.3. Ƣớc tính giá trị LC50 của dung dịch Nano Ďồng tại thời Ďiểm 24 và 48h
.................................................................................................................................111
Bảng 3.4. Biến Ďộng giá trị của các thông số thuỷ lý, thuỷ hoá trong các mẫu thí
nghiệm (bổ sung vật liệu nano Ďồng 1 ppm) và mẫu Ďối chứng (nƣớc hồ Tiền không
bổ sung dung dịch vật liệu nano Ďồng). ..................................................................118
vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình ảnh thể hiện kích thƣớc nano (màu Ďỏ) so với một số Ďối tƣợng vật
lý và sinh học theo thang kích thƣớc (http://nanoscience.massey.ac.nz/) ..................5
Hình 1.2. Ảnh hƣởng của số lƣợng nguyên tử Ďến diện tích bề mặt riêng .................7
Hình 1.3. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano bạc (nguồn:
http://congnghenano.infonano-bac-dong-diet-vi-khuan-nam) ....................................8
Hình 1.4. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano Ďồng (nguồn: http://wasi.org.vn) .8
Hình 1.5. Sự dao Ďộng plasmon của các hạt hình cầu dƣới tác Ďộng của Ďiện trƣờng
ánh sáng [10] .............................................................................................................10
Hình 1.6. Cơ chế ổn Ďịnh hạt nano bạc của PVP [19] ..............................................12
Hình 1.5. Đƣờng cong từ hoá của vật liệu từ phụ thuộc vào kích thƣớc [37] ........18
Hình 1.6. Hiện tƣợng phú dƣỡng trong môi trƣờng nƣớc (nguồn:
http://upload.wikimedia.org) .....................................................................................25
Hình 2.1. Hình ảnh Vi khuẩn lam M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris sử dụng
trong thí nghiệm ........................................................................................................47
Hình 2.2. Hình ảnh bèo tấm Lemna sp. và giáp xác Daphnia magna sử dụng trong
thí nghiệm..................................................................................................................48
Hình 2.3. Hình ảnh nƣớc hồ Tiền trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội ....48
Hình 2.4. Quy trình Ďiều chế dung dịch nano Ag sử dụng NaBH4 làm chất khử .....50
Hình 2.5. Quy trình tổng quát tổng hợp vật liệu nano Ďồng bằng phƣơng pháp khử
hóa học ......................................................................................................................51
Hình 2.6. Quy trình tổng hợp hạt nano từ Fe3O4 bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa ...52
Hình 2.7. Các tia X nhiễu xạ trên bề mặt tinh thể chất rắn (nguồn: http://ffden-
2.phys.uaf.edu ...........................................................................................................54
Hình 2.8. Nguyên tắc tán xạ tia X dùng trong phổ EDX ..........................................55
Hình 3.1. Phổ UV-VIS các mẫu nano Ag phụ thuộc tỷ lệ nồng Ďộ NaBH4/Ag+ ......63
Hình 3.2. Ảnh TEM của nano Ag phụ thuộc vào tỷ lệ nồng Ďộ BH4-/Ag+ ..............64
Hình 3.3. Lực Ďẩy của hạt nano Ag khi hấp phụ BH4- (M0-các hạt nano Ag) [158] 65
Hình 3.4. Phổ UV-VIS của nano bạc phụ thuộc vào nồng Ďộ chitosan ....................66
Hình 3.5. Ảnh TEM của nano bạc phụ thuộc vào nồng Ďộ chitosan ........................66
Hình 3.6. Cấu tạo phân tử của chitosan (https://vi.wikipedia.org/wiki/Chitosan) ....67
vii

Hình 3.7. Phổ UV-VIS của nano bạc phụ thuộc vào nồng Ďộ axit citric ..................68
Hình 3.8. Ảnh TEM của nano Ag phụ thuộc tỷ lệ nồng Ďộ [Citric]/[Ag+] ...............69
Hình 3.9. Ảnh HR-TEM của vật liệu nano Ag khảo sát ở tỷ lệ tối ƣu .....................70
Hình 3.10. Phổ XRD của vật liệu nano Cu khảo sát theo tỉ lệ nồng Ďộ NaBH4/Cu2+
...................................................................................................................................71
Hình 3.11. Ảnh SEM của các mẫu nano Ďồng theo tỷ lệ NaBH4/Cu2+ .....................72
Hình 3.12. Ảnh TEM của các mẫu nano Ďồng theo tỷ lệ NaBH4/Cu2+ .....................73
Hình 3.13. Phổ XRD của vật liệu nano Cu khảo sát theo nồng Ďộ Cu0 ....................74
Hình 3.14. Ảnh SEM của vật liệu nano Cu khảo sát theo nồng Ďộ Cu0 ...................75
Hình 3.15. Ảnh TEM của vật liệu nano Cu khảo sát theo nồng Ďộ Cu0: ..................75
Hình 3.16. Đặc trƣng chi tiết mẫu vật liệu nano Ďồng N1 ........................................76
Hình 3.17. Ảnh SEM cấu trúc vật liệu nano sắt từ theo các tỷ lệ CMC/Fe3O4 ........78
Hình 3.18. Ảnh TEM cấu trúc vật liệu nano sắt từ theo các tỷ lệ CMC/Fe3O4 ........78
Hình 3.19. Phổ hồng ngoại của mẫu vật liệu Fe3O4 (a), CMC (b), FC21 (c) và tổng
hợp phổ của ba mẫu (d) .............................................................................................79
Hình 3.20. Kết quả Ďo từ Ďộ của vật liệu FC21 ........................................................80
...................................................................................................................................82
Hình 3.21. Ảnh hƣởng của các vật liệu nano Ďến sinh trƣởng của chủng VKL M.
aeruginosa KG sau 7-10 ngày. ..................................................................................82
Hình 3.22. Ảnh hƣởng của vật liệu nano bạc Ďến sinh trƣởng của VKL M.
aeruginosa KG sau 10 ngày tính theo mật Ďộ quang (a) và hàm lƣợng chla (b)ở các
nồng Ďộ 0; 0,001; 0,005; 0,01; 0,05; 0,1 và 1 ppm. ..................................................84
Hình 3.23. Ảnh hƣởng của vật liệu nano bạc tính theo mật Ďộ tế bào (a) và hiệu suất
ức chế sinh trƣởng của VKL M. aeruginosa KG (b) ở các nồng Ďộ 0; 0,001; 0,005;
0,01; 0,05; 0,1 và 1 ppm sau 10 ngày. ......................................................................85
Hình 3.24. Kết quả chụp SEM hình thái tế bào VKL M. aeruginosa KG: tế bào
VKL không tiếp xúc với vật liệu nano bạc (a); tế bào tiếp xúc với nano bạc (1 ppm)
sau 48h (b). ................................................................................................................86
Hình 3.25. Phổ EDX và thành phần các nguyên tố xuất hiện trên bề mặt tế bào VKL
M. aeruginosa KG sau 48h tiếp xúc với vật liệu nano bạc ở nồng Ďộ 1ppm ............87
viii

Hình 3.26. Ảnh TEM cấu trúc tế bào VKL M. aeruginosa KG: a) Mẫu Ďối chứng
không bổ sung dung dịch nano bạc (a) và mẫu thử nghiệm bổ sung dung dịch nano
bạc nồng Ďộ 1ppm sau 48h ........................................................................................88
Hình 3.27. Ảnh hƣởng của vật liệu nano bạc Ďến sinh trƣởng của tảo lục C. vulgaris
ở các nồng Ďộ khác nhau (0; 0,005; 0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm): a) sinh trƣởng tính
theo mật Ďộ quang OD và b) tính theo mật Ďộ tế bào. ..............................................89
Hình 3.28. Ảnh hƣởng của vật liệu nano bạc tính theo hiệu suất ức chế sinh trƣởng
(a) và hàm lƣợng chla (b) Ďến sinh trƣởng của tảo lục C. vulgaris ở các nồng Ďộ 0;
0,005; 0,01; 0,05; 0,1 và 1 ppm sau 10 ngày. ...........................................................90
Hình 3.29. Kết quả chụp SEM hình thái tế bào tảo lục C. vulgaris: tế bào tảo không
tiếp xúc với vật liệu nano bạc (a); tế bào tiếp xúc với nano bạc (1 ppm) sau 48h (b).
...................................................................................................................................91
Hình 3.30. Phổ EDX và thành phần các nguyên tố xuất hiện trên bề mặt tế bào tảo
lục C. vulgaris sau 48h tiếp xúc với vật liệu nano bạc ở nồng Ďộ 1ppm ..................92
...................................................................................................................................92
Hình 3.31. Ảnh TEM cấu trúc tế bào tảo lục C. vulgaris: a) Mẫu Ďối chứng không
bổ sung dung dịch nano bạc (a) và mẫu thử nghiệm có tảo lục C. vulgaris tiếp xúc
với dung dịch nano bạc nồng Ďộ 1ppm sau 48h ........................................................92
Hình 3.32. Sinh trƣởng của chủng VKL M. aeruginosa KG ở các nồng Ďộ dung dịch
nano Ďồng khác nhau (0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm): sinh trƣởng tính theo mật Ďộ
quang (OD) (a); theo hàm lƣợng chla (b); theo mật Ďộ tế bào (c) ............................94
Hình 3.33. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng VKL M. aeruginosa KG ở các nồng Ďộ
dung dịch nano Ďồng khác nhau (0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm) sau 10 ngày.............96
Hình 3.34. Cấu trúc, hình thái tế bào VKL M. aeruginosa KG dƣới kính hiển vi Ďiện
tử quét (SEM): a) tế bào VKL ở mẫu Ďối chứng (không bổ sung vật liệu nano Ďồng)
và b) tế bào VKL ở mẫu có bổ sung 1ppm vật liệu nano sau 48h. ...........................97
Hình 3.35. Phổ EDX và thành phần các nguyên tố xuất hiện trên bề mặt tế bào VKL
M. aeruginosa KG sau 48h tiếp xúc với vật liệu nano Ďồng ở nồng Ďộ 1ppm .........97
Hình 3.36. Ảnh TEM chụp cấu trúc và hình thái tế bào VKL M. aeruginosa KG: tế
bào VKL ở mẫu Ďối chứng (a) và tế bào ở mẫu thí nghiệm có bổ sung 1ppm nano
Ďồng sau 48h (b) ........................................................................................................99
ix

Hình 3.37. Sinh trƣởng của tảo lục C. vulgaris ở các nồng Ďộ dung dịch nano Ďồng
khác nhau (0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm): sinh trƣởng tính theo mật Ďộ quang (OD)
(a); theo hàm lƣợng chla (b); theo mật Ďộ tế bào (c) ..............................................100
.................................................................................................................................102
Hình 3.38. Cấu trúc, hình thái tế bào tảo lục C. vulgaris dƣới kính hiển vi Ďiện tử
quét (SEM): a) tế bào tảo lục C. vulgaris ở mẫu Ďối chứng (không bổ sung vật liệu
nano Ďồng) và b) tế bào tảo lục C. vulgaris ở mẫu có bổ sung 1ppm vật liệu nano
sau 48h.....................................................................................................................102
Hình 3.39. Phổ EDX và thành phần các nguyên tố xuất hiện trên bề mặt tế bào tảo
lục C. vulgaris sau 48h tiếp xúc với vật liệu nano Ďồng ở nồng Ďộ 1ppm ..............102
Hình 3.40. Ảnh TEM chụp cấu trúc và hình thái tế bào tảo lục C. vulgaris: tế bào C.
vulgaris ở mẫu Ďối chứng (a) và tế bào ở mẫu thí nghiệm có bổ sung 1ppm nano
Ďồng sau 48h (b) ......................................................................................................103
Hình 3.41. Sinh trƣởng của VKL M. aeruginosa KG dƣới tác Ďộng của các nồng Ďộ
dung dịch và các kích thƣớc hạt Ďồng khác nhau a) kích thƣớc <10 nm; b) kích
thƣớc 25-40 nm và c) kích thƣớc >50 nm. ..............................................................105
Hình 3.42. Biến Ďộng hàm lƣợng chla (A) và mật Ďộ quang (B) của VKL M.
aeruginosa KG theo thời gian dƣới tác Ďộng của các kích thƣớc hạt nano Ďồng khác
nhau. ........................................................................................................................106
Hình 3.43. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng chủng VKL M.aeruginosa KG ở các nồng
Ďộ dung dịch và các kích thƣớc hạt Ďồng khác nhau. .............................................107
Hình 3.44. Tỷ lệ cá thể sống/chết của D. magna sau 24h và 48h phơi nhiễm với
dung dịch nano Ďồng khác nhau (0; 0,01; 0,05; 0,1;1; 3 và 5 ppm). ......................110
.................................................................................................................................113
Hình 3.45. Sự khác biệt về sinh khối của bèo Lemna sp. giữa ngày thử nghiệm Ďầu
tiên (D0) và ngày cuối cùng (D7) dƣới tác Ďộng của các nồng Ďộ dung dịch nano
Ďồng khác nhau: Biểu Ďồ tăng trƣởng (a) và hình ảnh thí nghiệm thực tế (b) ........113
Hình 3.46. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng của vật liệu nano Ďồng Ďến bèo Lemna sp.
sau 7 ngày. ...............................................................................................................114
Hình 3.47. Biến Ďộng sinh khối thực vật nổi (chla) giữa mẫu Ďối chứng và mẫu có
bổ sung dung dung dịch nano Ďồng (1 ppm) sau D0, D1, D2, D3, D4 và D8 ngày
thực nghiệm. ............................................................................................................116
x

Hình 3.48. Biến Ďộng mật Ďộ tế bào chi VKL Microcystis (b) và tổng mật Ďộ tế bào
thực vật nổi (a) giữa mẫu Ďối chứng (không bổ sung dung dịch nano Ďồng) và mẫu
thử nghiệm (mẫu có bổ sung 1 ppm dung dịch nano Ďồng) sau 8 ngày. ................117
1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần Ďây, việc xây dựng và phát triển bền vững các ngành
sản xuất nhất là hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết
nhằm hạn chế những tác Ďộng của biến Ďổi khí hậu và tạo ra nhiều nguồn năng
lƣợng mới thay thế năng lƣợng tự nhiên sắp cạn kiệt. Bên cạnh Ďó, việc lạm dụng
quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là một trong
những nguyên nhân dẫn Ďến tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc. Ô nhiễm môi trƣờng
Ďất, nƣớc và không khí Ďã trở thành vấn Ďề hết sức nan giải không chỉ ở Việt Nam
mà còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong Ďó ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là trầm
trọng hơn cả. Việc gia tăng dân số, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp
Ďã và Ďang làm gia tăng nguồn dinh dƣỡng Ďáng kể (chủ yếu là dƣ thừa nitơ và
photpho) trong các thủy vực. Nguồn nƣớc tiếp nhận (chủ yếu là nƣớc mặt) giàu dinh
dƣỡng dẫn Ďến phú dƣỡng nguồn nƣớc và làm mất cân bằng sinh thái ở các thủy
vực, gây ra hiện tƣợng “tảo nở hoa”. “Tảo nở hoa” là hiện tƣợng phát triển bùng
phát của tảo, Ďặc biệt là vi khuẩn lam (VKL) tại các thủy vực nƣớc ngọt và thƣờng
gây ra những tác Ďộng xấu lên môi trƣờng nhƣ làm Ďục nƣớc, tăng pH, giảm hàm
lƣợng oxy hòa tan do quá trình hô hấp hoặc phân hủy sinh khối tảo và trong Ďó phần
lớn VKL sản sinh ra Ďộc tố VKL có Ďộc tính cao.
Hiện nay, tần xuất xuất hiện hiện tƣợng nở hoa của VKL có xu hƣớng ngày
càng gia tăng trong các thủy vực. Do vậy, ngăn ngừa và giảm thiểu phát triển mạnh
mẽ của VKL là vấn Ďề môi trƣờng quan trọng cần Ďƣợc quan tâm. Các quá trình xử
lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Ďã Ďƣợc chú trọng từ nhiều thập kỷ nay tại nhiều nƣớc
trên thế giới, trong Ďó xử lý ô nhiễm do VKL và Ďộc tố của chúng tại các thuỷ vực
nƣớc ngọt làm nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho cộng Ďồng dân cƣ Ďang ngày
càng Ďƣợc quan tâm và giám sát chặt chẽ. Để giảm thiểu sự bùng phát của VKL,
những giải pháp xử lý tức thì thƣờng Ďƣợc sử dụng khi thủy vực Ďã bị ô nhiễm nặng
(xuất hiện hiện tƣợng nở hoa nƣớc). Khi Ďó ngƣời ta sử dụng những phƣơng pháp
hóa học nhƣ dùng hóa chất (CuSO4) Ďể diệt tảo kết hợp với những phƣơng pháp cơ
học (hớt váng, che mái…). Tuy nhiên, những phƣơng pháp này khá tốn kém, gây
ảnh hƣởng tới hệ sinh thái và khó tiến hành triệt Ďể, Ďặc biệt là trong những thủy
vực lớn. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển những giải pháp mới có hiệu quả,
2

không gây ô nhiễm thứ cấp và thân thiện với môi trƣờng ngày càng Ďƣợc chú trọng
nghiên cứu. Việc nghiên cứu phát hiện ra những vật liệu mới có khả năng ngăn
ngừa hiệu quả sự phát triển của tảo Ďộc mà không ảnh hƣởng xấu Ďến môi trƣờng
nƣớc và những sinh vật sống trong Ďó là một yêu cầu cấp thiết góp phần bảo vệ sức
khoẻ con ngƣời, bảo vệ chất lƣợng nƣớc. Trong vấn Ďề này, công nghệ nano Ďƣợc
cho là khá phù hợp, không những mang lại hiệu quả xử lý cao, mà còn giảm thiểu
chi phí, liều lƣợng sử dụng cũng nhƣ các vấn Ďề về môi trƣờng.
Công nghệ nano là công nghệ liên quan Ďến việc tổng hợp và ứng dụng các
vật liệu có kích thƣớc nanomet (nm). Ở kích thƣớc nano, vật liệu có nhiều Ďặc tính
nổi trội nhƣ có kích thƣớc nhỏ hơn 100 nm, có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn so với
khối lƣợng, tạo ra ảnh hƣởng của bề mặt Plasmon cộng hƣởng, khả năng bám dính
tốt và Ďƣợc ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ y tế, mỹ phẩm, Ďiện
tử, xúc tác hoá học, môi trƣờng... Vì có nhiều Ďặc Ďiểm ƣu việt và khả năng ứng
dụng thực tế cao nên quá trình sản xuất vật liệu nano trên toàn cầu Ďã không ngừng
tăng từ 2000 tấn năm 2004 và dự Ďoán từ năm 2011 Ďến 2020 sẽ lên Ďến 58.000 tấn.
Với những ƣu Ďiểm này, vật liệu nano Ďã mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng
vật liệu nano trong việc kiểm soát sự bùng phát tảo trong tƣơng lai.
Từ những lý do trên Ďề tài: “Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano
bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn lam độc trong thuỷ vực nước ngọt” Ďã Ďƣợc lựa
chọn thực hiện.
 Mục mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, chế tạo và xác Ďịnh tính chất, Ďặc trƣng của 03 vật liệu nano
(bạc, Ďồng và sắt) và Ďánh giá khả năng diệt VKL của vật liệu nano trong thủy vực
nƣớc ngọt.
 Đối tượng nghiên cứu
- Ba loại vật liệu nano bạc và Ďồng bằng phƣơng pháp khử hóa học; nano sắt
bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa;
- VKL M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris.
 Nội dung nghiên cứu
- Chế tạo và xác Ďịnh Ďặc trƣng, tính chất của ba loại vật liệu nano bạc, Ďồng
và sắt.
- Đánh giá khả năng diệt và ức chế VKL của ba loại vật liệu nano.
3

- Đánh giá tính an toàn của vật liệu.


- Thực nghiệm ứng dụng của vật liệu ở quy mô phòng thí nghiệm với mẫu
nƣớc hồ.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nói chung và ô nhiễm các thủy vực có nguyên
nhân từ Ďộc tố của VKL Ďã nhận Ďƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu trong thời
gian gần Ďây. Sử dụng vật liệu nano trong xử lý vi tảo thể hiện nhiều ƣu Ďiểm trong
lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trƣờng nhất là ô nhiễm do phú dƣỡng ở các thủy vực.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học và chứng minh khả năng ứng
dụng thực tế của vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nở hoa của VKL trong
các thủy vực nƣớc ngọt.
 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án Ďã nghiên cứu chế tạo và lựa chọn Ďƣợc hai loại vật liệu nano bạc
và Ďồng có khả năng diệt VKL M. aeruginosa KG.
- Luận án Ďã khảo sát khả năng ức chế và diệt VKL của vật liệu nano bạc,
Ďồng và chứng minh cả hai loại vật liệu Ďều có khả năng ức chế sinh trƣởng của
VKL. EC50 của vật liệu nano bạc Ďối với VKL M. aeruginosa KG là 0,0075 mg/L
và của nano Ďồng là 0,7159 mg/L. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng Ďạt > 75% ghi nhận
ở 4 nồng Ďộ nano bạc bổ sung (0,01; 0,05; 0,1 và 1 ppm) và Ďạt > 90% khi nồng Ďộ
nano Ďồng là 1 và 5 ppm nano Ďồng.
- Luận án Ďã bƣớc Ďầu thử nghiệm khả năng diệt VKL Ďối với môi trƣờng
nƣớc hồ thực tế (hồ Tiền Đại học Bách khoa Hà Nội) và Ďánh giá tính an toàn của
vật liệu nano Ďối với một số loài sinh vật thủy sinh nhƣ bèo tấm Lemna sp., giáp xác
D. magna.
 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở Ďầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án Ďƣợc trình bày trong 3 chƣơng với bố cục nhƣ sau:
Chƣơng 1 Tổng quan tài liệu giới thiệu về vật liệu nano, VKL; tổng quan về
ứng dụng vật liệu nano trong xử lý ô nhiễm tảo Ďộc.
Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu trình bày nguyên lý, kỹ thuật và bố trí
thực nghiệm của các phƣơng pháp nghiên cứu Ďƣợc sử dụng trong luận án.
4

Chƣơng 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận trình bày kết quả tổng hợp vật
liệu nano, kết quả nghiên cứu cấu trúc vật liệu; kết quả thử nghiệm hoạt tính ức chế
và diệt VKL của vật liệu nano Ďã tổng hợp; kết quả Ďánh giá tính an toàn của vật
liệu cũng nhƣ kết quả thử nghiệm với mẫu nƣớc hồ thực tế.
5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về vật liệu nano
1.1.1. Khái niệm chung về vật liệu nano
Khoa học nano: là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tƣợng và sự can
thiệp vào vật liệu tại các quy mô nguyên tử, phân tử và Ďại phân tử. Tại các quy mô
Ďó, tính chất của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn.

Hình 1.1. Hình ảnh thể hiện kích thước nano (màu đỏ) so với một số đối tượng vật
lý và sinh học theo thang kích thước (http://nanoscience.massey.ac.nz/)
Công nghệ nano: là ngành công nghệ liên quan Ďến việc thiết kế, phân tích,
chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc Ďiều khiển hình
dáng, kích thƣớc trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10-9 m). Ranh giới giữa công
nghệ nano và khoa học nano Ďôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng Ďều có chung
Ďối tƣợng là vật liệu nano.
Vật liệu nano: là vật liệu trong Ďó ít nhất một chiều có kích thƣớc nanomet.
Chúng có nhiều Ďặc tính nổi trội nhƣ: kích thƣớc Ďặc biệt <100 nm, tỷ lệ bề mặt/thể
tích lớn, có tiềm năng phản ứng cao, tạo ra hiệu ứng cộng hƣởng bề mặt Plasmon…
Tính chất của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thƣớc nanomet của chúng Ďã Ďạt tới
kích thƣớc tới hạn của nhiều tính chất hóa lý của vật liệu thông thƣờng. Kích thƣớc
vật liệu nano trải dài một khoảng từ vài nm Ďến vài trăm nm phụ thuộc vào bản chất
vật liệu và tính chất cần nghiên cứu [1].
1.1.2. Một số tính chất chung của vật liệu nano
1.1.2.1. Hiệu ứng bề mặt
6

Khi kích thƣớc vật liệu Ďạt Ďến cỡ nanomét thì số nguyên tử trên bề
mặt là tƣơng Ďối lớn so với tổng số nguyên tử của vật liệu. Do nguyên tử trên bề
mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong lòng
vật liệu nên khi kích thƣớc vật liệu giảm Ďi thì hiệu ứng có liên quan Ďến các
nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên. Kích thƣớc của vật liệu
giảm Ďến nanomet thì các tính chất liên quan Ďến các nguyên tử bề mặt thể hiện một
cách rõ rệt. Kích thƣớc hạt càng bé thì hiệu ứng càng lớn và ngƣợc lại (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano hình cầu [1]
Đƣờng kính hạt Số nguyên Tỉ số nguyên Năng lƣợng bề Năng lƣợng bề
nano (nm) tử tử trên bề mặt mặt (erg/mol) mặt trên năng
(%) lƣợng tổng (%)
10 30.000 20 4,8.1011 7,6
5 4.000 40 8,6.1011 14,3
2 250 80 2,04.1012 14,3
1 30 90 9,23.1012 82,2

1.1.2.2. Hiệu ứng kích thước


Khác với hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thƣớc của vật liệu nano Ďã làm cho
vật liệu này có nhiều Ďặc Ďiểm khác với các vật liệu truyền thống. Mỗi một vật liệu
Ďều Ďƣợc quy Ďịnh bởi một Ďộ dài Ďặc trƣng còn Ďƣợc gọi là kích thƣớc tới hạn. Khi
các Ďộ dài Ďặc trƣng thể hiện tính chất của vật liệu Ďều có kích thƣớc nanomet Ďã
tạo thành tên gọi “vật liệu nano” mà ngày nay ta thƣờng nghe. Ở dạng vật liệu khối,
kích thƣớc vật liệu lớn hơn nhiều lần so với Ďộ dài Ďặc trƣng của vật liệu nano.
Nhƣng khi kích thƣớc của vật liệu Ďƣợc so sánh với Ďộ dài Ďặc trƣng thì tính chất có
liên quan bị thay Ďổi Ďột ngột, khác hẳn so với tính chất Ďã biết trƣớc Ďó. Khi nói
Ďến vật liệu nano, ngƣời ta Ďã nghiên cứu Ďến tính chất Ďi kèm của vật liệu Ďó. Cùng
một vật liệu và kích thƣớc, khi xem xét tính chất này thì khác so với vật liệu khối
nhƣng với tính chất khác thì không có khác biệt. Tuy nhiên, hiệu ứng bề mặt luôn
luôn thể hiện dù ở bất cứ kích thƣớc nào.
7

Tổng số nguyên tử: 10 Tổng số nguyên tử: 92 Tổng số nguyên tử: 792
Số nguyên tử trên bề mặt: 10 Số nguyên tử trên bề mặt: 74 Số nguyên tử trên bề mặt: 394
Chiếm: 100% Chiếm: 80% Chiếm: 50%

Hình 1.2. Ảnh hưởng của số lượng nguyên tử đến diện tích bề mặt riêng
1.1.3. Tổng quan về vật liệu nano kim loại bạc và đồng
1.1.3.1. Tính chất đặc trưng của vật liệu nano kim loại bạc và đồng
Vật liệu nano bạc và Ďồng có nhiều tính chất khác biệt so với vật liệu khối.
Ngoài các tính chất chung của vật liệu nano kim loại nhƣ có Ďộ dẫn Ďiện cao, hoạt
tính xúc tác, hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thƣớc và có mật Ďộ Ďiện tử tự do lớn
[2], vật liệu nano kim loại bạc và Ďồng còn có một số Ďặc trƣng chính nhƣ sau:
a) Tính kháng khuẩn
Vật liệu nano bạc Ďã Ďƣợc nhiều công trình nghiên cứu và công bố là có tính
kháng khuẩn cao, cơ chế kháng khuẩn chính của vật liệu nano bạc vì chúng có khả
năng nhƣ sau (Hình 1.3) [3-5]:
- Vô hiệu hóa enzyme: Các enzyme do vi sinh vật sinh ra thƣờng chứa các
cầu nối disunfit (S-S), các cầu nối này Ďóng vai trò nhƣ một công tắc Ďóng, mở
thuận nghịch Ďể tạo ra protein khi tế bào vi khuẩn gặp các phản ứng oxy hóa. Các
hạt nano bạc liên kết các cầu nối này trong cấu trúc tế bào của vi sinh vật và giải
phóng ion bạc từ các hạt nano bằng cách tƣơng tác với các nhóm thiol của nhiều
enzyme quan trọng và vô hiệu hóa chúng nên có khả năng diệt vi khuẩn, vi nấm.
- Phá vỡ thành tế bào: Vật liệu nano bạc hỗ trợ quá trình tạo ra các oxy hoạt
tính trong không khí hoặc trong nƣớc, những oxy hoạt tính này phá vỡ màng tế bào
hoặc thành tế bào của vi khuẩn bằng cách tạo ra các phản ứng oxy hóa. Các phản
ứng này hình thành các gốc bạc tự do làm cho màng tế bào bị xốp.
- Ngăn cản sinh trƣởng của vi khuẩn: các hạt nano bạc có thể neo bám vào bề
mặt tế bào vi khuẩn rồi xuyên qua màng tế bào và Ďiều chỉnh các tín hiệu chuyển
hóa trong vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
8

Hình 1.3. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano bạc (nguồn:
http://congnghenano.infonano-bac-dong-diet-vi-khuan-nam)
Hạt nano Ďồng có tính chất khác biệt so với dạng kim loại vì hạt nano Ďồng
không bền trong dung dịch và trong không khí. Vật liệu nano Ďồng có khả năng
kháng khuẩn là do (Hình 1.4) [6-8]:
- Chúng có khả năng xâm nhập qua thành tế bào và tƣơng tác với các cấu
trúc nội bào nhờ kích thƣớc hạt nhỏ và khả năng hoạt Ďộng bề mặt lớn, các hạt nano
Ďồng tác Ďộng trực tiếp lên màng tế bào vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc di truyền của tế
bào, từ Ďó làm cho vi khuẩn mất sức sống và chết.
- Vô hiệu hóa các cầu nối sunfit trong các enzyme bằng các tác nhân khử
khiến enzyme bất hoạt.

Hình 1.4. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano đồng (nguồn: http://wasi.org.vn)
Hoạt tính sinh học của các hạt kim loại nano có Ďƣợc chủ yếu từ hiệu ứng bề
mặt của chúng. Các hạt nano kích thƣớc càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt so với
khối lƣợng càng cao, Ďiều này làm cho chúng dễ dàng tƣơng tác một cách chặt chẽ
9

với màng tế bào vi sinh vật nhờ việc giải phóng ra các ion kim loại trong dung dịch.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, các hạt kim loại nano thể hiện hoạt tính sinh học với
sản phẩm Ďƣợc tổng hợp bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Các hạt nano Ďồng
trong quá trình hoạt Ďộng sẽ giải phóng các ion Ďồng, lƣợng ion Ďồng Ďƣợc giải
phóng sẽ gia tăng khi kích thƣớc các hạt nano nhỏ và diện tích bề mặt lớn. Đồng tạo
nên các gốc hydroxyl liên kết với các phân tử ADN và làm mất trật tự cấu trúc xoắn
ốc nhờ các liên kết giữa các axit nucleic. Các hạt nano Ďồng cũng làm hỏng các
protein bề mặt tề bào không hoạt Ďộng mà các protein này cần cho việc vận chuyển
các vật chất Ďi qua màng tế bào làm cho sự bền vững của màng tế bào và lipid màng
tế bào bị ảnh hƣởng [6-8].
b)Tính chất quang học và hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt [3, 4, 8, 9]
Tính quang học của các hạt nano kim loại bạc và Ďồng bắt nguồn từ hiện
tƣợng cộng hƣởng Plasmon bề mặt (surface plasmon resonance) do Ďiện tử tự do
trong nano bạc hấp thụ ánh sáng. Khi kim loại có mật Ďộ Ďiện tử tự do lớn, các Ďiện
tử tự do này sẽ dao dộng dƣới tác dụng của Ďiện từ trƣờng bên ngoài hấp thụ ánh
sáng. Khi quãng Ďƣờng tự do trung bình của Ďiện tử nhỏ hơn kích thƣớc, các dao
dộng sẽ bị dập tắt nhanh chóng bởi các sai hỏng mạng hay bởi chính các nút mạng
tinh thể trong kim loại. Nếu kích thƣớc của kim loại nhỏ hơn quãng Ďƣờng tự do
trung bình thì hiện tƣợng dập tắt không còn nữa, Ďiện tử sẽ dao dộng cộng hƣởng
với ánh sáng kích thích. Tính chất quang của hạt nano kim loại có Ďƣợc do sự dao
dộng tập thể của các Ďiện tử, dẫn Ďến quá trình tƣơng tác với bức xạ sóng Ďiện từ
(Hình 1.5). Khi dao dộng nhƣ vậy, các Ďiện tử sẽ phân bố lại trong hạt nano kim
loại, làm cho hạt nanokim loại bị phân cực Ďiện, tạo thành một lƣỡng cực Ďiện. Vì
vậy xuất hiện một tần số cộng hƣởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ hình dạng,
kích thƣớc của hạt nano bạc và môi trƣờng xung quanh. Ngoài ra, nồng Ďộ hạt nano
kim loại cũng ảnh hƣởng Ďến tính chất quang. Nếu nồng Ďộ loãng thì có thể coi nhƣ
gần Ďúng hạt tự do, nếu nồng Ďộ cao thì phải tính Ďến ảnh hƣởng của quá trình
tƣơng tác giữa các hạt.
10

Hình 1.5. Sự dao động plasmon của các hạt hình cầu dưới tác động của điện
trường ánh sáng [10]
c) Tính chất điện [9, 11]
Do có mật Ďộ Ďiện tử tự do cao và Ďiện trở rất nhỏ nên bạc và Ďồng kim loại
có khả năng dẫn Ďiện tốt. Ðối với vật liệu khối, các lý luận về Ďộ dẫn dựa trên cấu
trúc vùng năng lƣợng của chất rắn. Ðiện trở của kim loại Ďến từ sự tán xạ của Ďiện
tử lên các sai hỏng trong mạng tinh thể và tán xạ với dao Ďộng nhiệt của nút mạng
(phonon). Các Ďiện tử chuyển Ďộng trong kim loại (dòng Ďiện I) duới tác dụng của
Ďiện truờng (U) có liên hệ với nhau thông qua Ďịnh luật Ohm: U = IR, trong Ďó R là
Ďiện trở của kim loại. Ðịnh luật Ohm cho thấy quan hệ I - U là một Ďuờng tuyến
tính. Khi kích thƣớc của vật liệu giảm dần, hiệu ứng giam cầm Ďiện tử làm rời rạc
hóa cấu trúc vùng năng lƣợng. Hệ quả của quá trình lƣợng tử hóa này Ďối với hạt
nano kim loại là tƣơng quan I - U không còn tuyến tính nữa, mà xuất hiện một hiệu
ứng gọi là hiệu ứng chắn Coulomb (Coulomb blockade), làm cho Ďuờng I - U bị
nhảy bậc với giá trị mỗi bậc sai khác nhau một lƣợng e/2C cho U và e/RC cho I, với
e là Ďiện tích của Ďiện tử, C và R là Ďiện dung và Ďiện trở khoảng nối hạt nano kim
loại với Ďiện cực.
1.1.3.2. Tổng hợp vật liệu nano bạc bằng phương pháp khử hóa học
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau Ďƣợc ứng dụng Ďể Ďiều chế vật liệu nano
bạc nhƣ ăn mòn laze, khử hóa học, khử vật lý, khử sinh học, Ďiện hóa, nhiệt vi sóng
… mỗi phƣơng pháp Ďều có những ƣu Ďiểm và nhƣợc Ďiểm nhất Ďịnh. Tùy vào mục
Ďích sử dụng mà lựa chọn phƣơng pháp Ďiều chế nano bạc khác nhau. Trong luận án
11

này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp khử hóa học với tác nhân khử là NABH 4 Ďể
tổng hợp vật liệu nano bạc do phƣơng pháp khử hóa học là một trong những
phƣơng pháp dễ thực hiện, không Ďòi hỏi thiết bị phức tạp, tiết kiệm kinh tế… nên
hiện nay phƣơng pháp này thƣờng Ďƣợc sử dụng nhiều Ďể Ďiều chế nano bạc. Đối
với phƣơng pháp khử hóa học thì vật liệu nano bạc chủ yếu Ďƣợc Ďiều chế từ các
phản ứng khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc thành Ag0 nhờ các tác nhân khử.
Trong phƣơng pháp khử hóa học, tỉ lệ chất khử và nồng Ďộ ion bạc, pH của
dung dịch, nồng Ďộ polyme cũng ảnh hƣởng Ďến hiệu suất và kích thƣớc hạt bạc.
Tác nhân khử và nồng Ďộ Ag+ là yếu tố có tính chất quyết Ďịnh kích thƣớc, hình
dáng hạt tạo thành [3, 5]. Theo kết quả nghiên cứu năm 2009, Tolaymat và cs. Ďƣa
ra các loại tác nhân khử Ďƣợc sử dụng là: NaBH4, citrat, các amine, axit ascorbic,
andehit, các loại Ďƣờng… và các tác nhân bền hóa thƣờng Ďƣợc dùng hiện nay nhƣ:
chitosan, citrat, PVP, PVA, CTAB, các loại Ďƣờng [12].
Nồng Ďộ AgNO3 ảnh hƣởng Ďáng kể Ďến kích thƣớc hạt. Các nghiên cứu cho
thấy, nếu tăng nồng Ďộ AgNO3 thì tốc Ďộ hình thành hạt nano bạc cũng nhanh hơn
do có một lƣợng lớn hạt nano Ďƣợc hình thành trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên,
khi nồng Ďộ AgNO3 tăng, các hạt nano bạc Ďƣợc hình thành sau Ďó sẽ va chạm với
nhau thƣờng xuyên hơn (do mật Ďộ lớn) và kết quả là chúng sẽ bị kết tụ lại với nhau
[5, 13].
Độ pH ảnh hƣởng trực tiếp tới cấu trúc và sự bền vững cũng nhƣ màu sắc của
hạt. Khi pH cao hoặc thấp chúng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình phản ứng và ảnh
hƣởng tới lớp polyme bao phủ làm thay Ďổi tính chất chất của keo nano bạc và kích
thƣớc hạt của chúng. Khi pH quá lớn sẽ xảy ra quá trình tạo thành Ag2O nên khó
khống chế phản ứng, Ďặc biệt khi pH cao, ion OH- làm mỏng lớp Ďiện kép bao ngoài
hạt nano làm các hạt nano dễ tập hợp lại tạo thành các hạt có kích thƣớc lớn [5, 13].
Nồng Ďộ chất bao bọc bề mặt polyme cũng ảnh hƣởng trực tiếp tới kích
thƣớc và tính chất keo nano bạc. Nếu nồng Ďộ polyme quá lớn, các hạt nano bạc sẽ
phân tán không Ďều, bị kết Ďám và kết tủa. Nếu nồng Ďộ polyme thấp, chúng sẽ
không bao phủ Ďƣợc hết lƣợng nano bạc vì vậy các hạt nano bạc sẽ kết tụ lại. Cơ
chế làm bền của một số chất ổn Ďịnh nhƣ sau [14-17]:
Đối với sodium citrate (C6H5O7Na3), trong quá trình khử, bề mặt của hạt nano
bạc hấp thụ các ion Ag+ tạo ra lớp ion dƣơng trên bề mặt. Tiếp Ďó các ion âm citrate
12

có nhiệm vụ bám xung quanh các hạt nano bằng lực hút tĩnh Ďiện ngăn không cho
chúng kết hợp lại với nhau. Nhờ vậy mà bề mặt của hạt nano bạc có một lớp keo
citrate giúp chúng lơ lửng và phân tán Ďều trong dung dịch. Citrate trong quá trình
này vừa Ďóng vai trò làm tác nhân khử ion Ag+ Ďể tạo thành hạt nano bạc, vừa Ďóng
vai trò làm chất ổn Ďịnh cho hạt nano bạc.
Đối với chất ổn Ďịnh là chitosan: chitosan có công thức tổng quát là
C12H24N2O9, là một polysacarit mạch thẳng Ďƣợc cấu tạo từ các D-glucosamine (Ďã
deaxetyl hóa) liên kết tại vị trí β-(1-4). Phân tử chitosan và axit citric có các nhóm
phân cực –OH và –NH2 có ái lực mạnh với ion Ag+ và các phân tử Ag kim loại.
Trong quá trình phản ứng, do các chất ổn Ďịnh Ďã liên kết với bề mặt hạt nano nên
các hạt nano không thể lớn lên một cách tự do. Hơn nữa, các hạt nano khi vừa hình
thành Ďã Ďƣợc ngăn cách với nhau bởi lớp vỏ polyme lớn và không thể tích tụ, kết
hợp Ďƣợc với nhau. Điều này Ďã khống chế cả quá trình lớn lên và tập hợp của các
hạt, do Ďó có thể tạo ra các hạt nano có kích thƣớc hạt nhỏ và Ďồng Ďều.
Kết quả nghiên cứu của Badr và cs. (2009) chỉ ra rằng, các hạt bạc hấp thụ
mạnh lên bề mặt của PVP, chuỗi polyvinyl pyrolidon tạo ra hiệu ứng không gian,
ngăn cản sự kết hợp giữa các hạt [18]. Cơ chế ổn Ďịnh hạt bạc của PVP gồm các giai
Ďoạn (Hình 1.6):
+ Đầu tiên, PVP chuyển một cặp electron từ nguyên tử oxi và nitơ trên mạch
sang các orbital s và p, các ion bạc tạo nên liên kết phối trí với ion bạc.
+ PVP thúc Ďẩy sự hình thành nhân của kim loại bạc do phức ion Ag + - PVP
dễ bị khử hơn so với ion Ag+ tự do trong dung dịch vì ion Ag+ nhận Ďiện tử từ PVP.
+ Chuỗi PVP ngăn cản sự kết tụ của các hạt bạc do hiệu ứng không gian.

Hình 1.6. Cơ chế ổn định hạt nano bạc của PVP [19]
13

PEG có công thức phân tử là (C4H10O3)m, là một polyme trơ, hòa tan trong
nƣớc, không gây Ďộc, Ďƣợc tạo ra bằng cách kết nối nhiều tiểu Ďơn vị ethylene oxide.
PEG hòa tan trong nƣớc, methanol, benzen, diclorometan và không hòa tan trong ete
diethyl và hexane. PEG Ďƣợc sử dụng nhƣ một chất khử cho việc chuẩn bị các hạt
kim loại ở nhiệt Ďộ cao (>170oC) và không hoạt Ďộng Ďể giảm lƣợng Ag+ ở 800C.
Nghiên cứu sâu hơn Ďã chứng minh rằng tỷ lệ giảm của Ag+ Ďể tạo thành hạt nano
bạc Ďƣợc tăng cƣờng Ďáng kể với sự gia tăng chiều dài chuỗi polymer của PEG. Kích
cỡ hạt nano phụ thuộc vào nhiệt Ďộ phản ứng, nồng Ďộ của tiền chất và sự gia tăng
nhiệt Ďộ ảnh hƣởng Ďến sự thay Ďổi của phạm vi kích thƣớc hạt từ 10-80 nm.
Ngoài ra, các hạt nano bạc còn Ďƣợc làm bền theo cơ chế làm bền của các
hạt keo. Khi ion Ag+ chƣa bị khử hoàn toàn, chúng Ďƣợc hấp phụ trên bề mặt hạt và
tạo thành các mixen gồm nhân bạc, một lớp chất bảo vệ và lớp Ďiện kép của Ag+ và
NO3-. Nhờ lớp Ďiện kép này mà các hạt bạc nano mang Ďiện tích cùng dấu Ďẩy nhau,
tránh hiện tƣợng keo tụ [14-17].
Ở Việt Nam, vật liệu nano bạc Ďã Ďƣợc nghiên cứu và Ďƣợc ứng dụng trong
một số lĩnh vực nhƣ: y tế, may mặc, Ďồ gia dụng… Nhi và cs. (2006) Ďã chế tạo
nano bạc bằng phƣơng pháp dung dịch nƣớc sử dụng NaBH4 làm chất khử và -
chitozan làm chất ổn Ďịnh; các hạt nano bạc thu Ďƣợc có kích thƣớc trung bình 20 -
50nm ứng dụng Ďể khử khuẩn [20]. Thanh và cs. (2008) Ďã cấy nano bạc lên vải
cotton bằng quá trình polyol kết hợp sóng siêu âm với mật Ďộ cấy Ďạt 760mg Ag
trên 1kg cotton và khảo sát sự phụ thuộc hoạt tính khử trùng của vải vào nồng Ďộ
bạc và thời gian tiếp xúc [21].
Do có nhiều Ďặc tính ƣu việt nên vật liệu nano bạc là một trong những vật
liệu Ďƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Tổng hợp vật liệu nano bạc
bằng phƣơng pháp khử hóa học là phƣơng pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi
ứng dụng vật liệu nano bạc trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trƣờng và các vấn Ďề
liên quan vẫn cần tiếp tục Ďƣợc nghiên cứu và triển khai.
1.1.3.3. Tổng hợp vật liệu nano đồng bằng phương pháp khử hóa học
Do vật liệu nano Ďồng không bền trong dung dịch và trong không khí nên khi
hạt nano Ďồng tiếp xúc với không khí, ngay lập tức hình thành một màng oxit bảo
vệ, Ďể tránh hiện tƣợng này môi trƣờng khí trơ nhƣ nitơ hay argon Ďã Ďƣợc sử dụng
trong tổng hợp vật liệu nano Ďồng. Một số trƣờng hợp còn sử dụng dung môi hữu cơ
14

Ďể tránh quá trình oxy hóa. Sự có mặt của lớp màng polymer bảo vệ hay sự có mặt
của một số chất hoạt Ďộng bề mặt là cần thiết cho quá trình tổng hợp hạt nano Ďồng.
Trong quá trình tổng hợp hạt nano Ďồng, sự phát triển và hình thái của hạt nano có
thể Ďƣợc Ďiều khiển bằng cách tối ƣu hóa Ďiều kiện phản ứng nhƣ nhiệt Ďộ của chất
phản ứng, nồng Ďộ tiền chất, chất khử, chất ổn Ďịnh và loại dung môi.
Cho Ďến nay, nano Ďồng Ďã Ďƣợc tổng hợp bằng nhiều phƣơng pháp khác
nhau nhƣ: vi nhũ tƣơng, siêu âm hóa học, Ďiện hóa hay polyol kết hợp vi sóng…
Nhìn chung, các phƣơng pháp tổng hợp Ďồng nano thƣờng Ďƣợc phân thành hai
phƣơng pháp chính là phƣơng pháp vật lý và hóa học. Tƣơng tự nhƣ vật liệu nano
bạc, trong luận án này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp khử hóa học Ďể tổng hợp vật
liệu nano Ďồng vì Ďây là phƣơng pháp phổ biến nhất hiện nay, dễ thực hiện, không
tốn kém về mặt kinh tế và thƣờng Ďƣợc dùng Ďể chế tạo vật liệu nano Ďồng. Vào năm
1857, Faraday lần Ďầu tiên công bố nghiên cứu tổng hợp và màu sắc của keo nano
vàng sử dụng phƣơng pháp khử hóa học [22]. Sự khử hóa học của muối Ďồng là dễ
nhất, Ďơn giản và thông dụng nhất Ďể Ďiều chế hạt nano Ďồng.
Phƣơng pháp khử hóa học Ďƣợc thực hiện dựa vào cơ chế của phản ứng khử
ion Cu2+ thành Cu0 trong môi trƣờng thích hợp. Các tác nhân khử Ďƣợc sử dụng
nhƣ: formaldehyde, hydrazine hydrat, potassium borohydride, sodium borohydride,
sodium formaldehyde sulfoxylate, axit ascorbic,... Phƣơng pháp này có ƣu Ďiểm là
dễ kiểm soát hình dạng và kích thƣớc hạt bằng cách thay Ďổi các thông số kỹ thuật
trong quá trình tổng hợp, các thiết bị sử dụng Ďơn giản và có thể tổng hợp vật liệu
với số lƣợng lớn [23, 24]. Những Ďiều kiện chuẩn của phản ứng Ďƣợc trình bày trong
Bảng 1.2 và một số phƣơng pháp Ďể tổng hợp hạt nano Ďồng bằng phƣơng pháp khử
hóa học trong dung dịch nƣớc Ďƣợc trình bày trong Bảng 1.3.
Bảng 1.2. Những điều kiện của phản ứng để điều chế hạt nano đồng [24]
Chất khử Chất ổn định Điều kiện phản ứng
NaBH4 PVP/PEG Khí quyển
Polyol PVP/PEG >1200C
Isopropyl alcohol PVP/PEG 70 -100 0C
Sugar PVP/PEG 70 -100 0C
Hydrazine PVP/PEG <700C
Ascorbic acid Ascorbic acid 800C
15

Bảng 1.3. Một số tiền chất để tổng hợp hạt nano đồng bằng phương pháp khử hóa
học [24]
Kích thước
TT Dung môi Tiền chất Cu2+ Chất khử Chất ổn định
hạt
1 Nƣớc CuSO4.5H2O NaBH4 SDS 2 – 10 nm
2 Nƣớc CuCl2.2H2O Hydrazine CATB 5 nm
Axit
3 EG CuSO4.5H2O PVP 40 100 nm
ascorbic
Axit
4 Nƣớc Cu(NO3)2 PVP 58 3 nm
ascorbic
5 EG CuSO4.5H2O NaH2PO4 PVP 40 45 nm
Axit Hypophosphate
6 EG CuSO4.5H2O 70 nm
ascorbic /axit Oleic/NH3
Toluen + Axit Lauric +
7 CuCl2.2H2O NaBH4 3 nm
Nƣớc TOAB
8 EG CuCl2.2H2O SFS PVP 50 nm
9 Nƣớc Cu(NO3)2 Hydrazine PAA, Na 20 – 100 nm
Axit
10 Nƣớc CuSO4.5H2O PEG >10 nm
ascorbic
11 Nƣớc CuSO4.5H2O NaBH4 PVP 30 nm
Axit
12 Nƣớc CuCl2.2H2O Axit ascorbic 2 nm
ascorbic

Ghi chú: SFS = sodium formaldehyde sulfoxylate; HDEHP = bis(ethylhexyl) hydrogen phosphate;
SDS = sodium dodecyl sulfate; Na(AOT) = sodium bis(2-ethylhexyl) sulfosuccinate; CTAB =
cetyltrimethylammonium bromide; PVP = polyvinyl pyrrolidone; TOAB = tetraoctyl ammonium
bromide; HMP = hexameta phosphate; Qr = Quercetin; PEG = polyethylene glycol.
Khác với các kim loại khác nhƣ Ag, TiO2, việc tổng hợp các hạt nano Ďồng
thƣờng khó thực hiện bằng phản ứng khử trực tiếp các muối Ďồng nhƣ Ďồng clorua
hay Ďồng sulfat trong dung dịch vì trong quá trình tổng hợp các hạt nano Ďồng dễ bị
chuyển thành oxit Ďồng do có nhiều oxi trong nƣớc [25-29]. Việc tổng hợp nano
Ďồng khi Ďó chỉ thực hiện Ďƣợc với sự có mặt các chất chứa nhóm chức có khả năng
tạo phức với ion Ďồng hay dung dịch các chất hoạt Ďộng bề mặt với vai trò nhƣ chất
bao bọc, bảo vệ bề mặt các hạt nano Ďồng hình thành. Năm 2016, Moghadaseh và
16

cs. (2016) Ďã tiến hành tổng hợp hạt nano Ďồng bằng phƣơng pháp khử hóa học với
chất khử là NaH2PO4. Kết quả nghiên cứu cho rằng, các chất hoạt Ďộng bề mặt ảnh
hƣởng Ďến kích thƣớc hạt, phân bố kích thƣớc, hình thái học và sự Ďồng nhất của
các hạt trong dung dịch do hàm lƣợng chất hoạt Ďộng anion và không ion Ďƣợc hấp
thụ trên các hạt [27]. Điều này ngăn ngừa và làm giảm xu hƣớng kết tụ thô của các
hạt, do Ďó tính Ďồng nhất về mặt kích thƣớc tăng lên và hạt nano Ďồng thu Ďƣợc có
dạng hình cầu có kích thƣớc từ 7-58 nm.
Tuy nhiên, các chất chất bảo vệ và chất ổn Ďịnh có thể làm giảm Ďáng kể quá
trình oxy hóa nhƣng không thể ngăn ngừa nó hoàn toàn do chuyển Ďộng phân tử.
Ghi nhận của Khan và cs. (2016) cho thấy khi sử dụng tinh bột làm chất bảo vệ, các
hạt nano Ďồng Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp khử hóa học ở nhiệt Ďộ thấp có
kích thƣớc trung bình là 25,19 nm và 28,73 nm và chỉ ra rằng tinh bột là một chất
bao bọc có hiệu quả trong quá trình tổng hợp các hạt nano có kích thƣớc nhỏ. Các
hạt nano Ďã ổn Ďịnh cũng có thể co cụm lại thay vì phân bố gần nhau. Tuy nhiên,
các hạt nano riêng lẻ sẽ Ďƣợc bao bọc bởi các chất ổn Ďịnh và có thể Ďƣợc phân tán
lại. Vì vậy, các chất ổn Ďịnh Ďóng một vai trò quan trọng trong việc xác Ďịnh sự
phân bố của kích thƣớc hạt và hạn chế sự phân cụm và kết tụ [30].
Khả năng hình thành các hạt nano Ďồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm
nồng Ďộ các ion kim loại, loại chất khử, pH và nhiệt Ďộ [30]. Thời gian cũng là một
yếu tố chính trong tổng hợp các hạt nano. Sự xuất hiện cùng một thời Ďiểm một
lƣợng hạt nhân lớn sẽ làm giảm kích thƣớc hạt nano do chúng cũng Ďồng thời phát
triển và sử dụng các ion kim loại [26].
Khan và cs. (2016) cũng cho thấy, khi tổng hợp nano Ďồng bằng phƣơng
pháp khử hóa học thì các hạt kim loại Ďƣợc tạo ra trong pha nƣớc, chúng không tự
nhiên ổn Ďịnh mà các nguyên tử kim loại có khuynh hƣớng kết tụ lại Ďể giảm tổng
năng lƣợng bề mặt. Sự kết tụ này, có thể là do lực hấp dẫn Van der Waals giữa các
tinh thể nên chúng Ďƣợc khống chế Ďể giới hạn kích thƣớc hạt cuối cùng ở quy mô
nanomet [26].
Ở Việt Nam hiện nay các công trình nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano Ďồng
trong xử lý nƣớc chƣa có nhiều công bố. Năm 2011, Phòng thí nghiệm công nghệ
nano, Đại học quốc gia Tp HCM Ďã sử dụng phƣơng pháp khử hóa học Ďể tổng hợp
vật liệu nano Ďồng với tiền chất là Ďồng sulfat, chất khử NaBH4. Kết quả nghiên cứu
17

Ďã thu Ďƣợc các hạt nano Ďồng có kích thƣớc trung bình khoảng 10 nm. Các tác giả
tiếp tục công trình nghiên cứu Ďến năm 2013 Ďã thử nghiệm thành công kết hợp hai
loại vật liệu nano bạc và Ďồng Ďể việc khử khuẩn trong công nghệ in phun mực in
với kích thƣớc hạt nano thu Ďƣợc trung bình lần lƣợt là 10 nm và 45 nm [31].
Nguyễn và cs. (2011) Ďã tổng hợp vật liệu nano Cu bằng phƣơng pháp khử Ďối với
Cu oxalate, CuCl2, CuSO4, sử dụng chất khử là ethylene glycole, diethylene
glycole, glycerin kết hợp hỗ trợ của vi sóng Ďể làm nguyên liệu chế tạo thuốc bảo vệ
thực vật [32]. Bui và cs. (2017) Ďã tổng hợp vật liệu nano Ďồng oxit trong zeolit A
với chất khử là hydrazine hydrat trong môi trƣờng bazơ. Kết quả thu Ďƣợc hạt nano
Ďồng oxit có kích thƣớc là 40 nm và có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Escherichia
coli, kết quả nghiên cứu có thể Ďƣợc sản xuất với quy mô lớn Ďể xử lý nƣớc và ứng
dụng nông nghiệp [33]. Cho Ďến nay, CuSO4 chủ yếu Ďƣợc sử dụng nhằm khử
khuẩn trong hồ bơi song việc sử dụng vật liệu nano Ďồng trong xử lý vi tảo vẫn
chƣa có công bố cụ thể nào.
Cùng với việc gia tăng không ngừng các vấn Ďề ô nhiễm môi trƣờng Ďang Ďe
dọa cuộc sống của con ngƣời và các sinh vật khác thì việc nghiên cứu chế tạo sản
phẩm mới có thể kháng khuẩn nhƣ nano bạc, Ďồng Ďể dần thay thế cho các phƣơng
pháp xử lý có hiệu quả không mong muốn Ďang là một hƣớng Ďi mới và cấp thiết.
1.1.4. Tổng quan về vật liệu nano sắt từ
1.1.4.1. Các tính chất đặc trưng của vật liệu nano sắt từ
Hạt nano sắt từ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học bởi tính phổ biến
trong thiên nhiên và tầm quan trọng trong cơ thể sống, là vật liệu chứa Fe có tính
chất từ bao gồm oxit sắt từ và các hợp chất sắt tồn tại ở các dạng perovkit, spinen.
Vật liệu nano oxit sắt từ tính thƣờng Ďƣợc ứng dụng trong y sinh học có thể
có sẵn trong tự nhiên nhƣng cũng có thể Ďƣợc tổng hợp trong phòng thí nghiệm
[34]. Oxit sắt hình thành do sự kết hợp các nguyên tử Fe với O, trong Ďó Fe có thể
tồn tại ở trạng thái oxi hóa +2 hoặc +3 [35]. Hầu hết các oxit sắt Ďều có cấu trúc,
trật tự và kích thƣớc tinh thể xác Ďịnh, tuy nhiên trong một số trƣờng hợp nó phụ
thuộc vào quá trình hình thành tinh thể. Các oxit sắt quan trọng bao gồm: hematit α-
Fe2O3, maghemit γ-Fe2O3 và magnetit Fe3O4.
Oxit sắt Fe3O4 có cấu trúc lập phƣơng tâm mặt và có tính chất siêu thuận từ,
Ďộ Ďộc thấp nên Ďƣợc dùng phổ biến trong các ứng dụng sinh y học. Đối với hạt sắt
18

từ Fe3O4, hình dạng của vòng từ trễ Ďƣợc xác Ďịnh một phần bởi kích thƣớc hạt
(Hình 1.5). Kích thƣớc hạt cũng ảnh hƣởng Ďến cấu trúc Ďômen của vật liệu và
từ Ďó ảnh hƣởng Ďến Ďƣờng cong từ hoá của vật liệu Ďó [36, 37]. Khi hạt có kích
thƣớc lớn nó có cấu trúc Ďa Ďômen. Nếu kích thƣớc hạt từ giảm Ďến một giới hạn
nhất Ďịnh thì sự hình thành các Ďômen không còn mạnh và không còn Ďƣợc ƣu
tiên nữa. H ạt từ sẽ tồn tại nhƣ những Ďơn Ďômen (single domain) và ở giới hạn
này giá trị của Hc (lực kháng từ) Ďạt cực Ďại, Ďƣờng cong từ hoá phình ra (Hình
1.5). Khi hạt từ Ďạt Ďến kích thƣớc rất nhỏ nó trở thành trạng thái siêu thuận
từ. Khi ấy, Ďƣờng cong từ hoá của hạt siêu thuận từ là một Ďƣờng thuận nghịch, có
từ dƣ Mr bằng không và giá trị của lực kháng từ Hc bằng không. Các hạt từ tính
trở thành siêu thuận từ và ở kích thƣớc nano tính chất từ rất khác biệt [37].

Hình 1.5. Đường cong từ hoá của vật liệu từ phụ thuộc vào kích thước [37]
1.1.4.2. Tổng hợp nano sắt bằng phương pháp đồng kết tủa [34]
Do tính dẫn nhiệt và dẫn Ďiện tốt hơn nên vật liệu Fe3O4 có ƣu thế hơn hẳn so
với các cấu hình khác của sắt trong các ứng dụng sinh học. Hơn nữa, phƣơng pháp
tổng hợp và quá trình tạo hạt nano Fe3O4 cũng dễ dàng Ďiều khiển hơn [38]. Có
nhiều phƣơng pháp tổng hợp vật liệu nano sắt từ Ďƣợc sử dụng trong các phòng thí
nghiệm trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới nhƣ: phƣơng pháp Ďồng kết tủa, phƣơng
pháp vi nhũ tƣơng, phƣơng pháp nhiệt phân, phƣơng pháp hóa siêu âm…. Trong Ďó,
Ďồng kết tủa là một phƣơng pháp Ďơn giản nhất do chi phí thấp và không Ďòi hỏi
nhiều thiết bị phức tạp. Khi Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp này, bề mặt hạt nano
Fe3O4 Ďƣợc bao phủ một lớp –OH, Ďây là một nhóm chức quan trọng trong việc tạo
liên kết với các chất hoạt hóa bề mặt cần thiết Ďể tổng hợp chất lỏng từ cho các ứng
dụng sinh học. Vì vậy trong luận án này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp Ďồng kết
tủa Ďể tổng hợp vật liệu nano sắt từ Fe3O4.
19

Trong phƣơng pháp kết tủa từ dung dịch, khi nồng Ďộ của chất Ďạt Ďến một
trạng thái bão hòa tới hạn, trong dung dịch sẽ xuất hiện Ďột ngột những mầm kết tụ.
Các mầm kết tụ Ďó sẽ phát triển thông qua quá trình khuyếch tán của vật chất từ
dung dịch lên bề mặt của các mầm cho Ďến khi mầm trở thành hạt nano. Để thu
Ďƣợc hạt có Ďộ Ďồng nhất cao, ngƣời ta cần phân tách hai giai Ďoạn hình thành mầm
và phát triển mầm. Trong quá trình phát triển mầm, cần hạn chế sự hình thành của
những mầm mới. Có nhiều phƣơng pháp kết tủa từ dung dịch nhƣ: Ďồng kết tủa,
nhũ tƣơng, polyol, phân ly nhiệt... Phƣơng pháp Ďồng kết tủa là một trong những
phƣơng pháp thƣờng Ďƣợc dùng Ďể tạo các hạt oxit sắt. Có hai cách Ďể tạo oxit sắt
bằng phƣơng pháp này Ďó là hydroxide sắt bị oxy hóa một phần bằng một chất oxy
hóa nào Ďó và già hóa hỗn hợp dung dịch có tỉ phần hợp thức Fe +2 và Fe+3 trong
dung môi nƣớc. Phƣơng pháp thứ nhất có thể thu Ďƣợc hạt nano có kích thƣớc từ 30
nm - 100 nm. Phƣơng pháp thứ hai có thể tạo hạt nano có kích thƣớc từ 2 nm - 15
nm. Bằng cách thay Ďổi pH và nồng Ďộ ion trong dung dịch mà ngƣời ta có thể có
Ďƣợc kích thƣớc hạt nhƣ mong muốn Ďồng thời làm thay Ďổi Ďiện tích bề mặt của
các hạt Ďã Ďƣợc hình thành.
Kết quả nghiên cứu của Massart và cs. (1981) cho thấy, khi tổng hợp hạt
nano Fe3O4 từ bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa dung dịch muối FeCl2 và FeCl3
trong môi trƣờng kiềm thu Ďƣợc các hạt nano có kích thƣớc 8 nm [39]. Đây cũng là
lần Ďầu tiên hạt nano sắt từ Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa. Tùy vào
từng Ďiều kiện phản ứng, kích thƣớc các hạt nano từ thu Ďƣợc có thể thay Ďổi từ 4,2
nm Ďến 16,6 nm. Bên cạnh Ďó, kích thƣớc hạt nano từ cũng bị ảnh hƣởng bởi lƣợng
chất hữu cơ (ion citrate). Khi tăng lƣợng ion citrate, các hạt nano bọc citrate giảm
từ 8 nm xuống 3 nm [39]. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả này cũng chỉ ra
rằng các yếu tố khác nhƣ: Ďộ pH, tỷ lệ Fe2+/Fe3+, môi trƣờng kiềm, tốc Ďộ khuấy
trộn của dung dịch hay tốc Ďộ nhỏ giọt… có ảnh hƣởng Ďến kích thƣớc và Ďộ phân
tán của hạt [40].
Tỷ lệ Fe2+/Fe3+ là yếu tố ảnh hƣởng lớn Ďến quá trình tổng hợp hạt nano sắt
từ. Khi tỷ lệ Fe2+/Fe3+ nhỏ sản phẩm tạo ra có dạng oxit sắt ngậm nƣớc, tỷ lệ
Fe2+/Fe3+ là 0,3 thì ngoài pha Fe3O4 còn tồn tại pha hydroxit của sắt, nếu tỷ lệ này là
0,5 thì vật liệu tạo thành tƣơng Ďối Ďồng nhất và chủ yếu tạo ra pha Ďơn Fe3O4 [41].
20

Nồng Ďộ ion hay lực ion của môi trƣờng kết tủa cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng nhiều Ďến quá trình tổng hợp hạt nano từ. Ghi nhận của Qiu và cs.
(2000) khi khảo sát ảnh hƣởng của lực ion lên sự hình thành pha Fe3O4 cho thấy,
khi bổ sung vào môi trƣờng kết tủa 1M muối NaCl kích thƣớc hạt nano từ thu Ďƣợc
là 1,5 nm và nhỏ hơn khi trong môi trƣờng không có muối. Điều này cho thấy khi
lực ion lớn cùng với pH của dung dịch kết tủa cao, mẫu hạt thu Ďƣợc có kích thƣớc
nhỏ nhƣng lại có phân bố rộng hơn [42].
Ở Việt Nam phƣơng pháp Ďồng kết tủa cũng Ďƣợc nhiều phòng thí nghiệm
tiến hành nghiên cứu, do phƣơng pháp này Ďơn giản và chi phí thấp. Năm 2008,
nhóm tác giả tại Trung tâm Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu Ďã sử dụng
phƣơng pháp Ďồng kết tủa Ďể chế tạo hệ hạt nano Fe3O4 có kích thƣớc dƣới 15 nm
và khảo sát Ďặc tính siêu thuận từ của mẫu hạt nano nhằm cải thiện chất lƣợng âm
thanh của loa Ďiện Ďộng công suất lớn. Nghiên cứu trên hạt nano Fe3O4 từ tính của
nhóm tác giả tại Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam Ďã
tổng hợp Ďƣợc hạt nano Fe3O4 siêu thuận từ có dạng hình cầu Ďơn có Ďƣờng kính
hạt từ 10-15 nm, dùng Ďể Ďiều trị tăng thân nhiệt cho các bệnh nhân ung thƣ [44].
Hiện nay, phƣơng pháp Ďồng kết tủa vẫn tiếp tục là một trong những phƣơng
pháp Ďƣợc sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu chế tạo hạt nano Fe3O4. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu chi tiết các Ďiều kiện công nghệ ảnh hƣởng tới kích thƣớc
hạt cũng nhƣ việc tìm ra một quy trình công nghệ chế tạo các hạt nano Fe3O4 có
chất lƣợng tốt và kích thƣớc mong muốn vẫn cần Ďƣợc thực hiện và nghiên cứu.
1.2. Tổng quan về vi khuẩn lam và hiện tƣợng phú dƣỡng
1.2.1. Vi khuẩn lam
1.2.1.1. Khái niệm chung
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) hay “tảo lam” (Cyanophyceae) là một trong
những sinh vật xuất hiện Ďầu tiên trên trái Ďất cách Ďây khoảng 3,5 tỷ năm và tồn tại
cho Ďến ngày nay [45]. Vi khuẩn lam (VKL) là những cơ thể tiền nhân Ďa bào hay
Ďơn bào, tế bào của chúng chƣa có nhân Ďiển hình, không có màng nhân, các vật
liệu di truyền Ďƣợc tập trung trong chất nhân (nucleotide), chứa sắc tố diệp lục a
(chla) và tiến hành quá trình quang hợp liên quan Ďến hệ quang hóa I và II [46].
1.2.1.2. Hình dạng và kích thước
21

Hình dạng và kích thƣớc của VKL rất khác nhau, chúng tồn tại dƣới dạng
Ďơn bào, Ďa bào dạng sợi hoặc dính với nhau thành tập Ďoàn [45]:
- Dạng Ďơn bào: các tế bào thƣờng có dạng hình cầu hoặc elip, sống riêng rẽ.
- Dạng tập Ďoàn: Các tập Ďoàn có hình dạng khác nhau, thƣờng Ďƣợc bao bọc
bởi một lớp nhầy và thẩm thấu qua các lỗ trên màng ngăn giữa các tế bào.
- Dạng sợi Ďa bào: có cấu trúc sợi Ďơn Ďộc hoặc dính lại thành màng hay
váng nhờ chất nhầy hoặc tập hợp lại thành khối hình cầu hay bán cầu.
VKL là những sinh vật nhân sơ (prokaryotic), gram âm, thành tế bào mỏng,
Ďƣợc cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan, glycopeptides và mucopeptide. Vách tế bào
VKL khá dầy, gồm 4 lớp, bên ngoài thƣờng hóa nhầy, có khi tạo thành bao chuyên
hóa, bao xung quanh tế bào hoặc nhóm tế bào hay toàn bộ sợi và chủ yếu chứa hợp
chất murein - là một glucosaminoprotein.
1.2.1.3. Dinh dưỡng và sinh sản
VKL là nhóm sinh vật quang tự dƣỡng có khả năng quang hợp và Ďồng hóa
N2. Chúng sinh sản vô tính bằng cách phân Ďôi hoặc cắt khúc sợi tảo Ďể tạo ra một
cá thể mới. VKL giữ vai trò chính trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ là sinh vật sản
xuất sơ cấp thực hiện sự quang hợp, tạo ra chuỗi thức ăn dƣới nƣớc và trong chu
trình vật chất. Cố Ďịnh khí nitơ (N2) là một quá trình Ďồng hóa cơ bản của VKL, làm
cho chúng có nhu cầu dinh dƣỡng Ďơn giản nhất so với tất cả các cơ thể sống. Bằng
cách sử dụng enzyme nitrogenase, chúng chuyển Ďổi N2 trực tiếp thành ammonium
(NH4). Nếu thiếu nitrogen nhƣng lại Ďầy Ďủ các chất dinh dƣỡng cần thiết khác,
VKL cố Ďịnh N2 vẫn có thể sinh trƣởng bình thƣờng. Nhiều loài VKL có không bào
khí, Ďó là các thể nội bào dạng túi chứa khí giúp Ďiều khiển sự nổi của cơ thể.
Không bào khí giúp cho các loài thực vật nổi có thể Ďiều chỉnh và tối ƣu hóa vị trí
của chúng trong cột nƣớc [45].
1.2.1.4. Phân bố
VKL có phân bố rộng, chúng có trong nƣớc, Ďất, ở các nơi khô hạn, trên vỏ
cây, trên tảng Ďá, băng tuyết... Ďều thấy xuất hiện VKL. Sự phân bố của VKL còn
phụ thuộc vào các yếu tố thủy văn và khí hậu từng vùng nhƣ lƣu lƣợng dòng chảy,
tốc Ďộ di chuyển, Ďặc trƣng nền Ďáy, vị trí Ďịa lý và khí hậu, dinh dƣỡng, pH.... pH
cao là một trong những yếu tố môi trƣờng quan trọng thúc Ďẩy sự phát triển mạnh
mẽ của VKL trong Ďất [45]. Do tế bào chứa không bào khí và có khả năng chuyển
22

hóa nitơ trong không khí thành amonium nên VKL có nhiều Ďặc Ďiểm thích ứng cao
với nhiều Ďiều kiện sống so với các loài tảo khác khi sống trong môi trƣờng nƣớc.
Khi gặp Ďiều kiện sống thuận lợi (dƣ thừa các chất dinh dƣỡng mà chủ yếu là N và
P) sẽ dẫn Ďến bùng phát VKL, gây ra hiện tƣợng nở hoa nƣớc. Đa số sự nở hoa của
VKL Ďi kèm với sự sản sinh, tiết ra Ďộc tố vào môi trƣờng nƣớc [47-52], gây nên
những tác Ďộng xấu lên môi trƣờng, tài nguyên thủy sản và nguy hiểm Ďối với Ďộng
vật sống gần các thủy vực, Ďặc biệt là con ngƣời.
1.2.2. Hiện tượng phú dưỡng
1.2.2.1. Hiện tượng phú dưỡng
Phú dƣỡng hóa (Eutrophication) là một thuật ngữ sinh thái Ďƣợc sử dụng Ďể
mô tả các quá trình làm giàu quá mức chất dinh dƣỡng vô cơ cùng với dinh dƣỡng
có nguồn gốc thực vật trong môi trƣờng nƣớc, thông thƣờng là muối nitrat và
photphat, gây ra sự phát triển bùng nổ các loài tảo Ďƣợc gọi là hiện tƣợng nở hoa
trong nƣớc [45]. Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dƣỡng Ďối với thực vật,
ở nồng Ďộ thích hợp chúng tạo Ďiều kiện cho thực vật thủy sinh, rong và tảo phát
triển. Amoni, photphat là các chất dinh dƣỡng thƣờng có mặt trong các nguồn nƣớc
tự nhiên, mặc dù không Ďộc hại Ďối với ngƣời, song khi có mặt trong nƣớc ở nồng
Ďộ tƣơng Ďối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng. Theo
một số tác giả, khi hàm lƣợng photphat trong nƣớc Ďạt Ďến mức 0,01 mg/L (tính
theo P) và tỷ lệ P:N:C vƣợt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng nguồn
nƣớc [47-52].
Hiện tƣợng phú dƣỡng thƣờng xảy ra với các hồ hoặc các vùng nƣớc ít lƣu
thông trao Ďổi. Nguyên nhân xuất hiện phú dƣỡng tại các thuỷ vực nội Ďịa có thể do
tác Ďộng của các yếu tố tự nhiên (hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi...) hoặc do các hoạt
Ďộng của con ngƣời (sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, quá trình Ďô
thị hoá) và Ďang là mối quan tâm bức thiết trong công tác quản lý môi trƣờng nƣớc
tại nhiều nƣớc trên thế giới, Ďặc biệt là tại các nƣớc Ďang phát triển. Để mô tả trạng
thái phú dƣỡng hoặc phì dƣỡng của một thủy vực các nhà khoa học sử dụng thêm
nhiều thông số lý - hóa (chất rắn lơ lửng, nồng Ďộ N và tỉ lệ N/P [53], Ďộ dẫn Ďiện,
DO ở lớp nƣớc sát Ďáy và lớp nƣớc mặt…), thông số sinh học (sinh khối tảo và
VKL, Ďộng vật phù du, cá, Ďa dạng khu hệ Ďộng vật Ďáy…). Dƣới Ďây là các thông
số chính phản ánh mức dinh dƣỡng của một thủy vực theo OECD (Bảng 1.4).
23

Bảng 1.4. Giá trị biên để phân loại dinh dưỡng thủy vực theo OECD [53]
Độ trong của
Tổng P Chla trung
nƣớc (m) theo
STT Mức dinh dƣỡng (μg/L) bình (μg/L)
Ďĩa Secchi
Rất nghèo dinh
1 <4,0 <1,0 >12,0
dƣỡng
2 Nghèo dinh dƣỡng <10,0 <2,5 >6,0
3 Trung dƣỡng 10-35 2,5-8 6-3
4 Phú dƣỡng 35-100 8-25 3-1,5
5 Phì dƣỡng >100 >25 <1,5

1.2.2.2. Phân loại hiện tượng phú dưỡng


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng, ngƣời ta chia
thành hai loại: (i) Phú dưỡng tự nhiên là quá trình phú dƣỡng diễn ra dƣới tác Ďộng
của các yếu tố tự nhiên, phụ thuộc vào Ďịa chất (hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi,…) và
các Ďặc tính tự nhiên của lƣu vực (chế Ďộ khí hậu - thủy văn, lƣu lƣợng nƣớc,…).
Quá trình phú dƣỡng tự nhiên thƣờng phát triển với tốc Ďộ chậm; (ii) Phú dưỡng
nhân tạo là quá trình phú dƣỡng diễn ra dƣới tác Ďộng của con ngƣời (nƣớc, rác thải
của quá trình phát triển, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, gia tăng dân số
và Ďô thị hoá...). Phú dƣỡng nhân tạo thƣờng diễn ra với tốc Ďộ rất nhanh. Hiện tƣợng
phú dƣỡng tại các thuỷ vực nội Ďịa dƣới tác Ďộng của các yếu tố tự nhiên hoặc do các
hoạt Ďộng của con ngƣời Ďang là mối quan tâm hàng Ďầu trong công tác quản lý môi
trƣờng nƣớc trên thế giới, Ďặc biệt là tại các nƣớc Ďang phát triển.
1.2.2.3. Nguyên nhân và nguồn gốc phú dưỡng
Hai nguyên tố nitơ và photpho, Ďặc biệt là các muối Ďa lƣợng của nitơ và
photpho, thƣờng là nguyên nhân chính gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng tại các thủy vực
nƣớc ngọt, dẫn Ďến tăng trƣởng quá mức của thủy sinh vật mà trong Ďó chủ yếu là
các loài VKL có khả năng gây Ďộc hại [46, 54]. Các nguyên tố này có mặt trong môi
trƣờng nƣớc hoặc là do nguồn ngoại lai, bao gồm nƣớc thải sinh hoạt Ďô thị, nƣớc
thải công nghiệp, nƣớc rửa trôi Ďất canh tác, khai thác khoáng sản trong lƣu vực và
nƣớc thoát sau mƣa… hoặc là do nguồn nội tại có sẵn trong thủy vực. Nguồn ô
nhiễm từ bên ngoài thƣờng cung cấp một lƣợng lớn N và P vào môi trƣờng nƣớc.
24

Sự gia tăng công nghiệp hoá - Ďô thị hoá nhanh chóng Ďã làm tăng Ďáng kể
nguồn nƣớc thải từ các khu Ďô thị, nguồn nƣớc thải này góp phần Ďáng kể lƣợng các
chất dinh dƣỡng (chủ yếu là N và P) vào hệ thống nguồn tiếp nhận. Quá trình này
Ďóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lƣợng Ďời sống nhân dân nhƣng cũng
làm cho vấn Ďề ô nhiễm môi trƣờng trở lên nan giải hơn. Các khu - cụm công
nghiệp ra Ďời và hoạt Ďộng với công suất lớn nhƣng hầu hết Ďều không có hệ thống
xử lý nƣớc thải hoặc có thì vận hành không thƣờng xuyên, dẫn Ďến nƣớc thải không
qua xử lý thải thẳng ra sông hồ làm cho môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các nƣớc thải khác nhau gây ra mức Ďộ ô nhiễm khác nhau. Ví dụ nƣớc thải chăn
nuôi, nƣớc thải của các ngành sản xuất tinh bột, dong riềng; nƣớc thải trong ngành
sản xuất chất tẩy rửa… chứa nhiều chất dinh dƣỡng, Ďƣờng, N, P là những nguồn
cung cấp dinh dƣỡng dồi dào cho các thủy vực. Các nguồn thải nêu trên, góp phần
Ďáng kể làm tăng nguồn dinh dƣỡng hữu cơ trong nƣớc, thúc Ďẩy cho sự bùng phát
của hiện tƣợng phú dƣỡng [55].
Trong nông nghiệp, việc cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, việc mở rộng
những vùng chuyên canh, những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, gia tăng những
cánh Ďồng 50 triệu hay cánh Ďồng 50 ha cũng góp phần làm gia tăng một lƣợng lớn
các chất dinh dƣỡng và hóa chất bị rửa trôi vào môi trƣờng nƣớc do lƣợng phân bón
hóa học, thức ăn chăn nuôi và chất thải gia tăng. Trên thế giới, gia tăng hàm lƣợng
các chất dinh dƣỡng N và P trong môi trƣờng nƣớc mặt do mở rộng canh tác nông
nghiệp Ďã Ďƣợc nghiên cứu từ những năm 1970. Ở Mỹ, vào những năm Ďầu thập
niên 1980, Ďất trồng trọt, Ďồng cỏ và Ďất Ďồi Ďã góp phần chuyển tải 68% tổng P từ
nguồn thải phân tán tới môi trƣờng nƣớc mặt. Ở Châu Âu, khoảng 37-82% tổng nitơ
và 27-38% tổng photpho Ďƣợc chuyển tải vào môi trƣờng nƣớc mặt từ các hoạt
Ďộng nông nghiệp. Trong 270 dòng sông Ďƣợc quan trắc ở Đan Mạch, 94% tổng
nitơ và 52% tổng photpho có nguồn gốc từ nguồn thải phân tán mà chủ yếu từ các
hoạt Ďộng nông nghiệp [55]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các hoạt Ďộng của con ngƣời
có ảnh hƣởng lớn tới quá trình chuyển tải các chất dinh dƣỡng từ Ďất vào môi
trƣờng nƣớc mặt.
25

Hình 1.6. Hiện tượng phú dưỡng trong môi trường nước (nguồn:
http://upload.wikimedia.org)
Ngoài việc gia tăng hàm lƣợng các chất ding dinh dƣỡng có nguồn gốc nhân
tạo, N và P còn Ďƣợc bổ sung vào môi trƣờng từ tự nhiên nhất là N. Thông qua các
quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có chứa N (NO, N2O, N2O5,… viết tắt là
NOx) nhƣ mƣa, lắng Ďọng và cố Ďịnh Ďạm. Trong khí quyển, các oxit nitơ sẽ chuyển
hóa thành nitrat rồi theo nƣớc mƣa xuống Ďất. Nitrat nằm trên mặt Ďất theo nƣớc
mƣa chảy tràn hoặc Ďƣợc Ďổ vào cống thoát nƣớc, rồi xâm nhập vào nƣớc mặt và
nƣớc ngầm. Theo một số nghiên cứu Ďã công bố [49, 50, 57, 58], lƣợng lớn các chất
dinh dƣỡng Ďổ vào các hồ và hồ chứa là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên hiện
tƣợng phú dƣỡng hồ. Ví dụ, ô nhiễm dinh dƣỡng nghiêm trọng cùng với sự phát
triển tảo Ďộc, cá chết… Ďã diễn ra trong hồ Ardleigh, Anh [59]. Trong hồ Ardleigh,
nitơ có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn thải phân tán và photpho chủ yếu từ nguồn thải
Ďiểm. Kết quả khảo sát 19 con sông ở Indonesia chỉ ra nguyên nhân phú dƣỡng là
do hàm lƣợng chất dinh dƣỡng Ďã tăng gấp Ďôi so với quá khứ khi dân số ngày càng
gia tăng Ďã làm tăng lƣợng dinh dƣỡng (chủ yếu là nitơ và photpho) và nƣớc thải
vào các hệ thống sông, suối [60]. Hiện tƣợng phú dƣỡng Ďã trở thành vấn Ďề chất
lƣợng nƣớc phổ biến nhất ở Trung Quốc [61] do các hồ và hồ chứa Ďã và Ďang tiếp
nhận một lƣợng lớn các chất dinh dƣỡng từ nguồn cung cấp ngoại lai, trong Ďó hàm
lƣợng photpho là một yếu tố quan trọng [62, 63].
1.2.3. Nở hoa của VKL
Ngày nay, với tốc Ďộ công nghiệp hoá - Ďô thị hoá nhanh chóng kết hợp với
sự gia tăng dân số Ďã gây áp lực ngày càng nặng nề Ďến tài nguyên nƣớc và ô nhiễm
26

môi trƣờng nƣớc, trong Ďó ô nhiễm dinh dƣỡng hữu cơ (chủ yếu là N và P) vào các
thủy vực ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm dinh dƣỡng diễn ra chủ yếu tại các thuỷ vực
nhƣ sông, hồ, Ďầm nuôi trồng thuỷ sản… luôn Ďi kèm với hiện tƣợng nở hoa nƣớc
mà thực chất là sự phát triển mạnh mẽ của quần xã thực vật nổi trong Ďó chủ yếu là
các loài VKL gây ra [47]. Nở hoa của tảo là sự phát triển nhanh chóng của một số
loài tảo so với nhóm loài khác trong hệ sinh thái thủy vực và Ďây chính là nguyên
nhân làm giảm Ďa dạng sinh học, ảnh hƣởng xấu Ďến chất lƣợng nguồn nƣớc. Các
chất Ďộc do VKL tiết ra trở thành mối Ďe doạ cho các ngành công nghiệp nuôi trồng
- khai thác thuỷ hải sản, các hoạt Ďộng giải trí dƣới nƣớc, sức khoẻ con ngƣời và là
nguyên nhân gây chết Ďộng vật nuôi cũng nhƣ Ďộng vật hoang dã ở nhiều nơi trên
thế giới. Nguyên nhân ban Ďầu Ďƣợc xác Ďịnh là do mất cân bằng nguồn dinh dƣỡng
Ďầu vào của hệ sinh thái, từ Ďó Ďã tạo ra ƣu thế cạnh tranh của một loài so với các
loài sinh vật khác trong hệ sinh thái. Trong những năm gần Ďây, nở hoa của tảo gây
hại xảy ra ở cả môi trƣờng nƣớc mặn (còn gọi là thủy triều Ďỏ - red tide) và nƣớc
ngọt (nở hoa của VKL - water blooming) ngày càng gia tăng trên toàn cầu cả về tần
suất xuất hiện lẫn cƣờng Ďộ và thời gian [47-52].
Cho Ďến nay ngƣời ta Ďã phát hiện Ďƣợc khoảng 100 loài VKL Ďộc nƣớc ngọt
thuộc 40 chi trong Ďó các chi Microcystis, Anabaena, Aphanizomenon, Oscillatoria,
Nostoc, Cylindrospermopsis là những chi gặp thƣờng xuyên trong thành phần nƣớc
nở hoa [64]. Trong số VKL gây Ďộc cho con ngƣời, Ďộng vật và các thuỷ sinh vật
khác thì chi VKL Microcystis Ďƣợc xem là thƣờng gặp nhất. Đây là một trong
những chi VKL Ďáng kể hình thành hiện tƣợng nở hoa của nƣớc. Chi Microcystis có
dạng tập Ďoàn bao gồm hàng nghìn tế bào riêng lẻ cỡ từ 2- 6 µm và mỗi tế bào Ďều
chứa một không bào khí. Chính sự tập hợp của hàng nghìn không bào khí Ďịnh vị
trong các tế bào này giúp chúng nổi trên mặt nƣớc và thu nhận Ďƣợc nguồn ánh
sáng mặt trời, thông qua quá trình quang hợp tổng hợp sắc tố diệp lục tạo nên váng
xanh trên mặt nƣớc [64].
Trong các thủy vực nƣớc ngọt, VKL là nhóm thƣờng sản sinh ra Ďộc tố.
Chúng không chỉ gây Ďộc cho các sinh vật sống trong nƣớc nhƣ cá, giáp xác, Ďộng
vật thân mềm, Ďộng vật có vú ở biển (nhƣ cá voi, sƣ tử biển)… mà còn gây Ďộc cho
một số loài chim và con ngƣời khi tiếp xúc, khi ăn phải thủy sản hoặc uống phải
nguồn nƣớc bị nhiễm Ďộc [51, 52]. Ngoài việc tạo ra các Ďộc tố, chúng còn làm ảnh
27

hƣởng Ďến chất lƣợng nguồn nƣớc, làm cho nƣớc chuyển màu, có mùi tanh khó chịu,
giảm hàm lƣợng oxy Ďột ngột do phân hủy một lƣợng sinh khối lớn. Nếu tảo không
Ďộc khi nở hoa cũng làm ảnh hƣởng Ďến chất lƣợng nƣớc khi lƣợng sinh khối lớn của
chúng bị chết và phân hủy. Nhìn chung, hiện tƣợng nở hoa của tảo, Ďặc biệt là tảo Ďộc
gây hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hƣởng Ďến Ďa dạng sinh học, gây thiệt hại cho ngành
khai thác, nuôi trồng thủy sản, ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp Ďối với con ngƣời.
Độc tố VKL là nhóm Ďộc tố tự nhiên, rất Ďa dạng về cấu trúc hóa học và Ďộc
tính. Cho Ďến nay, Ďộc tố VKL Ďƣợc xếp thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo
quan Ďiểm và lĩnh vực nghiên cứu. Dựa trên cơ chế gây Ďộc, các Ďộc tố VKL Ďƣợc
chia thành 5 nhóm chính: Ďộc tố về thần kinh (anatoxin-a, anatoxin-a(s),
homoanatoxin-a, PSP), Ďộc tố về gan (microcystins, nodularin), Ďộc tố tế bào
(cylindrospermopsin), Ďộc tố gây dị ứng (lyngbyatoxin-a, aplysiatoxins) và nội Ďộc
tố. Dựa trên cấu trúc hoá học Ďộc tố VKL có thể Ďƣợc chia thành 3 nhóm chính: các
peptides mạch vòng, các alkaloids và lipopolysaccharides [64, 65].
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc dẫn Ďến nở hoa của VKL ngày càng
gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu do các nguồn thải chƣa qua
xử lý thải thẳng ra môi trƣờng (bao gồm cả nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản...). Nguồn nƣớc tiếp nhận (chủ yếu là nƣớc mặt)
giàu dinh dƣỡng, dƣ thừa photpho và nitơ thƣờng dẫn Ďến hiện tƣợng phú dƣỡng và
làm mất cân bằng sinh thái ở các thủy vực. Nguồn thải từ các Ďô thị (công nghiệp,
sinh hoạt) Ďã góp một lƣợng Ďáng kể các chất dinh dƣỡng Ďổ vào hệ thống các sông
hồ. Nƣớc thải công nghiệp ở các ngành sản xuất khác nhau với thể tích nƣớc thải và
mức Ďộ xử lý nƣớc thải khác nhau là nguồn gia tăng dinh dƣỡng cho các thủy vực.
Tại các Ďô thị, bột giặt chứa photpho từ nƣớc thải sinh hoạt là một trong số những
nguồn photpho rất quan trọng Ďổ vào các thủy vực. Theo Zaimes và Schultz (2002),
lƣợng các chất dinh dƣỡng Ďổ vào các các thủy vực nƣớc mặt có nguồn gốc từ nông
nghiệp thƣờng lớn hơn [58].
Việc khảo sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và Ďiều tra, nghiên cứu nguyên
nhân xuất hiện “nở hoa nƣớc” của VKL trong các thủy vực nội Ďịa Việt Nam Ďã
Ďƣợc tiến hành trong những năm gần Ďây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tƣợng
nở hoa của VKL xảy ra tại hầu hết các thủy vực nƣớc ngọt với cƣờng Ďộ phụ thuộc
vào mức dinh dƣỡng của các thủy vực Ďó. Tại các hồ nhƣ hồ Ba Bể, hồ Tây, hồ
28

Hoàn Kiếm, hồ Thác Mơ, hồ chứa Dầu Tiếng, hồ chứa Cấm Sơn, hồ chứa Núi
Cốc… [66-70] Ďều quan sát thấy sự hiện diện của VKL, chủ yếu là các loài thuộc
chi Microcystis. Các Ďiều kiện môi trƣờng nhƣ: chất dinh dƣỡng, ánh sáng và nhiệt
Ďộ thích hợp Ďã tạo Ďiều kiện Ďể thực vật phù du, trong Ďó có VKL phát triển mạnh
ở những thủy vực này. Kết quả phân tích lƣợng COD và BOD trong các thủy vực
này là khá cao. Lƣợng tổng nitơ (T-N) trong các hồ và hồ chứa lớn dao Ďộng từ
0,994 mg/L (hồ Ba Bể) Ďến 16,47 mg/L (hồ Tây). Hàm lƣợng tổng photpho (T-P)
dao Ďộng từ 0,038 mg.L-1 (hồ chứa Dầu Tiếng) Ďến 2,19 mg/L (hồ chứa Cấm Sơn).
Thậm chí hồ Ba Bể - hồ tự nhiên Ďƣợc coi là "sạch" nhất ở miền Bắc Việt Nam
cũng Ďang ở trong tình trạng phú dƣỡng với lƣợng T-P và T-N là 0,072 mg/L và
0,194 mg/L, tƣơng ứng [71]. Điều này cho thấy hầu hết các thủy vực trên Ďều ở tình
trạng phú dƣỡng.
Nhìn chung, hiện tƣợng nở hoa của tảo, Ďặc biệt là tảo Ďộc gây hại Ďã Ďƣợc
con ngƣời nhận biết từ khoảng thế kỷ thứ 12 [47]. Theo kết quả nghiên cứu của
ILEC/Viện nghiên cứu hồ Biwa cho thấy tại khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng có
tới 54% hồ hoặc hồ chứa bị phú dƣỡng. Tỷ lệ này tại châu Âu, châu Phi, Bắc và
Nam Mỹ là 53, 28, 48 và 41 %, tƣơng ứng [72]. VKL và Ďộc tố của chúng là những
thành phần tất yếu trong tự nhiên. Tuy nhiên, con ngƣời Ďã và Ďang có những tác
Ďộng xấu vào môi trƣờng tự nhiên nói chung và thủy vực nói riêng, làm cho sự
bùng phát hay nở hoa của VKL ngày càng thƣờng xuyên hơn với mức Ďộ nghiêm
trọng hơn. Điều Ďáng lo ngại là Ďộc tố VKL có rất nhiều tác Ďộng tiêu cực Ďến hệ
sinh thái, sinh vật, kể cả con ngƣời. Cho Ďến nay, Ďã có rất nhiều sự cố xấu gây ra
do nở hoa và Ďộc tố vi khuẩn lam trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Ďã Ďƣa
ra chỉ tiêu Ďộc tố VKL vào trong quy Ďịnh của nƣớc uống với hàm lƣợng
microcystin, một loại Ďộc tố VKL phổ biến nhất, với quy Ďịnh rất nghiêm ngặt.
Theo Ďó, hàm lƣợng Ďộc tố microcystin trong nƣớc uống phải dƣới 1 µg/L ngang
bằng với quy Ďịnh về hàm lƣợng thủy ngân trong nƣớc uống [73]. Các khảo sát tiến
hành tại các thủy vực nƣớc ngọt ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ các mẫu
VKL có Ďộc tính gây nở hoa nƣớc khá cao và dao Ďộng trong khoảng 50-90% [74].
1.3. Các biện pháp xử lý tảo gây nở hoa và tảo độc trên thế giới và Việt Nam
Nở hoa của VKL gây hại và Ďộc tính của nó là một trong những mối quan
ngại liên quan Ďến chất lƣợng môi trƣờng và cân bằng sinh thái, thƣờng gây nên
29

những tác Ďộng xấu cho môi trƣờng, thủy sinh vật và con ngƣời. Vì vậy, việc quản
lý, ngăn ngừa và chống nở hoa của VKL Ďƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng
xuyên và Ďồng bộ [75].
Việc giám sát nở hoa của VKL và Ďộc tố của chúng tại các thuỷ vực nƣớc
ngọt dùng làm nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho cộng Ďồng dân cƣ Ďã Ďƣợc thực
hiện chặt chẽ từ nhiều thập kỷ nay tại các nƣớc phát triển. Để giảm thiểu tác Ďộng
gây hại của nở hoa VKL và Ďộc tố của chúng, những giải pháp xử lý tức thì thƣờng
Ďƣợc sử dụng khi thủy vực Ďã bị ô nhiễm nặng (xuất hiện hiện tƣợng nở hoa nƣớc).
Khi Ďó, các chất diệt tảo thƣờng Ďƣợc sử dụng nhƣ hóa chất (CuSO4) Ďể diệt tảo kết
hợp với những phƣơng pháp cơ học (hớt váng, che mái…). Tuy nhiên, những
phƣơng pháp này khá tốn kém, thiếu ổn Ďịnh, liều lƣợng sử dụng khá cao và hầu hết
ít có khả năng phân hủy sinh học có thể dẫn Ďến các ảnh hƣởng tới môi trƣờng hệ
sinh thái, khó tiến hành triệt Ďể, Ďặc biệt là trong những thủy vực lớn. Do VKL là
nhóm gây nở hoa chủ yếu ở các thủy vực nƣớc ngọt và Microcystis là chi chiếm ƣu
thế trong quần xã VKL nên vấn Ďề kiểm soát sự phát triển bùng phát của VKL nói
chung và chi Microcystis nói riêng tại những thủy vực nƣớc ngọt là hết sức cần
thiết. Do Ďó, một phƣơng pháp có hiệu quả lâu dài và không gây ô nhiễm môi
trƣờng vẫn là ƣu tiên hàng Ďầu trong các nghiên cứu của các nhà khoa học. Các
phƣơng pháp phổ biến hay sử dụng Ďƣợc trình bày dƣới Ďây:
1.3.1. Các biện pháp xử lý cơ học, vật lý
Biện pháp này Ďƣợc sử dụng trong Ďiều kiện nở hoa của VKL tạo thành váng
dày trên bề mặt nƣớc, sinh khối của VKL có thể Ďƣợc vớt bằng thuyền và váng tập
trung trên bề mặt Ďƣợc bơm vào thuyền. Phƣơng pháp keo tụ và kết tủa sinh khối
VKL ở Ďáy hồ thƣờng là lựa chọn tốt hơn so với loại bỏ sinh khối bằng phƣơng
pháp cơ học. Thông thƣờng, keo tụ và kết tủa sinh khối là các phƣơng pháp hiệu
quả nhằm loại bỏ các tế bào VKL [76, 77]. Một lợi thế nhỏ của việc loại bỏ sinh
khối bằng biện pháp cơ học là có thể loại bỏ một phần dinh dƣỡng có trong sinh
khối [78-80].
Ngoài ra, phƣơng pháp lọc nƣớc sử dụng các loại màng lọc khác nhau (Lọc
thẩm thấu (RO), siêu lọc (UF)… cũng Ďƣợc sử dụng [77]. Tuy nhiên, chỉ một phần
nhỏ quần thể VKL Ďƣợc loại bỏ bằng cơ học vì sự hiện diện của VKL có trong toàn
bộ cột nƣớc và bùn. Hơn nữa, phƣơng pháp màng lọc khá tốn kém vì sau khi một
30

thời gian ngắn sử dụng, các màng lọc phải thay thế do sinh khối của tảo bám trên bề
mặt màng lọc gây khó khăn cho quá trình lọc tiếp theo. Sử dụng siêu âm Ďể diệt tảo
cũng là một biện pháp hiệu quả Ďƣợc áp dụng ở một số nƣớc [75, 81, 82]. Các loài
VKL gây nở hoa chủ yếu là các loài chứa không bào khí nhƣ Microcystis,
Anabaena, Planktothrix, Aphanizomenon và Woronichinia. Nhờ có không bào khí
mà chúng Ďiều chỉnh vị trí trong cột nƣớc và thuận lợi hơn trong cạnh tranh so với
các nhóm thực vật nổi khác. Nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng siêu âm làm ức chế
sinh trƣởng của VKL do các không bào khí bị vỡ do hiệu ứng của siêu âm gây phá
hủy thành tế bào, ức chế sự phân chia tế bào, gián Ďoạn hoạt Ďộng quang hợp [83].
Mức Ďộ ức chế sinh trƣởng tảo tùy thuộc vào tần số, thời gian sử dụng sóng siêu
âm. Theo Lee và cs. (2001), sử dụng sóng siêu âm (3 giây, 120W, 28 kHz) làm phá
vỡ các không bào khí và dẫn Ďến các tế bào chìm xuống Ďáy hồ [84]. Ngoài ra, so
với sử dụng các hóa chất diệt tảo, sử dụng siêu âm có lợi thế không làm giải phóng
Ďộc tố microcystin ra khỏi tế bào. Siêu âm là phƣơng pháp tiềm năng trong kiểm
soát hiệu quả sự nở hoa của VKL, tuy nhiên các thông tin về ảnh hƣởng của siêu âm
lên hệ sinh thái thủy sinh còn hạn chế.
1.3.2. Các biện pháp xử lý hóa học
Biện pháp hóa học là những biện pháp xử lý tức thì, Ďƣợc sử dụng khi thủy
vực Ďã bị ô nhiễm nặng (tức là khi Ďã xuất hiện hiện tƣợng nở hoa nƣớc) do những
biện pháp này có hiệu quả cao và có thể nhanh chóng loại bỏ tảo gây nở hoa. Tuy
nhiên, một số hóa chất diệt tảo nhƣ CuSO4 và thuốc diệt cỏ có thể gây ô nhiễm thứ
cấp môi trƣờng nƣớc, tạo ra các lớp trầm tích Ďáy chứa chất Ďộc [85]. Hơn nữa, các
hóa chất diệt tảo hầu hết không có khả năng tiêu diệt Ďặc hiệu, chúng còn có khả
năng gây Ďộc hoặc thậm chí gây chết Ďến các loài có lợi khác [86, 87].
a) Các hóa chất vô cơ và hữu cơ
Khi sử dụng các phƣơng pháp hóa học ngƣời ta thƣờng dùng các chất diệt tảo
nhƣ Ďồng sunphat (CuSO4), hydrogen peroxit (H2O2), các chất kết bông sét và kết
hợp với những phƣơng pháp cơ học nhƣ hớt váng, che mái… Ďể diệt tảo [78, 83].
Việc sử dụng hoá chất (ví dụ CuSO4) có hiệu quả trong việc kiểm soát nở
hoa trong thời gian ngắn, loại bỏ nhanh chóng sinh khối tảo. Tuy nhiên, các hóa
chất này có thể gây hại Ďến những sinh vật khác trong thuỷ vực, nhất là khu vực
nuôi trồng thuỷ sản. Chẳng hạn, sử dụng Ďồng sunphate diệt tảo có hƣởng Ďến hầu
31

hết các loài thực vật phù du trong toàn thuỷ vực. Các loài tảo hữu ích chẳng hạn nhƣ
Chlorella, một loài tảo lục Ďơn bào chứa 45% protein, 20% chất béo và 20% cacbon
hydrate, có thể cung cấp dinh dƣỡng cho các loài Ďộng vật trong thuỷ vực sẽ bị tiêu
diệt khi sử dụng các biện pháp không có tính chọn lọc trên.
Tuy nhiên, ngoài tác dụng diệt tảo hóa chất chứa Ďồng còn gây những tác
Ďộng Ďáng kể Ďến khu hệ sinh vật trong hệ sinh thái thủy vực. Đồng gây kìm hãm
quá trình quang hợp, trao Ďổi photpho và cố Ďịnh nitơ ở tảo và VKL [88]. Mặc dù
VKL có thể bị kiểm soát ở nồng Ďộ thấp hơn 5-10 µg Cu/L, song khi áp dụng trong
thủy vực nồng Ďộ sử dụng thƣờng cao hơn (1mg/L). Trong trƣờng hợp sinh khối
VKL lớn, có pH cao thì sử dụng tới 30-300 mg Cu/L cũng không Ďạt hiệu quả mong
muốn trong việc diệt tảo [89]. Ngoài ra, Ďồng cũng tƣơng tác mạnh mẽ với các
thành phần khác trong nƣớc và tạo ra những hợp chất chứa Ďồng có tác Ďộng Ďộc
hại cho cá và các sinh vật khác.
Ngoài ra, thực nghiệm thực tế còn sử dụng một số hợp chất vô cơ khác trong
kiểm soát tảo và VKL nhƣ AgNO3 (nồng Ďộ 0,04mg/L); permanganate kali
(KMnO4, nồng Ďộ 1-3 mg/L) và hypochlorit natri ( NaOCl, nồng Ďộ 0,5-1,5 mg/L)
có tác Ďộng diệt tảo [77, 89, 90]. Tuy nhiên, cũng tƣơng tự nhƣ CuSO4, các hợp chất
này có nhƣợc Ďiểm là không Ďặc hiệu, chúng không chỉ tác Ďộng lên tảo mà còn tác
Ďộng lên cả các sinh vật thủy sinh khác. Theo Schrader và cs. (1998), H2O2 là hợp
chất có triển vọng Ďể diệt tảo trong thủy vực với nồng Ďộ 0,3-5 mg/L do có khả
năng tác Ďộng chọn lọc lên VKL mà không ảnh hƣởng tới cá, TVTS hay tảo lục
hoặc các sinh vật thủy sinh khác và giá thành tƣơng Ďối rẻ [91]. Hạn chế của hợp
chất này là thời gian tác Ďộng ngắn [78, 91]. Diệt tảo bằng hóa chất có thể dẫn Ďến
việc những loài tảo có lợi cũng bị tiêu diệt. Sử dụng chất diệt tảo hoặc khử trùng
bằng clo có thể làm vỡ các tế bào tảo, khi Ďó Ďộc tố sẽ Ďƣợc phát tán vào trong
nƣớc. Bên cạnh Ďó, photpho Ďƣợc lƣu trữ trong các tế bào tảo cũng sẽ bị phát tán
vào trong nƣớc khi tảo bị phân hủy. Đây lại là nguồn dinh dƣỡng cho sự phát triển
mạnh mẽ của tảo.
Chất keo tụ nhƣ muối nhôm, calcicite hay vôi tôi cũng Ďƣợc sử dụng Ďể loại
bỏ VKL. Những hợp chất này thƣờng Ďƣợc sử dụng trong các nhà máy xử lý nƣớc
thải và cũng sử dụng trực tiếp trong hồ làm keo tụ P. Tế bào VKL bị gắn trong keo
tụ xốp, bị loại bỏ từ cột nƣớc và lắng xuống Ďáy. Ƣu Ďiểm của sử dụng chất keo-
32

Ďông tụ so với sử dụng các loại chất diệt tảo là tế bào VKL không bị vỡ do vậy Ďộc
tố của VKL không bị giải phóng vào môi trƣờng nƣớc. Ngoài những thông số hóa
học nhƣ (pH, Ďộ cứng của nƣớc…), hiệu quả sự kết bông VKL phụ thuộc vào mật Ďộ
tảo và VKL trong nƣớc, hay kích cỡ tập Ďoàn VKL. Ví dụ khi kích thƣớc tập Ďoàn
Microcystis lớn cho thấy hiệu quả kết tủa kém... Hiệu quả của phƣơng pháp có thể
làm sạch nƣớc trong nhiều tuần cho Ďến khi VKL phát triển trở lại mức ban Ďầu [78].
Các hợp chất hữu cơ cũng Ďƣợc sử dụng nhằm kiểm soát tảo và VKL trong
thủy vực. Cho Ďến nay, một số chất nhƣ nitrobenzen [90], atrazine [92], glyphosate
[93] Ďã Ďƣợc sử dụng nhằm hạn chế sự phát triển bùng phát của tảo với hiệu quả cao
cho dù hàm lƣợng sử dụng của các hợp chất nói trên ở nồng Ďộ thấp. Nhiều chất diệt
cỏ hữu cơ có hoạt tính Ďộc cao Ďối với VKL nhƣ Reglone A, nồng Ďộ 2-4 mg/L;
simazin 0,5 mg/L [94]; Diuron nồng Ďộ 0,5 mg/L hay paraquat nồng Ďộ 0,026
mg/L… Những chất hữu cơ này có ƣu thế là có khả năng bị phân hủy bằng sinh học
do vi khuẩn (biodegradability). Tuy nhiên việc sử dụng những chất này không an toàn
cho môi trƣờng, có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn Ďối với chất lƣợng nguồn nƣớc
và về mặt Ďộc tố học, hơn nữa chúng cũng tác Ďộng không chọn lọc và có giá thành
cao [78].
b) Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên
Thực tế cho thấy, các biện pháp cơ học nhằm lọc, vớt bỏ tảo tiêu tốn nhiều
thời gian, công sức lại không cho hiệu quả cao hoặc các biện pháp lý học, hóa học
(dùng CuSO4, vôi, Al2(SO4)3, ferric chlorit…) thƣờng không khả thi khi áp dụng
Ďối với các thủy vực sử dụng cho mục Ďích sinh hoạt do một lƣợng hóa chất tồn dƣ.
Hiện nay, việc sử dụng các nguyên liệu và các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên Ďã và
Ďang bắt Ďầu Ďƣợc thử nghiệm và triển khai ở nhiều quốc gia.
Có nhiều hợp chất và nguyên liệu tự nhiên có hoạt tính diệt tảo hoặc ức chế
sinh trƣởng của tảo. Một số thực vật thủy sinh nhƣ tảo Ochromonas [95],
Vallisneria natans [96], cây mần tƣới [97], các cây thuộc họ Á phiện -
Papaveraceae [98]… tiết ra các chất có hoạt tính cảm nhiễm qua lại và ức chế sinh
trƣởng của VKL.
Tuy nhiên, lƣợng các chất này có Ďủ Ďể ức chế sinh trƣởng của tảo trong toàn
hồ hay không lại là vấn Ďề cần Ďƣợc thảo luận thêm. Thực tế cơ chế ức chế sinh
trƣởng lên tảo của các vật liệu hữu cơ phân hủy có thể dựa vào một số khả năng nhƣ:
33

- Dinh dƣỡng (N, P) Ďƣợc tiêu thụ do VSV phân hủy chất hữu cơ, nguồn
carbon từ vật liệu hữu cơ rất lớn Ďủ Ďể cho VSV phân hủy. Trong quá trình phân
hủy, VSV sinh trƣởng nhanh nên cần Ďến nguồn dinh dƣỡng N, P và chúng cạnh
tranh nguồn dinh dƣỡng với tảo.
- Chất hữu cơ trong nƣớc thúc Ďẩy Ďộng vật phù du phát triển, chúng tiêu thụ
tảo.
- VSV phân hủy chất hữu cơ tiết ra một số chất kháng sinh; các chất này có
khả năng tiêu diệt tảo.
- Một số thành phần trong chất hữu cơ tan vào nƣớc có tác dụng diệt tảo.
Mặc dù những nguyên nhân trên Ďều có thể tác dụng ở một mức Ďộ nhất Ďịnh
song nguyên nhân quan trọng nhất là sự có mặt của chất hữu cơ polyphenol - dẫn
xuất của lignin, tanin sinh ra trong quá trình phân hủy các vật liệu hữu cơ, các chất
này có khả năng ức chế tảo phát triển. Từ những năm 1960, tiềm năng của việc sử
dụng rơm lúa mạch nhằm ức chế sinh trƣởng của các thực vật cũng nhƣ VSV và
Ďộng vật Ďã Ďƣợc biết Ďến. Park và cs. (2006) chỉ ra rằng, sinh trƣởng của VKL M.
aeruginosa bị ức chế bởi dịch chiết rơm dao Ďộng trong khoảng nồng Ďộ từ 0,01 tới
10 mg/L [99]. Theo Emilie và cs. (2014), sản phẩm phân hủy từ rơm rạ có khả năng
ức chế sự nở hoa của VKL, cải thiện chất lƣợng nƣớc. Thực nghiệm cho thấy, khi
Ďƣa các chất chiết từ rơm rạ và một số lá cây vào nƣớc sẽ hạn chế khả năng sinh
trƣởng của tảo, Ďộng vật phù du trong nƣớc, thay Ďổi lƣợng oxy hòa tan [100].
David và cs. (2016) Ďã tiến hành thực nghiệm pilot Ďể xác Ďịnh sự thay Ďổi hàm
lƣợng diệp lục của VKL dƣới tác Ďộng của rơm lúa mạch, chất chiết của cây bách
xù và L-lysine trong nƣớc tại hồ chứa Hancock, Florida, Mỹ [101]. Kết quả cho
thấy, chất lƣợng sinh học của môi trƣờng nƣớc không suy giảm, song việc bổ sung
L-lysin lại làm giảm nhanh chóng lƣợng chla so với mẫu Ďối chứng. Tuy nhiên, hiệu
quả ức chế VKL của L-lysine Ďã giảm sau tuần Ďầu tiên, trong khi rơm lúa mạch và
chất chiết từ cây bách xù lại tăng theo thời gian. Vào cuối chu kỳ thí nghiệm, hiệu
suất ức chế làm suy giảm hàm lƣợng chla Ďạt 87% so với Ďối chứng.
Để xác Ďịnh hiệu quả tƣơng tự với rơm lúa mạch lên sinh trƣởng của tảo,
nhiều nguyên liệu thực vật khác cũng Ďƣợc tiến hành nghiên cứu. Dịch chiết lá của
một số loài thực vật trong Ďó có 3 loài Aescullus hippocastanum, Acer campestre và
Quercus robur gây ức chế 85% sinh trƣởng của tảo. Trong một nghiên cứu khác, 17
34

dịch chiết khác nhau từ thân và lá của 9 loài sồi Ďƣợc kiểm tra có tới 5 dịch chiết
gây ức chế sinh trƣởng 50% Ďối với M. aeruginosa ở nồng Ďộ 20 mg/L và trên 90%
ở nồng Ďộ 50 mg/L [99]. Dịch chiết lá keo Acacia mearnsii cũng Ďã Ďƣợc nghiên cứu
Ďể xử lý nở hoa nƣớc và phục hồi sinh thái. Zhou và cs. (2012) Ďã tiến hành thử
nghiệm trong 1 năm với Ďiều kiện thực Ďịa tại hồ chứa Gorges, kết quả nghiên cứu
cho thấy chất chiết từ Acacia mearnsii bổ sung vào hồ với nồng Ďộ 3-4mg/L Ďã làm
giảm sinh khối VKL trong 1 tuần, sự Ďa dạng của thực vật phù du tăng lên với các
loài ƣu thế chuyển từ nhóm VKL sang nhóm tảo silic và các tảo khác. Sự có mặt của
các chất chiết từ thực vật cũng cải thiện chất lƣợng nƣớc do số lƣợng loài Ďộng vật
phù du nhỏ giảm và các loài lớn hơn tăng lên. Do Ďó, nghiên cứu này cho rằng nhân
tố thực vật tự nhiên không chỉ có tác dụng tốt trong việc kiểm soát nở hoa nƣớc mà
còn có khả năng phục hồi hệ sinh thái thủy sinh [102].
Các chất tách chiết khác: hàng trăm hợp chất tách chiết từ thực vật bậc cao,
tảo, VKL hay vi khuẩn có hoạt tính diệt hoặc ức chế sinh trƣởng của tảo. Những
hợp chất này thƣờng là các alcaloids, phenols, polyphenols, quinones, terpens, các
axit hữu cơ, các axit amin…[78, 103]. Jancˇula và cs. (2016) cho rằng các hợp chất
cyanocid có khả năng loại bỏ nhanh chóng sự nở hoa của VKL hoặc phá hủy một
khối lƣợng lớn tế bào VKL và cải thiện chất lƣợng nƣớc [103]. Gần Ďây, Miquel và
cs. (2014) Ďã mô tả khả năng ức chế sinh trƣởng của VKL bởi L-lysine (một dạng
axit amin Ďƣợc chiết từ Fructus mume, Salvia miltiorrhiza và Moringa oleifera), L-
lysine chiết ở hai loài Salvia miltiorrhiza và Moringa oleifera có khả năng làm suy
giảm sinh khối của VKL ở nồng Ďộ tƣơng Ďối thấp từ 5-50 mg/L, ngƣợc lại L-lysine
từ loài Fructus mume chỉ có hiệu quả khi nồng Ďộ ≥ 240 mg/L [104]. Ƣu thế của
những chất này là chúng có nguồn gốc và khả năng phân hủy tự nhiên. Nhiều hợp
chất có tác dụng Ďộc Ďối với tảo ở nồng Ďộ rất thấp, bởi vậy cũng ít Ďộc Ďối với các
cơ thể khác. Tuy nhiên những hợp chất này vẫn chỉ Ďang Ďƣợc nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm mà chƣa Ďƣợc Ďƣa vào ứng dụng trong thực tiễn, vì vậy chúng là
những hợp chất có khả năng ứng dụng trong tƣơng lai và cần có nhiều nghiên cứu
Ďể làm sáng tỏ khả năng sử dụng chúng trong thực tế.
1.3.3. Các phương pháp sinh học, sinh thái
Một phƣơng pháp khác ứng dụng trong xử lý ô nhiễm tảo gây hại là sử dụng
các nhân tố sinh học. Shapiro và cs. (1975) Ďã Ďƣa thuật ngữ thao tác sinh học Ďối
35

với các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng nƣớc hồ dựa trên quản lý mạng lƣới thức
ăn và các hoạt Ďộng sinh học [105]. Theo Shapiro, sinh khối tảo bị kiểm soát từ trên
xuống do nhóm cá ăn phù du Piscivores và bị kiểm soát từ dƣới lên vì chu trình
dinh dƣỡng Ďƣợc bổ sung do hoạt Ďộng của các loài cá sống ở tầng Ďáy. Theo Lu và
cs. (2002), các loài cá ăn thực vật nổi Ďóng vai trò quan trọng trong việc quyết Ďịnh
kích cỡ quần xã tảo và Ďộng vật nổi tại hồ [106].
Ở Việt Nam, việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác Ďộng của các tác nhân môi
trƣờng, Ďặc biệt là các yếu tố dinh dƣỡng lên sự phát sinh, phát triển của tảo gây hại
hay nghiên cứu xử lý nƣớc ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái Ďã Ďƣợc quan tâm
trong những năm gần Ďây. Bằng thực nghiệm, một số tác giả Ďã chứng minh Ďƣợc
vai trò quan trọng của một số thực vật thủy sinh nhƣ Bèo Tây, Rau Muống, Bèo
Tấm, Ngổ, Sậy, Cỏ Vetiver… có khả năng loại bỏ Nitơ, Photpho, COD cũng nhƣ
các kim loại nặng (Mn, Pb, Ni, Cr) từ nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt và
nƣớc phú dƣỡng [107, 108]. Kết quả cho thấy các loài thực vật này có Ďộ tăng
trƣởng cao, khả năng chống chịu tƣơng Ďối tốt và tham gia tích cực vào việc giảm
thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Mô hình công nghệ qui mô pilot sử dụng cây Sậy, cỏ
Vetiver, rau muống, ngổ dại và bèo cái trong xử lý nƣớc thải chăn nuôi, nƣớc thải
chứa nitơ, photpho và nƣớc nhiễm kim loại nặng Ďã Ďƣợc xây dựng và vận hành có
hiệu quả tại Viện Công nghệ Môi trƣờng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Nƣớc sau xử lý Ďạt tiêu chuẩn thải loại B trở lên theo QCVN
40:2011/BTNMT và QCVN 08:2015/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nƣớc thải công nghiệp và chất lƣợng nƣớc mặt nguồn tiếp nhận.
Một hƣớng nghiên cứu khác sử dụng VSV phân giải Ďộc tố microcystin Ďã
Ďƣợc tác giả Nguyễn Thị Hoài Hà và cs. (2010) thực hiện trong một vài nghiên cứu
gần Ďây [109]. Theo các tác giả, các chủng vi khuẩn Sphingomonas Ďƣợc phân lập
từ hồ Hoàn Kiếm có khả phân giải microcystin khá nhanh. Với nồng Ďộ microcystin
3 µg/L thời gian bán phân giải là 1,34 giờ và với nồng Ďộ 20µg/L thời gian là 3,43
giờ. Nguyễn T Đạt và cs. (2014) Ďã công bố một số dịch chiết từ thực vật có khả
năng ức chế sinh trƣởng VKL [110]. Trong Ďó, dịch chiết từ cây mần tƣới có tác
dụng chọn lọc gây ức chế trƣởng Ďối với VKL M. aeruginosa nhƣng ảnh hƣởng
không Ďáng kể tới sự phát triển của tảo C. vulgaris.
36

Nhiều nhóm sinh vật khác nhƣ virut, vi khuẩn, một số Ďối tƣợng tảo khác
cũng Ďƣợc nghiên cứu về khả năng sử dụng nhằm kiểm soát các hiện tƣợng nở hoa.
Việc sử dụng các nhóm sinh vật này dựa trên nguyên tắc sinh học: vật ăn thịt, sinh
vật kí sinh hoặc sinh vật sản sinh các hợp chất thứ cấp có khả năng ức chế sinh
trƣởng VKL. Trong số nhóm sinh vật kể trên, vi rút và vi khuẩn Ďƣợc quan tâm
nhiều hơn cả do tính Ďặc hiệu của chúng với VKL và không gây hại cho các sinh
vật khác. Virus kí sinh cùng VKL thƣờng hiện diện trong các thủy vực nƣớc ngọt
và nƣớc mặn [111, 112]. Sử dụng vi rút nhằm kiểm soát sự nở hoa của VKL do
Kang và cs. thực hiện năm 2015 cho thấy, khi kết hợp các hạt chứa virus với các
chất hóa học tổng hợp ký sinh vào tế bào vật chủ sẽ gây hại cho VKL [111].
Lehahn và cs. (2014) chỉ ra rằng sự nhiễm trùng virut Ďặc hiệu bên trong tế bào tảo
chính là tác nhân gây tử vong và làm suy giảm sinh khối của VKL [112]. Tuy
nhiên cho Ďến nay các kết quả chỉ dừng ở mức nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
chƣa có ứng dụng ở quy mô ngoài thực Ďịa và nhiều vấn Ďề liên quan Ďến sử dụng
vi rút nhằm kiểm soát tảo không khả thi do quá trình phân lập và nuôi cấy các
chủng vi rút gặp nhiều khó khăn.
Trong Ďiều kiện tự nhiên của thủy vực, các VSV, Ďặc biệt là vi khuẩn và tảo
Ďã cùng tồn tại từ giai Ďoạn Ďầu của quá trình tiến hóa, cùng ảnh hƣởng Ďến các hệ
sinh thái khác nhau và có ảnh hƣởng Ďến sinh lý và sự trao Ďổi chất của nhau nên cơ
chế tƣơng tác giữa tảo và vi khuẩn trong hệ sinh thái cũng khác biệt [113, 114]. Do
có khả năng sản sinh enzym ngoại bào nên vi khuẩn Ďƣợc sử dụng Ďể phân giải
VKL. Những ảnh hƣởng phân giải có tính chọn lọc Ďối với nở hoa của VKL Ďƣợc
báo cáo ở vi khuẩn Alcaligenes denitrificans [115], Bacillus sp. [116],
Pseudomonas sp. hay Spinggomonas sp. Xạ khuẩn Streptomyces exfoliates có thể
gây chết 50% các loài nhƣ Anabaena, Microcystis, Oscillatoria [117]. Một số quá
trình chuyển hóa ngoại bào của vi khuẩn cũng gây ức chế tăng trƣởng của VKL.
Chất chuyển hóa của Flexibacterium tƣơng tự lysozymes gây ức chế quang hợp và
hoạt tính enzyme của VKL Oscillatoria williamsi [118]. Theo Ahn và cs. (2003),
Bacillus subtilis sản sinh ra surfactin gây ức chế sinh trƣởng của các loài VKL
Microcystis aeruginosa và Anabaena affinis [119]. Trong hệ sinh thái thủy vực tự
nhiên microcystin có thể bị phân giải bởi các VSV, nhất là các thủy vực có sự nở
hoa bởi VKL sự phân giải này còn xảy ra nhanh hơn.
37

Động vật nguyên sinh Ďóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các quần
thể thực vật phù du của các hệ sinh thái thủy sinh do chúng có khả năng thực bào và
sử dụng thực vật phù du nhƣ một nguồn thức ăn [120]. Các loài ăn VKL bao gồm
Furgasonia, Nassula, Pseudomicrothorax, amip Amoeba và Monas guttula. Tuy
nhiên, hầu hết các loài VKL gây nở hoa thƣờng hiện diện ở dạng tập Ďoàn lớn.
Chính kích thƣớc lớn của chúng Ďã làm hạn chế sự tiêu thụ của Ďộng vật nguyên
sinh. Do vậy, sử dụng Ďộng vật nguyên sinh nhƣ là tác nhân sinh học kiểm soát tảo
còn hạn chế.
1.3.4. Xử lý tảo bằng vật liệu nano
Hƣớng nghiên cứu nhằm giảm lƣợng hóa chất diệt tảo là sử dụng các vật liệu
kích thƣớc nano thay cho các hóa chất truyền thống Ďã Ďƣợc thực hiện ở một số
quốc gia trên thế giới trong những năm gần Ďây. Hiện nay, công nghệ nano Ďƣợc
ứng dụng nhiều trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong môi trƣờng nƣớc. Vật liệu
nano tồn tại ở các dạng vật liệu hoạt hóa nhƣ carbon, cellulose, nhôm, với các chất
mang nhƣ zeolite, bentonite và các hợp chất chứa Fe có thể Ďƣợc sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản Ďể loại bỏ ammoniac, nitrit và nitrat [78, 85]. Vật liệu nano cellulose
trong tự nhiên có các Ďặc tính cấu trúc và cơ chế xúc tác Ďộc Ďáo, Ďƣợc ứng dụng
trong nhiều ngành nhƣ công nghiệp giấy, bao bì, xây dựng, dệt may và có tiềm năng
lớn trong công nghệ xử lý nƣớc, trong xử lý môi trƣờng và ứng dụng làm màng Ďể
lọc nƣớc do có Ďộ bền cao [121]. Tƣơng tự nhƣ vậy, bột nano siêu mịn sắt từ có thể
Ďƣợc sử dụng hiệu quả Ďể loại các chất ô nhiễm khác nhau trong môi trƣờng nƣớc.
Do vật liệu nano có nhiều Ďặc tính ƣu việt vƣợt trội và khả năng ứng dụng thực tế
cao so với các vật liệu truyền thống khác nên sản lƣợng vật liệu sản xuất ra Ďã
không ngừng tăng, trong Ďó ứng dụng vật liệu nano Ďể xử lý ô nhiễm môi trƣờng
nƣớc nhất là xử lý ô nhiễm tảo Ďộc ở trong và ngoài nƣớc Ďã nhận Ďƣợc nhiều sự
quan tâm và thu Ďƣợc những kết quả nhất Ďịnh.
a) Xử lý tảo bằng vật liệu nano bạc
Vật liệu nano bạc với tính chất kháng khuẩn Ďộc Ďáo Ďã và Ďang Ďƣợc ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ chẩn Ďoán phân tử, trong các liệu pháp y tế, xúc tác,
Ďiện tử... và gần Ďây là ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng [122]. Mặc dù có
nhiều tài liệu nghiên cứu tác Ďộng của hạt nano bạc lên các Ďối tƣợng vi khuẩn, nấm
và tế bào của Ďộng vật có vú, song tác Ďộng của nano bạc lên sự phát triển của tảo
38

chƣa Ďƣợc nghiên cứu nhiều. Trong nghiên cứu của Park và cs. (2010) Ďã chỉ ra
rằng, vật liệu nano bạc tổng hợp bằng phƣơng pháp khử hóa học có tiềm năng ức
chế sinh trƣởng chọn lọc Ďối với VKL M. aeruginosa, ở nồng Ďộ 1 ppm vật liệu
nano bạc có thể diệt tới 87% VKL mà ít gây ảnh hƣởng Ďến các nhóm tảo khác
[123]. Tƣơng tự nhƣ vậy, theo Qian và cs. (2016) thì khả năng ức chế sinh trƣởng
VKL của vật liệu nano bạc phụ thuộc nhiều vào Ďộc tính và cách giải Ďộc của hạt
nano bạc trong tế bào sinh vật phù du. Thực nghiệm cho thấy khi tiếp xúc với vật
liệu nano bạc, các quá trình sinh trƣởng phát triển, quang hợp, hệ thống chống oxy
hóa và quá trình trao Ďổi cacbonhydrate ở cả hai loại tảo là VKL M. aeruginosa và
tảo lục C. vulgaris Ďều bị ảnh hƣởng, nhƣng M. aeruginosa bị ức chế nhiều hơn C.
vulgaris [124].
Bên cạnh các phƣơng pháp chính thƣờng sử dụng Ďể tổng hợp vật liệu nano
bạc nhƣ phƣơng pháp vật lý, phƣơng pháp hóa học, phƣơng pháp sinh học nhằm
tổng hợp vật liệu từ các vật chủ nhƣ vi khuẩn, nấm hoặc chất chiết thực vật cũng
Ďƣợc chú trọng. Phƣơng pháp này Ďƣợc coi là hiệu quả về mặt kinh tế, an toàn Ďối
với sức khỏe và môi trƣờng sinh thái. Theo Mostafa và cs. (2014), sinh tổng hợp vật
liệu nano bạc in vivo từ ba loại tảo khác nhau là Spirulina platensis, Chlorella
vulgaris và Scenedesmus obliquus với 1 mM tiền chất AgNO3 tạo ra hạt nano bạc
có kích thƣớc nhỏ hơn 100nm và hiệu ứng cộng hƣởng Plasmon bề mặt là xấp xỉ
400 nm. Vật liệu nano bạc tổng hợp theo phƣơng pháp này có khả năng giải phóng
các ion Ag+ từ bề mặt hạt nano và các hợp chất hoạt Ďộng sinh học nên chúng có thể
kháng lại hợp chất gây ung thƣ do VKL M. aeruginosa tiết ra, từ Ďó làm suy giảm
số lƣợng tế bào và giảm hàm lƣợng chla của VKL [125]. Cũng bằng phƣơng pháp
này, chế tạo vật liệu nano bạc từ chiết xuất lá của loài Butea monosperma Ďã Ďƣợc
thực hiện. Kích thƣớc hạt nano bạc Ďƣợc tổng hợp từ nồng Ďộ dung dịch chiết xuất
lá 1% dao Ďộng trong khoảng từ 5 Ďến 30 nm và có hoạt tính kháng VKL mạnh. Với
nồng Ďộ vật liệu nano bạc bổ sung là 400, 600 và 800 µg/L sau 4 ngày thử nghiệm
cả hai loài VKL Anabaena spp. và Cylindrospermum spp. Ďều bị ức chế sinh trƣởng
mạnh ở nồng Ďộ 800 µg/L và hiệu suất ức chế Ďến chủng VKL Anabaena spp. của
vật liệu nano bạc mạnh hơn so với chủng Cylindrospermum spp. [126].
Khả năng ức chế sinh trƣởng VKL của vật liệu nano còn phụ thuộc vào kích
thƣớc và nồng Ďộ của vật liệu khảo sát. Khả năng ức chế và nồng Ďộ ảnh hƣởng của
39

vật liệu nano bạc Ďến các loài tảo là khác nhau. Theo Taylor và cs. (2016), Ďộ lớn và
Ďộc tính của ion Ag+ và nano bạc ảnh hƣởng Ďến các lớp polyme bên ngoài tế bào
chất và khả năng chống oxy hóa của tảo. Sau 72h phơi nhiễm với hai dạng vật liệu
nano bạc, khả năng sống sót của tảo lục Chlamydomonas reinhardtii giảm mạnh,
nhƣng VKL Synechococcus leopoliensis chỉ bị ảnh hƣởng bởi dạng vật liệu ion bạc.
Sự khác biệt trong trong khả năng ức chế sinh trƣởng của tảo liên quan chặt chẽ Ďến
sự khác biệt về Ďặc tính sinh học nhƣ kích thƣớc và thành phần tế bào của hai loại
tảo [127]. Nghiên cứu của Oukarroum và cs. (2012) cũng cho kết quả tƣơng tự, hai
chủng tảo là Chlorella vulgaris và Dunaliella tertiolecta Ďã có những ảnh hƣởng
tiêu cực khi phơi nhiễm với các hạt nano bạc có kích thƣớc 50 nm. Sau thời gian
tiếp xúc là 24 giờ ở nồng Ďộ nano bạc trong khoảng từ 0 Ďến 10 mg/L, số lƣợng tế
bào sống sót và hàm lƣợng chla Ďã giảm Ďáng kể, sự hình thành các nhóm oxy hóa
và lipid hóa tăng lên [128]. Từ Ďó có thể thấy rằng, các hạt nano bạc có khả năng
ảnh hƣởng và ức chế sinh trƣởng của tảo, làm thay Ďổi cấu trúc và chức năng của
các cộng Ďồng thực vật thủy sinh.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng vật liệu nano bạc cũng là một hƣớng công nghệ
Ďƣợc tập trung nghiên cứu trong một số lĩnh vực nhƣ y tế, dƣợc phẩm, Ďồ dùng gia
Ďình, môi trƣờng... và bƣớc Ďầu Ďã thu Ďƣợc những kết quả nhất Ďịnh. Ví dụ trong
lĩnh vực thủy sản, môi trƣờng ô nhiễm vì tồn dƣ lƣợng hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật, nƣớc thải chứa mầm bệnh chƣa Ďƣợc xử lý và các Ďộc tố khác có nguồn gốc từ
tảo, nấm... là lĩnh vực Ďƣợc quan tâm nhất. Vì thế, sử dụng dung dịch nano bạc sẽ
giúp cải thiện môi trƣờng nƣớc thủy sản bị ô nhiễm và tiêu diệt các mầm bệnh, tạo
Ďiều kiện thuận lợi cho thủy sản sinh trƣởng phát triển tốt. Kết quả ứng dụng vật
liệu nano bạc ở quy mô pilot của nhóm nghiên cứu của phòng thí nghiệm công nghệ
nano - Đại học Quốc gia TpHCM (LNT) Ďã công bố kết quả thử nghiệm thành công
vật liệu nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm. Nano bạc khi phân tán trong môi
trƣờng ao nuôi sẽ phòng và diệt nguồn bệnh trong ao nuôi, ổn Ďịnh màu nƣớc, khử
mùi hôi tanh của nƣớc, Ďặc biệt Ďối với những ao có chất thải hữu cơ từ phân gia
súc và gia cầm, hạn chế cá ăn nổi và các bệnh nhƣ Ďốm Ďỏ, Ďốm trắng, bệnh nấm
thủy my, nấm mang, nấm bào tử [128]. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur
TpHCM cũng cho thấy, sản phẩm nano bạc của Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano
LNT có khả năng diệt các loài vi khuẩn có trên hoa quả và vi khuẩn gây bệnh tôm.
40

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nano bạc cũng khẳng Ďịnh sản phẩm nano bạc có
khả năng diệt VKL và các loại vi khuẩn Escherichia coli, Vibrio anguillarum,
Vibrio harveyi, V. fluvialis, V. parahaemolyticus. Kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng
tại trại nuôi tôm của Trƣờng Đại học Nông Lâm TpHCM sau 53 ngày cho thấy, tôm
trong bể nuôi có sử dụng nano bạc còn sống trên 85%, trong khi tôm nuôi trong bể
không sử dụng nano bạc có tỷ lệ chết lên tới gần 100%. Hiện tại, công nghệ nano
bạc Ďang Ďƣợc ứng dụng trên gần 6.000m² ao nuôi tôm tại Trang trại nuôi tôm công
nghệ sạch Thái Tuấn (huyện Cần Giờ, TpHCM) và Trại tôm Hoàng Vũ (huyện Bình
Đại - Bến Tre). Bƣớc Ďầu, kết quả Ďánh giá nƣớc trong ao qua xử lý nano bạc trong
hơn, tôm khỏe hơn tôm trong ao Ďối chứng. Dự kiến, LNT sẽ phối hợp với Sở KH-
CN TpHCM triển khai công nghệ mới tại huyện Cần Giờ Ďể Ďánh giá mức Ďộ hiệu
quả trong môi trƣờng nuôi công nghiệp [129]. Hƣớng ứng dụng trong y tế và nghiên
cứu cơ bản Ďã thu Ďƣợc những kết quả nhất Ďịnh, N.N.Lâm và cs. (2009) Ďã chứng
minh khả năng kháng khuẩn phổ rộng của vật liệu nano bạc trong quá trình Ďiều trị
vết thƣơng trong y tế, sau 2 giờ tiếp xúc nồng Ďộ diệt khuẩn tối thiểu của vật liệu
nano bạc Ďối với sinh trƣởng của P. aeruginosa, S. aureus, E. coli lần lƣợt là 100
mg/L, 12,5 mg/L, 3,125 mg/L [130], với vi khuẩn tả Vibrio cholerae thì khả năng
tiêu diệt lên Ďến 99,9% sau thời gian tiếp xúc là 60 phút với nồng Ďộ nano bạc bổ
sung là 0,25 mg/L [131].
Với phổ kháng khuẩn rộng và ít bị Ďề kháng, có khả năng ức chế sinh trƣởng
tảo, vật liệu nano bạc Ďã chứng tỏ có tiềm năng và mở ra triển vọng lớn trong việc
phát triển các sản phẩm trong ngành dƣợc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế và xử lý ô
nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, các tác Ďộng tiêu cực khi sử dụng vật liệu vẫn cần
Ďƣợc nghiên cứu Ďầy Ďủ nhằm gia tăng tính an toàn cho các sản phẩm chứa nano Ďối
với ngƣời sử dụng.
b) Xử lý tảo bằng vật liệu nano đồng
Từ lâu, các hạt nano có chứa Ďồng Ďã Ďƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực nhƣ nông nghiệp làm thuốc diệt nấm hoặc thuốc trừ sâu [132] và trong công
nghiệp làm chất xúc tác, các chất phụ gia bôi trơn, dẫn xuất polyme, trong xử lý
nƣớc thải [133, 134]. Do các ứng dụng rộng rãi của vật liệu nano Ďồng nên ngày
càng có nhiều nghiên cứu Ďƣợc tiến hành nhằm Ďánh giá khả năng của vật liệu Ďối
với hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời. Theo Sankar và cs. (2014), vật liệu nano
41

Ďồng Ďƣợc Ďánh giá là có khả năng ức chế sinh trƣởng chọn lọc Ďối với VKL M.
aeruginosa mà không ảnh hƣởng Ďến sinh trƣởng của các sinh vật phù du khác
trong môi trƣờng nƣớc. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy, vật liệu nano Ďồng
sinh tổng hợp từ dịch chiết của lá cây O. vulgare ức chế sinh trƣởng Ďến VKL M.
aeruginosa lên Ďến 89,7% so với mẫu Ďối chứng không bổ sung vật liệu. Kết quả
nghiên cứu Ďã chứng minh rằng, vật liệu nano Ďồng ức chế sinh trƣởng của VKL là
nhờ tác Ďộng vào khả năng vận chuyển Ďiện tử của hệ thống quang hóa PSII, làm
tổn thƣơng ty thể dẫn Ďến sự không toàn vẹn của màng tế bào [135]. Zeng và cs.
(2010) cũng chỉ ra rằng, vật liệu nano Ďồng có khả năng ức chế sinh trƣởng VKL
M. aeruginosa lớn hơn so với các loài thực vật phù du nƣớc ngọt khác do phụ
thuộc vào nồng Ďộ Ďồng có trong tế bào VKL. Với nồng Ďộ Ďồng dao Ďộng trong
khoảng 3,3 Ďến 13,1.10-18 mol Cu/tế bào, nồng Ďộ các chất hữu cơ hòa tan giảm
nhƣng pH của môi trƣờng lại tăng từ 6,7 lên 8,5 dẫn Ďến sự gia tăng Ďộc tính của
vật liệu. Sự ức chế tăng trƣởng Ďến tảo phụ thuộc vào nồng Ďộ Cu nội bào và nồng
Ďộ Cu Ďƣợc hòa tan [136].
Kích thƣớc và các dạng thù hình của vật liệu nano Ďồng cũng là một trong
những yếu tố ảnh hƣởng Ďến khả năng sinh trƣởng và phát triển của tảo. Vật liệu
nano Ďồng có khả năng ức chế VKL mạnh hơn nhiều so với dạng vật liệu Ďƣợc bọc
TiO2. Theo quan sát của Chen và cs. (2015), hàm lƣợng chla trong mẫu nano Ďƣợc
bọc bởi TiO2 tăng 37%, các chỉ số oxy hóa phục hồi từ 23 lên 35% sau 72 giờ so
với mẫu chỉ có ion Cu2+ [137]. Để tránh việc sử dụng trực tiếp các hóa chất diệt tảo
có thể gây ra những rủi ro Ďối với môi trƣờng sinh thái, bốn loại tảo là Ascophyllum
nodosum, Fucus vesicolosus, Spirulina platensis và Nannochloropsis Ďã Ďƣợc sử
dụng Ďể tổng hợp ba loại vật liệu nano với hàm lƣợng kim loại bổ sung ban Ďầu cho
quá trình tổng hợp dao Ďộng từ 0,8 Ďến 5,4 mg/g. Trong ba loại vật liệu nano Ďƣợc
sử dụng bao gồm bạc (Ag), Ďồng (Cu) và kẽm (Zn) thì chỉ có vật liệu nano bạc Ďạt
Ďƣợc hiệu quả diệt khuẩn mạnh ngay cả khi chỉ có một lƣợng nhỏ các ion bạc Ďƣợc
giải phóng, hai loại vật liệu còn lại là Ďồng và kẽm có hiệu quả thấp hơn [138]. Một
thí nghiệm tƣơng tự Ďƣợc tiến hành Ďể kiểm tra Ďộc tính của các hạt nano ZnO,
TiO2 và CuO Ďối với tảo Pseudokirchneriella subcapitata. Kết quả thử nghiệm cho
thấy, các hạt nano ZnO có khả năng gây Ďộc lớn nhất, tiếp theo là vật liệu nano CuO
và nano TiO2. Sau 72 giờ tiếp xúc, giá trị EC50 của nano CuO và CuO lần lƣợt là
42

25% và 0,18%, giá trị này của nano CuO gấp 139 lần so với vật liệu CuO Ďơn
thuần. Kết quả này cũng chỉ ra Ďộc tính của nano CuO với tảo là do hoạt tính sinh
học của các ion Ďồng [139].
Ở Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng vật liệu nano Ďồng nhằm xử lý tảo là
hƣớng nghiên cứu còn khá mới mẻ. Hiện nay, một vài nghiên cứu về vật liệu nano
Ďồng chủ yếu tập trung trong các nghiên cứu cơ bản, thủy sản và nông nghiệp. Theo
kết quả công bố của Nguyễn và cs. (2011) thì nhóm Ďã chế tạo thành công các hạt
nano sắt, Ďồng, coban bằng phƣơng pháp hóa học dung dịch nƣớc và sử dụng dung
dịch Cu nano làm nguyên liệu chế tạo thuốc bảo vệ thực vật kháng và diệt bệnh nấm
hồng Corticium salmonicolor, bệnh phấn trắng Oidium Heveae trên cây cao su Ďã
cho kết quả tốt [32]. Theo Bui và cs. (2017), với kích thƣớc các hạt nano chế tạo
bằng phƣơng pháp khử thu Ďƣợc là 40 nm, cả hai loại vật liệu nano Cu2+/zeolit và
Cu2O nano/zeolit Ďều có hiệu quả diệt khuẩn cao. Các sản phẩm thu Ďƣợc có thể
Ďƣợc sử dụng nhƣ là chất kháng khuẩn Ďặc biệt cho xử lý nƣớc và ứng dụng nông
nghiệp [33]. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu nano Ďồng trong các lĩnh
vực khác nhau và trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng cần Ďƣợc chú trọng và toàn diện
hơn do hoạt tính và tính chất của vật liệu nano trong thực tế bị ảnh hƣởng bởi rất
nhiều yếu tố khác nhƣ khả năng giải phóng và hòa tan ion kim loại, khả năng hòa
tan các hợp chất hữu cơ và pH của môi trƣờng…[140].
c) Xử lý tảo bằng vật liệu nano sắt
Ứng dụng vật liệu nano Fe0 trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng cũng là một
hƣớng quan tâm mới của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Quá trình nghiên cứu
của các nhà khoa học ở Viện Thực vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc
cho thấy rằng xử lý VKL bằng các hạt nano Fe0 là một phƣơng pháp hiệu quả và
lành tính với môi trƣờng và ngăn ngừa sự hình thành bùng phát VKL. Các hạt nano
Fe0 có thể loại bỏ photpho sinh học, phá hủy các tế bào VKL và cố Ďịnh
microcystins, ngăn ngừa sự nở hoa của tảo trong các thủy vực nƣớc. Thí nghiệm về
khả năng xử lý cho thấy nano Fe0 là một nhân tố có tính chọn lọc cao, có hiệu ứng
chống lại vi khuẩn lam với EC50 là 50 mg/L; hiệu quả này giảm hơn 20-100 lần so
với khi xử lý tảo, Daphnia và các loài cá khác. Vật liệu nano Fe0 có tính tổ hợp cao
với Fe(OH)3, Ďiều này thúc Ďẩy khả năng kết tủa và làm lắng Ďọng dần dần các sinh
khối VKL bị phân hủy [85]. Khả năng diệt VKL của vật liệu nano Fe0 còn phụ
43

thuộc vào sự ổn Ďịnh, thời gian và trạng thái tồn tại của vật liệu trong tầng trên và
tầng dƣới của các lớp nƣớc. Khi bổ sung nồng Ďộ 1000 mg/L vật liệu nano Fe0 vào
mô hình thử nghiệm thu nhỏ, Kumar và cs. (2017) chỉ ra khả năng diệt VKL của
nano Fe0 tăng dần khi nồng Ďộ ion sắt Ďƣợc hòa tan trong các lớp nƣớc tăng lên,
trong 2 Ďến 24 giờ Ďầu của quá trình thử nghiệm cả năm thông số hóa lý nhƣ pH,
nhiệt Ďộ, Ďộ dẫn, Ďộ mặn và tổng chất rắn hòa tan Ďều giảm, thông số sinh học bao
gồm mật Ďộ tế bào và hàm lƣợng chla cũng giảm tƣơng ứng. Tuy nhiên, trong
khoảng thời tiếp theo từ 24 giờ Ďến 180 ngày (4416 giờ) Ďộc tính của vật liệu Fe0
giảm Ďáng kể và gần nhƣ không còn ảnh hƣởng nhiều Ďến VKL [141].
Ở Việt Nam, ứng dụng vật liệu nano Fe0 Ďã Ďƣợc nghiên cứu, ứng dụng và
bƣớc Ďầu Ďã ghi nhận một số kết quả nhất Ďịnh. Nghiên cứu của nhóm tác giả
Trƣờng ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội Ďã ứng dụng vật liệu Fe0 nano Ďể xử
lý nitrat trong nƣớc. Nano Fe0 Ďƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp khử pha lỏng với
NaBH4 thông qua sự khử muối FeSO4.7H2O bằng natri borohydrat (NaBH4)
khi có mặt của chất phân tán Polyacrylamid (PAA). Đặc tính vật liệu Ďƣợc xác
Ďịnh bằng phƣơng pháp phổ nhiễu xạ tia X, kính hiển vi Ďiện tử truyền qua TEM và
phƣơng pháp Brunauer Emmett Teller (BET). Nồng Ďộ nitrat còn lại sau khi xử lý
Ďƣợc phân tích bằng phƣơng pháp so màu tại bƣớc sóng  = 430nm. Kết quả phân
tích nhiễu xạ tia X cho thấy, vật liệu nano Fe0 Ďƣợc chế tạo khá Ďồng nhất, chỉ có
duy nhất một Ďỉnh của nano Fe0 (2 = 44,7). Vật liệu có diện tích bề mặt riêng là 60
m2/g, kích thƣớc hạt từ 10-18,6 nm. Với nồng Ďộ nitrate ban Ďầu là 30 mg N-NO3-
/L, trong 40 phút tại pH = 2 và nồng Ďộ nano Fe0 bổ sung là 1g/L, hiệu quả xử lý
nƣớc ô nhiễm nitrate Ďạt 98,9% [142]. Bên cạnh ứng dụng xử lý nitrate trong nƣớc,
vật liệu nano Fe0 còn có ứng dụng nhƣ một chất mang có khả năng hấp phụ kim loại
nặng và phẩm màu Ďộc hại trong nƣớc thải công nghiệp [143]. Vật liệu nano Fe0
cũng Ďƣợc nghiên cứu tổng hợp Ďể xử lý hạt giống ngô và Ďậu tƣơng trƣớc khi gieo.
Với kích thƣớc hạt tổng hợp Ďƣợc trong khoảng 20-60 nm, liều lƣợng bổ sung rất
thấp (< 300 mg/ha), Ngo và cs. (2014) Ďã cho thấy khả năng kháng khuẩn và nảy
mầm của hạt tăng lên từ 10-25%, hàm lƣợng chla tăng 7-15%, năng suất hạt tăng tối
Ďa 16% so với mẫu Ďối chứng và không gây ra ảnh hƣởng bất lợi nào cho môi
trƣờng Ďất [144].
44

Tuy vật liệu nano Fe0 là vật liệu có tiềm năng trong xử lý ô nhiễm môi
trƣờng và xử lý VKL, song ứng dụng vật liệu nano sắt từ vẫn còn là hƣớng nghiên
cứu mới mẻ trong xử lý tảo. Với những yêu cầu thực tế về tiết kiệm năng lƣợng,
nguyên vật liệu và nhu cầu về bảo vệ môi trƣờng, vật liệu nano từ tính có nhu cầu
phát triển to lớn Ďể có thể triển khai ứng dụng cơ bản trong nông nghiệp, thủy sản, y
sinh và Ďời sống xã hội.
d) Xử lý tảo bằng các vật liệu nano khác
Ngoài ba vật liệu nano nói trên, các vật liệu nano kim loại khác cũng Ďƣợc
chú trọng nghiên cứu, ứng dụng triển khai trong nhiều lĩnh vực và Ďã thu Ďƣợc
những kết quả nhất Ďịnh. Theo Chang và cs. (2014), sử dụng vật liệu nano silicate
từ nguồn khoáng tự nhiên có khả năng ức chế sinh trƣởng của VKL Microcystis
aeruginosa và có hiệu quả cao trong việc loại bỏ Ďộc tố microcystin-LR (MC-LR)
[145]. Vật liệu nano silicate gây ức chế sinh trƣởng Ďối với M. aeruginosa ở nồng
Ďộ gây chết 50% là 0,28 ppm sau 12h tiếp xúc. Khi thử nghiệm một dạng vật liệu
nano silicate mới (nano hybrid) có lõi làm từ khoáng sét và montmorillonite, bề mặt
Ďƣợc từ hóa bởi các hạt nano từ (magnetic nanosilicate platelet - MNSP), Chang và
cs. (2017) cũng chỉ ra rằng dạng vật liệu này có khả năng ức chế một cách chọn lọc
Ďến sinh trƣởng của VKL M. aeruginosa ở nồng Ďộ MNSP tối thiểu là 500 ppm, Ďộ
Ďục của nƣớc giảm tới 67%. Bên cạnh Ďó Ďộc tố microcystin-LR (MC-LR) cũng
giảm 99,39% ở nồng Ďộ 100 ppm so với 36,84% ở mẫu Ďối chứng chỉ bổ sung vật
liệu nano silicate không Ďƣợc từ hóa [146].
Các vật liệu nhƣ TiO2, ZnO và CuO thƣờng Ďƣợc sử dụng trong các nghiên
cứu Ďánh giá Ďộc tính của vật liệu nano lên các sinh vật. Ức chế sinh trƣởng của vật
liệu nano Titanium dioxide (TiO2) Ďối với các loài tảo Pseudokirchneriella
subcapitata, Desmodesmus subspicatus và Chlamydomonas reinhardtii Ďƣợc quan
sát thấy sau 72h hoặc 96h [139, 147]. Giá trị 72h EC50 Ďối với loài tảo D.
subspicatus là 32 mg/L (kích thƣớc hạt nano TiO2 sử dụng 25nm, chủ yếu dạng
anatase), nhƣng khi TiO2 Ďƣợc sử dụng ở dạng khác (kích thƣớc 100 nm, 100%
anatase) thì không quan sát thấy tác Ďộng Ďộc tính của nano TiO2 Ďối với tảo ở hàm
lƣợng nhỏ hơn 50 mg/L [139]. Một dạng vật liệu nano khác là ZnO cũng Ďƣợc sử
dụng Ďể kiểm tra Ďộc tính tác Ďộng Ďến sinh trƣởng của hai loại tảo là Chlorella
vulgaris và Scenedesmus dimorphus trong 24, 48 và 72 giờ. Kết quả thử nghiệm cho
45

thấy Chlorella vulgaris nhạy cảm với vật liệu nano ZnO hơn Scenedesmus
dimorphus, giá trị EC50 sau 72 giờ Ďối với Chlorella vulgaris và Scenedesmus
dimorphus tƣơng ứng là 0,01 và 0,09 mg/L. Sự giảm mật Ďộ tế bào tảo và sự ức chế
tăng trƣởng của tảo trong mẫu thử nghiệm Ďƣợc ghi nhận có ý nghĩa khác biệt Ďáng
kể (p <0,05) so với mẫu Ďối chứng có sự tăng trƣởng gấp Ďôi [147].
Kiểm soát sự nở hoa của tảo bằng hạt nano kim loại là một trong những
phƣơng pháp hữu hiệu Ďể Ďảm bảo an toàn cho môi trƣờng nƣớc. Vật liệu nano
coban (CoNPs) Ďã Ďƣợc tổng hợp và thử nghiệm khả năng ức chế sinh trƣởng của
hai chủng tảo Microcystis sp. và Oscillatoria sp. phân lập từ nƣớc ngọt thông qua
việc Ďánh giá sự thay Ďổi của các thông số nhƣ tốc Ďộ tăng trƣởng sinh khối, hàm
lƣợng chla và hoạt Ďộng của enzyme chống oxy hóa. Khi bổ sung vật liệu nano
CoNPs với nồng Ďộ là 1, 2, 3, 4 và 5 mg/L thì các thông số khảo sát trên Ďều suy
giảm và hiệu suất ức chế sinh trƣởng cao nhất ghi nhận ở nồng Ďộ 5 mg/L vào ngày
thứ năm của chu kỳ thử nghiệm, hiệu suất ức chế giảm tƣơng ứng 78% và 88% Ďối
với Microcystis sp. và Oscillatoria sp. Khi nồng Ďộ vật liệu nano coban bổ sung
tăng lên thì giá trị của các thông số khảo sát Ďều giảm, cụ thể nhƣ hàm lƣợng chla
giảm từ 1,53 xuống 0,24 mg/L Ďối với Microcystis sp. và từ 1,63 xuống 0,29 mg/L
Ďối với Oscillatoria sp. Tƣơng tự, hàm lƣợng carotenoid cũng giảm 69,3% và
73,2%. Kết quả này minh chứng hiệu quả của CoNPs Ďối với việc kích hoạt enzyme
chống oxy hóa bảo vệ các tế bào, từ Ďó ức chế sinh trƣởng của VKL và làm suy
giảm hiện tƣợng phú dƣỡng [148].
Độc tính của vật liệu nano oxit Ďối với sinh trƣởng của tảo cũng là một trong
những hƣớng nghiên cứu Ďang Ďƣợc quan tâm. Ảnh hƣởng Ďộc tính của vật liệu liên
quan chặt chẽ Ďến khả năng hòa tan và giải phóng ion kim loại của vật liệu nano
trong môi trƣờng nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Oukarroum và cs.
(2017), các hạt nano oxide nickel (NiO-NPs) Ďã Ďƣợc tổng hợp và thử nghiệm Ďánh
giá Ďộc tính lên tảo C. vulgaris. Oukarroum chỉ ra rằng, các hạt nano NiO-NPs có
khả năng hòa tan thấp, ở nồng Ďộ cao nhất (100mg/L) chỉ có 6,42% ion Ni 2+ Ďƣợc
giải phóng vào trong môi trƣờng. Tuy nhiên, khi bổ sung vào môi trƣờng từ 0 Ďến
100 mg/L vật liệu nano NiO-NPs thì sau thời gian phơi nhiễm là 96h, các thông số
nhƣ sự ức chế sự phân chia tế bào, quá trình quang hợp (tổng hợp chất diệp lục và
các phản ứng quang hợp của quang hợp) và ROS Ďều thay Ďổi và suy giảm, Ďiều
46

này chứng tỏ tế bào tảo rất nhạy cảm với nhiễm Ďộc NiO-NPs. Giá trị EC50 ghi
nhận Ďƣợc là 13,7 mg/L. Kết quả phân tích TEM và X-ray xác nhận rằng các hạt
NiO-NPs có khả năng xuyên qua màng sinh học và tích tụ bên trong tế bào tảo gây
ức chế sinh trƣởng của tảo. Do Ďó, Ďặc tính hóa lý và Ďộc tính của vật liệu cũng là
một trong những yếu tố cần xem xét khi thử nghiệm vật liệu Ďối với các loài Ďộng,
thực vật vật phù du Ďƣợc sử dụng nhƣ là Ďối tƣợng chỉ thị sinh học trong môi trƣờng
nƣớc [149].
Cho Ďến nay, cơ chế tác Ďộng của vật liệu nano lên một số sinh vật chƣa
Ďƣợc nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu một vài giả thuyết Ďƣợc
nêu ra nhƣ khả năng siêu phân tán, hiệu ứng bề mặt, tính khả dụng sinh học, tính
bền ở môi trƣờng của các vật liệu nano. Sự gia tăng việc sử dụng vật liệu nano trong
nhiều lĩnh vực cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn của vật liệu Ďối
với sức khỏe và môi trƣờng sống, nhất là môi trƣờng nƣớc và các sinh vật thuỷ sinh.
Hƣớng nghiên cứu sử dụng vật liệu nano trong quá trình diệt và ức chế sinh trƣởng
của tảo là hƣớng nghiên cứu hoàn toàn mới và chƣa Ďƣợc quan tâm nhiều. Vì vậy,
việc ứng dụng thực nghiệm vật liệu nano cần phải Ďƣợc cân nhắc cẩn thận và
nghiên cứu sâu hơn nữa Ďể tránh gây ra ô nhiễm thứ cấp cho môi trƣờng.
47

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu


- VKL Microcystis aeruginosa KG chiếm ƣu thế trong quần xã VKL gây nở
hoa tại hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và tảo lục Chlorella vulgaris Ďƣợc phân lập, nuôi cấy
và lƣu giữ tại Phòng Thủy sinh học môi trƣờng, Viện công nghệ môi trƣờng (hình
2.1). Chủng VKL M. aeruginosa KG tập hợp thành tập Ďoàn dạng nhầy và có hình
cầu hoặc hình cầu hơi thon dài, chất nhầy trong suốt không màu. Kích thƣớc tập
Ďoàn rất Ďa dạng Ďôi khi lên tới vài mm. Tế bào hình cầu hoặc Ďôi khi hơi kéo dài
màu lam nhạt, chứa nhiều không bào khí, kích thƣớc 3 - 5 µm. Chủng tảo lục
Chlorella vulgaris gồm các tế bào Ďơn bào có dạng hình cầu, kích thƣớc Ďƣờng kính
tế bào từ 3-8 µm.

VKL Microcystis Tảo lục Chlorella vulgaris


aeruginosa KG
Hình 2.1. Hình ảnh Vi khuẩn lam M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris sử dụng
trong thí nghiệm
- Loài giáp xác Daphnia magna có nguồn gốc từ công ty Microbiotests Inc
(Bỉ), Ďƣợc cung cấp bởi TS. Đào Thanh Sơn, Đại học Bách Khoa TPHCM (Hình 2.2).
- Bèo tấm Lemna sp. thu từ một số thuỷ vực tại Hà Nội Ďƣợc phân lập và
nuôi cấy tại phòng Phòng Thủy sinh học môi trƣờng, Viện công nghệ môi trƣờng
(Hình 2.2).
48

Bèo tấm Lemna sp. thu nhận từ một số Daphnia magna có nguồn gốc từ công ty
thủy vực Hà Nội Microbiotests Inc (Bỉ).
Hình 2.2. Hình ảnh bèo tấm Lemna sp. và giáp xác Daphnia magna sử dụng trong
thí nghiệm
- Mẫu nƣớc hồ thực tế có hiện tƣợng nở hoa chủ yếu bởi quần xã VKL (hồ
Tiền, Đại học Bách khoa Hà Nội).

Hình 2.3. Hình ảnh nước hồ Tiền trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Ba loại vật liệu nano: vật liệu nano bạc và Ďồng tổng hợp bằng phƣơng
pháp khử hóa học; vật liệu nano sắt tổng hợp bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa.
2.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng
2.2.1. Hóa chất
Hóa chất dùng trong nghiên cứu chế tạo vật liệu gồm: AgNO3; CuSO4;
NaBH4; FeCl3.6H2O; FeCl2.4H2O; NaOH; Axit Citric… là các hóa chất có Ďộ tinh
khiết > 99%, nguồn gốc từ hãng Merck (Đức) và Chitosan (75-85% Ďộ deaxetyl hóa)
của hãng Sigma-Aldrich (Mỹ).
Môi trƣờng CB Ďƣợc dùng Ďể nuôi cấy các các chủng tảo (VKL M.
aeruginosa và tảo lục C. vulgaris), môi trƣờng dinh dƣỡng (ISO 20079, 2005) Ďƣợc
49

dùng Ďể nuôi cấy bèo tấm và môi trƣờng COMBO Ďƣợc dùng Ďể nuôi giáp xác D.
magna [150].
2.2.2. Thiết bị
 Các thiết bị Ďƣợc sử dụng trong quá trình chế tạo vật liệu bao gồm:
- Máy khuấy IKA RW 20 digital (IKA - Đức);
- Máy ly tâm Universal 32R D- 78523 (Germany);
- Máy UV-VIS 2450 (Shimadzu, Nhật);
- Tủ sấy chân không Vacucell MMM Madcenter Einrich (Germany);
- Cân phân tích Precisa 4 số lẻ, khối lƣợng cân tối Ďa: 210 gam;
 Một số dụng cụ thủy tinh nhƣ: cốc thủy tinh chịu nhiệt có dung tích khác
nhau, bình tam giác các loại, pipet và micropipet.
2.3. Các phƣơng pháp tổng hợp vật liệu
2.3.1. Tổng hợp vật liệu nano bạc bằng phương pháp khử hóa học
Vật liệu nano bạc sử dụng trong nghiên cứu này Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng
pháp khử hóa học khử ion Ag+ trong dung dịch muối bạc thành Ag0 nhờ tác nhân
khử NaBH4 (quy trình tổng hợp vật liệu nano bạc thể hiện trong hình 2.4) [3, 4].
Tiền chất Ďƣợc sử dụng là AgNO3 (>99%), chất ổn Ďịnh chitosan và chất khử
NaBH4 (>99%). Phƣơng trình phản ứng diễn ra nhƣ sau:
2AgNO3 +2NaBH4 → 2Ag0 + H2+ B2H6 + 2NaNO3
Chuẩn bị các dung dịch gốc AgNO3, axit citric 1000 ppm và NaBH4 0,05M
bằng nƣớc deion; Dung dịch chitosan 1000 ppm Ďƣợc pha bằng cách hòa tan trong
dung dịch 10% axit acetic. Để thu hồi dung dịch nano bạc 100ppm, cho 200 mL
nƣớc khử ion vào cốc thủy tinh (500 mL) có chứa AgNO3 và chất ổn Ďịnh chitosan.
Hỗn hợp này Ďƣợc khuấy Ďều bằng máy khuấy IKA RW 20 digital, tốc Ďộ khuấy
1000 vòng/phút trong thời gian 15 phút. Tiếp theo, dung dịch axit citric Ďƣợc thêm
từ từ vào hỗn hợp theo các tỷ lệ khảo sát. Sau Ďó, nhỏ từ từ dung dịch NaBH4 0,05 M
vào hỗn hợp và tiếp tục khuấy cho Ďến khi dung dịch chuyển dần từ trong suốt sang
màu vàng nhạt rồi Ďậm dần. Các Ďiều kiện Ďiều chế nano bạc Ďƣợc khảo sát Ďể thu
Ďƣợc dung dịch nano bạc tối ƣu bao gồm: ảnh hƣởng của tỷ lệ nồng Ďộ NaBH4/Ag+,
ảnh hƣởng của nồng Ďộ chitosan và tỷ lệ nồng Ďộ citric/Ag+. Kết thúc quá trình thu
Ďƣợc dung dịch nano bạc có nồng Ďộ 300 ppm.
50

Quy trình thực nghiệm tổng hợp vật liệu nano Ďƣợc tiến hành nhƣ sau:

AgNO3

Chitosan 10 g/L Nƣớc khử ion

Khuấy từ, 1000v/p


trong 15 phút

Axit citric 10% Hỗn hợp phản ứng

Khuấy từ 2000 v/p

NaBH4 0,05 M

Hỗn hợp phản ứng

Khuấy từ 2000 v/p


Ďến khi chuyển màu

Nano bạc

Hình 2.4. Quy trình điều chế dung dịch nano Ag sử dụng NaBH4 làm chất khử
2.3.2. Tổng hợp vật liệu nano đồng bằng hương pháp khử hóa học
Vật liệu nano Ďồng sử dụng trong nghiên cứu này Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng
pháp khử hóa học khử ion Cu2+ từ muối Ďồng nhờ tác nhân khử NaBH4 (quy trình tổng
hợp vật liệu nano Ďồng Ďƣợc trình bày trong hình 2.5) [23, 24]. Tiền chất Ďƣợc sử
dụng là CuSO4 (>99%), chất khử là NaBH4 (>98%). Phƣơng trình phản ứng diễn ra
nhƣ sau:
CuSO4 + 2NaBH4 + 6H2O = Cu0 + 2H3BO3 + 7H2 + Na2SO4
Để thu hồi nano Ďồng kim loại, cho 200 mL nƣớc khử ion vào cốc thủy tinh
(500 mL) có chứa 1 g bột CuSO4, hỗn hợp này Ďƣợc khuấy Ďều bằng máy khuấy IKA
RW 20, tốc Ďộ khuấy 1500 vòng/phút trong thời gian 15 phút Ďể hòa tan hoàn toàn
51

muối Ďồng. Tiếp theo, thêm 0,48g NaBH4 khảo sát vào hỗn hợp, tiếp tục khuấy Ďều
trong khoảng 10 phút Ďến khi dung dịch chuyển sang màu Ďen thì ngừng phản ứng.
Tách kết tủa bằng máy ly tâm Universal (Đức) với tốc Ďộ quay 9000 vòng/phút. Hạt
nano Ďồng thu Ďƣợc bằng cách ly tâm dung dịch và rửa 5 lần bằng cồn 960 Ďể loại bỏ
các ion dƣ. Sau Ďó, sấy khô trong tủ sấy chân không 700C trong 24 giờ, kết thúc quá
trình thu Ďƣợc 0,4g bột nano Ďồng và bảo quản trong bình kín chứa khí Argon.
1g CuSO4

H2O + Khuấy từ 1500


v/p trong 10 phút

0,48g NaBH4

Khuấy tiếp trong 10 phút


Ďến khi chuyển kết tủa màu
Ďen thì ngừng phản ứng

Tách kết tủa bằng ly


tâm 9000 v/p

Rửa 5 lần bằng


ethanol 960
Sấy khô chân không
(700C; 10 h)

Bột nano Ďồng

Hình 2.5. Quy trình tổng quát tổng hợp vật liệu nano đồng bằng phương pháp khử
hóa học
2.3.3. Tổng hợp vật liệu nano sắt từ bằng phương pháp đồng kết tủa
Vật liệu nano sắt từ Fe3O4 sử dụng trong luận án Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng
pháp Ďồng kết tủa của muối Fe2+ và Fe3+ bởi NH4OH theo phƣơng trình phản ứng (quy
trình tổng hợp các hạt nano từ tính Fe3O4 Ďƣợc trình bày trong hình 2.6) [38, 167]:
2Fe3+ + Fe2+ + 8OH- = Fe3O4 + 4H2O
Cân chính xác lƣợng muối Fe2+ và Fe3+ theo tỷ lệ số mol là 0,65g FeCl3 :
0,398g FeCl2, hòa tan hai muối vào 40 mL axit HCl 2M nhằm hạn chế sự thủy phân
52

của muối sắt, sau Ďó rót vào bình cầu (có viên từ bên trong Ďể trộn Ďều dung dịch)
và Ďun trên bếp có nhiệt Ďộ khoảng 800C.
Pha 80 mL dung dịch NH3 2M nhỏ tiếp từ từ vào bình cầu với tốc Ďộ 2
giọt/giây, kết hợp sục Ďồng thời khí N2 Ďể loại bỏ không khí. Đun Ďến khi nhỏ hết
dịch và Ďể thêm trên bếp 30 phút. Quan sát quá trình phản ứng qua sự thay Ďổi của
màu sắc từ vàng nâu sang Ďen. Đổ sản phẩm sau phản ứng ra cốc có mỏ, dùng nam
châm thu viên từ và rửa với nƣớc khử ion, axetone ba lần Ďến khi pH = 7 nhằm loại
hết sản phẩm phụ và các chất dƣ chƣa phản ứng. Kết tủa thu Ďƣợc phân tán trong
100mL nƣớc khử ion bằng siêu âm trong 30 phút.
Pha dung dịch chất bọc chống oxy hóa CMC (carboxyl methyl cellulose) có
nồng Ďộ 2mg/L và thêm vào cốc thủy tinh chứa sản phẩm phản ứng theo tỷ lệ
1CMC:2 Fe3O4, tiếp tục rung siêu âm trong 30 phút. Kết thúc quá trình thu Ďƣợc
dung dịch chứa nano sắt từ có nồng Ďộ 3000ppm bền trong Ďiều kiện thƣờng.
40 mL dung dịch FeCl2 + FeCl3 + HCl 2M

- Sục khí N2;


- Nhiệt Ďộ Nhỏ từ từ dung dịch
khoảng 800C NH3 2M
- Khuấy từ

Kết tủa Ďen Fe3O4


pha nƣớc có pH = 9-10

- Lắng Fe3O4 bằng nam


châm và rửa bằng nƣớc
khử ion 5-7 lần, rửa
bằng axeton 3 lần.
- Bọc bằng CMC/ Fe3O4
theo tỷ lệ 1:2, rung siêu
âm 30 phút

Hạt nano từ tính Fe3O4 (3000 ppm)

Hình 2.6. Quy trình tổng hợp hạt nano từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa
53

2.4. Các phƣơng pháp xác định đặc trƣng cấu trúc vật liệu
Hình thái học của ba loại vật liệu nano Ďƣợc xác Ďịnh bằng một số phƣơng
pháp và thiết bị nhƣ sau:
2.4.1. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Phƣơng pháp kính hiển vi Ďiện tử truyền qua (TEM: transmission electron
microscopy) có Ďộ phân giải cao dùng Ďể nghiên cứu hình thái, cấu trúc vật liệu
nano và khả năng tác Ďộng của vật liệu Ďến Ďối tƣợng thử nghiệm.
Kính hoạt Ďộng trên nguyên lý nguồn phát xạ trên Ďỉnh sẽ phát ra chùm tia
Ďiện tử, sau khi Ďi qua tụ kính chùm Ďiện tử sẽ tác Ďộng lên mẫu mỏng. Tùy thuộc
vào từng loại mẫu và vị trí chụp mà chùm Ďiện tử bị tán xạ nhiều hay ít. Mật Ďộ Ďiện
tử truyền qua ngay dƣới mặt mẫu phản ánh tình trạng của mẫu, hình ảnh này sẽ
Ďƣợc phóng Ďại qua một loạt các thấu kính trung gian và thể hiện trền màn huỳnh
quang [9, 29]. Các phân tích TEM về cấu trúc của ba vật liệu nano trong luận án
này Ďƣợc thực hiện trên thiết bị JEM1010 (JEOL – Nhật Bản) có hệ số phóng Ďại M
= 50 - 600.000, Ďộ phân giải δ = 3 Å, Ďiện áp gia tốc U = 40-100kV, tại Viện vệ
sinh dịch tễ Trung ƣơng.
2.4.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Phƣơng pháp kính hiển vi Ďiện tử quét SEM (Scanning Electron Microscope)
Ďƣợc sử dụng Ďể xác Ďịnh hình thái bề mặt và kích thƣớc hạt của các vật liệu Ďã chế
tạo. Kính hiển vi Ďiện tử quét SEM quét bề mặt mẫu bằng một chùm tia Ďiện tử hội
tụ cao trong chân không, thu thập thông tin (tín hiệu) từ mẫu phát ra, tái tạo thành
một hình ảnh lớn hơn cấu trúc bề mặt của mẫu thông qua việc ghi nhận và phân tích
các bức xạ phát ra từ tƣơng tác của chùm Ďiện tử với bề mặt mẫu [9, 29].
Các phân tích SEM, FESEM cấu trúc ba vật liệu nano của luận án này Ďƣợc
thực hiện trên thiết bị S4800 của hãng Hitachi (Nhật Bản) tại Viện Khoa học vật
liệu - Viện HL&KHCN Việt Nam; thiết bị Hitachi S-480 tại Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ƣơng.
2.4.3. Phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại IR
Phổ hồng ngoại (IR: Infrared Spectroscopy) là phép phân tích phổ biến Ďƣợc
sử dụng Ďể xác Ďịnh cấu trúc và nhận dạng các hợp chất hóa học. Phƣơng pháp này
hoạt Ďộng dựa trên sự tƣơng tác của các bức xạ Ďiện từ trong miền hồng ngoại (400
- 4000 cm-1) khi chiếu một chùm tia hồng ngoại vào các mẫu hoặc phân tử nghiên
54

cứu. Mỗi nhóm chức sẽ hấp phụ tần số hồng ngoại Ďặc trƣng. Dựa vào tần số Ďặc
trƣng, cƣờng Ďộ Ďỉnh trong phổ hồng ngoại, ngƣời ta có thể phán Ďoán trực tiếp về
sự có mặt của các nhóm chức, các liên kết xác Ďịnh trong phân tử nghiên cứu, từ Ďó
xác Ďịnh Ďƣợc cấu trúc của chất nghiên cứu [9, 29].
Các kết quả Ďo phổ IR của vật liệu nano sắt trong luận án này Ďƣợc Ďo trên
máy IMPACT 410-Nicolet (Mỹ), tại Viện Hóa học, Viện HL&KHCN Việt Nam.
2.4.4. Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X
Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (XRD: X-Ray Diffraction) là phƣơng pháp chiếu
một chùm tia X Ďơn sắc có bƣớc sóng λ tới bề mặt tinh thể chất rắn cách nhau một
khoảng Ďều Ďặn d và Ďi sâu vào bên trong mạng lƣới tinh thể tạo ra hiện tƣợng
nhiễu xạ của các tia X (Hình 2.7). Phƣơng pháp này Ďƣợc sử dụng Ďể nghiên cứu
cấu trúc tinh thể của vật chất, kiểm tra sự Ďơn pha (Ďộ tinh khiết) của vật liệu, xác
Ďịnh Ďƣợc kích thƣớc tinh thể…[9, 29].

Hình 2.7. Các tia X nhiễu xạ trên bề mặt tinh thể chất rắn (nguồn: http://ffden-
2.phys.uaf.edu
Giản Ďồ XRD của các mẫu vật liệu nano Ďồng trong luận án này Ďƣợc Ďo trên
máy nhiễu xạ tia X D8- Advance 5000 tại phòng X-Ray, Viện Khoa Học Vật liệu,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Điều kiện ghi: Bức xạ K của
anot Cu, nhiệt Ďộ ghi phổ ở 25oC, góc 2: 10o - 70o, với tốc Ďộ quét 0,0300/s.
2.4.5. Phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (UV-VIS)
Phổ hấp phụ tử ngoại và khả kiến UV-VIS (Ultraviolet-Visible) là loại phổ
electron, ứng với mỗi electron chuyển mức năng lƣợng ta thu Ďƣợc một vân phổ
rộng. Đây là phƣơng pháp phân tích Ďịnh lƣợng dựa vào hiệu ứng hấp thụ ánh sáng
của dung dịch xảy ra khi phân tử vật chất tƣơng tác với bức xạ Ďiện từ và Ďƣợc sử
55

dụng nhiều trong kiểm tra sản xuất hoá học, luyện kim, nghiên cứu hoá sinh, môi
trƣờng và nhiều lĩnh vực khác [9, 29].

Trong nghiên cứu này, phổ UV-VIS mẫu vật liệu nano bạc Ďƣợc ghi trên
thiết bị Jasco UV-VIS V-630 (Jasco, Nhật) tại Viện Hóa học và các hợp chất thiên
nhiên và máy UV-VIS 2450 (Shimadzu, Nhật) tại Viện Công nghệ Môi trƣờng.
2.4.6. Phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)
Phƣơng pháp phổ tán sắc năng lƣợng tia X (EDX - Energy-dispersive X-ray
spectroscopy) dùng Ďể xác Ďịnh thành phần hóa học của chất rắn, Ďây là kỹ thuật
dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ chất rắn khi có sự tƣơng tác với các bức xạ
(Hình 2.8) là chùm tia Ďiện tử có năng lƣợng [9, 29].
Thành phần nguyên tố của mẫu nano bạc và Ďồng khi tác Ďộng lên tế bào tảo
trong nghiên cứu này Ďƣợc xác Ďịnh trên Thiết bị kính hiển vi Ďiện tử quét SEM-
EDX JSM 6490-JED 2300, JEOL tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng.

Hình 2.8. Nguyên tắc tán xạ tia X dùng trong phổ EDX
2.5. Các phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
2.5.1. Thí nghiệm lựa chọn vật liệu nano
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của các vật liệu nano lên sinh trƣởng của VKL M.
aeruginosa KG chúng tôi bố trí các công thức thí nghiệm nhƣ sau: Các vật liệu nano
(vật liệu nano bạc, Ďồng và vật liệu nano sắt từ Fe3O4 Ďã tổng hợp) Ďƣợc bổ sung
56

vào các bình tam giác có chứa các tế bào VKL M. aeruginosa KG. Dải nồng Ďộ thử
nghiệm Ďối với các vật liệu nano bạc và Ďồng là 0, 3, 5 và 10 ppm; nano sắt từ là 0,
5, 10, 30, 50, 70 và 100 ppm. Mẫu Ďối chứng gồm VKL nuôi trong môi trƣờng CB
không bổ sung vật liệu nano. Thí nghiệm Ďƣợc lặp lại ba lần. Sinh trƣởng của VKL
M. aeruginosa KG Ďƣợc theo dõi trong 10 ngày và lấy mẫu theo chu kỳ sau: D0,
D3, và D10 ngày Ďối với hai vật liệu nano bạc và Ďồng; D0, D1, D3, D6 và D10 Ďối
với vật liệu nano sắt từ. Để sàng lọc nhanh hoạt tính diệt VKL của các vật liệu nano
nói trên, sinh trƣởng của VKL M. aeruginosa KG Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp
Ďo mật Ďộ quang OD. Kết quả thí nghiệm sàng lọc nồng Ďộ, vật liệu nano sắt từ
không có khả năng diệt tảo nên không Ďƣợc lựa chọn cho các thí nghiệm kiểm tra
Ďộc tính tiếp theo.
2.5.2. Thí nghiệm nghiên cứu độc tính của vật liệu nano
- Để Ďánh giá Ďộc tính của vật liệu nano bạc và Ďồng Ďến sinh trƣởng của
VKL M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris, 5 mL môi trƣờng nuôi cấy có chứa
hai loại tảo này Ďƣợc bổ sung vào bình tam giác chứa 145 mL môi trƣờng CB. Dung
dịch nano bạc Ďƣợc bổ sung vào các bình tam giác theo tỷ lệ nồng Ďộ là [0; 0,001;
0,005, 0,01; 0,05; 0,1 và 1 ppm]. Tƣơng tự, dung dịch nano Ďồng Ďƣợc bổ sung vào
các bình tam giác với các nồng Ďộ là [0; 0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm].
- Sau khi bổ sung vật liệu nano bạc và Ďồng, Ďộng thái sinh trƣởng của VKL
M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris Ďƣợc theo dõi ở các ngày D0, D2, D6 và
D10 của thí nghiệm. Sinh trƣởng của hai loại tảo Ďƣợc Ďánh giá qua ba tiêu chí: mật
Ďộ quang học OD; mật Ďộ tế bào và hàm lƣợng chla. Các công thức thí nghiệm Ďƣợc
lặp lại 3 lần. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng của vật liệu nano Ďối với VKL M.
aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris Ďƣợc tính bằng công thức sau [123]:
Hiệu suất ức chế sinh trƣởng của tảo (%) = [(sinh khối mẫu Ďối chứng - sinh
khối mẫu thí nghiệm)/sinh khối mẫu Ďối chứng] x 100
2.5.3. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng kích thước của vật liệu nano
- Sau thí nghiệm Ďánh giá ảnh hƣởng của vật liệu nano Ďến sinh trƣởng của
tảo, vật liệu nano Ďồng Ďƣợc lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Để Ďánh giá ảnh
hƣởng về mặt kích thƣớc hạt nano Ďến sinh trƣởng của VKL M. aeruginosa KG và
tảo lục C. vulgaris, ba dạng vật liệu nano Ďồng với các kích thƣớc hạt khác nhau là
<10nm; 30 - 40nm và >50nm Ďã Ďƣợc sử dụng. Ba dạng vật liệu nano Ďồng với các
57

nồng Ďộ [0; 0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm] sẽ Ďƣợc bổ sung vào các bình tam giác có
chứa 5 mL sinh khối của hai chủng tảo và 145 mL môi trƣờng CB. Ngoài ra, Ďể so
sánh khả năng diệt tảo của vật liệu nano Ďồng, chúng tôi sử dụng CuSO4 là chất diệt
tảo thƣờng Ďƣợc sử dụng phổ biến hiện nay làm mẫu Ďối chứng. Động thái sinh
trƣởng của hai loại tảo Ďƣợc Ďƣợc Ďánh giá qua hàm lƣợng chla và mật Ďộ quang học
OD ở các ngày D0, D1, D3, D6 và D10 của chu kỳ thí nghiệm. Các công thức thí
nghiệm Ďƣợc lặp lại 3 lần. Hiệu suất ức chế sinh trƣởng của vật liệu nano Ďồng Ďối
với VKL M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris cũng Ďƣợc xác Ďịnh.
2.5.4. Thí nghiệm nghiên cứu đánh giá tính an toàn của vật liệu
- Để Ďánh giá tính an toàn của vật liệu nano Ďồng lên một số sinh vật phù du
khác nhƣ bèo tấm (Lemna sp.) và giáp xác (Daphnia magna), chúng tôi tiến hành
các thí nghiệm nhƣ sau:
1. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến bèo tấm Lemna sp.
Bèo tấm Ďƣợc thu nhận từ một số thuỷ vực tại Hà Nội Ďƣa về phòng thí
nghiệm Ďể lựa chọn các cá thể bèo có kích thƣớc và số lá Ďồng Ďều nhau. Để thích
nghi với môi trƣờng dinh dƣỡng và Ďiều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, bèo
tấm Lemma sp. sau khi thu nhận từ tự nhiên sẽ Ďƣợc lựa chọn và nuôi trong môi
trƣờng dinh dƣỡng (ISO 20079, 2005) với các thành phần Ďƣợc chuẩn bị theo bảng
2 (Ďƣợc trích dẫn trong phần phụ lục), Ďiều kiện nuôi nhƣ sau: nhiệt Ďộ khoảng 250C
± 20C, chu kỳ sáng:tối là 14:8 giờ, cƣờng Ďộ chiếu sáng 1000 lux, thời gian nuôi
thích nghi từ 4 - 8 tuần. Sau thời gian nuôi thích nghi, 6 cá thể bèo tấm có 4 cánh
(trƣởng thành) Ďƣợc lựa chọn và bổ sung vào bình tam giác chứa 100 mL môi
trƣờng nuôi bèo (Ďã bổ sung 0; 0,01; 0,05; 0,1; 1 và 5 ppm dung dịch nano Ďồng)
nhằm Ďánh giá Ďộc tính của vật liệu nano Ďồng Ďến sinh trƣởng của bèo Lemma sp.
Kích thƣớc hạt vật liệu nano Ďồng sử dụng trong nghiên cứu trong khoảng 25-40 nm.
Độc tính của nano Ďồng Ďến sinh trƣởng của bèo Ďƣợc theo dõi trong 7 ngày. Sinh
trƣởng của bèo Ďƣợc Ďánh giá thông qua sự thay Ďổi về khối lƣợng bèo giữa ngày thí
nghiệm cuối cùng so với ngày Ďầu tiên của thí nghiệm. Khả năng ức chế sinh trƣởng
Ďƣợc tính bằng công thức sau [151]:
Hiệu suất ức chế tăng trƣởng của vật liệu Ďến bèo Lemna sp. (%) = [(sinh
khối mẫu Ďối chứng - sinh khối mẫu thí nghiệm)/sinh khối mẫu Ďối chứng] x 100.
58

2. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến giáp xác Daphnia
magna.
D. magna Ďƣợc cung cấp bởi công ty Microbiotests Inc (Bỉ) và nuôi trong môi
trƣờng COMBO (APHA, 2012) ở Ďiều kiện nhiệt Ďộ khoảng 210C ± 10C, chu kỳ
sáng:tối là 16:8 giờ với cƣờng Ďộ chiếu sáng từ 500 - 800 lux [150]. Thức ăn cho D.
magna sử dụng trong nghiên cứu này là tảo lục Chlorella vulgaris. Môi trƣờng và
thức ăn Ďƣợc thay mới sau mỗi 2 ngày nuôi cấy cho Ďến khi Ďủ số lƣợng D. magna
cho thí nghiệm kiểm tra Ďộc tính. 10 cá thể D. magna con (1 ngày tuổi) Ďƣợc lựa
chọn ngẫu nhiên cho mỗi thí nghiệm kiểm tra Ďộc tính và nuôi riêng lẻ trong các
bình thủy tinh 100 mL. D. magna Ďƣợc phơi nhiễm với vật liệu nano Ďồng ở 6 nồng
Ďộ khác nhau [0,01; 0,05; 0,1; 1; 3 và 5 ppm] và môi trƣờng Ďối chứng (môi trƣờng
không chứa vật liệu nano Ďồng). Kích thƣớc hạt vật liệu nano Ďồng sử dụng trong
nghiên cứu trong khoảng 25-40 nm. Các nồng Ďộ thí nghiệm Ďƣợc lặp lại bốn lần.
Độc tính của vật liệu nano Ďồng Ďến D. magna Ďƣợc tính bằng tỷ lệ % số lƣợng con
sống/chết sau 24h và 48h. Ƣớc tính giá trị LC50 tại thời Ďiểm 24 và 48 giờ của nano
Ďồng bằng phƣơng pháp Probit sử dụng phần mềm SPSS 23 [152].
2.5.5. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của vật liệu nano đối với mẫu nước thực tế
(mẫu nước hồ Tiền)
Để nghiên cứu ảnh hƣởng ức chế của vật liệu nano Ďồng lên quần xã thực vật
tự nhiên trong hệ sinh thái nƣớc ngọt, mô hình mô phỏng thu nhỏ Ďã Ďƣợc thực hiện
với thể tích 10L. Nƣớc hồ Tiền (Đại Học Bách Khoa Hà Nội) Ďƣợc sử dụng cho thí
nghiệm này vì Ďây là hồ nƣớc bị ô nhiễm phú dƣỡng Ďiển hình và có sự hiện diện
ƣu thế của nhóm VKL Microcystis trong thành phần quần xã thực vật phù du,
thƣờng xuyên gây ra hiện tƣợng “nở hoa” nƣớc trong hồ. Mẫu nƣớc sau khi lấy tại
hồ Tiền Ďƣợc chuyển ngay về phòng thí nghiệm và tiến hành lọc với lƣới lọc bằng
vải có kích thƣớc lỗ lớn Ďể loại bỏ các tạp chất thô nhƣ: lá cây và các loại rác vô cơ,
hữu cơ khác. Dung dịch nano Ďồng có nồng Ďộ 1 ppm Ďƣợc sử dụng nhằm Ďánh giá
khả năng ức chế sinh trƣởng của thực vật phù du và VKL Microcystis có mặt trong
thành phần nƣớc hồ Tiền. Hai công thức thí nghiệm Ďã Ďƣợc bố trí, bao gồm: mẫu
Ďối chứng (control, nƣớc hồ Tiền), nano Ďồng (nƣớc hồ Tiền bổ sung dung dịch nano
Ďồng 1ppm). Các công thức thí nghiệm Ďƣợc lặp lại hai lần và Ďặt ở nhiệt Ďộ phòng
dao Ďộng trong khoảng 25-280C và Ďƣợc khuấy trộn 4-5 lần/ngày. Các thông số thuỷ
59

lý (nhiệt Ďộ, pH, oxi hoà tan), thuỷ hoá (NH4+-N và PO43--P) và sinh học Ďƣợc thu và
phân tích ở các ngày D0, D1, D2, D3, D4 và D8.
2.6. Các phƣơng pháp xác định sinh trƣởng của tảo
2.6.1. Phương pháp xác định mật độ quang OD
Hai chủng tảo Ďƣợc nuôi cấy và lấy mẫu theo chu kỳ Ďể xác Ďịnh Ďộng thái
sinh trƣởng bằng cách thu sinh khối và Ďo mật Ďộ quang ở bƣớc sóng OD 680 nm.
Để thực hiện phƣơng pháp, 4 mL mẫu sinh khối tảo Ďƣợc thu ở các thời Ďiểm khảo
sát. Sau Ďó mẫu Ďƣợc Ďo mật Ďộ quang bằng máy Ďo quang phổ UV-VIS (Simadzu,
Nhật Bản) ở bƣớc sóng 680 nm tại Viện Công nghệ Môi trƣờng, Viện Hàn lâm
Tải bản FULL (158 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
2.6.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào
Để Ďánh giá ảnh hƣởng của vật liệu nano Ďến sinh trƣởng của hai loại tảo, mật
Ďộ tế bào thực vật nổi trong 1mL mẫu Ďƣợc Ďếm trên buồng Ďếm Sedgwick - Raffter
(20mm x 50mm x 1mm) [153].
Số lƣợng tế bào Ďƣợc tính theo công thức nhƣ sau:
1000 mm3
N0 /mL = C x (1.3)
LxDxWxS
Trong Ďó: C: Số lƣợng tế bào Ďếm Ďƣợc
L: Chiều dài của mỗi thƣớc
D: Chiều sâu của thƣớc
W: Chiều rộng của thƣớc
S: Số ô Ďếm
2.6.3. Phương pháp xác định hàm lượng Chla [154]
Để Ďánh giá biến Ďộng mật Ďộ tảo và ảnh hƣởng của vật liệu nano Ďến sinh
trƣởng của hai loại tảo, hàm lƣợng chla là một thông số Ďƣợc xác Ďịnh ở các thời
Ďiểm khảo sát. Lấy một lƣợng thể tích nhất Ďịnh các dịch nuôi cấy VKL M.
aeruginosa KG, tảo lục C. vulgaris và nƣớc hồ Tiền (Bách Khoa) lọc qua giấy lọc
GF/C với kích thƣớc lỗ 45 µm (Whatman GF/C, Anh). Mẫu Ďƣợc chiết bằng acetone
(90%). Hàm lƣợng chla Ďƣợc tính theo công thức của Lorezen (1967) nhƣ sau:
Trƣớc axit:
( ) ( ) (1.4)
60

Sau axit:
( ) ( ) (1.5)
( )
( ⁄ ) (1.6)

Trong Ďó:
Ana: hấp thụ tại bƣớc sóng khi không có axit;
Aa: hấp thụ tại bƣớc sóng Ďã có axit;
v: là thể tích axeton ngâm mẫu (10mL);
V: là thể tích lọc mẫu (l); Tải bản FULL (158 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
l: khoảng cách quang học của cuvet (1cm).
2.7. Các phƣơng pháp phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
Bên cạnh các chỉ tiêu sinh học, các thông số thủy lý và thủy hóa cũng Ďƣợc
xác Ďịnh nhằm Ďánh giá chất lƣợng môi trƣờng trƣớc và sau xử lý với vật liệu nano.
2.7.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa
Các chỉ tiêu thủy lý bao gồm: nhiệt Ďộ, Ďộ oxy hòa tan (DO), Ďộ dẫn Ďiện
tổng chất rắn hòa tan (TDS), pH Ďƣợc Ďo hàng ngày. Các chỉ tiêu này Ďƣợc Ďo bằng
thiết bị Ďo nhanh WQC-DDK 24A (TOA, Nhật Bản).
Các chỉ tiêu thủy hóa nhƣ: NH4+ (mgN/l), PO43- (mgP/l), Ďƣợc thu mẫu sau 0,
1, 2, 3, 4 và 8 ngày Ďặt thí nghiệm và Ďƣợc xác Ďịnh bằng phƣơng pháp so màu trên
máy Ďo quang UV-VIS 2450, Shimadzu-Nhật. Xác Ďịnh hàm lƣợng các chỉ tiêu nói
trên dựa theo các phƣơng pháp tiêu chuẩn của Mỹ [APHA, 1995].
2.7.2. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng NH4+(mg/L)
Trong môi trƣờng kiềm, với sự có mặt của citrate trinatri và natri hypoclorit,
ion amôni phản ứng với phenol tạo ra phức màu xanh, Ďồng thời sử dụng cyanua natri
làm chất xúc tác của phản ứng. Phép so màu Ďƣợc thực hiện ở bƣớc sóng 630 nm.
2.7.3. Phương pháp phân tích xác định hàm lượng PO43- (mg/L)
Trong môi trƣờng axit, các ion photphat PO43- phản ứng với amoni molybdat
tạo thành phức chất photphomolybdic. Phức chất này phản ứng với axit ascobic cho
dung dịch màu xanh. Phức chất kali antimoin tartrat Ďƣợc cho thêm vào Ďể thúc Ďẩy
phản ứng và nhằm hạn chế ảnh hƣởng của quá trình thuỷ phân một số chất hữu cơ
trong quá trình phản ứng. Phép so màu Ďƣợc thực hiện ở bƣớc sóng 885 nm.
61

2.8. Các phƣơng pháp quan sát hình thái tế bào


2.8.1. Phương pháp quan sát bề mặt tế bào
Dịch nuôi cấy của VKL M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris Ďƣợc ly
tâm (5000v/p) trong 10 phút Ďể thu sinh khối tế tào. Sau Ďó mẫu tế bào Ďƣợc xử lý
trong dung dịch 2,5% glutaraldehyte/cacodylate 0,1M, pH = 7,2- 7,4. Sau khi rửa
bằng dung dịch cacodylate 0,1M, mẫu tế bào Ďƣợc cố Ďịnh lại bằng dung dịch OsO4
1% trong cacodylate 0,1M. Sau khi Ďể khô, mẫu Ďƣợc Ďƣa lên Ďế, phủ màng dẫn
Ďiện Pt- Pd. Mẫu tế bào Ďƣợc quan sát dƣới kính SEM HITACHI S4800 tại Phòng
kính hiển vi Ďiện tử, Viện vệ sinh Dịch Tễ trung ƣơng.
2.8.2. Phương pháp quan sát cắt lát mỏng mẫu tế bào
Dịch nuôi cấy của VKL M. aeruginosa KG và tảo lục C. vulgaris Ďƣợc ly
tâm (5000v/p) trong 10 phút Ďể thu sinh khối tế tào. Mẫu các tế bào sau Ďó Ďƣợc xử
lý trong dung dịch 2,5% glutaraldehyte/cacodylate 0,1M, pH= 7,2 - 7,4. Sau khi rửa
bằng dung dịch cacodylate 0,1M, mẫu tế bào Ďƣợc cố Ďịnh lại bằng dung dịch OsO4
1% trong cacodylate 0,1M. Sau Ďó mẫu sẽ Ďƣợc xử lý bằng cách kết tinh trong
époxyrein; cắt lát siêu mỏng ở mức 50-100nm và nhuộm bằng Uranyl Acetate sẽ
Ďƣợc quan sát lát cắt bằng kính hiển vi Ďiện tử truyền qua (TEM) ở các Ďộ phóng
Ďại khác nhau Ďể quan sát sự khác biệt vi cấu trúc giữa tế bào Ďối chứng (không có
sự tác Ďộng của vật liệu nano) và tế bào thí nghiệm (có sự tác Ďộng của vật liệu
nano). Trong luận án này, mẫu tế bào Ďƣợc quan sát dƣới kính (TEM) JEOL 1010
tại Phòng kính hiển vi Ďiện tử, Viện vệ sinh Dịch Tễ trung ƣơng.
2.9. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê Ďể xử lý số liệu
thực nghiệm và Ďánh giá Ďộ tin cậy của phƣơng pháp phân tích bằng các phần mềm
nhƣ GraphPad 6; excel 2010; OriginPro 8 và SPSS 23.0 với ý nghĩa xác suất thống
kê ρ < 0,05. Tất cả các thí nghiệm Ďều Ďƣợc lặp lại ba lần.
62

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng hợp vật liệu nano


Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano Ďể xử lý VKL trong các
thủy vực nƣớc ngọt nên việc khảo sát một số Ďặc trƣng của vật liệu Ďã Ďƣợc tiến
hành. Nhƣ Ďã Ďề cấp trong chƣơng 2 của Luận án, các hạt nano kim loại bạc và
Ďồng Ďƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp khử hóa học, vật liệu nano sắt từ Ďƣợc tổng
hợp bằng phƣơng pháp Ďồng kết tủa. Đây Ďều là hai phƣơng pháp phổ biến Ďể chế
tạo vật liệu nao kim loại và nano từ tính [3, 4, 23, 24, 38]. Tuy nhiên, tính chất và
Ďặc trƣng của hạt nano Ďƣợc tổng hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: pH, nhiệt
Ďộ, nồng Ďộ và tỷ lệ các chất tham gia phản ứng, tỷ lệ chất ổn Ďịnh… Nếu các Ďiều
kiện thực nghiệm không Ďƣợc kiểm soát tốt thì các hạt nano thu Ďƣợc thƣờng không
Ďồng Ďều, phân bố với kích thƣớc rộng Ďồng thời Ďộ tinh thể kém Ďối với hạt nano
kim loại và với hạt nano từ tính thì ngoài pha Fe3O4 có thể tồn tại các pha khác nhƣ
α-Fe2O3 hay các hydroxit vô Ďịnh hình.
Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu thƣờng tập trung tổng hợp và khảo sát
các tính chất của các mẫu hạt nano kim loại có kích thƣớc nanomet và các mẫu hạt
nano Fe3O4 có kích thƣớc trong vùng siêu thuận từ [3, 4, 28, 155]. Các kết quả công
bố chỉ ra rằng Ďặc trƣng của các hạt nano phụ thuộc nhiều vào kích thƣớc hạt, hình
dạng và phƣơng pháp tổng hợp. Do Ďó, mỗi loại vật liệu khác nhau cần có các
nghiên cứu cụ thể khác nhau. Vì vậy, trong phạm vi của luận án và trong nội dung
của phần này chúng tôi sẽ tập trung tổng hợp và khảo sát một số Ďặc trƣng Ďiển hình
của hạt nano kim loại có kích thƣớc nanomet và vật liệu hạt nano Fe3O4 có kích
thƣớc trong vùng siêu thuận từ nhằm thu nhận vật liệu có Ďặc Ďiểm tối ƣu Ďể ứng
dụng thực nghiệm xử lý VKL.
3.1.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới đặc trưng của vật liệu nano bạc tổng
hợp bằng phương pháp khử hóa học
3.1.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ NaBH4/Ag+
Để khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ nồng Ďộ NaBH4/Ag+ trong phản ứng khử lên
sự hình thành kích thƣớc, hình dạng và hiệu ứng cộng hƣởng Plasmon bề mặt của
vật liệu nano bạc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các mẫu vật liệu Ďƣợc tổng hợp ở
các tỷ lệ NaBH4/Ag+ khác nhau. Các mẫu Ďƣợc ký hiệu là M1, M2, M3, M4 và M5
tƣơng ứng với tỷ lệ NaBH4/Ag+ lần lƣợt là 1/1; 1/2; 1/3; 1/4; 1/5. Kết quả nghiên

7168726

You might also like