You are on page 1of 125

HéI HO¸ HäC VIÖT NAM

B¸o c¸o §Ò Tµi

Nghiªn cøu c¬ së khoa häc cho viÖc x©y


dùng gi¸o tr×nh ®µo t¹o vµ tæ chøc ®µo t¹o
vÒ an toµn ho¸ chÊt cho
mét sè doanh nghiÖp ho¸ chÊt

6805
17/4/2008

Hµ Néi, th¸ng 12/2007


Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ trì: Hội Hoá học Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Công nghệ Môi trường Đỗ Thanh


Bái - Hội Hoá học Việt Nam

Các cán bộ tham gia thực hiện:

1. Kỹ sư Lê Quốc Khánh - Hội Hoá học Việt Nam


2. Tiến sỹ Chử Văn Nguyên - Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam
3. Tiến sỹ Đặng Xuân Toàn – Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
4. Kỹ sư Trần Quang Hân - Hội Hoá học Việt Nam
5. Cử nhân Nguyễn Khánh Hằng - Hội Hoá học Việt Nam
6. Cử nhân Vũ Quế Hương - Hội Hoá học Việt Nam

2
Mục lục

Mở ĐầU.................................................................................................................. 6

PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG HOÁ


CHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOÁ CHẤT VÀ NHỮNG RỦI RO CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN HOÁ CHẤT.......................................................................... 7

1.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp thuộc
ngành hoá chất ...................................................................................................... 7
1.1.1. Ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản:............................................... 12
1.1.2. Ngành sản xuất phân hoá học:............................................................. 13
1.1.3. Nghành sản xuất và pha chế thuốc trừ sâu: ....................................... 15
1.1.4. Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng:............................................. 24
1.1. 5. Ngành pin và acquy: ............................................................................ 25
1.1.6. Ngành sản xuất các sản phẩm cao su:................................................. 26
1.1.7. Ngành sản phẩm chất dẻo .................................................................... 28

1.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất và những thiệt hại liên quan đến hoá
chất trong và ngoài nước.................................................................................... 29
1.2.1. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trong nước .................................... 29
1.2.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trên thế giới .................................. 31

1.3. Kết luận rút ra từ các kết quả điều tra về hiện trạng về sản xuất, sử dụng
hoá chất và an toàn hoá chất ............................................................................. 39

1.4. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá chất
và tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất ............................................................. 41

PHẦN 2: GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT CHO CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH HOÁ CHẤT ........................................ 44

2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT.............................................................. 44


2.1.1. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người............................... 44
2.1.1.1 Sự độc hại của hóa chất .................................................................. 44
2.1.1.2. Loại hóa chất tiếp xúc .................................................................... 46
2.1.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc........................................................ 48
2.1.1.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất ........................................... 48
2.1.1.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc................................................. 48
2.1.1.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc........ 48
2.1.2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người ................................... 49
2.1.2.1. Kích thích ........................................................................................ 49
2.1.2. 2. Dị ứng ............................................................................................. 52

3
2.1.2.3. Gây ngạt .......................................................................................... 52
2.1.2.4- Gây mê và gây tê ............................................................................ 53
2.1.2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể ......................... 53
2.1.2. 6- Ung thư........................................................................................... 55
2.1.2.7- Hư thai (quái thai).......................................................................... 55
2.1.2.8- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai............................................. 56
2.1.2.9- Bệnh bụi phổi.................................................................................. 56
2.1.3. Những nguy cơ cháy nổ ........................................................................ 56
2.1.3.1. Cháy..................................................................................................... 56
2.1.3.2. Nổ......................................................................................................... 63

2.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ............................................................ 65


2.2.1. Nguyên tắc thay thế............................................................................... 66
2.2.2. Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm .............. 68
2.2.3. Thông gió ............................................................................................... 69
2.2.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân ................................................................. 70

2.3. KIỂM SOÁT HỆ THỐNG.......................................................................... 76


2.3.1. Nhận diện hóa chất ............................................................................... 76
2.3.2. Nhãn dán ................................................................................................ 77
2.3.3. Bản dữ liệu an toàn hóa chất................................................................ 78
2.3.4. Bảo quản hóa chất................................................................................. 79
2.3.5. Các nguyên tắc vận chuyển hóa chất an toàn..................................... 83
2.3.6. An toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất ...................................... 85
2.3.7. Lau chùi, thu dọn .................................................................................. 88
2.3.8. Thủ tục tiêu hủy,thải bỏ hóa chất........................................................ 88
2.3.9. Giám sát sự tiếp xúc.............................................................................. 89
2.3.10. Giám sát về y tế ................................................................................... 90
2.3.11. Lưu giữ hồ sơ....................................................................................... 90
2.3.12. Đào tạo và huấn luyện ........................................................................ 91

2.4. CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP................................................................... 93


2.4.1. Kế hoạch khẩn cấp................................................................................ 94
2.4.2. Những đội cấp cứu ................................................................................ 94
2.4.3. Sơ tán...................................................................................................... 95
2.4.4. Sơ cứu..................................................................................................... 95
2.4.4.1. Bộ phận sơ cứu .............................................................................. 95
2.4.4. 2 - Sơ cứu cho những người bị nhiễm độc....................................... 96
2.4.4.3. Vai trò của các trung tâm thông tin về độc chất ......................... 99
2.4.5. Phòng cháy, chữa cháy ....................................................................... 100
2.4.5.1. Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy .................................................... 100
2.4.5.2. Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy................................. 102
2.4.5.3- Phòng chống cháy tự động .......................................................... 102

4
2.4.5.4.- Lựa chọn thiết bị chữa cháy....................................................... 102
2.4.5.5. Chữa cháy ..................................................................................... 103
2.4.6. Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc .......... 104

2.5. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HÓA CHẤT TẠI DOANH
NGHIỆP............................................................................................................. 105
2.5.1. Thiết lập mục tiêu ............................................................................... 106
2.5.2. Thiết lập chương trình........................................................................ 107
2.5.2.2. Thống kê hóa chất ........................................................................ 109
2.5.2.3. Thủ tục mua bán........................................................................... 109
2.5.2.4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn ................................................ 109
2.5.2. 5. Quản lý hóa chất hàng ngày ....................................................... 110
2.5.3- Hợp tác nhằm làm tốt hơn nữa sự kiểm soát ATHC ...................... 116
2.5.4 - Quản lý việc cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
......................................................................................................................... 117
2.5.5. Triển khai, đánh giá và định kỳ luyện tập phương án khẩn cấp ... 118
2. 5.6. Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc và việc
kiểm tra sức khỏe .......................................................................................... 119
2.5.7. Lập kế hoạch và thực hiện chương trình huấn luyện...................... 120

2. 6. ĐIỀU TRA BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
VÀ CÁC SỰ CỐ KHÁC ................................................................................... 120
2.6.1. Điều tra tai nạn lao động và các sự cố khác ..................................... 120
2.6.2. Báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác ..................... 120

PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 121

Tài liệu tham khảo 122

PHỤ LỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO 124

5
Mở đầu

Ngành công nghiệp hoá chất được đánh giá là ngành công nghiệp gây ô nhiễm
lớn đồng thời cũng là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và xảy ra nhiều tai nạn
hoá chất. Để bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động,
nâng cao nhận thức là yếu tố then chốt. Nếu các doanh nghiệp hoá chất đều quan
tâm đến vấn đề an toàn hoá chất thì sẽ tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro
gây ra bởi hoá chất.

Một giáo trình đào tạo thiết thực về an toàn hoá chất là điều cần thiết, đã có một
số cơ quan như Viện Hoá học công nghiệp, Viện Bảo hộ Lao động... xây dựng
giáo trình và tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất, nhưng cũng chưa có một bộ
giáo trình hoàn thiện để các doanh nghiệp hoá chất có thể sử dụng. Trong bối
cảnh Luật Hoá chất ra đời và sẽ có hiệu lực vào năm 2008, các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp hoá chất nói riêng sẽ phải có những thay đổi để thích ứng.
Vì vậy, xây dựng một giáo trình đào tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế
hiện nay càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Phần 1 của bản báo cáo này sẽ trình bày các kết quả của chương trình điều tra
khảo sát về thực trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp hoá
chất, đồng thời cũng đưa ra những nguy cơ tiềm ẩn của từng ngành sản xuất trong
công nghiệp hoá chất. Những kết luận về mức độ nhận thức, hiện trạng quản lý an
toàn hoá chất cũng được đưa ra. Đây là cơ sở để có thể xây dựng giáo trình đào
tạo về an toàn hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nội dung chi tiết của
giáo trình được trình bày trong Phần 2 của báo cáo. Giáo trình này được viết dựa
trên giáo trình đào tạo của Tổ chức Lao động quốc tế, đồng thời cũng được lồng
ghép với các nội dung của Chương trình Chăm sóc Trách nhiệm và tham khảo
nhiều giáo trình tương tự trong nước và quốc tế. Sản phẩm này đã được sử dụng
cho các lớp tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất. Và hy
vọng rằng đây là sẽ là một tài liệu thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nâng cao
nhận thức về an toàn hoá chất, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành
công nghiệp hoá chất Việt Nam.

6
PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
SỬ DỤNG HOÁ CHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
HOÁ CHẤT VÀ NHỮNG RỦI RO CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN HOÁ CHẤT

1.1. Hiện trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp
thuộc ngành hoá chất

Trong sự phát triển mạnh mẽ của các ngành và các khu vực kinh tế trọng điểm,
công nghiệp hoá chất Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng cao, từ 15-20%. Hoá
chất được sử dụng ở hầu như tất cả các ngành kinh tế: năng lượng, giao thông vận
tải, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, cũng như các hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ khác. Đặc biệt trong các ngành chủ chốt như
điện tử, cơ khí, giầy da, giấy, bột giấy, in ấn, mạ, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến các loại lâm sản, thuỷ
sản khác .... với số lượng lớn về cả số lượng và chủng loại hoá chất.

Trên thế giới, hàng năm có khoảng 400 triệu tấn hoá chất được sản xuất với
khoảng 80.000 loại hoá chất khác nhau được sử dụng và bán trên thị trường. Ước
tính khoảng 5.000 đến 10.000 hoá chất thương mại độc hại, trong đó có khoảng
150 - 200 hoá chất được coi là nguyên nhân gây ung thư.

Trong những năm gần đây công nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển với nhịp
độ cao. Cả nước có đến trên dưới 60 khu công nghiệp tập trung, và nhìn chung do
định hướng quy hoạch chưa rõ hay vấn đề quản lý địa chính chưa tốt nên các khu
công nghiệp đều gần khu dân cư. Công nghệ và thiết bị hiện đang sử dụng tại hầu
hết các cơ sở công nghiệp kể cả mới và cũ đều có chung một đặc trưng là hiệu
suất các quá trình công nghiệp thấp, sử dụng nhiều lao động. Từ đó dẫn đến việc
rò rỉ hoá chất độc và chất thải vào môi trường lao động mà còn tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, kể cả con người. Trên thực tế những tai nạn
tràn dầu trên sông, biển tác động đến hệ sinh thái trên một diện rộng đã xảy ra
những rủi ro do hoá chất gây nên, chủ yếu là cháy, nổ trong sử dụng, lưu giữ và
bảo quản hoá chất, các tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất,
những vụ ngộ độc hóa chất mà thông thường do ngộ độc thuốc trừ sâu thường
xuyên xảy ra đã làm cho các nhà quản lý, dư luận cộng đồng đặc biệt quan tâm.
Rủi ro do hóa chất và những vấn đề về độc học môi trường cần được nghiên cứu
và đánh giá nhằm giảm thiểu các tác động đó.

Ở Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, số lượng các chủng loại hoá chất
được sử dụng mỗi năm khoảng 9 triệu tấn, trong đó có tới 3 triệu tấn phân bón và
4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa. Những loại hoá chất khác được sử dụng với lượng

7
tương đối lớn là: hoá chất công nghiệp, thuốc trừ dịch hại trong nông nghiệp và
trong y tế.

Việc sử dụng hoá chất trong các nhà máy của ngành công nghiệp hoá chất được
thống kê trong bảng 1, trong đó các ngành sử dụng hoá chất nhiều thường là các
ngành hoá chất cơ bản, gia công thuốc trừ sâu, phân bón, chất dẻo- sơn-bao bì
chất dẻo.

Bảng 1: Các công ty, xí nghiệp chính thuộc khu vực nhà nước của 5 nhóm ngành
sản xuất và sử dụng lượng lớn và nhiều chủng loại hoá chất

STT Ngành Nhà máy và khu vực chủ yếu


1 Ngành hoá chất cơ bản Cty CP Hoá chất Việt Trì, Cty CP Hoá chất
và dân dụng Vinh, Cty CP Hoá chất Quảng Ngãi, Cty CP
Hoá chất cơ bản Miền nam, Cty CP Công
nghiệp hoá chất Đà Nẵng, Cty CP Công
nghiệp Hoá chất và vi sinh, Cty CP Bột giặt
và Hoá chất Đức Giang, Cty CP Hoá chất
Vĩnh Thịnh, Cty CP Phương Đông, Cty CP
Xà phòng Hà Nội, Cty CP Bột giặt Lix, Cty
CP Bột giặt NET…

2 Ngành phân bón Cty TNHH 1 thành viên Apatit VN, Cty
TNHH 1 thành viên Phân đạm và hoá chất
Hà Bắc, Cty Supe Phốt phát và Hoá chất
Lâm Thao, Cty Phân Lân nung chảy Văn
Điển, Cty CP Phân lân Ninh Bình, Cty Phân
bón Miền Nam, Cty Phân bón Bình Điền,
Cty CP Phân bón và Hoá chất Cần Thơ

3 Sản xuất, gia công Cty CP Thuốc sát trùng Việt Nam
thuốc bảo vệ thực vật
4 Ngành sơn, cao su và Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội, Công ty
chất dẻo CP Sơn - Chất dẻo, Cty CP Công nghiệp
cao su Miền Nam, Cty CP Cao su Đà Nẵng,
Cty CP Cao su Sao vàng
5 Ngành hoá dầu và khí Cty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu
công nghiệp mỏ, Cty TNHH 1 thành viên Hơi kỹ nghệ
Que hàn, Cty CP Que hàn điện Việt Đức

Hoá chất được cung cấp từ hai nguồn, một là tự sản xuất trong nước, hai là nhập
khẩu. Ngành công nghiệp hoá chất của Việt Nam, nhất là ngành sản xuất hoá chất
vô cơ cơ bản và phân bón đã hình thành từ rất sớm của thời kỳ công nghiệp hoá

8
và theo hệ thống công nghệ và thiết bị của Liên Xô và Trung Quốc từ những năm
1960 nên hầu hết các thiết bị của ngành hoá chất Việt Nam đã quá cũ hoặc nếu
mới cũng không đồng bộ (do thiếu kinh phí để đầu tư). Trong những năm gần
đây, nhiều cơ sở công nghiệp hoá chất đã đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ,
tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Một đặc điểm quan trọng của các cơ sở sản xuất hoá chất ở Việt Nam là hiệu quả
sử dụng nguyên liệu và năng lượng thấp. Đó là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc thất thoát hoá chất vào môi trường lao động và môi trường chung,
gây tác động trực tiếp đến sức khoẻ và môi trường.

Hoá chất nhập khẩu chiếm một tỉ lệ khá cao so với khối lượng sản xuất trong
nước.Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hoá chất tháng 12 năm 2007
đạt 167.625.789 USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất cả nước năm
2007 lên 1.466.198.890 USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2006. Nguồn hoá
chất được nhập khẩu nhiều nhất là Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản,
Malaysia…

Bảng 2: Thống kê hoá chất nhập năm 2007

Nước Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 (USD)


CH Ailen 1.469.756
Ấn Độ 27.841.754
Anh 2.790.006
Áo 238.807
Ả rập Xê út 962.114
Bỉ 8.810.760
Brazil 308.091
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 1.956.258
Canada 394.644
Đài Loan 402.386.474
CH LB Đức 21.265.074
Extônia 359.666
Hà Lan 5.781.187
Hàn Quốc 92.329.784
Hồng Kông 19.739.709
Hungary 283.559
Indonesia 56.855.185
Italia 3.679.500
Malaysia 109.812.927

9
Mỹ 26.080.367
Na Uy 1.209.503
CH Nam Phi 403.237
Liên bang Nga 1.488.992
Nhật Bản 121.735.950
Ôxtrâylia 7.941.821
Phần Lan 605.426
Pháp 8.309.787
Philippine 903.968
Singapore 178.449.106
Tây Ban Nha 1.210.608
Thái Lan 47.447.899
Thổ Nhĩ Kỳ 2.525.743
Thuỵ Điển 1.134.086
Thuỵ Sĩ 848.379
Trung Quốc 303.468.196
Tổng 1.466.198.890

(Nguồn: Vinanet, 20/3/2008)

Các loại thuốc Bảo vệ thực vật lượng nhập khẩu lên đến 90%. Kim ngạch nhập
khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong năm 2007 đạt 382.830.015 USD. Hoá chất
dùng trong y tế cũng phải nhập khẩu phần lớn. Các loại hoá chất khác cũng nhập
khẩu ít nhất là 50-60% nhu cầu sử dụng.

Theo số liệu của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2007 tăng 15.4% so với năm 2006, doanh thu đạt 17.799 tỷ đồng. Sản lượng
của một số sản phẩm chính của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM)
trong những năm gần đây được dẫn ra trong bảng dưới đây.

Bảng 3: Sản xuất của VINACHEM năm 2006 và 2007

STT Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Sản lượng


năm 2006 năm 2007
Super lân chế biến (bao triệu tấn 1,35 1,415
gồm super phốtphát và
lân nung chảy)
Phân đạm urê nghìn tấn 173,55 183,0
Phân NPK triệu tấn 1.563 1.832
Xút nghìn tấn 26,34 28,95
Axit sunphuric nghìn tấn 368 368

10
Lốp ôtô triệu chiếc 1,28 1,70
Ắc quy triệu KWh 1,03 1,29
Pin triệu viên 192,91 201,42
Chất tẩy rửa nghìn tấn 241,49 281,70
Nitơ lỏng nghìn lít 4.872 7.230
Phốtpho vàng tấn 5.884 6.000
Clo tấn 4.922 5.076
Amoniắc tấn 566 2870
Axit clohydric tấn 50.558 59.772
Axit phốtphoric tấn 4.599 7.608
Đất đèn tấn 3.206 3.250

Việc tăng trưởng công, nông nghiệp với tốc độ cao thường dẫn đến khả năng xảy
ra các sự cố rủi ro tăng lên kèm theo ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu không có
những giải pháp kiểm soát hợp lý... Nguyên nhân rủi ro gây tác động trầm trọng
tới môi trường rất nhiều và đa dạng, trong đó rất nhiều trường hợp là do hoá chất.
Bản thân bất kỳ một hoá chất nào nếu vượt quá một giá trị ngưỡng nồng độ nào
đó cũng sẽ trở thành nguy hại hay có thể có tiềm ẩn những ảnh hưởng tới sức
khỏe con người, môi trường, và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến những hậu
quả khó có thể kiểm soát được. Để hiểu được khả năng gây ra những tác động tới
sức khoẻ và môi trường bởi những sự cố rủi ro do việc sản xuất, vận chuyển, bảo
quản, sử dụng hoá chất cần phải có nhiều loại thông tin trong đó các thông tin về
hoá chất, về quản lý và sử dụng hoá chất là những thông tin cơ bản.

Những kết quả điều tra nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy việc sử dụng hoá chất
thiếu sự kiểm soát hợp lý, thiếu hiểu biết và hoặc không có trách nhiệm đã và
đang gây ra những nguy cơ cho sức khoẻ và môi trường. Đặc biệt khi xảy ra các
sự cố rủi ro của một cơ sở sản xuất hay sử dụng hoá chất khi bị cháy, nổ, rò rỉ,
thất thoát một lượng lớn hoá chất. Những tác động do hoá chất có thể là trực tiếp,
cấp tính, nhưng cũng có thể là tiếp diễn và tiềm ẩn lâu dài. Những con số thống
kê về bệnh nghề nghiệp do sử dụng hoá chất được trình bày trong phần ...... đã
nói lên thực tế rất đáng lo ngại về tính độc hại do quá trình sử dụng hoá chất ở
Việt Nam. Những rủi ro do tai nạn, sự cố trong quá trình sản xuất và sử dụng hoá
chất, hiện trạng về nhiễm độc, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật đã là những cảnh
báo cho các nhà sản xuất, quản lý và sử dụng hoá chất.

Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam khá đa dạng, bao gồm nhiều loại hình
công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm liên quan đến hoá chất rất khác nhau.

Các loại hình công nghiệp hoá chất phổ biến nhất ở Việt Nam gồm:

- Sản xuất phân bón.

11
- Sản xuất sản phẩm cao su.
- Sản xuất hoá chất cơ bản.
- Sản xuất chất giặt rửa
- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất sản phẩm điện hoá ( pin và acquy).
- Sản xuất sơn và chất dẻo.
- Sản xuất sản phẩm từ công nghệ hoá dầu.
- Sản xuất sản phẩm phục vụ ngành cơ khí và xây dựng ( que hàn và khí công
nghiệp).

Ngành công nghiệp hoá chất là một trong các ngành sử dụng nhiều hoá chất nhất,
đa dạng nhất và về phương diện thải độc chất vào môi trường thì ngành hoá chất
là ngành đóng góp nhiều nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên do giới hạn mục tiêu của
nhiệm vụ, ở đây chỉ đề cập tới những lĩnh vực có tiềm ẩn khả năng rủi ro lớn
cũng như tương đối đại diện về mặt công nghệ sản xuất- sử dụng hoá chất của
ngành hoá chất của nước ta.

1.1.1. Ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản:

Ở Việt Nam hoá chất vô cơ cơ bản được sản xuất là Axit Sunfuric (H2SO4). Axit
sulfuric là nguyên liệu sản xuất nhiều hoá chất vô cơ và được dùng phổ biến cho
nhiều ngành sản xuất khác. Ba đơn vị sản xuất Axit Sunfuric của Tổng Cty Hoá
chất Việt nam là Cty Supe photphat và Hoá chất Lâm Thao, Nhà máy Supe
photphat Long Thành (thuộc Công ty Phân bón miền Nam), Nhà máy Hóa chất
Tân Bình (thuộc Công ty TNHH một thành viên HCCB miền Nam) đều có mức
tăng trưởng cao. Hiện nay tất cả các dây chuyền sản xuất axit sunfuric của
VINACHEM đều hoạt động theo công nghệ sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh
(trước đây là công nghệ đốt pirit) tiếp xúc kép và hấp thụ 2 lần, nên đảm bảo tốt
hiệu suất chuyển hoá và đạt được các chỉ tiêu về khí thải sản xuất theo quy định.

Về phương diện đánh giá rủi ro, đáng chú ý đối với ngành sản xuất Axit sulfuric
là sự rò rỉ khí độc SO2, SO3, HF, H2SO4 đặc (98%), Oleum (30% SO3) khi sản
xuất gặp sự cố và đặc biệt là trong quá trình vận chuyển axit. Hiện tại ở Việt
Nam, Cty Supe photphat và Hoá chất Lâm Thao là Công ty sản xuất H2SO4 lớn
nhất của Việt Nam đã chuyển hoàn toàn sang sản xuất bằng Lưu huỳnh thay vì
nguyên liệu quặng Pyrit đã cạn kiệt và cũng vì lợi ích bảo vệ môi trường nữa do
về cơ bản môi trường không bị tác động bởi vấn đề phế thải rắn chứa một lượng
lớn Flo và nhiều kim loại nặng có độc tính cao như As, Cd, Pb... Tuy nhiên sản
phẩm H2SO4 và Oleum là mối quan tâm về mặt độc học do khả năng gây cháy,
bỏng nặng bởi tính chất oxy hoá mạnh của axit và Oleum. Mặc dù vậy, nhu cầu
H2SO4 và Oleum rất lớn tại Việt Nam vượt quá khả năng sản xuất của hai công ty

12
chính là Cty Supe photphat và Hoá chất Lâm Thao, Nhà máy Supe photphat Long
Thành nên hàng năm hai công ty này vẫn phải nhập một lượng lớn Axit sunfuric.
Toàn bộ lượng axit nhập khẩu đều qua đường biển vào cảng Hải phòng và cảng
Vũng tầu vào sông Thị Vải tới cảng riêng của Nhà máy Supe photphat Long
Thành.

Sản phẩm Xút -Clo được đi từ công nghệ điện phân muối ăn NaCl, với điện cực
than hay điện cực titan, từ Clo sẽ sản xuất HCl và các hợp chất khác của Clo. Đặc
biệt hiện nay nó được dùng phổ biến cho việc sát trùng nước và sản xuất chất tẩy
trắng. Có một số ít cơ sở sản xuất một vài loại bột mầu, muối vô cơ như: bột ôxyt
sắt đỏ, crôm oxyt, kalicromat, di cromat, kẽm oxyt, phèn nhôm ...

Ngành công nghiệp điện phân sản xuất Xút -Clo quy mô lớn ở Việt Nam về cơ
bản chỉ có hai nơi là Cty CP Hoá chất Việt Trì (Phú Thọ) và Nhà máy Hoá chất
Biên Hoà (Đồng Nai) và một dây chuyền sản xuất của công ty VEDAN có trụ sở
tại khu công nghiệp Long Thành - Đồng Nai. Trước đây trong công nghệ Cty CP
Hoá chất Việt Trì và Nhà máy Hoá chất Biên Hoà, sử dụng màng ngăn là bìa
Amiang, nhưng hiện đã thay thế bằng hệ bể điện phân mới dùng màng Polimer
(membran), với công nghệ này đã hạn chế tối đa sự thất thoát Clo trên dây
chuyền sản xuất và loại bỏ việc dùng tấm ngăn Amiang. Tuy nhiên, bởi sản phẩm
của quá trình điện phân là Clo khí, là một trong những khí rất độc cả cho sức
khoẻ và môi trường. Những năm trước đây, do nhu cầu sử dụng NaOH rất lớn so
với nhu cầu sử dụng Clo nên rất khó giải quyết vấn đề cân bằng Clo trong ngành
này, và trong một thời gian khá dài, để giải quyết vấn đề dư thừa Clo đã buộc
phải thải vào môi trường. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu clo và các hợp chất của
Clo tăng rất mạnh, đặc biệt được sử dụng nhiều trong công nghệ xử lý nước nên
ngành này không phải chịu sức ép về dư thừa Clo mà mối quan tâm chính là quản
lý và sử dụng sản phẩm Clo và các dẫn xuất như thế nào.

Từ Clo khí, để sản xuất HCl, các cơ sở sản xuất Xút -Clo phải đốt khí H2 và Cl2
trong tia hồ quang. Cl2 khí là nguồn gây ô nhiễm hoá chất quan trọng trong khâu
này. Từ Cl2, người ta sản xuất các dẫn xuất khác của Clo như Javen, Hypoclorua
canxi, Clo hoá latex để sản xuất sơn gốc cao su clo …, đây chính là nguồn gây ô
nhiễm khí Clo và hợp chất Clo mang tính ôxy hoá mạnh và chứa đựng nhiều nguy
cơ rủi ro.

1.1.2. Ngành sản xuất phân hoá học:

Sản xuất phân bón của Việt Nam về cơ bản là sản xuất phân lân, phân đạm và
phân hỗn hợp NPK.

13
Phân lân sản xuất ở Việt Nam có hai dạng là phân Supe photphat đơn và phân lân
nung chảy. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân lân là quặng apatit, trong thành
phần quặng có flo là nguồn gây ra ô nhiễm các hợp chất chứa flosilisic có độc tố
cao. Trong công nghệ supe đơn, chất phân giải quặng apatit là axit sulfuric, còn
trong công nghệ phân lân thuỷ nhiệt, người ta sử dụng phụ gia nung chảy là các
quặng chứa canxi, magie, silic ở nhiệt độ cao. Như vậy cả hai phương pháp đều
tạo ra những chất độc từ Flo và Florosilisic. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có hai cơ sở
sản xuất phân Supe photphat là Cty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao và
Nhà máy Supe photphat Long Thành. Công nghệ phân lân nung chảy được một
số cơ sở khác sử dụng như Công ty Phân lân Văn Điển, Công ty Phân lân Ninh
Bình… Tương tự như ngành điện phân xút clo, sản xuất phân lân luôn song hành
với việc tạo thành các sản phẩm flo. Trong thành phần khí sau lò có chứa tới 30%
khí CO và một lượng hydro phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu đưa vào lò.
Hỗn hợp này thường được tận dụng lại để sấy nóng không khí trước khi vào lò.
CO là khí cực độc, khi được đốt cháy hoàn toàn trong hệ kín chỉ còn thải ra môi
trường CO2 và H2O. Tuy nhiên đây là hỗn hợp rất dễ gây nổ và khi có sự cố lò, sự
cố rủi ro có thể xảy ra, khí sau lò không được đốt cháy để tận dụng nhiệt và có
khả năng gây nổ. Nhìn chung trong loại hình công nghệ này luôn tạo ra dãy các
sản phẩm độc cho sức khoẻ và môi trường và tiềm ẩn sự cố rủi ro. Trong công
nghệ, Flo hình thành và tồn tại ở cả pha khí lẫn pha lỏng (nước thải), tác động
trực tiếp đến con người và môi trường. Dù muốn hay không, flo và dẫn xuất của
chúng vẫn hình thành. Các nhà nghiên cứu cũng đã đặt vấn đề thu gom và chuyển
hoá flo thành các sản phẩm thương mại hoá được. Trước đây Công ty Supe
photphat và Hoá chất Lâm Thao đã chuyển hoá chất này thành sản phẩm thuốc
bảo quản gỗ là Na2SiF6 để bán cho Trung Quốc. Đây cũng là một sản phẩm rất
độc, tuy nhiên hiện thị trường này đang bế tắc, do đó flo vẫn phải thải vào môi
trường. Một trong những hướng giải quyết là chuyển vào phân bón supe dưới
dạng CaF2, tuy nhiên chưa được khẳng định về tác động của hàm lượng cao flo
trong phân bón đối với môi trường đất nên về cơ bản vẫn chưa phải là hướng
thương mại. Do chưa giải quyết được vấn đề thị trường flo nên vấn đề flo vẫn còn
bỏ ngỏ, và sự thất thoát flo vào môi trường lao động và môi trường tự nhiên vẫn
đang tiếp tục xảy ra.

Trong ngành sản xuất phân đạm của Việt Nam hiện nay, nguyên liệu cơ bản là
than và không khí. Quá trình sản xuất CO, H2 và N2 dựa vào phản ứng của hơi
nước ở nhiệt độ cao sẽ là nguồn tạo ra một lượng lớn các chất độc như các dẫn
xuất phenol, cyanua … và đặc biệt là các hợp chất dạng PAH rất phức tạp trong
pha khí và pha lỏng. Do đặc trưng công nghệ, quá trình khí hoá than để sản xuất
CO, H2; quá trình sản xuất Nitơ, ôxy từ không khí cũng như quá trình tổng hợp
Amoniac, urê đều sử dụng nhiệt độ cao, áp suất cao nên đều tiềm ẩn nguy cơ rủi
ro cháy, nổ, dò rỉ hóa chất độc mà đặc biệt là khí Amoniac ở cả pha khí lẫn pha
lỏng.

14
1.1.3. Nghành sản xuất v à pha chế thuốc trừ sâu:

Ở Việt Nam về cơ bản mới chỉ có công nghiệp pha chế và đóng gói hoá chất bảo
vệ thực vật (chủ yếu là thuốc trừ sâu) từ nguyên liệu (hoạt chất) được nhập từ
nước ngoài. Hoá chất bảo vệ thực vật khi đó có hai dạng sản phẩm: dạng dung
dịch hoặc nhũ- huyền phù trong nước, dầu hay trong dung môi hữu cơ, và loại thứ
hai là dạng bột. Khi các hoạt chất được pha chế thành sản phẩm và đóng gói,
người ta đã phải sử dụng nhiều dung môi hữu cơ hay một số chất tạo nhũ có
thành phần phức tạp và độc tố cũng thay đổi. Hoạt chất và các chất tạo nhũ cùng
với dung môi chính là nguồn gây ô nhiễm hoá chất đáng kể trước khi sản phẩm
thuốc bảo vệ thực vật được đem ra sử dụng trong thực tế. Hiện nay do cơ chế thị
trường và do không kiểm soát được, nên khó ước tính được lượng HCBVTV sử
dụng cụ thể. Pha chế, đóng gói và sử dụng không hợp lý HCBVTV đã và đang
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cộng đồng. Các dung môi
pha chế là dầu khoáng, xylen, benomyl, metyl clorua.... Đây đều là những chất
nguy hại hoặc dễ cháy.

Tại Hà Nội, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều cơ sở đóng gói
sang chai hoá chất BVTV. Một số ít là cơ sở vốn đầu tư nước ngoài có trang bị tự
động, có đội ngũ công nhân được đào tạo và có hệ thống quản lý hoá chất độc và
chất thải nguy hại rất nghiêm ngặt, còn một số là vốn trong nước và nhiều nơi còn
rất thủ công. Tuy công nghệ rất đơn giản, nói chung chỉ bao gồm kỹ thuật pha
trộn, sang chai, đóng gói nhưng đây chính là nguy cơ tiềm tàng rủi ro bởi các sự
cố rò rỉ, thất thoát một lượng đáng kể các hoạt chất thuốc trừ sâu ở dạng có nồng
độ rất cao, đồng thời trong công nghệ phải sử dụng nhiều dung môi hữu cơ để pha
thuốc, do đó nếu trang thiết bị và trình độ hiểu biết của người công nhân không
tốt, và nhất là khâu quản lý hoá chất và chất thải kém thì công nghệ này sẽ chứa
đựng những tiềm ẩn về rủi ro do cháy- nổ làm thất thoát thậm chí biến đổi bản
chất độc học của một số hoạt chất được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, gây
nên sự cố hoá chất khó lường.

Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) là cơ sở lớn sản xuất cácửan
phẩm thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng gia dụng, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc
trừ chuột và thuốc điều hoà sinh trưởng. Công ty có 7 cơ sở sản xuất và nghiên
cứu, trong đó có 3 cơ sở liên doanh với nước ngoài.

VIPESCO sản xuất tới khoảng trên dưới 120 loại sản phẩm dựa trên 50 loại hoạt
chất khác nhau, bao gồm phospho hữu cơ, carbamate, pyrethroide, vi sinh, muối
vô cơ … Dạng sản phẩm bao gồm dạng lỏng (23%), dạng bột (5%), dạng hạt
(70%) và một số dạng khác (2%). Các sản phẩm đều có công dụng chống nhiều
loại sâu và rầy, trừ nấm, trừ cỏ, kích thích điều hoà sinh trưởng và hoá chất vệ
sinh dịch tễ và sản phẩm gia dụng (hương chống muỗi, thuốc chống mốc...). Các

15
loại thuốc thực vật được sản xuất và phân phối bởi VIPESCO được trình bày
trong bảng 3.

Hầu như các hoạt chất dùng làm nguyên liệu đều nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu
nguyên liệu hàng năm của công ty khoảng 12,5 triệu US$ với tổng doanh thu 333
tỷ (năm 2000).

Đặc biệt, từ năm 1995, công ty KOSVIDA liên doanh với Hàn Quốc đi vào hoạt
động với năng lực sản xuất 2.000 tấn hoạt chất/năm bao gồm:

- Carbofuran 98% Tech., 75% DB

- BPMC 96% Tech., ExcelBasa 50 EC

- Glyphosate 62% , Perfect 480 SL

- Isoprothiolane 40% ( Kofujy-Gold 40 EC)

- Difenoconazole 15% +Propiconazole 15% ( Super-Kostin 300EC)

- Surfactant series ( Kosunpol )

Có thể nói đây là một trong những cơ sở ít ỏi của Việt nam tổng hợp các hoạt
chất dùng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. VIPESCO cũng đã và đang đầu tư
những dây chuyền thiết bị hiện đại như :
- Dây chuyền gia công thuốc dạng huyền phù (Suspension Concentrate) với
sản phẩm Vicarben..
- Dây chuyền gia công thuốc hạt Carbofuran xuất khẩu với sản phẩm
VIFURAN 3,5, 10 hạt xuất khẩu và tự động hóa khâu đóng gói thuốc hạt
- Dây chuyền gia công đóng gói thuốc bột nước (Wetable Powder) với công
nghệ Jet-mill (nghiền siêu mịn bằng khí động)

Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, các cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu không
được phép sản xuất và lưu hành các thuốc trong danh mục cấm và khuyến khích
thay thế dung môi hữu cơ bằng dung môi nước. Tuy nhiên trên thực tế còn lưu
hành nhiều loại trong danh mục cấm, và lượng thuốc dung môi sử dụng khá lớn.
Thuốc trừ cỏ trên cơ sở 2,4D vẫn được sản xuất và lưu hành khá phổ biến.

16
Bảng 4: Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất và phân phối bởi công ty VIPESCO

Nồng độ
STT Tên thuốc Thành phần-Hoạt chất và phụ gia hoạt chất
1 Tiller S Fenoxaprop- P- Ethyl 45 g/l
(2.4)- Dichlorophenoxy Acetic acid 70 g/l
MPCA 210 g/l
2 Tiller S Fenoxaprop- P- Ethyl 45 g/l
(2.4)- Dichlorophenoxy Acetic acid 70 g/l
MPCA 210 g/l
3 VIFOSAT 480DD Glyphosate-isopropylamine salt (muối) 480 g/l
4 VIFOSAT 480DD Glyphosate-isopropylamine salt (muối) 480 g/l
5 GRAMOXONE 20 SL Paraquat ion 200 g/l
6 MICHELLE 62 ND Butachlor 62%
7 Vi 2,4-D 600 DD 2,4-D muối amin 600 g/l
8 Vi 2,4-D 80 BTN 2,4-Dichlorophenoxy acetic acid 80%
Phụ gia 20%
9 Vi 2,4-D 80 BTN 2,4-Dichlorophenoxy acetic acid 80%
Phụ gia 20%
10 VIBUTA 62ND Butachlor 62%
11 VITANIL 60ND N-(butoxymethyl)-2-chloro-2',6'-diethyl- acetanilide 40%
N- (3,4-dichlorophenyl)propinamide 20%
12 VIVADAMY 5DD Validamycin A 5%
13 Vi 2,4-D 750 DD 2,4-D muối amin 720 gr/l
14 VIKITA 50ND IPB 50%
Phụ gia 50%
15 FUJI ONE 40ND Isoprothiolane 40%

17
Phụ gia 60%
16 Octave 50 WP Prochloraz 500 g/kg
17 VIVADAMY 5BHN Validamycin A 5%
Phụ gia 95%
18 VIPAC 88 Alpha naphthylacetic acid
b-NOA
19 VIROXYL 58BTN Metalaxyl 8%
Copper oxychloride 50%
20 VIPAC 88 Alpha naphthylacetic acid
N P K và các nguyên tố vi lợng
21 VIBEN 50BTN Benomyl 50%
Phụ gia 50%
22 VITHI-M 70BTN Thiophanate Methyl 70%
Phụ gia 30%
23 NEW KASURAN BTN Kasugamycin 0.6%
Basic cupric cloride 16%
24 VIKITA 10H (S-benzyl)-O,O-di-isopropyl phosphorothioate 10%
Phụ gia 90%
25 VIKITA 10H (S-benzyl)-O,O-di-isopropyl phosphorothioate 10%
Phụ gia 90%
26 VIZINCOP ZINEP 20%
Copper oxychloride 30%
Chất phụ gia 50%
27 ViCarben 50HP Carbendazim 500 gr/l
28 FUJI ONE 40ND Isoprothiolane 40%
Phụ gia 60%
29 VIBEN 50BTN Benomyl 50%

18
Phụ gia 50%
30 VIBEN- C 50 BTN Benomyl 25%
oxyclorua đồng 25%
Phụ gia 50%
31 VIFUKI 40ND Di-isopropyl- 1,3-ditriolan-2-ylidenemanolate 20%
S-benzyl-O,O-di-isopropyl phosphorothioate 20%
32 VIVADAMY 3DD Validamycin 3%
Phụ gia 97%
1L-(1,3,4/2,6)-2,3 dihydroxy-6-hydroxymethyl-4-
{(1S,4R, 5S, 6S)-
4,5,6 trihydroxy-3-hydroxymethylcyclohex-2-
enylamino]cyclohexyl
33 VIMIX 13,1 DD beta-D-glucopyranoside 2%
1-naphthaleneacetic acid 0.05%
beta-naphthoxy acetic acid 0.05%
Zn ++, Cu ++, Ma++ 11%
34 ViCarben 50HP Carbendazim 500 gr/l
35 VIVADAMY 3DD Validamycin 3%
Phụ gia 97%
36 APPLAUD-MIPC 25 BTN Buprofezin 5%
MIPC 20%
Hoạt chất 75%
37 APPAUD-BAS Buprofezin 7%
BPMC 20%
38 Mipcin 25 BTN 2-(1-methylethyl) phenyl methyl carbamate 25%
Phụ gia 75%
39 VISUMIT 5BR Fenitrothion 5%
Phụ gia 95%

19
40 ViBAM 5H 2-(1-methylethyl) phenyl methyl carbamate 2%
0,0-Dimethyl-S-(N-
methylcarbamoyl)phosphorodithioate 3%
Phụ gia 95%
41 ViFAST 5ND Alpha Cypermethrin 5%
42 SUNRICE Ethoxysulfuron 15%
43 ViSHER 25 ND Cypermethrin 25%
44 FOKEBA Kẽm phosphua 20%
45 SUNRICE Ethoxysulfuron 15%
O,O-Diethyl-O-(2-isopropyl-6-methyl-4-
46 ViBASU 10H pyrimidinyl)phosphorothioate 10%
Phụ gia 90%
O,O-Diethyl-O-(2-isopropyl-6-methyl-4-
47 ViBASU 10H pyrimidinyl)phosphorothioate 10%
Phụ gia 90%
48 FURADAN 3H Carbofuran 3%
49 VICARP 4H CARTAP 4%
Phụ gia 96%
2-N-N-dimethylamino-1-sodium thiosulfonat-3-
50 ViNETOX 5H thiosulfonic acide propane 5%
Phụ gia 95%
51 VIBAM 5H 2-(1-methylethyl) phenyl methyl carbamate 2%
O,O- Dimethyl-S-(N-methylcarbamoyl
methyl)phosphorodithioate 3%
Phụ gia 95%
52 FURADAN 3H Carbofuran 3%
2-N-N-dimethylamino-1-sodium thiosulfonat-3-
53 ViNETOX 5H thiosulfonic acide propane 5%

20
Phụ gia 95%
54 VIMOCA 20ND Ethoprophos 200 g/l
55 ViFAST 5ND Alpha Cypermethrin 5%
56 ViSUMIT 50 ND O,O-Dimethyl-O-4nitro-m-tolyl phosphorothioate 50%
Phụ gia 50%
57 ViSHER 25ND Cypermethrin 25%
58 TREBON 10 ND Etofenprox 10%
(S)-[alpha-cyano-(3-phenoxybenzyl)](1R,3S,1'RS)-2,2-
dimethyl-3-
59 SCOUT (1'2',2',2'-tetrabromoethyl)cyclopropanecarboxylate 1.60%
Phụ gia 98.40%
60 ViFEL 50ND Phenthoate 50%
61 SIMIBASS 75ND O,O-Dimethyl-O-4nitro-m-tolyl phosphorothioate 45%
2-sec-butylphenyl methylcarbamate 30%
Phụ gia 25%
62 DECIS 2.5 EC Deltamethrin 25 g/l
63 VIFENVA 20ND Fenvalerate 20%
Phụ gia 80%
64 FOKEBA Kẽm phosphua 20%
Phụ gia 80%
65 MICADO
66 ViFAST 5ND Alpha Cypermethrin 5%
67 ViBASA 50ND 2-(1-methylethyl) phenyl methyl carbamate 50%
Phụ gia 50%
68 ViPHENSA 50ND Phenthoate 30%
BPMC 20%
Phụ gia 50%

21
69 ViPHENSA 50ND Phenthoate 30%
BPMC 20%
Phụ gia 50%
70 ViPHENSA 50ND Phenthoate 30%
BPMC 20%
Phụ gia 50%
ViSUMIT (tên cũ
71 SUMITHION) O,O-Dimethyl-O-4nitro-m-tolyl phosphorothioate 50%
Phụ gia 50%
(RS)-alpha-cyano-3-phenoxybenzyl 2,2,3,3-
tetramethyl-
72 VIMITE 10ND cyclopropanecarboxylate 10%
73 HOSTATHION 40ND Triazophos 400 g/l
74 DDVP 50ND O,O-Dimethyl 2,2-Dichlorovinyl phosphat 50%
75 ViBABA 50ND
76 ViDITHOATE 40ND
ViBASU 40ND (tên cũ
77 BASUDIN) Diazinon 40%
78 VIMOCA 20ND Ethoprophos 200 g/l
79 ViMIPC 20ND MIPC 20%
Phụ gia 80%

22
Dưới đây trình bầy một số sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc BVTV các dạng rắn,
lỏng.

• Sơ đồ CN gia công thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu:

Hoá chất
Thiết bị Bồn chứa Đóng chai Kho sản
Phụ gia
khuấy trộn tự động phẩm
Dung môi

• Sơ đồ CN gia công thuốc trừ sâu dạng hạt dính:

Hoạt chất
Nhân cát Trộn tạo Sấy Sàng Bồn chứa
Keo+phụ gia hạt

Kho sản Đóng bao


phẩm

• Sơ đồ CN gia công thuốc trừ sâu dạng huyền phù đậm đặc:

Hoá chất Khuấy trộn Nghiền siêu Bồn chứa Đóng chai tự
Phụ gia mịn động
Nước

Kho sản
phẩm

• Sơ đồ CN gia công thuốc trừ sâu dạng huyền phù đậm đặc:

Không Không Trợ Pha chế: axit, mầu,


khí khí lọc Chất bảo quản

Phân Cô Thành
lập Nhân Lên Lọc đặc Pha phẩm
giống giống men chế

Môi trường
Dinh dưỡng Tách bã
23
1.1.4. Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng:

Ngành sản xuất sơn, verni và mực in của Việt Nam rất đa dạng. Ở Hà Nội có hai
cơ sở sản xuất lớn là Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội và Công ty Hoá chất Sơn
Hà Nội. Khu Đồng Nai có cơ sở liên doanh Sơn Đông Á. Trong thành phố Hồ Chí
Minh có ít nhất 10 cơ sở sản xuất sơn với quy mô khác nhau. Các cơ sở tư nhân ở
quy mô vừa và nhỏ rải rác trong cả nước nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn chiếm một thị phần đáng kể. Công nghệ cơ bản để sản xuất sơn là chế tạo ra
nhựa gốc, sau đó nhựa gốc được nghiền rất mịn và cùng với pigment màu được
pha trong dung môi thành sơn. Nhựa gốc được sản xuất từ dầu thực vật, hoặc từ
polimer tổng hợp.

Việc sản xuất sơn alkyd ở Việt Nam trên cơ sở dầu thực vật nói chung còn rất thủ
công. Quá trình hình thành nhựa alkyd từ dầu thực vật khá phức tạp, tuy nhiên có
thể biết chắc rằng có nhiều loại dầu thực vật sử dụng để nấu sơn có khả năng gây
dị ứng cho người lao động. Hiện nay, do nguyên liệu dầu thiếu và cũng vì lý do
kinh tế, kỹ thuật, nhựa gốc alkyd ít được nấu mà chủ yếu nhựa sơn gốc sử dụng ở
Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu các monomer, bán polimer hay polimer, do đó rủi
ro do dị ứng dầu không hay xảy ra.

Chủng loại cũng như lượng hoá chất sử dụng trong pha chế sơn khá nhiều và phức
tạp: các loại bột mầu, các loại dung môi, các chất phụ gia hoá dẻo, chống lão hoá,
điều chỉnh tính cơ lý của màng sơn...:

• Các loại nhựa gốc: alkyd resine, acrylic resine, epoxy, PU, ABS...
• Các loại bột mầu: trắng titan(titan oxit), trắng kẽm(oxyt kẽm), đỏ sắt
(oxit sắt III), vàng kẽm (cromat kẽm), thái thanh lục, thái thanh lam
(gốc Ftalocyanyl)...
• Các chất độn: CaCO3, Talc, BaSO4...
• Các loại dung môi: xylene, toluene, butyl acetate, white spirit, metyl
etyl xeton, dung môi hỗn hợp...
• Các chất phụ gia như: chống lắng, chống tạo bọt, chống mốc, tạo
nấm, diệt khuẩn...

Tuy nhiên khó có thể có được các thông tin của các chất chống lắng, chống tạo
bọt, chống mốc, tạo nấm, diệt khuẩn ... Lượng dung môi sử dụng để pha sơn như
toluen, xylen, butyl acetat.. được biết là khá lớn.

Chỉ tính riêng khu vực Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình hàng
năm sử dụng khoảng 4.000 tấn hoạt chất và khoảng 16.000 tấn hoá chất khác bao
gồm: dung môi, chất độn, phụ gia…

24
Theo thống kê tại Hà Nội với hai công ty sơn (Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội
và Công ty Hoá chất Sơn Hà Nội), lượng sơn alkyd sản xuất khoảng trên 5.000
tấn, sơn epoxy khoảng gần 1.000 tấn, riêng sơn cao su vòng hoá, sơn chống hà đã
lên tới trên 400 tấn/ năm.

Công đoạn nghiền sơn gốc và pha chế sơn từ sơn gốc, pigment, phụ gia và dung
môi là nguồn quan trọng phát tán hơi dung môi và bụi hoá chất độc đồng thời cũng
tạo nên môi trường cực kỳ dễ phát hoả hoạn. Những nguy cơ này tuỳ thuộc rất
nhiều vào hệ thống thiết bị và ý thức thực hiện các biện pháp an toàn. Hiện tại hầu
hết các cơ sở khảo sát đều đã có hệ thống tự động trong các khâu này và nhìn
chung là theo nguyên lý hệ thống kín.

1.1. 5. Ngành pin và acquy:

Tại Hà Nội hiện có một cơ sở sản xuất pin điện là Công ty CP Pin Hà Nội, sản
phẩm chủ yếu là pin với hệ điện cực Zn/MnO2/Graphit. Trong công nghệ này
người ta sử dụng một lượng nhỏ muối thuỷ ngân (HgCl2) để làm chất chống phân
cực, tuy nhiên lượng sử dụng hiện tại chỉ vào khoảng trên dưới 300 kg/năm và đã
được quản lý hết sức nghiêm ngặt. Việc sản xuất điện cực than bằng công nghệ
thiêu kết hiện được chuyển lên Công ty Acquy Vĩnh phú. Thiêu kết điện cực than
là thiêu kết lõi điện cực từ bột graphit được kết dính bằng nhựa than đá. Nhựa than
là tổ hợp của rất nhiều các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất đa vòng nên
khi nung sẽ xẩy ra quá trình cháy. Nếu quá trình cháy không hoàn toàn thì công
nghệ này chính là nguồn đẩy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các hợp
chất đa vòng thơm (PAH) vào môi trường không khí, gây tác động trực tiếp cho
sức khoẻ và môi trường. Hiện tại do công suất lò còn nhỏ nên về cơ bản lõi than
vẫn được nhập khẩu là chính.

Công đoạn trộn bột dương cực từ than là nguồn gây ô nhiễm không khí rất đáng
chú ý do sự phát tán của các hạt than có kích thước rất nhỏ. Tại Công ty CP Pin Hà
Nội, việc trộn bột dương cực hiện đang được hiện đại hoá để hạn chế tác động của
bột hoá chất đến con người. Ngoài ra còn có một số hóa chất có độc tính nhất định
đối với sức khỏe và môi trường như muối amoni, muối kẽm và hơi kẽm kim loại.

Ba cơ sở sản xuất Acquy thuộc VINACHEM là Công ty CP Acquy-Pin Vĩnh Phú,


Cty CP Acquy Tia Sáng (Hải Phòng) và Cty CP Pin-Acquy Miền Nam.

Ngành sản xuất ắc quy chì bao gồm hai công đoạn quan trọng liên quan đến hoá
chất là:

• công đoạn chuẩn bị bản cực chì (đúc bản cực, nghiền bột chì, tạo và trát cao
chì chứa bột chì, bột oxyt chì và axit H2SO4 đặc)

25
• công đoạn chế tạo vỏ bình bằng cao su ebonit, trong đó có giai đoạn luyện
cao su và lưu hoá (tương tự ngành cao su sẽ phân tích sau); tuy nhiên hiện
nay hầu hết các cơ sở sản xuất ắc quy đều nhập vỏ bình nhựa)
• công đoạn hoá thành bình điện khi đó có hơi axit bốc lên khá mạnh

1.1.6. Ngành sản xuất các sản phẩm cao su:

Số các cơ sở sản xuất các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp tại các thành
phố trong khu vực nghiên cứu khá nhiều; về quy mô lớn đáng chú ý là Công ty CP
Cao su Sao Vàng tại Hà Nội, Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty Cao su màu
Đồng Nai ở Đồng Nai, Công ty CP Cao su Miền Nam và khá nhiều cơ sở khác ở
TP. Hồ Chí Minh.

Nguyên tắc công nghệ của ngành sản xuất sản phẩm cao su là từ cao su sống (tự
nhiên hoặc nhân tạo), luyện (nghiền trộn) với chất phụ gia để tạo một hệ vật chất
đồng nhất trước khi đưa cao su đã luyện vào khuôn ép thực hiện quá trình lưu hoá.
Về cơ bản cao su sống dù là cao su tự nhiên (butadien) hay nhân tạo (rất đa dạng:
nitril, butyl, silicon hay acrilic …) khi nhập về là những vật chất trơ trong điều
kiện thông thường, chỉ có nguy cơ dễ bắt cháy. Nhưng hoá chất và phụ gia cho quá
trình hình thành sản phẩm cao su thì rất phức tạp, bao gồm:

• Lưu huỳnh là một á kim tồn tại dưới dạng bột, không tan trong nước, nhưng
thuộc loại nguyên liệu dễ bốc cháy, dễ thăng hoa trong điều kiện tự nhiên.

• Các hoá chất làm tăng tốc độ quá trình lưu hoá, được gọi là chất xúc tiến,
được đưa vào sản phẩm cao su ở một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với lưu huỳnh,
cỡ 0.62 – 0.64% lượng cao su. Chất xúc tiến có nhiều dạng khác nhau,
nhưng về cơ bản đều là những chất có dạng amin hay carbamat (sulfua) hữu
cơ mạch vòng. Các hợp chất này tồn tại ở dạng bột rắn, và có mùi đặc
trưng.

• Chất làm giảm khả năng bị oxy hoá của sản phẩm cao su hay còn được gọi
là chất phòng lão, được sử dụng với khối lượng lớn cỡ trên dưới 3.5% đối
với tổng lượng cao su. Hầu hết chúng là sản phẩm hữu cơ dạng dẫn xuất
của phenol có khả năng làm giảm hoặc ngăn ngừa quá trình oxy hoá, không
tan trong nước. Thông thường chúng tồn tại dưới dạng bột rắn.

• Các chất độn và dầu hoá dẻo, chất làm mềm, acid stearic, chất chống tự
lưu... Tổng lượng các chất này so với cao su là vào khoảng trên dưới 20%.
Trong số các chất này thì kẽm oxyt được sử dụng với khối lượng lớn nhất,
cỡ 8% so với tổng khối lượng cao su. Oxýt kẽm là loại chất dễ phân tán vào

26
môi trường không khí do rất nhẹ, đồng thời cũng là loại chất dễ hoạt động
trong môi trường dù chỉ hơi mang axít hay kiềm, do đó có ý nghĩa nhất định
đối với ô nhiễm nước. Một tác nhân nữa là dầu hoá dẻo. Khác với chất hoá
dẻo dùng cho nhựa, dầu hoá dẻo dùng cho sản phẩm cao su, đặc biệt từ cao
su thiên nhiên, người ta thường sử dụng sản phẩm của công nghệ chế biến
dầu thông (được gọi là dầu tùng tiêu). Loại chất này dưới dạng dầu quánh,
không tan trong nước, không bay hơi mạnh, nhưng dễ cháy.

• Loại chất độn quan trọng nhất và sử dụng với khối lượng rất lớn và cũng có
tác động đến sức khoẻ và môi trường nhiều nhất là muội than đen. Trong
trường hợp sản xuất sản phẩm lốp ôtô chịu lực cao và cần độ chống mài
mòn cao, chúng được sử dụng với tỷ lệ khối lượng cỡ trên dưới 60% so với
cao su. Muội than có đặc trưng là rất mịn và nhẹ nên là một tác nhân ô
nhiễm môi trường không khí rất quan trọng.

• Một loại nguyên liệu hoá chất quan trọng ở dạng chất lỏng là xăng công
nghệ, sử dụng với tỷ lệ cỡ 2,5 % so với tổng lượng cao su. Xăng công nghệ
là chất rất dễ bay hơi, dễ cháy, nhiệt độ sôi đối với xăng dùng cho công
nghệ cao su là 80-110OC, hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,025%, hydro
carbon thơm nhỏ hơn 3% , không được có Pb trong xăng. Vì được sử dụng
trong quá trình công nghệ chứ không phải trong động cơ kín nên xăng tác
động trực tiếp đến môi trường lao động như các hoá chất khác. Mức độ tác
động cũng phụ thuộc vào loại máy, thao tác và môi trường.

Các dung môi được sử dụng với khối lượng rất lớn trước khi lưu hoá và sẽ chuyển
hoàn toàn vào môi trường không khí dưới tác dụng của nhiệt độ lưu hoá (khoảng
trên 100oC), gây ra nguy cơ nhiễm dung môi trực tiếp đối với người lao động và
dân cư xung quanh. Đặc biệt nếu cơ sở sử dụng xăng chì thì ngoài dung môi còn
có nguy cơ nhiễm chì.

Hiện nay ở các công ty sản xuất các sản phẩm cao su, khâu tháo và lắp khuôn hầu
hết còn ở mức thủ công hay bán tự động, do đó người công nhân phải đứng ở tư
thế tiếp xúc trức tiếp với hơi hay khí thoát ra từ quá trình lưu hoá, đặc biệt là với
công nghệ sản xuất săm lốp ô tô. Với các loại sản phẩm này, keo và xăng được sử
dụng rất nhiều để gắn kết các lớp cao su và vải bố với nhau. Toàn bộ lượng dung
môi cho keo sẽ thoát vào môi trường lao động, khác với trường hợp của công nhân
sản xuất sơn, lượng dung môi pha sơn chỉ thoát ra khi sử dụng sơn. Nếu như
không có một kiến trúc công nghiệp hợp lý thì lượng dung môi này sẽ tác động
trực tiếp tới người lao động đang thao tác trên khuôn sản phẩm cao su mỗi khi
tháo dỡ khuôn.

Khu vực cán luyện cao su là khu vực mà người lao động phải tiếp xúc với các hoá
chất dạng bột như muội than đen (Carbon black), các oxyt kim loại, các chất màu,

27
các chất phụ gia cho cao su khác … Vì các hoá chất này cần phải rất mịn để có thể
phân tán đều trong cao su sau khi luyện nên nếu các quá trình cân, đong và nhập
liệu vào máy luyện và cán được tiến hành thủ công thì đây chính là nguồn tiếp xúc
rất nguy hiểm với hệ hô hấp của công nhân. Các hoá chất này đều là những hoá
chất có tính phản ứng cao như oxýt kim loại, dễ tác động đến hệ hô hấp như muội
than, lưu hùynh.

Lượng sử dụng than và lưu huỳnh cũng như xăng trong công nghệ sản phẩm cao
su là rất cao, thí dụ xăng là khoảng 2,5 %, muội than là khoảng 40-60%… sẽ làm
tăng nguy cơ nhiễm đối với công nhân trong ngành.

1.1.7. Ngành sản phẩm chất dẻo (gồm các sản phẩm nhựa, mút, tấm bông
PE...):

Ngành sản xuất các sản phẩm chất dẻo là một trong những ngành có số lượng các
cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ tương đối lớn. VINACHEM có 1 cơ sở sản xuất
sản phẩm chất dẻo là Cty CP Sơn – Chất dẻo tại Tp. Hồ Chí Minh, chuyên sane
xuất bao bì chất dẻo, chi tiết, phụ tùng, ống dẫn bằng nhựa PVC. Ngoài ra
VINACHEM còn có 2 Công ty liên doanh sản xuất nhựa PVC và chất hoá dẻo. Đó
là Cty TNHH Nhựa và Hoá chất TPC VINA và Cty Liên doanh hoá chất LG
VINA.

ƒ Hoá chất sử dụng trong ngành này chia làm 3 loại:


- Nhựa hạt: PP, PE, PVC, TDI...
- Phụ gia: DOP...
- Bột mầu cho nhựa

- Ngoài công đoạn đùn ép, thổi màng nhựa một số cơ sở còn thêm các công
đoạn tạo hình, in trên nhựa hoặc hoàn thiện các sản phẩm nhựa và công
đoạn này có sử dụng các loại dung môi như: toluen, butyl axetat, isopropyl
ancol, metyl chlorua, MEK, DMF, DOP...

- Đối với các cơ sở sản xuất mút xốp trên cơ sở poly uretan, nguyên liệu để
chủ yếu để sản xuất là TDI (toluene diisocyanate) là một hoá chất cần quan
tâm vì bản thân đây là hoá chất độc và được sử dụng với số lượng lớn.

28
1.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất và những thiệt hại liên quan đến
hoá chất trong và ngoài nước

1.2.1. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trong nước

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong công nghiệp hoá chất hiện nay được sử dụng với
một lượng khổng lồ, với trên 900.000 tấn hoá chất công nghiệp và hơn 4 triệu tấn
hoá chất là sản phẩm xăng dầu, mỡ bôi trơn và hàng ngàn tấn hoá chất dùng trong
mục đích khác, kể cả sản xuất, pha chế thuốc bảo vệ thực vật. Công nhân trực tiếp
sản xuất hoá chất là những người có nguy cơ nhiễm ở mức độ cao nhất do thời
gian tiếp xúc lâu dài. Với khoảng 50 công ty, cơ sở sản xuất phân bón, cao su, chất
dẻo, chất tẩy rửa, hoá chất bảo vệ thực vật và 30.000 lao động với 11.600 công
nhân phải tiếp xúc với hoá chất hàng ngày, thiết bị cũ kĩ, công nghệ sản xuất lạc
hậu, lao động thủ công phổ biến, công nhân luôn phải làm việc trong môi trường
độc hại cao mà không có đầy đủ tranh thiết bị an toàn lao động, phòng độc, số
công nhân mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao và luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra
tai nạn, rủi ro nghiêm trọng (bảng 4 và 5). Do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên
nhân chủ yếu là do trang thiết bị an toàn lao động không đầy đủ và đảm bảo, nội
quy an toàn lao động không chặt chẽ và không được tuân thủ nghiêm ngặt, cùng
với trình độ hiểu biết có hạn, hàng năm con số tai nạn do hoá chất gây ra ở nước ta
tương đối nhiều (bảng 4). Trong đó, các vụ cháy, bỏng do hoá chất chiếm tỉ lệ cao
nhất so với các sự cố khác.

Bảng 5: Thống kê tai nạn hoá chất trong 5 năm 1995 - 1999

Năm Số vụ tai nạn Số người bị tai Bỏng hoá chất,


nạn xăng dầu
1995 230 264
1996 4,13 %
1997 2146 4779 5,71 %
1998 2905 3241 63 (2,1%)
1999 3825 28 (0,7%)

Ở Việt Nam, một sự cố hoá chất lớn đầu tiên vào năm 1981 tại thành phố Hồ Chí
Minh gây sự chú ý của dư luận là vụ nhiễm độc do sử dụng phấn rôm có Wafarin
trong thành phần thương phẩm với hậu quả 177 người chết và 564 người bị tổn hại
sức khỏe mà chủ yếu là trẻ em.
(Số liệu của IAEA-TECDOC994/1998 VIENA)

Năm 1997, một vụ ngộ độc hoá chất tại một trường tiểu học ở Thái Nguyên do
một học sinh nhặt được một bình khí nén chứa khí độc Clo dùng trong chiến tranh

29
của quân đội Mỹ đã đem đến trường đùa nghịch xịt vào lớp học làm hơn hai chục
em học sinh phải cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

Năm 2000, một vụ cháy kho hoá chất tại quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, các lực
lượng ứng cứu phải làm việc suốt 56 giờ mới dập tắt được ngọn lửa, các thiệt hại
về tài sản được đánh giá là lớn (không có số liệu thống kê), thiệt hại về môi trường
chưa được tính đến.

Tại Bình Dương, một xe chở bao bì phế thải còn tồn dư Carbofuran (liên doanh
KOSVIDA thuê xử lý) khi chạy trên quốc lộ 58 để rơi bao bì tạt vào mặt người đi
đường gây ngộ độc nặng phải cấp cứu tại bệnh viện

Vào tháng 10/2002, một vụ ngộ độc do sử dụng chất bảo quản da giày tại công ty
liên doanh giầy Nam Cương tại khu CN tỉnh Bình Dương làm hơn 100 công nhân
bị nhiễm độc phải tới bệnh viện điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngày 11 tháng 1 năm 2003, một vụ nổ tại kho chứa dung môi, hoá chất của một
công ty TNHH Long Tre, khu CN Tràng Bảng- Tây Ninh (của chủ Đài Loan) đã
làm 11 người chết và hơn 30 người bị thương. Nguyên nhân chưa được làm rõ
nhưng người ta nghi ngờ nguyên nhân nổ do hỗn hợp hơi dung môi pha chế véc ni
dùng cho hàng thủ công mỹ nghệ đã bị bắt cháy gây nổ và cháy lan truyền cả kho
hoá chất bao gồm dung môi, nhựa sơn- vécni, chất bảo quản chống mốc...

Trong báo cáo nghiên cứu về Y học lao động của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Tú -
Vụ Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra những con số về các ca nhiễm bệnh nghề
nghiệp liên quan đến hoá chất như sau:

Bảng 6: Bệnh nghề nghiệp do hóa chất

Bệnh nghề nghiệp 1997 1998 1999 2000 2001

Nhiễm độc chì 5 30 26 87 5

Nhiễm độc TNT 1 34 12 31

Nhiễm độc Nicotin 46 32 43 56

Nhiễm độc hoá 36 178


chất BVTV
6 76 128 320 92
Tổng
(Nguồn: Vụ Y tế Dự Phòng- Bộ Y tế)

30
Chưa có thống kê đầy đủ về các sự cố gây rủi ro do hoá chất gây nên, đặc biệt đối
với các xí nghiệp vừa và nhỏ bởi rất nhiều lý do. Những rủi ro liên quan đến hoá
chất chủ yếu là do ngộ độc do sử dụng thuốc trừ sâu, ngộ độc thực phẩm và một
vài vụ ngộ độc lớn đã được thống kê ở trên. Số người chết và ngộ độc ảnh hưởng
đến sức khỏe có thể thống kê nhưng những thiệt hại về mặt môi sinh thì chưa có
trường hợp nào được đánh giá mang tính định lượng. Vụ vứt 6 bao Natri Xianua
(NaCN) xuống sông của người buôn hóa chất tại Quảng Nam là một ví dụ. Một số
vụ tràn dầu ngoài khơi được một số cơ quan có trách nhiệm đánh giá thiệt hại tiến
hành để làm cơ sở tính bồi thường thiệt hại vật chất và chi phí khắc phục hậu quả.
Những rủi ro do hoá chất gây thiệt hại lớn chủ yếu do cháy kho lưu giữ còn nói
chung chỉ nằm trong giới hạn tai nạn lao động trong khu vực sản xuất gây chết
người hoặc tàn phế. Tại công ty Supe phốtphát Lâm Thao hầu như năm nào cũng
có tai nạn lao động do axit sunphuric gây ra từ bỏng nhẹ tới chết người.

Theo số liệu từ VINACHEM, theo thống kê từ 25 doanh nghiệp trực thuộc


VINACHEM trong năm 2007 số tai nạn lao động lên tới 70 vụ, trong đó 22 vụ
nặng. Tại nạn lao động đã làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của 72 người, thiệt hại vật
chất khoảng 200 triệu đồng và 2.000 ngày công lao động. Vụ tai nạn nghiêm trọng
nhất phải kể đến vụ tai nạn làm chết 1 công nhân tại Nhà máy sản xuất Phốtpho
vàng – Công ty Hoá chất cơ bản Miền nam, nguyên nhân là do bỏng Phốtpho. Một
vụ ngộ độc hoá chất khác đã xảy ra tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.
Theo thống kê những doanh nghiệp xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là các Công
ty cao su miền nam, cao su Đà Nẵng, cao su Sao vàng, Công ty Apatít Việt Nam
và Công ty Bột giặt Lix.

1.2.2. Tình hình tai nạn, sự cố hóa chất trên thế giới

Trên thế giới, chính phủ và nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn và
phòng ngừa rủi ro do các sự cố hoá chất đặc biệt quan tâm đến việc thống kê và
phân tích các tai nạn rủi ro do hoạt động công nghiệp, đặc biệt là trong một số
ngành tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao là: Hoá chất, khai thác và chế biến dầu khí, khai
thác mỏ... Số liệu thống kê và phân tích sự cố rủi ro là hoạt động quan trọng cho
quá trình đánh giá và quản lý rủi ro vì vậy có khá nhiều cơ quan nghiên cứu và
hợp tác tầm cỡ thế giới chuyên hoạt động trong lĩnh vực này. Dưới đây giới thiệu
một bảng thống kê các sự cố rủi ro liên quan tới hoá chất xảy ra trên thế giới từ
1950 đến 1988 do cơ quan phòng ngừa và chuẩn bị ứng cứu các sự cố hoá chất
đưa ra. (CEPPO- Chemical Emergency Preparedness and Prevention Office)
Bảng 7:
Các sự cố và tai nạn lớn liên quan tới hoá chất từ 1950 đến 1988 của một số nước thế giới

Năm Quốc gia Địa điểm Loại sự cố-Tai nạn Hoá chất liên quan Hậu quả
Chết tổn hại Sơ tán
SK
50-60 Nhật Bản Vịnh Minamata Nhiễm độc thực phẩm (cá) Methyl mercury 439 1044
Nhật Bản Toyama Nhiễm độc thực phẩm Cadmium 0 200
(gạo)
55-59 Thổ nhĩ kỳ Nhiễm độc thực phẩm Hexachlorobenzene 400 3500
(ngũ cốc)
1956 Anh Nhiễm độc thực phẩm Endrin 0 59
(bột mì)
1959 Maroc Nhiễm độc thực phẩm Nhiễm độc thực 0 2000
(dầu) phẩm (cá)
1960 Ấn độ Bombay Nhiễm độc thực phẩm Nhiễm độc thực 0 58
(dầu) phẩm (cá)
1965 Anh Epping Nhiễm độc thực phẩm 4,4- 0 84
(bột mì) Methylenedianiline
1968 Nhật Bản Fukuoka Nhiễm độc thựcphẩm (dầu) PCBs 0 200
1970 Nhật Bản Osaka Nổ Khí 92
71-72 Irac Nhiễm độc thực phẩm Methylmercury 459 6071
(Ngũ cốc)
1972 Mỹ St.Luis Tai nạnđường sắt (cháy) Propylene 250
1973 Mỹ Market Treo Tai nạn đường sắt LPG 2500
(cháy,nổ)
Fort Wayne Tai nạn đường sắt Vinyl Chloride 4500
(cháy)
Michigan Nhiễm độc thực phẩm PBBS 0 333
(thức ăn gia súc)
Greensburg Tai nạn đường sắt Chlorine 0 8 2000
1974 Anh Flixborough Nhà máy(nổ) Cyclohexane 28 89 3000
Mỹ Decatur Tai nạn đường sắt isobutane 7 152
(cháy)
Wenatchee Tai nạn đường sắt(nổ) MonoEthyl 2 112
ammonium
Houston Tai nạn đường sắt(nổ) Butadiene 1 235
1975 Đức Helmstetlen Kho tàng Nitrogen oxyde 10000
Đanmạch Beek Tai nạn Propylene 14 104
giao thông
Mỹ Eagle Pass Tai nạn LPG 17 34
giao thông
ThácNiagara Tai nạn đường sắt Chlorine 4 176
Italia Severo Nhà máy Dioxin(TCĐ)/2,4,5T 0 193 730
hoá chất (nổ)
Jamaica Nhiễm độc thực phẩm Parathion 17 62
(bột mì)
Mỹ Houston Tai nạn giao thông Amonia 17 34
Deer Park Tai nạn đường sắt Amonia 6 178
BatonRouge Nhà máy(nổ) Chlorine 10000
1978 Đức Regensburg Nhà máy Nitrogen oxide 0 40 2000
(cháy)
Italia Manfredonia Nhà máy Amonia 10000
Mexico Xilatopec Tai nạn giao thông (nổ) Khí 100 150
Hulmanguille Nổ(đường ống) Khí 58
Taybanha Los Alfaques Tai nạn Propylene 216 200
vận chuyển

33
Anh oxford Tai nạn Chlorine 99
giao thông
Mỹ Youngstown Tai nạnđường Chlorine 8 114 3500
sắt (rò rỉ)
1979 Canada Missisauga Tai nạn đường sắt Chlorine/propane/but 220000
ane/toluene
Đài loan Yucheng Nhiễm độc thực phẩm PCBs/PCDFs 0 1900
Three mile Sự cố phóng xạ 200000
island lò phản ứng
Crystal city Kho tàng Thuốc trừ sâu 6000
Crest View Tai nạn đường sắt Chlorine/ 14 4500
Amonia
Memphis Lưu giữ Parathion 0 0 200
Liên xô Novóimbirsk Tai nạn của nhà máy 300
1980 Ấn độ Mandir asod Nổ nhà máy 50
Malaysia Cảng Kelang Nổ, cháy Amonia/ 3 200 3000
oxyacetylene
Tâybanha Ortuella Nổ Chất nổ 51

1980 Anh Barking Cháy nhà máy Sodium Cyanide 12 3500


Mỹ Muldraugh Tai nạn đường sắt Vynyl chloride 4 6500
(trật bánh)
Sommerville Tai nạn đường sắt Phosphorous 343 23000
trichloride
Garland Tai nạn đường sắt Styrene 0 5 8600
Nowark Tai nạn đường sắt Ethylene oxide 4000
1981 Mexico Montana Tai nạn đường sắt Chlorine 29 1000 5000
Puerto Rico San Juan phát thải do vỡ bồn chứa Chlorine 200 2000

34
81-83 Tâybanha Madrit Nhiễm độc thực phẩm không rõ nguyên 340 20000
nhân
1981 Mỹ Gelsmar nhà máy Chlorine 140
Castalc nhà máy Propylene 100
Venezuela Tacoa Nổ dầu 145 1000
Việt Nam TPHCM Sản phẩm nhiễm độc Wafarin 177 564
(bột phấnrôm)
1982 Canada Tai nạn đường sắt Hydrofluoric 0 0 1200
Mỹ Livingstone Tai nạn đường sắt dầu nhiên liệu 3000
Vernon Nhà máy Methyl acrylate 355
Fitchburg Nhà máy Vynyl chlorde 0 0 3000
Taft Nổ acrolein 17000
Venezuela Caracas nổ bể chứa chất nổ 101 1000
1983 Nicaragua Corinto nổ bể chứa dầu 23000
Mỹ Denver Tai nạn đường sắt Nitric acide 43 2000
1984 Brazil Saopaulo Nổ đường ống Xăng 508 3
Ấn độ Bhopal Nhà máy hoá chất Methyl 2500 50000 200000
izocyanate
Mêxicô St.J.ixhuatepec Nổ bồn chứa Khí 452 4248 31000
Matamoas Nhà máy s.x Ammonia 200 3000
phân bón
Pakistan Garhl Dohda Nổ đường ống khí Khí tự nhiên 60
Peru Callao Nổ đường ống 3000
Mỹ Middleport Nhà máy Methyl izocyanate 110
Sauget Nhà máy Phosphorous 125
oxychloride
Linden Nhà máy Malathion 161
1985 Ấn độ Bombay Tai nạn CN (vỡ ống) Chlorine 1 110

35
New Delhi Tai nạn CN Sulphuric Acid 0 49 5000
rò rỉ
Mexico Gualajara Tai nạn đường sắt Sulphuric Acid 0 49 5000
Mỹ Viện nghiên Cháy Aldicarbo oxime 140
cứu
Peabody Nhà máy Benzene 1 125
1986 Ucraina Chemobyl Nổ lò phản ứng hạt nhân Phóng xạ 31 300 135000
1987 Trung quốc Quảng Tây Methyl alcohol 55 3600
Hồ Nam Nhiễm độc nước uống Amonium 0 15400
bicarbonate
Mỹ Wilson country Tai nạn đường sắt Sulphuric acid 0 0 3000
Nanticote Cháy nhà máy Sulphuric acid 18000
Ohio Tai nạn giao thông Phosphorous 0 6 2000
trichloride
Confluence Tai nạn đường sắt khí propan 0 0 1000
1988 Nga Yaroslav Tai nạn đường sắt 0 34 2000

36
Có thể lấy Đài Loan – Trung Quốc làm ví dụ về tai nạn hoá chất liên quan đến
phát triển công nghiệp. Hai ngành công nghiệp mũi nhọn của Đài Loan là công
nghiệp hoá chất và công nghệ viễn thông- tin học. Đài Loan cũng có xuất phát
điểm là nền công nghiệp lạc hậu, với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá kéo
dài hơn 30 năm. Theo các phân tích mang tính thống kê của Đài Loan về tai nạn
rủi ro chung cho hoạt động công nghiệp có liên quan đến hoá chất về số lượng,
loại hình và nguyên nhân có thể cho hình ảnh khái quát gần với thực tiễn hoạt
động công nghiệp của chúng ta hiện tại cũng như trong tương lai.

TØ lÖ tai n¹n do hãa chÊt

16,2% Nguyªn liÖu ho¸ chÊt


20,2%
In Ên vµ sp giÊy
5,7%
Thùc phÈm
3,5%
§iÖn, ®iÖn tö vµ thiÕt bÞ c¬ khÝ
3,2%
8,1% S¶n phÈm ho¸ chÊt
C¸c SP dÇu má vµ than ®¸
5,3% SX kim lo¹i c¬ b¶n
2,8 DÞch vô c«ng céng
7,3% Giao th«ng, liªn l¹c vµ kho
30,4% Ngµnh kh¸c

Hình 1: Tỷ lệ tai nạn do hoá chất của Đài Loan

37
Ph©n tÝch nguyªn nh©n cña 59 tai n¹n
Số sự c«ng nghiÖp trong 3 n¨m
kiện
1.Vận hành sai
40 2.Vận chuyển
31 28 hoá chất
30 3.Lưu giữ
19 4.Đường ống bị
20 ăn mòn
9
10
0 1 2 3 4
Nguyªn nh©n

Hình 2: Phân tích nguyên nhân của 59 tai nạn trong 87 sự cố công nghiệp
trong 3 năm của Đài Loan

Qua biểu đồ hình số 1 cho thấy, rủi ro do hoá chất chiếm tới hơn 60% các tai nạn
công nghiệp, trong đó với ngành hóa chất, tỷ lệ các tai nạn hoá chất chiếm tới
20,2%. Biểu đồ hình số 2 cho thấy trong số 87 sự cố công nghiệp xảy ra thì có tới
31 sự cố là do vận hành sai nguyên tắc an toàn, 28 sự cố do hoạt động vận chuyển
hoá chất, 19 sự cố là do bảo quản lưu giữ và 9 sự cố do đường ống công nghệ bị
hư hỏng. Trong tổng số 87 sự cố công nghiệp này thì có 59 tai nạn xảy ra.

Lo¹i h×nh rñi ro

140 125
120 102 Series1
100
Sè sù cè

80 67
54 50.6 1.Nguyên
60
41.3 nhân khác
40 21.9 27.1 2.Rò rỉ hoá
20 chất
%
3.Cháy
0 4.Nổ
1 2 3 4
Nguyªn nh©n

Hình 3: Các loại hình rủi ro thường gặp trong công nghiệp

38
Về loại hình rủi ro trên biểu đồ hình 3 cho thấy đứng đầu vẫn là rủi ro do sự cố nổ
(50,6 %), rò rỉ hoá chất (41,3 %) sau đó là cháy (27,1% ) còn lại là các loại hình
khác (21,9 %).

1.3. Kết luận rút ra từ các kết quả điều tra về hiện trạng về sản xuất, sử
dụng hoá chất và an toàn hoá chất

Công nghiệp hoá chất được đánh giá là ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn đồng
thời cũng là ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và xảy ra nhiều tai
nạn hoá chất. Do đặc thù của ngành công nghiệp hoá chất bao gồm nhiều ngành
nghề khác nhau nên quá trình công nghệ và các hoá chất tham gia vào các quá
trình công nghệ này cũng rất khác nhau. Một số hoá chất tham gia vào các quá
trình công nghệ này có thể là chất tiềm tàng gây cháy và nổ.

Qua chương trình điều tra về an toàn hoá chất và an toàn lao động có thể thấy
rằng:
• Ngành hoá chất là nhà sản xuất hoặc sử dụng những nhóm hoá chất dưới
đây với số lượng tương đối lớn.
- Nhóm chất gây ăn mòn: axit nitric, axit sulphuric, natri hydroxit (xút), axit
phốtphoric, natri hypoclorit...

- Nhóm chất dễ cháy, nổ: Axeton, benzen, etyl acetat, formaldehit, metanol,
styren, toluen, xylen, butanol, n-hexan, n-heptan, DMF, phốtpho...

- Nhóm chất độc (độc cấp tính và độc mãn tính): 2,4-TDI, thiram,
amoniac, cypermethrin, diphenyl guanidine và các hợp chất vòng thơm
như phenol, benzen, toluen, xylen, trichloroethylen...

• Hoá chất thuộc nhóm dễ cháy, nổ theo kết quả điều tra có mặt chủ yếu tại
các cơ sở sản xuất gia công thuốc trừ sâu, sản xuất sản phẩm cao su, chất
dẻo.
• Các hoá chất gây ăn mòn có mặt ở hầu hết các ngành thuộc công nghiệp
hoá chất ở các mức độ khác nhau.
• Các hoá chất độc cũng được sử dụng ở các cơ sở sản xuất sơn hoặc pha chế
thuốc bảo vệ thực vật.

Theo thống kê điều tra của cơ quan y tế, quản lý vệ sinh và an toàn lao động cho
thấy các doanh nghiệp hoá chất còn tồn tại những vấn đề lớn như quy phạm an
toàn vận hành, nội quy an toàn lao động, phòng cháy - chữa cháy, trang bị bảo hộ
lao động tuy đủ nhưng còn ở mức tối thiểu. Tại tất cả các đơn vị sản xuất quy mô

39
lớn và vừa đều có tổ chức đội cứu hoả bán chuyên nghiệp cùng y tế cơ sở chịu
trách nhiệm ứng cứu các loại sự cố gây tai nạn. Hàng năm các cơ sở này cũng
được tham gia tập huấn về các hoạt động phòng chống cháy, nổ với đội phòng
chống cháy, nổ trong khu vực. Tuy nhiên trên thực tế, khi tai nạn hoá chất xảy ra
tại cơ sở sản xuất, với sự cố ở mức độ nhỏ thì thường các cơ sở tổ chức hoạt động
ngăn chặn và cấp cứu tại chỗ kịp thời nhưng với sự cố lớn thường lúng túng và bị
động. Một vài rủi ro hoá chất lớn đã xảy ra cho thấy tình hình ứng phó đối với các
sự cố hoá chất nói chung còn nhiều bất cập.

• Các hoạt động về nâng cao nhận thức về an toàn hoá chất và phòng ngừa
rủi ro của các doanh nghiệp thuộc ngành hoá chất:

Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, đồng thời đóng góp cho sự phát triển bền vững
trong ngành hoá chất, một chương trình mang tính toàn đã được triển khai vài năm
trở lại đây. Đó là chương trình “Chăm sóc Trách nhiệm” (Responsible Care, viết
tắt là RC).

Nguyên tắc hoạt động của RC là một hoạt động tự nguyện của các doanh nghiệp
hoá chất toàn cầu nhằm:
- hoàn thiện liên tục các hoạt động của chính mỗi doanh nghiệp hoá chất
phục vụ cho việc bảo vệ con người và môi trường thông qua việc quản
lý toàn bộ vòng đời của chính sản phẩm họ sản xuất ra cũng như toàn bộ
quá trình sản xuất ra nó.
- đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.
- tăng cường các quá trình thông tin cho cộng đồng và xã hội các kế
hoạch và kết quả thực hiện của mình nhằm hoàn thiện quá trình sản
xuất, thành tựu và thách thức của sự phát triển của doanh nghiệp liên
quan đến tăng trường kinh tế, bảo vệ môi trường và con người, phục vụ
lợi ích xã hội.
- chia sẻ với các đối tượng liên quan (bạn hàng, khách hàng, nhà cung
cấp, nhà quản lý và cộng đồng) ở cả quy mô quốc gia và quốc tế về
những mối quan tâm cũng như những ý thức của các bên để cùng giải
quyết các mối quan tâm này.

- tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ trong việc xây dựng và
thực thi các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn để đảm bảo an toàn cho
con người và môi trường hiện nay và tương lai.
- mở rộng mạng lưới những tổ chức và cá nhân tham gia Chương trình
RC toàn cầu.

Hội đồng RC Việt Nam đang được xúc tiến thành lập tại Hội Hoá học Việt Nam.
Chương trình RC đã có những hoạt động bước đầu như hoạt động thí điểm về RC

40
tại Công ty Phân lân Văn Điển và Phân đạm và hoá chất Hà Bắc. Nhiều lớp tập
huấn về RC cũng được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế.

Một số chương trình mà an toàn hoá chất được lồng ghép trong đó như Sản xuất
sạch hơn (Cleaner Production - CP), An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp
(Occupational Health and Safety - OSH), Đánh giá Rủi ro - ĐGRR cũng đã được
triển khai từ nhiều năm nay trong ngành hoá chất. Một vài ví dụ điển hình là
chương trình CP tại Công ty Hoá chất Đức Giang, Công ty Hoá chất và Đất đèn
Tràng Kênh, Công ty Phân lân Ninh Bình; chương trình OSH tại Nhà máy sản
xuất Phốtpho vàng – Công ty Hoá chất Đức Giang; chương trình ĐGRR tại Công
ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.

1.4. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá
chất và tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất

Để bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao
nhận thức là yếu tố then chốt. Nếu các doanh nghiệp hoá chất đều quan tâm đến
vấn đề này thì sẽ tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro gây ra do hoá chất. Một
giáo trình đào tạo thiết thực về an toàn hoá chất là điều cần thiết trước hết, các
bước tiếp theo là tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo để phổ biến kiến thức. Đã có
một số cơ quan như Viện Hoá học công nghiệp, Viện Bảo hộ Lao động, Viện Y
học lao động và Vệ sinh Môi trường cũng đã tổ chức nhiều khoá đào tạo về an
toàn hoá chất, nhưng cũng chưa có một bộ giáo trình hoàn thiện trong bối cảnh
Luật An toàn Hoá chất đang được xây dựng và triển khai thực hiện Nghị định 68
năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất. Vì vậy, xây dựng một giáo trình đào
tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế hiện nay là rất cần thiết. Toàn bộ nội
dung chi tiết của giáo trình này sẽ được trình bày trong Phần 2 của báo cáo này.

• Giáo trình đào tạo này được xây dựng trên nền tảng:
- kết luận rút ra từ hiện trạng quản lý an toàn hoá chất trong các doanh
nghiệp (đã trình bày ở phần trên)
- các tài liệu pháp quy về quản lý an toàn hóa chất hiện có của Việt Nam và
một số nước hay tổ chức quốc tế
- tham khảo các giáo trình liên quan để xây dựng giáo trình về an toàn hóa
chất phổ biến cho các doanh nghiệp hoá chất

• Các văn bản pháp quy về an toàn hoá chất của các Bộ, Ban, Ngành đã được
tham khảo bao gồm:
- Nghị định số 68/2005/NĐ-CPATHC Nghị định chính phủ về An toàn hoá
chất

41
- Công ước của tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 năm 1990 (về an toàn
hóa trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc)
- Thông tư 02/2004/TT -BCN hướng dẫn thực hiện nghị định 13/2003/NĐ-
CP vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
- Nghị định chính phủ12/2003 Vận chuyển vật liệu nguy hiểm
- TCVN: 5507 Hoá chất nguy hiểm
- QĐ số 29/1999/QĐ- BNN-BVTV Danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
- Nghị định 02/CP ngày 5/1/1995 của chính phủ đối với hàng hoá là chất
độc mạnh, chất phóng xạ, phế liệu, phế thải kim loại và phế thải có hoá chất
độc hại .
- Quyết định số: 25/2005/QĐ-BNN ngày 18/5/2005 của Bộ Nông nghiệp
phát triển nông thôn danh mục thuốc thú y đựoc phép lưư hành, cấm sử
dụng và hạn chế sử dụng ở VN
- Quyết định số: 21/2005/QĐ- BNN ngày 18/4/20005 Bổ sung một số thuốc
BVTV vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho cây rau
- Quyết định 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 Bộ công nghiệp Ban
hành danh mục các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc
thù.

• Các tài liệu, giáo trình tham khảo để xây dựng giáo trình được là từ các tổ
chức quốc tế, dự án, doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an
toàn hoá chất như:
- Tổ chức Môi trường liên hợp quốc (UNEP)
- Chương trình an toàn hoá chất toàn cầu (IPPS)
- Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)
- Cộng đồng Châu Âu (EU)
- Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật bản (JETRO)
- Cơ quan Năng lượng nguyên tử Liên hợp quốc (IEAE)
- Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNIDO)
- Ngân hàng thế giới (WB)
- Dự án điều tra cơ bản về hiện trạng sử dụng hoá chất tại Việt Nam do Bộ
Công nghiệp chủ trì
- Một số giáo trình giảng dạy về an toàn hóa chất của các công ty như Công
ty BAYER, MERCK

• Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng giáo trình đào tạo là tạo ra một tài liệu
có tính chất cơ bản để phổ biến cho doanh nghiệp về:
o Sự nguy hiểm của hóa chất
o Thông tin hóa và nguồn thông tin hóa chất
o Các nguyên tắc cơ bản để ngăn ngừa các tác động xấu từ hóa chất và
xử lý sự cố hóa chất

42
o Các nguyên tắc và những nội dung cơ bản trong tổ chức quản lý an
toàn hóa chất tại một doanh nghiệp
o Nội dung cơ bản của nữhng văn bản pháp quy phải tuân thủ về quản
lý an toàn hóa chất

Giáo trình được xây dựng dưới 2 dạng


- Text (Tài liệu văn bản phát cho học viên)
- Powerpoint (Tài liệu giảng dạy)

• Phương pháp xây dựng giáo trình:


- Tham khảo và dựa trên tài liệu giảng dậy về an toàn hoá chất do Tổ chức Lao
động thế giới biên soạn
- Tham khảo ý kiến chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về an toàn hóa chất từ các cơ
quan sau:
- Vụ khoa học công nghệ - Bộ Công nghiệp
- Cục Kỹ Thuật an toàn - Bộ Công nghiệp
- Viện Bảo hộ lao động - Bộ Y tế
- Viện Vệ sinh dịch tễ
- Viện Y học Lao động và Môi trường
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội
- Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành hoá chất

Bên cạnh việc tổ chức đào tạo về an toàn hoá chất dựa trên giáo trình đã được biên
soạn, Sổ tay RC (Responsible Care) cũng được phổ biến đến các doanh nghiệp hoá
chất, góp phần thúc đẩy chương trình này trong ngành hoá chất.

Dưới đây (bảng 8) là danh mục một số khoá đào tạo và lớp tập huấn đã được
thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ.

STT Nội dung đào tạo Thời gian Đối tượng Số người
tham gia tham gia
1 An toàn hoá chất và phổ biến các văn Tháng 2/2007 Doanh 50
bản về pháp quy cho các doanh nghiệp và các
nghiệp thuộc VINACHEM nhà quản lý
2 An toàn hoá chất cho các doanh Tháng 12/2007 Doanh 70
nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp nghiệp và các
nhà quản lý
3 An toàn hoá chất và đánh giá rủi ro tại Tháng 2/2007 Doanh 40
Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà nghiệp
Bắc
4 An toàn hoá chất và đánh giá rủi ro tại Tháng 9/2007 Doanh 50
Nhà máy SX Phốt pho vàng nghiệp

43
PHẦN 2: GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT
CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH HOÁ CHẤT

2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT

2.1.1. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người

Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh
hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.

Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có
liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư.
Do vậy cần thiết phải quan tâm tới tất cả các hóa chất.

2.1.1.1 Sự độc hại của hóa chất

Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính
vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn
cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.

• Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:

- Đường hô hấp: Khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.

- Hấp thụ qua da: Khi hóa chất dây dính vào da.

- Đường tiêu hóa: Do ăn, uống, phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn
đã bị nhiễm hóa chất.

a. Qua đường hô hấp

Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở
(khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ôxy từ
không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí (hình 1).

44
Hình 1: Mô tả con đường hóa chất đi vào cơ thể qua đường hô hấp

Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường
và nguy hiểm nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90m2 ở một người lớn khỏe mạnh;
trong đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang; ngoài ra còn có một mạng
lưới mao mạch với diện tích 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh và nhiều tạo điều
kiện dễ dàng cho sự hấp thu qua phế nang vào mao mạch của các chất có trong
không khí; và bình thường một người lao động hít khoảng 8,5m3 không khí trong
một ca làm việc 8 giờ. Vì vậy, hệ thống hô hấp thực sự là đường vào thuận tiện
cho hóa chất.

Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí
quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch
tán qua thành mạch vào máu.

Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô
hấp trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó,
chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu.

Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và
tính tan của chúng. Chỉ những hạt nhỏ (đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm) mới tới
được vùng trao đổi khí. Những hạt bụi này sẽ lắng đọng ở đó hoặc khuếch tán vào
máu tùy theo độ tan của hóa chất. Những hạt bụi không hòa tan gần như được loại
trừ bởi bộ phận làm sạch của phổi. Những hạt bụi lớn hơn sẽ được lông mũi giữ lại
hoặc lắng đọng dọc theo khí, phế quản, cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới họng
và nuốt, ho, hay khạc ra ngoài.

45
b) Hấp thụ hóa chất qua da

Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày
của da cùng với sự đổ mồ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một
hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn
thương cho da.

Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:

- Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da.

- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.

- Xâm nhập qua da vào máu.

Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ (1) (như
các dung môi hữu cơ và phênol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa
chất này có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều
kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho
các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước
hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng
lên.

c) Qua đường tiêu hóa

Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải; ăn, uống,
hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm
hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua
đường tiêu hóa.

Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt
vào đường tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức
ăn và các chất khác (gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xảy ra ở ruột non.

Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường
trên, hơn nữa tính độc sẽ giảm Khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ
dày và dịch tụy.

2.1.1.2. Loại hóa chất tiếp xúc

Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ
thểcon người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong

46
không khí tại nơi làm việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch
thể, mỡ và nước thì càng độc...

Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tưng ứng mà
có sự phân bố đặc biệt cho từng chất:

• Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xương; bạc,
vàng tập trung ở da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức
chất.
• Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung
trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh.
• Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng
thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước
phân tử và nồng độ chất độc.

Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là
quá trình biến đổi sinh học: ôxy hóa, khử ôxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này
có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô, trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng.
Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc,
song có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu.

Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được
đào thải ra ngoài:

• Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng.


• Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc
glucuronic rồi đào thải qua mật.
• Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.
• Chất độc có thể còn được đào thải qua da, sữa mẹ.

Đường đào thải chất độc rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị nhiễm
độc nghề nghiệp.

Một số hơi, khí độc có mùi làm cho ta phát hiện thấy có chúng ngay cả khi
nồng độ nằm dưới mức cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Nhưng sau một thời gian
ngắn, một số sẽ mất mùi khiến ta không cảm nhận được nữa và dễ dàng bị nhiễm
độc (ví dụ H2S). Một số hơi, khí độc không có mùi và lại không gây tác động kích
thích với đường hô hấp. Đây là loại rất nguy hiểm, bởi lẽ ta không thể phát hiện
được bằng trực giác ngay cả khi chúng vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

47
2.1.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa
chất đã hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ
thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc.
Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao
có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khi đó tiếp xúc
trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể
chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh
hưởng mãn tính.

2.1.1.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

Hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu
như cùng một lúc, người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác
nhau. Ảnh hưởng kết hợp khi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thiếu thông tin.
Mặt khác, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với
nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe
hơn tác hại của từng hóa chất thành phần (cũng có thể là tác hại sẽ giảm)(2).
Chẳng hạn như khi hít phải Tetraclorua cacbon (CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ
không bị nhiễm độc nhưng khi đã uống dù chỉ một lượng nhỏ rượu etylic
(C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc
với nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc.

2.1.1.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất.
Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh
hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn
bên ngoài không thấy có biểu hiện gì.

Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức
khỏe... Ví dụ: trẻ em nhạy cảm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cảm với
hóa chất... Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng
khác nhau với các đối tượng cụ thể.

2.1.1.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

Vi khí hậu:

48
+ Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn,
hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.

+ Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với
nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm hơi độc bằng mồ
hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ
nhiễm độc.
Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề
kháng của cơ thể...

2.1.2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người

Như đã giải thích ở trên, những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính
hoặc mãn tính tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra
những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau. Theo tính chất tác
động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây:

- Kích thích gây khó chịu.

- Gây dị ứng.

- Gây ngạt.

- Gây mê và gây tê.

- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.

- Gây ung thư.

- Hư bào thai.

- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).

- Bệnh bụi phổi.

2.1.2.1. Kích thích

Tác động kích thích của hóa chất ở đây có nghĩa là làm cho tình trạng phần
cơ thể tiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thể thường bị tác động này
là da, mắt và đường hô hấp.

49
a) Kích thích đối với da

Khi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo vệ
khiến cho da bị khô, xù xì và xót. Tình trạng này được gọi là viêm da (hình 5). Có
rất nhiều hóa chất gây viêm da.

Hình2: Nhiễm hóa chất gây viêm da

b) Kích thích đối với mắt

Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương
tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và cả
các biện pháp cấp cứu. Các chất gây kích thích đối với mắt thường là: axít, kiềm
và các dung môi (hình 3).

Hình 3: Nhiều hóa chất có thể gây kích thích đối với mắt

50
c) Kích thích đối với đường hô hấp

Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehơit, sunfur, axít và kiềm ở dạng mù
sương, khí hoặc hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây ra
cảm giác bỏng rát; chúng được hấp thu vì sự ẩm ướt của đường mũi họng. Cố
gắng tránh hít phải hơi hóa chất khi làm việc, đặc biệt khi dùng các dụng cụ như
bình phun, xịt (hình 4). Một vài chất kích thích như sunfua đioxít, clo và bụi
than... tác động dọc theo đường thở gây ra viêm phế quản, đôi khi gây tổn thương
trầm trọng đường thở và mô phổi.

Các hóa chất ít tan trong nước sẽ xâm nhập vào vùng trao đổi khí. Các chất
này ít xuất hiện ở nơi làm việc song những tổn thương mà chúng gây ra đối với
người lao động thì rất nghiêm trọng. Phản ứng của hóa chất với mô phải gây ra
phù phổi (dịch trong phổi) và có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Triệu
chứng bắt đầu với việc rất khó chịu trong phổi, tiếp theo là ho, khó thở, xanh tím
và khạc nhiều đờm. Các hóa chất này thường là: đioxít nitơ, ozon, photgen...

Hình 4: Khi phun xì cần chú ý tránh hít phải hơi độc

51
2.1.2. 2. Dị ứng

Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người lao
động khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên,
ngay cả với lượng nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ
bị dị ứng.

a) Dị ứng da

Da bị dị ứng có tình trạng giống như viêm da (mụn nhỏ hoặc là phỏng nước).
Hiện tượng này có thể không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một nơi nào đó trên cơ
thể. Những chất gây dị ứng thường gặp là nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo, dẫn xuất
nhựa than đá, axít cromic...

b) Dị ứng đường hô hấp

Đường hô hấp nhạy cảm là căn nguyên của bệnh hen nghề nghiệp. Những
triệu chứng của căn bệnh này là ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn.
Các hóa chất gây tác hại này là: Toluen Đisoxianat, fomaldehit...

2.1.2.3. Gây ngạt

Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ ôxy vào các tổ chức của cơ
thể. Có hai dạng: ngạt thở đơn thuần và ngạt thở hóa học.

a) Ngạt thở đơn thuần

Chất gây ngạt đơn thuần thường ở dạng khí như: CO2, CH4 (mê tan), N2, C2H6
(Ê tan), H2 ...; Khi lượng các khí này tăng sẽ làm giảm tỷ lệ ôxy trong không khí
và gây ngạt thở; nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Bình
thường không khí chứa khoảng 21% ôxy, nếu nồng độ ôxy hạ xuống dưới 17% thì
không đủ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cơ thể và xuất hiện các triệu chứng
hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và rối loạn hành vi. Tình trạng này có thể xảy ra ở
nơi làm việc chật hẹp, ở dưới các giếng và trong các hầm lò (hình 5).

Hình 5: Môi trường làm việc chật hẹp, thiếu ô xy có thể dẫn tới tử vong

52
b) Ngạt thở hóa học

Chất gây ngạt hóa học ngăn cản máu vận chuyển ôxy tới các tổ chức của cơ
thể. Một trong những chất này là ôxít cácbon (gây cacboxyhemoglobin). Chỉ cần
0,05% ôxít cácbon trong không khí là đã có thể giảm đáng kể khả năng mang ôxy
của máu tới các mô của cơ thể. Các chất khác như hydro xianua, hoặc hyđro
sunfua...cản trở khả năng tiếp nhận ôxy của tế bào, ngay cả khi máu giàu ôxy.

2.1.2.4- Gây mê và gây tê

Tiếp xúc với nồng độ cao một trong các hóa chất như: etanol, propanol
(ancol béo), axeton và metyl-etyxeton (xeton béo), axetylen, hyđrocacbon, etyl và
isopropyl ete... có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây ngất thậm chí dẫn
đến tử vong. Những chất này gây ảnh hưởng tương tự như say rượu. Khi tiếp xúc
thường xuyên với các hóa chất này ở nồng độ thấp một số người bị nghiện chúng.

2.1.2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể

Cơ thể con người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. Nhiễm độc hệ thống
liên quan tới tác động của hóa chất tới một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, làm
ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Ảnh hưởng này không tập trung ở một điểm nào
hoặc vùng nào của cơ thể.

Một trong những chức năng của gan là làm sạch chất độc có trong máu bằng
cách biến đổi chúng thành chất không độc và những chất có thể hòa tan trong nước
trước khi bài tiết ra ngoài (hình 6). Tuy nhiên, một số hóa chất lại gây tổn thương
cho gan. Tùy thuộc vào loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn tới hủy
hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan và giảm chức năng gan. Các dung môi: alcol,

53
cacbon tetraclorua, tricloetylen, clorofom có thể gây tổn thương gan, dẫn đến viêm
gan với các triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Hình 6: Gan có thể bị tổn thương bởi hóa chất

Thận là một phần của hệ tiết niệu, chức năng của hệ tiết niệu là bài tiết (đào
thải) các chất cặn do cơ thể sinh ra, duy trì sự cân bằng của nước và muối, kiểm
soát và duy trì nồng độ axít trong máu (hình 7). Các hóa chất cản trở thận đào thải
chất độc gồm etylen glycol, cacbon đisunphua, cacbon tetraclorua, cacbon
đisulphua. Các hợp chất khác như cađimi, chì, nhựa thông, etanol, toluen, xylen...
sẽ làm hỏng dần chức năng của thận.

Hệ thần kinh (hình 8) có thể bị tổn thương do tác động của các hóa chất nguy
hiểm, ví dụ như:

Tiếp xúc lâu dài với các dung môi sẽ dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, khó
ngủ, đau đầu và buồn nôn; nặng hơn sẽ là rối loạn vận động, liệt và suy tri giác.

• Tiếp xúc với hecxan, mangan và chì sẽ làm tổn thương hệ thần kinh
ngoại vi, để lại hậu quả liệt rủ cổ tay.
• Tiếp xúc với các hợp chất có photphat hữu cơ như parathơion có thể
gây suy giảm hệ thần kinh; còn với Cacbon đisunphua có thể dẫn đến
rối loạn tâm thần...

Một số hóa chất nguy hiểm có thể tác động tới hệ sinh dục, làm mất khả năng
sinh đẻ ở đàn ông và sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai. Các chất như: etylen
đibromua, khí gây mê, cacbon đisunphua, clopren, benzen, chì, các dung môi hữu
cơ... có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Tiếp xúc với thuốc gây mê thể
khí, glutaranđehơit, clopren, chì, các dung môi hữu cơ, cacbon đisunphua và vinyl
clorua có thể sẩy thai.

54
Hình 7: Một vài loại hóa chất có thể gây cản trở các chức năng của thận

Hình 8: Hệ thần kinh bao gồm não, cột sống và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng
bởi hóa chất

2.1.2. 6- Ung thư

Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do của tế
bào, dẫn đến khối u - ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau nhiều năm
tiếp xúc với hóa chất. Giai đoạn này có phạm vi từ 4 - 40 năm. Vị trí ung thư nghề
nghiệp trong cơ thể cũng rất khác nhau và thường không chỉ giới hạn ở vùng tiếp
xúc. Các chất như asen, amiăng, crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)... có thể
gây ung thư phổi. Bụi gỗ và bụi da, niken crom, dầu isopropyl có thể gây ung thư
mũi và xoang. Ung thư bàng quang do tiếp xúc với benziđin, 2-naphtylamin và bụi
da. Ung thư da do tiếp xúc với asen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than. Ung thư gan
có thể do tiếp xúc vinyl clorua đơn thể, trong khi ung thư tủy xương là do benzen.

2.1.2.7- Hư thai (quái thai)

Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản
trở quá trình phát triển bình thường của bào thai. Trong thời gian 3 tháng đầu của

55
thời kỳ mang thai, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổ chức cơ quan trọng của
não, tim, tay và chân đang hình thành. Các nghiên cứu nối tiếp nhau đã chỉ ra rằng
sự có mặt của hóa chất như thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể
cản trở quá trình bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai.

2.1.2.8- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai

Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo những biến
đổi không mong muốn trong các thế hệ tương lai. Thông tin về vấn đề này rất
hiếm. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80 -
85% các chất gây ung thư có thể tác động đến gen.

2.1.2.9- Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi hay bệnh ho dị ứng do hít nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng
các hạt bụi nhỏ ở vùng trao đổi khí của phổi và phản ứng của các mô trước sự hiện
diện của bụi. Phát hiện những thay đổi của phổi ở giai đoạn sớm là vô cùng khó
khăn. Với bệnh bụi phổi thì khả năng hấp thụ ôxy sẽ giảm và bệnh nhân sẽ có hiện
tượng thở ngắn, gấp trong các hoạt động phơi dùng đến nhiều sức lực. Bệnh này
cho tới nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các chất gây bệnh bụi phổi thường là:
silic tinh thể, amiang, và berili.

2.1.3. Những nguy cơ cháy nổ

Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo
quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ
một đám cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản.

2.1.3.1. Cháy

Cháy cần 3 yếu tố: Nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt. Những
yếu tố này phải ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây
cháy. Nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Phải đủ
nhiệt để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy song cũng cần phải có đủ ôxy để sự
cháy xảy ra và duy trì nó. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi trường không
khí cần có nồng độ ôxy từ 15 - 21%.

56
Nhiên liệu

Để kiểm soát các nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác định rõ
hóa chất đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó. Hầu hết hóa chất đều là
nguồn nhiên liệu - một trong 3 yếu tố gây cháy nổ (hình 9).

Hình 9: Nhiên liệu là yếu tố số một của bộ ba gây cháy nổ

a) Nhiên liệu lỏng

* Điểm chớp cháy của chất lỏng


Điểm chớp cháy (nhiệt độ bùng cháy) của chất lỏng là nhiệt độ thấp nhất mà
tại nhiệt độ đó chất lỏng hóa hơi tạo thành hỗn hợp cháy với không khí và bốc
cháy khi có nguồn lửa.

Bảng 1: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường

Hóa chất Nhiệt độ bùng cháy (oC)

Xăng A72 - 36
Axeton -18
Xy len 24
Dầu hỏa KO-20 40
Heptan -4
Toluen 6

Ghi nhớ: Hóa chất có điểm chớp cháy thấp hơn thì nguy hiểm hơn.

57
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt tới điểm chớp cháy của chất
lỏng, chẳng hạn như dầu lửa khi được phun nó sẽ bùng cháy ngay cả khi nhiệt độ
xung quanh thấp hơn điểm chớp cháy của nó; một chất lỏng có thể bị nóng lên tới
điểm chớp cháy của nó do một chất khác (có điểm chớp cháy thấp hơn) đang cháy
ở gần nó. Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi tiến hành các công việc có liên quan
tới các chất dễ cháy nổ.

Nếu nhiệt độ chất lỏng đạt tới nhiệt độ bốc lửa (bình thường chỉ một vài độ
trên điểm chớp cháy) hơi cháy sẽ tiếp tục được sinh ra và tiếp tục cháy mặc dù đã
tách bỏ nguồn lửa. nhiệt độ bùng cháy thường có trong các tài liệu an toàn hóa
chất.

* Khối lượng riêng

Một yếu tố nữa cần xem xét là khối lượng riêng của hơi nhiên liệu. Các hơi,
khí có khối lượng riêng lớn hơn không khí như: xăng, dầu hỏa, cacbon đisunfua,
axetylen và cacbon monoxit... có thể phát tán đi xa và tập trung ở nơi có vị trí thấp
chẳng hạn như hầm chứa.

Ghi nhớ: Hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí có thể phát
tán xa và tích tụ trong hầm chứa.

b) Nhiên liệu rắn

Một vài hóa chất ở trạng thái rắn (thí dụ: Magiê) sẽ cháy một cách nhanh
chóng khi bắt lửa và sẽ rất khó dập tắt.

Một số loại bụi, bột cũng có khả năng bốc cháy và gây nổ khi đạt một tỷ lệ
nhất định trong không khí. Khi trộn và nguồn lửa xuất hiện, nhiên liệu dạng bột sẽ
cháy tạo tiếng nổ liên tục bởi lượng nhiên liệu bị kích thích cháy nổ thêm vào.

c) Nhiên liệu khí

Phần lớn các khí như C2H2, C2H6, CH4... được dùng trong công nghiệp đều dễ
cháy nổ khi có nồng độ ôxy thích hợp và khi nguồn lửa xuất hiện.
Phải đặc biệt thận trọng đối với các khí nén lưu giữ trong các bình chịu áp lực,
cháy nổ có thể xảy ra khi bình chứa có các khuyết tật và thường dẫn đến các tai
nạn nghiêm trọng.

58
Nhiệt

Nhiệt - yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ (hình 10). nhiệt là yếu tố để đưa
nhiên liệu tới điểm chớp cháy (nếu điểm chớp cháy ở trên nhiệt độ xung quanh) và
kích thích hỗn hợp cháy bùng cháy. Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện,
phản ứng hóa học, quy trình nhiệt, sự ma sát, ngọn lửa trần, nhiệt bức xạ và tia lửa
điện...
Vấn đề then chốt để phòng cháy nổ các hóa chất nguy hiểm là kiểm tra các nguồn
nhiệt. Nội dung kiểm tra sẽ được thảo luận ở Chương 2.

Hình 10: Nhiệt là yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ

a) Dòng điện

Nhiệt sinh từ dòng điện theo 3 cách:

• Khi dòng điện đi qua một sợi dây có tiết diện không đủ lớn để tải điện
hoặc các mối nối, các điểm tiếp xúc không chặt,kết quả hoặc là tóe lửa,
đoản mạch hoặc dây điện nóng lên. Nhiệt độ của dây điện có thể đạt
tới điểm đủ để kích thích hơi cháy có trong không khí hoặc gây cháy
các vật liệu dễ bắt lửa hay nâng nhiệt độ của các hóa chất ở gần đó tới
điểm chớp cháy và cháy.
• Hồ quang điện thường được tạo ra khi chập trong công tắc hoặc trong
hộp nối do dây điện bị đứt hoặc mất vỏ bọc giữa dây dương và dây âm.
Hậu quả là phát sinh nhiệt, kích thích hơi dễ cháy gây cháy. Thép nóng
chảy bởi hồ quang điện có thể cũng kích thích các vật liệu dễ cháy, và
làm nóng các hóa chất dễ cháy.

59
• Tia lửa điện là một trong các nguồn nhiệt thường gặp nhất trong công
nghiệp, nhiệt độ của tia lửa thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ
bùng cháy của nhiên liệu.

b) Tĩnh điện

Điện tích của tĩnh điện có thế hiệu cao và có thể phát ra tia lửa rất nguy hiểm.
Tĩnh điện có thể tập trung trên bề mặt các vật rắn, trên mặt các chất lỏng, ở các
mặt trong của các máy chế biến nhào trộn, thùng chứa... Tĩnh điện có thể tạo ra khi
2 bề mặt khác nhau đến gần nhau, sau đó tách ra. Thí dụ: trong các máy sản xuất
phim và sản xuất tấm vật liệu, vật liệu cách điện trở thành vật được nạp điện sau
khi qua máy. Nếu những vật liệu như vậy liên tục được sản xuất ra trong môi
trường có khí dễ cháy thì cần có biện pháp trung hòa điện tích, tránh để phát tia
lửa điện. Sự tích điện cũng có thể xẩy ra khi các chất lỏng dễ cháy chuyển từ
thùng chứa này tới thùng chứa khác mà không có dây nối đất (hình 11).

Hình 11: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện

Hình 12 : Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt

60
c) Nhiệt sinh khi pha trộn 2 hóa chất

Như đã giới thiệu ở chương I, khi hai hay nhiều hóa chất pha trộn, ảnh hưởng
kết hợp có thể nguy hiểm hơn tổng những ảnh hưởng riêng rẽ, tức là cũng có thể
dẫn tới một nguy cơ cháy nổ cao hơn. Chẳng hạn:

- Việc pha trộn tạo ra hợp chất có điểm cháy và điểm sôi thấp hơn, khi đó sẽ dễ
dàng kích thích hơi hợp chất đó cháy.
- Khi hai hóa chất phản ứng có thể sinh nhiệt, làm cho các hóa chất bị nóng đến
nhiệt độ nguy hiểm và phản ứng cháy dây chuyền xảy ra có thể để lại những hậu
quả thảm khốc.

d) Nhiệt sinh do ma sát

Khi hai bề mặt cọ sát vào nhau có thể sinh ra nhiệt. Đó là nhiệt sinh do sự ma
sát. Sự cọ sát của dây cua roa với vật che đỡ hoặc giữa hai mặt kim loại có thể
phát sinh một lượng nhiệt đủ để kích thích hơi cháy bùng cháy. Nguyên nhân sự
cọ sát thường là do thiếu sự bảo dưỡng cần thiết dẫn đến mất vật che chắn hoặc
không đủ dầu mỡ bôi trơn bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau. Tia lửa cũng có thể
xuất hiện khi một hòn đá găm vào đế giầy cọ sát với bề mặt bê tông.

e) Bức xạ nhiệt

Nhiệt từ lò nung, bếp lò và các bề mặt nóng khác có thể đốt cháy hơi cháy.
Quá trình sản xuất bình thường của nhà máy cũng có thể tạo ra lượng nhiệt đưa
các hóa chất cất giữ ở gần đó tới điểm cháy và đốt cháy hơi cháy. Những tia nắng
trực tiếp hoặc tự nó hoặc được phóng đại bởi nhựa hoặc thủy tinh có thể cũng có
ảnh hưởng này.

f) Ngọn lửa trần

Ngọn lửa không được che chắn, bảo vệ sinh ra bởi thuốc lá, diêm, lửa hàn và
động cơ đốt trong là nguồn nhiệt rất quan trọng. Khi kết hợp đủ nhiên liệu và ôxy,
chúng có thể gây ra cháy nổ (hình 13).

Hình 13: Ngọn lửa phát ra từ đèn cắt hàn có thể gây cháy hơi, khí nhiên liệu

61
Ôxy

Ôxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ (hình 14). Hầu hết nhiên liệu cần ít
nhất 15% ôxy để cháy, vượt quá 21% ôxy có thể tự cháy và dẫn tới nổ. Nguồn
ôxy, ngoài lượng có trong môi trường không khí còn gồm cả bình chứa ôxy dùng
trong các hoạt động cắt hàn, ôxy được cung cấp bởi một ống dẫn dùng cho quá
trình hoạt động và Ôxy tạo ra trong các phản ứng hóa học. Ôxy có thể thoát ra khi
một hóa chất (thường là chất ôxy hóa) bị đốt nóng.

Bảng 2: Một vài hóa chất có thể thoát ra ôxy khi bị đốt nóng

Hợp chất chứa gốc Ví dụ

- (NO3)- NaNO3, NH4NO3


- (NO2)- NH4NO2
- (-O-O-) với các chất vô cơ H2O2
- (MnO4)- KMnO4

Hình 14: Ôxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ

* Lưu ý

62
• Không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có đủ 3 yếu tố trên thì
mới xảy ra cháy, ví dụ: phot pho, bụi nhôm.. có thể tự cháy khi tiếp xúc với
không khí mà không cần có mồi lửa, hoặc hyđro có thể cháy trong clo mà
không cần có ôxy.
• Một số chất có thể tự cháy ngoài không khí mà không cần có mồi lửa.
Nguyên nhân của sự tự bốc cháy là do các chất hữu cơ bị ôxy hóa tỏa nhiệt
gây ra cháy. Hiện tượng giẻ lau dầu tự bốc cháy khi phơi ngoài nắng là một
ví dụ về sự tự cháy (trong nông nghiệp, tình trạng tương tự đã xuất hiện bởi
nhiệt sinh ra trong quá trình lên men khi cỏ ẩm được đóng gói và cất giữ
trong kho). Biện pháp đơn giản để giảm các nguy cơ này là cất giữ các
mảnh giẻ lau dầu trong các thùng chứa có nắp đậy (do đó sẽ giảm lượng
ôxy).

Bảng 3: Nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất

Tên hóa chất Nhiệt độ tự bốc cháy (oC)


Ete sunfuaric 400
Rượu amylic 518
Glycerin 523
Rượu etylic 557

2.1.3.2. Nổ

Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ
(hình 15). Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa
chất đó quá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không
đủ (có nghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được. Giới hạn mà ở đó một chất
sẽ nổ tính theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên
và dưới và thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất.

63
Hình 15: Nổ chỉ xảy ra khi nhiên liệu và ôxy ở trong một tỷ lệ tương xứng.

Bảng 4: Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200oC, áp suất 1atm,
tính nồng độ so với không khí

Tính chất nổ Giới hạn nổ (% thể tích)


Loại nhiên liệu
(ký hiệu) Dưới Trên
Amylaxetat CLDC 1,08
Metylenclorua CCL 13 18
Dầu hỏa KO-20 CLDC 0,55 5

CLDC: Chất lỏng dễ cháy. CLC: Chất lỏng cháy.


CCK: Cháy chất khí.

Bảng 5: Giới hạn nổ của một số loại bụi

Nồng độ g/m3
Loại bụi
Tối thiểu Tối đa
Lưu huỳnh 7 13,7
Bột amidon 7 13,7
Than đá 17,2 34,4

Bảng 6: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm

Tính chất Giới hạn nổ (% thể


Nhiệt độ
Loại khí nổ tích)
bùng cháy
(ký hiệu) Dưới Trên
Axetylen CNN 2,5 11
Etylen CNN 24 3,11 28,5
Isobutan CCK 1,81 77

64
Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng
nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy.
Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy,
áp lực...và nhiều yếu tố khác.

Ghi nhớ: Hóa chất có khoảng cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn
thì càng nguy hiểm.

2.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa

Mục đích chung của việc kiểm soát hóa chất là loại trừ hoặc làm giảm tới mức
thấp nhất mọi rủi ro bởi các hóa chất nguy hiểm, các sản phẩm từ hóa chất gây ra
cho con người và môi trường. Để đạt được điều này chiến lược 4 điểm trong việc
kiểm soát được áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất
được đặt ra.

Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát:

1. Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế
chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.
2. Quy định khoảng cách an toàn hoặc che chắn: giữa người lao động và hóa chất
nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.
3. Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm
nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù.
4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc
tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng
các hóa chất nguy hiểm là loại trừ khỏi môi trường làm việc những hóa chất đó.
Tuy nhiên, điều này không phải luôn thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng tiếp
theo là cách ly nguồn phát sinh các hóa chất nguy hiểm, hoặc tăng thêm các thiết
bị thông gió và dùng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đầu tiên, cần xác định được các
hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của chúng, kiểm
soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển, chuyển rót và cất giữ hóa
chất, các hóa chất thực tế đang sử dụng và các chất thải của chúng. Với mỗi loại
hóa chất nguy hiểm, ta đều phải quan tâm đến các nguyên tắc trên với những nội
dung cụ thể như sau:

65
2.2.1. Nguyên tắc thay thế

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con
người và môi trường là tránh sử dụng các hóa chất nếu có sẵn nhiều chất thay thế
ít độc hại, ít nguy hiểm hơn. Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay
từ giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất, thường tiến hành qua các bước
sau:

Bước 1: Đánh giá hóa chất sử dụng

Tiến hành thu thập thông tin, đánh giá về các hóa chất đang sử dụng hoặc dự định
sử dụng, cụ thể là:
- Cách thức sử dụng hoặc dự định sử dụng hóa chất đó như thế nào?
- Hóa chất hoặc sản phẩm có chứa hóa chất đó có thể gây những rủi ro gì cho con
người và môi trường?
- Nó có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường ở đâu, bằng cách nào: ở nơi
làm việc; thông qua sự phát tán vào không khí hoặc nước; thông qua sản phẩm
chứa hóa chất; hay thông qua chất thải từ quá trình vận chuyển, chôn hoặc tiêu
hủy, tái chế sản phẩm?
- Nên làm gì để giảm thiểu các rủi ro?

Bước 2: Xác định các giải pháp thay thế


- Có thể thay đổi quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhằm thay thế hóa chất
đó bằng một loại khác ít độc hại nguy hiểm hơn, hay giảm hóa chất đó và các
sản phẩm chứa nó không? Nếu có, gồm những giải pháp nào?
- Các giải pháp thay thế có thực tế không? Việc áp dụng các giải pháp thay
thế sẽ làm tăng hay giảm chi phí? Sự tăng, giảm đó có kéo dài không, hay chỉ
trong một thời gian ngắn?

Bước 3: Đánh giá những rủi ro mới khi áp dụng các giải pháp thay thế
- Xác định những rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường khi áp
dụng các giải pháp thay thế ?
- So sánh rủi ro giữa các giải pháp thay thế. Điều này thường không dễ dàng.
Có thể sẽ có rất ít thông tin về sản phẩm hoặc phương pháp thay thế. Có thể
phi so sánh giữa hai chất: một chất gây ra những rủi ro cho môi trường và một
chất gây những rủi ro cho con người ...

Bước 4: Lựa chọn giải pháp thay thế - Tiến hành thay thế

66
- Sau khi đã đánh giá ưu, nhược điểm của từng giải pháp thay thế, tiến hành
lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Thông thường, sự lựa chọn các hóa chất
thay thế có thể bị hạn chế, đặc biệt ở những nơi có sử dụng các hóa chất đặc
thù: khi đó thường không tránh khỏi phải cân nhắc giữa giải pháp kỹ thuật với
các lợi ích kinh tế. Nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng sử dụng
hóa chất đó.
- Lập kế hoạch thay thế: khi nào tiến hành, ai tiến hành và tiến hành như thế
nào, chẳng hạn như sản phẩm mới có cần được thử nghiệm trên quy mô nhỏ
trước không? Đã có các trang thiết bị phòng hộ cần thiết chưa?

Bước 5: Dự kiến những thay đổi trong tương lai

Hóa chất mới có thể sẽ cần được thay thế bằng một loại khác an toàn hơn
trong tương lai. Do đó, cần tiếp tục xem xét: Liệu có biện pháp nào để giảm được
hơn nữa những rủi ro cho sức khỏe và môi trường hay không?

Ví dụ của việc thay thế các hóa chất nguy hiểm:


- Sử dụng sản phẩm hoặc keo tan trong nước thay thế cho sản phẩm hoặc keo
tan trong dung môi hữu cơ

- Dùng triclometan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo-etylen và dùng
những hóa chất có điểm bốc cháy cao thay thế những hóa chất có điểm bốc
cháy thấp.

Hình 16: Mọi lúc, mọi nơi có thể, nên thay những hóa chất nguy hiểm bằng một hóa
chất ít độc hơn.

67
* Ví dụ về thay thế quy trình:
- Thay thế việc phun sản bằng phương pháp sản tĩnh điện hoặc sản nhúng;
- Áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng máy thay cho việc nạp nguyên
liệu thủ công.

2.22. Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm

Một quá trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động được hạn chế tới mức
thấp nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất; có thể bằng cách bao che toàn bộ máy
móc, những điểm phát sinh bụi của băng chuyền hoặc bao che quá trình sản xuất
các chất ăn mòn... để hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trường
làm việc. Cũng có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di
chuyển các qui trình và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách
xa người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để cách ly chúng ra khỏi quá
trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác (hình 17), chẳng hạn như
cách ly quá trình phun sản với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy bằng các
bức tường hoặc rào chắn...Bên cạnh đó, cần phải cách ly hóa chất dễ cháy nổ với
các nguồn nhiệt, chẳng hạn như đặt thuốc nổ ở xa các máy mài, máy cưa...

Hình 17: Sử dụng hệ thống điều khiển từ xa có thể ngăn chặn được các mối nguy
hiểm từ hóa chất đối với người lao động

Hiệu quả tương tự có thể nhận được khi sử dụng những kho hóa chất an toàn
và hạn chế số lượng những hóa chất nguy hiểm cần sử dụng tại nơi làm việc trong
từng ngày, từng ca. Điều này thực sự rất có ích nếu quá trình sản xuất thực hiện
bởi một số lượng rất ít người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân.

68
2.2.3. Thông gió

Trong trường hợp hóa chất dễ bay hơi, việc thông gió được xem như là một
hình thức kiểm soát tốt nhất sau việc thay thế hoặc bao che. Nhờ các thiết bị thông
gió thích hợp, người ta có thể ngăn không cho bụi, hơi, khí độc thoát ra từ quá
trình sản xuất tiến vào khu vực hít thở của người lao động và chuyển chúng bằng
các ống dẫn tới bộ phận xử lý (xyclo, thiết bị lắng, thiết bị lọc tĩnh điện...) để khử
độc trước khi thải ra ngoài môi trường.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể bố trí hệ thống thông gió
cục bộ ngay tại nơi phát sinh hơi, khí độc, hay hệ thống thông gió chung cho toàn
nhà máy hoặc áp dụng kết hợp cả 2 hệ thống.

Hệ thống thổi cục bộ, còn được gọi là hoa sen không khí, thường được bố trí
để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân mà
tại đó thường tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt

Hình 18: Phương pháp thổi cục bộ tại các cửa lò nung

Đối với hệ thống hút cục bộ, miệng hút của hệ thống phi đặt sát, gần đến mức
có thể với nguồn phát sinh bụi, hơi, khí độc để ngăn ngừa tác hại của nó đối với
những người lao động làm việc gần đó. Đã có những hệ thống thông gió cục bộ
hoạt động rất hiệu qủa trong việc kiểm soát các chất độc như: chì, amiăng, dung
môi hữu cơ.

Hệ thống thông gió chung còn được hiểu là hệ thống làm loãng nồng độ hóa
chất. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc làm loãng không khí có bụi hoặc hơi hóa
chất thông qua việc mang không khí sạch từ ngoài vào và lấy không khí bẩn từ nơi
sản xuất ra. Có thể thực hiện điều này bằng các thiết bị vận chuyển khí (máy bơm,
quạt...) hoặc đơn giản chỉ là nhờ việc mở cửa sổ, cửa ra vào tạo sự luân chuyển tự
nhiên của không khí. Việc bố trí những luồng khí này phải được thực hiện ngay từ

69
khâu thiết kế toà nhà (hình 19). Phương pháp thông gió cưỡng bức bằng máy có
ưu điểm hơn thông gió tự nhiên là có thể kiểm soát được nồng độ các hóa chất
nguy hiểm có trong không khí bơm vào và thải ra. Bởi chỉ làm loãng độc chất thay
cho việc loại bỏ chúng trong môi trường làm việc, nên hệ thống này chỉ khuyến
nghị dùng cho những chất ít độc, không ăn mòn và với số lượng nhỏ.

Để đảm bảo hiệu qủa, trước khi thi công các thiết kế cơ bản hệ thống thông
gió đã được các chuyên gia hoặc những người đã qua đào tạo chuyên môn về vấn
đề này kiểm tra. Hệ thống thông gió phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm
bảo luôn hoạt động có hiệu qủa.

Hình 19: Việc thiết kế nhà xưởng hợp lý có thể làm tăng lượng không khí lưu thông và
làm giảm nồng độ các hóa chất độc hại

2.2.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân

Phần lớn các nguy cơ từ sử dụng hóa chất có thể kiểm soát được bằng các
biện pháp kỹ thuật kể trên. Nhưng khi các biện pháp đó chưa loại trừ hết được các
mối nguy, hay nói cách khác khi nồng độ hóa chất trong môi trường chưa đạt tiêu
chuẩn cho phép thì người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Phương tiện này chỉ làm sạch không khí bị nhiễm hóa chất trước khi vào cơ thể
chứ nó không làm giảm hoặc khử chất độc có trong môi trường xung quanh. Do
đó khi sử dụng các phương tiện bảo vệ đã hư hỏng hoặc không đúng chủng loại có
nghĩa là ta đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, không được coi
phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp đầu tiên để kiểm soát rủi ro mà chỉ được
coi là biện pháp hỗ trợ thêm cho các biện pháp kiểm soát kỹ thuật. Với các nguy
cơ cháy, nổ thì thực sự chưa có trang thiết bị nào đảm bảo an toàn cho người lao
động.

a) Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ phòng độc để che mũi và mồm người lao động, ngăn chặn sự thâm
nhập của hóa chất vào cơ thể qua đường hô hấp. Dùng mặt nạ phòng độc khi phải

70
tiếp xúc với hóa chất trong các tình huống sau:
- Nơi phải tiến hành kiểm soát tạm thời trước khi tiến hành các biện pháp kiểm
soát kỹ thuật.
- Nơi không thực hiện được những kiểm tra về kỹ thuật.
- Để bổ sung vào những biện pháp kiểm soát kỹ thuật.
- Trong trường hợp khẩn cấp.

• Việc lựa chọn loại mặt nạ phòng độc sẽ tùy thuộc theo các yếu tố:
- Đặc tính của một hoặc của nhiều chất độc hại phải tiếp xúc;
- Nồng độ tối đa của các hóa chất tại nơi làm việc;
- Thuận tiện và hợp với khuôn mặt của người sử dụng để ngăn chặn chất
độc lọt qua kẽ hở;
- Phù hợp với điều kiện của công việc và loại trừ được các rủi ro cho sức
khỏe
• Có thể phân mặt nạ phòng độc thành 2 nhóm:
- Mặt nạ lọc độc: Làm sạch không khí trước khi vào cơ thể người bằng
việc lọc hoặc hấp thu chất độc.

Hình 20a: Mặt nạ lọc bụi

Hình 20b: Mặt nạ lọc độc loại che nửa mặt

Hình 21: Mặt nạ có bộ lọc hỗn hợp bao gồm cả bộ lọc bụi và bộ lọc khí

Hình 20 a Hình 20b Hình 21

Trong mặt nạ, bộ phận làm sạch là những lớp đệm đơn bằng vải rất mỏng để
lọc bụi từ không khí (hình 20a), hoặc là hộp nhỏ đựng hóa chất để hấp thụ hơi, khí
độc (hình 20b). Thông thường, mặt nạ lọc khí chỉ dùng khi nồng độ chất độc có
trong không khí không quá 2% và hàm lượng ôxy không dưới 15%. Những mặt nạ
lọc độc này được thiết kế theo hình thức một nửa mặt (che mồm, mũi và cả cằm)
hoặc là che kín cả mặt. Có rất nhiều kiểu mặt nạ lọc độc khác nhau tùy theo loại

71
hóa chất phải xử lý song không có thiết bị lọc, hoặc mặt nạ lọc độc nào có thể loại
bỏ hoàn toàn hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, để chọn được loại mặt nạ thích hợp nhất
thiết phải tuân theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc người cung cấp mặt nạ phòng
độc.

Mặt nạ cung cấp không khí: là loại cung cấp liên tục không khí không độc và
là mặt nạ bảo vệ người sử dụng ở mức cao nhất. Không khí có thể bơm vào từ một
nguồn ở xa (được nối với một vòi áp suất cao), hoặc từ một dụng cụ cấp khí xách
tay (như máy nén hoặc bình chứa không khí hay ôxy lỏng dưới áp suất cao). Loại
xách tay này được minh họa ở hình 22 và được gọi là bình dưỡng khí. Mặt nạ có
bình dưỡng khí được thiết kế bao phủ toàn bộ khuôn mặt.

Hình 22: Mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí để thở riêng

Để đảm bảo sử dụng có hiệu qủa, người lao động phải được huấn luyện, đào
tạo cách sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng mặt nạ phòng độc (hình 22). Đeo mặt nạ
phòng độc kém phẩm chất có thể còn nguy hiểm hơn không đeo gì, vì khi đó
người lao động nghĩ rằng họ được bảo vệ nhưng thực tế thì không.

Hình 23: Huấn luyện và đào tạo người lao động, cung cấp cho họ những hiểu biết và
những kỹ năng cơ bản để ngăn chặn sự tiếp xúc không cần thiết với hóa chất nguy
hiểm.

b) Bảo vệ mắt

72
Tổn thương về mắt có thể do bị bụi, các hạt kim loại, đá màu, thủy tinh,
than...các chất lỏng độc bắn vào mắt; bị hơi, khí độc xông lên mắt; và cũng có thể
do bị các tia bức xạ nhiệt, tia hồng ngoại, tia tử ngoại... chiếu vào mắt. Để ngăn
ngừa các tai nạn và bệnh về mắt có thể sử dụng các loại kính an toàn, các loại mặt
nạ cầm tay và mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liền với đầu... tùy từng trường hợp cụ thể,
chẳng hạn dùng tấm chắn bảo vệ bao phủ cả trán và mặt tới điểm dưới quai hàm
nhằm chống lại việc bắn toé bất ngờ các chất lỏng nguy hiểm; kính trắng kháng
được hóa chất khi xử lý các hóa chất dạng hạt nhỏ, bụi....

Hình 24: Kính bảo vệ mắt

Hình 25: Trang bị che chắn mắt, mặt

c) Quần áo, găng tay, giày ủng

Quần áo bảo vệ, găng tay, tạp dề, ủng được dùng để bảo vệ cơ thể ngăn không
cho hóa chất thâm nhập qua da. Các loại này phải được làm bằng những chất liệu
không thấm nước hoặc không bị tác động phá hoại bởi hóa chất tiếp xúc khi làm
các công việc tương ứng. Sử dụng găng tay là một yêu cầu bắt buộc khi làm việc
với hóa chất đậm đặc, có tính ăn mòn cao. Những hóa chất này thường thấm
xuyên qua da và gây tổn thương cho da qua việc làm bỏng hoặc cháy da. Găng tay
phải dầy ít nhất 0,4mm và đủ mềm để làm những công việc đơn giản bằng tay.
Tùy thuộc vào loại hóa chất và thời gian tiếp xúc mà sẽ dùng loại găng tay cụ thể.
Ví dụ găng tay làm bằng nơi lon hoặc bằng da là thích hợp cho việc bảo vệ tay từ

73
bụi, trong khi đó găng tay làm bằng cao su là thích hợp cho việc chống lại các chất
ăn mòn và việc pha chế hóa chất với dung môi hữu cơ chẳng hạn như xy-len đòi
hỏi phải được trang bị găng tay với chất lượng cao hơn. (hình 26).
Quan trọng nhất là vật liệu làm những trang thiết bị này phải có khả năng chống
được các hóa chất tương ứng.
Người cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải cung cấp chỉ dẫn về cách sử
dụng, bảo quản chúng.

Hình 26: Găng tay bảo vệ

Kem bảo vệ và thuốc rửa cũng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ da. Kem có
nhiều tác dụng, nếu được lựa chọn và sử dụng chính xác thì chúng rất hữu ích. Tuy
nhiên, không có một loại kem nào dùng cho tất cả các mục đích, một vài loại dùng
để chống lại các dung môi hữu cơ, trong khi đó các loại kem khác được sản xuất
để dùng khi tiếp xúc với những chất hòa tan trong nước.

Quần áo bảo vệ phải được giặt ngay sau khi dùng không mặc quần áo đã bị
nhiễm hóa chất. Nhìn chung, quần áo nên:
- Vừa vặn, thoải mái để cơ thể có thể cử động một cách dễ dàng;
- Trang bị riêng cho từng cá nhân để sử dụng hàng ngày;
- Bảo quản chu đáo, được khâu vá, sửa chữa khi cần thiết;
- Được làm sạch, không để dính hóa chất.

Ghi nhớ: Phương tiện bảo vệ cá nhân phải phù hợp với từng loại hóa chất
nguy hiểm (có quy định trong Phiếu dữ liệu ATHC).

* Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân nhằm mục đích giữ cho cơ thể sạch sẽ, vì nếu để bất kỳ chất
độc hại nào lưu lại trên cơ thể đều có thể dẫn đến việc nhiễm độc qua da, qua
đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa.

74
Những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh cá nhân trong sử dụng hóa chất là:
- Tắm và rửa sạch các bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm
việc, trước khi ăn, uống, hút thuốc (hình 27);
- Kiểm tra sức khỏe và cơ thể thường xuyên để đảm bảo rằng da luôn sạch sẽ
và khỏe mạnh;
- Băng bảo vệ bất cứ bộ phận nào của cơ thể bị trầy xước hoặc bị lở loét;

Hình 27: Rửa sạch toàn bộ các phần của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất

- Luôn tránh tự gây nhiễm cho bản thân, đặc biệt là khi khử trùng và cởi bỏ
quần áo bảo vệ;
- Đừng bao giờ mang các vật bị nhiễm bẩn như giẻ lau bẩn, hoặc những dụng
cụ trong túi quần áo bảo vệ cá nhân;
- Hàng ngày, loại bỏ và giặt sạch riêng rẽ bất cứ chỗ nhiễm bẩn nào của quần
áo bảo vệ cá nhân (hình 28);
- Giữ móng tay sạch và ngắn;
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm gây dị ứng như mẩn mụn, nổi mề
đay ở da;

Hình 28: Quần áo bảo vệ cá nhân phải rửa sạch sau khi sử dụng

75
Ngoài các nguyên tắc trên còn phải tuân theo các biện pháp sau:
- Cho dù trên nhãn sản phẩm không yêu cầu mặc quần áo bảo vệ cá nhân, thì
cũng nên che kín cơ thể càng nhiều càng tốt, ví dụ như dùng: áo dài tay; mũ
và khăn che đầu, quần vải dài (vật liệu không nên là nhựa hoặc các loại có thể
gây ra sự bất tiện);
- Phương tiện bảo vệ cá nhân thường tạo cảm giác không thoải mái khi làm
việc, nên tìm lời khuyên về việc sử dụng các loại hóa chất không đòi hỏi trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

2.3. KIỂM SOÁT HỆ THỐNG

Kiểm soát hệ thống là một bộ phận của chương trình kiểm soát sự tiếp xúc
với hóa chất để xem xét, đánh giá những hiệu qủa của những biện pháp kiểm soát
khác trên cơ sở tập trung vào những biện pháp và những quy trình quản lý.

Nội dung kiểm soát tập trung vào những nội dung sau:
- Nhận diện tất cả các hóa chất nguy hiểm đang sử dụng;
- Dán nhãn;
- Cung cấp và sử dụng các tài liệu an toàn hóa chất;
- An toàn của kho;
- Thủ tục vận chuyển an toàn;
- An toàn trong quản lý và sử dụng;
- Biện pháp quản lý công việc;
- Thủ tục loại bỏ;
- Điều khiển sự tiếp xúc;
- Kiểm tra sức khỏe;
- Lưu giữ hồ sơ;
- Huấn luyện và giáo dục;

Chi tiết của chương trình kiểm soát an toàn hóa chất sẽ đưa ở Phụ lục II.

2.3.1. Nhận diện hóa chất

Nguyên tắc cơ bản của việc nhận diện hóa chất nguy hiểm là để biết những
hóa chất gì đang được sử dụng hoặc sản xuất; chúng xâm nhập vào cơ thể bằng
cách nào, gây tổn thương và bệnh tật gì cho con người; chúng gây hại như thế nào
đối với môi trường.

76
Thông tin này có thể thu thập qua nhãn, các tài liệu về sản phẩm. Những
thông tin chủ yếu gồm:

• Hướng dẫn cách sử dụng hóa chất như liều lượng, sự tương tác với các
hóa chất khác;
• Ngày hết hạn sử dụng của hóa chất;
• Những chỉ dẫn an toàn cần thiết như mặc quần áo bảo vệ, những điều
cần phải làm khi xảy ra sự cố.
• Những chỉ dẫn cơ bản về điều kiện lưu giữ thích hợp, việc xử lý các
chất dư thừa và các vật chứa đã dùng hết hóa chất.
• Những chỉ dẫn về sơ cứu và lời khuyên đối với bác sỹ nhằm xử lý
những trường hợp ngộ độc, những biện pháp giải độc đặc biệt cho
những sản phẩm đặc thù.
• Những cảnh báo nhằm tránh tác hại đối với các vật nuôi, sinh vật
hoang dã và môi trường.

Phải nhận biết tất cả các hóa chất nguy hiểm tại nơi sản xuất với những thông
tin an toàn mới nhất về hóa chất đó. Để thu được thông tin này, người sử dụng lao
động trước hết phải yêu cầu ở người cung cấp hóa chất. Nếu người cung cấp hóa
chất không có các thông tin đó thì người sử dụng lao động phải tìm lời khuyên,
các chỉ dẫn từ Chính phủ, các phòng thí nghiệm, các trường đại học hoặc các viện
nghiên cứu chuyên ngành.

Trong thực tế, không nên sử dụng bất cứ một hóa chất nào chưa được nhận
diện hoặc không có nhãn. Trong trường hợp không có thông tin thì phải hủy bỏ nó
một cách an toàn như mô tả ở phần 2.3.9 của cuốn sách này.

2.3.2. Nhãn dán

Mục đích của nhãn là để truyền đạt thông tin về các nguy cơ của hóa chất,
những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp (Hình 29).

Nhãn thường gồm những thông tin sau:


- Đặc điểm nhận dạng của hóa chất;
- Biểu tượng các nguy cơ;
- Tên chung và tên thương mại hóa chất;
- Tên và lượng của các hoạt chất;
- Công dụng của sản phẩm;
- Số đăng ký của sản phẩm nếu như nó là sản phẩm cần phải được đăng ký
theo quy định của pháp luật;
- Tên và địa chỉ của người sản xuất, người phân phối hoặc các đại lý;
- Các biện pháp làm việc an toàn;
- Bất cứ vấn đề gì do pháp luật quốc gia yêu cầu chẳng hạn như phải có sự

77
chứng nhận của cơ quan thẩm quyền theo quy định của các điều luật đặc
biệt...

(Hình 29) Mọi hóa chất có ở nơi làm việc phải được dãn nhãn và đủ các thông tin cơ
bản về an toàn khi sử dụng chúng

Những vật chứa quá nhỏ mà nhãn dán lên không thể bao gồm đầy đủ thông
tin theo yêu cầu phải có tờ chỉ dẫn được đính chắc vào vật chứa.
Muốn sử dụng hóa chất một cách an toàn thì trước hết người sử dụng phải đọc,
hiểu và tuân thủ những chỉ dẫn ghi trên nhãn. Nếu không hiểu những chỉ dẫn thì
phải hỏi người có kinh nghiệm. Nếu nhãn quá nhỏ và không thể đọc được thì phải
dùng kính phóng to hoặc nhờ người nào tinh mắt đọc giúp. Nếu như nhãn bị rách
hoặc bị nhầu nát phải yêu cầu người cung cấp đổi vật chứa khác có nhãn hợp
pháp.
Hóa chất có thể được rót từ vật chứa có dán nhãn sang vật chứa hoặc thiết bị khác.

Khi đó, những người có trách nhiệm trong việc chuyển rót hóa chất phải dán nhãn
chính xác tất cả các vật chứa. Bất kỳ một hóa chất nào mà không có nhãn thì sẽ
không được chuyển rót. Nhãn mới ít nhất phải có các nội dung sau:
- Công dụng, thành phần và các nguy cơ;
- Cách sử dụng sản phẩm an toàn;
- Các biện pháp khẩn cấp.

2.3.3. Bản dữ liệu an toàn hóa chất

Với mỗi hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong doanh nghiệp phải luôn có
sẵn những bản dữ liệu về an toàn hóa chất. Trong đó, tối thiểu phải có những
thông tin cơ bản hướng dẫn cách sử dụng hóa chất an toàn, đạt hiệu qủa; thông tin
về các biện pháp phòng ngừa thích hợp (gồm cả hạng mục trang thiết bị bảo vệ cá
nhân) và các biện pháp khẩn cấp.

78
Bản dữ liệu an toàn hóa chất thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên của hóa chất (kèm theo tên thương mại và tên thường gọi nếu có);
- Thành phần của hóa chất;
- Tên và địa chỉ của người cung cấp hoặc nơi sản xuất;
- Các nguy cơ đã được xác định;
- Những biện pháp sơ cứu, những biện pháp phòng chống cháy, những biện
pháp xử lý khí độc;
- Cách sử dụng và lưu giữ hóa chất;
- Kiểm soát sự tiếp xúc và bảo vệ cá nhân;
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học;
- Thông tin về độc học;
- Thông tin về sinh thái học;
- Thông tin về mua bán, vận chuyển;
- Thông tin về các quy định của pháp luật (các quy đinh về nhãn, dấu...) ;
- Những thông tin khác (gồm có tài liệu tham khảo).

Ghi nhớ Nếu thiếu bản dữ liệu an toàn hóa chất, thì phải yêu cầu người cung
cấp hóa chất đáp ứng ngay lập tức.

Căn cứ vào quá trình sản xuất và các thông tin thu thập từ bản dữ liệu an toàn
hóa chất để xác định những thủ tục bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng và xử
lý chất thải. Những thông tin như: tính chất vật lý, hóa học, độ bền và phản ứng,
thông tin về độc học là cơ sở cho việc phân tích, lập kế hoạch và chiến lược kiểm
soát hóa chất tại doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu an toàn hóa chất phải được lưu giữ
trong hồ sơ tại cơ quan an toàn, dịch vụ an toàn nghề nghiệp, đội cứu hỏa. Khi có
một ca cấp cứu về nhiễm độc hóa chất, phải mang dữ liệu an toàn về hóa chất tới
bác sĩ hoặc bệnh viện cùng với người bệnh để giúp cho việc chẩn đoán và cứu
chữa kịp thời.
bản dữ liệu an toàn hóa chất phải có những thông tin chỉ dẫn, huấn luyện cho
người lao động, cho các cán bộ giám sát về an toàn. Nội dung huấn luyện phải có
những chỉ dẫn giúp cho người lao động biết cách thu thập và sử dụng thông tin có
trong dữ liệu an toàn hóa chất.

2.3.4. Bảo quản hóa chất

Đối với các hóa chất nguy hiểm, thì chỉ nên để tại nơi làm việc số lượng vừa
đủ cho yêu cầu sử dụng trong ca. Số còn lại sẽ được bảo quản trong kho. Kho hóa
chất phải đảm bảo được yêu cầu an toàn cho thủ kho, cho những người làm việc ở
gần và không gây ô nhiễm môi trường.

79
Nhìn chung, một nhà kho an toàn và an ninh cần phải có vị trí thích hợp với
các lối đi thuận tiện. Nếu nhà kho ở trong một tổng kho, nó cần phải được tách rời
khỏi các kho khác. Vị trí của nhà kho phải tính toán đến khả năng gây ô nhiễm từ
việc rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất. Nhà kho phải được đặt xa khu nhà ở và nguồn
nước bề mặt như sông, suối và chỗ chứa nước cung cấp cho nhu cầu dân sinh hoặc
nước tưới ruộng.

Nhà kho không nên đặt trong khu vực:


- Dễ bị lụt, hoặc có khả năng gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngầm, chẳng
hạn như giếng đào, giếng khoan;
- Đầu nguồn sông, suối;
- Nhạy cảm về môi trường.

Một nhà kho đạt yêu cầu dùng để cất giữ hóa chất là:

• Phải chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản ứng hóa học và không
thấm chất lỏng. Sàn nhà phải thiết kế chỗ chứa hóa chất rò rỉ hoặc tràn
đổ và bề mặt không gồ ghề để dễ dọn sạch. Tường bên ngoài phải chịu
được lửa ít nhất là 30 phút; tất cả các bức tường đều không thấm nước;
bề mặt bên trong của tường trn nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng và
không bắt bụi. Nếu kho được xây dựng đơn lẻ thì mái phải làm bằng
một vật liệu khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy;

• Có lối ra, vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra
ngoài. Cửa phải có kích cỡ tương xứng để cho phép vận chuyển một
cách an toàn (lối đi chính phải rộng tối thiểu 1,5 m). Các cửa bên trong
nên là loại cửa lò xo mở hai hướng và đóng tự động. Ở những nơi mà
những kho chứa được xây dựng trong một nhà kho chung (kho tổng),
thì các cửa thoát nạn nên thiết kế mở hướng thẳng ra bên ngoài tòa
nhà;

• Có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên
ngoài. Trong trường hợp môi trường đặc biệt nhậy cảm, phải xây dựng
một hệ thống thoát nước bên trong nối liền với các hố quây nước hoặc
với các công trình xử lý chất thải;

• Được giữ khô và tránh được sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá
nóng hoặc quá lạnh, hầu hết các hóa chất nông nghiệp bị phân hủy và
thậm chí có thùng chứa cũng có thể bị hỏng. Tương tự như vậy, sự ẩm
ướt cũng làm cho các bao, gói giấy bị hư hại, và có thể dẫn đến việc rò
rỉ hóa chất;

• Có ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên thích hợp nhờ các cửa sổ hoặc hệ
thống đèn. Cửa sổ không được phép để ánh sáng mặt trời trực tiếp

80
chiếu vào hóa chất bởi tia cực tím có thể hủy hoại thùng chứa và hóa
chất bên trong. Đèn điện và những công tắc cần phải được đặt ở vị trí
thích hợp để tránh hư hỏng và cần có khoảng cách nhất định giữa các
đèn và chỗ chứa hóa chất nhằm tránh việc truyền nhiệt;

• Có hệ thống thông gió phù hợp để làm loãng hoặc hút sạch lượng khí
độc sinh ra. Những nơi việc thông gió tự nhiên không đủ thì phải lắp
quạt thông gió;

• Được đánh dấu với ký hiệu cảnh báo thích hợp. Bất cứ ký hiệu cảnh
báo nào cũng cần phải tuân thủ những yêu cầu của Quốc gia về các
khía cạnh màu sắc, hình tượng và dạng hình học. An ninh nhà kho là
quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không có thẩm
quyền lạm dụng hóa chất. Cần tăng cường an ninh trong các tình
huống có thể dự đoán được. Bên cạnh đó, tại kho phải có bảng hướng
dẫn cụ thể tính chất của từng hóa chất những điều cần phải triệt để tuân
theo khi sắp xếp, vận chuyển, san rót, đóng gói.

• Được tổ chức tốt để hóa chất giao nhận được lưu giữ vào kho đúng lúc,
được xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn
nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy nhãn. Thông thường, xếp không cao
quá 2m, không sát trần nhà kho, cách tường ít nhất 0,5 m, cách mặt đất
từ 0,2 - 0,3m. Những sản phẩm dễ cháy phải được sắp xếp riêng biệt ở
vị trí chống lửa đặc thù của nhà kho. Nên chứa chất lỏng dễ cháy, dễ
bay hơi trong các thùng kim loại không rò rỉ, để trong hang, hầm, nơi
thoáng mát. Không được xếp trong cùng một kho các hóa chất có tính
đối nhau hoặc phương pháp chữa cháy hoàn toàn khác nhau. Đối với
các hóa chất kỵ ẩm phải xếp cao tối thiểu 0,3 m. Thêm vào đó, những
sản phẩm dễ ôxy hóa cần cất giữ trong điều kiện hoàn toàn khô, không
tồn chứa nhiều chất ôxy hóa trong một kho. Để đề phòng sự cố rò rỉ
hay tràn đổ, không nên sắp xếp gần nhau những hóa chất mà khi phản
ứng tạo ra các hóa chất nguy hiểm (ví dụ: bình chứa axít gần hợp chất
cyanua thì có nguy cơ tạo khí Hyđrô cyanua độc gây chết người), ngay
cả khi các hóa chất này ở các kho riêng biệt trong cùng một tổng kho
thì cũng tránh đặt các kho đó sát nhau. Tương tự như vậy, không đặt
kho hóa chất gần quá trình sản xuất không tưng hợp, dễ xảy ra các
phản ứng nguy hiểm. Bất cứ sự sắp xếp nào trong nhà kho cũng phải
cẩn thận, tránh việc quá tải trên các giá hoặc nén quá chặt các thùng
chứa ở dưới đáy của chồng hàng(4).

81
Hình 30: Những hóa chất dễ bắt lửa phải được bảo quản ở khu vực mát, thông gió tốt,
cách xa nguồn gây lửa

Một số điểm khác cần lưu ý:

• Cung cấp nước: Hệ thống cấp nước phải được đặt ở gần nhưng không được ở
trong nhà kho.
• Lập hồ sơ: Phải lập hồ sơ về các hóa chất ở trong kho nhưng phải cất giữ
chúng riêng biệt ở một nơi an toàn để tránh sử dụng không đúng thẩm quyền
hoặc có thể dễ dàng lấy chúng ra trong trường hợp khẩn cấp như cháy. Khi
giao nhận hóa chất nguy hiểm, người giao hàng phải giao cho người nhận
hàng bản hướng dẫn tính chất và những yêu cầu an toàn đối với hóa chất đó
và phải có giấy biên nhận hợp lệ
• Sơ cứu: Những phương tiện sơ cứu phải luôn có sẵn để sử dụng khi bị nhiễm
độc vào mắt, vào da hay bị thương nhẹ;
• Phòng rửa: Các phòng rửa phải được đặt ở gần nhà kho để mọi người sử
dụng hóa chất ở trong kho dùng thuận lợi. Phòng rửa cần được trang bị bể
rửa, xà phòng và khăn lau (tốt nhất là các khăn lau chỉ dùng một lần);
• Nơi cất giữ quần áo bảo vệ: Cần có nơi thông thoáng và riêng biệt để cất giữ
phương tiện bảo vệ và các quần áo cá nhân. nơi cất giữ này thường được đặt
trong các tủ có khóa và không đặt ở trong kho hóa chất;
• Nhà kho để chứa các vật chứa rỗng hoặc các chất thải hóa chất dạng rắn:
Những vật chứa rỗng (trừ những cái đã chứa loại hóa chất khi phản ứng với
nước tạo ra khí độc) cần phải được rửa sạch ít nhất 3 lần và được cất giữ ở
nơi khô ráo, an toàn cùng với chất thải hóa chất. Không được dùng chúng để
chứa thực phẩm, nước hoặc các chất được dùng cho người hoặc vật nuôi.
Phải nhớ rằng chỉ một lượng rất nhỏ của hóa chất còn sót lại trong vật chứa
cũng có thể gây ra những bệnh hiểm nghèo hoặc tử vong;
• Khu vực chuẩn bị: Việc chuyển rót, đóng gói hóa chất độc không được làm ở
trong kho. phải làm ở trong phòng riêng, có hệ thống hút hơi khí độc tốt.
Những nơi đó thường phải có mặt nền cứng, bằng phẳng và thiết kế hướng
dốc vào trong khu vực dùng cho việc chứa hóa chất để tránh ô nhiễm môi
trường xung quanh;
• Những cẩn trọng về cháy:
+ Cấm hút thuốc hoặc sử dụng lửa trần trong phạm vi nhà kho.

82
+ Cần có đủ những bình chống cháy phù hợp và hoạt động tốt đề phòng
trường hợp khẩn cấp; Hệ thống phòng cháy tự động phải luôn sẵn sàng hoạt
động;
+ Nên kết hợp tự động việc đóng các cửa phát sinh lửa, hệ thống báo động và
vành đai xung quanh vùng để ngăn chặn cháy lan tràn;
+ Phải có lối vào dễ dàng cho xe cứu hỏa;
+ Mạch điện phải đặt thiết bị thích hợp để ngăn chặn sự quá tải;
+ Hệ thống dây điện, công tắc, các thiết bị điện đặt cố định phải được bảo vệ
để tránh bị hư hỏng do va chạm khi di chuyển các thùng chứa và khi xe nâng
đi qua;
+ Để tránh cháy bởi tĩnh điện, khi sắp đặt và dịch chuyển các thùng chứa hóa
chất đều phải được nối đất và chằng buộc cẩn thận;
+ Không được dùng xe cần trục chạy bằng động cơ đốt trong ở khu vực kho
chứa hóa chất dễ cháy nổ;

2.3.5. Các nguyên tắc vận chuyển hóa chất an toàn

Hóa chất có thể vận chuyển đến hoặc đi thông qua ống dẫn, băng tải hoặc sử
dụng xe tải, xe cần cẩu, xe đẩy hai bánh, xe cút kít. Những người có liên quan đến
việc vận chuyển hóa chất (5) cần phải tuân thủ các quy định về an toàn trong vận
chuyển.

Để đảm bảo an toàn khi vận chuyển:

• Nhất thiết phải có nhân viên áp tải của bên có hàng. Nhân viên đó phải biết
rõ tính chất hóa lý của hóa chất, biện pháp đề phòng và cách giải quyết các
sự cố cháy, nổ, tỏa hơi khí độc. Khi áp tải hàng nhân viên áp tải và vận
chuyển phải mang theo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

• Các vật chứa phải có chất lượng tốt, từ chối vận chuyển những vật chứa bị
rò rỉ hoặc bị hư hỏng

• Phương tiện để vận chuyển cũng không được làm hỏng vật chứa. Phải đập
dẹt xuống hoặc tháo bỏ những cạnh sắc nhọn ở hai bên thành xe hoặc đinh
trồi lên từ mặt sàn xe;

• Khi vận chuyển cần tránh những rung động không cần thiết, đặc biệt là đối
với các bình thủy tinh và bình chịu áp lực.

• Phải được vận chuyển cùng với hóa chất các tài liệu cung cấp thông tin về
hóa chất như nhãn, những tài liệu về sản phẩm hoặc bản dữ liệu an toàn;

• Tránh chất đống bừa bãi trong quá trình vận chuyển. Những vật chứa chất
lỏng dễ cháy phải được sắp xếp một cách đặc biệt để đảm bảo chống va đập

83
và ngăn chặn sự phát sinh lửa do chính chất lỏng tạo ra. Các bình khí nén,
khí hòa tan hay khí hóa lỏng phải xếp thành ô có lót nỉ hoặc cao su và đặt
van về một phía, các van phải đậy lại bằng nắp chụp phòng hộ che nắng
mặt trời cũng như không để dây dầu mỡ và chất dễ cháy; khi xếp đứng chỉ
xếp một tầng, và phải có giá đỡ hoặc giằng buộc; nếu xếp nằm thì phải đặt
ngang theo phương tiện vận tải và xếp thấp hơn thành xe. Cấm vận chuyển
bình ôxy cùng với bình khí cháy và các chất dễ cháy khác. Việc vận chuyển
các chất lỏng dễ cháy phải được thực hiện ở những vùng thông gió tốt với
những thùng chứa có tiếp đất, có đai, có biển cấm lửa.

• Phải vận chuyển hóa chất nguy hiểm trên xe có mui hoặc bạt che mưa để đề
phòng trời mưa hoặc thời tiết xấu, không được vận chuyển chung với
người, gia súc và các loại hàng hóa khác.

• Nếu hóa chất được vận chuyển qua ống dẫn, phải đảm bảo các van, đường
ống, khóa hãm đủ độ bền cơ học, bền hóa học và độ kín để không bị nứt,
không bị rò rỉ. Các ống dẫn khí, hơi, bụi dễ cháy nổ phải khác nhau và các
van phải sơn màu khác nhau theo quy định, trên thân van phải kẻ hoặc dập
mũi tên chỉ chiều đóng mở. Những ống dẫn khí, hơi, bụi dễ cháy nổ phải có
van một chiều, có bộ phận dập lửa, có mũi tên chỉ đường khí trên thân ống.
Khi vận chuyển bằng băng tải, để tránh sự lan tỏa của bụi độc nên bao che
băng tải và các vị trí chuyển rót. Nếu hóa chất được vận chuyển với tốc độ
cao và nén qua hệ thống ống dẫn phải tránh sự tích tụ nhiệt, dẫn đến cháy,
nổ

• Nếu hóa chất được vận chuyển bằng xe nâng thì đường vận chuyển phải
được đánh dấu rõ ràng, và phải có chiều rộng tưng xứng để giảm khả năng
va đập, tràn đổ.

• Nếu bốc dỡ hàng xuống dọc đường thì phần còn lại phải buộc chèn cẩn thận
trước khi tiếp tục vận chuyển.

• Trước khi tiến hành xếp dỡ, nhân viên áp tải và người xếp dỡ phải kiểm tra
lại bao bì, nhãn hiệu. Người trực tiếp xếp dỡ phải mang đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân.

• Khi xảy ra sự cố phải báo ngay với cơ quan lao động, y tế, công an và tiến
hành các bước cần thiết (sẽ được đề cập cụ thể hơn ở chương sau)(6).

84
Hình 31: Một thiết bị chứa được thiết kế đặc biệt nhằm vận chuyển lượng nhỏ những
chất lỏng dễ cháy

2.3.6. An toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất

Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, qua da và
qua đường tiêu hóa; vào cơ thể qua đường hô hấp là các hóa chất ở dạng bụi, hơi,
khí. Bụi được hình thành do quá trình xay, nghiền, cắt, mài hoặc đập vỡ. Hơi nhìn
chung được tạo ra bởi sự đốt nóng các chất lỏng, các chất rắn. Mù được tạo ra từ
các hoạt động phun, mạ điện hoặc đun nóng các dung dịch...

Sự hấp thụ qua da thường là các hóa chất lỏng, sau khi các hóa chất này lan
tràn hoặc thấm vào quần áo. Việc này có thể xảy ra khi nhúng các bộ phận, các chi
tiết máy vào bình đựng hóa chất, hoặc chuyển rót, pha chế hóa chất lỏng...
Thông thường, rủi ro cháy, nổ có liên quan mật thiết đến tính chất của hóa chất.
Phải hiểu được điều này để hạn chế rủi ro.

Phải thận trọng trong khi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất:
- Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên bản dữ liệu an toàn hóa chất
và các tài liệu được cấp kèm theo hóa chất, các thiết bị liên quan và
phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Người sử dụng hóa chất đã được huấn luyện đúng đắn cách sử dụng hóa
chất và những biện pháp phải tuân theo;
- Những biện pháp ngăn ngừa như thông gió cưỡng bức, thông gió tự
nhiên, che chắn, cách ly đã được thực hiện và hoạt động tốt;
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những mối nguy hiểm có thể dẫn
đến rủi ro;
- Kiểm tra lại quần áo bảo vệ và các thiết bị an toàn khác bao gồm c mặt
nạ, bảo đảm đầy đủ, phù hợp, đồng bộ và đúng chất lượng;
- Có đủ các thiết bị cấp cứu cần thiết và hoạt động tốt;
Tùy theo việc sử dụng từng hóa chất mà có các quy định cụ thể hơn.

Ví dụ: Hóa chất dễ cháy nổ


- Trong khu vực sản xuất và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải quy định

85
chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và
ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí,
hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn.
- Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy
nổ.

-Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ
cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn
khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này
làm vật nối đất.
+ Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt
điện vào nhánh đó.
+ Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không
được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ.
+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất
kỳ nhánh dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương
đương.
- Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng
vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các
trang bị bằng kim loại đều phải tiếp đất, các bộ phận hay thiết bị cách
điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn.
- Các nhà xưởng và công trình cao đều phải có hệ thống thu lôi, chống
sét hoàn chỉnh.
- Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây
cháy nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt
các quy định phòng chống cháy nổ.
+ Thử kín, thử áp lực nếu cần.
+ Thông rửa bằng nước, hơi nước hoặc khí trơ.
+ Xác định hàm lượng oxy, không khí hoặc chất dễ cháy nổ còn lại sao
cho không có khả năng tạo hỗn hợp cháy nổ.
- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa
không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.
- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự
cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực
tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.
- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm
yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát
nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ...

• Hóa chất ăn mòn


- Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng
vật liệu thích hợp, phải đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở đều phải

86
ở vị trí an toàn cho người thao tác và người đi qua.
- Những đường đi phía trên thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải có rào
chắn vững chắc, có tay vịn. Thành thiết bị bể chứa phải cao hơn vị trí
người thao tác ít nhất 0,5m, không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì
làm giảm chiều cao nói trên.
- Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung
dịch natri bicacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic
nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ
khi xảy ra tai nạn.
- Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn
trước khi đưa ra ngoài ...

• Hóa chất độc
- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo
những quy định sau:
+ Phải chứa chất khử độc tưng xứng.
+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không
vượt quá 2% và nồng độ ôxy không dưới 15%.
+ Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải
dùng loại mặt nạ lọc khí đặc biệt.
+ Dùng mặt nạ cung cấp khí nếu nồng độ khí độc cao và người sử dụng
cần di chuyển nhiều trong khi làm việc.
+ Phải cất giữ mặt nạ ở ngoài khu vực có khí độc và định kỳ kiểm tra
tác dụng của mặt nạ, cấm dùng mặt nạ hết tác dụng.
- Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có
khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần
phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa
tan thì phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly.
- Phải có các tín hiệu báo động tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị,
báo hiệu các khu vực sản xuất đặc biệt.
- Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm
trực tiếp hóa chất độc.
- Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không
do quy trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận
khác không có hóa chất độc v.v...

Tóm lại, trong sản xuất và sử dụng hóa chất nguy hiểm để ngăn chặn tốt
nhất mọi nguy cơ nên thực hiện theo các nguyên tắc được nhắc lại dưới đây:
+ Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc;
+ Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất ;
+ Thông gió;

87
+ Cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.

2.3.7. Lau chùi, thu dọn

Thu dọn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hóa chất nguy
hiểm. Bụi bám trên bàn làm việc, sàn nhà hoặc gờ tường nên làm sạch đều đặn
bằng máy hút bụi hơn là quét bằng chổi. Việc thu dọn các hóa chất tràn đổ hoặc rò
rỉ phải thực hiện theo đúng quy trình được nêu tại mục 6.

2.3.8. Thủ tục tiêu hủy,thải bỏ hóa chất

Tất cả các quá trình sản xuất đều phát sinh ra một lượng chất thải. Việc xử lý
chất thi không đúng cách không những dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe người lao
động mà còn nguy hiểm đối với môi trường và dân chúng sống quanh nhà máy.
Có trường hợp phải hủy bỏ an toàn hóa chất ở trong kho. Những hóa chất đó có
thể là không cần thiết nữa hoặc chúng đã quá hạn sử dụng, hay bao gói bị rách
hoặc vật chứa bị hỏng.

Phải thiết lập quy trình bằng văn bản cho việc hủy bỏ các chất thải độc hại.
Cần đảm bảo an toàn cho người lao động tiếp xúc với chất thải độc hại thông qua
những biện pháp kiểm soát thích hợp.

Sau đây là những bước chung nên tiến hành khi hủy bỏ các chất thải:
- Không bao giờ được vứt bỏ bừa bãi chất thải; tất cả các sản phẩm phế thải phải
được chứa trong một thùng được thiết kế đặc biệt và dán nhãn đúng;
- Không bao giờ để việc hủy bỏ hóa chất gây bất kỳ rủi ro nào cho con người và
môi trường;
- Các bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực xí nghiệp,
xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước. Hệ thống lọc sạch, xử lý nước
thải, chất thải phải bố trí xa khu vực sản xuất chính, xa các khu nhà của người lao
động, xa khu dân cư với khoảng cách đảm bảo yêu cầu an toàn theo các quy phạm
pháp luật hiện hành;
- Tốt nhất nên thông qua các công ty hoặc cá nhân được cấp giấy phép về xử lý
chất thải để hủy chất thải. Nên tìm kiếm lời khuyên từ người cung cấp, người lãnh
đạo cộng đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền địa phương;
- Tránh tích lũy chất thải, hủy bỏ chất thải càng sớm càng tốt;
- Người sử dụng phải đọc nhãn dán trên bao bì và thùng chứa để tìm những lời
khuyên cụ thể về xử lý chất thải;
- Không bao giờ sử dụng lại các thùng hóa chất rỗng, trừ trường hợp thùng còn tốt
và để chứa các sản phẩm cùng loại được chuyển từ thùng bị hỏng hoặc rò rỉ. tất cả

88
các thùng chứa cần được rửa sạch triệt để trước khi đem hủy bỏ. Làm sạch chúng
theo đúng những chỉ dẫn được đưa ra trên nhãn. Trong trường hợp không có lời
chỉ dẫn, thì phải súc rửa bằng nước ít nhất ba lần. Cần thực hiện những biện pháp
thích hợp để nước súc rửa không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với
nguồn nước uống.
- Những vật chứa chất lỏng cần phải làm ráo trước khi làm sạch. Cần đâm thủng
các thùng chứa ở nhiều vị trí khác nhau hoặc đập bẹp để chúng không thể dùng
được nữa rồi cất giữ chúng ở nơi an toàn cho đến khi đem hủy bỏ chúng.
- Những vật chứa các khí hydro xianua hoặc nhôm, magiê, phốt-phua kẽm không
nên súc rửa hoặc lau chùi bằng nước. Vì những chất này phản ứng với nước tạo ra
khí độc. Thay vào đó, chúng cần được đổ đầy đất khô vào và đâm thủng nhiều chỗ
ngay lập tức trước khi hủy bỏ. Sau đó, đem chôn ngay những thùng đã được xử lý.
- Trong một vài trường hợp, có thể hủy bỏ những gói hàng ít độc bằng cách đem
đốt chúng. Tuy nhiên, hơi và bất cứ loại khói nào được tạo ra đều có thể gây nguy
hại cho sức khỏe, và theo lời khuyên của những người cung cấp hóa chất thì nên
hạn chế tối đa biện pháp này. Phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền địa
phương trước khi tiến hành.

2.3.9. Giám sát sự tiếp xúc

Cơ sở phải có chế độ kiểm tra đo nồng độ chất độc trong môi trường lao động
thông qua việc lấy mẫu không khí. Các mẫu không khí cũng được xác định nhờ
các thiết bị kiểm soát cá nhân gắn trong khu vực thở của người lao động hoặc nhờ
các thiết bị lấy mẫu khí đặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao của nơi làm việc
(hình 32).

Mẫu thử có thể được thu thập thường xuyên hoặc định kỳ. Kết quả phân tích sẽ
cho biết nồng độ của một hóa chất đặc biệt hoặc những chất độc khác tồn tại trong
thời điểm lấy mẫu. Nồng độ này sẽ được so sánh với giới hạn tiếp xúc cho phép do
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ
Y tế) ban hành hay theo các quy định riêng của ngành. Những biện pháp kiểm soát
cụ thể sẽ được xác định sau khi vấn đề này được làm rõ. Trước khi đưa người vào
làm việc ở những nơi kín có hóa chất độc phải lấy mẫu không khí ở nơi đó hoặc
dùng động vật để thử nghiệm. Phải tẩy rửa hoặc có biện pháp hút và thải hơi khí
độc đảm bảo nồng độ chất độc còn lại nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép. Khi
làm việc ở những nơi đó phải có từ 2 người trở lên, một người làm việc và một
nguời đứng ngoài giám sát đảm bảo ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố.

89
Hình 32: Thiết bị đo kiểm cá nhân

2.3.10. Giám sát về y tế

Giám sát về y tế gồm có việc xem xét và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc
kiểm tra xem xét sẽ tạo cơ hội phát hiện những người lao động có nguy cơ mắc
bệnh nghề nghiệp và theo đó ấn định cho họ những công việc hoặc những nơi làm
việc mà sức khỏe của họ không bị đe dọa. Thông thường không sử dụng những
người mắc bệnh truyền nhiễm, kinh niên dễ bị dị ứng làm việc ở nơi có hóa chất
nguy hiểm. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những triệu chứng của
bệnh nghề nghiệp và cũng thẩm định lại hiệu qủa của những biện pháp kiểm soát
đang thực hiện (hình 33). Khi phát hiện có các sinh vật, gia súc, cây cối, rau quả bị
nhiễm độc phải có biện pháp xử lý tiêu hủy an toàn, vệ sinh và phải có biên bản về
việc tiêu hủy đó.

Hình 33: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những triệu chứng ban đầu của
bệnh nghề nghiệp

2.3.11. Lưu giữ hồ sơ

Tất cả các hồ sơ về sức khỏe và môi trường phải được lưu giữ và bảo quản
theo trật tự. Một vài bệnh gây nên bởi hóa chất có thời gian ủ bệnh rất lâu. Vì thế
những hồ sơ này sẽ rất có ích trong việc chẩn đoán y học, cho việc bồi thường và
cho việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp. Điều này sẽ góp phần nâng cao kiến thức
về những tác hại của các hóa chất cho sức khỏe.

90
2.3.12. Đào tạo và huấn luyện

Người sử dụng hóa chất phải có đủ khả năng để tiến hành các công việc được
giao. khả năng ấy chỉ có thể đạt được qua việc đào tạo và huấn luyện ở cấp phù
hợp. Chương trình này cần được tổ chức với sự hợp tác của tất cả các cơ quan liên
quan và được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng. Việc huấn
luyện cần linh hoạt, có định hướng nhằm khuyến khích tiềm năng của người lao
động.

Hình 34: Giáo dục và đào tạo cung cấp cho người lao động những hiểu biết để ngăn
ngừa sự tiếp xúc không cần thiết đối với hóa chất độc hại

Việc huấn luyện đặc biệt cần thiết đối với người lao động mới vào nghề. Đối với
những người làm việc lâu năm phải được học lại theo định kỳ.

* Thông tin được sử dụng trong huấn luyện

Thông tin về làm thế nào để sử dụng hóa chất một cách an toàn, đạt hiệu qủa
đều sẵn có ở tất cả các nước. Những thông tin như vậy được biên soạn bởi các cơ
quan có thẩm quyền như các cơ quan của Chính phủ, bởi các tổ chức đại diện của
các nhà sản xuất, người cung cấp, người sử dụng và còn bởi các chuyên gia, các
nhà trường. Hầu hết các thông tin này được trình bày dưới dạng dễ đọc và thường
không phải trả tiền. Một số thông tin đang được phổ biến dưới dạng film video.
Nó đặc biệt có ích cho những người ngại đọc hay gặp khó khăn khi đọc. Tuy
nhiên, người sử dụng hóa chất cần thông qua các cán bộ lãnh đạo cộng đồng, các
cơ quan quản lý Nhà nước, người cung cấp hóa chất, giáo viên nhà trường và nhân
viên y tế để có được đầy đủ thông tin.
Các nhà sản xuất cũng có trách nhiệm đảm bảo để những người liên quan đến vận
chuyển, buôn bán và sử dụng sản phẩm của họ đã được thông tin chính xác về

91
những quy trình an toàn. Đã có nhiều hoạt động để phổ biến thông tin như tờ rơi,
tờ áp phích, sổ tay hướng dẫn. Hàng loạt sách hướng dẫn được các nhà sản xuất
hóa chất quốc tế phát hành là một ví dụ về những gì đã được làm trên phạm vi
quốc tế.

* Huấn luyện cho người lao động

Cách sử dụng hóa chất có thể được dạy ở các trường hoặc tự học hỏi. ở một
số nước, luật pháp yêu cầu người sử dụng một vài hóa chất đặc thù phải hoàn
thành một số giai đoạn huấn luyện và phải chứng minh khả năng qua kiểm tra thực
tế.

* Đào tạo và huấn luyện cần bảo đảm cho người sử dụng:
- Hiểu luật pháp và những quy định của Luật pháp về việc sử dụng hóa chất.
- Hiểu và làm theo nhãn hay các thông tin khác về hóa chất. Hiểu nhiệm vụ
của người giúp việc và những người khác.
- Hiểu và sử dụng được các thiết bị an toàn dùng cho các thiết bị sử dụng hóa
chất, bao gồm việc sử dụng giá đỡ máy để cất giữ máy an toàn cùng với các
bộ phận che chắn để bảo vệ các bộ phận truyền động. Yêu cầu sử dụng đúng
kỹ thuật kiểm soát được chỉ định để phòng ngừa nhiễm độc người điều khiển.
Quy trình bảo dưỡng các thiết bị chuyên dùng...
- Hiểu đúng các thủ tục để lưu giữ hóa chất và thủ tục loại bỏ chất thiếu an
toàn.
- Biết những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp, như: việc hóa chất lan
tràn đe dọa đến nguồn cung cấp nước và thức ăn; cần giải độc cho một người;
hoặc nhận biết các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu.
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân. Đây là vấn đề quan trọng cần
tuân theo nhằm bảo đảm tiếp xúc với hóa chất ở mức tối thiểu, như: rửa tay
trước khi ăn và sau khi làm việc, tránh bị nhiễm do sơ ý hoặc do làm liều; bảo
đảm quần áo và thiết bị nhiễm hóa chất được rửa sạch hoàn toàn.
- Nhận biết, lựa chọn và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng
phải có khả năng để hiểu những thông tin về các mối nguy hại của bất cứ hóa
chất nguy hiểm nào và sau đó nhận ra các biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp.
Người sử dụng phải được huấn luyện cách lựa chọn phương tiện bảo vệ cá
nhân đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, biết làm thế nào để tẩy nhiễm, giặt và
thay quần áo bo hộ một cách an toàn.
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu.

Vì tầm nhận thức khác nhau và số lượng hóa chất ngày càng tăng ở thị trường
nên việc huấn luyện cho người lao động và những người khác có thể sẽ thuận
lợi hơn bằng việc sử dụng hình tượng.

92
Nhận thức của cộng đồng:
- Sử dụng hóa chất thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung
quanh. Họ biết đó là những mối nguy hiểm đang đe dọa họ, do đó họ mong
muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể được.
- Nhận thức của cộng đồng về sử dụng hóa chất ngày càng cao. Đó là do tác
động của hóa chất thường không giới hạn ở nhà máy hay các vùng sử dụng
hóa chất. Nitrat và phân bón có thể thấm vào nguồn nước uống và thuốc bảo
vệ thực vật có thể làm ô nhiễm nước sông hoặc bay tạt vào vùng dân cư khi
phun thuốc. Đáng tiếc là nhận thức của mọi người về lợi ích của hóa chất
không giống như nhận thức về tác hại do lạm dụng nó gây ra.
- Người sử dụng hóa chất cần cảnh báo cho cộng đồng và đáp lại sự phê phán
nhằm hoàn thiện hơn các biện pháp an toàn cho những việc làm của họ. Cần
nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng hợp lý hóa
chất.

Giáo dục ở nhà trường:

Những vấn đề cơ bản về an toàn, sức khỏe và vệ sinh cá nhân liên quan đến
sử dụng hóa chất có thể kết hợp đưa vào giáo trình của trường phổ thông.
Các học sinh phổ thông có thể đóng vai trò cầu nối thông tin với cha mẹ chúng -
những người đang làm việc có tiếp xúc với hóa chất.

2.4. CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP

Phần trên đã nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, thương vong và
sự cố cháy nổ. Song do nhiều nguyên nhân mà trong thực tế tai nạn vẫn xảy ra.
Vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, mỗi cá nhân không những phải nhận
thức được về những biện pháp ngăn chặn mà còn phải hiểu biết các biện pháp
khẩn cấp. Vấn đề này bao gồm biện pháp sơ cứu, kỹ thuật chống cháy và quy trình
chống rò rỉ. Việc thực hiện hành động thích hợp trong vài phút đầu tiên có thể
ngăn chặn thảm họa từ những tai nạn nhỏ.
Điểm mấu chốt để xây dựng biện pháp khẩn cấp là phải nhận diện đầy đủ hóa chất
đang được sử dụng và đánh giá được nguồn thông tin (thông tin gốc). Các dữ liệu
an toàn hóa chất cung cấp rất nhiều thông tin về sơ cứu, phòng chữa cháy, và
chống rò rỉ. Nhãn gắn với hóa chất cũng là nguồn thông tin vô giá trong việc xây
dựng biện pháp, hành động khẩn cấp.

Ghi nhớ: Sự hiểu biết về hóa chất, thông tin gốc là những điểm mấu chốt để xây
dựng biện pháp khẩn cấp.

93
2.4.1. Kế hoạch khẩn cấp

Mỗi nơi sản xuất cần thiết lập một kế hoạch khẩn cấp với các nội dung sau:
- Kế hoạch sơ tán với số lượng lớn nhất người lao động;
- Những biện pháp kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài như: cơ quan y tế, những
chuyên gia bảo vệ môi trường hoặc đơn vị phòng cháy khi cần thiết;
- Vai trò của các viên chức khi cấp cứu;
- Vai trò của các người lao động trong các đội cấp cứu;
- Nơi cất giữ, sử dụng và bảo quản tất cả các thiết bị cấp cứu trong nhà máy.

Mỗi nhà máy phải thông báo và mô tả rõ ràng về kế hoạch khẩn cấp; lối thoát
nạn luôn được thông suốt; các bộ phận chức năng và hệ thống báo động được
kiểm tra thường xuyên và phải huấn luyện việc sơ tán cho tất cả các người lao
động; phải có quy trình chi tiết cho việc sơ tán ngay lập tức những đối tượng lao
động đặc biệt (lao động vị thành niên, lao động nữ, lao động tàn tật...); chỉ rõ nơi
tập trung ở bên ngoài để điểm danh sau một cuộc sơ tán, nơi đó phải an toàn để có
thể thực hiện các bước tiếp theo cuộc cấp cứu. Kế hoạch khẩn cấp phải phác thảo
thủ tục sơ cứu ngay trong nhà máy cũng như các quy trình để nhận được nhiều
hơn sự trợ giúp y tế chuyên môn khi cần thiết; phải nêu rõ vai trò của người lao
động, các nhà tư vấn và các nhân viên quản lý trong tình huống sơ cứu; vị trí của
tất cả thiết bị sơ cứu bao gồm vòi tưới cấp cứu, chỗ để làm sạch mắt, các dụng cụ
sơ cứu và cáng cấp cứu...

Kế hoạch phải nêu rõ việc tổ chức nội bộ nhà máy để tự dập tắt những đám
lửa nhỏ. Cũng như việc sơ cứu, vai trò của tất cả các nhân viên cứu hỏa phải được
mô tả thậm chí đến từng chi tiết. Vị trí của các thiết bị chữa cháy như: Các xô cát,
vòi và dụng cụ dập tắt cũng như hệ thống chống cháy tự động phải được mô tả với
những hướng dẫn cụ thể để cho mọi người có thể sử dụng khi có cháy.

Hóa chất rò rỉ có thể gây nên những hậu quả rất nguy hiểm nếu không được
giải quyết nhanh. Kế hoạch khẩn cấp phải chỉ rõ những người sẽ liên quan đến
việc kiểm soát rò rỉ hoặc quản lý rò rỉ đó; phải mô tả các chất liệu đặc biệt hoặc
thiết bị đặc trưng cho việc chống rò rỉ; liệt kê chi tiết về tổ chức và trách nhiệm
của đội cấp cứu rò rỉ.

Kế hoạch khẩn cấp cần có sự tham gia phối hợp của cơ quan y tế, đội cứu
hỏa, cơ quan có thẩm quyền dân sự địa phương và các nhà máy lân cận

2.4.2. Những đội cấp cứu

Trong một kế hoạch khẩn cấp về hóa chất, có rất nhiều vấn đề liên quan tới
việc thiết lập và duy trì những đội cấp cứu dự phòng để giải quyết ba loại vấn đề
thường gặp là sơ cứu, chữa cháy, xử lý rò rỉ hoặc thoát hơi khí độc. Thực tế đã chỉ

94
ra rằng với một đội cấp cứu chỉ có hai hoặc ba người lao động thì nhiều khi không
thể giải quyết được tất cả các vấn đề trong một vụ cấp cứu ở nhà máy hóa chất.

Chờ đội cấp cứu hoặc nhân lực cấp cứu để phối hợp đối phó có thể biến tai
nạn nhỏ trở thành nghiêm trọng hơn. Vì vậy mỗi người lao động cần được huấn
luyện đầy đủ về quy trình cấp cứu cơ bản để có thể thực hành khi cần thiết.

2.4.3. Sơ tán

Tại nơi làm việc phải có biển báo hoặc dấu hiệu qủay định rõ lối vào, lối ra
khi có sự cố. Những lối thoát nạn phải đảm bảo có ít nhất hai điều kiện: Luôn
thông thoáng, đủ ánh sáng ngay cả khi mất điện. Nếu đường rút chạy đòi hỏi phải
có phương tiện bảo vệ cá nhân vì hóa chất nguy hiểm hiện có thì phương tiện bảo
vệ cá nhân phải được duy trì trong một tình trạng tốt ổn định, sẵn sàng thuận tiện
cho việc sử dụng; tất cả mọi người lao động phải được đào tạo, huấn luyện và
huấn luyện lại trong việc sử dụng chúng.

Hình 35: Tại vị trí làm việc, các lối thoát nạn phải được đánh dấu rõ ràng và không
bị bất cứ cản trở nào

Ghi nhớ : Mỗi nơi làm việc đều phải có những lối thoát nạn thông
thoáng.

2.4.4. Sơ cứu

2.4.4.1. Bộ phận sơ cứu

Thiết lập vài bộ phận sơ cứu là điều cần thiết ở mỗi nơi sản xuất. Đây cũng là
một trong những yêu cầu bắt buộc khi sử dụng hóa chất nguy hiểm. Để thiết lập
một bộ phận sơ cứu, một vài khía cạnh cần được đánh giá:
- Bản chất, mức độ và sự độc hại của hóa chất hiện có;
- Khả năng đáp ứng của các hoạt động sơ cứu và nhân viên y tế;

95
- Những thiết bị y tế ở gần nhất;
- Các phương tiện vận tải có sẵn để tới trạm y tế gần nhất;
- Phương tiện liên lạc công cộng sẵn có để yêu cầu sự giúp đỡ bên ngoài như điện
thoại, máy Fax, máy phát thanh...;
- Thiết bị cấp cứu trong nhà máy như là vòi tưới nước cấp cứu, trạm rửa sạch mắt;
- Huấn luyện người lao động qui trình cấp cứu cơ bản.

Hình 36: Khi ai đó bị tổn thương như hình bên, việc tiến hành sơ cứu phải nhanh
chóng.

2.4.4. 2 - Sơ cứu cho những người bị nhiễm độc


Hoạt động sơ cứu nhằm 3 mục đích:
- Duy trì sự sống.
- Ngăn chặn diễn biến xấu hơn.
- Thúc đẩy sự hồi phục.

Điều cốt yếu nhất của hoạt động sơ cứu là giảm mức độ nguy hiểm cho nạn
nhân song cũng phải phòng ngừa nguy hiểm cho người đến trợ cứu. Đặc biệt, khi
cần cấp cứu một người lao động trong khu vực có hóa chất nguy hiểm thì người
đến trợ cứu phải thực hiện một số cẩn trọng để không trở thành nạn nhân:

- Nếu phải đưa một người vượt khí, hơi hoặc mù độc, người trợ cứu cần sử dụng
thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp hợp lý trước khi bước vào vùng nguy hiểm;
- Nếu da hoặc quần áo của người lao động nhiễm nhiều hóa chất, phải rửa sạch
người lao động bị tổn thương đó bằng nước sau khi cởi quần áo ra;
- Khi cần trợ cứu tại những nơi có không khí hạn chế như hầm chứa phân, bể rác,
hầm sâu hoặc vùng dưới lòng đất cần phải đặt hệ thống tín hiệu (ví dụ chuông) để
kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết. Trong tình huống nguy hiểm việc trợ giúp chỉ có
một người có thể sẽ dẫn người trợ giúp thành người bị nạn tiếp theo;
- Phải di chuyển nạn nhân một cách cẩn thận từ nơi nguy hiểm tới nơi an toàn

96
(hình 37) và đặt ở tư thế dễ hồi phục nhất (hình 38). Nếu người lao động bị bất
tỉnh có thể dùng cáng vải hoặc đỡ đầu và túm chặt quần áo để đưa ra khỏi vùng
nguy hiểm.

Ghi nhớ: Trước khi thực hiện sơ cứu, phải di chuyển nạn nhân cẩn thận tới
môi trường an toàn.

Hình 37: Di chuyển nạn nhân tới nơi an toàn.

Hình 38: Đặt nạn nhân ở tư thế dễ hồi phục

Có nhiều việc cần ưu tiên tiến hành ngay khi sơ cứu người lao động bị tổn
thương vì hóa chất:

Nếu thở yếu hoặc ngừng thở thì hướng mặt nạn nhân lên trên và bảo đảm khí
quản thông suốt, loại bỏ những vật che lấp, tắc nghẽn ở mặt, mồm, họng của nạn
nhân và nới rộng cổ áo, mở khí quản và hà hi thổi ngạt. (Nếu mồm nạn nhân bị
nhiễm độc thì dùng tay để bóp bóng thông khí sẽ phù hợp hơn). Nếu tim ngừng
đập thì phải cấp cứu xoa bóp tim phía ngoài lồng ngực hoặc được hô hấp nhân tạo
bởi một người đã được huấn luyện. Sau khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được
chăm sóc chu đáo (hình 39). Nếu nạn nhân bị co giật, nới lỏng tất cả quần áo và

97
làm nhẹ nhàng đề phòng chấn thương. Khi ngừng co giật, đặt nạn nhân ở vị trí dễ
thở.

Hình 39: Hô hấp nhân tạo

Hình 40: Rửa nước sạch liên tục nếu hóa chất vào mắt

- Phần lớn những tổn thương do hóa chất thường là bỏng hóa chất ở da hoặc
mắt. Nếu da bị thương phải rửa bằng nước sạch ít nhất 10 phút (trừ khi có chỉ dẫn
cụ thể khác), đồng thời cởi bỏ quần áo đã bị dính hóa chất, tránh tự gây nhiễm.
Nếu mắt bị tổn thương thì hoặc dội nước sạch vào mắt để tạo ra dòng nước chảy
(hình 40), hoặc để nạn nhân nhúng mắt vào một bát nước lạnh, sau đó chớp mắt
(trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác). Cả hai mí mắt đều được xối rửa. Nếu mắt nhắm
lại vì đau thì cố gắng mở mí mắt một cách nhẹ nhàng để bảo đảm nó được rửa
hoàn toàn. Sau khi rửa, băng mắt nhẹ nhàng bằng vật liệu sạch, mịn hoặc bằng
băng vô trùng.

-Trong tất cả các trường hợp da bị bỏng nặng: không được đắp bất cứ thứ gì
lên bề mặt vết thương, không rửa bằng cồn, không bôi thuốc mỡ hoặc bôi chất
béo. Không làm vỡ các nốt phồng rộp. Không cắt bỏ da bị rộp, không đụng chạm

98
vào vùng bị thương. Nếu có sẵn băng vô trùng thì băng vùng bị tổn thương một
cách nhẹ nhàng.

- Phải cởi ngay quần áo đã bị nhiễm độc và gột rửa vùng bị nhiễm độc nhiều
bằng nước (trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác trong tài liệu an toàn hóa chất).

Khi một người lao động vô tình nuốt phải chất độc, việc sơ cứu sẽ phụ thuộc
vào đặc tính của chất đó. Nếu người bị nạn còn tỉnh thì cố gắng làm người đó nôn
ra (trừ việc nuốt phải một số hóa chất mà trong chỉ dẫn an toàn là cấm ép nôn như
các sơn phẩm của xăng dầu hoặc dung môi hữu cơ). Nhãn trên vật chứa hoặc bản
dữ liệu an toàn hóa chất có thể cung cấp các hướng dẫn cần thiết.

Việc nhiễm độc một số hóa chất, chẳng hạn hợp chất chứa Dinitro, có thể làm
tăng nhiệt độ cơ thể. Với những trường hợp như vậy, thì điều quan trọng là đặt nạn
nhân nằm trong nhà và tuyệt đối thư giãn, không cần nới lỏng hoặc thay quần áo.
Mặt và cơ thể nên được lau và chườm nước lạnh thường xuyên, có thể quạt mát
nếu thấy cần. Nếu còn tỉnh táo, có thể uống được thì cho uống càng nhiều nước
sạch càng tốt để hạn chế sự mất nước.

Khi nạn nhân ở trạng thái l m hoặc bất tỉnh phải đưa nạn nhân càng nhanh
càng tốt tới nơi chăm sóc y tế hoặc bệnh viện và phải sẵn sàng làm hô hấp nhân
tạo bằng mồm khi cần thiết. Thậm chí nếu người lao động biểu lộ hoàn toàn bình
thường, cũng phải nhanh chóng tiến hành các trợ giúp y tế.

2.4.4.3. Vai trò của các trung tâm thông tin về độc chất

Hiện nay, nhiều quốc gia đã có các trung tâm thông tin về độc chất. Các trung
tâm này được thành lập để đáp ứng nhu cầu tư vấn y tế đang ngày càng tăng về
hóa dược và hóa chất.

Vai trò chủ yếu của các trung tâm là dịch vụ tư vấn cho các bác sĩ, các nhân
viên y tế, những người lao động và cho các dịch vụ cấp cứu và về cách điều trị
trường hợp nhiễm độc cấp tính. Hoạt động của dịch vụ là tra cứu các chất theo
danh mục đã truy cập vào máy tính, mô tả đặc tính của chúng, đưa ra cách chẩn
đoán và điều trị. Dịch vụ có thể thực hiện qua điện thoại hoặc các biện pháp trả lời
khẩn cấp đang thịnh hành. Ở một số nước, các trung tâm như vậy hoạt động 24/24
giờ trong suốt cả năm.

Các trung tâm có thể cung cấp thêm một số dịch vụ khác như:

- Cung cấp thuốc giải độc, đặc biệt đối với những chất độc không sử dụng
rộng rãi;
- Phối hợp hoạt động với các chuyên gia y tế để điều trị những trường hợp đặc

99
biệt;
- Xét nghiệm phân tích máu và các mẫu độc học;
- Xác định hướng cho các cuộc điều tra xác định nguyên nhân của các vụ ngộ
độc, và các giải pháp cụ thể như ci tiến nhãn hiệu, đóng gói;
- Phân tích những cuộc điều tra theo đề nghị của chính phủ hoặc nhà sản xuất
đối với các sản phẩm đặc biệt;
Huấn luyện và thông tin cho mọi người biết về công việc của trung tâm và tìm
cách hoàn thiện phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Ghi nhớ: Người sử dụng lao động và người quản lý các doanh nghiệp có sử
dụng hóa chất nguy hiểm nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm thông
tin về độc chất.

2.4.5. Phòng cháy, chữa cháy

2.4.5.1. Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy

Dù xảy ra cháy lớn hay cháy nhỏ, thì điều quan trọng là mỗi cá nhân phải
nhận thức được rõ vai trò và trách nhiệm của mình (hình 41). Bên cạnh đó, phải có
những thông tin mô tả các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, quy trình sơ tán người
không có nhiệm vụ khi xảy ra cháy trong nhà máy và các thủ tục tiến hành tại nơi
có các hóa chất đặc biệt (nơi sản xuất, bảo quản...) để đảm bảo an toàn khi chữa
cháy. Nói chung, tại những nơi sản xuất có sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có
lối thoát nạn, phải có buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản
xuất chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa ít nhất là
1,5 giờ.

Hình 41: Có thể xảy ra cháy ở nơi sản xuất vì vậy phải lập kế hoạch chống cháy

100
Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy phải được bổ sung hoặc thay đổi linh hoạt:
- Khi có sự thay đổi hóa chất sử dụng ở nơi làm việc;
- Khi có thêm những công trình, quy trình sản xuất và thiết bị phòng cháy,
chữa cháy được đưa vào hoạt động;
- Khi thay đổi phương pháp phòng, chống cháy.

Chẳng hạn đối với đội cứu hỏa nhà máy: phải nêu rõ nhiệm vụ của họ trong
kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Nếu hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động
được lắp đặt thì nhiệm vụ của đội cứu hỏa lúc này sẽ là đảm bảo hoạt động của hệ
thống phòng cháy, chữa cháy. Vai trò của đội cứu hỏa trong kế hoạch phòng cháy,
chữa cháy nói chung phụ thuộc vào thời gian tiêu tốn để tiến hành chữa cháy. Nếu
thời gian ứng phó lâu, nên tìm cách tăng cường thêm khả năng ứng phó.

• Một kế hoạch phòng, chống cháy ít nhất phải nêu được các vấn đề sau:
- Các thông tin về rủi ro cháy hóa chất trong nhà máy, có thể sẽ liệt kê cả
việc áp dụng các tác nhân dập tắt đám cháy tưng ứng với một vài hóa chất
cụ thể và các chỉ dẫn về phương tiện bảo vệ cá nhân (thông tin về vấn đề
này thường có trong dữ liệu an toàn hóa chất);
- Thông tin về các đơn vị phòng cháy, chữa cháy của thị xã, thành phố có
thể hỗ trợ nhà máy giải quyết những vụ cháy hóa chất;
- Thông tin về đội cứu hỏa của nhà máy: cơ cấu, chương trình huấn luyện,
thiết bị và khả năng giải quyết những đám cháy hóa chất;
- Quan hệ phối hợp hoạt động giữa đội cứu hỏa của nhà máy với đơn vị
phòng cháy, chữa cháy của thị xã hoặc thành phố;
- Thiết bị phòng cháy, chữa cháy sẵn có trong nhà máy bao gồm hệ thống
tưới tự động, dụng cụ dập lửa, sọt cát...(hình 42)
- Hệ thống báo động cháy;
- Kế hoạch sơ tán;
- Phương án và khong thời gian định kỳ cho việc tập luyện phòng cháy,
chữa cháy ở nhà máy.

Hình 42: Thiết bị chữa cháy, hệ thống báo động cháy và những lối thoát nạn là một
phần của kế hoạch phòng cháy, chữa cháy

101
Ghi nhớ: Trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy phải nêu chi tiết các nhiệm
vụ mà tất cả những người lao động cần thực hiện khi xảy ra cháy.

2.4.5.2. Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy

Tuỳ thuộc vào quy mô của nhà máy, nhân lực và nguồn trợ giúp gần nhất từ
bên ngoài, mà nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy sẽ thiết lập một kế hoạch
chung hay riêng từng nhà máy.

Nếu đội cứu hỏa của nhà máy đã được huấn luyện, trang bị và chuẩn bị để đối
phó với các tình huống cháy hóa chất thì sẽ giảm thời gian cần thiết để giải quyết
một vụ cháy hóa chất đồng thời giảm đáng kể thiệt hại về
tài chính.
Trong nhà máy, khi thành lập một đội cứu hỏa nên chú ý xem xét các vấn đề sau:
- Đã có đầy đủ thông tin về tính chất của hóa chất được sử dụng và sản xuất trong
nhà máy để lên kế hoạch hành động khi chúng cháy chưa?
- Sẽ làm gì khi các hóa chất độc hại hoặc các khí dễ cháy bị đốt nóng lên?
- Đã huấn luyện đầy đủ cho đội cứu hỏa để phòng cháy, chữa cháy một cách an
toàn chưa?
- Những thành viên trong đội cứu hỏa đã có phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp
để bảo vệ họ trong các hoạt động chống cháy chưa?
- Kế hoạch rút lui nếu không thể kiểm soát được cháy.

Người sử dụng lao động hoặc người quản lý nhà máy nên thiết lập quan hệ chặt
chẽ với đơn vị phòng cháy địa phưng hoặc thị xã, thành phố dù có hay không có
đội cứu hỏa của nhà máy.

2.4.5.3- Phòng chống cháy tự động

Khi ngọn lửa đã tác động đến hệ thống phòng cháy chống cháy tự động,
người lao động hoặc đội cứu hỏa nhà máy không nên can thiệp vào sự hoạt động
của hệ thống này. Nhiều vụ cháy nhỏ đã trở thành cháy lớn vì một người nào đó đã
can thiệp vào hệ thống phòng cháy tự động khi xảy ra cháy làm hệ thống này
không hoạt động được.

2.4.5.4.- Lựa chọn thiết bị chữa cháy

Những thiết bị dập lửa cầm tay rất thuận lợi khi phải chữa cháy ở những vị trí
bất tiện cho việc sử dụng các thiết bị dập lửa khác và có khả năng dập tắt các đám
cháy nhỏ trước khi chúng trở thành lớn. phải chú ý chọn phương tiện cứu hỏa có
tác nhân dập lửa phù hợp với loại hóa chất cháy. Thông thường, bản dữ liệu an
toàn hóa chất sẽ cung cấp thông tin về tác nhân dập lửa tốt nhất cho đám cháy các

102
hóa chất cụ thể. Việc lựa chọn các phương tiện dập lửa cho những chất hỗn hợp
chỉ được tiến hành sau khi hỏi ý kiến người có thẩm quyền chuyên môn về phòng
cháy, chữa cháy hóa chất. phải cân nhắc các mối nguy hại sẽ được tạo ra khi sử
dụng phương tiện chữa cháy (bảng 7).

Hình 43: Điều quan trọng là lựa chọn đúng loại thiết bị chữa cháy

Bảng 7: Các loại thiết bị chống cháy

Tác nhân dập lửa Tác động Mối nguy hại


Thiếu oxy sử dụng tại không gian
Các bon đi ôxít Loại trừ ôxy
chật hẹp
Khi sử dụng trong khong không
Hóa chất khô Ngăn chặn quá trình cháy
chật hẹp thì hạn chế tầm nhìn

Ghi nhớ: Phải trang bị phương tiện cứu hỏa thích hợp (về kích cỡ, về tác
nhân dập lửa, và tính tiện dụng...) tại nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

2.4.5.5. Chữa cháy

Khi kiểm soát một vụ cháy, bước đầu tiên là phải nhanh chóng sơ tán nhân sự
của nhà máy. Người sử dụng lao động hoặc người quản lý chỉ được quyết định
phương án chữa cháy khi đã xem xét thấy không có khả năng đe doạ đến sự sống,
phải xem xét đến tất cả các vấn đề như nóng quá mức, nguy cơ nổ, thiếu không khí
thở hoặc nguy cơ bị kẹt lại trong đám cháy.

Ghi nhớ:Phải xem xét các điểm sau đây khi lên phưng án chữa cháy hóa
chất:
- Người chữa cháy không bao giờ được làm một mình;
- Luôn có một lối thoát rộng rãi, an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
- Phải lựa chọn những tác nhân dập lửa thích hợp để khống chế được đám cháy

103
đồng thời đảm bảo được an toàn;
- Sau khi dập tắt đám cháy, phải đặt các vòi và các phương tiện dập lửa lại vị trí
cũ. phải kiểm tra và thay thế ngay các dụng cụ đó nếu thấy cần thiết để đảm bảo
hiệu qủa cho lần hoạt động tiếp theo.

2.4.6. Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc

Sự đổ tràn, rò rỉ hóa chất vừa lãng phí, vừa độc hại. Cố gắng tránh để xảy ra
việc đó ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, nếu có thì phải xử lý ngay lập tức. Một vài
nguyên nhân phổ biến gây ra sự đổ, tràn là:
- Vật chứa bị rò rỉ do bao gói có khiếm khuyết, không chịu được nóng hoặc ẩm;
- Vật chứa bị vỡ, bị đâm thủng trong quá trình vận chuyển do các vật sắc nhọn ở
hai bên thành hoặc đinh trồi lên trên mặt sàn của xe;
- Không cẩn thận trong việc chuyển rót hóa chất từ vật chứa sang thiết bị;
- Thiết bị hỏng trước hoặc trong quá trình sử dụng, ống hoặc chỗ nối ống mòn,
rách hay có rãnh hở, các van bị hỏng....

Quy trình xử lý rò rỉ được lập và ghi trong kế hoạch khẩn cấp cùng với các
biện pháp khẩn cấp khác.
Vấn đề then chốt để thành công trong việc kiểm soát rò rỉ, tràn đổ là phải hiểu biết
về các đặc tính của các hóa chất có liên quan và cách xử lý chúng. Cần nhắc lại
rằng nguồn thông tin tốt nhất là bản dữ liệu an toàn hóa chất, hay từ kỹ sư hóa và
cán bộ vệ sinh của nhà máy.
Nhân sự chịu trách nhiệm xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ trong nhà máy phải phán đoán
ngay lập tức xem với tình hình đó nội bộ nhà máy có thể giải quyết được hay cần
sự trợ giúp từ bên ngoài.

Hình 44: Sử dụng chính xác những biện pháp để xử lý tràn đổ hoặc rò rỉ hóa chất

Tùy thuộc vào mức độ và hình thức rò rỉ, tràn đổ cũng như tác hại của hóa
chất liên quan để thực hiện các bước sau:
1- Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn và thực hiện
sơ cứu nếu cần thiết.
2- Nếu hóa chất có khả năng bốc cháy thì phải giảm nguy cơ cháy nổ bằng cách

104
dập tắt mọi ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc các kích ứng khác;
3- Đánh giá tình trạng và khả năng giải quyết nó. Nếu thấy cần thiết thì kêu gọi sự
giúp đỡ từ bên ngoài;
4- Quyết định dùng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp với hóa chất tràn đổ
hoặc rò rỉ. Có thể là các phương tiện đặc biệt chỉ được sử dụng trong các trường
hợp
khẩn cấp.
5- Hạn chế hóa chất lan tràn rộng hơn bằng cách kiểm soát nó ngay tại nguồn phát
sinh. Điều này có thể làm bằng cách đóng các van, đóng kín xi-téc, đo lại quy
trình. Những hoạt động đó phải do người có thẩm quyền và hiểu biết về quá trình
sản xuất quyết định để tránh làm tình trạng xấu thêm và dẫn đến nhiều nguy cơ
khác;
6- Cố gắng khu trú vết rò rỉ hoặc tràn đổ bằng việc quây lại và thấm hút sạch. Nếu
thấy thích hợp, nên đóng hóa chất vào trong vật chứa hoặc trung hòa làm mất tính
độc của nó;
7- Khi hóa chất đã được bảo quản an toàn hoặc trung hòa, vùng bị hóa chất rò rỉ ra
phải được khử độc và phải được người có chuyên môn kiểm tra;
8- Chỉ cho phép trở lại làm việc nếu vùng rò rỉ hoặc tràn đổ được xác nhận là an
toàn.

Ghi nhớ:
1- Thông tin về các biện pháp để giải quyết rò rỉ, tràn đổ có thể tìm thấy ở bản dữ
liệu an toàn hóa chất.
2- Bước đầu tiên là phải sơ tán những người không có trách nhiệm trong kế hoạch
khẩn cấp.

2.5. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HÓA CHẤT TẠI


DOANH NGHIỆP

Nội dung bao gồm:

I. Thiết lập mục tiêu

II. Thiết lập chương trình

1. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý an toàn hoá chất.

2. Thống kê hóa chất.

3. Thủ tục mua bán

105
4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn.

5. Kiểm soát hoá chất hàng ngày

Vấn đề mang tính quyết định liên quan đến sử dụng an toàn hóa chất trong
doanh nghiệp là quản lý chương trình kiểm soát hóa chất.

Việc quản lý bao gồm quy định thẩm quyền và cơ sở để triển khai, thực hiện
chương trình kiểm soát hóa chất, trong đó có giải thích rõ ràng các biện pháp, các
quy trình nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc
(hình 45). Chương trình kiểm soát hóa chất cần được ưu tiên như các chương trình
sản xuất, maketing và kiểm tra chất lượng... Nếu chương trình thành công sẽ đem
đến một môi trường lao động tốt hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giảm
xuống, lực lượng lao động có sức khỏe tốt và giảm hao phí năng lượng vô ích, góp
phần tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho
doanh nghiệp. Chương này miêu tả các bước để thực hiện việc quản lý một
chương trình kiểm soát hóa chất.

Hình 45: Một số hoạt động trong chương trình kiểm soát hoá chất tại
nơi làm việc

2.5.1. Thiết lập mục tiêu

Muốn thành công bất cứ hoạt động nào của chương trình kiểm soát hóa chất,
thì phải có một chính sách rõ ràng về sử dụng an toàn hóa chất. Đây là mục tiêu
hàng đầu nhằm phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động,
người lao động và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp. Nguyên tắc này được thể hiện nhất quán trong chính sách về
chương trình kiểm soát toàn diện.

106
Một chính sách về quản lý hóa chất thường có các điều kiện ràng buộc sau:
- Thiết lập quy trình và quy phạm an toàn cho quá trình bảo quản, vận chuyển, sử
dụng và hủy bỏ những hóa chất nguy hiểm.
- Công tác quản lý nhằm giúp người lao động có được đầy đủ thông tin về các hóa
chất nguy hiểm và được huấn luyện về các biện pháp an toàn.
- Trước khi đưa một hóa chất vào nhà máy, mọi thông tin về hóa chất đã phải được
người bán, người sản xuất, người nhập khẩu cung cấp.

Để triển khai thực hiện chính sách này, doanh nghiệp cần lập một danh sách
những vấn đề ưu tiêu làm trước nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra. Ví dụ, trước
khi một hóa chất nguy hiểm được sử dụng, doanh nghiệp có thể tiến hành điều tra
đầy đủ về mức độ nguy hiểm của hóa chất, tính toán các lợi ích kinh tế và các hoạt
động để thay thế, cũng có thể đó là phưng án lựa chọn hóa chất ít độc nhất. Trên c
sở các các vấn đề ưu tiên, doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp.

2.5.2. Thiết lập chương trình

2.5.2.1. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý an toàn hóa chất.

Muốn lập được kế hoạch và phối hợp được các hoạt động theo kế hoạch đặt ra
thì phải quy định rõ nhóm người có trách nhiệm lập kế hoạch và điều khiển việc
thực hiện kế hoạch. Số người của nhóm tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
Tốt nhất là trong nhóm có đại diện của người sử dụng lao động, cán bộ an toàn và
nhà vệ sinh công nghiệp (để cung cấp sự hiểu biết về chuyên môn), đại diện của
người lao động sử dụng hóa chất.

Đối với những tổ chức nhỏ nơi thiếu cán bộ chuyên môn, nên tìm kiếm sự trợ
giúp từ bên ngoài, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu. Sự trợ giúp này có thể được
đáp ứng từ các công ty tư vấn, những hiệp hội, công đoàn địa phưng hoặc cơ quan
Chính phủ. Hoạt động của nhóm này gắn chặt với các mục tiêu đã được định ra
trong chính sách của doanh nghiệp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong chương
trình kiểm soát an toàn hóa chất.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động


- Đảm bảo rằng hóa chất đã được bảo quản một cách an toàn và mọi xuất
nhập không hợp lệ đã được ngăn chặn;
- Đảm bảo rằng người lao động đã được bảo vệ để phòng chống tai nạn, tổn
thương và nhiễm độc ở nơi làm việc, bởi:
a) Cố gắng tối đa để dùng những hóa chất không nguy hiểm hoặc ít nguy
hiểm nhất trong công nghệ sản xuất.

107
b) Lựa chọn thiết bị và máy móc thích hợp để làm việc với hóa chất;
c) Đảm bảo rằng đã dán nhãn chính xác tất cả các hóa chất và đã cung cấp bản
dữ liệu an toàn hóa chất dưới dạng có thể sử dụng ngay cho người lao động
cũng như đại diện của họ.
d) Hướng dẫn cho người lao động, đặc biệt là những người mới vào làm việc
về những nguy cơ và cách phòng ngừa chúng.
e) Giám sát có hiệu qủa tất cả các công việc có liên quan đến hóa chất, thực
hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro gây ra bởi việc thiếu kinh
nghiệm hoặc thiếu sự hiểu biết của người lao động.
f) Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc
và môi trường làm việc.
g) Thiết lập những phương án giải quyết trong tình trạng khẩn cấp.
h) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và tác
hại nghề nghiệp, tổ chức cứu chữa cho người bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh
nghề nghiệp.
i) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về khai báo điều tra, thống kê tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; đăng ký với thanh tra kỹ thuật an toàn về việc
sản xuất sử dụng các hóa chất độc, các hóa chất dễ cháy nổ.

Để đảm bảo hiệu qủa, người sử dụng lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ
của mình nên phối hợp với người lao động, công đoàn và chính quyền.

Trách nhiệm của người lao động:

Người lao động phải hợp tác với người sử dụng lao động khi thực hiện nhiệm
vụ của mình và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn và
sức khỏe trong sử dụng hóa chất và những chỉ dẫn do người quản lý, người sử
dụng lao động hoặc người giám sát đưa ra. Người lao động phải thực hiện tất cả
các bước hợp lý để giảm thấp nhất rủi ro cho họ, cho những người khác và môi
trường. Thêm vào đó họ phải:
- Sử dụng và bảo quản các thiết bị đã được trang cấp một cách đúng đắn để bảo vệ
chính mình và những người khác;
- Kiểm tra thiết bị trước khi bắt đầu làm việc và báo cáo ngay lập tức tới người có
trách nhiệm khi phát hiện thấy các tình huống có thể gây nguy hiểm mà mình
không có khả năng giải quyết một cách chính xác.

Người lao động có quyền


- Yêu cầu người sử dụng lao động hoặc đại diện của họ quan tâm tới những
nguy cơ tiềm ẩn đang tăng lên từ việc sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra
tai nạn lao động.
- Yêu cầu chuyển đổi công việc trong trường hợp sức khỏe của họ bị giảm sút
bởi các nguy cơ từ hóa chất nguy hiểm, đặc biệt là lao động nữ có thai hoặc

108
cho con bú.
- Yêu cầu được chữa chạy và bồi thường thích đáng theo quy định của pháp
luật khi bị tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp.

2.5.2.2. Thống kê hóa chất

Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm chịu trách nhiệm về hợp tác và lập kế hoạch sử
dụng an toàn hóa chất là thống kê toàn diện về hóa chất đang sử dụng. Tài liệu
thống kê phải có tất cả các thông tin về hóa chất, từ tên gọi, tính chất hoá, lý đến
số lượng sử dụng hàng tháng, thậm chí hàng ngày. phải lưu ý tới hóa chất đang
trên đường vận chuyển, hóa chất đang tham gia vào quá trình sản xuất, hóa chất
trong kho và hóa chất đã nhượng bán nhưng còn để ở nhà máy.

Mục đích của việc thiết lập bảng thống kê là để có các thông tin cơ bản giúp
cho việc sử dụng an toàn tất cả các hóa chất trong doanh nghiệp. Nếu thiếu những
thông tin cần thiết thì phải liên hệ ngay với người cung cấp yêu cầu đáp ứng. Từ
thông tin này, một tiểu ban sẽ phân tích việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và xét
đến giải pháp thay thế bằng các chất ít độc hn. Nếu vì lý do kinh tế và kỹ thuật, sự
thay thế không thể thực hiện được, những biện pháp phòng ngừa khác sẽ được
khai thác như là lắp đặt thiết bị kiểm soát, xây dựng những quy trình an toàn và
mở các lớp tập huấn về an toàn lao động cho người lao động.

2.5.2.3. Thủ tục mua bán

Nhiệm vụ thứ hai của nhóm quản lý là giám sát các thủ tục mua bán, nhằm
xác nhận tất cả các hóa chất đưa vào sản xuất đều đã được nhận diện, phân loại và
dán nhãn hợp thức. Thủ tục này được điều chỉnh phù hợp với việc mua bán những
hóa chất mới, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về nhãn, mác và những
đòi hỏi trong giấy tờ mua bán. Thủ tục này là cơ sở để tiến hành báo cáo thường
kỳ về hóa chất đang sử dụng và quyết định nên tiếp tục sử dụng hóa chất đó như
thế nào?

2.5.2.4. Đánh giá, phân loại và dán nhãn

Nhiệm vụ thứ ba của nhóm quản lý là phối hợp với phòng cung tiêu thực hiện
những bước cần thiết đối với một hóa chất lần đầu tiên được đưa vào sản xuất.
đảm bảo mọi hóa chất đều được đánh giá, phân loại, dán nhãn hợp thức và có kèm
theo bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất. Các thủ tục này tiến hành trước khi
hóa chất được xếp vào kho hoặc đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ này sẽ rất dễ dàng
nếu phòng cung tiêu lập đầy đủ những yêu cầu chi tiết trong giấy tờ mua bán.

109
Mọi vật chứa hóa chất đều phải có nhãn để cung cấp cho người lao động tiếp
xúc hoặc làm gần với hóa chất những thông tin cơ bản về đặc tính của hóa chất và
những chỉ dẫn an toàn. Các giám sát viên và người lao động phải phối hợp với
người sử dụng lao động để theo dõi chặt chẽ công việc này.
chương II, mục 2.2 đưa ra một danh mục hoàn chỉnh thông tin cần có trong một
nhãn.

Ghi nhớ: Mỗi vật chứa hóa chất phải được dán nhãn thích hợp. Không sử
dụng hóa chất trong các vật chứa không có nhãn.

2.5.2. 5. Quản lý hóa chất hàng ngày

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc, nên
có các hoạt động cụ thể sau:
1. Kiểm tra nhằm đảm bảo tất cả các hóa chất được chứa trong vật chứa thích hợp
với nhãn hợp lệ và bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất.
2. Cung cấp thông tin và hướng dẫn việc sử dụng, bảo quản an toàn hóa chất tới tất
cả những người lao động có liên quan.
3. Hợp tác để thúc đẩy sự kiểm soát.
4. Quản lý việc cung cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân;
5. Định kỳ đánh giá và tập luyện những phương án khẩn cấp.
6. Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc với hóa chất bao gồm
cả sự kiểm tra về sức khỏe.
7. Lập kế hoạch và triển khai các chương trình huấn luyện.

Các phần trước đã trình bày cách thiết lập những quy trình và những quy tắc
an toàn nhằm hạn chế hoặc giảm sự tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm. Phần này
sẽ đi sâu giới thiệu các vấn đề quản lý hóa chất phải quan tâm hàng ngày

Đảm bảo rằng tất cả các hóa chất đã được chứa trong vật chứa thích
hợp có nhãn hợp lệ và bản dữ liệu an toàn hóa chất mới nhất.

Nhiều hệ thống phân loại hóa chất đã được xác lập. Việc phân loại có sự khác
nhau giữa các nước. Trách nhiệm phân loại và dán nhãn hóa chất thuộc về người
cung cấp.

Trong nền kinh tế, sản phẩm của công đoạn này có thể là nguyên liệu của
công đoạn khác. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể vừa là người sử dụng hóa chất
vừa là người cung cấp hóa chất.

* Sản xuất và đóng gói.

110
Hầu hết các hóa chất được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, được kiểm
nghiệm nhiều năm trước khi sản xuất để bán. Mỗi một giai đoạn sản xuất đều được
kiểm tra tỉ mỉ, chính xác. Đối với hóa chất, ngoài việc kiểm tra tính hiệu qủa còn
phải kiểm tra độc tính trước khi được đưa ra thị trường. Bởi vậy, một lần nữa nhắc
lại rằng việc sử dụng hóa chất chỉ an toàn khi tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn
đã ghi trên nhãn hay ở các tài liệu kèm theo.

Để sản xuất một hóa chất, các nhà sản xuất, người chế tạo, người cung cấp
cần thực hiện một số nghĩa vụ quan trọng khác trước khi đem bán sản phẩm của
họ. Đó là có trách nhiệm về nhãn hiệu và việc đăng ký hóa chất với cơ quan chức
năng của Nhà nước. Nếu không có cơ quan chức năng của Nhà nước chuyên trách
vấn đề này thì tuân theo các quy định của nước xuất, nhập khẩu.

Người sản xuất phải đảm bảo rằng mọi sản phẩm bán ra phải:
a) Được kiểm tra xác định đúng các nguy cơ trước khi đưa ra sử dụng;
b) Được đóng gói theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế và các vật chứa sẽ
phải chịu được sự vận chuyển bằng phương tiện hay bằng tay, không có biểu
hiện rò rỉ;
c) Được dán nhãn nhằm cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định
quốc gia và quốc tế; Dữ liệu an toàn hóa chất được cung cấp kèm theo các vật
chứa cho người sử dụng và những người có yêu cầu;
d) Được cung cấp tờ tin nếu chưa có nhãn.

Trong môi trường làm việc hóa chất được phân loại dựa vào nguy cơ tiềm ẩn
của nó đối với người lao động. Các tiêu chuẩn phân loại hóa chất gồm:
- Độc tính (độ nhạy và sự ăn sâu).
- Những đặc tính lý, hóa như cháy, nổ, ôxy hóa và các phản ứng nguy hiểm...
- Tính ăn mòn và gây kích thích.
- Tác động gây dị ứng và gây ung thư.
- Tác động gây quái thai, đột biến gen.
- Ảnh hưởng tới hệ thống cơ quan sinh sản.
- ......

Mỗi đặc tính của hóa chất (như dễ nổ, cháy, dễ ôxy hóa, độc, ăn mòn, kích thích...)
thường gắn với một biểu tượng (hình 46 có đưa ra một số ví dụ).

111
Tính dễ nổ
(Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam)

Ôxy hóa
(Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam)

Rất dễ cháy
(Hình tượng màu đen trên nửa nền màu trắng và màu đỏ)

112
Chất rắn dễ cháy
(Hình tượng màu đen trên nền màu trắng với những kẻ sọc đổ)

Rất dễ cháy khi gặp nước


(Biểu tượng màu đen trên nền xanh da trời)

Chất lỏng dễ cháy


(Hình tượng màu đen trên nền màu đỏ)

113
Tính ăn mòn
(Biểu tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam và chữ in trắng trên nửa nền
màu đen)

Cực độc hoặc rất độc


(Hình tượng màu đen trên nền màu trắng)

Độc (Hình tượng màu đen trên nền màu trắng)

Hình 47: Biểu tượng phân loại hóa chất

114
Độ độc của thuốc thường có thể nhận biết qua vạch màu của nhãn thuốc:
+ Vạch màu đỏ: Thuốc độc thuộc nhóm I (cực độc hoặc rất độc).
+ Vạch màu vàng: Thuốc độc thuộc nhóm II (độc)
+ Vạch màu xanh: Thuốc độc thuộc nhóm III (ít độc)

Cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hóa chất tới
tất cả những người lao động có liên quan

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:


- Thông báo cho người lao động về các nguy cơ khi tiếp xúc với hóa chất tại
nơi làm việc;
- Chỉ dẫn cho người lao động cách thu nhận và sử dụng thông tin trên nhãn và
bản dữ liệu an toàn hóa chất (hình 53);
- đảm bảo các bài giảng cho người lao động là phù hợp với bản dữ liệu an
toàn của hóa chất và các thông tin đặc thù cho mỗi nơi làm việc.
- Huấn luyện đều đặn, cơ bản cho người lao động những quy trình và những
quy phạm phải tuân theo nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa
chất tại nơi làm việc;
- Huấn luyện để người lao động sử dụng chính xác và có hiệu qủa các biện
pháp kiểm soát, đặc biệt những biện pháp kiểm soát kỹ thuật và những biện
pháp bảo vệ cá nhân.
- Thông báo cho người lao động rõ trách nhiệm của họ khi xảy ra trường hợp
khẩn cấp và huấn luyện cho họ những thực hành cần thiết.
- Bảo quản hợp lý hóa chất là một yếu tố quan trọng trong chương trình kiểm
soát hóa chất. Để làm được điều đó, người sử dụng lao động phải dựa vào đặc
tính của hóa chất xem xét các vấn đề:

- Tính tương tác giữa các hóa chất;

- Những đặc tính và số lượng của hóa chất đã được chứa trong kho;

- Điều kiện kho tàng (tính an ninh, cửa vào, vị trí kho);

- Loại và tính nguyên vẹn của vật chứa;

- Ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ và độ ẩm;

- Những biện pháp phòng chống tai nạn, ngăn ngừa việc thoát hơi
khí độc và cháy.

Hóa chất khác nhau đòi hỏi cách bảo quản khác nhau. Ví dụ, những hóa chất
dễ cháy không được chứa trong những chất liệu dễ bị ô xít hóa và khu vực kho

115
phải mát, tránh xa nguồn nhiệt và được thông gió tốt. Những hóa chất dễ phản ứng
với nước như: Lithi, Natri, Kali, Canxi sẽ phải được chứa trong khu vực kho khô,
mát và thông gió tốt. Hệ thống tưới nước sẽ không được lắp đặt tại các khu vực
này.

Hình 48: Người lao động phải được chỉ dẫn cách thu nhận thông tin trên nhãn và bản
dữ liệu an toàn hóa chất

2.5.3- Hợp tác nhằm làm tốt hơn nữa sự kiểm soát an toàn hoá chất

Một trong những yếu tố đảm bảo kiểm soát thành công hóa chất nguy hiểm là
sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hợp tác tạo sự phối
hợp chặt chẽ, tăng hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất
tại nơi làm việc (hình 48).

Hợp tác có nghĩa là người lao động phải tuân theo những tiêu chuẩn và quy
phạm an toàn và cũng phải báo cáo ngay lập tức tới bộ phận quản lý bất cứ một
tình huống nguy hiểm nào phát sinh, dù lỗi của ai. Với nguyên tắc: phải thực hiện
nhiệm vụ của mình an toàn và không gây nguy hiểm tới những người lao động
khác.
Người sử dụng lao động phải cung cấp ngay những thông tin về sự độc hại, nguy
hiểm của hóa chất đối với sức khỏe hoặc những thông tin khác như thời hạn kiểm
tra mức độ tiếp xúc, kiểm tra sức khỏe khi người lao động có yêu cầu.

116
Tổ chức đại diện cho người lao động (thường là công đoàn) được quyền cử
cán bộ tham gia các cuộc thanh tra hoặc điều tra. Sự hợp tác như vậy sẽ đảm bảo
hiệu quả và thành công của một chương trình kiểm soát hóa chất.

2.5.4 - Quản lý việc cấp, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân

Tại những nơi phát sinh các yếu tố nguy hiểm, độc hại mà không thể loại trừ
hết được phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Bản dữ liệu an toàn hóa chất là nguồn thông tin chủ yếu cho việc lựa chọn
phương tiện bảo vệ cá nhân. Kết hợp với các thông tin từ danh mục trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân do cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành, từ các
nhà chuyên môn về vệ sinh công nghiệp, về hóa học để xây dựng quy chế quản lý,
sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ nhân, gồm các vấn đề sau (hình 49):

- Ban hành nội quy sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Đề ra biện pháp nhằm đảm bảo cấp đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Thông báo các vùng, các công đoạn bắt buộc phải sử dụng phương tiện bảo
vệ cá nhân;

- Thiết lập một chương trình huấn luyện trong đó phản ánh các mối nguy
hiểm, và những biện pháp bảo vệ, cách lựa chọn và sử dụng, bảo quản và sửa
chữa phương tiện bảo vệ cá nhân.

117
2.5.5. Triển khai, đánh giá và định kỳ luyện tập phương án khẩn cấp

Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp có liên quan đến hóa chất, thường tác hại
không chỉ giới hạn đối với người lao động mà còn gây ra cho cả cộng đồng và môi
trường xung quanh. Kế hoạch khẩn cấp ngoài việc hướng dẫn rõ ràng cho mọi
người trong doanh nghiệp biết làm gì và không làm gì, còn tạo cơ hội phối hợp với
đội cứu hỏa, cảnh sát, y tế và các dịch vụ cấp cứu khác ở bên ngoài nhà máy.

Người sử dụng lao động phải thiết lập những biện pháp khẩn cấp và phương
tiện để giải quyết bất cứ sự cố nào. Ví dụ, để phòng trường hợp bị hóa chất bắn
hoặc dính vào người, vòi cấp cứu và những bồn rửa mặt sẽ được trang bị ở gần nơi
làm việc nhất (hình 50). Những trang thiết bị này phải được kiểm tra thường
xuyên để đảm bảo chúng luôn sẵn sàng hoạt động tốt.

Tương tự như vậy, phải phân loại nguy cơ cháy (cháy chất lỏng, cháy chất
rắn, cháy chất khí và kim loại) và trong trường hợp cháy sẽ có các thiết bị chống
cháy phù hợp nhằm dập tắt hoặc khống chế lửa trước khi những đơn vị cứu hỏa
đến. Phải huấn luyện những người lao động liên quan đến hoạt động cứu hỏa. Kế
hoạch sơ tán khi cháy phải được thiết lập và luyện tập đều đặn để đảm bảo cuộc sơ
tán được suôn sẻ và nhanh chóng.

Người sử dụng lao động nên cố gắng bố trí sao cho tại mỗi nơi làm việc đều
có những người lao động đã được huấn luyện cách tự sơ cứu. Căn cứ vào quy định
của luật pháp để quy định số thành viên tối thiểu cho sơ cứu ở các nơi làm việc.

Người sử dụng lao động cần thiết lập một chương trình huấn luyện cho mọi
người lao động về các vấn đề liên quan trong trường hợp khẩn cấp. Chương trình
huấn luyện nên gồm những nội dung sau:

- Phân công người kéo hệ thống báo động;

118
- Kêu gọi sự trợ giúp thích hợp;

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp trong tình trạng khẩn cấp;

- Những hoạt động để sơ tán ngay lập tức bất cứ ai trong vùng nguy hiểm;

- Hướng dẫn cách sơ cứu;

- Sử dụng thiết bị và các vật liệu đặc biệt nhằm sơ cứu, cứu hỏa và thiết bị
kiểm soát rò rỉ, tràn đổ;

- Các hoạt động sơ tán tài sản gần đó khi cần thiết.

2. 5.6. Thiết lập và duy trì những quy trình giám sát sự tiếp xúc và việc
kiểm tra sức khỏe

Người sử dụng lao động phải thiết lập quy trình giám sát các mức độ độc hại
của hóa chất tiếp xúc (hình 51). Nó không được vượt quá giới hạn cho phép được
quy định trong luật pháp quốc gia (danh mục do Bộ Y tế ban hành). Nếu mức độ
độc hại vượt quá giới hạn đó, ngay lập tức phải điều tra xác định nguyên nhân và
đề ra các biện pháp khắc phục. Trước khi thực hiện những biện pháp khắc phục,
người lao động phải được cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp hoặc
tạm dừng việc trong vùng độc hại. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm hóa chất trong
môi trường lao động phải được thực hiện định kỳ theo quy định của pháp luật và
phải được làm đột xuất trong các trường hợp có nghi vấn về mức độ ô nhiễm. Tất
cả hồ sơ quản lý sự tiếp xúc với hóa chất phải được lưu giữ theo đúng quy định.

Người lao động tiếp xúc với hóa chất phải được giám sát về y tế, chủ yếu là kiểm
tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định những ảnh hưởng có hại với sức khỏe khi làm
việc với hóa chất. Phần lớn các bệnh nghề nghiệp có một giai đoạn ủ bệnh lâu dài.
Vì vậy, kiểm tra sức khỏe là cơ hội phát hiện bệnh nghề nghiệp ở giai đoạn sớm

119
nhất, nhằm thực hiện những biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp. Điều
quan trọng là những bác sĩ tiến hành chương trình này đã được huấn luyện tương
xứng về y học lao động. Tất cả các hồ sơ sức khỏe phải được bảo quản tốt.

2.5.7. Lập kế hoạch và thực hiện chương trình huấn luyện

Giáo dục và đào tạo là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý hóa chất
nguy hiểm. Việc lắp đặt các thiết bị an toàn, việc bổ sung quy trình và quy phạm
an toàn cùng với sự huấn luyện và đào tạo là các nhân tố đảm bảo thực hiện có
hiệu quả chương trình kiểm soát hóa chất.

Tất cả những người làm việc với hóa chất nguy hiểm phải nhận thức được các
mối nguy hiểm, và các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng, từ quy trình làm
việc, cách sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, đến những biện pháp sơ
cứu và cấp cứu.

Huấn luyện đặc biệt cần thiết cho người lao động mới vào nghề. Ngoài ra, tất
cả mọi người lao động đều phải được huấn luyện lại theo định kỳ hoặc khi có thay
đổi trong quy trình sản xuất.

2. 6. ĐIỀU TRA BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ
NGHIỆP VÀ CÁC SỰ CỐ KHÁC

2.6.1. Điều tra tai nạn lao động và các sự cố khác

* Để đánh giá được các nguy cơ và đề ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết,
người sử dụng lao động phải phối hợp với người lao động và đại diện của họ
để điều tra ngay:

- Các tai nạn và sự cố bất kể nó có gây thương tích hay không;

- Các trường hợp bệnh nghề nghiệp đã rõ và đang bị nghi ngờ;

- Các trường hợp có thể xảy ra mối nguy hiểm liên quan đến hóa chất độc hại.

* Công việc điều tra cần xem xét đến hiệu quả của các biện pháp giám sát
hiện có.

2.6.2. Báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác

Phải báo cáo tai nạn, bệnh nghề nghiệp và các sự cố khác liên quan đến hóa
chất cho người có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

120
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc xây dựng tài liệu hướng dẫn về an toàn hóa chất là rất thiết thực; nhiều doanh
nghiệp tham gia các hội thảo hay tập huấn đã coi những tài liệu đó là cơ sở để
doanh nghiệp xây dựng các thể chế riêng, đầu tư các cơ sở hạ tầng và nguồn nhân
lực cho việc bảo đảm an toàn hóa chất tại doanh nghiệp.

Luật an toàn hóa chất cần thiết phải được hoàn thiện và ban hành sớm song hành
với các tài liệu hướng dẫn, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:
- xây dựng và phổ biến thông tin an toàn hóa chất cho người sử dụng hóa
chất
- đăng ký hóa chất và hóa chất mới
- xây dựng tiêu chuẩn về an toàn hóa chất và kiểm tra thanh tra an toàn hóa
chất
- sự tham gia của cộng đồng về đảm bảo an toàn hóa chất trong tất cả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu giữ, vận chuyển và thải bỏ hóa chất.

Giáo trình về an toàn hoá chất được xây dựng dựa trên giáo trình của Tổ chức Lao
động Thế giới, và xuất phát từ thực tế về hiện trạng an toàn tại các doanh nghiệp
hoá chất. Công tác Chăm sóc Trách nhiệm đã và đang được triển khai cùng với
hợp tác của một số doanh nghiệp hoá chất thuộc VINACHEM, Hội Hoá học Việt
Nam và các chuyên gia quốc tế. Giáo trình này cũng góp phần thúc đẩy công tác
Chăm sóc Trách nhiệm , góp phần triển khai thực hiện Nghị định 68 năm 2005 của
Chính phủ về an toàn hoá chất và công nghiêp gắn với các hoạt động RC tại doanh
nghiệp.

Kết quả tuy còn rất hạn chế từ quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cho thấy
nhu cầu về phổ biến kiến thức, thông tin và các văn bản pháp quy liên quan đến an
toàn hóa chất là rất lớn. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các doanh
nghiệp về giáo trình quản lý an toàn hóa chất sẽ được tiếp thu nhằm mục đích tiếp
tục hoàn thiện hơn giáo trình. Vì vậy đề nghị Bộ CN tiếp tục hỗ trợ về pháp lý và
tài chính để tổ chức trên diện rộng và định kỳ các hoạt động này.

121
Tài liệu tham khảo

1. Nh÷ng vÊn ®Ò ®éc häc m«i tr−êng do sö dông ho¸ chÊt ë ViÖt Nam -
§¸nh gi¸ nhu cÇu ®µo t¹o, UNIDO, Së KHCNMT Hµ Néi, ViÖn
Chularhbon Th¸i Lan, 2002

2. B¸o c¸o kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi “§iÒu tra c¬ b¶n ®¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng
s¶n xuÊt, sö dông ho¸ chÊt ë ViÖt Nam - §Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p c¬ b¶n
nh»m kiÓm so¸t « nhiÔm m«i tr−êng do ho¸ chÊt”, 2006.

3. H−íng dÉn qu¶n lý an toµn vÖ sinh lao ®éng trong ngµnh da giÇy, Dù
¸n S¸ng kiÕn liªn kÕt doanh nghiÖp, 2003.

4. Gi¸o tr×nh ®µo t¹o vÒ an toµn ho¸ chÊt do ViÖn Y häc Lao ®éng vµ
VÖ sinh M«i tr−êng biªn so¹n, 2005

5. Gi¸o tr×nh ®µo t¹o vÒ an toµn ho¸ chÊt do ViÖn KHKT B¶o hé Lao
®éng biªn so¹n, 2007

6. Website c¬ së d÷ liÖu ho¸ chÊt INCHEM do UNEP, ILO, WHO x©y


dùng http://www.inchem.org/Data sheet-INCHEM.doc

7. Website cña Tæ chøc Lao ®éng ThÕ giíi


http://www.ilo.org/public/english/protection/safework/cis/products/icsc/Dat
a sheet-ILO.doc

8. The management of toxic chemicals and hazardous wastes in the


Asia-Pacific Region, NETTLAP Publication No.5, 1993

9. Risk reduction of chemicals, The Swedish National Chemicals


Inspectorate (KEMI), 1991

10. Act on Chemical Products, The Swedish National Chemicals


Inspectorate (KEMI), 1992

11. Alternatives to persistent organic pollutants – The Swedish input to


the IFCS Expert Meeting on persistent organic pollutants in Manila,
the Philippines, 17-19 June 1996.

122
12. Guiding principles for chemical accident – Prevention, preparedness
and response, OECD, 1992.

13. OECD Initial Assessment Reports for High Production Volume


Chemicals including Screening Information Data Sets (SIDS),
Volume 7-part 2,3; Volume 9 – Part 3, UNEP/IOMC (Inter-
Organization Programme for the sound management of chemicals)

14. Health aspects of chemical accidents – Guidance on chemical accident


awareness, preparedness and response for health professionals and
emergency responders, IPCS/OECD/UNEP/WHO, 1994

15. The WHO recommended classification of pesticides by hazard and


Guidelines to classification 1998-1999, IPCS-WHO/UNEP/ILO

16. Concise International Chemical Assessment Document, No. 57, 59,


62, 63, 64, 65, 66, IPCS/IOMC/WHO, 2004.

17. Toxic chemicals and hazardous waste management, Network for


Environmental Training at Tertiary Level in Asia and the Pacific-
NETTLAP Publication No.5, 1993.

123
PHỤ LỤC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO

Các thuật ngữ sử dụng thường xuyên trong giáo trình đào tạo được hiểu như
sau:

1. Hóa chất: Là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc
từ tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành.

2. Sự nhiễm độc: Bình thường con người có khả năng đối phó với nhiều hóa
chất khác nhau nhưng trong giới hạn nhất định (8). Sự nhiễm độc chỉ xảy ra
khi giới hạn bị vượt quá và cơ thể không có khả năng đối phó (bằng cách tiêu
hóa, hấp thụ hay bài tiết).

3. Độc tính của hóa chất: Là khả năng gây tác hại của nó cho một cơ thể sống.
Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau. Thí dụ: một vài giọt hóa chất nào
đó có thể gây tử vong, trong khi những hóa chất khác chỉ gây những ảnh
hưởng tương tự với khối lượng lớn.

4. Nguy cơ: Là đặc tính cố hữu của một chất gây hại cho con người hoặc môi
trường.

5. Tính đặc thù: Khả năng của một hóa chất chỉ tác dụng lên một cơ quan.

6. Hóa chất nguy hiểm: Là những hóa chất trong quá trình sản xuất, sử dụng,
bảo quản và vận chuyển có thể gây ra cháy nổ, ăn mòn nhiễm độc nguy hiểm
cho người và phá hoại tài sản.

7. Hóa chất dễ cháy nổ: Là các hóa chất có thể tự phân giải gây cháy nổ hoặc
cùng với các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy nổ dưới điều kiện nhất định về
thành phần, nhiệt độ, áp suất ...

8. Hóa chất ăn mòn: Là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây
dựng (kể cả móng và nền đất tự nhiên) và các dạng vật chất khác như máy
móc, thiết bị, đường ống v.v... có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật.

9. Hóa chất độc: Là các chất gây ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp đến
người và sinh vật. Tác dụng độc có thể xâm nhập qua tiếp xúc da, qua đường
ngộ độc cấp tính hay mãn tính, gây nhiễm độc cục bộ hay toàn bộ.

10. Rủi ro: Đó là khả năng có thể xảy ra những mối nguy hại và phạm vi có
thể của nó. Rủi ro không chỉ phụ thuộc vào nguy cơ độc hại (tức là khả năng
chất đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường) mà còn

124
phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như sản phẩm được sử dụng như thế nào,
lượng sử dụng bao nhiêu và phụ thuộc vào phạm vi lan rộng của sản phẩm đó.

11. Bụi lơ lửng: Là sự phân tán các tiểu phân rắn trong không khí. Đám bụi
này được sinh ra bởi các hoạt động xay nghiền, khoan đập các khối vật chất.
Cỡ của những hạt bụi này có phạm vi từ nhìn thấy được bằng mắt thường (lớn
hơn 1/20 mm đường kính) cho tới không thể nhìn thấy được. Đám bụi không
thể nhìn thấy sẽ tồn tại trong không khí một thời gian cùng với sự nguy hiểm
của nó, vì có khả năng lọt sâu vào phổi.

12. Hơi: Là dạng khí của một chất lỏng ở nhiệt độ phòng và áp suất thường.
Lượng khí phát tán phụ thuộc vào độ bay hơi của chất lỏng. Chất có điểm bay
hơi thấp thì dễ bay hơi hơn những chất có điểm bay hơi cao.

13. Mù sương: Là sự phân tán các hạt chất lỏng trong không khí. Bình thường
mù sương được sinh ra bởi các hoạt động như: mạ điện, bơm phun, nơi mà
chất lỏng được phun ra, bắn tung toé hoặc sủi bọt thành những hạt nhỏ.

14. Khí: Các chất như ôxy, nitơ, hoặc điôxít cacbon trong trạng thái khí ở
nhiệt độ phòng và áp suất thường.

15. Ảnh hưởng cấp tính: Là ảnh hưởng xuất hiện ngay sau khi hóa chất xâm
nhập vào cơ thể, gây ra bởi sự tiếp xúc ngắn, đơn lẻ (thường không nhiều hơn
một ca làm việc) với một số lượng lớn hoặc nồng độ cao của một hóa chất.
Thông thường có các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, bải hoải, buồn nôn,
đi lỏng, toát mồ hôi, run và cảm giác mệt mỏi. Nếu tác động mạnh còn gây ra
co giật, rối loạn hành vi hoặc gây ngất xỉu...

16. Ảnh hưởng mãn tính: Là ảnh hưởng gây ra bởi sự tiếp xúc nhiều lần với
một hóa chất trong một giai đoạn dài. Trong trường hợp này, hóa chất được
tích lũy lại trong cơ thể, đến một mức nào đó chúng có khả năng gây đột biến
tế bào, kích thích u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến tế bào thai và gây ra dị
dạng... Cả hai ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đều có thể mất đi sau khi chấm
dứt sự tiếp xúc và được điều trị thích hợp, song chúng cũng có thể để lại hậu
quả lâu dài.

17. Tài liệu an toàn hóa chất: Là tài liệu chứa đựng những thông tin cần thiết
về đặc tính của hóa chất và các biện pháp để sử dụng chúng một cách an toàn,
bao gồm từ cách nhận diện, phân loại, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn cho tới
việc tiến hành các biện pháp an toàn và biện pháp khẩn cấp.

125

You might also like