You are on page 1of 139

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

QUẢN CẨM THÚY

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH


CÁC SẢN PHẨM TRUNG GIAN
TẠO THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ
PARACETAMOL BẰNG HỆ UV/NaClO

LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC

Hà Nội -2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

QUẢN CẨM THÚY

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH


CÁC SẢN PHẨM TRUNG GIAN
TẠO THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ
PARACETAMOL BẰNG HỆ UV/NaClO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Chuyên ngành : Hóa Phân tích

Mã số : 62 44 01 18

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ TRƯỜNG GIANG

Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung của luận án là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Trường Giang. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Viện Hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp,
bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, kính trọng nhất tới PGS.TS. Lê Trường
Giang - người thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công
nghệ, Ban lãnh đạo Viện Hóa học cùng tập thể cán bộ phòng Hóa sinh Môi
trường – Viện Hóa học đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Quản Cẩm Thúy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................4


1.1. Vấn đề ô nhiễm dược phẩm trong môi trường nước ........................................4
1.1.1.Nguồn gốc của dư lượng dược phẩm trong nước........................................4
1.1.2. Mức độ ô nhiễm dư lượng dược phẩm trong nước ....................................6
1.2. Vấn đề tồn dư Paracetamol (PRC) trong môi trường nước .............................9
1.2.1. Tính chất hóa lý của Paracetamol ............................................................10
1.2.2. Các nghiên cứu về sự xuất hiện của PRC trong nước .............................11
1.3. Các phương pháp oxi hóa tiên tiến ứng dụng trong xử lý nước .....................14
1.3.1. Các quá trình oxi hóa tiên tiến .................................................................14
1.3.1.1. Quang phân H2O2 bằng UV ...............................................................16
1.3.1.2. Quá trình UV/Chlorine ......................................................................16
1.3.2. Tính chất hóa lý của một số gốc tự do điển hình sinh ra trong các hệ oxi
hóa tiên tiến (AOPs) ...........................................................................................21
1.3.2.1. Hoạt tính của gốc tự do Hydroxyl HO..............................................21
1.3.2.2. Hoạt tính của các gốc tự do Cl, Cl2- ................................................23
1.4. Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang hóa .................................................26
1.4.1. Phương pháp xác định cường độ dòng photon I0 .....................................26
1.4.2. Động học của phản ứng ............................................................................28
1.5. Phương pháp phân tích hợp chất hữu cơ lượng vết trong nước ....................30
1.5.1. Phương pháp chiết tách hợp chất hữu cơ lượng vết trong nước ..............30
1.5.2. Phương pháp phân tích Hợp chất hữu cơ trong nước...............................31
1.5.2.1. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ..............................31
1.5.2.2. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao .............................32
1.5.2.3. Phần mềm Compound Discoverer tích hợp trên LC – MS/MS .........33
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................35
1.6.1. Các nghiên cứu ứng dụng hệ UV/NaClO trong xử lý các hợp chất ô
nhiễm hữu cơ lượng vết ......................................................................................35
1.6.2. Các nghiên cứu về loại bỏ PRC sử dụng AOPs .......................................37

CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............40


2.1. Thiết bị và Hóa chất .......................................................................................40
2.1.1. Thiết bị .....................................................................................................40
2.1.2. Hóa chất ....................................................................................................40
2.2. Các phương pháp phân tích............................................................................41
2.2.1. Phương pháp phân tích nồng độ PRC, NB, BA bằng hệ HPLC ..............43
2.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng NaClO ...............................................44
2.2.3. Phương pháp phân tích nồng độ các chất hữu cơ bằng hệ HPLC ............41
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................45
2.3. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................46
2.3.1. Chuẩn bị mẫu dùng cho thí nghiệm .........................................................46
2.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu nước .........................................46
2.3.1.2. Điều kiện phân tích LC/MS/MS ........................................................48
2.3.2. Mô hình hệ thiết bị phản ứng quang hóa ..................................................49
2.4. Các quy trình thí nghiệm ................................................................................49
2.4.1. Thí nghiệm phân hủy PRC bằng hệ UV, UV/NaClO, UV/H2O2 .............50
2.4.2. Thí nghiệm xác định vai trò của các gốc tự do ........................................50
2.4.3. Thí nghiệm xác định sản phẩm phụ của quá trình phân hủy PRC bằng hệ
UV, UV/NaClO ..................................................................................................51

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................52


3.1. Nghiên cứu đánh giá sự hiện diện và phân bố của dư lượng dược phẩm
trong nước bề mặt của một số sông hồ ở Hà Nội ..................................................52
3.1.1. Định lượng các dư lượng dược phẩm trên thiết bị LC-MS/MS ...............53
3.1.1.1. Xây dựng đường chuẩn cho PRC.......................................................53
3.1.1.2. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ..54
3.1.1.3. Xây dựng đường chuẩn của một số dược phẩm nghiên cứu.............55
3.1.2. Dư lượng dược phẩm trong nước sông hồ Hà Nội ...................................56
3.1.3. Sự biến đổi hàm lượng theo mùa của dư lượng dược phẩm trong nước
sông hồ Hà Nội ...................................................................................................59
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy PRC bằng các phương pháp
oxi hóa tiên tiến UV, UV/NaClO ...........................................................................61
3.2.1. So sánh quá trình phân hủy PRC bằng các phương pháp oxi hóa tiên tiến
............................................................................................................................62
3.2.2. Động học phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO .........................................63
3.2.2.1. Ảnh hưởng của cường độ đèn UV ....................................................63
3.2.2.2. Ảnh hưởng của pH .............................................................................66
3.2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ NaClO ........................................................67
3.2.2.4. Ảnh hưởng của các ion vô cơ ............................................................69
3.2.2.5. Ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ hòa tan .....................................70
3.2.2.6. Phân hủy PRC trong mẫu nước thực tế..............................................71
3.3. Vai trò của các gốc tự do trong quá trình phân hủy Paracetamol bằng quá
trình oxy hóa tiên tiến UV/NaClO .........................................................................73
3.3.1. Động học quá trình phân hủy PRC bằng hệ H2O2/UV: xác định hằng số
tốc độ phản ứng của PRC với gốc HO● ..............................................................73
3.3.2. Động học cạnh tranh: Xác định hằng số tốc độ phản ứng của gốc •Cl và
•OCl với PRC .....................................................................................................76
3.3.2.1. Xác định hằng số tốc độ phản ứng của gốc tự do Cl• với PRC .........79
3.3.2.2. Xác định hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của ClO• với PRC .............80
3.4. Cơ chế chuyển hóa của quá trình phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO ..........83
3.4.1. Tổng hợp và sàng lọc kết quả qua phần mềm Compound Discoverer .....83
3.4.2. Xác định các hợp chất được tạo thành và đề xuất cơ chế cho sự phân hủy
PRC bằng hệ UV/NaOCl ....................................................................................84
3.4.3. Kết luận ..................................................................................................104
KẾT LUẬN ............................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO………..……………………………………………..112
PHỤ LỤC ...............................................................................................................125
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AOPs Các phương pháp oxi hóa tiên tiến


Abs Độ hấp thụ quang
AOX Halogenua hữu cơ
ACN Acetonitrile
BA Axit benzoic
CF Cafein
COD Nhu cầu oxi hóa học
CAR Carbamazepine
DO Lượng oxi hòa tan
DOM Các hợp chất hữu cơ hòa tan
DBPs Sản phẩm phụ của quá trình khử trùng
DMA N,N – Dimethylaniline
DMOB Dimethoxybenzene
DPD N,N – dietyl-1,4 phenylendiamin
HPLC Hệ sắc ký lỏng hiệu năng cao
HT Hồ Tây
HNĐ Hồ Nghĩa Đô
HTQ Hồ Thiền Quang
HTC Hồ Thành Công
HNK Hồ Ngọc Khánh
HLĐ Hồ Linh Đàm
HBM Hồ Bảy Mẫu
HTB Hồ Trúc Bạch
IBU Ibupropen
LC – MS/MS Hệ thống sắc kí lỏng khối phổ
LOD Giới hạn phát hiện
LOQ Giới hạn định lượng
MPs Chất ô nhiễm hữu cơ lượng vết
NB Nitrobenzene
NOM Các chất hữu cơ tự nhiên
SL Sông Lừ
STL Sông Tô Lịch
PRC Paracetamol
THMs Trihalometan
TMP Trimethoprim
TC Tetracycline
TRA Tramadol
TOC Tổng lượng cacbon hữu cơ
UV/VIS Quang phổ hấp thụ phân tử
UV Tia cực tím
WHO Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng quan về sự hiện diện của PRC ở các nhà máy xử lý nước thải (trước
khi xử lý) ...................................................................................................................12
Bảng 1.2: Tổng quan về sự hiện diện của PRC ở các nhà máy xử lý nước thải (sau
khi xử lý) ...................................................................................................................12
Bảng 1.3: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước mặt ...................................13
Bảng 1.4: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước ngầm ................................13
Bảng 1.5: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước uống .................................13
Bảng 1.6: Khả năng oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa ......................................14
Bảng 1.7: Các quá trình oxi hóa nâng cao không nhờ tác nhân ánh sáng ................15
Bảng 1.8: Các quá trình oxi hóa nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng ...........................15
Bảng 1.9: Hiệu suất lượng tử của OCl- và sự hình thành các sản phẩm quang hóa..20
Bảng 1.10: Thế oxy hóa khử chuẩn của một số cặp oxy hóa khử ............................22
Bảng 1.11: Cơ chế phản ứng của gốc OH ...............................................................22
Bảng 1.12: Hằng số tốc độ phản ứng (M-1.s-1) của các gốc OH, Cl, Cl2- đối với
các hợp chất hữu cơ mạch th ng ở 25 C .................................................................25
Bảng 1.13: Hằng số tốc độ phản ứng (M-1.s-1) của các gốc OH, Cl, Cl2- đối với
các hợp chất hữu cơ vòng thơm ở 25 C. .................................................................25
Bảng 1.14: Thống kê các nghiên cứu xử lý hợp chất hữu cơ sử dụng UV/NaClO ..35
Bảng 1.15: Các nghiên cứu về loại bỏ PRC sử dụng AOPs .....................................38
Bảng 2.1: Điều kiện phân tích sắc ký HPLC của PRC, NB, BA ..............................43
Bảng 2.2: Nồng độ và diện tích pic của các chất trong dung dịch chuẩn .................44
Bảng 2.3 : Nồng độ và Abs của các chất trong dung dịch NaClO chuẩn .................41
Bảng 2.4: Nồng độ và Abs của các chất trong dung dịch H2O2 chuẩn .....................42
Bảng 2.5: Các thông số phân tích trên LC - MS/MS ................................................49
Bảng 2.6: Các thông số kỹ thuật của hệ phản ứng ....................................................49
Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật của hệ phản ứng ........................................................49
Bảng 3.1 : Nồng độ và diện tích pic của PRC trong dung dịch chuẩn .....................53
Bảng 3.2: Giá trị LOD và LOQ của PRC .................................................................54
Bảng 3.3: Sai số và độ lặp lại của phép đo tại các nồng độ khác nhau ....................55
Bảng 3.4: Nồng độ và diện tích pic của PRC trong dung dịch chuẩn ......................56
Bảng 3.5: Kết quả phân tích 1 số chất ở sông hồ HN ...............................................57
Bảng 3.6: Quá trình phân hủy PRC bằng các hệ AOPs khác nhau ...........................62
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân
hủy PRC bằng UV………………………………………………………………….64
Bảng 3.8 : Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân
hủy PRC bằng hệ NaClO/UV…………………………………………..………….65
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân
hủy PRC bằng hệ NaClO/UV ………………………………………………………….65
Bảng 3.10: So sánh sự phân hủy PRC bằng quá trình UV, NaClO và UV/NaClO 65
Bảng 3.11. Phản ứng của các ion vô cơ với gốc ●OH và hằng số tốc độ phản ứng ..69
Bảng 3.12: Các thông số cơ bản của nền mẫu nước máy .........................................71
Bảng 3.13: Hằng số động học bậc 1 của các quá trình PRC/UV và PRC/UV/H2O2 75
Bảng 3.14: Ảnh hưởng nồng độ NB tại các quá trình khác nhau .............................78
Bảng 3.15: Kết quả hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến của các chất tham gia phản
ứng động học cạnh tranh ...........................................................................................80
Bảng 3.16: Công thức dự kiến của các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ .........102
DANH MỤC HÌNH

Hình1.1: Các con đường đi vào nguồn nước của dược phẩm ....................................4
Hình 1.2: Công thức cấu tạo của Paracetamol ...........................................................9
Hình 1.3: Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các dạng clo tự do: Cl2 HOCl,
OCl- ...........................................................................................................................17
Hình 1.4: Hệ số hấp thụ phân tử mol của HOCl, OCl- và NH2Cl ............................18
Hình1.5: Đồ thị lg C theo t đối với phản ứng bậc 1..................................................29
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống LC-MS/MS ......................................................................32
Hình 1.7: Cấu tạo bẫy ion trong orbitrap ..................................................................33
Hình 1.8: Máy khối phổ phân giải cao Q Exactive Focus ........................................33
Hình 1.9: Giao diện phần mềm Compound Discoverer phần hiện thị kết quả .........34
ình 2.1: Đường chuẩn xác định PRC bằng thiết bị HPLC…………………….....42
Hình 2.2: Đường chuẩn xác định NB bằng thiết bị HPLC……………………..….42
ình 2.3: Đường chuẩn xác định BA bằng thiết bị HPLC…………………………43
ình 2.4: Đường chuẩn xác định NaClO bằng phương pháp so màu……………...44
ình 2.5: Đường chuẩn xác định H2O2 bằng phương pháp phổ UV - VIS………...45
Hình 2.6: Mô hình thí nghiệm quang hóa .................................................................49
ình 3.1: Đường chuẩn xác định PRC bằng thiết bị LC-MS/MS ............................54
Hình 3.2: Hàm lượng của IBU, PRC và CF theo mùa mưa và mùa khô .................59
Hình 3.3: So sánh quá trình phân hủy PRC bằng các hệ AOPs khác nhau UV trực
tiếp, Chlorine hóa, UV/NaClO, UV/H2O2 ................................................................63
Hình 3.4: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân
hủy PRC bằng UV .............................................................................................64
Hình 3.5. Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân hủy
PCR bằng NaClO/UV .........................................................................................65
Hình 3.6: Ảnh hưởng của pH đến quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO .........66
Hình 3.7: Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các dạng clo tự do ...............66
Hình 3.8. Mối liên hệ giữa hằng số tốc độ biểu kiến bậc 1 của quá trình phân hủy
PRC vào nồng độ NaClO ..........................................................................................68
Hình 3.9. Ảnh hưởng của các ion vô cơ đến hiệu quả xử lý PRC bằng UV/NaClO
...................................................................................................................................70
Hình 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ DOM đến hiệu quả của quá trình phân hủy
PRC bằng NaClO/UV ...............................................................................................70
Hình 3.11(a): Hằng số tốc độ phân hủy PRC ở các nền mẫu khác nhau ..................71
Hình 3.11(b): Sự suy giảm của nồng độ PRC theo thời gian ở các nền mẫu khác
nhau ...........................................................................................................................71
Hình 3.12: Ảnh hưởng pH tới hằng số tốc độ phản ứng của quá trình quang hóa
PRC ...........................................................................................................................74
Hình 3.13: Hằng số động học bậc 1 của các quá trình PRC/UV và PRC/UV/H2O2 75
Hình 3.14: Sự suy giảm nồng độ của NB khi có mặt tia UV...................................78
Hình 3.15: Phân hủy PRC và hợp chất “đầu rò” DMOB trong hệ tạo gốc tự do CO3•-
...................................................................................................................................81
Hình 3.16: Mối liên hệ giữa tốc độ phân hủy của PRC với hợp chất “đầu rò”
DMOB .......................................................................................................................81
Hình 3.17: Sự đóng góp của các gốc tự do đến hiệu quả của quá trình xử lý PRC
bằng hệ UV/NaClO ...................................................................................................82
Hình 3.18: Sắc đồ LC các chất được tạo thành được tổng hợp qua phần mềm
Compound Discoverer ..............................................................................................83
Hình 3.19: Sắc kí lỏng và sơ đồ khối phổ của một vài chất trong quá trình biến đổi
PRC trong quá trình quang hóa UV/NaOCl..............................................................84
Hình 3.20. Sắc kí lỏng của PRC trong UV. từ trên xuống dưới, m/z 152,06, m/z
110,05 ........................................................................................................................86
Hình 3.21: Hai hợp chất được phát hiện trong điều kiện xử lý với NaOCl ..............86
Hình 3.22: Hệ cộng hưởng của gốc tự do và liên kết π làm bền hóa các gốc tự do .88
Hình 3.23. Sắc ký lỏng khối phổ của PRC, tương ứng với khối lượng phân tử
151,06 ........................................................................................................................89
Hình 3.24: Sắc ký đồ và công thức dự kiến của hợp chất 2 (m/z 186,03) và 3 (m/z
219,98).......................................................................................................................90
Hình 3.25: Khối phổ của monoclo-PRC (2) và diclo-PRC (3). ................................91
Hình 3.26: Khối phổ MS/MS của m/z 186,05; m/z 219,99 và các cơ chế phân mảnh
...................................................................................................................................93
Hình 3.27: Sắc kí lỏng khối phổ và công thức dự kiến của các hợp chất 4 và 5 ......94
Hình 3.28: Một số trường hợp đề xuất công thức khác trên cơ sở phản ứng thế gốc
...................................................................................................................................95
Hình 3.29: Sắc ký lỏng và khối phổ của các hợp chất tương ứng với m/z 301,13;
317,10; 333,10; 335,06; 351,06; 369,03 ...................................................................97
Hình 3.30: Sắc ký lỏng và khối phổ của m/z 357,05 ................................................97
Hình 3.31: Các công thức dự kiến hợp chất 6 và một số hướng hình thành ............98
Hình 3.32: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của 8 và 8’ .........................99
Hình 3.33: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của các hợp chất 11,12,13 .99
Hình 3.34: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của m/z 144,01 (12, 13a và
13b)..........................................................................................................................100
Hình 3.35: Sắc ký lỏng và khối phổ của m/z 160,883 ............................................101
Hình 3.36: Cơ chế đề xuất của quá trình phá vỡ vòng thơm để tạo nên các phân tử
nhỏ hơn ....................................................................................................................103
Hình 3.37: Sắc ký lỏng khối phổ của các sản phẩm trung gian ..............................104
Hình 3.38: Cơ chế các phản ứng thế gốc tự do hình thành các hợp chất dẫn xuất
vòng thơm với các nhóm thế -Cl và –OH ...............................................................105
Hình 3.39: Cơ chế dẫn tới quá trình bẻ gãy liên kết và hình thành các phân tử nhỏ
hơn ...........................................................................................................................106
1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, thế giới không chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nước mà
vấn đề chất lượng nước cũng có xu hướng trở thành một yếu tố nhận được sự quan
tâm lớn. Các nguồn điểm của các chất ô nhiễm bao gồm: hệ thống nước thải, nguồn
xả thải từ công nghiệp đều gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Sự gia tăng dân số,
sự tăng trưởng mở rộng của các khu đô thị và công nghiệp, cộng thêm sự tăng
cường của các hoạt động nông nghiệp là các tác nhân chính làm gia tăng tình trạng
ô nhiễm nước. Các mối quan tâm cụ thể trong vấn đề này là các chất ô nhiễm lượng
vết (ví dụ như thuốc trừ sâu, dược phẩm...) không thể loại bỏ hiệu quả bằng các
phương pháp xử lý nước thông thường. Trong trường hợp này, phương pháp oxi
hóa tiên tiến (AOPs) đóng góp một phần quan trọng bởi khả năng sản xuất ra tác
nhân oxi hóa mạnh là gốc tự do hydroxyl (•OH) – có khả năng phá hủy các chất hữu
cơ ô nhiễm lượng vết như: các chất gây rối loạn nội tiết, thuốc trừ sâu, dược phẩm...
Hơn nữa, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như quá trình quang xúc tác sử
dụng ánh sáng mặt trời, có khả năng giảm chi phí xử lý và khiến cho AOPs thu hút
được nhiều sự quan tâm hơn trong ngành công nghiệp nước.

Công nghệ chuyển hóa quang hóa và oxi hóa quang hóa không chỉ có khả
năng loại bỏ các hóa chất độc hại nói trên mà còn có khả năng loại bỏ các sản phẩm
phụ trong quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bởi quá trình clo hóa. Phương
pháp này đã nhận được nhiều sự chú ý trong những thập kỉ gần đây. Ngày nay, việc
sử dụng tia UV cho quá trình oxi hóa các chất ô nhiễm hóa học không mong muốn
đang được áp dụng nhiều hơn trong lĩnh vực xử lý nước.

Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phân tích các sản phẩm trung
gian tạo thành trong quá trình xử lý Paracetamol bằng hệ UV/NaClO”.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào những nội dung chính sau:

Chương 1 giới thiệu về vấn đề ô nhiễm dược phẩm và Paracetamol trong môi
trường nước và xác định rõ nguồn gốc ô nhiễm dược phẩm nói chung và
Paracetamol nói riêng trong nước các quá trình oxi hóa tiên tiến trong nước.
Chương này còn nêu vai trò chính của các gốc tự do trong các hệ oxi hóa tiên tiến.
Cụ thể là các gốc tự do hoạt tính được sinh ra như: •OH, Cl•, Cl2•-. Liên quan trực
2

tiếp đến hệ UV/NaClO là hệ oxi hóa quang hóa chính được sử dụng trong nghiên
cứu này, chương I cũng đã trình bày chi tiết các vấn đề cơ bản về hóa học của hệ
này trong môi trường nước, đồng thời nêu tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến các
hợp chất ô nhiễm hữu cơ lượng vết có sử dụng hệ UV/NaClO và các nghiên cứu
liên quan đến cơ chế, xu hướng hình thành các sản phẩm phụ, sản phẩm trung gian
của các quá trình này.

Chương 2 trình bày các phương pháp, dụng cụ được sử dụng trong nghiên
cứu này, cụ thể là các phương pháp so màu dùng để định lượng các tác nhân oxi hóa
như NaClO, H2O2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC được sử dụng để
theo dõi sự thay đổi nồng độ theo thời gian của các hợp chất mô hình được sử dụng
trong nghiên cứu: Paracetamol, Nitrobenzen, Benzoic axit. Cuối cùng là phương
pháp sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao được ứng dụng trong nghiên cứu, phân tích
sàng lọc để xác định dư lượng dược phẩm trong nước và các sản phẩm trung gian
của quá trình phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO.

Chương 3 trình bày các kết quả đạt được. Cụ thể:

 Đánh giá sự xuất hiện và phân bố của các chất ô nhiễm hữu cơ mới trong
nước bề mặt sông hồ Hà Nội.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phát triển được phương pháp phân tích
sàng lọc các hợp chất ô nhiễm hữu cơ mới ở nồng độ vết phù hợp với điều kiện
phòng thí nghiệm trên cơ sở ứng dụng phương pháp sắc kí lỏng khối phổ phân giải
cao (LC-MS/MS) kết hợp phần mềm thống kê Compound Discoverer 2.0.
Phương pháp này đã được ứng dụng trên 100 mẫu nước mặt thực tế ở các
sông hồ Hà Nội. Kết quả đã cho thấy một góc nhìn tương đối cụ thể về vấn đề ô
nhiễm và tồn dư các hợp chất ô nhiễm hữu cơ mới trong nguồn nước mặt ở HN. Kết
quả này cũng đã được so sánh, đánh giá với các nghiên cứu trước đây.

 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy PRC bằng
UV/NaClO.

Nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO cụ thể là pH, nồng độ NaClO, cường độ
đèn UV, các ion vô cơ có mặt trong dung dịch, các hợp chất hữu cơ hòa tan…
3

 Nghiên cứu ảnh hưởng của vai trò các gốc tự do sinh ra trong quá trình phân
hủy PRC bằng hệ NaOCl/UV.

Quá trình AOPs được quyết định bởi tốc độ hình thành các gốc tự do. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định nồng độ của các gốc tự do sinh ra
trong hệ và xác định hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của các gốc tự do sinh ra trong
hệ với PRC.

 Nghiên cứu sự hình thành các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình phân hủy
PRC bằng hệ UV/NaClO và đề xuất cơ chế hình thành các sản phẩm phụ này một
cách chi tiết và phù hợp nhất có thể.

Mục tiêu của đề tài


Nghiên cứu quá trình chuyển hóa, nhận dạng và xác định các sản phẩm trung
gian của quá trình xử lý Paracetamol trong nước bằng hệ UV/NaClO trong các điều
kiện môi trường khác nhau.
4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Vấn đề ô nhiễm dƣợc phẩm trong môi trƣờng nƣớc

1.1.1. Nguồn gốc của dư lượng dược phẩm trong nước

Ngày nay, một lượng lớn dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
cho cả người và động vật đang được bán rộng rãi trên thị trường. Cùng với sự gia
tăng của dân số, khối lượng dược phẩm được sử dụng nhiều hơn. Do đó, dư lượng
dược phẩm tồn tại trong nước đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu
trong khoảng 15 năm trở lại đây.
Sự phân bố và thời gian tồn tại của một hợp chất trong nước phụ thuộc chủ
yếu vào các đặc tính hóa lý và đặc điểm môi trường khác nhau. Ngoài ra, thời gian
bán hủy của một hợp chất dược phẩm trong môi trường nước còn liên quan đến hiện
tượng phân hủy do: vi sinh vật, nhiệt độ, bức xạ mặt trời, chất khử oxy hóa…

Dư lượng dược phẩm sẽ đi vào nguồn nước bằng nhiều con đường khác
nhau. Hình 1.1 trình bày ba con đường chính mà dư lượng dược phẩm có thể đi vào
môi trường.

Hình1.1: Các con đường đi vào nguồn nước của dược phẩm [1]
5

Đối với hai con đường đầu tiên được giới thiệu, thứ nhất các chất thải của
nhà máy sản xuất dược phẩm được chuyển tới các công ty xử lý nước thải (công
nghiệp hay đô thị). Khi con người sử dụng các loại dược phẩm, thuốc không được
hấp thụ hoàn toàn trong cơ thể, chúng sẽ được bài tiết qua phân hay nước tiểu dưới
dạng ban đầu hoặc dưới dạng một hoặc nhiều chất chuyển hóa. Những chất chuyển
hóa này cũng có thể là dạng liên hợp với các phân tử hoạt động. Tại nhà máy xử lý
nước thải, nước sau khi được xử lý sẽ được thải trực tiếp vào nước mặt, nơi các chất
còn lại có thể tiếp tục phân hủy thông qua các quá trình tự nhiên như: thủy phân,
photolysis, phân hủy sinh học ... Ngoài ra, chúng cũng có thể đi vào nước mặt,
nước ngầm.
Con đường thứ ba, dư lượng thuốc thú y được thải ra trực tiếp vào đất thông
qua quá trình bài tiết của các loại động vật. Sau đó sẽ đi vào nước mặt bằng theo
dòng chảy hoặc đi sâu vào đất. Trong trường hợp nuôi trồng thủy sản, dư lượng
thuốc được thải trực tiếp vào vùng nước dùng cho nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có thêm các con đường khác làm cho dư lượng dược phẩm đi
vào môi trường như: quá trình rò rỉ nước thải, việc vứt bỏ các loại thuốc khi không
sử dụng…
Sau khi qua xử lý hoặc thải trực tiếp, dư lượng dược phẩm và các chất
chuyển hóa sẽ đi vào nước mặt. Hoạt động của chúng trong môi trường sẽ được
kiểm soát bởi một số quá trình: Sự hấp thu vào chất rắn, phân hủy hóa lý (phân huỷ
trong môi trường ánh sáng trực tiếp là hiện tượng mà một số liên kết hóa học yếu
trong cấu trúc phân tử bị phá vỡ sau khi hấp thụ năng lượng của ánh sáng). Ngoài
ra, với sự hiện diện của chất cảm quang (NO3- ion, chất hữu cơ tự
nhiên/NOM/DOM) và ánh sáng mặt trời,… các tác nhân sẽ phản ứng với dư lượng
dược phẩm. Quá trình này là gián tiếp quang phân huỷ. Hai quá trình này tạo ra sản
phẩm trung gian. Cấu trúc và số lượng các sản phẩm chuyển đổi phụ thuộc vào cấu
trúc của hợp chất hữu cơ ban đầu.

Các sản phẩm của quá trình phân huỷ bằng ánh sáng phụ thuộc vào các điều
kiện của phản ứng. Ngoài ra, động học, số lượng lượng tử và thời gian tồn tại cũng
là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của các hợp chất này trong
môi trường. Các yếu số này có thể bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của các chất hữu cơ,
các gốc tự do, oxy ...
6

Để đánh giá dư lượng của các dược phẩm trong môi trường nước đã có nhiều
nghiên cứu ở các nước như Mỹ [2,3], Pháp [4,5], Hàn Quốc [6], Tây Ban Nha [7],
Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành dược, hàng ngàn loại dược phẩm đã được
đưa vào thị trường hàng năm, cùng với đó cũng rất nhiều dược phẩm được rút ra
khỏi danh mục sử dụng vì nhiều lý do.

Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, tồn dư của các dư lượng dược
phẩm trong nước bề mặt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khối lượng sử dụng,
các tính chất hóa lý của dược phẩm như độ tan, thời gian bán hủy, khả năng chuyển
hóa trong cơ thể người, động vật. Ngoài ra, khi đi vào môi trường, các dược phẩm
này còn có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật, thực vật, ánh sáng mặt trời và các
yếu tố khác.
Trong các loại dư lượng dược phẩm được tìm thấy trong nước thì nhóm
thuốc kháng viêm không steroit là một trong những nhóm dược phẩm được nghiên
cứu nhiều nhất. Packer và cộng sự đã nghiên cứu sự phân hủy ánh sáng của 3 chất:
naproxen, ibuprofen và diclofenac ở cả nước siêu sạch và nước sông và ông thấy
rằng sự phân hủy ánh sáng của naproxen bị phân hủy trong nước siêu sạch nhanh
hơn nước sông. Ngược lại, ibuprofen và axit clofibric được phân hủy nhanh hơn
trong nước sông so với nước siêu sạch [8].

1.1.2. Mức độ ô nhiễm dư lượng dược phẩm trong nước

Sau khi tìm hiểu về nguồn gốc của dư lượng dược phẩm đi vào nguồn nước
theo nhiều con đường, đã có rất nhiều nghiên cứu về dư lượng dược phẩm trong
nhiều loại nước khác nhau.

Carbamazepine, thuốc chống co giật được xếp hạng ở vị trí thứ 20 trong các
loại thuốc tiêu thụ nhiều nhất tại Pháp, các nhà khoa học đã tìm thấy chúng ở các
nồng độ khác nhau trong nước thải [9,10], và lượng tồn dư của nó trong môi trường
[11]. Trong nước thải. Chúng được tìm thấy với nồng độ tối đa lên tới 113 ng/L ở
Tây Ban Nha [6], 310 ng/L ở Hoa Kỳ [12], 3110 ng/l ở [13] và 11500 ng/L ở Hàn
Quốc [14]. Carbamazepine được biết đến như là một trong những hợp chất dược
phẩm được tìm thấy nhiều nhất trong nước, ngay cả khi mức tiêu thụ của nó thấp
hơn nhiều so với các loại thuốc khác. Nồng độ của nó được tìm thấy từ 5-2324ng/L,
thậm chí có mẫu nồng độ lên tới 21μg/L [15].
7

Lincomycin, một hợp chất kháng sinh nhóm lincosamides được tìm thấy với
các nồng độ rất khác nhau: từ 25 ng/L ở Hoa Kỳ [12] và lên tới 52900 ng/L tại Hàn
Quốc [14] .
Nhóm thuốc kháng sinh họ tetracyclin cũng được tìm thấy trong một số
nghiên cứu. Oxytetracycline được được tìm thấy với nồng độ 7 ng/L tại
Luxembourg [16], 230 ng/L ở Trung Quốc [17], trong khi ở hai nghiên cứu này,
tetracycline đã được tìm thấy ở nồng độ 85 ng/L và 167 ng/L. Chlotetracycline đã
được nghiên cứu đồng thời trong 4 loại nước thải khác nhau tại Hàn Quốc [15], nó
chỉ được tìm thấy ở 4 trong số 58 mẫu. Nồng độ được tìm thấy lên đến 302 ng/L ở
đầu vào của các nhà máy xử lý nước thải đô thị nhưng lên đến 40 μg/L trong nước
thải nông nghiệp. Doxycycline được tìm thấy ở nồng độ cao nhất trong số 4 chất
thuộc nhóm này (chlortetracycline, doxycycline, oxytetracycline và tetracycline) lên
đến 650ng/l ở Úc [10].
Nhóm thuốc kháng sinh Sulfonamides cũng thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Sulfamethoxazole được tìm thấy nhiều nhất trong nước thải
với nồng độ từ 2,5 đến 820 ng/L, sulfapyridine được tìm thấy lên đến 1 μg/L
[13,17,18].
Thuốc chống trầm cảm (phổ biến nhất là: amitriptyline, doxepin hoặc
fluoxetine) được nghiên cứu ít hơn. Fluoxetine được tìm thấy ở nồng độ rất thấp,
chỉ vài chục ng/L [19] trong khi nồng độ amitryptiline có thể được tìm thấy đến 335
ng/L [13].
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (PRC, diclofenac, ketoprofen,
naproxen, ibuprofen) được biết đến là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong
điều trị giảm đau và hạ sốt. Chúng thường xuất hiện với nồng độ tương đối cao ở
nhiều loại mẫu. Mức độ xuất hiện rất khác nhau và nồng độ của chúng trong nước
phụ thuộc vào các phương pháp xử lý và nồng độ đầu vào tại các nhà máy xử lý
nước. Diclofenac được tìm thấy trong khoảng từ 6 đến 1090 ng/l, thậm chí có mẫu
nồng độ lên tới 19,2 μg/L trong nước thải của các nhà máy sản xuất dược phẩm
[15]. Naproxen thường tìm thấy với nồng độ ít hơn 1 μg/L nhưng có thể đạt tới 12,5
μ/L [15]. Ibuprofen được tìm thấy lên đến 11 μg/L ở Hoa Kỳ [12]; 26,3 μg/L ở Hàn
Quốc [14] và 56,5 μg/L ở Trung Quốc [20]. Cao nhất là ở Tây Ban Nha lên đến 2,4
μ/L và 15,1 μg/L [27]. Ngược lại, nồng độ đo được ở Pháp ít hơn 1 μg/L [21].
8

Paracetamol là một hợp chất cũng được sử dụng rộng rãi, được tìm thấy ở mức 150
μg/L ở Hoa Kỳ [12]; 218 μg/L ở Trung Quốc [20]; 246 μg/L ở Anh [13].
Một số công bố cho thấy rằng nồng độ dược phẩm trong nước mặt thường
trong khoảng ng/L, có một số nghiên cứu phát hiện ra nồng độ lên đến vài μg/L.
Trong số các hợp chất được nghiên cứu, nhóm thuốc kháng viêm không steroit và
thuốc giảm đau thường được phát hiện ở nồng độ cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy
diclofenac có nồng độ dao động từ 0,2 đến 358 ng/L, nhưng đối với ibuprofen được
tìm thấy ở Pháp là 2,1 ng/L [22]; 36,78 μg/L ở Costa Rica [23]. Một số tác giả tìm
thấy nồng độ tương tự cho ketoprofen từ 0,5 đến 70 ng/L, tại Costa Rica - lên đến
9,8 μg/L [24] và tìm thấy naproxen với nồng độ 1,8 - 285 ng/L ở Thổ Nhĩ Kỳ [24].
Carbamazepine cũng thường được phát hiện trong những năm gần đây ở vùng nước
mặt có nồng độ khác nhau từ 0,3 ng/L tại Pháp [22] đến 684 ng/L ở South Wales
[25]. PRC được tìm thấy với các khoảng nồng độ rất khác nhau: 14,7 ng/L ở Pháp
[26], 24-435 ng/L ở Thái Lan [27], 1968 ng/L ở Tây Ban Nha [28] hoặc lên đến
13,2 μ/L ở Costa Rica [23].

Cho đến nay chưa có nhiều bài báo liên quan đến sự xuất hiện của dư lượng
dược phẩm trong nước ngầm. Nước ngầm là loại nước ít bị ảnh hưởng bởi các loại ô
nhiễm, trừ trường hợp đặc biệt các nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng mạnh bởi nước
mặt. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu về dư lượng dược phẩm trong nước ngầm
đã được thực hiện. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ dư lượng các dược phẩm được
tìm thấy từ vài ng/L đến vài trăm ng/L. Carbamazepine là chất phát hiện nhiều nhất,
nồng độ dao động từ 0,1 đến 900 ng/L. Nhóm thuốc kháng viêm không steroit,
thuốc giảm đau cũng được phát hiện với nồng độ cao nhất: đối với PRC là 1890
ng/L [29]; diclofenac 380 ng/L; ketoprofen 215 ng/L; metoprolol 355 ng/L; sotalol
560 ng/L [30]; ibuprofen 3110 ng/L; Sulfamethazine 360 ng/L [31].

Dư lượng dược phẩm cũng ít khi được tìm thấy trong nước uống. Nồng độ
được tìm thấy là từ 100 pg/L đến vài ng/L. Carbamazepine, caffein,
sulfamethoxazole là các loại dược phẩm thường gặp nhất trong loại nước này.
Carbamazepine đã được phát hiện ở nồng độ từ 1 ng/L ở Pháp [32] đến 601 ng/L ở
Canada [33]. PRC được tìm thấy ở nồng độ 210,1 ng/L [4], metformin 238 ng/L
[32] và erythromycin 155ng/L [33]. Ibuprofen và naproxen được tìm thấy với nồng
9

độ từ 25 đến 34 ng/L ở Canada [33]. Ngược lại, ibuprofen chỉ ở mức 1,3 ng/L ở
Pháp [26]; 8,5 ng/l ở Phần Lan [34]. Diclofenac và naproxen cũng được tìm thấy
với nồng độ tối đa là 3 ng/L tại [4,26,32].

Các nghiên cứu trên cho thấy dư lượng dược phẩm, đặc biệt là nhóm thuốc
có tác dụng giảm đau, hạ sốt xuất hiện với nồng độ từ ng/L đến mg/L trong nhiều
loại nước khác nhau kể cả nước uống, do đó việc nghiên cứu các sản phẩm chuyển
hóa của quá trình xử lý nước là rất cần thiết.

1.2. Vấn đề tồn dƣ Paracetamol (PRC) trong môi trƣờng nƣớc

Paracetamol (PRC) hay Acetaminophen (tên được chấp nhận tại Hoa Kỳ)
là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không
hoặc ít có tác dụng chống viêm.
PRC gồm có một vòng nhân benzene, được thế bởi một nhóm hydroxyl và
nguyên tử ni-tơ của một nhóm amid theo kiểu para (1,4).

Hình 1.2: Công thức cấu tạo của Paracetamol

So với các thuốc chống viêm không steroit (nonsteroidal antiinflammatory


drugs - NSAIDs), PRCcó rất ít tác dụng phụ với liều điều trị nên được cung cấp
không cần kê đơn ở hầu hết các nước.
- Tên quốc tế: Paracetamol.
- Tên khác: Acetaminophen.
- Mã ATC (mã giải phẫu - điều trị - hóa học): NO2B EO1.
- Biệt dược: Panadol, Pradon, Efferalgan, Pandol...
- Công thức phân tử: C8H9O2N.
- Khối lượng mol phân tử: 151,17g/mol.
- Tên IUPAC: N-(4-hydroxyphenyl) acetamit hoặc p-hydroxy acetanilit hoặc
4-hydroxy acetanilit.
- Tên gọi Paracetamol được lấy từ tên hóa học của hợp chất para- acetyl
aminophenol.
10

1.2.1. Tính chất hóa lý của Paracetamol

a. Tính chất vật lý

- PRC là chất bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ.
- Khối lượng riêng: 1,263 g/cm 3 .
- Nhiệt độ nóng chảy: 169 0 C.
- Độ tan trong nước: 0,1÷0,5g/100mL nước tại 22 0 C. Ngoài ra còn có khả
năng tan trong etanol, dung dịch kiềm, dung dịch axit...
- Chế phẩm tan ít trong nước, tan nhiều hơn trong nước sôi, khó tan trong
clorofom, ete, etanol và các dung dịch kiềm... dung dịch bão hòa trong nước có pH
khoảng 5,3÷5,6; pKa=9,51.
b. Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của PRC do nhóm -OH, nhóm chức aetamit và tính chất
của nhân thơm quyết định.
Sự có mặt của 2 nhóm hydroxyl và aetamit làm cho nhân benzen được hoạt
hóa có thể phản ứng được với các hợp chất thơm có ái lực electron. Sự liên kết giữa
nhóm aetamit, hydroxyl với vòng benzen làm giảm tính bazơ của nhóm amit và làm
tăng tính axit của nhóm hydroxyl.
Nhóm -OH làm cho chế phẩm có tính axit và khi tác dụng với dung dịch
muối sắt (III) cho màu tím.
Đun nóng với dung dịch HCl thì bị thủy phân, thêm nước thì không có kết
tủa vì p-aminophenol tạo thành tan trong axit. Thêm thuốc thử kali dicromat thì có
kết tủa màu tím khác với phenacetin là không chuyển sang đỏ.
Quá trình xảy ra chủ yếu là:

HCl
HO NHCOCH3 K2Cr2O7
O
HO NH2 O NH
t [O]

Đun nóng dung dịch trên với axit sunfuric có mùi axit axetic có thể dùng
phản ứng này để định tính và định lượng PRC.
c. Dược lý cơ chế tác dụng

PRC là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ
sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, PRC không có hiệu
quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, PRC có tác dụng giảm đau và
11

hạ sốt tương tự như aspirin. PRC làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng
hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới
đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
PRC với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay
đổi cân bằng axit - bazơ, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi
dùng salixylat, vì PRC không tác dụng trên xyclooxygenat (COX) toàn th ân,
chỉ tác động đến xyclooxygenat prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.
PRC không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Khi dùng quá liều PRC, một chất chuyển hóa là N-axetyl-benzoquinonimin
gây độc nặng cho gan. Liều bình thường, PRC dung nạp tốt, không có nhiều tác
dụng phụ như aspirin. Tuy vậy, quá liều cấp tính (trên 10g) làm thương tổn gan gây
chết người, những vụ ngộ độc và tự tử bằng PRC đã tăng lên một cách đáng lo ngại
trong những năm gần đây.
PRC hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, sinh khả dụng là 80-90%, hầu như
không gắn vào protein huyết tương. Chuyển hóa lớn ở gan và một phần nhỏ ở thận,
cho các dẫn xuất glucuro thải trừ qua thận.
Ở một số ít trường hợp riêng lẻ, PRC đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm
tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

1.2.2. Các nghiên cứu về sự xuất hiện của PRC trong nước

PRC có thể được đưa trực tiếp vào nước từ các nguồn thải của các bệnh
viện, các công ty sản xuất dược phẩm… có thể do quá trình rửa trôi hoặc đào thải
của con người và động vật từ nước tiểu hoặc phân lắng đọng trên đất. Bằng nhiều
con đường khác nhau PRC xâm nhập vào các nguồn nước và thậm chí có mặt trong
các nguồn nước cấp do các nhà máy xử lý nước cấp chưa đủ khả năng để loại bỏ các
hợp chất hữu cơ lượng vết. Các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy PRC
xuất hiện ở nồng độ khá cao ở nhiều loại nước khác nhau:
12

Bảng 1.1: Tổng quan về sự hiện diện của PRC ở các nhà máy xử lý nước thải
(trước khi xử lý)
Nồng độ PRC (ng/L)
Quốc gia Tài liệu tham khảo
min max
5900 150000 Hoa Kỳ [12]
13 57 Hàn Quốc [5]
130 26090 Coratia [35]
5080 16600 Hàn Quốc [14]
67 1970 Thái lan [27]
108383 246641 Anh [13]
40 104000 Hàn Quốc [15]
370 218000 Hoa Kỳ [21]

Bảng 1.2: Tổng quan về sự hiện diện của PRC ở các nhà máy xử lý nước thải
(sau khi xử lý)
Nồng độ PRC (ng/L)
Quốc gia Tài liệu tham khảo
min max
650 Hoa Kỳ [12]
5990 Croatia [35]
1,8 19 Hàn Quốc [20]
172 346 Hàn Quốc [14]
4 734 Thái Lan [27]
9 Hàn Quốc [5]
1575 Anh [13]
431 652 Hàn Quốc [15]
108,1 11308,9 Pháp [4]
210 Hoa Kỳ [21]
13

Bảng 1.3: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước mặt
Nồng độ PRC (ng/L)
Quốc gia Tài liệu tham khảo
min max
5 127 Hàn Quốc [5]
250 Tây Ban Nha [35]
4 170 Hàn Quốc [20]
4 2080 Hàn Quốc [13]
28 435 Thái Lan [27]
2 112 Tây Ban Nha [36]
2382 Anh [13]
662 Anh [13]
11 72 Pháp [4]
1 71 Pháp [22]

Bảng 1.4: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước ngầm
Nồng độ PRC (ng/L)
Quốc gia Tài liệu tham khảo
min max
1890 Hoa Kỳ [37]
380 Hoa Kỳ [38]
0 12 Pháp [32]

Bảng 1.5: Tổng quan về sự có mặt của PRC trong nước uống
Nồng độ PRC (ng/L)
Quốc gia Tài liệu tham khảo
min max
1 45 Pháp [32]
17 Canada [33]
210 Pháp [4]
1 45 Pháp [22]

Các nghiên cứu cho thấy PRC xuất hiện với nồng độ khá cao ở trong tất cả
các loại nước.
14

1.3. Các phƣơng pháp oxi hóa tiên tiến ứng dụng trong xử lý nƣớc

1.3.1. Các quá trình oxi hóa tiên tiến

Các quá trình oxi hóa tiên tiến là những quá trình phân hủy oxi hóa dựa vào
gốc tự do hoạt động hydroxyl (HO) được tạo ra ngay trong quá trình xử lý. Gốc
hydroxyl HO là một tác nhân oxi hóa mạnh nhất trong số các tác nhân oxi hóa được
biết từ trước đến nay. Thế oxi hóa của gốc hydroxyl HO  là 2,8V, cao nhất trong số
các tác nhân oxi hóa thường gặp. Thế oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa thường
gặp được trình bảy ở bảng 1.6.

Bảng 1.6: Khả năng oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa [39]
Tác nh n ox hóa Thế oxi hóa (V)
Gốc hydroxyl 2,80
Ozon 2,07
Hydrogen peroxit 1,78
Permanganat 1,68
Hydrobromic axit 1,59
Clo dioxit 1,57
Hypocloric axit 1,49
Hypoiodic acid 1,45
Clo 1,36
Brom 1,09

Đặc tính của các gốc tự do là trung hòa về điện. Mặt khác, các gốc này
không tồn tại có sẵn như những tác nhân oxi hóa thông thường mà được sản sinh
ngay trong quá trình phản ứng, có thời gian sống rất ngắn khoảng vài nghìn giây
nhưng liên tục được sinh ra trong suốt quá trình phản ứng.
Phân loại
Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA), dựa theo đặc tính của quá
trình có hay không có sử dụng nguồn năng lượng bức xạ tử ngoại UV mà có thể
phân loại các quá trình oxi hóa nâng cao thành hai nhóm:
 Các quá trình oxi hóa nâng cao không nhờ tác nhân ánh sáng
15

Các quá trình oxi hóa nâng cao không nhờ tác nhân ánh sáng là các quá trình
không nhờ năng lượng bức xạ tia cực tím UV trong quá trình phản ứng và chúng
được liệt kê ở bảng 1.7.

Bảng 1.7: Các quá trình oxi hóa nâng cao không nhờ tác nhân ánh sáng
Tác nh n phản ứng Phản ứng đ c trƣng Tên quá tr nh
H2O2 và Fe2+ H2O2 + Fe2+  Fe3+ + OH- + HO Fenton
H2O2 và O3 H2O2 + 2O3  2 HO + 3O2 Peroxon

O3 và các chất xúc tác 3O3 + H2O 
cxt
 2 HO + 4O2 Catazon

H2O và NL điện hóa H2O  
nldh
 HO + *H Oxi hóa điện hóa

H2O và NL siêu âm H2O nlsa


HO + *H Siêu âm
(20- 40 kHz)

H2O  nlc
 HO + *H
H2O và năng lượng cao Bức xạ NL cao
( 1-10 Mev)

 Các quá trình oxi hóa nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng
Các quá trình oxi hóa nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng là các quá trình nhờ
năng lượng bức xạ tia cực tím UV, gồm các quá trình được trình bày ở bảng 1.8.

Bảng 1.8: Các quá trình oxi hóa nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng
Tác nh n phản ứng Phản ứng đ c trƣng Tên quá tr nh

H2O2 
hv
 2 HO
H2O2 và NL photon UV UV/H2O2
(  = 220 nm)

O3 + H2O 
hv
 2 HO
O3 và NL photon UV UV/O3
(  = 253,7 nm)

H2O2 +O3 + H2O 
hv
 4 HO +
H2O2/O3 và NL photon UV UV/H2O2+ O3
O2 (  = 253,7 nm)

H2O2/Fe3+ và NL photon Fe3++H2O 
hv
 HO +Fe + H
2+ +


Quang Fenton
UV Fe2++H2O2 
hv
 Fe + OH + HO
3+ -

TiO2  hv
e + h
- +

TiO2 và NL photon UV (  > 387,5 nm) Quang xúc tác


h + H2O  HO+ H+
+
bán dẫn
16

1.3.1.1. Quang phân H2O2 bằng UV

Quá trình quang phân H2O2 dưới tác dụng của bức xạ UV tạo ra gốc OH• xảy
ra theo phương trình dưới đây: H2O2 +hv  2 OH•
Sự phân hủy của H2O2 dưới tác dụng của tia tử ngoại ở bước sóng λ< 300 nm
sinh ra gốc OH•. Sự hấp thu của H2O2 đạt được cực đại đối với bức xạ UV có tần số
220nm, vì vậy sử dụng đèn hơi thủy ngân trung áp là thích hợp trong trường hợp
này. Tuy nhiên trong thực tế thường sử dụng nguồn UV của đèn hơi thủy ngân thấp
áp với bước sóng đặc trưng 253,7nm do tính phổ biến của nó cho quá trình UV oxi
hóa nói chung. Trong trường hợp đó, hệ số hấp thụ phân tử của H2O2 chỉ đạt 19,6
M-1.s-1. Vì thế, khi sử dụng đèn hơi thủy ngân thấp áp với bước sóng 253,7nm, phải
tăng lượng H2O2 đưa vào để tạo ra lượng gốc OH• đủ cho quá trình. Tuy nhiên khi
tăng lượng quá nhiều OH• sẽ xảy ra hiện tượng bị mất một số gốc HO•, giảm hiệu
quả của các quá trình do các phản ứng sau:
HO• + H2O2  OH2• + H2O
HO2• + H2O2  HO• + H2O + O2
HO2• + OH2•  H2O2 + O2

1.3.1.2. Quá trình UV/Chlorine

a. Hóa học cơ bản của Clo tự do trong nước

Clo là một chất ôxi hóa và chất khử trùng truyền thống, được sử dụng rộng
rãi trong xử lý nước và nước thải. Nó tồn tại ở dạng khí (Cl2), dung dịch (HOCl,
NaOCl) và dạng rắn [canxi hypochlorite, Ca(OCl)2] [40]. Việc sử dụng clo tương
đối kinh tế so với các phương pháp khác tuy nhiên nó có thể dẫn đến sự hình thành
các sản phẩm khử trùng có hại như trihalomethanes (THMs) và haloacetic acids
(HAAs), và Clo cũng đã bị vô hiệu hóa bởi một số vi khuẩn kháng thuốc (như
Giardia lamblia cysts và Cryptosporidium parvum oocysts). Ngoài ra các phương
pháp oxi hóa và khử trùng thay thế khác (ví dụ như: Clodioxide, O3, UV) đã được
nghiên cứu và ứng dụng [41].
Khi thêm khí Cl2 vào nước, một phản ứng thủy phân xảy ra để hình thành
axit hypochlorous (HOCl), sau đó phân tách thành ion hypochlorite (OCl–), được
thể hiện trong phương trình [2.1] và [2.2] [42]:
Cl2 (aq) + H2O ↔ HOCl + H+ + Cl- [2.1]
17

Hằng số cân bằng ở 25oC:

Hằng số tốc độ của phản ứng thuận ở 20°C: kforward = 11.0 s–1
Hằng số tốc độ của phản ứng nghịch 20°C: kreverse = 1.80 × 104 M–1 s–1
HOCl ↔ H+ + OCl- [2.2]
Hằng số cân bằng ở 25oC:

Theo K trong phương trình [2.1], một phần lớn các phân tử clo có thể hòa tan
vào nước để tạo ra HOCl/OCl- trừ trường hợp ở pH rất thấp và/hoặc nồng độ clorua
cao. Khi NaOCl và Ca(OCl)2 được cho vào nước, HOCl/OCl- có thể được tạo thành
theo các phản ứng [2.3], [2.4] và [2.2].
NaOCl → Na+ + OCl- [2.3]
Ca(OCl)2 → Ca2+ + 2OCl- [2.4]
Tổng lượng HOCl và OCl- được nói đến như là clo tự do có sẵn. Các tỷ lệ
tương đối của các dạng clo phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của dung dịch. Hình 1.3
minh họa ảnh hưởng pH đến tỉ lệ phân bố HOCl, ClO- ở 25 C, được xác định bằng
cách sử dụng phương trình [2.1] và [2,2].
Kết quả là, pH thấp ưu tiên cho khử trùng clo (USEPA, 1999). Tuy nhiên, giá
trị pH không nên giữ rất thấp, vì ở pH thấp hơn 4, HOCl có thể chuyển về dạng khí
hòa tan Cl2 có hại [43].

Hình 1.3: Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các

dạng clo tự do: Cl2 HOCl, OCl-


18

b. Cơ sở hóa học của quá trình UV / Chlorine

Quang phân Clo bởi tia UV là một quá trình tương đối phức tạp, bao gồm
một loạt các phản ứng dây chuyền với sự hình thành của nhiều sản phẩm và chất
trung gian, bao gồm •OH và •Cl. Các hệ số hấp thụ phân tử của HOCl, OCl-, và
NH2Cl (Hình 1.4) phụ thuộc vào bước sóng quang phân [44].

Hình 1.4: Hệ số hấp thụ phân tử mol của HOCl, OCl- và NH2Cl

OCl- + hν → Cl- + O(3P) (ground state triplet oxygen atom) [2.5]


OCl- + hν → •Cl + O- [2.6]
OCl- + hν → Cl- + O(1D) (excited singlet oxygen atom) at λ < 320nm [2.7]
O(3P) + OCl- → OCl2- [2.8]
O(3P) + OCl- → OCl2- [2.9]
O(3P) + OCl2- → OCl3- [2.10]
O(3P) + OCl2- → Cl- + O2 + O(3P) [2.11]
O- + H2O ↔ •OH + OH- [2.12]
Hằng số tốc độ phản ứng thuận ở 20–25°C cho [2.17]: kforward ≈ 108 s–1 [45]
Hằng số tốc độ phản ứng nghịch ở 20–25°C cho [2.17]: kreverse ≈ 1010 M–1 s–1 [45]
•OH + OCl- → OCl• + OH- [2.13]
Hằng số tốc độ phản ứng : k = (9,0 ± 0.5) × 109 M–1 s–1 [46]
•OH + OCl2- → OCl2 + OH- [2.14]
Hằng số tốc độ phản ứng: k = (6,3 ± 0.5) × 109 M–1 s–1 [46]
O- + OCl- → OCl• + O2- [2.15]
O- + OCl2- → OCl2 + O2- [2.16]

Cl + OCl- → OCl• + Cl [2.17]
Hằng số tốc độ phản ứng cho [2.22]: k = 8,2 × 109 M–1 s–1 [45]
19

2 OCl• ↔ Cl2O2 [2.18]


Cl2O2 + H2 O → OCl2- + OCl- +
2 H+ [2.19]
Cl2O2 + H2 O → O 2 + Cl- + OCl- +
2 H+ [2.20]
Cl2O2 + OCl2- + H2O → OCl3- + 2OCl- +
2 H+ [2.21]
O(1D) + H 2 O → H 2 O2 [2.22]
H2O2 + OCl- → O2 + Cl- + H2 O [2.23]
Nếu nồng độ ClO2– cao, ion này cũng có thể hấp thụ photon và tạo ra các sản
phẩm quang hóa [47].
OCl2- + hν → OCl- + O(3P) at λ > 320nm [2.24]
OCl2- + hν → OCl• + O- [2.25]
OCl2- + hν → OCl- + O(1D) at λ < 320nm [2.26]
OCl2- + hν → (OCl2-)• [2.27]
(OCl2-)• + OCl2- → OCl2 + OCl- +
O- [2.28]
Oppenlander đã chỉ ra rằng Cl- phản ứng với các gốc tự do hydroxyl được
mô tả trong các phương trình sau đây [48]:
• •
OH + Cl- → ClOH- [2.29]
Hằng số tốc độ phản ứng cho [2.34]: k = 4,3 × 109 M–1 s–1
• •
ClOH- +
H+ → Cl + H2O [2.30]
Trong khi đó, Cl- cũng phản ứng với •Cl (gốc tự do được tạo ra rất nhanh
theo phương trình [2.36]), để tạo ra •Cl2-, gốc này có hoạt tính thấp hơn •Cl và •OH
[44]. Các phản ứng tiếp theo của •Cl2- với chất gây ô nhiễm là không đáng kể [46].

Cl + Cl- → Cl2- [2.31]
Hằng số tốc độ phản ứng thuận: kforward = 8,5.109 M–1 s–1 [46]
Hằng số tốc độ phản ứng nghịch: kreverse = 6,0.104 M–1 s–1 [46]
Dựa vào bảng 1.9, hiệu suất lượng tử OCl- tăng với mức giảm của các bước
sóng. Tỷ lệ hình thành các gốc •OH được tạo ra bởi quá trình quang phân HOCl tại
254 nm cao hơn so với khi chiếu xạ bằng ánh sáng mặt trời ở bước sóng cao hơn
[47]:
20

Bảng 1.9: Hiệu suất lượng tử của OCl- và sự hình thành các sản phẩm quang hóa
365nm 313nm 254nm
OCl- 0,60 ± 0,02 0,39 ± 0,01 0,85 ± 0,02
OCl2- 0,160 ± 0,005 0 0
O2 0,04 ± 0,02 0,069 ± 0,005 0,200 ± 0,005
OCl3- 0,08 ± 0,02 0,08 ± 0,02 0,15 ± 0,02
Cl- 0,36 ± 0,03 0,27 ± 0,02 0,70 ± 0,03

c. Các sản phẩm phụ (DBPs) hình thành trong quá trình UV/Chlorine

Clo tự do là những chất khử trùng chủ yếu thường được sử dụng để vô hiệu
hóa các tác nhân gây bệnh và hạn chế các bệnh qua đường nước, nhưng nó cũng dẫn
đến sự hình thành các sản phẩm phụ có chứa clo. Những chất này được cho là có
những tác động xấu đến sức khỏe con người như gây ung thư, đột biến gen. THMs
là nhóm DBPs đầu tiên được phát hiện trong quá trình khử trùng nước uống năm
1974 [44]. Hiện nay, hơn 700 DBPs chứa halogen đã được công bố. Hầu hết các
DBPs được xác định có thể được tạo ra bởi các phản ứng giữa clo tự do, acid
hypobromous (HOBr) hoặc acid hypoiodous (HOI) và các chất hữu cơ tự nhiên
(NOM), ch ng hạn như axit humic và fulvic.
Trong số nhiều DBPs chứa halogen, THMs và HAAs được cho là những hợp
chất bền vững và có mặt với nồng độ cao nhất trong các quá trình khử trùng bằng
clo.
Hơn nữa, DBPs vô cơ gồm perchlorate (ClO4-), clorat (ClO3-), clorit (ClO2-)
và bromat (BrO3-), có thể cũng được sinh ra trong quá trình quang phân Clo tự do.
Các hợp chất này cũng cần được cân nhắc do những vấn đề liên quan đến sức khỏe
do chúng gây ra.
Sự hình thành DBP bởi clo hóa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm các loại
và nồng độ của tiền chất hữu cơ, nồng độ clo tự do, nồng độ brom, pH, nhiệt độ ...
[49]. NOM là tiền thân chính của DBPs hữu cơ, trong đó chủ yếu bao gồm các
humic (hydrophobic) và fulvic (hydrophilic), các protein, chất béo, carbohydrate,
axit cacboxylic, axit amin và các hydrocacbon [49]. Tuy nhiên, xác định chính xác
những khuynh hướng tạo DBPs của các hợp chất NOM có mặt trong nước là rất khó
khăn vì NOM là một hỗn hợp đồng nhất của các hợp chất.
21

Sự hình thành DBPs bởi UV và AOPs

Chỉ tiếp xúc với UV không thể sinh ra DBPs chứa halogen trong nước mà
không có tác nhân halogen như chlorine và chloramine.
DBP hình thành trong quá trình oxi hóa UV/Clo có lẽ là phức tạp hơn trong
các quá trình AOPs khác, vì các gốc •Cl hình thành bởi quang phân clo tự do có thể
phản ứng với các hợp chất hữu cơ tự nhiên NOM để sinh ra DBPs và DBPs vô cơ
như ClO4–, ClO3–, ClO2–, and BrO3– [50]. Vai trò của •Cl trong AOP UV/Clo cũng
chưa được làm rõ. Nó đã được coi là không đáng kể trong một số nghiên cứu [44].
Ngược lại, Fang và các cộng sự đã chỉ ra bằng chứng cho thấy •Cl phản ứng với axit
benzoic, và cho rằng nếu các hợp chất hữu cơ tự nhiên NOM chứa các thành phần
cấu trúc tương tự như axit benzoic thì các sản phẩm DBPs chứa clo có thể được
hình thành [51].
Cho đến nay, chỉ có một số ít nghiên cứu đã nghiên cứu sự hình thành DBP
trong quá trình AOP UV/clo. Pisarenk và các cộng sự đã tìm thấy nồng độ HAA
tăng ~ 50% khi sử dụng UV/clo với nồng độ clo tự do 10 mg L-1 clo và cường độ
UV 3,900 mJ cm-2 (2 giờ tiếp xúc), so với nồng độ HAA hình thành khi chỉ sử dụng
quá trình clo hóa, trong khi đó nồng độ THM không thay đổi và AOX đã tăng hoặc
giảm trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Weng và các cộng sự quan sát thấy
rằng khi sử dụng UV/clo với nồng độ clo 3 mg/l và cường độ UV(LP) 120-360
mJ.cm-2 (10-30 phút tiếp xúc) thì thúc đẩy quá trình hình thành Dichloacetonitrile
[52]. Shah và các cộng sự cũng tìm thấy sự gia tăng Chloropicrin và
Dichloacetonitrile khi xử lý bằng UV / chlorine (nồng độ clo tự do 7 mg/l) với
cường độ UV khác nhau, từ 60 đến 1500 mJ cm-2 [53].

1.3.2. Tính chất hóa lý của một số gốc tự do điển hình sinh ra trong các hệ oxi
hóa tiên tiến (AOPs)

1.3.2.1. oạt tính của gốc tự do ydroxyl O

a. Tính chất hóa lý

Gốc tự do hydroxyl là một axit yếu (HO/O-) với pKa = 11,9 [43]. Gốc này
tồn tại dưới dạng HO trong môi trường pH axit hoặc trung tính. Gốc này có một
dải hấp thụ trong vùng ánh sáng tử ngoại 180-240 nm (  500 M-1.cm-1) [45].
22

Gốc HO là một chất oxy hóa mạnh. Thế oxy hóa khử (2,7 V cho cặp HO.
H+/H2O) rất cao so với những hợp chất oxy hóa khác được sử dụng trong xử lý
nước (bảng 1.10)

Bảng 1.10: Thế oxy hóa khử chuẩn của một số cặp oxy hóa khử [45]
Phản ứng E0 (Volt)
0.5 F2 + H+ + 1 e  HF 3,03
O3 + 2 H + + 2 e  O2 + H 2 O 2,07
O3 + H2O + 2 e  O2 + 2 OH- 1,24
OH + e- + H+  H2O 2,7
H2 O2 + 2 H + + 2 e  2 H 2 O 1,776
MnO4- + 8 H+ + 5 e  Mn2+ + 4 H2O 1,491
O2 + 4 H + + 4 e  2 H2 O 1,23
HClO + H+ + 2e-  Cl- + H2O 1,49
ClO- + H2O + 2e-  Cl- + 2 OH- 0,90
ClO2 aq+ 1e-  ClO2- 0,95

b. Cơ chế hoạt động của gốc tự do hydroxyl HO

Gốc tự do hydroxyl HO là một gốc tự do có tính oxy hóa rất mạnh, nó có thể
tham gia phản ứng với hầu hết các hợp chất vô cơ và hữu cơ với hằng số tốc độ
phản ứng trong môi trường lỏng từ 107 đến 1010 M-1.s-1 [45].
Các gốc tự do có thể tham gia phản ứng theo các cơ chế sau : Thế hydro,
cộng vào các liên kết đôi hay vòng thơm và chuyển dịch electron (Bảng 1.11)

Bảng 1.11: Cơ chế phản ứng của gốc OH


Cơ chế phản ứng V dụ
Thế hydro RH + OH  R + H2O
OH

Cộng hợp vào liên kết đôi hoặc C C +OH  C C

vòng thơm
 
R1 N R2R3 + OH  R1 N R2R3 + OH-
Chuyển dịch electron
Fe2+ + OH  Fe3+ + OH-
23

c. Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng gốc tự do hydroxyl

Các quá trình oxy hóa của các hợp chất hữu cơ thành CO2 bởi các gốc
hydroxyl liên quan đến nhiều phản ứng liên tiếp và song song tạo ra các hợp chất
trung gian và các gốc tự do. Một cách tổng thể, quá trình oxy hóa của các hợp chất
hữu cơ (hợp chất ban đầu hoặc các sản phẩm phản ứng trung gian) với OH• bao
gồm:
- Bước khơi mào phản ứng dẫn đến sự hình thành của một hoặc nhiều gốc
hữu cơ R•
- Các phản ứng phát triển mạch liên quan đến gốc R• hoặc ROO• gốc (hình
thành từ phản ứng của gốc R• với oxy hòa tan).
- Phản ứng tắt mạch.

Các công trình công bố đều chỉ ra rằng gốc tự do HO có hoạt tính cực mạnh
với hầu hết các hợp chất hữu cơ, giá trị kM dao động trong khoảng 107 đến 1010 M-
1 -1
.s . Các hợp chất hữu cơ không chứa hydro hoặc có chứa các liên kết không bão
hòa (CCl4, C2Cl6) thì không bị phân hủy bởi gốc HO.

1.3.2.2. oạt tính của các gốc tự do Cl, Cl2-

a. Cơ chế hình thành gốc tự do Cl/Cl2- [46,47]:

Gốc tự do chlorua Cl/Cl2- có thể được hình thành theo những đường sau:
- Quá trình quang phân của các hợp chất cơ clo :
h, 248nm
 Cl + CH2COCH3
CH2ClCOCH3   
- Quá trình quang phân hủy ion chlorua ở bước sóng <200nm:
h 
Cl-  Cl + e aq

- Quá trình quang phân hủy ion Cl- ở bước sóng =355nm :
h
Cl2 
 2 Cl
- Quá trình quang phân phức chất FeCl2+:
h
FeCl2+  Fe2+ + Cl
- Quá trình oxy hóa ion chlorua bởi gốc sulfate tự do hình thành trong quá trình
quang phân persulfate:

h
S2O82- 
 2 SO4- Cl
 2 Cl
24

- Quá trình oxy hóa các ion chlorua bởi gốc tự do hydroxyl HO (được trình bày
chi tiết hơn dưới đây).

b. Quá trình oxy hóa ion chlorua bằng gốc tự do hydroxyl HO [46,47]:

Gốc tự do dichlorua (Cl2-) có thể tự phân hủy theo nhiều đường song song sau:
- Phản ứng với nước để tạo ra các hợp chất trung gian HClOH tồn tại cân
bằng với các gốc Cl và OH : Cl2- + H2O  HClOH + Cl- (phản ứng thuận)
HClOH + Cl-  Cl2- + H2O (phản ứng đảo)
- Phản ứng với OH-
Cl2- + OH-  2 Cl- + OH
- Quá trình phân rã Cl2- tạo thành Cl2 và Cl-:
Cl2- + Cl2- ↔ Cl2 + 2 Cl-
Cl2 + Cl- ↔ Cl3- K = 0,191 M-1
Hai phản ứng này thường được viết dưới dạng phản ứng tổng, thường được
dùng trong các nghiên cứu được công bố trước đây :
Cl2- + Cl2- ↔ Cl3- + Cl-
Trong môi trường acid và trung tính, quá trình thủy phân của Cl 2 cũng được
tính đến :
Cl2 + H2O ↔ HOCl + Cl- + H+
Cl2 + OH- ↔ HOCl + Cl-
HOCl ↔ ClO- + H+ pKa = 7,47 M-1
c. oạt tính của các gốc tự do Cl, Cl2- với các hợp chất vô cơ và hữu cơ [54,55]:

Các gốc tự do Cl. Cl2- là các gốc có hoạt tính oxy hóa rất mạnh. Thế oxy
hóa khử chuẩn của các gốc này lớn hơn 2V nhưng thấp hơn so với thế oxy hóa khử
của gốc hydroxyl (E° = 2,7 V).
Cl + 1 e  Cl- E° = 2,41 V
Cl2- + 1 e  2 Cl- E° = 2,09 V
Giống như gốc hydroxyl, các gốc Cl, Cl2- có thể tham gia phản ứng theo cơ
chế chuyển dịch electron, thế nguyên tử hydro, cộng vào liên kết đôi.
Bảng 1.12, 1.13 trình bày một số ví dụ về hằng số tốc độ phản ứng của các
gốc Cl, Cl2- với một số các hợp chất hữu cơ điển hình.
25

Bảng 1.12: Hằng số tốc độ phản ứng (M-1.s-1) của các gốc
OH, Cl, Cl2- đối với các hợp chất hữu cơ mạch th ng ở 25 C
Hợp chất OH Cl Cl2-
CH3OH 1,0 109(a) 1,0 109(a) 5,1 104(b)
CH3CH2OH 1,9 109(a) 1,7 109(a) 1,2 105(b)
CH3CHOHCH3 1,9 109(a) 1,5 109(a) 1,9 105(b)
(CH3)3COH 6 108(a) 6,2 108(a) 2,6 104(b)
CH3COCH3 1,1 108(a) <5 106(a) 1,4 103(b)

Bảng 1.13: Hằng số tốc độ phản ứng (M-1.s-1) của các gốc
OH, Cl, Cl2- đối với các hợp chất hữu cơ vòng thơm ở 25 C.
Hợp chất OH Cl Cl2-
Benzene 7,9 109 6.109-1,2. 1010 < 1 105
Phenol 6.109-1,2.1010 2,5 .1010 2,5 108 (pH 1)
Aniline 9.109-1,5 1010 4. 1010 1,2 107 (pH 1)
Acide benzoic  3.109(pH<3) 2,106 (pH 7)
Hydroquinone 5.109-2.1010 1,4 .109 (pH 1)
p-methoxyphenol 1,1. 109 (pH 1)
Acide p-aminobenzoic 1,1.108 (pH 7)
Acide p-chlorobenzoic 3.106 (pH 7)
Acide p-hydroxybenzoic 2,8 .108 (pH 1)

Ho t t nh của các gốc Cl

Gốc tự do chlorua (Cl) phản ứng tương đối nhanh với các hợp chất hữu cơ
vì chúng có hoạt tính tương tự như gốc tự do hydroxyl HO . Đối với các hợp chất
Ceton và Aldehit, gốc tự do Cl ưu tiên tấn công vào các liên kết O-H dạng hydrat
hóa. Đối với các axit hữu cơ, gốc Cl và HO phản ứng nhanh nhất với các dạng
phân ly so với dạng nguyên tử ban đầu. Trong trường hợp gốc HO , hoạt tính mạnh
nhất của gốc này đối với các hợp chất hữu cơ được giải thích là do cơ chế của quá
trình cộng hợp HO tách ra từ nước sẽ ưu tiên cho các cấu trúc có tính cộng hưởng
như các dạng phân ly. Trong trường hợp của Cl, cơ chế vận chuyển electron sẽ ưu
tiên đối với các dạng phân ly trong khi Cl sẽ phải tấn công các gốc HO nếu các
26

hợp chất ở dạng phân tử. Đối với các este, hoạt tính của gốc Cl  yếu hơn khoảng 10
lần so với gốc HO bởi vì các hợp chất này không có nhóm chức -OH.

Ho t t nh của gốc Cl2-

Tốc độ phản ứng của gốc Cl2- đối với các alcol no mạch th ng nằm trong
khoảng : 103-105 M-1.s-1, chậm hơn khoảng 100 lần so với gốc OH. Phản ứng này
thực hiện theo cơ chế thế hydro, hoạt tính khác nhau của các alcol tùy thuộc vào
năng lượng liên kết của liên kết C-H. Cl2- phản ứng rất nhanh với các hợp chất
mạch th ng không no, tốc độ phản ứng nhanh hơn gấp hàng trăm lần so với hợp
chất no mạch th ng tương tự.

1.4. Cơ sở lý thu ết của phƣơng pháp quang hóa

1.4.1. Phương pháp xác định cường độ dòng photon I0

Đèn UV phát xạ cho dòng photon Io (Einstein.s-1). Khi dòng photon Io được
chiếu qua dung dịch thí nghiệm sẽ bao gồm các hiệu ứng hấp thụ (Ia), phản xạ (Ir)
và truyền qua (It), chúng liên hệ với nhau theo công thức sau:
I0 = I a + I r + I t
Tỷ lệ giữa cường độ dòng photon bị hấp thụ và dòng photon chiếu xạ được gọi là hệ
số hấp thụ :
Ia
 .
I0

Tương tự như vậy, người ta cũng định nghĩa hệ số phản xạ R và hệ số truyền


qua T như sau :
Ir It
R T 
I0 I0

Theo định luật Lambert-Beer, khi một dung dịch đồng thể chứa một hợp chất
được chiếu xạ bằng các dòng ánh sáng đơn sắc song song tại một bước sóng cố định
thì hệ số truyền qua có thể được xác định bằng công thức sau:
It
d  10 - l C
I0

 : hệ số hấp thụ phân tử (L.mol-1.cm-1)


l : chiều dài khoảng chiếu xạ (cm)
C: nồng độ hợp chất hấp thụ ánh sáng (mol.L-1)
27

Mật độ quang của dung dich hấp thụ được định nghĩa bằng phương trình sau :
D=lC
Các tỷ lệ hấp thụ, phản xạ và truyền qua cũng như hệ số hấp thụ phụ thuộc vào
bước sóng của ánh sáng chiếu xạ. Khi trong dung dịch có nhiều hợp chất hấp thụ
ánh sáng tại bước sóng chiếu xạ thì độ hấp thụ quang được tính bằng tổng độ hấp
thụ quang của các thành phần hấp thụ.
Một phản ứng quang học xảy ra khi có sự hấp thụ ánh sáng bởi một phân tử
khi được chiếu xạ tại một bước sóng thích hợp và xảy ra sự kích hoạt điện tử
chuyển lên mức năng lượng cao hơn. Để một phân tử có trạng thái điện tử ở mức
năng lượng hoạt hóa cao hơn thì phân tử phải hấp thụ một photon mà có mức năng
lượng tối thiểu bằng khoảng mức năng lượng chênh lệch giữa orbital nhỏ nhất và
orbital trống thấp nhất của phân tử.
Trong vùng bước sóng thông thường được sử dụng cho các phản ứng quang
hóa (từ 200 đến 700nm), năng lượng của một photon nằm trong khoảng từ 10-18 và
3.10-19 J photon-1 tức là năng lượng trong khoảng từ 600 đến 180 kJ mol-1 (1 mol
photon = 1 Einstein = N photon, N là số Avogadro : N = 6,023 1023). Do đó trong
khoảng phổ ánh sáng này, chỉ có các phân tử mà cần mức năng lượng nhỏ hơn 600
kJ mol-1 mới có thể đạt được đến trạng thái hoạt hóa. Ở trạng thái này tương ứng
với một mức năng lượng thừa trong nội phân tử. Để trở về trạng thái bền, phân tử ở
trạng thái kích hoạt có thể chuyển hóa bằng các quá trình quang lý hoặc chuyển hóa
quang hóa.
Trong trường hợp phản ứng quang hóa, số phân tử chuyển hóa bởi sự hấp thụ
photon tại một bước sóng cho trước được biểu diễn bằng hiệu suất lượng tử của
phản ứng ():
n

I at

Δn : số phân tử phản ứng trong khoảng thời gian t.(Δn=C.V)


Ia : số photon được hấp thụ trong khoảng thời gian t
Tùy thuộc vào giá trị của hiệu suất lượng tử , cơ chế phản ứng có thể được hiểu là:
 = 1 : mỗi photon hấp thụ gây ra sự chuyển hóa,
 < 1 : xảy ra quá trình cạnh tranh giữa sự giải phóng năng lượng của quá
trình ko phân hủy và phản ứng quang hóa.
28

 > 1 : xảy ra các phản ứng chuỗi từ một sản phẩm quang hóa ban đầu.
Đối với một phản ứng quang hóa đơn giản và chỉ có một hợp chất hấp thụ
ánh sáng trong dung dịch khi chiếu xạ tại một bước sóng cố định, áp dụng định luật
Lambert-Beer, chúng ta có thể viết như sau :
Ia = I0 (1-10-D)
Ia : cường độ dòng photon bị hấp thụ tại bước sóng 
I0 : cường độ dòng photon chiếu xạ tại bước sóng 
D : Độ hấp thụ quang của dung dịch nghiên cứu tại bước sóng 
Khi D > 2 trong toàn bộ thời gian chiếu xạ, lượng ánh sáng bị hấp thụ bởi
dung dịch nghiên cứu đạt hơn 99% dòng ánh sáng chiếu xạ. Chúng ta có thể coi như
toàn bộ photon sinh ra được hấp thụ bởi dung dịch nghiên cứu, khi đó ta có thể viết:
n
Ia = I o hoặc I0 
t
Khi D < 2 hoặc D > 2 trong toàn bộ thời gian chiếu xạ, khi đó cần tính đến sự
thay đổi độ hấp thụ quang của dung dịch trong thời gian chiếu xạ và kết quả là sự
biến đổi lượng photon hấp thụ theo thời gian.
D = ƐH2O2.l.[C]
l: khoảng cách từ ống thạch anh tới thành bình phản ứng

Ln(10Do -1) = Ln(10Dt -1) – [6]

1.4.2. Động học của phản ứng

Ðộng hóa học là khoa học nghiên cứu về tốc độ phản ứng hóa học. Tốc độ
phản ứng hóa học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, dung
môi, chất xúc tác, hiệu ứng thế, hiệu ứng đồng vị, hiệu ứng muối...
Tốc độ phản ứng
Tốc độ của phản ứng hóa học được đo bằng độ biến thiên nồng độ của các
chất phản ứng (hay sản phẩm phản ứng) trong một đơn vị thời gian.
C
v= (2.1)
t
Với v là tốc độ phản ứng, C là biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian  t.
Bậc phản ứng
Đối với phản ứng tổng quát:
29

aA + bB + …  xX + yY + … (2.2)
phương trình động học có dạng v  k[ A]n .[B]n ...
1 2
(2.3)
Đặt n = n1 + n2 + …
Ở đây: n là bậc toàn phần của phản ứng
n1 là bậc riêng phần đối với chất A
n2 là bậc riêng phần đối với chất B

Phƣơng pháp xác định hằng số tốc độ phản ứng:

Xác định k theo từng thời điểm thực nghiệm bằng phương pháp đồ thị:
Mỗi thời điểm thực nghiệm ứng với một giá trị nào đó của t và C.
1 C0
Nếu biết chính xác C0 thì có thể tính k theo công thức: k  ln với dãy
t C
điểm thực nghiệm rồi lấy giá trị trung bình.
Nếu không biết C0 thì dùng đồ thị xác định k theo từng cặp điểm. Biến đổi
1 C0
công thức k  ln sang dạng tuyến tính lnC = lnC0 – k.t .Từ dãy nồng độ Ci tại
t C
các thời điểm ti suy ra các giá trị lnCi. Dựng đồ thị lnC = f(t). Đồ thị thu được là
một đường th ng có hệ số góc là tg  = -k và tung độ gốc bằng lnC0.

lnC

lnC0

Hình1.5: Đồ thị lg C theo t đối với phản ứng bậc 1

Chú ý: - Đường th ng phải đi qua nhiều điểm thực nghiệm nhất, loại bỏ
những điểm quá sai lệch.
- Để xác định k được chính xác thì không nên xác định nồng độ chất
phản ứng ở thời điểm t = 0 và t =  (thời điểm kết thúc phản ứng).
30

1.5. Phƣơng pháp ph n t ch dƣ lƣợng dƣợc phẩm trong nƣớc

1.5.1. Phương pháp chiết tách dư lượng dược phẩm trong nước

Để phân tích các dư lượng dược phẩm trong các đối tượng mẫu, trước hết
cần phải tiến hành chuẩn bị mẫu hay chiết tách các chất cần phân tích ra khỏi mẫu
ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến phương
pháp cũng như kết quả phân tích [57]. Sự lựa chọn kĩ thuật xử lý mẫu phụ thuộc vào
dạng mẫu, nồng độ của các chất cần xác định. Phương pháp chiết lỏng - lỏng và
chiết pha rắn (SPE) là những phương pháp chính được áp dụng trong bước xử lý
mẫu để phân tích các chất ô nhiễm hữu cơ lượng vết nói chung và trong phân tích
dược phẩm nói riêng.
Phương pháp chiết lỏng-lỏng không liên tục: Được thực hiện bằng cách lắc
mẫu cùng với dung môi chiết và được dùng trong những trường hợp có hệ số phân
bố lớn. Đây là một phương pháp đơn giản, không cần máy móc phức tạp, mà chỉ
cần một số phễu chiết, việc lắc chiết có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy lắc
nhỏ. Phương pháp chiết này đơn giản, dễ thực hiện đã và đang được ứng dụng phổ
biến và rất có hiệu quả trong lĩnh vực tách chiết phân tích và làm giầu các chất phân
tích phục vụ cho việc xác định hàm lượng vết. Nhất là tách và làm giàu các kim
loại, các chất hữu cơ trong các mẫu nước, nước thải và nước biển...
Phương pháp chiết d ng chảy liên tục: Khi thực hiện chiết ở phương pháp
này, hai pha lỏng không trộn được vào nhau (hai dung môi, có một dung môi có
chứa chất phân tích) được bơm liên tục và đi ngược chiều nhau với tốc độ nhất định
trong hệ chiết, như phễu chiết, hay bình chiết liên hoàn đóng kín để chúng tiếp xúc
với nhau. Hoặc cũng có thể là một dung môi chuyển động còn một pha đứng yên
trong bình chiết. Khi đó chất phân tích sẽ được phân bố vào hai dung môi theo tính
chất của chúng để đạt đến trạng thái cân bằng. Chiết theo phương pháp này hiệu
suất chiết cao. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp.
Phương pháp chiết lỏng - lỏng trên cột: Là một phương pháp chiết lỏng-lỏng
khác được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, chiết lỏng-lỏng trên cột cũng dựa
vào định luật phân bố của chất tan giữa hai pha không trộn lẫn vào nhau. Trong
phân tích các chất kị nước ở trong các mẫu có nền phức tạp như các dịch cơ thể, các
mẫu môi trường và phân tích tồn lượng. Việc chuẩn bị mẫu bằng phương pháp chiết
thông thường (dùng phễu chiết) thường gặp những điều bất lợi như sự hình thành
31

nhũ, sự tách pha không tốt, tiêu tốn nhiều dung môi và thời gian. Phương pháp chiết
lỏng- lỏng trên cột trong trường hợp ở này tỏ ra hiệu quả hơn, tránh được những
điều bất lợi nêu trên, không cần làm khô dung môi thu được và độ thu hồi cao.
Phương pháp chiết đối dòng: Chiết đối dòng cho phép tách các chất có hệ số
phân bố gần nhau, tuy nhiên hiện nay ít dùng vì phương pháp này đòi hỏi thiết bị
chuyên dùng đắt tiền và không cho phép tách những hỗn hợp phức tạp.
Phương pháp chiết pha rắn (Solid Phase Extraction SPE): Khi xử lý mẫu,
dung dịch chất mẫu được chuyển vào cột chiết. Lúc này pha tĩnh (cột chiết) sẽ
tương tác với các chất và giữ một nhóm chất cần phân tích lại trên cột chiết, còn các
nhóm chất khác và các chất cản trở sẽ đi ra khỏi cột cùng với dung môi hòa tan
trong mẫu. Nhóm chất cần phân tích sẽ ở lại trên cột chiết, sau đó dùng một dung
môi thích hợp hòa tan tốt các chất phân tích để rửa giải chúng ra khỏi cột chiết để
thu được dung dịch có chất cần phân tích và xác định chúng theo một phương pháp
phù hợp đã chọn. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu suất thu hồi cao, khả năng
làm sạch và làm giàu chất phân tích lớn, kỹ thuật tương đối an toàn, đơn giản dễ sử
dụng, có thể tiến hành hàng loạt và tự động hóa, tiết kiệm được thời gian. Nhược
điểm của chiết pha rắn là cần lượng mẫu lớn (cỡ 100 đến 1000 lít mẫu khí hoặc vài
đến 1000 mL mẫu lỏng), phải sử dụng lượng dung môi rửa giải lớn, các dung môi
này thường có độc tính cao như dichloromethane, hexane... và điều kiện phân tích
phức tạp...Tuy nhiên do độ chính xác ổn định nên nó phổ biến trong các phòng thí
nghiệm hiện nay, nên đây vẫn là kỹ thuật rất tốt để làm mẫu kiểm chứng cho các kỹ
thuật nghiên cứu mới [58,59]. Nghiên cứu của Jay đã dùng phương pháp chiết pha
rắn để tách các dư lượng dược phẩm trong nước, dùng cột HLB 500 mg, sau đó rửa
giải bằng 10ml hỗn hợp 95% methanol/5%, với độ thu hồi tới 92% [60], nghiên cứu
của Sonia dùng cột Oasis 30mg, sau đó rửa giải bằng 1ml hỗn hợp amoni acetat
10mM (pH 6)/acetonitril (tỉ lệ 50%:50%) với độ thu hồi khoảng 70% [61].

1.5.2. Phương pháp phân tích dược phẩm trong nước

1.5.2.1. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ( PLC)

Khi tiến hành chạy sắc ký, các chất phân tích được phân bố liên tục giữa pha
động và pha tĩnh. Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân tử và tính chất
hóa lý, ái lực với pha động và pha tĩnh của các chất khác nhau, nên khả năng tương
tác của chúng với pha tĩnh và pha động khác nhau. Do vậy, chúng di chuyển với tốc
32

độ khác nhau và tách ra khỏi nhau. Tín hiệu được truyền đến detector để nhận dạng,
tùy thuộc vào bản chất hóa lý của chất phân tích mà lựa chọn detector cho phù hợp
như: Detector quang phổ hấp thụ phân tử (UV/VIS), detector huỳnh quang (RF),
detector độ dẫn, và detector khối phổ (MS). Phương pháp HPLC là một phương
pháp thông dụng để xác định các hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, phương pháp có độ
nhạy kém khi sử dụng detector quang phổ hấp thụ phân tử, còn khi sử dụng detector
huỳnh quang phương pháp có độ nhạy tốt hơn nhưng chỉ có thể nhận biết chất phân
tích thông qua thời gian lưu. Đối với những nền mẫu phức tạp, các chất phân tích
rất dễ bị ảnh hưởng bởi nền mẫu, nếu chỉ dựa vào thời gian lưu sẽ rất khó để có thể
kh ng định chất cần phân tích. Nghiên cứu của Anh và cộng sự tiến hành định
lượng một số dược phẩm trong nước thải bệnh viện sử dụng kỹ thuật chiết pha rắn
dùng cột silicagel tự tạo, phân tích các chất bằng HPLC với detector huỳnh quang
[62]. Nghiên cứu của Huế và cộng sự đã xây dựng phương pháp xác định dư lượng
kháng sinh trong nước thải nhà máy được áp dụng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng bằng
cloroform, phân tích bằng HPLC detector DAD [63].

1.5.2.2. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao

Sắc ký lỏng khối phổ là kỹ thuật phân tích có sự kết hợp khả năng phân tách
các chất trong hỗn hợp của bộ phận sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance
liquid chromatography – HPLC) và khả năng phân tích số khối (m/z) của bộ phận
khối phổ (Mass spectrometry – MS).

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống LC-MS/MS

Đã có một số nghiên cứu ứng dụng phương pháp LC/MS để xác định
các dư lượng dược phẩm trong nước. Thuận và các cộng sự đã nghiên cứu dư
lượng một số dược phẩm trong nước thải nhà máy sản xuất dược phẩm bằng
phương pháp LC-MS/MS [64] thực hiện trên mẫu nước thải bệnh viện, tương
tự, Hoan và cộng sự cũng xây dựng phương pháp định lượng dư lượng một số
kháng sinh trong nước bằng sắc ký lỏng khối phổ [65].
33

1.5.2.3. Phần mềm Compound Discoverer tích hợp trên LC – MS/MS


a. Giới thiệu công nghệ Orbittrap trên khối phổ phân giải cao

Hình 1.7: Cấu tạo bẫy ion trong Hình 1.8: Máy khối phổ phân giải cao
orbitrap Q Exactive Focus

Orbitrap là một công nghệ mới và hiện đại được dùng trong các máy phân
tích khối phổ phân giải cao của dòng Thermo Fisher. Công nghệ này cho phép bẫy
các ion phổ khối sau khi được ion hóa trong môi trường bao gồm một điện cực bên
ngoài và một điện cực hình trụ ở bên trong. Dưới tác dụng của hai nguồn điện cực,
các ion sau khi đi vào bẫy ion này sẽ chuyển động theo các quỹ đạo khác nhau,
trong quá trình bẫy này các ion sẽ được phát hiện tần số và được máy tính hiển thị
thành các tín hiệu khối phổ.
- Phân tích ưu điểm:
 Cần lượng mẫu nhỏ, có thể xác định tín hiệu các chất ở dạng vết.
 Là phương pháp hoàn hảo để nghiên cứu các chất trong hỗn hợp mẫu thô
(khác với X-ray và NMR, cần lượng tinh khiết và lượng mẫu lớn).
 Có khả năng vừa làm định tính và định lượng, do đó có thể theo dõi biến đổi
của tất các các chất theo thời gian.
 Có nhiều thư viện phổ MS và MS/MS dạng dữ liệu hoặc trực tuyến để có thể
so sánh.
 Độ phân giải và độ chính xác khối cao, dẫn tới dễ dàng so sánh với các tính
toán lý thuyết và các dữ liệu khác.
- Giới hạn áp dụng của hệ LC-MS/MS vào trong đề tài.
34

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích phổ khối lượng của một hỗn hợp với
lượng chất rất nhỏ, cần một công cụ có độ chính xác cao để đưa đến những kết quả
chính xác nhất.

b. Phần mềm Compound Discoverer

Phần mềm Compound Discoverer là phần mềm phân tích hữu hiệu gồm
những bộ công cụ đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới với những tính năng:
 Phân tích dựa trên các luồng công việc “workflow” để xác định hướng cụ thể
cho nghiên cứu.
 Cho phép tìm kiếm trực tuyến hoặc cục bộ, đồng thời đưa ra bộ số liệu thống
kê với các thông số cụ thể của từng tín hiệu khối phổ quan sát được.
Ưu điểm của Compound Discoverer
 Đưa ra một khối lượng thống kê các tín hiệu phổ lớn, hạn chế được việc bỏ
sót kết quả.
 Có thể nhận biết các kết quả ở hàm lượng vết.
 Dễ dàng sử dụng.
 Giao diện linh hoạt dễ hiểu, có nhiều tính năng sàng lọc hữu ích.

Hình 1.9: Giao diện phần mềm Compound Discoverer phần hiện thị kết quả
35

1.6. T nh h nh nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.6.1. Các nghiên cứu ứng dụng hệ UV/NaClO trong xử lý các hợp chất ô nhiễm
hữu cơ lượng vết

Các kết quả thống kê cho thấy trong những năm gần đây, phương pháp khử
trùng bằng UV/NaClO được sử dụng nhằm loại bỏ các chất hữu cơ lượng vết ra
khỏi nước rất được quan tâm. Các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy
phương pháp này đạt hiệu quả cao, có khả năng loại bỏ nhiều hợp chất hữu cơ nồng
độ thấp, khó phân hủy trong nước.

Bảng 1.14: Thống kê các nghiên cứu xử lý hợp chất hữu cơ sử dụng UV/NaClO
Tài liệu
Đối tượng NC Năm Tóm tắt kết quả chính
tham khảo
- Đánh giá hiệu quả xử lý ENZ bằng Clo
Ronidazole 2014 hóa, UV và UV/Cl2. [66]
- Xác định động học phản ứng mỗi quá
trình.
- Nhận m trung
Nghiên cứu gian.
động học phân hủy
Iopamidol 2014 Iopamidol [67]
- Đánh giá ảnh hưởng của UV đến sự
hình thành các sản phẩm phụ.
- Hiệu quả sử dụng LPUV/Cl2 và các
Triclosan 2015 yếu tố ảnh hưởng quá trình phân hủy [68]
triclosan.
- Sự hình thành các sản phẩm phụ.
- Đánh giá hiệu quả xử lý MTP sử dụng
Metoprolol 2015 UV, Clo và UV/Cl2 . [69]
- Phát hiện các sản phẩm phụ bằng LC-
MS
- Động học phân hủy TMP bằng UV/Cl2
Trimethoprim 2016 - Sự đóng góp của các gốc tự do trong [70]
quá trình phân hủy.
- Cơ chế chuyển hóa của TMP.
- Nghiên cứu động học phân hủy CBZ
2016 và các yếu tố ảnh hưởng. [71]
- Sự đóng góp của các gốc tự do.
36

- Động học phân hủy CBZ bằng UV/Cl2


2016 - Các yếu tố ảnh hưởng. [72]
Carbamazepine - Xu hướng hình thành các sản phẩm
phụ.
- Phân tích các sản phẩm chính sau quá
2017 trình xử lý. [73]
- Đánh giá độc tính các sản phẩm hình
thành
2016 - Vai trò của các gốc oxi hóa phản ứng.
- Phát hiện các sản phẩm được hình [74]
thành trong quá trình phản ứng.
Benzalkonium 2017 - Đánh giá hiệu quả xử lý DDBAC.
chlorite - Nhận định các sản phẩm chuyển hóa. [75]
- Động học phân hủy IPB bằng UV/Cl2
dưới các điều kiện khác nhau.
Ibuprofen 2016 - Sự đóng góp của các gốc tự do trong [76]
quá trình phân hủy.
- Sự hình thành các sản phẩm phụ chứa
Clo.
DEET và - Khả năng phân hủy DEET và Caffeine
Caffeine 2016 bằng UV/Cl2. [77]
- Vai trò các gốc tự do.
- So sánh hiệu quả xử lý của Clo và
Atrazine 2016 UV/Cl2 và vai trò các gốc tự do trong [78]
xử lý ATZ.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng.
- Nhận định các sản phẩm oxi hóa.
- Hiệu quả xử lý PVA bằng UV/Cl2.
Polyninyl 2017 - Các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của [79]
alcohol các gốc tự do.
- So sánh khả năng phân hủy Geosmin
Geosmin và 2- 2016 và 2-MIB bằng Clo, UV và UV/Cl2. [80]
MIB - Động học phân hủy của mỗi quá trình.
- Cơ chế hình thành các sản phẩm phụ.
37

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp AOPs truyền
thống hay được sử dụng là UV/H2O2. Phương pháp này dùng tác nhân NaClO kết
hợp với UV nên chúng đóng vai trò như hệ chắn nhiều lớp trong vấn đề khử trùng
nước uống, bởi UV và NaClO đều có khả năng diệt khuẩn, khử trùng. Thêm nữa
việc duy trì nồng độ NaClO trong nước sau xử lý không gặp phải vấn đề phải loại
bỏ dư lượng chất oxi hóa sau phản ứng như trong trường hợp sử dụng H2O2. Quá
trình loại bỏ và kiểm soát nồng độ H2O2 dư sau phản ứng là một quá trình phức tạp
và tốn kém do vậy UV/H2O2 không phải là phương pháp được lựa chọn trong các
quá trình xử lý nước cấp, nước sinh hoạt.
Lang Qin và các cộng sự đã sử dụng UV/Cl2 để loại bỏ Ronidazole và đã tìm
ra hằng số tốc độ phản ứng với xúc tác acid, HOCl, OCl- lần lượt là (2,13 ± 0,15) x
102 M-2s-1 , (0,82 ± 0,52) x 10-2 M-2s-1 và (2,06 ± 0,09) x 10-1 M-2s-1 và năng suất
lượng tử ở 254 nm là 1,02 x 10-3 mol E-1 [66], trong khi nghiên cứu của Fu Xiang
đối với Iopamidol đã tìm ra năng suất lượng tử là 0,03318 mol E-1 [67].

Tất cả các nghiên cứu kể trên đều chứng minh được rằng quá trình UV/ Cl2
loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ lượng vết hiệu quả hơn quá trình chiếu UV hay Clo
đơn lẻ. Một nghiên cứu của Seung Woo Nam đối với metoprolol đã cho thấy quá
trình UV/ Cl2 đạt hiệu quả xử lý lên đến 78,9% [69] hay đối với benzalkonium do
Nan Huang thực hiện là 81,4% [75]. Một số nghiên cứu cũng đã thực hiện các thí
nghiệm nhằm tìm ra sự đóng góp của các gốc tự do như: Cl2•-, ClHO•- và •OCl,
HO• …trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm này.

1.6.2. Các nghiên cứu về loại bỏ PRC sử dụng AOPs

Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu về loại bỏ PRC khỏi nước
bằng các phương pháp oxi hóa tiên tiến khác nhau. Một số nghiên cứu được thống
kê trong bảng sau:
38

Bảng 1.15: Các nghiên cứu về loại bỏ PRC sử dụng AOPs


Phƣơng Tài liệu tham
Năm Tóm tắt kết quả ch nh
pháp khảo
- Hiệu quả xử lý PRC bằng Fenton.
[81]
2013 - Ảnh hưởng của nồng độ ion sắt.
- Hiệu quả của Fenton điện hóa và Fenton
điện hóa có UV.
- Ảnh hưởng của các yếu tố vận hành: ion
Fenton
2014 sắt, nồng độ ACT… [82]
- Ảnh hưởng của các axit hữu cơ như
oxalic, fumaric, acetic…
- So sánh hiệu quả xử lý PRC của Fenton
2008 [83]
và photo-Fenton
Photo- - So sánh hiệu quả xử lý PRC, sản phẩm
Fenton phụ và độc tính sinh ra của photo-Fenton [84]
2012
sử dụng 2 loại: FeSO4 và FeOx
- Xác định cơ chế phân hủy PRC khi có mặt
[85]
TiO2 2012 TiO2 , CuO, Al2O3
- So sánh TiO2/UVA và TiO2/UVC.
- Đưa ra phương trình động học phân hủy
2008 [86]
PRC.
UV/TiO2
- Theo dõi quá trình phân hủy PRC bằng
UV-VIS, HPLC, từ đó đưa ra phương [87]
2012
trình cơ chế phân hủy tổng quát.
- Tìm ra chất phản ứng hiệu quả nhất giữa
2009 [88]
hvb+, ecb-, •OH, O2• -, HO2•, H2O2.
- Xác định hằng số tốc độ phản ứng phân
UV/H2O2
hủy PRC
2014
- Xác định các sản phẩm phụ và độc tính [89]
của chúng.
- Động học phân hủy PRC
Chlorine 2016 [90]
- Khảo sát sản phẩm phụ sinh ra.
39

Các nghiên cứu cho thấy nhiều phương pháp AOPs đã được ứng dụng để
thực hiện quá trình phân hủy PRC. Các nghiên cứu đi sâu vào nhiều vấn đề như xác
định hiệu quả loại bỏ của phương pháp sử dụng, so sánh đánh giá với các phương
pháp AOPs khác; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý, mô hình hóa
động học nhằm kiểm soát quá trình, cơ chế phân hủy và hình thành các sản phẩm
phụ. Bảng tổng kết cũng cho thấy hệ UV/NaClO chưa được ứng dụng nghiên cứu
đề loại bỏ PRC và cơ chế phân hủy cũng như xu hướng hình thành các sản phẩm
phụ chứa clo (DBPs) cũng chưa được làm rõ. Chính vì vậy mục tiêu của nghiên cứu
này là đi tìm đáp án cho các vấn đề còn bỏ ngỏ nêu trên.
40

CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết bị và Hóa chất

2.1.1. Thiết bị

- Hệ thống máy LC-MS/MS HRAM Thermo Fisher


- Máy HPLC hãng Thermo
- Đèn thủy ngân UV-254nm công suất 6W.
- Cột Ultra Aqueous C18 kích thước 2503,2nm đường kính hạt nhồi 5m
- Hệ thống chiết pha rắn có bơm chân không SPC 10-C, Chratec.
- Cột chiết pha rắn: Water tC18 Plus, Phenominex SCX, Water Oasis HLB Plus.
- Máy lắc Vortex mixer – Velp Scienfitica
- Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến UV-2900 hãng Hitachi của Nhật.
- Máy đo pH hãng Horiba của Nhật.
- Tủ sấy Memmert.
- Cân phân tích độ chính xác 0,01mg.
- Máy khuấy từ.
- Máy nước cất siêu tinh khiết của hãng Arium Pro
- Hệ thiết bị phản ứng quang hóa

2.1.2. Hóa chất

- Các dung môi: Methanol, Acetonitrile, iso-propanol đều thuộc loại tinh khiết dùng
cho HPLC và LC-MS/MS của Merck.
- Các chất: Na2S2O3, Na2SO3, HCl, H2O2, NaOH, NaCl, Na2SO4 với độ tinh khiết
>99,5% của Merck.
- Chất chuẩn: Paracetamol, Natri hypoclorit, Natri thiosunfat, benzoic acid, nitro
benzen của hãng Sigma-Aldrich với độ tinh khiết >99,9.
- Pha dung dịch gốc:
+ Dung dịch PRC 10mM: cân chính xác 151,16 mg chất chuẩn Paracetamol
trên cân phân tích (sai số 0,01mg) hòa tan vào bình định mức 100ml bằng nước cất
được dung dịch chuẩn với nồng độ 10mM.
41

+ Dung dịch Na2S2O3 0,2M: cân chính xác 4,9636g chất chuẩn
Na2S2O3.5H2O trên cân phân tích (độ chính xác 0,01mg) hòa tan vào bình định mức
100ml bằng nước cất được dung dịch chuẩn với nồng độ 0,2M.
+ Dung dịch NaClO 75,6 mM: Lấy 10,00ml dung dịch chuẩn NaClO, pha
thành 100,00ml dung dịch bằng nước cất được dung dịch chuẩn với nồng độ
75,6mM.
+ Dung dịch 2 O2 100mM: Lấy 10,00ml dung dịch chuẩn H2O2 10M, pha
thành 100,00ml dung dịch bằng nước cất được dung dịch chuẩn với nồng độ
100mM.
Các chất chuẩn gốc được bảo quản ở nhiệt độ từ 0-5 0C, trong bóng tối.
- Pha dung dịch làm việc: Các dung dịch làm việc được pha từ dung dịch gốc và sử
dụng trong ngày tùy thuộc vào từng thí nghiệm.

2.2. Các phƣơng pháp phân tích

2.2.1. Phương pháp phân tích nồng độ PRC, NB, BA bằng hệ HPLC

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hệ HPLC của hãng Thermo để theo
dõi sự biến đổi nồng độ của PRC, NB, BA. Phương pháp sắc kí HPLC sử dụng cột
Ultra Aqueous C18 kích thước 250x3,2nm đường kính hạt nhồi 5m, chế độ đ ng
dòng, với tốc độ 0,2ml/phút, detector UV.

Bảng 2.1 : Điều kiện phân tích sắc ký HPLC của PRC, NB, BA
Bƣớc sóng
Chất Thời gian
Hệ dung môi phát hiện λ
phân tích lƣu (min)
(nm)
PRC CH3OH/H2O = 15/85 245 4,71
NB (CH3CN + 0,1%HCOOH)/ H2O = 30/70 260 10,68

BA (CH3CN + 0,1%HCOOH)/ H2O = 30/70 230 4,82

Xây dựng đường chuẩn cho PRC, NB, BA


Xây dựng đường chuẩn cho phép định lượng PRC, NB, BA bằng phương
pháp phân tích HPLC. Các dung dịch chuẩn PRC, NB, BA với nồng độ 2 , 4 , 6, 8 ,
10 µM được đo trên thiết bị HPLC (hãng Thermo) với các điều kiện đã chọn. Kết
quả phân tích các mẫu chuẩn được chỉ ra ở bảng 2.2. Từ nồng độ mẫu chuẩn và diện
42

tích pic, dựng đồ thị tương quan giữa hai đại lượng này, phương trình tương quan
có dạng y = ax + b

Bảng 2.2: Nồng độ và diện tích pic của các chất trong dung dịch chuẩn
Nồng độ Diện t ch pic (mAU*min)
(µM) PRC NB BA
0 0 0 0
2 1,719 1,4106 1,9265
4 3,4977 2,9096 3,3806
6 5,3780 4,1748 5,1244
8 7,4456 5,8235 6,7723
10 9,3262 7,1264 8,4243

Từ kết quả ở bảng 2.2, dựng đường chuẩn và phương trình tương quan giữa
diện tích pic và nồng độ chuẩn. Kết quả đồ thị các đường chuẩn như sau:

ình 2.1: Đường chuẩn xác định PRC bằng thiết bị HPLC

ình 2.2: Đường chuẩn xác định NB bằng thiết bị HPLC


43

ình 2.3: Đường chuẩn xác định BA bằng thiết bị HPLC

Các đường chuẩn này được sử dụng để tính toán nồng độ các chất trong các
nghiên cứu tiếp theo của luận án.

2.2.2. Phương pháp xác định NaClO

Nguyên tắc: Dựa trên tiêu chuẩn TCVN 6225:2-2012


Các dạng clo tự do (HClO, NaClO, Cl2) phản ứng trực tiếp với N,N – dietyl-
1,4 phenylendiamin (DPD) tạo thành hợp chất màu đỏ tại pH 6,2 đến 6,5. Đo cường
độ màu bằng phương pháp đo quang UV-VIS ở bước sóng 530 nm. Sử dụng máy đo
quang phổ tử ngoại khả kiến UV-2900 hãng Hitachi của Nhật.
Xây dựng đường chuẩn cho phép định lượng NaClO bằng phương pháp phân
tích UV-VIS. Dung dịch chuẩn NaClO với nồng độ 5 , 10 , 15, 35 , 50 µM được đo
trên máy UV-VIS (hãng Hitachi). Kết quả phân tích các mẫu chuẩn được chỉ ra ở
bảng 2.3. Từ nồng độ mẫu chuẩn và độ hấp thụ quang Abs, dựng đồ thị tương quan
giữa hai đại lượng này, phương trình tương quan có dạng y = ax + b

Bảng 2.3: Nồng độ và Abs của các chất trong dung dịch NaClO chuẩn
Nồng độ
0 5 10 15 35 50
NaClO (µM)
Abs 0 0,095 0,173 0,296 0,581 0,708
44

ình 2.4: Đường chuẩn xác định NaClO bằng phương pháp so màu

2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng H2O2

Phương pháp đo quang sử dụng TiCl4


Cách tiến hành thí nghiệm:
Dung dịch A: TiCl4 được pha từ 5ml TiCl4 và 500ml H2SO4 2N.
Dung dịch B: dung dịch H2SO4 đặc.
Dung dịch H2O2 có nồng độ tương ứng nằm trong dãy 0,0M-0,1 M.
Tiến hành cho H2O2 với các nồng độ khác nhau vào bình định mức 25ml có
chứa sẵn 2ml dung dịch A và 1ml dung dịch B. Phản ứng xảy ra như sau:
H2O2 + Ti4+ + 2H2O  H2TiO4 + 4H+
Đo độ hấp thụ quang trên máy UV-VIS (hãng Hitachi) tại bước sóng 410nm.
Kết quả phân tích các mẫu chuẩn được chỉ ra ở bảng 2.4. Từ nồng độ mẫu
chuẩn và độ hấp thụ quang Abs, dựng đồ thị tương quan giữa hai đại lượng này,
phương trình tương quan có dạng y = ax + b

Bảng 2.4: Nồng độ và Abs của các chất trong dung dịch H2O2 chuẩn
Nồng độ H2O2
0 10 30 50 70 100
(mM)
Abs 0 0,091 0,268 0,446 0,641 0,883
45

Hình 2.5: Đường chuẩn xác định H2O2 bằng phương pháp phổ UV - VIS

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy và phân tích tương quan để xác
định mối liên quan giữa các đại lượng nghiên cứu thông qua hệ số tương quan R 2
bằng các sử dụng phần mềm trợ giúp Microsolf Excel 2010, Modde 8.2.
Phương pháp xử lý số liệu thống kê được dùng để đánh giá độ lặp, độ tin cậy
của phép đo. Một số đại lượng thống kê sử dụng trong xử lý số liệu:
1 n
- Giá trị trung bình X : X  Xi
n i 1
n

(X i  X )2
- Độ lệch chuẩn S của phép đo (SD): S  i 1

n 1
- Độ lệch chuẩn tương đối (relative standard deviation) Sr
S .100%
Sr 
X
3.Cmin
- Giới hạn phát hiện (LOD): LOD 
S N

Cmin: Nồng độ nhỏ nhất mà chiều cao tín hiệu pic của chất phân tích gấp 3
lần tín hiệu đường nền.
- Giới hạn định lượng (LOQ): LOQ  3,33.LOD
- Độ chính xác của phép đo: Theo ISO, độ chính xác của phép đo được đánh
giá qua độ đúng và độ chụm. Độ chụm là mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ
của các phép đo lặp lại. Độ đúng là mức độ gần nhau của giá trị phân tích với giá trị
46

thực. Độ đúng được biểu diễn dưới dạng sai số tuyệt đối hoặc sai số tương đối. Sai
số được tính theo công thức:
n

S  St
%X i
%X  i  100 % % X tb  i 1
St n
Trong đó: %X: Sai số phần trăm tương đối.
Si : giá trị đo được tại mỗi lần đo i.
St : giá trị tìm được theo lý thuyết (đường chuẩn).
n: số lần đo.
+ Độ lặp lại của phép đo: Được xác định theo các đại lượng S2, CV.


2
2 (S S ) S
CV   100
i tb
S
n 1 Stb

Trong đó: Stb: Nồng độ trung bình, n: số lần đo, S: độ lệch chuẩn
CV: hệ số biến động của phép đo.

+ Khoảng tin cậy:   Z hay x  Z


Với cơ số mẫu bé, σ chính là S hoặc SRD.
Trong nghiên cứu này với xác suất tin cậy là 96%, tương ứng với Z = 2 (quy
tắc 2σ) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của phép đo [91]

2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

2.3.1. Chuẩn bị mẫu dùng cho thí nghiệm

2.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu nước

Phƣơng pháp lấy mẫu

Các mẫu nước được lấy phục vụ cho nghiên cứu đánh giá sự hiện diện của
dư lượng dược phẩm trong nước mặt.
Các mẫu nước phân tích được lấy tại 8 hồ bao gồm hồ Tây (HT), hồ Nghĩa
Đô (HNĐ), hồ Thiền Quang (HTQ), hồ Thành Công (HTC), hồ Ngọc Khánh
(HNK), hồ Linh Đàm (HLĐ), hồ Bảy Mẫu (HBM), hồ Trúc Bạch (HTB) và 2 sông
là sông Lừ và sông Tô Lịch (hai trong số 4 sông tiêu chính trong nội thành Hà Nội).
Tại mỗi sông và hồ, tiến hành lấy mẫu tại nhiều địa điểm khác nhau gần khu đông
dân cư và vị trí cống xả nước thải của các bệnh viện, khu công nghiệp, sau đó trộn
lại và lấy một mẫu. Tần suất lấy mẫu 2 lần/tháng từ tháng 6 – 9 năm 2016 và tháng
47

12/2016 – 3/2017 tương ứng với mùa mưa và mùa khô ở Hà Nội.

Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu

Vị tr lấ mẫu K hiệu mẫu Tọa độ


21003’49.0”N 21004’13,6”N
Hồ Tây HT
105048’39,6”E 105049’18,3”E
21002’30,4”N 21002’23,3”N
Hồ Nghĩa Đô NĐ
105047’43,5”E 105047’46,4”E
21001’03,6”N 21003’03,8”N
Hồ Thiền Quang TQ
105050’39,6”E 105050’46,3”E
21001’04,3”N 21001’13.0”N
Hồ Thành Công TC
105048’51,7”E 105048’49,1”E
21001’36,5”N 21001’36,5”N
Hồ Ngọc Khánh NK
105048’38,7”E 105048’38,7”E
20057’43,6”N 20058’05,2”N
Hồ Linh Đàm LĐ
105050’10,8”E 105049’54,4”E
21000’34,8”N 21000’49.8”N
Hồ Bảy Mẫu BM
105050’42,0”E 105050’39,2”E
21002’47,3”N 21002’37,9”N
Hồ Trúc Bạch TB
105050’30,3”E 105050’22,6”E
20059’58,2”N 21000’12,8”N
sông Lừ SL
105050’08,4”E 105049’56,5”E
21002’58,2”N 21002’25.0”N
sông Tô Lịch TL
105050’08,4”E 105048’21,8”E

Mẫu nước được lấy và bảo quản theo TCVN 6663 - 13:2015 (ISO 5667 –
13:2011). Chai thủy tinh màu nâu đã rửa sạch bằng xà phòng, tráng nước cất và
tráng lại bằng axeton và hexane được sử dụng để lấy mẫu. Mẫu nước được lấy cách
bề mặt 5cm và lấy mẫu đầy kín chai. Tất cả các mẫu đều bảo quản trong thùng đá
và vận chuyển về phòng thí nghiệm, bảo quản ở -40C, sau đó mẫu được lọc hút chân
không. Dịch lọc thu được được chiết và phân tích trong vòng 48 giờ kể từ khi lấy.
Phƣơng pháp xử lý mẫu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chiết pha rắn được
phát triển bởi phòng thí nghiệm: Mẫu nước được lọc thô trên giấy lọc bằng bơm hút
chân không, sau đó lấy 500ml, chỉnh về pH 3 bằng axit formic. Chiết mẫu trên cột
Oasis HLB (đã được hoạt hóa bằng 4ml MeOH và được rửa bằng nước cất có
pH=3) với tốc độ dòng 10ml/phút. Sau khi thu lấy mẫu, làm sạch cột chiết bằng
bơm hút chân không trong 40 phút. Sau khi chiết, các hợp chất hữu cơ được rửa giải
48

ra khỏi cột với 8ml MeOH với tốc độ 1-2 giọt/phút. Dịch chiết sau đó được cô đặc
tới khô ở 400C dưới dòng khí N2. Lượng cặn thu được hòa tan bằng 1ml dung dịch
axit formic 0,2%, lọc qua bông thủy tinh để thu lấy 1ml dịch lọc, chuyển dịch lọc
sang vial và đem đi phân tích các dư lượng dược phẩm nghiên cứu bằng thiết bị LC-
MS/MS có sử dụng phần mềm sàng lọc và tìm kiếm các chất mới Compound
Discoverer 2.0

2.3.1.2. Điều kiện phân tích LC-MS/MS

Các thông số MS/MS đã được tối ưu hóa như sau: Thông số cho nguồn ion
hóa ESI: Điện thế nguồn ion hóa (Spray Voltage): 5000V, khí bay hơi (sheath gas):
30 psi, khí bổ trợ (Aux gas pressure): 15 psi, điện thế đặt vào (skimmer offet): -8V,
nhiệt độ mao quản (capillary temperature): 2500C, điện thế (tube lens offet): 95V,
khí Ar: 1,5m Torr. Thông số khối phổ: Resolution 70.000 (Full MS); 17.500 (AIF),
độ rộng phổ Q1: 0,7 Da, độ rộng phổ Q2: 1Da, tốc độ quét 0,3s. Pha động là dung
dịch axit focmic 0,1% pha trong nước (A) và Axetonitril (B) với tốc độ dòng
0,2mL/phút. Các thông số của phương pháp phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng
khối phổ được mô tả trong bảng 2.6

Bảng 2.6: Các thông số phân tích trên LC- MS/MS


Thông số phân tích
Ion hóa mẫu Positive (EIS +) Negative (ESI -)
A (H2O;
Pha động 0,1%HCOOH)/B (ACN; A (H2O)/B (ACN)
0,1%HCOOH)
Tốc độ bơm
dung môi 0,2 0,2
(mL/min)
Thời gian Thời gian
%B %B
(min) (min)
0 5 0 5
Gradien 27 95 27 95
28 95 28 95
28,5 5 28,5 5
30 5 30 5
Thể thích bơm
25 25
mẫu (µL)
Zorbax-SB C18 Zorbax-SB C18
Cột tách
(1,8^m) 50x2,1 mm (1,8^m) 50x2,1 mm
Chế độ đo Full MS – AIF Full MS – AIF
Thời gian phân
30 30
tích (min)
49

2.3.2. Mô hình hệ thiết bị phản ứng quang hóa

Nước ổn
nhiệt ra
Dung àdịch
Solution étudier
nghiên cứu

Đèn UV
Lampe UV

Nước ổn khuấy
Thanhaimanté
Barreau
nhiệt vào
0 1
Máy khuấy
Agitateur magnétique

Hình 2.6: Mô hình thí nghiệm quang hóa

Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật của hệ phản ứng


Thể tích ( L) 2
Đường kính trong bình phản ứng (cm) 9,45
Đường kính ống Quazt đựng đèn (cm) 2,5
Loại đèn UV (Vilbert Lourmat T-6C,
254nm
6 watt Hg áp suất thấp
Nhiệt độ nước làm mát (oC) 25

Hệ phản ứng gồm một nguồn đèn UV 254 nm, được đặt bên trong ống thạch
anh có đường kính ngoài 2,5 cm và đặt ở giữa bình phản ứng theo chiều th ng
đứng. Chiều dài của đèn UV là 20 cm. Bình phản ứng bằng thuỷ tinh có thể tích 2
lít. Xung quanh bình được bọc kín bằng giấy plastic màu đen để ngăn ánh sáng đi
vào với hệ phản ứng. Dung dịch bên trong được duy trì ở 25oC và được khuấy liên
tục bằng máy khuấy từ. Tốc độ khuấy trong bình luôn được duy trì ổn định ở
khoảng 400 vòng/phút.
Đèn UV sử dụng trong nghiên cứu này là đèn thủy ngân áp suất thấp, bước
sóng λ = 254nm.

2.4. Các qu tr nh th nghiệm

Các thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 25,0 0,5°C trong hệ phản ứng
hình trụ thể tích 2L có đèn UV đặt ở giữa theo phương th ng đứng (được mô tả ở
50

hình 2.6). Đèn UV sử dụng là đèn thủy ngân áp suất thấp có bước sóng cực đại
254nm. Các thực nghiệm được lặp lại ít nhất ba lần trong điều kiện tương tự nhau,
các phép đo cũng được thực hiện ba lần để tránh những sai sót do máy, kết quả
thống kê là kết quả trung bình của các thí nghiệm.

2.4.1. Thí nghiệm phân hủy PRC bằng hệ UV, UV/NaClO, UV/H2O2

Chuẩn bị 2 lít dung dịch NaClO100µM (hoặc H2O2 100mM), chuyển vào
bình phản ứng, khuấy đều, điều chỉnh pH = 7, thêm 2,0ml dung dịch PRC 10µM,
cho vào bình phản ứng, sau đó chiếu đèn UV 254nm trong 20 phút, các mẫu thí
nghiệm được lấy theo thời gian bắt đầu từ khi chiếu đèn. Mỗi lần lấy 1,0ml mẫu cho
vào vial đã có sẵn 0,2ml chất dập phản ứng Na2S2O3 2mM (tỷ lệ [NaClO]/
[Na2S2O3] =2-3, hệ UV/H2O2 dùng Na2SO3 2mM sao cho tỷ lệ [NaClO]/ [Na2SO3]
=2). Nồng độ PRC theo thời gian được theo dõi bằng thiết bị HPLC.
Nồng độ NaClO được xác định bằng phương pháp đo quang với thuốc thử DPD
Nồng độ H2O2 được xác định bằng phương pháp đo quang với thuốc thử TiCl4

2.4.2. Thí nghiệm xác định vai trò của các gốc tự do

Thí nghiệm xác định nồng độ các gốc tự do •O


Thí nghiệm động học cạnh tranh giữa 2 hợp chất là PRC và NB được thực hiện như
sau:
Chuẩn bị 2 lít dung dịch NaClO 100 µM, chuyển vào bình phản ứng, khuấy
đều, điều chỉnh pH = 7, thêm 2,0 ml dung dịch PRC 10 µM; 2,0ml dung dịch
C6H5NO2 2µM cho vào bình phản ứng, sau đó chiếu đèn UV 254nm trong 30 phút,
các mẫu thí nghiệm được lấy theo thời gian bắt đầu từ khi chiếu đèn. Mỗi lần lấy
1,0 ml mẫu cho vào vial đã có sẵn 0,2 ml chất dập phản ứng Na2S2O3 2mM (tỷ lệ
[NaClO]/ [Na2S2O3] =2-3). Nồng độ PRC, NB theo thời gian được theo dõi bằng
thiết bị HPLC.
Thí nghiệm xác định nồng độ các gốc tự do Cl•
Thí nghiệm động học cạnh tranh giữa 3 hợp chất là PRC, NB và BA được thực hiện
như sau:
Chuẩn bị 2 lít dung dịch NaClO 100µM, chuyển vào bình phản ứng, khuấy
đều, điều chỉnh pH = 7, thêm 2,0ml dung dịch PRC 10µM, 2,0ml dung dịch
C6H5NO2 2µM, 2ml dung dịch C6H5COOH 2µM cho vào bình phản ứng, sau đó
51

chiếu đèn UV 254nm trong 30 phút, các mẫu thí nghiệm được lấy theo thời gian bắt
đầu từ khi chiếu đèn. Mỗi lần lấy 1,0 ml mẫu cho vào vial đã có sẵn 0,2 ml chất dập
phản ứng Na2S2O3 2mM (tỷ lệ [NaClO]/ [Na2S2O3] =2-3). Nồng độ PRC, NB, BA
theo thời gian được theo dõi bằng thiết bị HPLC.

2.4.3. Thí nghiệm xác định sản phẩm phụ của quá trình phân hủy PRC bằng hệ
UV, UV/NaClO

Chuẩn bị 2 lít dung dịch NaClO 500µM, chuyển vào bình phản ứng, khuấy
đều, điều chỉnh pH = 7, thêm 20,0 ml dung dịch PRC 100µM, cho vào bình phản
ứng, sau đó chiếu đèn UV 254nm trong 20 phút, các mẫu thí nghiệm được lấy theo
thời gian bắt đầu từ khi chiếu đèn. Mỗi lần lấy 0,5 ml mẫu cho vào vial đã có sẵn
0,3 ml chất dập phản ứng Na2S2O3 2mM (tỷ lệ [NaClO]/ [Na2S2O3] =2-3) trước khi
đo LC-MS/MS. Mẫu trắng Blank (B) được cho vào một vial riêng biệt là hỗn hợp
của nước cất và Na2S2O3.
52

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu đánh giá sự hiện diện và ph n bố của dƣ lƣợng dƣợc phẩm
trong nƣớc bề m t của một số sông hồ ở Hà Nội

Dư lượng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước, kể cả khi
chúng ở nồng độ thấp cũng có nguy cơ gây hại tới môi trường sinh thái, ví dụ như
làm thay đổi quần thể các vi khuẩn trong nước đặc biệt là xuất hiện các vi khuẩn
kháng kháng sinh. Ngoài ra cũng có khả năng gây ra các tác động xấu tới sức khỏe
con người và sinh vật như: Làm tăng sức đề kháng của các vi khuẩn gây bệnh, biến
đổi gen và rối loạn nội tiết. Vì vậy vấn đề dư lượng dược phẩm trong môi trường
đang là mối quan tâm trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với cơ sở hạ tầng yếu kém, trình
độ hiểu biết và ý thức sử dụng thuốc của người dân chưa cao nên nguy cơ bị ảnh
hưởng bởi dư lượng dược phẩm từ các nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh
viện vào các sông hồ ở Hà Nội là rất lớn. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ
tập trung đánh giá sự hiện diện và phân bố của một số dược phẩm thường xuyên
được sử dụng cho con người trong nước bề mặt của sông hồ Hà Nội để qua đó có
một góc nhìn bao quát về mức độ ô nhiễm của các hợp chất ô nhiễm hữu cơ mới
này, qua đó tái kh ng định những kết quả công bố của thế giới cũng như của các
đồng nghiệp trong nước, đồng thời kh ng định thêm tính đúng đắn của mục tiêu và
nội dung của luận án này.
Các nội dung cụ thể được thực hiện trong nghiên cứu này cụ thể như sau:
Xây dựng phương pháp phân tích sàng lọc các nhóm chất dược phẩm trong
nước mặt phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm, ứng dụng phương pháp sắc ký
lỏng khối phổ phân giải cao (LC-MS/MS) kết hợp phần mềm thống kê Compound
Discoverer 2.0.
Việc xác định, đánh giá các nhóm chất ô nhiễm chính được thực hiện trên
100 mẫu nước mặt thực tế ở các sông hồ Hà Nội trong khoảng thời gian 10 tháng
(từ tháng 6 năm 2016 tới tháng 3 năm 2017). Các dược phẩm được nghiên cứu gồm
có: thuốc giảm đau (ibuprofen, paracetamol), chống co giật (carbamazepin), chất
kích thích (cafeine) … Các dược phẩm được chọn nghiên cứu dựa trên khối lượng
sử dụng của chúng.
53

3.1.1. Định lượng dư lượng dược phẩm trên thiết bị LC-MS/MS

Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu nồng độ của 9 loại
dược phẩm, đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm không steroit và một số loại kháng
sinh tiêu biểu được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới.

3.1.1.1. Xây dựng đường chuẩn cho PRC

Xây dựng đường chuẩn cho phép định lượng PRC bằng phương pháp phân
tích LC-MS/MS. Các dung dịch chuẩn PRC với nồng độ 0,2 ; 0,4 ; 0,6 ; 0,8 ; 1,0
µM/L được đo trên thiết bị LC-MS/MS với các điều kiện: sử dụng cột: C18
150*2,1; dung môi (A) H2O 0,1% Formic acid và (B) CH3CN, chạy gradient trong
30 phút (0 min: 5%B, 0-27 min: 5-95%B, 27-28 min: 95%B, 28-28,5 min: 5%B,
28,5-30 min: 5%B). Hai mode positive và negative full scan/ MS-MS tất các các
mẫu được tiến hành đo ở cùng một nhiệt độ lò cột: 35oC, mode positive được đo với
độ phân dải 70000, mode negative với độ phân giải 17500. Trong điều kiện mode
negative, dung môi A, được thay bằng nước cất hai lần không có chứa 0,1% formic
acid. Mẫu trắng được đo ở cùng điều kiện.
Kết quả phân tích các mẫu chuẩn được chỉ ra ở bảng 3.1. Từ nồng độ mẫu
chuẩn và diện tích pic, dựng đồ thị tương quan giữa hai đại lượng này, phương trình
tương quan có dạng y = ax + b

Bảng 3.1 : Nồng độ và diện tích pic của PRC trong dung dịch chuẩn
Nồng độ PRC
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
(µM/L)
Diện t ch pic
0 232891 479930 744264 976346 1267011
(mAU*min)

Từ kết quả ở bảng 3.1, dựng đường chuẩn và phương trình tương quan giữa
diện tích pic và nồng độ chuẩn. Kết quả đồ thị đường chuẩn như sau:
54

ình 3.1: Đường chuẩn xác định PRC bằng thiết bị LC-MS/MS

Đường chuẩn này được sử dụng để tính toán nồng độ các chất trong các
nghiên cứu tiếp theo của luận án.

3.1.1.2. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Để xác định LOD, chuẩn bị một dung dịch chuẩn PRC với nồng độ là 0,5 µg/L
được dùng để phân tích. Sau tiến hành pha loãng và đo mẫu đến các nồng độ 0,1; 0,05;
0,01; 0,005 µg/L. Ở nồng độ 0,01 µg/L cho kết quả chiều cao của pic chất phân tích gấp
3 lần tín hiệu đường nền, ở nồng độ 0,005 µg/L không nhìn thấy pic của PRC, do đó
nồng độ 0,005 µg/L là nồng độ thấp nhất mà chiều cao tín hiệu pic của các chất phân tích
gấp 3 lần tín hiệu đường nền. Từ các kết quả thu được xử lý thống kê để xác định LOD,
LOQ, kết quả chỉ ra ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Giá trị LOD và LOQ của PRC


Cmin S/N RSD LOD LOQ
Cmintb S/Ntb SD
Cmin Cmin Cmin S/N1 S/N1 S/N1 (%) (µg/L) (µg/L)

0,011 0,011 0,010 12,32 12,35 12,31 0,0106 12,33 0,0006 2,80 0,002 0,0066

Kết quả thu được giới hạn phát hiện của PRC 0,002 µg/L. Giới hạn định
lượng của PRC là 0,0066 µg/L.
55

 Độ chính xác của phép đo

Để đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo, tiến hành dựng đường chuẩn,
pha 3 mẫu PRC có nồng độ là (0,4; 0,8 và 1,2 µg/L), thực hiện đo mỗi mẫu 4 lần.
Các kết quả được chỉ ra ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Sai số và độ lặp lại của phép đo tại các nồng độ khác nhau
Nồng độ
Dung dịch Nồng độ Xtb CV
Đo Đo Đo Đo
chuẩn PRC ban đầu (%) (%)
lần 1 lần 2 lần 3 lần 4
0,40 (µg/L) 0,38 0,39 0,40 0,39 0,40 0,39 4,90
0,80 (µg/L) 0,79 0,79 0,80 0,78 0,80 0,79 2,40
1,20 (µg/L) 1,18 1,18 1,19 1,20 1,20 1,19 2,00

Nhận xét: Phần trăm sai số và hệ số biến thiên CV của phép đo tại 3 mức
nồng độ 0,4; 0,8; 1,2 µg/L có giá trị từ 2,0 – 4,9% đều nằm trong giới hạn cho phép
của EPA [92]. Do đó các thông số phương pháp đo này được sử dụng để phân tích
mẫu trong các nghiên cứu tiếp theo của luận án.

3.1.1.3. Xây dựng đường chuẩn của một số dược phẩm nghiên cứu

Xây dựng đường chuẩn của các chất: Caffeine (CF), Diclofenac (DIC),
Metoprolol (MET), Carbamazepine (CAR), Tramadol (TRA), Trimethoprim (TMP),
Tetracycline (TC), Ibuprofene (IBU) cho phép định lượng các chất trên bằng
phương pháp phân tích LC-MS/MS. Các dung dịch chuẩn được pha với nồng độ 0,2
; 0,4 ; 0,6 ; 0,8 ; 1,0 µM/L được đo trên thiết bị LC-MS/MS với các điều kiện điều
kiện tương tự như PRC. Mẫu trắng được đo ở cùng điều kiện.
Kết quả phân tích các mẫu chuẩn được chỉ ra ở bảng 3.4. Từ nồng độ mẫu
chuẩn và diện tích pic, dựng đồ thị tương quan giữa hai đại lượng này, phương trình
tương quan có dạng y = ax + b
56

Bảng 3.4: Nồng độ và diện tích pic của PRC trong dung dịch chuẩn
Nồng Diện t ch Pic (mAU*min)
độ
(µg/L) CF DIC MET CAR TRA TMP TC IUB

0 0 0 0 0 0 0 0 0

0,2 220534 180864 158657 178075 159402 102754 165340 210964

0,4 436446 372440 322090 358544 309856 220853 322508 439075

0,6 668701 568071 490137 550642 471075 322697 489770 650864

0,8 875086 748994 660428 730642 640743 428657 662460 875335

1,0 1087438 947582 823292 906462 797440 538293 823822 1102322

Từ kết quả ở bảng 3.4, dựng đường chuẩn và phương trình tương quan giữa
diện tích pic và nồng độ chuẩn. Kết quả đồ thị đường chuẩn của các chất trên được
trình bày trong phụ lục.

3.1.2. Dư lượng dược phẩm trong nước sông hồ Hà Nội

Bảng 3.4 là nồng độ trung bình của các chất đo được trong 8 hồ và 2 sông
của Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy: TMP, TC và TRA không phát hiện thấy
trong bất kì mẫu nào, nồng độ trung bình của các chất đều dưới ngưỡng phát hiện
của phương pháp. Điều này có thể giải thích do hiệu quả xử lý tại các nhà máy nước
thải mang lại cũng như việc hạn chế sử dụng chúng trong các đơn thuốc: TRA là
loại thuốc giảm đau, gây ức chế thần kinh chứa hoạt tính gây nghiện nên được kiểm
soát đặc biệt, có nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy loại thuốc này chỉ được dùng tại
các cơ sở y tế và có toa chỉ định. TC là loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều
trong nuôi trồng thuỷ sản và thú y hoặc trong chăn nuôi gia súc và gia cầm. Các
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một trong những kháng sinh được sử dụng rộng
rãi nhất trên động vật là tetracycline [93]. Do đó việc không phát hiện thấy chất này
trong các mẫu là phù hợp.

CAR, DIC là các loại dược phẩm có tỉ lệ bài tiết thấp tuy nhiên nồng độ được
phát hiện vẫn ở mức cao, đặc biệt trong mẫu nước sông Lừ tương ứng với nồng độ
1003ng/L và 1020ng/L. Các hồ lấy mẫu nằm chủ yếu trong khu dân cư nên lượng
57

nước thải đổ vào hồ chủ yếu từ các hộ gia đình. Do đó bước đầu có thể kh ng định
rằng 2 chất này tồn tại chủ yếu trong nước thải của bệnh viện và các cơ sở y tế. Mặt
khác hàm lượng cao của 2 hợp chất này có thể do carbamazepine khó bị phân hủy
trong môi trường [11] và diclofenac được xử lý kém trong nhà máy nước thải (20-
40%) [94].

Bảng 3.5: Kết quả phân tích 1 số chất ở sông hồ Hà Nội


Nồng độ trung b nh ± SD
MPs
PRC CF DIC MET CAR TRA TMP TC IBU
Vị trí
(ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L) (ng/L)
lấy mẫu

T12 –
387±59 198±20 270±21 12±5 225±41 nd nd nd 370±11
T3

HT T6 –
289±21 135±12 110±30 nd 114±29 nd nd nd 220±10
T9

% 100 100 88 45 90 - - - 100

T12 –
135±19 235±21 150±35 20±3 178±40 nd nd nd 338±39
T3

HNĐ T6 –
89±10 114±45 90±26 17±10 110±36 nd nd nd 229±19
T9

% 100 80 90 80 83 - - - 100

T12 –
216±17 113±16 50±26 12±5 167±38 nd nd nd 190±20
T3

HTQ T6 –
189±21 98±11 45±13 8±5 105±26 nd nd nd 135±17
T9

% 100 85 60 63 89 - - - 100

T12 –
196±29 305±12 30±12 89±20 90±26 nd nd nd 289±39
T3

HTC T6 –
97±15 287±26 Nd 70±30 nd nd nd nd 260±15
T9

% 100 95 45 80 93 - - - 100

T12 –
298±31 421±37 99±16 90±10 229±16 nd nd nd 350±24
T3
HNK
T6 –
170±16 398±24 78±29 76±25 206±59 nd nd nd 246±19
T9
58

% 100 97 77 75 98 - - - 100

T12 –
307±38 256±19 156±40 nd 198±55 nd nd nd 319±26
T3

HLĐ T6 –
296±35 210±11 129±20 nd 150±40 nd nd nd 299±20
T9

% 100 81 80 - 100 - - - 100

T12 –
276±35 278±31 129±25 10±4 157±35 nd nd nd 312±21
T3

HBM T6 –
250±21 300±24 103±15 nd 91±43 nd nd nd 298±17
T9

% 100 83 70 38 87 - - - 100

T12 –
423±41 307±26 236±31 3±1 102±39 nd nd nd 435±13
T3

HTB T6 –
398±30 289±20 198±26 nd 207±36 nd nd nd 411±31
T9

% 100 89 78 60 79 - - - 100

T12 –
3268 987 975 150 1003 nd nd nd 4161
T3

SL T6 –
2917 890 1020 286 898 nd nd nd 3890
T9

% 100 100 100 90 100 - - - 100

T12 –
3925 1161 909 350 908 nd nd nd 3954
T3

STL T6 –
3589 1078 897 280 797 nd nd nd 3786
T9

% 100 100 100 88 100 - - - 100

Đáng chú ý IBU và PRC được phát hiện ở mức cao đáng báo động, tương
ứng với nồng độ cao nhất là 4161ng/L và 3925ng/L và có mặt trong tất cả các mẫu.
Hàm lượng cao của IBU được giải thích do khối lượng sử dụng cao, khả năng tiếp
cận dễ dàng (đối với thuốc không kê toa) và bền dưới tác động của ánh sáng mặt
trời. Đối chiếu với một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, IBU được sử dụng nhiều
nhất trong nhóm thuốc chống viêm không steroid – 220 tấn tại Pháp năm 2006 [95],
và được phát hiện nhiều trong 4 trạm xử lý nước thải ở Tây Ban Nha, với nồng độ
59

từ 3,73 đến 603μg/L [96]. Đối với PRC, theo thống kê của bộ Y tế thì PRC là hoạt
chất dẫn đầu thị trường dược phẩm Việt Nam về lượng số đăng kí lên đến hơn 2000
bao gồm dạng đơn chất và dạng phối hợp khác. Đây là loại thuốc giảm đau hạ sốt
cực kì phổ biến và được cung cấp không cần kê đơn. Do đó việc phát hiện PRC ở
nồng độ cao trong các mẫu là phù hợp. Nồng độ lớn của PRC cũng phù hợp với một
số công bố trước đó, như trong nước sông ở Autralia, Africa và sông Aire ở UK với
nồng độ theo thứ tự 7150ng/L, 3000ng/L và 4300ng/L.

3.1.3. Sự biến đổi hàm lượng theo mùa của dư lượng dược phẩm trong nước
sông hồ Hà Nội

Hình 3.2 mô tả hàm lượng của IBU, PRC và CF theo mùa mưa và mùa khô.
Từ đồ thị cho thấy hàm lượng các chất trong cả 2 mùa đều cao mặc dù thời tiết đối
lập nhau. Vào mùa khô, lượng mưa ít các chất chưa bị phân hủy và pha loãng
nhiều nên hàm lượng các chất trong mẫu cao hơn so với mùa mưa, tuy nhiên
không có sự khác biệt quá lớn.

Hình 3.2: Hàm lượng của IBU, PRC và CF theo mùa mưa và mùa khô
60

Kết luận:
Sau khi nghiên cứu sự có mặt của dư lượng dược phẩm trong nước bề mặt ở
một số sông hồ Hà Nội chúng tôi thấy hiệu quả của phương pháp phân tích
LC/MS-MS từ đó mở ra hướng phát triển mới trong việc phân tích nhiều đối tượng
mẫu khác nhau, đặc biệt với các nền mẫu nước không quá phức tạp.
61

3.2. Các ếu tố ảnh hƣởng đến quá tr nh ph n hủ PRC bằng các phƣơng pháp
oxi hóa tiên tiến UV, UV/NaClO

Nghiên cứu của Huerta-Fontela đã chứng minh được phương pháp oxi hóa
tiên tiến (AOPs) có khả năng xử lý các chất ô nhiễm lượng vết trong nước hiệu quả
hơn các phương pháp truyền thống như: keo tụ, lắng lọc, xử lý sinh học…[6]. Một
số nghiên cứu đã được tiến hành gần đây nhằm loại bỏ PRC khỏi nước bằng một số
phương pháp khác nhau như: Ozone, UV/TiO2, UV/H2O2, xử lý sinh học, sử dụng
[97]. Khử trùng bằng NaClO kết hợp chiếu tia UV là một phương pháp khử trùng
nước hiệu quả, rẻ tiền và đang được áp dụng rộng rãi. Quá trình UV/NaClO, Clo tự
do (HCl/OCl-) sản sinh ra các gốc tự do hoạt tính như •HO, •Cl, •OCl là tác nhân
oxi hóa mạnh có khả năng oxi hóa các chất ô nhiễm hữu cơ [98]. Hiện chưa có
nghiên cứu nào nghiên cứu về quá trình xử lý PRC bằng UV/NaClO.

Hiệu quả của quá trình UV/NaClO cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện xử lý và
các thành phần phức tạp trong nước [49]. Tuy nhiên ảnh hưởng của chúng tới vai
trò của các gốc tự do vẫn chưa được làm rõ. Liều lượng Clo và pH đã được ghi nhận
là có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm lượng vết trong quá trình
UV/NaClO. Khi pH tăng một lượng đáng kể thì hiệu quả xử lý của quá trình
UV/NaClO với hầu hết các chất ô nhiễm lượng vết như axit benzoic,
carbamazepine, atrazine và ronidazole đều giảm[99], nhưng hiệu quả xử lý đối với
trimethoprim giảm nhẹ hơn do hoạt tính cao của gốc •OCl đối với trimethoprim
[100].

Các thành phần phức tạp trong nước như các chất hữu cơ khó phân hủy
(DOM), kiềm, amoni và halogen xuất hiện rất nhiều trong nước uống và nước thải
[101,102,103]. Các hợp chất này có thể ảnh hưởng đáng kể đến “hóa học” clo và
hóa học hình thành các gốc của quá trình UV/NaClO, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả
phân hủy các chất ô nhiễm. DOM cản trở đáng kể đến quá trình phân hủy các chất ô
nhiễm lượng vết bằng quá trình UV/NaClO [99,104,105]. Các chất kiềm làm giảm
đáng kể sự phân hủy axit benzoic và trimethoprim [100]. Trong khi đó, gốc
cacbonat (CO3•-) đồng thời được hình thành trong quá trình xảy ra phản ứng giữa
kiềm với HO• hoặc RCS (ClO•, Cl•) có hoạt tính đối với các chất ô nhiễm lượng vết
như tảo độc, paroxetine và sulfachloropyridazine [106]. Trong nước thông thường,
62

DOM và kiềm là các loại săn bắt gốc tự do, sự săn bắt của chúng ảnh hưởng tới các
RCS trong quá trình UV/NaClO do vậy cần được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Amoni phản ứng nhanh với clo và tạo ra cloramin trong điều kiện trung tính
[101]. Quá trình UV/monocloramin đã được ghi nhận có khả năng ảnh hưởng tới sự
phân hủy của 1,4-dioxane bằng cách sản sinh ra HO• và Cl2•- [107]. Các hợp chất
của halogen như chloride và bromide có thể ảnh hưởng tới quá trình UV/NaClO
thông qua phản ứng với HO• và Cl• tạo thành các hợp chất halogen thứ cấp có chứa
các gốc như ClHO•-, BrHO•-, Cl•, Cl2•-, Br•, Br2•- và ClBr•-.

Do vậy, công trình nghiên cứu này đi sâu vào giải quyết các vấn đề sau :

- Đánh giá hiệu quả phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO trên cơ sở so sánh các hệ
AOPs khác.

- Các ảnh hưởng của liều lượng clo, pH, NOM, kiềm, các ion vô cơ đến động học
phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO.

nhằm góp phần hiểu sâu hơn về bản chất của các quá trình này trong tự nhiên cũng
như trong các quá trình xử lý nước.

3.2.1. So sánh quá trình phân hủy PRC bằng các phương pháp oxi hóa tiên tiến

Các phương pháp oxi hóa được sử dụng để nghiên cứu quá trình phân hủy
PRC bao gồm: quá trình Chlorine hóa, quang hóa UV, quang hóa UV/H2O2 và
UV/NaClO. Các thí nghiệm được thực hiện với nồng độ [PRC] = 10 µM pH= 6,5
[NaClO] = 100 µM, [H2O2] = 100 µM. Hình 3.3a trình bày sự phụ thuộc của nồng
độ PRC theo thời gian phản ứng của các quá trình oxi hóa được sử dụng (quang hóa
trực tiếp UV, PRC/NaClO; PRC/UV/H2O2; PCR/UV/NaClO) ở pH 6,5.

Bảng 3.6: Quá trình phân hủy PRC bằng các hệ AOPs khác nhau
CPRC C H2O2 CNaClO
Hệ TN pH kobs (s-1)
(µM) (µM) (µM)
PRC/UV 10 6,59 2,23 E-04
PRC/UV/H2O2 10 6,65 100 3,71 E-04
PRC/NaClO 10 6,38 100 5,25E-04
PRC/NaClO/UV 10 6,45 100 2,36E-03
63

1
0.9
0.8
0.7

[PRC]/[PRC0]
0.6
0.5
0.4 para/NaClO
0.3 para/H2O2/UV
0.2 para/NaClO/UV

0.1 para/UV

0
0 500 t (s) 1000 1500 2000

a) Hằng số tốc độ biểu kiến bậc 1 của b) Sự suy giảm nồng độ PRC theo thời
các quá trình phân hủy gian
Hình 3.3: So sánh quá trình phân hủy PRC bằng các hệ AOPs khác nhau UV trực
tiếp, Chlorine hóa, UV/NaClO, UV/H2O2
CPRC =10 µM pH= 6,5 CNaClO= 100 µM CH2O2 =100 µM

Chỉ có 10%, 20% và 26 % PRC bị phân hủy bởi quá trình quang hóa trực
tiếp UV, quá trình H2O2/UV và quá trình chlorine hóa bằng NaClO sau 20 phút
phản ứng, kết quả này kh ng định rằng PRC tương đối bền về mặt hóa học đối với
các quá trình oxi hóa này.

Quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO và UV/H2O2 tuân theo phương
trình động học bậc 1 với các giá trị hằng số tốc độ phản ứng tương ứng k =2,65 10-3
và k= 1,92.10-4 (hình 3.3a). Kết quả này cho thấy hệ UV/NaClO cho hiệu suất phân
hủy cao hơn 14 lần so với hệ UV/H2O2. Điều này có thể giải thích là do hiệu suất
sinh ra các gốc hoạt tính của hệ UV/NaClO cao hơn so với hệ UV/H2O2 ở khoảng
pH 5,5-6. Hiệu suất lượng tử của HOCl, OCl- và H2O2 dưới điều kiện chiếu xạ UV
254nm tương ứng là 1-1,5; 0,87-1,3 và 0,5-1 [108,109,110]. Hệ số hấp thụ phân tử
của HOCl, OCl- và H2O2 ở bước sóng 254nm tương ứng là: 59, 66 và 18,6 M-1 cm-1.
Căn cứ vào những giá trị này có thể đưa ra kết luận rằng với hệ UV/NaClO có hiệu
suất tạo ra các gốc hoạt tính cao hơn hệ UV/H2O2.

3.2.2. Động học phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO

3.2.2.1. Ảnh hưởng của cường độ đèn UV


Động học phân hủy quang hóa trực tiếp của PRC bằng đèn UV 254 có thể
được biểu diễn theo phương trình sau:
64

[48]
Io : là dòng proton phát ra của đèn UV ở bước sóng 254 nm (einstein s-1 L-1)
Ct: nồng độ của chất hữu cơ ở thời điểm t
: hệ số hấp thụ phân tử mol của chất hữu cơ ở bước sóng 254 nm
l: Độ dài quang học (là khoảng cách khả dụng mà tia UV phân bố trong thiết bị
phản ứng)
: hiệu suất lượng tử (einstein s-1) được xác định là tỉ lệ của proton phân hủy chất
hữu cơ/ tổng các proton bị hấp thụ bởi chất hữu cơ.
Để xác định ảnh hưởng của cường độ UV vào sự phân hủy của PRC trong
suốt quá trình UV/NaClO, các thí nghiệm được tiếp tục thực hiện ở các cường độ
dòng proton của đèn 3,41.10-6; 6,82.10-6; 10,23.10-6 einstein s-1 L-1 tương ứng.

Động học bậc 1 của quá trình phân hủy PRC trong suốt quá trình chiếu xạ
UV ở các cường độ UV khác nhau được chỉ ra trong bảng 3.7 và hình 3.4

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến
quá trình phân hủy PRC bằng UV
Cƣờng độ proton của đèn
4,03 8,11 12,02
I0.10-6 (einstein s-1 L-1)
kobs (s-1) 1,95E-04 3,81E-04 5,70E-04

7.0E-04 0 1000 2000 3000 4000


0.0 Time(s)
kobs(s-1)

6.0E-04
y = -1.95E-04x
5.0E-04 -0.5 R² = 9.98E-01

4.0E-04
ln(PRCt/PRCo)

y = -3.81E-04x
-1.0 R² = 1.00E+00
3.0E-04
2.0E-04 -1.5

1.0E-04 y = -5.70E-04x
-2.0
R² = 9.98E-01
0.0E+00
0 5 10 15 -2.5
Cƣờng độ proton của đèn I0x 10-6 (einstein s-1 L-1)

Hình 3.4: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân
hủy PRC bằng UV CPRC =10 µM pH= 6

Hình trên đã chỉ ra rằng sự phân hủy PRC phụ thuộc vào động học phản ứng
bậc một và hằng số này tăng khi cường độ dòng proton tăng.
65

Đối với hệ PRC/NaClO/UV ta cũng thu được kết quả tương tự so với hệ
PR/UV. Khi tăng cường độ đèn UV hằng số tốc độ biểu kiến bậc 1 của quá trình
phân hủy PRC tăng.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến
quá trình phân hủy PRC bằng hệ NaClO/UV
Cƣờng độ proton của đèn
4,03 8,11 12,02
I0.10-6 (einstein s-1 L-1)
kobs (s-1) 2,34E-03 3,43E-03 4,78E-03

Hình 3.5: Ảnh hưởng của cường độ proton của đèn UV254 nm đến quá trình phân hủy
PCR bằng NaClO/UV CPRC =10 µM pH= 6,5 CNaClO= 100 µM
Tuy nhiên phức tạp hơn so với hệ UV trực tiếp, quá trình phân hủy PRC
bằng NaClO/UV được cấu thành bởi 3 quá trình song song: phân hủy trực tiếp bằng
UV, sự oxi hóa của NaClO và quá trình oxi hóa của các gốc tự do ●OH, Cl●, ClO●.
Hằng số tốc độ phản ứng tổng ktotal, là tổng của hằng số tốc độ phản ứng quang hóa
trực tiếp kuv + kNaClO và hằng số tốc độ của phản ứng với gốc tự do kRadicals, ktotal có
thể được tính toán dựa trên các số liệu về sự biến thiên nồng độ PRC theo thời gian.
Kết quả tính toán sự đóng góp của quang phân trực tiếp, oxi hóa bằng NaClO và oxi
hóa bởi các gốc tự do của PRC được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: So sánh sự phân hủy PRC bằng quá trình UV, NaClO và UV/NaClO
PRC0 = 10 μM, CNaClO = 100 μM, pH = 7, nhiệt độ = 25±1oC
Cƣờng độ
PRC/UV PRC/NaClO PRC/UV/NaClO % Gốc tự
UV %UV %NaClO
kobs (s-1) kobs (s-1) ktotal (s-1) do
I0 (10-6)
3.60E-06 1,95E-04 1,21E-04 2,01E-03 9,70 6,02 84,28
7.20E-06 3,81E-04 1,21E-04 3,36E-03 11,34 3,60 85,06
1.08E-05 5,71E-04 1,21E-04 4,81E-03 11,87 2,52 85,61
66

Kết quả cho thấy quá trình quang phân trực tiếp và oxy hóa trực tiếp bằng
NaClO đóng góp không nhiều vào quá trình phân hủy PRC. Trái lại các gốc tự do
đóng vai trò lớn trong quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO (quá trình phân hủy
bởi gốc chiếm 85%).

3.2.2.2. Ảnh hưởng của p

Như đã biết quá trình phân hủy PRC bằng UV không phụ thuộc vào pH. Tuy
nhiên tốc độ của quá trình phân hủy PRC bằng UV khi có mặt chất oxi hóa NaClO
cao hơn rất nhiều so với quá trình UV, vì vậy có thể cho rằng sự đóng góp của quá
trình quang hóa trực tiếp bằng UV vào hiệu quả của cả quá trình UV/NaClO là
không đáng kể. Khi sử dụng hệ UV/NaClO để phân hủy PRC, việc kiểm soát pH
càng trở nên quan trọng vì các dạng tồn tại của clo tự do Cl2, HOCl (hypochlorous
acid), OCl- (hypochlorite) và tỉ lệ phân bố của chúng phụ thuộc vào pH của dung
dịch. Với mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của pH đến hiệu quả của quá trình phân
hủy PRC bằng UV/NaClO, một loạt các thí nghiệm với các điều kiện sau được thực
hiện. CPRC = 10 µM; CNaClO = 100 µM; pH = 3 – 8,5
Hình 3.10: Ảnh hưởng của pH đến quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO
pH 3,02 3,71 4,08 4,92 4,87 5,23 6,25
kobs (s-1) 1,79E-03 1,82E-03 1,83E-03 1,88E-03 1,90E-03 1,92E-03 1,99E-03
pH 6,32 7,09 7,56 7,93 8,13 8,92 9,15
kobs (s-1) 2,01E-03 1,98E-03 2,08E-03 2,27E-03 2,39E-03 2,74E-03 2,76E-03

3.0E-03
PRC/NaClO
2.5E-03 PRC/UV/NaClO

2.0E-03
k(s-1)

1.5E-03

1.0E-03

5.0E-04

0.0E+00
2.0 4.0 6.0 8.0 10.0
pH

Hình 3.6: Ảnh hưởng của pH đến quá Hình 3.7: Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ
trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO phân bố của các dạng clo tự do
67

Hình 3.6 trình bày sự suy giảm nồng độ của PRC theo thời gian ở cả hai quá
trình UV/NaClO và NaClO không UV ở khoảng pH từ 3-8,5. Đối với quá trình
không chiếu UV hằng số tốc độ không có sự khác biệt nhiều ở các giá trị pH khác
nhau. Khi tăng pH từ 3 đến 8,4 hằng số tốc độ phản ứng tăng từ 1,21.10-4 s-1 lên
9,6.10-4 s-1. Đối với quá trình NaClO/UV kết quả cho thấy PRC phân hủy rất nhanh
với hằng số tốc độ phản ứng tăng khi pH tăng, cụ thể giá trị kobs tăng từ 1,82 10-3
đến 2,6 10-3 s-1 ở pH 8,5. Đối với quá trình UV/NaClO, xu hướng ảnh hưởng của
pH đến hằng số tốc độ phản ứng trên đối tượng PRC rất khác so với các nghiên cứu
trên đối tượng axit benzoic và trichloro-ethylene [111]: giảm khi pH tăng. Để giải
thích điều này cần phải làm sáng tỏ vai trò của các gốc tự do chứa clo có mặt trong
dung dịch như Cl●, Cl2●, ClO●-. Cụ thể là xác định hoạt tính của chúng đối với PRC.
Tuy nhiên cũng có thể nhận định một cách sơ bộ như sau:

Như đã biết pH là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phân ly của
HClO/ClO- trong dung dịch. Ở môi trường pH axit dạng HClO có hiệu suất lượng
tử (hiệu suất tạo gốc tự do) cao hơn và khả năng săn bắt gốc tự do thấp hơn so với
dạng ClO-. Hơn nữa, hằng số tốc độ của phản ứng giữa gốc ●OH và OCl- là 9.109
M-1s-1 cao hơn so với HOCl (2.109 M-1s-1). Do vậy phản ứng bắt giữ gốc ●OH, Cl●,
Cl2●- sẽ chiếm ưu thế hơn trong trường hợp của OCl- so với HOCl.

Các phản ứng bắt giữ gốc tự do đều tạo ra gốc tự do khác là ClO● và nồng độ
gốc này tăng khi pH tăng. Kết quả cho thấy khi tăng pH, hằng số tốc độ phản ứng
tăng. Điều này chứng tỏ rằng các gốc ClO● vẫn tiếp tục là tác nhân phân hủy PRC,
dẫn tới sự đóng góp của gốc này vào quá trình phân hủy PRC tăng lên, điều này sẽ
làm cân bằng lại việc giảm nồng độ các gốc ●OH, Cl●.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ NaClO

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NaClO được thực hiện ở
khoảng pH 6 – 6,5. Các thí nghiệm cũng được thực hiện trong điều kiện không có
68

chiếu xạ UV để làm kết quả so sánh. Hình 3.8 trình bày hằng số tốc độ phản ứng
biểu kiến bậc 1 của quá trình phân hủy PRC và xu hướng biến đổi của PRC theo
thời gian bằng 2 quá trình UV/NaClO và NaClO không chiếu UV ở điều kiện pH
trung tính và nồng độ NaClO khác nhau (0- 500 µM). Kết quả cho thấy tốc độ quá
trình phân hủy PRC tăng khi tăng nồng độ NaClO. Khi nồng độ NaClO tăng từ 10
µM đến 400 µM, hằng số tốc độ biểu kiến của quá trình chlorine hóa không chiếu
xạ UV gần như không thay đổi. Trong khi đó hằng số tốc độ biểu kiến của quá trình
NaClO/UV tăng gấp 7 lần. Xu hướng tăng tuyến tính của hằng số tốc độ phản ứng
trong trường hợp của PRC không tương đồng nhiều với kết quả của nghiên cứu do
Fang và cộng sự thực hiện với Benzoic axit, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy
hằng số tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ NaClO tuy nhiên quá trình tăng
chậm lại khi nồng độ NaClO tăng từ 50 µM đến 100 µM.

2.0E-02
PRC/NaClO/UV
kobs(s-1)

PRC/NaClO
1.5E-02

1.0E-02

5.0E-03

0.0E+00
0 20 40 60
Tỉ lệ [PRC]o/[NaClO]o

Hình 3.8. Mối liên hệ giữa hằng số tốc độ biểu kiến bậc 1 của quá trình phân hủy
PRC vào nồng độ NaClO

Điều này có thể giải thích là do khả năng săn bắt các gốc tự do●OH và Cl●
của các HOCl/OCl- (tồn tại trong dung dịch với nồng độ dư lớn) để hình thành nên
các gốc ClO●. Các gốc này lại kém hoạt tính khi phản ứng với axit benzoic (<3.106
M-1s-1). Trái lại việc tăng tuyến tính hằng số tốc độ phản ứng phân hủy của PRC khi
tăng nồng độ của NaClO lên dẫn tới một giả thuyết là PRC phản ứng rất nhanh với
ClO● hoặc Cl●, các gốc này sinh ra nhiều hơn khi nồng độ NaClO tăng lên. Tuy
nhiên chưa có công bố nào về hằng số tốc độ phản ứng của gốc ClO● với PRC. Một
69

nghiên cứu tương tự do Wu 2016 thực hiện với trimethoprim [100] cũng cho kết
quả ảnh hưởng của pH tương tự như kết quả đối với PRC trong nghiên cứu này và
tác giả cũng đã giải thích kết quả này dựa trên các minh chứng về hoạt tính của gốc
ClO● đối với các hợp chất chứa các cấu trúc tương tự phenolate và
methoxybenzens.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của các ion vô cơ

Có rất nhiều các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các ion vô cơ có mặt
ở trong nước ngầm, nước thải và nước biển cũng có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng của phản ứng quang hóa các hợp chất hữu cơ. Những anion vô cơ thường
gặp nhất là ion nitrat (NO3-), amoni(NH4+) ion Clo (Cl-), ion sulfat (SO42-), PO43-...
Các ion này có những ảnh hưởng không thể bỏ qua đến cơ chế phản ứng, sự hình
thành và biến đổi gốc tự do của hệ NaClO/UV. Những ion này được chứng minh là
có khả năng bắt giữ các gốc hoạt tính mạnh như (●OH, Cl●, ClO●) hoặc tạo ra các
gốc kém hoạt tính hơn như SO4●-, CO3●- (bảng 3.11)

Bảng 3.11. Phản ứng của các ion vô cơ với gốc ●OH và hằng số tốc độ phản ứng
[108]
Phản ứng kOH (M-1 s-1)

OH + H2SO4-  SO4●- + H2O (3,5 – 17).105

OH + HCO3-  CO3●- + H2O 8,7.106

OH + CO32-  CO3●- + OH- 1,5.108

OH + Cl-  Cl● + OH- 4,3.109
Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion vô cơ được thực hiện với nhiều ion khác
nhau: Cl-, SO42-, HCO3-, NH4+, NO3-

Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ phân hủy của PRC khi có mặt ion Cl-, SO42-
giảm đi không nhiều, trái lại sự có mặt của các ion HCO3-, NO3-, NH4+ tốc độ phản
ứng giảm nhiều, đặc biệt là trong trường hợp của NH4+, NO3- hằng số tốc độ giảm
gần 10 lần từ 2,69 10-3 s-1 xuống 2,57 10-4 s-1 (hình 3.9)
70

a) Sự suy giảm nồng độ PRC theo thời b) Hằng số tốc độ biểu kiến bậc 1
gian
Hình 3.9. Ảnh hưởng của các ion vô cơ đến hiệu quả xử lý PRC bằng UV/NaClO,
CPRC =10 µM pH= 6,5 CNaClO= 100 µM CH2O2 =100 µM
CCl- =100 µM CSO42- =100 µM CHCO3- =100 µM
CNH4+=100 µM CNO3- = 100 µM
3.2.2.5. Ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ h a tan

Đối với các hợp chất hữu cơ hòa tan, đây là một nhân tố có mặt thường
xuyên trong các nguồn nước mặt, nước thải, thậm chí là nước uống. DOM cản trở
một cách đáng kể đến hiệu quả của các quá trình phân hủy các hợp chất ô nhiễm
hữu cơ lượng vết bằng hệ UV/Chlorine thông qua cơ chế săn bắt các gốc tự do hoạt
tính và hoạt động như là một hệ lọc tia UV, hấp thụ tia UV [105]. Tuy nhiên hoạt
tính của các DOM đối với các gốc hoạt tính sinh ra trong hệ UV/NaClO như ClO ●,
Cl2●-, Cl● vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Hình 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ DOM đến hiệu quả của quá trình phân hủy
PRC bằng NaClO/UV
71

Kết quả trên hình 3.10 cho thấy sự có mặt của DOM làm giảm mạnh hằng số
tốc độ biểu kiến, hằng số kobs giảm khi tăng nồng độ DOM.

3.2.2.6. Phân hủy PRC trong mẫu nước thực tế

Hình 3.11 trình bày khả năng phân hủy của PRC trong nền mẫu nước máy,
nước mặt (Hồ Tây) và trong nước siêu sạch. Các thông số của các nền mẫu được
trình bày trong bảng 3.12

Bảng 3.12: Các thông số cơ bản của nền mẫu nước máy
(CaCO3) SO42- NO3- P (PO43-) Cl- N(NH4+) TOC
Tên mẫu
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
Nước máy 76 5.5 0.97 0.02 13 0.004 <0.001
Nước hồ 68 - 0.002 <0.01 12 0.04 15.61

Hình 3.11(a): Hằng số tốc độ phân hủy PRC ở các nền mẫu khác nhau

Hình 3.11(b): Sự suy giảm của nồng độ PRC theo thời gian ở các nền mẫu khác
nhau

Kết quả cho thấy ở nền mẫu nước mặt, quá trình phân hủy có xu hướng giảm
hơn so với 2 nền mẫu sạch đối chứng. Cụ thể ở 20 phút phản ứng thì khả năng phân
hủy của PRC trong mẫu nước mặt chỉ đạt 37% so với 60% trong nước siêu sạch và
nước máy.
Kết luận:
Khả năng phân huỷ PRC bằng UV/NaClO là tương đối nhanh và hiệu quả
hơn nhiều so với việc sử dụng các quá trình khác như: UV, UV/H2O2, NaClO.
72

pH, nồng độ NaClO có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của quá trình phân
hủy PRC bằng UV/NaClO do thúc đẩy khả năng hình thành nên gốc tự do có hoạt
tính oxy hóa mạnh .
Tốc độ phản ứng phân hủy PRC giảm đi đáng kể khi có mặt các ion NO3-,
NH4+ , HCO3-, đặc biệt giảm mạnh lên tới gần 10 lần đối với trường hợp của NO3-,
các ion Cl- và SO42- không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phân hủy PRC.

Sự có mặt của các hợp chất hữu cơ hòa tan làm giảm đáng kể hiệu quả xử lý
của PRC bằng UV/NaClO.
73

3.3. Vai trò của các gốc tự do trong quá tr nh ph n hủy Paracetamol bằng quá
tr nh ox hóa tiên tiến UV/NaClO

Quá trình UV/NaClO tạo ra các gốc tự do sơ cấp HO• và Cl• [44] và các gốc
tự do thứ cấp như Cl2•-, HClO•- và •OCl [100]. HO• là tác nhân oxi hóa không chọn
lọc, có khả năng phản ứng với các chất ô nhiễm lượng vết với hằng số tốc độ trong
khoảng từ 108 – 1010 M-1s-1. Các phân tử Clo hoạt động như Cl2•-, Cl• and •OCl là
các tác nhân oxi hóa có chọn lọc. Cl• phản ứng mạnh với các hợp chất có chứa vòng
thơm như phenol, axit benzoic, toluene và anilne. Cl2•- là tác nhân chọn lọc với
olefin và các vòng thơm chứa gốc hydroxyl hoặc các nhóm amin [114]. Gốc •OCl
phản ứng chọn lọc với phenolate và methoxybenzen. Sự đa dạng của các tác nhân
phản ứng trong quá trình UV/Cl2 đã góp phần phân hủy nhiều loại chất ô nhiễm
lượng vết trong quá trình xử lý nước [99,104,113].

Đối với trường hợp cụ thể là PRC, các kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của quá trình phân hủy PRC đã được thực hiện đầy đủ như đã
trình bày ở trên. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ vai trò,
sự đóng góp của từng gốc tự do cụ thể đến hiệu quả quá trình phân hủy PRC thông
qua việc xác định hằng số tốc độ phản ứng của các gốc tự do đóng vai trò chính Cl•,
HO• và •OCl với PRC.

3.3.1. Động học quá trình phân hủy PRC bằng hệ H2O2/UV: xác định hằng số tốc
độ phản ứng của PRC với gốc HO●

Hằng số tốc độ phản ứng của PRC với gốc tự do HO● cũng được xác định để
qua đó có thể đánh giá được mức độ đóng góp của gốc tự do ●OH sinh ra trong suốt
quá trình quang hóa kết hợp NaClO.
Quá trình quang phân H2O2 được sử dụng để tạo ra các gốc●OH tự do theo
phương trình sau:
74

Hình 3.12: Ảnh hưởng pH tới hằng số tốc độ phản ứng của

quá trình quang hóa PRC

Do pH ảnh hưởng không đáng kể đến động học phân hủy PRC bằng
H2O2/UV nên tất cả các thí nghiệm đều được thực hiện ở điều kiện pH không điều
chỉnh (pH 5). Mẫu được lấy ra phân tích PRC và H2O2 theo thời gian.
Để xác định hằng số tốc độ phản ứng của gốc ●OH tự do với PRC, H2O2
được sử dụng ở nồng độ rất cao so với nồng độ PRC để toàn bộ các bức xạ tia UV
trong hệ sẽ bị hấp thụ bởi H2O2 và hình thành nên các gốc ●OH. Nồng độ H2O2 đưa
vào phải đảm bảo phương trình :

[48]

Trong đó [H2O2] = 100 mM; [PRC] = 10µM,  PRC  7891M 1cm1 tại 254 nm

 H O  18, 6M 1cm1 tại 254nm


2 2

Kết quả là quá trình hình thành các gốc tự do từ quá trình quang phân UV
được tính theo phương trình sau:

d  HO  d  H 2O2   H 2O2 . I0


dt
 2
dt
 2
V
1  10  H 2O2 /  H 2O2 

Trong đó : Io = 3,6.10-6Es-1; V=2L;  H O  0,5 (Hiệu suất lượng tử của H2O2 tại
2 2

bước sóng 254nm) l= 3,45 cm .


75

Căn cứ vào các điều kiện thí nghiệm đã thực hiện thì động học phân hủy
PRC bằng gốc tự do ●OH sẽ tuân theo phương trình động học bậc 1 và có thể được
tính toán theo phương trình sau:

d PRC  T
  k HO / PRC .  HO    PRC T  kobs  PRC T
dt ss

 PRC T ,t
 ln  kobs t
 PRC T ,0

Hằng số tốc độ bậc hai (kHO/PRC) có thể được xác định từ nồng độ của [OH]ss
và từ độ dốc kobs của đường tuyến tính:

ln  PRC  T ,t 
/  PRC T ,0  f  t 

Bảng 3.13: Hằng số động học bậc 1 của các quá trình PRC/UV và PRC/UV/H2O2
Hệ th nghiệm [PRC,µM] [H2O2,mM] pH kobs(s-1)
PRC/UV 10 0 5,9 1,92E-04
PRC/UV/H2O2 10 100 5,8 5,24E-03
PRC/UV/H2O2 10 50 5,6 5,39E-03

Hình 3.13: Hằng số động học bậc 1 của các quá trình PRC/UV và PRC/UV/H2O2

Căn cứ vào kết quả trên hình 3.13 ta có thể bỏ qua quá trình quang hóa trực
tiếp của PRC dưới ánh sáng UV 254nm khi thực hiện quá trình phân hủy PRC bằng
hệ UV/H2O2 nồng độ cao.
76

Kết quả cho thấy sự suy giảm nồng độ của PRC theo thời gian tuân theo
phương trình động học bậc 1. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 3.7. Dựa
trên giá trị trung bình kobs= 5,31.10-3s-1 cùng với giả thuyết nồng độ gốc •OH sinh ra
trong quá trình phản ứng là không đổi (chi tiết đã nêu ở trên). Ta có thể tính được
hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của gốc •OH với PRC = 4,19 (±0,15).109M-1s-1 ở
khoảng pH 5,5- 6. Kết quả này cao hơn kết quả được công bố bởi Andreozzi khi
thực hiện phân hủy PRC trong khoảng nồng độ (5-20.10-6M); nồng độ [H2O2]0
<15mM (kHO•/PRC = 2,2.109M-1s-1 [115] và tương đồng với kết quả được công bố
bởi công trình của Nasma và cộng sự (kHO•/PRC = 4,94.109M-1 s-1 [116].

3.3.2. Động học cạnh tranh: Xác định hằng số tốc độ phản ứng của gốc •Cl và
•OCl với PRC

Như đã biết tốc độ phân hủy PRC bằng UV/chlorine tuân theo động học bậc
1, một mô hình động học có thể được thiết lập để mô phỏng quá trình phân hủy
PRC, phương trình mô phỏng rút gọn như sau:
-[PRC]/dt=(kobsUV.PRC + kobsNaClO.PRC + k*OH.PRC× [•OH]ss + k*RCS.PRC× [•RCS]ss)×[PRC]

Sự phân hủy của PRC nguyên nhân chính là PRC tự phân hủy dưới sự chiếu
xạ UV và bị oxi hóa bởi NaClO và các gốc tự do hoạt tính sinh ra trong dung dịch

OH, Cl•. Hằng số tốc độ phản ứng tổng (hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến) kobs có
thể được tính toán dựa trên động học bậc một phù hợp với dữ liệu nồng độ PRC ở
các thời điểm khác nhau của phản ứng. Có thể nhận định rằng hằng số tốc độ phản
ứng tổng là tổng của các hằng số tốc độ của các quá trình quang hóa trực tiếp bằng
UV (kuv) + hằng số tốc độ phản ứng của quá trình chlorine hóa (kNaClO) + hằng số
tốc độ phản ứng của các gốc tự do (HO•, Cl•, ClO•, Cl2•− và O•−). Trong số các gốc
tự do nêu trên thì gốc HO•, Cl•, ClO• được cho là các gốc chính quyết định hiệu quả
của quá trình UV/chlorine. Trong khi đó sự đóng góp của các gốc Cl2•− và O•− được
coi là không đáng kể hoặc chưa sáng tỏ do chúng thể hiện hoạt tính thấp với các
hợp chất hữu cơ.

Rất nhiều các công trình công bố xác định vai trò của các gốc tự do sinh ra
trong hệ đều thừa nhận giả thuyết về nồng độ các gốc tự do HO• sinh ra liên tục
trong hệ và luôn tồn tại ở một nồng độ ổn định [44,117]. Để tính được nồng độ gốc
này, cụ thể trong trường hợp của gốc HO• người ta sử dụng NB làm chất “đầu rò”.
77

Theo lý thuyết khi NB tham gia phản ứng thì sự suy giảm nồng độ NB theo
thời gian được thể hiện theo phương trình sau:

kobsNB = kobsUV.NB + kobsNB bay hơi + kobsNaClO.NB + k*OH.NB× [•OH]ss

Trong đó
kobsUV.NB: hằng số tốc độ phản ứng của quá trình phân hủy trực tiếp
Nitrobenzen bằng UV 254nm
kobsNaClO.NB : hằng số tốc độ phản ứng của PRC với NB
kobsNB bay hơi: hằng số tốc độ phản ứng của quá trình bay hơi tự nhiên của NB
k*OH.NB: hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của gốc tự do •OH với NB=3,9.109
M-1s-1
[•OH]ss: nồng độ gốc tự do •OH ổn định trong hệ

Theo đó: k*OH.NB×[•OH]ss = kobsNB - kobsUV.NB - kobsNaClO.NB - kobsNB bay hơi

Khi tiến hành các phản ứng động học cạnh tranh, thời gian thực hiện phản
ứng tương đối ngắn (< 8 phút) nên tất cả các nghiên cứu thực hiện xác định nồng độ
HO• đều thừa nhận các giả thiết sau:
NB phản ứng rất nhanh với gốc HO• với hằng số tốc độ phản ứng 3,9.109 M-
1 -1
s và trơ về mặt hóa học khi chiếu xạ UV, hoạt tính rất thấp với HClO/ClO -, hoạt
tính rất thấp đến mức có thể bỏ qua đối với các gốc Cl• và ClO•. Thêm nữa sự có
mặt của NB khi phân hủy PRC bằng UV/chlorine gần như không ảnh hưởng đến xu
hướng và tốc độ phản ứng biểu kiến của quá trình.
Để kiểm chứng lại các giả thuyết nêu trên, chúng tôi đã tiến hành xác định lại
khả năng bay hơi và khả năng phản ứng của NB với NaClO và quang hóa trực tiếp
của NB với UV. Kết quả được trình bày trong hình 3.14.
Kết quả thí nghiệm tương đối khớp với các giả thiết đã được sử dụng trong
các nghiên cứu trước đây. Hằng số tốc độ phản ứng của NB với NaClO và quang
phân trực tiếp với UV thấp hơn so với quá trình có UV/NaClO từ 40 đến 50 lần. Kết
quả trên hình cho thấy trong khoảng thời gian 20 phút (là khoảng thời gian trung
bình để thực hiện các thí nghiệm với hệ UV/NaClO) thực hiện quá trình phân hủy
bằng UV và NaClO nồng độ NB gần như không thay đổi.
Do vậy sự đóng góp của các quá trình quang phân UV, oxy hóa bởi NaClO,
bay hơi coi như không đáng kể khi theo dõi sự mất đi của NB.
78

[•OH]ss = kobsNB / k*OH.NB

Hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến bậc 1 của NB kobsNB trong trường hợp này
được tính dựa trên sự suy giảm nồng độ của các chất này theo thời gian phản ứng.
2.5
2
2

Nitrobenzen(µM)
0 5000 t (s) 10000 15000
1.5 0

1.5 -0.02 y = -1.16E-05x - 3.33E-03


[NB,µM]

LN ([NB]/[NB]0)
-0.04 R² = 9.97E-01

1 -0.06
1 -0.08
-0.1

0.5 0.5 -0.12


-0.14

0 0
0 5000 10000 15000 0 2000 4000 6000 8000 10000
t (s) t(s)

Khả năng bay hơi của Nitrobenzen Sự suy giảm nồng độ của NB
khi có mặt NaClO

Hình 3.14: Sự suy giảm nồng độ của NB khi có mặt tia UV

Bảng 3.14: Ảnh hưởng nồng độ NB tại các quá trình khác nhau
PRC NaClO NB kobs PRC kobsNB
Hệ
(µM) (µM) (µM) (s-1) (s-1)
0 0 2 NB bay hơi 7.08E-06
0 100 2 NB/NaClO 1.16E-05
0 0 2 NB/UV 9.02E-06
10 100 PRC/NaClO/UV 2.26E-03
10 100 2 PRC/NaClO/NB/UV 2.13E-03 4.86E-04

Căn cứ vào các dữ liệu ở bảng 3.11 trên và nồng độ gốc •OH đã tính được
[•OH]ss = 7,28.10-14
79

3.3.2.1. Xác định hằng số tốc độ phản ứng của gốc tự do Cl• với PRC

Để xác định sự đóng góp của các gốc tự do Cl• trong hệ, một số thí nghiệm
động học cạnh tranh được thực hiện giữa sự có mặt của PRC, Nitrobenzen (NB) và
Benzoic Acid (BA). Sự suy giảm nồng độ của NB theo thời gian chủ yếu do gốc
hoạt tính HO• (hằng số tốc độ phản ứng k* HO•.NB = 3,9 109 M-1s-1). NB không có
hoạt tính đối với các gốc tự do có chứa clo như Cl•, ClO•. Ngược lại BA lại phản
ứng rất nhanh với cả HO•,Cl• với hằng số tốc độ phản ứng tương đối lớn (k * HO•.BA
= 5,9 109 M-1s-1; k* Cl•.BA = 1,8 1010 M-1s-1) và không có hoạt tính đối với ClO•.
Các thí nghiệm được thực hiên ở môi trường axit pH =5,5 - 6 để đảm bảo
nồng độ của gốc ClO• không đáng kể trong hệ, do đó có thể bỏ qua sự đóng góp của
gốc này vào quá trình phân hủy PRC.
Do vậy nếu thừa nhận giả thuyết các gốc tự do HO• và Cl• sinh ra trong hệ
luôn giữ ổn định nồng độ thì ta có thể tính được nồng độ của gốc HO• từ thí nghiệm
động học cạnh tranh giữa PRC và NB. Nồng độ gốc Cl• thông qua sự suy giảm nồng
độ của BA trong thí nghiệm có mặt đồng thời PRC, NB và BA.
Đối với trường hợp của BA
kobsBA = kobsUV.BA + kobsNaClO.BA + k* Cl•.NB× [Cl•]ss + k*OH.NB× [•OH]s.

Tương tự như NB, BA gần như “trơ” về mặt hóa học khi chiếu xạ tia UV 254
và cũng không phản ứng với NaClO. Do vậy có thể nhận định rằng sự suy giảm
nồng độ của BA trong hệ UV/NaClO là do các gốc HO• và Cl•. Từ phương trình
trên ta có thể tính được nồng độ của gốc Cl• sinh ra ổn định trong hệ [Cl•]ss
Sau khi tính toán được nồng độ các gốc tự do sinh ra trong hệ UV/NaClO:
[•OH]ss = 7,28.10-14 và [Cl•]ss= 4,37.10-14
Từ phương trình hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến của PRC ta tính được
hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của gốc Cl• với PRC
kobsPRC = kobsUV.PRC + kobsNaClO.PRC + k*OH.PRC×[•OH]ss + k* Cl•.PRC×[Cl•]ss
k* Cl•.PRC×[Cl•]ss = kobsPRC - (kobsUV.PRC + kobsNaClO.PRC + k*OH.PRC×[•OH]ss)
k*Cl•.PRC = (kobsPRC - (kobsUV.PRC + kobsNaClO.PRC + k*OH.PRC×[•OH]ss))/ [Cl•]ss
80

Trong đó:

kobsUV.PRC = 2,39 10-4 (s-1) {kết quả của nghiên cứu này}

kobsNaClO.PRC = 4,52 10-4 s-1 {kết quả của nghiên cứu này}

k*OH.PRC = 4,19 109 M-1s-1 {kết quả của nghiên cứu này}

Bảng 3.15: Kết quả hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến của các chất tham gia phản
ứng động học cạnh tranh
PRC NaClO NB BA
kobsPRC kobsBA kobsNB
(µM) (µM) (µM) (µM)
10 100 2 2 2,23E-03 7,32E-04 4,84E-04
10 100 2 2 2,43E-03 6,97E-04 5,04E-04
10 100 2 2 2,25E-03 7,86E-04 4,97E-04
10 100 2 2 2,63E-03 8,32E-04 5,14E-04
10 100 2 2 2,32E-03 7,52E-04 5,33E-04
10 100 2 2 2,18E-03 8,64E-04 4,86E-04

Từ các kết quả hằng số tốc độ biểu kiến thu được của PRC, NB, BA trong
phản ứng động học cạnh tranh ta tính được hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của PRC
với gốc Cl• = 3,71.1010 M-1s-1.

3.3.2.2. Xác định hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của ClO• với PRC

Để thực hiện công việc này phản ứng động học cạnh tranh sử dụng
dimethoxybenzene (DMOB) làm hợp chất “đầu rò” do chất này phản ứng với ClO•
với hằng số tốc độ bậc 2 tương đối lớn 2,1.109 M-1s-1. Để tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho sự hình thành các gốc ClO•. Thí nghiệm phân hủy PRC/UV/NaClO được
thực hiện ở pH 8,5, nồng độ NaClO 100µM. HCO3- được đưa vào hệ với nồng độ
100mM để đảm bảo “bẫy” được toàn bộ các gốc tự do khác như HO•, Cl• Cl2•-. Cần
chú ý rằng khi có mặt HCO3- thì gốc CO3•- có thể được hình thành tuy nhiên hoạt
tính của chúng với hầu hết các hợp chất hữu cơ đều rất thấp nên trong thí nghiệm
này vai trò của gốc này coi như không đáng kể (kết quả chỉ ra trên hình 3.15).
81

PRC

DMOB

Thời gian (phút)

Hình 3.15: Phân hủy PRC và hợp chất “đầu rò” DMOB trong hệ tạo gốc tự do CO3•-
CPRC = 10 μM, CDMOB = 10 μM, CHCO3- = 100 mM

Hằng số tốc độ phản ứng của PRC với ClO• được tính như sau:
Ln ([PRC]o/[PRC]t) = Ln ([DMOB]o/[DMOB]t) x kClO•.PRC/ kClO•.DMOB
1
y = 1.682x
0.8 R² = 0.9995
-ln(PRCt/PRCo)

0.6

0.4

0.2

0
0 0.2 0.4 0.6 0.8
, -ln([DMOB]t/[DMOB]o)

Hình 3.16: Mối liên hệ giữa tốc độ phân hủy của PRC với hợp chất “đầu rò”
DMOB

Căn cứ vào kết quả trên ta tính được kClO•.PRC = 1,682.2,1.109 = 3,532.109 M-1s-1
Căn cứ vào các kết quá tính toán nêu trên chúng tôi đã xác định được sự
đóng góp của từng tác nhân oxi hóa, quá trình oxi hóa đến hiệu quả phân hủy tổng
của quá trình phân hủy PRC bằng UV/NaClO. Kết quả được trình bày trên hình
3.16.
82

120

100

80 RCS

OH

(%)
60
NaClO
40 UV

20

0
4 7 8.5
pH

Hình 3.17: Sự đóng góp của các gốc tự do đến hiệu quả của quá trình xử lý PRC
bằng hệ UV/NaClO

Từ kết quả nghiên cứu trên hình 3.17 cho thấy sự đóng góp của các gốc tự do
đến hiệu quả xử lý PRC là rất lớn. Cụ thể, ở pH = 4: mức độ đóng góp của gốc HO•
và các gốc ClO•-, Cl• là tương đương (45%, 41%). Tuy nhiên, khi tăng pH, các gốc
ClO•-, Cl• tăng lên. Ở pH = 8,5 thì sự đóng góp của các gốc tăng lên đến 63%.
Kết luận:
Quá trình AOPs được quyết định bởi tốc độ hình thành các gốc tự do, chúng
tôi đã xác định được nồng độ của các gốc tự do sinh ra trong hệ và xác định được
hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của các gốc tự do sinh ra trong hệ với PRC.
83

3.4. Cơ chế h nh thành các sản phẩm trung gian của quá tr nh ph n hủ PRC
bằng hệ UV/NaClO

3.4.1. Tổng hợp và sàng lọc kết quả qua phần mềm Compound Discoverer

Theo dõi kết quả sắc kí lỏng khối phổ, dễ dàng nhận thấy hàm lượng PRC
giảm dần, cùng với sự tăng dần của các hợp chất khác với thời gian lưu khác nhau.
Hệ thống thiết bị LC-MS/MS HRAM với độ phân dải cao cho phép nhận biết tín
hiện ở cường độ thấp, đảm bảo các hợp chất được hình thành dù ở cường độ nhỏ
cũng có thể được phát hiện.

Hình 3.18: Sắc đồ LC các chất được tạo thành được tổng hợp qua phần mềm
Compound Discoverer

Trên sắc đồ khối phổ, các hợp chất có chứa Clo do sự kết hợp của PRC hay
các chất phân hủy từ PRC với gốc tự do •Cl dễ dàng được nhận biết qua tỷ lệ đồng
vị của nguyên tố Clo. Với tỷ lệ đồng vị của Clo trong tự nhiên là 35Cl (76 %) và 37Cl
(24 %), do đó các hợp chất chứa Cl sẽ xuất hiện với những tỷ lệ phần trăm phù hợp
với tỷ lệ đồng vị của Clo.
84

RT: 0.00 - 30.00


5.97 NL: 1.71E6
m/z= 151.50-152.50 F: FTMS + p ESI
Full ms2 275.0000@hcd16.00
8.54 [50.0000-500.0000] MS M7
NL: 8.75E5
m/z= 185.50-186.50 F: FTMS + p ESI
10.39
Full ms2 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS M7
2.26 NL: 2.54E5
m/z= 219.50-220.50 F: FTMS + p ESI
2.29 Full ms2 275.0000@hcd16.00
2.34 [50.0000-500.0000] MS M7
NL: 4.41E5
m/z= 334.50-335.50 F: FTMS + p ESI
2.14
2.08 Full ms2 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS M7
2.45 2.53
NL: 1.36E5
100 3.23 3.49 6.21 6.66 9.97 11.91 14.00 15.45 17.41 18.32 19.73 21.00
1.88 24.03 25.18 28.33 29.89 m/z= 368.50-369.50 F: FTMS + p ESI
17.63 Full ms2 275.0000@hcd16.00
90 2.19 2.51 2.61 [50.0000-500.0000] MS M7
1.66 3.05 3.58 7.70 8.90 12.28 15.44 17.98 18.90 23.11 24.38 26.45 28.99 29.93 NL: 1.99E6
80
2.05 17.97 28.09
2.80 7.96 13.43 14.36 17.15 20.66 22.76 24.84 m/z= 177.50-178.50 F: FTMS + p ESI
Relative Abundance

70 1.62 3.24 7.37 Full ms2 275.0000@hcd16.00


2.47 19.25 19.29 [50.0000-500.0000] MS M7
60 NL: 2.47E5
2.60 10.99 18.21 21.36
0.27 13.66 15.29 18.09 23.22 25.54 27.04 28.99 m/z= 137.50-138.50 F: FTMS + p ESI
50 3.27 6.34 8.31
13.53 14.70 28.88 Full ms2 275.0000@hcd16.00
40 2.13 3.20 5.99 7.65 [50.0000-500.0000] MS M7
17.27 28.31
4.97 9.42 12.94 19.12 22.05 24.73
30 2.46
29.94
2.18 2.62 3.25 13.66 14.71 16.93 17.97 20.90 23.11 24.96 28.54
20 8.56 10.04
1.83
10 29.93
2.61
3.06 6.95 9.80 10.48 11.91 14.50 17.64 17.70 19.97 22.49 24.60 26.56 28.64
0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
Time (min)

Hình 3.19: Sắc kí lỏng và sơ đồ khối phổ của một vài chất trong quá trình biến đổi
PRC trong quá trình quang hóa UV/NaOCl

Để nâng cao được hiệu xuất phân hủy PRC, rút ngắn được thời gian, tác nhân
NaClO được đưa vào để tạo ra các gốc tự do như HO•, •Cl. Các gốc tự do với độ
hoạt hóa cao, các phản ứng với gốc tự do sẽ nhanh chóng diễn ra, theo đó đẩy mạnh
quá trình phân hủy, chuyển hóa PRC. Việc kết hợp sử dụng UV/NaClO là một trong
những điểm mới chưa được áp dụng trên đối tượng xử lý nước chứa PRC, hy vọng
sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu mới của quá trình xử lý tồn dư PRC trong nước
với thời gian xử lý ngắn và hiệu quả xử lý cao.

3.4.2. Xác định các hợp chất được tạo thành và đề xuất cơ chế cho sự phân hủy
PRC bằng hệ UV/NaOCl

Các cấu trúc hóa học của các hợp chất trong đề tài được xác định nhờ những yếu tố
sau:
 Độ chính xác khối của phép đo phổ ESI Full scan/MS-MS, việc sử dụng máy
khối phổ phân giải cao giúp cho số khối được xác định với độ chính xác cao,
phần mềm Compound Discoverer được kết nối với nguồn thư viện phổ trực
tuyến có thể cung cấp chính xác công thức cần tìm hoặc các gợi ý để dẫn tới
công thức.
85

 Kết quả phổ MS/MS cho biết các phân mảnh ion sau được tách ra từ các
phân tử mẹ, sau khi xác định được các mảnh ion này, cấu trúc của phân tử
mẹ sẽ được làm rõ.
 Dựa vào cơ sở thí nghiệm: việc biết rõ được thành phần hệ phản ứng đầu
vào, các nguồn hóa chất, quy trình thí nghiệm là một yếu tố quan trọng để
thực hiện quá trình. Tất cả các hóa chất đều được sử dụng với độ tinh khiết
cao nhằm hạn chế tối đa lượng vết của các tạp chất. Chất hữu cơ đầu vào duy
nhất chỉ có PRC, do vậy các chất hữu cơ được sinh ra trong quá trình được
kh ng định chỉ xuất phát từ PRC.
Để dẫn đến việc đề xuất một cơ chế phù hợp nhất với các kết quả đã thu
được, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải làm rõ những vấn đề sau:
 Liệu PRC trong môi trường thí nghiệm có tồn tại dưới dạng những đồng
phân khác?
 Xu thế của các phản ứng gốc và các cấu tạo ưu tiên của gốc tự do khi tương
tác với PRC.
 Việc so sánh các kết quả thí nghiệm của hệ PRC/UV/NaOCl, PRC/UV và
PRC/NaOCl là cần thiết cho thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.
Trước một số hướng phản ứng có thể diễn ra, việc lập lại một số nghiên cứu
trên thế giới trong từng điều kiện riêng biệt (chỉ sử dụng UV hoặc chỉ sử dụng
NaOCl) là vô cùng quan trọng. Mở đầu bằng việc xem xét các quá trình biến đổi
của PRC dưới tác dụng của đèn UV 254 nm. Kết quả của các mẫu chỉ ra rằng, trong
quá trình quang hóa với tia UV, phát hiện hai đồng phân khác của PRC trong quá
trình này, minh chứng bằng ba tín hiệu m/z 152,06 xuất hiện lần lượt với RT khác
nhau: 4,93; 8,09; và 14,68. Trên hình 3.19, tín hiệu m/z 110,06 cũng được xem xét,
bởi tín hiệu này vừa có thể là một sản phẩm được sinh ra từ quá trình và vừa có thể
là một mảnh ion trong quá trình bắn phá PRC.
Tín hiệu m/z 110,06 cũng đồng thời xuất hiện ở ba vị trí RT trùng với ba vị
trí của m/z 152,06 (4,93; 8,08 và 14,68), như vậy tại ba vị trí này m/z 110,06 là
mảnh ion được tạo nên trong quá trình bắn phá ion chứ không phải là một hợp chất
được sinh ra từ quá trình. Tuy nhiên còn có một tín hiệu nữa của m/z 9,43 khác mà
không trùng với vị trí của m/z 152,06. Như vậy một hợp chất mới với m/z 110,06
86

thực sự được hình thành, tuy nhiên hợp chất này chỉ có thể được hình thành từ một
đồng phân duy nhất (đồng phân 1, hình 3.20).
RT: 2.53 - 15.01 SM: 15B
NL: 2.34E6
m/z= 152.04-152.07 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS
L8_170719225026
NL: 6.41E6
m/z= 110.03-110.06 F:
45 FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS
40
L8_170719225026

35
Relative Abundance

30 8.09

25

20

15
14.68
10 2.73 2.91 3.53 4.65 5.56 6.09 6.63 7.64 8.53 9.38 9.66 9.91 10.46 11.54 11.95 12.50 13.68 14.01

5 9.43

3.01 3.48 3.94 5.77 6.25 6.65 7.11 8.52 10.01 10.62 11.91 12.26 13.07 14.34 14.68
0
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Time (min)

Hình 3.20: Sắc kí lỏng của PRC trong UV. từ trên xuống dưới, m/z 152,06, m/z
110,05 (điều kiện HPLC đ ng dòng 15%B, tốc độ 0,2 µL/min, dung môi A: 0,1%
FA trong H2O, B: CH3OH)

Qua đó có thể kh ng định rằng tia UV, dẫn tới hình thành các gốc HO•, sau
đó tương tác và biến đổi cấu trúc của PRC thành các đồng vị. Tuy nhiên sự tương
tác này diễn ra chậm, thời gian phản ứng với UV có thể kéo dài hàng giờ. Như vậy
khả năng tương tác với PRC chỉ với tia UV diễn ra chậm, điều này cũng giải thích
lý do tại sao chỉ có một lượng nhỏ của sản phẩm 1' (m/z 110,06) được hình thành:
trong khi PRC vừa bị UV kích hoạt để chuyển vị thành các đồng phân, nhưng chỉ có
một đồng phân có thể tạo thành 1'.
Trong thí nghiệm phân hủy PRC chỉ với NaOCl, hai hợp chất với độc tính
cao hơn PRC đều được phát hiện trên LC-MS/MS.

Hình 3.21: Hai hợp chất được phát hiện trong điều kiện xử lý với NaOCl

Qua hai thí nghiệm riêng rẽ (chỉ sử dụng UV và NaOCl) và so sánh với kết
quả với hệ UV/NaOCl, hai đồng phân mới của PRC và hợp chất 1a không được tìm
thấy, và 1b được phát hiện trên LC-MS/MS với hàm lượng nhỏ.
87

Việc sử dụng UV/NaOCl đẩy nhanh quá trình phân hủy của PRC hơn nhiều
lần so với quá trình chỉ sử dụng tia UV hoặc chỉ với NaOCl. Hơn nữa, việc nghiên
cứu này còn cho thấy, khi sử dụng UV/NaOCl không tìm ra bất cứ đồng phân nào
khác của PRC được hình thành, điều này có tính chất quan trọng cho việc kh ng
định có duy nhất một đồng phân của PRC tham gia vào quá trình phân hủy, theo đó
giới hạn được các khả năng sản phẩm tạo thành. Hợp chất 1’ (m/z 110,06) cũng
không được hình thành, và hoàn toàn không được tìm thấy trong quá trình.
Trong điều kiện của phản ứng, cơ chế hình thành các gốc tự do được đề xuất
như sau:

HOCl/OCl- HO•/ O• + •Cl

•Cl + Cl- •Cl2-

HO• + Cl- HOCl•-


Về mặt lý thuyết, các gốc tự do HO•, •Cl có thể tạo ra các chuỗi phản ứng
như sau:
Chuỗi phản ứng của nhóm HO•.
HO• + RH •R + H2O
•R + HOCl  RCl + HO•
Chuỗi phản ứng của nhóm •Cl.
•Cl + RH  •R + HCl
•R + HOCl  ROH + Cl•
Phản ứng kết thúc bằng chuỗi cộng hợp các gốc tự do với nhau.
HO• + Cl•HOCl
2Cl• Cl2
•R + Cl• RCl
•R + HO• ROH
•R + •R  R-R
Các phản ứng hình thành gốc và kết hợp các gốc tự do được diễn ra đồng
thời, nhanh và liên tục, do đó rất nhiều các sản phẩm xuất phát từ nhiều hướng phản
ứng có thể được tạo ra trong quá trình. Sự tương tác của nhóm HO• và •Cl cũng như
các gốc tự do được hình thành từ PRC không diễn ra theo một thứ tự hay quy luật
tạo nên điểm khó và hấp dẫn của đề tài.
88

Khi PRC tham gia phản ứng thế với các gốc tự do HO•, •Cl, có ba vị trí mà
gốc tự do có thể tương tác là (a), (b) và (c) trên phân tử PRC (hình 3.22), trong đó vị
trí (c) là vị trí kém ưu tiên nhất vì tạo ra nhóm gốc tự do bậc 1 không bền bằng việc
tạo ra hệ liên hợp của các liên kết π trong vòng thơm và electron tự do tại vị trí
carbon bậc 3 (trường hợp a và b), tuy nhiên cũng không thể loại bỏ trường hợp thế
vào vị trí (c) vì cả ba vị trí (a), (b) và (c) đều được bền hóa nhờ cộng hưởng với hệ
hoặc liên kết π bên cạnh.

Hình 3.22: Hệ cộng hưởng của gốc tự do và liên kết π làm bền hóa các gốc tự do

Khi một nhóm thế tương tác với vòng thơm, các dẫn xuất thế ortho-, meta-,
và para- có thể được hình thành. Trong trường hợp của PRC, hai nhóm thế còn lại
đều là các nhóm thế có xu hướng đẩy electron vào vòng thơm, các nhóm thế này sẽ
tham gia ảnh hưởng để tạo ra các dẫn xuất thế para-, và ortho-. Tuy nhiên vị trí
para- của cả hai nhóm đều đang bị chiếm bởi nhóm kia, vì thế sản phẩm được ưu
tiên trong quá trình sẽ là nhóm thế vị trí ortho- của một trong hai nhóm –OH hoặc –
NHCOCH3. Tuy nhiên nhóm –NH- ở cạnh một nhóm hút electron mạnh như nhóm
carbonyl (C=O) nên việc cặp electron tự do trên nguyên tử nitrogen bị hút về phía
nhóm carbonyl nhiều hơn dẫn tới nhóm –OH có thể chiếm ưu thế hơn trong trường
hợp này và tạo ra các dẫn xuất với vị trí thế ortho- so với nhóm –OH.
Trong cùng một điều kiện, trên LC-MS/MS xuất hiện tín hiệu của PRC với
m/z 152,06 tại một RT duy nhất 5,97, điều này khác với quá trình được thực hiện
chỉ với UV hoặc NaClO, chứng tỏ phản ứng xảy ra rất nhanh, không hình thành các
đồng phân cấu trúc của PRC mà chuyển hóa ngay lập tức sang các sản phẩm khác.
Phổ MS/MS thể hiện các tín hiệu của m/z 152,06 của [M+H]+1, và m/z 174,05 của
[M+Na]+1 và mảnh phổ lớn nhất với m/z 110,06 tương ứng với công thức mảnh
con chính của PRC sau khi bắn phá, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cơ chế
phân mảnh theo lý thuyết (hình 3.23).
89
RT: 3.21 - 9.84 SM: 15B
5.97 NL: 1.49E6
100
m/z= 151.50-152.50 F:
95 FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
90 [50.0000-500.0000]
MS M7
85
80
75
70
65 O O
Relative Abundance

60
55 NH3
50 HN H2N
45
40
+H rHB
35
30
25
20
15
OH
10 OH OH m/z 110.06
5 3.24
3.42 3.81 4.32 4.54 5.03 5.18 5.70 6.59 6.82 7.14 7.54 8.03 8.17 8.33 8.82 9.06 9.41 9.78
m/z 152.07
0
3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5
Time (min)

Hình 3.23: Sắc ký lỏng khối phổ của PRC, tương ứng với khối lượng phân tử
151,06

Tín hiệu m/z 152,06 và 174,05 có cường độ tín hiệu lớn nhất ở M0 (mẫu
trước khi xử lý) và cường độ này giảm dần theo thời gian rồi biến mất h n ở những
mẫu cuối.
Vậy PRC đã chuyển hóa như thế nào và những chất nào được hình thành?
Bảng thống kê các tín hiện phổ trên Compound Discoverer có thể cho chúng ta thấy
một cái nhìn tương đối tổng quát về điều đó. Khi tín hiệu của PRC giảm dần, các tín
hiệu phổ tăng dần được quan tâm phân tích.
Tín hiệu được kết luận đầu tiên là một dẫn xuất của PRC với một nhóm -Cl,
hình thành hợp chất với m/z 186,027; tiếp theo đó hợp chất này cộng hợp thêm một
nhóm -Cl thứ hai để tạo nên dẫn xuất thứ hai của PRC với Clo với m/z 219,98. Các
tín hiệu này cũng hoàn toàn trùng khớp với tín hiệu phổ được dự đoán.
90
RT: 0.00 - 30.00 SM: 15B
5.97 NL: 1.49E6
m/z= 152.05-152.07 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000]
MS M7

8.56 NL: 7.30E5


m/z= 186.02-186.04 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000]
MS M7

10.40 NL: 2.10E5


100
m/z= 219.90-220.10 F:
90 2.57 FTMS + p ESI Full ms2
2.15 3.24 8.17 9.98 13.62 14.39 16.73 17.64 18.45 19.97 21.72 23.02 24.84 26.53 29.88 275.0000@hcd16.00
80 [50.0000-500.0000]
MS M7
70
Relative Abundance

60

50 2.53
2.34 2.75 4.24 9.85 11.12 12.84 13.90 17.20 18.87 19.81 22.56 23.73 24.93
40

30

20 2.45
2.23
10
2.10 3.21 6.97 7.65 9.97 12.18 13.88 16.82 17.95 19.27 20.63 22.98 25.53 29.67
0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
Time (min)

Hình 3.24: Sắc ký đồ và công thức dự kiến của hợp chất 2 (m/z 186,03) và 3 (m/z
219,98)

Trên sắc đồ thể hiện sự tồn tại của ba chất hoàn toàn riêng biệt, RT 5,97
tương ứng với m/z 152,06 (PRC), dẫn xuất thế Clo một lần tại RT 8,56 ứng với m/z
186,027, RT 10,40 tương ứng với dẫn xuất hai lần thế Clo của hợp chất m/z 219,98.
35 37
Tỷ lệ đồng vị giữa Cl và Cl cũng được thể hiện rõ nét trong các tín hiên phổ
được tìm thấy (hình 3.24)
Với tỷ lệ đồng vị của Cl là: 35Cl (76%) và 37Cl (24%), trên phổ MS của dẫn
35
xuất monoclo của PRC thể hiện hai peak với m/z 186,027 (chứa đồng vị Cl) và
188,023 (chứa đồng vị 37Cl) với các tỷ lệ tương ứng là 100% và khoảng 31,5%, điều
này hoàn toàn phù hợp với khối phổ được dự đoán của monoclo-PRC.
Tương tự như vậy, dẫn xuất diclo-PRC xuất hiện ba peak chính tại các vị trí:
35 35
m/z 219,986 (chứa hai đồng vị Cl), m/z 221,984 (chứa một đồng vị Cl và một
đồng vị 37Cl) và m/z 223,981 (chứa hai đồng vị 37Cl) với tỷ lệ lần lượt tương ứng là
100%, 63,9% và 10,2%, cũng hoàn toàn phù hợp với dự đoán.
91

Hình 3.25: Khối phổ của monoclo-PRC (2) và diclo-PRC (3).

Hai hợp chất này (m/z 186,027 và 219,98) hoàn toàn chưa được công bố nào
ghi nhận, không có bất kì một dữ kiện phổ MS với cấu trúc trùng khớp được tìm
thấy trên m/z cloud và chemspider của Compound discoverer. Tuy nhiên hai hợp
chất này lại có phổ MS/MS rất phù hợp với các mảnh ion có thể tìm thấy trên lý
thuyết, do đó dễ dàng có thể kết luận được.
Trong khối phổ hai lần MS/MS của hợp chất có khối lượng phân tử 185,03;
các mảnh ion với m/z lần lượt là 186,03; 144,02 và 109,05 hoàn toàn phù hợp với
cơ chế phân mảnh. Việc xuất hiện mảnh phổ m/z 109,05 chứ không xuất hiện mảnh
92

phổ m/z 110,05 một lần nữa kh ng định nguyên tử Clo đính trực tiếp với vòng thơm
chứ không nằm trên nhánh.
Tương tự như vậy với khối phổ hai lần của các hợp chất khác; hợp chất với
khối lượng phân tử 218,98 được tìm thấy cùng với các mảnh ion như 219,99;
177,98 và 143,01.
Sắc kí lỏng khối phổ LC-MS/MS của hai hợp chất này và cơ chế phân mảnh
được thể hiện trong hình dưới đây.
93

Hình 3.26: Khối phổ MS/MS của m/z 186,05; m/z 219,99 và các cơ chế phân mảnh

Hợp chất 4, m/z 174,94 (RT 10,91) chỉ được tìm thấy nhìn thất trên phổ
negative của mẫu, có chứa hai nguyên tử Clo trong phân tử, công thức này đồng
thời kém phân cực hơn 1 và 3. Trên phổ negative, mảnh m/z 174,95 là tín hiện của
hợp chất có khối lượng phân tử 175,94 với hai clo, các tín hiệu thu được là m/z
174,95 (100%) ứng với hợp chất có chứa hai 35Cl, 176,95 (64%) chứa một 35Cl và
một 37Cl và 178,94 (10%) chứa hai 37Cl, hoàn toàn phù hợp với công thức được đề
xuất.
94
RT: 6.00 - 15.12 SM: 15B
10.91 NL: 2.16E6
100
m/z= 174.90-175.10 F:
95 FTMS - p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
90 [50.0000-500.0000]
MS m5_1
85
80
75
70
65
Relative Abundance

60
55
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
6.05 6.87 7.10 7.33 7.68 8.74 9.04 9.66 10.36 11.40 12.47 12.81 13.55 14.20 14.48
0
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Time (min)

Hình 3.27: Sắc kí lỏng khối phổ và công thức dự kiến của các hợp chất 4 và 5
95

Để có được sự hình thành của 4, một hợp chất chứa 1 Cl với m/z 140,99 (5,
RT 9,01) cũng đồng thời được tìm thấy.
Tại RT 8,9-9,4 phút phát hiện tín hiệu m/z 140,99 chứa một nguyên tử Clo,
dựa vào khoảng thời gian lưu, chúng tôi đưa ra kết luận hợp chất này có chứa một
hệ liên hợp tương tự như vòng thơm. Công thức dự đoán được cho là của hợp chất
sau với khối phổ MS phù hợp. Cơ chế hình thành có thể đi theo hai hướng như sau:
Theo dự đoán, có thể một trong những gốc tự do như HO• hay O• tham gia vào
phản ứng như một tác nhân oxi hóa, góp phần thay thế nhóm -NH2 thành -OH, rồi
tiếp đó oxi hóa hợp chất nhận được để tạo thành dẫn xuất của benzoquinone.

Việc hình thành các dẫn xuất của PRC với Clo trong sự tồn tại của môi
trường chứa gốc tự do có thể dẫn tới quá trình hình thành các hợp chất có công thức
phân tử lớn hơn là do sự kết hợp giữa hai dẫn xuất, được tìm thấy các tín hiệu trên
khối phổ, một số được tìm thấy ở lượng vết.
Sau khi phân tích các tín hiệu khối phổ với phương pháp phân tích tương tự,
một số công thức được đề xuất như sau:

Hình 3.28: Một số trường hợp đề xuất công thức khác trên cơ sở phản ứng thế gốc
96

Các công thức này có thể được hình thành do sự tương tác giữa hai gốc tự do
đồng thời là dẫn xuất của PRC (được kí hiệu là R'HH, hai H này đặc trưng cho hai
H vị trí para- vị trí ưu tiên trong quá trình thế gốc), cơ chế hình thành được miêu tả
như sau:
HO• + RH •R + H2O
•R + •R  R-R (m/z 301,1)
•R + HOCl  ROH + Cl• (ROH tương đương với R'HOH)
HO• + R'HOH •R'OH + H2O
•Cl + R'HOH  •R'OH + HCl
•R + •R'OH  RR'OH hoặc R-R  RR'OH (m/z 317,1)
2•R'OH  R'2(OH)2 hoặc RR'OH  R'2(OH)2 (m/z 333,1)
•R + HOCl  RCl + HO• (RCl tương đương với R'HCl)
R'HCl + •Cl  •R'Cl + HCl
•R'Cl + •R  RR'Cl hoặc R-R RR'Cl (m/z 335,07)
•R'Cl + •R'OH R'2(Cl)(OH) hoặc RR'Cl  R'2(Cl)(OH) (m/z 351,07)
2•R'Cl R'2Cl2 hoặc RR'Cl  R'2Cl2 (m/z 369,03)
RT: 0.00 - 30.01 SM: 15B
7.95 NL: 3.78E5
m/z= 301.10-301.13 F: FTMS + p
ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
3.28 [50.0000-500.0000] MS M10
NL: 6.89E2
m/z= 317.10-317.15 F: FTMS + p
2.54 ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
17.82 [50.0000-500.0000] MS M10
NL: 7.18E4
8.83 m/z= 333.10-333.30 F: FTMS + p
ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS M10
10.50 NL: 6.57E4
16.49 m/z= 335.05-335.08 F: FTMS + p
7.73 ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
9.53 [50.0000-500.0000] MS M10
13.59
100 7.54 NL: 4.37E3
90 28.42 m/z= 351.06-351.09 F: FTMS + p
ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
80 11.39 [50.0000-500.0000] MS M10
NL: 1.03E4
Relative Abundance

70 8.72 26.51
0.89 2.77 3.58 14.23 14.44 19.54 25.18 m/z= 369.03-369.06 F: FTMS + p
60 11.11 ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS M10
50
7.73 7.94 11.59
40
30
20 3.23

10
4.48 9.52 13.03
0
0 5 10 15 20 25 30
Time (min)
97

Hình 3.29: Sắc ký lỏng và khối phổ của các hợp chất tương ứng với m/z 301,13;
317,10; 333,10; 335,06; 351,06; 369,03

Tín hiệu m/z 357,05 được cho là tín hiệu ion của mảnh [M+Na]+1, tương
ứng với khối lượng phân tử 334,07, hợp chất này được xác định là có chứa một
nguyên tử clo trong phân tử.
M5 #2304-2423 RT: 8.54-8.99 AV: 60 NL: 2.32E5
RT: 0.00 - 30.00 SM: 15B
F: FTMS + p ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00 [50.0000-500.0000]
8.79 NL: 4.92E4
100
m/z= 335.07-335.09 F:
95 FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00 220
90 [50.0000-500.0000]
MS M5
85
200
80
75 180
70
160
65
Relative Abundance

Relative Abundance

60
140
55
50 120
45
357.05
100
40
35
80
30
25 60
20
40 359.05
15
10 10.95 358.05
20 359.23
5 358.88 360.05
11.46 352.97 354.88 356.85 361.05 362.44 363.19
0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361 362 363 364 365 366 367 368
Time (min) m/z

Hình 3.30: Sắc ký lỏng và khối phổ của m/z 357,05

Ngoài ra, trên sắc đồ LC-MS cũng cho thấy xuất hiện hai tín hiệu phổ có
cùng m/z 357,05 với thời gian lưu khác nhau (RT 8,79 và 10,95) như vậy tồn tại hai
đồng phân có cùng khối lượng phân tử là 334,07
Các cấu trúc của đồng phân và một số xu hướng hình thành các hợp chất sẽ
được trình bày ở phần tiếp theo, bắt đầu với một số giả thiết liên quan đến sự hình
thành của chúng:
98

Hình 3.31: Các công thức dự kiến hợp chất 6 và một số hướng hình thành

(m/z 335,07)
Để đi sâu vào quá trình hình thành nên các hợp chất này, chúng tôi đưa ra
một số lập luận như sau: phản ứng có thể đi theo hai hướng (1) và (2). Trong đó các
hợp chất trung gian sẽ là các chất 7’ hoặc 8’, và 9’ hoặc 10’. Tuy nhiên, dựa trên kết
quả phổ MS và các thống kê trên Compound Discoverer, không tìm thấy các tín
hiệu của 9’ và 10’, kể cả lượng vết. Một lượng không lớn của 7’ được tìm thấy ở
các mẫu đầu, và một lượng khá lớn của hợp chất 8’ được tìm thấy. Như vậy, để tạo
ra các hợp chất có sự kết hợp của hai dẫn xuất của PRC, hai phân tử PRC có thể kết
hợp với nhau trước hoặc sự kết hợp này có thể do sự tấn công của gốc HO• lên PRC
sau đó mới tác dụng với gốc •Cl hoặc ngược lại.
Hợp chất m/z 301,1 được tìm thấy tín hiệu ở hai khoảng RT (7,90-7,95 và
9,50-9,56) khác nhau, điều này chứng tỏ có tồn tại một hợp chất 8’’ là đồng phân
của 6.
RT: 0.00 - 30.01 SM: 15B M10 #2118-2270 RT: 7.69-8.32 AV: 77 NL: 1.33E6
7.95 NL: 5.05E6 F: FTMS + p ESI Full ms2 275.0000@hcd16.00 [50.0000-500.0000]
100 323.09
m/z= 323.08-324.00 F:
100
95 FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00 95
90 [50.0000-500.0000]
MS M10 90
85
85
80
80
75
75
70
70
65
65
Relative Abundance

60
Relative Abundance

60
55
55
50
50
45 9.54 45
40 40
35 35
30 30
25 25
20 20 324.09
15 15
10 10
5 5 325.10
1.77 2.41 3.51 6.09 11.81 13.94 14.89 16.22 18.49 20.72 23.41 26.39 27.18 27.98 302.90 305.15 306.84 309.12 311.11 314.89 316.89 319.16 322.08 326.10 331.09 332.86 334.86 339.09
0 0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 305 310 315 320 325 330 335
Time (min) m/z
99

Hình 3.32: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của 8 và 8’

Tương tự như vậy như cách giải thích sự hình thành của 8’, một số hợp chất
chứa hai dẫn xuất khác của PRC (11’, 12’, 13’) cũng được giải thích. Để dẫn tới
những hợp chất này, ngoài các phản ứng thế gốc tự do và các phản ứng oxi hóa, có
thể một số các phản ứng hóa học thông thường cũng xảy ra. Các hợp chất 11, 12, 13
được tìm thấy với hàm lượng vết.
RT: 0.00 - 30.00 SM: 15B
8.00 NL: 3.16E6
m/z= 323.09-324.10 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS
m4
8.89
NL: 3.81E4
m/z= 335.07-335.09 F:
FTMS + p ESI Full ms2
9.56 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS
7.28 m4
NL: 3.39E3
m/z= 353.04-353.06 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
1.57 2.44 3.62 6.13 11.76 13.58 14.90 16.32 18.69 19.93 21.57 23.71 25.59 26.78 27.56 [50.0000-500.0000] MS
100
m4
90 NL: 1.06E4
80 m/z= 369.02-369.05 F:
11.12 FTMS + p ESI Full ms2
70 8.74 10.95 25.07 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000] MS
60 m4
50
40 7.81
30
20
3.26 7.78
10
12.87
0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
Time (min)

Hình 3.33: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của các hợp chất 11,12,13

Ngoài các hợp chất với m/z lớn hơn khối lượng phân tử của PRC, nhiều các
hợp chất với khối lượng phân tử nhỏ hơn 152,06 cũng được hình thành.
Quan sát hợp chất có tín hiệu m/z 144,01, trên sắc đồ xuất hiện ba tín hiệu.
Trong đó tín hiệu với cường độ lớn nhất có RT trùng với hợp chất 2, điều này cho
thấy đây có thể là mảnh ion được phân hủy từ hợp chất này. Hai hợp chất còn lại
với RT 10,10 và 10,50 được cho là kết quả của sự sắp xếp lại các liên kết trong
phân tử (hình 3.33).
100

RT: 0.00 - 30.01 SM: 15B


NL: 8.10E5
m/z= 144.01-144.03 F:
FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000]
MS M8
NL: 7.69E5
m/z= 144.01-144.03 F:
12 FTMS + p ESI Full ms2
275.0000@hcd16.00
11 [50.0000-500.0000]
RT: 9.20 - 17.15 SM: 15B
MS m9 NL: 1.44E4
NL: 7.40E5 m/z= 144.01-144.03 F:
10 150 FTMS + p ESI Full ms2
m/z= 144.01-144.03 F: 275.0000@hcd16.00
[50.0000-500.0000]
9 FTMS + p ESI Full ms2 100 10.09 10.47 MS M8
2.54 275.0000@hcd16.00
8 [50.0000-500.0000]
Relative Abundance

50
MS m10 9.70
11.19 11.54 12.14
12.79 12.84 12.90 13.49
14.69 14.89 15.58 15.94 16.78
2.50
7 0
NL: 2.71E4
2.62 m/z= 144.01-144.03 F:
150 FTMS + p ESI Full ms2

Relative Abundance
6 275.0000@hcd16.00
10.10 10.47 10.10
[50.0000-500.0000]
100 MS m9
5 2.84 10.19
10.51
50
4 3.15 12.84 13.08 17.84 18.81 20.62 21.52 23.81
4.81 7.27 10.51 25.88 28.31 9.89 11.20 11.93 12.79 12.88 13.00 13.35 13.95 14.40 14.94 15.59 15.84 16.48 16.95
0
3 NL: 3.41E4
m/z= 144.01-144.03 F:
2.34 3.21 10.50 12.88 15.59 18.27 19.66 21.52 22.64 150 FTMS + p ESI Full ms2
2 24.31 26.06 275.0000@hcd16.00
1.22 3.68 6.54 7.25 [50.0000-500.0000]
10.19
3.02 100 MS m10
1 2.33 3.24 12.87
13.22 16.76 19.15 20.45 20.80 22.25 50 10.50
3.64 5.08 8.39 24.16 26.02
0 9.86 11.19 11.31 12.24 12.55 12.87 12.98 13.74 14.07 14.74 15.13 15.88 16.08 16.76
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 0
10 11 12 13 14 15 16 17
Time (min) Time (min)

Hình 3.34: Sắc ký lỏng khối phổ và công thức dự kiến của

m/z 144,01 (12, 13a và 13b)

Một hợp chất chứa ba clo được tìm thấy tại RT trong khoảng 2,4-2,8 min
trên phổ negative với m/z lần lượt là 160,833 (100%); 162,830 (95,9%); 164,87
(30,6%); 161,833 (2,2%) và 163,83 (2,1%), hợp chất này hoàn toàn phù hợp với
công thức được đề xuất dưới đây:
101

Hình 3.35: Sắc ký lỏng và khối phổ của m/z 160,883

Công thức CCl3CO2H được dự đoán hình thành từ CH3CO2H sau khi được
tạo thành từ cách phản ứng mở vòng ở nhân thơm. CH3CO2H có được tìm thấy với
lượng vết rất nhỏ trong các mẫu, điều này trùng hợp với một số công bố được
nghiên cứu trước đây khi xử lý PRC với UV [118].
Việc hình thành lên m/z 161,90 cho thấy rõ ràng phân tử PRC đã bị bẻ gãy
trong quá trình tham gia phản ứng với các gốc tự do. Một cụm tín hiệu được phát
hiện trong khoảng 1,2-3,0 phút bao gồm nhiều hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ
được thể hiện trong bảng sau, sắc đồ khối phổ của từng chất được bổ xung trong
phần phụ lục:
102

Bảng 3.10: Công thức dự kiến của các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ
Kí hiệu hợp
m/z, [M+/-1] RT Công thức dự kiến
chất

14 160,833; [M-1] 2,62

15 140,90;[M-1] 2,52

16 92,92; [M-1] 2,50

17 138,90; [M+1] 2,42

18 128,93; [M+1] 2,60

19 80,95; [M+1] 2,50

20 78,96; [M+1] 2,32

Việc tạo thành các cấu trúc nhỏ hơn cho thấy PRC đã bị hệ thí nghiệm tác
động và phân hủy qua nhiều phản ứng liên tiếp, quá trình này chưa thực sự được
làm rõ vì vẫn còn một vài hợp chất trung gian chưa được tìm thấy. Điều này có thể
bắt đầu từ một vài hợp chất trung gian khi sản phẩm được hình thành làm mất một
103

phần sự cộng hưởng mạnh mẽ của hệ liên hợp các nối đôi trong vòng thơm, qua một
vài tương tác dẫn tới việc bẻ gãy các liên kết trong phân tử ban đầu và hình thành
nhiều hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn, quá trình này thường đi cùng quá
trình oxy hóa để tạo ra các hợp chất carbonyl, acid hay dẫn xuất của chúng. Quá
trình này xảy ra trên các hợp chất chứa clo, do đó các sản phẩm sinh ra cũng có
chứa clo. Một số các hợp chất có khối lượng phân tử phù hợp với một vài gợi ý mà
phần mềm Compound Discoverer đưa ra. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc
tới khả năng mở vòng của benzoquinone và các dẫn xuất monocle và diclo 4, và 5.
Kết hợp với kết quả của các nhóm nghiên cứu trên thế giới, cộng với việc lặp lại thí
nghiệm xử lý PRC trong UV và NaOCl riêng biệt, các hợp chất đã được công bố
đều không được tìm thấy, do đó khả năng mở vòng xảy ra nhiều hơn ở các dẫn xuất
4, 5 (hình 3.36).

Hình 3.36: Cơ chế đề xuất của quá trình phá vỡ vòng thơm để tạo nên

các phân tử nhỏ hơn


104

3.4.3. Kết luận

Qua các kết quả và dữ liệu thu được từ khối phổ phân giải cao và phần mềm
Compound Discoverer. Phương pháp phân hủy PRC tại điều kiện quang hóa với tia
UV 254nm trong sự có mặt của NaOCl là một phương pháp được đánh giá là ưu
việt hơn những phương pháp phân hủy PRC hiện sử dụng bởi việc rút ngắn thời
gian quá trình phân hủy, tiết kiệm chi phí bằng việc sử dụng NaOCl với giá thành
không quá cao.
Bằng việc sử dụng máy khối phổ với độ phân giải cao và phần mềm ứng
dụng tiên tiến, phương pháp nghiên cứu giúp chúng ta có thể đi sâu vào mọi hướng
phản ứng trong quá trình. Độ phân giải và chính xác của phần mềm giúp chúng ta
nhận được cả những tín hiệu ở hàm lượng vết. Với một quá trình có sự biến đổi
nhanh như quá trình phản ứng của các gốc tự do, việc hình thành các gốc không bền
hay những chất trung gian có thời gian tồn tại ngắn, thì đây là một phương pháp tối
ưu để có thể phát hiện được tận gốc của vấn đề. Do đó có thể đề xuất những công
thức và cơ chế một cách cụ thể nhất có thể.

Hình 3.37: Sắc ký lỏng khối phổ của các sản phẩm trung gian
105

Từ những công thức phân tử các chất đã được phân tích, cơ chế phân hủy
PRC trong UV/NaOCl được đề xuất như sau:
1) Đề xuất cơ chế các phản ứng thế gốc tự do hình thành các hợp chất dẫn xuất
vòng thơm với các nhóm thế -Cl và -OH:

Hình 3.38: Cơ chế các phản ứng thế gốc tự do hình thành các hợp chất dẫn xuất
vòng thơm với các nhóm thế -Cl và –OH
106

2) Cơ chế dẫn tới quá trình bẻ gãy liên kết và hình thành các phân tử nhỏ hơn.

Hình 3.39: Cơ chế dẫn tới quá trình bẻ gãy liên kết và

hình thành các phân tử nhỏ hơn

Sau khi xác định được các sản phẩm trung gian sinh ra trong quá trình xử lý
PRC bằng hệ UV/NaClO, chúng tôi thấy rằng các sản phẩm sinh ra đều có chứa clo.
Nhiều hợp chất được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ:
C3H4Cl2O2, C2HCl3O2, C16H16N2O5… Những chất này có khả năng gây ngộ độc cho
người tiếp xúc và người sử dụng qua đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp.
Ngoài ra, khi thải ra môi trường cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không
khí).
Chúng tôi thấy rằng phương pháp trên không những đưa tới một cái nhìn cụ
thể và sâu hơn về quá trình phân hủy PRC bằng hệ UV/NaOCl mà còn mang đến
một công cụ hữu ích, mở ra một hướng mới trong việc ứng dụng những công nghệ
tiên tiến vào nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Với thực tại của một nền khoa học
đang từng bước đi lên để bắt kịp với những nghiên cứu trên thế giới, việc đưa tới
một cái nhìn tổng quan, một ứng dụng cụ thể của công nghệ này là một điều vô
107

cùng cần thiết. Ngoài việc ứng dụng trong phân tích, khối phổ phân giải cao còn có
nhiều ứng dụng hữu ích và không thể thiếu trong nghiên cứu hóa học hữu cơ, hợp
chất thiên nhiên, hóa dược.
Hướng tiếp theo của đề tài là sử dụng các xúc tác quang hóa, nhằm đẩy mạnh
hơn nữa quá trình phân hủy của PRC đến các quá trình khoáng hóa cũng đang được
nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu.
108

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của
luận án, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận chính như sau:
1. Đã nghiên cứu được sự hiện diện của dư lượng một số dược phẩm trong
nước bề mặt ở một số sông hồ Hà Nội bằng phương pháp LC-MS/MS, từ đó có thể
đánh giá được một phần mức độ ô nhiễm dư lượng dược phẩm tại các sông hồ ở Hà
Nội. Đã đánh giá được độ tin cậy của phương pháp thông qua các đại lượng thống
kê: Giới hạn định lượng của PRC là 0,0066µg/L, giới hạn phát hiện của PRC là
0,002µg/L. Hệ số biến thiên CV của phép đo có giá trị từ 2% - 4,9% đều nằm trong
giới hạn cho phép của EPA.
2. Đã so sánh được quá trình phân hủy PRC bằng các phương pháp oxi hóa tiên
tiến khác nhau, qua đó thấy được rằng hiệu quả xử lý PRC của hệ NaClO/UV hiệu
quả hơn so với các hệ oxi hóa tiên tiến khác.
3. Đã nghiên cứu quá trình động học tìm ra được các điều kiện ảnh hưởng đến
sự phân hủy của PRC trên các hệ quang hóa UV, UV/NaClO:
- Khi pH và nồng độ NaClO tăng thì hiệu suất của quá trình chuyển hóa PRC
tăng.
- Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ phân hủy của PRC khi có mặt ion Cl-, SO42-
giảm đi không nhiều, khi có mặt các ion HCO3-, NO3-, NH4+ tốc độ phản ứng
giảm nhiều, đặc biệt là trong trường hợp của NH4+, NO3- hằng số tốc độ giảm
gần 10 lần từ 2,69 10-3 s-1 xuống 2,57 10-4 s-1.
- Đã khảo sát cường độ đèn UV: Khi tăng cường độ đèn UV hằng số tốc độ biểu
kiến bậc 1 của quá trình phân hủy PRC tăng.
4. Đã xác định được quá trình quang phân hủy PRC khi sử dụng hệ UV và
UV/NaClO tuân theo phương trình động học bậc một. Xác định được hiệu suất
lượng tử của PRC trong quá trình quang phân trực tiếp là 0,0258 mol einstein.
5. Đã xác định được hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 của các gốc tự do •OH, •Cl,
ClO•- với PRC : k•Cl/PRC = 3,71.1010 M-1s-1
k•OCl/PRC = 3,532.109 M-1s-1
k•OH/PRC = 4,19.109 M-1s-1
109

6. Đã nghiên cứu và xác định được 20 sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình
phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO trên thiết bị LC-MS/MS kết hợp phần mềm
Compound Discoverer 2.0. Trong đó có 8 sản phẩm được hình thành theo cơ chế
các phản ứng thế gốc tự do hình thành các hợp chất dẫn xuất vòng thơm với các
nhóm thế -Cl và –OH, 12 sản phẩm được hình thành theo cơ chế bẻ gãy liên kết và
hình thành các phân tử nhỏ hơn. Đây là cơ chế phân hủy được chúng tôi đề xuất
một cách phù hợp nhất, chi tiết nhất có thể.

Kiến nghị
Chúng tôi thấy rằng các sản phẩm trung gian sinh ra trong quá trình xử lý
PRC bằng hệ UV/NaClO đều có chứa clo. Nhiều hợp chất được sử dụng trong sản
xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ: C3H4Cl2O2, C2HCl3O2, C16H16N2O5… Những chất
này có khả năng gây ngộ độc cho người tiếp xúc và người sử dụng qua đường tiêu
hóa, qua da và đường hô hấp. Ngoài ra, khi thải ra môi trường cũng sẽ gây ô nhiễm
môi trường (đất, nước, không khí). Do vậy chúng ta cần xem xét trước khi xử lý
nước có chứa PRC bằng hệ UV/NaClO, nhất là nước dùng cho mục đích sinh hoạt,
vì có khả năng hợp chất được sinh ra sẽ có độc tính cao hơn so với hợp chất ban
đầu.
110

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã nghiên cứu đánh giá được mức độ ô nhiễm dược phẩm trong nước bề mặt
sông hồ Hà Nội trên thiết bị phân tích hiện đại LC-MS/MS.
2. Đã nghiên cứu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy PRC bằng
hệ UV, UV/NaClO.
3. Đã nghiên cứu vai trò các gốc tự do, xác định hằng số tốc độ phản ứng bậc 2
của PRC với các gốc tự do: k•Cl/PRC = 3,71.1010 M-1s-1
k•OCl/PRC = 3,532.109 M-1s-1
k•OH/PRC = 4,19.109 M-1s-1
4. Đã nghiên cứu và xác định được 20 sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình
phân hủy PRC bằng hệ UV/NaClO trên thiết bị LC-MS/MS kết hợp phần
mềm Compound Discoverer 2.0 và đã đề xuất cơ chế phân hủy một cách phù
hợp nhất, chi tiết nhất có thể mà chưa có bất kỳ một công trình công bố nào
trên thế giới.
111

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Quản Cẩm Thúy, Lê Trường Giang, Đào Hải Yến (2016) ―Nghiên cứu động học
phân hủy Ciprofloxacin bằng các phương pháp oxi hóa tiên tiến UV, UV/NaClO‖.
Tạp chí Hóa học, T54 (6e2), Trang 165 – 169

2. Quản Cẩm Thúy, Đào Thị Phượng, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Trường Giang,
Đào Hải Yến (2017), ―Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy Paracetamol
bằng các phương pháp oxi hóa tiên tiến UV, UV/NaClO‖. Tạp chí Phân tích Hóa,
Lý và Sinh học (Có giấy chấp nhận đăng bài)

3. Quản Cẩm Thúy, Đào Hải Yến, Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Liên, Đào
Thị Phượng (2017), ―Ứng dụng của LC-MS/MS và phần mềm Compound
discoverer 2.0 trong nghiên cứu sự chuyển hóa của Paracetamol trong nước bằng
UV/NaClO‖, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học (Có giấy chấp nhận đăng bài).

4. Quản Cẩm Thúy, Lê Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Liên, Đào Hải Yến. (2018),
―Khảo sát sự xuất hiện và phân bố của một số chất ô nhiễm hữu cơ mới trong nước
bề mặt của một số sông hồ ở Hà Nội‖. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học (Có
giấy chấp nhận đăng bài).

5. Trinh Thu Ha, Bjarne W. Strowble, Quan Cam Thuy, Dang Thi Mai, Nguyen
Quang Trung, Le Trương Giang (2016), Pesticides desorption from flooded rice
soil, Proceedings of scientific workshop on “Comprehensive analysis of organic
micro-pollutants in flooding water in central Vietnam‖ The first Vast – Bas
workshop on science and technology, ISBN: 978-604-77-2226-6, page 464 - 475

6. Trinh Thu Ha, Bjarne W. Strowble, Dang Thi Mai, Quan Cam Thuy, Le Truong
Giang (2016), ―Pesticides desorption from flooded rice soil‖, Proceedings of
scientific workshop on: “Progress and trends in science and technology”
Commemorating 10 years of partnership between the Vietnam academy of science
and technology and the Russian foundation for basic reseach. 2,2016, ISBN: 978-
604-77-2226-6, page 493 – 502.
112

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Anses. National range of occurrence of drug residues in water intended for
human consumption. 2011. Report, 33.
2. Cahill, J.D., Furlong, E.T., Burkhardt, M.R., Kolpin, D., Anderson, L.G.
Determination of pharmaceutical compounds in surface- and ground-water
samples by solid-phase extraction and high-performance liquid
chromatography–electrospray ionization mass spectrometry. 2004a, Journal of
Chromatography A 1041, 171–180.
3. Yan, C., Yang, Y., Zhou, J., Liu, M., Nie, M., Shi, H., Gu, L., Antibiotics in the
surface water of the Yangtze Estuary: Occurrence, distribution and risk
assessment. Environmental Pollution 2013. 175, 22–29.
4. Tamtam, F., Mercier, F., Le Bot, B., Eurin, J., Tuc Dinh, Q., Cement, M.,
Chevreuil, M., Occurrence and fate of antibiotics in the Seine River in various
hydrological conditions. Science of The Total Environment 2008. 393, 84–95.
5. Togola, A., Presence et devenir des substances pharmaceutiques dans les
ecosystemes aquatiques. These, Universite Bordeaux 2006. 1, 331p.
6. Choi, K., Kim, Y., Park, J., Park, C.K., Kim, M., Kim, H.S., Kim, P., Seasonal
variations of several pharmaceutical residues in surface water and sewage
treatment plants of Han River, Korea. Science of The Total Environment
2008.405, 120–128.
7. Huerta-Fontela, M., M. T. Galceran and F. Ventura "Occurrence and removal of
pharmaceuticals and hormones through drinking water treatment 2011." Water
Research 45(3): 1432-1442.
8. Packer, J., L., Werner, J., J., Latch, D., E., McNeill K., Arnold, W., A.,
Photochemical fate of pharmaceuticals in the environment: naproxen, diclofenac,
clofibric acid, and ibuprofen. 2003. Aquatic science, 65, 342-351.
9. Santos, J.L., Aparicio, I., Callejon, M., Alonso, E., Occurrence of
pharmaceutically active compounds during 1-year period in wastewaters from
four wastewater treatment plants in Seville (Spain). 2009. Journal of Hazardous
Materials 164, 1509–1516.
10. Rosal, R., Rodriguez, A., Perdigon-Melon, J.A., Petre, A., Garcia-Calvo, E.,
Gomez, M.J., Aguera, A., Fernandez-Alba, A.R., Occurrence of emerging
113

pollutants in urban wastewater and their removal through biological treatment


followed by ozonation. 2010. Water Research 44, 578–588.
11. Togola, A., Budzinski, H., Development of Polar Organic Integrative Samplers
for Analysis of Pharmaceuticals in Aquatic Systems. Analytical Chemistry 2007.
79(17). 6734-6741.B174
12. Blair, B.D., Crago, J.P., Hedman, C.J., Treguer, R.J.F., Magruder, C., Royer,
L.S., Klaper, R.D., Evaluation of a model for the removal of pharmaceuticals,
personal care products, and hormones from wastewater. 2013. Science of The
Total Environment 444, 515–521.
13. Kasprzyk-Hordern, B., Dinsdale, R.M., Guwy, A.J., The removal of
pharmaceuticals, personal care products, endocrine disruptors and illicit drugs
during wastewater treatment and its impact on the quality of receiving waters.
2009. Water Research 43, 363–380.
14. Sim, W.-J., Kim, H.-Y., Choi, S.-D., Kwon, J.-H., Oh, J.-E., Evaluation of
pharmaceuticals and personal care products with emphasis on anthelmintics in
human sanitary waste, sewage, hospital wastewater, livestock wastewater and
receiving water. 2013. Journal of Hazardous Materials 248–249, 219–227.
15. Sim, W.-J., Lee, J.-W., Lee, E.-S., Shin, S.-K., Hwang, S.-R., Oh, J.-E.,
Occurrence and distribution of pharmaceuticals in wastewater from households,
livestock farms, hospitals and pharmaceutical manufactures. 2011. Chemosphere
82, 179–186.
16. Pailler, J.-Y., Krein, A., Pfister, L., Hoffmann, L., Guignard, C., Solid phase
extraction coupled to liquid chromatography-tandem mass spectrometry analysis
of sulfonamides, tetracyclines, analgesics and hormones in surface water and
wastewater in Luxembourg. 2009. Science of The Total Environment 407, 4736–
4743.
17. Zhou, L.-J., Ying, G.-G., Liu, S., Zhao, J.-L., Chen, F., Zhang, R.-Q., Peng, F.-
Q., Zhang, Q.-Q., Simultaneous determination of human and veterinary
antibiotics in various environmental matrices by rapid resolution liquid
chromatography–electrospray ionization tandem mass spectrometry. 2012.
Journal of Chromatography A 1244, 123–138.
18. Cabeza, Y., Candela, L., Ronen, D., Teijon, G., Monitoring the occurrence of
114

emerging contaminants in treated wastewater and groundwater between 2008


and 2010. 2012. The Baix Llobregat (Barcelona, Spain). Journal of Hazardous
Materials 239–240, 32–39.
19. Kim, S.D., Cho, J., Kim, I.S., Vanderford, B.J., Snyder, S.A., Occurrence and
removal of pharmaceuticals and endocrine disruptors in South Korean surface,
drinking, and waste waters. 2007. Water Research 41, 1013–1021.
20. Yu, Y., Wu, L., Chang, A.C., Seasonal variation of endocrine disrupting
compounds, pharmaceuticals and personal care products in wastewater
treatment plants. 2013. Science of The Total Environment 442, 310–316.
21. Togola, A., Budzinski, H., Multi-residue analysis of pharmaceutical compounds
in aqueous samples. 2008. Journal of Chromatography A 1177, 150–158.
22. Vulliet, E., Cren-Olive, C., Grenier-Loustalot, M.-F., Occurrence of
pharmaceuticals and hormones in drinking water treated from surface waters.
2009. Environmental Chemistry Letters, 9(1), p. 103-114.
23. Spongberg, A.L., Witter, J.D., Acuna, J., Vargas, J., Murillo, M., Umana, G.,
Gomez, E., Perez, G., Reconnaissance of selected PPCP compounds in Costa
Rican surface waters. 2011.Water Research 45, 6709–6717.
24. Aydin, E., Talinli, I., Analysis, occurrence and fate of commonly used
pharmaceuticals and hormones in the Buyukcekmece Watershed, Turkey. 2013.
Chemosphere 90, 2004–2012.
25. Kasprzyk-Hordern, B., Dinsdale, R.M., Guwy, A.J., The occurrence of
pharmaceuticals, personal care products, endocrine disruptors and illicit drugs
in surface water in South Wales, UK. 2008. Water Research 42, 3498–3518.
26. Vulliet, E., Cren-Olive, C., Screening of pharmaceuticals and hormones at the
regional scale, in surface and groundwaters intended to human consumption.
2011. Environmental Pollution 159, 2929–2934.
27. Tewari, S., Jindal, R., Kho, Y.L., Eo, S., Choi, K., n.d. Major pharmaceutical
residues in wastewater treatment plants and receiving waters in Bangkok,
Thailand, and associated ecological risks. Chemosphere.
28. Garcia-Galan, M.J., Diaz-Cruz, M.S., Barcelo, D., Occurrence of sulfonamide
residues along the Ebro river basin: Removal in wastewater treatment plants and
environmental impact assessment. 2011a. Environment International 37, 462–
115

473.
29. Fram, M.S., Belitz, K., Occurrence and concentrations of pharmaceutical
compounds in groundwater used for public drinking-water supply in California.
2011. Science of The Total Environment 409, 3409–3417.
30. Lopez-Serna, R., Jurado, A., Vazquez-Sune, E., Carrera, J., Petrovic, M.,
Barcelo, D., Occurrence of 95 pharmaceuticals and transformation products in
urban groundwaters underlying the metropolis of Barcelona, Spain. 2013.
Environmental Pollution 174, 305–315.
31. Barnes, K.K., Kolpin, D.W., Furlong, E.T., Zaugg, S.D., Meyer, M.T., Barber,
L.B., A national reconnaissance of pharmaceuticals and other organic
wastewater contaminants in the United States - I) Groundwater. 2008. Science of
The Total Environment 402, 192–200.
32. AFFSA, Synthese des resultats de campagnes analyses de residus de
medicaments dans les eaux effectuees par les drass dans trois bassins pilotes.
2009. 95.
33. Kleywegt, S., Pileggi, V., Yang, P., Hao, C., Zhao, X., Rocks, C., Thach, S.,
Cheung, P., Whitehead, B., Pharmaceuticals, hormones and bisphenol A in
untreated source and finished drinking water in Ontario, Canada – Occurrence
and treatment efficiency. 2011. Science of The Total Environment 409, 1481 –
1488.
34. Vieno, N.M., Tuhkanen, T., Kronberg, L., Seasonal Variation in the Occurrence
of Pharmaceuticals in Effluents from a Sewage Treatment Plant and in the
Recipient Water. 2005. Environ. Sci. Technol. 39, 8220–8226.
35. Gros, M., Petrovic, M., Barcelo, D., Development of a multi-residue analytical
methodology based on liquid chromatography–tandem mass spectrometry (LC–
MS/MS) for screening and trace level determination of pharmaceuticals in
surface and wastewaters. 2006. Talanta 70, 678–690.
36. Vazquez-Roig, P., Andreu, V., Blasco, C., Pico, Y., Risk assessment on the
presence of pharmaceuticals in sediments, soils and waters of the Pego–Oliva
Marshlands (Valencia, eastern Spain). 2012. Science of The Total Environment
440, 24–32.
37. Fram, M.S., Belitz, K., Occurrence and concentrations of pharmaceutical
116

compounds in groundwater used for public drinking-water supply in California.


2011. Science of The Total Environment 409, 3409–3417
38. Barnes, K.K., Kolpin, D.W., Furlong, E.T., Zaugg, S.D., Meyer, M.T., Barber,
L.B., A national reconnaissance of pharmaceuticals and other organic
wastewater contaminants in the United States — I) Groundwater. 2008. Science
of The Total Environment 402, 192–200.
39. Wang, D., J. R. Bolton and R. Hofmann. "Medium pressure UV combined with
chlorine advanced oxidation for trichloroethylene destruction in a model water."
2012. Water Res 46(15): 4677-4686.
40. Sadiq, R., Rodriguez, M.J.,. Disinfection by-products (DBPs) in drinking water
and predictive models for their occurrence: a review. Science of the Total
Environment, 2004, 321(1–3), 21–46.
41. Benabbou, A.K., Derriche, Z., Felix, C., Lejeune, P., Guillard, C.,
Photocatalytic inactivation of Escherischia coli Effect of concentration of TiO2
and microorganism, nature, and intensity of UV irradiation. 2007, Applied
Catalysis B: Environmental, 76(3–4), 257–263.
42. Deborde, M., von Gunten, U.,. Reactions of chlorine with inorganic and organic
compounds during water treatment–kinetics and mechanisms: a critical review.
2008, Water Research, 42(1–2), 13–51.
43. AMCN, Drug consumption and expenditure in France and Europe: Evolution
2006-2009. 2011.
44. Watts, M. J. and K. G. Linden. "Chlorine photolysis and subsequent OH radical
production during UV treatment of chlorinated water." 2007. Water Res 41(13):
2871-2878.
45. Buxton G. U., Greenstock C. L., Helman W. P., Ross A. B., Critical review of
rate constants for reactions of hydrated electrons, hydrogen atoms and hydroxyl
radicals (OH°/O°-) in aqueous solution, 1988. J. Phys. Chem.Ref. Data, 17, 2,
513-886.
46. Buxton G.V., Bydder M., Salmon G.A., Reactivity of chlorine atoms in
aqueous solution. Part I: the equilibrium Cl + Cl- → Cl2-.1998. J. Chem.
Soc.,Faraday Trans., 94, 5, 653-657.
47. Buxton G.V., Bydder M., Salmon G.A., The reactivity of chlorine atoms in
117

aqueous solution. Part II: The equilibrium SO4- + Cl- → Cl + SO42- , 1999.
Phys. Chem. Chem. Phys., , 1, 269-273.
48. Oppenländer, T.,. Photochemical Purification of Water and Air Advanced
Oxidation Processes (AOPs): Principles, Reaction Mechanisms, Reactor
Concepts. 2003. Wiley–VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim.
49. Yang, Y., Y. S. Ok, K.-H. Kim, E. E. Kwon and Y. F. Tsang. "Occurrences and
removal of pharmaceuticals and personal care products (PPCPs) in drinking
water and water/sewage treatment plants: A review." 2017. Science of The Total
Environment 596(Supplement C): 303-320.
50. Deng, L., Huang, C.-H., Wang, Y.-L.,. Effects of combined UV and chlorine
treatment on the format ion of trichloronitromethane from amine precursors.
2014, Environmental Science & Technology, 48(5), 2697–2705.
51. Fang, J., Fu, Y., Shang, C.,. The roles of reactive species in micropollutant
degradation in the UV/free chlorine system. 2014. Environmental Science &
Technology, 48(3), 1859–1868.
52. Weng, S., Li, J., Blatchley III, E.R.,. Effects of UV254 irradiat ion on residual
chlorine and DBPs in chlorination of model organic-N precursors in swimming
pools. 2012, Water Research, 46(8), 2674–2682
53. Shah, A.D., Dotson, A.D., Linden, K.G., Mitch, W.A.,. Impact of UV
disinfection combined with chlorinat ion/chloraminat ion on the format ion of
halonitromethanes and haloacetonitriles in drinking water. 2011, Environmental
Science & Technology, 45(8), 3657–3664
54. Buxton G.V., Bydder M., Salmon G.A., The reactivity of chlorine atoms in
aqueous solution. Part II: The equilibrium SO4- + Cl- → Cl + SO42-. 1999,
Phys. Chem. Chem. Phys., 1, 269-273.
55. Buxton G.V., Bydder M., Salmon G.A., The reactivity of chlorine atoms in
aqueous solution. Part III: The reactions of Cl with solute, 2000. Phys. Chem.
Chem. Phys., 2, 237-245.
56. Buxton G.V., Wang J., Salmon G.A., Rate constante for the reaction of NO3,
SO4- and Cl radical with formate and acetate ester in aqueous solution. 2001.
Phys. Chem. Chem. Phys., 3, 2618-2621.
57. James N Miller, Jane C Miller, Statistics and Chemometrics for Analytical
118

Chemistry, 2010. Pearson Education Limited.


58. Thurman E.M., Mills M.S. Solid-Phase Extraction, 199. John Willey & Sons,
Inc, New York.
59. Yu, K.W. Bohme F, Rinklebe J, Neue HU, DeLaune RD, Major biogeochemical
processes in soils - a microcosm incubation from reducing to oxidizing
conditions, 2007. Soil Sci. Soc. Am. J. 71: 1406–1417.
60. Jayashree, R., and N. Vasudevan, Persistence and distribution of endosulfan
under field condition, 2007. Environ Monit Assess 131(1-3):475-87.
61. Sonia Abuin, Rosa Codony, Ramon Compano, Merce Granados, Maria Dolors
Prat, “Analysis of macrolide antibiotics in river water by solid- phase extraction
and liquid chromatography-mass spectrometry”, 2006. Journal of
Chromatography, vol.1114, pp. 73-81.
62. Dương Hồng Anh, Phân tích đánh giá sự có mặt của các kháng sinh họ
floquinilon trong nước thải bệnh viện, 2006. Đề tài nghiên cứu khoa học của
Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
63. Trần Thị Thanh Huế, ―Xây dựng phương pháp xác định dư lượng cefixim có
trong nước thải từ cơ sở sản xuất dược bằng PLC‖, 2013. Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Dược Hà Nội.
64. Nguyễn Văn Thuận, “Nghiên cứu xác định dư lượng một số Cephalosporin
trong nước thải nhà máy dược phẩm bằng phương pháp LC/MS-MS‖, 2014.
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
65. Vũ Đức Hoàn, “Xây dựng phương pháp xác định dư lượng một số kháng sinh
Macrolid trong nước thải bằng sắc ký lỏng khối phổ‖, 2015. Khóa luận tốt
nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
66. Lang Qin, Yi Li Lin, Bin Xu, Chen Yan Hu, F X Tian, Tian Y Zhang, Wen
Quian Zhu, He Huang, Nai Yun Gao. Kinetic models and pathways of ronidazole
degra dation by chlorination, UV irradiation and UV/chlorine processes, 2014.
Water Research 65: 271-281
67. Fu Xiang Tian, Bin Xu, Yi Li Lin, Chen Yan Hu, Tian Yang Zhang, Nai Yun
Gao, Photodegradtion kinetics of iopamidol by UV irradition and enhanced
formation of iodinated disinfection by – products in sequential oxidation
processes, 2014. Water Research 58: 198-208.
68. Weiwei Ben, Peizhe Sun, Ching Hua Huang. Effects of combined UV and
119

chlorine treatment on chlorofom formation from triclosan, 2015. Chemosphere,


1-8.
69. Seung Woo Nam, Yeomin Yoon, Dea Jin Choi, Kyung Duk Zoh. Degradation
characteristics of metoprolol durung UV/chlorinatio reaction and a factorial
design optimization, 2015. Journal of Hazardous Materials 285, 453-463.
70. Zihao Wo, Jingyun Fang, YingYing Xiang, Chii Shang, Xuchun Li, Fangang
Meng, Xin Yang. Roles of reactive chlorine species in trimethoprim degradation
in the UV/chlorine process : Kinetics and transfomation pathways. 2016. Water
Research 104: 272-282.
71. Wen Long Wang, Xue Zhang, Qian-Yuan Wu, Ye Du, Hong Ying Hu.
Degradation of natural organic matter by UV/chlorine oxidation : Melecular
decomposition, formation of oxidation by products and cytotoxicity. 2017. Water
Research 124: 251-258.
72. Shiqing Zhou, YingXia, Ting Li, Tian Yao, Zhou Shi, Shumin Zhu, Naiyun
Gao. Degradation of carbamazepine by UV/chlorine advanced oxidation process
and formation of disifection by – products. 2016. Environ Sci Pollut Res Int
23(16): 11356-11362.
73. Yanheng Pan, ShuangShuang Cheng, Xin Yang, Jingyue Ren, Jingyun Fang,
Chii Shang, Weihua Song, Lushi Lian, Xinran Zhang. UV/chlorine treatment of
carbamazepine : Transformation products and their formation kinetics. 2017.
Water Research 116: 254-265.
74. Bin Yang, Rai S. Kookana, Mike Williams, Jun Du, Hai Doan, Anupama
Kumar. Removal of carbamazepine in aqueuos solutions through solar photolysis
of free available chlorine. 2016. Water Research 100, 413-420.
75. Nan Huang, Ting Wang, Wen Long Wang, Qian Yuan Wu, Ang Li, Hong Ying
Hu. UV/chlorine as an advanced oxidation process for the degradation of
benzalkonium chloride : Synergistic effect, transformation products and toxicity
evaluation. 2017. Water Research 114. 246-253.
76. Yingying Xiang, Jingyun Fang, Chii Shang. Kinetics and pathways of ibuprofen
degradation by the UV/chlorine advanced oxidation process. 2016. Water
Research 90. 301-308.
77. Peizhe Sun, Wan Ning Lee, Ruochun Zhang and Ching Hua Huang.
120

Degradation of DEET and Caffeine under UV/chlorine and Simulated


Sunlight/Chlorine Conditions. 2016. Environmental Science & Technology 50:
13265-13273.
78. Xiujuan Kong, Jin Jang, Jun Ma, Yi Yang, Weili Liu, Yulei Liu. Degradation of
atrazine by UV/chlorine : Efficiency, influencing factors, and products. 2016.
Water Research 90. 15-23.
79. Bei Ye, Yue Li, Zhou Chen, Qian Yuan Wu, Wen Long Wang, Ting Wang,
Hong Ying Hu. Degradation of polyvinyl alcohol (PVA) by UV/chlorine
oxidation : Radical roles, influencing factors, and degradation pathway. 2017.
Water Research 124. 381-387.
80. Tea-Kyoung Kim, Bo-Ram Moon, Taeyone Kim, Moon-Kyung Kim, Kyung-
Duk Zoh. Degradation mechanisms of geosmin and 2 – MIB during UV
photolysis and UV/chlorine reactions. 2016. Chemosphere 162. 157-164.
81. Mark Daniel G. de Luna, Rewena M. Briones, Chia – Chi Su, Ming – Chun Lu.
Kinetics of acetaminophen degradation by Fenton oxidation in a fluidized-bed
reactor. 2013. Chemosphere 90. 1444-1448.
82. Mark Daniel G. de Luna, Mersabel L. Veciana, James I. Colades, Chia – Chi Su,
Ming – Chun Lu. Factors that influences degradation of acetaminophen by
Fenton process. 2014. Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers 45.
565-570.
83. Alam Gustavo Trovo, Silene Alessandra Santos Melo, Raquel Fernandes Pupo
Nogueira. Photodegradation of the pharmaceutical amoxicillin, benzafibrate and
paracetamol by the photo Fenton process-Application to sewage treatment plant
effluent. 2008. Journal of Photochemistry and Photobiology A : Chemistry 198.
215-220.
84. Alam G. Trovo, Raquel F.Pupo Nogueria, Ana Aguera, Amadeo R. Fernandez-
Alba, Sixto Malato. Paracetamol degradation intermediates and toxicity during
photo-Fenton treatment using different iron species. 2012. Water Research 46:
5374-5380.
85. H.C. Arredondo Valdez, G. Garcia Jimenez, S. Gutierrez Granados, C. Ponce de
Leon. Degradation of paracetamol by advance oxidation processes using
121

modified reticulated vitreous carbon electrodes with TiO2 and CuO/TiO2/Al2O3.


2012. Chemosphere 89. 1195-1201.
86. Liming Yang, Liya E.Yu and Madhumita B. Ray. Degradation of paracetamol
in aqueous solutions by TiO2 photocatalysis. 2008. Water Research 42. 3480-
3488.
87. Edgar Moctezuma, Elisa Leyva, claudia A.Aguilar, Raul A.Luna, Carlos
Montalvo. Photocatalytic degradation of paracetamol: Intermediates and total
reaction mechanism. 2012. Journal of Hazardous Materials 243. 130-138.
88. Liming Yang, Liya E.Yu and Madhumita B. Ray. Photocatalyti Oxidation of
Paracetamol: Dominant Reactants, Intermediates, and Reaction Mechanisms.
2009. Environ, Sci. Technol 43. 460-465.
89. Nasma Hamdi El Najjar, Arnaud Touffet, Marie Deborde, Romain Journel,
Nathalie Karpel Vel Leitner. Kinetics of paracetamol oxidation by ozone and
hydroxyl radicals, formation of transfomation products and toxicity. 2014.
Separation and Purification Technology 136. 137-143.
90. Fei Cao, Mengtao Zhang, Shoujun Yuan, Jingwel Feng, Qiquan Wang, Wei
Wang, Zhenhu Hu. Tranformation of acetaminophen during water chlorination
treatment: kinetics and transformation products identification. 2016. Environ Sci
Pollut Res. 23. 12303-12311.
91. EPA-600R84108. Quanlity Assurance Management and Special Studies Staff,
Calculation of precision, bias and method detection limit for chemical and
physical measurement. 1984.
92. EPA. Test method-608: Organochlorine pesticides and PCB's, 1982. Cincinnati,
OH: U.S Enviromental Protection Agency: Environmental Monitoring and
Support Laboratory.
93. Sharma, V. K., T. M. Triantis, M. G. Antoniou, X. He, M. Pelaez, C. Han, W.
Song, K. E. O’Shea, A. A. de la Cruz, T. Kaloudis, A. Hiskia and D. D.
Dionysiou. "Destruction of microcystins by conventional and advanced oxidation
processes: A review." 2012. Separation and Purification Technology
91(Supplement C): 3-17.
122

94. Bendz, D., Paxeus, N.A., Ginn, T.R., Loge, F.J., Occurrence and fate of
pharmaceutically active compounds in the environment, a case study: Hoje River
in Sweden. 2005. Journal of Hazardous Materials 122, 195-204.
95. Haguenoer, J.-M., Rouban, A., Aurousseau, M., Bouhuon, C., Bourillet, F.,
Bourrinet, P., Capentier, A., Delage, M., Duchene, D., Festy, B., Gailliot-
Guilley, M., Guignard, J.-L., Jamet, J.-L., Jouanin, C;, Levi, Y., Parier, J.-P.,
Raynaud, G., Ribet, J.-P., Santini, C., Velo, G., Rapport de lacademie nationale
de pharmacie : Medicaments et environnement". 2008. 105p.
96. Santos, J.L., Aparicio, I., Alonso, E., Callejon, M., Simultaneous determination
of pharmaceutically active compounds in wastewater samples by solid phase
extraction and high- performance liquid chromatography with diode array and
fluorescence detectors. 2005. Analytica Chimica Acta 550, 116–122.
97. Tan, C., N. Gao, S. Zhou, Y. Xiao and Z. Zhuang. "Kinetic study of
acetaminophen degradation by UV-based advanced oxidation processes." 2014.
Chemical Engineering Journal 253(Supplement C): 229-236.
98. Di Claudio, D., A. R. Phani and S. Santucci. "Enhanced optical properties of
sol–gel derived TiO2 films using microwave irradiation." (2007). Optical
Materials 30(2): 279-284.
99. Fang, J., Y. Fu and C. Shang. "The roles of reactive species in micropollutant
degradation in the UV/free chlorine system." (2014). Environ Sci Technol 48(3):
1859-1868.
100. Wu, Z., J. Fang, Y. Xiang, C. Shang, X. Li, F. Meng and X. Yang. "Roles of
reactive chlorine species in trimethoprim degradation in the UV/chlorine
process: Kinetics and transformation pathways."2016. Water Research 104
(Supplement C): 272-282.
101. Jafvert, C. T. and R. L. Valentine. "Reaction scheme for the chlorination of
ammoniacal water." 1992. Environmental Science & Technology 26(3): 577-
586.
102. Grebel, J. E., J. J. Pignatello and W. A. Mitch. "Effect of Halide Ions and
Carbonates on Organic Contaminant Degradation by Hydroxyl Radical-Based
Advanced Oxidation Processes in Saline Waters." .2010. Environmental Science
& Technology 44(17): 6822-6828.
123

103. Imoberdorf, G. and M. Mohseni. "Degradation of natural organic matter in


surface water using vacuum-UV irradiation." 2011. Journal of Hazardous
Materials 186(1): 240-246.
104. Nam, S. W., Y. Yoon, D. J. Choi and K. D. Zoh. "Degradation characteristics
of metoprolol during UV/chlorination reaction and a factorial design
optimization." 2015. J Hazard Mater 285: 453-463.
105. Zhou, S., Y. Xia, T. Li, T. Yao, Z. Shi, S. Zhu and N. Gao. "Degradation of
carbamazepine by UV/chlorine advanced oxidation process and formation of
disinfection by-products.". 2016. Environ Sci Pollut Res Int 23(16): 16448-
16455.
106. Wols, B. A., D. J. H. Harmsen, J. Wanders-Dijk, E. F. Beerendonk and C. H.
M. Hofman-Caris. "Degradation of pharmaceuticals in UV (LP)/H2O2 reactors
simulated by means of kinetic modeling and computational fluid dynamics
(CFD)." 2015. Water Research 75(Supplement C): 11-24.
107. Patton, S., W. Li, K. D. Couch, S. Mezyk, K. Ishida and H. Liu. Impact of the
UV Photolysis of Monochloramine on 1,4-dioxane Removal: New Insights into
Potable Water Reuse. 2016.
108. Crittenden, J. C., S. Hu, D. W. Hand and S. A. Green. "A kinetic model for
H2O2/UV process in a completely mixed batch reactor."1999. Water Research
33(10): 2315-2328.
109. Jin, J., M. G. El-Din and J. R. Bolton. "Assessment of the UV/Chlorine process
as an advanced oxidation process." 2011. Water Research 45(4): 1890-1896.
110. Shu, Z., C. Li, M. Belosevic, J. R. Bolton and M. G. El-Din. "Application of a
Solar UV/Chlorine Advanced Oxidation Process to Oil Sands Process-Affected
Water Remediation." 2014. Environmental Science & Technology 48(16): 9692-
9701.
111. Wang, D., J. R. Bolton, S. A. Andrews and R. Hofmann. "UV/chlorine control
of drinking water taste and odour at pilot and full-scale." 2015. Chemosphere
136: 239-244.
112. Garcia-Galan, M.J., Diaz-Cruz, M.S., Barcelo, D., Kinetic studies and
characterization of photolytic products of sulfamethazine, sulfapyridine and their
acetylated metabolites in water under simulated solar irradiation. 2012. Water
124

Research 46, 711–722.


113. Wang, Z., Y.-L. Lin, B. Xu, S.-J. Xia, T.-Y. Zhang and N.-Y. Gao.
"Degradation of iohexol by UV/chlorine process and formation of iodinated
trihalomethanes during post-chlorination." 2016. Chemical Engineering Journal
283: 1090-1096.
114. Hasegawa, K. and P. Neta. "Rate constants and mechanisms of reaction of
chloride (Cl2-) radicals." 1978. The Journal of Physical Chemistry 82(8): 854-
857.
115. Andreozzi, R., V. Caprio, R. Marotta and D. Vogna. "Paracetamol oxidation
from aqueous solutions by means of ozonation and H2O2/UV system." 2003.
Water Research 37(5): 993-1004.
116. Hamdi El Najjar, N., A. Touffet, M. Deborde, R. Journel and N. Karpel Vel
Leitner. "Kinetics of paracetamol oxidation by ozone and hydroxyl radicals,
formation of transformation products and toxicity." 2014. Separation and
Purification Technology 136: 137-143.
117. Xiang, Y., J. Fang and C. Shang. "Kinetics and pathways of ibuprofen
degradation by the UV/chlorine advanced oxidation process." 2016. Water Res
90: 301-308.
118. Mary Bedner and William A. Maccrehan. Transfomation of Acetamminophen
by Chlorination Produces the Toxicants 1,4-Benzoquinone and N-Acetyl-p-
benzoquinone Imine. 2006. Environ. Sci. Technol 40. 516-522.
125

PHỤ LỤC

You might also like