You are on page 1of 76

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


-------  -------

TRỊNH KIM TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HẤP THỤ ETHYLENE ĐẾN


CHẤT LƯỢNG QUẢ CHUỐI TIÊU HỒNG BẢO QUẢN
Ở ĐIỀU KIỆN THƯỜNG
Hà Nội - 2022

ii
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HẤP THỤ ETHYLENE ĐẾN


CHẤT LƯỢNG QUẢ CHUỐI TIÊU HỒNG BẢO QUẢN
Ở ĐIỀU KIỆN THƯỜNG

Người thực hiện : TRỊNH KIM TRANG


Lớp : K63CNTPD
Khoá : 63
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ THU NGA

Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả và số liệu
trong khoá luận nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2022


Sinh viên thực hiện

TRỊNH KIM TRANG

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhận, tập thể dù cho tình
hình dịch bệnh có khó khăn
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn tới cô giáo
hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Nga, giảng viên Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch -
Khoa Công nghệ thực phẩm, người trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các
cán bộ tại khoa Công nghệ Thực phẩm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong nhóm nghiên cứu đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng với lòng biết ơn tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè
đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Dù rất cố gắng hoàn thành tốt khóa luận này nhưng do giới hạn kiến thức và
khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2022
Sinh viên thực hiện

TRỊNH KIM TRANG

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu...............................................................................................2
1.2.1. Mục đích..............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................................ 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về chuối.......................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc của cây chuối.....................................................................................3
2.1.2. Phân loại..............................................................................................................3
2.1.3. Thành phần hoá học của chuối.............................................................................5
2.2. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của chuối tiêu.....................................................5
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng................................................................................................5
2.2.2. Công dụng của chuối tiêu.....................................................................................6
2.3. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của chuối........................................................7
2.3.1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trên thế giới.................................................7
2.3.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ở Việt Nam...........................................................8
2.4. Những biến đổi của chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản................................9
2.4.1. Những biến đổi vật lý..........................................................................................9
2.4.2. Những biến đổi sinh lý.........................................................................................9
2.4.3. Những biến đổi hoá sinh....................................................................................10
2.5. Một số nghiên cứu về bảo quản chuối...................................................................11
2.6. Tổng quan về Kali permanganate (KMnO4)..........................................................12
2.6.1. Đặc điểm của KMnO4........................................................................................12
2.6.2. Cơ chế hấp thụ ethylene.....................................................................................13
2.6.3. Ứng dụng của KMnO4 trong bảo quản...............................................................13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....14
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..........................................................................14

iii
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................14
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................14
3.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................15
3.3.1. Chuẩn bị mẫu chuối:..........................................................................................15
3.3.2. Bố trí thí nghiệm................................................................................................15
3.3.3. Phương pháp phân tích.......................................................................................16
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................19
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................20
4.1. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự sản sinh ethylene của quả chuối tiêu
hồng trong thời gian bảo quản.....................................................................................20
4.2. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản..............................................................22
4.3. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc trong thời gian bảo
quản của quả chuối tiêu hồng.......................................................................................24
4.4. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến độ cứng của quả chuối tiêu hồng trong
thời gian bảo quản........................................................................................................26
4.5. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng đường tổng số của quả chuối
tiêu hồng trong thời gian bảo quản...............................................................................27
4.6. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng tinh bột của quả chuối tiêu
hồng trong thời gian bảo quản.....................................................................................29
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................31
5.1. Kết luận................................................................................................................. 31
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32
PHỤ LỤC................................................................................................................... 35
PHỤ LỤC 1. BẢNG KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CỦA CHUỐI TIÊU HỒNG
TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN..........................................................................35
PHỤ LỤC 2. Hình ảnh chuối ở các công thức tại các thời điểm trong thời gian
bảo quản..................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU..............................................................38

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thành phần dinh dưỡng của chuối tiêu trong 100g phần ăn được.........6
Bảng 2.2. Bảng thống kê sản lượng chuối của một số quốc gia.....................................7

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự sản sinh ethylene của quả chuối
tiêu hồng trong thời gian bảo quản...............................................................................20
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên
của quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản........................................................22
Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc trong thời
gian bảo quản của quả chuối tiêu hồng........................................................................24
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến độ cứng của quả chuối tiêu hồng
trong thời gian bảo quản..............................................................................................26
Hình 4.5. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng đường tổng số của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản.....................................................................28
Hình 4.6. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng tinh bột của quả chuối
tiêu hồng trong thời gian bảo quản...............................................................................29

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

CTĐC Công thức đối chứng


CT1 Công thức 1
CT2 Công thức 2
CT3 Công thức 3
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo chuyên gia số một về cây ăn quả Việt Nam, cố GS. Vũ Công Hậu (1996)
thì “Nếu thống kê đầy đủ cây ăn quả trong vườn nước ta, chắc chắn rằng chuối là cây
trồng phổ biến nhất, hay gặp nhất ở các vườn gia đình, dù rộng hay hẹp”. Ở nước ta,
cây chuối là một loại cây ăn quả quen thuộc đối với người dân, không chỉ trồng ở diện
tích nhỏ để ăn mà còn trồng thành vùng, thành diện tích lớn với năng suất cao, nhằm
phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chuối cũng là loại quả được
thương mại hoá rộng rãi, đứng vi trí thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nhóm quả có múi.
Khoảng 10% sản lượng chuối trên thế giới dành cho xuất khẩu hàng năm (Nguyễn Thị
Bích Thuỷ và cs, 2006)
Trong các giống chuối thì chuối tiêu hồng là giống chuối chiếm sản lượng chính
trên thế giới. Chuối tiêu hồng là giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chất lượng nổi
trội bởi mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon, thịt quả chắc và không chua như các giống
chuối tiêu khác. Bên cạnh đó năng suất của chuối tiêu rất lớn chính vì vậy chuối là một
trong những loại quả chủ lực, dẫn đầu về diện tích, sản lượng ở nước ta. Năm 2016,
Việt Nam có diện tích trồng chuối là 138.600ha với sản lượng 1.958.000 tấn (Hoàng
Thị Lệ Hằngvà cs,2019)
Để phục vụ cho việc thương mại hoá rau quả nói chung và quả chuối nói riêng,
điều quan trọng nhất phải đảm bảo độ chín thích hợp và chất lượng cao đến tay người tiêu
dùng. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề khó khăn khi quản lý chất lượng của quả chuối sau thu
hoạch như quả bị rụng ra khỏi nải, các bệnh hại sau thu hoạch…Đặc biệt là tốc độ chín sau
thu hoạch của chuối rất nhanh, làm biến đổi chất lượng nhanh chóng, ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm kéo dài thời
gian bảo quản quả chuối nếu muốn vận chuyển đi tiêu thụ xa.
Trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, phần lớn đều tập trung vào việc
bảo quản chuối bằng phương pháp bảo quản lạnh hoặc bằng các hoá chất diệt nấm.
Tuy nhiên, việc sử dụng hoá chất diệt nấm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của
chuối, đồng thời nó cũng không được người tiêu dùng ủng hộ do những lo ngại về vấn
đề an toàn thực phẩm. Phương pháp bảo quản lạnh chỉ phù hợp với sản xuất và thương
mại tập trung. Trong khi, chuối là loại quả rất dễ bị tổn thương lạnh vì vậy yêu cầu về

1
nhiệt độ bảo quản cũng rất khắt khe, bên cạnh đó phương pháp này yêu cầu chi phí đầu
tư và năng lượng cao. Vì thế, việc tìm ra phương pháp bảo quản chuối an toàn, hiệu
quả ở điều kiện thường là rất cần thiết.
Chuối là loại quả hô hấp đột biến, có quá trình chín sau thu hoạch. Trong quá
trình chín chuối sẽ tạo ra một lượng lớn ethylene. Ethylene là một phytohormone có
liên quan trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, làm chín và già hoá của rau
quả tươi. Quá trình chín của chuối được kích hoạt do tiếp xúc với ethylene (Chu Doãn
Thành và cs, 2010). Nếu không có biện pháp giảm thiểu lượng khí ethylene thì hoạt
chất này sẽ tác động làm đẩy nhanh quá trình chín từ đó làm giảm tuổi thọ của của
chuối và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá trị cảm quan của chuối trong thời
gian bảo quản
Việc sử dụng các chất kìm hãm, hấp thụ ethylene trong nghiên cứu nhằm kéo
dài thời gian bảo quản đã được tiến hành trên nhiều loại rau quả và đem lại những kết
quả tích cực trong việc bảo quản. Vậy nên, chất hấp thụ ethylene là một trong những
sự lựa chọn nhằm kéo dài thời gian bảo quản từ đó có thể hạn chế sự biến đổi chất
lượng sau thu hoạch của chuối một cách an toàn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đề tài
“Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến chất lượng quả chuối tiêu hồng bảo
quản ở điều kiện thường” được thực hiện
2. Mục đích và yêu cầu
3. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến chất lượng của quả chuối
tiêu hồng bảo quản từ đó đưa ra khuyến cáo việc ứng dụng chất hấp thụ ethylene trong
việc duy trì chất lượng của chuối tiêu hồng sau thu hoạch bảo quản ở điều kiện thường.
4. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ ehylene đến biến đổi sinh lý của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
- Xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến các biến đổi vật lý của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
- Xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến biến đổi hoá học của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản

2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chuối
2.1.1. Nguồn gốc của cây chuối
Cây chuối (Musa sp.) là loại cây thuộc chi Musa, họ Musaceae. Chuối là một
trong những loại quả quan trọng nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Đông
Nam Á và Úc. Ngày nay, cây chuối đã được trồng phổ biến trên khắp các nước có khí
hậu nhiệt đợi, nhiều nhất là ở Châu Á và Trung Mỹ, trong đó đáng kể là Philipines,
Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam, Panama… (Hà Văn Thuyết và cs, 2013). Các bằng
chứng từ các nghiên cứu khảo cổ và môi trường tại đầm lầy Kul cho thấy một lịch sử
niên đại trồng chuối rất lâu đời ở Papua New Guinea có niên đại ít nhất 7000 đến
10000 năm trước. Đây là kỉ lục dài nhất về trồng chuối trên thế giới. Ngoài ra, các địa
điểm kháo cổ khác như đảo Watom ở Đông New England có thêm bằng chứng về việc
trồng chuối có niên đại khoảng 2300. Đông Nam Á là khu vực đa dạng chính của
chuối. Các khu vực đa dạng thấp hơn được tìm thấy ở châu Phi cho thấy một lịch sử
dài của việc trồng chuối (Ngọ Thị Thơm,2019)
2.1.2. Phân loại
Chuối có nhiều giống khác nhau, loại nào cũng có chất lượng đặc trưng của nó.
Dựa vào cách sử dụng, chuối có thể chia làm 2 loại: loại ăn tươi (dessert) và loại dành
cho chế biến (giống chuối Plantanin). Dựa vào đặc tính thực vật, có thể phân chuối
thành năm nhóm chính như sau (Ngọ Thị Thơm,2019):
- Nhóm AA: Pisang Mas, Lady’s Finger, Sucrier. Giống của nhóm này
gồm:
+ Chuối ngự: Là một trong những giống chuối được ưa thích nhất tuy nhiên
năng suất không cao. Cây chuối cao khoảng 2,2m-2,6m. Năng suất thông thường là 8-
10kg/buồng với 6-8 nải/buồng. Quả dài từ 7-10 cm, đường kính 2,5-3cm. Quả chín có
màu vàng sáng đến hồng, vỏ mỏng, thịt thơm và ngọt. Thời gian tăng trưởng của giống
chuối này vào khoảng 12 tháng
+ Chuối Ngự Tiến: có đặc điểm của quả và thời gian sinh trưởng giống như
chuối Ngự nhưng quả có hình thức và màu sắc hấp dẫn hơn. Đây là giống chuối quý,
khi chín có màu vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu nhỏ. Vỏ mỏng, thịt vàng,
vị ngọt và thơm. Giống chuối này trước đây được cung tiến lên vua nên gọi là chuối

3
Tiến Vua
- Nhóm AAA: Cavendish, Gros Michel, Pisang Ambon, Kluai Hom
Thong. Giống của nhóm này bao gồm:
+ Chuối tiêu và chuối già: đây là 2 giống chuối phổ biến nhất ở Việt Nam.
Giống chuối này chịu nhiệt độ thấp khá tốt. Nếu được trồng trên đất màu mỡ và được
chăm bón thích hợp thì có thể cho năng suất rất cao. Năng suất thông thường đạt 20-
25kg/buồng với 8-14 nải/buồng. Đường kính của quả từ 2,8-3,5cm. Khi quả chín có
màu vàng sáng, vỏ mỏng, thịt có vị ngọt và thơm
- Nhóm AAB: Pisang Tanduk, Kluai Klai. Chỉ có một giống được trồng
phổ biến là chuối bom. Giống này có khả năng chịu hạn hán và phát triển chủ yếu ở
Tây Nguyên, thời gian sinh trưởng ngắn và tỷ lệ nhân giống cao, năng suất
6-10kg/buồng, 6-8 nải/buồng
- Nhóm ABB: Bluggoe, Pisang Awak, Kluai Namwa. Giống của nhóm
chuối này bao gồm:
+ Chuối tây và chuối sứ: được trồng phổ biến ở đồng bằng đến các vùng núi,
năng suất cao khoảng 18-20kg/buồng với khoảng 8-12 nải/buồng. Chiều dài quả từ 9-
11cm, đường kính quả 3-3,5cm. Quả chín có vỏ màu vàng, vị ngọt thơm. Chuối tây
chịu được khô hạn và đất nghèo
- Nhóm BB: Wild Balbisana. Chỉ có một giống chuối được trồng phổ biến
là chuối hột. Chuối hột là loại chuối dại bản địa. Cây chuối hột cao, có màu xanh lục
thẫm. Giống này có thể chịu được nhiệt độ thấp
Trong thương mại hoá toàn cầu năm 2009, cho đến nay, các giống chuối quan
trọng nhất thuộc về nhóm AAA tam bội, là giống chuối Musa acuminate hay còn gọi
là nhóm chuối Cavendish. Chuối tiêu thuộc nhóm chuối Cavendish là giống chuối phổ
biến nhất ở Việt Nam. Chuối tiêu ở Việt Nam được chia thành 3 dạng chính (Ngọ Thị
Thơm, 2019):
+ Chuối tiêu lùn: cây cao 1,2-1,5m, cây mập, lá rộng bền ngang nhưng ngắn,
quả lớn hơn chuối tiêu cao, phẩm chất khá
+ Chuối tiêu vừa: cây cao trung bình 2-3,5m, lá dài hơn giống trên, quả ít cong
hơn chuối tiêu lùn. Thịt có màu nhạt hơn chuối tiêu lùn, cây sinh trưởng khoẻ và năng
suất cao

4
+ Chuối tiêu cao: thân cây cao 2,5-5m, chịu được khô hạn, quả to, sản lượng cao
Chuối tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa. Thân giả màu hồng đỏ, cao 2,2-
2,6m, đường kính 17,9-18,3cm, có những mảng đen nâu lớn liên tục. Lá đứng, đầu lá
uốn cong, gân chính có màu sáng ở gốc có nhiều phần trắng, đuôi gân lá ít phấn. Chuối
tiêu hồng khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, thịt quả rắn và có màu vàng, vị ngọt,
thơm ngon và mẫu mã đẹp. Thời gian thu hoạch có thể quanh năm hoặc chỉ tập trung
vào mùa đông, đặc biệt là Tết Nguyên Đán nên có giá trị cao. Giống chuối này được
trồng ở nhiều nơi trên cả nước đặc biệt là các vùng Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung
Bộ (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
2.1.3. Thành phần hoá học của chuối
Hàm lượng chất khô của chuối ăn tươi khoảng 20-30%, còn loại xào nấu có thể
lên tới 35-40%. Thành phần chất khô chủ yếu là glucid. Khi chuối còn xanh, glucid tồn
tại dưới dạng tinh bột là chính với hàm lượng khoảng 20-25%. Trong quá trình chín,
tinh bột chuyển hoá thành đường. Do đó, khi chuối chín hoàn toàn, lượng tinh bột còn
lại chỉ từ khoảng 1-2%. Acid trong chuối chủ yếu là acid malic và acid oxalic. Trong
chuối chiếm một lượng một lượng protid khoảng 1-1,8%, trong đó có 17 loại acid
amin và chủ yếu là histidin. Không những vậy, chuối còn cung cấp nguồn vitamin dồi
dào cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C trong chuối cao bên cạnh đó còn có các vitamin
nhóm B.
Ngoài ra trong chuối còn chứa nhiều chất khác, trong đó có các polyphenol và
các enzyme oxy hoá như polyphenol oxidase, peroxidase. Những enzyme này hoạt
động mạnh nên trong quá trình chế biến thường làm sẫm màu sản phẩm. Để ngăn ngừa
sự biến màu, cần phải khử hoạt tính của enzyme trước khi nghiền, thái bằng nhiều
cách khác nhau, phổ biến nhất là gia nhiệt (Ngọ Thị Thơm,2019)
2.2. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của chuối tiêu
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Chuối tiêu là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp
nhiều năng lượng cho cơ thể vì chúng chứa hàm lượng đường cao khi chín. Đặc biệt
trong chuối có nhiều Pectin, một glucid không có giá trị về mặt năng lượng nhưng là
chất giúp cho sự tiêu hoá tốt, chống nhiễm trùng đường ruột (Hà Văn Thuyết và cs,
2013). Thành phần dinh dưỡng của quả chuối được thể hiện qua bảng dưới đây:

5
Bảng 2.1. Bảng thành phần dinh dưỡng của chuối tiêu trong 100g phần ăn được
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng Đơn vị tính
Nước 74,4 g (Nguồn:
Bảng Năng lượng 97 kCal thành
phần Protein 1,5 g thực
phẩm Việt
Lipid 0,2 g
Nam, 2007)
Glucid 22,2 g
2.2.2. Công
Cellulose 0,8 g
dụng của
Tro 0,9 g
chuối tiêu
Calci 8 mg
Nền y
Magie 41 mg
học cổ truyền
Photpho 28 mg
của Trung
Kali 329 mg
Hoa và Ấn Độ
Natri 19 mg
coi chuối
Đồng 140 mg
là thần dược
Vitamin C 6 mg
trị bách bệnh.
Vitamin B1 0,04 mg
Chuối sấy khô
Vitamin B2 0,05 mg
chữa được
Vitamin PP 0,7 mg
chứng hoại
β – carotene 45 mg
huyết. Ăn
chuối vào buổi sáng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn chuối chín giúp làn da phụ
nữ mịn màng hơn nhờ bổ sung các chất có trong thành phần quả. Ngoài ra các chất
trong chuối làm tăng hồng cầu và củng cố vững chắc thành mạch (Trần Thị Hạnh,
2017)
Theo viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là
loại trái cây duy nhất hội tụ đủ thành phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già, có tác
động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt. Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor
Necrosis Factor) mà theo một nghiên cứu tại Đại học Tokyo Nhật Bản là có khả năng
chống lại các tế bào bất bình thường như ung thư (Lê Quỳnh Trang, 2020)
Chuối tiêu còn chữa bệnh cao huyết áp do người bị cao huyết áp trong cơ thể

6
thường thừa natri nhưng thiếu kali mà trong chuối lại chứa kali. Nếu chế biến chuối
thành những món ăn khác nhau thì công dụng của nó càng cao hơn. Theo giáo sư
Khamian (Ấn Độ) thì những người bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh cho
kết quả khả quan. Những người sử dụng chuối xanh phơi khô đã cho thấy có sự tăng
trưởng của lớp màng nhầy bên trong dạ dày (Trần Thị Nhật, 2017)
2.3. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của chuối
2.3.1. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trên thế giới
Theo số liệu của FAO, có khoảng 130 nước trên thế giới với sản xuất chuối.
Những năm 1970-1980, các nước Mỹ Latin và khu vực Caribe là khu vực sản xuất
chuối chính thì hiện nay khu vực Châu Á đã vươn lên dẫn đầu, tiếp theo là đến các
nước Nam Mỹ và Châu Phi. Năm 2016, sản lượng chuối trên thế giới là 148 triệu tấn,
dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ với tổng sản lượng là 28% sản lượng toàn cầu (Ngọ
Thị Thơm, 2019). Sản lượng chuối của các quốc gia trên thế giới năm 2016 được thể
hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Bảng thống kê sản lượng chuối của một số quốc gia
Quốc gia Sản lượng (triệu tấn)
Ấn Độmal 29,1
Trung Quốc 13,1
Philippines 8,9
Ecuador 7,1
Indonesia 7,0
Brazil 6,8
Colombia 5,5
Camorun 5,5
Nhật bản 4,3
Ghana 4,1
Guateala 4,1
Thế giới 148

Về xuất khẩu, theo báo cáo năm 2013, tổng xuất khẩu của thế giới là 20 triệu
tấn chuối. Ecuador và Philippines là 2 quốc gia xuất khẩu hàng đầu với lần lượt là 5,4

7
và 3,3, triệu tấn (Ngọ Thị Thơm, 2019). Cũng theo số liệu của FAO năm 2006, khối
lượng chuối xuất khẩu của thế giới khoảng 16,8 triệu tấn trong đó các nước thuộc khu
vực Mỹ Latin và vùng Caribe chiếm 70% sản lượng xuất khẩu chuối của thế giới. Hầu
hết chuối xuất khẩu trên thị trường thế giới đều là chuối nhóm Cavendish (Hoàng
Bằng An và cs, 2010)
Về nhập khẩu, nguồn nhập khẩu chuối của Bắc Mỹ chủ yếu từ Trung và Nam
Mỹ, còn của EU là từ 3 nguồn: thứ nhất là từ một số nước Châu Âu, thứ hai là từ các
nước Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương và thứ 3 là từ Trung, Nam Mỹ. Nhật Bản
cũng là thị trường nhập khẩu chuối lớn thứ 3 thế giới (Hoàng Bằng An và cs, 2010)
2.3.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chuối được trồng khắp nơi với nhiều giống khác nhau. Từ năm
2010 đến nay, diện tích trồng chuối theo đà tăng lên, giá xuất khẩu cũng tăng từ
khoảng hơn 100 nghìn ha năm 2012 lên đến 125 nghìn ha năm 2012, trong đó vùng
trồng nhiều nhất là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (Hoàng
Bằng An và cs, 2010)
Theo số liệu thống kê chuối là cây ăn quả có diện tích và sản lượng lớn nhất
trong các cây ăn quả ở Việt Nam. Năm 2008 diện tích chuối của cả nước là 112.728ha,
sản lượng xấp xỉ 1,603 triệu tấn (Hoàng Bằng An và cs, 2010)
Vùng trồng chuối lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,54% về diện
tích, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng 14,76%, Bắc Trung bộ 14,55%. Tuy nhiên về
năng suất thì Đồng bằng sông Hồng cho năng suất cao hơn các vùng khác (Hoàng
Bằng An và cs, 2010)
Về giống: giống chuối tiêu hồng đang được trồng tại một số tỉnh miền Bắc như
Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ sử dụng thay cho các giống chuối truyền thống. Giống
chuối tiêu hồng có ưu điểm là cho năng suất cao, chất lượng vượt trội (Hoàng Bằng
An và cs, 2010)
Về tiêu thụ: chuối ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dưới dạng ăn tươi do người sản
xuất tự lo liệu. Bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm từ chuối: chuối sấy, kẹo chuối,
bánh chuối… được tiêu thụ chủ yếu trong nước và một số ít xuất khẩu sang Hàn Quốc
(Hoàng Bằng An và cs, 2010)
2.4. Những biến đổi của chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản

8
2.4.1. Những biến đổi vật lý
Sự thoát hơi nước: Sau khi buồng chuối cắt khỏi cây, vỏ chuối mang lỗ khí và
sự thoát hơi nước tiếp tục diễn ra và thường tăng ở giai đoạn cuối. Hiện tượng thoát
hơi nước phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: mức độ háo nước của hệ keo trong tế bào,
cấu tạo trạng thái tế bào mô vỏ, điều kiện môi trường…Sự bay thoát hơi nước làm
giảm khối lượng của quả, gây héo quả, làm biến đổi cấu trúc và giảm hàm lượng chất
dinh dưỡng của quả (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
Sự giảm khối lượng tự nhiên: nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt khối lượng tự
nhiên chủ yếu là do mất nước (chiếm 65-90%) sau đó đến do tổn hao chất khô chiếm
(10-35%). Sự hao hụt khối lượng tự nhiên của quả thấp nhất khi độ ẩm tương đối của
không khí môi trường đạt trạng thái cân bằng tối ưu. Thông thường độ ẩm không khí
của môi trường bảo quản từ khoảng 70-95% tuỳ thuộc vào loại rau quả và nhiệt độ môi
trường bảo quản. Chất khô giảm là hậu quả của sự phân giải các chất hoá học trong
quá trình hô hấp để tạo thành CO 2 và H2O. Sự giảm khối lượng tự nhiên phụ thuộc vào
loại, giống nguyên liệu, điều kiện môi trường bảo quản (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
Sự sinh nhiệt: quá trình hô hấp luôn xảy ra trong thời gian bảo quản theo
phương trình tổng quát sau:
C6H12O6 + 6O2 6CO2+ 6H2O+674kCal
Phương trình cho thấy rằng ngoài việc giải phóng CO 2 và nước còn sinh ra một
lượng nhiệt đáng kể, nhiệt sinh ra làm nóng nguyên liệu. Sự sinh nhiệt này phụ thuộc
vào cường độ hô hấp mà cường độ hô hấp lại phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ,
độ ẩm môi trường, giống, loại nguyên liệu. Sự sinh nhiệt do quá trình hô hấp làm tăng
nhiệt độ môi trường, điều đó không những xúc tiến quá trình hô hấp mà còn tạo điều
kiện thuận lợi cho dự phát triển của vi sinh vật. Do vậy trong kỹ thuật bảo quản cần có
biện pháp khống chế hiện tượng đó (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
2.4.2. Những biến đổi sinh lý
- Quá trình hô hấp: hô hấp là quá trình sinh hoá thường xuyên nhằm duy trì sự sống
của các tế bào rau quả. Nó cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp hay phân
huỷ các thành phần hoá học có trong nguyên liệu. Nó liên quan mật thiết đến môi
trường xung quanh
+ Về bản chất, hô hấp là quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ chủ yếu là đường

9
tạo ra nhiều sản phẩm trung gia và sản phẩm cuối cùng là carbondioxit, nước và toả
nhiệt (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
+ Hô hấp có thể diễn ra trong điều kiện có O 2 hô hấp hiếu khí hay môi trường
không có O2 hô hấp kị khí (Hà Văn Thuyết và cs, 2013):
 Hô hấp hiếu khí xảy ra rất phức tạp nhưng có thể biểu diễn theo công thức sau:
C6H12O6 + 6O2 6CO2+ 6H2O+674kCal
Quá trình hô hấp hiếu khí của rau quả tươi có thể xảy ra ở mức độ mạnh hay yếu
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Mức độ hô hấp hiếu khí được đánh giá bằng “cường độ
hô hấp”
 Hô hấp kị khí: xảy ra khi O2 không đủ cung cấp để duy trì hô hấp hiếu khí. Nó xảy
ra tương tự như quá trình lên men rượu
C6H12O6  2C2H5OH+ 2CO2+28kCal
Quá trình hô hấp hiếu khí hay kị khí đều tạo thành chất trung gian là acid
pyruvic. Trong trường hợp hiếu khí acid pyruvic bị oxi hoá trong chu trình Kreb tạo ra
CO2 và nước (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
- Sự sinh sản ethylene: song song với quá trình hô hấp là sự sản sinh ethylene.
Sự chín trong quả chuối được bắt đầu bởi sự gia tăng đột biến của khí ethylene
được sản sinh trong quả. Khí ethylene kích thích sự phân giải chlorophyll và quá trình
chín của quả. Ở chuối chưa chín sự sản sinh ethylene thấp cho đến khi bắt đầu quá
trình chín. Sự sản sinh ethylene kéo theo sự gia tăng tốc độ hô hấp. Trong quá trình
chín, đỉnh ethylene thường đạt cao nhất khi tốc độ hô hấp vẫn còn tăng (Hà Văn
Thuyết và cs, 2013). Để giảm bớt hàm lương khí ethylene trong quá trình bảo quản có
thể sử dụng một số hoá chất để hấp thụ khí, chất kìm hãm. Những chất này được đóng
gói giấy đặt vào trong túi rau quả mà không trực tiếp phun hoặc bôi. Do đó không gây
nhiễm cho rau quả, không gây vẫn đề về tồn dư hoá chất bảo quản
2.4.3. Những biến đổi hoá sinh
Carbohydrats: Tinh bột chiếm khoảng 20-25% trọng lượng phần thịt quả xanh.
Trong quá trình chín, tinh bột sẽ nhanh chóng bị chuyển hoá thành các loại đường.
Đường có trong quả xanh rất ít 1-2%. Khi chín, hàm lượng đường trong quả chuối có
thể tăng lên 15-20%. Saccarose là loại đường chủ yếu có trong thịt quả (Hà Văn
Thuyết và cs, 2013)

10
Pectin: Là glucid cao phân tử gồm pectin hoà tan và protopetin. Khi chuối
xanh, protopectin đóng vai trò là vật liệu gắn kết các chùm sợi cellulose ở thành tế bào
và nằm ở gian bào gắn kết các tế bào, tạo nên sự rắn chắc của quả. Trong quá trình
chín, dưới tác dụng của enzyme protopectinase với sự tham gia của acid hữu cơ,
protopectin bị thuỷ phân thành pectin hoà tan, làm cho liên kết giữa các tế bào và các
mô yếu đi, đây là nguyên nhân làm giảm độ cứng của quả (Hoàng Thị Ánh, 2019)
Acid hữu cơ: Là những mono, dicarboxylic và tricarboxylic acid có cấu trúc
phân tử nhỏ. Acid hữu cơ đóng vai trò quan trọng hoạt động của quả sau thu hoạch. Ở
một số mô quả, acid hữu cơ tồn tại dưới dạng năng lượng dự trữ. Bên cạnh đó, acid
hữu cơ còn quyết định chất lượng của quả, tạo nên mùi vị đặc trưng cho quả (Hoàng
Thị Ánh, 2019)
Sắc tố, màu sắc: Hàm lượng chất diệp lục giảm từ khoảng 50-100 µg trên mỗi
gram trọng lượng quả tươi cho đến khoảng gần bằng 0 khi quả chín, trong khi đó hàm
lượng carotenoid vẫn không đổi khoảng 8 µg trên mỗi gram trọng lượng. Có sự sụt
giảm tổng hàm lượng carotenoid trong vỏ quả trong suốt giai đoạn đầu của quá trình
chín và sau đó là quá trình sinh tổng hợp carotenoid ở giai đoạn quả từ vàng xanh đến
vàng chín (Hà Văn Thuyết và cs, 2013)
Hàm lượng tanin: chất gây nên vị chát cho chuối khi còn xanh. Hàm lượng
tanin giảm trong quá trình chín của quả do chúng bị chuyển hoá thành các hợp chất
khác. Khi đạt tới độ chín sinh lí, hàm lượng tanin là thấp nhất và khi ăn sẽ không còn
cảm nhận được vị chát (Ngọ Thị Thơm, 2019)
2.5. Một số nghiên cứu về bảo quản chuối
Ngô Thị Minh Phương và cộng sự năm 2017 đã nghiên cứu bảo quản chuối
bằng màng Pectin-Chitosan (P/CS) và Pectin-Alginate (P/AG): Trong nghiên cứu này
chuối được phủ 2 loại màng P/CS và P/AG sau đó bảo quản ở 25°C. Kết quả cho thấy
chuối được phủ màng P/CS cho hiệu quả cao hơn so với chuối phủ màng P/AG sau 18
ngày bảo quản
Nghiên cứu năm 2010 của Chu Doãn Thành và cộng sự về ảnh hưởng của 1-
MCP đến quá trình chín của quả chuối đã chỉ ra rằng việc xử lí chuối ở 300 - 450ppm
trong 12h sau đó bảo quản ở nhiệt độ 20°C có thể làm chậm quá trình chín sau thu
hoạch của chuối

11
Năm 2020, Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự đã nghiên cứu biện pháp chống thối
hỏng và hấp thụ ethylene trong bao gói vận chuyển, bảo quản chuối tiêu hồng: Việc xử
lí chuối bằng dung dịch azosystrobin nồng độ 0,01% trong 2 phút sau đó mang chuối
đi bảo quản cùng với gói hấp thụ BION 3gram ở 13°C giúp kéo dài thời gian bảo quản
sau 35 ngày mà thành phần đinh dưỡng không thay đổi quá nhiều
Nguyễn Văn Toản năm 2013 đã công bố nghiên cứu “Effect of low temperature
on the storage time of Cavendish banana after harvest” cho thấy bảo quản chuối ở
13°C có thể kéo dài thời gian bảo quản lên đến 28 ngày so với 8 ngày khi bảo quản ở
nhiệt độ thường (25-28°C)
Công bố năm 2021 của Zaheer Ahmed Chachar và cộng sự về “Potassium
permanganate relation to temperature alters shelf life and quality of banana (Musa
paradisiaca L.”: việc bảo quản chuối ở nhiệt đố thấp 7±2°C kết hợp với KMnO4 1% có
thể kéo dài thời gian bảo quản lên đến 20 ngày mà không gây nhiều biến đổi về chất
lượng của chuối
2.6. Tổng quan về Kali permanganate (KMnO4)
2.6.1. Đặc điểm của KMnO4
Kali permanganate là một hợp chất vô cơ, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch
tím đậm, khi dung dịch loãng có màu tím đỏ. Khi bay hơi tạo thành chất rắn dưới dạng
tinh thể lăng trụ màu tím đậm. Ngoài ra Kali permanganate còn là một chất oxi hoá
mạnh, sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu tiếp xúc với chất hữu cơ khác
Một số thuộc tính của Kali permanganate (Wikipedia, 2022)
-
Khối lượng mol: 158g/mol
-
Bề ngoài: tinh thể hình lăng trụ màu tím
-
Mùi: không mùi
-
Khối lượng riêng: 2,703g/cm3
-
Điểm nóng chảy: 240°C
-
Độ hoà tan trong nước: 20°C: 6,38g/100mL

12
2.6.2. Cơ chế hấp thụ ethylene
Khí ethylene sinh ra trong quá trình bảo quản sẽ bị hấp thụ bởi KMnO 4 để tạo ra
CO2 và H2O theo cơ chế phản ứng:
12KMnO4 + 3C2H4 + 2H2O  12MnO2+ 6CO2+ 2H2O + 12KOH
Điều này sẽ làm hạn chế các tác động của khí ethylene đến thời gian bảo quản
cũng như chất lượng của rau quả mang đi bảo quản (Zaheer Ahmed và cs, 2021)
2.6.3. Ứng dụng của KMnO4 trong bảo quản
KMnO4 được ứng dụng trong bảo quản rau quả bằng cách sẽ được đựng vào
trong các túi giấy (túi hút khí ethylene) sau đó để vào trong các túi dùng để bao gói rau
quả. Kết quả là bên trong quả có ít khí ethylene hơn dẫn đến việc làm chậm quá trình
chín của quả nhằm kéo dài thời gian bao quản.
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc sử
dụng KMnO4 như môt chất hấp thụ thụ ethylene nhằm kéo dài thời gian bảo quản các
loại quả như nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh và cộng sự năm 2019 đã chỉ ra rằng
việc kết hợp KMnO4 và môi trường nhiệt độ thấp có thể bảo quản quả hồng tối thiểu
35 ngày mà vẫn đảm bảo tính chất cảm quan và các tính chất hoá lý, hay trên quả xoài
(M. Ittefaqul Azad và cs, 2008), quả kiwi (E.Bal và S.Celik, 2010)

13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuối tiêu hồng được trồng và thu hoạch vào tháng 12 trên địa bàn Hà Nội. Khi
thu hái, chuối có đặc điểm về ngoại hình: quả xanh nhạt, cạnh hơi tròn, dài từ 15-17cm

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu


-Chất hấp thụ ethylene: hỗn hợp của Kali permanganate và than hoạt tính. Đây
là chế phẩm tự làm, dựa theo kết quả trong nghiên cứu trên quả hồng Thạch Thất
(Nguyễn Thị Hạnh và cs, 2019)
-Thiết bị: Cân phân tích, cân kỹ thuật, máy đo màu Konica Minolta CR400,
thiết bị đo độ cứng cầm tay FT321, máy quang phổ UV-VIS 1800 Shimadzu, máy đo
ethylene ICA56, chiết quang kế…
-Dụng cụ: pipet, ống nghiệm, bình tam giác, bình định mức, giấy lọc, cuvet…
và một số dụng cụ phòng thí nghiệm khác
-Hoá chất dùng cho phân tích (xuất xử Việt Nam): KMnO4 (tinh khiết 98%),
than hoạt tính, phenol phtalein, NaOH 10%, HCl 6N, CH3COOH, glucose, thuốc thử
DNS, nước cất
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến biến đổi sinh lý của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản

14
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp thụ đến biến đổi vật lý của quả chuối tiêu
hồng trong thời gian bảo quản
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp thụ đến biến đổi hoá học của quả chuối
tiêu hồng trong thời gian bảo quản
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chuẩn bị mẫu chuối:
-Chuối tiêu hồng sau khi mua về sẽ được pha nải, chọn những quả đồng đều về
kích thước, màu sắc và không có dị tật. Chuối sẽ được làm sạch bằng nước sau đó để
ráo trước khi đem đi bảo quản.
-Chất hấp thụ ethylene: trộn đều KMnO4 và than hoạt tính với tỉ lệ 1:1 về khối
lượng (Nguyễn Thị Hạnh và cs, 2019). Định lượng vào túi đựng theo các công thức thí
nghiệm và buộc kín miệng túi. Túi được sử dụng trong nghiên cứu này là dạng túi lọc
trà kích thước 5x7cm
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
Chuối sau khi được làm sạch, để ráo được xếp vào các túi PE với số lượng 3
quả/túi và bố trí theo các công thức thí nghiệm như sau:
Công thức Điều kiện bảo quản
CTĐC Mẫu đối chứng (0g chất hấp thụ ethylene)
CT1 Bảo quản cùng với 0,5g chất hấp thụ ethylene
CT2 Bảo quản cùng với 1g chất hấp thụ ethylene
CT3 Bảo quản cùng với 1,5g chất hấp thụ ethylene

Chuối bảo quản ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ 18±4 oC, độ ẩm 80-85%. Định kì
lấy mẫu theo dõi và phân tích các chỉ tiêu đánh giá tại các thời điểm là ngày nguyên
liệu, sau 5 ngày, sau 12 ngày, sau 19 ngày, sau 29 ngày và 32 ngày (do tình hình dịch
bệnh nên thời điểm theo dõi mẫu không được định kì theo như kế hoạch ban đầu là 5
ngày phân tích mẫu một lần). Mỗi lần phân tích lấy ra 3 túi/ 1CT
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
+ Tốc độ sản sinh ethylene
+ Tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên
+ Màu sắc vỏ quả

15
+ Độ cứng
+ Hàm lượng đường tổng số
+ Hàm lượng tinh bột
3.3.3. Phương pháp phân tích
- Xác định tốc độ sản sinh ethylene bằng thiết bị đo khí ICA 56
+ Sử dụng thiết bị đo nồng độ ethylene. Điều chỉnh máy về 0, cắm kim đo vào túi
đựng mẫu ở mỗi CT và sau đó đọc kết quả
+ Tốc độ sản sinh ethylene của quả ở mỗi lần phân tích được xác định bằng công thức:

Trong đó: R: tốc độ sản sinh ethylene ppb/(kg.h)


b: nồng độ ethylene đo được trên máy tại thời điểm phân tích (ppm)
m: khối lượng quả (kg)
T: thời gian tính từ ngày đầu bảo quản đến thời điểm phân tích (h)
- Xác định hao hụt khối lượng tự nhiên bằng phương pháp cân:
+ Xác định hao hụt khối lượng tự nhiên bằng phương pháp cân khối lượng của mỗi CT
ở thời điểm nguyên liệu và các thời điểm cần phân tích. Sử dụng cân kỹ thuật (sai số
±0,01g).
+ Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên (%) được xác định bằng công thức:

Trong đó X: là phần trăm hao hụt khối lượng ở mỗi lần phân tích
M1: khối lượng mẫu trước bảo quản
M2: khối lượng mẫu ở các lần phân tích
- Xác định độ cứng bằng thiết bị đo độ cứng cầm tay FT321:
+ Tiến hành gọt vỏ ở vị trí cần đo. Sử dụng thiết bị đo độ cứng, điều chỉnh đầu đâm
của dụng cụ đo vào vị trí vừa gọt vỏ cho đến khi thịt quả chạm đến một vị trí cố định
trên đầu đâm và sau đó đọc kết quả
+ Độ cứng của quả được xác định bằng công thức:

16
Trong đó X: độ cứng (kg/cm2)
F: chỉ số của máy đo (kg)
S: diện tích mũi kim (cm2)
- Xác định sự biến đổi màu sắc vỏ quả bằng máy đo màu cầm tay Konica Minolta
CR400
+ Đo màu sắc vỏ quả bằng máy đo màu. Gồm 3 chỉ số là L*, a*, b*
Trong đó: L*: độ sáng của màu sắc có giá trị từ 0 (đen) đến 100 (trắng)
a*: đặc trưng cho dải màu sắc từ xanh lá cây đến đỏ có giá trị từ
(-60) đến (+60)
b*: đặc trưng cho dải màu sắc từ xanh lam đến vàng có giá trị từ
(-60) đến +60
+ Theo dõi sự biến đổi màu sắc vỏ quả trong thời gian bảo quản bằng chỉ số ΔE. ΔE
biểu thị mức độ sai khác về màu sắc của mẫu ngay sau thu hoạch và tại các thời điểm
bảo quản khác nhau, được tính theo công thức:
ΔE = [(L*i – L*o)2 + (a*i – a*o)2 + (b*i – b*o)2]1/2
Trong đó L*i, a*i, b*i: kết quả đo màu ở lần phân tích thứ i
L*o, a*o, b*o: kết quả đo màu của nguyên liệu ban đầu
- Xác định hàm lượng đường tổng số và tinh bột bằng phương pháp đo quang
(Nguyễn Thị Thu Thuỷ,2019)
+ Xây dựng phương trình đường chuẩn
 Pha dung dịch chuẩn glucose 0,1%: cân chính xác 1g đường glucose sau đó cho
vào bình đựng mức 100ml, thêm nước cất tới vạch ta được dung dịch glucose 1%.
Dùng pipet hút 10ml dung dịch glucose 1% vào bình định mức 100ml thêm nước
cất tới vạch ta được dung dịch glucose 0,1%. Chuẩn bị dung dịch để xây dựng
đường chuẩn như bảng sau:
Ống nghiệm 1 2 3 4 5 6
Glucose0,1% (ml) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1
Nước cất (ml) 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0
Thuốc thử DNS (ml) 3 3 3 3 3 3
 Đun sôi các ống nghiệm đúng 5 phút (đun cách thuỷ)
 Làm nguội các ống nghiệm đến nhiệt độ phòng và sau đó mang đi đo ở bước song

17
540nm
+ Thu được phương trình đường chuẩn như sau:

+ Chuẩn bị mẫu để đo hàm lượng đường tổng số và hàm lượng tinh bột
 Chuẩn bị dung dịch mẫu chung cho cả 2 chỉ tiêu xác định hàm lượng đường
tổng số và hàm lượng tinh bột
 Cân 1-1,5g chuối, mang đi nghiền nhỏ với nước. Cho toàn bộ hỗn hợp trên
vào bình định mức 100ml, thêm nước cất tới vạch. Hút 10 ml hỗn hợp dịch trước lọc
mang đi thuỷ phân xác định hàm lượng tinh bột. Để xác định hàm lượng đường thì lọc
hỗn hợp dịch qua giấy lọc, hút 10 ml dịch sau lọc mang đi thuỷ phân. Dùng pipet hút
chính xác 10 ml dịch sau lọc vào bình tam giác, sau đó thêm 2ml dung dịch HCl 6N,
bọc kín miệng bình và mang đi thuỷ phân ở 80°C trong thời gian 30 phút. Cho vào
dung dịch sau thuỷ phân một vài giọt phenolphtalein, thêm NaOH 10% đến khi dung
dịch xuất hiện màu hồng bền 30s thì dừng lại. Sau đó trung hoà lại lượng NaOH dư
bằng dung dịch CH3COOH 10% đến khi dung dịch mất màu hồng. Dùng pipet hút
chính xác 10ml dịch sau trung hoà cho vào bình đựng mức 50ml, thêm nước cất đến
vạch.
 Dùng pipet hút chính xác 1ml dịch mẫu vào ống nghiệm, thêm 3ml thuốc thử
DNS và mang đi đun cách thuỷ trong 5 phút. Lấy ống nghiệm ra, làm nguội đến nhiệt
độ phòng và mang đi đo ở bước sóng 540nm. Mỗi công thức lặp lại với 3 lần
+ Hàm lượng đường tổng số và tinh bột được tính theo CT:

18
Trong đó G: hàm lượng đường tổng số và tinh bột trong mẫu (%)
X: nồng độ đường khử có trong dung dịch mẫu (mg/ml)
V: thể tích dung dịch mẫu (100ml)
m: khối lượng mẫu đem đi phân tích (g)
f: hệ số pha loãng mẫu
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2016. Sự khác nhau giữa các giá trị
trung bình được phân tích One way ANOVA ở mức ý nghĩa α = 5% bằng phần mềm
Minitab 16.2

19
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tốc độ sản sinh ethylene của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Ethylene được hình thành trong quá trình chín của quả. Khi quả còn xanh, hàm
lượng ethylene sản sinh ít và chậm. Khi bước vào giai đoạn tiền hô hấp đột biến, quả
trình chín bắt đầu thì lượng ethylene tăng đột biến. Sự tăng đột biến của ethylene dẫn
tới thúc đẩy quá trình chín của quả. Tiến hành đo nồng độ ethylene của các mẫu ở các
công thức (CT) tại các thời điểm khác nhau để xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ
ethylene đến tốc độ sản sinh ethylene của chuối trong thời gian bảo và kết quả được
thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 4.1. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tốc độ sản sinh ethylene của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sản sinh ethylene của chuối ở tất cả các
công thức đều tăng dần theo thời gian bảo quản và kết quả này phù hợp với nghiên cứu
đã công bố trước đó của Yun-yi Xiao và cộng sự năm 2017 và trong nghiên cứu của
Maricruz Ramirez-Sanchez và cộng sự năm 2018 cũng chỉ ra xu hướng tương tự.

20
Tuy nhiên tốc độ sản sinh ethylene ở chuối của công thức đối chứng (CTĐC)
luôn là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 với tất cả các công
thức thí nghiệm còn lại. Điều này chứng tỏ chất hấp thụ ethylene sử dụng trong đề tài
đã có tác dụng trong việc hạn chế lượng ethylene sản sinh ra trong môi trường bảo
quản
Sau 5 ngày bảo quản, ghi nhận tốc độ sản sinh ethylene của chuối ở công thức
đối chứng không có chất hấp thụ ethylene là khoảng 11ppb/(kg.h), còn chuối ở các CT
thí nghiệm thì chỉ khoảng 2ppb/(kg.h) điều này có thể là do vì ở giai đoạn này, quả vẫn
còn xanh, nên sự sản sinh ethylene chỉ ở mức rất thấp và với chuối được bổ sung gói
hấp thụ ethylene thì ethylene đã bị hấp thụ sự có mặt của khí ethylene là vô cùng nhỏ.
Sau 12 ngày bảo quản, CTĐC có tốc độ sản sinh ethylene là lớn nhất, tiếp theo
đó là CT1. Điều này có thể là do ở thời điểm này, quá trình chín đã bắt đầu diễn ra ở
CTĐC và CT1 làm cho tốc độ sản sinh ethylene tăng. CT2 và CT3 vẫn cho thấy sự
hiệu quả của chất hấp thụ ethylene khi duy trì tốc độ sản sinh ethylene ở mức thấp
Đến ngày thứ 19 của quá trình bảo quản, tốc độ sản sinh ethylene tăng đột biến
ở chuối của CTĐC và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chuối ở các công thức có chất
hấp thụ ethylene. CT3 với nồng độ 1,5g chất hấp thụ vẫn cho thấy hiệu quả tốt nhất
sau 19 ngày bảo quản khi duy trì tốc độ sản sinh ethylene thấp khác biệt so với các CT
còn lại. Xu thế này tiếp tục được duy trì đến ngày bảo quản 29 tốc độ sản sinh ethylene
ở CTĐC là cao nhất và CT3 là thấp nhất. Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đó
của Nguyễn Đức Hạnh và cộng sự năm 2020
Kết thúc quá trình bảo quản 32 ngày thì chỉ còn chuối ở CT3 chứng tỏ nhờ có
chất hấp thụ ethylene phù hợp (1,5g) nên tuổi thọ của chuối được kéo dài thêm 3 ngày
so với đối chứng
Từ kết quả thu được có thể thấy rằng, chất hấp thụ ethylene đã có ảnh hưởng
tích cực trong việc hạn chế sản sinh khí ethylene từ đó giúp làm chậm quá trình chín
và tăng thời gian bảo quản chuối và ở nồng độ 1,5g chất hấp thụ ethylene cho thấy
hiệu quả tốt nhất trong số các công thức thí nghiệm của đề tài

21
4.2. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên
của quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Chuối là quả có hô hấp đột biến, sau khi thu hoạch, chuối vẫn hô hấp để duy trì
sự sống nên trong quá trình bảo quản sẽ có sự thay đổi về khối lượng tự nhiên. Sự hao
hụt khối lượng tự nhiên ở quả chuối là sự giảm khối lượng của quả do thoát hơi nước
và tiêu tốn các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp. Do sự hao hụt khối lượng của đối
tượng bảo quản không chỉ liên quan đến số lượng mà còn ảnh hưởng nhiều tới chất
lượng nông sản nên các phương pháp bảo quản đều quan tâm tới chỉ tiêu tỉ lệ hao hụt
khối lượng tự nhiên của quả. Tiến hành đo khối lượng mẫu ở các công thức tại các thời
điểm bảo quản và kết quả được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến tỉ lệ hao hụt khối lượng tự
nhiên của quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Nghiên cứu cho thấy sự hao hụt khối lượng tự nhiên của chuối ở tất cả các công
thức đều tăng dần theo thời gian bảo quản. Điều này có thể là do trong thời gian bảo
quản sự trao đổi chất, hô hấp vẫn diễn ra để duy trì sự sống, dẫn đến tiêu hao cơ chất
cho quá trình hô hấp và lượng hơi nước sản phẩm của quá trình hô hấp trong quả bị
thoát ra mà không được bù đắp trở lại dẫn đến việc quả bị giảm khối lượng. Điều này

22
hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố trước đó của (A.R. Husni Hayati và cs, 2017)
Sau 5 ngày bảo quản đã xuất hiện sự hao hụt về khối lượng tự nhiên tuy nhiên
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chuối ở các CT. Đến ngày thứ 12, hao
hụt khối lượng tự nhiên của chuối ở CTĐC cho thấy sự gia tăng nhanh và có sự khác
biệt có ý nghĩa so với CT khác đó là do lúc này, quả ở CTĐC bắt đầu bước vào giai
tiền hô hấp đột biến, cường độ hô hấp tăng nhanh đẩy mạnh sự tiêu hao năng lượng dự
trữ làm khối lượng tự nhiên quả giảm. Trong khi đó, ở cùng thời điểm các CT có chất
hấp thụ ethylene cũng có sự tăng về hao hụt tự nhiên nhưng tốc chậm và giữa các CT
này không có sự khác biệt có ý nghĩa. Có thể lúc này lượng ethylene sản sinh còn thấp
nên tác dụng hấp thụ ethylene của các CT hiện vẫn như nhau
Sau 19 ngày bảo quản, CTĐC vẫn tiếp tục tăng mạnh về tỉ lệ hao hụt khối
lượng khoảng 4% điều này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của (Vũ Duy
Trung, 2006). Tác giả đã chỉ ra rằng, quả được thu hái ở độ già 90 ngày sau trổ bông
sau 18 ngày bảo quản, hao hụt khối lượng là 4%. CT1 và CT2 cũng bắt đầu có sự gia
tăng mạnh về hao hụt khối lượng còn đối với CT3 tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên
vẫn tăng chậm và ở mức 3% thấp hơn so với các CT khác. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về hao hụt khối lượng tự nhiên của chuối ở các CT với cao nhất là chuối ở
CTĐC, tiếp đó là chuối ở CT1, CT2 và thấp nhất là CT3
Sau 29 ngày bảo quản, CTĐC có hao hụt khối lượng tự nhiên là lớn nhất, tiếp
theo đó là CT1 và CT2 và thấp nhất là ở CT3. Trong quá trình bảo quản, CTĐC có sự
hao hụt khối lượng tự nhiên lớn nhất là do không có chất hấp thụ ethylene, khí
ethylene sản sinh ra nhiều sẽ thúc đấy các phản ứng sinh lý, hoá sinh diễn ra mạnh và
nhanh hơn cùng với đó là sự thoát hơi nước dẫn đến sự hao hụt khối lượng tự nhiên là
lớn nhất
Chất hấp thụ ethylene đã cho thấy hiệu quả tích cực trong việc hạn chế tỉ lệ hao
hụt khối lượng tự nhiên. Ở thí nghiệm này, bảo quản chuối cùng 1,5g chất hấp thụ
ethylene cho hiệu quả tốt nhất đến ngày bảo quản thứ 32 mức hao hụt khối lượng tự
nhiên chỉ khoảng 5% và vẫn được người tiêu dùng đánh giá cao (Edi Santosa và cs,
2019).

23
4.3. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc trong thời gian
bảo quản của quả chuối tiêu hồng
Màu sắc là dấu hiệu dùng để nhận biết quá trình chín của quả chuối và cũng là
một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cảm quan của quả chuối.
Tiến hành đo màu sắc của các mẫu ở các công thức tại các thời điểm khác nhau để xác
định ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc trong thời gian bảo
quản và kết quả được thể hiện ở hình dưới đây:

Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc trong thời
gian bảo quản của quả chuối tiêu hồng
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Sự biến đổi màu sắc vỏ quả thường có xu hướng tăng lên ở đầu giai đoạn bảo
quản và sẽ giảm xuống ở cuối giai đoạn bảo quản (Ngọ Thị Thơm, 2019). Có thể thấy
sự biến đổi màu sắc ở CTĐC và CT1 có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu trên.
Sau 5 ngày bảo quản, sự biến đổi màu sắc giữa các CT là như nhau, sự khác
biệt về màu sắc là không có ý nghĩa giữa các CT. Sự khác biệt về biến đổi màu sắc của
chuối giữa các CT được xác định tại thời điểm phân tích ngày thứ 12. CTĐC và CT1
có sự biến đổi màu sắc nhanh hơn so với CT2 và CT3 trong đó giữa CT2 và CT3 sự
khác nhau ∆E là không có ý nghĩa. Quan sát thực tế cho thấy, ở CTĐC sau 12 ngày
24
bảo quản đã bắt đầu bước vào giai đoạn chín, vỏ quả lúc này đã biến đổi từ màu xanh
thẫm sang màu xanh vàng đó là do sự sản sinh ethylene làm phân giải chlorophyll (Hà
Văn Thuyết và cs, 2013). Tại thời điểm ngày thứ 19 của quá trình bảo quản, giá trị ∆E
của CTĐC và CT1 lúc này đat cực đại là do quá trình chín làm cho vỏ quả chuyển từ
xanh vàng sang vàng, kéo theo sự gia tăng của các giá trị L *, a*, b* làm cho giá trị ∆E ở
2 CT này tăng mạnh. CT2 cũng có sự gia tăng của ∆E do lúc này quá trình chín ở quả
cũng diễn ra nhanh hơn làm biến đổi màu sắc vỏ quả. Riêng đối với CT3, giá trị ∆E có
xu hướng tăng tuy nhiên tăng chậm hơn so với các CT còn lại.
Sau 29 ngày bảo quản, ∆E giảm ở CTĐC và CT1 là do quả ở 2 CT này đã bắt
đầu bước vào quá trình già hoá và hư hỏng. Vỏ quả chuyển nâu do sự thoái hoá của vỏ
quả và sự oxi hoá của enzyme làm cho giá trị L * giảm từ đó kéo theo giá trị ∆E giảm
(Ngọ Thị Thơm, 2019). Đối với CT2, CT3 giá trị ∆E vẫn tiếp tục tăng chứng tỏ quá
trình chín vẫn đang tiếp tục diễn ra. CT3 ở giai đoạn này có sự tăng nhanh về giá trị
∆E là do lúc này chất hấp thụ ethylene không còn nhiều để hấp thụ lượng khí ethylene
sinh ra. Khi khí ethylene sản sinh ra nhiều đến một mức độ nào đó nó sẽ thúc đẩy quá
trình chín diễn ra nhanh hơn, cùng với đó là sự phân giải của chlorophill làm cho vỏ
quả dần biến đổi. Sự biến đổi vỏ quả kéo theo sự gia tăng của các giá trị L *, a*, b* làm
cho giá trị ∆E tăng. Đến ngày thứ 32 thì chỉ còn chuối ở CT3 và sự biến đổi màu sắc
của quả ∆E vẫn tiếp tục tăng chứng tỏ quả vẫn đang trong quá trình chín, chưa chuyển
sang giai đoạn già hoá như chuối ở CTĐC và CT1 khi sang ngày bảo quản thứ 29
Có sự khác biệt có ý nghĩa về biến đổi màu sắc giữa các CT. Trong đó CT
không có chất hấp thụ ethylene có sự biến đổi màu sắc vỏ quả nhanh và lớn hơn so các
CT có chất hấp thụ ethylene. Điều này có thể được lí giải là do quả có độ chín khác
nhau sẽ có sự biến đổi về màu sắc khác nhau và quả càng chín sớm thì sự biến đổi màu
sắc của vỏ quả diễn ra càng nhanh và càng lớn. Ở nồng độ 1,5g chất hấp thụ ethylene
cho thấy được sự hiệu quả rõ rệt nhất trong việc hạn chế sự biến đổi màu sắc vỏ quả
trong thời gian bảo quản

4.4. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến độ cứng của quả chuối tiêu hồng

25
trong thời gian bảo quản
Độ cứng là chỉ tiêu thể hiện sự rắn chắc của quả và là một trong những chỉ tiêu
quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cảm quan của quả chuối sau thu hoạch.
Trong quá trình chín của quả, độ cứng sẽ giảm dần, điều này phụ thuộc vào chất lượng
của quả sau khi thu hái, quá trình chín và các biến đổi trong quá trình chín của quả. Sự
giảm độ cứng làm cho quả mềm đi, chất lượng cảm quan giảm và cũng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Tiến hành đo độ cứng các mẫu ở các
công thức tại các thời điểm khác nhau để xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ
ethylene đến sự biến đổi độ cứng của quả trong quá trình bảo quản và kết quả được thể
hiện ở hình dưới đây:

Hình 4.4. Ảnh hưởng của chất hấp thụ đến độ cứng của quả chuối tiêu hồng trong
thời gian bảo quản
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Nhìn chung, độ cứng của quả chuối ở tất cả các CT trong thời gian bảo quản đều
có xu hướng giảm và điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả công bố trước đó.
Sau 5 ngày bảo quản độ cứng ở các CT có giảm nhưng không nhiều. Trong đó
CTĐC giảm nhiều nhất và CT3 giảm ít nhất, giữa CT1 và CT2 có giảm nhưng sự khác
biệt giữa 2 CT là sự khác biệt không có ý nghĩa. Tại thời điểm ngày phân tích thứ 12,
độ cứng của quả chuối ở CTĐC và CT1 giảm mạnh trong khi đó CT2 và CT3 độ cứng

26
giảm chậm hơn so với 2 CT trên. Sau 29 ngày bảo quản độ cứng ở CTĐC là giảm
nhiều nhất, đặc biệt là vào giai đoạn cuối. CT1 và CT2 cũng có xu hướng biến đổi độ
cứng tương tự tuy nhiên vẫn giữ được độ cứng lớn hơn so với CTĐC. Đối với CT3 sau
29 ngày bảo quản, độ cứng của CT3 là cao nhất. Sự khác biệt về độ cứng giữa CTĐC
và CT3 là do chuối tiêu khi chín, cấu trúc thành tế bào bị biến đổi, cụ thể là
protopectin trong thành tế bào bị phân huỷ, làm cho các liên kết giữa các tế bào trở nên
lỏng lẻo. Theo Huber (1983), sự thuỷ phân các thành phần cấu trúc của thành tế bào
dưới sự xúc tác của nhóm enzyme thuỷ phân như pectinase, polygalacturonase, β-
galactosidase và cellulase làm giảm độ cứng của quả (Vũ Duy Trung, 2006). Một
nguyên nhân khác của sự biến đổi của độ cứng là do có liên quan đến sự thuỷ phân
tinh bột thành đường dưới tác dụng của các enzyme α, β-amylase (Nguyễn Thị Bích
Thuỷ, 2006). Quả ở các độ chín khác nhau sẽ có sự biến đổi về độ cứng khác nhau,
quả càng chín nhanh thì sự biến đổi về độ cứng diễn ra càng nhanh.
Thông qua sự biến đổi về độ cứng có thể thấy rằng, công thức có chất hấp thụ
ethylene có tác dụng trong duy trì độ cứng tốt hơn so với công thức không có chất hấp
thụ ethylene. Ở nồng độ 1,5g chất hấp thụ cho thấy kết quả tốt nhất trong việc làm
chậm quá trình chín từ đó có thể duy trì độ cứng quả tốt hơn và lâu hơn
4.5. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng đường tổng số của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Hàm lượng đường tổng số là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dinh
dưỡng cũng như cảm quan của quả chuối sau thu hoạch. Chuối là loại quả có quá trình
chín sau thu hoạch, khi quả chuối còn xanh hàm lượng đường rất thấp và tinh bột
chiếm chủ yếu. Khi bước vào giai đoạn chín, hàm lượng đường tăng mạnh do có sự
chuyển hoá tinh bột thành đường. Tiến hành đo hàm lượng đường tổng số của các mẫu
ở các CT tại các thời điểm khác nhau để xác định ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene
đến sự biến đổi của hàm lượng đường tổng số trong thời gian bảo quản và kết quả
được thể hiện như hình dưới đây:

27
Hình 4.5. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng đường tổng số của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Đi kèm với các biến đổi trạng thái và cấu trúc quả là các biến đổi hoá sinh trong
ruột quả, được thể hiện thông quả chỉ tiêu đường tổng số. Hàm lượng đường ở tất cả
các CT đều có xu hướng tăng dần theo thời gian trong quá trình bảo quản. Điều này là
hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố của (Yun-yi Xiao và cs, 2017). Trong nghiên
cứu này chỉ ra rằng hàm lượng đường trong quả liên tục tăng theo thời gian, nó phụ
thuộc vào độ chín của từng thời điểm và hàm lượng đường trong quả là khoảng 9-
11%. Sự tích tụ đường trong quá trình chín của quả không chỉ do sự đường hoá tinh
bột mà còn do sự thuỷ phân hemicellulose. Khi bị thuỷ phân, hemicellulose tạo thành
các đường xylose, manose, galactose và các pentose (Trần Thị Nhật,2017).
Sau 5 ngày bảo quản, sự biến đổi về hàm lượng đường là không nhiều và giữa
các CT có chất hấp thụ, sự biến đổi này là khác nhau không có ý nghĩa. Tại thời điểm
ngày thứ 12, đã bắt đầu cho thấy sự gia tăng hàm lượng đường đáng kể ở CTĐC, còn
giữa các CT có chất hấp thụ thì sự biến đổi này gần như là tương đồng. Sau 19 ngày
bảo quản quá trình chín ở CTĐC và CT1 diễn ra nhanh hơn, dưới tác dụng của các
enzyme α, β amylase quá trình thuỷ phân tinh bột diễn ra mạnh mẽ làm cho hàm lượng
đường tăng lên rõ rệt và hàm lượng đường ở 2 CT này cao vượt trội hơn so với CT3. Ở
ngày thứ 29 của quá trình bảo quản, hàm lượng đường ở CTĐC là cao nhất và CT3 là
28
thấp nhất đó là do độ chín của quả ở các CT khác nhau dẫn đến sự khác biệt về hàm
lượng đường. Đến ngày thứ 32, hàm lượng đường trong chuối CT3 vẫn tiêp tục tăng
chứng tỏ quá trình chín vẫn đang tiếp tục diễn ra. Kết quả này phù hợp với kết quả đã
thu được về chỉ tiêu biến đổi màu sắc vỏ quả vẫn đang tiếp tục tăng tương ứng là quá
trình chín vẫn đang tiếp tục diễn ra (4.3)
Dựa vào sự biến đổi của hàm lượng đường có thể thấy rằng, các công thức chứa chất
hấp thụ ethylene có hàm lượng đường thấp hơn công thức không có chất hấp thụ ethylene
điều này cho thấy tác dụng tích cực trong việc làm chậm quá trình chín, giúp kéo dài thời
gian bảo quản và ở nồng độ 1,5g chất hấp thụ ethylene cho thấy hiệu quả tốt nhất
4.6. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng tinh bột của quả chuối
tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Tương tự như hàm lượng đường tổng số thì hàm lượng tinh bột là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng cũng như giá trị cảm quan của quả chuối sau thu
hoạch. Chuối là loại quả có quá trình chín sau thu hoạch, khi quả chuối còn xanh hàm lượng
tinh bột trong chuối rất cao. Khi bước vào giai đoạn chín, hàm lượng tinh bột giảm mạnh do
có sự chuyển hoá tinh bột thành đường và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Tiến hành đo hàm lượng tinh bột của các mẫu ở các CT tại các thời điểm khác nhau để xác
định ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi của hàm lượng tinh bột trong thời
gian bảo quản và kết quả được thể hiện như hình dưới đây:

Hình 4.6. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng tinh bột của quả

29
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
(Trong cùng thời điểm cột có chữ khác nhau thì khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Đi kèm với các biến đổi trạng thái và cấu trúc quả là các biến đổi hoá sinh trong
ruột quả, được thể hiện thông quả chỉ tiêu hàm lượng tinh bột. Sau 5 ngày bảo quản, sự
biến đổi về hàm lượng tinh bột là không nhiều và giữa các CT có chất hấp thụ
ethylene, sự biến đổi này là khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm ngày
thứ 12, đã bắt đầu cho thấy sự giảm hàm lượng tinh bột đáng kể ở tất cả các CT trong
đó CTĐC là CT có sự giảm hàm lượng tinh bột nhiều nhất.
Sau 19 ngày bảo quản quá trình chín ở CTĐC và CT1 diễn ra nhanh hơn, dưới
tác dụng của các enzyme α, β amylase quá trình thuỷ phân tinh bột diễn ra mạnh mẽ
làm cho hàm lượng tinh bột giảm rõ rệt và hàm lượng tinh bột ở 2 CT này thấp hơn so
với CT3. Ở ngày bảo quản 29, hàm lượng tinh bột ở CT3 là cao nhất và CTĐC là thấp
nhất đó có thể là do độ chín của quả ở các CT khác nhau dẫn đến sự khác biệt về hàm
tinh bột. Nhận thấy rằng hàm lượng tinh bột ở tất cả các CT đều có xu hướng giảm dần
theo thời gian trong quá trình bảo quản. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả
công bố của (Araujo Fonseca và cs, 2019). Hay trong một nghiên cứu của Trịnh Thị
Chung và cộng sự năm 2020 cũng chỉ ra rằng hàm lượng tinh bột trong quả liên tục
giảm theo theo thời gian và hàm lượng tinh bột trong quả phụ thuộc vào thời điểm thu
hái cũng như độ chín của quả. Sự giảm hàm lượng tinh bột trong quá trình chín của
quả không chỉ do sự chuyển hoá tinh bột thành đường mà tinh bột còn cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống của quả sau thu hoạch.
Dựa vào sự biến đổi của hàm lượng tinh bột có thể thấy rằng, các CTchất hấp
thụ ethylene có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự biến đổi tinh bột, giúp kéo dài
thời gian bảo quản. Ở nồng độ 1,5g chất hấp thụ cho thấy hiệu quả rõ rệt nhất

30
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Sau quá trình tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến
chất lượng quả chuối tiêu hồng sau thu hoạch, đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:
Chất hấp thụ ethylene có ảnh hưởng tích cực đến biến đổi sinh lý, vật lý và hoá học
của quả chuối tiêu hồng bảo quản ở điều kiện thường
CT3 bảo quản chuối cùng 1,5g chất hấp thụ ethylene có tác dụng tốt nhất trong
việc hạn chế sự sản sinh ethylene trong quá trình bảo quản, giảm hao hụt khối lượng tự
nhiên, màu sắc của quả biến đổi chậm hơn, độ cứng được duy trì lâu hơn cũng như làm
chậm sự giảm tinh bột và hàm lượng đường biến đổi chậm. Làm thời gian bảo quản
kéo dài thêm 3 ngày so với chuối đối chứng không có chất hấp thụ ethylene
5.2. Kiến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, tình hình dịch bệnh
cũng như điều kiện nghiên cứu nên đây chỉ là nghiên cứu khái quát về ảnh hưởng của
chất hấp thụ ethylene đến chất lượng của quả chuối tiêu hồng sau thu hoạch. Vì vậy,
đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Nghiên cứu biện pháp kiểm soát độ ẩm, hơi nước trong thời gian bảo quản để
hạn chế việc ảnh hưởng đến nồng độ của chất hấp thụ trong thời gian bảo quản
- Nghiên cứu tác dụng của việc kết hợp chất hấp thụ ethylene với các loại màng
sinh học, bao bì khác nhau trên quả chuối tiêu hồng
- Nghiên cứu tác dụng của việc bảo quản quả chuối tiêu hồng bằng chất hấp thụ
ethylene ở các nồng độ, các điều kiện môi trường khác nhau

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Bằng An, Nguyễn Văn Nghiêm, Hoàng Việt Anh, Lê Như Thịnh, Nguyễn
Hoàng Yến (2010) “Đánh giá bước đầu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp
kinh tế thị trường phát triển sản xuất chuối tiêu xuất khẩu ở Việt Nam”. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tháng 3/2010
2. Hoàng Thị Ánh (2019) “Ảnh hưởng của xử lý chất hấp thụ ethylene đến chất lượng
quả chuối tiêu sau thu hoạch”. Khoá luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam
3. Trịnh Thị Chung, Phạm Bằng Phương, Tạ Thị Lương, Lưu Hồng Sơn, Trần Văn
Chí, Trịnh Thị Kim Hoa, Vi Đại Lâm (2020) “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi
thu hoạch đến chất lượng của quả chuối tây Bắc Kạn sau quá trình rấm chín bằng
khí ethylene ngoại sinh”. TNU Journal of Science and Technology 225(08): 176-
181
4. Nguyễn Đức Hạnh (2020) “Nghiên cứu biện pháp chống thối hỏng và hấp thụ
ethylene trong bao gói vận chuyển, bảo quản chuối tiêu hồng”. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3/2020
5. Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Thị Nga (2019) “Nghiên cứu chế độ bao gói, bảo quản quả
hồng Thạch Thất sau thu hoạch”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kì
1- tháng 5/2019 tr 87-95
6. Trần Thị Hạnh (2017) “Ảnh hưởng của xử lý các chế phẩm đến chất lượng của
chuối ngự Đại Hoàng trong thời gian bảo quản”. Khoá luận tốt nghiệp Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam
7. Hoàng Lệ Hằng, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Đức Hạnh (2019) “Ảnh hưởng của
độ già thu hoạch chuối tiêu hồng (Musa Pradisiaca L.) đến chất lượng và thời hạn
tồn trữ sau thu hoạch”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông Nghiệp tập 3(2)-
2019 tr1245-1259
8. Trần Thị Nhật (2017) “Ảnh hưởng của vật liệu bao gói đến chất lượng của chuối
ngự Đại Hoàng trong thời gian bảo quản”. Khoá luận tốt nghiệp Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam
9. Ngô Minh Phương, Pornchai Rachtanapun, Đặng Thị Mộng Quyên, Trần Thị Xô

32
(2017) “Nghiên cứu bảo quản chuối bằng màng Pectin-Chitosan và Pectin-
Alginate”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng số 11(120).2017,
quyển 3
10. Chu Doãn Thành, Ingolf Gruen, Lakcas Fernando (2010) “Ảnh hưởng của 1-
Methycyclopropene (1-MCP) đến quá trình chín của quả chuối”. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2010 tr194-199
11. Ngọ Thị Thơm (2019) “Ảnh hưởng của tinh dầu quế đến chất lượng của chuối tiêu
hồng trong thời gian bảo quản”. Khoá luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam
12. Nguyễn Thị Bích Thuỷ “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi sinh lí, hoá sinh
của quả chuối tiêu (Musa AAA) trong thời gian bảo quản”. Tạp chí Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp 2006, số 4-5 tr. 1-9
13. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2019) “Định lượng đường – phương pháp quang phổ -
Acid Dinitrosalicylic (DNS)”. Báo cáo thí nghiệm phân tích hoá lý thực phẩm
trường Đại học Bách Khoa TP HCM tr 2-4
14. Hà Văn Thuyết, Cao Hoàng Lan, Nguyễn Thị Hạnh (2013) “Công nghệ rau quả”
NXB Bách Khoa- Hà Nội tr. 20-21,81-85,139
15. Vũ Duy Trung (2006) “Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hoá của chuối tiêu ở
các độ già thu hoạch khác nhau”. Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp I
2. Tài liệu nước ngoài
16. Edi Santosa, Winarso D. Widodo and Kholidi “The Use Of Clay as Potassium
Permanganate Carrier to Delay the Ripening of Raja Bulu Banana”. J.Hort.
Indonesia 1(2):88-95, August 2010
17. Maricruz Ramirez-Sanchez, Donald J Huber, C Eduardo Vallejos and Karen
Kelley (2018) “Physiological, molecular and ultrastructural analyses during ripening
and over ripening of banana (Musa spp., AAA group, Cavendish sub-group) fruit
suggest characteristics of programmed cell death”. J Sci Food Agric 2018:98:609-617
18. S. N. Araujo Fonseca, W. Batista-Silva, E. H. Mizobutsi, G.M.Cosme Silva,
J.M.da Silva Pinheiro, M.O. de Jesus and G.P. Mizobutsi “The Role of Ethylne on
Banana Fruit Ripening Via Sugar and Starch Metabolism”. Journal of Experimental
Agriculture International 32(5): 1-12,2019

33
19. Nguyễn Văn Toản (2013) “Effect of low temperature on the storage time of
Cavendish banana after harvest”
20. Yun-yi Xiao, Jian-fei Kuang, Xin-na Qi, Yu-Jie Ye, Zhen-Xian Wu, Jian-ye Chen
and Wang-Jin Lu (2017) “A comprehensive investigation of starch degradation
process and identification off a transcriptional activator MabHLH6 during banana
fruit ripening”. Plant Biotechnology Journal
21. Zaheer Ahmed, Tanveer Fatima Miano, Tahseen Fatia Miano (2021) “Potassium
Permanganate in Relation to Temperatures Alters Shelf Life and Quality of Banana
(Musa paradisiaca L.)”. International Journal of Food Science and Agriculture, 2021,
5(1),41-51

34
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CỦA CHUỐI TIÊU HỒNG TRONG
THỜI GIAN BẢO QUẢN
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sản sinh ethylene của quả
chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Nồng độ ethylene (ppb)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32
CTĐC 0 11,376a 44,115a 77,536a 105,641a 0
CT1 0 2,916b 29,200b 46,757b 85,839b 0
CT2 0 2,207b 23,554c 42,802b 78,174c 0
CT3 0 2,222b 16,291d 29,157c 67,218d 83,032
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)

Bảng 2. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hao hụt khối lượng tự nhiên
của quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên (%)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32
CTĐC 0 1,0762a 2,6315a 4,0663a 5,4679a 0
CT1 0 1,1152a 2,0776b 3,7197b 5,0675b 0
CT2 0 1,0683a 2,1130b 3,4255c 4,9163b 0
CT3 0 1,0336a 2,0564b 2,9743d 4,6000c 5,0534
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)
Bảng 3. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc ∆E của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Biến đổi màu sắc ∆E
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32
CTĐC 0 2,9002a 9,8397a 20,879a 16,2968a 0
CT1 0 2,8824a 7,3133b 16,893b 14,5829b 0
CT2 0 2,7062a 5,7500c 13,100c 14,3729b 0
CT3 0 2,7062a 5,2185c 9,768d 16,9211a 18,2809
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)

35
Bảng 4. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến độ cứng của quả chuối tiệu
hồng trong thời gian bảo quản
Độ cứng (kg/cm2)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32
CTĐC 26,1571a 22,7601b 15,1168d 8,747d 1,9533d 0
CT1 26,1571a 23,9490ab 17,1550c 10,870c 2,8875c 0
CT2 26,1571a 24,6285ab 19,8726b 14,947b 4,0340b 0
CT3 26,1571a 25,3079a 21,5711a 18,514a 7,8556a 4,7983
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)

Bảng 5. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng đường tổng số của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Hàm lượng đường tổng số (%)

Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32

CTĐC 1,3721a 1,73157a 4,1237a 8,3204a 11,1127a 0

CT1 1,3721a 1,61007a 2,7541b 6,3811b 10,0571b 0

CT2 1,3721a 1,59438a 2,5617c 5,6215c 9,8989c 0

CT3 1,3721a 1,52660a 2,3769d 4,0944d 8,1753d 9,7314


(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)

Bảng 6. Ảnh hưởng của chất hấp thụ ethylene đến hàm lượng tinh bột của
quả chuối tiêu hồng trong thời gian bảo quản
Hàm lượng tinh bột (%)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 12 Ngày 19 Ngày 29 Ngày 32
CTĐC 21,7165a 19,9644b 15,2060d 10,2664d 3,3946d 0
CT1 21,7165a 20,2980a 17,1024c 12,6676c 5,6892c 0
CT2 21,7165a 20,2183a 18,0880b 13,0508b 6,1222b 0
CT3 21,7165a 20,2830a 18,9839a 15,5744a 9,0888a 6,6498
(Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%)

36
PHỤ LỤC 2
Hình ảnh chuối ở các công thức tại các thời điểm trong thời gian bảo quản
Nguyên liệu Ngày 5

Ngày 12 Ngày 19

Ngày 29 Ngày 32

37
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
One-way ANOVA: CUONG DO ETHYLENE versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 180,32 60,11 12,70 0,002
Error 8 37,87 4,73
Total 11 218,19

S = 2,176 R-Sq = 82,64% R-Sq(adj) = 76,14%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N5 3 2,916 1,050 (------*-------)
CT2-N5 3 2,207 0,078 (-------*------)
CT3-N5 3 2,222 0,105 (-------*------)
CTĐC-N5 3 11,376 4,221 (------*-------)
--+---------+---------+---------+-------
0,0 4,0 8,0 12,0

Pooled StDev = 2,176

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CTĐC-N5 3 11,376 A
CT1-N5 3 2,916 B
CT3-N5 3 2,222 B
CT2-N5 3 2,207 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT2-N5 -6,399 -0,709 4,982 (------*------)
CT3-N5 -6,384 -0,694 4,996 (------*------)
CTĐC-N5 2,770 8,460 14,150 (-------*------)
---------+---------+---------+---------+
-8,0 0,0 8,0 16,0

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT3-N5 -5,676 0,015 5,705 (------*------)
CTĐC-N5 3,479 9,169 14,859 (------*-------)
---------+---------+---------+---------+
-8,0 0,0 8,0 16,0

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+

38
CTĐC-N5 3,464 9,154 14,844 (------*-------)
---------+---------+---------+---------+
-8,0 0,0 8,0 16,0

Results for: Worksheet 2

One-way ANOVA: CUONG DO ETHYLENE versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 1558,093 519,364 686,36 0,000
Error 8 6,054 0,757
Total 11 1564,147

S = 0,8699 R-Sq = 99,61% R-Sq(adj) = 99,47%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
CT1-N12 3 29,200 0,750 (*)
CT2-N12 3 23,554 1,410 (-*)
CT3-N12 3 16,291 0,532 (*)
CTĐC-N12 3 47,115 0,439 (*)
-----+---------+---------+---------+----
20 30 40 50

Pooled StDev = 0,870

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping


CTĐC-N12 3 47,115 A
CT1-N12 3 29,200 B
CT2-N12 3 23,554 C
CT3-N12 3 16,291 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT2-N12 -7,921 -5,646 -3,371 (*)
CT3-N12 -15,184 -12,909 -10,634 (-*)
CTĐC-N12 15,640 17,915 20,190 (*)
-------+---------+---------+---------+--
-20 0 20 40

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT3-N12 -9,538 -7,263 -4,988 (*-)
CTĐC-N12 21,286 23,561 25,836 (*)
-------+---------+---------+---------+--
-20 0 20 40

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

39
CT-NGAY12 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--
CTĐC-N12 28,549 30,824 33,099 (*-)
-------+---------+---------+---------+--
-20 0 20 40

Results for: Worksheet 3

One-way ANOVA: CUONG DO ETHYLENE versus CT-NGAY19

Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 3754,32 1251,44 425,19 0,000
Error 8 23,55 2,94
Total 11 3777,87

S = 1,716 R-Sq = 99,38% R-Sq(adj) = 99,14%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N19 3 46,757 0,593 (*-)
CT2-N19 3 42,804 1,963 (-*)
CT3-N19 3 29,157 0,758 (*-)
CTĐC-N19 3 77,536 2,644 (-*)
--+---------+---------+---------+-------
30 45 60 75

Pooled StDev = 1,716

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CTĐC-N19 3 77,536 A
CT1-N19 3 46,757 B
CT2-N19 3 42,804 B
CT3-N19 3 29,157 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N19 -8,440 -3,953 0,534 (-*)
CT3-N19 -22,086 -17,599 -13,112 (*-)
CTĐC-N19 26,292 30,779 35,266 (*-)
--------+---------+---------+---------+-
-30 0 30 60

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N19 -18,134 -13,647 -9,160 (*-)
CTĐC-N19 30,245 34,732 39,219 (-*)
--------+---------+---------+---------+-
-30 0 30 60

40
CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N19 43,892 48,379 52,866 (*-)
--------+---------+---------+---------+-
-30 0 30 60

Results for: Worksheet 4

One-way ANOVA: CUONG DO ETHYLENE versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 3871,77 1290,59 338,26 0,000
Error 8 30,52 3,82
Total 11 3902,29

S = 1,953 R-Sq = 99,22% R-Sq(adj) = 98,92%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--
CT1-N29 3 85,84 0,79 (-*-)
CT2-N29 3 78,17 1,53 (-*-)
CT3-N29 3 67,22 1,35 (-*-)
CTĐC-N29 3 115,64 3,23 (-*-)
-------+---------+---------+---------+--
75 90 105 120

Pooled StDev = 1,95

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CTĐC-N29 3 115,641 A
CT1-N29 3 85,839 B
CT2-N29 3 78,174 C
CT3-N29 3 67,218 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N29 -12,773 -7,665 -2,556 (*-)
CT3-N29 -23,729 -18,621 -13,512 (-*)
CTĐC-N29 24,694 29,803 34,911 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-30 0 30 60

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N29 -16,065 -10,956 -5,847 (*-)
CTĐC-N29 32,359 37,467 42,576 (*-)
--------+---------+---------+---------+-

41
-30 0 30 60

CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N29 43,315 48,423 53,532 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-30 0 30 60

Results for: Worksheet 9

One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 0,0101 0,0034 0,18 0,909
Error 8 0,1525 0,0191
Total 11 0,1627

S = 0,1381 R-Sq = 6,21% R-Sq(adj) = 0,00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
CT1-N5 3 1,1152 0,1837 (--------------*--------------)
CT2-N5 3 1,0683 0,1280 (--------------*--------------)
CT3-N5 3 1,0336 0,0623 (--------------*--------------)
CTĐC-N5 3 1,0762 0,1492 (---------------*--------------)
---------+---------+---------+---------+
0,96 1,08 1,20 1,32

Pooled StDev = 0,1381

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CT1-N5 3 1,1152 A
CTĐC-N5 3 1,0762 A
CT2-N5 3 1,0683 A
CT3-N5 3 1,0336 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N5 -0,4081 -0,0469 0,3143 (-------------*--------------)
CT3-N5 -0,4428 -0,0816 0,2795 (--------------*-------------)
CTĐC-N5 -0,4002 -0,0390 0,3221 (-------------*--------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,25 0,00 0,25 0,50

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-

42
CT3-N5 -0,3959 -0,0347 0,3264 (--------------*-------------)
CTĐC-N5 -0,3533 0,0079 0,3690 (-------------*--------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,25 0,00 0,25 0,50

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N5 -0,3185 0,0426 0,4038 (--------------*-------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,25 0,00 0,25 0,50

Results for: Worksheet 10

One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 0,68332 0,22777 36,65 0,000
Error 8 0,04972 0,00622
Total 11 0,73305

S = 0,07884 R-Sq = 93,22% R-Sq(adj) = 90,67%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N12 3 2,0776 0,1251 (----*----)
CT2-N12 3 2,1130 0,0230 (-----*----)
CT3-N12 3 2,0564 0,0911 (----*----)
CTĐC-N12 3 2,6315 0,0194 (-----*----)
--+---------+---------+---------+-------
2,00 2,20 2,40 2,60

Pooled StDev = 0,0788

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping


CTĐC-N12 3 2,63147 A
CT2-N12 3 2,11302 B
CT1-N12 3 2,07764 B
CT3-N12 3 2,05644 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT2-N12 -0,17080 0,03538 0,24157
CT3-N12 -0,22739 -0,02120 0,18499
CTĐC-N12 0,34765 0,55384 0,76003

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT2-N12 (----*----)
CT3-N12 (----*-----)
CTĐC-N12 (----*----)

43
+---------+---------+---------+---------
-0,80 -0,40 0,00 0,40

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT3-N12 -0,26277 -0,05658 0,14961
CTĐC-N12 0,31227 0,51845 0,72464

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT3-N12 (-----*----)
CTĐC-N12 (----*----)
+---------+---------+---------+---------
-0,80 -0,40 0,00 0,40

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CTĐC-N12 0,36885 0,57504 0,78122

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CTĐC-N12 (----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0,80 -0,40 0,00 0,40

Results for: Worksheet 11

One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus CT-NGAY19

Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 1,91781 0,63927 176,35 0,000
Error 8 0,02900 0,00363
Total 11 1,94681

S = 0,06021 R-Sq = 98,51% R-Sq(adj) = 97,95%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--
CT1-N19 3 3,7107 0,0566 (-*-)
CT2-N19 3 3,4255 0,0396 (-*-)
CT3-N19 3 2,9743 0,0628 (-*-)
CTĐC-N19 3 4,0663 0,0761 (-*-)
-------+---------+---------+---------+--
3,15 3,50 3,85 4,20

Pooled StDev = 0,0602

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CTĐC-N19 3 4,0663 A
CT1-N19 3 3,7107 B
CT2-N19 3 3,4255 C
CT3-N19 3 2,9743 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

44
Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N19 -0,4427 -0,2852 -0,1277 (-*-)
CT3-N19 -0,8939 -0,7364 -0,5789 (-*--)
CTĐC-N19 0,1982 0,3557 0,5131 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-0,70 0,00 0,70 1,40

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N19 -0,6087 -0,4512 -0,2937 (--*-)
CTĐC-N19 0,4834 0,6409 0,7983 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-0,70 0,00 0,70 1,40

CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N19 0,9346 1,0921 1,2496 (--*-)
--------+---------+---------+---------+-
-0,70 0,00 0,70 1,40

Results for: Worksheet 12

One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 1,16961 0,38987 60,11 0,000
Error 8 0,05189 0,00649
Total 11 1,22150

S = 0,08054 R-Sq = 95,75% R-Sq(adj) = 94,16%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
CT1-N29 3 5,0675 0,1201 (---*--)
CT2-N29 3 4,9163 0,0747 (---*--)
CT3-N29 3 4,6000 0,0733 (--*---)
CTĐC-N29 3 5,4679 0,0235 (--*---)
+---------+---------+---------+---------
4,50 4,80 5,10 5,40

Pooled StDev = 0,0805

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CTĐC-N29 3 5,4679 A
CT1-N29 3 5,0675 B
CT2-N29 3 4,9163 B
CT3-N29 3 4,6000 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

45
Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N29 -0,3618 -0,1512 0,0594 (--*---)
CT3-N29 -0,6781 -0,4675 -0,2569 (--*---)
CTĐC-N29 0,1898 0,4004 0,6111 (---*--)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N29 -0,5269 -0,3163 -0,1057 (---*--)
CTĐC-N29 0,3410 0,5517 0,7623 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N29 0,6573 0,8679 1,0786 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

Results for: Worksheet 13

One-way ANOVA: BIEN DOI MAU SAC versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 0,1676 0,0559 0,63 0,617
Error 8 0,7117 0,0890
Total 11 0,8793

S = 0,2983 R-Sq = 19,06% R-Sq(adj) = 0,00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
CT1-N5 3 2,8824 0,3384 (------------*------------)
CT2-N5 3 2,6203 0,2421 (------------*-------------)
CT3-N5 3 2,7062 0,3109 (------------*------------)
CTĐC-N5 3 2,9002 0,2934 (-------------*------------)
------+---------+---------+---------+---
2,40 2,70 3,00 3,30

Pooled StDev = 0,2983

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CTĐC-N5 3 2,9002 A
CT1-N5 3 2,8824 A
CT3-N5 3 2,7062 A
CT2-N5 3 2,6203 A

Means that do not share a letter are significantly different.

46
Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals
All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N5 -1,0423 -0,2622 0,5179 (------------*------------)
CT3-N5 -0,9563 -0,1762 0,6038 (------------*------------)
CTĐC-N5 -0,7623 0,0178 0,7978 (------------*------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N5 -0,6941 0,0859 0,8660 (------------*------------)
CTĐC-N5 -0,5002 0,2799 1,0600 (------------*------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N5 -0,5861 0,1940 0,9741 (------------*------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,60 0,00 0,60 1,20

Results for: Worksheet 14

One-way ANOVA: BIEN DOI MAU SAC versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 38,684 12,895 57,16 0,000
Error 8 1,805 0,226
Total 11 40,489

S = 0,4750 R-Sq = 95,54% R-Sq(adj) = 93,87%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
CT1-N12 3 7,313 0,514 (---*---)
CT2-N12 3 5,750 0,350 (---*----)
CT3-N12 3 5,219 0,130 (---*---)
CTĐC-N12 3 9,840 0,706 (----*---)
---------+---------+---------+---------+
6,0 7,5 9,0 10,5

Pooled StDev = 0,475

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping


CTĐC-N12 3 9,8397 A
CT1-N12 3 7,3133 B
CT2-N12 3 5,7500 C
CT3-N12 3 5,2185 C

Means that do not share a letter are significantly different.

47
Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals
All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT2-N12 -2,8055 -1,5633 -0,3211
CT3-N12 -3,3370 -2,0948 -0,8525
CTĐC-N12 1,2842 2,5265 3,7687

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT2-N12 (---*---)
CT3-N12 (---*---)
CTĐC-N12 (---*----)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,0

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT3-N12 -1,7737 -0,5314 0,7108
CTĐC-N12 2,8475 4,0898 5,3320

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT3-N12 (---*---)
CTĐC-N12 (----*---)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,0

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


CTĐC-N12 3,3790 4,6212 5,8634 (---*----)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,0

Results for: Worksheet 15

One-way ANOVA: BIEN DOI MAU SAC versus CT-NGAY19

Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 206,520 68,840 245,60 0,000
Error 8 2,242 0,280
Total 11 208,762

S = 0,5294 R-Sq = 98,93% R-Sq(adj) = 98,52%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
CT1-N19 3 16,839 0,375 (-*-)
CT2-N19 3 13,100 0,837 (-*-)
CT3-N19 3 9,768 0,226 (-*-)
CTĐC-N19 3 20,879 0,478 (-*-)
----+---------+---------+---------+-----
10,5 14,0 17,5 21,0

Pooled StDev = 0,529

48
Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CTĐC-N19 3 20,879 A
CT1-N19 3 16,839 B
CT2-N19 3 13,100 C
CT3-N19 3 9,768 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N19 -5,124 -3,739 -2,354 (-*-)
CT3-N19 -8,456 -7,071 -5,686 (-*-)
CTĐC-N19 2,655 4,040 5,424 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-7,0 0,0 7,0 14,0

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N19 -4,717 -3,332 -1,947 (-*-)
CTĐC-N19 6,394 7,779 9,163 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-7,0 0,0 7,0 14,0

CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N19 9,726 11,111 12,495 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
-7,0 0,0 7,0 14,0

Results for: Worksheet 17

One-way ANOVA: BIEN DOI MAU SAC versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 14,2750 4,7583 72,12 0,000
Error 8 0,5279 0,0660
Total 11 14,8029

S = 0,2569 R-Sq = 96,43% R-Sq(adj) = 95,10%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
CT1-N29 3 14,583 0,345 (---*--)
CT2-N29 3 14,373 0,062 (---*--)
CT3-N29 3 16,921 0,322 (--*---)
CTĐC-N29 3 16,297 0,193 (--*--)
+---------+---------+---------+---------
14,0 15,0 16,0 17,0

49
Pooled StDev = 0,257

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CT3-N29 3 16,9211 A
CTĐC-N29 3 16,2968 A
CT1-N29 3 14,5829 B
CT2-N29 3 14,3729 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


CT2-N29 -0,8818 -0,2100 0,4618 (--*--)
CT3-N29 1,6664 2,3382 3,0100 (---*--)
CTĐC-N29 1,0421 1,7139 2,3857 (---*--)
------+---------+---------+---------+---
-2,0 0,0 2,0 4,0

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


CT3-N29 1,8764 2,5482 3,2200 (---*--)
CTĐC-N29 1,2521 1,9239 2,5957 (---*--)
------+---------+---------+---------+---
-2,0 0,0 2,0 4,0

CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


CTĐC-N29 -1,2961 -0,6243 0,0475 (--*--)
------+---------+---------+---------+---
-2,0 0,0 2,0 4,0

Results for: Worksheet 18

One-way ANOVA: DO CUNG versus CT-N0

Source DF SS MS F P
CT-N0 3 0,000 0,000 0,00 1,000
Error 8 4,847 0,606
Total 11 4,847

S = 0,7784 R-Sq = 0,00% R-Sq(adj) = 0,00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
CT1-N0 3 26,157 0,778 (----------------*----------------)
CT2-N0 3 26,157 0,778 (----------------*----------------)
CT3-N0 3 26,157 0,778 (----------------*----------------)
CTĐC-N0 3 26,157 0,778 (----------------*----------------)
-+---------+---------+---------+--------
25,20 25,80 26,40 27,00

50
Pooled StDev = 0,778

Grouping Information Using Tukey Method

CT-N0 N Mean Grouping


CTĐC-N0 3 26,1571 A
CT3-N0 3 26,1571 A
CT2-N0 3 26,1571 A
CT1-N0 3 26,1571 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-N0

Individual confidence level = 98,74%

CT-N0 = CT1-N0 subtracted from:

CT-N0 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT2-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
CT3-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
CTĐC-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
-------+---------+---------+---------+--
-1,2 0,0 1,2 2,4

CT-N0 = CT2-N0 subtracted from:

CT-N0 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT3-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
CTĐC-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
-------+---------+---------+---------+--
-1,2 0,0 1,2 2,4

CT-N0 = CT3-N0 subtracted from:

CT-N0 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CTĐC-N0 -2,0357 0,0000 2,0357 (----------------*----------------)
-------+---------+---------+---------+--
-1,2 0,0 1,2 2,4

Results for: Worksheet 19

One-way ANOVA: DO CUNG versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 10,624 3,541 6,82 0,014
Error 8 4,154 0,519
Total 11 14,778

S = 0,7206 R-Sq = 71,89% R-Sq(adj) = 61,35%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
CT1-N5 3 23,949 0,510 (-------*-------)
CT2-N5 3 24,628 0,778 (-------*-------)
CT3-N5 3 25,308 0,778 (-------*-------)
CTĐC-N5 3 22,760 0,778 (-------*-------)

51
--------+---------+---------+---------+-
22,8 24,0 25,2 26,4

Pooled StDev = 0,721

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CT3-N5 3 25,3079 A
CT2-N5 3 24,6285 A B
CT1-N5 3 23,9490 A B
CTĐC-N5 3 22,7601 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N5 -1,2053 0,6794 2,5641 (-------*------)
CT3-N5 -0,5259 1,3588 3,2435 (------*-------)
CTĐC-N5 -3,0737 -1,1890 0,6957 (------*-------)
--------+---------+---------+---------+-
-2,5 0,0 2,5 5,0

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N5 -1,2053 0,6794 2,5641 (-------*------)
CTĐC-N5 -3,7531 -1,8684 0,0163 (-------*------)
--------+---------+---------+---------+-
-2,5 0,0 2,5 5,0

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N5 -4,4325 -2,5478 -0,6631 (-------*------)
--------+---------+---------+---------+-
-2,5 0,0 2,5 5,0

Results for: Worksheet 20

One-way ANOVA: DO CUNG versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 73,653 24,551 75,64 0,000
Error 8 2,596 0,325
Total 11 76,249

S = 0,5697 R-Sq = 96,59% R-Sq(adj) = 95,32%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
CT1-N12 3 17,155 0,778 (---*---)
CT2-N12 3 19,873 0,510 (--*---)

52
CT3-N12 3 21,571 0,588 (---*---)
CTĐC-N12 3 15,117 0,294 (---*--)
--------+---------+---------+---------+-
16,0 18,0 20,0 22,0

Pooled StDev = 0,570

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping


CT3-N12 3 21,5711 A
CT2-N12 3 19,8726 B
CT1-N12 3 17,1550 C
CTĐC-N12 3 15,1168 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT2-N12 1,2276 2,7176 4,2076
CT3-N12 2,9261 4,4161 5,9061
CTĐC-N12 -3,5282 -2,0382 -0,5482

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT2-N12 (---*---)
CT3-N12 (---*---)
CTĐC-N12 (---*---)
+---------+---------+---------+---------
-8,0 -4,0 0,0 4,0

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT3-N12 0,2085 1,6985 3,1885
CTĐC-N12 -6,2458 -4,7558 -3,2659

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT3-N12 (--*---)
CTĐC-N12 (---*---)
+---------+---------+---------+---------
-8,0 -4,0 0,0 4,0

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CTĐC-N12 -7,9443 -6,4544 -4,9644

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CTĐC-N12 (---*---)
+---------+---------+---------+---------
-8,0 -4,0 0,0 4,0

Results for: Worksheet 21

One-way ANOVA: DO CUNG versus CT-NGAY19

53
Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 169,565 56,522 105,28 0,000
Error 8 4,295 0,537
Total 11 173,860

S = 0,7327 R-Sq = 97,53% R-Sq(adj) = 96,60%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
CT1-N19 3 10,870 0,778 (--*--)
CT2-N19 3 14,947 0,778 (--*--)
CT3-N19 3 18,514 0,778 (---*--)
CTĐC-N19 3 8,747 0,574 (--*--)
----+---------+---------+---------+-----
9,0 12,0 15,0 18,0

Pooled StDev = 0,733

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CT3-N19 3 18,514 A
CT2-N19 3 14,947 B
CT1-N19 3 10,870 C
CTĐC-N19 3 8,747 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT2-N19 2,160 4,076 5,993 (--*--)
CT3-N19 5,727 7,643 9,560 (--*--)
CTĐC-N19 -4,039 -2,123 -0,207 (--*---)
---------+---------+---------+---------+
-6,0 0,0 6,0 12,0

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT3-N19 1,651 3,567 5,483 (--*--)
CTĐC-N19 -8,116 -6,200 -4,283 (---*--)
---------+---------+---------+---------+
-6,0 0,0 6,0 12,0

CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CTĐC-N19 -11,683 -9,766 -7,850 (--*--)
---------+---------+---------+---------+
-6,0 0,0 6,0 12,0

Results for: Worksheet 22

54
One-way ANOVA: DO CUNG versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 60,4812 20,1604 372,70 0,000
Error 8 0,4327 0,0541
Total 11 60,9139

S = 0,2326 R-Sq = 99,29% R-Sq(adj) = 99,02%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N29 3 2,8875 0,1946 (*-)
CT2-N29 3 4,0340 0,1946 (*-)
CT3-N29 3 7,8556 0,1946 (*-)
CTĐC-N29 3 1,9533 0,3206 (-*)
--+---------+---------+---------+-------
2,0 4,0 6,0 8,0

Pooled StDev = 0,2326

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CT3-N29 3 7,8556 A
CT2-N29 3 4,0340 B
CT1-N29 3 2,8875 C
CTĐC-N29 3 1,9533 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT2-N29 0,5382 1,1465 1,7548 (*-)
CT3-N29 4,3599 4,9682 5,5764 (-*-)
CTĐC-N29 -1,5425 -0,9342 -0,3259 (*-)
---------+---------+---------+---------+
-3,5 0,0 3,5 7,0

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT3-N29 3,2134 3,8217 4,4299 (-*-)
CTĐC-N29 -2,6890 -2,0807 -1,4724 (-*-)
---------+---------+---------+---------+
-3,5 0,0 3,5 7,0

CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CTĐC-N29 -6,5106 -5,9023 -5,2941 (-*-)
---------+---------+---------+---------+
-3,5 0,0 3,5 7,0

55
Results for: Worksheet 3

One-way ANOVA: HAM LUONG DUONG TONG SO versus CT-NGAY0

Source DF SS MS F P
CT-NGAY0 3 0,00000 0,00000 0,00 1,000
Error 8 0,00997 0,00125
Total 11 0,00997

S = 0,03529 R-Sq = 0,00% R-Sq(adj) = 0,00%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
CT1-N0 3 1,3721 0,0353 (------------------*------------------)
CT2-N0 3 1,3721 0,0353 (------------------*------------------)
CT3-N0 3 1,3721 0,0353 (------------------*------------------)
CTĐC-N0 3 1,3721 0,0353 (------------------*------------------)
+---------+---------+---------+---------
1,325 1,350 1,375 1,400

Pooled StDev = 0,0353

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY0 N Mean Grouping


CTĐC-N0 3 1,37211 A
CT3-N0 3 1,37211 A
CT2-N0 3 1,37211 A
CT1-N0 3 1,37211 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY0

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY0 = CT1-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
CT3-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
CTĐC-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,050 0,000 0,050 0,100

CT-NGAY0 = CT2-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
CTĐC-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,050 0,000 0,050 0,100

CT-NGAY0 = CT3-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N0 -0,09231 0,00000 0,09231 (-----------------*-----------------)
--------+---------+---------+---------+-
-0,050 0,000 0,050 0,100

56
Results for: Worksheet 4

One-way ANOVA: HAM LUONG DUONG TONG SO versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 0,06555 0,02185 3,27 0,080
Error 8 0,05346 0,00668
Total 11 0,11901

S = 0,08175 R-Sq = 55,08% R-Sq(adj) = 38,24%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N5 3 1,5944 0,0183 (--------*--------)
CT2-N5 3 1,5266 0,0281 (--------*--------)
CT3-N5 3 1,6101 0,1578 (--------*--------)
CTĐC-N5 3 1,7316 0,0264 (--------*--------)
--+---------+---------+---------+-------
1,44 1,56 1,68 1,80

Pooled StDev = 0,0817

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CTĐC-N5 3 1,73157 A
CT3-N5 3 1,61007 A
CT1-N5 3 1,59438 A
CT2-N5 3 1,52660 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT2-N5 -0,28157 -0,06777 0,14602 (-------*--------)
CT3-N5 -0,19810 0,01569 0,22949 (--------*-------)
CTĐC-N5 -0,07660 0,13720 0,35099 (-------*--------)
-------+---------+---------+---------+--
-0,25 0,00 0,25 0,50

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT3-N5 -0,13033 0,08347 0,29727 (-------*--------)
CTĐC-N5 -0,00883 0,20497 0,41877 (-------*--------)
-------+---------+---------+---------+--
-0,25 0,00 0,25 0,50

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CTĐC-N5 -0,09230 0,12150 0,33530 (--------*-------)
-------+---------+---------+---------+--

57
-0,25 0,00 0,25 0,50

Results for: Worksheet 5

One-way ANOVA: HAM LUONG DUONG TONG SO versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 5,716843 1,905614 2727,78 0,000
Error 8 0,005589 0,000699
Total 11 5,722432

S = 0,02643 R-Sq = 99,90% R-Sq(adj) = 99,87%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
CT1-N12 3 2,7541 0,0130 (*)
CT2-N12 3 2,5617 0,0257 *)
CT3-N12 3 2,3679 0,0319 *)
CTĐC-N12 3 4,1237 0,0308 *)
---+---------+---------+---------+------
2,50 3,00 3,50 4,00

Pooled StDev = 0,0264

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping


CTĐC-N12 3 4,1237 A
CT1-N12 3 2,7541 B
CT2-N12 3 2,5617 C
CT3-N12 3 2,3679 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N12 -0,2616 -0,1925 -0,1233 (*)
CT3-N12 -0,4553 -0,3862 -0,3171 (*)
CTĐC-N12 1,3005 1,3696 1,4387 (*
--------+---------+---------+---------+-
-1,0 0,0 1,0 2,0

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N12 -0,2629 -0,1937 -0,1246 (*)
CTĐC-N12 1,4929 1,5621 1,6312 (*
--------+---------+---------+---------+-
-1,0 0,0 1,0 2,0

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-

58
CTĐC-N12 1,6867 1,7558 1,8249 (*
--------+---------+---------+---------+-
-1,0 0,0 1,0 2,0

Results for: Worksheet 6

One-way ANOVA: HAM LUONG DUONG TONG SO versus CT-NGAY19

Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 27,78155 9,26052 3251,50 0,000
Error 8 0,02278 0,00285
Total 11 27,80433

S = 0,05337 R-Sq = 99,92% R-Sq(adj) = 99,89%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
CT1-N19 3 6,3811 0,0729 *)
CT2-N19 3 5,6215 0,0487 (*
CT3-N19 3 4,0944 0,0341 *)
CTĐC-N19 3 8,3204 0,0504 *)
------+---------+---------+---------+---
4,8 6,0 7,2 8,4

Pooled StDev = 0,0534

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CTĐC-N19 3 8,3204 A
CT1-N19 3 6,3811 B
CT2-N19 3 5,6215 C
CT3-N19 3 4,0944 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT2-N19 -0,8992 -0,7597 -0,6201 (*)
CT3-N19 -2,4263 -2,2867 -2,1471 (*
CTĐC-N19 1,7997 1,9393 2,0789 (*
-------+---------+---------+---------+--
-2,5 0,0 2,5 5,0

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


CT3-N19 -1,6666 -1,5270 -1,3875 (*
CTĐC-N19 2,5594 2,6990 2,8385 (*
-------+---------+---------+---------+--
-2,5 0,0 2,5 5,0

CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

59
CT-NGAY19 Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--
CTĐC-N19 4,0864 4,2260 4,3656 (*
-------+---------+---------+---------+--
-2,5 0,0 2,5 5,0

Results for: Worksheet 7

One-way ANOVA: HAM LUONG DUONG TONG SO versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 13,31470 4,43823 1312,39 0,000
Error 8 0,02705 0,00338
Total 11 13,34176

S = 0,05815 R-Sq = 99,80% R-Sq(adj) = 99,72%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
CT1-N29 3 10,0571 0,0425 (*)
CT2-N29 3 9,8989 0,0543 (*)
CT3-N29 3 8,1753 0,0355 (*)
CTĐC-N29 3 11,1127 0,0867 (*)
---------+---------+---------+---------+
8,80 9,60 10,40 11,20

Pooled StDev = 0,0582

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CTĐC-N29 3 11,1127 A
CT1-N29 3 10,0571 B
CT2-N29 3 9,8989 C
CT3-N29 3 8,1753 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT2-N29 -0,3103 -0,1582 -0,0061 (*)
CT3-N29 -2,0339 -1,8818 -1,7297 (*)
CTĐC-N29 0,9035 1,0556 1,2077 (*)
---------+---------+---------+---------+
-1,6 0,0 1,6 3,2

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CT3-N29 -1,8757 -1,7236 -1,5715 (*)
CTĐC-N29 1,0617 1,2138 1,3659 (*)
---------+---------+---------+---------+
-1,6 0,0 1,6 3,2

60
CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


CTĐC-N29 2,7853 2,9374 3,0895 (*)
---------+---------+---------+---------+
-1,6 0,0 1,6 3,2

Results for: Worksheet 28

One-way ANOVA: HAM LUONG TINH BOT versus CT-NGAY0

Source DF SS MS F P
CT-NGAY0 3 0,00000 0,00000 0,00 1,000
Error 8 0,04519 0,00565
Total 11 0,04519

S = 0,07516 R-Sq = 0,00% R-Sq(adj) = 0,00%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--
CT1-N0 3 21,7165 0,0752 (---------------*----------------)
CT2-N0 3 21,7165 0,0752 (---------------*----------------)
CT3-N0 3 21,7165 0,0752 (---------------*----------------)
CTĐC-N0 3 21,7165 0,0752 (---------------*----------------)
-------+---------+---------+---------+--
21,660 21,720 21,780 21,840

Pooled StDev = 0,0752

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY0 N Mean Grouping


CTĐC-N0 3 21,71652 A
CT3-N0 3 21,71652 A
CT2-N0 3 21,71652 A
CT1-N0 3 21,71652 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY0

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY0 = CT1-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper


CT2-N0 -0,19657 0,00000 0,19657
CT3-N0 -0,19657 0,00000 0,19657
CTĐC-N0 -0,19657 0,00000 0,19657

CT-NGAY0 +---------+---------+---------+---------
CT2-N0 (-------------------*-------------------)
CT3-N0 (-------------------*-------------------)
CTĐC-N0 (-------------------*-------------------)
+---------+---------+---------+---------
-0,20 -0,10 0,00 0,10

61
CT-NGAY0 = CT2-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper


CT3-N0 -0,19657 0,00000 0,19657
CTĐC-N0 -0,19657 0,00000 0,19657

CT-NGAY0 +---------+---------+---------+---------
CT3-N0 (-------------------*-------------------)
CTĐC-N0 (-------------------*-------------------)
+---------+---------+---------+---------
-0,20 -0,10 0,00 0,10

CT-NGAY0 = CT3-N0 subtracted from:

CT-NGAY0 Lower Center Upper


CTĐC-N0 -0,19657 0,00000 0,19657

CT-NGAY0 +---------+---------+---------+---------
CTĐC-N0 (-------------------*-------------------)
+---------+---------+---------+---------
-0,20 -0,10 0,00 0,10

Results for: Worksheet 29

One-way ANOVA: HAM LUONG TINH BOT versus CT-NGAY5

Source DF SS MS F P
CT-NGAY5 3 0,21591 0,07197 13,50 0,002
Error 8 0,04266 0,00533
Total 11 0,25857

S = 0,07303 R-Sq = 83,50% R-Sq(adj) = 77,31%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
CT1-N5 3 20,2979 0,1101 (-----*------)
CT2-N5 3 20,2183 0,0517 (------*-----)
CT3-N5 3 20,2830 0,0480 (-----*------)
CTĐC-N5 3 19,9645 0,0651 (------*-----)
------+---------+---------+---------+---
19,95 20,10 20,25 20,40

Pooled StDev = 0,0730

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY5 N Mean Grouping


CT1-N5 3 20,29795 A
CT3-N5 3 20,28302 A
CT2-N5 3 20,21831 A
CTĐC-N5 3 19,96446 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY5

Individual confidence level = 98,74%

62
CT-NGAY5 = CT1-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper


CT2-N5 -0,27063 -0,07964 0,11135
CT3-N5 -0,20592 -0,01493 0,17606
CTĐC-N5 -0,52448 -0,33349 -0,14250

CT-NGAY5 -------+---------+---------+---------+--
CT2-N5 (-----*------)
CT3-N5 (------*-----)
CTĐC-N5 (-----*-----)
-------+---------+---------+---------+--
-0,30 0,00 0,30 0,60

CT-NGAY5 = CT2-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper


CT3-N5 -0,12628 0,06471 0,25570
CTĐC-N5 -0,44484 -0,25385 -0,06286

CT-NGAY5 -------+---------+---------+---------+--
CT3-N5 (-----*------)
CTĐC-N5 (------*-----)
-------+---------+---------+---------+--
-0,30 0,00 0,30 0,60

CT-NGAY5 = CT3-N5 subtracted from:

CT-NGAY5 Lower Center Upper


CTĐC-N5 -0,50955 -0,31856 -0,12756

CT-NGAY5 -------+---------+---------+---------+--
CTĐC-N5 (-----*------)
-------+---------+---------+---------+--
-0,30 0,00 0,30 0,60

Results for: Worksheet 31

One-way ANOVA: HAM LUONG TINH BOT versus CT-NGAY12

Source DF SS MS F P
CT-NGAY12 3 23,61602 7,87201 2463,12 0,000
Error 8 0,02557 0,00320
Total 11 23,64159

S = 0,05653 R-Sq = 99,89% R-Sq(adj) = 99,85%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
CT1-N12 3 17,1024 0,0673 (*)
CT2-N12 3 18,0880 0,0376 (*)
CT3-N12 3 18,9839 0,0456 (*)
CTĐC-N12 3 15,2060 0,0690 (*)
---------+---------+---------+---------+
16,0 17,0 18,0 19,0

Pooled StDev = 0,0565

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY12 N Mean Grouping

63
CT3-N12 3 18,9839 A
CT2-N12 3 18,0880 B
CT1-N12 3 17,1024 C
CTĐC-N12 3 15,2060 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY12

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY12 = CT1-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT2-N12 0,8377 0,9855 1,1334
CT3-N12 1,7336 1,8815 2,0293
CTĐC-N12 -2,0443 -1,8964 -1,7485

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT2-N12 (*)
CT3-N12 *)
CTĐC-N12 (*
+---------+---------+---------+---------
-4,0 -2,0 0,0 2,0

CT-NGAY12 = CT2-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CT3-N12 0,7481 0,8959 1,0438
CTĐC-N12 -3,0298 -2,8819 -2,7341

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CT3-N12 *)
CTĐC-N12 (*
+---------+---------+---------+---------
-4,0 -2,0 0,0 2,0

CT-NGAY12 = CT3-N12 subtracted from:

CT-NGAY12 Lower Center Upper


CTĐC-N12 -3,9257 -3,7779 -3,6300

CT-NGAY12 +---------+---------+---------+---------
CTĐC-N12 (*)
+---------+---------+---------+---------
-4,0 -2,0 0,0 2,0

Results for: Worksheet 32

One-way ANOVA: HAM LUONG TINH BOT versus CT-NGAY19

Source DF SS MS F P
CT-NGAY19 3 42,49274 14,16425 2131,93 0,000
Error 8 0,05315 0,00664
Total 11 42,54589

S = 0,08151 R-Sq = 99,88% R-Sq(adj) = 99,83%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev

64
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
CT1-N19 3 12,6676 0,1347 *)
CT2-N19 3 13,0508 0,0395 (*)
CT3-N19 3 15,5744 0,0684 (*)
CTĐC-N19 3 10,2664 0,0469 *)
--+---------+---------+---------+-------
10,5 12,0 13,5 15,0

Pooled StDev = 0,0815

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY19 N Mean Grouping


CT3-N19 3 15,5744 A
CT2-N19 3 13,0508 B
CT1-N19 3 12,6676 C
CTĐC-N19 3 10,2664 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY19

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY19 = CT1-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT2-N19 0,1701 0,3833 0,5964 *)
CT3-N19 2,6936 2,9068 3,1200 (*
CTĐC-N19 -2,6143 -2,4011 -2,1879 (*)
--------+---------+---------+---------+-
-3,0 0,0 3,0 6,0

CT-NGAY19 = CT2-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CT3-N19 2,3104 2,5236 2,7367 *)
CTĐC-N19 -2,9976 -2,7844 -2,5712 (*
--------+---------+---------+---------+-
-3,0 0,0 3,0 6,0

CT-NGAY19 = CT3-N19 subtracted from:

CT-NGAY19 Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


CTĐC-N19 -5,5211 -5,3079 -5,0947 *)
--------+---------+---------+---------+-
-3,0 0,0 3,0 6,0

Results for: Worksheet 33

One-way ANOVA: HAM LUONG TINH BOT versus CT-NGAY29

Source DF SS MS F P
CT-NGAY29 3 49,2554 16,4185 1271,38 0,000
Error 8 0,1033 0,0129
Total 11 49,3587

S = 0,1136 R-Sq = 99,79% R-Sq(adj) = 99,71%

65
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
CT1-N29 3 5,6892 0,0299 (*)
CT2-N29 3 6,1222 0,0747 (*)
CT3-N29 3 9,0888 0,2005 (*)
CTĐC-N29 3 3,3946 0,0706 (*)
--------+---------+---------+---------+-
4,5 6,0 7,5 9,0

Pooled StDev = 0,1136

Grouping Information Using Tukey Method

CT-NGAY29 N Mean Grouping


CT3-N29 3 9,0888 A
CT2-N29 3 6,1222 B
CT1-N29 3 5,6892 C
CTĐC-N29 3 3,3946 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons among Levels of CT-NGAY29

Individual confidence level = 98,74%

CT-NGAY29 = CT1-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper


CT2-N29 0,1358 0,4330 0,7302
CT3-N29 3,1024 3,3996 3,6968
CTĐC-N29 -2,5918 -2,2946 -1,9974

CT-NGAY29 +---------+---------+---------+---------
CT2-N29 (*)
CT3-N29 (*)
CTĐC-N29 (*)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,0

CT-NGAY29 = CT2-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper


CT3-N29 2,6693 2,9665 3,2638
CTĐC-N29 -3,0248 -2,7276 -2,4304

CT-NGAY29 +---------+---------+---------+---------
CT3-N29 (*)
CTĐC-N29 (*)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,0

CT-NGAY29 = CT3-N29 subtracted from:

CT-NGAY29 Lower Center Upper


CTĐC-N29 -5,9914 -5,6942 -5,3970

CT-NGAY29 +---------+---------+---------+---------
CTĐC-N29 (*)
+---------+---------+---------+---------
-6,0 -3,0 0,0 3,

66

You might also like