You are on page 1of 74

KHOA KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUY


TRÌNH KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA

Sinh viên: Diệp Tịnh Nghi


Chuyên ngành: Kiểm Toán
Khóa: 44
GVHD: Th.S
Nguyễn Đình Hoàng Uyên

TPHCM, 30 Tháng 03 Năm 2022


KHOA KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUY


TRÌNH KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA

Sinh viên: Diệp Tịnh Nghi


Chuyên ngành: Kiểm Toán
Khóa: 44
GVHD: Th.S
Nguyễn Đình Hoàng Uyên

TPHCM, 30 Tháng 03 Năm 2022


I

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


1. Tinh thần, chấp hành kỷ luật:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Nội dung chuyên đề thực tập:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
3. Hình thức:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Nhận xét chung
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
5. Điểm số:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn
II

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


6. Thời gian thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Bộ phận thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
9. Kết quả thực tập theo đề tài:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
10. Nhận xét chung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đơn vị thực tập
III

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình kiểm
tra thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách
trung thực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài tốt
nghiệp này.

Khánh Hòa, ngày 25 tháng 03 năm 2022

Diệp Tịnh Nghi


IV

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế

TP. Hồ Chí Minh cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp Kiểm toán ĐHCQ K44-
KIC01 đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Đình Hoàng Uyên đã quan tâm và
nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài để giúp tôi hoàn thành
tốt đề tài này này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ công chức ngành Thuế tỉnh
Khánh Hòa đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện đề tài, trao
đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu
song cũng không thể tránh khỏi sai xót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp,
phản hồi từ quý thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô, bè bạn sức khỏe và hạnh
phúc.

Khánh Hòa, 25 tháng 03 năm 2022

Diệp Tịnh Nghi


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 1
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA. .......................................... 3
1.1. Lịch sử phát triển Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. .............................................................. 3
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức. ................................................................................................ 3
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. ................................................. 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH KIỂM TRA THUẾ
DOANH NGHIỆP. ...................................................................................................................... 8
2.1. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ ..................................................................... 8
2.1.1. Khái quát lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ. ....................................................... 8
2.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ. ............................................................................ 9
2.1.3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ. ............................................................................ 10
2.2. Kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp (INTOSAI) .................................. 13
2.2.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp. ......................... 13
2.2.2. Ý nghĩa kiểm soát nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp. ............................ 14
2.2.3. Nội dung quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành Thuế. .......................... 18
2.3. Kiểm soát nội bộ quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế. .................. 19
2.3.1. Tổng quan về công tác kiểm tra thuế. .................................................................. 19
2.3.2. Quy trình kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế. ......... 21
2.3.3. Các rủi ro trong việc kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan
thuế. ............................................................................................................................. 21
2.3.4. Các hoạt động kiểm soát rủi ro trong việc kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp
tại trụ sở cơ quan thuế. ....................................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ......................................................................................................... 22
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
KIỂM TRA THUẾ GTGT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA.
................................................................................................................................................... 23
3.1. Thực trạng về công tác kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa. ............................................................................................................................ 23
3.1.1. Quy trình kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. .
............................................................................................................................. 23
3.1.2. Thực trạng tình hình số thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong các
năm 2017 – 2020 ................................................................................................................ 28
3.1.3. Thực trạng tình hình kiểm tra hồ sơ thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
trong các năm 2017 – 2020. ............................................................................................... 30
3.1.4. Các rủi ro trong quy trình thực hiện kiểm tra thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa.......................................................................................................................... 34
3.2. Các rủi ro đối với hoạt động kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa. ............................................................................................................................ 34
3.2.1. Rủi ro từ bên ngoài .............................................................................................. 35
3.2.2. Rủi ro từ bên trong............................................................................................... 35
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát hoạt động kiểm tra thuế GTGT của
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. ......................................................................... 35
3.3.1. Khách quan .......................................................................................................... 36
3.3.2. Chủ quan .............................................................................................................. 36
3.3.3. Công nghệ kỹ thuật. ............................................................................................. 36
3.3.4. Chính sách, quy định chưa được thống nhất ....................................................... 37
3.4. Kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa. ............................................................................................................ 37
3.4.1. Môi trường kiểm soát .......................................................................................... 37
3.4.2. Đánh giá rủi ro ..................................................................................................... 37
3.4.3. Hoạt động kiểm soát rủi ro .................................................................................. 38
3.4.4. Thu thập thông tin hỗ trợ, công tác truyền thông ................................................ 42
3.4.5. Thực hiện việc giám sát ....................................................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG III. ....................................................................................................... 43
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ. ............................................................................... 44
4.1. Nhận xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB............................................................... 44
4.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 44
4.1.2. Hạn chế (các rủi ro còn tồn động) ....................................................................... 45
4.1.3. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................................... 45
4.2. Kiến nghị..................................................................................................................... 46
4.2.1. Đề xuất kiến nghị trong ngành Thuế ................................................................... 46
4.2.2. Đề xuất kiến nghị với Cục Thuế .......................................................................... 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV. ....................................................................................................... 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 57
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA Hội kế toán Hoa Kỳ
AICPA American Institule of Certificated Public
Accountant - Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ
BCTC Báo cáo tài chính
BGĐ Ban giám đốc
CB Cán bộ
COSO Committee of Sponsoring Organizations - Ủy
ban Treadway về việc chống gian lận trên
báo cáo tài chính
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
GAO Cơ quan kiểm toán Nhà nước
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKS Hoạt động kiểm soát
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
INTOSAI International Organisation of Supreme Audit
Institutions - Tổ chức quốc tế các cơ quan
kiểm toán tối cao
KSNB Kiểm soát nội bộ
LĐCT Lãnh đạo Cục Thuế
LĐP Lãnh đạo phòng
NĐPC Người được phân công
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà nước
DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang

Thống kê tình hình thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh
1 29-30
Khánh Hòa từ năm 2017 -2020.

Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế và số thuế GTGT truy thu,
2 32
xử phạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017-2020.
DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý thuế của ngành thuế


1 4
tỉnh Khánh Hòa

2 Sơ đồ Bộ máy tổ chức Văn phòng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 4

3 Sơ đồ Quy trình kiểm tra nội bộ ngành Thuế 19

4 Sơ đồ Quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế 21
DANH MỤC ĐỒ THỊ

Số đồ thị Tên đồ thị Trang

Số thuế GTGT từ khu vực DN địa phương thực thu so với số


1 32
dự toán trong năm 2017– 2020.

Số hồ sơ thuế kiểm tra theo kế hoạch và thực tế trong năm


2 33
2017– 2020

Số tiền thuế GTGT truy thu và xử phạt so với tổng số thuế truy
3 34
thu và xử phạt trong năm 2017– 2020.
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thuế được xem như một công cụ quan trọng của Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của Nhà nước, thực hiện điều tiết vĩ mô
nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong xã hội góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã
hội. Do đó, công tác kiểm tra thuế càng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn thu của
ngân sách Nhà nước, vì vậy cần phải tập trung chú trọng đến công tác kiểm tra. Đây được xem
như là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn gặp phải nhiều tình trạng vi phạm các chính sách về
thuế ngày càng phức tạp hay các bất cập trong công tác kiểm tra thuế như còn có trường hợp
cán bộ thuế gây khó khăn, có thái độ làm việc không phù hợp đối với các doanh nghiệp, cán
bộ thuế không nghiêm túc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi làm việc với người
nộp thuế hoặc thông đồng, tiếp tay với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp gian lận số thuế
phải nộp, trốn thuế,…gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành thuế dẫn đến ảnh hưởng
rất nhiều đến công tác kiểm tra thuế.
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng năng động và phức tạp của nền kinh tế trong khu vực
và thế giới theo đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng năng
động và được đa dạng hóa nhằm mục đích thu hút nguồn đầu tư từ cả trong và ngoài nước.
Với một quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển và đa dạng hóa như vậy, khiến cho công
tác kiểm tra thuế của cán bộ cũng cần phải thắt chặt hơn. Điều này đòi hỏi vai trò và chức
năng của kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cần đảm bảo về việc đơn vị có thể
kiểm soát một cách hữu hiệu các rủi ro xuất hiện và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình
thực tiễn đồng thời nâng cao chất lượng quản lý thuế trong khu vực kinh tế công, khu vực kinh
tế tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận khác. Để làm tốt điều này, trước hết nội bộ trong ngành
thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt
chẽ đến từng bộ phận.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, kiểm soát nội bộ trong khu vực công của Việt Nam vẫn
chưa được chú trọng nhiều và xây dựng cụ thể. Mặc dù hệ thống quản lý tài chính của quốc
gia có nhiều cơ chế và giữ vai trò giám sát nội bộ, nhưng mục tiêu của chức năng kiểm soát
nội bộ này chủ yếu tập trung vào công tác thanh tra hơn là giám sát, theo dõi hệ thống để đưa
ra những phản hồi định kỳ và thường xuyên đối với việc quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ
hữu hiệu và việc sử dụng hiệu quả nguồn lực công.
Với mong muốn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy
trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa” để làm đề tài nghiên cứu cho
khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng hiện nay về kiểm soát nội bộ (KSNB) trong công tác
kiểm tra thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nhằm
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác kiểm tra thuế
giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích thực trạng, rủi ro về kiểm soát nội bộ trong công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng

1
của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, ở giai đoạn 2017-2020.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế giá trị gia
tăng của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến KSNB đối với công tác kiểm tra thuế
GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Tại cục thuế Khánh Hoà năm 2017-2020.
Hạn chế của đề tài.
Về mặt hạn chế của đề tài này, người viết chỉ tiến hành thực hiện nghiên cứu chủ yếu hệ thống
kiểm soát nội bộ của quy trình kiểm tra thuế già trị gia tăng của doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu về việc phân tích, tìm hiểu về hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với quy trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại trụ sở cơ
quan thuế mà không tiến hành phân tích chuyên sâu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của quy
trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế.
Nguyên nhân phạm vi nghiên cứu của bài viết bị giới hạn bởi trình độ chuyên môn cũng như
kiến thức chuyên sâu bị hạn chế của người viết về quy trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng tại
trụ sở người nộp thuế để có thể tiến hành nghiên cứu, đúc kết đưa ra sản phẩm đạt chất lượng
yêu cầu. Vì vậy, bài nghiên cứu này bị giới hạn khi chỉ phản ánh, các vấn đề chung nhất của
đối với quy trình kiểm tra thuế giá trị gia tăng, tìm hiểu dựa theo đó để đưa ra các giải pháp
tham khảo phù hợp và không thể làm tài liệu tham khảo áp dụng cho từng quy trình kiểm tra
thuế riêng lẻ cụ thể như mong muốn.
Nhận thức được mặt hạn chế của đề tài này, người viết đã nỗi lực đúc kết đưa ra những điểm
trọng tâm nổi bật của từng vấn đề và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để giải quyết một
phần các vấn đề còn tồn đọng.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả, thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA.
1.1. Lịch sử phát triển Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Cùng với việc thành lập hệ thống thuế cả nước theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990
của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước
trực thuộc Bộ Tài Chính và Quyết định số 315 TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 về việc thành
lập Cục Thuế Nhà nước, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập và chính thức hoạt động từ
01/10/1990 trên cơ sở sự sáp nhập của các tổ chức: Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Chi
cục thu Quốc doanh và Ban thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài Chính.
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, địa chỉ trụ sở hiện nay tại số
17 đường 19/5, khu Đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa. Tổng số công chức thuế thuộc biên chế toàn ngành của tỉnh có 564 người, trong đó số
thuộc biên chế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng là 137 người. Cục Thuế tỉnh Khánh
Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý
thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước (NSNN) thuộc phạm vi nhiệm
vụ của cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật.
Thành phần ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gồm có:
- Ông Lương Văn Ngà, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
- Ông Trần Sỹ Quân, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
- Ông Trần Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Trong suốt hoạt động gần 30 năm trong công tác quản lý thuế, với những đóng góp to lớn vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành thuế tỉnh Khánh Hòa đã được Đảng, Nhà nước
tặng thưởng nhiều huân chương cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba;
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Ba... cùng nhiều
Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và của Tổng cục
Thuế.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Ngành thuế Nhà nước được tổ chức thành ba cấp: tại Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc
Bộ Tài chính. Cấp tỉnh, thành phố có các Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế. Tại các quận,
huyện, thị xã có các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế.
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa có 13 phòng chức năng tham mưu và 04 Chi cục Thuế trực thuộc
tại các huyện, thị xã, thành phố; cụ thể gồm:

3
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý thuế của ngành thuế tỉnh Khánh Hòa.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ Bộ máy tổ chức Văn phòng Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật
Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Cụ thể các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:

4
- “Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên
quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố”.
- “Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính
quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ
trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm
vụ được giao”.
- “Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản
lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn
thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối
với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp
thời vào NSNN”.
- “Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người
nộp thuế”.
- “Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt
động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp
thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật
về thuế”.
- “Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của
Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng
quy định của pháp luật”.
- “Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ
quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm
vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện
pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế”.
- “Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ
quản lý thuế”.
- “Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý
thuế”;
- “Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn
thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật
về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy
nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế”.
- “Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của
công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế”.
- “Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành
trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục
trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập
hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về thuế”.

5
- “Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về
tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan
cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh
giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế”.
- “Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về
chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng
cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải
quyết của Cục Thuế”.
- “Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế,
gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm
nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật”.
- “Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc
phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào NSNN”.
- “Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế”.
- “Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác
nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của
pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế”.
- “Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền”.
- “Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động
của Cục Thuế”;
- “Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ
Tài chính và Tổng cục Thuế”.
- “Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật”.
- “Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao”.
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Thanh tra-Kiểm tra Thuế
“Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiếm tra người nộp thuế; kiểm tra,
giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán
thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.” Trong đó, cụ thể:
- “Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra thuế, giám sát
kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận hồ sơ
đề nghị thanh tra người nộp thuế của các phòng liên quan và các Chi cục Thuế chuyển
6
đến để xây dựng kế hoạch hoặc trình bổ sung kế hoạch thanh tra”;
- “Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi
cục Thuế”;
- “Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế; Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, yêu cầu
người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; Xác định lĩnh vực và đối tượng có
rủi ro để thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế”;
- “Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo kết quả
sau thanh tra, kiểm tra thuế cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản
lý thuế”;
- “Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát kê khai thuế trên địa bàn; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai thuế”.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm Tra Nội Bộ
“Giúp Cục trướng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân
thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm
cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ
cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo
vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục
Thuế.” Trong đó, cụ thể:
- “Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm trên địa bàn
tỉnh, thảnh phố”;
- “Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng và các Chi cục Thuế trong việc tuân thủ pháp
luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan; kiểm tra tính liêm chính của
cơ quan thuế, công chức thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi
tiêu tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, việc lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo các Chi
cục Thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đên việc chấp hành trách nhiệm
công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế”;
- “Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Cục Thuế xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng
ngừa, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng,
kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng của Cục Thuế; Xây dựng kế hoạch, tổ
chức kiểm tra công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”;
- “Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm
vi toàn Cục Thuế, công tác phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu, để xuất sửa đổi các
quy định, quy trình nghiệp vụ nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế; kiến
nghị việc đánh giá, khen thưởng cơ quan thuế, công chức thuế”;
- “Thu thập thông tin, đánh giá rủi ro trong các khâu quản lý thuế để xây dựng kế hoạch
kiểm tra nội bộ hàng năm”.

7
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH KIỂM TRA
THUẾ DOANH NGHIỆP.
2.1. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ
2.1.1. Khái quát lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ.
[1892 - 1936]
Trong những năm cuối thế kỷ 19 khi nhu cầu về việc xác định độ tin cậy của tình hình tài
chính từ các ngân hàng tăng cao đã góp phần thúc đẩy sự ra đời các công ty kiểm toán độc lập
với mong muốn có những người có năng lực, độc lập đảm nhiệm chức năng xác nhận tính
trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC.
Trải qua gần hai niên đại của thế kỷ 20, thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” được chính thức đề cập
đến trong một Công bố của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin) (1929)
với định nghĩa: "là một công cụ để bảo vệ tiền tệ và các tài sản khác, đồng thời thúc đẩy nâng
cao hiệu quả hoạt động, và là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm
toán viên". Sau công bố trên cùng với một loạt các thất bại từ các cuộc kiểm toán liên quan
đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thì việc nghiên cứu về KSNB đã được chú trọng
hơn.
Trong suốt thời kỳ từ 1949 – 1973, AICPA cùng với Ủy ban thủ tục kiểm toán đã không
ngừng mở rộng khái niệm về KSNB, đưa ra các báo cáo nhằm phát triển các chuẩn mực kiểm
toán thay thế cho các Báo cáo về thủ tục kiểm toán nhưng KSNB vẫn chỉ mới dừng lại ở
phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC chứ chưa thực sự cấu thành
nên cơ sở lý luận vững chắc hay chuẩn mực về hệ thống KSNB.
[1992]
Trong những thập niên 70 -80, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh Hoa Kỳ, đã vô
tình kéo theo tình trạng gian lận gia tăng, với quy mô ngày càng lớn, khiến cho nền kinh tế tại
đây bị tổn thất nặng nề. Xuất phát từ vụ bê bối chính trị Watergate, với các cuộc vận động
tranh cử trái phép và rửa tiền liên quan đến chính phủ nước ngoài, Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra
một văn bản pháp luật (1997) Luật chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt practices act).
Đây là lần đầu tiên trong văn bản pháp luật tại Hoa Kỳ có đề cập chính thức đến KSNB. Tuy
nhiên vấn đề KSNB được đề cập trong văn bản luật này vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, gây ra
nhiều tranh cãi về việc liệu đã bao gồm đủ các tiêu chuẩn về sự hữu hiệu của KSNB khi áp
dụng cho đối tượng là công ty niêm yết.
Cuối cùng các tranh luận về vấn đề này đã đưa đến việc thành lập Ủy ban của các tổ chức tài
trợ Ủy ban Treadway - COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission). Đồng thời dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp kế toán Hoa kỳ:
Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA).
Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA - American Accounting Association).
Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI - Financial Executives Institute).
Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA - Institute of Management Accountants.
Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (YOLA - Institute of Internal Auditors).
đã đưa Khuôn mẫu lý thuyết chuẩn về KSNB thông qua Báo cáo COSO (1992). Đây được xem

8
như là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về KSNB, làm
nền tảng cho việc nghiên cứu chuẩn mực KSNB sau này. Điểm mới của báo cáo này là việc
COSO đã sử dụng thuật ngữ KSNB thay thế hoàn toàn cho KSNB đối với kế toán như trước.
Đồng thời báo cáo cũng vạch ra được năm bộ phận cấu thành cụ thể của KSNB (môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát), cùng với
các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB, cung cấp một tầm nhìn rộng hơn khi KSNB
không chỉ là vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà còn được mở rộng ra trên cả phương
diện hoạt động và tuân thủ.
Vì vậy, có thể nói, báo cáo COSO cung cấp khung lý thuyết cơ bản để các nhà nghiên cứu sau
này phát triển và hoàn thiện khung lý thuyết này trong các điều kiện và môi trường kinh doanh
cụ thể. Cũng bắt đầu từ đây, khi nói về kiểm soát nội bộ, các nhà quản lý sẽ xem xét cụ thể
hơn vai trò và các thành phần của nó, thiết kế và vận hành nó để kiểm soát nội bộ nâng cao
hiệu quả trong quá trình hoạt động.
2.1.2. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ.
Tới thời điểm hiện tại, định nghĩa về KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của tổ
chức COSO (Committee of Sponsoring Organizations):
"KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của
đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về
hoạt động, báo cáo và tuân thủ" (Theo Báo cáo 2013 của COSO)
Định nghĩa trên còn nhấn mạnh đến các khái niệm liên quan như:
KSNB được thiết lập để đạt được các mục tiêu
Báo cáo 2013 của COSO đặt ra 3 nhóm mục tiêu giúp cho phép tổ chức có thể tập trung cho
từng khía cạnh riêng lẻ của KSNB:
“Mục tiêu hoạt động nhằm nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng nguồn
lực”.
“Mục tiêu báo cáo, (gồm báo cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong)
muốn nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà
đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài”.
“Mục tiêu tuân thủ liên quan đến việc nhấn mạnh đến sự tuân thủ pháp luật và các quy định”.
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một quá trình. Để đạt được mục tiêu mong muốn đơn vị cần kiểm
soát hoạt động của mình (việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát), kiểm soát nội bộ là quá
trình này.
KSNB không phải là một sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động gắn chặt với
hoạt động của đơn vị, hiện diện trong mọi bộ phận và là nội dung cơ bản trong các hoạt động
của đơn vị. KSNB sẽ trở nên hữu hiệu và hiệu quả hơn khi nó là một bộ phận không tách rời
cho các hoạt động của đơn vị.
KSNB bị chi phối bởi con người. KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người trong đơn
vị, bởi suy nghĩ và hành động của họ. Chính con người sẽ vạch ra mục tiêu, đưa ra biện pháp
kiểm soát và thực hiện biện pháp này.
Một hệ thống KSNB chỉ có thể hữu hiệu khi từng thành viên trong đơn vị hiểu rõ trách nhiệm
và quyền hạn được giới hạn ở một mức độ nhất định của mình. Đồng thời, họ cần hiểu rõ mối
9
liên kết giữa nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên
khác thuộc đơn vị; cũng như cách thức truyền đạt, thực hiện các nhiệm vụ, hướng tới các mục
tiêu của đơn vị.
KSNB có khả năng cung cấp sự đảm bảo hợp lý. Vì những hạn chế tiềm tàng trong quá trình
thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cùng với nguyên tắc quản lý chi phí không thể vượt quá
lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát nên khiến cho KSNB chỉ có thể đem đến sự đảm bảo
hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể cung cấp sự đảm bảo tuyệt
đối hay một hệ thống KSNB hoàn hảo.
Theo Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam (Ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012 theo thông tư
số 214/2012-TT – BTC của Bộ Tài Chính Việt Nam): “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra
sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc, đảm bảo độ tin cậy
của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy
định có liên quan”.
Theo Luật Kế toán 2015 thì: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội
bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của
pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề
ra”.
2.1.3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ.
Mục tiêu báo cáo: đề cập đến báo cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên
trong công ty sử dụng. Mục tiêu đảm bảo tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy của báo cáo
và các thông tin đơn vị đã cung cấp.
Mục tiêu tuân thủ: tuân thủ pháp luật và các quy định, cụ thể là các quy định pháp luật ban
hành và quy định.
Mục tiêu hoạt động gắn liền với nhiệm vụ cơ bản của đơn vị và là cơ sở để sử dụng, phân bổ
các nguồn lực như nhân lực, vật lực và tài lực.

10
Các yếu tố hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO:

Môi trường kiểm soát: “là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình, và cấu trúc làm nền tảng cho
việc thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ trong một đơn vị”. Một môi trường kiểm soát hữu
hiệu cần đáp ứng 5 nguyên tắc:
- “Thể hiện sự cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức”;
- “Sự độc lập của Hội đồng quản trị với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám
sát việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị”;
- “Nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm
và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị”;
- “Thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân lực có năng lực thông qua thu hút, phát
triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị”;
- “Cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc
đáp ứng các mục tiêu đã thiết lập”.
Đánh giá rủi ro: “là bộ phận nhận diện các rủi ro đe dọa các mục tiêu của đơn vị và lựa chọn
cách thức đối phó rủi ro thích hợp”. Rủi ro được định nghĩa: “là khả năng một sự kiện sẽ xảy
ra có thể tác động tiêu cực đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị”. Bên cạnh các rủi ro do sai
sót ta còn có các rủi ro do gian lận gây ra, dấu hiệu để nhận biết khi có rủi ro do gian lận là khi
có sự hội tụ của cả 3 nhân tố: động cơ, cơ hội và thái độ biện minh cho hành vi gian lận.
Để có thể đưa ra các phản ứng thích hợp khi xuất hiện nghi ngờ có rủi ro hay các hoạt động
kiểm soát cần thiết thì điều tiên quyết đơn vị cần làm là xác lập ngưỡng chịu đựng rủi ro hay
chi tiết hơn là mức độ dao động tối đa đơn vị có thể chấp nhận được khi so sánh kết quả đạt
được với mục tiêu đề ra. Đánh giá rủi ro cần lưu ý tuân thủ 4 nguyên tắc:

11
- Chỉ rõ mục tiêu cụ thể, tạo tiền đề cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro;
- Nhận diện, xác định rủi ro đe dọa mục tiêu;
- Phân tích rủi ro;
- Xác định và đánh giá các thay đổi có thể tác động quan trọng đến hệ thống kiểm soát
nội bộ.
Rủi ro có thể nhận dạng dưới 3 nhóm chính:
- Căn cứ vào nội dung: rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ pháp luật và quy định, rủi ro về
báo cáo tài chính.
- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro: rủi ro toàn đơn vị bao gồm rủi ro bên ngoài
và rủi ro bên trong, rủi ro ở mức độ từng hoạt động.
- Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro: rủi ro tiềm tàng và rủi ro còn lại.
Các biện pháp đối phó với rủi ro được thiết lập cần cân nhắc đến việc đảm bảo kết quả đưa ra
sẽ làm giảm rủi ro còn lại đến mức dưới hoặc bằng ngưỡng chịu đựng rủi ro của đơn vị. Bên
cạnh đó, cần phải cân nhắc thêm đến khía cạnh chi phí bỏ ra so với hiệu quả đem lại, tác động
của rủi ro tiềm tàng và sự phân nhiệm hợp lý. Các biện pháp để đối phó với rủi ro bao gồm:
chấp nhận rủi ro; Né tránh rủi ro; Giảm thiểu rủi ro và chia sẻ rủi ro.
Hoạt động kiểm soát: “là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ
thị của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị; tồn tại
ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao
gồm cả kiểm soát đối với công nghệ”
Hoạt động kiểm soát có thể giúp đạt được một hoặc nhiều nhóm các mục tiêu khác nhau của
đơn vị. Tính chất của các hoạt động kiểm soát là sự phòng ngừa hoặc phát hiện ra gian lận.
Trong đó, kiểm soát phòng ngừa là “hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các khả
năng xảy ra sai sót và gian lận ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị”. Kiểm soát
phát hiện được xem như là các hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện ra các hành vi sai sót, gian
lận đã được thực hiện. Các loại hoạt động kiểm soát có thể nhắc đến như: phân chia trách
nhiệm hợp lý, xét duyệt; đối chiếu, kiểm soát vật chất, kiểm soát dữ liệu, thông tin, chỉnh hợp,
rà soát. Hoạt động kiểm soát liên quan đến 3 nguyên tắc sau:
- Xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận
được;
- Xây dựng các hoạt động kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ để đạt được mục tiêu đề
ra;
- Thực hiện các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát.
Thông tin và truyền thông: Thông tin được coi như là một nhân tố qua trọng trong việc hỗ trợ
đạt được mục tiêu đơn vị đề ra. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông
tin, đơn vị khi thu thập thông tin cần phải đảm bảo chất lượng của thông tin được thu thập vì
nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thuộc tính của
một thông tin có chất lượng: tính dễ truy cập tạo sự thuận tiện cho người sử dụng và người có
nhu cầu, thông tin cần đảm bảo chính xác và đầy đủ đồng thời cần phải xuất phát từ nguồn
đáng tin cậy, có thể xác minh được, thông tin cần phải được cập nhật liên tục để phản ánh
đúng tình hình hiện tại, cần thực hiện bảo mật thông tin đặc biệt là đối với các thông tin được
12
xem là nhạy cảm, việc lưu trữ thông tin cần đảm bảo tính kịp thời và đủ lâu để người sử dụng
có thể truy cập mọi lúc. Nguyên tắc của thông tin và truyền thông:
- Cần thu thập tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ
cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ.
- Truyền thông trong nội bộ cần chi tiết.
- Truyền thông với bên ngoài đơn vị về các vấn đề có tác động đến việc vận hành của
kiểm soát nội bộ.
Giám sát: “là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo thời gian.
Giám sát là cơ sở qua trọng để nhận biết tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ”. Giám
sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Trong đó, giám sát thường xuyên là
hoạt động giám sát, đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong quá trình kinh doanh
hàng ngày của đơn vị còn giám sát định kỳ thì sẽ có thể đánh giá được tính hữu hiệu của hoạt
động giám sát thường xuyên và để đảm bảo tính độc lập độc lập và khách quan thì việc giám
sát này được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ hay các kiểm toán viên từ các nhà cung
cấp dịch vụ ngoài đơn vị.
Để giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau:
- Cần thực hiện cả hai loại giám sát là giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo hệ
thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả.
- Cần thực hiện kịp thời truyền đạt các khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ để
thực hiện hoạt động sửa chữa cần thiết.
2.2. Kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp (INTOSAI)
2.2.1. Khái quát về kiểm soát nội bộ tại đơn vị hành chính sự nghiệp.
2.2.1.1. Lịch sử hình thành
Hướng dẫn của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao INTOSAI (1992) về chuẩn mực
kiểm soát nội bộ được hình dung như là một tài liệu cho thấy tầm nhìn về việc chuẩn mực này
cần phải đẩy mạnh việc thiết kế, thực hiện và đánh giá đối với KSNB.
Thường các nguồn lực trong khu vực công thường đại diện cho tiền tệ công và mục đích sử
dụng vì lợi ích công của các nguồn lực này thì thường yêu cầu sự chú ý đặc biệt, tầm quan
trọng của việc bảo vệ nguồn lực trong khu vực công cần được nhấn mạnh. Hơn nữa, việc kế
toán ngân sách trên cơ sở tiền mặt vẫn còn là một thực tế phổ biến trong khu vực công nhưng
nó không cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc thu mua, sử dụng, và phân bổ nguồn tài
nguyên. Thế nên là các tổ chức trong khu vực công không phải lúc nào cũng được cập nhật
thường xuyên đối với những tài liệu về tài sản của họ, điều này khiến cho họ dễ bị tổn thất
hơn. Vì thế, việc bảo vệ nguồn lực đã được xác định là một mục tiêu quan trọng trong KSNB.
(INTOSAI, Guidelines For Internal Control Standards For The Public Sector,
www.intosai.org, 2004)
Mục tiêu của Ủy ban Tổ Chức Các Cơ Quan Kiểm Toán Tối Cao Quốc Tế là xây dựng hướng
dẫn cho việc thành lập và duy trì tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ trong khu vực công. Do
đó, quản lý của Nhà nước cũng là một phần quan trọng trong các hướng dẫn. Việc quản lý
trong Nhà nước có thể sử dụng các hướng dẫn này để làm cơ sở cho việc tiến hành thực kiểm
soát nội bộ trong đơn vị của mình

13
Từ những thập niên 90, thì tầm quan trọng của việc ứng xử đạo đức cũng như việc ngăn chặn
và phòng ngừa gian lận và tham nhũng trong khu vực công đã được nhấn mạnh đối với các
mục tiêu của KSNB. Theo như kỳ vọng chung công chức nên phục vụ lợi ích công cộng một
cách công bằng và quản lý nguồn lực đúng cách. Công dân nên nhận được sự đối xử công tư,
phân minh. Vì thế, việc công bố hệ thống các quy tắc đạo đức công là điều kiện tiên quyết để
củng cố lòng tin từ công chúng và là chìa khóa cho việc quản lý tốt bộ máy.
Vào năm 2001, Văn bản INCOSAI lần thứ 17 (Seoul,2001) đã ghi nhận một sự cấp thiết cho
việc cập nhật đối với hướng dẫn ban hành vào năm 1992 và INCOSAI đồng ý quyết định sẽ
nâng cấp Hướng dẫn INTOSAI 1992 về chuẩn mực KSNB trong bối cảnh của sự phát triển
của KSNB và thực hiện sửa đổi dựa trên sự tích hợp các cơ sở lý luận liên quan đến khung
khái niệm của COSO (COSO Integrated Framework For Internal Control).
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến giá trị của các hành vi đạo đức vẫn còn chưa thực sự rõ
ràng, cùng với nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin trong hầu hết các tổ chức công ngày một
nâng cao, nên hoạt động kiểm soát công nghệ thông tin ngày càng trở nên quan trọng.
Do đó, một vài khuyến nghị cho rằng hướng dẫn cần đề cập đến giá trị đạo đức và bổ sung quy
định cho bộ nguyên tắc chung về các hoạt động kiểm soát liên quan đến việc xử lý thông tin.
Hướng dẫn sửa đổi INTOSAI sau này so với định nghĩa của COSO và hướng dẫn INTOSAI
năm 1992 đã ghi nhận thêm các khuyến nghị trên, và các khía cạnh đạo đức của hoạt động
cũng đã được thêm vào cùng với việc đơn giản hóa sự lý giải về các khái niệm mới liên quan
đến KSNB.
2.2.1.2. Định nghĩa
Theo INTOSAI 2001, Kiểm soát nội bộ “là một quá trình xử lý tích hợp được thực hiện bởi
nhà quản lý và nhân viên của đơn vị, và được thiết kế nhằm đánh giá rủi ro và cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý để đạt được các mục tiêu chung trong khi thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đề
ra”.
Trong khi đó, INTOSAI 1992 lại định nghĩa Kiểm soát nội bộ “là cơ cấu của một tổ chức, bao
gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo
sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”.
Theo khoản 1, điều 39 Luật Kế toán 2015: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực
hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp
với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt
được yêu cầu đề ra”.
2.2.2. Ý nghĩa kiểm soát nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
2.2.2.1. Mục tiêu
Thực hiện hoạt động một cách trật tự, tuân theo nguyên tắc đạo đức, có tính kinh tế cao, đạt
được sự hữu hiệu và hiệu quả.
Có trách nhiệm cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Tuân thủ pháp luật và các quy định được ban hành.
Bảo vệ tài sản của đơn vị và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đặc biệt là nhân tố con người.
Ngăn ngừa và phát hiện việc bị sử dụng lãng phí, hư hỏng, gian lận, sử dụng không đúng mục
đích, chức năng, thẩm quyền.
14
2.2.2.2. Các yếu tố kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trường
kiểm soát tạo lập nên sự kỷ cương và cơ cấu cũng như tạo nên một sắc thái chung cho tổ chức
ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng, hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát bao gồm:
Liêm chính và giá trị đạo đức
Tính chính trực xuất phát từ cá nhân và sự chuyên nghiệp; giá trị đạo đức của
nhà quản lý và nhân viên sẽ là nhân tố quyết định hình thành nên chuẩn mực trong hành vi
ứng xử. Các nhà quản lý và nhân viên cần thể hiện thái độ khích lệ đối với kiểm soát nội bộ tại
mọi thời điểm và xuyết suốt trong toàn bộ tổ chức.
Mọi cá nhân thuộc tổ chức bên cạnh các nhà quản lý và nhân viên cần duy trì
và thể hiện tính chính trực và giá trị đạo đức của cá nhân cũng như từ góc độ chuyên nghiệp
và tuân thủ đúng với quy định được ban hành.
Đối với các tổ chức công cần phải duy trì và thể hiện sự liêm chính và giá trị
đạo đức như là một giá trị cốt lõi trước công chúng. Thêm vào đó, các hoạt động của các tổ
chức này cần phải phù hợp dựa trên tiêu chuẩn đạo đức, thực hiện theo trình tự, đạt được sự
hợp lý về mặt kinh tế, hiệu lực và hiệu quả.
Cam kết về năng lực
Năng lực nhân viên bao gồm trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để đảm
bảo công việc được thực hiện đúng kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hữu hiệu và hiệu quả,
cũng như có được nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong việc thiết lập hệ thống KSNB.
Ban lãnh đạo và nhân viên cần phải đạt được một sự hiểu biết nhất định để
nhận định được tầm quan trọng của việc phát triển, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ tốt và
thực thi trọng trách của mình để hoàn thành các mục tiêu chung của kiểm soát nội bộ và sứ
mệnh của đơn vị. Vì vậy Ban lãnh đạo và nhân viên cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi
ro, giúp đảm bảo công việc thực hiện được hữu hiệu và hiệu quả.
Triết lý và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý.
Việc ban lãnh đạo truyền cảm hứng cho các cấp dưới là một việc vô cùng quan
trọng để duy trì thái độ khích lệ đối với KSNB trong một tổ chức. Thái độ mà ban lãnh đạo thể
hiện sẽ phản ánh trên tất cả các khía cạnh hành động của họ. Ví dụ, việc tạo lập một đơn vị
kiểm toán nội bộ như một phần thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ là một tín hiệu mạnh mẽ cho
rằng kiểm soát nội bộ là quan trọng từ phía ban lãnh đạo.
Khi thực hiện vai trò của mình, ban lãnh đạo nên làm gương thông qua hành
động của mình. Về mặt quy tắc ứng xử đề ra thì nhân viên nên được nhắc nhở thường xuyên
về nghĩa vụ của họ. Đánh giá hiệu suất tổng thể nên dựa trên đánh giá thông qua nhiều yếu tố
quan trọng, trong đó bao gồm vai trò của nhân viên trong việc thực hiện kiểm soát nội bộ.
Cơ cấu tổ chức.
Bao gồm: sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn; sự trao quyền và trách nhiệm
giải trình; hệ thống báo cáo phù hợp.

15
Tổ chức đạt được một cơ cấu hợp lý khi cơ cấu tổ chức đảm bảo tính minh
bạch trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Một cơ cấu tổ chức cần được thiết kế để
có thể ngăn ngừa vi phạm các quy định về kiểm soát nội bộ và loại bỏ các hoạt động không
phù hợp. Các hoạt động được coi là không phù hợp khi sự kết hợp của các hoạt động này có
thể dẫn đến vi phạm và che đậy sai sót và gian lận.
Đơn vị kiểm toán nội bộ, ban thanh tra kiểm tra, ban kiểm soát của tổ chức nên
độc lập với các đối tượng được kiểm toán và báo cáo trực tiếp cho cấp thẩm quyền cao nhất
trong tổ chức.
Chính sách nhân sự.
Bao gồm việc tuyển dụng, luân chuyển nhân sự, huấn luyện đào tạo, giáo dục,
đánh giá, tư vấn, khen thưởng và kỷ luật nhân viên.
Trong hệ thống kiểm soát nội bộ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân thuộc đơn vị là
vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo và nhân viên có kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ và sẵn
sàng chịu trách nhiệm là một yếu tố rất quan trọng để kiểm soát nội bộ đạt được sự hiệu quả.
Quản lý nguồn nhân lực cũng có một vai trò vô cùng thiết yếu trong việc thúc đẩy một môi
trường đạo đức bằng cách phát triển tính chuyên nghiệp và thực thi tính minh bạch trong thực
tiễn hàng ngày. Do đó, cách thức tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng là một phần quan
trọng của môi trường kiểm soát.
Nhà lãnh đạo cần nỗ lực thực hiện việc khuyến khích động viên thông qua các
hình thức khen thưởng cụ thể và cũng đồng thời thực hiện nghiêm túc các hình thức kỷ luật
đối với các hành vi sai phạm, không phù hợp đạo đức.
b. Đánh giá rủi ro
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được mục tiêu của
tổ chức. Do hoạt động của đơn vị có thể bị đe dọa bởi những rủi ro xuất phát từ bên ngoài lẫn
bên trong đơn vị, nên khả năng xác định các rủi ro có tác động chủ yếu không chỉ quan trọng
đối với việc phân bổ nguồn lực cho các bộ phận chính mà còn để phân công trách nhiệm kiểm
soát và quản lý đối với những rủi ro này. Việc đánh giá rủi ro là một phần thuộc kiểm soát nội
bộ, có vai trò quan trọng đối với việc lựa chọn thủ tục kiểm soát phù hợp để giảm thiểu rủi ro
xuống mức có thể chấp nhận được. Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận định rủi ro, phân
tích rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị và việc xác định được các biện pháp
xử lý thích hợp để giảm thiểu rủi ro.
Nhận dạng rủi ro: là một cách tiếp cận đến việc đánh giá rủi ro thông qua việc xác định
được các rủi ro chủ yếu đe dọa đến mục tiêu của tổ chức. Như rủi ro bên ngoài và bên trong;
rủi ro ở các cấp đơn vị; rủi ro theo từng hoạt động, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, các rủi
ro khác liên quan đến khu vực công (biển thủ, gian lận...) ảnh hưởng đến mục tiêu được Nhà
nước đề ra.
Đánh giá rủi ro: là việc ước tính về các ảnh hưởng đáng kể, thiệt hại của rủi ro và đánh
giá khả năng xảy ra rủi ro. Có rất nhiều phương thức có thể thực hiện để đánh giá rủi ro tuy
nhiên điều quan trọng cần chú ý tới bên cạnh lựa chọn phương thức thực hiện là việc thông
báo đến nhà lãnh đạo về khu vực mà rủi ro có thể xảy ra, để họ có thể kịp thời tiến hành các
hoạt động kiểm soát đối với các mục tiêu ưu tiên.
Thực thi các biện pháp giảm thiểu rủi ro: biện pháp giảm thiểu rủi ro được phân thành

16
bốn loại gồm: phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Hầu hết
phần lớn các trường hợp thì rủi ro cần phải được xử lý và đơn vị cần tiến hành duy trì hệ thống
kiểm soát nội bộ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro xuống mức tối thiểu có thể chấp nhận được.

c. Các hoạt động kiểm soát


Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục được thiết lập để đổi phó rủi ro và
hoàn thành được mục tiêu của đơn vị. Để đạt được tính hiệu quả, các hoạt động kiểm soát phải
phù hợp và được triển khai một cách nhất quán xuyên suốt các bộ phận và cần đạt được sự
hiệu quả về mặt chi phí, đáng tin cậy, dễ hiểu và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt
động kiểm soát bao gồm kiểm soát phòng ngừa rủi ro và kiểm soát phát hiện rủi ro.
Thủ tục phân quyền và xét duyệt: là phương thức chính để đảm bảo rằng chỉ có các giao dịch
và sự kiện hợp lệ (như dự định của cấp trên) mới được thực hiện. Các thủ tục ủy quyền cần
được ghi lại và truyền đạt rõ ràng; việc nêu rõ các điều kiện và điều khoản cụ thể sẽ giúp bên
được ủy quyền thực hiện đúng theo trách nhiệm và phạm vi được ủy quyền thực hiện. Khi các
cấp tuân thủ theo các điều khoản của sự ủy quyền có nghĩa là họ không thể đưa ra mọi quyết
định một cách trực tiếp đối với các vấn đề xảy ra mà chỉ có thể đưa ra các quyết định hoặc
hành động trong giới hạn thẩm quyền nhất định được thiết lập bởi ban quản lý hoặc pháp luật.
Phân chia trách nhiệm: để giảm thiểu rủi ro do sai phạm, rủi ro do gian lận và rủi ro khi không
thể phát hiện được các vấn đề trên thì không nên để một các nhân hay một nhóm nhân viên
duy nhất đảm nhiệm vai trò chủ lực hay nắm trong tay quá nhiều quyền hạn liên quan đến các
khâu mấu chốt của một giao dịch. Vì một người không thể khách quan thấy được hết các sai
phạm và cũng như dễ tạo môi trường tiêu cực dễ xảy ra gian lận. Thay vào đó, trách nhiệm và
quyền hạn cần phải được phân chia một cách đồng đều giữa các cá nhân để đảm bảo đạt được
sự cân bằng và hiệu quả trong hoạt động kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào
cũng đủ nhân lực để thực hiện việc phân chia đều các chức năng chủ lực (quyền được phê
chuẩn, ghi chép giao dịch, xử lý giao dịch, xem xét, kiểm tra lại các giao dịch,…) vì thể nhà
lãnh đạo cần chú ý đối với rủi ro có thể xuất phát từ sự kiêm nhiệm vai trò khi tổ chức có quy
mô nhỏ. Ví dụ, họ có thể thực hiện luân chuyên nhân sự thường xuyên để đảm bảo rằng một
người không xử lý một nghiệp vụ quá lâu trong một chu trình.
Bảo vệ tài sản: Hạn chế quyền tiếp cận đối với tài sản (tiền, hàng hóa, máy móc, thiết bị, thông
tin) sẽ giúp làm giảm nguy cơ sử dụng trái phép hoặc giảm mất mát cho chính phủ và giúp đạt
được các mục tiêu quản lý. Mức độ hạn chế việc tiếp cận phụ thuộc vào tính chất của tài sản
và nguy cơ mất mát hoặc sử dụng không đúng cách.
Kiểm tra, đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý.
Rà soát việc thực hiện các hoạt động: việc xem xét các hoạt động liệu có đạt được hiệu suất,
hiệu quả như mong đợi thì cần phải được thực hiện dựa trên một bộ tiêu chuẩn cụ thể. Nếu
đánh giá xác định rằng các hoạt động thực tế không đáp ứng đúng các mục tiêu hoặc các tiêu
chuẩn đã được thiết lập, thì toán bộ quy trình và hoạt động này nên được xem xét lại để xác
định xem có cần sự cải thiện hay không.
Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động: các hoạt động, việc điều hành, xử lý cần được rà
soát thường xuyên để đảm bảo rằng tính tuân thủ luôn được bảo toàn.
Giám sát nhân viên: việc giám sát này giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo đạt được
mục tiêu đề ra. Việc giám sát không chỉ gói gọn ở việc theo dõi, đánh giá công việc của nhân

17
viên mà còn là ở sự hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên để tránh, giảm thiểu các sai sót, vi phạm làm
ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổ chức.
d. Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông là nhân tố vô cùng thiết yếu để đạt được tất cả các mục tiêu kiểm
soát nội bộ.
Điều kiện để đảm bảo tính đáng tin cậy và có liên quan của thông tin là việc ghi chép nhanh
chóng và phân loại phù hợp đối với các giao dịch và sự kiện. Chất lượng thông tin cũng ảnh
hưởng đến khả năng ra quyết định hợp lý của nhà quản lý, vì thế thông tin cần phải đạt được
các yêu cầu như:
- Tính chính xác: Thông tin phải phản ánh đúng bản chất nội dung.
- Tính kịp thời: Thông tin được cung cấp đúng thời điểm, phù hợp theo yêu cầu của các
nhà quản trị.
- Tính đầy đủ và hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống
giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề một cách toàn diện.
- Tính bảo mật yêu cầu thông tin phải được cung cấp tới đúng người, phù hợp với quyền
hạn và trách nhiệm của họ.
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin dùng để nhấn mạnh vai trò của việc truyền
đạt thông tin. Các kênh truyền thông bao gồm truyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp
dưới phản hồi lên cấp trên, trao đổi giữa các bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối
tượng bên ngoài.
e. Giám sát
Giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát. Giám sát là
việc xác định rằng KSNB vận hành đúng như thiết kế và thực hiện sửa đổi nếu cần thiết cho
phù hợp với từng giai đoạn trong quy trình. Để đạt được kết quả như ý, cần phải thực hiện
hoạt động giám sát thường xuyên hoặc định kỳ.
Giám sát thường xuyên có thể thực hiện thông qua việc tiếp nhận các ý kiến góp ý của khách
hàng, nhà cung cấp... hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất
thường.
Giám sát định kỳ được thiết lập thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do các kiểm toán viên
nội bộ, hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện.
2.2.3. Nội dung quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành Thuế.
Quy trình kiểm tra nội bộ ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-TCT ngày
07/3/2018 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế.

18
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Quy trình kiểm tra nội bộ ngành Thuế
2.3. Kiểm soát nội bộ quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế.
2.3.1. Tổng quan về công tác kiểm tra thuế.
Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng là “một loại thuế gián thu
đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất,
lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ”.
Thuế suất theo như Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định “bốn mức thuế
suất là: 0 % ,5 %, 10 % và 20 % áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó mức thuế
suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế suất 20 % áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ như vàng, bác, đá quý, dịch vụ môi giới...”
Đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm: “hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài).”
Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt
Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.
Đối tượng kê khai và nộp thuế là: “các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ
từ nước ngoài chịu thuế GTGT.”

19
Phương pháp tính thuế GTGT theo hai phương pháp
a. Phương pháp khấu trừ thuế:
“Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia
tăng đầu vào được khấu trừ”.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra “bằng (=) tổng (∑) giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
bán ra nhân (x) thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó”.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: “bằng (=) tổng (∑) số thuế GTGT ghi trên hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định), chứng từ nộp thuế GTGT của
hàng hóa nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định đề ra như trong Thông tư số 26/2015/TT-
BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và
quản lý thuế”.
b. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Đối với Đối tượng áp dụng là hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
“Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
nhân (x) thuế suất thuế giá trị gia tăng của loại hàng hoá, dịch vụ đó”.
Phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng: “Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng doanh
thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; Cá
nhân và hộ kinh doanh; Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không cơ sở thường trú tại
Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam và các tổ chức khác chưa thực hiện đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ” theo quy định của pháp luật.
Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp bằng (=) Tỷ lệ (%) nhân (x) Doanh thu.
2.3.1.1. Khái niệm
Theo Luật Quản lý thuế số 2019:
“Kiểm tra thuế là công tác phân tích thông tin, dữ liệu thường xuyên đối với các hồ sơ thuế
nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế của người
nộp thuế, thông qua đó đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và
thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế”.
Từ đó, ta có thể thấy kiểm tra thuế là một chức năng thiết yếu của cơ quan Thuế, nhằm phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Thuế, phát hiện những sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về Thuế để kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc
phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý
thuế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá
nhân người nộp thuế.
2.3.1.2. Đặc điểm
Chủ thể kiểm tra thuế: được xác định là các cơ quan quản lý thuế (Theo quy định tại khoản 2,
Điều 2, Luật Quản lý thuế 2019) bao gồm: Cơ quan quản lý thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế,
các Chi cục Thuế.
Nội dung kiểm tra thuế (thuế GTGT): “là việc chấp hành luật, pháp lệnh, các chính sách thuế

20
đối với mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế. Kiểm tra việc chấp hành các luật thuế và
việc thực hiện nghiệp vụ quản lý thu thuế của cơ quan thuế các cấp, các viên chức ngành thuế.
Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế của công dân và các tổ chức kinh tế.”
Phương pháp kiểm tra thuế: thực hiện quan sát, yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích, xác
minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp lý các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai.
2.3.2. Quy trình kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế.
2.3.3. Các rủi ro trong việc kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan
thuế.
2.3.3.1. Rủi ro bên trong
Các rủi ro bên trong thường gắn liền với việc thực hiện quy trình kiểm tra thuế của công chức
thuế như:
Việc thiếu sót chữ ký trên một vài các biên bản trong hồ sơ kiểm tra; hay việc lập trùng các

21
mẫu biên bản.
Bên cạnh đó việc lập biên bản chưa đúng theo mẫu quy định cũng thường hay xảy ra trong
quy trình thực hiện kiểm tra thuế.
Một bộ phận công chức thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố tình bỏ bớt bước trong quy
trình kiểm tra gây ra tổn thất về thuế.
2.3.3.2. Rủi ro bên ngoài
Đối với các rủi ro bên ngoài phổ biến nhất thường xuất phát từ người nộp thuế. Một số hành vi
được doanh nghiệp thực hiện nhằm trốn, gian lận thuế thường gặp như sau:
Một số doanh nghiệp thường cố tình khai sai số thuế phải nộp, số thuế khấu trừ chuyển kỳ sau
dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn nhưng không tự giác kê
khai bổ sung, điều chỉnh các tờ khai của các kỳ kê khai thuế GTGT trước.
Hành vi không tự giác kê khai hoặc nộp tờ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp
theo quy định; kê khai sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT.
2.3.4. Các hoạt động kiểm soát rủi ro trong việc kiểm tra thuế GTGT của doanh
nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế.
2.3.4.1. Hoạt động kiểm soát rủi ro đối với rủi ro bên ngoài
Khi cán bộ Kiểm tra phát hiện có nghi vấn các đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế trong
lúc đối chiếu tờ khai của DN, đoàn kiểm tra nhanh chóng thực hiện các hoạt động kiểm soát
nhằm mục đích ngăn ngừa, phát hiện các rủi ro trên thông qua việc thành lập các đoàn kiểm
tra thuế và tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế.
Bên cạnh đó, cán bộ Kiểm tra khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế thực hiện kiểm tra hồ chứng từ kế
toán, hồ sơ khai thuế, sổ sách kế toán trong kỳ và đối chiếu tờ khai thuế GTGT 04 quý trong
năm của DN (nếu kê khai Quý) hoặc 12 tháng (nếu kê khai tháng) với doanh thu bán hàng,
doanh thu khác trên báo cáo tài chính nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN của cùng
1 niên độ để phất hiện ra các rủi ro chênh lệch về doanh thu tính thuế GTGT.
Nếu trường hợp tỷ lệ tổng doanh thu trong kỳ so với số dư cuối kỳ chỉ tiêu người mua trả tiền
trước có tỉ lệ thấp thì cho thấy dấu hiệu cần kiểm tra, so sánh các chỉ tiêu doanh thu, chi phí
phát sinh trên tờ khai thuế GTGT giữa các kỳ kê khai làm căn cứ để đối phó với rủi ro DN
gian lận về việc ghi nhận doanh thu, thuế GTGT đầu ra hay số tiền thuế phải nộp.
Để phát hiện các trường hợp bất hợp lý trong việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, khai khống
doanh thu… cần đánh giá trên cơ sở so sánh tỷ lệ doanh thu so với vốn điều lệ (vốn đầu tư của
chủ sở hữu trên báo cáo tài chính). Nếu phát hiện tổng doanh thu trong kỳ tăng đột biến so với
vốn chủ sở hữu thì cho thấy dấu hiệu về rủi ro. Cần kiểm tra sâu thêm các tài liệu liên quan về
hàng hóa mua vào và doanh thu bán ra.
2.3.4.2. Hoạt động kiểm soát đối với các rủi ro bên trong
Thông qua việc kiểm tra lại trên hệ thống theo dõi của ứng dụng ngành thuế, phát hiện đội ngũ
công chức kiểm tra thiếu sót trong việc thực hiện các bước theo quy định của quy trình kiểm
tra và các hành vi này có thể gây tổn thất thuế. Đồng thời việc xử lý hành vi sai phạm của
công chức Thuế được thực hiện xử lý nghiêm theo quy định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II

22
Thông qua chương II, bài luận đã nêu lên được cấu trúc của hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai
góc độ theo COSO và INTOSAI, đều được hình thành từ 5 yếu tố chủ yếu: Môi trường kiểm
soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Đồng thời
trình bày sơ lược về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế nói chung và về công tác
kiểm tra thuế GTGT nói riêng. Từ đó làm cơ sở lý luận nền tảng để tiến hành lập đánh giá,
nhận xét cho thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm tra thuế GTGT
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ở chương III.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH
KHÁNH HÒA.
3.1. Thực trạng về công tác kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa.
3.1.1. Quy trình kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Sơ đồ giống như quy trình chung theo sơ đồ 2.2.

23
Giải thích các bước trình tự kiểm tra thuế GTGT theo sơ đồ
Bước 01 (B01): Lập danh sách người nộp thuế (NNT) phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
Lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế (CQT):
Lãnh đạo phòng kiểm tra thuế lập kế hoạch, phân công nhóm công chức chịu trách nhiệm kết
xuất dữ liệu, kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu, thực hiện tính toán các tiêu thức chấm điểm
đánh giá rủi ro, tích hợp danh sách theo tên doanh nghiệp. Lãnh đạo phòng phân công nhóm
công chức thực hiện việc phân tích số liệu theo ứng dụng phân tích thông tin rủi ro đối với
người nộp thuế (TPR) để đánh giá rủi ro và liên kết các thông tin thu thập trong quá trình quản
lý từ lịch sử đến hiện tại đề xuất lập danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế.
“Tối thiểu 20% số lượng NNT hoạt động đang quản lý thuế được lựa chọn để kiểm tra
hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế”.
“15% số lượng NNT trở lên lựa chọn bằng ứng dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
thuế theo rủi ro ứng dụng phân tích (TPR)”.
“Từ 5% số lượng NNT trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương có
rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp”.
“Danh sách NNT được lựa chọn theo rủi ro nêu trên để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ
quan thuế không trùng lắp với danh sách kế hoạch thanh tra và kế hoạch kiểm tra, chuyên đề
kiểm tra”.
Bước 02 (B02): Trình lãnh đạo Cục thuế danh sách NNT phải kiểm tra:
Lãnh đạo phòng Kiểm tra thuế căn cứ danh sách NNT phải kiểm tra được lập tiến hành rà soát,
kiểm tra cân đối nguồn nhân lực hiện tại để trình Lãnh đạo Cục thuế phê duyệt trước ngày 20
tháng 12 hàng năm. (Nếu Lãnh đạo phòng điều chỉnh danh sách thì chuyển quay lại B01).
Bước 03 (B03): Phê duyệt danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế:
Lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt danh sách NNT phải kiểm tra do các phòng kiểm tra trình (nếu
Lãnh đạo Cục Thuế điều chỉnh, bổ sung thì quay lại B02). Việc phê duyệt danh sách phải
trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.
Danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế có thể bổ sung, điều
chỉnh hàng quý hoặc 6 tháng và phải được trực tiếp quyết định và quản lý bởi Thủ trưởng cơ
quan thuế.
Bước 04 (B04): Phân công công chức kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT
Chậm nhất 02 ngày kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt danh sách NNT phải kiểm tra
hồ sơ khai thuế, Lãnh đạo phòng Kiểm tra thuế phải phân công số lượng NNT kiểm tra cho
từng công chức để kiểm tra bằng hai phương thức:
- Phương pháp thủ công.
- Phương pháp sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế.

24
Bước 05 (B05): Công chức tiến hành kiểm tra theo danh sách NNT được phân công bằng
phương pháp thủ công và bằng phần mềm:
Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra
phải thực hiện kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế của NNT.
Kiểm tra bằng phương pháp thủ công: “Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải
nộp; số tiền thuế được miễn giảm; số tiền hoàn thuế … theo phương pháp đối chiếu so sánh”
như sau:
- “Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật thuế.”
- “Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có).”
- “Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế
(nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trước, quý
trước, năm trước.”
- “Đối chiếu với các dữ liệu của NNT có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng
ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh.”
- “Đối chiếu các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác (nếu có).”
Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế
theo mẫu số 01/QTKT.
Kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng: “Công chức kiểm tra sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm
tra hồ sơ khai thuế để kiểm tra gán điểm cho từng tiêu chí; theo đó ứng dụng sắp xếp NNT (hồ
sơ khai thuế) theo từng tiêu chí rủi ro, theo mức độ rủi ro tổng thể của toàn bộ tiêu chí từ rủi ro
cao đến rủi ro thấp giúp cho việc phân loại NNT (hồ sơ khai thuế) theo mức độ rủi ro về thuế.”
Công chức kiểm tra in danh sách NNT sắp xếp theo mức độ rủi ro và in nhận xét, cảnh
báo rủi ro đối với NNT trên hệ thống.
Chậm nhất vào ngày thứ 02 sau khi kiểm tra hồ sơ khai thuế Công chức phải chuyển
toàn bộ Bản nhận xét và danh sách NNT được sắp xếp theo tiêu rủi ro từ thấp đến cao cho
Người được phân công để phân loại tổng hợp báo cáo Lãnh đạo phòng.
Bước 06 (B06): Tổng hợp, phân loại mức độ rủi ro lập bảng nhận xét và danh sách NNT đề
xuất xử lý:
Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận các Bản nhận xét và bảng phân loại danh
sách NNT sắp xếp theo mức độ rủi ro, Người được phân công tiến hành tổng hợp, phân loại sơ
bộ thành 02 danh sách theo tiêu chí sau trình Lãnh đạo phòng xem xét:
- Hồ sơ khai chính xác, chưa phát hiện rủi ro, rủi ro thấp.
- Hồ sơ khai chưa đúng, số liệu chưa chính xác hoặc có rủi ro cao và vừa.
Bước 06.1: Phân loại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Lãnh đạo phòng kiểm tra, cùng
Người được phân công điều chỉnh lập và duyệt 02 danh sách chính thức:
- Danh sách 1: NNT có hồ sơ khai thuế chính xác, đảm bảo tính hợp lý, chưa phát hiện
rủi ro, không có dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro thấp thì thực hiện lưu hồ sơ khai thuế.

25
- Danh sách 2: NNT có hồ sơ khai thuế chưa chính xác, mức độ rủi ro cao và rủi ro vừa
lập thông báo đề nghị NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo mẫu số
01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài
chính.
Bước 06.2 Lập thông báo yêu cầu NNT giải trình bổ sung thông tin tài liệu:
Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, công chức kiểm tra hồ sơ khai
thuế tiến hành lập hồ sơ trình Lãnh đạo Cục Thuế ra thông báo yêu cầu NNT tại danh sách 2
của B06.1 giải trình, bổ sung tài liệu theo mẫu quy định. Hồ sơ trình Lãnh đạo Cục Thuế gồm
có: dự thảo thông báo (thời hạn để bổ sung, giải trình ghi trong thông báo không quá 10 ngày
làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Cục Thuế ký); Bản nhận xét kết quả kiểm tra; hồ sơ khai thuế.
Thông báo được gửi cho NNT ngay trong ngày ký, trừ trường hợp NNT nhận trực tiếp tại cơ
quan thuế thì chậm nhất là ngày làm việc thứ hai kể từ ngày ký.
Bước 07 (B07): Xử lý sau khi ban hành thông báo
Trong thời hạn ghi trong thông báo, NNT phải cung cấp thông tin giải trình theo yêu cầu của
cơ quan thuế:
Lập Biên bản làm việc (nếu NNT đến giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế) theo mẫu số
02/KTTT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013; kiểm tra tài liệu
của NNT giải trình bổ sung:
- Nếu NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin đầy đủ theo yêu cầu và chứng minh số
thuế khai là đúng thì kết thúc công việc, lưu hồ sơ kiểm tra, bản giải trình, tài liệu bổ
sung hoặc biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) .
- Nếu NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng
minh số thuế đã khai là đúng thì chuyển sang B08, lập thông báo yêu cầu NNT kê khai
bổ sung trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo của cơ quan thuế.
- Nếu NNT đã giải trình, nhưng cơ quan thuế có bằng chứng về dấu hiệu NNT kê khai
không đúng nghĩa vụ thuế nhưng cơ quan thuế chưa có số liệu cụ thể để yêu cầu NNT
kê khai bổ sung thì chuyển sang B10.
- Nếu hết thời hạn, NNT không gửi tài liệu giải trình và bổ sung thông tin thì làm đề
xuất báo cáo Lãnh đạo Cục Thuế và chuyển sang B10.
Chậm nhất trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giải trình, bổ sung tài liệu của NNT,
Công chức kiểm tra hồ sơ phải hoàn thành công việc B07.
Bước 08 (B08): Lập thông báo yêu cầu NNT kê khai bổ sung
Ngày làm việc kế tiếp sau ngày kết thúc B07, công chức kiểm tra hồ sơ lập hồ sơ trình Lãnh
đạo Cục Thuế ra thông báo yêu cầu NNT kê khai bổ sung. Hồ sơ trình Lãnh đạo Cục Thuế
gồm có: dự thảo thông báo (thời hạn ghi trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ từ
ngày Lãnh đạo Cục Thuế ký), kèm bản giải trình hoặc thông tin tài liệu của NNT bổ sung theo
thông báo tại bước B07 hoặc biên bản làm việc (trường hợp làm việc trực tiếp); toàn bộ hồ sơ
đã trình theo thông báo lần thứ nhất.
Bước 09 (B09): Kiểm tra số liệu kê khai bổ sung và phân loại xử lý
Hết thời hạn NNT phải thực hiện kê khai bổ sung ghi trên thông báo:

26
- Nếu NNT không thực hiện kê khai bổ sung: chuyển sang bước B10.
- Nếu NNT kê khai bổ sung nhưng vẫn không chứng minh số thuế đã kê khai là đúng,
chuyển sang B10.
- Nếu NNT kê khai bổ sung và chứng minh số thuế đã kê khai là đúng thì kết thúc lưu
hồ sơ.
Chậm nhất trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giải trình, bổ sung tài liệu của NNT,
Công chức kiểm tra hồ sơ phải hoàn thành công việc B09.
Bước 10 (B10): Phân loại hồ sơ kiểm tra tại trụ sở NNT hay ấn định
Ngày làm việc kế tiếp, kể từ ngày hoàn thành B09, Công chức kiểm tra hồ sơ khai thuế tiến
hành phân loại thành 2 danh sách chuyển cho Người được phân công tổng hợp kết quả kiểm
tra để báo cáo Lãnh đạo phòng trình Lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt:
- Danh sách 1: gồm các trường hợp phải tiến hành ấn định thuế thì chuyển sang thực
hiện theo quy trình Ấn định thuế do Cục Thuế ban hành;
- Danh sách 2: gồm các trường hợp phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT trong trường
hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp, chuyển sang nội dung quy trình
kiểm tra tại trụ sở NNT ( khoản 2, Mục II, phần II của Quyết định số 746/QĐ-TCT).
Định kỳ 03 ngày làm việc, Người được phân công tổng hợp, phân loại kết quả xử lý của các
công chức theo các danh sách trình Lãnh đạo phòng.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, Lãnh đạo phòng duyệt danh sách, phân công công chức xử
lý và chuyển lại Người được phân công để thông báo cho các công chức liên quan.
Thực hiện báo cáo lại kết quả công tác kiểm tra thuế GTGT:
Bước 01: Nhập dữ liệu vào hệ thống
- Lãnh đạo Phòng phân công người được phân công nhập dữ liệu về công tác kiểm tra
hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT vào hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR).
Bước 02: Tổng hợp báo cáo
- Chậm nhất là ngày 07 tháng sau tháng báo cáo (báo cáo hàng tháng); ngày 12 của
tháng đầu quý sau (báo cáo quý); ngày 17 của tháng đầu năm sau (báo cáo năm), người
được phân công tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra tại CQT lập báo cáo chi tiết theo
mẫu 09/QTKT;
Bước 03: Ký phê duyệt báo cáo
- Lãnh đạo Cục Thuế kiểm tra ký các báo cáo do Phòng được phân công tổng hợp công
tác kiểm tra toàn Cục Thuế trình.
Bước 04: Chuyển báo cáo gửi Tổng Cục Thuế
- Phòng kiểm tra chuyển 01 bản các báo cáo cho Phòng được phân công tổng hợp;
Phòng được phân công tổng hợp gửi báo cáo cho Tổng cục Thuế theo thời gian quy
định: trước ngày 10 của tháng sau (báo cáo tháng), trước ngày 20 của tháng đầu năm
sau (báo cáo năm).
- Phòng Kiểm tra lưu hồ sơ báo cáo theo quy định.

27
Bên cạnh đó, các cán bộ Kiểm tra thuế cũng kết hợp thực hiện việc kiểm tra thuế GTGT tại trụ
sở người nộp thuế theo như nhiệm vụ được cơ quan thuế cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới.
Thông qua danh sách hồ sơ NNT phải kiểm tra cán bộ Kiểm tra thuế phân chia tỷ lệ hồ sơ,
thực hiện kiểm tra theo năm trường hợp sau: kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu
hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; và kiểm tra khác. Trong
khi cán bộ Kiểm tra thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế đối với các hồ sơ thuộc danh sách
trên, xuất hiện các rủi ro hay có dấu hiệu vi phạm đối với thuế GTGT nói riêng, đoàn kiểm tra
tiến hành thực hiện kiểm tra (theo như khoản 4, mục II của Quyết định 746/QĐ-TCT năm
2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành) tại các doanh
nghiệp trên theo kế hoạch, tờ trình đã được phê duyệt bởi Lãnh đạo Cục Thuế. Việc thực hiện
kiểm tra thuế GTGT tại doanh nghiệp được Đoàn kiểm tra Thuế và các thành viên trong đoàn
thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy định giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể phát sinh khi
thực hiện quy trình. Sau khi thực hiện xong quy trình kiểm tra Đoàn kiểm tra tiến hành lập
biên bản kiểm tra theo Mẫu số 04/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC
của Bộ Tài chính (đính kèm tại phụ lục) và xử lý kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp tại trụ sở
NNT, đồng thời thực hiện việc giám sát kết quả sau kiểm tra để theo dõi và đôn đốc việc thực
hiện nghĩa vụ nộp các khoản tiền phạt thuế của doanh nghiệp theo đúng thời hạn.
3.1.2. Thực trạng tình hình số thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong các
năm 2017 – 2020
Số liệu dưới đây được thu thập từ số liệu thuế thu được và tổng hợp thành bảng dữ liệu thống
kê tình hình thu thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017 đến năm 2020 trong Báo cáo
tổng kết công tác thuế hàng năm.
Dựa trên số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp thành bảng thực trạng của 04 năm để nhìn
rõ hơn sự biến động trong tình hình thu qua các năm nói chung và tình hình kiểm tra thuế nói
riêng để nhận xét sự hữu hiệu trong công tác kiểm tra thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh
Hòa.
Dưới đây là các số liệu thực tế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua được thu
thập và thống kê từ các Báo cáo tổng kết thực nhiệm vụ công tác thuế hàng năm.

28
Bảng 3.1: Thống kê tình hình thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
%
Chỉ tiêu % thực % thực % thực
STT Dự toán Dự toán thực Dự toán Dự toán
Thực hiện Thực Thực hiện Thực hiện
pháp lệnh pháp lệnh hiện pháp lệnh pháp lệnh
hiện so với hiện hiện so với hiện so với
(DTPL) (DTPL) so với (DTPL) (DTPL)
DTPL DTPL DTPL
DTPL

A Tổng thu 12,487,000 13,804,899 110.6 14,160,000 15,063,765 106.4 15,665,000 15,708,686 100.3 15,973,000 11,694,419 73.2

Thu từ khu vực doanh nghiệp


1 549,900 490,645 89.2 595,000 535,954 90.1 585,000 622,045 106.3 670,000 509,761 76.1
trung ương

1.1 - Thuế giá trị gia tăng 416,900 356,684 85.6 430,000 425,764 99.0 437,000 478,422 109.5 535,000 385,434 72.0

1.2 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 138 384 0 0

1.3 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 115,000 104,561 90.9 132,000 97,718 74.0 130,000 133,905 103.0 125,000 124,279 99.4

1.4 - Thuế tài nguyên 18,000 29,262 162.6 33,000 12,088 36.6 18,000 9,718 54.0 10,000 48 0.5

Thu từ khu vực doanh nghiệp địa


2 4,199,700 2,961,286 70.5 3,310,000 3,027,477 91.5 3,270,000 3,134,132 95.8 3,300,000 2,737,457 83.0
phương

2.1 - Thuế giá trị gia tăng 950,700 609,216 64.1 679,000 592,094 87.2 664,000 599,572 90.3 709,000 500,272 70.6

2.2 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 2,887,000 2,095,907 72.6 2,400,000 2,141,493 89.2 2,258,000 2,248,447 99.6 2,304,000 2,059,438 89.4

2.3 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 320,000 220,779 69.0 200,000 262,407 131.2 318,000 251,003 78.9 255,000 148,454 58.2

2.4 - Thuế tài nguyên 42,000 35,384 84.2 31,000 31,483 101.6 30,000 35,110 117.0 32,000 29,293 91.5

Thu từ khu vực doanh nghiệp có


3 390,200 376,042 96.4 439,000 484,837 110.4 500,000 895,929 179.2 650,000 822,525 126.5
vốn ĐTNN

3.1 - Thuế giá trị gia tăng 218,100 202,690 92.9 232,000 232,528 100.2 260,000 396,414 152.5 285,000 406,236 142.5

3.2 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 30,000 37,317 124.4 150,000 39,887 26.6 44,000 44,410 100.9 48,000 34,526 71.9

3.3 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 135,000 124,561 92.3 46,000 206,844 449.7 185,000 454,705 245.8 316,800 381,473 120.4

3.4 - Thuế tài nguyên 7,100 11,474 161.6 11,000 5,578 50.7 11,000 400 3.6 200 290 145.0

Thu từ khu vực kinh tế ngoài


4 2,972,300 4,140,629 139.3 4,387,000 3,943,825 89.9 4,900,000 4,375,355 89.3 4,730,000 2,780,997 58.8
quốc doanh

4.1 - Thuế giá trị gia tăng 2,082,300 2,510,602 120.6 2,737,000 2,369,161 86.6 3,023,000 2,607,264 86.2 2,750,080 1,736,168 63.1

4.2 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 40,000 480,362 1,200.9 470,000 592,540 126.1 650,000 562,128 86.5 630,000 329,181 52.3

4.3 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 800,000 1,070,374 133.8 1,100,000 865,681 78.7 1,103,000 1,093,947 99.2 1,215,920 594,187 48.9

4.4 - Thuế tài nguyên 50,000 79,291 158.6 80,000 116,443 145.6 124,000 112,016 90.3 134,000 121,461 90.6

5 Thuế thu nhập cá nhân 700,000 718,915 102.7 850,000 1,015,555 119.5 1,180,000 1,098,287 93.1 1,380,000 985,228 71.4

6 Thuế bảo vệ môi trường 650,000 685,064 105.4 750,000 747,603 99.7 1,050,000 1,064,797 101.4 1,150,000 1,019,629 88.7

7 Lệ phí trước bạ 450,000 414,591 92.1 490,000 603,488 123.2 710,000 604,147 85.1 700,000 367,297 52.5

29
8 Các loại phí, lệ phí 500,000 727,713 145.5 765,000 925,065 120.9 1,150,000 1,037,963 90.3 1,150,000 268,420 23.3

9 Các khoản thu về nhà, đất 1,382,700 1,966,586 142.2 1,650,000 2,423,357 146.9 1,515,000 1,675,183 110.6 1,325,000 1,269,791 95.8

9.1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 700 156 22.3 43 4 0 2

9.2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 13,800 15,782 114.4 14,000 15,587 111.3 15,000 14,547 97.0 15,000 12,723 84.8

9.3 Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước 268,200 668,310 249.2 436,000 304,613 69.9 500,000 459,654 91.9 310,000 426,844 137.7

9.4 Thu tiền sử dụng đất 1,100,000 1,282,338 116.6 1,200,000 2,103,114 175.3 1,000,000 1,200,978 120.1 1,000,000 830,222 83.0

Thu tiền cho thuê và bán tài sản


10 11,500 21,471 186.7 12,000 13,050 108.8 1,200 37,214 3,101.2 2,000 2,010 100.5
thuộc SHNN

11 Thu từ hoạt động xổ số 207,000 209,805 101.4 220,000 214,489 97.5 225,000 243,416 108.2 220,000 230,608 104.8

Thu tiền cấp quyền khai thác


12 30,000 43,422 144.7 40,000 65,878 164.7 44,800 49,151 109.7 50,000 42,654 85.3
khoáng sản, vùng trời, vùng biển

Thu hồi vốn, lợi nhuận, lợi nhuận


13 sau thuế, chênh lệch thu chi của 180,000 690,838 383.8 340,000 322,507 94.9 140,000 418,978 299.3 280,000 218,114 77.9
NHNN

14 Thu khác ngân sách 233,700 323,224 138.3 280,000 717,152 256.1 378,000 425,373 112.5 350,000 419,458 119.8

Thu từ quỹ đất công ích và thu


30,000 34,668 115.6 32,000 23,528 73.5 16,000 26,716 167.0 16,000 20,470 127.9
15 hoa lợi công sản khác

(Nguồn báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017 - 2020 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)

3.1.3. Thực trạng tình hình kiểm tra hồ sơ thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
trong các năm 2017 – 2020.
a. Tình hình thuế GTGT thực thu từ doanh nghiệp thuộc khu vực địa phương trong các
năm 2017 – 2020.
Trong năm 2017, tỉnh Khánh hòa đã chịu ảnh vô cùng nặng nề từ biến đổi khí hậu đặc biệt là
từ cơn bão số 12 đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các mặt của đời sống xã hội. Tuy
nhiên, nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn vượt mức kế hoạch được Tỉnh đặt ra đầu năm. Trong đó một
số chỉ tiêu biểu như: thu ngân sách Nhà nước tăng và vượt dự toán, trong đó thu nội địa đạt
13.804 tỷ đồng, vượt 11,0% so với dự toán. Mặc dù vậy, ảnh hưởng từ cơn bão vẫn tác động
mạnh mẽ đến các doanh nghiệp ở địa phương. Có thể thấy mức thực thu từ thuế GTGT tại các
doanh nghiệp này (609.216 tỷ đồng) thấp hơn rất nhiều so với số DTPL đề ra đầu năm là
950.7 tỷ đồng.
Trong năm 2018, tình hình thu nội địa trên địa bản tỉnh Khánh Hòa lại vô cùng khả quan dù
cho vẫn bị chịu ảnh hưởng từ dư âm của cơn bão số 12. Theo số liệu trên bảng 3.1 có thể thấy
thu nội địa mà Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thu được trong năm (15.063 tỷ đồng) tăng xấp xỉ 1,1
lần so với số tổng thu nội địa năm 2017 (13.084 tỷ đồng) và vượt 6% mức dự toán pháp lệnh
đề ra đầu năm. Trong các khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp Nhà
nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì khu vực doanh nghiệp Nhà
nước địa phương có số tổng thu tốt nhất, đạt 3.027 tỷ đồng, trong đó riêng thuế GTGT thực

30
thu đạt mức 87% - 592.094 tỷ đổng so với dự toán pháp lệnh 679 tỷ đồng. Các doanh nghiệp
còn lại cũng đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả trên là
do các bộ phận đã đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, quản lý thuế
nghiêm túc theo đúng các yêu cầu của UBND tỉnh, của Tổng cục Thuế.
Vào năm 2019, trước khi đại dịch bắt đầu hoàn hành, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp
tục phát triển, nhiều chỉ tiêu tăng khá so cùng kỳ; hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch
phát triển; việc khai trương đường bay thẳng Thái Lan - Cam Ranh làm tăng lượng khách
quốc tế đến Nha Trang ... Bên cạnh đó, tình hình chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn
chưa phục hồi; chưa phát sinh dự án giao đất mới; các doanh nghiệp có số nộp lớn gặp khó
khăn do thiếu nguyên liệu, doanh thu giảm dẫn đến số nộp giảm so với năm 2018. Tổng thu
nội địa của tỉnh đạt mức 15.708 tỷ đồng, vượt 0,3% so với dự toán đầu năm đưa ra là 15.665
tỷ đồng và tăng 4,3% so với tổng số thu cùng kỳ năm trước. Có đến 10/17 khoản thu nội địa
đạt và vượt dự toán trong năm. Trong đó số thu từ thuế GTGT từ các doanh nghiệp địa
phương đạt 559.572 tỷ đồng đạt đến 90% so với số dự toán 664 tỷ đồng..
Qua đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch cùng với tác động từ điều kiện thời tiết cực
đoan làm cho nền kinh tế trên địa bàn giảm sút, tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh
doanh. Các tác động này thể hiện qua sự giảm nhẹ trong số tổng thu nội địa đạt 11.649 tỷ đồng
đạt 73% so với dự toán 15.973 tỷ đồng và bằng 74% so với số tổng thu năm 2019. Trong đó số
thu thuế GTGT của các doanh nghiệp địa phương chỉ đạt mức 71% giảm 209 tỷ đồng so với
mức dự toán đầu năm đề ra 709 tỷ đồng. Bên cạnh đó trong năm 2020, Cục Thuế tỉnh Khánh
Hòa đã tích cực chỉ đạo các chi cục thuế triển khai các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ
kịp thời các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhỏ để giảm bớt khó khăn, thúc đẩy hoạt động
sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn thu cho ngân sách như thường xuyên rà soát các thủ tục,
quy trình nghiệp vụ đảm bảo việc triển khai đúng, hạn chế các vướng mắc trong quản lý thuế;
đối thoại kịp thời với NNT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; quan tâm đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, ưu tiên triển khai thực hiện giao dịch điện tử giữa NNT với cơ quan thuế.

31
Thuế GTGT thực thu từ khu vực DN địa phương
DTPL Thực hiện % thực hiện

1,000,000 100%
90%
900,000 87% 90%

800,000 80%
71%
64%
700,000 70%
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG

600,000 60%

500,000 50%

400,000 40%

300,000 30%

200,000 20%

100,000 10%

0 0%
2017 2018 2021 2020

Biểu đồ 3.1 Số thuế GTGT từ khu vực DN địa phương thực thu so với số dự toán trong năm
2017– 2020.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy được rằng, nguồn thu từ phía thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ
lệ khá lớn trong tổng số nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp địa phương. Chính vì vậy, vấn đề
đặt ra là làm sao tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ và truy thu bổ sung lại số thuế đã mất và
nộp tiền về cho ngân sách Nhà nước theo đúng quy định.
b. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế và số thuế GTGT truy thu, xử phạt trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa từ năm 2017 -2020.
Trong đó số
Số hồ sơ kiểm tra Số hồ sơ đã kiểm Số thuế truy thu
Năm thuế GTGT đã
theo kế hoạch tra và xử phạt
truy thu
(ĐVT: triệu đồng)

2017 1,440 1,094 144,034 43,210

2018 1,122 1,211 173,739 61,503

2019 1,181 1,284 216,776 62,865

2020 1,233 1,247 183,669 34,897


Bảng 3.2 Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế và số thuế GTGT truy thu, xử phạt trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017 -2020.

32
Qua bảng số liệu cho thấy số hồ sơ thuế kiểm tra và số thuế truy thu sau kiểm tra tăng dần qua
các năm. Do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, người nộp thuế có tình trạng tìm mọi cách
để gian lận trốn thuế, nợ thuế.
Tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, trong năm 2017 lượng hồ sơ thuế của NNT được xử lý trên
thực tế đạt 76% thấp hơn 346 hồ sơ so với kế hoạch đề ra 1,440 hồ sơ. Tuy không đạt được
100% chỉ tiêu đề ra nhưng với sự cố gắng, nỗi lực của các công chức kiểm tra đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ được đề ra. Đến năm 2018, số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra vượt 8% so
kế hoạch đề ra đầu năm và hơn đến 10% so với năm trước. Năm 2019, số lượng hồ sơ được
kiểm tra lại tiếp tục vượt hơn kế hoạch đề ra 9%, đến năm 2020 thì lượng hồ sơ đã kiểm tra đạt
1,247 hồ sơ thấp hơn năm 2019 là 43 hồ sơ nhưng vẫn vượt mức kế hoạch đề ra đạt mức
101%.

Số hồ sơ thuế kiểm tra theo kế hoạch và thực tế


1,600 108% 109% 120%
101%
1,400
100%
1,200
76% 80%
1,000

800 60%

600
40%
400
20%
200

0 0%
2017 2018 2019 2020

Số hồ sơ kiểm tra theo kế hoạch Số hồ sơ đã kiểm tra % hoàn thành theo kế hoạch

Biểu đồ 3.2: Số hồ sơ thuế kiểm tra theo kế hoạch và thực tế trong năm 2017– 2020.
Trong đó số thuế truy thu và xử phạt trong năm 2017 đối với thuế GTGT nói riêng là 43.210
tỷ đồng chiếm 30% trên tổng số 14.034 tỷ đồng thu được. Qua năm 2018 số thuế GTGT thu
được tăng lên 61.503 tăng 42% so với năm 2017 và đạt 35% trên tổng số thuế truy thu và xử
phạt được trong năm. Đến năm 2019, số thu thuế GTGT tiếp tục tăng mạnh khi chiếm 29%
trên tổng 216.776 tỷ đồng cao hơn sơ với năm 2018 đến 1.362 tỷ đồng. Vào năm 2020, khi
hoàn cảnh bất ổn hơn nhiều so với các năm tiền nhiệm, số thu thuế GTGT cũng bị tác động
nhiều khi số thu giảm mạnh thấp hơn 55% so năm trước khi chỉ thực hiện truy thu và xử phạt
liên quan đến thuế GTGT được 34.897 tỷ đồng trên 183.669 tỷ đồng tổng số thu thuế truy thu
và xử phạt,

33
Số tiền thuế GTGT truy thu và xử phạt
250,000 40%
35%
35%
30%
200,000
30%
29%
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG

150,000 25%

20%
19%
100,000 15%

10%
50,000
5%

0 0%
2017 2018 2019 2020

Số thuế GTGT đã truy thu Tổng số thuế truy thu và xử phạt


% số thuế GTGT đã truy thu

Biểu đồ 3.3: Số tiền thuế GTGT truy thu và xử phạt so với tổng số thuế truy thu và xử phạt
trong năm 2017– 2020.
3.1.4. Các rủi ro trong quy trình thực hiện kiểm tra thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa.
a. Rủi ro có trong quy trình kiểm tra thuế GTGT:
Đối với quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế nói chung và quy trình kiểm tra thuế
GTGT của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế nói riêng, có thể thấy quy trình vẫn chưa có
các quy định cụ thể về kiểm tra đối với các tờ khai bổ sung, tờ khai điều chỉnh của doanh
nghiệp sau khi doanh nghiệp đã nộp tờ khai thuế GTGT lần đầu.
Do chính sách thay đổi liên quan đến việc bãi bỏ các quy định yêu cầu tờ khai cần kèm theo
bảng kê hàng hóa như trước kia dẫn đến việc xuất hiện các rủi ro thiếu thông tin khi cán bộ
Kiểm tra thực hiện thủ tục đánh giá trên cơ sở so sánh tỷ lệ tổng trị giá hàng hóa, dịch vụ bán
ra kỳ này với kỳ trước kết hợp với so sánh với tỷ lệ tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào kỳ
này so với kỳ trước. Để đánh giá sự biến động của việc kê khai doanh thu và thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra nhằm mục đích phát hiện ra các nguy cơ doanh nghiệp bán
hàng không ghi nhận doanh thu, hoặc không xuất hoá đơn, hoặc khai trùng hoá đơn hàng hoá
mua vào của các kỳ trước đó, hoặc mua hóa đơn khống, hóa đơn để hợp thức hóa đơn đầu vào.
Bên cạnh đó, việc đang triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa bàn tỉnh vẫn chưa đi vào
hoàn thiện chi tiết và còn khá lạ lẫm đối với DN khiến cho việc kiểm tra tờ khai thuế GTGT
của cán bộ và đoàn kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở khi phải vừa thực hiện kiểm tra
trên giấy và kiểm tra trên hệ thống còn nhiều sai sót.
3.2. Các rủi ro đối với hoạt động kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Khánh Hòa.

34
3.2.1. Rủi ro từ bên ngoài
Rủi ro 1: Doanh nghiệp cố tình kê khai doanh thu tính thuế GTGT sai thời điểm hoặc kê khai
khống chi phí, làm ảnh hưởng đến tính chính xác doanh thu tính thuế GTGT trong năm (tổng
doanh thu trên các tờ khai quý, tháng) gây ra chênh lệch với doanh thu tính thuế TNDN (trên
quyết toán thuế TNDN hoặc BCTC) nhằm làm giảm số thuế GTGT phải nộp.
Rủi ro 2: Doanh nghiệp cố tình xuất hóa đơn với giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu hoặc
không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích “giấu” đi
doanh thu bán hàng thực tế dẫn đến việc trốn thuế của doanh nghiệp hay việc doanh nghiệp
lấy hóa đơn đầu ra bị dư ra để bán cho doanh nghiệp khác để thu tiền.
Rủi ro 3: Doanh nghiệp cố tình kê khai trùng hóa đơn đầu vào, kê khai sót hóa đơn đầu ra dẫn
đến sự chênh lệch giữa hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra để báo lỗ với mục đích trốn thuế
đồng thời kéo dài thời gian hưởng ưu đãi thuế;
Rủi ro 4: Doanh nghiệp cố ý nhận tiền thanh toán khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua tài
khoản cá nhân, để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai doanh thu; đối với các giao dịch trên
20 triệu VNĐ thì không thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng dẫn đến kê khai thiếu số
thuế phải nộp.
Rủi ro 5: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế của
doanh nghiệp.
3.2.2. Rủi ro từ bên trong
Rủi ro 6: Công chức thuộc bộ phận kiểm tra hồ sơ khai thuế thông đồng, bắt tay với người nộp
thuế, khi kiểm tra tờ khai, phát hiện sai phạm nhưng không đề nghị đưa vào danh sách thông
báo cần thực hiện điều chỉnh, bổ sung thông tin trước khi chuyển sang các bộ phận chức năng
sau để thực hiện xử lý.
Rủi ro 7: Công chức thuế tại bộ phận kiểm tra thuế thông đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình với các công chức thuế ở các bộ phận liên quan đến quy trình như bộ phận kê khai-
kế toán thuế để tiếp tay cho doanh nghiệp thực hiện việc trốn thuế khi kiểm tra hồ sơ khai thuế
của doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan thuế, gây ra tổn thất cho NSNN.
Rủi ro 8: Nhận diện chưa chính xác về các chỉ số rủi ro thuộc hồ sơ khai thuế của doanh
nghiệp có khả năng gian lận thuế do cơ sở dữ liệu thông tin NNT chưa đầy đủ cũng như cơ
quan thuế vẫn chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống hỗ trợ kiểm tra (TTR) trong việc phân tích,
đánh giá chỉ số rủi ro của NNT hay các chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan
thuế.
Rủi ro 9: Đoàn kiểm tra không phát hiện kịp tời các sai phạm của doanh nghiệp phát sinh
trong giai đoạn đi thực hiện kiểm tra do nội dung, khối lượng công việc thực tế tiến hành bị
quá tải so với sự hạn chế về thời gian kiểm tra, thiếu hụt nhân lực.
Rủi ro 10: Phân công, phân nhiệm chưa hợp lý khi một công chức được phân công kiểm tra
nhiều sồ sơ khai thuế của NNT dẫn đến khả năng nhầm lẫn, cố ý bỏ sót một vài chỉ tiêu quan
trọng trong việc đánh giá các chỉ tiêu trên tờ khai thuế của NNT là rất cao.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát hoạt động kiểm tra thuế GTGT

35
của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
3.3.1. Khách quan
Tình hình kinh tế địa phương có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn tồn động nhiều khó khăn, hiệu
quả kinh doanh thấp. Một số khoản thu, sắc thuế quan trọng tăng trưởng thấp. Cục Thuế đã
tích cực triển khai kịp thời, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, chỉ đạo phân tích, đánh giá các
nguồn thu từng sắc thuế, khu vực, địa bàn, trong công tác kiểm tra thuế để đôn đốc kịp thời
các khoản thu vào ngân sách Nhà nước.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng khá đáng kể đến công tác
kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng. Khi công tác kiểm tra thuế bị hạn
chế nhiều do các chỉ thị giãn cách xã hội khiến cho công tác kiểm tra thuế của đoàn kiểm tra bị
giới hạn về mặt nhân lực, thời gian. Không những thế các doanh nghiệp trên địa bàn cũng bị
ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch khi phần lớn nợ thuế thuộc về các doanh nghiệp, các hộ
kinh doanh vừa và nhỏ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong tình trạng kinh doanh thua
lỗ, hoạt động cầm chừng, trên đà phá sản, tình trạng doanh nghiệp nợ ngân hàng, nợ khách
hàng ngày một nhiều nên luôn tránh né việc nộp thuế hay đơn cử tình trạng doanh nghiệp trốn
nợ, doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán do đó các vấn đề kê khai về thuế GTGT
cũng do đó bị ảnh hưởng. Từ đó, dẫn đến doanh nghiệp không thanh toán được tiền nợ thuế
nhưng theo Luật định thì chưa được khoanh nợ, chưa được xóa nợ, tiền chậm nộp vẫn phải
tính liên tục từ đó gánh nặng nợ ngày một gia tăng lên người nộp thuế.
3.3.2. Chủ quan
Trong điều kiện hạn chế về số lượng công chức kiểm tra thuế như một số các bộ kiểm tra tuổi
cao, trình độ tin học, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ;
bên cạnh việc phải hoàn thành nhiệm vụ, số lượng hồ sơ thuế phải kiểm tra được kế hoạch đề
ra thì các công chức kiểm tra thuế còn phải thực hiện hàng loạt những nhiệm vụ chuyên môn
khác như công tác phối hợp với các ngành công an tuy nhiên một số cán bộ còn chưa chủ động
trong công việc cũng như chưa chủ động phối hợp với các ngành, chức năng trong thực thi
công vụ. Sự phân công, bố trí nguồn lực của Cục Thuế còn nhiều khó khăn khi nguồn nhân lực
không đồng đều giữa các bộ phận dễ có khả năng diễn ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân
lực, bên cạnh đó thiếu sự quan tâm, đôn đốc kiểm tra công chức thực hiện nhiệm vụ cũng một
phần nào góp phần làm giảm đi hiệu quả quản lý, hiệu quả công việc. Một số phòng chức năng
chưa thật sự quan tâm đến việc hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn cho các Chi cục thuộc tỉnh,
nhiều thông tin, vấn đề phát sinh chưa được nắm bắt kịp thời nên việc tham mưu cho Lãnh đạo
Cục thuế giải quyết bị trì hoãn.
3.3.3. Công nghệ kỹ thuật.
Nhìn chung công tác ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần giúp các công chức đạt được
kết quả, phục vụ tốt cho NNT và hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý của cơ quan Thuế. Tuy
nhiên vẫn còn hạn chế trong kết cấu hạ tầng thông tin của ngành dẫn đến các hạn chế trong
công tác hỗ trợ khắc phục các lỗi phát sinh của ứng dụng như tốc độ xử lý chậm, phải thường
xuyên thực hiện nâng cấp hệ thống khi đường truyền mạng xảy ra tình trạng quá tải.
Trinh độ tin học của công chức thuế nói chung và công chức bộ phận tin học nói riêng còn
nhiều điểm hạn chế, chưa thật sự đáp ứng cho nhu cầu công việc. Công chức làm công tác

36
kiểm tra thuế chưa được phân quyền sử dụng phần mềm đầy đủ để tra cứu các ứng dụng quản
lý thuế và thậm chí có trường hợp công chức chưa thành thạo về tra cứu ứng dụng dẫn đến rất
trở ngại trong việc kiểm soát dữ liệu cũng như gắn trách nhiệm nếu như có sai sót xảy ra.
3.3.4. Chính sách, quy định chưa được thống nhất
Ngành thuế đang cùng cả nước thực hiện cải cách hành chính, các chính sách thuế cũng đang
được sửa đổi để hoàn thiện. Tuy nhiên, tần suất thay đổi quá nhiều, bên cạnh đó, công tác
tuyên truyền của công chức thuế lại chưa kịp thời dẫn đến việc NNT còn chậm trễ trong việc
cập nhật những quy định, chính sách mới. Do đó dễ dẫn đến tình trạng khai sai ảnh hưởng đến
công tác quản lý thuế.
Việc yêu cầu các đơn vị phải lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến việc cắt giảm,
đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vào kế hoạch cải cách hành chính
năm 2020 và các năm tiếp theo, để triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính gặp nhiều
trở ngại khi thực hiện tại đơn vị. Việc tăng cường tuyên truyền về việc triển khai và kết quả
thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành thuế
còn gặp nhiều trở ngại tại thời điểm đặc biệt khi dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn
toàn. Sự chậm trễ trong việc cập nhật, công khai kết quả cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh của ngành trên Trang thông tin điện tử của Cục Thuế gây ảnh
hưởng đến người nộp thuế trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin.
3.4. Kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa.
3.4.1. Môi trường kiểm soát
Có thể thấy yếu tố quan trọng góp phần cấu tạo nên một môi trường kiểm soát tốt phải nhắc
đến đầu tiên đó là con người. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đang từng bước hoàn thiện bộ máy tổ
chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra
thuế GTGT nói riêng thông qua việc áp dụng các ứng dụng số vào quy trình thực hiện cũng
như thực hiện cải cách các thủ tục hành chính liên quan nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt
động và đạt được mục tiêu ngành Thuế đã đề ra.
Đoàn kiểm tra thuế khi tiến hành bước lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT luôn
chú trọng trong việc lựa chọn cán bộ phụ trách. Bước đầu tiên trong quy trình thường được
thực hiện bởi các công chức là những cán bộ có thâm niêm cao trong ngành, có kỹ năng xử lý
tình huống tốt, được đào tạo cơ bản lẫn chuyên sâu về mặt chuyên môn và có tư cách đạo đức
tốt, tuân thủ các quy định của phát luật và chấp hành thực hiện nghiêm túc đúng theo các văn
bản hướng dẫn của ngành và luôn cư xử đúng với chuẩn mực đạo đức của một công chức Nhà
nước.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn được xem là nhân tố hàng đầu tác động đến việc đánh
giá tính hữu hiệu của công tác kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa khi ban lãnh đạo
Cục thường xuyên quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng công chức, phát huy tinh thần đoàn
kết, thống nhất, yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.4.2. Đánh giá rủi ro
Nhìn chung những rủi ro mà Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa gặp phải cũng là những rủi ro của các
Chi Cục trên địa bàn và toàn ngành thuế như việc NNT lập hóa đơn không, không lập hóa đơn

37
để trốn thuế GTGT, làm giả sổ sách, chứng từ, hóa đơn, bỏ ngoài sổ sách các khoản thanh toán
nhằm mục đích gian lận số thuế phải nộp cho Nhà nước. Bên cạnh đó còn phải nhắc đến rủi ro
xuất phát từ việc công chức kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp với doanh nghiệp.
Công chức khi thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro NNT đều thực hiện tốt công
việc của mình với sự hỗ trợ của chương trình công nghệ thông tin TPR kết nối trực tiếp với
kho cơ sở dữ liệu số của NNT trên hệ thống tập trung. Đây là bước cải cách nhằm hạn chế sai
sót trong việc xem xét một lượng lớn tài liệu, hồ sơ giấy như trước đây gây nhiều phiền hà và
mất nhiều thời gian cho các công chức trong việc thu thập tài liệu để đánh giá cũng như cho
doanh nghiệp trong việc lưu trữ các chứng từ liên quan để nộp hồ sơ khai thuế mà hiệu quả
đem lại là rất thấp. Tuy nhiên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) vẫn còn tồn đọng nhiều
lỗi liên quan đến nghiệp vụ, tính kịp thời gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và theo dõi số
liệu của cán bộ.
3.4.3. Hoạt động kiểm soát rủi ro
3.4.3.1. Đối với rủi ro đến từ doanh nghiệp
Hoạt động kiểm soát rủi ro 1: Để tránh tình trạng doanh nghiệp kê khai sai các chỉ tiêu nhằm
làm giảm số thuế phải nộp. Kiểm tra tờ khai thuế của doanh nghiệp, thực hiện đối chiếu với
các kỳ trước, so sánh các chỉ tiêu có dấu hiệu bất thường như doanh thu, chi phí trên tờ khai
của doanh nghiệp đảm bảo tình phù hợp, rà soát lại những hóa đơn có dấu hiệu sai phạm và
đối chiếu lại với các biên bản điều chỉnh hóa đơn kèm theo để đảm bảo tính chính xác, nếu
phát hiện sai sót cán bộ Kiểm tra yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh, bổ sung thông tin trên tờ
khai đúng quy định và cơ quan thuế cần ra quyết định xử phạt tùy theo từng trường hợp cụ thể
đối với tình trạng chậm nộp tờ khai thuế.
Để phát hiện tình trạng khai khống chi phí của doanh nghiệp, cán bộ Kiểm tra thực hiện lấy
mẫu kiểm tra, đối chiếu thực tế một số hóa đơn có dấu hiệu nghi vấn, doanh số hóa đơn cao.
Kiểm tra, đối chiếu số chi tiết và báo cáo tổng hợp có khớp đúng không, nếu không khớp đúng
đề nghị doanh nghiệp giải trình, xử lý truy thu thuế, ấn định thuế.

38
Hoạt động kiểm soát rủi ro 2: Yêu cầu NNT cung cấp tập tin tổng hợp tất cả các báo cáo thuế
tập tin bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ. Kiểm tra kỹ các nội dung
được phản ánh trên hóa đơn đầu ra: tên, địa chỉ, mã số thuế người mua, tên hàng hóa, đơn vị
tính, số lượng, đơn giá, thành tiền…., xem xét, đối chiếu với tập tin NNT cung cấp để kiểm tra
có khớp với số bảng kê hóa đơn, chứng từ đầu ra trong kỳ của doanh nghiệp để tránh tình
trạng doanh nghiệp lập các hóa đơn sai tên, địa chỉ người mua, sai số tiền nhưng đúng mã số
thuế với mục dích làm giảm số thuế phải nộp.

39
Hoạt động kiểm soát rủi ro 3: Kiểm tra, đối chiếu số lượng hóa đơn đầu ra với số lượng hóa
đơn đầu vào. Kiểm tra xem xét số lượng hóa đơn đầu ra doanh nghiệp đã sử dụng, đã xóa bỏ,
các hóa đơn hủy doanh nghiệp có lưu lại biên bản thu hồi hoặc kiểm tra hóa đơn thay thế
doanh nghiệp đã xuất, để tránh tình trạng doanh nghiệp cố tình làm giảm đi số hóa đơn đầu ra
gây mất cân bằng giữa hóa đơn đầu ra và đầu vào.
Đánh giá sự biến động của việc kê khai doanh thu và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua
vào, bán ra. Nếu tỷ lệ tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào kỳ này so với kỳ trước tăng bất
thường trong khi tỷ lệ tổng trị giá hàng hóa, dịch vụ bán ra kỳ này so với kỳ trước giảm thì có
khả năng cao xảy ra tình trạng bán hàng không ghi nhận doanh thu, hoặc không xuất hoá đơn,
hoặc khai trùng hoá đơn hàng hoá mua vào của các kỳ trước đó, hoặc mua hóa đơn bất hợp
pháp để hợp thức hóa đơn đầu vào.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển lỗ để tăng thời gian ưu đãi thuế. Kiểm
tra các chi phí phát sinh thực tế trên hóa đơn, chứng từ gốc mà doanh nghiệp sử dụng có khớp
với doanh thu phát sinh hay không, đồng thời đối chiếu kết quả kê khai với các doanh nghiệp
cùng ngành nghề, kịp thời phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp, yêu cầu khai điều chỉnh
bổ sung đúng quy định.
Hoạt động kiểm soát rủi ro 4: Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai nhưng có vấn
đề như (bị mất bản gốc, số tiền lớn hơn 20 triệu nhưng không chuyển tiền qua ngân hàng, sai
tên, địa chỉ, mã số thuế….). Các hóa đơn bị mất bản gốc, cán bộ Kiểm tra tra thực hiện đối
chiếu giữa bản sao chụp mà NNT cung cấp với các công văn báo mất mà NNT trước đó đã
nộp cơ quan thuế.
Đối chiếu lại bản sao kèm theo của chứng từ thanh toán đối với các hoá đơn mua hàng có giá
trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên với trong tập sổ phụ ngân hàng để kiểm tra tính hiện hữu của
giao dịch và động thời kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch.

40
Hoạt động kiểm soát rủi ro 5: Công chức kiểm tra tại cơ quan thuế thực hiện kiểm tra chứng từ
gốc của doanh nghiệp, đối với các khoản chi không liên quan đến doanh thu phát sinh, thực
hiện loại chi phí không hợp lý khi tính thuế. Đồng thời kết hợp kiểm tra tính liên tục của báo
cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng/quý của doanh nghiệp doanh nghiệp xem xét tính
đầy đủ theo thủ tục thông báo phát hành hóa đơn (DN phải tiến hành đưa ra thông báo phát
hành hóa đơn 5 ngày trước khi sử dụng).
3.4.3.2. Đối với rủi ro đến từ công tác kiểm tra thuế GTGT.
Hoạt động kiểm soát rủi ro 6: Công chức kiểm tra thuế thông đồng với NNT khi kiểm tra tại
trụ sở người nộp thuế. Lãnh đạo Cục Thuế thực hiện giao cho Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ

41
người nộp thuế thực hiện hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, cùng với việc
phát phiếu khảo sát kín cho các doanh nghiệp được kiểm tra tại trụ sở để thu thập ý kiến và
đánh giá về mức độ hài lòng, hiệu suất làm việc của công chức thuế. Nếu phát hiện các hành
vi sai phạm của cán bộ, thực hiện xử lý nghiêm theo quy định Tổng cục.
Hoạt động kiểm soát rủi ro 7: Tránh tình trạng các công chức thuế thông đồng cùng nhau lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tiếp tay cho doanh nghiệp khi kiểm tra hồ sơ tại cơ quan
thuế thì Lãnh đạo cơ quan thuế cần tăng cường trong các công tác giám sát, luân chuyển cán
bộ Kiểm tra giữa các đội kiểm tra thuế, nhân sự của các phòng chức năng nhằm hạn chế rủi ro
tư lợi, sự thông đồng trong nội bộ cơ quan thuế, che giấu sai phạm cho doanh nghiệp nhằm
trục lợi cho cá nhân, gây hậu quả nghiệm trọng trong công tác kiểm tra thuế GTGT. Thành
viên đoàn kiểm tra và đại diện theo pháp luật của NNT thực hiện kiểm tra kỹ nội dung trong
các văn bản kiểm tra, thực hiện ký từng trang Biên bản xác nhận số liệu; thực hiện điều chỉnh
Quyết định Kiểm tra thuế khi thay đổi thành viên Đoàn kiểm tra; xem xét thủ tục ủy quyền
làm việc của NNT với Đoàn kiểm tra thuế.
Hoạt động kiểm soát rủi ro 8: Khi cán bộ Kiểm tra thuế nhận diện không đúng về hồ sơ khai
thuế của doanh nghiệp có khả năng gian lận thuế do hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin NNT
(TMS) chưa đầy đủ và sự thiếu ổn định của ứng dụng hỗ trợ kiểm tra (TTR) cho việc phân
tích, đánh giá rủi ro hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Thủ tục kiểm soát cần thực hiện là tăng
cường công tác đào tạo, phối hợp cùng bộ phận tin học tại Cục mở các khóa huấn luyện ngắn
nâng cao kỹ năng tin học cho mỗi cán bộ thực hiện công tác kiểm tra nói riêng và toàn bộ công
chức thuế nói chung,
Hoạt động kiểm soát rủi ro 9: Để ngăn ngừa tình trạng đoàn kiểm tra không phát hiện kịp thời
các sai phạm của doanh nghiệp thực sự có phát sinh do bị hạn chế về nhân lực thì các cán bộ
trong đoàn kiểm tra cần chủ động thực hiện nghiêm công tác kiểm tra thuế GTGT của NNT tại
trụ sở cơ quan thuế, xử lý triệt để các hành vi vi phạm, với chủ đích gian lận nhằm trốn thuế
của doanh nghiệp. Cần chủ động tác động đến tinh thần tự giác thực hiện đúng theo pháp luật
của doanh nghiệp trong công tác kê khai thuế, để làm giảm tình trạng gian lận thuế GTGT
cung như bảo vệ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Hoạt động kiểm soát rủi ro 10: đại diện đoàn kiểm tra thuế ký từng trang các biên bản trong hồ
sơ thanh tra, kiểm tra; lập biên bản bàn giao hồ sơ, lưu trữ. Các thành viên đoàn thanh tra,
kiểm tra thuế lập biên bản xác nhận số liệu đúng theo nội dung được Trưởng đoàn phân công;
căn cứ trên Quyết định kiểm tra thuế ghi đúng theo quy định; lập Nhật ký thanh tra, kiểm tra
thuế phù hợp với quy định; lưu ý đảm bảo theo quy trình các mẫu biểu của đoàn thanh tra,
kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.
3.4.4. Thu thập thông tin hỗ trợ, công tác truyền thông
Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các
chính sách thuế mới ban hành. Đẩy mạnh tuyên truyền khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện
tử, thực hiện hóa đơn điện tử, Luật Quản lý thuế mới. Tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa luôn quan
tâm đến việc tổ chức đối thoại với NNT để phổ biến cung cấp thông tin và đồng thời ghi nhận
lại các phản ánh trong năm qua và thực hiện xem xét tháo gỡ các khó khăn cho NNT.
Cục thuế tỉnh Khánh Hòa luôn cố gắng thực hiện việc đổi mới cũng như đa dạng hóa các hình

42
thức hỗ trợ NNT nắm bắt kịp thời chế độ chính sách mới về thuế; thông tin cảnh báo rủi ro về
thuế và hướng dẫn trả lời các vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế. Những
cố gắng trên được thể hiện thông qua việc tổ chức các lớp cập nhật chính sách thuế mới ban
hành cho NNT, hướng dẫn kê khai quyết toán thuế hàng năm, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện
tử ...; tổ chức các buổi phổ biến riêng dành cho NNT mới ra kinh doanh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động đối thoại, tham vấn, tiếp nhận, thu thập ý kiến của các tổ
chức, doanh nghiệp về sự phù hợp của quy định hiện hành, liệu có là rào cản, gây khó khăn
đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thuế không; tiếp nhận các giải pháp mới, phương
án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định
liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động kinh
doanh của người nộp thuế thuộc phạm vi tỉnh Khánh Hòa.
3.4.5. Thực hiện việc giám sát
Đối với công tác giám sát việc thực hiện kê khai thuế GTGT của các doanh nghiệp các đoàn
kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa luôn cố gắn thực hiện giám sát đối với các doanh
nghiệp sau khi đã nộp thuế nhưng có dấu hiệu xuất hiện rủi ro, mà các rủi ro này được đánh
giá sẽ gây ảnh hưởng đến công tác thu thuế ở các kỳ sau và gây thất thoát nguồn thu NSNN.
Do đó, đầu mỗi năm trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, các lãnh đạo luôn nhắc nhở, lưu ý
các cán bộ Kiểm tra thuế nên chú ý không nên thực hiện việc loại trừ các doanh đã kê khai có
lãi ra khỏi tầm danh sách đề xuất kiểm tra mà phải tiến hành so sánh, đối chiếu tỷ lệ lãi qua
các năm để xác định có đưa doanh nghiệp đó vào kế hoạch kiểm tra hay không.
Đối với công tác kiểm tra nội bộ cần phải phát huy hơn nữa công tác kiểm tra theo phương
pháp điện tử hóa, nghiên cứu, phân tích rủi ro trong quá trình kiểm soát nội bộ (thực hiện theo
Kế hoạch hằng năm hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế) để có thể kịp thời
phát hiện những tồn tại trong quá trình xử lý công việc và có thể kịp thời phát hiện những sai
sót trong quá trình xử lý công việc của các cán bộ thuộc đoàn Kiểm tra thuế và qua đó có thể
giúp cho công chức thực hiện công tác kiểm tra rút kinh nghiệm nếu có sai sót, không để sai
sót xảy ra trong thời gian dài sẽ gây thất thoát cho NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.
Chương III, bài luận đã tập trung mô tả, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong
công tác kiểm tra thuế GTGT doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, phân tích năm yếu
tố cấu thành nên hệ thống KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động
kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát thông qua việc quan sát, thu thập, so sánh dữ
liệu thực tế tại Cục Thuê tỉnh Khánh Hòa.
Bằng phương pháp thống kê mô tả, tiến hành thống kê, so sánh để đánh giá mức độ hữu hiệu
của các yếu tố thông qua các biểu đồ so sánh tình hình qua bốn năm (2017- 2020). Qua đó rút
ra các kết luận, về những rủi ro đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình kiểm tra thuế
GTGT doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đưa ra các nhận xét cụ thể và kiến nghị nhằm bổ sung,
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong chương IV.

43
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ.
4.1. Nhận xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
4.1.1. Ưu điểm
Trước hết, việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế luôn được cán bộ Kiểm tra
rà soát thường xuyên đối nhằm đánh giá tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ khai thuế trên cơ sở so
sánh, phân tích, đối chiếu với các nguồn thông tin thu thập được. Việc kiểm tra được tiến hành
tại trụ sở cơ quan thuế, cán bộ Kiểm tra không được tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế
(NNT) để tránh gây ra các rủi ro về tư lợi. Nội dung công việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
do bộ phận kiểm tra thực hiện nghiêm túc và bám sát theo quy định từ việc thu thập thông tin,
lựa chọn doanh nghiệp để lập danh sách và lên kế hoạch kiểm tra, ký duyệt bởi người có thẩm
quyền và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ đến việc tiến hành kiểm tra hồ sơ thuế và xử lý kết quả
sau kiểm tra thuế.
Tiếp đến là về việc kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn của doanh
nghiệp. Các công tác kiểm tra đối với việc khởi tạo, in, ban hành và sử dụng hoá đơn đối với
các doanh nghiệp do cơ quan Cục Thuế quản lý đều được quan tâm, chú trọng thông qua việc
thực hiện nghiêm chỉnh theo Quyết định 1403/2015/QĐ-TCT ban hành ngày 28/07/2015 của
Tổng cục Thuế về Quy trình kiểm tra hoá đơn. Qua đó, nội dung kiểm tra hoá đơn không chỉ
là một bước kiểm tra bắt buộc trong quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế mà
còn là một nội dung bắt buộc khi tiến hành kiểm tra theo kế hoạch tại trụ sở NNT.
Hàng năm, các cuộc kiểm tra quyết toán thuế với nội dung kiểm tra tình hình chấp hành pháp
luật về thuế của các doanh nghiệp luôn được tiến hành kết hợp với việc kiểm tra hóa đơn. Với
kết quả đạt được từ sự kết hợp cho thấy, thủ tục kiểm soát đạt được sự hữu hiệu cao khi tấn
suất phát hiện được DN có hành vi vi phạm về hóa đơn như sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp
pháp cao hơn rất nhiều so với khi thực hiện từng thủ tục riêng lẻ và nhờ đó đã kịp thời xử lý
thành công các hành vi vi phạm và cũng như ngăn chặn sớm các hành vi có dấu hiệu trốn thuế,
gian lận thuế, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của
NNT.
Theo đó, việc kiểm tra căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế là công việc
quan trọng trong công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng, liên quan
trực tiếp đến số thu thuế. Hiện nay, ngành Thuế đang thực hiện quản lý thuế theo cơ chế NNT
tự khai, tự nộp hồ sơ khai thuế của mình thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh. Vì thế, mọi
hồ sơ khai thuế có dấu hiệu rủi ro về vi phạm pháp luật về thuế, làm sai lệch căn cứ tính thuế,
làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn, giảm số thuế phải nộp, gây thất thu cho
NSNN đều sẽ được ghi nhận lại và được đánh giá thông qua các phần mềm đánh giá rủi ro của
Cục.
Bên cạnh đó, việc kết hợp nhân lực giữa các bộ phận trong Cục Thuế cũng là một điểm sáng
trong công tác kiểm tra thuế nói riêng và trong công tác quản lý hành chính nói chung khi các
bộ phận thuộc đơn vị kiểm tra có sự kết hợp với bộ phận kê khai và kế toán thuế trong công
tác xây dựng hệ thống dữ liệu về NNT để có thể đảm bảo sự cập nhật liên tục của các dữ liệu
mang tính chất quan trọng cung như làm tăng thêm tính chính xác của cơ sở dữ liệu NNT. Bên
cạnh việc cán bộ Kiểm tra thuế đã sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở

44
dữ liệu của ngành (TMS, TPR...) khi kiểm tra hồ sơ khai thuế, thì các cán bộ Kiểm tra cũng
thực hiện xem xét lại những dữ liệu thông tin của NNT chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu
của ngành để kiểm tra lại tính chính xác của số thuế phải nộp trong các hồ sơ khai thuế NNT
đã kê khai.
4.1.2. Hạn chế (các rủi ro còn tồn động)
Mặc dù, công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế đã có những điểm sáng tích cực, nhưng vẫn còn
một số hạn chế, tồn tại nhất định. Tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng thì tình trạng thiếu
hụt công chức thuế trong những năm gần đây là khá đáng lo ngại khi số lượng công chức mới
tuyển vào mỗi năm để đào tạo thay thế lại không đủ để bù đắp lại số công chức có thâm niên
cao sắp hết thời hạn công tác.
Vì hạn chế trong số lượng công chức cũng khiến phần nào khó khăn trong việc chú trọng đến
năng lực, trình độ chuyên môn của công chức trong đơn vị cũng như tiến độ triển khai công
tác kiểm tra đôi khi còn chậm so với kế hoạch đề ra; số thuế xử lý sau kiểm tra doanh nghiệp
vẫn còn tình trạng nộp chậm vào NSNN.
Thêm vào đó việc phân bổ nguồn nhân lực giữa các đội, phòng, chi cục thuộc quản lý của Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Khi quá trình luân chuyển vẫn còn nhiều
điểm chưa hợp lý, còn mang tính hình thức. Chính vì thế mà có ảnh hưởng lớn đến công tác
kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng khi rủi ro đến từ sự quen thuộc là rất
cao dễ dẫn đến nguy cơ thông đồng, bắt tay nhau để tư lợi từ các cán bộ Kiểm tra. Điều này
còn cho thấy hoạt động kiểm soát để ngăn ngừa, đối phó rủi ro chưa thực sự hữu hiệu, các cấp
lãnh đạo Cục cần quan tâm chú ý hơn đến việc này để có thể cải thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ.
Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các
trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách. Điều này có thể tác động
lớn đến một số doanh nghiệp thuê kế toán có trình độ chuyên môn hạn chế, dẫn đến thực hiện
sai chế độ chính sách về kế toán cùng như chính sách thuế. Dẫn đến hiệu quả trong việc kiểm
soát ngăn ngừa và dự báo các hành vi vi phạm mới còn chưa thực sự nổi bật.
Bên cạnh một số sai sót của NNT trong xác định căn cứ tính thuế chưa được phát hiện kịp thời
thì xét về mặt nghiệp vụ của công chức kiểm tra hồ sơ khai thuế còn nhiều hạn chế khi tính ổn
định của các phần mềm, ứng dụng để thực hiện công tác phân tích doanh nghiệp là chưa cao
và các phần mềm ứng dụng chuyên sâu trong việc thực hiện phân tích hồ sơ doanh nghiệp thì
chưa được áp dụng tại cơ quan Thuế.
4.1.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguồn nhân lực tại Cục bị hạn chế ở nhiều mặt khác nhau như số lượng, chất lượng, phân bổ,
sự luân chuyển. Số lượng công việc kiểm tra quá nhiều so với thời gian yêu cầu hoàn thành
công việc cũng như số lượng công chức thực hiện kiểm tra thuế vẫn còn bị hạn chế khá đáng
kể dễ dẫn đến tình trạng quá tải công việc khiến cho các cán bộ không thể kiểm soát được hết
tình hình khi đi kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp trong khi số lượng các doanh nghiệp đang
quản lý trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Cùng với đó là việc luân chuyển vị trí công tác
giữa các công chức hay giữa các đội kiểm tra thuế chưa thực sự hiệu quả dự kiến sẽ mất rất
nhiều thời gian để các thành viên trong đội kiểm tra có thể thích nghi và làm quen với môi

45
trường, công việc mới dẫn đến sự gián đoạn và suy giảm hiệu quả trong công việc.
Trong tình trạng các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ngày càng gia tăng với nhiều hành vi
tinh vi nhằm mục đích gian lận, trốn nộp thuế như hiện nay thì việc yêu cầu kinh nghiệm, kỹ
năng giải quyết tình huống thực tế là vô cùng cần thiết. Với nguồn nhân lực trẻ hiện nay tại
Cục với nhiều triển vọng khi có nền tảng học thuật vững chắc cùng với năng lực, chuyên môn
tốt, tuy nhiên phần lớn nguồn nhân lực này vẫn chưa vẫn hoàn thiện về mặt kỹ năng mềm, còn
nhiều hạn chế về mặt phân tích hồ sơ thuế, các bản báo cáo tài chính, chưa có kinh nghiệm
thực tiễn trong kiểm tra thuế, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế toán;
trình độ kiểm tra thuế xử lý, giải quyết các tình huống chưa tương xứng đối với các doanh
nghiệp đa quy mô, đa ngành nghề đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc phân chia trách
nhiệm giữa các công chức nói chung và các cán bộ trong đoàn kiểm tra nói riêng trong Cục.
Bên cạnh việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong công việc giữa các đoàn kiểm tra còn
một vài thiếu sót thì việc phân bổ nguồn nhân lực cũng như công tác luân chuyển công chức
vẫn còn mang tính cục bộ, cả nể khi chưa thực sự có quy định cụ thể về vấn đề này.
Một bộ phận công chức thuế có hành vi liên kết, bắt tay với hành vi trốn thuể của DN, gây thất
thoát nguồn thu cho NSNN. Họ sẽ cung cấp cho DN các phương pháp xử lý hóa đơn sao cho
hợp lệ để giảm đi số thuế phải nộp, hay là làm cho công chức thuế không thể truy thu hay xử
phạt được từ DN khi tiến hành kiểm tra thuế, mà tất cả đều hợp lý về mặt pháp luật. Trong khi
đó, ngành Thuế lại chưa có quy định rõ ràng và đầy đủ các hình thức xử lý sai phạm của công
chức mà chỉ dựa vào pháp lệnh cán bộ công chức, việc xử lý sai phạm phải diễn ra đúng quy
trình, rất chậm trễ do nhiều thủ tục rườm rà nên không nâng cao ý thức trách nhiệm của công
chức trong đơn vị do xử lý không nghiêm khắc.
4.2. Kiến nghị.
4.2.1. Đề xuất kiến nghị trong ngành Thuế
Để quy trình kiểm tra thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đạt được sự hữu hiệu tối ưu
trong hoạt động kiểm tra, tiến hành kiến nghị, đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng cán bộ Kiểm tra Thuế cần thực hiện việc xây dựng và củng
cố đội ngũ làm công tác kiểm tra, thực hiện nâng cao trình độ cá nhân, năng lực, kinh nghiệm
về nghiệp vụ kiểm tra thuế. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp về quản lý
giám sát cho cán bộ Kiểm tra thuế trong khi thi hành nhiệm vụ để phòng ngừa và ngăn chặn
kịp thời các hành vi mang tính tiêu cực.
Thứ hai, cần tăng cường số lượng cán bộ Kiểm tra thuế để đáp ứng nhu cầu kiểm tra thuế, đặc
biệt là kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bố trí nguồn lực giữa các đội một
cách hợp lý, khoa học để tăng cường số lượng cán bộ Kiểm tra thuế.
Thứ ba, về công nghệ kỹ thuật cần quan tâm đến việc tăng cường nâng cấp, cải tạo thư điện tử
của ngành thuế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của người nộp thuế, Cổng
thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để việc cung cấp được thông tin, tài liệu, văn bản giải
trình, tập tin sổ sách kế toán…được kịp thời đồng bộ để đọc được thông tin, tài liệu cung cấp
một cách nhanh nhất.

46
4.2.2. Đề xuất kiến nghị với Cục Thuế
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa cần phải:
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức
mới về kiểm tra thuế, kế toán thuế cho cán bộ công chức kiểm tra trong bộ phận.
- Cần định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra về kiến thức chuyên môn (thuế và kế toán) cho
các cán bộ Kiểm tra thuộc đoàn kiểm tra thuế nói riêng và toàn thể các công chức thuế
của Cục nói chung. Qua đó để đánh giá kịp thời trình độ cán bộ công chức để thực hiện
phân bổ nguồn lực phù hợp với khả năng của mỗi cán bộ.
- Thường xuyên thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ giữa các đoàn kiểm tra, công khai
và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ. Đây là một thủ tục kiểm soát rất quan
trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro từ sự thân thuộc và giảm thiểu các ảnh hưởng
tiêu cực trong đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học
trở lên cần đòi hỏi cán bộ Kiểm tra phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong
công tác và có tâm huyết với nghề.
- Cần thực hiện phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng đoàn trong đơn vị. tổ chức
các đợt kiểm tra nội bộ thường xuyên, đưa ra chính sách cụ thể về việc giám sát công
việc của từng đoàn kiểm tra nhằm giảm thiểu rủi ro.
Cần có một hệ thống phân tích chuyên sâu về hồ sơ của doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các
rủi ro hạn chế việc lập báo cáo tài chính không trung thực, đồng thời tiến hành nâng cấp các
trang thiết bị điện tử, máy móc hiện đại cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống
quản lý người nộp thuế trên trang thông tin điện tử tại Cục để công chức kiểm tra thuế thuận
tiện trong việc theo dõi và giám sát hoạt động kê khai thuế của doanh nghiệp.
Đối với việc kiểm soát quy trình kiểm tra thuế GTGT cần thực hiện một vài sửa đổi, cải thiện
nhỏ để quy trình hoàn thiện hơn giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra như sau:
Để kiểm soát tốt hơn trong việc tiếp nhận, xử lý, đánh giá hồ sơ khai thuế của NNT, cần bổ
sung, sửa đổi Quy trình kiểm tra thuế cụ thể hơn đối với vấn đề kiểm tra tờ khai thuế GTGT
bổ sung, sửa đổi khi doanh nghiệp thực hiện kê khai bổ sung sau khi doanh nghiệp thực hiện
kê khai lần đầu.
Việc hệ thống hóa đơn điện tử được NNT sử dụng đúng cách và đúng mục đích sẽ giúp phần
nào giảm bớt áp lực cho công tác kiểm tra thuế của cán bộ Kiểm tra. Vì thế việc từng bước
thực hiện mở rộng triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với 100% doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh và tiến tới áp dụng cho các hộ cá nhân kinh doanh là vô cùng quan trọng đảm bảo sự
thống nhất trên hệ thống thuận tiện cho việc giám sát và theo dõi NNT của công chức đồng
thời sẽ giúp rút ngắn các khoảng thời gian, tiết kiệm nhân lực so với việc kiểm tra hóa đơn
giấy như trước.
Bên cạnh đó cần thêm sự quan tâm, chú ý đến các hệ thống, ứng dụng hiện đang sử dụng tại
Cục Thuế. Việc hoàn thiện các ứng dụng, nâng cấp hệ thống thông tin, kiểm tra cập nhật
thường xuyên nguồn dữ liệu quản lý, tra cứu hóa đơn điện tử là vô cùng quan trọng khi hiện
phần lớn mọi công tác quản lý thông tin, theo dõi hoạt động, đánh giá kiểm tra dữ liệu của
NNT trên địa bàn và công chức tại Cục Thuế đều phụ thuộc khá nhiều trên nền tảng số.

47
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV.
Tại chương IV đã nêu lên các điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
công tác kiểm tra thuế GTGT doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, để từ đó đưa ra các
kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ này đối với Cục, các Chi
Cục Thuế thuộc tỉnh Khánh Hòa nói riêng và đối với ngành thuế nói chung.
KẾT LUẬN
Đối với một quốc gia, thuế là một nguồn thu quan trọng và là cơ sở cung cấp nguồn tài chính
chủ yếu cho hoạt động công của quốc gia. Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà trực thuộc Tổng Cục
thuế Việt Nam, chịu tác động bởi các chính sách hệ thống KSNB trong ngành thuế nói chung
và Cục thuế nói riêng. Hệ thống KSNB tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nếu được tổ chức và vận
hành hiệu quả sẽ chống được thất thu thuế và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Chính vì thế
công tác kiểm tra thuế được xem như là công việc hàng ngày và cấp thiết cho tất cả hệ thống
trong ngành thuế ở Việt Nam. Công tác kiểm tra tiến hành có hiệu quả sẽ giảm thiểu rủi ro về
thuế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong việc thực hiện kê khai thuế,
tính thuế và nộp thuế, đảm bảo khai đúng, nộp đủ, kịp thời số thuế phải nộp. Nhận thức được
tầm quan trọng đó, cán bộ Kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa luôn hết sức thận trọng
tuân thủ quy trình kiểm tra thuế cũng như việc tác nghiệp chuyên môn của mình. Việc tìm
hiểu thực trạng hệ thống KSNB đối với quy trình Kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa theo 5 yếu tố cấu thành cơ bản của hệ thống sẽ giúp cho Lãnh đạo
tại Cục Thuế thấy được những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân tồn tại Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa trong hệ thống kiểm soát nội bộ của mình, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục và hoàn thiện hơn.

48
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
Mẫu số: 01/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ
Tài chính)

49
50
Phụ lục 2: THÔNG BÁO YÊU CẦU GIẢI TRÌNH, BỔ SUNG THÔNG TIN TÀI LIỆU.
Mẫu số 01/KTTT (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 Bộ Tài
Chính)

51
52
Phụ lục 3: BIÊN BẢN LÀM VIỆC, GIẢI TRÌNH HỒ SƠ THUẾ.
Mẫu số: 02/KTTT (Ban hành kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ
Tài Chính)

53
54
Phụ lục 4: BIÊN BẢN LÀM VIỆC VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
Mẫu số: 09/KTTT (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ
Tài chính)

55
56
Phụ lục 5: BIÊN BẢN KIỂM TRA - THANH TRA
Mẫu số: 04/KTTT (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ
Tài chính)

57
58
59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
COSO. (1992). Internal control- integrated framework.
COSO. (2013). Internal control- integrated framework.
INTOSAIGOV 9100 (2004). Guidelines for internal control standards for public sector.
“Luật thuế GTGT 2008 số 13/2008/QH12”.
“Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT”.
“Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế”.
“Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế”.
“Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019”.
“Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế
giá trị gia tăng”.
“Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế do Tổng
cục Thuế ban hành”.
“Quyết định 1403/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 về Quy trình kiểm tra hoá đơn do Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế ban hành.”
“Quyết định số 188/QĐ-TCT ngày 27/02/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc
ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ ngành thuế.”
“Quyết định số 212/QĐ-TCT ngày 07/3/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban
hành Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế.”
“Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.”
“Quyết định 1529/QĐ-TCT năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế ban hành.”
“Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều Luật thuế giá trị gia tăng.”
“Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều Luật thuế giá trị gia tăng.”
“Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định
12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về
thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”
“Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế

60
giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các
thông tư về thuế.”

61

You might also like