You are on page 1of 53

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA

BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Mục lục

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................3


LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................4
A. PHẦN MỞ ĐẦU:...............................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................6
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỂ TỰ HOẠI XỬ LÍ NƯỚC THẢI TRONG
CÔNG TRÌNH.......................................................................................................7
1.1 Khái quát về bể tự hoại đang sử dụng hiện nay cho việc xử lý nước thải
trong công trình...................................................................................................7
1.1.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bể tự hoại................................7
1.1.2 Vai trò của bể tự hoại trong hệ thống thoát nước công trình...........9
1.2 Các sơ đồ hệ thống thoát nước công trình có sử dụng bể tự hoại hiện nay..10
1.2.1 Sơ đồ tách riêng nước thải từ xí tiểu vào bể tự hoại......................10
1.2.2 Sơ đồ gộp chung các loại nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại........12
1.3 Đánh giá về các sơ đồ thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay......................13
1.3.1 Các loại bể tự hoại.........................................................................13
1.3.2 Đánh giá sơ đồ tách riêng nước thải từ xí tiểu vào bể tự hoại........20
1.3.3 Đánh giá sơ đồ gộp chung nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại.......21
1.3.4 Các vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu........................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN KHI THIẾT KẾ SƠ ĐỒ
THOÁT NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BỂ TỰ HOẠI...................................................21
2.1 Các cơ sở lý thuyết cho việc tính toán bể tự hoại........................................22
2.1.1 Công thức tính toán bể tự hoại.......................................................22
2.1.2 Phạm vi áp dụng và những ưu điểm của bể tự hoại trong hệ thống
thoát nước công trình..............................................................................29
2.2 Những vấn đề liên quan đến sơ đồ hệ thống thoát nước công trình.............29
2.2.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải trong công trình....................29

1
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

2.2.2 Các giải pháp thoát nước và xử lí nước thải..................................30


2.3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng bể tự hoại................................................33
2.3.1 Kinh nghiệm trong nước..............................................................33
2.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài.............................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT THÔNG SỐ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH...................................34
3.1.1 Đặt vấn đề, mục tiêu đối tượng và thời gian nghiên cứu............34
3.1.2 Qui trình và điều kiện thí nghiệm................................................36
3.2 Kết quả thực nghiệm đánh giá nước thải sau bể tự hoại..............................42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm...............................42
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường........................................43
3.2.3. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1..................................................44
3.3 Đề xuất các hồ sơ đồ mạng lưới ống thu gom nước thải trong công trình...46
3.3.1 Đề xuất sơ đồ mạng lưới thu gom có ống thông hơi phụ............46
3.3.2 Đề xuất sơ đồ nước thải từ chậu rửa qua bể thu mỡ....................47
3.3.3 Đề xuất các mô hình áp dụng......................................................47
3.4.1 Đề xuất các kích thước thiết kế bể tự hoại...................................50
3.4.2 Đề xuất các chi tiết cấu tạo bể tự hoại.........................................50
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................53

2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép chúng em gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới:
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, khoa Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và môi trường Đô
Thị, cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Thanh
Phong - người hướng dẫn và cũng là người luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ chúng em trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót;
nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


Tác giả

Nhóm sinh viên

3
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan nghiên cứu này là công trình khoa học độc lập của
cả nhóm. Mọi số liệu khoa học và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và có
nguồn gố rõ ràng

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


Tác giả

Nhóm sinh viên

4
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bể tự hoại được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các công trình nhà ở dân
dụng cũng như các công trình công cộng, trường học, bệnh viện… nhằm xử
lý sơ bộ nước thải trước khi đưa vào mạng lưới cống thoát nước bên ngoài
công trình. Mặc dù đã có khá nhiều những nghiên cứu về bể tự hoại nhưng
trên thực tế các công trình này lại được thiết kế và xây dựng chưa tuân thủ
theo tiêu chuẩn chỉ dẫn và các nghiên cứu chuyên sâu hoặc đơn giản là làm
theo thói quen cảm tính, dẫn đến không đúng bản chất và các thông số làm
việc của bể dẫn đến sự làm việc không tốt hoặc gây tốn kém khi phải tách
các đường ống dẫn các loại nước thải khác nhau thải ra từ các công trình.
Đề tài “Nghiên cứu thông số hoạt động của bể tự hoại trong quá trình
xử lý nước thải sinh hoạt” nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình thiết
kế thi công đường ống thu gom và xử lý nước thải bằng bể tự hoại trong các
công trình dân dụng, công cộng, làm cho mạng lưới thu gom nước thải trong
công trình được đơn giản hơn, giảm bớt số lượng đường ống dẫn nước thải,
giảm thiểu không gian lắp đặt, tiết kiệm về kinh phí xây lắp là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát các ưu nhược điểm của hệ thống thoát nước công trình có sử
dụng bể tự hoại
- Xác định thông số chất lượng nước thải đầu ra của bể tự hoại khi xử lí
toàn bộ nước thải sinh hoạt hộ gia đình
- Đề xuất sơ đồ thoát nước trong công trình có sử dụng bể tự hoại
- Đề xuất các thông số cần thiết khi thiết kế bể tự hoại
3. Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả xử lí nước thải của bể tự hoại trong hệ
thống thoát nước hộ gia đình.
4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy mô bể tự hoại hộ gia đình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm

5
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Phương pháp so sánh


- Phương pháp chuyên gia

6
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

B. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỂ TỰ HOẠI XỬ LÍ NƯỚC THẢI TRONG
CÔNG TRÌNH
1.1 Khái quát về bể tự hoại đang sử dụng hiện nay cho việc xử lý nước thải
trong công trình
1.1.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bể tự hoại
- Bể tự hoại là công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt đồng thời thực hiện
cả hai chức năng: lắng và lên men cặn lắng và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Nước thải
vào thời gian lưu lại trong bể từ 1-3 ngày. Do tốc độ nước chảy trong bể rất chậm
nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh: dưới tác dụng
trọng lượng bản thân các hạt cặn (bùn, phân) rơi dần xuống đáy bể và phần nước
trong sẽ ra khỏi bể. Trong quá trình kỵ khí, các chất hữu cơ trong nước thải và bùn
được các vi khuẩn nấm men phân hủy, sử dụng làm nguồn thức ăn của chúng, tạo ra
sản phẩm cuối cùng là nước, CO2, CH4 và bùn cặn. Các bọt khí hình thành sẽ nổi
lên trên mặt nước và một phần trôi theo nước thải.

- Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trong nhà
trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài.

- Bể tự hoại thường được sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống
thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm
xử lý tập trung hay ngôi nhà đứng độc lập riêng rẽ... Bể tự hoại thường chia ra làm
các loại sau:

 Bể tự hoại thông thường, không có ngăn lọc.

 Bể tự hoại có ngăn lọc, làm sạch với mức độ cao hơn.

 Bể tự hoại cải tiến làm sạch với mức độ cao hơn. Bể tự hoại có thể phục vụ cho
một khu vệ sinh, một công trình hay một nhóm công trình...

- Trong bể diễn ra quá trình lắng cặn, lên men và phân hủy sinh học kỵ khí
lắng cặn.:

+ Lắng cặn: các tạp chất lơ lửng kích thước nhỏ, khó tự lắng cũng có thể
tham gia quá trình nhờ dính bám, đông tụ với nhau và tạo thành các bông
keo tụ lớn dễ lắng hơn.

7
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

+ Phân hủy kỵ khí: các chất hữu cơ trong nước và và bùn được các vi
khuẩn kỵ khí, nấm men phân hủy, sử dụng làm nguồn thức ăn cho chúng,
sản phẩm cuối cùng là nước, CO2, CH4 và bùn cặn.

- Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại


 Quá trình thứ nhất: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lắng
cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh. Dưới tác dụng trọng lượng
bản thân các hạt cặn sẽ rơi xuống dưới đáy bể và nước sau khi ra khỏi bể sẽ
trong. Cặn rơi xuống bể ở đây có các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt
động của vi sinh vật yếm khí.
 Quá trình thứ hai: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lên
men. Sau khi các hạt cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ sẽ bị phân
hủy nhờ có các vi sinh vật yếm khí, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể
tích. Tốc độ lên men của cặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ PH
của nước thải, lượng vi sinh vật trong cặn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên
men càng nhanh.

Hình 1. Cấu tạo bể tự hoại

1.1.2 Vai trò của bể tự hoại trong hệ thống thoát nước công trình

8
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sợ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trong nhà
nước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài.
- Phân huỷ được chất thải rắn.
- Lọc nước thải tránh không gây nghẹt.
- Thu gom bùn đất và lắng đọng chất thải.
- Quá trình phân huỷ sinh học theo mô hình khép kín không gây ô nhiễm môi
trường.
- Có ngăn lọc và làm sạch cao hơn, còn lưu trữ các loại chất thải rắn.
- Vi khuẩn trong bể tự hoại digest, hòa tan và khí hóa chất thải hữu cơ phức
tạp.
 Bể tự hoại thường được sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống
thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm
xử lý tập trung hay ngôi nhà đứng độc lập riêng rẽ.
Hệ thống thoát nước (HTTN) thông dụng nhất để chuyển tải nước thải là
HTTN chung có bể tự hoại. HTTN này được xác định kích thước chủ yếu ñể vận
chuyển một lượng khổng lồ nước mưa, nhưng đồng thời cũng ñể vận chuyển nước
thải toilet và nước thải nhà bếp từ các hộ gia đình đến vị trí thải chưa xử lý. Khi yêu
cầu xử lý nước thải sinh hoạt trở nên cấp bách, do mức ô nhiễm không thể chấp
nhận ñược ñối với các nguồn nước mặt ở ñịa phương ngày càng trầm trọng hơn bởi
sự phát triển quá nhanh của các thành phố, tính thích hợp của HTTN chung, ñặc biệt
ñối với khu dân cư mới, cần phải được xem xét lại.
Theo qui định xây dựng (MOC, 1988), nhà và căn hộ ở các thành phố của
Việt Nam đều phải có bể tự hoại kể cả khi nước thải từ bể tự hoại được thải vào đất,
vào nguồn nước mặt hoặc vào cống thoát nước. Đối với các hộ gia đình riêng lẻ, bể
tự hoại thường có thể tích sử dụng khoảng 2 – 2,5m3, dòng chảy theo phương
ngang và có hai hoặc ba ngăn. Đôi khi, ngăn cuối là một thiết bị lọc kỵ khí dòng
chảy ngược.
HTTN riêng hiện tại thiếu hoàn toàn các thiết bị xử lý nước thải bên ngoài hộ
gia đình, do đó bể tự hoại đóng vai trò quan trọng việc giảm thiểu ô nhiễm và ngăn
ngừa hiện tượng tắc nghẽn các ñường cống thoát nước mưa đường kính lớn. Chi phí
đầu tư đối với HTTN chung có bể tự hoại ước tính vào khoảng 905 USD/hộ, bao

9
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

gồm khoảng 246 USD xây dựng bể tự hoại 2,2m3 và 77 USD chi phí đường ống nối
vào các hộ gia đình. Quyết định duy trì bể tự hoại ñể tách cặn tại hộ gia đình đối với
HTTN riêng mới, phải dựa trên cơ sở xem xét kỹ những ưu ñiểm và nhược ñiểm
của HTTN riêng có bể tự hoại so với HTTN riêng không có bể tự hoại

1.2 Các sơ đồ hệ thống thoát nước công trình có sử dụng bể tự hoại hiện nay
1.2.1 Sơ đồ tách riêng nước thải từ xí tiểu vào bể tự hoại
- Hệ thống này bao gồm công trình xử lý nước thải cục bộ tại gia đình (bể tự
hoại), đường cống thoát nước, trạm xử lý nước thải khu vực và điểm xả nước thải
vào môi trường.
- Hệ thống thoát nước riêng gồm 2 hay nhiều mạng lưới, một mạng lưới dùng
để vận chuyển nước thải bẩn ( như nước thải sinh hoạt), trước khi xả vào
nguồn tiếp nhận phải qua xử lý, một mạng lưới khác dùng để vận chuyển
nước thải quy ước sạch ( nưh nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp
nhận. Tùy theo độ nhiễm bẩn, nước thải sản xuất có thể được vận chuyển
chung với nước thải sinh hoạt (nếu độ nhiễm bẩn cao) hoặc chung với nước
mưa (nếu độ nhiễm bẩn thấp). Nếu nước thải sản xuất có chứa các chất
không thể xử lý chung với nước thải sinh hoạt được hoặc các chất độc hại
( kiềm, axit, …) thì phải vận chuyển trong một mạng lưới riêng biệt. Đây là
loại hệ thống thoát nước cho phép đạt yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường cao
nhất
- Hệ thống thoát nước riêng dễ được áp dụng hơn cả khi xây dựng các khu đô
thị mới, còn phương án thoát nước chung còn gặp phổ biến ở các dự án cải
tạo, nâng cấp các hệ thống thoát nước chung hiện có, cho các khu vực ven
đô, nông thôn. Trong nhiều trường hợp, để tổ chức thoát nước cho các khu
vực khác nhau của các đô thị hiện có, người ta phải áp dụng kết hợp đồng
thời các loại hệ thống nói trên. Chi phí xây dựng và vận hành bảo dưỡng
mạng lưới thoát nước chiếm phần kinh phí rất lớn xong toàn bộ hệ thống
thoát nước. Chính vì vậy giảm chi phí cho hạng mục này, đồng thời vẫn đảm
bảo điều kiện vệ sinh môi trường, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, giúp
cho việc thực hiện dự án trở nên khả thi và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự rò rỉ

10
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

thâm nhập của nước ngầm trên các tuyến cống thoát nước, tỷ lệ đầu nối từ
các đối tượng thải nước rất hạn chế, vv… là những thách thức lớn của mạng
lưới thoát nước theo sơ đồ tập trung
- Hệ thống thoát nước riêng với mạng lưới giản lực. Hầu hết các trường hợp ở
những vùng nông thôn hay viên đô có mức thu nhập thấp, mật độ dân số cao,
thì giải pháp phù hợp hơn cả, được lựa chọn trước tiên, thừa là mạng lưới cầu
thoát nước giản lược. Trên thực tế, các dòng chảy lưu lượng nhỏ sẽ vận
chuyển tốt hơn trong đường ống nhỏ so với đường ống kính lớn. Theo
nguyên tắc đó, nước thải từ các hộ gia đình được dẫn trong các tuyến cùng
cấp ba của hệ thống thoát nước riêng bằng các ống uPVC, sảnh hai bê tông
hoặc bê tông cốt thép đường kính nhỏ tối thiểu 100mm, chôn ông thường
( 0,4mm). Chạy qua sân sau hay dầu vỉa hè vì vậy người ta còn gọi lại mạng
lưới thoát nước này là mạng lưới thoát nước công cộng đồng mạng lấy thân
nước đường kính nhỏ hai mạng lưới thoát nơi chốn lâu. Sơ đồ xuyên tiểu khu
hai thu gom nước thải ở sân sau cho phép giảm chiều dài cống thoát nước từ
sơ sinh cũng lông đường kính cũng nhỏ vậy do đó sẽ giảm đáng kể về chi phí
xây dựng, song khi lượng nước thải cần xử lý nhỏ (không lẫn nước mưa) và
không xả nước mưa là nước thải bệnh ra môi trường như trường hợp hệ
thống thoát nước chung. Các điểm đấu nối trên mạng lưới thoát nước này
thường được bố trí các cửa tiếp cận để thông tắc, nhờ đường kính cống nhỏ,
kín, có thể dùng phương pháp thau rửa đường cống bằng thủy lực dễ dàng và
không tốn kém.

1.2.2 Sơ đồ gộp chung các loại nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại
 Hệ thống này bao gồm công trình xử lý nước thải cục bộ tại gia đình (bể tự
hoại), mạng lưới cống thoát nước và điểm xả nước thải vào môi trường.
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải
( nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất ) được dẫn, vận
chuyển trong cùng một mạng lưới cống tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn tiếp
nhận. Nhiều trường hợp người ta xây dựng các giếng tràn tách nước mưa tại
những điểm cuối của đoạn cống góp nhánh và đầu các cổng góp chính để xả

11
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

ra phần lớn lượng nước mưa của những trận mưa to kéo dài, đổ ra nguồn
nước gần đó nhằm giảm bớt kích thước cổng và giảm bớt lưu lượng nước
thải tới trạm bơm, lên công trình xử lý. Toàn bộ nước thải khi không mưa và
cả nước mưa đầu trận mưa được dẫn về trạm xử lý.
 Hệ thống này bao gồm công trình xử lý nước thải cục bộ tại gia đình (bể tự
hoại), mạng lưới cống thoát nước và điểm xả nước thải vào môi trường.

Hình 2. Sơ đồ gộp chung các loại nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại

12
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

1.3 Đánh giá về các sơ đồ thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay
1.3.1 Các loại bể tự hoại

a) Bể tự hoại thông thường

Bể tự hoại thông thường, không có ngăn lọc là loại được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Bể chứa gồm 1, 2, 3 ngăn, như giới thiệu ở hình 3. Bể có thể tiếp nhận các loại nước
thải sinh hoạt, hay chỉ xử lý nước phân, tiểu. Khi nước thải chảy vào bể, nó được
làm sạch nhờ hai quá trình là lắng cặn và lên men cặn lắng.

Do tốc độ nước chảy qua bể chậm (thời gian lưu lại của dòng nước trong bể từ một
đến ba ngày) nên quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh:
dưới tác dụng trọng lượng bản thân các hạt cặn (cát, bùn, phân) rơi dần xuống đáy
bể. Tốc độ dòng nước qua bể càng chậm, dung tích bể càng lớn thì hiệu quả tách
cặn càng cao, tuy nhiên giá thành xây dựng bể càng đắt.

Hình 3. Bể tự hoại thông thường

- Các hạt cặn rơi xuống đáy bể, ở đây các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ nhờ hoạt
động của các vi sinh vật yếm khí. Cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc
độ lên men của cặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải,
lượng vi sinh vật trong nước thải... Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng
nhanh.

13
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Theo tác giả trong điều kiện khí hậu nước ta, thời gian (T) hoàn thành lên
men cặn tươi như sau:

 T = 62 ngày vào mùa hè (với nhiệt độ trung bình t = 30,5oC).

 T = 115 ngày và mùa đông (với nhiệt độ trung bình t = 13oC).

- Các khí và bọt khí (CH4, CO2, H2S), sản phẩm quá trình phân hủy kỵ khí nổi
lên kéo theo các hạt cặn lên mặt để tạo thành lớp váng cặn dày đặc có chiều dày 0,2
- 0,4m (có khi tới 1m nếu thông hơi không tốt). Cặn nổi lên và rơi xuống liên tục từ
lớp váng cặn này, làm cho nước đã lắng lại đục hơn. Thực nghiệm cho thấy rằng
nếu thông hơi tốt và mặt thoáng của bể càng rộng thì chiều dày các lớp váng cặn
càng giảm, làm tăng thể tích vùng lắng và góp phần làm tăng hiệu quả lắng trong
nước. Bởi vậy chiều sâu đặt ngập ống chữ T từ mép dưới ống tới lớp váng cặn
thường lấy 0,4 - 0,7m.

- Ống thông hơi của bể tự hoại có thể kết hợp với ống đứng thoát nước với
điều kiện cao độ ống vào bể cao hơn cao độ ống ra khỏi bể 50 - 100mm.

Kết quả của quá trình lên men cặn là xử lý được cặn tươi, thu được cặn lên men làm
phân bón rất tốt.

Bể tự hoại có thể xây dựng bằng bê tông, gạch... Theo quy phạm, bể tự hoại nhỏ
nhất có dung tích 3m3.

Khi 3m3 < W < 10m3 làm hai ngăn: một ngăn chứa và một ngăn lắng.

Khi W > 10m3 làm ba ngăn: một ngăn chứa và hai ngăn lắng.

Nói chung các ngăn đầu thường có dung tích lớn hơn các ngăn sau vì ở đây có nhiều
cặn hơn (với bể hai ngăn, dung tích ngăn đầu 75%; với bể ba ngăn: ngăn đầu 50%,
các ngăn sau 25%).

- Bể thường được bố trí các ống sau: ống nước vào và ra khỏi bể, ống thông
hơi và ống tẩy rửa, ống rút cặn... Nước vào và ra khỏi bể thường qua một Tê để dễ
dàng thông rửa, các Tê này thường đặt dưới ống thông hơi, tẩy rửa. Để tránh lớp
váng nổi trên mặt nước, phải bố trí tấm chắn hướng dòng hay Tê dẫn nước vào, ra
ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4m (đảm bảo cách mặt dưới lớp váng cặn
không dưới 0,15m). Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy bể, miệng Tê dẫn

14
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3m. Đầu trên của Tê cao
hơn mặt nước không ít hơn 150mm. Thường sử dụng ống nhựa, ống gang hay ống
sành, đường kính ống tối thiểu: 100mm. Không dẫn nước vào bể qua ống đứng
thoát nước để tránh xáo trộn và sục bùn, cặn trong bể. Tốt nhất đoạn ống dẫn nước
thải trước khi chảy vào bể đặt nằm ngang, độ dốc ~2%, chiều dài không quá 12m.
Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05m. Để đảm bảo chế độ tự chảy và
tránh ngập cục bộ, đáy ống ra phải cao hơn mực nước cao nhất trong cống tiếp
nhận nước thải sau bể tự hoại và mực nước ngầm cao nhất. Các ống dẫn nước vào,
ra và giữa các ngăn phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể
dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt.

- Trên các vách ngăn trong bể có cửa thông nước hoặc cút dẫn nước. Khoảng cách
mép trên cửa thông nước đến mặt nước không dưới 0,3m để tránh váng cặn tràn
sang ngăn sau. Phần tường ngăn phía trên mặt nước phải chừa lỗ có chiều cao tối
thiểu 50mm để thông hơi giữa các ngăn bể. Cửa thông nước thường được bố trí ở
giữa chiều sâu bể (0,4 - 0,6 H) và nên bố trí so le trên mặt bằng để tăng thời gian
lưu nước trong bể, làm tăng hiệu quả lắng. Có thể bố trí ống hoặc cửa rút cặn ở sát
đáy bể thu cặn từ ngăn lắng về ngăn chứa để việc lấy cặn ra khỏi dễ dàng. Trên nóc
bể ngăn chứa thường bố trí nắp đậy D = 0,3 - 0,5m gắn bằng vữa xi măng hoặc một
mặt bích để khi bơm cặn thả ống hút của bơm cặn xuống đáy để hút cặn đi, chiều
rộng tối thiểu của bể là 0,75m.

- Các loại bể tự hoại đều phải thực hiện việc hút bùn. Thời gian hút bùn phụ thuộc
vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường. Trên
thực tế, để đảm bảo hiệu suất làm việc của bể, phải tiến hành hút bùn khi chiều sâu
lớp bùn đáy bể không quá 0,4m hay chiều dày lớp váng nổi không quá 0,2m. Từ
kinh nghiệm, có thể lấy giá trị thích hợp của chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản
lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là 3 năm/lần. Đương nhiên, bể tự hoại có
kích thước càng lớn thì chu kỳ hút bùn cho phép càng tăng. Đối với các đối tượng
thải nước khác như nhà hàng, bếp ăn,..., để giảm dung tích xây dựng bể tự hoại, có
thể giảm chu kỳ hút bùn cặn. Khi hút bùn bể tự hoại, phải để lại một phần bùn cũ
(10 - 20%) để duy trì một lượng vi sinh vật kỵ khí trong bể. Tránh hút bùn bể phốt
vào thời gian mực nước ngầm cao hơn đáy bể (nhất là vào mùa mưa) để tránh áp lực

15
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

đẩy nổi có thể làm vỡ, nứt bể và các công trình lân cận. Trong trường hợp cần thiết
phải hút, thì chỉ hút lớp bùn đáy và lớp váng nổi, không hút hết nước ra khỏi bể.
Việc hút bùn bể phốt phải được thực hiện bởi các cơ quan được cấp phép. Bùn bể
phốt phải được vận chuyển, lưu giữ và xử lý đúng quy định (Nguyễn Việt Anh,
2017).

- Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng. Để thuận tiện cho việc thi công xây
dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7m. Về lý thuyết,
quá trình lắng trong bể tự hoại được tính toán theo tải trọng bề mặt, nghĩa là hình
dạng bể (vuông, tròn hay chữ nhật) không ảnh hưởng đến hiệu suất của bể có cùng
diện tích bề mặt. Tuy nhiên, về mặt thủy lực, để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và
tiện cho việc xây dựng, bể thường có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài:
rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,0 - 2,5m.

- Trong trường hợp bể chỉ có một ngăn, có thể thay vách ngăn giữa 2 bể bằng các
tấm chắn sau ống dẫn nước vào bể và trước ống thu nước ra khỏi bể, để tránh hiện
tượng chảy tắt, ổn định dòng chảy và ngăn váng cặn trôi ra khỏi bể.

Đối với bể tự hoại xử lý nước thải cho > 30 người, cũng nên dùng các tấm chắn
hướng dòng đặt sau Tê vào và trước Tê ra, chạy hết chiều rộng bể, cách Tê 150mm.
Mép dưới tấm chắn thấp hơn miệng ống và mép trên cao hơn mặt nước ít nhất
150mm. Đáy ngăn chứa phải có độ dốc 25% về phía ống dẫn nước vào (phía dưới
cửa hút) để dễ hút bùn cặn.

- Bể tự hoại phải có ống thông hơi, đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên
mái nhà để tránh mùi, khí độc hại.

- Bể tự hoại có thể bố trí ở trong nhà, dưới khu vệ sinh hay ở ngoài nhà (ở đầu hồi
hay sân nhà cách xa nhau 3 - 5m). Bố trí trong nhà có ưu điểm là giá thành xây
dựng rẻ vì có thể lợi dụng được kết cấu tường nhà, móng nhà, đỡ tốn ống và ít bị tắc
(do nước chảy trực tiếp xuống bể, không phải đi quanh co), điều kiện làm việc tốt
hơn (nhiệt độ nước thải ổn định và cao hơn nên hiệu quả phân hủy cặn tốt hơn). Tuy
nhiên có nhược điểm là không thuận tiện cho thi công (phải xây dựng xong bể mới
xây tiếp được các tầng cao) và khi bể bị rò rỉ (do thi công, kết cấu không tốt) sẽ ảnh

16
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

hưởng đến tính bền vững của ngồi nhà (nhà bị lún không đều, tường móng nhà bị ăn
mòn).

b) Bể tự hoại có ngăn lọc

Bể tự hoại có ngăn lọc giống như bể không ngăn lọc và có thêm ngăn lọc ở cuối bể.
Trong ngăn lọc bố trí từ trên xuống dưới như trên hình 4.

Hình 4. Bể tự hoại có ngăn lọc (hiếu khí)

Khi nước chảy qua ngăn lọc, các cặn nhỏ còn lại sẽ được giữ lại giữa các khe hở
của vật liệu lọc, ở đây do sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí các chất hữu cơ
bị ôxy hóa, nước thải được làm sạch. Trong quá trình hoạt động, các vi khuẩn hiếu
khí đòi hỏi nhiều ôxy nên bể này (ngăn lọc) đòi hỏi phải thông hơi tốt, bởi vậy
ngăn lọc thường làm hở để lấy không khí ngoài trời. Khi dùng ống thông hơi, nếu
diện tích F nhỏ hơn 3m 2 dùng một ống d = 100mm, F = 3 - 5m 2 dùng hai ống d =
100mm; F lớn hơn 5m2 dùng ba ống d = 100mm.

Bể tự hoại có ngăn lọc thích hợp để xử lý nước phân nước tiểu hay xử lý toàn bộ
nước thải sinh hoạt cho các nhà nhỏ, ít người. Ưu điểm của bể này là: nước ra khỏi

17
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

bể trong hơn, vi trùng còn lại ít hơn so với bể không ngăn lọc. Tuy nhiên có nhược
điểm là giá thành xây dựng cao hơn (vì thêm ngăn lọc) quản lý phức tạp hơn (do
phải định kỳ thau rửa lớp vật liệu lọc) và độ sâu chôn ống thoát nước sau bể lớn (do
nước thoát ra ở đáy bể).

c) Bể tự hoại cải tiến

Có một giải pháp cải tiến hiệu quả làm việc của bể tự hoại truyền thống, bằng cách
bổ sung vào bể các vách ngăn mỏng, hướng dòng chảy thẳng đứng trong bể. Bể này
được gọi là Bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên (Baffled septic tank
- BAST) hay Bể tự hoại cải tiến (hình 5).

Hình 5. Bể tự hoại cải tiến với vách ngăn mỏng dòng hướng lên (BAST)
(Nguồn: Nguyễn Việt Anh, 2017)

Nguyên tắc làm việc: Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm
ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong
dòng nước thải vào mô hình. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp
theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật
kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ
được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển
của chúng. Cũng nhờ có các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ
khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm).
Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận
lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axit sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những

18
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

ngăn sau, các vi khuẩn tạo mêtan sẽ là chủ yếu. BAST cho phép tăng thời gian lưu
bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm.

Để nâng cao hiệu quả xử lý của bể BAST, có thể bố trí một hay một số ngăn lọc kỵ
khí vào cuối bể, tạo thành bể BASTAF - Bể tự hoại cải tiến với vách ngăn mỏng
dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (Baffled septic tank with anaerobic filter). Các
ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí
dính bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo
nước.

Công nghệ BAST và BASTAF đã được nghiên cứu và phát triển trong khuôn khổ
dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE, trước
kia là CEETIA), Trường Đại học Xây dựng và Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG) (1998 - 2007). Cho đến nay, công nghệ BAST
và BASTAF đã và đang được triển khai áp dụng để xử lý nước thải cho các hộ gia
đình đơn lẻ, nhà chung cư cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế, chợ và
các cơ sở dịch vụ, hay cho cụm dân cư, làng nghề, đơn vị bộ đội, các cơ sở sản
xuất... với quy mô phục vụ khác nhau, từ một hộ gia đình tới hàng ngàn người, ở
trên khắp đất nước.

Hình 6. Bể tự hoại cải tiến có các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí (BASTAF)
(Nguồn: Nguyễn Việt Anh, 2017)

Hiệu suất xử lý của các bể tự hoại cải tiến BASTAF trung bình theo COD, BOD 5 và
TSS dao động trong khoảng 70 - 90% (Nguyễn Việt Anh, 2017), cao hơn nhiều so
với đầu ra của bể tự hoại. Để đạt quy chuẩn xả thải cột A, B theo các chỉ tiêu nitơ, vi

19
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

sinh vật, cần xử lý bổ sung nước thải đầu ra sau BASTAF trong bể xử lý sinh học
hiếu khí, và khử trùng.

Bể tự hoại không ngăn lọc có ưu điểm là hiệu quả giữ cặn cao, hiệu quả làm sạch
hoàn toàn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, độ sâu chôn cống nhỏ. Nhược
điểm của nó là giá thành cao hơn, quản lý, vận hành phức tạp.

1.3.2 Đánh giá sơ đồ tách riêng nước thải từ xí tiểu vào bể tự hoại
- Ưu điểm
 Có hiệu suất xử lý cao và ổn định
 Chi phí xây dựng cao
 Nhỏ gọn, tránh được mùi
- Nhược điểm
 Tốn thêm chi phí lắp đặt ống thoát nước thải
- Phạm vi áp dụng: mức độ áp dụng rộng
1.3.3 Đánh giá sơ đồ gộp chung nước thải sinh hoạt vào bể tự hoại
- Ưu điểm
 Tiết kiệm chi phí lắp đặt ống thoát nước, chi phí xây dựng thấp
 Có hiệu suất xử lý cao và ổn định
 Nhỏ gọn, tránh được mùi
- Nhược điểm:
- Phạm vi áp dụng: mức độ áp dụng rộng
1.3.4 Các vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu
- Nghiên cứu chất lượng nước thải khi lắp đặt gộp chung nước thải sinh hoạt
vào bể tự hoại vào trạm xử lý đạt tiêu chuẩn, giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt thêm
ống thoát nước thải
- Nghiên cứu, thí nghiệm mẫu nước thải khi tách riêng nước thải từ xí tiểu
vào bể tự hoại và gộp chung các loại nước thải

20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN KHI THIẾT KẾ SƠ ĐỒ


THOÁT NƯỚC CÓ SỬ DỤNG BỂ TỰ HOẠI
2.1 Các cơ sở lý thuyết cho việc tính toán bể tự hoại
2.1.1 Công thức tính toán bể tự hoại

Dung tích bể tự hoại thường được xác định theo công thức sau:

W = Wn + Wc (m3)

trong đó:

Wn - Thể tích nước của bể, m3;

Wc - Thể tích cặn của bể, m3.

Với hệ thống thoát nước chung, trị số Wn có thể lấy bằng (1 - 3) lần lượng nước thải
chảy vào bể trong 1 ngày đêm, tùy thuộc vào yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Khi
lấy trị số lớn thì điều kiện vệ sinh tốt hơn, nước ra trong hơn nhưng giá thành xây
dựng sẽ cao.

Với hệ thống thoát nước riêng, trị số Wn xác định theo tần suất xả nước thải (chỉ xả
nước đen) và lưu lượng xả của thiết bị.

Trị số Wc thường được xác định theo công thức sau:

Wc = [aT (100  W1) bc] N / [(100  W2).1000] (m3)

trong đó:

a - Lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày, có thể lấy 0,5 - 0,8 l/ng.ngđ;

T - Thời gian giữa hai lần lấy cặn, ngày;

21
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

W1, W2 - Độ ẩm cặn tươi vào bể và của cặn khi lên men, tương ứng là 95% và 90%;

b - Hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%) và lấy bằng 0,7;

c - Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn để giữ lại vi sinh
vật giúp cho quá trình lên men cặn được nhanh chóng, dễ dàng, để lại 20%; c = 1,2;

N - Số người mà bể phục vụ;

Thời gian giữa hai lần lấy cặn T phụ thuộc vào điều kiện bảo đảm cho cặn lên men
hoàn toàn và điều kiện quản lý (lấy cặn) trong thực tế có thể lấy T = 6 tháng đối với
các nhà đông người, T = 3 ¸ 5 năm đối với biệt thự ít người.

Công thức tính toán thiết kế bể tự hoại (phương pháp của Nguyễn Việt Anh đề
xuất):

Trong bể tự hoại cần phân biệt 4 vùng rõ rệt, tính từ dưới lên trên:

- Vùng tách cặn (vùng lắng) Hn;

- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Hb;

- Vùng tích lũy cặn đã phân hủy Ht;

- Vùng tích lũy váng - chất nổi Hv.

Hình 6. Bể tự hoại, với 4 vùng phân bố theo chiều sâu lớp nước

22
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Tổng dung tích của bể tự hoại (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt của bể tự hoại
Vư, bao gồm dung tích vùng lắng (tách cặn) Vn và dung tích vùng cặn và chất nổi Vc,
cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm đan nắp bể Vk.

V = V ư + Vk

trong đó: Vư = V n + V c

Dung tích cần thiết vùng tách cặn (Vn, m3) của bể tự hoại bằng:

Vn = N.qo.tn /1000

Thời gian lưu nước tối thiểu tn của bể tự hoại thường lấy bằng 1-2 ngày. Giá trị <2
ngày được chọn khi số người sử dụng >20 người, bể tự hoại chỉ xử lý nước đen, và
<1 ngày khi số người sử dụng >20 người, bể tự hoại xử lý cả nước đen và xám.

Dung tích phần cặn Vc bằng tổng lượng cặn tươi Vc cộng cặn đã phân hủy, tích lũy
trong bể Vt và lớp váng Vv:

Vc = V b + V t + V v

Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi Vb là:

Vb = 0,5.N.tb/1000

Trong đó tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn (ngày). Giá trị 0,5 l/người/ngày
được tính từ lượng cặn trung bình ~ 1 lít cặn/người.ngày, giảm xuống 0 sau thời
gian phân hủy tb. Với nhiệt độ trung bình 20oC, thời gian cần thiết để phân hủy cặn
tb = 48 ngày.

Dung tích phần cặn tích lũy Vt:

Vt = r.N.T/1000

Lượng bùn (đã phân hủy) tích lũy hàng năm của mỗi người (không kể dung tích
váng cặn nổi) được lấy như sau:

Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm).

Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm).

23
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 – 0,5)V t hay có thể lấy sơ bộ
với chiều cao lớp váng bằng 0,2 - 0,3 m.

Tổng dung tích hữu ích Vư của bể tự hoại sẽ bằng:

Vư = V n + V b + V t + V v

Đối với bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt, để cho đơn giản, có thể áp dụng các giá
trị tính toán sau: nhiệt độ trung bình của nước thải bằng 20 oC; T = 3 năm (chu kỳ
hút bể). Khi đó, dung tích phần chứa cặn tươi sẽ bằng:

Vb = 24.N/1000

Dung tích phần cặn tích lũy và váng nổi, với bể tự hoại xử lý nước đen và nước
xám, với:

Vt+v = 1,45.40.N.T/1000

Ta có công thức xác định dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen
và nước xám:

Vư = N.(tn.qo + 200)/1000

Tương tự, dung tích ướt của bể tự hoại xử lý nước đen từ khu vệ sinh sẽ bằng:

Vư = N.(tn.qo + 150)/1000

Trong đó tn = 2 ngày với bể tự hoại hộ gia đình; t n < 2 ngày được chọn khi số người
sử dụng >20 người, bể tự hoại chỉ xử lý nước đen; và t n < 1 ngày khi số người sử
dụng >20 người, bể tự hoại xử lý cả nước đen và xám.

Dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại tính trên đầu người: 0,34...0,60 m 3/người, nếu
bể xử lý cả nước đen và nước xám; 0,27...0,30 m 3/người, nếu bể chỉ xử lý nước đen
từ khu vệ sinh. Số người sử dụng tăng thì dung tích đơn vị giảm.

Dung tích ướt tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3 m 3.
Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng 1,5 m 3. Trên thực tế, khi có
điều kiện về diện tích và kinh phí, người ta thường xây dựng bể tự hoại có kích
thước lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và kéo dài chu kỳ
hút bùn. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2012) ở nội thành Hà Nội

24
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

cho thấy dung tích trung bình của các bể tự hoại hộ gia đình ở khu vực nội thành Hà
Nội (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4 m3.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung
tích ướt, hoặc theo cấu tạo bể, với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước đến
nắp bể) không nhỏ hơn 0,2 m. Phần lưu không giữa các ngăn của bể tự hoại phải
được thông với nhau và có ống thông hơi.

Trong trường hợp bể tự hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung
tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.

Trong trường hợp ngôi nhà có thiết bị nghiền rác và rác đã nghiền chảy vào bể tự
hoại, dung tích bể tự hoại phải cộng thêm 70 lít/người sử dụng.

Ngoài cách tính trên, dung tích bể tự hoại tính theo Quy chuẩn Cấp thoát nước trong
nhà và công trình:

W = 0,75.Q + 4,25 (m3)

trong đó:

Q - Lưu lượng nước thải. Lưu lượng nước thải bằng 100% lưu lượng nước
cấp (m3/ngày.đêm).

Dung tích bể tự hoại tính theo sách Bể tự hoại (Nguyễn Việt Anh, 2017).

Để cho thuận tiện, có thể tra kích thước tối thiểu của bể tự hoại theo số lượng sử
dụng trong bảng sau:

25
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Bảng 1. Bảng tra kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen
và nước xám theo số người sử dụng

Số người Chiều cao Chiều Chiều dài Chiều dài Dung Dung tích
sử dụng lớp nước rộng bể B, ngăn thứ ngăn thứ tích ướt đơn vị,
N, người Hư , m m nhất L1, m hai L2, m Vư, m3 m3/người

5 1,2 0,8 2,1 1,0 3,0 0,60


10 1,2 1,0 2,1 1,0 3,7 0,37
15 1,2 1,2 2,6 1,0 5,1 0,34
20 1,4 1,2 3,1 1,0 6,8 0,34
25 1,4 1,4 3,4 1,0 8,6 0,34
30 1,4 1,4 4,2 1,0 10,3 0,34
35 1,4 1,8 3,8 1,0 12,0 0,34
40 1,6 1,8 3,8 1,0 13,7 0,34
45 1,6 1,8 4,2 1,0 15,1 0,33
50 1,6 1,8 4,5 1,4 17,1 0,34
75 1,8 2,0 4,7 1,4 22,0 0,29
100 2,0 2,0 5,5 1,6 28,2 0,28
125 2,0 2,0 7,2 1,6 35,3 0,28
150b 1,8 2,0 4,5 1,4 42,3 0,28
200 2,0 2 × 2,0 5,1 1,6 53,4 0,27
250 2,0 2 × 2,0 6,7 1,6 66,8 0,27

26
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

300 2,5 2 × 2,0 6,0 2,0 80,1 0,27


a
Kích thước bể tự hoại nêu trong bảng là kích thước tối thiểu, không kể kích thước
tường và vách ngăn, được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người/ngày,
nhiệt độ trung bình của nước thải là 20oC, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.
b
Từ 150 người trở lên, bể được xây dựng thành 2 đơn nguyên làm việc song song.

Bảng 2. Bảng tra kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen
theo số người sử dụng

Số người Chiều cao Chiều Chiều dài Chiều dài Dung Dung tích
sử dụng lớp nước rộng bể B, ngăn thứ ngăn thứ tích ướt đơn vị,
N, người Hư , m m nhất L1, m hai L2, m Vư , m3 m3/người

5 1,2 0,7 1,2 0,6 1,5 0,30


10 1,2 1,0 1,6 0,7 2,8 0,28
15 1,2 1,0 2,7 0,7 4,1 0,27
20 1,4 1,0 2,9 1,0 5,4 0,27
25 1,4 1,4 2,4 1,0 6,8 0,27
30 1,4 1,4 3,1 1,0 8,1 0,27
35 1,4 1,4 3,8 1,0 9,5 0,27
40 1,6 1,4 3,4 1,4 10,8 0,27
45 1,6 1,4 4,0 1,4 12,2 0,27
50 1,6 1,8 3,3 1,4 13,5 0,27
75 1,8 2,0 3,7 1,4 18,5 0,25
100 2,0 2,0 4,4 1,6 24,0 0,24
125 2,0 2,0 5,9 1,6 30,0 0,24
150b 1,8 2 × 2,0 3,7 1,4 36,9 0,25
200 2,0 2 × 2,0 4,1 1,6 45,6 0,23
250 2,0 2 × 2,0 5,2 1,6 54,0 0,22

27
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

300 2,5 2 × 2,0 4,3 2,0 63,0 0,21


a
Kích thước bể tự hoại nêu trong bảng là kích thước tối thiểu, không kể kích thước
tường và vách ngăn, được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào bể tự
hoại 60 lít/người/ngày, nhiệt độ trung bình của nước thải là 20 oC, chu kỳ hút cặn 3
năm/lần.
b
Từ 150 người trở lên, bể được xây dựng thành 2 đơn nguyên làm việc song song.

Trong trường hợp bể tự hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung
tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%. Trong trường hợp ngôi nhà có thiết
bị nghiền rác và rác đã nghiền chảy vào bể tự hoại, dung tích bể tự hoại phải cộng
thêm 70 lít/người sử dụng.

Bể tự hoại không ngăn lọc có ưu điểm là hiệu quả giữ cặn cao, kết cấu đơn giản dễ
quản lý, giá thành rẻ. Nhược điểm của nó là làm sạch nước thải không hoàn toàn,
nước ra khỏi bể vẫn còn mang theo cặn của lớp váng cặn rơi xuống và chứa khí -
sản phẩm lên men tan trong nước như H2S.

2.1.2 Phạm vi áp dụng và những ưu điểm của bể tự hoại trong hệ thống thoát
nước công trình
Bể tự hoại là nơi tập hợp và chứa đựng tất cả chất thải sinh hoạt người dân thải ra.
Tại đây, chất thải sẽ được xứ lý hóa lỏng, lọc tất cả các bụi bẩn, vi khuẩn… phần
nước sạch và trong thu được ở cuối mỗi quy trình xử lý sẽ đủ điều kiện để thải ra
ngoài môi trường và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến môi trường cũng như
cuộc sống của người dân.
Bên cạnh việc mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng trong quá trình xử lý chất thải
sinh hoạt. Bể tự hoại đặt tiêu chuẩn cho thời gian sử dụng lên đến 30 năm mới phải
thực hiện việc nạo hút bể, điều này góp phần tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí
cho người sử dụng, chủ đầu tư các dự án xây dựng.

2.2 Những vấn đề liên quan đến sơ đồ hệ thống thoát nước công trình
2.2.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải trong công trình

28
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

2.2.2 Các giải pháp thoát nước và xử lí nước thải


Tại Hải Phòng, từ năm 2000, sau khi dự án Thoát nước và vệ sinh Hải Phòng (dự án
1B) hoàn thành và đưa vào sử dụng, Công ty TNHH thoát nước Hải Phòng  đã tiến
hành hút toàn bộ lượng bùn thải BTH của  43 phường và khu tập thể (khoảng
50.182 BTH các loại) về đổ vào các ô chứa của bãi thải Tràng Cát. Tại đây, bùn
được tách và làm khô. Bùn BTH sau khi làm khô được lấy lên trộn với đất sét, các
nguyên liệu phụ và đem ủ. Hỗn hợp bùn và nguyên liệu sau ủ được thiết bị sàng lọc
và loại ra các sản phẩm không phù hợp để mang đi chôn lấp. Sản phẩm chính dưới
dạng phân compost được chia, đóng gói phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Còn
nước thu được từ quá trình xử lý bùn thải được dẫn về hồ XLNT của bãi thải Tràng
Cát, trước khi được đưa trở lại sông.

Tại Đà Lạt với công nghệ bể lắng hai vỏ, bể lọc sinh học cao tải và hồ sinh học hiếu
khí tự nhiên, nhà máy XLNT hằng ngày tiếp nhận gần 20 tấn bùn BTH để xử lý
cùng 5800 m3 nước thải sinh hoạt của thành phố. Sau khi ổn định cùng với bùn cặn

29
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

nhà máy XLNT  trong ngăn lên men bùn của bể lắng hai vỏ, hỗn hợp bùn BTH và
bùn thải được phơi trên sân phơi bùn đến độ ẩm 70%, sau đó phối trộn với than bùn
tỉ lệ than:bùn là 1:3 và bổ sung thêm xác bèo để tăng hàm lượng chất hữu cơ, thêm
lân hữu hiệu để tăng hàm lượng P2O5 lên khoảng 1,5%, thêm KNO3 để tăng lượng
Kali lên khoảng 0,5% thu được phân hữu cơ Bio Gro cho các trang trại trồng hoa và
trồng rau ở Đà Lạt.
Nhà máy XLNT khu vực phía Nam thành phố Nha Trang công suất 40.000 m3/ngày
đi vào vận hành từ năm 2015. Với công nghệ XLNT bằng kênh oxy hóa và xử lý
bùn thải bằng ổn định hiếu khí và ép khô cơ khí, nhà máy cũng thường xuyên tiếp
nhận bùn tự hoại từ các hộ gia đình, công trình công cộng và dịch vụ  của thành phố
Nha Trang để xử lý. Tuy nhiên sau đó bùn thải khô được công ty môi trường đô thị
vận chuyển đưa về bãi chôn lấp xử lý cùng rác thải.
Đối với dự án nâng cấp nhà máy XLNT Nhơn Bình (Quy Nhơn - Bình Định) từ
14000 m3/ngày lên 28000 m3/ngày, theo tính toán nêu trong thuyết minh thiết kế
bản vẽ thi công của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đẩu Tư Xây dựng hạ tầng Phương
Đông  (2020), với một nồng độ trung bình 10g BOD5/L bùn BTH, với lượng phân
bùn BTH phải thông hút vào năm 2020 khoảng 12.500 m3/năm, tương đương 34
m3/ngày thì tải lượng  BOD5 của bùn BTH này là 340 kg /ngày vào năm 2020. Với
nồng độ BOD5 đầu vào thiết kế của nhà máy XLNT Nhơn Bình khoảng 150 mg/L
thì bùn BTH chiếm khoảng 5% - 10% tổng tải lượng hữu cơ của hệ thống xử lý. Tải
lượng hữu cơ nguồn từ BTH không lớn hơn 20% tổng tải lượng xử lý thì không ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của các công trình sinh học của nhà máy. Trong giai
đoạn nâng công suất  lên 28.000m3/ngày sẽ xây dựng một bể tiếp nhận bùn tự hoại
và sau khi lắng, phần bã bùn BTH sẽ được ổn định và làm khô cùng bùn thải nhà
máy. Nước rỉ bùn BTH được xử lý cùng với nước thải đầu vào. Như vậy các công
trình XLNT và bùn thải tại nhà máy XLNT Nhơn Bình có thể kết hợp xử lý được
bùn BTH  của 250.000 người dân lưu vực mà nhà máy phục vụ.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot với hệ
thống xử lý kết hợp bùn BTH và rác hữu cơ (thức ăn thừa) ở chế độ lên men nóng
(50-55oC) của Nguyễn Việt Anh và cộng sự  (2013), cho thấy, bùn sau phân hủy là
nguồn phân hữu cơ an toàn, do các mầm bệnh đã bị tiêu diệt hết ở nhiệt độ cao. 

30
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Công nghệ xử lý kỵ khí các chất thải giàu hữu cơ ở nhiệt độ 50 - 55oC (lên men
nóng) có những ưu việt so với các quá trình xử lý hiếu khí truyền thống như chi phí
vận hành thấp, tạo ít sinh khối phụ (bùn), hiệu suất xử lý chất hữu cơ và thu hồi
biogas cao. Nghiên cứu phối trộn bùn BTH (FS) với bùn thải nhà máy XLNT tập
trung  (WAS) để lên men ấm, Vũ Thị Hoài Ân (2020) cho thấy,  theo tỉ lệ thể tích
FS:WAS là 0:1, 1:6, 1:3, 1:2 và 1:1 thì thể tích khí CH4 thu được tăng lên 9,5%  từ 
269,3 NmL/g VS bùn cơ chất đến 294,8 NmL/g VS bùn cơ chất khi tăng dần khối
lượng của FS phối trộn. Khi tỉ lệ phối trộn này là 1:1, hiệu suất loại bỏ COD và VS
cao nhất, tương ứng là 43,4% và 42,6%. 
Như vậy kết hợp xử lý bùn BTH tại các nhà máy XLNT đô thị là giải pháp phù hợp
và khả thi để giải quyết được những khó khăn trong kiểm soát bùn thông hút từ các
BTH và những vấn đề ô nhiễm môi trường do loại bùn này gây nên. Thông thường
các hệ thống XLNT đô thị hiện nay có công nghệ bùn hoạt tính AO (AO-CAS,
ASBR, mương oxy hóa,…) yêu cầu có sự cân bằng và ổn định tỉ lệ C:N trong nước
thải. Tuy nhiên khi qua BTH và vận chuyển trong cống thoát nước chung, phần lớn
các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bị lắng đọng (chất hữu cơ không hòa tan)
hoặc bị phân hủy (các chất hữu cơ hòa tan),… nên khi về đến nhà máy XLNT tập
trung tỉ lệ C:N thấp, gây khó khăn cho các quá trình loại bỏ nitơ nên nhiều công
trình phải bổ sung thêm cơ chất để đảm bảo tỉ lệ này. 
Theo Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Thịnh Vượng (2021), nước bùn BTH sau
khi tách bã có TSS là 1000 mg/L, BOD5 là  2200 mg/L, COD là 3200 mg/L, TN là
350 mg/L, TP là 40 mg/L,... Đây là lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng đáng kể, có
thể bổ sung cho các quá trình xử lý sinh học trong các giai đoạn mà thành phần các
chất này không ổn định. Việc đưa bùn BTH có hàm lượng hữu cơ cao về cùng xử lý
sẽ góp phần giảm thiểu lượng cơ chất bổ sung, đảm bảo tỉ lệ C:N cần thiết. Mặt
khác với hàm lượng hữu cơ, N và P cao, bã bùn tự hoại cùng với bùn thải các nhà
máy XLNT sinh hoạt là nguồn nguyên liệu phù hợp để sản xuất phân bón.

31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

2.3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng bể tự hoại


2.3.1 Kinh nghiệm trong nước
Bể tự hoại được du nhập vào Việt Nam cùng với người Pháp, thời kỳ Pháp
thuộc, vào những năm cuối thế kỷ 19. Thời đó, chỉ có một số công trình xây dựng
như nhà ở của người Pháp hay quan chức phục vụ chính quyền Đông Dương, các
khu nhà riêng biệt có nguồn nước dồi dào, các công trình công cộng như trường
học, bệnh viện, công sở mới được trang bị bể tự hoại (có hoặc không có ngăn lọc),
xử lý nước đen hoặc nước xám, còn khu người Việt dùng xí thùng.

2.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài


Mô hình bể tự hoại xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư
Mouras phát minh ra. Năm 1881 Mouras lấy được bằng sáng chế. Còn ở Anh và
Đức vào giữa thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 rất nhiều vùng nông thôn ở Anh cũng bắt đầu
sử dụng bể tự hoại. Lens , Lettinga và Zeeman (2001) cho rằng hố lắng sơ bộ đầu
tiên được đào ở vùng Craigentiny Meadows, Edinbergh vào năm 1829. Sau đó là bể
có đáy bằng, đáy lót bằng đất sét, nhưng hầu như là tham khảo phát minh của Fosse
Mouras. Ở Mỹ, việc sử dụng bể tự hoại bắt đầu cuối năm 1880, và sau 60 năm sau
nó trở thành phổ biến.

32
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT THÔNG SỐ


THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG HỘ GIA ĐÌNH
3.1 Thí nghiệm xác định thông số làm việc cơ bản của bể tự hoại
3.1.1 Đặt vấn đề, mục tiêu đối tượng và thời gian nghiên cứu
a. Đặt vấn đề
- Thời gian lưu nước (HRT) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
hiệu suất xử lí nước thải của bể tự hoại, khi HRT tăng thì hiệu suất xử lí tăng. Có
hai khái niệm: HRT lí thuyết (HRT lí thuyết ) và HRT thực tế (HRT thực tế ). HRT lí thuyết =
dung tích bể / lưu lượng nước thải vào bể. HRT thực tế là thời gian tính từ khi các phần
tử nước và chất bẩn vào cho đến khi ra khỏi bể. Nếu bể có cấu tạo khác nhau thì quỹ
đạo chuyển động của các phần tử nước và chất bẩn trong nước thải có thể đi theo
những con đường khác nhau và như vậy HRT thực tế là khác nhau.
Vì vậy hiệu suất xử lí của bể tự hoại đạt được giá trị cao nhất có thể, việc xem
xét , đánh giá sự phân bố thời gian lưu lại thực tế của các phần tử nước thải trong bể
tự hoại là cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện trong phòng thí nghiệm với mô
hình bể thu nhỏ và chất tạo vết trong mô hình bể là nước muối.
- Để kiểm chứng và khẳng định kết quả thu được trong phòng thí nghiệm, nghiên
cứu tiếp tục được thực hiện ngoài hiện trường với bể tự hoại thật và nước thải thật.
Do điều kiện nghiên cứu ngoài hiện trường có hạn chế nên chỉ thực hiện để kiểm
chứng một phần kết quả trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên ngoài hiện trường lại
đánh giá thêm được những yếu tố ảnh hưởng mới tới hiệu suất xử lí của bể tự hoại
đó là dung tích và đặc tính nước thải đầu vào bể mà nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm chưa thực hiện được.
- Nghiên cứu trên sẽ làm sáng tỏ vấn đề để có kết cấu và nguồn nước thải đầu vào
hợp lí thì hiệu suất xử lí của bể tăng lên. Nhưng dù có cải tiến cấu tạo của bể như
thế nào thì chất lượng nước thải ra khỏi bể vẫn chưa đạt yêu cầu, do có cặn sục ra.
Để nâng cao chất lượng nước thải sau bể tự hoại có nhiều phương pháp, trong đó có
phương pháp bố trí ngăn lọc hiếu khí hoặc kị khí ở ngăn cuối của bể tự hoại với vật
liệu lọc bằng sỏi, đá dăm hay chất dẻo. Ưu điểm của các phương pháp này là chi phí
thấp, chất lượng nước thải đầu ra bể tự hoại tốt, tuy nhiên nhược điểm là cao độ
cống đầu ra bể phải đặt thấp (đối với bể có ngăn lọc hiếu khí), chu kì bảo dưỡng vật

33
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

liệu lọc tương đối khó khăn, vật liệu lọc phải được dỡ ra làm sạch, sau đó lại nạp
như cũ. Vì lí do đó, hiện nay bể tự hoại truyền thống hầu như không có ngăn lọc, là
một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nước thải đầu ra bể kém. Một
trong những biện pháp nâng cao chất lượng nước thải đầu ra bể tự hoại là sử dụng
ống lọc nước thải. Ống lọc nước thải được bố trí ở tê phía đầu ra bể tự hoại, cơ chế
hoạt động của ống lọc cũng gần tương tự như của ngăn lọc sinh học kị khí, nhưng
có khác:

*Thời gian tiếp xúc giữa nước thải với ống lọc ngắn hơn thời gian tiếp xúc giữa
nước thải với vật liệu lọc.

*Tải trọng thủy lực bề mặt của vật liệu lọc nhỏ hơn so với ống lọc do vật liệu lọc có
tổng diện tích bề mặt lớn hơn.

Việc sử dụng cũng như vận hành bảo dưỡng ống lọc rất đơn giản, mặt khác
ống lọc phát huy cao vai trò của công trình xử lí nước thải tại chỗ đứng sau bể tự
hoại, giảm nguy cơ tắc nghẽn (bãi lọc ngầm...). Vì vậy nghiên cứu nâng cao hiệu
quả xử lí của bể tự hoại bằng cách đặt thêm ống lọc nước thải tiếp tục được thực
hiện tại hiện trường.

b. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường với 3 mục tiêu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu tạo bể ( cách chia ngăn, bố trí đường ống vào ra)
đến thời gian lưu nước làm cơ sở để thiết kế bể tự hoại đạt hiệu suất xử lý cao.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu tạo bể (cách chia ngăn, dung tích) đặc tính nước
thải nguồn vào tới hiệu suất xử lý của bể tự hoại.

- Nghiên cứu nâng cao hiệu suất xử lý của bể tự hoại bằng ống lọc tháo lắp được
được

c. Đối tượng nghiên cứu

- Mô hình bể tự hoại trong phòng thí nghiệm

34
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Bể tự hoại của hộ gia đình: 01 bể hiện đang hoạt động và 17 bể tự hoại xây
mới

d. Thời gian nghiên cứu

- Trong phòng thí nghiệm: từ tháng 1.2022 – 4.2022

- Ngoài hiện trường: từ tháng 9 .2021 đến nay

3.1.2 Qui trình và điều kiện thí nghiệm

3.1.2.1 Qui trình và điều kiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

1. Thiết kế và lắp đặt mô hình bể tự hoại

a. Cơ sở lí thuyết mô hình hóa

Thí nghiệm trên mô hình sở dĩ có thể thực hiện được là vì nó được xây dựng
trên cơ sở lý thuyết mô hình hóa. Mô hình ở một mức độ nhất định có thể tái diễn
như thực những hiện tượng trong tự nhiên. Vấn đề đặt ra là cần thiết lập mối tương
quan giữa mô hình và hệ nguyên hình. Cơ sở của mô hình hóa áp dụng ở đề tài này
là dựa trên lý thuyết tương tự thủy lực bao gồm: tương tự về hình học, động học và
động lực học.

b. Ứng dụng lí thuyết tương tự thủy lực trong lắp đặt mô hình thí nghiệm

Mô hình được lắp đặt trong nghiên cứu thực nghiệm của đề tài sẽ dựa trên kích
thước “nguyên hình” và xét mối tương quan giữa chúng trên cơ sở lý thuyết tương
tự thủy lực. Các tính toán cho thấy mô hình và nguyên hình đủ điều kiện tương tự
hình học động học nhưng chưa đủ điều kiện để tương tự nhau về động lực học. Tuy
nhiên mục tiêu của nghiên cứu là xác định HRT mà điều kiện T m=Tn đã được thỏa
mãn nên không ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm. Mặt khác ảnh hưởng về mặt động
lực học sẽ được kiểm chứng tại hiện trường, với nước thải thực tế.

c. Thiết kế và lắp đặt mô hình

35
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Trong khoảng thời gian từ 6.2007 đến 8.2007 mô hình bể tự hoại làm bằng thủy
tinh hữu cơ, có dung tích hữu ích 971( kích thước cao x rộng x dài = 36 x 30 x
90cm ), với 10 cách chia ngăn và bố trí ống vào ra khác nhau được lắp đặt.

*) Mô hình bể tự hoại 1 ngăn: mép đáy ống vào ra bể đặt ở vị trí khoảng ¼ chiều
sâu lớp nước ( kí hiệu 1N - A1)

*) Mô hình bể tự hoại 2 ngăn

( ngăn 1,2 chiếm lần lượt 2/3 và 1/3 dung tích bể (W))

- Với mép dưới ống vào ra bể đặt ở vị trí ¼ chiều sâu mực nước ( kí hiệu 2N –
A1)
- Với mép ống vào ra bể đặt ở vị trí ½ chiều sâu mực nước ( kí hiệu 2N – 2A)
- Với mép ống vào ra bể ( tại một số vị trí đặt ) gần sát đáy bể ( kí hiệu 2N –
3A)

*) Mô hình bể tự hoại 3 ngăn chia theo chiều dài bể

( tỉ lệ giữa các ngăn 1/2W ; 1/4W. Trong đó W: Dung tích bể )

+ Với mép dưới ống vào ra bể đặt ở vị trí khoảng ¼ chiều sâu lớp nước ( kí hiệu
3Nr – A1)

+ Với mép dưới ống vào ra bể đặt ở vị trí khoảng ½ chiều sâu lớp nước ( kí hiệu
3Nr – A2)

+ Với mép ống vào ra bể ( tại một số vị trí đặt ) gần sát đáy bể ( kí hiệu 3Nr – A3)

2. Điều kiện thí nghiệm

- Các mô hình để tự hoạt động với dòng chảy liên tục


- Thời gian lưu nước lý thuyết HRT = 48 giờ
- Chất tạo vết: dung dịch muối KCl với nồng độ 1 g/l

36
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Thời gian lấy mẫu của các mô hình bể phản ứng dự tính gấp khoảng 2,5 lần so
với thời gian lưu nước lý thuyết (tức là 48 x 2,5 = 120 giờ): sẽ kiểm chứng
trong quá trình thí nghiệm
- Khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu: 2 giờ đầu tiên: 20 phút / lần. Sau đó 2
giờ / lần

3. Chuẩn bị thí nghiệm

Một mô hình bể tự hoại thí nghiệm ( lần lượt là 1 trong 10 mô hình nêu ở
2.1.2.1) chứa đầy 97 lít nước sạch (nước máy), một bơm định lượng, một thùng
chứa 242,5 lít dung dịch muối KCl với nồng độ 1 gam / lít ( do thời gian lấy mẫu dự
tính gấp 2,5 lần so với thời gian lưu nước lý thuyết nên lượng nước tạo vết phải
chuẩn bị là 971 x 2,5 = 242,51 ), một chậu chứa ( đặt ở phía đầu ra của mô hình bể,
dung tích khoảng 5 lít, đủ để chứa lượng dung dịch ra khỏi mô hình bể tự hoại sau
khoảng thời gian 2 giờ ), máy đo điện cực Ion chọn lọc ( tên máy Hach Senslon 5)

4. Tiến hành thí nghiệm

* Thí nghiệm 1 : Mô hình bể 1N – A1

- Đổ nước sạch vào mô hình và thùng chứa. Pha nước trong thùng chứa với
KCl tạo thành dung dịch KCl
- Bật công tắc điện, cho máy bơm hoạt động, bơm dung dịch chất tạo vết từ
thùng chứa vào mô hình
- Chất tạo vết ra khỏi mô hình bể được chứa trong chậu đặt ở phía đầu ra
của bể. Tần suất lấy mẫu là 2 giờ / lần. Việc lấy mẫu được tiến hành liên
tục cho tới sau 120 giờ. Sau mỗi lần lấy mẫu, lượng chất tạo viết ra khỏi
bể được đem đo thể tích và tổng chất rắn hòa tan bằng máy đo điện cực
ion chọn lọc. Các số liệu được ghi lại.

* Thí nghiệm 2 cho đến thí nghiệm 10 ( với 9 mô hình bể còn lại) : lặp lại tương tự
thí nghiệm 1

37
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

3.1.2.2. Qui trình và điều kiện nghiên cứu ngoài hiện trường

1. Qui trình và điều kiện nghiên cứu nâng cao hiệu suất xử lí của bể tự hoại bằng
giải pháp cấu tạo và nguồn nước thải vào bể

Kết hợp với đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng “Nghiên
cứu mô hình nhà tiêu tự hoại và đề xuất hướng dẫn xây dựng, sử dụng và bảo quản
nhà tiêu tự hoại phù hợp trong điều kiện Việt Nam”, tác giả luận án đã trực tiếp
thiết kế và giám sát xây dựng mới 17 bể tự hoại tại 17 hộ gia đình ở thôn Lai Xá và
Đại Tự, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức - Hà Nội.

Xây dựng bể tự hoại và tiến hành thí nghiệm

- 17 bể tự hoại gồm 04 bể ba ngăn có dung tích 3 m3 , 04 bể hai ngăn có dung


tích 3 m3 , 04 ba ngăn có dung tích 1,5 m3 , 03 bể hai ngăn có dung tích 1,5
m3 , 02 bể hai ngăn có dung tích 0,75 m3 ( bể 0,75 m3 thí nghiệm để đánh giá
hiệu quả xử lý của bể tự hoại khi xây dưới tiêu chuẩn cho phép). Các bể 3 m3
đều chia ngăn theo chiều dài bể.
- Sau khi đưa vào hoạt động một thời gian, 17 bể tự hoại được lấy mẫu liên tục
trong vòng 6 tháng ( mẫu đầu vào ra khỏi bể tự hoại) để đánh giá ảnh hưởng
của số ngăn, đặc tính nước thải đầu vào tới hiệu suất xử lý của các nhóm để có
cùng điều kiện.

2. Nội dung, qui trình và điều kiện thí nghiệm nghiên cứu nâng cao hiệu suất xử lí
của bể tự hoại bằng ống lọc tháo lắp được

a) Nội dung nghiên cứu

 Nguyên lí làm việc của ống lọc

 Thiết kế, chế tạo ống lọc nước thải

- Xác định thông số kỹ thuật của ống lọc nước thải


- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật của ống lọc nước thải
- Chế tạo gia công ống lọc nước thải ( bằng phương pháp thủ công)

38
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

 Đánh giá vai trò của ống lọc trong việc nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của
bể tự hoại: lắp ống lọc vào tê phía đầu ra và đánh giá hiệu suất xử lý của bể tự
hoại tại hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Phong

b) Quy trình thí nghiệm

- Nguyên lý làm việc của ống lọc

Ống lọc làm việc dựa trên nguyên lý: lọc cơ học và phân hủy kỵ khí cặn được
giữ lại trong ống lọc

- Thiết kế, gia công ống lọc để nghiên cứu thử nghiệm

- Cấu tạo ống lọc nước thải: Ống lọc nước thải thử nghiệm gồm hai loại:

1) Ống lọc loại 1 bằng sợi ni lông dài 40 cm ( 1A ) và 60 cm ( 1B )

2) Ống lọc loại 2 bằng ống nhựa khía rãnh dài 40 cm ( 2A ) và 60 cm ( 2B )

 Ống lọc loại 1A và 1B


Nguyên lý hoạt động của ống lọc loại 1 ( 1A và 1B )
Ống lọc được lắp ở trước ống ra khỏi bể tự hoại. Nước thải đi qua ống lọc
từ phía dưới được các sợi ni lông - là giá thể cho vi sinh vật giữ lại 1phần
cặn, mặt khác sau một thời gian hoạt động trên giá thể xuất hiện các màng vi
sinh, màng vi sinh này có tác dụng làm sạch thêm nước thải khi ra khỏi bể tự
hoại.
 Ống lọc loại 2A và 2B
Nguyên lí hoạt động của ống lọc loại 2 ( 2A và 2B )
Ống lọc được lắp tại trước ống ra của bể tự hoại. Nước thải từ ngăn lắng
cuối cùng vào phần khe hở giữa vỏ và lõi lọc, sau đó nước thải đi qua các
khía lọc rộng 1,5 mm để vào phía trong lõi lọc, các khía hóa lọc và màng vi
sinh tạo thành trên bề mặt lõi lọc có tác dụng giữ lại cặn và làm sạch thêm
nước thải. Nước thải đã xử lý nằm phía trong lõi lọc sẽ được đẩy ra khỏi bể
qua 6 cm phần khia lọc và khe hở phía trên.

39
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

- Chế tạo ống lọc nước thải

Do giai đoạn thử nghiệm nên tất cả các ống lọc được chế tạo bằng phương pháp
thủ công

- Tiến hành nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn

 Giai đoạn 1: gồm 3 đợt thí nghiệm tại bể tự hoại đang hoạt động của gia
đình ông Nguyễn Thanh Phong ở phường Quang Trung - quận Hà Đông - Hà
Nội

Đặc điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bể

Bể tự hoại nhận nước thải đen từ 2 khu vệ sinh. Sau khi qua ngăn chứa và ngăn
lắng nước thải ra khỏi bể tự hoại kết hợp với nước thải xám của căn hộ và được
xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà. Chất lượng nước thải của căn
hộ ra mạng thoát nước ngoài nhà rất kém và đó cũng là tình trạng chung của
nhiều khu dân cư. Do bể tự hoại và hệ thống thoát nước của căn hộ nằm phía
bên dưới nền nhà nên không thể cải tạo được hệ thống hiện có. Một giải pháp
được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đầu ra bể tự hoại, đó là xây thêm một
ngăn (và coi như ngăn lắng 3 của bể tự hoại) ở phía ngoài sân để thu nước đen
và nước xám đã hòa trộn chung với nhau. Mặt khác trong ngăn thứ ba này có
bố trí thêm ống lọc nước thải ở đầu ra.

Lắp đặt ống lọc ( gồm 3 đợt )

- Đợt 1

trong đợt 1 , ở đầu ra của ngăn thứ 3 có bố trí 3 ống ra song song : không lắp
ống lọc (đánh giá vai trò của ngăn lắng xây thêm), lắp ống lọc 1A và 2A . Mục
đích đợt 1 là so sánh chất lượng nước thải ở 3 đầu ra bể tự hoại.

- Đợt 2

40
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Trong đợt 2, ở đầu ra của ngăn thứ 3( ngăn lắng 3 ) có bố trí 4 ống ra song song
lắp các loại ống lọc : loại 1 A, 1 B, 2 A, 2 B . Mục đích của đợt 2 là so sánh
chất lượng nước thải sau khi đi qua ống lọc với chiều dài khác nhau

- Đợt 3

Trong đợt 3, ở đầu ra của ngăn thứ ba bố trí 3 ống ra có lắp: ống lọc 1B, ống
lọc 2B và không lắp ống lọc. Mục đích của đợt 3 này là so sánh chất lượng
nước thải khi đầu ra bể tự hoại lắp và không lắp ống lọc, xác định chu kỳ làm
sạch ống lọc nước thải

 giai đoạn 2 : Các bể tự hoại được lắp ống lọc 1B hoặc 2B (8 bể lắp ống lọc
1B, 9 bể lắp ống lọc 2B). Mục đích của giai đoạn này là so sánh chất lượng
nước thải đầu ra bể tự hoại giữa lắp và không lắp ống lọc nước thải, triển
khai ở quy mô rộng hơn

3.2 Kết quả thực nghiệm đánh giá nước thải sau bể tự hoại
3.2.1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Thời gian lưu nước trong các mô hình bể được xem xét thông qua:
a. Thời điểm các phần tử chất tạo vết (chất rắn hòa tan) đầu tiên bắt đầu ra khỏi
mô hình: Bể có chất tạo vết ra chậm nhất là bể có cấu tạo tối ưu hơn
b. Tổng lượng chất tạo vết ra khỏi mô hình sau 2 ngày bơm dung dịch KCL vào
mô hình: Mô hình nào có tổng lượng chất tạo vết ra ít hơn thì mô hình đó có
khả năng lưu giữ chất rắn (chất tạo vết) tốt hơn.
c. Xét đến mối qua hệ giữa Tt/T0 và Ct/C0 (Tt là thời điểm lấy mẫu; T0 là thời gian
lưu nước lý thuyết; Ct là nồng độ dung dịch ra khỏi mô hình bể tự hoại tại thời
điểm lấy mẫu; C0 là nồng độ dung dịch KCl bơm vào mô hình): khi Tt/T0 tăng
mô hình nào có giá trị Ct/C0 nhỏ (khi đó đường đi của chất tạo vết cách xa
đường đẩy lý tưởng và tiến tới gần đường xáo trộn lý tưởng), tức độ dốc nhỏ
thì mô hình đó có nồng độ Ct và lượng chất tạo vết ra khỏi mô hình ít hơn mô
hình đí có HRT thực tế lớn hơn
Các mô hình bể tự hoại được chia thành 7 nhóm bể có cùng điều kiện (cùng số
ngăn, cùng cách bố trí đường ống vào – ra để dễ so sánh chất lượng tạo vết ra khỏi

41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

bể. Kết quả cho thấy: Với các chia ngăn và bố trí đường ống ra vào khác nhau,
HRT trong các mô hình bể tự hoại khác nhau và có từng sắp xếp theo từng nhóm
như sau:

Thứ Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm


tự 1 2 3 4 5 6 7
(1)
1 Bể 1N 2N – 3Nd – 3Nr – 3Nr – 3Nr – 3Nd –
– A1 A3 A3 A1 A1 A2 A3
khả
năng
2 giữ 2N – 3Nd – 3Nr – 3Nd – 3Nd – 2N –
chất A2 A1 A2 A1 A2 A3
rắn
kém
nhất và
3 có hiện 2N – 3Nd – 3Nr – 2N – 2N – 3Nr –
tượng A1 A2 A3 A1 A2 A3
chảy
tắt

3.2.2. Kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường


a. Kết quả nghiên cứu nâng cao HSXL của bể tự hoại bằng giải pháp cấu tạo 17 bể
tự hoại được chia thành 7 nhóm bể khác nhau, mỗi nhóm bể bao gồm các bể có
cùng điều kiện. Sau đó tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố (số ngăn, dung
tích, đặc tính nước thải nguồn vào) tới HSXL của các nhóm bể này. Kết quả thu đc
như sau:
- Đánh giá ảnh hưởng số ngăn tới hiệu suất xử lý nước thải của bể tự hoại:
Xem xét Wo(tb) và Lo(tb) nhóm bể 2 ngăn và 3 ngăn có giá trị tương
đương nhau; So sánh nhóm bể có cùng điều kiện (cùng dung tích, cùng

42
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

xử lý nước đen hay đen xám) thì hiệu suất xử lý của nhóm bể 3 ngăm cao
hơn so với bể 2 ngăn
- Đánh giá ảnh hưởng của đặc tính nước thải nguồn vào tới hiệu suất xử lý
nước thải của bể tự hoại: Xem xét Wo(tb) và Lo(tb) nhóm bể xử lý nước
đen xám có giá trị tương đương với nhóm xử lý nước đen. So sánh những
nhóm bể có cùng dung tích 3m3 thì nhóm bể xử lý nước đen xám có hiệu
suất xử lý lớn hơn nhóm bể chỉ xử lý nước đen
- Đánh giá ảnh hưởng của dung tích và đặc tính nước thải nguồn vào tới
hiệu suất xử lý nước thải của bể tự hoại: nhóm bể 3m3 xử lý nước đen
xám có Wo(tb) và Lo(tb) gấp 2 lần so với nhóm bể 1.5m3 xử lý nước đen.
Nhóm bể 3m3 xử lý nước đen xám có hiệu suất xử lý lớn hơn so với nhóm
bể 1.5m3 xử lý nước đen

3.2.3. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1


a. Đợt 1 – Giai đoạn 1
- Mục đích của giai đoạn này là đánh giá vai trò của ngăn lắng 3 xây thêm, so sánh
chất lượng nước thải ra khỏi bể tự hoại trong trường hợp không lấp ống lọc; lắp ống
lọc loại 1A; 2A. Kết quả:
+ Vai trò của ngăn lắng 3 xây thêm đối với bể tự hoại hiện có của hộ gia đình là
tương đối tốt. Nếu không xây thêm ngăn lắng này, nước thải từ bể tự hoại hiện có sẽ
ra thẳng cống thoát nước khu vực, còn khi xây thêm ngăn lắng này, nước thải vào
cống khu vực dù chưa đạt quy chuẩn thải nhưng chất lượng tốt hơn nhiều
+ Chất lượng nước thải đầu ra bể tự hoại khi lắp ống lọc tốt hơn hẳn khi không lắp
ống lọc
b. Đợt 2 – Giai đoạn 1
- Mục đích của giai đoạn này là so sánh chất lượng nước thải đầu ra khi lắp ống lọc
loại 1A,1B, 2A, 2B. Kết quả:
+ Độ dài ngắn của ống lọc ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của NL3-BTH. Khi lắp
đặt ống lọc 1B, 2B (chiều dài 60cm) đều cho hiệu suất xử lý cao hơn khi lắp ống
lọc 1A, 2A (chiều dài 40cm)

43
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

c.Đợt 3 – Giai đoạn 1


Mục đích so sánh giai đoạn này là so sánh chất lượng nước thải đầu ra NL3-BTH
khi lắp ống lọc loại 1A, 1B, 2A, 2B (ống lọc có chiều dài khác nhau), kết quả:

- Với thời gian hoạt động lâu dài (12 tháng) của 2 loại ống lọc cho thấy chất lượng
nước thải đầu ra NL3-BTH khi lắp ống lọc tốt hơn hẳn khi không lắp ống lọc.
- So sánh chất lượng nước thải ra khỏi NL3-BTH với quy chuẩn thải QCVN 14:
2008/BTNMT thì thấy tỷ lệ % số mẫu nước thải ra khỏi bể tự hoại khi lắp ống
lọc 1B, 2B đều cao hơn so với không lắp ống lọc, cụ thể:
+ Theo chỉ tiêu TSS:
Không lắp ống lọc đạt : 25% mức B;
Lắp ống lọc 1B : 33.3% đạt mức A; 33.3% đạt mức B;
Lắp ống lọc 2B : 16.6% đạt mức A; 41.6% đạt mức B.
+ Theo chỉ tiêu COD và BOD5:
Không lắp ống lọc đạt : 100% không đạt quy chuẩn;
Lắp ống lọc 1B : 8.3% đạt mức A; 8.3% đạt mức B;
Lắp ống lọc 2B : 8.3%đạt mức B.
3.2.4 Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2
Mục đích của giai đoạn này là so sánh chất lượng nước thải đầu ra bể tự hoại giữa
lắp và không lắp ống lọc nước thải, kết quả:
a. NĐNTTB khi không lắp ống lọc là 265mg/l; 363.7 mg/l; 277.8mg/l lần lượt theo
TSS, COD, BOD5, còn NĐNTTB khi lắp ống lọc lần lượt là 174.6mg/l; 241.1mg/l;
183.8mg/l. HSXLTB của bể tự hoại khi lắp ống lọc lần lượt là 43.8%; 39.1%;
44.1%, khi lắp ống lọc là 63%; 59.6%; 63%. Như vậy chất lượng nước thải đầu ra
các bể tự hoại khi lắp ống lọc tốt hơn khi không lắp ống lọc, HSXLTB của bể tự
hoại khi lắp ống lọc cao hơn khi không lắp ống lọc là 19.2%; 20.5%; 18.9% lần lượt
theo TSS, COD, BOD5. Còn HSXLTB của ống lọc là 34.1%; 33.7%; 33.8% theo
các chỉ tiêu trên.
b. HSXLTB của ống lọc 1B là 35.1%; 36.2%; 36.9% và ồng lọc B2 là 32.5%; 30.9%;
31.3% lần lượt theo TSS, COD, BOD5. Như vậy hiệu suất xử lý của ống lọc 1B cao
hơn ống lọc 2B là 2.6%; 5.3%; 5.5% lần lượt theo các chỉ tiêu trên.

44
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

c. So sánh chất lượng nước thải đầu ra giữa bể tự hoại khi lắp và không lắp ống lọc
với Quy chuẩn thải QCVN 14: 2008/BTNMT ta thấy:
- Khi không lắp ống lọc ở đầu ra bể tự hoại chỉ có trung bình 1.9% số mẫu
nước thải đạt mức B theo TSS.
- Khi lắp ống lọc ở đầu ra bể tự hoại trung binh 18.6% số mẫu nước thải
đạt mức B theo TSS.
Chất lượng nước thải đầu ra bể tự hoại khi lắp ống lọc tốt hơn nhiều so với khi
không lắp ống lọc. Tuy nhiên tỷ lệ các mẫu nước thải khi lắp ống lọc đạt quy chuẩn
thải theo chỉ tiêu TSS chỉ tăng 16.7% so với khi không lắp ống lọc, còn lại đa phần
vẫn chưa đạt so với quy chuẩn thải.

3.3 Đề xuất các hồ sơ đồ mạng lưới ống thu gom nước thải trong công trình
3.3.1 Đề xuất sơ đồ mạng lưới thu gom có ống thông hơi phụ

45
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

3.3.2 Đề xuất sơ đồ nước thải từ chậu rửa qua bể thu mỡ

3.3.3 Đề xuất các mô hình áp dụng


XLNT đô thị Việt Nam đang là mối quan tâm chính đối với những chuyên gia môi
trường. Giải quyết tốt vấn đề thoát nước và xử lí nước thải nước thải xả ra nguồn là
một yêu cầu cấp bách, nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe nhân dân và tạo
điều kiện cho đô thị phát triển ổn định, lâu dài.
Dạng thoát nước đô thị có thể là tập trung hoặc phi tập trung phân tán. Theo dạng
thoát nước tập trung lượng nước thải được làm sạch lớn, độ an toàn cao, ít bị ô
nhiễm, dễ kiểm soát và quản lí. Tuy nhiên, việc đầu tư thoát nước thải tập trung rất
tốn kém
Trong thoát nước đô thị dạng phân tán thì bể tự hoại đóng một vai trò quan trọng.
Với nghiên cứu nâng cao hiệu quả XLNT của bể tự hoại bằng giải pháp thiết kế cấu
tạo bể và lắp thêm ống lọc nước thải trong bể tự hoại đã thu được những kết quả có

46
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

tính khả thi. Chúng tôi đề xuất một số mô hình áp dụng bể tự hoại trong hệ thống
thoát nước dạng phân tán như sau :
 Đối với đô thị hiện có

Đối với đô thị cũ, mô hình thoát nước vẫn giữ nguyên hệ thống cống chung hoặc
nửa riêng, với các tuyến cống bao thu gom các loại nước thải và nước mưa đợt
đầu sau đó được dẫn bằng các tuyến cống chính về các trạm XLNT khu vực.
Trong mô hình này : nước thải sinh hoạt bao gồm nước đen hoặc nước đen +
xám được xử lí sơ bộ trong bể tự hoại của từng hộ gia đình, sau đó vào hệ thống
thoát nước chung của khu vực và dẫn về các trạm xử lí tập trung cuối cùng được
xả vào nguồn tiếp.
Chất lượng nước thải xả vào môi trường phụ thuộc vào trạm XLNT. Bể tự hoại
có thể chỉ cần xử lí nước. Tuy nhiên vai trò của bể tự hoại có lắp ống lọc trước
đầu ra vẫn đáng kể. Nếu chất lượng nước thải sau bể tự hoại tốt, nồng độ các
chất ô nhiễm như TSS, COD, BOD5 , NH4 trong nước thải dẫn về trạm XLNT
thấp, chi phí xử lí nước thải tại trạm xử lí giảm. Mặt khác khi bể tự hoại xử lí sơ
bộ nước thải tốt, các chất rắn lơ lửng trong nước thải ra khỏi bể tự hoại thấp
nước thải chảy trong đường ống tới trạm XLNT không lắng cặn nhiều, giảm
thiểu được chi phí bảo dưỡng đường ống.
 Đối với đô thị xây mới

Do là đô thị xây mới, nên chi phí và thiết kế xây dựng hệ thống thoát nước riêng
và trạm xử lí nước thải dễ dàng được áp dụng. Với đô thị xây mới, có 2 mô hình
thoát nước 2 và 3
 Mô hình thoát nước 2
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước đen hoặc nước đen + xám được xử lí sơ bộ trong
bể tự hoại của từng hộ gia đình, sau đó vào hệ thống thoát nước riêng, rồi rồi dẫn về
trạm xử lí nước thải riêng của khu đô thị, xử lí nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận. Bể tự hoại có thể chỉ cần xử lí nước đen. Tuy nhiên trong mô hình
này, hệ thống thoát nước sau bể tự hoại là hệ thống thoát nước chi thí thấp
 Mô hình thoát nước 3

47
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Nước thải sinh hoạt bao gồm phân, nước tiểu, nước dội rửa toilet, nước tắm
giặt...được dẫn bằng hệ thống cống riêng về trạm xử lí nước thải riêng của
khu đô thị, xử lí nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Với
mô hình này có thể không cần sự có mặt của bể tự hoại
 ĐỐI VỚI VÙNG VEN ĐÔ
Đối với vùng ven đô mật độ dân số thấp, dịch vụ vệ sinh môi trường còn hạn
chế, hệ thống thoát nước kém, khả năng xây dựng các trạm XLNT tập trung
là rất khó do điều kiện kinh tế. Nên đối với vùng ven đô đề xuất 2 mô hình
thoát nước 4 và 5
 Mô hình thoát nước 4

Mô hình này dành cho những hộ gia đình có ít diện tích đất, có thể tiếp cận
được với hệ thống thoát nước khu vực : nước thải sinh hoạt được xử lí trong
bể tự hoại của từng hộ gia đình, sau đó vào hệ thống thoát nước chung của
khu vực, rồi xả ra nguồn tiếp nhận. Vai trò của bể tự hoại là rất quan trọng,
nước thải chỉ được xử lí trong bể tự hoại, sau đó được đưa vào nguồn tiếp
nhận. Bể tự hoại nên xử lí cả nước đen + xám và lắp ống lọc ở phía đầu ra bể
tự hoại để nâng cao chất lượng nước thải trước khi xả vào môi trường
 Mô hình thoát nước 5
Mô hình này dành cho những hộ gia đình có diện tích đất rộng, khó tiếp với hệ
thống đường ống thoát nước khu vực : nước thải sinh hoạt bao gồm nước đen hoặc
nước đen + xám được xử lí trong bể tự hoại của từng hộ gia đình, sau đó được xử lí
tiếp tục tại chỗ hoặc theo cụm bằng một giải pháp xử lí đơn giản, có chi phí thấp đó
là giếng thấm hoặc bãi lọc ngầm... Trong mô hình này bể tự hoại có lắp ống lọc
trước đầu ra giữ vai trò rất quan trọng, chất lượng nước thải sau bể tự hoại tốt sẽ
không làm tắc giếng thấm hoặc bãi lọc, kéo dài tuổi thọ của giếng thấm bãi lọc.

Khả năng sản xuất công nghiệp được phân tích dựa trên 1) Quan điểm của người
thiết kế, chế tạo thử nghiệm 2) Hỏi ý kiến của các chuyên gia và sản xuất. Qua đó
thấy rằng khả năng sản xuất công nghiệp đối với ống lọc nước thải là hoàn toàn có
thể

48
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

3.4 Đề xuất các thông số cơ bản khi thiết kế và xây dựng bể tự hoại
3.4.1 Đề xuất các kích thước thiết kế bể tự hoại
- Cho phép bể tự hoại có dung tích nhỏ (từ 3m3 trở lên) được chia 3 ngăn
- Bể tự hoại xử lý nước đen xám khuyến cáo dung tích bể nên lớn gấp 2 lần bể chỉ
xử lý nước đen
3.4.2 Đề xuất các chi tiết cấu tạo bể tự hoại
Nếu bể chia 3 ngăn (theo chiều dài bể) thì bố trí đường ống vào – ra gần sát đáy bể
Nếu bể chia 3 ngăn (theo chiều rộng bể) thì bố trí đường ống vào – ra ở khoảng ¼
chiều sâu lớp nước
- Nếu bể chia 2 ngăn thì bố trí đường ống vào – ra gần sát đáy bể

49
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:


 KẾT LUẬN
Với mục đích nâng cao chất lượng nước thải sau bể tự hoại, tác giả luận án đã
thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về thời gian lưu nước ( HRT) của mô
hình bể tự hoại với 10 cách chia ngăn và bố trí đường ống vào ra khác nhau, sử
dụng chất tạo vết là dung dịch muối KCl. Kết quả cho thấy:
1) Bể 3 ngăn ( chia ngăn theo chiều dài và chiều rộng bể ) có cấu trúc hợp lí hơn
bể 2 ngăn ( trừ trường hợp bể 3 ngăn, chia ngăn theo chiều rộng bể, đường ống
vào ra đặt sát đáy bể)
2) Nếu bể 3 ngăn ( chia ngăn theo chiều dài bể ) thì nên bố trí đường ống vào ra
gần sát đáy bể.
3) Nếu bể 3 ngăn ( chia ngăn theo chiều rộng bể ) thì nên bố trí đường ống vào ra
ở khoảng ¼ chiều sâu lớp nước
4) Nếu bể chia 2 ngăn thì nên bố trí đường ống vào ra gần sát đáy bể

Sau nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, 17 bể tự hoại có dung tích 0,75 m 3, 1,5
m3 và 3 m3 với số ngăn khác nhau ( 1,2 và 3 ngăn ) đã được xây mới tại các hộ gia
đình vùng ven đô Hà Nội. Thực nghiệm ngoài hiện trường với mục đích đánh giá
ảnh hưởng của cấu trúc bể, đặc tính nước thải nguồn vào tới hiệu suất sử lí của bể.
Kết quả cho thấy :
1) Nhóm bể tự hoại chia 3 ngăn cho HSXLTB cao hơn nhóm bể 2 ngăn là 5,8 %;
7,4% lần lượt theo các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5
2) Nhóm bể xử lí cả nước đen và xám ( bao gồm cả nước dội rửa toilet, nước tắm
giặt, nước từ nhà bếp ) cho HSXLTB cao hơn nhóm bể chỉ xử lí nước thải đen,
khi đó nếu:
- Dung tích bể xử lí nước ( Đ + X ) = dung tích bể xử lí nước (Đ) : thì nhóm bể
xử lí nước (Đ+X) có HSXLTB lớn hơn nhóm bể chỉ chỉ xử lí nước (Đ)
18,1%; 9%; 13% lần lượt theo các chỉ tiêu trên.
- Dung tích của bể xử lí nước (Đ+X) = 2 lần dung tích của bể xử lí nước (Đ).
Nhóm bể 3m 3 xử lí nước (Đ+X) có HSXLTB lớn hơn so với nhóm bể 1,5m3
chỉ xử lí nước (Đ) là 29,6% ; 27.1% ; 27,8% lần lượt theo các chỉ tiêu trên

50
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

Ống lọc nước thải lắp ở đầu ra bể tự hoại có khả năng nâng cao HSXL của bể
tự hoại và có thể thay thế ngăn lọc kị khí ( thường hay bố trí ở ngăn cuối của bể tự
hoại). Nâng cao HSXL của bể tự hoại bằng ống lọc nước thải là một giải pháp khả
thi, đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện đối với cả bể hiện đang hoạt động
cũng như bể xây mới. Nhận xetx trên có từ kết quả thí nghiệm :
+ Với thời gian hoạt động lâu dài (12 tháng) của 2 loại ống lọc trong bể tự hoại
hiện đang hoạt động cho thấy HSXLTB của NL3-BTH khi lắp ống lọc 1B cao hơn
khi không lắp ống lọc theo các chỉ tiêu TSS, COD tổng , BOD 5 lần lượt là 23,5%,
24,2%, 24,4%, còn khi lắp ống lọc 2B cao hơn khi không lắp ống lọc là 20,5% ;
21,2% ; 19,1%
HSXLTB của ống lọc 1B là 41% ; 42,7% ; 43,4% và của ống lọc 2B là 34,8% ;
38,7% ; 34,2% lần lượt theo các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5
+ Với khoảng thời gian nghiên cứu 6 tháng đối với 17 bể tự hoại xây mới :
HSXLTB của bể khi lắp ống lọc cao hơn khi không lắp ống lọc là 19,2% ; 20,5% ;
18,9% lần lượt theo TSS, COD, BOD5
- HSXLTB của 2 loại ống lọc là 34,1% ; 33,7% ; 33,8% theo TSS, COD,
BOD5
- Chu kì làm sạch cho 2 loại ống lọc này khuyến cáo là 9 tháng

Tác giả đề xuất 5 mô hình thoát nước đối với các đô thị hiện có, đô thị xây mới
vùng ven đô. Các mô hình đưa ra được dựa trên điều kiện kinh tế xã hội, mật độ dân
số, thu nhập của dân cư, hiện trạng của hệ thống thoát nước của mỗi khu vực. Có
khu vực đề suất nhiều mô hình thoát nước khác nhau để mỗi hộ gia đình hoặc dân
cư có thể lựa chọn mô hình thoát nước khi thấy điều kiện áp dụng phù hợp.

 KIẾN NGHỊ
- Bể tự hoại xử lí cả nước đen + xám và khuyến cáo dung tích bể xử lí cả nước
đen + xám nên lớn gấp hai lần bể chỉ xử lí nước đen
- Cho phép bể tự hoại có dung tích nhỏ ( từ 3m3 trở lên ) được chia 3 ngăn
- Để ống lọc được lắp triển khai một cách rộng rãi trong cộng đồng dân cư đặc
biệt đối với những cụm dân cư, nhà ở... nằm ở vị trí riêng rẽ, độc lập hoặc cách
xa hệ thống thoát nước tập trung. Giai đoạn đầu: nhà nước khuyến khích các hộ

51
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

gia đình tự nguyện lắp ống lọc trong bể tự hoại, hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoặc
một phần kinh phí mua ống lọc
- Cần có thêm người nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm ống lọc khác trên thị
trường, khi đó người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với hệ thống
bể tự hoại của mình
- Bể tự hoại chỉ phát huy vai trò khi được thiết kế, xây dựng và vận hành quản lí
đúng cách. Do vậy phải giám sát những vấn đề liên quan đến bể tự hoại, cần có
những vấn đề liên quan đến bể tự hoại, cần có những quy định về vận hành bảo
dưỡng : đối với các hộ gia đình đã có bể tự hoại bắt buộc phải kí hợp đồng hút
cặn ( trước tiên thực hiện ở các thành phố lớn ). Còn đối với với những nhà xây
mới : trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng cần có bản vẽ thiết kế bể tự hoại đúng
tiêu chuẩn, hợp đồng hút bùn cặn bể theo chu kì. Kiểm tra việc xây bể vào thời
điểm trước khi đậy nắp bể. Hoặc có thể thu phí nước thải của người dân, trong
đó đã bao gồm phí bảo dưỡng bể tự hoại ( có kế hoạch hút bùn cặn cho từng
phường, từng khu vực).

52
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SV NĂM 2021 – 2022: NGHIÊN CỨU THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
BỂ TỰ HOẠI TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Huệ (2002), Thoát nước Tập 2: Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa
học và Ký thuật, Hà Nội
2. Lâm Minh Triết, Trần Hiếu Nhuệ (2015), Xử lý nước thải tập 1&2, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội
3. Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của bể tự hoại và
đề xuất các mô hình áp dụng phù hợp trong điều kiện Việt Nam ( Thư viện quốc
gia)
4. Nguyễn Việt Anh (2017), Bể tự hoại, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
5. Bể tự hoại – công trình xử lý nước thải tại chỗ, Tạp trí Xây dựng, tháng 6.2009

53

You might also like