You are on page 1of 152

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÙI XUÂN KHOA

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỦ LÝ NƯỚC THẢI


KHU ĐÔ THỊ ECO-PARK, VĂN GIANG, HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÙI XUÂN KHOA

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỦ LÝ NƯỚC THẢI


KHU ĐÔ THỊ ECO-PARK, VĂN GIANG, HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG


MÃ SỐ: 60 580 210

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS ĐOÀN THU HÀ

HÀ NỘI – 2015
i

LỜI CẢM ƠN

Nhìn lại quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi cảm thấy mình thực
sự may mắn vì được sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình, cơ quan và sự hướng dẫn,
hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp cũng như các thầy cô giáo tham gia giảng dạy, hướng
dẫn.

Nhân dịp báo cáo kết quả thực hiện luận văn, tổng kết lại quá trình học tập, cho
phép tôi được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Thủy lợi; Ban Giám đốc
Cơ sở 2; các đơn vị và cá nhân liên quan đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình
đào tạo và hoàn thiện luận văn này:

Đăc biệt tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Thu Hà – Trưởng bộ môn Cấp
Thoát nước là người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu và tạo điều kiện về mặt thời gian
để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô, đồng nghiệp trong bộ
môn Cấp Thoát nước, các thầy cô và cán bộ, giảng viên khoa Kỹ thuật tài nguyên nước
đã giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn để tôi hoàn thành luận văn này

Trong thời gian thực hiện đề tài tôi đã nỗ lực và cố gắng để hoàn thành luận văn
với mong muốn đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức, số liệu
trong đề tài còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự
đóng góp, chia sẻ của thầy cô và đồng nghiệp để tôi ngày càng hoàn thiện hơn chuyên
môn và nghề nghiệp của mình.

Hà nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Học viên thực hiện

Bùi Xuân Khoa


ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu giải pháp thu gom và xử lý nước thải khu đô
thị Eco-Park, Văn Giang, Hưng Yên” là công trình khoa học do học viên nghiên cứu và
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Thu Hà và không sao chép bất kỳ kết quả
nghiên cứu nào đã có sẵn.
Trong đề tài tác giả có sử dụng một số tài liệu, bản đồ quy hoạch liên quan đến
khu đô thị và một số tài liệu chuyên khảo khác đều được trích dẫn đúng theo quy định.

Tác giả

Bùi Xuân Khoa


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình M1: Phạm vi nghiên cứu của để tài ................................................................3
Hình M.2: Sơ đồ hóa cách tiếp cận của luận văn ....................................................5
Hình 1.1: Sơ đồ quản lý nước thải tại Việt Nam hiện nay.....................................14
Hình 1.2: Mô phỏng hệ thống thu gom nước thải tập trung quy mô lớn ...............18
Hình 1.3: Cấu tạo mô hình xử ý nước Johkasou tại Nhật Bản ..............................19
Hình 1.4: Vị trí khu vực nghiên cứu trên Bản đồ tỉnh Hưng Yên và trên quy hoạch
tổng thể của Hà Nội ...............................................................................................22
Hình 1.5: Vị trí khu đất nhìn từ các vị trí giáp danh và trục giao thông chính ......23
Hình 1.6: Biểu đồ minh họa đặc tính môi trường khu vực nghiên cứu .................24
Hình 1.7: Biểu đồ hướng gió chủ đạo vào mùa Hè và mùa Đông của khu vực ...24
Hình 1.8: Bản đồ phân kỳ đầu tư khu đô thi Ecopark ...........................................30
Hình 2.1: Các phương pháp xử lý nước thải đặc trưng .........................................40
Hình 2.2: Các công trình xử lý đặc trưng trong công nghệ AAO..........................41
Hình 2.3: Mô phỏng màng lọc đặc trưng của công nghệ MBR .............................42
Hình: 2.4 sơ đồ công nghệ MBBR.........................................................................44
Hình: 2.5 Bể xử lý kị khí UASB ............................................................................47
Hình: 2.6 a – Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; b – Sơ đồ ai phân 6 điểm
ẩn Abbott trong mặt phẳng x-t ...............................................................................55
Hình 2.7: Khả năng mô phỏng thủy lực của SWMM ............................................56
Hình 2.8: Khối xử lý chính trong SWMM.............................................................57
Hình 2.8: Hiện trạng phát triển giai đoạn 1 khu đô thị Ecopark ............................61
Hình 3.1: Phân vùng thoát nước trong khu đô thị Ecopark ...................................69
Hình 3.2a: Vị trí các trạm xử lý nước thải trong khu đô thị Ecopark ....................73
Hình 3.2b: Quy hoạch 19 trạm xử lý nước thải theo hình thức thu gom tập trung
quy mô phân tán (xuất từ mô hình SewerCAD) ....................................................74
Hình 3.3: Giao diện làm việc của SewerCad V8i ..................................................76
Hình 3.4 Hình 3.5: Thiết lập nhãn các đối tượng và thuộc tính của nút ...............77
Hình 3.6: Khai báo thuộc tính của ống ..................................................................78
Hình 3.7: Khai báo các đặc tính của ngăn hút .......................................................79
iv

Hình 3.8: Khai báo các thông số vật lý của bơm ...................................................80
Hình 3.9: Thiết lập đường đặc tính bơm cho phương án đề xuất ..........................80
Hình 3.10: Trắc dọc tuyến cống chính TXL lớn nhất Q = 2700m3/ng.đ ..............82
Hình 3.11: Trắc dọc tuyến cống chính của TXL (nhỏ nhất) Q = 100m3/ng.đ ......83
Hình 3.12: Sơ đồ khối với công nghệ AAO kết hợp MBR được đề xuất..............85
Hình 3.13: Sơ đồ XLNT hợp khối sử dụng công nghệ AAO kết hợp MBR .........87
Hình 3.14 : Vị trí TXL nước tập trung theo PA thu gom tập trung quy mô lớn ...89
Hình 3.15: Mặt cắt điển hình số 1 ..........................................................................91
Hình 3.16: Mặt cắt điển hình số 2 ..........................................................................92
Hình 3.17: Mặt cát điển hình số 3 ..........................................................................92
Hình 3.18: Sơ đồ xử lý nước thải theo công nghệ MBBR đề xuất cho PA 2 ........94
Hình 3.19: Giá thể di động lơ lửng trong bể MBBR .............................................95
Hình 3.20: Sơ đồ lưới thể hiện điểm của các phương án theo 4 tiêu chí .............107
v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Thống kê đỉnh lũ tại trạm Hưng Yên trên sông Hồng ..............................25
Bảng 1.2: Thống kê đỉnh lũ tại trạm Xuân Quan trên sông Bắc Hưng Hải ..............25
Bảng 1.3: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khu đô thi Ecopark.................................30
Bảng: 1.4 Chỉ tiêu quy hoạch các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính ........................31
Bảng 2.1: Hệ số không điều hòa Kc theo lưu lượng nước thải .................................50
Bảng 2.2: Sự phân bố lưu lượng của các giờ trong ngày ..........................................53
Bảng 2.3: Các phần mềm mô phỏng thủy lực mạng lưới thoát nước .......................55
Bảng 2.5: Lượng chất bẩn của một người trong một ngày thải vào hệ thống TN ....64
Bảng 2:6 Thành phần nước thải sinh hoạt dân cư .....................................................65
Bảng 3.1: Công suất tính toán các trạm xử lý nước thải trong khu đô thị Ecopark ..75
Bảng 3.2: Kết quả lưu lượng tính toán tại 19 trạm xử lý ..........................................81
Bảng 3.3: Tổng hợp chiều dài các đường ống tính toán ...........................................82
Bảng 3.4: Tổng hợp chiều dài các ống áp lực ...........................................................82
Bảng 3.5: Lưu lượng đi vào trạm xử lý tập trung .....................................................90
Bảng 3.6: Tổng hợp chiều dài các đoạn ống tính toán ..............................................90
Bảng 3.7: Chiều dài các đoạn ống áp lực ..................................................................90
Bảng 3.8: Thông số của bơm ....................................................................................91
Bảng 3.9: Tổng hợp các đường kinh tính toán ........................................................102
Bảng 3.10: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 1 ..............................................................102
Bảng 3.11: Tổng hợp số lượng trạm xử lý và bơm của các phương án ..................103
Bảng 3.12: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 2 ..............................................................103
Bảng 3.13: Đánh giá ảnh hưởng của tiêu chí 3 đối với các giải pháp đề xuất ........104
Bảng 3.14: Tổng hợp điểm cho các chỉ thị của tiêu chí 3 .......................................104
Bảng 3.15: Xếp hạng sự đồng thuận của nhà đầu tư theo chi phí xây dựng ...........105
Bảng 3.16: Xếp hạng sự đồng thuận của người dân theo các giải pháp .................105
Bảng 3.17: Xếp hạng sự đồng thuận của nhà quản lý .............................................106
Bảng 3.18: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 4 ..............................................................106
Bảng 3.19: Tổng hợp cho điểm các tiêu chí theo phương pháp MCA ...................106
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
MCA: Muti – Criteria Analysis Phân tích đa tiêu chuẩn
MBR: Membrane Bio Reactor Xử lý bằng màng sinh học
MBBR: Moving Bed Biological Reactor Xử lý sinh học với giả thể lơ lửng
UASB: Upflow Anaerobic Bludge Blanket Bể xử lý kỵ khí dòng chảy ngược
AAO: Anaerobic – Anoxic – Oxic Kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí
SBR: Sequencing Batch Reactor Xử lý sinh học theo mẻ
BOD: Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa sinh học
COD: Chemical Qxygen Demand Nhu cầu oxy hóa hóa học
SWMM: Storm Water Management Model
XLNT: Xử lý nước thải
PA: Phương án
QH: Quy hoạch
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TXL: Trạm xử lý
PUMP: Bơm
CONDUIT: Đường ống
MANHOLE: Hố ga
DIAMETER: Đường kính
VELOCITY: Vận tốc
FLOW: Lưu lượng
DEPTH: Độ sâu
ELEVATION: Cao độ
ELEVATION GROUND (RIM) Cao độ mặt đất/mặt hố ga
ELEVATION INVERT Cao độ đáy cống
LENGTH: Độ dài ống
SLOPE: Độ dốc
OUTFALL: Cửa xả
viii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài:............................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3
3. Mục đích của Đề tài:.................................................................................................... 4
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:................................................................. 4
5. Kết quả dự kiến đạt được: ........................................................................................... 6
6. Kết cấu của đề tài......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về phát triển đô thị bền vững .................................................................. 8
1.1.1 Phát triển đô thị bền vững theo hướng sinh thái trên thế giới ............................ 8
1.1.2 Thực trạng về phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam ..................................... 12
1.2. Tổng quan về hệ thống thoát nước và quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam ........ 13
1.2.1 Hiện trạng quản lý nước thải ............................................................................ 13
1.2.2 Hiện trạng về hệ thống thoát nước ở Việt Nam ............................................... 14
1.3. Tổng quan về các giải pháp thu gom & xử lý nước thải ........................................ 17
1.3.1 Các giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn..................... 17
1.3.2 Các giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán ............ 19
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................................... 22
1.4.1 Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 22
1.4.2 Bối cảnh hình thành, mục tiêu, tính chất và quy mô của dự án ....................... 28
1.4.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và các giai đoạn phát triển ................. 29
1.4.4 Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật ............................................................................ 30
1.5 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 32
ix

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ


LÝ NƯỚC THẢI ......................................................................................................... 34
2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp thu gom xử lý nước thải ............................................ 34
2.1.1 Giải pháp thu gom, xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán ...................... 34
2.1.2 Giải pháp thu gom, xử lý nước thải tập trung quy mô lớn ............................... 35
2.1.3 Hệ thống thoát nước chung và riêng, cơ sở lựa chọn và phân tích. ................. 37
2.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ............................................................. 38
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng....................................................................................... 38
2.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị ......................................................... 39
2.2.3 Phân tích một số công nghệ xử lý nước thải hiện nay ..................................... 40
2.3 Cơ sở tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước ....................................................... 48
2.3.1 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước ................................................. 48
2.3.2 Các công thức tính toán lưu lượng nước thải ................................................... 49
2.3.3 Giới thiệu hệ phương trình Saint – Venant ...................................................... 54
2.3.4. Phương pháp giải ............................................................................................ 54
2.3.5 Các phần mềm hỗ trợ tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước ...................... 55
2.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ................. 60
2.5. Quy hoạch cấp thoát nước và môi trường khu vực nghiên cứu ............................. 62
2.5.1 Tiêu chuẩn cấp nước ........................................................................................ 62
2.5.2 Tiêu chuẩn thoát nước và dân số tính toán ...................................................... 62
2.6. Nguồn xả thải, đặc điểm và lưu lượng nước thải khu đô thị Ecopark.................... 63
2.6.1 Đánh giá nguồn xả thải .................................................................................... 63
2.6.2 Các chỉ tiêu, đặc điểm và lưu lượng nước thải ................................................ 64
2.7 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO KHU ĐÔ THỊ ECO-PARK, VĂN GIANG, HƯNG YÊN ..... 67
3.1 Nghiên cứu giải pháp thu gom và quy mô trạm xử lý nước thải ............................. 67
3.1.1 Quan điểm nghiên cứu về hệ thống XLNT của khu đô thị Ecopark................ 67
3.1.2 Các giải pháp phân vùng .................................................................................. 68
3.1.3 Các giải pháp thu gom...................................................................................... 69
3.2 Nghiên cứu các giải pháp quản lý nước thải cho khu đô thị Ecopark ..................... 71
x

3.2.1 Quản lý nước thải theo phương án tập trung quy mô nhỏ (phân tán) .............. 71
3.2.2 Quản lý nước thải theo phương án tập trung quy mô lớn ................................ 87
3.3 Phân tích đa tiêu chuẩn các giải pháp và đề xuất lựa chọn các phương án ............. 96
3.3.1 Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn trong xử lý nước thải ........................... 96
3.3.2 Tính rủi ro, không chắc chắn khi thực hiện các dự án MCA trong XLNT ..... 97
3.3.3. Một số lợi ích – chí phí trong hệ thống thu gom và XLNT làm cơ sở phân tích
đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá MCA ........................................................................ 99
3.3.4 Lựa chọn các tiêu chí và đánh giá trọng số cho các tiêu chí .......................... 100
3.3.5 Đánh giá số điểm của tổ hợp các giải pháp theo các tiêu chí ........................ 101
3.4 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 109
1. Kết luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 109
2. Những tồn tại trong đề tài ........................................................................................ 110
3. Những kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài:

Thế giới đang chứng kiến sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa một cách
nhanh chóng vì thế nhu cầu về cấp và thoát nước càng trở nên bức thiết không chỉ đơn
lẻ bởi một vài thành phố, một vài quốc gia mà đây đang là vấn đề nóng của toàn cầu.
Chúng ta đã thấy có rất nhiều nơi khan hiếm nguồn nước và cũng không ít nơi hiện
nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề gây ra bao tai họa, bệnh dịch chết người, phá
hủy môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Kèm với chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gần đây của Đảng
và Nhà nước ta, nền công nghiệp và các khu đô thị đã cũng đã có sự phát triển vượt
bậc, nhiều xí nghiệp công nghiệp được mở ra, nhiều thành phố, khu đô thị được mở
rộng, nhiều khu dân cư đông đúc mọc lên thế nhưng kèm theo đó vấn đề xử lý nước
thải cho các khu công nghiệp, các khu đô thị này cũng chưa được quan tâm đúng mức
và thực hiện đồng bộ.

Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan
trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với
tình trạng hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt
lội, người ta lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này. Đối với các khu đô thị,
điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có thoát nước mưa,
nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với khách hàng, cũng như sự phát
triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.

Vấn đề nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản lý, thu gom
và xử lý nước thải đô thị tập trung quy mô lớn và phân tán ở các đô thị Việt Nam trong
những năm gần đây cũng đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên việc nghiên cứu chưa
đồng bộ và các giải pháp thực hiện chưa tương xứng giữa các vùng và các đô thị nên
dẫn đến việc các đô thị đã phát triển đang gặp vấn đề về ngập lụt, công nghệ và quy
mô trạm xử lý nước thải chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của thành phố. Đối
với các khu đô thị, khu công nghiệp lớn đang và sẽ được xây dựng hơn bao giờ hết là
phải có một nghiên cứu cụ thể về giải pháp trong thu gom, quản lý và xử lý nước thải
2

để khắc phục những hạn chế của các khu đô thị cũ và hướng tới việc phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường.

Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích tìm ra giải pháp
tối ưu trong thu gom và xử lý nước thải, trong đó tập trung vào hai giải pháp chính, thu
gom và xử lý tập trung quy mô lớn và thu gom xử lý tập trung quy mô nhỏ (phân tán).
Hai giải pháp thu gom và xử lý trên khác nhau cả về đặc điểm và hiệu quả xử lý, vân
hành. Nếu giá thành xây dựng và vận hành hệ thống thu gom nước thải chiếm tỷ lệ
thấp (nhỏ hơn 25 % giá thành của toàn bộ hệ thống) thì có thể xem nó là hệ xử lý
phân tán, nếu tỷ lệ đó cao thì thuộc loại xử lý tập trung. Đối với các thành phố, đô thị
có mật độ dân số tập trung cao, tại đó xử lý nước thải có thể thực hiện theo phương
thức tập trung do mức độ sử dụng diện tích mặt bằng thấp, điều kiện kinh tế, xã hội và
hạ tầng cơ sở dễ có khả năng đáp ứng. Tuy vậy chi phí cho xây dựng và vận hành hệ
thống thu gom nước thải cho các trạm xử lý tập trung cao, đôi khi chiếm đến trên 60
% của hệ thống xử lý. So với hệ xử lý tập trung thì hệ xử lý phân tán có những lợi thế:
chi phí xây dựng hệ thống thu gom nước thải thấp, ít gây xáo trộn về hạ tầng có sẵn
(đường xá, nhà cửa, các công trình xây dựng mà hệ thống thu gom chạy qua), lợi dụng
địa hình có sẵn để giảm chi phí vận hành (ví dụ lợi dụng độ dốc để duy trì dòng chảy
nhờ áp lực thủy tĩnh), dễ quản lý lưu vực nhận nước (do phương thức thải là bốc hơi,
thấm vào đất, tưới cây, nạp vào nước ngầm...). Tuy vậy khó khăn sẽ xuất hiện ở khâu
công nghệ xử lý do tính đa dạng vệ loại hình nước thải, sự dao động về chủng loại và
mức độ ô nhiễm các tạp chất cần xử lý, điều kiện duy trì vận hành hệ thống xử lý. Qua
những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn ra một giải pháp thu gom, xử lý tối ưu đối
với từng khu đô thị để phù hợp với chế độ đầu tư, kinh tế kỹ thuật, hạ tầng cơ sở và
phù hợp trong quản lý vận hành là cần thiết và cấp bách. Để thuận lợi cho nghiên cứu
khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên được lựa chọn làm khu đô thị nghiên cứu
điển hình trong luận văn này.

Khu đô thị thương mại và dịch vụ Ecopark là một một khu đô thị được phát
triển dài hạn về phát triển kinh tế xã hội. Khu đô thị được phát triển dựa trên việc tập
trung vào cung cấp các nhu cầu chất lượng cao về nhà ở, thương mại và vui chơi giải
trí của tỉnh Hưng Yên cũng như các khu vực đô thị lớn của Hà Nội. Khu đô thị phát
triển với tổng diện tích trên 500ha, về hướng Đông Nam của Hà Nội, phía bên kia
3

sông Hồng, tọa lạc tại Văn Giang, Hưng Yên. Có thể nói đây là một trong những khu
đô thị phát triển theo hướng sinh thái lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây
dựng với tổng diện tích dành cho cây xanh và nước mặt chiếm gần 30%. Hiện nay việc
xây dựng đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị đang được nghiên cứu
triển khai theo từng giai đoạn, trong đó có hạng mục thu gom và xử lý nước thải, thiết
kế hệ thống tuần hoàn nước tạo cảnh quan cho khu vực đang được quan tâm và tìm
giải pháp đầu tư.

Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp thu gom và xử lý nước thải cho khu đô
thị Eco-park là cần thiết để tìm ra và đề xuất các giải pháp tối ưu về việc thu gom, xử
lý nước thải đáp ứng mục tiêu chung của toàn bộ dự án, để Ecopark định hướng trở
thành biểu tượng tiên phong về một thành phố xanh, tri thức và hiện đại và phát triển
bền vững, tạo tiền đề cho hướng phát triển các đô thị của Việt Nam.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải, các giải pháp thu
gom & xử lý nước
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu điển hình cho khu đô thị Ecopark phát triển giai
đoạn 2

Hình M1: Phạm vi nghiên cứu của để tài


4

3. Mục đích của Đề tài:

- Nghiên cứu, đề xuất và đánh giá được các giải pháp thu gom và xử lý nước
thải áp dụng cho khu đô thị Eco-park, Văn Giang, Hưng Yên.

- Sử dụng phần mềm mô phỏng thủy lực được các phương án đề xuất cho khu
đô thị Ecopark

- Đề xuất lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải cho khu đô thị Ecopark

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:


Đề thực hiện luận văn, tác giả sẽ sẽ đi theo cách tiếp cận và phương pháp sau đây

 Cách tiếp cận:

Tác giả lựa chọn cách tiếp cận diễn dịch và quy nạp trong đó tập trung vào việc tiếp
cận các tài liệu liên quan, nghiên cứu thực địa, quan sát, phân tích để lựa chọn giải
pháp tối ưu trong việc thu gom và xử lý nước nước thải của khu vực nghiên cứu, cụ
thể:

- Tổng quan về các giải pháp thu gom và xử lý nước thải được làm rõ qua việc nghiên
cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan.

- Khu vực nghiên cứu được giới thiệu và trình bày qua cách tiếp cận khoa học và có
chọn lọc từ việc thu thập các tài liệu, công trình nghiên cứu đã có và đánh giá các
thông tin về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

- Từ các tiếp cận tổng quan và các nhu cầu phát triển của khu vực nghiên cứu tác giả
dự báo nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải. Các giải pháp trong quản lý thu gom và
xử lý được tập trung xử lý để đảm bảo hiệu quả trong chi phí đầu tư, quản lý và vận
hành cũng như đáp ứng mục tiêu chung của dự án, trong đó giải pháp thu gom xử lý
tập trung và thu gom xử lý phân tán được nghiên cứu, phân tích cụ thể để lựa chọn ra
giải pháp tối ưu nhất qua việc phân tích lợi ích và chí phí.

- Công nghệ xử lý nước thải đối với giải pháp tối ưu được lựa chọn sẽ được phân tích
để lựa chọn qua cách tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước.
5

Đánh giá tổng quan các giải pháp Các nghiên cứu
thu gom và XLNT liên quan

Thu thập đánh giá các


Tổng quan khu vực nghiên cứu thông tin về điều kiện
TN – KT- XH

Đặc điểm nước thải & Các tài liệu liên quan
Dự báo nhu cầu xả thải
Các yếu tổ thủy lực và
mô hình mô phỏng
Cơ sở lý luận để nghiên cứu mạng mạng lưới
lưới thoát nước và XLNT Cơ sở phân tích đề xuất
công nghệ XLNT

Phương án phân tán


Đề xuất giải pháp thu gom và - Giải pháp mạng lưới Mô phỏng
quy mô trạm xử lý - Giải pháp công thủy lực
mạng lưới
Phương án tập trung
- Giải pháp mạng lưới
Phân tích MCA đánh giá các - Giải pháp công
nghệ
phương án

Chọn phương án tối ưu nhất

Hình M.2: Sơ đồ hóa cách tiếp cận của luận văn


 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và thu thập số liệu: Thu thập và thống
kê, phân tích các tài liệu liên quan về xử lý nước thải các đô thị ở Việt Nam và trên thế
giới. Các tài liệu liên quan về quy hoạch, địa chất, thủy văn, điều kiện kinh tế xã hội
của khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó là việc tổng hợp, phân tích, điều tra theo các chỉ
tiêu yêu cầu trong dự án, đáp ứng mục tiêu hệ thống xử lý đảm bảo xử lý hết tại các vị
trí xả thải và đáp ứng các chuẩn sinh thái và môi trường của dự án.
6

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa chọn lọc có các kết quả nghiên cứu, bao gồm các
kết quả nghiên cứu về thủy văn, thủy lực, chất lượng nước, các hạng mục hạ tầng kỹ
thuật…Ngoài ra còn kế thừa các tài liệu về khảo sát địa hình, môi trường mà dự án đã
thực hiện.
- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp, trao đổi và xin ý kiến các chuyên gia, các nhà
khoa học có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu để
phát huy, tận dụng khả năng đóng góp cho việc thực hiện đề tài.

- Phương pháp mô hình toán.


- Thực hiện mô hình thủy lực mô phỏng thủy lực các phương án thoát nước thải
cho khu đô thi Ecopark
- Phương pháp đánh giá đa tiêu chí Lợi ích – Chi phí (MCA): Phương pháp được
sử dụng để đánh giá hiệu quả của các giải pháp công trình có thể áp dụng cho việc
phân tích các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải theo các tiêu chí khác nhau, từ
đó chọn ra được giải pháp hợp lý nhất.

5. Kết quả dự kiến đạt được:

- Đánh giá được đặc điểm và quy mô trạm xử lý nước thải từ khu vực nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá và lựa chọn được các giải pháp thu gom nước thải
- Đề xuất các giải pháp về công nghệ xử lý nước thải cho khu vực nghiên cứu

6. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 chương và phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị. Nội dung của
từng phần bao gồm:
- Phần mở đầu giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, phương pháp nghiên cứu,
nội dung nghiên cứu và kết quả dự kiến đạt được của đề tài.
- Chương 1: Tập trung vào việc giới thiệu tổng quan về các giải pháp thu gom,
xử lý nước thải và quản lý nước thải trên thế giới và Việt Nam. Tổng quan về khu đô
thị Ecopark.
- Chương 2: Giới thiệu cơ sở lý thuyết để lựa chọn các giải pháp thoát nước, các
phương án thu gom. Các công nghệ xử lý nước hiện nay và cơ sở tính toán thủy lực
mạng lưới thoát nước và các phần mềm liên quan.
7

- Chương 3: Phân tích, đề xuất các giải pháp thu gom nước thải trong các khu đô
thị theo hình thức thu gom tập trung quy mô lớn và tập trung quy mô phân tán. Mô
hình hóa bằng phần mềm thủy lực. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp và
phân tích tối ưu thông qua phương pháp MCA.
- Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt những kết quả đạt được của đề tài, các tồn tại và
đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về phát triển đô thị bền vững


1.1.1 Phát triển đô thị bền vững theo hướng sinh thái trên thế giới
Trong thời gian gần đây khái niệm “đô thị sinh thái” được nhắc đến nhiều ở
Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế
kỷ XX ở các nước phát triển, đề cập đến chất lượng môi trường của đô thị với các tiêu
chí rất cụ thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho dân cư trong đô thị.
Khơi nguồn cho trào lưu này là Hội thảo quốc tế của Liên hợp quốc về “Thành phố và
sự phát triển bền vững” diễn ra ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992. Sau đó Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (Organisation de coopération et de
développement économiques) chính thức ban hành một chương trình có tên là “Thành
phố sinh thái” được đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm
1996.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Ôxtrâylia thì “một thành phố
sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” hay cụ thể hơn là sự định
cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng chỉ sử
dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của các nhà thiết kế
xây dựng về thành phố sinh thái bền vững thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải,
được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có
quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh
sống và làm việc trong phạm vi đi bộ và đi xe đạp.

Ý tưởng về một đô thị sinh thái (ĐTST) ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ
XIX dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City). Đây là một phương án quy hoạch đô
thị nhằm giải quyết các vấn đề môi trường của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình
hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan rộng trong cộng
đồng châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới và lúc bấy giờ được xem như một
công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đang là hậu quả của quá
trình công nghiệp hóa (CNH). Đối với các nước công nghiệp, đây là bước tất yếu trong
quá trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát
triển, đô thị hóa (ĐTH) ở quy mô lớn thực tế là hậu quả của quá trình CNH, phát sinh
9

từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp và tạo thành
các khu dân cư đông đúc. ĐTH diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường
tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại để giải quyết các vấn
đề đó khi nhu cầu và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đô thị
là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình HĐH đô thị.

Ở các nước công nghiệp phát triển, quá trình CNH, ĐTH rồi đến hiện đại hóa
đã diễn ra một cách tự nhiên và tuần tự, nên khái niệm “sinh thái đô thị”, nghĩa là môi
trường sinh thái của đô thị nghe quen thuộc, phổ biến hơn và là đối tượng nghiên cứu
từ một thập kỷ nay. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, quá trình CNH, ĐTH, và
HĐH thường diễn ra đồng thời do sự phát triển quá độ thẳng từ những hình thái kinh tế
- xã hội lạc hậu thành những hình thái có thể hội nhập được vào nền kinh tế thế giới
dưới áp lực của toàn cầu hóa. Để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị trong bối
cảnh phức tạp như vậy đối với các nước đang phát triển thì quy hoạch đô thị sinh thái
là một giải pháp phù hợp. Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp dụng vào
thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm từng trải của các nước phát triển
nhằm hướng thẳng tới một đô thị hiện đại mà không vấp phải những vấn đề của quá
trình CNH và ĐTH bùng phát trên diện rộng.

Như vậy, “sinh thái đô thị” muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà
đối tượng quan tâm là môi trường sinh thái, còn “đô thị sinh thái” là đô thị đạt được
những tiêu chí về điều kiện và chất lượng môi trường sống sinh thái, và “quy hoạch đô
thị sinh thái” là phương pháp quy hoạch đô thị nhằm đạt được các tiêu chí của chất
lượng cuộc sống cao, hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị đó. Các tiêu chí quy
hoạch ĐTST có thể được khái quát trên các phương diện như: kiến trúc công trình, sự
đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị [1]

Về kiến trúc, các công trình trong ĐTST phải đảm bảo khai thác tối đa các
nguồn năng lượng mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu
cầu nước của người sử dụng. Thông thường các công trình là nhà cao tầng còn mặt đất
để dành cho không gian xanh.
10

Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự
nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ
ngơi giải trí.

Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa
chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ
sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di
chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm
để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho
phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.

Công nghiệp của ĐTST sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử
dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng
các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

Kinh tế ĐTST là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử
dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm
thiểu nguyên liệu sử dụng.

Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự
nhiên và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định
phù hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có
những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin,
nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng
sinh học giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo được
(mặt trời, gió), tránh lãng phí và tái sinh phế thải.

Thực tế mô hình nhà ở “vườn, ao, chuồng” của Việt Nam chính là một không
gian cư trú sinh thái có chu trình sinh thái khép kín cho các hoạt động kinh tế và sinh
hoạt gia đình. Mô hình này chưa thành công vì nhiều yếu tố khách quan và một phần
do áp dụng một cách cứng nhắc vào các điều kiện thực tế khác nhau trên các khu vực
địa lý khác nhau.

Theo nhật báo Le Monde của Pháp ngày 16/4/2006 thì Trung Quốc có tham
vọng xây dựng thành phố Dongtan thành đô thị sinh thái đầu tiên trên thế giới trong kế
11

hoạch xây dựng 400 đô thị mới đến năm 2020. Đây sẽ là một thành phố “xanh” thử
nghiệm, tái sinh nước và năng lượng, quy mô đến năm 2040 sẽ là 50.0000 dân. Thành
phố này nằm giữa biển, ở cực Đông của Chongming, không có một tòa nhà nào cao
quá 8 tầng. Mái của các tòa nhà được che phủ bằng các bãi cỏ và cây xanh để điều
nhiệt và để tái sinh nước. Thành phố dành không gian cho người đi bộ rộng gấp 6 lần
Côpenhaghen, một trong những thủ đô thoáng đãng nhất của châu Âu.

Một trong những thực tế về quy hoạch ĐTST khu dân cư là thành phố Adelaide
ở Ôxtrâylia. Dự án quy hoạch phát triển tiểu khu Christie Walk, nằm trong trung tâm
buôn bán của thành phố Adelaide, đã phối hợp nhiều yếu tố sinh thái bền vững và
nâng cao tính cộng đồng. Diện tích khu đất khoảng 2000 m2, giành cho 27 hộ gia đình
với tổng số dân cư khoảng 40 người, địa chỉ số 105, phố Sturt, thành phố Adelaide.
Các kết quả mong muốn thu được gồm: bảo tồn nước và năng lượng; tái sử dụng và tái
sinh vật liệu; tạo ra các không gian công cộng thân thiện, có lợi cho sức khỏe.

Các đặc điểm chính của dự án là: các không gian thân thiện cho người đi bộ;
vườn chung, bao gồm cả vườn mái; sản xuất lương thực địa phương trong các khu
vườn lương thực công cộng tại chỗ; dự trữ nước mặt để sử dụng cho các vườn và nước
xả vệ sinh; thiết kế thuận lợi với khí hậu/mặt trời để sưởi, làm mát và điều hòa độ ẩm
bằng gió, ánh sáng mặt trời và hệ thực vật; nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời;
năng lượng quang điện thu bằng các tấm gương lắp đặt vào các hệ khung giàn trên
vườn mái; sử dụng các vật liệu tái sinh, không độc hại và tiêu thụ ít năng lượng.

Dự án được thiết kế dựa trên quan điểm hầu hết dân cư của Ôxtrâylia sống
trong các thành phố, do đó cách lựa chọn thiết kế và lối sống sẽ tác động rất lớn đến
môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu có hạn. Được thiết kế theo
các tiêu chí sinh thái, trong hai giai đoạn đầu của Christie Walk gồm có bốn nhà mặt
phố, sáu căn hộ, bốn nhà ở truyền thống mái rơm, một vườn công cộng (có thể cho hoa
lợi), một vườn mái (với các điểm nhìn đẹp vào thành phố và các quả đồi), tất cả được
đặt trong một không gian đi bộ và được thiết kế với những cảnh quan đầy sáng tạo.
Trong giai đoạn ba sẽ đưa vào các phương tiện công cộng phục vụ người dân và xây
thêm một số căn hộ. Nhu cầu năng lượng của các nhà ở được giảm thiểu bằng cách: sử
dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các vật liệu cách ly rất cao nhưng tiêu thụ năng
12

lượng thấp để chế tạo, và cung cấp nước nóng mặt trời và nhiệt quang điện. Việc tái
sinh nước mặt đã làm giảm nhu cầu sử dụng mạng nước cấp của thành phố. Việc tránh
các sản phẩm chứa chất độc hại cho người và môi trường cùng với việc loại bỏ các
thiết bị điều hòa nhân tạo đem lại các không gian nội thất có lợi cho sức khỏe [1]

1.1.2 Thực trạng về phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam
Hầu hết các đô thị Việt Nam thường phát triển tự phát, theo kiểu “trên bến dưới
thuyền”, ở ngã ba sông, cửa biển, để rồi hình thành cảng, khu dân cư… Khi cơ sở hạ
tầng đường bộ phát triển hơn, các đô thị có xu hướng mở rộng về phía nội địa, phần
dọc bờ sông bị thu hẹp lại. Ngày nay, cùng với sự hình thành nhiều khu dân cư, khu
công nghiệp, các hoạt động sinh sống của thị dân cũng thay đổi theo sự phát triển.

Đô thị Việt Nam luôn gắn với nền văn hóa từng vùng. Đô thị ven sông Lam gắn
với câu hò đò đưa xứ Nghệ. Cố đô Huế đắm mình theo câu hò sông Hương, núi Ngự…
Do quy hoạch tài nguyên môi trường chưa có, còn quy hoạch xây dựng đô thị thì chắp
vá, tự phát là chủ yếu nên có hiện tượng mật độ dân cư dày đặc ở trung tâm. Không
được kiểm soát từ đầu, đô thị trong quá trình phát triển rất dễ bị ảnh hưởng bởi các
hiện tượng ngày càng tăng và vượt qua tầm kiểm soát như: ô nhiễm sông rạch, suy
thoái hệ sinh thái dòng sông và ven bờ, khai thác cát quá mức làm sông đổi dòng hay
tạo dòng chảy rối, sạt lở bờ nghiêm trọng, bồi lắng thành cồn; xây dựng cảng sông lộn
xộn; chất lượng nước thay đổi theo hướng xấu đi; làm nhà thuyền, nuôi trồng, lấn
chiếm dòng chảy.

Hiện nay ai cũng cảm nhận được là nhiệt độ nội đô cao hơn vùng ngoại ô và
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn hơn trước. Đó là hệ quả của quá trình bê tông hóa,
quá trình bức xạ, phản xạ nhiệt ngày một cao hơn, ô nhiễm không khí nghiêm trọng
hơn, hiện tượng đảo nhiệt trên bầu khí quyển thấp của thành phố ngày một tăng, mưa
đô thị ngày một nhiều hơn.

Các điểm ngập nước ngày càng nhiều, thời gian ngập lâu hơn. Đó là chưa nói
đến khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng, nước biển dâng 20-50cm trong vòng 15-20
năm nữa, đô thị ngập triều của ta rồi sẽ ra sao? Biện pháp phát triển bền vững là cố
gắng xây dựng thành đô thị sinh thái ở những nơi có điều kiện và đô thị thân thiện sinh
thái đối với đô thị cũ khó cải tạo.
13

Do đó xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và cấp bách,
nhất là trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày
một tăng cao như hiện nay. Vì vậy, ta cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái
ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có
thể, các đô thị cũ thành đô thị sinh thái theo kiểu “đô thị thân thiện với sinh thái”.

1.2. Tổng quan về hệ thống thoát nước và quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam

1.2.1 Hiện trạng quản lý nước thải


Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách cũng
như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải phát
triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt được là:
- Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho người nghèo đô
thị được cải thiện đáng kể, không còn tình trạng đi vệ sinh bừa bãi.
- 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh1, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể
tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ2.
- 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, thường là hệ
thống cống chung3.
- Đến năm 2012, 17 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được xây
dựng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 hệ thống khác xây dựng ở các
đô thị cấp tỉnh với tổng công suất là 530.000 m3/ngày.
- Hiện nay khoảng 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong quá
trình thiết kế/ thi công, vẫn chủ yếu là hệ thống thoát nước chung.
- Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị đạt 150
triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm, với tổng mức đầu tư cho thoát nước và
xử lý nước thải giai đoạn 1995 – 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ [2].
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, lĩnh vực vệ sinh môi
trường đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần nhanh chóng giải
quyết như:
- Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, hầu hết
nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước
thải được xử lý.
14

- Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân
bùn được xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn yếu kém.
- Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều dành
để xây dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có mạng lưới thu
gom phù hợp.
- Việt Nam đang thu phí thoát nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng thu hồi
chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung còn thấp.
- Các sắp xếp thể chế chưa khuyến khích hiệu quả vận hành hệ thống, các đơn
vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn chế trong
hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.
- Nhu cầu vốn rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ
thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025. Việt Nam phải phấn đấu đáp
ứng được nhu cầu này, khi mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém đang là 780 triệu Đô
la Mỹ mỗi năm, tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007).

Hiện trạng quản lý nước thải ở Việt Nam được minh họa bằng dưới đây.

Hình 1.1: Sơ đồ quản lý nước thải tại Việt Nam hiện nay
1.2.2 Hiện trạng về hệ thống thoát nước ở Việt Nam
Hiện nay hệ thống thoát nước chung vẫn là phương pháp thu gom nước truyền
thống ở Việt Nam. Phương pháp này vẫn tiếp tục được sử dụng trong các dự án quản
15

lý nước thải đang triển khai. Phần lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây
khoảng 100 năm, chủ yếu để thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng
nên đã xuống cấp nhiều; việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp vá,
không theo quy hoạch lâu dài, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Nguyên
nhân là hệ thống này ít tốn kém hơn và dễ triển khai (có thể thực hiện với số lượng ống
cống ít hơn, do đó khi thi công ít ảnh hưởng đến khu dân sinh hơn). Ngoài ra hệ thống
thoát nước chung thường sử dụng hệ thống cống thoát nước đã có làm tuyến cống cấp
hai để thu gom nước thải từ các hộ gia đình, do vậy chỉ cần lắp giếng tách để tách
nước thải và vận chuyển dòng nước thải về nhà máy xử lý.

Các dự án thoát nước đô thị sử dụng vốn ODA đã và đang được triển khai thực
hiện thường áp dụng kiểu hệ thống chung trên cơ sở cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có.
Tuy nhiên, cá biệt như thành phố Huế áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Đối với các khu công nghiệp, được xây dựng từ 1994 đến nay, việc tổ chức hệ thống
thoát nước theo dạng phổ biến trên thế giới. Thông thường có hai hoặc ba hệ thống
thoát nước riêng biệt:
- Trường hợp 1: nước mưa, nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt.

- Trường hợp 2: nước mưa thoát riêng, còn nước thải sản xuất sau khi đã xử lý sơ bộ
trong từng nhà máy thì thoát chung và xử lý kết hợp với nước thải sinh hoạt.

Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều dài bình
quân cống trên đầu người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở nước
ta tỷ lệ này tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là 0,2 đến 0,25m/ng,
còn lại chỉ đạt từ 0,05 đến 0,08m/người [7]. Mặt khác trong từng đô thị, mật độ cống
thoát nước khác nhau, khu trung tâm đặc biệt là các khu phố cũ, mật độ cống thoát
nước thường cao hơn các khu vực mới xây dựng. Ngoài ra, nhiều đô thị gần như chưa
có hệ thống thoát nước, nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh. Theo thống kế sơ
bộ của các công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây dựng, một số đô thị có
hệ thống thoát nước hết sức yếu kém như: Tuy Hoà (Phú Yên), hệ thống thoát nước
mới chỉ phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các thành phố Quy Nhơn (Bình Định)
là 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) là 15%, Cao Bằng là 20% ... Các đô thị có hệ thống
16

thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị
nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ phục vụ khoảng 60% [7].

Theo đánh giá của các công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị tại các địa
phương và các công ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm
trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ khoảng 20% vừa được
xây dựng là còn tốt [7].

Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền và thành
bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước được xây dựng bằng
bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình tròn, hình chữ nhật, có một số
tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc
mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và
nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và các giếng thăm trên mạng
lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho công tác quản lý.
Theo báo cáo của các công ty thoát nước và công ty môi trường đô thị, tất cả các thành
phố, thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa. Có đô thị 60% đường
phố bị ngập úng như Buôn Mê Thuột của Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh (trên 100 điểm
ngập), Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải Phòng cũng có rất nhiều điểm bị ngập
úng. Thời gian ngập kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập sâu lớn nhất là 1m [7].
Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đô thị còn có tình trạng ngập cục bộ do nước
thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà Mau). Ngập úng gây ra tình trạng
ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ,
hàng hoá không thể lưu thông. Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ
lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Hệ thống thoát nước riêng mới chỉ được xây dựng ở các khu đô thị mới theo
quy định trong Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, các khu vực này thường nằm ở
ven đô, hệ thống thoát nước riêng thu gom nước thải rồi nhập vào hệ thống thoát nước
chung để vận chuyển về nhà máy xử lý ở hạ nguồn. Hệ thống thoát nước riêng được
thiết kế để thu gom và vận chuyển nước thải riêng rẽ, không thu gom nước mưa và
nước chảy bề mặt. Hệ thống này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người sử dụng
dịch vụ do không cần xây dựng bể tự hoại và hộ gia đình có thể đấu nối trực tiếp vào
17

hệ thống đường cống kín, do vậy không bị tác động bởi rác thải hay nước mưa. Hệ
thống này có thể loại bỏ tình trạng ô nhiễm mùi ra khu vực xung quanh. Nước thu gom
và vận chuyển về nhà máy xử lý chỉ là nước thải sinh hoạt, do vậy có nồng độ chất
hữu cơ cao. Trong hệ thống thoát nước riêng, lượng nước thu gom và bơm về ít hơn,
do vậy công suất thiết kế của nhà máy xử lý thấp hơn. Về chi phí đầu tư, hệ thống
thoát nước riêng tốn kém hơn so với hệ thống thoát nước chung do cần xây dựng ba hệ
thống cống: cống thoát chính, cống thoát cấp hai (trên đường) và cấp ba (ở vỉa hè).
Tuy nhiên chi phí đầu tư này mang lại các lợi ích nói trên.

1.3. Tổng quan về các giải pháp thu gom & xử lý nước thải

1.3.1 Các giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn
Vệ sinh môi trường đô thị ở Việt Nam thể hiện rõ nét ở hai nhóm: nhóm 1 – các
dự án VSMT đang triển khai ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh (trước là
Sài Gòn) và Đà Nẵng; nhóm 2 – các dự án VSMT thực hiện ở các đô thị cấp tỉnh.
Trong từng nhóm, điều kiện cụ thể của các dự án cũng khác nhau và ảnh hưởng đến
việc ra quyết định áp dụng chính sách VSMT. Hệ thống thoát nước bề mặt được xây
dựng ở hầu hết các đô thị với mục tiêu ban đầu nhằm thu gom nước mưa và chống úng
ngập. Về sau, do dân cư ngày càng đông, các hộ gia đình này cần phải thoát nước thải
của mình. Nhu cầu này được đáp ứng bới hệ thống thoát nước mưa, và hệ thống này
trở thành hệ thống thoát nước chung, thu gom cả nước mưa và nước thải trong cùng
một đường cống. Sau này, hệ thống thoát nước riêng được xây dựng ở một số nơi ở
Việt Nam, nhằm giảm thiểu lưu lượng nước thải thu gom bằng cách loại bỏ nước mưa
và nước chảy tràn bề mặt; tuy nhiên số lượng hệ thống thoát nước riêng hiện còn rất
hạn chế.

Trước năm 2000, hoạt động xử lý nước thải ở Việt Nam hầu như chỉ được thực
hiện trong các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, công trình được người Pháp
mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19 trong thời kỳ thuộc địa. Sau đó, công trình này được
sử dụng rộng rãi và chính phủ giờ đây quy định tất cả các hộ gia đình phải xây dựng
công trình vệ sinh tại chỗ. Ở các đô thị lớn, ước tính trên 90% hộ gia đình có công
trình vệ sinh tại chỗ, thường là bể tự hoại (WHO – UNICEF, 2008; WB -
Hydroconceil& PEM, 2008; Nguyễn V. A. và cộng sự, 2011). Khi mật độ dân số đô
18

thị tăng, lượng nước thải phát sinh tác động đến nguồn tiếp nhận nước và làm nảy sinh
nhu cầu xử lý nước thải thu gom để xả thải an toàn hơn. Nhà máy xử lý nước thải đầu
tiên ở Việt Nam bắt đầu hoạt động khoảng năm 2000 và đến cuối năm 2012, Việt Nam
có tổng cộng 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung, khá ít so với con số trên 87
triệu dân trên cả nước. Trong số đó, 12 nhà máy được xây dựng ở 3 thành phố là Hà
Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 nhà máy còn lại nằm rải rác ở các đô thị cấp tỉnh.
Ngoài ra hiện nay cả nước có trên 30 dự án xử lý nước thải đô thị trong quá trình thiết
kế hoặc xây dựng [2].

Hình 1.2: Mô phỏng hệ thống thu gom nước thải tập trung quy mô lớn
Với nhiều dự án đang trong giai đoạn thiết kế hoặc thi công, lĩnh vực VSMT đô thị
ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ thoát nước và
xử lý nước thải. Phụ lục 1.1 và phụ lục 1.2 và phụ lục 1.3 trình bày tóm tắt các dự án
VSMT đang trong giai đoạn thiết kế hoặc thi công.
19

1.3.2 Các giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán
1.3.2.1. Mô hình xử lý nước thải phân tán trên thế giới
Trạm xử lý nước thải phân tán đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Hệ thống
dạng này không chỉ thích hợp với các nước đang phát triển mà còn được ứng dụng ở
nhiều quốc gia phát triển, do những thuận lợi mà hệ thống đem lại.

a. Trạm xử lý nước thải thu nhỏ tại Nhật: Johkasou

Johkasou là một bể xử lý nước thải, trông giống như một bể tự hoại, nhưng hoạt
động như một trạm xử lý nước thải thu nhỏ (hình 1.4). Một Johkasou quy mô nhỏ bao
gồm chức năng của bể lọc kỵ khí, tiếp xúc hiếu khí, bể lắng, và bể khử trùng. Tất cả
các bể xử lý này được tích hợp trong một bể nhỏ dung tích 4m³. Khi nước thải đi qua
bể xử lý johkosou thì có thể tái xử dụng hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Hơn nữa,
theo Japan Sanitation Consortium, năng lượng cần cung cấp cho johkosou chỉ bằng
năng lượng cần cung cấp cho một bóng đèn trong 1 phòng (một hệ thống thiết kế cho 5
người sẽ tiêu tốn 37 kWh/tháng – bằng với năng lượng tiêu thụ của 1 bóng đèn
lightbulb 60 W thắp sáng trong 26 ngày). Johkosou đặc biệt thích hợp cho những vùng
cách xa trạm xử lý trung tâm. Do bể jokkosou chỉ tiêu tốn rất ít năng lượng, nên có thể
sử dụng ở những vùng thiếu nguồn điện cấp ổn định [3].

Hình 1.3: Cấu tạo mô hình xử ý nước Johkasou tại Nhật Bản
20

b. Quản lý nước thải phân tán tại Bangkok, Thailand

Bangkok, một mega city của thế giới đang phát triển tương tự như thành phố Hồ
Chí Minh, đã phát triển thành phố mà không có quy hoạch từ đầu. Mỗi ngày Bangkok
thải ra khoảng 3 triệu m³ nước thải, trong đó 75% là thải ra từ dân dụng, 25% từ các
nhà máy khu công nghiệp. Đến năm 2006, chính quyền thành phố Bangkok đã xây
dựng 7 nhà máy xử lý nước thải tập trung trên tổng diện tích 191,7 km², xử lý được
992.000 m³/ngày, với tổng chi phí 780 triệu USD. Để đáp ứng tiêu chuẩn phát thải như
Tiêu chuẩn phát thải cho các tòa nhà do Ủy Ban Môi trường quốc gia ban hành, (hoặc
tiêu chuẩn ban hành trong Public Health Act 1992), hiện nay, các hộ gia đình nhỏ tối
thiểu là cần có các hầm tự hoại để xử lý nước thải toilet. Các tòa nhà lớn hoặc các
cộng đồng thì cần trang bị hệ thống xử lý nước thải cộng đồng (một dạng của xử lý
nước thải phân tán), nhằm đảm bảo các yêu cầu cho đô thị phát triển bền vững. Riêng
với các cộng đồng xây dựng và quản lý bởi Ủy ban Nhà ở Quốc gia (National Housing
Authority - NHA) đã xây dựng 13 hệ thống xử lý nước thải cộng đồng, phục vụ cho
gần 130.000 dân cư. Công suất của các trạm xử lý này từ 400 đến 4500 m³/ngày. Hiệu
quả xử lý BOD đến khoảng 8 – 16 mg/l. Các trạm xử lý cộng đồng này vẫn được xem
là hệ thống phân tán, do có công suất nhỏ hơn 5.000 m³/ngày. Hệ thống xử lý nước
thải phân tán ở Thailand được phân làm 3 loại: hệ thống xử lý tại chỗ (onsite), hệ
thống xử lý dạng module, và các hệ thống cộng đồng, với công suất xử lý tăng dần cho
mỗi loại, tối đa lên đến gần 5000m³/ngày [4].

c. Xử lý nước thải phân tán tại Mỹ

Tính đến năm 1996, khoảng 70 tỷ USD đã được đầu tư cho lĩnh vực xử lý ô
nhiễm nước [3]. Tuy nhiên, sau đó người ta nhận ra rằng không bao giờ đạt được mức
độ che phủ 100% về dịch vụ thoát nước và XLNT theo phương thức tập trung. Đó
cũng là phương thức tiếp cận quản lý nước thải phân tán, với các giải pháp và mô hình
quản lý, tài chính sáng tạo có cơ hội nảy nở và phát huy. Cho đến nay, quản lý nước
thải phân tán ở Mỹ đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp với tốc độ tăng trƣởng
nhanh chóng, phục vụ cho hơn 30% dân số Mỹ, đặc biệt là các khu dân cư mới. Bể tự
hoại và bãi lọc ngầm là mô hình XLNT phân tán phổ biến ở Mỹ. Một số mô hình
21

XLNT phân tán phổ biến khác tại Mỹ như: bể xử lý hiếu khí với bùn hoạt tính hoặc lọc
bám dính, bể tự hoại và bể lọc cát, bể tự hoại và bãi lọc ngầm trên gò nổi[5], v.v…

d. Xử lý nước thải phân tán ở Châu Âu

Quản lý nước thải phân tán rất phổ biến ở Châu Âu và đã được công nghiệp hóa.
Viện khoa học & công nghệ Nước Liên Bang Thụy Sĩ (EAWAG) đang phát triển mô
hình xử lý nước thải phân tán cho các hộ gia đình “không có chất thải”, sử dụng công
nghệ xử lý sinh học với màng lọc MBR [6].
1.3.2.2. Mô hình xử lý nước thải phân tán tại Việt Nam

Tại nước ta, các công nghệ xử lý nước thải phân tán cũng đã được nghiên cứu và
áp dụng cho một số đối tượng gây ô nhiễm như: bệnh viện, làng nghề, trường học, khu
đô thị mới… Tuy nhiên, những công nghệ này đa số nhập từ nước ngoài nên giá thành
còn cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Ví dụ, như công nghệ xử lý nước
thải phân tán DEWATS, do Chính phủ Đức đã tài trợ, được đưa vào sử dụng thí điểm
tại Bệnh viện đa khoa Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) năm 2007 với kinh phí hơn 50.000
USD. Ngoài ra, có những đánh giá cho biết khoảng 80% các hệ thống xử lý nước thải
(không bao gồm những hệ thống của các cơ sở sản xuất của nước ngoài; tỷ lệ này thấp
hơn) không đạt hiệu quả về phương diện chất lượng thải như mục đích đặt ra khi thiết
kế, tức là chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn thải đã được qui định tại thời điểm khảo
sát. Việc quản lý vận hành và bảo dưỡng ở các nhà máy xử lý nước thải với mọi cấp
độ và quy mô đang là một vấn đề lớn không chỉ đối với nước ta mà cả các nước đang
phát triển. Đây không chỉ đơn thuần là quản lý kỹ thuật, mà còn liên quan đến chi phí
kinh tế. Do vậy nhiều nhà máy, trạm xử lý nước thải, khi xây dựng với kinh phí đầu tư
lớn nhưng không hiệu quả. Hệ quả là hiệu suất xử lý rất thấp. Đây là một vấn đề cần
được nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc [5]. Hiện nay công nghệ, thiết bị xử lý
nước thải ở nước ta có xuất xứ từ nhiều nước như Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch,
Anh, Mỹ … Trong khi nước ta còn chưa có công nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị
chuyên dụng. Đây sẽ là thách thức lớn đối với lĩnh vực XLNT ở nước ta trong những
năm tới.
22

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu


1.4.1 Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí, giới hạn khu đất

 Vị trí:

Hình 1.4: Vị trí khu vực nghiên cứu trên Bản đồ tỉnh Hưng Yên và trên quy hoạch
tổng thể của Hà Nội
Khu đất xây dựng khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (khu đô thị Ecopark)
nằm ở phía Đông Nam TP. Hà Nội, ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên và thuộc địa giới
các xã Xuân Quan, xã Cửu Cao, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Khu đất nằm dọc 2 bên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đoạn từ xã Xuân
Quan – huyện Gia Lâm đến thị trấn Văn Giang – huyện Văn Giang.

 Giới hạn khu đất:


Phía Bắc giáp xã Đa Tốn, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội;
Phía Nam giáp thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Phía Đông giáp xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Phía Tây giáp xã Xuân Quan, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
23

Hình 1.5: Vị trí khu đất nhìn từ các vị trí giáp danh và trục giao thông chính
1.4.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực nghiên cứu khá bằng phẳng và thấp hơn các khu vực dân cư xung
quanh. Cao độ địa hình hiện trạng khoảng 1,3m đến 6,8m, không có sự thay đổi cao độ
đặc biệt nào. Đây là khu đất nông nghiệp của 3 xã Xuân Quan, Cửu Cao và Phụng
Công.

1.4.1.3 Khí hậu, thủy văn


 Khí hậu
Khu vực nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới
gió mùa với 2 mùa khác biệt trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tổng lượng mưa trung bình năm theo số liệu của trạm khí tượng Hưng Yên là
1562mm và phân bố không đều.
24

Hình 1.6: Biểu đồ minh họa đặc tính môi trường khu vực nghiên cứu
Nhìn về tổng thể điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong phần lớn thời gian trong năm;
tuy nhiên nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc trong suốt mùa đông và
gió Đông Nam với bão và áp thấp trong suốt mùa hè. Tốc độ gió trung bình cấp 7 hoặc
8, đôi khi lên đến cấp 10.

Nhiệt độ ban ngày trong khoảng 10-25ºC vào mùa đông và 25-35ºC vào mùa hè.

Hình 1.7: Biểu đồ hướng gió chủ đạo vào mùa Hè và mùa Đông của khu vực dự án
25

 Thủy văn

Khu vực thuộc lưu vực của 2 con sông là sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Tuy
nhiên ảnh hưởng của 2 con sông này đến khu vực nghiên cứu là không lớn do chúng
đều có hệ thống đê bao quanh.

Sông Hồng: Là sông lớn thứ 2 ở Việt nam, đoạn chảy qua Hà Nội như cánh cung
ôm lấy phần phía Nam Hà Nội. Theo tài liệu quan trắc từ năm 1990 đến nay thì lưu
lượng trung bình tháng thấp nhất là 959 m3/s (tháng 2) và cao nhất là 7147 m3/s (tháng
7), bình quân cả năm là 2640 m3/s. Mực nước sông Hồng cao nhất vào mùa lũ, thay
đổi từ +10,15m đến 11,94m và thấp nhất vào mùa khô là 2,07m.

Đỉnh lũ năm cao nhất của sông Hồng đo tại trạm thủy văn Hưng Yên trong những năm
gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1: Thống kê đỉnh lũ tại trạm Hưng Yên trên sông Hồng
STT Năm Hđỉnh (m) Ngày Tháng
1 2006 6,22 20 7
2 2007 6,15 6 8
3 2008 6,51 11 8
4 2009 5,54 9 7
5 2010 3,70 28 8
6 2011 2,70 30 7

Sông Bắc Hưng Hải: Số liệu mực nước cao nhất tại hạ lưu sông Xuân Quan trên sông
Bắc Hưng Hải được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2: Thống kê đỉnh lũ tại trạm Xuân Quan trên sông Bắc Hưng Hải
STT Năm Hmax (m) Giờ Ngày Tháng
1 2006 4,33 7 21 4
2 2007 4,32 7 14 8
3 2008 5,18 13 22 6
4 2009 4,70 13 4 8
5 2010 3,72 19 3 8
6 2011 3,44 19 7 7
26

1.4.1.4. Địa chất công trình và địa chất thủy văn

a. Địa chất công trình

Theo tài liệu khảo sát địa chất dự án tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên dọc theo khu
vực nghiên cứu lập quy hoạch, đất nền tại khu vực dự kiến xây dựng có thể chia thành
các lớp từ trên xuống dưới như sau:
Lớp số 1: Đất lấp, đất thổ nhưỡng, bùn ruộng. Lớp này gặp hầu hết ở các lỗ
khoan chiều dày trung bình từ 0,3 đến 1,5m, lớp này có thành phần và trạng thái không
đồng nhất, không có ý nghĩa về mặt xây dựng nên không tiến hành lấy mẫu thí
nghiệm.
Lớp số 2: Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám vàng xám ghi, xám nâu
trạng thái dẻo cứng phân bố bề mặt ở độ sâu từ 0,3 đến 1,5m chiều dày lớp thay đổi từ
1,0 đến 5,8m. Chiều dày trung bình lớp là 2,89m, xuất hiện ở hầu hết các lỗ khoan nền
đường và nền đất yếu. Các chỉ tiêu thí nghiệm xem ở Báo cáo địa chất công trình.
Lớp số 3: Thành phần chủ yếu là Bùn sét pha màu xám đen lẫn nhiều hữu cơ,
đất yếu, phân bố ở độ sâu từ 0,3 đến 4,5m chiều dày lớp thay đổi từ 1,5m đến 12,9m
chiều dày trung bình lớp là 4,35m, lớp này xuất hiện ở hầu hết các lỗ khoan nền đất
yếu. Trạng thái của đất là dẻo chảy đến chảy. Lớp đất này phải tiến hành xử lý trước
khi xây dựng công trình.
Lớp số 4: Thành phần chủ yếu đặc trưng cho lớp là Cát Pha màu xám nâu trạng
thái dẻo lớp này chỉ gặp ở một số hố khoan phân bố ở độ sâu từ 2,5 đến 10m. Chiều
dày lớp thay đổi từ 2 đến 4,5 m trung bình 3,37m.
Lớp số 5: Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám nâu, xám ghi, xám xanh
trạng thái dẻo mềm lớp này có diện phân bố rộng, gặp ở hầu hết các lỗ khoan. Phân bố
bề mặt lớp từ 1 đến 13,4m chiều dày trung bình lớp là 5,09m.
Lớp số 6: Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, xám vàng, xám ghi
trạng thái dẻo cứng, lớp này có diện phân bố chủ yếu ở đầu tuyến và cuối tuyễn xuất
hiện từ độ sâu 3,40m đến 19,60m chiều dày lớp thay đổi từ 0,7m đến chưa xác định do
chưa kết thúc trong phạm vi khảo sát.
Lớp số 7: Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, xám xanh, xám nâu,
xám vàng, xám ghi trạng thái dẻo mềm, lớp này có diện phân bố rộng xuất hiện từ độ
sâu 6,90m đến 15,80m chiều dày trung bình lớp 4,66m.
27

Lớp số 8: Thành phần chủ yếu là cát pha màu nâu vàng, vàng trạng thái dẻo lớp
này gặp ở một số hố khoan trên tuyến chiều dày lớp từ 2,7 đến chưa xác định do ở một
số lỗ khoan với phạm vi khảo sát tuyến lớp này chưa khảo sát hết.
Lớp số 9: Thành phần chủ yếu là cát hạt trung màu xám vàng, vàng nhạt trạng
thái chặt vừa đến chặt, lớp này có diện phân bố chủ yếu ở phía dưới sâu xuất hiện từ
khoảng 5,3m đến 20,6m đây là lớp đất tốt có khả năng đặt móng các công trình.

b. Địa chất thủy văn

Theo số liệu địa chất thủy văn do Viện Địa chất và Môi trường (năm 2010), điều kiện
địa chất thủy văn trong khu vực như sau:

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh): Chiều dày tầng trung bình
khoảng 9,31m. Tầng có độ giàu nước thuộc loại trung bình, lưu lượng trung bình 2 –
2,2l/s. Chiều sâu mực nước của tầng vào mùa khô thường <1m, trung bình 0,85 – 1,0
m, còn mùa mưa mực nước dâng sát mặt đất.

Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen trên (qp2): Chiều dày trung bình khoảng
14,25m. Tầng có độ giàu nước thuộc loại trung bình. Chiều sâu mực nước của tầng
nằm nông, từ 0,8 – 2,0m.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp1): Chiều dày trung bình
34,66m. Độ giàu nước của tầng từ giàu đến rất giàu.

Các tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng Neogen (m): Chiều sâu tầng từ 5 – 13m và có
loại giàu nước trung bình.

1.4.1.5 Cảnh quan thiên nhiên


Cảnh quan thiên nhiên khá đẹp với 2 yếu tố thiên nhiên trong vùng dự án là
sông Bắc Hưng Hải dài 3km chạy dọc theo phía Bắc của dự án và con kênh Lấy Sa dài
khoảng 2km phục vụ cho chức năng thủy lợi. Điều kiện tự nhiên đặc biệt trên sẽ trở
thành đặc trưng riêng cho khu đô thị sau này.
Khu vực nghiên cứu chưa có nhiều tác động của các hoạt động nhân tạo gây ô
nhiễm. Điều kiện môi trường được đánh giá là khá tốt.
28

1.4.2 Bối cảnh hình thành, mục tiêu, tính chất và quy mô của khu vực nghiên cứu

1.4.2.1 Bối cảnh hình thành.

Tọa lạc tại huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 15km,
Khu đô thị du lịch và thương mại Văn Giang dựa trên ý tưởng về một khu đô thị đa
năng nhằm để mở rộng hướng phát triển ra vùng của ngõ phía Bắc của Hà Nội cũng
như mục đích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khu đô thị hình thành là một
giải pháp cho việc đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh chóng của vùng. Theo nghiên cứu
thị trường mới nhất, có một nhu cầu chưa từng thấy về nhà ở do sự tăng nhanh của dân
số, dự đoán tăng từ 8,2% đến 32% vào năm 2010. Nói cách khác, sẽ có thêm 332.000
dân số trong vùng, không bao gồm những người định cư đến từ các tỉnh khác.

Vì vậy, khu đô thị du lịch và thương mại Văn Giang ra đời sẽ là bước chuẩn bị kỹ
lưỡng cho tương lai và nếu được khai trương đúng thời điểm, sẽ là sản phẩm nóng nhất
tại khu vực và có thể là một chất xúc tác cho sự phát triển tương tai.

1.4.2.2 Mục tiêu hình thành khu đô thị Ecopark

Đúng nghĩa với tên gọi của nó, khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang là một dự
án dài hạn về phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung vào các mục tiêu sau đây:

- Xây dựng khu đô thị thân thiện với môi trường và hướng tới phát triển bền vững;

- Xây dựng khu đô thị chất lượng cao với phong cách hiện đại và tiện nghi đầy đủ
để định cư ổn định;

- Phát triển khu du lịch mang đậm phong cách văn hoá của người Việt Nam để thu
hút khách du lịch địa phương và nước ngoài;

- Cải tạo, thúc đẩy môi trường kinh doanh nhằm thu hút các nhà đầu tư chính là chất
xúc tác hữu hiệu nhất cho việc phát triển kinh tế địa phương.

1.4.2.3 Tính chất và quy mô của khu vực nghiên cứu

 Tính chất

- Là trung tâm Thương mại – Du lịch – Dịch vụ phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên;
- Là đô thị vệ tinh nằm trong chùm đô thị vùng thủ đô Hà Nội
- Là đô thị mới có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
29

 Quy mô

Tổng diện tích dự án: 499.07ha. Trong đó, quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
dự án gồm:

- Đất ở: 168.95ha (33.85%)


- Đất thương mại, du lich, dịch vụ: 111.18ha (22.28%)
- Đất giao thông đô thị: 85.48ha (17.13%)
- Đất cây xanh mặt nước: 109.09ha (21.86%)
- Đất công trình công cộng: 24.37ha (4.88%)

1.4.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và các giai đoạn phát triển
Khu đô thị dịch vụ và thương mai Ecopark là khu đô thị phát triển dài hạn về
kinh tế xã hội, là khu đô thi mẫu điển hình của cả nước và khu vực, tiên phong và tiêu
biểu cho xu hướng phát triển kiến trúc Xanh bền vững. Quan điểm này được chủ đầu
tư cũng như các cấp chính quyền và người dân đặc biệt quan tâm, ủng hộ. Với mục
tiêu đó, để phù hợp chủ đầu tư phân thành các giai đoạn đầu tư để phù hợp với xu thế
phát triển cũng như đảm bảo các hạng mục được ưu tiên, tối ưu về đầu tư tài chính…
Khu đô thị Ecopark được quy hoạch phát triển theo 12 đợt phân kỳ đầu tư, cùng
với đó là mục tiêu xây dựng đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo sự đồng
bộ và thống nhất, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, cũng như phù hợp với kiến trúc
cảnh quan và thân thiện với môi trường.
Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật được đồng bộ xây dựng bao gồm:
- Hệ thống kiểm soát ngập lụt
- Hệ thống tuần hoàn nước mặt nội đô
- Hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước và kiểm soát chất thải
- Hệ thống cấp điện và chiếu sáng giao thông đô thị
- Hệ thống cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc…
30

Hình 1.8: Bản đồ phân kỳ đầu tư khu đô thi Ecopark


1.4.4 Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
1.4.4.1 Chỉ tiêu sử dụng đất
Chỉ tiêu sử dụng theo quy hoạch đã được phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch năm
2013, cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khu đô thi Ecopark
Chỉ tiêu
STT Loại đất Loại hình công trình Đơn vị
quy hoạch
Chung cư cao tầng loại 1
Chung cư cao tầng loại 2 m2/người 50
Chung cư trung tầng
1 Đất ở Nhà ở thấp tầng
Nhà ở cộng đồng m2/người 120
Nhà ở kinh doanh
Khu phố cổ m2/người 60
2 Đất thương Công trình thương mại m2/người 60
31

mại Câu lạc bộ


người/ha 250
Thương mại hỗn hợp
Khu vui chơi giải trí & thể dục
người/ha 5
thể thao
Khu sáng tạo m2/người 60
Khu thể thao người/ha 10
Trường học quốc tế
người/ha 250
Bệnh viện quốc tế
Cây xanh và không gian mở
Đất cây xanh
3 Mặt nước người/ha 5
mặt nước
Hệ thống thoát nước ven biên
Đường giao thông đô thị
4 Đất giao thông người/ha 5
Bãi đỗ xe
Công trình công cộng
Đất công trình người/ha 250
5 Công trình hành chính
công cộng
Công trình tiện ích người/ha 5

1.4.4.2 Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật chính

Bảng: 1.4 Chỉ tiêu quy hoạch các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính
STT Hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu quy hoạch
1 Chuẩn bị kỹ thuật

- Cao độ nền xây dựng

- Thu gom nước mưa % đường phố 100


2 Giao thông
- Tỷ lệ đất giao thông (% đất XDĐT) 20 – 22
3 Cấp nước
- Nước sinh hoạt dân cư lít/ng.ngđ > 200
- Nước sinh hoạt cho công trình
lít/m2 sàn-ngđ >3
công cộng, thương mại, dịch vụ
- Nước cho trường học lít/học sinh-ngđ > 20
32

STT Hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu quy hoạch


- Nước cho trường mầm non lít/cháu-ngđ > 100
- Nước tưới vườn hoa, công viên lít/m2-ngđ >3
- Nước rửa đường lít/m2-ngđ > 0,5
20 (tính toán cho 2 đám
- Nước cứu hỏa l/s-đám cháy
cháy đồng thời)
- Nước dự phòng, rò rỉ % nước SH 15
4 Thoát nước thải, VSMT
% nước cấp
- Thoát nước thải 100
sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTR Kg/ng.ngđ 1,5
SH)
- Chất thải rắn công cộng % CTR SH 10 - 20%
5 Cấp điện
- Nhà liền kề KW/hộ >4
- Nhà biệt thự KW/hộ >5
- Chung cư cao tầng KW/hộ >5
- Công trình công cộng, dịch vụ W/m2 sàn 30
- Trường học W/m2 sàn 25
- Chiếu sáng đường W/m2 1,2
- Chiếu sáng vườn hoa, công W/m2 1,0
viên
6 Thông tin liên lạc Máy/1000 dân > 250

1.5 Kết luận chương 1


Hiện nay khái niệm thoát nước bền vững hay phát triển đô thị theo hướng sinh
thái đang là một trong những thách thức lớn đối với các đô thị đã và đang phát triển ở
nước ta, khi mà chất lượng cuộc sống và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng lên thì xu
thế tất yếu phải phát triển thành phố theo hướng bền vững và sinh thái là một điều bình
33

thường, dễ hiểu. Đối với một thành phố, một khu đô thị để phát triển được theo các
yêu cầu như trên thì việc quy hoạch các hạng mục hạ tầng kỹ thuật là một điều tất yếu.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là một hạng mục không thể bỏ qua bởi tác
động của nó đến các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe và cảnh quan môi trường
là vô cùng quan trọng. Việc tìm hiểu và nghiên các các hệ thống thu gom, quản lý
nước thải phù hợp là một việc làm cần thiết để tìm giải pháp tối ưu cho thiết kế và vận
hành. Ở nước ta hiện nay đa phần các đô thị đã phát triển hệ thống thoát nước đều đã
cũ kỹ và năng lực bị hạn chế, đối với các thành phố mới quy hoạch thì hệ thống thoát
nước đã được tính toán thiết kế cụ thể hơn, được thiết kế với mạng lưới thoát nước
riêng cho các đối tượng nước thải, tuy nhiên, do kinh tế còn khó khăn, kinh phí dành
cho các hoạt động môi trường còn ít và phí dành cho dịch vụ thoát nước và XLNT còn
thấp nên hiệu quả làm việc của các hệ thống thoát nước ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.

Trong chương 1 tác giả đã trình bày được tổng quan về các hướng phát triển đô
thị bền vững trên thế giới cũng như tại Việt Nam mà một khu đô thị như Ecopark đang
muốn hướng tới. Hơn nữa, trong chương này tác giải cũng đưa ra được tổng quan, ưu
nhược điểm các giải pháp trong thu gom và quản lý nước thải ở Việt Nam và trên thế
giới, một số mô hình thu gom và xử lý nước thải tập trung, phân tán tiên tiến trên thế
giới. Những nét khái quát chính về khu vực nghiên cứu cũng đã được trình bày để cho
người đọc thấy được vị trí, quy mô, tính chất và bối cảnh hình thành khu đô thị
Ecopark. Tất cả các nghiên cứu tổng quan trên sẽ là cơ sở để thực hiện mục tiêu của
luận văn là tìm ra giải pháp thu gom và xử lý nước thải phù hợp nhất cho các đô thị
phát triển dài hạn về kinh tế xã hội trong thời gian sắp tới mà Ecopark là một nghiên
cứu điển hình.
34

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THU GOM


VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp thu gom xử lý nước thải

2.1.1 Giải pháp thu gom, xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán
Trong các đô thị lớn do khó khăn và không kinh tế trong việc xây dựng các tuyến
cống thoát nước quá dài, khi địa hình bằng phẳng và mực nước ngầm cao, người ta
thường quy hoạch thoát nước thải thành hệ thống phân tán theo các lưu vực sông, hồ.
Các trạm xử lý nước thải (XLNT) phân tán thường có quy mô nhỏ, công suất từ 2.000
đến 10.000 m³/ngày [3]. Xây dựng các trạm XLNT cho các đô thị nhỏ và cho các lưu
vực độc lập của các đô thị lớn, hoặc các trạm XLNT bệnh viện, các công trình công
cộng, dịch vụ... quy mô công suất từ 50 đến 500m³/ngày sẽ tận dụng được các điều
kiện tự nhiên cũng như khả năng tự làm sạch của sông, kênh, hồ để chuyển hoá chất
bẩn. Mặt khác việc xây dựng này cũng phù hợp với khả năng đầu tư và sự phát triển
của đô thị. Tổng giá thành đầu tư cho hệ thống thoát nước thải phân tán giảm xuống,
do không phải xây dựng các tuyến cống thoát nước thải tập trung. Các công trình của
trạm XLNT phân tán thường được bố trí hợp khối, dễ vận hành và quản lý. Trong
trường hợp các đối tượng thoát nước (cụm dân cư, công trình công cộng, dịch vụ, nhà
ở…) nằm ở vị trí riêng rẽ, độc lập hoặc cách xa hệ thống thoát nước tập trung, một
trong những hình thức thoát nước phân tán là tổ chức hệ thống thoát nước thải cục bộ
kết hợp xử lý tại chỗ. Hệ thống thoát nước thải cục bộ có thể có đường cống hoặc
không có đường cống. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường,
được cho thấm vào đất, thải trực tiếp vào sông hồ lân cận có thể sử dụng để tưới cây,
nuôi cá…Trong một số trường hợp trước khi xả vào các đường cống thoát nước tập
trung, các loại nước thải có chứa vi khuẩn gây bệnh dịch hoặc chất bẩn đặc biệt phải
được khử trùng hoặc khử độc trong các công trình xử lý cục bộ, đảm bảo điều kiện
không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống thoát nước, sông hồ đô thị và sức
khoẻ của con người [5]. Phương pháp thu gom và xử lý nước thải phân tán có các ưu
nhược điểm như sau:
35

 Ưu điểm:

- Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được các tuyến
cống thoát nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải;

- Cho phép sử dụng các giải pháp công nghệ đơn giản, chi phí thấp, tận dụng triệt
để các điều kiện tự nhiên để xử lý nước thải, do phân tán được quỹ đất yêu cầu. Các
mô hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể;

- Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Cho phép phân đợt xây dựng, đầu tư các
hợp phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính. Quy mô đầu tư cũng sát với yêu
cầu hơn, tránh lãng phí;

- Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, tuần hoàn, bổ cập
nước ngầm) và chất dinh dưỡng tách được…Trong một số trường hợp, có thể xử lý
nước thải phân tán đạt mức độ xả ra môi trường, mạng lưới thoát nước mưa, nhờ vậy
tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và quản lý đường cống thoát nước.

 Nhược điểm:

- Nhược điểm chính của hệ thống nước thải phân tán là dễ làm mất cảnh quan do
việc xây dựng trạm XLNT bên trong đô thị. Nếu không đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ
thuật, nước thải có thể gây mùi hôi thối;

- Nếu hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng như N và P trong nước thải sau khi
xử lý còn cao, trong điều kiện quang hợp tốt, các sông hồ đô thị tiếp nhận nước thải có
thể bị phú dưỡng và dẫn đến nhiễm bẩn thứ cấp. Trong các sông hồ tiếp nhận nước
thải đô thị, hàm lượng chất hữu cơ (tính theo BOD5) bổ sung do nhiễm bẩn thứ cấp
thường dao động từ 1,4 đến 4,5 mg/l;
- Các trạm XLNT phân tán có quy mô, mức độ và công nghệ xử lý khác nhau.
Việc kiểm soát, quản lý vận hành chúng rất phức tạp, tìm kiếm đất đai cho việc xây
dựng trạm XLNT trong nội thành thường rất khó khăn.

2.1.2 Giải pháp thu gom, xử lý nước thải tập trung quy mô lớn
Hiện nay, xử lý nước thải đô thị Việt Nam đang là mối quan tâm chính đối với
những nhà quy hoạch, quản lý và xử lý môi trường. Việc thu gom và xử lý nước thải ở
đô thị Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tập trung với quy mô lớn. Quy trình thực
36

hiện của hệ thống tập trung được thực hiện bằng việc thu gom nước thải từ các khu
dân cư và vận chuyển tới trạm xử lý, thường tới các vùng ngoại ô của thành phố để xử
lý. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của giải pháp thu gom và xử lý tập trung cũng có
một số nhược điểm sau đây:
 Ưu điểm
- Giải quyết tốt vấn đề sức khỏe và vệ sinh môi trường cho khu vực tập trung đông
dân cư do hệ thống có khả năng xử lý và và thu gom tốt nước thải về trạm xử lý đặt
cách xa khu dân cư
- Tăng hiệu quả sử dụng đất trong các khu đô thi có khó khăn về quỹ đất.
 Nhược điểm

- Do hệ thống thiết kế trên quy mô tập trung lớn nên chất lượng thiết kế và thi
công công trình, quy trình thẩm định, tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp, tài chính bền
vững, năng lực vận hành - bảo dưỡng, giám sát, theo dõi và kiểm soát của địa phương
trong quá trình triển khai dự án là môt trong những nhược điểm nếu cúng ta áp dụng
biện pháp thu gom và xử lý này.

- Đối với một hệ thống thu gom và xử lý tập trung đòi hỏi chi phí cho việc xây
dựng đường ống thoát nước khá lớn, xong xong với nó là việc phải xây dựng một số
trạm bơm dẫn nước thải gây ra một chi phí khá lớn cho giá thành đầu tư hệ thống ban
đầu cũng như chi phí vận hành của dự án.

- Một nhược điểm khác của việc xây dựng hệ thống tập trung ở các nước đang
phát triển là hệ thống này hoạt động không thực sự dựa vào cộng đồng. Kinh nghiệm
từ nhiều dự án phát triển hạ tầng trong khu vực cho thấy hệ thống thu gom và xử lý
chất thải tập trung có thể thất bại do người dân “không sẵn sàng đấu nối” và “không
sẵn sàng chi trả”. Đối ngược với nó, hệ thống xử lý nước thải phân tán cho thấy sự
tham gia của địa phương vào quá trình quản lý nước thải phân tán đảm bảo tài chính
cho hệ thống, người sử dụng dịch vụ tham gia tích cực và chính quyền địa phương cam
kết mạnh mẽ hơn. Ngoài vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp, đây là các điều kiện cần
thiết đảm bảo công trình hoạt động bền vững [2].
37

2.1.3 Hệ thống thoát nước chung và riêng, cơ sở lựa chọn và phân tích.
 Hệ thống thoát nước chung
- Đây là phương pháp thu gom nước truyền thống ở Việt Nam. Hiện phương pháp
này vẫn tiếp tục được sử dụng trong các dự án quản lý nước thải đang triển khai.
Nguyên nhân là hệ thống này có ít tốn kém hơn và dễ triển khai (có thể thực hiện với
số lượng ống cống ít hơn, do đó khi thi côngít ảnh hưởng đến khu dân sinh hơn).
Ngoài ra hệ thống thoát nước chung thường sử dụng hệ thống cống thoát nước đã có
làm tuyến cống cấp hai để thu gom nước thải từ các hộ gia đình, do vậy chỉ cần lắp
giếng tách để tách nước thải và vận chuyển dòng nước thải về nhà máy xử lý. Đến nay,
trong quá trình xây dựng hệ thống thoát nước chung thường không có chương trình
thực hiện đấu nối hộ gia đình, các cấp chính quyền càng ưa thích hệ thống thoát nước
này do dễ triển khai.
- Hệ thống thoát nước chung khiến nước thải chảy về nhà máy xử lý có nồng độ
hữu cơ rất thấp do hầu hết các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước chung
thường sử dụng hệ thống bể tự hoại xử lý tại chỗ, loại bỏ khoảng 30 -40% lượng BOD
trước khi xả vào hệ thống này làm cho công nghệ xử lý trở nên đơn giản hơn [2].
- Hệ thống thoát nước chung mang lại hiệu quả kinh tế, do chi phí đầu tư xây dựng
thấp hơn so với hệ thống thoát nước riêng.
- Tuy nhiên bên cạnh đó hệ thống thoát nước chung có nhiều điểm bất cập liên
quan đến công tác thiết kế, thi công và vận hành – bảo dưỡng công trình. Tình trạng
thu gom cả rác thải và ô nhiễm mùi ở các hố ga có thể khiến hệ thống hoạt động kém
hiệu quả. Lưu lượng thấp trong mùa khô khiến chất rắn đọng lại trong cống, do đó
phải có cơ chế vận hành – bảo dưỡng phù hợp. Trong khi đó lưu lượng dòng chảy cao
trong mùa mưa lại có thể khiến cống bị quá tải, gây ngập cống, trạm bơm và nhà máy
xử lý nước thải.
 Hệ thống thoát nước riêng
- Hệ thống thoát nước riêng được thiết kế để thu gom và vận chuyển nước thải
riêng rẽ, không thu gom nước mưa và nước chảy bề mặt. Hệ thống này có thể mang lại
lợi ích đáng kể cho người sử dụng dịch vụ do không cần xây dựng bể tự hoại và hộ gia
đình có thể đấu nối trực tiếp vào hệ thống đường cống kín, do vậy không bị tác động
bởi rác thải hay nước mưa. Hệ thống này có thể loại bỏ tình trạng ô nhiễm mùi ra khu
38

vực xung quanh. Nước thu gom và vận chuyển về nhà máy xử lý chỉ là nước thải sinh
hoạt, do vậy có nồng độ chất hữu cơ cao. Trong hệ thống thoát nước riêng, lượng nước
thu gom và bơm về ít hơn, do vậy công suất thiết kế của nhà máy xử lý thấp hơn.
- Về chi phí đầu tư, hệ thống thoát nước riêng tốn kém hơn so với hệ thống thoát
nước chung do cần xây dựng ba hệ thống cống: cống thoát chính, cống thoát cấp hai
(trên đường) và cấp ba (ở vỉa hè). Tuy nhiên chi phí đầu tư này mang lại các lợi ích nói
trên.
- Hệ thống thoát nước riêng có thể thu gom hiệu quả nước thải có nồng độ chất ô
nhiễm cao hơn bởi nó bắt buộc các hộ gia đình phải đấu nối trực tiếp, do đó không thu
gom nước mưa và nước chảy bề mặt. Do vậy, lượng nước thu gom trong hệ thống này
ít hơn nhiều so với trong hệ thống thoát nước chung. So với hệ thống thoát nước
chung, các công trình trong hệ thống thoát nước riêng có đặc điểm khác biệt: mạng
lưới thu gom có đường kính nhỏ hơn, trạm bơm nhỏ hơn, cống thoát nước chính có
đường kính nhỏ hơn và nhà máy xử lý quy mô nhỏ hơn.

2.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải


2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng
Nước thải sinh hoạt là nước sinh ra do hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, từ các khu
dân cư, cơ quan, công sở, trường học, các công trình công cộng… Nước thải sinh hoạt
bị ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), các chất hữu cơ hòa tan (BOD5, COD), các chất
dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh lây lan như E.Coli, Coliform… Với
thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất
không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước. Việc lựa chọn công
nghệ xử lý nước thải phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là phải đảm
bảo sau khi xử lý xong, nước có thể được tái sử dụng an toàn, hoặc đạt các tiêu chuẩn
xả thải ra nguồn theo các quy định hiện hành. Hơn nữa cần đảm bảo tiết kiệm chi phí
để giảm chi phí nước, đảm bảo an sinh xã hội và tăng hiệu quả sử dụng. Việc lựa chọn
phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất
có trong nước thải. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào:

 Thành phần và tính chất nước thải


 Lưu lượng và chế độ xả thải
39

 Mức độ cần thiết xử lý nước thải


 Đặc điểm nguồn tiếp nhận
 Điều kiện địa chất thuỷ văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng
 Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải
 Điều kiện vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải

 Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông)

2.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị


1. Phương pháp xử lý cơ học

Mục đích của phương pháp xử lý cơ học để xử lý nước thải là tách pha rắn (tạp
chất phân tán thô ra khỏi nước) ra khỏi nước. Để tách các chất này ra khỏi nước thải,
thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác,
lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất
lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn
công nghệ xử lý thích hợp.

2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý

Phương pháp xử lý hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất
độc hại. Cơ sở của phương pháp xử lý này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô
nhiễm và hóa chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý
cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. Tuy nhiên, phương
pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp hoá lý
trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để
đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi
hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại
hoặc gây ô nhiễm môi trường.
40

Phương pháp này thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông
tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là
giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh
học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh

Hình 2.1: Các phương pháp xử lý nước thải đặc trưng

3. Phương pháp xử lý sinh học

Bản chất của phương pháp sinh học trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là
sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất
hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ
yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị
khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic – kị khí, các quá trình hồ. Đối với
việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N
và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường
được ứng dụng nhất.

2.2.3 Phân tích một số công nghệ xử lý nước thải hiện nay
1. Công nghệ AAO

AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic
(hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi
sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới
41

tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi
xả thải ra môi trường. Nước thải sẽ được xử lý triệt để nếu sử dụng các quá trình trong
AAO.
Trong đó:
- Kỵ khí: để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt
động…
- Thiếu khí: để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD.
- Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

- Tiệt trùng: bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung hypocloride canxi
(Ca(OCl)2) để khử các vi trùng gây bệnh…

Hình 2.2: Các công trình xử lý đặc trưng trong công nghệ AAO

 Ưu điểm:

- Chi phí vận hành thấp.


- Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm.
- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các module hợp khối mà
không phải dỡ bỏ để thay thế.

 Nhược điểm:

- Yêu cầu diện tích xây dựng.


- Sử dụng kết hợp nhiều hệ vi sinh, hệ thống vi sinh nhạy cảm, dễ ảnh hưởng lẫn nhau
đòi hỏi khả năng vận hành của công nhân vận hành.
42

 Phạm vi áp dụng
Công nghệ xử lý nước thải AAO thường áp dụng để xử lý loại hình nước thải có hàm
lượng BOD cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải chế biến thực
phẩm, nước thải thủy sản…
2. Công nghệ MBR

Công nghệ MBR là viết tắt của cụm từ Membrance Bio Reator. Công nghệ xử lý
vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng, là sự kết hợp của cả phương pháp sinh
học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau,
mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi
sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành
những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong
công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn
sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước
lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật
độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra
ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí
cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt
màng. Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử
lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.

Hình 2.3: Mô phỏng màng lọc đặc trưng của công nghệ MBR
43

 Ưu điểm nổi bật:

- Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt trong quy trình xử lý nước thải
- Chất lượng đầu ra không còn vi khuẩn và mầm bệnh loại bỏ tất cả vi sinh vật có
kích thước cực nhỏ như: Coliform, E-Coli
- Kích thước của hệ thống xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR nhỏ hơn
công nghệ truyền thống
- Hệ thống xử lý nước thải tăng hiệu quả sinh học 10 – 30% so với bể Aerotank
truyền thống
- Thời gian lưu nước của hệ thống xử lý nước thải ngắn
- Thời gian lưu bùn trong hệ thống xử lý nước thải dài
- Bùn hoạt tính tăng 2 đến 3 lần trong hệ thống xử lý nước bằng màng MBR
- Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích hệ thống xử
lý nước thải

- Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động của hệ thống

 Nhược điểm:

- Sau thời gian màng lọc bị tắc lại do cặn bám trên thành màng lầm giảm hiệu quả
xử lý

- Quá trình sửa, làm sạch mạng tốn nhiều thời gian, phức tạp

 Phạm vi áp dụng:

- Xử lý nước thải ngành y tế

- Xử lý nước thải ngành công nghiệp


- Xử lý nước thải đô thị và tái sử dụng
- Nước hoàn lưu cho tòa nhà cao cấp
3. Công nghệ MBBR

MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, được mô tả một
cách dễ hiểu là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi
sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền
thống và lọc sinh học hiếu khí.
44

Công nghệ màng vi sinh chuyển động tạo được sự kết hợp giữa hai quá trình xử lý
hiếu khí và kỵ khí. Công nghệ này thực sự dựa trên sự phối hợp giữa kỹ thuật huyền
phù (vi sinh vật phân bố đều trong môi trường nước) và màng vi sinh vật. Để tăng
cường quá trình chuyển khối (cung cấp chất ô nhiễm cho vi sinh vật xử lý, tiết kiệm
dung tích bể xử lý), hệ thống xử lý được thiết kế với kỹ thuật chuyển động chất mang
vi sinh trong nước nhờ khí cấp vào từ dưới đáy bể. Kỹ thuật màng vi sinh tầng
chuyển động sử dụng vật liệu mang có kích thước nhỏ, vật liệu này chuyển động hỗn
loạn trong nước. Nhờ có diện tích bề mặt lớn vi sinh vật có đủ điều kiện để bám dính
và phát triển trên đó với mật độ cao và thúc đẩy tốc độ quá trình oxy hóa
BOD, Amoni.

Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải
vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng
nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động
không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Mật độ vi
sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.

Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu
khí (Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng
MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích
bể.

Hình: 2.4 sơ đồ công nghệ MBBR


45

 Ưu điểm nổi bật:

- Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000 ÷ 10000 gBOD/m³ngày, 2000 ÷ 15000
gCOD/m³.ngày.
- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
- Loại bỏ được Nitơ trong nước thải.
- Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao và đặc trưng.
- Tiết kiệm được diện tích.
- Dễ dàng vận hành
- Kết hợp được với nhiều công nghệ xử lý khác.

 Phạm vi áp dụng:

Công nghệ MBBR ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường
học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống đóng hộp,
nước thải công nghiệp, dệt nhuộm…

4. Công nghệ SBR


SBR là viết tắt của cụm từ Sequencing Batch Reactor. Công nghệ xử lý nước thải
sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ, Đây là một dạng của bể
Aerotank.
Quy trình xử lý nước thải trong bể tuần hoàn với chu kỳ thời gian sinh trưởng gián
đoạn mà khả năng thích ứng với một sự đa dạng của quá trình bùn hoạt tính – như là
khuấy trộn hoàn chỉnh theo lối thông thường, tháo lưu lượng, tiếp xúc ổn định và các
chu trình sục khí kéo dài. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao
gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa
kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Tuy có có trình
thay đổi luân phiên trong bể SBR nhưng khả năng khử BOD của bể vẫn ở mức cao từ
90% đến 92%.
Chu kỳ hoạt động của bể với 5 pha trên được miêu tả như hình sau:

- Pha làm đầy: Nước thải được bơm vào bể xử lý trong khoảng từ 1-3 giờ. Trong
bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy thuộc theo mục tiêu xử lý, hàm
lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: Làm đầy - tĩnh,
làm đầy- hòa trộn, làm đầy sục khí.
46

- Pha sục khí: Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng sin hóa giữa nước
thải và bùn hoạt tính hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều
hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2
giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-
NH3 sang N-NO2 và nhanh chóng chuyển sang dạng N - NO3

- Pha lắng: Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả
thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm
hơn 2 giờ.

- Pha rút nước :Nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra, khoảng 0.5 giờ.

- Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận
hành.

 Ưu điểm nổi bật:

- Đặc điểm nổi trội ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá. Hai quá trình phản
ứng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, bùn hoạt tính không hao hụt ở giai đoạn
phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ.
- Kết cấu đơn giản và bền hơn
- Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử ni tơ cũng như loại bỏ phospho.
- Các pha thay đổi luân phiên nhưng không làm mất khả năng khử BOD khoảng 90-92
%.
- Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống dẫn truyền và bơm liên quan.
- Lắp đặt đơn giản và có thể dễ dàng mở rộng nâng cấp.

 Nhược điểm:

- Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức
người nhưng đây cũng là một nhược điểm chính vì đòi hỏi nhân viên phải có trình độ
kỹ thuật cao.
- Do đặc điểm là ko rút bùn ra nên hệ thống thổi khí dễ bị nghẹt bùn.
- Nếu các công trình phía sau chịu sốc tải thấp thì phải có bể điều hòa phụ trợ.
47

5. Công nghệ xử lý nước thải USBA


UASB là viết tắt của cụm từ Upflow Anaerobic Sludge Blanket, tạm dịch là bể xử
lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí.
UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ
dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông
thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.
Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá
trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định
bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn –
lỏng và khí, tại đây thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy
bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.

Hình: 2.5 Bể xử lý kị khí UASB


 Ưu điểm nổi bật:
- Không tốn nhiều năng lượng;
48

- Quá trình công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp;
- Tạo ra lượng bùn có hoạt tính cao nhưng lượng bùn sản sinh không nhiều, giảm chi
phí xử lý;
- Loại bỏ chất hữu cơ với lượng lớn, hiệu quả. Xử lý BOD trong khoảng 600 ÷ 15000
mg/l đạt từ 80-95%;
- Có thể xử lý một số chất khó phân hủy;
- Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống;
 Nhược điểm:
- Cần diện tích và không gian lớn để xử lý chất thải;
- Quá trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát.
 Điều kiện và phạm vi áp dụng UASB:
- Bùn nuôi cấy ban đầu: nồng độ tối thiểu là 10 kg VSS/m3. Lượng bùn cho vào không
nên nhiều hơn 60% thể tích bể.
- Hàm lượng cặn lơ lửng: nước thải có hàm lượng SS lớn không thích hợp cho mô
hình này. Khi hàm lượng SS > 3000 mg/l khó phân hủy sinh học sẽ lưu lại trong bể sẽ
ngăn cản quá trình phân hủy nước thải.
- Nước thải chứa độc tố: UASB không thích hợp với loại nước thải có hàm lượng
amonia > 2.000 mg/l hoặc hàm lượng sulphate > 500 mg/l. Khi nồng độ muối cao
cũng gây ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn methane. Khi nồng độ muối nằm trong khoảng
5.000 – 15.000 mg/l thì có thể xem là độc tố.
- Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc
hại trong nước thải,…
Ứng dụng cho hầu hết tất cả các loại nước thải có nồng độ COD từ mức trung bình đến
cao như: nước thải chế biến thủy sản, dệt nhuộm, sản xuất tinh bột,…

2.3 Cơ sở tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước


2.3.1 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho hợp lý là việc làm khó khăn và phức tạp. Trong
thực tế, thường không đồng thời thoả mãn các yêu cầu đặt ra ở trên. Tuy nhiên, để
vạch tuyến mạng lưới được tiến hành một cách hiệu quả, đạt mục đích kinh tế và kỹ
thuật cần lưu ý một số điểm và tiến hành theo trình tự sau: phân chia lưu vực thoát
49

nước, xác định vị trí trạm xử lí và vị trí xả nước vào nguồn, vạch tuyến cống góp
chính, cống góp lưu vực, cống đường phố và tuân theo nguyên tắc sau đây

- Hết sức lợi dụng địa hình: đặt cống thoát nước theo chiều dốc của địa hình đảm
bảo khả năng tự chảy nhiều nhất, tự chảy từ phía đất cao đến phía thấp của lưu vực,
tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm lãng phí.

- Tổng chiều dài cống nhỏ nhất: tránh trường hợp nước chảy vòng cung, tránh đặt
cống sâu. Chọn sơ đồ vạch tuyến phù hợp nhất để có chiều dài tuyến cống nhỏ nhất để
giảm giá thành xây dựng mạng lưới.

- Tuyến cống chính và vị trí trạm xử lý hợp lý: Tuyến cống chính thẳng tới trạm
xử lý. Trạm xử lý đặt ở phía thấp nhưng không ngập lụt, cuối hướng gió chủ đạo mùa
hè, cuối nguồn nước, khoảng cách vệ sinh tối thiểu 500 m đối với khu dân cư và xí
nghiệp công nghiệp thực phẩm.

- Giảm tối thiểu công trình giao tiếp: Giảm bớt cống chui qua đường giao thông,
cầu phà và các công trình ngầm khác như : qua sông hồ, cầu phà, đê đập, đường sắt,
đường ô tô và các công trình ngầm khác.

- Việc bố trí cống thoát nước phải kết hợp với các công trình ngầm khác để đảm
bảo việc xây dựng, khai thác sữ dụng được thuận lợi.

2.3.2 Các công thức tính toán lưu lượng nước thải
2.3.2.1. Lưu lượng nước thải sinh hoạt và chế độ thay đổi

Để tính toán được chính xác lưu lượng nước thải phát sinh từ các điểm thoát nước sinh
hoạt, phải tính toán được dân số mà hệ thống thoát nước phục vụ ứng với tiêu chuẩn
thoát nước ứng với từng khu vực cụ thể.
N .q
Qtb.ng .đ  (m3/ng.đ)
1000

N .q.K ng
Qng . max  (m3/ng.đ)
1000

N .q
Qtb h  (m3/ng.đ)
24  1000
50

N .q.K c
Qh max  (m3/h)
24  1000

N .q
Q tb.s  (l/s)
86400

N .q.K c
Q max .s  (l/s)
86400
Trong luận văn này tác giả bỏ qua lưu lượng của các xí nghiệp công nghiệp, sản xuất
do quy hoạch phát triển khu đô thị không đề cập.

2.3.2.2 Các công thức biểu thị sự thay đổi lưu lượng nước thải

- Hệ số không điều hòa ngày

Qng . max
K ng 
Qng .tb

- Hệ số không điều hòa giờ

Qh max
K h
Qh tb

- Hệ số không điều hòa chung

K c  K h .K ng

Bảng 2.1: Hệ số không điều hòa Kc theo lưu lượng nước thải
Hệ số không Lưu lượng nước thải trung bình Qtb (l/s)
điều hòa KC 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥5000
KC max 2.5 2.1 1.9 1.9 1.6 1.55 1.5 1.47 1.44
KC min 0.38 0.45 0.5 0.55 0.59 0.62 0.66 0.69 0.71
51

2.3.2.3 Các công thức tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải:

a. Công thức chung

Hệ thống đường cống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa trên công
thức manning. Đường kính ống thoát nước được tính trên cơ sở công thức thủy lực cơ
bản như sau : Q = ω x v ( l/s), trong đó

Q : Lưu lượng tính toán ( l/s);

ω : Diện tích mặt cắt ướt của dòng chảy, (m2);

v : Vận tốc dòng chảy trung bình ( m/s );

v = c (Ri )1/2

R : Bán kính thủy lực phụ thuộc vào dạng tiết diện cống (m2);

i : Độ dốc đáy ống xác định theo độ dốc tối thiểu;

c : Hệ số sêri có liên quan đến độ nhám thành ống và bán kính thủy lực xác định
theo công thức : c = (1/n) x (Ry)

y = 2,5 ( n)1/2 - 0,13 - 0,75 (R )1/2 ( (n)1/2 - 0,1)

n : Độ nhám thành cống với cống bê tông n = 0,0138

Sau khi có lưu lượng tính toán của từng tuyến cống, tra bảng tính toán thuỷ lực ống
nhựa thoát nước PE và PVC của GS.TS Trần Hữu Uyển để xác định các thông số thuỷ
lực của tuyến cống là v, i , h/D. Trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp mô
hình thủy lực để thiết kế và điều chỉnh mạng lưới thoát nước, tuy nhiên các công thức
thủy lực ở trên là các công thức cơ bản trong bất kỳ phương pháp mô phỏng thủy lực
nào.

b. Công thức tính toán cho từng đoạn ống

Qttn = ( Qdđn + Qcsn + Qncq) Kcn +  Qttrn

Trong đó :
Qttn – Lưu lượng tính toán cho đoạn thứ n tuyến cống đang xét.
Qdđn – Lưu lượng dọc đường, từ các khu nhà thuộc lưu vực nằm 2 bên đổ vào đoạn
cống.
52

Qcsn – Lưu lượng dọc đường, từ cống nhánh cạnh sườn đổ vào điểm đầu của đoạn
cống;
Qncq - Lưu lượng cạnh sườn, từ cống nhánh cạnh sường đổ vào điểm đầu của cống.
n
Q ttr - Lưu lượng tập trung, từ các đơn vị thải nước lớn nằm riêng biệt ở phía đoạn
cống.
 Xác định Qndđ theo công thức:
Qndđ = q0 F n

Trong đó:

F n - Tổng diện tích của các tiểu khu đổ nứơc thải vào đoạn cống đang xét.

q0 – Mdule lưu lượng của khu vực chứa tiểu khu, được xác định theo công thức :
(Qtbngđ   Qttr )
q0 = l/s/ha
86,4.F

Trong đó :
Qttr – Lưu lượng tập trung của khunvực đáng xét, được xét,m3/ngđ;
Qtbngđ – Lưu lượng nước thải trung bình ngày của dân cư ở khu vực, m3/ngđ;
F – Diện tích khu vực, ha.
Nếu Qttr chiếm tỷ lệ không đáng kể so với Qtbngđ (chẳng hạn Qttr <5% Qtbngđ) thì có thể
bỏ qua ảnh hưởng của Qttr đến q0.
 Xác định Qcsn theo công thức :

Qcsn  q 0  Fn'

'
Trong đó: F n là tổng diện tích của tất cả các khu đổ nước thải vào nhánh bên cạnh

của đoạn cống thứ n ở phía đầu đoạn cống, trên tuyến đang xét.
2.3.2.2. Quy luật dao động nước thải sinh hoạt của đô thị
Bất kỳ một thành phố, khu đô thị nào cũng có một quy luật xả thải riêng vào hệ thống
thoát nước, quy luật này phụ thuộc vào quy mô của thành phố mà cụ thể là lưu lượng
trung bình giây, hệ số không điều hòa chung, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội
và điều kiện thời tiết, tập quán…Theo những nghiên cứu đã có [11] sự phân bố lưu
lượng của các giờ trong ngày được thể hiện trong bảng dưới đây:
53

Bảng 2.2: Sự phân bố lưu lượng của các giờ trong ngày
Sự phân bố lưu lượng ngày ra từng giờ tính theo %, phụ thuộc và Kc
Thời gian
1.9 1.8 1.7 1.6 1.4 1.35 1.25 1.2 1.15
0 -1 1.2 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
1-2 1.2 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
2-3 1.2 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
3-4 1.2 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
4-5 1.2 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
5-6 3.1 3.3 3.5 4.35 4.2 4.8 5.05 4.9 4.8
6-7 4.8 5 5.2 5.95 5.8 5 5.15 4.9 4.8
7-8 7.4 7.2 7 5.8 5.8 5 5.15 5 4.8
8-9 7.95 7.5 7.1 6.7 5.85 5.65 5.2 5 4.8
9 - 10 7.95 7.5 7.1 6.7 5.85 5.65 5.2 5 4.8
10 -11 7.95 7.5 7.1 6.7 5.85 5.65 5.2 5 4.8
11 - 12 6.3 6.4 6.5 4.8 5.05 5.25 5.1 4.9 4.8
12 -13 3.6 3.7 3.8 3.95 4.2 5 5 4.9 4.7
13 - 14 3.6 3.7 3.8 5.55 5.8 5.25 5.1 5 4.8
14 - 15 3.9 4 4.2 6.05 5.8 5.65 5.2 5 4.8
15- 16 5.6 5.7 5.8 6.05 5.8 5.65 5.2 5 4.8
16 - 17 6.2 6.3 6.4 5.6 5.8 5.65 5.2 5 4.8
17 - 18 6.2 6.3 6.4 5.6 5.75 4.85 5.15 5 4.7
18 - 19 6.2 6.3 6.4 4.3 4.2 4.85 5.1 5 4.8
19 - 20 5.25 5.25 5.3 4.35 4.75 4.85 5.1 5 4.8
20 - 21 3.4 3.4 3.4 4.35 4.1 4.85 5.1 5 4.8
21 - 22 2.2 2.2 2.2 2.34 2.85 3.45 3.8 4.5 4.8
22 - 23 1.25 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.4 3
23 - 24 1.25 1.25 1.25 1.55 1.65 1.85 2 2.25 2.6
Cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 100
54

2.3.3 Giới thiệu hệ phương trình Saint – Venant


Gồm hai phương trình đạo hàm riêng là phương trình liên tục và phương trình động
lượng được gọi là hệ phương trình Saint – Venant. Hệ phương trình này mô tả sự biến
thiên lưu lượng Q và mức nước (h) hoặc các thông số tương đương theo không gian và
thời gian.
- Phương trình liên tục:
dQ dA
 q
dx dt

- Phương trình động lượng:


 Q2 
d   
dQ
 
A   g. A dh  g.Q. Q  0
dt dx dx C 2 . A.R

Trong đó:
Q: là lưu lượng, m3
A: là diện tích mặt cắt, m2
q: Lưu lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông, m2/s
C: Hệ số Chezy
α: hệ số sửa chữa động lượng
R: Bán kính thủy lực, m

2.3.4. Phương pháp giải


Hệ phương trình Saint –Venant về nguyên lý là không giải được bằng các
phương pháp giải tích, vì thế trong thực tế tính toán người ta phải giải gần đúng bằng
cách rời rạc hóa hệ phương trình. Có nhiều thuật toán để giải phương trình Saint–
Venant, tuy nhiên phương pháp sai phân là một trong những phương pháp được sử
dụng nhiều nhất . Trong MIKE Urban, SWMM, SewerGEMS… đã sử dụng phương
pháp sai phân hữu hạn 4 hoặc 6 điểm ẩn Abbott
55

Hình: 2.6 a – Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; b – Sơ đồ ai phân 6 điểm ẩn
Abbott trong mặt phẳng x-t
2.3.5 Các phần mềm hỗ trợ tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước
Có rất nhiều phần mềm thương mại hiện nay dùng để tính toán Thủy lực mạng lưới
thoát nước đô thị và các phương pháp giải chúng được miêu tả trong bảng dưới đây

Bảng 2.3: Các phần mềm mô phỏng thủy lực mạng lưới thoát nước
STT Tên mô hình Phương pháp giải
1 SWMM Sai phân hiện
2 MIKE URBAN Sai phân ẩn 6 điểm
3 SEWER CAD/GEMS V8i Sai phân hiện, ẩn kết hợp
4 CAREDAS Sai phân ẩn 4 điểm
5 UNSTDY Sai phân ẩn 4 điểm
6 HIDRO-WORKS/SPIDA Sai phân ẩn 4 điểm
7 STORM Sai phân hiện

Trong luận văn này tác giả chỉ đi vào phân tích để lựa chọn một trong các phần mềm
điển hình sau đây:
2.3.5.1 Phần mềm SWMM
a. Quá trình phát triển của mô hình
Mô hình toán SWMM (Storm Water Management Model ) là mô hình động lực
học mô phỏng mưa – dòng chảy cho các khu vực đô thị cả về chất và lượng, và tính
toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó. Mô hình
vừa có thể mô phỏng cho từng sự kiện ( từng trận mưa đơn lẻ ), vừa có thể mô phỏng
liên tục. Mô hình này do Metcalf và Eddy xây dựng năm 1971, là sản phẩm của 1 hợp
đồng kinh tế giữa trường ĐH Florida và tổ chức bảo vệ môi trường Hoa kỳ EPA (The
U.S.Environment Protection Agency ). Khi mới ra đời mô hình chạy trên môi trường
56

DOS. Mô hình liên tục được cập nhập và phiên bản mới nhất là SWMM 5.0 chạy trên
môi trường WINDOW. Phiên bản mới nhất của SWMM được viết lại bởi phòng Cấp
nước và Tài nguyên nước, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quản lý rủi ro quốc gia của
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ với sự hỗ trợ từ các công ty tư vấn CDM, Inc.

Hình 2.7: Khả năng mô phỏng thủy lực của SWMM


b. Khả năng diễn toán của mô hình
Mô hình SWMM là một mô hình toán học toàn diện, dùng để mô phỏng khối lượng và
tính chất dòng chảy đô thị do mưa và hệ thống cống thoát nước thải chung. Mọi vấn đề
về thuỷ văn đô thị và chu kỳ chất lượng đều được mô phỏng, bao gồm dòng chảy mặt
và dòng chảy ngầm, vận chuyển qua mạng lưới hệ thống tiêu thoát nước, hồ chứa và
khu xử lý.
Mô hình SWMM mô phỏng các dạng mưa thực tế trên cơ sở lượng mưa (biểu đồ quá
trình mưa hàng năm) và các số liệu khí tượng đầu vào khác cùng với hệ thống mô tả
(lưu vực, vận chuyển, hồ chứa / xử lý) để dự đoán các trị số chất lượng và khối lượng
dòng chảy.
57

Hình 2.8: Khối xử lý chính trong SWMM


Trong sơ đồ trên bao gồm các khối sau:
Khối “dòng chảy” (Runoff block) tính toán dòng chảy mặt và ngầm dựa trên
biểu đồ quá trình mưa (và/hoặc tuyết tan) hàng năm, điều kiện ban đầu về sử dụng đất
và địa hình.
Khối “truyền tải” (Transport block) tính toán truyền tải vật chất trong hệ thống
nước thải.
Khối “chảy trong hệ thống” (Extran block) diễn toán thủy lực dòng chảy phức
tạp trong cống, kênh…
Khối “Trữ/xử lý“ (Strorage/Treatment block) biểu thị các công trình tích nước
như ao hồ…và các công trình xử lý nước thải, đồng thời mô tả ảnh hưởng của các thiết
bị điều khiển dựa trên lưu lượng và chất lượng - các ước toán chi phí cơ bản cũng
được thực hiện.
Khối “nhận nước” (Receiving block) Môi trường tiếp nhận.
Mục đích ứng dụng mô hình toán SWMM cho hệ thống thoát nước được triển
khai nhằm:
Xác định các khu vực cần xây mới hoặc mở rộng cống thoát nước để giảm tình
trạng ngập lụt đường phố hoặc cung cấp dịch vụ thoát nước thải cho những khu vực
mới phát triển.
58

Ước tính lưu lượng nước lũ trong kênh và các chi lưu để xác định vị trí của kênh cần
cải thiện nhằm giảm thiểu tình trạng tràn bờ.
Cung cấp công cụ quy hoạch để đánh giá việc thực hiện các cống chắn dòng dọc kênh.
c. Những ứng dụng điển hình của SWMM :
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa.
- Quy hoạch ngăn tràn cống chung.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước lũ ở kênh hở.
- Quy hoạch cống ngăn lũ.
- Quy hoạch hồ chứa phòng lũ.
.3.5.2 Phần mềm SewerCAD/ SewerGEMS
SewerGEMS là công cụ đầu tiên và duy nhất, đầy năng động, đa nền tảng tích
hợp giao diện MicroStation, ArcGIS, AutoCAD, và Stand-Alone; là giải pháp mô hình
hóa hệ thống thoát nước đô thị và kết hợp. Với SewerGEMS, người dùng sẽ phân tích
được tất cả các yếu tố trong hệ thống cống thoát nước đô thị trong một gói phần mềm.
Về cơ bản WaterGEMS có các tùy chọn để thực hiện quá trình phân tích với các thuật
toán giống như trong phần mềm SWMM hoặc giải phương trình Saint Venant theo
phương pháp sai phân hữu hạn.
 Cơ sở thủy lực của SewerCAD
Có hai cách tiếp cận tổng thể được sử dụng để phân tích thủy lực hệ thống thu gom
trong SewerCAD/SewerGEMs.
Cách tiếp cận đầu tiên: là giải phương trình Saint Venant bằng phương pháp sai phân
hữu hạn đối với dòng chảy một chiều (Hệ phương trình St. Vernant và phương pháp
giải được trình bày tại mục 2.3.3 và mục 2.3.4)
Những phương trình này được giải quyết đồng thời. Tuy nhiên vì bản chất phi tuyến,
rất khó để giải quyết số lượng, đặc biệt là xung quanh dòng chảy áp, máy bơm và các
cấu trúc điều khiển, do đó cần thiết phải có cách tiếp cận thứ 2.
Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận theo hướng thủy lực định tuyến (Hydrologic routing)
Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết để giải đầy đủ và chính xác các phương
trình St. Venant. Thay vào đó, lưu lượng qua một hệ thống thoát nước được chia thành
hai loại tính toán: lưu lượng định tuyến, trong đó xác định các dòng chảy trong mỗi
liên kết đường ống, và các giải pháp thủy lực, trong đó có các dòng chảy và xác định
59

độ sâu, vận tốc, và đặc tính thủy lực khác. Có rất nhiều phương pháp để định tuyến
thủy văn như: phương pháp sóng động học, Muskingum, Puls,… Một khi các dòng
chảy được biết, các đặc tính thủy lực thường được tính bằng cách sử dụng độ sâu trung
bình hoặc phương trình GVF (Gradually Varies Flow)
Máy bơm và đường ống áp lực được giải quyết bằng việc mô phỏng đường ống áp lực.
Không giống như các phương trình St. Venant, các phương pháp định tuyến thủy lực
và các giải pháp về đường ống áp lực có thể được áp dụng cho trạng thái ổn định cũng
như các tình huống không ổn định.
Một điểm khác nữa mà người dùng phải chấp nhận với phương pháp định tuyến thủy
lực là chia tách dòng chảy sẽ được mô hình hóa bằng cách sử dụng một đường đặc tính
do người dùng thiết lập, điều này dường như như trái ngược với phương pháp giải của
phương trình St. Venant, trong đó xác định dòng chảy tách động.
- Điểm đặc biệt ở đây là trong SewerCAD và Sewer GEMs, Bentley đã có những
cách khác nhau của việc thiết lập và giải quyết các phương trình sai phân hữu hạn đó
là sử dụng cả hai phương pháp sai phân ẩn (Implicit solver) và sai phân hiện (Explicit
solver) do đó có thể bù lại cho nhau các hạn chế của hai phương pháp giải.

- Tương tự như vậy, đối với phương pháp thủy lực định tuyến (Hydrologic
routing), Bentley cũng đã phát triển hai hệ thống tiếp cận cho các phần mềm thoát
nước sinh hoạt và nước mưa đó là GVF-convex và GVF-rational

 Khả năng của SewerCAD

- Xây dựng kế hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đô thị


- Đánh giá tác động của dòng chảy và xâm nhập vào SSOs
- Xây dựng chương trình xử lý SSO và CSO
- Thực hiện đánh giá hệ thống liên kết với Mỹ EPA CMOM và NPDES
- Tối ưu hóa trạm thang máy và khả năng lưu trữ hệ thống
- Xác định chi phí kết nối phát triển
- Thực hiện chiến lược kiểm soát thời gian thực
- Mô hình cống cứu trợ, nắn tràn, và xi phông ngược
- Mô phỏng chính xác hoạt động với bơm biến tần và logic điều khiển
- Mô phỏng đầu ra hoặc đề xuất hệ thống cống rãnh trong cùng một mô hình
60

- Bảng báo cáo linh hoạt - Tùy chỉnh bảng điểm của tất cả hoặc một phần của mạng;
xem tất cả các yếu tố trong một dự án, tất cả các yếu tố của một loại hình cụ thể, hoặc
bất kỳ tập hợp con của các nguyên tố. Bảng báo cáo linh hoạt (FlexTables) có thể được
lọc, sắp xếp, biên tập theo tùy chọn
- Cấp độ dự án - Sửa đổi các tùy chọn toàn cầu bao gồm các thiết lập đơn vị, bản vẽ bố
trí và hiển thị các thiết lập, và ghi nhãn yếu tố.

2.3.5.3 Phần mềm Mike Urban

MIKE Urban là một sản phẩm nổi tiếng của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI), là phần
mềm lập mô hình nước đô thị, khả dụng, độ linh hoạt cao, tính mở, được tích hợp với
hệ thống GIS, sử dụng mô hình tính toán hiệu quả ổn định và tin cậy về khoa học.

MIKE Urban có thể tính toán và mô phỏng toàn bộ mạng lưới nước trong thành phố
bao gồm hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa và nước thải trong một hệ thống
thoát thải gộp hoặc riêng biệt. Mike Urban có những ứng dụng điển hình dưới đây:

Lập mô hình Hệ thống thoát nước:

- Lập mô hình hệ thống thoát nước thải và nước mưa.


- Quản lý hệ thống nước thải.
- Lập kế hoạch tổng thể thoát nước.
- Dự báo ngập lụt cục bộ (vị trí ngập và mức độ ngập).
- Phân tích hệ thống thoát thải gộp (SCOs) và hệ thống riêng biệt (SSOs).
- Đánh giá được khả năng tải chịu của hệ thống cống và những điểm bị tắc nghẽn
- Ước tính lượng vận chuyển bùn cát và bồi lắng trong hệ thống cống.
- Phân tích chất lượng nước và các vấn đề bùn cát
- Tối ưu hoá và thiết kế các giải pháp vận hành theo thời gian thực (Real-Time Control
Solution)
- Lập mô hình theo thời gian thực (RTC Model) nhúng trong các giải pháp vận hành
theo thời gian thực (RTC Solution)
2.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu đô
thị Ecopark
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang
(Ecopark) đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt năm 2009 và sau đó được phê
61

duyệt điều chỉnh lại vào năm 2013. Ecopark định hướng trở thành biểu tượng tiên
phong về một thành phố xanh, tri thức và hiện đại và phát triển bền vững, bao gồm các
chức năng chính: Đô thị và Du lịch.

Hiện nay, Khu vực phía Bắc sông Bắc Hưng Hải đã được Công ty CP đầu tư phát triển
đô thị Việt Hưng (Vihajico) đầu tư xây dựng, đang tích cực hoàn thiện về cả hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình kiến trúc và đang từng bước đưa dự án vào
hoạt động. Hiện tại dự án đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và cầu Bắc Hưng Hải
đang được triển khai thi công xây dựng, khi việc thi công hoàn thành sẽ tạo điều kiện
kết nối thuận lợi khu vực dự án với giai đoạn 1 và các khu vực xung quanh.

Khu vực chủ yếu là đất canh tác, ít phải giải phóng mặt bằng công trình, chủ yếu đền
bù thiệt hại về đất và hoa màu. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó song do hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của các khu lân cận chưa có nên việc đấu nối hạ tầng còn gặp
nhiều khó khăn.

Đối với hệ thống thoát nước và XLNT, theo khảo sát thực tế mới nhất từ học viên vào
tháng 10/2015, mạng lưới thoát nước của giai đoạn 1 được xây dựng khá đồng bộ với
việc thiết kế các mạng lưới thoát nước riêng biệt. Hệ thống thoát nước thải được thiết
kế riêng hoàn toàn đặt tại phía Đông Bắc của khu đô thị, nước thải sau xử lý được
kiểm soát theo tiêu chuẩn nước loại A, QCVN 14:2008/BTNMT và được thải ra sông
Bắc Hưng Hải

Hình 2.8: Hiện trạng phát triển giai đoạn 1 khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
62

Với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới thoát nước và XLNT như trên, việc
nghiên cứu, phân tích tìm ra một giải pháp thu gom và xử lý để nâng cao hiệu quả cho
quá trình vận hành, đấu nối với các giai đoạn thiết kế phía sau là việc làm cần thiết và
phù hợp với mục đích của đề tài.

2.5. Quy hoạch cấp thoát nước và môi trường khu vực nghiên cứu

2.5.1 Tiêu chuẩn cấp nước


Dựa vào số liệu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lưu lượng cấp nước tính toán được tính
như sau:

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu chức năng

Chức năng sử dụng đất Tiêu chuẩn cấp nước

- Chung cư cao tầng 1: 200 l/người.ngđêm


- Chung cư cao tầng 2: 200 l/người.ngđêm
- Chung cư trung tầng: 200 l/người.ngđêm
- Nhà thấp tầng 250 l/người.ngđêm
- Nhà cộng đồng 250 l/người.ngđêm
- Khu phố cổ 200 l/người.ngđêm
- Công trình thương mại 3 l/m2 sàn
- Câu lạc bộ 5 l/m2 sàn
- Khu công nghệ cao 200 l/người.ngđêm
- Trường quốc tế 200 l/người.ngđêm
- Không gian mở 4 l/m2 sàn
- Công trình công cộng 3 l/m2 sàn
- Nước tưới đường 1 l/m2 sàn
- Bãi đõ xe công cộng 200 l/người.ngđêm
2.5.2 Tiêu chuẩn thoát nước và dân số tính toán
a. Tiêu chuẩn thoát nước

Chỉ tiêu hay tiêu chuẩn thoát nước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ trang bị tiện
nghi trong nhà, tiêu chuẩn thải nước sẽ là xác định tương đương, không thể gán cho
một giá trị lớn hơn hay bé hơn được. Muốn xác định được giá trị tiêu chuẩn thoát nước
63

q0 tương ứng với mức độ trang bị vệ sinh trong điều kiện khí hậu của vùng thực hiện
dự án phải làm công tác điều tra, thống kê theo dõi. Tuy nhiên mức độ điều tra chính
xác tới đâu lại phụ thuộc vào mức độ cấp nước ổn định của hệ thống cấp nước trong
khu vực đó, nước cấp phải đủ về lưu lượng và đảm bảo áp lực. Trong luận văn này, tác
giả dựa vào tiêu chuẩn cấp nước và điều kiện vệ sinh trong nhà, mức độ khí hậu và yêu
cầu thoát nước của khu vực nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thoát nước
dưới đây:

+ Chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt: ≥ 200l/ng.ngđ;

+ Chỉ tiêu thoát nước thải công trình thương mại, công cộng: ≥3 l/m2 sàn;

+ Tỷ lệ thu gom nước thải: 100%.

b. Dân số tính toán

Dân số tính toán của khu đô thị là 73.752 người được nêu rõ trong phụ lục 2.1 bao
gồm cả việc phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất và dân số cho từng khu vực chức năng

2.6. Nguồn xả thải, đặc điểm và lưu lượng nước thải khu đô thị Ecopark

2.6.1 Đánh giá nguồn xả thải


Để đánh giá nguồn phát thải và xả thải đối với một khu vực thoát nước việc đầu
tiên cần nghiên cứu và tính toán đó căn cứ bản đồ quy hoạch các khu vực phát triển
của khu vực, các chỉ tiêu cấp và thoát nước từ đó tính toán ra được lưu lượng thoát
nước tới từng khu chức năng. Đối với một dự án phát triển dài hạn về kinh tế - xã hội
như khu đô thị Ecopark thì việc đánh giá các quá trình xả thải của khu đô thị cũng tuân
theo các bước như trên và phụ thuộc vào các gia đoạn phát triển của dự án. Hệ thống
thoát nước phải đảm bảo thoát nước an toàn và nhanh chóng đối với từng khu chức
năng và đảm bảo thoát nước hiệu quả trong tuổi thọ của dự án, tức là đảm bảo thoát
nước tốt đến cuối thời điểm quy hoạch. Đa phần một khu đô thị, việc đánh giá nguồn
xả thải và loại nước thải thải ra mạng lưới do những thành phần sau:
- Nước thải sinh hoạt: bao gồm nước tắm, giặt, sinh hoạt của người dân trong khu
vực
- Nước thải sản xuất: bao gồm nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất công
nghiệp, dịch vụ
64

- Nước thải công cộng: Phát sinh do các dịch vụ công cộng trong khu vực đô thị xả
ra mạng lưới ngoài phố như: nước thải của nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng, nước thải
từ các khu vui chơi giải trí, các công sở, bệnh viện, trường học…

2.6.2 Các chỉ tiêu, đặc điểm và lưu lượng nước thải
Để xác định đặc điểm của từng loại nước thải thì phải dựa vào phân tích các chỉ số
mới đưa ra kết luận chính xác về độ nhiễm bẩn và các thành phần độc hại có trong
nước thải, tuy nhiên về đặc điểm chung, nước thải thường bị ô nhiễm cả về các chỉ tiêu
vật lý, hóa học và sinh học. Đối với khu đô thị nghiên cứu điển hình trong luận văn
này là khu đô thị Ecopark, như đã đề cập ở trên, nguồn thải chủ yếu bao gồm nước thải
sinh hoạt dịch vụ, không có lưu lượng nước thải do sản xuất, chế biến công nghiệp.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt, dịch vụ là hàm lượng chất hữu cơ cao, từ 55- 65 %
tổng lượng chất bẩn [9], chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng
thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân hủy sinh học nên nước thải sinh hoạt
thường có mùi hôi thối. Trong luận văn này do không phân tích chất lượng mẫu nước
nên tác giả lấy lượng chất bẩn do một người thải ra một ngày vào hệ thoáng thoát nước
theo phân tích của PGS.TS Trần Đức Hạ, tại giáo trình thoát nước đô thị, do nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thật phát hành năm 2006 và thành phần nước thải sinh hoạt khu
dân dư được trình bày trong TCVN 7957:2008, cụ được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.5: Lượng chất bẩn của một người trong một ngày thải vào hệ thống TN
Các đại lượng Khối lượng (g/người/ng.đ)
Chất rắn lơ lửng 60 – 65
BOD5 của nước thải đã lắng 30 – 35
BOD5 của nước thải chưa lắng 65
Ni tơ của muối amoni (N-NH4) 8
Phốt phát (P2O5) 3.3
Clorua 10
Chất hoạt động bề mặt 2 – 2.5
65

Bảng 2:6 Thành phần nước thải sinh hoạt dân cư


Chỉ tiêu Đơn vị Trong khoảng Trung bình
Tổng chất rắn TS mg/l 350 -1200 720
- Chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 250 - 850 500
- Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 100 – 350 220
BOD5 mg/l 110 – 400 220
Tổng ni tơ mg/l 20 – 85 40
- Ni tơ hữu cơ mg/l 8-35 15
- Ni tơ Amoni mg/l 12- 50 25
- Ni tơ Nitrit mg/l 0 – 0.1 0.05
- Ni tơ Nitrat mg/l 0.1 – 0.4 0.2
Clorua mg/l 30 -100 50
Độ kiềm mg/l CaCO3 50 – 200 100
Tổng chất béo mg/l 50 – 150 100
Tổng phốt phát mg/l 8
(Nguồn: PGS.TS Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà nội 2006)
Việc phân tích được các thành phần nước thải, là cơ sở để tác giả phân tích đưa ra
lựa chọn hệ thống thu gom phù hợp và đề xuất công nghệ để xử lý nước thải đảm bảo
theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.

2.7 Kết luận chương 2

Với bối cảnh rất nhiều khu đô thị mới đang hình thành như hiện nay, khu đô thị
Ecopark cho thấy là một khu đô thị điển hình trong nghiên cứu đề xuất giải pháp thu
gom và XLNT hợp lý, bền vững. Với một thành phố mới hình thành thì hệ thống thoát
nước và XLNT sẽ được xây mới đồng bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành. Hệ
thống thoát nước riêng cho thấy sự tích cực trong vấn đề vệ sinh môi trường cũng như
giảm ngập cục bộ trong điều kiện thời tiết cực đoan. Tuy nhiên với một khu đô thị phát
triển dài hạn về kinh tế xã hội thì việc xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý tập
trung quy mô lớn so với một hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán với chi phí
xây dựng ban đầu giảm mạnh, đảm bảo cho chủ đầu tư mà vẫn thảo mãn các tiêu
66

chuẩn môi trường đang là một trong những nghiên cứu cần phải phân tích kỹ lưỡng.
Hơn nữa, các công nghệ XLNT trong thời gian gần đây cho thấy sự phát triển vượt
bậc, phù hợp với mọi hệ thống thu gom từ hàng trăm, hàng nghìn đến hàng chục nghìn
m3/ng.đ, từ công nghệ truyền thống đến công nghệ màng lọc, thẩm thấu, vi lọc, xử lý
đa bậc…

Trong nội dung chương 2 tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận của các biên pháp
thu gom và xử lý nước thải và ưu nhược điểm của chúng, cũng như đưa ra được những
cơ sở để lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải và một số công nghệ xử lý điển
hình hiện nay. Các yếu tố tác động đến khu vực nghiên cứu cũng đã được đưa ra phân
tích như nguồn xả thải, đặc điểm và lưu lượng nước thải, ngoài ra các chỉ tiêu cấp
thoát nước, quy hoạch mật độ sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác cũng
được nghiên cứu để làm cơ sở vạch tuyến và tính toán đầy đủ lưu lượng nước thải phát
sinh trong khu đô thị. Các công thức tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước và một
số phần mềm hỗ trợ thiết kế và phân tích thủy lực mạng lưới cũng đã được giới thiệu
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất và phân tích thủy lực, so sánh mạng lưới trong
chương tiếp theo.
67

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THU GOM VÀ


XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU ĐÔ THỊ ECO-PARK, VĂN GIANG,
HƯNG YÊN
3.1 Nghiên cứu giải pháp thu gom và quy mô trạm xử lý nước thải
3.1.1 Quan điểm nghiên cứu về hệ thống XLNT của khu đô thị Ecopark
Đối với một hệ thống thoát nước và XLNT nói chung, hệ thống thoát nước và
XLNT khu đô thị Ecopark nói riêng thì việc xác đinh một quan điểm nghiên cứu phù
hợp là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của dự án. Với một hệ thống
thoát nước thì quan điểm nghiên cứu là làm sao phải thu gom được tối đa lượng nước
thải thoát ra do sinh hoạt, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp, đảm bảo các yếu tố
thân thiện với môi trường, tránh gây ra những tác động xấu đối với cảnh quan khu vực
bao gồm cả về mặt kiến trúc và không gian đô thị, tác động của mùi và chất lượng
nước sau xử lý.... Một yếu tố khác không thể bỏ qua đó là các quan điểm nghiên cứu
phải phù hợp với tính chất, quy mô của dự án, việc này đồng nghĩa với việc chi phí
thực hiện và khả năng hoàn vốn phải phù hợp với lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích
cũng như chi phí chi trả cho dịch vụ thoát nước và XLNT của dân cư đô thị.
Có thể tóm lại quan điểm nghiên cứu về hệ thống thu gom và XLNT khu đô thị
Ecopark qua các điểm sau đây:
• Phù hợp với phân kỳ đầu tư;
• Triệt để thu gom và xử lý nước thải;
• Tận dụng nước thải sau khi xử lý;
• Mạng lưới đường cống thiết kế tự chảy theo độ dốc san nền, hạn chế tối đa việc
đặt các trạm bơm chuyển bậc;
• Vị trí trạm xử lý phù hợp với tổng mặt bằng, đảm bảo khoảng cách ly;
• Nước thải sau các trạm xử lý phải được xử lý đạt giá trị cột A của QCVN
14:2008/BTNMT;
• Phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.
Với quan điểm nghiên cứu trên chính là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp
phân vùng, thu gom và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp dựa trên việc phân
tích lợi ích chi phí.
68

3.1.2 Các giải pháp phân vùng


Phân vùng thoát nước trong khu đô thị Ecopark phụ thuộc vào địa hình quy
hoạch (độ dốc san nền) của khu đô thị cũng như phụ thuộc vào mức độ, yêu cầu thoát
nước của các khu chức năng trong đô thị. Trong nghiên cứu này tác giả giả định rằng
mức độ và yêu cầu thoát nước giữa các khu chức năng trong nội đô là giống nhau, do
vậy việc phân vùng thoát nước phụ thuộc chủ yếu vào địa hình của khu vực.
Như nghiên cứu tổng quan đã đề cập, cao độ địa hình của khu vực nghiên cứu
khá bằng phẳng, khu đô thị được bao quanh bởi hệ thống đê thủy lợi Bắc Hưng Hải và
việc lập quy hoạch các hồ nước mặt nhân tạo, nhằm mục đích tuần hoàn nước trong
khu đô thị là một trong những lợi thế để đảm bảo việc phân vùng thoát nước, xử lý
nước thải được tối ưu.
Cụ thể về địa hình:
- Độ dốc nền thiết kế: 0,2%-0,4%
- Cao độ nền thấp nhất: Hmin = 4,8m;
- Cao độ nền cao nhất: Hmax = 5,8m;
Do đó tác giả đề xuất 3 vùng thoát nước cho khu đô thị như sau:
Lưu vực 1: Phía Tây đường Hà Nội – Hưng Yên, nước thải được thu gom và xử lý đổ
xuống hệ thống hồ cảnh quan nhân tạo;
Lưu vực 2: Giữa đường Hà Nội – Hưng Yên và Kênh Lây Sa, nước thải được thu gom
và xử lý đổ xuống hệ thống hồ sân Golf;
69

Lưu vực 3: Phía Đông kênh Lây Sa, nước thải được thu gom và xử lý đổ xuống hệ
thống hồ sân Golf và khu giải trí;

Hình 3.1: Phân vùng thoát nước trong khu đô thị Ecopark

3.1.3 Các giải pháp thu gom


Qua các phân tích như đã đề cập ở chương 2 việc mỗi hệ thống thu gom nước thải đều
có những ưu và nhược điểm riêng và sẽ phù hợp với quy mô và tính chất của từng đô
thị. Đối với Ecopark do mục tiêu về phát triển bền vững và theo hướng thân thiện với
môi trường nên giải pháp thu gom phải được lựa chọn để đáp ứng theo mục tiêu phát
triển và giảm thiểu được sự tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của
cộng đồng dân cư. Do đó, giải pháp thu gom được đề xuất đối với đô thị này là thiết kế
hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, tức là xây dựng hệ thống thoát nước thải và hệ
thống thoát nước mưa tách biệt.
70

Do phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống thoát nước thải nên việc
xem xét và nghiên cứu hệ thống thoát nước mưa tác giả sẽ không phân tích tại nội
dung này.
Đối với hệ thống thoát nước thải thì tác giả đề xuất mô hình thu gom sẽ có bể tự hoại
để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt trước khi xả ra hệ thống thoát nước tiểu khu và chảy
vào hệ thống thu gom ngoài phố và đi về các trạm xử lý.

Đối với các khu đất đất nhà thấp tầng thiết kế các cống thu gom nước thải được bố trí
trong phạm vi hè đường, đảm bảo khoảng cách đối với các công trình kỹ thuật hạ tầng
khác. Trên mạng lưới thu gom bố trí các ga thăm chờ để đấu nối hệ thống thoát nước
tiểu khu. Các công trình trên mạng lưới được xây dựng phải đảm bảo theo TCVN
7957:2008.

Đối với khu nhà cao tầng bố trí các ga thăm chờ, là các điểm sẽ đấu nối cống thoát
nước thải từ bên trong ô đất xây dựng công trình ra hệ thống cống chính ngoài phố.
Khoảng cách các ga thăm được đặt theo TCVN 7957:2008.

Hệ thống thoát nước thải được thiết kế đến từng ô đất xây dựng công trình. Đối với các
đoạn cống đầu tuyến, do lưu lượng nước thải nhỏ nên đường kính các đoạn cống ban
đầu lấy theo cấu tạo có kích thước, độ dốc được tính toán trên cơ sở đảm bảo vận tốc
tối thiểu theo TCVN 7957:2008, độ sâu chôn cống đảm bảo đủ sâu để tiếp nhận thoát
nước từ các tiểu khu ra.
Hệ thống thoát nước riêng phải được thiết kế để đảm bảo thu gom 100% lượng nước
thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, thương mai và dịch vụ.
Các công trình trên mạng lưới thoát nước phải được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 7957:2008 đảm bảo hệ thống vận hành tốt, cho phép tiếp cận và lấy mẫu, quan
trắc lưu lượng và chất lượng nước thải khi cần thiết.
Trong nội dung tiếp theo tác giả sẽ trình bày các giải pháp quản lý nước thải (bao gồm
công tác thu gom và XLNT) đối với các trường hợp khác nhau
71

3.2 Nghiên cứu các giải pháp quản lý nước thải cho khu đô thị Ecopark
3.2.1 Quản lý nước thải theo phương án tập trung quy mô nhỏ (phân tán)
3.2.1.1 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
Trong giải pháp này, dựa vào sơ đồ phân vùng thoát nước của khu đô thị tác giả thấy
rằng việc bố trí các hệ thống thu gom và xử lý phân tán là giải pháp hợp lý bởi mỗi
khu vực được phân đợt xây dựng theo các thời đoạn khác nhau. Hơn nữa các khu vực
được xây dựng cô lập và có hệ thống sinh thái tự nhiên và hồ nước bao quanh, nên giải
pháp phân tán sẽ giảm đường việc xây dựng các đường ống vận chuyển nước thải có
đường kính lớn từ các khu đô thị chức năng khác nhau đến trạm xử lý tập trung.
Trong luận văn này tác giả đề xuất xây dựng 19 trạm xử lý nước thải cho các giai đoạn
phát triển của khu đô thị thương mại và dịch vụ Ecopark
 Cụ thể như sau:
- Trạm xử lý số số 01: Thu gom nước cho khu phía Tây Bắc của khu đô thị theo quy
hoạch là các khu nhà vườn, xả thải ra khu xử lý Wetland sau đó đưa vào hồ tuần hoàn
nước mặt
- Trạm xử lý số 02: Thu gom nước cho khu cao tầng phía Tây của khu đô thị, nước sau
xử lý đổ ra kênh vành đai phía Tây
- Trạm xử lý số 03: Thu gom nước cho khu cao tần phía Tây Nam, nước sau xử lý đổ
ra kênh vành đai phía Tây Nam
- Trạm xử lý số 04: Thu gom nước cho khu biệt thự trên hồ, nước sau xử lý đổ ra hồ
nước mặt ở phía Nam của khu chức năng
- Trạm xử lý số 05: Thu gom nước thải cho khu nhà trung tầng và khu phố cổ (ở vị trí
của ngõ phía Bắc của khu đô thi)
- Trạm xử lý số 06: Thu gom nước thải cho khu đại học Anh tại Việt Nam và khu sáng
tạo, nước sau xử lý được đưa ra hồ nước mặt trong khu đô thị
- Trạm xử lý số 07: Thu gom nước cho khu cao tầng phía Đông Bắc
- Trạm xử lý số 08: Thu gom nước cho khu trung tâm thương mại và dịch vụ của khu
đô thị
- Trạm xử lý số 09: Thu gom nước cho khu bệnh viện và nhà cao tầng trong trung tâm
khu đô thị
72

- Trạm xử lý số 10: Thu gom nước cho khu công đồng nhà ở thấp tầng trong khu thể
thao
- Trạm xử lý số 11: Thu gom nước cho khu cao tầng, nhìn ra công viên giải trí
- Trạm xử lý số 12: Thu gom nước cho khu dân cư công viên giải trí phía tây kênh Lây
Sa
- Trạm xử lý số 13: Thu gom nước cho khu cao tầng phía Nam
- Trạm xử lý số 14: Thu gom nước cho khu trung tầng ở phía Nam
- Trạm xử lý số 15: Thu gom nước thải cho thu biệt thự trên hồ
- Trạm xử lý số 16: Thu gom nước thải cho khu nhà ở có sân trong và khu trung tầng
phía Đông Nam của đô thị
- Trạm xử lý số 17: Thu gom nước thải cho khu dân cư thấp tầng trong khu công viên
giải trí ở phía Đông kênh Lây Sa
- Trạm xử lý số 18: Thu gom nước thải cho khu dân cư thấp tầng trong khu công viên
giải trí ở phía Đông Nam kênh Lây Sa
- Trạm xử lý số 19: Thu gom nước thải cho khu cao tầng phía Đông Bắc của khu đô thị
Các trạm xử lý được bố trí tại các vị trí trong tổng thể quy hoạch đô thị theo hình dưới
đây
73

TXL Đã xây dựng

7
17
1 6 18

10
19
5 9
2
12
8
11
4
16

3 13
14

15

Hình 3.2a: Vị trí các trạm xử lý nước thải trong khu đô thị Ecopark
74

Đường kính D200, D250mm


Đường kính D200, D250mm
Đường kính D200, D250mm
Đường kính D200, D250mm

Hình 3.2b: Quy hoạch 19 trạm xử lý nước thải theo hình thức thu gom tập trung quy mô phân tán (xuất từ mô hình SewerCAD)
75

Chi tiết việc bố trí mạng lưới thoát nước được thể hiện như trong bản vẽ quy
hoạch mạng lưới thoát nước phương án phân tán tại phụ lục 3.1
3.2.1.2. Tính toán quy mô công suất của các trạm xử lý nước thải
Sau khi vạch tuyến mạng lưới, dựa vào quy hoạch sử dựng đất, tiêu chuẩn nước thải,
các công thức tính toán lưu lượng nước thải đã trình bày tại mục chương 2 (mục 2.3 và
2.6), tác giả tính toán được quy mô công suất của 19 trạm xử lý nước cấp như sau:

Bảng 3.1: Công suất tính toán các trạm xử lý nước thải trong khu đô thị Ecopark
STT TXL Lưu lượng Đơn vị Ghi chú
1 Trạm xử lý số 1 1000 m3/ng.đ
2 Trạm xử lý số 2 2700 m3/ng.đ
3 Trạm xử lý số 3 2200 m3/ng.đ
4 Trạm xử lý số 4 600 m3/ng.đ
5 Trạm xử lý số 5 800 m3/ng.đ
6 Trạm xử lý số 6 1200 m3/ng.đ
7 Trạm xử lý số 7 1300 m3/ng.đ
8 Trạm xử lý số 8 2500 m3/ng.đ
9 Trạm xử lý số 9 1200 m3/ng.đ
10 Trạm xử lý số 10 100 m3/ng.đ
11 Trạm xử lý số 11 1400 m3/ng.đ
12 Trạm xử lý số 12 120 m3/ng.đ
13 Trạm xử lý số 13 1550 m3/ng.đ
14 Trạm xử lý số 14 1950 m3/ng.đ
15 Trạm xử lý số 15 2100 m3/ng.đ
16 Trạm xử lý số 16 1400 m3/ng.đ
17 Trạm xử lý số 17 100 m3/ng.đ
18 Trạm xử lý số 18 100 m3/ng.đ
19 Trạm xử lý số 19 1300 m3/ng.đ

Chi tiết tính toán cụ thể được trình bày tại phụ lục 3.2
3.2.1.3. Thiết lập mô hình SewerCAD V8i tính toán mạng lưới thoát nước
Như các mô hình thủy lực mô phỏng mạng lưới thoát nước đô thị đã đề cập ở chương
2, SewerCAD của hãng Bentley là phần mềm ứng dụng mô hình hóa thủy lực trong hệ
thống thoát nước với khả năng tương tác tiên tiến, xây dựng mô hình không gian địa lý
và tích hợp các công cụ quản lý. SewerCAD cung cấp một môi trường làm việc dễ
dàng cho phép người dùng có thể phân tích, thiết kế, tối ưu hóa hệ thống thoát nước.
SewerCAD có thể vận hành trên các phần mềm sau: Micro Station, AutoCAD, chế độ
76

độc lập Stand Alone và đặc biệt là ArcGIS. Do đó trong luận văn này tác giả sử dung
phần mềm này để mô phỏng và phân tích mạng lưới thoát nước cho các phương án.

 Giao diện làm việc của SewerCAD/SewerGems

Hình 3.3: Giao diện làm việc của SewerCad V8i


 Khai báo đơn vị và nhãn cho các đối tượng

Đơn vị thiết lập theo hệ đo lường SI và nhãn cho các đối tượng được khai báo theo
hình 3.4

 Nhập thông số đầu vào cho hố ga (Manhole)

Cũng như các phần mềm thủy lực khác, các thông số vật lý của hố ga gồm: Cao độ
mặt đất (Ground Elevation); Cao độ đỉnh hố ga (Rim Elevation). Trong luận văn này
tác giả thiết lập cao độ mặt đất bằng với cao độ đỉnh hố ga qua việc khai báo trong
thuộc tính của hố ga (Set Rim to Ground Elevation?). Trong SewerCad cũng cho phép
liên kết với bản đồ GIS để thiết lập cao độ của các nút, tuy nhiên trong luận văn này do
không có số liệu về GIS của khu vực tính toán nên tác giả nhập các thông số về cao độ
có được từ bản đồ quy hoạch khu đô thị như phụ lục 3.2.
77

Hình 3.4: Thiết lập nhãn các đối tượng. Hình 3.5: Khai báo các thuộc tính của nút
 Nhập các thông số đầu vào cho đường ống ( Conduit)

Giả sử lưu lượng dọc đường của đoạn đoạn ống đi vào đầu hố ga. Khi đó khai báo lưu
lượng cho các đoạn ống sẽ được thực hiện trong khai báo các thuộc tính của hố ga.

Khai báo lưu lượng trong hố ga gồm có lưu lượng đã biết (lưu lượng của bản thân hố
ga – Flow Known), lưu lượng nước thải (Flow Sannitary), lưu lượng mưa ( Flow Wet).
Điều đặc biệt của SewerCad là cho phép chúng ta khai báo và tính toán lưu lượng đi
vào đầu hố ga theo thư viện có sẵn của hệ thống mà không cần phải tính toán lưu
lượng của từng đoạn ống như các phương pháp tính toán truyền thống đã có từ trước.
Trong luận văn này từ các lưu lượng đã tính toán cho từng đoạn ống tác giả nhập lưu
lượng nước thải (Flow Sanitary) và hệ số Kc lên hệ thống và được đánh số theo các ký
hiệu vạch tuyến cho từng phương án. Lưu lượng của bản thân hố ga (Flow known) và
lưu lượng mưa (Flow wet) được bỏ qua.

- Khai báo chiều dài ống: Do tác giả sử dụng phiên bản SewerCad for Autocad
2010 nên chiều dài của đoạn ống chính là chiều dài trong bản vẽ quy hoạch mạng lưới
thoát nước. SewerCad cho phép scale bản vẽ giữa Autocad theo 1 tỷ lệ thiết lập nhất
định. Do luận văn sử dụng bản vẽ quy hoạch 1:500 nên trong luận văn này tác giả thiết
lập 1cm trong Autocad bằng 5m trong SewerCad.
78

- Khai báo loại đường ống sử dụng, loại mặt cắt cống và lựa chọn đường kính ống
từ thư viện có sắn trong đường ống (Giả sử đường kính ban đầu D (mm))

- Khai báo hệ công thức tính toán tổn thất (Sử dụng hệ số nhám và công thức tính
toán tổn thất của Manning)

Hình 3.6: Khai báo thuộc tính của ống


Ngoài ra SewerCad cho phép chúng ta khai báo lưu lượng tấm từ bên ngoài xâm nhập
vào hệ thống thoát nước thông qua việc khai báo (Infiltration/Inflow and seepage)
cũng như khai báo các hàm điều khiển trong đường ống…Tuy nhiện do thời gian và số
liệu còn hạn chế nên tác giả bỏ quy các thiết lập này khi khai báo hệ thống.

 Thông số về Bơm, trạm bơm

Một hệ thống bơm trong SewerCad được hiểu bao gồm các máy bơm (Pump), ngăn
hút (Wet Well), các nút áp lực (Pressure Junction), các đường ống áp lực (Pressure
Pipe).

- Thông số của Bơm bao gồm: Cao độ đặt máy bơm, đường đặc tính bơm (Pump
Curve)

- Thông số của ngăn hút (Wet well) được hiểu là giếng trước ống hút của máy
bơm, các thông số bao gồm: Cao độ mực nước cao nhất, cao độ mực nước thấp nhất và
79

cao độ mực nước bình thường, lưu lượng khác đi vào giếng như: Lưu lượng mưu, lưu
lượng của bản thân giếng…

- Thông số của nút áp lực được hiểu là nút sau ống đẩy của máy bơm, các thông số
bao gồm: Cao độ mặt đất và cao độ nút, lưu lượng đi vào nút ngoài lưu lượng bơm
(nếu có)

- Thông số đường ống áp lực: Đường kính ống, vật liệu ống, hệ số nhám và công
thức tính tổn thất.

Hình 3.7: Khai báo các đặc tính của ngăn hút
Đường đặc tính của bơm được khai báo dựa vào lưu lượng thiết kế đã biết mà bơm
phụ trách và đường cột nước để đảm bảo bơm làm việc hiệu quả và không lãng phí cột
nước dư. Trong SewerCad cho phép khai báo đường đặc tính bơm theo 1 điểm hoặc 2,
3 điểm. Do trong luận văn tác giả không tính toán chi tiết cho từng bơm, nên chọn Qb
= QTXL 1 = 9.5 (l/s); Chọn Hb = 5m (m). Nước sau khi bơm được đưa lên nút áp lực sau
đó tiếp tục đi vào các đoạn ống vận chuyển phía sau.
80

Hình 3.8: Khai báo các thông số vật lý của bơm

Hình 3.9: Thiết lập đường đặc tính bơm cho phương án đề xuất
81

3.2.1.4 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới phương án tập trung quy mô phân
tán (phương án 1)

Kết quả tính toán thủy lực hệ thống thoát nước theo phương án thu gom và xử lý tập
trung quy mô phân tán được thể hiện qua các bảng biểu, hình vẽ dưới đây.

- Lưu lượng tại các cửa ra (out fall) được hiểu là lưu lượng nước thải đi vào trạm
xử lý, kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Kết quả lưu lượng tính toán tại 19 trạm xử lý
Flow
Elevation Elevation Boundary
Hydraulic (Total
Label (Ground) (Invert) Condition
Grade (m) Out)
(m) (m) Type
(L/s)
O-1 5.05 2.5 Free Outfall 2.62 36.27
O-2 5.05 1.8 Free Outfall 1.97 60.11
O-3 5 2.5 Free Outfall 2.67 65.29
O-4 5.1 2.5 Free Outfall 2.6 27.34
O-5 5.1 1.4 Free Outfall 1.57 54.13
O-6 5.5 3.6 Free Outfall 3.77 64.23
O-7 5.2 2.8 Free Outfall 2.9 46.7
O-8 5.1 2.35 Free Outfall 2.62 130.88
O-9 5.3 2.5 Free Outfall 2.66 62.34
O-10 5.1 2 Free Outfall 2.05 5.96
O-11 5 2.5 Free Outfall 2.67 43.46
O-12 5.4 3 Free Outfall 3.21 75.94
O-13 5.1 2 Free Outfall 2.26 118.47
O-14 5.05 1.5 Free Outfall 1.71 72.11
O-15 5.4 2.5 Free Outfall 2.68 52.85
O-16 5 2 Free Outfall 2.06 5.64
O-17 5 2.4 Free Outfall 2.46 4.7
O-18 5 2 Free Outfall 2.05 4.42
O-19 5.1 3.1 Free Outfall 3.31 74.53
82

Bảng 3.3: Tổng hợp chiều dài các đường ống tính toán
Conduit Inventory
Conduit Description Count <Unassigned All Materials
Material> (m)
(m)
Circle - 200.0 mm 554 21,460.6 21,460.6
Circle - 250.0 mm 66 3,774.0 3,774.0
Circle - 300.0 mm 290 13,910.8 13,910.8
Circle - 350.0 mm 25 1,157.5 1,157.5
Circle - 400.0 mm 13 806.3 806.3
Circle - 450.0 mm 10 580.8 580.8
Total Length 958 41,690.0 41,690.0

Bảng 3.4: Tổng hợp chiều dài các ống áp lực


Pressure Pipes Inventory
Diameter Length Length Volume
(mm) (<Unassigned (All Materials) (ML)
Material>) (m)
(m)
300.0 15.7 15.7 0.00
All Diameters 15.7 15.7 0.00

Hình 3.10: Trắc dọc tuyến cống chính TXL lớn nhất Q = 2700m3/ng.đ
83

Hình 3.11: Trắc dọc tuyến cống chính của TXL (nhỏ nhất) Q = 100m3/ng.đ
Kết quả thủy lực cụ thể của phương án được trình bày tại phụ lục 3.3

3.2.1.4 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải theo phương án thu gom tập trung quy
mô phân tán
Song song với việc đề xuất các giải pháp thu go m nước thải thì tìm một công nghệ xử
lý nước thải phù hợp và hiệu quả cho mỗi hệ thống thu gom luôn là điều cần thiết đối
với công tác quản lý nước thải. Với một khu đô thị phát triển theo hướng sinh thái và
môi trường như Ecopark, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn một công nghệ phù hợp đáp
ứng các tiêu chí như xử lý nước thải triệt để, tuổi thọ thiết bị cao, chi phí vận hành
thấp, thời gian thi công lắp đặt nhanh, tiết kiệm diện tích và không gian.
Từ các phân tích về ưu nhược điểm các công nghệ xử lý nước hiện nay tại mục 2.2.3.
Với quy mô công suất cho mỗi trạm xử lý dao động từ 100 đến 2700 m3/ng.đ và yêu
cầu tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt chuẩn loại A theo QCVN 14: 2008/BTNMT thì
tác giả nhận thấy công nghệ xử lý nước AAO là hợp lý hơn cả.
Công nghệ xử lý sinh học theo nguyên tắc AAO có thể áp dụng để thiết kế trạm xử lý
nước có công xuất từ vài trăm đến vài chục nghìn m3/ng.đ và có thể kết hợp với đệm vi
sinh và MBR là công nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học cao. Đảm bảo tiêu chuẩn
84

chất lượng về nước thải sinh hoạt hiện hành. Hiện nay, đây là công nghệ thích hợp
nhất để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế ở quy mô nhỏ và vừa, với đòi hỏi tiêu
chuẩn nước đầu ra cao [14]
Trong nghiên cứu của luận văn, với giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy
mô phân tán được đề xuất như trên, tác giả đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho trạm
xử lý áp dụng công nghệ lọc sinh học AAO kết hợp màng lọc MBR để nâng cao hiệu
quả xử lý sinh học. Sơ đồ công nghệ cho trạm xử lý theo giải pháp này được mô phỏng
theo sơ đồ dưới đây:
85

Nước thải vào

Song chắn rác

Bể điều hòa

Tinh lọc
Ngăn chứa bùn

Ngăn khử Nitrat

Dòng hồi lưu


Ngăn Nitrat hóa + MBR

Ngăn khử trùng

Ngăn chứa nước sau XL

Nước thải đầu ra

Hình 3.12: Sơ đồ khối với công nghệ AAO kết hợp MBR được đề xuất
86

Sơ đồ làm việc với công nghệ AAO kết hợp MBR đề xuất được thuyết minh như sau:
a. Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như nylon, rác,… nhằm đảm bảo cho
bơm và các thiết bị xử lý hoạt động ổn định. Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh
thép đặt song song với nhau nghiêng về phía dòng chảy để giữ rác lại.
b. Bể điều hòa lưu lượng
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải luôn thay đổi theo thời gian và
phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của các đối tượng thải nước. Sự dao động về lưu
lượng và nồng độ các chất bẩn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm sạch nước
thải, đặc biệt đối với các công trình xử lý sinh học cần đảm bảo sự ổn định về chế độ
thủy lực cũng như chế độ dinh dưỡng (tỷ lệ F/M) trong đó. Khoang điều hòa lưu lượng
có tác dụng bình ổn độ biến động của lưu lượng nước thải, hạn chế mức biến động
trong một giới hạn nhất định, giúp cho các thiết bị xử lý hoạt động ổn định.
c. Ngăn khử Nitrat
Anoxic là quá trình thiếu khí trong xử lý nước thải. Một phần nước thải và bùn hoạt
tính trong quá trình Oxic được bơm tuần hoàn về ngăn Anoxic để khử Nitrat, Phốtpho
trong nước thải, tức là giảm thiểu nồng độ T- N và T-P trong nước thải. Quá trình khử
nitrat xảy ra theo 4 bậc liên tiếp nhau với mức độ giảm hóa trị của nguyên tố nitơ: NO-
3 -> NO-2 -> NO -> N2O -> N2.
d. Ngăn chứa màng lọc MBR có sục khí
Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính xảy ra đồng thời
với quá trình khử nitơ amoni (NH4+) bởi các VSV khử nitơ. Giàn màng lọc (như đã
trình bày tại mục 2.2.3) và các thiết bị phân ly màng lọc được đặt bên trong khoang
chứ khí bên dưới giàn lọc có tác dụng vừa phân tán không khí đưa vào, vừa cung cấp
không khí cho bùn hoạt tính và vừa tạo hiệu ứng giống như động tác khuấy nước làm
cho dòng nước chứa bùn hoạt tính và các bọt khí tthường xuyên tiếp xúc với bề mặt
của màng lọc giúp đồng thời tự rửa sạch màng lọc, tránh được trường hợp bùn bị đọng
trên mặt lưới của màng lọc và chống bùn bị đọng tại đáy bể, đảm bảo sự ổn định trong
hoạt động của thiết bị và chất lượng đầu ra của nước thải.
87

e. Ngăn khử trùng


Nước được chuyển vào ngăn khử trùng sau đó được châm clo ở dạng lỏng hoặc dạng
viên.
f. Ngăn chứa nước sau khử trùng
Ngăn thải nước có tác dụng lưu trữ nước thải sau khi đã xử lý và khử trùng. Trong
ngăn thải nước có đặt bơm hoặc không đặt bơm để bơm nước sau khử trùng ra ngoài.

Hình 3.13: Sơ đồ XLNT hợp khối điển hình sử dụng công nghệ AAO kết hợp MBR
3.2.2 Quản lý nước thải theo phương án tập trung quy mô lớn
3.2.2.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
Phương án thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn là giải pháp thứ 2
được đề xuất trong luận văn này. Với phương án này nước thải được đề xuất để thu
gom nước thải từ các khu chức năng về xử lý tập trung tại duy nhất một trạm xử lý
nước thải. Đối với việc thu gom và xử lý nước thải theo phương án tập trung quy mô
lớn thì việc vạch tuyến mạng lưới phù hợp là điều được tương đối phức tạp và yêu cầu
phải tính toán kỹ lưỡng để lựa chọn. Việc vạch tuyến mạng lưới và lựa chọn vị trí xây
dựng trạm hợp lý giảm được chiều dài và kích thước của mạng lưới, là cơ sở để phân
tích thủy lực và đưa ra chi phí xây dựng, vận hành tốt nhất. Hơn nữa trạm xử lý nước
thải có công suất lớn nên việc chọn vị trí đặt trạm xử lý phải đảm bảo phù hợp, tránh
tác động tới môi trường và nước sau xử lý phải có lưu vực tiếp nhận đảm bảo khả năng
tự làm sạch và tái sử dụng.
88

Dựa vào phân vùng thoát nước và địa hình của khu đô thị, tác giả đề xuất phân
khu đô thi thành 2 lưu vực thoát nước chính:
- Đường ống chính thứ nhất chạy từ Tây sang Đông, cắt qua kênh Lây Sa, thu gom
nước thải cho các khu đô thị chức năng phía Bắc
- Đường ống chính thứ hai cũng chạy từ Tây sang Đông theo trục giao thông chính
phía Nam của khu đô thị, cắt qua kênh Lây Sa, sẽ thu gom nước thải cho các khu chức
năng phía Tây và phía Nam
Cả hai hệ thống đường ống này có hướng thoát nước từ Tây sang Đông và đổ về
trạm xử lý tập trung ở phía Đông Bắc của khu đô thị.
Trong giải pháp này do một số khu đô thị chức năng ở khá xa trạm xử lý tập trung nên
tác giả đề xuất sẽ phải sử dụng 9 trạm bơm để bơm nước thải nhằm chuyển nước qua
các hồ điều hòa trong đô thị, bên cạnh đó giải pháp này cũng sẽ giảm độ sâu chôn cống
cho tuyến cống chính.
Bản vẽ quy hoạch chi tiết mạng lưới thoát nước được đề xuất theo phương án thu gom
và xử lý tập trung quy mô lớn được trình bày tại phụ lục 3.4
89

TXL TẬP TRUNG

Hình 3.14 : Vị trí TXL nước tập trung theo


phương án thu gom tập trung quy mô lớn
90

3.2.2.2. Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới phương án tập trung quy mô lớn
(phương án 2)

Với lưu lượng tính toán của các đoạn ống là không đổi. Tương tự như cách thiết lập
mô hình mục 3.2.1.3, sau khu nhập các thông số tính toán, kết quả thủy lực của mạng
lưới theo phương án thu gom và xử lý tập trung quy mô lớn được tổng hợp như sau:

Bảng 3.5: Lưu lượng đi vào trạm xử lý tập trung


Elevation Elevation Boundary Flow
Hydraulic
ID Label (Ground) (Invert) Condition (Total Out)
Grade (m)
(m) (m) Type (L/s)
1966 O-19 5.1 -2 Free Outfall -1.42 1,021.90

Bảng 3.6: Tổng hợp chiều dài các đoạn ống tính toán
Conduit Inventory
Conduit <Unassigned
Count All Materials (m)
Description Material>(m)
Circle - 1,000.0 mm 8 869.0 869.0
Circle - 1,200.0 mm 1 81.8 81.8
Circle - 200.0 mm 504 20,065.3 20,065.3
Circle - 250.0 mm 128 5,020.4 5,020.4
Circle - 300.0 mm 160 8,468.6 8,468.6
Circle - 304.8 mm 9 393.6 393.6
Circle - 350.0 mm 73 3,785.8 3,785.8
Circle - 400.0 mm 6 499.4 499.4
Circle - 450.0 mm 15 711.7 711.7
Circle - 500.0 mm 24 851.7 851.7
Circle - 600.0 mm 12 999.5 999.5
Circle - 800.0 mm 25 2,748.8 2,748.8
Total Length 965 44,495.6 44,495.6

Bảng 3.7: Chiều dài các đoạn ống áp lực


Pressure Pipes Inventory
Diameter Length Length Volume
(mm) (<Unassigned (All Materials) (ML)
Material>) (m)
(m)
250.0 287.3 287.3 0.01
300.0 1,289.5 1,289.5 0.09
350.0 247.6 247.6 0.02
400.0 54.6 54.6 0.01
All Diameters 1,879.0 1,879.0 0.14
91

Bảng 3.8: Thông số của bơm


Hydraulic
Head Hydraulic
Flow Grade
Pump Grade
ID (Pump)
Definition (Pump) (Upstream)
(L/s) (Downstream)
(m) (m)
(m)
2287 Bom 1- PA2 60.13 1.22 1.97 3.19
2290 Bom 2-PA2 11.39 0.66 2.5 3.16
2294 Bom 3-PA2 106.2 3.14 2.42 5.55
2310 Bom 4-PA2 86.19 2.57 1.83 4.41
2316 Bom 5-PA2 47.62 1.48 1.96 3.44
2322 Bom 8-PA2 46.17 1.41 2.22 3.63
2329 Bom 9-PA2 126.26 4.01 1.1 5.11
2343 Bom 6-1 81.92 6.39 1.27 7.66
2352 Bom 7-PA2 190.74 2.79 2.4 5.18
2370 Bom 6-2 81.17 6.39 1.27 7.66
2373 Bom 6-3 81.2 6.39 1.27 7.66
2378 Bom 6-4 79.02 6.41 1.26 7.67

Hình 3.15: Mặt cắt điển hình số 1


92

Hình 3.16: Mặt cắt điển hình số 2

Hình 3.17: Mặt cát điển hình số 3

Kết quả tính toán cụ thể mạng lưới thoát nước theo phương án 2 được trình bày
cụ thể tại phụ lục 3.5
93

3.2.2.3. Đề xuất công nghệ xử lý


Đối với giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn với sự gia tăng lưu
lượng nước thải tập trung về cùng một trạm xử lý và tải lượng chất thải lớn sẽ ảnh
hưởng đến việc đến việc phải đề xuất một công nghệ xử lý phù hợp để vẫn đảm bảo
các tiêu chuẩn nước sau xử lý vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn theo cột A, TCVN 14: 2008
trước khi thải ra môi trường. Cũng như các phân tích về các công nghệ XLNT được
trình bày ở mục 2.2.3 của luận văn này. Tác giả đề xuất công nghệ xử lý đối với trạm
XLNT tập trung quy mô lớn cho hệ thống thu gom được nghiên cứu trong luận văn
này là công nghệ Moving Bed BiofilmReactor (MBBR).
Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợpgiữa các điều kiện thuận lợi của quá trình xử
lý bùn hoạt tính và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động giống như quá trình xử lý
bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Chính vì sự kết hợp các điều kiện tối
ưu của hai quá trình xử lý nên công nghệ MBBR có khả năng hoạt động tốt trong điều
kiện lưu lượng và tải lượng ô nhiễm cao. Yếu tố quan trọng nhất trong công nghệ
MBBR chính là khả năng xử lý nước thải của lớp màng vi sinh bám dính trên giá thể
sinh học. Lớp màng sinh học là quần thể các vi sinh vật phát triển trên bề mặt giá thể.
Chủng loại vi sinh vật trong màng sinh học tương tự như đối với hệ thống xử lý bùn
hoạt tính lơ lửng. Màng sinh học có thể bao gồm bất kỳ loại vi sinh vật, bao gồm tảo,
nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh trong hầu hết các màng sinh học tự nhiên, bao
gồm các các cộng đồng vi khuẩn phức tạp với nhiều loài.
Sơ đồ công nghệ MBBR xử lý nước thải được trình bày như hình dưới đây.
94

Bể chứa và nén Chôn lấp


bùn hoặc tái

Bể xử lý
với giá thể
Bể tự hoại Bể điều di động Bể lắng Bể khử
hòa MBBR trùng

Máy thổi khí Nước sau XL

Hình 3.18: Sơ đồ xử lý nước thải theo công nghệ MBBR đề xuất cho phương án 2
a. Bể tự hoại
Nước thải từ các tòa nhà, căn hộ trong khu đô thị được tập trung về bể tự hoại, tại đây
quá trình lên mem kị khí để phân hủy một phần chất hữu cơ và lắng cặn các chất lơ
lửng, trong quá trình lên mem sẽ sinh ra một số khí như H2S, CH4 và nổi lên trên mặt
nước dưới dạng bọt khí.
b. Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, hệ thống sục khí sẽ trộn đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn
ngừa hiện tượng lắng cặn và sinh mùi. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng
và nồng độ chất thải, trách tải trọng nước thải tăng cao ở các công trình phía sau, tại bể
điều hòa các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý được pha loãng, PH có thể được trung
hòa và ổn định để đảm bảo cho các công trình phía sau làm việc ổng định đúng như
hiệu quả thiết kế.
c. Bể xử lý với giá thể di động MBBR
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học dính bám với hệ
thống giá thể di động lơ lửng. Trong bể MBBR được thiết kế để hệ thống XLNT đạt
hiệu quả cao nhất: Diện tích nhỏ, khả năng xử lý triệt để chất ô nhiễm, dễ dàng tăng
công suất mà không cần xây dựng them hệ thống.
Kỹ thuật màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động là nước tiến lớn
của kỹ thuật XLNT, các giá thể được thiết kế để diện tích tiếp xúc với nước thải ở mức
95

cao nhất, do đó quá trình sự trao đổi chấ, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi
sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động. Vi sinh vật được di động khắp nơi trong toàn
bộ thể tích bể, lúc xuống lúc lên, lúc trái lúc phải. Các vi sinh vật có khả năng phân
giải các chất hữu cơ trong nước thải dính bám và phát triển trên bề mặt các đệm. Các
vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa chất hữu cư trong nước thải để phát triển thành sinh
khối. Quần xã vi sinh sẽ phát triển và làm lớp mạng vi sinh dày lên rất nhanh cùng với
sự suy giảm các chất hữu cơ trong nước thải. Lượng khí cấp vào cho quá trình xử lý
hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ trọng lượng riêng của nước.

Hình 3.19: Giá thể di động lơ lửng trong bể MBBR

Khi đạt đến một độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vât sẽ tăng lên, khả năng dính
bám của lớp vi sinh vật phía trong sẽ giảm, khi đó chúng không bám được lên bề mặt
chất đệm nữa mà bong ra rơi vào trong nước thải. Một lượng nhỏ vi sinh vật còn lại
trên giá thể tiếp tục sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để hình thành nên một
quần xã sinh vật mới dính bám trên lớp đệm.
d. Bể lắng
Sau khi rời khỏi bể giá thể di động MBBR trong nước thải vẫn còn một lượng bông
cặn (màng sinh học) được tách ra từ các giá thể lơ lửng. Do đó, để giảm lượng chất cặn
thì nước thải được dẫn qua bể lắng để tiến hành tách nước và bùn. Nhiệm vụ của bể
lắng ở giai đoạn này là giữ lại bùm hoạt tính được lắng xuống đáy bể nhờ phương
pháp lắng trọng lực.
96

e. Bể khử trùng
Khử trùng là giai đoạn cuối cùng và rất quan trọng nhằm đảm bảo các tiêu chí vi sinh.
Sau khi đi qua bể lắng, nước thải sẽ được khử trùng trên đường ống bằng clo để giảm
lượng vi sinh gây bệnh ra nguồn tiếp nhận. Quá trình khử trùng được thực hiện bằng
các thiết bị pha loãng và bơm định lượng.
f. Bể chứa và nén bùn
Bể chứa bùn thu gom từ quá trình lắng, bùn dư từ bể lọc sinh học với giá thể di động
MBBR. Tại đây, ngoài quá trình lắng đọng bùn cặn còn xảy ra quá trình phân hủy bùn
yếm khí. Trong bể chứa bùn, bùn sẽ được lắng và định kỳ bơm bùn ra sân phơi, sau đó
được thu gom xử lý hoặc tái sử dụng. Nước sau khi tách bùn được dẫn ngược về bể
điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý.

3.3 Phân tích đa tiêu chuẩn các giải pháp và đề xuất lựa chọn các phương án
3.3.1 Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn trong xử lý nước thải
Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là một kĩ thuật phân tích tổ hợp các tiêu
chuẩn khác nhau nhằm đưa ra kết quả cuối cùng. Phân tích đa tiêu chuẩn (Multi
Criteria Analysis – MCA) cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng
khác nhau của các tiêu chuẩn khác nhau hay là trọng số của các tiêu chuẩn liên quan từ
đó xếp hạng các phương án. Để xác định trọng số của các tiêu chuẩn, người ta thường
dùng phương pháp kham khảo tri thức chuyên gia, kinh nghiệm của cá nhân. Trong
đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống thoát nước và XLNT tác giả sử dụng nhiều
tiêu chuẩn khác nhau để phân tích lợi ích, chi phí khác nhau từ đó cho ra kết quả cuối
cùng được sử dụng như là công cụ hỗ trợ ra quyết định.
Trong vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn, bước đầu tiên quan trọng nhất là xác
định tập hợp các phương án (alternatives) và tập hợp những tiêu chuẩn (criteria) mà
những phương án cần để đánh giá. Tiếp theo, lượng hóa các tiêu chuẩn, xác định tầm
quan trọng tương đối của những phương án tương ứng với mỗi tiêu chuẩn [13].
MCA giúp quản lý sự phức tạp đó bằng cách chuyển đổi từ việc đánh giá định tính
sang việc cho điểm số. Tất cả các phương pháp tiếp cận MCA đều hợp nhất các đánh giá
thông qua tầm quan trọng của các tiêu chí và bằng các đánh giá thực hiện. Các bước
thông thường trong phân tích đa tiêu chí diễn ra như sau [12]:
Xác định tiêu chí đánh giá: Chúng có thể đo các kết quả chính của các giải pháp
97

thay thế dự kiến dựa trên các mục tiêu liên quan hoặc dựa trên các tác động có thể xảy
ra. Xem xét cẩn thận bộ tiêu chí dự kiến để đảm bảo:
- Bộ tiêu chí hoàn chỉnh (Không có tiêu chí quan trọng nào bị bỏ sót).
- Không có tiêu chí dư thừa (Có thể bao gồm các tiêu chí không quan trọng hoặc các
tiêu chí mà ở đó tất cả các giải pháp thay thế đều bình đẳng).
- Tiêu chí có thể đo được (có thể đánh giá được, ít nhất là về mặt định tính)
- Tiêu chí phải độc lập với nhau (Không tính hai lần).
Phân tích tầm quan trọng tương đối của tiêu chí (trọng số): Hầu hết các kỹ
thuật MCA giúp xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi tiêu chí trong quá trình ra
quyết định. Các phương pháp đánh giá tầm quan trọng thay đổi từ các kỹ thuật đơn giản
(ví dụ, so sánh các tiêu chí với nhau để xác định tầm quan trọng tương đối của chúng)
cho đến các phương pháp phức tạp hơn (ví dụ, các điều tra xã hội học để xác định tầm
quan trọng của mỗi tiêu chí trong một cộng đồng bị ảnh hưởng).
Phân tích thực hiện (cho điểm): Trước khi cho điểm cho việc thực hiện, xác
định xem những điều gì sẽ giúp thực hiện tốt nhất hoặc xấu nhất trong một bối cảnh
nhất định. Có thể cho điểm thực hiện thông qua ba cách cơ bản sau:
- Định giá trực tiếp qua việc thực hiện đánh giá chuyên môn, bằng cách cho điểm cho
mỗi phương án (ví dụ: thang điểm 0-100).
- Quyết định cách thực hiện dựa trên các chức năng của tiêu chí cụ thể, xếp theo thứ tự
tịnh tiến dần từ xấu nhất đến tốt nhất.
- Đánh giá việc thực hiện các phương án, các phương pháp thay đổi từ thực hiện việc
xếp hạng đơn giản (ví dụ, đối với tiêu chí 1, phương án A được cho là phương án tốt
nhất, nhì là B và ba là C) đến các tính toán phức tạp.
Nhân trọng số và điểm số cho mỗi phương án và rút ra điểm tổng: Điểm số
của mỗi phương án tương ứng với một tiêu chí được nhân với trọng số của tiêu chí
tương ứng đó, việc này được áp dụng cho tất cả các tiêu chí. Tổng điểm này sẽ là điểm
tương ứng của phương án đưa ra. Kết quả của tất cả các phương án sẽ được so sánh và
phân tích.

3.3.2 Tính rủi ro, không chắc chắn khi thực hiện các dự án MCA trong XLNT
Tuy phương pháp không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp, tận dụng được các thông
tin sẵn có. Hơn nữa có thể đưa nhiều chỉ tiêu vào so sánh, giúp cho việc so sánh có tính
98

tổng hợp và phản ánh tất cả các mặt, các khía cạnh của phương án. Tuy nhiên một vấn
đề quan trọng trong phân tích MCA là phân tích độ rủi ro của các thông số tính toán.
Khi thực hiện một MCA bất kỳ, các trọng số phân tích và cho điểm thường có
tính chính xác tương đối. Thực tế, chúng còn tồn tại dưới một số giá trị khác, giá trị đó
có thể đẩy kết quả của MCA theo hướng tích cực hơn, mà trong hệ thống thoát nước và
XLNT tức là lợi ích nhiều hơn chi phí, hoặc đẩy kết quả theo hướng ngược lại. Vì vậy,
trong MCA cần thay đổi các trọng số không chắc chắn nhằm làm cho kết quả nghiên
cứu dịch chuyển theo hướng cực đoan giảm đi và tính toán xem kết quả có đảo ngược
so với trường hợp nghiên cứu trước không. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thay đổi các trọng
số phải hợp lý, tức là khoảng chênh lệch giá trị của trọng số tính toán trong hai
trường hợp nhỏ. Từ đó có thể kết luận thuyết phục tính khả thi của dự án nếu cả hai
trường hợp nghiên cứu đều cho điểm tổng lớn hơn tức là lợi ích lớn hơn chi phí. Khi
áp dụng MCA đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, đặc biệt để tối ưu hoá
lợi ích sẽ xuất hiện một số dạng không chắc chắn mà người phân tích MCA cần phải
tính tới như sau sau:

Thứ nhất, tính không chắc chắn trong việc xem xét tỷ lệ phát thải thực tế.
Các nghiên cứu về mặt kỹ thuật đều dự báo lưu lượng nước thải và các chất gây ô
nhiễm có trong nước thải dựa trên số dân và số liệu kinh tế xã hội dự báo.

Thứ hai, tính không chắc chắn về đơn giá các loại chi phí thực tế do biến đổi về
giá cả và tỷ lệ trượt giá qua các năm như việc tính toán chi phí cho cống thoát nước và
chi phí xây dựng, vận hành nhà máy xử lý nước.

Thứ ba, tính không chắc chắn về quy đổi lợi ích khi xây dựng hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải. Các lợi ích của xử lý nước thải phân tán như làm giảm khả
năng gây ngập lụt, giá trị sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng giá trị
sản phẩm thương mại khi cùng thụ hưởng từ dự án thoát nước và XLNT, khi quy đổi
thành tiền sẽ vấp phải những sai số vì những phương pháp này phải quy đổi qua nhiều
bước. Ví dụ, tính giá trị lợi ích của khả năng làm giảm ngập lụt phải quy đổi từ độ hạ
mực nước sang khối lượng đất đắp và quy đổi thành tiền.

Như vậy đối với việc thực hiện MCA liên quan đến hệ thống xử lý nước thải
phân tán, nếu chúng ta chú ý tới những tính không chắc chắn có thể xảy ra sẽ giúp hạn
99

chế được những rủi ro, giúp đưa ra quyết định chính sách chính xác hơn. Điều này có
nghĩa là phải thực hiện tính toán trong hai trường hợp: trường hợp sử dụng các giá trị
tính toán thu thập được và trường hợp tăng giảm các giá trị tính toán theo hướng cực
đoan. Sau đó, xem xét kết quả của hai trường hợp nghiên cứu trên và đưa ra kết luận
về tính khả thi của giải pháp đề xuất.

3.3.3. Một số lợi ích – chí phí trong hệ thống thu gom và XLNT làm cơ sở phân
tích đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá MCA
a. Chi phí

Chi phí trong xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được
xem là toàn bộ hao phí về nguồn lực lao động, vật liệu, đền bù, năng lượng,…để cho
ra đời 1 hệ thống từ khâu lập dự án đầu tư đến khi vận hành. Các chi phí này được
tính toán cụ thể và quy đổi thành tiền để xác định được tổng mức đầu tư cho toàn dự
án. Ngoài ra còn có chi phí tăng do xử lý và loại bỏ bùn thải sinh ra từ hệ thống xử
lý…

b. Lợi ích

Lợi ích trong xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chủ
yếu tồn tại dưới dạng vô hình. Đó là lợi ích sức khoẻ nhờ xử lý loại bỏ các vi sinh vật
gây bệnh và truyền bệnh có trong nước thải, là lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái nhờ
loại bỏ mùi hôi, rác thải và tạo môi trường sống cho các loại thuỷ sinh. Lợi ích hữu
hình không thu trực tiếp qua hệ thống mà chuyển hoá qua các bước trung gian như lợi
ích từ cấp nước tưới nông nghiệp được tính thông qua độ giảm chi phí vận hành trạm
XLNT và lợi ích phòng tránh ngập lụt được tính thông qua độ giảm chi phí san lấp.
Đối với các nhà quản lý dự án, chủ đầu tư lợi ích của xây dựng hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải là lợi ích về sự thu hút, quan tâm của khách hàng, nâng giá trị sản
phẩm.

Trong so sánh, đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư có trường hợp phải
dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau với các đơn vị đo khác nhau. Thông thường phương án
này hơn phương án kia ở một số chỉ tiêu nhưng nhưng lại kém một số chỉ tiêu khác.
Từ đây nảy sinh ra nhu cầu so sánh phương án bằng một chỉ tiêu nào đó tổng hợp
được tất cả các chỉ tiêu muốn so sánh. Trong các chỉ tiêu muốn so sánh lại có đơn vị
100

khác nhau nên không thể cộng lại một cách trực tiếp. Muốn thế trước hết phải làm mất
đơn vị đo của chúng, làm cho chúng trở nên đồng hướng rồi mới có thể tính gộp lại lại
trong một chỉ tiêu bằng phép bình quân gia quyền có trọng số bằng mức độ quan trọng
đã đánh giá.

3.3.4 Lựa chọn các tiêu chí và đánh giá trọng số cho các tiêu chí
Trong nội dung trước tác giả đã đề xuất hai phương án thu gom và xử lý nước
thải cho khu đô thị Ecopark, cụ thể:
- Hình thức thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn
- Hình thức thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán
Trong phần nội dung này tác giải sử dụng phương pháp MCA để phân tích lựa chọn
giải pháp phù hợp nhất cho việc thu gom và xử lý nước thải của khu đô thị Ecopark.
Thông thường các bước để đánh giá MCA cho một hệ thống thoát nước và
XLNT bao gồm:
- Tổng hợp và hiệu chỉnh tập hợp các chỉ tiêu mà ta cho là quan trọng trong đánh giá
các phương án.
- Xếp loại và đánh giá các chỉ tiêu để xác định mức độ quan trọng bằng cách cho gia
trọng cho từng chỉ tiêu.
- Xem xét kỹ từng phương án trên cơ sở chú trọng đến các chỉ tiêu.
- Đánh giá từng phương án trên cơ sở các chỉ tiêu đặc biệt được thỏa mãn bởi phương
án đó, bao gồm 15 chỉ tiêu và các loại thông tin như sau:
+ Chất lượng nước
+ Sử dụng đất
+ Tác động đến môi trường
+ Khả năng về tài chính
+ Độ tin cậy
+ Các vấn đề quan tâm về chính quyền, quản lý và các biện pháp cưỡng chế (nếu
có)
+ Thời gian biểu của dự án
+ Thay dần hay nâng cấp các thiết bị cũ
+ Chi phí của dự án
+ Nguồn năng lượng và tiết kiệm năng lượng
101

+ Tính dễ tìm của các tài nguyên hệ thống


+ Thu hồi và tái sử dụng các loại tài nguyên
+ Tính tương thích với hệ thống cấp nước
Trong phương pháp đánh giá MCA cho mỗi phương án thì việc chọn các tiêu
chí phù hợp là điều rất quan trọng. Việc xác định các tiêu chí cần phải được hiện một
cách bài bản thông qua các cuộc hội thảo, điều tra, thu thập thông tin từ các chuyên gia
và địa phương. Trong đề tài của học viên không có điều kiện để thực hiện các điều
trên, đây chính là một trong những tồn tại của đề tài. Chính vì vậy trong luận văn này
tác giả sử dụng bộ tiêu chí của các đề tài liên quan, cũng như dựa vào 15 chỉ tiêu phân
tích ở trên và lợi ích – chi phí của dự án để đưa ra bộ tiêu chí đánh giá.
Các tiêu chí để đánh giá bao gồm:
- Tiêu chí 1: Chí phí xây dựng
- Tiêu chí 2: Quản lý vận hành và năng lượng
- Tiêu chí 3: Mức độ tác động đến cảnh quan, môi trường, sức khỏe dân cư
- Tiêu chí 4: Sự đồng thuận của các thành phần xã hội (nhà đầu tư, nhà quản lý,
dân hưởng lợi)
Đánh giá trọng số cho các tiêu chí:
Đánh trọng số cho các tiêu chí phải thoả điều kiện tiêu chí nào quan trọng hơn
thì có trọng số lớn hơn và tổng các trọng số của các tiêu chí bằng 1.
- Tiêu chí 1: 0.45 điểm
- Tiêu chí 2: 0.20 điểm
- Tiêu chí 3: 0.20 điểm
- Tiêu chí 4: 0.15 điểm

3.3.5 Đánh giá số điểm của tổ hợp các giải pháp theo các tiêu chí
Trong luận văn này tác giả tiến hành đánh giá cho điểm cho 2 giải pháp theo các chỉ
thị của các tiêu chí với số điểm từ 1 đến 5. Giải pháp nào hiệu quả nhất thì đạt điểm
cao nhất (5 điểm), và ngược lại tổ hợp giải pháp nào hiệu quả thấp nhất thì đạt điểm
thấp nhất (1 điểm), Nếu hai giải pháp có hiệu quả như nhau thì số điểm sẽ được chia
đều.
102

1. Tiêu chí 1: Chi phí xây dựng theo các giải pháp

Do trong luận văn tác giả không tính toán cụ thể thành tiền các phương án thực hiện
nên chi phí xây dựng của các phương án được hiểu là chi phí xây dựng các tuyến ống,
trạm bơm. Nếu tổng các tuyến ống cùng đường kính có chiều dài lớn hơn thì kinh phí
xây dựng lớn hơn.

Bảng 3.9: Tổng hợp các đường kính tính toán làm cơ sở so sánh chi phí xây dựng
Các thông số so sánh Phương án 1 Phương án 2
Circle - 200.0 mm 21,460.6 20,065.3
Circle - 250.0 mm 3,834.1 5,020.4
Circle - 300.0 mm 13,850.7 8862.2
Circle - 350.0 mm 699.8 3,785.8
Circle - 400.0 mm 945.7 499.4
Circle - 450.0 mm 899.1 711.7
Đường ống
Circle - 500.0 mm 0 851.7
Circle - 600.0 mm 0 999.5
Circle - 800.0 mm 0 2,748.8
Circle - 1,000.0 mm 0 869
Circle - 1,200.0 mm 0 81.8
Total Length 41690 44,495.6
TXL 19 1
Bơm 1 12

Như vậy đối tiêu chí này giải pháp thu gom tập trung quy mô nhỏ xếp hạng nhất và
được cho 5 (điểm), giải pháp thu gom tập trung quy mô lớn xếp hạng nhì và được cho
3 (điểm)

Bảng 3.10: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 1


Giải pháp Giải pháp
Tiêu chí/ Giải pháp
phân tán tập trung
Trọng số 0.45 0.45
Chi phí thực hiện Số điểm 5 3
Điểm số 2.25 1.35
103

2. Tiêu chí 2: Chi phí quản lý vận hành và năng lượng

Đối với tiêu chí này, nếu phương án nào có nhiều TXL và trạm bơm hơn thì chi phí
vận hành và năng lượng sẽ lớn hơn

Bảng 3.11: Tổng hợp số lượng trạm xử lý và bơm của các phương án
Phương án Phương án
STT Các thông số so sánh
phân tán tập trung
1 Số trạm xử lý nước thải 19 01

2 Số máy bơm 20 13

Xếp hạng theo chi phí vận hành 2 1

Như vậy đối tiêu chí 2 giải pháp thu gom tập trung quy mô lớn được xếp hạng nhất và
được cho 5 (điểm), giải pháp thu gom tập trung quy mô phân tán xếp hạng nhì và được
cho 4 (điểm)

Bảng 3.12: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 2


Giải pháp Giải pháp
Tiêu chí/ Giải pháp
phân tán tập trung
Trọng số 0.2 0.2
Chi phí thực hiện Số điểm 4 5
Điểm số 0.8 1.0

3. Tiêu chí 3: Mức độ tác động đến cảnh quan môi trường, sức khỏe dân cư
Trong luận văn này tác giả chưa tiến hành đánh giá về mặt định lượng các tác động
của các hai giải pháp đến môi trường của khu đô thị Ecopark do đó việc cho điểm các
giải pháp theo các chỉ thị của tiêu chí 3 chủ yếu dựa vào định tính, hoặc dựa vào các
đánh giá tác động đến môi trường của các giải pháp tương tự đã thực hiện cho các khu
vực khác. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá theo danh sách các mục tiêu “check
list” để nghiên cứu, các kết quả đánh giá dựa trên mức độ ảnh hưởng của các giải pháp
đề xuất đến các mục tiêu theo ba mức độ đánh giá (1) ảnh hưởng bất lợi, (2) ít ảnh
hưởng, (3) ảnh hưởng có lợi.
104

Các mục tiêu đề ra để đánh giá:


 Tác động đến cảnh quan môi trường
 Tác động của trạm XLNT đến sức khỏe của dân cư trong khu vực
 Tác động đến khả năng tự làm sạch của nước nguồn
 Diện tích đất sử dụng để xây dựng trạm xử lý
 Tác động do thi công và xây dựng các phương án
 Tác động đến sức cạnh tranh của dự án

Bảng 3.13: Đánh giá ảnh hưởng của tiêu chí 3 đối với các giải pháp đề xuất
Phương án Phương án
Mục tiêu đánh giá
tập trung phân tán
Tác động đến cảnh quan môi trường 4 3.5

Tác động của trạm XLNT đến sức khỏe


4.5 3.5
của dân cư trong khu vực

Tác động đến khả năng tự làm sạch của


2 4
nước nguồn
Diện tích đất sử dụng để xây dựng trạm xử
4 3

Tác động do thi công và xây dựng các
4 3
phương án

Tác động đến sức cạnh tranh của dự án 4.5 4


Tổng cộng: 23 21
Như vậy theo tiêu chí ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sức khỏe dân cư thì
giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn được xếp hạng nhất và
được cho 5 (điểm), phương án thu gom và xử lý tập quy quy mô phân tán được xếp
hạng hai và được cho 4.5 (điểm)

Bảng 3.14: Tổng hợp điểm cho các chỉ thị của tiêu chí 3
Giải pháp thu gom và XLNT Giải pháp thu gom và XLNT
tập trung quy mô lớn tập trung quy phân tán
Trọng số 0.20 0.20
Số điểm 5 4.5
Điểm số 1.0 0.9
105

4. Tiêu chí 4: Sự đồng thuận của các thành phần xã hội (nhà đầu tư, nhà quản lý,
dân hưởng lợi)

Đối với nhà đầu tư thì đánh giá sự đồng thuận của thành phần này thông thường
dựa trên chi phí xây dựng của giải pháp. Giải pháp nào chi phí xây dựng thấp thì được
các nhà đầu tư có sự đồng thuận cao hơn.

Bảng 3.15: Xếp hạng sự đồng thuận của nhà đầu tư theo chi phí xây dựng

Chi phí thực hiện Xếp hạng sự đồng


Giải pháp
giải pháp thuận

Giải pháp phân tán Nhỏ 1


Giải pháp tập trung Lớn 2
Đối với người dân hưởng lợi thì giải pháp nào ít ảnh hưởng đến sức khỏe, cảnh quan
môi trường và phát triển kinh tế - xã hội nhất thì được người dân ủng hộ cao nhất. Như
vậy dựa vào đánh giá tiêu chí 3 để đánh giá sự hài lòng của người dân hưởng lợi.

Bảng 3.16: Xếp hạng sự đồng thuận của người dân theo các giải pháp

Xếp hạng của tiêu chí ảnh


Xếp hạng sự đồng
Giải pháp hưởng đến cảnh quan môi
thuận
trường, sức khỏe dân cư

Giải pháp phân tán 2 2


Giải pháp tập trung 1 1

Đối với nhà quản lý thì họ quan tâm đến cả 3 tiêu chí: Kinh phí đầu tư và quản lý vận
hành; tác động đến cảnh quan môi trường, sức khỏe và KT – XH. Tổ hợp giải pháp
nào mà đạt được hiệu quả tốt nhất theo 3 chỉ tiêu trên thì được sự đồng thuận cao của
nhà quản lý.
106

Bảng 3.17: Xếp hạng sự đồng thuận của nhà quản lý


Điểm số cho các giải pháp
Chỉ tiêu Giải pháp Giải pháp
phân tán tập trung
Chi phí xây dựng 2.25 1.35
Chi phí quản lý vận hành và năng lượng 0.8 1.0
Mức độ tác động đến cảnh quan môi
0.9 1.0
trường, sức khỏe dân cư, KT-XH
Tổng điểm 3.95 3.35
Xếp hạng 1 2
Như vậy theo tiêu chí sự đồng thuận của các thành phần xã hội thì: Giải pháp
phân tán được xếp hạng nhất và cho (5 điểm), giải pháp thu gom và xử lý tập trung xếp
hạng 2 và đươc cho (4 điểm).

Bảng 3.18: Tổng hợp điểm theo tiêu chí 4


Giải pháp phân tán Giải pháp tập trung
Trọng số 0.15 0.15
Số điểm 5 4
Điểm số 0.75 0.60

3.3.5.6. Tổng hợp số điểm của tổ hợp các giải pháp theo các tiêu chí.

Từ các phân tích đánh gia theo các tiêu chí ở trên ta có bảng tổng hợp đánh giá các tiêu
chí theo phân tích MCA như sau:

Bảng 3.19: Tổng hợp cho điểm các tiêu chí theo phương pháp MCA
Trọng Giải pháp
STT Chỉ tiêu
số phân tán tập trung
1 Chi phí xây dựng 0.45 2.25 1.35

2 Chi phí quản lý vận hành 0.20 0.8 1.0


và năng lượng
Tác động đến cảnh quan
3 môi trường, sức khỏe dân 0.25 0.9 1.0
cư và KT-XH
4 Đánh giá sự đồng thuận của 0.15 0.75 0.6
các thành phần xã hội
Tổng điểm 4.7 3.95
Xếp hạng 1 2
107

Hình 3.20: Sơ đồ lưới thể hiện điểm của các phương án theo 4 tiêu chí

Từ kết quả bảng phân tích theo phương pháp MCA cho thấy hai giải pháp thu
gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn và thu gom, XLNT tập trung quy mô
phân tán có sự chênh lệch điểm số không nhiều, tuy nhiên phương án thu gom và
XLNT tập trung quy mô phân tán cho thấy điểm số cao hơn và có nhiều lợi thế trong
chi phí xây dưng cũng như nhận được sự ủng hộ của các thành phần xã hội, do đó đây
là phương án được đề xuất để đầu tư xây dựng và cũng phù hợp với quy hoạch phát
triển, đảm bảo yêu cầu về cảnh quan môi trường khi quy hoạch thực hiện dự án.

3.4 Kết luận chương 3

Trong chương này tác giả đã phân tích, đề xuất được hai giải pháp thu gom và xử lý
nước thải cho khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên, đó là:
- Giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung theo quy mô phân tán
- Giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn
Với mỗi giải pháp thu gom tác giả cũng đã đề xuất được các công nghệ xử lý nước
thải phù hợp, trong đó với giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy phân
tán, công nghệ xử lý theo phương pháp AAO kết hợp MBR được đề xuất áp dụng. Với
giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn, công nghệ được đề xuất
cho trạm xử lý là công nghệ MBBR.
108

Trong chương này tác giả cũng đã ứng dụng được phần mềm tính toán thủy lực
SewerCad V8i để mô phỏng và tính toán thủy lực cho mạng lưới thoát nước ở hai giải
pháp đề xuất. Với các kết quả thu được từ mô hình và các nghiên cứu, phân tích ở các
nội dung trước tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí MCA để phân
tích, cho điểm các giải pháp đã đề xuất. Kết quả đánh giá MCA cho thấy rằng, đối với
khu đô thị Ecopark giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán
cho thấy tổng điểm số cao hơn ở các tiêu chí. Đó cũng là kết quả mà mục đích của đề
tài hướng tới và cũng cho thấy sự phù hợp với việc quản lý nước thải ở nước ta hiện
nay.
109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận kết quả nghiên cứu

Với mục đích của đề tài là tìm ra giải pháp thu gom và xử lý nước thải cho các
khu đô thị lớn có tầm nhìn dài hạn về pháp triển kinh tế xã hội, hướng tới sự phát triển
theo hướng sinh thái và bền vững trong tương lai, khu đô thị Ecopark tại Văn Giang,
Hưng Yên được tác giả chọn để nghiên cứu điển hình. Để đạt được các mục tiêu đã đề
ra tác giả đã tiến hành các công việc: Tổng hợp, phân tích tài liệu, tham gia thực địa,
nghiên cứu quy hoạch vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho các giải pháp được đề
xuất, tính toán thủy lực cho các giải pháp bằng phần mềm SewerCAD cũng như sử
dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí MCA để phân tích đề xuất được giải pháp tối
ưu cho việc quản lý nước thải của khu đô thị Ecopark.
Những kết quả đã được trong luận văn là:
- Tổng hợp tài liệu có liên quan, phân tích, đề xuất được các giải pháp thu gom
và xử lý nước thải cho khu đô thị Ecopark đó là: xây dựng hệ thống thoát nước riêng
với hai giải pháp: Giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán và
giải pháp thug om và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán. Các giải pháp về thu
gom nước thải đều được tác giả nêu rõ thông qua các bản vẽ quy hoạch mạng lưới
thoát nước.
- Trong mỗi giải pháp thu gom tác giả cũng đã đề xuất được các công nghệ xử lý
phù hợp, cụ thể: Đối với giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân
tán công nghệ được đề xuất là công nghệ AAO kết hợp MBR, đối với giải pháp thu
gom và xử lý nước thải tập trung quy mô lớn giải pháp công nghệ cho trạm xử lý được
đề xuất là MBBR.
- Đề tài đã ứng dụng thánh công phần mềm SewerCAD để mô phỏng và phân
tích thủy lực mạng lưới thoát nước cho hai giải pháp thu gom. Kết quả của mô hình là
cơ sở để phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến giá thành xây dựng mạng lưới
thoát nước, cũng như phân tích hiệu quả trong quản lý nhằm đánh giá hiệu quả dựa
theo đa tiêu chí cho các giải pháp được đề xuất
- Phương pháp MCA được phân tích, nghiên cứu áp dụng để đưa ra bộ tiêu chí
đánh giá cho một hệ thống thoát nước bao gồm cả công tác thu gom và xử lý nước thải
110

đối với mỗi giải pháp. Từ các kết quả ở trên và dựa vào bộ tiêu được đề xuất để phân
tích MCA tác giả đã đề xuất được giải pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung quy
mô phân tán là giải pháp hiểu quả hơn cả để áp dụng cho việc quản lý nước thải của
khu đô thị Ecopark.
- Đối với mỗi giải pháp: Thu gom và xử lý nước thải tập trung quy mô phân tán
và thu gom và xử lý tập trung quy mô lớn thì không phải là điều mới ở các nước đang
phát triển và có sự quy hoạch hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam các giải pháp
này lại chưa được nghiên cứu chuyên sau và ở mỗi địa phương mỗi đô thị lại có những
cách áp dụng để quản lý nước thải khác nhau. Tuy nhiên ở trong luận văn này là tác
giả đã xem Ecopark là khu đô thị điển hình để nghiên cứu và phân tích được các giải
pháp phù hợp cho sự phát triển của các đô thị có xu hướng phát triển dài hạn và hướng
tới sự phát triển đô thị theo sinh thái và bền vững.
- Tính mới của luận văn này là sử dụng được mô hình SewerCAD để mô phỏng
và phân tích thủy lực mạng lưới theo các phương án đề xuất và đã đưa ra được bộ tiêu
chí để đánh giá MCA đối với một hệ thống thoát nước, để tìm ra được một giải pháp
phù hợp và đảm bảo được lợi ích về kinh tế, môi trường, quản lý…
2. Những tồn tại trong đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả chưa ứng dụng hết được các tính năng ưu
việt của SewerCAD trong mô phỏng phân tích mạng lưới thoát nước như thiếu dữ liệu
về GIS để có thể giảm bớt các thao tác khi thiết lập mạng lưới và thuận tiện cho quá
trình quản lý, quản lý, chưa sử dụng hết các thư viện có sẵn trong SewerCAD để thiết
lập và tính toán mô hình. Kết quả tính toán thủy lực bỏ qua hệ số thấm lưu lượng xâm
nhập vào cống.
Thiếu số liệu trong quy hoạch để tính toán ưu lượng cho các khu công cộng, dịch
vụ và một số hình thức thương mại khác nên kết quả tính toán lưu lượng chưa chính
xác cao.
Việc xác định các tiêu chí để đánh giá MCA với hai giải pháp được đề xuất chỉ
mang tính định tính, chưa tính toán được giá thành cho các phương án. Hơn nữa việc
đưa ra các tiêu chí dựa vào lợi ích chi phí của giải pháp, mà rõ rõ ràng đối với lĩnh vực
thoát nước và XLNT thì các giá trị lợi nhuận do hệ thống mang lại tồn tại ở dạng hữu
hình và phụ thuộc vào hoàn cảnh, mục đích đầu tư, địa phương khác nhau nên rất khó
111

để đưa ra được các tiêu chí và trọng số cho các tiêu chí chính xác. Việc đánh giá MCA
cũng chưa tham tham khảo được ý kiến chuyên gia.
3. Những kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Với những kết quả đã đạt được trong luận văn, tác giả có hai đề xuất và hướng nghiên
cứu trong thời gian tới sau đây.
 Đối với đề xuất về giải pháp thu gom và XLNT:
Rõ ràng là qua các phân tích ở nội dung của luận văn ta thấy, mỗi giải pháp thu
gom và xử lý nước thải đều có những ưu điểm riêng tùy thuộc vào từng khu vực.
Trong Nghị định của chính phủ không yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung
hay phân tán, tùy đặc điểm mỗi khu vực mà có thể linh hoạt trong lựa chọn hình thức
xử lý. Có thể thấy ràng đối với các đô thị tại Việt Nam khi chúng ta chưa có một hệ
thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất nên sử dụng hình thức thu
gom và xử lý phân tán. Nước thải ở nội đô vẫn thường đổ ra song trong khu vực nên
nếu được thì xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các con song. Và chính đề
tài này đã đề xuất giải pháp thu gom và xử lý cho khu đô thị Ecopark là như vậy.
 Đối với các hướng nghiên cứu tiếp theo tác giả có 3 đề xuất như sau:
- Khi tiếp cận đề tài nhiều vấn đề vẫn còn nhiều hạn chế do đó hướng nghiên cứu
mà tác giả muốn đề xuất trong thời gian tới là cần có một nghiên cứu, phân tích cụ thể
về lợi ích, chi phí ở mỗi phương án một cách chính xác nhất, định lượng rõ ràng để
làm cơ sở phân tích đề xuất giải pháp thu gom và XLNT cho Ecopark hay bất kỳ một
khu đô thị nào, từ đó tham vấn cho các nhà quản lý chính sách, cấp chính quyền giải
pháp tối ưu nhất cho mỗi khu vực.
- Nghiên cứu cứu xây dựng bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá MCA cho các hệ thống
thoát nước và XLNT làm cơ sở cho việc phân tích cụ thể ở các bài toán khác nhau.
- Cần nghiên cứu phát triển việc quản lý hệ thống và giám sát nước thải qua các
phần mềm thủy lực, gắn liền với việc số hóa các thông tin trên cùng một hệ thống, cho
phép ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, SCADA giải quyết các vấn đề thủy lực mạng
lưới đường ống thoát nước và nước thải. SewerCAD và SewerGEMs của hãng Bentley
là một trong những phần mềm làm được điều đấy nếu có đủ cơ sở dữ liệu và có thời
gian nghiên cứu kỹ hơn.
112

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bùi Kiến Quốc, Đô thị Sinh thái, Viện Nghiên cứu đô thị Paris
[2] Ngân hàng thế giới, 2013, Đánh giá hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam
[3] Nguyễn Thị Nga, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Hà Nội, 2014
[4]. Chamawong Suriyachan, Vilas Nitivattananon, A.T.M Nurul Amin (2012),
Potential of decentralized wastewater management for urban development: Case of
Bangkok, Habitat International 36, 85-92.
[5]. Nguyễn Việt Anh, Antoine Morel, Trần Hiếu Nhuệ (2008), Quản lý nước thải
phân tán và tiềm năng áp dụng ở Việt Nam, TCXD, 3/2008.
[6]. Abegglen, C., Ospelt, M., Siegrist, H. (2008), Biological nutrient removal in a
smallscale MBR treating household wastewater Wat. Res. 42, pp.338-346.
[7] Tạp chí xây dựng số 06, 2009
[8] Thayer Watkins, Cost – Benefit Analysis, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học bang
San José
[9] Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2006
[10] TCVN 7957: 2008, Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – tiêu chuẩn
thiết kế.
[11] PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Tính toán thủy lực công và mương thoát nước, NXB
Xây dựng, Hà Nội, 2004
[12] Mai Đức Trần (2014), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập lụt cho nội
thành thành phố Nha Trang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủy lợi, Hà Nội.
[13] Võ Thị Phương Thảo (2011), Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA)
trong đánh giá thích nghi đất đai, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm TPHCM
[14] Nguyễn Thị Mai (2011), Nghiên cứu công nghệ mới AAO trong xử lý nước thải
ngành y tế, luận văn thạc sĩ, Đại học Nha Trang
[15] Borkar R.P, Gulhane M.L, and Kotangale A.J, Moving Bed Biofilm Reactor – A
New Perspective in Wastewater Treatment, IOSR Journal Of Environmental Science,
Toxicology And Food Technology (IOSR-JESTFT) e-ISSN: 2319-2402, p- ISSN:
2319-2399. Volume 6, Issue 6 (Nov. - Dec. 2013), PP 15-21
Phụ lục 1.1: các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động (tính đến cuối tháng 9 năm 2013)
Năm Công suất Hệ
STT Nhà máy Thành phố vận (m3/ng.đ) thống
Quy trình/
Công nghệ xử lý
hành Thiết kế Thực tế thu gom
1 Kim Liên 2005 3,700 3,700 Chung Bùn hoạt tính
2 Trúc Bạch 2005 2,500 2,500 Chung Bùn hoạt tính
Hà Nội
3 Bắc Thăng Long 2009 42,000 7,000 Chung Yếm khí - hiếu khí - có khử ni tơ
4 Yên Sở 2012 200,000 120,000 Chung Bể phản ứng theo mẻ
5 Bình Hưng 2009 141,000 141,000 Chung Bùn hoạt tính cải tiến
6 Bình Hưng Hòa 2008 30,000 30,000 Chung Hồ hiếu khí + Hồ hoàn thiện
Cảnh Đới (Phú Mỹ Hồ Chí Minh
7 2007 10,000 10,000 Riêng Mương oxy hóa
Hưng)
Nam Viên (Phú Mỹ Yếm khí – thiếu khí – hiếu khí
8 2009 15,000 15,000 Riêng
Hưng) (Bùn hoạt tính)
9 Sơn Trà 2006 15,900 15,900 Chung Hồ yếm khí có phủ bạt
10 Hòa Cường 2006 36,418 36,418 Chung Hồ yếm khí có phủ bạt
Đà Nẵng
11 Phú Lộc 2006 36,430 36,430 Chung Hồ yếm khí có phủ bạt
12 Ngũ Hành Sơn 2006 11,629 11,629 Chung Hồ yếm khí có phủ bạt
13 Bãi Cháy 2007 3,500 3,500 Chung Bể phản ứng theo mẻ
Quảng Ninh
14 Hà Khánh 2009 7,000 7,500 Chung Bể phản ứng theo mẻ
Bể lắng 2 vỏ + Lọc sinh học nhỏ
15 Đà Lạt Đà Lạt 2006 7,400 6,000 Riêng
giọt
Buôn Ma Chuỗi hồ (Hồ yếm khí, hồ tùy
16 Buôn Ma Thuật 2006 8,125 5,700 Riêng
Thuật tiện, hoàn thiện)
17 Bắc Giang Bắc Giang 2010 10,000 8,000 Chung Mương oxy hóa
Phụ lục 1.2: Chi tiết các nhà máy xử lý nước thải tập trung đang hoạt động
Vị trí Công trình/quy trình xử lý Hiện trạng
04 nhà máy, tổng công suất là 248.000
m3/ngày: Hệ thống thoát nước: Chung
- Kim Liên (3.700m3/ngày)/A2O có khử - Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: ~80-90%
trùng; - Tỷ lệ hộ có bể tự hoại: ~80-90%
- Trúc Bạch (2.300m3/ngày)/A2O có khử - Các vấn đề gặp phải khi xử lý: nồng độ BOD trong nước thải thấp gây
Hà Nội
trùng; khó khăn cho quá trình loại bỏ ni-tơ. Nhà máy Bắc Thăng Long tiếp nhận
- Bắc Thăng Long (42.000m3/ngày)/Bùn hoạt lượng nước thải đầu vào ít (đạt 17% công suất). Phí nước thải: Phí bảo vệ
tính, nitrat hóa và khử trùng; môi trường đối với nước thải (10% giá nước sạch)/~0,34 USD/20 m3.
- Yên Sở (200.000m3/ngày)/Phản ứng theo Riêng khu công nghiệp Bắc Thăng Long thu 2.400VNĐ/ m3.
mẻ, loại bỏ ni-tơ và khử trùng bằng tia UV
02 nhà máy, tổng công suất là 171,000
Hệ thống thoát nước: Chung
m3/ngày:
- Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 90%;
- Bình Hưng (141.000m3/ngày)/Bùn hoạt tính
Hồ Chí Minh - Các vấn đề gặp phải khi xử lý: ô nhiễm mùi khi ủ vi sinh bùn thải ở nhà
truyền thống
máy Bình Hưng. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (10% giá nước
- Bình Hưng Hòa (30.000m3/ngày)/Hồ sục
sạch
khí + Hồ hoàn thiện
Hệ thống thoát nước: Chung và riêng
- Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 90%;
Nhà máy xử lý nước thải Bắc Giang - Các vấn đề gặp phải khi xử lý và vận hành: không hoạt đông đạt hiệu quả
Bắc Giang (10.000m3/ngày)/Mương ô-xy hóa, bùn hoạt tối ưu. Chưa hề nạo vét bùn kể từ khi bắt đầu hoạt động 1,5 năm trước.. Phí
tính, có khử trùng bằng clorua nước thải: thu phí bảo vệ môi trường (10% giá nước sạch), nguồn thu này
chưa được phân bổ về cho công ty để trang trải chi phí vận hành và bảo
dưỡng công trình
02 nhà máy, tổng công suất 11.000m3/ngày: Hệ thống thoát nước:Chung
Quảng Ninh - Hà Khánh (7.500m3/ngày)/Phản ứng theo mẻ - Các vấn đề gặp phải khi xử lý và vận hành: nồng độ BOD trong nước thải
- Bãi Cháy (3,500m3/ ngày)/Phản ứng theo mẻ đầu vào thấp Phí nước thải: thu phí bảo vệ môi trường (10% giá nước sạch)
04 nhà máy áp dụng cùng một công nghệ xử lý
(hồ yếm khí phủ bạt kín), tổng công suất Hệ thống thoát nước: Chung
64.400 m3/ngày. - Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 10%;
Đà Nẵng - Hòa Cường (36.418m3/ngày); - Các vấn đề gặp phải khi xử lý và vận hành: Cần nạo vét các hồ. Thiếu
- Sơn Trà (15.900m3/ngày); công đoạn khử trùng. Phí nước thải: thu phí bảo vệ môi trường (2012 thu
- Phú Lộc (36.430m3/ngày); và 21% giá nước sạch)
- Ngũ Hành Sơn (11.629m3/ngày).
Hệ thống thoát nước: riêng (không dùng bể tự hoại)
- Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 4700 (85% số hộ dự kiến)
Nhà máy xử lý nước thải Buôn Ma Thuột - Tỷ lệ hộ có bể tự hoại: 90% (ở khu vực không sử dụng hệ thống thoát
Buôn Ma (8.125 m3/ngày)/Chuỗi hồ ba bậc (Hồ hiếu khí, nước riêng)
Thuột hồ tùy tiện, hồ hoàn thiện). Tái sử dụng nước - Các vấn đề gặp phải khi xử lý và vận hành: không đạt các tiêu chuẩn về
thải sau xử lý để tưới cho các đồn điền cà phê. NH4-N, Coliform trong nước thải sau xử lý. Cần sớm nạo vét bùn trong hồ
hiếu khí đầu tiên. Phí nước thải: thu phí bảo vệ môi trường là 200VNĐ/
m3
Hệ thống thoát nước: riêng
- Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình: 75%;
Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt (7,400
- Tỷ lệ hộ có bể tự hoại: 90%
m3/ngày)/Bể lắng hai vỏ và bể lọc nhỏ giọt.
Lâm Đồng - Các vấn đề gặp phải khi xử lý và vận hành: NH4-N, DO Phí nước thải: hộ
Tái sử dụng bùn thải và bán toàn bộ bùn vi sinh
gia đình có đấu nối - 1.000VNĐ/m3 nước tiêu thụ (Nghị định 88), hộ gia
phơi khô.
đình không đấu nối – thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở mức
300VNĐ/ m3 nước tiêu thụ (Nghị định 67)
Phụ lục 1.3: Các nhà máy xử lý nước thải đang thiết kế hoặc thi công (tính đến cuối tháng 9 năm 2013)

Công suất Hệ thống Quy trình/


STT Nhà máy Thành phố Hiện trạng
(m3/ng.đ) thu gom Công nghệ xử lý
1 Tây Hồ Tây 22,800 Chung Bể phản ứng theo mẻ Đang thi công
2 Yên Xá 275,000 Chung Bùn hoạt tính truyền thống Thiết kế
Hà Nội Đấu thầu xong,
3 Bảy Mẫu 13,300 Chung Bùn hoạt tính truyền thống
thiết kế cơ bản
4 Phú Đô 85,000 Chung Phản ứng theo mẻ Thiết kế xong
Tham Lương - Bến
5 250,000 Chung Bể phản ứng theo mẻ Thiết kế xong
Cát
Hồ Chí Minh
Bể phản ứng theo mẻ
6 Nhiêu Lộc - Thị Nghè 480,000 Chung Đang thiết kế
/ Bùn hoạt tính truyền thống
7 Thái Nguyên Thái Nguyên 10,000 Chung Mương oxy hóa Đang thi công
8 Vĩnh Niệm Hải Phòng 36,000 Chung Bùn hoạt tính truyền thống Đang mời thầu
Đang thi công
9 Hải Dương Hải Dương 13,500 Chung Bể phản ứng theo mẻ
(dự kiến xong 6/2013)
10 Quất Lưu Vĩnh Phúc 5,000 Chung Bùn hoạt tính truyền thống Đang thi công
11 Bắc Ninh 17,500 Chung Bể phản ứng theo mẻ Bắt đầu vận hành
Bắc Ninh Đang thi công
12 Từ Sơn 20,000 Chung Bể phản ứng theo mẻ
(dự kiến xong 8/2013)
13 Phủ Lý Hà Nam 5,000 Chung Bể hoạt tính truyền thống Đang thi công
Chuỗi hồ sinh học +Bãi lọc
14 Thanh Hóa Thanh Hóa 15,000 Chung Thiết kế cơ bản
ngập nước
Hoàn tất thi công,
15 Vinh 25,000 Chung Bể phản ứng theo mẻ
vận hành năm 2012
Nghệ An
Đang thi công
16 Cửa Lò 7,500 Chung Bể phản ứng theo mẻ
(dự kiến xong 6/2013)
17 Đức Minh Quảng Bình 8,750 Chung Hồ sục khí Đang thi công
CEPT + Lọc sinh học nhỏ
18 Hà Thanh (1C) 14,000 Chung Đang thi công
Bình Định giọt
19 Phú Tài (2A) 8,000 Chung Mương oxy hóa Đang thi công
20 NM XLNT Số 2 Huế 17,100 Chung Bùn hoạt tính truyền thống Đang thi công
21 Hòa Xuân 20,000 Chung Mương oxy hóa Thiết kế xong
Đà Nẵng
22 Liên Chiểu 40,000 Chung Mương oxy hóa Đang thiết kế
23 Hội An Quảng Nam 7,000 Riêng Bùn hoạt tính truyền thống Đang thi công
24 Nha Trang Khánh Hòa 40,000 Chung Mương oxy hóa Đang mời thầu
25 Cái Sâu Cần Thơ 32,000 Chung Mương oxy hóa Đang thi công
Riêng,
Đang thi công,
26 Nam Thủ Dầu Một Bình Dương 17,650 có đấu Bể phản ứng theo mẻ
đưa vào h/đ T7/2013
nối
Hoàn tất GĐ 1, đưa vận hành
27 Sóc Trăng Sóc Trăng 17,570 Chung Lắng sơ cấp
T7/2013
28 Bà Rịa Bà Rịa Vũng 12,000 Chung Mương oxy hóa Đã đấu thầu xong
29 Vũng Tàu Tàu 20,000 Chung Mương oxy hóa Đang thi công
30 Trà Vinh Trà Vinh 18,135 Chung Lắng sơ cấp Đang thi công

Thi công hoàn tất, không có


Yếm khí + Thiếu khí + Hiếu
31 Châu Đốc An Giang 2,000 Riêng nước thải đầu vào do chưa có
khí
đấu nối hộ gia đình

Chung/
Phan Rang - Tháp
32 Ninh Thuận 10,000 Riêng/tái Hồ sinh học Đang xây dựng
Tràm
sử dụng
Phụ lục 2.1 phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất và dân số cho từng khu vực chức năng

Hệ số Tổng
Tổng % diện
Loại hình công Diện % diện % tổng sử diện tích Lao Chỉ tiêu tính
diện tích Dân số
trình tích tích diện tích dụng sàn động toán
tích sàn
đất (m2)
CHUNG CƯ CAO
22,61 4,53% 4,5 1.017.621 15,88% 20.352 50 m2/người
TẦNG LOẠI 1
CHUNG CƯ CAO
40,38 8,09% 4,0 1.571.280 24,52% 31.425 50 m2/người
TẦNG LOẠI 2
CHUNG CƯ
13,74 2,75% 2,5-4,0 410.439 6,40% 8.209 50 m2/người
TRUNG TẦNG 168,93 33,85%
NHÀ Ở THẤP
72,77 14,58% 1,2-3,2 884.313 13,80% 6.227 120 m2/người
TẦNG
NHÀ Ở CỘNG
13,54 2,71% 1,5 195.445 3,05% 1.629 120 m2/người
ĐỒNG
KHU PHỐ CỔ 5,89 1,18% 3,0 176.571 2,76% 1.471 60 m2/người
CÔNG TRÌNH 1,0-
8,11 1,62% 696.175 10,86% 11.603 60 m2/người
THƯƠNG MẠI 11,0
CÂU LẠC BỘ 6,37 95,87 1,28% 19,21% 1,5 100.273 1,56% 1.671 250 người/ha
THƯƠNG MẠI
9,46 1,90% 2,5-5,0 424.965 6,63% 3.766 2.632 60 m2/người
HỖN HỢP
Hệ số Tổng
Tổng % diện
Loại hình công Diện % diện % tổng sử diện tích Lao Chỉ tiêu tính
diện tích Dân số
trình tích tích diện tích dụng sàn động toán
tích sàn
đất (m2)
KHU VUI CHƠI
GIẢI TRÍ &
58,23 11,67% 291 5 người/ha
THỂ DỤC THỂ
THAO
KHU SÁNG TẠO 2,02 0,40% 4,0 80.704 1,26% 673 673 60 m2/người
KHU THỂ THAO 3,61 0,72% 1,0-1,2 37.265 0,58% 36 10 người/ha
TRƯỜNG HỌC
6,51 1,30% 3,0 195.333 3,05% 1.628 250 người/ha
QUỐC TẾ
BỆNH VIỆN
1,57 0,32% 4,0 62.888 0,98% 393 250 người/ha
QUỐC TẾ
CÂY XANH VÀ
KHÔNG GIAN 23,23 4,65% 112 5 người/ha
MỞ
MẶT NƯỚC 68,26 104,01 13,68% 20,84% 341 5 người/ha
HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC 12,52 2,51% 63 5 người/ha
VEN BIÊN
Hệ số Tổng
Tổng % diện
Loại hình công Diện % diện % tổng sử diện tích Lao Chỉ tiêu tính
diện tích Dân số
trình tích tích diện tích dụng sàn động toán
tích sàn
đất (m2)
ĐƯỜNG GIAO
100,98 20,23% 503 5 người/ha
THÔNG ĐÔ THỊ 106,65 21,37%
BÃI ĐỖ XE 5,68 1,14% 1,0-2,5 111.516 1,74% 57 10 người/ha
CÔNG TRÌNH
16,32 3,27% 2,5 396.603 6,19% 3.966 250 người/ha
CÔNG CỘNG
CÔNG TRÌNH
0,54 23,61 0,11% 4,73% 2,5 13.500 0,21% 135 250 người/ha
HÀNH CHÍNH
CÔNG TRÌNH
6,75 1,35% 0,5 33.746 0,53% 59 10 người/ha
TIỆN ÍCH
TỔNG 499,07 499,07 100,00% 73.752 24.162
Phụ lục 3.2: Kết quả tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
TXL1: 1000m3/ngđ
Đoạn Z2-1 0,289 5,00 164 5,60
Đoạn Z2-2 0,246 5,00 261 5,60
Đoạn Z2-3 0,318 5,00 229 5,55
Đoạn Z2-4 0,174 5,00 144 5,60
Đoạn Z2-5 0,174 5,00 106 5,50
Đoạn Z2-6 0,000 5,00 12 5,50
Đoạn Z2-7 0,058 5,00 33 5,55
Đoạn Z2-8 0,260 5,00 175 5,50
Đoạn Z2-9 0,203 5,00 142 5,50
Đoạn Z2-10 0,188 5,00 162 5,50
Đoạn Z2-11 0,000 5,00 12 5,25
Đoạn Z2-12 0,000 5,00 44 5,25
Đoạn Z2-13 0,000 5,00 12 5,20
Đoạn Z2-14 0,043 5,00 50 5,20
Đoạn Z2-15 0,116 5,00 113 5,30
Đoạn Z2-16 0,174 5,00 86 5,25
Đoạn Z2-17 0,000 5,00 12 5,15
Đoạn Z2-18 0,043 5,00 36 5,15
Đoạn Z2-19 0,260 5,00 162 5,60
Đoạn Z2-20 0,376 5,00 189 5,60
Đoạn Z2-21 0,116 5,00 112 5,60
Đoạn Z2-22 0,116 5,00 69 5,50
Đoạn Z2-23 0,000 5,00 12 5,50
Đoạn Z2-24 0,058 5,00 27 5,55
Đoạn Z2-25 0,087 5,00 78 5,50
Đoạn Z2-26 0,231 5,00 152 5,55
Đoạn Z2-27 0,029 5,00 99 5,40
Đoạn Z2-28 0,000 5,00 31 5,30
Đoạn Z2-29 0,029 5,00 45 5,35
Đoạn Z2-30 0,289 5,00 144 5,30
Đoạn Z2-31 8,662 2,21 378 5,45
Đoạn Z2-32 0,000 2,08 63 5,05
TXL2: 2700m3/ngđ
Đoạn Z4-CT1 11,216 2,08 535 5,80
Đoạn Z4-CT2A 0,057 5,00 26 5,05
Đoạn Z4-CT2B 18,900 1,92 581 5,05
Đoạn Z4-CT3 0,042 5,00 76 5,05
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z4-CT4 0,000 1,92 35 5,05
Đoạn Z4-CT5 0,000 1,83 47 5,05
TXL3: 2200m3/ngđ
Đoạn Z4-CT6 5,873 2,43 361 5,05
Đoạn Z4-CT7 0,034 5,00 48 5,05
Đoạn Z4-CT8 0,000 5,00 28 5,05
Đoạn Z4-CT9 3,719 5,00 325 5,05
Đoạn Z4-CT10 0,929 5,00 120 5,05
Đoạn Z4-CT11 14,377 1,92 343 5,05
TXL4: 600m3/ngđ
Đoạn Z4-TT1 0,246 5,00 322 5,55
Đoạn Z4-TT2 0,145 5,00 220 5,55
Đoạn Z4-TT3 0,145 5,00 273 5,55
Đoạn Z4-TT3A 0,000 5,00 10 5,25
Đoạn Z4-TT4 0,217 5,00 286 5,55
Đoạn Z4-TT5 0,043 5,00 114 5,25
Đoạn Z4-TT6 0,000 5,00 26 5,10
Đoạn Z4-TT7 0,231 5,00 224 5,55
Đoạn Z4-TT8 0,231 5,00 235 5,55
Đoạn Z4-TT9 0,000 5,00 41 5,15
Đoạn Z4-TT10 0,000 5,00 132 5,10
Đoạn Z4-TT11 0,223 5,00 228 5,55
Đoạn Z4-TT12 0,207 5,00 215 5,55
Đoạn Z4-TT13 0,000 5,00 63 5,10
Đoạn Z4-TT13A 0,000 5,00 8 5,10
Đoạn Z4-TT14 0,231 5,00 298 5,55
Đoạn Z4-TT14A 0,000 5,00 10 5,10
Đoạn Z4-TT15 0,231 5,00 290 5,55
Đoạn Z4-TT16 0,000 5,00 88 5,10
Đoạn Z4-TT17 0,188 5,00 224 5,55
Đoạn Z4-TT18 0,188 5,00 216 5,55
Đoạn Z4-TT19 0,000 5,00 32 5,10
Đoạn Z4-TT20 0,000 5,00 72 5,10
Đoạn Z4-TT21 0,203 5,00 268 5,55
Đoạn Z4-TT21A 0,000 5,00 10 5,10
Đoạn Z4-TT22 0,159 5,00 275 5,55
Đoạn Z4-TT23 0,240 5,00 57 5,10
Đoạn Z4-TT24 0,483 5,00 367 5,55
Đoạn Z4-TT25 0,318 5,00 384 5,55
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z4-TT26 0,000 5,00 42 5,15
Đoạn Z4-TT27 0,289 5,00 84 5,10
Đoạn Z4-TT28 0,260 5,00 298 5,55
Đoạn Z4-TT29 0,116 5,00 171 5,55
Đoạn Z4-TT30 0,087 5,00 127 5,55
Đoạn Z4-TT30A 0,000 5,00 10 5,30
Đoạn Z4-TT31 0,116 5,00 126 5,55
Đoạn Z4-TT32 0,072 5,00 114 5,30
Đoạn Z4-TT33 0,000 5,00 45 5,10
Đoạn Z4-TT34 0,188 5,00 252 5,55
Đoạn Z4-TT34A 0,000 5,00 10 5,10
Đoạn Z4-TT35 0,145 5,00 233 5,55
Đoạn Z4-TT36 0,000 5,00 98 5,10
Đoạn Z4-TT37 0,275 5,00 330 5,55
Đoạn Z4-TT38 0,289 5,00 343 5,55
Đoạn Z4-TT39 0,000 5,00 34 5,10
Đoạn Z4-TT40 0,000 5,00 17 5,10
TXL5: 800m3/ngđ
Đoạn 5-1 0,065 5,00 82 5,10
Đoạn 5-2 0,203 5,00 100 5,30
Đoạn 5-3 0,231 5,00 86 5,10
Đoạn 5-4 0,260 5,00 140 5,40
Đoạn 5-5 0,174 5,00 103 5,10
Đoạn 5-6 0,318 5,00 177 5,40
Đoạn 5-7 0,000 5,00 18 5,10
Đoạn 5-8 0,072 5,00 32 5,15
Đoạn 5-9 0,217 5,00 101 5,10
Đoạn 5-10 0,260 5,00 167 5,40
Đoạn 5-11 0,000 5,00 19 5,10
Đoạn 5-12 0,043 5,00 42 5,20
Đoạn 5-13 0,203 5,00 91 5,10
Đoạn 5-14 0,521 5,00 244 5,70
Đoạn 5-15 0,246 5,00 148 5,80
Đoạn 5-16 0,000 5,00 23 5,55
Đoạn 5-17 0,087 5,00 30 5,55
Đoạn 5-18 0,217 5,00 96 5,55
Đoạn 5-19 0,260 5,00 165 5,80
Đoạn 5-20 0,000 5,00 24 5,55
Đoạn 5-21 0,043 5,00 30 5,55
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn 5-22 0,260 5,00 103 5,55
Đoạn 5-23 0,362 5,00 179 5,80
Đoạn 5-24 0,000 5,00 26 5,50
Đoạn 5-25 0,203 5,00 68 5,40
Đoạn 5-26 0,058 5,00 87 5,40
Đoạn 5-27 0,000 5,00 21 5,10
Đoạn 5-28 0,461 5,00 58 5,30
Đoạn 5-29 1,018 2,44 204 5,10
Đoạn 5-30 1,415 5,00 251 5,75
Đoạn 5-31 0,602 5,00 177 5,55
Đoạn 5-32 0,000 2,28 20 5,10
Đoạn 5-33 0,428 5,00 223 5,50
Đoạn 5-34 1,285 5,00 144 5,25
Đoạn 5-35 0,014 5,00 71 5,20
Đoạn 5-36 0,000 2,14 15 5,10
Đoạn 5-37 1,298 5,00 185 5,10
TXL6: 1200m3/ngđ
Đoạn 6-1 1,775 5,00 60 5,65
Đoạn 6-2 1,183 5,00 90 5,40
Đoạn 6-3 3,287 5,00 156 5,45
Đoạn 6-4 2,834 5,00 119 5,35
Đoạn 6-5 3,768 5,00 170 5,35
TXL7: 1300m3/ngđ
Đoạn 7-1 3,780 5,00 180 5,45
Đoạn 7-2 1,313 5,00 146 5,45
Đoạn 7-3 0,320 2,47 300 5,40
Đoạn 7-4 9,601 2,13 360 5,05
TXL8: 2500m3/ngđ
Đoạn Z6-CBD1 0,831 5,00 163 5,60
Đoạn Z6-CBD2 0,775 5,00 69 5,60
Đoạn Z6-CBD3 0,679 5,00 143 5,30
Đoạn Z6-CBD4 1,357 5,00 179 5,35
Đoạn Z6-CBD5 0,000 5,00 26 5,10
Đoạn Z6-CBD6 0,654 5,00 60 5,10
Đoạn Z6-CBD7 0,327 5,00 140 5,10
Đoạn Z6-CBD8 2,790 5,00 170 5,60
Đoạn Z6-CBD9 1,395 5,00 89 5,70
Đoạn Z6-CBD10 2,046 2,40 143 5,45
Đoạn Z6-CBD11 2,046 5,00 180 5,35
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z6-CBD12 0,000 2,24 26 5,10
Đoạn Z6-CBD13 0,273 2,04 110 5,10
Đoạn Z6-CBD14 2,088 5,00 150 5,65
Đoạn Z6-CBD15 1,044 5,00 69 5,65
Đoạn Z6-CBD16 1,139 5,00 143 5,45
Đoạn Z6-CBD17 2,279 5,00 150 5,35
Đoạn Z6-CBD18 0,000 2,38 26 5,10
Đoạn Z6-CBD19 0,545 1,90 138 5,10
Đoạn Z6-CBD20 2,742 5,00 168 5,60
Đoạn Z6-CBD21 1,371 5,00 69 5,60
Đoạn Z6-CBD22 1,354 2,46 143 5,45
Đoạn Z6-CBD23 2,708 5,00 178 5,35
Đoạn Z6-CBD24 0,000 2,25 26 5,25
Đoạn Z6-CBD25 0,000 1,84 54 5,25
TXL9: 1200m3/ngđ
Đoạn Z7-CT1 1,568 5,00 212 5,70
Đoạn Z7-CT2 1,568 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT3 0,000 5,00 16 5,50
Đoạn Z7-CT4 1,354 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT5 0,000 5,00 129 5,70
Đoạn Z7-CT6 1,354 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT7 0,000 2,43 16 5,50
Đoạn Z7-CT8 1,665 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT9 0,000 2,30 99 5,50
Đoạn Z7-CT10 0,833 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT11 0,000 2,23 16 5,50
Đoạn Z7-CT12 1,820 5,00 115 5,75
Đoạn Z7-CT13 0,000 2,10 88 5,50
Đoạn Z7-CT14 1,820 5,00 129 5,65
Đoạn Z7-CT15 0,000 2,06 26 5,40
Đoạn Z7-CT16 0,486 5,00 90 5,50
TXL10: 100m3/ngđ
Đoạn Z5-1-TT1 0,130 5,00 169 5,10
Đoạn Z5-1-TT2 0,058 5,00 57 5,40
Đoạn Z5-1-TT3 0,000 5,00 12 5,30
Đoạn Z5-1-TT4 0,058 5,00 57 5,40
Đoạn Z5-1-TT5 0,000 5,00 112 5,30
Đoạn Z5-1-TT6 0,145 5,00 167 5,10
Đoạn Z5-1-TT7 0,000 5,00 10 5,20
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z5-1-TT8 0,130 5,00 153 5,10
Đoạn Z5-1-TT9 0,058 5,00 101 5,20
Đoạn Z5-1-TT10 0,043 5,00 50 5,10
Đoạn Z5-1-TT11 0,014 5,00 29 5,15
Đoạn Z5-1-TT12 0,000 5,00 10 4,90
Đoạn Z5-1-TT13 0,029 5,00 64 5,15
Đoạn Z5-1-TT14 0,145 5,00 307 5,20
Đoạn Z5-1-TT15 0,159 5,00 209 5,10
Đoạn Z5-1-TT16 0,130 5,00 163 5,15
Đoạn Z5-1-TT17 0,014 5,00 98 5,30
TXL11: 1350m3/ngđ
Đoạn Z7-CT17A 2,604 5,00 135 5,70
Đoạn Z7-CT17B 1,673 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT17C 0,000 3,50 134 5,50
Đoạn Z7-CT18 1,673 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT19 0,000 2,42 16 5,50
Đoạn Z7-CT20 1,246 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT21 0,801 2,26 134 5,50
Đoạn Z7-CT22 0,801 5,00 60 5,65
Đoạn Z7-CT23 0,000 2,20 16 5,50
Đoạn Z7-CT24 0,869 5,00 75 5,70
Đoạn Z7-CT25 1,738 2,07 134 5,50
Đoạn Z7-CT26 0,869 5,00 75 5,70
Đoạn Z7-CT27 0,000 2,05 16 5,50
Đoạn Z7-CT28 0,893 5,00 90 5,70
Đoạn Z7-CT29 0,000 2,04 44 5,50
Đoạn Z7-CT30 1,521 5,00 133 5,65
Đoạn Z7-CT31 0,000 2,01 30 5,50
TXL12: 120m3/ngđ
Đoạn Z5-2-TT1 0,058 5,00 76 5,15
Đoạn Z5-2-TT2 0,043 5,00 65 5,15
Đoạn Z5-2-TT3 0,000 5,00 100 5,10
Đoạn Z5-2-TT4 0,029 5,00 21 5,25
Đoạn Z5-2-TT5 0,000 5,00 12 5,25
Đoạn Z5-2-TT6 0,029 5,00 23 5,25
Đoạn Z5-2-TT7 0,203 5,00 304 5,25
Đoạn Z5-2-TT8 0,058 5,00 92 5,20
Đoạn Z5-2-TT9 0,043 5,00 64 5,15
Đoạn Z5-2-TT10 0,000 5,00 10 5,20
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z5-2-TT11 0,058 5,00 64 5,15
Đoạn Z5-2-TT12 0,043 5,00 175 5,20
Đoạn Z5-2-TT13 0,159 5,00 243 5,10
Đoạn Z5-2-TT14 0,231 5,00 266 5,10
Đoạn Z5-2-TT15 0,029 5,00 16 5,10
Đoạn Z5-2-TT16 0,000 5,00 12 5,10
Đoạn Z5-2-TT17 0,072 5,00 104 5,20
Đoạn Z5-2-TT18 0,072 5,00 90 5,20
Đoạn Z5-2-TT19 0,000 5,00 58 5,10
Đoạn Z5-2-TT20 0,000 5,00 7 5,10
Đoạn Z5-2-TT21 0,014 5,00 65 5,10
TXL13: 1600m3/ngđ
Đoạn 1 15,320 1,99 661 5,05
Đoạn 2 2,595 5,00 378 5,05
Đoạn 3 0,000 1,94 67 5,05
TXL14: 2000m3/ngđ
Đoạn Z8-CT1 1,505 5,00 168 5,65
Đoạn Z8-CT2 0,752 5,00 69 5,65
Đoạn Z8-CT3 0,433 5,00 139 5,45
Đoạn Z8-CT4 1,174 5,00 176 5,35
Đoạn Z8-CT5 0,547 5,00 76 5,10
Đoạn Z8-CT6 0,000 5,00 9 5,10
Đoạn Z8-CT7 0,000 5,00 16 5,10
Đoạn Z8-CT8 1,211 5,00 60 5,30
Đoạn Z8-CT9 0,000 2,45 134 5,10
Đoạn Z8-CT10 1,139 5,00 185 5,65
Đoạn Z8-CT11 0,886 5,00 69 5,65
Đoạn Z8-CT12 1,211 5,00 139 5,45
Đoạn Z8-CT13 0,000 2,19 16 5,10
Đoạn Z8-CT14 0,862 5,00 60 5,30
Đoạn Z8-CT15 0,519 2,10 134 5,10
Đoạn Z8-CT16 1,308 5,00 185 5,65
Đoạn Z8-CT17 1,308 5,00 68 5,65
Đoạn Z8-CT18 0,519 5,00 139 5,45
Đoạn Z8-CT19 0,000 2,03 16 4,95
Đoạn Z8-CT20 1,162 5,00 60 5,30
Đoạn Z8-CT21 0,000 2,01 129 5,10
Đoạn Z8-CT22 0,999 5,00 180 5,65
Đoạn Z8-CT23 0,961 5,00 69 5,65
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z8-CT24 2,324 5,00 139 5,45
Đoạn Z8-CT25 0,000 1,92 51 5,10
Đoạn Z8-CT26 2,008 5,00 151 5,65
Đoạn Z8-CT27 1,004 5,00 30 5,45
Đoạn Z8-CT28 1,537 5,00 206 5,45
TXL15: 2100m3/ngđ
Đoạn Z9-TT1 0,203 5,00 231 5,55
Đoạn Z9-TT2 0,116 5,00 199 5,55
Đoạn Z9-TT3 0,000 5,00 27 5,20
Đoạn Z9-TT4 0,188 5,00 224 5,55
Đoạn Z9-TT4A 0,000 5,00 10 5,20
Đoạn Z9-TT5 0,231 5,00 238 5,55
Đoạn Z9-TT6 0,000 5,00 65 5,20
Đoạn Z9-TT7 0,229 5,00 40 5,15
Đoạn Z9-TT8 0,000 5,00 32 5,15
Đoạn Z9-TT9 0,145 5,00 145 5,35
Đoạn Z9-TT9A 0,000 5,00 10 5,15
Đoạn Z9-TT10 0,145 5,00 153 5,35
Đoạn Z9-TT11 0,145 5,00 223 5,15
Đoạn Z9-TT12 0,000 5,00 42 5,05
Đoạn Z9-CT1 11,430 2,07 510 5,05
Đoạn Z9-TT13 0,000 2,04 64 5,05
Đoạn Z9-TT14 0,217 5,00 224 5,55
Đoạn Z9-TT15 0,174 5,00 215 5,55
Đoạn Z9-TT16 0,043 5,00 45 5,35
Đoạn Z9-TT16A 0,000 5,00 10 5,35
Đoạn Z9-TT17 0,043 5,00 61 5,35
Đoạn Z9-TT18 0,072 5,00 98 5,35
Đoạn Z9-TT19 0,029 5,00 37 5,25
Đoạn Z9-TT20 0,101 5,00 178 5,35
Đoạn Z9-TT21 0,000 5,00 60 5,20
Đoạn Z9-TT21A 0,244 5,00 85 5,35
Đoạn Z9-TT21B 1,050 5,00 205 5,35
Đoạn Z9-TT21C 2,833 5,00 146 5,05
Đoạn Z9-TT22 0,029 5,00 45 5,25
Đoạn Z9-TT23 0,116 5,00 128 5,35
Đoạn Z9-TT23A 0,000 5,00 10 5,25
Đoạn Z9-TT24 0,130 5,00 131 5,35
Đoạn Z9-TT25 0,000 5,00 59 5,25
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z9-TT26 0,145 5,00 198 5,35
Đoạn Z9-TT26A 0,000 5,00 10 5,15
Đoạn Z9-TT27 0,217 5,00 225 5,35
Đoạn Z9-TT28 0,000 5,00 63 5,15
Đoạn Z9-TT29 2,844 2,26 434 5,05
TXL16: 1400m3/ngđ
Đoạn 16-1 8,155 2,14 356 5,15
Đoạn 16-2 2,415 5,00 447 5,10
Đoạn 16-3 0,000 2,09 114 5,40
TXL17: 100m3/ngđ
Đoạn Z5-3-TT1 0,058 5,00 94 5,15
Đoạn Z5-3-TT2 0,072 5,00 105 5,10
Đoạn Z5-3-TT3 0,000 5,00 12 5,10
Đoạn Z5-3-TT4 0,072 5,00 92 5,10
Đoạn Z5-3-TT5 0,072 5,00 177 5,10
Đoạn Z5-3-TT6 0,188 5,00 264 5,15
Đoạn Z5-3-TT7 0,014 5,00 23 5,10
Đoạn Z5-3-TT8 0,174 5,00 284 5,10
Đoạn Z5-3-TT9 0,058 5,00 64 5,10
Đoạn Z5-3-TT10 0,000 5,00 12 5,10
Đoạn Z5-3-TT11 0,058 5,00 65 5,10
Đoạn Z5-3-TT12 0,000 5,00 7 5,10
Đoạn Z5-3-TT13 0,188 5,00 289 5,10
Đoạn Z5-3-TT14 0,000 5,00 54 5,10
TXL18: 100m3/ngđ
Đoạn Z5-4-TT1 0,072 5,00 85 5,10
Đoạn Z5-4-TT2 0,029 5,00 24 5,20
Đoạn Z5-4-TT3 0,000 5,00 12 5,15
Đoạn Z5-4-TT4 0,029 5,00 20 5,20
Đoạn Z5-4-TT5 0,130 5,00 255 5,15
Đoạn Z5-4-TT6 0,116 5,00 200 5,10
Đoạn Z5-4-TT7 0,072 5,00 74 5,10
Đoạn Z5-4-TT8 0,000 5,00 125 5,10
Đoạn Z5-4-TT9 0,014 5,00 48 5,10
Đoạn Z5-4-TT10 0,058 5,00 86 5,10
Đoạn Z5-4-TT11 0,058 5,00 73 5,20
Đoạn Z5-4-TT12 0,000 5,00 12 5,15
Đoạn Z5-4-TT13 0,058 5,00 73 5,20
Đoạn Z5-4-TT14 0,130 5,00 201 5,15
Lưu dọc
đường Cao độ mặt hố ga
Tên đoạn cống Hệ số Kc L(m)
lượng (m)
(l/s)
Đoạn Z5-4-TT15 0,174 5,00 284 5,10
Đoạn Z5-4-TT16 0,029 5,00 68 5,20
Đoạn Z5-4-TT17 0,043 5,00 45 5,10
TXL19: 1300m3/ngđ
Đoạn 19-1 13,426 2,03 437 5,10
Đoạn 19-2 1,480 5,00 120 5,10
Đoạn 19-3 0,000 2,00 47 5,10
MH-55
5.60 m
4.15 m

23.1
CO-52%

1.30
0.40 L/s
0.005 m/s
200.0 m/m
mm
5.50 m
%
CO-53

0.39 L/s
0.002 m/s
200.0 m/m
mm

MH-60
4.85 m 5.60 m
MH-54
28.5

4.65 m
3.18

%200.0
MH-52
4.85 m 11.4
5.50 m 5.55 m
MH-45
CO-44
4.50 m
16.6
5.55L/s
MH-46 4.48 m
m CO-51%
0.58
m/s
0.27
m/m
mm 1.30
0.003
11.30.004 m/s
0.36 L/s
%
CO-50

0.40 L/s
0.018 m/s
14.6 m/m

CO-43%
200.0
m/m
14.5

0.31 L/s

mm
mm
%
CO-45

0.005 m/s
200.0 m/m
mm

0.58
0.29

5.55 m
200.0

0.58

0.005 L/s
0.32
5.60 m
MH-53

MH-56
4.00 m
%
CO-57

0.33 L/s
0.003 m/s
200.0 m/m
mm

200.0
m/s
m/m
4.90 m
15.4

mm
1.16

20.2
5.50
MH-51 %
m
CO-49
4.29 m 5.60 m
MH-44
5.50 m
MH-47
4.90 m 5.60 m
MH-1

0.29 L/s
1.16 4.32 m 4.90 m
5.45 m
MH-71
15.2

0.002 m/s
CO-48

MH-50
4.45 m 200.0 m/m
5.50 m
200.0
0.003
0.27
0.58 m/s

11.0 5.60 m
MH-13

mm
4.34 m
%

4.90 m
25.5 %
CO-54

3.18 L/s
0.48 m/s
m/m
mm

%
CO-61

L/s

CO-47 %
0.37 L/s
0.003 m/s
200.0 m/m
mm
0.004
200.0

20.0

mm
m/m

0.58
1.88

0.009 m/s
0.38 L/s
5.50 m
MH-49
200.0 m/m 4.61 m
mm 10.2
CO-46%

0.58
MH-61
5.50 m
5.45 m
4.60 m
MH-65
4.20 m 12.9
200.0 m/s
0.006
0.33
L/s
19.14 L/s
0.79 m/s
0.004 m/m
300.0 mm

5.50 m
MH-48 CO-11 %
37.0 %
CO-69

m/m
5.40 m
MH-57 mm 4.80 m
3.81 m 0.33
0.87

5.50 m
MH-17 200.0 m/s
0.004 L/s 18.6

4.80 m
m/m CO-1 %
mm 1.44
0.004 L/s
0.38
200.0 mm
0.009 m/m

200.0 mm
0.007 m/m
0.48 m/s
1.16 L/s

0.51 m/s
1.88 L/s

200.0 m/s
CO-58
15.8 %

CO-62
21.7 %

m/m
mm

5.60 m
MH-14

14.1 4.45 m
5.40 m
MH-72
CO-14%
4.19 m
200.0
0.008 mm
0.42
0.87

CO-12
12.8 %

15.8
5.60 m
5.40
CO-59m
%

5.40 m
MH-66

19.3 %
4.40
MH-15m
25.0
CO-63

3.91 m 0.36
0.87
0.005 m/m

MH-62 4.22 m%
1.16 5.40 m
L/s
m/s
m/m

200.0 m/s
0.005 L/s
m/m
m/s
L/s
200.0 mm

0.53 m/s
3.18 L/s

CO-55
27.8 %

0.003
0.31 5.40 m
CO-60
1.88

MH-64
3.90 m m/m
5.55 m
MH-19

200.0 m/s
L/s 4.20 m
1.16 L/s
0.29

mm
0.002

mm
%

4.85 m

m/m
MH-63 0.50 m/s
200.0

16.5
CO-13

mm 0.011 m/m
L/s
m/s
CO-16 m/m

200.0 mm
0.87

mm
0.35
0.005

5.60 m
MH-2
5.50 m
MH-28
200.0
17.3

L/s

4.24 m
4.80 m 17.4
%
m/s
m/m
200.0 mm
0.005 m/m
0.53 m/s
3.18 L/s

CO-64
24.7 %

CO-15 MH-16
5.50 m
5.50 m
4.25
0.29

mm

m
CO-17
0.41

MH-18
0.020

0.87 1.74
4.27 L/sm
%
200.0

% 0.29
5.55 m
MH-8

14.4
0.003
200.0 mmL/s
0.004
m/s
0.40
m/m
5.50 m
MH-20 4.85 m

CO-24 L/s
200.0 m/s 4.20 m
32.6 % mm
m/m23.6
MH-58
CO-56
5.30 %m
35.7
CO-65 5.35 m
MH-67 m/s
0.94 m/m
CO-2 %
18.2

L/s
300.0 mm
0.005 m/m
0.82 m/s
19.14 L/s

CO-70
37.8 %

3.183.425.30
MH-59
m m 3.72 m 0.34 mm
0.004
m/s
m/m

0.005
0.52 3.40 m 3.18 L/s 200.0
5.50 m
MH-24
mm

200.0
4.80 m
1.69

m/s
L/s 0.52 m/s
0.40
0.004

m/m 0.005 m/m %


200.0

mm 200.0 mm
5.40 m
MH-29
4.60 m
26.0
CO-7 %

CO-18 L/s
L/s
m/m9.1

% %
m/s
m/s

13.7
3.33
m/m
0.32

mm
200.0
0.003 mm
0.54 m/s
6.37 L/s

CO-66
39.8 %

15.2 0.47
mm
0.21

5.35 m
MH-69
CO-25 CO-21 L/s 0.004
0.003
200.0

%
4.65 m
L/s
0.94 m/s
m/s
200.0 5.50 m
22.1 0.34
m/m 1.01 m/m MH-3
4.01 m
m/m

CO-67
mm 0.33
mm
0.004
L/s
MH-30
0.004
200.0 200.0
0.14 m/s %
5.30 m
5.40 m
MH-21

5.25 m
MH-68 0.38 m/m 13.9
4.41 m
3.98 m
3.29 m 0.030 mm
200.0
CO-26
L/s
5.40 m
MH-25 5.40 m
4.60 m 4.67
MH-9
%

m
5.30 m0.94
MH-31 m/s
CO-27%

4.26 m 0.39
m/m
18.5
CO-3

%
5.30 m
MH-73
14.4

0.32 L/s
0.004 m/s
m/m

L/s
mm

m/s
m/m

3.75 m 5.30 m
MH-32 0.006
mm
0.94

200.0 % 24.1
1.69

4.24 m 14.1 CO-19 L/s


0.54

mm
200.0

0.009

CO-22
200.0

5.30 m
MH-36 L/s 3.33
m/s
m/m
%

4.60 m 1.01
m/s 0.57 mm 8.6
0.34
m/m
mm 0.006 CO-8 L/s
0.004
200.0 m/s
0.32 m/m
14.5

200.0
0.23
mm 5.40 m
5.30 m 5.30 m 0.003 3.50
MH-4m
200.0
0.005 mm
0.35 m/m
0.94 m/s

CO-28

200.0
5.25 m
MH-40
%

4.40 m 3.65 m
MH-22
% MH-26
4.55 m
L/s

15.6
CO-23
16.6 5.30 m %

5.25 %m
CO-29
MH-33
L/s
%
1.01 m/s 28.1 4.47
0.45 m/m CO-20
m
MH-10 19.3
CO-4
0.94
4.09 m 5.25 m
4.07 m
MH-27
0.009
mm L/s L/s

0.003 m/s
0.32 L/s 200.0 3.33 m/s
200.0
0.58
m/m 1.69
m/s
m/m
25.3

% 0.38 mm
m/m 0.007
mm
200.0
0.065 mm
1.11

mm
1.95 m/s

CO-30

200.0
7.8 0.004
CO-9 200.0
%

L/s 5.30 m
MH-288
L/s CO-31%

MH-23
3.23
5.25 m
m 0.32
m/s % 4.60 m
200.0
0.005 mm
0.32 m/m
0.58 m/s

CO-35
11.6

32.8

0.60 L/s
0.005 m/s
m/m

0.26
m/m
mm 5.35 m 13.1
%

m/m

5.25 m
mm

0.005 3.31 m CO-285


L/s

5.28

3.20
MH-34m 200.0
MH-5 L/s %
200.0

5.20 m 1.01
MH-289 m/s 24.0
5.30 m
%200.0
4.40 m 0.43
m/m 5.60 m
MH-315
CO-312
12.6

4.21 m
MH-11
20.8
CO-5
0.008
mm 5.60 m
MH-316
4.80 m
4.75 L/s
m
L/s
200.0
200.0
0.005 mm
0.36 m/m
0.87 m/s

CO-38

2.61 m/s
%

% 1.69
m/s 0.55 m/m
L/s

22.9 0.42
m/m
mm 0.007 mm
200.0
0.005 mm
0.58 m/m
5.28 m/s

CO-32
34.7

%
CO-10 0.005
200.0 23.5
%

CO-311%
L/s 5.30 m 13.2
L/s

5.40 m
MH-293

0.32 m/s CO-286 L/s 4.70 m 2.61


37.3 0.43 m/m
3.11 m
MH-6 m/s
CO-33
1.01 m/m
CO-313%

0.003 L/s
0.40

5.20 m
MH-35 % 0.021%
mm
0.42 mm
26.2

0.38 L/s
0.002 m/s
200.0 m/m
mm

200.0
m/s
3.07 m 5.20 m 34.1
200.0
0.007
m/m

5.20 m 0.53 L/s


MH-37 5.28 MH-12
3.05 m CO-6 200.0
2.61

mm
CO-36 %

4.19 m 0.004 m/s


L/s
5.70 m
MH-314
11.7

0.26 L/s
0.003 m/s

MH-38 200.0 m/m


200.0 m/m
mm

1.69 m/s
0.31 m/m
% 5.10 m
MH-290
5.00 m
%
0.58

5.20 m mm 13.2
4.05 m
0.002 m/m

13.4 4.17 m
200.0
0.003 mm
0.51 m/m
5.60 m/s

CO-34
41.8

0.002
mm
200.0 mm
%

200.0 CO-287
17.0 %
CO-290

1.30 L/s
0.31 m/s

CO-39
5.15
MH-41
13.9
L/s

5.20 m
5.10 mm/s
MH-291 L/s
%
m
CO-37 3.01
MH-7m
4.15 m MH-39 0.58
L/s 3.97
1.01m m/m 5.60 m
MH-317
CO-71
37.1

5.15 m m/s
% 0.41 mm
300.0
0.004 mm
0.74 m/m
19.14 m/s

0.007 m/m

4.65 m

0.51 L/s4.04 m
0.87
0.30 m/m
44.8
1.01 L/s
0.42 m/s

200.0 mm

0.007
%

0.014 m/s 0.005 mm CO-41


18.2 %
CO-288

200.0
L/s

200.0 m/m 200.0 L/s


25.7 %
CO-314

2.61 L/s
0.41 m/s
m/m
mm
200.0
0.092 mm
1.14

mm
1.45 m/s

CO-40
30.0

7.51 m/s
0.55 m/m 5.10 m
MH-287
0.003
200.0

5.05 m
MH-393
%

3.87 m
%
L/s

5.15 m
MH-42
0.003 mm
% 5.30 m
MH-294 5.60 m
MH-318 4.05 m

49.2
m/m

2.86 m 200.0
4.60 m
CO-42
15.4
4.60 m

L/s
CO-284 L/s
7.0 % m/s
5.05 m
MH-43 9.17 m/s
CO-315
25.2

2.75 m
0.59 m/m CO-283
0.32 m/m
5.10 m 5.10 m 0.32
mm
0.003 mm 4.20 m4.10
200.0
0.003 mm
0.40 m/m
2.61 m/s

MH-323
250.0 MH-285
0.32 L/s
m 0.009
MH-286 200.0
L/s

5.55 m
MH-319 5.80 m
0.37 m/s 4.55 m
5.10 m
0.014 m/m
200.0 mm
%
8.0
CO-282 L/s %
CO-316 L/s
26.8

200.0
0.004 mm
0.36 m/s
1.23 L/s

CO-319
15.5 %

52.0
%
m/s
0.32 m/m
CO-289 L/s
27.1

22.8
0.44
2.61

CO-391
0.24
mm
2.50

CO-291 L/s
200.0
0.004

0.004 m/s
m/m

20.45
L/s

200.0
200.0
0.004
0.45

1.30 m/m 0.60 m/m


m/s
m/s

0.52
mm
mm
m/m
m/s

5.55 m
MH-320
4.45 m 5.70 m
MH-324
0.002 mm

5.10 m
MH-284
mm
m/m

0.011 5.00 m 300.0


200.0
4.40 m 5.40 m
MH-299
4.70 m
O-7
CO-296
17.5

CO-320
15.6
0.008
0.49
1.59

%200.0

200.0
0.011 mm
0.52 m/m
1.23 m/s

78.2 %
300.0
0.035 mm
2.15 m/m
46.70 m/s

CO-392
45.2

% 5.10 m
MH-292
84.5 %
5.40 m
MH-388
CO-387
3.86 m 5.35 m
MH-389
79.1 %
68.2 % 5.25 m
MH-392
43.8
O-1
3.52 m
m/s
L/s

CO-317
25.7

%
L/s

CO-386
CO-73
mm
m/m

5.30 m
MH-300
4.50 m
200.0
0.002
0.34 m/m
2.61 m/s

L/s
%

26.26 L/s
3.75 m CO-388
CO-390
3.33 m

% L/s
L/s

41.9
26.26
L/s
0.59 m/s
26.26 L/s 5.35 m
MH-390
76.9 %
CO-389
5.05 36.27 m/s 5.60 m
MH-325 MH-384
5.40 m
0.55 m/s
0.002 m/m 5.30 m
MH-391
26.26 L/s
250.0 mm 0.69 m/s 3.60 m
CO-72 2.65 m1.44
m m/m
CO-292 L/s
31.4

mm

4.60 m 3.96 m
0.002 mm
m/m 0.003 m/m 26.26 L/s
3.50 m 0.72 m/s
L/s
MH-70 0.014 mm
0.57
4.66

CO-297
17.5

250.0 250.0 mm 0.53 m/s 0.003 m/m O-17


0.002 m/m 250.0 mm
3.00 m 1.18 m/m
5.05 m 19.14 m/s 300.0
200.0
0.005

0.40 m/m
1.59 m/s

250.0 mm
MH-74 0.013 mm
m/s

5.10 m
MH-295
200.0
0.004

%
300.0 3.40 m 22.1
mm
m/m

L/s

5.55 m
MH-321
CO-321
%
CO-385
67.0

5.10 m
MH-893
4.40 m
mm

5.30 m
MH-301
4.35 m MH-372
5.45 m 70.2
200.0
0.009 mm
0.79 m/m
6.57 m/s

4.40 m
L/s
1.23 m/s 4.65 m CO-382
0.35 m/m L/s
L/s

%
CO-293 L/s
32.3

0.004 mm 18.90 m/s


4.66

200.0 0.71 m/m


%

200.0
0.005 mm
0.50 m/m
2.61 m/s

CO-318
24.9

0.003
mm 5.40 m
MH-387
200.0
0.004
0.54

250.0
4.20 m 5.10 m
MH-890
m/s

CO-298
16.0

L/s

5.10 m
MH-296
5.55 m
MH-322
4.27 m 5.10 m
MH-860 MH-872
5.10 m 4.40 m
mm
m/m

3.30 m
200.0
0.008 mm
0.51 m/m
1.59 m/s

% 2.83 m 2.53 m
L/s

5.45 m
MH-383 39.0

5.20 m
MH-302 4.25 m CO-384 5.10 m
MH-894
2.70 m
4.20 m
CO-322
31.6

MH-327 L/s
%
5.55 m 5.80 m
MH-329
6.57 m/s
5.10 m
MH-871
CO-294
30.5

200.0
0.005 mm
0.55 m/m
3.84 m/s

22.2
4.85 m 5.10 m 0.49 m/m
0.002 mm 2.90 m
0.53 m/m
4.66 m/s

CO-323
200.0
0.004

200.0
%

L/s

5.45 m
MH-386
200.0
0.014 mm
0.61 m/m
1.59 m/s

CO-299
15.1
%

5.55 m 0.43 m/s


MH-326 L/s % 4.35 m
L/s

L/s

5.20 m
MH-303
4.15 m 0.49 m/m 59.6
mm

5.10 m
MH-297
4.00 m 0.023 mm CO-381 L/s 5.10 m 5.10 m
MH-881MH-892 5.10 m
MH-891

3.20 m 200.0 m/s


2.89 m2.92 m
3.60 m

18.90 m/m
0.55 mm %200.0
% 0.002
25.5 250.0
46.7 MH-889
5.10 m
CO-383L/s 2.98 m
CO-300
CO-295
31.5

L/s
6.57
m/s
5.10 m
MH-880
200.0
0.008 mm
0.69 m/m
4.66 m/s

1.59 m/s 5.45 m


MH-382
0.42
m/m
mm 3.20 m
%

0.56 m/m 4.35 m 0.002 5.15 m


MH-858 MH-870
5.10 m
L/s

0.011 mm % 4.45 m 5.15 m


MH-859

200.0
CO-371 L/s
61.3

4.35 m 5.10 m
MH-863
3.65 m

5.10 m
MH-298
CO-325
14.6

59.4 3.85 m MH-864 5.10 m


MH-867
0.70
16.43

2.98 m
200.0
0.008 mm
0.46 m/m
1.30 m/s

CO-380 L/s
5.45 m
MH-385
5.10 m 3.71 m
%

250.0
0.003

3.77 m 5.10 m
MH-879
L/s

m/s

18.90
m/s
4.45 m
m/m
mm 5.15 m
MH-862 3.30 m

%
5.15 m
MH-305
mm
m/m

5.45 m 0.003
MH-381 0.72
40.2

5.15 m
MH-861 4.25 m

26.8
4.45 m
5.40 m
MH-307 4.45 m 250.0
4.45 m
200.0
0.005 mm
0.65 m/m
6.26 m/s

CO-301

CO-302 4.70 m
%
L/s

5.10 m
MH-304 L/s
0.36 m/s
CO-324
36.6

5.10 m
MH-888

2.88 m 0.61 m/m


0.052 mm
200.0
0.004 mm
0.53 m/m
5.35 m/s

3.30 m

200.0
%
L/s

5.55 m
MH-118
%
CO-117

4.85 m
0.39 L/s
0.005 m/s
200.0 m/m
mm
15.4

5.70 m
MH-330
1.09

5.55 m 4.50 m
MH-119
4.80 m
12.9
%
5.10 m
MH-869
5.55 m
CO-123 MH-125
5.55 m 4.85 m
%
4.10 m

4.80 L/s
0.73mm/s
26.1
MH-126
0.33 m/m
CO-304
13.5

CO-326 5.10 m
MH-887

0.005 mm
200.0
0.015 mm
0.59 m/m
1.30 m/s

L/s 3.60 m
200.0
1.30 m/s
5.10 m
MH-878
%

0.46 m/m 5.35 m


MH-373 3.50 m
L/s

0.008 mm 4.11 m
200.0 %
5.10 m
MH-866
4.10 m
5.55 m
MH-328
3.81 m
55.3
CO-373
L/s
5.80 m
CO-303
45.1

m/s 5.10 m
MH-961

4.80 m
MH-91
200.0
0.003 mm
0.55 m/m
7.70 m/s

5.10 m
MH-920
4.40 m
%

MH-3750.95
49.44
m/m
mm
5.35 m 0.004 O-18
4.00 m
24.7

L/s

49.44 L/s

4.01 m
0.006 m/m

350.0
CO-89 L/s

%
CO-327
43.0
200.0
0.005 mm
0.62 m/m
6.65 m/s

%
5.55 m
MH-332
64.0 %
CO-374

1.13 m/s

350.0 mm
1.09
23.33

16.9
27.3
4.85 m
%
400.0
0.010

5.75 m
CO-118 L/s
L/s

CO-328
5.80 m
MH-334
4.85 m 5.35 m
MH-376 MH-921
5.10 m
5.10 m
MH-919
4.40 m
m/s 3.96 m 5.10 m
MH-868
5.10 m
MH-886 3.40 m
MH-92
4.60 m 1.09 m/m 5.30 m
MH-308
5.55 m 0.21 m/s
MH-331 L/s
4.40 m 3.80 m
mm
m/m
m/s

%
0.33
mm
3.50 m 3.70 m 0.47 m/m
5.10 m
MH-877
CO-90
27.6

13.6 200.0
0.003 0.038 mm
CO-124 L/s
200.0 3.70 m MH-918
5.10 m
400.0
0.012
1.16 m/m
23.33 m/s

5.70 m
m/s 2.15 m
MH-93
4.45 m
0.73 m/m
0.28
mm % 5.10 m
MH-865
L/s

29.6 4.40 m
mm

0.003
200.0 CO-305
L/s
CO-372 L/s
57.8

1.30 m/s
0.51 m/m
0.75
14.17

0.010 mm
250.0
0.005

5.10 m
MH-953

200.0
m/s

2.68 m
5.40 m
MH-379
5.10 m
MH-306
4.40 m
mm
m/m

2.58 m %
5.20 m
MH-310
63.3 5.10 m
MH-885

% 4.50 m
5.35 m
MH-120
CO-330
17.7

CO-375 L/s 4.10 m MH-938


5.10 m
% 4.35 m
CO-306
38.0

28.3 5.40 m
MH-337
200.0
0.006 mm
0.48 m/m
1.81 m/s

m/s
250.0
0.003 mm
0.58 m/m
9.00 m/s

CO-307 4.70 m 49.44


m/m
%

0.68
mm 5.10 m
MH-876 2.78 m

16.9
3.90 m
%

L/s
L/s

CO-119 L/s
0.21 m/s
0.002
L/s

350.0 5.10 m
MH-937

m/s 5.10 m
MH-309
0.50 m/m 3.00 m
m/m MH-127 2.52 m 0.048 mm
5.30 m
1.09
MH-121
0.29 mm5.35 m 200.0
4.30 m 0.002 4.35 m
8.17 m/s

CO-335
50.8
200.0
0.003 mm
0.54 m/m

%
200.0
5.10 m
MH-952
CO-120 %

CO-125
%
0.32 L/s
mm 0.003 m/s
m/m

L/s
m/m12.3

L/s

63.2 3.00 m
15.0

CO-377 L/s
mm

m/s

m/s
1.09

0.73

5.30 m
MH-128 5.91 m/m 5.35 m
MH-374
10.23 m/s

CO-308
38.3

5.20 m
MH-903
200.0

0.28

mm
mm 0.003

0.72
mm 4.65 m 5.10 m
MH-936
2.61 m
5.30 m
MH-122 4.30 m
200.0

250.0
0.003 mm
0.55 m/m

3.10 m
5.20 m
MH-902
4.25 m
%

0.008
200.0
L/s

3.20 m
1.09 L/s
0.50 m/s
m/m%
CO-126

0.73 L/s
0.39 m/s
m/m
12.8 %
CO-121

5.10 m
MH-884
11.0

5.10 m
MH-311
CO-333
30.0

4.20 m
5.10 m
MH-951
23.33 L/s
0.79 m/s
0.004 m/m
400.0 mm

2.45 m
200.0
0.020 mm
0.60 m/m
1.01 m/s

MH-3773.77 m
5.55 m 3.18 m
29.5 %
CO-91

0.011
200.0

0.008
200.0

5.30 m
MH-123 MH-129 5.70 m
MH-335

4.10 m
5.30 m
L/s

4.17 m
4.30 m
5.10 m
MH-875
CO-376 L/s
54.9

4.10 m

35.2
%
0.89
49.44

O-19

12.3 %
CO-334
350.0
0.003

5.55 m
MH-378
m/s

3.72 m
5.10 m
MH-935

CO-128 5.55 1.81 m/s


L/s
mm
m/m

CO-379 L/s
51.0

5.10 m
MH-950
3.20 m

5.55 m 4.85 m
MH-131m
0.55 m/m
64.23

3.28 m
CO-129%

4.80
MH-132
0.73 L/s
m 0.010 mm
O-6
12.5

L/s
200.0 m/s
m/m

0.33 m/s 49.9


% 5.50 m
MH-339
200.0
350.0
0.009
1.40

0.005 mm
mm

m/m
CO-309
37.6

5.10 m
MH-960
0.73

250.0
0.004 mm
0.64 m/m
10.23 m/s

CO-336
3.42 m 5.75 m
MH-348
4.75 m
%
m/s

3.23 m
0.32

5.50 m
0.005

200.0
mm
m/m

MH-133
4.75 m
%

3.34 m 9.98 m/s


5.40 m
MH-338
L/s 66.9
L/s

15.7 %
46.0
CO-337
%

L/s
200.0 m/s
m/m

40.0
% CO-378 L/s
m/s
5.40 m
MH-340
0.59 m/m
0.003 mm
11.28

mm

CO-346 8.88 m/m 5.10 m


MH-883 MH-949
5.10 m

4.75 m CO-134
CO-135
5.50 m
15.3
% 5.55
4.85 m
m
MH-137
0.78

3.30 m 200.0 1.04


mm 4.35 m 3.32 m

5.55 L/s
m
1.23
MH-139 4.80
1.23 mm/s
0.006

7.08 m/s
L/s 0.015
200.0

0.006 m/s 0.40


0.41 L/sMH-138 m/m 0.54 m/m
5.10 m
MH-874 5.10 m
MH-934

57.8
%

200.0 m/m 0.005


mm 0.003 mm
4.30 m
3.30 m
17.6 %
CO-122

1.09 L/s
0.43 m/s
m/m
mm

5.70 m
MH-349
200.0
13.3 %
CO-127

0.73 L/s
0.38 m/s
0.007 m/m
200.0 mm

mm 200.0 MH-312
5.10 m
CO-338
L/s
CO-347%

4.50 m
0.007
200.0

% 2.25 m 11.28 m/s


39.5

0.006 L/s
200.0 m/s
m/m

5.65 m
MH-380

12.5 1.07 m/m 4.65 m


CO-310
47.8

5.70 m
MH-350
mm

5.15 m
MH-901

CO-130
7.08

3.60 m
L/s
10.23

5.10 m
MH-313 0.014 mm
200.0
0.68

4.45 m 5.10 m
MH-873

0.73 m/s
2.20 m
4.40 m
5.10 m
MH-948

0.32 m/m
16.4 mm
%
250.0
0.005
0.69

5.10 m
MH-882 3.42 m
m/s
L/s

5.30 m
MH-342 4.40 m 5.10 m
MH-959
0.004
200.0
CO-136 3.42 m
L/s
mm
m/m 300.0 mm

4.30 m
5.10 m
MH-933

1.23 m/s
MH-94
3.90
5.50 m
m 0.37 m/m
0.002

43.5
%
3.36 m
0.65 m/m
21.52

CO-339
45.9

CO-340
CO-92%

5.15 m
MH-917
0.004
mm
5.10 m
MH-929
31.4

L/s

3.20 m
400.0 m/s
m/m

200.0
m/s
L/s

2.30 m/s
L/s
3.40 m
23.33

mm

11.7 %
5.10 m
MH-341 0.95 m/m
0.73

2.15 m
0.037 mm
0.003

CO-341%

200.0 MH-927
5.10 m5.10 m
MH-928
5.50 m MH-135
5.30 m
CO-131 5.30 m
51.4

L/s
300.0 m/s
m/m

3.65 m3.55 m
MH-95
3.87 m 4.10 m 4.20
%
0.73 L/s
m
MH-134 5.10 m
mm
28.91

MH-343 2.10 m
0.96
0.005

12.0
m/s%
0.3215.5
5.10 m
MH-932
18.7 % CO-132 MH-141
0.005 m/m
5.30 m CO-137
200.0 mm 5.30 m 3.80 m 5.10 m
MH-958
CO-139 MH-13014.3 L/s 4.10 m 4.20 m
0.003 mm
0.56 m/m
7.08 m/s

CO-348
41.4

5.10 m
MH-947
200.0

3.52 m 3.55 m
MH-1243.42 m 3.49 m%
5.25 m 5.25CO-133 m 0.73 m/s 1.23 L/s
MH-140

1.45 L/s 0.48 m/m


%

0.73
0.36 m/s
L/s
%
CO-140

0.72 L/s
0.015 m/s

0.470.004
200.0 m/m

5.10 m
MH-931
mm

0.30
m/s 5.25 m 0.014
mm 0.004 m/m
24.0

0.007
200.0 200.0 mm 4.20 m
2.75

200.0 mmm/m
m/m L/s MH-136
200.0
3.52 m
m/s

mm
3.22 m
5.20 m
MH-143 5.10 m
MH-926
300.0
0.002 mm
0.68 m/m
28.91 m/s

CO-342
51.7

3.80 m
%

5.15 m
MH-916
L/s

5.10 m
MH-930
MH-900 3.50 m
%
O-9 4.40 m 5.10 m
3.80 m
%
21.8
5.10 m
MH-957
O-2 24.0
CO-138
L/s
3.70 m
CO-141 1.23 m/s
5.60 m
MH-351

%
L/s 0.47 m/m 5.10 m
MH-344 4.20 m 5.10 m
MH-946
5.15 m
MH-915

30.2
2.75 m/s
0.42 m/m
0.008
mm 2.00 m
%
3.62 m
3.61 m
CO-93
200.0 5.40 m
MH-514

L/s 0.003
mm
49.2
5.10 m
MH-899
3.90 m
350.0 mm
0.008 m/m

23.33 m/s
200.0
CO-477 L/s
5.40 m
MH-517 4.70 m
1.34 m/s
60.11 L/s

4.70 m
CO-97
49.6 %

0.67 m/m
m/s
0.002
mm 62.34 m/m
mm
0.29 L/s
0.33 m/s
0.011 m/m
200.0 mm

400.0
6.8 %
CO-511

5.10 m
27.9 %
1.46

MH-144 2.94 m CO-473


5.40 m MH-476
MH-475 0.010
350.0 5.10 m
MH-925 5.15 m
MH-914

4.00 m
3.71 m

5.05 m
4.20 m
5.40 m
0.016 mm
0.38 m/m
0.29 m/s

CO-514
6.5
200.0

MH-98
2.00 m
CO-142
25.5

CO-349
38.5

9.10 L/s 4.10 m


%

0.92 m/s
5.40 m
MH-515
5.10 m
MH-898 5.10 m
MH-956
200.0
0.007 mm
0.56 m/m
2.75 m/s

5.10 m 0.011 m/m


5.40 m
MH-477
5.40 m
MH-518
4.50 m 4.00 m
3.85 m

MH-142
2.87
%

m
300.0 mm
0.005 m/m

200.0
0.004
0.60 m/m
7.08 m/s

L/s
0.93 m/s
28.91 L/s

CO-343
52.5 %

%
L/s

L/s

250.0 mm
3.04 m 4.40 m
%
29.3
CO-143
%

L/s
200.0 m/s
m/m

mm

CO-474 L/s
59.6

58.3
5.10 m
MH-525
11.3
3.98

5.10 m
mm
0.52

1.34
9.10

CO-475 L/s 5.20 m


MH-944

2.82 m
MH-145
0.004

250.0
0.033

m/s
12.6
% 4.00 m
CO-522
%

m/m CO-521
4.50 m
m/s

5.40 m 0.003
MH-4730.92
59.91 mm
5.10 m
MH-526 MH-913
5.15 m
5.55 m
MH-352
%
mm
m/m

3.12 m 350.0
5.10 CO-520
MH-523
12.3 %
m MH-524 0.73
L/s
5.10 m CO-528 0.006 m/s
MH-531
10.4 %
0.35 L/s
0.73
3.81 m
4.00 m 4.40 m 5.10 m
11.2 0.29 m/m
% m/s
4.00 m 5.10 m
200.0 m/m
MH-532 3.80 m
200.0 mm
0.023
0.43 m/s
0.29 L/s

CO-512
10.4 %
350.0 mm
0.003 m/m
0.93 m/s
60.11 L/s

200.0 mm
0.004 m/m
0.52 m/s
3.98 L/s

CO-144
34.5 %

200.0 mm
0.023 m/m

CO-515
10.7 %
CO-96
57.8 %

0.43 m/s
0.29 L/s

5.15 m
MH-945

29.8 %
30.9 0.73 L/s 4.20 m
5.15 m
MH-911 5.10 m
MH-955

5.10 m 5.10 m
MH-345 CO-472 L/s 0.42 m/s
CO-527
0.003 mm
200.0
0.65 L/s 3.80
mm m 9.6
0.38 m/s CO-529 MH-942
5.20 m
3.72 m
5.15 m 3.91 m
4.00 m

% MH-159 CO-157 2.76 m


MH-146
1.75 m
m/s 0.010 m/m
m/m

9.10 m/m 200.0 mm


MH-530 L/s
0.65 m/s
0.008 m/m
%
4.50 m MH-943
3.82 m 5.10 m
MH-924

19.4
5.15 m 4.10 m
3.81 m 2.31 L/s
0.68
mm %
5.10 m
0.30 m/m
200.0 mm
0.49
0.65

CO-156 0.005
CO-523 L/s
10.5

5.15 mL/s
MH-152 0.95 m/s 250.0
11.2
4.20 m
0.004 mm
5.10 m 5.15 m
MH-909
CO-526 200.0 200.0 m/s
0.016 L/s
m/m
5.20 m
MH-533
14.1 %
CO-350 L/s
43.2

CO-476 L/s
44.8

5.15 m
MH-941
5.10 m
MH-923
4.04 m 3.97 m
32.0
% mm
0.45

3.40 m
0.73

5.30 m
MH-513

5.30 m
2.31
3.91 m
m/s 0.036 m/m
200.0 mm
0.56
m/m
0.68
7.08

5.10 0.65
MH-529 m/s
L/s
m
%

5.30 m
MH-516
CO-513
3.64 m 3.89 m 4.20 m MH-908

47.7 % CO-94 3.20 m


CO-155
18.0

0.008
mm
200.0
0.006

0.71
2.43

200.0
0.011

4.40 m0.41
m/m
m/m
m/s

16.1
CO-516

3.58 m L/s 5.10 m


MH-897

CO-95 MH-97
L/s

5.10 m
MH-96 200.0 5.55 m
MH-161
250.0
0.016

0.010
mm
mm

m/s
m/m

4.20 m
5.15 m
MH-158
%

4.85 m 200.0
5.20 m
MH-527
18.6 %
200.0
0.004 mm
0.35 m/m
1.16 m/s

m/s

5.30 m
0.94
MH-519
0.36 m/s
3.40 m
MH-90 2.15 m
5.05 m 3.05 m 23.33
L/s
1.23

mm

23.33 L/s 0.87


m/s
L/s

3.95 m
mm
m/m
m/s

m/m

CO-517 3.45 m0.005 mm


m/m
0.62
0.019

1.31 m/s 0.005 mm


m/m
28.91 L/s
0.66 m/s
0.002 m/m
300.0 mm

5.55 m
MH-353
CO-471 L/s
61.9

mm

CO-530
15.8

200.0
1.23 L/s
200.0

5.10 m
MH-907
0.016 m/m 350.0
59.2 %
CO-344

3.80 m
5.30 m
MH-520
0.84
50.81

200.0
0.017
0.50
0.65 m/s

% 200.0
0.033 mm
0.64 m/m
0.73 m/s

CO-524
14.9

16.8
% 3.30 m
0.32 m/s 4.10 m
350.0 mm % 5.65 m
MH-474
4.65 m
350.0
0.003

L/s

%
%
5.55 m
MH-165
%

m/m%
0.003 15.7
200.0 mm
5.30 m
CO-501
14.7
MH-504 MH-940
5.10 m
5.10 m
MH-922
4.40 m 5.10 m
MH-896

4.85 m 49.5 19.9 CO-519


5.20 %
MH-522
16.6 CO-518
m 4.20 m
350.0 mm
0.001 m/m

m/s

CO-502 % 5.10 m
MH-895 4.30 m
0.57 m/s
36.78 L/s

CO-88
63.6 %

20.0 CO-351
L/s
m/m

mm
m/m

L/s

CO-149
% m/s
mm

MH-5282.91 m 5.20
CO-525 MH-521
5.20 L/s
m1.23 m
1.23 m/s
L/s
5.30 m
MH-505 1.16
3.40 m
MH-503
4.40 m 5.10 m
MH-906

L/s 15.3 10.09


m/m
CO-531%

2.85 3.20 m 1.16 L/s 0.007


0.44 5.30 m

1.16 m/s CO-159


0.65
mm
23.2

0.63 L/s
200.0 m/s
m/m

m0.81
m/s L/s
1.950.040
3.20 m
0.29 m/m %
15.9
0.38 m/s 200.0
L/s 3.45 m 4.20 m
mm

0.005 m/m
m/s

0.26
5.50 m 0.004
MH-354
5.20 m
MH-534
0.48
18.7 mm
m/m
%
L/s
2.61

0.006 mm
200.0m/m m/s
0.002 mm
200.0 CO-503
m/m 200.0 mm
m/m
mm 5.10 m
MH-939 MH-905
5.15 m
3.70 m
200.0 4.40 m
5.05 m 0.002 1.16 m/s 5.50 m
MH-478 2.78 m
0.011

200.0 mm L/s 5.10 m


MH-904 4.30 m
5.20 m
MH-912
% 5.20 m
MH-506 1.16 m/s
4.40 m 4.50 m
MH-89 2.18 m
51.9

200.0
CO-154 0.39
CO-87

21.6 %
L/s %
m/m
mm %
5.00 m
MH-359
4.50 m
1.16 m/s 15.2 200.0
0.005 3.50 m 23.2 3.00 m
0.35 m/m
36.78

MH-86
5.05 m
CO-86
5.05 m 0.24 m/m CO-162 5.10 m
MH-346 %200.0
20.7 CO-532 % 0.004 mm

2.25 m 0.001
mm 1.65 m
CO-357
45.9 L/s 5.50 m
MH-472 L/s
15.7 200.0
5.20 m
MH-910
350.0
0.007
1.13

0.21 L/s
3.74 m
MH-88
200.0
L/s
1.16 m/s
50.81 L/s

0.006 m/m

2.61 m/s CO-504


m/s
L/s

0.50 m/s
CO-352 L/s 5.40 m2.14 m/s
3.33 m
53.9 %
CO-470

1.13 m/s

350.0 mm

MH-535 0.42 m/m L/s 4.50 m

0.057 m/m
14.8 % 0.40 m/m
mm 3.40 m 0.43
m/m
200.0 mm
0.004 m/m
0.30 m/s
0.65 L/s

CO-510
13.1 %
mm
m/m

350.0 mm
10.09
m/s MH-360 0.004
mm %
5.10 m 0.003
mm 1.16 m/s

5.30 m
MH-151
5.30 mCO-160
5.35 m
MH-162 0.006
200.0 0.65
m/m
mm 200.0 5.50 m
MH-471
21.7
2.65 m 200.0MH-507
5.20 m
0.37 m/m
0.004 mm
4.10 m
MH-163 1.16 L/s
4.20 m 4.30 m 0.004 3.38 m CO-533 2.80 m 200.0

0.37 m/s 5.40 m


MH-355 MH-536 m/s
L/s
2.61
%

200.0
0.003 mm
0.54 m/m
6.29 m/s

CO-158
66.0

CO-469 L/s
59.7

5.30 m
MH-157 14.8
0.005 m/m
%
3.50 m 56.8 %
O-10 2.45 m0.60 15.4
5.10 m m/m%
450.0 mm
0.003 m/m

36.57 L/s

17.1
CO-148

L/s
200.0 % m/s
m/m

4.10 m
%

5.30 mCO-163
200.0 mm MH-166
5.35 m
0.85
41.71

%
0.75 m/s

CO-84
32.9 %

L/s

MH-167 1.16 L/s


4.20 m 4.30 m % %
300.0
0.003

MH-468 MH-467
CO-466
5.50 m 5.50 m
%
0.009
mm
200.0CO-505
1.16

mm

200.0 mm
0.004 m/m
0.35 m/s
1.16 L/s

CO-500
15.1 %
350.0 mm
0.002 m/m
0.16 m/s
0.21 L/s

CO-85
3.5 %

0.46

0.37 m/s
40.3 29.4 3.43 m 3.50 m
17.6
CO-153
0.009

300.0
0.002 mm
0.68
28.91

CO-345
62.8

CO-353
37.55 L/s
27.3
1.16 m/s
L/s

5.35 m
MH-150
L/s
m/s

0.004 m/m
m/m

L/s
CO-358
L/s
mm
m/m
m/s

1.16 m/s
CO-535 L/s
29.3

CO-534L/s 0.37
m/m
mm
4.30 m 200.0 mm
10.09 m/s 2.14 m/s
0.008 m/m
1.16

mm

5.96

%
0.47

0.92 m/m
0.009

m/m
m/s
L/s

0.49
m/m
0.90

mm
300.0 mm
2.61
m/s
m/m MH-508 0.004
200.0
0.014

MH-494 0.50%
mm 5.10 m 200.0
200.0

23.1
5.10 m 0.005 2.60 m
5.35 m
MH-156
%
5.20 m
MH-356 0.010
mm
0.006 CO-507
2.28 m 14.5200.0
4.30 m 3.00 m
200.0 200.0
CO-356 L/s
21.4

m/m
m/s
mm

CO-492%

% CO-506
5.05 m 14.1 71.2
% L/s

2.35 m
MH-85 CO-147 %
2.14

25.8

0.83 L/s
0.026 m/s
200.0 m/m
mm

L/s
CO-354
0.019
0.62
1.16
5.10 1.16
MH-509 m/s
200.0
0.004
0.44

%
2.19

200.0 L/s m
2.50 m 0.39
m/m
mm
1.16 m/s
% 57.0
L/s
m/s

5.10 m/m
MH-493
m
m/s
0.005
0.4214.1m/m CO-161 10.09 m/s 48.4 %
5.05 m
L/s 5.10 m
MH-347
1.36 m/m
5.20 m
MH-361
mm
m/m

CO-468 L/s
2.60 mm
m 200.0
450.0
0.005 mm
0.97
36.57

CO-83
31.7

MH-87
3.85 m
%200.0
14.1 % 0.007CO-152
mm
1.16 % m/s 1.54 m 0.029 mm
2.88 m m/s 48.5
14.2 5.55
CO-146
m
200.0 L/s
1.16 m/s 0.51 m/m
57.0
200.0 9.10 m/m
CO-491
17.4

5.20 m
MH-512
4.00 m
%

CO-145
4.80 m 5.50 m
0.42 m/m 0.011
mm
69.6
% 0.92
mm CO-467 L/s
m/s
CO-465 L/s
59.6

200.0
0.017 mm
0.71 m/m
2.19
m/m
m/s
L/s

5.55 L/s
m 1.16 L/s 4.70
MH-148 m mm CO-164
200.0 0.011
CO-361 250.0
4.17 m/m
0.79
mm
0.72
37.55

5.10 m
MH-492
%

5.05 m
L/s
CO-355
69.9

0.014
m/s
L/s
300.0
0.002

2.80 m
2.45 m
MH-84 MH-147
4.85 0.48 m/s
m/s
1.16 m0.009
MH-149 0.006
200.0
0.41
m/m
mm m/m
1.16 m/s
0.51 m/m
0.006
200.0
mm
5.50 m
300.0
0.003 mm
0.82 m/m
39.00 m/s

8.64 m/s
L/s 250.0
%

5.20 m
4.70 m
MH-155 0.011
mm
%

1.13 m/m
m/s

9.5 %
15.1
CO-499

MH-502
3.75 m
200.0
mm
m/m
L/s

5.10 m
MH-357 0.020 mm
CO-490L/s
18.6

L/s
m/s
m/m
14.1
CO-151
%
CO-82
28.9

L/s
m/s
m/m

4.9
% 5.15 m
MH-501 CO-498 5.20 m
1.16
0.005 mm
0.96 m/m
36.57 m/s

14.3
% 5.10 m
MH-174 1.48 m
200.0

CO-150
1.16

5.55 m
mm

0.47

mm

4.00 m
0.009

5.55 m4.80
0.45

200.0
0.009
0.58
2.19

%
450.0

CO-497
4.20 m
3.81 m
MH-499
0.14 L/s
0.29 m/s
200.0 mm
0.019 m/m

200.0
%

MH-154
0.008
200.0

m MH-491
5.20 m 5.15 m 0.14 L/s
MH-500
0.40 m/s

0.013 m/m
5.3 %
CO-496
0.29 L/s

10.5 %

200.0 mm
0.005 m/m
0.33 m/s
0.65 L/s

CO-509
11.8 %
CO-170
17.7

CO-362
CO-370
66.5

m/s
L/s

4.45 m 0.25 m/s


5.05 MH-153
4.85 m
1.16 m/s
L/s
200.0
0.006 mm
0.40 m/m
1.11 m/s

%
mm
m/m

3.00 m m/m 5.15 m


MH-498200.0
MH-497
CO-495
mm 5.20 m

2.55 m
MH-83m
0.41 m/m
MH-175
CO-176
5.10
20.0
%

m%
55.7
%
CO-178
5.10 m
MH-160
79.6
%
300.0
0.003
0.79 m/m
47.63 m/s

57.9
%

CO-360
36.4

0.009 mm 4.45 m
4.00 m
CO-494
%

0.006 mm
L/s

3.94 m MH-181
CO-177 2.32 m MH-164 5.10 m
5.55 m
MH-358
5.70 m
MH-469
200.0 0.07 L/s
200.0 %
8.44 5.10 m
L/s

MH-364
1.44
200.0
0.013
0.90 m/m
6.42 m/s

4.00 m 0.027
0.24 m/s 200.0
0.41
0.21

16.2
0.45 L/s 3.90 m 2.15 m/s
2.15 5.10 m L/s
0.004 L/s
0.61 2.29 m
mm

L/s
m
%

5.70 m
MH-470
4.70 m
5.50 m
MH-466
0.015 m/m
MH-496
5.20 m
m/s
L/s 4.20 m

0.005 m/s 1.11 m/s O-5


54.13 m/s 4.70 m
37.55 L/s

3.68 m 200.0 mm
CO-169 200.0 m/m 0.061 mm
m/m 250.0 m/m
CO-179
86.9

1.35 m/m
L/s

62.4 %
CO-464

1.06 m/s
0.006 m/m
300.0 mm

mm
m/m6.5
250.0
0.001 mm
0.39 m/m
9.60 m/s

0.009 mm
mm

5.10 m
MH-511

1.11 m/s
L/s
%
mm 200.0 mm
5.10 m
MH-168
%

300.0
5.60 m
MH-394
4.20 m
0.29
L/s

4.60 m 5.50 m
MH-464

18.4 mm
m/m 2.28 m
3.73 m
0.002 W-1
CO-489 L/s
19.2

200.0
CO-175
L/s
1.04 m/s
0.52
2.19

0.32 m/m
PMP-4
200.0
0.025 mm
1.13
6.49 m/s

CO-369
62.0

CO-462 L/s
55.7

48.3 %
CO-493

0.21 L/s
0.23 m/s
m/m
200.0 mm
%

200.0
0.007

6.5 %

5.30 m
MH-173 0.003
mm
L/s

0.002
0.71
29.22

CO-460
m/s

4.20 m
200.0 J-2 4.10 m
5.10 m
MH-182
m/m

%
300.0

5.50 m 5.50
MH-462 MH-461
5.30 m
MH-490
11.4 0.005

0.005 m/m
m/s

3.77 m 3.82 m
m
mm
m/m

3.70 m
5.25 m
MH-363
40.0
22.45 L/s
CO-488
%

0.65 L/s
0.33 m/s

200.0 mm
mm
m/m

0.91 m/s
m/m14.9

%
CO-508
L/s

5.30 m
MH-180 MH-371
5.10 m 3.80 m CO-393 L/s 0.006 m/m
m/s
16.6
CO-168
%

0.004 L/s

4.20 m 2.30 m
m/s
6.86 m/m 300.0 mm
0.65

5.30 m
MH-486
200.0 % m/s

0.62
mm
%
3.36 m
0.58

mm
m/m

0.027
1.11

mm

0.005
200.0

CO-487 5.20 m
MH-796
0.37

250.0 47.5
% 4.30 m
5.20 m
MH-801

5.35 m
MH-172
15.4
CO-174

L/s
m/s
m/m

CO-463 L/s 0.36


0.65
5.10 m
MH-495
4.30 m
4.30 m
5.55 m
MH-198
4.85 m m/s
8.33 m/m 200.0
0.007
1.04

mm
0.36

0.96 m/m
6.49 m/s

CO-368
30.3
0.004

17.4
CO-195
%

200.0
0.016 mm

m/s
L/s 4.40 m
0.88
mm 5.10 m
MH-510

5.35 m
MH-179
200.0

L/s
m/s
m/m

5.45 m
MH-395
0.011 mm
m/m10.6
16.4
4.40 m

4.30 m
1.01

5.50 m
mm

4.31 m 250.0
%

MH-199
4.80
0.35

L/s

6.86 L/s
0.68 m/s
0.006 m/m
250.0 mm

CO-484
0.004

m
62.2 %
CO-394

46.7

%
200.0

0.80
%

16.0 %
5.10 m
MH-370 CO-461 L/s
m/s 0.004
0.32 5.20 m
MH-489
5.20 m
MH-797

15.3
CO-180
40.0

2.70 m
5.45 m
MH-396
200.0
4.00 m
m/s
L/s 4.20 m
5.20 m
MH-802
4.10 m
CO-167
250.0
0.007 mm
0.77 m/m
9.26 m/s

MH-204
5.50CO-200
m 5.55 m
MH-203 4.26 m 6.77 m/m
0.82
mm
CO-359
33.9

0.010
m/m

1.11 m/s
L/s
%
%

%
4.80 m mm
L/s

0.80 L/s
4.85 m
0.006
0.67
6.42

%200.0

% 250.0

14.8 m/m
0.37
16.9 0.30 m/s
CO-459 L/s
49.0

0.005
mm CO-196 0.003 m/m
200.0 mm
0.008 m/m

75.5 11.0
200.0 L/s
CO-173 L/s 200.0 mm
0.76 m/s
6.49 L/s

CO-367
32.6 %

CO-397 L/s 5.70 m


MH-465
CO-486%
1.04 m/s
1.01 m/s
mm
m/m
m/s
L/s

m/s 4.70 m
0.53
22.45

0.23% m/m 23.82


m/m
mm
300.0
0.001

5.20 m
MH-485
3.60 m
MH-17014.5 % 0.36 m/m 14.9
0.001
mm 82.4 % 0.65
m/m
m/s

0.006
0.34
0.65

CO-166
5.55 m MH-171 0.004
mm
200.0
CO-201
mm

200.0 m/s
L/s
CO-165
%

4.80 m
5.50 m 200.0
L/s
5.10 m
MH-369 CO-398
0.002
5.40 m 5.40
MH-400 MH-399
250.0
m/m 5.20 m
MH-798
m/m14.3

1.11 L/s
4.70 m 13.5 %
0.80 m/s
2.90 m 4.15 m 4.18 m
m
23.82 L/s 5.70 m
MH-463
mm
13.4 4.10 m

5.55 m0.007 m/m


L/s
m/s

0.43 m/s
5.30 m
MH-201 CO-197 5.35 m
MH-200
0.21 m/m 0.75 m/s 4.70 m CO-483%
5.10 m
MH-954
4.40 m
1.11

4.85 m 200.0 mm
MH-178
4.55 m 1.01 L/s
4.70 m 0.001
mm 0.003 m/m
MH-169
0.38

mm
0.005

5.50 m 200.0 250.0 mm MH-488


5.15 m
CO-81
35.6

200.0

CO-172%

4.70 m 0.38 m/s


6.49 L/s
0.95 m/s
0.016 m/m
200.0 mm

5.25 m
MH-362
200.0 m/s
0.004
0.31
0.80
L/s 4.35 m
450.0
0.001
0.57 m/m
36.57 m/s

14.0

%
L/s
200.0 m/s
m/m

5.10 m
MH-183
11.7 m/m
0.005 %
30.3 %
CO-366

13.8 5.55 m
mm

12.5
5.10 m
MH-189 % 3.60 m
5.35 m
MH-205 4.25 m m/m
mm
L/s

CO-171 4.80
1.04

CO-485%
0.48

MH-177
m 3.80 m
41.1 5.30 m
200.0
MH-206 mm
CO-202
4.70 m
mm

5.55 m
0.011

CO-192
4.55 m
0.80 L/s
CO-396 L/s
62.1

4.85
1.04m m/s
L/s
CO-186
16.5

L/s 0.38 m/s


13.71

5.15 m
MH-484
%

0.65
3.80 m
5.10 m
MH-479

MH-176
5.60 m
MH-397

0.37 m/m
0.002 m/s
0.25 L/s
4.40 m

0.005 mm
%
1.88 m/s
200.0
0.007
0.40
0.94 m/s

0.42 m/m
0.007 m/m
5.10 m
MH-368 %
250.0
0.002
0.53

4.60 m
13.0
5.10 m
MH-190
200.0 mm
200.0
L/s

3.73 m 0.004
mm 3.30 m
m/s

CO-185 200.0
69.2
CO-399 L/s
5.50 m
MH-460 CO-482
200.0
13.6
% m/m
CO-478%

mm
5.15 m
MH-487
0.40 L/s
0.008 m/s
200.0 m/m

L/s
0.94 m/s
mm
m/m

m/s
mm
m/m

22.45 L/s

3.97 m
11.4

mm

0.80
4.45 m
0.80
47.8 %
CO-458

0.95 m/s
0.006 m/m
300.0 mm

0.38 m/m
%
% 23.82
m/m 5.65 m
MH-410

0.49
mm 4.65 m
0.004 m/s
0.31 L/s % 5.10 m
MH-480

0.006
16.4 mm
28.4 0.001
200.0 m/m
CO-191
200.0 CO-198
200.0 mm
0.012 m/m

250.0
% 5.50 m
MH-458 MH-483
5.15 m
12.6 11.4
4.30 m
0.87 m/s
6.49 L/s

CO-365
31.3 %

4.03 m
mm 3.95 mCO-481%
11.2
% CO-479
MH-481
L/s
mm/s
5.30 m
MH-188 L/s
CO-193
42.1

L/s 50.3
4.15 m
0.94 m/s
0.41 m/m 1.01 m/s
CO-395 L/s 0.80 CO-480
MH-482 5.10

0.42 m/m
% m/s
CO-456 L/s
39.6

0.007
mm
250.0
0.001
0.46 m/m
11.14 m/s

13.71 m/m
%

38.6 %
0.40 L/s
0.80m m/m
5.10 m 4.20 mm
0.008 m/s
4.10 mL/s
0.41
0.80 0.008
200.0 0.007
29.9 mm
0.58 mm
CO-454
5.10 m
MH-799
5.10 m
MH-800

5.30 m
MH-195
L/s

CO-203
200.0
0.56
15.68

MH-455
5.50 m 5.50
200.0 m/m 0.43 m/m
m/s 200.0
4.00 m 3.88 m
mm

L/s 5.10 m
MH-367
0.002 %
13.1
CO-184
%

L/s

300.0
0.002
200.0 % m/s
m/m

4.15 m 0.80 m/s


3.60 m 250.0
m/s

4.06 m 4.16 m
m mm 0.010 mm

0.40 m/m
24.6 7.84 L/s
MH-456
200.0
0.94

mm

CO-407 L/s
12.70.40

mm
m/m

0.87 m/s
0.007

0.008
mm m/s 0.011 m/m
5.35 m
MH-187
CO-190

200.0 5.25 m
MH-401
250.0 mm
4.30 m
23.82 L/s

4.03 m 5.45 m
MH-398 5.23 m/m
L/s
m/s
m/m

0.58
mm
4.46 m 0.005
0.94

mm

CO-364
31.2

57.8 %
CO-400

0.92 m/s
0.006 m/m
250.0 mm

300.0 %
0.40
0.007

200.0
0.012 mm
0.87 m/m
6.49 m/s

5.35 m
MH-194
200.0

34.7
%

5.25 m
MH-402 35.7

4.30 m 5.10
CO-194
MH-196
m
%
L/s

3.98 m
CO-457 L/s
m/s
3.51 m
MH-197 6.77 m/m

0.74 L/s
11.14
5.10 m
3.46 m 5.10 m
MH-366 %
5.45 m
MH-411
0.006 m/m

0.71
mm

0.005 m/s
36.8

3.90 m 51.1
CO-447 L/s
4.33 m 0.007
%
39.0 %
CO-408

5.23 L/s
0.62 m/s

300.0 mm

250.0
% 250.0 m/m
12.15 m/s

CO-199

38.6
13.9 mm 5.10 m
MH-202 56.4 %
m/s
37.36
m/m
5.45 m
MH-409 CO-455 L/s
O-16
250.0
0.007
0.85 m/m

m/s
CO-183
CO-204%
L/s

0.66 L/s
0.004 m/s

3.39 m
300.0 m/m

CO-449
mm
5.25 m 5.25 m 0.005
MH-451 MH-4490.99
4.28 m 7.84 m/m
L/s
mm

0.72
mm

0.94 m/s
31.1
mm

CO-363
33.0
12.95

130.88 L/s
2.05 m 2.10 m 300.0
0.007
0.32 m/m
13.9 mm
%
5.10 m
MH-207
0.008
0.74
6.49

%200.0

1.42 m/s
% 250.0
0.004
3.36 m MH-223
5.55 m 0.006 m/m 42.2
CO-453 L/s
30.3

5.10 m
MH-804

200.0
CO-189
L/s 4.85 m
m/s
L/s

CO-409 L/s
4.40 m

0.94 m/s 5.10 m


MH-365
450.0 mm
m/s 5.70 m
MH-459
0.56
7.84

0.32 m/m
CO-220
14.0

mm
m/m

4.10 m 4.65 m
250.0
0.003
0.94 m/s

m/s

5.10 m
MH-821

0.004
mm
200.0
0.005
0.36

5.55 m
MH-224 % 42.4 %
21.36
m/m
0.65
mm
0.002
2.07 m
mm
m/m

5.05 m
5.10 m
MH-842
MH-185 %
%200.0
13.7 200.0
L/s

4.80 m 56.3
MH-413
CO-410
5.35 m MH-412
5.35 m
300.0
MH-82
2.80 m
12.9 5.55
CO-182
m 5.65 m
MH-406 MH-420
5.70 m 5.10 m
MH-803
2.30 m
5.5512.6
MH-232
m
CO-450
L/s
mm
%
m/m
CO-221

0.35 L/s
0.004 m/s
200.0 m/m
mm

m/s 21.36 L/s4.20 m


4.15 m
4.65 m 4.70 m
CO-181
4.80 m 5.50 m
5.70 m
MH-457 5.10 m
MH-805 3.01 m MH-820

m 0.94 L/s
L/s 4.70 m
MH-186 4.85 m
CO-228
14.0

130.88
m/m 0.90 m/s
4.65 m
3.07 m 5.10 m

4.85 m/s
0.94 m0.009
0.45 m/s
CO-205
33.5

%
0.94

CO-403 L/s
56.8

2.97 m 5.10 m
MH-857
5.50 m
MH-225 1.42
mm 0.006 m/m
2.50 m
5.10 m
MH-856

MH-1845.55
0.38 200.0
m/m
mm m/m 0.30
0.73 0.006
0.55
13.54

5.35 m
MH-403
300.0 mm
450.0 4.35 m
CO-406 L/s
41.8

2.70 m
450.0
0.005 mm
0.97 m/m
36.57 m/s

CO-80
35.6

0.006 mm 5.50 m
300.0
0.006
0.83
14.15

200.0
0.004
250.0
0.002

10.44

5.10 m
MH-855

4.70
2.95 m
5.10 m
MH-841
%

m
MH-193
m/s
L/s 5.50 m
MH-233
4.75 m

4.80 m
m/s

2.55 m
CO-188%

300.0
0.001
0.45
L/s

% 5.10 m
MH-819

5.05 m
13.8

L/s
200.0 m/s
m/m

mm
m/m
m/s
L/s

mm
m/m
mm
m/m

m/m
m/s

3.30 m
MH-81
2.90 m 13.1
%
mm

CO-187 5.55 m
0.94

200.0 L/s
0.005

0.94 m/s

CO-222
13.8

mm

27.7
CO-229
0.36
12.5 m/m

5.55 m 4.80
0.44
0.009

CO-404 L/s % 5.10 m


MH-818 MH-854
5.10 m
m/s 3.15 m
36.57 L/s

200.0
0.005 mm
0.34 m/m
0.73 m/s

O-8 % 3.40 m
0.98 m/s
0.005 m/m

4.85 mL/s
m
MH-192 %
10.44
m/m
28.7 %
CO-79

450.0 mm

MH-191
0.94 m/s 5.10 m
MH-208
mm
%
L/s

5.50 m
MH-226
45.8 0.61
mm 22.3 5.50 m
MH-454

0.37 m/m 3.05 m 0.003


CO-417 L/s 4.50 m

0.005 mm
5.50 m
MH-2344.65 m CO-401 L/s
42.4
300.0
m/s
6.97 m/m
30.3 %
CO-452

7.84 L/s
0.70 m/s
0.006 m/m
250.0 mm

5.10 m
MH-812
5.20 m
MH-840

200.0
%
41.1
4.70 m
m/s CO-411 L/s
CO-446 L/s
53.1

13.54
m/m m/s
0.54
mm
0.51
mm 21.36
m/m 3.60 m 2.65 m
31.1 %
0.003
5.50 m
MH-453

5.05 m
CO-218 0.002
0.64
mm
300.0 4.55 m
250.0 0.002
5.20 m
MH-853

3.00
L/s
200.0 mm
0.004 m/m

m
MH-80 4.00 m/s
0.30 m/s
0.73 L/s
200.0 mm
CO-230
0.005 m/m
0.36
13.0 %
0.94 L/s

CO-223
13.6 %

1.18
93.53

%
450.0
0.004

300.0 CO-405
5.45 m 5.45 m
MH-408 MH-407 3.45 m

0.60 m/m
m/s

4.40 m 4.45 m
5.15 m
MH-214
0.006
mm 5.45 m
MH-235
m/s

10.44 L/s
CO-78%

L/s

mm
m/m

0.71 m/s
5.10 m
MH-817

3.31 m 200.0 4.65 m 5.45 m


MH-227 MH-405
CO-402
44.2 %
29.1

0.005 m/s
450.0 m/m
mm

0.005 m/m
3.60 m
CO-217
22.2

CO-231%

4.55 m 4.20 m 5.30 m


5.30 m MH-404
36.57

13.54 4.25 m 300.0 mm


0.95

12.0

0.004 L/s
%m/s
m/m
mm
200.0
0.005 mm
0.42 m/m
1.59 m/s

0.79 m/s
L/s
5.45 m
MH-421

5.10 m
MH-221
%

0.73

CO-224
0.30

0.005 4.43 m
5.05 m
L/s

3.36 m 5.40 m
MH-236
13.2
200.0

L/s
200.0 m/s
m/m

250.0
m/m
6.97 L/s
0.98 m/s
0.018 m/m
300.0 mm
mm

37.7 %
CO-418

5.20 m
MH-839

MH-79
3.10 m % 4.60 m
mm
0.94

5.10 m
MH-414
2.75 m
23.4
0.37
0.005

21.36 L/s

3.94 m

You might also like