You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ VĂN ĐIỆP

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 62340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ VĂN ĐIỆP

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 62340102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THANH TRÁNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Thanh Tráng

Chuyên đề được báo cáo tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 03
tháng 12 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Chuyên đề gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng


1 GS.TS Võ Thanh Thu Chủ tịch
2 GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Ủy viên
3 GS.TS Hồ Đức Hùng Ủy viên
4 PGS.TS Lê Thị Mận Ủy viên
5 PGS.TS Nguyễn Đình Luận Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề sau khi Chuyên đề đã
được báo cáo và sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Chuyên đề là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Chuyên đề này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Nghiên cứu sinh thực hiện Chuyên đề

Vũ Văn Điệp
LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Trường Đại học Công
Nghệ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện đào tạo Sau đại học, cũng như các cơ quan, đơn vị
trong và ngoài Trường đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chuyên đề này.

Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn
ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt,
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Bùi Thanh Tráng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề này.

Trong quá trình thưc ̣ hiện chuyên đề, mặc dù đã cốgắng hoàn thành chuyên đề tốt nhất
song cũng không thểtránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đươc ̣ ý kiến của quý Thầy, Cô.

Xin trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2016

Tác giả

Vũ Văn Điệp
ABSTRACT

In this article the author presents the profile of issues relating to the intention to use
electronic payment, all kinds of electronic payment systems, forms of electronic payments, and
an overview of relevant research projects through to the research content of the thematic.

In the first thematic authors present the concepts, benefits, comparing electronic
payments with traditional payment and some restrictions of traditional payment in the
context of e-commerce. The author presents an overview of research projects related to the
intention to use electronic payments by consumers. Author aggregate consideration and
evaluation of previous studies have been published about the factors that influence the
intention to use electronic payments by consumers on the basis of which determined that
expanding the theoretical framework the intention of the consumer behavior in the use of
electronic payments.
TÓM TẮT

Trong chuyên đề một tác giả giới thiệu tổng quan về chuyên dề nghiên cứu và các khái
niệm, lợi ích của thanh toán điện tử, các hình thức thanh toán điện tử như: Thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán, thanh toán qua trung gian, phương thức thanh toán điện tử: Hệ thống
thanh toán trực tuyến, tiền điện tử, thẻ thông minh, ví điện tử, séc điện tử thanh toán di động,
ngân hàng trực tuyến…so sánh thanh toán điện tử với thanh toán truyền thống. Tác giả trình bày
tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của
người tiêu dùng. Tác giả tổng hợp xem xét, đánh giá các nghiên cứu trước đây đã được công bố
về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trên cở sở
đó xác định mà mở rộng khung lý thuyết và đưa ra mô hình đễ xuất về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng thanh toán điện tử .
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................................ iv
TÓM TẮT ................................................................................................................................ v
Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................................... ix
Danh mục hình ảnh .................................................................................................................. x
Danh mục các bảng, biểu ........................................................................................................ xi
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.................................................................................. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
1.3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 6
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 6
Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ .................................................................................... 8
2.1. Khái niệm thanh toán điện tử ..................................................................................................... 8
2.2. Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử ................................................................... 11
2.3. Các hình thức thanh toán điện tử ............................................................................................ 11
2.3.1. Thẻ ghi nợ .......................................................................................................... 11
2.3.2. Thẻ tín dụng ....................................................................................................... 12
2.3.3. Thẻ thanh toán ................................................................................................... 13
2.3.4. Thanh toán điện tử qua trung gian ..................................................................... 14
2.4. Phương thức thanh toán điện tử .............................................................................................. 14
2.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến ..................................................... 15
2.4.2. Tiền điện tử (Digital Cash) ................................................................................ 15
2.4.3. Thẻ thông minh (Smart card) ............................................................................. 16
2.4.4. Ví điện tử (Digital Wallet) ................................................................................. 17
2.4.5. Séc điện tử (Electronic Cheque) ........................................................................ 17
2.4.6. Thanh toán di động (Mobile Payments) ............................................................ 18
2.4.7. Ngân hàng điện tử (E-Banking) ......................................................................... 18
2.5. Lợi ích của thanh toán điện tử.................................................................................. 19
2.6. So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống............................................ 21
Chương 3: CÁC LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI...................................................... 22
3.1. Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ....................................................................... 22
3.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action: TRA)...............23
3.3. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory Of Phanned Behaviour: TPB).............24
3.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model: TAM).................26
3.5. Mô hình kết hợp TAM và TPB (Combined TAM and TPB: C-TAM-TPB)............29
Chương 4: CÁC NGHÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ................31
4.1. Áp dụng thanh toán điện tử ở Thái Lan (The Adoption of Electronic payment in
Thailand).................................................................................................................... 31
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Factors Influencing the
Adoption of Internet Banking)................................................................................... 31
4.3. Mô hình quyết định của người tiêu dùng dựa trên niềm tin trong thương mại điện tử:
Vai trò của niềm tin, rủi ro (A Trust-Based Consumer Decision Model in Electronic
Commerce: The Role of Trust, Risk, and Their Antecedents)...................................32
4.4. Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di
động (An empirical examination of factors influencing the intention to use mobile
payment).................................................................................................................... 33
4.5. Hướng tới hệ thống thanh toán điện tử thành công: Xác định thực nghiệm và phân
tích các yếu tố quan trọng (Towards successful e-payment systems: Ampirical
identification and analysis of critical factors)............................................................. 34
4.6. Nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức bảo mật của khách hàng về bảo mật và tin
tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử (An empirical study of customers’ perceptions
of security and trust in e-payment systems)............................................................... 35
4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử tại Tunisia (Factors
Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia)......................................... 36
4.8. Đề xuẩt mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam...................36
4.9. Điều tra thực nghiệm các yếu tố quyết định chấp nhận của người sử dụng Ngân hàng
điện tử tại Singapore (An Empirical Investigation of the Determinants of Users
Acceptance of E-Banking in Singapore (A Technology Acceptance Model))...........37
4.10. Các yếu tố quyết định của hệ thống thanh toán điện tử thành công; Quan điểm hài
lòng của người dùng (Determinants of E-Payment Systems Success: A User’s
Satisfaction Perspective)............................................................................................ 38
4.11. Sự kết hợp của TAM và TPB trong việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Combination
.................................................................39

.........................................................................................................................41

...........................................................................................................................................42

..................................................................................................................................43
of TAM and TPB in Internet Banking Adoption)
4.12. Phân tích các yếu tố chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử của người Thái Lan
dựa trên mô hình UTAUT (Analysis of acceptance factors for electronic payment
services of THAI people based on UTAUT).............................................................. 40
4.13. Xác định các yếu tố quyết định sử dụng Ngân hàng điện tử: Một nghiên cứu về khái
niệm (Identifying Factors That Determine Intention to Use Electronic Banking: A
Conceptual Study)
4.14. Điều tra thực nghiệm sự chấp nhận của người tiêu dùng về dịch vụ Ngân hàng di
động (An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of Mobile Banking
Services)
4.15. Phân tích nhận thức rủi ro về việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử củ thanh
niên (A Risk Perception Analysis on the use of Electronic Payment Systems by
Young Adult)
4.16. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại
Việt Nam (An Analysis of Factors Affecting the Intention to Use Mobile Payment
Services in Vietnam).................................................................................................. 44
4.17. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của
người tiêu dùng tại Indonesia (A Model of Factors Influencing Consumer’s Intention
to Use E-Payment System in Indonesia).................................................................... 45
4.18. Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng: Mở rộng
mô hình chấp nhận công nghệ (Predicting Users’ Continuance Intention Toward E-
payment System: An Extension of the Technology Acceptance Model)...................45
4.19. Dự đoán ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng: Bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam (Predicting Consumer Intention to Use Mobile Payment
Services: Empirical Evidence from Vietnam)............................................................ 47
4.20. Tìm hiểu nhận thức rủi ro và niềm tin trong thanh toán điện tử: Nghiên cứu thực
nghiệm trong giới trẻ tại Trung Quốc (Exploring consumer perceived risk and trust
for online payments: An empirical study in China’s younger generation).................48
4.21. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điện tử................................49
Kết luận............................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 58
Danh mục các từ viết tắt

ATM Automated Teller Machine

B2C Business To Consumer – TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

B2B Business To Business – TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

C2C Consumer To Consumer – TMĐT giữa người tiêu dùng với nhau

C2B Consumer To Business – TMĐT giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin

PEOU Perceived Ease Of Use – Nhận thức về tính dễ sử dụng

PU Perceived Usefulness – Nhận thức về tính hữu ích

PBC Nhận thức kiểm soát hành vi

TAM Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ

TMĐT Thương mại điện tử

TPB Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành vi có hoạch định

TRA Theory of Reason Action – Lý thuyết hành động hợp lý

C-TAM-TPB Combined TAM and TPB – Mô hình kết hợp TAM và TPB
Danh mục hình ảnh

Hình 1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA).................................................... 23


Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)........................................................ 25
Hình 3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)............................................................ 27
Hình 4: Mô hình C-TAM-TPB..................................................................................... 30
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 57
Danh mục các bảng, biểu

Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điệnt tử..............................49
1

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN


1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại
điện tử phát triển. Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet đã
trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (Narges
Delafrooz và cộng sự, 2010). Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi phương
thức mua hàng truyển thống của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ không còn bị bó
buộc về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu
và bất cứ khi nào (Hasslinger và cộng sự, 2007). Cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và kỹ thuật số đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới, do đó các
giao dịch kinh doanh cũng thay đổi từ các giao dịch tiền mặt chuyển sang giao dịch
tiền điện tử (Mohamad, Haroon & Najiran, 2009). Các giao dịch giữa các đối tác kinh
doanh tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện tử, giải pháp thanh toán điện tử
xuất hiện để thay thế các hệ thống thanh toán bằng tiền mặt (Dennis, 2004). Thương
mại điện tử cung cấp các dịch vụ mua bán các sản phẩm, thông tin, dịch vụ trên
internet và môi trường trực tuyến. Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán
trao đổi tiền ở dạng điện tử gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là một phần
không thể tách rời và là một phần quan trọng nhất của thương mại điện tử, nói chung
thanh toán điện tử được sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua trực tuyến
thông qua việc sử dụng internet (Roy & Sinha, 2014).

Thanh toán điện tử làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản cho các
thương gia, và làm hài lòng người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Thanh toán điện
tử cũng làm giảm chi phí vận chuyển, cướp giựt, tiền giả (Panurach, 1996). Ngày nay,
thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Theo
Rowley (2000), sự phát triển của các ứng dụng thương mại điện tử có thể được
2

xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trình tiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi
và cộng đồng, Vì vậy, "Không có thương mại điện tử, nếu không thanh toán được!"
(Kannen, 2003).

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy những tiến bộ trong công nghệ ngân
hàng điện tử, đặc biệt là các kênh ngân hàng trực tuyến, đã tạo ra phương pháp mới
xử lý vụ ngân hàng hàng ngày, và cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt và khả
năng tiếp cận, mà các phương pháp truyền thống đã không thể cung cấp
(Pikkarainen và cộng sự, 2004). Do đó, việc đưa các dịch vụ thanh toán điện tử vào
xã hội là một sự đổi mới rất lớn của các ngân hàng. Nghiên cứu trước đây cho thấy
sự thành công của ngân hàng điện tử không chỉ bởi ngân hàng và hỗ trợ của chính
phủ mà còn bởi sự chấp nhận của người tiêu dùng (Mols, 2000; Pikkarainen và
cộng sự, 2004; Sathye, 1999). Thay đổi tư duy và thói quen của người tiêu dùng là
không dễ dàng, đặc biệt là khi các dịch vụ có liên quan đến tiền của họ và thanh
toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất. Những lý do chính do nhận thức
khác nhau của cá nhân về rủi ro và không chắc chắn (Pikkarainen và cộng sự,
2004), thiếu niềm tin, thiếu thông tin (Worthington & Edwards, 2000), và thiếu
nhận thức của người tiêu dùng (Gronhaug, 1972).

1.2. Vấn đề nghiên cứu

Tại Việt Nam, vào năm 2000 khi Internet bắt đầu được đưa vào sử dụng chính
thức, tỷ lệ sử dụng internet chỉ chiếm khoảng 3% dân số. Tuy nhiên, theo thống kê của
Bộ công thương trong năm 2014 tỷ lệ dân số sử dụng Internet đã đạt tới 58% (Bộ công
thương, 2014a). Hoạt động thương mại điện tử đã thay đổi nhanh chóng nền kinh tế
không những ở cách cung ứng sản phẩm mà còn ở thói quen tiêu dùng. Người tiêu
dùng Việt Nam đang trở nên quen dần với thương mại điện tử. Tuy nhiên, phần lớn
người tiêu dùng vẫn còn dè dặt trong việc thanh toán điện tử trong mua sắm trực tuyến
và họ vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng và tin tưởng vào công nghệ.
3

Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT,với dân số 91,3
triệu người tỉ lệ dân số sử dụng internet 45% , tham gia mua sắm trực tuyến 62%,
giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD,
doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó,
chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền
mặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là
48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo
sát cho biết đã từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.

Theo thống kê, tổng lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành trên thị trường Việt
Nam là hơn 102 triệu thẻ (cao hơn cả dân số Việt Nam hiện nay - hơn 91 triệu
người), trong đó thẻ quốc tế là trên 6 triệu thẻ. Bên cạnh đó, lượng người tiêu dùng
thanh toán bằng chuyển khoản khi mua hàng qua mạng đã tăng từ 14% lên 48%
trong năm 2015. Đây chính là những cơ sở cho việc phát triển thanh toán điện tử ở
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực
tuyến nói riêng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại do nhiều yếu
tố tác động tác động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng.

Năm 1985, Fred Davis đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) trong
luận án tiến sĩ của ông tại MIT Sloan School of Management.Trong mô hình Davis
nói rằng động cơ của người sử dụng có thể được giải thích bởi ba người cảm thấy
dễ dàng để sử dụng các yếu tố (nhận thức dễ sử dụng), nhận xét hữu ích (nhận thức
hữu ích) và sử dụng thái độ (thái độ hướng tới sử dụng). Ông đưa ra giả thuyết rằng
thái độ của việc sử dụng một hệ thống là một yếu tố quyết định chính là liệu người
dùng xác nhận việc sử dụng thực tế hoặc từ bỏ hệ thống. Thái độ của người dùng
được xem là bị ảnh hưởng bởi hai niềm tin lớn: Nhận thức hữu ích và nhận thức dễ
sử dụng.
4

Rất nhiều các nghiên cứu đã xem xét thanh toán điện tử từ các quan điểm
chấp nhận và sử dụng (Abrazhevich, 2004; Chavosh và cộng sự, 2011; Elly &
Kavishe, 2008; Graham, 2003; Haque và cộng sự, 2009; Harris và cộng sự, 2011;
Humphrey và cộng sự, 2000; Kim và cộng sự, 2009; Lim và cộng sự, 2006; Mantel,
2000; Mohd Saleh, 2005; Özkan và cộng sự, 2010; Patil & Shyamasundar, 2005;
Ramayah và cộng sự, 2005; Rigopoulos & Askounis, 2007; Rouibah, 2012;
Sumanjeet, 2009). Qua những nghiên cứu này, một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến nhận thức của thanh toán điện tử được đề xuất. Hataiseree (2008) nhận thấy
rằng tiền mặt và séc là phương thức thanh toán phổ biến bởi vì lợi ích của việc sử
dụng thanh toán điện tử không thuyết phục người tiêu dùng. Abrazhevich (2001)
cho rằng sự thất bại thanh toán điện tử là do thiết kế triển khai hệ thống không đáp
ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng, trong khi nhiều nghiên cứu xem
bảo mật và niềm tin là một trong những mối quan tâm rất quan trọng (Chellappa &
Pavlou, 2002; Fatimah và cộng sự, 2000; Friedman và cộng sự, 2000; Hoffman và
cộng sự, 1999; Kousaridas và cộng sự, 2008; Linck và cộng sự, 2006; Md Johar &
Ahmad Awalludin, 2011; Oh và cộng sự, 2006; Poon, 2008; Stroborn và cộng sự,
2004; Sumanjeet, 2009; Tsiakis & Sthephanides, 2005; Wang và cộng sự, 2003).

Nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng với hệ thống thanh toán điện tử ở
Malaysia ví dụ, các yếu tố đó đã được tìm thấy chủ yếu ảnh hưởng đến nhận thức của
doanh nghiệp, quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo mật của hệ thống thanh toán điện tử. Hệ
thống thanh toán điện tử ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố chính đó là: chức năng, bảo
mật và an ninh (Harris, H., 2011; Maqableh, M., Samsudin, A. và Alia, M., 2008).
Trong thanh toán di động, ý định hành vi của người sử dụng bị ảnh hưởng tích cực đến
các yếu tố niềm tin (Lu, Y., Yang, S., Chau, P.Y.K. và Cao, Y., 2011).

Tác giảLê Ngoc ̣ Đức (2008) xác đinḥ những nhân tốtác động đến xu hướng

sử dung ̣ thanh toán điện tử đối với nhóm nguờ
̛ i đãtừng sử dung ̣ thanh toán điện tử
5

̂ ̂ ̂
̀ ̛̛ ̉ ̀ ̀ ́
dưạ theo mo hinh chấp nhạn thuong maịđiẹn tư E-CAM va thuyết hanh vi y đinḥ

̂ ̂
́ ̃ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̀
TPB bao gồm: nhạn thưc sư ̣hưu ich, nhạn thưc tinh dễsư dung,̣ chuẩn chu quan va

̂ ̂
́ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̛̀ ̛ ̉ ́
nhạn thưc kiểm soat hanh vi. Con đối vơi nhom nguơi chua sư dung ̣ thanh toan điẹn

̂
tư thi chi co 2 nhom yếu tố: chuẩn chu quan va nhạn thưc kiểm soat hanh vi.

̉ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ̀ ́ ́ ̀
Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), đề xuất mô hình chấp nhận và sử
dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam E-BAM (E–Banking Adoption Model) và có
kết quả như sau: Mô hình E-BAM giải thích được khoảng 57% những biến động
của sự chấp nhận và sử dụng E-Banking. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy 8 yếu
tố như: hiệu quả mong đợi, tính tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm
soát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, rủi ro trong các giao dịch, hình ảnh ngân hàng,
các yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking.

Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, mô hình nghiên
cứu nhằm giải thích các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng thanh
toán điện tử của người tiêu dùng, nhưng đến nay, trong nước vẫn chưa có nhiều mô
hình nghiên cứu trả lời các câu hỏi liên quan đến những yếu tố chính ảnh hưởng
đến ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, việc áp dụng một
mô hình lý thuyết trên thế giới vào hoàn cảnh của Việt Nam có thể không phù hợp
do các điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chính vì vậy việc triển khai một mô hình nghiên cứu dựa trên những nghiên
cứu trong và ngoài nước, trong thời gian qua để xây dựng một mô hình phù hợp với
điều kiện của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện và phát triển hình thức
thanh toán điện tử để thu hút người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử trong giao
dịch thương mại điện tử đã trờ thành vấn đề cần thiết.

Vì vậy “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức
thanh toán điện tử của người tiêu dùng” làm đề tài nghiên của tác giả.
6

1.3. Mục đích nghiên cứu


Chuyên đề tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu tồng quan về lý
thuyết liên quan đến thanh toán điện tử, tổng hợp các nghiên cứu trước đây
về thanh toán điện tử và tổng quan các mô hình và lý thuyết về ý định hành
vi sử dụng dịch vụ như: TRA, TPB và TAM.

‒ Luận giải về cơ sở lý luận của thanh toán điện tử và ý định hành vi.
‒ Tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện
tử của người tiêu dùng.

1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

‒ Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng.
‒ Phạm vi nghiên cứu : Là những người tiêu dùng sử dụng internet và tham
gia vào thương mại điện tử và sử dụng thanh toán điện tử
‒ Về nội dung : Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu quyết
đinh sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng cũng
như có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định thanh toán điện tử
của người tiêu dùng như : Thái độ, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử
dụng, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro, niềm tin, ý
định hành vi, ….Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử và phân tích mức độ
tác động của các nhân tố này đến quyết định thanh toán điện tử của người
tiêu dùng dựa trên cảm nhận của họ trên các mô hình TRA,TPB và TAM.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

‒ Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, đọc các bài báo, tài liệu để tổng
hợp các nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của
7

người tiêu dùng, khai thác các nguồn thông tin thứ cấp phục vụ cho
nghiên cứu.
‒ Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp định tính tham khảo ý kiến
của các cán bộ trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngân
hàng và các nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực thanh toán
điện tử.
‒ Tổng hợp từ các tài liệu có sẵn và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước
đây để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.
8

Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ


2.1. Khái niệm thanh toán điện tử

Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment
System:EPS) đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ
thống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong thương mại điện tử hiện đại.
Điều này dẫn đến các nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau về định
nghĩa thanh toán điện tử của một số các nhà nghiên cứu. Các định nghĩa này đã
được chủ yếu là nhìn từ góc độ khác nhau, từ các học giả trong lĩnh vực kế toán
và tài chính, công nghệ kinh doanh những người trong hệ thống thông tin. Ví
dụ, Dennis (2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức
cam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thuận tiện thông qua
việc sử dụng các thông tin liên lạc điện tử. Ngoài ra, Briggs & Brooks (2011)
thanh toán điện tử là một hình thức liên kết giữa các tổ chức, cá nhân được hỗ
trợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền điện tử. Ở góc độ khác, Peter &
Babatunde (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử như bất kỳ hình thức chuyển
khoản qua internet. Theo Adeoti & Osotimehin (2012), hệ thống thanh toán điện
tử dùng để chỉ một phương tiện điện tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa và
dịch vụ mua sắm trực tuyến hoặc tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Một
định nghĩa khác cho thấy rằng các hệ thống thanh toán điện tử là các khoản
thanh toán trong môi trường thương mại điện tử trong các hình thức trao đổi tiền
thông qua các phương tiện điện tử (Kaur & Pathak, 2015).

Thanh toán điện tử là một cách trả tiền điện tử cho hàng hóa hoặc dịch vụ,
thay vì sử dụng tiền mặt hoặc séc, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hàng trăm
các hệ thống thanh toán điện tử đã được phát triển để cung cấp các giao dịch
Internet an toàn. Hệ thống thanh toán điện tử thường được phân loại thành bốn
9

loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; tiền điện tử; hệ thống micropayment; và các
giao thức cấp phiên cho truyền thông an toàn (Maiyo, 2013).

Kalakota & Whinston (1997), nhận thấy thanh toán điện tử như là một trao
đổi tài chính diễn ra trực tuyến giữa người bán và người mua. Hơn nữa, Humphrey
& Hancock (1997) cũng cho rằng thanh toán điện tử tham khảo để tiền mặt và
giao dịch liên kết được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Thanh toán điện tử
cũng được định nghĩa là thanh toán bằng chuyển tiền điện tử của các chi tiết thẻ
tín dụng, tín dụng trực tiếp hoặc phương tiện điện tử khác khác hơn là thanh
toán bằng séc và tiền mặt (Agimo, 2004).

Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán dưới hình thức trao đổi
tiền ở dạng điện tử và được gọi là thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử là một
phần không thể tách rời của thương mại điện tử và là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của nó. Nói chung thanh toán điện tử là một hình thức trao đổi
tài chính diễn ra giữa người mua và người bán hỗ trợ bởi các phương tiện truyền
thông điện tử. Thanh toán trong thương mại điện tử là một trao đổi tài chính
diễn ra trong một môi trường trực tuyến, (Kalakota & Whinston, 1997).

Việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến việc chấp nhận
phổ biến và hợp tác giữa các tổ chức như các nhà cung cấp CNTT, các doanh
nghiệp, ngân hàng và chính quyền trung ương (Baddeley, 2004, Lim và cộng
sự., 2007). Eastin (2002) cho rằng việc áp dụng CNTT đã có một tác động vì
người tiêu dùng thường sẽ áp dụng một dịch vụ mới chỉ khi họ có những kinh
nghiệm tương tự trước đây. Ngoài ra, tính khả thi của công nghệ về bảo mật,
niềm tin, và hiệu quả cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng để
sử dụng thanh toán điện tử.

Hệ thống thanh toán điện tử (EPS) đề cập đến bất kỳ giao dịch thanh toán
được thực hiện bằng điện tử. Nó làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản
10

cho các thương gia, và tăng sự hài lòng của mua sắm trực tuyến. Thanh toán điện tử
cũng làm giảm chi phí vận tải, cướp tài sản, và tiền giả (Panurach, 1996).

Các quá trình của hệ thống thanh toán điện tử (EPS) được thể hiện trong
việc thực hiện các thủ tục điện tử, chẳng hạn như: chuyển tiền giữa người tiêu
dùng và các ngân hàng, thanh toán cho mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ qua
internet. Ngày nay, thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực kinh doanh. Theo Rowley (2000), sự phát triển của các ứng dụng
thương mại điện tử có thể được xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trình
tiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi và cộng đồng, Vì vậy, "Đó là không có
thương mại điện tử, nếu bạn không có thể được trả tiền!" (Kannen, 2003).

Antwi, Hamza, & Bavoh (2015) quy định thanh toán điện tử như chuyển
giao của người nộp tiền yêu cầu bồi thường tiền vào một bên có thể chấp nhận
cho có lợi. Lin & Nguyen (2001) xác định thanh toán điện tử như các khoản
thanh toán thông qua nhà thanh toán bù trừ tự động, hệ thống thẻ thương mại và
chuyển khoản điện tử. Shon & Swatman (1998) xác định thanh toán điện tử như
bất kỳ trao đổi quỹ khởi xướng thông qua một kênh truyền thông điện tử. Gans
& Scheelings (1999) xác định thanh toán điện tử thực hiện thông qua các tín
hiệu điện tử liên kết trực tiếp để gửi tiền hoặc các tài khoản tín dụng.

Ngoài ra, Teoh, Chong, Lin, và Chua (2013) xem thanh toán điện tử như
bất kỳ chuyển giao của một giá trị thanh toán điện tử của người nộp để thụ
hưởng thông qua một kênh thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng truy cập
từ xa và quản lý tài khoản ngân hàng và giao dịch qua mạng điện tử. Tóm lại,
theo các định nghĩa trên, hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn giản là được
định nghĩa là một tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều
bên tham gia giao dịch và giá trị tiền trao đổi thông qua phương tiện điện tử.
11

Khi kinh doanh trên mạng Internet chúng ta có thể tiến hành và quản lý mọi
giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với
một trình duyệt và kết nối mạng. Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại
điện tử của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng,
được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho
việc trao tay tiền mặt. Tóm lại, Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và
nhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.

2.2. Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử

Các giao dịch thanh toán điện tử được tiến hành trong các mô hình
thương mại điện tử khác nhau, chẳng hạn như, Consumer-to-Consumer (C2C),
Consumer-to-Business (C2B), Business-to-Business (B2B) và doanh nghiệp đến
người tiêu dùng ( B2C). Sumanjeet (2009, trích dẫn trong Ayo & Ukpere, 2012;
Harris và cộng sự, 2011). Anderson (1998) cho rằng phương thức khác nhau của
hệ thống thanh toán điện tử đã nổi lên với sự tăng trưởng trong các giao dịch
thương mại điện tử, chẳng hạn như, hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến,
hệ thống thanh toán Séc điện tử, hệ thống thanh toán tiền điện tử và thẻ thông
minh.

2.3. Các hình thức thanh toán điện tử


2.3.1. Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ là thẻ trả trước và còn được gọi là thẻ ATM (Automated Teller
Machine). Một cá nhân phải mở một tài khoản với ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ
với một số ID cá nhân. Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (là
thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tài khoản
của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Thuận
lợi đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng
12

thực sự hay không. Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện
ngay lập tức cho từng giao dịch.

Khi thẻ master hoặc thẻ visa được lắp qua các thiết bị nó được một hệ
thống ngân hàng xác nhận mã PIN và nhận ra ngân hàng phát hành để chấp
nhận hoặc từ chối các giao dịch của người tiêu dùng khi chi vượt hạn mức tín
dụng bởi vì hệ thống từ chối bất kỳ giao dịch vượt quá số dư trong tài khoản của
mình, vì số tiền chi được ghi nợ ngay lập tức từ tài khoản của người tiêu dùng
với hầu hết các tài khoản ngân hàng mà người tiêu dùng được cấp thẻ ghi nợ
(Kaur M, 2012; Joseph P.T & S.J, 2008; Kumaga D, 2010).

Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (là thẻ chi tiêu
dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tài khoản của
người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Thuận lợi
đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay
không. Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức
cho từng giao dịch.

2.3.2. Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng đến nay là hình thức phổ biến nhất của thanh toán điện tử cho
người tiêu dùng (Chou, Lee & Chong, 2004) và được chấp nhận rộng rãi bởi người
tiêu dùng và các thương gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường bán lẻ (Laudon
& Traver, 2001). Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận hiện nay là
Visa, MasterCard, American Express & EuroPay, thẻ tín dụng như visa hay
master card có một giới hạn chi tiêu dựa trên lịch sử tín dụng của người dùng
(Schneider Gary P., 2002).

Để mua hàng hóa, dịch vụ từ các cửa hàng với hạn mức tín dụng do tổ
chức phát hành thẻ phát hành và cửa hàng đó chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín
13

dụng. Sau đó sẽ được tính hàng tháng và chủ thẻ sẽ phải chịu phí tài chính (lãi)
trên số tiền còn nợ nếu không thanh toán đúng hạn (Joseph P.T & S.J, 2008;
Kumaga D, 2010).

Thẻ tín dụng quốc tế được người tiêu dùng và các thương gia chấp nhận.
Họ cũng dễ dàng để sử dụng trên internet, chỉ có các chi tiết thẻ tín dụng cần
phải được gửi cho người thụ hưởng để thực hiện thanh toán. (Vassiliou &
Charalampos, 2004).

2.3.3. Thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân
hàng phát hành thẻ cấp cho người tiêu dùng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa
dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại
lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký
kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là
giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và
đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát
hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.

Như vậy, các thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ bao gồm: Chủ
thẻ (người tiêu dùng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ),
ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán.

Thẻ thanh toán tương tự như thẻ tín dụng, ngoại trừ nó không có hạn mức
tín dụng quay vòng, nên cân bằng phải được trả mỗi tháng. Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
và thẻ thanh toán các phương pháp thanh toán đã được sử dụng thành công, và
thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử là tốt. Thẻ thanh toán có từ
America Express một câu lạc bộ ăn tối không có giới hạn chi tiêu và toàn bộ số tiền
tính vào thẻ là do vào cuối của thời hạn thanh toán. Thẻ thanh toán không
14

liên quan đến dòng tín dụng và không tích lũy chi phí lãi vay (Schneider Gary P.
2002).

2.3.4. Thanh toán điện tử qua trung gian

Nhà cung cấp thứ ba chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt
hàng trên trang web của ngưởi tiêu dùng bằng chính tài khoản của họ. Những
dịch vụ này thường được những nhà kinh doanh trực tuyến với quy mô nhỏ
quan tâm, đặc biệt là những người mới bắt đầu tiếp cận với hình thức kinh
doanh này. Rất đơn giản bởi vì, tuy chi phí cho các giao dịch kiểu này thường
cao hơn chi phí phải trả cho những nhà cung cấp trực tiếp, nhưng doanh nghiệp
sẽ không phải trả phí dịch vụ tối thiểu hàng tháng và không phải đặt cọc bất kỳ
một khoản tiền nào mà chỉ phải trả chi phí trên những giao dịch được thực hiện.
Ví dụ: Vietnam Airlines thực hiện bán vé trực tuyến và các dịch vụ, tiện ích
phục vụ người tiêu dùng vào website. Khi triển khai bán vé máy bay trực tuyến,
Vietnam Airlines sẽ áp dụng hình thức thanh toán chính trên 5 loại thẻ tín dụng
phổ biến nhất thế giới (Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners
Club). Thông qua hình thức thanh toán này, người tiêu dùng khi mua vé sẽ trả
tiền bằng thẻ tín dụng ngay trên website của Vietnam Airlines sau khi điền đầy
đủ mọi thông tin về tài khoản cá nhân của mình. Khi thực hiện hình thức thanh
toán này, Vietnam Airlines cam kết mọi hoạt động thanh toán sẽ diễn ra an toàn,
đảm bảo mọi tiện ích và quyền lợi tối đa cho người tiêu dùng, mọi thông tin cá
nhân của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo an toàn và bí mật để người tiêu dùng
có thể yên tâm với việc mua vé trực tuyến.

2.4. Phương thức thanh toán điện tử

Hiện nay có rất nhiều hệ thống thanh toán điện tử. Một số phương thức
thanh toán điện tử đơn giản trong hệ thống thanh toán điện tử (ví dụ: thẻ tín dụng
trực tuyến). Một số người khác sử dụng tiền kỹ thuật số, cho phép lưu trữ và trao
15

đổi các giá trị bằng kỹ thuật số (Tadesse & Kidan, 2005). Với sự phức tạp ngày
càng tăng trong các giao dịch thương mại điện tử, các hệ thống thanh toán điện
tử khác nhau đã xuất hiện trong vài năm qua. Có rất nhiều hệ thống thanh toán
điện tử được đề xuất hoặc đã có trong thực tế (Marthy, 2002).

2.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến

Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến là loại phổ biến nhất của hệ
thống thanh toán cho thương mại điện tử (Tadesse & Kiddan, 2005).

Hệ thống thanh toán này đã được chấp nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng
và các thương gia trên thế giới, và cho đến nay là phương pháp thanh toán phổ
biến nhất tại các thị trường bán lẻ (Laudon.C & Traver, 2002).

Hình thức này của hệ thống thanh toán có nhiều ưu điểm hơn các phương
thức thanh toán truyền thống. Một số trong những quan trọng nhất là: Tính độc
lập (Mỗi người sử dụng một thẻ cá nhân cho riêng mình), bảo mật (An toàn khi
sử dụng), tính toàn vẹn, tính tương thích, hiệu quả giao dịch tốt, thuận tiện, di
động, rủi ro tài chính thấp và ẩn danh (Mọi thông tin cá nhân của người tiêu
dùng đều được bảo đảm). Tuy nhiên, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến tìm cách
giải quyết một số hạn chế của thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến với thương gia
bao gồm: thiếu xác thực, thoái thác phí và gian lận thẻ tín dụng (Sumanjeet
Singh, 2009).

2.4.2. Tiền điện tử (Digital Cash)

Tiền điện tử (e-cash) là một khái niệm mới trong hệ thống thanh toán
trực tuyến, vì nó kết hợp thuận tiện với bảo mật và sự riêng tư bằng máy vi tính
để cải thiện các thể loại tiền giấy (Sumanjeet Singh, 2009). Nó là một phương
thức thanh toán phải được lưu lại một số quỹ theo quy định hoặc một hạn mức
tín dụng được cấp cho người sử dụng bởi các ngân hàng.
16

Tiền điện tử đã có một số điểm tương đồng với tiền thật như sự riêng tư,
chuyển nhượng và thuận tiện, chi phí giao dịch thấp, chấp nhận tốt (chỉ có chi
phí thực là khoản phải trả cho kết nối Internet), quyền hạn, giống như tiền thật,
tiền kỹ thuật số là hoàn toàn ẩn danh. Tuy nhiên nó cũng là một loại tiền kỹ
thuật số gọi là được xác định tiền điện tử, trong đó tiết lộ danh tính của những
người rút tiền từ ngân hàng. Nhưng không giống như tiền mặt, tiền kỹ thuật số
có thể không được chuyển đổi ngay sang hình thức khác có giá trị mà không có
sự tham gia của một bên thứ ba như ngân hàng. Tiền kỹ thuật số được bảo mật
sử dụng chữ ký điện tử mà không có sự tham gia của trung gian. Điều này trái
ngược với các hệ thống thanh toán điện tử khác (Tadesse & Kidan, 2005).

Singh Sumanjeet, 2009 xác định một số lợi thế cho hệ thống thanh toán
điện tử này như: thẩm quyền, bảo mật, sự chấp nhận tốt, chi phí giao dịch thấp,
tiện lợi và ẩn danh. Tuy nhiên, tiền điện tử cũng có nhiều hạn chế như tính di
động kém, hiệu quả giao dịch kém và rủi ro tài chính cao.

2.4.3. Thẻ thông minh (Smart card)

Thẻ thông minh lần đầu tiên được giới thiệu ở Châu Âu, được gọi là thẻ
lưu trữ giá trị. Thẻ thông minh là về kích thước giống như một thẻ tín dụng, làm
bằng nhựa với một chip vi xử lý chứa thông tin cá nhân và tài chính (Rajesh
Chakarabari và Vikas Kadile, 2002). Bộ xử lý này có thể kết hợp thêm một thẻ
nhớ. Ngoài những mẩu thông tin, hệ thống này đã được phát triển để lưu trữ tiền
mặt vào chip. Số tiền trên thẻ được lưu ở dạng mã hóa và được bảo vệ bởi một
mật khẩu để bảo đảm sự an toàn của thẻ thông minh. Để trả tiền bằng thẻ thông
minh phải có một thiết bị đọc thẻ. Thiết bị này đòi hỏi phải có một khóa đặc biệt
từ ngân hàng phát hành để bắt đầu chuyển tiền. Thẻ thông minh có thể được
dùng một lần hoặc có thể nạp lại. (Kaur Manjot, 2012; Joseph P.T & S.J, 2008;
Kumaga D, 2010).
17

2.4.4. Ví điện tử (Digital Wallet)

Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ
tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua
hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin
người tiêu dùng cần thiết để thực hiện việc mua hàng. Hiện nay, Visa,
MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví điện tử.

Ví điện tử là rất hữu ích cho người mua sắm trực tuyến thường xuyên qua
các thiết bị cầm tay, di động và máy tính để bàn. Cung cấp một công cụ an toàn,
thuận tiện cho mua sắm trực tuyến. Lưu trữ thông tin cá nhân và tài chính như
thẻ tín dụng, mật khẩu, mã PIN…(Kaur M, 2012).).

2.4.5. Séc điện tử (Electronic Cheque)


Séc điện tử là một hình thức của séc giấy (Dani & Krishna, 2001). Chức
năng tương tự như séc giấy truyển thống ngoại trừ việc nó được gởi và được xử
lý bằng điện tử. Giống như séc giấy, séc điện tử có chứa tất cả các thông tin
tương tự như séc bình thường và nó có thể sử dụng trong mọi trường hợp, nhưng
nó sử dụng chữ ký số để xác thực tài khoản ngân hàng. Có rất nhiều trang web
chấp nhận séc điện tử. Séc điện tử và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý
tương tự nhau. Về cơ bản, quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như séc
giấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanh
hơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn. Séc điện tử cung cấp các biện pháp
bảo vệ như authentification (Quá trình xác thực và xác nhận danh tính của một
khách truy cập) và chữ ký số để bảo vệ các giao dịch kỹ thuật số. (Kaur M,
2012; Joseph P.T & S.J, 2008; J Yang, 2009).

Các hệ thống thanh toán séc điện tử phổ biến hiện nay là eCheck Secure
(của CheckFree), eCash.
18

2.4.6. Thanh toán di động (Mobile Payments)

Thanh toán di động (m-payment) là một thanh toán điện tử được thực
hiện bằng cách sử dụng các thiết bị di động. Một trong những ứng dụng chính
của thanh toán di động là trong thương mại di động (m-commerce). Thay vì sử
dụng tiền mặt hoặc thẻ người tiêu dùng có thể sử dụng một chiếc điện thoại di
động để trả cho các dịch vụ và hàng hóa.

Thiết bị di động truy cập và sử dụng dịch vụ thanh toán di động để thanh
toán biên lai và các hóa đơn. Các thiết bị di động cho phép người dùng kết nối
đến một máy chủ, thực hiện xác thực và ủy quyền, thực hiện thanh toán di động
và sau đó xác nhận giao dịch hoàn thành (Antovski & Gusev, 2003; Ding &
Hampe, 2003b).

Nhật Bản là quốc gia hàng đầu để giới thiệu thanh toán di động và nó là
một hệ thống thanh toán lớn ở Nhật Bản. Điện thoại thông minh có thể được
trang bị NFC (Near Field Communication). Phương pháp tiếp cận khác của
thanh toán di động miễn phí: thực hiện thanh toán từ điện thoại, Obopay Paypal
Mobile, Google gPay, dựa vào tin nhắn văn bản. (Maurizio Marek, 2011).

SMS (Short Message Service), WAP (Wireless Application Proteocol) và


ứng dụng Bluetooth là công nghệ cho phép thương mại di động. Thanh toán đi
động được sử dụng để thanh toán trực tuyến và cho POS (Point of Sale). Thiết
bị di động cũng được sử dụng tại các thiết bị đầu cuối POS, máy bán hàng tự
động, máy bán vé. (Tadesse & Kidan, 2005).

2.4.7. Ngân hàng điện tử (E-Banking)

Là một dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho người tiêu dùng thông qua
Internet để thực hiện việc truy vấn thông tin về tài khoản, chuyển tiền, thanh toán
hóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký mở thẻ, đăng ký vay trực tuyến,...
19

trên website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ
thời điểm nào mà không cần phải đến các quầy giao dịch của ngân hàng.

Ngân hàng điện tử được xem như là các hệ thống cho phép các người tiêu
dùng của ngân hàng có thể truy cập, tiếp cận tài khoản cũng như những thông
tin chung của họ về các sản phẩm hay các dịch vụ của ngân hàng thông qua việc
sử dụng các website ngân hàng mà không cần tới sự can thiệp từ việc phải gửi
thư, fax hay chữ ký gốc và sự xác nhận qua điện thoại (Henry, 2000).

Ngân hàng điện tử khác với dịch vụ khác ở điểm nó cung cấp những sự
kết nối toàn cầu từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và có thể dễ dàng truy cập từ bất
cứ máy tính nào có kết nối Internet (Bradley & Stewart, 2003; Henry, 2000;
Rotchanakitumnuai & Speece, 2003; Jan-Her Wu và cộng sự, 2006).

2.5. Lợi ích của thanh toán điện tử

Theo Garadahew Warku (2010) tất cả các phương pháp thanh toán điện
tử có một số đặc điểm như: có tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sử
dụng, chi phí giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc. Hệ thống
thanh toán điện tử có lợi cho người bán hàng trực tuyến, bởi vì thanh toán điện
tử cho phép họ để giao dịch bán hàng trực tuyến thay vì bị giới hạn trong một
cửa hàng. Giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn cho
biên lai, hoá đơn. Cho phép các thương gia tiếp cận với thị trường toàn cầu.

Chou và cộng sự. (2004) xác định các lợi ích quan trọng đối với việc chấp
nhận và sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử. Tương tự như vậy, Eastin (2002)
đã nghiên cứu bốn hoạt động thương mại điện tử (mua sắm trực tuyến, hệ thống
ngân hàng, đầu tư, và thanh toán điện tử) nhận thấy rằng trước khi chấp nhận sử
dụng hệ thống thanh toán điện tử, nhận thức tiện lợi và lợi ích tài chính sẽ quyết
định chấp nhận sử dụng hệ thống. Gerrard & Cunningham (2003) nhìn nhận lợi
20

ích kinh tế bao gồm các chi phí cố định và giao dịch trong việc áp dụng thanh
toán điện tử. Chi phí cố định tham khảo các chi phí của thiết bị thanh toán cài
đặt như đầu đọc thẻ và phần mềm thanh toán, trong khi chi phí giao dịch là
những phát sinh của người tiêu dùng và các thương gia mỗi khi họ thực hiện
một giao dịch kinh doanh (Chou và cộng sự, 2004). Theo đó, người dùng có thể
tận hưởng những lợi ích như chi phí thấp khi họ tham gia vào các giao dịch trực
tuyến họ chỉ cần phải trả một khoản phí danh nghĩa cho các ngân hàng của họ
đối với các dịch vụ sử dụng (Gerrard & Cunninghamm, 2003; Sonia San-Marti'n
và cộng sự, 2012; San-Martin & Lo'pez-Catala'n, 2013).

Theo (Hord, 2005) thanh toán điện tử là rất thuận tiện cho người tiêu
dùng. Người tiêu dùng chỉ cần nhập thông tin tài khoản của mình như số lượng,
địa chỉ vận chuyển và thẻ tín dụng. Thông tin sau đó được lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu trên máy chủ web của nhà bán lẻ. Khi người tiêu dùng quay trở lại trang
web, chỉ cần đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu. "Hoàn thành một giao
dịch đơn giản như cách nhấn chuột. Tất cả người tiêu dùng phải làm là xác nhận
đang thực hiện mua hàng" (Hord, 2005).

Hord (2005) tiếp tục nhấn mạnh thực tế là thanh toán điện tử làm giảm
chi phí cho doanh nghiệp. Các khoản thanh toán hơn đó được xử lý bằng điện
tử, chi phí ít hơn là sử dụng giấy và bưu chính. Cung cấp thanh toán điện tử
cũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện duy trì người tiêu dùng. Người tiêu
dùng có nhiều khả năng trở lại với trang web thương mại điện tử nơi mà thông
tin của họ đã được nhập và lưu trữ (Hord, 2005).

Theo (Cobb, 2005), "thanh toán điện tử chi phí giao dịch thấp hơn có thể
kích thích GDP và tiêu dùng cao hơn, tăng hiệu quả của chính phủ, tăng cường vai
trò trung gian tài chính và cải thiện tính minh bạch tài chính". Cobb nói thêm rằng
"Các chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi
21

trường mà trong đó những lợi ích có thể đạt được một cách phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế của họ".

(Humphrey và cộng sự, 2001) giới thiệu hỗ trợ thực tế và sử dụng các
công cụ thanh toán điện tử này hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho cả doanh
nghiệp và người tiêu dùng dưới hình thức chi phí giảm, thuận tiện hơn, phương
tiện đáng tin cậy an toàn hơn trong thanh toán và quyết toán nhiều tiềm năng
rộng lớn của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trên toàn thế giới qua internet
hoặc mạng điện tử khác. Thanh toán điện tử cho phép khách hàng ngân hàng xử
lý các giao dịch tài chính hàng ngày mà không cần phải truy cập vào chi nhánh
ngân hàng địa phương của họ. Thanh toán các sản phẩm điện tử có thể tiết kiệm
thời gian và chi phí trong xử lý tiền mặt (Appiah & Agyemang, 2006).

2.6. So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống

Quá trình thanh toán điện tử tốt hơn qua việc xử lý của hệ thống thanh
toán thông thường hoặc truyền thống. Quy trình thanh toán truyền thống liên
quan đến người mua và người bán giao dịch tiền mặt hoặc thông tin thanh toán
(séc và thẻ tín dụng). Việc giải quyết thực tế thanh toán diễn ra trong hệ thống
xử lý tài chính. Thanh toán tiền mặt từ tiền gửi, tài khoản ngân hàng của người
mua chuyển tiền cho người bán, và người bán hàng gửi tiền thanh toán đó vào
tài khoản của mình. Cơ chế thanh toán tiền mặt được giải quyết bằng cách điều
chỉnh tín dụng và ghi nợ tài khoản thích hợp giữa các ngân hàng dựa trên các
thông tin thanh toán chuyển qua séc hoặc thẻ tín dụng (Sumajneet Singh, 2009).
22

Chương 3: CÁC LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI


3.1. Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ

Theo các khái niệm của Ajzen, I. (1991, p. 181) ý định được xem là “ bao
gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố
này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực
hiện”, Davis và cộng sự (1989) đều nhìn nhận ý định sử dụng của người tiêu
dùng liên quan đến mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trong việc sử
dụng các dịch vụ liên quan. Người tiêu dùng sẽ có những ý định khác nhau tùy
đặc điểm của mỗi khách hàng, yêu cầu, mục đích. Như vậy, ý định sử dụng sản
phẩm/dịch vụ là xác suất chủ quan của một người nhận thức về sản phẩm/dịch vụ
để từ đó có thể đưa ra quyết định họ có thể hoặc không thực hiện một số hành vi
nhất định đối với sản phẩm/dịch vụ trong tương lai.

Hơn nữa lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) cho rằng hành vi của người
tiêu dùng có thể được dự đoán từ những ý định phù hợp với các hành động, mục tiêu
và bối cảnh đến hành vi của người tiêu dùng (Ajzen & Fishbein, 1980).

Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng ý định hành vi là yếu tố quyết
định quan trọng nhất của hành vi thực tế. Ví dụ, Zhou, (2008) lập luận rằng các
yếu tố quan trọng nhất để xác định sự chấp nhận sử dụng và sử dụng các công
nghệ như thanh toán điện tử, là ý định của người dùng. Ý định hành vi đã được
nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt là trong nghiên cứu hệ thống thông tin. Tuy nhiên,
có cần thiết phải nghiên cứu thêm để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của chúng
ta về hiện tượng này. "Phần mở rộng các mô hình khác nhau được xác định
trong nghiên cứu trước đây chủ yếu là nâng cao giá trị tiên đoán của các mô
hình khác nhau ngoài các thông số kỹ thuật ban đầu" (Venkatesh và cộng sự,
2003).
23

Trong lĩnh vực quản lý công nghệ, một số nhà nghiên cứu trước đó đã sử
dụng các mô hình và lý thuyết thông thường; Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Fishbein & Ajzen, 1975), Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991),
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis, 1985), Mô hình kết hợp TPB và
TAM(C-TAM-TPB) của Taylor & Todd (1995).

3.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action: TRA)
Mô hình hành động hợp lý TRA được Azjen & Fishbein (1975) giới
thiệu vào những năm 1970 để giải thích hay dự đoán hành vi tiêu dùng dựa trên
xu hướng hành vi (ý định), thái độ và chuẩn chủ quan cá nhân. Mô hình TRA
được xem là một trong những lý thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
tâm lý xã hội (Amitage & Conner, 2001) và hành vi của người tiêu dùng
(Puschel và cộng sự, 2010).

Hình 1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)


Nguồn: Fishbein và Ajzen,
1975

Theo mô hình TRA, ý định và hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quyết


định hành vi của người tiêu dùng, TRA tập trung nghiên cứu ý định hành vi, hành
vi thực sự của một người phụ thuộc vào ý định hành động của họ. Ý định hành vi
lại phụ thuộc vào thái độ (Attitude) hay quan điểm của người đó với hành động và
chuẩn chủ quan (Subjective norm). Trong đó thái độ hay quan điểm sử dụng lại phụ
thuộc vào niềm tin và khả năng đánh giá kết quả của hành động có thể đạt
24

được. Chuẩn chủ quan là cảm nhận, suy nghĩ của những người ảnh hưởng như
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh
rằng người đó có nên thực hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991,
p.188). Mô hình hành động hợp lý dựa trên giả định cho rằng con người ra quyết
định có lý trí căn cứ vào thông tin có sẵn và ý định hành vi của họ để thực hiện
hay không thực hiện một hành vi nào đó. Các yếu tố tác động lên ý định và hành
vi là các nhân tố trung gian để tạo ra hành vi chính thức.

Mô hình TRA và các biến thể của nó là những mô hình khá phổ biến
được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá ý định sử dụng sản phẩm/dịch
vụ của khách hàng. Mô hình TRA cũng là nguồn gốc của các mô hình đánh giá
hành vi của khách hàng sau này như mô hình hành vi dự định (Ajzen, 1985) mô
hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989; Davis và cộng sự, 1993), mô hình chấp
nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2000; 2003).

Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi quyết định của một cá nhân đặt
dưới sự kiểm soát của ý định. Như thế, thuyết này chỉ áp dụng đối với những
trường hợp có ý thức nghĩ ra trước để biểu hiện hành vi. Ý định lại chịu sự tác động
của thái độ và mối quan hệ xã hội. Điều này cho thấy được, để có được hành
vi cá nhân thì yêu cầu sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phải tạo ra niềm tin đối
với người sử dụng và các mối quan hệ cá nhân khác. Quyết định không hợp lý,
hành động theo thói quen hoặc hành vi được coi là không ý thức không thể giải
thích bởi thuyết này (Ajzen, 1985).

3.3. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory Of Phanned Behaviour: TPB)


Lý thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen phát triển từ việc mở rộng mô
hình TRA (1985, 1991) bằng cách đưa thêm các điều kiện khác vào mô hình, do
TRA bị giới hạn khi dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong những tình huống
mà ở đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ khi thái độ đối
25

với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ
(Hansen và cộng sự, 2004). Vì vậy thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen
xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô
hình TRA. Nhân tố kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi
thực hiên hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ
hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). TPB xem xét ý định chịu ảnh hưởng của
nhận thức kiểm soát hành vi nhằm phản ánh nhận thức của người sử dụng đối
với các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với hành vi.

Trong mô hình này Fishbein và Ajzen cho rằng ý định bị ảnh hưởng bởi
thái độ, chuẩn chủ quan và sự nhận thức kiểm soát đối với hành vi. Thái độ đại
diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi
của mình. Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài
về kết quả cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó. Chuẩn chủ quan là nhận thức
của con người về áp lực của xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi và
ngược lại nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người. Cuối cùng
nhận thức kiểm soát hành vi cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện
hay không thể hiện hành vi bị kiểm soát.

Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)


26

Nguồn: Ajzen, 1985

Con người không có khả năng hình thành xu hướng mạnh mẽ dể thực
hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái
độ tích cực.

Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán
và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh
nghiên cứu. Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA
bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi.

Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner,
2004). Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ,
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Có thể có các yếu
tố khác ảnh hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng
chỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng
TPB (Ajzen, 1991; Werner, 2004).

Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các
đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner, 2004).
Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi.

Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của
một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn
hành xử như dự đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004).

3.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model: TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được phát triển bởi Davis (Davis,
1989; Bagozzi, Davis & Warshaw, 1992) từ mô hình hành động hợp lý (TRA)
và hành vi dự định (TPB) để dự đoán việc chấp nhận các dịch vụ, hệ thống công
nghệ thông tin.Theo Legris và cộng sự (2003, trích trong Teo, T., Su Luan, W.,
27

& Sing, C.C., 2008, p.266), mô hình TAM đã dự đoán thành công khoảng 40%
việc sử dụng một hệ thống mới. Mô hình TAM xem xét mối quan hệ giữa các
nhân tố như: Nhận thức dễ sử dụng (PEOU: Perceived Ease of Use), nhận thức
hữu ích (PU: Perceived Usefulness), thái đô/quan điểm sử dụng, ý định sử dụng
dịch vụ. Mô hình TAM cho rằng nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng có
ảnh hưởng tới thái độ hay quan điểm sử dụng, quan điểm sử dụng có ảnh hưởng
tới ý định và ý định tác động tới hành vi chấp nhận hệ thống thông tin thực sự.
Davis và cộng sự (1989) cho rằng mục đích chính của TAM là cung cấp sự giải
thích về các nhân tố xác định tổng quát tới sự chấp nhận máy tính, những yếu tố
có khả năng giải thích hành vi người sử dụng xuyên suốt các loại công nghệ
máy tính đối với cộng đồng sử dụng và người sử dụng cuối cùng. Mô hình TAM
cung cấp giải thích về tác động của các yếu tố niềm tin của người sử dụng (nhận
thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích) tới thái độ hay quan điểm và ý định sử
dụng đối với một dịch vụ hay hệ thống công nghệ thông tin.

Hình 3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)


Nguồn: Davis và cộng sự, 1993

Trong đó nhận thức dễ sử dụng là nhận thức của người tiêu dùng tin rằng
việc sử dụng dịch vụ hay hệ thống đặc thù không cần nhiều nỗ lực (Davis, 1989,
p.320). Nhận thức hữu ích là mức độ tin tưởng của người sử dụng dịch vụ hay hệ
28

thống sẽ giúp nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis, 1989, p.320).
Thái độ/Quan điểm sử dụng được định nghĩa là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực
về việc thực hiện một hành vi mục tiêu (Ajzen & Fishbein, 1975, p. 216). Ý định
sử dụng là nhận thức về xu hướng hay khả năng quyết định sử dụng dịch vụ hay
hệ thống. Hành vi sử dụng là mức độ hài lòng khả năng sẵn sàng tiếp tục sử
dụng hay mức độ cũng như tần suất sử dụng dịch vụ/hệ thống trong thực tế.

Ngày nay mô hình TAM được xem là một trong những mô hình phổ biến
nhất để đánh giá khả năng chấp nhận đối với các dịch vụ công nghệ mới trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và viễn thông (Venkatesh, 2000,2003; Kulvivat và cộng
sự, 2007; Singh, 2010; Li & Huang, 2009; Uroso, 2010; Yu và cộng sự; Kuo
& Yen, 2009; Shroff và cộng sự, 2011; Melas và cộng sự, 2011) và được đánh
giá là đáng tin cậy.

Mặc dù TAM đã được chứng minh là mô hình phù hợp để dự đoán hành
vi chấp nhận sử dụng công nghệ mới, nhưng TAM không ngừng được các nhà
nghiên cứu hoàn thiện bằng cách kết hợp TAM với các mô hình khác ví dụ như
mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM (Joongho Ahn, Jinsoo Park,
Dongwon Lee, 2001), là mô hình kết hợp TAM với lý thuyết nhận thức rủi ro
(TPR), và TAM2 là mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng, chuẩn chủ quan đã
được đưa vào trong mô hình này vì nó đã được chứng minh có ảnh hưởng đáng
kể đến nhận thức hữu ích và ý định hành vi (Venkatesh & Davis, 2000) và một
số mô hình khác.

Thực tế nhận thức dễ sử dụng (PEU) liên quan đến việc kiểm soát hành
vi bên trong như kỹ năng và sức mạnh ý chí. Tuy nhiên, TAM chưa thể hiện
được sự liên quan đến việc kiểm soát hành vi bên ngoài như thời gian, cơ hội và
hợp tác của người khác (Mathieson, 1991).
29

Thực tế văn hóa có ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định sử dụng
của ngưởi tiêu dùng. Tuy nhiên, TAM chưa giải thích được sự tham gia của các
yếu tố văn hóa, xã hội cần thiết liên quan đến ý định sử dụng (Mathieson, 1991).

Trong khi mô hình TPB là một mô hình mở linh hoạt bổ sung các biến
cần thiết (Ajzen, 1991) so với khả năng áp dụng TAM còn hạn chế và thiếu linh
hoạt trong các lĩnh vực khác nhau ngoài công nghệ thông tin. Chính vì vậy,
Davis (1989) thừa nhận rằng mô hình của ông cần tiếp tục nghiên cứu về tính
tổng quát hóa bằng các phát hiện mới.

3.5. Mô hình kết hợp TAM và TPB (Combined TAM and TPB: C-TAM-TPB)
Mô hình kết hợp TAM và TPB được phát triển bởi Taylor và Todd
(1995) Mô hình TAM không bao gồm các yếu tố của xã hội và kiểm soát có ảnh
hưởng đến hành vi thực tế. Hai yếu tố này là những yếu tố quan trọng trong
TPB. Taylor và Todd (1995) kết hợp TAM và TPB bằng cách thêm hai yếu tố
chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi vào trong trong mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM) và đề xuất C-TAM + TPB và thực hiện một nghiên cứu
về việc sử dụng các tài nguyên máy tính thu thập dữ liệu từ 800 sinh viên. Kết
quả cho thấy kết hợp giữa TAM và TPB có nhiều lợi thế hơn mô hình TAM và
mô hình TPB bởi nó xác định niềm tin cụ thể mà có thể ảnh hưởng đến việc sử
dụng công nghệ thông tin, làm tăng khả năng giải thích quyết định hành vi và sự
hiểu biết chính xác của các sự kiện hành vi. Họ cũng trình bày rằng nó có thể
giải thích tốt về cả người dùng có kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm. Thành
phần chính của mô hình được xác định bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và
“nhận thức kiểm soát hành vi”. Trong đó “thái độ” được xác định bởi “ nhận
thức hữu ích” và “nhận thức dễ sử dụng”.
30

Hình 4: Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB)


Nguồn: Taylor và Todd, 1995
31

Chương 4: CÁC NGHÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN


THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
4.1. Áp dụng thanh toán điện tử ở Thái Lan (The Adoption of Electronic payment
in Thailand)
Tác giả: Wornchank Chaiyasoonthorn

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người sử dụng thanh toán
điện tử tại Thailand, 320 bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này được lựa chọn
những người sống ở BangKok kết quả cho thấy chỉ có hiệu suất mong đợi và thói quen
ảnh hưởng đến ý định hành vi của người sử dụng thanh toán điện tử. Các nghiên cứu
chỉ điều tra trực tiếp cho nên các nghiên cứu sau nên thực hiện điều tra gián tiếp giữa
các cấu trúc, nghiên cứu này không điều tra tại sao nhận thức rủi ro, niềm tin và riêng
tư không tác động đến ý định hành vi, các kết quả của nghiên cứu này dường như mâu
thuẫn với các nghiên cứu khác. Có thể do cỡ mẫu không phù hợp với các nghiên cứu
sau này nên chọn cỡ mẫu lớn hơn, nghiên cứu này nên kết hợp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng để nâng cao hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của
người tiêu dùng Thailand tham gia vào thanh toán điện tử..

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Factors
Influencing the Adoption of Internet Banking)
Tác giả: Tan & Teo, 2000

Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết về hành vi quy hoạch (Ajzen, 1985) và lý
thuyết đổi mới (Rogers, 1983) đã được sử dụng để xác định các yếu tố kiểm soát hành
vi thái độ, xã hội và nhận thức rằng sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ
Internet Banking.

Kết quả cho thấy các yếu tố thái độ (lợi thế tương đối, khả năng tương thích, kinh
nghiệm, khả năng thử nghiệm, rủi ro) và nhận thức kiểm soát hành vi là hai yếu tố quan
32

trọng ảnh hưởng đến ý định chấp nhận Internet Banking chứ không phải là ảnh hưởng
của xã hội. Đặc biệt, nhận thức về lợi thế tương đối, tính tương thích, khả năng thử
nghiệm, và rủi ro trong việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến ý định áp dụng các dịch
vụ Internet Banking. Ngoài ra, sự tự tin trong việc sử dụng các dịch vụ đó cũng như
nhận thức của chính phủ hỗ trợ cho thương mại điện tử cũng ảnh hưởng đến ý định áp
dụng Inetrnet Banking.

Nghiên cứu này vẫn chưa nghiên cứu về áp dụng một dịch vụ Internet Banking.
Các nghiên cứu sau này nên được thực hiện trên những người không sử dụng Internet
để điều tra ý định chấp nhậnvcác dịch vụ đó.

4.3. Mô hình quyết định của người tiêu dùng dựa trên niềm tin trong thương
mại điện tử: Vai trò của niềm tin, rủi ro (A Trust-Based Consumer
Decision Model in Electronic Commerce: The Role of Trust, Risk, and
Their Antecedents)
Tác giả: Dan J.KIM và công sự, 2008

Nghiên cứu phát triển một khung lý thuyết mô tả niềm tin của người tiêu dùng
trong quá trình ra quyết định sử dụng mua hàng tử một trang web, kiểm tra các mô
hình đễ xuất sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) về hành vi mua của người tiêu
dùng, xem xét tác động của mô hình. Kết quả cho thấy niềm tin và nhận thức rủi ro của
người tiêu dùng có tác động đến quyết định mua của họ.

Bài viết này trình bày một đánh giá đầy đủ các loại khác nhau của các hệ thống
thanh toán điện tử về các quy trình thanh toán trực tuyến, cơ chế xác thực, và các loại
chứng thực. Nghiên cứu tiếp tục minh chứng việc áp dụng các cơ chế xác thực khác nhau
và các loại trong các danh mục của hệ thống thanh toán điện tử. Cuối cùng, phân tích cho
thấy rằng các hệ thống thanh toán điện tử với cơ chế xác thực liên quan đến hai hoặc nhiều
yếu tố xác thực có xu hướng được bảo đảm hơn, giảm gian lận dễ bị tổn thương, và tăng
sự tự tin của người sử dụng trong việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử.
33

Nghiên cứu sau này kết hợp các cơ chế xác thực đã thảo luận ở trên, đặc biệt là
các mô hình chứng thực ba yếu tố; bao gồm cả sinh trắc học (vân tay) để thiết kế một
thuật toán nâng cao dành cho các hệ thống thanh toán điện tử có khả năng xác thực của
sẽ vượt qua các ứng dụng thanh toán trực tuyến hiện có.

4.4. Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh
toán di động (An empirical examination of factors influencing the intention
to use mobile payment)
Tác giả: Changsu Kim, Mirsobit Mirusmonov, In Lee (2009)

Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng thanh toán di động. Để đạt được mục tiêu của tác giả, một mô hình nghiên cứu
được đề xuất đó bao gồm sáu biến bên ngoài (hai sự khác biệt cá nhân và bốn đặc điểm
hệ thống), hai biến niềm tin (nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng), và một biến
phụ thuộc (mục đích sử dụng thanh toán di động).

Các kết quả phân tích thực nghiệm rằng nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu
ích đã được xác định là tiền đề quan trọng về ý định sử dụng thanh toán di động. Khác
biệt cá nhân, tiện lợi, và khả năng đạt được là yếu tố quyết định quan trọng nhận thức
dễ dàng của việc sử dụng thanh toán di động. Khả năng tương thích có tác dụng không
đáng kể đến nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng. Kiến thức về thanh toán di
động có ảnh hưởng lớn hơn nhận thức dễ sử dụng và tính sáng tạo cá nhân.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế. Tác giả không kết hợp các
hành vi sử dụng thực tế vào mô hình đề xuất. Khác biệt cá nhân và đặc điểm hệ thống
có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động. Cần xây dựng thêm phân loại
người sử dụng. Có thể có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận của
người sử dụng thanh toán di động như: nhận thức rủi ro, bảo mật và niềm tin không
được xem xét trong nghiên cứu này.
34

4.5. Hướng tới hệ thống thanh toán điện tử thành công: Xác định thực nghiệm
và phân tích các yếu tố quan trọng (Towards successful e-payment systems:
Ampirical identification and analysis of critical factors)
Tác giả: Sevgi Özkan, Gayani Bindusara, Ray Hackney Brunel University (2009)

Nghiên cứu này khám phá những yếu tố liên quan đến hệ thống thanh toán điện
tử được thực hiện với các quy trình điện tử tạo thuận lợi cho các giao dịch trực tuyến.
Một phân tích thứ cấp cho thấy sáu yếu tố được cho là quan trọng đối với việc khách
hàng áp dụng của hệ thống này. Kết quả bằng một cuộc khảo sát trực tuyến 155 người
được hỏi nhận thức những yếu tố quan trọng có tương quan như: bảo mật, niềm tin,
nhận thức lợi thế, con dấu đảm bảo, nhận thức rủi ro và khả năng sử dụng. Kết quả
chứng minh rằng ba trong số những yếu tố quan trọng là cần thiết (nhận thức rủi ro,
niềm tin và khả năng sử dụng) ý định của người tiêu dùng chấp nhận sử dụng hệ thống
thanh toán điện tử.

Nghiên cứu này chỉ chọn một tập hợp các yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, có
nhiều yếu tố khác như trích dẫn quan trọng trong các tài liệu. Ngoài ra, cuộc khảo sát
được tiến hành trực tuyến do đó khả năng để có được thông tin phản hồi chi tiết về thái
độ của người tham gia đối với thanh toán điện tử là không khả thi. Do đó nghiên cứu
sau này có thể xem xét các yếu tố quan trọng hơn khi sử dụng phương pháp bảng câu
hỏi. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các học sinh các cấp giáo dục. Ngoài ra dữ
liệu thu thập chủ yếu là sinh viên trường Đại học. Nghiên cứu sau này có thể tiến hành
một cuộc khảo sát trên nhiều nền tảng xã hội khác.

Các biến về nhân khẩu học chứng minh có tác động đến thanh toán điện tử trong
các tài liệu nghiên cứu trước đây (Banerjee và cộng sự, 2005; Garbarino và cộng sự,
2004). Tuy nhiên, nghiên cứu này bỏ qua tác động của các biến này. Vì vậy trong các
nghiên cứu sau này có thể kết hợp các biến nhân khẩu học. Các nghiên cứu sau này có
thể nghiên cứu về lý do tại sao các hệ thống thanh toán điện tử vẫn còn tụt hậu so với
35

các phương tiện thanh toán khác. Các phân tích có thể được xem xét nhận thức hữu ích
trongt mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davies, 1989) để nâng cao khả năng giải
thích của các yếu tố trong các mô hình.

4.6. Nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức bảo mật của khách hàng về bảo mật
và tin tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử (An empirical study of
customers’ perceptions of security and trust in e-payment systems)
Tác giả: Namchul Shin, 2010
Trong bài báo này, tác giả xem xét các vấn đề liên quan đến bảo mật thanh toán
điện tử từ quan điểm của khách hàng. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình khái niệm
phác họa những yếu tố quyết định của người tiêu dùng nhận thức bảo mật và nhận thức
niềm tin, cũng như những tác động của nhận thức bảo mật và tin nhận thức niềm tin về
việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử. Để kiểm tra tác giả sử dụng mô hình cấu trúc
tuyến tính để phân tích dữ liệu thu thập từ 219 người tại Hàn Quốc.

Những phát hiện của tác giả cho thấy rằng cả hai kỹ thuật bảo vệ và báo cáo bảo
mật là yếu tố quan trọng để cải thiện nhận thức bảo mật của người tiêu dùng. Nhận
thức bảo mật của người tiêu dùng tích cực liên quan đến niềm tin. Niềm tin của người
tiêu dùng cũng có tác động đến hệ thống thanh toán điện tử. Các kết quả này phù hợp
với kểt quả của các nghiện cứu trước đó (Culnan và Armstrong, 1999, Miyazaki và
Fernandez 2000). Nhận thức bảo mật và niềm tin của ngời tiêu dùng là hai yếu tố quan
trọng của người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử.

Nghiên cứu này có những hạn chế. Ví dụ, các yếu tố như các chức năng thanh
toán điện tử, và các yếu tố xã hội và cá nhân có thể đươc đưa vào trong các nghiên cứu
sau này. Đặc biệt các yếu tố con người, quản lý, giáo dục, nâng cao nhận thức, và các
yếu tố phi kỹ thuật khác để phòng ngừa rủi ro bảo mật trong thanh toán điện tử.
36

4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử tại Tunisia
(Factors Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia)
Tác giả: Wadie Nasri, 2011

Mục đích của bài viết này là để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng các dịch vụ ngân hàng trên Internet ở Tunisia. Một mô hình lý thuyết được cung
cấp các khái niệm và liên kết các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc chấp nhận
Internet-Banking. Tổng cộng có 253 người được hỏi ở Tunisia đã được lấy mẫu để đáp
ứng: 95 là người sử dụng Internet-Banking, 158 không sử dụng. Các kết quả của mô
hình thử nghiệm cho rằng việc sử dụng Internet Banking ở Tunisia được ảnh hưởng
đến ý định hành vi như: sự tiện lợi, rủi ro, bảo mật và kiến thức internet. Chỉ có thông
tin về Internet Banking là không ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet
Banking ở Tunisia. Các kết quả này cũng cho thấy các yếu tố nhân khẩu học tác động
đáng kể đến hành vi Internet Banking như: nghề nghiệp và hướng dẫn.

Kết quả nghiên cứu này có một số hạn chế. Nghiên cứu này xác định được bốn yếu
tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng của người tiêu dùng sử dụng Internet Banking. Tuy
nhiên, có thể có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận của khách hàng sử
dụng Internet Banking nhưng không được xem xét trong nghiên cứu này. Nghiên cứu thực
nghiệm bổ sung là cần thiết để xác định và kiểm tra các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến
việc áp dụng của người tiêu dùng về dịch vụ Internet Banking, chẳng hạn như: loại hình sử
dụng kết nối Internet, nhận thức dễ sử dụng, tự hiệu quả, văn hóa, và niềm tin. Kích thước
mẫu không đủ so với kích cỡ mẫu nghiên cứu khác, và đại diện, chỉ bao gồm người tiêu
dùng Tunisia. Điều này có ảnh hưởng đến sự tổng quát của phát hiện này. Những hạn chế
này sẽ khắc phuc cho các nghiên cứu sau.

4.8. Đề xuẩt mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011)
37

Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng E-Banking
ở Việt Nam (E-BAM, E- Banking Adoption Model). Kết quả nghiên cứu cho thấy các
giả thuyết đặt ra của mô hình E-BAM đều được chấp nhận. Mô hình E-BAM giải thích
được khoảng 57% những biến động của sự chấp nhận sử dụng E-Banking. Phân tích
hồi quy đa biến cho thấy 8 yếu tố như: hiệu quả mong đợi, tính tương thích, nhận thức
dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, rủi ro trong các giao
dịch, hình ảnh ngân hàng, các yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với việc sử
dụng E-Banking.

Trong các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiến hành mở rộng hơn về số lượng mẫu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.điều chỉnh thang đo cho phù hợp hơn với điều kiện và
phát triển của E-Banking ở Việt Nam. Bổ sung thêm một số nhân tố như chấp lượng
dịch vụ, văn hoá xã hội, niềm tin… để giải thích rõ hơn về mô hình và sử dụng mô
hình cấu trúc tuyến tính để phân tích số liệu.

4.9. Điều tra thực nghiệm các yếu tố quyết định chấp nhận của người sử dụng
Ngân hàng điện tử tại Singapore (An Empirical Investigation of the
Determinants of Users Acceptance of E-Banking in Singapore (A
Technology Acceptance Model))
Tác giả: Sh. Singh, 2012

Bài viết này tập trung vào việc xác định mức độ của người sử dụng chấp nhận các
dịch vụ E-Banking và nghiên cứu các yếu tố quyết định đến ý định hành vi của người sử
dụng hệ thống E-Banking tại Singapore. Công cụ thiết kế điều tra tổng cộng 250 bảng câu
hỏi khảo sát. Mở rộng mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM) đã được phát triển như là
một khung khái niệm để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và ý định sử
dụng E-Banking của người tiêu dùng. Mô hình sử dụng nhận thức uy tín và thái độ của
khách hàng là phần mở rộng cho hai cấu cho mô hình TAM: Nhận thức hữu dụng, cảm
nhận dễ sử dụng để phản ánh tốt hơn quan điểm của người sử dụng.
38

Kết quả cho thấy thái độ của khách hàng, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử
dụng là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng. Nghiên cứu
này đã góp cho tất cả các nhà nghiên cứu ngân hàng về việc chấp nhận người sử dụng
ngân hàng điện tử của các sinh viên đại học hiện nay. Nghiên cứu này cho thấy rằng
các cảm xúc tích cực và thái độ của người sử dụng là điều cần thiết cho mức độ sử
dụng ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, cảm giác tích cực như sự thích thú và sự phấn
khích có liên quan đến hiệu quả, hiệu quả và thuận tiện rơi vào các biến nhận thức hữu
ích và nhận thức dễ sử dụng.

Bên cạnh đó, nhận thức uy tín có một mối quan hệ tương đối yếu với việc chấp
nhận sử dụng các dịch vụ E-Banking và điều này là không phù hợp với nhiều nghiên
cứu ngân hàng tiến hành trong những năm qua như Poon (2008) các nhà nghiên cứu
tuyên bố rằng máy tính có ảnh hưởng đáng kể đến sự chấp nhận E-Banking. Điều này
có thể được giải thích với thái độ tích cực của khách hàng có thể ảnh hưởng đến niềm
tin và do đó làm giảm nhận thức uy tín (Cho và cộng sự. 2001). Trong khi đó, nghiên
cứu này cũng góp phần vào tài liệu nghiên cứu chấp nhận công nghệ là kết quả cho
thấy rằng nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng đến chấp nhận
công nghệ (Davis, 1989). Quan trọng nhất, nghiên cứu này cho thấy thái độ người tiêu
dùng là yếu tố có ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng. Nghiên cứu này cho thấy thái độ
người tiêu dùng là phù hợp với nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng như Teo và
cộng sự (1999) lập luận rằng sự thích thú có liên quan đến nhận thức hữu ích và nhận
thức dễ sử dụng.

4.10. Các yếu tố quyết định của hệ thống thanh toán điện tử thành công; Quan
điểm hài lòng của người dùng (Determinants of E-Payment Systems
Success: A User’s Satisfaction Perspective)
Tác giả: Adeyinka Tella, 2012
39

Sự thành công của một hệ thống thông tin (IS) phụ thuộc vào sự hài lòng của người
sử dụng với hệ thống. Trong nghiên cứu này, tác giả mở rộng mô hình chấp nhận công
nghệ của Davies (1989). Bài viết tổng hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để giải
thích và dự đoán sự thành công của hệ thống thanh toán điện tử. Các mô hình giả thuyết đã
được xác nhận bằng thực nghiệm sử dụng mẫu dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi thanh toán
điện tử. Tổng cộng có 74 giảng viên và giảng viên không giảng dạy được lựa chọn từ
Khoa Truyền thông và Thông tin Khoa học, Đại học Ilorin, Nigeria thành lập mẫu cho
nghiên cứu. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa nhận thức lợi ích, nhận thức thích thú,
tốc độ, chất lượng dịch vụ nhận thức dễ sử dụng, sử dụng thực tế và thành công thanh toán
điện tử. Hơn nữa, tất cả những yếu tố này thực hiện 69% thành công hệ thống thanh toán
điện tử. Tương tự như vậy nhận thức lợi ích, nhận thức sự thích thú, tốc độ, chất lượng
dịch vụ, nhận thức dễ sử dụng và sử dụng thực tế là yếu tố dự báo tốt về sự thành công hệ
thống thanh toán điện tử. Một trong những tác động đã chỉ ra bởi nghiên cứu này là các
biện pháp xây dựng hệ thống thanh toán điện tử thành công được sử dụng là tự báo cáo.
Nghiên cứu trong tương lai nên phát triển các biện pháp khách quan và chính xác hơn để
xác định hệ thống thanh toán điện tử thành công.

4.11. Sự kết hợp của TAM và TPB trong việc áp dụng Ngân hàng điện tử
(Combination of TAM and TPB in Internet Banking Adoption)
Tác giả: Rahmath Safeena, Hema Date, Nisar Hundewale, Abdullah Kammani (2013)

Nghiên cứu này xác định các yếu tố chấp nhận của người tiêu dùng áp dụng
Internet Banking và do đó điều tra ảnh hưởng của nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử
dụng, chuẩn chủ quan, thái độ và kiểm soát hành vi sử dụng Internet Banking của người
tiêu dùng. Nó là một phần thiết yếu trong chiến lược của ngân hàng để xây dựng một mô
hình cho việc phổ biến các công nghệ được áp dụng để cung cấp dịch vụ khách hàng. Vì
vậy trong nghiên cứu này thực hiện kết hợp hai mô hình TAM và TPB. Khảo sát dựa
40

trên bảng câu hỏi thiết kế với các thử nghiệm thực nghiệm đã được thực hiện. Các kết
quả đã được hỗ trợ các giả thuyết.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích,
thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi là những yếu tố quyết định quan trọng
của việc áp dụng Internet Banking.

Kết quả nghiên cứu này có một số hạn chế. Nghiên cứu này xác định được năm
yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng của người tiêu dùng sử dụng Internet Banking. Tuy
nhiên, có thể có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc áp dụng Internet Baking của
khách hàng nhưng không được xem xét trong nghiên cứu này. Nghiên cứu thực nghiệm
có thể bổ sung và kiểm tra các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng của
người tiêu dùng về dịch vụ Internet Banking, chẳng hạn như: loại hình sử dụng kết nối
Internet, nhận thức rủi ro, tự hiệu quả, văn hóa, và niềm tin.

4.12. Phân tích các yếu tố chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử của người
Thái Lan dựa trên mô hình UTAUT (Analysis of acceptance factors for
electronic payment services of THAI people based on UTAUT)
Tác giả: Teerapat Jansorn, 2013

Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu sự chấp nhận của các yếu tố có liên
quan với các dịch vụ thanh toán điện tử. Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu
từ người sử dụng internet và người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, 400 người được
hỏi tham gia vào nghiên cứu. Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), và
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã được sử dụng cho các giả thuyết thử nghiệm.
Ngoài ra, nghiên cứu này xác định các bộ điều biến bên ngoài và ba yếu tố: chất lượng
dịch vụ, chi phí và nhận thức bảo mật.

Kết quả cho thấy hiệu suất mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội và điều
kiện thuận lợi là những yếu tố chính trong việc áp dụng các dịch vụ thanh toán điện tử
41

cho người sử dụng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này phát hiện ra rằng nhận thức bảo
mật, chất lượng dịch vụ trong đó bao gồm các biến: độ tuổi, giới tính, và kinh nghiệm
được chấp nhận hỗ trợ người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Kết quả phân tích cho
thấy, hiệu suất mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, nhận thức bảo mật ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi.

Trong các nghiên cứu sau này, các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn mô hình khác để
sử dụng trong các nghiên cứu như mô hình chấp nhận công nghệ 2 (TAM2), lý thuyết
thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2) và sẽ chọn lý thuyết khác có
liên quan với thỏa thuận công nghệ, hoàn toàn và chính xác của nghiên cứu vì sự phát
triển mô hình có thể thêm vào yếu tố ảnh hưởng hoặc giả thuyết trong nghiên cứu.

4.13. Xác định các yếu tố quyết định sử dụng Ngân hàng điện tử: Một nghiên cứu
về khái niệm (Identifying Factors That Determine Intention to Use
Electronic Banking: A Conceptual Study)
Tác giả: Oluyinka Solomon, Alina Shamsuddin, Eta Wahab (2013)

Nghiên này khảo sát sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với các ngân hàng
điện tử ở kích thước khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khái niệm mô hình
để chấp nhận ngân hàng điện tử ở Nigeria bằng cách xác định những yếu tố quan trọng
trong việc giải thích về ý định chấp nhận ngân hàng điện tử. Nghiên cứu các tài liệu mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM) và sử dụng mô hình này để khám phá các yếu tố
chấp nhận của người tiêu dùng trong các giao dịch E-Banking.

Nghiên cứu điều tra các yếu tố liên quan đến việc ra quyết định khi xem xét và
đánh giá việc sử dụng một giao dịch E-Banking. Các nhân tố: niềm tin, bảo mật tài
chính, chất lượng thông tin, thời gian và tiền bạc đã được dùng để dự đoán ý định chấp
nhận của người tiêu dùng khi tham gia các dịch vụ E-Banking. Sự sẵn sàng để sử dụng
hệ thống ngân hàng trực tuyến nếu các tổ chức có niềm tin của người tiêu dùng.
42

Tuy nhiên, dựa trên quan điểm của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM),
nghiên cứu này cho thấy lý thuyết phân hủy các hành vi hoạch định (DTPB) là một yếu
tố quyết định của một cá nhân chấp nhận công nghệ thông tin và truyền thông. Kết
luận, nghiên cứu này đề xuất một khung khái niệm sẽ đóng góp các yếu tố chấp nhận
hay từ chối của ngân hàng điện tử tại Nigeria.

4.14. Điều tra thực nghiệm sự chấp nhận của người tiêu dùng về dịch vụ Ngân
hàng di động (An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of
Mobile Banking Services)
Tác giả: Bong-Keun Jeong & Tom E Yoon, 2013

Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận M-Banking.
Dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), tác giả xác định năm yếu tố ảnh hưởng
đến ý định hành vi của người tiêu dùng chấp nhận M-Banking: nhận thức hữu ích, nhận
thức dễ sử dụng, nhận thức niềm tin, nhận thức tự hiệu quả và nhận thức chi phí tài
chính. Dữ liệu được thu thập từ 165 người trả lời qua bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả
của tác giả cho thấy rằng nhận thức chi phí tài chính không có tác động đến ý định của
người tiêu dùng chấp nhận M-Banking, tất cả các yếu tố nhận thức hữu ích, nhận thức
dễ sử dụng, nhận thức uy tín, tự hiệu quả có một tác động đáng kể về ý định hành vi
của người tiêu dùng chấp nhận sử dụng M-Banking. Nhận thức hữu ích là yếu tố có
ảnh hưởng lớn nhất tới ý định. Tác giả cũng thấy rằng nhận thức của người tiêu dùng là
khác nhau giữa người sử dụng và không sử dụng M-Banking. Đối với người dùng,
nhận thức dễ sử dụng là những yếu tố quan trọng trong khi nhận thức tự hiệu quả ảnh
hưởng đáng kể ý định chấp nhận không sử dụng.

Nghiên cứu này có một số hạn chế. Các yếu tố như sự đổi mới, chuẩn mực xã hội,
niềm tin, rủi ro, và điều kiện thuận lợi có thể cải thiện khả năng dự đoán ý định chấp nhận
chính xác hơn. Kích thước mẫu trong ghiên cứu này tương đối nhỏ (165 đối tượng). Do đó
những phát hiện này có thể không được tổng quát cho việc chấp nhận M-Banking.
43

Ngoài ra, kết quả và ý nghĩa đã được bắt nguồn từ một nhóm người dùng cụ thể tại
Singapore. Vì vậy, nghiên cứu sau này khái quát kết quả và thảo luận của tác giả bằng
cách bao gồm các nhóm khác.

4.15. Phân tích nhận thức rủi ro về việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử củ
thanh niên (A Risk Perception Analysis on the use of Electronic Payment
Systems by Young Adult)
Tác giả: Noor Raihan Ab Hamid, Aw Yoke Cheng, 2013

Nghiên cứu này nhằm xác định nhận thức của thanh niên về rủi ro trong thanh
toán điện tử và hành vi của họ đối với các phương thức thanh toán khác nhau. Phiếu
điều tra cho các sinh viên từ các trường đại học ở một thành phố đô thị tại Malaysia.
Những phát hiện này cho thấy sự khác biệt đáng kể nhận thức rủi ro giữa tiền mặt và
thanh toán điện tử. Tác giả thảo luận về ý nghĩa của những phát hiện để phục vụ các
nhà cung cấp và các nhà hoạch định chính sách và cung cấp một số kiến nghị để nâng
cao chất lượng hệ thống thanh toán điện tử.

Nghiên cứu này có một số hạn chế. Thứ nhất, do thời gian nghiên cứu này tập trung
vào các sinh viên đại học trong một môi trường đô thị tại Malaysia. Các nghiên cứu tiếp
theo nên được thực hiện để đánh giá nhận thức của trẻ trong độ tuổi đối với thanh toán
điện tử từ các bộ phận khác nhau của Malaysia mà là từ các khu vực đô thị và nông thôn.
Thứ hai, nghiên cứu này được đánh giá quan điểm của người tiêu dùng về việc sử dụng
tiền mặt và lựa chọn phương pháp thanh toán điện tử đã được coi là phổ biến trong thanh
niên. Nghiên cứu này đã loại trừ các phương pháp thanh toán điện tử khác như thanh toán
di động, thẻ lưu giá trị và ví điện tử. Các phương thức này có thể gây ra rủi ro khác nhau,
do đó nghiên cứu để hiểu những nhận thức rủi ro của phương pháp thanh toán điện tử khác
là đáng giá. Tuy nhiên người tiêu dùng và các nhà cung cấp dịch vụ có thể được hưởng lợi
từ hệ thống thanh toán điện tử. Việc thực hiện thành công các hệ thống thanh toán điện tử
phụ thuộc vào nhận thức rủi ro của người tiêu dùng
44

cũng như người bán, cải thiện niềm tin của thị trường trong hệ thống.

4.16. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di
động tại Việt Nam (An Analysis of Factors Affecting the Intention to Use
Mobile Payment Services in Vietnam)
Tác giả: Phan Tan Tai & Gia-Shie Liu, 2015

Mục đích của bài viết này là để phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ M-Payment tại Việt Nam. Nghiên cứu này phân tích tác động của các
biến khác nhau: Tính di động, thuận tiện, tương thích, kiến thức về thanh toán di động,
dễ sử dụng, hữu ích, rủi ro, niềm tin, an toàn trong ý định sử dụng M-Payment. Bảng
câu hỏi định lượng là sử dụng để đo lường phản ứng của người tham gia. Các phương
pháp phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là để áp dụng mô hình cấu
trú tuyến tính (SEM) để kiểm tra tất cả các giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng yếu tố dự
báo mạnh mẽ về ý định sử dụng thanh toán di động là dễ sử dụng và nhận thức hữu ích.
Tất cả những người tham gia khảo sát cho rằng họ không quan tâm đến rủi ro khi họ có
ý định sử dụng dịch vụ M-Payment. Tính di động, thuận tiện, tương thích và kiến thức
thanh toán di động có tác động dễ sử dụng và hữu ích. Trong số đó, tương thích có tác
động đáng kể nhất đến nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích trong các ý kiến của
người được khảo sát.

Kết quả cho thấy yếu tố tương thích có tác động đến nhận thức dễ sử dụng và
nhận thức hữu ích, tính di động và sự tiện lợi của dịch vụ M-Payment là tăng nhận thức
của người sử dụng dễ dàng và hữu ích của hệ thống do đó là tăng ý định sử dụng các
dịch vụ M-Payment. Ngoài ra niềm tin vào sự an toàn và ổn định của dịch vụ cũng làm
người sử dụng cảm thấy an toàn và thoải mái khi sử dụng dịch vụ M-Payment.

Nhận thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-
Payment. Kết quả cho thấy người trẻ tuổi có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ và khả
45

năng tương thích cao hơn, do dó những người trẻ tuổi có ý định cao hơn khi sử dụng
các dịch vụ thanh toán trên di động so với những người lớn tuổi.

Tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế và rủi ro ảnh hưởng
đến ý định thanh toán di động của người tiêu dùng.

4.17. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện
tử của người tiêu dùng tại Indonesia (A Model of Factors Influencing
Consumer’s Intention to Use E-Payment System in Indonesia)
Tác giả: Junadi, Sfenrianto, 2015

Nghiên cứu này đề xuất mô hình để kiểm tra ý định của người tiêu dùng sử dụng
hệ thống thanh toán điện tử tại Indonesia dựa trên mô hình UTAUT. Các mô hình
nghiên cứu đề xuất đã được phát triển bằng cách mở rộng lý thuyết thống nhất chấp
nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Tác giả thêm hai nhân tố văn hóa và nhận thức
bảo mật là yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu các hệ thống thanh toán điện tử và
thương mại điện tử, văn hóa sẽ được dùng để giải thích về thói quen của người tiêu
dùng, nhận thức bảo mật sẽ giải thích về bảo mật của hệ thống thanh toán điện tử mà
người tiêu dùng nhận thấy phù hợp với xã hội hiện tại ở Indonesia. Mô hình này dự
kiến có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.

4.18. Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng:
Mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ (Predicting Users’ Continuance
Intention Toward E-payment System: An Extension of the Technology
Acceptance Model)
Tác giả: Adeyinka Tella & Gbola Olasina, 2015

Bài viết này tổng hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), để giải thích và dự
đoán ý định của người sử dụng để tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử. Các mô
hình giả thuyết đã được xác nhận bằng thực nghiệm sử dụng một mẫu dữ liệu thu thập
46

từ một bảng câu hỏi thanh toán điện tử. Một kỹ thuật mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để
chọn 250 cán bộ giảng viên học thuật và nhân viên phục vụ tại Đại học Ilorin, Nigeria.
Các kết quả cho thấy mối tương quan giữa nhận thức hữu ích và thái độ sử dụng, nhận
thức dễ sử dụng và nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và thái độ; nhận thức sự
thích thú và việc tiếp tục ý định sử dụng, tốc độ và sử dụng thực tế. Hơn nữa, tất cả
những yếu tố thanh toán điện tử thực hiện 65% của thanh toán điện tử việc tiếp tục ý
định, và tương tự; nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, hưởng thụ, tốc độ, nhận
thức lợi ích, sự hài lòng của người sử dụng, thực tế sử dụng và thái độ là yếu tố dự báo
tốt về việc tiếp tục ý định sử dụng thanh toán điện tử.

Nghiên cứu này có những hạn chế. Đầu tiên, mẫu được giới hạn chủ yếu là môi
trường học tập, và do đó, hầu hết những người được hỏi có học vấn cao và có kinh nghiệm
về thanh toán điện tử. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng có thể được thiên vị xem
xét các mẫu được chọn chỉ từ môi trường học tập. Vì vậy, kiểm tra với người sử dụng
thanh toán điện tử đa dạng hơn, chẳng hạn như người lớn tuổi, ít học, và ít kinh nghiệm, có
thể cho phép tác xây dựng và xác nhận mô hình tổng quát hơn. Thứ hai, cácyếu tố trong
mô hình chủ yếu từ TAM và ISSM (Information System Success Model). Có nhiều giả
thuyết khác có thể được xem xét. Trong nghiên cứu này, tác giả cố tình bỏ qua các yếu tố
nhân khẩu học, chẳng hạn như giới tính, giáo dục, thu nhập và kinh nghiệm thanh toán
điện tử, vv; những yếu tố này có thể có ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng thanh toán
điện tử. Hơn nữa, tác giả không bao gồm một số đặc điểm của các dịch vụ hệ thống, chẳng
hạn như kiểm soát và chất lượng dịch vụ có thể ảnh hưởng đến việc tiếp tục ý định sử
dụng thanh toán điện tử. Vì vậy, đó là đề nghị thêm các yếu tố áp dụng bao gồm hệ thống
kiểm soát chất lượng dịch vụ được xác định và đưa vào nghiên cứu sau này cho sự hiểu
biết tốt hơn về việc tiếp tục ý định sử dụng thanh toán điện tử. Cuối cùng, các biện pháp
xây dựng việc tiếp tục ý định sử dụng thanh toán điện tử trong nghiên cứu này là tự báo
cáo. Mặc dù các biện pháp tự báo cáo được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, Tuy nhiên
đây vẫn là một điểm gây tranh cãi trong nghiên cứu
47

hệ thống thông tin (Straub và cộng sự, 1995; Venkatesh và cộng sự, 2000). Về vấn đề
này, hy vọng rằng nghiên cứu sau này có thể phát triển các biện pháp khách quan,
chính xác và toàn diện hơn cho việc tiếp tục ý định sử dụng thanh toán điện tử.

4.19. Dự đoán ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng: Bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam (Predicting Consumer Intention to Use
Mobile Payment Services: Empirical Evidence from Vietnam)
Tác giả: The Ninh Nguyen, Tuan Khanh Cao, Phuong Linh Dang, Hien Anh Nguyen
(2016)

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng sử
dụng dịch vụ M-Payment. Số liệu điều tra được sử dụng để điều tra về tác động nhận thức
của người tiêu dùng các dịch vụ M-Payment và ảnh hưởng xã hội về mục đích sử dụng.
Bằng chứng thực tế từ 489 người tiêu dùng Việt Nam khẳng định một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa các yếu tố và ý định hành vi, và cho thấy rằng nhận thức niềm tin là yếu tố dự
báo mạnh nhất về ý định sử dụng dịch vụ M-Payment tiếp theo nhận thức dễ sử dụng,
nhận thức hưởng thụ, kiểm soát hành vi, nhận thức hữu ích và chuẩn chủ quan, tương ứng.
Các kết quả đóng góp phát triển tài liệu nghiên cứu, và cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ
M-Payment đặc biệt nên tập trung vào việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng, và làm
cho dịch vụ của họ rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng.

Nghiên cứu sau này có thể điều tra các tiền đề của các biến quan trọng như niềm tin
và nhận thức dễ sử dụng trong bối cảnh các thị trường. Hơn nữa, do khoảng cách giữa
ý định và hành vi thực tế trong nhiều nghiên cứu, có một nhu cầu nghiên cứu về mối quan
hệ giữa ý định và thực tế sử dụng dịch vụ M-Payment. Ngoài ra, nghiên cứu về ảnh
hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, chẳng hạn như giới tính, thu nhập và tuổi tác, về
việc sử dụng dịch vụ M-Payment.
48

4.20. Tìm hiểu nhận thức rủi ro và niềm tin trong thanh toán điện tử: Nghiên
cứu thực nghiệm trong giới trẻ tại Trung Quốc (Exploring consumer
perceived risk and trust for online payments: An empirical study in
China’s younger generation)
Tác giả: Qing Yang, Chuan Pang, Liu Liu, Davis C.Yen, J.Michael Tarn (2015)

Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố nhận thức rủi ro và niềm tin, hai yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng trong thanh toán điện tử. Cụ thể, tác
giả đề xuất mô hình khái niệm của rủi ro, niềm tin hai cấu trúc mới so sánh và đánh
giá, dựa trên khung của các mô hình TRA, TPB, TAM và DTPB. Mô hình đề xuất đã
được thực nghiệm kiểm tra sử dụng dữ liệu thu thập từ 870 người được hỏi ở Thượng
Hải và Ma Cao, Trung Quốc, hầu hết là thế hệ trẻ. Kết quả cho thấy trong giai đoạn
hiện tại của thanh toán điện tử tại Trung Quốc, người tiêu dùng đã xây dựng được niềm
tin đầu tiên như một tiền thân của nhận thức rủi ro của họ. Hơn nữa, nhận thức rủi ro
liên quan tiêu cực đến niềm tin trong khi nhận thức rủi ro có thể được phân thành hai
loại: hệ thống có rủi ro phụ thuộc tích cực liên quan đến niềm tin và rủi ro giao dịch có
liên quan tiêu cực đến niềm tin.

Kết quả của nghiên cứu không hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác trước
đây trong nhận thức hữu ích thiếu hiệu quả với niềm tin là hơi khó hiểu. lời giải thích
của tác giả là trong giai đoạn phát triển của thanh toán điện tử, chỉ có một số lượng tiền
tệ nhỏ cho mỗi giao dịch được phép so với thanh toán truyền thống mặc dù người tiêu
dùng hiểu biết rõ sự hữu ích của công nghệ mới này. Ưu điểm của thanh toán điện tử
thuộc tính thêm về nhận thức dễ sử dụng rõ ràng là khác với thanh toán truyền thống.
Tuy nhiên, mối quan hệ đáng kể giữa nhận thức hữu ích và niềm tin yêu cầu xác nhận
thêm và giải thích để xác định trong giai đoạn phát triển của thanh toán điện tử.

Cuối cùng, việc phân tích các biến kiểm soát cho thấy rằng tuổi và kinh nghiệm là
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro của người tiêu dùng và niềm tin trong bối cảnh
49

dịch vụ điện tử, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu nhiều hơn so sánh để thấy yếu tố
này quan trọng.

4.21. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điện tử
Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điệnt tử

Stt Đề tài Tác giả Mô Các yếu tố sử dụng Kết quả nghiên cứu

hình sử trong mô hình

The Adoption Wornchank TRA, Hiệu quả mong đợi, nỗ lực Kết quả cho thấy hiệu suất mong
1 of Electronic Chaiyasoonth TPB, mong đợi, thói quen, điều đợi, thói quen ảnh hưởng đến ý định
payment in orn, TAM, kiện thuận lợi, ảnh hưởng hành vi sử dụng thanh toán điện tử.
Thailand UTAUT xã hội, giá trị, động lực
2 hưởng thụ, sở thích, tính
đổi mới cá nhân, nhận thức
niềm tin, nhận thức rủi ro,
nhận thức riêng tư.

Factors Tan & Teo, TAM, Thái độ, lợi thế tương đối, Kết quả cho thấy ý định chấp nhận
2 Influencing the 2000 TPB, khả năng tương thích (Giá Internet Banking có thể được dự
Adoption of DTPB trị, kinh nghiệm internet, đoán bởi các yếu tố kiểm soát hành
Internet nhu cầu ngân hàng), khả vi, thái độ, chuẩn chủ quan không
Banking năng thử nghiệm, rủi ro, liên quan đến ý định áp dụng
chuẩn chủ quan, nhận thức Internet - Banking. Các yếu tố của
kiểm soát hành vi. thái độ bao gổm: Lợi thế tương đối,
khả năng tương thích, kinh nghiệm,
khả năng thử nghiệm, rủi ro.

A Trust-Based Dan J.KIM Nhận thức rủi ro, niềm tin Kết quả cho thấy niềm tin của người
3 Consumer University of của người tiêu dùng, nhận tiêu dùng ảnh hưởng tích cực đến ý
Decision Model Houston - thức lợi ích. định mua và ảnh hưởng tiêu cực đến
in Electronic Clear Lake và nhận thức rủi ro làm giảm ý định
Commerce: The công sự, 2008 mua của người tiêu dùng, nhận thức
Role of Trust, lợi ích làm tăng ý định mua của
Risk, and Their người tiêu dùng.
Antecedents
50

An empirical Changsu TAM Tính di động, kiến thức về Kết quả cho thấy nhận thức dễ sử
4 examination of Kim, thanh toán di động, tương dụng, nhận thức hữu ích được xác
factors Mirsobit thích, tiện lợi, khả năng định quan trọng về ý định sử dụng
influencing the Mirusmonov, tiếp cận, nhận thức hữu TTDĐ. Khả năng tương thích có
intention to use In Lee (2009) ích, nhận thức dễ sử dụng. ảnh hưởng không đáng kể đến nhận
mobile payment thức hữu ích và nhận thức dễ sử
dụng. Khác biệt cá nhân, tiện lợi,
khả năng đạt được, kiến thức TTDĐ
là yếu tố quyết định nhận thức dễ sử
dụng thanh toán di động

Towards Sevgi Özkan, TRA, Nhận thức rủi ro, bảo mật, Kết quả các yếu tố ảnh hongwr đến
5 successful e- Gayani TAM lợi thế tương đối, niềm tin, sự thành công của hệ thống thanh
payment Bindusara, con dấu bảo đảm web, khả toán bao gồm các yếu tố: Bảo mật, ,
systems: Ray Hackney năng sử dụng. niềm tin, lợi thế tương đối, web bảo
Ampirical Brunel đảm, nhận thức rủi ro và khả năng
identification University, sử dụng.
and analysis of UK (2009)
critical factors

An empirical Namchul Kỹ thuât bảo vệ, thủ tục Kết quả cho thấy yếu tố quết định
6 study of Shin, 2010 giao dịch, xác nhận bảo của người tiêu dùng nhận thức bảo
customers’ mật, nhận thức bảo mật, mật và nhận thức niềm tin và tác
perceptions of niềm tin. động của bảo mật và niềm tin việc
security and sử dụng hệ thống thanh toán điện tử
trust in e- là: Kỹ thuật bảo vệ, báo cáo bảo mật
payment và nhận thức niềm tin.
systems

Factors Wadie Nasri, TRA, Đặc điểm nhân khẩu học, Kết quả cho thấy sự tiện lợi, nhận
7 Influencing the 2011 TPB, tiện lợi, kiến thức internet, thức rủi ro, nhận thức bảo mật, kiến
Adoption of TAM nhận thức bảo mật, nhận thức internet ảnh hưởng đến ý định
Internet thức rủi ro, thông tin về hành vi sử dụng Internet Banking.
Banking in Online Banking.
Tunisia

Đề xuất mô Nguyễn Duy TRA, Hiệu quả mong đợi, khả Kết quả nghiên cứu cho thấy các
8 hình chấp nhận Thanh, Cao TAM, năng tương thích, dễ sử yếu tố là: Hiệu quả mong đợi, khả
và sử dụng ngân TPB, dụng, kiểm soát hành vi, năng tương thích, dễ sử dụng, kiểm
51

hàng điện tử ở Hào Thi IDT, chuẩn chủ quan, rủi ro soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro
Việt Nam (2011) UTAUT giao dịch, hình ảnh ngân giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu
hàng, yếu tố pháp luật. tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê
đối với sự chấp nhận E-Banking.

An Empirical Sh. Singh, TAM Thái độ, nhận thức hữu Kết quả cho thấy thái độ, nhận thức
9 Investigation of 2012 ích, nhận thức dễ sử dụng, hũu ích, nhận thức dễ sử dụng là các
the nhận thức uy tín. yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
Determinants of chấp nhận sử dụng E-Banking.
Users
Acceptance of
E-Banking in
Singapore (A
Technology
Acceptance
Model)

10 Determinant Adeyinka TAM, Nhận thức hữu ích, nhận Kết quả cho thấy mối tương quan
s of E- Tella, 2012 ISSM thức dễ sử dụng, chất giữa nhận thức lợi ích, nhận thức sự
lượng dịch vụ, chất lượng thích thú, tốci độ, chất lương dịch
Payment thông tin, chất lượng hệ vụ, nhận thức dễ sử dụng, sử dụng

Systems thống, nhận thức lợi ích, thực tế và thành công thanh toán

Success: A nhận thức thích thú, tốc điện tử. Các yếu tố nhận thức lợi
độ, sử dụng thực tế. ích, sự thích thú, tốc độ, chất lượng
User’s
dịch vụ, nhận thức dễ sử dụng, sử

Satisfaction dụng thực tế là những yếu tố dự báo

Perspective tốt về sự thành công của hệ thống

thanh toán điện tử.


Combination of Rahmath TAM, Nhận thức dễ sử dụng, Kết quả cho thấy các yếu tố nhận
11 TAM and TPB Safeena, TPB, C- nhận thức hữu ích, thái độ, thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích,
in Internet Hema Date, TAM- chuẩn chủ quan, nhận thức thái độ chuẩn chủ quan và kiểm soát
Banking Nisar TPB kiểm soát hành vi. hành vi đều ảnh hưởng đến việc
Adoption Hundewale, chấp nhận sử dụng Internet
Abdullah Banking.
Kammani
(2013)
52

Analysis of Teerapat TRA, Hiệu suất mong đợi, nỗ lực Từ các nghiên cứu đã tìm thấy rằng
12 acceptance Jansorn, 2013 TPB, mong đợi, điều kiện thuận người sử dụng xem xét hữu ích từ
factors for TAM, lợi, nhận thức bảo mật, ảnh dịch vụ thanh toán điện tử một cách
electronic UTAUT hưởng xã hội, chất lượng nhanh chóng, thuận tiện trong cuộc
payment , ISSM. dịch vụ, chi phí. sống hàng ngày, dễ sử dụng và bạn
services of bè hay đồng nghiệp là nguyên nhân
THAI people của việc sử dụng dịch vụ thanh toán
based on điện tử. Bảo mật là vấn đề quan
UTAUT trọng nhất đối với người sử dụng vì
họ sợ các dữ liệu cá nhân của họ và
giao dịch thanh toán điện tử là
không an toàn.

Identifying Oluyinka TRA, Thái độ, chuẩn chủ quan, Kết quả của nghiên cứu nhằm mục
13 Factors That Solomon, TPB, niềm tin, nhận thức kiểm đích xác định các yếu tố quan trọng
Determine Alina TAM, soát hành vi. giải thích ý định chấp nhận E-
Intention to Use Shamsuddin, IDT, Banking. Sử dụng mô hình DTPB
Electronic Eta Wahab DTPB
Banking: A (2013)
Conceptual
Study

An Empirical Bong-Keun TAM Nhận thức hữu ích, nhận Kết quả cho thấy nhận thức hữu ích,
14 Investigation on Jeong & Tom thức dễ sử dụng, nhận thức nhận thức dễ sử dụng, nhận thức uy
Consumer E Yoon, 2013 uy tín, tự hiệu quả, nhận tín, tự hiệu quả ảnh hưởng tích cực
Acceptance of thức chi phí tài chính. đến ý định hành vi của người tiêu
Mobile Banking dùng sử dụng M-Banking. Yếu tố
Services nhận thức hữu ích là yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến ý định
của người sử dụng M-Banking

A Risk Noor Raihan Rủi ro thể chất, rủi ro hiệu Trong môi trường trực tuyến nhận
15 Perception Ab Hamid, quả, rủi ro tâm lý, mất thời thức rủi ro, bảo mật, niềm tin là yếu
Analysis on the Aw Yoke gian, rủi ro tài chính. tố quan trọng nhất mà một người
use of Cheng, 2013 tiêu dùng sẽ xem xét,đánh giá của
Electronic mình về chất lượng dịch vụ, do dó
Payment nhận thức rủi rodóng một vai trò
quan trọng về sự hài lòng của người
53

Systems by tiêu dùng khi sử dụng thanh toán


Young Adult điện tử.

An Analysis of Phan Tan Tai TAM Tính di động, sự tiện lợi, Kết quả cho thấy tương thích có tác
16 Factors & Gia-Shie khả năng tương thích, kiến động dễ sử dụng và hữu ích. Người
Affecting the Liu, 2015 thức thanh toán di động, tiêu dùng có khả năng tương thích
Intention to Use niềm tin, rủi ro, nhận thức cao cảm thấy M-Payment rất hữu
Mobile dễ sử dụng, nhận thức hữu ích và dễ sử dụng. Tính di động, sự
Payment ích, an toàn sử dụng. tiện lợi làm tăng nhận thức của
Services in người sử dụng về dễ dàng sử dụng
Vietnam và hữu ích của hệ thống do đó làm
tăng ý định sử dụng thanh toán di
động.

A Model of Junadi, UTAUT Hiệu suất mong đợi, nỗ lực Sử dụng mô hình UTAUT và tác giả
17 Factors Sfenrianto, mong đợi, ảnh hưởng xã thêm hai biến văn hoá, nhận thức
Influencing 2015 hội, văn hóa, nhận thức bảo mật vào mô hình, văn hoá giải
Consumer’s bảo mật. thích về thói quen tiêu dùng, bảo
Intention to Use mật giải thích thế nào là an toàn hệ
E-Payment thống thanh toán điện tử.
System in
Indonesia

Predicting Adeyinka TAM, Nhận thức hữu ích, nhận Kết quả cho thấy mối tương quan
18 Users’ Tella & ISSM thức dễ sử dụng, nhận thức giữa nhận thức hữu ích và thái độ sử
Continuance Gbola sự thích thú, tốc độ xử lý, dụng, nhận thức dễ sử dụng và nhận
Intention Olasina, 2015 nhận thức lợi ích, thái độ, thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng
Toward E- sự hài lòng của thanh toán và thái độ, nhận thức sự thích thú và
payment điện tử, thực tế sử dụng. tiếp tục ý định sử dụng, tốc độ và sử
System: An dụng thực tế. Các yếu tố tiếp tục ý
Extension of the định và nhận thức hữu dụng, nhận
Technology thức dễ sử dụng, thích thú, tốc độ,
Acceptance nhận thức lợi ích, hài lòng, sử dụng
Model thực tế và thái độ là yếu tố dự báo
tốt việc tiếp tục ý định sử dụng
thanh toán điện tử.
54

Predicting The Ninh TPB, Nhận thức hữu ích, nhận Kết quả cho thấy niềm tin cá nhân,
19 Consumer Nguyen, TAM thức dễ sử dụng, nhận thức nguồn lực và ảnh hưởng xã hội là
Intention to Use Tuan Khanh sự thích thú, nhận thức yếu tố dự báo quan trọng về ý định
Mobile Cao, Phuong niềm tin, chuẩn chủ quan, sử dụng thanh toán di động. Ý định
Payment Linh Dang & nhận thức kiểm soát hành của người tiêu dùng sử dụng thanh
Services: Hien Anh vi. toán di động được thuận lợi bởi
Empirical Nguyen nhận thức của họ về niềm tin, dễ sử
Evidence from (2016) dụng, kiểm soát hành vi, sự thích
Vietnam thú, chuẩn chủ quan, yếu tố ảnh
hưởng mạnh nhất đó là dễ sử dụng.

Exploring Qing Yang, TRA, Nhận thức hữu ích, nhận Kết quả của nghiên cứu này cho
20 consumer Chuan Pang, TAM, thức dễ sử dụng, niềm tin, rằng dịch vụ điện tử ít rủi ro sẽ được
perceived risk Liu Liu, TPB, rủi ro tổng (rủi ro kinh tế, sử dụng nhiều hơn, phát hiện rủi ro
and trust for Davis C.Yen, DTPB rủi ro bảo mật, rủi ro thời kinh tế, rủi ro chức năng góp vào
online J.Michael gian, rủi ro cá nhân, rủi ro nhận thức tổng các rủi ro.
payments: An Tarn (2015) xã hội, rủi ro dịch vụ, rủi
empirical study ro tâm lý, rủi ro chức
in China’s năng).
younger
generation
55

Kết luận
Qua tổng quan về các lý thuyết mô hình và các nghiên cứu trước đây về ý định sử
dụngg thanh toán điện tử của người tiêu dùng, tác giả nhận thấy rằng các mô hình TRA,
TPB và TAM là những mô hình tốt và đáng tin cậy trong việc nghiên cứu ý định và hành
vi của ngưởi tiêu dùng. Tuy nhiên mô hình TAM và TPB là hai mô hình chủ đạo cung cấp
một nền tảng lý thuyết mô hình kết hợp C-TAM-TPB đã được nghiên cứu và phát triển
(Taylor và Todd, 1995a; Chau và Hu, 2002). Các yếu tố chuẩn chủ quan và nhận thức
kiểm soát hành vi được đưa vào mô hình TAM, họ đề xuất để kết hợp mô hình TPB và
TAM. Hai yếu tố này cũng là các biến quan trọng trong TPB. Do đó, những ảnh hưởng
nhận thức được quy định bởi TAM có ảnh hưởng quan trọng đến niềm tin thái độ trong
TPB, có thể làm tăng khả năng giải thích của TAM. Dựa trên các kết quả thực nghiệm của
(Taylor và Todd, 1995a; Chau và Hu, 2002) nó được tìm thấy rằng C-TAM-TPB thu
được từ sự kết hợp của TAM và TPB sẽ rất tốt cho việc giải thích hành vi của người
tiêu dùng trong việc sử dụng công nghệ mới. Vì vậy có thể kết luận rằng mô hình kết
hợp C-TAM-TPB phù hợp với mục đích nghiên cứu của chuyên đề này và đây là lý do
tác giả lựa chọn sử dụng mô hình C-TAM-TPB cho chuyên đề này.

Qua tổng quan nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng tác giả thấy rằng
niềm tin là yếu tố trung tâm trong các mối quan hệ trao đổi (McKnight và cộng sự, 2002),
và là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến ý định hành vi của người tiêu dùng tham gia các
giao dịch tài chính, kết quả của sự tin tưởng là giảm bớt các nhận thức rủi ro dẫn đến ý
định tích cực đối với việc sử dụng thanh toán điện tử (Yousafzai và cộng sự., 2003). Các
nghiên cứu trước cho thấy sự tin tưởng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sẵn sàng
của ngưởi tiêu dùng để tiến hành các giao dịch thương mại điện tử và thanh toán điện tử
(Friedman và cộng sự, 2000; Gefen, 2000, 2003; Hoffman và cộng sự, 1999; Jarvenpaa và
cộng sự, 2000; Wang và cộng sự, 2003). Kurnia và Benjamin, (2007) nhận thấy rằng
người tiêu dùng tin tưởng vào hệ thống thanh toán thông qua những người dùng khác và
56

nhận thấy rằng sự tin tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử là một yếu tố góp phần cho
việc áp dụng thành công hệ thống thanh toán điện tử.

Bên cạnh đó, nhận thức rủi ro là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến niềm tin của
người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. Trong hệ thống thanh toán, nhận thức rủi
ro được định nghĩa là nhận thức tiêu cực của người tiêu dùng mà các nhà cung cấp trực
tuyến sẽ không thực hiện đầy đủ các yêu cầu an ninh của họ khi giao dịch. Do đó, người
tiêu dùng có thể phải chịu một mất mát trong khi tham gia các giao dịch thanh toán trực
tuyến. Cá nhân có thể phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các giao dịch dựa trên
Internet (Martins và cộng sự, 2014). Grabner-Kräuter & Kaluscha (2003) phân loại rủi ro
thành hai loại. Hệ thống không chắc chắn phụ thuộc bao gồm sự kiện nằm ngoài ảnh
hưởng trực tiếp của cá nhân, có liên quan đến rủi ro tài chính (ví dụ, trộm cắp thông tin thẻ
tín dụng, thông tin cá nhân..). Giao dịch kết quả không chắc chắn từ phân phối thông tin
bất đối xứng giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng, trong đó có thể là do các hành vi
nhà cung cấp (ví dụ, thông tin cá nhân giả, và việc tiết lộ thông tin của người tiêu dùng tư
nhân), và cả hai đều cần tin tưởng để khắc phục chúng. Nghiên cứu cho thấy rằng nhận
thức rủi ro ngăn chặn người tiêu dùng sử dụng hoặc có ý định sử dụng thanh toán điện tử
(Kim và cộng sự, 2010a; Schaupp & Carter, 2010).

Tóm lại từ các mô hình lý thuyết ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng
và tổng quan các công trình, bài báo nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy sự kết hợp hai
mô hình TAM và TPB tốt cho việc giải thích ý định hành vi của người tiêu dùng trong việc
sử dụng công nghệ mới. Tác giả sẽ sử dụng các nhân tố trong hai mô hình TAM và TPB
bao gồm: Thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức hữu ích, nhận
thức dễ sử dụng. Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng ngoài những nhân tố có trong các mô
hình này còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của
người tiêu dùng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tìm cách mở rộng và phát triển các mô hình
trên bằng cách bổ sung thêm các nhân tố vào những mô hình này
57

(Hernández và cộng sự, 2011; Wen và cộng sự, 2011). Trong nghiên cứu này ngoài
việc kết hợp hai mô hình TAM và TPB tác giả thêm vào hai nhân tố đó là: Niềm tin và
nhận thức rủi ro. Do đó mô hình đề xuất của tác giả như sau:

Thái độ

Nhận thức hữu ích

Nhận thức dễ sử
dụng

Quyết định sử dụng


Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm


soát hành vi

Nhận thức rủi ro

Niềm tin

Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: Tác giả nghiên cứu
58

Tài liệu tham khảo

Bộ Công Thương (2014a), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014.

Bộ Công Thương (2015), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2015.

Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2011). Đề xuất mô hình chấp nhận và sử
dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển KH & CN, tập
14, s Q2-2011, 97-105.

Lê Ngoc ̣ Đức (2008), Khảo sát một sốyếu tốtác động đến xu hu ̛ớng sử dung ̣
thanh toán điện tử. Luận Văn Thac ̣ Si ̃– Quản Tri ̣Kinh Doanh, ĐaịHoc ̣
Bách Khoa TP. HồChíMinh.

Armitage, C.J & Conner, M. (2001), “Efficacy of the Theory of Planned


Behaviour: A meta-analytic review”, British Journal of Social
Psychology, 40, 471– 499

Ajzen, Icek (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior


and Human Decision Process, 50 (2), 179-211.

nd
Amor, Daniel (2002). The E-business (r) Evolution (2 edition). Published by
Prentice Hall PTR.

Antwi, S. K., Hamza, K., & Bavoh, S. W. (2015). Examining the Effectiveness
of Electronic Payment System in Ghana: The Case of e-ZWICH in the
Tamale Metropolis. Research Journal of Finance and Accounting, 6(2),
163-177.

Agimo, J. (2004). Better Practice Checklist for ePayment. Australia


government information management office. Retrieved on
26/5/2015 from:
59

http://www.agimo.gov.au/publications,better_practice_checklist_for_epa
yment.

Adeoti, O. & Osotimehin, K. (2012). Adoption of Point of Sale Terminals in


Nigeria: Assessment of Consumers' Level of Satisfaction. Research
Journal of Finance and Accounting. 3 (1), 1-5.

Ayo, C. K., & Ukpere, W. I. (2012). Further Development of a Secured Unified


E-Payment System in Nigeria: A Critical Viewpoint. E-Business–
Applications and Global Acceptance, 41.

Anderson, M. (1998). The electronic check architecture. Financial Services


Technology Consortium, Vol. [123].

th
Antovski, L., & Gusev, M. (2003). M-Payments. Paper presented at the 25
International Conference of Information Technology Interfaces, Cavtat,
Croatia.

Abrazhevich, D. (2004), “Electronic payment systems: a user-centered


perspective and interaction design”, PhD thesis, Technical University of
Eindhoven, Eindhoven.

Abdulhadi, H. (2013) An Empirical Study of Online Shopping Customer


Satisfaction in Malaysia-Evaluating eBay Malaysia. Journal of
Computing & organisational dynamics, Vol. [1], No.2.

Asokan và cộng sự. A.l (2000). E-Payment Systems. IBM research division
Zurich research Laboratory (unpublished).

Briggs, A. & Brooks, L. (2011). Electronic Payment Systems Development in a


Developing Country: The Role of Institutional Arrangements. The
60

Electronic Journal on Information Systems in Developing Countries,


49(3), 1-16.

Bamoriya, P., Bamoriya, H., and Singh, P. (2013) Perceptual mapping of electronic
banking channels in India: A Multidimensional Scaling approach.
International Journal of Research Studies in Management, Vol. [3], No.1.

Balogun, A. (2012). Electronic Retail Payment Systems in Nigeria: User


Acceptance through Infrastructural Approach (Masters Dissertation,
Liverpool John Moores University). Retrieved on 14/05/2015 from
http://www.scribd.com/doc/127190513/Dissertation.

Bauer, R. A. (1960). Consumer Behavior as Risk Taking.“In D. Cox (ed.), Risk


Taking and Information Handling in Consumer Behavior. Harvard:
University Press.

Bhimani, A. (1996), “Management accounting: European Perspectiver”,


Oxford, Oxford University Press.
Baddeley, M. (2004), “Using e-cash in the new economy: an economic analysis
of micropayment systems”, Journal of Electronic Research, Vol. 5 No. 7,
pp. 239-253.

B.Lietaer, "The Future of Payment Systems", 2002 Unisys Corporation.

Baddeley, M. (2004), “Using e-cash in the new economy: an economic analysis


of micropayment systems”, Journal of Electronic Research, Vol. 5 No. 7,
pp. 239-253.

BÖhle, K., Krueger, M., Herrmann, C., Carat, G. and Maghiros, I. (2000),
“Electronic payment system: strategic and technical issues”, available at:
http://ftp.jrc.es/EURdoc/eur19933en.pdf (accessed October 29, 2009).
61

Chavosh, A., Halimi, A.B. and Espahbodi, S. (2011), “Comparing the


satisfaction with the banks e-payment services between degree holder
and non-degree holder customers in PenangMalaysia”, International
Journal of e-Education, e-Business, e-Management and e-Learning, Vol.
1 No. 2, pp. 103-109.

Chau, P.Y.K. and Hu, P.J-H. (2002) ‘Investigating healthcare professionals’


decisions to accept telemedicine technology: an empirical test of competing
theories’, Information and Management, Vol. 39, pp.297–311.

Cox, D.F. & Rich, S.U. (1964). Perceived Risk and Consumer Decision-
Making: The Case of Telephone Shopping. Journal of Marketing
Research, (November), 32-39.

Chou, Y., Lee, C. and Chung, J. (2004), “Understanding M-commerce payment


systems through the analytic hierarchy process”, Journal of Business
Research, Vol. 57 No. 12, pp. 1423-1430.

Culnan, M. J., and Armstrong, P. K. Information privacy concerns, procedural


fairness, and impersonal trust: an empirical investigation. Organization
Science, 10, 1999, 104–115.

Chellappa, R. and Pavlou, P. (2002), “Perceived information security, nancial


liability and consumer trust in electronic commerce transactions”,
Logistics Information Management, Vol. 15 No. 5, pp. 358-368.

Darley, W.K. (2001). The Internet and Emerging E- Commerce Challenges and
Implications. Management in sub Saharan Africa.(unpublished).

Davies, Paul Beynon (2004). E-Business. Published by Palgravi Macmillan.


En,Wikipedia.org/wiki/online.banking.visited on March, 20, 2014.
62

D.McCloskey, “The importance of ease of use, usefulness, and trust to online


consumers: an examination of the technology acceptance model with older
consumers”, Journal of Organizational and End User Computing, Vol. 18
No. 3, 2006, pp. 47-65.

Ding, M. S., & Hampe, J. F. (2003). Reconsidering the challenges of M-


payments: A roadmap to plotting the potential of the future M-commerce
market. Paper presented at the 16th Bled eCommerce Conference, Bled,
Slovenia, June, 9–11.

Dani, A.R., and Krishna, P.R. 2001. An e-check framework for electronic
payment systems in the Web-based environment, Electronic Commerce
and Web Technologies Lecture Notes in Computer Science, 2115/2001,
91-100.

Dennis, A. (2004) Electronic Payment System: User-Centered Perspective and


Interaction Design. Eindhoven, Netherland: Technische

Davis F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User


Acceptance of Information Technology, MIS Quarterly, 13 (3), pp. 318-
39.

Davis, Fred D. (1985), A Technology Acceptance Model for empirically Testing


New End-User Information Systems: Theory and Result. Doctoral Thesis,
Sloan School of Management, Massachusetts Intitute of Technology.

El-Gohary, H. (2012). Factors affecting E-Marketing adoption and


implementation in tourism firms: An empirical investigation of Egyptian
small tourism organisations. Tourism Management, Vol. [33]. No.5, pp.
1256-1269.

Eastin, M.J. (2002), “Diffusion of e-commerce: an analysis of the adoption of four


ecommerce activities”, Telematics and Informatics, Vol. 19 No. 3, pp. 251-
63

267.

Eastin, M.J. (2002), “Diffusion of E-commerce: an analysis of the adoption of


four ecommerce activities”, Telematics and Informatics, Vol. 19 No. 3, pp.
251-267.

Elly, T. and Kavishe, V. (2008), “The users’ perception on electronic payment


systems in Tanzania”, available at: www.orsea.net/pastpapers/2008/Tumsifu
%20Elly_Orsea.doc (accessed November 17, 2012).

Fatimah, M.A., Kusairi, M.N. and Mohd, F.A. (2000), “E-commerce adoption in
Malaysia: problems and barriers from the firms’ perspective”,
Proceedings of International Conference on Electronic Commerce,
November 21-23, Kuala Lumpur

Friedman, B., Kahn, P.H. Jr and Howe, D.C. (2000), “Trust online”,
Communications of the ACM, Vol. 43 No. 12, pp. 34-40.

Flavian, C. and Guinaliu, M. (2006), “Consumer trust, perceived security and


privacy policy: three basic elements of loyalty to a web site”, Industrial
Management and Data Systems, Vol. 106 No. 5, pp. 601-620.

Graham, B. (2003), “The evolution of electronic payments”, available at:


http://innovexpo.itee.uq.edu.au/2003/exhibits/s334853/thesis.pdf
(accessed November 30, 2009).

Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. W. (2003b). Inexperience and


experience with online stores: the importance of TAM and trust.
Engineering Management, IEEE Transactions on, 50(3), 307-321.

Grabner-Kräuter, S. and Kaluscha, E. A. (2003), "Empirical research in on-line


64

trust: A review and critical assessment," International Journal of Human-


Computer Studies, Vol. 58, pp. 783-812.

Godin, G., & Kok, G. (1996). The theory of planned behavior: A review of its
applications in health-related behaviors. American Journal of Health
Promotion, 11, 87-98.

Gil-Garcia, J. & Luna-Reyes, L. (2003). Towards a Definition of Electronic


Government: A Comparative Review. Technolegal Aspects of Badajoz,
Spain: Formatex.

Gerrard, P. and Cunningham, J.B. (2003), “The diffusion of internet banking


among Singapore consumers”, International Journal of Bank Marketing,
Vol. 21 No. 1, pp. 16-28.

Guttmann, R. (2003). Cybercash: The Coming Era of Electronic Money. Palgrave

Macmillan: Basingstoke, UK

Garadahew.W. (2010). Electronic Banking in Ethiopia Practices, Opportunities and


Challenges. Journal of internet banking and commerce, vol, 15 no, 2.
Http://www.CBE bank eth.et .visited on February, 25, 2014.
Http://www.eurotechnology.com/store/mobilepayment.Visted on March, 15, 2014.
Http://www.answers.com/topic/paymentVisited on March, 17, 2014.
Http://ecb,int/events/pdf/conferences/E-payment. Visited on, March 17, 2014.
Juang, W.S. (2006). D-cash. A flexible pre paid e-cash scheme for date
attachment accepted for electronic commerce research and applications.

Gans, J.S. & Scheelings, R. (1999). Economic Issues Associated with Access to
Electronic Payment System, Australian Business Review available at:
http://ssrn.com/abstract=1100903
65

Gronhaug, K. (1972). Risk indicators, perceived risk and consumer's choice of


information sources. The Swedish Journal of Economics, 74(2), 246-262.

Harris, H. (2011) Evidence of Firms’ Perceptions toward Electronic Payment


Systems (EPS) in Malaysia. International Journal of Business and
Information, 6, 226-245.

Hoffman, D.L., Novak, T.P. and Peralta, M. (1999), “Building consumer trust
online”, Communications of the ACM, Vol. 42 No. 4, pp. 80-85.

Hataiseree, R. (2008), “Development of e-payments and challenges for Central


Banks: Thailand’s recent experience”, available at:
www.ecb.int/home/pdf/research/WP_2008_01.pdf?
abb527a3021b00b0ba18fed884a7a818 (accessed November 17, 2012).

Humphrey, D.B. & Hancock, D. (1997). Payment Transactions, Instruments and


Systems: A Survey. Journal of Banking and Finance, 21, 1573-1624.

Hord, J. (2005). “How electronic payment works”, available at: http:// www.nu.e
association.ca/cim/dbf/how_electronic_payment_works_ English.pdf?

Hussein, R., Mohamed, N., Ahlan, A. & Mahmud M. (2010). Egovernment


application: an integrated model on G2C adoption of online tax.
Transforming Government: People, Process and Policy, 5(3), 225-248.

H.Shih, "An empirical study on predicting user acceptance of e-shopping on the


web", Information & Management, Vol.41, No. 3, 2004, pp. 351-68.

Hord, Jennifer (2005) http://communication.howstuffworks.com/electronic-payment2.htm

Ho, S. M. S., and Ng, T. F. V., Customers’ Risk Perceptions of Electronic


Payment Systems, International Journal of Bank Marketing, Vol.12, No.8,
1994, pp. 26-39.
66

Hasslinger, A., Hodzic, S., & Obazo, C. (2007). Consumer behaviour in online
shopping. Kristianstaad University Department of Business Studies.

Haque, A., Tarofder, A.K, Rahman, S. and Raquib, M.A. (2009), “Electronic
transaction of internet banking and its perception of Malaysian online
customers”, African Journal of Business Management, Vol. 3 No. 6, pp.
248-259.

Harris, H., Guru, B.K. and Avvari, M.V. (2011), “Evidence of firms’ perception
toward electronic payment systems (EPS) in Malaysia”, International
Journal of Business and Information, Vol. 6 No. 2, pp. 226-245.

Humphrey, D.B., Pulley, L.B. and Vesala, J.M. (2000), “The check’s in the
mail: why the United States lags in the adoption of cost-saving electronic
payments”, Journal of Financial Services Research, Vol. 17 No. 1, pp.
17-39.

Hernández, B., Jiménez, J., & Martín, M. J. (2011). Age, gender and income: do
they really moderate online shopping behaviour ?. Online Information
Review, 35(1), 113-133.

Joseph P.T, S.J (2008) An Indian perspective, 3rd edition, E-Commerce, by PHI
learning private limited.

Jean, L., Scott, B., & Patrick, D. (2011). World Payments Report. Scotland.
Kendall, S. D. (2006). Customer service from the customer's perspective.
Customer service delivery: Research and best practices, 3-21.

Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwon Lee, 6/2001, Risk-Focused E-Commerce


Adoption Model - A Cross Country Study, University of Minnesota.
67

Jacob Jacoby and Leon B. Kaplan (1972) ,"The Components of Perceived


Risk", in SV - Proceedings of the Third Annual Conference of the
Association for Consumer Research, eds. M. Venkatesan, Chicago, IL :
Association for Consumer Research, Pages: 382-393.

Jacoby, J. and Kaplan, L.The Components of Perceived Risk, Proceeding of the


3rd Annual Conference for Consumer Research, 1972, pp. 382-393.

Kousaridas, A., Parissis, G. and Apostolopoulos, T. (2008), “An open nancial


services architecture based on the use of intelligent mobile devices”,
Electronic Commerce Research and Applications, Vol. 7 No. 2, pp. 232-
246.

Kalakota, R. & Whinston, A.B. (1997). Electronic Commerce: A Manager's


Guide Reading. Addison Wesley.

Koponen, A. (2011). E-commerce, Electronic Payments. Helsinki; university of


Technology (unpublished)

Kumaga, Delali (2010). The Challenges of Implementing Electronic Payment


Systems. Gana (unpublished)

Kaur Manjot, E-Commerce, Kalyani Publcation, New Delhi (2012).

Kalkota Ravi, Electronic Commerce, Pubished by arrangement with Pearson


Education ,Lnc and Dorling Kindersley Publishing lnc(1997).

Kaliannan, M & Awang, H. (2010). Adoption and use of EGovernment


Services: A case study of e-procurement in Malaysia. WSEAS
Transactions on Business and Economics, 7(1).

Khairun, N.K. & Yasmin, M. H. (2010). E-commerce Adoption in Malaysia:


Trends, Issues and Opportunities. In: ICT Strategic Review. (pp 89-134).
68

Malaysia: PIKOM Publishers.

Kannen, Martin Leischner, Torsten Stein (2003), A Framework for Providing


th
Electronic Payment Services.10 annual workshop of HP-OVUA, July 6-
9, 2003 Geneva.

Kulviwat, S., Bruner, G, C., Kumar, A., Nasco, S, A. & Clark, T. (2007),
‘Toward a unified theory of consumer acceptance technology’,
Psychonogy and marketing, 24(12), 1059 -1084.

Karami, M. (2006), Factors influencing adoption of online ticketing, Master of


science thesis, Lulea University of Technology and Tarbiat Modares
University.

Kim, C., Mirusmonov, M. and Lee, I. (2010a), "An empirical examination of


factors influencing the intention to use mobile payment," Computers in
Human Behavior, Vol. 26, pp. 310-322.

Kim, D. J., Ferrin, D. L. and Rao, H. R. (2008), "A trust-based consumer decision-
making model in electronic commerce: The role of trust, perceived risk, and
their antecedents," Decision Support Systems, Vol. 44, pp. 544-564.

Kim, C., Tao, W., Shin, N. and Kim, K.S. (2009), “An empirical study of
customers’ perception of security and trust in e-payment systems”,
Electronic Commerce Research and Applications, Vol. 9 No. 1, pp. 84-95.

Kim, M., and Sharron, J. L., Television Shopping for Apparel in the United
States: Effects of Perceived Amount of Information on Perceived Risks
and Purchase Intentions, Family and Consumer Sciences Research
Journal, Vol.28, No.3, 2000, pp. 301-30.

Koivumaki, T., Ristola, A., & Kesti, M. (2004). Predicting consumer acceptance
69

in mobile service: Empirical evidence from an experimental end user


environment. International Journal of Mobile Communications, 4(4), 418-
435.

Kaplan, L. B., và cộng sự., Components of Perceived Risk in Product Purchase,


Journal of Applied Psychology, 59 June 1974, pp. 287-91.

Laudon, K.C., and Traver, C.G. 2001. E-Commerce: Business, Technology,


Society, Reading, MA: Addison Wesley Publishing.

Laudon, C. Traver (2002). E- Commerce Business. India; published by Pearson


Education Inc.

Leonard L.N.K., Cornan, T.P. & Kreie, J. (2004) What influences IT ethical
behavior intentions—planned behavior, reasoned action, perceived
importance, or individual characteristics? , Information & Management,
42, 143–158.

Liker, J.K. & Sindi, A.A. (1997) User acceptance of expert systems: a test of the
theory of reasoned action, Journal of Engineering and Technology
Management, 14, 147-173.

Lu, J., Yu, C.-S., Liu, C., & Yao, J. E. (2003). Technology acceptance model for
Wireless internet. Internet Research: Electronic Networking Applications
and Policy, 13(3), 206-222.

Lu, Y., Yang, S., Chau, P.Y.K. and Cao, Y. (2011) Dynamics between the Trust
Transfer Process and Intention to Use Mobile Payment Services: A
Cross-Environment Perspective. Information and Management, 48,
393-403. http://dx.doi.org/10.1016/j.im.2011.09.006
70

Lim, B., Lee, H. and Kurnia, S. (2006), “Why did an electronic payment system
fail? A case study from the system provider’s perspective”, available at:
www.collecter2006.unisa.edu.au/Paper%2011%20Benjamin%20Lim.pdf
(accessed December 14, 2009).

Linck, K., Pousttchi, K. and Wiedemann, D.G. (2006), “Security issues in mobile
payment from the customer viewpoint”, Proceedings of the 14th European
Conference on Information Systems (ECIS 2006), Goteborg, pp. 1-11.

Lin, C. & Nguyen, C. (2011). Exploring e-payment Adoption in Vietnam and


Taiwan. Journal of Computer Information System, 51(4), 49.

Lim, B. và cộng sự, 2007. Exploring the Reasons for a Failure of Electronic
Payment Systems: A Case Study of an Australian Company. Journal of
Research and Practice in Information Technology, Vol. 39, No. 4

Li, Y, H., & Huang, J, W. (2009), ‘Applying theory of perceived risk and
technology acceptance model in the online shopping channel, world
academy of science’, Engneering and technology, 53, 911 – 925.

Maqableh, M., Samsudin, A. and Alia, M. (2008) New Hash Function Based on
Chaos Theory (CHA-1). International Journal of Computer Science
and Network Security, 8, 20-27.

Mathieson, K. “Predicting User Intentions: Comparing the Technology


Acceptance Model with the Theory of Planned Behavior,” Information
Systems Research (2:3), 1991, pp. 173-191.

Md Johar, M.G. and Ahmad Awalluddin, J.A. (2011), “The role of technology
acceptance model in explaining effect on e-commerce application
system”, International Journal of Managing Information Technology,
Vol. 3 No. 3, pp. 1-14.
71

Marthy, C.S. (2002). E-Commerce Concept, Models and Strategies. New Delhi;
Himalaya publishing house.

Maurizio, Marek (2011). E-Commerce Payment System (unpublished).

Murty, C.S. (2004). E-Commerce Concepts. Models and Strategies. Himalaya


publishing house.

Maiyo, J. (2013). The Effect of Electronic Banking on Financial Performance of


Commercial Banks In Kenya, Unpublished MBA Thesis University of
Nairobi.

Mols, N. P. (2000). The internet and services marketing - the case of Danish
retail banking. Internet Research: Electronic Networking Applications
and Policy, 10(1), 7-18.

Moore, G. C. and I. Benbasat ‘Development of an instrument to measure the


perceptions of adopting an information technology innovation’
Information Systems Research Vol 2 No 3(1991) pp 173-191.

Miyazaki, J., and Fernandez, K. The antecedents and consequences of trust in


online- purchase decisions. Journal of Interactive Marketing, 16, 2, 2000,
47–63.
Mohamad, A., Haroon, A. & Najiran, A. (2009). Development of Electronic
Money and its Impact on the Central Bank Role and Monetary Policy.
Issues in Information Science and Information Technology. 6 (1), 339-344

MacKie-Masain, J.K. and White, K. (1996), “Evaluating and selecting digital


paymentmechanisms”, available at:
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id¼980782 (accessed
November 5, 2009).
72

Mantel, B. (2000), “Why do consumers pay bills electronically? An empirical


analysis”, Economic Perspectives, Vol. 24 No. 4, pp. 32-47.

Mohd Saleh, M.A. (2005), “Barriers to online repayment: a case of PTPTN


loan”, bachelor’s degree thesis, Universiti Teknologi MARA, Shah
Alam, Selangor.

Narges Delafrooz, Laily Hj. Paim and Ali Khatibi (2010), Students’ Online
Shopping Behavior: An Empirical Study, Journal of American Science,
2010; 6(1).

Nimran, U., Idrus, M. S. I., and Utami, H. N. (2015) Antecedents of E-Commerce


Use in The Hospitality Industry: An Empirical Study in Indonesia. European
Journal of Business and Management, Vol. [7], No. 11, pp. 1-10.

Oh, S., Kurnia, S., Johnston, R.B., Lee, H. and Lim, B. (2006), “A stakeholder
perspective on successful electronic payment systems diffusion”,
Proceedings of the Hawaii International Conference on Systems Sciences
(HICSS-39), Hawaii.

Ogunleye, G., Adewale, O., & Alese, B. (2012). An exploratory study on


electronic retail payment systems: user acceptability and payment
problems in Nigeria. Paper presented at the 24th National Conference of
the Nigeria Computer Society, Lagos.

Oladeji, K. (2014). Integrated Personnel and Payroll Information Systems


(IPPIS) for Universities and other Higher Institutions of Learning. A
paper presentation at Northwest University, Kano – Nigeria.
Özkan, S., Bindusara, G. and Hackney, R. (2010), “Facilitating the adoption of e-payment systems: theoretical
constructs and empirical analysis”, Journal of Enterprise Information Management, Vol. 23 No. 3,
pp. 305-325.
73

Pikkarainen, T., Pikkarainen, K., Karjaluoto, H., & Pahnila, S. (2004).


Consumer acceptance of online banking: An extension of the technology
acceptance model. Internet Research, 14(3), 224-235.

Poon, W. C. (2008). Users’ Adoption of E-banking Services: The Malaysian


`Perspective. Journal of Business and Industrial Marketing, 23 (1), pp.
59– 69.

Peter, M. O. & Babatunde, P. J. (2012). E-Payment: Prospects and Challenges in


Nigerian Public Sector. International Journal of Modern Engineering
Research, 5(2), 3104-3106.

Panurach, P. (1996) Money in electronic commerce: Digital cash, electronic fund


transfer and Ecash’, Communications of the ACM, 39(6): 45–50.

Pavlou, P.A. (2001), Consumer Intentions to adopt Electronic Commerce –


Incorporating Trustand Risk in the Technology Acceptance Model, DIGIT
Workshop, New Orleans, Louisiana, December 16, 2001, Available:
www.mis.temp.edu/digit/digit2001/files/
consumerIntentionsToAdopt_Digit2001.doc, pp.1-28.

Patil, V. and Shyamasundar, R.K. (2005), “Trust management for e


transactions”, available at:
www.ias.ac.in/sadhana/Pdf2005AprJun/Pe1296.pdf (accessed December
14, 2009).

Rajesh, Chakarabarti and Vikas, Kadile (2002). E-Commerce. The Asian


manager’s handbook.NW delhi; published by Tata Mc Graw Hill.

Rowley, J. (2000) "Product search in e-shopping: a review and research


propositions", Journal of Consumer Marketing, Vol. 17 Iss: 1, pp.20 – 35
74

Roselius, T., Consumer Ranking of Risk Reduction Methods, Journal of


Marketing, Vol.35, 1971, pp. 56 –61.

Roy, S., & , I. (2014). Determinants of Customers’ Acceptance of Electronic


Payment System in Indian Banking Sector–A Study. International Journal
of Scientific and Engineering Research, 5(1), 177-187.

Ramayah, T., Ling, C.Y., Norazah, M.S. and Ibrahim, M. (2005), “Determinants
of intention to use an online bill payment system among MBA students”,
E-Business, Vol. 9, pp. 80-91.

Rigopoulos, G. and Askounis, D. (2007), “A TAM framework to evaluate


users’ perception towards online electronic payments”, Journal of
Internet Banking and Commerce, Vol. 12 No. 3, pp. 1-6.

Rouibah, K. (2012), “Trust factors influencing intention to adopt online


payment in Kuwait”, Proceedings of the Southern Association for
Information Systems Conference, March 23-24, Atlanta, GA, pp. 195-
202.

Sathye, M. (1999). Adoption of internet banking by Australian consumers: An


emprical investigation. International Journal of Bank Marketing, 17(7),
324-334.

Schaupp, P. L. C. and Carter, L. (2010), "The impact of trust, risk, and optimism
bias on e-file adoption,"Information Systems Frontiers, Vol. 12, pp. 299-
309.

Stroborn, K., Heitmann, A., Leibold, K. and Frank, G. (2004), “Internet


payments in Germany: a classicatory framework and empirical
evidence”, Journal of Business Research, Vol. 57 No. 12, pp. 1431-1437.
75

Shon, T.H. & Swatman, P.M. (1998). Identifying effectiveness criteria for
internet payment systems, Internet Research: Electronic Networking
Applications and Policy, 8 (3), 202-218.

rd
Schneider, Gary (2002). Electronic Commerce. (3 annual edition). Canada;
Publisher kristen duerrin.

Said, Alsraikh (2005).http;//www.ameinfo.com/53472.htm.visited on, March 25, 2014.

Sumanjee, Singh (2009). Emergence of Payment System in the Age of Electronic


Commerce, Asia pacific journal of finance and banking research vol,3.

st
Szuprowicz, O. Bohdan (1999). _E-Commerce. (1 edition). Implementing
global marketing strategies.

Sonia Sa-Matin, S., Lopez-Catalan, B. and Ramon-Jeronimo, M.A. (2012),


“Factors determining firms’ perceived performance of mobile commerce”,
Industrial Management and Data Systems, Vol. 112 No. 6, pp. 946-963.

Slozko, O., Pelo, A. (2015). Problems and Risks of Digital Technologies


Introduction into E-Payments, Transformations in Business and
Economics, 14, (1), 42-59.

Straub, D., Limayem, M. and Krahanna-Evaristo, E. (1995), “Measuring system


usage: Implications for IS theory testing”, Management Science, 41(8),
1328-1342.
Szajna, B. (1996), “Empirical Evaluation of the Revised Technology
Acceptance Model”, Management Science, 42(1), 85-92.
Swaminathan, V., Lepkowska - white, E. and Rao, B.P, (1999) "Browsers or
Buyers in Cyberspace? An investigation of Factors Influencing Electronic
Exchange”. Journal of Computer-Mediated Communication, Vol. 5, No. 2
76

Stewart, J. B., Jr. “Changing Technology and the Payment System (2000),”
Federal Reserve Bank of New York, Current Issues in Economics and
Finance, 6, 11.

Singh, S. (2010) ‘The forecasting of 3G market in India based on rivised


technology acceptance model’, International journal of next – generation
network, 2(2), 61 - 68.

Shih, Y.-Y., & Fang, K. (2004). The use of a decomposed theory of planned
behavior to study internet banking in Taiwan. Internet Research, 14(3),
213-223.

Simlock, P., Sadbury, L., and Wright, G., Age, Perceived Risk and Satisfaction
in Consumer Decision Making: A Review and Extension, Journal of
Marketing Management, Vol.22, 2006, pp. 355-377.

Sumanjeet, S. (2009), “Emergence of payment system in the age of electronic


commerce: the state of art”, available at
http://globip.com/pdf_pages/globalinternational-vol2- article2.pdf (accessed

October 29, 2009).

Tadesse, W.and Kiddan, T. (2005). E-Payment Systems Opportunities in Ethiopia.

Thanasankit, T. (2003) E-commerce and cultural values. USA: Idea Group


Publishing.

Taylor, S. and Todd, P. (1995a) ‘Assessing IT usage: the role of prior


experience’, MIS Quarterly, Vol. 19, pp.561–570.

Thompson, RL, Higgins, CA & Howell, JM 1991, 'Personal computing: Toward


a conceptual model of utilization', MIS Quarterly, vol. 15, no. 1, pp. 124-
43.
77

Teo, T. S. H., Lim, V. K. G. and Lai, R. Y. C. (1999). Intrinsic and Extrinsic


Motivation in Internet Usage. Omega International Journal of
Management Science, 27 (1), pp. 25-37.

Teoh, W. M., Chong, S.C, Lin, B. & Chua J. W. (2013). Factors Affecting
Consumers’ Perception of Electronic Payment: An Empirical Analysis.
Internet Research, 23(4), 465 - 485.

Tsiakis, T. and Sthephanides, G. (2005), “The concept of security and trust in


electronic payments”, Computers and Security, Vol. 24 No. 1, pp. 10-15.

Uroso, A., Soyelu, S. & Koufie, M. (2010), ‘Task technology fit and technology
acceptance models applicability to e- tourism, Journal of economic
development, management’, IT, finance and marketing, 2(1), 1 - 32.

Vassilion, Charalampos (2004).Electronic Payment System and Marketing


literature review (un published).

Van der Heijden, Hans, Tibert Verhagen, and Marcel Creemers (2003).
Understanding online purchase intentions: Contributions from technology
and trust perspectives. European Journal of Information Systems, 12, 41-48.

VanHoose, D. (2011) Ecommerce economics. Taylor & Francis.

Vassilliou, Charalampos (2004) Electronic Payment Systems and Marketing: A


literature review.

Wang, Y.S., Wang, Y.M., Lin, H.H. and Tang, T.I. (2003), “Determinants of
user acceptance of internet banking: an empirical study”, International
Journal of Service Industry Management, Vol. 14 No. 5, pp. 501-519.
78

Worthington, S., & Edwards, V. (2000). Changes in payments markets, past,


present and future: a comparison between Australia and the UK.
International Journal of Bank Marketing, 18(5), 212-221.

Wong, Y.H., Ricky, Y., and Leung, T., (2005) Managing information diffusion in
internet marketing”, European Journal ofMarketing, Vol.
[39],No.7/8,pp.926-946.

Wen, C., Prybutok, V. R., & Xu, C. (2011). An integrated model for customer
online repurchase intention. Journal of Computer Information Systems,
52, 14-23.

Yang Jing,” “On-line Payment and Security of E-commerce”.Proceedings of the


2009 International Symposium on Web Information Systems and
Applications (WISA’09) Nanchang, P. R. China, May 22-24, 2009, pp.
046-050.

Yang, Q., Pang, C., Liu, L., Yen, D. C. and Tarn, J. M. (2015), "Exploring
consumer perceived risk and trust for online payments: An empirical study
in China’s younger generation," Computers in Human Behavior, Vol. 50,
pp. 9-24.

You might also like