You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BÁN LẺ THỜI


TRANG QUA TIK TOK

Sinh viên thực hiện: TỐNG SỸ AN

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC TÚ

Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Lớp: D15HTTMDT1

Khóa: 2020-2025
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
PHIẾU CHẤM ĐIỂM

Sinh viên thực hiện :

STT Họ và tên sinh viên Nội dung thực hiện Điểm Chữ ký

1 Tống Sỹ An

Giảng viên chấm :

Họ và tên Chữ ký Ghi chú

Giảng viên chấm 1:

Giảng viên chấm 2:

Mục lục
BÁO CÁO.....................................................................................................................................4
1. Notes.........................................................................................................................................4
1.1 Ảnh gốc................................................................................................................................4
1.2 Xói mòn................................................................................................................................4
1.3 Closing.................................................................................................................................6
1.4 Detectingblack note heads...................................................................................................7
2. Counting Circles.......................................................................................................................9
2.1 Ảnh gốc................................................................................................................................9
2.2 Thuật toán............................................................................................................................9
3. Segmenting Occluded Objects................................................................................................10
3.1. Hình ảnh minh họa............................................................................................................10
3.2. Thuật toán.........................................................................................................................11
3.3. Sự thất bại.........................................................................................................................13
3.2. Extra Credit: Hình ảnh bổ sung.........................................................................................13
LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới ngày nay phát triển qua từng ngày từng giờ. Thời đại 4.0 là thời
đại phát triển toàn vẹn về mọi mặt đặc biệt là về công nghệ thông tin. Có thể nói
công nghệ thông tin là một bước đệm thúc đẩy nhiều phương diện khác của thế
giới đặc biệt là nền kinh tế. Một điển hình trong phát triển kinh tế dựa vào công
nghệ thông tin đó là quảng bá phát triển sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng
giải trí. Ngoài Facebook, Instagram hay các ứng dụng giải trí khác, TikTok có lẽ
là 1 nền tảng rất phổ biến với việc hỗ trợ, quảng cáo bán lẻ.

Mạng xã hội TikTok ngày càng phát triển vượt trội hơn và thu hút nhiều
người dùng trên thế giới. Cũng vì vậy mà TikTok 1 ứng dụng ra đời với mục
đích không chỉ là 1 ứng dụng để giải trí mà còn nhằm hỗ trợ đến việc bán lẻ trực
tuyến. TikTok ra đời nhằm mang lại những giải pháp kết nối và tối ưu hơn cho
các tài khoản để thực thi những chiến dịch bán hàng tốt hơn. Đây là một nền
tảng tiềm năng để phát triển công việc kinh doanh online nên sử dụng dịch vụ
này là điều cần thiết.

Chính từ sức hấp dẫn của TikTok trên thị trường cũng như sức ảnh
hưởng to lớn trên mạng xã hội hiện nay, em đã chọn đề tài “Xây dựng chiến
lược bán lẻ thời trang qua TikTok” để đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn
thiện và phát triển hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam. Trong quá trình
làm đề tài, mặc dù đã tìm kiếm thông tin và đọc nhiều tài liệu tham khảo
nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa nắm bắt được nhiều thông tin về thương
mại điện tử nên sẽ gặp nhiều thiếu sót. Em mong thầy(cô) sẽ đóng góp ý kiến
để em hoàn thiện bài tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn.

Về lý thuyết, cá phần sẽ được trình bày gồm:


Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Chương 4:
Chương 1. Tổng quan về chiến lược thương mại điện tử
1.1 Khái niệm phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược là phân tích các mục tiêu dài hạn và kế hoạch đề ra.
Mang đến các phản ánh và bình luận trên kế hoạch. Qua đó chọn lựa các chiến
lược khả thi ứng với các kế hoạch nhằm thực hiện trên thực tế. Nó không chỉ vạch
ra các kế hoạch và nhu cầu trong thời gian ngắn. Mà còn cả lộ trình cho các giai
đoạn dài hạn. Nó phản ánh tính chất khả thi cũng như áp dụng triệt để các lợi thế
trên tinh thần phù hợp với thực tại. Các phát triển phải dựa trên cơ sở cải tiến, đồng
bộ rồi phát triển. Do đó phân tích chiến lược phải căn cứ trên tình chất khả thi, lộ
trình, giai đoạn và khai thác triệt để các lợi thế tiềm năng.
1.1.1 Quy trình phân tích chiến lược
- Phân tích môi trường kinh doanh của các chiến lược hiện tại
Ngay từ đầu, một công ty cần hoàn thành phân tích môi trường về các chiến
lược hiện tại của mình. Xem xét môi trường nội bộ bao gồm các vấn đề như không
hiệu quả trong hoạt động vận hành, tinh thần nhân viên và các ràng buộc từ các vấn
đề tài chính. Cân nhắc môi trường bên ngoài bao gồm các xu hướng chính trị, sự
dịch chuyển kinh tế và thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
- Xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược hiện tại
Mục đích chính của phân tích chiến lược là xác định tính hiệu quả của chiến
lược hiện tại trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan
trọng. Các nhà chiến lược phải tự đặt câu hỏi như: Chiến lược của chúng ta thất bại
hay thành công? Chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu đề ra? Chiến lược của chúng ta
có phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của công ty không?
- Xây dựng kế hoạch
Nếu câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn đánh giá là
“Không”, hay “Không chắc chắn”, thì sẽ cần trải qua giai đoạn lập kế hoạch để đề
xuất các lựa chọn chiến lược. Các nhà chiến lược có thể đề xuất các cách thức để
giữ chi phí thấp và vận hành tinh gọn hơn. Các lựa chọn chiến lược thay thế tiềm
năng bao gồm thay đổi cấu trúc vốn, thay đổi trong quản lý chuỗi cung ứng hoặc
bất kỳ thay đổi nào khác cho quy trình kinh doanh.
- Đề xuất và thực hiện chiến lược khả thi nhất
Cuối cùng, sau khi đánh giá các chiến lược và các giải pháp đề xuất thay thế
thì sẽ đi đến các khuyến nghị. Sau khi đánh giá tất cả các lựa chọn chiến lược có
thể, lựa chọn thực hiện chiến lược khả thi nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất. Sau
khi đưa ra khuyến nghị, công ty sẽ lặp lại toàn bộ quá trình. Các chiến lược phải
được thực hiện, đánh giá và đánh giá lại. Chúng phải thay đổi vì môi trường kinh
doanh không đứng yên.
1.1.2 Các cấp độ của chiến lược
- Cấp độ doanh nghiệp
Ở cấp độ cao nhất, chiến lược của công ty bao gồm các quyết định chiến
lược cấp cao sẽ giúp công ty duy trì lợi thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận trong
tương lai gần.
- Cấp độ kinh doanh
Ở cấp độ trung bình của chiến lược là các quyết định cấp kinh doanh (đơn vị
kinh doanh). Chiến lược cấp độ kinh doanh tập trung vào định vị trên thị trường để
giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp của mình hoặc
các ngành công nghiệp khác.
- Cấp chức năng
Ở cấp độ thấp nhất là các quyết định cấp chức năng. Chúng tập trung vào
các hoạt động bên trong và giữa các chức năng khác nhau nhằm cải thiện hiệu quả
của toàn bộ doanh nghiệp. Các chiến lược được tập trung vào các chức năng và các
nhóm cụ thể.
1.2 Vai trò của phân tích chiến lược thương mại điện tử
1.2.1 Mô hình phân tích chiến lược
Mô hình SWOT
SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh nổi tiếng. Mô hình
này bao gồm 4 yếu tố đại diện bởi 4 chữ viết tắt là S - Strength (Điểm mạnh), W -
Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức).
Trong 4 thành phần của mô hình SWOT thì Strength và Weaknesses thuộc nhóm
yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là Opportunities và Threats
thuộc nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
SWOT được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhằm để phân
tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy hoạt động phân
tích SWOT là tìm hiểu, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
thông qua 2 cặp yếu tố trên. Nó là cơ sở để nhà quản lý xác định mục tiêu và
hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp.

1.2.2 Vai trò của các mô hình phân tích chiến lược
– Giúp doanh nghiệp hình thành được các phương án chiến lược. Là các
mục tiêu trong phấn đấu và phát triển, mang đến các giá trị mới trong hoạt động
của doanh nghiệp. Nhằm đạt được tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra.
– Chiến lược được hình thành giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hợp lý.
Khi mà các mô hình đưa ra các phân tích và đánh giá vô cùng thực tế. Các yếu tố
bất ngờ cũng được kịp thời dự đoán và điều chỉnh phù hợp.
– Phân tích chiến lược là cơ sở cho việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược
cho phù hợp với bối cảnh thay đổi của môi trường kinh doanh. Với các chiến lược
được xây dựng cho dài hạn. Do đó các tính chất trong phù hợp cần được kịp thời
tác động và điều chỉnh. Mang đến những tầm nhìn và mục tiêu phù hợp. Áp dụng
mang đến các tiềm năng và giá trị lớn cho hoạt động.
A. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ ĐIỆN TỬ


1.1. Khái niệm bán lẻ điện tử
Bán lẻ điện tử là việc bán hàng hoá và dịch vụ thông qua Internet.

Hoạt động bán lẻ điện tử đòi hỏi các công ty phải điều chỉnh các mô hình
kinh doanh để bán được hàng hoá qua Internet, có thể bao gồm xây dựng các
kênh phân phối như nhà kho, trang web, trung tâm vận chuyển sản phẩm.
Các công ty bán lẻ điện tử đều có các điểm tương đồng như là sở hữu
trang web hấp dẫn, xây dựng chiến lược marketing trực tuyến, phân phối sản
phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả và thực hiện phân tích dữ liệu khách hàng.

1.2. Thực trạng bán lẻ điện tử


1.2.1.Giới thiệu

Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, thương mại điện tử ở
Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam
Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số (với 35,4 triệu người dùng và tạo
ra doanh thu hơn 2,7 tỷ USD trong năm 2019). Bán lẻ trực tuyến không chỉ đơn
giản là việc đưa sản phẩm lên mạng, nó còn là sự tương tác giữa người bán và
người mua, với những chiến lược bán hàng hiệu quả.
Người bán bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân qua việc sử dụng nhiều
kênh khác nhau để bán hàng nhằm tối đa hóa cơ hội tương tác với khách hàng .
Có nhiều công cụ thương mại điện tử và doanh nghiệp có thể lựa chọn bộ công
cụ thương mại điện tử phù hợp với đặc thù kinh doanh bán lẻ trực tuyến mình
Các công cụ bán lẻ trực tuyến điển hình gồm: cửa hàng trực tuyến trên sàn
giao dịch thương mại điện tử B2C như: Amazon.com, Lazada, Taobao; các
website thương mại điện tử ; các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,
YouTube,... Bên cạnh đó cũng có không ít những công cụ hỗ trợ khác như: email
marketing, diễn đàn số, blog, SEO và Google Ads,...
1.2.2.Tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào bán lẻ điện tử
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2020, ở Việt Nam, vai
trò của thương mại điện tử ngày càng quan trọng; tỷ trọng doanh thu từ thương
mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh: Năm 2019 đạt 4,2%, tăng
0,6% so với năm 2018.
Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại
điện tử đạt 39,9 triệu người, tăng 11,8% so với năm 2018, tăng gần gấp hai lần
sau 3 năm; Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng
8,6%. Những nền tảng số bán hàng trực tuyến phổ biến nhất là những sàn giao
dịch thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ như: Shopee.vn, Lazada.vn,
Tiki.vn, Sendo.vn…

1.3. Ưu, nhược điểm của bán lẻ điện tử


1.3.1.Ưu điểm

Bán lẻ điện tử không chỉ bao gồm các công ty trong thương mại điện tử
mà hiện nay, ngày càng nhiều cửa hàng truyền thống đang đầu tư vào lĩnh vực
điện tử.

Chi phí cơ sở hạ tầng trong bán lẻ điện tử thấp hơn so với việc vận hành
các cửa hàng truyền thống. Các công ty có thể vận chuyển sản phẩm nhanh hơn
và tiếp cận cơ sở khách hàng trực tuyến lớn hơn so với các địa điểm vật lí truyền
thống.

Bán lẻ điện tử cũng cho phép doanh nghiệp đóng cửa các cửa hàng không
sinh lãi và duy trì các cửa hàng mang lại lợi nhuận.

Bán hàng và thanh toán tự động cắt giảm nhu cầu nhân sự. Ngoài ra, chi
phí vận hành trang web thấp hơn hơn chi phí thuê nhân viên và duy trì cửa hàng
truyền thống.

Bán lẻ điện tử cũng giúp giảm chi phí quảng cáo và marketing vì khách
hàng có thể tìm thấy các cửa hàng thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc phương
tiện truyền thông xã hội.
Việc phân tích dữ liệu giúp các nhà bán lẻ điện tử theo dõi hành vi mua
sắm của người tiêu dùng để xác định thói quen chi tiêu, lượt xem trang web và
thời gian tương tác với một sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp làm tăng doanh thu.

1.3.2.Nhược điểm

Việc tạo và duy trì một trang web và bán lẻ điện tử có thể là tốn kém. Chi
phí cơ sở hạ tầng để thực hiện đơn đặt hàng, nhập kho, xử lý lợi nhuận và các
vấn đề khác tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể không tin
tưởng vào một công ty không được thiết lập tốt và không thể mua từ nó thường
xuyên như một của hàng gạch-vữa.

Ngoài ra, bán lẻ điện tử không cung cấp trải nghiệm mua sắm cảm xúc
khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu theo cách thể hiện trong các cửa hàng.
Bán lẻ điện tử không cho phép người tiêu dùng giữ, ngửi, cảm nhận hoặc thử các
sản phẩm hoặc dịch vụ để hỗ trợ cảm giác mua chúng. Nó cũng không cung cấp
dịch vụ cá nhân mà nhiều người tiêu dùng quen với việc mua sắm.

Người tiêu dùng có thể quan tâm đến việc cung cấp thông tin thẻ tín dụng
trực tuyến và có nguy cơ bị mất thông tin cá nhân, Ngoài ra, hoạt động với một
mô hình kinh doanh chưa được chứng minh tăng tỉ lệ cược của một nhà bán lẻ
điện tử thất bại.

Người tiêu dùng có thể không có quyền sử dụng nếu công ty trở nên mất
khả năng thanh toán và không thể hoàn lại tiền thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ
theo yêu cầu.
2.1. Giới thiệu ứng dụng TikTok
TikTok là mạng xã hội video âm nhạc nổi tiếng của Trung Quốc có tên
gốc là Douyin hay Vibrato tạm dịch là “rung động”. TikTok được phát hành bởi
ứng dụng tin tức Jinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc. Cách thức
hoạt động của mạng xã hội này khá đơn giản, hầu hết video có thời lượng ngắn
khoảng vài giây tới 15 giây, 60 giây hoặc 3 phút. Thế nhưng điểm tạo ra sự khác
biệt của ứng dụng này chính là những khả năng, tính năng chỉnh sửa độc đáo
cùng với đó là kho tàng hiệu ứng âm nhạc, âm thanh miễn phí khổng lồ để người
dùng có thể tạo ra những video ấn tượng. Hơn thế, TikTok cũng có khả năng cá
nhân hóa khi có thể tùy từng người mà có những tính năng khác nhau, đây là
điểm khiến ứng dụng này trở nên hấp dẫn trên toàn thế giới.

Ngày nay, TikTok là ứng dụng có độ phủ sóng khắp châu Á cũng như thế
giới, được biết tới là ứng dụng có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới, với
cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên toàn cầu. Ứng dụng này có số lượng
người dùng lên đến 150 triệu người dùng/ngày (500 triệu người dùng hoạt động
hàng tháng) vào tháng 6 năm 2018. Tik Tok cũng là ứng dụng được tải nhiều
nhất trên thế giới vào năm 2018 với ước tính 45,8 triệu lượt tải xuống.

Theo dữ liệu được cung cấp cho CNBC bởi Sensor Tower, TikTok đã vượt
qua Facebook, YouTube và Instagram để trở thành ứng dụng iOS được tải xuống
nhiều nhất trên thế giới với lượt tải xuống hơn 104 triệu lần trên cửa hàng ứng
dụng của Apple trong nửa đầu năm 2018.

2.2. Thực trạng sử dụng TikTok


TikTok là một trong những ứng dụng mạng xã hội phát triển nhanh trên
Thế giới. Vì vậy, chắc chắn rằng trong một khoảng thời gian không xa, TikTok
sẽ trở thành mạng xã hội chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thông tin ngắn.
Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các phương tiện
điện tử và những phương thức hoạt động sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
2.2.1. Thống kê về số lượng người sử dụng TikTok trên Thế giới
Ngay từ năm đầu tiên hoạt động, TikTok đã có tới 500 triệu người dùng
hoạt động hàng tháng. 3 năm sau khi ra mắt vào tháng 9 năm 2016, TikTok có
800 triệu người dùng tích cực trên toàn thế giới (theo thống kê của Datareportal,
2020), đồng thời xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng các trang mạng xã hội, vượt qua
cả các ứng dụng được biết đến trước đó như Twitter, Pinterest và Snapchat (theo
We are social).

Không chỉ vậy, ở thị trường lớn mạnh như Trung Quốc, trung bình trong 1
ngày có khoảng 150 triệu lượt người sử dụng với tên gọi theo phiên bản Trung
Quốc là Douyin.

Bên cạnh đó, TikTok còn vô cùng phổ biến ở các nước châu Á như Việt
Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Nhật Bản. Trong vòng chưa
đầy 3 năm, TikTok đã đạt được số lượng người dùng hàng tháng tương đương
với Instagram mất 6 năm hoạt động, và Facebook phải mất gần 4 năm.

Dù có đa số người dùng thuộc thị trường tỷ dân Trung Quốc và sân chơi
Châu Á đông đúc. Song TikTok vẫn là ứng dụng gây ra cơn bão nghiện trên toàn
cầu. Mạng xã hội này đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ của mình. Khi con số
người dùng tại các nước ngoài Châu Á phát triển theo cấp số nhân qua từng năm.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, Tiktok đã có hơn 30 triệu người dùng và con số này vẫn
đang tiếp tục tăng lên qua từng năm.

Đây là một con số chóng mặt mà chắc hẳn nền tảng nào cũng mơ ước.
Biểu đồ thể hiện những nền tảng mạng xã hội được sử dụng

nhiều nhất trên thế giới năm 2020


(Nguồn: We are social).
2.2.2. Thống kê người dùng TikTok tại Việt Nam

Công ty chủ quản TikTok cho biết, Việt Nam đã trở thành thị trường tăng
trưởng người dùng nhanh nhất ở Đông Nam Á chỉ sau một năm. Theo ông
Nguyễn Lâm Thành, Giám đốc chính sách của TikTok tại Việt Nam, tính đến
cuối tháng 3/2020, nền tảng này đã có 12 triệu người dùng thường xuyên đăng
ký tại Việt Nam.

Ứng dụng này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của người Việt,
trong đó phần lớn là giới trẻ trong độ tuổi học sinh , sinh viên . Đó chính là lý do
tại sao TikTok đang cố gắng “ già hóa “ nội dung của mình để mở rộng phạm vi
người dùng.

Theo ước tính của TikTok, người dùng Việt Nam dành trung bình khoảng
28 phút mỗi ngày, trong khoảng thời gian từ 6-8 giờ tối vào thứ bảy và chủ nhật
(tuy nhiên những con số này vẫn chưa được các công ty nghiên cứu truyền thông
độc lập xác nhận).

2.2.4. Thống kê nhân khẩu học và hành vi của của người sử dụng TikTok
2.2.4.1. Thống kê về nhân khẩu học của người sử dụng TikTok
TikTok quả thực đã gây được tiếng vang lớn đối với giới trẻ trên toàn thế
giới. Người dùng TikTok từ 16 đến 24 tuổi chiếm 41% (theo Globalwebindex,
2019). Ngay khi ra mắt ứng dụng, những người tạo ra nó đã quyết định hướng
đến đối tượng mục tiêu là những người dưới 18 tuổi. Những người sáng tạo
TikTok hiểu rõ thói quen và sở thích của nhóm tuổi này hơn đối thủ của họ.
Điều này đã giúp họ tạo ra một ứng dụng truyền thông xã hội để cung cấp cho
người xem nội dung mà họ đang tìm kiếm. TikTok cho phép người dùng tạo và
chia sẻ các video hài hước về chính họ đang hát, nhảy hoặc hát nhép theo những
giai điệu yêu thích của họ. Nó cho phép những người trẻ tuổi thể hiện bản thân
một cách sáng tạo, khơi mào cho một làn sóng viral mới trong giới trẻ trên toàn
thế giới.

2.2.4.2 Thống kê về hành vi tiêu dùng của người sử dụng TikTok.


TikTok là một ứng dụng có tốc độ nhanh. Khi đăng nhập lần thứ hai, bạn
sẽ thấy một video ở đầu nguồn cấp dữ liệu đã được lập kế hoạch theo thuật toán
dựa trên sở thích của bạn. Nếu bạn thích video mà bạn đang xem, bạn có thể theo
dõi, bình luận và thích nội dung trực tiếp từ bài đăng video. Nếu không, bạn có
thể vuốt xuống để chuyển sang các video khác thú vị hơn.

Theo các nguồn do nhóm tổng hợp, hầu hết người dùng dành trung bình
52 phút trên TikTok mỗi ngày; 90% người dùng TikTok truy cập ứng dụng
nhiều hơn một lần mỗi ngày; người dùng mở ứng dụng TikTok trung bình 8 lần
một ngày; TikTok tuyên bố rằng thời gian phiên trung bình trên TikTok Gần 5
phút, lâu hơn Snapchat hoặc Instagram. Không những thế, họ còn hoạt động rất
tích cực trên ứng dụng. Một nghiên cứu quan sát hành vi của người dùng TikTok
trong khoảng một tháng cho thấy 68% người dùng TikTok xem video của người
khác và 55% người dùng tải video của chính họ lên.

Theo thống kê trên, TikTok được coi là mảnh đất màu mỡ, cũng là xu
hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay. Phần lớn người dùng là những người trẻ
tuổi, những người tích cực tương tác và dành nhiều thời gian sử dụng TikTok.
Đây là một ứng dụng rất sáng tạo, thu hút lượng lớn người dùng mạng xã hội,
ứng dụng tập hợp những video ngắn nổi tiếng với độ lan truyền cực cao. Ngoài
ra, TikTok cũng có thể nhận diện các cửa hàng và doanh nghiệp có thể nhắm
mục tiêu chính xác và rõ ràng đối tượng mục tiêu.

2.3 Những tính năng của TikTok hỗ trợ bán lẻ điện tử


TikTok với nền tảng là một chia sẻ video ngắn không chỉ dừng lại hoạt
động ở mảng cung cấp nội dung cho người dùng mà cũng có những tính năng tốt
để hỗ trợ cho việc bán lẻ điện tử. Một trong những tính năng nổi bật và được
TikTok tập trung phát triển nhất để phục vụ thương mại điện tử là TikTok For
Business - công cụ hỗ trợ khâu Marketing cho các nhà bán lẻ.
2.3.1 Khái niệm TikTok For Business

TikTok For Business là một công cụ “tất cả trong một” (all-in-one) của
TikTok dành cho cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thực
hiện những quảng cáo nói riêng và hoạt động Marketing nói chung trên TikTok.

Bộ công cụ của TikTok For Business giúp những người làm Marketing
thông qua quá trình sáng tạo nội dung, cài đặt ngân sách, tiếp cận người dùng
mục tiêu và phân tích dữ liệu chiến dịch.
2.3.2 Những lựa chọn về quảng cáo của TikTok For Business

Mục đích chủ yếu của TikTok For Business là hỗ trợ người dùng và doanh
nghiệp sáng tạo nội dung quảng cáo trên TikTok, được chia thành 5 định dạng cơ
bản như sau:

2.3.2.1 Quảng cáo định dạng video đầu tiên (Top view Ads)
Quảng cáo định dạng video đầu tiên sẽ xuất hiện một lần mỗi ngày, ngay
sau khi người dùng mở ứng dụng lần đầu. Quảng cáo dạng này dài từ 60 giây trở
lên, dài hơn độ dài bình thường của một video trên TikTok nên nó thích hợp cho
những doanh nghiệp cần quảng cáo sản phẩm, dịch vụ yêu cầu thời gian dài chú
ý, tương tự nhu quảng cáo truyền hình.

In feed Ads của Lazada

2.3.2.3 Quảng cáo với hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag)


Quảng cáo với hashtag có thương hiệu là dạng quảng cáo được các hãng
sản xuất sử dụng để khơi dậy cảm hứng người sáng tạo nội dung trên TikTok
xoay quanh chính những hashtag liên quan đến thương hiệu đó. Ngoài ra, các
những người sáng tạo nội dung nổi tiếng khi được tài trợ để làm video với
hashtag của chính nhà tài trợ. Bằng cách này, những người sáng tạo nội dung sẽ
dần trở thành những người ủng hộ cho thương hiệu. Đây là một giải pháp cho
những kế hoạch truyền thông lấy trọng tâm là khách hàng vì dạng quảng cáo này
chứa đựng tất cả sự phản hồi chân thực nhất giữa thương hiệu và khách hàng.
Các hashtag được tài trợ sẽ được tìm kiếm dễ dàng trong mục Khám phá -
Discover của TiKTok. Việc bấm vào các hashtag đó sẽ đưa người dùng đến
những video khác sử dụng chung hashtag hoặc những trang đích bên ngoài
(landing page) chuyên về quảng cáo và thuyết phục người dùng hơn.

Những quảng cáo có hashtag thương hiệu của Amazfit


2.3.2.4. Quảng cáo thương hiệu tiếp quản (Brand Takeovers)

Loại hình quảng cáo này bao gồm quảng cáo định dạng video đầu tiên,
quảng cáo trên trang của người dùng, quảng cáo với hashtag có thương hiệu. Các
nhà bán lẻ điện tử sẽ tạo ra một kênh chuyên hỗ trợ việc bán hàng, sử dụng các
dạng hình ảnh tĩnh, gif hoặc những video thuần quảng cáo. Đồng thời, TikTok
cũng cho phép gắn kèm đường dẫn đến trang web riêng của thương hiệu. Những
quảng cáo thương hiệu tiếp quản chỉ được xuất hiện một lần mỗi ngày và mức
giá khởi điểm lên đến 50.000 đô la Mỹ (theo Hubspot.com).

Những trang TikTok bán hàng của Uniqlo


2.3.2.5 Quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu (Branded Effects)

Đây là dạng quảng cáo sử dụng định dạng 2D, 3D hoặc công nghệ thực tế
ảo tăng cường - Augmented Reality (AR). Các thương hiệu tạo ra những mẫu
nhãn dán cho sản phẩm của mình hoặc các bộ lọc cho người dùng TikTok khi
làm video. Đồng thời, các hãng còn có thể tạo ra những thử thách (challenge)
riêng của mình có sử dụng những hiệu ứng trên nhằm thu hút thêm sự chú ý của
người dùng. Từ đó, nhà bán lẻ điện tử có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của
mình.

Chiến dịch “Flash of Future” của Puma ghi khuyến khích người dùng ghi lại
những khoảnh khắc ăn mừng đáng ghi nhớ nhằm quảng cáo cho mẫu giầy mới.

You might also like