You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH”

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề:
1/ Trình bày các giai đoạn trong quản trị chiến lược? Trong đó giai đoạn nào cần phân
tích nhiều hơn? Giai đoạn nào dựa vào trao quyền để thành công? Giai đoạn nào dựa
vào số liệu thông kê nhiều nhất? Hãy giải thích cho từng câu trả lời.
2/ Trong giai đoạn 2 của qui trình phân tích và lựa chọn chiến lược, thì các công cụ sử

dụng trong giai đoạn này được vận dụng như thế nào để có thể đưa ra quyết định chiến
lược cho công ty? ”

I. Tổng quan về quản trị chiến lược:

1. Khái niệm về quản trị chiến lược:


- Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học xây dựng, triển khai và đánh giá

các quyết định xuyên các chức năng, là tập hợp các quyết định và hành động

quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp”

1
- “Là một quá trình phân tích môi trường kinh doanh, hoạch định hệ thống mục
tiêu và đưa ra các giải pháp cho các chiến lược phù hợp”

- Quản trị chiến lược là quá trình tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh các
chiến lược khi cần thiết.
- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2. Đặc điểm và vai trò của quản trị chiến lược:
- “Quản trị chiến lược giúp cho các doanh nghiệp có thể định hướng và phát triển
theo những mục đích và mục tiêu bao quát. Nó bao gồm nguyện vọng của tất cả
các bên liên quan trong quá trình đưa ra quyết định

- “Doanh nghiệp cần phải kết hợp những mục tiêu ngắn hạn cũng như các mục tiêu
dài hạn có tiềm năng để có thể đảm bảo cân bằng giữa hiệu lực và hiệu quả của
chiến lược”

- “Nhờ vào quản trị chiến lược, doanh nghiệp có thể định ra hướng phát triển dài
hạn và các bước đi cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp thích ứng tốt với các diễn
biến của môi trường bằng cách: khai thác triệt để các cơ hội và ngăn chặn các rủi
ro và nguy cơ ”

- Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp có thể phát huy tối đa các điểm mạnh và giảm
thiểu, khắc phục các điểm yếu để thích nghi tốt với các điều kiện cạnh tranh từ
các công ty đối thủ.
3. Các giai đoạn của quản trị chiến lược:
- Quy trình quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn: Xây dựng chiến lược, thực
hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
3.1. Xây dựng, hoạch định chiến lược:
- Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ xác định tầm nhìn và sứ mệnh của mình,
phân tích các cơ hội và nguy cơ bên ngoài tổ chức. Đồng thời thực hiện điều tra
nghiên cứu để có thể nắm rõ các điểm mạnh cũng như là điểm yếu bên trong
doanh nghiệp.
- Từ đó, có thể dễ dàng đưa ra các mục tiêu dài hạn, các chiến lược thay thế cũng
như chọn ra những chiến lược nhất định để doanh nghiệp hướng theo sau này.
- Ở giai đoạn này, những nhà quản trị của doanh nghiệp sẽ áp dụng những phương
tiện, công cụ và các phương pháp phù hợp để phân tích và đưa ra các quyết định,
thu nhập thông tin về lĩnh vực và thị trường của công ty.
- Các bước công việc trong giai đoạn xây dựng và hoạch định chiến lược bao
gồm:
 Chức năng nhiệm vụ: chỉ ra vai trò , bản chất và nội dung cơ bản của doanh
nghiệp
 Đánh giá môi trường bên ngoài: chỉ ra bản chất của việc đánh giá môi trường
bên ngoài, nội dung và các công cụ đánh giá
 Đánh giá môi trường nội bộ

2
 Phân tích và lựa chọn chiến lược
- Các chiến lược gia cần phải quyết định sẽ chọn chiến lược nào sẽ mang lại lợi
ích nhiều nhất cho doanh nghiệp vì chẳng có tổ chức nào là có nguồn lực vô hạn.
Bên cạnh đó những chiến lược này sẽ quyết định lơi thế cạnh tranh dài hạn của
doanh nghiệp và cũng như có tác động đáng kể về nhiều mặt và tác động lâu dài
đối với một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, cho dù có mang lại kết quả tích
cực hay tiêu cực đi chăng nữa.
 Vì vậy có thể nói giai đoạn xây dựng, hoạch định chiến lược chính là giai
đoạn cần phải phân tích nhiều hơn. Việc phân tích kĩ càng các điểm mạnh,
điểm yếu, phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và sau đó đưa
ra các chiến lược phù hợp để công ty là vô cùng quan trọng. Bởi nếu các quản trị
gia thực hiện tốt quá trình phân tích này, doanh nghiệp sẽ có định hướng và mục
tiêu rõ ràng hơn trong tương lai, đồng thời phát huy tốt các điểm mạnh, hạn chế
các khuyết điểm và giúp cho công ty đạt đến sứ mệnh cũng như mục tiêu mà nó
đã đề ra.
3.2. Giai đoạn thực hiện chiến lược:
- “Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ hình thành chính sách khuyến khích nhân
viên và phân bổ nguồn lực để có thể triển khai các chiến lược đã đề ra. Công
việc chính của thực hiện chiến lược bao gồm: hình thành văn hóa hỗ trợ chiến
lược, tạo ra cấu trúc tổ chức hiệu quả, chuyển hướng nỗ lực marketing, đưa ra
các chính sách cho các bộ phận và cuối cùng là phân bố các nguồn lực. Đây
cũng là giai đoạn khó khăn trong 3 giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược
bởi việc thực thi chiến lược đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy và sẵn sàng hy sinh
của mỗi cá nhân”

- “Giai đoạn này chính là “giai đoạn hành động” của quản trị chiến lược bởi vì
thực hiện chiến lược chính là huy động nhân viên và nhà quản lý trong tổ chức
để thực hiện các chiến lược đã đề ra

- Thực hiện doanh nghiệp có ảnh hưởng vô cùng quan trọng với doanh nghiệp bởi
các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công ty, doanh nghiệp từ nhân viên
cho tới các bộ phận chức năng. Các câu hỏi như “Làm cách nào để đạt được mục
đích một cách tối ưu hay “Chúng ta phải làm gì để triển khai một phần chiến
lược của tổ chức?” nên được đặt ra. Một điều thách thức trong giai đoạn thực
hiện chiến lược chính là phải làm sao để có thể động viên tất cả nhân viên trong
tổ chức để họ cảm thấy tự hào và nhiệt huyết hướng về các mục tiêu đã đề ra của
doanh nghiệp trong tương lai phía trước.
- Vậy câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để giai đoạn này có thể thành công?” Nhiều
quản trị gia sau khi nhận được những phản hồi không mấy tích cực từ những thất
bại trước đó, họ nhận ra rằng sự trao quyền là vô cùng quan trọng. Bởi nếu có sự
trao quyền, nhân viên sẽ cảm thấy được sự tôn trọng cũng như sự thừa nhận
năng lực của họ. Họ sẽ cảm thấy được gắn kết hơn với tổ chức, tự tin hơn với
3
năng lực của bản thân. Từ đó giúp cho nhân lực tận tụy và cống hiến hơn để thực
hiện các chiến lược, mục tiêu mà công ty đã đề ra. Không chỉ vậy sự trao quyền
còn giúp cho các nhà quản lý có thể chia sẽ một phần công việc của mình cho
nhân viên để có thể thực hiện nhiều việc một cách hiệu quả hơn, nhân viên của
họ cũng sẽ có cơ hội được làm những công việc mới.
 Do đó để giai đoạn thực hiện chiến lược có thể thành công, các nhà quản trị
phải có sự trao quyền. Và sự trao quyền trong giai đoạn này đóng một vai trò
vô cùng quan trọng.
3.3. Đánh giá chiến lược:
- Đánh giá chiến lược chính là giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lược. Và
đây chính là giai đoạn quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi môi
trường mà doanh nghiệp hoạt động luôn biến đổi không ngừng nghỉ và chưa
chắc sự thành công của chiến lược này trong hôm nay sẽ tiếp tục tạo ra sự thành
công sau này.
- Luôn luôn có sự biến đổi từ môi trường nên nếu doanh nghiệp quá hài lòng và tự
mãn với thành công hiện tại, mà không lưu ý đến việc điều chỉnh những điều cần
thiết trong tương lai thì chắc chắn thất bại là điều không thể tránh khỏi.
- Các hoạt động cơ bản của giai đoạn này bao gồm: rà soát các yếu tố bên trong
cũng nhưu là bên ngoài để có thể tạo nên điểm dựa vững chắc cho những chiến
lược hiện tại của công ty; đánh giá hiệu quả hoạt động từ những số liệu đạt được;
tiến hành các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó nhà quản trị phải vô cùng cẩn
thận trong đo lường, xử lý các số liệu, từ đó so sánh các số liệu này với các tiêu
chuẩn đã đề ra để có thể thực hiện điêu chỉnh các chính sách khác cho phù hợp
hơn
 Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này, nhà quản trị sẽ làm việc chủ yếu dựa
trên những số liệu đã thống kê từ các giai đoạn trước để đánh giá mức độ
thành công của chiến lược, đưa ra các biện pháp và định hướng cho tương lai
trước sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh.
4. Trong giai đoạn 2 của qui trình phân tích và lựa chọn chiến lược, thì các
công cụ sử dụng trong giai đoạn này được vận dụng như thế nào để có thể
đưa ra quyết định chiến lược cho công ty?
- “Qui trình phân tích và lựa chọn chiến lược bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu
vào, Giai đoạn kết hợp và Giai đoạn quyết định ”

- Trong giai đoạn 2 của qui trình này, các mô hình sẽ được sử dụng, kết hợp đánh
giá định tính và định lượng, chọn ra một mô hình chiến lược hợp lý cho công ty.
- “Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải biết rõ vấn đề về mục tiêu dài hạn cũng
như là bản chất của nó để có thể sử dụng kết hợp một cách hiệu quả các ma trận
SWOT ( Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức), SPACE (Strategic Position
and Action Evaluation: vị thế chiến lược và đánh giá hoạt động), BCG (Boston

4
Consulting Group), IE (Internal-External) và ma trận chiến lược chính (Grand
Strategy)””

- “Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản trị phát triển 4
loại chiến lược . Chiến lược SO (điểm mạnh-cơ hội, chiến lược WO (điểm yếu-

cơ hội), Chiến lược ST (điểm mạnh- thách thức), chiến lược WT (điểm yếu-
thách thức. Trong quá trình xây dựng ma trận SWOT, phần khó nhất đó chính là
kết hợp các nhân tố trọng điểm bên trong và bên ngoài, đòi hỏi một khả năng
đánh giá tốt ”

- Ma trận SPACE – Ma trận vị thế chiến lược và đánh giá hoạt động: Đây là công
cụ kết hợp quan trọng khác của giai đoạn 2 này. Bốn góc phần tư của ma trận chỉ
các chiến lược tấn công, thận trọng, phòng thủ hoặc cạnh tranh thích hợp thích
hợp nhất cho doanh nghiệp.
- Ma trận BCG: giúp tổ chức đa mặt hàng hay bộ phận quản lý danh mục đầu tư
kinh doanh của mình bằng cách kiểm tra vị thế tương quan thị phần và tỷ lệ tăng
trưởng của từng bộ phận, mặt hàng so với các bộ phận khác trong tổ chức. Bên
cạnh đó ma trận BCG giúp cho các doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính
và tương quan phát triển toàn công ty, từ đó có cơ sở đề ra các quyết định đầu tư
thích hợp cho từng SBU.
- Ma trận IE: Các doanh nghiệp thường dựa trên ma trận IE để so sánh tình hình
hiện tại với tình hình kỳ vọng sau một năm, xây dựng chiến lược và phân bổ
nguồn lực giữa các bộ phận hiệu quả hơn, biết được chiến lược phát triển và xây
dựng nào là phù hợp cho công ty. Kỹ thuật phân tích của IE đó chính là phối hợp
độ tác động của môi trường bên ngoài và độ tác động của môi trường bên trong
để phối hợp thành ma trận để chọn ra chiến lược.
- Ma trận GSM: doanh nghiệp sẽ đo lường mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm
của thị trường và vị thế cạnh tranh mạnh yếu của doanh nghiệp để phối hợp
thành ma trận để đánh giá và lựa chọn chiến lược hợp lý trong ương lai.
- Những ma trận được lập ra dựa trên thông tin thu được từ giai đoạn đầu vào kết
hợp các cơ hội và thách thức bên ngoài cũng như với điểm mạnh và điểm yếu
bên trong. Từ đó xây dụng hiệu quả hơn các chiến lược khả thi đã được chọn lựa

You might also like