You are on page 1of 13

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Quản trị chiến lược

Chương 9: Kiểm tra, đánh giá và kiểm soát chiến lược

Chủ đề 1: Bản chất của kiểm tra, đánh giá chiến lược; quy trình kiểm tra, đánh giá

chiến lược

Slide Script

Chào mừng các anh/chị đến với môn học Quản Trị Chiến Lược. Ở Video

trước chúng tôi đã giới thiệu nội dung chương 8: THỰC HIỆN CHIẾN

LƯỢC, Thực hiện chiến lược chính là quá trình biến những ý tưởng thành

hành động, là quá trình chuyển giao trách nhiệm từ nhà quản trị cấp cao

xuống cho nhà quản trị cấp trung ở các bộ phận chức năng rồi xuống đến các
4
nhân viên nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Hôm nay trong video này, tôi sẽ giới thiệu nội dung phần đầu của chương 9:

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC. Trong toàn bộ quá trình quản trị

chiến lược, việc kiểm tra và đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối cùng và là

một hoạt động tối quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.

Nội dung chương gồm có các chủ đề sau:

5
1. Bản chất của kiểm tra, đánh giá chiến lược

2. Quy trình kiểm tra, đánh giá chiến lược

1
3. Thẻ điểm cân bằng

4. Các đặc điểm của một hệ thống đánh giá hiệu quả

Bản chất của việc kiểm tra đánh giá chiến lược

Quá trình quản trị chiến lược dẫn đến những quyết định, nếu những quyết

định này đúng thì có thể mang lại những kết quả tốt có ý nghĩa lâu dài,

nhưng nếu doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược sai lầm có thể

gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, gây ra những khó khăn, thậm chí

nghiêm trọng hơn là gây ra những hậu quả không thể khắc phục được. Chính
6 vì vậy, doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược để

kịp thời nhận ra các vấn đề trong chiến lược và đưa ra các biện pháp khắc

phục. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá chiến lược cũng giúp doanh

nghiệp nhắc nhở, đôn đốc các thành viên trong tổ chức luôn nhớ nhiệm vụ

của mình để tập trung hoàn thành chiến lược đã được hoạch định. Ngoài ra,

việc kiểm tra, đánh giá chiến lược cũng giúp doanh nghiệp có được thông tin

quan trọng làm nguồn đầu vào cho việc hoạch định các chiến lược tiếp theo.

Để kiểm tra, đánh giá chiến lược, các nhà quản trị chiến lược cần phải thực

hiện các bước sau:


7
1. Xác định nội dung cần kiểm tra, đánh giá

2. Xây dựng những tiêu chuẩn để đánh giá

2
3. Đo lường kết quả thực hiện

4. So sánh kết quả thực hiện với các mục tiêu đã đề ra

5. Xác định nguyên nhân dẫn đến sai lệch

6. Tìm biện pháp khắc phục

Trong video này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 bước công việc đầu tiên trong 6

bước vừa nêu.

Bước đầu tiên là xác định nội dung cần kiểm tra. Có 3 nội dung quan

trọng mà doanh nghiệp cần phải kiểm tra đó là:

8 i. Kiểm tra, đánh giá những chiến lược đã được hoạch định.

ii. Kiểm tra, đánh giá khâu quản lý

iii. Kiểm tra, đánh giá khâu tác nghiệp

❖ Kiểm tra, đánh giá những chiến lược đã được hoạch định được tiến

hành ở hai giai đoạn, giai đoạn hoạch định chiến lược và giai đoạn sau

khi chiến lược được thực hiện. Việc kiểm tra, đánh giá chiến lược

nhằm trả lời các câu hỏi sau:


9
▪ Chiến lược có được thực hiện thành công không? Các mục tiêu

cơ bản dài hạn có đạt được không?

▪ Chiến lược của doanh nghiệp có phù hợp với môi trường

không?

3
▪ Có cần điều chỉnh chiến lược không? Nếu điều chỉnh thì điều

chỉnh toàn bộ chiến lược hay chỉ điều chỉnh chiến lược bộ

phận? Nếu không cần điều chỉnh thì khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp sẽ như thế nào?

❖ Kiểm tra, đánh giá khâu quản lý là việc doanh nghiệp tiến hành kiểm

tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chiến lược bằng cách xác

định mức độ thực hiện các mục tiêu nhằm thúc đẩy các bộ phận chức

năng và toàn bộ hệ thống tích cực hoạt động để đạt được các mục tiêu

chiến lược đã đề ra. Ở bước này cần kiểm tra tình hình thực hiện các

mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu của các bộ phận, các chính sách và tình

hình thực hiện chính sách, tình hình và kết quả phân bổ các nguồn lực.
10 Ở mỗi bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp sẽ có những nội dung

cần đánh giá khác nhau. Ví dụ để đánh giá hoạt động của chuỗi cung

ứng có thể sử dụng các chỉ tiêu như:

▪ Giao hàng đúng hạn

▪ Gửi thông báo tình trạng lô hàng

▪ Gửi chứng từ chính xác

▪ Gửi chính xác số lượng lô hàng

▪ Tỉ lệ hàng bị lỗi

4
▪ Đáp ứng đúng quy cách sản phẩm...

▪ Kiểm tra, đánh giá khâu tác nghiệp là việc doanh nghiệp xác định

thành tích của cá nhân và đội, nhóm công tác. Ví dụ trưởng phòng

marketing có hoàn thành kế hoạch 06 tháng của anh ta không? Hoặc

nhân viên bán hàng có hoàn thành định mức doanh số bán hàng

không? Khi kiểm tra các đối tượng này cần kiểm tra trên 4 phương

11 diện: số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Ví dụ: để đánh giá

thành tích cá nhân của một nhân viên thì doanh nghiệp cần xem xét

khối lượng công việc, chất lượng công việc, những chi phí và khoảng

thời gian mà người đó đã bỏ ra để hoàn thành công việc đó. Trên cơ

sở kiểm tra các yếu tố này để đánh giá nhân viên có thực hiện tốt, thực

hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao hay không.

Bước thứ hai là xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá. Sau khi xác định nội

dung cần kiểm tra, doanh nghiệp cần đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá

mỗi khía cạnh thành tích. Recharch Rumelt – một học giả nghiên cứu về

12 chiến lược - cho rằng để đánh giá chiến lược cần dựa vào 4 tiêu chí: Nhất

quán; Phù hợp; Khả thi; Thuận lợi.

• Để đánh giá một chiến lược có tính nhất quán hay không cần xem

xét xem:

5
▪ Có sự không phù hợp giữa chiến lược và cấu trúc không (chiến

lược mới nhưng cấu trúc cũ và ngược lại)? Nếu có thì chiến lược

đó không có tính nhất quán;

▪ Có hiện tượng thành công của bộ phận này có thể dẫn đến thất

bại của bộ phận khác không? Nếu có thì chiến lược đó không có

tính nhất quán;

▪ Có những mục tiêu, đường lối, chính sách nào không phù hợp

không? Nếu có thì chiến lược đó không có tính nhất quán.

• Để đánh giá một chiến lược có tính phù hợp hay không cần đo lường

mức độ đưa ra các phản ứng phù hợp của chiến lược đối với những

thay đổi diễn ra ở môi trường bên ngoài và bên trong của doanh

nghiệp. Một chiến lược hoạch định tốt có thể giúp doanh thích ứng tốt

với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong doanh

nghiệp.

• Để đánh giá một chiến lược có tính khả thi hay không thì cần xem

xét các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cần để thực hiện chiến

lược có nằm trong khả năng cung ứng của doanh nghiệp không. Hay

nói cách khác là cần kiểm tra xem trong khoản thời gian xác định

doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược đề ra

không. Một chiến lược không nên đòi hỏi quá nhiều nguồn lực vượt

6
quá khả năng của doanh nghiệp hoặc tạo ra những vấn đề nan giải

khác khi thực hiện.

• Để đánh giá một chiến lược có tính thuận lợi hay không thì cần xem

nó có giúp doanh nghiệp tạo ra hay duy trì các lợi thế cạnh tranh trong

lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hay không. Các lợi thế cạnh

tranh mà một doanh nghiệp có được thường xuất phát từ một trong ba

nguồn: các nguồn lực, các kỹ năng và vị thế của doanh nghiệp.

Để đánh giá thành tích một cách chính xác, mang lại kết quả mong đợi cần

dựa vào các tiêu chuẩn có tính:

i. Cụ thể, rõ ràng

ii. Có những tiêu chuẩn thay thế

iii. Có mức giới hạn sai lệch cho phép

13 • Tính cụ thể rõ ràng của tiêu chuẩn: yêu cầu đầu tiên đối với các tiêu

chuẩn phải cụ thể và rõ ràng. Nếu trong quá trình hoạch định đã có

các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể đối với từng mảng của kết quả thực hiện

thì việc xác định kết quả các tiêu chuẩn để kiểm tra tương đối đơn

giản, dễ dàng. Ví dụ: khi xem xét về chỉ tiêu doanh số bán, doanh

nghiệp hoạch định là 10 tỷ đồng. Chỉ tiêu này đạt được các tiêu chuẩn

cụ thể, rõ ràng và định lượng được. Chỉ tiêu này đặt ra tiêu chuẩn

7
kiểm tra kết quả là doanh số bán phải đạt được 10 tỷ đồng. Từ tiêu

chuẩn chung của toàn doanh nghiệp này, nhà quản trị có thể định ra

các tiêu chuẩn cụ thể hơn cho doanh số bán của khu vực, địa bàn, các

đơn vị chi nhánh hoặc cho từng nhóm hàng.

• Tiêu chuẩn thay thế: trong một số trường hợp việc xác định tiêu

chuẩn gặp khó khăn vì các mục tiêu đề ra không rõ ràng. Lúc này, nhà

quản trị cần phải có những tiêu chuẩn thay thế để kiểm tra. Các tiêu

chuẩn thay thế cần được đề ra khi kết quả thực hiện không thể định

lượng một cách trực tiếp. Ví dụ khi doanh nghiệp định lượng kết quả

của hoạt động quảng cáo. Nếu hoạt động quảng cáo được thực hiện tốt

nó sẽ tác động tích cực đến số lượng sản phẩm bán ra. Nhưng doanh

số bán sản phẩm còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như giá cả,

chất lượng sản phẩm…Như vậy rất khó để có thể xác định mức độ tác

động của quảng cáo lên doanh số bán là bao nhiêu. Chính vì vậy,

trong trường hơp này nên sử dụng các tiêu chuẩn thay thế như thái độ

của khách hàng đối với sản phẩm, ý định mua hàng của khách hàng,

số lượng người đến tham quan, mua sắm… để đánh giá hoạt động

quảng cáo.

• Mức giới hạn sai lệch cho phép: khi nhà quản trị đặt ra các tiêu

chuẩn kiểm tra cũng cần dự kiến mức giới hạn sai lệch cho phép. Vì

8
kết quả thực tế đạt được ít khi chính xác hoàn toàn so với kế hoạch đề

ra, nên cần có giới hạn cho những sai lệch này. Mức giới hạn sai lệch

cho phép là mức độ khác biệt giữa kết quả đạt được và chỉ tiêu kế

hoạch đề ra mà kết quả thực hiện vẫn được coi là phù hợp với kế

hoạch ban đầu đề ra.

Bước thứ ba trong quá trình kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

chiến lược là đo lường kết quả đạt được. Điều quan trọng trong bước này

là phải kịp thời nắm bắt các thông tin thích hợp. Để có thể thu thập các thông

tin hữu ích cho việc đo lường kết quả đạt được, doanh nghiệp có thể sử dụng

hệ thống thông tin quản lý. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sử dụng các nguồn
14
thông tin không chính thức như trao đổi với các đơn vị trực thuộc, phản ánh

của khách hàng... để hỗ trợ cho việc định lượng kết quả thực hiện. Để lựa

chọn phương pháp đo lường kết quả phù hợp, doanh nghiệp phải dựa trên

yếu tố thành tích cần đánh giá. Nếu tiêu chuẩn đánh giá thành tích được đề ra

đúng thì việc xác định phương pháp đo lường sẽ dễ dàng.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp đánh giá kết quả sau:

15 • Đánh giá theo các chỉ tiêu marketing gồm có: doanh số bán hàng; thị

phần; tỉ lệ chi phí marketing trên doanh số bán ra; thái độ của khách

hàng; phân tích hiệu quả của đội ngũ bán hàng, quảng cáo, khuyến

9
mãi, phân phối hàng.

• Đánh giá theo các chỉ tiêu về nguồn nhân lực gồm có: chỉ tiêu năng

suất lao động nhằm đánh giá sản lượng hoặc kết quả làm việc; chỉ tiêu

đánh giá con người (số lần nghỉ việc, đi muộn, số lần để xảy ra sự cố);

chỉ tiêu đánh giá quan điểm nhận thức của nhân viên.

• Đánh giá theo các chỉ tiêu kết quả sản xuất gồm có 3 giai đoạn cần

kiểm tra, đó là: kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau quá

trình sản xuất.

▪ Kiểm tra trước nhằm xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu về chất

lượng và số lượng nguồn lực đưa vào sản xuất. Chẳng hạn như

công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất bao

gồm việc lựa chọn các cách thức kiểm tra thích hợp như: cân

đong, đo, đếm từng chủng loại và kiểm tra xem nguyên vật liệu có

đảm bảo chất lượng hay không.

▪ Kiểm tra trong quá trình sản xuất là kiểm tra số lượng và thời gian

hoàn thành sản phẩm, thường được thể hiện bằng tiến độ sản xuất.

▪ Kiểm tra sau quá trình sản xuất là để phân tích đầu ra của quá

trình sản xuất. Việc phân tích đầu ra của quá trình sản xuất có thể

dựa vào việc phân tích giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm

sau đó so sánh với tiêu chuẩn đề ra và xác định chênh lệch để

10
phân tích, hoặc kiểm tra định lượng theo phương pháp thống kê

nhằm phát hiện các sản phẩm khuyết tật hoặc có chất lượng thấp.

• Đánh giá bằng cách thanh tra là việc doanh nghiệp tổ chức thanh tra

định kỳ các bộ phận chức năng. Mục đích của việc thanh tra là làm rõ

các mặt yếu kém, các vấn đề vướng mắc còn tồn tại và các cơ hội tiềm

năng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức thanh tra như tổ chức

kiểm toán, thanh tra công tác quản trị, thanh tra về nhân sự, thanh tra

công tác xã hội, thanh tra hoạt động marketing.

Trong quá trình đo lường kết quả sẽ có hai vấn đề sau mà doanh nghiệp khi

thực hiện cần lưu ý.

▪ Thứ nhất là việc kết quả đạt được có thể chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố khác, chính vì vậy mà việc đánh giá chính xác thành tích là rất

16 khó. Ví dụ, để đo lường thành tích của một công nhân làm việc trong

một dây chuyền lắp ráp của một nhà máy nếu chỉ dựa vào việc đo đếm

số lượng sản phẩm sản xuất được thì nhiều khi không phản ánh sát

thực thành tích đạt được của công nhân đó. Bởi vì dây chuyền lắp ráp

diễn ra theo quy trình tuần tự nên thành tích của công nhân này bị ảnh

hưởng bởi chất lượng và khối lượng công việc của người đứng trước

11
trong dây chuyền đó.

▪ Thứ hai là việc đo lường thành tích cũng có thể bị tác động do yếu tố

chủ quan của người thực hiện đánh giá thành tích này, đặc biệt là khi

đánh giá về con người. Chính vì vậy, phẩm chất đạo đức của người

đánh giá đóng vai trò hết sức quan trọng trong khâu kiểm tra, đánh

giá.

Tóm lại, để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược doanh

nghiệp cần thực hiện 6 bước công việc chính sau: Xác định nội dung cần

kiểm tra, đánh giá; Xây dựng những tiêu chuẩn để đánh giá; Đo lường kết

quả thực hiện; So sánh kết quả thực hiện với các mục tiêu đã đề ra; Xác định

nguyên nhân dẫn đến sai lệch; Tìm biện pháp khắc phục.

17 • Bước 1 cần xác định nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần kiểm

tra (các chiến lược đã hoạch định, khâu quản hay khâu tác nghiệp).

• Bước 2 là xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá. Ở bước này, các tiêu chuẩn

cần phải có tính cụ thể, rõ ràng, có những tiêu chuẩn thay thế được và

đề ra sai số cho phép cho từng tiêu chuẩn.

• Bước 3 là đánh giá và đo lường kết quả đạt được. Doanh nghiệp có thể

sử dụng các phương pháp đánh giá như đánh giá dựa theo tiêu chí

12
marketing, theo chỉ tiêu nguồn nhân lực, theo kết quả sản xuất, hoặc

bằng cách thanh tra.

Các bước kế tiếp sẽ được trình bày ở video sau, nội dung của video này đến

đây là kết thúc. Xin cảm ơn các anh/chị đã chú ý theo dõi.

13

You might also like