You are on page 1of 7

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Quản trị chiến lược

Chương 8: Thực hiện chiến lược

Chủ đề 2: Gắn kết hiệu quả hoạt động và thù lao với chiến lược, tạo ra môi trường

văn hóa gắn với chiến lược, tổ chức quy trình sản xuất thích ứng với chiến lược

Slide Script

Chào mừng các anh/chị đến với môn học Quản Trị Chiến Lược. Ở Video

trước chúng tôi đã giới thiệu phần đầu nội dung chương 8: THỰC HIỆN

CHIẾN LƯỢC, chúng ta đã tìm hiểu về 4 vấn đề mà doanh nghiệp cần phải

giải quyết trong quá trình thực thi chiến lược gồm có:

• Thiết lập mục tiêu hàng năm

• Xây dựng chính sách


4 • Phân bổ nguồn lực

• Điều chỉnh cấu trúc phù hợp với chiến lược

Trong Video này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 3 vấn đề khác mà doanh

nghiệp cần giải quyết nhằm đảm bảo quá trình thực thi chiến lược được

thành công gồm có:

• Gắn kết hiệu quả hoạt động và thù lao với chiến lược

• Tạo ra môi trường văn hoá gắn với chiến lược

1
• Tổ chức quy trình sản xuất thích ứng với chiến lược

Vấn đề thứ năm là gắn thành tích và lương thưởng với chiến lược. Vấn

đề làm thế nào để hệ thống khen thưởng có thể nâng cao kết quả thực thi

chiến lược hoặc làm thế nào để các quyết định tăng lương, đề bạt thăng chức,

thưởng động viên và trao tiền thưởng có thể thúc đẩy việc hoàn thành các

mục tiêu của tổ chức là những vấn đề rất quan trọng mà doanh nghiệp cần

phải tìm ra lời giải khi triển khai thực hiện chiến lược. Để giải quyết vấn đề

này, các doanh nghiệp thường áp dụng hệ thống trả thưởng song song vừa
5
dựa trên mục tiêu hàng năm và mục tiêu dài hạn. Tiền thưởng cho các nhà

quản lý đều dựa vào kết quả công việc trong ngắn hạn lẫn dài hạn và mức độ

ở các cấp quản lý theo cơ cấu là khác nhau. Chính sách lương thưởng không

nên chỉ dựa vào kết quả trong ngắn hạn bởi vì nếu làm như thế thì mọi người

sẽ không quan tâm đến các mục tiêu dài hạn và các chiến lược dài hạn của

doanh nghiệp, điều này có thể khiến doanh nghiệp không thực hiện thành

công chiến lược dài hạn.

Vấn đề thứ sáu là tạo ra môi trường văn hoá hỗ trợ cho chiến lược. Các

nhà chiến lược nên cố gắng gìn giữ, phát huy và xây dựng các mặt tốt của
6
môi trường văn hoá mà doanh nghiệp đang có để hỗ trợ cho các chiến lược

mới. Những mặt nào của môi trường văn hoá gây cản trở cho việc thực hiện

2
chiến lược cần phải được nhận diện và thay đổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra

rằng các chiến lược mới được đưa ra dựa trên tình hình thị trường và các yếu

tố cạnh tranh, chính vì vậy mà việc thay đổi môi trường văn hoá để phù hợp

với chiến lược đem lại hiệu quả tốt hơn là phải thay đổi chiến lược để phù

hợp với môi trường văn hoá. Có nhiều kỹ thuật mà các doanh nghiệp có thể

sử dụng để thay đổi văn hoá tổ chức như: tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển,

thăng chức, tái cấu trúc, sử dụng cố vấn.

Theo Schein (1996), một nhà nghiên cứu chiến lược, cho rằng để liên kết văn

hoá với chiến lược thì cần lưu ý các yếu tố sau đây:

1. Những tuyên bố chính thức về triết lý của tổ chức, tôn chỉ, niềm tin.

2. Thiết kế những không gian vật lý

3. Các hệ thống khen thưởng và các tiêu chuẩn thăng tiến rõ ràng

7 4. Xây dựng những câu chuyện, truyền thuyết, huyền thoại về những

nhân vật và sự kiện quan trọng

5. Các phản ứng của lãnh đạo trước những sự cố nghiêm trọng, khủng

hoảng của công ty.

6. Đo lường và kiểm soát những gì được các nhà lãnh đạo lưu ý.

7. Cách thức tổ chức được thiết kế và cấu trúc

8. Hệ thống tổ chức và thủ tục

3
9. Các tiêu chuẩn dùng để tuyển dụng, lựa chọn, thăng chức, cho nghỉ

hưu và khai trừ.

Các nhà quản lý và nhân viên thường cảm thấy đau buồn khi một môi trường

văn hoá mà họ đã gắn bó từ lâu phải thay đổi nhằm phục vụ cho sự thay đổi

về chiến lược của tổ chức. Hiện tượng này xảy ra khi các điều kiện bên ngoài

đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược đổi mới. Những mối liên kết

yếu ớt giữa quản trị chiến lược và văn hoá tổ chức có thể gây nguy hại cho

kết quả hoạt động và thành công của doanh nghiệp. Deal và Kennedy (1982),
8
những nhà nghiên cứu về chiến lược, cho rằng những thay đổi về chiến lược

trong tổ chức bao giờ cũng đe doạ đến văn hoá. Thay đổi văn hoá tước đi

những mối quan hệ và làm cho các nhân viên cảm thấy bối rối, không an

toàn và thường khiến họ giận dữ. Trừ khi người ta làm một điều gì đó để hỗ

trợ cho quá trình chuyển đổi từ cũ sang mới, còn không thì sức mạnh văn hoá

có thể làm mất tác dụng và suy yếu các thay đổi chiến lược.

Vấn đề thứ bảy là làm cho quy trình sản xuất thích ứng với chiến lược.

Năng lực vận hành và sản xuất của một doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoặc
9 kìm hãm việc đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đó. Dây

chuyền sản xuất thường chiếm đến 70% tổng giá trị tài sản của một doanh

nghiệp. Ngoài ra, một phần quan trọng của quá trình thực thi chiến lược lại

4
diễn ra ở khâu sản xuất. Các quyết định có liên quan đến sản xuất như quy

mô nhà máy, địa điểm đặt nhà máy, thiết kế sản phẩm, lựa chọn thiết bị, quy

mô hàng tồn kho, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chất lượng, kiểm soát chi

phí, tiêu chuẩn sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên... có ảnh

hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của việc triển khai chiến lược.

Chẳng hạn như khi một công ty mua lại một nhà phân phối bán lẻ (theo chiến

lược kết hợp về phía trước) thì công ty này cần phải thay đổi ở quy trình sản

xuất vận hành như thay đổi cách thức giao hàng, đóng gói và cả hệ thống vận

chuyển hàng để phù hơp với chiến lược mua lại này.

Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp JIT (Just In Time) trong khâu sản

xuất để làm giảm đáng kể chi phí thực hiện chiến lược. Với JIT, các chi tiết,

bộ phận và nguyên vật liệu được giao đến nơi sản xuất ngay khi cần đến

chúng, thay vì giữ được dự trữ để đối phó với tình trạng trễ hạn. Đối với các

công ty kỹ thuật cao, chi phí sản xuất có thể không quan trọng bằng sự linh

hoạt trong sản xuất bởi vì các thay đổi lớn về sản phẩm có thể diễn ra một

cách thường xuyên. Các ngành như công nghệ di truyền học và nhựa dẻo

phải dựa vào hệ thống sản xuất đủ linh hoạt để cho phép có các thay đổi

nhanh chóng và giới thiệu kịp thời các sản phẩm mới. Chính vì vậy mà

doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải lưu tâm nhiều

đến quy trình sản xuất và vận hành để điều chỉnh chúng thích ứng với chiến

5
lược và hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu chiến lược.

Tóm lại, để thực hiện thành công chiến lược đã hoạch định thì doanh nghiệp

cần phải cơ cấu lại tổ chức làm sao để có thể hỗ trợ cho việc đạt được các

mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần gắn thành

tích và lương thưởng với chiến lược bằng việc đưa ra các quyết định tăng

lương, đề bạt thăng chức, thưởng động viên và tiền thưởng có thể thúc đẩy

việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tạo

ra môi trường văn hoá hỗ trợ cho chiến lược. Những mặt nào của môi

trường văn hoá gây cản trở cho việc thực hiện chiến lược cần phải được nhận

diện và thay đổi để phù hợp với chiến lược mới. Thêm vào đó, doanh nghiệp
10
cần điều chỉnh quy trình sản xuất ( quy mô nhà máy, địa điểm đặt nhà máy,

thiết kế sản phẩm, lựa chọn thiết bị, quy mô hàng tồn kho, quản lý hàng tồn

kho... ) làm sao để có thể thích ứng với chiến lược mới.

Cuối cùng, việc hoạch định ra một chiến lược tốt là chưa đủ để doanh nghiệp

thành công mà doanh nghiệp còn cần phải triển khai thực hiện tốt chiến lược

đó. Để có thể triển khai một chiến lược thành công và đạt được các mục tiêu

chiên lược thì doanh nghiệp cần phải lưu ý và giải quyết các vấn đề sau:

• Thiết lập mục tiêu hàng năm

• Xây dựng chính sách và kế hoạch hành động

6
• Phân bổ nguồn lực

• Quản trị các mâu thuẫn

• Gắn cơ cấu với chiến lược

• Gắn thành tích và lương thưởng với chiến lược

• Tạo ra môi trường văn hoá hỗ trợ cho chiến lược

• Làm cho quy trình sản xuất thích ứng với chiến lược.

Đó là toàn bộ nội dung của chương 8, thực hiện chiến lược. Nội dung của bài

học đến đây là hết. Xin cảm ơn các anh/chị đã quan tâm theo dõi.

You might also like