You are on page 1of 4

Nội dung thuyết trình nhóm 8

I. Khái niệm và tác dụng của hoạch định chiến lược.


1. Khái niệm:
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh và mục tiêu kinh doanh đã
đề ra. Đây là một quá trình liên tục, cần được thực hiện thường xuyên, cập nhật phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
2. Tác dụng:
- Nhận diện được các thời cơ kinh doanh trong tương lai: Tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế và chiến lược cạnh tranh một cách hiệu
quả.
- Dự kiến trước và tránh khỏi những nguy cơ khó khăn: Phân tích các yếu tố bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp, từ đó xác định cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối
mặt. Xác định rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh.
- Triển khai kịp thời các chương trình hành động: Giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng
mục tiêu và phương hướng hoạt động, từ đó phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
3.Các loại hoạch định
3.1 Phân theo phạm vi:
- Hoạch định tổng thể: Xác định mực tiêu và phương hướng hoạt động của toàn bộ tổ
chức. Thường thực hiện bởi ban lãnh đạo cấp cao của tổ chức.
- Hoạch định chức năng: Xác định mực tiêu và phương hướng hoạt động của từng chức
năng trong tổ chức như sản xuất, markieting, tài chính, nhân sự...Thường được thực hiện
bởi các nhà quản lý cấp trung.
3.2 Phân loại theo thời gian:
- Hoạch định dài hạn: Xác định mực tiêu và phương hướng hoạt động của tổ chức trong
thơi gian 5 năm trở lên. Thực hiện để xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược
tổng thể.
- Hoạch định trung hạn: Xác định mực tiêu và phương hướng hoạt động của tổ chức trong
thời gian 3-5 năm. Thực hiện để triển khai các chiến lược dài hạn.
- Hoạch định ngắn hạn: Xác định mực tiêu và phương hướng hoạt động của tổ chức từ 1-
3 năm. Thực hiện để triển khai các chiến lược trung hạn.
3.3 Các tiêu chí khác:
- Hoạch định từ trên xuống và hoạch định từ dưới lên
- Hoạch định linh hoạt và hoạch định cứng nhắc
- Hoạch định rủi ro thấp và hoạch định rủi ro cao
II. Quá trình hoạch định chiến lược
Bước 1: Xác đinh sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức.

Phân tích, đánh giá các cơ hội


và đe dọa của môi trường cũng
như đánh giá
- Sứ mệnh của tổ chức là tuyên bố lý do tồn tại của tổ chức, về những giá trị và niềm tin
mà tổ chức theo đuổi. Là những lợi ích tổ chức cung cấp cho khách hàng, cộng đồng.
- Mục tiêu là những kết quả mà tổ chức muốn đạt được. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường
được, có thể đạt được, phù hợp với sứ mệnh.
- Sứ mệnh và mục tiêu thông qua việc trả lời chính xác các câu hỏi: ‘Chúng ta là ai?’
‘Chúng ta muốn tổ chức của mình trở thành 1 tổ chức như thế nào trong tương lai?’ ‘Triết
lí hoạt động của tổ chức là gì?’ ‘Các mục tiêu định hướng là gì?’. Quá trình xác định sứ
mệnh và mục tiêu không được tiến hành một cách biệt lập.
Bước 2: Phân tích những đe dọa và cơ hội của môi trường.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
- Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới
- Quyền thương lượng của khách hàng
- Quyền thương lượng của nhà cung cấp
- Sự đe dọa của các hàng hóa hay dịch vụ thây thế
Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức.
- Điểm mạnh là những tài sản và khả năng mà tổ chức có thể tận dụng để đạt được lợi thế
cạnh tranh. VD: khả năng tạo ra sản phẩm mà đối thủ không thể sao chép được, khả năng
tạo ra tiềm năng để mở rộng thị trường.
- Điểm yếu là những hạn chế có thể ngăn cản tổ chức đạt được mục tiêu. VD: nguồn nhân
lực, tài chính hạn chế...
- Có nhiều cách khác nhau để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức. Một
cách phổ biến là phân tích SWOT, cách khác là phân tích 5 lực lượng của Porter.
- Việc đánh giá điểm mạnh và yếu của tổ chức sé giúp tổ chức xác định được những gì tổ
chức đó cần cải thiện để hoàn thành tốt hơn. Giúp tổ chức xây dựng các chiến lược phù
hợp để đạt được mục tiêu.
Bước 4: Xây dựng các chiến lược để lựa chọn.
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Chiến lược mở rộng thị trường
- Chiến lược phát triển sản phẩm
- Chiến lược đa dạng hóa
Bước 5: Triển khai chiến lược.
- Sau khi phân tích các chiến lược thích hợp doanh nghiệp cần triển khai chiến lược nó.
Cần chỉ rõ những hoạt động sẽ được tiến hành để đạt mục tiêu. Đồng thời cần phải dự
kiến các loại công nghệ, biện pháp marketing, nguồn tài chính, nhân lực, cơ cấu tổ chức
sẽ được áp dụng.
Bước 6: Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp.
- Là xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, thời hạn và trách nhiệm của một cá nhân tổ chức
trong khoảng thời gian nhất định. Gồm kế hoạch chỉ sử dụng một lần và kế hoạch thường
xuyên.
- Việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp giúp tổ chức tập trung vào mục tiêu, phân bổ thời
gian và nguồn lực hiệu quả, nâng cao hiệu quả công việc cũng như giảm thiểu nhiều rủi
ro.
Bước 7: Kiểm tra và đánh giá kết quả.
- Hoạt động kiểm tra tiến hành đồng thời cùng quá trình hoạch định chiến lược. Đảm bảo
rằng kế hoạch hoạch định đang được thực hiện hiệu quả. Nếu kế hoạch không đem lại kết
quả như mong muốn thì tổ chức phải xem xét và thay đổi nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược
đưa ra những giải pháp phù hợp.
Bước 8: Lặp lại tiến trình hoạch đinh.
- Việc lặp lại tiến trình để đảm bảo kế hoạch luôn luôn phù hợp với tình hình thực tế, đáp
ứng kịp thời các thay đổi của môi trường.
- Quá trình lặp lại cần được thực hiện thường xuyên và làm một cách khoa học, hiệu quả.

You might also like