You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP CÁ NHÂN CHƯƠNG 2 (LẦN 2)


HỌC PHẦN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

Giảng viên hướng dẫn : Cao Trí Dũng


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Thi
Lớp : 46K26
MSSV : 201121726128

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 10 năm 2023


4. Anh (chị) hãy:
a. Nêu khái niệm của tư tưởng cốt lõi.
Tư tưởng cốt lõi xác định đặc tính lâu dài của tổ chức. Nghĩa là:
- Đặc tính: nó là sự xác định cái độc đáo nổi bật của tổ chức.
- Lâu dài: có tính nhất quán, được giữ vững, lâu dài hơn cả cá nhân các nhà
lãnh đạo, hơn cả một phương pháp quản trị, sự phát triển công nghệ hay xuất
hiện nhu cầu mới để tổ chức đi vào những sản phẩm mới. Nói cách khác, nó
là cái bền vững gắn bó lâu dài của tổ chức.
- Sự độc đáo nổi bật được giữ vững lâu dài ấy là tiền đề tạo nên khả năng cốt
lõi của tổ chức để hình thành lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
b. Phân tích ý nghĩa và phương pháp xây dựng các bộ phận của Tư tưởng cốt
lõi.
Tư tưởng cốt lõi gồm các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi
 Giá trị cốt lõi:
Các giá trị cốt lõi là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ
chức. Giá trị này luôn đi cùng tổ chức, dù môi trường có thay đổi ra sao thì
giá trị cốt lõi vẫn giữ nguyên. Các tổ chức hoạt động kinh doanh như thế nào
để dựa trên các giá trị cốt lõi này.
 Mục đích cốt lõi:
Mục đích cốt lõi của doanh nghiệp không phải là tiền, mục đích cốt lõi của
doanh nghiệp được coi là lý do để nó tồn tại. Mục đích cốt lõi phải phản ánh
cái sâu sắc hơn, đó là cái giúp chúng ta, những người trong tổ chức hoàn
thành theo cách hợp tác những gì mà chúng ta không thể làm một cách tách
rời, ngoài tổ chức để đóng góp cho xã hội.
Phương pháp để thiết lập mục đích cốt lõi là phương pháp 5 Why - hỏi 5 câu
hỏi tại sao với bắt đầu với bản mô tả, sau 5 lần tại sao chúng ta sẽ nhận ra mục
đích cơ bản của tổ chức.
c. Minh họa điều này qua Tư tưởng cốt lõi của Công ty mà Nhóm của anh
(chị) đã chọn.
Tuyên bố viễn cảnh của Saigontourist: Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam.
- Tư tưởng cốt lõi là một phần trong tuyên bố viễn cảnh của tổ chức, trong tư
tưởng cốt lõi gồm giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi. Tuy nhiên, Saigontourist

2
lại tách riêng giá trị cốt lõi ra thành một tuyên bố riêng, trong tuyên bố viễn
cảnh không có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và trong tuyên bố viễn cảnh
này thiếu đi mục đích cốt lõi của doanh nghiệp, nó chỉ gồm hình dung tương
lai.
- Giá trị cốt lõi của Saigontourist: Chính trực - Hợp lực - Sáng tạo - Hiếu
khách. Doanh nghiệp hoạt động luôn dựa trên nguyên tắc này và đây được
xem như là văn hóa doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
làm việc dựa trên nguyên tắc này để phát triển công ty. Dù môi trường kinh
doanh, môi trường xã hội có thay đổi ra sao nhưng nguyên tắc này vẫn mãi cố
định.
5. Anh (chị) hãy:
a. Nêu khái niệm của Hình dung tương lai.
Hình dung tương lai là bộ phận thứ hai của viễn cảnh, nó gồm mục tiêu thách
thức và bản mô tả sống động.
b. Phân tích ý nghĩa và phương pháp xây dựng các bộ phận của Hình dung
tương lai.
 Mục tiêu thách thức:
Mục tiêu thách thức là mục tiêu to lớn, thách thức và táo báo, khó thực hiện
được và mục tiêu này thường 10 - 30 năm.
 Bản mô tả sống động:
Là một bản mô tả cụ thể, sống động về mục tiêu thách thức. Đây được xem là
bức tranh vẽ đầy màu sắc về mục tiêu thách thức của doanh nghiệp thôi thúc
nhân viên hành động.
Phương pháp: Bắt đầu từ bản mô tả sống động để truy ngược về BHAG.
Đầu tiên, bắt đầu từ những câu hỏi như:
- Chúng ta đang ở 20 năm sau, chúng ta sẽ muốn thấy điều gì?
- Chúng ta hình dung công ty này sẽ như thế nào? Công ty sẽ đạt điều gì?
- Các nhân viên sẽ cảm nhận về công ty như thế nào?
- Nếu ai đó viết một bài cho tạp chí kinh doanh lớn về Công ty sau 20
năm, họ sẽ viết điều gì?

3
c. Minh họa điều này qua Hình dung tương lai của Công ty mà Nhóm của anh
(chị) đã chọn.
Tuyên bố viễn cảnh của Saigontourist: Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam.
Hình dung tương lai ở đây gồm:
- Mục tiêu thách thức: Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam. Đây là mục
tiêu vô cùng táo bạo, đầy tính thách thức, khó có thể thực hiện nhưng mọi
người nhìn vô sẽ hình dung ra được một mục tiêu cụ thể nhưng để đạt được
mục têu đó là vô cùng khó khăn.
- Bản mô tả sống động: Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng
đầu tại Việt Nam và khu vực trên các lĩnh vực lưu trú - ẩm thực - lữ hành -
giải trí - đào tạo và các dịch vụ du lịch khác. Đây là lời mô tả cho tuyên bố
viễn cảnh của Saigontourist. Người đọc nhìn vào sẽ nhìn thấy mục tiêu của
Saigontourist, nhân viên Saigontourist nhìn vào đó để thấy mục tiêu mà nỗ lực
làm việc.
6. Anh (chị) hãy:
a. Nêu khái niệm của Tuyên bố sứ mệnh.
Bản tuyên bố sứ mệnh là một mệnh lệnh cô đọng về những điều mà tổ chức
mong muốn mang lại cho các bên hữu quan. Nó tập trung vào những thay đổi
mong muốn của tổ chức. Sứ mệnh là hiệu lệnh nhằm giải phóng tiềm năng của tổ
chức nhưng nó là những gì có thể đạt được trong một khoảng thời gian.
b. Phân tích ý nghĩa và phương pháp xây dựng các bộ phận của Tuyên bố sứ
mệnh.
Bản tuyên bố sứ mệnh gồm : Xác định các hoạt động kinh doanh của tổ chức,
các giá trị của tổ chức, các mục tiêu của tổ chức
 Xác định các hoạt động kinh doanh của tổ chức:
 Phương pháp: Trả lời 3 câu hỏi
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức là gì?
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức sẽ là gì?
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức nên là gì?
 Và để trả lời câu hỏi đầu tiên, chúng ta tập trung vào 3 phương diện:
- Ai sẽ được thỏa mãn?

4
- Họ sẽ được thỏa mãn về điều gì?
- Khách hàng của chúng ta được thỏa mãn bằng cách nào?
 Xác định được hoạt động kinh doanh, chúng ta biết được doanh nghiệp mình
đáp ứng những nhu cầu nào cho khách hàng và cho nhóm khách hàng nào và
sẽ xác định được cách thức mình đáp ứng nhu cầu cho họ.
 Các giá trị của tổ chức
Các giá trị của tổ chức xác định cách thức các nhà quản trị tiến hành kinh
doanh, tự kiểm soát và những đặc tính họ muốn tạo dựng cho tổ chức. Ở đây
thể hiện những mong muốn đáp ứng của tổ chức với các bên hữu quan.
 Các mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu nhằm xác định những điều hướng tới một cách hữu hình, cụ thể, là
trạng thái tương lai mà tổ chức cố gắng thực hiện hay là kết quả cuối cùng
của chiến lược.
Nếu mục đích là các ý định cần đạt được nhưng không định lượng thì mục
tiêu chỉ các ý định đã định lượng rõ và hoạch định thời gian.
c. Minh họa điều này qua Tuyên bố sứ mệnh của Công ty mà Nhóm của anh
(chị) đã chọn.
Tuyên bố sứ mệnh của Saigontourist: Mang lại trải nghiệm, hạnh phúc đến cho
khách hàng, đối tác, người lao động, chủ sở hữu và cộng đồng thông qua các sản
phẩm dịch vụ và du lịch.
Trong tuyên bố này:
- Hoạt động kinh doanh của tổ chức: sản phẩm dịch vụ và du lịch.
- Giá trị của tổ chức: mang lại trải nghiệm, hạn phúc đến cho khách hàng, đối
tác, người lao động, chủ sở hữu và cộng đồng
- Mục tiêu của tổ chức: mang lại hạnh phúc, trải nghiệm cho nhiều đối tượng.
7. Anh (chị) hãy:
a. Cho biết thế nào là mục tiêu chiến lược.
Là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp
muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định.Mục tiêu cần đảm bảo cụ
thể,định lượng và có thời hạn rõ ràng.
b. Phân tích tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu chiến lược.

5
Điều quan trọng nhất của tất cả mục tiêu là để có hướng theo đuổi để công ty
thực hiện một hoạt động liên tục. Việc thiết lập mục tiêu là rất cần thiết cho bất
kỳ tổ chức nào nhằm thực hiện thành công các chức năng quản lý, qua đó chúng:
- Cung cấp một sự định hướng;
- Cung cấp một chuẩn đo lường và phương tiện kiểm tra hiệu suất;
- Phản ánh một hình ảnh về phong cách của tổ chức.
- Mục tiêu chiến lược được sử dụng như là một điểm khởi đầu trong việc thiết
lập các mục tiêu chiến thuật và mục tiêu tác nghiệp vốn chi tiết hơn và ở các
cấp quản trị thấp hơn.
c. Phân tích các loại và yêu cầu của mục tiêu chiến lược công ty.
Các loại của mục tiêu chiến lược công ty
 Mục tiêu xã hội:
Đối với các tổ chức thuộc loại này, mục tiêu kinh tế có thể là thứ yếu so với
tối đa hóa lợi ích xã hội, chẳng hạn như viện bảo tàng, phòng triển lãm nghệ
thuật, các điểm tham quan di sản.Các tổ chức cũng đang dần chấp nhận các
mục tiêu xã hội trong kế hoạch chiến lược của mình. Mặc dù chúng thường có
thể được coi là phục vụ mục tiêu kinh tế của mình, các tổ chức có thể thấy
trách nhiệm xã hội của mình trong các nghĩa vụ với nhân viên, khách hàng,
cộng đồng và môi trường
 Mục tiêu tăng trưởng hay thị phần:
Vào một số giai đoạn trong vòng đời của một tổ chức, mục tiêu tăng trưởng và
mở rộng thị trường trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Điều
này đặc biệt đúng với những tổ chức phải phát triển và duy trì vị thế thị
trường để "tranh chấp" hoặc "theo kịp" với đối thủ cạnh tranh.Quy mô và vị
thế thị trường sẽ mang lại cho họ một số lợi thế và vì vậy tìm kiếm sự tăng
trưởng thị trường là một mục tiêu quan trọng.Một doanh nghiệp có quy mô
lớn sẽ thu hút nguồn lực đầu vào tại đơn vị chi phí ưu đãi so với đối thủ cạnh
tranh nhỏ hơn và sự hiện diện lớn hơn của nó trong thị trường sản phẩm của
mình làm tăng quyền định giá của mình và tăng khả năng thắng thế đối thủ
cạnh tranh của mình.
 Mục tiêu về lợi thế cạnh tranh:

6
Mục tiêu lợi thế cạnh tranh thể hiện vị thế của công ty so với những người
khác - đặc biệt là đối thủ cạnh tranh. Các mục tiêu được giới hạn để đảm bảo
một cách đơn giản rằng 'chúng tôi đánh bại bạn', hay 'chúng tôi là tốt hơn so
với bạn'. Hiệu suất cao hơn là mục tiêu duy nhất và nếu một công ty có thể đạt
được điều này so với đối thủ cạnh tranh gần nhất, tất nhiên sau đó mục tiêu sẽ
được thực hiện.
Yêu cầu của mục tiêu chiến lược công ty
 Có khả năng truyền thông: Dễ dàng truyền đạt đến lực lượng lao động và các
bên hữu quan bên trong và bên ngoài khác. Nội dung phải rõ ràng để mọi
người hiểu một cách thống nhất.
 Thực tế: Dễ dàng truyền đạt đến lực lượng lao động và các bên hữu quan
bên trong và bên ngoài khác. Nội dung phải rõ ràng để mọi người hiểu một
cách thống nhất.
 Phù hợp bên trong: Phù hợp với nhiệm vụ chung của tổ chức. Các mục tiêu
chiến thuật và chiến lược phải nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra.
 Đo lường được: Có khả năng định lượng để chúng có thể được đo lường và
được đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra.
 Rõ ràng: Thể hiện một cách rõ ràng, chính xác kể cả mục tiêu đặt ra và
khung thời gian.
d. Giới thiệu một số mục tiêu chiến lược có thể có của một công ty du lịch.
- Dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch - lữ hành tại Việt Nam
- Doanh thu đạt được:
 Tổng doanh thu: Doanh thu thuần: 11.xxx tỷ đồng.
 Lợi nhuận trước thuế: 2.xxx tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 2.xxx tỷ đồng.
- Thực hiện được một số dự án đóng góp cho cộng đồng xã hội.
- Thu hút được 600.000-700.000 lượt khách mỗi năm và khiến khách hàng
quay trở lại sử dụng dịch vụ của mình.
- Tung ra nhiều sản phẩm mới khác lạ thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

You might also like