You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

MÔN: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

CHỦ ĐỀ 14:
Thực chất nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp? Tại sao khi xây
dựng chiến lược các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chiến lược và để có
mục tiêu chiến lược đúng đắn cần đảm bảo những vấn đề gì?

Giảng viên hướng dẫn: GV Trần Văn Giang


Nhóm thực hiện : 14
Mã đề : 14

Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2022

1
Thành viên nhóm 14

Họ và tên

1. Trịnh Thị Thu


2. Hồ Thị Thanh Thủy
3. Đàm Phương Thúy
4. Hoàng Cẩm Thúy
5. Lê Thị Anh Thư

2
I. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
   Thực chất của việc xác định nhiệm vụ
   Yêu cầu của xác định nhiệm vụ
 Xác định nhiệm vụ (xác định lĩnh vực kinh doanh)
 1.1. Thực chất của xác định nhiệm vụ
  +Thực chất: Xác định lĩnh vực kinh doanh (Lý do doanh nghiệp ra đời, tồn tại, phát
triển?)
  +Thường định hướng vào khách hàng => giành thế chủ động trên thị trường
  +Tránh bó hẹp phạm vi địa lý, ngành nghề kinh doanh
1.2.   Yêu cầu của xác định nhiệm vụ
   + Phải được xác định rõ ràng, đúng đắn, hợp lý
   + Được thông báo rộng rãi
   + Thể hiện Tầm nhìn chiến lược (Strategy Vision)
   + Tránh chung chung, tránh bó hẹp
Tầm quan trọng của Tầm nhìn chiến lược
 - Công cụ quản trị bắt buộc giúp nhà quản lý nhìn xa trông rộng ngay từ hôm nay và
biết suy nghĩ một cách chiến lược về:
     + Tác động của các công nghệ mới
     + Nhu cầu và mong đợi của khách hàng đang thay đổi ra sao
     + Làm thế nào để thắng được các đối thủ cạnh tranh
     +Các cơ hội thị trường đầy hứa hẹn mà doanh nghiệp nên tập trung theo đuổi
     +Các nhân tố trong và ngoài tác động đến hành động cần thiết của doanh nghiệp để
chuẩn bị cho tương lai
Ví dụ : Tầm nhìn chiến lược của DELTA AIRLINES “ We want Delta to be the
WORLDWIDE AIRLINE OF CHOICE. DELTA AIRLINES” chính là “ Chúng tôi
muốn Delta trở thành HÃNG HÀNG KHÔNG ĐƯỢC LỰA CHỌN TRÊN TOÀN
CẦU.
 - TOÀN CẦU là vì chúng tôi đang và định sẽ là một đối thủ cạnh tranh sáng tạo, đầy
nhiệt huyết, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, và là một đối thủ thành công mang lại
cho toàn thế giới dịch vụ cao cấp nhất. Chúng tôi sẽ tiếp tục không ngừng tìm kiếm
các cơ hội mới để vươn đến mở rộng những lộ trình mới và vươn đến các tổ chức liên
minh sáng tạo toàn cầu.
- HÃNG HÀNG KHÔNG, bởi vì chúng tôi dự tính sẽ tiếp tục công việc kinh doanh
mình thông thạo nhất– đó chính là ngành vận chuyển trên không và các dịch vụ liên

3
quan. Chúng tôi sẽ không rời xa khỏi gốc ban đầu trong quá trình phát triển kinh
doanh. Chúng tôi tin vào triển vọng tăng trưởng lâu dài trong ngành hàng không và
chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung thời gian, tâm trí và vốn đầu tư để tăng cường vị thế của
mình trong môi trường kinh doanh lĩnh vực này.
- ĐƯỢC LỰA CHỌN, vì chúng tôi trân trọng lòng trung thành và tín nhiệm của
khách hàng, nhân viên và các nhà đầu tư. Đối với các hành khách và khách gửi hàng
hóa, chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại dịch vụ và giá trị tối ưu nhất. Đối với nhân viên của
công ty, chúng tôi sẽ không ngừng tạo ra và mang lại một môi trường làm việc càng
lúc càng thách thức, mang lại nhiều ích lợi và chú trọng vào kết quả để các cống hiến,
đóng góp của nhân viên luôn được ghi nhận và tưởng thưởng. Đối với các nhà đầu tư,
chúng tôi mang lại lợi nhuận cao và ổn định.
1.3.   Xác định lĩnh vực kinh doanh
- Đối với doanh nghiệp đơn ngành: chỉ hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh chủ
chốt (thường có quy mô vừa và nhỏ)
- Đối với doanh nghiệp đa ngành: tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh (thường có
quy mô lớn)
Đối với doanh nghiệp đơn ngành
 XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH DOANH
Cái gì cần phải đáp ứng? Nhu cầu của khách hàng Ai là người cần thỏa mãn? Khách
hàng Nhu cầu khách hàng cần được thỏa mãn như thế nào? Các năng lực độc đáo?
   Đối với doanh nghiệp đa ngành
- Xác định ngành kinh doanh cốt lõi: 2 cấp độ (Đơn vị kinh doanh và toàn doanh
nghiệp)
  - Đơn vị kinh doanh: Mô hình của D.Abell
 - Toàn doanh nghiệp:
 + Xác định mục tiêu tổng thể chung
 + Xác định mức độ đóng góp của các thành viên
 + Chú trọng việc gia tăng giá trị cho các thành viên
II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
- Thực chất của xác định mục tiêu chiến lược
- Phân loại mục tiêu chiến lược và Cách thức xác định mục tiêu chiến lược
- Yêu cầu khi xác định mục tiêu chiến lược
 2.1. Thực chất
+ Chuyển từ nhiệm vụ và tầm nhìn chiến lược sang các chỉ tiêu hoạt động cụ thể

4
+ Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động
 + Thúc đẩy công ty trở nên sáng tạo và tập trung vào kết quả
 + Giúp ngăn chặn sự mất định hướng hay tự hài lòng quá sớm
2.2.   Phân loại mục tiêu chiến lược
+ Theo thứ bậc: Mục tiêu hàng đầu, mục tiêu thứ cấp
+ Theo thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
+ Theo các đối tượng hữu quan trong doanh nghiệp
+ Theo cấp xây dựng chiến lược: Mục tiêu tổng thể, mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh,
cấp chức năng
2.3.   Xác định mục tiêu chiến lược
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định mục tiêu chiến lược:
    + Các lực lượng bên ngoài
    + Các nguồn lực nội bộ
    + Lịch sử phát triển trong quá khứ
    + Giá trị của nhà lãnh đạo cấp cao
2.4.   Yêu cầu khi xác định mục tiêu chiến lược
   + Xác định mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho từng lĩnh vực
   + Rõ ràng và thời hạn thực hiện tương ứng
   + Tính liên kết tương hỗ nhau
   + Thứ tự ưu tiên trong hệ thống mục tiêu 
3. Thực chất yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
3.1 Thực chất yêu cầu xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp:
   Yếu tố đầu tiên của Bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp là xác định rõ nhiệm
vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
   Lý do nào để doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội. Câu trả lời rất
rõ ràng là doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động trong một ngành, lĩnh vực để thỏa
mãn một nhu cầu nào đó và hoạt động đó có giá trị với xã hội. Nhiệm vụ của doanh
nghiệp có thể được xem như một mối liên hệ giữa chức năng xã hội của doanh nghiệp
với các mục tiêu nhằm đạt được của doanh nghiệp. Nhiệm vụ thể hiện sự hợp pháp
hóa của doanh nghiệp.
  Như vậy, xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp thực chất là xác định lĩnh vực kinh
doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua sản phẩm dịch vụ, thị trường và cũng
có thể ở công nghệ chế tạo.

5
Việc xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp hải bảo đảm một số yêu cầu sau:
 Nhiệm vụ xác định rõ ràng phải được thông báo cho toàn doanh nghiệp
(bên trong) và công chúng bên ngoài biết.
 Nhiệm vụ phải được xác định rõ ràng, đúng đắn và hợp lý. Điều đó cho phép
tạo ra định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
 Phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, tầm nhìn xa và rộng
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp không được quá rộng và chung chung.
Nếu nhiệm vụ xác định quá rộng có thể làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp
và công chúng khó nhận biết doanh nghiệp. Trái lại, nhiệm vụ cũng không nên
xác định quá hẹp. Điều đó có thể đưa doanh nghiệp vào ngõ cụt cho sự phát
triển trong tương lai.
3.2 Thực chất mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
Theo nghĩa chung nhất, tầm nhìn và mục chiến lược thể hiện trong Bản tuyên ngôn sứ
mệnh là lời phát ngôn rõ ràng tham vọng mà doanh nghiệp theo đuổi. Như vậy, mục
tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp về hướng quy mô,
cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung
các doanh nghiệp theo đuổi 3 mục đích chủ yếu. Đó là tồn tại, phát triển và đa dạng
hóa.
Cần phân biệt mục tiêu chiến lược cũng như mục tiêu chung của doanh nghiệp với dự
báo. Một dự báo là một chỉ dẫn cái có thể đạt được trong hoạt động tương lai có tính
đến hoạt động quá khứ của doanh nghiệp. Dự báo trên sự tính toán, nhưng nhìn chung
nó biểu hiện một xu hướng. Chẳng hạn, dự báo bán hàng để ước tính doanh số của
doanh nghiệp. Cụ thể hơn là dựa vào mức bán của quá khứ và giả định môi trường ổn
định, nghĩa là không bỏ thêm đối thủ nào trên thị trường và giá cả ổn định. Trong khi
mục tiêu thể hiện ý chí muốn vươn lên của doanh nghiệp và cần phải đạt được. Việc
xác định các mục tiêu dựa vào doanh nghiệp đến chỗ năng động hơn, tự nguyện và có
tổ chức hợn.

4. Tại sao khi xây dựng chiến lược các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chiến
lược và để có mục tiêu chiến lược đúng đắn cần đảm bảo những vấn đề gì?
 Để có mục tiêu chiến lược đúng đắn cần đảm bảo những vấn đề sau:
 Các mục tiêu xác định phải rõ ràng trong từng thời gian tương ứng phải có các
mục tiêu chung cũng như như mục tiêu riêng cho từng lĩnh vực hoạt động.
 Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết tương hỗ lẫn nhau. Mục tiêu này
không cản trở mục tiêu khác.
6
 Phải xác định rõ mục tiêu ưu tiên. Như vậy có mục tiêu cần ưu tiên và mục tiêu
mang tính hỗ trợ. Bảo đảm được yêu cầu này thì tính hiện thực của mục tiêu
mới được thực hiện.
 Các yêu cầu của mục tiêu chiến lược đúng đắn được cụ thể bởi 7 ý sau:
Tính cụ thể: Chỉ rõ mục tiêu liên quan đến vấn đề gì?Thời gian cụ thể là bao nhiêu?
Ai chịu trách nhiệm cụ thể Tuy nhiên tính cụ thể tùy thuộc vào thứ bậc của mục tiêu:
mục tiêu chung, tổng quát của nhà quản trị cấp cao thường mang tính định hướng còn
mục tiêu của cấp dưới thường cụ thể, chi tiết hơn.
Tính linh hoạt: Linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của mục tiêu
kinh doanh biến động.Khi đề ra mục tiêu thường xác định một khoảng dung sai cho
phép trong quá trình thực hiện, nếu kết quả đạt được nằm trong khoảng chênh lệch
này được xem là bình thường.mức linh hoạt thường tăng theo mức độ cụ thể của mục
tiêu.
Tính định lượng (tính đo lường được): Mục tiêu là cơ sở quan trọng để đánh giá thực
hiện, bởi vậy phải có tính định lượng, tức là phải thể hiện dưới dạng các các chỉ tiêu
định lượng để có khả năng đo lường được.tuy nhiên trong hệ thống mục tiêu còn có
các mục tiêu định tính, trong trường hợp này cần lượng hóa các mục tiêu định tính
thông qua hệ thống điểm số theo thang bậc để thực hiện đo lường được để đánh giá
kiểm tra dễ dàng.
Tính khả thi: Mục tiêu đặt ra là để cho mọi người, các bộ phận thực hiện nên cần có
tính khả thi. Muốn vậy các mục tiêu phải sát với thực tế và có khả năng thực hiện
được.phải theo dõi sự biến động của mục tiêu và của hoạt động kinh doanh để xác
định cho phù hợp. khi đặt mục tiêu cần dự tính sự thay đổi mục tiêu nhất là sự phát
triển của nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ mới để xác định chính xác
mục tiêu.
Tính nhất quán: Đòi hỏi các mục tiêu đề ra phải thống nhất, phù hợp với nhau, không
để mục tiêu này cản trở, loại trừ đến thực hiện 1 mục tiêu khác. Mục tiêu của Doanh
nghiệp, các phòng ban và đơn vị trực thuộc phải có mối quan hệ tương hợp trở thành
một thể thống nhất. trong quá trình thực hiện cần theo dõi chặt chẽ tình hình phát hiện
các mâu thuẫn để xử lý kịp thời đảm bảo tính thống nhất.

Tính hợp lý (tính chấp nhận được): Mục tiêu đúng phải được những người thực hiện
và các đối tượng liên quan chấp nhận, muốn vậy mục tiêu thỏa mãn những nguyện
vọng, mong muốn của những tầng lớp trên. Các nhà quản trị khi xây dựng mục tiêu
cần nghiên cứu nhu cầu, mong muốn của các thành viên trong Doanh nghiệp và thuyết
phục họ vì mục tiêu chung.

7
Tính tiên tiến: Phải có tác dụng thúc đẩy các thành viên nỗ lực thực hiện để đạt kết
quả mong muốn.nếu mục tiêu  quá thấp các thành viên không cần nỗ lực cố gắng vẫn
thực hiện được 1 cách dễ dàng.Ngược lại nếu quá cao, không thực hiện được sẽ làm
họ nản chí, buông xuôi.
III. Một số chiến lược kinh doanh thành công
Coca – cola
Là một trong những “ông lớn” trong “làng” đồ uống giải khát, Coca – cola ngày càng
khẳng định vị trí của mình thông qua các chiến lược kinh doanh marketing hiệu quả.
Sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc cho tới phông chữ giúp khách hàng dễ dàng
nhận biết. Logo màu đỏ trắng được của họ được công nhận khắp nơi trên thế giới và
người dùng nhận diện thương hiệu Coca – cola nhanh chóng. Họ đã giữ nét đẹp này
hàng trăm năm và được coi là tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.
Apple
Apple là thương hiệu có sức hút lớn với giới truyền thông mà không cần công ty phải
quảng cáo nhất là khi ra mắt sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ được sức hút của
thương hiệu “đình đám” này.. Các thời điểm trước và sau khi sản phẩm cao cấp hơn
của Apple được ra mắt, báo chí và social media ra sức khai thác dù đơn vị chưa tiết lộ
bất kỳ một thông tin nào. Chính vì thế, đã giúp cho những chiếc iPhone trở thành các
“siêu phẩm” được tìm kiếm nhiều trên thị trường. Apple tạo cho người dùng cảm giác
“chậm chân thì không đến lượt” và tâm lý ăn theo. Anh cả Apple biết xác định chiến
lược rõ ràng, điểm mạnh – điểm yếu và các chiến lược marketing tạo tin đồn.
Điện máy xanh
Là một trong những thương hiệu “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam trong
những năm qua. Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành bán lẻ
với các sản phẩm là đồ gia dụng. Để thu hút khách hàng, điện máy xanh đã tạo ra các
viral video quảng cáo “khuấy động” cộng đồng trong một thời gian dài và đó đã làm
tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Và đây cũng được coi là chiến lược “kinh điển”
tại Việt Nam, người khơi mào cho chiến lược marketing “ám ảnh” nhưng dễ dàng đi
vào tâm lý của người dùng.
 
 
 

8
9

You might also like