You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM


NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN
THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN MÃ SV CHỨC VỤ

Đào Diệu Linh 25A4071943 Nhóm trưởng


Phạm Ánh Dương 25A4071572 Thành viên
Lê Thùy Linh 25A4071945 Thành viên
Đỗ Thị Phương Thảo 25A4072285 Thành viên
Nguyễn Thị Trà My 25A4071964 Thành viên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM


NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

CHỦ ĐỀ
NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP

1. Mã sinh viên: 25A4071943 Họ tên: Đào Diệu Linh (NT)


2. Mã sinh viên: 25A4071572 Họ tên: Phạm Ánh Dương
3. Mã sinh viên: 25A4071945 Họ tên: Lê Thuỳ Linh
4. Mã sinh viên: 25A4072285 Họ tên: Đỗ Thị Phương Thảo
5. Mã sinh viên: 25A4071964 Họ tên: Nguyễn Thị Trà My

Hà Nội - 03/2024
MỤC LỤC

CÂU 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP3


1. Khởi nghiệp 4
2. Start up 4
3. Một số khái niệm khác 4
CÂU 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CHỈ
RÕ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ 5
LỜI MỞ ĐẦU 5
LỜI CAM ĐOAN 6
1. Đánh giá bản thân 7
2. Mục tiêu nghề nghiệp 7
2.1 Mục tiêu ngắn hạn 7
2.2 Mục tiêu dài hạn 8
3. Nghiên cứu thị trường 8
3.1 Mô tả công việc 8
3.2 Cơ hội việc làm 8
3.3 Lộ trình thăng tiến 8
3.4 Mức lương 9
3.5 Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng 9
4. Cân nhắc về tình hình tài chính 9
5. Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 10
5.1 Bằng cấp cần thiết để trở thành chuyên gia phân tích tài chính 10
5.2 Một số chứng chỉ cần thiết cho ngành nghề 10
5.3 Những kĩ năng mềm cần thiết cho ngành nghề 11
6. Cân nhắc tính ổn định của công việc 12
6.1 Thị trường tài chính 12
6.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp 12
6.3 Kiến thức và kỹ năng chuyên môn 12
6.4 Quản lý tài chính cá nhân: 12
7. Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 12
7.1 Điều kiện cần thiết để lập kế hoạch 12
7.2 Lập kế hoạch và hành động cụ thể cho nghề “chuyên viên phân tích
tài chính” 14
CÂU 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP

1. Khởi nghiệp
Theo góc độ lựa chọn nghề nghiệp: Là việc lựa chọn nghề nghiệp của cá
nhân giữa việc đi làm thuê tự tạo việc làm cho mình.
Theo góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Là việc một cá nhân chấp nhận
rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu.
Khởi nghiệp tức là ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường sẽ thành
lập một doanh nghiệp mà tại đó bản thân là người quản lý, là người sáng lập
hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm
chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng
có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.
2. Start up
Startup là danh từ chỉ về các doanh nghiệp mới, được khởi đầu bởi một
vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội đang
gặp phải. Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản
phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới bắt đầu
thành lập, công ty startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn khác
nhau để phát triển kinh doanh. “Startup” là một trong những loại hình, cách
thức mà người ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”.
3. Một số khái niệm khác
“ Lập nghiệp” – “ Entrepreneur” là một người kiếm tiền bằng cách bắt
đầu công việc kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi
việc này bao gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính.
“ Kinh doanh nhỏ” – “ Small Business” là một tổ chức tự tồn tại được
thiết kế với mục đích tạo ra doanh số, thậm chí là lợi nhuận ngay từ ngày đầu
tiên. Nó không đòi hỏi nhiều đầu tư và ít rủi ro hơn so với “ startup”.
CÂU 2: LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ CHỈ
RÕ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. Thị trường lao động với đa
dạng ngành nghề, điều kiện và phương thức kinh doanh đã tạo ra vô vàn cơ hội
cho các nhà khởi nghiệp. Tùy vào yêu cầu và mong muốn của bản thân mỗi
người mà họ sẽ đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Thế
nhưng vẫn có những người không biết những điều kiện cần thiết để lập kế
hoạch cho khởi nghiệp, mà đặc biệt ở đây chúng em muốn đề cập đến ngành
chuyên gia phân tích tài chính. Hiện nay, trong các doanh nghiệp ở mọi lĩnh
vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế đến các doanh nghiệp nhà nước đều
cần những chuyên gia phân tích tài chính. Và nó có vai trò vô cùng quan trọng.
Phân tích tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.
Bài tập lớn nhóm chúng em sẽ đưa ra những khái niệm và kế hoạch cụ thể cho
mọi người.
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan bài tập lớn trên là công trình nghiên cứu
và làm việc của cả nhóm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong bài là trung
thực và đáng tin cậy. Các thông tin tham khảo đều được trích dẫn nguồn một
cách đầy đủ và cẩn thận.
Chữ kí xác nhận của sinh viên (*): Ngày 11 tháng 3 năm
2024
Đào Diệu Linh
Phạm Ánh Dương
Nguyễn Thị Trà My
Lê Thùy Linh
Đỗ Thị Phương Thảo
1. Đánh giá bản thân
Bước đánh giá bản thân là một bước đặc biệt quan trọng bởi nó giúp
chúng ta đánh giá một cách khách quan về chính bản thân mình, giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về bản thân để có thể định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn,
có hiệu quả. Chúng ta cần xác định những giá trị nào của bản thân sẽ mang
tính quyết định và phù hợp với công việc, những điểm mạnh điểm yếu và
những gì có thể cải thiện. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, điều này còn phụ
thuộc vào tính cách, thái độ trong công việc, tinh thần trách nhiệm và nhân
sinh quan trong cuộc sống. Nghề chuyên gia phân tích tài chính đòi hỏi sự tỉ mỉ
và chính xác cao để có thể phân tích và xử lý những con số. Một yếu tố khác
cần phải có chính là đầu óc nhạy bén với các sự kiện, xu hướng tài chính bởi
thị trường tài chính luôn biến động không ngừng.

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)

-Là một sinh viên - Chưa có kinh - Nhiều công ty - Thị trường việc
khoa Kinh tế, có nền nghiệm về mảng lớn tuyển thực tập làm cạnh tranh
tảng kiến thức tổng phân tích tài sinh chuyên ngành lớn
quát và vững chắc về chính phân tích tài - Yêu cầu cao về
các mảng xoay - Đội ngũ làm chính. Có cơ hội nhiều mặt: kiến
quanh kinh tế việc còn non trẻ, được đào tạo và thức, kỹ năng,
-Đa số có khả năng mới chập chững làm việc trong môi kinh nghiệm
giao tiếp tốt với bước vào nghề trường chuyên chuyên môn…
khách hàng - Thời gian dành nghiệp
-Đội ngũ làm việc cho công việc - Sự phát triển của
sáng tạo, đoàn kết còn hạn chế do MXH cũng giúp
vẫn đang trong tăng khả năng tìm
quá trình học tập. việc làm về mảng
phân tích tài
chính.

Chúng em đã thực hiện bước đánh giá bản thân dựa trên mô hình SWOT
để cho ra cái nhìn về bản thân một cách chân thực và khách quan nhất.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
2.1 Mục tiêu ngắn hạn
-Chủ động học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước, không ngừng phấn đấu để
phát triển bản thân, phục vụ cho công việc
- Sở hữu chứng chỉ tài chính
2.2 Mục tiêu dài hạn
-Phấn đấu trong 3 năm trở thành trưởng nhóm phân tích tài chính có trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ cao với mức lương cao

3. Nghiên cứu thị trường


3.1 Mô tả công việc
-Thu thập và phân tích dữ liệu tài chính
- Báo cáo và đưa ra các dự báo tài chính
- Tìm hiểu cơ hội đầu tư
3.2 Cơ hội việc làm
- Được làm việc tại các tập đoàn lớn thuộc ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty chứng khoán, các công ty cung cấp dịch vụ tài chính, công ty kiểm
toán,...
- Dựa trên loại hình và chức năng hoạt động của doanh nghiệp trong
ngành Tài chính, các chuyên gia phân tích có thể làm việc cho:
- Bên bán: Công việc tại các bộ phận bán hàng và giao dịch của các ngân
hàng, bộ phận đầu tư và nghiên cứu cổ phần.
- Bên mua: Công việc tại các quỹ đầu tư, các công ty cung cấp dịch vụ
quản lý danh mục đầu tư, các công ty quản lý tài sản
3.3 Lộ trình thăng tiến

3.4 Mức lương


Tại Việt Nam, mức lương trung bình của một chuyên gia phân tích tài
chính là 18 triệu VNĐ/ tháng. Đối với những người chưa có nhiều kinh
nghiệm, con số này rơi vào khoảng 10 triệu VNĐ/tháng. Còn đối với những
người làm việc lâu năm, họ có thể lãnh cao nhất là 45 triệu VNĐ/tháng. Vị trí
giám đốc tài chính có thể nhận mức lương lên tới 110 triệu VNĐ/tháng. Nếu
như sở hữu thêm chứng chỉ ngành thì mức lương sẽ còn cao hơn. Bên cạnh đó
còn có những khoản thưởng, hoa hồng hậu hĩnh đi kèm với nhiều chính sách
phúc lợi khiến cho mức thu nhập của một chuyên gia phân tích tài chính có thể
trở nên rất cao
3.5 Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng
Bằng cấp
- Bằng cử nhân đại học về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh hoặc các
nhóm ngành kinh tế khác
- Việc học lên các chương trình bậc cao học hay sở hữu chứng chỉ ngành
nghề sẽ giúp tăng thêm lợi thế cạnh tranh
- Hiện nay các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm các ứng viên có kinh
nghiệm
Kỹ năng
- Kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu tài chính
- Hiểu biết về kinh tế vi mô, vĩ mô
- Kỹ năng sử dụng Excel và các công cụ tài chính khác
- Kỹ năng lập báo cáo tài chính
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Thông thạo ngôn ngữ

4. Cân nhắc về tình hình tài chính


- Để làm được công việc chuyên gia phân tích tài chính, đầu tiên phải học
các ngành kinh tế, tài chính. Một số trường đào tạo nhóm ngành Kinh tế - Tài
chính nổi bật như:
+ Đại học Ngoại thương
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Học viện Ngân hàng
+ Học viện Tài chính…
Thời gian đào tạo của các trường kinh tế khoảng 4-5 năm tuỳ vào năng
lực học của mỗi người. Học phí cho nhóm ngành kinh tế dao động khoảng
15-50 triệu đồng/ năm (tuỳ vào ngành nghề và chương trình đào tạo)
- Đối với các cá nhân đang có dự định ứng tuyển vào các vị trí văn phòng
tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, một chứng chỉ tin học, ngoại ngữ hay
chứng chỉ nghề có giá trị “chuẩn” sẽ giúp họ ghi điểm trong mắt các nhà tuyển
dụng. Quan trọng đối với sinh viên khi ứng tuyển viêc làm, thi công chức cũng
như đáp ứng chuẩn đầu ra của các trường Đại học, Cao đẳng Chính vì vậy, chi
phí để học các chứng chỉ tin học hay ngoại ngữ sẽ dao động từ 7 - 40 triệu
đồng (tùy thuộc vào loại chứng chỉ và trung tâm)
- Ngoài ra, việc có thêm các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề là vô
cùng quan trọng. Đối với các loại chứng chỉ của lĩnh vực tài chính, kinh tế
như: CFA, ACCA, CPA,... dao động trong khoảng 30 - 200 triệu đồng (bao
gồm tiền học và lệ phí thi, theo từng cấp độ của các loại chứng chỉ)
5. Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới
5.1 Bằng cấp cần thiết để trở thành chuyên gia phân tích tài chính
Các nhà phân tích tài chính thường sở hữu bằng cử nhân đại học về kế
toán, tài chính, quản trị kinh doanh hoặc các khối ngành kinh tế khác nói
chung. Đây cũng là yếu tố được các nhà tuyển dụng ưu tiên để phân loại và lựa
chọn ứng viên do chương trình học của các chuyên ngành kể trên thường đem
đến kiến thức nền tảng về kinh doanh, tài chính, kế toán, đầu tư... có thể phục
vụ rất nhiều cho công việc phân tích tài chính.
5.2 Một số chứng chỉ cần thiết cho ngành nghề
* Chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,...), chứng chỉ
tin học: với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, việc có chứng chỉ ngoại ngữ
là vô cùng cần thiết. Những chứng chỉ này hầu hết là yêu cầu đầu ra cho các
trường đại học hiện nay. Một số loại chứng chỉ tiếng Anh như: IELTS, TOEIC,
TOEFL, VSTEP,...; chứng chỉ tiếng Pháp như: B1, B2,....
* Chứng chỉ tin học như: MOS,….
* Chứng chỉ CPA, CFA, ACCA và một số chứng chỉ của lĩnh vực tài
chính (CIMA, AIA,...):
- Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ nghề
nghiệp toàn cầu về lĩnh vực tài chính được cấp bởi Viện CFA (CFA Institute)
tại Hoa Kỳ và là một trong những chứng chỉ nghề nghiệp được đánh giá cao
trên thế giới. Đây cũng là chứng chỉ cần thiết nhất khi chọn định hướng nghề
nghiệp là chuyên gia phân tích tài chính.
- Chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là
một chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng
Anh Quốc ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) – một
tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập từ năm 1904. Hiện
nay ACCA đã có hơn 536.000 học viên và 233.000 hội viên tại hơn 180 quốc
gia trên thế giới.
- Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để
chỉ những chuyên gia kế toán đã đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức và
kinh nghiệm được chứng nhận trên toàn cầu, do Bộ Tài chính cấp. Chứng chỉ
này là minh chứng về một cố vấn tài chính chuyên nghiệp, được các doanh
nghiệp, tổ chức săn đón.
5.3 Những kĩ năng mềm cần thiết cho ngành nghề
* Kỹ năng phân tích toán học tốt, tư duy logic: Công việc của chuyên
viên phân tích tài chính là tiếp xúc trực tiếp với các con số cũng như thuật toán
phân tích. Các kỹ năng liên quan đến toán học có thể bao gồm: Kỹ năng phân
tích xác suất thống kê, Kỹ năng tính toán liên quan đến kinh tế vĩ mô, Kiến
thức liên quan đến toán cao cấp, Kiến thức về tư duy logic….
* Kỹ năng quản lý thời gian: Làm việc ở vị trí chuyên viên phân tích tài
chính, bạn sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và áp lực khá nhiều.
Kỹ năng này sẽ giúp làm việc năng suất hơn, đồng thời giảm tải được một số
áp lực khác trong công việc.
* Kỹ năng ứng xử linh hoạt, giải quyết vấn đề tốt: Trong quá trình phân
tích các dự án, các chuyên viên phân tích về tài chính có thể gặp phải một số
vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Lúc này, bạn cần phải ứng biến linh hoạt,
nhanh chóng đưa ra phương án xử lý kịp thời để giải quyết ổn thỏa mà không
làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
* Nhạy cảm với các biến động liên quan đến tài chính: Công việc liên
quan đến tài chính nên bất kỳ biến động nào liên quan đến tài chính, người làm
vị trí này cũng cần phải nắm bắt nhanh chóng và chính xác, họ còn phải dự
đoán được các biến động đó để tạo lợi thế cho doanh nghiệp.
6. Cân nhắc tính ổn định của công việc:
6.1 Thị trường tài chính
Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc trong lĩnh vực tài chính, và do đó,
ổn định công việc của họ có thể phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính.
Thị trường có thể trải qua biến động và khó khăn, và điều này có thể ảnh
hưởng đến khối lượng công việc và thu nhập của chuyên viên tư vấn.
6.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp
Để duy trì sự ổn định trong nghề nghiệp, chuyên viên tư vấn tài chính cần
xây dựng và duy trì một quỹ tài chính cho doanh nghiệp ổn định. Nên biết khi
nào cần chi và khi nào cần gọi vốn đầu tư.
6.3 Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Để thành công và ổn định trong vai trò chuyên viên tư vấn tài chính, kiến
thức và kỹ năng chuyên môn là yếu tố quan trọng. Việc tiếp tục học tập và nắm
bắt những xu hướng và thay đổi trong lĩnh vực tài chính là cần thiết để duy trì
sự cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6.4 Quản lý tài chính cá nhân
Sự ổn định của chuyên viên tư vấn tài chính cũng phụ thuộc vào khả năng
quản lý tài chính cá nhân. Việc có kế hoạch tài chính cá nhân khái quát và tạo
dựng một quỹ dự phòng sẽ giúp họ đối mặt với các tình huống khó khăn hoặc
biến động trong công việc.
=> Tuy nhiên, tính ổn định trong công việc không hoàn toàn đảm bảo và
có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

7. Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng:


7.1 Điều kiện cần thiết để lập kế hoạch
Để lập kế hoạch nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và trở thành một
chuyên viên tài chính thành công, bạn cần đáp ứng một số điều kiện cần thiết:
Điều kiện cần
● Học vấn và kiến thức
- Tốt nghiệp cấp bậc đại học hoặc cao học liên quan đến tài chính, kế
toán, quản lý
tài chính hoặc các lĩnh vực tài chính tương tự.
- Đào tạo liên quan đến tài chính và đầu tư để hiểu sâu hơn về các khía
cạnh chuyên sâu của lĩnh vực này.
● Chứng chỉ và bằng cấp
- Có các chứng chỉ chuyên ngành, như CFA (Chartered Financial
Analyst), CFP (Certified Financial Planner), hoặc các chứng chỉ khác tương tự.
- Có giấy phép và đăng ký nếu cần thiết để hợp pháp hoạt động trong
ngành tài chính.
● Đạo đức và nghề nghiệp
- Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực
tài chính.
- Đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong tư vấn và quản lý tài chính
của khách hàng.
● Sự hiểu biết về thị trường
- Hiểu biết về thị trường tài chính, kinh tế và đầu tư, bao gồm cách thị
trường hoạt động và các sản phẩm tài chính khác nhau.
Điều kiện đủ:
● Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để có thể tương tác hiệu quả với khách hàng
và giải thích các khái niệm tài chính phức tạp một cách dễ hiểu.
- Khả năng lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của khách hàng.
● Tư duy phân tích
- Khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và hiểu biết về
cách đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu.
● Kỷ luật cá nhân
- Khả năng quản lý thời gian và công việc để đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ một cách hiệu quả.
- Kỷ luật trong quản lý tài chính cá nhân.
● Kinh nghiệm
- Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc trong lĩnh vực tài chính để tích
luỹ kinh nghiệm.
-Tham gia vào các dự án tài chính và đầu tư để xây dựng sự hiểu biết và
kỹ năng thực tế.
7.2 Lập kế hoạch và hành động cụ thể cho nghề “chuyên viên phân tích
tài chính”
Khi đang học đại học
● Học tập và kỹ năng mềm
- Hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó xác định được nghề
nghiệp và lập kế hoạch rõ ràng để trở thành chuyên viên phân tích tài chính của
một doanh nghiệp lớn.
- Cố gắng học tập tốt các môn cơ sở và các môn chuyên ngành của khoa
Tài chính và các ngành liên quan đến lĩnh vực Tài chính và tốt nghiệp ra
trường với tấm bằng giỏi trở lên
- Không chỉ học trên trường tốt mà còn tham gia thêm một số câu lạc bộ
hoặc hoạt động ngoại khoá lớn của trường như câu lạc bộ tài chính,... để trau
dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng thực chiến khi ra ngoài đời
- Đăng ký thêm một số khoá học về kỹ năng giao tiếp để giao tiếp và giải
thích với khách hàng những vấn đề và một số khái niệm tài chính phức tạp
● Chứng chỉ cần có
- Học và đạt được một số tấm bằng chuyên ngành như CFA (Chartered
Financial Analyst), CFP (Certified Financial Planner), hoặc các chứng chỉ khác
tương tự.
- Học, cải thiện và trau dồi kỹ năng văn phòng tốt và nhanh như Word,
Excel,... và phải có chứng chỉ MOS để có ích và có lợi cho nghề nghiệp
chuyên viên phân tích tài chính sau này
- Học và bồi dưỡng thêm một số ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung,...
và thêm một số chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEFL, HSK, JLPT,...
● Tìm việc làm thêm
- Cố gắng trong thời gian học đại học tìm được công việc part - time phù
hợp với nghề mà mình theo đuổi như CTV các ngân hàng,...
● Sau khi tìm được việc làm :
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp liên quan đến nghề phân tích tài chính
như đạo đức nghề nghiệp thông qua khơi dậy và bồi đắp tinh thần dũng cảm,
có khả năng và biết cách bảo vệ uy tín, đạo đức nghề nghiệp, hành vi ứng xử
chuyên nghiệp, phối hợp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng chủ động hoàn
thành nhiệm vụ; đạo đức xã hội thông qua việc chấp hành, tuân thủ pháp luật,
ủng hộ và bảo vệ cái đúng, có trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng, sáng tạo
và đổi mới.
- Càng ngày càng cải thiện kỹ năng giao tiếp với khách hàng để tạo được
nhiều mối quan hệ để tạo nên sự uy tín của mình và doanh nghiệp mà mình
đang làm việc.
- Cải thiện kỹ năng tìm kiếm thông tin và có nhạy cảm với biến động tài
chính của doanh nghiệp mình, Việt Nam và trên thế giới để làm việc, phân tích
làm sao có phương án phù hợp, hiệu quả cho hiện tại và tương lai sau này.
- Tư duy phân tích và tư duy phản biện là cốt lõi của việc phân tích tài
chính cho doanh nghiệp. Cần phải cải thiện từng ngày và từng ngày để công
việc trở nên hiệu quả và tiến xa hơn nữa trong tương lai để giúp cho mình và
doanh nghiệp của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://emc.vn/khai-niem-startup-khoi-nghiep-lap-nghiep-tu-doa
nh
2. https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/wiki-career/nhung-dieu
-can-biet-ve-cong-viec-cua-chuyen-vien-phan-tich-tai-chinh.35A5200C.ht
ml
3. https://blog.sapp.edu.vn/cfa/chuyen-gia-phan-tich-tai-chinh-la-gi
-muc-luong-va-co-hoi-nghe-nghiep
4. https://vitanedu.com/guide/360-degrees-career/detail/chuyen-vie
n-phan-tich-tai-chinh-nghe-nhan-muc-luong-khung-551
5. https://www.vietnamworks.com/hrinsider/chuyen-vien-phan-tich
-tai-chinh-la-gi.html
6. https://hocvientaichinh.com.vn/nhung-chung-chi-nghe-nghiep-th
uc-tien-duoc-danh-gia-cao-nhat-trong-nganh-tai-chinh-hien-nay.html
7. https://www.meinvoice.vn/tin-tuc/16581/chung-chi-ke-toan-kiem-
toan-tai-chinh-quoc-te/#:~:text=5.-,Ch%E1%BB%A9ng%20ch%E1%BB
%89%20ACCA%20(Chartered%20Certified%20Accountants),r%E1%B
B%99ng%20r%C3%A3i%20tr%C3%AAn%20to%C3%A0n%20c%E1
%BA%A7u.
8. https://tuoitre.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-chung-chi-cfa-2023072
0163050136.htm
9. https://vieclamketoan.vn/blog/cac-chung-chi-tai-chinh/
10. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chung-chi-acca-la-gi
11. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chung-chi-cpa-la-g
BẢNG BÁO CÁO TIẾN ĐỘ LÀM VIỆC

Mức độ đóng
Họ và tên Mã sinh viên Vai trò Nhiệm vụ được phân công góp ( %)

Tổng hợp nội dung và căn chỉnh


Làm câu 2: Phần 1: Đánh giá
bản thân
Phần 2: Mục tiêu nghề nghiệp 100
Đào Diệu Linh 25A4071943 NT Phần 3: Nghiên cứu thị trường

Tổng hợp nội dung và căn chỉnh


Làm câu 2: Phần 1: Đánh giá
bản thân
Thành Phần 2: Mục tiêu nghề nghiệp 100
Phạm Ánh Dương 25A4071572 viên Phần 3: Nghiên cứu thị trường

Làm câu 1
Thành Làm câu 2 - Lời mở đầu - Lời
Lê Thuỳ Linh 25A4071945 viên cam đoan 100

Làm câu 2: Phần 4: Cân nhắc


tình hình tài chính
Phần 5: Suy nghĩ về kinh
Đỗ Thị Phương Thành nghiệm học vấn khi bước vào
Thảo 25A4072285 viên ngành mới 100

Làm câu 2: Phần 6: Cân nhắc


tính ổn định của công việc
Thành Phần 7: Lập kế hoạch và những
Nguyễn Thị Trà My 25A4071964 viên hành động rõ ràng 100

You might also like