You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA
KHOA KẾLÝ LUẬNKIỂM
TOÁN CHÍNH TRỊ
TOÁN

BÀI TẬP NHÓM


Học phần: Nguyên lý kế toán

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN


THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ..................................................................

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thanh Mai


Lớp : K24CLC-NHA
Nhóm tín chỉ :2
Sinh viên thực hiện : Đặng Thế Vinh – 24A4012346
: Phạm Thị Khánh Huyền – 24A4013097
: Hoàng Thùy Linh – 24A4010804
: Trần Bảo Sơn – 24A4010029

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2023


1
MỤC LỤC
1. Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp__________________________3
1.1 Định nghĩa của khởi nghiệp_____________________________________________3
1.2 Các khái niệm gắn với khởi nghiệp______________________________________3
1.2.1 Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Coach/Mentor)_____________________________3
1.2.2 Nhà đầu tư (Investor)______________________________________________________3
1.2.3 Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp_________________________________________________4
1.2.4 Gọi vốn (funding)_________________________________________________________4
1.2.5 Boosttraping_____________________________________________________________4
1.2.6 Exiting_________________________________________________________________5
1.2.7 Mục tiêu của khởi nghiệp___________________________________________________5

2. Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp theo 7 bước và chỉ rõ các điều kiện
cần thiết để lập kế hoạch cụ thể (trong bước 7)________________________5
2.1 Đánh giá bản thân____________________________________________________5
2.2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp_________________________________________7
2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn:________________________________________________________7
2.2.2 Mục tiêu dài hạn:_________________________________________________________7
2.3 Nghiên cứu công việc__________________________________________________7
2.3.1 Mô tả công việc:__________________________________________________________7
2.3.2 Phân tích dữ liệu và viết báo cáo_____________________________________________7
2.3.3 Cơ hội việc làm__________________________________________________________8
2.3.4 Lộ trình thăng tiến________________________________________________________8
2.3.5 Mức lương______________________________________________________________8
2.3.6 Yêu cầu công việc________________________________________________________8
2.4 Cân nhắc tình hình tài chính____________________________________________9
2.5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới__________________10
2.6 Cân nhắc tính ổn định của công việc____________________________________11
2.7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng_______________________________11
3. Tài liệu tham khảo____________________________________________15
4. Lời cam đoan________________________________________________15

2
1. Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
1.1 Định nghĩa của khởi nghiệp

Gần đây các thuật ngữ như là “khởi nghiệp”, “doanh nghiệp khởi nghiệp” đã xuất
khiện vô cùng nhiều trong đời sống Việt Nam. Xét dưới góc độ ngôn ngữ học. 
“khởi nghiệp” là một từ Hán Việt, trong đó “khởi” có nghĩa là bắt đầu, “nghiệp” có
nghĩa là công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp, từ đó có thể hiểu “khởi nghiệp là thuật
ngữ chỉ sự bắt đầu khởi nghiệp.” 

Ngày nay, chúng ta chia khởi nghiệp ra từ 2 góc độ khác nhau. Theo góc độ lựa
chọn nghề nghiệp, “Khởi nghiệp là việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữ việc
đi làm thuê tự tạo việc làm của mình”. Và theo góc độ tạo dựng Doanh nghiệp mới,
“Khởi nghiệp là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập 1 doanh nghiệp mới và
tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu.” 

1.2 Các khái niệm gắn với khởi nghiệp


1.2.1 Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Coach/Mentor)

Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh
vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Họ không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh
doanh và điều hành của các Startup, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ, định hướng, dẫn dắt, tư vấn các Doanh nghiệp khởi nghiệp trong công tác thành
lập, phát triển và điều hành.

1.2.2 Nhà đầu tư (Investor)

Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn lẻ nắm trong
tay một lượng tiền nhất định. Những người này sẽ đầu tư vào những dự án, sản
phẩm khởi nghiêp khác nhau và mong muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành
công trong tương lai.

3
1.2.3 Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp, tổ chức đứng ra tư vấn về cả pháp lý


lẫn chuyên môn, cung cấp không gian làm việc để giúp cho các startups có thể
trưởng thành nhanh chóng, sớm đưa được sản phẩm ra thị trường, sớm tìm được
khách hàng/nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Incubator hoạt động trong một không gian và thời gian khác với
Accelerator. Không gian của Incubator thường rộng lớn hơn môi trường của
Accelerator. Thời gian của Incubator dành cho startup thường bắt đầu từ giai đoạn
đầu khởi nghiệp và kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-5 năm. Trong khi thời gian của
một khóa Accelerator chỉ kéo dài 4 tháng. Cổ phần của Incubator trong startup lớn
hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn, trong khi cổ phần tính cho Accelerator chỉ chiếm
từ 6-10%.

Hiện nay, có một số Incubator và Accelerator tại Việt Nam có thể kể đến như: Dự
án Silicon Valley Việt Nam, dự án FIRST của Bộ Khoa học và Công nghệ, Younet
Incubator, Topica Founder Institute, X- Incubator, HATCH PROGRAM...

1.2.4 Gọi vốn (funding)

Là khái niệm các startup kêu gọi nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp của mình.
Thông thường quá trình gọi vốn diễn ra qua nhiều vòng khác nhau và trước mỗi
vòng cấp vốn, giá trị doanh nghiệp sẽ được định giá lại.

1.2.5 Boosttraping

Đây là hình thức người khởi nghiệp tự bỏ vốn ra xây dựng và phát triển doanh
nghiệp mà không cần đến nhà đầu tư. Hình thức này có ưu điểm là khởi nghiệp sẽ
hoàn toàn tự chủ được nguồn vốn cũng như không bị phụ thuộc vào nhà đầu tư trong
tương lai, tuy nhiên sẽ có hạn chế là không tiếp xúc được với những kinh nghiệm và
mối quan hệ từ các nhà đầu tư cũng như việc tự xoay sở nguồn vốn sẽ khiến khởi
nghiệp không có sự tập trung cao độ nhất vào doanh nghiệp.

4
1.2.6 Exiting

Đây là lúc để startup founder trở thành triệu phú. Khi đó, khởi nghiệp sẽ hoàn lại
vốn cho nhà đầu tư theo một tỷ lệ đã thỏa thuận từ trước. Có 2 cách để làm việc này:

Thứ nhất, mua bán và sát nhập (Merger and Acquisition): Khởi nghiệp bán công
ty và thu về một số lượng tiền mặt đủ lớn. Việc mua bán có thể là toàn bộ doanh
nghiệp hoặc từng phần, từ sản phẩm, sỡ hữu trí tuệ, hay nhân sự...

Thứ hai, đưa công ty lên sàn chứng khoán (IPO): lúc này tất cả mọi người đều có
thể trở thành nhà đầu tư cho doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu mà công ty bán
ra. Lúc này, công ty tư nhân sẽ trở thành công ty đại chúng, và không còn được coi
là startup nữa.

1.2.7 Mục tiêu của khởi nghiệp

Cá nhân: Nếu như khởi nghiệp thành công, chúng ta sẽ có sự độc lập trong tài
chính và một cuộc sống dư giả về vật chất. Chúng ta cũng được bồi đắp thêm về
kinh nghiệp và kiến thức về lĩnh vực mình quan tâm.

Gia đình, người thân: Việc có được thu nhập từ quá trình khởi nghiệp giúp cho
mọi người xung quanh bạn, cũng như trong bộ máy kinh doanh của bạn có được
nguồn lực về tài chính và những mối quan hệ cần thiết để cải thiện đời sống.

Xã hội: Khởi nghiệp giúp tăng thu ngân sách của xã hội, thu hút nhà đầu tư hỗ trọ
phát triển cho doanh nghiệp, giải quyết nhu cầu việc làm cho một bộ phận người lao
động. Đồng thời, vì có thêm nhiều doanh nghiệp trong xã hội hơn sẽ giúp tăng tính
cạnh tranh trên thị trường để đem lại nền kinh tế phát triển hiện đại.

2. Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp theo 7 bước và chỉ rõ các điều
kiện cần thiết để lập kế hoạch cụ thể (trong bước 7)

Nghề nghiệp lựa chọn: Chuyên viên phân tích dữ liệu 

2.1 Đánh giá bản thân

Điểm mạnh:

5
Khả năng tập trung: Trong giờ học việc tập trung cao độ nghe thầy cô giảng bài là
một yếu tố cần thiết giúp học sinh, sinh viên hiểu sâu về bài học. Nhờ đó nâng cao
việc nắm bắt được các thông tin một cách chi tiết và cụ thể hơn.

Ham học hỏi: Bản thân tôi yêu thích tìm tòi và khám phá những điều mới nên tôi
thường xem những video liên quan đến ngành tôi học để nâng cao hiểu biết. Nhờ đó
tôi có thể cập nhật thông tin một cách liên tục.

Kiên trì và nhẫn nại: Các thành viên trong nhóm luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu
đến cùng, không ngại khó khăn và thử thách. Trong mọi tình huống chúng tôi luôn
giữ bình tĩnh, lắng nghe và chịu được áp lực trong công việc.

Khả năng lập kế hoạch: Chúng tôi thường lên lịch cho những việc cần làm trong
tuần, đó là một cách làm hiệu quả để bản thân không bị quên những dự định đó,
đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Khả năng trình bày: Chúng tôi có thể trình bày vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu
và logic, từ đó thu hút được sự quan tâm của mọi người.

Điểm yếu:

Chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phân tích dữ liệu: Hiện tại chúng tôi
đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Ngân Hàng - Học viện Ngân hàng nên chưa có
nhiều cơ hội làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm.

Quá tỉ mỉ và cẩn thận: Khi tìm hiểu một vấn đề luôn xem xét tỉ mỉ từng chi tiết
nhỏ, xem đi xem lại để đảm bảo độ chính xác nên mất khá nhiều thời gian. Điều này
có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ trong công việc.

Khá cứng nhắc và thiếu linh động: Vì thiếu kinh nghiệm thực tế và chỉ học lý
thuyết trên giảng đường nên dẫn đến thiếu sự linh động khi áp dụng vào thực tế. Tuy
nhiên sẽ có cách nào đó để rèn luyện và khắc phục điểm yếu này.

6
2.2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn:

Chủ động học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước, không ngừng phấn đấu để phát
triển bản thân, phục vụ cho công việc. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng
khác. Phát huy tốt điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu của bản thân. Sở hữu
một trong các chứng chỉ của ngành phân tích dữ liệu.

2.2.2 Mục tiêu dài hạn:

Mỗi cá nhân sẽ không ngừng trau dồi kiến thức kỹ năng và nâng cao giá trị bản
thân để chinh phục ước mơ. Trong 3 năm tới chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình để trở
thành một chuyên viên phân tích dữ liệu có tiếng của một ngân hàng hay doanh
nghiệp nào đó.

2.3 Nghiên cứu công việc


2.3.1 Mô tả công việc:

Chuyên viên phân tích dữ liệ (Data Analyst) là người thực hiện các phân tích sâu
dữ liệu ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo; sau đó sử dụng các dữ
liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong
tương lai. Nhà phân tích dữ liệu cần có một sự kết hợp giữa các kỹ năng và kiến
thức về công nghệ, toán học, thống kê, lĩnh vực chuyên môn, tư duy logic và khả
năng giải quyết vấn đề. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà chuyên viên phân tích
dữ liệu có những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau, cụ thể là:  Sử dụng các
công cụ lắng nghe Internet để thu thập dữ liệu từ các nguồn tin tức và mạng xã hội

2.3.2 Phân tích dữ liệu và viết báo cáo

- Phân tích thông tin về thương hiệu và các vấn đề xã hội. Dự báo và nắm bắt xu
hướng trong tương lai. Trình bày các nội dung trên bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản
đồ và đề xuất các hình thức minh hoạ hợp lý khác. Tối ưu các chiến dịch Marketing,
Sales dựa trên dữ liệu đã thu thập được. Báo cáo thường xuyên cho quản lý và tương
tác trực tiếp với khách hàng về diễn biến các sự kiện liên quan tới thương hiệu
khách hàng. Thực hiện các công việc khác được phân công.
7
2.3.3 Cơ hội việc làm

Chuyên viên phân tích dữ liệu là một trong những nghề hot hiện nay và có nhiều
cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Được làm việc tại các tập đoàn lớn như
ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ...

2.3.4 Lộ trình thăng tiến

- Data Analyst Intern; Junior Data Analyst; Senior Data Analyst; Data Analyst
Manager/Director; Chief Data Officer

2.3.5 Mức lương

Tại Việt Nam, mức lương trung bình của một chuyên gia phân tích dữ liệu là 16.2
triệu VNĐ/tháng. Đối với những người dưới 1 năm kinh nghiệm, con số này rơi vào
khoảng 11.9 triệu VNĐ/tháng. Còn đối với những người từ 4 đến 9 năm kinh
nghiệm, họ có thể lãnh 19.4 triệu VNĐ/tháng. Vị trí giám đốc dữ liệu có thể nhận
mức lương lên tới 100 triệu VNĐ/tháng. Nếu như sở hữu thêm chứng chỉ ngành thì
mức lương sẽ còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó còn có những khoản thưởng, hoa hồng
hậu hĩnh đi kèm với nhiều chính sách phúc lợi khiến cho mức thu nhập của một
chuyên gia phân tích dữ liệu có thể trở nên rất cao.

2.3.6 Yêu cầu công việc

Tốt nghiệp Đại học các ngành liên quan như Digital Marketing, Market Research,
Toán, Khoa học máy tính, Quản trị thông tin, Công nghệ thông tin, Thống kê, ... Có
ít nhất 3 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương. Kỹ năng sử dụng các công cụ phân
tích dữ liệu và code cơ bản để xử lý các mô hình dự báo (predictive models). Kỹ
năng sử dụng các công cụ visualize để chuyển hóa dữ liệu thành graphics. Kỹ năng
chuyển hóa dữ liệu thành actionable insight. Có kỹ năng phân tích sắc bén, khả năng
thu thập, tổ chức, phân tích và phổ biến lượng lớn thông tin một cách chi tiết và
chính xác Kỹ năng lập kế hoạch, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch. Cẩn thận, kiên
nhẫn, chịu khó, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm Ham học hỏi, trung thực, cẩn
thận, nhạy bén với xu thế xã hội.

8
2.4 Cân nhắc tình hình tài chính

Vấn đề tài chính là một trong những yếu tố quyết định tới công việc sau này. Kiến
thức tích lũy của bạn sẽ tăng lên khi bạn tham gia nhiều khóa học về chuyên ngành
của mình, bao gồm những khóa học nâng cao hay những buổi training chuyên sâu,
đồng nghĩa với việc học phí sẽ rất đắt đỏ, yêu cầu bạn phải có khả năng chi trả thì
mới có thể tham gia được các khóa học đó. Nếu muốn trở thành chuyên viên phân
tích dữ liệu, trước hết phải hoàn thành bậc đại học. Chúng ta cần xem xét tình hình
tài chính sao cho phù hợp với mức học phí của các trường. Một vài trường có đào
tạo ngành Khoa học dữ liệu, Công nghệ thông tin hay Hệ thống thông tin quản lý
liên quan trực tiếp đến chuyên ngành phân tích dữ liệu có mức học phí như sau:

- Học viện Ngân hàng: 13,5 triệu đồng/năm học (đối với hệ đào tạo đại trà).

- Trường Đại học kinh tế Quốc dân: 15 – 20 triệu đồng/năm học đối với hệ chính
quy; học phí các chương trình chất lượng cao từ 40 – 60 triệu đồng/năm học.

- Học viện Tài chính: Học phí chương trình chuẩn là 15 triệu đồng/năm, đối với
chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/năm.

Sau khi hoàn thành bậc đại học, xét tới chi phí sở hữu chứng chỉ nghề, chứng chỉ
ngoại ngữ hoặc học cao học để nâng cao khả năng thăng tiến trong tương lai.

Khi chúng ta sở hữu được những bằng cấp hay chứng chỉ có giá trị, cơ hội việc
làm sẽ tăng lên rất nhiều đi theo đó là mức lương cao đáng kể. Mức lương của
chuyên viên phân tích dữ liệu ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh
nghiệm, trình độ, vị trí làm việc, ngành nghề, vùng địa lý và kích thước của công ty.
Theo các báo cáo thị trường lao động, mức lương trung bình của chuyên viên phân
tích dữ liệu ở Việt Nam vào khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng (tương đương khoảng
450-900 USD/tháng). Tuy nhiên, với kinh nghiệm và trình độ tốt hơn, mức lương có
thể tăng lên.

2.5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới

Hiểu rõ rằng vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu là một trong những ngành nghề
đòi hỏi tư duy thấu hiểu sâu sắc để tìm ra được những ý nghĩa ẩn sâu trong những
9
con số và dữ liệu. Hơn nữa cả, đây là công việc có lượng dữ liệu thu thập và phân
tích thường rất lớn nên dễ tạo ra áp lực lớn trong công việc. Chính vì vậy, từ những
bước đầu tiên cần phải hiểu rõ những kiến thức về việc phân tích dữ liệu; biết sử
dụng linh hoạt những công cụ hỗ trợ. Việc tự học luôn đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, nó giúp con người ta trở nên sáng tạo và có hiểu biết hơn bao giờ hết, vậy nên
hãy tự trang bị cho bản thân mình những kiến thức căn bản về ngành Phân tích dữ
liệu thông qua việc tự học. Bên cạnh đó phải chủ động lấy kiến thức và kinh nghiệm
bằng cách vừa học vừa làm, tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

Để có cơ hội cọ xát với ngành Phân tích dữ liệu, chúng ta có thể tìm các cơ hội
thực tập tại các trường, các cơ hội nghiên cứu khoa học về ngành Phân tích dữ liệu
do những hoạt động ngoại khóa do mang chủ đề về lập trình được vận hành bởi học
sinh, sinh viên hoặc các tổ chức phi lợi nhuận trong thành phố nơi mình sinh sống. 

Nắm chắc kiến thức và sử dụng linh hoạt các công cụ phân tích dữ liệu như: công
cụ lập trình (Python, R); công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL; hệ thống phân tích
thống kê SAS. Những kỹ năng này sẽ giúp cho nhà phân tích dữ liệu có thể phát
triển xa hơn trong ngành nên chúng tôi luôn cố gắng trau dồi thật nhiều để lấy nó
làm tiền đề giúp ích cho công việc.

2.6 Cân nhắc tính ổn định của công việc

Nhìn chung, đây là công việc mang tính ổn định cao bởi vì kinh tế, xã hội ngày
càng phát triển; thêm vào đó nước ta đang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ dẫn đến con người phát triển cao hơn cả về trí tuệ và công nghệ. Theo các nghiên
cứu, khoảng 80% lượng công việc không thể tự động hóa, 20% lượng công việc còn
lại có thể thực hiện bằng máy nhưng không đạt được kết quả cao. Hơn nữa, máy
móc tự động chỉ có thể giải quyết được những vấn đề đơn giản. Các vấn đề phức tạp
hơn cần đến tư duy con người mới có thể giải quyết được. Do đó, vị trí chuyên viên
Phân tích dữ liệu sẽ không bị loại trừ khỏi thị trường khi công nghệ xuất hiện, thậm
trí là trí tuệ nhân tạo. Hiện nay, vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu đang là một
trong những vị trí thu hút nhất trong ngân hàng

10
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Phân
tích dữ liệu đã tăng mạnh trong năm 2020, gấp 6 lần so với 5 năm trước. Trong 5
năm tới, tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa do lượng dữ liệu con người tạo ra
ngày càng nhiều. Nhờ đó mà cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp của những
người theo đuổi ngành Phân tích dữ liệu cũng vô cùng rộng mở. 

Vấn đề gây cản trở chính là việc gia tăng về số lượng chuyên viên phân tích dữ
liệu cũng tạo nên thách thức: Đó là sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ những người
hành nghề này. Do điều kiện phát triển kinh tế tại Việt Nam chưa cân đối về địa lý,
vì vậy lực lượng chuyên viên phân tích dữ liệu tập trung chủ yếu tại các thành phố
lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phân bổ mật độ thiếu cân đối này đã
tạo ra một áp lực cạnh tranh rất gay gắt để tồn tại và phát triển. Việc cạnh tranh diễn
ra trên cả hai mặt: Chất lượng chuyên môn và thương mại. Điều này gây áp lực rất
lớn đến những người hành nghề phân tích dữ liệu. 

2.7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng

Tìm hiểu kiến thức về nghiệp vụ: Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là một
chuyên ngành trong Công nghệ thông tin. Công việc tập trung vào việc thu thập,
khai thác, quản lý và xử lý bộ dữ liệu – các Big Data, từ đó đưa ra các nhận định, dự
đoán xu hướng hoạt động của tương lai. 

Các yêu cầu đặc thù của ngành nghề:

- Nắm vững, hiểu rõ được kiến thức về ngành phân tích dữ liệu và quy trình làm
việc.

- Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin: Một chuyên viên tư vấn cần có khả
năng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng các thông tin đó để
phân tích tìm ra vấn đề, giải pháp.

- Kỹ năng làm việc Excel và các ngôn ngữ truy vấn dữ liệu: Thành thạo Microsoft
Excel là một trong những kỹ năng cần thiết để phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.
Bên cạnh Excel, các chuyên viên phân tích dữ liệu cần phải thành thạo ít nhất một
ngôn ngữ truy vấn – công cụ để hướng dẫn máy tính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
11
liên quan đến phân tích dữ liệu.  Hai ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất hiện tại là
SQL và SAS. Ngoài ra, còn có một số ngôn ngữ khác được thiết kế để thực hiện
những chức năng cụ thể, trong một số lĩnh vực chuyên biệt. Ví dụ, SAS thường
được sử dụng trong lĩnh vực y tế; SQL được sử dụng để truy xuất dữ liệu từ cơ sở
dữ liệu lớn.

- Kỹ năng đặt câu hỏi khi phân tích dữ liệu: Phần lớn công việc của chuyên viên
phân tích dữ liệu đòi hỏi khả năng tư duy phản biện và sự khéo léo trong cách đặt
câu hỏi. Chỉ khi đặt câu hỏi chính xác, đúng lúc thì bạn mới tìm ra được những vấn
đề/giải pháp/xu hướng cốt lõi mà dữ liệu thể hiện một cách nhanh nhất. Hơn nữa,
các câu hỏi xác đáng sẽ giúp tư duy của các chuyên viên liền mạch và logic hơn
trong khâu tìm kiếm giải pháp. Càng nhạy bén với các câu hỏi thì càng nhanh chóng
tìm được các hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. 

- Sự kiên trì và cẩn thận: Đây được coi là hai tố chất không thể thiếu đối với một
chuyên viên phân tích dữ liệu. Để làm được công việc phân tích dữ liệu, bạn cần
luyện tập cho mình khả năng tập trung cao độ để có thể nghiên cứu và phân tích
nhiều số liệu một lúc, cũng như cẩn thận trong từng lệnh hay dòng code mà bạn viết
ra bởi chỉ cần thiếu một dấu ngoặc hay dấu cách nhỏ, dòng code của bạn cũng có thể
bị sai. Đôi khi, công việc này có nhiều thứ vô cùng tiểu tiết và mất thời gian, nhất là
khi phải “dọn dẹp” (data cleaning/wrangling) thì mới có được một bộ dữ liệu hoàn
chỉnh nên bạn cũng cần kiên trì và chịu áp lực tốt.

- Kỹ năng giao tiếp: Các chuyên viên phân tích dữ liệu cũng cần có khả năng giao
tiếp nhuần nhuyễn để có thể truyền đạt được nội dung của dữ liệu cho các bên. Họ
biến các thuật ngữ phức tạp tạo thành các khái niệm đơn giản và truyền đạt một cách
dễ hiểu cho đồng nghiệp, khách hàng.

Hơn thế nữa, các nhà chuyên viên phân tích dữ liệu cần tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp, họ cần đảm bảo tính đầy đủ, trung thực, khách quan để tránh rủi ro cho
doanh nghiệp và chính bản thân của họ.

Trang bị về bằng cấp:

12
- Để có thể hành nghề, các bạn chuyên viên phân tích dữ liệu cần tốt nghiệp
chuyên ngành Phân tích dữ liệu hoặc Khoa học máy tính. Bên cạnh đó để nâng cao
trình độ chuyên môn, nhà phân tích dữ liệu có thể lựa chọn học thêm một hoặc một
số chứng chỉ dưới đây:

- Dữ liệu CompTIA A+; Microsoft Certified: Chuyên viên phân tích dữ liệu; Nhà
phân tích dữ liệu liên kết được chứng nhận của Cloudera; Chứng chỉ chuyên gia dữ
liệu lớn được chứng nhận của SAS; Chuyên gia phân tích được chứng nhận (CAP);
Phân tích dữ liệu được chứng nhận AWS của Amazon; Chứng nhận của Microsoft:
Cộng tác viên khoa học dữ liệu Asure

Xác định được những khó khăn khi gặp phải

- Cạnh tranh khốc liệt: Ngành phân tích dữ liệu có mức độ cạnh tranh cao với sự
cạnh tranh giữa các cá nhân với nhau; những người muốn thành công và có mức thu
nhập cao đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn vượt bậc so với những người khác.

- Áp lực công việc: Chuyên viên phân tích dữ liệu luôn phải đối diện với nhiều sổ
sách, nhiều việc và những con số dài tưởng chừng đến vô tận. Hơn nữa, trong quá
trình làm việc họ luôn cần tập trung cao độ để đem đến kết quả tốt nhất; điều này
dẫn đến tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.

- Thời gian làm việc dài và không đều: Những người làm việc trong ngành này
thường phải làm việc quá giờ và cuối tuần để có thể hoàn thành nhiệm vụ. 

- Tình huống khó xử: Khi gặp một trường hợp khó xử, ví dụ như quản lý của họ
muốn các nhà chuyên viên phân tích dữ liệu khai khống dữ liệu để doanh nghiệp đạt
những mục đích khác. Khi đứng trước những tình huống như vậy các nhà chuyên
viên sẽ phải đối diện với rủi ro khi mình làm theo doanh nghiệp hoặc là rút lui khỏi
dự án này.

Tóm tắt lại kế hoạch cần có để phát triển ngành nghề Phân tích dữ liệu để tăng
cường kiến thức làm việc hiệu quả:

13
Tìm hiểu kỹ về ngành phân tích dữ liệu: Làm sâu hiểu biết và tìm hiểu về ngành
phân tích dữ liệu từ nguồn sách, tài liệu, trang web và các đối tác chuyên nghiệp
trong ngành để xây dựng vững chắc nền tảng kiến thức cơ bản. 

Nghiên cứu các chuyên ngành riêng biệt: Hiện nay vị trí chuyên viên phân tích dữ
liệu được đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực; họ có thể làm chuyên viên phân tích dữ
liệu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hay là lĩnh vực bảo hiểm. Vì vậy, các chuyên
viên phân tích dữ liệu nên tìm hiểu để tự phát triển về các chuyên ngành khác nhau
để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. 

Tham gia lớp bồi dưỡng nghề nghiệp: Lớp bồi dưỡng nghề nghiệp giúp cập nhật
kiến thức mới nhất và học hỏi kinh nghiệm từ các Giáo sư về phân tích dữ liệu. Đây
là cơ hội để các bạn có đam mê theo đuổi ngành học Phân tích dữ liệu mở rộng kiến
thức và nâng cao trình độ chuyên môn.

Phát triển kỹ năng mềm: Kinh nghiệm cho thấy, để trở thành nhà chuyên viên
phân tích dữ liệu tất yếu chúng ta cần những kỹ năng như là sử dụng thành thạo các
công cụ hỗ trợ (Excel), kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin hay là sự tỉ mỉ và cẩn
thận trong từng khâu làm việc.

Cập nhật và nâng cao kiến thức: Xã hội ngày càng phát triển kéo theo con người
ngày càng tiến bộ. Để có thể phát triển và tồn tại được trên xã hội, con người cũng
cần phải cập nhật kiến thức từng ngày để thích nghi được với xã hội.

3. Tài liệu tham khảo

Nguồn online:

- Phan Vũ (30/11/2021), Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,
<https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx? ItemID=1853&l=Nghiencuutraodoi >, xem

02/03/2023

- Giamdoc.net (14/3/2016), Khởi nghiệp - một số khái niệm cơ bản,


<https://www.giamdoc.net/start-up-sme/khoi-nghiep-mot-so-khai-niem-co-ban > , xem

02/03/2023

14
- Lê Anh (16/11/2022), Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – các khái niệm cơ bản,
<https://skhcn.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/ /asset_publisher/4roH7oNwBEIm/content/khoi-

nghiep-oi-moi-sang-tao-cac-khai-niem-co-ban >, xem 14/03/2023

Sách tham khảo

- Học viện Ngân Hàng (2022). Nguyên lý kế toán (Tài liệu lưu hành nội bộ).
Khoa Kế Toán - Kiểm Toán, Học viện Ngân Hàng. 

- H. H. Stevenson và J. C. Jarillo-Mossi, “A Paradigm of Entrepreneurship:


Entrepreneurial Management”, Strategic Management Journal, 11(4), May–June
1990, tr. 23

4. Lời cam đoan

Nhóm chúng tôi xin cam đoan tất cả số liệu và nội dung trong bài tập nhóm này là
sản phẩm độc lập do chúng tôi tự làm. Mọi dữ liệu tham khảo (nếu có) đều được
trích lục nguồn gốc rõ ràng.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 02


Mức độ đóng
STT Mã sinh viên Họ và tên Nội dung công việc
góp (%)

1 24A4012346 Đặng Thế Vinh Phần 1, tìm kiếm tài 25%


liệu.
Bước 2.1, 2.2, 2.3,
2 24A4013097 Phạm Thị Khánh Huyền 2.4; phần II; tổng 25%
hợp word
Bước 2.5, 2.6, 2.7
3 24A4010804 Hoàng Thùy Linh phần II; tài liệu tham 25%
khảo.
4 24A4010029 Trần Bảo Sơn Hoàn thiện bản word 25%

15
16

You might also like