You are on page 1of 25

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CTCP


TẬP ĐOÀN MASAN TRONG THỜI KỲ COVID-19

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Tuấn Nghĩa


Nhóm lớp : FIN82A-02
Nhóm thực hiện : Nhóm 04

Hà Nội – 2021
STT Họ Tên MSV
1 Nguyễn kim Tiến 22A4010151
2 Từ Thị Thùy Trang 22A4010272
3 Phan Thị Ngọc Ánh 22A4020522
4 Nguyễn Xương Hoàng 22A4030100
5 Phan Thị Kiều Trinh 22A4030550
6 Trịnh Thị Hằng 22A4011046
7 Trần Đức Kiên 22A4030027

Xác nhận cam đoan của các thành viên trong nhóm:
“Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham
khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tham chiếu một cách rõ ràng”.
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................

1.Khái niệm, mục tiêu của tài chính doanh nghiệp....................................................

1.1,Khái niệm:.............................................................................................................

1.2, Mục tiêu tài chính doanh nghiệp...........................................................................

2. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng...............

3. Tổng quan về nguồn vốn của doanh nghiệp...........................................................

4. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp:....................................................................

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ


QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUỒN VỐN CỦA CTCP MASAN TRONG THỜI KỲ
COVID-19........................................................................................................................

1.Khái quát về CTCP Masan.......................................................................................

1.1, Lịch sử hình thành................................................................................................

1.2, Các lĩnh vực kinh doanh chính và các sản phẩm có trên thị trường......................

1.3, Các công ty con và vị thế của công ty trên thị trường việt Nam...........................

2. Thực trạng về những quyết định tài chính của doanh nghiệp..............................

2.1, Phân tích quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong thời kì dịch bệnh covid-
19, những thành tựu đạt được và những khó khăn của doanh nghiệp trong thời kỳ
này...............................................................................................................................

2.2, Tìm hiểu các quyết định về nguồn vốn của doanh nghiệp, những kết quả
doanh nghiệp đạt được trong các quyết định về việc sử dụng nguồn vốn..................14

CHƯƠNG III. TỔNG KẾT..........................................................................................17

1.Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19....................17

2.Giải pháp để doanh nghiệp có thể tồn tại trong thời kỳ Covid-19:......................18
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh
đang đứng trước những thử thách mới. Thời đại này là thời đại thông tin và nền kinh tế
là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cùng với sự tiến bộ không ngừng và vượt
bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự giao lưu văn hoá, sư hội nhập của các nước
trong khu vực và chính sách mở cửa của nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
kinh doanh. Mọi sản phẩm hàng hoá trên thị trường đều tạo nên một nền kinh tế sôi
động với sức cạnh tranh lớn. Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng
bước hoàn thiện gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Đặc biệt hiện
nay, trong thời kỳ covid-19, thị trường tiền tệ Việt Nam nói chung và tình hình tài
chính doanh nghiệp nói riêng cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Vì vậy, nhóm 04 đã lựa chọn một doanh nghiệp cụ thể là CTCP tiêu dùng Masan để
tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ này, chỉ ra được những mặt
tích cực và những ảnh hưởng của đại dịch covid-19 mang lại. Đồng thời, phân tích
được những quyết định tài chính của doanh nghiệp như quá trình sử dụng vốn, những
quyết định đầu tư của công ty. Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra những giải pháp tối ưu
nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả tối đa trong quá trình sản xuất kinh
doanh trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung của toàn Quốc gia.
Nâng cao giá trị đời sống của người tiêu dùng.
1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Khái niệm, mục tiêu của tài chính doanh nghiệp

1.1, Khái niệm:

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh
doanh trên thị trường, xuất phát từ những tiêu thức khác nhau, tồn tại các loại hình
doanh nghiệp khác nhau:
Xét trên góc độ cung cầu về vốn, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp tài
chính và doanh nghiệp phi tài chính
Xét trên góc độ sở hữu, xuất phát từ đặc thù kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia,
doanh nghiệp được chia thành loại hình khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ, và sử dụng nguồn lực
tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2, Mục tiêu tài chính doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn hướng tới mục
tiêu nhất định, trong những điều kiện và trường hợp khác nhau, mục tiêu của doanh
nghiệp hướng đến có thể không giống nhau, tuy nhiên gắn với hoạt động tài chính
doanh nghiệp cần phải hướng đến hai mục tiêu quan trọng bao gồm: tối đa hóa lợi
nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
2. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng

- Các quyết định tài chính của doanh nghiệp:


+ Thứ nhất quyết định đầu tư liên quan đến việc doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những
loại tài sản nào hãy quyết định về giá trị tài sản và cơ cấu giữa các loại tài sản. Đây là
quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp vì nó tạo
ra giá trị cho doanh nghiệp. Quyết định đầu tư chủ yếu bao gồm quyết định đầu tư tài
sản ngắn hạn là các quyết định như quyết định tồn quỹ quyết định hàng hóa tồn kho
quy định chính sách bán chịu đầu tư tài chính ngắn hạn. Quyết định đầu tư tài sản dài
hạn là các quyền quyết định như quyết định mua sắm tài sản cố định mới thay thế tài
sản cố định cũ quyết định đầu tư tài chính dài hạn
2

+ Thứ hai quyết định về nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào để tài
trợ cho hoạt động của doanh nghiệp và những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cấu
trúc nguồn tài trợ, các loại quyết định này bao gồm quyết định nguồn vốn ngắn hạn:
quyết định vay ngắn hạn từ trong ra tài chính hay sử dụng tín dụng thương mại vay
ngắn hạn ở ngân hàng hay phát tín phiếu công ty. Quyết định nguồn vốn dài hạn quyết
định sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần vay dài hạn từ chung ra tài chính hay vay
thông qua phát hành trái phiếu sử dụng vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi
ngoài ra xem xét quyết định cơ cấu nguồn vốn giữ nguồn vốn ngắn hạn với nguồn vốn
dài nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả sau đó mới quyết định về nguồn vốn đều có
ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bởi vậy khi quyết định cần phải dựa
trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp nhằm tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn của trong điều kiện an toàn về tài chính.
+ Thứ ba quyết định phân phối lợi nhuận, quyết định này hợp lý có thể làm cho các
nhà đầu tư hài lòng đồng thời làm tăng cường khả năng tập trung của doanh nghiệp để
tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất. Cùng đồng hành các quyết định trên các quyết định
về phòng ngừa rủi ro sẽ góp phần phòng ngừa và xử lý các rủi ro tài chính thông qua
các công cụ tài chính như hợp đồng bảo hiểm chứng khoán phái sinh các quyết định
kiểm tra giám sát được đan lồng và các quyết định tài chính khác của doanh nghiệp.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định TCDN:

Nhân tố bên ngoài Nhân tố bên trong


Điều kiện kinh tế Hình thái tổ chức doanh nghiệp
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành
kinh doanh

Chính sách kinh tế-tài chính của Nhà Chủ thể ra quyết định tài chính
nước
Sự phát triển của thị trường tài chính và
trung gian tài chính

-Vai trò của TCDN:  


3

+ là công cụ để khai thác, thu hút nguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp

+ giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

+  là công cụ làm đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh

+ là công cụ quan trọng để kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp

3. Tổng quan về nguồn vốn của doanh nghiệp

TỔNG NGUỒN VỐN = TỔNG TÀI SẢN

Căn cứ vào thời gian huy động nguồn vốn bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài
hạn. Căn cứ vào phương thức huy động nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và trái
phiếu nguồn vốn đi vay từ ngân hàng. Căn cứ vào phạm vi huy động nguồn vốn bao gồm
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Căn cứ vào quyền sở hữu nguồn vốn bao
gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

4. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp:

TỔNG TÀI SẢN = NGUỒN VỐN (VỐN CSH + NỢ PHẢI TRẢ)

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn tài sản bao gồm: tài sản cố định là một bộ phận chủ
yếu của tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động
là những tài sản tham gia và tổng chu kỳ sản xuất kinh doanh tài sản tài chính là giá trị của
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Căn cứ vào thời hạn đầu tư tài sản bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Tài sản dài
hạn là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán từ
1 năm trở lên và trên một chu kì kinh doanh, tài sản ngắn hạn là toàn bộ những tài sản của
doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ
kinh doanh bình thường.
4

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH


ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUỒN VỐN CỦA CTCP
MASAN TRONG THỜI KỲ COVID-19

1.Khái quát về CTCP Masan

1.1, Lịch sử hình thành

Masan Group là một cách gọi khác của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Đây là một
trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh
doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt
Nam. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan không ngừng
phát triển trong suốt những năm vừa qua.

Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách
Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan
nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào năm 2016 của
Masan đạt được lên đến 43.298 tỷ đồng. Năm 2020, Masan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số
500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo VNR500.

Masan do ông Nguyễn Đăng Quang (hiện là CT HĐQT Masan Group) xây dựng. Tiền
thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga của ông Quang thành
lập vào năm 1990. Đến năm 2001, thương hiệu Masan Food được đưa về nước. Tháng
11/2004 công ty được thành lập dưới tên là Công ty cổ phần Hàng hải Ma San với số vốn
điều lệ 3,2 tỷ đồng.

Tháng 08/2009, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan; Ngày
05/11/2009, Masan đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí
Minh; Tháng 7/2015 công ty chính thức sửa tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn
Masan được dùng cho tới ngày nay. Tính tới năm 2021, vốn điều lệ của Masan là 11.747
tỷ đồng.
5

Sau nhiều lần tái cơ cấu, hiện nay, CTCP Tập đoàn Masan đang trực tiếp sở hữu và quản
lý ba công ty con đó là: Công ty TNHH MasanConsumerHoldings (nắm 85,7% vốn, kinh
doanh các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, mì gói, nước tương…), Công ty Masan
High-Tech Materials (nắm 99,9% vốn, kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản
với nòng cốt là mỏ Núi Pháo) và CTCP Masan MeatLife (nắm 80,8% vốn, kinh doanh
thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).

1.2, Các lĩnh vực kinh doanh chính và các sản phẩm có trên thị trường

-Danh mục thương hiệu sản phẩm

+ Mảng bán lẻ: gồm VinCommerce (VinMart, VinMart+), Meatdeli

+ Mảng thực phẩm: Nam Ngư, Chinsu, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Tiến Vua,
Ponnie, Heo Cao Bồi,

+ Mảng đồ uống: Wakeup, Vinacafe, Dodohaba, Bfast, …..

+ Mảng nông nghiệp: Anco, Biozeem, Vineco, Vissan

1.3, Các công ty con và vị thế của công ty trên thị trường việt Nam

Hiện Masan đang trực tiếp điều hành ba công ty con: Công ty TNHH Masan
ConsumerHoldings kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng; Công ty Masan High-Tech
Materials kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản; CTCP Masan MeatLife kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và rót vốn vào Ngân hàng Techcombank.
6

Masan Group đang nắm giữ 15% cổ phần ngân hàng Techcombank. Ngày 8/6/2021,
Techcombank và Masan ra mắt mô hình giao dịch một điểm đến đa tiện ích – CVLife
(Convenient Life). Tại mô hình CVLife, các khách hàng có thể thực hiện nhanh các giao
dịch ngân hàng như Chuyển tiền, nộp – rút tiền mặt, mở tài khoản số đẹp & phát hành thẻ,
đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử khi đến Vinmart mua sắm

* Công ty TNHH Masan ConsumerHoldings

Công ty TNHH Masan Consumer Holdings là công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Một thương vụ lớn của Masan Consumer Holding
gây nhiều chú ý trong tháng 12/2019 đó là: VinCommerce (bán lẻ), Công ty VinEco (nông
nghiệp) của Vingroup sát nhập lại với Masan Consumer Holding (tiêu dùng) để thành lập
Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm
soát hoạt động, Vingroup là cổ đông

Masan Consumer Holding sở hữu hai công ty con là Masan Consumer và Masan
Brewery.

Bắt đầu hoạt động từ năm 2000, Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu
dùng lớn nhất Việt Nam, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, gia
vị và đồ uống. Sau thương vụ sát nhập với VinCommerce hiện Masan Consumer đang
quản lý chuỗi siêu thị bán lẻ Vinmart và Vinmart+.

Những thương hiệu sản phẩm chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam
Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo. Ngoài thị
trường trong nước các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
như: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên Bang Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc…

Về kết quả kinh doanh, năm 2020 Masan Consumer đạt 23.343 tỷ đồng doanh thu, tăng
26,3% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế tăng 13,2% lên mức 4.598 tỷ đồng.
Kết thúc quý 1/2021, Masan Consumer ghi nhận doanh thu thần đạt 5.263 tỷ tăng 16% so
với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ so với cùng kỳ lên 897 tỷ đồng

Masan Brewery được thành lập sau khi mua lại Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát
Phú Yên năm 2014. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty này là các sản phẩm bia và
7

nước giải khát. Một trong những thương hiệu bia nổi tiếng của Masan Brewery được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi là bia Sư Tử Trắng.

* Masan High-Tech MaterialS

Masan High-Tech Materials tiền thân là công ty Masan Resources thành lập ngày
27/04/2010. Công ty chuyên thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên. Mũi
nhọn của Masan High-Tech Materials là phát triển dự án mỏ đa kim Núi Pháo tỉnh Thái
Nguyên.

Mỏ Núi Pháo đã được các nhà phân tích hàng đầu trong ngành công nghiệp khai khoáng
bao gồm Roskill và Argus Media Ltd đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất
thế giới, đã được chứng minh tuân thủ tiêu chuẩn JORC với trữ lượng quặng tiềm năng là
66 triệu tấn. Masan High-Tech Materials hiện là một trong những nhà sản xuất sản phẩm
vonfram dòng trung và cao cấp lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.

Về một số kết quả đạt được, năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 7.291 tỷ đồng,
tăng 55% so với cùng kỳ năm 2019, nộp ngân sách Nhà nước 1.478 tỷ đồng, sản lượng
khai thác của Công ty đạt 3.868.995 tấn; thời gian vận hành thực tế của nhà máy đạt
95,4%.

* CTCP Masan MeatLife

Được thành lập dưới tên gọi Masan Nutri-Science vào năm 2011, chính thức đổi tên
thành CTCP Masan MeatLife năm 2019. Masan MeatLife là doanh nghiệp sản xuất, phân
phối thức ăn chăn nuôi và cung cấp các sản phẩm thịt mát áp dụng nền tảng 3F (FEED-
FARM-FOOD) “từ trang trại đến bàn ăn”. Trong đó sản phẩm thịt lợn mát MeatDeli của
Masan Life được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng.

Kết quả kinh doanh của Masan MEATLife, năm 2020 , mặc dù ảnh hưởng lớn do dịch
tả lợn Châu Phi và đại dịch Covid-19 nhưng doanh thu thuần hợp nhất vẫn đạt 16.119 tỷ
đồng, tăng 17,4% so với năm 2019. Doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi trong năm 2020
tăng gần 3%, tổng sản lượng, sau khi liên tục giảm trong các năm 2017 - 2019 do ảnh
hưởng bởi các bệnh dịch trên lợn.
8

Sang năm 2021, doanh thu thuần quý I của Masan MEATLife đạt 4.704 tỷ đồng tăng
1.306 tỷ đông (+38%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành thức ăn chăn nuôi tăng
*

Các hoạt động vì cộng đồng của Masanvà các công ty thành viên

Trong năm 2020, Tập đoàn Masan cùng các công ty thành viên đã triển khai nhiều hoạt
động thiện nguyện. Một số chương trình như xây cầu, làm đường, tặng học bổng và máy
lọc nước cho một số địa phương tại tỉnh Long An. Tháng 10/2020, Masan hỗ trợ hơn 12 tỷ
đồng giúp người dân miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Bên cạnh đó Masan cũng có nhiều hoạt động ủng hộ nhà nước nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Tháng 6/2021, Tập đoàn Masan ủng hộ 60 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng chống dịch
Covid-19 và ủng hộ 2 máy ECMO cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh
viện Nhân dân Gia Định và 6.000 kit xét nghiệm Covid-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh
tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) trị giá tương đương 10 tỷ đồng. Ngoài ra Masan High-Tech
Materials thành viên của Masan Group cũng ủng hộ 300 triệu đồng vào quỹ phòng chống
dịch COVID-19 của tỉnh Thái Nguyên.

2. Thực trạng về những quyết định tài chính của doanh nghiệp

2.1 Phân tích quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong thời kì dịch bệnh covid-19,
những thành tựu đạt được và những khó khăn của doanh nghiệp trong thời kỳ này

-Những quyết định đầu tư của masan trong giai đoạn covid-19:

Đầu tư và mở rộng: MASAN Group là một tập đoàn nổi tiếng về các mặt hàng tiêu
dùng, từ khi thành lập đến nay công ty này luôn đứng top đầu trong ngành hàng chủ chốt
của mình. Với việc mở rộng thành công ty đa ngành MSN đã góp vốn và thành lập nhiều
công ty, đặc biệt phải kể đến là MCH.

*MCH đầu tư vào các ngành hàng chính: trong những năm gần đây khi dịch covid 19
bùng phát và lan rộng làm ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế, việc này làm ảnh hưởng
đến vấn đề kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong tình huống này hầu như các DN chọn
phương án hạn chế đầu tư và tập trung chủ yếu vào ngành hàng chủ yếu của mình và có 1
sát nhập và liên kết 1 số ngành nhắm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
9

Biểu dồ doanh thu các ngành hàng của MCH năm 2020

-Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi người tiêu dùng, tăng trưởng doanh số của
ngành thực phẩm tiện lợi không chỉ tập trung ở phân khúc trung cấp mà còn ở phân khúc
cao cấp khi Masan ra mắt bộ sản phẩm ăn sáng Chinsu có thịt thật nguyên miếng gồm:
Phở bò, Miến gà hầm măng, Hủ tiếu Nam Vang, Hủ tiếu Bò Kho, Bánh đa cua, Cháo
Sườn, Cháo Tim Gan.

-Ta thấy, ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng vượt trội với 38,5% so với 2019,
đạt doanh thu 6.882 tỷ đồng nhờ việc mở rộng danh mục các sản phẩm cao cấp. Tính đến
cuối năm 2020, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu trên 2.000 tỷ đồng
là Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư và Wake-up 247

-Ngành hàng nước uống đóng chai tăng trưởng 5% đạt doanh thu 3.724 tỷ đồng chủ yếu
nhờ nước tăng lực, trong đó nước tăng lực vị cà phê Wake-Up 247 giành 10% thị phần
toàn quốc, Compact Cherry tăng 81% đạt 1% thị phần và Hổ Vằn đạt 0,6% thị phần sau
gần 1 năm ra mắt. Ở chiều ngược lại, doanh số cà phê giảm nhẹ 4,4% so với năm 2019.

*Đầu tư vào CTCP bột giặt NET: Mới tung ra sản phẩm mới vào tháng 9/2020 nhưng
ngành hàng chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC) đã đóng góp 5,3% doanh số cho Masan
Consumer sau khi mua cổ phần chi phối CTCP Bột giặt NET.Doanh thu ngành hàng gia
10

vị tăng 12,4% trong năm 2020, đạt 8.147 tỷ đồng nhờ tăng trưởng dòng sản phẩm nước
mắm cao cấp và doanh số tăng gấp đôi của sản phẩm hạt nêm cao cấp.

* Liên kết MCH với VCM:

Với sự sáp nhập của VCM vào công ty mẹ Masan Consumer Holdings để thành lập The
CrownX Corporation, Masan Consumer hiện đã sở hữu hệ thống phân phối cho cả ngành
thực phẩm, đồ uống với các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và
160.000 cho sản phẩm đồ uống với gần 3.000 nhân viên bán hang.

Mạng lưới rộng lớn này cho phép Masan Consumer tiếp cận người tiêu dùng ở vùng
nông thôn và có chiến lược bao phủ mạnh mẽ thời gian tới. Công ty cho rằng việc sở hữu
hệ thống của Vinmart, Vinmart+ không nhận được bất kỳ lợi thế thương mại đặc biệt nào
so với các công ty FMCG khác trên thị trường nhưng ít nhất có thể đảm bảo sản phẩm của
MCH luôn có mặt tại tất cả các kênh phân phối.

Năm 2020, Masan đã thành lập Công ty cổ phần The CrownX, nền tảng tiêu dùng bán lẻ
tích hợp hàng đầu, nắm giữ lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings (MCH) và
VinCommerce (VCM). Trong số đó, MCH là một trong những công ty hàng tiêu dùng có
thương hiệu lớn nhất Việt Nam, tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển
sản phẩm mới.

-Doanh thu thuần của MCH tăng 27,2% lên 23.971 tỷ đồng trong năm 2020, từ mức
18.845 tỷ đồng năm 2019, nhờ đầu tư hiệu quả vào phát triển sản phẩm mới và xây dựng
thương hiệu, đặc biệt là trong các ngành hàng thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến. Tổng
doanh thu của MCH đạt 5,494 tỷ đồng (+18.8% YoY) nhờ vào tăng trưởng đến từ các
phát kiến mới. Ước tính doanh thu thuần MCH tăng 20% trong năm 2021 nhờ vào các
phát kiến mới, chiến lược cao cấp hóa danh mục thực phẩm. Biên lãi gộp cả năm ước tính
ở mức ~40%, thấp hơn mức 41.4% của 2020 do giá cả hàng hóa đầu vào tăng mạnh.

-Doanh thu thuần ngành hàng gia vị tăng 12,4% trong năm 2020, nhờ chiến lược cao
cấp hóa danh mục sản phẩm chủ chốt, thêm vào đó là sức tăng trưởng mạnh mẽ của sản
phẩm hạt nêm. Doanh thu thuần ngành hàng thực phẩm tiện lợi đã tăng 38% trong năm
2020, khi các sản phẩm thay thế bữa ăn tại nhà trở thành động lực tăng trưởng hàng đầu,
tăng 140% so với năm 2019. Thịt chế biến mang lại doanh thu thuần 256 tỷ đồng, tăng
11

gấp 2 lần trong năm 2020 nhờ việc ra mắt các nhãn hiệu mới và mở rộng danh mục sản
phẩm.

-Thị trường đồ uống chịu nhiều ảnh hưởng trong năm 2020 khi lượng khách tiêu thụ
trực tiếp tại nhà giảm do COVID-19. Tuy vậy, bất chấp những khó khăn của thị trường,
ngành hàng đồ uống của MCH vẫn tăng trưởng 5% trong năm 2020, nhờ mức tăng 9%
trong phân khúc nước tăng lực.

*Ra mắt nhãn hiệu mới

-Doanh số bán bia tăng 55% trong năm 2020 nhờ việc ra mắt nhãn hiệu mới “Red
Ruby” trong khi doanh số cà phê hòa tan giảm 7% so với năm 2019. Trong năm 2020,
biên lợi nhuận gộp của MCH gần như không đổi ở mức 41,4%, do tỷ suất lợi nhuận cao
hơn trong ngành hàng gia vị và thịt chế biến bị trung hòa bởi tác động từ việc hợp nhất
NET (biên lợi nhuận gộp thấp hơn). Biên lợi nhuận gộp của ngành hàng chăm sóc cá nhân
và gia đình dự kiến sẽ tăng trong trung hạn nhờ việc xây dựng các thương hiệu mạnh.
Biên EBITDA của MCH là 23,8% trong năm 2020, đạt mục tiêu đề ra của Ban điều hành

-Ngành hàng thịt chế biến đạt mức tăng trưởng đột phá với 104,4%, đạt doanh thu 840
tỷ đồng nhờ sản phẩm xúc xích Ponnie.

*Tổng kết lợi nhuận

-Cuối năm 2019 Masan Consumer ghi nhận doanh thu thuần 18.488 tỷ đồng, tăng
trưởng 8,7% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 4.492 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế đạt gần 4.062 tỷ đồng, tăng trưởng 19,6% so với lợi nhuận đạt được năm 2018.

-Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 42,5%, thấp hơn so với mức 43% năm 2019 do biên
lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp. Dù vậy, lợi nhuận thuần sau thuế
năm 2020 vẫn tăng 14,2% so với năm trước, đạt 4.598 tỷ đồng nhờ tối ưu hóa chi phí vận
chuyển, bán hàng, tiếp thị.

-Năm 2021, Masan Consumer dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con
số nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội
của các ngành hàng trụ cột mới như ngành hàng nước uống, thịt chế biến và chăm sóc cá
nhân và gia đình
12

-Nửa đầu năm 2021, phân khúc nước uống tăng lực tăng 17,6%, đồ uống dinh dưỡng
tăng 52,0% và bia tăng 79,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành nước tăng lực
dự kiến sẽ đóng góp 5.000 tỷ doanh thu, đóng góp vào mục tiêu 7.000 tỷ doanh thu từ đồ
uống. Mục tiêu của Masan Consumer là đẩy mạnh ngành hàng đồ uống nhằm đạt được
mục tiêu doanh thu phân bổ theo tỷ lệ 50% đóng góp từ đồ uống, 50% từ thực phẩm vào
năm 2025

-Đối với mảng chăm sóc cá nhân & gia đình (HPC) đóng góp 743 tỷ đồng doanh thu
thuần trong nửa đầu năm 2021, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

-Về kinh doanh, quý II/2021, doanh thu thuần của MCH ghi nhận gần 5.758 tỷ đồng,
tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng nhẹ gần 5% lên mức 2.349 tỷ
đồng. Chi phí tài chính của công ty giảm từ 83,9 tỷ đồng trong quý II/2020 xuống còn
62,3 tỷ đồng trong quý II năm nay. Chi phí bán hàng tăng nhẹ 5% lên mức 964 tỷ đồng,
trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp gần như không thay đổi khi giữ quanh mức 216 tỷ
đồng.

-Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế quý II của Công ty lần lượt đạt 1.297,7 tỷ
đồng và 1.114,5 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 5% và 6% so với cùng kỳ 2020.

-Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 11.021 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
đạt gần 2.012 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 9,9% và 7,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau
thuế Công ty mẹ ghi nhận 1.963,6 tỷ đồng, EPS tương đương 2.770 đồng.

*Dự kiến tới cuối năm 2021: phát hành cổ phiếu mới, Masan Consumer dự kiến phát
hành tối đa 7.087.938 cổ phiếu ESOP, tương ứng tỷ lệ 1% tổng số cổ phiếu có quyền biểu
quyết đang lưu hành. Nguồn cổ phiếu phát hành từ bán cổ phiếu quỹ của công ty. Hiện
Masan Consumer đang có 18 triệu cổ phiếu quỹ. Giá phát hành 70.000 đồng/cổ phiếu,
trong khi đó trên thị trường cổ phiếu MCH liên tục tăng mạnh trong hơn 1 năm trở lại đây,
hiện giao dịch quanh mức 125.000 đồng/cổ phiếu – tăng khoảng 37% so với thời điểm
đầu năm 2021 và gấp 1,8 lần giá bán cổ phiếu ESOP. Thời gian chào bán dự kiến trong
quý III hoặc quý IV/2021, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Toàn bộ số lượng cổ phần
phát hành lần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt
phát hành. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/8, giá cổ phiếu MCH giao dịch ở mức
13

126.000 đồng/cổ phiếu. Tính riêng trong 1 tháng qua, cổ phiếu này tăng tới 11,5% về giá
trị.

=> So sánh với những năm trước đây:

Trước khi covid xảy ra: MCH vẫn luôn khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường
về ngành hàng tiêu dùng vốn là điểm mạnh của công ty (Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng
Masan (MCH) đứng vị trí số 1 Công ty thực phẩm uy tín 2018 theo khảo sát của Vietnam
Report và lọt top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống của năm ).

-Về đầu tư:

+ Năm 2002: chuyển hướng từ việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường trong nước
bằng việc cho ra đời thương hiệu “Chinsu”. Sự thành công của Chinsu là một tiếp nối
thành công của “Nam Ngư” và “Tam Thái Tử” vào năm 2007.

+ Năm 2013: Công ty mua thành công 24,9% cổ phần Công ty Cổ phần Nước khoáng
Vĩnh Hảo. Tháng 03 năm 2013, Công ty mua thêm 38,61% cổ phần Công ty Cổ phần
Nước khoáng Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 63,51%.

+ Năm 2014: Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm Masan – công ty con của
MCH chào mua thành công 32,8% cổ phần Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex, MCH
năm giữ cổ phiếu của Cholimex.

Những năm tiếp theo MCH tiếp tục đầu tư vào một số công ty khắc như Công ty Cổ phần
Nước khoáng Vĩnh Hảo (88,56% cổ phần năm 2016); năm 2017-2018 doanh nghiệp này
tung ra 1 số sản phẩm mới như Vivant – nước khoáng cao cấp, khoai tây nghiền Omachi,
sản phẩm tái tung Compact – nước tăng lực,… đã được người tiêu dùng quan tâm và biết
đến tạo lên lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.

-Trong 3 năm covid gần đây: MCH không có dấu hiệu ngưng phát triển ngược lại còn tiếp
tục mở rộng quy mô và hoành thành xuất sắc những chỉ tiêu đặt ra:

+ Mở rộng quy mô sản xuất bán hàng phát triển ngành hàng chủ yếu : gia vị, thực phẩm
tiện lợi, đồ uống,...

+ Đầu tư vào CTCP bột giặt NET


14

+ Liên kết với VCM thúc đẩy bán hàng

+ Ra mắt sản phẩm mới : bia “Red Ruby”, xúc xích Ponnie.

=> Trong những năm gần đây MCH luôn đứng vị trí đầu và luôn năm trong top những
công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất VN. Đặc biệt để so sánh với các công ty cùng
ngành nghề sản xuất kinh doanh, MCH vẫn là một đối thủ nặng kí cho các công ty đối thủ.
Dựa vào quy mô cũng như tốc độ phát triển không ngừng, sản phẩm chất lượng, phương
tiện quảng cáo cũng như mức độ phủ sóng của MSN ở khắp mọi nơi khiến cho MCH đạt
được mức lợi nhuận không hề ít. Dù là sản xuất cùng ngành hàng tiêu dùng nhưng với sự
tin tưởng, sự mới mẻ mà MCH đem đến cho khách hàng là những điều kiện tiên quyết đưa
người tiêu dùng đến với các sản phẩm tiêu dùng của MCH. Nhìn chung trong 3 năm coivd
gần đây MCH cũng có đầu tư và mở rộng ngành sản xuất của mình đặc biệt về thực phẩm
tiện lợi. Với việc công ty mẹ MSN mua lại VCM càng làm cho doanh thu tiêu dùng tăng
do có sự liên kết giữa các công ty con với nhau thúc đẩy quá trình bán hàng, thông qua
các chuỗi siêu thị nhằm tiêu thụ sản phẩm MCH sản xuất ra

* Kết quả đạt được và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải:

=> Kết quả đạt được: mở rộng sản xuất đầu tư, liên kết với VCM làm kênh tiêu thụ chủ
yếu của mình, đưa sản phẩm tiêu dùng đến mọi nơi khẳng định tên tuổi cũng như hình ảnh
của mình đến mọi nơi, khiến người tiêu dùng tin tưởng ủng hộ và dần phụ thuộc vào sản
phẩm của mình, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

=> khó khăn: nhìn chung khó khăn đối với công ty này là vấn đề dịch bệnh covid khiến
lượng tiêu thụ có giảm nhưng không đáng kể do mặt hàng tiêu dùng là mặt hàng thiết yếu
không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Sản phẩm an toàn, chất lượng hơn khi dùng đi kèm
với nó là giá thành cũng sẽ nhỉnh hơn so với các sản phẩm thay thế khác. Trong thời buổi
dịch bệnh kéo dài, thu nhập giảm đáng kể khả năng tài chính hạn hẹp nên người tiêu dùng
sẽ cân nhắc trước việc sư dụng sản phẩm của MCH hoặc có thể sử dụng sản phẩm thay
thế của 1 hãng nào đó rẻ hơn

2.2. Tìm hiểu các quyết định về nguồn vốn của doanh nghiệp, những kết quả doanh
nghiệp đạt được trong các quyết định về việc sử dụng nguồn vốn

*Quy định về pháp lý:


15

-Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ là 2.500.000.000.000 (hai ngàn
năm trăm tỷ) đồng.

-Vốn điều lệ của Công ty được chia thàng 250.000.000 cổ phần phổ thông, với mệnh giá
10.000 đồng/ cổ phần.

-Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ, hoặc phát hành thêm các loại cổ phần khác
theo quy định của pháp luật và quyền của ĐHĐCĐ.

-Cổ đông chỉ được hưởng cổ tức và các quyền cổ đông khác với số cổ phần phát hành
mới khi đã thanh toán đẩy đủ tiền mua số cổ phần đó cho công ty. Cổ đông mua cổ phần
phát hành thêm phải thanh toán bằng tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng)
hoặc bằng tài sản khác đã được HĐQT định giá.

-Công ty có thể mua lại cổ phần do chính Công ty phát hành thep cách thức do pháp luật
và Điều lệ này quy định. Cổ phần do Công ty mua lại là cổ phần quỹ và có thể được
HĐQT chào bán theo những cách thức phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ này.

-Công ty có thể phát hành trái phiếu có bảo đảm và không có bảo đảm. Khi được
ĐHĐCĐ phê duyệt, công ty có thể phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu,
trái phiếu kèm chứng quyền và các loại chứng khoán khác cho phép người nắm giữ chứng
khoán đó được mua cổ phần của công ty.

(Theo điều lệ Công ty cổ phần Hàng tiêu dung Masan, Điều 6. Vốn điều lệ, Cổ phần)

* Các sự kiện chính diễn ra gần đây.

-03/12/2019: Tập đoàn Vingroup và MSN đã đạt được thoả thuận nguyên tắc về việc
hoán đổi cổ phần Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce
(“VinCommerce”) và Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VINECO
(“VINECO”). Thoả thuận nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo
nên một Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô
hàng đầu Việt Nam.

-09/12/2019: MML chính thức niêm yết và đưa 324 triệu cổ phiếu giao dịch trên thị
trường UPCOM. Vốn hóa khởi điểm của MML xấp xỉ 26,000 tỷ Đồng.
16

-24/12/2019: Công ty TNHH Masan HPC – một công ty con của MSN – chào mua công
khai 60% cổ phần CTCP Bột Giặt Net (“NET”) nhằm tham gia vào thị trường sức khỏe và
chăm sóc cá nhân.

-12/06/2020: Thành lập Công ty TNHH The SHERPA (“The SHERPA”) và CTCP The
CrownX (“TCX” hoặc “The CrownX”), theo đó The CrownX sẽ là công ty con của The
SHERPA, nắm giữ phần góp vốn/cổ phần tại MCH và VCM

-26/06/2020: MSN mua thêm 12.6% cổ phần TCX, sau giao dịch này MSN sở hữu
82.6% cổ phần TCX.

=> So sánh quy định về nguồn vốn của Masan với doanh nghiệp cùng ngành:

(Bảng so sánh vốn hóa Masan với một số công ty cùng ngành, dữ liệu ngày
23/9/2021)

Có thể thấy vốn hóa của masan đang đứng đầu và bỏ xa so với các công ty cùng ngành
với tổng vốn hóa thị trường lên đến 171.177.530.340.000 đồng và 145.000/ 1 cổ phiếu.
Để có thể huy động được nguồn vốn khổng lồ Masan đã bán cổ phần cho những đối
tác chiến lược của mình.Không chỉ vậy, lợi nhuận từ các công ty con cũng tác động vô
cùng lớn đến nguồn vốn của tập đoàn. Ngoài ra, tập đoàn cũng xem xét đến khả năng
phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
17

*Một số thành tựu đạt được:


-Tính đến cuối năm 2020, vốn điều lệ của MSN đã tăng lên đến gần 11.800 tỷ đồng
-Trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng bị điều chỉnh, một số doanh nghiệp khác lại
tăng vị thế nhờ hưởng lợi từ kết quả kinh doanh. Đáng chú ý nhất là Masan Group khi
giá cổ phiếu MSN tăng mạnh lên mức đỉnh lịch sử 136.200 đồng/cổ phiếu. Giá cổ
phiếu này đã tăng gần 55% so với thời điểm đầu năm. Nhờ sự tăng tốc đó, giá trị vốn
hóa thị trường của tập đoàn cũng nhanh chóng leo lên gần 160.800 tỷ đồng. Masan
Group chính thức trở thành công ty đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng vốn hóa trên sàn
HoSE, đẩy Novaland ra khỏi danh sách này.
-Hiện tại, Masan Group đang sở hữu gián tiếp 72,7% cổ phần tại Masan Cosumer
Holding – đây là công ty đứng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là sản phẩm
hàng nước mắm, nước tương và tương ớt. Bên cạnh đó, công ty cũng sở hữu gián tiếp
86% Masan High-Tech Materials (MHT) – nhà cung cấp vonfram, bismut và florit lớn
thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và
chế biến
thịt lợn, sản xuất thực phẩm chăn nuôi thông qua sỡ hữu gián tiếp Công ty cổ phần
Masan MEAT Life (87,9%). Vào cuối năm 2019, MSN đã hợp nhất với VCM và sở
hữu gián tiếp 80,1%.

CHƯƠNG III. TỔNG KẾT


1.Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19

Dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh
doanh, nhưng đối với doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt là những doanh
nghiệp đầu ngành thì lại có nhiều cơ hội. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có kết quả
kinh doanh vượt trội nhờ linh hoạt và tận dụng được lợi thế sẵn có. Với lợi thế rất lớn
nhờ hệ sinh thái khép kín từ sản xuất đến phân phối, nhờ vậy ngay trong dịch bệnh,
công ty cổ phần Tập đoàn Masan vẫn linh hoạt thích ứng, nắm bắt cơ hội để vươn lên
chiếm lĩnh thị phần, đạt được kết quả kinh doanh rất ấn tượng.

Dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát khiến nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã
hội; trong đó, có Tp. Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội đã thúc đẩy nhu cầu về thực
18

phẩm lên cao. Các dòng sản phẩm mì gói hay snack đều được tiêu thụ mạnh giữa đại
dịch. Với biên lợi nhuận cao, mảng này đóng góp đến 50% tổng lợi nhuận gộp của
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, tỷ trọng tiêu dùng thực
phẩm đóng gói đã tăng lên 35 % trong 2 tuần đầu tháng 7 vì hoạt động tích trữ và nhu
cầu tăng khi các nhà hàng, quán ăn... phải đóng cửa. Người dân tích trữ thực phẩm tiện
lợi như mỳ ăn liền và thịt chế biến. Nhu cầu đối với các sản phẩm gia vị cũng tăng do
người dân nấu ăn tại nhà nhiều hơn.

Cuối tháng 7/2021, các nhà máy chế biến thịt sạch của Công ty cổ phần Masan
MEATLife tăng công suất để đảm bảo cung cấp thực phẩm ổn định cho thị trường Tp.
Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, Công ty cổ phần Masan MEATLife cung ứng từ 100.000 - 150.000 hộp thịt
mát MEATDeli/ngày, tương ứng từ 35-50 tấn thịt mát/ngày cho thị trường Tp. Hồ Chí
Minh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi sản lượng thịt cung cấp cho thị
trường tại Hà Nội.

Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đang sở hữu
trang trại nuôi lợn công nghệ cao tại Nghệ An với quy mô 250.000 lợn thịt/năm. Bên
cạnh nguồn lợn tự cung cấp này, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan còn có các hợp
đồng dài hạn đến cuối năm với các nhà cung cấp khác. Từ đó, đảm bảo cung cấp
nguồn lợn sạch đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Hà Nam và
MEATDeli Sài Gòn. Doanh nghiệp cũng linh hoạt điều chuyển nguồn cung từ Bắc vào
Nam và ngược lại.

Dù được nhận định có nhiều dư địa tăng trưởng, nhưng trước mắt doanh nghiệp đang
phải đối mặt với một số thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh. Doanh nghiệp đang phải
chia ca sản xuất nhằm đảm bảo giãn cách; phải thực hiện truy vết các trường hợp có
nguy cơ do công nhân ở trọ trong các khu tập trung đông người. Việc này khiến quá
trình sản xuất gián đoạn, phát sinh chi phí… Bên cạnh đó, kế hoạch ra mắt sản phẩm
mới cũng bị chậm lại do tác động của đại dịch.

2.Giải pháp để doanh nghiệp có thể tồn tại trong thời kỳ Covid-19:
19

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp và nguy hại đến
sức khoẻ như hiện nay, Masan cần duy trì sự kết nối tốt với nhân viên của mình đồng
thời cũng cần thấu hiểu nhu cầu của họ để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Nên
tăng cường đầu tư đến quá trình làm sạch, khử khuẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho khách hàng cũng như nhân viên của mình bằng cách đặt các khu vực khử
trùng tay, lắp đặt các thiết bị mở cửa vệ sinh ở khu vực nhà vệ sinh, phòng bếp, hệ
thống POS khử trùng….

Một trong những điều quan trọng doanh nghiệp cần làm lúc này chính là việc giữ
chân khách hàng, họ cần phải lắng nghe và thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu
của mình. Có thể thấy, trong những ngày qua người tiêu dùng đã có những thay đổi
mạnh mẽ về thoái quen mua sắm của họ, từ việc chọn lựa kĩ càng về sản phẩm cho đến
phương thức mua hàng, chung quy tất cả đều mong muốn bảo vệ sức khỏe bản thân.

Để có thể pháp triển bền vững và lâu dài trong đợt dịch Covid-19, doanh nghiệp cần
nâng cấp hơn sản phẩm của công ty mình, ngoài hương vị, mẫu mã, bao bì thì yếu tố
sức khỏe nên được đặt lên hàng đầu. Tạo ra những sản phảm tốt cho sức khỏe, đáp ứng
đúng nhu cầu khách hàng vào đúng thời điểm.

Bên cạnh cho ra những sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp cần chọn lựa phương
thức bán hàng sao cho thuận tiện với khách hàng nhiều hơn. Doanh nghiệp nên đẩy
mạnh đưa các sản phẩm của mình lên online, đặc biêt là các trang thương mại điện tử
đang phát triển mạnh mẽ như Shopee, Tiki, Lazada.

Cuối cùng, mỗi công ty tiêu dùng đều có những sản phẩm riêng, vị thế riêng và tạo
nên thương hiêu mang lại tên tuổi cho riêng mình, tùy vào mức tin cậy, sự yêu thích,
cảm nhận của khách hàng để dùng sản phẩm mà họ yêu thích. Tuy nhiên, những sản
phẩm của MCH vẫn là sự chọn lựa ưu tiên của khách hàng nhất.Vì vậy việc không
ngừng đầu tư, làm mới sản phẩm của mình là vô cùng khả thi, tạo cảm giác mới mẻ
cũng như chất lượng tốt hơn thì sẽ được khách hàng quan tâm sửu dụng nhiều hơn.
CTY MCH nên tiếp tục đầu tư mở rộng thế mạnh của mình, đưa những sản phẩm của
mình tiếp cận đến hầu hết người dân kể cả vùng nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm mới,
tiếp cận quan tâm đến đời sống tiêu dùng của khách hàng, ngày càng khẳng định vị trí
của mình trong lòng người tiêu dùng.
20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáp, Văn. 2021. Dịch COVID-19: Cơ hội trong khó khăn với doanh nghiệp thực
phẩm. TTXVN. [Online] 08 20, 2021.

https://e-magazine.asiamedia.vn/2021/07/masan-group-vuot-qua-dai-dich/
https://thitruongbiz.vn/tap-doan-masan-la-gi-qua-trinh-hinh-thanh-phat-trien-cua-
masan-group-1208.html
https://news.timviec.com.vn/masan-group-la-gi-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-
cua-masan-63284.html
https://masanconsumer.com/

You might also like