You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----------

BÀI THẢO LUẬN


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

Đề tài:
Phân tích thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn tại
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn

Giảng viên : Đỗ Phương Thảo


Lớp học phần : 2312FMGM0231
Nhóm : 6

Hà Nội, tháng 04 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT Nhiệm vụ Họ và tên Tiến độ

1 1.1-1.3.4 (word) Trần Minh Thành Hoàn thành

2 1.4-1.6.4 (word) Phạm Thị Thúy Thanh Hoàn thành

3 2.1 (word) + Chỉnh sửa và Lường Minh Phượng Hoàn thành


hoàn thiện word (Thư ký)

4 2.2 (word) Tăng Thị Phượng Hoàn thành

5 Phần 3 (word) Vũ Thị Minh Phương Hoàn thành

6 Tổng hợp word + lời mở đầu + Nguyễn Tư Phúc Hoàn thành


kết luận (Nhóm trưởng)

7 Powerpoint Phạm Minh Phương Hoàn thành

8 Powerpoint Hoàng Anh Quân Hoàn thành

9 Thuyết trình + Sửa word Bùi Phương Thảo Hoàn thành

10 Thuyết trình Bùi Trung Quân Hoàn thành


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN..................5
1.1. Khái quát về nguồn tài trợ dài hạn...................................................................5
1.2. Phát hành cổ phiếu thường................................................................................5
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................5
1.2.2. Đặc trưng chủ yếu.........................................................................................5
1.2.3. Những lợi thế.................................................................................................6
1.2.4. Những bất lợi................................................................................................6
1.3. Cổ phiếu ưu đãi...................................................................................................6
1.3.1. Khái niệm.......................................................................................................6
1.3.2. Đặc trưng chủ yếu.........................................................................................6
1.3.3. Những lợi thế khi phát hành cổ ưu đãi........................................................7
1.3.4. Những mặt bất lợi..........................................................................................7
1.4. Trái phiếu doanh nghiệp....................................................................................7
1.4.1. Khái niệm.......................................................................................................7
1.4.2. Đặc trưng chủ yếu.........................................................................................8
1.4.3. Những lợi thế.................................................................................................8
1.4.4. Những mặt bất lợi..........................................................................................9
1.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian.........................................9
1.5.1. Khái niệm.......................................................................................................9
1.5.2. Đặc trưng chủ yếu.........................................................................................9
1.5.3.Những lợi thế................................................................................................10
1.5.4.Những mặt bất lợi.........................................................................................10
1.6. Thuê tài chính....................................................................................................10
1.6.1. Khái niệm.....................................................................................................10
1.6.2. Đặc trưng chủ yếu.......................................................................................10
1.6.3. Những lợi thế...............................................................................................11
1.6.4. Những mặt bất lợi........................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI
HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN.............................12
2.1. Thông tin khái quát về doanh nghiệp.............................................................12
2.1.1. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.....................................................12
2
2.1.2. Lịch sử hình thành......................................................................................12
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi...............................................................13
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................14
2.1.5. Một số thành tựu nổi bật.............................................................................14
2.2. Phân tích tình hình quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty.....................14
2.2.1 Cổ phiếu........................................................................................................14
2.2.2. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.....................................................16
2.2.3 Thuê tài chính...............................................................................................18
3.1. Tạo dựng độ tin cậy của công ty......................................................................22
3.2. Tạo dựng hình ảnh về năng lực công ty.........................................................22
3.3. Tài sản đảm bảo...............................................................................................23
3.4. Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn...........................................................23
KẾT LUẬN..................................................................................................................25

3
LỜI MỞ ĐẦU

Vốn chính là yếu tố quan trọng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp thì
huy động nguồn vốn nào để phục vụ cho nhu cầu và cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản trị tài chính
doanh nghiệp.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính hiện nay, nhà quản trị tài
chính có nhiều sự lựa chọn hình thức huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Với nguồn vốn dài hạn các doanh nghiệp đầu tư vào các
dự án, mua sắm tài sản cố định, thanh toán nợ cho các nhà cung cấp hoặc tạo dựng vốn
để phát triển thêm hoạt động kinh doanh. Vốn dài hạn chính là những nguồn tài trợ
doanh nghiệp có thể huy động đưa vào sử dụng trong thời gian dài trên 1 năm và các
nguồn vốn này dùng để giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro tài chính và tăng
khả năng sinh lời dài hạn, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp và đưa doanh
nghiệp đến thành công.
Vậy để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được
đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Và để hiểu hơn về nguồn tài trợ dài hạn của 1 doanh
nghiệp ra sao, nhóm 6 chúng em đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Phân
tích thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình
Sơn”.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN
1.1. Khái quát về nguồn tài trợ dài hạn.
Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.
Tài trợ dài hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức: huy động vốn cổ phần (vốn
chủ sở hữu) qua phát hành cổ phiếu, vay nợ dài hạn, phát hành trái phiếu và thuê tài
chính.
- Các nguồn tài trợ dài hạn:
+ Phát hành cổ phiếu thường
+ Phát hành cổ phiếu ưu đãi
+ Phát hành trái phiếu doanh nghiệp
+ Vay ngân hàng và các tổ chức trung gian
+ Thuê tài chính
1.2. Phát hành cổ phiếu thường.
1.2.1. Khái niệm.
Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu
ban đầu của công ty và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu
trong quá trình kinh doanh.
1.2.2. Đặc trưng chủ yếu.
- Quyền lợi chủ yếu của chủ sở hữu cổ phiếu (cổ đông):
+ Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền được tham
gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của công ty.
+ Quyền đối với tài sản công ty: quyền này được thể hiện trước hết là quyền
được nhận phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức lợi
tức cổ phần và phần giá trị còn lại của công ty khi thanh lý sau khi đã thanh toán các
khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho cổ đông ưu đãi.
+ Quyền chuyển nhượng cổ phiếu.
- Các hình thức huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường:
+ Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên cho các cổ đông hiện
hữu (quyền mua cổ phiếu mới hay chứng quyền).
+ Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho những người có
quan hệ mật thiết với công ty (người quản lý, người lao động, các đối tác,...)
+ Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.

5
1.2.3. Những lợi thế.
- Doanh nghiệp tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng không bị bắt buộc có tính
pháp lý phải trả khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. Khi kinh doanh bị thua lỗ, công
ty không phải chia lợi tức cổ phần cho cổ đông.
- Doanh nghiệp không có nghĩa vụ hoàn trả vốn cho cổ đông theo kỳ hạn cố
định, điều đó giúp công ty chủ động sử dụng vốn mà không phải lo gánh nặng nợ nần.
- Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường làm giảm hệ số nợ và tăng mức
độ vững chắc về tài chính của công ty, qua đó làm tăng thêm khả năng huy động vốn
và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp,...
1.2.4. Những bất lợi.
- Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ
đó phải phân chia quyền bỏ phiếu và quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới, gây
bất lợi cho cổ đông hiện hữu. Mặt khác, nếu công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả
cao, phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn sẽ không có lợi cho công ty bằng
cách phát hành trái phiếu hay vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn chi phí phát hành cổ
phiếu ưu đãi và trái phiếu.
- Theo chế độ quản lý tài chính của nhiều nước, lợi tức cổ phần không được
tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ để giảm trừ thu nhập chịu thuế, trong khi đó lợi tức
trái phiếu hay lãi vay được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm mức thuế thu nhập
mà doanh nghiệp phải nộp...
1.3. Cổ phiếu ưu đãi.
1.3.1. Khái niệm.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần,
đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu
đãi hơn so với cổ đông thường.
- Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi, nhưng ưu đãi về cổ tức là phổ biến hơn cả. Ở
Việt Nam, công ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi sau:
+ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.
+ Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức.
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
+Cổ phiếu ưu đãi khác (do điều lệ công ty quy định).
1.3.2. Đặc trưng chủ yếu.
- Cổ phiếu ưu đãi cổ tức có một số đặc trưng chủ yếu sau:
+ Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty.

6
+ Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là
cổ phiếu ưu đãi tích lũy.
+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu.
- Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống cổ phiếu thường là:
+ Cùng thể hiện quyền sở hữu đối với công ty.
+ Không có thời hạn thanh toán vốn gốc.
+ Lợi tức cổ phần không được tính giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
+ Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thu được ít lợi nhuận hoặc không
thu được lợi nhuận thì có thể hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi mà không bị đe dọa bởi
nguy cơ phá sản.
- Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu là:
+ Lợi tức cổ phiếu ưu đãi được trả theo một mức cố định.
+ Khi công ty thu được lợi nhuận cao thì cổ đông ưu đãi không tham gia dự vào
việc phân chia phần lợi nhuận cao đó (nếu là cổ phiếu ưu đãi không tham dự), ngược
lại nếu công ty kinh doanh sút kém công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán lợi tức
cho cổ đông ưu đãi, tuy nhiên công ty có thể hoãn trả vào kỳ tiếp theo.
+ Về cơ bản cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết.
1.3.3. Những lợi thế khi phát hành cổ ưu đãi.
- Mặc dù phải trả lợi tức cố định nhưng khác với trái phiếu công ty không nhất
thiết bị bắt buộc phải trả đúng hạn hàng năm mà có thể hoãn trả sang kỳ sau, điều đó
giúp công ty không bị phá sản khi gặp khó khăn trong thanh toán.
- Tránh được việc chia phần kiểm soát cho cổ đông mới thông qua quyền biểu
quyết.
- Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả nên việc sử dụng
cổ phiếu ưu đãi có tính mềm dẻo và linh hoạt hơn trái phiếu.
1.3.4. Những mặt bất lợi.
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu.
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được tính vào chi phí làm giảm thu nhập và
thuế thu nhập phải nộp.
1.4. Trái phiếu doanh nghiệp.
1.4.1. Khái niệm.

Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể
hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào

7
những thời hạn đã được xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người
phát hành và với tư cách là người đi vay.

Thông qua việc sử dụng trái phiếu doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung
và dài hạn qua thị trường chứng khoán với một khối lượng lớn. Người mua trái phiếu
là người cho vay, gọi là trái chủ.

1.4.2. Đặc trưng chủ yếu.

Mỗi loại trái phiếu đều có những đặc điểm riêng, vì vậy phát hành trái phiếu với
khối lượng bao nhiêu, phát hành loại nào, bằng phương thức gì, điều này phụ thuộc
vào nhu cầu vốn, điều kiện, khả năng thực tế của doanh nghiệp và môi trường kinh tế -
xã hội vào thời điểm dự kiến phát hành.

Ở Việt Nam hiện nay theo NĐ 144/2003 của Chính phủ, tổ chức kinh tế là doanh
nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau:

- Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời
điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng.

- Sản xuất kinh doanh phải có lãi trong một khoảng thời gian nhất định tính đến
thời điểm xin phát hành chứng khoán (tối thiểu 1 năm liền kề với thời điểm xin phép
phát hành chứng khoán).

- Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ số vốn huy động được từ đợt
phát hành trái phiếu.

- Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bản thân tổ chức phát hành
trái phiếu là tổ chức tín dụng.

- Tổ chức phát hành phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.
1.4.3. Những lợi thế.

- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp kinh
doanh có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu.

- Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn phát hành cổ phiếu.

- Khi phát hành trái phiếu, những người chủ sở hữu doanh nghiệp không bị
phân chia quyền kiểm soát doanh nghiệp cho những trái chủ.

- Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh làm
giảm thu nhập và thuế thu nhập phải nộp.

8
- Khi phát hành trái phiếu mua lại doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ
cấu vốn một cách linh hoạt.
1.4.4. Những mặt bất lợi.

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn. Nếu
đến thời điểm trả nợ công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khả
năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản.

1.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian.
1.5.1. Khái niệm.
Vay dài hạn là hình thức vay rất phù hợp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn
đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản cố định với thời gian vay từ 5 năm lên tới 25 năm.
1.5.2. Đặc trưng chủ yếu.
Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân
hàng, các tổ chức tài chính khác theo các hình thức sau:
* Vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng (TCTD) cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp vay
phải hoàn tất hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của TCTD. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn,
nếu đủ điều kiện cho vay, TCTD thông báo cho doanh nghiệp và hai bên sẽ tiến hành
ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. TCTD sẽ phát tiền vay theo tiến độ thi công
công trình hoàn thành , hoặc tiến độ thực hiện dự án.
* Vay trả góp
Với phương pháp này, khi cho vay, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận
tổng số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ
hạn trong thời hạn cho vay đã thoả thuận.
Áp dụng công thức tính giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều ở cuối kỳ:
Suy ra:
n
1
PV = A ∑ t
t =1 (1+i)

PV
A= n

∑ (1+i) 1
t
t =1

Trong đó: A là số nợ gốc và lãi phải trả trong mỗi kỳ hạn


PV là tổng số tiền vay
i là lãi suất tính cho một kỳ hạn trả nợ
t là thứ tự các kỳ hạn trả nợ
n là số kỳ hạn trả nợ

9
* Vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là phương pháp cho vay trong đó một nhóm TCTD cùng cho
vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong cho vay hợp
vốn, một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Hình thức này
thường thực hiện với những dự án lớn, đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhiều.
1.5.3.Những lợi thế.
So với huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán, vay nợ dài hạn thường
có ưu điểm là thời gian huy động vốn nhanh hơn. Do việc vay vốn được thực hiện trên
cơ sở đàm phán trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay, nên các thủ tục chứng từ
thường ít hơn đồng thời cũng không tốn thời gian chào bán chứng khoán.
1.5.4.Những mặt bất lợi.
Tuy nhiên, vay vốn cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, người vay thường
phải thế chấp tài sản. Nếu không có đủ tài sản thế chấp theo quy định, người vay sẽ
không được TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cần tài trợ…
1.6. Thuê tài chính.
1.6.1. Khái niệm.
Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy
móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho
thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị…
theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử
dụng tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Khi kết thúc
thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê
theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính (Nghị định
16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ).
Như vậy, thuê tài chính là hình thức tín dụng trung dài hạn, trong đó mục đích
của người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi trên vốn
đầu tư, còn mục đích của người đi thuê là sử dụng vốn. Người cho thuê cấp tín dụng
dưới hình thái hiện vật, chứ không phải bằng tiền, nhưng thực chất là cung cấp tài
chính (cho thuê quyền sử dụng vốn) nên gọi là cho thuê tài chính.
1.6.2. Đặc trưng chủ yếu.
– Thời gian thuê thường dài. Nói cách khác, thuê tài chính là một phương thức
tài trợ tín dụng trung hay dài hạn. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua
tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài
sản đó với nhà cung cấp; hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho người đi
thuê. Tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà có các điều kiện cụ thể về thuê tài
chính. Tuy nhiên, các giao dịch cho thuê thường được coi là thuê tài chính khi thời hạn
thuê chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản.

10
– Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản… thường do
người thuê chịu và tổng số tiền mà người thuê phải trả người cho thuê thường đủ để bù
đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
– Trong thời hạn thuê, các bên không được hủy ngang hợp đồng nếu không có
sự nhất trí chung.
– Khi hết thời hạn thuê, tài sản đó có thể thuộc quyền sở hữu của bên đi thuê,
hoặc bên đi thuê được tiếp tục thuê tài sản đó, hoặc bên đi thuê được mua lại tài sản đó
với giá rẻ hơn giá trị còn lại của chúng, hoặc bên đi thuê nhận làm đại lý bán tài sản
đó… Thực hiện xử lý tài sản bằng cách nào, do hai bên thuê và cho thuê thoả thuận.
1.6.3. Những lợi thế.
Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những lợi ích
sau:
– Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở
rộng hoạt động kinh doanh.
– Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay
một cách dễ dàng hơn. Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏi
người đi thuê phải thế chấp tài sản.
– Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu
tư, nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh. Vì người thuê có quyền chọn tài sản, thiết
bị và thoả thuận trước hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp, rút ngắn thời gian tiến hành
đầu tư vào tài sản, thiết bị.
– Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lý rộng rãi, và có
đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn
hữu ích cho bên đi thuê về kĩ thuật, công nghệ mà người thuê cần sử dụng. chứng chỉ
kế toán trưởng có thời hạn bao lâu
1.6.4. Những mặt bất lợi.
– Doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao so
với tín dụng thông thường.
– Làm gia tăng hệ số nợ của công ty. Gia tăng mức độ rủi ro tài chính vì công ty
có trách nhiệm phải hoàn trả.

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI
HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
2.1. Thông tin khái quát về doanh nghiệp.
2.1.1. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiền thân là Công ty TNHH một
thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, được thành lập vào ngày 09/5/2008 theo Quyết định
số 1018/QĐ-DKVN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu
Bình Sơn được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc
hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh
vực này.
- Giấy phép kinh doanh số: 4300378569 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng
Ngãi cấp ngày 01/07/2018.
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
- Tên giao dịch quốc tế: Binh Son Refining and Petrochemical Joint Stock
Company
- Tên viết tắt tiếng Anh: BSR.
- Trụ sở chính: 208 Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3825 825 – Fax: (84-255) 3825 826
- Văn phòng điều hành: Khu nhà hành chính NMLD Dung Quất, xã Bình Trị,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3616 666 – Fax: (84-255)
3616555
- Website: www.bsr.com.vn - Email: info@bsr.com.vn
2.1.2. Lịch sử hình thành.
Ngày 31/5/1997, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 75/BT về việc thành lập Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu (NMLD)
số 1 trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 10/7/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 514/QĐ-TTg phê
duyệt dự án NMLD số 1 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư.
Ngày 8/1/1998, lễ động thổ xây dựng nhà máy đã được tổ chức tại xã Bình Trị,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đến giữa năm 1998, trong lúc Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam đang triển khai dự án khá khẩn trương thì cuộc khủng hoảng tài chính trầm
trọng trong khu vực châu Á đã có những tác động xấu đến việc huy động vốn để thực
hiện dự án xây dựng NMLD Dung Quất. Trước tình hình đó, phương án Liên doanh
với Nga để hợp tác xây dựng và vận hành NMLD số 1 tại Dung Quất được xúc tiến.
Ngày 25/8/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã ký Hiệp
định Liên Chính phủ về việc xây dựng, vận hành NMLD số 1 tại Dung Quất. Theo đó,
12
hai Chính phủ thống nhất giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Liên đoàn kinh tế
hải ngoại Nhà nước Liên bang Nga (Zarubezhneft) cùng làm Chủ đầu tư của dự án.
Ngày 19/11/1998, hai phía đã thỏa thuận thành lập Liên doanh xây dựng và vận
hành NMLD để trực tiếp thực hiện công tác quản lý xây dựng và vận hành NMLD
Dung Quất. Trong quá trình Liên doanh “Vietross” đàm phán hợp đồng EPC 1, có
những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến cho tiến độ công việc kéo dài. Hai bên trong
Liên doanh không đạt được sự đồng thuận đối với một số vấn đề quan trọng. Do vậy
hai bên đã đề nghị Chính phủ hai nước quyết định chấm dứt Liên doanh. Phía Nga
chấp thuận phương án rút khỏi dự án để chuyển giao lại toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ
của mình trong Liên doanh “Vietross” sang phía Việt Nam.
Ngày 25/12/2002, Phái đoàn liên Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang
Nga đã ký Nghị định thư thỏa thuận chuyển quyền chủ đầu tư dự án NMLD Dung
Quất sang phía Việt Nam.
Ngày 17/5/2005, Hợp đồng EPC 1+4 đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam và Tổ hợp TPC. Ngày 24/8/2005, Hợp đồng EPC 2+3 bao gồm khu bể chứa
dầu thô, đường ống dẫn sản phẩm, khu bể chứa và cảng xuất sản phẩm được Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam ký kết với Tổ hợp TPC. Hợp đồng EPC 2+3 được các bên thỏa
thuận coi như một phụ lục của Hợp đồng EPC 1+4.
Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công các gói thầu EPC 1+2+3+4 được Tổ hợp TPC
phối hợp với PVN tổ chức tại công trường. Quá trình thực hiện dự án đã gặp rất nhiều
khó khăn, thử thách liên quan đến thiết kế kỹ thuật, thời tiết, điều kiện địa chất, thị
trường và nguồn nhân lực. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta xây dựng một nhà máy
lọc hóa dầu với công nghệ rất hiện đại, tổng mức đầu tư lớn nhất so với các dự án
trọng điểm quốc gia khác. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính
phủ, các bộ ngành và cơ quan Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của tỉnh Quảng Ngãi,
cộng với những nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư cùng hàng vạn cán bộ, kỹ sư, chuyên
gia, công nhân thuộc các nhà thầu trong nước và quốc tế, NMLD Dung Quất đã được
xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành đúng tiến độ, cho ra dòng sản phẩm thương
mại đầu tiên vào ngày 22/2/2009.
Ngày 09/5/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ban hành Quyết định số
1018/QĐ-DKVN về việc thành lập Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình
Sơn. Ngày 09/6/2008, công ty được thành lập.
Ngày 1/7/2018, BSR chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần.
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.
- Tầm nhìn:
Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong lĩnh vực
năng lượng và lọc hóa dầu.
- Sứ mệnh:

13
Cung cấp những sản phẩm lọc hóa dầu với tiêu chuẩn chất lượng cao, góp phần
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là động lực cho sự phát triển kinh tế của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Giá trị cốt lõi:
 Chính trực
 Chuyên nghiệp
 Đoàn kết
 Sáng tạo
 Hiệu quả
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh.
- Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận hành nhà máy, sản xuất, chế biến,
kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ, các loại sản
phẩm từ dầu mỏ, các sản phẩm trung gian, các nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ công
nghiệp lọc - hóa dầu.
2.1.5. Một số thành tựu nổi bật.
- Trong lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” và trao giải thưởng Môi
trường Việt Nam năm 2017 được tổ chức ngày 04/6/2017, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là một trong số 35 tổ chức, 15 cá
nhân vinh dự được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao giải thưởng cao quý này.
- Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được vinh danh Top 10 “Nhà máy
xanh thân thiện” năm 2018.
- BSR là một trong 15 doanh nghiệp được trao Giải vàng chất lượng quốc gia
năm 2016.
- BSR được trao giải Sao Vàng Đất Việt năm 2018.
- BSR đạt Top 16/500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2017.
- BSR ghi dấu ấn cho ngành dầu khí trong Top 10 bảng xếp hạng 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam.
2.2. Phân tích tình hình quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty.
2.2.1 Cổ phiếu.
* Phát hành cổ phiếu
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (sau đây gọi tắt là “Công ty”) trước đây
là Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (là công ty con do Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh lần đầu số 3404000189 ngày 05 tháng 6 năm 2008).
Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần theo Quyết định số
1978/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

14
duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn. Công ty
hoàn thành bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào ngày 17 tháng 01 năm 2018 và
chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM với mã chứng khoán BSR. Ngày giao
dịch đầu tiên là ngày 01 tháng 3 năm 2018. Công ty chính thức chuyển sang hoạt động
dưới hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 với vốn điều lệ là
31.004.996.160.000 VND theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần
thứ 12 ngày 01 tháng 7 năm 2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp và
các giấy chứng nhận thay đổi.
Thông tin về đợt bán đấu giá cổ phần của công ty:

Số lượng cổ phần bán 241.556.969 cổ phần


đấu giá:

Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông

Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần

Giá khởi điểm: 14.600 đồng/cổ phần

Số lượng cổ phần mỗi 100 cổ phần


nhà đầu tư được đăng
ký mua tối thiểu

Số lượng cổ phần mỗi 241.556.969 cổ phần


nhà đầu tư được mua
tối đa

Phương thức đấu giá Đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

Đối tượng tham gia Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng điều kiện
theo quy định của Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu của
Công ty

Địa điểm cung cấp Tại các đại lý đấu giá được công bố trong Quy chế đấu giá. Bản
Bản công bố thông công bố thông tin được đăng tải trên website
tin đấu giá http://www.hsx.vn; http://bsc.com.vn; http://psi.vn;
http://bsr.com.vn và website của các đại lý đấu giá

Địa điểm đăng ký Tại các đại lý đấu giá được công bố trong quy chế đấu giá.
tham dự đấu giá

Địa điểm tổ chức đấu Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí MInh, địa chỉ số
giá 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, Thành phố Hồ Chí MInh.

15
* Cơ cấu cổ đông
Theo danh sách do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) lập, tổng
số cổ phần đang lưu hành là 3.100.499.616 được sở hữu bởi 37.886 cổ đông vào năm
2022, và được sở hữu bởi 42,624 cổ đông vào năm 2021. Chi tiết cơ cấu cổ đông được
miêu tả dưới bảng đây.

Đối tượng Năm 2021 Năm 2022

Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu

Cổ đông trong nước 3.093.725.7660 99,78% 3.082.665.030 99,42%

Tổ chức 2.864.856.707 92,40% 2.867.604.617 92,48%

Cá nhân 228.869.053 7,38% 215.060.413 6,93%

Cổ đông nước ngoài 6.773.856 0,22% 17.834.586 0,57%

Tổ chức 6.161.810 0,20% 15.242.110 0,49%

Cá nhân 612.046 0,02% 2.592.476 0,08%

Tổng 3.100.499.616 100% 3.100.499.616 100%

Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là
92,12% vào năm 2021 và 92,13% vào năm 2022.
* Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Năm 2021 Năm 2022

Lợi nhuận để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.428.5336.319.973 14.725.833.852.993

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ 3.100.499.616 3.100.499.616


thông để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.073 4.750


(VND/cổ phiếu)

2.2.2. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.


Các khoản vay dài hạn của Công ty mẹ và công ty con được dùng để đầu tư,
mua sắm và xây dựng tài sản cố định. Lãi suất trong năm là từ 9,72%/năm đến
14,58%/năm (bao gồm cả lãi suất quá hạn) đối với đồng Việt Nam và từ 3,2%/năm đến
4,8%/năm đối với Đô la Mỹ. Giá trị các khoản vay dài hạn của Công ty cổ phần Lọc

16
hóa dầu Bình Sơn và công ty con - Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí
Miền Trung , tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2022, như sau:

Giá trị (VND)

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn 974.689.760.000

Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR - 1.097.707.214.915
BF)

Tổng 2.072.405.974.915

Chi tiết các khoản vay dài hạn theo ngân hàng như sau:

Vay dài hạn Giá trị (VND)

Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi 974.698.760.000

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi 528.561.058.941

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh 350.510.930.101
Quảng Ngãi

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Dung 218.635.225.873
Quất

Tổng 2.072.405.974.915

Trong năm 2021, các ngân hàng tài trợ cấp tín dụng cho Công ty (bao gồm: Ngân
hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) đã khởi kiện BSR-BF lên Tòa án Nhân
dân Thành phố Quảng Ngãi liên quan đến các khoản vay quá hạn thanh toán và biện
pháp thu hồi nợ và lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy Nhiên liệu Sinh học
Dung Quất.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, số dư gốc vay đã quá hạn, chưa được thanh toán
là 68.277.000.000 VND và 43.973.952 USD, tổng cộng tương đương khoảng 1.097,7
tỷ VND (tại ngày 31 tháng 12 năm 2021: 57.888.000.000 VND và 38.200.000 USD,
tổng cộng tương đương khoảng 922,7 tỷ VND). Đến ngày lập báo cáo tài chính hợp
nhất này, BSR-BF đang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan
đến các khoản vay quá hạn thanh toán.

17
Năm 2022 và tiếp tục trong các năm tới, Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn
đang tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản 2579/TTg-KTN vào ngày 16/12/2014).
Tổng vốn đầu tư khoảng 31.240 tỷ đồng (ở quy mô mới), nguồn vốn đầu tư mà doanh
nghiệp cần thu xếp là 27.299 tỷ đồng, sau khi đã trừ thuế VAT được hoàn và chi phí
đã thực hiện (tổng vốn giải ngân đến cuối tháng 11/2022 là hơn 1.660 tỷ đồng). Dự án
điều chỉnh dự kiến đưa vào vận hành quý I/2028, sau 37 tháng thi công.
Liên quan đến việc thu xếp vốn vay, theo dự kiến của BSR, nhu cầu vốn vay cho
dự án để đáp ứng tỷ lệ 60% là 658,92 triệu USD, tương đương 15.485 tỷ đồng. Hiện
BSR đã được 4 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước bày tỏ sự quan tâm là KooKmin
Bank, BIDV, Bangkok Bank và OCBC Bank. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lưu ý,
BSR cần làm việc với các tổ chức tín dụng để có văn bản chấp thuận chính thức cho
vay, điều khoản về lãi suất, thời gian cho vay và nhà đầu tư cần cập nhật, chính xác
hóa lại thông tin về chi phí đầu tư thực tế và các thông số có liên quan khác. Ngoài ra,
trên cơ sở cân đối dòng tiền trả nợ tổng thể của công ty trong thời gian hợp đồng tín
dụng giai đoạn 2026-2036 có tỷ số dòng tiền trả nợ đạt 1,34 lần trở lên, dự án được
đánh giá là có dòng tiền cân đối đủ khả năng trả nợ.
2.2.3 Thuê tài chính.
Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, ngành nghề kinh doanh chính của công ty
vẫn hoạt động chính trong lĩnh vực lọc - hóa dầu, do vậy phương án sử dụng đất của
Công ty vẫn không có sự thay đổi nào. Cụ thể, Công ty tiếp tục sử dụng các thửa đất
hiện tại vào mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức Nhà nước cho thuê đất sử
dụng hàng năm.
Đối với diện tích đất phục vụ dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất, sau khi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư hoàn thành, ban
quản lý Khu kinh tế Dung Quất sẽ thực hiện các thủ tục giao đất theo dự án Nâng cấp
mở rộng nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cụ thể như sau:

STT Nội dung Diện Địa chỉ Thời gian Mục đích sử Hình
tích(m2) sử dụng dụng thức sử
dụng

18
1 Quản lý, vận 2.782.525,9 Xã - 726.410,5 Đất sản xuất kinh Thuê
hành Nhà Bình m2: đến doanh: Xây dựng đất
máy số 1 Trị và 7/10/2027 nhà máy lọc dầu theo
Dung Quất Bình - Dung Quất phương
Thuận, 2.056.115,4 thức trả
huyện m2: đến tiền
Bình 31/3/2058 hàng
Sơn năm

2 Hành lang 241.929,5 Xã 141.890,7 Đất sản xuất kinh Thuê


khu vực bể Bình m2: đến doanh: hành lang đất
chứa sản Thuận, 17/10/2027 khu bể chứa sản theo
phẩm huyện - phẩm phương
Bình 100.038,8 thức trả
Sơn m2: đến tiền
31/3/2058 hàng
năm

3 Phân xưởng 129.014 Xã Đến ngày: Đất sản xuất kinh Thuê
sản xuất: Bình 19/04/2032 doanh: xây dựng đất
Polypropylen Trị, phân xưởng sản theo
huyện xuất phương
Bình Polypropylen thức trả
Sơn tiền
hàng
năm

4 Nhà máy sản 24.069 Xã Đến ngày Đất sản xuất kinh Thuê
xuất bao bì Bình 22/4/2059 doanh: xây dựng đất
Dung Quất Trị, nhà máy sản xuất theo
huyện bao bì phương
Bình Polypropylen thức trả
Sơn tiền
hàng
năm

5 Khu giới 377.609,6 Xã Đến ngày Giới thiệu khu Thuê


thiệu toàn Bình 31/03/2058 toàn cảnh Nhà đất
cảnh Nhà Trị, máy Lọc dầu theo
máy Lọc dầu huyện Dung Quất phương
Dung Quất Bình thức trả
Sơn tiền
hàng
19
năm

6 Khu tập trung 36.085,6 Xã Đến ngày Khu tập trung Thuê
chất thải rắn Bình 2/11/2034 chất thải rắn đất
không độc Trị, không độc hại theo
hại huyện phương
Bình thức trả
Sơn tiền
hàng
năm

7 Khu nhà ở 225.756,6 Xã Đến ngày Đất khu công Thuê


cán bộ công Bình 6/1/2055 nghiệp: Khu nhà đất
nhân viên tại Trị và ở cán bộ công theo
Vạn Trường xã nhân viên phương
Bình thức trả
Hải , tiền
huyện hàng
Bình năm
Sơn

8 Bổ sung 2 bể 133.369,5 Xã Đến ngày Đất sản xuất kinh Thuê


chứa dầu thô Bình 31/3/2058 doanh: Hai bể đất
Trị, chứa dầu thô theo
huyện phương
Bình thức trả
Sơn tiền
hàng
năm

9 Trung tâm 24.478 Xã Đến ngày Trung tâm lưu trữ Thuê
lưu trữ tài Bình 31/3/2058 tài liệu kết hợp đất
liệu kết hợp Trị, Văn phòng làm theo
Văn phòng huyện việc phương
làm việc Bình thức trả
Sơn tiền
hàng
năm

10 Trụ sở làm 5.905,5 Phường Đến ngày Trụ sở làm việc Thuê
việc của Trần 31/5/2023 của công ty tại đất
Công ty Phú, 208 HÙng theo
thành Vương - Tp. phương

20
phố Quảng Ngãi thức trả
Quảng tiền
Ngãi hàng
năm

Việc được thuê đất với quy mô lớn nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh đã đem lại một số lợi ích cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn:
Thứ nhất là giảm chi phí cho Công ty: diện tích đất công ty thuê rất lớn nên
nếu mua phần đất đó công tyty sẽ phải bỏ ra 1 khoản tiền rất lớn. Việc thuê tài sản có
thể giảm 1 phần lớn chi phí cho công ty, giảm thời gian xin phép xây dựng, giảm lệ
phí trước bạ,… Do đó, giúp Công ty giảm được chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho
công ty.
Thứ hai là công ty giảm được thuế thu nhập do tiền thuê tài sản luôn lớn
hơn số tiền khấu hao, nên chi phí tăng, làm giảm lợi nhuận, điều này giúp cho Công
ty giảm thuế thu nhập của mình
Thứ ba là giảm mức độ không chắc chắn: khi hết thời hạn thuê, doanh nghiệp
có thể tiếp tục thuê hoặc có thể mua lại với giá hợp lý, trường hợp không còn nhu cầu
thuê, hoặc giá cả mua lại không phù hợp Công ty có thể chấm dứt hợp đồng thuê.

21
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DỰA VÀO TÌNH HÌNH THỰC
TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
3.1. Tạo dựng độ tin cậy của công ty.
Để tạo dựng độ tin cậy của công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn, có thể áp dụng
những giải pháp sau đây:
 Tăng cường quản lý chất lượng: Công ty cần đưa ra các quy trình quản lý chất
lượng và đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy trình này. Việc này có thể bao gồm
kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào,
đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sản xuất.
 Đưa ra thông tin công khai: Công ty cần đưa ra thông tin công khai về các sản
phẩm, quá trình sản xuất, các chứng chỉ chất lượng và các giấy chứng nhận liên
quan đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty. Việc này sẽ giúp tăng độ tin
cậy của công ty trong mắt khách hàng.
 Tăng cường đào tạo nhân viên: Công ty cần đào tạo nhân viên về các quy trình
sản xuất, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh lao động. Việc đào tạo nhân
viên đảm bảo rằng các nhân viên có đầy đủ kỹ năng cần thiết để sản xuất và
kiểm soát chất lượng sản phẩm.
 Tăng cường nghiên cứu và phát triển: Công ty cần tập trung vào nghiên cứu và
phát triển các sản phẩm mới và cải tiến quá trình sản xuất để đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm.
 Thực hiện các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường: Công ty cần đảm
bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và đảm bảo rằng quá trình sản
xuất không gây hại cho môi trường. Việc này sẽ giúp tăng độ tin cậy của công
ty trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.
 Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Công ty cần tạo mối quan hệ tốt với khách
hàng bằng cách đưa ra các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, giải đáp các thắc mắc
của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
3.2. Tạo dựng hình ảnh về năng lực công ty.
Để tạo dựng hình ảnh về năng lực công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn, có thể
áp dụng các giải pháp sau:
 Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công ty có thể tăng cường đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển sản phẩm để sản xuất ra những sản phẩm lọc dầu chất lượng
cao hơn. Điều này giúp công ty đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị
trường và tạo dựng được hình ảnh về chất lượng sản phẩm đáng tin cậy.
 Tăng cường quảng bá thương hiệu: Công ty có thể sử dụng các phương tiện
quảng cáo như trang web, mạng xã hội, tài liệu quảng cáo để giới thiệu về sản
phẩm và năng lực của mình đến khách hàng. Việc quảng bá thương hiệu đúng
cách sẽ giúp tăng cường sự nhận biết và uy tín của công ty.
 Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Công ty có thể tăng cường mối quan
hệ với các khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng bằng cách tạo điều kiện
22
để tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ
tốt giữa công ty và khách hàng sẽ giúp tạo dựng được hình ảnh về sự chuyên
nghiệp và đáng tin cậy của công ty.
 Tham gia các hoạt động xã hội: Công ty có thể tham gia các hoạt động xã hội
như các chương trình từ thiện, tài trợ các sự kiện văn hóa, thể thao để tạo dựng
được hình ảnh về công ty có trách nhiệm với cộng đồng. Việc tham gia các hoạt
động xã hội cũng giúp công ty thu hút được sự chú ý và tạo dựng được hình ảnh
tích cực trong mắt khách hàng.
 Tăng cường truyền thông: Công ty có thể tăng cường truyền thông về các hoạt
động của mình thông qua các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, radio.
Việc tăng cường truyền thông sẽ giúp công ty tạo dựng được hình ảnh về sự
chuyên nghiệp và đáng tin cậy của mình trong mắt công chúng.
3.3. Tài sản đảm bảo.
Để đảm bảo tài sản của công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn, có thể áp dụng
các giải pháp sau:
 Đa dạng hóa nguồn vốn: Công ty có thể đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách tìm
kiếm và thu hút các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn từ ngân
hàng, phát hành trái phiếu, huy động vốn từ nhà đầu tư, ... Điều này giúp giảm
thiểu rủi ro tài chính và tăng khả năng đảm bảo tài sản của công ty.
 Quản lý tài sản hiệu quả: Công ty nên áp dụng các phương pháp quản lý tài sản
hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và tăng giá trị tài sản. Việc đánh giá, kiểm soát và
quản lý các tài sản của công ty sẽ giúp tăng cường khả năng đảm bảo tài sản
trong tương lai.
 Bảo hiểm tài sản: Công ty nên mua bảo hiểm tài sản để đảm bảo tài sản của
mình được bảo vệ trước các rủi ro như cháy nổ, thất thoát, mất mát về tài sản.
Việc mua bảo hiểm tài sản sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng đảm bảo
tài sản của công ty.
 Tối ưu hóa quản lý nợ: Công ty cần tối ưu hóa quản lý nợ để giảm thiểu rủi ro
và tăng khả năng đảm bảo tài sản của mình. Việc đánh giá khách hàng, kiểm
soát tình trạng nợ và đàm phán giải quyết nợ sớm sẽ giúp công ty tối ưu hóa
quản lý nợ.
 Kiểm tra định kỳ: Công ty cần kiểm tra định kỳ tài sản của mình để đảm bảo
tính chính xác và đầy đủ của thông tin về tài sản. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp
phát hiện kịp thời các sai sót trong quản lý tài sản và đưa ra giải pháp kịp thời
để đảm bảo tài sản của công ty.
3.4. Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn.
Để hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn của công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình
Sơn, có thể áp dụng các giải pháp sau:
 Đánh giá năng lực tài chính của công ty: Nhà tài trợ vốn cần đánh giá năng lực
tài chính của công ty trước khi cung cấp vốn. Việc này giúp nhà tài trợ hiểu rõ

23
về tình hình tài chính của công ty, đảm bảo rằng công ty có khả năng trả lãi và
trả nợ đúng hạn.
 Xác định rủi ro tín dụng: Nhà tài trợ cần xác định rủi ro tín dụng để đưa ra các
giải pháp hạn chế rủi ro. Việc xác định rủi ro tín dụng giúp nhà tài trợ đánh giá
khả năng trả nợ của công ty và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tối ưu.
 Thiết lập các điều kiện cho vay vốn: Nhà tài trợ cần thiết lập các điều kiện cho
vay vốn để hạn chế rủi ro. Việc này bao gồm việc xác định mức độ vay vốn, lãi
suất, thời hạn trả nợ, tài sản đảm bảo,... Các điều kiện này giúp đảm bảo rằng
công ty có khả năng trả nợ đúng hạn và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
 Quản lý rủi ro: Nhà tài trợ cần quản lý rủi ro bằng cách đưa ra các giải pháp hạn
chế rủi ro và theo dõi tình hình tài chính của công ty định kỳ. Việc quản lý rủi
ro giúp nhà tài trợ đưa ra các giải pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo
tài chính của mình.
 Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nhà tài trợ cần đa dạng hóa danh mục đầu tư
bằng cách đầu tư vào nhiều công ty khác nhau để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp nhà tài trợ giảm thiểu rủi ro do một
công ty gặp khó khăn

24
KẾT LUẬN

Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp là một nguồn tài trợ quan trọng, là
nguồn vốn tốt để doanh nghiệp sử dụng vào các khoản đầu tư hay có thể dùng nó để
trả các khoản nợ khác đến hạn thanh toán. Nguồn tài trợ ngắn hạn có những lợi thế và
bất lợi nhất định vì vậy để có hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng, nhà quản trị
tài chính phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng và có kế hoạch tăng,
giảm các nguồn tài trợ hoặc lựa chọn nguồn tài trợ tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế như hiện nay, vốn kinh doanh là động
lực quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp có nguồn vốn ổn
định, và được sử dụng một cách hiệu quả thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận
cao. Quản trị nguồn tài trợ dài hạn nói riêng và quản trị tài chính nói chung là một hoạt
động không thể thiếu trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhà
quản trị tài chính có năng lực sẽ phải biết định hướng, phân tích các nhu cầu và khả
năng của doanh nghiệp cũng như thị trường từ đó đưa ra các chính sách tài chính hiệu
quả với một nguồn tài trợ phù hợp.
Vậy là thoáng chốc một năm học đã kết thúc, chúng em, tập thể nhóm 6 xin
được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô. Cảm ơn cô trong suốt thời gian vừa qua đã
luôn tâm huyết truyền đạt kiến thức quý báu của mình và sát cánh cùng chúng em
trong suốt quá trình học tập.
Tuy không còn bỡ ngỡ như lần đầu tiên cùng nhau làm thảo luận, nhưng hẳn
trong quá trình làm việc, chúng em chưa có sự hợp tác thực sự ăn ý, bên cạnh đó còn
có sự hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế. Vì vậy bài
làm chắc chắn còn có những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn trong lớp để bài thảo luận của nhóm được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với cô, chúc cô dồi dào sức khỏe và gặp nhiều thành công trong cuộc sống cũng như
sự nghiệp giảng dạy.

25

You might also like