You are on page 1of 56

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


---------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Môn học: Tài chính doanh nghiệp
Mã môn:
202241603144001

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Tập đoàn Hòa Phát

Nhóm thực hiện: 15


Danh sách nhóm : 1. Phạm Tiến Dũng(MSV:2021600973)
2. Lưu Thị Thu Hường(MSV:2021605709)
3. Đỗ Thị Ánh Tuyết(MSV:2021604719)
4. Ngô Thị Hải Yến(MSV:2021605721)
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hà Nội, 08/2023
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................5
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HÒA PHÁT GROUP.....................6
1. Giới thiệu chung.......................................................................................6
2. Sứ mệnh tầm nhìn....................................................................................6
3. Lịch sử hình thành....................................................................................7
4. Sơ đồ tổ chức..........................................................................................10
5. Cơ cấu tổ chức........................................................................................11
6. Thông tin thành lập................................................................................11
PHẦN II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÒA PHÁT GROUP........12
1. Tài sản dài hạn.......................................................................................12
1.1. Tài sản dài hạn là gì.........................................................................12
1.2. Cách phân loại tài sản cố định.........................................................13
1.3. Các loại tài sản cố định không phải trích khấu hao.........................15
1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.....................................................15
2. Tài sản ngắn hạn.....................................................................................25
2.1. Khái quát chung về TSNH...............................................................25
2.2. Nhận xét đánh giá các chỉ tiêu TSNH..............................................33
2.3. Đánh giá chung tình hình TSNH HPG............................................37
3. Xác định cơ cấu nguồn vốn cho các thời điểm đầu năm, cuối năm.......38
3.1. Thời điểm cuối năm 2019 và cuối năm 2020..................................38
3.2. Thời điểm cuối năm 2020 và cuối năm 2021..................................40
3.3. Thời điểm cuối năm 2020 và cuối năm 2021.................................42
4. Xác định nguồn tài trợ vốn.....................................................................43
4.1. Năm 2019:........................................................................................43
4.2. Năm 2020:........................................................................................44
4.3. Năm 2021:........................................................................................44
4.4. Năm 2022:........................................................................................44

2
5. Xác định các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
................................................................................................................45
5.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động.......................45
5.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính.............................47
5.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán.............................48
5.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời...........................49
PHẦN III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP CỦA HÒA PHÁT GROUP.................................................50
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty:.............50
1.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc lượng TSCDD
trong thời gian tới:......................................................................................50
1.2. Tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ:...................................................51
1.3. Quản lí chặt chẽ hơn các khoản trong Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang: 51
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty:...........51
2.1. Quản lí chặt chẽ các khoản phải thu................................................51
2.2. Quản lí chặt hơn nữa hàng tồn kho:.................................................52
3. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động
của công ty:.....................................................................................................52
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH.........................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................53
KẾT LUẬN........................................................................................................54

3
LỜI NÓI ĐẦU

Trong tình hình kinh tế hiện nay, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng
đóng một vai trò quan trọng và không thể bị bỏ qua. Khả năng quản lý tài chính
một cách hiệu quả không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp sự ổn định trong hoạt
động kinh doanh mà còn góp phần tạo nên sự bền vững của lợi nhuận và việc
tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Trong bối cảnh thế giới kinh doanh đang chịu
tác động của nhiều yếu tố biến đổi, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình tài
chính của các doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể thiếu, giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về khả năng chống chọi khó khăn, tiềm năng phát triển và chiến
lược kinh doanh mà từng doanh nghiệp đang áp dụng.

Bài báo cáo này tập trung vào việc nghiên cứu Tập đoàn Hòa Phát - một tập
đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Tập đoàn Hòa Phát không chỉ nổi tiếng
trong lĩnh vực sản xuất thép mà còn có mặt mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác
như bất động sản, năng lượng và khai thác quặng. Trong báo cáo này, chúng tôi
sẽ trình bày một cách chi tiết việc phân tích báo cáo tài chính của Tập đoàn Hòa
Phát trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu là đưa ra những nhận định
sâu hơn về tình hình tài chính, hiệu suất hoạt động và hướng phát triển của tập
đoàn này.

Chương đầu tiên của bài báo cáo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về Tập
đoàn Hòa Phát, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn và lịch sử hình thành của tập đoàn.
Chương tiếp theo sẽ đi sâu vào việc phân tích báo cáo tài chính của tập đoàn,
tập trung vào các khía cạnh như tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn và cơ cấu
nguồn vốn.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét và đề xuất về các biện pháp
quản trị tài chính mà Tập đoàn Hòa Phát có thể áp dụng. Các giải pháp này
nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tài chính doanh nghiệp
hoạt động một cách bền vững và hiệu quả.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và cung cấp thông tin từ các nguồn
dữ liệu và tài liệu liên quan để hoàn thành bài báo cáo này. Hy vọng rằng bài
báo cáo sẽ mang lại những kiến thức hữu ích và giá trị nghiên cứu cho tất cả
những ai quan tâm đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và đặc biệt là Tập đoàn
Hòa Phát.

4
DANH MỤC VIẾT TẮT

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSLĐ Tài sản lưu động

HPG Hòa Phát Group

LNST Lợi nhuận sau thuế

TSDH Tài sản dài hạn

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

CTCP Công ty Cổ phần

DN Doanh nghiệp

CP Cổ phần

MTV Một thành viên

BTC Bộ Tài chính

5
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HÒA PHÁT GROUP
1. GIỚI THIỆU CHUNG
“Đối với Hòa Phát, quan trọng là bền vững.”
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ
một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát
lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng,
điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
HPG.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng,
thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép
dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép
là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Với công suất 8.5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất
thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép; Top
5 về tôn mạ. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, Top 50 DN niêm yết hiệu quả nhất, Top 30 DN nộp ngân sách
Nhà nước lớn nhất Việt Nam, Top 3 DN có vốn điều lệ lớn nhất thị trường
chứng khoán, Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
với cộng đồng.
2. SỨ MỆNH TẦM NHÌN
- Tầm nhìn
Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó
Thép là lĩnh vực cốt lõi

6
- Sứ mệnh

Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được
sự tin yêu của khách hàng.
- Định vị
Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu

- Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều
này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn
và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các
bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc
biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu
dài, tin tưởng như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập
đoàn từ những ngày đầu thành lập.

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


Năm 1992, thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu
tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

Năm 1995, thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát.

Năm 1996, thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.

Năm 2000, thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép
Hòa Phát Hưng Yên.

Tháng 07/2001, thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
Tháng 09/2001, thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát.
Năm 2004, thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.

Tháng 1/2007, tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty
CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên.

7
Tháng 8/2007, thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai Khu
liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
Ngày 15/11/2007, niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Tháng 6/2009, Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành Công ty
thành viên Hòa Phát.
Tháng 6/2009, mua lại Công ty CP Năng lượng Hòa Phát.
Tháng 12/2009, Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn
1.
Tháng 1/2011, cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản
xuất và kinh doanh thép.
Tháng 1/2012, triển khai giai đoạn 2 Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh
Môn, Hải Dương.
Tháng 8/2012, Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân
chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước.
Tháng 10/2013, khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn
2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm.
Ngày 25/02/2015, tăng vốn điều lệ lên 4,886 tỷ đồng.
Ngày 9/3/2015, ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn
chăn nuôi Hòa Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng
Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp.
Tháng 2/2016, thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, quản lý,
chi phối hoạt động của tất cả các công ty trong nhóm nông nghiệp (gồm thức ăn
chăn nuôi, chăn nuôi).
Tháng 2/2016, hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát , nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm.
Tháng 4/2016, thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án
Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm.
8
Tháng 2/2017, thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu
Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu
tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển
mới của Tập đoàn Hòa Phát.
Ngày 26/04/2017, tăng vốn điều lệ lên 12,642,554,170,000 đồng.
Tháng 8/2017, ngày 20/8/2017 là mốc son vô cùng đặc biệt bởi Tập đoàn Hòa
Phát chính thức tròn 25 năm xây dựng và phát triển. Nhân dịp này, tập đoàn
cũng có nhiều hoạt động chào mừng như Hội diễn văn nghệ mang tên " Tài
năng tỏa sáng", các giải bóng đá, các cuộc thi ảnh...
Tháng 4/2018, Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị trường
dòng sản phẩm tôn mạ màu chất lượng cao.
Qúy III năm 2018, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát quyết định đầu tư xây
dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất ống thép cỡ lớn tại Nhà máy ở Hưng Yên.
Tháng 10/2018, lần đầu tiên, sản lượng tiêu thụ của Thép xây dựng đạt kỷ lục
250.000 tấn.
Tháng 9/2019, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên
Công ty thành Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát
Tháng 11/2019, Thép Hòa Phát lần đầu cán mốc 300.000 tấn trong tháng 11, thị
phần thép vượt 26%.
Tháng 11/2020, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán
nóng thương mại ra thị trường. Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát
Tháng 12/2020, Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời
các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Theo đó, 4
Tổng Công ty trực thuộc tập đoàn đã được thành lập, bao gồm: Tổng Công ty
Gang thép, Tổng Công ty Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng
Công ty Nông nghiệp.
Ngày 30/06/2021, tăng vốn điều lệ lên 44,729,227,060,000 đồng.

9
Tháng 9/2021, Tập đoàn quyết định thành lập thêm Tổng Công ty Điện máy gia
dụng Hòa Phát với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm điện máy - gia dụng.
Ngày 17/06/2022, tăng vốn điều lệ lên 58,147,857,000,000 đồng.
4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

10
11
5. CƠ CẤU TỔ CHỨC

27/02/2023

6. THÔNG TIN THÀNH LẬP


Loại hình công ty Công ty cổ phần

Giấy phép Kinh


0900189284
Doanh

Mã số thuế 0900189284

• Website http://www.hoaphat.com.vn

12
PHẦN II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÒA PHÁT
GROUP
1. TÀI SẢN DÀI HẠN
1.1. Tài sản dài hạn là gì
Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố
định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử
dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên...

Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài
sản cố định như sau:
1- Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
2- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố
định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên
quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh,
bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
3- Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp
thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định
tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại
thời điểm ký hợp đồng.
Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi
là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Tài sản cố định tương tự
Là tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh
và có giá trị tương đương.

13
Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định (Ảnh minh họa)

1.2. Cách phân loại tài sản cố định


Tài sản cố định được phân loại dựa theo tiêu chuẩn và cách nhận biết của từng
loại tài sản cố định. Cụ thể:

1.2.1. Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động
là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ
phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức
năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể
hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài
sản cố định:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30
triệu đồng trở lên.
Lưu ý:
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,
trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận
nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do
14
yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ
phận đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài
sản cố định hữu hình độc lập.
- Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc
vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu
hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
gia súc lớn).
- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng
thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.

1.2.2. Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định vô hình

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC mọi khoản chi phí thực tế mà
doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30
triệu đồng trở lên.
Nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô
hình.
Lưu ý:
- Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 03 tiêu chuẩn trên thì được
hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp mà không được trích khấu hao.
- Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố
định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 07 điều kiện
sau:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô
hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn
tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
15
Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển
khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài
sản cố định vô hình.
1.3. Các loại tài sản cố định không phải trích khấu hao
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung tại Thông tư
147/2016/TT-BTC, tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải
trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.
- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).
- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán
của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động
của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc
tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà
vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa
bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao
động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có
thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học.
- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất
hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
- Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư
45/2013/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị
hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình
thành tài sản.
1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tài
sản trong doanh nghiệp. Đối với TSCĐ, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tài
sản được sử dụng bao nhiêu vòng.
16
Doanh thu thuần (Net revenue): là phần doanh thu còn lại sau khi lấy doanh
thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, chiết
khấu,…).
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ TSCĐ được luân chuyển
hiệu quả. Còn nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản luân chuyển chậm.

1.4.1. Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA)


a) Định nghĩa
ROA (Return on Assets) có nghĩa là Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tức tỷ suất đo
lường lợi nhuận so với tổng tài sản sử dụng trong một công ty.
b) Mục đích sử dụng
Chỉ số ROA thường được sử dụng để so sánh hiệu suất sử dụng Tài sản cố định
của một doanh nghiệp giữa các giai đoạn khác nhau, hoặc so sánh 2 doanh
nghiệp có cùng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
ROA được xem là công cụ hiệu quả để kiểm tra việc chuyển đổi vốn đầu tư
thành lợi nhuận.
ROA còn được sử dụng để đo lường hiệu quả việc đầu tư tài sản, cũng như là
đánh giá năng lực quản lý TSCĐ của công ty
c) Công thức tính ROA

Doanh thu ròng (Net income): Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi
khấu trừ đi tất cả chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế, hay còn gọi là lợi nhuận
sau thuế.

17
Tổng tài sản bình quân: Trung bình cộng giá trị tài sản lúc đầu kỳ và lúc cuối
kỳ.
Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng
cao. Nếu chỉ số ROA lớn hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp có lãi và chỉ số ROA bé
hơn 0 tức là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Để tính chính xác chỉ số ROA đối với TSCĐ, bạn cần loại bỏ lợi nhuận từ các
hoạt động khác, chỉ tập trung vào hoạt động nào có sự tham gia trực tiếp của
TSCĐ.
d) Ý nghĩa chỉ số ROA
Chỉ số ROA giúp các cá nhân trong doanh nghiệp biết rằng họ có khả năng
kiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản mình đang quản lý và khai thác sử dụng.

1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

Việc đánh giá thiếu chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ chủ yếu đến từ việc quản
lý TSCĐ kém hiệu quả. Sự liên quan giữa việc đánh giá kém hiệu quả và quản
lý kiêm khai thác sử dụng thể hiện qua những yếu tố sau:
Quản lý không sát sao dẫn đến nhiều tài sản cố định bị lãng quên, không được
sử dụng đúng chức năng hoặc không được bảo trì theo định kỳ, gây lãng phí tài
nguyên và chi phí đầu tư.
Việc định danh tài sản không đồng nhất dữ liệu giữa các bộ phận quản lý (do
cách quản lý còn lỗi thời) dẫn đến mất mát, tham ô TSCĐ.
Dữ liệu về TSCĐ không thống nhất và thiếu chính xác dẫn đến xác định sai
nguyên giá và khấu hao TSCĐ, làm sai lệch giá trị TSCĐ
Việc phân loại tài sản theo chức năng sử dụng không chính xác và thống nhất
cũng dẫn đến việc đánh giá sai giá trị bình quân tài sản.
Các biểu hiện trên chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sai lệch về giá trị
bình quân của TSCĐ sử dụng cho kinh doanh sản xuất. Trong đó, nguyên nhân
trực tiếp của những dấu hiệu này chính là doanh nghiệp chưa có phương pháp
quản lý TSCĐ một cách khoa học và hiệu quả.

18
2022(VND) 2021(VND) 2020(VND)

Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220


89.820.810.782.676 84.081.562.709.945 74.764.176.191.827
+ 230 + 240 + 250 + 260)

Các khoản phải thu dài hạn 894.484.456.379 809.234.947.969 305.165.547.431

Các khoản phải thu dài hạn 101.693.561.714 118.401.369.280 96.007.238.800

Phải thu dài hạn khác 792.790.894.665 690.833.578.689 209.158.308.631

Tài sản cố định 70.832.915.657.865 69.280.841.784.004 65.561.657.180.137

Tài sản cố định hữu hình 70.199.153.681.536 68.744.125.939.109 65.307.819.877.543

Nguyên giá 98.976.369.133.844 91.026.106.008.677 82.616.601.097.978

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -28.777.215.452.308 -22.281.980.069.568 -17.308.781.220.435

Tài sản cố định vô hình 633.761.976.329 536.715.844.895 253.837.302.594

Nguyên giá 744.538.077.973 618.321.659.402 342.995.279.178

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -110.776.101.644 -81.605.814.507 -89.157.976.584

Bất động sản đầu tư 629.111.776.960 548.210.755.123 564.296.973.801

Nguyên giá 859.667.015.615 698.820.145.314 681.931.844.756

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -230.555.238.655 -150.609.390.191 -117.634.870.955

Tài sản dở dang dài hạn 13.363.274.912.355 9.698.699.397.713 6.247.213.506.994


Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
28.953.988.212 1.409.414.047.105 918.470.731.946
dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 13.334.320.924.143 8.289.285.350.608 5.328.742.775.048

Đầu tư tài chính dài hạn 700.000.000 6.715.955.617 171.085.206.311

Đầu tư vào các công ty liên kết 6.015.955.617 385.206.311

Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 700.000.000 700.000.000 700.000.000

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 4.100.323.979.117 3.737.859.869.519 170.000.000.000

Tài sản khác 3.929.243.956.403 3.171.382.188.206 1.914.757.777.153

Chi phí trả trước dài hạn 83.071.062.718 529.355.730.648 1.646.094.518.464

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 88.008.959.996 37.121.950.665 225.553.308.024

Lợi thế thương mại 170.335.521.637.132 178.236.422.358.249 43.109.950.665

1.4.3. Nhận xét đánh giá các chỉ tiêu TSDH

19

Bảng 1.1 Thống kê tài sản cố định của Hòa Phát Group 2020-2022
Tỷ trọng Chênh lệch tuyệt đối
TSDH
2022 2021 2020 2022/2021 2021/2020
Các khoản phải thu dài
1,00% 0,96% 0,41% 85.249.508.410 504.069.400.538
hạn
Các khoản phải thu dài
0,11% 0,14% 0,13% -16.707.807.566 22.394.130.480
hạn
Phải thu dài hạn khác 0,88% 0,82% 0,28% 101.957.315.976 481.675.270.058

Tài sản cố định 78,86% 82,40% 87,69% 1.552.073.873.861 3.719.184.603.867

Tài sản cố định hữu hình 78,15% 81,76% 87,35% 1.455.027.742.427 3.436.306.061.566

Nguyên giá 110,19% 108,26% 110,50% 7.950.263.125.167 8.409.504.910.699


Giá trị hao mòn luỹ kế
-32,04% -26,50% -23,15% -6.495.235.382.740 -4.973.198.849.133
(*)
Tài sản cố định vô hình 0,71% 0,64% 0,34% 97.046.131.434 282.878.542.301

Nguyên giá 0,83% 0,74% 0,46% 126.216.418.571 275.326.380.224


Giá trị hao mòn luỹ kế
-0,12% -0,10% -0,12% -29.170.287.137 7.552.162.077
(*)
Bất động sản đầu tư 0,70% 0,65% 0,75% 80.901.021.837 -16.086.218.678

Nguyên giá 0,96% 0,83% 0,91% 160.846.870.301 16.888.300.558


Giá trị hao mòn luỹ kế
-0,26% -0,18% -0,16% -79.945.848.464 -32.974.519.236
(*)
Tài sản dở dang dài hạn 14,88% 11,53% 8,36% 3.664.575.514.642 3.451.485.890.719
Chi phí sản xuất, kinh
0,03% 1,68% 1,23% -1.380.460.058.893 490.943.315.159
doanh dở dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 14,85% 9,86% 7,13% 5.045.035.573.535 2.960.542.575.560

Đầu tư tài chính dài hạn 0,00% 0,01% 0,23% -6.015.955.617 -164.369.250.694
Đầu tư vào các công ty
0,00% 0,01% 0,00% -6.015.955.617 5.630.749.306
liên kết
Đầu tư góp vốn vào đơn
0,00% 0,00% 0,00% 0 0
vị khác
Đầu tư nắm giữ đến ngày
4,57% 4,45% 0,23% 362.464.109.598 3.567.859.869.519
đáo hạn
Tài sản khác 4,37% 3,77% 2,56% 757.861.768.197 1.256.624.411.053

Chi phí trả trước dài hạn 0,09% 0,63% 2,20% -446.284.667.930 -1.116.738.787.816
Tài sản thuế thu nhập
0,10% 0,04% 0,30% 50.887.009.331 -188.431.357.359
hoãn lại
Lợi thế thương mại 189,64% 211,98% 0,06% -7.900.900.721.117 178.193.312.407.584
TSDH
Công thức: Tỷ trọng TSDH = Tổngtài sản

20
Tỷ trọng Chênh lệch tương đối
TSDH
2022 2021 2020 2022/2021 2021/2020

Các khoản phải thu dài hạn 1,00% 0,96% 0,41% 10,53% 165,18%

Các khoản phải thu dài hạn 0,11% 0,14% 0,13% -14,11% 23,33%

Phải thu dài hạn khác 0,88% 0,82% 0,28% 14,76% 230,29%

Tài sản cố định 78,86% 82,40% 87,69% 2,24% 5,67%

Tài sản cố định hữu hình 78,15% 81,76% 87,35% 2,12% 5,26%

Nguyên giá 110,19% 108,26% 110,50% 8,73% 10,18%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -32,04% -26,50% -23,15% 29,15% 28,73%

Tài sản cố định vô hình 0,71% 0,64% 0,34% 18,08% 111,44%

Nguyên giá 0,83% 0,74% 0,46% 20,41% 80,27%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0,12% -0,10% -0,12% 35,75% -8,47%

Bất động sản đầu tư 0,70% 0,65% 0,75% 14,76% -2,85%

Nguyên giá 0,96% 0,83% 0,91% 23,02% 2,48%

Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -0,26% -0,18% -0,16% 53,08% 28,03%

Tài sản dở dang dài hạn 14,88% 11,53% 8,36% 37,78% 55,25%
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
0,03% 1,68% 1,23% -97,95% 53,45%
dang dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang 14,85% 9,86% 7,13% 60,86% 55,56%

Đầu tư tài chính dài hạn 0,00% 0,01% 0,23% -89,58% -96,07%

Đầu tư vào các công ty liên kết 0,00% 0,01% 0,00% -100,00% 1461,75%

Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
4,57% 4,45% 0,23% 9,70% 2098,74%
hạn
Tài sản khác 4,37% 3,77% 2,56% 23,90% 65,63%

Chi phí trả trước dài hạn 0,09% 0,63% 2,20% -84,31% -67,84%

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0,10% 0,04% 0,30% 137,08% -83,54%

Lợi thế thương mại 189,64% 211,98% 0,06% -4,43% 413346,13%

21
Hình 1.4.3.1 Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2020

Tổng tài sản của Tập đoàn tăng gần 30% so với 2019. Trong đó, tài sản dài hạn
vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 3.425 tỷ đồng, đạt mức 74.764 tỷ đồng. Quá
trình đầu tư vào tài sản cố định vẫn được Tập đoàn ghi nhận bổ sung tài sản khi
các dự án lớn hoàn thành. Tính đến cuối năm 2020, cơ cấu tài sản tiến dần về
thế cân bằng. Tài sản ngắn hạn chiếm 43%, tài sản dài hạn chiếm 57%. Quy mô
tổng tài sản tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm, tính từ 2017, mốc thời gian bắt đầu đầu

22
tư xây dựng Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Dung Quất. Đây vẫn là
cơ cấu tài sản phù hợp và điển hình của ngành sản xuất công nghiệp.
Tài sản dài hạn tăng nhẹ do chỉ còn một số phần hạng mục tài sản được ghi
nhận trong năm. Cụ thể, tại ngày 31/12/2020, tài sản dài hạn đạt 74.764 tỷ đồng,
tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài
sản dở dang dài hạn chiếm 97%.

Hình 1.4.3.2. Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2021

Tổng tài sản của Tập đoàn tăng mạnh trong năm 2021, tăng gần 36% so với
2020. Trong đó, tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 9.318 tỷ
đồng, đạt mức 84.082 tỷ đồng, qua đó thấy được quá trình đầu tư vào tài sản cố
23
định vẫn được Tập đoàn ghi nhận bổ sung tài sản khi các dự án lớn hoàn thành.
Tính đến cuối năm 2021, cơ cấu tài sản chuyển dần ở thế cân bằng, tài sản ngắn
hạn chiếm 53%, tài sản dài hạn chiếm 47%. Quy mô tổng tài sản tăng gấp ba chỉ
sau 4 năm (từ năm 2017, mốc thời gian bắt đầu đầu tư xây dựng Dự án Khu liên

hợp gang thép Hòa Phát tại Dung Quất). Đây vẫn là cơ cấu tài sản phù hợp và
điển hình của ngành sản xuất công nghiệp.

Tài sản dài hạn tăng do các hạng mục tài sản được ghi nhận trong năm, giá trị
lớn là hạng mục lò cao số 4 của KLH Gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào
hoạt động. Tài sản dài hạn tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, tại việc quản trị
hàng tồn kho của Tập đoàn luôn được theo dõi, giám sát và hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh sự tăng mạnh của hàng tồn kho, tiền và các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn cũng tăng, cho thấy sự đảm bảo khả năng tài chính tốt để thực hiện
các dự án lớn trong năm tiếp theo. 31/12/2021, tài sản dài hạn đạt 84.082 tỷ
đồng. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm
95%.

24
Tổng tài sản của Tập đoàn trong năm 2022 giảm 4% so với 2021. Trong đó, tài
sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 5.739 tỷ đồng, đạt mức 89.821 tỷ
đồng, qua đó thấy được quá trình đầu tư vào tài sản cố định vẫn được Tập đoàn
ghi nhận bổ sung tài sản đối với các dự án lớn như Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Dung Quất 2, Nhà máy sản xuất container và Nhà máy điện máy gia dụng.

Hình 1.4.3.3. . Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2022

Trên đây là thống kê tài sản dài hạn của tập đoàn Hòa Phát năm 2022.
25
Tài sản dài hạn tăng do các hạng mục tài sản được ghi nhận trong năm, giá trị
lớn là hạng mục dây chuyền chính nhà máy luyện thép của KLH Gang thép Hòa
Phát Dung Quất đi vào hoạt động từ quý I/2022. Bên cạnh đó, phần tăng của
xây dựng cơ bản dở dang đối với các dự án lớn như Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Dung Quất 2, Nhà máy sản xuất container và điện máy gia dụng tăng 61%
so với 31/12/2021 góp phần đẩy giá trị tài sản dài hạn tăng mạnh. Tại
31/12/2022, tài sản dài hạn đạt 89.821 tỷ đồng, tăng 6,83% so với cùng kỳ năm
trước. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm
94% tổng tài sản dài hạn của Tập đoàn.
2. TÀI SẢN NGẮN HẠN
2.1. Khái quát chung về TSNH

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh
doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị chủ sở hữu. Để tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố là: đối tượng lao động, tư
liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các
yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hóa lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối
tượng lao động (nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào
một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản
phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là
tài sản ngắn hạn (TSNH).

26
Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn thường xuyên
chiếm tỷ trọng 25% – 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý tài sản
ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty.

Ở Việt Nam hiện nay, theo hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực số 21 về “trình
bày báo cáo tài chính”, tài sản ngắn hạn (hay TSLĐ) là những tài sản thỏa mãn một
trong các điều kiện sau: Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu
kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; được nắm giữ chủ yếu cho mục đích
thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong
vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán; là tiền hoặc tài sản tương đương tiền
mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào…

Như vậy, TSNH hay còn gọi là tài sản lưu động được hiểu là những tài sản thường
xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, là biểu hiện bằng tiền giá trị
những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân
chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSNH của doanh nghiệp
có thể tồn tại dưới hình thức tiền tệ, các khoản nợ phải thu ngắn hạn và dự trữ tồn
kho.

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá trị tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ
trọng lớn. Do vậy việc quản lý và sử dụng hợp lí tài sản ngắn hạn là vô cùng quan
trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp cần phân bổ cụ thể rõ ràng số lượng,
giá trị mỗi tài sản ngắn hạn như thế nào cho hợp lý vừa để tiết kiệm cũng như đạt hiệu
quả sử dụng cao.

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là vận động không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu
hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ
một lần vào giá trị hàng hóa khi kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất
của doanh nghiệp và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hóa,
dịch vụ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tài sản ngắn hạn được phân bổ đều ở
tất cả các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên
tục tránh lãng phí và không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả
năng sinh lời của tài sản. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên nó dễ dàng
đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn còn là một bộ
phận của vốn sản xuất nên luân chuyển không ngừng trong một giai đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn theo một vòng tuần hoàn từ hình thái này
sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn được thu hồi sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

27
2.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn

Việc quản lý và sử dụng TSNH muốn tiến hành một cách khoa học và hiệu quả đòi
hỏi nhà quản lý phải nắm được thành phần và kết cấu của TSNH, từ đó có các biện
pháp điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản ngắn hạn khác nhau. Tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền mặt và các khoản tương
đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng
tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác.

Người ta sử dụng các tiêu thức khác nhau để phân loại TSNH tùy thuộc vào mục đích
của nhà quản lý. Có hai tiêu thức phân loại chủ yếu thường được sử dụng: phân loại
theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn và phân loại theo khoản mục trên bảng
cân đối kế toán.

a) Phân loại tài sản ngắn hạn theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá
trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản ngắn hạn sản xuất và tài
sản ngắn hạn lưu thông luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá
trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản ngắn hạn sản xuất
và tài sản ngắn hạn lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu
tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp. Như vậy, căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn,
tài sản ngắn hạn được chia thành TSNH dự trữ, TSNH sản xuất và TSNH lưu thông.

Tài sản ngắn hạn dự trữ: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ của
doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên nhiên vật
liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán.

Tài sản ngắn hạn sản xuất: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất của
doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí khác phục vụ cho
quá trình sản xuất…

Tài sản ngắn hạn lưu thông: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông
của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản nợ phải thu
của khách hàng.

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn để đưa ra biện pháp quản lý
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách cao nhất.

28
b) Phân loại tài sản ngắn hạn theo khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu
quả thì cần phải phân loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp theo các tiêu chí khác
nhau Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển, tiền trong thẻ tín dụng và trong tài khoản ATM, tiền còn dưới
dạng séc các loại.

Tiền là một loại tài sản có tính thanh khoản cao. Loại tài sản này dễ chuyển đổi thành
các tài sản khác. Bởi vậy, nó cho phép doanh nghiệp duy trì khả năng chi trả và phòng
tránh rủi ro thanh toán.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được
thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán
(trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu...) có thời hạn thu hồi vốn không quá một năm tài chính
hoặc một chu kỳ kinh doanh. Trong đầu tư ngắn hạn, việc đầu tư vào các chứng khoán
có tính lỏng cao là hết sức quan trọng. Các chứng khoán này giữ vai trò như một
“bước đệm” cho tiền mặt. Vì nếu số dư tiền mặt lớn, doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng thành tiền một cách dễ
dàng, ít tốn kém. Trong quản lý tài chính, các chứng khoán có tính lỏng cao được sử
dụng để duy trì tiền mặt ở mức mong muốn.

Các khoản phải thu: đó là một phần của tài sản ngắn hạn có tầm quan trọng đối với
doanh nghiệp. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên phát sinh các khoản tín dụng
thương mại. Các khoản phải thu gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,
các khoản thế chấp, cầm cố ký quỹ, ký cược... Khoản phải thu giữ một vai trò quan
trọng bởi nếu các nhà quản lý không cân đối giữa các khoản thu thì doanh nghiệp sẽ
gặp phải những khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy, việc
tính lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và tương đối ổn định. Khoản chi dự
phòng này là một bộ phận trong khoản phải thu và là một phần tài sản lưu động của
doanh nghiệp.

Hàng tồn kho: có ba loại gồm nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản
xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.

Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để
cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sản phẩm khó
bảo quản có thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất
kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tục được nữa đồng thời
với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất.

29
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây
chuyền sản xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được chia
thành nhiều công đoạn, giữa các công đoạn này bao giờ cũng tồn tại những bán thành
phẩm. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây
chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn thì tồn kho trong quá trình sản
xuất sẽ càng lớn. Khi tiến hành sản xuất xong hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tiêu
thụ hết sản phẩm. Thứ nhất, do có “độ trễ” nhất định giữa các khâu sản xuất và tiêu
dùng, thứ hai, phải đảm bảo đủ lô hàng khi giao cho khách hàng. Những doanh nghiệp
sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn
kho sản phẩm sẽ lớn. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải
duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp
mà mức dự trữ an toàn khác nhau.

Tài sản ngắn hạn khác

Đây là những bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp không thuộc các nhóm trên,
bao gồm: tạm ứng, các khoản chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu
chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn...

Phân loại tài sản ngắn hạn theo khoản mục trên bảng cân đối kế toán cho phép doanh
nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.

2.1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả sử
dụng TSNH có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhiều năm trở lại đây cho thấy TSNH
được các doanh nghiệp sử dụng còn tùy tiện, kém hiệu quả. Do đó, việc sử dụng hiệu
quả TSNH hiện nay luôn là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.

a) Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn


Hiệu quả là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của
chủ thể và chi phí mà chủ thể đó bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như
vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với
chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng
thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay đều phải
quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển.

30
Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định trong quá trình sản
xuất kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hóa lợi
nhuận, tối đa hóa doanh thu…, các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm
nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải có nhiều cố gắng và có những chiến lược, sách lược hợp lý từ sản
xuất cho đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng. Và vấn đề chung mà các
doanh nghiệp đều phải quan tâm chú trọng đến là hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
trong doanh nghiệp.

Với mỗi doanh nghiệp có một sự cân đối riêng về tài sản riêng, mỗi loại tài sản cũng
phải khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến hay công nghiệp nặng
thì tài sản cố định chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị tài sản, ngược lại với các
doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, sản xuất thì tài sản ngắn hạn lại chiếm đa số. Đối
với các doanh nghiệp thương mại, sản xuất thì tài sản ngắn hạn đóng vai trò hết sức
quan trọng, các nhà quản lý luôn phải cân nhắc làm sao sử dụng các loại tài sản ngắn
hạn một cách hiệu quả. Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được
càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực
khai thác và sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng với chi phí tối thiểu trong
một khoảng thời gian nhất định.

b) Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tài
sản nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có tài sản sẽ không có bất kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh nào. Song việc sử dụng tài sản như thế nào cho hiệu quả cao
mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Với ý
nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và
TSNH nói riêng là một nội dung rất quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh
nghiệp. Quan điểm về tính hiệu quả của việc sử dụng TSNH phải được hiểu trên hai
khía cạnh:

Một là, với số tài sản hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất
lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hai là, đầu tư thêm tài sản một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng
doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng
tài sản.
31
Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử
dụng tài sản nói chung và TSNH nói riêng.

Để đạt được lợi ích kinh doanh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách
hợp lý, hiệu quả từng đồng TSNH nhằm làm cho TSNH được thu hồi sau mỗi chu kỳ
sản xuất. Việc tăng tốc độ luân chuyển TSNH cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển
của vốn, qua đó vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số TSNH cần thiết
mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí
sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.

Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi
nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó vấn đề quan trọng đặt ra tối thiểu
cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn TSNH. Do đặc điểm TSNH lưu chuyển
toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái TSNH thường xuyên biến đổi vì
vậy vấn đề bảo toàn TSNH chỉ xét trên mặt giá trị. Bảo toàn TSNH thực chất là đảm
bảo số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hóa tương đương với đầu kỳ
khi giá cả hàng hóa tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và
TSNH định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH còn giúp cho doanh
nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ thuật
được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghiệp hiện đại sẽ tạo ra khả năng
rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức 7
cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, khi khai thác được các tài sản, sử
dụng tốt TSNH, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả TSNH trong hoạt động sản
xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay.

Từ những lý do trên cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và
sử dụng TSNH trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho
sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế.

c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác động
khác nhau.Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần
xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.

a. Vòng quay TSNH (Số lần luân chuyển TSNH)

32
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSNH thực
hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là
tốc độ luân chuyển TSNH càng cao, nó phản ánh trình độ tổ chức TSNH càng tốt,
hiệu suất sử dụng TSNH càng lớn.

b. Kỳ luân chuyển TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện được một lần
luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của TSNH. Kỳ luân chuyển càng
ngắn chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH càng
cao

c. Tỷ suất sinh lời

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử
dụng TSNH của doanh nghiệp. Hệ số ngày càng lớn cho thấy việc sử dụng TSNH
càng có hiệu quả và ngược lại.

d. Hàm lượng TSNH (Hệ số đảm nhiệm của TSNH)

Chỉ tiêu này phản ánh số TSNH cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong
kỳ. Hệ số đảm nhiệm TSNH càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao
bấy nhiêu.

e. Mức tiết kiệm TSNH

or
Chỉ tiêu này phản ánh số TSNH có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển
TSNH ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.
f. Tỷ trọng TSNH

33
Đây là tỷ số đánh giá mức độ đầu tư vào TSNH trong tổng tài sản của doanh nghiệp,
từ đây có thể thấy được hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng TSNH lớn hay bé từ đó
so sánh với hiệu suất sử dụng TSNH để có cái nhìn khách quan nhất.
2.2. Nhận xét đánh giá các chỉ tiêu TSNH

2.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Tập đoàn Hòa Phát

Tài sản ngắn hạn của HPG có xu hướng giảm trong 2020 – 2022. Cụ thể: Tài sản ngắn
hạn năm 2020 là 56.747.258.197.010 đồng, năm 2021 là 94.154.859.648.304 đồng
(tăng 37.407.601.451.294 đồng). Điều này cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô
TSNH của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mở rộng kinh doanh theo kế hoạch của
công ty. Sang năm 2022, tài sản ngắn hạn là 80.514.710.854.456 đồng (giảm
13.640.148.793.848 đồng so với năm trước đó). Quy mô tài sản ngắn hạn của HPG
giảm đáng kể, việc giảm quy mô TSNH sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá
trình thi công công trình cho đối tác, tuy nhiên việc quản lý tài sản sẽ dễ dàng hơn.
Tỷ trọng TSNH

34
Đây là tỷ số đánh giá mức độ đầu tư vào TSNH trong tổng tài sản của doanh nghiệp,
từ đây có thể thấy được hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng TSNH lớn hay bé từ đó
so sánh với hiệu suất sử dụng TSNH để có cái nhìn khách quan nhất.

Trong TSNH của Hòa Phát Group, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng tương đối, năm 2020
vốn bằng tiền của HPG chiếm 13.696.099.298.228 đồng đến năm 2021 tăng thêm
thành 22.471.375.562.130 đồng nhưng lại giảm trong năm 2022 đạt giá trị
8.324.588.920.227 đồng. Như vậy giá trị tài sản bằng tiền của Công ty đã tăng nhanh
từ 2020 đến 2021 nhưng giảm mạnh sau 2021 với tốc độ nhanh. Tuy nhiên tỷ trọng
của lượng tiền của công ty tương đối cao, đạt 24,14% trong năm 2020 (năm cao nhất
trong 3 năm) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công ty trong kinh
doanh, đặc biệt là khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh của Công ty.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Cụ thể: Năm 2022 là 26.268.246.676.354 chiếm 32,63% (cao nhất trong 3 năm 2020 –
2022). Từ 2020, đầu tư chiếm 14,32% bắt đầu tăng mạnh và đến 2022 là 32,63%.
Điều này cho thấy, HPG bắt đầu chú trọng tình hình đàu tư tài chính tài sản ngắn hạn
mấy năm gần đây.

35
Trong tài sản ngắn hạn của HPG, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương
đối cao trong trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu và tình
hình các khoản phải thu cho phép ta đưa ra một số nhận xét về chích sách tín dụng
thương mại và thu hồi công nợ của doanh nghệp. Nhìn vào bảng trên, ta thấy khoản
phải thu ngắn hạn chiếm 12,29% năm 2022. Nguyên nhân là do HPG trả chậm khoản
nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sang những năm sau thì tỷ lệ này giảm tương đối,
HPG đang được dần sự tín nhiệm của khách hàng.

Năm 2020, hàng tồn kho của doanh nghiệp là 26.286.822.229.202 đồng chiếm 46,32%
cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Sang năm 2021, hàng tồn kho đạt
42.134.493.932.210 đồng, tăng nhiều so với năm trước đó. Năm 2022, thì hàng tồn
kho giảm xuống còn 34.491.111.096.123 đồng. Số lượng hàng tồn kho giảm đáng kể
cho thấy doanh nghiệp đã xử lí được nhiều vấn đề trước đó, sản phẩm dở dang giảm
kéo theo hàng tồn kho giảm.

Năm 2020, tài sản ngắn hạn khác của HPG là 2.512.553.533.909 đồng chiếm 4,43%
tổng TSNH của doanh nghiệp. Năm 2021 tăng lên là 3.650.156.741.241 đồng, nguyên
nhân là do doanh nghiệp có khoản thuế GTGT được khấu trừ tăng khến cho tài sản
ngắn hạn khác của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Đến năm 2022 thì khoản thuế
GTGT được khấu trừ giảm làm cho tài sản ngắn hạn giảm xuống còn
1.537.894.659.443 đồng chiếm 1,91%.

2.2.2. Vòng quay TSNH

Đánh giá hiệu quả sử


2020 2021 2022 2022/2021 2021/2020
dụng TSNH
Vòng quay TSNH 2,07 1,98 1,62 -0,36 -0,08

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSNH thực
hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là
tốc độ luân chuyển TSNH càng cao, nó phản ánh trình độ tổ chức TSNH càng tốt,
hiệu suất sử dụng TSNH càng lớn.

Công ty Hòa Phát có số vòng quay TSNH giảm dần qua các năm, năm 2020 vòng
quay là 2,07 sau đó giảm còn 1,98 năm 2021 và chỉ còn 1,62 ở năm 2022. Sự chênh

36
lệch giữa các năm đều âm. Cho thấy tài sản ngắn hạn được sử dụng chưa hiệu quả và
là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có những TSNH bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt
động thấp. Tốc độ luân chuyển TSNH ngày càng chậm, cho thấy trình độ tổ chức
TSNH của HPG chưa tốt, hiệu suất sử dụng TSNH ít.

2.2.3. Kỳ luân chuyển TSNH

Đánh giá hiệu quả sử


2020 2021 2022 2022/2021 2021/2020
dụng TSNH
Kỳ luân chuyển TSNH 176,56 183,99 225,43 41,43 7,43

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để TSNH thực hiện được một lần
luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của TSNH. Kỳ luân chuyển càng
ngắn chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH càng
cao.
Kỳ luân chuyển TSNH năm 2020 là 176,56 nghĩa là 1 lần luân chuyển thì cần bình
quân 176,56 ngày. Năm 2021 tăng lên là 183,99 tương ứng tăng 7,43 so với năm trước
đó. Đến 2022 thì tăng mạnh lên là 225,43 tương ứng tăng 41,43 so với năm 2021 và
tăng 48,87 so với 2020. Kỳ luân chuyển ngày càng dài chứng tỏ tốc độ luân chuyển
ngày càng chậm, hiệu suất sử dụng ngày càng thấp.

2.2.4. Tỷ suất sinh lời

Đánh giá hiệu quả sử 2022/202


2020 2021 2022 2021/2020
dụng TSNH 1
Tỷ suất sinh lời 30,98% 45,75% 9,67% -36,08% 14,77%

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử
dụng TSNH của doanh nghiệp.
Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động đầu tư vào các tài sản
ngắm hạn. Năm 2020 tỷ suất này là 30,98%, năm 2021 là 45,75% và năm 2022 là
9,67%. Từ đây có thể thấy trong các năm 2020 – 2022 hiệu suất này đang giảm đi, đặc
biệt là năm 2022 chỉ còn 9,67% có nghĩa là cứ 100 đồng đàu tư và TSNH thì mới đem
về 9,67 đồng lợi nhuận ròng thấp hơn so với 45,75 đồng của năm 2021 và 30,98 đồng
của năm 2020. Chứng tỏ rằng, hiện nay HPG tuy có được các chỉ số đánh giá tốt về
quản lý TSNH nhưng lại chưa đạt được hiệu quả cao trong việc đem lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Nguyên nhân này là do trong năm 2022, HPG đã để phát sinh quá nhiều
chi phí không cần thiết đực biệt là các chi phí trong sản xuất kinh doanh nên đã làm

37
giá vốn hàng bán tăng cao hơn so với doanh thu thuần từ đó ảnh hưởng đên lợi nhuận
ròng của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thì ban lãnh đạo cần phải kiểm
soát tốt hơn các chi phí trong kinh doanh nhờ có như vậy thì mới có thể giúp HPG
nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả của việc khai
thác TSNH.

2.2.5. Hàm lượng TSNH

Đánh giá hiệu quả sử 2022/202


2020 2021 2022 2021/2020
dụng TSNH 1
Hàm lượng TSNH 48,37% 50,41% 61,76% 11,35% 2,04%

Chỉ tiêu này phản ánh số TSNH cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong
kỳ. Hệ số đảm nhiệm TSNH càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao
bấy nhiêu.
Năm 2020 hàm lượng TSNH chiếm 48,37%, năm 2021 là 50,41% và năm 2022 là
61,76%. Hàm lượng TSNH tăng dần qua các năm, năm 2021 tăng 11,35% so với năm
2020, năm 2022 tăng 2,04% so với năm 2021. Năm 2022 có hàm lượng TSNH cao
nhất là 61,76% nghĩa là cần 61,76 TSNH để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong
kỳ. Từ đó có thể thấy hệ số của năm 2020 thấp nhất trong 3 năm và có hiệu quả sử
dụng TSNH cao nhất so với 2 năm còn lại. Và 2022 có hiệu quả sử dụng TSNH thấp
nhất trong 3 năm.

2.3. Đánh giá chung tình hình TSNH HPG


Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản trị TSNH tại HPG, ta thấy tình
hình quản trị TSNH có một số ưu nhược điểm sau:

2.3.1. Ưu điểm

TSNH là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tài sản của công ty. Để sử dụng
TSNH có hiệu quả, tức là sử dụng vừa tiết kiệm lại vừa chính xác, kịp thời thì công
tác quản trị TSNH tại công ty rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của vấn
đề, HPG luôn tìm mọi cách để quản lý và sử dụng TSNH sao cho tốt và hiệu quả nhất.
Trong những năm 2020 – 2022 HPG đã đạt được một số kết quả trong công tác quản
trị TSNH như sau:
Thứ nhất, Về quản trị TSNH: Công ty đang mở rộng quy mô TSNH của doanh nghiệp
phục vụ cho quá trình mở rộng kinh doanh theo kế hoạch của công ty. Quy mô tài sản
ngắn hạn của HPG giảm đáng kể, việc giảm quy mô TSNH sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong quá trình thi công công trình cho đối tác, tuy nhiên việc quản lý tài
sản sẽ dễ dàng hơn.

38
Thứ hai, Về khả năng thanh toán của công ty bằng TSNH: Do Công ty đã dự trữ một
lượng tiền mặt có giá trị lớn tại quỹ và tại ngân hàng tuy nhiên là chưa đủ đối với các
khoản nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự là tốt. Công ty
đã thiết lập, mở rộng mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng. Tất cả những điều này
giúp công ty từng bước mở rộng được thị trường của mình, tìm thêm cho mình những
khách hàng mới thiết lập mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Trong quan hệ giao dịch với
hạn hàng trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài và uy tín đã giúp Hòa Phát có được
uy tín thương mại từ phía bạn hàng. Các khách hàng trung thành với công ty ngày
càng nhiều điều đó củng cố vị thế của công ty trong ngành.
Thứ ba, Công ty được sự quan tâm giúp đỡ của các chủ sở hữu trong việc cung cấp
nguồn vốn, cũng như sự chỉ đạo chặt chẽ trong công tác quản lý TSNH từ đó đã giúp
cho công ty không ngừng lớn mạnh.

2.3.2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm thì HPG vẫn còn một số nhược điểm mà công ty cần tìm cách
khắc phục:
Thứ nhất, Về hiệu quả sử dụng TSNH của HPG chưa thực sự là quá tốt, tuy rằng hiệu
suất sử dụng TSNH đang tăng dần lên theo từng năm nhưng mức tăng này lại không
liên mạch cũng như hiệu suất chưa cao. Trong những năm tới, Công ty cần phải đấy
nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng trong khâu tiêu thụ
nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng TSNH.
Thứ hai, Hàng tồn kho của HPG chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng TSNH và ngày
càng tăng lên qua các năm. Điều này sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị ứ đọng
trong kho. Tình trạng này ngày càng cao như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho công ty
trong công tác thanh toán của mình.
3. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CHO CÁC THỜI ĐIỂM ĐẦU
NĂM, CUỐI NĂM

39
3.1. Thời điểm cuối năm 2019 và cuối năm 2020

Hình 2.3.2.4: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm 2019 và cuối năm
2020

Dựa vào bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại hai thời điểm,
cuối năm 2019 và cuối năm 2020, chúng ta có thể phân tích và xác định cơ cấu
nguồn vốn như sau:

3.1.1. Nợ phải trả:

Tổng nợ phải trả tăng từ 53,989,393,956,205 đến 72,291,648,082,726, tương


đương tăng 34%.
Tuy cơ cấu nguồn vốn tăng từ 53.05% lên 54.97%, nhưng chênh lệch này không
quá lớn (+1.92%).
a) Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 26,984,198,187,977 lên 51,975,217,447,498, tương
đương tăng 92%.
Các khoản chi tiết trong nợ ngắn hạn có sự biến đổi:
 Phải trả cho người bán ngắn hạn tăng từ 7,507,198,913,115 lên
10,915,752,723,952.
 Người mua trả tiền trước tăng mạnh.

40
 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng mạnh.
b) Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn giảm từ 27,005,195,768,228 xuống 20,316,430,635,228, tương
đương giảm 25%.
Phải trả cho người bán dài hạn giảm mạnh.

3.1.2. Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu tăng từ 47,786,636,143,695 lên 59,219,786,306,111, tương


đương tăng 24%.
Cơ cấu nguồn vốn của vốn chủ sở hữu giảm từ 46.95% xuống 45.03%.(1.92%)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng từ 15,876,913,750,948 lên
21,792,442,633,285, tương đương tăng 37.26%.
Kết luận:
Tổng cộng nguồn vốn tăng mạnh, đặc biệt là do tăng nợ phải trả và tăng vốn
chủ sở hữu.
Cơ cấu nguồn vốn chịu sự biến đổi, với sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn và sự
giảm của nợ dài hạn. Điều này có thể chỉ ra một chiến lược của doanh nghiệp
trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tài
chính.
Vốn chủ sở hữu tăng, tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của vốn chủ sở hữu giảm do
sự tăng nhanh hơn của nợ ngắn hạn.
Sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cùng với các yếu tố khác
đã góp phần đáng kể vào tăng vốn chủ sở hữu.
Trong tổng cộng, có sự tăng trưởng mạnh của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian này, với cơ cấu nguồn vốn phản ánh sự thay đổi trong chiến lược tài chính
của doanh nghiệp.

41
3.2. Thời điểm cuối năm 2020 và cuối năm 2021

Hình 3.1.2.5: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm 2020 và cuối năm
Dựa vào bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn 2021
của doanh nghiệp tại hai thời điểm,
cuối năm 2020 và cuối năm 2021, ta có thể phân tích và xác định cơ cấu nguồn
vốn như sau:

3.2.1. Nợ phải trả:

Tổng nợ phải trả tăng từ 72,291,648,082,726 đến 87,455,796,846,810, tương


đương tăng 21%. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn bị thay đổi, giảm từ 54.97%
xuống 49.07%.
a) Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn tăng từ 51,975,217,447,498 đến 73,459,315,876,441, tương đương
tăng 41.21%.
Các khoản chi tiết trong nợ ngắn hạn cũng có sự biến đổi:
- Phải trả cho người bán ngắn hạn tăng mạnh từ 10,915,752,723,952 lên
23,729,142,569,420.
- Người mua trả tiền trước giảm đáng kể.
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng tăng.
b) Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn giảm từ 20,316,430,635,228 xuống 13,996,480,970,369, tương
đương giảm 7.60%.

42
Trong đó, phải trả cho người bán dài hạn giảm mạnh.

3.2.2. Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu tăng từ 59,219,786,306,111 đến 90,780,625,511,439, tương


đương tăng 50.93%. Cơ cấu nguồn vốn của vốn chủ sở hữu cũng tăng từ
45.03% lên 50.93%.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh từ 21,792,442,633,285 lên
41,763,425,970,912, tương đương tăng 91.64%. Cơ cấu nguồn vốn của Lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối tăng từ 16.57% lên 23.43%.
Kết luận:
Tổng cộng nguồn vốn tăng mạnh, đặc biệt là do tăng nợ phải trả và tăng vốn
chủ sở hữu. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn thay đổi, với cả sự giảm nợ dài hạn và
tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Nợ ngắn hạn tăng do tăng mạnh nợ người mua trả tiền trước và phải trả cho
người bán ngắn hạn.
Nợ dài hạn giảm do giảm mạnh nợ phải trả cho người bán dài hạn.
Vốn chủ sở hữu tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng của tổng cộng nguồn vốn.
Tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và tăng vốn cổ phần đều đóng góp vào
tăng vốn chủ sở hữu.
Tổng cộng, doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn trong khoảng
thời gian này, và cơ cấu nguồn vốn cũng có sự điều chỉnh đáng kể.

43
3.3. Thời điểm cuối năm 2020 và cuối năm 2021

Hình 3.2.2.6: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm 2021 và cuối
năm 2022
Dựa vào bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại hai thời điểm,
cuối năm 2021 và cuối năm 2022, chúng ta có thể phân tích và xác định cơ cấu
nguồn vốn như sau:

3.3.1. Nợ phải trả:

Tổng nợ phải trả giảm từ 87,455,796,846,810 xuống 74,222,582,021,349, tương


đương giảm 15.15%.
Cơ cấu nguồn vốn giảm từ 49.07% xuống 43.57%, đại diện cho mức giảm
5.49%.
a) Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn giảm từ 73,459,315,876,441 xuống 62,385,392,809,685, tương
đương giảm 15.10%.
Sự giảm của nợ ngắn hạn có thể được giải thích qua sự giảm của các khoản chi
tiết trong nợ ngắn hạn.

44
b) Nợ dài hạn:
Nợ dài hạn giảm từ 13,996,480,970,369 xuống 11,837,189,211,664, tương
đương giảm 15.42%. Cơ cấu nguồn vốn giảm 0,9%

3.3.2. Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu tăng từ 90,780,625,511,439 lên 96,112,939,615,783, tương


đương tăng 5.87%.
Cơ cấu nguồn vốn của vốn chủ sở hữu tăng từ 50.93% lên 56.43%.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm từ 41,763,425,970,912 xuống
33,833,829,973,987, tương đương giảm 19.86%.
LNST chưa phân phối đến cuối năm trước tăng đáng kể.
LNST năm nay giảm mạnh so với năm trước.
Kết luận:
Tổng cộng nguồn vốn giảm một cách đáng kể, do mức giảm lớn của nợ phải trả.
Cơ cấu nguồn vốn thay đổi mạnh, với sự giảm của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn,
cùng với sự tăng của vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có mức giảm đáng kể, đặc biệt là sự giảm
của LNST năm nay.
Tổng cộng, doanh nghiệp trải qua sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn và lợi
nhuận trong khoảng thời gian này, có thể do sự thay đổi trong chiến lược kinh
doanh và tài chính của doanh nghiệp.
4. XÁC ĐỊNH NGUỒN TÀI TRỢ VỐN

Hình 3.3.2.7: Phương thức tài trợ vốn của doanh ngiệp qua từng năm từ 2019 - 2022
Dựa vào bảng dữ liệu cung cấp, chúng ta có thể thấy sự biến đổi trong nguồn
vốn và tài sản của doanh nghiệp qua từng năm từ 2019 đến 2022. Dưới đây là
một phân tích và xác định phương thức tài trợ qua từng năm của doanh nghiệp:
4.1. Năm 2019:
- Nguồn vốn thường xuyên: 74,791 tỷ
- Nguồn vốn tạm thời: 26,984 tỷ
45
- Tài sản dài hạn: 71,339 tỷ
- Tài sản ngắn hạn: 30,436 tỷ
- Vốn lưu động thường xuyên: 3,453 tỷ
Trong năm 2019, doanh nghiệp có mức nguồn vốn thường xuyên là 74,791 tỷ,
trong đó vốn tạm thời chiếm một phần nhỏ. Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
có giá trị tương đối gần nhau cho thấy sự cân đối trong việc đầu tư vào cả hai
loại tài sản, và vốn lưu động thường xuyên chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn
cho thấy rằng doanh nghiệp đặt mức nguồn vốn này vào các hoạt động kinh
doanh cố định hơn là lưu động.
4.2. Năm 2020:
- Nguồn vốn thường xuyên: 79,536 tỷ
- Nguồn vốn tạm thời: 51,975 tỷ
- Tài sản dài hạn: 74,764 tỷ
- Tài sản ngắn hạn: 56,747 tỷ
- Vốn lưu động thường xuyên: 4,772 tỷ
Năm 2020, nguồn vốn thường xuyên tăng so với năm trước, và nguồn vốn tạm
thời cũng tăng đáng kể. Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đều tăng, tương
thích với việc tăng cường đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
4.3. Năm 2021:
- Nguồn vốn thường xuyên: 104,777 tỷ
- Nguồn vốn tạm thời: 73,459 tỷ
- Tài sản dài hạn: 84,082 tỷ
- Tài sản ngắn hạn: 94,155 tỷ
- Vốn lưu động thường xuyên: 20,696 tỷ
Năm 2021, nguồn vốn thường xuyên tăng mạnh, và nguồn vốn tạm thời cũng
tiếp tục tăng. Tài sản dài hạn tăng lên và tài sản ngắn hạn tăng đáng kể, có thể
cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
4.4. Năm 2022:
- Nguồn vốn thường xuyên: 107,950 tỷ
- Nguồn vốn tạm thời: 62,385 tỷ
- Tài sản dài hạn: 89,821 tỷ
- Tài sản ngắn hạn: 80,515 tỷ
- Vốn lưu động thường xuyên: 18,129 tỷ
Năm 2022, nguồn vốn thường xuyên tiếp tục tăng, trong khi nguồn vốn tạm thời
giảm so với năm trước. Cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đều tăng, nhưng
tài sản ngắn hạn tăng mạnh hơn. Vốn lưu động thường xuyên cũng tăng lên, có

46
thể cho thấy sự tăng cường trong khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Có thể thấy nguồn vốn thường xuyên luôn dương qua các năm cho thấy doanh
nghiệp có khả năng duy trì và tăng cường nguồn vốn cố định, đồng thời hạn chế
sự phụ thuộc vào nguồn vốn tạm thời. Điều này có thể là một chiến lược quản lý
tài trợ ổn định, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro tài chính.
Việc vốn lưu động thường xuyên tăng qua các năm có thể cho thấy doanh
nghiệp có khả năng tốt trong việc quản lý dòng tiền và đảm bảo khả năng thanh
toán nợ phải. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với các đối
tác kinh doanh và nguồn cung ứng. Sự gia tăng vốn lưu động thường xuyên có
thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình. Điều này có thể bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm
mới hoặc tham gia vào các dự án đầu tư lớn. Giúp doanh nghiệp đối phó tốt hơn
với các biến đổi bất ngờ trong môi trường kinh doanh, như thị trường suy thoái
hoặc biến đổi chính trị.
Việc sử dụng chính sách tài trợ cân đối giữa nguồn vốn thường xuyên và tạm
thời giúp doanh nghiệp duy trì cân bằng giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn,
từ đó tạo sự ổn định và linh hoạt tài chính.
Tuy dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng liên tục của vốn lưu động thường xuyên và
nguồn vốn thường xuyên qua các năm, để đánh giá tính phù hợp của chính sách
tài trợ, cần xem xét một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng trong dài hạn. Các yếu
tố này bao gồm mức độ nợ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, rủi ro tài chính,
chiến lược tương lai và môi trường kinh tế tổng thể cùng nhiều yếu tố khác.
Tóm lại, dữ liệu chỉ là một phần của bức tranh toàn diện về chính sách tài trợ
của doanh nghiệp. Để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của chính sách này,
cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố bổ sung và mối quan hệ giữa chúng qua từng
năm, để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài trợ và tài chính của doanh
nghiệp.
5. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
5.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Để đánh giá khả năng hoạt động của tập đoàn, căn cứ vào các báo cáo tài chính
ta thiết lập được bảng 5.1 sau:
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Vòng quay hàng tồn kho 3.13 3.12 3.17 3.25
Vòng quay khoản phải thu 25.56 27.11 33.55 35.66

47
Kỳ thu tiền bình quân 14.28 13.47 10.88 10.24
Vòng quay vốn lưu động 2.09 2.07 1.98 1.62
Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1.12 0.90 1.31 1.10
Vòng quay tổng tài sản 0.71 0.77 0.97 0.81
Bảng 5.2 Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Từ bảng 5.1 ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2019 là 3.13, năm 2020
là 3.12, năm 2021 là 3.17 và năm 2022 là 3.25. Chỉ tiêu này phản ánh số lần
hàng tồn kho được bán ra trong kỳ. Hệ số này càng cao thể hiện tình hình bán ra
rất tốt. Tuy chỉ tiêu này được tăng lên qua các năm nhưng Hòa Phát cần phát
huy hơn nữa để tiếp tục tăng chỉ tiêu này trong các năm sắp tới.
Vòng quay khoản phải thu tăng dần, năm 2019 là 25.56, năm 2020 là 27.11,
năm 2021 là 33.55 và năm 2022 là 35.66. Cùng với gia tăng của chỉ tiêu vòng
quay khoản phải thu thì chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân số ngày được giảm
xuống. Năm 2019 là 14.28 ngày, năm 2020 là 13.47 ngày, năm 2021 là 10.88
ngày thì năm 2022 chỉ còn 10.24 ngày. Hai chỉ tiêu này cùng phản ánh một vấn
đề đó là thời gian bán chịu hàng hòa của Tập đoàn đã được thu ngắn lại. Kỳ thu
tiền bình quân càng ngắn thể hiện sự chu chuyển của vốn càng nhanh, tuy nhiên
tập đoàn cũng cần phải cân nhắc thời gian bán chịu hợp lý để thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm.
Vòng quay vốn lưu động giảm qua các năm từ 2.09 năm 2019 xuống còn 1.62
năm 2022. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2020,
2021, 2022 không tốt bằng năm 2019, do Tập đoàn đã mở rộng vốn lưu động
mà chủ yếu là mở rộng hàng tồn kho. Tập đoàn cần rút ngắn hơn nữa vòng quay
vốn lưu động để tiết kiệm vốn, vì nguồn vốn hoạt động của công ty phần lớn là
đi vay ngắn hạn do đó nếu vòng quay vốn mà kéo dài thì chi phí lãi vay càng
thêm nặng.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết rằng cứ một đồng tài sản cố định thì làm
ra mấy đồng doanh thu và tất nhiên làm ra càng nhiều thì hiệu quả sử dụng càng
cao. Trong giai đoạn 2019 - 2022 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tập đoàn
có xu hướng tăng giảm không đều qua 4 năm. Năm 2019 hiệu suất sử dụng vốn
cố định là 1.12 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất
kinh doanh thì tạo ra được 1.12 đồng doanh thu. Năm 2020 hiệu suất giảm
xuống còn 0.9 lần, nhưng đến năm 2021 hiệu suất lại tăng lên đến 1.31 lần
tương ứng tăng 0,41 đồng doanh thu so với năm 2020. Hiệu suất sử dụng vốn cố
định năm 2022 là 1.1 lần giảm xuống 21% so với năm 2021 cho thấy sức sản
xuất vốn cố định của Tập đoàn tại thời điểm này đang xấu đi.

48
Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất
kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy vòng
quay tổng tài sản tăng lên từ 0.71 lên 0.97 trong 3 năm 2019, 2020. 2021. Tuy
nhiên đến năm 2022 hệ số này giảm nhẹ xuống còn 0.81 nhưng nhìn chung hiệu
quả sử dụng tài sản của Tập đoàn có xu hướng tăng. Như vậy khả năng tạo ra
doanh thu từ tài sản của Tập đoàn là tương đối tốt.
5.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính
Để phân tích cơ cấu tài chính của Hòa Phát, từ báo cáo tài chính ta đi xây dựng
bảng 5.2 với các chỉ tiêu đánh giá như sau:
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Hệ số nợ 0.53 0.55 0.49 0.44
Hệ số vốn chủ sở hữu 0.47 0.45 0.51 0.56
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1.13 1.22 0.96 0.77
Hệ số tự tài trợ 0.47 0.45 0.51 0.56
Bảng 5.3 Cơ cấu tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Hệ số nợ của Tập đoàn năm 2019 là 0.53 nghĩa là trong 1 đồng vốn kinh doanh
đang sử dụng có 0.53 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Đến năm 2020 hệ
số này tăng nhẹ lên 0.55, nhưng trong năm 2021 hệ số nợ của Hòa Phát lại bị
giảm xuống còn 0.49 và tiếp tục giảm 0.05 vào năm 2022. Nguyên nhân làm
cho hệ số nợ giảm là trong 2 năm 2021 và 2022 cả nguồn vốn và nợ phải trả của
Tập đoàn đều tăng nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn cao hơn so với tốc độ tăng
của nợ phải trả, chứng tỏ Tập đoàn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
Năm 2019 cứ 1 đồng vốn Tập đoàn đang sử dụng có 0.47 đồng được hình thành
từ vốn chủ sở hữu, sang năm 2020 hệ số này giảm đi còn 0.45 đồng. Tuy nhiên
đến năm 2021 và 2022 hệ số này tăng lên lần lượt là 0.51, 0.56. Kết quả này cho
thấy mức độ độc lập về tài chính của Tập đoàn có xu hướng tăng, khả năng bị
chiếm dụng vốn của Tập đoàn trong thời gian tới có thể giảm xuống.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Hòa Phát tăng nhẹ vào năm 2020 so với năm
2019 là 0.09 lần nhưng con số này liên tục giảm từ năm 2020 đến năm 2022 (từ
1.22 xuống còn 0.77). Điều này chứng tỏ nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ
sở hữu dồi dào, ít nợ bên ngoài không chịu nhiều áp lực tài chính và đang kinh
doanh có hiệu quả. Đương nhiên thì cổ phiếu của Tập đoàn niêm yết trên sàn
chứng khoán cũng sẽ cao hơn. Là cơ hội cho các chủ thể là những nhà đầu tư
chọn lựa những cổ phiếu của Tập đoàn này đầu tư sinh lời.
Trong năm 2019 cứ 1 đồng vốn sử dụng thì có 0.47 đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số
này giảm trong năm 2020 xuống còn 0.45 đồng nhưng lại tăng nhanh chóng
trong 2 năm 2021 và 2022 lên đến 0.56 đồng. Nguyên nhân hệ số tự tài trợ tăng
49
là do trong vài năm Tập đoàn đã huy đồng thêm nguồn vốn chủ sở hữu làm cho
tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Như
vậy với việc tăng lên của hệ số tự tài trợ đã làm cho Hòa Phát giảm mức độ phụ
thuộc về mặt tài chính, tăng mức độ tự chủ.
 Qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính, chúng ta có thể
thấy cơ cấu tài chính của Tập đoàn khá cân bằng giữa nguồn vốn chủ và vốn đi
vay nhưng công ty đang có xu hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn. Tập đoàn cần
có biện pháp nâng cao đòn bẩy tài chính giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn
nữa vào những năm kế tiếp.
5.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán
Khả năng thanh toán của Tập đoàn được thể hiện một cách chung nhất thông
qua các chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán và được thể hiện ở bảng 5.3 sau:
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Hệ số thanh toán tổng quát 1.89 1.82 2.04 2.29
Hệ số thanh toán nhanh 0.41 0.59 0.71 0.74
Hệ số thanh toán hiện hành 1.13 1.09 1.28 1.29
Hệ số thanh toán lãi vay 10.71 8.01 15.67 4.22
Bảng 5.4 Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Từ bảng 5.3 cho thấy chỉ tiêu hệ số thanh toán tổng quát của Tập đoàn giảm nhẹ
từ năm 2019 đến năm 2020 (1.89 xuống còn 1.82), tuy nhiên hệ số này lại tăng
dần lên đáng kể từ năm 2020 đến năm 2022. Năm 2020 chỉ là 1.82 nhưng đến
năm 2022 đã là 2.29 điều này cho thấy Tập đoàn luôn có đủ và thừa khả năng
thanh toán, thể hiện sự ổn định về mặt tài chính của tập đoàn.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh cũng tăng dần từ 0.41 năm 2019 lên đến 0.74
năm 2022 cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Tập đoàn được cải thiện
qua từng năm. Ở năm 2019 hệ số này là 0.41 là quá thấp cho thấy tính chủ động
về tiền mặt và các khoản tương đương tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn
của Tập đoàn là không đảm bảo, đồng thời Tập đoàn còn có thể mất đi các
quyền lợi khác đối với nhà cung cấp khi không có tiền mặt thanh toán ngay qua
các chính sách chiết khấu. Năm 2022 hệ số này là 0.74 có thể nói là rất cao, nó
thể hiện tính sẵn sáng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tập đoàn. Tập
đoàn cũng cần chú ý là khi dự trữ một lượng tiền mặt quá lớn sẽ dẫn đến sự mất
đi tính hiệu quả vì chi phí cơ hội của tiền.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện hành năm 2020 có giảm nhẹ so với năm 2019 từ
1.13 xuống còn 1.09 tuy nhiên con số này lại tăng 1 cách nhanh chóng trong 2
năm 2021, 2022 lên đến 1.29. Điều này cho thấy Tập đoàn Hòa Phát đang có
khả năng thanh khoản, trả các khoản vay nợ cùng lúc và cho thấy Tập đoàn có
50
sức khỏe tài chính ổn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một tỷ lệ quá cao
không nhất thiết phản ánh khả năng thanh khoản của Tập đoàn, do nguồn lực tài
chính có thể không được sử dụng hợp lý hoặc hàng tồn kho quá lớn dẫn đến khi
thị trường có biến động, hàng tồn kho không thể bán lấy tiền.
Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi vay năm 2019 là 10.71. Trong năm 2020 giảm chỉ
còn 8.01 tức là 1 đồng chi phí lãi vay thì chỉ có 8.01 đồng thu nhập để thanh
toán. Sang năm 2021 tỷ số này lại tăng trở lại 15.67, tuy nhiên con số này một
lần nữa bị giảm sút 1 cách đáng kể còn 4.22 năm 2022. Từ những con số này, ta
thấy số thu nhập trên lãi vay của các năm đều lớn hơn 1, cho thấy Tập đoàn có
khả năng thanh toán lãi vay. Năm 2022 tỷ số này còn 4.22 là quá thấp. Do Tập
đoàn đã đi vay một lượng vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của mình, làm
cho chi phí lãi vay chiến một phần không nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh, tất
yếu sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận còn lại của Tập đoàn.
5.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Thông qua bảo các tài chính, chúng ta có thể phân tích cơ hội sinh lời của Tập
đoàn Hòa Phát bằng cách thiết lập bảng 5.4 sau:
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh
0.12 0.15 0.23 0.06
thu (ROS)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
0.08 0.12 0.22 0.05
(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
0.17 0.25 0.46 0.09
(ROE)
Lợi nhuận trên mỗi cổ phẩn
3025.05 4506.59 8630 1636.39
(EPS)
Bảng 5.5 Khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) năm 2019 là 12% nghĩa là cứ
100 đồng doanh thu công ty lãi được 12 đồng lợi nhuận. Năm 2020 là 15%, năm
2021 là 23% nhưng đến năm 2022 giảm xuống còn 6% tức là cứ 100 đồng
doanh thu công ty lãi 6 đồng lợi nhuận. Mặc dù, công ty ngày càng tìm được
nhiều khách hàng hơn nên có được lợi nhuận cao nhưng về mặt hiệu quả ta thấy
năm 2022 giảm sút so với năm 2021, nguyên nhân do ảnh hưởng từ nền kinh tế
không ổn định giai đoạn năm 2021.
Năm 2019, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là 8%. Chỉ tiêu này tăng vượt trội
qua 2 năm lên đến 22% năm 2021, ứng với mức tăng 0.14 đồng, tức là cứ 100
đồng tài sản được đưa vào sử dụng thì thu thêm 0.14 đồng lợi nhuận. Đến năm

51
2022, ROA giảm còn 5%, 100 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu về 0.05 đồng lợi nhuận,
kém năm 2021 những 0.17 đồng. Như vậy, Tập đoàn đã khai thác hiệu quả giá
trị của tài sản vào năm 2021 nhưng tỷ suất ROA giảm mạnh vào năm 2022
chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sa sút rõ rệt. Tập
đoàn cần có những quan tâm đúng mức để nâng cao chỉ tiêu này.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng đều qua các năm từ 17% năm
2019 lên 46% năm 2021. Điều này chứng tỏ Tập đoàn sử dụng triệt để tiền của
mình để tạo ra lợi nhuận và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên đến năm 2022
ROE giảm xuống sâu còn 9% cho thấy sức khỏe của Tập đoàn đang bị giảm sút
so với các doanh nghiệp cùng ngành. Chỉ số ROE của Hòa Phát sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư, và mã cổ phiếu của Tập đoàn
không nên đầu tư dài hạn.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của Hòa Phát năm 2019 là 3025.05 đồng/cổ
phiếu, chỉ số EPS này tiếp tục tăng lên qua 2 năm 2020, 2021 lần lượt là
4506.09 đồng/ cổ phiếu và 8630 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên đến năm 2022, EPS
giảm xuống còn 1636.39 đồng/ cổ phiếu nhưng nhìn chung EPS qua các năm
đều lớn hơn 1500 đồng. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của Tập đoàn
hiện tại đang lãi, nhà đầu tư nên đầu tư vào mã chứng khoán này. Ngoài ra,
trong quá trình lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cũng cần kết hợp với các chỉ số
chứng khoán khác để đánh giá mức độ đáng tin cậy của EPS.

PHẦN III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ TÀI


CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA HÒA PHÁT GROUP

Qua việc xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn sản xuất ở trên ta thấy rằng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Nhưng công ty vẫn còn
một số nguyên nhân còn tồn tại, và nếu khắc phục được, công ty sẽ làm ăn có
hiệu quả hơn. Sau đây chúng em xin nêu ra một số giải phát nhằm góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cura công ty trong thời gian tới.
1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY:
1.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc lượng TSCDD
trong thời gian tới:
Đối với các doanh nghiệp, việc mua sắm TSCĐ đúng phương hướng, đúng mục
đích có ý nghĩa to lớn và cực kì quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

52
cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính
khấu hao của công ty được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu
công ty không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị
thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có
phương hướng thực đầu tư đúng đắn.
Do vốn đầu tư mua sắm đổi mới TSCĐ chủ yếu bằng vốn vay ngắn hạn, công ty
phải có trách nhiệm trả lãi theo định kì và hoàn trả gốc trong một thời gian nhất
định. Do đó sẽ thúc đấy công ty phải phân tích kĩ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất
để đưa TSCĐ vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả
kinh doanh thu được bù đắp được tất cả các chi phí trong đó có chi phí lãi vay
vốn, phải có lãi để tích lũy và hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn.
1.2. Tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ:
Để thực hiện tốt công tác, công ty cầ phải tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ bằng
các hình thức sau:
Thứ nhất: Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có:
nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế dộ kế toán thống kê hiện
hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản
trong quá trình kinh doanh.
Thứ hai: Công ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kì và
khi kết thúc năm tài chính.
Thứ ba: Tiến hành phân cấp quản lí TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ của
công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu
quả sử dụng TSCĐ trong năm.
1.3. Quản lí chặt chẽ hơn các khoản trong Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang:
Vì chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng đột biến từ năm 2007 đế
2009 (như đã phân tích ở trên), điều này cho thấy rằng: mặc dù công ty đang cố
gắng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng việc tăng quá nhiều các khoản mục
này trong cơ cấu vốn của công ty bị ứ đọng trong các khoản chưa thể sinh lãi.
Vì vậy công ty cần đầu tư có chọc lọc, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.
2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY:
2.1. Quản lí chặt chẽ các khoản phải thu
Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho
giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí
đòi nợ, chi phí trả cho các nguồn tài trợ.

53
Khoản phải thu của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tăng từ 720 tỉ (năm
2008) lên đến hơn 883 tỉ (năm 2009). Chính vì vậy, quản lí chặt chế các khoản
phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất
hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Công ty phải theo
đõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian
để theo dõi và có biện pháp giài quyết các khoản phải thu khi đến hạn.
2.2. Quản lí chặt hơn nữa hàng tồn kho:
Hàng tồn kho của công ty tăng từ 1820 tỉ (năm 2008) lên đến 2556 tỉ
(nǎm2009), như vậy hàng tồn kho tăng khá nhanh. Hơn nữa, lượng hàng tồn
kho này ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công
ty cần phải quản lí tốt hàng tổn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh
bằng cách giải phóng bớt hàng tồn kho (điều chuyển hàng hoá cũng như nguyên
vật liệu ứ đọng ở công ty)
3. THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
VÀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì
Doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ
giúp cho công ty có cái nhìn đích thực và nằm bắt chính xác tình hình tài chính
của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các
khó khǎn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cựctrong việc sử dụng vốn của mình, Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính
chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay.
Đó là các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài các giải pháp trên
ta còn sử dụng một số giải pháp như: có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối vớicác
bộ phận phòng ban thực hiện tốt công tác sử dụng vốn, hoàn thiện hơn nữa công
tác phân tích tài chính doanh nghiệp...

54
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH

Bảng 1.1 Thống kê tài sản cố định của Hòa Phát Group 2020-2022..................18
Bảng 5.1 Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát...........46
Bảng 5.2 Cơ cấu tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.................47
Bảng 5.3 Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát..........48
Bảng 5.4 Khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát...............49

Hình 1.4.3.1 Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2020....................................21
Hình 1.4.3.2. Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2021...................................22
Hình 1.4.3.3. . Tài sản dài hạn của Hòa Phát Group 2022.................................24
Hình 2.3.2.1: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm
2019 và cuối năm 2020.......................................................................................38
Hình 3.1.2.1: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm
2020 và cuối năm 2021.......................................................................................40
Hình 3.2.2.1: Bảng dữ liệu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại cuối năm
2021 và cuối năm 2022.......................................................................................42
Hình 3.3.2.1: Phương thức tài trợ vốn của doanh ngiệp qua từng năm từ 2019 -
2022....................................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, N. T. (2017). Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây
dựng Minh Nghĩa. Nguyễn Thị Phương Anh.
Duyên, H. T. (2016). HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ HỢP LONG. Hà Nội: Hoàng Thị Duyên.
Finance. (không ngày tháng). CTCP Tập đoàn Hòa Phát. TP Hồ Chí Minh:
finance.vietstock.vn.
Group, H. P. (không ngày tháng). Báo cáo tài chính. Hòa Phát Group.
Group, H. P. (không ngày tháng). Báo cáo thường niên. www.hoaphat.com.vn.
Phát, H. (2019). Hòa Phát Giới Thiệu. www.hoaphat.com.vn.

55
KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu học tập môn Tài chính doanh nghiệp và sự hướng dẫn
của giáo viên bộ môn, chúng tôi đã hoàn thành bài báo cáo về Tình hình tài
chính của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát.
Sau khi phân tích tình hình thực tế hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần
Tập đoàn Hoà Phát, chúng tôi đã thấy được một phần những thành tựu mà công
ty đã đạt được những năm qua và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục
trong thời gian tới của công ty để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh
của mình, nhằm góp phần đưa đất nước tiến vào xu thế hội nhập và quốc tế hoá
trong giai đoạn hiện nay.
Chúng tôi xin kết thúc bài báo cáo này với lòng biết ơn đến sự hướng dẫn và hỗ
trợ từ phía thầy/cô trong quá trình thực hiện. Bài báo cáo đã giúp chúng tôi áp
dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan
và chi tiết về tài chính doanh nghiệp.
Trân trọng!

56

You might also like