You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆT- HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

----🙚🙚🕮🙘🙘----

ĐỀ ÁN 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Nhóm thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Sen: 22EF044

Lê Bảo Trâm: 22EF055

Nguyễn Thị Tuyết Trinh: 22EF056


Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN THỊ THU ĐẾN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề án này trước hết nhóm em xin gửi đến thầy , cô giáo trong
Khoa kinh tế số và thương mại điện tử của Trường Công Nghệ Thông Tin Và Truyền
Thông Việt-Hàn lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt chúng em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Thu Đến, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ nhóm em hoàn thành Báo Cáo Đề Án 2 này lời cảm ơn sâu sắc
nhất.
Qua bài đề án này cũng đã giúp nhóm em áp dụng được những kiến thức mà thầy
cô đã giảng dạy. Qua đó nhóm em cũng nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong
việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức chuyên ngành còn hạn
chế nên em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày và đề tài. Rất
mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thày cô giảng viên bộ môn để đề tài của
em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP...................................................3
1.1 Giới thiệu chung về công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát.......................................3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................4
1.3 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................................5
1.3.1 Lĩnh vực gang thép........................................................................................5
1.3.2 Lĩnh vực sản phẩm thép:..............................................................................6
1.3.3 Lĩnh vực nông nghiệp....................................................................................7
1.3.4 Lĩnh vực bất động sản...................................................................................7
1.4 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:........................................................7
1.4.1 Thuận Lợi.......................................................................................................7
1.4.2 Khó Khăn.......................................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN..........................................................................................................9
2.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 3 năm trở lại của công ty CP Tập
Đoàn Hòa Phát...........................................................................................................9
Phân tích tình hình tài sản.....................................................................................9
Phân tích nguồn vốn.............................................................................................13
2.2 Đánh giá kết quả biến động về doanh thu, lợi nhuận.....................................15
2.2.1 Đánh giá kết quả doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn Hòa Phát năm
2020........................................................................................................................15
2.2.2 Biến động doanh thu, lợi nhuận của Hòa Phát năm 2021........................16
2.2.3 Biến động về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát
năm 2022................................................................................................................18
2.3 Đánh giá biến động giá cổ phiếu của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát..20
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................23
3.1 Kết luận...............................................................................................................23
3.2 Kiến nghị:............................................................................................................25
KẾT LUẬN..................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27
PHỤ LỤC.....................................................................................................................28
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự biến động tài sản giai đoạn 2020-2022 tại Cổ phần Tập Đoàn Hòa
Phát
Bảng 1.2: Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 của công ty cổ phần tập
đoàn Hòa Phát
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn công ty Hòa Phát
năm 2020
Bảng 1.4: Kết quả về biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty Hòa phát năm
2021
Bảng 1.5: Doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của tập đoàn công ty năm
2021
Bảng 1.6 So sánh giá cổ phiếu các doanh nghiệp cùng ngành với Hòa Phát:
Bảng 1.7: Các chỉ số của Hòa Phát trong giai đoạn 2019-2022
Bảng 1.8: Các chỉ số tài chính cơ bản

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Sản lượng và thị phần tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát qua các
năm
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2020-2022
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2020-2022
Biểu đồ 1.4: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát
năm 2020
Biểu đồ 1.5: Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép của Hòa Phát 2021 (tấn)
Biểu đồ 1.6: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và lợi nhuận của Hòa Phát năm 2021
Biểu đồ 1.7: Tỷ trọng về doanh thu bán hàng và lợi nhuận của Hòa Phát năm
2022
Biểu đồ 1.8: Biểu đồ vốn chủ sở hữu, Roa, Roe qua các năm
LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Nhóm chúng em quyết định chọn Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát làm đề tài
phân tích tình hình tài chính với nhiều lý do chiến lược và ý nghĩa. Đầu tiên và quan
trọng nhất, Hòa Phát là một trong những tập đoàn lớn và uy tín hàng đầu tại Việt Nam,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thép. Sự hiện diện mạnh mẽ của Hòa Phát không chỉ
tại thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế, điều này tạo nên một tầm
ảnh hưởng đáng kể trong cả ngành và nền kinh tế quốc gia. Thứ hai, ngành công
nghiệp sản xuất thép là một trong những ngành quan trọng đối với sự phát triển của
mọi quốc gia. Việc phân tích tài chính của Hòa Phát sẽ giúp em có cái nhìn sâu sắc
hơn về cơ cấu tài chính, hiệu suất sản xuất, và chiến lược quản lý rủi ro của doanh
nghiệp trong một ngành đòi hỏi sự đầu tư và quản lý chiến lược lâu dài. Một yếu tố
quan trọng khác là dữ liệu và thông tin có sẵn từ việc niêm yết của Hòa Phát. Công ty
này định kỳ cung cấp các báo cáo tài chính, thông báo thị trường và các thông tin khác
liên quan, tạo nên một nguồn lực lớn để phân tích giúp chúng em hiểu rõ về cấu trúc
tài chính của Hòa Phát mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành cách phân tích chi
tiết về lợi nhuận, năng suất lao động, và các chỉ số khác quan trọng. Một lợi ích khác
của việc chọn Hòa Phát là khả năng theo dõi và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của công ty. Các yếu tố như biến động giá nguyên liệu, thị trường
xuất khẩu, và thậm chí là các biến động chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
trong ngành sản xuất thép. Việc phân tích này không chỉ giúp em hiểu rõ về môi
trường kinh doanh của Hòa Phát mà còn giúp dự báo và đánh giá rủi ro trong quá trình
đầu tư. Cuối cùng, việc phân tích tình hình tài chính của Hòa Phát không chỉ dừng lại
ở việc hiểu về doanh nghiệp mà còn là cơ hội để tìm hiểu về các chiến lược quản lý rủi
ro, đổi mới sản phẩm, và chiến lược mở rộng thị trường của công ty. Điều này có thể
mang lại cái nhìn toàn diện và chi tiết về tình hình kinh doanh của Hòa Phát, từ đó hỗ
trợ chúng em trong việc đưa ra quyết định thông minh và chiến lược khi đối mặt với
thị trường đầy biến động.

Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính trong doanh
nghiệp cụ thể trong thực tế bằng những kiến thức có được.

Mục tiêu cụ thể: Phân tích được trạng thái tài chính của công ty từ đó đưa ra
những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2020-2022. Cùng với đó đưa
ra những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp và đưa ra một số biện pháp giúp cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng phát triển, cụ thể với một
doanh nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và kinh doanh thép.

Phạm vi nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022 thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu

1
tài chính của công ty trong giai đoạn này. Từ đó sẽ có những đánh giá và các nhìn tổng
quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng chủ yếu là các phương pháp so sánh, phân tích,
phương pháp tỷ lệ kết hợp với những kiến thức đã học cùng với kiến thức thực tế và
các tài liệu tham khảo khác.

Cấu trúc của bài: được chia thành 3 phần chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tài chính Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát trên sàn chứng
khoán

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP


1.1 Giới thiệu chung về công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.

Tên giao dịch: HÒA PHÁT GROUP JOINT STOCK COMPANY.

Giấy CN ĐKKD số: 0900189284.

Vốn điều lệ: 58.148.525 330.000 đồng.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 44.190.525 330.000 đồng

Địa chỉ: 39 - Nguyễn Đình Chiểu - Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 04.62848666

Fax: 04.62833456

Email: hoaphatgroup@hoaphat.com.vn

Website: www.hoaphat.com.vn

Mã chứng khoán: HPG

Nhóm ngành: Sản xuất thép

Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Trần Đình Long

Các công ty trực thuộc tập đoàn Hòa Phát

Công ty mẹ: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

Các công ty thành viên:

- Công ty cổ phần thép Hòa Phát


- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thép Hòa Phát
- Công ty trách nhiệm hữu hạn ống thép Hòa Phát
- Công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát
- Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông
- Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị phụ tùng Hòa Phát
- Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát
- Công ty trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Hòa Phát
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hòa Phát
- Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát
- Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động
đa ngành với thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền thống và bất
động sản.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
Sứ mệnh:

- Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách
hàng.

- Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông.

- Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên
công ty.

- Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt
Nam.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8 năm
1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất (1995), Ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa
Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa
Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết. Ngày
15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam với mã chứng khoán HPG.

Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật
nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công
nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo
đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất
thép xây dựng lớn nhất Việt Nam.

Tính đến tháng 1 năm 2012, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên, hoạt
động trong các lĩnh vực chính là Sản xuất Thép - Khai thác khoáng sản - Sản xuất than
coke - Kinh doanh Bất động sản - Sản xuất nội thất - Sản xuất máy móc, thiết bị xây
dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Thành lập năm 1992, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập
sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn có hệ thống
sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên.

Sự phát triển của công ty qua các giai đoạn:

Năm 1992: Thành lập công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát- Công ty đầu tiên
mang thương hiệu Hòa Phát

Năm 1995: Thành lập Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát

Năm 1996: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát

Năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, nay là công ty TNHH một
thành viên Thép Hòa Phát

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 4
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
Năm 2001: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lạnh Hòa Phát

Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng & Phát Triển Đô thị Hòa Phát

Năm 2004: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hòa Phát

Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty cổ
phần Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên

Tháng 6/2007. Thành lập Công ty CP Khoáng Sản Hòa Phát

Tháng 8/2007: Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản
xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương

Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tháng 6/2009. Mua lại Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông và công ty cổ
phần năng lượng Hòa Phát

Tháng 12/2009. Khu liên hợp gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn I

Tháng 7/2010: Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên.

Tháng 1/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và
kinh doanh thép

Tháng 1/2012: Triển khai giai đoạn II Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn,
Hải Dương.

Tháng 8/2012: Tập đoàn Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
1.3.1 Lĩnh vực gang thép
* Thép xây dựng:
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong
lĩnh vực sản xuất thép. Họ đã đi vào hoạt động từ năm 1992 và hiện nay đã trở thành
một trong những tập đoàn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hòa Phát có nhiều
nhà máy sản xuất thép trải dài khắp cả nước bao gồm:
 Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất
 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương
 Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên
Tổng công suất sản xuất thép của Hòa Phát đạt hàng triệu tấn mỗi năm. Tập đoàn
nổi tiếng với việc sử dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại để đảm
bảo chất lượng sản phẩm.Bên cạnh việc dẫn đầu thị phần trong nước, thép Hòa Phát đã
xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới như: Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản…..

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)

Biểu đồ 1.1: Sản lượng và thị phần tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát qua các
năm
* Thép cuộn cán nóng:
Năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát đã phát triển thêm dòng sản phẩm chiến lược mới
là thép cuộn cán nóng (HRC), thuộc giai đoạn 2 của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát
Dung Quất (Quảng Ngãi). Với công suất thiết kế khoảng 3,5 triệu tấn/năm, sản phẩm
sẽ góp phần giúp ngành cơ khí chế tạo trong nước tự chủ được nguồn nguyên liệu của
mình, ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Thép cuộn cán nóng của Hòa Phát có nhiều
ứng dụng khác nhau, từ xây dựng và kết cấu công trình đến sản xuất ô tô, đóng tàu và
nhiều ứng dụng công nghệ khác.
1.3.2 Lĩnh vực sản phẩm thép:
* Ống thép:
Trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam thì ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất lớn
nhất. Chũng giữ thị phần số 1 tại Việt Nam cùng các hệ thống nhà máy phân phối có
quy mô rộng khắp cả nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế. Điều này bảo
đảm khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua được sản phẩm ống thép của Hòa
Phát. Công ty đã sản xuất và cung cấp một loạt các ống thép như ống thép đúc, ống
thép mạ kẽm, ống thép hàn…trong đó ống thép mạ kẽm luôn được đánh giá có chất
lượng cao nhất tại Việt Nam.
* Tôn mạ
Tôn mạ của Hòa Phát có thể được thiết kế có khả năng chống ăn mòn cao và giữ
được tính thẩm mỹ trong môi trường khắc nghiệt. Có thể có nhiều kích thước và độ
dày khác nhau của tôn mạ, phù hợp với các ứng dụng sử dụng khác nhau trong xây

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 6
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
dựng và ngành công nghiệp. Với hiệu suất 400.000 tấn/năm, đây là nhà máy tiên tiến
về kĩ thuật và đồng bộ số 1 tại Việt Nam, toàn bộ các thiết bị hay dây chuyền sản xuất
đều được nhập khẩu từ Châu Âu.
1.3.3 Lĩnh vực nông nghiệp
Vào năm 2015, tập đoàn Hòa Phát đã phát triển đầu tư thêm về nông nghiệp bao
gồm các mảng như sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón. Họ đã áp dụng công nghệ
thông tin, tự động hóa và quản lí thông minh trong quá trình sản xuất .
Các công ty nông nghiệp trực thuộc Hòa Phát:
 Công ty TNHH thương mại Hòa Phát
 Công ty TNHH gia cầm Hòa Phát
 Công ty CP phát triển chăn nuôi Hòa Phát
 Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên
1.3.4 Lĩnh vực bất động sản
Hòa Phát tham gia vào việc phát triển và xây dựng các dự án bất động sản bao
gồm khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các dự án hạ tầng khác. tập đoàn tập
trung vào việc xây dựng các dự án chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ
tháng 11/2020, công ty đã đưa ra kế hoạch đầu tư mạnh mẽ hơn cho bất động sản như
kinh doanh và cho thuê bất động sản, phát triển thêm dự án ở một số thành phố lớn và
những nơi có tiềm lực kinh tế.
Các công ty bất động sản Hòa Phát:
 Công ty CP phát triển bất động sản Hòa Phát Sài Gòn
 Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát
 Công ty CP phát triển bất động sản Hòa Phát Hà Nội
1.4 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
1.4.1 Thuận Lợi

- Quy mô lớn, giá trị cao: Hòa Phát đứng đầu về thị phần thép xây dựng Việt
Nam, sản phẩm thép của Hòa Phát không chỉ có chất lượng cao mà giá cả rất hợp lý
nên có khả năng cạnh tranh thị trường cao.

- Sở hữu cảng nước sâu: Tập đoàn sở hữu cảng Hòa Phát Dung Quất với tổng số
11 bến cảng. Tại Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất, nhờ có cảng nước sâu nên mỗi
tấn nguyên liệu giúp Hòa Phát giảm 3-5 USD/tấn, đây là lợi thế lớn cho tập đoàn khi
nguyên liệu nhập khẩu có giá cao tới 3 USD/tấn. năm. - 5 USD/tấn, hàng triệu tấn, mặt
khác, Hòa Phát cũng dễ dàng xuất khẩu sản phẩm vào thị trường phía Nam và xuất
khẩu.

- Phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước: Việt Nam là nước đang phát triển
và có nhu cầu xây dựng điện, đường, trường học, trạm, cầu, cống, cơ khí, cơ khí, sản
xuất ô tô, v.v. Quy mô rất lớn và đòi hỏi nhiều vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép. Ở
các nước phát triển trên thế giới, cơ hội cho ngành thép phát triển là rất ít do họ luôn
đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu, chẳng hạn như Trung Quốc hiện là nước
xuất khẩu và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Trong tương lai, điều này đồng nghĩa với
việc các công ty sản xuất thép của Trung Quốc buộc phải giảm năng lực sản xuất và
khó mở rộng quy mô.

- Độc lập sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC), hiện tại ở Việt Nam chỉ có 2 công
ty độc lập sản xuất thép HRC là Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 7
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
(trong khi nhu cầu về thép HRC ngày càng tăng), quy mô còn nhỏ hơn nhiều so với
cầu Việt Nam)

1.4.2 Khó Khăn


a) Rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu:

Sản xuất và kinh doanh thép là sản phẩm chính trong hoạt động kinh doanh của
Hòa Phát. Ngành công nghiệp này đang mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng. Đi sâu
vào chuỗi sản xuất thượng nguồn và hậu cần. Chiều rộng nhằm mục đích đa dạng hóa
các loại sản phẩm liên quan đến thép và các sản phẩm sau thép. Khi sản xuất thép, chi
phí nguyên vật liệu chiếm tới 70-75% giá thành sản xuất. Vì vậy, các loại nguyên, vật
liệu cần thiết cho sản xuất như quặng sắt, than đá, thép phế liệu… chỉ có mức biến
động giá 1%. Nó sẽ có tác động lớn đến giá thành phẩm. Chẳng hạn, kể từ cuối tháng
2/2022, do ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, giá than đã bị đẩy lên gấp
5 đến 6 lần so với giá bình thường, giá quặng sắt cũng biến động dữ dội ở mức cao.

b) Rủi ro về chính sách tiền tệ:

Đối với Hòa Phát, nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn và nguyên
liệu thô đầu vào của tập đoàn như quặng sắt và than đá. Phụ thuộc nhiều vào nguồn
cung nước ngoài. Giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu. Vì vậy, biến động tỷ giá
ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, chi phí mua nguyên
liệu, nhiên liệu sẽ tăng và chi phí tài chính cũng tăng theo. Vì vậy, quản lý rủi ro tỷ giá
là một nhiệm vụ cần được giải quyết hàng ngày.

c) Rủi ro từ thị trường bất động sản:

Thép là ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi bất động sản gặp nhiều khó khăn. Cụ thể,
trong giai đoạn thị trường bất động sản suy yếu, lượng tiêu thụ thép trên thị trường
giảm đáng kể khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép lâm vào khó khăn và ngược lại.

d) Rủi ro thương mại quốc tế:

Sản phẩm thép xuất khẩu cũng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro kiện tụng phòng vệ
thương mại khi bước vào thị trường thế giới, khiến ngành thép Việt Nam gặp nhiều
khó khăn.

Đáng lo ngại nhất là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn đến tiêu
dùng trong nước. Xu hướng bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu chậm
lại là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thép

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 8
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN
2.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 3 năm trở lại của công ty CP Tập
Đoàn Hòa Phát
Phân tích tình hình tài sản

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2020-2022

Cơ cấu tài sản 2020-2022


200,000
178,236
180,000 170,335
160,000

140,000 131,511

120,000

100,000 94,154 89,820


80,514 84,081
80,000 74,764

60,000 56,747

40,000

20,000

0
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

2020 2021 2022

(Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính HPG 2020-2022)


Trong giai đoạn 2020-2022 cho thấy rõ công ty có tổng tài sản lớn và tăng qua
các năm, giảm nhẹ ở năm 2022. Năm 2021 tổng tài sản tăng 35,52% so với năm 2020 (
từ 131,511 tỷ đồng lên 178,236 tỷ đồng). Năm 2022, tổng tài sản là 170,335 tương
ứng với mức giảm 0,04% so với năm 2021

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 9
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Bảng 1.1 Sự biến động tài sản giai đoạn 2020-2022 tại Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 2021 2022
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng Tăng so với 2020 Số tiền Tỷ trọng Tăng so với năm 2021
trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) (%) (%)
Tài sản ngắn 56,747,258,197,010 43,15 94,154,859,648,304 52,83 37,407,601,451,294 65,92 80,514,708,725,456 47,26 (13,640,150,922,848) (14.49)
hạn
Tiền và các 13,696,099,298,228 10,41 22,471,375,562,130 12,61 8,775,276,263,902 64,07 8,324,588,920,227 4,89 (14,146,786,641,903) (62.95)
khoảng tương
đương tiền
Các khoản đầu tư 8,126,992,675,380 6,18 18,236,152,616,078 10,23 10,109,159,940,698 124,39 26,268,246,676,354 15,41 8,032,094,060,276 44,04
tài chính ngắn
hạn
Các khoản phải 6,124,790,460,291 4,66 7,662,680,796,645 4,30 1,537,890,336,354 25,11 9,892,867,373,309 5,81 2,230,186,576,664 29,10
thu ngắn hạn
Hàng tồn kho 26,286,822,229,202 19,98 42,134,493,932,210 23,64 15,847,671,703,008 60,29 34,491,111,096,123 20,25 (7,643,382,836,087) (18,14)

Tài sản ngắn hạn 2,512,553,533,909 1,92 3,650,156,741,241 2,05 1,137,603,207,332 45,27 1,537,894,659,443 0,90 (2,112,262,081,798) 57,87
khác
74,764,176,191,827 56,85 84,081,562,709,945 47,17 9,317,386,518,118 12,46 89,820,810,782,676 52,73 5,739,248,072,731 6,83
Tài sản dài hạn
Các khoản phải 305,165,547,431 0,23 809,234,947,969 0,45 504,069,400,538 165,18 894,484,456,379 0,53 85,249,508,410 10,53
thu dài hạn
Tài sản cố định 65,561,657,180,137 49,85 69,280,841,784,004 38,87 3,719,184,603,870 5,67 70,832,915,657,865 41,58 1,552,073,873,861 2,24

Bất động sản đầu 564,296,973,801 0,43 548,210,755,123 0,31 (16,086,218,678) (2,85) 629,111,776,960 0,37 80,901,021,837 14,76

Các khoản đâu tư 171,085,206,311 0,13 6,715,955,617 0,0038 (164,369,250,694) (96,07) 700,000,000 0,000411 (6,015,955,617) (89,58)
tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn 1,914,757,777,153 1,46 3,737,859,869,519 2,10 1,823,102,092,366 95,21 4,100,323,979,117 2,41 362,464,109,598 9,70
khác
Tổng tài sản 131,511,434,388,837 100 178,236,422,358,24 100 46,724,987,969,404 35,53 170,335,519,508,13 100 (7,900,902,850,117) (4,43)
9 2
( Nguồn: Số liệu được tính từ Báo cáo tài chính 2020-2022)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 10
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
Tài sản ngắn hạn
Quy mô TSNH có sự biến động Năm 2021, TSNN tăng mạnh
37,407,601,451,294 đồng, tương ứng với mức tăng 65,92% so với năm 2020, nhưng
qua 2022 đã giảm nhẹ 37,407,601,451,294 đồng với mức giảm 14,49% so với năm
2021, với những ảnh hưởng tiêu cực làm kết quả kinh doanh của Hòa Phát sụt giảm
trong năm 2022 gồm: ngành bất động sản đột ngột đảo chiều vào giữa quý 2 và trầm
lắng đến hết năm làm sụt giảm mạnh cả cầu và giá thép xây dựng. Chính vì thế, năm
2022 Hòa Phát xem đây là một cơ hội lớn thử thách sức bền và điều chỉnh để thích
nghi. Giai đoạn 2020-2022 TSNH công ty cũng tương đối ổn định 2022 chiếm gần
50%, và cao nhất là năm 2021 khi TSNH chiếm 52,83%. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền ở năm 2020 và 2021 đều chiếm trên 10%, có
phần giảm ở 2022 . Năm 2020 là 10,41%, năm 2021 đã tăng thành 12,61%, đến năm
2022 lại giảm xuống còn 4,89%. Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
và các khoản tương đương tiền. Tiền trong năm 2021 là 6,316,299,666,510 đồng, tăng
201,59% so với năm 2020. Sở dĩ có sự tăng đột biến trong năm 2021 vì Năm
2021, doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát đạt mức kỷ lục 150.865 tỷ đồng, tuy Năm
2021, dịch Covid 19 đạt đỉnh sau khi đã càn quét toàn cầu với bao hệ lụy, ảnh hưởng
nặng nề tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị. Tuy nhiên, Hòa Phát không chỉ
vững vàng trong thời kỳ dịch bệnh mà tất cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hòa
Phát đều tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời Hòa Phát cũng thực sự vươn tầm quốc tế,
tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu.
Tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng mạnh, hàng tồn kho chiếm 45%, vòng quay
hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2021 là 3,17 lần, giảm 19 ngày so với số ngày vòng
quay hàng tồn kho năm 2020. Hàng tồn kho tăng mạnh cùng vòng quay hàng tồn kho
cũng tăng thể hiện tốc độ quay vòng hàng hóa nhanh, tốc độ tiêu thụ hàng hóa tốt, cho
thấy việc quản trị hàng tồn kho của Tập đoàn luôn được theo dõi, giám sát và hoạt
động hiệu quả. Nguyên nhân TSNH sụt giảm ở năm 2022 là chủ yếu đến từ giảm giá
trị hàng tồn kho, giảm 18% so với thời điểm 31/12/2021; nguyên nhân là do chính
sách quản trị thắt chặt hàng tồn kho làm mức tồn kho của Hòa Phát giảm xuống mức
thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2022, cơ cấu tài sản sẽ dần cân đối,
trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 47%, tài sản dài hạn chiếm 53%. Quy mô tổng tài sản
đã tăng gấp 3 lần chỉ sau 5 năm (kể từ năm 2017, khởi công đầu tư xây dựng dự án
Khu liên hợp thép Hòa Phát tại Dung Quất). Đây vẫn là cơ cấu tài sản phù hợp và điển
hình cho ngành sản xuất nặng
Tài sản dài hạn
Quy mô tài sản dài hạn của tập đoàn Hòa Phát tăng qua các năm. Tài sản dài hạn
năm 2021 tăng 9,317,386,518,118 đồng tương ứng mức tăng 12,46% so với năm 2020
và năm 2022 tiếp tục tăng 5,739,248,072,731 tương ứng mức tăng 6,83% so với 2021.
Tài sản dài hạn tăng trong đó tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở
dang dài hạn chiếm phần nhiều.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 11
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
Tài sản cố định của công ty là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản
trong hai năm 2020 và 2022. Năm 2021 tài sản cố định tăng 3,719,184,603,870 tương
ứng 5,67% so với năm 2020 và năm 2022 tăng thêm 1,552,073,873,861 tương ứng
2,24 % so với năm 2021. Nguyên nhân của sự tăng lên của TSCĐ một phần là do nhà
cửa, dụng cụ văn phòng máy móc thiết bị được công ty chuyển từ chi phí xây dựng cơ
bản dở dang thành tài sản cố định hoặc công ty đã thay mới nhà cửa, máy móc thiết bị
và phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất nên dẫn tới tăng tài sản cố
định.
Năm 2021, tài sản dài hạn tăng do tài sản được ghi nhận trong năm, trong đó có
giá trị cao nhất là lò cao số 4 của Khu liên hợp thép Hòa Phát Dung Quất được đưa
vào sử dụng. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm
95%
Năm 2022, tài sản dài hạn tăng do tài sản được ghi nhận trong năm, trong đó giá
trị lớn nhất là hạng mục chính của Nhà máy thép thuộc Khu liên hợp gang thép Hòa
Phát Dung Quất được đưa vào vận hành trong quý I/2022. Hơn nữa, sự gia tăng xây
dựng đang triển khai các dự án lớn như Khu liên hợp thép, nhà máy container và thiết
bị điện Hòa Phát Dung Quất 2 tăng 61% so với thời điểm 31/12/2019. Năm 2021 góp
phần tăng mạnh giá trị tài sản dài hạn. Tại 31/12/2022, tài sản dài hạn đạt 89.821 tỷ,tài
sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn chiếm 94% tổng tài sản dài
hạn của Tập đoàn.
Bất động sản đầu tư có sự biến động lớn trong giai đoạn 2020-2022. Bất động
sản đầu tư của Tập Đoàn năm 2021 giảm nhẹ với 16,086,218,678 với mức giảm là
2,85% so với năm 2020. Tuy nhiên trong báo cáo thường niên năm 2021, Tập đoàn
Hoà Phát cho biết, doanh thu từ mảng bất động sản vẫn tăng: khu công nghiệp đạt gần
980 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2020 và là nguồn thu chính của Tổng Công ty BĐS
Hòa Phát. Năm 2022 bất đống sản đầu tư đã tăng trở lại với 80,901,021,837 đồng và
mức tăng là 14,76 %. Năm 2022, Hòa Phát đã được chấp thuận chủ trương dự án KCN
Yên Mỹ II mở rộng tại tỉnh Hưng Yên và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Hiện, Hòa Phát đang tiến hành giải phóng mặt
bằng giai đoạn mở rộng với diện tích 216 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.682 tỷ
đồng.Năm 2022, bất động sản đã đóng góp 1% vào doanh thu bán hàng của Hòa Phát
và đóng góp 3% vào lợi nhuận.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư dài hạn công ty chủ yếu là đầu tư vào
các công ty liên kết (như công ty cổ phần Xi măng Hòa Phát, Khoáng sản Hòa Phát…)
Năm 2021 giảm 164,369,250,694 đồng với mức giảm là 96,07% so với năm 2020.
Năm 2022 tiếp tục giảm với 6,015,955,617 và mức giảm là 86,58 % so với năm 2021.
Tài sản dài hạn khác trong năm 2020 chiếm 1,46% cơ cấu tổng tài sản và thay
đổi không nhiều trong hai năm 2021 và 2022 (năm 2021 là 2,10% và năm 2022 là
2,41%). Các tài sản dài hạn khác này chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 12
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA)
(37)
Phân tích nguồn vốn

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2020-2022


Đơn vị tính: tỷ đồng
120,000
100,000 Cơ cấu nguồn vốn 2020-2022 90,780 96,112
80,000 73,459
62,385 59,219
60,000 51,975
40,000
20,316
20,000 13,996 11,837

0
Vay và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu

2020 2021 2022

Tổng nguồn vốn tăng không đều qua từng năm và có giảm nhẹ vào năm 2022.
Bảng cơ cấu nguồn vốn trên đây đã cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của
Công ty Cố phần Tập Đoàn Hòa Phát giai đoạn 2020-2022.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 13
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Bảng 1.2 Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Tăng so với 2020 Tăng so với 2021
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Số tiền Số tiền Tương Số tiền Tương
(%) (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối
đối đối
72,291,648,082,72 87,455,796,846,81 15,164,148,764,08 74,222,579,892,34 (13,233,216,954,46
Nợ phải trả 6 54.97 0 49.067 4 20.976 9 43.6 1) (15.1)
51,975,217,447,49 73,459,315,876,44 21,484,098,428,94 62,385,390,680,68 (11,073,925,195,75
Nợ ngắn hạn 8 39.521 1 41.215 3 41.335 5 36.6 6) (15.1)
36,798,465,672,10 43,747,643,082,35 46,748,670,400,47
Vay ngắn hạn 4 27.981 6 24.545 6,949,177,410,252 18.884 1 27.4 3,001,027,318,115 6.86
10,915,752,723,95 23,729,142,569,42 12,813,389,845,46 11,107,160,795,32 (12,621,981,774,09
Phải trả người bán 2 8.3002 0 13.313 8 117.38 6 6.52 4) (53.2)
Phải trả, phải nộp khác 328,061,400,351 0.2495 1,047,158,508,079 0.5875 719,097,107,728 219.2 418,512,269,668 0.25 (628,646,238,411) (60)
20,316,430,635,22 13,996,480,970,36 (6,319,949,664,85 11,837,189,211,66 (2,159,291,758,705
Vay và nợ dài hạn 8 15.448 9 7.8528 9) (31.11) 4 6.95 ) (15.4)
59,219,786,306,11 90,780,625,511,43 31,560,839,205,32 96,112,939,615,78
VỐN CHỦ SỞ HỮU 1 45.03 9 50.933 8 53.294 3 56.4 5,332,314,104,344 5.874
33,132,826,590,00 44,729,227,060,00 11,596,400,470,00 58,147,857,000,00
Vốn góp chủ sở hữu 0 25.194 0 25.095 0 35 0 34.1 13,418,629,940,000 30
Thặng dư vốn cổ phần 3,211,560,416,270 2.442 3,211,560,416,270 1.8019 0 0 3,211,560,416,270 1.89 0 0
Chênh lệch tỷ giá hoái đoái 5,568,369,072 0.0042 (1,925,960,852) (0.0011) (7,494,329,924) (134.6) (20,652,355,005) (0,0011) (18,726,394,153) 972.3
Quỹ đầu tư phát triển 928,641,612,156 0.7061 923,549,304,122 0.5182 (5,092,308,034) (0.548) 834,782,434,216 0.49 (988,766,869,906) (9.61)
21,792,442,633,28 41,763,425,970,91 19,970,983,337,62 33,833,829,973,98 (7,929,595,996,925
Lợi nhuận chưa phân phối 5 16.571 2 23.431 7 91.642 7 19.9 ) (18,9)
Lợi ích cổ đông không kiểm
soát 148,746,685,328 0.1131 154,788,720,987 0.0868 6,042,035,659 4.062 105,562,146,315 0.06 (49,226,574,672) (31.8)
131,511,434,388,8 178,236,422,358,2 46,724,987,969,41 170,335,519,508,1 (7,900,902,850,117
Tổng nguồn vốn 37 100 49 100 2 35.529 32 100 ) (4.43)

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 14
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Tổng nguồn vốn của năm 2021 tăng 46,724,987,969,412 với mức tăng là 35,53%
so với năm 2020. Nhưng đến năm 2022 đã có xu hướng giảm nhẹ với
7,900,902,850,117 đồng và mức giảm là 4,43% so với năm 2021.
Năm 2021, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ
sở hữu tăng 53,29% từ 59,22 nghìn tỷ đồng lên 90,78 nghìn tỷ đồng nhờ dòng lợi
nhuận đạt được trong năm.Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới 1, tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu ngân hàng giảm xuống 0,63 lần, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu
giảm xuống 0,18 lần. Tỷ lệ nợ ở mức an toàn thể hiện khả năng tự chủ tài chính và ổn
định tài chính của Tập đoàn. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử tỷ lệ nợ ròng trên
EBITDA xuống mức thấp như năm 2021, chỉ 0,35 lần, giảm 0,47 lần so với năm 2020.
Nguyên nhân là do tiền và đầu tư. đảm bảo tiềm lực tài chính vững mạnh trong thời
gian tới. Năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng đưa vào vận hành đồng bộ Khu liên
hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, cho ra đời sản phẩm chất lượng, 3 triệu tấn thép
HRC chính thức xuất xưởng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bắt đầu tăng hơn nữa, tăng 1,37 lần so với
cùng kỳ năm trước, cho thấy sức khỏe tài chính của Hòa Phát đang ngày càng tốt hơn.
Năm 2022, cơ cấu tài chính của Tập đoàn sẽ được duy trì ở mức ổn định. Vốn
chủ sở hữu tăng 6% từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng nhờ dòng lợi nhuận đạt được
trong năm. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới 1, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu ngân hàng giảm xuống 0,6 lần, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu là 0,24 lần. Tỷ lệ
nợ ở mức an toàn thể hiện khả năng tự chủ tài chính và ổn định tài chính của Tập đoàn.
Năm 2022 sẽ được đánh dấu bằng nhiều khó khăn khi Hòa Phát sẽ phải giảm công suất
sản xuất thép để giảm lượng tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với nhu
cầu thị trường. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 54% so với năm 2021
2.2 Đánh giá kết quả biến động về doanh thu, lợi nhuận
2.2.1 Đánh giá kết quả doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn Hòa Phát năm 2020
Thực Thực Kế Tăng Thực hiện so với kế
Chỉ tiêu hiện hiện hoạch trưởng hoạch
2019 2020 2020 2020/2019
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)

Doanh 64.678 91.279 86.000 41% 6%


thu
Lợi nhuận 7.578 13.506 9.000 78% 50%

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn công ty Hòa Phát
năm 2020

Năm 2020 là một thời kỳ khó khăn và đầy thách thức đối với ngành thép Việt
Nam. Ngoài cú sốc mang tên đại dịch covid 19, giá quặng sắt tăng mạnh và lên nhanh,
giá bán thép giảm làm giảm biên lợi nhuận ngành. Trong bối cảnh đó, công ty đã đạt
được những thành tựu đáng rực rỡ và thành công qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa
vào bảng 1.3 ta có thể thấy doanh thu của công ty đạt 91.279 tỷ đồng và lợi nhuận sau

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 15
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

thuế lên tới 13.506 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 41% và 78% so với cùng kỳ so với
năm 2019, vượt 6% và 50% kế hoạch kinh doanh.

Biểu đồ 1.4 Tỷ trọng doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát
năm 2020
Dựa vào biểu đồ 1.4, ta có thể thấy rằng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của lĩnh
vực thép lần lượt chiếm 84% và 82% của toàn công ty. Năm 2020, tổng sản lượng các
loại thép xây dựng, ống thép, phôi thép, tôn tiêu thụ là 6.770.000 tấn, tăng 1,2 lần so
với năm 2019. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp cũng có những bước phát triển rõ
nét khi tăng trưởng doanh thu đạt 32% và đóng góp 12% doanh thu của toàn công ty.
Và đặc biệt hơn, trong lĩnh vực nông nghiệp lợi nhuận đã tăng gấp 3 lần so với cùng
kỳ năm 2019 với sự tăng trưởng đột phá của các mảng như chăn nuôi gia súc và thức
ăn cho chăn nuôi, qua đây thể hiện được tiềm năng lớn để phát triển trong các năm tiếp
theo. Ngoài ra thì lĩnh vực bất động sản hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với
mục tiêu được đề ra. Các khu công nghiệp của Hòa Phát đã cho thuê 23,5 ha đất, lấp
đầy hầu hết diện tích đã đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.
2.2.2 Biến động doanh thu, lợi nhuận của Hòa Phát năm 2021

Thực Thực Kế Tăng Thực hiện so với kế


Chỉ tiêu hiện hiện hoạch trưởng hoạch
2020 2021 2021 2020/2021
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)

Doanh 91.279 150.865 120.000 65% 126%


thu
Lợi 13.506 34.521 18.000 156% 192%
nhuận

Bảng 1.4: Kết quả về biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty Hòa phát năm
2021

Nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi và nhanh chóng trở lại trong năm
2021 sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid 19 diễn ra. Trong năm này,
tập đoàn Hòa Phát đã đạt được 150.865 tỷ đồng doanh thu và cũng là lần đầu tiên cán
mốc lợi nhuận ròng 34.521 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 65% và 156% so với năm
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 16
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

2020. Với thành tựu rực rỡ này, Hòa Phát đã vượt 26% và 92% so với kế hoạch đề ra.
Ngân sách đóng cho nhà nước với tổng số tiền là 12.500 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với
cùng kì, trong đó 3 tỉnh Hòa Phát có đóng góp nổi bật nhất đó là Hải Dương, Quảng
Ngãi, Hưng Yên. Và điều đặc biệt hơn là công ty Hòa Phát vinh dự đứng thứ 13 trong
số 50 doanh nghiệp tiêu biểu và xuất sắc nhất tại Việt Nam vào năm 2021.

Biểu đồ 1.5: Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép của Hòa Phát 2021 (tấn)

Biểu đồ 1.6: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và lợi nhuận của Hòa Phát năm 2021

Cùng với sự tăng trưởng, lĩnh vực thép (bao gồm gang thép và sản phẩm thép)
vẫn đóng vai trò quan trọng, cốt lõi và khẳng định là mảng kinh doanh cốt lõi của công
ty. Dựa vào biểu đồ 1.6, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ngành này lần
lượt chiếm 94%, 96% của công ty. Năm 2021, tổng sản lượng bán hàng các loại thép
xây dưng, phôi thép, tôn mạ, ống thép là 8.871.000 tấn, tăng 35% so với năm 2020.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 17
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Hơn thế, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường hơn 3 triệu tấn HRC, ống thép và thép
xây dựng Hòa Phát tiếp tuc duy trì thị phần số 1 trên thị thị trường.

Lĩnh vực nông nghiệp đem lại 718 tỷ lợi nhuận sau thuế. Tỷ doanh thu bán hàng
và lợi nhuận sau thuế lần lượt chiếm 5% và 2% của toàn công ty. Năm 2021, do ảnh
hưởng của địa dịch covid 19 kéo dài và nhà nước đã áp dụng biện pháp giãn cách xã
hội khiến nhà hàng, khách sạn, trường học, du lịch…. ngừng hoạt động đã làm giảm
sức tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng bò úc, các thực phẩm chăn nuôi. Đây là
một trong những nguyên nhân chính khiến cho doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau
thuế của ngành nông nghiệp giảm mạnh so với năm 2020. Tuy vậy, chất lượng các sản
phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của tập đoàn Hòa Phát luôn chiếm vị thế số 1 của thị
trường trên thế giới, cùng với đó là việc đầu tư và mở rộng các kênh phân phối hàng
hóa rộng rãi để phát triển bền vững cho lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
Lĩnh vực bất động sản Hòa Phát đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu.
Trong năm, các khu công nghiệp Hòa Phát đã bàn giao 43ha đất, tăng mạnh so với
cùng kì năm 2021. Kế hoạch trong 10 năm tới, công ty sẽ phát triển thêm 10 khu công
nghiệp hiện nay đang có. Tuy nhiên, đối với mảng nhà ở, Hòa Phát sẽ tập trung đầu tư
phát triển các đại đô thị từ 300-500 ha, đóng góp thêm vào quá trình đô thị hóa của các
khu dân cư của địa phương.
2.2.3 Biến động về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát năm
2022

Thực Thực Kế Tăng Thực hiện so với kế


Chỉ tiêu hiện hiện hoạch trưởng hoạch
2020 2021 2021 2020/2021
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%)

Doanh 150.865 142.771 160.000 -5% 89%


thu
Lợi 34.251 8.444 25.000 -76% 34%
nhuận

Bảng 1.5: Doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế của tập đoàn công ty năm
2021

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 18
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Biểu đồ 1.7: Tỷ trọng về doanh thu bán hàng và lợi nhuận của Hòa Phát năm
2022

Năm 2022, ngành thép suy giảm cả về doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế
do gặp phải nhiều biến động khi giá thép thế giới tụt dốc tạo sức ép lên giá trong nước.
Ngoài ra, chiến tranh xung đột giữa Ukraine và Nga cùng với sự khủng hoảng khi đại
dịch covid 19 diễn ra khiến nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm gây ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động xuất khẩu, làm tăng nguồn cung trong nước.

Tuy vậy lĩnh vực thép (bao gồm sản phẩm thép và gang thép) vẫn tiếp tục đóng
vai trò cốt lõi trong quá trình kinh doanh của công ty. Doanh thu bán hàng và lợi
nhuận sau thuế lần lượt chiếm là 94%, 96%. Hoạt động xuất khẩu cũng đóng vai trò
quan trọng trong tổng sản lượng. Doanh thu từ xuất khẩu đạt hơn 31.500 tỷ đồng
chiếm 22% tổng doanh thu của toàn công ty. Thị trường xuất khẩu thép của Hòa Phát
rất đa dạng với gần 30 quốc gia, trải dài khắp cac châu lục. Trong những năm gần đây,
tập đoàn đã chú trọng đến việc xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường và sản phẩm,
góp phần thu ngoại tệ và cán cân thương mại của Việt Nam.

Lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát trong năm 2022 chiếm tỷ trọng doanh thu
5%, lợi nhuận chỉ chiếm 1% giảm mạnh so với năm 2021 bởi lẽ đại dịch covid 19 để
lại hậu quả rất nghiêm trọng, làm giảm nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Điều đặc biệt
hơn là chi phí đầu vào tăng, nông sản thế giới đã thiết lập lại mặt bằng giamr do xung
đột ở Ukraine, lạm phát tăng cao tại Mỹ, gián đoạn chuỗi cung ứng, mất ổn định an
ninh dẫn đến vấn đề thực phẩm cũng không ổn định. Thị trường bò Úc đã suy giảm
mạnh do Trung Quốc đóng cửa biên giới kéo dài bò các loại kể các loại bò không
chăm sóc theo đúng quy định, không tiêm phòng lại bán với giá rẻ quay lại cạnh tranh
với thị trường tiêu thụ Việt Nam mà thị trường vốn đã nhỏ, bò ở phân khúc giá cao nên
gặp nhiều khó khăn.

Lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 1%, 3%.
Tuy nhiên, các khu công nghiệp Hòa Phát đạt tỉ lệ lấp đầy hầu hết diện tích đã đầu tư

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 19
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

hạ tầng kỹ thuật. Năm 2023, Hòa Phát có dự tính sẽ đầu tư thêm khu công nghiệp yên
Mỹ 2, mở rộng với diện tích là 217ha, đáp ứng được nhu cầu về thuê đất khu công
nghiệp. Đối với dự án nhà ở, khu đô thị công ty sẽ tập trung phát triển các đô thị có
diện tích từ 300 đến 500 ha, đóng góp vào quá trình đô thị hóa của địa phương.

2.3 Đánh giá biến động giá cổ phiếu của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

(Dữ liệu ngày 28/11/2023)

Mã CK Cao nhất Thấp nhất


HPG 26,400 26,050
DTL 16,100 15,200
HSG 20,750 20,150
KKC 6,300 6,300
NKG 22,250 21,650
NSH 4,700 4,700
POM 4,600 4,500

Bảng 1.6 So sánh giá cổ phiếu các doanh nghiệp cùng ngành với Hòa Phát:
=> Qua bảng này có thể nhận thấy Hòa Phát là một cái tên rất nổi tiếng và được
các nhà đầu tư lựa chọn. Giá cổ phiếu của Hòa Phát chiếm một chỉ số rất cao so với
các doanh nghiệp cùng ngành. Dù giá thấp nhất trong ngày nhưng vẫn bỏ xa các doanh
nghiệp còn lại. Qua đó thấy được Hòa Phát phát triển không ngừng trong năm 2023
này và sẽ có một bước tiến vô cùng lớn.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2019 2020 2021 2022


EPS 3,025.00 4,507.00 8,630.00 1,636.00
P/E 7.77 9.20 5.38 11.00
ROS 11.90 14.99 23.06 5.97
ROEA 17.03 25.14 45.97 9.08
ROAA 8.36 11.53 22.26 4.87

Bảng 1.7: Các chỉ số của Hòa Phát trong giai đoạn 2019-2022

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 20
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

NHẬN XÉT:

- Lợi nhuận sau thuế(EPS) của Hòa Phát có sự biến động, từ năm 2019- 2021
tăng lên rất cao tăng 5,605.00 triệu đồng nhưng giai đoạn từ 2021- 2022 giảm rất nhiều
giảm 6,994.00 triệu đồng. Nguyên nhân giai đoạn 2019-2021 tăng là do các mặt hàng
của Hòa Phát bán rất dù trong thời kì COVID nhưng việc xuất khẩu trong và ngoài
nước rất lớn, các công nhân làm việc rất năng suất. Thế nhưng vào quý II/2022 Hòa
Phát rơi vào khó khăn về dòng vốn, gây hệ quả là sự giảm sụt giảm rõ rệt cầu và giá
bán thép xây dựng, một trong những sản phẩm chính của Hòa Phát nên làm lợi nhuận
sau thuế giảm đáng kể.
- Chỉ số P/E(giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra để mua cổ phiếu) có rất nhiều biến
động từ năm 2019 đến 2020 tăng 1.43 triệu đồng sau đó từ năm 2020 đến 2021 giảm
3.83 triệu đồng. Đây là cơ hội để nhà đầu tư mua vào vì giá cổ phiếu đang thấp. Thế
nhưng 2021- 2022 tăng lên 5.62 đây chính là lúc các nhà đầu tư đem lại lợi nhuận cao
cho mình khi bán ra giá rất cao cho các doanh nghiệp cần mua để duy trì doanh nghiệp
của ho.
- Chỉ số ROE ( tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) tăng lên qua các năm
2019 đến 2021 tăng 28.94 triệu đồng. Điều này cho thấy vốn của cổ đông đươc Hòa
Phát sử dụng rất hiệu quả, là yếu tố quan trọng đề nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu tại
Hòa Phát không.
- Chỉ số ROA( là thước đo khả năng sinh lời trên tổng tài sản của Hòa Phát) tăng
lên qua các năm 2019-2021 tăng 14 triệu đồng cho thấy Hòa Phát đang thu về nhiều
tiền hơn số vớn đã bỏ ra cho thấy Hòa Phát đang hoạt động rất tốt
- Chỉ số ROS( Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Hòa Phát có biến động từ
năm 2019 đến 2021 tăng 11,16 triệu đồng cho thấy Hòa Phát có khả năng trả nợ và tạo
ra lợi nhuận từ doanh số bán hàng.
- Nhìn chung năm 2022 là năm đầy biến động lớn của Hòa Phát dẫn đến thua lỗ
rất nhiều, các chỉ số đều rất thấp vào năm này. 2022 có thể là bước ngoặt lớn để Hòa
Phát có thể đứng dậy và đi lên phát triển mạnh mẽ hơn.

Biểu đồ 1.8 Biểu đồ vốn chủ sở hữu, Roa, Roe qua các năm

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 21
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

Nhận xét: ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản) là các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của một
doanh nghiệp. Trong năm 2022, chỉ số ROE của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức
38% của năm 2021. Chỉ số ROE giảm phản ánh rõ đây là một năm vô cùng khó khăn
của Hòa Phát khi giá thị trường biến động, giá nguyên nhiên liệu đầu vào phức tạp
cùng với bối cảnh chung của nền kinh tế bị thắt chặt do chính sách tiền tệ của Chính
phủ. Cùng với đó, chỉ số ROA của Tập đoàn cũng giảm còn 5% trong khi hệ số này ở
cùng kỳ năm 2021 là 19,4%. Trong khi tổng tài sản giảm 4,4% mà chỉ số ROA giảm so
với cùng kỳ năm 2021, càng cho thấy sự suy giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế

Đơn vị: %

Năm 2020 2021 2022


Tỷ suất lợi nhuận gộp 21 27 12
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 15 23 6
ROA 10,3 19,4 5
ROE 23 38 8,8
Lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí tài chính 18,194 40,788 16,950
Lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí tài chính và khấu 21,822 46,871 23,722
hao

Bảng 1.8 Các chỉ số tài chính cơ bản

 Tỷ suất lợi nhuận gộp từ năm 2020- 2021 tăng 6% nhưng từ 2021 đến 2022
giảm đến 15%
 Tỷ suất lợi nhận sau thuế từ năm 2020- 2021 tăng 8% nhưng từ năm 2021 đến
2022 giảm mạnh đến 17%

-ROA, ROE và các lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí tài chính và khấu hao
cũng từ năm 2020-2021 tăng sau đó đến 2022 giảm mạnh

=> Qua đây chúng ta lại có thể nhìn rõ được khủng hoảng 2022 đã làm cho Hòa
Phát thua lỗ rất nhiều, các sản phẩm chính đem lại lợi nhuận cho công ty cũng
không thể trụ được. Vì vậy 2023 sẽ là năm đầy sự phát triển đi lên của Hòa
Phát.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 22
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1 Kết luận

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất và
kinh doanh thép hàng đầu tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2020-2022, Hòa Phát đã đạt
được những thành tựu rực rỡ và thành công cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy trong
bối cảnh của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và phải đối mặt với thách thức nhưng
tập đoàn đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Các yếu tố môi trường vi mô tác động đến hoạt động kinh doanh của Hòa
Phát:

- Khách hàng: Khách hàng của Hòa Phát là các đại lí phân phối sỉ lẻ, các doanh
nghiệp xây dựng, các hộ gia đình. Chính vì thế, công ty cần hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng và phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu này. Sự thay đổi
trong nhu cầu và yêu cầu khách hàng có thể yêu cầu công ty điều chỉnh chiến lược
kinh doanh và phát triển sản phẩm mới. Hòa Phát đã đưa ra nhiều chương trình khuyến
mãi đặc biệt là vào ngày Quốc tế phụ nữ, tập đoàn đang amng lại những phần quà ý
nghĩa lớn dành cho phụ nữ.

- Nhà cung cấp: Năm 2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã trải qua giai
đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công
xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Điều này tác động đến sự
phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực liên
quan. Trên thực tế, thép là ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi bất động sản khó khăn. Cụ
thể, thị trường bất động sản suy yếu đã khiến lượng tiêu thụ trên thị trường giảm
mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều
doanh nghiệp ngành thép gặp khó trong năm 2022. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết,
trong năm 2022, cả nước sản xuất 29 triệu tấn thép các loại, giảm 12% so với cùng kỳ.
Tiêu thụ đạt 27 triệu tấn, giảm 7% với 2021. Sản lượng xuất khẩu là 6,2 triệu tấn, giảm
gần 20% so với năm trước đó. Trong năm Tập đoàn Hòa Phát đã cung cấp 7,2 triệu tấn
thép, giảm 7% so với 2021

- Quan hệ công chúng: Hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu đã thu hút
nhiều sự quan tâm, gắn kết mối quan hệ gần gũi và tốt đẹp giữa doanh nghiệp với công
chúng. Trong nhiều năm qua, công ty Hòa Phát đã vinh dự được xứng tên trong các
chuơng trình uy tín như Top 10 Sao vàng Đất Việt, Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp hiệu quả…. Ngoài ra giá trị của Hòa Phát còn
biểu hiện ở các chương trình, hoạt đọng xã hội, tình nguyện, qua đó thể hiện được
trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng như là: xây cầu nông thôn cho các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, tặng quà tết cho người nghèo… Từ chiến lược quảng bá
thương hiệu qua các hoạt động tình nguyện, Hòa Phát đã xây dựng được uy tín, chất
lượng, danh tiếng và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung

Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của Hòa
Phát:

-Môi trường chính trị: Sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép là chủ lực của hoạt
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 23
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

động kinh doanh của Hòa Phát. Ngành này đang được mở cả chiều sâu và chiều rộng.
Chiều sâu hướng tới sản xuất từ thượng nguồn và các chuỗi logistic. Chiều rộng hướng
tới đa dạng thêm các chủng loại mặt hàng liên quan tới thép và các sản phẩm sau thép.
Để sản xuất ra thép, chi phí nguyên nhiên liệu chiếm 70-75% trong giá thành sản xuất.
Vì vậy chỉ cần 1% biến động giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản
xuất như quặng sắt, than, phế… sẽ tác động rất lớn tới giá thành thành phẩm. Do ảnh
hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine từ cuối tháng 2/2022, giá mặt hàng than bị
đẩy lên cao mức 5 đến 6 lần so với mức giá thông thường. Giá quặng sắt cũng biến
động mạnh và hiện vẫn ở mức cao

-Môi trường kinh tế: Lạm phát đang là thách thức vĩ mô lớn nhất và nguy cơ dai
dẳng trong một vài năm tới. Điều này khiến hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế
giới đều lựa chọn thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Tỷ giá là một công
cụ để kiềm chế lạm phát. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ này để điều
tiết nhằm ổn định các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế. Với Hòa Phát, nhập khẩu chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng giá vốn toàn Tập đoàn năm 2022 cho thấy lượng nguyên vật liệu
đầu vào của Tập đoàn như than, quặng,… phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp
hàng từ nước ngoài. Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, vì vậy tỷ giá ảnh hưởng
rất lớn tới chi phí sản xuất. Tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên liệu tăng, chi phí
tài chính tăng. Do vậy quản trị rủi ro tỷ giá là công việc cần được xử lý hàng ngày. Bên
cạnh đó, với việc sử dụng các khoản vay, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh có lãi
suất, đặt ra những thách thức cho Hòa Phát về quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là trong
bối cảnh lạm phát tăng cao, nền kinh tế chịu tác động bởi những ảnh hưởng của việc
thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc quản trị tốt rủi ro lãi suất giúp đảm bảo quản
lý hiệu quả chi phí lãi vay.

-Môi trường pháp luật: Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề tiếp cận vốn,
đất đai, thị trường, khách hàng là mối quan tâm hàng đầu khi khó khăn. Trong khi với
các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, đó là rủi ro về thay đổi chính sách và thủ tục hành
chính. 5 năm qua, các chính sách, quy định pháp luật kinh doanh của Việt Nam thường
thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn. Trong khi đó, doanh nghiệp
cần những chính sách ổn định lâu dài, minh bạch, dễ dự báo, áp dụng nhất quán để yên
tâm sản xuất kinh doanh

-Môi trường xã hội văn hóa: Hiện nay chúng ta đang ở trong chỉ số vàng về
nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Chất lượng cuộc sống và rình độ của người dân ngày
một nâng cao đòi hỏi các sản phẩm cũng nâng cao và chất lượng để đáp ứng với nhu
cầu của họ, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ sản phẩm HPG

-Môi trường công nghệ: Việc áp dụng tự động hóa trong công ty giúp tiết kiệm
được thời gian và chi phí nhân công, giảm thiểu hao hụt tài nguyên và nâng cao chất
lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Internet đang đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc quảng bá sản phẩm HPG đến người tiêu dung trong nước, là kênh cung cấp các
thông tin đầy đủ, chi tiết của HPG đến các nhà đầu tư giúp họ an tâm hơn vào doanh
nghiệp mình đã đầu tư. Bên cạnh đó thì xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới ngày càng được chú trọng trong tất cả các lĩnh vực. Các công
ty ngành thép Việt Nam cũng như HPG đã và đang đầu tư vào công tác R&D với hy
vọng là tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hươn, đa dạng mẫu mã, giá thành phải chăng để
tang cường lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 24
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

3.2 Kiến nghị:


Tại Hòa Phát công ty luôn theo dõi chặt chẽ các thông tin vĩ mô thị trường có tác
động lớn đến xu hướng giá thép hàng ngày, đồng thời liên tục cập nhật tin tức đa dạng
và phản hồi kịp thời. Xây dựng các kịch bản tín dụng để tránh rủi ro về giá hàng hóa.
Quản lý tốt hơn lượng nhiên liệu tồn kho và nhanh chóng thích ứng với biến động giá
cả.
Trước tình trạng đóng băng trên thị trường bất động sản bắt đầu từ nửa cuối năm
2022, Hòa Phát đã chủ động điều chỉnh sản xuất theo cung cầu thị trường, giảm vòng
quay hàng tồn kho và chi phí sản xuất. Chính phủ đang tích cực triển khai một số
chính sách cụ thể như mở rộng biên độ tín dụng thêm 1,5-2%, tương đương 240 nghìn
tỷ đồng nguồn cung bổ sung cho nền kinh tế. Tập trung rà soát, củng cố thị trường trái
phiếu doanh nghiệp đảm bảo hoạt động thông thoáng, an toàn. Chi đầu tư công trên
700 nghìn tỷ đồng sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung. Hòa pat cũng tin rằng
đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu thép trong tương lai.
Nhập khẩu chiếm 73% tổng chi phí vốn của Tập đoàn vào năm 2021, cho thấy
than, quặng và các nguyên liệu thô đầu vào khác của Tập đoàn phụ thuộc nhiều vào
nguồn cung từ nước ngoài. Vì giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu nên tỷ giá
hối đoái có tác động đáng kể đến chi phí sản xuất. Tỷ giá hối đoái tăng dẫn đến chi phí
mua nguyên liệu thô tăng và chi phí tài chính tăng. Do đó, quản lý rủi ro tiền tệ là một
nhiệm vụ phải được thực hiện hàng ngày. Hơn nữa, với việc sử dụng các khoản vay,
sản phẩm tài chính và sản phẩm phái sinh chịu lãi, Hòa Phát phải đối mặt với thách
thức về quản lý rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo kiểm soát hiệu quả chi phí lãi vay.
Hòa Phát quản trị rủi ro tài chính bao gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất bằng
nhiều biện pháp, công cụ khác nhau. Đầu tiên là cân đối tín dụng với sử dụng đồng
VNĐ hay ngoại tệ. Tập đoàn yêu cầu các đơn vị thành viên khi mua bán hay dự kiến
cần mua ngoại tệ thì phải trao đổi với trưởng nhóm tỷ giá và cập nhật giá thị trường.
Ngoài ra, Hòa Phát thường xuyên thu thập thông tin nhận định, dự báo thị trường; xây
dựng các hạn mức và công cụ phòng ngừa tỷ giá với các tổ chức tín dụng. Hòa Phát
luôn chủ động đánh giá tình hình thị trường vốn và tài chính và có các biện pháp giảm
thiểu tối đa rủi ro lãi suất bằng cách điều chỉnh danh mục tổng nợ vay và nghĩa vụ phải
trả hợp lý. Với các biện pháp, công cụ này, Hòa Phát đang quản lý rất tốt nguồn
nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo quản trị tốt chi phí giúp đạt biên lợi nhuận cao.
Với tiêu chí chủ động thích ứng, Hòa Phát luôn bám sát văn bản ngay từ những
ngày đầu dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Đơn cử như 11 Luật, Bộ Luật
được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Đây
là những luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống xã hội của nước ta nói chung và
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hòa Phát nói riêng. Tập đoàn đặc
biệt quan tâm đến Bộ Luật lao động năm 2019, Luật Chứng khoán năm 2019, Luật
Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020
cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, từ những ngày đầu dự thảo luật
được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Hòa Phát đã nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật
thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn để dự
đoán, xây dựng kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 25
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

KẾT LUẬN
Nhờ sự hướng dẫn của cô Thu Đến và sự đóng góp của các thành viên trong
nhóm, bài đề án đã hoàn thành mục tiêu đề ra và tạo ra những tác động tích cực trong
việc phân tích về thực trạng tài chính Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.
Tuy nhiên, bài đề án của nhóm cũng gặp phải một số khó khăn và hạn chế trong
quá trình triển khai. Chúng em cần rút ra những bài học quý giá từ những sai sót và
khó khăn này, để cải thiện và hoàn thiện bản thân, phát triển hơn trong tương lai.
Với những kinh nghiệm và bài học đã học được từ đề án, chúng em có thể áp
dụng cho các bài đề án trong tương lai, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả làm
việc. Và hi vọng rằng sau bài đề án có thể giúp cho công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
sẽ có những định hướng phù hợp hơn và có thể áp dụng để có thể góp phần giúp cho
công ty ngày càng phát triển và vươn xa hơn trên trường quốc tế.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 26
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.hoaphat.com.vn/
https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/hpg/bsheet/2023/0/0/0/0/bao-cao-tai-chinh-.chn
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/03/bao-cao-thuong-nien-2022.pdf
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2022/04/bao-cao-thuong-nien-2021.pdf
https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2021/04/bctn-2020-online.pdf
https://finance.vietstock.vn/HPG-ctcp-tap-doan-hoa-phat.htm?tab=BCTN
https://f247.com/t/dau-la-loi-the-canh-tranh-uu-viet-cua-tap-doan-hoa-phat-hpg/
475892
https://vn.investing.com/equities/hoa-phat-group-jsc
https://fireant.vn/ma-chung-khoan/HPG
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_%C4%91o%C3%A0n_H
%C3%B2a_Ph%C3%A1t

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 27
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

PHỤ LỤC
Trước Sau
2019 2020 2021 2022 Tăng trưởng

TÀI SẢN

A- TÀI SẢN 30,436,936,909,89 56,747,258,197,01 94,154,859,648,30 80,514,708,725,45


NGẮN HẠN 4 0 4 6

I. Tiền và các
13,696,099,298,22 22,471,375,562,13
khoản tương 4,544,900,252,204 8,324,588,920,227
8 0
đương tiền

1. Tiền 1,678,314,252,204 2,094,314,298,228 6,316,299,666,510 3,458,049,733,104

2. Các khoản tương 11,601,785,000,00 16,155,075,895,62


2,866,586,000,000 4,866,539,187,123
đương tiền 0 0

II. Các khoản đầu


18,236,152,616,07 26,268,246,676,35
tư tài chính ngắn 1,374,340,352,910 8,126,992,675,380
8 4
hạn

1. Chứng khoán
kinh doanh

2. Dự phòng giảm
giá chứng khoán
kinh doanh

3. Đầu tư nắm giữ 18,236,152,616,07 26,268,246,676,35


1,374,340,352,910 8,126,992,675,380
đến ngày đáo hạn 8 4

III. Các khoản


3,561,397,190,688 6,124,790,460,291 7,662,680,796,645 9,892,867,373,309
phải thu ngắn hạn

1. Phải thu ngắn hạn


2,699,937,350,329 3,949,486,943,250 4,973,095,672,343 2,958,587,125,337
của khách hàng

2. Trả trước cho


757,832,561,191 1,303,037,835,829 1,722,371,823,278 5,366,251,939,739
người bán ngắn hạn

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 28
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

3. Phải thu nội bộ


ngắn hạn

4. Phải thu theo tiến


độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng

5. Phải thu về cho


23,521,740,500 124,200,000,000
vay ngắn hạn

6. Phải thu ngắn hạn


139,273,246,353 910,365,502,671 981,799,066,828 1,482,978,249,031
khác

7. Dự phòng phải
thu ngắn hạn khó -37,145,790,132 -39,336,197,606 -39,275,168,162 -41,074,336,139
đòi

8. Tài sản Thiếu chờ


1,499,822,947 1,236,376,147 1,167,661,858 1,924,395,341
xử lý

19,411,922,748,09 26,286,822,229,20 42,134,493,932,21 34,491,111,096,12


IV. Hàng tồn kho
5 2 0 3

19,480,666,530,26 26,373,360,826,78 42,370,012,405,54 35,727,277,739,29


1. Hàng tồn kho
0 8 4 6

2. Dự phòng giảm
-68,743,782,165 -86,538,597,586 -235,518,473,334 -1,236,166,643,173
giá hàng tồn kho

V.Tài sản ngắn hạn


1,544,376,365,997 2,512,553,533,909 3,650,156,741,241 1,537,894,659,443
khác

1. Chi phí trả trước


118,551,289,085 141,398,046,799 296,697,348,350 320,077,470,557
ngắn hạn

2. Thuế GTGT được


1,400,159,900,793 2,357,338,685,110 3,335,690,250,424 1,117,646,951,943
khấu trừ

3. Thuế và các
khoản khác phải thu 25,665,176,119 13,816,802,000 17,769,142,467 100,170,236,943
Nhà nước

4. Giao dịch mua


bán lại trái phiếu
Chính phủ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 29
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

5. Tài sản ngắn hạn


khác

B. TÀI SẢN DÀI 71,339,093,190,00 74,764,176,191,82 84,081,562,709,94 89,820,810,782,67


HẠN 6 7 5 6

I. Các khoản phải


27,717,594,984 305,165,547,431 809,234,947,969 894,484,456,379
thu dài hạn

1. Phải thu dài hạn


của khách hàng

2. Trả trước cho


người bán dài hạn

3. Vốn kinh doanh ở


đơn vị trực thuộc

4. Phải thu nội bộ


dài hạn

5. Phải thu về cho


4,910,346,000 96,007,238,800 118,401,369,280 101,693,561,714
vay dài hạn

6. Phải thu dài hạn


22,807,248,984 209,158,308,631 690,833,578,689 792,790,894,665
khác

7. Dự phòng phải
thu dài hạn khó đòi

31,249,493,917,96 65,561,657,180,13 69,280,841,784,00 70,832,915,657,86


II.Tài sản cố định
0 7 4 5

1. Tài sản cố định 30,980,122,434,70 65,307,819,877,54 68,744,125,939,10 70,199,153,681,53


hữu hình 4 3 9 6

43,804,940,121,89 82,616,601,097,97 91,026,106,008,67 98,976,369,133,84


- Nguyên giá
5 8 7 4

- - - -
- Giá trị hao mòn lũy kế 12,824,817,687,19 17,308,781,220,43 22,281,980,069,56 28,777,215,452,30
1 5 8 8

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 30
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

2. Tài sản cố định


thuê tài chính

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

3. Tài sản cố định vô


269,371,483,256 253,837,302,594 536,715,844,895 633,761,976,329
hình

- Nguyên giá 339,570,963,463 342,995,279,178 618,321,659,402 744,538,077,973

- Giá trị hao mòn lũy kế -70,199,480,207 -89,157,976,584 -81,605,814,507 -110,776,101,644

III. Bất động sản


576,616,510,917 564,296,973,801 548,210,755,123 629,111,776,960
đầu tư

- Nguyên giá 663,239,742,390 681,931,844,756 698,820,145,314 859,667,015,615

- Giá trị hao mòn lũy kế -86,623,231,473 -117,634,870,955 -150,609,390,191 -230,555,238,655

IV. Tài sản dở 37,435,320,467,01 13,363,274,912,35


6,247,213,506,994 9,698,699,397,713
dang dài hạn 4 5

1. Chi phí sản xuất,


kinh doanh dở dang 750,146,398,723 918,470,731,946 1,409,414,047,105 28,953,988,212
dài hạn

2. Chi phí xây dựng 36,685,174,068,29 13,334,320,924,14


5,328,742,775,048 8,289,285,350,608
cơ bản dở dang 1 3

V. Đầu tư tài chính


45,794,216,642 171,085,206,311 6,715,955,617 700,000,000
dài hạn

1. Đầu tư vào công


ty con

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 31
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

2. Đầu tư vào công


ty liên kết, liên -1,431,313,615 385,206,311 6,015,955,617
doanh

3. Đầu tư góp vốn


700,000,000 700,000,000 700,000,000 700,000,000
vào đơn vị khác

4. Dự phòng đầu tư
tài chính dài hạn

5. Đầu tư nắm giữ


46,525,530,257 170,000,000,000
đến ngày đáo hạn

VI. Tài sản dài hạn


2,004,150,482,489 1,914,757,777,153 3,737,859,869,519 4,100,323,979,117
khác

1. Chi phí trả trước


1,650,738,623,090 1,646,094,518,464 3,171,382,188,206 3,929,243,956,403
dài hạn

2. Tài sản thuế thu


292,226,687,882 225,553,308,024 529,355,730,648 83,071,062,718
nhập hoãn lại

3. Thiết bị, vật tư,


phụ tùng thay thế
dài hạn

4. Tài sản dài hạn


khác

5. Lợi thế thương


61,185,171,517 43,109,950,665 37,121,950,665 88,008,959,996
mại

TỔNG CỘNG 101,776,030,099,9 131,511,434,388,8 178,236,422,358,2 170,335,519,508,1


TÀI SẢN 00 37 49 32

NGUỒN VỐN

C. NỢ PHẢI 53,989,393,956,20 72,291,648,082,72 87,455,796,846,81 74,222,579,892,34


TRẢ 5 6 0 9

I. Nợ ngắn hạn 26,984,198,187,97 51,975,217,447,49 73,459,315,876,44 62,385,390,680,68


7 8 1 5

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 32
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

1. Phải trả người 10,915,752,723,95 23,729,142,569,42 11,107,160,795,32


7,507,198,913,115
bán ngắn hạn 2 0 6

2. Người mua trả


408,691,837,688 1,257,272,765,123 788,002,603,134 860,793,139,245
tiền trước ngắn hạn

3. Thuế và các
khoản phải nộp nhà 478,426,384,718 548,579,261,453 796,022,241,121 648,407,591,981
nước

4. Phải trả người lao


247,936,926,136 313,099,678,402 816,457,005,628 306,208,839,467
động

5. Chi phí phải trả


429,777,297,411 640,129,684,182 772,615,123,352 460,508,546,638
ngắn hạn

6. Phải trả nội bộ


ngắn hạn

7. Phải trả theo tiến


độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng

8. Doanh thu chưa


27,406,111,996 34,564,307,818 16,951,911,160 16,974,936,888
thực hiện ngắn hạn

9. Phải trả ngắn hạn


237,391,747,239 328,061,400,351 1,047,158,508,079 418,512,269,668
khác

10. Vay và nợ thuê 16,837,653,470,38 36,798,465,672,10 43,747,643,082,35 46,748,670,400,47


tài chính ngắn hạn 7 4 6 1

11. Dự phòng phải


3,111,122,885 5,846,534,626 4,755,735,476 5,198,833,687
trả ngắn hạn

12. Quỹ khen


806,604,376,402 1,133,445,419,487 1,740,567,096,715 1,812,955,327,314
thưởng phúc lợi

13. Quỹ bình ổn giá

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 33
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

14. Giao dịch mua


bán lại trái phiếu
Chính phủ

27,005,195,768,22 20,316,430,635,22 13,996,480,970,36 11,837,189,211,66


II. Nợ dài hạn
8 8 9 4

1. Phải trả người


6,652,492,138,554 2,637,987,658,239
bán dài hạn

2. Người mua trả


tiền trước dài hạn

3. Chi phí phải trả


427,328,992,030 223,664,493,846 410,407,940,262 531,620,146,455
dài hạn

4. Phải trả nội bộ về


vốn kinh doanh

5. Phải trả nội bộ dài


hạn

6. Doanh thu chưa


3,369,818,100 16,127,650,192 8,803,217,550 4,109,316,288
thực hiện dài hạn

7. Phải trả dài hạn


58,387,110,781 68,736,086,170 63,027,061,241 61,033,120,562
khác

8. Vay và nợ thuê tài 19,842,099,219,72 17,343,247,551,51 13,464,931,998,70 11,151,651,204,40


chính dài hạn 0 2 0 2

9. Trái phiếu chuyển


đổi

10. Cổ phiếu ưu đãi

11. Thuế thu nhập


1,104,751,459 666,262,529 31,207,164,756
hoãn lại phải trả

12. Dự phòng phải


20,413,737,584 26,000,932,740 49,310,752,616 57,568,259,201
trả dài hạn

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 34
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

13. Quỹ phát triển


khoa học và công
nghệ

D.VỐN CHỦ SỞ 47,786,636,143,69 59,219,786,306,11 96,112,939,615,78


90,780,625,511,439
HỮU 5 1 3

47,786,636,143,69 59,219,786,306,11 96,112,939,615,78


I. Vốn chủ sở hữu 90,780,625,511,439
5 1 3

1. Vốn góp của chủ 27,610,741,150,00 33,132,826,590,00 44,729,227,060,00 58,147,857,000,00


sở hữu 0 0 0 0

- Cổ phiếu phổ thông có 27,610,741,150,00 33,132,826,590,00 44,729,227,060,00 58,147,857,000,00


quyền biểu quyết 0 0 0 0

- Cổ phiếu ưu đãi

2. Thặng dư vốn cổ
3,211,560,416,270 3,211,560,416,270 3,211,560,416,270 3,211,560,416,270
phần

3. Quyền chọn
chuyển đổi trái
phiếu

4. Vốn khác của chủ


sở hữu

5. Cổ phiếu quỹ

6. Chênh lệch đánh


giá lại tài sản

7. Chênh lệch tỷ giá


565,534,994 5,568,369,072 -1,925,960,852 -20,652,355,005
hối đoái

8. Quỹ đầu tư phát


923,641,612,156 928,641,612,156 923,549,304,122 834,782,434,216
triển

9. Quỹ hỗ trợ sắp


xếp doanh nghiệp

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 35
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến Đề án 2 (BA) (37)

10. Quỹ khác thuộc


vốn chủ sở hữu

11. Lợi nhuận sau 15,876,913,750,94 21,792,442,633,28 41,763,425,970,91 33,833,829,973,98


thuế chưa phân phối 8 5 2 7

- LNST chưa phân phối 13,450,300,052,81 34,478,143,197,46 25,350,319,419,95


7,527,442,867,874
lũy kế đến cuối kỳ trước 2 0 6

- LNST chưa phân phối


8,349,470,883,074 8,342,142,580,473 7,285,282,773,452 8,483,510,554,031
kỳ này

12. Nguồn vốn đầu


tư XDCB

13. Lợi ích cổ đông


163,213,679,327 148,746,685,328 154,788,720,987 105,562,146,315
không kiểm soát

II. Nguồn kinh phí


và quỹ khác

1. Nguồn kinh phí

2. Nguồn kinh phí


đã hình thành TSCĐ

TỔNG CỘNG 101,776,030,099,9 131,511,434,388,8 178,236,422,358,2 170,335,519,508,1


NGUỒN VỐN 00 37 49 32

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 36

You might also like