You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
________________________________________

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

“GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ


RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV
VINACEN”

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Huy Tuân


Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thu Hà
Lớp: K25 QNT2
MSSV: 25202707705

Đà Nẵng, Tháng 4, Năm 2023


DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMDV Thương mại dịch vụ
SXKD Sản xuất kinh doanh
R&D Nghiên cứu và phát triển
BP Bộ phận
CNTT Công nghệ thông tin
CB-CNV Cán bộ-công nhân viên
BH-CCDC BH-CCDV
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CSKH Chăm sóc khách hàng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: thông tin ngành nghề và lĩnh vực hoạt động 7
Hình 2.2: Tấm ốp tường 3D của công ty Vinacen 27
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tình hình xuất khẩu nguyên liệu nhựa VN 37
Hình 3.1: Mô hình quy trình hoạt động maketing 48

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty 26
Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ lao động của công ty 2020-2022 31
Bảng 2.2: Danh mục các thiết bị văn phòng của công ty 2020-2022 34
Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của công ty 2020-2022 35
Bảng 2.5: So sáng sự chênh lệch về tài sản và nguồn vốn 36
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu tấm ốp tường 3D 2020-2022 38
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2020-2022 39
Bảng 2.8: So sánh sự chênh lệch của KQ HĐKD 2020-2022 40

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 4


Contents
DANH MỤC VIẾT TẮT ………………………………………………………………..4
DANH MỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………………..5
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………….6
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………….……….10
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………….11
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………12
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CO BẢN VỀ MARKETING NHẰM MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU......................................................................................13
1.1 Tổng quan về Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu....................13
1.1.1 Khái niệm và vai trò marketing xuất khẩu....................................................13
1.1.2 Thành phần của Marketing mix xuất khẩu...................................................14
1.1.3 Khái niệm về thị trường xuất khẩu...............................................................15
1.1.4 Vai trò và chức năng của thị trường xuất khẩu.............................................16
1.1.5 Khái niệm và tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu..........17
1.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing nhằm đưa ra giải pháp trong việc
mở rộng thị trường xuất khẩu...................................................................................18
1.2.1 Chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu...........18
1.2.2 Xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị
trường xuất khẩu........................................................................................................19
1.2.3 Định giá cho thị trường xuất khẩu................................................................19
1.2.4 Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối xuất khẩu...................20
1.2.5 Giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu.......21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp...............................................................................................................22
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài..................................................................................22
1.3.2 Các nhân tố bên trong..................................................................................23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV
VINACEN....................................................................................................................... 24
2.1 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen................................24

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 5


2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất TMDV
Vinacen24
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động......................................................................................26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cán bộ phận phòng ban trong
công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen..................................................................29
2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen.............31
2.1.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen..................................................................34
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tấm
ốp tường 3D của công ty Tnhh sản xuất TMDV Vinacen........................................41
2.2.1 Thực trạng chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất
khẩu 41
2.2.2 Thực trang về công tác xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp
ứng đòi hỏi của thị trường xuất khẩu.........................................................................42
2.2.3 Thực trạng công tác định giá cho thị trường xuất khẩu................................42
2.2.4 Thực trạng về công tác nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
xuất khẩu................................................................................................................... 42
2.2.5 Thực trạng công tác giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị
trường xuất khẩu........................................................................................................43
2.3 Đánh giá các giải pháp Marketing xuất khẩu Tấm ốp tường 3D của công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen...............................................................................43
2.3.1 Những thành công........................................................................................43
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế..............................................................................44
2.3.3 Nguyên nhân................................................................................................44
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
......................................................................................................................................... 45
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển trong tương lai của công ty Tnhh sản xuất
45
3.1.1 Định hướng..................................................................................................45
3.1.2 Mục Tiêu Chung..........................................................................................46
3.2 Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Tnhh sản
47
3.2.1 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing chọn lựa thị trường hoặc quốc
gia để mở rộng thị trường xuất khẩu..........................................................................47

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 6


3.2.2 Giải pháp chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu
48
3.2.3 Giải pháp nhằm xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp ứng đòi
hỏi 49
3.2.4 Giải pháp định giá cho thị trường xuất khẩu................................................51
3.2.5 Giải pháp nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối xuất khẩu. . .52
3.2.6 Giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu.......52
3.3 Kiến nghị và đề xuất khác...................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………56

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 7


LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất của quãng đời sinh
viên. Chuyên đề tốt nghiệp sẽ là tiền đề để giúp em vững vàng hơn và là hành trang giúp
em có những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi ra trường lập
nghiệp.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh Doanh, Trường
Đại Học Duy Tân trong suốt thời gian vừa qua đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
học tập, truyền đạt mọi kiến thức giúp chúng em tiếp thu tốt hơn trong bốn năm học vừa
qua.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Huy Tuân, là giáo viên đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài này. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ, bổ sung kiến
thức và chỉ ra những thiếu sót trong chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn đến các anh chị cán bộ công nhân viên Công ty TNHH sản xuất TMDV
Vinacen đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hỗ trợ hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp. Công ty đã giúp em tiếp cận trực tiếp công việc và thực hành những kiến thức đã
học qua đó tiếp cận được những kiến thức và tình huống thực tế trong công việc. Em đã
học hỏi được rất nhiều từ các tình huống thực tiễn và hiểu hơn về năng lực của bản thân
trong việc tiếp nhận và thực hiện công việc đúng với chuyên ngành của mình.
Do khả năng và kiến thức chuyên môn của em còn hạn chế trong nội dung phân tích,
đánh giá cũng như đưa ra các giải pháp không thể tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy, em rất mong các thầy cô giáo quan tâm góp ý để chuyên đề của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, ngày tháng năm
Sinh viên
Võ Thị Thu Hà

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 8


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Võ Thị Thu Hà, sinh viên lớp K25 QNT2 xin cam đoan bài chuyên đề “ Giải
pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Sản Xuất
TMDV VINACEN” hoàn toàn được thực hiện bởi sự tìm kiếm thông tin và các dữ liệu
của bản thân và công ty, dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của thầy Nguyễn Huy Tuân và sự
hợp tác cũng như là giúp đỡ của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen.

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu khác. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm với nhà trường.

Đà nẵng, ngày tháng năm


Sinh viên
Võ Thị Thu Hà

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 9


Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tại, hội nhập quốc tế luôn tạo ra những cơ hôi và triển vọng nhưng đồng thời
cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn.
Trong những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tuc diễn biến phức tap đã
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong đó có xuất khẩu hàng hóa bị
ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nửa cuối năm đã chứng kiến sự phục hồi mạnh
mẽ của nên kinh tế khi đã bắt đầu kiểm soát có hiệu quả và bước đầu vượt qua đại dịch.
Trong bức tranh chung có nhiều điểm sáng, một trong số đó là hoạt động xuất khẩu hàng
hóa đạt mức 371,85 tỷ USD. Dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch COVID- 19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục
được giữ vững.
Qua sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, thành tích của hoạt động
xuất khẩu là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta nhằm phát triển
nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của kinh tế nước nhà.
Xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng trở
nên khóc liệt. Với những tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo
vệ môi trường những chính sách quản lí xuất khẩu. Để tồn tại và phát triển trên thị trường
quốc tế thì doanh nghiệp phải biết cách tìm cách đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, từ đó mở
rộng thị trường cho doanh nghiệp năng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên trường
quốc tế.
Nhặn thức được tầm quan trọng của việc tìm kiếm và mở rộng thị trường trong
doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen, được
sự giúp đỡ của các cán bộ trong công ty em xin chọn đề tài “Giải pháp Marketing
nhằm mở rông thị trường xuất khẩu của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen”
làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế còn ít
nên bài viết của em không khỏi tránh những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô.
2. Mục tiêu đề tài

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 10


Hệ thống các lý luận cơ bản về thị trường và các giải pháp Marketing nhằm mở
rộng thị trường xuất khẩu
Tổng hợp và phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng về hoạt động
Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty TNHH sản xuất
TMDV Vinacen
Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty TNHH sản
xuất TMDV Vinacen
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu bằng cách trích dẫn, tổng hợp thông tin trên sách, báo , thu thập
thông tin từ báo điện tử, website.
Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, mô tả
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính: Công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Hoạt động Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của
Công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
- Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2020 -2022

5. Bố cục đề tài
Để đáp ứng nội dung chuyên đề tốt nghiệp, kết cấu chuyên đề tốt nghiệp được chia
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất
khẩu của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu
của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 11


SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 12
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CO BẢN VỀ MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.1 Tổng quan về Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm và vai trò marketing xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm
Marketing xuất khẩu còn gọi là marketing quốc tế, có nhiều định nghĩa khác
nhau.
Theo GeraldALBAUM, Marketing quốc tế là một hoạt động kinh doanh bao
gồm việc lập kế hoạch, xúc tiến, phân phối và quy định giá những hàng hóa và dịch vụ để
thỏa mãn những mong muốn của các trung gian và người tiêu dùng cuối cùng bên ngoài
biên giới chính trị.
Theo Joel R. EVANS cho rằng Marketing quốc tế là Marketing về hàng hóa và
dịch vụ ở bên ngoài biên giới quốc gia của doanh nghiệp.
Trong khi đó, P. CATEORA định nghĩa Marketing quốc tế là những hoạt động
kinh doanh hướng dòng hàng hóa và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng hay sử dụng
cuối cùng trong hơn một quốc gia vì mục tiêu lợi nhuận.”
Một định nghĩa khác về Marketing quốc tế cũng được một số tác giả đưa ra là
hoạt động Marketing vượt qua phạm vi biên giới của từng quốc gia cụ thể. Marketing
quốc tế cũng được định nghĩa như là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quan
điểm Marketing nhằm định hướng dòng vận động của hàng hóa và dịch vụ của công ty
tới người tiêu dùng hoặc người mua ở nhiều quốc gia khác nhau với mục tiêu thu lợi
nhuận.
Tóm lại, Marketing xuất khẩu là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh
nghiệp đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ,
thông qua quá trình trao đổi xuất khẩu ra thị trường bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu
mà công ty đã hoạch định.
1.1.1.2 Vai trò
Nhằm thích ứng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với điều kiện của
môi trường quốc tế, xuất phát từ sự khác biệt to lớn giữa thị trường nước ngoài với thị
trường nội địa và giữa thị trường nước ngoài với nhau, để đảm bảo lợi nhuận tối đa cho
doanh nghiệp, Marketing quốc tế thực hiện được những chức năng cơ bản:
- Thiết lập một hệ thống quan sát hữu hiệu tập hợp các thị trường để nhận biết
một cách nhanh chóng các biến động thị trường và nếu có thể thì dự báo trước các biến
động đó.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 13


- Xác lập khả năng phản ứng nhanh đối với các điều kiện đặc biệt và cùng với
khả năng ghi nhanh chóng từ phía dịch vụ hành chính.
- Thiết lập một hệ thống theo dõi kết quả và kiểm tra hiệu quả của các hoạt động
đã cam kết bất chấp những khó khăn sinh ra do sự khác biệt về môi trường kế toán, sự
biến động về tiền tệ và sự khác biệt về “văn hoá” trong quản lý doanh nghiệp.
- Hình thành khả năng sáng tạo và áp dụng những thay đổi trong kỹ thuật thu
thập thông tin và kỹ thuật hoạt động trên thị trường để bao quát được mọi trường hợp
riêng biệt.
Từ những vai trò trên cho thấy Marketing là trung gian liên kết và phối hợp các
yếu tố cơ bản của công ty kinh doanh với nhu cầu của thị trường.
Thực hiện được những những phần nêu trên là điều kiện cần thiết cho sự phát
triển và mở rộng thị trường quốc tế và có hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp.
1.1.2 Thành phần của Marketing mix xuất khẩu
Marketing Mix xuất khẩu bao gồm bốn yếu tố tượng tự như Marketing Mix nội
địa: sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến phục vụ cho việc xuất khẩu và được xác lập gắn
với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để giành được thắng lợi trên thị trường quốc tế thì các
doanh nghiệp còn phải đưa ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của
khách hàng nơi thị trường nước ngoài hơn nữa còn phải ở mức giá hợp lý. Hay nói khác
hơn, các doanh nghiệp cần phải thỏa mãn được 4P của khách hàng ở thị trường nước
ngoài:
- Sản phẩm (Product): Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng
- Price (Giá): Chi phí đối với khách hàng
- Phân phối (Place): Thuận tiện
- Xúc tiến (Promotion): Đẩy mạnh tiêu thụ
1.1.2.1 Sản phẩm (Product)
Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và dịch vụ (mang tính chất vô hình).Nội
dung nghiên cứu về chính sách sản phẩm trong marketing gồm:
- Xác định chủng loại kiểu dáng , tính năng tác dụng của sản phẩm.
- Các chỉ tiêu chất lượng.
- Màu sắc sản phẩm, thành phần.
- Nhãn hiệu sản phẩm.
- Bao bì sản phẩm.
- Chu kỳ sống sản phẩm.
- Sản phẩm mới.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 14


Thiết kế sản phẩm dựa trên cơ sở của những kết luận nghiên cứu thị trường nhằm
đảm bảo cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu cầu khác xuất hiện
trong quá trình lựa chọn sản phẩm của người tiêu.
1.1.2.2 Giá (Price)
Số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Nội dung nghiên
cứu của chính sách giá trong họat động marketing gồm:
- Lựa chọn chính sách giá và định giá.
- Nghiên cứu giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trường.
- Nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc định giá.
- Nghiên cứu cung cầu và thị hiếu khách hàng để có quyết định về giá hợp lý.
- Chính sách bù lỗ.
- Điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường.
1.1.2.3 Phân phối (Place)
Quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng: Các kênh
phân phối và phân phối trực tiếp. Nội dung nghiên cứu và chính sách phân phối trong
marketing gồm:
- Thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hóa.
- Mạng lưới phân phối.
- Vận chuyển và dự trữ hàng hóa.
- Tổ chức họat động bán hàng.
- Các dịch vụ sau khi bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp phụ tùng…)
- Trả lương cho nhân viên bán hàng.
- Trưng bày và giới thiệu hàng hóa.
1.1.2.4 Xúc tiến (Promotion)
Là những hoạt động mang tính chất truyền tải thông tin nhằm gây ấn tượng đối
với khách hàng và tạo uy tín đối với doanh nghiệp. Được thực hiện thông qua những hình
thức như chào hàng, quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức hội chợ triễn lãm, các hình thức
tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng… Những hoạt động hổ trợ
phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhằm hướng đến việc phục vụ tốt
nhất và tối đa những mong muốn của khách hàng. Do đó, việc lựa chọn những hình thức
phương tiện thích hợp cho từng hoạt động cũng như tính toán ngân sách hổ trợ đối với
từng mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh.
1.1.3 Khái niệm về thị trường xuất khẩu
Thị trường đó là nơi xảy ra các hoạt động kinh doanh. Thị trường chính là một
phạm trù của kinh tế hàng hoá. Thuật ngữ “thị trường” được rất nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế định nghĩa. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính khái quát

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 15


thống nhất và trọn vẹn. Vì trong mỗi thời kì phát triển, trên mỗi khía cạnh, lĩnh vực thị
trường lại được định nghĩa một cách khác nhau.

Theo trường phái Cổ điển cho rằng: Thị trường là nơi diễn ra các trao đổi, mua
bán hàng hoá. Theo định nghĩa này thì thị trường được ví như “một cái chợ” có đầy đủ
không gian và thời gian, dung lượng cụ thể, nó chỉ phù hợp với thời kì sản xuất chưa phát
triển các hình thức mua bán trao đổi còn đơn giản. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển tới
trình độ cao, các hình thức mua bán trao đổi trở lên phức tạp đa dạng phong phú thì khái
niệm này không còn phù hợp.
Theo khái niệm hiện đại (P.A SAMUELSON “Mỹ”) cho rằng: Thị trường là một
quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ
về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Khái
niệm này đã nêu lên được bản chất của thị trường trong thời kỳ phát triển này, song khái
niệm này mới chỉ đứng trên khía cạnh của nhà phân tích kinh tế nói về thị trường chưa
giúp cho doanh nghiệp xác định được mục tiêu của mình.
Theo MC CARTHY “Mỹ” định nghĩa Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách
hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra sản
phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó. Khái niệm này không
những nói lên được bản chất của thị trường mà còn giúp cho doanh nghiệp xác định được
mục tiêu, phương hướng kinh doanh của mình: Đó là hướng tới khách hàng, mục tiêu tìm
mọi cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa.
Trên cơ sở khái niệm MC Carthy thị trường của xuất khẩu của doanh nghiệp được
định nghĩa như sau: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng
nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng nước ngoài đang mua
hoặc sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp ấy.
Qua khái niệm này doanh nghiệp không chỉ xác định được mục tiêu của doanh
nghiệp là hướng tới khách hàng với nhu cầu đặc trưng của họ mà còn xác định rõ nhu
cầu, cơ cấu nhu cầu đó mang đặc tính cơ bản của thị trường quốc tế, bị chi phối bởi tập
quán văn hoá, ngôn ngữ lối sống, điều kiện tự nhiên của các nước đó...
1.1.4 Vai trò và chức năng của thị trường xuất khẩu
1.1.4.1 Vai trò
Thi trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán trong quá trình trao đổi
hàng hóa. Sự trao đổi đó là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc
lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt với các quốc gia khác
nhau.Trong đó người mua tìm đến thị trường để mua hàng hóa đúng với mong muốn và

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 16


nhu cầu khắc nghiệt hơn so với thị trường nội địa thì thị trường xuất khẩu với những văn
hóa là lối sông khác nhau sẽ có những nhu cầu về hàng hóa khác nhau. Bên cạnh đó
người bán phải đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua. Do đó, Doanh
nghiệp phải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người mua và hoạt
động sản xuất phải gắn liền với thị trường đó. Hơn thế nữa, thị trường xuất khẩu thay đổi
không ngừng mỗi tác động của thị trường ảnh hưởng đến quyết định mọi khâu trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để thị trường xuất khẩu càng mở rộng và phát triển
thì đòi hỏi sự phát triển về sản phẩm cũng như số lượng hàng hóa của doanh nghiệp càng
cao và ngược lại. Thị trường xuất khẩu không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người tiêu dùng và nó còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng
đối với nhà nước trong thời kì “mở cửa”
1.1.4.2 Chức năng
Chức năng điều tiết và kích thích phát triển
Nhờ sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, qua đó điều tiết và kích thích
sản xuất kinh doanh phát triển.Với điều kiện và quan hệ với các nước trên thế giới ổn
định và thuận lợi hàng hóa tiêu thụ sẽ nhanh hơn kích thích doanh nghệp kinh doanh xuất
khẩu nhiều hơn và ngược lại. Điều nay khuyến kích các nhà kih doanh gioi và điều chỉnh
theo hướng đầu tư kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới có chất lượng cao sẽ thu hút được
các quốc gia trên thế giới và khả năng bán với khối lượng lớn tăng lên.
Chức năng thông tin
Thị trường chính là nơi cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Thị trường chứa
đựng các thông tin về tổng số cung cầu và cơ cấu cung cầu quan hệ cung cầu của từng
loại hàng hóa và chi phí giá cả thị trường..
Tuy nhiên không phải bất cứ thông tin nào trên thị trường đều đúng đắn. Do đó
doanh nghiệp phải biết chọn lọc thông tin của thị trường để đưa ra các quyết định đúng
đắn nhất cho kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5 Khái niệm và tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu
1.1.5.1 Khái niệm
Mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức biện pháp của doanh nghiệp để đưa
khối lượng sản phẩm tiêu thụ cuardoanh nghiệp đạt mức tối đa.
Vậy theo quan điểm Marketing hiện đại “Mở rộng thị trường của doanh nghiệp
khong chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới mà còn là cả tăng thị phần của các
sản phẩm ở các thị trường cũ”
Dựa vào các chỉ tiêu như xét theo bề rộng là phạm vi địa lý của thị trường, tao
được những khách hàng mới. Mức độ mở rộng thị trường nếu xét theo số tuyệt đối đó là
số khu vực thị trường mới khai phá, số thị trường thực mới tăng bình quân. Xét theo

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 17


chiều sâu đó là việc tăng được khối lượng hàng hóa bán ra vào thị trường hiện tại chỉ tiêu
mở rộng thị trường theo chiều rộng chỉ thấy phạm vi mở rộng theo không gian chứ không
thấy nỗ lực của doanh nghieeoj trong việc tăng doanh số bán vì vậy phải xét cả chỉ tiêu
mở rộng thị trường theo chiều sâu qua đó có thể đánh giá được mức độ mở rộng thị
trường.
1.1.5.2 Tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu
- Mở rộng thị trường là yếu rố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong
nền kinh tế thị trường
Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng rào
thuế quan được hạ bỏ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường, doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà
còn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty bên ngoài. Do vậy để tồn tại và phát triển
công ty phải không ngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình
- Mở rộng thị trường xuât khẩu là cần thiết trong chính sách hội nhập quốc tế cả
đảng và nhà nước
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, mở rộng thị trường
đồng nghĩa với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là chính sách chung của
Đảng và nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm
cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời tăng thu ngoại tệ cho đất
nước, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
- Mở rộng thị trường là tất yếu khách quan nhằm lưu thông hàng hóa gia tăng lợi
nhuận
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt, các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy lợi nhuận bị
chia sẻ. Để đạt được lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh các doanh
nghiệp phải vươn đến những thị trường mới
- Mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên
thị trường thế giới
Mỗi quốc gia không thể phát triển một cách độc lập riêng rẽ mà phải tham gia
vào phân công lao động xã hội trên toàn thế giới và hợp tác quốc tế. Do đó mở rộng thị
trường giúp doanh nghiệp cọ sát với thế giới bên ngoài có điều kiện để phát triển hoạt
động sản xuât kinh doanh của mình khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế
1.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing nhằm đưa ra giải pháp trong việc mở
rộng thị trường xuất khẩu
1.2.1 Chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện tại, nhằm tiếp tục thự hiện chủ trường hội nhập quốc tế, mà trước hết là hội
nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã và đang tích cực tham gia đàm phán và ký kết các hiệp

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 18


định thương mại tự do (FTA) với ác đối tác lớn và khi được ký kết, đưa vào thực thi , các
FTA sẽ cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam.
Do vậy, đây là bước đầu tiên và cốt lõi của kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh đó, để
lựa chọn được một quốc gia xuất khẩu phù hợp với hàng hóa của doanh nghiệp thì cần
phải nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ở các nước như quy mô thị trường, khả
năng phát triển thị trường, các đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn, khả năng sử dụng sản ohaarm
thay thế, thu nhập bình quân đầu người và các yếu tố vi mô, vĩ mô … trên cơ sở đó nhà
quản trị Marketing tiến hành phân tích và so sánh hơn thế nữa nhà quản trị còn có thể căn
cứ vào các đặc điểm khả năng cung ứng để chọn một hoặc nhiều thị trường phù hợp với
sản phẩm và điều kiện cũng như chức năng của công ty xuất khẩu.
Tóm lại, khi lựa chọn thị trường mục tiêu ta có bốn bước:
- Phân tích môi trường vĩ mô để phát hiện cơ hội căn cứ vào các rủi ro
- Xác định thị trường tiềm năng
- Lựa chọn tập trung vào sự cạnh tranh và chi phí
- Xếp hạng thứ tự lựa chọn, tiêu chuẩn về lựa chọn thị trường nhập khẩu là sự
tăng trưởng của thị trường
1.2.2 Xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường
xuất khẩu
Trên thị trường nước ngoài, các quyết định về sản phẩm rất phức tạp do nhu cầu
và môi trường khác nhau. Khi xác lập chiến lược sản phẩm, nhất thiết phải phân tích và
tôn trọng các quy định nhằm bảo đảm an toàn lao động, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra các đặc tính thương mại của sản phẩm để nhằm thích
nghi với môi trường thể chế.
Chiến lược sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt vấn đề có tồn tại một tiềm
năng phát triển, đối với mỗi sản phẩm, trên thị trường thế giới hay không? Câu trả lời phụ
thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và khả năng nắm bắt cơ hội. Trên thực tế, vấn đề
quan trọng của cải tiến sản phẩm là lựa chọn giữa tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Các
thông số sẽ giúp cải tạo công năng của sản phẩm như kích thước, màu sắc, mùi vị, đặc
tính nổi trội của sản phẩm, thành phần hóa hoạc của sản phẩm bao gồm hàm lượng vi
lượng, chất độc hại và vi sinh vật, xem xét bao bì, mã hiệu, nhãn hiệu thương mại, tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm. Việc cải ti thích ứng hóa sản phẩm được thể hiện ở việc
thay đổi sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường nước ngoài. Quyết định thay đổi này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: sở thích của người tiêu dùng nước ngoài, khả năng và chi phí cải
biến sản phẩm, các quy định và thể chế của nước nhập khẩu, hàng rào phi quan thuế...
1.2.3 Định giá cho thị trường xuất khẩu
Thông thường, giá trong kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn nhiều so với thị
trường nội địa vì công ty kinh doanh xuất khẩu phải bỏ ra nhiều chi phí hơn so với thị

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 19


trường nội địa như chi phí thông tin, chi phí đi lại, chi phí đóng gói, nhãn hiệu, thuế quan
…. Do vậy, doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định về giá ban đầu cho các đối tượng
khách hàng khác nhau, về thay đổi giá hiện tại, về giá cho chủng loại sản phẩm, về hình
thức và mức độ kiểm soát về giá trên các thị trường nước ngoài khác nhau, về giá chu
chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và về mức độ khác biệt giữa giá nội địa và giá xuất
khẩu. Để có được một chính sách giá đúng đắn, cần hiểu các yếu tố cơ bản tác động đến
giá:
- Chi phí: giá sẽ chênh lệch giữa các thị trường do chi phí vận chuyển và chi phí
thâm nhập thị trường khác nhau.
- Cầu trên thị trường: có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhân khẩu học, phong
tục, tập quán trong trao đổi và tiêu dùng, điều kiện kinh tế...
- Cạnh tranh: doanh nghiệp phải biết chính sách giá của cạnh tranh và đánh giá
khả năng phản ứng và hành vi của họ.
- Điều kiện môi trường của thị trường: sự can thiệp của chính quyền sở tại về giá,
quy định chống bán phá giá, chính sách thuế nhập khẩu...
- Mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp
Khi xác lập giá cho sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa giá cao và chiến
lược giá thấp (giá thâm nhập). giá cao được áp dụng trong các điều kiện chí phí quá cao,
sản phẩm không có tương lai vững chắc trên thị trường, cầu ít co giãn, môi trường không
ổn định. Ngược lại, các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược giá thấp khi có các điều
kiện như chi phí sản xuất thấp, độ co giãn của cầu so với giá cao, cạnh tranh mạnh.
Để có giải pháp tốt về giá phải có hiểu biết rõ rang về ảnh hưởng của các biến số
tới giá đặc biệt là biến số chi phí sản xuất tại địa phương, chi phí kênh phân phối. Dựa
theo cơ sở trên chọn được phương thức xuất khẩu tối ưu vừa tăng khối lượng bán và giảm
chi phí, giảm giá.
1.2.4 Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối xuất khẩu
Phân phối là các biện pháp điều hòa, cân đối, phối hợp để thực hiện hàn hóa đa
hàng hóa từ sau khi sản xuất tới nơi thiêu thụ hoạc người tiêu dùng cuối cùng.Những
quyết định về kênh phân phối thường khó khăn và phức tạp đối với doanh nghiệp.
Kênh phân phối là sự kết hợp hợp lí các thành viên của kênh bao gồm: nhà sản
xuất, các trung gian thương mại, người tiêu dùng cuối cùng. Các trung gian thương mại
tham gia vào kênh do họ thực hiện các chức năng phân phối tốt hơn nhà sản xuất. Mỗi hệ
thống kênh phân phối đều có cấu trúc riêng của nó qua chiều dài của kênh, vì vậy hình
thành nên các kiểu kênh marketing khác nhau. Các kênh phân phối có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp qua nhiều cấp độ trung gian. Số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ trong kênh

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 20


cũng có thể thay đổi từ nhiều đến ít hay chỉ một trung gian thương mại duy nhất trên một
khu vực thị trường
Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối tối ưu cho sản phẩm của mình. Có
nhiều căn cứ doanh nghiệp phải tính đến khi lựa chọn kênh phân phối thích hợp như: đặc
điểm của sản phẩm, đặc điểm của thị trường, đặc điểm của các trung gian thương mại,
khả năng nguồn lực của doanh nghiệp...Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều
kênh phân phối để khai thác thị trường mục tiêu. Do đó, để phát triển và hoàn thiện kênh
phân phối xuất khẩu thì doanh nghiệp phải:
- Lựa chọn các thành viên của kênh phân phối
Các thành viên kênh phân phối trong nước: có thể lựa chọn bao gồm:các công
ty kinh doanh xuất khẩu, các đại lí xuất khẩu, nhà sản xuất trực tiếp tham gia xuất khẩu
trở thành nhà xuất khẩu.
Các thành viên kênh phân phối ngoài nước: gồm các trung gian xuất khẩu, nhà
bán buôn hay đại lí địa phương, nhà bán lẻ.
Mỗi thành viên trong kênh phân phối xuất khẩu ó chức năng khác nhau tùy
thro mỗi nước và cũng có các ưu điểm khác nhau. Tùy theo mặt hàng mà chọn các thành
viên đảm bảo yêu cầu cho kênh phân phối của công ty.
- Lựa chọn chiên lược thâm nhập thị trường
Xuất khẩu gián tiếp: nhà xuất khẩu thực hiện xuất khẩu thông qua sử dụng một
trong các trung gian trong nước thực hiện xuất khẩu, các trung gian này am hiểu thị
trường nước ngoài, họ là nhà môi giới, các chuyên gia xuất khẩu địa lí,…
Xuất khẩu trực tiếp: công ty xuất khẩu trực tiếp cho các trung gian nước ngoài.
Khi xuất khẩu công ty phải có nhiều mối quan hệ nươc ngoài và đòi hỏi mức độ chuyên
môn cao hơn và kiểm soát được kênh phân phối lơn hơn kênh phân phối gián tiếp. Công
ty có thể chọn các nhà đại lí hay bán buôn ngoài ra công ty cũng có thể thiết lập chi
nhánh bán hàng như một trung gian độc lập. đa số cacsc công ty đều sử dụng các nhà
phân phối hải ngoại
Công ty xuất khẩu trực tiếp đến các chi nhanhs bán hàng của họ ở nước ngoài
như một nhà trung gian độc lập, nhận hàng của nhà sản xuất, bán hàng đến ngiowfi mua
và tự chịu rui ro, chi nhánh này giúp cho nhà sản xuất kiểm soát được thị trường hải quan
nhưng phải tốn về vốn kinh doanh tài chính cho tài khoản thế chấp và tồn kho, tự thực
hiện các kĩ năng tiếp thị
Nhà phân phối độc lập so với chi nhánh bán hàng. Nhà sản xuất có thể thiết
lập một chị nhánh bán hàng lo toàn bộ việc lưu trữ, cung ứng và bán hàng ở thị trường
nước ngoài. Việc này sẽ giúp công ty kiểm soát được thị trường nước ngoài nhưng phải
chịu chi phí cao cho việc đào tạo và tiêu thụ.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 21


1.2.5 Giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu
Kinh doanh quốc tế cũng như kinh doanh nội địa là tồn tại quy luật cạnh tranh do
vậy phải có giải pháp giao tiếp xúc tiến bán hàng chủ yếu là quảng bá. Vì vậy các nhà
quản trị kinh doanh phải nắm vững các đặt trưng của các công cụ quảng cá, xúc tiến bán
hàng, quan hệ công chúng, chào hàng, tổ chức các hội chợ, triễn lãm và Marketing trực
tiếp để dùng cho từng thị trường khác nhau. Nhà quản trị cũng cần phải biết chọn lựa từ
ngữ và màu sắc thích hợp với từng quốc gia để đưa các thông điệp phù hợp và tinh tế thu
hút nhất đến các thị trường xuất khẩu như:
- Chọn lựa phương tiện quảng cáo phù hợp với từng quốc gia
- Nội dung quảng cáo chỉnh chu tinh tế và theo các phong tục tập quán của từng
quốc gia trên thế giới
- Xúc tiến bán hàng bằng hình thức khuyến mãi, vocher, giảm giá, …
Việc xác định giao tiếp xúc tiến thương mại quốc tế gồm ba nội dung cơ bản:
- Truyền tin theo loại sản phẩm: Đối với hàng tiêu dùng, mục tiêu truyền tin là
kích thích tiêu dùng sản phẩm và vì vậy đối tượng truyền tin phải là sản phẩm hay nhãn
hiệu. Truyền tin sản phẩm là truyền tin khách quan về sự hoàn thiện, tính vượt trội của
sản phẩm. Truyền tin nhãn hiệu là truyền tin hình tượng được xây dựng từ định vị sản
phẩm.
- Xác định cấp độ quốc tế hóa của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường chỉ sử dụng các công cụ truyền tin kỹ thuật- thương mại như: catalog, tờ gấp hay
tài liệu giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp.
- Chiến lược tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa truyền tin: thích nghi hóa truyền
tin là doanh nghiệp dành cho các chi nhánh ở nước ngoài quyền xác định chiến lược
truyền tin và vì vậy chiến lược truyền tin giữa các thị trường khác nhau sẽ có sự độc lập
đáng kể. Chiến lược tiêu chuẩn hóa truyền tin được thể hiện ở việc sử dụng cùng một
chiến lược thống nhất trên toàn bộ thị trường hay trên một vùng địa lý nhất định.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
1.3.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô của nước ta và các nước nhập khẩu
Các yếu tố vĩ mô của nước ta như chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, kinh tế dân
cư, khoa học công nghệ sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp
hòa nhập tham gia vào thị trường quốc tế. Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng
trưởng bền vững và hợp lý của Việt Nam thời gian qua là chủ trương nhất quán
và xuyên suốt của Đảng và Chính phủ, luôn gắn liền với chủ trương về hội nhập
quốc tế về kinh tế của đất nước và quá trình tự do hóa thương mại.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 22


Bên cạnh đó có những nhân tố khách quan thế giới tác động đến hoạt động xuất
khẩu như:
- Tỷ lệ hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, giá hàng hóa
xuất khẩu trở nên đăt hơn, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu và
ngược lại. do vậy việc giảm đồng nội tệ alf chính sách phỏ biến của các quốc gia nhắm
đẩy mạnh xuất khẩu
- Tình hình kinh tế, chính trị thế giới
Một cuộc chiến tranh thương mại, một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hay thậm
chí một đại dịch sẽ làm xuất nhập khẩu của mọi quốc gia rơi vào tình huống khó khăn.
Ví dụ: tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do các biện pháp đóng cửa biên giới để
phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trong năm 2020.
1.3.1.2 Hành vi tiêu dùng ngành nội – ngoại thất của quốc tế
Có nhiều phong cách trong trang trí và thiết kế nội thất như phong cách hiện đại
với những sản phẩm kết hợp sự độc đáo và đổi mới phù hợp với lối sống thành thị, các
sản phẩm cao cấp, mang đậm màu sắc dân tộc với số lượng giới hạn. Từ khi xuất hiện
dịch COVID-19, nhiều người chuyển sang làm việc tại nhà dẫn đến nhu cầu cải tiến
không gian làm việc tại nhà tăng theo. Cùng với nhu cầu làm việc tại nhà, người tiêu
dùng trên thế giới cũng thay đổi thói quen sinh hoạt, giải trí, đồ giá dụng và trẻ em gia
tăng theo. Đây là cơ hội để các mặt hàng nội – ngoại thất tiếp cận và gia tăng thị phần.
Hơn thế nữa khi so với các nhà cung ứng khác, Việt Nam có nhiều lới thế sản
xuất, được sự quan tâm và đánh giá cao của các nhà mua hàng quốc tế, đay chính là cơ
hội để doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trong thời gian tới.
1.3.2 Các nhân tố bên trong
1.3.2.1 Ảnh hưởng các yếu tố môi trường vi mô của công ty kinh doanh
Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mức độ hiệu quả mà
doanh nghiệp đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế. Điều này
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng cung cấp giá trị cho khách hàng. Vì vậy
mục tiêu chính của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm và không ngừng đổi mới theo nhu
cầu của khách hàng để giữ chân khách hàng, và duy trì hoạt động của mình.
Công ty cần nghiên cứu nắm được các đối thủ cạnh tranh ở nước nhập khẩu,
Công ty phải nắm vững về chất lượng mặt hàng, mức giá, phương thưc nhập khẩu và các
chính sách khuyến mãi của đối thủ để công ty có giải pháp ứng sử thích hợp suy trì được
quan hệ mua bán lâu dài và phát triển được trên thị trường ước nhập khẩu
1.3.2.2 Ảnh hưởng các yếu tố phương tiện kinh doanh của công ty
Bên cạnh những ảnh hưởng của các nhân tố trên việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ
thuật, dịch vụ xuất khẩu tốt. Cơ sở hạ tầng tiên tiến, kho bãi, đường xá thuận tiện và hiện

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 23


đại, dịch vụ xuất khẩu với chuyên môn hóa cao giúp chi phí logistic giảm dẫn đến giá
thành giảm do đó sẽ tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
Ngoài những yếu tố vật chất thì không thể thiếu yếu tố con người. doanh nghiệp
cần phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ phân tích nắm vững thị trường nguồn hàng
trong và ngoài nước, có khả năng lựa chọn kênh phân phối tối ưu đưua hàng đến thị
trường mục tiêu và không ngững phát triển thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là phải có trình
độ ngoại ngữ để sử dụng phân tích thông tin, đánh giá thị trường nhập khẩu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bên trên là một số lý luận cơ bản về Marketing nhằm mở rông thị trường xuất khẩu, qua
đó ta có thể hiểu rõ hơn về Marketing, mở rộng thị trường và tầm quan trọng của việc mở
rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp hiện nay. Biết được các nội dung cơ bả của
hoạt động Marketing nhằm đưa ra giải pháp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và
bên cạnh đó nhìn nhận sâu sắc hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Dựa vào lý thuyết của
chương này, sẽ phân tích thực trang Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Vinacen qua đó ở chương 3 sẽ đưa ra giải
pháp marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH sản xuất thương
mại Vinacen.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ


TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV VINACEN
2.1 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất TMDV Vinacen
Địa chỉ: 04 Nhơn Hòa 22, Phường Hoà An, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Điện thoại: 0906540038
Email: contact@vinacen.vn
Website: https://vinacen.vn/
Mã số thuế: 0401516271
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Lĩnh
Cơ quan thuế quan quản lý: Chi cục thuế khu vực Cẩm Lệ - Hòa Vang
Ngày hoạt động: 30/10/2012
Lĩnh vực: Sản xuất sản phẩm từ plastic

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 24


2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2012 với tên gọi Công ty
TNHH Sản xuất TMDV Vinacen. Do Sở kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đã cấp đăng kí
kinh doanh cho Công ty Vinacen ngày 24/10/2012.
Với xu hướng trang trí nội thất mới rất được ưa chuộng trên thị trường toàn thế
giới bởi vì nó mang đến cho ngôi nhà của gia chủ độ sang trọng, đẹp mắt, chi phí hợp lý
cũng như bền bỉ với thời gian. Công ty TNHH Sản xuất TMDV Vinacen là doanh nghiệp
đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ sản xuất hàng đầu từ Thụy Sỹ, sản phẩm tấm
ốp 3d do Vinacen sản xuất luôn được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng
vì có độ bền cao, chống ẩm mốc, chống cháy, kháng khuẩn, cách âm, cách nhiệt cũng
như giá cả rất hợp lý và được ứng dụng trong mọi không gian: phòng khách, phòng ngủ,
nhà hàng, khách sạn, caffe, bar, spa…
Hiện tại công ty có những con số nổi bật như nhà cung cấp số một tại Đông Nam
Á, có 236 đại lý trên toàn quốc và sản phẩm đã có mặt tại 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Hơn thế nữa, sản phẩm đã được xuất khẩu sang hơn 10 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Thái Lan, Campuchia, Lào, …
Để có được những thành công nhất định như này hôm nay công ty đã đối mặt với
vô vàng khó khăn và thách thức trong thị trường khốc liệt như hiện nay. Doanh nghiệp
ngay từ ban đầu đã xác định rõ rang mục tiêu kinh doanh của mình để đạt hiệu quả cao
nhất.Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một hệ thống quản trị DN hiệu
quả để giúp doanh nghiệp phát triển và giải phóng được sức lao động cho đội ngũ lãnh
đạo. Duy trì được văn hóa doanh nghiệp, quan tâm đến thương hiệu sản phẩm của mình.
Doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới và sáng tạo đó là yếu tố tất yếu và tính
chất sống còn của doanh nghiêp trong thời đại hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt trước
làn sóng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra hiện nay. Doanh nghiệp đã
không ngừng thay đổi sản phẩm của mình theo đúng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng nhờ đó đã tạo lòng tin sâu sắc cho khách hàng bước đầu đặt nên móng cho sự phát
triển của công ty trong điều kiện mới.
Sau những ngày đầu thành lập, Công ty đã củng cố hoạt động, cải tiến hình thức
kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân phối và mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các
đơn vị đối tác trong nước và quốc tế nhằm mở rộng thị trường và nhà phân phối tại các
khu vực tại Việt Nam và khu vực quốc tế.
2.1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
- Tầm nhìn
Vinacen – thương hiệu vượt thời gian

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 25


Vinacen hướng tới: Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công
nghệ trang trí nội thất 3D, Vinacen hướng tới nhà cung cấp tấm ốp tường 3D số 1 tại thị
trường Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất
Châu Âu chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cũng
dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất.
Dự án kinh doanh sẽ mở rộng trên khắp thế giới bằng việc tìm kiếm đại lý phân
phối tại các quốc gia. Bước đầu khảo sát nhu câu thị trường tại các nước Châu Á sau đó
sẽ qua đến Châu Âu và Châu Mỹ. Tiềm năng phát triển sản phẩm của công ty tren toàn
thế giới là rất lớn
Xây dựng công ty trở thành một đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín
nhất Việt nam trong lĩnh vục vật liệu xây dụng, trang trí nội thất đem lại giá trị tiêu dùng
tốt nhất cho người sử dụng, cho cộng đồng và xã hội.
- Sứ mệnh
Với khách hàng: Chúng tôi luôn ý thức được sứ mệnh cung cấp sản phẩm có
chất lượng cùng dịch vụ hậu mãi hoàn hảo nhất !
Với đối tác: VinaCen luôn đề cao tinh thần hợp tác với các đối tác trên phương
diện “hợp tác song phương – đôi bên cùng phát triển”
Với nhân viên: Con người là giá trị cốt lõi tạo nên giá trị của doanh nghiệp.
Xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điền kiện thu nhập
cao cùng cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên là sứ mệnh mà chúng tôi luôn
hướng tới
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động
2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty Vinacen là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất, phân
phối sản phẩm tấm ốp tường 3D PVC. Sản phẩm công ty hiện được bán trên toàn quốc và
xuất khẩu qua nhiều quốc gia như Lào, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ...
Theo cơ sở đăng ký với cơ quan thuế, Vinacen đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh
doanh như sau:

Mã Ngành
1511 Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú (không hoạt động tại trụ sở)
1621 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác (gỗ có nguồn gốc hợp pháp,
không hoạt động tại trụ sở)
1622 Sản xuất đồ gỗ xây dựng (gỗ có nguồn gốc hợp pháp, không hoạt động tại trụ
sở)
2212 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su (không hoạt động tại trụ sở)
2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic (không hoạt động tại trụ sở)

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 26


4330 Hoàn thiện công trình xây dựng. Chi tiết: Trang trí nội, ngoại thất.
4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: Bán buôn sơn, véc ni.
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hình 2.1: Thông tin ngành nghề và lĩnh vực hoạt động

Cụ thể, công ty chuyên sản xuất sản phẩm từ plastic là tấm ốp tường 3D được sản
xuất từ PVC Acrylic theo công nghệ tạo khung ép hiện đại. Đây cũng là hoạt động kinh
doanh chủ chốt của doanh nghiệp. Vì là sản phẩm chủ chốt của công ty mang lại lợi
nhuận cao và có định hướng phát triền rõ ràng và có thể mở rộng sang thị trường quốc tế.
Ngoài ra, công ty còn có một trang web https://timdaily.com.vn/ là một trang kết nối giữa
những người muốn tìm đại lý, nhà phân phối với những người muốn nhận làm đại lý các
mặt hàng có thể hợp tác với nhau.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 27


2.1.2.2 Giới thiệu về sản phẩm tấm ốp tường 3D của công ty TNHH sản xuất TMDV
Vinacen

Hình 2.2:Tấm ốp tường 3D của công ty Vinacen


Tấm ốp tường 3D được làm từ nhựa PVC một loại nhựa có độ bền cơ học cao, độ
chống chịu cao, chống cháy rất tốt khi ở nhiệt độ cao chỉ nóng chảy chứ ko bắt cháy, cách
điện tốt nhờ điện trở suất cực lớn, Chống ăn mòn và độ bền hóa học tốt khi ở trong các
môi trường hoá chất như xi mạ, dầu khí, nhẹ dễ vận chuyển đây cũng là tính năng và ưu
điểm của tấm ốp tường 3D.
Lấy cảm hướng từ các loại gỗ, đá đẹp mang xu hướng tinh tế, hiện đại đa chiều.
Công ty đã lên ý tưởng và hình thành tấm ốp thường 3D bề dày 1 - 2.4mm còn độ nổi 3D
của sản phẩm thì tùy thuộc vào mẫu mã mà độ nổi có thể dao động từ 1 – 3cm.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tấm ốp tường như tấm ốp tường nhựa Alu,
tấm ốp tường nhựa Mica, tấm ốp tường nhựa giả gỗ, tấm nhựa ốp tường Đài Loan trong
số đó tấm ốp tường bằng nhựa PVC nằm trong danh sách bán hạy nhất thị trường vì có
nhiều đặc điểm nổi bật.
Hiện tại công ty có hơn 1000 mẫu mã và màu sắc khác nhau được công ty thiết kế
và phối hợp với doanh nghiệp đến từ Thụy Sỹ để sản xuất và lắp đặt, ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại và được ứng dụng cho mọi không gian như: phong khách, phòng ngủ,
nhà hàng, khách sạn, café, bar, karaoke,…. Vì thế tấm ốp tường 3D dần dần được người
tiêu dùng trong thị trường nội – ngoại thất bởi sự đa dạng với phong cách hiện đại sang
trọng và tiện lợi cho người thực hiện thi công cũng như cho người nhìn một điều thú vị
mới trong không gian của mình. Đây cũng là trào lưu được trang trí và sử dụng tại rất
nhiều quốc gia trên thế giới.
 Thông số kỹ thuật
Tên sản Tấm ốp 3D Mã sản Gồm có 500 mã
phẩm phẩm

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 28


Chất liệu PVC Acrylic Công nghệ Hợp tác sản xuất với
Thụy Sĩ
Màu sẵn có 13 màu có sẵn trong bảng Kích thước 50x50cm
màu hoặc bất cứ màu nào
bạn muốn
Giá bán - Tấm ốp trắng: 265 000 đồng/m2
- Tấm ốp màu phổ thông: 360 000 đồng/m2
- Tấm ốp màu phản quang: 380 000 đồng/m2
Ưu điểm - Có thể thay thế tất cả các loại sơn trên thị trường: sơn
dầu, sơn thơm, đặc biệt là sơn nước ngoại thất
- Dễ dàng thi công, bạn có thể tự lắp ghép và phối màu
theo ý muốn
- Dễ dàng tháo dỡ, thay đổi mẫu mã khi bạn muốn
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cán bộ phận phòng ban trong công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen
Về cơ cấu tổ chức của công ty là TNHH một thành viên vì vậy người đứng đầu
điều hành công ty là Giám đốc công ty sau đó là vị trí cửa các phòng ban đơn vị trong
công ty.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quảng lý công ty

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 29


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KINH PHÒNG SẢN PHÒNG KẾ PHÒNG IT


DOANH XUẤT TOÁN

BP KD
XƯỞNG QL NHÂN SỰ
TRONG
NƯỚC

BP KD QUỐC
R&D KẾ TOÁN
TẾ

(Nguồn: Phòng nhân sự)


2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban.
- Giám đốc:
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, giải quyết
mọi vấn đề liên quan đên mục đích, quyền hạn của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đàu tư của công
ty.
- Phòng kinh doanh:
+ Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng kinh doanh, tổ chức kế hoạch,
chiến lược kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh sẽ quản lý các bộ phận kinh doanh khai thác kho bãi.
+ Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh
doanh của công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng giao dịch với khách hàng, tổ
chức nhận hàng, bán buôn, bán lẻ, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và chịu trách
nhiệm về các hoạt động của mình trước Tổng Giám đốc.
- Phòng sản xuất
+ Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo
quản các thiết bị, máy móc.
+ Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

+ Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 30


+ Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất. Bằng cách kiểm soát sản
xuất, phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động
một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí.
+ Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh
nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm.
+ Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất
để tối đa hóa lợi nhuận.
+ Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.
+ Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo
dưỡng đúng cách.
+ Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phòng kế toán
+ Có chức năng lập và tổ chức, thực hiện công tác kế toán - tài chính của đơn
vị như thu thập, xử lý chứng từ, lập sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo tháng, quý,
năm.
+ Thực hiện hạch toán theo quy định của nhà nước và điều lệ công ty.
+ Giám sát và xác đinh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho lãnh đạo công ty.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn công ty cấp có hiệu quả thực hiện chế
độ thu, nộp đầy đủ với công ty, nghĩa vụ với Nhà Nước
- Phòng IT
+ Nghiên cứu, xây dựng định hướng, chiến lược và kế hoạch CNTT
+ Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động CNTT
+ Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm và ứng dụng
2.1.3.2 Nhận xét đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức chặc chẽ theo tứng bộ phận chuyên môn khác nhau.Vì vậy, mỗi
nhân viên sẽ tập trung toàn bộ chuyên môn của mình vào công của bản thân tại phòng
ban đó và tự giải quyết vấn đề của mỗi phong ban. Điều đó giúp cho họ đạt được hiệu
quả và năng suất cao trong công việc. Bên cạnh đó, việc phân bổ theo phòng ban se khiến
cho việc gắn kết công việc trong công ty không được phối hợp tốt có thể gay ra tình trạng
giảm năng suất làm việc nhóm. Công ty cần có quy tắc đảm bảo sự chặc chẽ giữ các
phòng ban với nhau để đảm bảo tình hiệu quả, năng suất và linh hoạt. Do quy mô cong
nhỏ, chưa cần thiết phải thành lập phòng Marketing chuyên trách nhưng Công ty có thể
bổ sung 1 bộ phận Marketing tích hợp trong phòng kinh doanh hoặc có cơ chế lương
thưởng cho những nhân viên phòng kinh doanh đảm nhiệm cả nhiệm vụ Marketing.
2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
2.1.4.1 Tình hình nguồn nhân lực lao động
Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, có nhiệt huyết và được đào tạo
chuyên sâu đã từng bước tạo được niềm tin với khách hàng và uy tín cới các đối tác lâu

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 31


năm. Bên canh đó công ty liên tục tuyển dụng bổ sung thêm lao động mới, kết hợp đào
tạo nâng cao chất lượng lao động. Quy mô lao động tăng lên không ngừng, góp phần thể
hiện sự lớn mạnh về quy mô và tầm vóc của công ty, nhờ đó tạo nên súc mạnh cạnh tranh
trên thị trường, nâng cao uy tín của công ty với các đối tác cũng như khách hàng. Điều
này được thể hiện rõ ở bảng cơ cấu đội ngũ lao độngcủa công ty giai đoạn 2020- 2022
như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ lao động của công ty giai đoạn 2020 - 2022
(ĐVT: Người)
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2021/Năm 2020 Năm 2022/Năm 2021

Chỉ tiêu Số Số Số
% % % Số lượng % Số lượng %
lượng lượng lượng

Tổng số CB-CNV 35 100 44 100 56 100 9 11.84 12 12

Phân theo độ tuổi


Dưới 30 tuổi 17 48.57 23 52.27 26 46.43 6 15 3 6.12

Từ 30 đến 40 tuổi 10 28.57 14 31,81 20 35.71 4 16.67 6 17.65

Trên 40 tuổi 8 22.86 7 15.91 10 17.86 -1 -6.67 3 17.65

Phân theo tính chất công việc


Lao động gián tiếp 12 34.28 17 38.64 20 35.71 5 17.24 3 8.10

Lao động trực tiếp 23 65.72 27 61.36 36 64.29 4 8 9 14.28

Phân theo giới tính


Nữ 15 42.86 20 45.45 24 42.86 5 14.28 4 9.09

Nam 20 57.14 24 54.55 32 63.29 4 9.09 8 14.28

Phân theo trình độ lao động


Trên đại học 5 14.28 8 18.18 10 17.86 3 23.08 2 25

Đại học- Cao đẳng 10 28.57 12 27.27 15 26.78 2 9.09 3 11.11

Trung cấp nghề 12 34.28 14 31.82 18 32.14 2 7.69 4 12.5

LĐ phổ thông 8 22.86 10 22.73 13 23.21 2 11.11 3 13.04


(Nguồn: Phòng nhân lực)

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 32


Nhận xét về lực lượng lao động của công ty trong năm 2020-2022 như sau:
Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty khá ổn định. Sau đại dịch Covid- 19 với nền
kinh tế đang dần phục hổi và phát triển. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng về sản phẩm cũng như là chiến lược mới của công ty. Công ty đã liên tiếp tuyển
thêm nhân viên để đào tạo và làm việc để củng cố cũng như là tăng năng suất làm việc
của công ty để phù hợp với nhu cầu hiện nay của khách hàng cụ thể như sau:
- Thống kê theo độ tuổi
So với năm 2020 thì công ty đã tiếp tục tuyển thêm lực lượng lao động trẻ năng
động từ dưới 30 tuổi tăng 15% đối với năm 2021 và 6.12% với năm 2020 và cùng với đó
là những lao động có kinh nghiệm làm việc 2-3 năm ở độ tuổi từ 30-40 giúp đảm bảo
chiếc lược phát triển được chắc chắn. Và độ tuổi trên 40 thì tăng nhẹ.
- Thống kê theo tính chất công việc
Đặc thù, sản phẩm của công ty được sản xuất từ số lượng lao động trực tiếp. vì
thế lực lượng lao động chiếm đa số trung bình từ 65-70% tổng số lao động và so với năm
2021 thì lực lượng này tăng 8% năm 2021 và 14% năm 2022. Bên canh đó lực lượng lao
động gián tiế chiếm 30-35%, hầu hết những người lao động này làm việc bên bộ phận
kinh doanh, kỹ thuật, kế toán, lễ tân văn phòng và một số bộ phận khác tăng theo từng
năm.
- Thống kê theo giới tính
Nhìn chung, lao động nam ở công ty 65% và còn lại là lao động nữ. Phần lớn
lao động nữ sẽ là lao động gián tiếp.
- Thống kê theo trình độ
Nhân sự có trình độ trên đại học tăng nhẹ so với năm trước, để đáp ứng chiến
lược kết nối lại khách hàng sau đại dịch và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế
công ty cần có một đội ngũ đưa ra ý tưởng và thật tốt về chuyên môn cũng như thị trường
để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Nhưng phần lớn lực lượng lao động trong công ty là
lao động Cao đẳng và trung cấp do đa số nhân viên này là những đại diện thương mại ở
các tinht, nên công ty không yêu cầu cao về bằng cấp chủ yêu cầu kinh nghiệm hiểu biết
về nghề nhóm lực lượng này tăng nhẹ từ năm 2020 so với 2021 tăng 9-10%, 2021-2022
tăng 10-12%. Lao động phổ thông chủ yếu làm việc tại phân xưởng, lượng nhân viên
thay đổi theo tháng nên khó kiểm soát được, đa số là do chưa có tác phong làm việc tốt.
2.1.4.2 Tình hình cơ sở vật chất và máy móc thiết bị
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại bậc nhất Châu Âu
cùng với chất liệu PVC tổng hợp siêu bền, siêu nhẹ, chống ồn, chống cháy, chống ẩm
mốc, cách âm, cách nhiệt... đáp ứng được tất cả nhu cầu trang trí nội thất của mọi đối
tượng khách hàng. Do vậy, chỉ là công ty với quy mô vừa và nhỏ nhưng máy móc thiết bị
phục vụ cho SX-KD đều được Công ty trang bị đầy đủ, bao gồm cả các máy móc dây
chuyền sản xuất và máy móc thiết bị văn phòng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 33


Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã trang bị nhiều dây chuyền máy
móc thuộc thế hệ tương đối mới từ năm 2018 – 2019 và được nhập từ nhiều nước công
nghiệp như: Nhật Bản, Trung Quốc, Nga; trong đó chủ yếu là máy móc từ Trung Quốc.
Danh mục các loại máy phục vụ sản xuất tại 2 xưởng sản xuất của Công ty gồm:
- Máy băm nhựa SWP-1200
- Máy nghiền bột nhựa SMF-600
- Máy trộn nóng/nguội.
- Các máy tải liệu: DTC – 500, DTC – 1000, DTC – 2000
- Máy nạp liệu tự động
- Dây chuyền YF – 300
- Máy đùn trục vít đôi hình chóp SJSZ80/156
- Khuôn đùn tấm nhựa xốp PVC L=1350mm T-Die
- Máy kiểm soát nhiệt độ miệng khuôn T-Die
- Máy định hình chân không làm mát
- Giá trượt làm mát
- Máy kéo
- Máy cắt kiểu dọc
- Máy hút bụi
- Hệ thông kiểm soát điện
Tất cả cán bộ quản lý, nhân viên làm việ tại văn phòng đều được công ty trang bị
máy tính cá nhân phục vụ công việc và các thiết bị tại văn phòng đầy đủ, Nhằm tạo ra
một môi trường làm việc thoải mái, và năng động tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên
làm việc hiệu quả và năng suất nhất.
Bảng 2.3. Danh mục các thiết bị văn phòng của Công ty năm 2022
STT Loại thiết bị văn phòng Số lượng (chiếc)
1 Máy vi tính 32
2 Máy in 15
3 Máy fax 15

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 34


4 Điện thoại 30
5 Điều hoà 10
(Nguồn: phòng Kế toán – Nhân sự)
2.1.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen
2.1.5.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn
Muốn hoạt động một công ty hay một doanh nghiệp chúng ta không thể thiếu
được các yếu tố quan trọng như nguồn lực, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ,… và đặc
biệt quan trọng không thể thiếu đó là nguồn vốn. Để chúng ta thấy rõ hơn về nguồn tài
chính và việc sử dụng nguồn vốn sau đây là bảng cân đối kế toán của công ty Vinacen từ
năm 2020-2022.

Bảng 2.4 Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
2021-2022
(ĐVT: 1.000 đồng)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
  Giá trị Giá trị Giá trị
A TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn 3,728,588,400 4,014,796,029 6,838,000,597
1. Tiền và các khoản tương đương 673,725,750 804,091,683 1,763,373,060
tiền
2. Các khoản đầu tư ngắn hạn 724,178,550 732,941,110 1,120,007,311
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 770,487,300 899,118,161 1,405,591,421
4. Hàng tồn kho 1,106,224,050 1,068,833,677 1,566,696,404
5. Tài sản ngắn hạn khác 453,972,750 509,811,398 982,332,401
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 5,352,088,500 6,219,126,837 8,265,222,769
1. Các khoản phải thu dài hạn 311,308,350 341,100,559 549,854,101

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 35


2. Tài sản cố định 3,863,785,950 4,576,268,079 5,502,900,433
3. Tài sản dài hạn khác 1,176,994,200 1,301,758,199 2,212,468,235
Tổng tài sản 9,080,676,900 10,233,922,866 15,103,223,366
B. NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả 5,090,550,450 5,559,489,730 9,029,264,949
1. Nợ ngắn hạn 4,787,939,250 5,162,615,141 8,290,324,152
2. Nợ dài hạn 302,611,200 396,874,589 738,940,797
II. Vốn chủ sỡ hữu 3,990,126,450 4,674,433,136 6,073,958,417
1. Vốn đầu tư chủ sỡ hửu 3,990,126,450 4,674,433,136 6,073,958,417
Tổng nguồn vốn 9,080,676,900 10,233,922,866 15,103,223,366
(Nguồn: Phòng kế toán)
Để nhìn rõ hơn biến động của tài sản nguồn vồn Công ty trong 3 năm gần đây từ
2021-2022 thì chúng ta sẽ xem qua bảng so sánh sự chênh lệch về tài sản và nguồn vốn
của công ty năm 2021-2022.

Bảng 2.5 So sánh sự chênh lệch về tài sản và nguồn vốn của công ty từ năm
2021-2022
(ĐVT:1.000 đồng)
Chỉ tiêu 2021/2020 2022/2021
Giá trị Chênh Giá Trị Chênh
  lệch lệch
A TÀI SẢN 286,207,629 7.68% 2,823,204,568 70.32%
I. Tài sản ngắn hạn 130,365,933 19.35% 959,281,377 119.30%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 8,762,560 1.21% 387,066,200 52.81%
2. Các khoản đầu tư ngắn hạn 128,630,861 16.69% 506,473,260 56.33%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn -37,390,373 -3.38% 497,862,727 46.58%
4. Hàng tồn kho 55,838,648 12.30% 472,521,003 92.69%
5. Tài sản ngắn hạn khác 867,038,337 16.20% 2,046,095,932 32.90%
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 29,792,209 9.57% 208,753,542 61.20%
1. Các khoản phải thu dài hạn 712,482,129 18.44% 926,632,354 20.25%
2. Tài sản cố định 124,763,999 10.60% 910,710,036 69.96%
3. Tài sản dài hạn khác 1,153,245,966 12.70% 4,869,300,500 47.58%

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 36


Tổng tài sản
B. NGUỒN VỐN 468,939,280 9.21% 3,469,775,219 62.41%
I. Nợ phải trả 374,675,891 7.83% 3,127,709,011 60.58%
1. Nợ ngắn hạn 94,263,389 31.15% 342,066,208 86.19%
2. Nợ dài hạn 684,306,686 17.15% 1,399,525,281 29.94%
II. Vốn chủ sỡ hữu 684,306,686 17.15% 1,399,525,281 29.94%
1. Vốn đầu tư chủ sỡ hửu 1,153,245,966 12.70% 4,869,300,500 47.58%
TỔNG NGUỒN VỐN 286,207,629 7.68% 2,823,204,568 70.32%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét về tình hình tài chính và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán của công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen trong giai đoạn 2020-2022:
- Tài sản:
Năm 2020-2021: Tổng tài sản của công ty năm 2021 tăng nhẹ 7.68% so với
năm 2020, giá trị thực tăng 286,207,629 đồng. Do tình hình đại dịch Covid -19 đã dần
mất đi, thay vào đó tình hình kinh tế dần hồi phục trong năm 2021. Công ty dần hổi phục
tình hình kinh doanh và trên đà phát triển mới với nhiều sản phẩm tốt và đa dạng hơn.
Năm 2021-2022: Với sự hội nhập kinh tế trở lại và công cuộc đổi mới trị
trường công ty đã nắm bắt kịp thời và chiến lược thu hút khách hàng và mở rông thị
trường gặp nhiều thuận lợi tài sản của công ty tăng đột biến năm 2022 tăng 2,823,204,568
so với năm 2021 chênh lệch 70,32% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tài sản dài hạn:
Năm 2020-2021:Với tình hình kinh tế thế giới và đất nước đang dần ổn định
trở lại công ty đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ cho chiến
lược mở rộng thị trường trên toàn quốc và toàn thế giới trong tương lai. Do đó, năm 2021
tài sản dài hạn tăng lên 9,57% giá trị thực tăng 468,939,280 so với năm 2020
Năm 2021- 2022: So với năm 2021, năm 2022 tài sản dài hạn tăng mạnh lên
208,753,542 tăng 61,2% so với năm trước nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc cũng như mở
rộng mô hình công ty để đảm bảo cho chiến lược phát triển bên cạnh đầu tư mạnh về máy
móc công ty còn đầu tư trang thiết bị đầy đủ nhất cho nhân viên để đảm bảo tiến trình đẩy
mạnh sản phẩm ra thị trường hiệu quả nhất
- Tổng nguồn vốn:
Năm 2020-2021: Tổng nguồn vốn tăng lên. Năm 2020 tổng nguồn vốn là
9,080,676,900 đồng, đến năm 2021 tăng 10,233,922,866 tăng 7.68%. Cùng với đó nợ
ngắn hạn tăng 94,263,389 là tăng 7.83% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021-2022: Giống với các số liệu trên tổng nguồn vốn năm 2022 tăng
mạnh so với năm 2021 con số lên đến 2,823,204,568 tăng 70.32%. Kéo theo là nợ ngắn
hạn cũng tăng rất đáng kể 342,066,208 là tăng 86.19% so với cùng ký năm 2021.
Điều này cho thấy công ty đang áp dụng đòn bẩy tài chính vào nguồn vốn để
tối ưu hóa nhất hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng nguồn vốn của công ty tăng dần

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 37


qua các năm cho thấy xu hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới. Mặc dù vậy nợ
của công ty đang quá lớn công ty cần xem xét lại nguồn vốn của công ty san cho tối ưu
hóa nhất.
2.1.5.2 Kim ngạch xuất khẩu tấm ốp tường 3D của công ty TNHH sản xuất thương mại
dịch vụ Vinacen sang các nước trong năm 2020-2022
a) Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nhựa của Việt Nam năm 2020-2022

Xuất khẩu
Theo số liệu thống kê, tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của
cả nước ước đạt trên 191,41 triệu USD, giảm 5,03% so với tháng trước; so với cùng kỳ
năm 2020 tăng 54,35%. Tính đến hết năm 2021, xuất khẩu nguyên liệu nhựa đạt 2,26 tỷ
USD, tăng 68% so với năm 2020.
Trong tháng 12/2021 xuất khẩu nguyên liệu nhựa của khối doanh nghiệp FDI đạt
trên 136,43 triệu USD, tăng 2,16% so tháng và tăng mạnh- 101,65% so với tháng
12/2020, chiếm 71,28% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng. Lũy kế năm
2021, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của khối doanh nghiệp FDI đạt 1,52 tỷ USD, tăng
72,35% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 67,23% tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên
liệu nhựa của cả nước.
Nhìn chung xuất khẩu nhựa nguyên liệu và sản phẩm nhựa của Việt Nam đang có
xu hướng tăng. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 2,26 tỷ USD nhựa nguyên liệu và 4,93 tỷ
USD sản phẩm nhựa, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu
và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu chính sản phẩm nhựa của Việt Nam. Nhà kinh
doanh kỳ vọng ngành nhựa Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và quy mô thị trường sẽ mở
rộng hơn nữa trong giai đoạn 2023-2032.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 38


b) Kim ngạch xuất khẩu tấm ốp tường 3D của công ty TNHH sản xuất thương
mại dịch vụ Vinacen trong giai đoạn 2020-2022 trên các quốc gia.
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu tấm ốp tường 3D của công ty Vinacen trong giai
đoạn 2020-2022 trên các quốc gia
(ĐVT: USD)
Thị trường 2020 2021 2022
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
USD USD USD
Thái Lan 12,517.85 26% 12,164.16 21% 20,477.82 21%
Ấn Độ 9,310.71 20% 10,164.82 17% 18,263.48 19%
Philippines 6,207.14 13% 9,098.30 16% 16,332.25 17%
Úc 4,035.69 8% 8,427.28 14% 16,073.55 17%
Mỹ 15,632.53 33% 18,645.42 32% 25,179.78 26%
Tổng 47,703.92 100% 58,499.98 100% 96,326.88 100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh – BP kinh doanh quốc tế)
Qua bảng thống kê kim ngach xuất khẩu sản phẩm tấm ốp tường theo từng thị
trường ta thấy qua các năm giá trị xuất khẩu hầu như tăng đều theo các năm và tăng mạnh
nhất vào năm 2022 cụ thể như sau:
Kim ngạch xuất khẩu các năm ở thị trường Mỹ luôn đứng đầu. Từ năm 2020-
2021 chiếm lần lượt là 33%,32% và 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ngoài
ra, Thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Philippines cũng có chuyển biến tốt trong quá trình xuất
siêu sản phẩm chiếm tỷ trọng lần lượt là 21% - 26% cho thị trường Thái Lan, 20% cho thị
trường Ấn Độ và thị trường Philippines 13% - 17%. Đặc biệt, sản phẩm xuất khẩu sang
thị trường Úc đang có xu hướng tăng mạnh khi năm 2020 chỉ chiếm 8% tổng tỷ trọng của
thị trường xuất khẩu giá trị đạt 4,035.69 USD nhưng đến năm 2022 tăng mạnh mẽ chiếm
17% tổng kim ngạch và tăng giá trị đến 16,073.55 USD điều này cho thấy việc hội nhập
kinh tế năm 2022 giúp công ty thực hiện tốt những chính sách mở rộng thị trường cho sản
phẩm tấm ốp tường 3D ra nước ngoài.

Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất
TMDV Vinacen từ năm 2021 đến năm 2022:
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động của công ty Vinacen năm 2020-2022
(ĐVT: 1.000 đồng)

STT Nội dung Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

    Giá trị Giá trị Giá trị


18,099,253,308 19,004,215,97 44,343,170,605
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 39


2 Các khoản giảm trừ doanh thu 35,393,492 42,472,190 106,180,476
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp 18,063,859,816 18,961,743,78 44,236,990,129
3 dịch vụ 3
14,350,134,008 15,354,643,38 30,135,281,417
4 Giá vốn bán hàng 9
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 3,713,725,808 3,607,100,394 14,101,708,712
5 dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 151,775,328 135,080,042 438,630,698

7 Chi phí tài chính 100,638,596 89,568,350 311,979,648

8 - Trong đó: chi phí lãi vay 41,514,164 45,665,580 87,179,744

9 Chi phí bán hàng 265,105,872 291,616,459 556,722,331

10 Chi phí quản lí doanh nghiệp 232,759,770 214,138,988 446,898,758

11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,963,446,242 2,876,696,554 12,347,477,277

12 Thu nhập khác - - -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,963,446,242 2,876,696,554 12,347,477,277

14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 592,689,248 575,339,311 2,469,495,455

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,370,756,994 2,301,357,244 9,877,981,821


(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Để thấy được rõ nét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua thì
sau đây là bản so sánh từng năm về sự chênh lệch hoạt động kinh doanh của công ty
Vinacen:
Bảng 2.8 Bảng so sánh sự chênh lệch về tình hình họat động kinh doanh của công ty
TNHH sản xuất TMDV Vinacen năm 2020-2022.
(ĐVT: 1.000 đồng)
STT Nội dung Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021
Giá trị Chênh Giá trị Chênh
    lệch % lệch %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 904,962,665 2.44% 25,338,954,631 40.00%
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 7,078,698 9.09% 63,708,286 42.86%
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch 897,883,967 2.43% 25,275,246,346 39.99%
3 vụ
4 Giá vốn bán hàng 1,004,509,381 3.38% 14,780,638,028 32.49%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch -106,625,414 -1.46% 10,494,608,317 59.26%
5 vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính -16,695,286 -5.82% 303,550,656 52.91%
7 Chi phí tài chính -11,070,246 -5.82% 222,411,297 55.39%
8 - Trong đó: chi phí lãi vay 4,151,416 4.76% 41,514,164 31.25%
9 Chi phí bán hàng 26,510,587 4.76% 265,105,872 31.25%

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 40


10 Chi phí quản lí doanh nghiệp -18,620,782 -4.17% 232,759,770 35.21%
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -86,749,688 -1.49% 9,470,780,722 62.21%
12 Thu nhập khác - -
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -86,749,688 -1.49% 9,470,780,722 62.21%
14 Chi phí thuế TNDN hiện hành -17,349,938 -1.49% 1,894,156,144 62.21%
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN -69,399,750 -1.49% 7,576,624,578 62.21%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhận xét đánh giá về bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản
xuất TMDV Vinacen trong giai đoạn 2020-2022
Bảng tổng hợp hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy giai đoạn 2020-2021
kết quả hoạt động kinh tế hầu như không tốt đa số giảm. Do 2 năm này tình hình khó
khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 vẫn còn dư âm và tình hình kinh tế chưa ổn định
nên tình hình kinh doanh không mấy hiệu quả. Nhưng từ năm 2021 đến năm 2022 là một
sự phát triển về hoạt động kinh doanh vượt bật của công ty. Các chỉ số phản ánh kết quả
hầu như tăng mạnh so với năm trước do nhà nước mở cửa hội nhập kinh tế và đẩy mạnh
xuất khẩu mở rộng thị trường. Công ty đã nắm bắt thành công và cho các chỉ số vượt bật
trong năm 2021-2022. Cụ thể như sau
- Về doanh thu bán hàng và CCDV: Doanh thu của công ty tăng dần theo các
năm lần lược là 2020 là 18,099,253,308 đồng, năm 2021 doanh thu tăng lên
19,004,215,973 đồng thực tăng 904,962,665 và chênh lệch 2.44% so với cùng kì năm
2020, đến năm 2022 thì doanh thu tăng đột biến 40% so với năm 2021. Qua đó cho thấy,
sự phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ và theo đó là các chính sách hội nhập của đất nước và
chiến lược thị trở lại với thị trường của công ty rất hiệu quả.
- Chi phí tài chính: Do ảnh hưởng của các hoạt động tài chính như các chi
phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt đôngk đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn,
chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh,lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, liên kết, giao dịch mua
chướng và mộ số khoảng chi khác. Năm 2021 chi phí tài chính giảm 11,070,246 đồng
tương đương với giảm 5.82% so với năm 2020. Nhưng đến năm 2022 là một khởi sắc so
với năm 2021 chỉ số cho thấy chi phí tài chính tăng mạnh 222,411,297 đồng chênh lệch
cao hơn năm 2021 lên đến 55.39%.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp: Chi phí quản lí của danh nghiệp củng giảm từ
năm 2020 là 232,759,770 đồng đến năm 2022 giảm còn 214,138,988 đồng, nhưng với sự
tuyển dụng nhân viên để phục vụ việc sản xuất là kinh doanh công ty đã tăng chi phí
quản lí tron năm 2022 lên đến 446,898,758 đồng.
- Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu quan trọng nhất tron bảng hoạt động kinh
doanh của công ty, theo bảng ta thấy LNST năm 2021 giảm 69,399,750 đồng giảm nhẹ
1.49% so với năm 2020 do còn bị ảnh hưởng nhẹ của tình hình Covid-19. Đến năm 2022
LNST đạt 9,877,981,821 đồng tăng 7,576,624,578 đồng tương đương với tăng 62.21% so

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 41


với cùng kì năm trước. Với sự không ngừng đổi mới phát triển thay đổi chính sách phù
hợp với tình hình kinh tế hội nhập nên công ty có bước nhảy vượt bật so với năm cũ.
Nhìn tổng thể, bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2020 đén năm 2022 có nhiều
biến động lớn, cho thấy tình hình kinh doanh đang trên đà phát triển, từ năm 2020 – 2021
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không mấy đặt sắc nhưng vẫn có chiến lược
khá tốt. nhưng đến những năm 2021-2022 đại dịch được kiểm soát hoàn toàn, công ty dần
phát huy được những chiến lược của mình. Công ty nên giữ vững phong độ và hoàn thiện
hơn về mạng lưới bán hàng kênh phân phối quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mang lại
kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
2.2 Thực trạng hoạt động Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tấm ốp tường
3D của công ty Tnhh sản xuất TMDV Vinacen
2.2.1 Thực trạng chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu
Từ khi thành lập công ty đến nay do có nhiều biến đổi của nên kinh tế đất nước và
thay đổi về thị trường quốc tế. Công ty buộc phải có những thay đổi trong chiến lược
kinh doanh, đặc biệt là mở rộng thị trường. Những năm vừa qua công ty đã tiếp cận được
nhiều thị trường như Mỹ, Úc , Ấn độ, Thái lan,… Nhưng bên cạnh đó hàng hóa của các
nước khác tràn vào khiến sự cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Trước tình hình đó Bộ thương mại cho phép Công ty xuất nhập khẩu hàng
hoá với tất cả các nước trên thế giới. Đây thật sự là một thử thách mới và vô cùng khó
khăn đối với Công ty, hầu hết CBCNV của Công ty không được trang bị đầy đủ về kiến
thức nghiên cứu thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã phải đốc thúc các cán bộ của Công
ty tìm hiểu thêm về các phương pháp tiếp cận thị trường nước ngoài và nhanh chóng tìm
kiếm thị trường mới. Nhưng bằng kinh nghiệm và sự nỗ lực, dù còn nhiều hạn chế nhưng
công ty vẫn cố gắng phát triển và nâng cao thị trường cũ và đồng thời cơ cấu mặt hàng
của công ty ngày càng phong phú và đa dạng để mở rộng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu
cầu của thị trường thế giới.
2.2.2 Thực trang về công tác xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp ứng
đòi hỏi của thị trường xuất khẩu
Về sản phẩm công ty đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm tấm ốp tường 3D với
các mẫu mã và màu sắc đặc biệt hơn và mang tính hiện đại và tiện dụng hơn. Bên cạnh
chất lượng sản phẩm cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới. Hiện tại công ty đang
xoay quanh chính sách sản phẩm là duy trì, cải tiến hoặc đào thải loại sản phẩm hiện thời
ít tiêu thụ và đẩy mạnh phát triển các mẫu mã mới.
Đã cải thiện và năng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhưng tuy nhiên vẫn tồn
tại một vấn đề lớn là đóng gói và vận chuyển. Về đóng gói, công ty đóng gói hàng bằng
thùng cát- tông và các sản phẩm xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển sang
nước ngoài có thể dễ gây hư hại và gây móp méo sản phẩm. Bên cạnh đó, phương thức
vận chuyển khá phức tạp mặt dù sản phẩm có ưu điểm là nhẹ, dễ vận chuyển nhưng công

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 42


ty vẫn chưa hợp tác với đơn vị vận chyển cụ thể nhằm xuất khẩu nhanh chóng hàng hóa.
Vì thế đây là nguyên nhân khiến tình hình xuất khẩu của công ty không đạt kế hoạch đề
ra.
2.2.3 Thực trạng công tác định giá cho thị trường xuất khẩu
Việc định giá cho sản phẩm khi công ty muốn thâm nhập vào thị trường nước
ngoài là vô cùng quan trong. Đưa ra chính sách giá phù hợp và định giá sản phẩm là hình
thức tất yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng số lượng hàng xuất khẩu và doanh thu
của công ty. Hiện tại công ty đang có chính sách định giá :
Định giá theo số lượng: đây là hình thức công ty thường xuyên áp dụng cho các
đại lý và nhà phân phối. Đại lý và Nhà phân phối sẽ có những chính sách riêng về phần
tram chiếc khấu cũng như các lợi ích khác nhau. Sẽ có danh mục chiếc khấu giá tùy theo
khối lượng đặt hàng Công ty thường sử dụng hình thức này vì giúp công ty tiết kiệm
được một khoản chi phí tiếp thị và nếu sử dụng đúng cách sẽ tạo ra giá phân biệt cho các
người mua khác nhau đồng thời còn có tác dụng tăng cường sự hơp tác giữa các kênh.
Đinh giá khu vực địa lý: công ty đặt giá cho các khách hàng ở các vùng, địa điểm
khác nhau của thế giới để trang trải chi phí vận chuyển bổ sung hay thuế theo từng khu
vực.
Định giá khuyến mãi: Công ty sẽ định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết để tăng
doanh số và thu hút khách hàng và người tiêu dùng trong thời gian ngắn hạn. Hình thức
này công ty không sử dụng thường xuyên.
2.2.4 Thực trạng về công tác nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối xuất
khẩu
Nhà nước ta đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị
gia tăng, hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản
phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Công ty Vinacen đã có kinh nghiệm xuất khẩu gần
8 năm trên thị trường các nước xong mặc hạn chế về hiểu biết thị trường cũng như năm
bắt sự phát triển và nhu cầu của thị trường ngoại quốc khiến cho công ty chưa thể phát
triển mạnh ở quốc tế. Hơn thế nữa, là một công ty khá nhỏ còn hạn chế nên chưa tiếp cận
được các thị trường tiềm năng và hàng xuất khẩu của công ty không đến được tay người
tiêu dùng cuối dùng. Chính vì vậy ban lãnh đạo công ty cần tìm cách tiếp cận thị trường
tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và thâm nhập sâu vào thị trường để phân phối sản
phẩm.
2.2.5 Thực trạng công tác giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường
xuất khẩu
Qua các năm gần đây cho thấy, Chính sách xúc tiến thương mại quốc tế của công
ty đã có được những sự quan tâm nhất định bằng hình thức tìm đại lý, nhà phân phối qua

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 43


các trang thương mại facebook zalo và Google nhưng hiện tại những trang mạng này quá
thịnh hành với vô vàng đối thủ cạnh tranh trên thế giới và các sản phẩm thay thế đặc sắc
hơn với mức giá vô cùng rẻ. Độ chọi của công ty là không đáng kể với các đối thủ. Vì thế
các trang mạng xã hội như thế chỉ thu hút được các khách hàng nhỏ lẻ và không tìm kiếm
được khách hàng tiềm năng trên thế giới. Với quá nhiều đối thủ cạnh tranh cũng khiến
cho khách hàng hoang mang về giá cả và chất lượng sản phẩm khó thu hút được khách
hàng. Tuy có đem lại sự quan tâm và lợi ích nhất thời nhưng có quá nhiều điểm chưa
hoàn thiện nên công ty phải xem xét về các chính sách xúc tiến thương mại của mình.
2.3 Đánh giá các giải pháp Marketing xuất khẩu Tấm ốp tường 3D của công ty TNHH
sản xuất TMDV Vinacen
2.3.1 Những thành công
Đầu tiên, Công ty đã tạo ra một sản phẩm khá mới ở thị trường Việt Nam xong
cũng ít đối thủ cạnh tranh ở ngoài nước.Với sự độc đáo và ứng dụng cáo sản phẩm nhanh
chóng được các khách hàng ưa chuộng. Thêm vào đó sản phẩm chất lượng nên sự cố liên
quan về chất lượng hầu như không có và các sự cố liên quan đến các trường hợp còn lại
đều dễ giải quyết.
Thứ hai, Đội ngũ công nhân viên trẻ nhiệt huyết nên năng suất làm việc ổn định.
Bên cạnh đó việc tiếp thu nhanh và thay đổi mới hơn trên thị trường sẽ giúp công ty xây
dựng được nhiều ý tường kinh doanh mới, đóng góp cho sự phát triển toàn diện.
Thứ ba, Mỗi nhân viên sẽ chăm sóc tệp khách hàng khác nhau và mỗi khách hàng
dù ở quy mô nào đều được một nhân viên kinh doanh phụ trách suốt quá trình thực hiện
hợp đồng, nên việc nắm bắt nhu cầu, tâm lý và sở thích của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
Nên việc CSKH trước và sau khi mua hàng vô cùng thuận lợi
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành công của công ty thì vẫn có những mặt tồn tại và hạn chế
trong việc hoạch định chiến lược và mở rộng thị trường
Thứ nhất, Công ty chưa tổ chức, hình thành một đội nhóm Marketing để đầu tư
nghiên cứu thị trường quốc tế nhằm đưa ra các chiến lược marketing cho các quốc gia
tiềm năm để mở rộng thị trường cho công ty
Thứ hai, Trong quá trình vận chuyền sang nước ngoài sản phẩm có tình trạng bị
trầy xước, móp do bao bì đóng gói kém bên cạnh đó thiết kế của bao bì sản phẩm hiện tại
còn quá đơn điệu và kém nổi bật và thiếu thông tin sản phẩm trên bao bì.
Thứ ba, Chính sách giá vẫn chưa được tối ưu. So với thị trường mức giá sản phẩm
tấm ốp tường khá cao. Ví dụ
- Theo thế giới vật liệu tấm ốp 3D có giá 174.000 đồng/m2

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 44


- Theo Công ty Minh Hiệp Giá tấm ốp tường 3D có giá giao động từ 180.000
đồng- 260.000 đồng/m2
Thứ tư, Việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng của Vinacen vẫn còn nhiều hạn chế.
Hầu hết các nhân viên trogn công ty tiếp cận đến nguồn khách hàng tiềm năng thông qua
Fanpage timdaily.com và nguồn giới thiệu từ khách hàng cũ và trang mạng xã hội nhưng
rải rác.Điều này cho thấy phạm vi tiếp cận khách hàng thấp, và chưa khai thác được tiềm
năng trong thị trường và chưa đẩy mạnh mức độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng.
Thứ năm, Công tác đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm để xử lí các tình hướng thực tế
là chưa có. Do vậy, sẽ gây hạn chế khả năng thích ứng và nhạy bén của nhân viên khi tiếp
cận khách hàng trong thị trường biến động hiện nay dẫn đến mất khách hàng tiềm năng.
Thứ sáu, Chưa có các chương trình giới thiệu hoặc chính sách khuyếch trương
bùng nổ để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty.
2.3.3 Nguyên nhân
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Tình hình kinh tế thê giới năm 2020 rất phức tạp, không thuận lợi cho thương
mại quốc tế. Đây là năm thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều
và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, biến động về quan hệ kinh tế –
chính trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19
đến moi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái
sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Phần lớn đây là lý do kim ngạch của công ty
trong năm có nhiều biến động.
Đến năm 2021- 2022 thì dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra
nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị
ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu
hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp
đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh. Do đó nhiều nước đã sử dụng các biện
pháp bảo hộ thương mại, các rào cản kỹ thuật để tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Hiện tại công ty chưa có đội ngũ Marketing do đó hoạt động Marketing chưa
được đẩy mạnh do vậy các chiến lược về đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường chưa tốt và
sức ảnh hưởng lên khách hàng hầu như là chưa có và không có sự chuyên nghiệp.
- Công ty khá nhỏ và chưa thực sự tập trung vào việc nghiên cứu thị trường mục
tiêu. Vì thứ nhất đội ngũ nhân viên chưa đủ kinh nghiệm, thứ hai, nguồn tài chính còn
hạn hẹp, thứ ba, công ty còn e dè và quan ngại chưa tập trung
- Không có chương trình đào tạo cụ thể cũng như chưa có quy trình bán hàng
chỉnh chu. Nên trong việc hỗ trợ khách hàng trong và sau khi hợp tác chưa hiệu quả. Bên

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 45


cạnh đó, CBCNV còn phải thực hiện quá nhiều công việc được giao. Khiến quá trình làm
việc của CBNV đôi khi còn nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
- Công tác thanh toán công nợ trong hoạt động kinh doanh ít hiệu quả.
Nhìn chung thì ban điều hành công ty chưa thực sự chú trọng đến kinh nghiệm
của nhân viên, chưa có các buổi chia sẻ cũng như là truyền kinh nghiệm cho đội ngũ
trong công ty hơn thế nữa các chiến lược thị trường và thâm nhập thị trường chưa cụ thể
là không đào sâu vào thị trường dẫn đến việc chưa tối ưu được các phương thức và chiến
lược hoạt động khiến quá trình kinh doanh chưa thực sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khái quát sơ lược về Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Vinacen,
đưa ra các bảng số liệu và phân tích rõ các chỉ số đẻ thấy được tình trạng hoạt động của
công ty. Nếu được các thực trạng về hoạt động hiện tại của công ty và đề ra được các mặt
thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hoạt động chưa tốt của công ty. Qua đó, làm
cơ sở để đưa ra các hướng giải quyết và giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT


KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TMDV VINACEN
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển trong tương lai của công ty Tnhh sản xuất
TMDV Vinacen
3.1.1 Định hướng
Sau hơn 9 năm hoạt động trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty cũng đã
đạt được một vài thành công nhất định như có các đại lý và nhà phân phối tại 63 tỉnh
thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó, duy trì xuất khẩu hàng hóa sang các nước trên thế
giới. Nhưng bên cạnh vẫn có một vài vấn để mà nhà lãnh đạo cần chú trọng và cải thiện
trong 3 năm đến để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế.
Trong tương lai công ty sẽ thực sự quan tâm đến Marketing của công ty. Đẩy
mạnh các hình thức Marketing để tăng sự nhận diện sản phẩm cho người tiêu dùng. Qua
đó, thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế.
Kích cầu trong nước để từ đó gia tăng sức mua và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với cơ cấu đầu tư và sản xuất, đặt mối quan tâm hàng đầu vào khâu nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả từ đó nâng cao sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế với chất lượng, đóng gói, bảo vệ
môi trrường an toàn cho sức khỏe và sự tiện lợi.
Mở rông thị trường bên ngoài. Công ty tập trung xây dựng nguồn lực vào các thị
trường xuất khẩu hiện tại như Thái Lan, Ấn Độ, Úc,… và đẩy mạnh xuất khẩu tại thị

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 46


trường Đông Nam Á và thị trường Đông Á. Bên cạnh đó ban lãnh đạo của công ty đang
tìm hiểu và thâm nhập thị trường Châu Âu. Đây là một thị trường không quá mới nhưng
là một thị trường đầy tiềm năng Các chuyên gia đều nhấn mạnh, thị trường EU rất đa
dạng, người dân EU quan tâm tới đặc tính của hàng hoá, giá trị tiêu dùng và thói quen
tiêu dùng.
3.1.2 Mục Tiêu Chung
Hoạt động thương mại trong 3 năm đến cần phải phục vụ cho mục tiêu chung. Nỗ
lự gia tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và hoạt động dịch vụ trong nước cũng như xuất
khẩu và nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sản xuất trọng nước, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa
trao đổi trên thị trường nội địa, quốc theo hướng hiện đại, đa dạng và an toàn. Thúc đẩy
hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh theo hướng văn
minh và đẩy mạnh CNH – HĐH và hoàn thiện cơ chế thương mại phù hợp với nền kinh
tế tại các thị trường mục tiêu để mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó công ty cần
- Tăng cường tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới nhằm tăng sản lườn tiêu thụ
hàng năm của công ty
- Không ngừng tối đa hóa lợi nhuận
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Giữ vững và năng cao thị phần công ty
- Giúp công ty có chỗ đứng trong thị trường nội ngoại thất trong nước và quốc tế
- Tạo lập sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong tương lai
- Doanh số 3 năm đến phải tăng từ 5-20% so với từng năm
- Phải tìm được 1 đại lý hoặc nhà phân phối tại thị trường EU
3.2 Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Tnhh sản
xuất TMDV Vinacen cho 3 năm tiếp theo 2023- 2025
Trên cơ sở các định hướng và mục tiêu của công ty em có các đề xuất sau:
3.2.1 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để
mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện tại, trong bộ máy hoạt động của công ty chưa có bộ phân Marketing chuyên
nghiệp để đáp ững được sự thay đổi của các thị trường xuất khẩu. Các công việc
Marketing của công ty sẽ được phòng kinh doanh quốc tế đảm nhiệm. Điều này dẫn đến
sự không hiệu quả khi thực hiện các chiếc lược marketing xuất khẩu vì nhân viên phòng
kinh doanh quốc tế sẽ có nhiều sai sót trong việc đảm nhiệm quá nhiều việc như CSKH,
tư vấn, … và cả Marketing. Nhưng trong thực tế các hoạt động Marketing không hề đơn
giản phải trải qua nhiều bước để đi đến kết quả. Để thấy rõ hơn các bước hoạt động của
đội ngũ Marketing chuyên nghiệp ta xem sơ đồ sau:

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 47


Hình 3.1 Mô hình quy trình hoạt động Marketing
Qua mô hình cho thấy sự phức tạp của các hoạt động Marketing vì vậy nếu như
không có một bộ phận Marketing chuyên nghiệp thì sẽ không thể thực hiện hết công việc
được. Qua đó có một số công ty lại có giải pháp như thuê các công ty tư vấn Marketing
để có hiểu và có cái nhìn về marketing nhanh hơn nhưng như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí
có lợi ích tức thời chứ không lâu dài và sự phụ thuộc khiến cho công ty mất đi cơ hội dẫn
đầu thị trường, làm cho công ty không có kinh nghiệm trong thị trường một cách khách
quan nhất làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Và hiện tại hầu hết các công ty
tư vẫn Marketing vẫn chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm. Tuy là thị trường có cung sẽ
có cầu nhưng dùng biện pháp giống như công ty đang bỏ chi phí thuê công ty tư vấn bỏ
chi phí ra để hoàn thiện và nâng cao trình độ của họ. Điều này cho thấy, so với giải pháp
này thì việc thành lập một bộ phận Marketing trong công ty không những đỡ tốn kém chi
phí hơn mà công ty còn có thể tự giám sát thị trường của mình. Bên cạnh đó, ứng dụng
công nghệ thông tin để nhận biết thị trường nước ngoài, hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu
đồng thời tăng cường máy móc và nghiệp vụ chuyên môn để giao tiếp với thị trường mục
tiêu bằng các công cụ công nghệ thông tin hiện đại.
Bên cạnh việc thành lập một bộ phận Marketing chuyên nghiệp và chỉnh chu thì
việc tổ chức sắp xếp công việc và quản lý một cách hợp lý để tránh xảy ra mâu thuẫn nội
bộ công ty. Theo Philip Kotler, đó là tình trạng các bộ phận trong công ty sẽ nảy sinh đối
lập với bộ phận Marketing vì cho rằng họ bị lấn áp do bộ phận Marketing. Và để tránh
trường hợp này ông đã ra giải pháp đặt khách hàng tại vị trí trung tâm mang chức năng

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 48


khống chế, Marketing mang vai trò hợp nhất và các bộ phận Tài chính- Nhân sự - Kinh
doanh sẽ cùng hợp tác và hỗ trợ cho Marketing.
3.2.2 Giải pháp chọn lựa thị trường hoặc quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiệp định EVFTA đi vào thực thi cũng góp phần đáng kể giúp hàng hóa Việt Nam
nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại thị trường EU. Theo tính toán từ số
liệu Eurostat, thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU từ thị trường
ngoại khối 08 tháng năm 2022 chiếm 1,8%, cao hơn các nước ASEAN như Malaysia
chiếm 1,2%, Thái Lan chiếm 0,9%, Indonesia chiếm 0,7%, Singapore chiếm 0,7%. Rõ
ràng đây là những kết quả rất tích cực và sự khởi đầu thuận lợi cho phát triển kinh tế,
thương mại Việt Nam - EU trong thời gian tới.
Theo Phó Giám đốc ITPC Nguyễn Tuấn, EU được đánh giá là một trong những thị
trường nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội - ngoại thất lớn
thứ 13 của Việt Nam. Là khu vực phát triển năng động, sức tiêu thụ đồ nội thất của khu
vực này cũng chiếm gần 25% tổng tiêu thụ của toàn thế giới. Dự báo tình hình dịch bệnh
Covid-19 kéo dài tác mạnh mẽ đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, khu vực
liên minh châu âu cũng bị tác động nặng nề ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bên
cạnh đó, những tác động của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina làm khủng hoảng nền
kinh tế các nước châu Âu, nhất là Liên minh châu Âu (EU), ảnh hưởng trực tiếp lên đời
sống người dân, thay đổi thị hiếu cùng nhu cầu và xu hướng mua sắm, tiêu dùng. Trong
đó, nhu cầu về trang trí nội ngọai thất cũng bị ảnh hưởng và thay đổi theo xu thế thị
trường và tiêu dùng của người tiêu dùng tại thị trường EU.
Thị trường EU đề cao phóng cách riêng và các xu hướng mới liên tục thay đổi. Do
đó, để khai thác được thị trường này, doanh nghiệp phải có đủ năng lực phát triển, cải
tiến chất lượng cũng như mẫu mã, tính năng sản phẩm thường xuyên hơn. Người tiêu
dùng EU yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo tính bền vững như
nguồn gốc, tác động môi trường, lao động của doanh nghiệp cả về chất lượng, bảo vệ môi
trường, sức khoẻ và vệ sinh. Mặt khác, cơ hội ở thị trường này không chỉ dành cho những
doanh nghiệp quy mô lớn mà cả những doanh nghiệp nhỏ. Có những doanh nghiệp chỉ
cần 10 lao động cũng có thể tìm đối tác ở thị trường này vì có nhà mua hàng mỗi tháng
chỉ cần nhập 1-2 container hàng hóa.
Qua sơ khảo về thị trường EU cho thấy, Công ty đang có nhiều lợi thế về sản phẩm và
sản phẩm tấm ốp tường 3D vô cùng tiềm năng trong thị trường này. Công ty có thể đáp
ứng về chất lượng, mẫu mã đa dạng và tính ứng dụng cao trong nội ngoại thất của sản
phẩm. Nhưng bên cạnh đó phải chú trọng đến các quy định mức độ an toàn khi sử dụng,
sử dụng hoá chất (sơn, phủ) kể cả trên vật liệu đóng gói.
Để phát triển thị phần tại thị trường EU, doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn và
chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể, từng thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 49


nên đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, gia tăng các sản phẩm trên các thị trường ngách, có
lợi thế cạnh tranh; tiếp cận thêm các thị trường mới thông qua các chuỗi siêu thị và các
cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau tại châu Âu; đồng thời lựa chọn phân
khúc thị trường và kênh phân phối phù hợp với sản phẩm và qui mô của doanh nghiệp.
Trong sản xuất, ngoài việc chủ động kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn và quy định nhập khẩu của EU, doanh nghiệp cần
đặc biệt chú trọng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu
đãi từ EVFTA. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, các quy chuẩn thực
hành tốt trong sản xuất, tăng cường chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh
tranh. Các doanh nghiệp trong nước cũng nên tăng cường hợp tác, liên kết chuỗi, xây
dựng vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; chú trọng
xây dựng và phát triển thương hiệu.
Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm các đối tác đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn
công nghệ, nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển.
Đáng lưu ý hiện nay, việc gia tăng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là xu
hướng tất yếu trên toàn cầu, không riêng tại thị trường EU. Nỗ lực xanh hóa sản xuất,
cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường cần được chú trọng và đẩy
mạnh hơn nữa. Theo đó, đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, hệ
thống xử thải theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, sạch, thân
thiện môi trường và đảm bảo các điều kiện cho người lao động là nhóm giải pháp cần
thiết.
3.2.3 Giải pháp nhằm xác lập những cải tiến cần thiết về sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi
của thị trường xuất khẩu
Thỏa mãn được những mong muốn của khách hàng là điều mà doanh nhgiệp nên
hướng đến trong kinh doanh tại nền kinh tế thị trường hiện nay và đặc biệt là chất lượng
và nguồn gốc sản phẩm là các tiêu chí hàng đầu được quan tâm. Chính vì vậy nó là công
cụ cạnh tranh mạnh nhất để thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu vì thế công ty cần
quan tâm đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm để tạo sức mạnh cạnh tranh về sản phẩm
trên thị trường.
Công ty phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường mục tiêu để thấy được người tiêu
dùng tại đó quan tâm đến vấn đề gì nhiều nhất và công ty sẽ chỉnh sửa sản phẩm cho phù
hợp với xu hướng chung của thị trường đó.
Ví dụ: Người tiêu dùng tại EU họ quan tâm nhiều đến chất lượng hơn giá cả. Họ
mong muốn sản phẩm, được xử lý tốt và đạt các tiêu chuẩn kiểm duyệt:
Nguồn gốc, chứng nhận nhựa.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 50


Bảo vệ môi trường.
Sức khỏe, vệ sinh.
Lao động của doanh nghiệp.
Quy định về mức độ an toàn khi ốp trong nhà.
Qua đó, công ty có thể làm giấy chứng minh nguồn gốc nhập khẩu nhựa, kiểm
định an toàn khi sử dụng sản phẩm. Điều này khiến cho người tiêu dùng tại EU yên tâm
hơn khi lựa chọn tấm ốp của công ty thay thế các loại ốp lát khác trên thị trường. Theo đó
đa dạng hóa sản phẩm, màu sắc theo phong tục tập quán của Châu Âu cũng là điểm sáng
khi đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường này.
Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn quan trọng không kém trong quá trình xuất khẩu
sản phẩm nội thất là kích cỡ sản phẩm, đóng gói, quy định pháp lý, thuế,... Việc quyết
định về nhãn hiệu và bao bì cho sản phẩm khi xuất khẩu quốc tế rất quan trọng. Thông
qua nó công ty có thể cung cấp đầy đủ hoặc một phần thông tin về bản thân và về sản
phẩm cho khách hàng. Cần chú ý khi thiết kế bao bì phải phụ thuộc vào điều kiện vận
chuyển, bốc dỡ, tính năng lý hóa theo phong tục tập quán của nước nhập khẩu và đặc biệt
là độ an toàn cho sản phẩm và người tiêu dùng.
Công ty phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm chú ý phải
cải tiến hành kiểm tra, phân loại, phân cấp sản phẩm để đáp ứng đúng yêu cầu của khách
hàng. Công ty cần thực hiện ngay từ khâu thu mua, với việc bảo quản tốt và công nghệ
dập ép và sơn hiện đại để đảm bảo đáp ứng được lượng nhu cầu trên thị trường qua đó
đẩy mạnh ưu thế của công ty trên thị trường.
3.2.4 Giải pháp định giá cho thị trường xuất khẩu
Hiện tại việc xác định chính sách giá bán hàng hóa của công ty vô cùng cần thiết.
Nhằm đảm bảo chính sách hiệu quả và dành được lợi thế cạnh tranh, chính sách giá công
ty đưa ra phải phù hợp với giá thu mua, khả năng chấp nhận của thị trường và đối thủ
cạnh tranh. Định giá là hoạt động phức tạp của quản trị Marketing, nó anh hưởng đến sự
tương quan với chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty phải có
mức giá hợp lý theo từng thời kỳ vì định giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng bán
hàng và quan hệ hợp tác bán hàng. Còn định giá quá thấp sẽ không đảm bảo được chi phí
và lợi nhuận mục tiêu của công ty.Do đó, giá hàng bán và khối lượng hàng bán luôn có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
Hiện nay giá bán của Công ty do các phòng kinh doanh quốc tế nghiên cứu và
quyết định. Để việc định giá có hiệu quả công ty có thể tham khảo hoặc sử dụng một số
phương pháp định giá sau:
- Giải pháp định giá theo thị trường:

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 51


Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa hiện nay. Tuy
nhiên muốn áp dụng có hiệu quả thì công ty nên tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến
bán.
- Giải pháp định giá thấp:
Đây là việc định giá bán thấp hơn giá thị trường. Khi áp dụng phương pháp này thì
lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra sẽ giảm đi nhưng bên cạnh đó nhờ đó khối
lượng hàng bán sẽ tăng và góp phần làm tăng doanh thu cho công ty đồng thời cũng tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng điều quan trọng trong khi thực hiện chính
sách định giá thấp này là không được thấp hơn chi phí bỏ ra. Để thực hiện được điều này
công ty cần phải thiết lập nhiều quan hệ bán hàng hơn nữa để tăng lượng hàng xuất khẩu.
- Giải pháp định giá trượt theo đường cầu:
Trước tiên, công ty định giá bán cao hơn giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá
một mức nhất định (khẳng định chất lượng sản phẩm của công ty), sau đó giảm giá dần
dẫn đến kích thích mua của khách hàng. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp định giá
này công ty phải luôn chú ý theo dõi phản ứng của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
- Giải pháp định giá linh hoạt:
Về giải pháp này thì công ty cần xem xét, nghiên cứu những biến động trên thị
trường để có thể ra mức giá phù hợp với mong muốn của khách hàng và mức giá này đủ
khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác.
3.2.5 Giải pháp nghiên cứu hoàn thiện và phát triển kênh phân phối xuất khẩu
Để xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả ngoài các trang mạng xã hội và kênh đại
lý thì công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Xây dựng chuỗi của hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý bán sản phẩm tấm ốp
tường tại các của hàng vật liệu nội ngoại thất tại thị trường xuất khẩu.
- Thiết lập các mối quan hệ gắn bó với khách hàng và tạo cơ sở cho việc thiết lập hệ
thống kênh phân phối tại thị trường mục tiêu.
- Duy trì liên kết với các nhà sản xuất lớn hoặc các nhà phân phối, cửa hàng của
nước nhập khẩu để sử dụng hệ thông phân phối có sẵn của họ để đưa sản phẩm vào thị
trường.
- Tham gia các chương trình khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triễn lãm vật liệu
ốp lát, nội ngoại thất quốc tế, các chương trình xúc tiến thương mại của chính phủ nhằm
nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác trực tiếp giúp tăng tỷ trong hàng xuất khẩu.
- Tích cực khai thác các tiện ích của các dịch vụ thương mại điện tử, công nghệ
thông tin như tiktok, amazon, …. Đây là xu hướng mua hàng hiện nay của khách hàng
trên thế giới.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 52


Hơn thế nữa, Thông qua các mối quan hệ với đối tác để đưa hình ảnh của sản
phẩm đến người tiêu dùng. Những nhà sản xuất có uy tín hay nhưng nhà phân phối lớn,
tập đoàn vật liệu xây dựng quốc tế giới thiệu về sản phẩm tâm ốp tường 3D đến người
tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh
công ty, năng lực sản xuất và giới thị sản phẩm tại thị trường mục tiêu.
Bên cạnh đó việc thiết lập hệ thống phân phối của công ty cần chú ý đến khoảng
cách địa lý, công ty có thể tổ chức kênh phân phối theo địa lý mà không nhất thiết phải
bất cứ thị trường nào cũng phải có một kênh phân phối, như vậy chi phí cho các kênh
phân phối sẽ mang tính ổn định hơn mà công ty vẫn có thể nắm bắt kịp thông tin thị
trường quan trọng.
3.2.6 Giải pháp giao tiếp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu
Để tăng cường cho hoạt động kinh doanh, Công ty cần có những công cụ quảng
cáo thích hợp, nó không chỉ đem lại hình ảnh cho Công ty, cho sản phẩm mà còn là một
trong những cách tốt nhất để hỗ trợ hoạt động xúc tiến bán. Một trong những công cụ
đang được đánh giá cao là thành lập trang Web, gửi thư chào hàng thông qua các hộp thư
điện tử; công cụ này mang tính tiện ích rất cao việc song song kết hợp thư điện tử và
Website của Công ty có thể mang lại hiệu quả cao nhất đối với các bạn hàng ở các thị
trường xa, nơi mà Công ty chưa có hệ thống phân phối. Với công cụ này Công ty mất rất
ít chi phí mà có thể thường xuyên cập nhập được những thông tin thị trường, việc tham
gia giao dịch qua mạng máy tính toàn cầu đang được các Công ty trên thế giới ứng dụng
một cách rất hiệu quả nhất là đối với các Công ty lớn như các Công ty đa quốc gia, các
tập doàn kinh tế, các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu... Tuy nhiên tại Việt Nam, công
cụ này vẫn chưa được quan tâm nhiều do các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn tính cách á
Đông hầu hết các vụ giao dịch kinh doanh đều muốn trực tiếp tiếp xúc với bạn hàng để có
thể nắm vững các thông tin về tính thật của bạn hàng, điều này sẽ khiến cho tốc độ giao
dịch giảm đi rất nhiều mà lại tốn kém. Chính vì vậy Công ty nên sử dụng công cụ này nó
đem lại nhiều lợi ích lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiện đại.
Và cũng cần nói thêm là việc quản lý hệ thống trang Web nên do chính bộ phận
Marketing đảm trách như thế các thông tin thị trường mang tính cập nhập hơn.
Hơn thế nữa để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng với người tiêu dùng thông qua
xúc tiến, quảng cáo về sản phẩm và hình ảnh công ty. Công ty có thể thực hiện các biện
pháp đẩy mạnh công tác như:
- Tích cực tham gia các hội chợ, triễn lãm để giới thiệu hình ảnh công ty và quảng
bá sản phẩm.
- Tạo ra các catalogue về sản phẩm cũng như mẫu mã độc đáo về sản phẩm của
công ty và mang tính thời trang nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng.
Về lâu dài công ty sẽ xây dựng được thương hiệu tại thị trường đó. Và thương hiệu
sẽ xây dựng trên nền tảng chất lượng sản phẩm , mẫu mã và các chương trình hậu

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 53


mãu đặt biệt mà công ty cung cấp cho khách hàng. Và quảng cáo là một biện pháp
hữu hiệu để xúc tiến sản phẩm và mở rộng sản phẩm ra nhiều thị trường trên thế
giới. Một số công ty lớn và nổi tiếng chi phí quảng cáo củ họ chiếm tỷ lệ khá lớn.
Do đó công ty cần xây dựng kế hoạch dành chi phí cho quảng cáo. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào nguồn kinh phí mà công ty lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp.
3.3 Kiến nghị và đề xuất khác
3.3.1 Khả năng nguồn vốn
Hiên tại khả năng nguồn vốn của doanh nghiệp là thước đo cho sự phát triển của
một doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có mức vốn càng lớn chứng tỏ đó là một doanh
nghiệp kinh doanh rất có hiệu quả ngược lại doanh nghiệp có khả năng tăng mức vốn
càng nhỏ chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và có thể
đó là dấu hiệu của sự phá sản.
Giải pháp cho vấn đề về nguồn vốn thì công ty liên doanh liên kết với các công ty
cổ phần, kêu gọi vốn đầu tư,… Tuy nhiên, công ty phải cản cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và
điều kiện cụ thể của mình để chọn và khai thác những nguồn vốn đầu tư có lợi nhất cho
mình vừa tránh trồn đọng lãng phí vốn và giảm mức thấp nhất số lãi phải trả về vay vốn
đầu tư.
3.3.2 Khả năng lao động
Lao động là yếu tố nòng cốt góp phần đem lại kết quả từ các hoạt động kinh
doanh. Hiện nay công ty có đội ngũ nhân viên trẻ năng động nhiệt huyết nhưng bên cạnh
đó cũng cần những nhân viên có thâm niên cao trong lĩnh vực nhằm dẫn dắt những nhân
viên trẻ đi đúng hướng để góp phần phát triển công ty thành một công ty có uy tín trong
ngành. Bên cạnh đó số lượng trong công ty quá mỏng và không bao phủ hết được thị
trường thế giới, nơi mà đang có rất nhiều cơ hội kinh doanh đang bị bỏ sót. Công ty cần
bổ sung thêm đội ngũ nhân viên để phục vụ cho sự phát triển của công ty. Công ty cũng
cần tuyển một đội ngũ Marketing năng động và có một đến hai người trong số đó phải
thực sự am hiểu về lĩnh vực quốc tế và có thâm niên cao để có cái nhìn xa hơn cùng với
đó có thể tuyển các sinh viên mới ra trường tuy họ không có nhiều kinh nghiệm nhưng
qua đào tạo họ sẽ là tằng lớp kế cận để đảm bảo sự phát triển của công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH sản xuất TMDV Vinacen
đã gặp không ít khó khăn và thử thách. Việc đứng vững trong thời kì Covid -19 đã là một
bước phát triển vô cùng thành công của công ty.
Để đưa tấm ốp tường 3D của công ty nói riêng và ngành nội ngoại thất của Việt
Nam nói chung vươn tầm thế giới. đòi hỏi công ty phải cố gắng phấn đấu và hoàn thiện
mình hơn nữa. Là doanh nghiệp sản xuất tấm ốp tường 3D độc quyền tại Việt Nam công
ty cũng đã có những kim ngạch về xuất khẩu không ngừng tăng tròn những năm gần đây.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 54


Với sự không ngừng thay đổi mẫu mã và chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Sản phẩm tấm ốp tường 3D đã dần lấy được long tin của khách hàng. Công ty đã
đưa sản phẩm ra các thị trường Mỹ, Úc, Ấn Độ,… Và đang định hướng sang thị trường
Châu Âu một thị trường vô cùng tìm năng về nhập khẩu nội- ngoại thất và có cái nhìn tốt
về thị trường nội ngoại thất Việt Nam.
Thông qua đề tài lận văn tốt nghiệp “ Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường
xuất khẩu của công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Vinacen” với mong muốn đưa
ra một vài giải pháp và đề xuất để công ty có thể phát triển và tiếp cận tốt các thị trường
mục tiêu và hoàn thiện hơn trong bộ máy hoạt động của công ty.

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 55


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ts. Sái Thị Lệ Thuỷ và (2020) Giáo trình Marketing căn bản, Đại học Duy Tân
[2] Gs.Ts Trần Minh Đạo (2011) Giáo trình Marketing căn bản, Đại học kinh tế
quốc dân
[3] Hội đồng biên tập Nhà xuất bản Công thương (2021) Báo cáo Xuất nhập khẩu
Việt Nam năm 2020, Báo Công thương.
[4] Thông tin sản phẩm, các bảng số liệu về tài chính và kết quả hoạt động kinh
doanh (2020-2022) của Công ty TNHH Sản Xuất TMDV Vinacen
[5] https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/marketing-
can-ban/giai-phap-marketing-nham-mo-rong-thi-truong-tieu-thu-thep-tai-cong-ty
[6] https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/marketing-
can-ban/mot-so-giai-phap-hoan-thien-chien-luoc-marketing-mix-xuat-khau-hang-det-
may-cua-cong-ty-tnhh-vietbo-vao-thi-truong-nhat-ban/
[7] https://baotintuc.vn/kinh-te/tan-dung-co-hoi-xuat-khau-do-noi-ngoai-that-vao-
thi-truong-eu-20220510164420951.htm
[8] https://innovativehub.com.vn/bao-cao-tong-quan-thi-truong-noi-that/
[9] https://123docz.net/trich-doan/1774183-tang-cuong-hoat-dong-marketing.htm

SVTH: VÕ THỊ THU HÀ 56

You might also like