You are on page 1of 37

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN


MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI: Tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời
kỳ Covid 19

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Thanh Bình


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9
Nhóm tín chỉ: FIN82A06

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


DANH SÁCH SINH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Đinh Như Quỳnh (Nhóm trưởng) 23A4030416

2 Đỗ Phương Thảo 23A4030323


3 Vũ Trần Phương Linh 23A4070124

4 Diệp Thị Huyền 23A4010274

5 Trần Thị Lượm 23A4010386

6 Hoàng Phương Thảo 23A4070173


7 Nguyễn Thị Trà My 23A4070132
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................2
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................2
NỘI DUNG ................................................................................................................3
Chương 1: Khái quát cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp ................................3
1.1.Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp ...................................................3
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp .................................................................3
1.1.2 Mục tiêu tài chính doanh nghiệp ....................................................................3
1.1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ...............................................................6
1.2 Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp .........................................6
1.2.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp .........................................................................6
1.2.2 Sử dụng vốn ....................................................................................................8
1.3 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp .............................................11
1.3.1. Chi phí của doanh nghiệp ...........................................................................11
1.3.2. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp..........................................12
1.3.3 Lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................................................13
Chương 2: Thực trạng và quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch Covid
19 ...............................................................................................................................13
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ ......................13
2.1.1 Giới thiệu về CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận .......................................13
2.1.2 Triết lý kinh doanh (Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi) ..............................16
2.1.3 Chiến lược phát triển đầu tư ........................................................................16
2.2 Thực trạng quyết định đầu tư của tập đoàn PNJ trong bối cảnh đại dịch Covid 19
giai đoạn 2020-2021 ..................................................................................................17
2.2.1 Thực trạng ngành vàng bạc đá quý giai đoạn 2020-2021 ...........................17
2.2.2 Quyết định tài chính của PNJ ......................................................................18
2.2.2.1 Quyết định đầu tư ngắn hạn ..................................................................18
2.2.2.2 Quyết định đầu tư dài hạn .....................................................................22
2.2.2.3 Quyết định cơ cấu tài sản ngắn và dài hạn...........................................25
2.2.2.4 Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch
covid-19 .............................................................................................................26
Chương 3. Một số giải pháp cho PNJ và các doanh nghiệp khác ở Việt Nam trong
giai đoạn bối cảnh Covid...........................................................................................27
3.1.Đối với nhà nước .................................................................................................27
3.2. Đối với PNJ ........................................................................................................29
3.3.Đối với các doanh nghiệp khác ...........................................................................30
KẾT LUẬN ..............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................33
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch
Covid 19 chịu tác động rất lớn và để lại nhiều hệ quả khó khăn. Nhất là những
ngành nghề không phải cung cấp các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống, trong đó có
ngành trang sức. Nhiều cửa tiệm kim hoàn đóng cửa, trả giấy phép kinh doanh. Thị
trường không còn những đợt sóng vàng lên xuống như trước, hàng loạt doanh
nghiệp gặp khó khăn, cho nhân viên nghỉ chờ việc, tạm hoãn đến 80% các chuyền
sản xuất….

PNJ - CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng không phải ngoại lệ khi cũng rơi
vào tình thế khá căng thẳng. Khi Việt Nam giãn cách xã hội, toàn ngành đều đi
xuống. PNJ có 365 cửa hàng, buộc phải đóng cửa 320 điểm bán. Lần đầu tiên PNJ
ghi nhận lỗ sau nhiều năm.

Do đó nhóm 9 chúng em quyết định chọn đề tài “Tình hình tài chính doanh nghiệp
PNJ trong bối cảnh Covid 19” để tìm hiểu rõ thực trạng và quyết định đầu tư của
PNJ trong bối cảnh đại dịch Covid 19 cũng như những giải pháp giúp PNJ và các
doanh nghiệp khác ở Việt Nam “vượt bão” Covid 19.

1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài “Tình hình tài chính doanh nghiệp PNJ trong bối cảnh Covid 19”
để chỉ ra thực trạng và quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch Covid 19.
Từ đó chúng ta có thể tiếp thu những thông tin chính xác và đưa ra giải pháp đúng
đắn.

Đồng thời tìm hiểu, đánh giá và phân tích tác động của đại dịch Covid- 19 đến tình
hình tài chính chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiểu biết hơn về cơ sở lý
thuyết về tài chính doanh nghiệp.

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trước hết, để nghiên cứu được đề tài “Tình hình tài chính doanh nghiệp PNJ trong
bối cảnh Covid 19” trong bài chúng em đã làm rõ:
1
Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và những yếu tố khác như nguồn
vốn, sử dụng vốn, chi phí, doanh, thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực trạng và
quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch Covid 19 (về triết lý kinh doanh,
chiến lược phát triển đầu tư,...v.v) và đưa ra những giải pháp để PNJ vực lại tình
hình tài chính trong giai đoạn Covid 19.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Doanh nghiệp PNJ dưới tác động của đại dịch Covid-19

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt nội dung: Tài chính doanh nghiệp PNJ trong thời kỳ đại dịch
Về mặt thời gian: Đại dịch Covid 19 giai đoạn 2020-2021
Về mặt không gian: Doanh nghiệp PNJ
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những kiến thức của bộ môn Tài chính Tiền tệ và các cơ sở lý thuyết về tài
chính doanh nghiệp.

1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp, có tác động một cách trực tiếp và hiệu
quả nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp PNJ và các doanh nghiệp khác tại
Việt Nam trong đại dịch Covid-19.

2
NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp

1.1.Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Mục tiêu tài chính doanh nghiệp

Tối đa hoá lợi nhuận (cần được xem xét trong sự cân đối với các mục tiêu khác)

Tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu (sử dụng các chiến lược lâu dài do cần
tính đến giá trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro).

1.1.3 Các quyết định tài chính doanh nghiệp

*Quyết định về đầu tư

Khái niệm: Là tất cả các quyết định về sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện mua
sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

Mục đích: Làm tăng lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu doanh nghiệp (tăng giá trị doanh
nghiệp)

Nội dung:

Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn: Quyết định tồn quỹ, tồn kho, chính sách bán
hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn.

Quyết định đầu tư tài sản dài hạn: Mua sắm tài sản cố định mới, thay thế tài sản cố
định cũ, đầu tư dự án, đầu tư tài chính dài hạn…

Quyết định cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn: Quyết định sử dụng đòn bẩy
hoạt động, điểm hòa vốn.

Quyết định quản trị tài sản dài hạn: Quản lý tài sản cố định (lựa chọn phương pháp
khấu hao và mức khấu hao thích hợp, đổi mới trang thiết bị).
3
Quyết định quản trị tài sản ngắn hạn: Quản lý về tiền mặt, hàng tồn kho và các
khoản phải thu ngắn hạn.

*Quyết định về nguồn vốn

Khái niệm: Quyết định nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào để tài
trợ cho hoạt động của doanh nghiệp => ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn tài trợ =>
gắn với quyết định đầu tư.

Mục đích: Đảm bảo cấu trúc, cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tối thiểu
hóa chi phí sử dụng vốn trong điều kiện an toàn về tài chính.

Nội dung:

Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: Vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng

thương mại, phát hành tín hiệu...

Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: Sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần, vay
dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu công ty...

Quyết định cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu: Đòn bẩy tài chính.

*Quyết định phân phối lợi nhuận

Khái niệm: Trong quyết định này nhà quản lý sẽ phải lựa chọn sử dụng lợi nhuận
sau thuế để chia cho các chủ sở hữu vốn hay giữ lại tái đầu tư, hình thức chia, cách
thức chi trả,..

Mục đích: Quyết định hợp lí làm cho các nhà đầu tư hài lòng, làm tăng cường khả
năng tập trung của doanh nghiệp để tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất.

Nội dung:

Quyết định phân phối lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức của công ty cổ
phần là lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để
tái đầu tư.Quyết định này phải đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận để lại có tác
động tốt đến giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị
trường.

4
*Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính doanh nghiệp

- Nhân tố bên ngoài:

Điều kiện kinh tế: Có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh những như tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Một sự biến động nhỏ như lãi suất thị trường, tỷ giá,
mức độ ổn định của đồng tiền sẽ có tác động có thể rất tốt hoặc rất xấu đến quá
trình phát triển của doanh nghiệp.

Sự phát triển khoa học – kỹ thuật: Tạo ra lợi thế mạnh khi nắm bắt kịp thời thành tự

tiến bộ khoa học công nghệ. Việc đưa máy móc mới, hiện đại đòi hỏi phải có vốn
đầu tư lớn, do đó doanh nghiệp cần phải có phương thức huy động vốn cho phù
hợp.

Chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước: Là môi trường pháp lý đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Là các chính sách của nhà nước về khuyến khích đầu tư,
chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh.

Sự phát triển thị trường tài chính và trung gian tài chính: Tác động mạnh, thị
trường tài chính cung cấp các công cụ và hình thức huy động vốn đa dạng. Trung
gian tài chính cung cấp các dịch vụ phong phú và đa dạng.

-Nhân tố bên trong:

Hình thức tổ chức doanh nghiệp: Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện nay ở
Việt Nam hiện có các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi loại hình doanh
nghiệp khác nhau thì sẽ có những phương thức hình thành và huy động vốn khác
nhau, phân phối lợi nhuận cũng khác nhau.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh: Tính chất ngành kinh doanh
quyết định quy mô, vốn kinh doanh, thành phần và cơ cấu tài sản cũng như nguồn
hình thành và sử dụng vốn tương ứng. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư
và thể thức thanh toán chi trả của doanh nghiệp.

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất: Ảnh hưởng tới nhu cầu vốn sử dụng trong từng thời

5
kỳ, tiền thu bán hàng, tình hình thu chi và khả năng thanh toán của doanh nghiệptác
động lớn tới cân đối thu chi bằng tiền của doanh nghiệp.

Chủ thể ra quyết định tài chính.

1.1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Là công cụ để khai thác, thu hút nguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Là công cụ làm
đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh. Là công cụ quan
trọng để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp

1.2.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh: Là lượng tiền đầu tư vào toàn bộ tài sản dùng cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn gốc hình thành nên “TÀI SẢN” được coi như
nguồn vốn.

Tổng TÀI SẢN = Tổng NGUỒN VỐN

*Phân loại nguồn vốn:

Căn cứ vào thời gian huy động:

Tiêu Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn


chí

Khái Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử Là nguồn vốn sử dụng lâu dài cho
niệm dụng trong khoảng thời gian dưới hoạt động sản xuất kinh doanh bao
một năm cho hoạt động sản xuất kinh gồm các khoản vay nợ trung, dài
doanh, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu và
hạn, nợ quá hạn, nợ các nhà cung cấp khoản lợi nhuận không chia từ
và các khoản nợ phải trả khác. hoạt động sản xuất kinh doanh.

6
Các Các khoản vay ngắn hạn Các khoản vay trung và dài hạn
bộ Nợ quá hạn Vốn góp ban đầu
phận
Nợ và các khoản phải trả nhà cung Lợi nhuận không chia
cấp

Vai Thường được sử dụng để tài trợ Có vai trò quan trọng hơn trong
trò cho toàn bộ tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh và
trường hợp doanh nghiệp muốn giảm hình thành tổng tài sản của doanh
thiểu chi phí sử dụng vốn. nghiệp.

Là bộ phận chính cấu thành nên


chi phí vốn của doanh nghiệp.

Cách Vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ Vay trung và dài hạn
huy chức tín dụng khác Thuê tài chính
động
Sử dụng tín dụng thương mại Phát hành trái phiếu

Phát hành cổ phiếu mới

Căn cứ vào phương thức huy động: nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu, cổ
phiếu, vay ngân hàng, tín dụng thương mại,..

Căn cứ vào hình thức sở hữu:

Tiêu Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả


chí

Khái Là nguồn vốn được hình thành từ một Là nguồn vốn được hình thành
niệm hoặc nhiều chủ sở hữu vốn của doanh từ các chủ nợ khác nhau như:
nghiệp: nhà nước, cổ đông, tư nhân, các tổ chức tài chính tín dụng,
thành viên đầu tư góp vốn, hộ gia đình. nhà đầu tư trong và ngoài nước,
Nguồn vốn này được hình thành từ đầu các khoản tạm thời sử dụng

7
và được bổ sung thêm trong quá trình chưa thanh toán, tài sản chờ xử
phát triển. lý.

Đặc Thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Có tính kỳ hạn, doanh nghiệp
điểm doanh nghiệp, nên được sử dụng ổn định, không có quyền sở hữu mà chỉ
chủ động. có quyền sử dụng theo điều kiện
mà chủ nợ quy định.

1.2.2 Sử dụng vốn

Khái niệm: Là cách thức quản lý và sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và sự tính đem lại lợi
ích kinh tế trong tương lai.

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ

*Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Căn cứ vào thời hạn đầu tư tài chính

Tiêu TS cố định TS lưu động TS tài chính


chí

Khái Là những tư liệu lao Là tài sản tham gia Là giá trị của tài sản
niệm động có giá trị lớn và trực tiếp vào 1 chu không dựa vào nội dung
thời gian sử dụng dài, kỳ kinh doanh, có vật chất mà dựa vào
trực tiếp hoặc gián tiếp thời gian thu hồi giao dịch trên thị
tham gia vào quá trình vốn hoặc thanh toán trường, lợi ích của tài
sản xuất. trong vòng 1 năm sản này là quyền được
hoặc 1 chu kỳ kinh hưởng các khoản tiền lãi
doanh bình thường trong tương
của doanh nghiệp. lai.

8
Đặc Tham gia vào nhiều chu Tham gia vào một
điểm kỳ sản xuất. chu kỳ sản xuất
Dịch chuyển từng phần kinh doanh.
vào giá trị sản phẩm. Dịch chuyển toàn
bộ một lần vào
trong giá trị sản
phẩm.

Tiêu Thời gian sử dụng: trên


chuẩn một năm.
của tài
Về giá trị: có đủ tiêu
sản cố
định chuẩn giá trị theo quy

định hiện hành

Chắc chắn thu được lợi

ích kinh tế trong tương

lãi từ việc sử dụng tài

sản đó

Nguyên giá tài sản phải

được xác định một cách

tin cậy.

Phân TSCĐ hữu hình: Có Tiền và tài sản Tài sản tài chính
loại hình thái vật chất cụ thể tương ngắn hạn

(nhà cửa, máy móc thiết đương tiền Tài sản tài chính

bị, phương tiện di Hàng tồn kho ngắn hạn

chuyển...). Các khoản phải thu

9
TSCĐ vô hình: Không Tài sản lưu động

có hình thái vật chất cụ khác: chi phí trả

thể nhưng xác định trước, khoản cầm

được giá trị (chi phí cố

mua quyển sử dụng đất, ký quỹ

chi phí nghiên cứu, phát

triển...).

Lưu ý Hao mòn tài sản cố Tài sản lưu động

định: Là sự giảm dần chỉ

về mặt giá trị và giá trị tham gia vào một

sử dụng của TSCĐ do chu kỳ sản xuất và

tham gia vào hoạt động không giữ nguyên

sản xuất kinh doanh. hình thái vật chất


ban
Hao mòn hữu hình: Hao
đầu.
mòn đồng thời về giá trị

và giá trị sử dụng của

TSCĐ.

Hao mòn vô hình: Hao

mòn thuần túy về mặt

giá trị của TSCĐ.

Khấu hao tài sản cố

định: Là sự phân bổ 1

cách có hệ thống giá trị

10
phải thu hồi của TSCĐ

vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong suốt

thời gian sử dụng hữu

ích của TSCĐ (về mặt

kế toán).

Mục đích: nhằm thu hồi

vốn để tái sản xuất tài

sản cố định (giản đơn và

mở rộng).

Nguyên tắc khấu hao:

phải dựa trên mức độ

hao mòn thực tế của

TSCĐ, đảm bảo tái sản

xuất TSCĐ.

1.3 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

1.3.1. Chi phí của doanh nghiệp

Khái niệm: là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt
động nhằm đạt mục tiêu của DN.

Gồm: Chi phí kinh doanh, chi phí khác.

Chi phí kinh doanh: Là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh
doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm chi phí
sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính (chi phí hoạt động tài chính).

11
Chi phí khác: Là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động không thường
xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí của doanh nghiệp = Chi phí kinh doanh + Chi phí khác

1.3.2. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp

Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được
từ hoạt động kinh doanh trong thời kỳ nhất định.

Thu nhập khác là các khoản thu trong kỳ từ một số hoạt động không thường xuyên
và các hoạt động mang tính bất thường.

*Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng:

Ghi nhận thời điểm thực tế phát sinh chứ không phải thời điểm thực tế thu chi tiền:

nghĩa là khi chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa đó hoặc dịch vụ được

thực hiện và người mua đã chấp nhận thanh toán.

Doanh thu từ hoạt động Doanh thu từ hoạt Thu nhập khác

kinh doanh động tài chính

Doanh thu từ việc tiêu thụ Thu nhập từ liên doanh, Thu nhập từ thanh lý,
sản phẩm, cung cấp dịch liên kết, góp vốn cổ nhượng bán TSCĐ, vật tư
vụ,.. phần, cho thuê tài sản, thừa, ứ đọng
lãi vay, lãi kinh doanh
Tiền phạt, bồi thường vi
chứng khoán, BĐS,..
phạm hợp đồng

Nợ vắng chủ, nợ không trả


được, đã xóa

nợ nay lại đòi được

Doanh thu và thu nhập khác = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh + Doanh thu từ

hoạt động tài chính + Thu nhập khác

Các biện pháp tăng doanh thu: Doanh thu = Giá bán * Sản lượng

12
Nâng cao chất lượng sản phẩm -> Nhiều người mua -> Sản lượng bán ra nhiều

sử giá bán không đổi) => Doanh thu tăng.

Xác định giá bán hợp lý: Giá bán tăng (sản lượng không đổi) => Doanh thu tăng.

Đẩy nhanh tốc độ thanh toán.

1.3.3 Lợi nhuận của doanh nghiệp

Khái niệm: Lợi nhuận (P) là phần tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

P = Doanh thu – Chi phí (1 thời kỳ nhất định)

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát
sinh

Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu

Chương 2: Thực trạng và quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch
Covid 19

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ

2.1.1 Giới thiệu về CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (tên viết tắt: PNJ) chuyên sản xuất
kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, quà tặng doanh nghiệp, phụ kiện thời
trang, quà lưu niệm, đồng hồ, mua bán vàng miếng, cung cấp dịch vụ kiểm định
kim cương, đá quý, kim loại quý, và kinh doanh bất động sản. Năm 2010, PNJ được
Plimsoll xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới.

Người nắm giữ chức chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc của công ty cổ phần vàng bạc
đá quý Phú Nhuận hiện tại là bà Cao Thị Ngọc Dung. Nữ doanh nhân đã đồng hành
và gắn bó với công ty trong suốt 32 năm qua. Bà Dung chính là người có công rất
lớn cho sự phát triển của Công ty PNJ hiện nay.

*Quá trình hình thành và phát triển của CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận:

13
1988 -1992: HÌNH THÀNH VÀ XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN:

Ngày 28/4/1988: Cửa hàng Kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận ra đời với 20 nhân
viên, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận.

Năm 1992: Công ty đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.

Năm 1994: Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội.

Năm 1998: Chi nhánh PNJ ở Đà Nẵng khai trương.

Năm 1999: Khai trương chi nhánh Cần Thơ

2001 – 2004: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ THỰC HIỆN CỔ
PHẦN HOÁ

Năm 2001: Nhãn hiệu PNJSilver ra đời

Ngày 02/01/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế
Nhà nước thành Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

2005 – 2008: TÁI TUNG THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HÀNG CAO
CẤP

Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Đặc biệt là trong
công tác phát triển thương hiệu và sản phẩm mới. Và Nhãn hiệu trang sức CAO
Fine Jewellery chính thức ra đời.

Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên
400 tỷ đồng.

Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ
sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống
PNJ. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành công ty có hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất
Việt Nam.

Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón nhận giải
vàng Chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng
chất lượng châu Á – Thái Bình Dương và được Plimsoll công bố là công ty xếp thứ
16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới. PNJ là công ty Việt Nam duy
nhất có mặt trong bảng xếp hạng này.
14
Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng Xí nghiệp Nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt
Nam, đồng thời không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối, khánh thành
các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn tại Kiên Giang, Bình Dương, Biên
Hòa, Hà Nội….

Thời điểm 2011 cũng là lúc PNJ chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2012-
2017.

2012 – 2017: TÁI CẤU TRÚC ĐỂ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TỒN

Ngày 18/10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau thời gian gần 18
tháng thi công. Với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, có công suất sản xuất đạt trên 4
triệu sản phẩm/năm, XN Nữ trang PNJ được đánh giá là một trong những xí nghiệp
chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á.

Năm 2013 là năm đánh dấu những sự kiện quan trọng trong chiến lược phát triển
thương hiệu của PNJ. Ngày 12/1/2013, PNJ đã khánh thành Trung tâm trang sức,
kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A- 52B Nguyễn Văn Trỗi,
Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ nhận
diện thương hiệu mới, mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang
cùng những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu.

Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt TTKH ở các tỉnh thành VN …nâng tổng số cửa
hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.

Kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2014 chính là kết quả tái cấu trúc công ty
thành công, hướng đến mục tiêu phát triển trường tồn, đưa PNJ trở thành công ty
chế tác và bán lẻ trang sức .

Tháng 11/2013: Tăng vốn điều lệ lên 755,97 tỷ đồng

Ngày 10/7/2015: Công ty tăng vốn điều lệ lên 982,745,770,000 đồng

Ngày 02/022/2018: PNJ tăng vốn điều lệ lên 1,081,020,340,000 đồng

Ngày 28/04/2018: Thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Chế tác và
Kinh doanh Trang sức PNJ với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV

15
Kỷ nguyên Khách hàng (Customer Era Limited company – CECL) vốn điều lệ 20 tỷ
đồng

Ngày 12/05/2019: Khai trương cửa hàng Flagship đầu tiên có tên PNJ Next
(Jewerly & Beyond)

Ngày 09/09/2019: Khai trương cửa hàng PNJ ART đầu tiên

2.1.2 Triết lý kinh doanh (Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi)

Công ty PNJ ngay từ ngày ra đời đã có một triết lý xuyên suốt là đặt lợi ích của xã
hội, lợi ích của khách hàng vào trong lợi ích doanh nghiệp. Từ triết lý làm kim chỉ
nam đó mọi hoạt động của công ty sẽ không đi lệch quỹ đạo, luôn có sự chia sẻ với
cộng đồng, và điều đó là mình được chứ không phải là mất. Cái được là nhiều hơn,
đó chính là sự thương yêu của khách hàng, của cộng đồng đối với doanh nghiệp
mình.

Tầm nhìn: Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á, giữ vị trí số 1
trong các phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam.

Sứ mệnh: PNJ mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang
sức tinh tế, chất lượng vượt trội.

Giá trị cốt lõi: Chính trực - Trách nhiệm - Chất lượng - Đổi mới - Gắn kết

2.1.3 Chiến lược phát triển đầu tư

PNJ sẽ tiếp tục kiên định với 4 chiến lược của giai đoạn 2017- 2022 đã đề ra :
Tăng trưởng vững chắc: Liên tục đổi mới và sáng tạo để phát triển thị trường theo
chiều sâu, tập trung tái cơ cấu danh mục sản phẩm, giới thiệu thêm nhiều sản phẩm
mới và tăng tốc cho các mảng kinh doanh mới.

Phát triển năng lực: Năng lực về công nghệ tiếp tục được đầu tư và nâng tầm trong
dài hạn, năng lực marketing tiếp tục được nâng cao và tiến hóa sáng tạo, năng lực
sản xuất sẽ được tập trung đầu tư để giúp PNJ trở thàng công ty sản xuất mạnh.

Làm giàu tài nguyên: Làm giàu nguồn nhân tài và lãnh đạo có chất lượng thông qua
việc triển khai các chương trình phát triển đội ngũ và làm giàu nguồn năng lượng và

16
năng lực thông qua việc triển khai các chương trình Mentoring - Coaching để thúc
đẩy dòng chảy chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa cấp trên - cấp dưới.

Tập trung làm giàu quan hệ đối ngoại.

Chuẩn bị tương lai: Với sự thay đổi và phát triển của bối cảnh kinh doanh cũng như
thị trường Ciệt Nam - Thế giới, PNJ cần sự chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho tầm
nhìn dài hạn :

Cấu trúc lại cơ cấu tổ chức và mô hình vận hành của hội sở và mô hình vận hành
bán lẻ.

Hoàn thiện cơ chế quản trị và điều hành tập đoàn.

Xây dựng kế hoạch tăng vốn để bổ sung nguồn vốn cho những đầu tư mới.

2.2 Thực trạng quyết định đầu tư của tập đoàn PNJ trong bối cảnh đại dịch
Covid 19 giai đoạn 2020-2021

2.2.1 Thực trạng ngành vàng bạc đá quý giai đoạn 2020-2021

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của Công ty cổ
phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Đặc biệt, PNJ đang hoạt động chủ yếu tại các
tỉnh thành phía Nam; trong đó, Tp. Hồ Chí Minh – nơi dịch bệnh diễn ra nghiêm
trọng. Dù vậy, PNJ vẫn được kỳ vọng sẽ “lấp lánh” trở lại trong trung và dài hạn.

Doanh thu mảng bán lẻ vàng, bạc nữ trang chịu ảnh hưởng nặng nề khi làn sóng thứ
2 của dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng vào đầu tháng 8/2020 dẫn đến thu
nhập của một bộ phận người tiêu dùng và nhu cầu mua trang sức bị sụt giảm. Tuy
nhiên lũy kế 9 tháng, kênh bán lẻ vẫn ghi nhận tăng nhẹ 4,09%.

Mảng kinh doanh vàng miếng vẫn ghi nhận tăng trưởng 19% trong quý III/2020.
Luỹ kế 9 tháng/2020, doanh thu từ kinh doanh vàng miếng tăng 15,63% do nhu cầu
tích trữ của người tiêu dùng trong thời gian dịch COVID-19.

Mảng bán sỉ ghi nhận giảm 40% trong quý III/2020. Luỹ kế 9 tháng/2020, doanh
thu mảng sỉ giảm 27,17%. PNJ cho biết, doanh thu sơ bộ tháng 10/2021 đã tăng 12-
15% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh thu ngày 20/10 (Ngày Quốc tế Phụ nữ)
tiếp tục đạt kỷ lục dù các cửa hàng vẫn chưa mở cửa trở lại hoàn toàn trong tháng

17
10 (chỉ có 94-95% số lượng các cửa hàng mở cửa).

Trước đó, quý III/2021 là quý PNJ có kết quả kinh doanh thấp nhất kể từ khi niêm
yết. Cụ thể, doanh thu quý III/2021 của PNJ giảm 77,6% so với cùng kỳ, xuống còn
877 tỷ đồng do 80% cửa hàng phải đóng cửa trong khoảng 10 tuần đến giữa tháng 9
vì giãn cách xã hội nghiêm ngặt. PNJ ghi nhận khoản lỗ 160 tỷ đồng; trong khi cùng
kỳ năm ngoái doanh nghiệp này lãi 202 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu của PNJ đạt 12,514 tỷ đồng, tăng 7,3% so với
cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 576 tỷ đồng, giảm hơn
10% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, PNJ mới chỉ hoàn thành 59,6% và 46,9%
kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021.

Ban lãnh đạo PNJ cho rằng nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các sản phẩm không
thiết yếu như trang sức, sẽ khó phục hồi trong ngắn hạn, chủ yếu do tình hình tài
chính bị ảnh hưởng.

2.2.2 Quyết định tài chính của PNJ

2.2.2.1 Quyết định đầu tư ngắn hạn

Số liệu lấy theo báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2021 của công ty Cổ phần
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Đơn vị: VNĐ)

2019 2020 2021

Tài sản ngắn hạn 7.333.364.485.251 7.143.929.036.497 9.292.192.238.421

Tiền và các khoản 95.224.439.008 422.234.781.061 355.454.838.957


tương đương tiền

Các khoản phải thu 129.688.313.476 98.997.286.429 111.969.758.488


ngắn hạn

Hàng tồn kho 7.030.420.371.216 6.545.905.987.056 8.754.741.712.359

18
Tài sản ngắn hạn 78.031.361.551 76.790.981.951 70.025.928.617
khác

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty có sự tăng
trưởng xu hướng tăng trưởng, quy mô tài sản từ đó cũng có xu hướng tăng theo.
Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn năm 2020 là giảm nhẹ với 189.435.448.754 VND do
thời điểm năm 2020 đại dịch covid bùng phát, nhiều cửa hàng PNJ phải đóng cửa
hàng loạt. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú
Nhuận, tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản khác. Yếu tố
chính đóng góp vào tài sản ngắn hạn của PNJ là hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lần lượt là
81,72% (2019), 77,16% (2020) và 82,44% (2021) tổng tài sản do công ty dự trữ
vàng 24K để gia tăng mức thanh khoản trường trường hợp kinh tế suy thoái xảy ra.
Vậy nên, sự tăng hay giảm của hàng tồn kho chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
lượng tài sản ngắn hạn của công ty, mặc dù có một sự sụt giảm nhẹ vào năm 2020 là
4.56% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn.

Biến động tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn 2019-2021

*Tiền và các khoản tương đương tiền

Năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh lên 443,41% và đạt mức
kỷ lục với số tiền là 422.234.781.061 VND, nhưng năm 2021 có sự giảm đột ngột

19
xuống 118,78%. Nguyên nhân của sự biến động thất thường này là vào năm 2019,
PNJ đã sử dụng tiền để thanh toán các khoản chi trước đó. Đến năm 2020, PNJ có
lượng tiền mặt nhiều hơn là do công ty muốn đảm bảo khả năng thanh toán khi có
việc cần phải chi gấp. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng tiền này kéo theo hệ quả là tăng
chi phí dự trữ tiền, làm ứ đọng vốn của PNJ. Do đó, công ty nên cân nhắc đến tình
hình kinh tế thị trường để có những phương án dự trữ tiền một cách hợp lý hơn,
tránh sự giảm mạnh hay sự gia tăng đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán trong dài hạn của công ty.

*Quyết định tồn kho

Biến động hàng tồn kho trong giai đoạn 2019-2021

Nhìn chung hàng tồn kho của PNJ có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2019-2020.
Hàng tồn kho trong năm 2020 giảm nhẹ 6,89% so với năm 2019, nhưng năm 2021
tăng 24,53% so với năm 2019. Theo bảng báo cáo kế toán tài chính hợp nhất của
Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận thì hàng tồn kho là khoản mục chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Bởi vì là công ty cổ phần
nên hàng tồn kho của công ty PNJ chủ yếu là hàng hóa (vàng, bạc, đá quý...). Hàng
hóa qua các thời kỳ tăng dần là do các năm trở lại đây tình hình kinh doanh của
công ty thuận lợi, nhu cầu của thị trường về đồ trang sức được củng cố và gia tăng.

20
Bên cạnh đó, việc dự trữ lượng hàng tồn kho là trang sức có khối lượng nhỏ nên
công ty chỉ phải chi trả các chi phí về cơ sở hạ tầng và đảm bảo an ninh cho nên
cũng là một động lực để PNJ tích trữ và đảm bảo được nhu cầu của thị trường,
ngoài ra đối với hàng hóa là đồ trang sức thì đây là một loại mặt hàng có tính thanh
khoản cao, có thể giúp công ty vẫn đảm bảo được tốc độ luân chuyển vốn và hạn
chế khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức
thời của công ty, cuối cùng là việc dự trữ thêm hàng tồn kho cũng là để đảm bảo
sức phục vụ nhu cầu mua sắm ngày Tết và các ngày lễ đầu năm ở Việt Nam. Chính
vì vậy, lượng hàng tồn kho chưa phải là gánh nặng tài chính quá lớn đối với công ty
cho nên việc tích trữ thêm số lượng hàng tồn kho cho công ty qua từng thời kỳ cũng
có ý nghĩa là tình hình kinh doanh của công ty đang diễn ra thuận lợi và phát triển
tốt qua từng thời kỳ trong thời kỳ Covid. Ngoài ra, mức tăng của lượng hàng tồn
kho các năm gần đây còn có lý do đến từ việc mở rộng hệ thống cửa hàng nhanh
chóng của PNJ, nên lượng hàng cần dồi dào để cung cấp cho các cửa hàng.

*Quyết định chính sách bán chịu hàng hoá

Các Phải thu Trả trước


khoản ngắn hạn cho người Phải thu Dự phòng phải
phải thu của khách bán ngắn ngắn hạn thu ngắn hạn Tài sản thiếu
ngắn hạn hàng hạn khác khó đòi chờ xử lý

Năm 48.292.876. 74.867.455. 5.287.941.02


2019 716 343 8 -- 1.240.040.389

Năm 67.591.685. 20.218.946. 12.261.206.0


2020 619 599 10 (1.202.878.846) 128.327.047

Năm 59.930.655. 30.659.175. 22.831.538.9


2021 833 548 94 (2.004.798.077) 553.186.190

21
Trái ngược với hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn của PNJ chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn, khoản từ 1%-2% tổng tài sản ngắn hạn. Các
khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Năm 2020, các khoản phải thu ngắn
hạn giảm 23,67% so năm 2019. Đến năm 2021, tăng nhẹ 13,1% so năm 2020. Điều
này chứng tỏ chính sách thu tiền và chính sách tín dụng của PNJ rất tốt. Các khoản
phải thu ngắn hạn của PNJ chủ yếu từ các công ty như công ty TNHH Totalgaz
Vietnam, công ty FH Trautz GmBh, công ty DC&D,… Năm 2019, công ty không
có bất kỳ khoản phải thu nào quá hạn hoặc chưa quá hạn nhưng khó đòi nhưng đến
năm 2020-2021, có những khoản thu khó đòi. Nguyên nhân năm 2020, các khoản
phải thu ngắn hạn từ việc bán trang sức tại các Trung tâm thương mại sẽ được các
trung tâm này thu hộ và thanh toán cho PNJ theo định kỳ. Bên cạnh đó, tỷ trọng của
các tài sản thiếu đang chờ xử lý của công ty khá thấp, chiếm khoảng 0.03% tổng tài
sản ngắn hạn của công ty, chủ yếu là vàng (chỉ) đang đợi xử lý.

2.2.2.2 Quyết định đầu tư dài hạn

2019 2020 2021

Tài sản dài hạn 1.269.599.936.565 1.339.217.061.954 1.326.824.308.701

22
Khoản phải thu dài 70.721.623.109 77.310.617.360 84.131.506.164
hạn

Tài sản cố định 923.870.354.474 931.617.117.533 909.985.491.983

Tài sản dở dang dài 28.457.398.434 33.003.867.003 30.795.369.850


hạn

Đầu tư tài chính dài – – –


hạn

Tài sản dài hạn khác 246.550.560.548 297.285.460.058 301.911.940.704

*Tài sản cố định

Khoản mục tài sản cố định phản ánh giá trị còn lại (sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá
trị hao mòn) đến thời điểm báo cáo.Trong năm 2020, tài sản cố định hữu hình năm
2020 so với năm 2019 tăng 7.746.763.059 VND, tương ứng tăng 8,39%, theo sau
đó là năm 2021 với số giảm là âm 21.631.625.550 VND, tương ứng giảm 2,32% %
do doanh nghiệp đã có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để phục vụ cho công tác gia
công trang sức. Trong năm 2020, giữa bối cảnh nhiều thử thách, PNJ cho biết đã

23
chủ động điều tiết tốc độ mở cửa hàng, chủ yếu tập trung khai thác thêm các địa
điểm có vị thế tốt, đón đầu xu hướng sau khi thị trường phục hồi. Năm qua, PNJ đã
mở mới 29 cửa hàng Gold, đóng 36 cửa hàng (đa phần là PNJ Silver) để tái cơ cấu
vị trí cửa hàng mới và chi phí thuê tốt hơn. Năm 2021, PNJ lên kế hoạch phát triển
chuỗi cung ứng tự chủ, hướng đến dòng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, mở
rộng mạng lưới bán lẻ. Do, PNJ cũng xác định tầm nhìn mới là trở thành công ty
hàng đầu châu Á về chế tác trang sức và bán lẻ sản phẩm, tôn vinh vẻ đẹp, vươn
tầm thế giới.

*Khoản phải thu dài hạn

Khoản phải thu dài hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2020
phải thu dài hạn tăng 9,32% so với năm 2019 và đến năm 2021 tiếp tục tăng 8,83%
so với năm 2020.

*Tài sản dở dang dài hạn

24
Khoản mục tài sản dở dang dài hạn tăng vọt vào năm 2020 đạt mức tăng 15,98% so
với năm 2019 do có những sản phẩm trang sức chưa được hoàn thành vả tung ra thị
trường. Nhưng vào năm 2021 sau đó tỷ trọng tăng có xu hướng giảm, cụ thể tỷ
trọng giảm 6,69% so với năm 2021, điều này cho thấy công ty đã tận dụng tốt
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của mình và xử lý tốt hạng mục hàng tồn kho.

2.2.2.3 Quyết định cơ cấu tài sản ngắn và dài hạn

Về cơ cấu tài sản, PNJ có tổng tài sản cuối năm 2021 là 10.547 tỷ đồng, tăng
khoảng 24% so với cuối năm 2020. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn
với giá trị lên tới 9.220 tỷ đồng, chiếm tới 87,4% so với tổng tài sản. Tình hình trên
cho ta thấy, xét về cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn luôn chiếm số lượng lớn trong tổng
tài sản của công ty, cũng là điều dễ hiểu cho việc công ty sở hữu một khối lượng
hàng tồn kho lớn là vàng bạc và kim loại quý. Từ năm 2019 đến năm 2021 tỷ trọng
tài sản ngắn hạn của công ty đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và vượt lên
trên tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Cho thấy quyết tâm của PNJ trong mở rộng sản
xuất, chiếm lĩnh thị trường vì PNJ đã triển khai việc cho những chi phí phát sinh
kinh doanh về sau.

Các khoản phải thu ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên, và tỷ lệ cơ cấu của tiền và
các khoản tương đương tiền giảm. Khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, nhiều
khu vực buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách căng thẳng, 90% cửa hàng đóng

25
cửa và sức mua sụt giảm mạnh, PNJ vẫn đảm bảo thu nhập và linh hoạt điều chỉnh
gia tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện giúp người lao động
tái tạo tư duy, năng lượng, nâng cao năng lực. Từ những chính sách nhân sự ứng
biến linh hoạt này đã không chỉ bảo vệ được “sức khỏe” toàn hệ thống PNJ, mà còn
thúc đẩy hàng loạt hoạt động sáng tạo nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành, đổi mới
phương thức nhằm gia tăng trải nghiệm và tốc độ tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó,
kênh bán hàng online được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, các chiến dịch
marketing bán lẻ được doanh nghiệp triển khai một cách tốt.

2.2.2.4 Đánh giá kết quả quyết định đầu tư của PNJ trong bối cảnh đại dịch
covid-19

Biểu đồ “Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế” của PNJ trong giai đoạn 2019-
2021

Nguồn: BCTC CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

Tính ROS 2019 =Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần=119417001100%=7,02%

Tính ROS 2020 =Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần=106917511100%=6,10%

Tính ROS 2021 =Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần=102919547100%=5,26%

Kết quả, doanh thu thuần trong giai đoạn 2029-2021 có xu hướng tăng nhưng lợi
nhuận sau thuế có xu hướng giảm. Do công ty bị suy giảm nguồn thu từ hoạt động
tài chính. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2019 ghi nhận 16,8 tỷ đồng,
nhưng sang năm 2020 chỉ thu được gần 2,4 tỷ đồng từ nguồn này. Sự sụt giảm thu

26
nhập tài chính của PNJ trong năm 2020 chủ yếu do ảnh hưởng từ các biến động
chênh lệch tỷ giá. Do đó, biến động tỷ giá sẽ vẫn còn tiếp tục là một ẩn số khó
lường làm cho một phần thu nhập của PNJ cũng “chông chênh” theo. Trong khi đó,
các khoản chi phí cơ bản như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp... của PNJ đều tăng trong năm 2020. Từng khoản chi phí này tăng
thêm không nhiều, nhưng việc tăng “toàn diện” hầu hết các khoản chi phí cơ bản
cũng tạo ra một hiệu ứng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung.

Trong năm 2021, mặc dù bị mất đi 80 ngày kinh doanh, 283 cửa hàng bị đóng cửa
vào thời điểm cao nhất và 90 ngày không thể sản xuất, doanh thu PNJ vẫn tăng
trưởng 11,6% so với cùng kỳ giữa bối cảnh thị trường suy yếu, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ giảm 3,8%, sức mua giảm mạnh đặc biệt đối với mặt hàng
không thiết yếu như trang sức. Dù vậy, doanh thu bình quân ngày hoạt động thực tế
của PNJ tăng trưởng ở mức 32% so với 2020. Năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn
19.547 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.029 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu đạt 5,3%.

Chương 3. Một số giải pháp cho PNJ và các doanh nghiệp khác ở Việt Nam
trong giai đoạn bối cảnh Covid

3.1.Đối với nhà nước

Giải pháp về nguồn vốn: Hiện nay, vốn nhà nước được phân cấp quản lý như vốn
đầu tư giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quản lý; giải ngân sách các
Ủy ban tài chính giám sát quá trình thực hiện. Việc tiếp tục cung cấp, giải ngân
nguồn vốn để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động là vấn đề cần thiết.

Giải pháp về thuế: Sau tác động của dịch bệnh gây ra dẫn đến tình hình kinh tế khó
khăn, doanh thu, lợi nhuận giảm các khoản thuế doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ, tuy
nhiên đây là vấn đề khó khăn, việc chậm trách nhiệm nộp thuế có thể diễn ra. Vì
vậy để kích thích sản xuất và giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Nhà nước và
các cơ quan có thể ghi nhận lượng thuế và có chính sách miễn, giảm trong thời điểm
khó khăn này để doanh nghiệp dùng nguồn tài chính hợp lý đó vào tái đầu tư phát
triển doanh nghiệp.

27
Giải pháp về bảo hiểm xã hội: Trách nhiệm trích lập nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động của doanh nghiệp được thể hiện rõ bởi hệ văn bản pháp quy của
nhà nước. Tuy nhiên, việc dồn nguồn lực tài chính cho các vấn đề khắc phục khó
khăn và duy trì sản xuất và thương mại có thể làm cho doanh nghiệp khó cân đối
được khoản trích lập nghĩa vụ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, Nhà nước, cơ quan quản lý
bảo hiểm xã hội là Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có chính sách hợp lý trong giai
đoạn hiện nay để doanh nghiệp có thể sử dụng khoản trích lập này sử dụng vào
nguồn tài chính hoạt động của doanh nghiệp.

Giải pháp về giãn nợ: Hiện nay, việc sản xuất và lưu thông hàng hóa đang bị tác
động mạnh bởi tình hình đình trệ sản xuất do dịch bệnh gây ra, việc tồn đọng lượng
hàng hóa đã sản xuất là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, hàng hóa sản xuất
chưa đưa ra lưu thông, chưa thể thu hồi lại nguồn vốn đầu tư, bên cạnh đó doanh
nghiệp vẫn phải chi trả lãi suất vay theo định kỳ. Để chia sẻ và hỗ trợ sản xuất cho
doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách thông qua hệ thống ngân hàng hỗ trợ
doanh nghiệp như: khoanh nợ, giảm lãi suất, miễn lãi suất, tiếp tục cho vay ưu đãi
để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất - kinh doanh.

Giải pháp về chính sách tín dụng: Xác định tín dụng sẽ là chiếc phao cứu sinh của
doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường chỉ
đạo và thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chỉ đạo các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,
qua đó hỗ trợ các khách hàng tiếp tục vay vốn mới phục vụ cho hoạt động kinh
doanh đồng thời cũng định hướng các tổ chức tín dụng miễn giảm lãi và phí cho các
khoản vay.

Giải pháp về chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Khi việc tiếp cận
nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu từ ngân hàng thương mại còn
gặp nhiều vướng mắc, thì các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến kênh phát hành trái
phiếu doanh nghiệp. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường, Chính phủ
cần nâng cao các điều kiện phát hành, siết chặt các quy định về quản lý rủi ro, điều
chỉnh thị trường theo hướng phát triển bền vững hơn.

28
3.2. Đối với PNJ

Quan sát và phân tích thị trường: không tự đặt mình ra khỏi đại dịch với tư tưởng là
chúng nó sẽ chừa mình ra; đưa ra giải pháp tiếp nhận thông tin nhanh chóng nhằm
ứng phó kịp thời; chú trọng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp để không gặp tình
trạng kiệt quệ về tiền mặt.

Quản lý tài chính hợp lý, thu hẹp hoạt động lúc cần thiết, cắt giảm chi phí bằng
cách cắt những chi phí có thể cắt và tiếp tục trả những chi phí buộc phải chi. Sau khi
đàm phán để bớt tiền thuê mặt bằng cũng như giảm chi phí nhân sự tối đa…

Tích cực tìm kiếm, kết nối với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và các ngân
hàng thương mại, chủ động để liên kết và tích hợp các giải pháp nhằm thuận tiện
hơn trong việc triển khai thương mại điện tử bằng cách tích hợp ví điện tử, chữ ký
số và các công cụ thanh toán 4.0 thay cho các phương thức truyền thống.

Ổn định nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lưu tâm trong việc kết nối thông tin cũng
như giữ mối quan hệ với các nhà cung cấp là cơ sở để ổn định trong trung hạn và
dài hạn để quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Tăng cường đẩy mạnh phát triển
các sản phẩm mới, có sức cạnh tranh cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
trong bối cảnh Covid 19 để vượt qua đại dịch mà không bị đẩy lại phía sau.

Áp dụng các công cụ số như phần mềm quản lý tài chính, phân tích tài chính, quản
lý hàng hóa…tối đa hóa công tác quản lý, nhìn nhận tài chính doanh nghiệp một
cách tổng quan để đưa ra các định hướng, giải pháp cho PNJ nâng cao hiệu quả kinh
doanh.

Đẩy mạnh hệ thống bán hàng online và vận hành các cửa hàng không bị ảnh hưởng
do chính sách giãn cách xã hội. Tận dụng thời cơ dịch bệnh mở rộng mạng lưới cửa
hàng tại những địa điểm có mặt bằng tốt và giá thuê tốt.

Tận dụng tối đa lợi ích từ chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho doanh nghiệp,
nhanh chóng nắm bắt những chương trình tín dụng ưu đãi và tận dụng chúng để mở
rộng kênh huy động vốn của doanh nghiệp, biến khó khăn thành động lực để tạo ra
những bước đột phá, chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp.

29
3.3.Đối với các doanh nghiệp khác

Thứ nhất, chú trọng vào công tác lập ngân sách và dự báo nhằm quản trị dòng tiền
một cách bài bản: Mỗi doanh nghiệp cần xác định một kịch bản tài chính phù hợp
với điều kiện cụ thể của mình. Các doanh nghiệp nên lập kế hoạch tài chính định
kỳ, bao gồm dự đoán thu - chi hàng tháng của doanh nghiệp; Dự báo các dòng tiền
vào - dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp lên kế hoạch
gọi vốn cho các trường hợp thiếu hụt dòng tiền. Điều này giúp cho doanh nghiệp
thực sự an toàn trong những khoảng thời gian kinh doanh không ổn định; đồng thời,
nó cũng tạo cơ hội để doanh nghiệp tận dụng các khoản đầu tư chiến lược hoặc thực
hiện cắt giảm chi phí.

Thứ hai, tích cực kết nối với các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại: Hệ
thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần sự phối hợp chủ động từ phía doanh
nghiệp. Thực hiện giảm thiểu thanh toán tiền mặt chuyển sang thanh toán qua tài
khoản, minh bạch hoá các dòng tiền thu chi của doanh nghiệp. Đây cũng là cách để
tự động đánh giá giá trị doanh nghiệp theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp giải
quyết bài toán về huy động vốn.

Thứ ba, ổn định chuỗi cung ứng và duy trì lượng hàng tồn kho hiệu quả: Các doanh
nghiệp cần căn cứ vào các mô hình dự trữ hàng tồn kho để xác định lượng hàng tồn
kho tối ưu, điểm tái đặt hàng mới và thời gian đặt hàng do chuỗi cung ứng tại các
khu vực có thể bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động ứng dụng nền tảng số vào hoạt động của
doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động quản trị tài chính: Các phần mềm hiện
nay sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa công tác quản lý các hoạt động chủ chốt
như: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý hàng tồn kho… Dựa
vào nền tảng này, nhà điều hành có thể nhìn thấy được bức tranh tài chính tổng
quan của doanh nghiệp thông qua dữ liệu thực tế, từ đó đưa ra những quyết định
chính xác hơn để gia tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí (thời gian, nhân lực,
vật lực), tăng doanh thu…

Thứ năm, thiết lập trong doanh nghiệp một nhóm phản ứng dịch bệnh Covid-19 đa
chức năng: Thông thường, khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ thực hiện các biện
30
pháp giãn cách xã hội, hầu hết các nhân viên đều phải rời khỏi vị trí làm việc của họ
và dành một thời gian không nhỏ để phản ứng với virus. Do vậy, nhóm phản ứng đa
chức năng, dưới sự lãnh đạo chung của CEO và CFO, sẽ tiến hành thực hiện các
bước phản ứng tổng thể gồm:

Thứ sáu, xây dựng các kịch bản ứng phó với rủi ro: Các doanh nghiệp cần xây dựng
kế hoạch hoạt động chung của doanh nghiệp mô phỏng các kịch bản với các mức độ
phản ứng khác nhau. Trên cơ sở đó, các tìm ra các phương pháp nhất quán để thực
hiện các kế hoạch đã được có sẵn, ví dụ như đơn vị cung ứng dòng tiền, đầu tư máy
móc thích hợp…

Thứ bảy, bám sát và cập nhật các chính sách mới của Chính phủ: Việc bám sát
chính sách giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi mà Nhà nước dành cho
doanh nghiệp, tạo lợi thế và giảm sốc các khó khăn đến cùng lúc.

31
KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh đại dịch toàn cầu, trước những diễn biến tình hình còn hết sức
phức tạp, các doanh nghiệp vẫn còn phải chịu những ảnh hưởng, tác động nặng nề
đến đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội và các ngành công nghiệp không
khói cũng không thể tránh khỏi. Hiện nay cuộc sống đã trở lại bình thường mới
nhưng những hình ảnh, những tác động, những ký ức về Covid-19 đã khiến doanh
nghiệp PNJ và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam phải nhìn lại. Nghiên cứu dựa
vào thống kê của mọi hoạt động trong thời gian dịch bệnh để nhìn thấy rõ kết quả
“Tài chính doanh nghiệp PNJ” bị ảnh hưởng thế nào. Sau khi tìm hiểu và sử dụng
kiến thức được học, nhóm đã đưa ra những giải pháp kịp thời để vực dậy doanh
nghiệp trong và sau đại dịch. Qua quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài, nhóm
chúng em đã đúc kết được những bài học quan trọng. Đó là cách nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề liên quan đến tài chính, áp dụng kiến thức về tài chính tiền tệ và cơ sở
lý thuyết về tài chính doanh nghiệp. Từ đó chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm
hơn cho những bài tập lớn sau này. Nhóm 9 chúng em mong nhận được sự đánh giá
và góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ!

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://cdn.pnj.io/images/quan-he-co-dong/2020/12e-
Dinh_huong_hoat_dong_2020_V2-Final.pdf

https://www.pnj.com.vn/gioi-thieu-ve-pnj/qua-trinh-phat-trien/

https://cdn.pnj.io/images/quan-he-co-dong/2021/11c-
BCTC_nam_2020_da_duoc_kiem_toan_boi_PwC_Hop_nhat.pdf

https://cdn.pnj.io/images/quan-he-co-dong/2021/11c-
BCTC_nam_2020_da_duoc_kiem_toan_boi_PwC_Hop_nhat.pdf

https://thanhnien.vn/pnj-dat-hon-ngan-ti-loi-nhuan-nam-2021-post1449284.html

https://baodautu.vn/pnj-phieu-luu-voi-ke-hoach-loi-nhuan-tang-15-d140521.html

33

You might also like